Mục lục
Nội dung tra tìm
Trang
Lời mở đầu
Phần A: Tìm hiểu chung về Trạm và hoạt động của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
II. Vị trí vai trò của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn
III. Điều kiện tự nhiên và các đặc điểm kinh tế kỹ thuật xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu.
IV. Những vấn đề đặt ra cho sự phát triển của Trạm trước mắt và lâu dài.
Phần B: Tìm hiểu thực trạn
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu của Trạm Kinh doanh - Xuất nhập khẩu Từ Sơn - Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Trạm và những định hướng trong tương lai.
I. Công tác tổ chức kinh doanh của Trạm kinh doanh.
II. Công tác tổ chức quản lý ở Trạm kinh doanh.
III. Vấn đề xây dựng và thực hiện chiến lược của Trạm nói chung và chiến lược sản phẩm của Trạm.
IV. Công tác tiêu thụ sản phẩm tại Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu.
V. Công tác kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu.
VI. Công tác xuất nhập khẩu tại Trạm kinh doanh.
VII. Quản lý các yếu tố sản xuất kinh doanh của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn.
VIII. Tổ chức hạch toán kinh tế của Trạm kinh doanh.
IX. Quản lý giá thành, giá cả sản phẩm của Trạm.
X. Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá tại Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn.
XI. Hiệu quả kinh tế và hạch toán kinh tế nội bộ của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn
Phần C: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
Dưới thời bao cấp thì nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, luông bị khủng hoảng về kinh tế lạm phát nghiêm trọng. Đất nước tuy đã được hoà bình - độc lập nhưng nhân dân vẫn phải sống trong tình trạng bị giặc đói, giặc dốt hoành hành khắp mọi nơi. Đứng trước ình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã buộc phải tìm những giải pháp để đưa nền kinh tế nước nhà thoát khỏi tình trạng đó. Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta, đã tìm ra đường lối chỉ đạo để đưa nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đó là: Chuyển nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của Nhà nước. Chuyển từ một nền kinh tế "đóng cửa" trước kia. Sang nền kinh tế "mở" với sự có mặt của nhiều thành phần kinh tế. Và để nền kinh tế ngày càng phát triển và đi lên tthì Việt Nam đã và đang thực hiện phương hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đây là một mục tiêu phương hướng quan trọng hàng đầu và xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, và cũng là phương hướng quan trọng để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập với nền kinh tế các nước trên thế giới. Và thực tế đã chứng minh.
Với 10 năm đổi mới "mở cửa" nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển lớn mạnh không ngừng. Từ một nước bị khủng hoảng về kinh tế, lạm phát nghiêm trọng, nền kinh tế luôn luôn chỉ biết đến nhập khẩu. Thì nay có những hàng hoá xuất khẩu đứng ở vị trí cao trên thế giới như: Gạo, cà phê, cao su, chè các mặt hàng Thuỷ Hải sản….Có thể khẳng định rằng với tốc độ phát triển như hiện nay thì mong muống của Đảng và Bác Hồ là: Việt Nam trở thành một nước dân giàu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh thì nay đã trở thành hiện thực, và nó đã nằm trong tầm với của chúng ta.
Song để thực hiện được điều này thì nhiệm vụ không phải là của riêng ai, mà phải là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân ta thì mới làm được. Và Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn cũng là một đơn vị giống như bao các đơn vị kinh doanh khác cũng có mong muốn góp phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước.
Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. Là một doanh nghiệp Nhà nước đã và đang cố gắng đổi mới và thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Trong suốt thời gian thực tập vừa qua tại Trạm cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và ban lãnh đạo quản lý của Trạm đã giúp em bước đầu tìm hiểu và làm quen với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Và đây cũng là thời gian nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên củng cố thêm hệ thống các kiến thức đã được học và đồng thời bổ sung nâng cao vốn kiến thức thực tế mà nhà trường chưa trang bị được.
Qua báo cáo thực tập giáo trình em xin trình bày những nội dung cơ bản sau:
Phần A: Tìm hiểu chung.
Tìm hiểu về Trạm và hoạt động của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn.
Phần B: Quản lý doanh nghiệp
Phần này đi sâu vào nghiên cứu hoạt động kinh doanh - xuất nhập khẩu của Trạm và những định hướng của Trạm trong tương lai.
Phần C: Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phần a
Tìm hiểu chung về trạm và hoạt động của trạm kinh doanh xuất xuẩu từ sơn
----o0o----
A. Phần tìm hiểu chung
i. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động và cơ cấu tổ chức.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn là một đơn vị trực thuộc của công ty XNK Bắc Ninh, được thành lập theo quyết định số 281/CT ngày 31 tháng 3 năm 1993 của UBND tỉnh Hà Bắc về việc thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước.
- Công ty XNK Hà Bắc là tiền thân của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1963.
Trước ngày 31 tháng 3 năm 1993 trạm là một bộ phận, chi nhánh của công ty XNK Hà Bắc. Mọi hoạt động của trạm phụ thuộc hoàn toàn vào công ty XNK Hà Bắc.
Kể từ khi được thành lập ngày 31 tháng 3 năm 1993 thì Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn mới chính thức trở thành một doanh nghiệp hoạt động với tư cách tương đối độc lập. Trạm được phép trực tiếp quản lý vốn, tài sản trong hoạt động của mình và chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật. Trạm được phép trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu ủy thác qua công ty XNK Bắc Ninh.
Dù thời gian hoạt động của trạm không dài từ ngày 31/3/1993 đến nay. Nhưng trạm đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động kinh doanh- xuất nhập khẩu của mình. Song bên cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại đòi hỏi phải được hoàn thiện hơn nữa mới có thể đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Trạm kinh doanh- xuất nhập khẩu.
Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu có nhiệm vụ thu mua hàng nông lâm sản từ các địa phương, từ các doanh nghiệp khác ở dạng nguyên liệu nguyên thuỷ hoặc đã qua sơ chế, gồm các mặt hàng chủ yếu sau:
- Hạt sen: Hạt sen trần, hạt sen nguyên vỏ.
- Quế: Thô chưa cạo vỏ, đã cạo vỏ, quế khô, tươi
- Hồi: Hồi khô, hồi tươi.
- Lạc nhân
- Hạt ý dĩ
Trạm có nhiệm vụ gia công tái chế, nhập kho công ty được tự liên hệ ký kết hợp đồng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
3. Cơ cấu tổ chức của Trạm.
Dựa vào đặc điểm hoạt động của trạm, đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh, các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn và đặc biệt là cơ chế chính sách của Nhà nước. Qua thực tiễn hoạt động của mình mà trạng đã đạt được một cơ cấu khá hoàn chỉnh - hợp lý và có hiệu quả cho mình. Thể hiện của cơ cấu qua sơ đồ sau.
Trạm trưởng
Trạm phó
Phòng kế toán
Phòng tổ chức
Phòng kế hoạch
Tổ gia công
chế tác
Tổ vận chuyển bốc xếp
Cửa hàng kinh doanh tổng hợp
ii. Vị trí, vai trò của trạm (lĩnh vực hoạt động chủ yếu của trạm) đối với địa phương và nền kinh tế.
1. Vị trí vai trò XNK nông lâm sản trong hoạt động của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn.
- Hoạt động kinh doanh - xuất nhập khẩu của trạm là tương đối đa dạng, tham gia vào nhiều khâu trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông lâm sản. Mô hình hoạt động kinh doanh - xuất nhập khẩu của Trạm được tổ chức gần như khép kín trong các khâu của quá trình xuất khẩu hàng Nông lâm sản.
Thu mua - vận chuyển - gia công chế tác - bảo quản - xuất khẩu
Vị trí, vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng nông lâm sản đối với Trạm có thể nói là cực kỳ quan trọng, nó là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của Trạm.
Ta có thể lấy số liệu kinh doanh của Trạm trong năm 2001 là Trạm đạt kim ngạch xuất khẩu là 1.631.472 USD so với tổng doanh thu của Tram trong năm là 1.990.914 USD. Như vậy kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 82% so với tổng doanh thu của Trạm.
Số liệu cho ta thấy doanh thu từ xuất khẩu nông lâm sản là doanh thu chính của trạm. Nó quyết định lớn đến vận mệnh của Trạm.
2. Vị trí của trạm đối với địa phương và nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển và muốn phát triển được thì chúng ta không còn cách nào khác hơn nữa là phải tăng lượng xuất khẩu ra nước ngoài, chúng ta có đủ điều kiện để xuất khẩu lớn. Giá trị xuất khẩu da dạng, dồi dào cả về chủng loại cũng như số lượng có lợi thế so sánh về một số mặt hàng xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu của nước ta chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu nhập quốc dân của cả nước.
- Xuất khẩu hàng nông lâm sản cũng là con đường đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Mặt khác nó thu hút một nguồn nhân lực rất lớn, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động phổ thông góp phần cải thiện đời sống người lao động - giảm nạn thất nghiệp cho đất nước. Và đặc biệt là trồng cây công nghiệp để xây dựng tạo ra môi trường trong sạch góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc chống sói mòn, mưa gió. Đây cũng là một nỗ lực lớn của toàn ngành lâm nghiệp nói chung và cũng là của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn nói riêng. Trạm là một đơn vị điều kiện đa dạng có khả năng giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lao động, sự tồn tại của Trạm rất quan trọng đối với địa phương gần 100 công nhân lao động gắn bó với Trạm cùng nhau gắng sức đưa Trạm phát triển đi lên như ngày nay.
Trạm là một thành viên của công ty XNK Bắc Ninh, trong những năm qua Trạm đã thực hiện tốt mọi nhiệm vụ do công ty giao cho là thành viên quan trọng của công ty XNK Bắc Ninh cho nên bằng mọi giá Trạm phải tồn tại, phải phát triển để thực hiện chiến lược tổng thể của công ty.
iii. điều kiện tự nhiên và các đặc điểm kinh tế kỹ thuật xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Trạm.
1. Đặc điểm tự nhiên.
Hoạt động của các đơn vị xuất nhập khẩu hàng nông lâm sản nói chung phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên như khí hậu, tính chất mùa vụ, các nguồn nguyên liệu, các điều kiện tự nhiên có liên quan đến khá nhiều các hoạt động của trạm. Nó quyết định chủng loại nguyên liệu, do ảnh hưởng của nó đến nguyên liệu, khi mà điều kiện không thuận lợi thì sẽ làm thất thu các nguồn cây trồng dẫn đến nguồn nguyên liệu bị hạn chế dẫn đến bị ép giá gây bất lợi cho đơn vị. Vì vậy cần quan hệ tốt với các nhà cung ứng tìm nhiều nhà cung ứng để giảm bất lợi cho đơn vị, đảm bảo nguyên liệu cho hàng hoá xuất khẩu.
2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật.
* Về đặc điểm kinh tế.
Trạm nằm ở trung tâm thị trấn nơi có UBND huyện và UBND thị trấn Từ Sơn và ngay cạnh đường giao thông quốc lộ 1A cách Hà Nội 18 km về phía Bắc. Đặc điểm này rất thuận lợi trong việc giao dịch mua bán và vận chuyển đối với đơn vị. Nhưng với thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì trạm đang bị các đơn vị xuất khẩu hàng nông lâm sản khác cạnh tranh về giá mua nguyên liệu và giá bán hàng hoá, các doanh nghiệp có tiềm lực lớn họ có thể tăng giá mua, giảm giá bán, dịch vụ sau bán. Để tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của Trạm phải rất linh hoạt và nhạy cảm với môi trường điều kiện có chính sách quan hệ tốt đối với bạn hàng, chủ động tích cực trong việc tìm người cung cấp nguyên liệu và hàng hoá. Tìm thị trường tiêu thụ, cải tiến các mặt hàng và đa dạng hoá.
* Đặc điểm kỹ thuật:
Nằm ở vùng kinh tế với trình độ kỹ thuật cao nên Trạm có nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm trong việc gia công chế tác chế biến để đưa công nghệ mới để hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay qua tìm hiểu thực tế được biết có một số vấn đề mà Trạm cần phải cải tạo như kho tàng nhà kho và nơi làm việc của người công nhân góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.
* Đặc điểm xã hội.
Sự gia tăng dân số cũng có cái lợi và cái bất lợi đối với Trạm là: Cái lợi là thuê mướn công nhân dễ dàng cái bất lợi là Trạm nằm trong khu đông dân cư cho nên vấn đề xử lý phế thải, dư luận, an ninh đối với Trạm.
iv. những vấn đề đặt ra cho sự phát triển của trạm trước mắt và lâu dài.
1. Hiện nay với cơ chế thị trường và sự ra đời của các doanh nghiệp khác dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm thu mua nguyên liệu, hàng hoá và cả trên lĩnh vực tiêu thụ.
Do vậy giá mua nguyên liệu luôn có xu hướng tăng lên và giá tiêu thụ có xu hướng giảm đi. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường luôn chứa đựng rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn dùng vào kinh doanh thường bị thiếu hụt mà lại không có được các khoản vay ưu đãi. Hơn nữa sự hạch toán phụ thuộc của Trạm đã làm giảm đi tính chủ động linh hoạt trong việc sử dụng vốn kinh doanh.
Xuất khẩu vẫn dựa vào uỷ thác là chính và mặt hàng xuất khẩu còn ở dạng thô nên giá trị thấp lợi nhuận chưa cao.
2. Vấn đề đặt ra cho hoạt động điều kiện xuất nhập khẩu của Trạm.
Tìm cách nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý đó là việc xây dựng được một cơ cấu tổ chức tối ưu với thực tại của Trạm. Nghiên cứu thị trường đầu ra và đầu vào linh hoạt trong giao dịch và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, biết nắm bắt và sử dụng các đòn bẩy kinh tế nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Trước tiên ta phải xác định và xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý với yêu cầu, nhiệm vụ và quy mô kinh doanh của Trạm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Trong công tác sắp xếp cần chú ý bố trí đúng người, đúng việc, có chính sách kích thích về vật chất và tinh thần đối với công nhân viên. Đẩy mạnh hoạt động marketing xây dựng chiến lược sản phẩm.
- Chú ý khai thác hợp lý về vốn và lao động và vị trí uy tín, bí mật công nghệ kinh doanh quản lý. Ngược lại phải nghiên cứu những bất lợi để tránh và giảm tới mức thấp nhất thiệt hai gây ra.
Phần b
Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của trạm và những định hướng trong tương lai
-----o0o-----
b. phần quản lý doanh nghiệp
i. công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của trạm
* Khái niệm: Cơ cấu sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là tập hợp tất cả các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, hình thức sử dụng các bộ phận, sự phân bố về thời gian, không gian và mối liên hệ giữa chúng với nhau trong quá trình sản xuất.
Một cơ cấu sản xuất kinh doanh có quy mô lớn hay nhỏ, hợp lý hay không, nó phụ thuộc vào điều kiện đặc điểm thực tế của từng đơn vị, phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và trình độ của người quản lý trong đơn vị.
Bất cứ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng được tạo bởi sự kết hợp của 3 yếu tố nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và người lao động. Cơ cấu sản xuất kinh doanh tốt là khi các bộ phận tổ chức hợp lý, đúng người đúng việc, đảm bảo cung ứng kịp thời nguyên vật liệu, năng suất lao động cao, thu nhập bình quân cao và giá thành sản phẩm thấp.
Đối với Trạm thì nguyên liệu, hàng hoá chủ yếu là các hàng nông lâm sản được thu mua từ các địa phương, do đó nguồn cung ứng tương đối dồi dào và giá cả tăng tương đối ổn định phù hợp - thuận lợi cho kinh doanh.
Về lao động: Để đạt được hiệu quả cao nhất Trạm đã dựa vào đặc điểm thực tế, những thuận lợi cũng như những khó khăn đẻ phân công đúng người, đúng việc tạo nên một dây chuyền đồng bộ. Tình hình đó được phân chia như sau:
Văn phòng Trạm 12 người.
Trong đó: Ban lãnh đạo: 2 người.
Phòng tổ chức hành chính 3 người.
Phòng kế toán tài vụ 3 người
Phòng kế hoạch 4 người
Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 5 người
Tổ vận chuyển 12 người.
Tổ gia công chế tác chế 18 người.
Tình hình máy móc thiết bị công nghệ:
Trong việc gia công, chế tác hàng nông lâm sản thì máy móc thiết bị không lớn, chủ yếu là thiết bị nhỏ, dụng cụ thô sơ và đơn giản. Tuy vậy nó có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của Trạm nó phục vụ cho sự hoàn tất hàng hoá sản xuất ra. Vì Trạm chỉ gia công và tái chế hàng nông lâm sản nên về công nghệ nói chung đơn giản. Song nó góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hàng hoá và nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh và uy tín của Trạm.
Cơ sở vật chất bao gồm:
Mặt bằng: Tổng diện tích mặt bằng của Trạm là 4200m2 nằm ở thị trấn Từ Sơn, Huyện Từ Sơn Tỉnh Bắc Ninh. Trạm có tài sản với quy mô như sau:
- Kho chứa với diện tích 1030 m2 gồm kho chứa nguyên vật liệu hàng hoá. Tổng giá trị 21.056.366 đ đã khấu hao 13.864.661 đồng.
- Nhà làm việc với trị giá: 132.489.204 đ đã khấu hao 52005570 đồng.
- Nhà khác với trị giá 108.111.000đ đã khấu hao 4.324.440 đ
- Hai cây xăng, dầu trị giá 154.880.000đ đã khấu hao 27.801.135 đ
- Thiết bị văn phòng tài sản khác với trị giá 169.800.000đ đã khấu hao 88.030.000 đồng.
Qua tìm hiểu cơ cấu hoạt động của Trạm ta có thể nói rằng Trạm có một cơ cấu khá hoàn chỉnh và hợp lý. Song hệ thống kho chứa đã qua sử dụng nhiều năm nên có ảnh hưởng chưa tốt đối với hoạt động kinh doanh của Trạm. Theo điều kiện và nhu cầu thực tế thì trạm áp dụng thuế lao động theo hợp đồng lao động ngắn hạn (6 tháng) và thuê theo mùa vụ lực lượng lao động tính bình quân năm 2001 là 85 người trong đó biên chế 17 người, hợp đồng lao động 24 người, thuê theo mùa vụ là 44 người. Ta thấy công nhân thuê ngoài là chiếm đa số.
ii. công tác tổ chức quản lý của trạm
1. Khái niệm:
Cơ cấu quản lý của bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận quản lý khác nhau có mối liên quan và phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo tốt các chức năng quản trị xí nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình hoạt động kinh doanh sẽ có hiệu quả tốt khi có được một bộ máy quản lý được tổ chức hợp lý, bộ máy quản lý phải linh hoạt, phát huy được hiệu lực trong việc điều hành công việc, phải gọn nhẹ để tiết kiệm chi phí quản lý và tránh được những khâu trung gian không cần thiết.
2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý.
Căn cứ vào điều lệ quản lý doanh nghiệp Nhà nước và điều kiện hoạt động thực tế của công ty. Trạm đã xác định và xây dựng chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận phòng ban nhằm đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong quá trình sản xuất của trạm.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Trạm
Trạm trưởng
Trạm phó
Phòng kế toán tài vụ
Phòng tổ chức
Phòng kế hoạch nghiệp vụ
Tổ gia công
chế tác
Tổ vận chuyển bốc xếp
Cửa hàng kinh doanh tổng hợp
- Ban lãnh đạo: Gồm 1 trạm trưởng và một trạm phó.
Trạm trưởng là người đại diện cho công nhân viên quản lý trạm theo chế độ một thủ trưởng có quyền điều hành, quyết định các hoạt động của trạm theo chính sách của Nhà nước và công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và công ty cũng như tập thể lao động, và kết quả hoạt động kinh doanh của trạm, trạm trưởng là người trực tiếp phụ trách công việc của trạm. Trạm phó là người giúp việc cho trạm trưởng.
Các phòng nghiệp vụ:
- Phòng tổ chức hành chính: Quản lý và điều hành nhân sự phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý các định mức lao động. Đánh máy và nhận công văn quyết định từ trong và ngoài Trạm.
Theo cơ cấu quản lý trực tuyến chỉ nhận sự chỉ đạo trực tiếp của trạm trưởng.
- Phòng kế hoạch nghiệp vụ: Đặt dưới sự quản lý trực tiếp của trạm trưởng có chức năng và nhiệm vụ: Lập các biểu kế hoạch trong hoạt động của Trạm. Dựa vào kế hoạch đã được quyết định mà tổ chức điều động sản xuất nhằm đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng.
- Phòng kế toán tài vụ: Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của trạm trưởng.
Kế toán chịu trách nhiệm hướng dẫn chế độ thể lệ quản lý kinh tế tài chính cho mọi nhân viên trong Trạm, có nihệm vụ giúp giám đốc phân tích, kiểm tra hoạt động kinh tế, ký duyệt các chứng từ kế toán, và tài liệu khác, đề xuất các quy định tài chính để lựa chọn phương thức tối ưu cho Trạm. Thực hiện công tác kế toán tổng hợp vật tư công nợ, kế toán tiền mặt chi phí sản xuất và tính giá thành hàng hoá, kế toán tiêu thụ hàng hoá XNK, kế toán ngân hàng.
iii. vấn đề xây dựng và thực hiện chiến lược trạm nói chung và sản phẩm nói riêng.
1. Khái niệm sản phẩm:
Theo quan điểm cổ điển: Sản phẩm là đặc tính vật lý, hoá học, có thể quan sát được, được tập hợp trong hình thức đồng nhất, là vật mang giá trị sử dụng mới sản phẩm mang tư cách là hàng hoá, nó không chỉ là đặc tính hàng hoá, đặc tính sử dụng mà nó còn có giá trị trao đổi, có giá trị phi vật chất như uy tín, (thoả mãn nhu cầu thị trường).
2. Khái niệm về chiến lược sản phẩm.
Theo quan điểm cổ điển: Chiến lược sản phẩm là phương thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu khách hàng trong những thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo quan điểm hiện đại: Chiến lược sản phẩm bao gồm tất cả những hoạt động, những tính toán suy nghĩ ý đồ trước khi sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra cho đến những tiêu thụ và dịch vụ sau bán hàng. Đó là cả một quá trình kể từ khi nghiên cứu thị trường nắm được nhu cầu thị trường cần sản phẩm gì, chất lượng như thế nào và số lượng bao nhiêu, dự đoán được những biến động của thị trường. Sau đó là công việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường theo hướng đã nghiên cứu.
Có thể nói chiến lược là một sản phẩm được xây dựng trên nền tảng thị trường.
3. Vai trò của chiến lược sản phẩm.
Chiến lược sản phẩm có vai trò quan trọng. Nó chính là nền tảng của chiến lược marketing, nó là vũ khí lợi hại của các doanh nghiệp trên thị trường.
Một doanh nghiệp muốn thành bại trên thị trường nó phụ thuộc vào việc xác định chiến lược sản phẩm có đúng đắn hay không. Mặt khác nếu chiến lược sản phẩm được xác định đúng đắn và được thực hiện tố thì nó tạo điều kiện cho chiến lược giá cả, phân phối, giao tiếp và khuyếch trương. Hơn nữa chỉ khi có được chiến lược sản phẩm thì doanh nghiệp mới có phương hướng đầu tư, nghiên cứu sản xuất. Nếu không có được một chiến lược sản phẩm đúng đắn thì doanh nghiệp sẽ dễ đi đến diệt vong đây cũng là một tất yếu của nền kinh tế thị trường.
Chiến lược sản phẩm đảm bảo doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của chiến lược chung marketing như:
Mục tiêu lợi nhuận
Mục tiêu an toàn.
Mục tiêu về thể lực.
Trạm kinh doanh- xuất nhập khẩu Từ Sơn thuộc công ty XNK Bắc Ninh nên Trạm chỉ nêu kế hoạch thực hiện kinh doanh chứ không xác định chiến lược sản phẩm. Nên ở bài này em chỉ trình bày vấn đề xây dựng và thực hiện chiến lược sản phẩm của công ty.
* Nội dung bao gồm:
Xây dựng dự án thu mua nguyên liệu.
Dự án đầu tư thiết bị công nghệ và xây dựng cơ bản phân tích kinh tế tài chính của chiến lược hiệu quả của chiến lược sản phẩm.
1. Xây dựng dự án thu mua nguyên liệu:
a. Mục đích yêu cầu:
Đối với một doanh nghiệp thì nguyên liệu là một yếu tố quan trọng, nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi giải quyết tốt nguồn nguyên liệu với Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn thì nguyên liệu chủ yếu là hàng nông lâm sản nói chung là khá thuận lợi. Song trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay thì nguyên liệu đang là vấn đề nan giải, gặp không ít những bất lợi do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác. Nên việc xây dựng chiến lược nguyên liệu là yêu cầu cần thiết và quan trọng.
b. Nội dung:
Do đặc điểm và thực tế của công ty là không thể trực tiếp đầu tư vào trồng trọt cây nông lâm nghiệp được. Nên công ty phải tìm giải pháp khác để thực hiện là:
- Linh hoạt cử người xuống từng địa phương nơi khu vực trồng cây công nghiệp để trực tiếp liên hệ với các Hộ, tập thể sản xuất.
- Phải nhanh chóng xây dựng được các nhà cung ứng trung gian rộng khắp trong kênh thu mua nguyên liệu.
- Phải có một phương thức giao tiếp, thanh toán gọn nhẹ có hiệu quả trong việc thu mua nguyên vật liệu. Từ đó xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng.
- Phải có nguồn vốn đầu tư cho các nhà trồng cây công nghiệp, hải sản.
2. Dự án đầu tư thiết bị công nghệ và xây dựng cơ bản:
a. Mục đích yêu cầu:
Tư liệu lao động là rất cần thiết cho sản xuất, qua nó con người đã tác động vào đối tượng lao động tạo ra sản phẩm hàng hoá. Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn là một doanh nghiệp chỉ có chức năng thu mua, gia công chế tác các sản phẩm nông lâm sản là chủ yếu, nếu trang thiết bị nói chúng là không có giá trị lớn. Song nó giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo hoạt động được liên tục có hiệu quả. Trạm chỉ gia công chế tác nên công nghệ cũng rất đơn giản. Song nó lại phù hợp với điều kiện đặc điểm thực tế của lĩnh vực hoạt động công nghệ cũng đóng góp vai trò không nhỏ vào việc hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá chiếm ưu thế trong việc cạnh tranh trên thị trường.
Dự án đầu tư thiết bị công nghệ của Trạm nhằm thực hiện các mục tiêu như: Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, tiến tới xuất khẩu hàng hoá có giá trị kinh tế cao hơn và dành được niềm tin với khách hàng.
Đạt được công nghệ mới cao hơn các đối thủ cạnh tranh để tăng cường vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Xâm nhập các thị trường mới, thị trường khó tính nhưng có tiềm năng khai thác lớn và lợi nhuận cao.
b. Nội dung dự án.
Dự án của Trạm là nâng cấp diện tích kho đã xuống cấp, xây dựng mới, mua sắm phương tiện vận tải và mua sắm trang thiết bị dụng cụ khác:
Cụ thể là: Phần xây dựng cơ bản.
- Phần nâng cấp kho 420 m2 x 5 USD/m2 = 2100 USD
- Phần làm mới 200 m2 x 11 USD/m2 = 2200 USD
Tổng chi phí mua sắm phương tiện dụng cụ thiết bị:
- 2 xe tải 5 tấn x 11500 USD/chiếc = 23000 USD.
- Các dụng cụ thiết bị khác = 2000 USD.
Tổng chi phí mua sắm dụng cụ, phương tiện vận tải là 25000 USD
Toàn bộ chi phí cơ bản + mua sắm phương tiện thiết bị là 29300 USD.
Nếu số tiền vốn này đi vay ở các nguồn và lãi suất vay là 8%/năm thì số lãi phải trả hàng năm là:
29300 USD x 0,08 = 2344 USD
3. Phân tích kinh tế tài chính của chiến lược sản phẩm với sản lượng tiêu thu dự kiến là 1.116 tấn/năm
a. Phần doanh thu xuất khẩu dự kiến.
Stt
Tên sản phẩm
Số lượng (tấn)
Đơn giá (USD/tấn)
Thành tiền USD
1.
Hạt sen
250
1850
462500
2.
Quế
231
2468
570.108
3.
Hồi
315
1256
395.640
4.
Lạc
265
826
218.890
5.
Tỏi
55
2315
127.325
Tổng cộng
1116
1.774.463
b. Tổng chi phí của dự án.
- Mua hàng nông lâm sản
Hàng
Lượng (tấn)
Thành tiền (USD)
Hạt sen
250
444.289
Quế
231
547.475
Hồi
315
379.824
Lạc
265
210.136
Tỏi
55
122.232
Tổng cộng
1116
1703956
- Bao bì: 1250 USD
- Khấu hao cơ bản: Với nhà kho cho 15 năm với ôtô và thiết bị khác cho 10 năm.
+ Khấu hao kho: 4300 : 15 = 287 USD/năm
Khấu hao phương tiện thiết bị : 25000 : 10 = 2500 USD/năm
Vậy khấu hao cơ bản trong 1 năm là 2787 USD
- Lương và các khoản theo lương = 1,1% doanh thu
= 1774463 x 1,1% = 19519 USD
- Chi phí vật tư nguyên liệu phụ = 0,25% chi phí hàng hoá = 1703956 x 0,25% = 3985 USD
- Chi phí quản lý = 0,5% x doanh thu
= 1774463 x 0,5 = 8872 USD
- Trả lãi vay: 29300 USD x 8% = 2344 USD
Vậy tổng chi phí cho dự án là 1.742.713 USD
4. Hiệu quả kinh tế của dự án.
a. Lãi chưa chịu thuế = DT - Chi phí
= 1774463 USD - 1743731 USD = 31.750 USD
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp
= 31750 x 35% = 11112 USD
c. Lãi ròng
= 31750 - 11112 USD = 20638 USD
d. Thời gian thu hồi vốn
- Vốn vay cố định: 29.300 USD
- Vốn vay lưu động : 81.000 USD
- Nhà sẵn có: 2000 USD
Tổng vốn đầu tư là : 112.300 USD
Thời gian thu hồi vốn
=
Vốn đầu tư
=
112.300
= 5,4 năm
Lãi ròng
20638
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
=
20638
= 0,012/năm
1774463
5. Kết luận:
Việc nâng cấp nhà kho mua sắm phương tiện trang thiết bị và công nghệ là một việc cần thiết, nó tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó là nền móng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đưa doanh nghiệp theo hướng tăng sản lượng hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, giảm tỷ trọng mặt hàng thô.
Mặc dù dự án này chưa mang lại lợi nhuận cao song thời gian thu hồi vốn nhanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
vi. công tác tiêu thụ sản phẩm tại trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Như ta đã biết của doanh nghiệp từ khi mua vật liệu đưa vào sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm hàng hoá đem bán trên thị trường thì đó là một chu kỳ khép kín trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn thì khâu tiêu thụ là khâu quan trọng nhất vì nó quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Trạm. Nhận thức được vấn đề này vừa qua Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn đã có quan hệ với gần chục bạn hàng trên thế giới các nước này chủ yếu nằm trong khu vực Châu á. Và hai thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Đài Loan.
Việc tiêu thụ sản phẩm có thể do trạm trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác cho công ty tuỳ theo điều kiện thực tế. Song trong thời gian vừa qua lượng hàng xuất khẩu của Trạm hầu hết là uỷ thác qua công ty.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở các Trạm là:
Thị trường
1999
2000
2001
Trị giá
Tỷ trọng %
Trị giá
Tỷ trọng %
Trị giá
Tỷ trọng %
Trung Quốc
537.165
34,7
547.604
34,4
582.392
35,7
Đài Loan
308.441
19,9
319.887
20,4
362.389
22,2
ấn Độ
301.133
19,5
290.656
18,5
300.912
18,4
Singapore
291.116
18,8
303.784
19,4
300.819
18,4
Hàn Quốc
109.164
7,1
105.616
6,8
84.960
5,3
Tổng cộng
1547.049
100
1567547
100
1631472
100
Qua bảng số liệu trên ta thấy.
Thị trường nhập khẩu hàng lớn nhất là Trung Quốc, thị trường này đang có xu hướng tiến chuyển rất tốt, giá trị xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp và đang có xu hướng tăng lên.
Cụ thể là: Năm 1999: 34,7%, năm 2000 là 34,9% và đến năm 2001 là 35,7%. Đối với thị trường này doanh nghiệp cần phải giữ vững thị trường và phát huy hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Đối với thị trường Đài Loan luông đứng thứ hai của doanh nghiệp và có xu hướng tốt trong những năm tiếp theo, tỷ trọng xuất khẩu cũng tăng tương đối nhanh chóng tổng giá trị xuất khẩu của Trạm. Cụ thể là: Năm 1999 là 19,9% năm 2000 là 20,4% thì đến năm 2001 chiếm 22,2% trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của doanh nghiệp. Đây cũng là biểu hiện tốt đối với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải chú ý hơn nữa đến thị trường này trong những năm tiếp theo của doanh nghiệp. Còn lại các thị trường như ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc thì tình ình không được tốt lắm tỷ trọng đang có xu hướng giảm. Vì vậy doanh nghiệp cần chú ý nhiều đến các thị trường này, cần nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại giảm, do đâu mà giữ vững thị trường và tăng tỷ trọng xuất khẩu đối với các thị trường này.
Tóm lại: Trong những năm sắp tới doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy khai thác tiềm năng thị trường đã có, bên cạnh đó tích cực tìm hiểu nghiên cứu để._. xâm nhập vào thị trường khác mới và hấp dẫn hơn bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần phải khác nhau phục vụ các nhược điểm phát huy ưu điểm để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
v. công tác kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do Trạm là một đơn vị trực thuộc nên việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đều dựa trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch của công ty giao cho Trạm và được đưa ra cho từng năm, chi tiết tới từng bộ phận mặt hàng. Để đạt được mục tiêu của Trạm nói riêng và của toàn công ty nói chung thì Trạm cần phải nâng cao doanh số, giá trị hàng xuất khẩu nói chung và hàng nông lâm sản nói riêng.
- Tăng tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao và giảm tỷ trọng hàng hoá thô có giá trị kinh tế thấp.
- Đào tạo đổi mới trình độ của bộ máy quản lý cán bộ kỹ thuật, này cao năng suất lao động của người công nhân.
- Xây dựng Trạm ngày càng lớn mạnh và phát triển.
- Tối đa hoá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty đã đề ra rõ nhiệm vụ của Trạm trong năm từ chủng loại đến chất lượng và cơ cấu mặt hàng.
Để hiểu rõ vấn đề ta có bảng báo cáo của Trạm như sau:
Bảng báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2001
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ % TH/KH
A. Doanh thu
USD
1972.000
1990.914
100,96
1. Kinh doanh xuất khẩu
-
1643.000
1631.472
- 99,3
Quế
-
530.000
547.377
103,3
Hồi
-
368.000
364.543
- 99,1
Hạt sen
-
425.000
436.572
102,7
Lạc
-
224.000
186.350
-83,2
Tỏi
-
96.000
96.630
100,7
2. Kinh doanh nhập khẩu
-
282.000
305.137
108,2
Phân bón
-
230.000
250.432
108,2
Hàng tiêu dùng
-
52.000
54.705
108,9
3. Kinh doanh xăng dầu
-
36.000
41.361
114,9
4. Kinh doanh khác
-
11.000
12.942
117,7
B. Lao động
Tổng lao động
85
Trong danh sách
44
Biên chế
17
C. Nộp ngân sách
VNĐ
1348521907
Thuế
VNĐ
219.000.540
Thuế xuất khẩu
-
986.771.000
Thuế nhập khẩu
-
137.736.025
Thuế sử dụng đất
-
5014342
1. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001.
Doanh thu thực hiện đạt 1990914 USD bằng 107% so với năm 2000 và đạt 100,96% so với kế hoạch đặt ra năm 2001.
Trong đó:
+ Kinh doanh xuất khẩu là 1631472 USD bằng 104% so với năm 2000 và đạt 99,3% so với kế hoạch.
- Quế là 547377 USD bằng 110% năm 2000, 103,3% kế hoạch 2001
- Hạt sen : 436.572 USD bằng 105,9% năm 2000 và 99,1% kế hoạch
- Hồi là : 364543 USD bằng 91,6% năm 2000 và 83,2% kế hoạch
- Lạc nhân: 186.350 USD bằng 101,7% năm 2000 và 83,2% kế hoạch.
- Tỏi: 96630 USD bằng 101,7% năm 2000 và 100,7% kế hoạch 2001
+ Kinh doanh nhập khẩu là 305.137 USD bằng 126% năm 2000 và 108,2% kế hoạch năm 2001.
+ Kinh doanh xăng, dầu là 41363 USD đạt 114,9% kế hoạch năm 2001.
+ Kinh doanh khác là 12942 USD đạt 117,7% so với năm kế hoạch năm…..
Bảng so sánh tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2000 và năm 2001 và kế hoạch năm 2002
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 2000
TH 2001
KH 2002
Tỷ lệ % TH00/TH2000
Tỷ lệ KH2002/
TH00
Doanh thu
USD
1853428
1990914
2140000
107,4
107,5
KD xuất khẩu
-
1567547
1631472
1730000
104
106,0
KD nhập khẩu
-
241596
305137
350000
126
114,7
KD khác
-
44285
54305
600000
122
110,5
Căn cứ vào kế hoạch đặt ra năm 2002 ta có thể khẳng định rằng trạm đã xác định năm 2002 có nhiều triển vọng trong hoạt động kinh doanh của mình.
Để thực hiện được kế hoạch này trạm cần giữ vững phát huy hơn nữa những thị trường đã có đồng thời linh hoạt trong việc thâm nhập thị trường mới có tiềm năng lớn. Nếu giải quyết được vấn đề này thì việc thực hiện kế hoạch của Trạm là rất khả quan.
vi. công tác xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp.
1. Tình hình xuất nhập khẩu.
Từ khi được thành lập đến nay trạm không ngừng cố gắng phấn đấu để tăng kim ngạch xuất khẩu của mình. Điều này được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng xuất khẩu nông lâm sản qua 3 năm gần đây:
Chỉ tiêu
ĐVT
1999
2000
2001
Sản lượng
Tấn
1199
1135
1052
Tốc độ tăng
%
-
94,7
92,7
Doanh thu
USD
1547019
1567547
1631472
Tốc độ tăng
%
-
101,3
104,1
Qua bảng này cho ta thấy sản lượng hàng nông lâm sản của Trạm xuất khẩu trong 3 năm gần đây giảm xuống khá nhanh đặc biệt là năm 2001 chỉ bằng 92,7% năm 2000. Đây là một biểu hiện không tốt đối với trạm thị phần của Trạm bị thu hẹp lại. Trong khi đó doanh thu lại tăng lên sau mỗi năm chú ý là năm 2001 tăng 4,1% so với năm 2000. Sự tăng này hoàn toàn là do tăng giá đây là một biểu hiện không tốt vì tăng giá sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường đặc biệt là những thị trường mới. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho những năm tới thì Trạm cần xem xét lại chính sách giá cả, cần điều chỉnh mức giá tối ưu hợp lý để đạt được lợi nhuận mà không ảnh hưởng đến việc cạnh tranh trên thị trường. Trạm cần khai thá tiềm năng thị trường cả chiều sâu lẫn chiều rộng.
Xét về mặt cơ cấu chủng loại mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm những mặt hàng chủ yếu sau: Hồi, Quế, Hạt sen, Tỏi, Lạc nhân, đâu tương….. Trong khi đó các mặt hàng này ở nước ta có giá trị rất đa dạng và phong phú. Do vậy Trạm cần phải có chính sách đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu và khai thác triệt để tiềm năng của thị trường cũng như tiềm năng xuất khẩu ở nước ta.
Bảng cơ cấu chủng loại mặt hàng xuất khẩu của Trạm năm 2001
Mặt hàng
Sản lượng (tấn)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Hạt sen
243
436572
26,8
Quế
228
54377
33,6
Lạc nhân
235
186350
11,4
Hồi
302
354543
22,3
Tỏi
44
96630
5,9
Tổng cộng
1052
1631472
100
Qua bảng này ta có thể khẳng định rằng mặc dù mặt hàng của Trạm còn ở dạng thô, giá trị kinh tế thấp. Song cơ cấu mặt hàng nói chung khá đa dạng đáp ứng được phần nào chính sách đa dạng hoá của trạm đề ra.
Những năm tới Trạm cần phải tăng hàng xuất khẩu có giá trị cao để nâng cao uy tín trên thị trường.
* Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu của Trạm.
Thuận lơi: Do vị trí nằm ngay cạnh đường quốc lộ 1A nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và giao dịch góp phần giảm chi phí cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Trạm.
- Đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, cần cù nhiệt tình, tạo điều kiện tăng chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức Trạm ổn định, gọn nhẹ và đã phát huy được tác dụng.
- Trạm được sự ủng hộ, tin cậy của khách hàng thông qua thời gian làm ăn khá lâu của Trạm với khách hàng
- Nguồn nguyên liệu đa dạng cả về số lượng, chủng loại và tương đối ổn định.
Khó khăn: Khó khăn về vốn đây là một vấn đề nan giải, nó gây ra những bất lợi cho hoạt động của Trạm.
- Hệ thống nhà kho đang xuống cấp nghiêm trọng.
- Do cơ chế thị trường gây ra sự cạnh tranh gay gắt trong cả khâu thu mua và tiêu thụ.
- Bộ máy quản lý chưa có kinh nghiệm làm ăn với các đối tác nước ngoài nên thì bị các đối tác chèn ép trong đàm phán, ký kết hợp đồng cũng như trong mua bán.
2. Tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp.
Về lĩnh vực nhập khẩu thì trong thời gian qua Trạm chưa xâm nhập vào nhiều, đây cũng là một nhược điểm của Trạm. Vì trong kinh doanh thương mại thì phương thức hàng đổi hàng là tối ưu nhất vì nó tạo điều kiện cho đồng vốn được quay vòng nhanh và sinh lời lớn.
Nhận thức được vấn đề này Trạm kinh doanh đã và đang tìm giải pháp để không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
Cụ thể tăng từ 241596 USD năm 2000 lên 305137 USD năm 2001 tăng 26% đây là kết quả khá tốt trong lĩnh vực này. Do khả năng nắm bắt thị trường chưa được tốt nên mặt hàng nhập khẩu của Trạm chỉ gồm phân bón và hàng tiêu dùng: Cụ thể năm 2001 Trạm nhập hàng phân bón với giá trị là 250.432 USD, mặt hàng tiêu dùng là 54.750 USD.
Tóm lai: Trong chính sách đa dạng hoá hoạt động kinh doanh thì hoạt động nhập khẩu là lĩnh vực quan trọng có tiềm năng Trạm cần chú ý duy trì và phát triển nó thành một hoạt động chủ yếu của Trạm.
Vii. quản lý các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1. Lao động và tiền lương - tiền thưởng.
a. Lao động:
a1. Vai trò của cơ cấu lao động tối ưu:
3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh là: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Lao động được xem là quan trọng nhất. Nhưng để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta phải biết sử dụng lao động một cách hợp lý nhất, linh hoạt nhất, tạo ra một cơ cấu lao động tối ưu nhất.
Cơ cấu lao động được xem là tối ưu khi nó đủ về chất lượng và số lượng và được bố trí một cách rõ ràng cả ef chức năng với nhiệm vụ, bố trí đúng người, đúng việc giữa các khâu phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho nhau khi làm việc, phải ăn khớp nhịp nhàng để cùng tạo ra một sức mạnh tuyệt đối.
Một doanh nghiệp có được cơ cấu lao động tối ưu hay không điều này còn phụ thuộc vào người lãnh đạo doanh nghiệp đó. Nếu người lãnh đạo có trình độ kinh nghiệm tổ chức thì sẽ xây dựng được cơ cấu lao động hợp lý và ngược lại vì người lãnh đạo doanh nghiệp có quyền quyết định tiếp nhận, bố trí công việc, vị trí cho người lao động trong doanh nghiệp. Bên cạnh đo để đảm bảo có được một cơ cấu lao động tối ưu, hợp lý thì trong khâu tuyển dụng và sử dụng lao động cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Số lượng, chất lượng lao động cần tuyển phải xuất phát từ công việc.
- Khi tuyển chọn phải có tiêu chuẩn cụ thể như: Trình độ văn hoá, chuyên môn… nhưng vẫn đảm bảo thu hút được nhiều người tham gia.
- Tuỳ theo yêu cầu công việc mà thực hiện hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn.
+ Đảm bảo phân công đúng người đúng việc.
+ Đảm bảo đầy đủ việc làm cho người lao động.
+ Giao việc cho lao động phải rõ ràng dứt khoát.
+ Việc sử dụng phải đi đôi với đào tạo.
+ Có chế độ khen thưởng, xử phạt nghiêm minh.
a2. Tình hình sử dụng lao động tại Trạm.
Ta có bảng sau:
Bảng tình hình lao động qua 3 năm gần đây.
Lao động
1999
2000
2001
1. Trong danh sách
51
50
44
Gồm: Biên chế
20
18
17
Hợp đồng
31
32
27
2. Thuê ngoài theo mùa vụ
49
48
41
Tổng
100
98
85
Qua bảng ta thấy số lao động của Trạm có xu hướng giảm đi là do việc bố trí người đúng việc hơn, do đó năng suất lao động tăng lên và cũng một phần do khối lượng hoạt động kinh doanh có phần giảm
Bảng tình hình lao động của các bộ phận qua 2 năm.
Bộ phận
2000
2001
Trong danh sách
Thuê ngoài
Trong danh sách
Thuê ngoài
1. Văn phòng
14
1
12
1
2. Cửa hàng
5
5
1
3. Tổ vận chuyển
14
17
12
13
4. Tổ gia công tái chế
17
30
15
26
Tổng
50
48
44
41
Nhìn chung lao động trong các bộ phận của Trạm có chiều hướng giảm (chỉ có cửa hàng kinh doanh tổng hợp tăng 1 lao động)
- Lao động trong danh sách từ 50 người năm 2000 xuống còn 44 người năm 2001.
- Lao động thuê ngoài theo mùa vụ từ 48 người năm 2000 xuống 41 người năm 2001.
b. Tiền lương.
b1. Vai trò kinh tế của tiền lương.
Tiền lương là khoản tiền mà người lao động được nhận tương xứng với sức lao động mình bỏ ra và nó còn phụ thuộc vào kết quả công việc được giao.
Nếu tiền lương hợp lý nó sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại. Ngoài ra tiền lương hợp lý còn làm cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý con người trong doanh nghiệp.
Nếu xét về khía cạnh lao động thì tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Nếu tiền lương sau khi đã trang trải mà vẫn còn để tích luỹ thì nó tạo cho người lao động yên tâm phấn khởi trong công việc. Đây chính là động lực thúc đẩy người lao động làm việc và ngược lại
b2. Chức năng của tiền lương.
Có 4 chức năng sau:
- Tiền lương phải đảm bảo chi phí để tái sản xuất sức lao động đây là chức năng cơ sở của tiền lương.
- Tiền lương phải đảm bảo tính kích thích, thúc ép, tạo niềm say mê trong công việc của người lao động.
- Tiền lương đảm bảo vai trò điều phối lao động.
- Tiền lương phải thực hiện được vai trò quản lý.
b3. Phương pháp xác định quỹ lương tại Trạm.
Theo quy định hiện nay Nhà nước không trực tiếp quản lý quỹ lương của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có quyền xây dựng tiền lương nhưng phải hợp pháp. Doanh nghiệp có quyền tự chọn các hình thức quỹ tiền lương trên nguyên tắc phân phối lao động. Mỗi lao động đều được hưởng một mức lương phù hợp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp, phụ thuộc vào năng suất lao động của mình nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định với từng thời kỳ, khu vực ngành nghề nhất định.
Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn quỹ lương được xác định trên cơ sở thực hiện các bộ phận.
Cụ thể ta có bảng sau:
Quỹ lương tháng 12 năm 2000 (VNĐ)
Tên bộ phận
Quỹ lương thực hiện
Thực chi
Tiền thiếu
1. Văn phòng
7.725.000
7.731.200
-6200
2. Cửa hàng kinh doanh
2.220.834
2.262.500
-41.666
3. Tổ vận chuyển
1.155.000
4.934.300
+220700
4. Tổ gia công
5.021.000
4.895.600
+123370
Tổng
20121834
19785600
336234
Ta có cách lập quỹ lương của từng bộ phận như sau:
- Văn phòng:
Quỹ lương = Doanh thu x Hệ số x Tỷ lệ %.
- Cửa hàng kinh doanh.
Quỹ lương = Số lượng (tấn) x Đơn giá (đồng/tấn)
- Tổ gia công tái chế.
Quỹ lương = số lượng tấn x Đơn giá
Việc lập quỹ lương dựa vào kế hoạch ước tính sản lượng sau khi thực chi, số thừa sẽ dùng vào việc khen thưởng nếu kinh doanh có hiệu quả. Còn nếu hiệu quả kinh doanh không tốt sẽ tính vào làm giảm chi phí.
b4. Cách tính lương của Trạm.
+ Cửa hàn kinh doanh.
Cuối tháng căn cứ vào quỹ lương trong tháng để tính vào công ngày.
- Đơn giá công ngày = Quỹ lương cửa hàng kinh doanh:Tổng số công tính cho từng công nhân
- Lương cá nhân = Đơn giá ngày công x Tổng công/tháng
+ Đội bốc xếp vận chuyển.
Đơn giá công = Quỹ lương tổ : Tổng số công.
Lương cá nhân = Đơn giá công x tổng công/tháng
+ Tổ gia công: Cũng tương tự.
+ Văn phòng.
Số lương = Quỹ lương văn phòng : Lương bình quân tổng số lương thực tế.
Lương cá nhân = Lương bình quân x hệ số cấp bậc.
Ta có hai bảng sau về tình hình tiền lương của Trạm.
Bảng lao động và tiền lương các bộ phận năm 2000
Đơn vị tính: VNĐ
Bộ phận
Số lao động
Quỹ lương thực hiện
Lương bình quân
1. Văn phòng
14
94912553
524382
2. Cửa hàng kinh doanh
5
26712448
429350
3. Tổ vận chuyển
14
64354115
403767
4. Tổ gia công
17
63756301
339854
Tổng
50
249635420
448730
Số tiền công của 48 lao động thuê ngoài là: 42672520 đồng
Bảng lao động và tiền lương các bộ phận năm 2001
Đơn vị tính : VNĐ
Bộ phận
Số lao động
Quỹ lương thực hiện
Lương bình quân
1. Văn phòng
12
95 013 169
542 083
2. Cửa hàng kinh doanh
5
27 819 170
445 167
3. Tổ vận chuyển
12
64 482 049
429 583
4. Tổ gia công
15
63 914 127
359 066
Tổng
44
251 228 515
462 021
Số tiền công của 41 lao động thuê ngoài là 41 957 300 đồng. Vậy ta thấy tiền lương bình quân trung bình của toàn Trạm từ 448 730đ năm 2000 thì năm 2001 tăng lên là 462 021 đồng tăng tương ứng là 2,96% và tiền lương các bộ phận đều tăng
2. Phân tích tình hình vốn và nguồn vốn.
A. Lý luận chung.
A1.Phân tích tình hình vốn.
Đây là việc đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng thể số vốn của doanh nghiệp để biết được trình độ sử dụng vốn, việc phân bổ, bố trí giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh có hợp lý hay không, để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
a. Đối với tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản phải có xu hướng tăng lên, sự gia tăng đó thể hiện cả về quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tăng lên và trình độ quản lý sản xuất cũng cao hơn. Có thể nói TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản tăng lên chưa phải là biểu hiện tốt bởi vì doanh nghiệp đã đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị quá lớn nhưng lại thiếu nguyên vật liệu hay sử dụng không hết công suất thiết kế. Từ đó làm dư thừa vốn cố định - gây lãng phí vốn đầu tư. Do vậy để đánh giá tính hợp lý của nó ta phải xem xét tỷ trọng của TSCĐ đối với vốn lưu động so với những lĩnh vực kinh doanh cụ thể có thể hợp lý hay không.
Nếu xét tỷ trọng của TSCĐ trong tổng giá trị tài sản. Thì TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh phải tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Còn TSCĐ không cần dùng hoặc chờ xử lý chiếm tỷ trọng nhỏ nhất thì có thể định giá đầu tư TSCĐ trong doanh nghiệp là hợp lý.
b. Đối với TSCĐ lưu động.
TSLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng về tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng trong tổng số giá trị tài sản. Điều này thể hiện TSLĐ được tổ chức tốt, tổ chức dự trữ vật tư hợp lý, tiết kiệm được vốn lưu động tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên để đánh giá tính hợp lý của sự biến động TSLĐ ta phải kết hợp việc so sánh tỷ trọng giữ TSLĐ và TSCĐ kết hợp với phân tích các bộ phận cấu thành TSLĐ và tốc độ luân chuyển của nó.
Nếu tài sản dự trữ tăng lên do quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng nhiệm vụ sản xuất tăng trong trường hợp xác định tốt mức dự trữ thì được đánh giá là hợp lý.
Ngược lại nếu tài sản dự trữ tăng lên do dự trữ vật tư quá mức sản phẩm dở dang, hàng tồn kho nhiều thì bị đánh giá là không tốt.
- Tài sản dự trữ giảm do thiếu vốn được đánh giá là không tốt.
Vốn vay bằng tiền:
Nếu vốn vay bằng tiền giảm thì được đánh giá là tích cực vì không dự trữ tiền quá nhiều. Số tiền cần được sản xuất để sinh lời và tăng tốc độ vòng quay.
Đối với tài sản trong thanh toán.
Tài sản trong thanh toán thể hiện vốn doanh nghiệp tham gia hoạt động liên doanh và bị các đơn vị khác chiếm dụng tài sản trong thanh toán được đánh giá là tốt khi doanh nghiệp mở rộng liên doanh liên kết mà số tài sản trong thanh toán không tăng hoặc tăng với tốc độ nhỏ hơn. Nó thể hiện số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng thấp. Vì vậy không phải lúc nào doanh nghiệp mở rộng liên doanh liên kết cũng được đánh giá là tốt. Mà ta cần phải so sánh giữa các mức độ gia tăng, mức độ chiếm dụng để đánh giá và cũng không phải vốn bị chiếm dụng tăng lên là xấu vì có trường hợp doanh nghiệp mở rộng quy mô tăng doanh thu, thì khoản tăng lên đó là điều tất yếu. Nếu vấn đề đặt ra là xem xét số vốn bị chiếm dụng có hợp lý hay chưa.
A2. Phân tích tính hình nguồn vốn.
Nội dung:
a. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.
Đây là nguồn vốn cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn thay đổi nguồn vốn doanh nghiệp, nếu nguồn vốn này tăng lên cả về tỷ trọng và tuyệt đối thì được đánh giá là tích cực nó cho thấy tình hình biến động của doanh nghiệp theo chiều hướng tốt, biểu hiện sản xuất tăng, tích luỹ tăng. Thông qua việc bổ sung vốn từ lợi nhuận và quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, biểu hiện quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng cụ thể là:
- Nếu nguồn vốn tăng do bổ sung từ lợi nhuận và vốn liên daonh thì đây là biểu hiện tốt, cho thấy mức phấn đấu của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Nếu nguồn vốn tăng lên về tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng điều này ta thấy có thể nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên với tốc độ lớn hoặc số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn.
Ta cần phân tích nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn thanh toán để đưa ra kết luận chính xác:
- Nếu nguồn vốn tăng do xây dựng cơ bản, quỹ doanh nghiệp và thu nhập chưa phân phối đây là biểu hiện tích cực do các khoản tích luỹ nội bộ tăng lên.
- Nếu nguồn vốn giảm, vốn pháp định giảm đây là biểu hiện không tốt.
b. Nguồn vốn tín dụng:
Nếu nguồn vốn tín dụng tăng do doanh nghiệp mở rộng quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tăng trong khi nguồn vốn khác không đủ đáp ứng thì được đánh giá là tốt. Ngược lại nguồn vốn tín dụng tăng do dự trữ quá nhiều vật tư hàng hoá do không tiêu thụ được do doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá nhiều, đây là biểu hiện không tốt, cho thấy tình hình tài chính có khó khăn.
Nếu nguồn vốn tín dụng do giảm quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bị thu hẹp thì được đánh giá là không tích cực. Ngược lại do nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và nguồn vốn đi chiếm dụng hợp lý thì được đánh giá là tích cực.
c. Nguồn vốn trong thanh toán.
Được đánh giá là tích cực khi giảm về số tương đối và tăng về số tuyệt đối.
Đối với các khoản nộp ngân sách Nhà nước cần phải phân tích nguyên nhân nộp ngân sách chậm trễ khi xảy ra và từ đó đánh giá tình hình nộp ngân sách.
Đối với các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên và bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp cần phải xem xét việc thanh toán có đúng kỳ hạn hay không.
Tóm lại: Khi phân tích nguồn vốn trong thanh toán không chỉ nhìn vào số liệu đầu kỳ và cuối kỳ mà phải căn cứ vào từng trường hợp theo từng chủ nợ, khi phát sinh cho đến khi thanh toán để đánh giá chính xác thực trạng của vấn đề.
A3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất.
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh được đánh giá như sau:
Hiệu quả sử dụng vốn
=
Doanh thu (đã trừ thuế)
Số dư bình quân vốn sản xuất
Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với doanh thu và tỷ lệ nghịch với vốn kinh doanh trong kỳ. Để nâng cao chỉ tiêu này ta cần phải nâng cao doanh thu và tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh tới mức tốt nhất cho phép.
Hệ số sinh lời trên vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận
Vốn sản xuất
Hệ số này cho biết cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Để thấy rõ khả năng của từng loại vốn, ta phân tích các hệ số sau:
a. Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hvcđ
=
Doanh thu
Vốn cố dịnh
Hệ số sinh lời trên vốn cố định
=
Tổng số (trừ thuế lợi tức)
Vốn cố định bình quân
Sức sinh lời của vốn cố định
=
Doanh thu
Vốn cố định bình quân
Các chỉ tiêu trên cho ta thấy cứ một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, bao nhiêu đồng doanh thu. Vốn cố định của doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả khi các chỉ tiêu này cao.
b. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để tính số vòng luân chuyển VLĐ ta có hệ số sau:
Số vòng luân chuyển VLĐ
=
Doanh thu
Vốn lưu động bình quân
Hệ số này cho biết chu kỳ kinh doanh của vốn lưu động trong một năm. Nếu hệ số vòng luân chuyển càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả. Và hệ số này cũng cho biết cứ một đồng VLĐ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Kỳ luân chuyển vốn
=
360
Số vòng luân chuyển
Kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn có nghĩa là VLĐ được sử dụng có hiệu quả hơn.
Do tổng mức luân chuyển được cộng dần cả kỳ phân tích nên vòng quay chịu ảnh hưởng bởi độ dài kỳ phân tích do dó để loại trừ ảnh hưởng của kỳ phân tích nên sử dụng chỉ tiêu số ngày một vòng luân chuyển.
Muốn đẩy mạnh tốc độ luân chuyển của VLĐ cần phải tăng thu và giảm nhu cầu vốn.
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Tình hình cung cấp nguyên liệu (số lượng, chất lượng, thời gian) tình hình dự trữ nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất.
- Tiến độ sản xuất không đảm bảo, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, trang thiết bị không đồng bộ, dẫn đến ứ đọng sản phẩm dở dang, kéo dài chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Công tác tiêu thụ sản phẩm, chất lượng sản phẩm và mức độ phù hợp của sản phẩm.
- Tình hình phương thức thanh toán, khả năng thu nợ.
c. Các chỉ số tài chính.
C1.Tình hình thanh toán:
Khi đi vào phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp, ta phải xác định các khoản thu chi để thấy được sự thực về mặt tài chính.
Khi phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp ta phải đánh giá được tính hợp lý của sự biến động các khoản phải thu, phải trả, tìm nguyên nhân dẫn đến bất lợi trong thanh toán nhằm giúp tài chính của doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
C2. Phân tích các khoản phải thu.
Phương pháp phân tích là so sánh tỷ lệ giữa tổng só phải thu và nguồn vốn lưu động tự có ở đầu năm và cuối năm, nếu cuối năm tăng so với đầu năm thì có ảnh hưởng không tốt đến tài chính của doanh nghiệp và ngược lại.
Tỷ lệ giữa tổng số phải thu và VLĐ tự có
=
Tổng số nợ phải thu
x 100%
Tổng số vốn lưu động tự có
C3. Phân tích các khoản phải trả:
Phương pháp phân tích cũng giống như phân tích các khoản phải thu. Nếu thấy tỷ lệ đó tăng thì chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Tỷ lệ giữa tổng số nợ phải trả và VLĐ tự có
=
Tổng số nợ phải trả
x 100%
Tổng số vốn lưu động tự có
Ta phải tìm ra được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình chi trả để có biện pháp xử lý, đặc biệt đối với các khoản nợ đã đến hạn hay quá hạn.
C4. Phân tích khả năng thanh toán.
Doanh nghiệp có thể dùng toàn bộ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản phải thu để trả nợ. Trong trường hợp tất cả các khoản trên không đủ thanh toán thì doanh nghiệp phải bán vật tư hàng hoá thậm chí cả TSCĐ để thanh toán nợ. Để đánh giá khả năng thanh toán ta dùng các chỉ tiêu sau:
Hệ số thanh toán
=
Số tiền có thể dùng trong thanh toán
Số tiền phải thanh toán
Nếu hệ số thanh toán >1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán.
Nếu hệ số thanh toán <1 doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ tình hình tài chính không tốt.
Để đánh giá khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp ta dùng hệ số:
Hệ số thanh toán hiện thời
=
Tài sản lưu động
Tổng nợ đến hạn
Trong một số trường hợp hệ số này cao, song chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp do vật tư hàng hoá ứ đọng, không phải lúc nào cũng chuyển thành tiền được
Hệ số thanh toán cấp thời
=
Tổng số TSCĐ - TS dự trữ
Tổng nợ đến hạn
b. Phân tích tình hình sử dụng vốn và tài sản tại Trạm vốn và quản lý vốn, tài sản.
Theo bảng cân đối kế toán của Trạm ta sẽ phân tích tình hình biến động về vốn và tài sản của Trạm như sau:
- Giá trị TSLĐ cuối năm 2001 là 1912450274 đồng so với đầu năm là 1763054100 đồng tăng 149396 174 đồng và tương ứng tăng 8,5%.
Trong đó:
- Tiền mặt tồn quý tăng 29754205 đồng Như vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng lên.
- Tài sản dự trữ (hàng tồn) tăng 53057125 đồng đây là điều bất lợi cho doanh nghiệp, nó làm tăng chi phí bảo quản hàng hoá và tăng lượng vốn bị ứ đọng lên.
- Các khoản phải thu tăng 66584844 đồng đây là một dấu hiệu không tốt cho doanh nghiệp và lượng vốn của doanh nghiệp bị đơn vị khác chiếm dụng.
Để hiểu thêm về tình hình VLĐ của Trạm ta xét bảng so sánh sau:
ĐVT: VNĐ
Năm
2000
2001
Số dư đầu kỳ
1625724284
1763054100
Số dư cuối kỳ
1763054100
1912450274
Chên lệch
+ 137328816
+ 149396174
Qua tình hình trên ta thấy doanh nghiệp phải tìm giải pháp để thu hồi vốn nhanh hơn để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn kinh doanh. Mặt khác doanh nghiệp cần đẩy mạnh khâu tiêu thụ để giảm lượng hàng tồn kho, tạo điều kiện cho vốn được quay vòng nhanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Các chỉ tiêu về vốn lưu động
+ Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2000
=
Doanh thu
=
18904965240
= 11,2 vòng
VLĐ bình quân
1694389192
+ Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2001
=
21.900.054.000
= 11,2 vòng
1837752187
Qua đây ta có thể nhận xét rằng tốc độ luân chuyển của VLĐ năm 2001 đã tăng so với năm 2000 (cụ thể tăng 0,7 vòng).
Điều này cho ta thấy rằng tăng VLĐ năm 2000 là chấp nhận được, vì tốc độ tăng ảu nó nhỏ hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Và cũng chính vì điều này mà kỳ luân chuyển của VLĐ năm 2001, đã rút ngắn hơn so với năm 2000.
360
-
360
= 1,89
11,2
11,9
- Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn lưu động.
Năm 2000
=
312536820
= 0,18
1694389192
Năm 2001
=
352735015
= 0,19
1837752187
Ta thấy cứ một đồng vốn bỏ ra kinh doanh trong năm thì thu được 0,19 đồng lợi nhuận và ta có thể kết luận rằng vốn lưu động của năm 2000 khi bỏ ra kinh doanh có hiệu quả cao hơn năm 1999, và cụ thể tăng 0,01 đồng lợi nhuận.
C. Tài sản cố định và vốn cố định.
C1. Một số khái niệm:
TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nó có đủ 2 điều kiện sau:
- Có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
- Có thời gian sử dụng trên một năm.
Những đặc điểm của TSCĐ
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất.
- Giữ nguyên hình thức vật chất và đặc tính sử dụng.
- Giá trị được chuyển dần vào giá thành sản phẩm.
Những đặc điểm của VCĐ.
Trong quá trình sử dụng VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và luân chuyển dần vào giá trị sản phẩm
- Vốn cố định hoàn thành 1 vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng.
Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý VCĐ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến trang bị kỹ thuật do đó việc quản lý VCĐ đòi hỏi hết sức chặt chẽ và hợp lý.
C2. Phân loại tài sản cố định.
Phân loại giúp cho việc quản lý và sử dụng được dễ dàng nên người ta dựa vào những tiêu chuẩn nhất định để phân chia TSCĐ thành các loại. Có rất nhiều cách phân loại khác nhau.
- Căn cứ vào hình thái biểu hiện gồm 2 loại.
1. TSCĐ hữu hình: Là những tài sản không thể biểu hiện bằng hiện vật cụ thể mà thể hiện bằng những khoản giá trị đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, uy tín, nhãn hiệu, bằng phát minh sáng chế. Tác dụng của cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được một cách tổng thể về cơ cấu TSCĐ từ đó làm căn cứ quan trọng để ra các quyết định đầu tư và biện pháp quản lý sử dụng cho phù hợp.
- Căn cứ vào tình hình sử dụng gồm 3 loại.
- TSCĐ đang dùng: Đây là những tài sản đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm trong doanh nghiệp tỷ trọng TSCĐ đang dùng càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.
- TSCĐ không cần dùng: Đây là những tài sản hư hỏng không sử dụng được hoặc sử dụng được thì lại lạc hậu về mặt kỹ thuật.
- TSCĐ chưa cần dùng: Là loại tài sản do nguyên nhân chủ quan, khách quan chưa kể đưa vào sử dụng được như tài sản dự trữ, tài sản mua sắm tác dụng của các phân loại này giúp cho người quản lý thấy được khái quát tình hình huy động và sử dụng TSCĐ cũng như chất lượng hiệu quả của TSCĐ, từ đó tạo điều kiện cho việc phân tích kiểm tra đánh giá tiềm lực cần khai thác. Cũng như việc giúp cho cơ quan cấp trên có kế hoạch điều chuyển thanh lý những TSCĐ mà đơn vị không cần đến đơn vị khác có nhu cầu.
- Căn cứ vào công dụng kinh tế gồm 2 loại.
+ TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như nhà, máy móc thiết bị phương tiện vận tải.
- TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh là TSCĐ dùng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh phụ trợ của doanh nghiệp và các tài sản không mang tính chất sản xuất, như nhà cửa, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh phụ trợ, các công trì._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0491.doc