Hoạt động ngân hàng Mỹ Xuyên

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên PHẦN I: MỞ ĐẦU & 1.Sự cần thiết của đề tài: Bất kỳ một tổ chức kinh tế nào khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần có lợi nhuận, chính yếu tố lợi nhuận tác động thúc đẩy trở lại làm cho tổ chức kinh tế hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng cũng không ngoại lệ, hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt, lợi nhuận ngày một tăng cao là mong muốn duy nhất của ngành ngân hàng.

pdf38 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động ngân hàng Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chúng ta cũng đã biết, ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh bằng tiền tệ của người khác, họ vay của công chúng, của ngân hàng bạn, của ngân hàng trung ương và cho vay lại các tầng lớp dân cư. Vì thế, hệ thống ngân hàng đã làm cho dòng chu chuyển vốn quay nhanh hơn, qua đó khuyến khích các ngân hàng, các thành phần kinh tế tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động làm ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội. Do đó, hệ thống ngân hàng có mối quan hệ với nền kinh tế, nếu có sự sụp đổ của một ngân hàng nào đó, thì làm thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế, làm mất lòng tin của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của chính họ trong tương lai. Đó là về phía ngân hàng, còn về khía cạnh của khách hàng, nó có thể làm trắng tay của những người cả đời vất vã để có một số tiền tiết kiệm trong ngân hàng, nó làm chậm hoặc dừng lại gây thiệt hại rất lớn cho những ngành sản xuất công nghiệp cũng như sản xuất nông nghiệp. Về mặt xã hội, nó có thể làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, nền kinh tế đất nước chậm phát triển. Do đó, xét về mặt kinh tế và xã hội, ngân hàng thương mại hay hệ thống ngân hàng đã góp phần làm nên sự phát triển của quốc gia thông qua việc sử dụng nguồn vốn tiết kiệm và tích luỹ trong xã hội. Để góp phần đáng kể này thì bản thân ngân hàng phải hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước ngày càng tăng lên,nên việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển là rất cần thiết. Vì vậy, mục tiêu của nhà quản trị ngân hàng cần phải làm gì để có thể nâng hiệu quả kinh doanh, đồng thời hạn chế tối thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh. An Giang là một tỉnh với nền kinh tế nông nghiệp, ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên ra đời là nhằm cung ứng vốn tín dụng cho sản xuất công - nông nghiệp trong địa bàn tỉnh, góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo ở thành thị và nông thôn, từng bước làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Hội các yếu trên, ta thấy rằng việc “phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên” là rất cần thiết, qua việc phân tích ta thấy được những điểm mạnh, những điểm cần được phát huy và nâng cao hơn nữa để tối đa GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 1 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên hoá lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời cũng thấy được những mặt yếu kém, những mặt này cần được khắc phục nhằm hạn chế những rủi ro đến mức có thể chấp nhận được trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng, và nâng cao mức sống của người dân địa bàn tỉnh An Giang nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ nông thôn Mỹ Xuyên là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động nghiệp vụ thường xuyên là huy đông vốn và cho vay nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Do đó mục tiêu của đề tài hướng tới các mục tiêu sau: - Phân tích về cơ cấu vốn của ngân hàng để thấy rõ về cấu tạo của nguồn vốn, cũng như nội lực và ngoại lực tác động tới hoạt động của ngân hàng, - Phân tích tình hình sử dụng vốn, đây là mảng chủ yếu của hoạt động ngân hàng, tập trung vào doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn, - Phân tích lợi nhuận để đánh giá mức lợi nhuận hàng năm (2002-2004) từ việc sử dụng vốn và cung ứng dịch vụ, - Cuối cùng là sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng. 3. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu về kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm gần đây (2002 – 2004) Số liệu được lấy từ sổ sách kế toán như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, các biểu mẩu báo cáo tín dụng…và từ các báo cáo tổng kết hoạt động cùng với những kế hoạch đề ra cho năm sau của ngân hàng. Phương pháp nghiên cứu là so sánh về số tương đối và số tuyệt đối của năm sau so với năm trước, kết hợp với phân tích và dùng các chỉ tiêu về tài chính như: chỉ tiêu về cơ cấu vốn, chỉ tiêu hoạt động sử dụng vốn, chỉ tiêu về hiệu quả tín dụng, và các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 4. Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng hoạt động rất phong phú và đa dạng, tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, nên chuyên đề này tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng Mỹ Xuyên qua 3 năm gần nhất (2002 – 2004), với hoạt động thường xuyên là huy động vốn và cho vay. Từ việc phân tích này ta thấy được những điểm yếu, mạnh mà đề ra những biện pháp khắc phục và phát huy cho ngân hàng trong những năm tiếp theo. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 2 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên PHẦN II: NỘI DUNG & CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG 1. Định nghĩa về ngân hàng Thương Mại (NHTM): Ngân hàng thương mại (commercial bank) có một lịch sử hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của kinh tế hàng hoá, và ngày nay nền kinh tế thị trường thì ngân hàng Thương mại ngày càng hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể và cá nhân… bằng việc nhận tiền gửi tiết kiệm, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. Điều I của pháp lệnh số 38/LCT-HĐNN pháp lệnh nhân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính, định nghĩa về ngân hàng thương mại như sau: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Ta có thể tóm tắt định nghĩa trên bằng sơ đồ sau: 2. Khái niệm về tín dụng: Theo Hồ Ngọc Cẩn : “Tín dụng xuất phát từ nguồn gốc La Tinh Credium - tức là tín nhiệm, tin tưởng; Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dân gian nước ta là sự vay mượn”. (Hồ Ngọc Cẩn, Tìm Hiểu Thể Lệ Tín Dụng Mới, NXB TP.HCM 1998) Và ông cho rằng bất kỳ loại tín dụng gì cũng được thể hiện ở 2 mặt: “+ Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định. + Đến hạn do hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn, phần tăng thêm được gọi là phần lời, nếu nói theo danh từ kinh tế là lãi suất”. (Hồ Ngọc Cẩn, Tìm Hiểu Thể Lệ Tín Dụng Mới, NXB TP. HCM 1998). GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 3 Cá nhân công ty, XN, tổ chức Ngân hàng thương mại Cty, XN Hộ gia đình cá nhân Các tổ chức Nhận tiền gửi tiết kiệm Cho vay, cung cấp dịch vụ NH Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên Vậy chúng ta có thể hiểu rằng: Tín dụng là quan hệ vay mượn dưới dạng tiền (hoặc là hàng hoá) có hoàn trả gốc và lãi giữa người có vốn (người sở hữu hay còn gọi là người cấp tín dụng) và người thiếu vốn (người sử dụng hay còn gọi là người nhận tín dụng). 3. Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại và tín dụng 3.1 Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại: - Chức năng: + Chức năng trung gian tín dụng: Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, điều này thể hiện rõ ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian tín dụng (giữa những chủ thể dư thừa về vốn và những chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn). Với chức năng này NHTM đã hổ trợ, khắc phục những hạn chế của cơ chế phân phối vốn trực tiếp, tạo ra kênh điều chuyển vốn quan trọng. + Chức năng trung gian thanh toán: Bên cạnh hoạt động cho vay, NHTM còn cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Thay vì thanh toán trực tiếp, các doanh nghiệp, cá nhân… có thể nhờ NHTM thực hiện công việc này dựa trên những khoản tiền họ đã gửi ở ngân hàng. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đã tạo điều kiện để mở rộng quan hệ khách hàng, hổ trợ cho sự phát triển của hoạt động huy động tiền gửi và hoạt động cho vay. + Chức năng tạo tiền: Bắt đầu, với những khoản tiền dự trữ nhận được từ ngân hàng trung ương, NHTM sử dụng để cho vay, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại NHTM một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào, và NHTM lại sử dụng khoản tiển gửi này để cho vay lại. - Vai trò: + NHTM giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. + NHTM góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế. + NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. + NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. 3.2 Chức năng, vai trò của tín dụng: - Chức năng: + Phân phối lại tài nguyên: Như chúng ta đã biết tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại nguồn tài nguyên thể hiện ở chổ: (1) người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay. (2) Ngược lại người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên được phân phối lại. + Giám đốc bằng tiền đối với các hoạt động kinh tế - xã hội: Với tư cách là GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 4 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên người đi vay để cho vay, các trung gian tài chính có thể và cần phải giám sát chặt chẽ đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đối với hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước và hoạt động tiêu dùng của dân cư. Sự giám đốc này không chỉ vì lợi ích của các trung gian tài chính mà còn vì lợi ích của doanh nghiệp, của dân cư và của toàn xã hội. - Vai trò: + Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. + Thúc đẩy nền kinh tế phát triển: hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và của các cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. + Góp phần tác động tới việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các xí nghiệp, do đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả có lợi tức. Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả, vì khi sử dụng vốn vay các xí nghiệp phải tôn trọng các hợp đồng tín dụng, vì nếu vi phạm sẽ bị phạt về lãi suất và các chế tài khác. Như vậy đòi hỏi xí nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. + Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế: trong điều kiện ngày nay, phát triền kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhừng bước cho kinh tế “mở”, vì vậy tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau. 4. Rủi ro ngân hàng và rủi ro tín dụng: Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi đi vào hoạt động cũng gặp những rủi ro dù là bất ngờ hay được xác định trước. NHTM cũng không ngoại lệ, những rủi ro này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, thông thường ta gặp các rủi ro sau: - Rủi ro tín dụng: Là rủi ro không thu được nợ khi đến hạn Cho vay bao giờ cũng bao gồm rủi ro và xảy ra mất mát, cho dù ngân hàng cố gắng giảm thiểu rủi ro có liên quan đến các hoạt động cho vay như sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định về mức tín dụng, vật thế chấp…. Nhưng không một ngân hàng nào nghĩ ra hết mọi sự bất ngờ khi viết ra những quy định hạn chế vào một hợp đồng cho vay, do đó sẽ luôn luôn có hoạt động rủi ro của người vay tiền và đây cũng là rủi ro tín dụng. - Rủi ro thiếu vốn khả dụng: Rủi ro này xuất phát từ chức năng chuyển hóa các kỳ hạn sử dụng vốn và nguồn vốn của ngân hàng. Hay nói cách khác là quá trình kinh doanh theo kiểu “vay ngắn hạn và cho vay dài hạn” nên ngân hàng vấp phải các tình huống khó khăn: không thể đáp ứng các cam kết ngắn hạn của mình, cũng như không có khả năng đáp ứng việc rút vốn ào ạt và ngoài dự kiến của ngân hàng, và có nguồn GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 5 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên vốn kỳ hạn ngày càng ngắn lại trong khi sử dụng vốn theo kỳ hạn không đổi. - Rủi ro lãi suất: là những rủi ro mà chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động về lãi suất. Xét về khía cạnh ngân hàng: rủi ro lãi suất là rủi ro mà ngân hàng phải chịu khi có các khoản cho vay hoặc nợ theo lãi suất cố định do biến động lãi suất về sau gây ra. Hay là chi phí nguồn vốn trở nên cao hơn thu nhập từ sử dụng vốn. - Rủi ro hối đoái: các rủi ro trong việc giao dịch hối đối xuất phát từ tỷ gía hối đối của các loại tiền tệ khác nhau do tác động kinh tế hoặc chính trị của một nước. - Rủi ro tín dụng quốc tế và tín dụng ngoại thương: về nhiều phương diện, việc cho vay nước ngoài cũng tương tự như việc cho vay trong nước. Ngoài những yếu tố cơ bản trong tín dụng nói chung, 3 yếu khác đóng vay trò rất quan trọng trong việc cung ứng tín dụng cho người vay nước ngoài: tiền tệ, quốc gia và các rủi ro pháp lý: (1) rủi ro tiền tệ là rủi ro liên quan đến khả năng chuyển đổi va tính ổn định của đơn vị tiền tệ quốc gia của người vay. (2) Rủi ro đất nước hay còn được gọi là rủi ro chính trị, xảy ra từ việc phát triển kinh tế - chính trị ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn lòng đáp ứng các cam kết như đã thỏa thuận của người vay. (3) Rủi ro pháp lý nước ngoài là việc một quốc gia sẽ áp đặt hoặc thay đổi mạnh các yêu cầu dự trữ, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản có, thuế đặc biệt và những quy định khác cản trở các hoạt động của ngân hàng. - Rủi ro mất khả năng thanh toán: là rủi ro riêng có của ngân hàng liên quan đến sự sống cón của ngân hàng, như liên quan đến mức độ vốn tự có của ngân hàng, hệ số khả năng thanh toán…Hay còn tùy thuộc vào lượng biến đổi xảy ra ở số dư tiền gửi và nhu cầu tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Trong những mục tiêu của người giám sát ngân hàng là bảo vệ người ký thác được ưu tiên hơn hết, vì một khi người ký thác mất niềm tin về NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng ngân hàng nói chung, thì dẫn đến nhiều người ký thác đòi rút tiền cùng một lúc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán. 5. Các tỷ số tài chính phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng: 5.1 Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn: a. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng b. Vốn vay trên tổng nguồn vốn: phản ánh mức hỗ trợ vốn của ngân hàng trung ương và cac tổ chức tín dụng khác. 5.2 Chỉ tiêu phân tích hoạt động sử dụng vốn: Từng loại dư nợ trên tổng dư nợ: chỉ tiêu này dùng để phản ánh cơ cấu tín dụng theo thời hạn tín dụng, để cho nhà quản lý thấy được cơ cấu như thế có hợp lý chưa và những hướng điều chỉnh cho thích hợp. 5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng: a. Hệ số thu nợ: GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 6 Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Doanh số cho vay = x 100% Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ kinh doanh, một đồng doanh số cho vay của ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng lớn thể hiện ngân hàng quản lý nợ tốt và hiệu quả. b. Vòng quay vốn: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định. Vòng quay càng nhanh càng tốt. c. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng nghiệp vụ tín dụng cao. 5.4 Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng: a. Chỉ tiêu về lợi nhuận: * ROA (Return On Assets) = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt * ROE (Return On Equity) = Lợi nhuận ròng / Vốn tự có Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có, đo lường tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn tự có của ngân hàng * Mức lãi biên tế = (thu lãi – chi lãi) / tài sản sinh lợi Trong đó tài sản sinh lợi = Tài sản có - tiền mặt – tài sản cố định Mức lãi biên tế đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản, một đồng tài sản sinh lợi đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu phần trăm thu nhập thuần. * Tổng thu nhập trên tổng tài sản: Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Chỉ số cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bố tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả. b. Chỉ tiêu về rủi ro tín dụng: Trong đó, cho vay ròng = doanh số cho vay - dự trữ bù đắp nợ quá hạn không thu hồi được. Rủi ro tín dụng phản ánh tiền lãi hoặc tiền vốn thu về có đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng hay không. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 7 Vòng quay vốn Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân = Rủi ro tín dụng Nợ quá hạn Cho vay ròng = Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN & 1. Sơ lược về ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên: Tiền thân của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên (gọi tắt là ngân hàng Mỹ Xuyên) là trung tâm tín dụng Mỹ Xuyên được thành lập vào năm 1989 hoạt động theo quyết định thành lập và cấp phép của Uỷ Ban Nhân Dân thị xã Long Xuyên. Đến ngày 19 tháng 10 năm 1992 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang cấp giấy phép số 219/QĐ.UB thành lập ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên với vốn điều lệ là 303 triệu đồng. Hiện nay vốn điều lệ ngân hàng Mỹ Xuyên là 15.5 tỷ đồng trong đó vốn pháp định là 5 tỷ đồng. Với phạm vi hoạt động trong địa bàn tỉnh An Giang và tổng và tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là 90 người. Cũng như những ngâng hàng khác, hoạt động chủ yếu của ngân hàng Mỹ Xuyên là nhận tiền gởi và đi vay để cho vay, bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng như chuyển tiền và chi trả kiều hối. Thu nhập chính của nhân hàng là từ hoạt động tín dụng và thu phí dịch vụ của ngân hàng. Hiện nay ngân hàng đã có hai chi nhánh (ở Châu Đốc theo giấy phép chấp thuận số 219/NHNN-CNH ngày 10/3/2003 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, và một chi nhánh ở Tân Châu theo giấp phép chấp thuận số 293/CV-NHNN-ANG4 ngày 11/8/2004 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam) và một phòng giao dịch (tại xã Vĩnh An Huyện Châu Thành tỉnh An Giang), phạm vi hoạt động vươn tới 100 xã, phường trong toàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu phục vụ của hơn 10.000 hộ sản xuất kinh doanh và cán bộ - công nhân viên trong toàn tỉnh. 2. Sơ đồ bô máy quản lý tại ngân hàng Mỹ Xuyên: Nhiệm vụ của các phòng ban tại ngân hàng Mỹ Xuyên: 2.1 . Hội đồng quản trị: - Hoạch định chiến lựợc, mục tiêu, giám sát hoạt động của bộ máy điều hành. - Quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng Mỹ Xuyên trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động cũng như những sai phạm trong quản lý, phạm vi điều lệ này và phạm vi pháp luật gây thiệt hại cho ngân hàng Mỹ Xuyên. - Phê duyệt phương án hoạt đông kinh doanh do tổng giám đốc đề nghị. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 8 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên 2.2 . Ban kiểm soát: - Kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nộ bộ. - Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng, kiểm tra từng vần đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn. - Thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông. - Được sử dụng hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ của ngân hàng để thực hiện các nhiệm vụ của mình. 2.3 . Ban tổng giám đốc: - Điều hành hoạt động ngân hàng là Tổng giám đốc, giúp việc tổng giám đốc có một số phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. - Tổng giám đốc là nguời chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng. - Tổng giám đốc trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của các phòng ban trong ngân hàng. - Phó tổng giám đốc là người giúp tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của ngân hàng theo sự phân công của tổng giám đốc. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 9 Đại hội đồng cổ đông Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát Ban Tổng Giám Đốc Chi nhánh Châu ĐốcPhòng giao dịch Tổ kiểm tra kiểm toán nội Phòng kế toán ngân quỹ Phòng tín dụng Tổ Hành Chánh Tổ tin học Tổ cho vay trả góp Chi nhánh Tân Châu Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên - Phó tổng giám đốc có trách nhiệm hổ trợ cùng tổng giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động chung của ngân hàng, về nghiệp vụ cụ thể như việc tổ chức tài chính, thẩm định vốn, ký duyệt cho vay … 2.4Chi nhánh Châu Đốc và chi nhánh Tân châu: - Hoạt động tiền gửi trong tổ chức dân cư. - Cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Hoạt động chi trả kiều hối. - Dịch vụ chuyển tiền nhanh từ An Giang đến các tỉnh, thành phố như Cần Thơ, Kiên Giang, TP. HCM, Hà Nội, … - Cho vay nông nghiệp và các loại hình khác tại các huyện phụ cận nhằm cung ứng vốn đầu tư đang thiếu. 2.5Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ: - Kiểm tra việc chấp hành quy trình hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng và quy định nội bộ của ngân hàng Mỹ Xuyên và các đơn vị trực thuộc. - Giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của ngân hàng nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Mỹ xuyên. - Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ. - Rà soát hệ thống các quy định an toàn trong kinh doanh, phát hiện các sơ hở, bất hợp lý để có kiến nghị bổ sung sửa đổi. 2.6 . Phòng kế toán: - Tổng hợp số liệu của các phòng ban riêng lẻ, và của toàn bộ ngân hàng để lập bảng cân đối tiền tệ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, và báo cáo quyết toán năm. - Báo cáo thông kê, phân tích số liệu tham mưu cho ban tổng giám đốc về các vấn đề tín dụng, lãi suất … - Có trách nhiệm kiểm soát khối lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán. - Phụ trách thanh toán liên ngân hàng, tài vụ, …, theo dõi thường xuyên các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi khách hàng. - Quản lý các tài sản cầm cố, thế chấp của cá nhân, các doanh nghiệp. 2.7 . Phòng tín dụng: - Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và cho vay theo đúng quy định của ngân hàng, thể lệ của nhà nước. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 10 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên - Tham mưu cho ban tổng giám đốc trong việc xây dựng tín dụng cho từng đối tượng cụ thể. - Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của khách hàng trong suốt thời gian vay, kể từ khi phát vay cho đến khi thu hồi nợ vay. - Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ, và một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban tổng giám đốc. 2.8 . Phòng giao dịch: - Phòng giao dịch thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng theo sự ủy nhiệm của ban tổng giám đốc hội sở trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình. - Hướng dẫn làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản. - Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản cho vay với khách hàng trên địa bàn. 2.9 . Tổ hành chánh : - Thực hiện toàn bộ các công tác về hành chánh của ngân hàng như quản lý lao động, kế hoạch, văn phòng phẩm… - Phụ trách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán bộ - công nhân viên nhân hàng. - Phụ trách lương, xét khen thưởng. - Thực hiện các chức năng như kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước… 2.10. Tổ vi tính: - Thường xuyên kiểm tra công tác sử dụng và bảo quản máy vi tính trong toàn thể cơ quan - Hướng dẫn sử dụng máy đúng thao tác kỹ thuật. - Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định về sử dụng máy tính trong đơn vị. - Bảo đảm tuyệt đối bí mật thông tin số liệu của ngân hàng. - Thực hiện các báo cáo và chương trình đúng theo yêu cầu của lãnh đạo. - Thực hiện cải tiến các chương trình phục vụ công tác quản lý chuyên môn của các bộ phận theo chỉ định của ban tổng giám đốc. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển phần mềm hổ trợ cho công tác quản lý. - Huấn luyện cho cán bộ nhân viên sử dụng máy vi tính, biết khai thác chương trình phục vụ nhu cầu báo cáo, thông kê tại các bộ phận nghiệp vụ. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 11 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên 3. Vai trò của ngân hàng TMCP Nông thôn Mỹ Xuyên: Ngân hàng ra đời không chỉ dừng lại ở việc đầu tư cho nhân dân đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo canh tác kịp thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà bên cạnh đó còn hổ trợ vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ cũng đang trong tình trạng thiếu vốn không đủ điều kiện cạnh tranh và chưa đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Do vậy, giải ngân cho các thành phần kinh tế này cũng là mục tiêu quan trọng của ngân hàng nhằm góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa của tỉnh. Sự có mặt của các ngân hàng không chỉ đơn thuần đáp ứng kịp thời vốn cho nền kinh tế của tỉnh, phục vụ nền kinh tế phát triển cao hơn mà còn góp phần làm cho đời sống người dân bớt cơ cực, qua đó xóa dần nạn cho vai nặng lãi tại nông thôn, tạo điều kiện tăng nguồn thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều người dân ở độ tuổi lao động. Với phương châm "cùng nhau phát triển, cùng nhau thành công, đem lại sự phồn vinh cho xã hội" Ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên luôn là nguồn tài chính, là người bạn đồng hành của mọi thành phần kinh tế và mọi tầng lớp dân cư tại tỉnh nhà. 4. Chức năng và trách nhiệm: a. Chức năng: • Huy động vốn: - Khai thác các nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư trong tỉnh qua các loại tiền gửi tiết kiệm. - Phát hành các chứng từ tiền gửi. - Tiếp nhận vốn vay, vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư nông nghiệp từ ngân hàng nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức tín dụng tiền tệ trong và ngoài nước. • Cho vay: - Cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. - Cho vay trả góp kinh doanh, làm kinh tế phụ, tiêu dùng. - Chiết khấu các chứng từ có giá. b. Trách nhiệm: - Ngân hàng chịu trách nhiệm về vật chất và hành chính trước pháp luật khi có các sai phạm của ngân hàng. - Chịu trách nhiệm về vật chất và hành chính trước pháp luật đối với cam kết giữa ngân hàng và khách hàng. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 12 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên - Ngân hàng có trách nhiệm bảo vệ bí mật số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, bảo vệ bí mật số dư tiền gửi của khách hàng trừ trường hợp có lệnh của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 5. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua: Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng Mỹ Xuyên đạt những kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào định hướng phát triển chung của tỉnh, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bảng 1: Kết quả hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên (2002- 2004) ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 03/02 So sánh 04/03 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 12.921 16.466 23.621 3.545 27,4 7.155 43,5 Tổng chi phí 10.131 12.365 16.972 2.234 22,1 4.607 37,3 Lợi nhuận trước thuế 2.790 4.101 6.649 1.311 47,0 2.548 62,1 Lợi nhuận ròng 1.897 2.789 4.787 891 47,0 1.999 71,7 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động từ phòng hành chánh tổng hợp) Nhìn chung, kết quả hoạt động của ngân hàng rất khả quan, đến cuối năm 2004 ngân hàng kinh doanh có lãi là 6.649 triệu đồng, với tổng thu là 23.621 triệu đồng và tổng chi phí là 16.972 triệu đồng. So với 2 năm trước thì kết quả này tăng rất cao, lợi nhuận trước thuế năm 2003 tăng 47,0% so với năm 2002 tương ứng với số tiền là 1.311 triệu đồng, và năm 2004 tăng 62,1% so với năm 2003 tương ứng với số tiền là 2.548 triệu đồng. Lợi nhuận ngày càng tăng cao, có được điều này là do: tốc độ tăng của thu nhập luôn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí; ảnh hưởng của lãi suất thỏa thuận do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành 01/06/2002 làm mở rộng khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đấu ra; mức thuế thu nhập doanh nghệp ở năm 2004 giảm cón 28% (điều này làm lợi nhuận sau thuế ở năm 2004 tăng 71,7%); nợ quá hạn giảm mạnh (được phân tích kỷ ở phần sau) cùng với việc thu hồi được các khoản nợ xấu còn tồn đọng ở năm cũ góp phần làm tăng lợi nhuận trong năm, bên cạnh đó là sự nổ lực phấn đấu của cả tập thể ngân hàng, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của ban giám đốc, cũng như của hội đồng quan trị trong hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. 6. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ xuyên trong 3 năm vừa qua: • Thuận lợi - Sản xuất nông nghiệp tại tỉnh An Giang có nhiều thuận lợi trong những năm vừa qua như: trúng mùa, được giá, giá cả các mặt hàng nông sản đều ở mức cao có lợi cho người nông dân. - Đời sống cán bộ, c._.ông nhân được tăng lên một bước, các mặt văn hóa , xã hội, giáo dục, y tế, … có nhiều tiến bộ rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 13 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên - Diện tích gieo trồng tăng gần 15.000 ha, trong đó có 90% diện tích lúa sử dụng các loại giống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. - Ngân hàng có trên 10 năm thành lập, đội ngũ cán bộ công nhân viên có thâm niên, kinh nghiệm trong nghiệp vụ, bộ máy quản lý và điều hành ngày một trưởng thành hơn, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị. Tất cả các mặt thuận lợi trên đã góp phần tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi vốn, lãi dể dàng hơn, nâng cao chất lượng hoạt động. • Khó khăn: - Do địa bàn của An Giang năm ở đầu nguồn nên ít nhiều chịu ảnh hưởng xấu của lũ lụt, gây khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến công tác thu nợ. - Ảnh hưởng của thị trường thế giới như tác động của giá thép, giá xăng dầu tăng cao, và thị trường trong nước như dịch cúm gia cầm, giá cả nhiều mặt hàng trong nước tăng cao, cùng với việc gặp trở ngại trong trong thị trường xuất khẩu thủy sản. - Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng hoạt động tại địa bàn, cùng với việc bãi bỏ lãi suất trần và cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất thỏa thuận. Bên cạnh đó ngân hàng nhà nước còn quan tâm đặc biệt đến tỷ lệ an toàn vốn, điều này là một thách thức lớn đối với một ngân hàng có vốn nhỏ và hoạt động dịch vụ còn yếu. 7. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP NT Mỹ Xuyên trong năm tới : Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua, cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, Ngân hàng Mỹ Xuyên vạch ra định hướng phát triển trong năm 2005 như sau: - Tăng vốn điều lệ để phát huy nội lực: năm 2005 dự kiến vốn điều lệ được tăng lên 25.000 triệu (25 tỷ đồng). - Cố gắng phát triển hai mảng hoạt động chính: huy động và cho vay với mục tiêu thực hiện hoàn thành kế hoạch năm 2005. - Phát triển cơ sở vật chất đặc biệt chú trọng đến yếu tố khang trang, sạch đẹp, tạo khuôn mặt mới mang tính hiện đại đúng với tính chất hoạt động của ngành ngân hàng và tạo điều kiện thoai mái khi khách hàng đến giao dịch. - Tiếp tục công tác cải tiến nâng cao thu nhập của cán bộ nhân viên trong bộ máy sao cho phù hợp với giá cả hiện nay trên thị trường, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt về đời sống. Tăng cường công tác kiểm soát chặt chẻ của bộ máy điều hành, cải tiến công tác điều hành đến các phòng, tổ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời hạn chế rủi ro hoạt động ở mức thấp nhất. - Quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ nhân viên các cấp, đồng thời phát hiện bồi dưỡng, xây dựng lực lượng kế thừa. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 14 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN & 1. Phân tích nguồn vốn: Trong giai đoạn hiện nay của nước ta, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội là rất lớn, và ngân hàng là một tổ chức tín dụng hoạt động chủ yếu là đi vay và cho vay để cung cấp vốn cho xã hội hoạt động. Do đó để tìm hiểu khả năng hoạt động của ngân hàng thì trước tiên ta phải tìm hiểu về tình hình nguồn vốn của ngân hàng. Ngân hàng Mỹ Xuyên hoạt động với phương châm "cùng nhau phát triển, cùng nhau thành công, đem lại sự phồn vinh cho xã hội". Chính vì thế, ngân hàng đã nổ lực mở rộng, sử dụng nhiều biện pháp tích cực để huy động vốn từ các nguồn nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế, từ đó đáp ứng nhanh chóng nhu cầu phát triển của các thành phần kinh tế. Vì vậy vốn của ngân hàng ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Mỹ Xuyên qua 3 năm ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 03/02 So sánh 04/03 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 88.695 124.861 147.333 36.166 40,8 22.472 18,0 1. Tiền gửi 62.708 77.302 88.472 14.594 23,3 11.170 14,5 2. Tiền vay các TCTD 24.600 46.152 54.734 21.552 87,6 8.582 18,6 3. Các khoản phải trả khác 1.387 1.407 4.127 20 1,4 2.720 193,3 Vốn và các quỹ 10.467 15.362 24.111 4.895 46,8 8.749 57,0 1. Vốn điều lệ 7.000 10.000 15.500 3.000 42,9 5.500 55,0 2. Các quỹ 676 1.026 1.727 350 51,8 701 68,3 3. Nguồn vốn khác 2.791 4.336 6.884 1.545 55,4 2.548 58,8 Tổng nguồn vốn 99.162 140.223 171.444 41.061 41,4 31.221 22,3 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ phòng Kế toán) Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn của Ngân hàng Mỹ Xuyên GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 15 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên Đvt: % Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Chênh lệch 03/02 04/03 Tiền gửi/tổng nguồn vốn 63,2 55,1 51,6 -12,8 -6,4 Tiền vay/tổng nguồn vốn 24,8 32,9 31,9 32,7 -3,0 Vốn điều lệ/tổng nguồn vốn 7,1 7,1 9,0 1,0 26,8 Vốn chủ sở hữu/vốn huy động 10,6 11,0 14,1 3,8 28,4 1.1 Vốn huy động: Nhìn vào bảng nguồn vốn ta thấy rất rõ, tiền gửi của các tổ chức, cá nhân ngày một tăng lên qua các năm, năm 2003 tăng 23,3% so với năm 2002 tương ứng một số tiền là 14.594 triệu đồng. Năm 2004 tăng 14,5% so với năm 2003 tương ứng một số tiền là 11.170 triệu đồng. Sự tăng lên này chứng tỏ khả năng huy động vốn từ các tầng lớp dân cư ngày một tăng. Tuy nhiên, so với sự tăng lên của tổng nguồn vốn thì tiền gửi tăng còn chậm, thậm chí tỷ trọng của tiền gửi giảm dần qua các năm. Năm 2002 chiếm 63,2% trong tổng nguồn vốn, sang năm 2003 giảm 12,8%, năm 2004 lại giảm 6,4% so với năm 2003. Trong năm qua ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức để thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm như: tiền gửi tiết kiệm có dự thưởng, tiền gửi tiết kiệm có tặng phiếu mua hàng…lãi suất ưu đãi. Nhưng tỷ trọng tiền gửi vẫn không tăng là do tốc độ tăng của tổng nguồn vốn quá mạnh do nhu cầu tăng thêm hai chi nhánh vào năm 2003 và 2004, tiền gửi tuy tăng nhưng không theo kịp Bên cạnh đó, sự tăng lên không tương xứng của loại tiền gửi này còn có nguyên nhân là: Trong tháng 12 năm 2003 có biến động của thị trường nhà, đất và đặc biệt là biến động của giá vàng và dollar Mỹ, qua năm 2004 giá vàng lại biến động liên tục và tăng đột biến, kèm theo chỉ số lạm phát tăng cao làm ảnh hưởng, tác động tâm lý khách hàng, song song một số khách hàng chuyển nguồn đầu tư sang một số lĩnh vực kinh doanh bất động sản, do đó ảnh hưởng đến việc huy động vốn. Mặc dù nguồn vốn huy động của loại tiền gửi vẫn còn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nhưng ta cũng nhận thấy rằng nguồn vốn đi vay của các tổ chức tín dụng khác lại tăng lên như: Năm 2003 là 46.125 triệu đồng tăng 87,6% so với năm 2002 ,và năm 2004 lại tăng 18,6% so với năm 2003. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng thì năm 2004 tiền vay của các tổ chức tín dụng giảm 3,0% so với năm 2003, trong khi đó tỷ trọng của tiền gửi giảm tới 6,4%. Về lý thuyết thì đây không phải là điều tốt đẹp lắm vì, vốn vay tăng nhanh hơn vốn huy động từ tiền gửi thì nguồn vốn từ dân cư không đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của ngân hàng, nên ngân hàng phải vay từ các tổ chức tín dụng khác, nó thể hiện chi phí tín dụng của ngân hàng gia tăng vì chi phí vay luôn cao hơn chi phí mà ngân hàng trả cho tiền gửi. Nhưng xét thực tế thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng Mỹ Xuyên tăng lên cũng nhờ một phần từ vốn vay. Chính từ nguồn vốn vay này nó đẩy mạnh doanh số cho vay của ngân hàng, đẩy mạnh dư nợ tăng lợi nhuận, vì lãi suất cho vay của ngân hàng luôn cao hơn lãi suất đi vay của ngân hàng bạn. 1.2 Vốn chủ sở hữu: GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 16 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên Vốn điều lệ của ngân hàng Mỹ Xuyên tăng liên tục qua 3 năm như: năm 2002 là 7.000 triệu đồng, 2003 là 10.000 triệu đồng, 2004 là 15.500 triệu đồng. Sự tăng lên này là điều đáng mừng cho ngân hàng vì nó thể hiện sự mở rộng quy mô hoạt động cũng như tăng cường lòng tin tưởng động viên của các cổ đông đối với toàn thể công nhân viên trong tiến trình xây dựng và phát triển ngân hàng, và nguồn vốn này với chỉ iêu đề ra cho năm 2005 phải đạt 25 tỷ đồng, cho thấy ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô để đuổi kịp sự phát triển của kinh tế - xã hội cũng như tiến trình hội nhập. Nhìn chung vốn chủ sở hữu của ngân hàng Mỹ xuyên ngày một tăng cao, dù là một mô hình ngân hàng còn nhỏ bé với khả năng cạnh tranh còn yếu, nhưng ngân hàng Mỹ Xuyên đã phấn đấu hết mình để vươn lên, quy mô ngày càng được mở rộng. Nó cho thấy khả năng quản lý cũng như sự đoàn kết, nhất trí của hội đồng quản trị cùng với toàn thể cổ đông của ngân hàng. Tóm lại: Tổng nguồn vốn vốn của ngân hàng có những chuyển biến phù hợp với với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nhưng về cơ cấu vốn của ngân hàng, cho thấy ngân hàng với tất cả sự phấn đấu vươn lên để đạt được một cơ cấu vốn phù hợp, nhưng tỷ lệ tiền gửi trên tổng nguồn vốn giảm dần cùng với sự tăng dần của tỷ lệ vốn vay, cơ bản thì điều này làm cho khả năng lợi nhuận của ngân hàng giảm vì chi phí gia tăng. Điều đáng chú ý nhất là năm 2004, cơ cấu vốn có sự chuyển biến xấu đi, tiền gửi chiếm 51,6%, vốn vay chiếm 31,9% vốn điều lệ chiếm 9,0%, vốn chủ sở hữu chiếm 14,1% trong tổng vốn huy động, cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động từ các tầng lớp dân cư giảm sút so với tổng nguồn vốn, tăng cường sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn vay. Mà chúng ta đã biết hoạt động của ngân hàng chủ yếu là đi vay từ các tầng lớp và cho vay lại, vốn đi vay từ các tầng lớp dân cư là nguồn vốn có chi phí rẻ nhất, mà cơ cấu nguồn vốn này lại giảm, nó thể hiện chi phí sử dụng vốn của ngân hàng tăng lên, khả năng lợi nhuận giảm, nhưng không phải ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, mà do nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng cao, vốn huy động không đủ đáp ứng nên cần phải tăng nội lực từ vốn chủ sở hữu và vốn vay, cho thấy rằng ngân hàng ngày càng tăng quy mô hoạt động, cũng như về sự tín nhiệm của khách hàng. Điều này lại làm tăng lợi nhuận đáng kể của ngân hàng Mỹ Xuyên. 2. Tình hình sử dụng vốn: 2.1 Doanh số cho vay: Hiện nay nguồn cung tín dụng ngày càng tăng, các tổ chức tín tín dụng chấp nhận một cuộc cạnh tranh mới, trong đó điều kiện cho vay là mối quan tâm của khách hàng, các chủ thể đi vay so sánh các điều kiện cung tín dụng và họ không ngần ngại đổi mới mối quan hệ với ngân hàng. Vì vậy quan tâm đến doanh số cho vay cũng là phần rất quan trọng khi xét về hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhìn vào bảng 3 ta thấy, tổng doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng, nhưng tăng mạnh nhất là năm 2003, vào năm 2004 doanh số cho vay có tăng nhưng không đáng kể. Cụ thể năm 2003 doanh số cho vay đạt 216.169 triệu đồng tăng 61,9% so với năm 2002, năm 2004 tăng 2,3% so với năm 2003 với số tiền là 4.901 triệu đồng. Nguyên nhân làm tăng doanh số cho vay là do: các hộ vay vốn mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, ngân hàng luôn đa dạng hóa các phương thức cho vay nhằm cung cấp tín GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 17 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên dụng phù hợp với từng đối tượng người dân, như loại hình tín dụng kinh doanh nông thôn, doanh nghiệp nhỏ, mua bán lẻ tại các trung tâm thương mại trong thành phố, các chợ huyện, phường, xã [gọi chung là sản xuất kinh doanh (SXKD)], nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Bên cạnh đó, cùng với sự giúp đở nhiệt tình của cán bộ tín dụng đã làm cho người đi vay cảm thấy như mình và ngân hàng có mối quan hệ gần gũi và thân thiết, chính điều này đã làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng. Bảng 3: Doanh số cho vay của Ngân hàng Mỹ Xuyên qua 3 năm Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 03/02 So sánh 04/03 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 133.524 216.169 221.070 82.645 61,9 4.901 2,3 Ngắn hạn 95.862 141.295 174.390 45.433 47,4 33.095 23,4 - Nông nghiệp 70.026 110.926 141.243 40.900 58,4 30.317 27,3 - SXKD 15.585 19.630 21.674 4.045 26,0 2.044 10,4 - Góp chợ 10.251 10.739 11.473 488 4,8 734 6,8 Trung và dài hạn 37.662 74.874 46.680 37.212 98,8 -28.194 -37,7 - Nông nghiệp 7.046 2.912 3.017 -4.134 -58,7 105 3,6 - SXKD 6.982 15.724 17.189 8.742 125,2 1.465 9,3 - Góp CB-CNV 23.000 55.449 25.590 32.449 141,1 -29.859 -53,9 - Khác 634 789 884 155 24,5 95 12,0 Nguồn: biểu báo cáo tín dụng phòng tín dụng Doanh số cho vay ngắn hạn tăng một cách đều đặn như năm 2003 đat 141.295 triệu đồng tăng 47,4% so với năm 2002, và năm 2004 tăng 23,4% so với năm 2003 với số tiền là 33.095 triệu đồng. Điều này cho thấy ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng loại hình cho vay ngắn hạn. Với loại hình cho vay truyền thống nhất vẫn là cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp. Doanh số cho vay trung và dài hạn giảm mạnh vào năm 2004, cụ thể là năm 2003 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 74.874 triệu đồng, tăng 98,8% so với năm 2002, và sang năm 2004 doanh số này chỉ còn 46.680 triệu đồng giảm 37,7% so với năm 2003. Góp phần làm giảm này là do ngân hàng hạn chế bớt dần cho vay nông nghiệp và góp cán bộ công nhân viên. Vì ngân hàng nhận thấy rằng cho vay nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên, mà An Giang thì luôn chịu ảnh hưởng xấu của lũ lụt, trong thời gian dài khó có thể dự đoán được những ảnh hưởng xấy có thể xảy ra, còn góp cán bộ công nhân viên giảm dần là do CB-CNV tuy có việc làm ổn định, nhưng thu nhập của những người cán bộ đến vay ngân hàng Mỹ Xuyên thường là ở mức trung bình, và đây cũng là loại hình cho vay tín chấp nó không đảm bảo cho quá trình thu nợ của ngân hàng được đầy đủ nếu người cán bộ bị sa thãy hoặc là điều chuyển công tác đi nơi khác. Nhìn chung tổng doanh số cho vay tăng lên liên tục, phù hợp với sự tăng lên của nguồn vốn. Tuy nhiên, về cơ cấu thì DSCV ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chưa phù GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 18 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên hợp với định hướng của ngân hàng là đa dạng hóa các loại hình cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng. Ở năm 2004, thì DSCV ngắn hạn chiếm 78,9%, DSCV trung và dài hạn chiếm 21,1%, trong đó, mảng cho vay SXKD là tăng đều qua các năm, còn góp CB- CNV chiếm 54,8% trong tổng DSCV trung và dài hạn, là tỷ trọng cao nhất tuy rằng đã giảm so với các năm trước, đây là mảng cho vay mang lại hiệu quả cho ngân hàng, nhưng lại khá phức tạp. Do đó, cán bộ tín dụng và bộ quản lý cần phải quan tâm, giám sát chặc chẽ hơn, nhất là ở khâu thu nợ, việc thu nợ trong tháng phải được thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch để ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh và phát huy ưu thế của loại hình tín dụng này. Bảng 3.1: Cơ cấu từng loại doanh số cho vay (DSCV) Đvt: tr; % Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Cơ cấu từng loại DSCV 2002 2003 2004 Doanh số cho vay 133.524 216.169 221.070 100,0 100,0 100,0 Ngắn hạn 95.862 141.295 174.390 71,8 65,4 78,9 - Nông nghiệp 70.026 110.926 141.243 73,1 78,5 81,0 - SXKD 15.585 19.630 21.674 16,3 13,9 12,4 - Góp chợ 10.251 10.739 11.473 10,7 7,6 6,6 Trung và dài hạn 37.662 74.874 46.680 28,2 34,6 21,1 - Nông nghiệp 7.046 2.912 3.017 18,7 3,9 6,5 - SXKD 6.982 15.724 17.189 18,5 21,0 36,8 - Góp CB-CNV 23.000 55.449 25.590 61,1 74,1 54,8 - Khác 634 789 884 1,7 1,1 1,9 2.2 Tình hình thu nợ: Bên cạnh việc cho vay ngân hàng rất chú trọng đến việc thu nợ nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn và tránh được những rủi ro khác mà ngân hàng mắc phải. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, quá trình thu nợ của ngân hàng ngày cũng tăng theo, cụ thể: Năm 2003 tổng thu nợ là 179.100 triệu đồng tăng 45,2% so với năm 2002 với số tiền là 55.758 triệu đồng, và năm 2004 doanh số thu nợ tăng 9,1% so với năm 2003 với số tiền là 16.378 triệu đồng. Điều này thể hiện khả năng thu nợ kịp thời của cán bộ tín dụng và ý thức trả nợ của người vay vốn . Sự làm tăng doanh số thu nợ là sự góp phần đồng đều của sự tăng lên doanh số thu nợ ngắn hạn như: Năm 2002 thu được 93.073 triệu đồng, năm 2003 thu được 131.119 triệu đồng và năm 2004 tăng 11.554 triệu đồng so với năm 2003 tức là thu được 142.673 triệu đồng, và doanh số thu nợ trung và dài hạn như: Năm 2002 thu được 30.269 triệu đồng, năm 2003 là 47.981 triệu đồng, năm 2004 là 52.805 triệu đồng. Nguyên nhân là do, tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa bàn tỉnh An Giang trong những năm qua có nhiều thuận lợi như: lúa trúng mùa, được giá, giá cả các mặt hàng nông sản đều ở mức cao và ổn định; ở ngành chăn nuôi, do thuận lợi về thị trường tiêu GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 19 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên thụ, ít dịch bệnh nên đạt kết quả cao. Từ đó giúp người nông dân sản xuất kinh doanh có lãi cao, góp phần tao điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu được vốn gốc và lãi. Bảng 4: Tình hình thu nợ của Ngân hàng Mỹ Xuyên (2002-2004) Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 03/02 So sánh 04/03 Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ 123.342 179.100 195.478 55.758 45,2 16.378 9,1 Ngắn hạn 93.073 131.119 142.673 38.046 40,9 11.554 8,8 - Nông nghiệp 67.524 97.271 116.443 29.747 44,1 19.172 19,7 - SXKD 12.151 17.129 16.332 4.978 41,0 -797 -4,7 - Góp chợ 13.398 16.719 9.898 3.321 24,8 -6.821 -40,8 Trung và dài hạn 30.269 47.981 52.805 17.712 58,5 4.824 10,1 - Nông nghiệp 14.179 5.239 3.145 -8.940 -63,1 -2.094 -40,0 - SXKD 2.301 8.970 15.727 6.669 289,8 6.757 75,3 - Góp CB-CNV 12.740 32.252 32.077 19.512 153,2 -175 -0,5 - Khác 1.049 1.520 1.856 471 44,9 336 22,1 Nguồn: Biểu báo cáo tín dụng từ phòng tín dụng. Tuy nhiên, doanh số thu nợ ngắn hạn của SXKD và góp chợ giảm vào năm 2004, nhất là góp chợ, đây là điều đáng lo ngại cho ngân hàng vì doanh số cho vay góp chợ luôn tăng, mà doanh số thu nợ lại giảm. Sự giảm này là do giá cả hàng hóa tăng cao, người tiêu dùng hạn chế tiêu dùng, khách hàng của ngân hàng buôn bán nhỏ ở các chợ, khu thương mại bị thất thu, nên quá trình trả nợ còn chậm trể, bên cạnh đó, do nhu cầu vay vốn ở thời điểm gần tết cũng gần thời điểm khóa sổ của ngân hàng nên số tiền vay chưa đến hạn trả. Còn doanh số thu nợ nông nghiệp trung và dài hạn luôn giảm qua 3 năm, một phần là do chưa đến hạn trả nợ, và một phần là do nợ quá hạn gây ra làm thất thu của ngân hàng. Điều này chúng ta có thể tìm hiểu kỷ hơn ở phần nợ quá hạn. Mảng thu góp cán bộ công nhân viên vào năm 2004 có giảm nhẹ không đáng kể lắm, cũng vì doanh số cho vay của góp CB-CNV ở năm 2004 giảm. 2.3 Tình hình dư nợ: Dư nợ của ngân hàng cũng như một bức ảnh chụp nhanh về cả một quá trình cho vay của ngân hàng tại một thời điểm cụ thể, đối với Việt Nam thường là cuối năm. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc thù do đó, dư nợ của ngân hàng càng cao, cho thấy ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, khả năng thu lợi nhuận ngày càng tăng và cũng đi kèm theo là rủi ro tín dụng không ngừng tăng lên. Từ đó, bên cạnh việc mở rộng quy mô hoạt động cũng song hành với việc cải tiến và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng và hạn chế rủi ro ở mức cho phép. Hiện nay nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động, thay đổi không ngừng, các sự kiện kinh tế biến đổi một cách khách quan vừa là cơ hội vừa là thách thức đầy những rủi ro tiềm ẩn, vì thế bỏ qua chất lượng tín dụng, bỏ qua công tác đào tạo cán bộ tín dụng cũng như một thương gia kinh doanh mà không nghĩ đến lãi. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 20 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên Ta tìm hiểu tình hình dư nợ của Ngân hàng Mỹ Xuyên qua bảng sau: Bảng 5: Tình hình dư nợ của Ngân hàng Mỹ Xuyên (2002-2004) Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 03/02 So sánh 04/03 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 89.178 125.420 153.396 36.242 40,6 27.976 22,3 Ngắn hạn 51.827 61.368 94.292 9.541 18,4 32.924 53,7 - Nông nghiệp 46.019 54.800 76.055 8.781 19,1 21.255 38,8 - SXKD 1.158 1.784 11.484 626 54,1 9.700 543,7 - Góp chợ 4.650 4.784 6.753 134 2,9 1.969 41,2 Trung và dài hạn 37.351 64.052 59.104 26.701 71,5 -4.948 -7,7 - Nông nghiệp 5.643 4.939 5.858 -704 -12,5 919 18,6 - SXKD 5.669 9.725 13.988 4.056 71,6 4.263 43,8 - Góp CB-CNV 24.684 47.478 38.041 22.794 92,3 -9.437 -19,9 - Khác 1.355 1.910 1.217 555 41,0 -693 -36,3 Nguồn: Biểu báo cáo tín dụng từ phòng tín dụng Dư nợ cho vay đến cuối năm 2002 là 89.178 triệu đồng đạt 91% so với kế hoạch đề ra. Dư nợ cho vay đến cuối năm 2003 là 125.420 triệu đồng đạt 109% so với kế hoạch đề ra. Năm 2004 dư nợ cuối năm là 153.396 triệu đồng đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Nhìn chung ngân hàng hoạt động có hiệu quả, luôn đạt kết quả như kế hoạch đề ra, riêng năm 2002 chỉ đạt 91% so với kế hoạch, nguyên nhân không đạt như mong muốn này là do nông dân trúng mùa, được giá sau vụ Đông Xuân của năm 2002, nên có một số khách hàng không có nhu cầu vốn nên chưa vay lại. Bảng 5.1: Cơ cấu từng loại dư nợ Đvt: tr; % Năm Chỉ Tiêu 2002 2003 2004 Cơ cấu dư nợ 2002 2003 2004 Tổng dư nợ 89.178 125.420 153.396 100,0 100,0 100,0 Ngắn hạn 51.827 61.368 94.292 58,1 48,9 61,4 - Nông nghiệp 46.019 54.800 76.055 88,8 89,3 80,7 - SXKD 1.158 1.784 11.484 2,2 2,9 12,2 - Góp chợ 4.650 4.784 6.753 9,0 7,8 7,2 Trung và dài hạn 37.351 64.052 59.104 41,9 51,1 38,5 - Nông nghiệp 5.643 4.939 5.858 15,1 7,7 9,9 - SXKD 5.669 9.725 13.988 15,2 15,2 23,7 - Góp CB-CNV 24.684 47.478 38.041 66,1 74,1 64,4 - Khác 1.355 1.910 1.217 3,6 3,0 2,1 Dư nợ ngắn hạn cuối năm 2002 đạt 51.827 triệu đồng chiếm 58,1% tổng dư nợ, tỷ lệ này cho thấy ngân hàng đã dàn đều các loại hình cho vay ngắn, trung và dài hạn GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 21 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên để hạn chế rủi ro tín dụng. Năm 2003 dư nợ ngắn hạn đạt 61.368 triệu đồng, chiếm 48,9% tổng dư nợ, cho thấy ngân hàng đã không ngừng phấn đấu vươn lên, chuyển đổi dư nợ ngắn hạn sang trung và dài hạn để có thể tồn tại trước áp lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Sang năm 2004 tình hình có chiều hướng thay đổi, dư nợ ngắn hạn tăng lên 32.924 triệu đồng chiếm 61,5% tổng dư nợ, và đáng chú ý nhất là sự tăng lên nhảy vọt của dư nợ SXKD ngắn hạn, tuy rằng nó chỉ chiếm 12,2% trong tổng dư nợ ngắn hạn, nhưng ở năm 2004 nó tăng lên 543,7% sự đột biến này là do trong năm giá cả hàng hóa tăng cao, những người mua bán, sản xuất kinh doanh có lãi nên họ có nhu cầu mở rộng và đầu tư mới. Trong khi dư nợ trung và dài hạn giảm 4.948 triệu đồng, do năm 2004, một phần cán bộ công nhân viên không có nhu cầu vay vốn do giá cả hàng hóa tăng cao, một phần là do ngân hàng đã hạn chế bớt dần cho vay góp cán bộ công nhân viên vì phần lớn những người có nhu cầu vay vốn là những người mới có việc làm, có nhu cầu cho việc mua sắm các phương tiện đi lại, và việc làm còn mới mẽ nên họ dể bị điều chuyển công tác thì ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn. Nhưng cho vay góp cán bộ công nhân viên là mảng cho vay mang lại hiệu quả cao, nhưng do tính phức tạp ở trên, vì vậy bộ quản lý và cán bộ tín dụng cần quan tâm giám sát chặc chẽ hơn, nhất là khâu thu nợ, việc thu nợ trong tháng phải được thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch để ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh để phát huy ưu thế của loại hình tín dụng này. Với loại hình cho vay truyền thống vẫn là cho vay nông nghiệp, loại hình cho vay này được ngân hàng duy trì và mở rộng, bên cạnh đó ngân hàng cũng đã mở rộng các loại hình cho vay mới như: góp nông thôn theo mùa vụ, góp kinh doanh nông thôn, cho vay góp chợ, cho vay kinh doanh cá thể …, một mặt là giảm thiểu rủi ro tín dụng khi mà tập trung cho vay một loại hình cố định, nhất là nông nghiệp, dể xảy ra rủi ro như thiên tai, lũ lụt, rủi ro này không dự đoán trước được nên dẫn đến thất thu nặng cho ngân hàng, song hành với giảm thiểu rủi ro là làm tăng khả năng cạnh tranh đối với các tổ chức tín dụng cùng địa bàn. Đồng thời ngân hàng cũng hạn chế dần những loại hình cho vay kém hiệu quả. Nhìn chung, với tình hình kinh tế chung của tỉnh nhà có nhiều thuận lợi, cùng với sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng Mỹ Xuyên, nên kết quả hoạt động của ngân hàng rất khả quan: có sự tăng cao trong nguồn vốn cũng như trong dư nợ, góp phần làm tăng lợi nhuận ngân hàng, từ đó khẳng định uy tín chất lượng phục vụ đối với khách hàng, cũng như uy tín và chất lượng tín dụng của ngân hàng Mỹ Xuyên ngày một nâng cao. Để tìm hiểu rõ hơn về chất lượng tín dụng ta phải đi vào thực trạng nợ quá hạn, để thấy được các biện pháp và kế hoạch tín dụng mà ngân hàng đã áp dụng trong những năm qua có nâng cao chất lượng tín dụng?. Ta nghiên cứu ở phần dưới đây. 2.4. Tình hình nợ quá hạn: GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 22 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên Bất kỳ một ngân hàng nào khi đi vào hoạt động đều phải gặp những rủi ro nhất định. Sự hoàn trả gốc và lãi đúng hạn của khách hàng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của ngân hàng vì nó đảm bảo sự luân chuyển vốn của ngân hàng được tuần hoàn, liên tục và sinh lợi, nếu khách hàng hoàn trả gốc và lãi chậm hoặc không có khả năng hoàn trả thì đây là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đó là rủi ro tín dung, rủi ro này là loại rủi ro không thu được nợ khi đến hạn. Nợ quá hạn của ngân hàng Mỹ Xuyên thường xuất phát từ nguyên nhân sau: Do là loại hình ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, nên đại đa số khách hàng là những hộ nông dân, họ có tâm lý là phụ thuộc rất lớn vào giá nông phẩm, sau vụ thu hoạch họ thường không bán liền mà chờ có cơ hội cho giá tăng cao hơn mới bán, do đó họ thường trễ hạn và chấp nhận mức lãi suất phạt. Cũng không loại trừ yếu tố khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, những dự án sản xuất kinh doanh không khả thi do ảnh hưởng bất ngờ của thời tiết, thiên tai… Bên cạnh đó về phía ngân hàng cũng làm cho nợ quá hạn phát sinh: Đối với một số khách hàng cũ, khi họ vay lại, việc thẩm định hồ sơ vay của một số cán bộ tín dụng còn quá qua loa mang tính chủ quan, thẩm định từ xa, nhờ người làm thay hoặc không khảo sát thẩm tra cụ thể tình hình hoạt động của khách hàng. Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Mỹ Xuyên (2002-2004). Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003 Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn 1.057 497 416 -560 -53,0 -81 -16,3 - Ngắn hạn 1.010 375 133 -635 -62,9 -242 -64,5 - Trung hạn 47 122 283 75 159,6 161 132,0 Nguồn: Biểu báo cáo tín dụng từ phòng tín dụng. Tổng nợ quá hạn của ngân hàng giảm liên tục qua 3 năm, năm 2002 nợ quá hạn là 1.057 triệu đồng, năm 2003 giảm 560 triệu tức còn 497 triệu, năm 2004 giảm còn 416 triệu. Công tác quản lý nợ xấu trong những năm qua có tiến triển tốt đẹp, kết quả hoạt động của ngân hàng rất khả quan. Đạt được điều này ngoài yếu tố trúng mùa được giá của năm 2002-2003, còn phải nói đến sự nổ lực quyết tâm của đội ngũ cán bộ tín dụng rất năng động, sáng tạo và kiên trì trong công tác. Vì ngân hàng cũng đã sử dụng biện pháp chỉ đạo cán bộ tín dụng bám sát địa bàn, xử lý nợ một cách cương quyết, loại bỏ dần những khách hàng yếu kém và loại bỏ dần những địa bàn có dư nợ quá hạn cao như: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú. Và cùng với việc tăng cường nhân sự đối với một số địa bàn trọng điểm, kết quả hoạt động của ngân hàng đạt như mong muốn, làm tăng chỉ tiêu lợi nhuận. Tổng nợ quá hạn thì giảm liên tục qua 3 năm, sự giảm này là do thu hồi chủ yếu nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2003 giảm 635 triệu đồng so với năm 2002, năm 2004 giảm 242 triệu đồng so với năm 2003. Nhưng nợ quá hạn trung và dài lại tăng lên liên tục, năm 2003 tăng 75 triệu đồng so với năm 2002, năm 2004 lại tăng 161 triệu đồng so với GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 23 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên năm 2003 tức nợ quá hạn năm 2004 đạt 283 triệu đồng. Ở năm 2004 nợ quá hạn trung và dài hạn tăng cao, nhất là mảng cho vay SXKD như góp kinh doanh nông thôn, góp sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu là năm 2004 giá cả hàng hóa tăng cao, kèm theo những biến động lớn về giá vàng và giá dolla, một số khách hàng thì “ăn nên làm ra”, còn một số thua lỗ, chính những khách hàng hoạt động không hiệu quả này đã làm nợ quá hạn phát sinh cao, cùng với những khách hàng làm ăn không hiệu quả, những khách hàng hoạt động hiệu quả cũng làm phát sinh nợ quá hạn do nhu cầu vốn cho việc mở rộng sản xuất đấu tư nên dẫn đến góp không đúng hạn. Xét về mặt nợ quá hạn thì ta phải xem xét đến hai mảng của nó là nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Ta cùng xem xét ở bảng sau: Bảng 6.1: Thống kê nợ quá hạn của Ngân hàng Mỹ Xuyên Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003 Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn 1.057 497 416 -560 -53,0 -81 -16,3 -Có khả năng thu hồi 678 372 371 -306 -45,1 -1 -0,3 -Không có khả năng thu hồi 379 125 45 -254 -67,0 -80 -64,0 Nguồn : Biểu báo cáo tín dụng từ phòng tín dụng. Điều đáng chú ý nhất là nợ không có khả năng thu hồi, nó luôn giảm, giảm 67,0% ở năm 2003 so với năm 2002, và tiếp tục giảm 64,0% ở năm 2004 so với năm 2003, tức cuối năm 2004 nợ quá hạn không có khả năng thu hồi chỉ còn 45 triệu đồng, khả năng hoạt động của ngân hàng rất tốt, nhất là công việc thu hồi nợ quá hạn của cán bộ tín dụng, cán bô tín dụng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ, tích cực đòi các khoản nợ cũ khi khách hàng có điều kiện trở lại. Còn nợ quá hạn có khả năng thu hồi, ở cuối năm 2004 không giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn 1 triệu đồng, điều này cho thấy tình trạng nợ quá hạn chưa giảm hẳn, nó chỉ giảm ở phần thu hồi nợ cũ. Mặc dù doanh số cho vay tăng cao, nợ quá hạn giảm nhưng ngân hàng cần phấn đấu hơn nữa để giảm nợ quá hạn tối thiểu ở mức có thể được, như thế mới có khả năng cạnh tranh mạnh được vào những năm tiếp theo, nhất là khi tình trạng pháp luật luôn thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế. Xét về rủi ro tín dụng, nhất là các tỷ số phản ánh tình hình tín dụng qua bảng dưới đây: Bảng 7: Rủi ro tín dụng của Ngân hàng Mỹ Xuyên (2002-2004). Đvt: t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1049.pdf
Tài liệu liên quan