Tài liệu Hoạt động Nhập khẩu thép ở Công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm. Thực trạng và giải pháp: ... Ebook Hoạt động Nhập khẩu thép ở Công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm. Thực trạng và giải pháp
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động Nhập khẩu thép ở Công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã không ngừng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các DN thương mại hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu mà Công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm là một trong số đó. Hoạt động KD chủ yếu của Công ty là KD thương mại và chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,… từ nước ngoài để bán cho các bạn hàng có nhu cầu ở trong nước. Sau một thời gian tìm hiểu về hoạt động của Công ty, em đã chọn đề tài sau cho luận văn của mình:
“Hoạt động nhập khẩu thép ở Công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm. Thực trạng và giải pháp”
Kết cấu bài luận văn của em gồm có 3 chương:
Chương I : Lý luận chung về nhập khẩu thép ở các doanh nghiệp thương mại.
Chương II : Thực trạng hoạt động nhập khẩu thép tại Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm.
Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thép của Công ty.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự hướng dẫn, sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Trần Bích Ngọc- Giảng viên Khoa Thương mại. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hết sức quý báu đó! Tuy nhiên do nhận thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn, đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn và giúp em nâng cao được tầm nhận thức.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU THÉP
Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
Khái niệm về xuất nhập khẩu
1.1 Khái niệm
Nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước.
1.2 Hợp đồng xuất nhập khẩu
Hợp đồng nhập khẩu là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán ở hai nước khác nhau.Trong đó quy định, bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao quyền sở hữu và các chứng từ có liên quan cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng.
1.2.1 Nội dung cơ bản của hợp đồng nhập khẩu hàng hoá:
Một hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thường gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và kết thúc.
Phần mở đầu: các chủ thể của hợp đồng, căn cứ pháp lý, địa điểm ngày tháng ký kết hợp đồng và mục đích ký kết hợp đồng,
Phần nội dung bao gồm các điều khoản hợp đồng. Các điều khoản chủ yếu như tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và địa điểm giao hàng, thanh toán. Thiếu một trong những điều khoản này thì hợp đồng trở nên vô hiệu. Các điều khoản cần thiết khác như bao bì, đóng gói, ký mã hiệu, trọng tài…Thiếu một trong các điều khoản này thì hợp đồng chỉ vô hiệu từng phần.
Phần kết thúc: đại diện các bên, chức vụ, ngày tháng và địa điểm ký kêt hợp đồng, chữ ký.
1.2.2 Các hình thức nhập khẩu
1.2.2.1 Nhập khẩu trực tiếp:
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà người ký kết hợp đồng nhập khẩu là người trực tiếp mua lô hàng đó và thánh toán tiền hàng.
1.2.2.2 Nhập khẩu uỷ thác:
Nhập khẩu uỷ thác là hình thức nhập khẩu mà theo đó đơn vị đặt hàng gọi là bên uỷ thác giao cho đơn vị ngoại thương gọi là bên nhận uỷ thác, tiến hành nhập khẩu một lô hàng nhất định. Bên nhận uỷ thác phải ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu với danh nghĩa của mình nhưng bằng chi phí của bên uỷ thác.
1.2.2.3 Nhập khẩu tái xuất
Nhập tái xuất là hình thức nhập khẩu mà người nhập khẩu tiến hành nhập khẩu hàng hoá để phục vụ mục đích xuất khẩu.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu thép ở các doanh nghiệp
2.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài DN.
a) Cung - cầu về thép ở thị trường trong nước.
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, từng bước CNH - HĐH nên nhu cầu về thép dùng trong sản xuất hàng tiêu dùng, trong công nghiệp chế tạo máy móc, và đặc biệt là trong xây dựng cơ sở hạ tầng là vô cùng lớn. Mặt khác, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất thép trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng đó. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu thép của các DN trong nước.
b) Chính sách của Nhà nước.
Từ sau Đại hội Đảng VI, nước ta đã đưa ra chính sách mở của thị trường, mở rộng quan hệ làm ăn với các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia vào nhiều khối liên minh, liên kết về kinh tế, chính trị như: ASEAN, AFTA, WTO,... Việc tham gia vào các khối này đã góp phần làm tăng hoạt động nhập khẩu thép của các DN Việt Nam từ các nước thành viên trong khối.
Ngoài ra, các Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật thuế XNK,... của nước ta đều thống nhất về việc khuyến khích các thương nhân, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động nhập khẩu thép theo quy định của pháp luật.
c) Sự ổn định của chính trị - xã hội.
Có thể nói, Việt Nam là một trong số các quốc gia có tình hình chính trị - xã hội ổn định nhất trên thế giới. Việt Nam là nước có một Đảng duy nhất cầm quyền với quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội, phát triển nền kinh tế của các thành viên trong Đảng luôn thống nhất. Điều này sẽ giúp cho các DN nhập khẩu thép trong nước sẽ yên tâm để làm ăn.
d) Sự hoàn thiện của hệ thống luật pháp.
Hiện nay, hệ thống luật pháp ở nước ta lại chưa được hoàn thiệ, vẫn còn nhiều thiếu sót cũng như hiệu lực của luật pháp trong đời sống kinh tế - xã hội là chưa cao. Điều này sẽ gây khó khăn cho các DN nhập khẩu thép.
e) Vị trí địa lý của nước ta.
Vị trí địa lý là một nhân tố có ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động nhập khẩu của các DN. Khoảng cách giữa các quốc gia nhập khẩu với các quốc gia cung cấp nguồn thép càng gần thì chi phí vận chuyển cũng như mức độ rủi ro càng thấp, nó sẽ làm giảm chi phí đầu vào và giá thành mặt hàng thép. Việt Nam lại là một quốc gia có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho hoạt động buôn bán quốc tế, nước ta lại nằm tai trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là cầu nối giữa các quốc gia trong khu vực với nhau, giữa các quốc gia trong khu vực với các quốc gia ngoài khu vực. Chính điều này đã giúp cho hoạt động nhập khẩu thép của các DN trong nước diển ra một cách dễ dàng, đỡ tốn kếm về chi phí vận chuyển.
2.2. Các nhân tố thuộc môt trường bên trong doanh nghiệp.
a) Tiềm năng con người.
Trong kinh doanh, con người chính là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Một DN có ban lãnh đạo sang suốt với những chiến lược, kế hoạch đúng đắn, có đội ngũ cán bộ lành nghề, nhiệt huyết với công việc,... sẽ đem đến thành công cho DN trong hoạt động nhập khẩu thép.
b) Tiềm lực tài chính.
Tiềm lực tài chính là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của DN thông qua khối lượng vốn mà DN có thể huy động vào KD, khả năng phân phối, quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong KD. Thép là một mặt hàng có khả năng lớn, giá trị của một hợp đồng nhập khẩu thép có thể lên tới hàng triệu USD. Vì vậy, nếu tiềm lực tài chính của DN hạn chế thì sẽ bỏ lỡ những hợp đồng nhập khẩu thép có giá trị lớn tức là bỏ lỡ cơ hội KD trên thị trường.
c) Tiềm lực vô hình.
Tiềm lực vô hình chính là sức mạnh của DN mà người ta không thể lượng hoá được một cách trực tiếp mà phải đo qua các tham số trung gian. Uy tín cúa DN, mối quan hệ xã hội của ban lãnh đạo DN,... là những yếu tố sẽ giúp cho DN sẽ dễ dàng hơn trong việc kiếm bạn hàng, mua thép cũng như trong hoạt động tiêu thụ thép. Tiềm lực vô hình không tự nhiên mà có, nó có thể được hình thành một cách tự nhiên nhưng nhìn chung cần tạo dựng một cách có ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho DN.
d) Vị trí địa lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp.
Khi một DN có vị trí địa lý thuận lợi (gần cảng, nơi dễ tiêu thụ thép,...) hay có cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt (nhà kho rộng, thiết bị bảo quản tốt,...) thì Dn sẽ có thể giảm thiểu chi phí KD, tăng lợi nhuận,... Đó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu thép.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SẢN XUẤT DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU TỪ LIÊM
I.Giới thiệu về công ty.
1. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c«ng ty cæ phÇn s¶n xuÊt dÞch vô xuÊt nhËp khÈu Tõ Liªm
So víi qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn chung cña c«ng ty nãi chung, th× C«ng ty cæ phÇn s¶n xuÊt dÞch vô xuÊt nhËp khÈu Tõ Liªm cã mét ®Æc ®iÓm t¬ng ®èi ®Æc biÖt. Cô thÓ lµ, víi mét m« h×nh lµ Ban qu¶n lý HTX mua b¸n huyÖn Tõ Liªm ®îc thµnh lËp tõ n¨m 1956. §Õn n¨m 1980, thùc hiÖn chñ tr¬ng cña Nhµ níc, Ban qu¶n lý HTX huyÖn Tõ Liªm ®îc t¸ch ra lµm 2. C«ng ty c«ng nghÖ phÈm huyÖn Tõ Liªm vµ Ban qu¶n lý HTX mua b¸n huyÖn Tõ Liªm.
Víi mét hÖ thèng cöa hµng mua b¸n, mµ tríc ®©y thêng gäi lµ cña hµng mua b¸n hîp t¸c x·. Cã mét hÖ thèng c¸c cña hµng b¸n lÎ, ph©n phèi hµng ho¸ trong thêi kú bao cÊp. N¨m 1990, Ban qu¶n lý HTX mua b¸n HuyÖn Tõ Liªm ®îc chuyÓn thµnh C«ng ty th¬ng m¹i tæng hîp. §Õn n¨m 1992, thùc hiÖn chñ tr¬ng, chÝnh s¸ch cña §¶ng vµ Nhµ níc vÒ viÖc rµ so¸t vµ s¾p xÕp l¹i doanh nghiÖp Nhµ níc, th× C«ng ty c«ng nghÖ phÈm huyÖn Tõ Liªm vµ C«ng ty th¬ng m¹i tæng hîp ®îc s¸t nhËp vµ ®æi tªn thµnh C«ng ty s¶n xuÊt dich vô hµng xuÊt nhËp khÈu Tõ Liªm theo quyÕt ®Þnh sè 3477/Q§UB ngµy 25/12/1992 cña UBND Thµnh phè Hµ néi. §Õn th¸ng 10 n¨m 1999, c«ng ty ®îc tiÕn hµnh cæ phÇn ho¸ theo quy ®Þnh chung cña ph¸p luËt vµ ®îc thµnh lËp theo quyÕt ®Þnh sè: 4210/Q§UB ngµy 12 th¸ng 10 n¨m 1999 cña UBND Thµnh phè Hµ néi:
Tªn c«ng ty: C«ng ty cæ phÇn s¶n xuÊt dÞch vô xuÊt nhËp khÈu Tõ Liªm
Tªn giao dÞch: TULTRACO
§Þa chØ: Sè 97 phêng Quan hoa, quËn CÇu giÊy, Hµ néi
§¨ng ký kinh doanh sè: 056627 do së kÕ ho¹ch ®Çu t Hµ néi cÊp ngµy 05/11/1999
M· sè thuÕ: 0100703863
Vèn ®iÒu lÖ: 4.251.000.000.®ång
Ng©n hµng giao dÞch:
- Ng©n hµng c«ng th¬ng Ba ®×nh
- Ng©n hµng N«ng nghiÖp huyÖn Tõ Liªm
- Ng©n hµng Sµi gßn Th¬ng TÝn
Chøc n¨ng, nhiÖm vô cña C«ng ty:
- Bu«n b¸n t liÖu s¶n xuÊt, t liÖu tiªu dïng;
- §¹i lý mua, b¸n, ký göi hµng ho¸;
- L¾p r¸p ®å ®iÖn gia dông, ®iÖn tö, ®iÖn l¹nh;
2/ Tæ chøc bé m¸y trong c«ng ty
2.1/ C¬ cÊu tæ chøc bé m¸y cña c«ng ty Cæ phÇn s¶n xuÊt dÞch vô XNK Tõ Liªm
* §¹i héi cæ ®«ng
* Héi ®ång qu¶n trÞ
* Gi¸m ®èc c«ng ty
* Phã gi¸m ®èc c«ng ty
* C¸c phßng chøc n¨ng:
- Phßng tæ chøc hµnh chÝnh
- Phßng kÕ to¸n, tµi vô
- Phßng kinh doanh xuÊt nhËp khÈu I
- Phßng kinh doanh xuÊt nhËp khÈu II
- Phßng kinh doanh xuÊt nhËp khÈu III
- Phßng kinh doanh thuèc t©n dîc A
- Phßng kinh doanh thuèc t©n dîc B
- Phßng kinh doanh néi th¬ng
- Phßng kinh doanh ¨n uèng, nhµ hµng
- Phßng kinh doanh thÓ thao, vui ch¬i gi¶i trÝ
- Xëng may xuÊt khÈu
- Xëng l¾p r¸p ®iÖn l¹nh
- Phßng kinh doanh xuÊt nhËp khÈu 10
2. Đánh giá về hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty Cổ sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm là một doanh nghiệp thương mại nhập khẩu các mặt hàng rất phong phú và đa dạng như: xe cứu thương, ô tô, máy xúc, máy ủi, điều hoà, hoá chất, máy in, săm lốp, vòng bi, thiết bị y tế,... và thép. Trong những năm qua , Công ty đã liên tục phát triển với những bước đi đột phá.
Năm 2003 đạt 273.000.000.000 VNĐ
Năm 2004 đạt 459.000.000.000 VNĐ
Năm 2005 đạt 634.000.000.000 VNĐ
Năm 2006 đạt 860.000.000.000 VNĐ
Năm 2007 đạt 1400.000.000.000 VNĐ
Doanh số KD thương mại - dịch vụ luôn đạt mức tăng trưởng cao, thể hiện trong biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ 2.1. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2003 - 2007
Tổng trị giá nhập khẩu của Công ty tăng liên tục qua các năm, từ 7,6 triệu USD ở năm 2003 đã lên đến 16,8 triệu USD vào năm 2004. Đến năm 2007 thì con số này đã lên đến 35,89 triệu USD. Sự thay đổi được biểu hiện rõ qua biểu đồ sau:
Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD)
BIẺU ĐỒ 2.2. KIM NGẠCH NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2004 - 2007
Kết quả trên đã góp phần rất lớn vào thành tựu trong hoạt động KD của Công ty trong những năm qua. Những thành tựu đó được tổng hợp qua bảng sau:
BẢNG 2.1. BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2001 - 2007
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1
Vốn
7.964
8.262
12.511
14.470
18.610
20.174
30.976
2
Doanh thu
227.046
216.332
273.176
473.291
634.272
702.129
803.326
3
Lợi nhuận
357
754
1.190
4.154
4.169
4.362
4.873
4
LN/Vốn(%)
4,48
9,13
9,51
28,71
22,40
22,40
15,73
5
LN/Doanh Thu (%)
0,16
0,35
0,44
0,88
0,66
0,62
0,69
6
NSLĐ
2.183
2.080
2.627
4.551
6.099
6.451
6.920
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo KD của Công ty qua các năm.
Qua bảng trên ta thấy được sự phát triển nhanh chóng của Công ty. Nếu như số vốn của Công ty năm 2001 là 7.964 (triệu đồng) thì đến năm 2007 đã lên đến 30.976 (triệu đồng). Còn về doanh thu thì vào năm 2001, doanh thu của Công ty là 227.046 (triệu đồng) thì đến năm 2005 và năm 2007, con số này lần lượt là 634.272 (triệu đồng) và 803.326 (triệu đồng). Cùng với vốn và doanh thu, lợi nhuận của Công ty cũng có sự tăng trưởng đáng kể từ 357 (triệu đồng) ở năm 2001 đã lên đến 4.873 (triệu đồng) vào năm 2007. Đây đúng là một sự tăng trưởng rất nhanh chóng đối với một công ty có quy mô trung bình như Công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm. Sự tăng trưởng ấy đặc biệt nhanh kể từ khi Công ty tiến hành cổ phần hoá vào năm 2005.
Những thành tựu trong hoạt động KD của Công ty còn được thể hiện qua việc Công ty luôn vượt kế hoạch về các chỉ tiêu đề ra cho các năm. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
BẢNG 2.2. BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2005 - 2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
KH
T.Hiện
KH
T.Hiện
KH
T.Hiện
KH
T.Hiện
Tổng doanh thu
481.00
634.30
576.50
702.10
753.60
803.00
904.32
915.42
Nộp ngân sách
22.60
40.20
23.70
30.80
27.90
54.20
33.48
62.33
Kim nghạch XNK
310.00
396.90
455.72
481.20
499.50
521.60
524.48
532.03
Đóg góp từ NK Thép (%)
64.45
62.57
79.05
68.54
66.28
64.96
58.00
58.12
Lợi nhuận
3.20
4.17
3.60
4.36
4.00
5.54
4.40
6.76
Nguồn: Tổng hợp từ kế hoạch kinh doanh
2. Kết quả hoạt động nhập khẩu thép của Công ty.
2.1. Kim ngạch nhập khẩu thép.
Kim ngạch nhập khẩu thép qua các năm có rất nhiều biến động cả về số lượng, giá trị và chủng loại. Sau đây là các Bảng kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty qua các năm gần đây:
Kim ngạch XK thép 2006-2008
Nhập khẩu
Đơn vị tính
2006
2007
2008
Số lượng
Trị giá (USD)
Số lượng
Trị giá (USD)
Số lượng
Trị giá (USD)
Trong đó:
8,011,535.12
15,590,034.32
24,293,548.04
Trực tiếp:
7,466,959.34
14,597,766.32
22,626,537.80
Nhận ủy thác:
544,575.78
992,268.00
1,667,010.24
1. Loại thép nhập khẩu/nước
7,466,959.34
45,704.00
14,597,766.32
81,508.00
22,626,537.80
Thép hợp kim/Nhật Bản
Tấn
625.00
309,375.00
873.00
289,400.60
1,980.00
514,800.00
Thép cán nóng/Hồng Không
Tấn
680.00
414,800.00
345.00
148,690.89
720.00
277,200.00
Thép tấm cán kéo/Nhật bản
Tấn
2,520.00
1,222,200.00
6,485.00
1,900,192.90
10,754.00
2,204,570.00
Thép/Hàn Quốc
Tấn
2,366.00
1,596,923.00
265.00
142,902.72
1,015.00
496,335.00
Thép phế/Nam Phi
Tấn
1,466.00
351,195.04
8,435.00
1,753,062.57
13,597.00
2,295,642.70
Thép phế/Anh
Tấn
678.00
164,826.90
1,897.00
475,898.22
3,360.00
738,469.51
Thép phế/Trung Mỹ
Tấn
3,140.00
1,748,953.00
3,742.00
932,515.97
5,381.00
1,121,012.97
Thép phế/Pilippin
Tấn
3,754.00
938,485.50
7,617.00
1,452,762.12
12,097.00
2,040,485.67
Thép/Trung Quốc
Tấn
838.00
545,468.23
15,883.00
7,374,015.27
31,752.00
12,382,517.95
Cán thép/Trung Quốc
Tấn
111.00
174,732.67
162.00
128,325.06
852.00
555,504.00
2. Nhập khẩu ủy thác
544,575.78
3,825.00
992,268.00
1,667,010.24
Thép phế/Cameroon,UAE,Ghana
Tấn
820.59
320,031.42
2,524.00
660,306.45
4,892.00
1,002,860.00
Thép phế/Tây Phi
Tấn
1,030.00
224,544.36
1,301.00
331,961.55
2,959.00
664,150.24
năm 2006, hoạt động nhập khẩu thép của Công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng cao. Kim ngạch nhập khẩu thép đã lên tới 8,01 triệu USD, đã không chỉ đạt mà còn vượt kế hoạch được đề ra đầu năm. Đến năm 2007, kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty cũng có bước nhảy vọt từ 8,01 triệu USD vào năm 2006 lên tới 15,59 triệu USD, tức là tăng 94,6% so với năm 2006. Ta có thể thấy được rõ mức tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu thép qua các năm theo biểu đồ sau:
Kim ngạch (1000 USD)
BIỂU ĐỒ 2.3. KIM NGẠCH NHẬP KHẨU THÉP GIAI ĐOẠN 2004 - 2007
2.2. Kim ngạch nhập khẩu thép theo mặt hàng.
Ta có bản kim ngach nhập khẩu thép theo mặt hàng từ năm 2004 đến năm 2008 như bảng dưới đây:
XK theo mặt hàng
Mặt hàng
2006
2007
2008
SL(Tấn)
Giá trị (USD)
SL(Tấn)
Giá trị (USD)
SL(Tấn)
Giá trị (USD)
Thép không gỉ
625.00
309,375.00
873.00
289,400.60
1,980.00
514,800.00
Cán thép
111.00
174,732.67
162.00
128,325.06
852.00
555,504.00
Thép thường
2,366.00
1,596,923.00
265.00
142,902.72
1,015.00
496,335.00
Thép tấm cán
2,520.00
1,222,200.00
6,485.00
1,900,192.90
10,754.00
2,204,570.00
Thép tấm
680.00
414,800.00
345.00
148,690.89
720.00
277,200.00
Thép phế
9,876.00
4,293,504.45
41,399.00
12,980,522.15
66,187.00
20,245,139.04
Tổng
16,178.00
8,011,535.12
49,529.00
15,590,034.32
81,508.00
24,293,548.04
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất nhập khẩu của Công ty.
Vào năm 2004, do Công ty mới bắt đầu quan tâm tới nhập khẩu mặt hàng thép nên kim ngạch, cơ cấu mặt hàng thép là chưa cao. Công ty mới chỉ tiến hành nhập về 3 mặt hàng thép là : thép không gỉ, thép tấm cán và cán thép.
Sang năm 2005, Công ty đã quan tâm hơn tới mặt hàng thép nên đã nhập khẩu thêm một số loại khác nữa là: thép cuộn và thép thường. Sự có mặt của thép thường với số lượng lớn (10.820 tấn) đã khiến cho kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty tăng vọt lên tới 5.731.566,39 USD. Ngoài ra cũng phải kể tới sự gia tăng về số lượng và giá trị nhập về của những loại mặt hàng thép còn lại: thép không gỉ đã tăng từ 43 tấn lên 236,5 tấn; cán thép tăng từ 163 tấn lên 405 tấn. Do đó, mặc dù Công ty không tiến hành nhập khẩu thép tấm cán nữa nhưng tổng số lượng và giá trị nhập khẩu thép của Công ty vẫn tăng rất mạnh.
Tới năm 2006, mặc dù mặt hàng thép của Công ty nhập về giảm mạnh từ 10.820 tấn xuống còn 179,67 tấn nhưng bù lại Công ty đã nhập thêm những mặt hàng khác như: thép tấm, thép góc, thép phế với trị giá cao. Do đó, giá trị nhập khẩu của Công ty năm 2006 vẫn có sự tăng trưởng so với năm 2005, đạt 8.011.535,12 USD.
Năm 2007, Công ty vẫn tiếp tục nhập khẩu tất cả các loại thép đã nhập ở năm 2006, trong đó hầu hết các loại thép đều có sự tăng trưởng về giá trị như: thép không gỉ, thép tấm cán,.. và đặc biệt là thép phế. Một số loại thép khác thì có sự giảm về trị giá nhập khẩu nhưng không đáng kể nên tổng kim ngạch nhập khẩu thép thép của Công ty trong năm đã đạt đến 15,59 triệu USD.
2.3. Kim ngạch nhập khẩu thép theo thị trường.
Ta có bảng kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty theo thị trường qua các năm, 2006, 2007,2008 như sau:
Thị trường
2006
2007
2008
Giá trị
(USD)
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỉ trọng
(%)
Nhật Bản
1,531,575.00
19.12
2,189,593.50
14.04
2,719,370.00
11.19
Nam Phi
351,195.04
4.38
1,753,062.57
11.24
2,295,642.70
9.45
Trung Quốc
720,200.90
8.99
7,502,340.33
48.12
12,938,021.95
53.26
Trung Mỹ
1,748,953.00
21.83
932,515.97
5.98
1,121,012.97
4.61
Tây Phi
224,544.36
2.80
331,961.55
2.13
664,150.24
2.73
Philippin
938,485.50
11.71
1,452,762.12
9.32
2,040,485.67
8.40
Anh
164,826.90
2.06
475,898.22
3.05
738,469.51
3.04
Hàn Quốc
1,596,923.00
19.93
142,902.72
0.92
496,335.00
2.04
Khác
734,831.42
9.17
808,997.34
5.19
1,280,060.00
5.27
Tổng
8,011,535.12
100.00
15,590,034.32
100.00
24,293,548.04
100.00
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất nhập khẩu của Công ty.
* Thị trường Ấn Độ.
Cùng với Trung Quốc và Nga thì Ấn Độ là một trong những thị trường đầu tiên cả Công ty trong hoạt động nhập khẩu thép, tuy nhiên đến năm 2007 thì Công ty đã không nhập khẩu từ thị trường này nữa. Tỉ rọng thép nhập khẩu từ Ấn Độ có sự giảm sút qua các năm: mặc dù năm 2005 trị giá nhập khẩu thép từ quốc gia này gấp 9,43 lần năm 2004 nhưng do Công ty tăng cường nhập khẩu thép ở các thị trường khác như Trung Quốc, Hàn Quốc nên tỉ trọng nhập khẩu thép vẫn giảm từ 12,33% xuống còn 7,88%, đến năm 2006 thì chỉ còn 0,41% và không nhập từ thị trường này vào năm 2007. Quốc gia này có trình độ công nghệ sản xuất thép vào loại khá trong khu vực. Công ty thường nhập về từ thị trường này mặt hàng thép không gỉ với số lượng không cao nhưng có giá trị lớn và khả năng sinh lời là khá cao.
* Thị trường Malaysia, Hàn Quốc.
Malaysia và Hàn Quốc là hai thị trường mới của Công ty, đến năm 2005 Công ty mới bắt đầu nhập khẩu thép từ hai thị trường này. Hai thị trường này có trình độ sản xuất thép khá cao, chất lượngthép tương đối ổn định, tuy nhiên giá cả ở đây cũng tỉ lệ thuận với chất lượng sản phẩm, chi phí vận tải cho việc nhập khẩu thép là khá cao. Do vậy Công ty chỉ nhập khẩu thép với tỉ trọng nhỏ từ hai thị trường này.
* Thị trường Trung Quốc.
Có thể nói, Trung Quốc là một bạn hàng lớn với Công ty về lĩnh vực nhập khẩu thép. Số lượng và chủng loại thép nhập khẩu từ thị trường này có sự tăng vọt. Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty từ Trung Quốc mới chỉ là 119.894,97 USD thị ngay vào năm 2005 con số này đã lên đến 4,5 triệu USD, và đến năm 2007 đạ 7,5 triệu USD. So với các thị trường khác thì tỉ trọng thép nhậ khẩu từ thị trường này luôn ở mức cao, lần luợt từ năm 2004 đến năm 2007 là 30,84%; 78,57%; 8,98% và 48,12%. ở dĩ như vậy là bởi Trung Quốc và Việt Nam gần nhau về địa lý nên chi phí cho hoạt động vận tải nhập khẩu thép từ Trung Quốc là khá nhỏ, tuy nhiên chất lượng thép ở đây lại thường không cao như các nước khác. Công ty đã nhập khẩu nhiều loại mặt hàng thép từ quốc gia này, trong đó chủ yếu là cán thép và thép thường. Tuy nhiên đến năm 2006, do có sự chuyển hướng chiến lược nên mặt hàng thép thường đã có sự giảm mạnh cả về số lượng lẫn giá trị.
* Thị trường Nga.
Thị trường Nga là thị trường chưa ổn định của Công ty. Năm 2004, Công ty nhập khẩu thép từ Nga với giá trị 220.916,32 USD; nhưng năm 2005 hoạt động nhập khẩu thép từ thị trường này bị ngưng lại rồi đến năm 2006 Công ty lại nhập khẩu thép từ Nga với giá trị tăng vọt lên tới 1.748.953 USD. Sở dĩ như vậy là bởi Công ty chưa tìm được đối tác trên thị trường này cho dù Nga là một đất nước có trình độ luyện kim hàng đầu thế giới. Tuy vậy, mỗi năm nhập khẩu thép từ thị trường này thì Công ty lại nhập với một tỉ trọng tương đối so với các thị trường khác. trong tương lai, Công ty đã lên kế hoạc khai thác những tiềm năng to lớn của thị trường này. Muốn vậy, Công ty cần phải đầu tư tương đối nhiều vốn hơn nữa bởi mức giá thép ở đây là khá cao do có chất lượng cao.
Đây là thị trường mới của Công ty, hoạt động nhập khẩu thép từ thị trường này chỉ mới bắt đầu từ năm 2006. Kim ngạch nhập khẩu thép nhóm các thị trường này cũng chiếm một tỉ trọng khá lớn là 48,85% (năm 2006) và 50,96% (năm 2007) để bù đắp lại những thiếu hụt về nguồn hàng trong những thị trường lớn khác.
3. Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu thép của Công ty
3.1. Ưu điểm:
- Mặc dù chuyển từ DN Nhà nước sang Công ty Cổ phần vào năm 2005 đã đem đến cho Công ty rất nhiều thay đổi trong mọi lĩnh vực, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty vẫn không ngừng tăng trưởng.
- Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao trong các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu thép.
Để có được những thành tựu trong quá trình hoạt nhập khẩu thép như trong thời gian qua, Công ty phải có rất nhiều điểm mạnh mà đầu tiên phải kể đến đó chính là yếu tố về con người. Đối với Công ty, đội ngũ cán bộ công nhân viên chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong KD. Công ty đang có trong tay những người lãnh đạo dám nghĩ, dám làm, quyết đoán, sáng suốt,... nên những quyết định luôn được đưa ra kịp thời, những chiến lược luôn tỏ ra đúng đắn,... Ngoài ra phải kể tới đó là một đội ngũ nhân viên tâm huyết có năng lực. Đây cũng chính là chìa khoá để thu về những thành công trong các thương vụ.
- Công ty có kinh nghiệm lâu năm trong việc hoạt động nhập khẩu thép.
Ngay từ khi mới thành lập, Công ty đã tham gia vào các hoạt động nhập khẩu thép để phục vụ KD. Do đó, Công ty đã có rất nhiều những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực nhập khẩu thép để có thể tiết kiệm được cả về thời gian lẫn chi phí.
- Công ty có uy tín cao trong lĩnh vực nhập khẩu thép cả ở thị trường trong nước và quốc tế.
Trong quá trình hoạt động KD, Công ty luôn chú trọng tới việc tạo dựng niềm tin, giữ chữ tín đối với các bạn hàng. Nhờ vậy mà Công ty đã có được nhiều mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng cả trong nước lẫn trên thế giới. Điều này đã giúp cho Công ty có được những mối hàng quen thuộc, có tính ổn định cao và duy trì hoạt động KD một cách lâu dài.
- Kết quả KD nói chung và kim ngạch nhập khẩu thép đều ở mức cao và tăng đều qua các năm.
Một điểm mạnh nữa của Công ty chính là kết quả hoạt động KD trong thời gian qua như: doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả KD ngày càng tăng nhanh, tốc độ quay vòng vốn cao, lợi nhuận ngày càng nhiều hơn,... Đóng góp vào kết quả KD đó chính là việc kim ngạch nhập khẩu thép tăng cao, mặt hàng và thị trường ngày càng mở rộng. Điều này sẽ giúp cho Công ty có thể mở rộng quy mô KD trong tương lai.
- Công ty có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp thép trên thị trường thế giới cũng như với những đơn vị mua thép ở trong nước.
- Thị trường nhập khẩu thép ngày càng được mở rộng, đồng thời có sự tăng lên về số lượng các nhà cung cấp thép.
3.2. Nhược điểm.
- Thiếu vốn trong KD.
Những mặt hàng Công ty nhập khẩu nói chung và mặt hàng thép nói riêng đều là những mặt hàng có giá trị cao nên cần phải có nhiều vốn. Tuy nhiên, vốn lại là một điểm yếu của Công ty: nguồn vốn tự có của Công ty là rất nhỏ, chỉ chiếm 7,38% toàn bộ nguồn vốn KD. Điều đó khiến cho Công ty chỉ có khả năng ký kết và khai thác các hợp đồng nhỏ. Bên cạnh đó, do thiếu vốn nên Công ty thường phải đi vay ngân hàng nên đã phát sinh ra chi phí vay lãi ngân hàng, nó làm tăng chi phí KD của Công ty, điều này đồng nghĩa với việc giảm sút lợi nhuận.
- Công ty chưa thực sự chuyên môn hoá trong hoạt động nhập khẩu thép.
Mặc dù Công ty đã có sự phân công nhiệm vụ trong từng công đoạn thực hiện nhưng vẫn có sự đan xen giữa các phòng ban với nhau. Các phòng KD đều thực hiện hoạt động nhập khẩu thép khiến cho nguồn lực của Công ty bị dàn trải, thiếu đi sự tập trung. Trong một phòng KD vẫn chưa có bản mô tả chuẩn hoá những bước thực hiện hoạt động nhập khẩu thép nên những hoạt động này được tiến hành không theo một thứ tự nhất định, hiệu quả chưa cao.
- Nguồn nhân lực còn hạn chế về số lượng, bên cạnh đó một số nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn trong các nghiệp vụ về nhập khẩu thép.
Bên cạnh việc có một đội ngũ nhân viên có trình độ và nhiệt huyết thì trong Công ty vẫn còn tồn tại một số ít nhân viên có trình độ chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của công việc. Điều này khiến cho hoạt động KD cũng như nhập khẩu thép của Công ty đôi khi bị gián đoạn và thiếu hiệu quả. Để khắc phục tình trạng đó thì Công ty cần phải có kế hoạch đào tạo lại và tuyển mới nhân viên để có đủ trình độ để làm việc.
- Thiếu bộ phận Marketing, bộ phận Kho vận để phát triển thị trường và dự trữ, bảo quản, vận chuyển thép,...
Do thiếu vốn nên Công ty không xây dựng được một bộ phận chuyên về Marketing và Kho vận. Không có bộ phận Marketing nên các công tác nguyên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng,... vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Không có bộ phận chuyên về Kho vận nên Công ty phải thường xuyên thuê kho bãi và đội ngũ vận chuyển bên ngoài. Điều này khiến cho Công ty phải mất một khoản chi phí khá lớn cũng như thiếu đi sự chủ động trong KD.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY
3.1. Định hướng nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thép của Công ty
3.1.1. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Người lao động là nhân tố trung tâm quyết định đến hiệu quả KD của Công ty bởi họ luôn tham gia trực tiếp vào mọi hoạt động KD, tác động tới khả năng tiêu thụ thép, tiết kiệm chi phí KD và tạo ra sức mạnh vô hình cho Công ty. Có thể nói, nguồn nhân lực chính là nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của một Công ty. Bởi vậy, Công ty cần phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên và để làm được việc này thì Công ty cần phải thực hiện các công việc sau:
- Hiện nay, với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, hoạt động giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng được diễn ra nhanh chóng thì một nguồn nhân lực hạn chế về trình độ hiểu biết sẽ làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động nhập khẩu thép. Do đó, Công ty cần không ngừng thu hút, tuyển chọn, bổ sung thêm những nhân viên mới có năng lực, có trình độ về công nghệ thông tin, có kiến thức chuyên môn về kinh tế thị trường.
- Bên cạnh việc tuyển dụng mới, Công ty cũng phải mở các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, cập nhật thông tin về thương mại điện tử, pháp luật, tập quán quốc tế,... cho đội ngũ cán bộ, nhân viên cũ. Công ty cần tổ chức các cuộc thi bằng cách đặt ra tình huống có thể xảy ra trong hoạt động nhập khẩu thép để nâng cao khả năng xử lý tình huống của nhân viên.
- Tạo ra bầu không khí làm việc vui vẻ, dân chủ cũng như môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên. Cần có sự gắn kết lợi ích vật chất với trách nhiệm trong công việc sẽ nâng cao ý thức tự giác trong lao động của mỗi cá nhân, có chế độ trả lương, phụ cấp, tiền thưởng, tiền phạt gắn chặt với năng lực làm việc, với kết quả lao động. Ngoài ra, Công ty cũng cần quan tâm giải quyết tốt các chế độ trong trường hợp ốm đau, nằm viện phẫu thuật, thai sản,... thăm hỏi hỗ trợ gia đình các nhân viên khi họ gặp khó khăn trong đời sống. Đây sẽ là những động lực để gắn chặt người lao động với Công ty.
3.1.2 Đẩy mạnh hoàn thiện các nghiệp vụ có liên quan
a) Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường là công việc bắt buộc đối với các DN nhập khẩu, là điều kiện tiên quyết trong việc thành công hay thất bại của các DN trên thương trường. Để hoạt động nghiên cứu thị trường có hiệu quả đòi hỏi Công ty phải có một bộ phận cán bộ có kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm về vấn đề này. Bộ phận này sẽ giúp Công ty nghiên cứu và đề ra các kế hoạch nhập khẩu thép có hiệu quả.
Hiện nay Công ty chưa có bộ phận riêng biệt nào đảm nhận công tác nghiên cứu thị trường mà tất cả đều do phòng KD làm. Tuy nhiên, do khối lượng công việc của phòng KD là rất lớn nên công tác nghiên cứu thị trường còn yếu, diễn ra manh mún, không mang tính hệ thống. Để khắc phục tình trạng này, hoạt động nghiên cứu thị ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1900.doc