MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của tổng công ty đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Vam (VIWASEEN). 10
Bảng 1.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh từ năm 2006 đến năm 2008 22
Bảng 1.3. Vốn đầu tư của Tổng Công ty năm 2007 – 2008 27
Bảng 1.4. Cơ cấu vốn đầu tư trong các dự án thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường của Tổng Công ty VIWASEEN 29
Bảng 1.5. Cơ cấu vốn theo lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty VIWASEEN năm 2006
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng Công ty VIWASEEN. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– 2008 31
Bảng 1.6. Các dự án mua sắm máy móc thiết bị 2006 - 2008 34
Bảng 1.7. Chi phí đầu tư cho ban quản lý các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường của Tổng Công ty VIWASEEN 35
Bảng 1.8. Đầu tư phục vụ quản lý các dự án của Tổng Công ty VIWASEEN năm 2006 – 2008 35
Bảng 1.9 : Tình hình vốn đầu tư cho công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng lao động của TCT VIWASEEN thời kỳ 2005- 2008. 37
Bảng 1.10. Một số dự án đầu tư đã và đang được triển khai 38
Bảng 1.12 : Tình hình tài sản cố định của TCT VIWASEEN thời kỳ 2005- 2008. 40
Bảng 1.13. Xe, máy thiết bị thi công chủ yếu toàn Tổng công ty 40
Bảng 1.14. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty VIWASEEN 42
từ năm 2006 - 2008 42
Bảng 1.15. Báo cáo về nhân sự của Tổng Công ty năm 2008 43
Bảng 1.16. Các chỉ tiêu phân tích tài chính 44
Bảng 1.17. Tình hình nộp ngân sách Nhà nước của Tổng công ty VIWASEEN từ năm 2006 - 2008 45
Bảng 2.1. Tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch dự kiến trong giai đoạn 2009 – 2020 51
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách theo hướng chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế Quốc tế sâu rộng. Các chính sách về phát triển kinh tế trước hết tập trung vào mục tiêu giải phóng năng lực sản xuất và cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp. Nhờ vậy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đã có bước phát triển vượt bậc về qui mô, năng lực và từng bước thích nghi với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Trong đó, ngoài những thuận lợi về điều kiện tham gia hợp tác với các doanh nghiệp trong các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt nam cũng thấy được còn không ít thách thức như: khả năng hội nhập còn yếu về luật pháp, thông lệ, khả năng cạnh tranh về công nghệ, chất lượng sản phẩm,…Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam ( VIWASEEN ) cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đô thị, chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường cũng thu hút được sự quan tâm đáng kể của Đảng, Nhà nước và nhân dân vì lĩnh vực này liên quan trực tiếp và mật thiết tới cuộc sống của đông đảo người dân. Tuy nhiên, trong điều kiện luật pháp và những chế độ, chính sách của Nhà nước chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và luôn luôn thay đổi, cùng với những mặt chủ quan, hoạt động đầu tư và xây dựng của Tổng Công ty còn gặp không ít khó khăn.Việc nghiên cứu, tìm hiểu các giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả dự án đầu tư của TCT trên phương diện khoa học và thực tiễn là rất cần thiết đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi mô hình hoạt động, sự phân cấp mạnh hơn trong quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng trong thời gian qua. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề, trong quá trình thực tập tại TCT, tôi đã lựa chọn đề tài : “Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. Thực trạng và giải pháp” nhằm mục đích tìm hiểu nghiên cứu để thấy được một cách khái quát nhất về tình hình đầu tư phát triển tại TCT, đánh giá những thành tựu đạt được và những mặt còn hạn chế trong hoạt động đầu tư và từ đó có những giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư mà TCT sẽ triển khai trong thời gian tới.
Chuyên đề tốt nghiệp bao gồm 2 chương chính:
Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN.
Chương 2: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế đầu tư cùng tập thể cán bộ phòng Đầu tư phát triển - Tổng công ty VIWASEEN, đặc biệt là TS. Phạm Văn Hùng - giáo viên hướng dẫn, và ThS. Lê Anh Vũ - trưởng phòng đầu tư phát triển đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Với kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI
TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ
MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (VIWASEEN)
1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty VIWASEEN
1.1.1. Quá trình hình thành của tổng công ty
Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam (VIWASEEN) được thành lập theo Quyết định số 242/2005-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4 tháng 10 năm 2005 và Quyết định số 2188/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 25 tháng 11 năm 2005. Tổng Công ty VIWASEEN là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con trên cơ sở tổ chức lại các Công ty Nhà nước độc lập trực thuộc Bộ Xây dựng bao gồm: Công ty Xây dựng Cấp thoát nước (WASEENCO), Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước (WASECO), Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2 (WASE).
Công ty xây dựng cấp thoát nước WASEENCO có trụ sở tại Hà Nội được thành lập năm 1975, là một doanh nghiệp chuyên ngành đầu tiên, hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng cấp thoát nước của Việt Nam. Lịch sử phát triển của Công ty gắn liền với hàng trăm công trình cấp thoát nước cho các thành phố, khu công nghiệp, đô thị trên cả nước, trong đó có rất nhiều công trình trọng điểm của đất nước. Với nền tảng tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ hùng hậu được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, đại học và trên đại học, năng lực máy móc thiết bị chuyên dụng, Công ty có thể đáp ứng trọn gói các dự án cấp thoát nước hoặc đầu tư theo các phương thức BOT, BBO,…thực hiện tốt các hợp đồng xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên ngành có giá trị lớn với chất lượng cao, giá thành hợp lý.
Công ty đầu tư xây dựng cấp thoát nước WASECO có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Với hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành. Công ty đã xây dựng được đội ngũ kỹ sư, cán bộ công nhân viên có trình độ cao, được đào tạo trong và ngoài nước và đã thi công hàng trăm công trình cấp thoát nước ở mọi quy mô, đặc biệt ở khu vực miền Trung và phía Nam. Ngoài ra Công ty còn đầu tư xây dựng, kinh doanh hàng loạt các nhà máy nước, các dự án bất động sản với hiệu quả cao.
Công ty cổ phần tư vấn cấp thoát nước và môi trường WASE (trước đây là công ty cổ phần tư vấn cấp thoát nước số 2) có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tư vấn được thành lập từ năm 1997, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, giám sát thi công các công trình cấp thoát nước, môi trường, công trình công cộng, đô thị, cụm dân cư nông thôn, kỹ thuật hạ tầng đô thị. Công ty có trên 100 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, phần lớn cán bộ được đào tạo tại nước ngoài, có thể đảm đương công tác tư vấn thiết kế, giám sát cho các công trình ở mọi quy mô và độ phức tạp khác nhau.
Hiện nay, Tổng công ty VIWASEEN có gần 8000 cán bộ công nhân viên chức, trong đó có gần 2000 kỹ sư có trình độ đại học và trên đại học, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm, trên 6000 công nhân kỹ thuật lành nghề làm việc trong 20 công ty thành viên và 6 chi nhánh, trong đó có 16 công ty con và 4 công ty liên kết. Tổng công ty đang phát triển mạnh mẽ với định hướng đa dạng hóa nghành nghề, đa dạng hóa sản phẩm thông qua các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, kinh doanh bất động sản, năng lượng, xuất khẩu lao động và du lịch.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của công ty.
- Khối bộ máy quản lý và điều hành : Hội đồng quản trị ; Ban kiểm soát ; Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc.
- Khối cơ quan văn phòng : các Phòng, Ban chuyên môn nghiệp vụ.
- Khối các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, gồm :
+ Các công ty thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc.
+ Các chi nhánh.
+ Các ban và các công trường xây dựng.
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh trên đây được linh hoạt tổ chức theo đúng quy định của Nhà Nước để đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Hình 1.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (VIWASEEN).
Phòng Kỹ thuật Công nghệ
Phòng Đầu tư Phát triển
Phòng
Tài chính- Kế toán
6. Công ty Cổ phần Xây dựng CTN số 12 - WASEENCO 12
(Khu C. nghiệp Bình Tân, Tp. Nha Trang - Khánh Hoà)
7. Công ty Cổ phần Xây dựng CTN số 15 - WASEENCO 15
(340/8 Cách Mạng Tháng 8 - Tp Cần Thơ)
8. Công ty Cổ phần Xây lắp & Sản xuất thiết bị chuyên
ngành Cấp thoát nước
(PhườngTân Biên – Tp. Biên Hoà - Đồng Nai)
9. Công ty Cổ phần Tư vấn CTN số 2 - WASEENCO
(Số 10 - Phổ Quang - Phường 2- Q. Tân Bì
- Tp HCM)
10. Công ty Cổ phần Khoan &Xây lắp CTN
(Số 10 - Phổ Quang - Phường 2- Q. Tân Bình - Tp HCM)
Văn phòng
Phòng Kinh tế -
Kế hoạch
Phòng
Kỹ thuật - Công nghệ
Phòng
Tổ chức -
Lao động
CÁC CÔNG TY CON CỔ PHẦN DO CÔNG TY MẸ GIỮ CỔ PHẦN CHI PHỐI.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
Phòng
Đối ngoại - Pháp chế
CÔNG TY CON DO CÔNG TY MẸ ĐẦU TƯ 100% VỐN ĐIỀU LỆ.
1. Công ty Đầu tư và xây dựng Cấp thoát nước
(WASECO)
Đ/c: Số 10, Phổ Quang – P.2, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
1. Công ty Cổ phần Xây dựng Cấp thoát nước số 1
(VIWASEEN 1)
Đ/c: 56/85 Hạ Đình - Q. Thanh Xuân - Hà Nội
2. Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Cấp thoát nước
(VIWASEEN 2)
Đ/c: 58/85 Hạ Đình - Q. Thanh Xuân - Hà Nội
3. Công ty Cổ phần Khoan và xây dựng (VIWASEEN 3)
Đ/c: Km 14+500 QL1A-Liên Ninh -Thanh Trì - Hà Nội
4. Công ty Cổ phần Điện nước lắp máy và Xây dựng
(VIWASEEN 4)
Đ/c: Km 14+500 Q/L 1A-Liên Ninh -Thanh Trì - Hà Nội
5. Công ty Cổ phần Xây dựng Cấp thoát nước số 5
(VIWASEEN 5)
Đ/c: 9 Trương Chí Cương - Q. Hải Châu – Tp. Đà Nẵng
6. Công ty Cổ phần Đầu tư KD nước sạch phía Bắc
(VIWASEEN 6)
Đ/c: xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - Hải Dương
7. Công ty Cổ phần Khoan & Xây lắp Cấp thoát nước
(VIWASEEN 11)
Đ/c: Số 10 - Phổ Quang – P.2- Q. Tân Bình – Tp. HCM
8. Công ty Cổ phần Xây dựng Cấp thoát nước số 12
(VIWASEEN 12)
Đ/c: Khu CN Bình Tân – Tp. Nha Trang - Khánh Hoà
9. Công ty Cổ phần Xây lắp & Sản xuất thiết bị ngành nước
(VIWASEEN 14)
Đ/c: PhườngTân Biên - Tp. Biên Hoà - Đồng Nai
10. Công ty Cổ phần Xây dựng Cấp thoát nước số 15
(VIWASEEN 15)
Đ/c: 340/8 Cách Mạng Tháng 8 – Bình Thuỷ - Tp. Cần Thơ
11. Công ty cổ phần Bình Hiệp
Đ/c: 137 Lê Hồng Phong – Tp. Phan Thiết - Bình Thuận
12. Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng
(VIWASEEN – Huế)
Đ/c : số 5 Lý Thường Kiệt. TP.Huế – Tỉnh Thừa Thiên Huế
13. Công ty cổ phần Bất động sản Dầu khí PETROWACO
Đ/c : 52 Quốc Tử Giám - Đống Đa – Hà Nội
14. Công ty cổ phần Tư vấn CTN và môi trường (WASE)
Đ/c: Số 10 - Phổ Quang – P.2- Q. Tân Bình – Tp. HCM
15. Công ty cổ phần Phát triển nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN (VIWAMEX)
Đ/c : 52 Quốc Tử Giám - Đống Đa – Hà Nội
16. Công ty cổ phần Thuỷ điện VIWASEEN – Tây Bắc
Đ/c : 144 đường Trường Chinh, TX Sơn La, tỉnh Sơn La
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC ĐƠN VỊ
HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
1. CN tại Tp. Hồ Chí Minh.
2. CN Xây dựng số 1.
3. CN Xây dựng số 2.
4. CN Xây dựng và cơ điện công trình.
6. CN Tư vấn XD & Kỹ thuật môi trường.
7. CN Kinh doanh XNK và thương mại.
8. Ban Quản lý dự án Tổng công ty VIWASEEN.
9. Ban Quản lý dự án Khu đô thị Hoài Đức.
CÁC CÔNG TY
LIÊN KẾT
1. Công ty LD ống gang cầu Đài Việt (WAHSIN).
Đ/c: Lô 34, KCN Biên Hoà 2, Đồng Nai
2. Công ty CP Long Phú.
Đ/c: Hoà Thạch, Quốc Oai, Hà Tây
3. Công ty CP Phát triển năng lượng mới (VIWAEN).
Đ/c: 52 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
4. Công ty CP Đầu tư dịch vụ Dầu khí (PIS).
Đ/c: 52 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
VIWASEEN có những nhiệm vụ kinh doanh chính sau:
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh các hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Thi công, tổng thầu thi công xây dựng và lắp đặt các công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm: Lập và thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng; tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế về thiết kế, xây lắp, cung ứng vật tư, thiết bị; khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán và dự toán các công trình; thẩm tra thiết kế và tổng dự toán; quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; giám sát, kiểm tra chất lượng thiết bị, vật tư, thi công xây lắp.
- Đầu tư sản xuất kinh doanh và kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng xây dựng và chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường.
- Tư vấn, đầu tư và thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, bưu chính viễn thông, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây và trạm biến áp các loại; gia công, lắp dựng kết cấu thép và các thiết bị cơ điện kỹ thuật công trình.
- Đầu tư và kinh doanh nhà, bất động sản, cho thuê văn phòng; quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ trong khu công nghiệp, khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư tập trung, bãi đỗ xe, khách sạn du lịch và các dịch vụ khác.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường.
- Tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng và thực hiện việc đưa người lao động, chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Thực hiện đầu tư tài chính vào các công ty con, các công ty liên kết.
- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, chức năng của khối đơn vị :
- Khối bộ máy quản lý và điều hành
Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là bộ phận có vị thế cao nhất trong Tổng công ty, quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của Ban giám đốc công ty và những vấn đề quan trọng của Tổng công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị toàn bộ mọi hoạt động của Tổng công ty, các chiến lược, kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong nhiệm kỳ của mình. Quyết định các chính sách quan trọng nhất của Tổng công ty: cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Tổng công ty; Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Tổng công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và các chức danh quản lý khác của Tổng công ty; Quyết định mức lương và quyền lợi khác của những người quản lý trong công ty; Quyết định mức thù lao và lợi ích khác của người quản lý công ty; Giám sát, chỉ đạo Phó Tổng Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Tổng công ty.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Hội đồng quản trị giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí Ban Tổng Giám đốc theo đúng các qui định trong Điều lệ Tổng công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị.
Có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc cung cấp mọi hồ sơ và thông tin cần thiết liên quan đến công tác điều hành quản lí Tổng công ty.
Mọi thông báo, báo cáo, phiếu xin ý kiến đều phải được gửi đến Ban kiểm soát cùng thời điểm gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Tổng giám đốc; Thông tin phải trung thực, chính xác và kịp thời theo yêu cầu.
Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lí và sự cẩn trọng từ các số liệu trong Báo cáo tài chính cũng như các Báo cáo cần thiết khác.
Có quyền kiến nghị Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc đưa ra các giải pháp phòng ngừa các hậu quả xấu có thể xảy ra.
Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Tổng Giám đốc bố trí cán bộ chuyên môn phù hợp để Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Có quyền thuê Tư vấn độc lập để thực hiện những quyền được giao.
Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trước khi trình Báo cáo kiểm soát lên Đại hội đồng Cổ đông.
Có quyền giám sát hiệu quả sử dụng vốn Công ty trong đầu tư.
Có quyền yêu cầu được tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị nếu thấy cần thiết.
Ban kiểm soát làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực vì lợi ích của Tổng công ty và vì lợi ích của Người lao động trong Công ty.
Ban kiểm soát có quyền được thanh toán mọi chi phí ăn, ở, đi lại, tiếp khách, chi phí thuê Tư vấn độc lập và các chi phí hợp lí khác khi thừa hành nhiệm vụ của Tổng Công ty.
Ban giám đốc : Gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc.
Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của Tổng Công Ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền & nhiệm vụ được giao.
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị. Thực hiện kế hoạch kinh doanh & phương án đầu tư của Tổng Công Ty.
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Tổng Công Ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong Công Ty, trừ các chức danh do Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành viên bổ nhiệm.
Tổng giám đốc là người đại điện cho Tổng công ty trước pháp luật. Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác & tuân thủ một số nghĩa vụ của người quản lý Công Ty theo Luật pháp quy định.
- Khối cơ quan văn phòng
Văn phòng Tổng công ty
Chánh văn phòng :
- Quản lý toàn diện hoạt động của văn phòng theo chế độ thủ trưởng.
- Soạn thảo chương trình công tác của Tổng công ty, giúp lãnh đạo Tổng công ty chỉ đạo điều hành chương trình làm việc nhằm đảm bảo tính thống nhất và liên tục trong mọi hoạt động, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chương trình đó
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các đơn vị ngoài cơ quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động SXKD của Tổng công ty
Những nhiệm vụ khác của Văn phòng
- Xây dựng và tạo cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện về phương tiện và chế độ làm việc, chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên
-Quản lý và xử lý các văn bản tài liệu đi và đến của Tổng công ty, các ý kiến chỉ đạo, các nội dung liên quan đến điều hành công việc của lãnh đạo Tổng công ty.
-Chịu trách nhiệm trong việc quản lý sử dụng đất đai, tài sản của Tổng công ty.
- Chịu trách nhiệm về con dấu, phát hành các văn bản thuộc thẩm quyền quản lý của lãnh đạo Tổng công ty.
- Tổ chức có chất lượng các cuộc họp, các hội nghị của Tổng công ty, các cuộc tiếp khách trong và ngoài nước của Tổng công ty.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản thuộc văn phòng Tổng công ty bao gồm : nhà cửa, kho tàng , sân bãi , phương tiện làm việc và phương tiện đi lại…
- Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thành viên, các phòng ban thực hiện các quy định của pháp luật và của Tổng công ty.
- Báo cáo định kỳ và hằng năm theo quy định của pháp luật về công tác văn phòng với Bộ chủ quản và các cơ quan có chức năng khác.
Phòng kinh tế - kế hoạch
- Giúp lãnh đạo công ty xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hằng năm của Tổng công ty phù hợp với nhiệm vụ chung và nhu cầu thị trường.
- Tham mưu, xây dựng, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của toàn Tổng công ty. Triển khai giao, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh tới các đơn vị
- Kiểm tra công tác sản xuất kinh doanh theo định kỳ tại các đơn vị
- Tổng hợp các báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên, các phòng, các ban chuyên môn nghiệp vụ theo từng tháng, từng quý và cả năm; trình lãnh đạo công ty cho ý kiến chỉ đạo thông qua các cuộc họp, các hội nghị giao ban của Tổng công ty.
- Chịu trách nhiệm trong việc lập đề án các nội dung đầu tư, các phương án liên doanh liên kết của Tổng công ty.
- Nghiên cứu, cập nhật và nắm vững các chế độ, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình để tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong việc hoạch định điều chỉnh các mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lập và cấp hồ sơ pháp lý của Tổng công ty, bão lãnh ngân hàng cho các đơn vị thành viên trực thuộc tham gia đấu thầu các công trình trong nước và nước ngoài theo đúng quy định
- Trực tiếp tham gia lập hồ sơ dự thầu các công trình với tư cách của Tổng công ty khi được Tổng giám đốc đồng ý. Giải quyết các công việc liên quan trong việc dự thầu các công trình. Kiểm tra và lưu giữ hồ sơ dự thầu của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty khi tham gia đấu thầu.
- Lập, quản lý và theo dõi việc thực hiện các loại hợp đồng mà tổng công ty trực tiếp tham gia ký kết, gồm : Hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên danh, hợp đồng liên kết.
- Báo cáo định kỳ hằng năm theo quy định của pháp luật về tình hình xây dựng, phát triển và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan chức năng có liên quan.
Phòng đầu tư phát triển
- Thực hiện lập dự án, báo cáo khả thi, các phương án kinh doanh - dự án đầu tư chủ động của Tổng công ty ( dự án mà Tổng công ty là chủ đầu tư ).
- Tham mưu và chủ trì thực hiện các công việc liên quan tới các phương án liên doanh và liên kết với các đối tác trong thực hiện các dự án đầu tư chủ động của Tổng công ty bằng các nguồn vốn.
- Quản lý các dự án được Tổng công ty giao
- Thẩm định các dự án đầu tư có liên quan của Tổng công ty
- Tham gia vào quá trình Lập hồ sơ dự thầu các gói thầu nếu Tổng công ty yêu cầu.
- Lưu hồ sơ và tài liệu liên quan theo quy định
Phòng kỹ thuật – Công nghệ
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát các công tác liên quan đến kỹ thuật, chất lượng tiến độ các công trình do Tổng công ty thi công. Tham mưu đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình, phổ biến những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thi công xây dựng công trình.
- Nghiên cứu và nắm bắt , xử lý có hiệu quả những thông tin khoa học kỹ thuật để có thể ứng dụng vào các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Tham mưu cho tổng công ty trong công tác thẩm định các dự án đầu tư có liên quan đến việc nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư mới có chất lượng cao phục vụ cho công tác thi công xây dựng công trình của Tổng công ty.
- Tham mưu và là đầu mối giúp cho lãnh đạo Tổng công ty trong việc quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm ( Công trình, Dự án ) . Triển khai các công đoạn để Tổng công ty được cấp chứng chỉ ISO và giám sát thực hiện theo quy trình đã được cấp.
- Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty về công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất.
- Thông qua công tác kỹ thuật-công nghệ, tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, xây dựng giá thành sản phẩm, cải tiến quản lý kinh doanh nhằm khai thác tiềm năng tiềm tàng, tiết kiệm và nâng cao không ngừng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phòng Tài chính - Kế toán
- Giúp Tổng giám đốc tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác tài chính, công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của Tổng công ty theo quy định hiện hành.
- Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong phạm vi Toàn tổng công ty nói chung và các đơn vị thành viên nói riêng, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình kết quả và hiệu quả SXKD, phát hiện những sự lãng phí và thiệt hại đã xảy ra, những việc làm không hiệu quả những sự trì trệ trong sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phục.
- Thông qua công tác tài chính-kế toán, tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, xây dựng giá thành sản phẩm, cải tiến quản lý kinh doanh nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, tiết kiệm và không ngừng nâng cao hiệu quả đồng vốn. Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo và phát huy chế độ tự chủ tài chính của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc.
Phòng Tổ chức – Lao động
- Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo tổng công ty về công tác tổ chức quản lý cán bộ và kiện toàn bộ máy.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện các nội quy, điều lệ tổ chức và hoạt động, các quy định của Tổng công ty thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng.
- Phối hợp với ban thường trực, ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp.
- Thực hiện công tác lương, thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
- Thực hiện công tác thanh tra, giám sát và đưa ra các quyết định kỷ luật, khen thưởng.
1.1.3. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty
1.1.3.1. Thi công xây lắp
- Khoan khai thác nước ngầm, xử lý nền móng công trình.
- Các công trình xây dựng cấp thoát nước và môi trường.
- Các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện.
- Các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
1.1.3.2. Kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại
- Kinh doanh vật tư thiết bị.
- XNK vật tư thiết bị ngành cấp thoát nước và vật tư thiết bị khác.
- XNK lao động, chuyên gia, tu nghiệp sinh ra nước ngoài
- Du lịch lữ hành
1.1.3.3. Sản xuất công nghiệp
- Sản xuất, kinh doanh nước sạch.
- Sản xuất ống bê tông và cấu kiện xây dựng.
- Sản xuất ống các loại, phụ tùng, phụ kiện ngành cấp thoát nước.
1.1.3.4. Tư vấn khảo sát thiết kế nghiên cứu khoa học
- Khảo sát địa chất thủy văn, địa chất công trình.
- Lập quy hoạch cấp thoát nước liên vùng, đô thị vệ tinh, khu công nghiệp.
- Lập dự án đầu tư.
- Tư vấn, thiết kế kỹ thuật các công trình cấp thoát nước, xây dựng dân dụng, công nghiệp.
- Nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học phục vụ ngành nước.
1.1.3.5. Đầu tư phát triển
- Khu đô thị, khu công nghiệp.
- Nhà máy nước, nhà máy xử lý rác.
- Nhà ở, văn phòng cho thuê.
- Sản xuất năng lượng (thủy điện, phong điện…), sản xuất vật tư thiết bị chuyên ngành.
Trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh kể trên thì thi công xây lắp là lĩnh vực hoạt động truyền thống, đi cùng với sự phát triển của Tổng công ty. VIWASEEN đã khẳng định được thương hiệu của mình qua hàng trăm công trình xây lắp chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường trên cả nước. Cùng với các đối tác là các nhà thầu lớn nước ngoài như Đức, Nhật Bản, Úc, VIWASEEN đã thực hiện thành công nhiều dự án cấp, thoát nước trọng điểm, quy mô lớn và có tính chất phức tạp tại các tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra VIWASEEN còn tham gia thi công các công trình xây dựng hạ tầng, giao thông, điện, thủy lợi, bến cảng, thủy điện…
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN.
1.1.4.1. Tỷ suất kỳ vọng
Đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì yếu tố lợi nhuận luôn là sự quan tâm đầu tiên. Công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu được một khoản lợi nhuận trong tương lai, đó là lợi nhuận kỳ vọng. Sự chênh lệch giữa lợi nhuận và lãi suất tiền vay trong tương lai là yếu tố để giúp ban lãnh đạo công ty đưa ra quyết định đầu tư. Công ty quan tâm đến lợi nhuận kỳ vọng là do :
- Quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt: nền kinh tế nước ta ngày càng mở cửa một cách sâu rộng, sự gia tăng một cách nhanh chóng vốn đầu tư nước ngoài, xuất hiện nhiều công ty đa quốc gia trên thị trường Việt Nam, cải cách và đổi mới hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi công ty muốn tồn tại và phát triển thì phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó giá thành phải phù hợp để thị trường chấp nhận từ đó lợi nhuận của công ty sẽ giảm.
- Chu kỳ sống của sản phẩm: bất kỳ sản phẩm nào cũng đều phải trải qua 4 giai đoạn: xuất hiện, trưởng thành, bão hoà và suy thoái. Khi sản phẩm đến giai đoạn suy thoái mà không đổi mới thì sẽ bị đào thải, do đó lợi nhuận công ty sẽ giảm.
- Đời sống của con người: cuộc sống con người ngày càng cao, nhu cầu ngày càng lớn, chính sách tăng lương của nhà nước nên công nhân viên trong công ty cũng đòi hỏi mức lương cao hơn. Nếu công ty không điều chỉnh quỹ lương hợp lý sẽ bị hao hụt.
- Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật làm giảm chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nhưng các công ty đi sau có thể học hỏi được công ty đi trước tạo ra sản phẩm mới với nhiều tính năng và ưu thế về tính sáng tạo hơn, cạnh tranh hơn. Do đó nếu không đầu tư thì sản phẩm của công ty bị đào thải là không tránh khỏi. Nên lúc đó lợi nhuận sẽ giảm.
1.1.4.2. Lãi suất
Thực tế cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh luôn đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn vì vậy vay vốn đó là điều tất yếu không thể tránh khỏi bởi vậy nếu như lãi suất vay thực tế cao hơn tỷ suất lợi nhuận công ty thì công ty sẽ phải cắt giảm quy mô. Sự biến động lãi suất trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Đặc điểm của đầu tư phát triển là mang tính lâu dài nên phụ thuộc lãi suất của các nguồn vay dài hạn và trung hạn trên thị trường vốn.
1.1.4.3. Khoa học công nghệ
Xu hướng toàn cầu là máy móc thiết bị thay thế cho sức lao động của con người. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật một cách chóng mặt, năng suất lao động tăng đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao của con người. Sự thay đổi trong mỗi con người làm cho nhu cầu thị trường thay đổi.
Hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, dưới sự biến động lớn không chỉ về giá cả thị trường, nguồn nguyên liệu… mà sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng cũng là nhân tố để Tổng công ty luôn phải đổi mới nâng cao công nghệ không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà đó cũng chính là điều tất yếu để doanh nghiệp tồn tại.
1.1.4.4. Vốn đầu tư
Bất kỳ hoạt động đầu tư nào cũng cần đến vốn, vốn là yếu tố rất quan trọng quyết định đến hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Vốn của Tổng công ty VIWASEEN bao gồm những khoản tích luỹ và những khoản huy động được từ các nguồn khác được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các loại như:
Tiền mặt các loại: là nguồn tiền mặt phục vụ cho việc vận hành công ty hằng ngày.
Hiện vật hữu hình: nhà xưởng, máy móc thiết bị, đất đai, các công trình đang thi công,…
Hiện vật vô hình: nguồn nhân lực chất lượng tốt, kỹ năng quản lý, thương hiệu, bí quyết công nghệ, các mối quan hệ…
Nếu công ty có nhiều vốn (hữu hình và vô hình) thì công ty càng có nhiều cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh. Nếu công ty có một hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tạo được uy tín trên thị trường với chất lượng sản phẩm tốt sẽ là nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của công ty.
1.1.4.5. Con người và quản lý
Nhân tố con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của công ty, dù máy móc thiết bị có hiện đại đến mức nào thì đều phải chịu sự điều khiển của con ngườ._.i. Chính vì vậy con người luôn là yếu tố được quan tâm trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty.
Đặc thù của công ty là một doanh nghiệp xây dựng nên đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải lành nghề, thích ứng nhanh với nhu cầu thị trường, có trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác. Không những thế công ty luôn phải đổi mới cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm vì vậy đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có tính thích ứng nhanh.
Yếu tố con người cũng như yếu tố quản lý rất quan trọng đối với nhân viên. Nếu như người lãnh đạo không hướng dẫn, phối hợp, những nỗ lực của mọi thành viên trong công ty thì hoạt động đầu tư khó đem lại kết quả như mong muốn.
1.2. Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN giai đoạn 2006- 2008
1.2.1. Tổng quan hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty VIWASEEN
Trong những năm qua, mặc dù kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động trong bối cảnh kinh tế lạm phát, khủng hoảng tài chính toàn cầu, Tổng công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty đã nỗ lực phấn đấu duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên và đã đạt được nhiều kết quả :
Bảng 1.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh từ năm 2006 đến năm 2008
Đơn vị : tỷ đồng
STT
Các chỉ tiêu
2006
2007
2008
Thực hiện
Đạt % kế hoạch
Thực hiện
Đạt % kế hoạch
Thực hiện
Đạt % kế hoạch
1
Giá trị SXKD, đầu tư phát triển
1.582
107,8
2.247
105,8
3.065
115
2
Tổng doanh thu
1.141
104,7
1.589
124,8
2.238
118
3
Lợi nhuận trước thuế
32,45
102,3
45
126,7
78,3
102
4
Nộp ngân sách
50,5
101,6
67,5
116
150
101
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2006 – 2008
Qua bảng 1.1 ta thấy tổng doanh thu của Tổng công ty trong các năm đều có chiều hướng gia tăng, năm sau tăng nhiều hơn năm trước. Có nhiều nguyên nhân khiến tổng doanh thu gia tăng liên tục trong các năm nhưng nguyên nhân chủ yếu là Tổng công ty đã chú trọng đầu tư chiều sâu vào việc đổi mới công nghệ, mua sắm thêm trang thiết bị nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời Tổng công ty cũng tạo điều kiện đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân viên. Do đó mà lợi nhuận của các năm cũng tăng đều theo doanh thu.
Tổng số lao động bình quân năm 2008 toàn Tổng công ty : 10.500 người, thu nhập bình quân 3,100 triệu đồng / người / tháng.
Giá trị sản xuất kinh doanh lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh toàn Tổng công ty, trong năm 2008 giá trị xây lắp thực hiện đạt 1.612 tỷ đồng, bằng 108% kế hoạch năm.
Trong năm, nhiều công trình xây lắp có giá trị lớn với nguồn vốn hỗn hợp được triển khai thi công trong năm như : Cấp nước Kiến An-Hải Phòng, thoát nước Tp Bắc Ninh, cấp nước Phú Yên, Kiên Giang, thoát nước lưu vực Trường Chinh- Nhiêu Lộc, cấp nước theo hình thức EPC quận 2,9 Tp HCM, thoát nước Bắc Cần Thơ...trong khi thực hiện chỉ thị của Chính phủ, các chủ đầu tư đều phải cân đối lại vốn đầu tư, cùng với lạm phát, giá cả tăng cao nên tiến độ thi công bị ảnh hưởng nhiều. Mặt khác với chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng hạn chế cho vay vốn dẫn đến các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và một số công ty thành viên thuộc Tổng công ty gặp khó khăn lớn trong việc huy động vốn cho xây lắp.
Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 15% trên tổng giá trị sản xuất kinh doanh toàn Tổng công ty với giá trị thực hiện đạt 375 tỷ đồng. Các sản phẩm sản xuất công nghiệp của Tổng công ty tập trung chủ yếu là các sản phẩm chuyên ngành cấp thoát nước, bao gồm : các sản phẩm ống và phụ kiện gang cầu, gang xám, ống bêtông ly tâm, nước sạch...
Giá trị tư vấn, khảo sát thiết kế chiếm tỷ trọng khoảng 2% trên tổng giá trị sản xuất kinh doanh toàn Tổng công ty, năm 2008 đạt 42,8 tỷ đồng, bằng 144% kế hoạch năm. Trong năm qua, Tổng công ty đã sử dụng lợi thế trong lĩnh vực tư vấn thiết kế để tham gia tổng thầu EPC các dự án, thực hiện các dự án đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị...
Là đơn vị chuyên ngành, do vậy trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Tổng công ty chủ yếu thực hiện nhập khẩu các vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho xây lắp và kinh doanh thương mại cũng như phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư của Tổng công ty. Với kim ngạch nhập khẩu là 15,9 triệu USD, đạt 115% kế hoạch năm.
Bên cạnh nhập khẩu, Tổng công ty chú trọng việc xuất khẩu các sản phẩm của mình sản xuất ra thị trường nước ngoài, tuy nhiên giá trị chưa cao nhưng đã đánh dấu việc mở rộng thị trường kinh doanh. Trong năm 2008, Tổng công ty đã thực hiện được xuất khẩu sản phẩm ống gang cầu sang các nước trong khu vực, đạt 250.000 USD.
Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch và xuất khẩu lao động của Tổng công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ, Tổng công ty đã khai thác được các thị trường đưa người lao động sang làm việc tại các quốc gia : Malaysia và Trung Đông-UAE, tiến tới khai thác các thị trường tiềm năng khác như : Cộng hòa Séc, Bungary và Hoa Kỳ.
1.2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty VIWASEEN.
1.2.2.1. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển
1.2.2.1.1. Nguồn vốn đầu tư
Trong mọi doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hai bộ phận: vốn chủ sở hữu và nợ, mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tính chất của chúng. Tuy nhiên việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạt các nhân tố như: trạng thái của nền kinh tế, ngành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý của doanh nghiệp, chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp, thái độ của chủ doanh nghiệp, chính sách thuế…
Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương tiện huy động vốn khác nhau. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp được đa dạng hoá nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh.
Các dự án thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường mà Tổng Công ty đang thực hiện đều là các dự án có tổng mức đầu tư lớn, tốc độ bỏ vốn tương đối đều qua các năm, phụ thuộc vào tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng năm. Các dự án khi mới bắt đầu đi vào triển khai xây dựng đều đòi hỏi một lượng vốn lớn, phải huy động toàn lực và nó ảnh hưởng tới sự thành công cũng như tiến độ của dự án. Trong tình hình hiện nay, khi mà các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng đang gặp khó khăn lớn trong vấn đề huy động vốn đầu tư cho các dự án thì việc đáp ứng vốn đủ về số lượng và kịp về thời gian là cả một sự nỗ lực và cố gắng rất lớn của Tổng Công ty. Thông thường với các dự án xây dựng thì lượng vốn trong những năm đầu đòi hỏi rất lớn cho công tác xây dựng và mua sắm thiết bị thi công cũng như thiết bị cho nhà máy, còn những năm tiếp theo chủ yếu thực hiện việc lắp đặt, hoàn thiện và nghiệm thu công trình nên lượng vốn sẽ cần ít hơn. Bởi vậy, trong những năm gần đây, các dự án sắp hoàn thành được bổ sung ít vốn, chủ yếu vốn trong những năm này là dành cho các dự án mới được triển khai như Nhà máy nước Suối Dầu – Khánh Hoà và hệ thống cấp nước thô Đình Vũ.
Với mục tiêu mở rộng phạm vi và lĩnh vực kinh doanh nên hiện tại, Tổng Công ty đang triển khai xây dựng các chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê, khu công nghệ cao…, vì vậy trong năm 2009 và những năm tiếp theo, Tổng Công ty sẽ tiếp tục cấp vốn cho các dự án còn đang thực hiện dang dở chứ chưa có kế hoạch thực hiện thêm dự án mới.
Đang trên đà phát triển nên hiện nay Tổng Công ty luôn có nhu cầu cao về vốn. Không những thế, nhu cầu đổi mới công nghệ để đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu của thị trường cũng cần sử dụng một nguồn vốn lớn để đầu tư. Do vậy việc huy động vốn luôn được Hội đồng quản trị quan tâm để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng sản xuất, đảm bảo chủ động về vốn, đẩy kịp tiến độ các dự án. Tổng Công ty đã lựa chọn và áp dụng các hình thức huy động vốn là: Vốn ngân sách Nhà nước, vốn do Tổng Công ty tự bổ sung, vốn tín dụng và các nguồn vốn khác.
Bảng 1.2. Tổng số vốn đầu tư từ năm 2004 đến 2008
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Các chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
1
Vốn ngân sách Nhà nước
1.100
2
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
38.260
18.000
3
Vốn tín dụng thương mại
3.880
3.260
93.080
370.010
401.580
4
Vốn tự có
2.000
11.200
24.200
41.970
46.100
5
Các nguồn vốn khác
1.100
55.360
14.370
148.970
158.770
Tổng số
8.080
108.080
149.640
560.950
606.450
Nguồn: Báo cáo thực hiện đầu tư năm 2004 – 2008
Qua bảng 1.2 ta thấy năm 2004, vốn tự có của TCT dành cho đầu tư là không đáng kể. Từ năm 2005, do việc tổ chức lại hình thức quản lý, hiệu quả việc sử dụng vốn được nâng cao nên phần vốn dành cho đầu tư đã tăng lên, đến năm 2008 tổng vốn đầu tư đã đạt 606,45 tỷ đồng. Mặt khác, Tổng công ty đã thu hút được nhiều lượng vốn nhàn rỗi, bổ sung vốn điều lệ cho các công ty thành viên, phục vụ cho các dự án đầu tư xây dựng, tăng khả năng thực hiện các công trình và mở rộng các lĩnh vực kinh doanh.
a. Vốn ngân sách nhà nước.
Trước khi Tổng Công ty được thành lập, các công ty con đều là các công ty Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, bởi vậy nguồn vốn ngân sách Nhà nước là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất. Hầu hết tất cả các dự án của các công ty thành viên đều được thực hiện bằng nguồn vốn Nhà nước cấp, do vậy hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao.Bởi vậy, với việc tổ chức lại các công ty thành viên thành một Tổng Công ty Nhà nước, được tự chủ kinh doanh, Nhà nước đã rút dần tầm ảnh hưởng cũng như các chế độ ưu đãi, lượng vốn bổ sung hàng năm cũng đã giảm đi, chỉ tập trung vào năm 2004 để hỗ trợ cho Tổng Công ty trong giai đoạn đang tiến hành tổ chức lại bộ máy quản lý cũng như thực hiện nốt các dự án sử dụng vốn Nhà nước còn dang dở. Trong những năm gần đây, vốn ngân sách Nhà nước cấp cho Tổng Công ty để thực hiện các dự án này khá ít và phân tán, Nhà nước chủ yếu hỗ trợ bằng các chính sách ưu đãi về thuế; quyền sử dụng đất và thuê đất; hỗ trợ đền bù và giải phóng mặt bằng; trợ giá bán nước cho các Nhà máy nước mới đi vào hoạt động…
Năm 2006, Nhà nước cấp cho Tổng Công ty 170 tỷ đồng để đưa vào vốn điều lệ, nâng tổng vốn điều lệ của Tổng Công ty Mẹ lên 322,918 tỷ đồng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực và giúp cho Tổng Công ty có đủ năng lực pháp lý để thực hiện các dự án có tổng vốn đầu tư lớn hơn.
b. Vốn do tổng công ty tự bổ sung.
Nguồn vốn này lấy từ quỹ đầu tư phát triển của Tổng Công ty, chủ yếu được trích từ lợi nhuận giữ lại. Ngoài ra, Tổng Công ty còn có các phương án tăng vốn điều lệ của các công ty thành viên và góp vốn thành lập công ty mới bằng cách huy động từ các cán bộ công nhân viên thông qua phát hành cổ phần.
Bảng 1.3. Vốn đầu tư của Tổng Công ty năm 2007 – 2008
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Nội dung
Tổng
công ty
Huy động CBCNV
2007
2008
I
Góp vốn tăng vốn điều lệ vào công ty hiện hữu
44.029
44.029
1
Tăng vốn điều lệ Công ty VIWASWEEN.1 từ 5 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng
2.600
2.600
2
Tăng vốn điều lệ Công ty VIWASWEEN.2 từ 5 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng
2.600
2.600
3
Tăng vốn điều lệ Công ty VIWASWEEN.4 từ 5 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng
2.600
2.600
4
Tăng vốn điều lệ Công ty Petrowaco
5.400
12.600
5.400
5
Tăng vốn điều lệ Công ty VIWASWEEN.11 từ 9,3 tỷ đồng lên 15 tỷ đồng
2.906
2.907
6
Tăng vốn điều lệ Công ty VIWASWEEN.14 từ 3,8 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng
3.162
3.162
7
Tăng vốn điều lệ Công ty VIWASWEEN.15 từ 4,34 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng
2.800
2.800
8
Tăng vốn điều lệ Công ty VIWASWEEN Huế từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng và giảm phần vốn góp Nhà nước từ 57,86% đến 40,6%
21.960
6.700
21.960
II
Tham gia góp vốn thành lập công ty mới
78.810
25.760
1
Công ty Cổ phần Long Phú
2.160
3.240
2.160
2
Công ty Cổ phần phát triển nguồn nhân lực thương mại và du lịch VIWASEEN
3.500
3.500
3.500
3
Công ty Cổ phần thuỷ điện VIWASEEN Tây Bắc
42.000
4.200
37.800
4
Công ty Cổ phần phát triển năng lượng mới
2.400
2.400
5
Công ty Cổ phần đầu tư dịch vụ dầu khí
5.000
5.000
6
Công ty Cổ phần BOT cầu Đồng Nai 2
11.250
11.250
11.250
7
Công ty Cổ phần IDICO Dầu khí
2.500
2.500
2.500
8
Công ty Cổ phần Khách sạn VIWASEEN Huế
6.000
6.000
6.000
Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của Tổng Công ty năm 2007 – 2008
Năm 2004, vốn tự có của Tổng Công ty dành cho đầu tư là không đáng kể, do thời gian đó hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao nên phần lợi nhuận giữ lại ít. Từ năm 2005, do được tổ chức lại nên việc quản lý các công trình xây dựng và quản lý việc sử dụng vốn có hiệu quả nên phần vốn dành cho đầu tư đã tăng lên, đồng thời với chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong những năm gần đây, Tổng Công ty đã thu hút được lượng vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên để phục vụ cho mục đích đầu tư. Lượng vốn này không những phục vụ cho các dự án đầu tư xây dựng mà còn bổ sung, tăng vốn điều lệ cho các công ty thành viên và thành lập các công ty mới để nhằm làm tăng khả năng thực hiện các công trình và mở rộng lĩnh vực hoạt động. Bởi vậy những năm gần đây lượng vốn do Tổng Công ty tự bổ sung đã tăng lên đáng kể, đáp ứng được nhu cầu và tiến độ các công trình.
c. Vốn tín dụng
Hiện nay, Tổng Công ty có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng: Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây, Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng, Ngân hàng công thương, Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí… Thông thường trong các dự án xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường, tổng mức vốn đầu tư được phân chia theo cơ cấu 30% vốn tự có và 70% vốn đi vay, trong đó chủ yếu là vốn vay tín dụng thương mại.
Bảng 1.4. Cơ cấu vốn dầu tư trong các dự án thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường của Tổng Công ty VIWASEEN
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Tên dự án
Tổng vốn
đầu tư
Vốn tự có
Vốn vay
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
1
Hệ thống cấp nước khu Hoà Lạc
7.947
0
0
7.94
100
2
Dự án cấp nước thô cho khu kinh tế Đình Vũ - Hải Phòng
111.236
27.809
25
83.427
75
3
Hệ thống cấp nước khu công nghiệp Nam Sách - Hải Dương
36.016
14.756
30
21.260
70
Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của Tổng Công ty năm 2004 – 2008
Qua bảng 1.4 ta thấy trong hầu hết các dự án, phần vốn vay luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò cực kỳ quan trọng. Vốn vay ngân hàng nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động để mua sắm máy móc thiết bị thi công, xây dựng cơ sở hạ tầng - đây là các phần việc đòi hỏi lượng vốn lớn nhất. Mặc dù việc vay lượng vốn lớn kéo theo gánh nặng trả nợ, nhưng do các dự án của Tổng Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường là lĩnh vực rất thiết yếu và phục vụ nhu cầu của nhân dân nên các dự án này thường được Nhà nước dành cho nhiều ưu đãi để đảm bảo khả năng trả nợ.
d. Các nguồn vốn khác
Các nguồn vốn khác chủ yếu được huy động từ các nhà đầu tư thông qua việc phát hành cổ phiếu. Lượng vốn này có tốc độ tăng rất nhanh: năm 2005 lượng vốn này huy động được đạt gấp 50 lần so với năm 2004. Đến năm 2006 nguồn vốn này có giảm nhưng đến năm 2007 đã tăng đột biến, tăng gấp 10 lần so với năm 2006, điều này có thể lý giải bởi sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời Tổng Công ty là một doanh nghiệp thuộc Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên cổ phiếu của Tổng Công ty có được một sự đảm bảo chắc chắn, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Đến nay, nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn và là nguồn vốn được chú trọng phát triển trong tương lai để giúp Tổng Công ty huy động vốn phục vụ hoạt động đầu tư, xây dựng.
1.2.2.1.2 Cơ cấu vốn đầu tư
Vốn hàng năm của Tổng Công ty được phân bổ cho các lĩnh vực kinh doanh chính phụ thuộc vào nhu cầu về vốn của từng lĩnh vực và mục tiêu, định hướng phát triển của Tổng Công ty.
Bảng 1.5. Cơ cấu vốn theo lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty VIWASEEN năm 2006 – 2008
STT
Các chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
1
Xây lắp
885.792
56
1.140.014
50,73
1.413.179
45,69
2
Sản xuất công nghiệp
123.603
7.81
134.900
6
135.572
4,38
3
Xuất nhập khẩu
249.122
15,75
315.513
14,04
339.240
10,97
4
Thiết kế - tư vấn
45.863
3
34.586
1,54
55.524
1,8
5
Đầu tư phát triển
131.448
8,31
381.200
16,96
719.000
23,25
6
Kinh doanh khác
145.833
9,22
240.625
10,71
430.150
13,9
Tổng
1.581.661
100
2.247.108
100
3.092.664
100
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ SXKD năm 2008
Qua bảng 1.5 ta thấy do lượng vốn hàng năm tăng nên mức vốn cho từng lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty cũng tăng lên, trong đó lĩnh vực thi công xây lắp luôn được ưu tiên cấp cho lượng vốn lớn nhất: năm 2006 chiếm 56% tổng vốn đầu tư; năm 2007 chiếm 51%, đến năm 2008 giảm lượng vốn cho thi công xây lắp xuống còn 45,7%. Trong các lĩnh vực trên thì đầu tư phát triển đạt tốc độ tăng lớn nhất, từ chỗ chỉ chiếm 8,3% tổng vốn đầu tư năm 2006 tăng lên 17% năm 2007 và đến năm 2008, nhờ có dự án xây dựng hệ thống cấp nước thô khu kinh tế Đình Vũ - Hải Phòng mà lượng vốn đầu tư dành cho đầu tư phát triển đã tăng lên 23,2%.
Năm 2007, tổng giá trị đầu tư xây dựng ước đạt 381,20 tỷ đồng, trong đó:
- Đầu tư trực tiếp: 324,46 tỷ đồng, bao gồm:
• Đầu tư xây dựng công trình: 318,83 tỷ đồng, tập trung vào các dự án xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường như Dự án Nhà máy nước Suối Dầu, dự án hệ thống câp nước thô Đình Vũ,… gần đây Tổng Công ty mở rộng lĩnh vực đầu tư sang xây dựng các khu đô thị khu công nghiệp như Tổ hợp chung cư và văn phòng VIWASEEN tại Trung Văn - Từ Liêm; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Nậm La – Sơn La; Dự án xây dựng khu đô thị mới Hoài Đức…
• Đầu tư trang thiết bị phục vụ thi công: 5,63 tỷ đồng
Hầu hết các dự án đầu tư xây dựng do Tổng Công ty đầu tư hiện nay đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, triển khai cấp giấy chứng nhận đầu tư, khoan khảo sát địa chất… riêng dự án Nhà máy Thuỷ điện Tây Bắc tới thời điểm cuối năm 2007 đã bắt đầu khởi công.
Ngoài ra còn một số dự án do các Công ty thành viên thực hiện, hiện nay đã có một số dự án triển khai đồng bộ và gấp rút hoàn thành để đưa vào khai thác và sử dụng vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 như Dự án cấp nước Cà Giang; Hệ thống cấp nước khu du lịch Thuận Quý – Bình Thuận… và một số dự án xây dựng nhà ở, văn phòng cho thuê khác.
- Đầu tư gián tiếp: 56,74 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư tài chính như góp vốn thành lập công ty mới, tăng vốn điều lệ của các công ty thành viên.
Như vậy, các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường là một phần của các dự án đầu tư phát triển của Tổng Công ty. Ngoài ra trong lĩnh vực thi công, xây lắp, nhờ có kinh nghiệm và máy móc thiết bị hiện đại nên Tổng công ty có uy tín trong lĩnh vực này; năm 2007, Tổng Công ty đã triển khai ký kết được 95 hợp đồng kinh tế lớn, nhỏ với tổng giá trị lên đến 897.738 triệu đồng để thực hiện một số công việc như Công trình cấp nước tỉnh Kiên Giang, Phú Yên, Tây Ninh; Trạm làm lạnh nước tuần hoàn tại khu kinh tế Đình Vũ; Dự án thoát nước Thành phố Hải Phòng. Ngoài ra còn tham gia dự thầu một số công trình và hạng mục công trình như Hệ thống thoát nước mưa và thu gom nước thải Thành phố Quy Nhơn; Nhà máy xử lý nước thải thị xã Sóc Trăng - Tỉnh Sóc Trăng; Dự án thoát nước tỉnh Bắc Ninh…
1.2.2.2. Đầu tư phát triển theo các nội dung.
Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu tăng cường khả năng kinh doanh sản xuất, tạo lợi nhuận với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổng công ty đã có nhiều hoạt động đầu tư:
1.2.2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư máy móc thiết bị phục vụ thi công :
Máy móc thiết bị là những tư liệu sản xuất hết sức quan trọng thể hiện trình độ cơ giới hóa và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qui mô và loại hình các loại máy móc thiết bị phản ánh trình độ đầu tư, khả năng vốn liếng và khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. VIWASEEN là một Tổng công ty đầu tư xây dựng, là nhà thầu xây lắp lớn cho nên việc đầu tư vào máy móc, thiết bị phục vụ quá trình thi công xây lắp là một nhiệm vụ bắt buộc và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đầu tư của mình. Nhưng máy móc thiết bị không có nghĩa càng hiện đại thì càng tốt mà phải lựa chọn máy móc thiết bị phù hợp với trình độ quản lý, trình độ công nhân và hợp lý giữa chi phí thuê mua và giá trị sử dụng.
Tổng công ty VIWASEEN được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 3 công ty, trong đó có 2 công ty chuyên về thi công, xây dựng, do vậy Tổng Công ty VIWASEEN có một nền tảng vững chắc về kinh nghiệm và cơ sở vật chất để phục vụ cho các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường. Từ trụ sở làm việc, văn phòng, nhà xưởng đến các thiết bị, xe, máy… đều được kế thừa từ các công ty thành viên.
Những năm qua, cùng với việc thực hiện nhiều dự án lớn trên cả nước, Tổng công ty cũng đã không ngừng hoàn thiện, mua sắm thêm nhiều máy móc thiết yếu để phục vụ thi công, nâng cao chất lượng công trình, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bảng 1.6. Các dự án mua sắm máy móc thiết bị 2006 - 2008
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Dự án
2006
2007
2008
1
Thiết bị thi công
1,1
6,5
9.8
2
Máy xúc bánh lốp
1,5
2.3
3
Máy phát điện
0,8
1.5
4
Xe ô tô tải 10 – 15 tấn
1,8
2.7
5
Ô tô cần trục 25 – 30 tấn
1,5
2.2
6
Cừ Laen
0,33
1,5
2.2
7
Mua ô tô
2,51
3.9
8
Máy phun bi và HT phun sơn
0,43
0.9
9
Máy khoan xoay tự hành
0,6
1.1
10
Các thiết bị khác
0,81
0,32
0.5
Nguồn: Tổng công ty VIWASEEN
Mặc dù lượng vốn đầu tư để mua sắm máy móc, thiết bị thi công chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng vốn đầu tư hàng năm của Tổng Công ty, nhưng so với các công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì đây là một lượng vốn lớn, đủ để đáp ứng phục vụ nhu cầu về thiết bị thi công cho các dự án, trong đó vốn tự có của Tổng Công ty chiếm 63%, còn lại là vốn vay tín dụng thương mại. Việc đầu tư này đòi hỏi Tổng Công ty phải tận dụng hết công suất của máy móc để đạt hiệu quả đầu tư cao nhất, đảm bảo khả năng thanh toán nợ.
Các chi phí khác gồm có các khoản mục chi phí như : chi phí khảo sát, thiết kế kỹ thuật thi công; chi phí của ban quản lý công trình; chi phí giám sát thi công; chi phí chạy thử, nghiệm thu và bàn giao…
Đầu tư trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị cho các phòng ban :
Theo Điều lệ của Tổng công ty, phòng đầu tư phát triển phối hợp với các phòng chức năng của Tổng công ty thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư nhỏ. tuy vậy, với các dự án có mức đầu tư lớn, có vị trí quan trọng thì Tổng công ty thành lập các Ban quản lý dự án để thuận lợi và dễ dàng cho việc giám sát, chịu trách nhiệm, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Bảng 1.7. Chi phí đầu tư cho ban quản lý các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường của Tổng Công ty VIWASEEN
STT
Tên dự án
Giá trị
(1000 đồng)
Nguồn vốn
1
Hệ thống cấp nước khu công nghiệp Nam Sách - Hải Dương
194.000
Vốn tự có
2
Hệ thống cấp nước khu công nghệ cao Hoà Lạc
71.000
Vốn tự có
3
Nhà máy nước thô Đình Vũ
2.231.165
Vốn tự có
Nguồn: Tổng Công ty VIWASEEN
Như vậy chi phí đầu tư cho ban quản lý các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường của Tổng Công ty chủ yếu từ nguồn vốn tự có do phải thành lập Ban quản lý dự án ngay từ khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và khảo sát địa chất, hiện trạng nơi thực hiện dự án. Chi phí cho Ban quản lý các dự án thuộc phần chi phí khác trong các khoản mục chi phí của dự án, thông thường chiếm từ 1-2% tổng vốn đầu tư, dùng để chi cho việc xây dựng văn phòng làm việc; mua sắm máy tính, thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác quản lý dữ liệu tại hiện trường; mua ô tô phục vụ đi lại, di chuyển của cán bộ quản lý…
Bảng 1.8. Đầu tư phục vụ quản lý các dự án của Tổng Công ty VIWASEEN năm 2006 – 2008
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm thực hiện
Giá trị
1
Mua ô tô - Tổng Công ty
Năm 2007
3,36
2
Mua 2 ô tô – Công ty WASECO
Tháng 01.2006
3,00
3
Mua 1ô tô – VIWASEEN.1
Năm 2006
0,4
4
Văn phòng làm việc VIWASEEN.12
2006 - 2007
2,25
5
Mua 2 ô tô – VIWASEEN Huế
2006 -2007
1,26
6
Mua 3 ôtô- VIWASEEN, WASECO
2008
3,73
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ SXKD năm 2006 – 2008
1.2.2.2.2. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đối với tất cả các doanh nghiệp, việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhằm tạo ra sức lao động cũng như để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng và luôn cần được quan tâm đúng mức. Ở Tổng công ty VIWASEEN nguồn nhân lực bao gồm lãnh đạo cấp cao, cán bộ công chức văn phòng, các kỹ sư xây dựng, giao thông, các cán bộ thanh tra giám sát cùng với một bộ phận rất lớn công nhân, cán bộ kỹ thuật công trường. Trong thành phần vốn đầu tư phát triển, vốn nhân lực cũng là thành phần quan trọng. Vốn nhân lực để đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gồm các nội dung sau:
- Chính sách tiền lương.
- Đầu tư tuyển dụng và đào tạo nâng cao chất lượng lao động.
- Đầu tư cải thiện điều kiện và môi trường làm việc.
- Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Tổ chức quản lý lao động.
Cùng với việc mở rộng lĩnh vực đầu tư và triển khai thực hiện một số các dự án mới, Tổng Công ty đứng trước nhu cầu về đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là công nhân kỹ thuật cao phục vụ tại công trường xây dựng và quản lý hoạt động của các dự án. Với điều kiện máy móc thiết bị đồng bộ, hiện đại, điều kiện làm việc không ngừng được cải thiện cũng như đòi hỏi chất lượng công trình ngày càng cao, vì thế yêu cầu trình độ của công nhân cũng cao hơn. Hàng năm Tổng Công ty đều tổ chức các đợt tập huấn nâng cao kỹ năng sử dụng máy, đào tạo & thi nâng bậc cho công nhân. Hiện nay, Tổng công ty VIWASEEN có gần 8000 cán bộ, công nhân viên chức, trong đó có gần 2000 kỹ sư có trình độ đại học và sau đại học, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm, trên 6000 công nhân kỹ thuật lành nghề làm việc trong 21 công ty thành viên và 6 chi nhánh.
Bảng 1.9 : Tình hình vốn đầu tư cho công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng lao động của TCT VIWASEEN thời kỳ 2005- 2008.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư
( triệu đồng)
258 793
289 021
326 139
461 969
Vốn nhân lực ( triệu đồng )
7 777,2
7 768,61
9 418,5
11 235,8
Tốc độ tăng trưởng vốn nhân lực (%)
-0,11
21,23
19,29
Tỷ lệ :vốn nhân lực/Tổng vốn ĐT (%)
3
2,68
2,88
2,43
Nguồn :Tổng hợp từ các báo cáo Tổng kết công tác sản xuất kinh doanh của TCT VIWASEEN các năm 2005-2008.
1.2.2.2.3. Đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật
Là một Tổng công ty mới được thành lập thực hiện định hướng phát triển kinh tế chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường của Chính phủ và Bộ, ngoài nhiệm vụ xây lắp, để khẳng định vai trò của mình, Tổng công ty đã và đang nghiên cứu, triển khai nhiều dự án cấp thoát nước và môi trường cũng như các dự án hạ tầng mang tính chất an sinh xã hội. Với tổng vốn đầu tư cho các dự án như : Dự án cấp thoát nước thô cho khu công nghiệp Đình Vũ – Hải Phòng : 200 tỷ đồng; dự án cấp thoát nước Cà Giang – TP Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận : 21,6 tỷ đồng; dự án xây dựng Hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc – Hệ thống cấp nước giai đoạn cấp bách : 7,5 tỷ đồng...
Đồng thời chủ động và được Chính phủ, Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai các dự án chuyên ngành như : dự án cấp nước vùng Hà Nội khu vực Bắc Sông Hồng; dự án hệ thống thu gom và NM xử lý nước thải Tây Sải Gòn công suất 110.000-150.000 m3/ngđl; dự án cấp nước Suối Dầu – Nha Trang, Khánh Hòa; Thủy điện Nậm La – Sơn La...
1.2.2.2.4. Đầu tư phát triển đô thị
Bên cạnh việc đầu tư vào các công trình hạ tầng kỹ thuật, để tận dụng lợi thế các khu đất được Nhà nước giao, Tổng công ty còn triển khai một số dự án hạ tầng, bất động sản nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của xã hội cũng như có thể tăng thêm tiềm lực tài chính của Tổng công ty nhằm bổ sung hỗ trợ cho lĩnh vực đầu tư chuyên ngành chính là cấp thoát nước và môi trường của Tổng công ty.
Bảng 1.10. Một số dự án đầu tư đã và đang được triển khai
Đơn vị: Tỷ đồng
TT
Tên dự án
Công suất
Tổng vốn đầu tư
1
Khu cao ốc văn phòng và căn hộ chung cư cao cấp (TpHCM)
91.178 m2
772
2
Dự án Tổ hợp văn phòng kết hợp chung cư cao tầng tại Trung Văn – Hà Nội
66.369 m2
400
3
Dự án Nhà chung cư kết hợp văn phòng tại Hạ Đình – Hà Nội
55.250 m2
400
4
Siêu thị và văn phòng 15 tầng tại Huế
15.000 m2
113,24
5
Dự án khu văn phòng và nhà ở tại Lê Lợi – Vũng Tàu
45.263 m2
146,68
6
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Hoài Đức – Hà Tây
496.000 m2
11.300
Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực Tổng Công ty VIWASEEN
1.2.2.2.5. Đầu tư góp vốn vào các công ty
Để tăng thêm lợi nhuận, Tổng công ty cũng tham gia góp vốn vào nhiều công ty khác trên cả nước như: Công ty cổ phần Long Phú ( góp vốn 5,4 tỷ đồng, tương đương 30% vốn điều lệ Công ty ), Công ty cổ phần thủy điện VIWASEEN- Tây Bắc ( gốp vốn 42 tỷ đồng, tương đương 28% vốn điều lệ Công ty )…
1.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN.
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Trong những năm qua công tác đầu tư tại TCT VIWASEEN đã có nhiều khởi sắc và đạt được rất nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhiều dự án đầu tư của TCT đã đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại TCT đang tiến hành đầu tư và tiếp tục hoàn thiện các dự án đầu tư đã và đang triển khai sao cho hoàn thành kế hoạch đặt ra và đạt hiệu quả cao nhất. TCT đang rất chú trọng phát triển các dự án đầu tư, để thực hiện được điều này vấn đề đầu tiên mà TCT cần quan tâm đó chính là nguồn vốn đầu tư. Mấy năm trở lại đây tổng vốn đầu tư của TCT tăng mạnh qua các năm chính vì ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21657.doc