Hoạt động Nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không: Thực trạng & Giải pháp

Tài liệu Hoạt động Nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không: Thực trạng & Giải pháp: LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trên đường hội nhập với nền kinh tế thế giới, các hoạt động giao thương quốc tế ngày càng được mở rộng, không chỉ là các mối quan hệ hợp tác, giao lưu đối ngoại mà còn là các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Việt Nam đang thực hiện các chính sách thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có nhiều thành tựu đáng khích lệ. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đều có những tăng trưởng... Ebook Hoạt động Nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không: Thực trạng & Giải pháp

doc97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động Nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không: Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất định. Đóng góp vào những thành tựu đó phải kế đến những ngành vận tải hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đặc biệt là ngành hàng không, một trong những ngành đang có tốc độ phát triển cao. Ngành hàng không dân dụng hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Đặc trưng của ngành là ngành kinh tế kỹ thuật có tính khai thác sản phẩm thiết bị khoa học công nghệ cao nên toàn bộ thiết bị phụ tùng hay máy móc phục vụ cho ngành hàng không đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Quá trình xuất nhập khẩu các hàng hoá chuyên ngành Hàng không là hoạt động đóng vài trò quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiện đại hóa cơ sở vật chất cho ngành. Và Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không (AIRIMEX) là công ty chuyên ngành thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thiết bị phụ tùng máy móc cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam và các đơn vị kinh doanh khác. Hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu lớn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhưng để có thể đánh giá chính xác hơn thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX và dưới sự chỉ dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Quang Huy và sự giúp đỡ của các cán bộ phòng kinh doanh, em chọn đề tài : “Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không: Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập. Việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua. Qua đó rút ra được những điểm mạnh, yếu trong hoạt động kinh doanh và từ đó sẽ đề xuất ra phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Kết cấu của chuyên đề thực tập gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát những vấn đề cơ bản về hoạt độnh nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không - AIRIMEX Chương 3: Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thiết bị tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không trong thời gian tới Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ TH. Nguyễn Quang Huy - Giảng viên Khoa Thương mại và các cán bộ nhân viên phòng kinh doanh trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hết sức quý báu này! Do kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn, đề tài của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các thầy cô, các cán bộ nhân viên trong công ty,… để đề tài được hoàn thiện hơn và giúp em nâng cao tầm nhận thức. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 1. NHẬP KHẨU VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 1.1.Khái niệm Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam luôn đạt mức khá, và trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8%. Để có mức tăng trưởng cao như vậy, Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động ngoại thương trong các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá. Xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, xuất khẩu hàng hoá sẽ thu ngoại tệ về để thực hiện nhập khẩu còn nhập khẩu để nâng cao chất lượng hàng hoá nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Do đó, hoạt động nhập khẩu là điều kiện cần để nâng cao chất lượng hàng hoá nhờ nguồn nguyên liệu tốt và trang thiết bị máy móc hiện đại. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá là quá trình mua hàng hoá hay dịch vụ của một tổ chức kinh tế hay doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở quốc gia này từ một tổ chức kinh tế hay doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở một quốc gia khác theo nguyên tắc thị trường quốc tế nhằm phục vụ sản xuất trong nước hay tái xuất khẩu để tìm kiếm lợi nhuận. Đối với mỗi quốc gia, hoạt động nhập khẩu luôn là một bộ phận quan trọng trong quá trình buôn bán quốc tế, nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các nền kinh tế trên thế giới. Điều này càng thể hiện rõ ràng hơn khi sự khan hiếm về tài nguyên của mỗi nền kinh tế. Điển hình là Nhật Bản, một nước có nguồn tài nguyên khan hiếm và phải nhập khẩu nhiều loại hàng hoá khác nhau đề khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản cho thấy phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế và vai trò quan trọng của hoạt động nhập khẩu đối với mỗi quốc gia trong việc phát triển nền kinh tế. Hơn nữa, với xu thế toàn cầu hoá, liên minh liên giữa các nền kinh tế hình thành nên các khu vực mậu dịch tự do hay các liên minh kinh tế như EU, AFTA, NAFTA,… cho thấy khối lượng các hoạt động ngoại thương ngày càng lớn và nhập khẩu là một bộ phận không thể thiếu để ổn định nền kinh tế của từng quốc gia riêng lẻ mà còn là sự ổn định của liên minh hay của từng khu vực kinh tế. 1.2. Vai trò của nhập khẩu Qua những thời kì phát triển của nền kinh tế thế giới, ta có thể thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phát triển nền kinh tế và hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Quốc gia nào có hoạt động thương mại quốc tế phát triển thì ở đó có một nền kinh tế phát triển. Trước năm 1986, Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế tự cung tự cấp nhưng thực tế đã chỉ ra rằng đó là một sai lầm trong việc khôi phục và phát triển đất nước sau chiến tranh. Sự khan hiếm hàng hoá hay các thiết bị máy móc kĩ thuật đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và buôn bán hàng hoá. Học được từ những thất bại đó, Việt Nam bắt đầu tiến hành mở cửa nền kinh tế từ năm 1986 nhằm thu hút đầu tư và thực hiện các hoạt động ngoại thương bên cạnh hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động quản lý và xây dựng nền kinh tế thị trường của các nước phát triển. Hoạt động nhập khẩu được thúc đẩy mạnh giải quyết tình trạng thiếu hàng hoá và cải tiến công nghệ trong hoạt động sản xuất. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đặt được những thành tựu quan trọng và để có được kết quả như vậy không thể không kể đến vai trò quan trọng của nhập khẩu hàng hoá. Thứ nhất, nhập khẩu kết hợp với xuất khẩu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Xuất khẩu sẽ thu ngoại tệ về để chi trả hàng hoá nhập khẩu, còn nhập khẩu hàng hoá nhằm giải quyết sự khan hiếm nguồn lực và nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu nhờ trang thiết bị máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hoá trên thị trường sẽ ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn cả về kiểu cách, màu sắc, chủng loại, mẫu mã và chất lượng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu sử dụng hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá mà trong nước chưa thể sản xuất được. Hơn nữa, nhập khẩu hàng hoá sẽ thúc đẩy quá trình đào thải trên thị trường diễn ra mạnh mẽ hơn, những hàng hoá có chất lượng thấp, mẫu mã không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng dần dần không chiếm đuợc thị trường và bị đào thải. Các doanh nghiệp kinh doanh thưong mại và doanh nghiệp sản xuất cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hoá nhập khẩu. Sự kém hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi mà nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng. Điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi cách quản lý và làm việc của mình nếu không họ sẽ bị thanh lọc khỏi thị trường. Sự thay đổi này sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển và gián tiếp cải thiện đời sống người lao động tại doanh nghiệp về lương hay điều kiện làm việc. Thứ hai, nhập khẩu sẽ thúc đẩy hoạt động xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với bất kì quốc gia nào trên thế giới, họ đều không thể tự sản xuất được tất cả hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng hay xây dựng, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế là rất lớn, nhưng những nền kinh tế này không thể tự sản xuất ra các trang thiết bị máy móc hiện đại, do đó không còn con đường nào khác ngoài nhập khẩu để hiện thực hoá mục đích đó. Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu phát triển sẽ điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Sự phát triển của nhập khẩu sẽ đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ do áp dụng những thành tựu khoa học trên thế giới, qua đó tỉ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp tăng còn tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm dần. Thứ ba, nhập khẩu hàng hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất, chất lượng là tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước đang khan hiếm nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, họ cũng cần một quy trình sản xuất hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đó, hoạt động nhập khẩu sẽ giúp họ giải quyết tốt những vấn đề này. Còn với doanh nghiệp thương mại, nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài đem tiêu thụ tại thị trường trong nước sẽ đem lại lợi nhuận cho họ khi hàng hoá đó có chất lượng tốt, mẫu mã phong phú thoả mãn yêu cầu của thị trường. Các quốc gia trên thế giới đang áp dụng ngày càng nhiều khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, nhất là Việt Nam đang trên đường hội nhập với nền kinh tế thế giới nên hoạt động nhập khẩu phát triển sẽ là một ưu thế cho Việt Nam tận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, nhập khẩu vẫn còn những hạn chế nếu không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước: - Hoạt động nhập khẩu tràn lan dẫn đến lãng phí nguồn lực gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất trong nước - Hoạt động nhập khẩu hàng hoá luôn cần có ngoại tệ để có thể chi trả, đặc biệt là ngoại tệ mạnh. Các nền kinh tế phát triển có nhu cầu nhập khẩu lớn nhưng lượng ngoại tệ lại không cho phép. Nếu hoạt động xuất khẩu không được phát triển thì tình trạng vay nợ từ các quốc gia hay các tổ chức tài chính quốc tế sẽ kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế khi tỷ giá hối đoái tăng cao, nợ nước ngoài lớn gây khó khăn cho xuất khẩu. - Nhập khẩu quá nhiều sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng cán cân thương mại quốc tế. Tình trạng nhập siêu sẽ đẩy tỉ giá hối đoái tăng cao gây khó khăn cho cả hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu. Trong khi nhập khẩu cần nhiều ngoại tệ thì hoạt động xuất khẩu lại không đem lại nguồn ngoại tệ mong muốn để chi trả hàng nhập khẩu do nội tệ đang ngày càng mất giá còn ngoại tệ lại lên giá. Là nước có nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nội địa của Việt Nam ngày càng tăng trong khi trình độ kỹ thuật vẫn còn thấp. Vì vậy, nhập khẩu là phương án tối ưu mà Việt Nam có thể thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế là vị thế của Việt Nam trên thế giới, hàng hoá của Việt Nam có thể cạnh tranh được với hàng hoá từ các nước khác khi chất lượng được cải thiện rõ rệt và mẫu mã được cải tiến thoả mãn thị hiếu của từng thị trường. 1.3. Các phương thức nhập khẩu 1.3.1. Nhập khẩu liên doanh Đây là hình thức nhập khẩu dựa trên sự tự nguyện của các chủ thể kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có ít nhất một bên nhập khẩu trực tiếp nhằm kết hợp với nhau để thực hiện các giao dịch và đưa ra các biện pháp liên quan đến nhập khẩu để cả hai bên cùng thu được lợi ích mong muốn. Trong hình thức này, các bên không phải chịu rủi ro do có sự phân bổ về vốn, trách nhiệm, quyền hạn cho các bên. Thực tế, bên nào có kinh nghiệm, bạn hàng giao dịch và nghiệp vụ tốt sẽ có quyền nhập khẩu và trực tiếp góp vốn, bảo đảm cho các hoạt động sau đó như tiêu thụ, gia công. Tại Việt Nam, hoạt động nhập khẩu liên doanh vẫn đang được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp do một mặt thiếu vốn, năng lực cần thiết; mặt khác do không thể tìm được đối tác có nhu cầu tương tự. 1.3.2. Nhập khẩu trực tiếp Là hình thức nhập khẩu mà một doanh nghiệp độc lập nhập khẩu hàng hoá mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp nhập khẩu không chỉ nghiên cứu thị trường, luật pháp và chính sách của nhà nước mà còn là các tập quán quốc tế, thông lệ quốc tế. Khi áp dụng hình thức nhập khẩu này, doanh nghiệp nhập khẩu tự tìm kiếm nhà cung ứng những hàng hoá mình cần nhập khẩu. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt được chất lượng hàng hoá của đối tác cũng như những thông tin về đối tác để đảm bảo không bị gian lận thương mại. Trong hình thức này, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chịu toàn bộ những rủi ro xảy ra nhưng được hưởng lợi toàn bộ. Các doanh nghiệp sẽ có sự tự chủ trong việc mua hàng hoá hơn so với các hình thức khác, nhà nhập khẩu sẽ tự chủ hoàn toàn từ khâu nghiên cứu nhu cầu thị trường cho đến tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng và thực hiện hoạt động nhập khẩu. Đây là điểm khác biệt nhất so với các hình thức nhập khẩu khác. 1.3.3. Nhập khẩu tái xuất Là hình thức nhập khẩu hàng hoá từ một nước khác sau đó tái xuất khẩu sang một nước thứ ba mà không qua các khâu gia công, chế biến hay sản xuất. Đặc điểm đặc trưng của hình thức nhập khẩu này là có ba chủ thể kinh tế ở ba quốc gia khác nhau: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Để áp dụng hình thức này, doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu thị trường của các nước để đảm bảo nguồn cung ứng và đầu ra cho hoạt động kinh doanh không chỉ là về giá cả, mặt hàng mà còn là luật pháp, tập quán từng nước. 1.3.4. Buôn bán đối lưu Đây là phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với số lượng hàng nhận về. Trong nghiệp vụ này, hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sở ghi sổ giá trị hàng giao. Đến cuối kì hạn, hai bên mới so và đối chiếu giá trị hàng đã giao và trị giá đã nhận, nếu sau khi thực hiện nghiệp vụ bù trừ, tiền hàng còn dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ hoặc có thể được ghi vào sổ nghiệp vụ bù trừ năm sau. 1.3.5. Nhập khẩu uỷ thác Hoạt động nhập nhẩu uỷ thác được hình thành giữa một doanh nghiệp có vốn, ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó nhưng lại không có khả năng nhập khẩu trực tiếp, do đó doanh nghiệp này sẽ uỷ thác cho một doanh nghiệp khác có khả năng nhập khẩu trực tiếp hàng hoá theo yêu cầu của mình, còn doanh nghiệp nhận uỷ thaá sẽ thu được lệ phí trong hoạt động nhập khẩu uỷ thác. Trước khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác, hai bên sẽ ký kết hợp đồng mà theo đó bên uỷ thác nhận được hàng hoá theo đúng yêu cầu của mình và phải trả cho bên nhận uỷ thác một khoaản tiền gọi là lệ phí uỷ thác. Bên nhận uỷ thác sẽ thay mặt bên uỷ thác tự tìm kiếm đối tác và thực hiện tất cả các khâu trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá đó. Bên cạnh đó, bên nhận uỷ thác không phải chịu rủi ro về vốn hay về hoạt động bán hàng vì sau khi nhận được lệ phí uỷ thác, bên nhận uỷ thác sẽ giao hàng cho bên uỷ thác. Trên thực tế, bên nhận uỷ thác thường là các công ty lớn có khả năng về vốn, nghiệp vụ và có uy tín trên thị trường. Hoạt động nhập khẩu sẽ đem lại lợi ích cho cả bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác. Trong khi bên nhận uỷ thác kiếm được một khoản lệ phí uỷ thác, còn bên uỷ thác vẫn có những hàng hoá mà mình mong muốn mặc dù điều kiện để nhập khẩu trực tiếp không cho phép. Bên uỷ thác cũng sẽ tiết kiệm được thời gian khi không phải làm các thủ tục để có thể nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, về lâu dài các doanh nghiệp uỷ thác sẽ mất lợi thế về chi phí trong hoạt động bán hàng và đôi khi hàng hoá không đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật như trong hợp đồng uỷ thác. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có nhiều hình thức, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần xác định chính xác tiềm lực của mình không chỉ về tài chính mà bên cạnh đó là các nghiệp vụ trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá sao cho lợi ích đem lại là tối ưu. 2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP Hoạt động nhập khẩu nói riêng cũng như hoạt động ngoại thương nói chung luôn được tở chức thực hiện với nhiều khâu, nhiều nghiệp vụ từ nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác cho đến đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng đó. Đây là một qui trình đồng bộ đòi hỏi sự chính xác và kỹ lường trong tùng nghiệp vụ nhằm thực hiện hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả cao. 2.1. Nghiên cứu thị trường, xác định hàng hoá cần nhập khẩu 2.1.1. Khái niệm thị trường và phương pháp nghiên cứu thị trường Thị trường theo góc độ kinh doanh là tập hợp những khách hàng có những nhu cầu khác nhau mà các nhà kinh doanh hướng tới nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của họ để thu vầ lợi nhuận cho mình (Giáo trình Marketing Thương mại – NXB Lao Động – Xã hội 2005) Trong hoạt động kinh doanh, bất kì một công ty, một doanh nghiệp nào cũng đều có một thị trường mục tiêu mà mình hướng tới và chỉ đến khi nào doanh nghiệp hay công ty có thể thâm nhập, chinh phục và khai thác thị trường đó thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, muốn có thể thâm nhập vào thị trường đó, điều đầu tiến doanh nghiệp cần phải tiến hành là nghiên cứu thị trường một cách tổng thể và có khoa học. Nhìn chung có nhiều phương pháp để nghiên cứu thị trường, nhưng xét một cách tổng quát thì có hai phương pháp chính: nghiên cứu tại hiện trường và nghiên cứu tại bàn. Nghiên cứu tại bàn là phương pháp thu thập thông tin thông qua các kênh gián tiếp như báo chí, phương tiện truyền thông, các báo cáo, thống kê của các cơ quan có chức năng,.. Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian nhưng thông tin không phản ánh đúng xu thế của thị trường, do đó không đưa ra được những phương án kinh doanh tối ưu và chiến lược phát triển thị trường dài hạn. Nghiên cứu tại hiện trường là phương pháp thu thập những thông tin từ thị trường mà doanh nghiệp hướng tới, sau đó phân tích và đưa ra những kết luận. Trong phương pháp này, những hình thức như điều tra phỏng vấn, qua bảng hỏi, qua quan sát và ghi chép, qua thư góp ý,… là những hình thức được sử dụng một cách thường xuyên. Những thông tin này cần phải qua một bước quan trọng đó là tổng hợp, phân tích, đánh giá mới thấy được xu hướng vận động của thị trường. Đặc điểm của phương pháp này là tốn kém về thời gian, chi phí nhưng bù lại thông tin thu thập được phản ánh đúng xu hướng thị trường. 2.1.2. Nội dung nghiên cứu thị trường Đây là khẩu đầu tiên của quá trình nhập khẩu hàng hoá, nghiệp vụ này là bắt buộc đối với bất kì doanh nghiệp nào muốn kinh doanh hàng hoá. Họ cần phải nắm vững đặc điểm của từng thị trường như thị hiếu, phương thức tiêu dùng và các phong tục tập quán của thị trường đó để có những điều chỉnh phù hợp. Đây là quá trình phức tạp đòi hỏi sự chính xác để đưa ra các kết luận và các phương án đúng đắn nhằm giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí. Thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường, chúng ta có thể trả lời được những vấn đề cơ bản của thị trường: Kinh doanh với ai? Kinh doanh mặt hàng gì? Mẫu mã như thế nào? Kinh doanh vào thời điểm nào và ở dâu? Giá cả và lợi nhuận như thế nào? Kinh doanh với số lượng bao nhiêu? Nghiên cứu thị trường không chỉ nghiên cứu thị trường trong nước mà còn nghiên cứu cả thị trường nước ngoài nữa. a)Nghiên cứu thị trường trong nước Nghiên cứu thị trường trong nước là nghiên cứu nhu cầu hiện tại và xu thế sử dụng hàng hoá trên thị trường. Qua đó dự đoán nhu cầu sử dụng hàng hoá trong tương lai gần như: thị trường cần hàng hoá gì? số lượng bao nhiêu? mẫu mã, kiểu dáng như thế nào?... Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, điều quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm đến đó là khả năng sản xuất và tiêu dùng hàng hoá của thị trường đó. Điều này thể hiện ở số lượng hàng hoá, chất lượng của hàng hoá đó, thị hiếu của thị trường đối với hàng hoá hay các phong tục tập quán ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu dùng hàng hoá đó. Bên cạnh đó, chu kỳ sống của sản phẩm cũng là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm để có thể biết được hàng hoá đó đang nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ sống. Với những hàng hoá đang nằm ở giai đoạn bão hoà, doanh nghiệp cần xem xét và dự đoán xu thế sử dụng hàng hoá trong thời gian tới để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách kịp thời. Còn với những hàng hoá đang trong thời kì đầu của chu kỳ sống, giai đoạn giới thiệu và phát triển, doang nghiệp cần nghiên cứu thời gian hàng hoá đó đứng vững trên thị trường. Nếu đó là thời gian dài thì cần có những phương án nhập khẩu những hàng hoà có cùng tính năng nhưng có khả năng cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã và phong phú về chủng loại trong cùng một mặt hàng. Ngoài việc nghiên cứu những đặc điểm của thị trường hàng hoá, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để nắm rõ điểm mạnh và điểm yếu của họ; từ đó đưa ra các phương án thâm nhập và phát triển hàng hoá tại đoạn thị trường mà doanh nghiệp hướng tới trên cở sở sử dụng những lợi thế mà đối thủ cạnh tranh không có hay còn yếu. Chính sách của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động nhập khẩu cũng có ảnh hưởng tới việc xây dựng phương án kinh doanh của doanh nghiệp. b)Nghiên cứu thị trường nước ngoài Nghiên cứu thị trường nước ngoài là nghiên cứu số lượng nhà cung ứng sản phẩm mà doanh nghiệp cần nhập khẩu, phuơng thức thanh toán, phương thức vận chuyển, các yêú tố chính sách hay chính trị của quốc gia bên phía đối tác. Hoạt động này cần rất nhiều thời gian để có thể đưa ra các phương án lựa chọn nhà cung ứng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. 2.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch và phương án nhập khẩu 2.2.1. Xác định mục tiêu chiến lược Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ có những thông tin về thị trường, về nhà cung cấp và những hàng hoá cần nhập khẩu. Doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xây dựng chiến lược, kế hoạch và phương án nhập khẩu hàng hoá tránh tình trạng nhập khẩu ồ ạt một loại hàng hoá mà mẫu mã kém phong phú gây lãng phí nguồn lực. Để có thể xây dựng được một chiến lược kinh doanh hợp lý, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chiến lược. Mục tiêu là những giá trị cụ thể mà doanh nghiệp đạt được trong một giai đoạn hay trong cả một quá trình kinh doanh. Mục tiêu này bao gồm mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn. Khi tiến hàng xác định mục tiêu, doanh nghiệp cần tính toán sao cho đảm bảo tính hợp lý, tính khả thi, tính đồng bộ,… giữa những mục tiêu đặt ra trong cùng một thời kỳ. 2.2.2. Xác định các chính sách và điều kiện nhập khẩu Đây là công việc xác định tư tưởng chỉ đạo trong suốt quá trình đàm phán và thực hiện hợp đồng sau này. Doanh nghiệp cần xác định chính sách nhập khẩu của mình thực hiện trong thời kỳ dài hay chỉ mang tính thời vụ, bên cạnh đó là xác định điều kiện sẵn có của doanh nghiệp. 2.2.3. Lập kế hoạch, phương án kinh doanh Trước hết ta phải hiểu thế nào là kế hoạc kinh doanh? Phương án kinh doanh? Kế hoạch kinh doanh là bản mô tả một cách tổng quát những nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp và những phương pháp để đạt được những mục tiêu đó. Công tác lập kế hoạch sé giúp cho hoạt động nhập khẩu của công ty đi đúng hướng và dễ thích ứng với những bất ngờ xảy ra. Kế hoạch kinh doanh cũng cần phải đảm bảo tính khả thi và tính đồng bộ. Phương án kinh doanh là một bản tài liệu trình bày toàn bộ phương án nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó với đầy đủ các dữ liệu thể hiện tính khả thi của phương án. Lập một phương án kinh doanh là việc chỉ rõ những đặc điểm của hàng hoá cần nhập, đặc điểm của đối tác, những lợi ích mà doanh nghiệp đạt được,… và trong phương án kinh doanh cũng cần phải có những chỉ tiêu đã dự tính: doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả của phương án,.. Cuối cùng là những lời kết luận và kiến nghị để phương án được thực thi một cách có hiệu quả nhất. Doanh nghiệp không chỉ xây dựng một phuơng án nhập khẩu mà còn phải xây dựng những phương án nhập khẩu khác nhằm duy trì liên tục hoạt động nhập khẩu và đưa hàng nhập khẩu vào thị trường mà doanh nghiệp đã hướng tới. 2.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu Đàm phán là quá trình hai bên thương lượng, bàn bạc và trao đổi với nhau các điều khoản mua bán chủ yếu để tiến hành đi đến ký kết hợp đồng. Đây là giai đoạn đầu tiên của hoạt động ký kết hợp đồng, các bên sẽ trao đởi những thắc mắc của mình với đối tác và thể hiện những nhu cầu và mong muốn về lợi ích của mình. Do đó, các bên cần chuẩn bị kỹ lưỡng tài liệu cho buổi đàm phán, tránh tình trạng không nắm rõ thông tin về đối tác của mình và đem lại cho mình những lợi ích kinh tế mong muốn mà vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với đối tác. Có ba hình thức đàm phán: Đàm phán trực tiếp: Các bên sẽ gặp mặt trực tiếp với nhau. Hình thức đàm phán này sẽ đem lại hiệu quả cao khi các bên đều hiểu rõ nhu cầu của nhau sau khi buổi đàm phán kết thúc. Do đó, độ an toàn khá cao. Tuy nhiên, với những đối tác có khoảng cách về địa lý thì sử dụng hình thức đàm phán này rất khó khăn và đàm phán trực tiếp cũng đi kèm với chi phí cao. Đàm phán qua thư: Có độ chính xác cao, tất cả yêu cầu và mong muốn của hai bên đều được thể hiện trên thư tín,và hình thức này cũng tiết kiệm rất nhiều chi phí cho các bên tham gia. Nhưng phương thức này có thề tốn nhiều thời gian nếu thư tín bị thất lạc không đến được tay đối tác. Đàm phán sử dụng phương tiện truyền thông(Fax, telex, email…): hình thức này được sử dụng khá phổ biến vì tính nhanh, đảm bảo nội dung cần đàm phán. Tuy nhiên, chỉ có thể áp dụng khi các bên thật sự tin tưởng lẫn nhau. Mỗi phuơng thức đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tuỳ vào điều kiện của mình mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức đàm phán phù hợp. Với mỗi quá trình đàm phán đều có nội dung cơ bản sau: Hỏi giá: bên mua sẽ yêu cầu bên bán đưa ra những thông tin cơ bản về hàng hoá mình cần nhập khẩu bao gồm: tên hàng, chủng loại, chất lượng, giá cả,… Bước này không đòi hỏi bên mua phải trở thàng người mua hàng. Báo giá: Sau khi người mua yêu cầu, người bán sẽ đưa ra những thông tin và sản phẩm cho đối tác theo đúng yêu cầu của đối tác. Chào hàng: ở bước này, người bán đưa ra lời đề nghị với người mua về một số lượng hàng hoá nhất định có kèm theo các điều khoản cần thiết. Đặt hàng: là lời đề nghị của người mua đối với người bán về một số lượng hàng hoá dưới hình thức đơn đặt hàng. Nếu đã có báo giá thì việc bên mua đặt hàng đánh dấu việc hợp đồng chính thức hinh thành Hoàn giá: Khi nhận được đơn đặt hàng, nếu không chấp nhận hoàn toàn nội dung trong đó thì một trong hai bên sẽ đưa ra đề nghị mới gọi là hoàn giá và chào hàng cũ coi như bị huỷ bỏ Chấp nhận: Là việc đồng ý hoàn toàn với chào hàng hoặc báo giá đó. Việc chấp nhận này phải được người chấp nhận ký và ghi rõ chấp nhận vô điều kiện, sau đó chuyển cho ngưòi chào hàng thì đặt hàng mới có giá trị pháp lý. Xác nhận: là sự khẳng định lại thoả thuận giữa bên bán và bên mua. Đây là những bước cơ bản trong buổi đàm phán ký kết hợp đồng, ngoài ra hai bên còn có thể thoả thuận các điều khoản khác tuỳ thuộc vào yêu cầu và mong muốn của các bên và mối quan hệ của các bên tham gia đàm phán. Mục đích cuối cùng của buổi đàm phán là ký kết hợp đồng. Một hợp đồng thường có những nội dung chủ yếu sau: Số hiệu hợp đồng Ngày, địa điểm ký kết và thời hạn thực hiện hợp đồng Điạ chỉ các bên tham gia, quốc tịch, số điện thoại, số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản Các điều khoản của hợp đồng: + Tên hàng, quy cách, số lượng, chất lượng bao bì, ký mã hiệu + Thời hạn, địa điểm, phương thức gia hàng + Thủ tục thanh toán, phương thức, đồng tiền thanh toán + Giải quyêt tranh chấp, khiếu nại có luật áp dụng + Các điều khoản khác 2.4.Thực hiện hợp đồng nhập khẩu Sau khi đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, các bên sẽ tổ chức thực hiện các nghiệp vụ liên quan để có thể đưa hàng hoá từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu theo trình tự sau: Mở L/C khi bên bán yêu cầu Xin giấy phép xuất khẩu Ký kết kinh doanh nhập khẩu Thuê phương tiện vân tải Đôn đốc bên bán giao hàng Nhận hàng Kiểm tra hàng hoá Giao hàng cho đơn vị đặt hàng Mua bảo hiểm hàng hoá Làm thủ tục hải quan Khiếu nài về hàng hoá (nếu có) Làm thủ tục thanh toán Sơ đồ 1- Các bước của hoạt động nhập khẩu thiết bị 2.4.1. Ký kết kinh doanh nhập khẩu Đây là kết quả của buổi đàm phán giữa các bên tham gia mua bán hàng hoá quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ là văn bản xác định mối quan hệ giữa người bán và người mua, bên bán phải chịu trách nhiệm về những hoạt động gây thiệt hại cho bên mua và ngược lại. 2.4.2. Xin giấy phép xuất khẩu Để có thể nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu tại các cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định 57/CP của Chính phủ: “ Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo qui định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số tại cục Hải quan tỉnh, thành phố thì không phải xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.” ( Trang 144 - Giáo trình Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu – Nxb Thống kê – Hà Nội - 2000) 2.4.3. Mở L/C khi bên bán yêu cầu Khi có yêu cầu của bên bán về việc mở L/C mới có thể giao hàng, doanh nghiệp nhâp khẩu cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để mở L/C tại ngân hàng. Giấy đề nghị mở L/C bao gồm hai phần: một phần sẽ cấu thành nội dung của L/C và phần còn lại là cam kết của đơn vị mở L/C. a) Phần sẽ cấu thành nội dung L/C Phần này sẽ được trình bày bằng văn bản tiếng Anh dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng mà doanh nghiệp yêu cầu mở L/C. Sở dĩ phải bằng tiếng Anh là do Ngân hàng sẽ dựa vào phần này đề cấu thành nên nội dung của L/C được lập. Phần này có những nội dung cơ bản sau: - Tên, địa chỉ của đơn vị xin mở L/C - Tên, địa chỉ của ngân hàng thông báo L/C(Advertising bank) - Ngày mở L/C (Date of this application) - Ngày và nơi L/C hết hiệu lực (Expiry date…/…/…in…) - Tên và địa chỉ người hưởng thụ (Beneficiary) - Số tiền bằng số và bằng chữ (Amount in figure…in words…) - Mô tả những tính chất và đặc điểm của L/C sẽ áp dụng - Những nội dung liên quan đến xấp dỡ hàng hoá - Những nội dung về mô tả hàng hoá - Điều kiện giao hàng - Mô tả bao bì, đóng gói hàng hoá (Packing) - Chứng từ phải xuất trình b) Phần cam kết của đơn vị mở L/C Phần này thể hiện cam kết của đơn vị yêu cầu mở L/C với ngân hàng mở L/C. Phần này có những nội dung cơ bản sau: - Cam._. kết về tư cách pháp nhân của đơn vị và thủ tục pháp lý về hàng hoá nhập khẩu - Cam kết về ký quỹ mở L/C - Cam kết về việc thanh toán L/C khi người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hợp lệ - Cam kết về những trường hợp miễn trách của ngân hàng trong khuôn khổ cho phép của UCP - Cam kết về việc mua bảo hiểm hàng hoá - Cam kết về việc thanh toán phần chênh lệch giữa trị giá L/C và tiền ký quỹ và cách thức giải quyết trong trường hợp nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán phần chênh lệch này - Cam kết liên đới trách nhiệm trong trươờg hợp đơn vị mở L/C uỷ thác 2.4.4. Đôn đốc bên bán giao hàng Bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuẩn bị đầy đủ hàng hoá cả về số lượng và chất lượng khi gần đến thời hạn thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 2.4.5. Thuê phương tiện vận tải Tuỳ theo từng điều kiện giao hàng trong hợp đồng nhập khẩu mà doanh nghiệp có phải chịu cước phí vận tải chặng chính hay không. Nếu trong hợp đồng có ghi điều kiện giao hàng là EXW, FAS, FCA, FOB thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và phải chịu mội chi phí liên quan. * Các phương thức vận tải Trên thế giới hiện nay, hoạt động giao thương quốc tế thường sử dụng phương thức vận tải bằng đường biển. Ngoài ra, còn có những phương thức vận chuyển khác như: vận tải bằng đường bộ, vận tải đường hàng không, vân tải đường sắt,… * Những chứng từ có liên quan Trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, có rất nhiều chứng từ được sử dụng và mỗi loại có công dụng khác nhau, nhưng nhìn chung chứng từ thường dùng là: Vận đơn đường biển Biên lai thuyền phó Giấy gửi hàng đường biển Phiếu gửi hàng Ngoài ra còn có những chứng từ khác trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển: Biên bản lược khai hàng hoá, sơ đố xếp hàng,.. 2.4.6. Mua bảo hiểm cho hàng hoá Trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, nếu doanh nghiệp thoả thuận phương thức giao nhận theo điều kiện EXW, FCA, FAS, FOB, CFR, CPT thì doanh nghiệp phải có nhiệm vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá. Trong vận tải biển, hoạt động chuyên trở hàng hoá thường gặpp rất nhiều khó khăn do thiên tai vì vậy gây tổn thất cho các bên khi hàng hoá bị mất mát hoặc hỏng hóc. Do vậy, điều kiện mua bảo hiểm cho hàng hoá luôn được thoả thuận trong buổi đàm phán ký kết hợp đồng và bảo hiểm cho hàng hoá là biện pháp tôt nhất để giảm thiểu rủi ro cho các bên. Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm: - Bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A) - Bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng (điều kiện B) - Bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng (điều kiện C) 2.4.7. Làm thủ tục hải quan Hoạt động buôn bán quốc tế luôn có sự quản lý của cơ quan hải quan nhằm tránh gian lận thương mại, ngăn chặn hàng nhập khẩu lậu và kém chất lượng vào thị trường nội địa. Vì vậy, trước khi nhập hàng, chủ hàng phải làm thủ tục hải quan. Nghiệp vụ này gồm ba bước chủ yếu sau: a) Khai báo hải quan: Trong bước này, doanh nghiệp cần phải kê khai chi tiết hàng hoá lên tờ khai hải quan . Nội dung tờ kê khai bao gồm: - Tên hàng, loại hàng - Số lượng, khối lượng - Phương tiện vận tải - Xuất hoặc nhập khẩu với nước nào - Giá trị hàng hoá b) Xuất trình hàng hoá: Trong bước này, hải quan sẽ đối chiếu hàng hoá với tờ khai hải quan để hoàn tất thủ tục hải quan và nộp thuế. Hoạt động này đòi hỏi sự chính xác, do vậy chủ hàng cần sắp xếp hàng hoá theo trật tự để tạo điều kiện cho cán bộ hải quan thực hiện nghiệp vụ kiểm tra hàng hoá. c) Thực hiện các quy định của hảỉ quan Sau khi tiến hành kiểm tra và đối chiếu hàng hoá, cơ quan hải quan sẽ đưa ra những quyết định xem hàng hoá có được nhập khẩu hay xuất khẩu hay không. Hải quan sẽ đưa ra các quyết định sau: - Cho hàng thông quan - Cho hàng qua biên giới khi chủ hàng đã nộp thuế nhập khẩu - Cho hàng qua biên giới có điều kiện - Không được phép nhập khẩu hay xuất khẩu Chủ hàng cần thực hiện đúng những quyết định của cơ quan hải quan, nếu vi phạm thì chủ hàng sẽ phải chịu trách nhiệm về việc truy tố hình sự. 2.4.8. Nhận hàng a) Các hình thức giao nhận Trong buôn bán hàng hoá quốc tế, các bên tham gia luôn muốn phân chia quyền hạn, nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nhưng để có thể thoả thuận mà hai bên đều đạt được lợi ích mong muốn thường rất khó khăn, vì vậy các bên thường dựa vào các thông lệ quốc tế mà các bên thoả thuận để lựa chọn, nhưng thường là INCOTERMS 2000. Bảng 1 - Những điều kiện giao hàng trong Incoterms 2000 TT Điều kiện Nội dung Trách nhiệm 1 EXW Giao hàng tại xưởng người bán Người mua chịu mọi chi phí liên quan đến việc mua hàng. 2 FAS Giao hàng dọc mạn tàu Người bán không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và trả cước phí vận tải chặng chính 3 FOB Giao hàng lên tàu 4 FCA Giao hàng cho người vận tải 5 CPT Cước phí trả tới đích Người bán thuê phương tiện vận tải và chịu cước phí vận tải chặng chính, nhưng rủi ro được chuyển sang người bán tại cảng di 6 CFR Tiền hàng và cước phí 7 CIF Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí 8 CIP Cước phí và phí bảo hiểm 9 DES Giao hàng trên tàu tại cảng đến Người bán chịu mọi nghĩa vụ và chi phí để đưa hàng đến nơi quy định và giao hàng cho người mua. Địa điểm chuyển rủi ro là nơi đến. 10 DAF Giao hàng trên biên giới 11 DEQ Giao trên cầu cảng ở cảng đến 12 DDU Giao hàng tới đích chưa thuế 13 DDP Giao hàng tới đích có thuế Nguồn: Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – NXB Thống kê b) Tiếp nhận hàng tại cảng đến Hải quan sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu để họ chuẩn bị giấy tờ cần thiết làm thủ tục nhận hàng tại cảng khi hàng cập cảng như: đơn thông báo hàng hoá, vận đơn,.. Theo Nghị định NĐ 200/CP ngày 31/12/1973, các cơ quan vận tải(ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho và giao cho bên đặt hàng theo lệnh giao hàng. Do vậy, doanh nghiệp nhập khẩu cẩn phải: - Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vân tải (ga, cảng) về việc nhận hàng - Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng - Thông báo cho các đơn vị đặt hàng nhập khẩu trong nước dự kiến ngày hàng về - Thanh toán chi phí cho cơ quan vận tải - Theo dõi viẹc giao nhận hàng, đon đốc cơ quan vận tải lập biên bản về hàng hóa và giải quyết trong phạm vi của mình với những vi phạm xảy ra trong quá trình giao nhận. 2.4.9. Kiểm tra hàng hoá Để đảm bảo hàng hoá nhập khẩu đúng theo mẫu đã ký kết trong hợp đồng và tránh tình trạng hàng hoá bị hỏng hóc hay mất mát. Chủ hàng cần kết hợp với cơ quan hải quan tiến hành hoạt động kiểm tra hàng hoá. Thông qua hoạt động này, chủ hàng có thể phát hiện kịp thời những hàng hoá không đạt tiêu chuẩn và trên cơ sở đó có thể đòi bồi thường từ phía nhà xuất khẩu. 2.4.10.Giao hàng cho đơn vị đặt hàng Với những hàng hoá đã làm xong thủ tục hải quan và đã được kiểm định về chất lượng, chủ hàng sẽ trực tiếp nhạn hàng hoá đó từ cơ quan hải quan và thuê phương tiện vận tải chuyên trở hàng hoá về kho. Với những hàng hoá không đúng quy cách sẽ không được thông quan, và dựa vào biên bản giám định hàng hoá do nhân viên giám định ghi lại để đòi bồi thường(nếu những nguyên nhân gây thiệt hại cho hàng hoá do bên xuất khẩu vi phạm). 2.4.11. Làm thủ tục thanh toán Sau khi nhận hàng, doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu. Chủ hàng dựa vào phương thức thanh toán mà hai bên đã thoả thuận khi ký kết hợp đồng. * Các phương thức thanh toán chủ yếu Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(L/C): Người mua yêu cầu ngân hàng mở L/C đảm bảo xuất tiển cho bên bán trong một thời hạn nhất định nếu bên bán xuất trình bộ chứng từ với nội dung đã ghi trong thư tín dụng. Hình thức này đảm bảo an toàn, tiện lợi cho cả bên mua và bên bán. Phương thức thanh toán nhờ thu: Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ lập hối phiếu gửi đến ngân hàng nhờ thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu từ người mua. Có hai hình thức nhờ thu là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Phương thức thanh toán chuyển tiển(Tranfers): Người mua thanh toán cho người bán bằng cách gửi cho người bán thư chuyển tiền hay điện chuyển tiền. Phương thức thanh toán ghi sổ(Open account): Người bán sau khi giao hàng cho người mua sẽ mở tài khoản ghi rõ tổng số tiền trị giá hợp đồng. Người mua chịu trách nhiệm thanh toán số tiền đó trong một thời hạn nhất định. Phương thức thanh toán trả tiền mặt(Cash payment): Là phương thức dùng tiền mặt để thanh toán tiền mua hàng. Người mua trả tiền cho người bán và hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trong những phương thức trên, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến nhất trong buôn bán quốc tế vì lợi ích nó đem lại cho cả bên bán và bên mua. Khi tiến hành thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, nhà nhập khẩu sẽ thanh toán tiền hàng cho ngân hàng khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ về hàng hoá nhập khẩu do nhà xuất khẩu lập. Bộ chứng từ bao gồm: hoá đơn thương mại (Commercial Invoice); vận đơn (Bill of Lading); bảng kê bao bì đóng gói (packing list); giấy chứng nhận xuất xử (certificate of origin);Giấy chứng nhận số lượng/chất lượng (Certificate of Quality/Quantity); chứng nhận bảo hiểm (certificate of insurance). Sau khi tiến hành thủ tục mở L/C, nhà nhập khẩu sẽ ký hậu vào vận đơn khi ngân hàng thông báo đã nhận được bộ chứng từ. Ngân hàng sẽ kiểm tra tài khoản của nhà nhập khẩu, nếu tài khoản đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ tiến hàng giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu kiểm tra xem có hợp lệ hay không, nếu có nhà nhập khẩu sẽ kí hối phiếu thanh toán cho ngân hàng. * Những chứng từ chủ yếu trong thanh toán Bảng kê chi tiết: là chứng từ kê khai chi tiết số lượng hàng hoá trong lô hàng. Hoá đơn thương mại: là chứng từ quan trọng trong khâu thanh toán. Nó là yêu cầu của người bán đòi người mua hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình. Ngoải ra còn có một số chứng từ khác như: phiếu đóng gói hàng, giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận số lượng,… Sau khi thanh toán, nhà nhập khẩu sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng. Thanh ký hợp đồng sẽ kết thực mọi ràng buộc về trách nhiệm giữa hai bên. Hợp đồng nhập khẩu sẽ hết hiệu lực từ lúc thanh lý hợp đồng. 2.4.12. Khiếu nại về hàng hoá (nếu có) Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nhà nhập khẩu có quyền khiếu nại và đòi bồi thường từ nhà xuất khẩu khi những vi phạm của bên bán gây thiệt hại tổn thất cho bên mua. Nhà nhập khẩu sẽ căn cứ vào hơp đồng về kết quả thực hiện hợp đồng đề khiếu nại. Khi có tranh chấp xảy ra, luật áp dụng là luật mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định thì sẽ sử dụng luật của một nước thứ ba do hai bên thông nhất hay các thông lệ quốc tế để giải quyết. 2.5. Đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng và duy trì quan hệ Kết thúc quá trình thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tiến hành đánh giá kết quả đã đạt được khi thực hiện hợp đồng đó. Doanh nghiệp sẽ dựa vào các chỉ tiêu để phân tích kết quả như: doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận trong tổng giá trị kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn,…Qua bảng đánh giá phân tích kinh doanh, các nhà nhập khẩu sẽ biết được những hạn chế trong các khâu của quá trình thực hiện hoạt động nhập khẩu. Từ đó sẽ có các biện pháp nhằm nâng cao chất hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp cũng thông qua hoạt động nhập khẩu để duy trì mối quan hệ với đối tác nhằm đảm bảo nguồn cung ứng hàng hoá. Mặt khác, nâng cao lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp. 2.5.1. Tỷ lệ thực hiện kế hoạch nhập khẩu a) Tỷ lệ thực hiện theo phí Phí nhập khẩu bao gồm: chi phí mua hàng, chí phí vận chuyển, bảo quản, chi phí mua bảo hiểm, chi phí làm thủ tục xuất nhập khẩu,… Đây là những chi phí hợp lý cho quá trình lưu thông hàng hoá. Những chi phí này hợp thành chi phí bất biến và chi phí khả biến. Xác định tỷ lệ thực hiện kế hoạch nhập khẩu theo phí bằng công thức: Chi phí thực tế Hp = Chi phí kế hoạch Nếu Hp > 1, doanh nghiệp chưa thể đưa ra kết luận gì về tình hình thực hiện hoạt động nhập khẩu theo phí. Vì vậy, doanh nghiệp cần tiến hành tính toán têm chỉ tiêu tốc độ tăng của phí nhập khẩu và so sánh với chỉ tiêu tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu. Nếu Hp <1 , chi phí thực tế nhỏ hơn chi phí kế hoạch. Doanh nghiệp cần phân tích và phát huy những nhân tố làm giảm chi phí thực tế cho hoạt động nhập khẩu. b) Tỷ lệ thực hiện kế hoạch theo kim ngạch nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu chính là giá trị lô hàng nhập tính theo đơn vị USD. Đánh giá tỷ lệ thực hiện kế hoạch nhâp khẩu theo kim ngạch nhập khẩu bằng công thức: Kim ngạch thực hiện Hkn = Kim ngạch kế hoạch Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có hiệu quả khi kim ngạch thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra tức là khi Hkn >=1. c)Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch nhập khẩu theo thời gian Thời gian của hoạt động nhập khẩu được tính từ lúc doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường cho đến khi thanh toán, thanh lý hợp đồng nhập khẩu. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sanh số ngày của một chu kỳ nhập khẩu với số ngày của chu kỳ nhập khẩu kế hoạch. d) Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch nhập khẩu theo mặt hàng Doanh nghiệp thống kê từng mặt hàng nhập khẩu theo kim ngạch nhập khẩu và theo số lượng. Sau đó so sánh với những số liệu trong kế hoạch. 2.5.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu Sau khi kết thúc hợp đồng nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ tiến hành tính tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu. Tổng thu nhập bán hàng NK (Nội tệ) Tỷ suất ngoại tệ NK = Tổng chi phí nhập khẩu (Ngoại tê) Nếu tỷ suất ngoại tệ NK > Tỷ giá hối đoái thì hoạt động nhập khẩu được coi là hiệu quả. Nếu tỷ suất ngaọi tệ NK < Tỷ giá hối đoái thì hoạt động nhập khẩu không có hiệu quả, doanh nghiệp bị lỗ vốn sau một chu kỳ kinh doanh 2.5.3. Chỉ tiêu đánh giá sử dụng hiệu quả lao động Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động đem lại bao nhiêu doanh thu cho công ty D W = LĐ Trong đó: W: năng suất lao động bình quân của một lao động D: doanh thu trong kỳ LĐ: Số lao động bình quân trong kỳ Trên đây là những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty. Những chỉ tiêu này chỉ được tính toán khi đã hoàn tất một chu kỳ kinh doanh. Các chỉ tiêu này được so sánh với các chỉ tiêu đã đặt ra theo kế hoạch để phân tích, đánh giá và rút ra những kết luận và bài học kinh nghiệm cho những kế hoạch kinh doanh sau này. Việc duy trì mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước sau mỗi lần thực hiện hợp đồng là nhiệm vụ rất quan trọng. Giữ được quan hệ này sẽ tạo được uy tín của công ty đối với các đối tác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hay công ty cần tiếp tục tìm kiếm bạn hàng mới và thực hiện những kế hoạch kinh doanh mới. 3. CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐỀN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ Tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế luôn chịu những ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong của doanh nghiệp. Hoạt động buôn bán quốc tế không chỉ chịu tác động bởi thị truờng, chính sách, pháp luật, những yếu tố bên ngoài hay vốn, trình độ nhân viên, cơ chế quản lý mà còn chịu ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên do hàng hoá phải vận chuyển trên một hành trình dài. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu luôn biến động, đặc biệt là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Do vậy cần phải nghiên cứu các yếu tố đó một cách kỹ lưỡng để có những biện pháp thích hợp trước những thay đổi của các yếu tố đó nhằm thích nghi nhanh nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 3.1.1.Chính sách và luật pháp của Nhà nước Bất kì quốc gia nào cũng có những chính sách phù hợp nhằm đưa hoạt động ngoại thương vào khuôn khổ luật pháp của mình nhằm phát triển hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương luôn là hoạt động phức tạp, có tác động rất lớn đế hoạt động quan hệ đối ngoại, do đó các chủ thể kinh tế luôn phải tuân thủ các quy định mà luật pháp đưa ra không chỉ trong quốc gia mình mà còn luật pháp ở nước xuất khẩu, luật của nước thứ ba và các thông lệ quốc tế. Môi trường pháp lý là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu, một môt trường pháp lý ổn định, đồng bộ, hoàn thiện sẽ giúp cho chủ thể kinh tế hoạt động trong kinh doanh xuất nhập khẩu có cơ sở vững chắc khi thực hiện các nguyên tắc trong quan hệ đối ngoại với các đối tác. Nhà nước luôn đề ra các mục tiêu và xây dựng chiến lược để thực hiện mục tiêu đó bằng các chính sách. Trong từng giai đoạn khác nhau, thời kì khác nhau sẽ có những chính sách khác nhau. Với những nước đang phát triển như Việt Nam cần có những chính sách thúc đẩy hoạt động gia thương, buôn bán với các quốc gia khác, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Hoạt động ngoại thương trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Có nhiều công cụ để thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương: thuế quan, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái,.. Mỗi công cụ đều có những ưu nhược điểm nển cần phải kết hợp các công cụ đó một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa, hoạt động nhập khẩu lại cần nguồn ngoại tệ rất lớn, nhất là ngoại tệ mạnh. Chính sách tỉ giá hối đoái sẽ tác động khá lớn đến hoạt động này. Việc điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp sẽ làm cho giá trị xuất khầu tăng, qua đó thu được khối lượng ngoại tệ lớn để chi trả cho nhập khẩu. Tuy nhiên, những chính sách tác động đến tỷ giá hối đoái tuỳ vào mục đích khác nhau nên tỷ giá hối đoái sẽ được thay đổi cho phù hợp. Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến những chính sách đó để cân nhắc có nên nhập hay không. 3.1.2. Hệ thống tài chính ngân hàng Trong nền kinh tế, hệ thống tài chính ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nguồn cung và cầu về tiền tệ, cung cấp vốn cho doanh nghiệp và bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra thuận tiện. Thanh toán là nghiệp vụ không thể thiếu trong ngân hàng phục vụ cho kinh doanh ngoại thương. Các bên tham gia buôn bán quốc tế không thể gặp mặt trực tiếp để thanh toán tiền hàng vì như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong ngân hàng giúp cho nhà nhập khẩu hay xuất khẩu vẫn thực hiện đúng quy trình nhập khẩu mà tiết kiệm được nhiều chi phí. Ngân hàng cũng là nguồn cung vốn cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh. Với nhà nhập khẩu, khi mua hàng họ cần một lượng ngoại tệ lớn và họ có thể mua từ ngân hàng theo tỷ giá niêm yết tại ngân hàng đó hoặc có thể vay từ ngân hàng. Hệ thống tài chính cũng đảm bảo cho sự biến động về tỷ giá hối đoái luôn ở mức ổn định. Khi tỷ giá hối đoái tăng, tức đồng nội tệ mất giá khiến cho hoạt động nhập khẩu trở nên khó khăn hơn khi đòi hỏi một lượng lớn nội tệ mới có thể mua ngoại tệ từ các ngân hàng để chi trả tiền hàng nhập khẩu. 3.1.3. Sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài Hoạt động nhập khẩu luôn cần có sự nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường trong nước hay khả năng cung ứng từ đối tác ở thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng hoá, còn thị trường nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến lượng cung, nếu cung nhiều hơn cầu thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn do bị tồn hàng với khối lượng lớn và không thể quay vòng vốn nhanh để tiếp tục quá trình kinh doanh. Sự biến động của thị trường nước ngoài có sự ảnh hưởng của chính trị, pháp luật, chính sách mở cửa của quốc gia đó,… Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế hay tài chính trên thế giới. Sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài sẽ gây khó khăn cho daonh nghiệp khi không nắm vững thị trường để có thể dự đoán nhu cầu của thị trường trong tương lai. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả, bên cạnh đó tìm hiểu kỹ lưỡng về đối tác cùng là điều kiện quan trong giúp cho danh nghiệp đảm bảo nguồn cung hàng một cách đầy đủ, đúng thời hạn và có chất lượng. 3.1.4. Trình độ cơ sở hạ tầng Trong buôn bán quốc tế, hàng hoá được vận chuyển trên một hành trình dài. Do đó điều kiện về phương tiện vận tải, hay các thiết bị nhằm đảm bảo hàng hoá luôn trong tình trạng tốt tại kho bãi là điều kiện bắt buộc. Hàng hoá được nhập khẩu sẽ được lưu kho chờ thông quan nên việc bảo quản, giám sát hàng hoá đòi hỏi phải có các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại. Phương tiện giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ hơn và tiết kiệm được nhiều chi phí trong việc vận chuyển hay trao đổi thông tin giữa các bên. Nhà nước cần chú trọng vào việc đưa các ứng dụng của khoa học hiện đại vào trong quá trình làm thủ tục hải quan như thông quan điện tử hay xây dựng hệ thống giao thông đạt tiêu chuẩn để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động giao thương. 3.1.5. Điều kiện tự nhiên Đặc trưng của buôn bán quốc tế là thời gian vận chuyển hàng hoá dài thưòng là 1 tháng, vì vậy hàng hoá có thể gặp rủi ro do thiên tai gây tổn thất cho các bên liên quan. Hàng hoá trên đường vận chuyển khi gặp rủi ro về thiên tai có thể bị hỏng hóc hay mất mát, điều này gây thiệt hại cho nhà nhập khẩu khi nhập hàng không có đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu. 3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Các nhân tố trên là những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến doanh nghiệp và doanh nghiệp không thể tác động vào nó để thay đổi mà chỉ có thể thay đổi cơ cấu và cách quản lý của mình để thích nghi với nó, còn các nhân tố bên trong môi trường doanh nghiệp là những nhân tố chủ quan, doanh nghiệp tác động vào nó để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Các nhân tố này bao gồm: 3.2.1 Nhân tố về con người Nhân tố con người luôn được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu vì mọi hoạt động đều do con người điều hành. Nhân tố này quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phát huy những điểm mạnh của từng cá nhân để tận dụng tối đa chất xám nhằm đem lại hiẹu quả kinh tế. Doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm nâng cao tri thức, có khả năng thích nghi với những biến động của doanh nghiệp khi có khó khăn xảy ra. Ngoài ra, sự quan tâm đến đời sống tinh thần vật chất cũng là cách mà doanh nghiệp khơi dậy niềm đam mê và khả năng cống hiến của mỗi cá nhân. 3.2.2.Nhân tố về vốn Để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tiềm lực về tài chính cũng là điều kiện để doanh nghiệp bắt đầu bước vào hoạt động kinh doanh. Vốn sẽ quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải cứ nhiều vốn là kinh doanh sẽ hiệu quả nhưng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều cái mới hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cũng dựa vào vốn để đánh giá một số chỉ tiêu như: tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tốc độ vòng quay của vốn, tốc độ tăng trưởng của vốn. Hoạt động nhập khảu luôn cần nhiều vốn, vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến sự tăng trưởng của nguồn vốn để bảo toàn vốn kinh doanh. 3.2.3.Nhân tố về mạng lưới kinh doanh Doanh nghiệp muốn phát triển cần phải xây dựng được mạng lưới kinh doanh rộng lớn nhằm đảm bảo đầu ra cho hàng hoá nhập khẩu. Quy mô của mạng lưới kinh doanh thể hiện qui mô của doanh nghiệp, một doanh nghiệp lớn luôn có mạng lưới kinh doanh lớn và hiệu quả. 3.2.4.Nhân tố về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Một doanh nghiệp không thể hoạt động hiệu quả nếu không có một cơ cấu tổ chức hợp lý và bộ máy quản lý hiệu quả. Cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc phân công trách nhiệm và quyền hạn của mỗi phòng ban, mỗi cá nhân trong tổ chức. Một cơ cấu hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng con ngưòi toàn diện nhất, tận dụng tối đa khả năng của mỗi cá nhân.Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có sự quản lý của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp. Bộ máy quản lý là nơi xây dựng các chính sách, mục tiêu và chiến lược cho doanh nghiệp. Là bộ phận định hướng kinh doanh và đưa ra các quyết định cuối cùng khi tổ chức gặp phải những khó khăn do sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG Tên giao dịch quốc tế: GENERAL AVIATION IMPORT – EXPORT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: AIRIMEX.JSC Loại hình kinh doanh: Thương mại và dịch vụ Trụ sở chính: 414 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội Tel: (84-4)8217939/8271351. Fax: (84-4)8271925 CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HÀNG KHÔNG - AIRIMEX 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng Không (AIRIMEX) được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103012269 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư – TP Hà Nội cấp ngày 18/5/2006 hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần và các quy định pháp luật hiện hành khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không được thành lập từ năm 1989 trên cơ sở yêu cầu về việc đảm bảo công tác xuất nhập khẩu cho nghành Hàng không Việt Nam. Cho đến nay, công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ nhân viên lên tới 108 người, trong đó có 60% cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học. Thành tựu mà công ty đạt được trong suốt 16 năm làm công tác xuất nhập khẩu thiết bị , phụ tùng máy móc hàng không chính là sưu phối hợp giữa công ty và các bạn hàng hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn, kim ngạch nhập khẩu hàng năm đạt trên 30 triệu USD. Các trang thiết bị phụ tùng và máy móc nhập khẩu luôn đạt chất lượng tốt, công nghệ tiên tiến và công tác bán hàng và dịch vụ sau bán hàng cũng được bạn hàng trong nước đánh giá cao. Quá trình hình thành phát triến của công ty có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính: 1.1.1.Giai đoạn 1: 1989 - 1994 Trong giai đoạn này, Công ty là đơn vị trực thuộc Tổng Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam và sau đó là Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty trong giai đoạn này là nhập khẩu thiết bị, phụ tùng và máy móc nhằm phục vụ cho hoạt động của ngành trên cơ sở nhu cầu của từng đơn vị sử dụng. Hàng hóa nhập khẩu của công ty trong thời kì này bao gồm dầu mỡ bôi trơn, các thiết bị quản lý máy bay, các thiết bị nhà ga sàn gỗ, máy bay và phụ tùng máy bay, xăng dầu máy bay. 1.1.2. Giai đoạn 2: 1994 – 18/5/2006 Trong thời kì này, Công ty được tổ chức lại thành Doanh nghiệp Nhà nước vói quy chế hoạt động theo Nghị Định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Công ty XNK Hàng không là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập và có tư cách pháp nhân đầy đủ. Lình vực hoạt động của công ty cũng được mở rộng hơn sang cả kinh doanh hàng hóa dân dụng nhưng chức năng nhập khẩu xăng dầu máy bay được chuyển cho Công ty Xăng dầu Hàng không. Sau nhiều năm hoạt động với sự phát triển mạnh mẽ, công ty đã tạo dựng được uy tín riêng của mình đối với các bạn hàng. Khách hàng chủ yếu của công ty là Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines, Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam, Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc – Trung - Nam,... Công ty đã thực hiện họat động nhập khẩu, bảo hiểm, vận chuyển nội địa, phối hợp lắp đặt, và có rất nhiều dự án có khối lượng thiết bị lớn, giá trị cao nhu ký và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị phục vụ cho chương trình FIR Hồ Chí Minh có trị giá trên 30 triệu USD; thiết bị được nhập khẩu và lắp đặt tại Tân Sơn Nhất, Bán đảo Sơn Trà. Bên cạnh đó, có rất nhiều dự án lớn khác như: hệ thống ILS, đèn đêm, DOMSAT tại sân bay Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất, Radar thời tiết tại sân bay quốc tế Nội Bài,... Trong những năm gần đây, công ty không chỉ thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác mà còn đứng ra làm nhà thầu cung cấp thiết bị cho các Cụm cảng, Trung tâm quản lý máy bay,...Hiện tại, Công ty cũng đang là nhà phân phối cho các Hàng sản xuất lớn:QUALIMETRICS INC về thiết bị trắc quan khí tượng, TERMA/CRIMP A/S về thiết bị thông báo tự động ATIS/VOLMET và D-ATIS/VOLMET, SEA Gmbh về thiết bị an ninh...Với nhiều hoạt động nhập khẩu và thực hiện các dự án trong ngành cũng như ngoài ngành, doanh thu của Công ty trong 2 năm vừa qua đạt 1,5 triệu USD, và hiện tại Công ty AIRIMEX đang được hãng SIEMENS ủy quyền phân phối mảng thiết bị bảo vệ, máy cắt cung cấp cho các nhà máy phát điện. Ngoài SIEMENS, AIRIMEX còn được EXIDE(Pháp) và GASTON(Anh) ủy quyền làm đại lý tại Việt Nam. Các hoạt động hợp tác kinh doanh cũng được công ty chú trọng, AIRIMEX đã xây dựng được hệ thống bạn hàng rộng khắp ở Châu Âu, Singapore, Hong Kong,... Đây là những hãng lớn, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của thị trường. Mối quan hệ hợp tác giữa AIRIMEX với các đối tác nước ngoài đã tạo dựng đuợc uy tín cho Công ty trong hoạt động cung ứng thiết bị và dich vụ. 1.1.3. Giai đoạn 3: 18/5/2006 đến nay Công ty đã chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần 0103012269 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/5/2006. 1.2. Bộ máy tổ chức của công ty CP XNK Hàng Không ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC QMR P. GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC Phòng HC-QT Phòng KH-ĐT - LĐTL Phòng vé và dịch vụ Phòng TCKT - KTT Chi Nhánh phía Nam Văn Phòng đại diện tại LB Nga Phòng XNK I Phòng XNK II Phòng XNK III Sơ đồ 2 - Cơ cấu tổ chức Công ty CP XNK Hàng Không - AIRMEX 1.3. Chức năng của các phòng ban trong công ty Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không được tổ chức theo mô hình trực tuyến, gồm các phòng chức năng: 1.3.1. Phòng kế hoạch và lao động tiền lương Lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm, căn cứ vào kế hoạch đầu tư trang thiết bị, các loại hình nguồn vốn. Lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu và các loại hình hoạt động khác của công ty theo tuần, tháng. Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về hành chính văn thư lưu trữ, bảo mật theo quy định hiện hành. Thực hiện công tác tiếp nhận, vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Mở rộng công tác đối ngoại, chủ động tiếp thị, quan hệ khách hàng, tìm đối tác trong hợp đồng kinh tế. Tổng hợp các báo cáo từ các phòng ban chức năng cho ban giám đốc và các báo cáo lên cấp quản lý. Bao gồm: - Báo cáo tình hình hoạt động của công ty lên cấp quản lý ( Tổng Công ty Hàng không Việt Nam) - Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu cho Bộ Thương mại._.uả của hoạt động nhập khẩu. Công thức: Chi phí thực tế Hp= Chi phí kế hoạch Ta có bảng sau: Bảng 14 - TỈ LỆ THỰC HIỆN THEO CHI PHÍ 2005 - 2006 Thực hiện (triệu đồng) Kê hoạch (triệu đồng) Tỉ lệ thực hiện (Hp) 2005 60.099 10.643 5,65 2006 65.995 9.102 7,25 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kinh doanh Qua bảng tỉ lệ thực hiện theo chi phí, chỉ tiêu Hp đều lớn hơn 1. Công ty chưa thể kết luận gì vào thời điểm này. Công ty cần tiến hành tính toán thêm chỉ tiêu tốc độ tăng của chi phí nhập khẩu và đem so sánh chỉ tiêu tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu. Nếu tốc độ tăng chi phí nhập khẩu nhỏ hơn tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu thì có thể kết luận công ty vẫn duy trì chi phí nhập khẩu trong mức hợp lý. Nếu tốc độ tăng chi phí nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, công ty cần xem lại những hoạt động của mình để làm giảm thiểu những chi phí phát sinh không hợp lý. 2.3. Đánh giá chung hoạt động nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không 2. 3.1. Những điểm mạnh trong hoạt động nhập khẩu thép Kể từ khi thành lập đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là phải đối mặt với cơ chế thị trường và sự canh tranh quyết liệt nhưng công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà còn mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín và cải thiện đời sống cán bộ nhân viên. a) Đội ngũ nhân viên có năng lực và tâm huyết Trong hoạt động nhập khẩu thiết bị nói riêng, công ty có những thế mạnh mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Đầu tiên phải kể đến là yếu tố con người của công ty. Trong tất cả các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển của một doanh nghiệp, nguồn lực con người có vai trò quyết định. Đối với công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không, đội ngũ cán bộ công nhân viên chính là một trong những yếu tố dẫn đến thành công trong kinh doanh với những lãnh đạo dám nghĩ dám làm, quyết đoán, sáng suốt, những quyết định luôn được đưa ra kịp thời và tạo điều kiện cho các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên tâm huyết có năng lực là chìa khoá để thu về những thành công trong các thương vụ. Với bộ máy thông nhất từ trên xuống đồng lòng phát triển hoạt động kinh doanh, công ty đã thu được những thành tựu to lớn. b) Có kinh nghiệm trong hoạt động nhập khẩu Điểm mạnh thứ 2 là khoảng thời gian và kinh nghiệm mà công ty đã có trong thời gian đã qua trong hoạt động nhập khẩu. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, công ty đã tham gia về phục vụ kinh doanh. Nhờ những kinh nghiệm quý báu mà trong hoạt động nhập khẩu, công ty tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình kinh doanh. c) Có uy tín cao với bạn hàng trong nước và quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị, phụ tùng hàng không Nhờ thời gian hoạt động lâu năm mà công ty có những mối quan hệ khá tốt với những bạn hàng cả trong và ngoài nước. Uy tín của công ty trên thị trường ngày càng được khẳng định. Chính yếu tố này đã giúp công ty có những mối hàng quen thuộc, có tính ổn định cao, duy trì hoạt động kinh doanh một cách lâu dài. d) Chuyên môn hoá trong hoạt động nhập khẩu thiết bị Trong hoạt động nhập khẩu thiết bị, công ty đã phân công nhiệm vụ trong từng phòng kinh doanh, do đó không có sự đan xen giữa các phòng với nhau. Các phòng thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, hoạt động nhập khẩu thiết bị do phòng xuất nhập khẩu I và II đảm nhiệm. Do đó, hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu thiết bị của công ty là khá cao. Tuy nhiên, trong hoạt động nhập khẩu thiết bị của công ty vẫn có những hạn chế còn tồn tại. e) Kim ngạch nhập khẩu thiết bị và kết quả kinh doanh đều ở mức cao và tăng đều qua các năm Điểm mạnh thứ tư của công ty đó chính là kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua. Những con số doanh thu, hiệu quả ngày càng tăng nhanh. Điều này chứng tỏ sự ổn định đi lên trong kinh doanh của công ty. Đóng góp trong kết quả kinh doanh là kim ngạch nhập khẩu tăng cao, thị trường và mặt hàng nhập khẩu ngày một mở rộng. Đây là tiền đề cho việc mở rộng quy mô của công ty trong thời gian tới, là thế mạnh mà công ty cần tận dụng để phát triển hơn nữa. 2.3.2. Điểm tồn tại trong hoạt động nhập khẩu thiết bị a) Thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh Điểm yếu đầu tiên cần nói tới đó chính là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp còn khá nhỏ, do đó trong hoạt động nhập khẩu thiết bị công ty thường xuyên phải đi vay từ các ngân hàng hay từ Tổng Công ty. Điều này dẫn đến chỉ những hợp đồng nhỏ công ty mới có khả năng ký kết , khai thác và thực hiện. Còn những hợp đồng lớn thì phải bỏ qua nếu không vay được vốn. Cũng do việc đi vay ngân hàng hay tổng công ty nên phát sinh chi phí trả vốn vay cho ngân hàng. Dẫn đến lợi nhuận trong kinh doanh bị giảm sút. Vì vậy công ty cần chú trọng đến việc tăng lượng vốn kinh doanh để đảm bảo hoạt động kinh doanh trong công ty diễn ra ổn định. b) Một số nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng kinh doanh của công ty Một trong những điểm tồn tại trong hoạt động nhập khẩu đó là còn một số nhân viên có trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty, điều này khiến cho quy trình đôi lúc bị gián đoạn, thiếu hiệu quả. Đề khắc phục điều này, công ty cần chú trọng bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ nhân viên cho phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn phát triển của công ty. c) Thiếu hệ thống Marketing Công ty chưa có hệ thống riêng biệt cho hoạt động marketing, các hoạt động marketing của công ty trong thời điểm này còn nhỏ lẻ và manh mún nhất thời. Công ty chưa xây dựng chiến lược marketing cụ thể và lập một kế hoạch lâu dài cho việc nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu. Điều này làm cho hoạt động của Airimex chưa được khuếch trương rộng rãi, khách hàng chưa biết nhiều về công ty ngoại trừ các bạn hàng trong ngành. Với chiến lược phát triển công ty thành công ty đa ngành, xây dựng hệ thống marketing là việc làm hết sức cần thiết. d) Công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng Công ty luôn bị động trong việc tìm kiếm bạn hàng. Đa số các hợp đồng nhập khẩu của công ty là nhập khẩu uỷ thác nên phụ thuộc khá nhiều vào nhu cầu của thị trường trong nước. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có qui trình nghiên cứu thị trường cụ thể để mở rộng lĩnh vực kinh doanh và tận dụng những cơ hội trên thị trường. Đây là một trong những hạn chế khiến công ty chưa thể phát triển như mong muốn. Trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh như: Petechim, Machino, Tecnoimort,… và thực tế công ty đã mất đi một phần thị trường bởi các đối thủ trên. Đây là vấn đề công ty cần giải quyết nếu muốn phát triển công ty thành công ty hàng đầu trong hoạt động cung cấp thiết bị phụ tùng máy móc cho VietNamAirlines và các đơn vị kinh doanh. 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại a) Nguyên nhân chủ quan Những điểm tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty do những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do một số nhân viên còn chưa ý thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc hoàn thành nhiệm vụ của công ty giao cho. Trong công việc còn chưa chủ động và sáng tạo. Nguyên nhân thứ hai là do ở một số bộ phận còn mang tâm lý hành chính sự nghiệp của kinh doanh nhà nước. Tâm lý này tạo sức ì trong công việc, không dám chịu trách nhiệm đối với việc làm của mình. Đây là điều rất nguy hiểm đối với công ty. Do đó công ty cần phải khắc phục tình trạng này để có hiệu quả trong kinh doanh. Nguyên nhân thứ ba là khả năng huy động vốn của công ty chưa cao. Nguồn vốn của công ty trước khi cổ phần hoá thường là vốn vay, vì vậy công ty chuyển hình thức kinh doanh sang cổ phần hoá là xu hướng của thị trường và là cách tốt nhất để công ty có thể huy động vốn từ bên ngoài thông qua bán cổ phiếu. b) Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan là do hoạt động nhập khẩu là một trong những hoạt động có nghiệp vụ phức tạp. Để nắm bắt và thực hiện đúng cần phải mnất rất nhiều thời gian và công sức. Những kiến thức này không phải lúc nào cũng có thể học hỏi và tích luỹ được vì hiện nay những lớp học bồi dưỡng kiến thức còn chưa được mở rộng rãi ở công ty. Một điều nữa cũng tác động tiêu cực đó là sự thay đổi của môi trường kinh doanh, của pháp luật và sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ làm cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, thiết bị hàng không là hàng hoá mà Việt Nam chưa sản xuất được nên công ty cần chú trọng đến những thông tin về mặt hàng này trên thị trường thế giới. CHƯƠNG III : HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY 1.1. Xu hướng phát triển của thị trường 1.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường đầu ra Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu về tiêu dùng hàng hoá đang ngày càng tăng về hàng hoá tiêu dùng hàng ngày hay hàng hoá chuyên ngành phục vụ cho từng ngành hàng riêng biệt. Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhưng khả năng sản xuất ở trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, những mặt hàng chuyên dụng hầu hết trong nước chưa thể sản xuất hoặc có thể những chất lượng không cao. Do đó nhu cầu nhập khẩu hàng từ nước ngoài là rất lớn. Đặc biệt là những thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực hàng không. Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, và ngành hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ giao thương với nước ngoài và quá trình vận chuyển hàng hoá. Do đó nhu cầu đảm bảo các chuyến bay được an toàn và diễn ra theo đúng lịch trình đã định sẵn là yêu cầu không thể thiếu. Nhưng hiện nay, đội ngũ máy bay của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam Airlines đã qua nhiều năm sử dụng nên các trang thiết bị máy móc không còn đủ tiêu chuẩn đảm bảo độ an toàn cho mỗi chuyến bay. Vì vậy, quá trình nhập khẩu các thiết bị, máy móc, phụ tùng cho máy bay là hoạt động rất cần thiết. Quá trình nhập khẩu này sẽ ngày càng phát triển do nhu cầu về hàng hoá này rất lớn khi mà trong nước chưa thể sản xuất và mỗi loại thiết bị chỉ dùng cho một hãng máy bay. Với xu hướng phát triển của thị trường ngành hàng không như bây giờ, ban lãnh đạo AIRIMEX cần có những định hướng cụ thể cho sự phát triển lâu dài của công ty. 1.1.2. Xu hướng phát triển của thị trường đầu vào Với chính sách mở cửa, hội nhập và đặc biệt là Việt Nam gia nhập vào WTO trong năm 2006, thị trường đầu vào của công ty sẽ ngày một phát triển. Những mối quan hệ được mở rộng, những rào cản về thuế quan dần dần được bãi bỏ, hoạt động nhập khẩu được đơn giản hoá thủ tục. Khi đó, công ty sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn trong kinh doanh hàng hóa thiết bị nhập khẩu và kinh doanh hàng hoá dịch vụ khác. Theo Ngân hàng thế giới -World Bank, Việt Nam là một trong hai nước có nền kinh tế có tốc độ phát triển nhất khu vực Đông Nam Á (cùng với Trung Quốc). Tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm của Việt Nam luôn ở mức cao. Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế có mức độ hấp dẫn đầu từ khá cao, cơ hội kinh doanh nhiều và khả năng sinh lợi lớn. Cùng với yếu tố chính trị ổn định, những yếu tố trên khiến các doanh nghiệp nước ngoài rất muốn hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam. Tận dụng lợi thế đó, công ty có thể mở rộng quan hệ, tìm kiếm các đối tác mới để phục vụ mục đích mở rộng ngành nghề kinh doanh và đảm bảo sự ổn định trong hoạt động nhập khẩu thiết bị hàng không. 1.2. Định hướng phát triển của Công ty 1.2.1. Tầm nhìn của Công ty AIRIMEX đã đưa ra mục tiêu và tầm nhìn trong hoạt động kinh doanh của mình ngày từ ngày đầu tiên thành lập: “Phấn đấu trở thành công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp, phân phối thiết bị, vật tư phụ tùng, và dịch vụ xuất nhậpn khẩu cho ngành hàng không. Đồng thời là nhà cung ứng thiết bị hàng đầu cho các ngành công nghiệp khác.” 1.2.2. Chiến lược phát triển đến năm 2010 Trong thời gian tới, công ty tiếp tục duy trì và phát triển kinh doanh trên các ngành hàng truyền thống, đồng thời mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các ngành hàng khác, xúc tiến các hoạt động thương mại trong và ngoài nước để tăng doanh thu. Mở rộng các hình thức sản xuất kinh doanh như làm đại lý, đại diện phân phối hàng hoá, dịch vụ của các hãng sản xuất nước ngoài tại thị trường Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ cho thuê văn phòng, triển khai các dự án đầu tư có sản xuất kinh doanh dịch vụ. Hoạt động đầu tư ngày càng được quan tâm, các dự án đầu tư có tính khả thi cao cho việc sản xuất hàng hoá, xây dựng thương hiệu đang được công ty tiến hành triển khai nhằm tăng cường hoạt động trao đổi hàng hoá nội địa và xuất khẩu. Chuyển đổi chức năng từ một công ty đơn thuần xuất nhập khẩu thành nhà cung cấp, đại lý, tổng đại lý độc quyền, qua đó nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh trong hoạt động thương mại, đấu thầu, đầu tư,.. Mở rộng sang các hoạt động kinh doanh như khu nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng. Đầu tư sản xuất các mặt hàng đến ngành hàng không như nước đóng chai, khăn lạnh, quà lưu niệm,… 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY 2.1. Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nguòn nhân lực của công ty nói chung và bộ phận nhập khẩu thiết bị nói riêng Một trong những giải pháp đầu tiên được đề cập là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vì trong những yếu tố quyết định thành công của một công ty, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất. Một đội ngũ cán bộ nhân viên có chất lượng có thể hiểu là những con người có chuyên môn giỏi, có lòng yêu nghề và quyết tâm gắn bó với công ty, đưa công ty đạt được những kết quả cao trong kinh doanh. Tuyển dụng đội ngũ lao động có trình độ cao, nắm rõ những yêu cầu nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu. Đội ngũ này còn đòi hỏi có tinh thần trách nhiệm cao. Việc tuyển dụng diễn ra hàng năm nhằm bổ sung nguồn nhân lực và tạo không khí cạnh tranh lành mạnh trong công ty. Ngoài ra, việc tạo môi trường làm việc cạnh tranh trong công ty cũng thúc đẩy sự tiến bộ trong từng cá nhân. Môi trường làm việc lành mạnh có tính cạnh tranh sẽ giúp cán bộ công nhân viên cảm thấy hưng phấn trong công việc. Điều này rất có lợi cho chính cá nhân họ và cao hơn là cho chính công ty. Bên cạnh tuyển dụng mới, công tác huấn luyện đào tạo cũng cần được coi trọng và đây làm một giải pháp hữu hiệu cho công ty. Công ty trực tiếp mở các lớp bồi dưỡng và đào tạo lại cho về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên trong công ty. Những lớp đào tạo hay các buổi nói chuyện chuyên đề sẽ đem lại nhiều kiến thức cần thiết cho nhân viên. Cuối cùng là thưòng xuyên tổ chức các buổi hội thảo khoa học bàn về những cách thức nâng cao hiệu của kinh doanh, khuyến khích nhân viên phát huy tính sáng tạo của mình. 2.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thực hiện nghiệp vụ trong nhập khẩu thiết bị Giải pháp này nhằm tạo ra một qui trình thực hiện hoạt động nhập khẩu thiết bị có độ chuẩn hoá cao. Những quy trình, qui phạm được mô tả chặt chẽ, chính xác sẽ giúp nhân viên xác định được ró nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, qua đó sẽ tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện nhập khẩu. 2.2.1. Hoàn thiện nghiên cứu thị trường, tìm bạn hàng mới Khi đề cập đến hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty, ta đã nhận thấy một bất cập trong vấn đề này. Đó là những hoạt động nghiên cứu mang tinh đơn lẻ, không theo một qui trình cụ thể. Những hoạt động tìm kiêm thường là do các cá nhân tiến hành thông qua Internet. Để khắc phục tình trang này, công việc nghiên cứu cần được tiến hành một cách quy mô, theo đúng những trình tự khoa học và nên có một bộ phận đảm nhiệm. Nghiên cứu thị trường theo hai mảng theo những phương pháp khác nhau, thị trường nước ngoài thì dùng phương pháp điều tra gián tiếp. Thị trường trong nước dùng phương pháp trực tiếp để xác định thông số như nhu cầu, sô lượng, giá cả… Chỉ khi làm tốt công tác này, việc lập kế hoạch kinh doanh mới tiến hành thuận lợi, chính xác. Ngoài làm tốt công việc thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường còn nhằm mang đến những mối quan hệ làm ăn mới cho công ty. Từ trước đến nay, công ty thường xuyên bị động trong việc tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng. Điều này hạn chế khả năng mở rộng thị trường của công ty và bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh khác. 2.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch nhập khẩu Khi hoạt động nghiên cứu thị trường được chuẩn hoá thì bước tiếp theo của quy trình nhập khẩu cũng cần được hoàn thiện. Công tác xây dựng kế hoạch nhập khẩu của công ty thời gian qua cũng chưa được tiến hành một cách đúng mức. Công việc tiến hành dựa trên sự đánh giá cá nhân và cân nhắc trong đầu khả năng sinh lợi, phưong thức tiến hành và những chỉ tiêu chủ yếu. Để hoạt động này diễn ra đúng với vai trò của nó, AIRIMEX cần chú trọng tới những điểm sau. Cần xác định những chỉ tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với mục tiêu và khả năng cho phép của công ty. Những mục tiêu không chồng chéo và mâu thuẫn , không cản trở nhau trong quá trình thực hiện. Công tác lập kế hoạch cần có sự tham gia của các thành viên trong phòng ban của mình để đảm bảo tính khả thi cho phương án kinh doanh. 2.2.3. Hoàn thiện công tác giao dịch đàm phán và ký kết Đề công tác giao dịch đàm phán và ký hợp đồng có hiệu quả, hoàn thiện hơn nữa công ty cần thực hiện những giải pháp: Thực hiện tốt những công việc của khâu chuẩn bị đàm phán như: chọn thành viên đoàn đàm phán là những chuyên gia kỹ thuật tài chính, luật pháp,.. để có thể đánh giá một cách chính xác nhất khả năng sinh lợi và tính hợp pháp của phương án kinh doanh sắp được ký kết; choọn địa điểm đàm phán phù hợp với mục đích cuộc giao dịch; lên phương án đàm phán từ trước với những mục tiêu cốt lõi. Tiết kiệm những khoản chi phí không hợp lý nhưng không có nghĩa là cắt hết những khoản cần phải chi. Những hoạt động nhằm gây ấn tượng, tạo sự thân mật cần được quan tâm đúng mức. 2.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác xin giấy phép và làm thủ tục nhập khẩu thiết bị Công tác xin giấy phép, làm thủ tục nhập khẩu trong thực tế đôi khi gây cản trở cho hoạt động nhập khẩu của công ty. Đây là yếu tố khách quan phụ thuộc vào chính sách Nhà nước và quan hệ công ty với ngành Hải quan. Để có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động này, cách khả quan nhất là áp dụng “thông quan điện tử”. Công ty sẽ không phải đến tận Hải quan của khu vực hàng nhập về mà vẫn có thể làm đúng thủ tục, nghĩa vụ. Thông quan điện tử sẽ giúp công ty giảm được rất nhiều chi phí và công sức. Tuy nhiên, để áp dụng hình thức này công ty cũng cần phải đầu từ đào tạo kiến thức về công nghệ thông tin, nghiệp vụ trên máy tính cho các cán bộ công nhân viên tại các bô phận có liên quan. Bên cạnh đó là việc đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu của thông quan điện tử. 2.2.5. Hoàn thiện quy trình, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán Công tác thanh toán tiền hàng được phòng xuất nhập khẩu thực hiện sau đó chuyển chứng từ sang phòng Tài chính - kế toán. Công ty chỉ mới quan tâm đến vấn đề lưu trữ chứng từ trong hoạt động khẩu chứ chưa quan tâm đến quy trình thanh toán. Đề có quy trình thanh toán hợp lý trong hoạt động thanh toán, nên để chính phòng Tài chính - Kế toán đảm nhiệm. Sự chuyên môn hoá như vậy sẽ giúp hoạt động thanh toán nhanh chóng, tránh sai sót. Để giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, công ty nên thường xuyên sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C. Nhưng trước hết cần thu thập những thông tin về tư cách pháp lý của đối tác để tránh bị lợi dụng. Bên cạnh đó còn lựa chọn ngân hàng có đủ năng lực và độ tin cậy trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. 2.2.6. Tổ chức tốt công tác vận chuyển hàng hoá Khi tiếp nhận và vận chuyển hàng hoá, công ty cần có sự tổ chức hợp lý. Phương thức tiếp nhận, vận chuyển cần được nghiên cứu từ trước để giảm thiểu chi phí phát sinh. Nhìn chung, việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thiết bị nói riêng và hàng hoá nói chung của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không, cách tốt nhất là hoàn thiện từng khâu trong quá trình đó. Các khâu trong quá trình được tiêu chuẩn hoá sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. 2.3. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả Nguồn vốn của công ty còn khá nhỏ nên gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Để có số vốn lớn hợp pháp và sử dụng hiệu quả, công ty cần tiến hành: Ưu tiên phân bổ lợi nhuận sau thuế của công ty vào bổ sung mở rộng nguồn vốn. Hàng năm, lợi nhuận của công ty khá lớn và sẽ rất hữu ích khi nó được ưu tiên trích voà nguồn vốn kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng nên phát hàng thêm cổ phiếu. Hiện nay công ty niêm yết trên Công ty Chứng khoán Bảo Việt. Đây là bước đi đúng đắn của lãnh đạo công ty để có thể huy động vốn. Ngoài ra, việc duy trì mối quan hệ với các Ngân hàng hay Tổng công ty là điều kiện để có thể huy động vốn một cách nhanh nhất. Khi đã có một nguồn vốn phong phú, công ty cần áp dụng những phương pháp quản lý vốn có hiệu quả. Các bộ phận cần tuân thủ nghiêm ngặt nội quy sử dụng vốn, tránh sử dụng vốn sai mục đích, không hiệu qua gây lãng phí tiền của. Phòng Tài chính - Kế toán cần tính toán những chỉ tiêu và kế hoạch sử dụng vốn một cách khoa học. Đồng thời cũng tiến hành theo dõi và đánh giá tình hình sử dụng vốn tại các bộ phận, báo cáo xử lý kịp thời. 2.4. Đẩy mạnh hoạt động thương mại đầu ra Đa phần các hợp đồng nhập khẩu của AIRIMEX thường là nhập khẩu uỷ thác của Vietnam Airlines, Pacific Airlines và các trạm sửa chữa hay các công ty dịch vụ bay. Nhưng công ty vẫn cần đẩy mạnh hoạt động thương mại đầu ra để tìm kiếm thêm các bạn hàng mới trong ngành cũng như ngoài ngành, từ đó mới hoàn thành mục tiêu trở thành nhà cung cầp thiết bị, phụ tùng hàng không đứng đầu Việt Nam. Để có thể đẩy mạnh thương mại đầu ra, công ty cần chú ý những điểm sau: Bên cạnh đó, công ty cần tìm kiếm những đối tác mới để tăng số lượng hợp đồng uỷ thác, qua đó tăng doanh thu cho công ty. Thông qua các mối quan hệ trên thị trường, qua các bản điều tra, công ty có thể đánh giá được những bạn hàng tiềm năng của mình. Duy trì các mối quan hệ đã có trong hoạt động kinh doanh trước đây. Những bạn hàng truyền thống cần có những biện pháp đặc biệt để có thể chiếm được các hơp đồng uỷ thác từ các đối tác này, tránh để rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. Việc đẩy mạnh hoạt động thương mại đầu ra sẽ củng cố uy tín và thương hiệu của công ty. Qua đó, hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và có khả năng mở rộng sang kinh doanh hàng hoá phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nữa. Tuy nhiên để có thực hiện các giải pháp trên, công ty cần có sự giúp đỡ từ các sở ban ngành liên quan và phát huy những tiềm năng sẵn có trong công ty. 3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện giải pháp 3.1.1. Thuận lợi Hoạt động kinh doanh của công ty đang gặp rất nhiều thuận lợi. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và được đánh giá là là môi trường đầu tư hấp dẫn nhất ASEAN. Xu thế hội nhâp với nền kinh tế khu vực và thế giới cũng tạo cho hoạt động nhập khẩu của công ty nhiều thuận lợi. Ngoài ra, Nhà nước đang áp dụng chính sách thúc đẩy hoạt động giao thương quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Công ty cũng định hướng đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thiết bị cũng như mặt hàng ngoài ngành. Đây là cơ sở để công ty có thể hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của mình. Khoa học kỹ thuật đang phát triển, việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất kinh doanh đang ngày càng chiểm tỉ lệ lớn. Công ty cần tận dụng những thành tựu khoa học đó áp dụng vào hệ thống cơ sở hạn tầng của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Một điểm thuận lợi nữa là công ty đã kinh doanh xuất nhập khẩu từ ngày đầu tiên thành lập, nên quan hệ với các bạn hàng, với đối tác là rất tốt. Hơn nữa, công ty cũng đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Đây là ưu thế mà ít doanh nghiệp có được. 3.1.2. Khó khăn Đầu tiên, khó khăn mà công ty gặp phải cần nói đến ở đây là tình hình bất ổn chung của nền kinh tế thế giới. Những vấn đề chính trị, kinh tế đã có những ảnh hưởng lớn đến xu thế phát triển, hội nhập kinh tế bị chậm lại. Thứ hai, đó là sự yếu kém về hệ thống thông tin liên lạc và giao thông vận tải. Những loại hình thông tin chưa đa dạng, phong phú. Mạng lưới giao thong xuống cấp nghiêm trọng, gây quá tải và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng của công ty. Những chi phí dành cho thông tin liên lạc và vận tải tăng theo, làm cản trở việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu. Khó khăn thứ ba là thủ tục hành chính, pháp luật của nước ta còn quá rắc rối, chồng chéo. Tuy gần đây, Quốc hội đã thông qua một số văn bản pháp luật, và các ngành các cấp quản lý cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh của các công ty nhưng nhìn chung cản trở từ phía các cơ quan này vẫn còn khá lớn. Điều này khiến khả năng đổi mới và hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn. Khó khăn thứ tư là môi trường kinh doanh thiếu thông tin định hướng từ nhà quản lý. Các doanh nghiệp cứ mò mẫm thông tin. Bên cạnh đó, công ty cò gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía những công ty cùng kinh doanh trên thị trường đó. Khó khăn tiếp theo là thủ tục cho vay ngân hàng còn nhiều phức tạp, chưa thân thiện với doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc huy động vốn. Bản thân các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cần rất nhiều vốn để có thể ký kết, thanh toán những lô hàng có giá trị lớn, nhưng ngân hàng lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Điều này càng bó buộc công ty trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu. Cuối cùng là ý thức của những nhân viên trong công ty. Nhiều người vân có tư tưởng là công ăn lương, hành chính sự nghiệp của doanh nghiệp nhà nước. Đây là khó khăn mà doanh nghiệp nào cũng gặp phải và nó thực sự cản trở rất nhiều khi công ty muốn đổi mới hay mở rộng quy mô kinh daonh. 3.2. Những điều kiện để thực hiện giải pháp 2.1. Điều kiện từ phía Nhà nước Đẩu tiên Nhà nước phải duy trì một nền kinh tế lành mạnh với môi trường cạnh tranh, đầu tư, vốn và lao động không tiêu cực. Để làm được điều này, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý trong mọi mặt, đặc biệt là quản lý nhà nước về kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước còn phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, đơn giản hoá thủ tục hành chính,… để tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh được thuận lợi. Thứ hại, Nhà nước cần đưa ra các chính sách khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu. Thong qua các ưu đãi như vay vốn, tạo điều kiện về thủ tục, cho thuê mặt bằng kinh doanh,…Những điều kiện này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh một cách tích cực hơn. Thứ ba, đó là Nhà nước phải hoàn thiện chính sách thuế. Việc ban hành các biểu thuế chi tiết đối với các mặt hàng là rất cần thiết. Nó giúp công ty tránh được những tranh chấp không đáng có giữa công ty với cơ quan thuế. 2.2. Những điều kiện bên trong công ty Đầu tiên, muốn hoàn thiện hoạt động nhập khẩu cần có sự quyết tâm của toàn thể ban lãnh đạo bên trong công ty. Chỉ có sự đồng lòng và tâm huyết mới có thể đổi mới một cách toàn diện được. Ban lãnh đạo công ty thực hiện những biện pháp khuyến khích sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh của công ty. Những khuyến khích này được thể hiện qua những bản kế hoạch, định hướng, cơ chế quản lý của công ty. Các hình thức khen thưởng, kỷ luật sẽ giúp cho nhân viên nhận thức rõ được tầm quan trọng của mình khi được gia nhiệm vụ. Hoạt động quản lý nhân sự trong công ty cũng cần có sự thay đổi nhằm tạo sự thoải mái và hưng phấn trong mỗi cá nhân. Làm được điều này, công ty sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ nhân viên thực sự tâm huyết với công ty. Ban lãnh đạo phải thường xuyên theo dõi và đánh giá các dự án đang triển khai nhằm có những biện pháp khắc phục kịp thời. Qua đó sẽ nhìn nhận những điểm còn yếu kém để hoàn thiện hoạt động nhập khẩu. KẾT LUẬN Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Để có được thành công đó là nỗ lực, cố gắng của cán bộ nhân viên cũng như toàn thể ban lãnh đạo của công ty. Bên cạnh đó là sự quan tâm và chỉ đạo về mọi mặt của các cơ quan lãnh đạo và sự giúp đỡ của các Sở, Ban, Ngành thành phố. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh nhưng công ty vẫn còn một số những hạn chế nhất định. Vì vậy để có thể đưa Công ty thành công ty đa ngành và là công ty đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị máy móc phụ tùng cho ngành hàng không, AIRIMEX cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm khắc phục những khuyết điểm của mình và phát huy những ưu thế để tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, em đã nhận được những sự giúp đõ hết sức quý báu từ giáo viên hướng dẫn cũng như các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu III. Một làn nữa em xin cảmon những sự giúp đõ hết sức quý báu đó. Tuy kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nhưng qua đề tài này em muốn đóng góp tâm huyết cảu mình vào quá trình xây dựng và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập Khẩu Hàng không – AIRIMEX. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách Kỹ thuật Nghiệp vụ Ngoại thương – NXB Giáo dục 2002 Luật Thương mại sửa đổi 2005 Tạp chí kinh tế phát triển Giáo trình Kỹ thuật Ngoại thương – NXB Thống kê 2002 Giáo trình Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu – NXB Thống kê 2000 Giáo trình Quản trị kinh doanh thương mại quốc tế - NXB Thống kê 1998 Các báo cáo, kế hoạch của công ty qua các năm 2003 – 2007 Bản công bố thông tin của Công ty năm 2005 Giáo trình Thanh toán Quốc tế - NXB Thống kê 2006 Các tài liệu khác có liên quan CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN EU AFTA NAFTA NXB NK AIRIMEX TP Hà Nội VietNam Airlines NASCO, VASCO, MASCO LĐTL VND USD CN Kỹ thuật CB.CNV Tr. đổng LNST Thu nhập BQ ĐVT BHYT,BHXH, GDP Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Liên minh Châu Âu Khu vực tự do thương mại ASEAN Hiệp định thương mại tự do Bắc Hoa kỳ Nhà xuất bản Nhập khẩu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng Không Thành phố Hà Nội Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam Các công ty dịch vụ bay Lao động tiền lương Việt Nam Đồng Đô la Mỹ Công nhân kỹ thuật Cán bộ công nhân viên Triệu đồng Lợi nhuận sau thuế Thu nhập bình quân Đơn vị tính Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Tổng sản phẩm quốc nội ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11558.doc
Tài liệu liên quan