Hoạt động nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam - VINARE

Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh tiến bộ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, xu hường toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia . Để khôi phục, phát triển kinh tế hay mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới, vận tải Hàng không là chiếc cầu nối nhanh nhất, thuận tiện nhất và được xem như một chất xúc tác cho hoạt động kinh tế diễn ra nhanh hơn, thuận tiện hơn.

doc97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam - VINARE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu giao lưu bằng đường Hàng không cũng tăng lên không ngừng. Thực tế ngành Hàng không dân dụng đã tự khẳng định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến và hiện đại nhất, ngày càng đóng vai trò to lớn và có ảnh hưởng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế văn hoá- xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Hàng không là một ngành có khối lượng vốn đầu tư khổng lồ tới hàng chục, hàng trăm tỷ Đô la Mỹ. Xét về xác xuất rủi ro trong hoạt động Hàng không là rất nhỏ song mỗi khi xảy ra lại mang tính chất nghiêm trọng, thiệt hại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành. Để giải quyết vấn đề trên, việc bảo hiểm cho hoạt động của ngành Hàng không là một việc không thể thiếu được, bởi bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc cộng đồng hoá rủi ro, lấy số đông bù số ít. Nên bảo hiểm hàng không đã thực sự là một dịch vụ tài chính hữu hựu giúp doanh nghiệp và dân cư khắc phục hậu quả thiệt hại, ổn định đời sống và sản xuất trước những rủi ro nhân tai và thiên tai. Song khả năng tài chính của bảo hiểm hàng không không phải là vô hạn mà luôn gặp khó khăn về giới hạn tài chính. Do vậy với chức năng làm giá đỡ về mặt tài chính cho bảo hiểm hàng không, tái bảo hiểm hàng không có vai trò quan trọng đối với ngành bảo hiểm còn non trẻ này. Là một sinh viên được đào tạo trong chuyên ngành kinh doanh quốc tế của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, tôi luôn mong muốn có được cơ hội tìm hiểu sâu hơn về mặt lý luận cũng như thực tiễn của hoạt động bảo hiểm, trên cơ sở đó để củng cố, hoàn thiện và nâng cao kiến thức của mình. Trong thời gian thực tập tại công ty VINARE, được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong khoa cùng cán bộ trong công ty, tôi đã chọn đề tài " Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam- VINARE"cho chuyên đề trực tập của mình. 2. Phạm vi và trọng tâm nghiên cứu của chuyên đề: Do hạn chế về thời gian, kiến thức và tư liệu trong phần lý luận của chuyên đề, tôi đã trình bày một số nét khái quát về bảo hiểm hàng không bên cạnh những vấn đề chính và cơ bản về kỹ thuật tái bảo hiểm. Trong hoạt động nhận và tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở VINARE được đưa ra phân tích. Đồng thời tìm hiểu và đề xuất một số giải pháp với huy vọng sẽ khắc phục khó khăn và tồn tại mà VINARE và một số doanh nghiệp bảo hiểm gốc gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. 3. Kết cấu của đề tài: Nội dung của đề chuyên đề được chia làm ba chương như sau: Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không. Chương II: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không ở công ty VINARE. Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng không trong những năm qua. Với khả năng hạn chế của một sinh viên, mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều. Nhưng chắc chắn bài viết này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót kính mong sự đóng góp ý kiến, phê bình của thầy cô, các cán bộ trong ngành, và các bạn để bài viết của tôi được hoàn chỉnh hơn. Chương I: lý luận chung về bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không. I. Khái quát chung về bảo hiểm và bảo hiểm hàng không: 1. Khái niệm và vai trò của bảo hiểm. Bảo hiểm là tổng thể các mối quan hệ kinh tế nhằm tạo ra quỹ tài chính huy động từ các tổ chức đơn vị và cá nhân tham gia để bồi thường hay bồi đắp cho những tổn thất thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ. Quá trình này góp phần cho quá trình tái sản xuất xã hội tiến hành liên tục và ổn định, đời sống của mỗi thành viên trong xã hội nhờ đó mà không ngừng được cải thiện. Trong mọi thời đại, sản xuất và đời sống con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường và những nhân tố tâm lý, xã hội khác nhau. Ngay cả khi lực lượng sản xuất đã phát triển nhưng con người vẫn chưa hiểu biết đầy đủ những quy luật phát triển của thiên nhiên chưa hoà đồng vào thiên nhiên và chưa đủ khả năng ngăn chặt và loại trừ những tác hại do thiên tai gây ra như: bão lụt, động đất, hoả hoạn, núi lửa, sóng thần, bệnh dịch, sâu bọ, các rủi ro đó có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào, không gian nào với quy mô không thể lường trước được gây ra tổn thất về tài sản, nhà cửa, phương tiện sản xuất, con người, súc vật. Để hạn chế khắc phục hiệu quả những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra con người đã tìm cách phòng ngừa với tất cả khả năng của mình nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại để phục hồi quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội được phát triển bình thường. Song các biện pháp đó không lường hết được thiên tai, tai nạn vẫn xảy ra và gây thiệt hại lớn đối với quá trình sản xuất và đời sống con người. Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia cho thấy rằng chưa có quốc gia nào có quỹ tập trung đủ mạnh để khắc phục có hiệu quả những hiểm hoạ lớn do thiên tại hay tai nạn bất ngờ gây ra cho đời sống xã hội. Các quỹ tài chính phân tán ở từng gia đình hay từng doanh nghiệp lại cũng bất lực trước những hoả hoạn lũ lụt to lớn. Những hiểm hoạ lớn tuy có được các hội từ thiện, các chính phủ, các tổ chức quốc tế giúp đỡ, cứu trợ song mức độ có hạn, nhất thời bị động do vậy để đề phòng những tổn thất có thể xảy ra bất ngờ, phải thành lập quỹ dự trữ tập trung bằng tiền đóng góp của các doanh nghiệp và của mọi người dân muốn tự lo xa cho mình. Đó là biện pháp kinh tế, con người phải giành một phẩm sản phẩn trong kết quả lao động của mình để lập quỹ dự trữ đủ lớn, quỹ đó được gọi là quỹ dự trữ bảo hiểm. Trong cuộc sống của mỗi người cũng như trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thường gặp những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra mà không ai lường trước được, chẳng hạn những rủi ro khách quan tác động đến cuộc sống của con người như ốm đau, tai nạn làm cho họ mất khả năng lao động tạm thời hay vĩnh viễn, mất nguồn sinh sống, con cái mất nơi nương tựa hoặc chết người. Để có thu nhập duy trì, ổn định cuộc sống của bản thân cũng như gia đình trong thời gian gặp rủi ro hoặc lúc tuổi già, tất yếu cũng phải lập quỹ dự trữ bảo hiểm. Đối với Việt Nam đang trong giai đoạn cơ chế quản lý xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mỗi cá nhân, cơ quan doanh nghiệp đều phải tự chủ về mặt tài chính mà nhà nước không còn bao cấp, hơn nữa các cơ quan doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, muốn đổi mới giây truyền công nghệ hầu hết phải vay vốn ngân hàng. Nếu không có tài sản thế chấp và lại không mua bảo hiểm, ngân Hàng không cho vay vốn. Từ những vấn đề nêu trên cho nên bảo hiểm ra đời là cần thiết khách quan và không thể thiếu được trong cơ chế thị thường. 2. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng không Đối với bảo hiểm hàng không là một bộ phận của bảo hiểm, nó được ra đời để khắc phục hậu quả do các tổn thất sảy ra trong quá trình hoạt động Hàng không gây ra. Từ sau chiến tranh thế giới lần II, công nghiệp Hàng không và ngành vận chuyển Hàng không dân dụng phát triển cực kỳ nhanh chóng, từ loại máy bay hai động cơ, sức chở không quá 20 hành khách, đã được thay thế bằng loại máy bay bốn động cơ, rồi máy bay phản lực, và ngày nay xuất hiện các loại máy bay phản lực khổng lồ bay với tốc độ siêu âm, khả năng chở khách lớn và bặc biệt giá trị cao tới hàng triệu USD. Tình hình giá cả máy bay tăng lên không ngừng biểu hiện vốn rất lớn mà các hãng sản xuất máy bay, các nhà điều hành bay và các tổ chức tài chính đang đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp Hàng không và vận chuyển Hàng không dân dụng chẳng hạn loại máy bay Boeing 747 tốc độ kinh tế nhất 600 dặm /giờ, sức chở trên 400 khách, giá trị hàng trăm triệu USD/chiếc. Do vậy, nếu xảy ra tai nạn thì hậu quả không thể lường trước được, chỉ cần một vụ tai nạn máy bay xảy ra cũng đủ làm một hãng Hàng không phá sản, song nó còn ảnh hưởng đến nhiều ngành và khu vực khác, thậm chí cả nền kinh tế quốc dân do các mối quan hệ kinh tế ngày nay phức tạp và nhiều chiều của chuỗi mắt xích hoạt động toàn xã hội. Trong nền kinh tế thị trường việc tham gia bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh là rất cần thiết, không chỉ vì sự an toàn của bản thân người kinh doanh mà còn vì sự an toàn của xã hội nhất là kinh doanh trong lĩnh vực hàng không, bởi lẽ phí bảo hiểm hàng không cùng các loại hình bảo hiểm khác được tập trung vào cơ quan bảo hiểm hình thành quỹ tập trung lớn có khả năng bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm mà ngân sách nhà nước không phải cấp kinh phí để tham gia giải quyết. Mặt khác hàng năm, các hãng vận chuyển tham gia bảo hiểm chỉ đóng một số kinh phí bảo hiểm nhỏ để góp phần vào quỹ nhà nước, khi xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm của mình, các hãng vận chuyển không phải bỏ ra một số tiền lớn đột xuất để bồi thường. Cách đóng phí này kinh tế hơn nhiều so với loại lập quỹ dự trữ của từng loại vận chuyển vì quy mô nhỏ không tự đáp ứng được khi có tổn thất rảy ra. Hơn nữa việc tham gia bảo hiểm tạo nên cơ cấu giá cước vận chuyển ổn định vì hãng vận chuyển đã tính giá phí bảo hiểm vào giá thành vận chuyển từ đầu năm. Khi có tổn thất xảy ra, công ty bảo hiểm thay mặt chủ phương tiện giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại, hãng vận chuyển không phải điều chỉnh giá cước tăng lên do tai nạn xảy ra góp phần ổn định kinh doanh cho các hãng hàng không. Như vậy, sự ra đời và phát triển của công tác bảo hiểm hàng không làm giảm đáng kể nguy cơ phá sản căn bệnh lây truyền nguy hiểm vốn có của nền kinh tế thị trường. 3. Các loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực Hàng không dân dụng Bảo hiểm hàng không là một loại hình khá phức tạp liên quan đến nhiều rủi ro và phạm vi trách nhiệm khác nhau (bảo hiểm tài sản, con người và trách nhiệm dân sự ). Hiện nay trên thế giới trong lĩnh vực bảo hiểm hàng không đối tượng tham gia bảo hiểm gồm : 3.1. Bảo hiểm thân máy bay: Là một dạng của bảo hiểm tài sản, công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận của thân máy bay do tai nạn hoặc rủi ro bất ngờ gây ra (trừ những nguyên nhân thuộc phần loại trừ quy định trong quá trình bảo hiểm hàng không). Đối với loại bảo hiểm này thường quy định tỷ lệ % trên giá trị bảo hiểm hoặc ấn định một số tiền nhất định đối với mỗi vụ tổn thất. 3.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng Hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện và tư trang của hành khách: Đây là loại bảo hiểm trách nhiệm theo luật định (luật quốc tế hay luật quốc gia). Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà các hãng Hàng không (theo luật áp dụng) do gây thương vong cho hành khách khi họ đang lên xuống máy bay hoặc đang trong quá trình bay hoặc do gây thiêt hại đối với hành lý hàng hoá bưu kiện nhận chuyên chở. Đối với loại bảo hiểm này trách nhiệm của công ty bảo hiểm không vượt quá trách nhiệm bảo hiểm quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Loại hợp đồng này không áp dụng đối với nhân viên tổ bay khi họ đi trên máy bay với tư cách phục vụ chứ không phải hành khách và cũng không áp dụng đối với thiệt hại (về người và tài sản) liên quan đến người thứ ba. 3.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng Hàng không đối với người thứ ba: Là loại bảo hiểm dân sự theo luật định. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại (về người và tài sản) mà người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường do máy bay hoặc bất kỳ người nào, vật thể nào từ trên máy bay rơi xuống gây thiệt hại cho người thứ ba trên mặt đất. Trách nhiệm này cũng bao gồm cả thiệt hại đối với máy bay và hành khách trên máy bay đó đang bay trên không. Loại bảo hiểm này không áp dụng đối với hành khách đi máy bay và nhân viên của hãng hàng không. Hiện nay trên thế giới hạn trách nhiệm của hãng Hàng không đối với người thứ ba theo trọng lượng cất cánh của máy bay, nhất là máy bay đang hoạt động trên lãnh thổ của nước khác. 3.4. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay và người điều hành sân bay: Đây là loại hình bảo hiểm theo luật định. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả do phát sinh trách nhiệm của họ trong quá trình hoạt động của sân bay đối với : - Tổn thất về người và tài sản của người thứ ba trong khu vực quy định do hoạt động của sân bay hoặc nhân viên của người được bảo hiểm gây ra (bao gồm cả việc điều hành máy bay hạ cánh hoặc cất cánh). - Tổn thất về người và tài sản do việc cung ứng lương thực và thực phẩm do các loại sản phẩm khác gây ra. Loại bảo hiểm này không áp dụng đối với thiệt hại về người và tài sản của nhân viên của người được bảo hiểm. 3.5. Bảo hiểm mất khả năng sử dụng : Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người cho bảo hiểm ( hãng Hàng không ) phần thu nhập bị mất do máy bay bị tai nạn bất ngờ phải ngừng bay để sửa chữa. Loại bảo hiểm này chỉ áp dụng đối với trường hợp máy bay bị tổn thất bộ phận. Trường hợp máy bay bị tổn thất toàn bộ, người được bảo hiểm không được hưởng quyền bồi thường này vì họ đã được bồi thường trong bảo hiểm thông thường ( bảo hiểm thân máy bay ) một số tiền đủ mua lại một máy bay tương tự do vậy không bị mất thu nhập trong loại bảo hiểm này, người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm sẽ thoả thuận một mức bồi thường theo ngày hoặc tuần và một mức miễn bồi thường theo ngày (thường là 7-10 ngày) Bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định (thường là từ 10 -15 tuần) là khoảng thời gian bình thường để sửa chữa và kết thúc trong khoảng một thời gian nhất định trong hợp đồng. Theo nguyên tắc của loại bảo hiểm nàysố tiền bảo hiểm có thể gần đủ để thuê ngắn hạn một máy bay khác. Trong thường hợp này, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán mọi chi phí liên quan đến việc bảo dưỡng máy bay trừ những khoản buộc phải chi trong mọi trường hợp (dù có tai nạn hay không). 3.6. Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm: Hợp đồng bảo hiểm này thường được ký đối với các hãng sản suất máy bay nhằm bảo vệ cho những rủi ro là hậu quả do lỗi của người được bảo hiểm trong quá trình được thiết kế, sữa chữa thay thế phụ tùng sản xuất. Công ty bảo hiểm có trách nhiệm phải trả do hậu quả của lỗi tay nghề hoặc lỗi của nhà sản xuất gây ra. Chết hoặc bị thương đối với hành khách, thiệt hại về người và tài sản đối với người thứ ba mất khả năng xử dụng máy bay, trách nhiệm này phát sinh không do lỗi hay sơ xuất trong quá trình sản xuất mà cả trong quá trình bán sản phẩm. 3.7. Bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay : Là loại bảo hiểm tai nạn đối với đối tượng là hành khách hoặc nhân viên tổ bay. Hợp đồng bảo hiểm này thường là hợp đồng tự nguyện được ký trực tiếp giữa người được bảo hiểm với công ty bảo hiểm hoặc ký thông qua cơ quan chủ quản hoặc cơ quan vận chuyển trong đó thoả thuận số tiền bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm toàn bộ số tiền bảo hiểm trong trường hợp chết và bồi thường theo tỷ lệ thương tật và các chi phí khác liên quan trong thường hợp bị thương. 3.8. Bảo hiểm rủi ro chiến tranh : Trước đây rủi ro chiến tranh cùng được bảo hiểm chung trong hợp đồng bảo hiểm thông thường và người được bảo hiểm chỉ phải nộp thêm một tỷ lệ phí nhất định. Nhưng ngày nay thị trường bảo hiểm thế giới đã thống nhất loại bỏ rủi ro chiến tranh khỏi hợp đồng bảo hiểm thông thường và sẽ bảo hiểm theo hợp đồng riêng. 3.9. Bảo hiểm rủi ro bắt cóc và chiếm đoạt : Cũng như rủi ro chiếm tranh, rủi ro bắt cóc và chiếm đoạt máy bay cũng bị loại trừ ra khỏi hợp đồng bảo hiểm thông thường và được bảo hiểm riêng với điều kiện đặc biệt. Hợp đồng này chỉ có hiệu lực sau một khoảng thời gia nhất định để có thể khẳng định rằng: máy bay sẽ không được hoàn trả lại cho người được bảo hiểm. Ngoài ra còn có các dạng bảo hiểm khác nhau trong ngành Hàng không trên thế giới như : bảo hiểm mất khả năng bay cho phi công và nhân viên công tác trên không, bảo hiểm cuống vé cho hành khách, bảo hiểm lợi nhuận cho các hãng hàng không. II. khái niệm, sự cần thiết và vai trò của tái bảo hiểm hàng không 1. Khái niệm và sự cần thiết của tái bảo hiểm trong bảo hiểm hàng không Về mặt lý luận, mỗi công ty bảo hiểm đều được thành lập với một số vốn nhất định do vậy khả năng nhận bảo hiểm cho một rủi ro nào đó hoàn toàn bị giới hạn trong một số vốn của công ty. Nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty có thể nhận được những yêu cầu bảo hiểm vượt qúa xa khả năng tài chính của mình, trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh rất ác liệt nên việc xác nhận của công ty không được phép chậm trễ, đồng thời công ty cố gắng duy trì mối quan hệ với khách hàng. Nhờ có tái bảo hiểm mà công ty bảo hiểm có thể đảm đương được dịch vụ vượt quá khả năng tài chính của mình đồng thời có thể khai thác được sự giúp đỡ từ phía công ty tái bảo hiểm đối với lĩnh vực mới, nghiệp vụ mới. Trong thực tiễn, đặc trưng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng không là các đơn vị rủi ro được bảo hiểm thường có giá trị rất lớn, vượt quá khả năng tài chính của các công ty bảo hiểm gốc. Chẳng hạn như chỉ có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm giới hạn có thường hợp lên tới 1tỷ USD cho một vụ tổn thất, như vậy khi có một tai nạn xảy ra tổn thất có thể lên tới hàng trăm hàng triệu USD, thậm chí trên 1 tỷ USD. Mặt khác tổn thất về Hàng không mang tính quốc tế cao bởi lẽ khách hàng đi trên một chuyến bay thường mang quốc tịch khác nhau nên công ty bảo hiểm không đủ khả năng để kiểm soát và quản lý rủi ro nên cần tái bảo hiểm tránh phá sản. Hơn nữa tuy tai nạn máy bay xảy ra rất ít song phần lớn đều là tổn thất toàn bộ cả người và tài sản làm trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm rất lớn và tăng đột biến. Nên tái bảo hiểm tốt có thể giúp công ty tránh được nguy cơ phá sản trước những rủi ro xảy ra. Một đặc biểm nữa của bảo hiểm hàng không dẫn đến việc cần thiết phải tái bảo hiểm là đối tượng tham gia bảo hiểm là rất khác nhau, chẳng hạn như thân máy bay, con người, hàng hoá dẫn đến việc định phí không chính xác có thể thu không bù chi nên cần phải táibảo hiểm . Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tái bảo hiểm song khái niệm đơn giản nhất là "tái bảo hiểm là sự bảo hiểm cho những rủi ro mà công ty bảo hiểm này gánh chiụ cho công ty bảo hiểm khác". Nói cụ thể hơn tái bảo hiểm về cơ bản là một phương thức mà trong đó các công ty bảo hiểm( công ty bảo hiểm gốc) chuyển một hay nhiều phần rủi ro cho một hay nhiều công ty bảo hiểm khác (công ty nhận tái bảo hiểm). Mục đích của việc làm này là để phân tán rủi ro và giảm trách nhiệm bồi thường của các công ty bảo hiểm gốc trong trường hợp có tổn thất xảy ra, đảm bảo số tiền bồi thường không vượt quá khả năng tài chính của công ty này. 2. Vai trò của tái bảo hiểm Đứng từ góc độ doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm nhằm phân tán rủi ro, ổn định kinh doanh cho công ty. Nhờ có tái bảo hiểm mỗi đơn vị rủi ro được đem chia nhỏ làm nhiều phần trách nhiệm thuộc về công ty bảo hiểm gốc chỉ là phần rất nhỏ trên toàn bộ giá trị của đơn vị rủi ro đó, các phần còn lại được phân tán cho các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm khác. Cách thức tiến hành như vậy nhằm phát huy cao nhất tác dụng của quy luật số đông trong bảo hiểm và công ty bảo hiểm được bảo hiểm trước những tổn thất thảm hoạ thông qua việc trao đổi tái bảo hiểm các công ty bảo hiểm có thể đạt được sự cân đối tối ưu giữa các loại hình dịch vụ. Nhờ có tái bảo hiểm mà công ty bảo hiểm có thể nhận những dịch vụ có giá trị lớn vượt quá xa khả năng tài chính của mình, đồng thời tranh thủ được sự tư vấn giúp đỡ các công ty tái bảo hiểm trong việc tiến hành một nghiệp vụ bảo hiểm mới hay tiến hành bảo hiểm cho một lĩnh vực mới. ở tầm vĩ mô : tái bảo hiểm có tác dụng bảo vệ cho các công ty bảo hiểm ổn định kinh doanh, tức là góp phần làm ổn định kinh tế xã hội của một quốc gia. Tái bảo hiểm làm tăng cường sự hợp tác giữa các công ty bảo hiểm mặt khác tái bảo hiểm kết hợp với công ty bảo hiểm gốc tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước. Vì tái bảo hiểm gồm có nhận và nhượng tái, khi tái bảo hiểm phát triển thì khả năng tài chính nói chung của các công ty bảo hiểm trong nước mạnh lên do đó giảm được tái bảo hiểm ra nước ngoài ở các nước có đồng tiền không chuyển đổi được, thì việc tái bảo hiểm ra nước ngoài luôn phải dùng ngoại tệ. Và như vậy việc tái bảo hiểm ra nước ngoài chỉ là để phân tán bớt rủi ro khi thực sự cần thiết. Một tác dụng nữa ở tâm vĩ mô là tái bảo hiểm bảo đảm chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia, phóp phần phát triển hợp tác kinh tế giữa các nước trên cơ sở đó, rủi ro không chỉ tác động vào một nền kinh tế mà được giàn trải trong toàn thị trường bảo hiểm thế giới. III: các phương pháp và hình thức tái bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng không 1. Các phương pháp tái bảo hiểm : a. Phương tái bảo hiểm tạm thời (facultative Reinsurance). tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là phương pháp tái bảo hiểm lâu đời nhất cho đến nay cũng được sử dụng khá phổ biến theo phương pháp này công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ. Công ty tái bảo hiểm về phần mình không có nghĩa vụ phải nhận tái bảo hiểm cho dịch vụ hay đơn bảo hiểm đó. Công ty bảo hiểm gốc cũng có toàn quyền quyết định đối với dịch vụ nào, bao nhiêu và cho công ty bảo hiểm nào. Mặt khác công ty tái bảo hiểm cũng có quyền từ chối nhận tái bảo hiểm cho dịch vụ hay chỉ nhận với môt tỷ lệ mà họ cho là phù hợp. Để tiến hành tái bảo hiểm tạm thời, công ty bảo hiểm gốc phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm tất cả những thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm. Mỗi rủi ro phát sinh, muốn được công ty tái bảo hiểm chấp nhận phải tiến hành một lần thương lượng và mỗi nghiêp vụ riêng biệt được xếp thành một hợp đồng tái bảo hiểm riêng biệt. Thủ tục tiến hành thu xếp một hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời thường được thực hiện qua hai bước: Bước1: Công ty nhượng thông báo cho nhà bảo hiểm một dich vụ nào đó mà mình cần tái bảo hiểm dưới hình thức bản chào (ship), trong đó có ghi đặc điểm chính của rủi ro được bảo hiểm như: tên và địa chỉ người được bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm, mức giữ lại của công ty nhượng, thủ tục phí tái bảo hiểm các thông tin về rủi ro được bảo hiểm. Bước2: Sau khi nhận được bản chào, nhà nhận tái bảo hiểm có toàn quyền tự do để lựa chọn nhận toàn bộ hay một phần nào đó (tỷ lệ hoặc số tiền) hoặc từ chối nhà nhận tái bảo hiểm xác nhận phần tham gia, thông thường bằng cách ghi trực tiếp vào bản thứ hai của bản chào và gửi lại công ty nhượng. Tuy nhiên, khó khăn chủ yếu của công ty nhượng là thời gian vì vậy trên thực tế việc xác nhận thường được thông qua điện tín hoặc điện thoại trước rồi sau đó xác nhận bằng văn bản để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng. - Trước khi có ý kiến nhận hay khước từ nhà nhận tái bảo hiểm có thể yêu cầu biết thêm về những chi tiết khác để đánh giá về những rủi ro mà mình sẽ nhận. Cuối cùng chỉ khi nào nhận được thông báo chấp nhận của nhà nhận tái bảo hiểm thì hoạt động tái bảo hiểm tạm thời mới được coi là thu xếp song. Dịch vụ tái bảo hiểm cũng bị động chấm dứt khi hết hạn hợp đồng. Tuy nhiên dù hợp đồng này có được tái lập thì không có ý nghĩa là nhận tái bảo hiểm bắt buộc phải cấp nhận tái bảo hiểm tạm thời cho thời hạn kế tiếp, mà họ có quyền tự lựa chọn tiếp tục hay từ chối không tham gia tiếp nữa. Ngoài ra mọi sự thay đổi về nội dung, điều khoản trong hợp đồng đã thoả thuận đều phải được thông báo trước và được sự đồng ý của nhà nhận tái bảo hiểm . Phương pháp tái bảo hiểm tạm thời có những ưu điểm và nhược điểm sau : Ưu điểm : - Cho phép công ty bảo hiểm gốc duy trì một cơ cấu dịch vụ và khả năng vốn của các nhà tái bảo hiểm . - Cho phép công ty tái bảo hiểm nhỏ, với kinh nghiệm hết sức hạn chế có thể cạnh tranh để nhận dịch vụ lớn nằm ngoài khả năng tài chính của mình, bởi vì họ có thể sử dụng được chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vốn của các nhà tái bảo hiểm . - Cho phép công ty bảo hiểm gốc có thể trao đổi dịch vụ nhằm phân tán rủi rỏ và đảm bảo doanh thu ổn định. - áp dụng phương pháp tái bảo hiểm này công ty tái bảo hiểm nghiên cứu kỹ lưỡng và kiểm tra từng rủi ro riêng lẻ trước khi quyết định nhận hay không nhận. Nhược điểm : - Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian và cũng rất tốn kém vì mỗi dịch vụ phải giải quyết một cách riêng lẻ. - Công ty bảo hiểm gốc phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời trước khi quyết định nhận một dịch vụ. Nên việc quyết định nhận bảo hiểm sẽ bị chậm lại cho đến khi thu xếp song toàn bộ tái bảo hiểm tạm thời. Như vậy công ty bảo hiểm gốc có khả năng phải nhường dịch vụ đó cho đối thủ cạnh tranh lớn mạnh hơn nhiều hoặc nhận bảo hiểm mà không được bảo vệ đầy đủ bằng tái bảo hiểm và đôi khi mất thiện chí đối với khách hàng do chậm chễ. - Trước khi tái tục, công ty bảo hiểm gốc phải lập lại toàn bộ quy trình đàm phán trước khi trao đổi về vấn đề tái tục với vấn đề khách hàng của mình. - Sự cần thiết phải tiết lộ thông tin về dịch vụ nhận bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm có thể dẫn đến việc dò rỉ tin tức cho đối thủ cạnh thanh. Do những ưu và nhược điểm ở trên phương pháp tái bảo hiểm tạm thời được áp dụng trong những trường hợp sau : + Rủi ro nhận bảo hiểm có giá trị lớn vượt quá phạm vi và khả năng của những thoả thuận tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định cần thiết phải thu xếp tái bảo hiểm cho phần vượt này. + Những thoả thuận bảo hiểm theo hợp đồng cố định hiện có của công ty gốc có thể không áp dụng cho một số rủi ro nào đó nếu công ty bảo hiểm vẫn quyết định bảo hiểm cho những rủi ro đó thì phải tiến hành tái bảo hiểm tạm thời. + Tái bảo hiểm chỉ định theo yêu cầu của khách hàng (người được bảo hiểm ) trong một số trường hợp khách hàng lớn của công ty bảo hiểm gốc yêu cầu công ty nhận bảo hiểm cho những tài sản lớn, sau đó phải tái bảo hiểm phần vượt quá mức giữ lại cho nhà nhận tái bảo hiểm theo yêu cầu của khách hàng. Với nhưng tất cả các đặc điểm nêu trên phương pháp tái bảo hiểm tạm thời có nhiều mặt giống như nghiệp vụ bảo hiểm thực tiếp đòi hỏi công tynhượng phải cung cấp các thông tin nhanh đầy đủ và chính xác. Đồng thời các nhà tái bảo hiểm phải có nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao và có khả năng xếp đoán rủi ro chuẩn xác kịp thời. Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng lại có thể áp dụng được trong những thường hợp đặc biệt nên phương pháp tái bảo hiểm tạm thời vẫn được áp dụng khá phổ biến trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng không và tỏ ra rất hiệu quả khi kết hợp bổ sung cho phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định. b. Phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định. Vì tái bảo hiểm tạm thời có một số nhược điểm nên phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định đã ra đời và phát triển như là kết quả của những nỗ lực nhằm tìm ra phương pháp tái bảo hiểm hiệu quả hơn khắc phục các nhược điểm của phương pháp tái baỏ hiểm tạm thời. Hợp đồng cố định là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa công ty bảo hiểm gốc và công ty tái bảo hiểm . Theo đó, công ty bảo hiểm gốc thoả thuận sẽ nhượng tái bảo hiểm một loại hình dịch vụ nhất định và công ty tái bảo hiểm sẽ nhận toàn bộ phần tái bảo hiểm đó. tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định tạo ra sự bảo hiểm tự động cho công ty bảo hiểm gốc, với phương pháp tái bảo hiểm này, công ty nhượng có toàn quyền tự do chấp nhận và đánh giá phí bảo hiểm cho những đơn vị rủi ro được bảo hiểm yêu cầu mà không cần tham khảo ý kiến của nhà nhận tái bảo hiểm. Tuy nhiên nhà nhận tái bảo hiểm sẽ không vì thế mà bị ràng buộc bởi những hành động hoặc sơ xuất của công ty nhựơng đi ngược lại với quyền lợi của họ. Theo phương pháp tái bảo hiểm bắt buộc, nhà nhận tái bảo hiểm sẽ hoàn toàn chia sẻ những vận may với công ty nhượng và sẽ chấp nhận thanh toán cho phạm vi hợp đồng tái bảo hiểm đã thoả thuận mà công ty nhượng thay mặt họ giải quyết. Từ khái niệm và đặc điểm trên, ta thấy phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định có những ưu điểm : - Về phía công ty bảo hiểm gốc, đó là sự chắc chắn do hợp đồng cố định mang lại. Công ty bảo hiểm gốc có thể nhận một dịch vụ và biết chắc chắn rằng họ không phải lo thu xếp tái bảo hiểm cho dịch vụ đó vì nó đã được tự động tái bảo hiểm. - Với phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định thì một số lượng lớn các dịch vụ được nhượng tái với chi phí thấp hơn nhiều so với phương pháp tái bảo hiểm tạm thời đó, chi phí quản lý của công ty nhượng tái và nhận tái đều giảm đi. Đồng thời, khi thoả thuận, ký kết hai bên đã nhất trí với các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng. Vì vậy, không cần thiết phải cân nhắc từng rủi ro một, theo phương pháp này thì tức kiệm được thời gian của công ty tái bảo hiểm và không gây chậm trễ cho công ty nhượng. - Việc nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định cho phép công ty tái bảo hiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời, riêng lẻ. Với khối lượng dịch vụ lớn như vậy “ quy luật số đông” đã phát huy được tác dụng và điều đó nó có lợi cho việc kinh doanh của công ty. Nên công ty tái bảo hiểm có điều kiện đẩy mạnh tiến độ khoa học kỹ thuật của ngành bảo hiểm bằng việc chấp nhận những rủi ro mới. Dù đã có những ưu điểm song phương pháp tái bảo hiểm tạm thời có những nhược điểm sau. - Có thể có một số dịch vụ gốc sẽ nằm ngoài phạm vi của hợp đồng do phạm vi của hợp đồng tái bảo hiểm cố định thường bị giới hạn và cần thiết phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời. - Trong thực tế, có một số hình thức và phương pháp tái bảo hiểm cố định, công ty nhượng phải nhượng tất cả gốc kể cả những dịch vụ nhỏ mà họ có thể dữ lại cho riêng mình. Điều này có nghĩa họ phải chuyển phí đi lớn hơn mong muốn. Do có nhiều ưu điểm nên phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định được áp dụng khá phổ biến đặc biệt là đối với tái bảo hiểm hàng không. c. Phương pháp tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc (facultative-obligatory reinsurance) Như vậy phương pháp tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc được sự kết hợp của hai phương pháp tái bảo hiểm là phương pháp tái bảo hiểm tạm thời và phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định. Trong thực tế phương pháp tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc là sự thoả thuận theo đó công ty nhượng có quyền lựa chọn ( chứ không phải là bắt buộc ) chuyển nhượng một số rủi ro nhất định và công ty công ty tái bảo hiểm có nghĩa vụ (chứ không phải tự ý lựa chọn) phải chấp nhận những rủi ro đựơc chuyển nhượng. Phương pháp tái bảo hiểm này không hẳn là một dạng của phương pháp tái bảo hiểm cố định vì nó không._. có đầy đủ của phương pháp tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định, nhưng cũng không thể coi là một dạng của phương pháp tái bảo hiểm tạm thời vì công ty bảo hiểm không có quyền từ chối những rủi ro được chuyển nhượng, nghĩa là việc nhận tái bảo hiểm của họ mạng tính bắt buộc. Phương pháp tái bảo hiểm này có ưu điểm và nhược điểm sau : ưu điểm: - Công ty nhượng tái bảo hiểm không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Họ có thể lựa chọn dịch vụ để chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm vượt quá khả năng dữ lại của mình thay vì phải đem phân chia toàn bộ phần vượt đó cho các nhà tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định. - Công ty nhậntái bảo hiểm có điều kiện thu được phí lớn hơn và có phần cân bằng hơn so với phương pháp tái bảo hiểm tạm thời. Nhược điểm : - Nhà tái bảo hiểm không có quyền từ chối nhận những rủi ro mà công ty bảo hiểm gốc chuyển cho họ.tuy nhiên những rủi ro đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. - Khi nhận tái theo phương pháp lựa chọn bắt buộc, nguồn dịch vụ đưa vào không thường xuyên, không đồng đều và tổi thất rảy ra thất thường. - Khi có khá nhiều đơn vị rủi ro có giá trị cao vượt quá khả năng của hợp đồng cố định sẵn có và cũng chưa cần phải thu xếp hợp đồng cố định mới. Nếu đem chào tái từng đơn vị rủi ro thì sễ rất tốn kém về thời gian cũng như tiền bạc. Trong những trường hợp như vậy, phương pháp tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc phát huy tác dụng. 2 . Các hình thức tái bảo hiểm Trên thực, tế để tiến hành phân tán rủi ro, các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm thường vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp tái bảo hiểm khác nhau do đó có thể chia ra ba nhóm các hình thức tái bảo hiểm chính là: Hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ Hình thức tái bảo hiểm phi tỷ lệ Hình thức tái bảo hiểm kết hợp Tuy nhiên không phải mọi phương pháp đều vận dụng mọi hình thức tái bảo hiểm, mà tuỳ theo đặc điểm của từng phương pháp và nghiệp vụ cũng như điều kiện cụ thể của công ty mà các hình thức tái bảo hiểm được vận dụng cho phù hợp cụ thể như tái bảo hiểm hàng không do tính chất và đặc thù riêng nên chỉ áp dụng hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ. a. Hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ: Là hình thức tái bảo hiểm mà trong đó việc phân chia phí và trách nhiệm giữa công ty nhượng và công ty nhận tái bảo hiểm dựa trên cơ sở tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên số tiền bảo hiểm : như vậy, tái bảo hiểm theo tỷ lệ có hai đặc điểm cơ bản sau: - Trách nhiệm của công ty nhượng và các nhà nhận tái bảo hiểm được tính theo tỷ lệ tương ứng của mỗi bên tham gia. - Phí và số tiền bảo hiểm được chia sẻ giữa công ty nhượng và các nhà nhận tái bảo hiểm theo tỷ lệ tham gia trên số tiền bảo hiểm. Dựa vào cách xác định tỷ lệ của mỗi bên mà hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ được chia làm hai giạng chính : + tái bảo hiểm số thành + tái bảo hiểm mức dôi a.1. Tái bảo hiểm số thành: Là hình thức tái bảo hiểm mà mọi quan hệ giữa công ty nhượng và công ty nhận tái bảo hiểm đều được phân chia theo tỷ lệ nhất định (thường tỷ lệ %), tỷ lệ đó thường được xác định ngay từ khi ký kết hợp đồng việc phân bổ phí và trách nhiệm bồi thường giữa công ty nhượng và công ty tái bảo hiểm đều dựa vào tỷ lệ mà hai bên đã thoả thuận. Hình thức tái bảo hiểm số thành được quy định số tiền hạn mức trách nhiệm nhận bảo hiểm, tức là số tiền bảo hiểm tối đa dùng làm hạn mức áp dụng cho hợp đồng tái bảo hiểm . Ta có thể lấy ví dụ minh hoạ cho hình thức tái bảo hiểm số thành như sau : Hạn mức tối đa 5.000.000USD Giữ lại 30%, chuyển tái bảo hiểm 70% Đơn vị tính : 1000 USD Rủi ro Số tiền bảo hiểm (STBH) STBH thuộc Trách nhiệm hợp đồng số thành STBH giữ lại ( 30%) STBH tái đi (70%) TBH tạm thời 1 2 3 4 5 6 100 200 1.000 3.000 5.000 9.000 100 200 1.000 3.000 5.000 5.000 30 60 300 900 1.500 1.500 70 140 700 2.100 3.500 3.500 0 0 0 0 0 4.000 Tổng 18.300 14.300 4.290 9.010 4.000 Vì khả năng của hợp đồng trên là 5.000.000 USD nên số tiền bồi trường vượt quá hạn mức hợp đồng là : ( 4.000.000 USD) sẽ quay trở lại công ty bảo hiểm gốc và công ty thường phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời cho phần này. Để đơn giản, ta giả sử phí tái bảo hiểm là 1%, khi đó tổng số phí thuộc hợp đồng số thành sẽ là : 14.300.000 x 1%= 143.000USD số phí này sẽ được phân chia như sau : + Công ty bảo hiểm gốc :30%x143.000 =42.900 USD + Công ty TBH số thành :70% x143.000 =100.100 USD Cần lưu ý rằng số phí 100.100 USD của công ty tái bảo hiểm số thành là chưa trừ đi thủ tục phí tái bảo hiểm mà công ty này phải trả cho công ty bảo hiểm gốc. Giả sử rủi ro thứ 4 có tổn thất 2.000.000 khi đó số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm của : + Công ty bảo hiểm gốc là : 30% x2.000.000=600.000 USD + Công ty tái bảo hiểm số thành là:70% x 2.000.000= 1.400.000 USD Hình thức này có đặc điểm là số tiền bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc giữ lại với mỗi rủi ro là không giống nhau. Sở dĩ như vậy là do tỷ lệ giữ lại được ấn định như nhau ngay từ khi ký kết hợp đồng, trong khi đó số tiền bảo hiểm của mỗi đơn vị rủi ro laị khác nhau. Từ khái niệm và đặc điểm của hình thức tái bảo hiểm số thành. Có thể thấy những ưu nhược điểm sau : Ưu điểm : Là hình thức tái bảo hiểm đơn giản, dễ thực hiện, chi phí quản lý hành chính và cách quản lý đơn giản, ít tốn kém. Hình thức tái bảo hiểm này là một dạng công tác tuyệt đối, công tác tái bảo hiểm chia sẻ hoàn toàn cùng với công ty, bảo hiểm gốc những may rủi trong kinh doanh. Đối với công ty nhận tái bảo hiểm đây là hình thức tương đối thuận lợi, vì công ty nhượng không được lựa chọn rủi ro để chuyển tái bảo hiểm. Do vậy nhận tái bảo hiểm theo hình thức này có tính cân đối và có khả năng phân tán rủi ro tốt hơn so với các hình thức tái bảo hiểm khác. Với công ty nhượng thì hình thức tái bảo hiểm này mang lại lượng thủ tục phí cao nhất. Nhược điểm Công ty nhượng phải chuyển tái bảo hiểm cả những rủi ro nhỏ mà bản thân công ty có khả năng giữ lại. Do vậy, tái bảo hiểm theo hình thức này thì số phí giữ lại của công ty bảo hiểm gốc bị hạn chế so với các hình thức tái bảo hiểm khác. Việc phân chia số tiền bảo hiểm theo tỷ lệ nhận ấn định giữa các bên. Do vậy, tái bảo hiểm theo hình thức này đôi khi không hạn chế được số tiền tuyệt đối cho công ty bảo hiểm gốc. Hơn nữa, vì số tiền bảo hiểm không đồng nhất nên công ty bảo hiểm gốc, nhiều khi không đạt được mục tiêu giảm hệ số biến thiên phần tổn thất thuộc thách nhiệm giữ lại. Hình thức tái bảo hiểm số thành được áp dụng trong những trường hợp sau : - Khi một công ty bảo hiểm bắt đầu triển khai một loại hình bảo hiểm mới, chưa có kinh nghiệm và thống kê về nghiệp vụ. Đối với các nghiệp vụ có số tiền bảo hiểm lớn và tương đối đồng đều. Đối với công ty bảo hiểm còn "non trẻ " thì việc áp dụng hình thức tái bảo hiểm này là rất phù hợp vì hình thức tái bảo hiểm này tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa công ty nhượng và công ty nhận tái bảo hiểm. Nên công ty nhượng có thể nhận được từ sự hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật từ công ty bảo hiểm. a.2. Tái bảo hiểm mức dôi ( Surplus): tái bảo hiểm mức dôi là hình thức tái bảo hiểm , theo đó công ty bảo hiểm gốc giữ lại cho mình một số tiền nhất định, phần vượt quá mức giữ lại sẽ chuyển tái cho các công ty tái bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường của các bên được tính toán trên cơ sở số tiền bảo hiểm của mỗi bên gánh chịu trên tổng trách nhiệm trong hợp đồng. Trong tái bảo hiểm mức dôi, trách nhiệm tối đa của các công ty nhận tái bảo hiểm gánh chịu đối với mỗi rủi ro được xác định theo bội số của mức giữ lại của công ty bảo hiểm gốc và được gọi là số lần ( line). Một lần chính là mức giữa lại của công ty bảo hiểm gốc. Giả sử mức giữ lại của công ty nhượng đối với một loại rủi ro nhất định là 100.000USD, tức một lần bằng 100.000. Nếu công ty bảo hiểm gốc có hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi 25 lần, có thể công ty này có thể nhượng theo hợp đồng đó lên tối đa là 25 lần mức giữa lại tức là 2.500.000 USD. Nếu một rủi ro có số tiền bảo hiểm là 2.000.000 USD thì sự phân chia giữa công ty nhượng và công ty tái bảo hiểm như sau. Công ty bảo hiểm gốc giữa lại 100.000 USD ( dư ra 1.900.000USD). Công ty tái bảo hiểm nhận 1.900.000USD (bằng 19 lần) . Tuy nhiên nếu mức giữ lại của công ty nhượng là 60.000 USD thì giá trị nhượng tối đa của hợp đồng mức dôi là 60.000x25= 1.500.000 USD. Phần còn lại là 440.000USD sẽ được tái theo sự thu xếp của tái bảo hiểm . Trong nhiều trường hợp công ty nhượng có thể sắp xếp nhiều hợp đồng tái bảo hiểm cho số tiền vượt mức giữ của công ty. Ví dụ công ty nhượng có thể có hợp đồng mức dôi thứ nhất là 5 lần và hợp đồng mức dôi thứ hai 10 lần và hợp đồng mức dôi thứ ba là 15 lần cho một loại rủi ro nhất định. Tổng cộng là 30 lần, tại sao không thu xếp một hợp đồng mức dôi 30 lần ? lý do đầu tiên là hợp đồng mức dôi thứ hai và thứ ba được thêm vào theo thời gian do giá trị của dịch vụ nhận tái bảo hiểm ngày càng lớn. Một lý do nữa có thể giải thích cho việc này, là độ an toàn cao hơn và lượng thủ tục phí cao hơn có thể đạt được. Nguyên tắc chung để ứng dụng các hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi thứ hai, thứ ba, ...là trước tiên giá trị rủi ro vượt quá mức giữ lại thực tế của công ty nhượng sẽ được đưa vào hợp đồng mức dôi thứ nhất. Hợp đồng mức dôi thứ hai chỉ tiếp nhận của một phần dư thừa, sau khi hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi thứ nhất đã tận dụng hết khả năng, cho tới hạn mức tối đa quy định trong hợp đồng mức thứ hai, và sau đó tuần tự các hợp đồng mức dôi tiếp theo. Nếu sau khi các hợp đồng mức dôi đã tận dụng tối đa quy định trong hợp đồng thì phần dư thừa thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm gốc và công ty này thường phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời cho phần đó.Số tiền bồi thường (STBT) thuộc trách nhiệm các công ty tham gia vào hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi được tính theo công thức : STBT công ty chịu trách nhiệm Công ty chịu= giá trị tổn thất x ------------------------------------------ Trách nhiệm STBT của đơn vị rủi ro Phí bảo hiểm của các công ty được hưởng cũng được tính trên cơ sở tỷ lệ số tiền bảo hiểm mà công ty chịu trách nhiệm, nhưng đối với các công ty nhận tái bảo hiểm thì còn phải thả cho công ty bảo hiểm gốc một khoản thủ tục phí đã thoả thuận. Hình thức tái bảo hiểm mức dôi có những ưu điểm, nhược điểm sau: Ưu điểm : + Công ty bảo hiểm gốc có thể tối đa phí giữa lại do chỉ phải nhượng những rủi ro có giá trị lớn hơn mức giữ lại. + áp dụng hình thức tái bảo hiểm này công ty nhượng có thể đạt được sự đồng nhất về số tiền bảo hiểm trong cơ cấu nghiệp vụ, do đó giảm được số tiền bồi thường. Nhược điểm : + Việc xác định mức giữ lại phù hợp là rất khó, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và giỏi về nghiệp vụ. +Tỷ lệ giữ lại của các đơn vị rủi ro là khác nhau nên việc tính phí và số tiền bồi thường là phức tạp hơn so với tái bảo hiểm số thành. + Nếu có nhiều tổn thất đối với đơn vị rủi ro có giá trị nhỏ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty bảo hiếm gốc vì lý do trên tỷ lệ thủ tục phí trả cho công ty nhượng theo hình thức tái bảo hiểm mức dôi thường thấp hơn so với hình thức tái bảo hiểm số thành. b. Hình thức tái bảo hiểm phi tỷ lệ (Non-proportional Reinsurance) Tái bảo hiểm phi tỷ lệ là hình thức bảo hiểm mà việc phân chia trách nhiệm giữa công ty bảo hiểm gốc và công ty tái bảo hiểm được dựa trên số tiền bồi thường. Theo hình thức tái bảo hiểm này, công ty tái bảo hiểm đồng ý trả cho công ty bảo hiểm gốc tất cả các tổn thất phát sinh từ đơn vị rủi ro được bảo vệ mà vượt quá một giới hạn xác định trước. Giới hạn này có thể được biểu hiện bằng số tiền - tương ứng với hình thức tái bảo hiểm vượt mức bồi thường (Excess of loss) hoặc có thể được biểu hiện bằng số tương đối- tương ứng với hình thức tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường( Stop loss). Hình thức tái bảo hiểm phi tỷ lệ có các đăc điểm sau : + Trách nhiệm của công ty bảo hiểm gốc và công ty tái bảo hiểm đối với tổi thất không phân chia theo tỷ lệ phí. Trong hình thức tái bảo hiểm này cũng không có sự phân chia trách nhiệm theo số tiền bảo hiểm. + Tiêu chuẩn cơ bản để phân định trách nhiệm giữa các bên là số tiền bồi thường tổn thất. + Công ty bảo hiểm gốc phải có trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất dưới hoặc cho tới mức bằng hạn mức bồi thường giữ lại (được gọi là mức tự bồi thường) + Công ty tái bảo hiểm chỉ bồi thường cho phần chênh lệch của những tổn thất vượt quá mức tự bồi thường của công ty bảo hiểm gốc cho tới một giới hạn tối đa được thoả thuận trước trong hợp đồng tái bảo hiểm. Mặt khác tái bảo hiểm phi tỷ lệ có hai hình thức biểu hiện chính đó là : b.1. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường ( Excess of loss): Hình thứ tái bảo hiểm vượt mức bồi thường là sự thoả thuận giữa công ty bảo hiểm gốc và công ty tái bảo hiểm , theo đó, công ty tái bảo hiểm gốc đồng ý trả cho công ty gốc mọi tổn thất vượt quá một giới hạn nhất định đối với một rủi ro hoặc bất kỳ sự kiện nào. Có thể lấy ví dụ minh hoạ: Một công ty bảo hiểm quyết định rằng số tiền có thể trả một cách an toàn trong trường hợp xảy ra tổn thất từ một sự kiện bất kỳ là 100.000USD và cần sự bảo vệ tái bảo hiểm, theo đó công ty tái bảo hiểm sẽ trả cho mọi tổn thất vượt quá 100.000 đối với bất kỳ sự kiện nào. Nếu công ty bảo hiểm gốc có một khiếu nại về tổn thất giá trị là: 200.000USD thì công ty này sẽ phải chịu 100.000USD và công ty tái bảo hiểm trả 100.000. Tuy nhiên nếu tổn thất là 90.000USD thì công ty bảo hiểm gốc sẽ phải chịu hoàn toàn và công ty tái bảo hiểm không phải trả một khoản tiền nào. Nói cách khác, công ty tái bảo hiểm theo hình thức tái bảo hiểm này trả cho mọi tổn thất vượt quá "tổn thất giữ lại" của công ty bảo hiểm gốc hay còn gọi là "mức tự bồi thường". Tuy nhiên, trong hình thức tái bảo hiểm này thường có một giới hạn mà lớn hơn đó công ty tái bảo hiểm sẽ không phải trả. Chẳng hạn, ở ví dụ trên, công ty tái bảo hiểm có thể đồng ý trả 200.000 USD vượt quá 100.000 USD.Nếu tổn thất lớn hơn 500.000 USD thì công ty tái bảo hiểm gốc phải gánh chịu phần tổn thất vượt quá 500.000 và phần tổn thất giữ lại là 100.000 USD. Công ty bảo hiểm gốc có thể sẽ quyết định rằng không muốn trả phần vượt quá giới hạn 500.000 USD và thu xếp tự bảo vệ tái bảo hiểm vượt mức bồi thường khác để đối phó với những tổn thất vượt quá 500.000 USD. Như vậy, việc phân chia giữa công ty bảo hiểm gốc và công ty tái bảo hiểm giống như việc phân chia trách nhiệm trong hình thức tái bảo hiểm mức dôi nhưng chỉ khác ở chỗ tái bảo hiểm mức dôi dựa trên số tiền baỏ hiểm còn tái bảo hiểm vượt mức bồi thường dựa trên số tiền bồi thường. Trách nhiệm của các công ty nhận tái bảo hiểm được xếp thành các lớp, công ty tái bảo hiểm theo lớp nào thì khi tổn thất sẽ bồi thường theo lớp đó. Ví dụ, mức giữ lại của các công ty bảo hiểm gốc là 200.000USD số vượt quá sẽ được xếp theo lớp sau : Lớp thứ nhất 400.000 USD vượt quá 200.000 USD Lớp thứ hai 1.000.000 USD vượt quá 600.000 USD Lớp thứ ba 2.000.000 USD vượt quá 1.500.000 USD Giả sử trong năm có ba vụ tổn thất rảy ra dơi vào hợp đồng, khi đó số tiền bồi thường sẽ được phân bổ như sau : Đơn vị tính : 1.000USD Vụ Sốtiền Tổn thất Công ty bảo hiểm gốc Lớp thứ nhất Lớp thứ hai Lớp thứ ba 1 2 3 200 1.500 3.600 200 200 200 - 400 400 - 800 1.000 - - 2.000 Hình thức tái bảo hiểm vượt mức bồi thường bảm bảo nghiệp vụ là: + tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ (Working Excess of Loss). + tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo thảm hoạ. b.1.1. tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo hiệp vụ : tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ là sự thoả thuận theo đó mức tự bồi thường của công ty bảo hiểm gốc là mức bồi thường hợp lý sao cho khi có tổn thất thông thường xảy ra thì công ty tái bảo hiểm vẫn có trách nhiệm bồi thường. Có hai cách thu xếp tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ là : trên cơ sở mỗi rủi ro và trên cơ sở mỗi sự kiện. Gần đây xem xét kết quả của mỗi hợp đồng tỷ lệ, công ty bảo hiểm gốc đã nâng mức giữ lại đối với mỗi rủi ro nhằm nâng mức giữa lại phần lớn những đơn vị rủi ro cỡ nhỏ và trung bình. Tuy một số công ty đã giữa lại nhiều hơn khả năng tài chính của mình. Để bảo vệ mức giữa lại đó, họ phải ứng dụng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ trên cơ sở mỗi rủi ro. Trong trường hợp mỗi công ty tái bảo hiểm mức dôi quyết định giảm dung lượng hợp đồng tái bảo hiểm, chẳng hạn từ 20 lần xuống 15 lần, để duy trì giá trị tiền tệ tối đa có thể tái bảo hiểm qua hợp đồng công ty bảo hiểm gốc sẽ tăng mức giữa lại đối với mỗi rủi ro trên chẳng hạn từ 100.000 USD lên 200.000 USD. Tuy nhiên, công ty bảo hiểm gốc không hài lòng với mức giữa lại này và có thể sẽ quay trở lại với mức giữa lại cũ bằng cách thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo trên cơ sở mỗi rủi ro. Công ty tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ trên cơ sở mỗi rủi ro nhận thấy rằng : Trong trường hợp một tai nạn xảy ra, gây tổn thất cho nhiều đơn vị rủi ro, họ vẫn phải bồi thường nhiều, trong khi số phí lại được hưởng lại quá thấp. Do vậy mà ngày nay các công ty tái bảo hiểm đưa ra một mức giới hạn, trong hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ trên cơ sở mỗi rủi ro và chi trả cho những tổn thất riêng lẻ đến giới hạn trên. tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ trên cơ sở mỗi sự kiện thường bảo vệ sự tích luỹ rủi ro trong một thảm hoạ.Vì vậy, ngày nay cách thu xếp này của hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ có thể là rất hiếm, vì chi phí cao và có ít công ty tái bảo hiểm sẵn sàng cung cấp sự bảo vệ này. b.1.2. tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo thảm hoạ: tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo thảm hoạ bảo vệ công ty baỏ hiểm gốc chống lại sự tích luỹ rủi ro trong sự kiện có thảm hoạ, chẳng hạn động đất, gió xoáy. Mức bồi thường của mỗi công ty bảo hiểm gốc đối với mỗi toà nhà cao tầng có thể là hợp lý nếu nhìn một cách riêng lẻ. Nhưng sự tích tụ của những mức giữa lại hợp lý trong một khu vực có thể đạt tới một giá trị khổng lồ nếu nhiều nhà cao tầng trong khu vực đó được bảo đảm trong cùng một công ty bảo hiểm. b.2. Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường (Stop loss or Excess of loss ratio). Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường nhằm tránh cho công ty bảo hiểm gốc khỏi phải bồi thường qúa một tỷ lệ bồi thường nhất định đối với mỗi nghiệp vụ đã thoả thuận. Theo hình thức tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường công ty tái bảo hiểm sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với bất kỳ một tổn thất nào cho tới khi tỷ lệ bồi thường trong năm vượt quá một tỷ lệ bồi thường đã ấn định. Nhưng ngay cả khi tỷ lệ bồi thường trong năm của công ty bảo hiểm gốc đã vượt quá tỷ lệ bồi thường đã ấn định thì trách nhiệm bồi thường của công ty tái bảo hiểm cũng không phải là vô hạn, mà nó chỉ bồi thường đến một tỷ lệ bồi thường giới hạn nào đó. Khi tỷ lệ bồi thường trong năm của nghiệp vụ vượt quá tỷ lệ bồi thường giới hạn này, trách nhiệm bồi thường lại thuộc về công ty bảo hiểm gốc. Trong hình thức tái bảo hiểm này thường quy định điều kiện phụ để đảm bảo an toàn cho nhà tái bảo hiểm và nhằm khuyến khích công ty nhượng làm tốt công tác hạn chế tổn thất bằng cách áp đặt một tỷ lệ nào đó mà công ty nhượng phải tham gia trong hợp đồng. Hay nói cách khác, nhà tái bảo hiểm chỉ nhận một tỷ lệ thấp hơn mức trách nhiệm bồi thường tối đa của hợp đồng, chẳng hạn chỉ nhận 95%, còn 5% công ty bảo hiểm gốc phải tham gia. Một sự bảo vệ xa hơn cho công ty bảo hiểm gốc là ấn định một giới hạn tiền tệ mà trách nhiệm của công ty tái bảo hiểm sẽ dừng lại ở đó ngay cả khi tỷ lệ bồi thường thực tế chưa đạt đến tỷ lệ bồi thường giới hạn. Điều này để phòng ngừa công ty bảo hiểm gốc tăng thu nhập phí baỏ hiểm quá nhiều dẫn đến tăng trách nhiệm công ty tái bảo hiểm . Hình thức tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường bảo vệ công ty bảo hiểm gốc trước những tổn thất quá lớn nhưng không phải đảm bảo cho công ty này luôn có lãi. Do đó, tỷ lệ bồi thường mà công ty bảo hiểm gốc tự bồi thường phải đủ lớn để đảm bảo rằng công ty bảo hiểm gốc đã chịu lỗ trước khi công ty tái bảo hiểm bồi thường. c. Các hình thức tái bảo hiểm kết hợp ; Qua nghiên cứu cho thấy, các hình thức tái bảo hiểm cụ thể đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nhưng trong các trường hợp cụ thể, các hình thức tái bảo hiểm lại tỏ ra hiệu quả và có rất ít hạn chế khi chúng ta sử dụng kết hợp với nhau. Do vậy, trên thực tế, các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm thường sử dụng các hình thức tái bảo hiểm kết hợp nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của mỗi hình thức. Có rất nhiều hình thức tái bảo hiểm kết hợp nhưng trong phần này chỉ giới thiệu hình thức kết hợp chính sau. c.1.1. kết hợp hình thức tái bảo hiểm số thành với hình thức tái bảo hiểm mức dôi: Khi vận dụng hai hình thức taí bảo hiểm số thành và mức dôi việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên được tiến hành theo trình tự từng hợp đồng. Căn cứ vào thực tế mỗi hợp đồng tái bảo hiểm, phân bổ trách nhiệm cho phạm vi của hợp đồng số thành trước, phần còn lại mới tiếp tục phân bổ cho phạm vi của hợp đồng mức dôi, nếu mức trách nhiệm phân bổ không hết sẽ quay trở lại công ty bảo hiểm gốc. Khi tổn thất xảy ra, số tiền bồi thường vẫn được phân bổ theo tỷ lệ về số tiền bảo hiểm mỗi bên chịu trách nhiệm. Ví dụ : có một hợp đồng tái bảo hiểm hết hợp như sau : Hợp đồng 1: Hạn mức trách nhiệm là 200.000USD Mức giữa lại là 10% tái bảo hiểm đi là 90% Hợp đồng 2: Mức dôi, hạn mức trách nhiệm là 500.000USD Giả sử có một đơn vị rủi ro thì sẽ phân bổ như sau : Đơn vị 1.000 USD Rủi ro Số tiền bảo hiểm Hợp đồng tái bảo hiểm số thành Công ty bảo hiểm mức dôi Dư thừa (tái bảo hiểm tạm thời) Côngty bảo hiểm gốc Công ty bảo hiểm số thành 1 150.000 15.000 135.000 - - 2 400.000 20.000 180.000 200.000 - 3 700.000 20.000 180.000 500.000 - 4 900.00 20.000 180.000 500.000 200.000 c.2. Kết hợp giữa hình thức tái bảo hiểm mức dôi và hình thức tái tái bảo hiểm vượt mức bồi thường : Khi kết hợp hình thức tái bảo hiểm mức dôi và hình thức tái bảo hiểm vượt mức bồi thường, việc phân chia trách nhiệm ban đầu được tiến hành cho hợp đồng mức dôi và coi như không có hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường. Còn hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường là do công ty nhượng hoặc công ty nhận tái bảo hiểm mức dôi thu xếp để bảo vệ cho bản thân mình khi có tổn thất xảy ra. Mục đích của việc kết hợp giữa hai hình thức tái bảo hiểm này là để giảm nhẹ trách nhiệm của các bên trong hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi khi có tổn thất lỡ xảy ra. d. Phí tái bảo hiểm . Phí tái bảo hiểm là khoản tiền công ty nhượng tái bảo hiểm trả cho công ty nhận tái bảo hiểm để bảo vệ cho những rủi ro mà họ chuyển giao cho công ty tái bảo hiểm . Về bản chất, phí tái bảo hiểm không có gì khác so với phí bảo hiểm gốc, có nghĩa là nó cũng phải đảm bảo các yếu tố : Kinh nghiệm tổn thất quá khứ và xu hướng đó. Những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tổn thất trong tương lai. Dự phòng những rủi ro có thể rảy ra trong tương lai. Chi phí khai thác, chi phí hành chính và môi giới phí của nhà tái bảo hiểm . Một khoản chi phí thêm để công ty bảo hiểm có lãi trong tương lai. Vì nghiệp vụ Hàng không chỉ áp dụng hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ nhưng theo số thành nên ta chỉ xem xét phí tái bảo hiểm cho các hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ. Do việc phân chia phí giữa công ty gốc và công ty tái bảo hiểm được tính theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên về số tiềm bảo hiểm. Chẳng hạn, nếu phần tham gia của nhà tái bảo hiểm trên một rủi ro là 40% của giá trị rủi ro đó thì họ cũng nhận được 40% của số phí bảo hiểm và sẽ đóng phóp tiền bồi thường vào mỗi vụ tổn thất thuộc rủi ro đó là 40 %. Tức là phần phí tái bảo hiểm do nhà tái bảo hiểm nhận đúng như phần rủi ro họ đảm nhận tính theo tỷ lệ. e.Thủ tục phí tái bảo hiểm . Thủ tục tái bảo hiểm là một khoản tiền mà công ty tái bảo hiểm trả cho công ty nhượng khi nhà tái bảo hiểm tham gia nhận hợp đồng tái bảo hiểm. Số tiền này được biểu thị bằng một tỷ lệ % của số phí đem tái bảo hiểm. Mục đích của phí tái bảo hiểm là để bù đắp khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện các dịch vụ bảo hiểm được đem tái bảo hiểm của công ty nhượng và một phần đóng góp vào chi phí quản lý của công ty nhượng. Việc tính toán thủ tục phí tái bảo hiểm không có một quy tắc cứng nhắc nào cả mà nó phụ thuộc vaò sự thoả thuận giữa các bên tham gia trong hợp đồng tái bảo hiểm. Thủ tục tái bảo hiểm được chia làm ba loại sau : - Thủ tục phí cố định. - Thủ tục phí theo lãi. - Thủ tục phí theo thang luỹ tiến . ở nghiệp vụ tái bảo hiểm Hàng không do đặc tính riêng nên chỉ áp dụng thủ tục phí cố định. + Vậy thủ tục phí cố định là một khoản tiền nhà tái bảo hiểm trả cho công ty nhượng được biểu thị bằng một tỷ lệ % cố định của số phí tái bảo hiểm + Thủ tục phí theo lãi ( Profit commission). Đây là thủ tục phí tái bảo hiểm phụ thêm cho loại thủ tục phí tái bảo hiểm cố định. Mục đích của phí thủ tục phí này là để thu lại một phần lãi cho công ty nhượng trong trường hợp kết quả kinh doanh thực tế của công ty tái bảo hiểm tốt hơn nhiều so với dự kiến. Như vậy, nhà tái bảo hiểm sẽ phải trả thêm cho công ty nhượng một khoản lợi nhuận nhất định tính bằng tỷ lệ % của lợi nhuận thực tế mà nhà tái bảo hiểm được hưởng khi kết quả của hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm có lãi. Thủ tục phí theo lãi được tính như sau : Thu nhập( Income): Thu nhập phí năm hiện tại Dự phòng tổn thất từ năm trước Dự phòng phí mang từ năm trước Chi phí ( Out go ). thủ tục phí đã trả của năm hiện tại Tổn thất trong năm hiện tại Dự phòng chi phí cho năm hiện tại. Dự phòngtổnthất cho năm hiện tại Chi phí của công ty tái bảo hiểm : x %của thu nhập phí năm hiện tại. Thâm hụt mang từ năm trước hoặc những năm trước sang Chi phí khác Công ty tái bảo hiểm có lãi khi thu nhập lớn hơn chi phí và thủ tục phí theo lãi là một tỷ lệ phần trăm của số lãi này. Mục 5 của phần chi phí là một tỷ lệ phần trăm của thu nhập phí đại diện cho những chi phí điều hành hoạt động của công ty tái bảo hiểm. Nó thường biến động từ 2, 5% đến 5%. Nếu chi phí vượt quá thu nhập trong một năm nhất định thì tức là có sự thâm hụt và sẽ không có khoản thủ tục phí theo lãi thuộc về công ty nhượng. Tuy nhiên khoản thâm hụt từ năm trước được mang sang việc tính toán thủ tục phí theo lãi của năm sau theo mục 6 và bất kỳ sự thâm hụt nào cũng sẽ được chuyển sang năm tiếp theo cho đến khi hết thâm hụt và được thay thế bằng một khoản lãi. Mặt khác trong một số hợp đồng, sự thâm hụt được tự động xoá bỏ sau một số năm nhất định thường là 2, 3, hoặc 5 năm và nó không được tiếp tục mang sang các năm tiếp theo, ngay cả khi thâm hụt chưa được xoá bỏ. Trong một số hợp đồng khác, thay cho việc chuyển thâm hụt từ những năm trước sang, thủ tục theo lãi được tính trên mức lãi trung bình của 3 năm trước. Điều này phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên. + Thủ tục phí theo thang luỹ tiến ( Sliding scale commission): Trong một sốhợp đồng, không có thủ tục phí theo lãi nhưng có một thang luỹ tiến của thủ tục phí được sử dụng để thay thế cho thủ tục phí thông thường. Cơ sở để tính thủ tục theo thang luỹ tiến là lấy mức thủ tục phí cố định làm chuẩn từ đó quy định mức tăng, giảm theo tỷ lệ bồi thường. Thang luỹ tiến được khống chế ở mức tối đa, mức tối thiểu và thủ tục phí có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ bồi thường. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ bồi thường mà thấp hơn tỷ lệ bồi thường tối thiểu thì tỷ lệ thủ tục phí tái bảo hiểm cũng không thể cao hơn mức tối đa. Điều này cũng tương tự đối với tỷ lệ bồi thường tối đa. Ví dụ : Tỷ lệ bồi thường Tỷ lệ thủ tục phí Nhỏ hơn 46% 40% 46% đến nhỏ hơn 48% 39% 48% đến nhỏ hơn 50% 38% 50% đến nhỏ hơn 52% 37% 52% đến nhỏ hơn 54% 36% 54% đến nhỏ hơn 56% 35% 56% đến nhỏ hơn 58% 34% 58% đến nhỏ hơn 60% 33% 60% đến nhỏ hơn 62% 32% 62% đến nhỏ hơn 64% 31% 64% đến nhỏ hơn 30% Thông thường khi áp dụng phương pháp tính phí thủ tục phí tái bảo hiểm theo thang luỹ tiến, công ty nhượng sẽ thoả thuận trả trước cho công ty tái bảo hiểm tỷ lệ thủ tục phí ở mức tối thiêủ. Đến cuối năm, tỷ lệ bồi thường sẽ tính theo công thức : Tổn thất phải trả Tỷ lệ bồi thường= Phí thực thu Tổn thất phải trả = Tổn thất thực tế + dự phòng tổn thất đến cuối năm hiện tại - dự phòng tổn thất cuối năm trước mang sang Phí trực thu = thu nhập phí ròng + Phí dự phòng của năm trước mang sang - phí dự phòng đến cuối năm hiện tại Tỷ lệ bồi thường thực tế sẽ được tính vào cuối năm và dùng để tính phần thủ tục phí công ty tái bảo hiểm đóng thêm cho công ty nhượng. Tuy nhiên trong trường hợp tỷ lệ bồi thường thực tế của công ty tái bảo hiểm cao hơn tỷ lệ tổn thất tương ứng với mức thủ tục phí tối thiểu thì công ty nhượng cũng phải trả cho công ty nhận taí bảo hiểm một khoản tiền nào. Cũng vậy, nếu tỷ lệ bồi thường thực tế của công ty tái bảo hiểm thấp hơn tỷ lệ bồi thường ứng với mức thủ tục phí tối đa thì công ty tái bảo hiểm cũng sẽ không phải trả thêm cho công ty nhượng một khoản tiền nào. chương II thực trạng hoạt động nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không ở công ty Vinare I. khái quát tình hình bảo hiểm hàng không tại việt nam trong thời gian qua. 1. Hoạt động bảo hiểm hàng không dân dụng Việt Nam từ năm 1989 trở về trước. Ngày 11/7/1919, toàn quyền Đông Dương đã ra quyết định thiết lập sở Hàng không Đông Dương. Ngày 2/12/1937, Pháp thành lập sở Hàng không dân dụng Đông Dương và thiết lập các đường bay quốc tế từ Hà Nội. Năm 1951, Công ty Hàng không Việt Nam (Air Vietnam) ra đời. Theo thời gian Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam ( HKDDVN) đã lớn mạnh về nhiều mặt, mở rộng quan hệ quốc tế và đã khắc phục đắc lực cho công cuộc phát triển của miền bắc, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà. Năm 1980, Tổng cục HKDD VN đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức HKDD quốc tế ( ICAO). Đây là giai đoạn mới đánh dấu sự trưởng thành của HKDDVN và đã từng bước hoà nhập vào HKDD quốc tế. Cở vật chất kỹ thuật hạ tầng của ngành đã không ngừng được duy trì và phát triển theo hướng ngày càng hiện đại, số lượng máy bay ngày càng được tăng cường và duy trì khả năng khai thác. Nhưng hầu hết các._.ng kết hợp kinh doanh bảo hiểm và nguồn vốn nhàn rỗi của bảo hiểm để đầu tư. ở Việt Nam một cơ chế kết hợp như vậy rất khó thực hiện nhưng không phải không khả thi. Nhìn một cách tổng thể, VINARE cần sử dụng thích hợp linh hoạt các biện pháp trên nhằm nâng cao nguồn vốn của mình. Tám là: Nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không do tính chất và đặc thù riêng nên chủ yếu phải tái ra thị trường bảo hiểm nước ngoài, thị trrường bảo hiểm hàng không thế giới (tập trung tại Anh là chính), còn thị trường trong nước khả năng nhận lại dịch vụ này rất thấp khoảng 3%-4% tổng phí thu. Hàng năm VINARE sau khi nhận dịch vụ BHKHVN thì phải tái bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm hàng không tới 95%-96%. Do vậy mọi vấn đề liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm hàng không đều do nước ngoài cung cấp và quyết định muốn có dịch vụ tốt thì VINARE phải có quan hệ trực tiếp với thị trường bảo hiểm hàng không thế giới, hạn chế tới mức thấp nhất việc quan hệ với thị trường phải qua các khâu trung gian không cần thiết. Chín là: Đối với VINARE mới đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn nên kinh nghiệm giao dịch vẫn còn hạn chế và chưa am hiểu nhiều về thị trường tái bảo hiểm cũng như việc đặt quan hệ tái bảo hiểm đối với công ty nước ngoài. Nên cần sử dụng các môi giới tái bảo hiểm hàng không lớn, có tiềm năng vốn và uy tín trên thịtrường bảo hiểm hàng không quốc tế. Bởi vì để thu xếp hợp đồng và chào tái bảo hiểm thì VINARE giao dịch trực tiếp với công ty nhận tái bảo hiểm, tiến hành đàm phán thương lượng với nhau mọi vấn đề trong hợp đồng nhưng cũng có thể qua môi giới để thương lượng với công ty nhận tái bảo hiểm. Vì các dịch vụ tái bảo hiểm hàng không được sắp xếp và chuyển giao ở nước ngoài, việc sử dụng các nhà môi giới sẽ thuận lợi hơn nhiều. + Môi giới tái bảo hiểm là trung gian giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và công ty nhận tái bảo hiểm. + Môi giới tái bảo hiểm có vai trò rất quan trọng vì hoạt động tái bảo hiểm vượt ra ngoài biên giới quốc gia và trở thành quan hệ quốc tế rộng rãi. Đòi hỏi phải có những người chuyên nghiên cứu về thị trường tái bảo hiểm và có quan hệ giao dịch với các công ty bảo hiểm có uy tín. Mặt khác môi giới đứng ra giải quyết khó khăn giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và công ty nhận tái bảo hiểm. Người môi giới đứng về công ty nhượng tái bảo hiểm thu xếp hợp đồng, chào hợp đồng với tỷ lệ phí tái bảo hiểm hợp lý, thủ tục phí theo lãi đúng với nghiệp vụ. Người môi giới giúp các công ty nhận tái bảo hiểm tính toán số phí thu và thời gian thanh toán phí, đảm bảo cho các công ty này nhanh chóng nhận phí tái bảo hiểm đồng thơì khi có tổn thất xảy ra ngưới môi giới cũng đứng ra giải quyết và thanh toán bồi thường giữa công ty nhượng và công ty nhận tái bảo hiểm . Việc sử dụng môi giới tái bảo hiểm có tác dụng lớn đối với các công ty nhượng tái bảo hiểm là: + Tức kiệm chi phí thương lượng hợp đồng, thông qua môi giới việc sắp xếp, dàn xếp hợp đồng được tiến hành khẩn trương nhanh chóng, giảm được nhiều chi phí đi lại thương lượng đàm phán. Vì môi giới biết rõ loại hợp đồng nào chào chothị trường nào, nội dung hợp đồng quy định ra sao. + Môi giới có thể cùng một lúc thương lượng với nhiều công ty khác nhau, ở những nước khác nhau đồng thời có thể cùng một lúc thương lượng tất cả các nghiệp vụ: Hàng hoá, tầu biển, hàng không... thông thường những người môi giới nhận làm môi giới cho nhiều công ty với khối lượng dịch vụ tương đối lớn. + Môi giới tái bảo hiểm dễ thuyết phục các công ty nhận tái bảo hiểm , đảm bảo thoả mãn nhu cầu của cả hai bên(công ty nhận tái bảo hiểm vàcông ty nhượng tái ). Sở sĩ làm được như vậy là do môi giới tái bảo hiểm có nhiều kinh nghiệm và uy tín được nhiều công ty nhận taí bảo hiểm biết đến. Tuy nhiên việc sử dụng môi giới cũng cần được cân nhắc kỹ lượng, lựa chọn môi giới phù hợp với đặc điểm nghiêp vụ và quan hệ hợp đồng. Không nên sử dụngnhiều môi giới cùng một lúc sẽ gây ra lắm thủ tục phiền hà. Vì vậy nghiệp vụ TBHKHVN cần phải sử đụng một hoặc hai môi giới lớn của thị trường bảo hiểm quốc tế quá đó mới có thể thu xếp được hợp đồng bảo hiểm hàng không có lợi nhất cho Hàng không Việt Nam. Mười là: TBHHK cần nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết về thị trường bảo hiểm hàng không quốc tế, đồng thời phải có đầy đủ kịp thời các thông tin liên quan đến các đối tượng tham gia bảo hiểm cũng như các đối tượng sắp tham gia bảo hiểm để tư vấn giúp đỡ các nhà bảo hiểm và khách hàng. Việc nắm bắt thường xuyên các thông tin có liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm hàng không quốc tế là một công việc không thể thiếu được cho nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không. Đây là cơ sở để cán bộ nghịêp vụ đàm phán các điều kiện bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm hàng không hàng năm cũng như việc sửa đổi bổ sung kịp thời các điều kiện của hợp đồng hiện tại. Mặt khác có đầy đủ kịp thời các thông tin có liên quan đến đối tượng tham gia bảo hiểm cũng như các đối tượng sắp tham gia bảo hiểm. Bởi vì: Thực tế các đối tượng tham gia bảo hiểm luôn biến động, có thể dẫn tới sự tăng giảm rủi ro, để có cơ sở đàm phán với nước ngoài giảm phí hoặc giải thích cho khách hàng thông qua bảo hiểm hàng không khi tăng phí. tái bảo hiểm hàng không phải thường xuyên nắm được sự thay đổi của các khách hàng mình đang nhận tái bảo hiểm thông qua bảo hiểm, có như vậy mới quản lý tốt nghiệp vụ mình đang tiến hành, bảo vệ quyền lợi cho nhà bảo hiểm cũng như khách hàng. Trong hoạt động Hàng không điều này thường xuyên rảy ra như máy bay thay đổi mục đích sử dụng: máy bay phục vụ theo các hợp đồng đặc biệt, máy bay hoạt động trên các đường bay mới, máy bay được lắp thêm thiết bị , máy bay thay đổi số ghế hoặc thay đổi trọng tải. Đối với đối tượng sắp tham gia bảo hiểm thì việc nắm bắt đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu của các nhà nhận tái bảo hiểm nước ngoài là một vấn đề hết sức coi trọng. Từ các thông tin này các nhà nhận tái bảo hiểm nước ngoài sẽ cung cấp các điều kiện và phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm năm đầu tiên là rất quan trọng, nếu hợp đồng thuận lợi là cơ sở cho việc bảo hiểm cho các năm tiếp theo. Ngược lại nếu ngay từ năm đầu tiên do không có đầy đủ thông tin cho các nhà tái bảo hiểm nước ngoài, thì hợp đồng bbảo hiểm sẽ có các điều kiện bảo hiểm không tốt cũng như mức phí rất cao và việc đàm phán để giảm phí cho các năm kế tiếp rất khó khăn. Mười một là: tái bảo hiểm hàng không cần tạo điều kiện thuận lợi để nước ngoài (các nhà môi giới tái bảo hiểm nước ngoài và các nhà nhận tái bảo hiểm nước ngoài) hiểu rõ về Hàng không Việt Nam. Việc cung cấp tình hình hoạt động chủ yếu của hàng không Việt Nam trong giai đoạn hiện đại và tương lai cho các nhà môi giới tái bảo hiểm nước ngoài và các nhà nhận tái bảo hiểm nước ngoài là một yêu cầu cần thiết và được đặt ra cấp bách thường xuyên. Để cho thị trường bảo hiểm hàng không thế giới am hiểm về Hàng không Việt Nam ngoài các hình thức thông tin đại chúng, cần duy trì một số cách thức sau: + Thường xuyên gửi báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm của thị trường bảo hiểm quốc tế đặc biệt nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm cho thị trường trong nước và những người được bảo hiểm + Thương xuyên cung cấp các số liệu, tình hình về hoạt động của Hàng không Việt Nam cho thị trường bảo hiểm quốc tế + Tổ chức tiếp xúc trực tiếp với thị trường để giúp các nhận tái bảo hiểm nước ngoài ngoài nắm được thực chất của đối tượng bảo hiểm mà họ đang bảo hiểm hoặc sẽ bảo hiểm. + Chủ động mời các nhà môi giới tái bảo hiểm và các nhà nhận bảo hiểm nước nước ngoài (người đứng đầu) thăm và làm việc với lãnh đạo của Hàng không Việt Nam, để họ nắm bắt kịp thời các thông tin và tình hình thực tế của đối tượng họ đang bảo hiểm hoặc sẽ bảo hiểm. Qua đó họ hiểu được tình hình hoạt động của hàng không, để thuận tiện hơn trong việc ký kết hợp đồng tái bảo hiểm . Mười hai: tái bảo hiểm hàng không cần giải quyết bồi thường và đòi bồi thường một cách nhanh chóng kịp thời. Khi có sự cố xảy ra để tạo được lòng tin cho nhà bảo hiểm trong nước và đảm bảo được quá trình hoạt động thuận lợi cho công ty. Mười ba: Nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không Việt Nam cần phải thường xuyên nâng cao trình độ cán bộ nghiệp vụ để theo kịp với trình độ phát triển của thế giới và chuyên môn hoá cao đội ngũ cán bộ. Bởi vì thị trường bảo hiểm hàng không quốc tế phát triển mạnh mẽ và đa dạng, các hình thức bảo hiểm hàng không rất phức tạp điều đó đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ giỏi mới có thể nắm vững được nghiệp vụ và nắm bắt kịp thời các thông tin hàng ngày trên thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm. Việc thường xuyên nâng cao nghiệp vụ của cán bộ ở phòng tái bảo hiểm hàng không là một trong những vấn đề sống còn của hoạt động tái bảo hiểm hàng không ở Việt Nam. Tích cực kết hợp môi giới tái bảo hiểm, người đứng đầu tái bảo hiểm nghiên cứu các loại hình bảo hiểm mới, để triển khai cho khách hàng bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. 2. Những kiến nghị đối với nhà nước. ở nước ta cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã và đang được xác lập, các hình thức khác nhau được thừa nhận, các thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật. Điều đó đã góp phần quan trọng giải phóng sức sản xuất xá hội. Các loại hình doanh nghiệp đua nhau mọc ra tạo động lực và môi trường cạnh tranh và lưu thông hàng hoá phát triển. Cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước chuyển từ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Chính phủ chỉ định hướng kế hoạch cho các trương trình, mục tiêu lớn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Các doanh nghiệp nhà nước được giao quyền tự chủ trong sản xuất dinh doanh" lời ăn , lỗ chịu" miễn là chấp hành đúng chính sách, pháp luật và nghĩa vụ đối với nhà nước. Nhà nước thực hiện mở cửa nền kinh tế, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài với những luật lệ hấp dẫn, nhờ vậy mối quan hệ giao lưu kinh tế với nước ngoài được mở rộng và phát triển. Các doanh nghiệp có quyền tự quyết định trong việc liên doanh liên kết theo khuôn khổ pháp luật hiện hành cho phép. Thị trường tiền tệ, thị trường đầu tư vốn đang từng bước hình thành và phát triển đáp ứng dần nhu cầu vốn đa dạng của nền kinh tế, giúp cho sản xuất, lưu thông hàng hoá ngày càng phát triển hơn, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Chính phủ từng bước quản lý sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên thực hiện công bằng xã hôị thông qua phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư bằng chính sách thuế, chính sách đối với người nghèo và chính sách xã hội khác. Do đó công ty cần kiến nghị với Nhà nước một số những vấn đề sau: + Sự ra đời và hoạt động cuả bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không sẽ làm nảy sinh hàng loạt các quan hệ kinh tế đa dạng và phức tạp giữa các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm như người được bảo hiểm và người bảo hiểm, người ký hợp đồng ... để dảm bảo cho những quan hệ kinh tế đó diễn ra theo một trật tự nhất định đồi hỏi phải có một cơ chế quản lý thể hiện sự điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội hình thành trong hoạt động của bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không. Nhà nước thông qua việc xác lập các quy chế pháp lý tác động đến sự ra đời và hoạt động của bảo hiểm hàng không. Trên cơ sở của luật bảo hiểm nói chung cần phải được cụ thể hoá bằng văn bản dưới luật phù hợp vơí đặc thù của bảo hiểm hàng không. Có thể thấy một số vấn đề về quy chế pháp lý chủ yếu cần thiết cho việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng không như: Quy chế pháp lý đối với các bên khi tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm. Quy chế xác định mặt pháp lý về vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá bên tham gia, quy định những trình tự thủ tục khi tham gia hợp đồng bảo hiểm;quy định các thể thức bảo hiểm và từ chối bảo hiểm được áp dụng và các loại hợp đồng bảo hiểm. Việc xây dựng hệ thống pháp luật và các quy chế cần thiết cho sự hoạt động của bảo hiểm hàng không là điều kiện cần, là cơ chế đảm bảo cho hoạt động này được phát triển lành mạnh và có hiệu quả. Nhà nước có thể thông qua hệ thống luật để quản lý và điều chỉnh các hoạt động của bảo hiểm hàng không, cũng như tái bảo hiểm hàng không. Mặt khác, việc xác lập một khuôn khổ pháp lý rõ ràng và cụ thể cho hoạt động của bảo hiểm hàng không sẽ củng cố được lòng tin của người tham gia bảo hiểm và quyền lợi của công ty tái bảo hiểm hàng không, quy mô quỹ càng lớn, phạm vi hoạt động càng mở rộng thì càng đòi hỏi không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp và những quy chế cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của bảo hiểm hàng không, tái bảo hiểm hàng không Việc ra đời và hoàn chỉnh các thể chế, chính sách, luật bảo hiểm và những luật liên quan là những điều kiện cơ bản chỉ đạo vĩ mô hình thành hoạt động của bảo hiểm hàng không cũng như tái bảo hiểm hàng không, tránh sự sơ hở đã diễn ra với quỹ tín dụng, quỹ dự phòng dự trữ quốc gia, đồng thời đảm bảo sự tin cậy, yên tâm, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm và tái bảo hiểm . Ngoài ra, có thể sớm nghiên cứu thành lập một cơ quan giải quyết các tranh chấp và khứu nại bảo hiểm để baỏ vệ quyền lợi của người được bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm. + Thông thường ở các nước trên thế giới, thuế chiếm trên 90 % nguồn thu ngân sách Nhà nước, nếu tỷ lệ thuế trong nguồn thu Ngân sách quá thấp, sẽ dẫn đến lạm phát làm cho giá cả không ổn định, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nên bất cứ nước nào cũng phải tìm ra các biên pháp để tăng nguồn thu này. Thuế là một công cụ quản lý vĩ mô rất quan trọng của nhà nước, để kích thích hoặc hạn chế một hoạt độngnào đó. Xuất phát từ vai trò quan trọng của bảo hiểm, tái bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường và yêu cầu phải thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam tiến kịp trình độ bảo hiểm trên thế giới và trong khu vực. Nhà nước phải có một chính sách thuế phù hợp với thực tế và đặc biệt của hoạt động bảo hiểm hiện nay, phải coi thuế là một giải pháp thực hiện có kết quả chính sách khuyến khích tài chính đối với loại hình tái bảo hiểm, và ưu dãi về tài chính đối với loại hình doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm ngày một phát triển. Ngoài việc thực hiện chính sách thuế suất thấp, thuế phải đi theo hướng đơn giản hoá, giảm bớt sắc thuế bảo đảm công bằng về thuế giữa các doanh nghịêp bảo hiểm và tái bảo hiểm , về lâu dài hệ thống thuế cần được sửa đổi cho phù hợp và thống nhất với hệ thống thuế của các nước trong khu vực và trên thế giới. + Trong các điều kiện về tài chính của công ty tái bảo hiểm thì điều kiện về vốn là điều kiện quan trọng nhất giúp cho công ty tái bảo hiểm có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, quản lý dử dụng có hiệu quả đồng vốn, tăng khả năng thanh toán của công ty, nâng cao năng lực, trình độ và chất lượng nhận tái bảo hiểm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu bảo hiểm, tái bảo hiểm ngày càng cao của xã hội nói chung của ngành Hàng không nói riêng, góp phần tăng thêm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và sự phát triển của Ngành. Trước hết phải tạo điều hiện thuận lợi cho công ty tái bảo hiểm quốc gia sử dụng và huy động tối đa mọi nguồn vốn của mình; phải bảo toàn và phát triển vốn, nhằm tăng nhanh khả năng thanh toán bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, tăng lợi nhuận. Điều kiện về vốn phải hợp lý và bao quát toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm từ khi thành lập đến khi giải thể doanh nghiệp. Việc bảo toàn vốn là chống hiện tượng " lãi thật, lỗ giả ", trong hoạt động kinh doanh và ăn dần vào vốn. Để đảm bảo cho công ty tái bảo hiểm và nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không Việt Nam nói riêng hoạt động có hiệu quả thì hệ số điều chỉnh giá trị tài sản phải hợp lý, tránh tình trạng quy định qúa cao, tính toán không khoa học làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp và ngược lại. Nhà nước cần quy định tỷ lệ khấu hao cho hợp lý, áp dụng một chế độ điều chỉnh giá trị tài sản cố định, phương pháp khấu hao và tỷ lệ khấu hao... Nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không khả năng sảy ra tổn thất trên một vụ thường là 1tỷ USD trong khi đó vốn của công ty mới có 10 triệu USD, nên việc bồi thường khi xảy ra chỉ bằng 1% thách nhiệm bảo hiểm, nên Nhà nước cần tạo điều kiện cho công ty thực hiện khả năng thanh toán của mình thông qua việc tài chợ bằng cấp vốn, cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi, miễn các loại thuế, phát hàng trái phiếu để doanh nghiệp khôi phục khả năngthanh toán một cách nhanh chóng. vậy thông qua chính sách huy động và sử dụng vốn để phát triển nguồn vốn, tăng khả năng giữa lại phí của công ty thì công ty VINARE phải khai thác tốt các nguồn sau: a. Nguồn vốn Ngân sách: Đây là nguồn vốn đặc thù của công ty bao giồm vốn cấp lần đầu khi bắt đầu hoạt động và cấp tiếp tục trang trải những khoản chi trả mà phần thu phí không đủ. Nên chăng Nhà nước cần hỗ trợ vốn cho nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không đây là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng góp phần đến sự phát triểncủa nền kinh tế quốc dân. b. Nguồn thu phí tái bảo hiểm từ các nhà bảo hiểm: Đây là nguồn vốn quan trọng nhất của công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Phí tái bảo hiểm chính là giá của bảo hiểm, nó là số tiền mà người được baỏ hiểm phải trả cho nhà tái bảo hiểm để thế vào rủi ro mà tái bảo hiểm có trách nhiệm, nó gồm cả giá của rủi ro nói riêng và giá quản lý của công ty tái bảo hiểm. Song nếu nguồn thu phí của khách hàng tăng thì mới có thể nguồn thu phí tái bảo hiểm tăng được. Trong điều kiện giá cả, tiền lương không ổn định thì phí bảo hiểm mức trách nhiệm bảo hiểm không thể cố định, mà phải biến đổi trong mối tương quan hợp lý để khuyến khích mọi người tham gia bảo hiểm. Việc xác định cơ cấu phí, tính phí, điều chỉnh là một trong các nội dung cơ bản của hạch toán kinh tế trong hoạt động bảo hiểm. Nếu để các doanh nghiệp bảo hiểm, được quyền quyết định phí bảo hiểm, sẽ góp phần vào việc nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay bảo hiểm trong môi trường cạnh tranh thì việc Nhà nước quy định mức phí cho từng nghiệp vụ bảo hiểm là không còn phù hợp nữa. Nên chăng Nhà nước chỉ nên đưa ra cung giá bảo hiểm là đủ, có vậy mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển. c. Nguồn vốn thu từ kinh doanh: Đây là vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc và các khoản dự phòng nghiệp vụ. VINARE phải hoạt động như một công ty tài chính thực thụ điều đó cho phép công ty đầu tư vốn nhàn rỗi của mình vào sản xuất xã hội. Khi đã thống nhất đánh giá hoạt động của tái bảo hiểm là hoạt động kinh doanh nếu tái bảo hiểm không có định hướng phát huy vai trò đầu tư vốn trong thị trường vốn, thì hoạt động kinh doanh của tái bảo hiểm sẽ kém hiệu quả, khó bảo toàn và phát triển vốn. Hình thức đầu tư vốn nhàn rỗi của công ty tái bảo hiểm quốc gia có thể và nên được tiến hành với các hình thức đầu tư cụ thể: mua công trái Nhà nước, mua bất động sản, mua cổ phiếu hoặc tín phiếu, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp bảo hiểm khác, cho vay có thể thế chấp và sắp sửa Việt Nam có thị trường chứng khoán nên đầu tư vào đó trật tự đầu tư và cơ cấu đầu tư ở doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới các hình thức đó là điều rất quan trọng. + Hiện nay nước ta đang thiếu một đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm, nhất là những người hoạch định chính sách bảo hiểm những cán bộ tinh thông ngoại ngữ, tinh thông nghiệp vụ và dầy dạn kinh nghiệm. Đây là một trong những trở lực lớn đối với sự phát triển của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng không nói riêng. Để đảm bảo cho quá trình hội nhập vào khu vực và quốc tế đạt kết quả cao, một trong những vấn đề lớn có ý nghĩa quyết định mà Đảng ta đề ra là đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, vì vậy công ty tái bảo hiểm cần kiến nghị với nhà nước cần coi trọng công tác đào tạo là một mặt đầu tư chiều sâu có tính chiến lược và quan tâm hơn nữa trong việc đổi mới công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ bảo hiểm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế về trình độ kỹ thuật, ngoại ngữ chuyên môn nghiệp vụ. Cần thấy rằng nhân tố con người là nhân tố quyết định nhất đến quá trình phát triển của ngành bảo hiểm, cho nên việc đào tạo và phát triển nhân lực cũng không kém phần cần thiết nhất là trong lĩnh vực nhận biết, trau dồi và đầu tư cho tương lai của nhân viên. Cần xây dựng kế hoạch tổng thể về đào tạo đội ngũ cán bộ nói chung và bảo hiểm hàng không nói riêng. Mục tiêu đào tạo phải gắn liền với mục tiêu sử dụng cán bộ. Cần đa dạng hoá hình thức và phương pháp đào tạo đội ngũ cán bộ cũng như cần đa phương hoá các mối quan hệ trong đào tạo conngười cho ngành bảo hiểm. Mở rộng các trường đào tạo cán bộ nhân viên ngành bảo hiểm với nhiều trình độ đào tạo chuyên sâu khác nhau với chương trình đào tạo tương ứng. Bên cạnh việc đào tạo ở trong nước và tại chỗ thêo hệ thống giáo trình, giáo án nhằm phù hợp với nguyên lý chung của khu vực và thế giới. Cần có chính sách đào tạo ở nước ngoài làm cho công tác đào tạo ở nước ngoài có hiệu quả cao. + Hoạt động của nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không cũng như bất kỳ một công ty kinh doanh nào khác, việc phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với các ngành có liên quan là một tất yếu. Trước hết ngân hàng cần phải mở rộng dịch vụ của mình, mọi khoản thu, chi đều phải thanh toán trực tiếp qua ngân hàng để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tái baỏ hiểm. Mặt khác ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi tái bảo hiểm nhằm tăng thêm nguồn vốn để cho vay. Qua đó thu nhập của công ty tái bảo hiểm được tăng lên. Hoạt động ngân hàng thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho công ty tái bảo hiểm rút tiền nhanh chóng để thanh toán bồi thường một cách kịp thời và đầy đủ. Việc tổ chức thu nộp của hệ thống kho bạc nhanh gọn, thuận tiện và cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tái bảo hiểm. Trong những trường hợp cần thiết Nhà nước thông qua kho bạc phát hành tín phiếu để huy động nguồn vốn nhàn rỗi thì bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không sẽ là chủ góp vốn để cho vay. Một trong những điều kiện cần thiết để triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không chính là mối quan hệ qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triểncủa thị trường vốn, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán. Nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không nói riêng và công ty VINARE nói chung sẽ là chủ thể cung ứng vốn đầu tư dài hạn trên thị trường. Như vậy hoạt động của thị trường chững khoán diễn ra theo một trật tự nhất định, phát triển bình thường, lành mạnh có hiệu quả là yếu tố tăng thu nhập cho việc đầu tư của công ty tái bảo hiểm . Nhà nước cần phát huy vai trò của mình bằng cách tác động vào nền kinh tế, góp phần tạo ra điều kiện cần thiết cho việc phát triển thị trường vốn thông qua trủ chương, chính sách thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, tiền tệ ổn định với mức lạm phát có thể kiểm soát được; thúc đẩy việc đa dạng hoá các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp, công trái...để tạo phương tiện chu chuyển vốn; tạo điều kiện cho việc phát triển các trung gian tài chính đủ sức mạnh hoạt động với tư cách là nhà kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp và các quy chế cần thiết làm cơ sở hoạt động kiểm soát thị trường. + Thông tin quảng cáo đóng vai trò hướng dẫn, nó có tác dụng rất lớn trong việc hình thành nhu cầu cụ thể của khách hàng. Hệ thống phương tiện thông tin đai chúng càng hoàn hiện thì khả năng quảng cáo hoạt động bảo hiểm nói chung, bảo hiểm hàng không nói riêng phát triển nhanh chóng. mục đích của quảng cáo là làm cho khách hàng có được những thông tin đầy đủ về các loại hình bảo hiểm. Hiệu quả của quảng cáo không chỉ đánh giá bằng số lượng sản phẩm bán ra mà còn được trú trọng ở sự khuyếch trương độ tin cậy và những ấn tượng mà nó đem lại cho khách hàng. Từ trước đến nay chi phí quảng cáo cho lĩnh vực bảo hiểm còn quá thấp. do vậy cần tăng thêm chi phí quảng cáo về khả năng, lợi ích của công ty bảo hiểm đối với khách hàng. Cần có hoạch định phát triển mạng lưới thông tin, quảng cáo bảo hiểm xã hội, nó không chỉ là công việc của nhà kinh doanh bảo hiểm mà còn là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nên chăng ngân sách nhà nước hoặc quỹ phát triển ngành cần giành ra một số kinh phí thích đáng cho mục đích quảng cảo tập trung này. cần có sự đầu tư thích đáng giữa tuyên truyền quảng cáo và phát triển các sản phẩm bán ra. Quảng cáo cần được hiểu là công cụ maketting một động lực thúc đẩy cho sự phát triển của ngành baỏ hiểm Hàng không và tái bảo hiểm hàng không, nên việc tuyên truyền quảng cáo đúng nghĩa cũng được coi trọng như giá trị của các sản phẩm bán ra. công việc đầu tiên cần làm là điều tra, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trên cơ sở đó mới quyết định quảng cáo ở mức độ, hình thức và quy mô nào cho phù hợp. tái bảo hiểm hàng không kết hợp với bảo hiểm hàng khôngcần súc tiến quảng cáo một cách đa dạng cho khách hàng. Phải có nghệ thuật quảng cáo tinh vi thể hiện ý muốn thiết tha mời gọi tham gia bảo hiểm. Định hướng và nâng cao chất lượng quảng cáo để phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Như vậy Nhà nước cần phải đầu tư để xây dựng và phát triển một hệ thống thông tin kinh tế hiện đại chính xác nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời thông tin cho hoạt động và giao dịch quản lý thị trường, đây là nhu cầu bức thiết của nền kinh tế thị trường cũng là yêu cầu của hệ thống thông tin quản lý bảo hiểm . Kết luận Nghiệp vụ bảo hiểm hàng không đã đóng góp vào việc ổn định nền kinh tế thông qua việc khắc phục hậu quả của tổn thất thiên tai và nhâ tai gây ra đối với đơn vị và các cá nhân tham gia bảo hiểm. Nền kinh tế có những chuyển biến sâu sắc đã mở ra nhiều ngành nghề kinh doanh mới và ngày nay càng thu hút nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư. Đối với các doanh nghiệp, việc tham gia bảo hiểm chung và bảo hiểm hàng không nói riêng coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Vì vậy bảo hiểm là một loại hình kinh doanh đầy hứa hẹn với những tiềm năng to lớn cần được chú ý khai thác. Chắc chắn trong tương lai, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm còn phát triển rất mạnh. TRong 5 năm hoạt động vừa qua, tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không của VINARE đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Bên cạnh việc kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm công ty còn đóng vai trò rất quan trọng đối với ngành bảo hiểm Việt Nam như: điều tiết việc tái bảo hiểm trên thị trường tham mưu tư vấn về kỹ thuật cho các công ty bảo hiểm gốc, cung cấp thông tin về thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế. Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ bảo hiểm. Giúp các nhà hoạch định chính sách trong quản lý ngành bảo hiểm. Với phạm vi bài viết, được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ trong công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam và các thầy cô giáo trong khoa quản trị trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân song đây mới chỉ là suy nghĩ của sinh viên bước đầu làm quen với thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nên không tránh khỏi sai sót. Tôi mong muốn hiểu biết sâu hơn nữa về tái bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm hàng không. Một lần nữa tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy , các cô, các bác, các anh chị, cùng toàn thể các bạn sinh viên đã giúp tôi hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình. Hy vọng ý kiến đề xuất của chuyên đề đóng góp được phần nào trong hoạt động kinh doanh của VINARE. Mục lục Phần mở đầu Chương I Lý luận chung về bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không. I. Khái quát chung về bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không. 1. khái niệm và vai trò của bảo hiểm. 2. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng không 3. Các loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực hàng không dân dụng. II. Khái niệm, sự cần thiết và vai trò của tái bảo hiểm hàng không. 1. Khái niệm và sự cần thiết của tái bảo hiểm hàng không. 2. Vai trò của tái bảo hiểm hàng không. III. Các phương pháp và hình thức tái bảo hiểm trong nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không. 1. Các phương pháp tái bảo hiểm. 2. Các hình thức tái bảo hiểm. Chương II Thực trạng hoạt động nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không ở công ty VINARE. I. Khái quát chung tình hình bảo hiểm hàng không trong thời gian qua. 1. Hoạt động bảo hiểm hàng không từ khi ra đời đến năm 1989. 2. Hoạt động bảo hiểm hàng không từ 1989 đến nay. II. Tình hình hoạt động tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở VINARE. 1.Vài nét công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam VINARE. 2. Nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở VINARE. 3. Chuyển nhượng tái bảo hiểm hàng không ở VINARE. III. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không ở VINARE. Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng không trong những năm tới. I. Dự báo phát triển ngành HKDDVN trong tương lai. II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng không trong những năm tới. 1. Một số giải pháp đối với VINARE. 2. Những kiễn nghị đối với Nhà nước.. Kết luận. Tài liệu tham khảo. tài liệu tham khảo. tái bảo hiểm lưu lại tại công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam. Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm - Nhà xuất bản gião dục 1998. giáo trình kinh tế bảo hiểm- Nhà xuất bản kỹ thuật 1994 thông tin thị trường bảo hiểm- tái bảo hiểm . Tạp chí bảo hiểm. Thời báo tài chính. Thời báo kinh tế. tạp chí thương mại. Bảng: CII.6. Tình hình chuyển nhượng TBH nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ra nước ngoài của VINARE năm 1995- 1999 Năm Phí TBH chuyển nhượng ra nước ngoài Tỷ lệ tăng trưởng phí TBH chuyển nhượng ra nước ngoài (%) Tổng phí TBH chuyển nhượng1.000 USD Phí TBH CN ra nươc ngoài so với tổng phí TBH CN % Theo hợp đồng cố định Theo hợp đồng tạm thời Tổng 1.000USD Giá trị 1.000USD Tỷ trọng % Giá trị 1.000USD Tỷ trọng % 1995 1996 1997 1998 1999 3.737, 79 4.409, 03 4.636, 12 4.014, 56 5.115, 4 90, 82 91, 96 92, 70 93, 76 94, 15 377, 72 385, 72 365, 27 267, 10 317, 86 9, 18 8, 04 7, 3 6, 24 5, 85 4.115, 51 4.794, 75 5.001, 39 4.277, 66 5.433, 26 - 16, 5 4, 3 -16, 9 27 4.157, 08 4.848, 08 5.067, 26 4.338, 40 5.516, 00 99, 0 98, 9 98, 7 98, 6 98, 5 Tổng 21.908, 9 1.731, 67 23.622, 57 23.926, 8 TB 92, 75 7, 25 7, 73 Nguồn VINARE, tái bảo hiểm hàng không ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36783.doc
Tài liệu liên quan