Lời nói đầu
Từ sau khi mở cửa, cải cách nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trên đường phát triển: tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991-1996 bình quân đạt 8,4%, năm 1997 và 1998 đạt 8,15%, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính chính tiền tệ, tốc độ vẫn đạt 5,83%. Đây là những con số rất có ý nghĩa. Nó khẳng định tính đúng đắn trong đường lối, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Để có được kết quả đó, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp t
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động ngoại thương ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o lớn của ngoại thương-chiếc cầu nối giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá bùng nổ thì Việt Nam lại càng cần mở cửa để hoà nhập với sự phát triển của quốc tế, tránh tụt hậu. Càng mở cửa, hoà nhập thì hơn bao giờ hết, ngoại thương lại càng khẳng định vị trí quan trọng của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động ngoại thương của nước ta là cần thiết, không thể chậm trễ. Qua bài viết này, chúng ta có thể đưa ra những cái nhìn rõ hơn về thực trạng, hướng đi cho ngoại thương Việt Nam. Từ đó đề xuất những chính sách, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của lĩnh vực này. Làm tốt được điều này cũng có nghĩa là góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc CNH-HĐH đất nước, đưa Việt Nam phát triển ở một vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.
Phần I
Ngoại thương và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế
I-/ Nguồn gốc ra đời và lợi thế cạnh tranh của hoạt động ngoại thương.
1-/ Nguồn gốc ra đời của hoạt động ngoại thương.
Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người đã biết tự tìm kiếm, khai thác những vật thể trong tự nhiên để sinh tồn. Qua thời gian, trước những thử thách khắc nghiệt của tự nhiên con người đã phát triển không ngừng, kinh nghiệm sống được đúc rút. Cũng qua quá trình phát triển, phân công lao động (PCLĐ) nảy sinh và ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc hơn. Từ chỗ con người phải tự tổ chức mọi việc nhằm phục vụ cho nhu cầu bản thân, dần dần, họ đã biết chia sẻ công việc cho nhiều người. Mỗi người làm một hoặc mọt số phần việc nhất đinh, phù hợp nhất với khả năng cá nhân. Kết quả là tạo ra được năng suất lao động cao hơn. Quá trình PCLĐ lúc đầu chỉ diễn ra trong phạm vi một tổ chức, một nhóm người, sau đó là giữa những nhóm người trong xã hội (PCLĐ xã hội). Và đến một ngưỡng nhất đinh, sự phân công đó vượt ra ngoài khuôn khổ một quốc gia và trở thành quá trình PCLĐ quốc tế. Chính PCLĐ là cơ sở hình thành, là nguồn gốc cho sự ra đời của hoạt động ngoại thương ngày nay.
Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho đến nay đã trải qua 3 giai đoạn PCLĐ xã hội lớn.
ã Giai đoạn 1: Chăn nuôi tách rời trồng trọt. Các bộ lạc chăn nuôi mang sữa, thịt để đổi lấy ngũ cốc, rau quả của các bộ lạc trồng trọt. Đó là mầm mống ra đời của quan hệ sản xuất, trao đổi hàng hoá giản đơn.
ã Giai đoạn 2: Nghề thủ công tách khỏi nghề nông. Sản xuất chuyên môn hoá bắt đầu phát triển, dẫn đến sự ra đời của ngành công nghiệp. Đặc biệt, với sự xuất hiện của tiền tệ đã khiến cho quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá-tiền tệ ra đời, thay thế cho sản xuất và trao đổi hàng hoá giản đơn.
ã Giai đoạn 3: Tầng lớp thương nhân xuất hiện, lưu thông hàng hoá tách khỏi lĩnh vực sản xuất vật chất. Điều này khiến cho các quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá-tiền tệ thêm mở rộng, phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi để ngoại thương quốc gia phát triển và thương mại quốc tế ra đời.
Như vậy, có thể nói PCLĐ quốc tế chính là cơ sở hình thành, là điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó, sôi động nhất và cũng chiếm vị trí, vai trò, động lực quan trọng nhất cho sự tăng trưởng, phát triển nền kinh tế mở của mỗi quốc gia và cho cả nền kinh tế thế giới là các hoạt động thương mại quốc tế (hoạt động ngoại thương).
2-/ Lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế ra đời, đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình sản xuất, trao đổi hàng hoá. Khi chưa có ngoại thương, mỗi quốc gia đều phải cố gắng sản xuất ra sản phẩm phục vụ tiêu dùng xã hội bằng mọi giá, nhưng khi phát hiện ra lợi thế trong mua bán, trao đổi quốc tế, vấn đề này đã được giải quyết. Đó là lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đôi (lợi thế so sánh) của hoạt động ngoại thương. Lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm. Mỗi quốc gia sẽ tập trung vào sản xuất những mặt hàng có chi phí sản xuất thấp hơn các nước khác, sau đó đem trao đổi. Còn các quốc gia khác, khi có chi phí sản xuất ra mặt hàng này bất lợi thì nên nhập khẩu. Với việc nhập khẩu và xuất khẩu như vậy sẽ đem lại lợi ích cho cả 2 bên. Đối với các nước xuất khẩu sẽ càng thu được nhiều lợi nhuận hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế, còn các nước nhập khẩu không phải lãng phí nguồn lực khi cố gắng sản xuất ra những sản phẩm không có hoặc ít có điều kiện để sản xuất.
Nhưng liệu một nước, mà việc sản xuất ra tất cả các hàng hoá đều bất lợi hơn tất cả các nước khác thì có thể tham gia vào quá trình thương mại quốc tế được không? Câu trả lời được lợi thế so sánh đưa ra là có. Nếu lợi thế tuyệt đối được xem xét dựa vào chi phí sản xuất, thì lợi thế so sánh dựa vào chi phí so sánh. Đó là chi phí có được trên cơ sở thực hiện chuyên môn hoá sản xuất vỡi những sản phẩm có năng suất cao hơn. Lợi thế so sánh chỉ ra một nước nên tập trung vào việc sản xuất ra những sản phẩm mà mình có khả năng sản xuất tốt nhất trên cơ sở so sánh về năng suất lao động với nước trao đổi. Là như vậy sẽ tận dụng được tối đa nguồn lực của từng nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Để làm rõ hơn, ta xét một ví dụ về chi phí sản xuất thép và quần áo giữa Việt Nam với Nga theo số liệu cho ở bảng sau:
Bảng 1: Chi phí sản xuất
Sản phẩm
Chi phí sản xuất(ngày công lao động)
Việt Nam
Nga
- Thép (1 đơn vị)
25
16
- Quần áo (1 đơn vị)
5
4
Nếu xét theo chi phí sản xuất ở bảng 1 thì Việt Nam bất lợi trong việc sản xuất ra cả 2 mặt hàng trên vì đều có chi phí sản xuất cao hơn Nga. Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng Việt Nam không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào vào Nga. Song nếu xét theo khía cạnh chi phí so sánh ở bảng 2 thì lại khác.
Bảng 2: Chi phí so sánh
Sản phẩm
Chi phí so sánh
Việt Nam
Nga
- Thép (1 đơn vị)
5
4
- Quần áo (1 đơn vị)
1/5
1/4
Theo chi phí so sánh, ta thấy rằng: chi phí sản xuất thép của Việt Nam cao hơn Nga (để sản xuát ra một đơn vị thép ở Việt Nam cần nhiều đơn vị quần áo, trong khi đó ở Nga chỉ cần 4 đơn vị), nhưng ngược lại, chi phí sản xuất quần áo của Việt Nam lại thấp hơn Nga (để sản xuất ra 1 đơn vị quần áo ở Việt Nam cần 1/5 đơn vị thép, trong khi đó Nga cần tới ẳ đơn vị). Như vậy, lợi thế so sánh lại chỉ ra rằng Việt Nam có thể xuất khẩu quần áo sang Nga. Nếu Nga đi vào chuyên môn hoá sản xuất thép và Việt Nam chuyên môn hoá sản xuất quần áo, sau đó trao đổi cho nhau thì kết quả là cả 2 cùng được lợi qua thương mại quốc tế.
Những lí thuyết trên được A. Smith-đại diện tiêu biểu của trường phái kinh tế cổ điển, đưa ra đầu tiên. Đến nay, qua nhiều thế kỷ phát triển, nó không ngừng được các nhà lý luận kinh tế học nghiên cứu và phát triển, trong đó phải kết đến một đại diện tiêu biểu là M.Porter. Ông đã đưa ra lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia” (The Competitive Advantages of Nations). Theo lý thuyết của ông, lợi thế cạnh tranh của 1 quốc gia được quyết định bởi sự tác động qua lại giữa 6 nhân tố cơ bản: 1-Điều kiện sản xuất vốn có (lao động, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí...); 2-Các điều kiện của thị trường nội địa (số lượng cần, sự đòi hỏi của người tiêu dùng...); 3-Các ngành công nghiệp bổ trợ và liên đới; 4-Chiến lược, cơ cấu của các công ty và sự cạnh tranh trong nội bộ ngành; 5-Chính phủ; 6-Các nhân tố ngẫu nhiên. Trong 6 nhân tố trên thì 4 nhân tố đầu giữ vai trò quyết định. Hơn thế nữa, nếu lợi thế dựa trên một trong 4 nhân tố đó được phát huy ở mực độ cao thì lợi thế dựa trên các nhân tố khác sẽ dần xuất hiện do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Ngược lại, việc để mất lợi thế cạnh tranh dựa trên 1 trong những nhân tố kể trên cũng dễ dẫn đến việc mất lợi thế dựa trên những nhân tố khác.
Trên cơ sở lí thuyết của M. Porter, xem xét đến Việt Nam, ta thấy trong giai đoạn hiện nay có những lợi thế cạnh tranh như sau:
ã Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng: theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Việt Nam cũng như nước ngoài, Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên tương đối phong phú, đa dạng. Việt Nam là quốc gia có rừng đa sinh vật, có biển với nguồn thuỷ sản đa dạng và có nhiều loại khoáng sản khác nhau từ dầu khí cho đến đất hiếm, than nâu...Với khi hậu nhiệt đới, nước ta cũng thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp và cây công nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có nguồn nước dồi dào. Tiềm năng nước bề mặt rất lớn và phân bố đều khắp ở các vùng. Nước ngầm của ta tuy không lớn nhưng cũng có thể đáp ứng được nhu cầu nước công nghiệp và nước tiêu dùng của dân cư.
ã Về vị trí địa lí: Việt Nam nằm ở Tây Thái Bình Dương-khu vực phát triển kinh tế cao, ổn định, nơi cửa ngõ giao lưu quốc tế. Do đó, VN có nhiều khả năng để phát triển các loại hình kinh tế khác nhau dựa trên những lợi thế về vận tải biển, dịch vụ viễn thông, du lịch...
ã Về tài nguyên con người: Với khoảng 78 triệu dân, VN là quốc gia có dân số đông thứ 13 trên thế giới. Ước tính, mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động. Đây là nguồn lực lao động dồi dào, sẵn sang cung cấp cho nền kinh tế. Không những thế, giá lao động của ta lại thuộc vào loại rẻ so với thế giới và khu vực.
Những lợi thế trên của VN, theo quan điểm của M.Porter, thực chất là những lợi thế về chi phí sản xuất dựa trên các điều kiện sản xuất vốn có. Nhờ đó, hàng hoá và dịch vụ sản xuất tại VN có sức cạnh tranh về giá cả, đặc biệt là những hàng hoá có hàm lượng lao động và nguyên liệu cao. Tuy nhiên, đây cũng là những lợi thế cấp thấp, lợi thế “trời cho”, lợi thế có được và không cần phải có những đầu tư lớn về vốn và tri thức. Những lợi thế này thương không vững chắc, chỉ mang tính ngắn hạn và trung hạn nếu các điều kiện sản xuất vốn có không được liên tục tái tạo và phát triển. Do vậy, vấn đề duy trì, tái tạo và phát huy ở mức độ cao hơn những nguồn lợi thế này là yêu cầu đặt ra với VN. Từ đó có thể tạo ra các mối liên hệ tác động tốt, dần làm xuất hiện lợi thế ở những nhân tố khác.
Như vậy, lợi thế cạnh tranh sẽ là 1 căn cứ quan trọng để một nước chọn ra chiến lược ngoại thương hợp lý phục vụ cho đường lối phát triển kinh tế của đất nước. Với mỗi nước khác nhau, những lợi thế sẽ khác nhau và do đó, các chiến lược áp dụng cũng khác nhau. Qua kinh nghiệm phát triển hoạt động ngoại thương của 1 số nước, các nhà kinh tế đã đúc kết và tổng hợp thnàh các chiến lược cụ thể mà ta sẽ đi xem xét, nghiên cứu dưới đây.
II-/ Kinh nghiệm của một số nước trong việc lựa chọn chiến lược ngoại thương
1-/ Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô thực thi việc xuất khẩu dựa trên sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện thuận lợi của đất nước. Sản phẩm xuất khẩu thô là các sản phẩm chưa qua chế biến hoặc đang còn ở dạng sơ chế, đó là các sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm khai khoáng. Như vậy, thực chất có thể gọi đây là chiến lược hướng ngoại nhưng ở trình độ thấp. Chiến lược này chủ yếu được sử dụng ở các nước đang phát triển với trình độ sản xuất còn thấp kém. Đối với phát triển kinh tế, nó có những tác động nhất định, thể hiện ở những điểm sau:
ã Tạo ra nguồn tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế: Mọi sự khởi đầu đều cần có cái gốc cơ bản. Với phát triển kinh tế cũng vậy. Một nước muốn đi lên thì đòi hỏi về vốn là rất cần thiết, không thể phát triển kinh tế với “2 bàn tay trắng”. Do vậy, với các nước kém và đang phát triển được tự nhiên ưu đãi, việc thực thi chiến lược này sẽ góp phần tạo ra 1 nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho giai đoạn đầu của quá trình phát triển, tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết cho nền kinh tế tăng trưởng.
ã Tạo điều kiện để phát triển kinh tế theo chiều rộng: Dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất các sản phẩm sơ chế, từ đó, nó thúc đẩy các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Kết quả là tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tăng đội ngũ công nhân lành nghề và tất yếu dẫn đến tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế.
ã Làm nảy sinh các mối liên kết trong kinh tế: Với sự phát triển của công nghiệp khai khoáng, chế biến, trước hết, nó tác động ngược trở lại với các ngành cung ứng nguyên liệu, tạo ra “mối liên hệ ngược”. Chẳng hạn, sự phát triển của công nghiệp dệt sẽ tạo ra nhu cầu đối với nguyên liệu bông và thuốc nhuộm, do đó, đẩy mạnh sản xuất những ngành này. Sự phát triene của các ngành có liên quan còn được thể hiện qua “mối liên hệ gián tiếp” thông qua nhu cầu về hàng tiêu dùng. Mối liên hệ này nảy sinh khi phần lớn lực lượng lao động có mức thu nhập ngày càng tăng, tạo ra nhu cầu tăng thêm về hàng tiêu dùng. Kết quả là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cũng được kích thích phát triển.
ã Tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế: Ban đầu là sự phát triển của công nghiệp khai khoáng và các ngành nông nghiệp chăn nuôi, trồng cây lương thực và cây công nghiệp có khả năng xuất khẩu. Tiếp đến là sự phát triển của công nghiệp chế biến tạo ra các sản phẩm sơ chế như gạo, cà phê, cao su...
Trước những năm 50 chiến lược này đã mang lại sự tăng trưởng đáng kể cho nhiều nước, trong đó có cả 1 số quốc gia phát triển như Mĩ, Canada, Cộng hoà liên bang Đức...do có các lợi thế so sánh về xuất khẩu lương thực, thực phẩm và 1 số khoáng sản thô khác. Cũng bằng con đường này, 1 số nước nghèo như Côlômbia, Mêhicô, Malaysia, Philipin...trong thời kì đầu CNH (những năm 50-60) đã tạo ra được những động lực đầu tiên cho sự phát triển nhờ có lợi thế so sánh về một số sản phẩm xuất khẩu như: cao su, cà phê, dầu dừa, dầu cọ, quặng kim loại...Thực trạng này đã lý giải vì sao đến cuối những năm 60, xuất khẩu hàng thô và sơ chế chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc thực thi chiến lược này cũng có nhiều hạn chế, trở ngại đối với các nước. Nó thể hiện:
ã Hiệu quả kinh tế không cao: Nhiều nàh kinh tế đã đưa ra kết luạn rằng: đây là loại chiến lược “bán rẻ tài nguyên thiên nhiên”. Các nước này do trình độ sản xuất còn thấp kém nên phải xuất khẩu các sản phẩm thô và sơ chế với giá rẻ mạt, không khai thác hết được hết các giá trị từ nguyên liệu của mình. Thường các sản phẩm này được nước trung gian mua lại, sau đó đem tái chế bằng công nghệ tiên tiến hơn và tái xuất khẩu đến nước thứ 3 với giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều.
ã Phụ thuộc nhiều vào cung cầu sản phẩm thô: cung-cầu sản phẩm thô trên thị trường thế giới mang tính bất ổn cao, từ đó dẫn đến sự biến động giá cả của các loại sản phẩm này. Xu hướng biến động ngày càng theo chiều hướng bất lợi cho các nước xuất khẩu vì tương quan giá cả của các mặt hàng sơ chế sẽ ngày càng giảm so với các mặt hàng chế biến, đặc biệt là các mặt hàng được chế biến sâu (có hàm lượng kĩ thuật-công nghệ cao).
ã Gây ra hậu quả xấu về môi trường sinh thái: vì tư lợi, việc khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên để xuất khẩu là khó tránh khỏi, trong đó, có cả những sản phẩm phục vụ trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nếu những sản phẩm này bị khai thác quá mức sẽ để lại những hậu quả về môi trường khó có thể lường trước được. Ngay như nước ta, việc khai thác 1 cách bừa bãi các loại tài nguyên khoáng sản đã dẫn đến rất nhiều hậu quả về môi trường sinh thái, về thiên tai.
ã Giải pháp “trật tự kinh tế mới”
Các nước xuất khẩu sản phẩm thô luôn cố gắng nhằm tăng giá trị của những mặt hàng xuất khẩu. Một trong những thành công đó là việc đấu tranh để đi đến 1 “trật tự kinh tế mới”, gọi tắt là NIEO. Thực chất của việc làm này là kêu gọi thành lập các tổ chức mà các thành viên tham gia là các nước đang cung cấp sản phẩm thô đó trên thị trường. Nội dung hoạt động của tổ chức là kí kết các hiệp định nhằm xác định một lượng cung sản phẩm thô hợp lí trên thị trường quốc tế sao cho giữ được ổn định hoặc tăng giá của chúng, tức là đem lại điều kiện xuất khẩu có lợi cho các nước xuất khẩu. Việc cung bừa bãi sẽ dẫn đến giá xuất khẩu bất lợi, vì vậy cần phải hạn chế cung. Trên cơ sở lượng cung chung được xác định, từng nước thành viên sẽ được giới hạn tại từng mức cung cụ thể theo cam kết.
Một điển hình thành công trong việc áp dụng giải pháp này là tổ chức quốc tế về cà phê (ICO). Tổ chức này đã đưa ra hạn mức xuất khẩu cho từng nước tham gia. Tổ chức của các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng đạt được những thành công nhất định. Từ năm 1974 đến 1982, OPEC đã tăng được giá dầu từ 4USD/ thùng lên hơn 30USD/ thùng. Nhưng giải pháp này cũng có hạn chế của nó. Đó là mức độ thực hiện cam kết của các nước thành viên. Thường các nước có xu hướng tăng thêm sản lượng so với hạn mức để tranh thủ giá trên thị trường, kết quả là xảy ra phản ứng dây chuyền với các nước khác và “trật tự kinh tế quốc tế” bị phá vỡ.
ã Giải pháp “kho đệm dự trữ quốc tế”
Với giải pháp này, Liên hợp quốc kêu gọi các nước xây dựng các “kho đệm dự trữ quốc tế” mà mỗi loại kho phục vụ cho 1 loại sản phẩm thô. Vẫn đề đóng kinh phí cho hoạt động các các kho khác với “trật tự kinh tế mới” là Liên hợp quốc bắt buộc đối với cả nước xuất khẩu lẫn nước nước nhập khẩu. Nhiệm vụ của kho là duy trì một lượng sản phẩm thô trên thị trường sao cho giá cả của nó không gây bất lợi cho cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Thực thi giải pháp này cũng vấp phải vấn đề là nhiều khi không cod đầy đủ thông tin từ kho đệm đến sản xuất dễ khiên cho người sản xuất nhận được những tín hiệu không đúng về cung-cầu sản phẩm và làm cho kho hoạt động kém hiệu quả, thậm chí còn gây ra tác hại xấu đến thị trường.
Nhìn chung cả 2 biện pháp có khác nhau về cách thức thực hiện nhưng đều tác động đến lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường và từ đó tác động đến giá cả để nó không gây ra những bất lợi cho các nước xuất khẩu và kể cả với nước nhập khẩu.
2-/ Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu (chiến lược hướng nội)
Những năm của thập niên 50-60, hầu hết các nước đang phát triển ở châu á, châu Phi, Mĩ-Latinh đều thực hiện CNH đất nước bằng chiến lược phát triển kinh tế hướng nội mà nội dung chủ yêú của nó là việc đề cao sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.
Phương pháp tiếp cận với chiến lược này là: Trước hết, các nhà sản xuất trong nước cần xác định rõ nhu cầu thị trường trong nước qua số lượng nhập khẩu thực tế hàng năm để lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh. Sau đó, sẽ tiến tới đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước, mà trước hết là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, tiếp đến là các ngành công nghiệp khác để thay thế các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhà nước sẽ có trách nhiệm bảo đảm dư các điều kiện cần thiế để các nhà sản xuất trong nước có thế tự là chủ toàn bộ quá trình hàng rào bảo vệ cho sản xuất và mậu dịch trong nước phát triển bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan.
Bằng chiến lược này, trong thực tiễn phát triển, nhiều nước đã đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế nhờ khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh về lao động, tài nguyên...để phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu với chi phí, giá thành hợp lí. Tuy nhiên, để thực hiện thành công chiến lược này cần phải có được những điều kiện nhất định cho nó phát huy khả năng. Các điều kiện đó là:
ã Điều kiện cơ bản nhất là phải có bảo hộ của chính phủ để hạn chế tính cạnh tranh của hàng nước ngoài. Bảo hộ của chính phủ có thể bằng nhiều cách, nhưng biện pháp hữu hiệu nhất thường được áp dụng là bảo hộ bằng thuế nhập khẩu và bằng hạn ngạch (Quota).
ã Phải xác định được khả năng phát triển của công nghiệp trong nước: Việc can thiệp, bảo hộ của chính phủ chỉ trong những giới hạn và thời kì nhất địn. Chính phủ không thể bảo hộ mãi được mà cái chính là doanh nghiệp phải tự bảo vệ lấy mình qua việc nâng cao chất lược, khả năng sản xuất. Nhưng, trong giai đoạn đầu, để vực sản xuất trong nước nhất thiết cần có “bàn tay hữu hình” can thiệp. Điều quan trọng là sự hợp lí trong can thiệp, bảo hộ của chính phủ như thế nào. Việc bảo hộ quá mức hay lỏng lẻo đều gây ra những hậu quả xấu cho nền kinh tế. Do đó, cần phải xác định được một cách chính xác khả năng của các ngành sản xuất trong nước, để từ đó đưa ra được giải pháp bảo hộ tối ưu.
ã Phải có được một thị trường trong nước đủ lớn. Bảo hộ gần như là khép kín. Để sản xuất trong nước phát triển cần có thị trường mà thị trường này được hướng nội xác định là chỉ có thị trường trong nước. Cho nên, đòi hỏi của chiến lược là thị trường phải đủ rộng cho sản xuất trong nước phát triển. Thiếu thị trường là đồng nghĩa với bóp chết sản xuất.
Bên cạnh những điều kiện trên, thực thi chiến lược hướng nội còn vấp phải nhưng khó khăn khác nữa. Những cái khó của hướng nội thể hiện ở một số điểm sau:
- Từ cuối những năm 60, chiến lược thay thế nhập khẩu đã bị hạn chế dần tác dụng ở một loạt nước, trước tiên là các nước Mĩ-Latinh, sau đó lan rộng ra các nước châu á, châu Phi. Nguyên nhân sự thất bại này là do chiến lược ngày càng tỏ ra lạc hậu trước xu thế mở cửa, phát triển mạnh các quan hệ hợp tác và phân công lao động quốc tế. Với việc đề cao hướng nội sẽ làm hạn chế tự do hoá thương mại, vi phạm quy luật lợi thế so sánh qua đóng cửa, “bế quan toả cảng” nền kinh tế.
- Do đề cao quan điểm tự lực cánh sinh, nhiều khi các nước phải sản xuất ra sản phẩm thay thế nhập khẩu với bất cứ giá nào. Làm như vậy sẽ gây lãng phí nguồn lực sản xuất.
- Một lí do nữa là công nghiệp thay thế nhập khẩu thường phải tách rời những khu vực sản xuất vật chất truyền thống, vì thế nảy sinh ra 1 mâu thuẫn là để phát triển mạnh công nghiệp thay thế nhập khẩu thì lại càng phải tăng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc...Điều này trái với chính sách tiết kiệm ngoại tệ, mà hầu hết các nước áp dụng chiến lược này đều nằm trong diện kém và chưa phát triển. Từ đó, các nước này ngày càng lâm vào tình trạng vay nợ, phụ thuộc vào các nguồn vốn đầu tư của tư bản nước ngoài.
Như vậy, chiến lược này cũng có khá nhiều nhược điểm. Nó đòi hỏi khi áp dụng chiến lược, các nước phải có sự nghiên cứu kĩ càng, tránh áp dụng 1 cách dập khuôn máy móc. Một điển hình cho việc áp dụng không thành công chiến lược phát triển hướng nội là Myanma. Nhìn lại lịch sử ta thấy Myanma đã kiên trình theo đuổi chiến lược này trong suốt những năm 50-60. Nhưng trong quá trình thực hiện, do điều kiện không phù hợp, các chính sách đưa ra không hợp lí đã dẫn đến thất bại. Kết quả là Myanma lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, trở thành một nước nghèo nhất thế giới: GDP/ người chỉ có 200USD, mặc dù Myanma có lực lượng lao động đông, diện tích đất đai lớn, có trữ lượng khá về dầu lửa và nhiều nguồn tài nguyên khác, đặc biệt là có nhiều khả năng phát triển nông-lâm-ngư nghiệp. Nhưng như vậy, không có nghĩa là chiến lược này lợi ít hơn hại. Thất bại của Myanma chỉ là một minh chứng cho việc lựa chọn chiến lược không hợp lí chứ không phải là kết quả tất yếu do chiến lược này gây ra. Xem xét đến các nước khác như Hongkong và Đài Loan, ta thấy điều này ngược lại. Để trở thành “rồng châu á” như ngày nay, Hongkong và Đài Loan đã thực thi chiến lược thay thế nhập khẩu. Cả 2 nước đều tiến hành thay thế nhập khẩu lần thứ nhất với hàng tiêu dùng, và kể cả sau khi đã chuyển hướng chiến lược sang hướng ngoại thì họ vẫn thực hiện bược thứ 2 của thay thế nhập khẩu với nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị...Điều không thể phủ nhận là nhờ thay thế nhập khẩu một cách hợp lí đã thúc đẩy kinh tế 2 nước phát triển. Rõ ràng là chiến lược này “tốt” hay “xấu” là tuỳ thuộc vào việc sử dụng linh hoạt của mỗi nước. Bên cạnhđó cũng cần lưu ý, chính trong quá trình thực hiện chiến lược này, đến một thời điểm nào đó bằng việc chuyên môn hoá phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu, mỗi nước đều có thể đạt được lợi thế so sánh ở một vài sản phẩm công nghiệp nào đó, và do đó vẫn có thể xuất khẩu những sản phẩm này sau khi đã thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Chiến lược hướng nội sẽ là khúc dạo đầu cho việc tăng trưởng theo hướng xuất khẩu.
3-/ Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế (chiến lược hướng ngoại)
Ngược hẳn với chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu thể hiện sự vận dụng quy luật lợi thế so sánh ở mức độ cao nhất, do đó, nó đặc biệt đề cao việc mở cửa, phát triển mạnh hướng ngoại của nền kinh tế. Nội dung cơ bản của chiến lược là: các nước khác nhau đều có những lợi thế so sánh khác nhau về nguồn lực sản xuất vốn có như vốn, lao động, tài nguyên, vị trí địa lí...vì thế các nước cần “phụ thuộc” lẫn nhau trong quá trình phát triển để có thể trao đổi cho nhau các lợi thế so sánh đó thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại như ngoại thương, liên doanh liên kết...để cùng phát triển sản xuất kinh doanh.
Đến nay, qua thực tiễn phát triển ở nhiều nước đã khẳng định tính hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với xu thế phát triển của chiến lược này. Ví dụ thành công nhất trong việc áp dụng chiến lược hướng ngoại phải kể đến “4 con rồng châu á” là các nước: Đài Loan, Hongkong, Hàn Quốc và Singapo. Cả 4 nước này đều nghèo tài nguyên, kinh tế chậm phát triển, nhưng nhờ áp dụng đúng đắn, sáng tạo chiến lược hướng ngoại, lấy xuất khẩu dẫn đường, thúc đẩy kinh tế phát triển. Kết quả là chỉ sau 20-30 năm kể từ khi bắt đầu tiến hành CNH, các nước này đã đạt được nhiều thành tựu trên con đường phát triển, trở thành các nước công nghiệp của châu á (NIES). Năm 1960, kim ngạch xuất khẩu của “4 con rồng” mới chỉ chiếm 1,6% kim ngạch xuất khẩu của thế giới, nhưng sau một thời gian hướng ngoại mạnh mẽ, con số này đã tăng lên tới 8,6% vào năm 1991. Điều đáng quan tâm là, trong suốt 30 năm qua, từ khi các nước NIES châu á tiến hành CNH, mặc dù thế giới có nhiều biến động phức tạp nhưng họ vẫn luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Trong thập kỉ 60, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của “4 con rồng” là 9%, những năm của thập niên 70 là 9,1% và thập kỉ 80, mặc dù đã chậm lại song vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao là 7,5%. Để đạt được kết quả trên là sự kết hợp, tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, nhưng nhân tố quan trọng nhất làm nên thành tựu đó, là họ đã lựa chọn và sử dụng chiến lược hướng ngoại một cách hợp lí, sáng tạo. Việc thực thi chiến lược này tạo ra nhiều tác động tích cực đối với phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện:
ã Hướng ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trái ngược với hướng nội là tạo ra sức ỳ, tính ỷ lại của các doanh nghiệp trong nước, với chiến lược hướng ngoại, nó đẩy các doanh nghiệp vào tình thế cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động để có thể tự đứng vững trên thị trường. Qua quá trình tôi luyện, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng lên, không chỉ trong nước mà có thể vươn xa ra thị trường thế giới.
ã Thúc đẩy việc tạo ra một cơ cấu kinh tế mới năng động hơn, thông qua việc phát huy đầy đủ các mối liên kết trong kinh tế. Với việc tạo ra các mối liên kết trực tiếp và gián tiếp, nền kinh tế sẽ có được những kích thích cho sự phát triển và tiến tới một cơ cấu kinh tế mới năng động hơn, sẵn sàng hoà nhập, sẵn sàng cạnh tranh với trình độ chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu rộng, kĩ thuật và năng lực sản xuất không ngừng biến chuyển theo hướng hiện đại hoá.
ã Hướng ra thị trường thế giới còn góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Hướng ngoại với trọng tâm là xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ làm cho kim ngạch xuất khẩu được cải thiện, tạo ra một sự gia tăng đáng kể về ngoại tệ qua việc tăng kim ngạch xuất khẩu. Cũng từ đòi hỏi phát triển mạnh xuất khẩu, các lĩnh vực sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngành phục vụ trực tiếp cho xuất khẩu sẽ ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, góp phần thu hút thêm một lượng lao động không nhỏ cho đất nước.
Bên cạnh những ưu điểm trên, chiến lược này cũngcó những giới hạn nhất định. Đó là sự phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu, giá cả thị trường thế giới; các quan hệ ràng buộc, chi phối bởi sự đầu tư tư bản nước ngoài; sự tập trung quá mức vào 1 số ngành sản xuất chuyên môn hoá cho xuất khẩu đôi khi lại dẫn đến toan bộ nền kinh tế bị phụ thuộc vào sự bién động của những ngành đó, dễ khiến cho nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, trở thành nền kinh tế “nhị nguyên” như thuyết phát triển của W. Lewis đã đề cập. (Đó là sự hình thành nên 2 khu vực kinh tế cùng song song tồn tại. Một bên là các khu vực kinh tế mới hiện đại, năng động do tác động của các ngành xuất khẩu với dân cư đông đúc, đời sống nâng cao-các vùng thành thị, các trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ...Còn 1 bên là các khu vực sản xuất truyền thống, cổ điển ít được coi trọng nên thường lạc hậu, dân cư thưa thớt, đời sống thấp kém-các vùng nông thôn, địa phương xa xôi, hẻo lánh). Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng chiến lược này, mỗi nước nếu biết sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có bàn tay tích cực từ phía chính phủ thì những trở ngại trên sẽ được hạn chế rất nhiều. Cho đến nay, chiến lược CNH hướng vào xuất khẩu vẫn được đánh giá là ưu việt hơn cả, phù hợp với tình hình quốc tế, với xu thế phát triển của thời đại là quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và hợp tác vì sự phát triển chung của nhân loại.
4-/ Chiến lược phát triển tổng hợp-chiến lược hữu hiệu nhất với phát triển kinh tế
Sự phân định thành 3 loại chiến lược phát triển trên trong thực tiễn phát triển của nhiều nước chỉ mang tính ước lệ, tương đối. Hầu hết các nước này đều không theo đuổi hẳn một loại chiến lược nào mà thực hiện sự kết hợp đồng bộ của 2 hay cả 3 loại chiến lược thành chiến lược phát triển hỗn họp, mặc dù khi thực hiện nó, tuỳ theo từng thời kì lịch sử cụ thể, những đặc điểm, quy định cụ thể của tiến trình CNH mà mỗi nước đều có sự nhấn mạnh trọng tâm vào phát triển loại chiến lược này hay chiến lược khác. Cũng qua thực tiễn áp dụng, ta có thể khẳng định tính ưu việt, hơn hẳn của nó đối với phát triển kinh tế. Bởi lẽ nó tạo ra một sự kết hợp hài hoà, cân đối giữa các chiến lược, từ đó có thể phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của từng chiến lược. Khó có thể thực thi riêng biệt, rạch ròi từng chiến lược cụ thể mà cần có sự tương trợ lẫn nhau giữa chúng, đặc biệt là giữa hướng nội và hướng ngoại. Không thể hướng ngoại khi chưa hướng nội, chưa đủ sức cạnh tranh; cũng không nên bỏ qua hướng ngoại khi hướng nội đã đến giai đoạn chín muổi.
Với Việt Nam, việc lựa chọn một chiến lược phát triển tổng hợp sẽ là hợp lí hơn cả. Điều này có thể lí giải như sau:
- Đối với loại chiến l._.ược xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế: đó là loại chiến lược hướng về xuất khẩu ở trình độ sơ đẳng và được đánh giá là chiến lược “bán rẻ tài nguyên”, song nó cũng có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội. Với thực tiễn còn kém phát triển, trong khi nguồn tài nguyên khá dồi dào như Việt Nam, nhất là lại đang trong giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH đất nước hiện nay thì Việt Nam khong thể bỏ qua chiến lược này. Tuy “bán rẻ tài nguyên” nhưng đây sẽ là điểm nhất bổ trợ cho giai đoạn sau của phát triển với việc tạo ra ngoại tệ, tăng nguồn thu cho đất nước, cộng thêm những kinh nghiệm khi tham gia vào thị trường thế giới thông qua xuất khẩu. Thực tế những năm qua, sản phẩm thô và sơ chế là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, chiếm tới 70-80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Nhưng đã đến lúc Việt Nam cần xem xét lại cơ cấu xuất khẩu của mình, không nên tập trung, nhưng cũng không nên xem nhẹ chiến lược này. Điều cốt yếu là đưa ra được mức độ, cơ cấu mặt hàng hợp lí nhất cho xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế. Vấn đề này chúng ta sẽ đề cập đến ở phần III.
- Về loại chiến lược thay thế nhập khẩu: cần phải nhận thấy rằng, tự bản thân chiến lược này không phải là chiến lược tiêu cực, bế tắc mà ngược lại, nó hoàn toàn có tác dụng tích cực đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế nếu biết vận dụng 1 cách sáng tạo, linh hoạt. Đặc biệt là qua bài học kinh nghiệm của các nước NIES châu á càng khẳng định tính tất yếu phải thực hiện nó trong quá trình phát triển. Việt Nam với trình độ sản xuất nhìn chung còn lạc hậu, vì vậy không thể hướng ngoại mạnh mẽ ngay được mà nhất thiết cần có 1 giai đoạn “khép hờ hờ” ở 1 số ngành nghề, lĩnh vực còn yếu kém với thời gian và mức độ hợp lí đủ cho sản xuất trong nước có thể đương đầu được với các hàng hoá quốc tế với sức cạnh tranh cao. Điều cần tránh nhất với Việt Nam khi sử dụng chiến lược này là việc bảo hộ của chính phủ về quá sâu, dễ tạo cho các doanh nghiệp trong nước tính ỷ lại, dựa dẫm, từ đó mà đi ngược lại với yêu cầu của chiến lược hướng ngoại. Một khó khăn nữa là thời hạn cắt giảm thuế quan của AFTA mà Việt Nam tham gia không còn xa, nên thời gian tới mức độ thực thi chiến lược này sẽ càng phải hợp lí hơn nữa để đảm bảo sao cho vừa phục vụ được mục đích của sản xuất trong nước, vừa không vi phạm quy trình cắt giảm thuế quan chung.
- Với mô hình chiến lược hướng vào xuất khẩu: Chiến lược này tuy mới xuất hiện từ những năm 60 đến nay và có những giới hạn nhất định nhưng đã được thực tiễn phát triển của nhiều nước khẳng định là mang lại thành công hơn cả. Chiến lược này vừa phù hợp với quy luật của lợi thế so sánh vừa phù hợp với xu thế hoà nhập, mở cửa hiện nay, do vậy, với Việt Nam, đây sẽ là sự lựa chọn trọng tâm trong thời gian tới. Tuy nhiên, với những hạn chế của Việt Nam như đã nêu thì hướng ngoại không thể thành công được nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của 2 chiến lược kia. Một sự kết hợp hài hoà giữa 3 chiến lược tạo ra một chiến lược tổng hợp phù hợp nhất cho thực tiễn Việt Nam, và tình hình thế giới sẽ là mấu chốt cho kinh tế Việt Nam phát triển.
Thực tiễn hoạt động của ngoại thương Việt Nam hiện nay cho thấy rằng chúng ta đang theo đuổi chiến lược phát triển tổng hợp này, tuy nhiên, mức độ sử dụng và kết quả đạt được chưa cao. Sự hạn chế này là do chúng ta chưa hội đủ các điều kiện cần thiết và chưa tạo được môi trường thuận lợi cho chiến lược phát huy tác dụng ở mức độ cao nhất. Thời gian tới, Việt Nam cần xác định tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển tổng hợp với trọng tâm là ưu tiên cho chiến lược hướng ngoại. Với hướng đi này, cộng thêm các chính sách hỗ trợ thích đáng, hợp lí từ phía chính phủ, chiến lược này sẽ phát huy tác dụng một cách cao nhất.
III-/ Vai trò của ngoại thương với phát triển kinh tế:
Tromg cơ chế mở, ngoại thương giữ vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện qua 3 tác động cơ bản sau của ngoại thương:
1-/ Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH:
Những nhân tố cơ bản tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một đất nước đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật và các quan hệ hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính ngoại thương là chủ thể tác động trực tiếp , sâu sắc tới những nhân tố này, từ đó thúc đẩy các nhân tó phát triển không ngừng và kết quả là cơ cấu kinh tế cũng không ngừng được chuyển dịch, tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, phù hợp và ngày càng hoàn thiện theo hướng CNH, HĐH.
- Sự tác động của ngoại thương đến phát triển lực lượng sản xuất được thể hiện qua việc chuyên môn hoá sản xuất và phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội càng cao, chuyên môn hoá càng sâu sắc, cũng có nghĩa là lực lượng sản xuất càng phát triển.
Ngoại thương với quy luật chi phối là lợi thế cạnh tranh đã đã hướng các hoạt động sản xuất đi vào chuyên sâu trong việc sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ. Các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao nhất sẽ được các nước tập trung sản xuất, với các sản phẩm bất lợi họ sẵn sàng nhập khẩu từ các nước khác và dành việc sản xuất chúng cho những nước có điều kiện thuận lợi hơn. Sự phân công lao động quốc tế từ đâu nảy sinh và không ngừng tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiện đại.
Như đã đề cập, phân công lao động quốc tế là điều kiện tiên quyết để phát triển ngoại thương. Điều này đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất đang diễn ra đồng bộ ở tất cả các quốc gia và hầu hết các lĩnh vực khác nhau của quan hệ kinh tế quốc tế. Thông qua cầu nối thương mại quốc tế, các nước dù ở trình độ phát triển khác nhau đều có thể thực hiện sự hợp tác, phân công lao động quốc tế chặt chẽ theo hướng chuyên môn hoá ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động sản xuất kinh doanh về cùng một loại sản phẩm hay nhiều loại sản phẩm, nhiều chi tiết sản phẩm khác nhau... từ đó, các ngành, lĩnh vực sản xuất của từng nước không ngừng được cơ cấu lại theo yêu cầu của chuyên môn hoá và dần tiêns tới một cơ cấu ngày càng hiện đại.
- Với vấn đề hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, ngoại thương cũng có quan hệ chặt chẽ, là yếu tố chi phối quan hệ hợp tác này. Thông thường, bất kỳ một nước nào trước khi quyết định cần hợp tác về đầu tư với ai, trong lĩnh vực kinh doanh nào đều phải căn cứ vào các mục tiêu đặt ra trước đó, trong đó có xuất khẩu và nhập khẩu là một mục tiêu rất quan trọng thường được các bên đối tác đầu tư đặc biệt quan tâm. Quá trình này thường chỉ diễn ra một chiều từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển và đang phát triển. Những ngành và lĩnh vực nào trong nước được đầu tư nước ngoài chú ý sẽ ngày càng phát triển theo hướng HĐH và không ngừng chuyển dịch trong cơ cấu của nền kinh tế.
- Đối với hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ, như đã biết, đó là các kinh doanh chuyên môn hoá và hợp tác hoá ở tầm quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu khoa học và trao đổi công nghệ. Có nhiều phương thức, con đường khác nhau để thực hiện hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó thông qua ngoại thương với các hoạt động xuất - nhập khẩu là một trong những phương thức, con đường mang lại hiệu quả cao trong việc chuyển giao giữa các nước với nhau về các kết quả, thành tựu phát triển khoa học - công nghệ. Có thể nói sự tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ có tác động trực tiếp và thể hiện rõ nét nhất trong việc cấu trúc lại nền ktcủa một nước theo hướn CNH, HĐH.
2-/ Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế mở qua việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Cán cân thanh toán quốc tế là bản quyết toán tổng hợp toàn bộ các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước. Cấu thành cán cân thanh toán quốc tế bao gồm nhiều bộ phận, trong đó cán cân ngoại thương ( hay còn gọi là cán cân mậu dịch hay cán cân hữu hình) là một bộ phận cấu thành quá trình nhất. Trong cán cân ngoại thương thì cán cân thanh toán vãng lai (do cán cân dịch vụ và cán cân chuyển tiền đơn phương hợp thành) lại giữ vị trí quan trọng nhất. Sự dư thừa hay thiếu hụt của nó có tác động trực tiếp đến cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối của một nước, nghĩa là trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá của các ngoại tệ so với đồng nội tệ của nước đó. Như vậy, phát triển hoạt động ngoại thương góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thông qua đó, nó điều tiết đến tỷ giá, lạm phát và vấn đề ổn định kinh tế vĩ môcủa một đất nước.
Song song với sự phát triển của hoạt động ngoại thương hữu hình, các hoạt động ngoại thương vô hình cũng không ngừng gia tăng, sôi động như: Du lịch quốc tế, GTVT quốc tế, thông tin liên lạc quốc tế, bảo hiểm quốc tế, dịch vụ kiều hối... Các hoạt động nảy không chỉ làm tăng hiệu quả của hoạt động ngoại thương mà nó còn những tác động tích cực thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác phát triển. Các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, nếu đạt được hiệu quả tốt, đến lượt mình lại tác động tích cực trở lại để ngoại thương tiếp tục phát triển tốt hơn và do đó sẽ tiến tới mục tiêu là tất cả các hoạt động kinh tế đối ngoại đều đạt đưọc hiệu quả ngày cang cao hơn trở thành động lực trực tiếp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
3-/ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống thực tế cho các tầng lớp dân cư.
Đây là những tác động tích cực tất yếu của ngoại thương đối với phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Rõ ràng, thông qua ngoại thương, các nước không chỉ có lợi về mặt ngoại tệ thu được qua hoạt động xuất nhập khẩu mà quan trọng hơn là phát triển sản xuất trong nước, tạo việc làm cho người lao động. Trong phát triển kinh tế, thất nghiệp bao giờ cũng là một vấn đề bức xúc đối với mỗi quốc gia. Thất nghiệp gia tăng sẽ tạo ra sức ép lớn không chỉ về mặt kinh tế mà cả mặt chính trị, ổn định xã hội. Bài toán thất nghiệp luôn được chính phủ các nước quan tâm tìm lời giải. Qua hoạt động ngoại thương, phần nào đã tháo gỡ được khó khăn này với việc phát triển sản xuất kinh doanh trong nước phục vụ xuất khẩu, phát triển các ngành nghề liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư quốc tế... Từ chỗ việc làm được giải quyết, thu nhập thực tế và mức sống của dân cư được nâng cao, sẽ tạo ra các khối vững chắc cho nền kinh tế phát triển trên cả 2 phương diện, kinh tế và xã hội.
Tóm lại, qua phần I này, chúng ta đã đi sâu tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản cho quá trình hình thành, phát triển ngoại thương, những chiến lược được đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước và thấy được vai trò của nó đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế. Tiếp sau đây bài viết sẽ đề cập đến thực trạng của hoạt động ngoại thương Việt Nam những năm qua, phân tích tác động của các biện pháp, chính sách cũng như các điều kiện khách quan chi phối đến hoạt động này, từ đó nhìn nhận rõ hơn những mặt được và chưa được của ngoại thương Việt Nam.
Phần II
Thực trạng hoạt động ngoại thương Việt Nam - những thành tựu và hạn chế
I-/ Tình hình hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn trước 1986.
Những năm trước thời kỳ đổi mới (tức trước khi có đại hội VI của Đảng 12/1986) trong tư duy kinh tế- chính trị của chúng ta do còn có nhiều nhận thức sai lầm, chưa đúng đắn, bên cạnh đó lại thêm các điều kiện lịch sử, điều kiện khách quan không thuận lợi đã làm cho ngoại thương Việt Nam giai đoạn này bị kìm hãm phát triển, yếu kém, hạn chế nhiều hơn là thành công. Ta có thể khái quát hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn này qua 2 thời kỳ: Thời kỳ 1955 - 1975 (Thời kỳ chia cắt đất nước) và thời kỳ 1976 - 1986 (Sau khi thống nhất).
1-/ Ngoại thương thời kỳ đất nước chia cắt 1955 -1975.
Thời kỳ này, nước ta bị chia cắt làm 2 miền: Miền Bắc đã được thống nhất và tiến lên theo con đường XHCN còn Miền Nam vẫn tạm thời nằm dưới ách thôngs trị của Mỹ nguỵ. Do vậy, tình hình hoạt động ngoại thương thời kỳ này có nhiều khác bbiệt giữa 2 miền.
Với miền Bắc, kinh tế sau chiến tranh bị tàn phá nặng nề nhưng vẫn phải nắm giữ nhiệm vụ quan trọng, là hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam. Với đòi hỏi của tình hình đất nước, ngoại thương đã được Nhà nước độc quyền nắm giữ. Đến năm 1955, Nhà nước nắm được 77% và đến năm 1975 đã nắm được 95% kim ngạch ngoại thương. Cũng trong thời gian này Đại hội III của đảng diễn ra năm 1960 và đề ra phương hướng phát triển kinh tế, trong đó nhấn mạnh “lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý,...” do tình hình và sự chỉ đạo trên của Đảng và Nhà nước đã tác động đến hoạt động ngoại thương miền Bắc giai đoạn này: Về cơ cấu xuất nhập khẩu, do sản xuất thấp kém nên xuất khẩu chủ yếu là tài nguyên như: Than, Apatít, Crôm, xi măng, thiếc, gỗ, hoa quả, chè,... và nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất (chiếm tới 75% giá trị hàng nhập khẩu) để thực hiện mục tiêu ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Nhập khẩu thiết bị toàn bộ tăng lên rất nhanh, từ 17% trong giai đoạn 1955 - 1960 lên 30% trong giai đoạn 1961 - 1965.
Với miền Nam, do nằm dưới ách thống trị của mỹ nguỵ, nên hoạt động ngoại thương thời kỳ này bị chi phối, phục vụ cho mục đích của chúng. Thương nghiệp của miền Nam là bộ phận trên trục hàng viện trợ của Mỹ. Hàng nhập khẩu chủ yếu là nhờ vào tiền viện trợ của Mỹ và chủ yếu là nhập khẩu của Mỹ với các loại lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng cung cấp cho bộ máy đàn áp. Về xuất khẩu, chỉ có gạo và cao su (dưới dạng nguyên liệu) là đáng kể , nhưng cũng ngày càng giảm sút.
Nhìn chung, do điều kiện chiến tranh chi phối, nê hoạt động ngoại thương Việt Nam thời kỳ này còn hết sức nhỏ bé. Mặc dù ngay từ những năm 1960, đã có 44 nước ký kết quan hệ ngoại thương với Việt Nam nhưng, thực tế cả thời gian dài trước năm 1975 các hoạt động thương mại của Việt Nam với thế giới mới chỉ bó hẹp trong các nước khu vực I (Chính phủ nước XHCH). Xuất khẩu sang các nước này thương xuyên chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từ các nước này cũng thường xuyên chiếm trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu.
2-/ Ngoại thương thời kỳ sau thống nhất 1976 -1985.
Từ những năm 1976, nước Việt Nam được thống nhất đã có thêm nhiều thuận lợi mới để phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ngoại thương với bên ngoài. Nhưng do còn nhiều hạn chế, thậm chí sai lầm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nê hoạt động ngoại thương thời kỳ này vẫn còn yếu kém, chưa bứt lên được. Nhập siêu vẫn là đặc trưng cơ bản của cán cân ngoại thương suốt cả thời kỳ này.
Bảng 3: Xuất nhập khẩu theo 2 khu vực thời kỳ 1976 -1985
(đơn vị: triệu rúp - USD)
Năm
Khu vực I
Khu vực II
X.khẩu
N.khẩu
CC NT
X.khẩu
N.khẩu
CC NT
1976
132,9
557,5
-414,6
89,8
446,6
-356,8
1977
221,2
505,5
-284,3
101,3
712,9
-611,8
1978
246,7
518,2
-271,5
80,1
785,0
-704,9
1979
235,0
797,8
-562,8
85,5
728,3
-642,8
1980
225,0
455,1
-529,2
112,7
559,1
-446,4
1981
235,0
947,8
-712,2
164,6
434,4
-268,8
1982
337,1
1087,9
-750,8
189,5
384,3
-194,8
1983
381,3
1140,5
-579,2
235,2
386,2
-151,0
1984
407,9
1232,6
-824,7
241,7
512,4
-270,7
1985
425,8
1408,1
-982,3
272,7
449,3
-176,6
Nguồn: Số liệu thống kê 1976 -1985, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1991
Điều đáng kể nhất của ngoại thương Việt Nam thời kỳ này là đã tăng cường quan hệ kinh tế thương mại với các nước thuộc khu vực II (các nước TBCN và các nước đang phát triển) như Nhật Bản, Pháp, CH liên bang Đức, Thuỵ Điển, ấn Độ, Đài Loan.... Nhờ đó, tỷ trọng khu vực II trong tổng số kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 39,1% năm 1985, trong đó nổi bật lên vai trò của Nhật Bản, đã là một trong 5 bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ngoài các nước thuộc khu vực I. Đáng lưu ý, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang các nước thuộc khu vực I so với sang khu vực II tiếp tục tăng lên tuyệt đối song do về mặt tăng tương đối thì chênh lệch không đáng kể ( khu vực I tăng 3,2 lần, khu vựcII tăng 3,1 lần).
Nguyên nhân gây ra yếu kém của hoạt động ngoại thương nước ta thời kỳ này bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan. Chủ quan là do Việt Nam chưa thoát khỏi cung cách làm ăn theo cơ chế cũ, do những hạn chế, những sai lầm của Chính phủ trong việc hoạch định đương lối và chính sách phát triển kinh tế ... dẫn đến giá cả tăng lên, lạm phát có nguy cơ ngày càng trầm trọng, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Việt Nam còn chịu nhiều bất lợi bởi các yếu tố bên ngoài (nguyên nhân khách quan) tác động, chi phối như: Phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh biên giới phía Tây nam và phía Bắc; Hệ thống XHCN đã và đang bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng kinh tế và chính trị, làm cho việc giúp đỡ của các nước (đặc biệt là Liên Xô) đối với Việt Nam bị hạn chế; thêm vào đó Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện chính sách cấm vận kinh tế với nước ta, nên nhìn chung kinh tế đối ngoại, trong đó có ngoại thương vẫn chưa thể vươn mạnh lên được.
Sự yếu kém của ngoại thương Việt Nam thời kỳ này thể hiện rõ nhất ở chỗ các sản phẩm xuất khẩu vừa nhỏ bé về số lượng, vừa đơn điệu về cơ cấu chủng loại, chất lượng và bao bì. Chiếm trên 80% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vẫn là các hàng nông lâm sản, tiểu thủ công, mỹ nghệ và khoáng sản, nghĩa là vẫn chủ yếu là những sản phẩm thô và sơ chế. Các sản phẩm của công nghiệp chế tạo, chế biến còn đơn giản và chiếm tỷ lệ thấp. Qua bảng 3 ta thấy, đặc trưng của thời kỳ 1976 - 1985 là nhập siêu, làm cho cán cân ngoại thương thâm hụt nghiêm trọng. Năm 1976, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 1226,8 triệu rúp - USD, thì thâm hụt cán cân ngoại thương lên đến 771,4 Triệu rúp - USD, tỷ lệ thâm hụt so với toàn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu là 62,88%; Năm 1985 kim ngạch xuất nhập khẩu 2555,9 triệu rúp - USD, thâm hụt cán cân ngoại thương là 1158, 9 triệu rúp - USD và tỷ lệ thâm hụt trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 45,34%.
Trong quan hệ xuất - nhập khẩu với 2 khu vực, khu vực I vẫn vhiếm tỷ trọng lớn trong thời kỳ này, tuy nhiên với khu vực II, tuy tỷ trọng còn thấp nhưng phản ánh những tín hiệu tốt hơn cho quan hệ ngoại thương Việt Nam. Với khu vực I, kim ngạch xuất nhập khẩu có gia tăng đều qua các năm nhưng theo chiều hướng xấu, đó là sự gia tăng tuyệt đối của kim ngạch nhập khẩu hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu, còn với khu vực II kim ngạch xuất nhập khẩu cũng gia tăng nhưng phản ánh ở mức tăng lên của kim ngạch xuất khẩu, còng kim ngạch nhập khẩu tương đối ổn định qua các năm; Vì vậy, thâm hụt cán cân ngoại thương của khu vực này ngày càng giảm, từ chỗ thâm hụt 356,8 triệu rúp - USD năm 1976 xuống còn 176,6 triệu rúp - USD năm 1985.
Tóm chung lại ta thấy, ngoại thương Việt Nam giai đoạn trước 1986 còn rất nhỏ bé, hạn chế... Mặc dù rằng, những hạn chế này phần nào có cả những nguyên nhân khách quan gây ra, nhưng phần không nhỏ là bởi do đương lối, chính sách của Chính phủ Việt Nam còn nhiều vướng mắc, sai trái. Điều này lý giải tại sao sau 10 năm kể từ khi thống nhất đất nước (1976), mặc dù các điều kiện trong nước cũng như quốc tế đã có nhiều thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế đối ngoại đặc biệt là ngoaị thương, nhưng hoạt động ngoại thương của nước ta vẫn còn lần chần, chưa có bước tiến nào đáng kể. Cho đến 1985 năm mà Việt Nam đạt được kim ngạch xuất khẩu cao nhất so với các năm trước đó nhưng cũng chỉ đến con số xấp xỉ 700 triệu rúp - USD. Nếu so với các nước khác, giá trị kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người của Việt Nam năm này là khoảng 12 rúp - USD, thuộc vào loại thấp nhất thế giới.
II-/ Hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay.
Năm 1986, Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra và nó được coi là mốc son đánh dấu những đổi mới trong đường lối, chính sách kinh tế, cũng như ngoại thương Việt Nam. Qua ĐH, chúng ta đã đánh giá, nhìn nhận ra những hạn chế của cơ chế cũ, thấy được tính bất hợp lý của nó so với việc phát triển kinh tế của đất nước trong điều kiện hiện tại cũng như tương lai, và tiến tới kiên quyết chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, đặc biệt là đã thực hiện mở cửa rộng rãi nền kinh tế. Với nhận thức đó, kinh tế đối ngoại đã được coi là mũi nhọn của sự đổi mới. Lần đầu tiên các thuật ngữ “mở cửa nền kinh tế”, “đa dạng hoá kinh tế đối ngoại”, “ đa phương hoá thị trường”... không còn xa lạ, nó đã được đề cập đến trong các chủ chương, chính sách phát triển kinh tế đối ngoại. Quan niệm cứng nhắc về “độc quyền ngoại thương” từng bước được xem xét lại. Đáng lưu ý, ngoại thương đặc biệt là các hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu đã được đề cao, coi đó là một trong 3 chương trình kinh tế trọng điểm của Việt Nam (lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dung, sản xuất hàng xuất khẩu). Bên cạnh đó, tình hình khu vực và thế giới lại đang có những chuyển biến thuận lợi đối với cơ chế mở của ta, đó là sự bùng nổ của xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hóa, đối đầu quân sự đã được thay bằng hợp tác kinh tế, cách mạng khoa học kyc thuật diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực. Với những thuận tiện trên, kinh tế đối ngoại, trong đó có ngoại thương, đã có được động lực, thời cơ để phát huy sức mạnh của mình, làm cho hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn này chuyển biến, bước đi quan trọng , góp phần không nhỏ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Ta có thể đi xem xưt tình hình hoạt động ngoại thương qua từng thời kỳ cụ thể .
1-/ Thời kỳ 1986- 1990.
Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua tháng 12/1987 và có hiệu lực từ tháng 1/1988 là văn bản pháp lý đầu tiên đánh dấu sự chuyển hướng thực sự sang chính sách mở cửa theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nghị định 64/HĐBT ngày 16/6/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ tổ chức , quản lý kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu là cơ sở của chính sách thương mại thời kỳ này, về cơ bản đã thể hiện được bước ngoặt quan trọng đầu tiên của sự lơi lỏng cơ chế quản lý ngoại thương theo tinh thần đã nói trên đây. Ngoài ra, các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: Du lịch, kiều hối, dịch vụ tàu biển, hàng không... đều được Chính phủ Việt Nam coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Điều này đã tác động tích cực tới hoạt động ngoại thương, thể hiện:
Bảng 4: Động thái chu chuyển của kim ngạch ngoại thương Việt Nam 1986 - 1990.
Năm
KNXNK
Triệu R-USD
KNXK (chia ra)
KNNK (chia ra)
Triệu
R-USD
Trong đó : triệu USD
Triệu
R-USD
Trong đó : triệu USD
1986
2944,2
789,1
350,1
2155,1
509,1
1987
3309,3
854,2
363,2
2455,1
523,7
1988
3759,1
1038,4
447,7
2756,7
804,3
1989
4511,8
1946,0
1138,2
2565,8
879,4
1990
5156,4
2404,0
1352,2
2752,4
1372,5
Nguồn: Số liệu 1986 - 1990. Niên giám thống kê 1994, Nxb Thống kê, Hà nội, 1995.
Về kim ngạch xuất nhập khẩu dã có sự gia tăng đáng kể, từ 2944,2 triệu R-USD năm 1986, đến năm 1990 con số này là 5156,4 Triệu R-USD, tốc đọ tăng cả thời kỳ 1986 -1990 là 75,14%, trung bình đạt 18,78%/năm. Đây là tốc đọ tăng bình quân cao nhất tính cho đến thời điểm này. Mặt khác, đáng lưu ý là có sự chuyển biến tích cực trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu vẫn giữ ở mức tương đối ổn định. Điều này phản ánh những tác động tích cực từ chính sách của Chính phủ đối với hoạt động xuất khẩu, Đến năm 1986, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 789,1 triệu R-USD thì đến năm 1990 đã len tới 2404 triệu R-USD, tốc đọ tăng cả thời kỳ 1986 - 1990 là 2,05 lần, trung bình hàng năm tăng 51,16% riêng năm 1989 so với năm 1988 tăng 75,3% (gần bằng mức tăng của cả 15 năm từ 1960 đến 1975). Năm 1990, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt xấp xỉ 2,5 tỷ R-USD.
Chính vì sự tăng đột biến của kim ngạch xuất khẩu và sự ổn định của kim ngạch nhập khẩu nên khoảng cách chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng được được rút ngắn lại, từ tỷ lệ 1/7 giai đoạn 1960 - 1975 xuống 1/2,7 năm 1986 và đến năm 1990 chỉ còn chênh lệch với tỷ lệ không đáng kể 1/1,14 (kim ngạch xuất khẩu 2404 triệu R-USD; kim ngạch nhập khẩu 2752,5 triệu R-USD).
Trong những năm này, ngoài việc tiếp tục duy trì quan hệ thương mại với các nước khu vực I, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thuộc khu vực II ngày càng được mở rộng. Xuất khẩu sang khu vực này trong 5 năm (1986-1990) đã đạt 3,5 tỷ USD gấp 3,1 lần so với 5 năm trước đó 1981-1985. Số lượng nhập khẩu tương ứng với khoảng thời gian trên cũng diễn biến theo xu hướng ngày càng tăng: Giai đoạn 1986 -1990 là 3,8 tỷ USD gấp 1,6 lần so cới 2,1 tỷ USD của giai đoạn 1981-1985 (xem bảng 5). Trong đó, riêng 2 năm 1989-1990 thể hiện sự đột phá trong quan hệ thương mại với các nước khu vực II này.
Bảng 5: Xuất nhập khẩu theo khu vực II thời kỳ 1981 - 1990
Năm
Xuất khẩu
(triệu USD)
Nhập khẩu
(triệu USD )
Cán cân ngoại thương
1981 -1985
1104,7
2166,6
-1061,9
1986 -1990
3506,4
3087,0
-300,6
1989 - 1990
2308,3
2081,7
+2266,6
Nguồn: Số liêu thống kê 1981 - 1990, Nxb Thống kê, HN, 1991
Tuy nhiên, trong thời kỳ này, khi công cuộc đổi mới nền kinh tế đã gặt hái được một số thành công bước đầu thì Việt Nam lại phải đương đaàu với những khoa khăn, thử thách mới:
- Sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu trong những năm này đã làm cho Việt Nam không những mất hẳn chỗ dựa về nguồn viện trợ vốn, nguồn cung cấp các vật tư chiến lược,... mà còn gây ra những hẫng hụt do việc đột ngột bị mất đi một thị trường lớn tiêu thụ nhiều loại hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Chỉ riêng việc chấm dứt viện trợ của Liên Xô là hàng năm Việt Nam mất đi gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, thị trường Liên Xô tan rã đã gây ra đảo lộn lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (xuất khẩu sang Liên Xô với các mật hàng truèn thống chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta hàng năm)
Việc cho phép “bung ra” một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong điều kiện Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm quản lý, đã tạo kẽ cho nạn tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, và nhiều tệ nạn khác phát sinh.
- Hàng loạt các cơ sở kinh tế làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ sau khi xoá bỏ bao cấp đã không còn chỗ dựa, đổ vỡ hàng loạt, từ đó nảy sinh những khó khăn phức tạp, đó là hàng vạn người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, dời sống gặp rất nhiều bấp bênh.
- Bên cạnh đó, các thế lực thù địch với nước ta đã lợi dụng tình hình, không ngừng công kích, chống phá công cuộc đổi mới của đất nước
2-/ Thời kỳ từ 1991 đến nay.
Tình hình trên đây đòi hỏi đường lối phát triển kinh tế cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa, sao cho phù hợp với xu thế thời đại, nhưng lại không đi chệch các định hướng XHCN ở Việt Nam. Kế thừa và phát huy các quan điểm đổi mới của đại hội VI, Đại hội VII tháng 6/1991 của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”, trong đó, với tư tưởng chỉ đạo “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” và “mở cửa hoạt động kinh tế đối ngoại đối với tất cả các nước ở tất cả các khu vực trên thế giới”. Chính phủ Việt Nam không ngừng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách kinh tế đối ngoại theo hướng “ đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại”. Trong lĩnh vực ngoại thương, để tiến “tới tự do hoá thương mại” , nhiều văn bản, chế độ, chính sách mới nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đã được Chính phủ ban hành. Nghị định 114/HĐBT ngày 7/4/1992 của hội đồng bộ trưởng về quản lí Nhà nước đối với hoạt động xuất - nhập khẩu là một dẫn chững điển hình, đánh dấu bước chuyển từ mô hình Nhà nước độc quyền ngoại thương sang tự do hoá thương mại. Cho đến năm 1994, trước những chuyển biến kinh tế xuất khẩu trong nước và quốc tế, Chính phủ ban hành nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu nhằm bổ sung, sửa đổi những khiếm khuyết của nghị định 114/HĐBT trước đó. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có những văn bản, quy định hướng dẫn cụ thể như quy định số 296/TMDL/XNK ngày 9/4/1992 của Bộ Thương mại và Du lịch về cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu,... nhằm nâng cao hơn tính sát thực đối với hoạt động ngoại thương.
Nhờ kiên trì sự nghiệp đổi mới theo nhiều giải pháp tích cực khác nhau, Chính phủ đã lái con thuyền kinh tế Việt Nam vượt qua được cơn sóng gió và đi dần vào thế ổn định, đặc biệt là thúc đẩy hoạt động ngoại thương đạt được những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế nói chung của đất nước.
Bảng 6: Động thái chu chuyển của kim ngạch ngoại thương Việt Nam 1991-1995
Năm
KNXNK
Triệu R-USD
KNXK (chia ra)
KNNK (chia ra)
Triệu
R-USD
Trong đó : triệu USD
Triệu
R-USD
Trong đó : triệu USD
1991
4425,2
2087,1
2009,8
2338,1
2049,0
1992
5121,4
2580,7
2552,4
2540,7
2540,3
1993
6909,2
2985,2
2952,0
3924,0
3924,0
1994
8600,0
3600,0
3571,0
5000,0
5000,0
1995
12.800,0
5300,0
5300,0
7500,0
7500,0
Nguồn: - Số liệu 1991- 1994. Niên giám thống kê 1994, NXB Thống kê, HN, 1995
- Số liệu 1995: Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá IX, 3/1996.
Qua bảng 6 ta thấy, nhìn chung kế hoạch 5 năm đã được Quốc hội đề ra là 12 - 15 USD, bình quân hàng năm tăng khoảng 18,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 21,3 tỷ USD, so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra của Quốc hội là 12 - 14 tỷ USD thì đã vượt 52%, bình quân hàng năm tăng khoảng 22,3%. Nếu gộp chung lại thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 5 năm 1991 - 1995 là 37,8 tỷ úd, con số này vượt mức 30,3% so với kế hoạch.
Như vậy, có thể thấy ngoại thương Việt Nam suốt cả một thời kỳ dài sau đổi mới (từ 1986 đến 1995) đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. Trong thời gian này, tốc đọ tăng bình quân hàng năm của xuất khẩu là 24,7%, của nhập khẩu là 15,4%, và mức tăng chung của xuất nhập khẩu hàng năm là 20,1%. Bên cạnh những con số định lượng phản ánh hiệu quả của hoạt động ngoại thương, trên nhiều mặt khác, ngoại thương còn thể hiện sự chuyển biến tích cực về chất như là: về mặt hàng xuất khẩu đã dần có sự chuyển dịch trong cơ cấu, các mặt hàng thô và sơ chế từ chỗ chiếm 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn trước, đến nay đã giảm xuống còn 65%, và song song với sự giảm tỷ trọng của sản phẩm thô, sơ chế là sự tăng lên của các sản phẩm đã qua chế biến, chế tạo (tuy rằng sự chuyển biến còn diễn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34045.doc