Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thực trạng và giải pháp

Tài liệu Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thực trạng và giải pháp: ... Ebook Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thực trạng và giải pháp

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, kinh tế nước ta đã có những thay đổi mạnh mẽ, do có những quyết sách phù hợp. Nhiều sản phẩm của Việt Nam có chất lượng cao, chiếm lĩnh được thị trường trong nước và được xuất khẩu ra nước ngoài. Thành công đó tạo được nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, trong đó có ngành dệt may. Tuy nhiên, trước thềm hội nhập, để tồn tại và phát triển bền vững thì ngành dệt may cần phải củng cố, tăng cường hơn nữa vị thế của mình trong nước và trên trường quốc tế. Dệt may là một ngành công nghiệp chủ chốt tạo đà cho các ngành khác phát triển, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước. Thực tế hơn 10 năm qua cho thấy sản phẩm đã có nhiều tiến bộ về chất lượng, mẫu mã. Nhưng nếu so với các đối thủ cạnh tranh, chúng ta vẫn còn nhiều yếu kém, thị trường xuất khẩu vẫn còn hạn hẹp. Dù có nhiều cải tiến và hiện đại hoá công nghệ sản xuất nhưng đạt được đến tầm cỡ khu vực. Do đó, cần phải có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Đây là một công việc hết sức cần thiết, vì ngành dệt may trong nước đóng vai trò rất quan trọng không chỉ về kinh tế, mà còn cả về xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đối với nền kinh tế cũng như những thách thức mà ngành này phải đối mặt trong bối cảnh hiện nay, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thực trạng và giải pháp”. Mục đích khi chọn đề tài này là làm sáng tỏ về thực trạng kinh doanh hàng dệt may Việt Nam trong những năm qua. Trên góc độ cá nhân, xin được có ý kiến đánh giá những thành công, tồn tại, phân tích thuận lợi và khó khăn của ngành để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Với mục đích nghiên cứu, bài viết được chia làm ba phần chính: - Chương I: Tình hình xuất khẩu và tiêu dùng hàng dệt may trên thế giới. - Chương II: Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam hiện nay. - Chương III: Giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xin gửi tới các cán bộ, chuyên gia của Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX), đơn vị đã cung cấp những tài liệu quý giá để hoàn thành bài viết này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Hoàng Ánh đã hướng dẫn em thực hiện bài viết và đã có những ý kiến quý báu để bài viết được hoàn thiện hơn. Do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan không cho phép, bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót. Do vậy em rất mong nhận được góp ý, đóng góp của các thầy cô và những người cùng quan tâm tới đề tài này. Xin chân thành cảm ơn! SINH VIÊN CHƯƠNG I TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG HÀNG DỆT MAY TRÊN THẾ GIỚI 1. GIỚI THIỆU CHUNG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY TRÊN THẾ GIỚI: May mặc là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người, do vậy ngành dệt may đã xuất hiện từ xa xưa trên thế giới. Mặc dù, với quá trình phát triển lâu dài như vậy, nhưng chỉ có các sự kiện lịch sử lớn gần đây mới ảnh hưởng lớn mạnh mẽ tới công nghiệp dệt may tới. Ta có thể chia lịch sử ngành này thành ba giai đoạn chính: 1.1. Giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ hai: Thời gian này, phần lớn lãnh thổ trên thế giới là thuộc địa của các nước Tây Âu và Hoa Kỳ. Các nước thuộc địa bị lệ thuộc nhiều vào các nước này về kinh tế. Hệ thống thuộc địa chủ yếu là nơi khai thác nguyên vật liệu và tiêu thụ các sản phẩm từ chính quốc. Do vậy, trên thế giới thực sự chỉ có nghành công nghiệp dệt may ở các nước Tây Âu và Hoa Kỳ mới phát triển và cung cấp phần lớn sản phẩm dệt may. Tuy nhiên, hàng dệt may thường được tiêu thụ ở chính thị trường nơi sản xuất, mà ít có sự buôn bán trao đổi giữa các nước, ngoại trừ việc nhập khẩu sợi lanh, bông và lụa từ các thuộc địa. Tóm lại, đặc điểm chung của thời kỳ này là ngành dệt may chỉ tập trung ở một số nước và giao dịch thương mại tương đối hạn chế. 1.2. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1997: Giai đoạn này, chỉ còn vài cuộc chiến tranh cục bộ nhằm giành chủ quyền và độc lập dân tộc. Thế giới phân thành hai đối cực là xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Hai phe này đều cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình ra thế giới. Do đó, đã dẫn tới sự chuyển giao công nghệ và vốn từ các nước tư bản sang các quốc gia mới thành lập ở khu vực Châu Á và Châu Phi. Cuối giai đoạn này, hệ thống xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ và các nước trong khối này hầu hết đều chuyển sang hình thức nền kinh tế theo mô hình chuyển đổi. Về dệt may, đặc biệt từ những năm của thập kỉ 70, chúng ta được chứng kiến những sự phát triển và thay đổi to lớn về luợng và về chất. - Sự vươn lên của các quốc gia và lãnh thổ ở Châu Á, đặc biệt khu vực Đông Á, như là Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Inđônêxia, vv... Với chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu, nhằm thu ngoại tệ phục vụ cho công nghiệp hoá đất nước, dệt may đã trở thành ngành trọng điểm và được các nước này quan tâm mạnh đặc biệt. Dựa trên lợi thế nhân công rẻ, họ đã đầu tư cho ngành dệt may để làm ra sản phẩm có giá thành rẻ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời, các nước trên giải quyết được một lượng lớn công ăn việc làm, tháo gỡ vấn đề thất nghiệp. - Sự ra đời và phát triển sợi nhân tạo thay thế một phần sợi tự nhiên. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều loại tơ, sợi tổng hợp được tạo ra. Loại sợi này có tính năng mới và độ bền hơn hẳn sợi tự nhiên, dẫn tới việc chúng được sử dụng ngày một nhiều trong quá trình chế tạo sản phẩm may mặc. - Do giá nhân công tăng cao tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Nhật Bản… nên đã dần chuyển giao các công nghệ dệt may sang các nước kém phát triển. Họ chỉ giữ lại những gì có giá trị cao như sản xuất hàng thời trang, hay tập trung sang nghành dệt và chế biến tơ sợi hoá học tổng hợp nhằm khống chế nguồn cung cho ngành dệt may trên thế giới. Chính vì sự phân công mang tính quốc tế như vậy đã dẫn tới sự phát triển mạnh thương mại hàng dệt may trên thế giới. Cuối giai đoạn này, hầu như nguồn cung hàng may mặc cho thế giới là từ các nước đang phát triển và các nước công nghiệp mới. 1.3. Giai đoạn sau năm 1997: Tình hình chính trị trên thế giới tương đối ổn định, song nó được tách ra thành một giai đoạn riêng bởi vì tình hình kinh tế trên thế giới có nhiều biến động khiến bản đồ kinh tế có sự thay đổi đáng kể. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra cuối năm 1997 ở Thái Lan, sau đó lan rộng ra nhiều nước khác đã để lại những hậu quả kinh tế lâu dài. Cuộc khủng hoảng này đã chỉ ra những yếu điểm của các nền kinh tế mới phát triển. Điều đó đã dẫn tới sự suy giảm của cả nền kinh tế nói chung và công nghiệp dệt may nói riêng. Tuy nhiên, thời gian này cũng chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc về sản xuất hàng dệt may. Vượt qua cuộc khủng hoảng năm 1997 một cách thuyết phục, với sự ổn định chính trị, chính sách tiền tệ hợp lý của Chính phủ, cùng với chiến lược cạnh tranh và phát triển sản phẩm, các doanh nghiệp đã đưa Trung Quốc lên vị trí hàng đầu trong các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới. Điều đó, các nước xuất khẩu hàng dệt may đều phải coi Trung Quốc như đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. 2. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT MAY TRONG NỀN KINH TẾ: Dệt may đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt với các nước đang phát triển. Vai trò đó thể hiện ở ba khía cạnh trong nền kinh tế: - Đây là ngành cung cấp cho xã hội những sản phẩm thiết yếu của đời sống hàng ngày. - Ngành dệt may góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm bởi vì đây là ngành cần rất nhiều lao động, mặc dù không cần nhiều vốn so với các ngành công nghiệp khác. - Dệt may dễ đem lại lợi nhuận về ngoại tệ để có thể nhập thiết bị cho các ngành khác, nhất là ở các nước đang phát triển. Thông qua việc phát triển công nghiệp may mặc, sản xuất hàng xuất khẩu, các quốc gia đang phát triển chỉ phải đầu tư một lượng vốn nhỏ, nhưng có thể thu về một lượng ngoại tệ lớn cho việc nhập khẩu máy móc và công nghệ cho các ngành khác. Để chứng minh luận điểm trên, ta có thể thấy rõ sự đóng góp to lớn của ngành dệt may cho nền kinh tế qua hai trường hợp điển hình cụ thể ở khu vực Đông Nam Á. Đó là Inđônêxia và Thái Lan. - Tại Inđônêxia, dệt may đã có những sự phát triển vượt bậc. Năm 2001, giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt mức 7,68 tỷ USD (Đôla Mỹ), chiếm 17,58% tổng giá trị của các sản phẩm xuất khẩu phi dầu mỏ, chiếm 20,39% tổng giá trị xuất khẩu của các sản phẩm chế tạo. Ngành dệt may của Inđônêxia tạo ra hơn 1,2 triệu việc làm và con số này còn tăng lên trong tương lai khi ngành dệt may được mở rộng. - Tại Thái Lan, dệt may cũng đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế. Năm 2000, chiếm vị trí dẫn đầu trong số các ngành xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 8,1 % trong tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan. Là ngành đóng góp nhiều nhất vào tổng sản phẩm quốc nội. Chiếm tỷ lệ 13,8% đóng góp của ngành công nghiệp chế tạo. Là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất với gần 1,1 triệu lao động năm 2001, tức 21,2 % lực lượng lao động trong ngành công nghiệp. 3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TRÊN THẾ GIỚI: Trong những năm qua, dệt may trên thế giới có mức tăng trưởng tương đối đều đặn và phục hồi khá nhanh sau khủng hoảng tài chính năm 1997. Đến năm 2000, hầu hết các nước dẫn đầu trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may đều có được sự tăng trưởng trở lại. Ta có thể thấy được qua bảng số liệu số 1 và xem xét một vài nước xuất khẩu điển hình như Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia… 3.1. Trung Quốc: 3.1.1. Về sản xuất: Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành dệt may Trung Quốc là 9%/ năm. Hiện nay, Trung Quốc có hơn 13.600 công ty sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc và có 43,1 triệu nhân công. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là một trong 10 quốc gia có chi phí nhân công rẻ nhất trong ngành dệt may với chỉ có 0,7 USD/ giờ. 3.1.2. Về xuất khẩu: Trung Quốc là nước dẫn đầu ở cả thị trường dệt và may. Năm 2000, giá trị xuất khẩu hàng dệt là 16,14 tỷ USD, chiếm 10,2% thị phần trên thế giới, giá trị xuất khẩu hàng may mặc là 36,07 tỷ USD, chiếm tới 18% thị phần, chiếm 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2002, nước này sản xuất được 20 tỷ sản phẩm may mặc và có doanh thu 48 tỷ USD. Nếu chia số sản phẩm này cho dân số trên thế giới thì có nghĩa là Trung Quốc có thể cung cấp cho mỗi người 4 sản phẩm. Những phân tích trên cho thấy, Trung Quốc là nước có nhiều thế mạnh về may mặc. Hơn nữa, Chính phủ cũng ưu tiên chú trọng phát triển ngành dệt may. Đây là bài học điển hình cho các nước khác. 3.2. Thái Lan: 3.2.1. Về sản xuất: Năm 2001, Thái Lan có 4.544 công ty sản xuất hàng dệt may. Trong đó, khoảng 90% nhà máy nằm ở Băngkok và các vùng lân cận (Băngkok, Samut Prakarn, Samut Sakhon, Nontaburi, Patumtani Nakhon Pathom). Cũng trong năm 2001, công nghiệp dệt may Thái Lan có số nhân công 1.081.540 người. Đây cũng là số nhân công lớn nhất so với các ngành công nghiệp chế tạo khác. Các sản phẩm chính gồm có tơ, sợi, vải tổng hợp các loại và quần áo. Sản lượng của các sản phẩm này được thống kê như sau: Bảng 1: Sản lượng đầu ra của ngành dệt may Thái Lan năm 2001 Đơn vị:1.000 tấn Sản phẩm Sản lượng Tơ nhân tạo 742,3 Sợi cotton 337,7 Sợi tổng hợp 550,5 Vải các loại 718,8 Quần áo 446,6 Nguồn: Báo cáo của Thái Lan tại Hội nghị hàng dệt may khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2002. 3.2.2. Về xuất khẩu: Năm 2000, thị phần xuất khẩu của Thái Lan trên thế giới sau cuộc khủng hoảng năm 1997 đã giảm xuống chỉ còn 2% so với 2,6% năm 1990. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ tăng trưởng thì năm 2000, dệt may nước này đang có dấu hiệu hồi phục với mức tăng trưởng 14%. Sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan có vị trí quan trọng trên thế giới và chủ yếu là hàng may mặc. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy tình hình xuất khẩu cụ thể hàng dệt may của Thái Lan năm 2001: Bảng 2: Xuất khẩu hàng dệt may của Thái Lan trong năm 2001 Sản phẩm Khối lượng (1.000 tấn) Giá trị (triệu USD) Tơ các loại 272,8 238,2 Sợi nhân tạo 219,2 358.2 Sợi cotton 29,56 83,7 Vải các loại 421,9 1.305,4 Quần áo 191,8 3.077,5 Nguồn: Báo cáo của Thái Lan tại Hội nghị hàng dệt may khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2002. Mặc dù, đã có những sự phục hồi sản xuất, nhưng Thái Lan vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Một trong những tồn tại đó là việc các doanh nghiệp chưa coi trọng nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thị trường, cũng như họ còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Những điểm yếu này đã được chính Thái Lan đưa ra trong Hội nghị hàng dệt may khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2002. Đây là những nhận xét đáng để các nước khác quan tâm, tìm hiểu. 3.3. Inđônêxia: 3.3.1. Về sản xuất: Ngành dệt may Inđônêxia có khoảng hơn 2.600 doanh nghiệp và hơn 1,2 triệu lao động. Inđônêxia đã cố gắng duy trì được mức tăng trưởng liên tục của ngành dệt may, kể cả khi có cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Chính phủ Inđônêxia có chính sách chú trọng đặc biệt đến ngành dệt may. 3.2.2. Về xuất khẩu: Inđônêxia đứng trong “top” 15 nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới. Với tốc độ tăng trưởng đều đặn của sản xuất và xuất khẩu, năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,68 tỷ USD, chiếm 17,6% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Bảng 3: Xuất khẩu hàng dệt may của Inđônêsia năm 1997 - 2001 Đơn vị: triệu USD Sản phẩm 1997 1998 1999 2000 2001 Tơ 135 146 97 135 105 Sợi 762 889 1.177 1.326 1.244 Vải 1.354 1.345 1.614 1.913 1.526 Hàng may mặc 2.678 2.406 3.526 4.281 4.000 Hàng dệt may khác 243 235 437 549 800 Tổng giá trị 7.319 7.321 7.157 8.204 7.678 Nguồn: Báo cáo của Inđônêsia tại hội nghị hàng dệt may khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2002. Với sự phát triển liên tục, kể cả khi có khủng hoảng trên thế giới và trong khu vực, sự kỳ vọng đạt được 9 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2004 của Inđônêxia là có khả năng. Đây là nước có tiềm năng đáng để các nước khác kính nể. Bảng 4: Năng lực sản xuất của ngành dệt may Inđônêsia Đơn vị: 1.000 tấn Sản phẩm 1997 1998 1999 2000 2001 Tơ 797 8566 905 1.039 1.049 Sợi 1.937 2.074 2.107 2.298 2.3215 Vải 1.752 1.894 1.904 1.972 1.992 Hàng may mặc 486 564 572 573 584 Nguồn: Báo cáo của Inđônêsia tại Hội nghị hàng dệt may khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2002. Để chứng minh sự ổn định đó, ta hãy so sánh giữa khả năng công suất sản xuất của Inđônêxia với sản lượng thực tế được nêu trong bảng sau: Bảng 5: Sản lượng thực tế của ngành dệt may Inđônêsia Đơn vị: 1.000 tấn Sản phẩm 1997 1998 1999 2000 2001 Tơ 617 746 839 970 961 Sợi 1.584 1.783 1.912 2.056 2.025 Vải 1.241 1.341 1.346 1.546 1.561 Hàng may mặc 460 535 543 554 565 Nguồn: Báo cáo của Inđônêsia tại Hội nghị hàng dệt may khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2002. Ta thấy rằng hiệu suất sản xuất của Inđônêxia rất cao, trung bình 95% năng lực công suất. Điều này cho thấy rằng, nếu chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa thì sản lượng còn có khả năng tăng cao hơn. Inđônêxia là nước phát triển tương đối đồng đều cả hai mặt hàng dệt và may. Thành công đó có được là nhờ chiến lược phát triển các sản phẩm phi dầu mỏ có từ giữa thập kỷ 80. Giờ đây, xuất khẩu hàng dệt may là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Inđônêxia. 3.4. Các nước khác: Ngoài ba nước tiêu biểu kể trên, Trung Quốc là nước dẫn đầu trên thế giới về hàng dệt may, Thái Lan và Inđônêxia là hai nước cùng khu vực có các điều kiện tương đối giống Việt Nam, còn lại hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới tập trung chủ yếu vào một số nước như Anh, Italia, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức… Tuy nhiên, thị phần của các nước này đang bị thu hẹp một cách nhanh chóng, mà nguyên nhân chủ yếu do giá nhân công vốn đã cao nay lại càng cao lên nhanh chóng. Đây là điều kiện bất lợi cho họ. Nhưng đó cũng chính là điều kiện thuận lợi cho cho các nước có giá nhân công rẻ, trong đo có Việt Nam. 4. NHU CẦU TIÊU DÙNG HÀNG DỆT MAY TRÊN THẾ GIỚI: Do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng không ngừng tăng. Với sự vượt trội về kinh tế Hoa Kỳ cùng với EU và Nhật Bản đã trở thành những thị trường tiêu dùng hàng hoá với số lượng lớn trên thế giới. Song trong những năm gần đây, với sự phát triển kinh tế thần kỳ của mình, Trung Quốc được biết đến như một thị trường mới đầy hấp dẫn. Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tiêu dùng hàng dệt may trên thế giới. Biểu đồ 1: Tiêu dùng hàng dệt may ở một số khu vực thị trường Đơn vị: triệu tấn Triệu tấn 12 10 8 6 4.8 4 2  7.9  9.6  1980 1995 2005 8.7 8.3 6.8 7.1 5.5 3.9  2.0  2.8  3.4 0 Hoa Kỳ Trung Quốc  NgEuUồn : Textile OutloNokhậItnBteảrnnational. Tuy nhiên, cứ với đà tăng trưởng như hiện nay thì chỉ đến năm 2005, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường lớn nhất trên thế giới. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, vì Hoa Kỳ cũng như EU đang áp dụng rất nhiều rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Còn Nhật Bản, dù có chính sách phi hạn ngạch, với số dân 193 triệu người (năm 2000) và có mức tiêu dùng đầu người rất cao cũng không thể sánh được với thị trường 1,2 tỷ dân của Trung Quốc. Có thể nói trong những năm tới đây, Trung Quốc sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho hàng dệt may. Ngoài ra, cũng có thể thấy qua con số thống kê lượng hàng nhập khẩu của các nước này trong những năm 1980 – 2000: Bảng 6: Nhập khẩu hàng dệt may của một số nước trên thế giới Nước, lãnh thổ Giá trị năm 2000 (Tỷ USD) Tỷ lệ (%) Mức thay đổi (%)/năm 1980 1990 2000 1990 – 2000 1998 1999 2000 Hoa Kỳ 15,71 4,5 6,2 9,4 9 8 6 10 HồngKông 13,72 3 -17 -7 9 TrungQuốc 12,83 1,9 4,9 7,7 9 -10 0 16 Đức 9,32 12,1 11 5,6 -2 8 -10 -11 Anh 6,91 6,3 6,5 4,1 0 -2 -11 -7 Pháp 6,75 7,2 7 4 -1 8 -8 2 Italia 6,12 4,6 5,7 3,7 0 3 -9 2 Mêxicô 6,1 0,2 0,9 3,6 20 20 41 26 Nhật Bản 4,94 2,9 3,8 2,9 2 -25 4 9 Canada 4,13 2,3 2,2 2,5 6 4 -1 3 Bỉ 3,63 - - 2,2 - - - -4 Tây Ban Nha 3,32 0,6 1,9 2 5 12 -2 -4 Hàn Quốc 3 0,7 1,8 1,9 5 -38 35 - Hà Lan 2,64 4 3,4 1,6 -3 -24 -4 -6 Ba Lan 2,43 0,5 0,2 1,5 26 14 -7 -4 Tổng cộng 89,27 55,4 62,6 53,4 - - - - Nguồn: www.wto. org Biểu đồ số 1 và bảng số liệu 6 cho thấy Hoa Kỳ đang là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất trên thế giới. Mức tiêu thụ sản phẩm dệt may của Hoa Kỳ là 9,6 triệu tấn năm 2001. Tiếp theo sau là Trung Quốc với mức tiêu thụ 8,7 triệu tấn. Các vị trí tiếp sau thuộc về EU và Nhật Bản. Qua phân tích vai trò của dệt may trong nền kinh tế quốc dân, tình hình nhu cầu tiêu thụ, sản xuất và xuất khẩu một số nước tiêu biểu trên thế giới, ta rút ra nhận xét: dệt may chiếm một vị thế quan trọng không thể thiếu được đối với chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước, đặc biệt những nước đang phát triển. Hỗu hết các nước mạnh về dệt may đều có những điểm tương đồng với Việt Nam. Bài học của họ rất có ích cho chúng ta. Đồng thời, ta cũng nên phát huy những ưu điểm của họ và những nhược điểm mà các nước này mắc phải. CHƯƠNG II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY Ở VIỆT NAM 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM: Ta đã biết, sản phẩm may mặc rất thiết yếu đối với nhu cầu của con người, nên nó đã xuất hiện từ rất sớm. Việt Nam cũng vậy, dệt may cũng có một quá trình phát triển lâu dài. Nơi đây có hàng loạt làng nghề thủ công trồng bông, nuôi tằm, xe tơ, kéo sợi, dệt vải… trải dài theo chiều dài đất nước. Tuy nhiên, nếu xét về quy mô sản xuất công nghiệp, thì dệt may Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, mới chỉ có gần nửa thập kỷ phát triển. Nhưng trái lại đây là ngành có những thay đổi nhảy vọt. Cùng với sự chuyển mình và phát triển của nền kinh tế, dệt may cũng có những giai đoạn phát triển tương ứng. Ta có thể chia làm ba giai đoạn như sau: 1.1. Giai đoạn trước năm 1986: Năm 1954, sau khi hoà bình được lập lại, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và có điều kiện phát triển kinh tế chi viện Miền Nam đấu tranh chống đế quốc, thống nhất đất nước. Thời kỳ này, ngành dệt may Việt Nam đã được Đảng và Chính phủ quan tâm tạo điều kiện đầu tư phát triển. Kết quả tạo công ăn việc làm, cũng như sản xuất được nhiều sản phẩm cho xã hội. Với sự giúp đỡ của các nước anh em, bè bạn, chúng ta đã cải tạo và xây mới một loạt nhà máy có công suất lớn như: Dệt 8-3, Dệt Vĩnh Phú, Dệt kim Đông Xuân, Dệt Nam Định, May 10, May Thăng Long… Đồng thời, hàng loạt các hợp tác xã, tổ sản xuất thủ công được thành lập nhằm cung cấp thêm sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối, ngành dệt may lại có thêm cơ hội phát triển khi được bổ sung đội ngũ thợ lành nghề của các làng nghề trải dài từ miền Trung vào miền Nam. Đảng, Chính phủ đề ra chương trình phát triển kinh tế tập trung. Ba vấn đề lớn cấn giải quyết là lương thực - thực phẩm - hàng tiêu dùng. Hàng loạt nhà máy mới được đầu tư xây dựng như Sợi Hà Nội, Sợi Vinh, Sợi Huế, Sợi Nha Trang, May Việt Tiến, May Nhà Bè, May Hữu Nghị… Do quy mô phát triển khá lớn, nên dệt may đã đủ sức trở thành một ngành kinh tế mạnh trong nền kinh tế quốc dân. Điều này dẫn tới một nhu cầu cần có một tổ chức đứng ra quản lý chung, thay vì trực tiếp chịu sự giám sát của Bộ Công Nghiệp nhẹ. Xuất phát từ nhu cầu đó, Chính phủ đã thành lập Liên hiệp các xí nghiệp dệt và Liên hiệp các xí nghiệp may. Hai cơ quan này có nhiệm vụ quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt và may. Tới năm 1990, hai cơ quan trên sát nhập lại và lấy tên là Liên hiệp Sản xuất - Xuất nhập khẩu dệt may. Đây là mô hình tổ chức quản lý đặc trưng cho cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung. Sự phát triển trên thực sự là qua trình chuẩn bị rất tốt cho ngành dệt may Việt Nam. Giờ đây, những doanh nghiệp như May 10, May Việt Tiến, May Nhà Bè, May Thăng Long, Dệt 8 - 3… được coi là những tên tuổi lớn trong ngành dệt may Việt Nam đều được xây dựng trong thời gian này. Nhờ đầu tư theo kế hoạch nên có sự phát triển tương đối cân bằng giữa ngành may và ngành dệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn còn những hạn chế do cơ chế chung của cả nền kinh tế. Các doanh nghiệp chỉ sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, mà không có sự linh động sáng tạo trong sản xuất, cũng như cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng. Điều đó dẫn đến cần có những thay đổi nhận thức mới để tạo ra một thời kỳ chuyển biến mới. 1.2. Giai đoạn từ 1986 - 1997: Nếu như giai đoạn trước 1986 là quá trình hình thành và định hình ngành công nghiệp dệt may Việt Nam thì giai đoạn này chính là quá trình phát triển. 1.2.1. Tình hình kinh tế trong nước: Trước năm 1990, do Việt Nam chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa nên phần lớn sản phẩm dệt may được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Khi thị trường xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu sụp đổ, cũng như việc Việt Nam chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường đã khiến cho các doanh nghiệp (phần lớn là doanh nghiệp nhà nước) gặp không ít khó khăn. Họ vấp phải những khó khăn về tổ chức sản xuất, về nguyên liệu đầu vào, cũng như tiêu thụ đầu ra. Quen với cơ chế làm ăn thời bao cấp, doanh nghiệp được cấp vốn, đầu vào có sẵn, sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, đầu ra được bao tiêu toàn bộ, thì nay, phải hoạt động như một chủ thể kinh tế hoàn toàn độc lập. Các doanh nghiệp bắt đầu lộ ra những nhược điểm: quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn hoạt động, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, kỹ năng tổ chức sản xuất thiếu khoa học... 1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh chung của ngành dệt may: Theo Nghị định số 338/NĐ - CP của Chính phủ, các doanh nghiệp dệt may không thuộc sự quản lý, điều hành của Liên hiệp Sản xuất - Xuất nhập khẩu dệt may nữa, mà chuyển cho Bộ Công nghiệp. Các doanh nghiệp do đó phải tự hạch toán độc lập. Đây thực sự là một thời điểm khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam. Thời kỳ này, nhiều doanh nghiệp do không thích ứng được với tình hình mới, nên kinh doanh bị thua lỗ liên tục, đứng trên bờ vực phá sản. Để tự cứu mình nên các doanh nghiệp hoạt động tách rời. Vì thế nên đã xuất hiện tư tưởng cục bộ mạnh ai nấy làm, cá lớn nuốt cá bé. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, phát triển kinh doanh một cách tự phát, dù có những điểm tốt là dần tạo cho doanh nghiệp tính độc lập, tự thân vận động, cải tiến và phát triển, nhưng cũng gây không ít những thiệt hại cho ngành dệt may Việt Nam khi không có sự điều tiết, bất chấp hậu quả cho người khác cũng như cho toàn ngành. Tình hình trên dẫn tới một nhu cầu tất yếu là phải có định hướng và quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Các doanh nghiệp cần có một tổ chức liên kết để liên kết sức mạnh riêng tạo nên sức mạnh tổng hợp chung của toàn ngành. Từ nhu cầu đó, Chính phủ đã thành lập Tổng công ty Dệt may Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Textile and Garment Corporation, viết tắt là VINATEX, trên cơ sở Nghị định 91/NĐ - CP. VINATEX hoạt động như một pháp nhân độc lập và trực thuộc Bộ Công nghiệp. VINATEX có cơ cấu tổ chức, hoạt động theo phương thức tập đoàn kinh tế, nhằm tập hợp các doanh nghiệp, tập trung vốn, tổ chức phân công chuyên môn hoá hòng tạo nên sức mạnh tổng hợp và sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế. Việc thành lập VINATEX đã tạo điều kiện cho dệt may Việt Nam phát triển đóng góp hơn nữa cho nền kinh tế quốc dân. Ngày nay, khi nói đến sự thành công của ngành dệt may Việt Nam không thể không nói đến VINATEX. Xin sơ lược một số nét về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty này. 1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của VINATEX: VINATEX gồm 55 thành viên với 45 doanh nghiệp, 2 Viện nghiên cứu Kinh tế, Kỹ thuật, Thiết kế Thời trang, 3 trường đào tạo công nhân, 4 công ty cơ khí và 1 công ty tài chính. Các thành viên của Tổng công ty có quan hệ chặt chẽ về sản xuất, kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, vv… Cơ cấu đó nhằm tạo sự đồng bộ trong toàn ngành từ đầu tư, cung cấp nguyên vật liệu tới tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Đồng thời, VINATEX cũng là một tổ chức liên kết các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc, ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh và đào tạo nhân viên quản lý, công nhân sản xuất. 1.2.2.2. Sản xuất kinh doanh: Tổng công ty Dệt may Việt Nam được thành lập là bước ngoặt đáng chú ý, nó đánh dấu một thời kỳ phát triển nhảy vọt chung của cả ngành dệt may Việt Nam. Mức đầu tư vào công nghệ cùng với việc giảm bớt lao động dư thừa phản ánh cam kết của ngành tới công tác cải tiến chất lượng liên tục. (Continuous Quality Improvement – CQI), đặc biệt là hiện đại hoá, tăng năng suất và đẩy mạnh công tác marketing. Công việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng (R&D) rất được chú trọng. Kết quả đến nay cho thấy Tổng công ty Dệt may Việt Nam vẫn là một trong những đơn vị hoạt động có hiệu quả nhất trong các Tổng công ty 90, 91 khác. Các chỉ tiêu ké hoạch đề ra của Tổng công ty đèu đạt và vượt. Tích cực đổi mới, tăng cường tập đầu tư vào những lĩnh vực xương sống là phương châm đề ra của VINATEX. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng về kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian 1993- 1997: Bảng 7: Kết quả thực hiện chỉ tiêu của VINATEX giai đoạn 1993 - 1997 Chỉ tiêu Đơn vị 1993 1994 1995 1996 1997 Giá trị tổng sản lượng Tỷ đồng 1.445 2.488 2.964,5 3.283,6 3.653 Tổng doanh thu Tỷ đồng 2.692 3.500 4.566,9 4.593 5.283 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 111,9 138 350 395,4 474,7 Kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 121 180,6 347 407,5 417,8 Sợi các loại 1.000 tấn 7,6 43,5 51,2 56,9 59 Vải lụa thành phẩm Triệu mét 109,2 104 124,4 127,8 140 Quần áo dệt kim Triệu sản phẩm 20,1 15,5 22,1 23 25 Quần áo may sẵn Triệu sản phẩm 25.5 30,9 33,3 35,1 41,3 Nguồn: Báo cáo tổng kết – Ban kế hoạch đầu tư (VINATEX). Qua bảng trên cho thấy Tổng Công ty Dệt may Việt Nam có tốc độ phát triển khá cao. Sản lượng tăng 10% đến 19%, doanh thu tăng từ 15% tới 30%, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 13% tới 24%, có năm lên tới 154%. Số liệu về tốc độ phát triển có thể tổng hợp theo bảng sau: Bảng 8: Tốc độ phát triển của VINATEX gia đoạn 1993 - 1997 Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 Tổng sản lượng 72% 19% 11% 11% Tổng doanh thu 30% 30% 01% 15% Kim ngạch xuất khẩu 24% 154% 13% 20% Kim ngạch nhập khẩu 49% 93% 17% 20% Nếu lấy năm 1993 làm định gốc, thì năm 1997 Tổng Công ty Dệt may Việt Nam có sản lượng tăng gấp 2,5 lần, tổng doanh thu tăng gấp 2,1 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 4,4 lần, kim ngạch nhập khẩu tăng 4 lần. Để thấy rõ tốc độ phát triển, ta xem xét biểu đồ 2. Biểu đồ 2: Tốc độ phát triển của VINATEX giai đoạn 1993 - 1997 500% 400% 300% 200% 100% 0%  Gi¸ trÞ tæng s¶n l−îng Tæng doanh thu Kim ng ¹ch x uÊt khÈu Kim ng ¹ch nhËp khÈu Qua biểu đồ, ta thấy tốc độ tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của giá trị sản lượng và tổng doanh thu. Điều này cho thấy Tổng Công ty đang cố gắng lấy bộ phận xuất khẩu làm trung tâm trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong giai đoạn này, còn có những điểm đáng chú ý khác nữa là chính sách vĩ mô của Nhà nước và Chính phủ đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng: - Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài được ban hành là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài đã khiến cho ngành dệt may thu hút được một lượng vốn lớn. Hình thức đầu tư chủ yếu là đầu tư trực tiếp (FDI), theo mô hình liên doanh. Yếu tố trên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may có cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại, phương thức quản lý kinh doanh mới. Ngành dệt may được đổi mới về cả chất và lượng. - Cùng với đà tăng trưởng nhanh chóng, ngành dệt may đã mở rộng thị trường xuất khẩu. Với chủ trương chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá, không chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước Đông Âu, mà còn từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với nhiều nước khác trên thế giới. Từ đó mở ra những thị trường mới như EU, Nhật Bản, ASEAN… Đây là nguồn gốc tạo nên sự phát triển vượt bậc trong ngành dệt may Việt Nam. - Tuy nhiên, đối với ngành dệt may, sự phát triển nhanh chóng đó cũng bộc lộ những nhược điểm phải giải quyết. Ngoài yếu tố như ít vốn, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém cỏi đã được giải quyết một phần nào nhất là từ cuối thập niên 90 thế kỷ 20. Chúng ta còn ._.một nhược điểm lớn nữa là sự phát triển mất cân đối giữa ngành dệt và ngành may. Nếu trước đây, quy hoạch các nhà máy dệt và nhà máy may được phát triển đồng đều theo kế hoạch của Nhà nước, thì trong giai đoạn này quá trình đầu tư lại tập trung vào phát triển vào ngành may. Ngành dệt mới chỉ đủ khả năng cung cấp 10% sợi cotton và 20% lượng vải cần cho nhu cầu sản xuất trong nước. Phần nguyên liệu còn lại phải nhập khẩu. Điều này dẫn đến phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung cấp đầu vào của nước ngoài. Nó có thể gây ít ảnh hưởng tới các hợp đồng gia công xuất khẩu theo phương thức CMT (Cutting - Making -Trimming). Nhưng nếu chuyển sang xuất khẩu trực tiếp thì sẽ gây ra không ít bất lợi. 1.3. Giai đoạn từ 1997 tới nay: Giai đoạn này, Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc, góp phần quan trọng vào quá trình ổn định, phát triển kinh tế. Năm 1999, chiếm 8,58% tổng giá trị đầu ra của các nghành công nghiệp và 15% tổng giá trị xuất khẩu. Hàng dệt may xuất khẩu là một trong những những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ta có thể thấy rõ trong bảng sau: Bảng 9: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam so với các hàng khác. Hàng hoá Đơn vị 2001 2002 Tốc độ tăng trưởng Thủy sản Triệu USD 1.778 2.024 13,8% Gạo 1.000 tấn 3.729 3.241 - 13,1% Cà phê 1.000 tấn 931 710 -23,7% Cao su 1.000 tấn 308 444 44,2% Hạt tiêu 1.000 tấn 57 77 35,4% Nhân điều 1.000 tấn 41 63 54,8% Lạc nhân 1.000 tấn 78 107 36,7% Dầu thô 1.000 tấn 16.732 16.850 0,7% Than đá 1.000 tấn 4.290 5.870 36,8% Hàng dệt may Triệu USD 1.975 2.710 37,2% Giày dép các loại Triệu USD 1.559 1.828 17,2% Hàng thủ công mỹ nghệ Triệu USD 235 328 39,5% Nguồn : Bộ Thương mại. Năm 2001 và 2002, mặc dù kinh tế thế giới vẫn ở trong tình trạng ảm đạm, trì trệ, mức tiêu dùng xuống thấp, dẫn tới giá cả các mặt hàng giảm làm cho kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê giảm. Nhưng trái lại ngành dệt may vẫn có sự phát triển thể hiện ở mức tăng trưởng cao trong kim ngạch xuất khẩu (37,2%). Tỷ lệ đóng góp của ngành dệt may trong tổng giá trị ngành công nghiệp chế biếnkhoảng 10% hàng năm và giá trị xuất khẩu hàng dệt may chiếm khoảng 13 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bảng 10: Đóng góp của ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân Chỉ tiêu Năm GDP (Tỷ đồng) Ngành dệt may (Tỷ đồng) Tỷ lệ đóng góp vào GDP (%) Tổng kim ngạch xuất khẩu (Tỷ đồng) 1999 399.942 7.700 1,9 11.540 2000 444.139 9.120 2,1 14.308 2001 474.340 10.260 2,1 15.810 Nguồn: Bộ Thương mại. Một trong những tiến bộ của dệt may Việt Nam là thâm nhập thành công thị trường Hoa Kỳ. Sau một thời gian tìm hiểu về thị trường rộng lớn này, các doanh nghiệp đã xuất khẩu thành công hàng may mặc sang thị trường này và nhập khẩu nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Nhờ đó mà năm 2002, Hoa Kỳ trở thành thị trường lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt trên 900 triệu USD. Chi tiết cụ thể về thị trường này sẽ được ngiên cứu rõ hơn trong phần phân tích về các thị trường chính của ngành dệt may Việt Nam. Qua nghiên cứu các giai đoạn phát triển trên, ta thấy được những tiềm năng, những mặt mạnh cần phát huy, cũng như những tồn tại cần giải quyết, tranh thủ thời cơ để ngành dệt may Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới. 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM: 2.1. Tình hình sản xuất: Như ta đã biết, trong thời gian qua dệt may Việt Nam đã có những sự phát triển nhảy vọt, đóng góp to lớn vào sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước. Minh chứng đó được thể hiện qua các số liệu thực tế: Bảng 11: Tỷ lệ phát triển trong nền kinh tế quốc dân Chỉ tiêu 1995 1999 2000 2001 GDP (%) 9,5 4,8 6,75 6,8 Toàn ngành công nghiệp (%) 13,6 8 15,79 14,3 Ngành công nghiệp dệt may (%) 14 12 15 12,5 Tổng kim ngạch xuất khẩu (%) 34,4 23,3 23,9 10,5 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (%) 29,2 29,3 8,3 5,8 Nguồn : Bộ Thương mại. Bảng cho thấy từ năm 1993 – 2000, dệt may Việt Nam luôn giữ một tốc độ tăng trưởng cao và ổn định với mức tăng trưởng hàng năm là từ 12% tới 15%. Theo số liệu thống kê năm 2001, Việt Nam có 1.031 doanh ngiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Trong số này có 231 doanh nghiệp nhà nước, 449 tư nhân, 351 liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Tổng số lao động hơn 1,6 triệu người, tính cả 700.000 người làm việc trong nông nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, trồng bông cung cấp nguyên liệu cho dệt may. Công suất của toàn ngành dệt may hàng năm đạt khoảng 10.000 tấn bông, 150.000 tấn sợi các loại, 500 triệu mét vải dệt kim, 70.000 tấn vải dệt thoi và 500 triệu sản phẩm hàng may sẵn. 2.2. Tình hình xuất khẩu: Trong những năm qua, nhất là sau khi Việt Nam mở rộng quan hệ ngoại giao và thương mại với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là EU thì lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng. Tổng kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may các năm 1995 –2001 Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng kim ngạch Xuất khẩu 850 1.150 1.349 1.351 1.747 1.892 1.962 Quần áo may sẵn 660 897 1.050 1.055 1.360 1.475 1.519 Vải 25 35 40 41 52 57 65 Sợi các loại 17 23 27 27 35 50 87 Các sản phẩm khác 148 195 232 228 300 310 290 Nguồn: Bộ Thương mại. Bảng số liệu cho thấy, từ năm 1995 - 2001 kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, bất chấp kinh tế thế giới gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính năm 1997. Tuy khủng hoảng nổ ra ở Thái Lan và hậu quả của nó lan rộng ra các nước khác và kéo dài đến vài năm sau, nhưng dệt may Việt Nam lại có được kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng chút ít năm 1998 và nhảy vọt tới 29% năm 1999 (1.747 triệu USD). Mức tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam được thể hiện cụ thể trong bảng tỷ lệ sau: Bảng 14: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu các năm 1996 - 2001 Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng kim ngạch xuất khẩu 35% 17% 0% 29% 8% 4% Quần áo may sẵn 36% 17% 0% 29% 8% 3% Vải 40% 14% 2% 27% 10% 14% Sợi các loại 35% 17% 0% 30% 43% 74% Các sản phẩm khác 32% 19% -2% 32% 3% -6% Nguồn: Bộ Thương mại. Nếu lấy định gốc năm 1995, thì năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng 2,3 lần. Các loại hàng hoá cụ thể khác cũng có mức tăng trưởng khá cao như quần áo may sẵn tăng 2,3 lần, vải tăng 2,6 lần, sợi các loại tăng 5,1 lần, vv… Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu ta thấy tỷ trọng của hàng may mặc chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt như vải, sợi chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng rất cao so với hàng quần áo may sẵn. Điều này cho thấy trong ngành dệt may đang có những thay đổi tích cực về mặt cơ cấu sản phẩm. Việc tăng lên của kim ngạch hàng vải và sợi cho thấy việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nước trong thời gian qua. 3. MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM CỦA DỆT MAY VIỆT NAM: Sau hơn 10 năm tham gia vào thương mại quốc tế, ngành dệt may Việt Nam đã có được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Các thị trường chủ yếu là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và ASEAN. Ngoài ra, các nước Đông Âu, Trung Đông là những khách hàng tiềm năng cần khai thác. Tổng quan chung về thị trường xuất khẩu của Việt nam được thể hiện trong bảng sau: Bảng 16: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành dệt may Đơn vị: Triệu USD Thị trường 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nhật Bản 248 325 321 417 620 588 EU 225 410 521 555 609 599 Hoa Kỳ 9,1 12 26 34 49,5 44,6 AESAN và các nước khác 668 602 483 387,3 613,0 730,4 Nguồn: Bộ Thương Mại. Sau đây chúng ta sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu một số thị trường xuất khẩu chính, điển hình, có kim ngạch xuất khẩu cao của ngành dệt may Việt Nam như Đông Âu, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Bắc Mỹ và ASEAN. 3.1. Thị trường Đông Âu: 3.1.1. Đặc điểm thị trường: Đây là thị trường đông dân số, có sức tiêu thụ lớn. Điểm nổi bật nhất là thị trường không cần hạch ngạch. Một lợi điểm nữa là Đông Âu có nguồn nguyên liệu bông dồi dào, máy dệt rẻ, thuốc nhuộm hoá chất đa dạng và có nhiều công trình đang đầu tư vào Việt Nam nên có triển vọng đổi hàng lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng thực hiện mục tiêu cân đối nhập khẩu nguyên liệu, thu hút vốn và tiết kiệm ngoại tệ. Trước năm 1990, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này theo chương trình hợp tác theo hiệp định giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Sau năm 1990, do có biến động chính trị, đã kéo theo những thay đổi cơ bản về kinh tế. Cơ chế kinh tế thị trường hình thành và quá trình tư nhân hoá diễn ra với tốc độ nhanh. 3.1.2. Nhu cầu tiêu thụ: Đông Âu là thị trường dễ tính. Hiểu rõ điều đó, Trung Quốc luôn là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn sang khu vực này, nhờ các chính sách mềm dẻo thích hợp, nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường. Thái Lan cũng là nước xuất khẩu khá lớn vào Đông Âu. Ví dụ, năm 1992, Thái Lan đã xuất được 20 triệu USD hàng may mặc sang Ba Lan. Các doanh nghiệp Đông Âu mong chờ tìm được lợi nhuận cao từ Tây Âu. Nhưng do hàng hoá của họ thiếu sức cạnh tranh bởi trình độ kỹ thuật còn thấp. Các nước này hy vọng muốn làm ăn và tiêu dùng hàng hoá của các nước Tây Âu, nhưng thực tế, sức mua thị trường còn hạn chế bởi mức sống bình quân còn thấp. Trước thực tế đó, không ít các nước thuộc khu vực này mong muốn nối lại quan hệ làm ăn với Việt Nam và các nước Đông Nam Á. 3.1.3 Tình hình xuất nhập khẩu: Đông Âu là thị trường truyền thống, vốn rất quen thuộc và có quan hệ lâu năm với Việt Nam, cũng như sự hiểu biết đối với ngành dệt may nước ta. Song do thời gian qua các doanh nghiệp không chú trọng nên hiện nay, buôn bán hàng may mặc giữa Việt Nam với các nước Đông Âu mới chỉ là xuất khẩu tiểu ngạch. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên hoạt động này cũng kém hiệu quả. Hiện nay, dù có yêu cầu cao hơn về mẫu mã chủng loại, chất lượng, song nhìn chung Đông Âu vẫn là khu vực dễ tính. Điều đó phù hợp với trình độ dệt may của Việt Nam. Việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nơi đây là điều hoàn toàn có khả năng thực hiện. Để Việt Nam để có thể trở lại tiếp cận thị trường này, cần tích cực mở rộng hoạt động tiếp thị, tìm ra phương thức kinh doanh hợp lý. Cần có sự can thiệp ở cấp vĩ mô giữa nhà nước với nhà nước thì hàng dệt may mới có thể thâm nhập mạnh mẽ. 3.2. Thị trường EU: 3.2.1 Đặc điểm thị trường: Liên minh Châu Âu (EU) gồm 25 nước thành viên, diện tích bằng 1/6 địa cầu, dân số lên hơn 500 triệu người. Giá trị tổng sản phẩm xã hội hơn 5.000 tỷ USD. EU đạt trình độ cao về kỹ thuật hiện đại. Có thế mạnh về hầu hết các ngành kinh tế, song lại rất thiếu nguyên nhiên liệu. Về thương mại, EU chiếm 1/5 kim ngạch mậu dịch toàn thế giới, trong đó xuất khẩu chiếm 21%. Các bạn hàng thương mại lớn nhất của EU là Hoa Kỳ, Nhật Bản và ASEAN. EU có lịch sử phát triển công nghiệp dệt may lâu đời, là trung tâm mốt thời trang với nhiều công ty tạo mốt thời trang nổi tiếng thế giới như Fendi, Piere - Cardin, Christian Dior, Yves Saint - Laurent, vv… Đây là nơi có nhiều thông tin nhất về thời trang. EU có kỹ thuật sản xuất những sản phẩm may mặc cao cấp truyền thống với các loại sợi thiên nhiên như len, tơ tằm, sợi tổng hợp… Thời gian qua, với xu hướng chuyển dịch ngành công nghiệp dệt may sang các nước có giá nhân công rẻ, các nước ngành dệt may tại các nước EU như Đức, Italia, Pháp... đang suy giảm rõ rệt. Nhất từ năm 1986 - 1991. Mức sản xuất hàng dệt may này của Anh giảm 24,1%; Pháp giảm 17,8%; Đức giảm 10,3%. Do đó, kéo theo số nhân công giảm. Năm 1978, có 3,25 triệu, thì đến năm 1993, chỉ còn 2,85 triệu lao động. Sự mở rộng ngành dệt may EU dưới các hình thức liên kết sản xuất ở nước ngoài đang ngày càng tăng, nhất là với các nước Châu Á. Ngoài ra, hình thức gia công ở nước ngoài (OPT - Oversea Processing Trade) cũng phát triển mạnh. Giai đoạn 1986 - 1991, EU đã bành trướng OPT ra ngoài Châu Âu 15,5%. Đức là nước có hoạt động OPT mạnh nhất. Do vậy, sản xuất hàng may mặc tại EU giảm 6,8 %. Theo dự báo, sản xuất dệt may trong khu vực EU sẽ có xu hướng tiếp tục giảm, bởi lương công nhân và chi phí tăng vượt mức cho phép để cạnh tranh quốc tế, do đó xu hướng chuyển dịch sản xuất công nghiệp nói trên vẫn tiếp tục tăng. Việc phát triển phương thức gia công ở nước ngoài dẫn đến sự đi xuống của sản xuất nội địa. 3.2.2. Nhu cầu tiêu thụ: EU là thị trường rộng lớn, có nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất, sản phẩm đa dạng, phong phú và tinh tế. Năm 1996, lượng hàng dệt may thị trường này tiêu thụ đạt giá trị 341 tỷ USD. Theo số liệu thống kê, cứ 100 người được hỏi thì đều có yêu cầu về mốt, thẩm mỹ, thời trang rất cao, chiếm 85 - 90%, chỉ 10 - 15% có nhu cầu để bảo vệ thân thể. Mức tiêu thụ ở thị trường này vào loại cao trên thế giới: 17 kg vải/người/năm. Trong khi đó ở các nơi khác mức tiêu thụ thấp hơn: Thái Lan: 2,8 kg; Inđônêsia: 2,0 kg; Trung Quốc: 5,5 kg; Hồng Kông: 11,9 kg; Hàn Quốc: 14,3 kg; Việt Nam chỉ có 0,84 kg. Người tiêu dùng ở EU được chia làm bốn nhóm: nhóm dẫn mốt, nhóm ăn mặc đứng đắn, nhóm sau mốt, nhóm thực dụng. Trong đó, tỷ lệ nhóm dẫn mốt cao nhất ở Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Đan Mạch và Đức. Tỷ lệ thấp nhất là ở Anh. Tuy nhiên, nhìn chung toàn EU, nhóm những người thực dụng và nhóm những người sau mốt chiếm khoảng 70-75% tổng số người tiêu dùng, nên sản phẩm dệt may của thị trường này đòi hỏi sự phong phú về mẫu mốt và có giá bán cao hơn các khu vực khác trên thế giới. 3.2.3. Tình hình xuất nhập khẩu: EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của cả thế giới. Sức tiêu thụ ngày một tăng cao. Có thể thấy qua vài con số về kim ngạch nhập khẩu: Năm 1992, nhập khẩu tới 36 tỷ Đôla Mỹ quần áo, 45,7 tỷ USD hàng dệt. Các nước nhập khẩu quần áo lớn nhất Đức: 24,8 tỷ USD; Pháp: 9,8 tỷ USD và Anh :7,9 tỷ USD. dệt. Năm 1996, giá trị nhập khẩu 38,8 tỷ USD quần áo và 16,9 tỷ USD hàng Trong cơ cấu mậu dịch, ngoài số tự sản xuất tiêu dùng chiếm 39% khối lượng quần áo (bằng 44,8 tỷ USD) được trao đổi trong nội bộ EU, còn lại nhập từ Châu Á chiếm 17,5% (bằng 18 tỷ USD). Nhu cầu về hàng dệt may EU ngày càng tăng được bù đắp bằng hàng nhập khẩu từ các nước có giá lao động thấp. Vì lý do đó, sản phẩm dệt may xuất khẩu ở các nước Châu Á cũng sẽ gia tăng với tốc độ cao. Chẳng hạn, Trung Quốc xuất sang Đức 37 triệu bộ đồ lót, sang Đan Mạch 160 triệu bộ với giá 0,32 USD/bộ. Trong khi đó ở ở Đức giá thường là 10 USD/bộ, ở Italia giá là 17 USD/bộ. Bởi vậy, sức hấp dẫn về giá cả cạnh tranh của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc sẽ lôi cuốn mạnh mẽ thị trường EU. Tổ chức quốc tế Kurit Saluen Assosiate đưa ra đánh giá về xu hướng thị trường dệt may EU như sau: “Vải dệt và quần áo nhập khẩu từ các nước ngoài khối EU sẽ ngày càng khống chế thị trường Châu Âu trong những năm tới. Các hình thức bán lẻ đa dạng và sự cạnh tranh của nền công nghiệp dệt và may mặc từ các nước đang phát triển ngày càng thúc đẩy xu hướng phát triển này ở thị trường Châu Âu”. Cho đến nay EU đã ký nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với các nước, các tổ chức kinh tế và các khu vực kinh tế. Với ASEAN, EU đã ký hiệp định hợp tác, tạo điều kiện tăng cường trao đổi buôn bán và đầu tư. Sau 10 năm hợp tác, EU là thị trường quen thuộc. Đây là thị trường đòi hỏi chất lượng cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt, mức bảo hộ đặc biệt cao. EU nổi tiếng là khách hàng khó tính về mẫu mã, chất lượng, thời gian giao hàng. Mặt khác, mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa EU với 50 bạn hàng khác trên thế giới đã thẩm định tính nghiệt ngã này. Đây là bức tường thành cản trở sự thâm nhập của ta vào thị trường này. Nếu xem xét kỹ, thì nó cũng mở ra một thị trường rộng lớn để các doanh nghiệp có cơ hội vươn lên thích ứng và phát triển. Qua đó sẽ cải thiện được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại, phương thức kinh doanh, tiếp thị. Thực tế cho thấy, EU giữ một vị trí rất quan trọng và là thị trường trọng điểm. So với các nước có quota vào EU thì Việt Nam mới chiếm khoảng 0,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU, chỉ bằng 5% lượng hàng của Trung Quốc, 10 - 20% của ASEAN. Lý do, ta có những khó khăn như mặt hàng có khả năng lớn như jacket, áo sơ mi thì bị hạn chế số lượng mới chỉ đạt 50% công suất. Hạn ngạch ký kết còn hạn chế: năm 1993 - 1995 có 151 Cat, năm 1996 còn có 54 Cat. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng đều, nhưng do nguyên phụ liệu sản xuất trong nước của ta còn hạn chế, mẫu mã chưa phù hợp thị hriếu và chưa có bạn hàng mua bán trực tiếp mà hầu hết vẫn phải thông qua gia công cho Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… Gia công đơn thuần khiến không tận dụng được ưu đãi qua chế độ quota. Để có thể khác phục tình trạng trên, dệt may Việt Nam cần phát triển sản xuất đồng bộ, có định hướng, đầu tư mở rộng mặt hàng, tiếp thị mạnh mẽ, tăng dần xuất khẩu trực tiếp lẫn tăng giá trị xuất khẩu. Tổng Công ty Dệt may Việt Nam đã đề ra mục tiêu xuất khẩu sang EU đến năm 2010: + Năm 2005: phấn đấu xuất khẩu 269,7 triệu sản phẩm, đạt giá trị 1.160 triệu USD. + Năm 2010: phấn đấu xuất khẩu 275,9 triệu sản phẩm, đạt giá trị 1.250 triệu USD. Nếu có sự nỗ lực trong toàn ngành với sự hỗ trợ của Chính phủ, Nhà nước thì con số trên chắc khó khăn để vượt qua. 3.3. Thị trường Nhật Bản: 3.3.1. Đặc điểm thị trường: Nhật Bản là thị trường rất lớn, tiêu thụ nhiều nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây cũng làthị trường phi hạn ngạch (Free - quota),. Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu theo phương thức mua đứt bán đoạn. Hiện nay, 61% tổng đầu tư FDI và 41,7% tổng nguồn vốn ODA dành cho khu vực ASEAN. Lãi suất ưu đãi đồng Yên chỉ ở mức 3% (trong khi đó vay của Hoa Kỳ và của ngân hàng thế giới từ 7 - 9%). Về quan hệ mậu dịch ASEAN là bạn hàng lớn thứ 2 của Nhật Bản, chiếm 25% nhập khẩu và 26% xuất khẩu của Nhật Bản. Giống EU, thị trường Nhật Bản cũng đòi hỏi quy định rất khắt khe, nghiêm ngặt về chất lượng, cũng như thời hạn giao hàng. Các thương gia Nhật Bản đều khẳng định rằng: “Người tiêu dùng Nhật không dùng sản phẩm có bất kỳ một khuyết tật nào, hàng may mặc sai quy cách, thủng, không vừa, ố phai màu… đều không bao giờ được chấp nhận”. Nhiều người cho rằng người Nhật khó tính hơn người Mỹ. Còn thương nhân Pháp nhận xét như sau về thị trường Nhật: “người tiêu dùng Nhật không dùng sản phẩm có bất cứ khuyết tật nào, người Pháp có thể chấp nhận một lỗi nhỏ như mật độ mũi may không đảm bảo, với điều kiện bớt tiền, còn người Nhật thì không”. Các thương nhân Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc có nhiều năm kinh nghiệm làm ăn buôn bán với người Nhật Bản đều có chung nhận xét: “Tốt nhất khi khách hàng Nhật báo cho ta biết một sơ suất hay một khuyết tật nào đó của sản phẩm thì hãy trình bày biện pháp khắc phục, cải tiến nó. Đừng bao giờ nói khuyết tật đó không quan trọng, dù chỉ xảy ra một nỗi nhỏ không đáng kể”. Song nếu am hiểu lịch sử thì điều đó không có gì lạ. Nhật Bản có câu “Đừng quay lưng lại với người Nhật, thì người Nhật không bao giờ quay lưng lại với bạn ”. 3.2.2. Nhu cầu tiêu thụ: Người Nhật chỉ mua những cái gì thích hợp với mình. Chất lượng là điều họ quan tâm trên hết. Họ luôn kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua. Do vậy, muốn xuất khẩu sang Nhật Bản, các doanh nghiệp đều phải cố gắng tìm ra mặt hàng nào mà khách hàng Nhật thực sự có nhu cầu. Có như vậy mới tìm ra hướng sản xuất và phải sản xuất hàng có chất lượng cao. Tuy nhiên, đối với sản phẩm dệt may thì hầu hết các trường hợp đều phải thay đổi, điều chỉnh hoặc nâng cấp chất lượng trước khi xuất sang Nhật Bản. Các doanh nghiệp cần chú ý đặc điểm này để sản phẩm thích ứng được với các đối tượng khách hàng khác nhau. Như đã nêu ở trên, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu lớn về sản phẩm dệt may. Năm 1995, tiêu thụ hàng dệt may tới 116,3 tỷ USD. Thị trường này có sự cạnh tranh rất khắc nghiệt, đặc biệt là sự cạnh tranh từ các nguồn hàng nhập khẩu. Từ năm 1986, Nhật Bản chuyển đổi chiến lược, tập trung sản xuất các mặt hàng có hàm lượng chất xám cao, giảm sản xuất trong nước, tăng nhập khẩu hàng dệt may. Dự kiến trong 5 năm tới sẽ tăng nhập khẩu hàng dệt may lên 50 -60%. 3.2.3. Tình hình xuất nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản thường rất cao. + Năm 1995: 23,48 tỷ USD hàng dệt; 17,5 tỷ USD hàng may mặc. + Năm 1996: 27,45 tỷ USD hàng dệt; 18,95 tỷ USD hàng may mặc. Trong các thị trường phi hạn nghạchq, cần xác định Nhật Bản là một đại bàn quan trọng đối với các doanh nghiệp dệt may nước ta. Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản các mặt hàng dệt kim, khăn bông, sơ mi, quần âu… So với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản, thì lượng hàng của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn: khoảng 1,7%. Theo số liệu năm 1996, Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu sang Nhật Bản lớn nhất: 1.169.145 triệu Yên. Sau đó là Italia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Việt Nam ở vị trí thứ 5: 49.408 triệu Yên. Trong đó, mặt hàng dệt mặc ngoài của nam giới tăng 175%, mặt hàng dệt kim mặc trong tăng 147% so với năm 1995. Tuy nhiên, sản phẩm Việt Nam xuất sang Nhật Bản còn hạn chế về chủng loại, mẫu mã, chất lượng. Giá cả chỉ đạt mức trung bình, chưa có mặt hàng cao cấp. Nhưng nếu được đầu tư, chất lượng cao hơn, mẫu mã phù hợp, giá cạnh tranh… ta sẽ có khả năng thâm nhập sâu và phát triển được thị trư- ờng to lớn này. Hy vọng khi đó, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sẽ ngày một tăng. Với tốc độ xuất khẩu tăng trưởng như hiện nay, triển vọng giá trị hàng dệt may Việt Nam xuất đi có thể đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2010. 3.3. Thị trường Hoa Kỳ và Bắc Mỹ: Ngoài hai thị trường là EU và Nhật Bản ra, thì không thể không kể đến thị trường khổng lồ là Hoa Kỳ và Bắc Mỹ. Trong đó, Hoa Kỳ là chủ yếu, với những đặc điểm và nhu cầu hấp dẫn đối với hầu hết các nước xuất khẩu hàng dệt may. 3.3.1. Đặc điểm thị trường: Hiện nay, Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là thị trường tự do lớn nhất thế giới. Khối này được thành lập từ ngày 1/1/1994. NAFTA có 3 nước thành viên: Hoa Kỳ, Canada, Mêhicô. Đây là những nước có thế mạnh về hầu hết các ngành kinh tế quan trọng. NAFTA có dân số 360 triệu người. Tổng sản lượng quốc dân 6.500 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng nghìn tỷ USD. So sánh mức độ tiêu thụ hàng dệt may so với khối thị trường EU, khu vực thị trường NAFTA có số dân tương đương, nhưng mức độ tiêu thụ gấp 1,5 lần (27 kg/người). Riêng Hoa Kỳ với 250 triệu dân, có 75% dân số sống ở thành thị. Thu nhập quốc dân tính theo đầu người năm 1993 là 22.800 USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt hàng nghìn tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu là 610 tỷ USD (chiếm 14% kim ngạch nhập khẩu thế giới). Hoa Kỳ là là nơi tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới. Thị trường lại đa dạng, phong phú, có nhiều cấp độ. Điều này rất phù hợp với hoàn cảnh, trình độ sản xuất của Việt Nam. Hiện nay, quan hệ hai bên đã được bình thường hoá. Hiệp định thương mại song phương và hiệp định hàng dệt may được ký kết. Đó chính là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường này. Với Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn chưa áp dụng quy chế “tối huệ quốc” (MFN: Most Favoured Nation Treatment) thường xuyên và “ưu đãi thuế quan phổ cập”( GSP: Generalired System of Preferences). Mặt hàng dệt may từ Việt Nam qua Hoa Kỳ do đó sẽ chịu mức thuế nhập khẩu từ 40 - 90%. Trong khi Trung Quốc và một số nước khác được hưởng quy chế “tối huệ quốc” chỉ chịu mức thuế 25%. Khi đó, dẫn đến ưu thế cạnh tranh không thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam. Vì chưa có MFN nên hàng dệt may của ta rất khó vào thị trường Hoa Kỳ. Nhưng nếu biết khai thác lợi thế so sánh là lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công thấp thì không phải là ta không xuất được hàng sang Hoa Kỳ. Hơn nữa, sản phẩm của ta gần đây đã phát triển tới trình độ nhất định, nhiều mẫu hàng đã khẳng định được vị trí và chiếm được uy tín trong một số thị trường khó tính. 3.3.2. Nhu cầu tiêu thụ: Một trong những mặt hàng nhập khẩu lớn là hàng dệt may. Hàng nhập khẩu có mẫu mã hết sức đa dạng phong phú. Đặc biệt, Hoa Kỳ có những hợp đồng rất lớn, do đặc trưng nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may ở thị trường này rất cao. Năm 1995, mức tiêu thụ hàng dệt may của Hoa Kỳ tới 192 tỷ USD. Trong đó, tự sản xuất được 157 tỷ USD, xuất khẩu 12 tỷ USD, nhập khẩu 46 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp lớn nhất về hàng dệt may vào Hoa Kỳ, tiếp đến là Mêhicô, Canađa. Từ năm 1955 đến nay, Canada và Mêhicô (hai thành viên NAFTA) có xu hướng xuất mạnh hàng dệt may vào Hoa Kỳ, do các thành viên NAFTA được hưởng ưu đãi thuế quan và hạn ngạch. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng sẵn sàng mua hàng dệt may của những nước này để tiết kiệm thời gian và cước phí vận chuyển. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1996, Mêhicô tăng 40,55% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, 40,18% hàng may mặc; Canađa tăng 20,45% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt. Sau đây là kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ trong các năm 1989 - 1995: + Năm 1989: 24,05 tỷ USD + Năm 1990: 26,2 tỷ USD + Năm 1993: 34 tỷ USD + Năm 1994: 40 tỷ USD + Năm 1995: 46 tỷ USD Với tiềm năng lớn như vậy, Hoa Kỳ được coi là thị trường hấp dẫn , thu hút nhiều quốc gia xuất khẩu hàng dệt may. Ngay cả Nhật Bản và các nước công nghiệp lớn ở Đông Nam Á đều tranh thủ chiếm lĩnh miếng bánh ngon này. Họ đã thu được nhiều nguồn lợi lớn. Đặc biệt, Trung Quốc hàng năm xuất khẩu khoảng 5 - 6 tỷ USD hàng may mặc vào Hoa Kỳ. Theo điều kiện thương mại hiện hành của Hoa Kỳ, hàng dệt may không được ưu đãi về thuế quan. Hoa Kỳ áp dụng quota với tất cả các nước. Ngay cả Việt Nam, sau một năm tăng nhanh trong kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì cũng đã bị phía Hoa Kỳ yêu cầu ký hiệp định dệt may để áp dụng hạn ngạch. Song đây vẫn là thị trường thu hút các doanh nghiệp. 3.3.3. Tình hình xuất nhập khẩu: Đến nay, Việt nam đã được hưởng MFN, nên hàng của ta có thêm nhiều thuận lợi nhờ tỷ lệ thuế quan được giảm nhẹ đi rất nhiều. Mặt khác, với chính sách khuyến khích xuất khẩu như hiện nay của Nhà nước ta thì việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ mang lại nguồn lợi lớn hơn. Nhất là sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam cũng sẽ mạnh hơn. Trước năm 1999, Việt Nam đã xuất sang Hoa Kỳ hai mặt hàng là hàng dệt thoi (găng tay, sơ mi trẻ em) và hàng dệt kim (sơ mi trẻ em, sơ mi nam, nữ, găng dệt kim, áo len…). Dẫn chứng: năm 1995, Hoa Kỳ nhập 2.045.274 tá đôi găng tay, với giá trị 7.685.000 USD. Đến nay, mặt hàng găng tay có số lượng ngày càng lớn, do có sự chênh lệch nhỏ giữa biểu thuế không MFN là 25% với biểu thuế có ưu đãi MFN của mặt hàng này là 24,8%. Bảng 19: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1994, 1995 Đơn vị : 1.000 USD Mặt hàng 1994 1995 Hàng dệt thoi 2.436 15.092 Hàng dệt kim 80 1.837 Nguồn: www.vnexpres.net Sau năm 1999, lượng hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng nhanh chóng cả về chủng loại lẫn kim ngạch. Đặc biệt, năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt mức trên 930 triệu USD. + Tuy nhiên về may xuất khẩu, Việt Nam đang gặp một số khó khăn, bất lợi như: + Hầu hết các mặt hàng đang được sản xuất đều dùng nguyên liệu nhập khẩu, kể cả phụ liệu. Do đó, chúng ta không tận dụng được sản phẩm của ngành dệt trong nước. + Theo dự báo của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, trong vòng 3 - 4 năm tới, Việt Nam có thể xuất 2 tỷ USD hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ. Nhưng công nghiệp dệt may Việt Nam khó có thể đáp ứng ngay nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ về số lượng nếu không tích cực chuẩn bị nguyên liệu, vốn, năng lực sản xuất, nhân công... Trong khuôn khổ đàm phán WTO từ 1/1/1995, thì trong vòng 10 năm nữa hàng rào hạn ngạch dệt may bị loại bỏ và thuế sẽ giảm trung bình 9%. Các nước xuất khẩu hàng dệt may đang chuẩn bị chiến lược xuất khẩu phi hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ vào năm 2005. Đặc biệt, những nước có lợi thế nhân công rẻ. Với Việt Nam, tỷ lệ xuất khẩu vào Hoa Kỳ còn quá thấp (0.037% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ năm 1995 và 0,7% vào năm 2002). Chúng ta cần đề ra chiến lược quy hoạch, phát triển chất lượng, tiếp thị. Chính sách đó phải tạo ra được sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và thị hiếu của thị trường Hoa Kỳ. Chúng ta cũng phải đầu tư đón trước thời cơ. Nếu như vậy, nhất định sẽ đặt chân vững chắc vào được thị trường này. 3.4. Thị trường ASEAN: Đây là thị trường gần Việt Nam nhất và cũng có những nét giốngViệt Nam. Đó là thị trường các nước ASEAN. Thị trường các nước ASEAN đầy tiềm năng và rất dễ thâm nhập đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 3.4.1. Đặc điểm thị trường: Trong vài thập kỷ qua, khu vực kinh tế ASEAN được coi là năng động nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của các nước ASEAN đứng vào hàng đầu thế giới. GDP tăng trung bình từ 5 – 11%/năm. Tất cả các nước ASEAN đều có ngành công nghiệp dệt chiếm tỷ lệ khá lớn trong ngành công nghiệp chế tạo. Tỷ trọng ngành dệt của các nước này đều chiếm trung bình từ 13 – 20% trong toàn bộ ngành công nghiệp. Dệt may giữ vai trò nòng cốt trong nền kinh tế quốc dân, là nguồn thu ngoại tệ chính chỉ xếp sau dầu khí, tạo ra nhiều công ăn việc làm. Trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển kinh tế cao, mức sống ở một số nước đang được nâng lên cùng với sự cạnh tranh quốc tế ngày càng mãnh liệt khiến cho tốc độ phát triển công nghiệp dệt một số nước có biểu hiện chậm lại. Một lý do nữa là các nước này thiếu lao động, thiếu kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm đơn điệu, nguyên liệu phụ thuộc vào nhập ngoại. Đặc biệt, từ tháng 7 năm 1997 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã gây ra ảnh hưởng không ít. Đặc điểm chung nữa của thị trường ASEAN: xuất khẩu thành phẩm là chủ yếu, chỉ nhập khẩu nguyên liệu(đặc biệt là bông), thiết bị, hoá chất thuốc nhuộm và một số mặt hàng chất lượng cao mà trong nước chưa sản xuất hoặc không sản xuất được. 3.4.2. Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu: Một số nước có nền kinh tế lớn như: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines đang hướng dần vào các ngành công nghiệp có trình độ kỹ thuật cao như: điện tử, trang thiết bị gia đình, chế tạo ôtô, xe máy,... Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong ngành dệt may. Nhưng trong tương lai gần, những ngành công nghiệp trên vẫn chưa đủ để thay thế vị trí quan trọng của ngành dệt may. Do đó, trong chiến lược phát triển dệt may của các nước này đến năm 2005 và 2010 vẫn có kế hoạch mở rộng sản x._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8357.doc