Lời nói đầu
Từ Đại hội Đảng VI (1986), thực hiện chủ trương đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế theo phương châm “Đa phương hóa, đa dang hóa các quan hệ chính trị, kinh tế, đối ngoại, kết hợp chặt chẽ giữa việc khai thác có hiệu các nguồn lực trong nước là chính với việc huy động tối đa các nguồn lực bên ngoài”, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến hoạt động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên (29/12/1987) với những quy định thông thoáng hấp
114 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoạt động quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn như một luồng gió mới thổi vào nền kinh tế Việt nam lúc đó đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chọn Việt Nam làm điểm dừng chân của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, năm 1990 và năm 1992, Luật đầu tư nước ngoài đã 2 lần được sửa đổi, bổ sung và đến năm 1996, để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, tình hình xu thế đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài mới đã được quốc hội thông qua ngày 12/11/1996.
Qua 10 năm thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã tiến những bước dài trên bước đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới và thúc đầy phát triển nền kinh tế trong nước với tốc độ tăng GDP hàng năm vào loại cao trên thế giới (8,5 - 9%), dự định tốc độ này dự tính sẽ được duy trì vào năm 1998.
Đánh giá các động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, một yếu tố không thể phủ nhận được đó là vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài “không chỉ góp phần để nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua mà còn là điều kiện cơ sở cần thiết cho cả quá trình phát triển trong những năm tiếp theo” (Trả lời phỏng vấn Báo Đầu tư của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt ). Hiểu được điều đó càng không thể không khẳng định công lao to lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang là một vấn đề được quan tâm, nhiều hội thảo xung quanh đầu tư trực tiếp và quản lý Nhà nước về đầu tư đã được tổ chức, thu hút nhiều nhà kinh tế Việt Nam và thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Hoạt động quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài" làm nội dung luận văn kết thúc khóa học. Luận văn được viết thành 3 chương:
Chương I: Những lý luận chung về hoạt động quản lý Nhà nước về ĐTTTNN tại Việt Nam
Chương II: Hoạt động quản lý Nhà nước về ĐTNN tại Việt Nam
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về ĐTNN
Trong quá trình làm luận văn, tôi xin trân trọng cảm ơn GS-PTS Tô Xuân Dân- Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế trường Đại học Kinh tế quốc dân, Phó tiến sĩ Đinh Văn Ân- Vụ trưởng Vụ Pháp luật Đầu tư nước ngoài -Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, các chuyên viên của Vụ Pháp luật Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng toàn thể gia đình và bạn bè đã hết lòng động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian làm luận văn.
Nhưng do khuôn khổ có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế, luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả các thầy cô và các bạn.
Chương I: Những lý luận chung về hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
1.1. Bối cảnh chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Sự ra đời của đầu tư trực tiếp
Hiện nay trên thế giới đã và đang tồn tại một cách khách quan những nước giầu và nước nghèo, hay nói một cách khác là nước chậm phát triển và nước phát triển. Nguyên nhân chính là do đâu? Ai cũng có thể trả lời câu hỏi này một cách dễ dàng. Chẳng hạn, hiểu một cách đơn giản là một bàn tay bao giờ cũng có ngón dài, ngón ngắn, vì vậy mà trên thế giới luôn xuất hiện những nước giàu, nước nghèo.
Khi có sự cách biệt về khả năng kinh tế, về tài chính giữa các nước thì lúc này các nước phát triển bắt đầu xảy ra tình trạng dư thừa vốn, công nghệ và lợi nhuận giảm. Còn các nước chậm phát triển lại rơi vào tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ mới, thiếu kinh nghiệm quản lý. Vì vậy để tránh tình trạng ứ đọng vốn, công nghệ của họ ra nước ngoài nhằm mục đích sinh lời và kéo dài tuổi thọ của công nghệ. Trong khi đó các nước đang phát triển mới chỉ có được công nhân dồi dào và nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú chưa được khai thác triệt để do chưa có vốn và công nghệ thích hợp để khai thác tốt hai nguồn lực này, đây là một môi trường đầu tư đầy triển vọng của các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm làm tăng lợi nhuận cho mình trong hoạt động đầu tư nước ngoài. Hơn nữa do các nước phát triển rất dồi dào sản phẩm công nghệ cao, có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng phong phú, bao bì đẹp, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cao cho nên tính cạnh tranh trên thị trường giữa các sản phẩm hết sức gay gắt. Sự cạnh tranh này nhiều lúc không cân sức vì trên thị trường nếu chúng ta chỉ nhìn vào sản phẩm thì không thể biết đối thủ cạnh tranh mạnh hay yếu, mà phải nhìn vào chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh thì mới biết được. Vì vậy, để tránh rủi ro trên thị trường nội địa thì buộc các doanh nghiệp phải tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Hình thức đầu tư ra nước ngoài bên cạnh việc hạn chế rủi ro thì nó còn nhằm tăng vòng quay của vốn, tận dụng được công nghệ hạng 2 ở trong nước (nước phát triển).
Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư cố gắng hạ thấp chi phí để đạt được lợi nhuận cao nhất. Muốn làm được điều đó buộc họ phải đầu tư ra nước ngoài để mở rộng cơ hội tối đa hoá lợi nhuận khi đầu tư vào những nước chậm phát triển họ tiết kiệm được rất nhiều chi phí như chi phí đổi mới công nghệ, chi phí thanh lý công nghệ, chi phí lao động chất xám, chi phí lao động phổ thông, trong khi đó lại được ưu đãi về thuế (thuế doanh thu, thuế xuất khẩu....). Đồng thời lợi nhuận còn được đảm bảo bởi các chính sách kinh tế của các nước nhận đầu tư.
Với bao lý do trên thì quá trình đầu tư nước ngoài thực chất là quá trình di chuyển vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ nước phát triển sang nước chậm phát triển nhằm tạo ra sự phát triển ổn định trên toàn thế giới.
1.1.2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Mặc dù không có nhiều tranh luận xung quanh khái niệm FDI, nhưng trong sách báo kinh tế chưa có khái niệm nào được coi là hoàn chỉnh.
Khái niệm được chấp nhận rộng rãi hơn cả là do quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra năm 1977. Theo đó:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó.
Định nghĩa này nhấn mạnh động cơ đầu tư và phân biệt FDI với đầu tư gián tiếp (Portfolio Investment). Trong đó, đầu tư gián tiếp có đặc trưng cơ bản là nhằm thu được lợi nhuận từ việc mua bán các tài sản, tài chính ở nước ngoài, nhưng nhà đầu tư không quan tâm đến quá trình quản lý doanh nghiệp. Trong khi đó với FDI, các nhà đầu tư vẫn giành quyền kiểm soát các quá trình quản lý.
Nhiều nhà kinh tế khác cũng đi theo cách tiếp cận tương tự. Chẳng hạn BO Siderten và Geoffrey Reed trong cuốn International Economics (1994) Dominick Salvatore trong International Economics (1995). Tuy nhiên trong định nghĩa của mình Salvatore còn phân biệt rõ hơn hai loại đầu tư này ở khía cạnh, một bên là đầu tư vào tài sản thực ông viết:
Đầu tư gián tiếp là các tài sản tài chính thuần ví dụ trái phiếu, cổ phần được mệnh giá bằng đồng tiền trong nước.
Đầu tư trực tiếp là đầu tư thực (real) vào nhà máy, các hàng hoá đầu tư, đất đai, hàng tồn kho, ở đó quyền quản lý và tư bản cùng tồn tại và nhà đầu tư giữ quyền quản lý quá trình sử dụng vốn đầu tư đó.
Tuy nhiên các định nghĩa trên chưa nhấn mạnh đến khía cạnh sở hữu.
Cách tiếp cận khác, khi tìm kiếm một định nghĩa về FDI là cách tiếp cận sở hữu. Synthia day, Wallacc, một chuyên gia Mỹ nghiên cứu về công ty xuyên quốc gia viết:
Đầu tư nước ngoài có thể định nghĩa theo nghĩa rộng là việc thiết lập hay giành được quyền sở hữu đáng kể trong một hãng (công ty) ở nước ngoài hay sự gia tăng khối lượng của một khoản đầu tư nước ngoài nhằm đạt được quyền sở hữu đáng kể.
Các nhà kinh tế Việt Nam, khi nghiên cứu FDI thường đi theo cách tiếp cận nguồn vốn, coi FDI là một trong các nguồn vốn nước ngoài, bên cạnh các nguồn vốn như: Tài trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ (NGOs) tín dụng từ các ngân hàng thương mại.
Mỗi khái niệm, mỗi cách tiếp cận đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó, nhưng dù sao cách hiểu nào đi chăng nữa cũng phần nào giúp chúng ta hiểu được về FDI.
1.2. Khái niệm quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài
Quản lý là một chức năng xã hội bắt nguồn từ tính xã hội của lao động. Sự phát triển không ngừng sản xuất xã hội về quy mô trình độ khoa học và công nghệ, về các quan hệ phân công và hợp tác trên phạm vi quốc tế, sự phát triển rất cao của nền kinh tế thị trường được quốc tế hoá nhanh chóng đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng nâng cao vai trò quản lý với tư cách là một chức năng xã hội đặc biệt.
Từ khi xuất hiện Nhà nước thì bộ phận quan hệ quản lý quan trọng nhất,- tức là phần quản lý xã hội quan trọng nhất- do Nhà nước đảm nhận. Tất nhiên, chúng ta cần thấy rằng, quản lý xã hội nói chung và quản lý kinh tế nói riêng không chỉ do Nhà nước với tư cách là tổ chức chính trị quyền lực đặc biệt thực hiện mà còn do các bộ phận cấu thành khác của hệ thống chính trị thực hiện như giai cấp, chính đảng, cơ quan xã hội.... và ở dưới góc độ khác là hộ gia đình, tổ hợp tác hay doanh nghiệp tư nhân.
Quản lý Nhà nước ở đây không phải là quản lý cái tổ chức chính trị gọi là Nhà nước, mà là sự quản lý có tính chất Nhà nước, do Nhà nước thực hiện thông qua bộ máy các cơ quan Nhà nước, trên cơ sở quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư trực tiếp, luận văn này chỉ giới hạn ở khía cạnh quản lý Nhà nước theo nghĩa hẹp đó là hoạt động chấp hành và điều hành do hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện.
Dưới trạng thái tĩnh, cơ cấu của quản lý Nhà nước gồm các yếu tố: Chủ thể, khách thể, và quan hệ giữa chúng. Trong quá trình quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý có mối liên hệ qua lại, gắn bó hữu cơ. Hoàn toàn sai lầm khi cho rằng quan hệ quản lý chỉ đơn thuần là tác động một chiều từ chủ thể quản lý lên khác thể quản lý. Quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp là sự tác động của chủ thể quản lý (các cơ quan quản lý Nhà nước) vào khách thể quản lý (các hoạt động đầu tư trực tiếp) nhằm đạt được những mục tiêu đã định.
Từ những phân tích trên đây có thể đưa ra khái niệm:
Quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thi hành pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm khuyến khích và bảo đảm cho các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các hoạt động đầu tư tại Việt Nam trên cơ sở tuân thủ pháp luật và hai bên cùng có lợi.
Mặt chấp hành của hoạt động này thể hiện ở sự thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Mặt điều hành là sự chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý- -nhà đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một đặc trưng của hoạt động điều hành là ra các văn bản dưới luật mang tính chất pháp lý- quyền lực được đảm bảo bởi khả năng áp dụng cưỡng chế. Hoạt động chấp hành thường bao hàm hoạt động điều hành bởi trong đa số các trường hợp, nếu thiếu các hoạt động điều hành thì không thể chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh được.
Quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc trưng chủ yếu của hoạt động quản lý Nhà nước đó là: hoạt động mang tính tổ chức là chủ yếu. Hoạt động bảo vệ pháp luật- tài phán trong quản lý Nhà nước là cần thiết và quan trọng nhưng chỉ chiếm phần nhỏ.
Là hoạt động mang tính chất chủ quan của con người nhưng quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mang tính tổ chức và sáng tạo cao. Đặc trưng này xuất phát trực tiếp từ bản chất mặt điều hành của quản lý Nhà nước. Tính chủ động sáng tạo thể hiện ở hoạt động xây dựng pháp luật theo thẩm quyền, đặc biệt có thể cả những văn bản chứa đựng các quy phạm tiên phát điều chỉnh quan hệ mới phát sinh chưa ổn định và chưa được luật điều chỉnh. Tính chủ động sáng tạo được quy định bởi chính sự phức tạp, phong phú và đa dạng của các hoạt động đầu tư trực tiếp. Đầu tư trực tiếp luôn biến động và phát triển không ngừng, đòi hỏi phải có sự phối hợp kịp thời giữa các cơ quan chức năng trong việc vận dụng pháp luật một cách sáng tạo để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và triển khai dự án. Tất nhiên, trong mọi trường hợp không thể "chủ động, sáng tạo" ngoài phạm vi khuôn khổ thẩm quyền luật định.
Quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mang tính dưới luật. Tính dưới luật thể hiện ở chỗ bản thân hoạt động quản lý là hoạt động chấp hành và điều hành trên cơ sở các quy định của Luật đầu tư nước ngoài và các đạo luật có liên quan. Quyết định được ban hành của các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài phải phù hợp với các quyết định của luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên.
Quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài là hoạt động được sự bảo đảm về phương diện tỏ chức- bộ máy và cơ sở vật chất đó là hệ thống các cơ quan nhiều về số lượng và biên chế, phức tạp về tổ chức- cơ cấu với nhiều chức năng, nhiệm vụ và phong phú về hình thức, đa dạng về phương pháp hoạt động.
Vì đầu tư trực tiếp nước ngoài có mối quan hệ với chính trị cho nên quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng mang tính chính trị. Hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung- trong đó có lĩnh vực đầu tư trực tiếp- là một trong những kênh thực hiện quyền lực Nhà nước.
Một địa điểm nữa của quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài là tính chuyên nghiệp và liên tục. Đầu tư trực tiếp trong giai đoạn phát triển thứ ba của nền kinh tế thế giới có tính chất tập trung cao và gắn chặt với buôn bán quốc tế và chuyển giao công nghệ. Vì vậy, hoạt động quản lý đầu tư trực tiếp phải là hoạt động có tính chuyên nghiệp cao. Đây là vấn đề hết sức bức xúc với đội ngũ cán bộ quản lý vừa thiếu, lại vừa yếu của chúng ta. Nhà quản lý không những chỉ cần có kiến thức về lý luận quản lý, về pháp luật kinh tế vững vàng mà phải có kinh nghiệm thực tiễn, có kiến thức về ngành, lĩnh vực mình đảm nhiệm. Tính liên tục thể hiện ở chỗ, hoạt động quản lý phải được tiến hành thường xuyên mà không thể bị gián đoạn vì hoạt động bị quản lý diễn ra khong ngừng trong thực tiễn. Ngoài ra quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài còn có các địa điểm khác là: Tính khoa học, tính kế hoạch, tính thường được thể hiện dưới hình thức pháp lý....
Mỗi giai đoạn lịch sử, tuỳ theo những nhiệm vụ kinh tế- xã hội đòi hỏi phải thực hiện mà nội hàm khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế đã có sự thay đổi. Điều này thể hiện rõ trong các học thuyết về kinh tế khi đi tìm tòi vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Với tư tưởng cho rằng, nguồn gốc của sự giàu có của mỗi dân tộc nằm ở sự tự do kinh tế, Adam Smith (1723-1790) chưa nhận thấy vai trò đích thực của Nhà nước. Theo ông, nền kinh tế phát triển, xã hội giàu có là nhờ sự tự do cạnh tranh, còn vai trò kinh tế của Nhà nước chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền sở hữu, bảo đảm môi trường kinh doanh. Nền kinh tế thị trường tự do (the free market economy) với lý thuyết của Adam Smith đã đề cao vai trò cạnh tranh và sự điều tiết bởi "Bàn tay vô hình" của cơ chế thị trường, hạ thấp vai trò của Nhà nước và cho rằng Nhà nước cần thiết phải rút lui ra khỏi nền kinh tế, chỉ nên là "Người lính gác đêm" cho nền kinh tế.
Ngược lại, những nhà kinh tế học theo trường phái Keynes đã đề cao vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Học thuyết này đưa ra nhiều biện pháp can thiệp vào quá trình phát triển kinh tế như sử dụng đơn đặt hàng của Nhà nước, sử dụng ngân sách Nhà nước như là công cụ điều tiết, sử dụng các biện pháp điều hoà nhằm phối hợp giữa đầu tư tư nhân với việc sử dụng linh hoạt các khoản chi ngân sách Nhà nước. Nhiều nhà kinh tế theo học thuyết này cho rằng để điều tiết nền kinh tế có hiệu quả chủ yếu phải bằng kế hoạch hoá.
Học thuyết về nền kinh tế hỗn hợp (The mixed economy) xây dựng một mô hình kinh tế mới phối hợp năng động giữa thị trường và sự can thiệp của Nhà nước trong giải quyết các vấn đề kinh tế. Học thuyết này được phát triển hoàn chỉnh với đỉnh cao là công trình nghiên cứu của nhà kinh tế học được giải Nôbel về kinh tế người Mỹ là A.SamuelSon. Học thuyết nền kinh tế hỗn hợp dã tìm kiếm được con đường thứ ba nằm giữa mô hình kinh tế thị trường tự do với "bàn tay vô hình" của thị trường và nền kinh tế kế hoạch tập trung mệnh lệnh (The command economy) với "bàn tay hữu hình" của Nhà nước.
Mô hình kinh tế hỗn hợp đang được áp dụng có hiệu quả ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, tuy mức độ hỗn hợp của mỗi nước có khác nhau. Nhà nước cần can thiệp vào các hoạt động trong nền kinh tế thị trường ở những chừng mực và phương pháp nhất định là đúng đắn và cần thiết khách quan. Lý do của sự can thiệp này nhằm khắc phục nhanh chóng và kịp thời các khuyết tật cố hữu của thị trường, phân bổ các nguồn lực kinh tế hợp lý, hướng các hoạt động kinh tế- đầu tư vào quỹ đạo với hiệu quả cao nhất.
Vấn đề đổi mới theo hướng nâng cao vai trò quản lý về kinh tế nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là một xu thế khách quan đối với tất cả các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị, văn hoá, xã hội, xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đòi hỏi Nhà nước bằng mọi biện pháp có thể can thiệp vào quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài để cho nền kinh tế phát triển đúng hướng và sâu xa hơn là do chính sự tồn tại của chế độ Nhà nước đó. Như vậy, muốn tồn tại và phát triển, không có quốc gia nào đứng ngoài đời sống kinh tế quốc tế và cũng kông có nền kinh tế thị trường nào thuần khiết mà không có sự điều tiết của Nhà nước.
Cương lĩnh Đại hội VII đã chỉ rõ: ".... Là tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân nhà nước phải có đủ quyền lực, đủ khả năng định ra luật pháp, tổ chức và quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật.
Quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài là bộ phận của quản lý Nhà nước về kinh tế. Nó chịu sự tác động và chi phối của cơ chế quản lý và phương pháp quản lý. Một khi Nhà nước trực tiếp tiến hành quản lý nền sản xuất xã hội, điều tiết nền kinh tế bằng các công cụ quản lý vĩ mô thì việc điều chỉnh các quan hệ đầu tư trực tiếp, hướng các quan hệ này phát triển này trong khuôn khổ luật định là điều hết sức dễ hiểu. Bất kỳ quốc gia tiếp nhận đầu tư nào cũng nắm chắc các công cụ quan trọng nhất là pháp luật về kế hoạch để thu hút, kiểm soát và điều tiết đầu tư trực tiếp theo những mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định.
Hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài được hình thành và từng bước hoàn thiện gắn liền với phương hướng đổi mới vai trò kinh tế của Nhà nước gắn liền với việc thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức và hoạt động của quản lý Nhà nước. Đó là việc tìm kiếm và tận dụng tối đa những lợi thế so sánh để thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời khai thác và phát huy triệt để mọi năng lực sản xuất trong nước, kết hợp hài hoà giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài vì mục tiêu xây dựng xã hội, dân chủ công bằng văn minh.
Đường lối trên là sự áp dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn Cách mạng Việt Nam, là kinh nghiệm đúc rút "kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại" vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Cần tránh việc coi chính sách kinh tế mở như là một chính sách kinh tế hướng ngoại, trái lại đó là một chính sách vừa mở ra cho sản xuất trong nước, vừa mở ra cho tư bản bên ngoài, tận dụng mọi nguồn lực có thể được từ bên ngoài mà không coi nhẹ đầu tư cho sản xuất trong nước. Mở cửa cho bên ngoài nhưng có các biện pháp cần thiết để bảo hộ mậu dịch, bảo vệ an ninh quốc phòng, đẩy mạnh xuất khẩu và phấn đấu tham gia ngày càng sâu trong phân công lao động quốc tế nhưng vẫn kết hợp hài hoà với việc mở rộng phân công lao động trong nước và phát triển các thị trường trong nước.
Sự thông thoáng của Luật đầu tư nước ngoài là cái giá mà nước ta phải trả một cách có tính toán nhằm thực hiện các mục tiêu hợp tác- đầu tư với nước ngoài để nhận được càng sớm càng tốt những cái ta đang thiếu và rất cần cho chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu. Nhưng, như một hành lang, dù có rộng rãi đến đâu vẫn cần phải có những khuôn khổ. Như vậy song với những quy định cởi mở nhằm thu hút đầu tư nước ngoài thì cần thiết phải tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước để đảm bảo hiệu quả và mục đích của đầu tư trực tiếp đối với nền kinh tế nước ta. Đổi mới và thực hiện cơ chế quản lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà nước ta thực hiện sự tác động mang tính quyền lực vào các quan hệ đầu tư trực tiếp theo những hình thức và phương pháp nhất định để đạt được mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra.
1.3. Chức năng và các nguyên tắc quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài
1.3.1. Các chức năng của quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài
Dưới trạng thái "động", quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài là một loại hoạt động có những nội dung và hình thức biểu hiện sinh động. Nội dung của quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài gồm các yếu tố: Mục đích, nhiệm vụ, chức năng và phương pháp quản lý. Trong phần này, ta đi vào nghiên cứu yếu tố quan trọng nhất đó là chức năng của quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài. Sự cần thiết khách quan của việc nghiên cứu các chức năng này thể hiện ở chỗ các mục đích và nhiệm vụ quản lý đạt được là nhờ chức năng quản lý. Vì vậy, có thể coi chức năng quản lý như là một phương tiện thực hiện nhiệm vụ quản lý.
Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài quản lý Nhà nước mang nhiều chức năng khác nhau, các chức năng này vừa có mối liên hệ chặt chẽ, vừa có tính độc lập tương đối do quá trình hợp tác, phân công và chuyên môn hoá cao.
Số lượng, phân loại các chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và giác độ tiếp cận vấn đề.
ở đây, có thể phân loại các chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài thành nhóm các chức năng cơ bản và nhóm các chức năng không cơ bản. Những chức năng cơ bản của quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài là:
Chức năng dự báo: là hoạt động dựa trên các cơ sở các thông tin chính xác và kết luận khoa học, nghiên cứu và dự báo các quá trình, đặc điểm, xu hướng phát triển của đầu tư trực tiếp. Tính chất và động thái của tình hình đầu tư trực tiếp diễn ra hết sức phức tạp, theo nhiều chu trình. Dự báo là điều kiện không thể thiếu được trong việc xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư, việc tiến hành các nội dung của quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài. Do vậy, dự báo ngày càng đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt để thực hiện tốt các chức năng khác.
Chức năng kế hoạch hoá: Kinh tế thị trường không đồng nghĩa với việc loại trừ vai trò của kế hoạch hoá mà trái lại, nó rất cần sự định hướng và điều tiết của Nhà nước thông qua công cụ kế hoạch. Việc xây dựng các phương án, mục tiêu, chương trình hành động và những bước đi cụ thể có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với hoạt động đầu tư trực tiếp. Điều này hoàn toàn không làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lo sợ mà còn làm tăng độ hấp dẫn của môi trường đầu tư bởi đó là những định hướng, quan điểm chính thức của Nhà nước khi thừa nhận các hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh hiện nay khi thị trường trong nước và quốc tế đang dần xích lại thì vai trò của kế hoạch hoá càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Chức năng tổ chức- điều hành: Chức năng này đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài. Đó là việc xây dựng hệ thống cơ quan quản lý và cả một số chủ thể tham gia trực tiếp vào các quan hệ đầu tư nước ngoài, đó là việc ban hành các quy định hành chính- pháp lý thừa nhận các tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực tham gia quan hệ đầu tư, tham gia các hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp. Đồng thời chức năng này còn bao hàm những hoạt động xác lập và điều chỉnh những hành vi nhất định của các chủ thể quan hệ đầu tư trực tiếp. Chức năng tổ chức điều hành còn thể hiện qua việc thiết lập các chế độ quản lý đầu tư, cho hoạt động đầu tư nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo hộ sản xuất trong nước và khuyến khích hoạt động đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực của nền kinh tế theo nguyên tắc : "Cơ quan Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật không cấm".
Chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động đầu tư nước ngoài: Đó là việc căn cứ vào chế độ, chính sách, kế hoạch và pháp luật để phát hiện và đề ra các biện pháp khắc phục những sai sót lệch lạc, vướng mắc trong quá trình đàm phán, triển khai và thực hiện dự án đầu tư. Vì vậy, có thể coi: "Kiểm tra là tai, là mắt của quản lý". Hoạt động kiểm tra, thanh tra cần được tiến hành thường xuyên dưới nhiều hình thức và phương pháp đối với các nhà đầu tư đối với các nhà đầu tư lẫn cơ quan quản lý về đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, các chức năng cơ bản của quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài không tồn tại độc lập mà tác động qua lại với nhau. Chỉ có thể quản lý tốt các hoạt động đầu tư nước ngoài khi các chức năng quản lý nêu trên một cách đồng bộ và thống nhất.
1.3.2. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài
Nhiệm vụ của hoạt động quản lý là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hoạt động chủ quan và thực tiễn khách quan. Trong quá trình quản lý- với tư cách đại diện cho quyền lực công, cho lợi ích quốc gia- mỗi viên chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài phải có tư duy và hành động khoa học, nghiêm chỉnh chấp hành hoạt động công vụ. Với tính chất phức tạp của đầu tư nước ngoài, mọi quyết định quản lý ra đời từ sự chủ quan duy ý chí hay nóng vội đều đi tới thất bại.
Thuật ngữ "Nguyên tắc" có nguồn gốc từ tiếng La tinh "principiuim" (nguyên lý) và có nghĩa là những tư tưởng đầu tiên tư tưởng chỉ đạo trong khoa học, hiện tượng, quá trình. Nguyên tắc đó được áp dụng để nghiên cứu pháp luật nói chung và các chế định của nó nói riêng. Nguyên tắc- như Ph.Anghen viết- không phải là "Chân lý tuyệt đối" mà thượng đế đã ban cho con người, nhưng cũng phải thừa nhận rằng, nguyên tắc không phải là bản thân thực tiễn quản lý. Ông viết tiếp: "Nguyên tắc chính là kết quả được rút ra từ quá trình nghiên cứu sự phát triển của tự nhiên và lịch sử".
Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài, nguyên tắc quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài là những tư tưởng chỉ đạo, làm nền tảng cho quá trình tổ chức và thực hiện các chức năng của quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài- hoạt động kinh tế mới mẻ hoàn toàn chưa có tỷ lệ- do đó quản lý về đầu tư nước ngoài đòi hỏi phải nắm vững chính sách, pháp luật, đồng thời phải tìm tòi, sáng tạo những nội dung và hình thức quản lý mới đã được thực tiễn thừa nhận.
Như vậy, các nguyên tắc không thể đặt ra bởi ý chí chủ quan của con người. Chúng ta không thể nghĩ ra các nguyên tắc, mà chỉ nêu chúng lên, mô tả chúng, tổng kết chúng do kết quả của sự nghiên cứu thực tiễn khách quan. Bởi bản thân các nguyên tắc không phải là cái gì khác mà chính là biểu hiện của các quy luật khách quan được con người nhận thức.
Tự thân các quy luật có tính ổn định cao, vì thế các nguyên tắc quản lý Nhà nước cũng mang tính ổn định cao. Tuy vậy, chúng không phải là bất biến vì cuộc sống luôn phát triển và vận động cùng các quy luật của nó. Do đó, các nguyên tắc của quản lý Nhà nước sẽ phát triển theo, mất đi những nguyên tắc này và xuất hiện những nguyên tắc khác. Các nguyên tắc cũ còn tồn tại được sửa đổi sửa đổi, bổ sung, được làm phong phú hơn về nội dung và hình thức. Vì vậy, cần nắm vững và vận dụng đúng đắn những nguyên tắc quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài.
Vì mỗi nguyên tắc chỉ phản ánh một hay một số quy luật khách quan- chứ không phản ánh toàn bộ các quy luật đó- nên chúng có tính độc lập tương đối với nhau. Đồng thời, chúng có quan hệ chặt chẽ bởi cùng đề cập đến những mặt khác nhau của một hoạt động- đó là quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện thực hiện các nguyên tắc khác, ngược lại, vi phạm nguyên tắc nào đó sẽ kéo theo sự vi phạm các nguyên tắc tương ứng.
Hệ thống các nguyên tắc quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài rất đa dạng, ở đây chỉ đi vào trình bày những nguyên tắc đặc trưng cơ bản sau:
+ Nguyên tắc pháp chế
+ Nguyên tắc kế hoạch hoá
+ Nguyên tắc "một cửa" trong quản lý Nhà nước.
+ Nguyên tắc đơn giản, nhanh chóng.
+ Nguyên tắc bảo đảm và khuyến khích các hoạt động đầu tư nước ngoài.
Nguyên tắc pháp chế:
Pháp chế là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ luật, là sự tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan đơn vị, tổ chức và đối với công dân.
Pháp chế là phương thức để tổ chức, trật tự hoá đời sống xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Nếu như ý chí của giai cấp thống trị được đưa lên thành luật, xuất phát từ nhu cầu và điều kiện xã hội thực tại của giai cấp đó thì pháp chế là việc đưa ý chí đó vào cuộc sống, trở thành hiện thực và có được sức mạnh vật chất.
Dưới góc độ quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài, đây là nguyên tắc của mọi nguyên tắc, nó đòi hỏi tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài phải được pháp luật điều chỉnh chặt chẽ và pháp luật đó phải được tuân thủ nghiêm chỉnh.
Cơ sở nguyên tắc này là điều 12/hiến pháp 1992: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN..."
Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi việc tổ chức cac cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về đầu tư nước ngoài phải trên cơ sở các văn bản pháp luật và vấn đề then chốt tiếp theo là những cơ quan này phải thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Để thực hiện những đòi hỏi về tính thống nhất của pháp chế, cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư khi ban hành quyết định quản lý và thực hiện hành vi quản lý không ._.được vượt quá thẩm quyền theo luật định. Nguyên tắc pháp chế được thể hiện tại nhiều quy định trong cac văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài. Điều 1-Luật đầu tư nước ngoài quy định: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật của Việt Nam".
Khoản 1, điều 5 nghị định 12/CP quy định:"Trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam, các đối tượng tham gia hợp tác đầu tư... phải tuân thủ các quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các quy định của nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam".
Mọi hoạt động đầu tư bất hợp pháp hay hoạt động cản trở đầu tư hợp pháp đều bị xử lý theo pháp luật. Theo điều 63 Luật đầu tư nước ngoài thì: "Nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các bên tham gia hoạt động hợp tác kinh doanh, tổ chức, cá nhân, viên chức, cơ quan Nhà nước vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật".
Lần đầu tiên, một quy phạm mới đã được bổ sung trong lần sửa Luật tháng 10/1996 đã thiết lập chế độ trách nhiệm của viên chức và cơ quan Nhà nước khi thừa hành công vụ. Điều 64, Luật đầu tư nước ngoài quy định: "Nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, tổ chức, cá nhân được quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà của viên chức, cơ quan Nhà nước...."
Nguyên tắc kế hoạch hoá:
Kế hoạch hoá trong quản lý Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chức năng cơ bản nhất, là một đặc trưng.
Để quản lý nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà nước sử dụng kế hoạch hoá như là một công cụ chủ yếu. Kế hoạch hoá là hoạt động nhằm sử dụng công cụ kế hoạch trong thực tiễn quản lý. Kế hoạch chỉ được thực hiện và phát huy vai trò của mình qua công tác kế hoạch hoá. Ngày nay, các Nhà nước hiện đại đều coi trọng kế hoạch hoá trong quản lý với nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Quản lý có kế hoạch hoạt động đầu tư nước ngoài là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để quản lý theo nguyên tắc kế hoạch hoá cần phải có quá trình học hỏi, tìm tòi, thử nghiệm khó khăn và phức tạp. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, sức mạnh và tính ưu việt của nền kinh tế có kế hoạch, đồng thời chỉ ra rằng phải không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ kế hoạch hoá. Kế hoạch hoá là xây dựng kế hoạch thành những phương án cụ thể hoá đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đầu tư nước ngoài.
Thông qua kế hoạch mà đường lối vận động, chính sách quản lý đầu tư nước ngoài được cụ thể hoá thành mục tiêu trong từng thời gian nhất định.
Đổi mới quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đầu tư đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn về kế hoạch hoá.Nguyên tắc "một cửa" trong quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài:
Để cải cách công tác quản lý Nhà nước, góp phần cải thiện môi trường đầu tư thì nguyên tắc "một cửa" vừa là công cụ hữu hiệu vừa là mục tiêu cần đạt đến. Để thực hiện nguyên tắc này trước hết phải phân định rõ thẩm quyền của các cơ quan chức năng và mối quan hệ phối hợp giữa chúng trong quản lý đầu tư nước ngoài.
Nguyên tắc "một cửa" nhằm kịp thời xử lý các phát sinh trong quá trình đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Nguyên tắc này không cho phép việc can thiệp chồng chéo của nhiều cơ quan trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và bảo vệ được lợi ích của Nhà nước Việt Nam. Do đó, quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài phải được tập trung vào một đầu mối, một cơ quan. Điều đó phù hợp với một luận điểm quan trọng của khoa học quản lý là: "Mỗi việc cần được giải quyết dứt điểm ở một cấp" và "Mỗi người cần phải làm công việc của chính mình". Đành rằng, trong đầu tư nước ngoài- một lĩnh vực còn hết sức phức tạp và mới mẻ- quản lý Nhà nước cần có sự phối hợp tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, nhưng đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì việc bắt họ: "Đi vái chín phương" rõ ràng là mâu thuẫn với chủ trương của Nhà nước ta là: "Trải chiếu hoa mời các nhà đầu tư nước ngoài"
Quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài theo nguyên tắc "một cửa" cần được đặt trong công cuộc kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế. Bộ máy quản lý Nhà nước phải phù hợp với cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý mới. Chính cơ cấu kinh tế quyết định phương thức quản lý và hình thức, quy mô của bộ máy quản lý. Cần khắc phục quan điểm sai lầm "Đặt người rồi tìm việc", xây dựng "bộ máy vì bộ máy". Điều đó có nghĩa là tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài cần xem xét tới các đặc điểm và quy luật của hoạt động đầu tư, của pháp luật về đầu tư cùng quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung.
Nguyên tắc "một cửa" giải quyết tốt mối quan hệ giữa cấp trung ương và địa phương trong quản lý đầu tư nước ngoài. Trong hệ thống bộ máy quản lý, Trung ương là cấp chủ đạo vì hiệu quả của đầu tư nước ngoài cần được xem xét đánh giá ở tầm vĩ mô. Phân cấp quản lý Nhà nước là sự phân cấp về các hoạt động quản lý Nhà nước giữa Trung ương và địa phương chứ không có nghĩa là tách kinh tế địa phương khỏi kinh tế Trung ương.
Nguyên tắc "một cửa" được thực hiện ở nhiều điều trong Luật ĐTNN và trong các văn bản hướng dẫn. Đặc biệt nó được ghi nhận tại các điều 56, 57, 58 Luật đầu tư nước ngoài.
+ Cơ quan quản lý về đầu tư nước ngoài là Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ kế hoạch và Đầu tư là đầu mối "một cửa" duy nhất quản lý đầu tư nước ngoài trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại điều 56- Luật ĐTNN.
+ UBND cấp tỉnh thực hiện đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ. Nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài của UBND cấp tỉnh được quy định tại điều 58- Luật đầu tư nước ngoài. Sở kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, thực hiện cơ chế "một cửa" ở địa phương , giúp UBND thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nói trên.
Nguyên tắc đơn giản, nhanh chóng:
Nguyên tắc này gắn chặt với nguyên tắc "một cửa" và là trọng tâm của công tác cải cách thủ tục đầu tư. Nguyên tắc này được ghi nhận tại điều 1 Luật đầu tư nước ngoài: "Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam...tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam".
Đơn giản, nhanh chóng là việc nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài, giảm tối đa những gì rườm rà không cần thiết, tiếp nhận và giải quyết kịp thời những đề nghị thắc mắc từ phía các nhà đầu tư nước ngoài, khắc phục tình trạng nhà đầu tư mất nhiều thời gian và công sức trong thăm dò nghiên cứu, đàm phán và triển khai dự án.
Ngày nay, những ưu đãi về thuế quan đang mất dần vai trò trong việc cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Bài học được rút ra trong thực tiễn là chính sách ưu đãi về thuế hoàn toàn không phải "miếng mồi ngon" đối với những "con hổ" kinh tế nữa, bởi không thể có gì đảm bảo rằng những ưu đãi về thuế không thể không bị sửa đổi bởi các nhà hoạch định chính sách. Về bản chất, bất kỳ quốc gia nào đi nữa cũng không thể duy trì lâu dài hai hệ thống thuế có tính chất phân biệt đối xử giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Điều quan trọng mà chính các nhà đầu tư than phiền rằng, sự phiền phức về thủ tục kèm theo những chi phí của nó còn lớn hơn nhiều lần những ưu đãi về thuế mà họ được hưởng. Đối với các nhà đầu tư quốc tế, thời gian còn quan trọng hơn vàng bạc, vì vậy kéo dài sự chờ đợi các phán quyết của cơ quan quản lý chức năng sẽ làm tuột mất các cơ hội đầu tư gây nên sức ép tâm lý rất lớn đối với các nhà đầu tư.
Điều các nhà đầu tư mong muốn chúng ta có thể làm được và cần phải làm được đó là cải cách mạnh mẽ thủ tục đầu tư theo hướng đơn giản hơn, nhanh chóng hơn.
Điều 59 Luật ĐTNN đã quy định rã ràng các giấy tờ, tài liệu cần thiết mà nhà đầu tư phải gửi cho cơ quan cấp phép đầu tư, tạo điều kiện cho cơ quan chức năng nhanh chóng quyết định việc nâng cấp giấy phép và nhà đầu tư sớm đưa dự án vào thực hiện. Luật đầu tư nước ngoài tại điều 60 đã quy định cụ thể: Thời gian cấp giấy phép đầu tư: "Cơ quan cấp giấy phép đầu tư xem xét đơn và thông báo quyết định cho nhà đầu tư chậm nhất trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ".
Nguyên tắc này với việc đơn giản hoá rõ ràng các thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư và các loại giấy phép khác tại nhiều điều khoản của Luật đầu tư nước ngoài, các điều 47, 67, 85 nghị định 12/CP, trong các thông tư 03/BKH-QLDA của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 15/03/1997, thông tư 01/BXD-CSXD ngày 15/04/1997 của Bộ Xây dựng, nghị định 36/CP 24/04/1997, thông tư 679/TT-ĐC ngày 12/05/1997 của Tổng cục Địa chính.
Điều 62- Luật ĐTNN quy định: "Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết các thủ tục liên quan đến việc triển khai dự án đầu tư trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ".
. Nguyên tắc bảo đảm và khuyến khích các hoạt động đầu tư nước ngoài.
Do những nhược điểm về kết cấu hạ tầng, về môi trường pháp lý và môi trường thương mại, độ rủi ro trong đầu tư ở nước ta được đánh giá là lớn so với nhiều nước láng giềng. Nếu ta không tính đến những cải cách thích hợp để bảo đảm và khuyến khích đầu tư nước ngoài thì đương nhiên mất đi lợi thế trong cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài. Luật ĐTNN được sửa đổi năm 1996 nhằm thực hiện hành lang pháp lý và cải thiện môi trường đầu tư đã ghi nhận nguyên tắc này trong nhiều điều Luật. Điều 1- Luật ĐTNN quy định: "Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân theo pháp luật của Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi".
Nhà nước Việt Nam không khuyến khích đầu tư nước ngoài một cách tràn lan, mà tập trung vào những mục tiêu trọng điểm, những lĩnh vực ưu tiên nhằm phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, góp phần giải quyết những mất cân đối trong cơ cấu về lĩnh vực, địa bàn kinh tế, về cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế từng thời kỳ, Chính phủ công bố danh mục các dự án khuyến khích, đặc biệt khuyến khích nhằm định hướng, tạo những điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn những dự án đầu tư. Phân tích các quyết định trong Luật đầu tư nước ngoài ta thấy rõ Nhà nước đặc biệt khuyến khích những dự án hướng mạnh về xuất khẩu, chuyển giao nhanh công nghệ tiên tiến, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, sử dụng nhiều lao động... đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào một số mục tiêu ưu tiên quan trọng như: Trồng rừng, xây dựng kết cấu hạ tầng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, các dự án có quy mô lớn và tác động lớn đối với nền kinh tế, xã hội.
Theo các quy định của Luật ĐTNN hiện nay vẫn còn hiệu lực thì những khuyến khích về thuế đóng vai trò quan trọng.
Về việc cân đối ngoại tệ thì: "...Chính phủ Việt Nam bảo đảm việc hỗ trợ cân đối ngoại tệ đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu thiết yếu và một số công trình quan trọng khác". (Điều 33-Luật ĐTNN)
Một mục tiêu quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài là khuyến khích và ưu đãi việc chuyển giao nhanh công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến, thực tế cho thấy rằng, trong các năm vừa qua, tuycó hạn chế được việc du nhập công nghệ cũ, nhưng việc thu hút công nghệ cao còn rất chậm. Điều 37, nghị định 12/CP quy định: "Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi và bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; khuyến khích và ưu đãi đối với chuyển giao nhanh công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến".
"Trong trường hợp nhà đầu tư áp dụng tiêu chuẩn môi trường tiên tiến của quốc tế trong quá trình xây dựng và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì chỉ cần đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về công nghệ và môi trường". (Khoản 3, điều 39, nghị định 12/CP).
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc thu hút các công ty xuyên quốc gia, các công ty lớn vào các dự án sử dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho các hoạt động đầu tư. Điều 1-Luật ĐTNN đã ghi nhận cam kết của nhà nước Việt Nam về vấn đề sở hữu công nghiệp- Điều 21 của Luật tiếp tục khẳng định: "Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo đảm các lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam".
Để các nhà đầu tư nhận thấy rằng việc đầu tư bảo đảm an toàn và có lợi nhuận cao thì nội dung các quy phạm pháp luật về ĐTNN phải chứa đựng các biện pháp bảo đảm đầu tư. Thật vậy, để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, xuyên suốt các định chế pháp lý về đầu tư nước ngoài, nguyên tắc:"Khuyến khích và bảo đảm đầu tư nước ngoài luôn được đề cập tới".
Nhà đầu tư nước ngoài được bảo đảm đối xử công bằng và thoả đáng (điều 20), trong quá trình đầu tư, vốn và tài sản hợp pháp không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá (điều 21-Luật ĐTNN).
Trong trường hợp do thay đổi quy định của Việt Nam làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp giấy phép thì Nhà nước có biện pháp giải quyết thoả đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư.
1.4. Cơ chế Và bộ máy quản lý Nhà nước về ĐTNN
1.4.1. Cơ chế quản lý Nhà nước về ĐTNN
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận của lĩnh vực kinh tế đối ngoại, đồng thời là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân.
Với tư cách là một bộ phận cấu thành của kinh tế đối ngoại, đầu tư trực tiếp nước ngoài là biểu hiện cụ thể sự hợp tác giữa các công ty nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư trên cơ sở thoả thuận, các bên cùng có lợi. Là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung của cả nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền, thiết bị, vật tư, công nghệ vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận. Như vậy về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự kết hợp giữa các nhân tố trong và ngoài nước nhằm tạo ra những nguồn lực mới cho tăng trưởng kinh tế đất nước. Đây là hình thức đầu tư ít chịu ảnh hưởng, lệ thuộc vào quan hệ chính trị giữa nước ta với các nước, tận dụng được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, nhưng không dẫn đến gánh nợ quốc tế, lại tạo cơ hội thuận lợi tiếp cận và thâm nhập nhanh vào thị trường quốc tế.
Thực tiễn thực hiện 10 năm Luật ĐTNN ở nước ta đã chứng tỏ FDI là nguồn đầu tư quan trọng đóng góp tích cực vào việc tạo ra năng lực sản xuất mới trong nghành kinh tế tạo ra nhiều ngành nghề mới và sản phẩm mới, tiếp thu ký thuật công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý klinh doanh hiện đại theo kinh tế thị trường, kích thích sự phát triển của thị trường nội địa và mở rộng thị trường quốc tế, tạo việc làm cho người lao động và có những đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Những kết quả bước đầu hết sức quan trọng của đầu tư trực tiếp nói trên gắn liền và là kết quả của quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động này.
Trong quản lý Nhà nước hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần thống nhất nhận thức một số quan điểm sau:
+ Công tác quản lý Nhà nước nhằm thực hiện một cách tốt nhất định hướng của Luật ĐTNN là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vào công cuộc phát triển kinh tế; vừa mở cửa ra bên ngoài, nhằm tranh thủ mọi nguồn lực quốc tế nhưng không coi nhẹ đầu tư cho sản xuất trong nước; mở cửa cho bên ngoài nhưng không quên những biện pháp "che chắn" cần thiết để bảo hộ sản xuất trong nước, bảo đảm an ninh quốc phòng, đẩy mạnh xuất khẩu và tham gia phân công lao động quốc tế trong khu vực và thế giới một cách có lợi nhất.
+ Công tác quản lý Nhà nước phải nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước ta trong hợp tác đầu tư với nước ngoài là thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các công ty nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động, góp phần khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng đất nước phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Quản lý Nhà nước nhằm bảo đảm cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tuân thủ pháp luật Việt Nam, giữ vững độc lập, chủ quyền của Việt Nam, đồng thời tôn trọng quyền của các nhà đầu tư, thực hiện nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi.
1.4.2. Bộ máy quản lý Nhà nước về ĐTNN
a/ Chính phủ:
Theo điều 55 của Luật ĐTNN tại Việt Nam ban hành ngày 23/11/96 (Luật ĐT 96), Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ĐTNN, quy định việc cấp giấy phép đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có đủ điều kiện, quy định việc cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư vào Khu Công nghiệp, Khu chế xuất.
Thủ tướng Chính phủ có đủ thẩm quyền xét duyệt, quyết định các dự án đầu tư nhóm A (theo điều 93, Nghị định 12/CP ban hành ngày 18/02/97). Danh mục các dự án thuộc nhóm A cũng được quy định trong điều 93 Nghị định 12/CP.
b/ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI):
+ Ban hành thông tư hướng dẫn doanh nghiệp triển khai thực hiện giấy phép: thông tư số 03 BKH-QLDA ngày 15/03/97 "hướng dẫn thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam", cụ thể hoá Luật ĐTNN năm 1996, Nghị định 12/CP và Nghị định 10/CP.
Thông tư này là văn bản dưới luật quan trọng quy định các bước thực hiện, đưa ra những yêu cầu cụ thể cho các chủ đầu tư. Nếu như Luật ĐTNN 1996 bao gồm những quy phạm vật chất quy định phải làm gì thì thông tư lại chủ yếu bao gồm những quy phạm thủ tục quy định phải làm như thế nào.
Ví dụ: Sau khi được cấp giấy phép bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp liên doanh phải họp Hội đồng quản trị, nội dung cuộc họp như thế nào, quyền hạn của Hội đồng quản trị, thông báo như thế nào, trên báo nào...
+ Theo dõi tình hình thực hiện dự án đầu tư qua Vụ Quản lý dự án. Chức năng của Vụ này là quản lý các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư.
+ Xem xét quyết định cấp, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung giấy phép đầu tư, giải thể doanh nghiệp thu hồi giấy phép.
MPI là cơ quan cấp giấy phép đầu tư nên có trách nhiệm, thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép để đảm bảo tính trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan quản lý. Nếu trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh vi phạm pháp luật Việt Nam thì các cơ quan hữu trách có thể xử lý vi phạm và kiến nghị lên MPI là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu hồi giấy phép đầu tư (trừ các dự án do Thủ tướng Chính phủ cấp giấy phép và UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương được phân cấp).
+ Tổ chức, kiểm tra định kỳ việc thực hiện giấy phép: MPI trở thành trung tâm phối hợp các Bộ để tránh chồng chéo trong kiểm tra.
+ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo luật định thì Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thứ nhất phải là người Việt Nam (Điều 24 Nghị định 12/CP). Thành viên của mỗi bên trong Hội đồng quản trị tỷ lệ với số vốn đóng góp (điều 11 Luật ĐTNN 1996). Nhưng những nhà quản lý này đòi hỏi năng lực trình độ chuyên môn cũng như trình độ pháp luật cao mới có thể giải quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng, hoạt động, giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .
+ Hoà giải các tranh chấp theo yêu cầu của các bên: Quá trình đầu tư không phải bao giờ cũng suôn sẻ, mà nhiều khi có các tranh chấp xảy ra. Nhà nước luôn khuyến khích các bên đi đến thống nhất bằng thương lượng. Nhưng nếu thương lượng không đi đến kết quả thì có thể nhờ MPI hoà giải trước khi đưa tranh chấp ra xét xử bằng toà án hay trọng tài... Ban hoà giải sẽ bao gồm một người Việt Nam, một người nước ngoài và một người của MPI, trong đó người đại diện của MPI là trưởng ban.
+ Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
+ Kiến nghị Nhà nước ban hành pháp luật và các chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
c) UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương:
Quyền hạn và trách nhiệm của UBND đối với quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định chi tiết trong Luật ĐTNN năm 1996 và Nghị định 12/CP.
+ Lập và công bố danh mục dự án thu hút ĐTNN tại địa phương căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đã được phê duyệt; tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư.
+ Tham gia thẩm định dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương.
+ Tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
+ Giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến hình thành, triển khai, thực hiện dự đầu tư thuộc thẩm quyền.
+ Quản lý Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (theo điều 58 Luật ĐTNN 1996).
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ.
Việc thẩm định và cấp giấy phép đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh được quy định tại điều 100 Nghị định 12/CP. Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 368/TTg ngày 07/06/97 cho phép 8 tỉnh, Thành phố Hà nội, Hải phòng, Quảng ninh, Đà nẵng, Thành phố HCM, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng nai, Bình Dương được phép tiếp nhận hồ sơ dự án, thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án FDI vào địa phương mình ban đầu từ 01/07/97. Theo quyết định này, UBND Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh được quyền cấp giấy phép đầu tư cho các dự án nhóm B có quy mô đầu tư đến 10 tr.USD; các địa phương còn lại được quyền cấp giấy phép đầu tư cho các dự án có quy mô đầu tư đến 5 tr.USD.
d/ Bộ Tài chính:
+ Phê duyệt và triển khai việc tực hiện chế độ kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (điều 65 khoản 2 Nghị định 12/CP);
+ Làm đầu mối giải quyết những tranh chấp về tài chính, đặc biệt là thuế trong doanh nghiệp;
+ Kiểm tra bên Việt Nam về nghĩa vụ nhận nợ và bảo toàn vốn Nhà nước;
+ Theo dõi, kiểm tra các báo cáo quyết toán của doanh nghiệp;
+ Tham gia thẩm định dự án.
e/ Bộ Thương Mại:
+ Xem xét cấp giấy phép đầu tư xuất- nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng cơ bản, hình thành doanh nghiệp. Lô hàng này được miễn thuế nhập khẩu 100%. Tuy nhiên, đối với một số thiết bị chuyên dụng, Bộ Thương Mại phải tham khảo ý kiến của các Bộ chuyên ngành. Để tránh trở thành bãi rác công nghiệp của thế giới, đối với những máy móc thiết bị cũ, khi xem xét cấp giấy phép nhập khẩu Bộ Thương Mại phải tuân thủ quy định của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (quy định 1762). Theo quy định này, tuổi thọ của các thiết bị của các nước thuộc nhóm G7 không được vượt quá 10 năm và chất lượng giám định > 80%...
+ Xem xét và cấp giấy phép xuất- nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để khuyến khích xuất khẩu, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phải xin giấy phép xuất- nhập khẩu nhưng chỉ được nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Hiện nay Chính phủ đang đơn giản hoá chế độ cấp giấy phép bằng cách bỏ dần giấy phép xuất- nhập khẩu chuyến và thay thế bằng kế hoạch xuất- nhập khẩu của doanh nghiệp từ đầu năm.
+ Kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Các nhà đầu tư bỏ vốn vào Việt Nam với hy vọng thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Để bảo đảm thị trường trong nước, bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, Chính phủ quy định tỷ lệ xuất khẩu, tiêu thụ trong nước nhất định đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như những loại sản phẩm sản xuất ra bởi hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nhưng nhiều khi trên thực tế, tỷ lệ này bị vi phạm nghiêm trọng.
+ Giải quyết các phát sinh trong xuất- nhập khẩu của doanh nghiệp.
f/ Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường:
+ Kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Căn cứ vào tính chất hoạt động, trình độ công nghệ và mức độ tác động môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường công bố danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo này phải được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hoặc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thẩm định và cấp chứng nhận, đối với dự án ngoài danh mục, tức là không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì nhà đầu tư vẫn phải giải trình các nhân tố có thể gây ảnh hưởng tới môi trường, nên các biện pháp xử lý và cam kết bảo vệ môi trường.
Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường sẽ giám sát theo dõi để cấp chứng nhận môi trường. Đồng thời hàng năm doanh nghiệp vẫn bị kiểm tra định kỳ về các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc ký kết và thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ.
+ Phối hợp các Bộ chuyên ngành khoa học kỹ thuật, đánh giá trình độ khoa học và công nghệ sử dụng trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (theo quy định 1762).
g/ Bộ Lao động, Thương binh và xã hội:
+ Kiểm tra việc thực hiện Luật lao động và các quy chế về lao động tiền lương.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần ưu tiên tuyển dụng lao động trong nước tại địa phương (Điều 25 Luật ĐTNN 1996; Điều 51 Nghị định 12/CP)
+ Tổ chức công đoàn, tập thể người lao động để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
+ Xử lý các tranh chấp về lao động và tiền lương.
+ Kiểm tra, giám sát an toàn lao động.
h/ Bộ Xây dựng:
+ Quản lý thiết kế xây dựng đối với các dự án đầu tư nước ngoài thuộc nhóm A đã được cấp giấy phép đầu tư (Điều 58 khản 1 Nghị định 12/CP).
+ Quản lý về quy chế xây dựng.
Đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài, đều phải đấu thầu xây dựng và việc tổ chức đăng ký đấu thầu phải theo quy chế của Bộ Xây dựng. Tại sao phải đấu thầu xây dựng?
Thứ nhất, phía các chủ đầu tư nước ngoài muốn giành được quyền chỉ định các công ty xây dựng của họ bởi vì phần góp vốn của họ là chính. Thứ hai, vì các công ty xây dựng Việt Nam không đủ năng lực tổ chức cũng như kỹ thuật để xây dựng những công trình lớn. Thứ ba, vì tham gia đấu thầu ở Việt Nam gặp rất nhiều rủi ro vì thông tin hay bị rò rỉ.
Còn phía Việt Nam hy vọng phát triển ngành xây dựng, tạo công ăn việc làm cho công nhân trong nước nên đề ra quy chế đấu thầu.
Thông thường, bên nước ngoài chọn một số công ty xây dựng nổi tiếng làm tổng thầu và giao cho bên công ty xây dựng Việt Nam thầu phụ.
Khâu xin giấy phép xây dựng còn nhiều rắc rối, ít nhiều gây cản trở để tiến trình thực hiện dự án đầu tư. Có những dự án kéo dài 2-3 năm mà vẫn không xin được giấy phép xây dựng.
i/ Bộ Nội vụ:
+ Quản lý trật tự an toàn xã hội.
+ Kiểm tra thị thực nhập cảnh, xuất cảnh, đăng ký lưu trú và quản lý hộ tịch, hộ khẩu của người nước ngoài.
+ Kiểm tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có vi phạm những quy định về kinh tế không.
j/ Ngân hàng Nhà nước:
+ Hướng dẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện chế độ quản lý ngoại hối của Việt Nam.
+ Hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở và sử dụng tài khoản ngân hàng trong và ngoài nước (Điều 71 Nghị định 12/CP).
+ Cân đối và bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Nhà nước.
+ Hướng dẫn và theo dõi các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài chuyển ra nước ngoài nhữn khoản lợi nhuận, thu nhập phát sinh ở Việt Nam, tiền gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài, vốn đầu tư, các khoản tiền và tài sản phụ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ.
+ Xem xét và quyết định việc cho vay và bảo lãnh các khoản vốn vay do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị.
+ Chủ trì, xử lý mọi vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực ngân hàng.
k/ Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu Công nghệ cao.
+ Thẩm đinh và cấp giấy phép đầu tư khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Hỗ trợ vận động đầu tư vào Khu Công nghiệp.
+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đầu tư.
+ Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động trong viẹc thanh tra các quyết định của pháp luật về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương;
+ Thoả thuận với các công ty phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp trong việc đánh giá thuê lại đất gần với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ đúng chính sách và pháp luật ban hành.
(Điều 55 Luật ĐTNN năm 1996; Điều 27 khoản 2 và Điều 32 Nghị định 36/CP về ban hành quy chế Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu Công nghệ cao ngày 24/04/97).
l/ Tổng cục Địa chính.
+ Quản lý việc sử dụng đất.
+ Giải phóng, đền bù mặt bằng.
Chương II: Hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
2.1. Quản lý nhà nước trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư
2.1.1. Dự án đầu tư và các đặc điểm của dự án đầu tư
2.1.1.1. Khái niệm
Dự án đầu tư được coi như là đối tượng của quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài. Vậy, dự án đầu tư là gì?
Các văn bản pháp luật đề cập nhiều đến dự án đầu tư nhưng không đưa ra một định nghĩa chính xác thế nào là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong cuốn “Quản trị dự án đầu tư trong nước và quốc tế”, tác giả Võ Thanh Thư viết: “Dự án đầu tư là văn kiện phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu cụ thể toàn bộ các vấn đề về thị trường, kinh tế, kỹ thuật... có ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành, khai thác và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư”. Trong điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm nghị định 42/CP 16/07/1996 tại điểm 2, điều 1 thì: “Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm, d._.ạch 5 năm; trong đó, nguồn vốn FDI ròng mới đạt 4,757 tỷ USD, đạt 36,6% kế hoạch 5 năm. Do biến động về kinh tế trong nước và khu vực, nên nguồn vốn đầu tư trong nước rất eo hẹp, nhất là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, khả năng huy động được trong năm 1998 ước chỉ bằng 1997. Trong khi nguồn vốn ODA có thể giải ngân tới 1,1, tỷ USD, tăng 37,5% so với năm 1997 thì nguồn vốn FDI giảm mạnh, ước chỉ đạt 1,735 tỷ USD, giảm 31,88% so với năm 1997.
- Tính tổng thể 3 năm 1996-1998, tổng nguồn vốn đầu tư xã hội ước đạt 22,72 tỷ USD, đạt 55% dự kiến kế hoạch 5 năm; trong đó vốn FDI ròng mới đạt 6,5 tỷ USD, bằng 50% so với dự kiến ban đầu.
* Nhiệm vụ dầu tư của 2 năm 1999-2000
Để đảm bảo những mục tiêu kế hoạch đã đề ra, vốn đầu tư toàn xã hội trong 2 năm 1999-2000 phải đạt ước khoảng 18,7 tỷ USD. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn và việc thực hiện nó phải dựa trên cơ sở tính toán khả năng của từng nguồn vốn đầu tư.
- Về đầu tư trong nước: Nhiệm vụ còn lại của 2 năm 1999-2000 là 7,8 tỷ USD. Dự báo tốc độ tăng vốn trong hai năm 1999-2000 đạt từ 9% đến 10% thì vốn đầu tư của 2 năm sẽ ước đạt 10,1 tỷ USD; vượt 2,3 tỷ USD so với nhiệm vụ kế hoạch còn lại trong 2 năm.
Bảng 7: Tình hình đầu tư 3 năm 1996-1998 và nhiệm vụ 2 năm 1999-2000
Nguồn vốn
Thực hiện năm 1996
Thực hiện năm 1997
Ước thực hiện 1998
Tổng 3 năm 1996 - 1998
Nhiệm vụ 1999 - 2000
1. Vốn trong nước
4
4,8
4,8
13,6
7,8
2. Vốn ngoài nước
2,93
3,35
2,84
9,12
10,88
- FDI
2,21
2,55
1,74
6,5
6,5
- ODA
0,72
0,8
1,1
2,62
4,38
Tổng cộng
6,93
8,15
7,64
22,72
18,68
Nguồn: Bộ Kê hoạch và Đầu tư
- Về vốn ODA: Nhiệm vụ còn lại của 2 năm 1999-2000 là 4,38 tỷ USD. Nguồn vốn ODA bị giới hạn và phụ thuộc vào tình hình kinh tế-tài chính và chính sách của các nước và các tổ chức tài trợ. Trong thời gian tới, các nước và các tổ chức tài trợ chính cho ta đều có xu hướng giảm nguồn tài trợ chính cho ta đều có xu hướng giảm nguồn tài trợ ODA hoặc giảm mức độ ưu đãi. Nhật Bản là nước tài trợ lớn cho Việt Nam đã công bố hàng năm sẽ giảm 10% tổng vốn ODA tài trợ cho Việt Nam. Tài trợ của Pháp từ năm 1995 và của Đức từ năm 1997 đã giảm dần. Cam kết vốn ODA cho Việt Nam của các nước trong khu vực bị khủng hoảng đều không có khả năng thực hiện đầy đủ. Nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế bị khó khăn về nguồn vốn nên không có khả năng tăng thêm tài trợ cho Việt Nam, riêng ADB đã đặt vấn đề áp dụng lãi suất cao hơn gần lãi suất vay thương mại với một bộ phận vốn ODA. Tổ chức UNDP giữ nguyên cam kết tổng số tiền tài trợ nhưng kéo dài thời gian tài trợ từ 4 năm thành 5 năm; như vậy thực chất tài trợ giảm 20%.
Như vậy, nguồn vốn quan trọng là ODA thời gian tới gặp nhiều khó khăn. Nếu tích cực mở rộng thêm khu vực tài trợ và duy trì được các cam kết cũ thì mới duy trì được tổng vốn ODA bằng mức hiện nay. Do đó, nếu phấn đấu tích cực, vốn ODA giải ngân 2 năm 1999-2000 chỉ đạt 2,2 tỷ USD; bình quân hàng năm bằng mức thu năm 1998 là 1,1 tỷ USD. Như vậy, so với nhiệm vụ còn lại thì vốn ODA sẽ bị hụt 2,2 tỷ USD.
- Về vốn FDI: Như phân tích ở trên, trong 2 năm tới, dự kiến sự gia tăng vốn đầu tư trong nước (vượt 2,3 tỷ USD) chỉ bù đắp được phần thiếu hụt dự kiến của nguồn vốn ODA (hụt 2,2 tỷ USD). Do đó, việc có bảo đảm được dự kiến vốn đầu tư toàn xã hội cho 2 năm 1999-2000 hay không tuỳ thuộc vào việc huy động vốn FDI.
Hiện nay khủng hoảng khu vực đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động FDI của Việt Nam, là nguồn vốn FDI thực hiện năm 1998 suy giảm so với năm 1997 khoảng trên 30%. Theo điều tra của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông tháng 2/1998 (đối với 1000 chuyên gia hàng đầu về kinh tế của 10 nước Châu á) thì 88,6% các chuyên gia cho rằng sớm nhất là 2 năm và bình thường là phải 3 đến 5 năm tới cuộc khủng hoảng ở khu vực mới kết thúc. Do đó, khả năng thu hút thêm vốn FDI trong thời gian tới không có triển vọng sáng sủa. Cần phải có những giải pháp cấp bách hữu hiệu để tạo thuận lợi cho các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư ở Việt Nam để nhanh chóng triển khai, sớm đi vào sản xuất kinh doanh mới có thể tăng được vốn FDI thực hiện trong 2 năm tới.
Trong bối cảnh hiện nay, dự đoán FDI thực hiện năm 1999 ước dạt 2,1 tỷ USD, năm 2000 đạt 2,4 tỷ tổng cộng 2 năm đạt 4,5 tỷ USD. So với nhiệm vụ đặt ra nguồn vốn FDI vẫn còn thiếu hụt 2 tỷ USD. Muốn bù đắp khoảng thiếu hụt này phải có những biện pháp tạo chuyển biến mạnh mẽ các hoạt dộng FDI, đồng thời sớm áp dụng thí diểm các kênh thu hút mới nguồn vốn gián tiếp mới của nước ngoài. Nếu dự đoán trên đây là hiện thực, sẽ có tác động lớn tới việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thời kỳ 1996-2000.
*Tuy nhiên, phương pháp tính toán và dự doán nêu trên chỉ tính luồng FDI thuần tuý yếu tố nước ngoài thực tế đưa vào Việt Nam, không tính phần vốn góp của phía Việt Nam đưa vào các liên doanh.
Nếu tính cả phần vốn góp của phía Việt Nam trong các liên doanh thì nguồn vốn FDI thực hiện trong 2 năm 1996, 1997 đạt 5,32 tỷ USD; cộng thêm ước thực hiện 2 tỷ của năm 1998 thì tổng vốn FDI 3 năm 1996-1998 là 7,32 tỷ USD. Như vậy, nếu coi mục tiêu thu hút 13 tỷ vốn FDI thực hiện (tính cả phần vốn góp của Việt Nam) thì nhiệm vụ còn lại của 2 năm 1999-2000 là phải đạt 5,68 tỷ USD (Điều này có thể phấn đấu dạt được).
* Theo ước tính sơ bộ để duy trì việc tăng trưởng của nền kinh tế như thời kỳ 1996-2000 thì nhu cầu vốn đầu tư của toàn xã hội phải tăng gấp đôi vào thời kỳ 2001 và đến 2005, ước tính lên tới 90 đến 100 tỷ USD.
Muốn đạt được lượng vốn FDI của giai đoạn năm 2001-2005 thì các dự án cấp Giấy phép đầu tư của 2 năm 1999-2000 phải gia tăng nhanh chóng vì đây là các dự án gối đầu cho kế hoạch 5 năm tới, và phải cần đến 5, 6 năm mới thực hiện xong vốn đầu tư. Đây là một nguồn vốn khổng lồ và là vấn đề cực kỳ nan giải trong tình hình hiện nay. Trong 2 năm 1999-2000 cần phải tạo ra sự chuyển biến về chất lượng trong thu hút và sử dụng FDI.
3.1.2. Bối cảnh tình hình liên quan đến FDI
3.1.2.1. Những thuận lợi cơ bản
Tình hình kinh tế xã hội tiếp tục ổn định và phát triển. Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt dược trong những năm đổi mới.
Hội nghị Trung Ương IV đã đề ra được những chủ trương và chính sách mới về kinh tế, tạo động lực để phát triển nền kinh tế chung và đẩy mạnh FDI nói riêng. Nghị quyết đã khẳng định tư tưởng chỉ đạo trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài, đa dạng hoá hình thức thu hút vốn.
Trong quý 1 năm 1998 thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Nhà nước đã khẩn trương nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành nhiều văn bản quan trọng về đầu tư nước ngoài được cộng đồng quốc tế, các nhà đầu tư hoan nghênh như Nghị dịnh số 10/1998/NĐ-CP (23/01/98) Nghị định 08/1998/NĐ-CP về quy chế thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ đã có cuộc gặp đối thoại trực tiếp với trên 800 doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Các Bộ, ngành đã thành lập các trung tâm hoặc đường dây nóng hoặc xử lý tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư nước ngoài.
Những biện pháp nêu trên cùng những biện pháp và những chuyển biến tích cực hơn của ngành Hải quan, Tài chính, Thương mại về thủ tục đầu tư đã từng bước lấy lại niềm tin trong cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc chuyển hướng FDI sang các nước Châu Âu, Bắc Mỹ dã bắt đàu có tác dụng, đặc biệt với việc Mỹ bỏ áp dụng điều luật bổ sung Jackson-Vanik đối với Việt Nam, Việt Nam và Mỹ ký hiệp dịnh cho phép OPIC hoạt động tại Việt Nam... sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.
3.1.2.2. Những khó khăn
* Về phía chủ quan :
Theo dự đoán nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn mới, tốc độ phát triển chững lại các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại thời gian tới nền kinh tế Việt Nam không giữ ổn định như những năm qua, do đó có tâm trạng chờ đợi ngần ngại đầu tư vào Việt Nam vào thời điểm này, các dự án đã đàu tư cũng không triển khai và sản xuất cầm chừng.
Các lĩnh vực đầu tư có sức hấp dẫn nhưng ở thời điểm này đã và đang bão hoà (như lĩnh vực khách sạn, văn phòng cho thuê, lắp ráp ô tô,...)
Môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam còn nhiều rủi ro, chính sách, luật pháp hay thay đổi, độ hiểu biết và vận dụng không thống nhất thậm chí tuỳ tiện. Hệ thống tài chính ngân hàng còn yếu kém, có nhiều khoản nợ khó đòi của các doanh nghiệp nhà nước, không có khả năng cho các doanh nghiệp có vốn FDI và doanh nghiệp tư nhân vay vốn kinh doanh. Không kiểm soát được số lượng lớn tiền trôi nổi. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến vấn đề thuế, xuất nhập khẩu, cân đối ngoại tệ còn nhièu vướng mắc, tệ quan liêu nói chung và việc triển khai các thủ tục sau giấy phép đầu tư nói riêng còn nặng nề và gây nhiều phiền hà, xử lý các sự việc phát sinh để tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư còn chậm chạp, không rõ đầu mối.
* Về phía khách quan
Cạnh tranh trong thu hút vốn FDI trên thế giới đặc biệt là giữa các nước đang phát triển tăng mạnh. Nguồn vốn FDI trên thế giới hàng năm khoảng 350 tỷ USD, trong đó khoảng 70% là đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển, còn lại 30% là đầu tư vào các nước đang phát triển. Nhu cầu vốn đầu tư của các nước đang phát triển là rất lớn nên cạnh tranh giữa các nước này ngày càng trở nên gay gắt.
Trong khu vực có nhiều thị trường thu hút vốn FDI lớn như Trung Quốc, ấn Độ và một số thị trường mới nổi như Malaysia, Mianma, Pakistan. Các nước này đều cải thiện ráo riết môi trường thu hút vốn FDI, trở thành những đối tác cạnh tranh mạnh mẽ với Việt Nam.
Dòng vốn đầu tư FDI vào các nước đang phát triển trước đây phần lớn đổ vào khu vực Đông á và Đông Nam á nay lại có chiều hướng gia tăng đầu tư vào Mỹ La Tinh, Trung và Đông Âu, Nam Phi.
Trước những biến động về khủng hoảng kinh tế khu vực, đầu tháng 4/1998, Chính phủ Nhật đã phát động tiến trình cải tổ tài chính, theo đó sẽ cho phép vốn liếng được tự do luân chuyển giữa trong và ngoài nước, mở cửa thị trường hối đoái, thả nổi giá cả dịch vụ tài chính, cho phép nước ngoài tự do cạnh tranh không phân biệt đối xử trên thị trường nội địa. Hàn Quốc cũng đã có chủ trương mở cửa, tự do hoá thị trường tài chính. Việc Nhật và Hàn Quốc quan tâm và mở cửa để thu hút FDI sẽ làm gia tăng mức cạnh tranh trên thị trường vốn FDI, đặc biệt là nguồn vốn FDI từ Mỹ và Tây Âu.
Gần đây có chiều hướng các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại đầu tư vào các nước đang khủng hoảng để mua lại các doanh nghiệp bị phá sản hay làm ăn thua lỗ với giá rẻ tính theo USD, kể cả việc tranh thủ mua lại các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực trước đây còn đóng cửa đối với các nhà đầu tư nước ngoài để thâm nhập chiếm lĩnh thị trường.
Khủng hoảng tài chính-tiền tệ trong khu vực đã có tác động ngày càng rõ nét đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không chỉ làm suy giảm nguồn vốn FDI mà còn gây khó khăn cho các dự án đang triển khai. Biểu hiện trên các mặt sau:
+ Việc thu hút nguồn vốn FDI từ các nước trong khu vực bị giảm.
+ Hiện nay, đầu tư của các nước Châu á vào Việt Nam chiếm 70% tổng vốn đầu tư, trong đó các nước ASEAN chiếm 24,8%. Khủng hoảng kinh tế đã làm hàng loạt doanh nghiệp và ngân hàng phá sản, thua lỗ nên việc thu hút vốn cho vay vốn đầu tư vào Việt Nam bị khó khăn, lãi suất ngân hàng tăng.
+ Để khôi phục nền kinh tế và do bị ràng buộc bởi các điều kiện ngặt nghèo của IMF, các nước bị khủng hoảng trong khu vực có chính sách hạn chế chuyển vốn ra nước ngoài, dành vốn đầu tư trong nước.
+ Đầu tư ra nước ngoài cần phải có nguồn ngoại tệ mạnh. Nếu các nước bị khủng hoảng đầu tư sang Việt Nam bằng USD thì nhu cầu vốn đầu tư tăng 20%-30%, dự án khó khả thi . Do tỷ giá đồng VN lên giá so với các đồng trong khu vực, làm chi phí đầu tư ở VN đắt, tương tự như ở Malaysia hay Thái Lan. Lợi thế so sánh về giá lao động rẻ ở VN bị mất, trong khi điều kiện về cơ sở hạ tầng về đội ngũ lao động có tay nghề ,công nghệ và kỹ thuật, của các nước tốt hơn VN.
+ Do khủng hoảng kinh tế mức sống trong các nước khu vực giảm sút, nên việc đi du lịch, tìm hiểu cơ hội đầu tư nước ngoài giảm rõ rệt.
Các dự án được cấp giấy phép triển khai chậm.Nhiều dự án xin dừng hoặc giãn tiến độ triển khai xây dựng do các nguyên nhân sau:
+ Công ty mẹ bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
+ Các ngân hàng bị phá sản không có khả năng cho vay, một số ngân hàng khác không cho vay vốn vì khả năng thu hồi vốn khó, hiệu quả thấp.
+ Sức tiêu thụ của thị trường VN giảm, sức mua thấp cùng với tình hình làm ăn thua lỗ, gặp khó khăn của gần 2/3 số doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh ở VN làm cho các nhà ĐTNN ngần ngại bỏ tiếp vốn vào các công trình mà đầu ra không có gì sáng sủa.
Các dự án triển khai gặp nhiều khó khăn vì doanh nghiệp bị thua lỗ do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực.
+ Các dự án sản xuất hàng xuất khẩu đang phải sản xuất cầm chừng vì phần lới xuất khẩu sang thị trường khu vực như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore.. . mà các thị trường này đang bị thu hẹp do các cuộc khủng hoảng trong khi khả năng cạnh tranh của hàng hóa VN ở các thị trường bị giảm sút.
+ Các dự án sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ở VN gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm vì sức mua thị trường trong nước giảm. Do tỷ giá đồng VN so với USD bị sụt giá khoảng 10% làm các chi phí đầu vào tăng, nguyên liệu sản xuất nhập bằng USD nhưng sản phẩm bán thu bằng tiền VN, do đó nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ lớn, càng mở rộng sản xuất lỗ càng lớn.
+ Nhiều doanh nghiệp lo ngại về triển vọng kinh tế ở VN trong thời gian tới và biến động tỷ giá hối đoái thời gian tới nên sản xuất cầm chừng
+ Việc Hồng Kông về Trung Quốc và chiến lược chính trị đối ngoại mới của Trung Quốc đối với Đài Loan đã thu hút mạnh mẽ vốn FDI của hai đối tác này, làm cho hai đối tác này đứng vị trí nhất nhì trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Trung Quốc
Theo đánh giá của Hội Nghị thượng đỉnh Âu- á ( ASEM II) đầu tháng 4/1998, kinh tế Nhật Bản đang bị đình trệ ở mức chưa từng thấy từ 25 năm qua, đồng Yên sụt giá nhanh chóng ở mức kỷ lục từ 7 năm trỏ lại đây đã làm cho kinh tế Nhật Bản đứng trước bờ vực thẳm, có nguy có gây hậu quả dây chuyền trong khu vực.
Tình hình trên không chỉ làm cho ĐTTT ra nước ngoài của Nhật suy giảm, làm tăng thêm nhu cầu đầu tư trong nước mà còn làm giảm khả năng tài trợ vốn cho các dự án FDI đang triển khai ở nước ngoài. Ngoài ra, theo Thủ tướng Nhật, cuộc cách mạng tài chính đang bắt đầu triển khai sẽ làm chấn động nước Nhật, với cái giá phải trả là hàng trăm công ty, ngân hàng bảo hiểm.. . sẽ bị đổ vỡ, phá sản. Điều đó cũng làm cho xu hướng đầu tư của Nhật vào VN thời gian tới sẽ tiếp tục giảm sút.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước để thúc đẩy ĐTNN trong thời gian tới
3.2.1. Thống nhất quan điểm nhận thức chung về FDI :
Cần thống nhất quan điểm nhận thức chung về FDI, đặc biệt là sự cần thiết, vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam, mối quan hệ giữa phát huy nội lực và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, quan hệ giữa thu hút vốn FDI và bảo vệ độc lập, chủ quyền an ninh xã hội... Chỉ trên cơ sở thống nhất các quan điểm cơ bản mới tạo nên sự ổn định nhất quán trong xây dựng luật pháp, cơ sở chủ đạo điều hành hoạt động FDI.
3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn nước ngoài
Nghiên cứu đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn ĐTNN với các bước đi và điều kiện thích hợp nhằm mở thêm các kênh mới thu hút nguồn vốn nước ngoài.
- Thí điểm việc cho các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các nhà đầu tư trong nước hoặc cùng với doanh nghiệp trong nước thành lập công ty cổ phần với tỷ lệ cổ phần khống chế nhất định.
- Nghiên cưú và sửa đổi cơ chế cho phép doanh nghiệp có vốn ĐTNN phát hành cổ phiếu, trái phiếu để thu hút vốn, mở rộng quy mô đầu tư.
- Sớm ban hành các quy định về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để đẩy nhanh việc giải ngân vốn vay của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có quy định cụ thể về hoạtt động của các quỹ đầu tư.
3.2.3. Hoàn thiện luật pháp, chính sách
3.2.3.1. Tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến tới xây dựng một Luật đầu tư chung
- Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý chung về kinh tế tạo lập môi trường kinh doanh hoàn thiện, sớm ban hành các Luật về Ngân hàng, Hải quan, Luật cạnh tranh và chống độc quyền...
- Nghiên cứu xoá bỏ dần sự phân biệt về chính sách đầu tư có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tiến tới thực hiện chính sách thống nhất giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Trước mắt rà soát lại tất cả các loại dịch vụ, lệ phí để có sự điều chỉnh hợp lý để thu hẹp khoảng cách giữa giá trong nước và giá ngoài nước, giữa giá đối với nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.
3.2.3.2. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật pháp, chính sách thủ tục tạo thuận lợi cho hoạt động FDI
- Nghiên cứu ban hành các văn bản pháp luật cho phép tư nhân đầu
tư. Trước mắt thí điểm cho phép các nhà đầu tư trong nước sau khi được giao đất có quyền góp vốn.
- Nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh các quy định về thuế như: Thuế thu nhập cao, thuế chuyển lợi tức về nước, xây dựng chính sách thuế khuyến khích nội địa hoá và đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam.
- Rà soát và hệ thống hoá toàn bộ các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN làm cơ sở mạnh và tuyên truyền luật pháp, chính sách sâu rộng cho các doanh nghiệp ở các địa bàn vận động đầu tư, đồng thời phát hiện những mâu thuẫn chồng chéo để điều chỉnh kịp thời, bãi bỏ những quy định không cần thiết đẻ ra các thủ tục phiền hà cản trở các hoạt động đầu tư.
3.2.4. Cải cách thủ tục hành chính
Việc thay đổi liên tục mô hình tổ chức quản lý như trên là những tìm tòi ra mô hình tối ưu và phù hợp nhất với hệ thống quản lý hiện nay trong tiến trình thực hiện cải cách hành chính.
Tuy nhiên hầu như mọi thứ liên quan đến vấn đề triển khai hoạt động của dự án đều được phó mặc theo kiểu khoán trắng, gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý về đầu tư làm cho cơ quan này vừa quá tải bởi gánh nặng trách nhiệm nhưng hiệu quả xỷ lý lại thấp, không nắm vững và theo sát được diễn biến triển khai của dự án, trong khi các cơ quan chức năng khác lại không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, hoặc là bàng quang đứng ngoài cuộc. Về vấn đề này, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nhấn mạnh: “Xây dựng quy chế và xác định rõ trách nhiệm của cơ quan hành chính các cấp trong việc kiểm tra thực hiện các dự án đã được cấp phép, giải quyết các trở ngại đối với việc thực hiện dự án, kiểm soát các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động”.
Đứng trước tình hình trên, ta thấy, trong những năm tới để mô hình tổ chức quản lý đầu tư trực tiếp phù hợp với tiến trình cải cách hành chính cần phải thực hiện theo các hướng:
- ở Trung ương, ổn định bộ máy tổ chức của cơ quan được giao nhiệm vụ làm đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài. Cơ quan này cần tập trung vào hoạch định chính sách thu hút vốn phù hợp với tình hình thực tiễn từng giai đoạn, kiến nghị các ưu đãi dành cho nhà đầu tư, phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp để kịp thời có những điều chỉnh, bổ sung các quy định hiện hành hoặc ban hành các quy định mới để hướng hoạt động đầu tư đúng mục tiêu đã định. Cơ quan này có một chức năng rất quan trọng là giám sát, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Đặc biệt quan tâm đến phương thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý. Trong điều kiện cụ thể hiện nay, khi số lượng dự án ngày càng gia tăng, số vốn thu hút càng lớn. Theo logic quản lý Nhà nước hiện nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư tương tự như các doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan theo ngành kinh tế kỹ thuật và theo địa bàn. Kinh nghiệm chỉ cho chúng ta là thời gian đã có lúc quan niệm rất đơn giảm về vấn đề này. Về ý tưởng, về chủ trương, tập trung mọi vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp thông qua duy nhất một cơ quan giải quyết. Không buộc các nhà đầu tư phải suy nghĩ với quá nhiều đầu mối trong một quy trình cực kỳ phức tạp là điều lý tưởng nhưng chỉ có thể được thực hiện với một cơ quan tập trung nhiều quyền lực và được sự ủng hộ tạo điều kiện của các cơ quan khác. ở Việt Nam, việc đó không thể làm được trong tình hình chúng ta còn duy trì bộ máy quản lý Nhà nước chia nhỏ theo nhiều lĩnh vực như hiện nay. Nhưng chúng ta có thể làm được thực hiện những cơ chế này ở riêng từng khâu của dự án, điều mà chúng ta đã làm, hiện đang làm cần triệt để hơn.
- Để hỗ trợ đắc lực cho cơ quan Trung ương làm đầu mối giúp Chính phủ thực hiện được quản lý Nhà nước, cần gấp rút hoàn thành và củng cố hệ thống các cơ quan đầu mối, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ở các địa phưong thực hiện chức năng quản lý đầu tư nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ. Các cơ quan này cần được chỉ đạo theo cơ chế song trùng, chiều ngang trực thuộc quản lý trực tiếp của UBND cấp tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND về mọi hoạt động liên quan đến đầu tư diễn ra trên địa bàn, đồng thời chiều dọc chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của cơ quan quản lý Nhà nước ở TW, có trách nhiệm duy trì chế độ báo cáo hoạt động với cơ quan này. Về lâu dài cần nghiên cứu để thành lập hệ thống cơ quan một số địa bàn quan trọng. Các cơ quan này chịu sự chỉ đạo song trùng, chỉ có điều mối quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc chi nhánh trực thuộc cơ quan quản lý Nhà nước nằm ở TW. Thực hiện được việc này tức là đảm bảo được nguyên tắc vừa tập trung vừa dân chủ. Các nước Inđonesia, Thái Lan ... đã áp dụng mô hình này một cách thành công trong nhiều năm qua và hiện nay vẫn duy trì.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý và năng lực điều hành hoạt động FDI
3.2.5.1. Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư
Đẩy mạnh vận động đầu tư một cách chủ động theo các chương trình, dự án trọng điểm, hướng mạnh vào các đối tác Châu Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Nga, chú trọng vào các tập đoàn có tiềm lực về vốn và công nghệ.
Phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương Mại để thương xuyên trao đổi thông tin, tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại từ bên ngoài vào thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại ở nước ngoài để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tiết kiệm. Tranh thủ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau với các tổ chức xúc tiến đầu tư quốc tế, trước hết là hợp tác trong khuôn khổ của ASEAN, APEC, hợp tác ASEAN - Âu, hợp tác cơ quan xúc tiến đầu tư của Nhật, Mỹ, các nước EU và các tổ chức quốc tế khác.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Hiệp hội hoặc câu lạc bộ các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam, tăng cường phối hợp với các cơ quan xúc tiến đầu tư thương mại ở Việt Nam để giới thiệu luật pháp, chính sách, quảng cáo các chương trình, dự án đầu tư. Tổ chức định kỳ các cuộc gặp gỡ cộng đồng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để tìm hiểu tình hình, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI đang đầu tư tại Việt Nam.
3.2.5.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch liên quan quan đến FDI
Xây dựng qui hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu để xác định rõ phạm vi về hoạt động của FDI và của cơ sở đầu tư trong nước làm cơ sở cho việc định kỳ công bố các danh mục dự án kêu gọi đầu tư đăặc biệt là các ngành như điện, điện tử, xi măng, sắt thép, rượu bia, nước giải khát, sữa, chất tẩy rửa ....
Nghiên cứu đánh giá để có quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế mang tính khả thi, phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và vùng lãnh thổ và quy hoạch phát triển ngành kinh tế kỹ thuật.
Trước mắt tập trung vào các giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - xã hội và thu hút đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp đã phê duyệt.
3.2.5.3. Xử lý kịp thời những vướng mắc của các nhà đầu tư để thúc đẩy nhanh quá trình xem xét cấp giấy phép đầu tư và quá trình triển khai các dự án.
Nghiên cứu xác lập các chủ trương rõ ràng về các vấn đề có tính nguyên tắc làm cơ sở cho việc xử lý đúng đắn các trường hợp cụ thể như các vấn đề : bảo hộ sản xuất trong nước, các lĩnh vực trong nước tự làm, về tư nhân hợp tác với nước ngoài, về nợ của các khu vực FDI, về sử dụng các thiết bị máy móc đã qua sử dụng, về hình thức 100% vốn nước ngoài và tỷ lệ góp vốn của Việt Nam trong các liên doanh.
Việc bảo hộ trong nước phải được đặt trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào ASEAN, AFTA và chuẩn bị tham gia vào WTO nghĩa là sẽ phải chấp nhận cạnh tranh ác liệt do xu thế tự do hóa đầu tư và thương mại mang đến. Do đó, bảo hộ sản xuất không chỉ bảo hộ riêng cho doanh nghiệp VN mà cả doanh nghiệp FDI trên lãnh thổ Việt Nam và nó là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam, là pháp nhân Việt Nam, không chỉ bảo hộ cho người sản xuất mà phải bảo vệ cả quyền lợi cho người tiêu dùng đước quyền sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Bảo hộ sản xuất phải có điều kiện và có thời gian để doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ hơn giá nhập khẩu, không bảo hộ những cung cách làm ăn không hiệu quả, lạc hậu, cản bước tiến của công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Rà soát lại tất cả các danh mục, các dự án đang chuẩn bị đầu tư để xử lý các vướng mắc, thúc đẩy dự án sớm hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép như các dự án xây dựng nhà máy điện Quảng ninh, Phú Mỹ 2-2, nhà máy điện Sóc Trăng ..., sản xuất Methanol, nhựa đường, xi măng, các hợp đồng viễn thông, các nhà máy cấp nước ở Hà Nội, TP HCM, các dự án của Daewoo, Mitsui ... Phần lớn các dự án này vướng mắc về giá cả của các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án, liên quan đến những doanh nghiệp của VN. Nguyên tắc xử lý chung phải đứng trên lợi ích tổng thể của quốc gia, hiệu quả đích thực của dự án để điều hòa lợi ích giữa các đối tác tham gia dự án.
Đặt trọng tâm của công tác quản lý FDI vào tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang triển khai ở VN. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp miễn giảm thuế và các hỗ trợ khác để các doanh nghiệp FDI vượt qua tình trạng khó khăn, chấp nhận các donh nghiệp giãn tiến độ, nợ thuế. Xử lý sớm các dự án đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện như công ty liên doanh Coca - Cola, công ty nước giải khát quốc tế IBC, cảng quốc tế Vũng Tàu, công ty xi măng Hà Phòng...
Rà soát củng cố lại các công cụ tài chính kế toán để tăng cường hoạt động giám sát tài chính doanh nghiệp FDI nhằm khắc phục các cơ sở gây thiệt hại đến lợi ích ở VN.
3.2.5.4. Tăng cường quản lý Nhà nước với hoạt động FDI
Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI trên cơ sở tổ chức hợp lý hóa từ TW đến địa phương, mạnh dạn phân cấp, ủy quyền cho các địa phương trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI trên điạ bàn để đơn giản hóa thủ tục, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Rà soát và cải tiến mạnh mẽ hơn nữa tất cả các thủ tục liên quan đến ĐTNN theo hướng tinh giảm đầu mối, công khai quy định thời hạn và người có trách nhiệm xử lý.
3.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
Sự nghiệp ĐTNN là sự nghiệp mới mẻ của toàn Đảng, toàn dân. Hầu hết các cán bộ đang tham gia hoạt động ĐTTT dù tại các cơ quan quản lý hay trực tiếp trong các doanh nghiệp có vốn FDI của nước ngoài đều còn rất bỡ ngỡ với các công tác này. Để góp phần làm cho hoạt động đầu tư của cả nước đạt được một số kết quả đáng khích lệ như ngày hôm nay, đội ngũ này đã lấy nhiệt tình với bản lĩnh công tác đã được hun đúc và tạo lập trong quá trình trước đây, vừa làm vừa học, để bù đắp cho những kiến thức đầu tư. Quá trình tự đào tạo một số đã vươn lên đáp ứng đước yêu cầu của công ty mới. Tuy nhiên so dự gia tăng về quy mô về tính phức tạp của hoạt động đầu tu, do yêu cầu phải quản lý hữu hiệu vốn ĐTTT ở cấp vĩ mô, đội ngũ này phải được đào tạo lại, trang bị thêm những kiến thức về kinh tế, chính trị để bắt kịp với yêu cầu của thời đại, vừa tinh thông về chuyên môn, vừa vững vàng về phẩm chất. Bên cạnh đó phải tính đến việc đào tạo một cách có bài bản, đào tạo chính quy cho lực lượng kế tục. Do đó, trong những năm tới cần khẩn trương tiến hành những giải pháp sau :
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về luật pháp, chính sách, chuyên môn đối với cán bộ làm hợp tác đầu tư với nước ngoài.
- Thí điểm hình thức thi tuyển hoặc có cơ chế bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trongliên doanh. Rà soát để sàng lọc để nâng cao chất lượng cán bộ.
- Phối hợp với Bộ Lao động thương binh và xã hội và các doanh nghiệp nước ngoài tổ chức tốt việc nâng cao tay nghề cho người lao động.
Kết luận
Trong 10 năm qua, đầu tư nước ngoài đã đạt được thành tựu rất đáng khích lệ, đóng góp có ý nghĩa vào thành tựu chung của nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh các thành tựu đạt được do nỗ lực từ hai phía Chính phủ và các doanh nghiệp, còn nhiều vấn đề, nhiều khó khăn phải giải quyết, không phải chỉ ở phía Chính phủ, mà đòi hỏi các doanh nghiệp nước ngoài cũng phải thể hiện thiện chí để thực hiện cam kết khi vào đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Tài chính - Tiền tệ trong khu vực hiện nay, Chính phủ Việt Nam hiểu rõ phải tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của thị trường đầu tư ở Việt Nam.
Với thiện chí, quyết tâm của mình, Chính phủ Việt Nam sẽ làm tất cả những gì làm được để đảm bảo sự phát triển của đất nước. Trong đó có sự phát triển, thành đạt của các công ty nước ngoài đã đến đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam.
Việt Nam có câu tục ngữ "đất lành chim đậu", chúng ta mong rằng các nhà ĐTNN sẽ cùng chúng ta vun xới cho mảnh đất Việt Nam thêm tốt lành, là nơi đậu an toàn cho các đàn chim từ khắp bốn biển 5 châu. Và chính vì vậy chúng ta ngày càng phải hoàn thiện hơn hoạt động quản lý Nhà nước đối với ĐTNN để tăng thêm sức hấp dẫn với các nhà ĐTNN.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Đầu tư nước ngoài - Đại học Ngoại thương - Hà Nội
2. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật ĐTNN -Vụ PL ĐTNN
3. Báo cáo "Tình hình và phương hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam" - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
4. Một số ý kiến về tình hình Đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
5. Tập hợp các tài liệu liên quan đến buổi gặp của Thủ tướng Chính phủ với đại diện của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày 4/2/1998
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
6. Nghị định 12/CP, Nghị định 10/CP - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
7. Luật Đầu tư nước ngoài
mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34088.doc