Hoạt động của ngân hàng nhà nước và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế

ĐỀ TÀI: Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. MỞ ĐẦU Đối với tất cả các quốc gia, NHTW được sử dụng như một công cụ quan trọng trong điều chỉnh kinh tế của nhà nước vì NHTW nắm trong tay các mối liên hệ kinh tế quan trọng nhất. ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế hàng hóa tập trung sang phát triển nền kinh tế thị trường, trong những năm qua ngân hàng Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện theo xu hướng năng

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động của ngân hàng nhà nước và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động, tích cực với xu hướng phát triên của nền kinh tế thế giới. mặc dù đến nay qui mô của thị trường còn rất khiêm tốn nhưng nó đã đóng vai trò nhất định trong việc kết nối cung cầu về vốn ngắn hạn cho các NHTM, doanh nghiệp… Đặc biệt, thị trường tiền tệ Việt Nam đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng trong việc bảo đảm khả năng thanh toán, an toàn hệ thống cũng như mở hệ thống cho vay. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG Quá trình hình thành Ngân hàng trung ương Quá trình hình thành Ngân hàng trung ương ra đời chính thức đầu tiên ở Châu Âu, vào thế kỷ 17. Khi ấy, tiền mặt lưu hành vẫn chủ yếu dưới dạng vvàng và bạc, tuy rằng, các tờ cam kết thanh toán (promises to pay) đã được sử dụng rộng rãi như là những biểu hiện của giá trị ở cả Châu Âu và Châu Á. Ngược lại 500 năm trước đấy, Tổ chức Hiệp sĩ dòng Đền (Knight Templar) thời Trung Cổ sử dụng một cơ chế có thể nói là hình mẫu đầu tiên của Ngân hàng trung ương. Các giấy tờ cam kết thanh toán của họ được chấp nhận rộng rãi, và nhiều người cho rằng các hoạt động này đặt nền tảng cơ bản cho hệ thống ngân hàng hiện đại. Cùng thời gian đó, Thành Cát Tư Hãn phát hành tiền giấy ở Trung Hoa, và áp đặt sử dụng loại tiền này bằng bạo lực nhằm thu giữ vàng bạc. Ngân hàng trung ương đầu tiên là Ngân hàng Thụy Điển (Bank of Sweden) năm 1668 với sự giúp đỡ của các doanh nhân Hà Lan. Ngân hàng Anh (Bank of England) ra đời tiếp sau đó năm 1694 bởi doanh nhân người Scotland là William Paterson tại London theo yêu cầu của chính phủ Anh với mục đích tài trợ cuộc nội chiến lúc đó. Cục Dự trữ Liên bang của Mỹ được thành lập theo yêu cầu của Quốc hội tại đạo luật mang tên hai nghị sĩ đệ trình là Glass và Owen (Glass-Owen Bill). Tổng thống Woodrow Wilson ký đạo luật ngày 23 tháng 12 năm 1913. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Tiếng Anh là People’s Bank of China – Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa) bắt đầu các chức năng ngân hàng trung ương năm 1979 cùng với chính sách cải cách kinh tế. Vai trò ngân hàng trung ương của nó được đẩy mạnh năm 1989 khi đất nước này chuyển đổi sâu sắc hơn sang nền kinh tế hướng xuất khẩu. Tới năm 2000, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã là một ngân hàng trung ương về mọi mặt, với cơ cấu và hoạt động có tham khảo Ngân hàng Trương ương Châu Âu vốn là mô hình ngân hàng trung ương mới nhất, chi phối ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên mà vẫn để quyền quản lý kinh tế quốc gia cho các ngân hàng đó. Từ thế kỉ 18, nhà nước của các nước đã bắt đầu can thiệp vào các hoạt động của các ngân hàng bằng cách hạn chế số lượng các ngân hàng được phép phát hành kì phiếu ngân hàng. Đến thế kỉ 19, ở các nước phát triển có xu hướng ra đời các đạo luật chỉ cho phép một Nhà nước duy nhất phát hành tiền còn các ngân hàng khác đơn thuần kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng . Ở Anh năm 1844, Nhà nước cấm các ngân hàng tư nhân phát hành tiền và toàn bộ nghiệp vụ phát hành tiền tệ được tập trung vào Anh quốc ngân hàng. Ngân hàng cổ phần tư nhân Pháp thành lập 1800, đến năm 1803 được độc quyền phát hành giấy bạc ở Pari, đến năm 1848 độc quyền phát hành giấy bạc trên toàn nước Pháp. Đầu thế kỉ 20, ở các nước ngân hàng được phép phát hành tiền đều thuộc sở hữu tư nhân, nhà nước không có điều kiện can thiệp các hoạt động kinh tế thông qua tác động của tiền tệ. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933, đã buộc chính phủ các nước tăng cường hơn nữa can thiệp của mình vào lĩnh vực kinh tế. Ngoài việc điều tiết nến kinh tế thông qua hệ thống luật pháp, chính sách thuế,…Nhà nước cần phải nắm lấy phương tiện cơ bản của nền kinh tế thị trường- tiền tệ góp phần giải quyết những bất ổn trong nền kinh tế. Vì thế, sau tổng khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, phần lớn các nước đã tiến hành quốc hữu hóa hoặc thành lập mới nhà nước phát hành thuộc sở hữu nhà nước, nhằm nắm trọn quyền phát hành tiền tệ nhằm qua đó điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô. Canada quốc hữu hóa ngân hàng nhà nước vào năm 1938, Đức quốc hữu hóa nhà nước phát hành vào năm 1939, Pháp quốc hữu hóa nhà nước phát hành vào năm 1945, Anh quốc hữu hóa nhà nước vào năm 1946… Từ đó khái niệm ngân hàng trung ương được sử dụng để thay thế cho ngân hàng phát hành. Ngân hàng trung ương không chỉ thực hiện chức năng phát hành tiền tệ vào lưu thông mà còn thực hiện chức năng quản lí về mặt nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Tuy nhiên, ở một số ngân hàng phát hành không hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng hoạt động vẫn mang tính chất của một ngân hàng nhà nước và cơ quan quản lí cao nhất của nó là do nhà nước bổ nhiệm và miễn nhiệm. Ngân hàng trung ương Nhật Bản là ngân hàng cổ phần theo luật năm 1942, trong đó cổ phần nhà nước chiếm 55%, cổ phần thuộc sở hữu tư nhân chiếm 45% nhưng có quan quản trị ngân hàng là hội đồng chính sách có 7 thành viên do chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Ở Mĩ, hệ thống dự trữ liên bang là ngân hàng cổ phần tư nhân, nhưng cơ quan lãnh đạo cao nhất của ngân hàng này là hội đồng thống đốc có bảy thành viên do Tổng thống đề cử và quốc hội bổ nhiệm… Đặc thù của ngân hàng trung ương Tuy có nhiều tên gọi khác nhau như Ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng dự trữ liên bang…, nhưng chúng đều có tính chất chung , đó là một cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và thực hiện chức năng quản lí nhà nước về hoạt động giá trị đồng tiền duy trì sự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Do tính chất đó, Ngân hàng trung ương nắm giữ một trong những công cụ quan trọng nhất trong quản lí nền kinh tế vĩ mô , đó là chính sách tiền tệ. Bởi vậy ngân hàng trung ương có vị trí đặc thù trong bộ máy quản lí và điều hành vĩ mô của nhà nước. Cho đến nay, trên thế giới có hai mô hình tổ chức và quản lí của ngân hàng trung ương: Ngân hàng trung ương trực thuộc quốc hội, tự chịu trách nhiệm của mình về mọi hoạt động trước quốc hội. Với mô hình này ngân hàng trung ương được độc lập với chính phủ. Bởi lẽ, chính phủ là người thực thi ngân sách tài chính quốc gia , quản lí và điều hành ngân hàng nhà nước. Nếu ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ sẽ dễ bị chính phủ lạm dụng công cụ phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt của ngân sách nhà nước , gây ra lạm phát. Lúc đó ngân hàng trung ương không thể chủ đông trong việc thực thi chính sách tiền tệ, với mục đích ổn định giá trị của đồng tiền. Mô hình này có ở ngân hàng dự trữ liên bang Hoa Kì, ngân hàng dự trữ liên bang của cộng hòa liên bang Đức… Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước chính phủ. Bởi vì, Chính phủ là người thực hiện chức năng điều hành và sử dụng các công cụ điều tiết chính sách vĩ mô. Vì vậy, để thực hiện chức năng của mình, Chính phủ cần nắm lấy ngân hàng trung ương và thông qua ngân hàng trung ương để tác động đến ngân hàng để tác động đến chính sách tiền tệ. Theo mô hình này có ngân hàng Pháp, ngân hàng Anh quốc, ngân hàng Việt Nam… Như vây, mỗi nước đều có một ngân hàng trung ương thuộc sở hữu, hoặc một hệ thống ngân hàng làm nhiệm vụ của ngân hàng trung ương, nhưng đặt dưới sự điều hành của một hội đồng duy nhất được một nhà nước bổ nhiệm. Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ , tín dụng ngân hàng. Nhưng nó khác với tính chất quản lí của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách quản lí không chỉ đơn thuần bằng các luật lệ, các biện pháp hành chính, mà còn thông qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh sinh lời. Ngân hàng trung ương có các khoản thu nhập từ các tài sản có của mình: chứng khoán chính phủ, cho vay chiết khấu, kinh doanh trên thị trường ngoại hối…Hai mặt quản lí và kinh doanh gắn chặt với nhau trong tất cả các hoạt động với ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh chỉ là phương tiện để quản lí, tự nó không phải là mục đích của ngân hàng trung ương. Hầu hết các khoản thu nhập của ngân hàng trung ương, sau khi trừ đi các chi phí hoạt động, đều phải nộp vào ngân sách nhà nước. Chức năng của ngân hàng trung ương 2.1 Phát hành giấy bạc ngân sách và điều tiết ngân sách và điều tiết lượng tiền cung ứng Đi liền với sự ra đời của ngân hàng Trung ương thì toàn bộ việc phát hành tiền được tập trung vào ngân hàng trung ương theo chế độ nàh nước độc quyền phát hành tiền và nó trở thành trung tâm phát hành tiền của cả nước. Giấy bạc ngân hàng do Ngân hàng trung ương phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp, làm chức năng phương tiện thanh toán lưu thông tiền tệ của đất nước. Để cho giá trị của đồng tiền được ổn định , nó đòi hỏi việc phát hành tiền phải tuân theo nguyên tắc nghiêm ngặt. Các nguyên tắc cơ bản cho việc phát hành tiền tệ đặt ra là : Nguyên tắc phát hành tiền phải có vàng bảo đảm. Nguyên tắc này quy định việc phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông được đảm bảo bằng trữ kim hiện hữu nằm trong kho của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương phải đảm bảo việc tự do trao đổi giấy bạc ngân hàng ra vàng theo luật định khi người có giấy bạc yêu cầu. Tuy nhiên, vận dụng theo nguyên tắc này, mỗi nước lại có sự co giãn về mức độ bảo đảm vàng khác nhau, điều đó còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nước. Nguyên tắc phát hành giấy bạc ngân hàng thông qua cơ chế tín dụng được bảo đảm bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ. Theo cơ chế này việc phát hành giấy bạc không nhất thiết phải có vàng bảo đảm, mà phát hành thông qua cơ chế tín dụng ngắn hạn, trên cơ sở có bảo đảm bằng hàng hóa, công tác dịch vụ, thể hiện trên kì phiếu thương mại, các chứng từ nợ khác có khả năng hoán chuyển thành tiền theo luật định. Đó là tín dụng ngân hàng trung ương, được thực hiện bằng phương thức tái cấp vốn đối với ngân hàng thương mại. Việc phát hành giấy bạc ngân hàng theo nguyên tắc này, một mặt nó xuất phát từ nhu cầu tiền tệ phát sinh do tăng trưởng kinh tế, mặt khác tạo ra khả năng để ngân hàng trung ương thực hiện nhiệm vụ kiểm soát khối lượng tiền cung ứng theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. Ngày này, trong điều kiện lưu thông giấy bạc ngân hàng không được tự do chuyển đổi ra vàng theo luật định, các nước trên thế giới đều chuyển sang chế độ phát hành giấy bạc thông qua cơ chế tái cấp vốn cho các ngân hàng và hoạt động trên thị trường mở của ngân hàng trung ương. Đồng thời trên cở sở độc quyền phát hành tiền , Ngân hàng trung ương thưc hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng được tạo ra từ các ngân hàng thương mại, bằng quy chế dự trữ bắt buộc , lãi suất chiết khấu. Như vậy, ngân hàng trung ương không chỉ độc quyền phát hành tiền tệ mà còn quản lí,, điều tiết lượng tiền cung ứng, thực hiện chính sách tiền tệ , bảo đảm ổn định giá trị đối nội, đối ngoại của đồng bản tệ. VD: Khi cần rút bớt số lượng tiền mặt trong lưu thông, ngân hàng Trung Ương ( ở Việt Nam là kho bạc Nhà Nước) có thể phát hành trái phiếu chính phủ (Bond) Trái phiếu chính phủ thường được coi là không có rủi ro bởi chính phủ có thể tăng thuế hoặc in thêm tiền mặt để chi trả trái phiếu đáo hạn. Một số ví dụ rất hiếm thấy khi chính phủ không thể thanh toán được nợ đó là cuộc khủng hoảng đồng rúp năm 1998 của chính phủ Nga. Ở Hoa Kỳ, trái phiếu chính phủ mệnh giá bằng đô la là hình thức đầu tư tiền an toàn nhất. An toàn hay không có rủi ro là theo nghĩa rủi ro có thể không được thanh toán. Các rủi ro khác vẫn tồn tại như tỷ giá– là khi đồng nội tệ mất giá so với các ngoại tệ; rủi ro thứ hai là lạm phát – tiền gốc nhận lại khi đáo hạn giảm giá trị vì lạm phát vượt quá dự kiến. Nhiều chính phủ phát hành công trái điều chỉnh theo lạm phát để bảo vệ các nhà đầu tư trước rủi ro lạm phát. Trung Quốc nắm giữ nhiều trái phiếu của Mỹ nhất.Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ công bố, tính đến cuối tháng 9/2008, Trung Quốc đã sở hữu lượng trái phiếu của Mỹ với tổng trị giá lên đến 585 tỷ USD.Nhật Bản hiện sở hữu lượng trái phiếu trị giá 573,2 tỷ USD của Mỹ - đứng thứ hai. Xếp thứ ba là Anh. Ngân hàng Trung ương cũng có thể tăng lãi suất cơ bản, qua đó làm tăng lãi suất tiền gửi của các Ngân hàng thương mại, kích thích người dân gửi tiền vào các ngân hàng, làm giảm lượng tiền trong lưu thông.Một cách nữa, Ngân hàng Trung Ương có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements) của các NHTM, từ đó hạn chế và rút bớt một lượng tiền trong lưu thông. Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements )là một quy định của ngân hàng trung ương về về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản.Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ NHTW để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ở Việt Nam, tính đến tháng 1/2009, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM với tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng là 5% và từ 12 tháng trở lên là 1%. 2.2. Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng Là ngân hàng của các ngân hàng. Ngân hàng trung ương thực hiện các nghiệp vụ sau: Mở tài khoản tiền gửi và bảo quản dự trữ tiền tệ cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng và tổ chức tín dụng đều phải mở tài khoản tiền gửi và gửi tiền vào ngân hàng trung ương, gồm hai loại sau: Tiền gửi thanh toán: đây là khoản tiền gửi các ngân hàng tại ngân hàng trung ương nhằm bảo đảm nhu cầu chi trả trong thanh toán giữa các ngân hàng và khách hàng. Tiền gửi dự trữ bắt buộc: khoản tiền dự trữ này áp dụng đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi của công chứng. Mức tiền dự trữ này được ngân hàng trung ương quy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng . Đây là một công cụ của ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Do vậy, dự trữ bắt buộc này sẽ thay đổi theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong tưng thời kì. Cho vay đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm đảm cho nền kinh tế đủ phương tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kì nhất định. Mặt khác, thông qua việc cấp vồn và lãi suất tín dụng để điều tiết lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. Trong quá trình hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng sử dụng vốn tập trung, huy động để vay đối với nền kinh tế. Khi xuất hiện nhu cầu tiền Ngân hàng trung ương làm phương tiện thanh toán, các ngân hàng này được ngân hàng trung ương cấp tín dụng theo những điều kiện nhất định, phù hợp với yêu cầu chính sách tiền tệ. Như vậy, thực chất là ngân hàng trung ương thực hiện cung ứng tiền theo nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, thông qua việc tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác bằng nghiệp vụ chiết khấu hoặc tái chiết khấu. Ngân hàng trung ương còn là trung tâm thanh toán của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng . Với trung tâm này, Ngân hàng trung ương thực hiện các nghiệp vụ thanh toán như: Thanh toán từng lần: mỗi lần có nhu cầu thanh toán, các ngân hàng gửi các chứng từ thanh toán đến ngân hàng trung ương, yêu cầu trích tiền từ lãi của mình để trả cho ngân hàng thụ hưởng. Thanh toán bù trừ: Ngân hàng trung ương là ngân hàng trung tâm tổ chức thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng, kể cả kho bạc nhà nước. Việc thanh toán bù trừ được tiến hành giữa các ngân hàng theo định kì hoặc cuối mỗi ngày làm việc. Việc thanh toán dựa trên cơ sở trao đổi các chứng từ thanh toán nợ kèm theo các bảng kê khai thanh toán bù trừ của các ngân hàng hoặc bù trừ thông qua hệ thống vi tính , số dư cuối cùng được thực hiện bằng cách trích tài khoản của người phải trả nợ tại ngân hàng trung ương. 2.3. Ngân hàng trung ương là ngân hàng của Nhà nước Nói chung, Ngân hàng trung ương là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước , được thành lập và hoạt động theo pháp luật. Ngân hàng trung ương vừa thực hiện chức năng quản lí về mặt nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng, vừa thực hiện là chức năng của ngân hàng nhà nước. Ở đây, ngân hàng trung ương thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu sau: Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lí về mặt nhà nước các hoạt động của hệ thống ngân hàng bằng pháp luật: Xem xét, cấp và thu hồi giấy phép hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Kiểm soát tín dụng thông qua cơ chế tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Quy định các thể chế nghiệp vụ, các hệ số an toàn trong quá trinh hoạt động cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Thanh tra và kiểm soát toàn bộ các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng Áp dụng các chế tài trong trường hợp vi phạm pháp luật, nhằm bảo đảm cho cả hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, có hiệu quả, an toàn. Quyết định đình chỉ các hoạt động hoặc để giải thể đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng luật hoặc mất khả năng thanh toán. Ngân hàng trung ương có trách nhiệm đối với ngân hàng nhà nước: Mở tài khoản, nhận và trả tiền gửi của kho bạc nhà nước Tổ chức thanh toán cho kho bạc nhà nước trong thanh toán với các ngân hàng Làm đại lí cho kho bạc nhà nước trong một số nghiệp vụ. Bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại hối, các chứng từ có bảng giá. Cho ngân hàng nhà nước vay khi cần thiết. Ngân hàng trung ương thay mặt cho nhà nước trong quan hệ với nước ngoài trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng: Kí kết các hiệp định về tiền tệ, tín dụng ngân hàng với nước ngoài Đại diện cho nhà nước với các tổ chức tài chính quốc tế mà nước đó là thành viên như IMF, WB, ADB… NHTW và các chính sách tiền tệ Vị trí của chính sách tiền tệ Kinh tế thị trường thực chất là một nền kinh tế tiền tệ. Ở đó, bao giờ chính sách tiền tệ cũng là một trong những công cụ quản lí kinh tê vĩ mô quan trọng nhất của nhà nước, bên cạnh chính sách tài khóa, phân phối thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại… Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ nhằm gây ra sự mở rộng hay thắt chặt lại trong việc cung ứng tiền tệ, để ổn định giá trị đồng bản tệ, đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến mức mong muốn. Trong một quãng thời gian nhất định nào đó, chinh sách tiên tệ của một quốc gia có thể được hoạch định một trong hai hướng sau: Chính sách tiền tệ mở rộng, nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chống suy thoái kinh tế, chống thất nghiệp. Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế. Trường hợp này chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của ngân hang trung ương. Có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt trong mọi hoạt động của ngân hàng trung ương. Các hoạt động khác của ngân hàng trung ương đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ đề đạt mục tiêu của nó. Nhiệm vụ Chính sách tiền tê, một mặt là cung cấp đầy đủ phương tiện thanh toán cho nền kinh tế (lượng tiền cung ứng), mặt khác phải giữ ổn định giá trị đồng bản tệ. Để thực hiện điều đó. Thông thường trên thế giới, việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ được giao cho ngân hàng trung ương. Có một số nước, việc xây dựng chính sách tiền tệ có thể do một cơ quan khác , nhưng thực hiện chính sách tiền tệ này vẫn là ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, Ngân hàng trung ương cần được độc lập ở một mức độ nhất định với chính phủ. Các công cụ của CSTT : Nghiệp vụ thị trường mở: Khái niệm: Là những hoạt động mua bán chứng khoán do NHTW thực hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ qua đó đIều tiết lượng tiền cung ứng. Cơ chế tác động:Khi NHTW mua (bán)chứng khoán thì sẽ làm cho cơ số tiền tệ tăng lên (giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên (giảm đi). Nếu thị trường mở chỉ gồm NHTW và các NHTM thì hoạt động này sẽ làm thay đổi lượng tiền dự trữ của các NHTM (R ),nếu bao gồm cả công chúng thì nó sẽ làm thay đổi ngay lượng tiền mặt trong lưu thông(C) Đặc điểm:Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là một công cụ rất năng động ,hiệu quả,chính xác của CSTT vì khối lượng chứng khoán mua( bán ) tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần đIều chỉnh,ít tốn kém về chi phí ,dễ đảo ngược tình thế.Tuy vậy, vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phải có sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ ,thị trường vốn. Dự trữ bắt buộc: Khái niệm :Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH phảI giữ lại,do NHTW qui định ,gửi tại NHTW,không hưởng lãI,không được dùng để đầu tư,cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng só tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán,sự ổn định của hệ thống ngân hàng Cơ chế tác động:Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM.Mặt khác khi tăng (giảm ) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãI suất cho vay tăng (giảm),từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng). Đặc đIểm:Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên giúp NHTW chủ động trong việc đIều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền). Song tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm ,phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM. Chính sách tái chiết khấu: Khái niệm : Đây là hoạt động mà NHTW thực hiện cho vay ngắn hạn đối với các NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu bằng việc đIều chỉnh lãI suất táI chiết khấu (đối với thương phiếu) và hạn mức cho vay táI chiết khấu(cửa sổ chiết khấu) Cơ chế tác động:Khi NHTW tăng (giảm ) lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế (khuyến khích) việc các NHTM vay tiền tại NHTW làm cho khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng) từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế giảm (tăng).Mặt khác khi NHTW muốn hạn chế NHTM vay chiết khấu của mình thì thực hiện việc khép cửa sổ chiết khấu lại. Ngoài ra, ở các nước có thị trường chưa phát triển (thương phiếu chưa phổ biến để có thể làm công cụ táI chiết khấu) thì NHTW còn thực hiện nghiệp vụ này thông qua việc cho vay táI cấp vốn ngắn hạn đối với các NHTM. Đặc điểm:Chính sách tái chiết khấu giúp NHTW thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM khi các NHTM gặp khó khăn trong thanh toán ,và có thế kiểm soát đựoc hoạt động tín dụng của các NHTM đồng thời có thể tác động tới việc đIều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể.Tuy vậy ,hiệu qủa của cộng cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của các NHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó ,sai lệch thông tin về cung cầu vốn trên thị trường. Trên đây là 3 công cụ tác động gián tiếp tới qui mô lượng tiền cung ứng,trong một nền kinh tế nếu NHTW sử dụng có hiệu quả cấc công cụ này thì sẽ không cần đến bất cứ một công cụ nào khác .Tuy vậy trong những điều kiện cụ thể (các quốc gia đang phát triển ;các giai đoạn kinh tế quá nóng ) thì để đạt được mục tiêu của mình ,NHTW có thể sử dụng các công cụ điều tiết trực tiếp sau: Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM Khái niệm :là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định(một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình.Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô(tốc độ tăng trưởng ,lạm phátiêu thụ..)sau đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức do NHTW quy định . Cơ chế tác động:Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng tiền cung ứng,việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTM. Đặc điểm:Giúp NHTW điều chỉnh ,kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả ,đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng,tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế .Song nhược điểm của nó rất lớn : triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM,làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế ,dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoàI sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên . Quản lý lãi suất của các NHTM: Khái niệm :NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn dịnh một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó,từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình. Cơ chế tác động:Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo. :Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ,đIều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp.Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãI suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế .Mặt khác việc thay đổi quy định đIều chỉnh lãI suất dễ làm cho các NHTM bị động,tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. Phụ lục: Đặc điểm của một số ngân hàng ở các quốc gia khác Ngân hàng trung ương (Central Bank) ở bất cứ quốc gia nào đều là một trong những cơ quan có vị thế cực kỳ quan trọng, là ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng. Đặc điểm nổi bật của ngân hàng trung ương là nó không giao dịch, làm nghiệp vụ trực tiếp với các nhà kinh doanh và công chúng, khách hàng của nó là tất cả các ngân hàng khác. Ngân hàng trung ương giữ vai trò là ngân hàng của các ngân hàng; bảo quản quỹ dự trữ tiền tệ của các ngân hàng; cho các ngân hàng vay vốn khi cần thiết, thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng của nhà nước; cơ quan phát hành tiền tệ trong nước; thanh toán và tín dụng quốc tế với ngân hàng trung ương các nước khác; là cơ quan cung cấp tiền cho ngân sách khi cần và làm một số nghiệp vụ của kho bạc nhà nước.     Mỹ Hệ thống Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System) có chức năng như một ngân hàng trung ương, mặc dù chính thức nó không phải là một ngân hàng mà chỉ chịu những ảnh hưởng hạn chế của nhánh hành pháp và lập pháp. Hệ thống này được thành lập ngày 23 tháng 12 năm 1913, nhằm đưa ra trong nước một đồng tiền linh hoạt, tạo điều kiện dễ dàng cho việc chiết khấu các thương phiếu và cải thiện việc giám sát hoạt động ngân hàng, từ đó trách nhiệm của Hệ thống đã được mở rộng. Qua nhiều năm, người ta đã nhận thấy rằng, sự ổn định và tăng trưởng nền kinh tế, mức độ bảo đảm tình trạng có việc làm cao, sự ổn định về mãi lực đồng đô la Mỹ và sự cân bằng hợp lý trong giao dịch với những nước khác, là những mục tiêu đầu tiên trong đường lối kinh tế của Nhà nước. Hệ thống Dự trữ Liên bang bao gồm Hội đồng các Thống đốc (Board of Governors), 12 ngân hàng dự trữ khu vực (District Reserve Bank) và các văn phòng chi nhánh, Uỷ ban thị trường Công khai Liên bang (Federal Open Market Committee, FOMC). Nòng cốt của hệ thống là Hội đồng 7 Thành viên Thống đốc ở Washington. Các thành viên này được Tổng thống chỉ định và được Thượng viện tán thành với nhiệm kỳ 14 năm. Tổng thống cũng chỉ định Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Hội đồng này trong số các thành viên của Hội đồng với nhiệm kỳ 4 năm, sau đó có thể thay mới. Từ tháng 6 năm 2001, các thành viên của Hội đồng gồm: Alan Greespan, Chủ tịch; Roger W.Ferguson Jr, Phó Chủ tịch; Edward W. Kelly Jr, Laurence H. Meyer và Edward M. Gramlich; còn hai chỗ trống. Hội đồng này làm việc dựa trên nguyên tắc tập thể đưa ra chủ trương chính sách. Ngoài những trách nhiệm này, Hội đồng còn giám sát ngân sách và hoạt động của các ngân hàng dự trữ, thông qua chỉ định những Thống đốc các ngân hàng đó và chỉ định 3 người trong Ban Giám đốc của mỗi ngân hàng khu vực, cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch của mỗi ngân hàng dự trữ. 12 ngân hàng dự trữ này và các văn phòng chi nhánh hoạt động như những bộ phận phân quyền của Hệ thống, thực hiện những công việc hàng ngày như lưu thông tiền tệ và cung cấp các chức năng của cơ quan tài chính và những dịch vụ thuộc cơ chế chi trả. Các ngân hàng khu vực đóng tại Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, ST. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco. Chức năng chính của Hệ thống là chủ trương chính sách tiền tệ được kiểm soát bằng 3 công cụ: nhu cầu dự trữ, tỷ lệ chiết khấu và hoạt động của thị trường công khai. Những nhu cầu dự trữ thống nhất do hội đồng đưa ra được áp dụng cho các tài khoản giao dịch và tiền gửi có kỳ hạn của pháp nhân tại các tổ chức nhận tiền gửi. Trách nhiệm đưa ra tỷ lệ chiết khấu (lãi suất mà các tổ chức tiền gửi có thể vay tiền tại các ngân hàng dự trữ) được Hội đồng Thống đốc và các ngân hàng dự trữ cùng chia sẻ. Những thay đổi về tỷ lệ chiết khấu do từng ban giám đốc của các ngân hàng dự trữ đưa ra và phải được Hội đồng Thống đốc thông qua. Công cụ quan trọng nhất của chính sách tiện tệ là những hoạt động thị trường công khai (mua và bán các trái khoán nhà nước). Trách nhiệm ảnh hưởng tới phí tổn tiền tệ và tính khả cung tiền tệ và tín dụng thông qua việc mua và bán các trái khoán nhà nước là của Uỷ ban Thị trường Công khai Liên bang (FOMC) - gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc, Chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang New York và 4 Chủ tịch của các ngân hàng dự trữ liên bang khác, mỗi người phục vụ nhiệm kỳ một năm. Uỷ ban này căn cứ vào những quyết định về sự phát triển, triển vọng kinh tế và tài chính mà xác định những mục tiêu tăng trưởng hàng năm với các biện pháp chủ yếu là cung cấp tiền tệ và tín dụng. Những quyết định của Uỷ ban này do Phòng Nội thương (Domestic Trace Deck) của ngân hàng dự trữ liên bang New York tiến hành. Đạo luật Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Act) quy định mộ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25855.doc
Tài liệu liên quan