Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam

Tài liệu Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam: ... Ebook Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam

doc101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu ................................................................................................................... 4 Chương I: Du lịch và Những vấn đề cơ bản của du lịch ........................................ 6 I. Một số khái niệm cơ bản của du lịch ................................................................ 6 1. Lịch sử của du lịch ........................................................................................... 6 2. Bản Chất Của Du Lịch ..................................................................................... 9 2.1 Xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch ................................................... 9 2.2 Xét từ góc độ chính sách phát triển du lịch quốc gia ............................... 10 2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch................................................................ 11 2.4 Xét từ góc độ tìm kiếm thị trường: .......................................................... 12 2.5 Xét từ tỷ lệ khách du lịch ......................................................................... 12 3. Một số khái niệm cơ bản của du lịch ............................................................. 13 4. Những loại hình doanh nghiệp du lịch cơ bản ............................................... 15 II. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, xu thế phát triển du lịch toàn cầu và khu vực......................................................................... 17 1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân .............................................. 17 2. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới ....................................................... 22 2.1 Tổng quan hoạt động du lịch thế giới theo vùng ..................................... 24 2.2 Du lịch thế giới nhanh chóng ổn định và hồi phục .................................. 26 2.3 Triển vọng du lịch .................................................................................... 30 III. Xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế và du lịch thế giới............. 32 1. Sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ ......................................... 33 2. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới ............................................. 33 3. Quan hệ kinh tế quốc tế chuyển từ lưỡng cực sang đa cực............................ 33 4. Xu hướng phát triển dịch vụ du lịch .............................................................. 33 Chương II: Thực trạng hoạt động của Du Lịch quốc tế ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay ............................................................................ 35 I. Khái quát quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam ...................... 35 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam............. 35 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ngành du lịch Việt Nam ........................................... 37 II. Thực trạng kinh doanh du lịch quốc tế ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề còn hạn chế ......................................................................... 39 1. Bối cảnh và tình hình quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch quốc tế Việt Nam ........................................................................................... 39 1.1 Bối cảnh và tình hình quốc tế................................................................... 39 1.2 Kết quả của hoạt động kinh tế đối ngoaị và tình hình trong nước ........... 40 2. Những kết quả đạt được của hoạt động du lịch quốc tế................................. 41 2.1 Nhịp độ tăng trưởng khách du lịch hàng năm.......................................... 42 2.2 Doanh thu du lịch ..................................................................................... 44 2.3 Đào tạo nguồn nhân lực ........................................................................... 45 2.3 Cơ sở vật chất của ngành ......................................................................... 46 2.4 Công tác Quy hoạch du lịch ..................................................................... 49 3. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế Việt Nam ........ 50 3.1 Các vấn đề của ngành............................................................................... 50 3.2 Thủ tục làm Visa du lịch còn nhiều bất cập ............................................. 52 3.3 Công tác Marketing chưa được triển khai toàn diện................................ 53 3.4 Còn nhiều cản trở trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các công ty du lịch ....................................................................................................... 54 3.5 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển 54 3.6 Còn thiếu cán bộ và nhà quản lý có kỹ năng ........................................... 56 3.7 Một số vấn đề liên ngành ......................................................................... 57 Chương III: Chiến Lược Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010........................................................................... 59 I. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam và quan điểm phát triển................................................................................... 59 1. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam ................................. 60 1.1 Nguồn lực nhân văn ................................................................................. 60 1.2 Nguồn lực thiên nhiên .............................................................................. 62 1.3 Dân cư và lao động................................................................................... 65 1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng ............................................... 66 1.5 Đường lối chính sách phát triển du lịch của Chính phủ........................... 67 1.6 Nguồn lực bên ngoài ................................................................................ 68 1.7 Thị trường Nhật Bản, ASEAN và một số thị trường truyền thống khác . 69 2. Quan điểm phát triển ...................................................................................... 71 2.1 Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao............ 71 2.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững thành một ngành kinh tế mũi nhọn ........................................................................................................................ 71 2.3 Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đảm bảo hiệu quả cao về chính trị và kinh tế xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá ........... 72 2.4 Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội................................................................................ 73 II. Mục Tiêu và chiến lược phát triển ............................................................. 73 1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 74 2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 74 2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch............................................................ 74 2.2 Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch ........................................................ 74 2.3 Xây dựng, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ............................. 74 3. Chiến lược phát triển và một số lĩnh vực chủ yếu của ngành ........................ 75 3.1 Về thị trường và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch........................ 75 3.2 Về sản phẩm du lịch ................................................................................. 75 3.3 Về đầu tư phát triển du lịch ...................................................................... 76 3.4 Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.................................................................................. 77 3.5 Về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường ............................... 78 3.6 Về hợp tác quốc tế.................................................................................... 78 4. Định hướng phát triển các vùng du lịch ......................................................... 78 4.1 Vùng du lịch Bắc Bộ ................................................................................ 78 4.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ ..................................................................... 79 4.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam bộ ................................................. 80 III. Giải Pháp và tổ chức thực hiện ................................................................... 82 1. Giải pháp thực hiện ........................................................................................ 82 1.1. Đổi mới kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý..................................... 82 1.2 Giải pháp về cơ chế chính sách ................................................................ 83 1.3 Về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ......................................... 84 1.4 Về xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch .............................................. 85 1.5 Về đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực du lịch ............................................. 86 1.6 Về tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế ............................................. 86 2. Tổ chức thực hiện........................................................................................... 87 2.1 Công tác phối kết hợp với các Bộ ngành kiên quan: ............................... 87 2.2 Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương .............................................................. 88 2.3 Các doanh nghiệp: .................................................................................... 88 2.4 Các hội, Câu lạc bộ và Hiệp hội............................................................... 89 Kết luận Tài liệu tham khảo 1. Tính cấp thiết của đề tài LỜI MỞ ĐẦU Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế. Trong 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1990, Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Việt Nam cũng được đánh giá là một đất nước rất an toàn, ổn định về chính trị xứng đáng là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới” Chính vì vậy, số lượng khách quốc tế đến với Việt Nam tính từ năm 1990 đến 1999, tăng 7,5 lần, từ 250 nghìn lượt lên tới 1,78 triệu lượt; từ năm 2000 cho tới 2002, đã tăng từ 2,1 triệu lượt lên tới 2,6 triệu lượt khách. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại về công tác quản lý cấp Nhà nước, tay nghề của đội ngũ những người làm du lịch, thời gian cấp Visa, cước phí viễn thông, hơn nữa sự thiếu ổn định về chính trị khu vực Trung Đông, chiến tranh Iraq và đặc biệt dịch cúm lạ gây viêm đường hô hấp cấp vừa xảy ra tại Hà nội cũng đã phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển của nghành du lịch Việt Nam hiện nay. Do vậy, để có được những giải pháp đúng đắn nhằm phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta cần đưa ra sự đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động du lịch Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá tổng quát tình hình và xu thế phát triển du lịch của các nước trên thế giới và khu vực trong nhữg năm gần đây. Phân tích thực trạng hoạt động du lịch ở Việt Nam, đưa ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong bài khoá luận này, em đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, thông kê, phân tích, đánh giá và so sánh. 4. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có 3 chương: Chương I: Du lịch và Những Vấn đề Cơ bản về Du lịch Chương II: Thực trạng Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam từ năm 1990 Chương III: Chiến lược và Giải pháp Phát triển Du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Trong quá trình viết khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được thầy cô cùng bạn bè góp ý, chỉ bảo cho kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn, Thầy giáo hướng dẫn - Thạc sĩ Nguyễn Quang Minh đã nhiệt tình chỉ bảo và cung cấp nhiều tài liệu quý giá cho bài khoá luận của em được hoàn thành tốt đẹp. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cô chú cán bộ của Tổng Cục Du lịch Việt Nam và thầy cô khoa Kinh Tế Ngoại Thương đã giúp đỡ để em hoàn thiện bài khoá luận này. Hà nội, tháng 5 năm 2003. CHƯƠNG I DU LỊCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 1. Lịch sử của du lịch Từ xa xưa, con người đã đi lại, hầu hết là để tránh đói hoặc rét. Những dấu tích của họ được phân bố khá rộng rãi. Chẳng hạn như, những di tích hoá thạch của loài người đầu tiên, Loài người đứng thẳng (Homo erectus) đã được tìm thấy ở Tây Âu, Châu Phi, Trung Quốc và Java. Sự kiện đáng chú ý này cho thấy khả năng đáng nể của những con người cổ xưa đã đi một khoảng cách kinh ngạc dưới những điều kiện còn rất nguyên thuỷ. Việc phát minh ra tiền của người Xume (Babylonia) và sự phát triển thương mại, khoảng đầu năm 4000, có lẽ đã đánh dấu thời kỳ đầu của một kỷ nguyên du lịch hiện đại. Người Xume không những là người đầu tiên có được ý tưởng của tiền và sử dụng nó trong việc trao đổi kinh doanh, họ còn phát minh ra chữ viết và bánh xe, như vậy họ phải được coi là những người sáng lập ra ngành du lịch; giờ đây con người có thể chi trả cho việc đi lại và ăn nghỉ hoặc là bằng tiền hoặc là trao đổi cũng được. Năm ngàn năm về trước, những chuyến thám hiểm đã xuất hiện và được tổ chức từ đất nước Ai Cập. Có lẽ chuyến đi đầu tiên được tiến hành vì những mục đích của hoà bình và chuyến đi này đã được thực hiện bởi Nữ Hoàng Hatshepsut tới những mảnh đất của người Punt (Nay là Somalia) vào năm 1490 trước Công Nguyên. Những miêu tả về chuyến đi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này đã được khắc nghi trên tường của Đền Deit El Bahari ở Luxor. Những bản chữ viết và các bức phù điêu là một trong những công trình nghệ thuật quý nhất và và đông đảo mọi người đều thán phục về vẻ đẹp lạ kỳ và những đặc trưng nghệ thuật. Ở Thebes có nhiều bức tượng của Memnon được đặt trên kệ khắc tên những người du lịch người Hy Lạp vào thế kỷ 5 trước Công Nguyên. Người Phi Ni Xi (Phoenicians) có lẽ là những người du lịch thương mại đầu tiên với suy nghĩ rát tiến bộ. Họ đã đi từ nơi này sang nơi khác với vai trò là những thương nhân. Du lịch cũng sớm xuất hiện ở các nước Phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, vì buôn bán trao đổi ở những nước này cũng rất phát triển. Những người Du lịch đầu tiên Những người Châu Đại Dương Nói về những chuyến đi đầu tiên, thì những chuyến đi ở Châu Đại Dương thật đáng khâm phục. Những con thuyền nhỏ, không dài qúa 12 mét đã được sử dụng cho những chuyến đi từ Đông Nam Á qua vùng Micronesia qua Thái Bình Dương tới những hòn đảo của người Mackizơ (Marquesas Islands) và của người Tuamoto Archipelago. Khoảng 500 năm sau công nguyên, những người thuộc quần đảo Polinedi (Polynesian) từ Mackizơ đi Hawaii, một chặng đường hơn 2000 dặm. Kinh nghiệm hàng hải đã được trau dồi từ cách quan sát vị trí của mặt trời và những vì sao. Nói đến những vấn đề về cung cấp nước ngọt và thực phẩm, thì cuộc du ngoạn trên biển như thế này thật đáng kinh ngạc. Người Địa Trung Hải Đối với nguồn gốc cổ xưa của nền văn minh Châu Âu này, những chuyến đi có mục đích buôn bán, thương mại, tôn giáo, chữa bệnh tật, hay giáo dục đã phát triển rất sớm. Có khá nhiều dẫn chiếu về những đoàn lái buôn và thương nhân trong cuốn Kinh Cựu Ước (Old Testament). Chẳng hạn như Noah cùng với con thuyền lớn của anh đã trở thành người thực hiện chuyến du ngoạn đầu tiên, tuy nhiên hành khách của anh ta đa số mới chỉ là động vật. Người Rome cổ đã tạo nên một trang sử mới cho ngành du lịch. Sự hưng thịnh của đế quốc La Mã cổ đại và quyền lực hùng mạnh là những yếu tố cơ bản cho du lịch phát triển. Để quản lý đế chế của họ, người La Mã đã xây dựng một hệ thống đường xá để có thể đi du lịch khoảng 100 dặm một ngày bằng cách sử dụng xe ngựa đặt ở các trạm cách nhau 5 đến 6 dặm. Người La mã cũng hành trình để thăm các đền thờ nổi tiếng trong khu vực Địa Trung Hải, đặc biệt các kim tự tháp và nhiều công trình của Ai Cập. Hy Lạp và các nước ở Châu Á là điểm đến phổ biến. Sự hưng thịnh của đế chế La Mã, phát triển đường xá, các điểm thu hút du khách, nhu cầu nghỉ ngơi, quan sát thành phố, và nhu cầu du lịch tạo ra nhu cầu ăn nghỉ và các dịch vụ du lịch khác tạo tiền đề cho việc hình thành khuôn mẫu sớm của du lịch. Ở Châu Á, bắt đầu bằng việc thiết lập một chính phủ do Alexander Đại Đế ở Ephesus (bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 334 trước Công Nguyên. Đã có khoảng 700.000 khách du lịch tụ tập ở Ephesus chỉ vì một lý do rất đơn giản là để được giải trí xem những người nhào lộn, xiếc thú, xiếc tung hứng, ảo thuật. Ephesus đã trở thành một trung tâm buôn bán sầm uất và dưới thời Alexander, đây là một trong những thành phố quan trọng nhất của thế giới cổ đại. Khách du lịch chỉ muốn đi tới những nơi an toàn và thoải mái. Khi những đế chế này còn ở đỉnh cao, du lịch rất phát triển và việc đi lại thuận lợi. Giải trí dưới nước và các kỳ nghỉ hè đã rất phổ biến và được tiếp tục tồn tại cho tới ngày nay. Nhưng khi đế chế suy tàn thì du lịch cũng như vậy. Giới thượng lưu đã giảm đáng kể, đường xá bị hư hỏng, tình hình an ninh vùng nông thôn không đảm bảo vì cướp bóc, trộm cắp, và bọn du thủ du thực. Du khách không bao giờ thích đi đến những nơi thiếu an toàn. Người Châu Âu Sự sụp đổ của Đế chế La Mã vào thế kỷ thứ 4 và thứ 5 được gọi là thảm hoạ của du lịch ở Châu Âu. Vào thời kỳ Trung Cổ (từ khi đế chế La Mã Châu Âu xụp đổ năm 476 sau Công Nguyên cho tới khi bắt đầu của một kỷ nguyên mới, 1450 sau Công Nguyên) chỉ có những người phiêu lưu nhát mới đi du lịch. Chuyến đi nào trong thời gian này cũng nguy hiểm, không ai kết hợp du lịch với giải trí. Chỉ có một sự ngoại lệ đặc biệt trong thời kỳ không có du lịch ở Châu Âu đó là những cuộc thập tự trinh (Crusades). Đến cuối thời Trung Cổ, một số lượng lớn những người hành hương đi tới những vùng chính của Châu Âu, và du lịch lại trở thành công cụ giải trí. Tuy nhiên, nó vẫn bị chế ngự bởi những động cơ tôn giáo. Kể từ thời du mục của người thượng cổ, con người đã đi du lịch khắp mọi nơi trên địa cầu. Từ thời kỳ của những nhà thám hiểm Marco Polo và Christopher Columbus đến nay, du lịch đã phát triển liên tục. Vào thế kỷ XX, sự phát minh ra ô tô, máy bay và thiết lập các chuyến bay quốc tế đã làm du lịch tăng trưởng nhanh chóng. Du thuyền, xe buýt, tàu hoả hiện đại, các khu nghỉ ngơi đã tạo những bước phát triển nhanh cho du lịch. 2. Bản Chất Của Du Lịch 2.1 Xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch Khi đã có được một khoản tiền nhất định để chi trả cho những chi phí dự kiến, một khoảng thời gian rỗi, tuỳ theo nhu cầu và sở thích của mỗi người, địa điểm và hoạt động được lựa chọn sẽ tương ứng với nhu cầu của du khách lúc đó. Có thể là thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá lễ hội, phong tục tập quán… cũng có thể là chuyến thăm bạn bè, người thân, nghỉ mát, kết hợp với an dưỡng, chữa bệnh… mà không phải vì mục đích sinh lời. Cùng với hiện tượng bùng nổ khách du lịch, ngày nay nhu cầu của khách ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao. Không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn ở, đi lại, thăm quan mà còn yêu cầu các chương trình du lịch đặc sắc, chất lượng cao để họ có thể tận hưởng những giá trị tinh thần, vật chất có tính văn hoá cao, thật đặc sắc, khác lạ so với quê hương họ. Ngoài việc phải đáp ứng các phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở, sân bay, bến cảng hiện đại, du khách còn có nhu cầu đi trên các phương tiện truyền thống như thuyền rồng, voi, xe ngựa… Đấy là một cách để du khách tìm thấy những cái riêng, lạ mà ở quê hượng họ không có. Người kinh doanh nên tìm kiếm và sáng tạo nhằm đáp ứng tối ưu những nhu cầu của du khách nhằm ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Tóm lại, xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch: Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao, kể cả việc kết hợp với chữa bệnh, chơi thể thao, thăm viếng, công tác, dự hội nghị, hội thảo, học tập hay nghiên cứu khoa học… 2.2 Xét từ góc độ chính sách phát triển du lịch quốc gia Ở những nước có nền du lịch phát triển như Pháp, Mỹ, Italia, Nhật… chúng ta thấy họ đều dựa trên những nền tảng: tiềm năng nhân văn bao gồm tiềm năng về các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội… và tiềm năng thiên nhiên như cảnh quan đất nước, hệ sinh thái động thực vật, khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi, hang động… Từ những tiềm năng đó hoạch định chiến lược phát triển du lịch, đầu tư xây dựng thiết bị cơ sở hạ tầng tương ứng như sân bay, bến cảng, đường xá, khách sạn, xe cộ… tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. 2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch Nhiều tác giả đã đưa ra các cách sắp xếp những sản phẩm du lịch và những thành phần tạo nên chúng. Chẳng hạn như nhà nghiên cứu kinh tế học người Mỹ J.Krippendorf trong tác phẩm “Marketing và Du lịch” đã chia sản phẩm du lịch thành 4 nhóm sau: - Những thành phần tự nhiên: Khí hậu, phong cảnh, địa hình động thực vật, tình hình địa dư. - - Những hoạt động của con người: Ngôn ngữ, tình cảm, lòng hiếu khách, văn hoá truyền thống dân gian. - Hạ tầng cơ sở nói chung: Hệ thống giao thông, viễn thông, cung cấp điện nước. - Trang thiết bị du lịch: Chỗ ở, nơi giải trí, các cửa hàng bán đồ lưu niệm… Tuy nhiên dưới đây là một trong những cách sắp xếp tài nguyên đầy đủ nhất trình bày trong một báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới, xoay quanh 7 vấn đề quan trọng: - Di sản tự nhiên - Di sản năng lượng - Di sản về con người được phân chia thành các phần: Các dữ liệu dân tộc học, điều kiện sống, quan điểm, tâm tính của dân cư đối với hiện tượng du lịch và các dữ liệu văn hoá. - Những hình thái về thiết chế, chính trị, pháp chế, hành chính. - Những hình thái xã hội, nhất là cơ cấu xã hội của đất nước, sự tham gia của dân chúng vao nền dân chủ trong nước, sự sắp đặt thời gian làm việc và nghỉ ngơi, những ngày nghỉ có lương, trình độ và các tập tục về giáo dục, y tế và vui chơi. - Những điều tốt đẹp và mọi dịch vụ, các phương tiện vận chuyển và trang bị: hạ tầng cơ sở đặc trưng của vui chơi giải trí. - Những hoạt động kinh tế tài chính. Dù sản phẩm du lịch được sắp xếp theo nguyên tắc nào đi nữa, chúng ta vẫn thấy rằng để đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch, để có được một sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao, đòi hỏi người thực hiện chương trình du lịch (người hướng dẫn viên) có khả năng ngôn ngữ và am hiểu sâu sắc giá trị văn hoá, giá trị thiên nhiên và phương pháp tổ chức các đoàn du lịch. 2.4 Xét từ góc độ tìm kiếm thị trường: Để đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch, những người làm công tác du lịch luôn đặt mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách lên hàng đầu. Để thực hiện được điều này, người làm du lịch cần nghiên cứu nhu cầu của du khách. Đáp ứng nhu cầu của du khách tức là làm công tác du lịch thành công trong việc thu hút du khách đến với mình, từ đó nâng cao khả năng mở rộng thị trường, tạo tiền đề cho sự tìm kiếm thị trường mới. 2.5 Xét từ tỷ lệ khách du lịch Tỷ lệ khách du lịch đến một nước nào đó cao hơn so với nước khác không hẳn nước đó có nền kinh tế phát triển mà chính là bởi nước đó có một nền kinh tế du lịch phát triển. Chúng ta cần phải phân biệt rõ ngành kinh tế du lịch với các ngành kinh tế khác, phân biệt nhu cầu của khách du lịch với khách kinh tế. Điều làm khách du lịch đến thăm quan một nước nhiều hơn so với nước khác là do nước đó có tiềm năng nhân văn và tiềm năng thiên nhiên giàu có, có quốc sách phát triển du lịch đúng đắn, thoả mãn được tối ưu nhu cầu của khách du lịch. Họ có thể thưởng thức nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, truyền thống văn hoá lâu đời, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Chính những giá trị văn hoá, tinh thần đó đã lôi quốn, thu hút họ đi du lịch. Đó cũng chính là bản chất của du lịch mà chúng ta muốn tìm hiểu. 3. Một số khái niệm cơ bản của du lịch Tổng thống Mexico Gustavo Diaz Ordaz đã từng nói: “Thế giới đừng bao giờ coi du lịch chỉ đơn thuần là một ngành kinh doanh, mà phải coi đây là một phương thức để con người có thể biết và hiểu lẫn nhau; việc hiểu được nhau của con người là bản chất quan trọng nhất của thế giới thực tại”. Du lịch có thể được định nghĩa là ngành khoa học, nghệ thuật và ngành kinh doanh bằng cách thu hút và chuyên chở khách thăm quan, cung cấp nơi ăn nghỉ và đáp ứng nhu cầu và ước muốn của du khách một cách tốt nhất. Mọi cố gắng nhằm định nghĩa về du lịch và mô tả bao quát về phạm vi của lĩnh vực du lịch đều phải xét đến các nhóm người khác nhau tham gia và chịu ảnh hưởng bởi nền công nghiệp này. Mối liên hệ giữa các nhóm này rất quan trọng cho việc đưa ra một định nghĩa toàn diện. Bốn mối liên hệ khác nhau của du lịch được phân biệt như sau: 1.Khách Du Lịch (The Tourist): Khách du lịch có nhiều nhu cầu khác nhau về tinh thần về vật chất và muốn nhận được sự thoả mãn. Bản chất của những vấn đề này sẽ có quyết định rất lớn trong việc lựa chọn những điểm đến và các hoạt động vui chơi khác. 2.Các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch (The business providing tourist goods and services): Những nhà kinh doanh coi du lịch là cơ hội để kiếm lời bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà thị trường khách du lịch yêu cầu. 3. Chính phủ tại địa bàn du lịch (The government of the host community or area): Các nhà chính trị quan niệm ngành du lịch như một nhân tố thịnh vượng trong nền kinh tế dưới thể chế của họ. Mối tương quan giữa chúng có quan hệ tới những thu nhập mà công dân của họ nhận được từ ngành kinh doanh này. Các nhà chính trị cũng chú trọng tới doanh thu về ngoại tệ có được từ du lịch quốc tế cũng như là khoản thuế thu được từ tiêu dùng của du khách dù là trực tiếp hay gián tiếp. 4. Dân chúng địa phương (The host community): Người dân địa phương thường quan niệm ngành du lịch là nhân tố văn hoá và tạo việc làm. Vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới nhóm này đó là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa rất nhiều người nước ngoài và dân địa phương. Ảnh hưởng này có thể có lợi, có thể có hại, hoặc cả hai. Chính vì vậy, du lịch được định nghĩa là toàn bộ những hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ việc trao đổi qua lại giữa khách du lịch, doanh nghiệp, chính phủ, và cộng đồng dân chúng địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón những du khách này. Một số khái niệm của Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO (World Trade Organisation) về du lịch đã được Liên Hợp Quốc thừa nhận: - Du khách quốc tế (International Tourist): Là một người lưu trú trong một thời kỳ ít nhất là 1 đêm, nhưng không vượt quá 1 năm. - Du khách trong nước (Domestic Tourist): Là một người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó khác nơi tường trú hiện tại trong thời gian ít nhất là 24 giờ và không vượt qua 1 năm với bất cứ mục đích gì ngoài làm việc để lĩnh lương ở nơi đến. Những thuật ngữ được Uỷ Ban Thống Kê Liên Hợp Quốc (United Nations Statistical Commission) công nhận ngày 4/4/1993 theo đề nghị của WTO để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch: - Du lịch quốc tế (International Tourism): + Khách du lịch nước ngoài vào trong nước (Inbound Tourism): Gồm những nguời từ nước ngoài đến thăm một quốc gia. + Khách du lịch trong nước ra nước ngoài (Outbound Tourism): Gồm những người đang sống trong một quốc gia đi viếng thăm nước ngoài. - Du lịch của người dân trong nước (Internal Tourism): Gồm những người đang sống trong một quốc gia đi thăm quan trong nước. - Du lịch trong nước (Domestic Tourism): Gồm Inbound Tourism cộng với Internal Tourism. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú trong nước và các nguồn thu hút khách du lịch của một quốc gia. - Du lịch quốc gia (National Tourism): Gồm Outbound Tourism cộng với Internal Tourism. Đây là thị trường cho các đại lý lữ hành và các hãng hàng không. Du lịch là một tổng thể các hoạt động, dịch vụ và các ngành công nghiệp đem lại hoạt động du lịch. Du lịch liên quan đến giao thông đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm, giải trí, những tiện nghi du lịch, và những dịch vụ hiếu khách khác dành cho những khách lẻ hay đoàn đi du lịch. Nó bao gồm tất cả những nhà cung ứng và các dịch vụ dành cho khách. Du lịch là toàn bộ ngành công nghiệp du lịch thế giới, khách sạn, vận chuyển, và tất cả các thành phần khác, gồm cả chương trình xúc tiến phục vụ nhu cầu và mong muốn của du khách. Cuối cùng, du lịch là tổng các tiêu dùng của du khách trong vùng lãnh thổ của một nước hoặc vùng thuộc chính phủ hoặc khu vực kinh tế của các quốc gia tiếp giáp nhau. 4. Những loại hình doanh nghiệp du lịch cơ bản 4.1. Đại lý du lịch hoặc lữ hành (Travel Agency): Là loại hình doanh nghiệp chuyên thực hiện các dịch vụ phục vụ khách du lịch như: dịch vụ du lịch trọn gói, dịch vụ đại lý như bán vé vận chuyển, đăng ký chỗ tại các cơ sở lưu trú, dịch vụ và thị thực, dịch vụ hướng dẫn du lịch… Ngành kinh doanh lữ hành là ngành đặc trưng, ngành xương sống của kinh tế du lịch, nó đã trở thành một ngành công nghiệp (Travel Industry) có vai trò quyết định đối với sự phát triển của thế giới. Trên 80% khách du lịch quốc tế sử dụng dịch vụ của ngành lữ hành. 4.2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú (khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ…) Đây là loại hình doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ về ở cho khách du lịch. Tất cả các khách sạn đều được phân cấp tiêu chuẩn quốc tế: từ 1 sao – 5 sao tuỳ thuộc vào mô hình, không gian, trang thiết bị tiện nghi, chất lượng dịch vụ của khách sạn. 4.3. Doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ ăn uống: (nhà hàng, quán Bar…) Là loại hình doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ về ăn uống cho khách du lịch. Các khách sạn ngà._.y càng mở rộng kinh doanh các loại hình dịch vụ bổ xung như giải trí, hàng hoá lưu niệm, cho thuê phương tiện vận chuyển, giặt là, viễn thông, phiên dịch, hướng dẫn viên, tổ chức hội nghị, hội thảo... 4.4. Các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch: - Doanh nghiệp vận tải hàng không: Gồm các hãng hàng không có tuyến bay chuyên phục vụ khách du lịch bằng chuyên cơ và các chuyến bay dừng chân (Stop-over)… - Doanh nghiệp vận tải hành khách và khách du lịch bằng đường thuỷ, đường biển, đặc biệt là các hãng tàu biển chuyên chở khách theo tuyến (Cruise). Ngoài ra, khách du lịch còn có thể sử dụng các phương tiện vận chuyển truyền thống vận chuyển trong cự ly ngắn nhưng thú vị, lạ và thu hút du khách như: voi, xe ngựa, thuyền rồng, thuyền độc mộc, xích lô, xe đạp... 4.5. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao: - Nhiều dịch vụ giải trí như: vũ trường, karaoke, công viên, khu giải trí liên hợp. - Dịch vụ văn hoá: kinh doanh các diểm thăm quan du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, viện bảo tàng, công trình kiến trúc, các loạI hình lễ hội. - Dịch vụ thể thao: sân golf, bể bơi, tennis, phòng tập thể dục... 4.6. Doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hoá tiêu dùng và các dịch vụ liên quan tới phục vụ khách du lịch. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN, XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TOÀN CẦU VÀ KHU VỰC 1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân Ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra những chính sách hấp dẫn cũng như các khoản đầu tư lớn nhằm thu hút và phát triển Du lịch theo hướng lâu dài bởi họ nhận thấy những lợi thế mà nó đem lại. Vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân càng được khẳng định. Xét về ý nghĩa kinh tế, đầu tư cho du lịch thu lại lợi nhuận nhiều và thu hồi vốn nhanh. Du lịch được coi là “ngành công nghiệp không khói” hay “ngòi nổ để phát triển kinh tế” trong vấn đề thu hút ngoại tệ, doanh thu từ du lịch cao, tạo nhiều công ăn việc làm... Để hiểu được vai trò to lớn của du lịch, ta sẽ đi phân tích các nội dung chủ yếu sau: BiÓu ®å doanh thu du lÞch thÕ giíi 2000 18% 50%  2% 1%3%  26% §«ng ¸ vμ Th¸i B×nh D−¬ng Ch©u M ü Ch©u Phi Nam ¸ Trung §«ng Ch©u ¡ u Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới Du lịch là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao, có khả năng thu hồi vốn nhanh và bảo toàn được vốn. Theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì cứ 1 USD đầu tư vào công nghiệp đem lại 1,1 USD, nhưng 1 USD đầu tư vào du lịch sẽ mang lại 1,4 USD. Khi lợi nhuận tăng, tất nhiên nó sẽ đóng góp được nhiều hơn vào Ngân sách nhà nước cùng với nguồn ngoại tệ lớn góp phần cải thiện cán cân thanh toán và phát triển nền kinh tế quốc dân. Ở nhiều nước phát triển cũng như đang phát triển, du lịch là nguồn thu rất quan trọng từ thu nhập ngoại tệ và giải quyết được nhiều việc làm. Doanh thu toàn cầu đã lên tới 462 tỷ USD vào năm 2001 có nghĩa là thế giới thu khoảng 1,3 tỷ USD hoặc 1,4 tỷ Euro trong một ngày. So với năm 2000, doanh thu đã giảm 2,5% từ 474 tỷ USD. Tính bằng Euro, thì doanh thu du lịch quốc tế đã tăng lên 516 tỷ Euro từ 514 tỷ năm 2000, tăng 0,5% do đồng USD đã tăng 3% so với Euro. Doanh thu trung bình một lượt khách là 670 USD hoặc 750 Euro. Doanh thu du lịch quốc tế đạt mức tăng trưởng 4,5% so với năm 1999. Hơn nữa, thu nhập từ vận chuyển du lịch ước tính đạt 97 tỷ USD. Doanh thu cao nhất tính trên lượt khách là ở Châu Mỹ (1060 USD) tiếp sau là Nam Á (800 USD) và Đông Á và khu vực Thái Bình Dương (là 740 USD). 80 0 HiÖn tr¹ng kh¸ch v μ do a nh thu du lÞch thÕ g iíi 19 90 - 20 00 T riÖu k h ¸ch Doan h T h u 657  698 60 0 TriÖu kh¸ch 40 0  458 464  503 520  551 565 597 611 625  455  TriÖu USD 476 20 0  269  278  315  324  354 405 436 436 445 0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 N¨m Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới Trong năm 2000, Mỹ là nước dẫn đầu với doanh thu du lịch quốc tế là 85,2 tỷ USD. Ba điểm đến quan trong vùng Địa Trung Hải là Tây Ban Nha, Pháp và Italia, mỗi nước đạt khoảng 30 tỷ. Anh đạt 20 tỷ và Đức, Trung Quốc, Áo và Canada mỗi nước đạt trên 10 tỷ USD. Đối với nhiều nước có nền du lịch phát triển mạnh như Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Trung Quốc, và Đức... như số liệu từ bảng dưới đây thì doanh thu từ du lịch thật khổng lồ: Bảng 1: 15 Nước có Doanh thu Du lịch lớn nhất thế giới Đơn vị tính: Tỷ USD TT Nước 2000 2001 Tỷ lệ thay đổi (%) 2001/2000 Thị Phần (%) 2001 1 Mỹ 82.0 72.3 - 11.9 15.6 2 Tây Ban Nha 31.5 32.9 4.5 7.1 3 Pháp 30.7 29.6 - 3.7 6.4 4 Ý 27.5 25.9 - 5.7 5.6 5 Trung Quốc 16.2 17.8 9.7 3.8 6 Đức 17.9 17.2 - 3.7 3.7 7 Anh 19.5 15.9 - 18.8 3.4 8 Áo 10.0 12.0 19.7 2.6 9 Canada 10.7 - - - 10 Hy Lạp 9.2 - - - 11 Thổ Nhĩ Kỳ 7.6 8.9 17.0 1.9 12 Mê Hi Cô 8.3 8.4 1.3 1.8 13 Hong Kong 7.9 8.2 4.5 1.8 14 Australia 8.0 7.6 - 4.8 1.6 15 Thuỵ Sỹ 7.5 7.6 1.6 1.6 Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới (Dữ liệu thu thập tháng 6, 2002) Đổi mới và đẩy mạnh phát triển du lịch sẽ tạo ra động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, kéo theo phát triển nhiều ngành kinh tế như xây dựng, giao thông vận tải, bưu điên, ngân hàng… Thực ra, khi du lịch phát triển hoặc khi chúng ta có chính sách phát triển du lịch thì tất yếu dòi hỏi về xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng sẽ tăng lên. Một quốc gia có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp hay có bề dày văn hoá với những di tích lịch sử nổi tiếng, những kỳ quan nổi tiếng chắc chắn sẽ hấp dẫn khách du lịch nhưng quốc gia đó sẽ thu hút được lượng khách nhiều hơn nếu biết đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, biết tôn tạo và phát triển đúng hướng. Xét sâu xa hơn, du lịch và các ngành khác có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau. Ví như ở một số quốc gia có hệ thống giao thông vận tải thuận tiện, ngành viễn thông và ngân hàng phát triển sẽ thúc đẩy khách du lịch đến với mình. Khi đến với Việt Nam, nhiều khách du lịch cảm thấy e ngại khi vẫn phải mang theo nhiều tiền mặt. Vì ở các nước phát triển, hầu hết việc thanh toán thông qua thẻ tín dụng và ngân hàng, hay qua Internet giúp khách du lịch thuận tiện trong việc đi lại, mua sắm, tiết kiệm được thời gian cho việc đi du lịch. Ngược lại, khi du lịch phát triển, nó sẽ buộc ngành ngân hàng tự cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ để cạnh tranh và thu hút khách hàng. Hơn nữa, du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành công nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Khi khách du lịch lưu trú ở một nước hoảng năm ngày, họ sẽ phải tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực. Không phải xây dựng nhà máy, không phải đầu tư nhiều vào đóng gói, bảo quản và vận chuyển, nước này có thể tiêu thu tại chỗ một khối lượng lớn thực phẩm, tạo ra nhiều việc làm và thu hút được số luợng lớn ngoại tệ. Theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới, thì trong cơ cấu chi tiêu của du khách, có tới 40% số tiền khách đi du lịch dùng chi vào việc mua sắm. Đây là nhu cầu cần thiết của khách mà du lịch phải tìm cách đáp ứng, và việc đáp ứng nhu cầu này có thể tạo ra nhiều lao động cũng như thu được nguồn ngoại tệ cho đất nước. Du lịch quốc tế cũng đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các quan hệ kinh tế của các thương gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua việc khách du lịch kết hợp tham quan du lịch với việc tìm hiểu thị trường, môi trường đầu tư kinh doanh. Du lịch làm thay đổi sắc thái, cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và các cung cấp dịch vụ khác, du lịch tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế huy động nguồn lực vật chất, lao động để phát triển kinh tế địa phương. Du lịch tạo điều kiện phát triển tới cả các vùng sâu, vùng xa, từ đó nâng cao trí thức, tạo việc làm và thu nhập cho người bản địa và từ đó tạo nên chính khoản đầu tư cho cuộc sống họ. Du lịch quốc tế là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự hiểu biết giao lưu giữa các dân tộc, tạo nên một thế giới hoà bình, thịnh vượng và tôn trọng lẫn nhau. Với vị trí kinh tế của du lịch như đã đề cập ở trên, nhiều nhà kinh tế còn gọi du lịch là “ngành xuất khẩu vô hình”: Xét trên phương diện kinh tế, doanh thu du lịch quốc tế được xếp ngang hàng với doanh thu xuất khẩu và tiêu dùng trong du lịch quốc tế được xếp cùng với nhập khẩu. Đối với nhiều nước, du lịch quốc tế là nguồn không thể thiếu được trong khoản lợi nhuận thu được từ ngoại tệ. Năm 1999, du lịch quốc tế và doanh thu từ vận chuyển hành khách đạt gần 8% tổng doanh thu xuất khẩu thực phẩm và Dịch vụ toàn cầu. Tổng doanh thu du lịch quốc tế, gồm cả lợi nhuận thu được từ vận chuyển du lịch quốc tế, ước tính đã tăng lên tới 555 tỷ USD, vượt qua tất cả các loại hình kinh doanh quốc tế khác. Thu nhËp xu©t khÈu toμn cÇu 1999 S¾t thÐp Kho¸ng s¶n ThiÕt bÞ viÔn th«ng DÖt m ay M ¸y tÝnh & thiÕt bÞ V P Nhiªn liÖu Thùc phÈm S¶n phÈm ho¸ häc S¶n phÈm tù ®éng ho¸ Du lÞch 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 Đơn vị tính: Tỷ USD. Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới, Quỹ Tiền tệ Thế giới Với vị trí kinh tế, chính trị, xã hội như vậy, du lịch quốc tế đã và đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tế xã hội của mỗi nước, là mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia. Như vậy, rõ ràng phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới Ngày nay cùng với xu thế toàn cầu hoá, thế giới ngày càng liên kết chặt chẽ hơn về mọi mặt, quan hệ giữa các quốc gia cũng trở nên mật thiết hơn. Hợp tác để phát triển kinh tế là mục đích của các nhà chính trị và các quốc gia. Việc tạo dựng ngôi nhà chung Châu Âu, hệ thống quy đổi đồng tiền chung đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cảnh giữa các nước với nhau, dễ dàng trong việc thanh toán, kích thích nhu cầu đi lại thăm quan du lịch. Hơn nữa việc bùng nổ các phương tiện chuyên trở hiện đại ở mọi nơi mọi lúc giúp rút ngắn được thời gian hành trình, lưu trú, giảm chi phí cho du khách, kéo dài thời gian giải trí vốn eo hẹp của khách du lịch. Ngoài ra, Cuộc cách mạng Công nghệ Thông tin (Information Technology Revolution) đã phát triển rộng rãi trên toàn thế giới nhờ những tiến bộ toàn cầu hoá nền kinh tế. Và sự phát triển công nghệ thông tin liên lạc sẽ ngày càng đẩy nhanh sự cá nhân hoá. Điều này cũng phản ánh trong ngành công nghiệp du lịch. Một cá nhân giờ đây tuỳ ý lựa chọn điểm du lịch, đặt vé máy bay, chương trình du lịch, ăn nghỉ và thậm chí đặt du lịch tự chọn ngay tại nhà của mình. Thậm chí khoản tiền trả cho các công ty hàng không, các công ty du lịch, khách sạn... đều qua Internet, một phần của hệ thống thương mại điện tử. Nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, thu nhập có thể tiêu dùng tăng, giáo dục phát triển, và mật độ thông tin tạo nên sự đa dạng trong việc lựa chọn và làm cho nhu cầu của du khách cũng nhiều hơn. Trong qúa trình phát triển, du lịch thế giới đã hình thành các khu vực lãnh thổ với các thị phẩn khách du lịch quốc tế khác nhau. Năm 1999, Châu Âu là khu vực đứng đầu với 58,7% thị phần khách du lịch quốc tế. Tiếp đó là Châu Mỹ với 19,3%, Đông Á - Thái Bình Dương 14,35%... Tuy nhiên bước vào thế kỷ XXI, hoạt động du lịch có xu hướng chuyển dịch sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới đến 2010 khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ vượt Châu Mỹ, và trở thành khu vực đứng thứ 2 sau Châu Âu về đón khách du lịch quốc tế, với 22,08% thị phần và đến năm 2020 là 27,34%. 2.1 Tổng quan hoạt động du lịch thế giới theo vùng 2.1.1 Châu Âu: Là khu vực phát triển nhất của du lịch thế giới năm 2000, thu hút lượng du khách lớn đến với Đức tham dự EXPO 2000 và tới Italia với lễ hội Vatican. Các nước Đông Âu đã hồi phục trở lại sau xung đột Kosovo và Thổ Nhĩ Kỳ cũng hồi phục lại sau 2 năm du lịch suy giảm do sự bất ổn định về chính trị cũng như xuất hiện nhiều thảm hoạ tự nhiên. Croatia tiếp tục phát triển mạnh sau 1 năm suy xụp, đón 2 triệu lượt khách vào năm 1999. Slovania cũng có bước nhảy vọt (tăng 23%), Macedonia (tăng 24%), Bosnia Herzegovina (tăng 24%) và Nga (15%), Phần Lan (10%), Estonia (16%).  700 680 triÖu 660 640 620 600 580 N¨m L−ît kh¸ch du lÞch trªn thÕ giíi 696.7 692.7 652.2 628.9 1998 1999 2000 2001  L−ît kh¸ch Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới 2.1.2 Châu Mỹ: Đạt mức tăng trưởng nhanh nhất vùng Ca-ri-bê (tăng 7,5%), trong khi Trung tâm và Bắc Châu Mỹ cũng đạt những mức tăng khích lệ 7% và 5,7%. Lượng khách đến với Mỹ tăng lên 4,9% do các thị trường chính ở các nước khác tiếp tục tăng, đặc biệt là Anh và Nhật, Canada và Mexico đã lấy lại được nhịp độ về khách du lịch và khách thương mại. 2.1.3 Đông Á và Thái Bình Dương: Cũng có được sức tăng trưởng về lượng khách du lịch chính là do mức tăng rất lớn ở Trung Quốc và các đặc khu hành chính của nó là Hong Kong và Macao. Trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEAN) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 36% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực. Bốn nước ASEAN có ngành du lịch phát triển nhất là Thailand, Singapore, Malaysia và Indonesia. Những nước này đều đã vượt qua con số đón 5 triệu lượt khách quốc tế/năm và thu nhập hàng tỷ đô la từ du lịch. Năm 1999, Thailand thu hút 8,65 triệu khách du lịch quốc tế và thu nhập du lịch đạt 6,68 tỷ USD, tiếp đến là Malaysia (7,93 triệu khách), Singapore (6,95 triệu khách), lượng khách du lịch quốc tế đến Indonesia năm 1999 giảm do tình hình chính trị trong nước mất ổn định nhưng vẫn đạt 4,73 triệu lượt khách. Việt Nam và Philipines là hai nước thu hút được lượng khách du lịch quốc tế cao nhất trong 6 nước Đông Nam Á còn lại, nhưng cũng chỉ đạt xấp xỉ 1/3 lưưọng khách quốc tế so với 4 nước trên (Việt Nam: 1,78 triệu, thu nhập 1,1 tỷ USD; Philipines 2,2 triệu, thu nhập 2,53 tỷ USD). Theo dự báo của WTO, năm 2010 lưọng khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á là 125 triệu, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995 - 2010 là 6%/năm so với 1 - 2% giai đoạn 1998 - 2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. Malaysia, Thailand, Indonesia, Việt Nam và Campuchia đang trở thành một trong nhũng điểm đến ưa chuộng của thế giới. Australia cũng chứng kiến sự bùng nổ khách du lịch vì có Olympics Sydney và công tác quảng bá rộng rãi. 2.1.4 Nam Á: Cũng là một điểm thành công trong năm 2000, với số lượt khách tăng tới 11%. Mặc dù nước này không tổ chức một sự kiện nổi tiếng thế giới nào, khách du lịch đang ngày càng muốn tìm đến những nơi mới lạ kỳ của khu vực này đặc biệt là Iran và Ấn Độ. Møc t¨ng tr−ëng l−îng kh¸ch du lÞch quèc tÕ khu vùc §«ng ¸ - Th¸i B×nh D−¬ng giai ®o¹n 1995 -2000 T¨ng so víi n¨m tr−íc (%) 15 10 5 0 -5 1995 1996 1997 1998 1999 2000 T¨ng so víi n¨m tr−íc 5.95 9.4 -1.2 -1.2 7.5 12.1 Nguồn: Tổ chức Du lịch Thê giới 2.1.5 Châu Phi: Tăng trưởng lượng du khách quốc tế đạt 4.4% năm 2000. Trong khi Zambia, Mauritius, Morocco và Algeria đều đón nhận mức tăng trưởng cao, hai nước lớn còn lại là Nam Phi và Zimbabwe lại không hề tăng trưởng. Trung Đông: Du lịch khu vực này đã chứng kiến một năm thành công nhất do du khách đổ xô đến các khu di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời của Chúa Jesus nhân dịp kỷ niệm 2000 năm ngày sinh của chúa. Trong 9 thnág đầu năm, lượng khách đã tăng lên tới 20%, nhưng khu vực này vẫn không đạt mức tăng trưởng cao như dự báo là 12% khi kết thúc năm vì xung đột lại xảy ra vào quý cuối cùng của năm. 2.2 Du lịch thế giới nhanh chóng ổn định và hồi phục Một lần nữa, du lịch lại cho thấy nó là một ngành kinh tế ổn định như thế nào. So với những dự đoán đưa ra tháng 1 năm 2001, con số thống kê mới đã cho thấy ngành du lịch thế giới chỉ trải qua sự sụt giảm không đáng kể vào năm 2001. Theo thống kê năm 2002, sự sụt giảm lượng khách du lịch quốc tế đã được điều chỉnh còn - 0,7%. Có tổng số 693 triệu lượt khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2001 tương ứng với sự tụt giảm 0,6% hay 4 triệu lượt khách từ 697 triệu lượt vào năm 2000. Mức tăng trưởng du lịch đã thuyên giảm trước sự kiện 11/9 vì tình hình suy giảm về kinh tế làm ảnh hưởng hầu hết các nền kinh tế Bắc Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á cùng một thời điểm. Mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm từ 4,7% năm 2000 xuống còn 2,5% vào năm 2001 và những nền kinh tế trên đã rơi vào cuộc khủng hoảng mất một thời gian. Đã thế, vụ tấn công khủng bố 11/9 lại càng làm tình hình thêm trầm trọng, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1982 (sau cuộc khủng hoảng về dầu hoả, thiết quân luật ở Ba Lan, chiến tranh tại quần đảo Falkland và cuộc xung đột giữa Israel và Lebanon) số khách du lịch toàn cầu đã bị giảm. Thực tế, không phải tất cả các vùng đều bị ảnh hưởng. Vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng Nam Á (bị giảm tới 24% trong thời gian từ tháng 9 – 12, 2001), Châu Mỹ (giảm 20%) và Trung Đông (giảm 11%). Tính cả năm thì Châu Mỹ và Nam Á đã giảm 6%, Trung Đông 3%. Hai khu vực vẫn tăng trưởng là: Đông Á và Khu vực Doanh thu trung b×nh trªn l−ît kh¸ch 2000 1,200 USD 800 400 ThÕ giíi Ch©u phi Ch©u Mü §«ng ¸ & Ch©u ¢u Trung §«ng Nam ¸ 0 27 Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới Thái Bình Dương (tăng 5%) và Châu Phi (tăng 4%). Châu Âu cũng bị ảnh hưởng một chút, giảm 0,6%. Tổng số khách du lịch quốc tế toàn cầu năm 2000 là 697 triệu lượt. Khách hầu như đi du lịch quanh Châu Âu là chính. Châu Mỹ là vùng được đón nhận 129 triệu lượt khách năm 2000, tiếp sau là Đông Á và Thái Bình Dương với 112 triệu lượt. Ngoài ra, Châu Phi ước tính đạt 28 triệu lượt khách quốc tế năm 2000, khu vực Trung Đông 20 triệu và Nam Á là 6 triệu lượt. Châu Âu và Châu Mỹ vẫn là những khu vực đón nhiều khách du lịch nhất. Nhưng từ khi những khu vực khác phát triển nhanh hơn, thì thị phần của các khu vực này có phần giảm xuống. Năm 2000, Châu Âu đã đạt 58% còn Châu Mỹ đã đạt 19%. Đông Á và Thái Bình Dương là khu vực thu lợi nhiều nhất từ sự thay đổi về thị phần này. Theo con số thống kê, khu vực này đã đạt mức tăng trưởng cao nhất, đạt 16% thị phần toàn cầu vào năm 2000. Bảng 2: 15 nước là điểm đến hàng đầu thế giới Đơn vị tính: Triệu lượt người TT Nước 2000 2001 Tỷ lệ thay đổi (%) 2001/2000 Thị Phần (%) 2001 1 Pháp 75.6 76.5 1.2 11.0 2 Tây Ban Nha 47.9 49.5 3.4 7.1 3 Mỹ 50.9 45.5 - 10.6 6.6 4 Ý 41.2 39.0 - 5.3 5.6 5 Trung Quốc 31.2 33.2 6.2 4.8 6 Anh 25.2 23.4 - 7.4 3.4 7 Liên bang Nga 21.2 - - - 8 Mê Hi Cô 20.6 19.8 - 4.0 2.9 9 Canada 19.7 19.7 - 0.1 2.8 10 Áo 18.0 18.2 1.1 2.6 11 Đức 19.0 17.9 - 5.9 2.6 12 Hungary 15.6 15.3 - 1.5 2.2 13 Ba Lan 17.4 15.0 - 13.8 2.2 14 Hồng Kông 13.1 13.7 5.1 2.0 15 Hy Lạp 13.1 - Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), Dữ liệu thu thập tháng 6, 2002 Malaysia, Thailand, Singapore và Indonesia là những điểm đến về du lịch dẫn đầu ở Châu Á. Theo số liệu do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) cung cấp thì du lịch nội vùng là đặc điểm quan trọng của thị trường du lịch Châu Á. Năm 2000 khách du lịch ASEAN trung bình chiếm 70% lượng khách du lịch đến mỗi nước, tiếp theo là khách du lịch Châu Âu. 2.3 Triển vọng du lịch Triển vọng Du lịch Năm 2020 (Tourism 2020 Vision) là kế hoạch dự báo và đánh giá dài hạn của Tổ chức Du lịch Thé giới về sự phát triển du lịch trong vòng 20 năm của thiên niên kỷ mới. Mục đích chính của Triển vọng Du lịch Năm 2020 là những dự báo trong thời gian 25 năm, năm 1995 là năm khởi điểm và những dự báo cho năm 2010, 2020. Triển vọng Du lịch Năm 2020 của Tổ chức Du lịch Thé giới dự báo lượt khách du lịch ước tính đạt trên 1.56 tỷ vào năm 2020. Trong đó, 1.18 tỷ lượt sẽ là khách đi du lịch giữa các vùng còn lại 0.38 tỷ lượt sẽ là khách đi du lịch đường dài. Tổng số lượt khách theo vùng vào năm 2020 cho thấy 3 khu vực đứng đầu sẽ là Châu Âu (717 triệu khách), Đông Á và Thái Bình Dương (397 triệu) và Châu Mỹ (282), tiếp đó là Châu Phi, Trung Đông và Nam Á. Đông Á và Thái Bình Dương, Nam Á, Trung Đông và Châu Phi dự báo đạt mức tăng trưởng trên 5% một năm, trong khi đó trung bình thị phần thế giới là 4.1%. Những khu vực phát triển mạnh như Châu Âu và Châu Mỹ lại dự báo chỉ đạt dưới mức tăng trưởng trung bình nói trên. Bảng 3: Triển vọng Du lịch 2020: Dự báo du lịch thế giới theo khu vực Đơn vị tính: Triệu lượt người Dự báo 2010 2020 Mức tăng trưởng TB năm (%) 1995 - 2020 Thị phần 1995 2020 Thế Giới 1,006.4 1,561.1 4.1 100 100 Châu Phi 47.0 77.3 5.5 3.6 6.0 Châu Mỹ 190.4 282.3 3.9 19.3 18.1 Đông Á và TBD 195.2 397.2 6.5 14.4 25.4 Châu Âu 527.3 717.0 3.0 59.8 45.9 Trung Đông 35.9 68.5 7.1 2.2 4.4 Nam Á 10.6 18.8 6.2 0.7 1.2 Du lịch nội vùng 790.9 1,183.3 3.8 82.1 75.8 Du lịch đường dài 215.5 377.9 5.4 17.9 24.2 Nguồn: Dữ liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới. Biểu dự báo khách du lịch thế giới đến năm 2020 (Dự tính đến năm 2020, thế giới sẽ vượt 1,6 tỷ lượt khách du lịch) L−ît kh¸ch: triÖu ng−êi 566 692 1047 1602 1995 2000 2010 2020 Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới Châu Âu sẽ duy trì thị phần cao nhất về lượng khách, mặc dù có sự sụt giảm từ 60% (năm 1995) xuống còn 465 vào năm 2020. Vào năm 2010, Châu Mỹ sẽ giảm từ 19% (năm 1995) xuống còn 18% (năm 2020) và sẽ phải nhường vị trí thứ hai của mình cho khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, vùng sẽ đón nhận 25% lượng khách du lịch của thế giới vào năm 2020. Du lịch đường dài toàn cầu sẽ tăng trưởng nhanh hơn, đạt 5.4% một năm trong suốt giai đoạn 1995-2020, cao hơn du lịch giữa các vùng (đạt 3.8%). Như vậy, tỷ lệ giữa du lịch nội vùng và du lịch đường dài sẽ chuyển dịch từ 82:18 năm 1995 thành con số sát hơn 76:24 năm 2020. Về kinh tế, doanh thu du lịch được xếp ngang hàng với doanh thu từ xuất khẩu và tiêu dùng du lịch được xếp ngang hàng với chi phí nhập khẩu. Đối với nhiều nước, Du lịch quốc tế là nguồn thu không thể thiếu trong doanh thu ngoại tệ. Dù b¸o møc t¨ng tr−ëng thu nhËp du lÞch thÕ giíi ®Õn n¨m 2020  Thu nhËp 2000 1500 1000 500 0  423 476 1996 2000 2020 2000 Thu nhËp Du lÞch ®¹t con sè 2000 tû USD Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ VÀ DU LỊCH THẾ GIỚI Những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế đang làm cho nền kinh tế của các quốc gia và lãnh thổ phát triển trong điều kiện mới, đặc biệt gia tăng lĩnh vực kinh tế dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch. 1. Sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ Ngày nay, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội đều được hiện đại hoá và tự động hoá thiết kế, năng xuất lao động không ngừng tăng , thu nhập quóc dân trên đầu người cao, thời gian nhàn rỗi nhiều, nhờ đó thu nhập du lịch tăng. Đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho con người có thể tổ chức cho mình chuyến du lịch thông qua mạng thông tin toàn cầu. 2. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới Quá trình này đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, với tốc độ ngày càng cao làm cho nền kinh tế thế giới hình thành một chỉnh thể thống nhất mà trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận giữa chúng có sự phục thuộc lẫn nhau. Điều đó tất yếu đưa đến việc phải mở cửa nền kinh tế và tham gia vào phân công lao động quốc tế, phải coi thị trường thế giới “vừa là đầu ra, vừa là đầu vào” tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Chính đây là cơ sở khách quan cho việc hình thành chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, phát triển dịch vụ, trong đó có du lịch quốc tế của nhiều quốc gia. 3. Quan hệ kinh tế quốc tế chuyển từ lưỡng cực sang đa cực Thế giới đã và đang hình thành các trung tâm kinh tế và liên kết kinh tế mới, xu hướng đối thoại và hợp tác đa phương đang thay thế cho xu hướng đối đầu và biệt lập. Do vậy, các quốc gia vừa phải biết chủ động tham gia và khai thác các mặt tích cực, vừa phải biết đấu tranh khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình này. Hàng năm, khối lượng hàng hoá, dịch vủtao đổi, hoạt động du lịch quốc tế giữa các quốc gia, kể cả giữa các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau đều tăng lên. 4. Xu hướng phát triển dịch vụ du lịch Kinh tế dịch vụ du lịch vừa mỗi nước phát triển gắn liền với xu thế vận động của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Hiện nay đang diễn ra những xu hướng phát triển dịch vụ du lịch như sau: Xu hướng thứ nhất: Là sự chuyển hướng đi của nguồn khách du lịch. Trước đây khách du lịch Châu Âu thường đi nghỉ ở các nước láng giềng hoặc ở những vùng du lịch nổi tiếng thế giới như Địa Trung Hải, Biển Đen, Hawai, vùng Caribe hoặc trượt tuyết trên dãy Alpơ, khách Châu Á cũng chỉ đi du lịch các nước trong khu vực thì nay nguồn khách được phân đến những vùng, những nước mới phát triển du lịch để tìm hiểu và phát hiện những điều mới mẻ, bất ngờ và lý thú. Xu hướng thứ hai: Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch thay đổi. Những năm trước đây, tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ cơ bản (ăn ở, vận chuyển) lớn thì hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ xung (mua sắm hàng hoá, thăm quan, giải trí) tăng lên. Các nhà kinh tế đã tổng kết: Nếu trước đây tỷ trọng này là 7/3 thì nay là 3/7, có nghĩa là trước đây khách hàng giành 7 phần cho ăn ở, đi lại và 3 phần cho mua sắm hàng hoá, tham quan, giải trí, nhưng ngày nay thì ngược lại. Xu hướng thứ ba: Khách du lịch chỉ sử dụng 1 phần dịch vụ của các tổ chức kinh doanh du lịch chức không mua chương trình du lịch trọn gói vì theo hướng này, khách hoàn toàn được tự do trong chuyến đi du lịch của mình mà không bị phụ thuộc vào người khác và không báo trả phí dịch vụ cho các tổ chức du lịch. Xu hướng thứ tư: Hiện nay các nước đang tiến hành giảm thiểu các thủ tục về thị thực hải quan nhằm cạnh tranh, lôi cuốn khách. Như vậy khách du lịch sẽ không phải mất nhiều thời gian chờ đợi thủ tục, giảm được chi phí không đáng có. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam Do phải trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt cùng với những hạn chế của một nền kinh tế bao cấp nên mặc dù Việt Nam có tiềm năng đầy hứa hẹn, ngành du lịch Việt Nam vẫn phát triển chậm hơn so với các nước trong khu vực. - Nghị định 26/CP ra ngày 9/7/1960 của Chính phủ về: “Thành lập Công ty Du lịch Việt Nam” đã đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam. Giai đoạn này ngành du lịch không có điều kiện để phát triển vì đất nước đang trong tình trạng chiến tranh, cơ sở vật chất ban đầu có một vài khách sạn cũ với 20 buồng phục vụ khách quốc tế, phương tiện vận chuyển chỉ có một xe Zin của Liên Xô đưa xang trưng bày triển lãm, sau đó nhà nước giao cho Công ty để đón khách và một chiếc xe Simca cũ mua lại của tư nhân. Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty tính đến cuối năm 1961 là 112 người với trình độ nghiệp vụ khác nhau nhưng chưa ai hiểu gì về du lịch. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn này là phục vụ các đoàn khách quốc tế, chủ yếu của các nước XHCN hoặc khách du lịch nội địa là những công dân có thành tích trong chiến đấu lao động, học tập, được nghỉ mát, điều dưỡng... do vậy hiệu quả kinh tế xã hội du lịch chưa cao. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng vào mùa xuân năm 1975, đất nước Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới, du lịch Việt Nam cũng có những biến chuyển. Các tổ chức kinh doanh du lịch được hình thành ở hầu hết các tỉnh và đặc khu. Từ khi có đường lối đổi mới kinh tế của đất nước, sự biến động chính trị của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đã làm thay đổi cơ bản thành phần cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Khách du lịch ký kết dưới hình thức Nghị định thư theo giá bao cấp không còn nữa, lúc này các khách sạn ở các tỉnh miền Nam được giao cho Công ty Du lịch quản lý một phần và một phần khác giao cho các công ty du lịch trực thuộc UBND tỉnh, thành phố. - Ngày 27/6/1978, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị định số 282/NQ- QHK6, thành lập Tổng Cục Du lịch Việt Nam trên cơ sở mật vụ của Bộ Nội Vụ. Từ đây, Tổng Cục Du lịch trực thuộc hội đồng Bộ trưởng. Chính sự thay đổi về mặt tổ chức này đã mở rộng thẩm quyền và chức năng của cơ quan quản lý du lịch, giai đoạn này bộ máy tổ chức và quản lý của Tổng Cục Du lịch dần được hoàn thiện. - Ngày 23/11/1979, Hội Đồng Bộ Trưởng ra nghị định 32/CP quy định chức năng và nhiệm vụ của ngành du lịch Việt Nam: “ là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm thống nhất quản lý du lịch trong cả nước” và năm 1981 ban hành nghị định 137/CP quy định phương hướng phát triển của ngành. Cũng năm 1981, du lịch Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Du lịch Thế giới. - Ngày 31/3/1990, Hồi đồng Nhà nước ban hành Quyết định 244/QĐ - HĐNN giao cho Bộ Văn Hoá - Thông Tin - Thể Thao và Du lịch quản lý Nhà nước đối với ngành du lịch. - Tháng 12/1991, Chính phủ quyết định chuyển chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành Du lịch sang Bộ Thương Mại và Du lịch. - Ngày 26/10/1992, Chính phủ có Nghị định 05/CP về việc thành lập Tổng Cục Du lịch. - Ngày 7/8/1995, Chính phủ ra nghị định 53/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng Cục Du lịch. Bắt đầu từ đây, Du lịch Việt Nam chuyển sang trang mới. Công tác quản lý Nhà nước về Du lịch được tăng cường, quy hoạch tổng thể về du lịch được triển khai, hệ thống doanh nghiệp được sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hoá ngành nghề, nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn ngành được nâng cao. 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ngành du lịch Việt Nam Đây là một công cụ quan trọng thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển vì khi bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương được kiện toàn, nó sẽ phát huy được chức năng tham mưu, quản lý của Nhà nước, xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, bộ máy của Tổng Cục Du lịch được tổ chức theo Nghị định 20/CP và Nghị định 53/CP, hiện có 6 chức năng, thanh tra, văn phòng và các đơn vị sự nghiệp là viện nghiên cứu, tạp chí du lịch. tuần báo du lịch, trung tâm công nghệ thông tin, hai trường trung học và dạy nghề ở Ha Nội và Bà Rịa Vũng Tàu cùng 14 Sở Du lịch và 47 Sở Thương mại – du lịch ở 61 t._.n (xây mới cho thời kỳ 2001 - 2005 là 17.000 phòng, cho thời kỳ 2006 - 2010 là 50.000 phòng). Xây dựng 3 đến 5 khu du lịch tổng hợp quốc gia và quốc tế gắn với 3 địa bàn kinh tế trọng điểm cũng là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch; chỉnh trang, nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương. 2.4 Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Mở rộng diện ký hợp tác du lịch song phương và tham gia có hiệu quả vào các tổ chức du lịch quốc tế. Xây dựng tiềm lực nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch. Đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội. Trong đó tạo thêm 220.000 việc làm trực tiếp trong ngành du lịch đến năm 2005 và 350.000 vào năm 2010. 3. Chiến lược phát triển và một số lĩnh vực chủ yếu của ngành 3.1 Về thị trường và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam, chú ý đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch tạo lập hình ảnh của Du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu du lịch và khả năng tiêu thụ của nhân dân trong nước nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch các vùng trong nước góp phần nâng cao dân trí, cỉa thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Phát triển du lịch ra nước ngoài của công dân Việt Nam ở mức độ hợp lý, đảm bảo phù hợp khả năng thanh toán của nhân dân. 3.2 Về sản phẩm du lịch Xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Việt nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá - lịch sử; đồng thời đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thoả mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của khách du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. 3.3 Về đầu tư phát triển du lịch Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển tăng cơ sở cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ chợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường; các di tích lịch sử, văn hoá..., Tập trung đầu tư du lịch vào các địa bàn trọng điểm song song với việc nâng cấp các khu, điểm du lịch ở các vùng du lịch. A – Các khu du lịch tổng hợp: 1. Khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng) gắn với địa bàn kinh tế trọng đIểm Bắc Bộ. 2. Khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng) gắn với địa bàn kinh tế động lực miền Trung. 3. Khu du lịch biển tổng hợp Văn Phong - Đại Lãnh - Khánh Hoà. 4. Khu du lịch tổng hợp sinh thái nghỉ dưỡng núi Dankia - Suối Vàng (Lâm Đồng - Đà Lạt). B – Các khu du lịch chuyên đề: 5. Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Sapa (Lào Cai) 6. Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể (Bắc Kạn). 7. Khu du lịch văn hoá - lịch sử Cổ Loa (Hà Nội) 8. Khu du lịch văn hoá , môi trường Hương Sơn (Hà Tây). 9. Khu du lịch – lịch sử – sinh thái Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình). 10. Khu du lịch văn hoá - lịch sử Kim Liên – Nam Đàn (Nghệ An). 11. Khu du lịch sinh thái hang động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình). 12. Khu du lịch lịch sử cách mạng đường mòn Hồ Chí Minh (Quảng Trị). 13. Khu du lịch biển Thuận An (Thừa Thiên Huế). 14. Khu du lịch văn hoá Hội An gắn với di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam). 15. Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn, Rừng Sác Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh). 16. Khu du lịch biển Long Hải – Phước Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu). 17. Khu du lịch miệt vườn (Tiền Giang) 18. Khu du lịch lịch sử – sinh thái Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). 19. Khu du lịch biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang). - Giai đoạn trước mắt, trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có xu hướng giảm, cần dựa vào đầu tư trong nước để hình thành và sử dụng có hiệu quả ba khu du lịch ở ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía nam. - Bên cạnh đó cũng cần xem xét ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch như Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Lâm Đồng, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch, kéo dài ngày lưu trú của khách. - Chỉnh trang nâng cấp các thành phố du lịch Hạ Long Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch (thị xã) Sapa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên. - Phối hợp với các bộ, ngành chức năng và địa phương liên quan trong việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. 3.4 Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Xây dựng được đội ngũ cán bộ du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Phát triển khoa học công nghệ du lịch Việt Nam đạt trình độ khu vực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh du lịch ở nước ta. 3.5 Về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. 3.6 Về hợp tác quốc tế Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, tạo lậo hình ảnh và vị thế của Du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới. Đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác phát triển du lịch với các nước, các cá nhân và các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch Việt Nam. 4. Định hướng phát triển các vùng du lịch Do đặc điểm của hoạt động du lịch, lãnh thổ Việt Nam được chia thành ba vùng du lịch với những định hướng phát triển gắn với các vùng và địa bàn trọng điểm kinh tế cũng là địa bàn động lực tăng trưởng du lịch: 4.1 Vùng du lịch Bắc Bộ Bao gồn các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh với thủ đô Hà nội là trung tâm của vùng và tam giác động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hoá, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng. Các địa bàn hoạt động chủ yếu bao gồm: 4.1.1 Thủ đô Hà Nội và phụ cận Bao gồm các khu, điểm du lịch nghỉ dưỡng và du lịch cuối tuần của Thủ đô Hà Nội, với các dự án ưu tiên: Các khu phố cổ, khu vực Hồ Tây, Cổ Loa – Sóc Sơn (Hà Nội), Tam cốc – Bích Động, Hoa Lư (Ninh Bình), Chùa Hương, Ba Vì - Đồn Mô, Suối Hai (Hà Tây), Tiên Sơn (Bắc Ninh), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai); nền văn hoá các dân tộc thuộc cá tỉnh miền núi Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu; Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Pắc Bó, Bản Giốc (Cao Bằng), động Nhất, Nhị, Tam Thanh, Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, Nam Đàn (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh); xây dựng làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Tây; phát triển du lịch qua các cửa khẩu đường bộ với Lào, Trung Quốc. 4.1.2 Hạ Long - Bái Tử Long, Cát Bà, Đồ Sơn (Quảng Ninh, Hải Phòng): Các dự án du lịch cần tập trung vào hải đảo Cát Bà và không gian trên biển của vịnh Hạ Long... Tạo nên quần thể với những sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Phát triển qua các cảng biển trong khu vực và cửa khẩu quốc tế đường bộ qua Móng Cái và Lạng Sơn, sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bà. 4.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ Gồm các tỉnh từ quảng Bình đến Quảng Ngãi với Huế và Đà Nẵng là trọng tâm đồng vị của vùng và địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hoá cách mạng, đặc biệt là các di sản văn hoá thế giới, du lịch hang động và du lịch quá cảnh qua hành lang Đông Tây đường 9, cảng biển và sân bay quốc tế Đà Nẵng. Địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu là Quảng Trị – Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam: Các dự án du lịch cần tập trung bảo tồn và khai thác các di sản văn hoá kiến trúc (Huế), văn hoá Trung Hoa, Nhật (Hội An), văn hoá Chàm (Đà Nẵng, Quảng Nam), cách mạng (Quảng Trị), cùng các giá trị thiên nhiên trên trục đường Huế - Lăng Cô - Bạch Mã - Hải Vân - Sơn Trà - Bà Nà - Đà Nẵng, dải ven biển từ vịnh Nam Ô đến đô thị cổ Hội An, động Phong Nha (Quảng Bình). Chú ý các dự án về kết cấu hạ tầng trong việc phát triển du lịch hành lang Đông Tây với lào, Thái Lan qua đường xuyên Á đến Myanma, Malaysia và Singapore trong tương lai. Dự án đường hầm xuyên đèo Hải Vân. Phát triển du lịch đường biển qua cảng biển Đà Nẵng. 4.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam bộ Bao gồm các tỉnh từ Kon Tum đến Cà Mau với hai vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trung tâm của vùng là thành phố Hồ Chí Minh và các tam giác tăng trưởng du lịch là: Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang (Phú Quốc) và địa bàn trọng điểm tăng trưởng kinh tế và du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình dương - Vũng Tàu... Các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng châu thổ sông Cử Long. Các địa bàn hoạt động chủ yếu bao gồm: 4.1.3 Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt: Các dự án kết hợp giữa khu nghỉ biển và núi. Đầu tư xây dựng một khu du lịch biển lớn ở Việt Nam cho những năm sau 2005 ở vùng biển Đại Lãnh, vịnh Văn Phong, Nha Trang (Khánh Hoà), Xây dựng tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang. Trong việc phát triển địa bàn tăng trưởng này cần gắn kết với các điểm tham quan, nghỉ dưỡng thuộc duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với các cảnh quan vùng ven biển Phú Yên, Khánh Hoà như vũng Rô, dốc Lết, Bãi Tiên Đồng Đế (Nha Trang), Hòn Chũ, các bãi biển như Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận), các cảnh quan vùng núi và cao nguyên thuộc một số tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đà Lạt, Kon Tum, Đắc Lắc với các hệ sinh thái núi, hồ, thác, hang, động, thực vật rừng gắn với các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng. 4.1.4 Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo: Đầu tư phát triển du lịch nghỉ ngơi cuối tuần (cho cư dân của thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận) trên khu vự dọc ven biển Long Hải - Phước hải - Bình Châu, mở rộng tới Mũi Né (Bình Thuận). Có dự án riêng cho Côn Đảo, đầu tư phát triển ở khu vực bãi Trước, bãi Sau (thành phố Vũng tàu). 4.1.5 Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận: Tận dụng thế mạnh của thành phố Hồ Chí Minh để khai thác các tuyến du lịch trên sông Sài Gòn đến các vùng của đồng bằng sông Cửu Long cùng các dự án phát triển trên sông MêKông đến Phnompenh (Campuchia), với Lào và Thái Lan. Dự án làng văn hoá các dân tộc ở thành phố Hồ Chí Minh. Một số khu vui chơi giải trí ở thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận (Thủ Đức, Đồng Nai). Khai thác thế mạnh của vùng phụ cạn thành phố thuộc các điểm du lịch núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), làng nghề (Đồng Nai). Hà Tiên - Phú Quốc (Kiên Giang): Cần có một quy chế riêng cho việc đầu tư vào phát triển du lịch đảo Phú Quốc. Dự án đầu tư Phú Quốc phải là một dự án đầu tư toàn diện và đồng bộ trong một chiến lược phát triển kinh tế xã hội gắn với anh ninh quốc phòng, trong đó phát triển du lịch sinh thái biển đảo là một hướng ưu tiên. Xuất phát từ đặc điểm phát triển du lịch của các vùng, cần hình thành các thành phố, các đô thị với chính sách đầu tư thoả đáng trong việc chỉnh trang đô thị và tôn tạo cảnh quan môi trường, hạ tầng kỹ thuật, bao gồm thành phố Hạ Long, thị trấn Sapa, thị xã Đồ Sơn, thị xã Sầm Sơn (vùng du lịch Bắc Bộ); thành phố Huế, thị xã Hội An (vùng du lịch Bắc Trung Bộ); thành phố Nha Trang, thành phố Đà Lạt, thành phố Vũng Tàu, thị xã Phan Thiết, thị xã Hà Tiên (vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ). GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giải pháp thực hiện Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Hiệu quả hoạt động của ngành liên quan đến nhiều ngành khác trong mối quan hệ tương hỗ, mà yếu tố chủ yếu là tổ chức quản lý và cơ chế chinh sách. Để đạt được mục tiêu đề ra, công tác tổ chức, quản lý cần được đổi mới, kiện toàn; cơ chế chính sách về du lịch cần từng bước bổ sung, sửa đổi theo hướng hình thành khung pháp luật đồng bộ, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho phát triển du lịch với lộ trình thích hợp. 1.1. Đổi mới kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010, cần kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập. Đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng vào hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật; xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là năng lực tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng, khả năng cạnh tranh cao; ban hành các quy định để điều chỉnh hoạt động của các loại hình kinh doanh du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập với quốc tế. Các nhiệm vụ chủ yếu: - Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về du lịch: Thành lập Cục xúc tiến du lịch, thành lập thêm các Sở du lịch ở những địa bàn trọng điểm nhiều tiềm năng du lịch và hoạt động du lịch sôi động; tiến tới thành lập cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ. - Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, hình thành các công ty hoặc tổng công ty mạnh, tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong hoạt động du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch để có thể huy động ngày càng tăng các nguồn lực của xã hội vào phát triển du lịch. - Gắn mô hình đổi mới tổ chức quản lý với yêu cầu bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ và bảo đảm ổn định, an ninh, an toàn trong hoạt động của ngành và với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. - Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch, trên cơ sở triển khai pháp lệnh du lịch, tiến tới xây dựng luật du lịch, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý các hoạt động của ngành. - Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 1.2 Giải pháp về cơ chế chính sách - Chính sách tài chính: ưu tiên thực hiện thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch bằng thuế suất nhập tư liệu sản xuất; ưu tiên miễn giảm, cho chậm nộp thuế, giảm tiền thuê đất, lãi xuất ưu tiên vốn vay đầu tư đối với các dự án ưu tiên và tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia; có chế độ hợp lý về giá điện, nước trong kinh doanh khách sạn; rà soát điều chỉnh phương pháp tính thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch; áp dụng thống nhất chính sách một giá trong phạm vi cả nước. Hoạt động du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ nên cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng ứng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu. - Chính sách đầu tư: Nhà nước có chính sách đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng tại các vùng du lịch trọng điểm, các khu du lịch quốc gia cũng như các điểm du lịch, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng xa xôi, hẻo lánh. Trên cơ sở xem xét các thế mạnh và tốc độ phát triển của từng vùng, từng lĩnh vực, tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư cho sự phát triển du lịch ở từng địa phương nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác nhau đầu tư vào việc phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch. Từng bước có chính sách thuận lợi cho việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Áp dụng biện pháp ưu đãi (về thuế, lệ phí, tiền sử dụng đất, cho vay vốn, bảo lãnh...) đối với các dự án, lĩnh vực ngnàh nghề thuộc danh mục cá trọng điểm ưu tiên đầu tư. - Chính sách xuất nhập cảnh, hải quan: Đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch phù hợp với khả năng quản lý của nước ta và thông lệ quốc tế; cải tiến quy trình, tăng cường trang thiết bị hiện - đại tại các cửa khẩu quốc tế trong việc kiểm tra người và hành lý; sửa đổi, bổ xung các quy định về đồ giả cổ, đồ thủ công mỹ nghệ dân gian; mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch (ngân hàng, đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ, cửa hàngmiễn thuê, quầy thông tin du lịch...). Nghiên cứu và xúc tiến miễn phí thị thực với cá nước ASEAN và một số nước khách có quan hệ thân thiện với Việt Nam. 1.3 Về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ là giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với mỗi ngành kinh tế, trong đó có du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi hàm lượng khoa học và công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngày một cao. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển ngành du lịch, hoạch định các chiến lược thị trường, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho việc đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp và cho công tác quản lý. Việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu mới của công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với công tác quản lý mà còn đối với các hoạt động kinh doanh du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch. - Để thực hiện yêu cầu trên, cần đầu tư củng cố nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng của Viện Nghiên Cứu Phát triển Du lịch, Trung tâm Công Nghệ Thông Tin Du lịch. - Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành bằng những thành tựu mới của công nghệ tin học. - Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để ứng dụng cho du lịch Việt Nam. 1.4 Về xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập hình ảnh du lịch Việt Nam cả trong và ngoài nước nhằm thu hút khách, giáo dục du lịch toàn dân, góp phần thực hiện tuyên truyền đối ngoại và đối nội, cần được chú trọng trong thời gian tới, tập trung vào: - Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền quảng cáo. - Tiến hành đặt đại diện Du lịch Việt Nam ở những nước là đầu mối giao lưu quốc tế và thị trường trọng điểm. - Tăng cường tuyên truyền quảng bá trên phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng với các loại hình khác nhau. Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội...cộng tác chặt chẽ với các tạp chí du lịch có tiếng trên thế giới để giới thiệu về Việt Nam. - Phối hợp với các lực lượng làm thông tin đối ngoại, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả. 1.5 Về đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực du lịch Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đẩy mạnh công tác đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài, xây dựng mô hình đào tạo: Trường - Khách sạn và Học viện Du lịch Quốc gia hoặc Đại học Chuyên ngành Du lịch. Gắn giáo dục đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia và chú trọng giáo dục du lịch toàn dân. Thực hiện phương trâm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng lao động trong du lịch. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chính sách cán bộ từ việc quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng đến đãi ngộ... đặc biệt chú trọng việc từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa. 1.6 Về tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển nhanh du lịch Việt Nam, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. Thông qua hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với các nước, các cá nhân và các tổ chức WTO, PATA, ASEAN, ASEANTA, EU... để tranh thủ kinh nghiệm, vốn và nguồn khách góp phần đưa du lịch Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp trình độ và hội nhập với sự phát triển chung về du lịch của khu vực và thế giới. Thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định đã ký; duy trì, củng cố và phát huy các quan hệ song phương, ký tiếp một số hiệp định mới. Chủ động tham gia hợp tác đa phương trong khu vực và quốc tế, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. 2. Tổ chức thực hiện Giai đoạn 2001 - 2010, đặc biệt là 5 năm đầu, rất quan trọng tạo tiền đề căn bản cho du lịch Việt Nam phát triển ở một tầm mới cao hơn. Để có thể bứt lên với tốc độ nhanh, cần có các biện pháp mạnh về tổ chức, sự đầu tư thích đáng về vật chất và con người, cải tiến và tạo ra những chuyển biến cơ bản về công tác tổ chức quản lý Nhà nước cũng như tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh du lịch; đồng thời phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch trong phối hợp các hoạt động du lịch cả nước. Chiến lược phát triển du lịch 2001 - 2010 phải được triển khai đồng bộ từ trung ương đến địa phương. 2.1 Công tác phối kết hợp với các Bộ ngành kiên quan: Để thực hiện được những mục tiêu phát triển đã đề ra, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành và chỉ đạo của Chính phủ đó là các Bộ: Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, Tài Chính, Ngoại Giao, Công An, Hải Quan, Quốc Phòng, Giao Thông vận Tải, Hàng Không, Văn Hoá Thông Tin, Khoa Học Công Nghệ Môi Trường, Thương Mại, Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành liên quan khác trong việc: - Xây dựng cơ chế chính sách thuộc phạm vi chức năng của các bộ, ngành nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thuận lợi, đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội. - Xác định nhiệm vụ đầu tư Nhà nước, tín dụng ưu đãi Nhà nước và tạo các cân đối về vốn và nguồn lực khác để thực hiện Chiến lược. - Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng có ý nghĩa đặc biệt ở các trung tâm đô thị và địa bàn kinh tế trọng điểm. - Bảo vệ tôn tạo cảnh quan môi trường tại các khu điểm du lịch, khôi phục các làng nghề truyền thống. - Phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật giao thông, nhất là hàng không, tạo thuận lợi cho khách du lịch vào, ra và đi lại trong lãnh thổ Việt Nam. 2.2 Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển du lịch ở địa bàn của mình và phối hợp với Chiến lược quốc gia nhăm đạt được các mục tiêu về phát triển du lịch của địa phương và cả nước bao gồm: - Cụ thể hoá Chiến lược phát triển du lịch quốc gia ở địa phương và tổ chức thực hiện, đặc biệt chú trọng việc xây dựng sản phẩm du lịch cụ thể thích hợp với tài nguyên du lịch, điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương. - Tổ chức xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. - Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch từng giai đoạn. - Đàu tư phục hồi một số làng nghề điển hình, phát triển các lễ hội truyền thống, ca múa nhạc dân gian để tạo sự hấp dẫn và bản sắc văn hoá riêng của địa phương mình và của dân tộc Việt Nam. 2.3 Các doanh nghiệp: - Là lực lượng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược, doanh nghiệp du lịch phải chủ động xác định thị trường và công nghệ mới, định rõ hướng đầu tư phù hợp với định hướng chiến lược quốc gia. Để nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ và ứng dụng kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong kinh doanh du lịch. - Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, nhất là những doanh nghiệp được phép kinh doanh lữ hành quốc tế phải chủ động xây dựng các mối liên kết với các doanh nghiệp và nhân dân thông qua việc hỗ trợ xây dựng các dự án phát triển sản phẩm du lịch trong hệ thống Tour, tuyến du lịch, chủ động thực hiện hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện và giải quyết tiêu thụ các sản phẩm du lịch tạo ra ở từng địa phương. - Đào tạo đôi ngũ cán bộ quản lý và lao động có tay nghề giỏi tại doanh nghiệp. - Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn điều kiện kinh doanh, quy định về trật tự an toàn, vệ sinh, an ninh, văn minh du lịch. - Liên kết phối hợp giữa các doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam. 2.4 Các hội, Câu lạc bộ và Hiệp hội - Hiệp hôi du lịch và các hội, các câu lạc bộ du lịch có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân các địa phương, động viên và hướng dẫn các hội viên của minh tham gia tích cực vào việc thực hiện thành công Chiến lược. - Thường xuyên thu thập ý kiến của hội viên, phản ảnh kịp thời với Tổng cục Du lịch và các cơ quan Nhà nước hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương,chính sách nhằm phát triển du lịch nhanh và bền vững. - Tổ chức tốt các hình thức nhằm thu hút các tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch liên kết và phối hợp với nhau trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi để thống nhất chiến lược hoạt động chung, giảm cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ, tăng sức cạnh tranh với bên ngoài. - Hiệp hội du lịch Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức tốt thông tin thị trường, giới thiệu khách hàng cho các doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động xúc tiến như hội chợ, triển lãm ở các thị trường trọng điểm nước ngoài, giới thiệu trên các tạo chí chuyên ngành quốc tế, các đài báo, vô tuyến của cả nước về Du lịch Việt Nam. Hướng dẫn và vận động các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện tại những thị trường chính để xúc tiến thị trường. KẾT LUẬN Sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, quy mô và chất lượng khách sạn, các khu vui chơi giải trí, năng lực của đội ngũ những người làm du lịch…, và nhất là chính sách phát triển du lịch của Nhà nước. Về mặt tài nguyên, Việt Nam là nước có các nguồn tài nguyên du lịch đa dạng cả về tài nguyên thiên nhiên, cả về giá trị nhân văn của nền văn hoá, của truyền thống lịch sử lâu đời. Lãnh thổ Việt Nam không chỉ có phần đất liền, hải đảo mà còn có cả vùng trời, vùng biển và vùng khai thác kinh tế biển. Với ưu thế nằm ở vị trí chiếc cầu nối phần đất liền với các quần đảo bao bọc quanh biển Đông, Việt Nam còn là mọt nơi du khách có thể đi lại bằng đường bộ, đường biển và đường không. Những yếu tố đó tạo điều kiện cho Việt Nam có thể phát triển nhiều loại hình du lịch. Tiềm năng trên càng được nhân lên khi Việt Nam sau 10 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt tăng trưởng kinh tế, chính trị ổn định, từng bước hội nhập với quốc tế, và đang bước sang giai đoạn phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Để kết thúc luận văn này, em xin được đưa ra một số kiến nghị nhỏ sau: 1. Chúng ta tập trung đầu tư đào tạo đội ngũ có kỹ năng về tài chính, marketing và quản lý nhằm có nhiều loại hình dịch vụ tốt hơn, hấp dẫn hơn nhằm tăng lượng khách quay trở lại với Việt Nam. 2. Xây dựng nhiều chương trình marketing cấp Quốc gia, phát triển mạnh Kế hoạch Tổng thể đã được xây dựng cho ngành Du lịch nhằm ngày càng gia tăng lượng khách đến với Việt Nam bên cạnh đó cũng thiết lập chương trình giáo dục ý thức người du lịch giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra cũng phải lưu ý tới những đột biến bên ngoài như sự kiện 11/9 ở Mỹ và dịch SARS vừa qua. 3. Có kế hoạch đơn giản hoá thủ tục và thời gian lấy visa du lịch vào Việt Nam, cũng như giảm thiểu chi phí này vì nếu không sẽ kéo dài thời gian đi nghỉ có hạn của du khách và cản trở họ đến với Việt Nam. 4. Thiết lập thêm chuyến bay trực tiếp đặc biệt là từ Châu Âu để thu hút khách đến trực tiếp với Việt Nam mà không dành thời gian ở các cưả ngõ Châu Á nhiều hơn. Em hy vọng rằng ngành du lịch sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển nhanh, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Có một Việt Nam như thế - Đổi mới và Phát triển Kinh tế – NXBCTQG, 1998. 2. Nghiên cứu toàn diện về phát triển du lịch ở khu vực miền Trung Việt Nam - Tập Đoàn ALMEC Tháng 3 năm 1996. 3. Ngành Du lịch Việt Nam: Những Thách thức và Cơ hội thị trường - Báo cáo trình lên Ngân Hàng Thế Giới - Greta R. Boye - Tháng 3 năm 2002. 4. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010 Định hướng đến 2020 - Tổng Cục Du lịch - Tháng 10 năm 2000. 5. Báo cáo Tổng kết Công tác năm 2002 và Phương hướng, Nhiệm vụ năm 2003 của ngành Du lịch - Tổng Cục Du lịch - Tháng 12, năm 2002. 6. Du lịch Cộng đồng vì Bảo tồn và Phát triển - Viện Nghiên Cứu Miền Núi 1999. 7. Báo cáo tổng kết hàng năm từ 1993 - 1999 - Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch. 8. Thị Trường Du lịch - PTS Nguyễn Văn Lưu - NXBGD, 1998 9. Giáo trình kinh doanh lữ hành, PGS.PTS Nguyễn Văn Đính, Th.sỹ Phạm Hồng Chương. 10. Marketing du lịch, Tổng cục Du lịch 11. Hệ thống các văn bản hiện hành về quản lý du lịch, NXBCTQG, 1997. 12.Tạp chí Du lịch Việt Nam các số 10/1999, 08/2002, 01/2003. 13.Tourism: Principles, Practices, Philosophies) - Robert W. McIntosh, 1984. 14.The Tourism Development Handbook, A Practical Approach to Planning & Marketing – Kerry Godfrey, Jackie Clarke - 2000. 15. Ecotourism: Principles, Practices and Policies for Sustainability Megan Epler Wood – 2002. 16. Promotion of Investment in Tourism Infrastructure – UN ESCAP (United Nations – Economic & Social Commission for Asia & the Pacific) – 2001. 17. Sustainable Tourism as a Development Option, Practical Guide for Local Planners, Developers & Dicision Makers – B. Steck, 1999. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8154.doc
Tài liệu liên quan