CHUYÊN ĐỀ:
HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁ Ở
VIỆT NAM
I. Khái niệm chung về quỹ đầu tư chứng khoán
1.1 ,Khái niệm chung
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác.
Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.
1.2 Khái niệm theo luật chứg khoán
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quỹ đầu tư của quỹ
2. Vai trò của quỹ đầu tư
Các quỹ đầu tư được quản lý một cách chuyên nghiệp đã đóng vai trò chủ yếu trong việc thúc đẩy đầu tư chứng khoán. Vai trò của quỹ đầu tư thường thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Góp phần huy động vốn cho phát triển nền kinh tế nói chung và cho sự phát triển của thị trường sơ cấp, chuyển số vốn này từ tiết kiệm vào đầu tư.
- Góp phần ổn định thị trường thứ cấp thông qua hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với các phương pháp khoa học.
- Tăng cường khả năng quản trị công ty.
- Thực hiện vai trò lãnh đạo trong quá trình quốc tế hoá thị trường vốn, cụ thể:
+ Các quỹ đầu tư quốc tế thúc đẩy sự phát triển của nhiều thị trường chứng khoán mới nổi thông qua việc cải thiện tính thanh khoản và hỗ trợ cơ sở hạ tầng của thị trường để đáp ứng yêu cầu của các công ty quản lý quỹ quốc tế.
+ Các tổ chức đầu tư (quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm nhân thọ.....) đã đóng vai trò chính trong sự phát triển của công nghệ quản lý quỹ đầu tư chuyên nghịêp.
+ Các quỹ đầu tư là công cụ chính của các tổ chức tài chính quốc tế về: i) huy động các khoản vốn tư nhân lớn để đầu tư vào cổ phiếu ở các thị trường mới nổi; ii) thúc đẩy sự phát triển của các thị trường chứng khoán ở các nước đang phát triển; iii) cải thiện khả năng tiếp cận của các công ty vừa và nhỏ với tư vấn về quản lý và vốn cổ phần của nước ngoài.
- Các công ty cần vốn cũng hưởng lợi nhiều từ các quỹ đầu tư qua việc giúp các công ty cải thiện được sự tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài công ty, dù là vốn cổ phần của tư nhân hoặc là của các công ty niêm yết chứng khoán. Ngoài ra, các quỹ đầu tư còn tư vấn cho các công ty về khả năng chuyên môn trong tiếp thị và lập kế hoạch tài chính. - Đối với nhà đầu tư: các quỹ đầu tư làm lợi cho họ thông qua việc:
+ Đa dạng hoá danh mục đầu tư: với số tiền ít ỏi, người đầu tư có thể thu được lợi nhuận tối đa trong khi tối thiểu hoá rủi ro.
+ Công nghệ quản lý chuyên nghiệp: Số tiền đầu tư của người đầu tư được giao cho nhà quản lý chuyên nghiệp với khả năng quản lý khoa học và chi phí thấp hơn.
+ Tiết kiệm về chi phí quản lý và điều hành đối với quỹ mở: phần lớn người đầu tư không có kinh nghịêm và kiến thức chuyên môn để có thể phân tích thông tin và thị trường. Việc đầu tư qua quỹ đầu tư giúp người đầu tư có thể giảm chi phí giao dịch cố định (về thu thập, phân tích... thông tin), cũng như chi phí biến đổi với khoản đầu tư không lớn.
+Dễ dàng rút vốn đầu tư và đôi khi có sự tham gia đặc quyền: phần lớn chứng khoán của các quỹ đầu tư có thể bán lại trên thị trường tập trung một cách dễ dàng, người đầu tư có thể di chuyển vốn của mình giữa các loại chứng khoán trong danh mục đầu tư mà quỹ đã lựa chọn.
+ Lựa chọn rộng rãi hơn: các nhà đầu tư có thể chọn những quỹ có mục tiêu phù hợp nhất với khả năng chịu rủi ro và thời kỳ đầu tư của mình.
- Đối với các công ty: các quỹ đầu tư giúp họ cải thiện việc tiếp cận đối với các nguồn vốn, tư vấn về quản lý, tiếp thị và tài chính, tạo nguồn thông tin tốt hơn, cũng như sự tiếp cận các nguồn vốn dài hạn dễ hơn.
- Đối với các Chính phủ: các quỹ đầu tư cũng mang lại nhiều lợi ích thông qua việc tăng nguồn vốn tiết kiệm trong nước, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn vốn không cố định, đa dạng hoá sở hữu, các kỹ năng phát triển thị trường vốn trong nước tốt hơn, giá cổ phần cao hơn và nhờ đó thúc đẩy các công ty trong nước
3Tại sao nhà đầu tư sử dụng quỹ đầu tư?
Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ bởi 05 yếu tố:
+ Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư
+ Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận
+ Được quản lý chuyên nghiệp
+ Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền
+ Tính năng động của quỹ đầu tư.
Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danh mục đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư.
II. Phân loại quỹ đầu tư
a. Căn cứ vào nguồn vốn huy động:
* Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng)
Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ
* Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên)
Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng.
b. Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn:
* Quỹ đóng
Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động. Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý.
* Quỹ mở
Tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
c Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ:
* Quỹ đầu tư dạng công ty: quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ. Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân.
* Quỹ đầu tư dạng hợp đồng
Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ.
III. Công ty quản lý quỹ
3.1 Khái niệm về Công ty quản lý quỹ
Công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần. Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư đề quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý quỹ đuợc toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khóan phù hợp với các mục tiêu đầu tư của quỹ. Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán có thể ở dạng quỹ công chúng hoặc quỹ thành viên, và là dạng đóng.
Chức năng hoạt động và các sản phẩm của công ty quản lý quỹ
Thực chất về hoạt động của công ty quản lý quỹ là thực hiện chức năng về quản lý vốn tài sản thông qua việc đầu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả nhất làm gia tăng giá trị của quỹ đầu tư.
a. Quản lý quỹ đầu tư (Asset management)
+ Huy động và quản lý vốn và tài sản
+| Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư
+ Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
b. Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính
+ Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng
+ Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính
+ Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư
c. Nghiên cứu
Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính và giá trị đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên.
3.2 Cơ chế giám sát của quỹ, công ty quản lý quỹ và các cơ quan chức năng
a. Cơ quan quản lý chủ quan của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát toàn bộ các hoạt động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hàng giám sát về mặt vĩ mô.
b. Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
c. Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư được nêu trong cáo bạch của quỹ.
d. Công ty kiểm toán: thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình hình hoạt động của quỹ đầu tư, bảo đảm sự minh bạch.
IV. Hoạt động của quỹ đầu tư
Để cho các quỹ đầu tư hoạt động có hiệu quả thì cần có môi trường pháp lý và quản lý tốt. Đó là các chế độ pháp lý về sở hữu, về điều tiết và giải quyết tranh chấp, các quy chế về quỹ, hệ thống thuế, luật đầu tư...
Hoạt động của quỹ đầu tư bao gồm nhiều nội dung:
a/ Huy động vốn
Các quỹ đầu tư thường phát hành cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư mà không được phép phát hành trái phiếu hay sử dụng các nguồn vốn khác để đầu tư. Đối với quỹ đầu tư dạng công ty, quỹ phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Đối với quỹ đầu tư dạng hợp đồng, thông thường lượng vốn dự kiến hình thành nên quỹ được chia thành các đơn vị và quỹ phát hành chững chỉ quỹ để xác nhận số vốn mà người đầu tư góp vào quỹ..
Có 2 cách thức phát hành:
- Có thể huy động vốn thông qua các đợt phát hành riêng lẻ cho nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, hoặc bán rộng rãi cho các nhà đầu tư lớn trên thế giới mà không thông qua trung gian.
- Các quỹ niêm yết và bán công khai chứng khoán cho các nhà đầu tư riêng lẻ hoặc tổ chức đầu tư thông qua người bảo lãnh. Các tổ chức bảo lãnh phát hành thường giữ vai trò là người bán buôn hay người phân phối cho các đại lý bán hàng (có thể là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính...) để họ bán thông qua mạng lưới của họ.
b/ Hoạt động đầu tư
Đây là hoạt động quan trọng nhất đối với một quỹ đầu tư. Các quỹ thường đàu tư rất rộng như chứng khoán, bất động sản, các công trình cơ sở hạ tầng...
Quỹ đầu tư thường phải phân tích, đánh giá tình hình, năng động trong đa dạng hoá danh mục tuỳ theo thị trường.
Thông thường, quy trình đầu tư của quỹ như sau:
Nghiên cứu -> Phân tích rủi ro/ lợi nhuận -> Mục tiêu đầu tư -> Phân bổ tài sản -> Lựa chọn chứng khoán -> Xây dựng danh mục đầu tư.
- Nghiên cứu: Các công ty quản lý quỹ luôn có những bộ phận và chuyên gia để nghiên cứu và phân tích tình hình, từ đó đưa ra các dự đoán. Thông thường công việc này tập trung vào việc nghiên cứu và dự đoán các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lãi suất..., dự đoán xu hướng phát tiển của thị trường nói chung, phân tích và dự đoán tương lai của các ngành kinh tế.
- Phân tích rủi ro lợi nhuận liên quan đến phân tích lập phương án lập quỹ, dự đoán thu nhập và đánh gía rủi ro.
- Lựa chọn mục tiêu của quỹ: Mục tiêu này phải cụ thể hoá được tỷ lệ sinh lời kỳ vọng và rủi ro chấp nhận đối với sản phẩm đầu tư. Có thể đó là một trong các mục tiêu ban đầu như: thu nhập, lãi vốn, thu nhập và lãi vốn.
Phân bổ tài sản và lựa chọn chứng khoán:
Phân bổ tài sản là sự phân chia tiền của quỹ vào các rổ đầu tư theo các mục tiêu cụ thể phù hợp với quan điểm và phán đoán đầu tư của người quản lý quỹ. Đây là một việc quan trọng của quỹ. Việc lựa chọn chứng khoán cho danh mục đầu tư là việc quyết định đầu tư vào từng loại chứng khoán đã được phân bổ cân đối với tỷ trọng vốn của quỹ.
c/ Bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ
Tài sản của quỹ do người lưu giữ (hoặc ngân hàng giám sát) kiểm soát nhằm bảo vệ những quyền lợi của người đầu tư.
d/ Định giá, phát hành và mua lại chứng chỉ
Đối với quỹ mở, do thường đầu tư vào chứng khoán niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán nên giá trị của quỹ được xác định theo giá thị trường và tuân thủ theo quy định của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán. Sau đó, giá trị tài sản của quỹ sẽ được chia cho số cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ đầu tư hiện đang lưu hành để xác định giá trị hiện tại của một cổ phiếu hay chứng chỉ. Giá bán cổ phiếu hoặc chứng chỉ sẽ bằng giá trị hiện tại cộng với một số chi phí, còn giá mua lại thì bằng giá trị hiện tại trừ đi một số chi phí nhất định.
e/ Cung cấp thông tin cho người đầu tư
Mục đích cung cấp thông tin cho người đầu tư là nhằm giúp họ đánh giá đúng thực trạng các khoản đầu tư, khả năng chuyên môn của những người quản lý quỹ, từ đó mà đánh giá rủi ro và lợi nhuận. Việc cung cấp thông tin phải tuân thủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước quy định và do Hội đồng quản trị (trong mô hình công ty) hoặc công ty quản lý quỹ (trong mô hình quỹ dạng hợp đồng) thực hiện.
Nội dung công bố thông tin: về các báo cáo tài chính, tình hình tài chính, các báo cáo của công ty quản lý quỹ...
g/ Kênh phân phối
Các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đầu tư được phân phối tới các nhà đầu tư bằng nhiều kênh phân phối:
Thứ nhất: Bán trực tiếp từ quỹ hoặc người bảo lãnh phát hành chính của quỹ.
Thứ hai: Phân phối qua bên thứ ba như ngân hàng bán lẻ, nhà bảo lãnh phát hành chính của quỹ, hoặc người môi giới độc lập.
Các nhà phân phối của quỹ phải chịu các loại chi phí liên quan đến quảng cáo, phân phối bản cáo bạch, tiền công bán hàng, các chi phí chung khác. Hình thức bù đắp các chi phí này là thu phí phân phối hoặc phí giao dịch từ quỹ hoặc các nhà đầu tư; quỹ chi một phần nhỏ tài sản của quỹ để thanh toán các chi phí phân phối.
V. Sự ra đời của quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
1, Lịch sử ra đời của Quỹ đầu tư và Công ty quản lý quỹ đầu tư trên thế giới:
Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư ra đời xuất phát từ nhu cầu nội tại của thị trường tài chính và khi TTCK đã phát triển ở mức độ nhất định. Thực tiễn đã chứng minh rằng, mặc dù TTCK đã xuất hiện từ giữa thế kỷ XV nhưng các Quỹ đầu tư, Công ty quản lý quỹ đầu tư mới chỉ bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XX đến nay. Từ năm 1990-2006, tổng tài sản do các quỹ đầu tư sở hữu trên toàn thế giới tăng từ 2.281 tỷ USD lên 19.110 tỷ USD. Số lượng quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng thêm 6.597 quỹ (năm 1998-2005) (Nguồn: Mutual Fund Factbook, ICI), phát triển mạnh ở các nước mới nổi ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ latinh.
Quỹ đầu tư và Công ty quản lý quỹ đầu tư thường được hình thành một cách tuần tự, từ đơn giản đến phức tạp, quy mô từ nhỏ đến lớn và mô hình tổ chức - quản lý ngày càng hoàn thiện, phạm vi hoạt động từ quốc gia đến quốc tế. Lịch sử phát triển của các Quỹ đầu tư, Công ty quản lý quỹ đầu tư cho thấy, mô hình khởi điểm là các Quỹ đầu tư tập thể, chưa phải là pháp nhân, sau đó là thời kỳ phát triển của các Quỹ đầu tư dưới dạng công ty theo mô hình “đóng” rồi mới xuất hiện và phát triển dưới mô hình “mở”.
Các Quỹ đầu tư và Công ty quản lý quỹ đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Huy động vốn đầu tư;
- Quản lý và thực hiện quá trình đầu tư trên cơ sở các nguồn vốn đã huy động được;
- Lưu ký, bảo quản tài sản và tổ chức giám sát các hoạt động đầu tư;
2. Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
Theo luật Chứng khoán 2006, tại điều 59 quy định về việc thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Và điều 82 quy định về các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán.
Điều 59. Thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi là công ty quản lý quỹ) được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Điều 82. Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán
1. Quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm quỹ đại chúng và quỹ thành viên.
2. Quỹ đại chúng bao gồm quỹ mở và quỹ đóng.
Tại Việt Nam, trước năm 1997 có 7 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn huy động được khoảng 400 triệu USD, nhưng chưa đầu tư vào chứng khoán. Sau năm 2002 có 10 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên đến khoảng 900 triệu USD.
Tính đến tháng 6/2006 có 7 công ty quản lý quỹ trong nước được thành lập (công ty quản lý quỹ Prudential Việt Nam, công ty quản lý quỹ Manulife Việt Nam, công ty quản lý quỹ Bảo Việt, công ty liên doanh quản lý quỹ Vietcombank, công ty liên doanh quản lý quỹ BIDV- Vietnam Parners...)
Cùng với những biến đổi tích cực và mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, từ giữa năm 2006, hệ thống tài chính Việt Nam ghi nhận giai đoạn bùng nổ các quỹ đầu tư và Cty quản lý quỹ. Trong hai năm 2006-2007, khoảng 20 quỹ đầu tư được mở mới. UBCKNN cũng cấp giấy phép hoạt động cho 17 Cty quản lý quỹ. Trong số này, nổi bật có Cty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV-Vietnam Partners với quỹ VIF có quy mô vốn tối đa 1.600 tỷ đồng và một loạt Cty thành lập vào nửa cuối năm 2007 với quy mô vốn lớn.
- Không chỉ có nguồn vốn từ bên ngoài, con số gần 20 Cty quản lý quỹ trong nước mới thành lập hứa hẹn nhiều quỹ đầu tư tiếp tục ra đời trong năm 2008. Tiếp sau "sự vụ" phát hành tăng vốn VF1, các quỹ VF2 và VF3 đang hình thành, VietFund Management đang tích cực giới thiệu và chuẩn bị VF4, VF5. Theo ông Trần Thanh Tân - Tổng Giám đốc VFM, thì có thể còn có VF10 trong tương lai. Cty quản lý quỹ được sáng lập bởi các tên tuổi lớn như SSI, FPT, Sabeco hẳn sẽ không chịu kém trong cuộc đua mở quỹ và huy động vốn.
* Về quỹ đầu tư trong nước:
- Quỹ đầu tư cân bằng Prudential (PRUBF1) thành lập vào 19/7/2006 là quỹ công chúng và chính thức chào bán ra công chúng ngày 24/7/2006 để đạt vốn huy động 500 tỷ đồng thông qua công ty chứng khoán ACB, công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và công ty chứng khoán Sài gòn.
- Quỹ đầu tư chứng khoán BVF1 của Tập đoàn tài chính- bảo hiểm Bảo Việt là quỹ thành viên được ra mắt ngày 21/7/2006 với 500 tỷ đồng với sự góp vốn của 6 tổ chức bảo hiểm.
- Quỹ Vietcombank 2 do công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBF) sáng lập với 60 triệu USD ở dạng quỹ đóng, sẽ ra mắt trong năm nay.
- VFM thành lập quỹ VF1 và đã đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán ở TTGDCK TP.HCM.
Quỹ VF2 là quỹ thành viên dạng đóng được thành lập vào tháng 12 năm 2006 với số vốn ban đầu là 25 triệu USD. Quỹ VF2 tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các công ty có tiềm năng tăng trưởng cao trong vòng 2-3 năm tới. Tính đến tháng 7 năm 2007, tổng tài sản của Quỹ VF2 tăng gấp 2,6 lần. Với những thành công trong hoạt động đầu tư của mình, Công ty VFM tiếp tục triển khai 2 quỹ đầu tư:
* VF3 - Quỹ hưu trí bổ sung đầu tiên ở Việt Nam * VF4 - Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam – với quy mô vốn huy động ban đầu dự kiến là 100 triệu USD.
* Lĩnh vực đầu tư của các quỹ đầu tư trong nước ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là:
+ Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết tại TTGDCK TP. Hồ Chí Minh;
+ Các cổ phiếu chưa niêm yết;
+ Và cũng có thể sẽ cung cấp sản phẩm liên kết giữa bảo hiểm và đầu tư;
+ Đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí.
3,HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ VF1
a. Giới thiệu công ty VFM
Công ty LD Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VietFund Management, gọi tắt là VFM) là Công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam chuyên thực hiện quản lý các quỹ đầu tư công chúng và thành viên, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và tài chính cho nhà đầu tư cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước.
Từ khi được cấp phép thành lập vào hoạt động vào năm 2003, VFM là liên doanh giữa hai đối tác tài chính lớn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Dragon Capital (Anh Quốc), công ty VFM hiện đang quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) với tổng giá trị tài sản gần 500 tỷ đồng và các nguồn vốn ủy thác đầu tư khác hơn 200 tỷ đồng. Công ty VFM dự kiến triển khai một số quỹ thành viên với nhiều mục tiêu khác nhau như Quỹ địa ốc, Quỹ hưu trí bổ sung, Quỹ tăng trưởng, … tùy theo nhu cầu của nhà đầu tư.
Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM quản lý được huy động từ các tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước với danh mục đầu tư đa dạng gồm 60% tổng giá trị quỹ vào các loại chứng khoán đã và sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán, và 40% còn lại đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Chứng chỉ Quỹ đầu tư VF1 hiện được niêm yết tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Tp. Hồ Chí Minh với khối lượng giao dịch khá lớn và được đánh giá thuộc nhóm chứng khoán có tính thanh khoản cao nhất.
Với tôn chỉ “Ra đời để phục vụ cho giới đầu tư năng động tại Việt Nam” và sự quản lý chuyên nghiệp, công ty VFM phấn đấu mang lại nhiều sản phẩm quỹ như là một kênh đầu tư hiệu quả cho lượng tiền nhàn rỗi trong dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.
Trên thực tế thì Công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam là Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VietFund Management, gọi tắt là VFM). VFM được cấp phép thành lập và hoạt động vào năm 2003. VFM là liên doanh giữa hai đối tác tài chính là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Dragon Capital của Anh. Công ty VFM hiện đang quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1). Đây là quỹ công chúng đầu tiên tại Việt Nam. Cho tới nay, ở Việt Nam mới chỉ có một quỹ đầu tư chứng khoán được thành lập đó là Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) theo giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư chứng khoán số 01/UBCK-ĐKQĐT ngày 20/5/2004 do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Quỹ đầu tư VF1 là dạng quỹ đóng được niêm yết tại Sở GDCK Tp.HCM vào ngày 08/11/2005.
công ty VFM hiện đang quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) với tổng giá trị tài sản gần 500 tỷ đồng và các nguồn vốn ủy thác đầu tư khác hơn 200 tỷ đồng.
b. PHƯƠNG CHÂM & NHIỆM VỤ
Phương châm hoạt động của công ty VFM là quản trị rủi ro, hướng đến sự phát triển lâu dài và ổn định.
.
* Quản lý đầu tư
Quỹ đầu tư do công ty VFM quản lý có thể có mục tiêu đầu tư khác nhau:
Tăng trưởng
Thu nhập
Hỗn hợp –
Các khoản đầu tư có thể được thực hiện vào nhiều loại chứng khoán khác nhau:
Trái phiếu chính phủ
Trái phiếu công ty
Cổ phiếu
Tiền tệ hay các công cụ tiền tệ
Bất động sản
Các mục tiêu và chiến lược đầu tư của các quỹ do công ty VFM quản lý đều được ghi rõ trong Bản cáo bạch và không thay đổi trừ khi được sự chấp thuận của Đại hội Nhà đầu tư. Các quỹ này đều được kiểm soát chặt chẽ bởi UBCKNN, ngân hàng giám sát chuyên nghiệp và được kiểm toán hàng năm bởi công ty kiểm toán hàng đầu thế giới.
* Tư vấn đầu tư
Tư vấn đầu tư là dịch vụ chuyên nghiệp mà công ty VFM nhằm thực hiện việc quản lý và đầu tư vốn riêng biệt cho các nhà đầu tư cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn lớn và danh mục đầu tư đặc biệt.
Mỗi nhà đầu tư sẽ có nhu cầu và mục tiêu riêng biệt khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi, thu nhập, thời hạn đầu tư và thái độ chấp nhận rủi ro. Chuyên viên tư vấn đầu tư của công ty VFM sẽ làm việc với từng khách hàng nhằm xác định nhu cầu, nguồn lực tài chính cũng như độ chấp nhận rủi ro để cùng xây dựng một chiến lược đầu tư nhằm đạt được mục đích và yêu cầu riêng biệt của từng khách hàng. Một danh mục đầu tư sẽ được xây dựng trên cơ sở độ chấp nhận rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận của khách hàng.
Các chuyên viên tư vấn đầu tư sẽ cung cấp cho nhà đầu tư tổng quan về thị trường tài chính và các rủi ro có thể xảy ra trong đầu tư để giúp nhà đầu tư có những quyết định phân bổ tài sản đầu tư tin cậy và có tính toán. Chuyên viên tư vấn sẽ giải thích cặn kẽ các báo cáo và các tài liệu khác liên quan tới việc quản lý tài sản và xác định rõ phương thức thông tin với nhà đầu tư.
Nhà đầu tư sẽ nhận đầy đủ các thông báo thường xuyên về tình hình tài chính, xu hướng hiện tại và tương lai của thị trường tài chính có thể ảnh hưởng tới các khoản đầu tư. Theo định kỳ, công ty VFM cùng thẩm định danh mục đầu tư của khách hàng nhằm báo cáo cũng như điều chỉnh kịp thời các thay đổi về mục đích đầu tư của khách hàng.
Tư vấn tài chính
Với đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tài chính và đặt đạo đức kinh doanh lên hàng đầu, công ty VFM cung cấp dịch vụ tư vấn về quản trị và tài chính cho khách hàng.
Công ty VFM tư vấn việc sử dụng vốn đầu tư thông qua các sản phẩm hiện có của mình như: tư vấn đầu tư, quỹ đầu tư hoặc thông qua nhiều loại hình sản phẩm mới để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư.
Với trọng tâm về định giá công ty và tư vấn cổ phần hóa, công ty VFM cung cấp ý kiến và dịch vụ hỗ trợ cho nhiều công ty khác nhau trong các ngành đa dạng. Việc xác định giá trị doanh nghiệp được xây dựng bởi các chuyên viên phân tích chuyên nghiệp với bề dày kinh nghiệm, trí tuệ và đào tạo. Điều này bảo đảm các ý kiến của chúng tôi mang tính khách quan, phù hợp và dựa trên dữ liệu thực tế của thị trường. Việc tiếp cận với những thông tin chuyên môn và công chúng về thị trường, ngành, và nghiên cứu kinh tế cung cấp cho công ty VFM các công cụ hữu hiệu để đánh giá giá trị các tài sản chứng khoán, một công việc mà tính độc lập, khách quan là đòi hỏi thiết yếu.
Công ty VFM cung cấp dịch vụ hỗ trợ quá trình mua bán, sát nhập công ty cho các doanh nghiệp và cổ đông. Chúng tôi sẵn sàng làm nhà tư vấn tài chính cho các cổ đông trong việc thương lượng mua hay bán cổ phần các doanh nghiệp. Mỗi khi nhà đầu tư mong muốn mua hay bán một doanh nghiệp, chuyên viên của công ty VFM sẽ góp phần tối đa hóa lợi nhuận từ khoản đầu tư của bạn.
Được thành lập để chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu. Quỹ đầu tư VF4 có quy mô vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng Dự kiến, VF4 sẽ đầu tư 70% tổng giá trị tài sản vào cổ phần của các doanh nghiệp đại chúng chưa niêm yết, 25% vào các doanh nghiệp niêm yết và 5% sẽ được đầu tư dưới dạng tài sản và các công cụ tiền tệ khác.
Dự kiến sau khi thành lập quỹ đầu tư VF4, VFM sẽ tiếp tục thành lập Quỹ đầu tư VF5, với mục tiêu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam.
b. Giới thiệu quỹ đầu tư VF1
Giới thiệu vắn tắt về Quỹ đầu tư VF1:
• Tên Quỹ:
Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam
• Tên tiếng Anh:
Vietnam Securities Investment Fund
• Tên viết tắt:
Quỹ đầu tư VF1
• Tên giao dịch:
VFMVF1
• Hình thức Quỹ:
Quỹ đầu tư chứng khoán đóng
• Vốn điều lệ:
1.000.000.000.000 đồng (Một nghìn tỷ đồng)
• Mệnh giá:
10.000 đồng/đơn vị quỹ
• Số lượng đơn vị Quỹ:
100.000.000 (Một trăm triệu)
• Thời hạn hoạt động:
10 năm kể từ ngày cấp phép
• Mục tiêu đầu tư:
Đầu tư vào các cổ phiếu có tiềm năng phát triển sẽ và đang niêm yết, các chứng khoán nợ khác nhằm cân bằng và giảm thiểu rủi ro.
• Đối tượng nhà đầu tư:
Pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước
• Giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng:
Giấy phép số 01/GP-QĐT ngày 24/03/2004 do UBCKNN cấp.
• Giấy phép hoạt động của quỹ:
Giấy phép số 01/UBCK-ĐKQĐT ngày 20/05/2004 do UBCKNN cấp.
• Giấy phép niêm yết chứng chỉ quỹ:
Giấy phép số 01/UBCK - NYQĐT ngày 22/09/2004 do UBCKNN cấp.
• Công ty quản lý:
Công ty LD Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM)
• Ngân hàng giám sát:
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
• Công ty kiểm toán:
Công ty Kiểm toán Ernst&Young.
• Chính sách cổ tức:
Hàng năm, dựa trên cơ sở cổ tức từ các khoản đầu tư.
• Định giá tài sản ròng (NAV):
Hàng tuần, thông báo trên bản tin TTCK và trang web.
• Phí:
- Phí quản lý: 2%/ NAV/ năm, - Phí giám sát & lưu ký: 0.12%/ NAV/ năm, - Thưởng hoạt động & các phí khác.
Top of Form
Giao dịch chứng chỉ quỹ
Giá
11/04/2008
Giá đóng cửa
16.400
Thay đổi
0
% thay đổi
0
Khối lượng
533.310
Thông số căn bản
Cao nhất 52 tuần
27.40002/01/2008
Thấp nhất 52 tuần
14.40025/03/2008
Vốn thị trường
820 Tỷ
Cổ tức
0
Giá đóng cửa 5 phiên gần nhất
Ngày
Giá
Thay đổi
% thay đổi
Khối lượng
11/04/2008
16.400
0
0%
533.310
10/04/2008
16.400
-300
-1,79%
817.250
09/04/2008
16.700
300
1,82%
90.390
08/04/2008
16.400
300
1,86%
428.260
07/04/2008
16.100
0
0%
35.250
4Các giải pháp cho các quỹ đầu tư ở Việt Nam hiện nay:
+Đối với cơ quan nhà nước:
Hoàn thiện hệ thống luật pháp, phổ biến luật củng cố cho sự phát triển theo khuôn khổ của các quỹ đầu tư.
Tạo điều kiện cho sự hoạt động và phát triển của các quỹ, nới rộng quyền hạn và trách nhiệm của quỹ.
+Đối với bản thân các quỹ:
Công bố, minh bạch hóa thông tin, giới thiệu quỹ đầu tư tới những nhà đầu tư và công chúng, nhằm thu hút mở rộng quy mô quỹ.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức, đa dạng hóa ngành nghề trong danh mục đầu tư, không chỉ tập trung vào những ngành ít rủi ro hoặc lợi nhuận cao.
Phân tích kĩ lưỡng đối tượng đầu tư, trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Bên cạnh sự đa dạng trong danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro cần có sự chuyên môn hóa trong đầu tư vào những ngành nghề chuyên biệt để có sự hiểu ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33000.doc