LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Bản chuyên đề thực tập “Hoạt động đâu tư phát triển tại công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất-CIRI. Thực trạng và giải pháp” do em tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo Thạc Sỹ Trần Mai Hoa. Các số liệu và kết quả là hoàn toàn đúng với đối tượng nghiên cứu.
Để hoàn thành bản chuyên đề thực tập này, em chỉ sử dụng tài liệu đã được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo mà không sử dụng tài liệu nào khác. Nếu phát hiện có sự sao chép em xin hoàn to
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động đâu tư phát triển tại Công ty cổ phần Quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất - CIRI. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Bùi Thị Vân Thuỷ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CIRI: International Relation and Investment Joint Stock Company
CIENCO 8: Tổng công ty xây dưụng công trình giao thông 8
GTVT: Giao thông vận tải
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
CP: Cổ phần
ĐT: Đầu tư
UBND: Uỷ ban nhân dân
BĐS: Bất động sản
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 3
MỤC LỤC 4
LỜI NÓI ĐẦU 7
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất CIRI 9
1. Khái quát chung về công ty Cổ phần Quan hệ Quốc tế và đầu tư sản xuất - CIRI 9
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 9
1.1.1. Lịch sử hình thành 9
1.1.2. Quá trình phát triển của CIRI 10
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ 13
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 13
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ 14
1.3. Ngành nghề kinh doanh 17
1.3.1. Lĩnh vực đầu tư bất động sản: 18
1.3.2. Lĩnh vực đầu tư năng lượng 18
1.3.3. Lĩnh vực đầu tư tài chính 18
2. Năng lực của công ty 18
2.1. Năng lực tài chính 19
2.2. Năng lực sản xuất 20
2.3. Năng lực về nhân sự 23
2.4. Năng lực máy móc thiết bị 25
2.5. Uy tín và kinh nghiệm của công ty 26
Chương 2. Thực trang hoạt động đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2004 – 2008 28
1. Quy mô vốn đầu tư 28
2. Nguồn vốn đầu tư phát triển 29
2.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước 30
2.2. Nguồn vốn vay tín dụng 31
2.3 Nguồn khách hàng trả trước 32
2.4. Nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung bằng lợi nhuận để lại 34
2.5. Nguồn vốn khác 36
3. Hoạt động đầu tư phát triển theo nội dung 36
3.1. Đầu tư vào tài sản cố định 38
3.2. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 41
3.3. Đầu tư nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật. 42
3.4. Đầu tư cho hoạt động Marketing, củng cố uy tín và thương hiệu 44
4. Hoạt động đầu tư phát triển theo lĩnh vực 46
4.1. Lĩnh vực đầu tư bất động sản 46
4.2. Lĩnh vực đầu tư năng lượng 52
4.3. Lĩnh vực đầu tư tài chính và đầu tư khác 55
5. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty 59
5.1. kết quả đạt được 59
5.1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện 59
5.1.2. Tài sản cố định huy động tăng thêm 60
5.1.3. Hoạt động đầu tư góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận 61
5.1.4. Đầu tư phát triển góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 62
5.1.5. Đầu tư phát triển giúp cải thiện đời sống của người lao động 63
5.2. Những tồn tại và nguyên nhân 64
5.2.1. Quy mô vốn đầu tư tăng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu 64
5.2.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư chưa hợp lý 64
5.2.3. Hoạt động đầu tư cho máy móc thiết bị, khoa học công nghệ còn khiêm tốn 65
5.2.4. Đầu tư cho nguồn nhân lực còn ít 65
5.2.5. Hiệu quả đầu tư chưa tương xứng với tiêm năng 66
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát trỉên của công ty trong thời gian tới 67
1. Định hướng và mục tiêu chiến lược của công ty trong giai đoạn tới 67
1.1. Định hướng 68
1.2. Mục tiêu 68
2. Phân tích mô hình SWOT tại Công ty Cổ phần Quan hệ Quốc tế và đầu tư sản xuất CIRI 69
2.1. Mô hình SWOT của công ty 69
2.2. Cơ hội của công ty trong giai đoạn hiện nay 69
2.3. Thách thức 70
3. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoat động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Quan hệ Quốc tế và đầu tư sản xuất – CIRI 70
3.1. Nâng cao khả năng huy động vốn 70
3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 71
3.3. Đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao trình độ khoa học công nghệ 72
3.4. Đầu tư cho hoạt động marketing, nâng cao uy tín 73
3.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 73
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp bước vào một môi trường kinh doanh hoàn toàn mới mẻ và đầy biến động, thậm chí có những doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có một hướng đi đúng dắn, và cần thiết phải tiến hành hoạt động đầu tư phát triển. Nhận thức được điều này, công ty đã có sự đổi mới trong cách quản lý, chuyển đổi mô hình từ doanh nghiệp đầu tư sản xuất sang mô hình đầu tư chuyên nghiệp.
Với gần 12 năm hình thành và phát triển của mình, công ty luôn xây dựng những chiến lược đầu tư đúng đắn, biến đổi nhanh nhạy với xu hướng của thị trường. Do đó, trong những năm qua, công ty không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, dần dần nâng cao uy tín trên thương trường. Thời gian qua, là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, CIRI luôn tận dụng những cơ hội đầu tư đã có, phát triển thêm nhiều lĩnh vực đầu tư mới, với phương châm duy trì là doanh nghiệp uy tín trong ngành xây dựng, và phấn đấu trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng.
Xuất phát từ vai trò, vị trí của đầu tư phát triển đối với công ty, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần Quan hệ Quốc tế và đầu tư sản xuất – CIRI”. Trong quá trình thực tập tại công ty, được sự hướng dẫn tận tình cảu cô giáo Thạc Sỹ Trần Mai Hoa và các cô chú, anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề của em gồm có 3 chương chính đó là: Chương 1: Trình bày khái quát về công ty và năng lực của công ty CIRI
Chương 2: Nêu thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại công ty trong thời gian qua, cụ thể là trong giai đoạn 2004 – 2008
Chương 3: Từ những vấn đề đã nêu ở chương 2, có một số giải pháp nâng cao hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc Sỹ Trần Mai Hoa và các cô chú, anh chị trong công ty đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này!
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất CIRI
1. Khái quát chung về công ty Cổ phần Quan hệ Quốc tế và đầu tư sản xuất - CIRI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất CIRI được hình thành trên cơ sở thành lập ban đầu là Trung tâm Quan hệ quốc tế và Đầu tư, tên giao dịch quốc tế là Centre of International Relation and Investment (viết tắt CIRI). Đây là công ty trực thuộc tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 (CIENCO8) của Bộ GTVT - một Tổng công ty mạnh của ngành GTVT với bề dày kinh nghiệm trên 30 năm, hoạt động với 22 đơn vị trực thuộc và trên 5000 cán bộ công nhân viên. Trung tâm quan hệ quốc tế và đầu tư được thành lập theo Quyết định số 82/1997/TCCB-LĐ ngày 28/02/1997.
Là đơn vị trực thuộc CIENCO8 nhưng CIRI luôn chủ động mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh. Ngày 26/06/2001, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ra Quyết định số 2033/2001/QĐ – BGTVT về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước “Công ty Quan hệ quốc tế và Đầu tư sản xuất” trên cơ sở chuyển đổi tổ chức của Trung tâm Quan hệ quốc tế và Đầu tư với tên giao dịch Centre of International Relation and Investment Company (viết tắt CIRI). Công ty được thành lập để đáp ứng việc mở rộng quy mô sản xuất của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là lắp ráp môtô 2 bánh.
Nhưng không dừng lại ở đó, CIRI tiếp tục mở rộng thêm các lĩnh vực hoạt động khác như: đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính, xuất khẩu lao động và ngày càng củng cố vị thế trên thương trường. Năm 2005, Công ty thựchiện cổ phần hoá theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0103007877 cấp ngày 13/05/2005 của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực Đầu tư Bất động sản, năng lượng, tài chính và phát triển công nghệ cao. Dưới đây là một số thông tin chung về công ty:
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất
Tên giao dịch tiếng Anh: International Relation and Investment Joint Stock Company
Tên viết tắt: CIRI
Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc: Kỹ sư Phạm Thành Công
Trụ sở chính: Số 508 đường Trường Chinh, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
1.1.2. Quá trình phát triển của CIRI
Qua gần 12 năm hình thành và phát triển với những bước tiến thăng trầm, CIRI luôn cố gắng giữ vững vị trí và uy tín trên thương trường.
Khi mới thành lập, với vai trò là một trung tâm trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 – Trung tâm quan hệ quốc tế và đầu tư, chức năng chủ yếu của CIRI là thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của CIENCO8. Tuy là một trung tâm trực thuộc, song CIRI vẫn có đầy đủ tư cách pháp nhân như có sở giao dịch cụ thể, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng. Vì thế, để luôn củng cố được vị thế của mình cũng như tận dụng các cơ hội kinh doanh mà thị trường đem lại, CIRI luôn tìm cách phối hợp hợp lý các hoạt động nhằm khai thác tốt lợi thế có được, thúc đẩy sự phát triển của công ty. Bên cạnh nhiệm vụ mua sắm và chuyển giao công nghệ, CIRI còn thực hiện thêm các nghiệp vụ kinh doanh trong nước và nước ngoài như kinh doanh bất động sản, kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị… trong đó CIRI đã có những hoạt động bước đầu trong kinh doanh xuất nhập khẩu xe máy. Hoạt động chính ban đầu là nhập khẩu xe máy từ Trung Quốc về để tiêu thụ trong nước.
Nhờ vào kinh nghiệm tích luỹ được, tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường và đặc điểm giao thông Việt Nam, hoạt động kinh doanh xe máy của CIRI ngay từ buổi đầu đã có những thành công nhất định và càng được công ty chú trọng phát triển. Năm 1999, để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội cũng như bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, trong đó mục tiêu cao nhất là tối đa hoá lợi nhuận, CIRI đã thực hiện nội địa hoá xe máy, chuyển từ nhập khẩu sang sản xuất xe máy trong nước để khai thác nguồn lao động rẻ, giảm bớt thuế nhập khẩu, gia tăng lợi nhuận. Bắt đầu từ năm 1999, sản xuất lắp ráp và kinh doanh xe máy trở thành hoạt động kinh doanh chủ đạo của công ty, mang lại trên 90% doanh thu trong năm. Với nền tảng vững chắc ban đầu, hoạt động sản xuất và kinh doanh xe máy được tiếp tục phát huy trong năm 2000. Với những kinh nghiệm và mối quan hệ đã có, CIRI thực hiện hệ thống phân phối trong toàn quốc, đồng thời tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm. Những nỗi lực này đã tạo nên bước phát triển vượt bậc trong doanh thu và lợi nhuận của CIRI trong năm 2000, đưa năm này trở thành năm thắng lợi trong hoạt động kinh doanh xe máy với mức doanh thu là 1.059.713 triệu đồng, với mức lợi nhuận đạt 11.962 triệu đồng. Song song với lĩnh vực này, công ty vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, chuyển giao công nghệ để phục vụ hoạt động của công ty cũng như của CIENCO8. Sau một thời gian hoạt động, CIRI ngày càng củng cố được vị thế trên thương trường. Và Bộ Giao thông vận tải đã quyết định thành lập DNNN “Công ty Quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất”. Thời gian này, sức cạnh tranh của thị trường hết sức gay gắt, xuất hiện nhiều đối thủ kinh doanh sản xuất xe máy có tầm cỡ nên hoạt động kinh doanh của công ty cũng có sự giảm sút. Trước tình hình đó, CIRI một mặt áp dụng các biện pháp để tăng cường cạnh tranh và phù hợp với quy định của nhà nước. Mặt khác, CIRI thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nhằm phân tán rủi ro và thúc đẩy công ty phát triển. Năm 2001, công ty đã chủ động đưa hoạt động đào tạo và xuất khẩu lao động,làm mũi nhọn thứ 2 để tăng cường mảng kinh doanh quốc tế. Từ đó công ty đã thu được một số thành công nhất định, vượt qua được thời gian khó khăn và tiếp tục phát triển.
Năm 2005, công ty tiến hành cổ phần hoá. Là một doanh nghiệp trực thuộc CIENCO8 - Bộ GTVT, Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất (CIRI) là một trong những doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá đã sớm khẳng định được tên tuổi và thành công trên thương trường đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe máy thì CIRI được biết đến như một doanh nghiệp lắp ráp xe máy lớn của Việt Nam. Thương hiệu CIRI được người tiêu dùng trên cả nước biết đến và tín nhiệm.
Ngay sau khi cổ phần hoá năm 2005, lãnh đạo công ty nhận thức rõ về quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng. Điều này tạo ra nhiều thách thức và sức ép cạnh tranh cũng như tạo ra nhiều cơ hội, triển vọng cho các doanh nghiệp trong cả nước. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có nhiều chính sách quy định mới, nhiều luật mới ra đời hoặc được sửa đổi bổ xung tác động không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp.
Bên cạnh những thành công trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xe máy từ những năm trước nhưng giờ đây trước áp lực canh tranh gay gắt, xu hướng thị trường dần bão hoà… việc sản xuất, kinh doanh xe máy và một số lĩnh vực hoạt động khác dần kém hiệu quả. Không dừng lại ở những thành công ban đầu, ban lãnh đạo công ty đã trăn trở xác định lại xu hướng, mô hình kinh doanh mới đòi hỏi CIRI phải có những giải pháp phát triển dài hạn mang tính chiến lược để tiếp tục phát triển công ty trong giai đoạn hội nhập, tạo ra những bước đi đột phá, đưa công ty lên một tầm cao mới. Với những thế mạnh và kinh nghiệm tích luỹ trên thương trường, CIRI đã và đang tạo cho mình những cơ hội kinh doanh mới, có tiềm năng phát triển. Từ cuối năm 2007, lãnh đạo công ty quyết định tái cẩu trúc công ty, chuyển đổi hoạt động theo mô hình đầu tư chuyên nghiệp ( holding company ). Theo đó, CIRI đóng vai trò là công ty mẹ, cung cấp vốn, kinh nghiệm và các nguồn lực khác để phát triển các dự án đầu tư, các công ty con, công ty thành viên và hợp tác với các công ty và tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Ba lĩnh vực đầu tư then chốt của CIRI là đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư dự án năng lượng, đầu tư tài chính va các lĩnh vực công nghệ cao. Mô hình hoạt động này đã và đang giúp công ty phát huy, khai thác tối đa các nguồn lực, thế mạnh của chính mình và các đối tác, tận dụng hiệu quả các cơ hội đầu tư – kinh doanh, tạo ra một sân chơi chung, có cùng tiếng nói chung để cùng nhau phát triển. Đó cũng là triết lý kinh doanh của lãnh đạo công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, một doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và phát triển cần phải có cơ cấu tổ chức khoa học và hợp lý. Đó là nền tảng, là yếu tố vô cùng quan trọng giúp công ty tổ chức việc quản lý vốn cũng như quản lý con người, từ đó quyết định công ty kinh doanh có hiệu quả hay không.
Chính từ điều này, cùng với việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp xu thế phát triển và thích ứng với môi trường cạnh tranh, công ty đã xác lập bộ máy tổ chức phù hợp chiến lược kinh doanh của công ty, các lĩnh vực đầu tư được tổ chức một cách chuyên nghiệp theo các trung tâm.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ
Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá nên bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cấu trúc của một công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty và bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết uỷ quyền hợp pháp. Đại hội cổ đông là các kỳ họp của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội cổ đông gồm có Đại hội cổ đông thường niên và Đại hội cổ đông bất thường. Đại hội cổ đông thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập và được thực hiện mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua các Đại hội cổ đông thường niên và bất thường thảo luận và quyết định các vấn đề sau:
+ Định hướng phát triển của công ty
+ Bầu, miễn nhiêm, bãi nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát.
+ Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
+ Thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo của Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị về tình hình công ty.
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến tài sản của công ty và một số quyền khác được ghi trong điều lệ của công ty.
Hội đồng quản trị quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty trong phạm vi nhiệm vụ của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trước những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị cũng có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý khác của công ty.
Tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bầu ra. Nhiệm vụ của Tổng giám đốc là quyết định phương hướng, kế hoạch hoạt động của công ty, phê duyệt các đề án, kế hoạch kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư trong quyền hạn của công ty.
Ban kiểm soát: Thành viên Ban kiểm soát của công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra theo phương thức dồn phiếu. Ban kiểm soát có quyền hạn và nhiệm vụ:
+ Giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc điều hành công ty và phải chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về nhiệm vụ được giao.
+ Được Hội đồng quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định, bầu nhiệm đơn vị kiểm toán, mức phí kiểm toán.
+ Kiểm tra các báo cáo tài chính trước khi trình Hội đồng quản trị.
+ Kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản lý, điều hành cũng như trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Đặc biệt công ty hoạt động một cách chuyên môn cao, các lĩnh vực đầu tư được quản lý một cách chuyên nghiệp thành 3 trung tâm, đó là trung tâm đầu tư bất động sản, trung tâm đầu tư năng lượng và trung tâm đầu tư tài chính.
Trung tâm đầu tư bất động sản: Đầu tư kinh doanh bất động sản là lĩnh vực công ty đã hoạt động trong nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm trên thương trường. Nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm là có kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án xây dựng, kinh doanh nhà đất và chịu trực tiếp với lãnh đạo công ty. Đứng đầu trung tâm là giám đốc trung tâm đồng thời cũng là phó giám đốc của công ty có quyền quyết định trực tiếp tới việc thực hiện dự án.
Trung tâm đầu tư năng lượng: Đầu tư năng lượng là một trong ba lĩnh vực đầu tư then chốt của công ty và ngày càng có xu hướng phát triển. Nhiệm vụ trung tâm là tổ chức thực hiện, tìm đối tác về vốn trong việc thực hiện các dự án thuỷ điện, nhiệt điện,…
Trung tâm đầu tư tài chính: Đây là lĩnh vực đầu tư mới mẻ, và tiềm ẩn nhiều rủi ro của công ty. Với chiến lược đầu tư chuyển từ công ty đầu tư sản xuất sang công ty đầu tư chuyên nghiệp, công ty đóng vai trò là công ty mẹ cung cấp vốn cho công ty thành viên chủ yếu dưới hình thức mua cổ phần. Đây là lĩnh vực đầu tư tài chính của công ty và trung tâm này có trách nhiệm quản lý vốn góp ở các công ty thành viên, chịu trách nhiệm và điều hành hoạt động đầu tư tài chính khác như mua cổ phiếu, trái phiếu,...
Ngoài ra công ty còn có các trung tâm quản lý hành chính khác như trung tâm quản trị và phát triển nhân lực, trung tâm quản trị hành chính và quan hệ cộng đồng, trung tâm kế toán, kiểm toán kế hoạch, trung tâm nghiên cứu và phát triển.
Trung tâm quản trị và phát triển nhân lực có nhiệm vụ quản lý về lao động của công ty, chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm về hoạt động đào tạo và xuất khẩu lao động.
Trung tâm quản trị hành chính và quan hệ cộng đồng: đây là lĩnh vực đối ngoại của công ty. Trung tâm quản lý công tác hành chính, văn thư, quản lý con dấu, quản lý công văn đi, đến công ty, ra thông báo bằng văn bản yêu cầu cấp lãnh đạo, giám sát tình hình chấp hành nghị quyết trong nội bộ công ty. Đồng thời trung tâm cũng có trách nhiệm tổ chức, tham gia các hoạt động cộng đồng trong ngoài công ty.
Trung tâm kế toán, kiểm toán, kế hoạch cũng có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là:
+ Lập kế hoạch, tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty, giám sát việc thực hiện chế độ tài khoản, chế độ thanh toán của công ty.
+ Quản lý vốn, tài sản, thu chi của công ty, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh thông qua việc lập các báo cáo tài chính.
+ Thực hiện việc kiểm toán nội bộ trong phạm vi đơn vị trước khi trình bày Hội đồng quản trị.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển: Trung tâm có nhiệm vụ khảo sát, nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường để tìm ra hướng đi cho công ty, từ đó tham mưu cho các cấp lãnh đạo tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
1.3. Ngành nghề kinh doanh
Công ty là một doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực với nhiều loại hình khác nhau
Theo điều 3, điều lệ tổ chức hoạt động được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 07/11/2008 đã nêu rõ lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm:
- Xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị tổng hợp; kinh doanh vật tư thiết bị y tế, thiết bị thu phát nghe nhìn quảng cáo.
- Sản xuất phụ tùng, động cơ xe máy, ác quy ô tô, ác quy xe máy, động cơ điesel. thiết bị điện tử, thiết bị điện lạnh, thiết bị bán dẫn, phần mềm máy tính, hàng may mặc, dầy dép các loại.
- Lắp ráp xe máy, máy vi tính, điện tử, điện lạnh, lắp đặt thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện lạnh chuyên dùng; xây dựng công trình giao thông, công nghiệp và dân dụng.
- Sản xuất, lắp ráp ô tô; sản xuất, lắp ráp điện thoại di động.
- Tư vấn đầu tư, tư vấn lập dự án các công trình không do công ty thi công.
- Đầu tư, xây dựng và kinh doanh nhà đất, đầu tư chứng khoán.
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, lữ hành nội địa và quốc tế; dịch vụ thể thao giải trí.
- Sản xuất kinh doanh rượu thuốc.
- Tổ chức đào tạo, dạy nghề hướng nghiệp phục vụ xuất khẩu lao động và xuất khẩu lao động trực tiếp; đào tạo và tổ chức thi sát hạch cấp bằng lái xe cơ giới.
- Sản xuất, lắp ráp và kinh doanh xe đạp thể thao chuyền động không xích.
- Sản xuất, phân phối và kinh doanh điện năng.
- Kinh doanh bất động sản.
- Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng.
- Nuôi trồng thuỷ hải sản và cây công nghiệp.
Đặc biệt, hiện nay CIRI đang tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh chính đó là:
1.3.1. Lĩnh vực đầu tư bất động sản:
+ Cơ sở hạ tầng: Cầu, đường
+ Khu Công nghiệp
+ Khu dân dụng: Toà nhà văn phòng, khu chung cư, khu du lịch sinh thái..
1.3.2. Lĩnh vực đầu tư năng lượng
+ Nhà máy nhiệt điện: Nhà máy điện đốt than
+ Nhà máy thủy điện
+ Nhà máy điện gió
+ Nhà máy điện sinh học
Hiện nay, CIRI và đối tác Hồng Kông đã lọt vào vòng 2 cuộc đấu thầu Quốc tế của gói thầu đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II có công suất 1200MW với tổng vốn đầu tư khoảng 1.5 tỷ Đô la Mỹ.
1.3.3. Lĩnh vực đầu tư tài chính
CIRI đã đầu tư và chiếm cổ phần chi phối trong các Doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá như: Công ty CP nhựa Đại Kim; Công ty CP cơ kim khí; Công ty CP Văn hóa phẩm Hà Nội; Công ty CP Nhiếp ảnh Hà Nội; Công ty CP Dịch vụ Vận tải; Công ty CP Công nghiệp Việt Nam; Công ty CP Tư vấn Năng lượng; Công ty CP Đào tạo, Xuất khẩu Lao động và Du lịch…
2. Năng lực của công ty
Được hình thành từ một trung tâm trực thuộc của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, một công ty có bề dày kinh nghiệm trên 30 năm đã tạo nên nền tảng vững chắc cho CIRI ngay từ buổi ban đầu thành lập. Tuy nhiên, CIRI luôn tận dụng các tiềm năng, cơ hội để không ngừng phát triển và nâng cao uy tín trên thương trường. Sau nhiều năm hoạt động, năng lực của công ty ngày càng được củng cố và nâng cao.
2.1. Năng lực tài chính
Sau 12 năm hình thành và phát triển, năng lực tài chính của công ty đã là tiền đề cho công ty trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả, công ty luôn có mức độ an toàn tài chính cao. Điều này được thể hiện ngay cả ở vốn điều lệ của công ty.
Sau khi trung tâm Quan hệ quốc tế và đầu tư trở thành Công ty Quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất theo quyết định của Bộ Giao thông vận tải ngày 26 tháng 6 năm 2001, quy mô vốn của công ty là 5.700 triệu đồng. Trong đó có 3.340 triệu đồng là vốn cố định và 2.360 triệu đồng là vốn lưu động. Lĩnh vực hoạt động của công ty được mở rộng hơn trước.
Sau một thời gian hoạt động, để phục vụ cho nhiều lĩnh vực sản xuất, công ty không ngừng tăng vốn, và khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Năm 2005, công ty tiến hành cổ phần hoá, hình thức huy động vốn chủ yếu là phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu.
Ngày 07 tháng 11 năm 2008, công ty thông qua điều lệ sửa đổi bổ xung lần 1, lúc này vốn điều lệ của công ty là 25.000 triệu đồng, tổng số vốn điều lệ này được chia thành 2.500.000 cổ phần, với mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó cổ đông nhà nước nắm giữ 30% vốn điều lệ của công ty.
Nguồn vốn điều lệ của công ty là nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư của công ty, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua như sau:
Bảng1: Tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn sản xuất kinh doanh
78.690
90.347
189.592
190.342
204.068
Trong đó
Vốn tự có
30.227
35.093
80.765
81.283
90.350
Vốn đi vay
48.463
55.254
108.827
109.059
113.718
Nguồn: Tổng hợp từ phòng tài chính kế toán
Qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty liên tục
tăng qua các năm, trong đó nguồn vốn tự có của công ty luôn chiếm gần 50% tổng vốn, điều này đảm bảo khả năng thanh toán của công ty, cũng như là điều kiện để công ty có thể huy động thêm từ các nguồn vốn khác.
Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty một phần để đầu tư vào các dự án, một phần dùng để phục vụ hoạt động kinh doanh thương mại của công ty.
2.2. Năng lực sản xuất
Trước khi cổ phần hoá, công ty đặc biệt thành công trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe gắn máy. Hoạt động này đã mang lại cho công ty doanh thu lớn trong những năm 2000, 2001 với doanh thu đạt 1.059.713 triệu đồng, mức lợi nhuận đạt 11.962 triệu đồng. Đây là một con số khổng lồ đánh dấu vị thế của CIRI trên thương trường, đưa thương hiệu xe gắn máy CIRI chiếm lòng tin của người tiêu dùng. Bên cạnh mục tiêu chiến lược đó, CIRI còn mở rộng thêm nhiều lĩnh vực đầu tư như đầu tư bất động sản, xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 và của các đối tác.
Sau khi công ty cổ phần hoá, cũng là lúc thị trường cạnh tranh gay gắt. Sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh có tên tuổi, uy tín, thương hiệu lớn trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy đã làm hoạt động kinh doanh xe gắn máy gắp khó khăn, doanh thu giảm. Không dừng lại ở đó, ban lãnh đạo công ty đã trăn trở xác định chuyển đổi mô hình công ty từ sản xuất sang đầu tư chuyên nghiệp với ba lĩnh vực then chốt là đầu tư kinh doanh bất động sản, dầu tư năng lượng và đầu tư tài chính.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Doanh thu qua các năm
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng doanh thu
Triệu đồng
35.947
37.290
159.120
120.632
79.083
2
Tốc độ tăng định gốc
%
_
1,04
4,43
3,36
2,20
3
Tốc độ tăng liên hoàn
%
_
1,04
4,27
0,76
0,66
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm
Qua bảng số liệu tên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn có lãi và có doanh thu cao. Trong 5 năm gần đây, doanh thu có xu hướng tăng, đặc biệt đỉnh cao là năm 2006, với tổng doanh thu trên 159 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng so với năm 2005 đạt 436,7%.
Sở dĩ đạt được con số kỷ lục đó là do công ty đã linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khi thị trường xe máy bão hoà, thị trường chứng khoán sôii động thì công ty đã chuyển 1 lượng vôn lớn sang đầu tư tài chính. Do đó công ty đã thu được lợi nhuận khổng lồ. Và thành công này còn được phát huy ở năm 2007 nhưng có xu hướng giảm .
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu theo ngành nghề kinh doanh:
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng doanh thu
Triệu đồng
35.947
37.290
159.120
120.632
79.083
%
100
100
100
100
100
Trong đó doanh thu từ
Hoạt động ĐT bất động sản
(%)
25
29
32
28
24
Hoạt động ĐT tài chính
(%)
9
15
25
26
15
Hoạt động cung cấp thiết bị vật tư (%)
15
12
15
18
18
Hoạt động xuất khẩu lao động
(%)
17
15
15
17
17
Hoạt động kinh doanh xe máy (%)
20
11
5
4
2
Các hoạt động khác
(%)
14
18
8
7
18
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh các năm
Xét về cơ cấu hình thành tổng doanh thu thì lĩnh vực mang lại doanh thu cao nhất là đầu tư bất động sản, Tỷ trọng giá trị sản xuất kinh doanh từ các dự án xây dựng kinh doanh nhà ở, văn phòng cho thuê, xây dựng công nghiệp bình quân chiếm 32% tổng giả trị sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao liên tục tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng nhưng chưa đều.
Số lượng các dự án đầu tư trong lĩnh vực không ngừng tăng do nhu cầu thuê văn phong, mua nhà, xây dựng khu vui chơi giải trí ngày càng lớn. càng chứng tỏ khẳng định chủ trương lãnh đạo công ty đối với lĩnh vực đầu tư này trở thành nền tảng phát triển của công ty là hoàn toàn đúng dắn.
Đến cuối năm 2008 công ty đã và đang triển khai được nhiều dự án có quy mô lớn như: Dư án khu nhà ở cao cấp CIRI An Khánh, dự án văn phòng giao dịch 128 – 130A Thuỵ Khuê.
Bên cạnh các lĩnh vực đầu tư tăng doanh thu thì lĩnh vực kinh doanh xe máy lại có xu hướng giảm rõ rệt. Hoạt động kinh doanh xe máy đã chuyển dần sang sản xuất phụ tùng xe máy mà ngừng sản xuất và kinh doanh xe máy.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 diễn ra và có ảnh hưởng sâu rộng với mọi doanh nghiệp trong đó có CIRI. Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, công ty tận dụng mọi thời cơ để có thể chuyển đổi các cổ phiếu đang nắm giữ sang các hoạt động đầu tư khác tạo tính thanh khoản. Công ty cũng chuyển nhượng dần các dự án bất động sản đang nắm giữ sang hoạt động dịch vụ, nên doanh thu cũng giảm đáng kể chỉ còn 66,5% so với năm 2007. Hoạt động vẫn mang lại doanh thu cho công ty là xuất nhập khẩu và lao động dịch vụ, xuất nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị…
2.3. Năng lực về nhân sự
Nguồn lao động là yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu rõ vai trò quan trọng này, trong những năm qua, nguồn lao động của công ty không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ quản lý cũng có nhiều kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu nên công tác quản lý hoạt động đầu tư khá hiệu quả.
Bảng 4: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2004 – 2008
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng số lao động
387
413
426
436
414
1. Phân theo biên chế
Lao động chính thức
226
226
226
226
226
Lao động hợp đồng dài hạn
99
132
140
148
148
Lao động hợp đồng ngắn hạn
62
55
60
62
40
2. Phân theo tính chất sử dụng
* Lao động trực tiếp
347
381
390
400
._.
382
Công nhân kỹ thuật
8
15
19
25
25
Công nhân khác
399
366
371
375
357
* Lao động gián tiếp
40
32
36
36
32
Đại học
18
21
25
25
25
Cao đẳng
14
5
5
5
4
Trung cấp
8
6
6
6
3
Nguồn: phòng hành chính
Với đội ngũ lao động trẻ, có trình độ, số lượng lao động của công ty không ngừng tăng qua các năm, từ 397 người năm 2004 đã tăng lên 414 người vào năm 2008. Đặc biệt số lao động có trình độ đại học và cử nhân kỹ thuật không ngừng tăng, số lao động cao đẳng và trung cấp giảm tạo nên năng suất lao động cao.
Đặc biệt, đội ngũ lãnh đạo của công ty luôn linh hoạt trong việc hoạch định chiến lược, ra quyết định đầu tư đúng đắn, phù hợp tình hình kinh tế trong từng thời kỳ. Chẳng hạn như trong năm 2000,2001 trước nhu cầu thị trường về sản phẩm xe máy tăng, CIRI đã tập trung nguồn lực, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh xe máy thành hoạt động chiến lược. Và công ty đac gặt hái được những thành công lớn về doanh thu và lợi nhuận, thương hiệu xe máy CIRI có chỗ đứng trên thương trường
Những năm sau đó, nhu cầu thị trường đã dần bão hoà, sản phẩm xe máy cạnh tranh gay gắt. Cán bộ lãnh đạo công ty đã trăn trở tìm đường đi mới, chuyển dần vốn và nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh xe máy sang các hoạt động khác như kinh doanh bất động sản, hoạt động xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị. Vì thế, công ty đã từng bước thoát khỏi khó khăn và mở rộng thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới, đa dạng hoá sản phẩm, giảm sự rủi ro.
2.4. Năng lực máy móc thiết bị
Công ty là một doanh nghiệp đầu tư xây dựng một cách chuyên nghiệp, lượng vốn đầu tư cho các thiết bị máy thi công cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư. Tình hình máy móc thiết bị của công ty được thể hiện qua bảng sau
Bảng 5: Các loại máy móc thiết bị của công ty tính đến năm 2007
STT
Tên thiết bị
Năm sản xuất
Xuất xứ
Thông số kỹ thuật
Số lượng
1
Xe tải nhỏ KIA
2004
Hàn Quốc
Trọng tải 1,25 tấn
10
2
Máy xúc bánh lốp HITACHI
1991
Nhật Bản
Dung tích gầu xúc từ 0,45 – 0,6 m3
2
3
Máy xúc bánh lốp HUYNDAI
1997
Hàn Quốc
Dung tích gầu xúc 0,7 m3
2
4
Máy khoan cọc nhồi HITACHI
1996
Nhật Bản
Chiều sâu khoan 55m, đường kính khoan 2m
1
5
Ô tô cần cẩu TANADO
1995
Nhật Bản
Tải trọng nâng 25 tấn, tầm rơi 30m
2
6
Cần cẩu tháp
2004
Trung Quốc
Tải trọng nâng 5 tấn, tầm với 50m
2
7
Máy lu tĩnh bánh sắt
1998
Nhật Bản
Tự trọng 6 tấn – 12 tấn
1
8
Máy lu rung
2001
Nhật Bản
Lực rung 22 – 30 tấn
1
9
Ô tô tười nước ZIN
1998
Nga
Dung tích thùng chứa 5,5 m3
3
10
Ô tô tự đổ MAZ
1998
Nga
Tải trọng 10 tấn
3
Nguồn: Bảng thống kê máy móc thiết bị
Nhìn chung, Máy móc thiết bị của công ty khá đa dạng, nhiều chủng loại, đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình giao thông, nhà ở của công ty. Hầu hết máy móc thiết bị có nguồn gốc xuất xứ từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga… Tuy nhiên, máy móc của công ty đều sản xuất từ những năm 90 nên có khá nhiều máy móc thiết bị đã lạc hậu, cũ hỏng.
2.5. Uy tín và kinh nghiệm của công ty
Sau nhiều năm hoạt động, công ty đã có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. CIRI là một tập thể trẻ, năng động, có tổ chức chặt chẽ đặc biệt coi trọng khai thác tiềm năng trí tuệ trong và ngoài nước để tạo nên sức sống, sức phát triển của doanh nghiệp. Một trong những thế mạnh của CIRI là cung ứng các thiết bị máy thi công, máy xây dựng, phấn đấu thực hiện tốt cung ứng vật tư thiết bị cho các đơn vị thành viên, các ban quản lý dự án của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.
CIRI luôn có sự kiên kết chặt chẽ với nhiều hãng máy móc thi công nổi tiếng trên thế giới như BeutHaser, Mercerdes BenS ( Cộng hoà liên bang Đức), Ford ( Mỹ) … Điều này cho phép CIRI hạ giá thành sản phẩm, vì vậy giá bán sản phẩm của công ty cạnh tranh được với các công ty cùng loại trong cả nước. Hơn nữa, công ty còn mở rộng thêm nhiều lĩnh vực ngành nghề trong đó có lĩnh vực xuất khẩu lao động. Theo giấy phép xuất khẩu lao động số 70/LĐTBXH – GPHD ngày 31/3/1999 của Bộ Lao động thương binh xã hội và được sự uỷ quyền của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 để giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, công ty đang tích cực quan hệ tìm hiểu thị trường để xuất khẩu lao động đi các nước khác và hợp tác liên doanh với nhà thầu nước ngoài như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan với phương trâm đảm bảo chất lượng và kỷ luật tốt, cung cấp nguồn lao động có chất lượng cao, uy tín với các đối tác.
Để phù hợp xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, CIRI không ngừng cải tiến trong công tác quản lý, đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001 do tổ chức BVQI của Vương quốc Anh cấp.
Sản phẩm của công ty có chất lượng cao, đạt Huy chương Vàng Hội chợ triển lãm EXPO 2001, Cúp Ngôi sao chất lượng tại Hội chợ hàng cơ khí điện tử …
CIRI với thành tích cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã đóng góp nhiều nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua việc hoàn thành các nghĩa vụ thuế, tạo nhiều công ăn việc làm, không ngừng nâng cao đời sống cho người lao động. CIRI đã nhận được nhiều bằng khen của UBND thành phố Hà Nội, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Chương 2. Thực trang hoạt động đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2004 – 2008
1. Quy mô vốn đầu tư
Đầu tư phát triển đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, trong đó có CIRI.
Thật vậy, sự ra đời của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đề cần tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phải xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động của một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tạo ra.
Do đó, vốn là yếu tố tiên quyết tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Với mỗi doanh nghiệp, tăng vốn là yếu tố tất yếu để hình thành tài sản, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, do đó nhu cầu vốn đầu tư lớn, tăng liên tục qua các năm.
Bảng 6: Vốn đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2004-2008
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng vốn đầu tư
14.800
18.600
22.500
24.300
25.000
Trong đó: Vốn cố định
8.584
10.785
13.275
14.362
14.500
Vốn lưu động
6.216
7.815
9.225
9.938
10.500
Nguồn: Tổng hợp từ phòng tài chính – kế toán
Qua bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư liên tục tăng từ 14,8 tỷ năm 2004lên 25 tỷ đồng năm 2008, tăng 68,9% so với năm 2004. Đặc biệt, vốn đầu tư tăng nhanh trong giai đoạn 2004- 2006, sau đó tốc độ tăng chậm lại. Điều này là do công ty đang chuyển đổi lĩnh vực đầu tư, chú trọng vào đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính thay cho đầu tư sản xuất kinh doanh xe máy. Trong đó cả vốn cố định và vốn lưu động đèu tăng nhưng vốn cố định tăng nhanh hơn vốn lưu động, chứng tỏ công ty đang tích cực đầu tư theo chiều rộng, xây dựng thêm nhà xưởng, mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận.
2. Nguồn vốn đầu tư phát triển
Công ty hoạt động chình trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đây là lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn lớn, vốn lại nằm khê đọng không sinh lời trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Một dự án muốn thành công thì yêu cầu trước tiên là phải đảm bảo đủ vốn, từ đó mới có thể hoàn thành đúng thời hạn tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình. Là một công ty hoạt động lâu năm, công ty đã xây dựng được uy tín thương hiệu cũng như các nguồn hàng tin cậy. Vốn đầu tư phát triển của công ty chủ yếu từ các nguồn chính: vốn từ Ngân sách nhà nước, vốn do khách hàng trả trước, vốn từ nguồn lợi nhuận để lại, vốn do phát hành cổ phiếu, vốn vay tín dụng, vốn do các đối tác góp…
Bảng 7: Nguồn vốn đầu tư của công ty qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng vốn
14.800
18.600
22.500
24.300
25.000
Vốn Ngân sách nhà nước
10.500
9.500
8.700
8.000
7.500
Vốn vay tín dụng
3.000
7.000
9.600
10.500
10.500
Vốn khách hàng trả trước
600
950
2.500
3.400
4500
Vốn từ lợi nhuận để lại
260
540
750
800
650
Nguồn vốn khác
440
610
950
1.600
1.850
Nguồn: tác giả tự tính toán dựa trên kết quả phỏng vấn trực tiếp
Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu vốn không ổn định qua các năm, các nguồn vốn có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối song tỷ trọng có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng vốn Ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng vốn do đối tác góp. Nguồn vốn trích từ lợi nhuận để lại tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm nên biến động tăng giảm không ổn định.
2.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước
Tiền thân của công ty Cổ phần quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất CIRI là một doanh nghiệp nhà nước trực thuôc CIENCO8. Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn quan trọng cho hoạt động của công ty. Trước khi cổ phần hoá, nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm trên 70% tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Nguồn vốn này chủ yếu dưới dạng vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thông qua tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Công ty đóng vai trò cung cấp thiết bị máy thi công cho tổng công ty theo hợp đồng đã đặt trước và hưởng phần trăm hoa hồng.
Sau khi cổ phần hoá, nguồn vốn Ngân sách nhà nước giảm dần cả về tỷ trọng lẫn giá trị tuyệt đối, chỉ còn chiếm khoảng 30% tổng vốn. Nguồn vốn này giảm liên tục qua các năm, từ 10,5 tỷ vào năm 2004, chiếm tới 70,9% tổng vốn đầu tư, đến năm 2008 chỉ còn 7,5 tỷ đồng, chiếm 30% tổng vốn đầu tư. Đây là sự thay đổi theo hướng tích cực, giảm dần sự phụ thuộc trong hoạt động của doanh nghiệp vào nguồn vốn ngân sách nhà nước, nâng cao khả năng độc lập về tài chính, tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, với 30% vốn, nhà nước vẫn nắm giữ cổ phiếu chi phối của doanh nghiệp, đưa ra định hướng phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp, phù hợp chiến lược phát triển kinh tế chung của quốc gia.
2.2. Nguồn vốn vay tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, vốn tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong những nguồn chủ yếu hình thành tổng vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với một doanh nghiệp đa ngành như CIRI, mỗi dự án đầu tư xây dựng cần huy động rất nhiều vốn, thời gian đầu tư dài, vốn nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư, trong khi đó vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, công ty phải huy động từ nguồn vốn tín dụng là tất yếu. Khi huy động từ nguồn vốn này, công ty cũng phải tính toán rất kỹ, vì công ty sẽ phải trả gốc và lãi khi đến kỳ hạn thanh toán. Do đó đòi hỏi việc sử dụng vốn đầu tư phải có hiệu quả để đảm bảo khả năng thanh toán và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bảng 8: Vốn vay tín dụng qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng vốn đầu tư
Triệu đồng
14.800
18.600
22.500
24.300
25.000
%
100
100
100
100
100
Vốn vay tín dụng
Triệu đồng
3.000
7.000
9.600
10.500
10.500
%
20,27
37,63
42,66
43,2
37,6
Nguồn: tác giả tự tính toán dựa trên kết quả phỏng vấn trực tiếp
Nhìn chung, xét về giá trị tuyệt đối, nguồn vốn tín dụng của công ty tăng qua các năm, từ 3 tỷ năm 2004, chiếm 20,27% tăng lên 10,5 tỷ đồng, chiếm 37,6% vào năm 2008, tăng gần gấp 3,5 lần. Điều này cho thấy công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cần khá nhiều vốn và cũng chứng tỏ khả năng huy động vốn từ nguồn vay tín dụng của công ty khá hiệu quả. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn này có xu hướng tăng đến năm 2007, sau đó năm 2008 đã giảm xuống chỉ còn 37,6%. Lượng vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất là vào năm 2007, chiếm tới 43,2% tương đương 10,5 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên công ty thực hiện kế hoạch và mục tiêu phát triển trong giai đoạn 5 năm 2007-2012, là lúc công ty cần huy động khá nhiều vốn để đầu tư ban đầu cho các lĩnh vực.
Nguồn vốn vay tín dụng được tính toán cân đối dựa vào tổng nhu cầu vốn đầu tư và các nguồn vốn khác bao gồm vốn tự có của doanh nghiệp, vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn khách hàng trả trước, từ đó tính toán được lượng vốn cần vay, tránh tình trạng vay quá nhiều so với nhu cầu gây lãng phí vốn hoặc vay quá ít, lượng vốn vay không đáp ứng đủ nhu cầu dẫn đến đầu tư dự án không liên tục, không hoàn thành đúng kế hoạch tiến độ hoặc hoàn thành công trình nhưng chất lượng không đảm bảo.
Trong nguồn vốn tín dụng của công ty, chủ yếu là từ nguồn vốn tín dụng trong nước vay từ các ngân hàng thương mại như Ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng ngoại thương… và dưới dạng cho vay các dự án. Như vậy, trong khi nguồn vốn tự có cong hạn chế, nguồn vốn vay tín dụng càng chứng tỏ vai trò quan trọng của nó trong các công cuộc đầu tư. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng nguồn vốn tín dụng nước ngoài chưa hề được khai thác, đây là hạn chế lớn nhất trong công tác huy động vốn của công ty, hiện tượng này cũng phản ánh sự yếu kém nói chung trong huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam.
2.3 Nguồn khách hàng trả trước
Là một công ty kinh doanh đa ngành, đặc biệt chọn hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản làm mũi nhọn, CIRI có một nguồn vốn tiềm ẩn khá lớn chưa được khai thác triệt để, đó là nguồn khách hàng trả trước.
Trong giai đoạn thị trường bất động sản Hà Nội đang sôi động (2002-2007), nhu cầu nhà ở, văn phòng tăng cao, giá cả nhà đất và đặc biệt là các căn hộ chung cư cao cấp nóng lên từng ngày từng giờ. Đây là yếu tố thuận lợi giúp hoạt động đầu tư bất động sản của các công ty ngày càng phát triển. Do giá cả thị trường ngày càng biến động nên khách hàng sẵn sàng trả trước một khoản tiền nhà để sau khi xây dựng xong sẽ nhận được nhà.
Bên cạnh đó, công ty còn chọn được những vị trí đẹp, thuận lợi giao thông, nằm ở vị trí đặc biệt cho những dự án xây dựng khu đô thị mới, nhà ở cao tầng kểt hợp văn phòng dịch vụ nên công ty không khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Đối với các dự án xây dựng này, sau khi dự án được phê duyệt và cấp giấy phép xây dựng, công ty sẽ tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu dự án và nhận được sự qua tâm của rất nhiều khách hàng. Khách hàng sẵn sàng ứng trước tiền và đợi đến ngày dự án hoàn thành để nhận nhà. Do đó, công ty đã tận dụng được nguồn vốn lớn từ khách hàng.
Bảng 9: Tình hình vốn khách hàng trả trước qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng vốn đầu tư
Triệu đồng
14.800
18.600
22.500
24.300
25.000
%
100
100
100
100
100
Vốn khách hàng trả trước
Triệu đồng
600
950
2.500
3.400
4.500
%
4
5,1
11
14
18
Nguồn: tác giả tự tính toán dựa trên số liệu trong sổ kế toán
Xu hướng phát triển của nguồn vốn này trái ngược với nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước liên tục giảm qua các năm thì nguồn vốn khách hàng trả trước liên tục tăng. Năm 2004, nguồn vốn này mới chỉ có 0,6 tỷ chiếm 4% tổng vốn đầu tư. Đây là một tỷ lệ rất khiêm tốn chứng tỏ nguồn vốn này chưa được khai thác một cách triệt để.
Tuy nhiên sau đó nguồn vốn này tăng liên tục qua các năm, đỉnh cao là năm 2008 với 4,5 tỷ chiếm 18% tổng vốn. Tuy với tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư nhưng nguồn vốn này cũng đóng góp một phần đáng kể trong tổng vốn đầu tư và có xu hướng ngày càng tăng.
Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng sẵn sàng trả tiền trước khi nhận được sản phẩm của dự án. Vì thế khi sử dụng nguồn vốn này, công ty cũng phải chịu nhiều ràng buộc và điều kiện với khách hàng. Nếu dự án chậm tiến độ thì công ty sẽ phải bồi thường một khoản tiền không nhỏ cho khách hàng, ảnh hưởng tới nguồn vốn và uy tín công ty. Hoặc khi có những biến động trên thị trường bất động sản thì chủ đầu tư sẽ không thu được mức lợi nhuận như mong muốn.
2.4. Nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung bằng lợi nhuận để lại
Theo điều lệ công ty, Đại hội đồng cổ đông quyết định việc phân phối và trích lập các quỹ từ lợi nhuận để lại, sử dụng một phần hạơc toàn bộ lợi nhuận để bổ sung vốn điều lệ hoặc để đầu tư mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở phương án khả thi do Hội đồng quản trị đề xuất tại Đại hội đồng cổ đông. Tỷ lệ trích lập các quỹ thường là cố định, trừ quỹ dự phòng tài chính thì phụ thuộc vào kết quả kinh doanh hoạt động tài chính của công ty để có tỷ lệ trích lập phù hợp. Thông thường, tỷ lệ trích lập các quỹ của công ty là:
Quỹ đầu tư phát triển: 10%
Quỹ khen thưởng: 5%
Quỹ phúc lợi: 5%
Quỹ dự phòng tài chính: 6-7%
Thông qua tỷ lệ trích lập các quỹ chứng tỏ công ty khá chú trọng việc đầu tư cho tương lai, mở rộng sản xuất và không ngừng nâng cao dời sống cho cán bộ công nhân viên, có chế đệ khuyến khích lao động một cách hợp lý, nâng cao tinh thần làm việc của tập thể công ty.
Nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung này được trích từ các quỹ và do Đại hội đồng cổ đông trích từ lợi nhuận để lại. Trong tổng vốn đầu tư của công ty thì nguồn vốn tự có bao giờ cũng là nguồn vốn vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Sự kết hợp hài hoà giữa các nguồn vốn sẽ tạo ra một cơ chế tài chính lành mạnh cho doanh nghiệp, tạo đòn bẩy cho hoạt động đầu tư cũng như sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn này lại tuỷ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và cơ chế trích lập của mỗi doanh nghiệp. Trong những năm qua, tình hình nguồn vốn này của công ty qua các năm như sau:
Bảng 10: Nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung qua các năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng vốn đầu tư
Triệu đồng
14.800
18.600
22.500
24.300
25.000
%
100
100
100
100
100
Vốn doanh nghiệp tự bổ sung
Triệu đồng
260
540
850
800
650
%
1,75
2,9
3,78
3,29
2,6
Nguồn: tác giả tự tính toán dựa trên kết quả phỏng vấn
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy xét cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư thì nguồn vốn này trong những năm qua tăng giảm không liên tục, nguồn vốn này tăng đến năm 2006 sau đó giảm xuống. Năm 2004, doanh nghiệp chỉ bổ sung được 260 triệu đồng chiếm tỷ lệ khiêm tốn 1,75% tổng vốn đầu tư thì năm 2006, con số này tăng lên 850 triệu đồng chiếm gần 4% sau đó giảm dần, năm 2008 chỉ bổ sung được 650 triệu đồng tương đương với 2,6% tổng vốn đầu tư. Con số này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Vào năm 2006,2007, sự tăng trưởng đặc biệt của lĩnh vực đầu tư tài chính và đầu tư bất động sản giúp công ty thu được khoản lợi nhuận lớn, và nguồn lợi nhuận này chính là nguồn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lợi nhuận công ty cũng giảm xuống nhưng không đáng kể, vẫn bổ sung được 650 triệu đồng vào nguồn vốn. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng vì công ty vẫn đảm bảo được mực lợi nhuận cần thiết trong giai đoạn khủng hoảng và còn bổ sung được vào nguồn vốn đầu tư.
2.5. Nguồn vốn khác
Trong giai đoạn hiện nay, việc đa dạng hoá các nguồn vốn để huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Công ty không ngừng phát triển các mối quan hệ sẵn có, nâng cao uy tín trên thương trường, có nhiều đối tác tin cậy. Ngoài nguồn vốn doanh nghiệp tự có và đi vay, một nguồn vốn khác mà doanh nghiệp đang khai thác đó là nguồn vốn góp liên doanh liên kết từ các đối tác đặc biệt là đối tác nước ngoài trong việc nhập khẩu dây chuyền máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ. Đây là một lợi thế mà không phải công ty nào cũng có, CIRI đang biết nắm bắt cơ hội, tận dụng một lượng vốn khá lớn này. Vì thế nguồn vốn này có xu hướng tăng lên mạnh mẽ qua các năm.
Bên cạnh đó, CIRI là một công ty cổ phần, việc huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu là điều tất yếu. Tuy nhiên lượng vốn huy động ít, chi phí phát hành cao, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ nên công ty vẫn chưa huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, chưa niêm yết cổ phiếu trên trên thị trường chứng khoán mà mới chỉ dừng lại ở việc phát hành cổ phiếu trong nội bộ, cho các cổ đông hiện hữu của công ty. Hy vọng trong thời gian tới, hoạt động của công ty ngày càng mở rộng hơn và việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán sẽ được công ty sử dụng một cách tối ưu, tận dụng được nguồn vốn dồi dào sẵn có trong dân cư đầu tư vào các dự án vì sự phát triển của công ty.
3. Hoạt động đầu tư phát triển theo nội dung
Hoạt động đầu tư phát triển trong một doanh nghiệp là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đạt thiết bị máy móc, là việc xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra. Bên cạnh đó, để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp, cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới những gì đã cũ hỏng, hao mòn hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội. Theo nội dung, hoạt động đầu tư phát triển của công ty bao gồm: đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư nâng cao khả năng khoa học công nghệ và đầu tư cho hoạt động marketing, củng cố uy tín và thương hiệu. Tình hình vốn đầu tư vào các nội dung được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 12: Vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nội dung
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng vốn đầu tư
Triệu đồng
14800
18600
22500
24300
25000
%
100
100
100
100
100
2
Đầu tư tài sản cố định
Triệu đồng
2100
2860
3600
4000
4200
%
14,2
15,4
16,0
16,5
16,8
3
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Triệu đồng
180
250
360
400
500
%
1,2
1,3
1,6
1,6
2,0
4
Đầu tư nâng cao khả năng Khoa học và công nghệ
Triệu đồng
500
650
800
920
1000
%
3,4
3,5
3,6
3,8
4,0
5
Đầu tư cho hoạt động Marketing củng cố uy tín và thương hiệu
Triệu đồng
200
350
460
500
550
%
1,4
1,9
2,0
2,1
2,2
Nguồn: tác giả tự tinh toán theo kết quả phỏng vấn
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn đầu tư vào các nội dung đều tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng, trong đó đầu tư vào tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư.
3.1. Đầu tư vào tài sản cố định
Mỗi một công ty muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc đầu tư vào tài sản cố định là một hoạt đọng thường xuyên của doanh nghiệp, đặc biệt trong khi hoạt động cách mạng diễn ra một cách liên tục và thường xuyên thì để đứng vững trong cạnh tranh, tránh lỗi thời phải đầu tư thay thế những dây chuyền công nghệ đã cũ và lỗi thời. Đặc biệt, trong công nghệ xây dựng thi công thì công nghệ thi công nhà siêu cao tầng, công nghệ xử lý nền móng, gia cố đất đang được hoàn thiện và phát triển, cùng với những máy móc hiện đại trong thi công đã giúp thời gian thi công được rút ngắn. Bên cạnh đó các thiết bị kiểm tra chất lượng công trình như máy lazer, phóng xạ, ứng dụng hệ thống định vị trong xây dựng đã không ngừng nâng cao chất lượng của các công trình thi công.
Hoà cùng sự phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng, công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm nhiều trang thiết bị, máy móc mới. Tuy nhiên do trình độ khoa học kỹ thuật cũng như nguồn vốn còn hạn chế nên năng lực máy móc thiết bị của công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung các thiết bị máy móc của công ty khá đa dạng, nhiều chủng loại, nhưng hầu hết là ở mức trình độ kỹ thuật trung bình, một số đã hư hỏng hoặc lỗi thời. Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây, công ty đã tích cực đổi mới dây chuyền công nghệ, liên kết với các đối tác nước ngoài để áp dụng công nghệ mới. Với dây chuyền công nghệ và máy móc hiện có, các sản phẩm của công ty tuy đã cố gắng đáp ứng nhu cầu thị trường, nhưng hàm lượng công nghệ không cao, giá thành lại lớn, mẫu mã ít nên việc tiêu thụ còn hạn chế, ít có sản phẩm chất lượng cao như gạch ốp lát, trang trí nội thất, đặc biệt là không có mặt của các sản phẩm chuyên biệt như sản phẩm phụ gia bê tông, chống thấm, chống mốc…
Bên cạnh việc đầu tư vào máy móc thiết bị, công ty còn xây dựng thêm nhà xưởng, mở rộng sản xuất, xây dựng các văn phòng giới thiệu sản phẩm…
Tình hình đầu tư vào tài sản cố định của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 13: Vốn đầu tư vào tài sản cố định qua các năm
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Vốn đầu tư vào TSCĐ
Triệu đồng
2100
2860
3600
4000
4200
%
100
100
100
100
100
2
Đầu tư vào tài sản cố định hữu hình
Triệu đồng
1600
2300
3000
3400
3600
%
76,2
80,4
80,6
82,5
83,3
3.
Đầu tư vào tài sản cố định vô hình
Triệu đồng
320
440
550
620
650
%
15,2
15,2
15,3
15,5
15,5
4
Đầu tư TSCĐ khác
Triệu đồng
180
180
150
80
50
%
8,6
4,2
4,2
2
1,2
Nguồn: phòng tài chính – kế toán
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty tăng đều qua các năm, từ 2100 triệu đồng tăng lên 4200 triệu đồng, tức tăng gấp 2 lần. Trong đó, nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định vô hình chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm từ khoảng 76% đến trên 80%, và có xu hướng tăng dần về cả tỷ trọng lẫn giá trị tuyệt đối. Năm 2004, giá trị tài sản cố định hữu hình của công ty mới chỉ có 1600 triệu đồng, chiếm 76,2%, thì đến năm 2008, con số này là 3600 triệu đồng, chiếm 83,3% tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị. Hiện nay máy móc thiết bị của công ty gồm 3 loại chính đó là máy phục vụ thi công xây lắp, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp và các thiết bị văn phòng. CIRI là một công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Vì thế các máy móc thiết bị chủ yếu là để phục vụ thi công xây lắp, vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động quản lý và các thiết bị sản xuất, dây chuyền công nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.Vốn đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động quản lý bao gồm mua sắm, thay mới các hệ thống máy tính trong các phòng ban công ty, mua sắm điện thoại, xe ô tô phục vụ công tác cho ban lãnh đạo và cán bộ công ty. Công ty cũng đầu tư mua sắm một số dây chuyền phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng như trạm trộn bê tông, thiết bị làm lạnh… Tuy nhiên những nguồn đầu tư này chiếm tỷ trọng vốn rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định hữu hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển của côgn ty là tập trung vào lĩnh vực đầu tư xây lắp, kinh doanh bất động sản.
Để tập trung vào lĩnh vực xây lắp, công ty tập trung đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ thi công. Bên cạnh việc tư vấn thiết kế, xây dựng các công trình, công ty còn là nhà thầu nhận thi công xây dựng. Các dự án này do công ty tự dự thầu và trúng thầu và một số công trình do Tổng công ty giao nhiệm vụ. Vì thế, việc đầu tư nâng cao năng lực xây lắp là một trong những thành tố quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Nói đến hoạt động xây lắp chúng ta có thể kể đến hệ thống các loại máy móc chuyên dụng như ô tô, cần cẩu, máy kéo.
Toàn công ty hiện nay có trên 30 đầu xe phục vụ thi công bao gồm ô tô vận chuyển, ô tô cần trục, máy xúc, máy ủi, bánh lu, máy khoan cọc nhồi, cần cẩu tháp…Tuy nhiên, hầu hết các máy móc của công ty chỉ ở trình độ kỹ thuật trung bình tiến tiến, và được đầu tư lâu, hầu hết sản xuất từ những năm 90 nên các thiết bị đã cũ và hư hỏng, cấn đầu tư thay mới thêm. Đầu tư tăng thêm tài sản cố định hữu hình của công ty chủ yếu là sữa chữa thay thế những bộ phận máy móc đã cũ, hỏng, đầu tư thay mới còn ít.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quá trình cạnh tranh đang diễn ra gay gắt và quyết liệt thì với mỗi doanh nghiệp ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công gnhệ, tìm kiếm thị trường … thì một công việc hết sức quan trọng đó là đầu tư để nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng này, bên cạnh việc đầu tư vào tài sản cố định hữu hình, công ty còn đầu tư vào các tài sản cố định vô hình khác như đầu tư mua sắm những lixăng, đầu tư vào việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, và hệ thống các tiêu chuẩn khác. Bên cạnh đó, để nâng cao công tác quản lý, công ty cũng đầu tư mua các phần mềm có bản quyền… Trong những năm qua, đầu tư vào tài sản vô hình thường chiếm trung bình khoảng 15% vốn đầu tư vào tài sản cố định nói chung. Tuy tỷ trọng còn khiêm tốn nhưng đã chứng tỏ công ty rất chú trọng việc nâng cao tỷ trọng tri thức công nghệ trong các sản phẩm, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Ngoài ra, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của công ty là các tài sản khác như bàn ghế, các thiết bị làm việc trong văn phòng… Vốn đầu tư vào tài sản này có xu hướng giảm dần, sở dĩ vì công ty đã đầu tư mua sắm ngay từ đầu khi bắt đầu hoạt động nên ít phải thay mới.
3.2. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực
Đối với mỗi doanh nghiệp, con người là nhân tố không thể thiếu trong mọi hoạt động. Vì thế đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một công cuôc đầu tư cần thiết và có tính hiệu quả lâu dài. Đặc biệt, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển thì yêu cầu nguồn lao động có chất lượng cao là điều tất yếu. Hơn nữa, vốn đầu tư vào lĩnh vực này thường không lớn trong mối quan hệ so sánh với các yếu tố khác như: vốn, công nghệ … thực tế là để chuẩn bị đầu tư cho một dự án phát triển mới hay một dây chuyền công nghệ mới, vốn thiết bị luôn được quan tâm hàng đầu vừa vì tầm quan trọng của nó, vừa vì chi phí lớn. Nhưng đối với nguồn nhân lực thường chuẩn bị dưới dạng chi phí thường xuyên.
Yếu tố kỹ thuật trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực không cao. Đơn giản là vì nhân lực và nguồn nhân lực chưa được xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá chính xác. Vì thế, hoạt động đầu tư này được quan tâm đầu tư trọng mọi doanh nghiệp. Để phát triển nguồn nhân lực, vốn đầu tư chủ yếu chi cho hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ của người lao động. Tình hình vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực thể hiện qua bảng sau:
Bảng 14: Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực qua các năm
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Triệu đồng
180
250
360
400
500
2
Tốc độ tăng định gốc
Lần
_
1,39
2
2,22
2,78
3
Tốc độ tăng liên hoàn
Lần
_
1,39
1,44
1,11
1,25
Nguồn: tác giả tự tính toán dựa trên kết quả phỏng vấn
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, vốn đầu tư phát triển._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21594.doc