Tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại Công ty cổ phần Cơ điện lạnh ERESSON: ... Ebook Hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại Công ty cổ phần Cơ điện lạnh ERESSON
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại Công ty cổ phần Cơ điện lạnh ERESSON, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Từ đường lối mở cửa cho nền kinh tế được vạch ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã làm thay đổi diện mạo của Việt Nam - một nước nghèo, lạc hậu vừa mới thoát khỏi chiến tranh tàn khốc. Việt Nam giờ đây đang trở mình, từng bước trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đây chính là điều kiện thiết yếu để Việt Nam tiếp thu khoa học – công nghệ tiên tiến hiện đại của các quốc gia phát triển nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Rượu – Bia - Nước giải khát trong những năm gần đây được đánh giá là một ngành công nghiệp phát triển mạnh, có nhiều đóng góp cho nền kinh tế - xã hội, đặc biệt khi đời sống nhân dân đã được cải thiện về mọi mặt như bây giờ. Nhưng khó khăn lớn nhất của ngành chính là sự yếu kém về trình độ khoa học, kỹ thuật. Bởi vậy, các doanh nghiệp trong ngành thường xuyên phải nhập khẩu các dây chuyền, máy móc và thiết bị của nước ngoài. Tình trạng đó đòi hỏi ngành phải đưa ra các giải pháp phù hợp để tận dụng tối đa những lợi ích có được trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của cả nước . Đây chính là trăn trở của các doanh nghiệp, các chuyên gia trong ngành và cũng là trăn trở của bản thân em trong thời gian thực tập tại Công ty Đầu tư – Xây lắp Cơ điện lạnh ERESSON. Xuất phát từ lẽ đó, em mạnh dạn chọn đề tài: “Hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại Công ty Cổ Phần Cơ điện lạnh ERESSON” làm đề tài cho bài thực tập tốt nghiệp. Với đề tài này, em mong muốn được trình bày một số vấn đề về tình trạng nhập khẩu của công ty, qua đó em xin phép đề xuất một số giải pháp đối với công ty cũng như kiến nghị đối với Nhà nước, các cơ quan chức năng nhằm cải thiện hoạt động này.
Bố cục của bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia làm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm.
Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty ERESSON.
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty ERESSON.
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động nhập khẩu máy
móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm và nhu cầu cho các sản phẩm này
I. Tổng quan về hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm
1. Đặc trưng của nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm
Nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm cũng giống như bất kỳ hoạt động nhập khẩu một loại hàng hóa nào về quy trình và thủ tục thực hiện, tuy nhiên nó vẫn có những đặc trưng nhất định. Các đặc trưng của hoạt động này bao gồm:
Thứ nhất: phần lớn máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm thuộc loại hàng tư liệu xuất trong nước chưa sản xuất được.
Chúng có thể hiểu là bao gồm các loại sau:
Vật tư: Inox, thép, đáy giả, vật liệu cách nhiệt, …
Các loại máy móc: Máy chiết rót, máy lọc, máy lạnh, lò hơi, máy thi công, máy nén khí, máy sấy khí khô, máy nén lạnh, máy nghiền gạo – malt …
Các loại bơm( làm bằng chất liệu Inox, thép…): Bơm vít xoắn, bơm ly tâm, bơm piston, …
Các loại phụ kiện: Van, tê, cút, bộ đo lưu lượng, bộ chuyển đổi áp suất dầu, ống mềm thực phẩm, …
Đường ống( Inox, thép, …)
Điện: Phần cứng PLC, các loại thiết bị đo, thiết bị đóng cắt, …
Như vậy, so với các loại hàng hóa thông thường, các loại hàng hoá trên được phân loại khá phức tạp. Trong một nhóm hàng có rất nhiều loại với các thống số kỹ thuật khác nhau. Ví dụ, trong nhóm vật tư bao gồm: Inox, thép, đáy giả…, trong đó vật tư Inox bao gồm các loại: AISI 304, AISI 316, AISI 316L… được quy định về tỷ lệ chất cấu thành, thông số và kiểu dáng kỹ thuật khác nhau. Không như các sản phẩm thô lấy từ thiên nhiên( thủy sản, các sản phẩm nông nghiệp, …), chúng đều là loại sản phẩm chứa yếu tố công nghệ rất cao, là kết quả sau bao nhiêu năm nghiên cứu và thử nghiệm thành công của nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Thứ hai: các loại hàng máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm rất phù hợp với phương thức vận tải biển.
Hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm thường thực hiện trong một khoảng thời gian khá dài( 8-14 tuần). Hơn thế nữa, hàng hóa lại không nhạy cảm với thời tiết, đa số chúng được nhập từ Đức và Thụy Điển, do vậy nếu nhập hàng về bằng đường biển sẽ giảm được chi phí so với các phương thức vận tải khác mà vẫn đảm bảo chất lượng của hàng.
Thứ ba: nhà cung cấp chính của các loại hàng máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm là các hãng sản xuất nổi tiếng ở Đức như: Huppmann, Lindermann, Neumo, GEA, APV, Alfa Laval, …Đặc biệt, Đức là quốc gia nổi tiếng về các dây chuyền thiết bị sản xuất đồ uống, công nghệ nấu bia ở Đức đã trở thành truyền thống từ bao đời nay. Do vậy, Đức có thể gọi là nơi cung cấp các dây chuyền công nghệ và thiết bị nguồn trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Thứ tư: nhập khẩu các loại hàng máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm thường phải ký các hợp đồng nội trước. Điều này là bởi vì chúng thường phục vụ cho một dự án, công trình nhất định và có giá trị khá lớn. Hiện nay, ở nước ta vẫn chưa có doanh nghiệp nào trong ngành có đủ năng lực để có nhập máy móc, vật tư và phụ kiện để thực hiện đầu tư xây lắp khi chưa có hợp đồng nội. Do vây, hoạt động nhập khẩu này mang tính thụ động rất cao.
Thứ năm: ngoài những kỹ năng về nghiệp vụ, người làm công tác nhập khẩu phải am hiểu về chuyên ngành khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là ngành điện lạnh. Đây là một đòi hỏi rất cao vì nó liên quan đến hiệu quả của những công trình có giá trị khá lớn. Sau khi ký kết hợp đồng, nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu phải dựa trên các tính năng kỹ thuật của từng mặt hàng để có thể lập kế hoạch và đưa ra phương án nhập khẩu tối ưu.
2. Vai trò của nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm
2.1. Sự cần thiết phải nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến chế biến thực phẩm
Rượu – Bia - Nước giải khát là một ngành công nghiệp lớn. Trong thời kỳ đổi mới, ngành đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dân và phục vụ tốt cho nhu cầu người tiêu dùng. Thành công này có phần đóng góp quan trọng của khoa học – công nghệ với nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn. Nhiều công nghệ mới được chuyển giao từ nhiều nước trên thế giới đã từng bước nâng cao năng suất, chất lượng và uy tín sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
Vào những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Ngành Rượu – Bia - Nước giải khát dần mất đi vị thế độc quyền vốn có từ thời bao cấp. Sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập ngoại, hàng nhái nhãn mác và cả hàng giả trong nền kinh tế thị trường đã khiến các doanh nghiệp trong ngành gặp vô vàn khó khăn. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực, tình trạnh đó vẫn làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của ngành và làm chậm tốc độ tăng trưởng của tổng thể nền kinh tế. Muốn đứng vững và phát triển, ngành Rượu – Bia - Nước giải khát phải đổi mới sản xuất bằng máy móc, thiết bị hiện đại với công nghệ sản xuất tiên tiến.
Nhưng có một thực tế là, mặt bằng về trình độ công nghệ sản xuất và thiết bị trong ngành còn lạc hậu, hiện còn thấp hơn so với các nước phát triển trong khu vực. Đó là chưa kể đến những bài toán bất cập sau đầu tư. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp còn đầu tư một cách dàn trải, thiếu tính toán nếu không muốn nói là chưa biết cách đầu tư một cách đúng đắn, phù hợp, đã gây ra tình trạng lãng phí, thất thu khiến sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp này kém hiệu quả. Chi phí sản xuất cao, sản phẩm tạo ra lại không đảm bảo chất lượng nên doanh số bán ra và tỷ suất lợi nhuận trên một đồng chi phí rất thấp. Không những thế, theo đánh giá của các chuyên gia đầu ngành, chất lượng đồ uống do các cơ sở bia địa phương, tư nhân, cổ phần sản xuất thường không ổn định, nhiều khi không đảm bảo chất lượng, hàm lượng độc tố cao, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của ngành Rượu – Bia - Nước giải khát và sức khỏe người tiêu dùng.
Cho đến nay, trong nước có ít doanh nghiệp có thể đủ năng lực để tự đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất sản phẩm đồ uống. Các doanh nghiệp còn lại phải đi tìm một hướng đi khác. Một số doanh nghiệp lựa chọn hình thức liên doanh với nước ngoài để tận dụng nguồn vốn và công nghệ, kỹ thuật hiện đại của các hãng nổi tiếng như: công ty Bia Đông Á, công ty Liên doanh Bia Việt Nam, công ty Nước giải khát Quốc tế IBC, …Nắm bắt tình hình đó, một số doanh nghiệp chuyên đầu tư, xây lắp đã mạnh dạn mua máy móc, thiết bị, linh kiện của nước ngoài về để tiến hành thi công, lắp đặt trong nước như: công ty Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa POLYCO, công ty Đầu tư Xây lắp Cơ Điện lạnh ERESSON, công ty TNHH phát triển Công nghệ Việt Pháp, …
Bởi vậy, hơn bao giờ hết, nhập khẩu các máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm là nhu cầu thiết yếu cho sản xuất trong nước, thậm chí là điều không thể nào tránh khỏi cho sự phát triển.
2.2. Vai trò của nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm
Cũng như những hoạt động khác, nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm đã có những đóng góp không nhỏ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, ngành Rượu – Bia - Nước giải khát và bản thân từng doanh nghiệp nói riêng.
Đầu tiên phải nói đến là hoạt động này đã góp phần nào tạo điều kiện thúc đẩy nhanh cho quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nói riêng trong lĩnh vực sản xuất bia, chỉ với 8 doanh nghiệp ( chiếm 1,7%) được trang bị thiết bị hiện đại, tự động hóa cao, cùng với hệ thống lên men theo công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, cùng với hệ thống lên men theo công nghệ hiện đại đã sản xuất được 443 triệu lít, chiếm 62% sản lượng toàn ngành. Hiệu suất huy động đạt 79%. Trong khi đó, với 461 cơ sở sản xuất bia địa phương, tư nhân, cổ phần( chiếm 98,3%) chủ yếu được trang bị bằng thiết bị chế tạo trong nước thiếu đồng bộ, tự động chưa cao, thậm chí còn lạc hậu, phương pháp lên men chủ yếu theo công nghệ cũ( hệ thống nhà lạnh và thiết bị lên men chính phụ riêng biệt) chỉ sản xuất khoảng 38% sản lượng toàn ngành. Hiệu suất huy động chỉ 61%. Đặc biệt, sự tăng trưởng của ngành đã cùng với các ngành công nghiệp khác đã góp phần rất lớn trong GDP của cả nước. Năm 2003, tỷ trọng của toàn ngành công nghiệp trong GDP là 40%, đóng góp trên 53% vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, hàng năm hoạt động này đã góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua nhập khẩu. Thuế nhập khẩu đối với các loại hàng này thường rất cao. Mức thuế thông thường là 0% - 35%, nhưng đa số là trong khoảng 5% - 35%, đặc biệt phần lớn phụ kiện đều nằm trong mức 20% - 30%. Trong khi đó giá cả nhập về của các loại hang này không hề thấp mà nhu cầu lại ngày càng tăng. Vì vậy, mỗi năm, hoạt động này đã góp vào ngân sách đến hàng tỷ đồng.
Không những thế, các vật tư, thiết bị, linh kiện nhập về đã cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Thay vì dùng đồ uống nhập ngoại như trước, giờ đây người dân đã có thể lựa chọn cho mình những loại đồ uống phù hợp, có chất lượng cao được sản xuất trong nước. Do đó, nó làm giảm nhập khẩu đồ uống của các hãng nước ngoài và làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhái nhãn mác và hàng nhập lậu.
Đặc biệt hơn nữa, hoạt động này còn đóng góp vào việc bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế .
Thứ nhất: gián tiếp và trực tiếp tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động đã giảm bớt mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và việc làm - một trong những vấn đề trọng yếu và tháo gỡ của các cơ quan chức năng.
Thứ hai: nó góp phần đẩy mạnh xuất khẩu cho đất nước, đồng thời cải thiện sự mất cân đối trong cán cân mậu dịch( cán cân xuất nhập khẩu). Từ chỗ sản phẩm sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ trong nước, giá trị kim ngạch xuất khẩu không đáng kể, cho đến nay, sản phẩm Rượu – Bia - Nước giải khát đã đang từng bước tiếp cận thị trường thế giới với kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt khoảng 7 triệu USD/năm( theo thống kê của hiệp hội Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam). Đối với tình trạng liên tục nhập siêu như hiện nay, thành công đó cũng rất đáng ghi nhận.
Trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến đã thực sự tạo bước đột phá cho Ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam nói chung, cho bản thân doanh nghiệp nói riêng. Theo báo cáo của Bộ Công nghiệp, mức tăng trưởng bình quân toàn ngành đạt 10%/năm. Năm 2003, công suất bia của cả nước đạt 1,29 tỷ lít, đến năm 2004 đã vượt lên 1,37 tỷ lít, sản lượng nước giải khát tăng bình quân trong khoảng 10 năm trở lại đây là 25,8%/năm, sản lượng rượu tăng nhẹ và có xu hướng chậm lại nhưng chất lượng rượu đảm bảo hơn.
Xét riêng về bản thân các doanh nghiệp sản xuất Rượu – Bia - Nước giải khát, nhờ mạnh dạn đầu tư ứng dụng các công nghệ tiên tiến được nhập từ các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới đã thực sự có được sức sống mới và các bước nhảy vọt. Một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực này là Tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Hà Nội. Từ năm 1992 đến năm 1994, công ty đã đầu tư nhập khẩu dây chuyền chiết chai mới công suất 10.000 chai/giờ và 15.000 chai/giờ của KHS và Krones(Đức), dây chuyền lên men ngoài trời 20 triệu lít/năm của Chema Brukerdur(Đức), hệ thống lạnh và nén khí đồng bộ(Đức), dây chuyền thu hồi khí CO2 250kg/giờ của Đan Mạch. Nhờ có hệ thống thiết bị hiện đại, công suất của công ty đã tăng từ 30 lên 50 triệu lít/năm.
II. Nhu cầu máy móc, vật tư, phụ kiện cho Ngành Rượu – Bia - Nước giải khát tại thị trường Việt Nam
1. Đầu tư thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm
Từ năm 2005, tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư bổ sung thêm một số thiết bị đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hệ thống chiết keg bia hơi số 2 có công suất 240keg/giờ, máy pha bia tự động, hệ thống silô chứa nguyên liệu, máy xếp dữ Pallet, đổi mới dây chuyền bia lon công suất 18.000 lon/giờ, đầu tư hệ thống thiết bị thanh trùng và thiết bị đồng bộ của sản phẩm bia tươi. Đầu tư hệ thống tank lên men và các thiết bị phụ trợ công suất 20 triệu lít/năm để năng suất lên 120 triệu lít/năm và thay thế cho hệ thống hầm cũ khi đưa vào nhà máy bia Vĩnh Phúc đi vào hoạt động.
2. Hình thức đầu tư
Hiện nay, ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư các nhà máy có công suất lớn, phát huy tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất có thiết bị và công nghệ tiên tiến, đồng thời tiến hành đầu tư mở rộng năng lực của một số nhà máy hiện có. Đa dạng hóa hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, khuyến khích huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, đẩy mạnh việc cổ phần hóa đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn
3. Các chỉ tiêu chủ yếu để phát triển ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010
Bảng 2: Mục tiêu của “Quy hoạch tổng thể phát triển Ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010”
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2005
Chênh lệch các mục tiêu đến năm 2010
Mục tiêu đến
Mục tiêu được điều chỉnh lại đến năm 2010
Năm 2005
Năm 2010
1
Bia
Triệu lít
1200
1500
2500
1000
2
Rượu
Triệu lít
250
300
120
-180
3
Nước giải khát
Triệu lít
800
1100
1500
400
4
Tổng
Triệu lít
2250
2900
4120
1220
5
Nhu cầu vốn đầu tư cho toàn ngành
Tỷ đồng
3851
8002
14292
6290
Nguồn:
Như vậy, theo kế hoạch trên, đa số các chỉ tiêu đều được điều chỉnh tăng lên khá cao, chỉ riêng sản phẩm rượu được điều chỉnh giảm xuống nhưng không đáng kể. Do đó, nhu cầu vốn đầu tư cho toàn ngành dự kiến cũng tăng lên 6.290 tỷ đồng so với mục tiêu đề ra ban đầu
Về bia:
- Tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam giữ vai trò chủ chốt trong việc nâng cao uy tín thương hệu bia Việt Nam, đảm bảo sản xuất và tiêu thụ đạt tỷ trọng từ 60% đến 70% thị phần trong nước và hướng tới xuất khẩu
- Tập trung đầu tư các nhà máy có công suất lớn, sản xuất kinh doanh hiệu quả, quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá thành được người tiêu dùng chấp nhận, cụ thể:
+ Xây dựng mới một nhà máy bia tại Củ Chi thuộc công ty Bia Sài Gòn với công suất 100 triệu lít/năm(giai đoạn 2000-2005) và có khả năng mở rộng lên 300 triệu lít/năm trong những năm tiếp theo
+ Sau năm 2005 xây dựng mới một nhà máy bia thuộc công ty Bia Hà Nội với công suất 100 triệu lít/năm và có khả năng mở rộng lên 200 triệu lít/năm vào những năm tiếp theo
- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện theo đúng giấy phép đầu tư, tập trung khai thác đủ công suất thiết kế đã được phê duyệt. Trong những năm tới, chưa xem xét cấp giấy phép thành lập liên doanh mới hoặc tăng năng lực sản xuất của các cơ sở hiện có
Về rượu:
- Tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam giữ vai trò chủ chốt trong sản xuất các loại rượu đặc sản truyền thống, rượu chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, có biện pháp thích hợp nhằm giảm dần rượu nấu bằng phương pháp thủ công
- Tăng cường quản lý nhà nước trong sản xuất và tiêu thụ rượu
- Tập trung đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đẩy mạnh sản xuất rượu công nghiệp chất lượng cao, giảm tối đa thành phần độc hại
- Đề xuất việc hợp tác hoặc liên doanh với nước ngoài sản xuất một số loại rượu chất lượng cao sản phẩm các loại nguyên liệu trong nước, nhằm thay thế nhập khẩu
- Trong giai đoạn 2001-2005, công ty Rượu Hà Nội, công ty Rượu Bình Tây tiến hành đầu tư mới công nghệ và thiết bị, để mỗi công ty đạt công suất: cồn tinh bột 5 triệu lít/năm, rượu các loại 10 triệu lít/năm và tăng năng suất lên gấp đôi ở giai đoạn sau
Về nước giải khát:
Tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam giữ vai trò chủ chốt trong việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nước giải khát từ nguyên liệu trong nước, trong đó ưu tiên năng lực sản xuất nước quả, không đầu tư năng lực sản xuất nước giải khát có gaz pha chế từ hương liệu nhập khẩu
Những nhân tố trên bước đầu cho phép chúng ta đưa ra nhận định rằng: trong tương lai gần, xu hướng của ngành Rượu – Bia - Nước giải khát đang và sẽ phát triển theo hướng đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, đảm bảo sức khỏe cho con người và vệ sinh môi trường. Vì thế, khoa học – công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định không nhỏ tới cuộc chiến về chất lượng, mẫu mã, chủng loại và giá cả sản xuất. Nếu nhận định này là đúng thì nhu cầu nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm vẫn còn tăng lên rất nhiều trong những năm tiếp theo.
Chương II: Thực trạng nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty ERESSON
I. Giới thiệu tổng quan về công ty ERESSON
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần Cơ điện lạnh( Electronics Mechanical Refrigeration Invesment And Assembly Company – ERESSON Co.ltd) có trụ sở chính tại số 9 đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội, được thành lập vào năm 1986, trực thuộc Viện Khoa Học Việt Nam. Ngay sau khi luật công ty được ban hành, công ty đã nhanh chóng hoàn tất thủ tục chuyển đổi và trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, với số vốn điều lệ là 15.456.280.000 đồng. Vào năm 1992, công ty chính thức đi vào hoạt động quy mô và phát triển mạnh. Ban đầu, công ty có tên giao dịch là ELFRIME, nhưng từ tháng 4 năm 2000 công ty bắt đầu sử dụng tên giao dịch mới là ERESSON. Hiện nay, toàn bộ công ty nằm trên khu đất rộng gồm 7000m2.
Khi mới bắt đầu thành lập, công ty với đội ngũ chỉ hơn 10 người, công việc ban đầu chỉ là gia công cơ khí, lắp đặt hệ thống nhà lạnh cho các nhà máy sản xuất rượu bia. Tại thời điểm này, ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam cũng chưa thực sự quan tâm, chú trọng. Chủ yếu của giai đoạn này là các doanh nghiệp đầu tư phát triển một cách tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Sau năm 1995, ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam bắt đầu lên ngôi, nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh. Theo thống kê của Bộ Công Nghiệp, số đơn vị sản xuất - kinh doanh trong ngành này tăng lên đáng kể, ước tính cả nước có khoảng gần 770 đơn vị. Trong đó, riêng ngành sản xuất bia có 469 cơ sở sản xuất, đặc biệt sự xuất hiện của hàng loạt các hãng lớn trên thế giới ở Việt Nam như: Heineken, Tiger, Carberg, San Miguel, TuBorg… và rượu ngoại nhập tràn lan đã khiến sự cạnh tranh trên thị trường Đồ uống Việt Nam ngày càng gay gắt và quyết liệt.
Nắm bắt thực tế đó, ban lãnh đạo và đội ngũ kỹ thuật của công ty đã ngày đêm trăn trở, nghiên cứu, tìm hướng đi đúng đắn và các giải pháp để đưa ra thị trường các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Lúc đó, toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đã xác định giải pháp đưa ra thương hiệu ERESSON chiếm lĩnh thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu với mục tiêu kinh doanh là: “Bán những sản phẩm mà khách hàng cần, chứ không phải những thứ mà mình có, thuyết phục khách hàng làm theo giá của mình chứ không làm theo giá của khách hàng”.
Để đạt được điều đó, công ty đã mạnh dạn huy động vốn từ toàn thể cán bộ công nhân viên và vay vốn từ bên ngoài để đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm trang thiết bị, máy móc mới phục vụ cho sản xuất với số đầu tư lên đến 15 tỷ đồng. Nhờ mạnh dạn cả trong suy nghĩ và hành động, nên chỉ sau thời gian ngắn, ERESSON đã nhanh chóng có được những sản phẩm đặc chủng, đa dạng và chất lượng cao. Nhờ đó, doanh thu của công ty không ngừng tăng qua các năm.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam về cả chất lẫn lượng(mức tăng trưởng bình quân hiện đạt hơn 10%/năm), nhưng lĩnh vực công nghệ chế tạo thiết bị cho ngành này trên khắp cả nước chỉ chưa đầy 10 đơn vị. Các đơn vị trong ngành có khả năng sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao còn hạn chế. Phần lớn các đơn vị sản xuất trong ngành đồ uống đều phải nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài. Với bản thân ERESSON, mặc dù đã “chịu khó” đầu tư trang thiết bị cũng như các công nghệ mới nhưng cũng không nằm ngoài trường hợp đó. Bởi vậy, một lần nữa, công ty ERESSON lại trăn trở với những thách thức mới. Trăn trở đó đã thôi thúc ban lãnh đạo đi đến một quyết định táo bạo là thực hiện khảo sát và nghiên cứu, học tập khoa học - kỹ thuật của các tập đoàn lớn mạnh dạn ở các nước có ngành Rượu – Bia - Nước giải khát phát triển, sẵn sàng bắt tay hợp tác để tận dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến của họ.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công ty đã đầu tư khoảng 500 triệu đồng cho cán bộ công nhân viên đi học các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề ở trong và ngoài nước do các trung tâm của nước ngoài như: Đức, Cộng hòa Séc, Hà Lan đào tạo và cấp chứng chỉ. Các công nhân( đặc biệt là thợ hàn) đạt tay nghề cấp quốc tế có thể thi công được tất cả các công trình đạt tiêu chuẩn châu âu và quốc tế. Đây là bước đột phá rất táo bạo của ERESSON trên con đường phát triển, khẳng định vị thế trên thương trường.
Tính đến cuối năm 2005, công ty có xấp xỉ 500 cán bộ công nhân viên, trong đó có trên 55 người có trình độ đại học và trên đại học, hầu hết các công nhân đều có trình độ trung cấp trở lên, doanh thu của công ty ước tính đạt hơn 90 tỷ đồng, lương lao động bình quân khoảng 2.200.000đ/người/tháng( theo tài liệu giới thiệu về công ty tại phòng Dự án của công ty ERESSON).
2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty như sau:
Giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ công ty thông qua PGĐ kinh doanh – Thương mại, PGĐ kỹ thuật - Sản xuất và Chánh văn phòng.
PGĐ Kinh doanh – Thương mại: giúp Giám đốc mảng công việc Kinh doanh - xuất nhập khẩu( thị trường, đối tác, dự án, đầu tư, tài chính).
PGĐ Kỹ thuật - Sản xuất: giúp Giám đốc tổ chức sản xuất , cải tiến kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của dự án, hợp đồng.
Chánh văn phòng: phụ trách văn phòng theo nhiệm vụ.
S¬ ®å tæ chøc c«ng ty
H×nh 1: S¬ ®å tæ chøc c«ng ty Cæ PhÇn
C¬ ®iÖn l¹nh ERESSON
Nguån: Phßng KÕ ho¹ch – Tæng hîp cña c«ng ty ERESSON
Ghi chó:
Quan hÖ qu¶n lý ®iÒu hµnh
Quan hÖ phèi hîp
3. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty ERESSON có chức năng khảo sát, thiết kế, cung cấp, chế tạo, lắp đặt, tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực:
Thiết bị chế biến thực phẩm( bia, sữa, rượu, nước hoa quả,…).
Điện lạnh và điều hòa không khí( hệ thống lạnh, đông lạnh, hệ thống điều hòa và thông gió,…).
Lò hơi và thiết bị áp lực( lò hơi đốt dầu, lò hơi đốt than, các loại hình chứa áp lực,…), điện, đo lường và tự động hóa.
Xuất khẩu các mặt hàng inox( inox tấm, cuốn, ống,…), phụ kiện inox( bơm, van, tê, cút, bu lông, ốc vít,…), các loại máy chiết…
Hoạt động xuất nhập khẩu không được gắn liền ngay với công ty trong những năm đầu khi mới thành lập. Điều này cũng bởi vì lúc đó quy mô và hoạt động của công ty còn quá nhỏ bé. Sau năm 1992, sự nhận thức rõ về tình hình mới, công ty đã mạnh dạn đầu tư và mở rộng thêm hoạt động xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn chưa có bước đột phá. Phần lớn công ty thường tiến hành nhập khẩu các máy móc, thiết bị kỹ thuật để phục vụ cho các công trình xây lắp trong nước. Xét trong cơ cấu xuất - nhập khẩu của công ty 5 năm trở lại đây, xuất khẩu của công ty chỉ chiếm 10%, trong khi đó nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn 90%.
H×nh 2: C¬ cÊu xuÊt - nhËp khÈu cña c«ng ty ERESSON 2001-2005
Nguån: Phßng Kinh doanh – xuÊt nhËp khÈu c«ng ty ERESSON
Trong hoạt động nhập khẩu, phải kể đến hoạt động nhập khẩu các loại hàng máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm. Đây là loại hàng chiếm phần lớn nhất trong cơ cấu hàng nhập khẩu (83%) và đóng góp rất lớn việc thực hiện doanh thu của công ty.
4. Đội ngũ thực hiện hoạt động nhập khẩu
Đến cuối năm 2005, công ty có xấp xỉ 500 cán bộ công nhân viên, trong đó có trên 55 người có trình độ đại học và trên đại học, hầu hết các công nhân đều có trình độ trung cấp trở lên
Công ty đã đầu tư khoảng 500 triệu đồng cho 50 cán bộ công nhân viên đi học các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề ở trong và ngoài nước do các trung tâm của nước ngoài như: Đức, Cộng Hòa Séc, Hà Lan đào tạo. Các công nhân(đặc biệt là thợ hàn) đạt tay nghề cấp quốc tế có thể thi công được tất cả các công trình đạt tiêu chuẩn Châu âu và quốc tế.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh
5.1. Giới thiệu khái quát hoạt động kinh doanh của công ty
Như chúng ta đã biết, phần lớn công ty thường tiến hành hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật để phục vụ cho các công trình xây lắp trong nước. Trong cơ cấu xuất nhập khẩu của công ty, xuất khẩu chỉ chiếm 10% còn nhập khẩu chiếm một tỷ trọng rất lớn là 90%
Các sản phẩm chính của công ty
Trong lĩnh vực sản xuất bia:
Lĩnh vực sản xuất bia là lĩnh vực hoạt động chính của công ty ERESSON. Công ty chuyên thiết kế, chế tạo, trang bị và lắp đặt và chuyển giao đồng bộ và đơn lẻ các nhà máy bia từ nhỏ đến lớn( đến 50 : 100 triệu lít/năm) như:
Hệ thống chứa, xử lý và chuyển malt và gạo công suất đến 40 tấn/h: gồm các phễu chứa liệu, các loại gàu tải, vít tải, các loại máy nghiền malt và gạo,…
Hệ thống nấu bia công suất đến 60m3/mẻ, 10:12 mẻ/ngày gồm các nồi hồ hóa, nồi đường hóa, nồi lọc bã, nồi húp lông hóa, thùng lắng xoáy, thùng chứa bã malt,…
Hệ thống nước nóng lạnh các thùng chứa đến 500m3/cái, gồm các thùng chứa nước 300C, thùng chứa nước 80oC, thùng chứa nước 20C,…
Hệ thống các tank lên men dung tích đến 600m3/tank, các tank chứa bia thành phẩm đến 600m3/tank, hệ thống gây rửa men và bảo quản men,…
Hệ thống CIP cho thiết bị nấu, lên men, thành phẩm, men và chiết chai.
Hệ thống lọc trong bia đến 10m3/h gồm kiểu khung bản, kiểu đĩa và kiểu ống lọc
Hệ thống lạnh công suất lạnh đến 5.000.000kCal/h.
Hệ thống lò hơi đốt dầu tự động và đốt than công suất đến 10 tấn/h.
Hệ thống thu hồi CO2 công suất đến 250kg/h và khí nén công suất đến 2.000m3/h.
Hệ thống xử lý nước nấu bia công suất 60m3/h, hệ thống xử lý nước thải công suất đến 2.000m3/ngày đêm.
Sản xuất máy thanh trùng, máy chiết và dập nút chai loại nhỏ có công suất đến 5.000 chai/h. Cung cấp và lắp đặt các dây chuyền chiết chai và chiết keg.
Các sản phẩm cơ khí: thiết bị lạnh nhanh kiểu tấm bản,…
Trong lĩnh vực sản xuất thiết bị bia nhà hàng:
Từ năm 2001 đến nay công ty ERESSON đã cho ra sản phẩm mới mang thương hiệu Dây chuyền thiết bị sản xuất bia tươi nhà hàng thương hiệu ERESSON, đây là một bước đột phá mới trong chiến lược chinh phục khách hàng của công ty ERESSON tại Việt Nam và quốc tế. Toàn bộ dây chuyền thiết bị sản xuất bia nhà hàng đều được ERESSON sản xuất tại Việt Nam 100% và có thể tự động hóa hoàn toàn, đặc biệt là các nồi nấu với vỏ đồng có nhiều mẫu mã và hình thức rất ấn tượng. Về cơ bản dây chuyền thiết bị bia nhà hàng không có hệ thống lọc trong bia và hệ thống nấu bia chỉ bao gồm 02 hoặc 03 nồi nấu và sản phẩm thì khá đa dạng(bia vàng, bia đen, bia nâu, bia đỏ, bia hoa quả,…).
Trong lĩnh vực sản xuất rượu
Thiết kế, chế tạo và lắp đặt các nồi nấu rượu, các tank lên men rượu cho các nhà máy rượu công suất đến 20 triệu lít/năm.
Trong lĩnh vực sản xuất sữa
Thiết kế, chế tạo và lắp đặt các thùng hòa trộn, tank ủ men, tank ủ men cái, tank chứa trung gian và tank chờ rót sữa, hệ thống lạnh, lò hơi,… cho các nhà may sản xuất sữa công suất đến 20.000 lít/h.
Trong lĩnh vực sản xuất nước hoa quả:
Thiết kế, chế tạo và lắp đặt các thùng hòa trộn, tank chứa trung gian và tank chờ rót hoa quả,… cho các nhà máy sản xuất nước hoa quả như các nhà máy sản xuất rứa cô đặc, cà chua cô đặc, nước ngọt,…
5.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004
Mã số
Chỉ tiêu
Kỳ này
01
Tổng doanh thu
26 373 604 640
03
Các khoản giảm trừ(03=05+06+07)
81 500 000
05
Giảm giá
81 500 000
06
Hàng bán bị trả lại
07
Thuế TTĐB, thuế XNK phải nộp
10
1. Doanh thu thuần(10=01-03)
26 292 104 640
11
2. Giá vốn hàng bán
21 199 723 312
20
3. Lợi nhuận gộp(20=10-11)
5 092 381 328
21
4. Chi phí bán hàng
21A
Chi phí bán hàng
21B
Chi phí chờ kết chuyển kỳ trước
22
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
3 103 681 936
22A
Trong đó: chi phí QLDN chờ kết chuyển kỳ trước
442 220 445
30
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(=20-22)
1 988 699 392
31
7. Thu nhập hoạt động tài chính
15 526 040
32
8. Chi phí hoạt động tài chính
911 347 22._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36495.doc