LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã thúc đẩy nhiều mô hìmh kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể là nhờ vào khâu tiêu thụ sản phẩm. Do có hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà các doanh nghiệp có thể đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về các sản phẩm cho thị trường và ng
59 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động mua nguyên vật liệu ở Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười tiêu dùng. Vì vậy, nó góp phần quan trọng vào việc tăng lợi nhuận và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, ngành dệt may Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng cao trong những năm vừa qua và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Điều này sẽ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và ổn định của ngành dệt may Việt Nam. Đây là ngành đã có sự phát triển từ lâu đời, thu hút nhiều lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ cao cho đất nước, từng bước các mặt hàng của ngành dệt may đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Đối với công ty Dệt 19/5 Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói chung đều chịu nhiều biến động của thị trường nguyên vật liệu, nguyên vật liệu trong nước khan hiếm, giá cả cao, hơn nữa chất lượng nguyên vật liệu lại không đảm bảo dẫn đến phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu làm tăng chi phí kinh doanh. Xét thấy việc mua sắm của công ty Dệt 19/5 là nguồn nguyên liệu trong nước mang tính đặc thù, cộng với những khó khăn về sự khan hiếm nguyên vật liệu mà chỉ diễn ra khi có đơn hàng cụ thể.
Hoạt động mua và quản trị mua nguyên vật liệu ( NVL) có tầm quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để bán tốt phải bắt đầu từ khâu mua tốt, bởi vì nếu mua NVL đạt chất lượng tốt và giảm được chi phí thu mua sẽ thu hút được khách hàng.
Nhận thấy tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài: “Hoạt động mua nguyên vật liệu ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội” để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục đích nhằm nêu lên sự cần thiết và quan trọng trong việc mua NVL cho sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp. Nội dung bài viết này gồm ba phần:
- Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.
- Chương 2: Thực trạng mua NVL của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động mua NVL tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.
Trong quá trình hoàn thành bài chuyên đề thực tập này em đã nhận dược sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của Thạc sỹ Mai Xuân Được, các cô chú và các anh chị trong công ty Dệt 19/5 Hà Nội. Tuy nhiên, do trình độ lý luận cùng với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề này của em được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI
1.1- Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội
1.1.1- Thông tin chung về công ty
Tên công ty : Công ty dệt 19/5 Hà Nội
Tên tiếng Anh : Hanoi May 19 Textile Company
Tên giao dịch : Hatexco
Địa chỉ : số 203 - Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh :
Sản xuất sợi cotton các loại.
Sản xuất vải bạt các loại.
Sản phẩm may thêu.
Xây dựng dân dụng...
Hiện nay công ty dệt 19/5 Hà Nội có 4 cơ sở sản xuất chính và 2 liên doanh với nước ngoài (Singapo) :
Cơ sở 1 : tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 2 : tại 89 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội
Cơ sở 3 : tại Thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Cơ sở 4 : tại khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam
Liên doanh 1 : Norfolk hatexco được thành lập năm 2002
Liên doanh 2 : Công ty TNHH tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19/5 được thành lập năm 1993
Có 4 nhà máy :
Nhà máy Dệt Hà Nội
Nhà máy Sợi Hà Nội
Nhà máy May Thêu Hà Nội
Nhà máy Dệt Hà Nam
1.1.2- Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty dệt 19/5 Hà Nội là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Sở Công nghiệp TP Hà Nội. Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao.
Bề dày lịch sử hình thành và phát triển Công ty dệt 19/5 Hà Nội có thể chia làm 4 giai đoạn phát triển
1.1.2.1- Giai đoạn hình thành, phục vụ nhiệm vụ đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa (1959-1973)
Công ty được thành lập 5/1959 (thời điểm miền Bắc Việt Nam giải phóng được 5 năm), tiền thân của công ty được hợp nhất từ một số cơ sở dệt tư nhân và các hợp tác xã dệt khăn mặt, bít tất, vải kaki, vải phin, popơlin, … như Việt Thắng, Tây Hồ, …Vì thế, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún và thực sự cũ kỹ lạc hậu, năng suất, chất lượng thấp. Vì thế Xí nghiệp được đánh giá như sự hợp tác của các cơ sở dệt để thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao, phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội Chủ Nghĩa.
1.1.2.2- Giai đoạn xí nghiệp phát triển trong cơ chế bao cấp (1974-1988)
Năm 1980, xí nghiệp được phê duyệt luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng cơ sở mới ở Nhân Chính – Thanh Xuân với diện tích 4.5 ha và được đầu tư thêm100 máy dệt hiệu UTAS Tiệp Khắc. Quá trình xây dựng cơ bản từ năm 1981 đến năm 1985 thì hoàn thành. Lúc này số lượng cán bộ công nhân xí nghiệp là 520 người, hàng năm sản xuất ra hơn 1, 8 triệu mét vải quy chuẩn các loại.
Năm 1983, do nhu cầu giới thiệu tính ngành sản xuất, nhà máy được Uỷ ban Nhân dân TP Hà Nội quyết định đổi tên thành nhà máy dệt 19/5.
Năm 1988, xí nghiệp thực tế đưa vào sản xuất 209 máy dệt các loại với 1500 công nhân, hàng năm sản xuất ra 500 tấn sợi và 2, 7 triệu mét vải quy chuẩn các loại. Có thể nói đây là thời kỳ hoàng kim của nhà máy dệt 19/5.
1.1.2.3- Giai đoạn vật lộn để phát triển vững mạnh trong cơ chế thị trường (1989 – 1999)
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) có chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế vân hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhiều thành phần kinh tế được thành lập và khuyến khích phát triển, kinh tế quốc doanh sau nhiều năm không bắt kịp cơ chế thị trường đã dần phát triển trở lại và khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong nền Kinh tế quốc dân.
Năm 1993 theo quyết định số 255/QDUB của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhà máy dệt 19/5 được đổi tên thành Công ty dệt 19/5 Hà Nội. Từ đây đánh dấu mhữmg bước phát triển và trưởng thành vượt bậc của công ty.
Năm 1993 Công ty dệt 19/5 Hà Nội đã mạnh dạn góp vốn liên doanh với nhà đầu tư Singapore, đây là một trong những liên doanh đầu tiên trong ngành dệt may tại Việt Nam. Doanh nghiệp đã góp 20% vốn bằng đất đai, nhà xưởng và chuyển 500 lao động từ doanh nghiệp sang liên doanh.
Năm 1993, công ty đầu tư thêm 2 máy se sợi nặng của Trung Quốc. Lô hàng bạt nặng đầu tiên đã được ký hợp đồng tiêu thụ ngay 80.000 mét.
Năm 1998, công ty đầu tư thêm dây chuyền dệt tự động mang nhãn hiệu UTAS Tiệp Khắc làm tăng doanh thu của công ty lên 33 tỷ đồng, công ty đã bắt đầu làm ăn có lãi.
1.1.2.4- Giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ nhất của công ty dệt 19/5 (từ năm 2000 đến nay)
Năm 2001 công ty đã mạnh dạn đầu tư và mở rộng thêm nhà máy kéo sợi có công suất 1250 tấn/năm. Cho đến nay sản lượng thực tế là 1700 tấn/năm làm tăng doanh thu năm 2001 lên 43 tỷ đồng.
Năm 2002 công ty tham gia liên doanh với tập đoàn Norfolk Singapore.
Tháng 06/2002 sau nhiều nỗ lực công ty được tổ chức quốc tế QMS của Australia cấp chứng chỉ ISO 9002 khẳng định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp với bạn hàng.
1.2- Đặc điểm chủ yếu của công ty
1.2.1- Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh
1.2.1.1- Hình thức pháp lý
Ngày 01/09/2005 theo quyết định số 2903/QĐUB của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký ngày 28/05/2005 công ty dệt 19/5 Hà Nội chuyển sang công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội với vốn điều lệ là 40 tỷ đồng.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký và hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty TNHH Nhà nước một thành viên được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt.
1.2.1.2- Loại hình kinh doanh
Kinh doanh các sản phẩm bông, vải, sợi, may mặc và giầy dép các loại, hàng dệt thoi, dệt kim, hàng thêu và các sản phẩm phụ trợ
Sản xuất và cung cấp hơi nước, nước nóng
Xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh liên kết
Nhập khẩu và mua bán thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường
lắp ráp và mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết bị viễn thông
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
Cho thuê nhà xưởng, nhà ở, văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại, kho tàng, bến bãi và máy móc thiết bị
Kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của công ty, nhu cầu thị trường và được luật pháp cho phép.
1.2.2- Cơ cấu tổ chức của công ty
Vì là đơn vị hạch toán độc lập, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Ban lãnh đạo công ty gồm:
Chủ tịch công ty kiêm TGĐ công ty
Phó TGĐ kỹ thuật và đầu tư
Phó TGĐ TC_nội chính
Phòng tổ chức lao động
Phòng tài vụ
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng KH -TT
Phòng vật tư
Phòng kỹ thuật
Phòng quản lý chất lượng
Phó TGĐ phụ trách kinh doanh
Nhà máy dệt Hà Nội
Các chi nhánh
Khu vực liên doanh liên kết của công ty
Các nhà máy
Nhà máy sợi Hà Nội
Nhà máy thêu Hà Nội
Nhà máy dệt Hà Nam
Chi nhánh công ty tại Hà Nam
Chi nhánh công ty tại TPHCM
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
- Tổng giám đốc
- 03 Phó tổng giám đốc trong đó: 01 phó giám đốc phụ trách kinh doanh, 01 phó giám đốc phụ trách nội chính, 01 phó tổng giám đốc phụ trách công tác, kỹ thuật và đầu tư
- Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc điều hành công việc, bao gồm 7 phòng:
- Phòng KHTT: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Phòng KTSX: Quản lý công tác kỹ thuật, đầu tư và điều độ sản xuất.
- Phòng tài vụ: Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, chuẩn bị vốn cho sản xuất kinh doanh, thu hồi công nợ của khách hàng, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính kế toán.
- Phòng LĐTL: Tuyển dụng, đào tạo nhân lực, bố trí lao động, giải quyết chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động.
- Phòng QLCL: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá mua về và hàng sản xuất của công ty, thường trực ISO.
- Phòng vật tư: Cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh, bảo quản kho tàng, vận chuyển hàng hoá.
- Phòng hành chính tổng hợp: Đảm bảo an ninh, an toàn trong công ty và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người lao động.
Công ty bố trí theo mô hình này có ưu điểm là không quá phức tạp, các quyết định, thông tin từ ban giám đốc và các phòng ban được cập nhật nhanh chóng, có sự phân chia công việc rõ ràng giữa các phòng ban. Để có cái nhìn khái quát về cơ cấu tổ chức của công ty ta có thể xem sơ đồ tổ chức phòng ban của công ty ở trang sau.
1.2.3- Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm sợi
Công ty sản xuất các loại sợi 100% cotton có chi số từ Ne 8 đến Ne 45 với Ne chỉ loại sợi cotton thiết diện có chỉ số từ 8 đến 45. Sản phẩm sợi của công ty phục vụ cho phân xưởng dệt và bán cho các bạn hàng trong nước, được đánh giá cao về chất lượng. Doanh thu từ sợi hàng năm chiếm 60% tổng doanh thu của Công ty. Sản phẩm sợi của doanh nghiệp chiếm 30% thị phần cả nước.
Sản phẩm vải
Công ty sản xuất các loại vải có độ dầy từ 80 g/m2 vải đến 600 g/m2 vải, trong đó sản phẩm chủ yếu là bạt 2, bạt 3, bạt 8, bạt 10 phục vụ cho may công nghiệp, tẩy nhuộm công nghiệp, công nghiệp giày da, công nghiệp khai thác các loại. Có thể nói do đặc điểm về sản phẩm như thế nên sản phẩm của công ty cũng là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác.
Nguồn. Phòng kế hoạch thị trường
Sản phẩm may thêu
Sản phẩm may thêu được Công ty đầu tư và đưa vào sản xuất tháng 12/2002. Sản phẩm chính là quần áo xuất khẩu các loại; T-shirt, Jacket, quần áo dệt kim và các sản phẩm thêu các loại..
Bảng 1.1: Sản phẩm may thêu
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Số lượng (quy đổi)
Giá trị SXCN
Doanh thu
Số lượng (quy đổi)
Giá trị SXCN
Doanh thu
May
181778
864
1052
983470
5928
7904
Thêu
1164
30
47
8482
86
95
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường – Công ty dệt 19/5 Hà Nội
Sản phẩm may thêu của doanh nghiệp tuy mới ra đời nhưng đã tìm được chỗ đứng và được các bạn hàng quốc tế đánh giá cao.
1.2.4- Đặc điểm về khách hàng và thị trường
Cho đến nay sản phẩm của Công ty đã được nhiều khách hàng trong nước chứng nhận là sản phẩm có chất lượng tốt, Công ty không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cung cách bán hàng nên cho đến nay thương hiệu sản phẩm của Công ty dệt 19/5 đã được nhiều khách hàng công nhận.
Trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất nên khách hàng có quyền lựa chọn những doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm vừa đảm bảo về chất lượng, thời hạn giao hàng…mà còn phải đảm bảo về tính thẩm mỹ, kiểu dáng. Có đảm bảo được sự vượt trội về một số điểm thì công ty mới có khả năng cạnh tranh cao. Sản phẩm vải Công ty sản xuất chủ yếu là phục vụ cho việc sản xuất giày do đó thị trường chính trong một vài năm gần đây là các đơn vị sản xuất giày trong và ngoài nước.
Thị trường trong nước chủ yếu là các công ty giày, dệt, may như: Công ty sợ Phúc Tân, Công ty bông Việt Nam, Công ty giày Thụy Khê, Công ty dệt Minh Khai, Công ty dệt Thành Công, Công ty giày Hiệp Hưng, Công ty giày An Lạc, Công ty giày Bình Định…Trong một vài năm gần đây, thị trường của Công ty chủ yếu là thị trường miền Nam, thị trường quân đội và thị trường miền Bắc có xu hướng giảm xuống, do vậy Công ty đã chủ động trong việc tìm thị trường nước ngoài đó là xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. Với thị trường ngoài nước sản phẩm chủ yếu Công ty cung cấp là sản phẩm may thêu chất lượng cao. Do đó sản lượng tiêu thụ vải bạt và doanh thu của công ty trong những năm gần đây tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên , việc xâm nhập thị trường nước ngoài là công việc rất khó khăn, vì thị trường nước ngoài luôn là thị trường khó tính. Với lại nền kinh tế Việt Nam còn non trẻ, nước ta lại mới mở cửa hội nhập nên việc thâm nhập thị trường là việc làm khó khăn. Mặc dù vậy, nhưng công ty vẫn luôn chủ động và mạnh dạn xâm nhập thị trường và chiếm được thị phần đáng kể. So với mặt bằng chung của các công ty sản xuất vải bạt trong nước thì công ty thuộc tốp đầu.
Giá cả của các loại vải của công ty trong vài năm gần đây so với đối thủ cạnh tranh nhìn chung là thấp hơn khoảng 500-1000 đồng/sản phẩm. Tuy thế do chất lượng ở một số sản phẩm cao nên bán được giá cao hơn mà vẫn được khách hàng chấp nhận. Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy trong năm 2007 thị phần của công ty là 15.5%, đứng thứ 4, đây là vị trí tương đối cao, sang năm 2008 thứ hạng của công ty đã tăng lên một bậc là xếp thứ 3 với thị phần là 16.5% (tăng1% so với năm 2007). Có được như vậy là nhờ sự phấn đấu không biết mệt mỏi của thoàn thể các thành viên trong công ty trong việc nâng cao năng lực sản xuất, thực hiện các biện pháp hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh. Công ty vẫn không ngừng cố gắng để vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước, không dấu diếm tham vọng dành thị phần cao nhất trong nước, công ty luôn luôn tự làm mới mình và có những chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế trong nước cũng như tình hình thế giới.
Bảng 1.2: So sánh thị phần của công ty với các công ty trong ngành
Tên công ty
Năm 2007
Năm 2008
Thị phần (%)
Vị trí
Thị phần(%)
Vị trí
Công ty TNHH NN MTV Dệt 19/5 Hà Nội
15.5
3
16.5
3
Dệt Vĩnh Phú
21.8
1
21.7
1
Dệt Phong Phú
16.3
2
19.5
2
Dệt len Mùa Đông
0.9
8
2.7
7
Dệt kim Hà Nội
1.7
7
3.5
5
Dệt Minh Khai
5
5
1.4
8
Công ty Phương Nam
2.3
6
2.1
6
Nhuộm Tô Châu
13.4
4
14.5
4
Nguồn. Phòng kế hoạch thị trường
1.2.5- Đặc điểm về mặt bằng và công nghệ sản xuất
1.2.5.1-Đặc điểm về mặt bằng sản xuất
Phân xưởng sản xuất
Vài năm gần đây, Công ty không chỉ tăng về diện tích hoạt động của các phân xưởng mà nhìn chung các phân xưởng cũng đều được tu sửa, bảo dưỡng lại và hiện nay được đánh giá là tương đối hiện đại so với các công ty khác trong cùng ngành dệt may. Bên cạnh các phân xưởng cũ thì trong năm 2003 Công ty có mở rộng ra thêm phân xưởng may – thêu. Các phân xưởng sản xuất đều đảm bảo tiêu chuẩn về độ cao, an toàn, thoáng mát phù hợp với việc bố trí các trang thiết bị máy móc hiện đại. Các phân xưởng được tổ chức bố trí đảm bảo tính hiệu quả nhất của quá trình sản xuất và tối thiểu hoá chi phí vận chuyển giữa các khâu.
Không chỉ có hệ thống nhà xưởng của Công ty được tu sửa, bảo dưỡng mà hệ thống cơ sở quản lý hành chính của Công ty cũng không ngừng được nâng cấp. Các bộ phận phòng ban trong công ty được tổ chức khép kín nhưng việc trao đổi qua lại giữa các phòng ban cũng hết sức thuận tiện.
1.2.5.2- Đặc điểm về công nghệ sản xuất
Nhìn chung máy móc thiết bị của Công ty trong hững năm gần đây đã từng bước được hiện đại hoá, một số khâu trong dây truyền sản xuất mới. Đặc biệt cuối năm 1998 đầu năm 1999 công ty đã đầu tư 24 máy dệt UTAS của Tiệp với số tiền lên tới 60 tỷ đồng. Tiếp đó đầu năm 2002 Công ty tiếp tục mua 2 máy đậu và một máy se để hoàn thiện và nâng cao năng suất.
Tuy nhiên hiện nay các máy móc thiết bị của Công ty có sự đan xen cuả nhiều thế hệ, nhưng chủ yếu vẫn là những máy móc có từ những năm 60 tới nay đã lạc hậu nhưng vẫn sử dụng được.
Trải qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến nay tổng số máy móc thiết bị của công ty có khoảng hơn 100 máy các loại như: máy đậu của Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc ;máy se của Trung Quốc, máy ống, máy suốt, máy chải, máy ghép, máy OE.
Theo các bảng số liệu trên ta thấy công nghệ dệt ở tình trạng rất lạc hậu, công nghệ kéo sợi nhập từ Trung Quốc, có những máy móc thiết bị đã khấu hao hết, thậm chí tái khấu hao đến nhiều lần song vẫn đang còn sử dụng. Chính hiện trạng của máy móc thiết bị như vậy đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng ngày.
Trong những năm gần đây máy móc thiết bị của công ty đã được hiện đại hóa một số khâu, dây chuyền sản xuất mới. Năm 1999 công ty đã đầu tư 24 máy dệt UTAS của Tiệp Khắc trị giá lên tới 60 tỷ đồng, năm 2002 công ty tiếp tục đầu tư 2 máy đậu và một máy se, nhờ đó mà không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng suấtcàng tốt nhu cầu của khách hàng.
1.2.6- Đặc điểm về lao động
Cũng như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung, lao động chủ yếu của công ty là lao động nữ (chiếm khoảng 80% lao động của toàn công ty). Trong các khâu chính hầu hết là nữ, nam giới chỉ tập trung ở các khâu, các bộ phận sửa chữa, bảo vệ, hành chính. Tổng số lao động toàn công ty tăng qua các năm, năm 2006 chỉ tăng 34 người tương ứng với 0,12%. Năm 2007 tăng nhanh hơn ở mức 94 người tương ứng với 10,79%. Sở dĩ có sự tăng nhanh về số lượng lao động như vậy là do công ty tích cực đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất mới. Hiện nay công ty đang tiếp tục tuyển chọn khá lớn lượng lao động để làm việc ở cơ sở Hà Nam.
Trước đây, trong thời kỳ bao cấp tổng số lao động của công ty lên đến 1500 người. Hiện nay, do nhu cầu tăng giảm lao động gján tiếp cùng với quá trình tổ chức sắp xếp lại lao động ở các phân xưởng sản xuất, tổng số lao động hiện nay của công ty là 965 người.
Do đặc điểm của ngành dệt may nói chung là đò hỏi đội ngũ lao động thủ công tương đối cao, trình độ tay nghề phải tương đối cao, đặc biệt đối với loại hàng dùng cho xuất khẩu vì yêu cầu của khách hàng là rất khắt khe về chất lượng.
Bảng 1.3: Tổng hợp lao động toàn công ty
Công nhân
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nam
199
245
288
Nữ
672
720
810
Tổng số
871
965
985
Nguồn. Phòng Lao đ ộng tiền l ư ơng - Công ty d ệt 19/5 H à N ội
1.2.7- Đặc điểm tài chính của công ty
Bảng 1.4: Báo cáo tài chính giai đoạn 2004-2008. Đvt:triệu đ
2004
2005
2006
2007
2008
A. Nợ phải trả
129.458
135.202
114.225
140.784
156.653
1. Nợ ngắn hạn
112.678
118.422
96.363
124.302
122.435
Vay ngắn hạn
32.523
41.194
35.910
43.860
44.560
Phải trả cho người bán
28.250
26.820
28.472
34.120
25.964
Người mua trả trước
865
789
650
1.423
900
Thuế phải nộp
3.280
4.500
3.710
4.700
4.700
Trả CBCNV
1.821
1.974
2.232
2.534
2.489
Trả nội bộ
423
521
342
651
450
Phải trả, phải nộp khác
45.516
42.624
25.047
37.014
37.865
2. Nợ dài hạn
16.780
18.540
17.862
16.482
16.250
Vay dài hạn
14.528
15.762
14.356
13.214
12.985
Nợ dài hạn khác
2.252
2.778
3.506
3.268
3.265
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
25.862
31.439
33.562
35.938
36.865
1. Nguồn vốn quỹ
25.541
31.097
33.104
35.428
36.468
Nguồn vốn kinh doanh
23.417
28.792
30.744
32.615
33.354
Quỹ đầu tư phát triển
15.654
16.759
17.145
17.239
17.445
Quỹ dự phòng tài chính
97
153
126
167
205
Quỹ đầu tư xây dựng cơ bản
190
176
95
89
103
Lợi nhuận chưa phân phối
1.885
2000
2.100
2.500
2.800
Các quỹ khác
142
152
134
146
119
2. Nguồn kinh phí
321
342
458
510
540
Tổng nguồn vốn
155.320
166.641
147.787
176.722
198.665
khả năng thanh toán
0.87
0.88
0.84
0.88
0.89
ROA
0.012
0.012
0.014
0.014
0.15
Nguồn. phòng tài vụ
Khả năng thanh toán = tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn
Qua bảng số liêu trên ta thây khả năng thanh toán của công ty có tăng lên, riêng năm 2006 khả năng thanh toán bị giảm xuống. Tuy nhiên sự gia tăng này còn chậm do gần đây công ty tập trung đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại, nên khả năng thanh toán còn hạn hẹp. Nhưng với số lượng máy móc được cải thiện thì trong tương lai năng suất sẽ không ngừng được nâng cao.
ROA = lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
Hệ số này phản ánh hiệu quả hoạt động đàu tư của công ty qua các năm. Ta thấy rằng hoạt động đầu tư của công ty tương đối đồng đều, tăng lên trong năm 2006 và 2007.
1.3- Kết quả kinh doanh của công ty
Vốn điều lệ của công ty là 40 tỷ đồng. Trong một vài năm gần đây, khi Công ty tự chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì nhìn chung tốc độ phát triển của Công ty ngày càng rõ rệt:
Doanh thu của công ty trong 5 năm đã tăng từ 91.712 năm 2004 đến 99.416 năm 2008, tăng khoảng gần 10 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng khoảng 4,7% mổi năm. Do doanh thu tăng nên kéo theo các chỉ tiêu GTSXCN, TNDN tăng theo.
Trong vòng 5 năm tổng vốn kinh doanh của công ty đã tăng lên hàng chục tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng nhanh qua các năm. Nếu so sánh doanh thu của công ty qua các năm thì doanh thu tăng hơn 90%. Về giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 110% và nộp thuế cho Nhà nước cũng tăng lên rất nhiều. Cụ thể công ty đã nộp ngân sách nhà nước từ mức có 9.615 tỷ đồng năm 2004 đến 13.982 tỷ đồng trong năm 2008. Tốc độ tăng bình quân hằng năm là khoảng 110%, doanh nghiệp luôn thực hiện nghĩa vụ của mình rất tốt vì vậy luôn được tuyên dương.
Bảng1.5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004-2008
STT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
1
Vốn kinh doanh
24.102
28.534
30.567
36.117
39.569
2
GTSXCN
73.821
75.612
76.812
79.512
79.108
3
Vốn kinh doanh
24.102
28.534
30.567
36.117
39.569
4
Nộp ngân sách
9.615
10.545
12.068
14.325
13.982
5
TNDN
1.6
1.9
2.1
2.4
2.3
6
TNBQLĐ
1.101
1.159
1.205
1.305
1.312
(Nguồn: Phòng tài vụ – Công ty dệt 19/5 Hà Nội)
Có được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt như trên cũng là nhờ sự nổ lực không biết mệt mỏi của cán bộ, công nhân viên toàn công ty.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG MUA NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI
2.1- Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty
Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất kinh doanh sản phảm vải và sợi tổng hợp. Vì thế nên NVL đầu vào chủ yếu là sợi và bông, hoạt động mua NVL có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty. Trong cấu thành giá trị sản phẩm:
Bông chiếm 50%
Sợi chiếm 45%
Vật tư, nguyên liệu khác chiếm 5%
Nguồn nguyên liệu cung cấp cho công ty có cả nguồn cung trong nước và nguồn cung nước ngoài. Do nguồn cung trong nước còn hạn chế, nên chủ yếu phải nhập ngoại từ các nước Tây Phi, Liên Xô, Ấn Độ…Nguồn cung từ nước ngoài khá ổn định vì họ áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mặt khác họ chuyên canh trồng và sản xuất trên diện tích lớn.
Nguyên vật liệu được sử dụng với vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nằm ở nhiều loại sản phẩm, có khi là sản phẩm của công đoạn này nhưng lại là nguyên vật liệu chính cho công đoạn sau bởi vì công ty có dây chuyền sản xuất dài, thiết bị công nghệ phức tạp, chia làm nhiều khâu, khâu này xong kế tiếp đến khâu sau, sản phẩm khâu trước lại phục vụ khâu sau.
Nguyên vật liệu được sử dụng tại các phân xưởng như sau:
Phân xưởng sợi: nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng là bông để sản xuất, sợi sản xuất ra được chuyển sang phân xưởng dệt.
Phân xưởng dệt: nguyên liệu đầu vào là các loại sợi do phân xưởng sợi kéo sau đó tiến hành sản xuất ra các loại vải. Công đoạn dệt sản phẩm được tiến hành bằng máy móc công nghệ hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài. Các sản phẩm vải sản xuất xong được chuyển qua phân xưởng may.
Phân xưởng may: chủ yếu là sản xuất các loại vải nhập khẩu và một phần là của Công ty. Các loại vải này đều là vải có chất lượng cao vì sản phẩm được sản xuất ra xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU và Mỹ.
Tại Công ty, NVL được chia làm 3 loại chủ yếu sau:
Nguyên vật liệu chính: là thành phần chính cấu tạo nên thành phẩm. Ví dụ như bông, sợi… là thành phần chính trong sản phẩm.
Nguyên vật liệu phụ: là những nguyên liệu có định mức sử dụng gần giống nhau nên công ty xếp chung thành một loại, ví dụ như dầu MD 40, sáp tạo độ bóng cao…
Bảng 2.1. Mẫu số đơn vị cung ứng
STT
Tên đơn vị cung ứng
Chủng loại vật tư
Công ty Dunavant
Bông
Công ty OLAM
Bông
Công ty Dệt 8/3
Sợi
Công ty Dệt Vĩnh Phú
Sợi
Công ty TNHH sợi dệt Vĩnh Phúc
Sợi
Công ty Dệt Nam Định
GC hồ
Công ty Tam Liên
Phụ tùng, máy sợi
Tập đoàn ECOM-COPACO
Bông
Công ty Dệt Vĩnh Phú
Sợi
Công ty TNHH Con Thoi
Phụ tùng máy dệt, sợi
Tổng công ty Xuất Nhập Khẩu Thiên Tân-Trung Quốc
Phụ tùng máy dệt, sợi
Công ty Dệt Hà Đông
GC hồ
Nguồn. phòng vật tư
2.2- Tổ chức bộ phận quản trị mua NVL
Về cơ cấu của phòng vật tư
Ở công ty, công việc được phân giao cho các phòng ban một cách cụ thể, rõ ràng, đối với việc thu mua NVL, cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh, bảo quản kho tàng, vận chuyển hàng hoá đều do phòng vật tư đảm nhiệm.
Phòng vật tư được bố trí rất gọn nhẹ, chỉ bao gồm một trưởng phòng và năm nhân viên đảm nhận các côn việc khác nhau.
Phòng vật tư được đánh giá là làm việc linh hoạt, nhanh nhẹn. Phòng vật tư có một trưởng phòng, một kế toán, 2 thành viên, hầu hết là trình độ đại học, dưới đó là đội ngũ thủ kho chuyên chịu trách nhiệm tổ chức việc cấp phát NVL còn đội ngũ bốc vác chịu trách nhiệm vận chuyển NVL nhập kho khi mua về hay chuyển tới các phân xưởng sản xuất. Mỗi thành viên đều thấy rõ được nhiệm vụ phải làm và có sự quản lý chặt chẽ, hơn nữa là tinh thần làm việc tự giác, nhiệt tình của các thành viên đã tạo được hiệu quả cao trong công việc.
Về việc tổ chức quản lý NVL
Đặc điểm của việc tổ chức công tác sản xuất của công ty là theo đơn đặt hàng có sẵn hay có kế hoạch sản xuất cụ thể, bởi vậy phòng vật tư sẽ căn cứ vào đó để lên kế hoạch vật tư, sau khi đã lên kế hoạch cung ứng , dự trữ vật tư, bản kế hoạch này được trình lên Tổng Giám Đốc phê duyệt. Dựa trên bản kế hoạch phê duyệt, phòng vật tư lên biểu hàng tháng, phân chia cụ thể, chi tiết từng tháng nhu cầu NVL như thế nào. Sau đó phòng dựa vào danh sách để lựa chọn nhà cung ứng phù hợp, rồi tiến hành mua NVL, tổ chức tiếp nhận NVL và nhập kho, bảo quản, dự trữ NVL.
Phòng vật tư bố trí các khâu công việc cũng như con người cho việc mua NVL rất hợp lý. Có các bộ phận thực hiện các khâu công việc cụ thể nhằm làm tốt các nhiệm vụ đề ra như: Hoạch định nhu cầu vật tư cho sản xuất, cho các nhu cầu khác và thực hiện nhiệm vụ Marketing mua hàng; Lập đơn hàng vật tư và chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng cũng như theo dõi việc tổ chức thực hiện hợp đồng đã được ký kết; Tổ chức tiếp nhận vật tư, thực hiện bảo quản vật tư, theo dõi tình hình biến động và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và hợp đồng đã ký kết.
2.3- Quá trình mua NVL của công ty
2.3.1- Xác định nhu cầu NVL trong kỳ kế hoạch
Theo cơ chế mới của công ty, mỗi phòng ban chức năng được giao nhiệm vụ cụ thể, phòng vật tư là nơi quản lý vật tư cho sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng, vận chuyển, bốc dỡ…bởi vậy ,việc lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu do phòng vật tư và phòng kế hoạch đảm nhiệm. Căn cứ vào đơn hàng đã kí kết, định mức tiêu dùng nguyên vật liệu sẽ lên kế hoạch cụ thể cho từng đơn hàng. Dựa vào định mức để xác định tổng hạn mức là 101.5% định mức, có tỷ lệ dôi ra này nhằm phòng trừ tỷ lệ sai sót. Từ đó phòng vật tư sẽ lên kế hoạch mua vật tư, với tỷ lệ là 105% so với định mức phòng khi thiếu hụt.
Bảng 2. 2 : Nhu cầu nguyên vật liệu năm 2008
Đơn vị: 1000 đồng
STT
Tên nguyên liệu
ĐVT
Nhu cầu
Đơn giá
Thành tiền
1
Vải 0289 K160
m
399.000
16,0
6.384.000
2
Vải 0289 K160 TP
m
210.000
16,5
3.465.000
3
Vải HNOI
m
245.000
18,5
5.532.500
4
Vải HNAM
m
125.000
16,3
2.037.500
5
Vải cân
m
95.000
11,2
1.064.000
6
Vải 0726 K160
m
364.000
17,5
6.370.000
7
Vải 0726 K160 TP
m
180.000
18
3.240.000
8
Vải 0614 K150 tẩy trắng
m
170.500
22
3.751.000
9
Vải 0525 K165
m
143.000
17,8
2.545.400
10
Vải 0511K SK160
m
129.000
14
1.806.000
Nguồn. Phòng kế hoạch thị trường
Nhu cầu NVL của công ty rất lớn và nhiều chủng loại. Vì thế việc tính toán, xác định nhu cầu là tương đối khó khăn.
Phương pháp xác định nhu cầu nguyên vật liệu
Công ty Dệt 19/5 là loại hình doanh nghiệp sản xuất hàng loạt, với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, sản phẩm được sản xuất bởi mỗi loại vật liệu khác nhau, vì vậy em chỉ xin trình bày phương pháp tính toán của loại NVL chính.
- Công thức tính lượng NVL thứ i để sản xuất ra sản phẩm k:
Qik = S[(Đik*Qk)*(1+Tk)]
Trong đó:
Qik : Cầu NVL thứ i để sản xuất sản phẩm k trong kỳ kế hoạch
Đik : Định mức tiêu dùng loại NVL thứ i để sản xuất ra một sản phẩm k
Tk : Tỷ lệ hao hụt NVL
Qk : Số lượng sản phẩm thứ k được sản xuất trong kỳ kế hoạch
- Chi p._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21961.doc