Tài liệu Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2: ... Ebook Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1955 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Danh mục từ ngữ viết tắt
VĐT: Vốn đầu tư
TSCĐ: Tài sản cố định
NLCT: Năng lực cạnh tranh
TCT: Tổng công ty
CTCP: Công ty cổ phần
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
SXKD: Sản xuất kinh doanh
VNĐ: Việt Nam đồng
SPCN: Sản phẩm công nghiệp
CP: Cổ phần
VLXD: Vật liệu xây dựng
KTĐT: Kinh tế đầu tư
BQL: Ban quản lý
ĐTXD: Đầu tư xây dựng
LỜI NÓI ĐẦU
Cạnh tranh xuất hiện cùng với nền kinh tế thị trường và nó là một tất yếu khách quan không thể xóa bỏ. Đồng thời, cạnh tranh cũng là một trong những điều kiện thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của chúng trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh khiến các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh giúp họ thỏa mãn này càng cao nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đối với nền kinh tế quốc dân, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để phát huy lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội. Đó cũng là điều kiện để xoá bỏ độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh, phát huy tính năng động, óc sáng tạo của các doanh nghiệp, gợi mở nhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đời sống xã hội.
Ở nước ta, trong thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp cạnh tranh hầu như không tồn tại. Mọi quan hệ kinh tế trong giai đoạn này đều do Nhà nước chi phối, độc quyền quyết định, các doanh nghiệp không có môi trường cạnh tranh để phát triển và tồn tại một cách bị động phụ thuộc hoàn toàn vào nhà Nhà nước. Chính vì vậy, nền kinh tế luôn bị kìm hãm, không có động lực để phát triển.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề cạnh tranh nổi lên như là một tất yếu khách quan và quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Trải qua thực tế chúng ta thấy được rằng năng lực cạnh tranh của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài còn rất yếu kém. Vấn đề ngày càng trở nên bức xúc hơn khi sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải chị áp lực cạnh tranh trong quá trình tự do hóa thương mại khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và phải thực hiện cam kết đối với các thành viên của tổ chức này. Do vậy, để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải tìm giải pháp tốt nhất để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình trên cả thị trường trong nước và ngoài nước. Vấn đề là phải làm gì và làm như thế nào để phát huy được lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của cả đất nước nhằm tận dụng có hiệu quả những cơ hội và vượt qua được những thách thức của quá trình hội nhập. Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần Sông Đà 2 luôn đặt ra mục tiêu là phải nâng cao đựơc năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường nhằm giúp công ty tồn tại và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Trong những năm gần đây, công ty đã có quyết định đúng đắn là phải tiếp tục đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để có thể duy trì và phát triển uy tín của mình trên thị trường.
Nhằm vận dụng những kiến thức đã tìm hiểu được trong thời gian qua và góp một vài ý kiến trong quá trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sông Đà 2, em đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2 ”.
Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề phức tạp nên chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu, thực trạng, các vấn đề tồn tại, khó khăn và đưa ra giải pháp về đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sông Đà 2.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm:
Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008.
Chương 2: Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.
Trong quá trình viết chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị trong Phòng Đầu tư của Công ty cổ phần Sông Đà 2, cùng sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong Khoa Đầu tư - Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến quý báu của giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Văn Hùng.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2
1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty Cổ phần Sông Đà 2 mà tiền thân là Công ty Xây dựng dân dụng thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Đà được thành lập ngày 18 tháng 02 năm 1980 có nhiệm vụ xây dựng nhà ở cho cán bộ chuyên gia Liên Xô trên công trường thủy điện Sông Đà và hoàn thiện toàn bộ nhà máy thủy điện Hoà Bình. Sau đó Công ty được đổi tên là Công ty Xây dựng Sông Đà 2 rồi Công ty Sông Đà 2. Theo quyết định số 2334/QĐ-BXD ngày 19/12/2005, Công ty Sông Đà 2 thuộc Tổng ty Sông Đà chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Sông Đà 2. Công ty chính thức được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0303000430 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Tây cấp ngày 01/03/2006.
1.1.1. Một số thông tin cơ bản về công ty
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà 2
Năm thành lập: 1980
Năm cổ phần hoá: 2005
Vốn điều lệ: 35 tỷ VNĐ
Trụ sở chính: Toà nhà 7 tầng,
Km 10 Đường NguyễnTrãi,
Thành phố Hà Đông, Hà Tây
Tên giao dịch đối ngoại: Song Da 2 Joint Stock Company
Tên viết tắt: Song Da 2 JSC
Logo:
Songda 2 JSC
Địa chỉ: Km 10, Đường Nguyễn Trãi, Thành phố Hà Đông, Tỉnh Hà Tây
Điện thoại: 034.510 542
Fax: 034.828 255
Website: www.songda2.com.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 0303000430 ngày 01 tháng 03 năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Tây cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 03, ngày 28/9/2007.
Niêm yết cổ phiếu trên giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 30/11/2007.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Sông Đà 2 đã không ngừng lớn mạnh. Từ một công ty xây dựng đơn ngành, ngày nay Công ty đã trở thành một công ty đa ngành, đa sản phẩm. Từ chỗ Công ty chỉ xây dựng các công trình dân dụng đến nay Công ty đã tham gia vào kinh doanh rất nhiều lĩnh vực như: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng các công trình có kết cấu hạ tầng phức tạp và qui mô lớn như sân bay, bến cảng và đường cao tốc. Đặc biệt Công ty có đủ năng lực để đảm nhận thi công trọn gói một công trình thuỷ điện có công suất trung bình. Ngoài ra Công ty còn đầu tư kinh kinh doanh bất động sản và sản xuất vật liệu xây dựng...
Công ty đã tham gia các công trình trọng điểm của đất nước như Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Nhà máy thuỷ điện YaLy, SêSan 3, thuỷ diện Tuyên Quang, và hiện nay đang đảm nhận thi công chính tại công trình thuỷ điện Bản Vẽ. Đối với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công ty đã tham gia xây dựng toàn bộ 69 toà nhà cho chuyên gia Liên Xô và hoàn thiện toàn bộ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Trường Đảng tại nước bạn Campuchia, Nhà khách dân tộc, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, các toà nhà của đại học quốc gia Hà Nội và lần đầu tiên áp dụng công nghệ mới Top down - UpUp trong thi công nhà cao tầng tại toà nhà Pacific Place - 83 Lý Thường Kiệt Hà Nội. Công ty cũng đã tham gia xây dựng nhiều công trình giao thông quan trọng của quốc gia như quốc lộ 5, quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - Bắc Ninh, đường cao tốc Láng - Hoà Lạc.. các sản phẩm của Công ty đều hoàn thành với chất lượng cao, và giữ được chữ tín đối với thị trường.
1.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty
1- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng và hạ tầng đô thị.
2- Xây dựng các công trình thuỷ điện.
3- Xây dựng công trình thuỷ lợi: Đê, đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu;
4- Xây dựng công trình giao thông: Đường bộ, sân bay, bến cảng.
5- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng nền công trình. Thi công các loại móng công trình bằng phương pháp khoan nổ mìn.
6- Xây dựng đường dây tải điện, trạm biến thế điện đến 220KV.
7- Lắp đặt thiết bị cơ điện, nước, thiết bị công nghệ, đường dây và TBA (trạm biến áp) điện, kết cấu và các cấu kiện phi tiêu chuẩn.
8- Thi công khoan cọc nhồi, đóng, ép cọc, khảo sát địa chất công trình và địa chất thuỷ văn.
9- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng cơ giới và công nghệ xây dựng.
10- Kinh doanh nhà, đầu tư các dự án về nhà ở, văn phòng cho thuê, khu công nghiệp và vận tải.
11- Trang trí nội thất.
12- Khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm, bê tông nhựa nóng.
13- Sửa chữa cơ khí, ô tô, xe máy.
14- Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.
15- Góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết và các doanh nghiệp khác.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành Công ty là Điều lệ tổ chức và hoạt động được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 28 tháng 07 năm 2007.
1.1.3.1. Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ: Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị và của kiểm toán viên.
Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.
Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng Giám đốc.
Quyết định tăng, giảm vốn điều lệ, thông qua định hướng phát triển của Công ty, quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của Công ty tính theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.
Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
1.1.3.2. Hội đồng quản trị
Số thành viên của Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 05 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông:
Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm;
Xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mục đích chiến lược do Đại hội đồng cổ đông thông qua;
Bổ nhiệm và bãi nhiệm các người quản lý Công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc và quyết định mức lương của họ.
Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.
Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, tổ chức việc chi trả cổ tức.
Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty.
Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
1.1.3.3. Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra và bãi miễn nhiệm, có những quyền hạn và trách nhiệm sau đây.
Thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng Cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
Thẩm định báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh, báo cáo tài hính hàng năm và sáu tháng của Công ty báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng Quản trị lên Đại hội đồng Cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Kiến nghị Hội đồng Quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
1.1.3.4. Tổng Giám Đốc
Tổng Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Tổng Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau:
Quản lý và điều hành các hoạt động, công việc hàng ngày của Công ty thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh quản lý của Công ty mà không thuộc đối tượng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng người lao động theo quy định của Hội đồng quản trị, phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Quyết định mức lương, phụ cấp (nếu có) cho người lao động trong Công ty.
Đại diện Công ty trước pháp luật, đại diện Công ty trong các tranh chấp có liên quan đến Công ty.
Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
1.2. Các phòng ban chức năng của Công ty
1.2.1. Phòng Tổ chức - Hành chính
Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty trong việc thực hiện các phương án sắp xếp và cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý lao động, giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động theo luật định và điều lệ của Công ty Cổ phần Sông Đà 2, thực hiện công tác hành chính, bảo vệ, y tế và quan hệ giao dịch với các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền.
1.2.2. Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Có chức năng tham mưu, tư vấn giúp Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty trong các lĩnh vực: Công tác quản lý kinh tế, Công tác quản lý kế hoạch, Công tác đầu tư, Công tác tiếp thị đấu thầu.
Phòng Quản lý kỹ thuật thi công: Có chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty về lĩnh vực quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng toàn Công ty như: Quản lý công tác khảo sát, thiết kế và tư vấn xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng của Công ty, quản lý trình tự và chất lượng thi công xây dựng đối với các dự án này, quản lý công tác lập biện pháp thi công và tiến độ thi công, quản lý công tác chất lượng và nghiệm thu công trình, hạng mục công trình, quản lý công tác khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ, quản lý công tác lưu trữ hồ sơ công trình đã hoàn thành, tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp và bảo hộ lao động trong toàn Công ty.
1.2.3. Phòng Tài chính - Kế toán
Có chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán, tín dụng và hạch toán kinh doanh và kiểm soát bằng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế Nhà nước và của Công ty.
1.2.4. Phòng quản lý vật tư cơ giới
Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc trong các lĩnh vực: Công tác quản lý cơ giới, cung ứng, quản lý vật tư, phụ tùng, nguyên nhiên liệu chính phụ, hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo nâng cao tay nghề cho thợ vận hành, lái xe, lái máy, thợ sửa chữa, tổ chức hỗ trợ, xét duyệt, đề nghị khen thưởng công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực cơ giới - vật tư.
1.3. Các đội sản xuất trực thuộc
1.3.1. Đội Sản xuất Asphalt (Đặt tại Xã Đông Hội – Huyện Đông Anh – Hà Nội)
Có nhiệm vụ chính là sản xuất bê tông Asphalt bán cho các đơn vị tham gia xây dựng các công trình khu vực Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên....
1.3.2. Đội sản xuất Bê tông thương phẩm (Đặt tại Huyện Hoài Đức – Tỉnh Hà Tây)
Có nhiệm vụ chính là sản suất vữa bê tông bán cho các đơn vị tham gia xây dựng các công trình khu vực Hà Nội, Hà Tây (Đặc biệt là Khu đô thị An Khánh).
1.3.3. Đội công trình giao thông
Có nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình giao thông.
1.3.4. Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng
Có nhiệm vụ chính là quản lý các dự án kinh doanh nhà, đầu tư các dự án về nhà ở, văn phòng cho thuê, khu công nghiệp.
1.3.5. Xí nghiệp Sông Đà 206
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng đô thị, công trình thủy điện, thủy lợi, đường dây tải điện, trạm biến thế điện đến 220 KV.
- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng nền công trình, thi công các loại móng công trình bằng phương pháp khoan, nổ mìn.
- Lắp đặt thiết bị cơ điện, nước, thiết bị công nghệ, đường dây và trạm biến áp điện, kết cấu và các kết cấu phi tiêu chuẩn.
- Trang trí nội thất.
- Sản xuất, khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm, bê tông nhựa nóng.
- Sửa chữa cơ khí, ô tô, xe máy, kinh doanh nhà, đầu tư các dự án về nhà ở, văn phòng cho thuê, khu công nghiệp và vận tải.
- Thi công cọc khoan nhồi, đóng ép cọc.
1.3.6. Xí nghiệp Sông Đà 208
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng đô thị, công trình thủy điện, thủy lợi, đường dây tải điện, trạm biến thế điện đến 220kv.
- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng nền công trình, thi công các loại móng công trình bằng phương pháp khoan, nổ mìn.
- Lắp đặt thiết bị cơ điện, nước, thiết bị công nghệ, đường dây và trạm biến áp điện, kết cấu và các kết cấu phi tiêu chuẩn.
- Trang trí nội thất.
- Sản xuất, khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm, bê tông nhựa nóng.
- Sửa chữa cơ khí, ô tô, xe máy, kinh doanh nhà, đầu tư các dự án về nhà ở, văn phòng cho thuê, khu công nghiệp và vận tải.
- Thi công cọc khoan nhồi, đóng ép cọc.
Phßng qu¶n lý kü thuËt – thi c«ng
Phßng kinh tÕ kÕ ho¹ch
Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n
Phßng qu¶n lý
VËt t - c¬ giíi
XÝ nghiÖp S«ng §µ 206
XÝ nghiÖp S«ng §µ 208
®éi c«ng tr×nh giao th«ng
®éi s¶n xuÊt bT th¬ng phÈm
®éi s¶n xuÊt Asphalt
Ban QL c¸c dù ¸n ®TXD
Phßng tæ chøc hµnh chÝnh
Héi ®ång qu¶n trÞ
Ban kiÓm so¸t
Phã tæng gi¸m ®èc phô tr¸ch kinh tÕ
Phã tæng gi¸m ®èc phô tr¸ch vËt t c¬ giíi
Phã Tæng gi¸m ®èc phô tr¸ch kü thuËt
Tæng gi¸m ®èc
Phã Tæng gi¸m ®èc phô tr¸ch thi c«ng
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 GIAI ĐOẠN 2004-2008
2.1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Sông Đà 2
Thứ nhất: Do yêu cầu đòi hỏi của thị trường (khách hàng, chủ đầu tư về số lượng, chất lượng, giá cả, tiến độ công trình) ngày càng hiện đại và phức tạp vì thế Sông Đà 2 phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu trên và có thể tiếp tục tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Thứ hai: Công ty cổ phần Sông Đà 2 là công ty con của Tổng công ty Sông Đà nên hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là xây lắp, mà yêu cầu của ngành xây dưng là: sản phẩm xây dựng có giá trị lớn, không cho phép có phế phẩm. Vì vậy công ty cần phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới tạo ra được sản phẩm có chất lượng đáp ứng được với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng khắt khe đặt ra trong lĩnh vực xây dựng.
Thứ ba: trong nền kinh tế thị trường môi trường cạnh tranh ngay càng trở nên gay gắt, các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều, sức ép cạnh tranh lớn do đó đòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ tư: Trong xu hướng toàn cầu hóa, cả cơ hội và thách thức đều đặt ra với doanh nghiệp. Nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển vững mạnh, ngược lại doanh nghiệp có thể bị đào thải khỏi dòng cạnh tranh gay gắt của tiến trình toàn cầu hóa.
Từ những luận điểm trên có thể khẳng định rằng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Sông Đà 2 là một nhu cầu cần thiết, là một tất yếu khách quan.
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008
2.2.1. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2004-2008
Nhìn một cách tổng quát, nguồn vốn của Sông Đà 2 gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2004-2008. Đặc biệt là trong 2 năm 2007 và 2008 tổng nguồn vốn có sự gia tăng vượt bậc. Năm 2007 tăng 152,77% so với năm 2004 và năm 2008 tốc độ gia tăng là 149,92% so với năm 2004. Nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cũng gia tăng trong giai đoạn 2004-2008. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của nguồn vốn này không đều qua các năm. Năm 2005 nguồn vốn này tăng trưởng 18.82%, năm 2006 là 24,36%. Đến năm 2007 nguồn vốn này chỉ tăng trưởng 12,57% và đến năm 2008 tổng VĐT cho hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh giảm đến 75,42%. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do hoạt động SXKD cũng như nguồn huy động vốn cho hoạt động động đầu tư có sự sụt giảm mạnh dẫn đến việc giảm tổng khối lượng VĐT cho hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, Sông Đà 2 vẫn chú trọng vào hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong những năm tiếp theo nên nguồn vốn này sẽ có xu hướng gia tăng trong những năm tới.
Sở dĩ đạt được kết quả này là nhờ chiến lược khinh doanh và khả năng nắm bắt thị trường chớp thời cơ mở rộng lĩnh vực hoạt động. Trong điều kiện hiện nay, sức ép cạnh tranh gia tăng, công ty luôn phải tìm ra hướng đi mới cho mình, chính vì vậy có một số lĩnh vực mới được công ty khai thác so với thời kỳ trước. Nếu như trước đây ngành nghề kinh doanh chính của công ty là xây dưng các công trình thủy điện, thủy lợi, thì hiện nay công ty đã mở rộng quy mô hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như: Xây dựng kinh doanh nhà, khu đô thị, chung cư cao tầng, các công trình dân dụng, sản xuất công nghiệp… Chính sự mở rộng ngành nghề và quy mô SXKD này đã làm cho tổng VĐT của công ty tăng. Và để đáp ứng cho nhu cầu VĐT này công ty phải không ngừng gia tăng nguồn vốn. Điều này cho thấy tiềm lực của công ty ngày càng gia tăng cũng có nghĩa là doanh nghiệp có khẳ năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động SXKD cũng như hoạt động đầu tư của mình.
Bảng 1.1: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Sông Đà 2
giai đoạn 2004-2008
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng
Tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
48.82
58.01
72.14
81.21
19.964
280.144
Tốc độ phát triển liên hoàn của VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh (%)
-
18.82
24.36
12.57
-75.42
-
Tốc độ phát triển định gốc của VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh
1.00
1.19
1.48
1.40
0.28
-
Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2
Nguồn vốn của công ty được huy động từ hai nguồn chính là vốn vay và vốn chủ sở hữu.
Nguồn: Phòng đầu tư – Công ty cổ phần Sông Đà 2
- Vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu giai đoạn 2004-2006 chủ yếu hình thành từ lợi nhuận để lại. Nhìn vào bảng ta thấy năm 2004 tỷ trọng vốn vay trong cơ cấu vốn chiếm tới hơn 70% nhưng đến năm 2008 thì tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn chỉ còn chiếm hơn 40%. Vốn chủ sở hữu gia tăng liên tục trong giai đoạn 2004-2008, đặc biệt trong năm 2008 nguồn vốn này tăng hơn 40% từ 63.943 tỷ đồng lên 101.886 tỷ đồng.
Nguồn vốn chủ sở hữu hình thành từ các nguồn chính là: vốn góp của TCT Sông Đà, vốn góp của cổ đông khác và lợi nhuận để lại.
Lợi nhuận trước thuế của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2: Lợi nhuận trước thuế của Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Lợi nhuận
5504.460
5117.239
8139.834
27628.908
16464.440
TĐPT liên hoàn của LN
-7.57%
59.07%
239.43%
-40.41%
Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2
Nhìn vào bảng trên ta thấy lợi nhuận trước thuế của Sông Đà 2 tăng trưởng mạnh trong 2 năm 2006 và 2007. Năm 2008 lợi nhuận của công ty bị giảm so với năm 2007 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nhưng không vì thế mà nguồn vốn cho đầu tư của công ty giảm vì công ty đã đề ra kế hoạch SXKD trong 5 năm gai đoạn 2006-2010 mà mục tiêu chủ yếu của giai đoạn này là đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó dù lợi nhuận giảm nhưng nguồn vốn vẫn tiếp tục gia tăng trong năm này.
Vốn vay:
Hiện nay vốn vay là nguồn huy động chủ yếu của Sông Đà 2 để thực hiện đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong giai đoạn 2004-2008 quy mô vốn vay của công ty tăng giảm không đều đặn. Năm 2004 tổng giá trị vốn vay là trên 100 tỷ đồng chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn. Sở dĩ năm 2004 vốn vay lớn như vậy là do công ty đã đầu tư dây chuyền thiết bị thi công nghiền sang cát đá cho thủy điện Bản Vẽ. Năm 2005vtổng giá trị vốn vay giảm xuống chỉ còn 67.557 tỷ đồng nhưng lượng vốn này lại tăng trong 2 năm 2006 và 2007. Do trong 2 năm này công ty mở rộng SXKD nên nhu cầu sử dụng vốn tăng. Năm 2008 do ảnh hưởng của chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ đẩy lãi suất ngân hàng lên cao dẫn đến tổng giá trị vốn vay giảm chỉ còn trên 99 tỷ đồng.
Khi nguồn vốn chủ sở hữu còn hạn chế và không đủ đáp ứng cho các dự án của công ty thì nguồn vốn vay là nguồn bổ sung quan trọng. Với năng lực tài chính lành mạnh và tốc độ tăng trưởng ổn định, việc huy động nguồn vốn này đối với Sông Đà 2 không gặp nhiều trở ngại.
2.2.2. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh xét theo nội dung đầu tư
2.2.2.1. Đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ
Để tăng khả năng cạnh tranh, Sông Đà 2 luôn quan tâm đầu tư nâng cao năng lực xe, máy thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ, với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công các công trình, tăng năng suất lao động và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hơn thế nữa hiện công nay công ty đang là nhà thầu thi công một số các dự án trọng điểm với khối lượng thi công lớn.
Theo kế hoạch sản xuất kinh doan của Công ty, trong những năm tới nhu cầu vận chuyển phục vụ thi công sẽ rất cao. Năm 2009 và 2010 sẽ tập trung cho hai dự án đô thị là Dự án Khu biệt thự Vườn Cam, và Dự án Khu đô thị mới Phú Lương. Đây là hai dự án đô thị mới do đó nhu cầu vận chuyển cát phục vụ thi công hạ tầng kỹ thuật rất lớn.
- Dự án Khu biệt thự Vườn Cam
Dự án Vườn Cam được triển khai thi công san nền từ tháng 6/2008, theo tiến độ thi công được lập thì 2009 và 2010 sẽ tiến hành thi công các hạng mục khác song song với hạng mục san nền, trong đó khối lượng vận chuyển năm 2009 chiếm 62%. Trong đó Công ty dự kiến tự thực hiện 50% tổng khối lượng, phần còn lại giao cho các nhà thầu phụ.
- Dự án khu đô thị mới Phú Lương
Theo tiến độ của toàn dự án xây dựng trong 4 năm, trong đó phần hạ tầng kỹ thuật dự kiến hoàn thành trong năm 2009 và 2010.
Với Dự án Phú Lương Công ty dự kiến thi công 30% khối lượng.
Như vậy khối lượng vận chuyển của cả hai dự án trong năm 2009 và 2010 là rất lớn (gần 1.200.000 m3) sẽ rất khó thực hiện kịp tiến độ nếu tiếp tục thuê xe như hiện nay. Ngoài ra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới nhu cầu vận chuyển phục vụ thi công các dự án sẽ rất cao như dự án Thủy điện Sông Chảy, Dự án mỏ đá Hòa Bình .v.v.
Việc đầu tư mua xe vận chuyển phục vụ thi công không những để đảm bảo được tiến độ thi công mà còn tăng cường năng lực máy móc thiết bị của công ty tạo vị trí cạnh tranh trên thị trường xây dựng.
Trong tổng vốn đầu tư của công ty vốn đầu tư nâng cao năng lực thiết bị chiếm tỷ trọng lớn. Giai đoạn 2004-2007 vốn đầu tư cho nâng cao máy móc thiết bị luôn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn đầu tư. Năm 2008 do tổng vốn đầu tư giảm dẫn đến vốn đầu tư nâng cao năng lực thiết bị giảm. Thêm vào đó là thiết bị đã được đầu tư từ những năm trước và do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong năm này hoạt động SXKD của các doanh nghiệp nói chung và Sông Đà 2 nói riêng gặp nhiều khó khăn nên giá trị đầu tư cho máy móc thiết bị nói riêng và tổng mức đầu tư nói chung có phần giảm sút.
Bảng 1.3: Vốn đầu tư nâng cao năng lực thiết bị trong tổng
VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng nguồn VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh
48.82
58.01
72.14
81.21
19.964
VĐT nâng cao năng lực máy móc thiết bị
28.15
36.2
44.18
49.18
4.054
Tỷ lệ VĐT nâng cao năng lực máy móc thiết bị trên tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh
57.66%
62.40%
61.24%
60.56%
20.31%
Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ trong VĐT nâng cao năng lực máy móc thiết bị luôn ở mức cao trong tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2004, tổng VĐT nâng cao năng lực thiết bị chiếm trên 50% tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh. Giai đoạn từ 2005-2007 tỷ trọng VĐT nâng cao năng lực máy móc thiết bị luôn chiếm trên 60% tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn này.
Năng lực thiết bị, dây chuyền thi công hiện đại đã được đầu tư trong những năm qua. Đặc biệt, Công ty đã đầu tư dây chuyền nghiền sàng sản xuất đá dăm và cát nhân tạo với công suất 1.000 tấn/ giờ phục vụ thi công bê tông đầm lăn công trình thuỷ điện Bản Vẽ. Công ty cũng đã đầu tư xe ô tô Toyota 7 chỗ phục vụ cho lãnh đạo đi lại, điều hành công việc của Công ty tại công trường Bản vẽ Nghệ An và tại trụ sở Hà Nội trị giá 1,035 tỷ đồng, chiếm 100% so với kế hoạch năm 2008. Đầu tư máy Toàn đạc điện tử TCR 405 Power phục vụ cho sản suất kinh doanh trị giá 0,185 tỷ đồng, chiếm 100% so với kế hoạch. Đầu tư trạm trộn bê tông RCC 120m3/h + trạm lạnh đã đầu tư được một phần khối lượng công tác đầu tư và đang tiếp tục triển khai công tác đầu tư tiếp theo, giá trị đầu tư 6 tháng đạt: 1,166/ 7,2 tỷ đồng chiếm 16% so với kế hoạch năm 2008. Đầu tư máy khoan PCR200 khí nén bánh xích nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh giá trị 1,378 tỷ, chiếm 69% so với kế hoạch. Đầu tư máy khí nén phục vụ cho sản xuất kinh doanh giá trị: 0,29 tỷ. Bên cạnh việc đầu tư mới Sông Đà 2 cũng đầu tư cải tạo, sửa chữa xe máy thiết bị cũ hoặc điều chuyển thiết bị từ công trình này sang công trình khác mà không quá tốn kém. Đối với những bộ phận có thể sử dụng lao động để thay thế máy móc thiết bị công ty cùng chủ trương sử dụng lao động vừa tiết kiệm vốn đầu tư vừa giải quyết việc làm cho CBCNV.
Năng lực thiết bị được cải thiện đã giúp công ty nhận được sự đánh giá cao từ phía bên mời thầu và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
- Công nghệ thi công
Công ty đã áp dụng các công nghệ thi công tiên tiến trong lĩnh vực thi công xây lắp, sản xuất công nghiệp và đã chứng tỏ khả năng qua rất nhiều các công trình mà Sông Đà 2 đã tham gia. H._.iện nay, Sông Đà 2 đã nắm vững các công nghệ này trong hoạt động thi công xây lắp, sản xuất công nghiệp của mình.
Công nghệ thi công tiêu biểu:
Công nghệ thi công đầm lăn RCC (RCC - Roler Compacted Concrete)
Phạm vi áp dụng: Công nghệ thi công bê tông đầm lăn (RCC) là công nghệ thi công bê tông tiên tiến hiện nay để thi công các công trình vĩnh cửu sử dụng khối lượng bê tông lớn như đập chắn nước của các nhà máy thuỷ điện hoặc các công trình thuỷ nông.
Nguyên tắc chung: Hỗn hợp bê tông được trộn tại nhà máy (trạm trộn) sau đó được vận chuyển ra hiện trường (đập) bằng ô tô tự đổ (băng tải), dùng máy ủi san hỗn hợp bê tông thành từng lớp, sau đó dùng máy đầm rung có tải trọng từ 7-8 tấn để đầm chặt. Thông thường chiều dày mỗi lớp từ 30-35 cm, tốc độ đầm rung khoảng 1km/h. Sau khi bê tông đuợc đầm chặt lại tiếp tục đổ bê tông cho lớp tiếp theo cho đến khi hoàn thành khối đổ.
Ưu khuyết điểm: Ưu điểm của công nghệ này là mức độ cơ giới hoá cao, tốc độ thi công nhanh. Vì vậy rút ngắn được thời gian thi công do đó công trình nhanh chóng được đưa vào sử dụng. Đặc biệt trong điều kiện đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, nhu cầu sử dụng điện năng rất lớn. Vì vậy việc áp dụng công nghệ thi công bê tông đầm lăn vào thi công các đập công trình thuỷ điện càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và Công ty cổ phần Sông Đà 2 là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực này.
2.2.2.2. Đầu tư phát triển nhân lực
Toàn cầu hóa về kinh tế đã làm cho vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó dù muốn hay không các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những khó khăn tạo ra bởi các đồi thủ cạnh tranh trong nước và cả nước ngoài. Để tồn tại và phát triển thì yêu cầu cấp thiết đặt ra với các doanh nghiệp là phải biết sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình. Một trong những nguồn lực có vai trò quyết định trong sự thành bại của doanh nghiệp đó chính là nguồn nhân lực. Nắm bắt được tất yếu đó công ty cổ phần Sông Đà 2 trong những năm qua luôn quan tâm chú trọng đến đầu tư phát triển nguồn lực quan trọng này.
Lao động trong công ty năm 2008
Bảng 1.4: Cán bộ, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ
SốTT
Nghề nghiệp
Số lượng
Số năm trong nghề
Ghi chú
5 năm
10 năm
15 năm
Tổng số
281
79
103
99
1
Tiến sỹ kinh tế
1
1
2
Thạc sỹ kỹ thuật
1
1
3
Kỹ sư xây dựng
61
17
23
21
4
Kỹ sư thuỷ lợi
30
13
8
9
5
Kỹ sư cầu đường
26
12
7
7
6
Kỹ sư cầu hầm, XD ngầm
16
3
8
5
7
Kỹ sư mỏ
14
4
3
7
8
Kỹ sư động lực, cơ khí
21
2
13
6
9
Kỹ sư điện, cấp thoát nước
12
2
4
6
10
Kỹ sư kinh tế xây dựng
18
3
7
8
11
Cử nhân kinh tế, tài chính
27
10
8
9
12
Trung cấp, cao đẳng
45
13
17
15
13
Sơ cấp, cán sự
9
0
5
4
Nguồn: Phòng đầu tư -Công ty cổ phần Sông Đà 2
Bảng 1.5:` Công nhân kỹ thuật
SốTT
Nghề nghiệp
Số lượng
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
Tổng cộng
1305
83
330
328
334
165
65
1
CN mộc, nề, sắt, bê tông
232
53
57
65
45
12
2
CN sơn, vôi, kính
33
14
7
7
5
0
3
CN lắp ghép cấu kiện, đường ống
43
12
11
9
9
2
4
CN chuyên ngành đường bộ
197
24
75
82
13
3
5
Thợ vận hành máy xúc, ủi, san, lu
126
17
41
37
16
15
6
Thợ cần trục tự hành
43
13
9
13
7
1
7
Thợ cần trục giàn
18
0
0
12
5
1
8
Thợ vận hành các máy khác
64
16
17
15
15
1
9
Lái xe ô tô
154
83
69
2
10
CN hàn, rèn, tiện, nguội
97
21
32
25
12
7
11
Thợ điện, nước
72
14
21
19
9
9
12
CN sửa chữa
65
9
15
17
19
5
13
CN khoan nổ
47
13
8
12
7
7
14
CN trắc đạc
59
24
17
15
3
0
15
Nghề nghiệp khác
55
31
16
6
0
2
Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty cổ phần Sông Đà 2
Tính đến 31/12/2008 công ty có tổng số 1586 lao động trong đó số cán bộ, kỹ sư nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ là 281 người chiếm 18% tổng số lao động toàn công ty. Trong số đó chủ yếu là lực lượng cán bộ có kinh nghiệm 10-15 năm trong nghề (chiếm 72% tổng số cán bộ). Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ của công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và có thể đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe và đặc trưng của lĩnh vực SXKD này.Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm cũng đồng nghĩa với tuổi tác và được đào tạo từ những năm 80. Đây là 1 khó khăn trong việc bắt kịp và hòa nhập với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay. Điều này đặt ra một trong những vấn đề nan giải hiện vẫn đang tồn tại trong tất cả các công ty Nhà nước hiện nay là trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Sức trẻ và tầm nhìn mới trong giai đoạn hiện nay là một trong những nhân tố quyết định tạo nên thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ ở công ty vẫn còn nhiều khó khăn. Đây là vấn đề công ty cần khắc phục trong những năm tới.
Bảng 1.6: Kế hoạch đào tạo nhân lực của công ty giai đoạn 2006-2010
STT
NGÀNH NGHỀ
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
SỐ LƯỢNG (NGƯỜI)
THỜI GIAN (THÁNG)
SỐ LƯỢNG (NGƯỜI)
THỜI GIAN (THÁNG)
SỐ LƯỢNG (NGƯỜI)
THỜI GIAN (THÁNG)
SỐ LƯỢNG (NGƯỜI)
THỜI GIAN (THÁNG)
SỐ LƯỢNG (NGƯỜI)
THỜI GIAN (THÁNG)
TỔNG
84
90
102
119
115
1
Cán bộ kỹ thuật
16
20
20
21
22
-
Kỹ sư xây dựng
3
2
3
2
4
2
4
2
5
2
-
Kỹ sư thuỷ lợi
3
2
5
2
5
2
6
2
6
2
-
Kỹ sư mỏ
3
2
3
2
3
2
3
2
3
2
-
Kỹ sư cơ khí, ô tô, chế tạo
2
2
4
2
2
2
2
2
2
2
-
Kỹ sư kinh tế
2
2
2
2
3
2
3
2
3
2
-
Kỹ sư giao thông
3
2
3
2
3
2
3
2
3
2
-
Kỹ sư dân dụng và CN
1
2
1
2
3
2
4
2
6
2
-
Các kỹ sư ngành ngề khác
2
2
3
2
3
2
3
2
3
2
2
Các bộ nghiệp vụ
5
7
7
8
8
-
Cử nhân tài chính kế toán
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
-
Cử nhân kinh tế
2
2
3
2
3
2
4
2
4
2
-
Cử nhân ngành nghề khác
1
2
2
2
2
2
2
2
2
2
3
Các bộ ngiệp vụ có trình độ Cao đẳng, trung cấp
3
3
0
0
0
-
Cao đẳng
2
2
2
2
-
Trung cấp
1
2
1
2
4
Công nhân kỹ thuật
60
60
75
90
85
-
Công nhân xây dựng
10
1
15
1
20
1
25
1
30
1
-
Công nhân cơ khí
5
1
10
1
15
1
20
1
5
1
-
Công nhân SX vật liệu
20
1
5
1
5
1
5
1
5
1
-
Công nhân cơ giới
20
1
25
1
30
1
35
1
40
1
-
Công nhân kỹ thuật khác
5
1
5
1
5
1
5
1
5
1
Nguồn: Phòng đầu tư công ty cổ phần Sông Đà 2
Nhìn vào bảng trên ta thấy kế hoạch đào tạo nhân lực cụ thể của công ty đã được lập trong 2 giai đoạn 2006-2010 và 2010-2015. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty thì công ty cũng gia tăng số lượng lao động tuyển dụng. Và đặc biệt là trẻ hóa đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu SXKD. Tổng số lượng lao động đến năm 2010 là trong đó số lượng cán bộ kỹ thuật là, số lượng công nhân kỹ thuật là.
Để nâng cao chất lượng cũng như số lượng lao động phục vụ cho công ty, hàng năm công ty đều dành một khoản ngân sách cho hoạt động tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực.
Nhìn vào biểu trên ta thấy giá trị vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2004 nguồn vốn dành cho hoạt động này là 0.46 tỷ đồng thì đến năm 2007 nguồn vốn này đã tăng 2.06 lần lên 0.95 tỷ đồng. Năm 2008 do tổng giá trị đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giảm nên nguồn vốn này cũng suy giảm nhẹ khoảng 20% xuống còn 0.76 tỷ đồng và gấp 1.68 lần so với năm 2004. Điều này cho thấy Sông Đà 2 ngày càng chú trọng đến hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong kế hoạch phát triển của công ty.
Bên cạnh đó, công ty còn thường xuyên quan tâm tới đời sống vật chất tình thần của người lao động. Mức lương của CBCNV ngày càng được cải thiện, chất lượng môi trường và điều kiện làm việc được nâng cao hơn. Công tác an toàn và bảo hộ lao động được chú trọng. Bên cạnh đó, đời sốn văn hóa tinh thần của người lao động cũng được quan tâm. Công ty thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, hoạt động văn hóa-xã hội, thể dục thể thao, văn nghệ… qua đó vừa khuyến khích CBCNV trong công ty rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề, phát huy tính chủ động sang tạo trong lao động tăng cường tính kỷ luật, tinh thân đoàn kết cộng đồng vừa tạo khí thế thi đua sôi nổi hăng hái lao động, nâng cao năng suất đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua đã có những thành công bước đầu, tuy nhiên để khẳng định vị thế của mình và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Sông Đà 2 đã xác định mục tiêu trong những năm tới là tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo và tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đồng thời trẻ hóa lực lượng lao động và có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài về làm việc cho công ty.
2.2.2.3. Đầu tư vào tài sản vô hình
Ngày nay, đầu tư vào tài sản vô hình đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Và trong tương lai, khi cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì đầu tư vào tài sản vô hình sẽ còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Các tài sản vô hình không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất, nhưng gián tiếp thúc đẩy hoạt động SXKD tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Thông qua đó, tạo lập uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Những lĩnh vực mà công ty tham gia hoạt động đều có sức ép cạnh tranh rất lớn, vì vậy đầu tư vào tài sản vô hình là một trong nhưng nội dung được Sông Đà 2 rất quan tâm.
Bảng 1.7. Vốn đầu tư phát triển thị trường của Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng
Tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh
48.82
58.01
72.14
81.21
19.964
280.144
VĐT phát triển thị trường
0
0
0.21
0.33
0.12
0.66
Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty cổ phần Sông Đà 2
Đầu tư vào tài sản vô hình có rất nhiều nội dung, trong đó công ty Sông Đà 2 tập trung vào một số nội dung chính như: đầu tư cho hoạt động Marketing, đầu tư cho thương hiệu và đầu tư cho tìm kiếm, nắm bắt thông tin.
2.2.2.3.1. Đầu tư cho hoạt động Marketing
Marketing là một trong những hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp hướng tới thị trường và SXKD phù hợp với nhu cầu của thị trường. Do đó không một doanh nghiệp nào muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường mà lại không quan tâm đến hoạt động Marketing. Trong giai đoạn 2004- 2008 công ty đã đầu tư cho hoạt động Marketing. Số vốn nay được sử dụng để thực hiện các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, báo, đài, mạng Internet…) tham gia triển lãm, băng rôn quảng cáo, biển hiệu… và một phần để hỗ trợ các thành viên triển khai chiến lược Marketing đối với từng sản phẩm cụ thể. Đặc biệt trong thời gian trở lại đây công ty đã bắt đầu chú ý đến việc nghiên cứu nhu cầu thị trường do vậy sản phẩm của công ty ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
2.2.2.3.2. Đầu tư xây dựng thương hiệu
Công ty Sông Đà 2 là một trong những đơn vị mạnh của tổng công ty Sông Đà. Hiện Sông Đà 2 đã niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội nên thương hiệu của công ty cũng là một yếu tố được ban lãnh đạo công ty chú trọng. Việc đầu tư xây dựng thương hiệu Sông Đà 2 phải đi liền với việc nâng cao hiệu quả SXKD để công ty ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng thị phần và phát triển bền vững trong tương lai.
SONG DA 2 JSC
Logo Công ty:
Hiện nay, Công ty sử dụng logo của Tổng công ty Sông Đà, bên dưới có hàng chữ “ SONG DA 2 JSC”. Biểu tượng lô gô của Tổng công ty Sông Đà đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 60204 theo Quyết định số A1024/QĐ-ĐK ngày 16/2/2005.
Nhãn hiệu “Sông Đà” theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 66125 theo quyết định số A9294/QĐ-ĐK ngày 24/8/2005 của Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ và các nhãn hiệu theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 66123 và 66124.
2.2.2.3.3. Đầu tư cho việc tìm kiếm, nắm bắt thông tin và dự báo
Hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, để tăng khả năng thắng thầu của mình qua đó khẳng định uy tín so với các đối thủ Sông Đà 2 luôn chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cho công tác đấu thầu. Do đó việc tìm kiếm thông tin kinh tế, thị trường, đối thủ cạnh tranh… và dự báo rất được công ty quan tâm chú trọng. Chính vì thế kết quả là trong giai đoạn 2004-2008 công ty đã tiếp thị và nhận được rất nhiều hợp đồng.Bên cạnh đó công ty luôn tìm mọi biện pháp để tạo lòng tin đối với bên đầu tư và tổ chức tín dụng, thiết lập cơ sở cho quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác. Và những năm tiếp theo công ty vẫn sẽ tăng cường đầu tư vào tài sản vô hình để nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị trí của mình và phát triển một cách bền vững.
3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TỚI VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SÔNG ĐÀ 2 GIAI ĐOẠN 2004-2008
3.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty
3.1.1. Máy móc thiết bị
Công ty cổ phần Sông Đà 2 là một đơn vị thành viên cuả Tổng công ty Sông Đà, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Do đó máy móc thiết bị là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nó gắn liền với sự tồn tại của công ty và là một nhân tố quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp cùng ngành. Nhận biết một cách khoa học và toàn diện về vấn đề này. Sông Đà 2 đã có sự đầu tư thích đáng vào máy móc thiết bị. Hiện nay công ty đã cơ bản đảm bảo lực lượng xe máy, thiết bị đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu, tiến độ, khối lượng thi công các công trình, công ty đã tính toán nhu cầu xe máy thiết bị và cân đối với thiết bị hiện có, xác định nhu cầu đầu tư mới nhằm nâng cao năng lực xe máy thiết bị và đổi mới công nghệ đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ thi công xây lắp tại các công trình. Bên cạnh những trang thiết bị đã được công ty đầu tư, chủ trương của công ty là tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu thi công xây lắp các công trình mà công ty
đã kí kết hợp đồng và tạo điều kiện để công ty tìm kiếm thêm hợp đồng mới trong tương lai.
Bảng 1.8: Hồ sơ năng lực thiết bị của công ty tính đến ngày 08/05/2008
TT
Tên gọi
Ký mã hiệu
Nước
SX
Số lượng
Công
suất
Thông số kỹ thuật
I
Ô tô các loại
42
1
Ô tô téc Kamaz.53215
Kamaz 53215
Nga
1
260
10460 lít
2
Ôtô ben DAEWOO
K.46D6A
HQ
3
340
15
3
Ôtô ben Kamaz 55111
Kamaz 55111
Nga
4
260
13
4
Ô tô chuyển trộn bê tông
HD 270
HQ
5
235
7 m3
5
Ô tô ben HUYNDAI
HD 270
HQ
22
235
15
6
Ô tô tải nhẹ ca bin kép FORD
FORD 2AW
Mỹ
2
85
0,7
7
Ôtô ben Kamaz 55111
Kamaz 55111
Lxô
4
210
13
8
Ôtô có cần cẩu HINO
HINO
Nhật
1
110
3,03
II
Máy xúc máy đào các loại
13
1
Máy xúc lật ZL.40B
ZL.40B
TQ
1
118KW
2,2 m3
2
Máy đào b /l HUYNDAI
Robex 200W
HQ
2
139
0,85 m3
3
Máy đào b/x KOBELCO
SK480
Nhật
2
320
2,3 m3
4
Máy đào b/x KOMATSU
PC450-7
Nhật
4
310
1,8 m3
5
Máy xúc lật KAWASAKI
85 ZIV - 2
Nhật
1
228Hp
2,3 m3
6
Máy xúc lật FURUKAWA
FL 230 - 2
Nhật
1
7
Máy đào b/x VOLVO
A.924
T.Điển
1
250
1,6 m3
8
Máy đào b/l LIEBHERR
A.924
Đức
1
152
1,4 m3
III
Máy san, ủi, đầm, lu
27
1
Máy san KOMATSU
GD.611A
Nhật
3
155
3,7 m
2
Máy ủi T.130, T.130 (B-159),T.130
T.130
L.xô
3
160
3
Máy ủi T170
B 170 M1
Nga
1
4
Máy ủi Caterpiller
D.6R
Mỹ
2
165
5
Máy ủi DZ 171
DZ 171
Nga
1
160
6
Máy đầm rung Ingersoll - Rand
SD. 175
Mỹ
3
205
18,05
7
Máy đầm rung 3ITELLI GHBLI
C100
Ý
1
78
21,4
8
Máy đầm rung YZ14JC
YZ14JC
T.Q
1
9
Máy đầm cóc MIKASA
MT.FW
Nhật
6
10
Máy đầm MIKASA MT55
Nhật
1
11
Máy lu b/t 3Y12/15A
3Y12/15A
TQ
1
80
12
12
Máy lu b/t 2YJ10
2YJ10
TQ
1
49
10
13
Máy lu b/l RG.248
RG.248
Ý
1
98
24
14
Máy lu b/t SAKAI
SAKAI - R2
Nhật
1
15
Máy lu rung Nhật
Nhật
1
IV
Cần trục các loại
7
1
Cần trục lốp Kc.5363 N8,11
Kc. 5363
Nga
2
180
25
2
Cần trục tháp TC 5133A
TC 5133A
TQ
1
6T
3
Cần trục tháp KB.403
KB.403
L.xô
1
4
Cần trục xích SUMITOMO
SC500-2
Nhật
1
172
50
5
Cần trục xích DEK.251
DEK.251
Lxô
1
108
25T
6
Cần trục ôtô Kc.4574A
Kc.4574A
Lxô
1
260
22,5
V
Máy công cụ + Máy xây dựng
37
1
Máy trộn bê tông HD.750
HD.750
Nga
2
18,5KW
10,5 m3/h
2
Máy trộn bê tông TQ 350lít
TQ
1
350l
3
Máy trộn bê tông JG 150-D12
JG 150-D12
TQ
1
11KW
4 m3/h
4
Máy khoan Ingersoll - Rand
ECM.350
Mỹ
1
15
d127
5
Máy khoan ống D130 /1900w
T.Điển
1
6
Máy khoan hơi
Nhật
4
7
Máy nén khí
TQ
1
3,5 m3/ph
8
Máy ép khí Ingersoll - Rand
XP.825
Mỹ
1
315
22 m3/ph
9
Máy ép khí
TQ
1
2,3m3/ph
10
Máy ép khí 2,6m3/ph
TQ
1
2,6 m3/ph
12
Máy phát điện DCV - TOILET
DCV-TOILEL
Nhật
1
13
Máy phát điện DAEWOO 125 KVA
DW115
HQ
1
138
125KV
14
Máy phát điện 10KVA
TQ
1
10 KVA
15
Máy phát điện 90KVA DENYO
1
16
Máy bơm nước chìm
1
17
Máy cắt uốn sắt
GQW - 40
TQ
8
18
Máy uốn thép
GQW40
TQ
2
19
Máy cắt sắt, thép
TQ
2
20
Máy rải nhựa BITELLI
BB.670
Ý
1
119
550 T/h
21
Máy xoa mặt bê tông
2
22
Máy bơm bê tông
BSA.1407D
Đức
1
160
60 m3/h
23
Máy bơm bê tông
BSA.1407D
Đức
1
160
60 m3/h
24
Máy cắt bê tông
TACOM
Nhật
1
2,2KW
VI
Các trạm và thiết bị khác
1
Trạm trộn asphalt LINHOF
SD.80
Đức
1
80 T/h
2
Trạm trộn bê tông 75m3/h
1
3
Trạm nghiền sàng 1000 tấn /h
T.Điển
1000 T/h
4
Bàn cân điện tử trạm asphalt
CMD.50
Đức
1
5
Dây chuyền đúc cống ly tâm
VN
1
6
Khuôn cống ly tâm D750/80
D1000
VN
2
7
Vỏ khuôn cống ly tâm
D1000/100
VN
1
8
Cốppha định hình dầm cầu
L = 12m
VN
1
9
Máy kinh vĩ quang cơ
Đức
1
10
Máy kinh vĩ điện tử NE 20H
TC.800
T.Sĩ
1
11
Máy kinh vĩ NIKON NE.20S
NE.20S
Nhật
1
12
Máy thuỷ chuẩn
1
13
Máy thuỷ bình NIKON AC.2S
AC.2S
Nhật
1
14
Máy toàn đạc điện tử LEICA
TC800
T.Sỹ
1
15
Máy toàn đạc điện tử LEICA
TC407
T.Sỹ
1
16
Bộ cột chống D60 số 1,2
D60
VN
2
17
Giáo chống D76 số 1, 2, 3, 4, 5
D76
VN
5
18
Cột chống D60 số 3, D50 GC số 2, cột chống (nội bộ) D54 số 1, 2, 3
D60
VN
5
19
Máy vận thăng TH.14
Lxô
1
0,3T
20
Vận thăng lồng chở người
SC 100
TQ
1
1T
21
Quạt thông gió
Lxô
2
Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2
Bên cạnh đó, máy móc thiết bị của công ty vẫn còn một số tồn tại như: lực lượng xe, máy, thiết bị thi công còn không đủ việc làm đặc biệt là xe máy có công suất lớn khi thi công xong công trình không có công trình kế tiếp nên ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư; công nhân kỹ thuật bậc cao để vận hành máy móc thiết bị hiện đại còn thiếu do đó chưa phát huy hết được tác dụng cũng như công suất của chúng; ngoài ra đôi khi công tác chuẩn bị lực lượng xe máy thi công còn chưa đồng bộ, không phù hợp với công suất, đây là nguyên nhân gây lãng phí ca xe máy. Đây là một số tồn tại cần khắc phục để công ty nâng cao hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong giai đoạn tới.
3.1.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực bao giờ cũng là nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung cũng như của công ty cổ phần Sông Đà 2 nói riêng. Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thì hàng năm công ty đều đưa ra kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thông qua hai hình thức :
Thứ nhất: tự đào tạo (đào tạo thông qua trường công nghệ kỹ thuật Việt - Xô Sông Đà và đào tạo tại chỗ trên công trường)
Thứ hai: tuyển dụng và gửi đi học tại các trường đại học, cao đẳng và các trường quản lý kinh tế,…
Do đó trong 5 năm (2004-2008) công ty đã đào tạo và tuyển dụng. Với những con số này cho thấy số lượng và chất lượng lao động của công ty ngày càng được nâng cao.
3.1.3. Vốn và nguồn vốn
Dựa trên các chính sách và quy định hiện hành của Nhà nước và các quy chế về quản lý và sử dụng vốn của TCT Sông Đà, công ty cổ phần Sông Đà 2 đã đề ra một số quy chế về quản lý vốn trong cơ chế quản lý đa sở hữu của công ty và từng bước phù hợp với yêu cầu SXKD trong nền kinh tế thị trường.
Công ty đã thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương cổ phần hóa của tổng công ty Sông Đà để phát huy tính chủ động trong hoạt động SXKD và phát huy nội lực về vốn của công ty. Do có sự đổi mới này mà vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng trưởng cao trong giai đoạn qua.
Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu thì công ty cũng có những chiến lược để huy động vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh. Năm 2 Công ty cũng đã xây dựng kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ngày 30/11/2007 công ty đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là: SD2.
Tổng khối lượng niêm yết là: 4.853.500
Mệnh giá cổ phiếu là: 10.000 đồng
Tổng giá trị niêm yết là: 48.535.000.000 đồng
Bên cạnh những mặt đạt được đó thì việc huy động vốn của công ty vẫn còn một số tồn tại:
Thứ nhất, mặc dù tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu cao nhưng giá trị tuyệt đối của nguồn vốn chủ sở hữu còn nhỏ, chưa đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính và đáp ứng nhu cầu SXKD của công ty.
Thứ hai, mặc dù tổng vốn huy động tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển và mở rộng SXKD của công ty. Thêm vào đó công ty vẫn chưa có 1 chiến lược huy động vốn mà chỉ khi có nhu cầu về vốn hoặc có dự án thì mới huy động, do đó làm mất đi tính chủ động về vốn cho các dự án. Đôi khi các dự án không khả thi do không đảm bảo được nguồn vốn để thực hiện.
3.1.4. Kỹ thuật, chất lượng sản phẩm
Trên cơ sở quy định của Nhà nước về quy chế quản lý các công trình và các văn bản hướng dẫn của tổng công ty Sông Đà về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình từ các khâu: thiết kế - thiết kế biện pháp thi công - giám sát - lập hồ sơ nghiệm thu và hồ sơ hoàn công bàn giao công trình…công ty đã thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình thi công xây dựng của mình nhằm đảm bảo chất lượng công tác xây lắp theo yêu cầu kĩ thuật và chất lượng quy định. Mặt khác công ty còn áp dụng quy trình quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000.
Tuy nhiên trong công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, công ty vẫn còn một số tồn tại:
Thứ nhất, việc nắm bắt xử lý các vấn để kỹ thuật lớn phát sinh tại một số công trường chưa kịp thời.
Thứ hai, việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển SXKD. Để chất lượng của sản phẩm cũng như công trình ngay càng hoàn thiện hơn thì công ty cần phải khắc phục những mặt tồn tại trên, có như thế công ty mới có thể tiếp tục tồng tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay vì chất lượng bao giờ cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.
3.1.5. Thị trường
Trong những năm qua, công ty đã xây dựng được chiến lược tiếp thị dựa trên năng lực, thế mạnh và định hướng phát triển của mình. Đồng thời xây dựng và quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thong tin đại chúng trên các lĩnh vực như: xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản…
Cụ thể như sau:
Hoạt động xây lắp: Trong giai đoạn 2004-2008 công ty đã tiếp thị để nhận thầu, đấu thầu xây lắp các công trình với giá trị công tác xây lắp lên đến . Tìm kiếm và triển khai nhiều án đầu tư như: các dự án thủy điện, dự án hạ tầng, khu đô thị và nhà ở…Riêng năm 2008 đã tham gia đấu thầu và nhận thầu một số công trình như :
Hoạt động SXKD vật liệu xây dựng: Các sản phẩm VLXD mà công ty sản xuất ra như: được đánh giái cao được thị trường chấp nhận .
Tuy nhiên hiện nay công ty đang triển khai thi công tại các công trình trọng điểm và chủ yếu là do tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư nên công tác tiếp thị trong hoạt động đấu thầu chưa được quan tâm đúng mức. Do đó công ty cần tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu để tạo ra nhiều việc làm hơn nữa trong giai đoạn tới và góp phần thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của công ty.
3.2. Các kết quả đạt được
Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Sông Đà 2 đã đem lại những kết quả rất đáng khích lệ như: gia tăng giá trị TSCĐ huy động, nâng cao năng lực sản xuất, giá trị SXKD tăng liên tục qua các năm, thị phần có xu hướng tăng, các chỉ tiêu tài chính được cải thiện… điều đó chứng tỏ năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng cao.
3.2.1. Tài sản cố định huy động
Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty đã làm gia tăng giá trị TSCĐ huy động, năng lực sản xuất của công ty được nâng cao, tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển ổn định trong tương lai. Sau 8 năm thực hiện kế hoạch 10 năm 2001-2010 công ty đã hoàn thành và huy động nhiều công trình đưa vào vận hành khai thác. Cụ thể số công trình được huy động được thể hiện cụ thể dưới bảng sau:
Bảng1.9: Số công trình được huy động của Sông Đà 2 giai đoạn 2001-2008
TT
Lĩnh vực
Số công trình được huy động
1
Thủy điện
3
2
Cơ sơ sản xuất công nghiệp
0
3
Nhà ở và khu đô thị
1
Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2
Công ty đã hoàn thành 3 dự án thủy điện là nhà máy thủy điện Cần Đơn, Bình Điền, Thác Trắng với tổng mức đầu tư 2.153 tỷ đồng.
Hoàn thành dự án khu nhà ở chung cư cao tầng phường Vạn Phúc với tổng mức đầu tư 34,314 tỷ đồng.
Với các dự án được hoàn thành đưa vào hoạt động, giá trị TSCĐ tăng thêm của công ty tăng lên qua các năm. Cụ thể được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.10: Giá trị TSCĐ huy động của Sông Đà 2 giai đoạn 2001-2008
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh
48.82
58.01
72.14
81.21
260.25
Giá trị TSCĐ huy động
28.15
36.2
149.18
83.62
914.05
Giá trị TSCĐ huy động/VĐT
nâng cao năng lực cạnh tranh
0.58
0.62
2.07
1.03
3.51
Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty cổ phần Sông Đà 2
3.2.2. Tài sản cố định tăng thêm
Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đã làm gia tăng giá trị TSCD huy động, năng lực SXKD của công ty được nâng cao tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển ổn định trong tương lai.
Bảng 1.11. Giá trị TSCĐ tăng thêm của Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng
Tổng VĐT thực hiện (A)
48.82
58.01
72.14
81.21
19.96
280.14
Giá trị TSCĐ tăng thêm (B)
38.76
45.93
57.7
65.28
9.82
217.49
Tỷ lệ A/B (%)
79.39
79.18
79.98
80.38
49.21
77.64
Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty cổ phần Sông Đà 2
Nhìn vào bảng trên ta thấy giá trị TCSD tăng thêm của công ty có xu hướng tăng trong giai đọa 2004-2008. Tỷ lệ đầu tư cho TSCD trong tổng VDT ở mức cao, trung bình trên 70% trong giai đoạn 2004-2008. Trong giai đoạn 5 năm từ 2004-2008 tổng giá trị TSCD tăng thêm của công ty đạt 217.494 tỷ đồng.
3.2.3. Giá trị hoạt động SXKD tăng thêm
Với việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư nâng cao năng lục cạnh tranh, với những kết quả thu được từ hoạt động đầu tư, Công ty Sông Đà 2 đã và đang thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ SXKD của mình. Tổng giá trị SXKD có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2004-2008. Tuy nhiên xu hướng gia tăng không đều. Năm 2007 tổng giá trị SXKD ở mức cao nhất đạt 354.241 tỷ đồng tăng trưởng trên 90% so với năm 2006. Năm 2008 tổng giá trị SXKD giảm 13.63% so với năm 2007 chỉ đạt 305.941 tỷ đồng. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do những biến động trong môi trường kinh tế vĩ mô tác động trực tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ đẩy lãi suất ngân hàng tăng cao kéo theo chi phí sử dụng vốn tăng. Sự biến động của giá cả các nguồn nguyên vật liệu đầu vào và sự biến động của tỷ giá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị SXKD của doanh nghiệp. Hơn thế nữa hoạt động SXKD chủ yếu của công ty trong giai đoạn vừa qua là thi công xây lắp các công trình do TCT Sông Đà làm chủ đầu tư. Trong giai đoạn khủng hoảng phần lớn các dự án đều triển khai rất chậm do thiếu vốn và các dự án hoàn thành cũng thanh quyết toán chậm do TCT chưa bố trí đủ vốn cho dự án.
Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2
3.2.4. Doanh thu và lợi nhuận
Xây lắp được xác định là hoạt động chủ yếu của Công ty, đồng thời những công trình Công ty tham gia thường là công trình lớn như thủy điện, đường cao tốc, tòa nhà văn phòng… nên doanh thu của hoạt động xây lắp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty. Bên cạnh đó, doanh thu giữa các năm không có biến động lớn do đặc thù của xây lắp là sản phẩm được hoàn thành và nghiệm thu phải theo giai đoạn và điểm dừng kỹ thuật cho nên khối lượng dở dang thường lớn và thường được nghiệm thu thanh quyết toán phần giá trị giữ lại vào giai đoạn kết thúc công trình do đó phần doanh thu xây lắp của Công ty luôn gối sóng giữa các công trình, doanh thu được trải đều qua các năm. Năm 2007 tổng giá trị SXKD của công ty đạt 354.241 triệu đồng đạt 97% kế hoạch đề ra. Doanh thu của công ty năm 2007 tăng trưởng gần 20% so với năm 2006 đạt 298.836 tỷ đồng. Năm 2008 doanh thu giảm sút do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên chỉ còn đạt ở mức 260.25 tỷ đồng.
Bảng 1.12: Doanh thu của công ty giai đoạn 2004-2008
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Doanh thu
210.511
262.209
250.332
298.836
260.25
Tốc độ phát triển liên hoàn của doanh thu
24.56%
-4.53%
19.38%
-12.91%
Tốc độ phát triển định gốc của doanh thu
1.00
1.25
1.19
1.14
1.04
Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2
Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2
Tình hình biến động lợi nhuận của từng hoạt động cũng như tỷ trọng lợi nhuận của từng hoạt động trong tổng Lợi nhuận của Công ty phụ thuộc vào kết quả hoạt động của bản thân hoạt động đó.
Đối với ngành xây lắp: Trong những năm vừa qua Công ty Sông Đà 2 tham gia thi cô._. giao nhiệm vụ thi công một số công trình lớn của Tổng công ty, đặc biệt Công ty được Tổng công ty giao nhiệm vụ là B chính thi công các hạng mục quan trọng công trình thủy điện Bản Vẽ.
Thị trường xây dựng dân dụng, công nghiệp hạ tầng cơ sở đang là thị trường mở của nước ta, là cơ hội cho đơn vị phát triển. Đối với thị trường đầu tư xây dựng khu đô thị, kinh doanh nhà ở và đầu tư các nhà máy thủy điện loại vừa và nhỏ hiện nay đang nổi lên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công ty được Lãnh đạo Tổng công ty giao nhiệm vụ chuẩn bị triển khai thi công xây lắp và thực hiện một số Dự án lớn do Tổng công ty giao như: Thủy điện Huội Quảng, Lai Châu… là cơ hội để đơn vị ổn định và phát triển bền vững.
Tổng công ty đã và đang triển khai góp vốn đầu tư một số dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho CTCP Sông Đà 2 và các Công ty trong Tổng công ty nói chung về việc góp vốn đầu tư xây dựng các dự án này.
1.3.4. Thách thức
Sự cạnh tranh thị trường xây dựng ngày càng gay gắt trên tất cả các bình diện khác nhau, đặt đơn vị vào thế phải tự khẳng định mình về mọi mặt: Chất lượng, tiến độ, kỹ thuật công trình trong lúc công tác tuyển chọn, bố trí cán bộ chưa theo kịp nhu cầu.
Việc đầy tư dây chuyền Trạm nghiền sàng sản xuất đá dăm và cát nhân tạo phục vụ thi công bê tông đàm lăn tại công trình thủy điện Bản Vẽ với giá trị lớn (82 tỷ đồng) đòi hỏi phải có khối lượng thi công lớn để khấu hao hết giá trị thiết bị, nếu không sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến SXKD của Công ty. Tiến độ thi công đập RCC công trình thủy điện Bản Vẽ sẽ kết thúc vào tháng 09/2008, do vậy chuẩn bị bố trí công việc tiếp theo cho 02 dây chuyền Trạm nghiền sàng từ tháng 10/2008 là hết sức cần thiết.
Khối lượng thi công đập bê tông đầm lăn (RCC) năm 2007 là rất lớn (CTCP Sông Đà 2 thi công 494.000 m3 /730.000 m3 tổng cộng), do vậy, nhu cầu về vốn rất lớn, việc vay và huy động vốn gặp nhiều khó khăn.
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2
2.1. Giải pháp về vốn
2.1.1. Giải pháp thu hút vốn
Như đã đề cập ở mục 1.3, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty đó là năng lực tài chính và mức vốn có thể huy động. Để đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh cần có một khối lượng vốn rất lớn, thiếu vốn có thể dẫn tới việc chậm tiến độ dự án, có thể ảnh hưởng tới chất lượng công trình, sản phẩm, làm giảm hiệu quả đầu tư cũng như giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty. Vậy để khắc phục điều đó thì việc chủ động vốn là rất quan trọng. Để tăng vốn đầu tư, trước hết công ty phải xây dựng một chiến lược về vốn, tiếp theo là đề ra mục tiêu cũng như các kế hoạch về vốn đảm bảo cho công tác đầu tư và sản xuất kinh doanh. Sau đó công ty phải có giải pháp tận dụng vốn tối đa từ tất cả các nguồn.
2.1.1. Giải pháp gia tăng vốn chủ sở hữu
Đầu tư sẽ tạo ra các tài sản cố định để nâng cao năng lực sản xuất, các cơ sở sản xuất kinh doanh tốt sẽ tạo lợi nhuận và lợi nhuận này bổ sung vào vốn tự có để tiếp tục đầu tư. Chính vì thế để gia tăng vốn chủ sở hữu thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả. Để làm được điều này thì công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Công ty cần phát triển chiến lược tham gia thị trường chứng khoán thông qua các hình thức: Phát hành trái phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư. Tháng 11 năm 2007, công ty đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, đó là dấu hiệu đáng mừng nhưng trong tương lai cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này. Ở nước ta thị trường chứng khoán tuy còn non trẻ nhưng đang trên đà phát triển, điều kiện thuận lợi là hiện nay nước ta đã hội nhập WTO nên thị trường chứng khoán sẽ còn phát triển hơn nhiều. Thị trường chứng khoán hứa hẹn là kênh huy động vốn lớn và hiệu quả cho công ty.
-Bên cạnh đó còn có một số giải pháp thu hút thêm VĐT cho hoạt động SXKD của công ty như tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh để đáp ứng đủ cho những dự án có quy mô vốn lớn của công ty.
2.1.2. Giải pháp gia tăng vốn tín dụng
Như đã phân tích trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Sông Đà thì vốn tín dụng chiếm gần 80%, chính vì thế trong điều kiện thiếu vốn như hiện nay, việc tăng cường vốn vay thương mại là rất quan trọng. Ngày nay, các điều khoản cho vay vốn có nhiều thuận lợi song việc vay vốn không phải lúc nào cũng dễ thực hiện nhất là khi vay vốn với số lượng lớn.
- Công ty phải luôn đề cao việc tạo lập danh tiếng và uy tín trên thị trường thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt cam kết với các tổ chức tín dụng… nhằm mở rộng quy mô vốn vay và tăng thời hạn vay vốn. Tuy nhiên, để giảm bớt gánh nặng vay nợ, công ty cần phải xây dựng kế hoạch vay vốn cụ thể và chính xác về khối lượng vay cần thiết. Đối với các dự án vay vốn cần tính toán kỹ chi phí và hiệu quả của dự án, đánh giá phương án hoạt động, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và trả nợ.
- Công ty cần tranh thủ nguồn vốn tín dụng ưu đãi Nhà nước cho các dự án có tầm quan trọng quốc gia, việc tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi sẽ giảm bớt phần nào chi phí vốn. Muốn vậy cần đẩy nhanh và nâng cao chất lượng việc lập báo cáo khả thi.
2.1.3. Giải pháp gia tăng các nguồn vốn khác
Ngoài các hình thức trên công ty còn có thể huy động vốn qua một số kênh khác như:
- Công ty nên quan tâm tới việc huy động vốn từ cán bộ công nhân viên, qua đó vừa có thêm vốn đầu tư, vừa tạo ra động lực thúc đẩy người lao động có ý thức làm việc tốt hơn bởi tài sản của công ty lúc này cũng có một phẩn sở hữu của họ. Để khuyến khích cán bộ công nhân viên cho vay vốn, công ty cần đưa ra mức lãi suất hợp lý và có các chế độ thỏa đáng.
- Sông Đà 2 đã từng khá thành công với việc huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân cho dự án khu nhà ở Vạn Phúc. Đây cũng là một trong những kênh huy động vốn khá mới và tỏ ra khá hiệu quả vì chi phí sử dụng vốn thấp. Do đó công ty nên đẩy mạnh huy động vốn qua kênh này.
- Công ty cũng có thể xem xét việc liên doanh, liên kết với các đối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài để có thể vừa khai thác vốn, vừa tận dụng công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại.
Như vậy, với các phương thức huy động vốn như trên sẽ giúp công ty đa dạng hóa nguồn vốn, tạo điều kiện cho công tác đầu tư diễn ra thuận lợi. Với lượng vốn đủ và cung cấp kịp thời, công ty sẽ tận dụng được những cơ hội mới và nâng cao hiệu quả cạch tranh.
2.1.4. Giải pháp sử dụng vốn
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn đầu tư cũng là một cách để tạo thêm vốn. Công ty nên có kế hoạch về nguyên, nhiên liệu cho thi công một cách chính xác, lựa chọn những nhà cung ứng ở gần, có khả năng đáp ứng nhu cầu kịp thời khi cần thiết để tránh tình trạng dự trữ quá nhiều trong kho dẫn tới tình trạng vốn ứ đọng, việc lựa chọn nhà cung ứng gần còn giảm được chi phí xây dựng nhà kho, chi phí bảo quản.
- Do đặc điểm đầu tư của công ty là các dự án phân tán ở nhiều vùng trên mọi miền đất nước nên việc điều chuyển máy móc thiết bị gặp nhiều khó khăn. Do đó, một số máy móc thiết bị đã sử dụng ở một công trình lại không tận dụng sử dụng ở các công trình khác được dẫn đến khi thực hiện một dự án tương tự ở nơi khác lại phải đầu tư mới gây lãng phí vốn. Chính vì vậy công ty có thể tiến hành thanh lý, nhượng bán hoặc cho thuê máy móc thiết bị phục vụ cho thi công nhằm thu hồi vốn, tái đầu tư.
- Mặt khác, một tình trạng hiện nay đang diễn ra phổ biến là nguồn vốn nội bộ trong công ty bị chiếm dụng nhiều, trong khi lại phải đi vay ngân hàng để tiến hành đầu tư và sản xuất, vì vậy yêu cầu đặt ra là công ty phải tập trung giải quyết thu vốn và xử lý dứt điểm công nợ, đảm bảo chi tiêu thu và tăng vòng quay vốn.
- Công ty cần có kế hoạch để cung cấp vốn theo đúng yêu cầu của tiến độ thi công, ưu tiên cho các dự án quan trọng, các dự án hoàn thành đúng năm kế hoạch.
- Đối với các dự án đầu tư khởi công mới: phải chọn lọc, đầu tư có trọng điểm, đảm bảo hiệu quả kinh tế, phù hợp với năng lực và khả năng của đơn vị; đảm bảo tiến độ, chất lượng, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, kiên quyết không khởi công các dự án không đủ thủ tục và chưa phân tích rõ về hiệu quả.
- Đối với các dự án đang thực hiện đầu tư: tập trung cho các dự án trọng điểm có khả năng thu hồi vốn nhanh, có hiệu quả; có giải pháp tháo gỡ cho các dự án trọng điểm đang triển khai chậm.
- Đối với các dự án xây dựng: tập trung giải quyết các vướng mắc trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng.
2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển thị trường và thương hiệu
Nghiên cứu thị trường là một nhiệm vụ cần thiết để tìm ra cơ hội đầu tư. Qua nghiên cứu thị trường, công ty thấy được thị hiếu của khách hàng. Từ những dấu hiệu của thị trường công ty có những chiến lược đầu tư hợp lý để nắm bắt cơ hội kinh doanh của mình. Đồng thời thị trường cũng tác động đến các yếu tố đầu vào của sản xuất, thị trường là mục tiêu đáp ứng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tăng cường đầu tư phát triển thị trường là cần thiết. Trong những năm tiếp theo, Sông Đà 2 cần tiếp tục triển khai các giải pháp sau:
- Xây dựng hệ thống thông tin, đảm bảo khả năng nghiên cứu và nắm bắt những thông tin về thị trường, nắm bắt kịp thời sự tăng trưởng, phá triển của đất nước, kế hoạch phát triển 10 năm, 20 năm của các Bộ, ngành, các địa phương cũng như xu hướng phát triển trong khu vực và quốc tế để nghiên cứu lựa chọn, đưa ra chiến lược mở rộng ngành nghề, sản phẩm trong những năm tới, làm cơ sở triển khai kế hoạch đầu năm, nếu không sẽ làm cho Sông Đà bị tụt hậu và phá sản.
- Công ty cần dành một số vốn đầu tư nhất định cho việc nghiên cứu, xác định thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng về quy mô, cơ cấu và sự vận động của các loại thị trường này, từ đó xác định quy mô và cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như quy mô và cơ cấu đầu tư cho phù hợp.
- Tìm kiếm và ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp lớn có khả năng cung ứng nguồn vốn nguyên liệu đầu vào lâu dài, đáp ứng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng đầu vào cho sản xuất, đảm bảo sản xuất ổn định.
- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh (cả trong và ngoài nước) về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những chính sách đang áp dụng và tiềm năng phát triển của họ, từ đó kịp thời đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời nhằm duy trì và phát triển thị phần.
- Nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm mới, đáp ứng những thay đổi nhanh chóng về thị hếu, công nghệ và tình hình cạnh tranh, đảm bảo sự liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng lợi nhuận. Cần thiết phải nắm được chu kỳ sống của sản phẩm để có chính sách đầu tư, kinh doanh và marketing thích hợp cho mỗi giai đoạn.
- Đẩy mạnh khai thác thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng may mặc và xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng may mặc và xuất khẩu lao động, với mục tiêu xuất khẩu hàng năm đạt từ 18 đến 20 triệu USD. Ngoài ra còn tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh các sản phẩm khác ở thị trường nước ngoài.
- Tùy thuộc vào mục tiêu trong từng thời kỳ để xác định chiến lược giá cả (ví dụ, với mục tiêu dẫn đầu về thị phần. Công ty có thể đặt mức giá thấp, nhưng với mục tiêu dẫn đầu về chất lượng, TCT có thể đặt mức giá cao hơn…).
- Tiến hành ký kết hợp đồng với các nhà phân phối chính thức trên cơ sở cam kết khối lượng tiêu thụ tối thiểu. Có chính sách hỗ trợ tín dụng hợp lý cho các nhà phân phối trong giai đoạn đầu hoặc đối với một số công trình, như chiết khấu tăng dần theo khối lượng tiêu thụ, làm công cụ điều phối hoạt động bán hàng mở rộng thị trường.
- Có chính sách chăm sóc khách hàng tốt để tiếp cận, thiết lập và duy trì quan hệ làm ăn lâu dài với bạn hàng chung thủy.
- Tiếp tục thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại: quảng cao trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, trên internet, sử dụng pano, bảng hiệu, thiết kế biểu tượng, tham gia hội chợ, triển lãm… để quảng bá thương hiệu Sông Đà 2.
Xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để xây dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ khách hàng của mình hơn ai hết và lấy sự hài lòng của khác hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.
Công ty phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình.
Với những biện pháp trên, công ty sẽ từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị trí của mình so với đối thủ.
2.3. Giải pháp về đầu tư mới thiết bị và công nghệ
Sau khi đã xác định thị trường và huy động đủ vốn, công ty cần phải đầu tư nâng cao năng lực nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu của thị trường. Trong đó năng lực về xe máy, thiết bị và công nghệ là nội dung rất quan trọng. Yêu cầu về khối lượng công việc và chất lượng các hạng mục công trình xây dựng, cũng như chất lượng các sản phẩm khác đòi hỏi công ty phải thường xuyên nâng cấp và hiện đại hóa máy móc thiết bị. Hoạt động đầu tư máy móc thiết bị trong thời gian tới cũng phải được tiến hành sao cho khắc phục được những bất cấp còn tồn tại. Để làm được điều này, công ty cần lưu ý một số điểm sau:
- Một số công nghệ và thiết bị sản xuất quá lạc hậu còn tồn tại của công ty đã dẫn đến tình trạng định mức tiêu hao và chi phí nguyên vật liệu lớn và phát sinh thêm nhiều chi phí cho sửa chữa, bảo dưỡng, do đó trước mắt cần đẩy mạnh đầu tư và thay thế một số loại thiết bị, máy móc đã quá lạc hậu đó.
- Tiến hành mua sắm máy móc thiết bị thông qua đầu thầu để lựa chọn máy móc thiết bị có chất lượng nhất và chi phí hợp lý nhất.
- Ưu tiên các loại máy móc thiết bị sản xuất trong nước đạt yêu cầu của các dự án để tiết kiểm ngoại tệ.
- Có thể nhập khẩu các loại máy móc thiết bị đã qua sử dụng để tiết kiệm chi phí, nhưng phải thỏa mãn các quy định hiện hành của Nhà nước và đảm bảo được các chỉ tiêu kỹ thuận tiên tiến, tránh trở thành bãi rác công nghệ của các nước phát triển.
- Nên sử dụng tư vấn để lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị phù hợp: xác định thời điểm mua, chủng loại, xuất xứ máy móc thiết bị, các điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt tránh những công nghệ cũ, lạc hậu, năng suất, công suất thấp trong khi giá thành lại cao.
- Cùng với việc đầu tư mới, cần thiết phải quan tâm tới công tác vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng để kéo dài tuổi thọ máy móc thiết bị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho hoạt động này. Cụ thể:
Xây dựng và thực hiện tốt quy trình vận hành xe máy, nhất là các chủng lại xe máy mới, hiện đại, kiên quyết xử lý những vị phạm quy trình vận hành xe máy, thiết bị thi công.
Thường xuyên kiểm tra và thực hiện nghiêm túc công tác sửa chữa lớn xe máy thi công theo định kỳ để đảm bảo và nâng cao năng lực sản xuất của các đơn vị. Phải coi đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng, bắt buộc các đơn vị phải thực hiện khi xe máy đến kỳ sửa chữa.
Đầu tư các trang thiết bị để mở rộng các cơ sở sửa chữa, gia công cơ khí của các đơn vị nhằm đáp ứng được năng lực sửa chữa, nhất là sửa chữa các thiết bị xe máy thi công mới, có công nghệ tiên tiến.
Xây dựng và hoàn thiện tổ chức hệ thống quản lý cơ giới từ công ty đến các đơn vị thành viên, đảm bảo đủ người và phân cấp, quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
- Tính toán cân đối nhu cầu thiết bị xe máy của các công trình để điều động xe máy, thiết bị giữa các công trường, các đơn vị hợp lý, vừa đảm bảo phục vụ sản xuất, vừa tiết kiệm vốn đầu tư xe máy, thiết bị mới.
- Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ đã được chuyển giao cũng như phát huy sáng tạo các công nghệ thiết bị mới trong khả năng( đầu tư cho lực lượng cán bộ và đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật).
- Phải đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức về khoa học công nghệ mới cho cán bộ và công nhân kỹ thuật để có thể vận hành tốt nhất máy móc thiết bị, phát huy hết công suất và hiệu quả sử dụng máy.
- Tuy nhiên trong đầu tư công ty còn hạn chế về vốn, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để đáp ứng đồng bộ công nghệ và thiết bị, cho nên công ty cần chủ động trong việc liên kết và hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp khác, sự hợp tác liên kết này sẽ giúp công ty giảm thiểu được những khó khăn về tài chính, công nghệ, vốn… và đẩy mạnh nội lực cho sự phát triển của công ty.
Giải pháp nâng cao năng lực xe máy, thiết bị thi công, một mặt giúp công ty gia tăng khối lượng TSCĐ, nâng cao năng lực sản xuất và thi công các công trình, mặt khác cũng giúp công ty sử dụng có hiệu quả hơn máy móc thiết bị và tiết kiệm chi phí, nhờ đó tăng khả năng trúng thầu, có khả năng tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín trên thị trường.
2.4. Giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động SXKD nói chung, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề đủ khả năng đưa doanh nghiệp tiến bước vững chắc và tạo lập vị trí ngày càng cao trên thị trường. Đối với công ty cổ phần Sông Đà 2 để đáp ứng những đòi hỏi đó công tác đào tạo, tuyển dụng cần phải được quan tâm chú trọng để đề ra một chiến lược và kế hoạch hàng năm thật cụ thể mới xây dựng được một nguồn lực đáp ứng nhu cầu SXKD với tốc độ cao. Một số biện pháp cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể đào tạo và tuyển dụng cán bộ cho từng năm, theo đúng tiêu chuẩn phù hợp với cơ chế quản lý tiên tiến, hiện đại.
Đào tạo lại đội ngũ cán bộ của công ty. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt và đội ngũ kế cận về kiến thức quản trị doanh nghiệp, quản lý kinh tế, hạch toán kinh doanh… để phù hợp với hệ thống quản lý mới tiên tiến.
Xây dựng các phong trào làm việc công nghiệp cho tất cả các công trình, nhà máy, các phòng ban… đảm bảo thực hiện đúng theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000.
Xây dựng chế độ đãi ngộ khuyến khích cho CBCNV được cử đi đào tạo hỗ trợ
Bố trí sắp xếp lại lực lượng công nhân cho phù hợp với năng lực và cấp bậc công việc, xây dựng kế hoạch đào tạo lại, có biện pháp kiên quyết xử lý lực lượng lao động không có tay nghề và không phù hợp với yêu cầu công việc.
Phối hợp chặt chễ với các trường đại học để thực hiện đào tạo và tuyển dụng lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của công ty.
Tận dụng tối đa khả năng kinh nghiệm của đội ngũ kỹ sư, thợ bậc cao và cán bộ có kinh nghiệm để truyền đạt và huấn luyện thợ bậc thấp và lực lượng mới tuyển dụng.
Tăng cường sự hợp tác trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực như tư vấn, chuyển giao công nghệ, bôi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật trên các lĩnh vực đặc biệt chú trọng đến công tác tư vấn và lắp ,máy.
Tiêu chuẩn hóa cán bộ, lao động trong công ty. Ở mỗi ngành nghề, mỗi vị trí công tác yêu cầu công việc đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn khác nhau. Do đó tiêu chuẩn hóa cán bộ phải cụ thể hóa đối với từng ngành nghề, từng loại công việc phải phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ.
Thực hiện tốt việc tổ chức thi tuyển theo tiêu chuẩn, tuyển chọn những cán bộ có trình độ đáp ứng yêu cầu SXKD của công ty.
Xây dựng quy chế định mức đơn giá tiền lương, tiền thưởng, làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động nhiệt tình làm việc. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đảm bảo cho họ yên tâm cống hiến, phục vụ lâu dài trong công ty. Đồng thời cũng có quy chế phạt hành chĩnh những cá nhân gây tổn hại đến lợi ích của công ty.
Xây dựng chế độ về thu hút và giữ đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, công nhân có tay nghề cao, đặc biệt là chế độ với người lao động ở các công trình trọng điểm vùng sâu vùng xa.
Tuy nhiên đối với công tác tuyển dụng lao động mới cần có thời gian thích nghi với công việc, đội ngũ CBCNV được đào tạo nâng cao tay nghề cũng cần có thời gian để ứng dụng kiến thức được trang bị vào công việc… Do đó đầu tư phát triển nguồn nhân lực có thể không phát huy tác dụng ngay, nhưng công ty cần phải xác định đầu tư cho con người là đầu tư cho tương lai, vì sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
2.5. Giải pháp đầu tư sắp xếp và đổi mới các phòng ban chức năng:
Trong thời gian tới Sông Đà 2 nên chú trọng sắp xếp đổi mới hoạt động của các phòng ban chức năng theo hướng phân cấp đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Cụ thể một số giải pháp như sau:
- Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện điều lệ tổ chức hoạt dộng. quy chế tài chính và các quy định khác phù hợp với cơ chế quản lý điều hành của công ty trong mọi hoạt động SXKD.
- Tiếp tục tổ chức, sắp xếp, định biên, tăng cường lực lượng cho các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của công ty, đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả, chức năng nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, đáp ứng yêu cầu quản lý SXKD theo nền kinh tế thị trường và mô hình công ty cổ phần.
- Thường xuyên sửa đổi đảm bảo phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000
2.6. Giải pháp về lập, thẩm định và quản lý thực hiện dự án
Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động quan trọng của công ty trong thời gian qua và được xác định là một trong những chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới. Hoạt động đầu tư được thể hiện cụ thể qua các dự án sau khi đã xác lập thị trường và chuẩn bị các nguồn lực. Hoạt động đầu tư có hiệu quả, công ty có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình khi các dự án thành công. Để đảm bảo một dự án thành công, công ty cần phải quan tâm đến cả 3 giai đoạn của quá trình đầu tư.
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi là một trong những khâu quan trọng nhất. Để làm tốt công tá này thì vấn đề đặt ra hiện nay là công ty cần chuyên môn hóa lực lượng cán bộ làm công tác này, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư.
- Việc lập dự án đầu tư phải trên cơ sở đánh giá đầy đủ mục tiêu đầu tư, khảo sát kỹ thị trường nghiên cứu dây chuyêng công nghệ và các yếu tố khác, để tránh khi thực hiện phải thay đổi, điều chỉnh làm chận trễ tiến độ.
- Tăng cường vai trò của hội đồng thẩm định trong việc thẩm định các dự án nhằm đảm bảo thính khả thi của dự án. Làm tốt vai trò tham mưu cho lãnh đạo công ty xem xét quyết định kịp thời và chính xác các dự án đầu tư. Đồng thời cần củng cố tăng cường năng lực thẩm định của các thành viên trong ban lãnh đạo bằng cách tăng cường đội ngũ chuyên gia thẩm định tư vấn hỗ trợ họ trong công tác này.
- Lập kế hoạch thiết kế sát với tiến độ thi công các công trình, thiết kế phải đi trước một bước thông qua các phương án thiết kế tìm ra phương án tối ưu nhất cho dự án, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công, lập tiến độ và biện pháp thi công các công trình sao cho hợp lý nhất. Tính toán cân đối nhu cầu thiết bị xe máy, nhân lực cũng như chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất ký thuật cho các công trường để đáp ứng tiến độ thi công. Tránh tình trạng để thiếu, làm gián đoạn quá trình thi công đồng thới tập trung thi công dứt điểm các hạng mục trong công việc để đẩy nhanh quá trình vận hành kết quả đầu tư và thu hồi vốn đầu tư.
Nghiên cứu các văn bản pháp quy về công tác quản lý kỹ thuật. chất lượng, các tiêu chuẩn, quy trình để áp dụng. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm. Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000. Tăng cường vai trò chỉ đạo điều hành và quản lý công việc theo hướng phân cấp triệt để cho ban điều hành chi nhánh, xí nghiệp nhằm đảm bảo mục tiêu tiến độ, chất lượng cho phép ban điều hành cân đối giao nhiệm vụ cho các bộ phận hoặc thuê đơn vị ngoài theo quy định của TCT để đảm bảo mục tiêu tiến độ chung của công trình.
Củng cố lực lượng cán bộ kỹ thuật của đơn vị trong việc lập hồ sơ thủ tục phục vụ công tác nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu thanh toán và nghiệm thu bàn giao công trình.
Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư công ty cần triển khai những biện pháp thích hợp như: Có chiến lược tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường sao cho khối lượng tiêu thụ là là lớn nhất, vânh hành máy móc thiết bị, sử dụng nguyên vật liệu lao động sao cho công suất lớn nhất…đảm bảo hiệu qua đầu tư cũng như hiệu quả SXKD.
Trên đây là một số giải pháp chính để công ty có thể giảm bớt hay khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động đầu tư nói riêng cũng như hoạt động SXKD nói chung để cải thiện và nâng cao uy tín cũng như thị phần trên thị trường ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên để thực hiện những giải pháp này đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, Sông Đà 2 và TCT Sông Đà.
3. Kiến nghị
3.1. Kiến nghị với Nhà nước
Trước hết, Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế- xã hội chính trị ổn định và thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, đảm bảo cho sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Nhà nước cần tiến hành lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển nói chung, quy hoạch, kế hoạch chiến lược đầu tư nói riêng làm cơ sở để hoạt động đầu tư và SXKD của doanh nghiệp được thực hiện đúng hướng và đạt được kết quả như mong muốn.Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cụ thể đối với những dự án thủy điện ở vùng sâu vùng xa. Các dự án thủy điện đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư rất lớn và có tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động đầu tư cho mỗi dự án diễn ra trong thời gian dài, yêu cầu tiến độ là rất quan trọng, Nhà nước cần có những chính sách và quy định cụ thể để công tác di dân và tái định cư một cách nhanh chóng để các dự án kịp thời khởi công xây dựng.
Công cuộc đầu tư các dự án thủy điện cần khối lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên việc vay tín dụng gặp nhiều khó khăn vì vậy nhà nước cần có những chính sách tín dụng ưu đãi đối với các dự án này.
Nhà nước cần thúc đẩy sự phát triển của TTCK để doanh nghiệp có thể tăng vốn qua kênh huy động này.
Nhà nước cũng cần quy định rõ việc giao đất để đầu tư và đảm bảo quá trình đấu giá quyền sử dụng đất đuợc diễn ra công khai minh bạch.
Do máy móc thiết bị phục vụ SX và thi công của công ty phần lớn phải nhập khẩu nên Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và phát triển các cơ sở SX trong nước, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu của công ty về chủng loại xe máy thiết bị chất lượng tương đương để tiết kiệm ngoại tệ. Mặt khác có thể xem xét giảm thuế nhập khẩu cho công ty trong lĩnh vực này giúp công ty giảm chi phí, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh.
Thêm vào đó, Nhà nước cần đơn giản hóa các thủ tục cấp phép đâu tư để các dự án được triển khai nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho dự án nhanh đưa vào vận hành khai thác.
3.2. Kiến nghị với Bộ xây dựng
Công ty là một doanh nghiệp thuộc Bộ xây dựng do đó trong lĩnh vực xây dựng thì đây được coi là một lợi thế của công ty vì có thể nhận biết được thông tin nhanh nhậy từ Bộ chuyển xuống và trong một số công trình do bộ chỉ đạo có thể được tín nhiệm thi công. Tuy nhiên để công ty phát triển vững mạnh hơn thì cần có sự quan tâm hơn nữa của Bộ xây dựng.
- Khi có thông tin về gói thầu hay những chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước cũng như các thông tin của Bộ thì Bộ nên truyền đạt nhanh đến công ty để công ty sớm có những biện pháp ứng phó kịp thời cũng như có sự chuẩn bị để hoạt động không bị ngưng trệ ảnh hưởng đến kết quả SXKD.
- Bộ có thể tạo ra những thuận lợi cho công ty về việc huy đông vốn trong và ngoài nước cho đầu tư.
3.3. Kiến nghị đối với TCT Sông Đà
Là một đơn vị thành viên của TCT Sông Đà, Sông Đà 2 rất cần sự hỗ trợ của TCT trong quá trình định hướng đầu tư. TCT nên ban hành những văn bản hướng dẫn quản lý hoạt động đầu tư đối với các đơn vị thành viên nói chung và SD2 nói riêng.
Bên cạnh đó TCT có thể dung uy tín của mình để hỗ trợ cho các đơn vị thành viên trong quá trình huy động vốn cho các dự án.
TCT có thể tín nhiệm các đơn vị thành viên chọn các đơn cị thành viên của mình làm nhà thầu thi công xây lắp các công trình do TCT làm chủ đầu tư.
TCT không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như uy tín để có thể hỗ trợ các đơn vị thành viên nhiều hơn trong sự phát triển chung của toàn TCT phấn đấu đưa TCT trở thành tập đoàn xây dựng hàng đầu Việt Nam và vươn ra tầm quốc tế.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đã và đang làm thay đổi những yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với Công ty cổ phần Sông Đà 2, việc tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 2006-2015 là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Nâng cao năng lực cạnh tranh không những quyết định sự sống còn của Công ty trong cơ chế thị trường mà còn tạo ưu thế cho Công ty về chất lượng và sản lượng sản phẩm trên thị trường, là cơ sở để công ty mở rộng thị phần không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài.
Dựa trên cơ sở lý luận về đầu tư và cạnh tranh cùng với tình hình thực tế của Công ty cổ phần Sông Đà 2, em đã mạnh dạn phân tích thực trạng về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Công ty cũng như đề xuất một số biện pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu qủa hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, giúp Công ty tiếp tục phát triển và tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Bản chuyên đề này được xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu nghiêm túc về khoa học nhằm giải quyết những vấn đề đã nêu ở trên. Tuy vậy do còn hạn chế về trình độ và thời gian nên bản báo cáo chuyên đề này chắc chắc không tránh khỏi một số sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên để em có thể hoàn thiện đề tài này được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
Tài liệu tham khảo
Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Sông Đà 2 qua các năm
Tài liệu đại hội cổ đông thường niên Công ty cổ phần Sông Đà 2 năm 2007,2008
Tổ chức, điều lệ Công ty cổ phần Sông Đà 2
Báo cáo quyết toán Công ty cổ phần Sông đà 2 qua các năm
Báo cáo đấu tư Công ty cổ phần Sông Đà 2 qua các năm
Kế hoạch SXKD công ty cổ phần Sông Đà 2 qua các năm
Kế hoạch 5 năm 2006-2010 và 2010-2015
Bản cáo bạch Công ty cổ phần Sông Đà 2
Kế hoạch đầu tư công ty cổ phần Sông Đà 2 qua các năm
Giáo trình kinh tế đầu tư- Trường đại học Kinh tế quốc dân
Một số trang web tham khảo:
www.hastc.org.vn
www.ssc.gov.vn
www.vietbao.vn
www.baomoi.com
www.songda.com.vn
www.songda2.com.vn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21649.doc