Hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam HÀ NỘI, Tháng 02 - 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là việc gia nhập WTO vào năm 2006 của Việt Nam,khiến tình hình cạnh tranh giữa các công ty với nhau là hết sức khốc liệt. Để có thể tồn tại và đứng vững trên cái thị trường mở này,các công ty phả

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i không ngừng đổi mới công nghệ,đổi mới phương thức kinh doanh...trong đó đổi mới công nghệ,thiết bị máy móc là yếu tố quan trọng nhất bởi nó quyết định tới chất lượng sản phẩm nói riêng,và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doang nói chung. Thực tế cho thấy, việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp sản xuất là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn các trang thiết bị của nhiều doanh nghiệp đã lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước tiên tiến. Song muôn thuở nan giải vẫn là câu hỏi: lấy vốn ở đâu? Hiện nay lượng vốn dài hạn đầu tư cho các dự án này ở các doanh nghiệp Việt nam là hết sức khiêm tốn. Kênh tài trợ quen thuộc vẫn là đi vay ở các ngân hàng thương mại.Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới ra đời không có đủ tài sản đảm bảo cũng như uy tín thì việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng quả là khó khăn. Ngoài ra, phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng là một kênh dẫn vốn nhưng chưa hiệu quả ở nước ta cũng do các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số.Trong những trường hợp như vậy, đi thuê tài chính là một giải pháp tối ưu, kịp thời và đúng đắn góp phần tháo gỡ khó khăn về nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp Phần trên hơi dài quá. Em cần chú ‎y về chính tả và ngữ pháp: sau dấu chấm và dấu phẩy phải cách ra, sau trạng từ hoặc các linking word phải có dấu phẩy. Hoạt động cho thuê tài chính ở các nước phát triển trên thế giới đã trở thành một kênh dẫn vốn không thể thay thế, cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho các doanh nghiệp thúc đẩy sự tăng trưởng đầu tư của các quốc gia đó. Còn ở Việt Nam,hoạt động cho thuê tài chính đi vào hoạt động được hơn chục năm đã có những tác động tích cực nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập do tính đặc thù của loại hình tín dụng này Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam được thành lập từ năm 1998. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã thực hiện được nhiều giao dịch cho thuê tài chính và đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên Công ty vẫn gặp nhiều vướng mắc trong hoạt động cho thuê hiện nay. Khó khăn thế nào, cần cụ thể ra Vì thế, việc nghiên cứu hoạt động cho thuê tài chính nói chung và áp dụng nó vào Việt nam như thế nào cho có hiệu quả, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế và các giải pháp khắc phục, là những vấn đề rất cần thiết và đáng quan tâm lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam”. Kết cấu đề tài gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính. Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHO THUÊ TÀI CHÍNH. 1.1.1. Lịch sử hình thành của hoạt động cho thuê tài chính.. Người đàn ông dầu hoả J.Paul Getty, tỷ phú đầu tiên trên thế giới, đã phát biểu "Mua làm tăng giá trị, cho thuê làm giảm giá trị". Ngày nay, hơn 30% trong số những trang thiết bị được sử dụng ở Hoa Kỳ đều dưới dạng hợp đồng cho thuê. Đây là hình thức hữu hiệu nhất để gia tăng mở rộng nguồn tài chính trong cả nước. Hơn 80% các công ty- từ nhỏ mới thành lập cho đến những công ty lớn trong danh sánh Forture 500- đã thuê từ vài hay tất cả các thiết bị với tổng số giá trị hợp đồng thuê ban đầu gần $300 tỷ mỗi năm. Thời Đại Hy Lạp Và Babylonia Cổ Đại Trong chương 1 nếu các phần em tham khảo ở tài liệu nào, thì cần ghi rõ tên tác giả, tên sách, năm xuất bản, để tránh trường hợp trùng với các bạn khác, nếu trùng, có có bằng chứng là em tham khảo ở tài liệu nào. Tuy nhiên, tham khảo trong tài liệu, em cũng phải tóm lược lại, đừng chép y nguyên Những hình thức cho thuê sớm nhất đã được phát hiện khoảng 5,000 năm. Lịch sử ghi nhận sự có mặt của một công ty cho thuê vào khoảng năm 1800 trước công nguyên ở Babylonia. Nếu một nhân viên hay một người lính không muốn trồng trọt trên đất đai mà họ được cấp sau khi phục vụ cho chế độ quân chủ, anh ta sẽ cho công ty đó thuê lại, đó là chuyên gia cho thuê. Công ty đã chi trả tiền thuê cho người lính trước và sau đó cho những người nông dân thuê lại mảnh đất đó. Người Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên phát triển việc cho thuê hầm mỏ. Nhiều loại hầm mỏ có kích cỡ khác nhau ở Athens thì thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và nó sẽ được cho thuê lại thông qua một đặc quyền cho các công ty khai thác mỏ từ 3 đến 7 năm. Người Hy Lạp cổ đại cũng đi tiên phong tạo ra khái niệm ngân hàng cho thuê. Tài sản thuộc quyền sở hữu của ngân hàng cho thuê đầu tiên được ký kết vào năm 370 trước công nguyên trong đó bao gồm tên ngân hàng, tiền ký quỹ, các văn phòng và đội ngũ nhân viên. Vương Quốc Anh Một trong những đạo luật đầu tiên liên quan đến lĩnh vực cho thuê ở Vương Quốc Anh là Đạo Luật Wales được ban hành vào năm 1284. Đạo Luật đã dựa trên những luật lệ đất đai hiện hành để làm khuôn khổ hợp pháp cho việc cho thuê bất động sản cũng như cho việc cho thuê các dụng cụ trong ngành nông nghiệp. Những chuyến hàng hoá của ngành đường sắt vào những thập niên 19 cho thấy rằng những doanh nghiệp nhỏ đã đầu tư nguồn vốn của họ vào các chuyến xe goòng chở than đá và sau đó lại cho những công ty hầm mỏ thuê mướn lại. Các hợp đồng cho thuê thông thường cho người đi thuê có quyền được mua lại các dụng cụ đó khi mãn hạn hợp đồng. Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ Những dạng hợp đồng cho thuê tài chính tạm thời bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Công ty cho thuê đầu tiên ở Hoa Kỳ do Henry Shoeld sáng lập vào năm 1952. Công ty được thành lập để phục vụ cho ngành công nghiệp vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt. Các nước Châu âu đã nối gót thành lập những công ty cho thuê vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Cải tiến công nghệ là nguyên nhân khiến các Doanh nghiệp phải nâng cấp nguồn vốn của họ thường xuyên hơn. Thuê tài chính đã giúp các Doanh nghiệp có được tài sản trong điều kiện có lợi hơn là việc mua hoàn toàn trang thiết bị. Mức thuế môi trường rộng lượng vào những năm 1950 phối hợp với nhiều mức thuế ưu đãi đã có tác động mạnh mẽ đến số lượng các hợp đồng cho thuê được ký kết trên phạm vi toàn cầu. Những Thị Trường Mới Nổi Các quốc gia ở Châu á, Nam Mỹ và Châu phi đã không đi theo đường lối hình thành các công ty cho thuê mãi cho đến thập niên 1970 và 1980. Các tiểu bang trước đây của Liên Đoàn Sô Viết, bao gồm cả Nga, đã bắt đầu hình thành các công ty cho thuê sau khi Chủ Nghĩa Cộng Sản bị sụp đỗ vào những năm đầu của thập niên 1990. Hướng Tới Tương Lai Aristotle đã từng phát biểu rằng "Sự giàu có thật sự không dựa trên quyền được sở hữu tài sản mà dựa trên quyền được sử dụng chúng". Một Doanh Nghiệp không phải sở hữu tài sản của chính mình để tạo ra lợi nhuận. Mà thông thường đó chỉ là có đủ quyền sử dụng tài sản này trong một giai đoạn nhất định nào đó. Các chuyên gia của Ngân Hàng Thương Mại & Cho Thuê Tài Chính Cardiff (Hoa Kỳ) nói:“Chúng tôi cho rằng việc thuê tài chính mang lại lợi ích cho tất cả các bên có liên quan trong niên kỷ tương lai. Cơ chế cho thuê tài chính hướng tới việc đầu tư vào các nguồn tài sản mà cho phép Doanh nghiệp đi vào hoạt động nhanh chóng và sản sinh ra mức lợi nhuận hợp lý để bù đắp chi phí thuê mướn”. Những công ty như Ngân hàng Cardiff khẳng định vị trí độc nhất nhằm mục đích chi phối phạm vi hoạt động này. Trong khi ấy, các Ngân hàng theo thông lệ lại đầu tư nguồn vốn của họ vào những người đi vay những người có những quyết định mà họ không thể chi phối và kiểm soát được một cách dễ dàng Chu kỳ phát triển của ngành công nghiệp cho thuê tài chính. Mặc dù ngành công nghiệp cho thuê tài chính trong mỗi quốc gia phát triển theo tuỳ theo tốc độ tăng trưởng của quốc gia đó, nhưng tất cả đều theo khuynh hướng của một chu kỳ tiến triển chắc chắn. Chu kỳ cho thuê tài chính này được minh hoạ ở sơ đồ dưới đây. Sự liên quan mật thiết giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sẽ giúp những người cho thuê hiểu rõ hơn về môi trường cạnh tranh mà họ đang phải đối mặt một khi đã hội nhập vào thị trường quốc tế. Số sơ đồ: Sơ đồ chu kỳ phát triển của hoạt động Cho thuê tài chính Nguồn tham khảo, đặt cuối sơ đồ Cho thuê tài chính (Finance leases) Cho thuê tài chính linh hoạt (Flexible/Creative Finance leases) ? Cho thuê cấp cao (Maturity) Cho thuê đổi mới (Innovative leases) Cho thuê vận hành (Operating leases) HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH HIỆN NAY. Các khái niệm cơ bản: Khái niệm cho thuê tài chính (CTTC) và những thuật ngữ liên quan. Cho thuê tài chính. Chúng ta biết rằng khi doanh nghiệp cần mua sắm trang thiết bị sản xuất có thể sử dụng hình thức thuê tài sản. Nếu hợp đồng thuê tài sản gần như kéo dài suốt vòng đời hữu ích của nó và không thể hủy ngang hoặc chỉ được hủy ngang khi doanh nghiệp đã bồi thường thỏa đáng cho bên cho thuê thì gọi là thuê tài chính. Ngược lại, thuê tài sản trong thời gian ngắn, và có thể hủy ngang tùy theo ý muốn chủ quan của doanh nghiệp đi thuê gọi là thuê hoạt động (thuê thông thường). Theo quy định của pháp luật Việt Nam (luật hay nghị định nào?????) thì một giao dịch được gọi là thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điều kiện: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại; Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê; Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng Do đó cho thuê tài chính thực ra là một hình thức cấp tín dụng. Khi một hợp đồng thuê tài chính được ký kết, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được cấp một khoản vốn. Khoản vốn này có được do doanh nghiệp không phải bỏ tiền ra mua tài sản mà vẫn có tài sản sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì đáng lẽ ra, có thể doanh nghiệp đã phải đi vay một số vốn tương đương giá trị tài sản trong hợp đồng thuê trả cho công ty cho thuê tài chính bao gồm cả vốn gốc và lãi. Bên cho thuê: Bên cho thuê là người nắm quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản cho thuê, là các công ty cho thuê tài chính có tư cách pháp nhân, được cấp giấy phép hoạt động. Bên thuê: Bên thuê là người nắm quyền sử dụng tài sản thuê, là các cá nhân, các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật, trực tiếp sử dụng tài sản thuê trong thời hạn thuê. Tài sản thuê: Tài sản thuê là động sản như máy móc, thiết bị... Theo Khoản 3, Điều 7 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 thì tài sản thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tiến tiến, có giá trị sử dụng hữu ích trên một năm được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. Thời hạn cho thuê: Là thời gian bên thuê sử dụng tài sản thuê và trả tiền thuê, được bên cho thuê và bên thuê thoả thuận trong hợp đồng CTTC. Tiền thuê: Tiền thuê là khoản tiền bên đi thuê phải thanh toán cho bên cho thuê theo thoả thuận trong hợp đồng. Phí cho thuê: Trong hoạt động CTTC phí cho thuê được tính trên cơ sở lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn và phí quản lý của Công ty CTTC. Lợi nhuận hợp lý: Là phần lợi nhuận thu được từ hoạt động CTTC đủ để hấp dẫn bên cho thuê tiếp tục tái đầu tư, tài trợ cho các giao dịch khác. Quyền chọn mua: Là quyền dành cho bên thuê có thể chọn mua hoặc không mua tài sản thuê theo một mức giá tượng trưng vào thời điểm kết thúc hợp đồng cho thuê. Quyền này chỉ có hiệu lực khi dự liệu trước trong hợp đồng. Các tiêu chuẩn xác định một giao dịch là CTTC. Theo Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC). Theo Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế, một giao dịch được gọi là CTTC phải thoả mãn ít nhất1 trong 4 tiêu chuẩn sau: Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi kết thúc hợp đồng thuê. Hợp đồng quy định quyền chọn mua tài sản thuê với giá tượng trưng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng. Thời hạn hợp đồng chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản. Hiện giá của các khoản tiền thuê do người thuê trả tương đương hoặc lớn hơn giá thị trường của tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. Theo Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính Mỹ (FASB). Ở Mỹ, Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính (FASB) đã quy định 4 tiêu chuẩn như sau: Quyền sở hữu của tài sản thuê được chuyển giao cho người đi thuê khi chấm dứt hợp đồng thuê. Hợp đồng thuê cho phép người được thuê quyền lựa chọn mua tài sản thuê với giá thấp hơn ở thời điểm nào đó hoặc đến khi chấm dứt thời hạn thuê. Thời hạn thuê bằng 75% hoặc cao hơn so với đời sống hoạt động ước tính của tài sản thuê. Hiện giá các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 90% hoặc hơn so với giá trị tài sản thuê. Theo Nghị định số 95/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16 được Chính phủ ban hành năm 2001 quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính (CTCTTC) Ở Việt nam, theo Điều 1 của Nghị định này, một giao dịch được gọi là CTTC phải thoả mãn một trong các điều kiện sau: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo thoả thuận của hai bên. Nội dung của hợp đồng cho thuê có qui định: khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. Thời hạn thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời hạn cần thiết để khấu hao tài sản thuê. Tổng số tiền thuê một loại tài sản qui định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. Như vậy, có thể khái quát các tiêu chuẩn quy định một giao dịch là CTTC của một số quốc gia trên thế giới theo bảng sau: Hạn chế sử dụng đại từ nhân xưng (em, chúng ta) trong chuyên đề, chỉ dùng chữ tôi trong mở đầu và kết luận nếu thực sự cần Bảng 1.1: Bảng thống kê tiêu chuẩn để một giao dịch được gọi là CTTC của một số quốc gia trên thế giới. Nếu bảng này không do em tự tập hợp lên, thì phải ghi nguồn tài liệu tham khảo IASC Mỹ Anh Nhật Hàn Quốc Indonesia Việt Nam - Chuyển giao quyền sở hữu khi kết thúc hợp đồng. Có Có Có Có Không có quy định cụ thể. Có Có - Quyền chọn mua. Có Có Không bắt buộc. Không bắt buộc. Không bắt buộc. Có Có - Quyền huỷ ngang hợp đồng. Không Không Không Không Không Không Không - Thời hạn thuê tính theo thời hạn hữu ích của tài sản. Phần lớn ≥75% tối đa không quá 30 năm Phần lớn Tài sản ≤ 10 năm: 70%, Tài sản >10 năm: 60% Tài sản > 5 năm: 60%, Tài sản ≤5 năm: 70% Tài sản có đời sống ≥2 năm ≥75% - Hiện giá thuần các khoản tiền thuê tối thiểu so với giá trị hợp lý của tài sản thuê. Bằng hoặc lớn hơn ≥90% ≥90% ≤90% Trả đủ tiền thuê Bằng hoặc lớn hơn Đặc thù của hoạt động CTTC. Sự khác biệt của CTTC với hình thức tín dụng ngân hàng. Thực chất, CTTC là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn nhưng so với hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, CTTC vẫn mang những điểm khác biệt. Trong giao dịch CTTC , bên cho thuê tài trợ cho doanh nghiệp bằng các tài sản như máy móc, thiết bị,... gọi chung là các động sản. Còn trong tín dụng ngân hàng, ngân hàng sẽ tài trợ cho doanh nghiệp trực tiếp bằng tiền và doanh nghiệp sẽ sử dụng số tiền đó để mua máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất của mình. Như vậy, so với tín dụng ngân hàng, CTTC đảm bảo cho bên tài trợ là khoản tiền bỏ ra đã được sử dụng đúng mục đích. Nghiệp vụ cho thuê tài chính thường có quan hệ nhiều bên: bên đi thuê, bên cho thuê, nhà cung cấp, nhà bảo hiểm ngược lại tín dụng ngân hàng thì thường chỉ có quan hệ song phương giữa người đi vay và người cho vay. Phí cho thuê đối với hoạt động CTTC thường cao hơn so với lãi suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng do phí cho thuê được tính trên cơ sở lãi suất cho vay trung và dài hạn cộng với chi phí phát sinh đối với tài sản và chi phí quản lý của công ty CTTC . Hoạt động cho thuê tài chính (cho vay bằng hiện vật) thường gắn liền với quyền sở hữu về tài sản, bên cho thuê nắm giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và là người sở hữu tài sản. Trong khi đó tín dụng ngân hàng (cho vay bằng tiền) thì chỉ thông qua hợp đồng tín dụng để nhận biết được là bên đi vay đã vay với số tiền là bao nhiêu. Vì vậy khi doanh nghiệp đi vay bị phá sản thì bên cho thuê tài sản mặc nhiên thu hồi tài sản của mình. Do đó, về lý thuyết, tín dụng thông qua hoạt động cho thuê tài chính có mức độ an toàn cao hơn tín dụng bằng tiền. Như vậy, hoạt động CTTC có ưu điểm hơn so với tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng. Nó giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn trung và dài hạn, đồng thời nó có độ an toàn cao hơn xét trên phương diện nhà tài trợ. Bảng 1.2: Sự khác biệt giữa CTTC và Tín dụng ngân hàng Nếu bảng này không do em tự tập hợp lên, thì phải ghi nguồn tài liệu tham khảo Tiêu thức so sánh Cho thuê tài chính Tín dụng ngân hàng - Hình thức tài trợ. Bằng hiện vật Bằng tiền - Đối tượng. Động sản Động sản và bất động sản - Quyền sở hữu Do bên cho thuê nắm giữ cho đến khi quyền mua của bên thuê được thực hiện. Bên đi vay chiếm giữ ngay từ đầu. Sự khác biệt của CTTC với hình thức thuê mua trả góp. Hình thức tín dụng thuê mua hay còn gọi là thuê mua trả góp chính là sự phát triển của hình thức tín dụng thương mại. Sở dĩ có sự phát triển này là do trong những thập kỷ gần đây thuê mua trả góp đã được các nhà chế tạo phát triển nó thành một hình thức tài trợ vốn thông qua tài sản hiện vật và nó cũngđược các định chế tài chính, các nhà kinh doanh cho thuê sử dụng như một hình thức tài trợ cho thuê. Tín dụng thuê mua trả góp là một hình thức mua trả góp tài sản trong một khoảng thời gian từ 1 tới 5 năm, được áp dụng đối với trường hợp người mua có thế chấp và cả không có thế chấp. Nhưng trong hầu hết mọi giao dịch, tín dụng thuê mua trả góp là một hình thức tài trợ vốn cho người thuê không có thế chấp. Khi bên thuê có nhu cầu thuê mua tài sản theo hình thức này, họ sẽ thiết lập hợp đồng với chủ tài sản. Trong đó bên thuê thường phải trả ngay cho nhà tài trợ một khoản tiền từ 25% đến 30% giá trị của tài sản, phần còn lại bên thuê sẽ phải trả góp làm nhiều lần, mỗi lần trả một phần giá trị của tài sản cùng tiền lãi. Đến khi kết thúc hợp đồng bên thuê sẽ được chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người cho thuê. Bảng 1.3: Phân biệt CTTC và Thuê mua trả góp Nếu bảng này không do em tự tập hợp lên, thì phải ghi nguồn tài liệu tham khảo Tiêu thức Cho thuê tài chính Thuê mua trả góp 1. Bên cho thuê Công ty Cho thuê tài chính. Nhà cung cấp hoặc Công ty cho thuê tài chính. 2. Bên đi thuê Các pháp nhân. Các pháp nhân và thể nhân. 3. Thời hạn hợp đồng Có thời hạn dài từ 1 đến 20 năm thậm chí dài hơn. Có thời hạn trung bình từ 1 đến 5 năm. 4. Giá trị còn lại Có thể chuyển giao cho người thuê khi hết hạn hợp đồng. Chuyển giao cho người thuê khi hết hạn hợp đồng. 5. Quyền sở hữu Quyền sở hữu thuộc về bên cho thuê và có thể được chuyển giao cho bên thuê khi kết thúc hợp đồng. Chuyển giao cho bên thuê vào thời điểm kết thức hợp đồng. Sự khác biệt giữa CTTC và Cho thuê vận hành. Như đã đề cập ở phần 1.3 về chu kỳ phát triển của CTTC đã đề cập, cho thuê vận hành là giai đoạn phát triển hơn so với CTTC. Giống như CTTC, cho thuê vận hành cũng là một hình thức tài trợ máy móc thiết bị mà không cần bên mua phải bỏ ra toàn bộ số tiền ngay lập tức. Tuy nhiên, cho thuê vận hành có một số nét khác biệt so với CTTC được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.4: Phân biệt CTTC và Cho thuê vận hành. Nếu bảng này không do em tự tập hợp lên, thì phải ghi nguồn tài liệu tham khảo Cho thuê tài chính Cho thuê vận hành. 1.Thời hạn thuê. Thường dài hơn một nửa cho đến bằng đời sống hữu ích của tài sản. Rất ngắn so với đời sống hữu ích của tài sản. 2.Quyền huỷ ngang hợp đồng. - Không được quyền huỷ ngang hợp đồng. - Được quyền huỷ ngang hợp đồng. 3.Mức thu hồi vốn của một hợp đồng. - Thông thường mức vốn gốc được thu hồi gần bằng với giá trị tài sản (tổng số tiền tài trợ), đặc biệt đối với cho thuê động sản. - Mức vốn được thu hồi nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị tài sản. 4.Trách nhiệm bảo dưỡng, bảo hiểm và đóng thuế tài sản. - Người thuê chịu mọi chi phí vận hành, bảo dưỡng, phí bảo hiểm và đóng thuế tài sản. - Người cho thuê chịu mọi chi phí bảo dưỡng, đóng bảo hiểm và thuế tài sản. 5.Cung ứng tài sản thuê. - Tài sản cho thuê thường do người thuê đặt hàng, giao nhận và sử dụng. - Tài sản thuê thường do người cho thuê cung cấp. 6.Chuyển quyền sở hữu hoặc bán tài sản. - Trong hợp đồng có quy định chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc bán lại tài sản sau khi kết thúc hợp đồng. - Trong hợp đồng không có thoả thuận chuyển quyền sở hữu hoặc bán lại tài sản. 7.Rủi ro. - Người thuê chịu mọi rủi ro thiệt hại - Người cho thuê chịu mọi rủi ro thiệt hại. Trên thế giới hiện nay, các nước phát triển đã vận dụng hai hình thức này rất linh hoạt và đa dạng. Điều này phụ thuộc vào các điều kiện chủ quan và khách quan của các chủ thể tham gia vào các giao dịch cho thuê. Do đó, đôi lúc ranh giới phân biệt giữa chúng đôi lúc còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, ở Việt nam hiện nay do do điều kiện kinh tế còn chậm phát triển, nhu cầu thuê chưa đa dạng nên cho thuê vận hành vẫn còn là một nghiệp vụ trong tương lai. Các hình thức CTTC hiện nay. Mỗi hình thức phân loại, cần ghi rõ tài liệu nào phân loại như vậy. Tất cả các sơ đồ dưới đây, nếu không do em tự tập hợp, thì phải ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo Phân loại CTTC dưới phương diện người cho thuê. CTTC hai bên (Two-party Lease). Là loại hợp đồng CTTC trong đó người cho thuê sử dụng thiết bị của họ có sẵn tài trợ cho bên thuê. Người cho thuê thường là các nhà sản xuất hoặc các công ty cho thuê, sử dụng tài sản của họ để tài trợ cho người thuê. Hình thức tài trợ này có đặc điểm cơ bản sau: Hàng hoá cho thuê thường là những tài sản có giá trị không quá lớn thường là máy móc, thiết bị. Chỉ có hai bên tham gia trực tiếp vào giao dịch: Bên cho thuê và bên đi thuê. Vốn tài trợ hoàn toàn do bên cho thuê đảm nhận. Người cho thuê có thể mua lại máy móc, thiết bị khi chúng đã lạc hậu. Phương thức tài trợ này có sự tham gia của hai bên được thực hiện như sau: Sơ đồ 1.1: CTTC có sự tham gia của hai bên. Bên cho thuê (Lessor) Quyền sử dụng thiết bị Các loại dịch vụ bảo trì Trả tiền thuê và dịch vụ phụ tùng Bán lại các thiết bị lạc hậu Bên thuê (Lessee) Đây là một hình thức tài trợ mà các nhà sản xuất thường sử dụng để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra. Mặt khác, nhờ luôn luôn cập nhật những công nghệ mới để chế tạo các loại máy móc, thiết bị nên các nhà sản xuất có thể sẵn sàng mua lại những thiết bị đã lạc hậu về mặt công nghệ để tiếp tục cung cấp những máy móc mới, hiện đại do họ chế tạo ra. CTTC ba bên (Third-party Lease). Là loại hợp đồng CTTC ghi rõ nhà cung cấp, đó là người mà bên cho thuê ký hợp đồng mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê để tài trợ cho họ. Đây là hình thức được phổ biến ở các nước có thị trường cho thuê chưa phát triển. Phương thức tài trợ này có sự tham gia của ba bên, bao gồm: Bên cho thuê, bên thuê và nhà cung cấp. Sơ đồ 1.2: CTTC có sự tham gia của ba bên Bên cho thuê (Lessor) Bên thuê (Lessee) Nhà cung cấp (Supplier) 6 4 2 1 7 8 3 5 Bên cho thuê và bên thuê ký hợp đồng CTTC. Bên CTTC và nhà cung cấp ký hợp đồng mua tài sản. Nhà cung cấp và bên thuê ký hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng (có thể bên cho thuê ký với nhà cung cấp về việc bảo hành và bảo dưỡng cho bên thuê). Nhà cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên cho thuê. Nhà cung cấp chuyển giao tài sản cho bên thuê. Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản. Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên thuê. Bên thuê thanh toán tiền thuê định kỳ cho bên cho thuê. Phương thức tài trợ có sự tham gia của ba bên còn gọi là phương thức thuê mua thuần (net lease) là phương thức được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trên thế giới, 80% hợp đồng CTTC áp dụng theo phương thức này. CTTC liên kết (Syndicate Lease) Đây là phương thức cho thuê gồm nhiều bên tài trợ cho một người thuê. Sự liên kết này có thể xảy ra theo chiều ngang hoặc chiều dọc tuỳ theo tính chất của loại tài sản hay khả năng tài chính của các nhà tài trợ. Trong trường hợp tài sản có giá trị lớn, nhiều định chế tài chính hay các nhà chế tạo cùng nhau hợp tác để tài trợ cho người thuê tạo thành sự liên kết theo chiều ngang. Còn đối với trường hợp các đinh chế tài chính hay các nhà chế tạo lớn giao tài sản cho chi nhánh của họ thực hiện giao dịch tài trợ cho khách hành thì hình thành sự liên kết theo chiều dọc. Các bước và đặc điểm trong giao dịch với bên thuê của hình thức này không khác biệt lớn so với phương thức cho thuê điển hình. Bên cho thuê Bên thuê 1.Có thể có sự liên kết giữa các định chế tài chính và các nhà sản xuất hay các công ty mẹ và các chi nhánh. 1.Là một doanh nghiệp nhận tài sản thuê. 2.Đối tượng cho thuê là những loại tài sản có giá trị lớn. 2.Thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuê, bảo quản tài sản, chịu rủi ro, mua bảo hiểm như trong phương thức cho thuê thuần. 3.Các công ty con chuyên doanh cho thuê có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu vào từng lĩnh vực công nghiệp hay loại thiết bị cụ thể. 4.Các đặc điểm khác tương tự phương thức cho thuê thuần. CTTC bắc cầu (Leveraged Lease). Xuất phát từ tình hình thực tế nhiều Công ty cho thuê tài chính không đủ vốn để tài trợ cho những dự án lớn hoặc Công ty đã sử dụng hết nguồn vốn của mình. Từ đó hình thức cho thuê tài chính bắc cầu được ra đời. Theo thể thức này, bên cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê - từ một hay nhiều người cho vay nào đó. Vật thế chấp cho khoản vay này là quyền sở hữu tài sản cho thuê và các khoản tiền thuê mà bên thuê sẽ thanh toán trong tương lai. Người cho vay được hoàn trả tiền đã cho vay từ các khoản tiền thuê. Sau khi trả hết món nợ vay, những khoản tiền thuê còn lại người cho thuê sẽ được hưởng. Một giao dịch được gọi là CTTC bắc cầu được minh hoạ theo sơ đồ sau. Sơ đồ 1.3: CTTC bắc cầu. Bên thuê (Lessee) Bên cho thuê (Lessor) Bên cho vay (Lender) Tiền trả nợ Tiền cho vay Tài sản Tiền thuê Phương thức tài trợ này thường được sử dụng trong các giao dịch cho thuê đòi hỏi một lượng vốn đâù tư lớn, chẳng hạn cho thuê máy bay thương mại, tàu chở hàng hay một tổ hợp chuyên ngành lớn. Hình thức cho thuê này đem lại lợi nhuận và mở rộng khả năng tài trợ ra khỏi phạm vi nguồn vốn của Công ty CTTC. CTTC môi giới (Broker Lease). Đây là hình thức cho thuê chỉ được áp dụng ở những nước mà công nghệ cho thuê đã phát triển rất mạnh. Theo phương thức tài trợ này, những nhà môi giới cho thuê có thể tìm kiếm những người có nhu cầu thuê, thoả thuận với nhà cung cấp (hoặc những nhà sản xuất), bảo đảm những khoản nợ tài trợ cho người cho thuê để sử dụng trong việc mua các thiết bị cho thuê và xác định người cho thuê cuối cùng trong giao dịch cho thuê. Những nhà môi giới cho thuê điển hình không sở hữu tài sản hay nắm giữ các giao dịch cho thuê trong tài khoản của chính họ. Những nhà môi giới cung cấp một hoặc rất nhiều dịch vụ, dựa trên yêu cầu được đưa ra trong các giao dịch CTTC. Sơ đồ 1.4: CTTC môi giới (CTTC trọn gói - Pakaged Lease) Nhà cung cấp (Supplier) Nhà môi giới cho thuê (Lease broker) Quỹ tài trợ (Funding) Bên cho thuê cuối cùng (Ultimate lessor) Bên thuê (lessee) Hiện nay, hình thức cho thuê môi giới này được áp dụng ở một số nền kinh tế rất phát triển như Mỹ, Nhật và một số nước châu Âu. Phương thức CTTC môi giới thể hiện trình độ chuyên môn hoá cao trong ngành công nghiệp cho thuê. Phân loại theo CTTC dưới phương diện người đi thuê. Bán và tái thuê (Lease-back). Trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn về vốn lưu động. Vay vốn đòi hỏi nhiều thủ tục, điều kiện mà các doanh nghiệp khó có thể thoả mãn. Đồng thời, trong điều kiện doanh nghiệp có nhu cầu phải duy trì năng lực sản xuất nên không thể bán bớt tài sản cố định để chuyển thành tài sản lưu động. Trong bối cảnh đó hình thức “bán và tái thuê” đã được ra đời để đáp ứng nhu cầu này. Bán và tái thuê là một thoả thuận tài trợ tín dụng mà công ty A (bên thuê) bán một tài sản của chính họ cho công ty B (bên cho thuê). Đồng thời ngay lúc đó một hợp đồng cho thuê tài chính được thảo ra với nội dung công ty B đồng ý cho công ty A thuê lại chính tài sản mà họ vừa bán. Như vậy, ưu điểm của hình thức này là giải quyết nhu cầu vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Sơ đồ 1.5: Giao dịch bán và tái thuê. Công ty CTTC Bên mua Bên cho thuê Chủ sở hữu ban đầu Bên bán Bên thuê Thoả thuận mua bán tài sản Quyền sở hữu pháp lý Tiền mua tài sản Quyền sử dụng tài sản Trả tiền thuê Hợp đồng thuê mua NNgươi Những tiện ích của dịch vụ này là ngoài mục đích giải quyết nhu cầu vốn lưu động, những công ty muốn tạo ra lợi nhuận ghi sổ hay lợi nhuận tính thuế với điều kiện giá bán tài sản phải cao hơn phần khấu hao còn lại trong sổ sách. Hình thức này có sức cạnh tranh rất cao tại Hoa kỳ, đặc biệt trong ngành kinh doanh bất động sản. Ở Việt nam hiện nay, hình thức này đã bắt đầu được áp dụng ở một số công ty CTTC. CTTC giáp lưng (Under Lease). Cho thuê tài chính giáp lưng là phương tài trợ mà trong đó được sự thoả thuận của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê. Kể từ thời điểm hợp đồng thuê lại được ký kết, mọi quyền lợi và nghĩa vụ cùng tài sản được chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai. Các chi phí pháp lý, di chuyển tài sản phát sinh từ hợp đồng này do người thuê thứ nhất và người thuê thứ hai thoả thuận với nh._.au. Tuy nhiên, người thuê thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản vì họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với người cho thuê. Với phương thức thuê này, mặc dù doanh nghiệp không đủ điều kiện để trực tiếp thuê mua vẫn có thể thuê được tài sản để sử dụng cho sản xuất kinh doanh. Sơ đồ 1.6: CTTC giáp lưng Bên cho thuê (Lessor) Bên thuê thứ hai (Lessee) Bên thuê thứ nhất (Lessee I) Quyền sử dụng tài sản Tiền thuê Quyền sử dụng tài sản Tiền thuê Trong giao dịch kiểu này, tiên thuê mà bên thuê thứ hai phải trả thường cao hơn tiền thuê mà bên thuê thứ nhất trả cho bên cho thuê. Phần chênh lệch giữa hai khoản tiền thuê đó bên thuê thứ nhất đựoc hưởng, coi như là hoa hồng trách nhiêm. Ngoài ra hình thức CTTC giáp lưng cũng áp dụng trong trường hợp bên thuê thứ nhất đã thuê tài sản đó, nhưng sau đó không có nhu cầu sử dụng thì có thể cho người khác thuê lại dưới sự đồng ý của bên cho thuê. CTTC mạo hiểm (Venture leasing) Vốn mạo hiểm theo nghĩa thông thường nhất có thể hiểu là phần đầu tư vào cổ phần mang tính kiên nhẫn và chấp nhận rủi ro cao trong doanh nghiệp mới ra đời, mang tính đổi mới cao hoặc những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng nhanh. Các nhà tư bản mạo hiểm tạo ra các quỹ, các công ty đầu tư và hỗ trợ quá trình hình thành công nghệ mới. Đổi mới được hỗ trợ bằng vốn mạo hiểm là một mô hình kiểu mới so với hai mô hình đổi mới theo kinh doanh cá nhân cổ điển và dựa vào những hãng lớn. CTTC mạo hiểm là một hình thức đáng được đề cập đến. Trong phương thức tài trợ này, có một sự kết hợp giữa vốn cổ phần và CTTC. Thay vì nhận tài trợ bằng sự tham gia của một cổ đông, công ty có thể đạt được thiết bị bằng sự trao đổi về những bảo đảm. Các nhà tư bản trong trường hợp này sẽ ít rủi ro hơn bởi vì họ vẫn là sở hữu hợp pháp của thiết bị cung cấp. Người đi thuê trong trường hợp này nhận được lợi ích từ hợp đồng thuê cũng như lợi ích từ hợp đồng vốn mạo hiểm. Bằng việc đưa ra những điều kiện bảo đảm, bên cho có quyền đạt được một phần cổ phần chưa trả tại một thời gian nhất định trong tương lai. Ngoài ra, người ta còn phân biệt CTTC theo phương thức thanh toán tiền thuê như: CTTC thanh toán theo niên kim cố định, CTTC thanh toán tăng dần (giảm dần), CTTC thanh toán ngắt quãng,... Nhìn chung, hợp đồng CTTC diễn ra rất đa dạng và khó có thể phân biệt từng loại thoả thuận cho thuê một cách rạch ròi. Các phương thức tài trợ này đan xen lẫn nhau, nên việc đánh giá, phân tích chúng đòi hỏi xem xét trên nhiều khía cạnh. Vai trò của CTTC . Tác động của CTTC đối với nền kinh tế. Trong bất cứ xã hội nào, nền kinh tế nào mà tìm được phương thức để người có vốn và người cần vốn gặp nhau hiệu quả, tối ưu thì xã hội đó, nền kinh tế đó sẽ phát triển. Bản chất của hoạt động cho thuê tài chính là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, thị trường cho thuê tài chính cũng là một bộ phận của thị trường vốn, thị trường này diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính trung dài hạn theo những phương thức giao dịch nhất định. Như vậy, cho thuê tài chính hay thị trường cho thuê tài chính đã góp một phần để giải quyết bài toán về vốn cho nền kinh tế. Cho thuê tài chính gắn chặt với việc trang bị và đổi mới máy móc, công nghệ và mở rộng sản xuất đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất của các ngành công nghiệp vừa vào nhỏ thuộc khu vực dân doanh. Phát triển tốt thị trường cho thuê tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất của doanh nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế. Đặc biệt thông qua hình thức cho thuê tài chính có thể thu hút một lượng vốn lớn từ dân cư qua các hình thức huy động vốn trung dài hạn hoặc liên doanh với nước ngoài để tạo ra kênh dẫn vốn từ bên ngoài vào cho nền kinh tế. Những động lực thúc đẩy người cho thuê cung cấp các dịch vụ CTTC. CTTC có mức rủi ro thấp (Low risk level). Tính chất của hoạt động CTTC là người cho thuê nắm quyền sở hữu tài sản trong suốt thời hạn thuê nên người thuê không được phép bán, cho, tặng và làm hư hại tài sản. Tài sản CTTC được mua bảo hiểm trong suốt thời hạn thuê. Do đó, công ty CTTC có thể kiểm soát, theo dõi việc sử dụng tài sản. Nếu bên thuê có những dấu hiệu gây ra các rủi ro liên quan đến tài sản CTTC ngay lập tức công ty sẽ có những yêu cầu đồi với doanh nghiệp và biện pháp cuối cùng là thu hồi tài sản. Với các hình thức tín dụng khác thì đảm bảo vốn vay là rất phong phú và đa dạng vì vậy khi doanh nghiệp bị phá sản thì khả năng thu hồi vốn vay gặp rất nhiều vấn đề. Nhưng ở đây do công ty CTTC vẫn đứng tên chủ sở hữu tài sản nên nếu doanh nghiệp chẳng may bị phá sản Công ty chỉ việc thu hồi tài sản của mình về. Khi tiến hành hoạt động CTTC người cho thuê đã yên tâm người thuê sử dụng vốn đúng mục đích, bởi vì nhà tài trợ đầu tư bằng máy móc thiết bị. Hoạt động tài trợ này là đầu tư trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy tài sản CTTC sẽ được đưa vào sản xuất mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cho nhà tài trợ. Những động lực đầu cơ giá trị còn lại (Residual speculation motivations). Giá trị còn lại của thiết bị thuê có thể là dự báo cho một dòng tiền vào rất quan trọng đối với người cho thuê. Nó cũng có thể là một phần quan trọng trong thu nhập của của người cho thuê trong một giao dịch cho thuê. Vào cuối kỳ thuê, giả định không có quyền chọn mua và quyền tái đổi mới, người thuê sẽ trả lại thiết bị thuê cho người cho thuê. Người cho thuê sau đó sẽ tái cho thuê thiết bị đó hoặc bán nó với giá cao nhất có thể được. Để đưa ra một mức giá cho thuê cạnh tranh, người cho thuê phải xác định giá trị tương lai kỳ vọng này vào lãi suất thuê. Ví dụ, nếu người cho thuê tin chắc rằng thiết bị sẽ có giá trị 10% giá trị nguyên gốc của nó, thì giá trị các khoản tiền thuê phải bao gồm 90% chi phí thiết bị. Bên cho thuê với kỳ vọng sẽ có được 10% giá trị còn lại đã nhận ra một khi thiết bị được trả lại sẽ có thể bán hoặc tái cho thuê. Ở đây, người cho thuê có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro, giá bán hoặc giá cho thuê không đủ bù đắp chi phí giá trị còn lại của thiết bị. Các công ty CTTC cũng được thúc đẩy bởi cơ hội sẽ kiếm được thu nhập cao hơn là thu nhập kỳ vọng từ giá trị còn lại của thiết bị do sự gia tăng trong giá cho thuê. Tất nhiên, bên cho thuê bao giờ cũng phải đối mặt rủi ro do cho thuê hoặc bán với giá thấp hơn giá trị còn lại dự tính. Dù vậy, bên cho thuê vẫn cố gắng để bù đắp được tối thiểu băng giá trị còn lại bằng cách tăng giá kỳ vọng ở thiết bị còn lại. Những cơ hội mở rộng (Integration opportunities). Sự mở rộng ở đây đề cập đến những cách mà một công ty CTTC có thể phát triển các hoạt động của mình. Sự mở rộng theo chiều sâu liên quan đến cơ hội giành được một loại sản phẩm từ các nguồn khác nhau, từ sản phẩm cho đến vận chuyển, làm đại lý bảo hiểm. Mở rộng theo chiều rộng có thể hiểu là sự đa dạng hoá sản phẩm của mình. Các hãng sản xuất sử dụng CTTC như một cách để bán hàng hoá của mình. Do đó, các công ty CTTC có thể mở rộng theo chiều sâu bằng cách thúc đẩy các hãng bán được hàng hoá như giới thiệu khách hàng đến các hãng, đồng thời các hãng cũng giới thiệu khách hàng đến thuê tài chính tại công ty để mua các sản phẩm của hãng. Do mối quan hệ chặt chẽ giữa công ty CTTC và nhà cung cấp nên công ty có cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn với những kiến thức mở rộng về các sản phẩm. Những kiến thức này cho phép bên cho thuê có thể dự đoán được giá trị còn lại một cách chính xác hơn, góp phần hạn chế một số rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho thuê khi tài sản bị trả lại. Trong các hợp đồng CTTC bao giờ cũng có điều khoản về bảo hiểm tài sản. Việc có mối quan hệ với các hãng bảo hiểm cũng là một hình thức vừa đem lại sự thuận tiện cho bên thuê đồng thời cũng mang lại một khoản thu nhập cho công ty CTTC. Các công ty CTTC có thể kiêm luôn vai trò đại lý cho các hãng bảo hiểm để hưởng hoa hồng phần trăm. Khoản tiền hoa hồng này sẽ gia tăng theo số hợp đồng cho thuê. Như đã đề cập phần trước, cho thuê mạo hiểm cũng là một hình thức mở rộng của hoạt động CTTC. Bằng cách đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh hoặc các công ty còn rất non trẻ nhưng có triển vọng phát triển trong tương lai, công ty CTTC có thể kỳ vọng một khoản lãi cổ phần lớn trong thời gian tới. Như vậy, sự linh hoạt với cơ hội mở rộng phong phú đa dạng của hoạt động CTTC là một trong những lý do thúc đẩy các doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh này. Thị trường CTTC quốc tế (International leasing) đã phát triển mạnh mẽ. Hoạt động CTTC trên thế giới đã có những phát triển rất quan trọng trong thời gian qua và trong tương lai dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa để phục vụ các công ty đa quốc gia cũng như các công ty nước ngoài đang tìm kiếm các phương thức tài trợ tài sản mới. Các thiết bị cho thuê phổ biến trên thế giới hiện nay là: máy bay, xe ray, máy tính, công cụ máy móc, tàu thuyền,... Sự phát triển của hoạt động cho thuê hiện nay trên thế giới tạo điều kiện rất thuận lợi cho các công ty CTTC. Bởi vì với một thị trường cho thuê đã phát triển tương đối hoàn chỉnh sẽ đem lại những nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp về nghiệp vụ CTTC một cách rõ ràng hơn, giảm đựoc chi phí giới thiệu, quảng cáo. Bên cạnh đó, do trên thế giới các hình thức CTTC đã được áp dụng rất linh hoạt và đa dạng nên tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cho thuê mới thành lập có thể học hỏi được kinh nghiệm từ những công ty CTTC nổi tiếng hiện nay. Trên đây chỉ là một số tiêu biểu trong rất nhiều động lực thúc đẩy người cho thuê cung cấp các dịch vụ CTTC. Tuy nhiên, hoạt động CTTC không chỉ đem lại lợi ích cho bên cho thuê mà còn rất hữu dụng đối với bên thuê.. Lý do để những người cần vốn tìm đến với hình thức thuê tài chính. Công nghệ (Technology). Sự thích ứng với những thay đổi công nghệ luôn luôn là chìa khoá dẫn đến thành công của những người hoạt động sản xuất kinh doanh. CTTC là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Một trong những lý do chính để tài trợ thiết bị bằng hình thức thuê tài chính chứ không phải mua là CTTC giúp cho người đi thuê tránh được nhiều rủi ro từ sự sở hữu. Nhiều loại thiết bị bây giờ thay đổi công nghệ rất nhanh khiến nó trở nên lỗi thời về công nghệ (điển hình cho loại thiết bị này là máy tính). Thực tế, trong rất nhiều tình huống thiết bị không còn sử dụng được nữa trước khi những trách nhiệm hay những chi phí để tài trợ cho thiết bị đó được hoàn thành.CTTC giúp những người thuê tránh được những rủi ro về công nghệ bằng sự chuyển dịch những rủi ro đó cho người cho thuê. Với những kiến thức về thiết bị của người cho thuê, biết kết hợp giữa đầu vào và thị trường thiết bị bán lại, có thể làm cho thiết bị trở nên có giá trị cao hơn khi ở trong tay người cho thuê hơn là người thuê. Các công ty CTTC với những chuyên gia về thiết bị cho phép người cho thuê có thể bán được thiết bị ở mức giá cao hơn là người mua trực tiếp bán. Do đó CTTC đã chuyển giao những rủi ro công nghệ từ bên thuê sang bên cho thuê trong thời hạn thuê. Điều này trở nên dễ dàng hơn bởi vì có nhiều quyền lựa chon linh hoạt có thể được hình thành trong hợp đồng thuê. Mà nếu như mua thiết bị hay nói cách khác nắm quyền sở hữu thiết bị, họ phải chịu tất cả các rủi ro của quyền sở hữu bao gồm cả rủi ro về công nghệ. Bên cạnh đó, tài sản CTTC ở nhiều nước được phép cho khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ. Tài sản cố định của doanh nghiệp nhiều khi phải bị trích khấu hao với thời hạn quá dài, ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ. Với tài sản thuê tài chính có thời gian thu hồi từ 60-70% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản, do vậy tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể đổi mới máy móc thiết bị. Thuế thu nhập (Income tax). Hình thức thuê tài chính giúp các doanh nghiệp hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp. Do tài sản thuê được khấu hao nhanh và tiền thuê được hạch toán thẳng vào chi phí. Khác với tài trợ thiết bị bằng vốn đi vay hay vốn tự có, doanh nghiệp đi thuê được hạch toán vào chi phí một tỷ lệ khấu hao tài sản thuê theo quy định của Bộ tài chính, số tiền khấu hao này thường nhỏ hơn giá trị tiền thuê phải trả theo hợp đồng. Do đó, việc hạch toán tiền thuê thẳng vào chi phí sẽ làm chi phí tăng thêm so với hình thức tài trợ khác làm cho lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp giảm, đồng thời nộp thuế thu nhập cũng giảm đi. Sang các năm sau khi doanh nghiệp thực hiện xong nghĩa vụ hợp đồng, bên cho thuê chuyển giao máy móc, thiết bị với giá tượng trưng rất nhỏ thấp hơn nhiều so với giá trị thực của nó. Doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sử dụng tài sản trong một thời gian dài mà không phải trích khấu hao nữa hoặc nếu có thì với một tỷ lệ rất nhỏ. Lúc này, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp sẽ tăng lên, doanh nghiệp nộp ngân sách nhiều hơn. Quản lý dòng tiền (Cash flow management). Thuê tài chính là một công cụ quản lý dòng tiền hữu hiệu. Thực tế, quản lý dòng tiền là lý do được nhắc đến thường xuyên nhất đối với những công ty ứng dụng hình thức thuê tài chính. Khả năng chấp nhận được đối với bên thuê (Affordability to lessees) Khi giá của thiết bị đang tăng, việc mua thiết bị ngay lập tức là một khó khăn lớn đối với nhiều công ty. Do đó, thuê tài chính là một sự lựa chọn sáng suốt của những công ty bởi những lý do liên quan đến khả năng. Hình thức thuê tài chính linh hoạt hơn về phương thức thanh toán do người thuê có thể lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với dòng tiền của mình. Sự lựa chọn này có thể là trả theo niên kim cố định, trả tiền thuê giảm dần hoặc tăng dần, cũng như thời kỳ trả có thể trả hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng theo thoả thuận giữa bên thuê và bên cho thuê phù hợp với luồn tiền vào, ra của doanh nghiệp thuận tiện cho bên thuê trong việc quản lý dòng tiền một cách chủ động. Ngoài ra, với thuê tài chính, các chi phí liên quan như thuế giá trị gia tăng, những chi phí lắp đặt, bảo dưỡng, bảo hiểm có thể được bao gồm như một phần trong tiên thuê. Nếu như mua thì doanh nghiệp phải trả ngay từ đầu. Nhưng do các chi phí này được tính cộng vào tiền thuê gốc và được tính lãi trong từng kỳ, do đó doanh nghiệp có thể chia các khoản đó ra thành nhiều kỳ để trả. Như vậy giảm được chi phí cơ hội cho việc sử dụng những khoản tiền đó ngay lập tức. Họ có thể sử dụng tiền của mình váo những cơ hội đầu tư sinh lời lớn hơn để gia tăng lợi nhuận. Nói cách khác, CTTC giúp các doanh nghiệp có thể bảo toàn vốn lưu động cho những mục tiêu dự kiến. Dự đoán luồng tiền (Improved cash forecasting). Trong một hợp đồng CTTC, người thuê sử dụng thiết bị trong một giai đoạn nhất định và thanh toán phí thuê theo một lịch trình cụ thể. Những trách nhiệm hợp đồng cố định đã giúp người thuê dự đoán một cách chắc chắn chi phí tương lai liên quan đến thiết bị, do đó cho phép côngty chuẩn bị những kế hoạch về luồng tiền ra một cách chính xác. Thêm vào đó, một công ty biết được những quyết định đưa ra khi kết thúc thời hạn thuê là mua thiết bị, trả lại, hay thuê mới. Một khi quyết định được thực hiện, các chi phí của quyền chọn vào cuối kỳ thuê đã được xác định và hợp thành trong chiến lược dự toán và kế hoạch. Với đặc điểm này, CTTC đã góp phần hỗ trợ cho việc chuẩn bị chính xác ngân sách của công ty. Sự linh hoạt và thuận tiện (Flexibility and convinience). Thuê tài chính là phương thức tài trợ rất linh hoạt và thuận tiện với việc hạn chế các quy tắc cứng nhắc như trong hình thức vay. Các công ty CTTC thường cố gắng thích nghi với những nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp. Công nghiệp CTTC còn non trẻ và chưa có hệ thống, nhưng dự đoán sẽ phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian tới bởi những tiện ích nó đem lại cho các doanh nghiệp. Thuê tài chính có khả năng tài trợ cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Muốn vay vốn ngân hàng, ngoài các điều kiện tín dụng ngặt nghèo, doanh nghiệp cần phải có tài sản thế chấp. Lựa chọn thuê tài chính, bên thuê không bị yêu cầu phải có tài sản thế chấp vì vật đảm bảo chính là tài sản thuê. Lợi ích này rất thuận lợi với các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa đủ uy tín với ngân hàng. Thuê tài chính có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn từ bên ngoài thông qua việc vay vốn và nhập khẩu máy móc thiết bị. Các công ty CTTC có thể thu hút vốn từ nước ngoài băng cách vay vốn trực tiếp từ các tổ chức nước ngoài và nhập máy móc bằng hình thức trả chậm. Nếu như doanh nghiệp đứng ra tự mua trực tiếp, thì doanh nghiệp phải có một ngân hàng có uy tín đứng ra bảo lãnh để có thể trả chậm cho nhà cung cấp. Nhưng để được ngân hàng bảo lãnh thì bản thân doanh nghiệp cũng phải có đầy đủ các điều kiện tín dụng mà nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng. Nếu thông qua công cụ CTTC thì vấn đề này được giải quyết dễ dàng hơn nhiều. các chỉ tiêu đánh giá HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH. Khái niệm hiệu quả hoạt động CTTC của công ty cho thuê. Hiệu quả hoạt động CTTC của một công ty cho thuê là khái niệm đánh giá tính hình hoạt động CTTC tại công ty theo định hướng đã đề ra. Nó thể hiện khả năng đóng góp của kết quả hoạt động CTTC vào kết quả hoạt động kinh doanh nói chung của công ty. Hiệu quả hoạt động này được đánh giá thông qua các yếu tố định tính và định lượng. Những yếu tố định lượng ở đây là những yếu tố có thể tính toán được thông qua các con số cụ thể. Các yếu tố được lượng hoá này đánh giá hiệu quả hoạt động CTTC một cách rõ ràng như là tổng dư nợ CTTC, tỷ lệ nợ quá hạn, thu lãi từ hoạt động CTTC, chi phí cho hoạt động CTTC,... đoạn ngắn quá. Hoạt động CTTC không những được đánh giá dựa trên các con số mà còn phải được xem xét cả những nhân tố mang tính chất kinh nghiệm có khi còn thiên về cảm tính. yếu tố định tính có thể là hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho thuê, phát triển thị phần, nâng cao uy tín,...Đánh giá hiệu quả hoạt động CTTC sẽ đem lại cho công ty một cái nhìn cụ thể về tình hình hoạt động CTTC tại công ty để từ đó có những chiến lược phát triển thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động CTTC: tài liệu tham khảo Tỷ lệ dư nợ / Tổng tài sản có: Dư nợ CTTC H = Tổng tài sản có Tỷ lệ dư nợ / Vốn chủ sở hữu: Dư nợ CTTC H = Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ nợ quá hạn (%). Nợ quá hạn H = x 100% Tổng dư nợ CTTC Tỷ lệ nguy cơ rủi ro (%). Tổng giá trị các khoản CTTC có nợ quá hạn H = x 100% Tổng giá trị CTTC Tỷ lệ nợ thu hồi (%), Tổng giá trị thu nợ gốc và lãi trong năm H = x 100% Tổng số nợ gốc và lãi đến hạn trong năm Hệ số bù đắp lãi tiền vay. Thu lãi CTTC H = Trả lãi tiền vay Em có nói đến các chỉ tiêu định tính, trên đây chỉ có các chỉ tiêu định lượng, em cần liệt kê ra các chỉ tiêu định tính, sau đó, trong chương 2, cũng cần sử dụng các chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả tại Vietcombank Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính (CTTC). Yếu tố khách quan: Môi trường pháp lý, kinh tế: Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp cũng đều chịu tác động rất lớn của hệ thống cơ chế chính sách của nước sở tại. Đặc biệt với một lĩnh vực còn non trẻ như CTTC thì lại càng chịu ảnh hưởng sâu sắc. Hệ thống này tạo ra một hành lang pháp lý thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các công ty cho thuê, góp vai trò quan trọng vào định hướng phát triển chung cho mọi hoạt động tín dụng thuê mua. Với một cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh và rõ ràng sẽ là một môi trường hết sức thuận lợi để hoạt động cho thuê phát triển ngày càng hiệu quả. Bởi vì những bên liên quan trong một giao dịch CTTC sẽ nắm rõ được quyền hạn và nghĩa vụ của mình, biết rõ hoạt động nào là hợp pháp, hoạt động huy động vốn cũng sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn. Một hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp rõ ràng và hợp lý mới tạo điều kiện để các công ty CTTC vạch ra được những kế hoạch đúng đắn để mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê. Từ trang này về sau, nếu cô ghi: đoạn ngắn quá, thì có nghĩa là em phải sửa lại đoạn đó, đoạn không thể chỉ có 1 câu, các câu viết về cùng 1 vấn đề nên để trong 1 đoạn. Ví dụ dưới đây về môi trường kinh tê, em chia 4 đoạn ngắn quá là không phù hợp. Bên cạnh môi trường pháp lý thì môi trường kinh tế cũng có một ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của một công ty CTTC. Một nền kinh tế vững mạnh, điều mà rất cần thiết cho việc tìm nguồn tài trợ tài sản, sẽ dẫn đến sự tăng trưởng các giao dịch cho thuê. Điều này đã được thảo luận về những dự đoán kinh tế trong hầu hết các quốc gia trên thế giới . Những vấn đề kinh tế trong những năm trước là nguyên nhân dẫn đến một loạt hoạt động tái cơ cấu, phục hồi, bán và cho thuê lại. Những người cho thuê với vai trò là nhà cung cấp thiết bị đã gặp phải khó khăn trong vấn đề thu hồi các khoản nợ định kỳ. Tuy nhiên điều này đã được cải thiện khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Trạng thái ổn định của nền kinh tế dẫn đến việc sử dụng thiết cho thuê tăng, số dư nợ quá hạn giảm và khuynh hướng này sẽ vẫn tiếp tục trong thời gian tới. Trong một nền kinh tế ổn định và tăng trưởng đều đặn, đầu tư phát triển dẫn đến nhu cầu đổi mới công nghệ ngày càng cao, hoạt động cho thuê tài chính có điều kiện để phát triển và mở rộng thị trường. Một môi trường kinh doanh lành mạnh cũng là một nhân tố quan trọng đối với hiệu quả hoạt động cho thuê. Trong môi trường này các công ty CTTC có điều kiện học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm cũng như chia sẻ thị phần, tăng khả năng chuyên môn hoá trong lĩnh vực cho thuê để cùng phát triển hoạt động cho thuê trở thành một ngành công nghiệp thực thụ. Các đối thủ cạnh tranh trong môi trường kinh doanh là động lực để công ty vươn lên tự khẳng định mình, nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê. Những yếu tố từ phía doanh nghiệp đi thuê: Doanh nghiệp đi thuê là đối tác thường xuyên duy nhất trong hợp đồng cho thuê tài chính, là đối tượng để các công ty CTTC tài trợ vốn. Do đó, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như những hiểu biết của họ về hoạt động cho thuê tài chính là rất đáng quan tâm. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đi thuê ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các công ty cho thuê. Bởi vì nó gắn liền với chất lượng tín dụng, với khả năng thu hồi nợ của các công ty CTTC. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì doanh nghiệp mới có khả năng thựch hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuê định kỳ cho công ty CTTC. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được xem xét ở đây là phải được thẩm định trong một thời kỳ hoặc trong một thời gian nhất định tuỳ theo thời hạn thuê. Có những doanh nghiệp trước mắt thì kết quả kinh doanh có vẻ rất khả quan nhưng chỉ hai, ba năm nữa sẽ bước vào thời kỳ đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Do đó, nguy cơ không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với công ty cho thuê là có thể xảy ra. Điều này tác động trực tiếp đến doanh thu và do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty CTTC. Sự hiểu biết của các doanh nghiệp đối với hoạt động CTTC cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó không có tác động trực tiếp như nhân tố trước nhưng nó lại đem lại sự phát triển tiềm năng cho hoạt động CTTC sau này. Đặc biệt là ở Việt Nam, hoạt động cho thuê còn khá là mới mẻ. Các doanh nghiệp thiếu vốn hầu như đều đi tìm nguồn tài trợ ở các ngân hàng, các quỹ hỗ trợ. Thuê tài chính dường như là phương án cuối cùng mà họ nghĩ đến nếu như không tiếp cận được với các khoản vay. Điều này xuất phát từ nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của thuê tài chính là chưa đầy đủ. yếu tố chủ quan: Thị trường cho thuê toàn cầu hiện nay đang bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt cả về thiết bị cung cấp lẫn các dịch vụ kèm theo. Những người đi thuê với trình độ nhận thức về cho thuê ngày càng cao đang có nhu cầu đòi hỏi dịch vụ tốt, linh hoạt hơn. Thực tế này đòi hỏi các công ty cho thuê phải có những chiến lược ưu việt. Những nhân tố được nhắc tới dưới đây chỉ là tiêu biểu trong các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê và góp phần trực tiếp vào sự thành công của nhiều công ty CTTC nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Những ưu thế cạnh tranh: Một trong những chiến lược kinh tế cho sự thành công là lợi thế cạnh tranh. Lợi thế có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhiều công ty cho thuê tài chính đã sử dụng quy mô quy mô của họ như là một lợi thế. Họ có thể đưa ra một cơ cấu rất khả thi, tài trợ cho tất cả các loại hình thiết bị,tiếp thị cho những sản phẩm của họ ra thế giới bên ngoài, đem lại cho chúng những ưu thế riêng biệt trên thị trường. Những công ty cho thuê tài chính khác lại tạo ra lợi thế cho mình bằng cách tìm kiếm những nguồn tài trợ dồi dào. Qua nhiều năm, những người cho thuê đã phát triển hoạt động cho thuê tài chính của mình bằng nguồn vốn vay từ các ngân hàng truyền thống và vay công cộng qua các công ty bảo hiểm, các quỹ trợ cấp, những nhà đầu tư mạo hiểm, các quỹ thu nhập và phát hành chứng khoán. Đoạn quá ngắn Bên cạnh đó còn có những lợi thế cạnh tranh khác như mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, những dịch vụ đặc thù, và các lợi thế khác. Sự chuyên môn hoá (Specialization): Chuyên sâu vào một mảng thị trường thích hợp, đây cũng là một ưu thế cạnh tranh khác đủ quan trọng để đảm bảo chỗ đứng vững chắc cho các công ty cho thuê tài chính. Rất nhiều công ty cho thuê tài chính dù lớn hay nhỏ đã trở nên thành công bằng việc tập trung vào một sản phẩm đặc thù nào đó phù hợp với đặc tính ưu việt của từng công ty. Đôi khi sự chú trọng đó nhằm vào loại hình tài sản cho thuê chẳng hạn chuyên sâu vào cho thuê máy tính, ô tô hay các thiết bị sản xuất công nghiệp. Sự chuyên dụng đó cũng có thể là theo quy mô giao dịch, có thể giới hạn về địa lý hay sự chuyên môn về công nghệ. Ngoài ra sự chuyên môn hoá còn có thể dẫn đến thành công trong một thị phần với kiến thức chuyên gia cao cấp, những dịch vụ phi nhượng bộ và những sản phẩm giá trị gia tăng. Đoạn quá ngắn Dịch vụ khách hàng và sự linh hoạt (Customer service & Flexibility). Trong một môi trường của những lãi vay, lãi suất thuê và giá trị còn lại, người ta dễ dàng quên đi cho thuê tài chính, ở một nghĩa rộng, là một nghề nghiệp của các mối quan hệ. Mọi người kinh doanh với những người họ thích và họ tin tưởng. Những mối quan hệ tốt bao giờ cũng bắt đầu cùng với dịch vụ khách hàng chất lượng. Chưa cần quan tâm đến quy mô của các công ty cho thuê tài chính, khách hàng chắc chắn sẽ tìm kiếm một nơi khác nếu như dịch vụ không đạt như họ kỳ vọng. Thêm vào nữa, sự linh hoạt liên quan đến những sản phẩm được cung cấp và trách nhiệm của bên cho thuê luôn là những tiêu chí lựa chọn quan trọng của khách hàng trước khi quyết định ai sẽ là người cho thuê. Khả năng tài trợ (Funding Ability). Một trong những chiến lược quan trọng nữa góp phần thúc đẩy sự thành công của một công ty cho thuê tài chính là tạo lập cho mình một khả năng tài trợ hàng đầu. Mặc dù khả năng này sẽ chuyển thành lợi thế cạnh tranh nhưng nó cũng là một phần thiết yếu, là nền tảng cơ sở cho sự phát triển dài hạn. Khả năng tài trợ hàng đầu bao gồm nhiều khía cạnh. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất là tìm được những nguồn tài trợ chắc chắn, đáng tin cậy. Không được tài trợ liên tục, một công ty khó có thể phát triển một cách chủ động được. Bên cạnh đó chi phí của các nguồn tài trợ cho công ty phải thấp để đảm bảo phí cho thuê hợp lý nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Các công ty cho thuê nên phân loại các nguồn vốn của mình theo thời gian và xuất xứ, trên cơ sở đó đảm bảo sự tương thích giữa những nguồn tài trợ và kế hoạch cho thuê của công ty. Bằng cách thiết lập một nguồn tài trợ vững mạnh và một hệ thống quản lý nguồn tài trợ đó một cách thường xuyên, các công ty cho thuê tài chính sẽ đạt được những thành công dài hạn. Quản lý các chi phí (Control of back-office costs). Dòng tiền được tạo ra bởi một công ty cho thuê tài chính được sử dụng cho ba mục đích khác nhau. Thứ nhất và quan trọng nhất là thanh toán các khoản nợ. Bởi vì các công ty cho thuê tài chính sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao, chi phí nợ cấu thành nên chi phí lớn nhất của họ. Dòng tiền vào này cũng phải trang trải cho chi phí quản lý của công ty. Phần còn lại là lợi nhuận có thể giữ lại cho những hoạt động đầu tư tương lai hoặc được phân phối cho các cổ đông. Để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn thì phải giảm các chi phí nợ cũng như chi phí quản lý. Hầu hết các công ty cho thuê tài chính đều bị giới hạn trong những điều kiện về quản lý chi phí nợ, mặc dù như đã đề cập ở trên các công ty linh hoạt là những công ty biết tìm kiếm các nguồn tài trợ mới. Theo như kết quả điều tra, rất nhiều những nhà cho thuê thành công đã giành toàn bộ thời gian và nỗ lực để tăng cường lợi nhuận bằng cách tái cơ cấu lại công ty để đạt được sự kinh tế trong quy mô, giảm được chi phí và loại bỏ được những lãng phí không cần thiết. Đánh giá lại, cải tiến các hệ thống cùng với một nguồn nhân lực hữu hiệu hơn là một chiến lược cơ bản giúp nhưngx nhà cho thuê vươn tới những vị thế cao hơn trong thị phần cạnh tranh. Nguồn nhân lực trình độ cao (Highly-trained workforce). Vì các công ty đang theo đuổi chiến lược một nguồn nhân lực hữu hiệu nên việc đào tạo nhân lực đã trở nên rất quan trọng. Cùng với số lượng lao động ít hơn, các công ty cho thuê tài chính sẵn sàng dành toàn bộ những nguồn lực cần thiết cho sự đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên một cách đúng đắn. Nhiều các công ty cho thuê tài chính thành công nhất hiện nay đã thực hiện chiến lược này từ nhiều năm trước đây và bây giờ thu được rất nhiều lợi ích từ nguồn nhân lực được đào tạo đó. Sự thích ứng với thị trường (Adaptability to market shifts). Đứng trước một nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động, các công ty cho thuê tài chính cần phải có những dịch chuyển phù hợp một cách hiệu quả. Ví dụ người cho thuê có thể sẽ cảm thấy cần thiết khi chuyển đổi loại tài sản cho thuê từ nhứng hệ thống máy tính lớn khổng lồ sang những máy tính cá nhân gọn nhẹ hay từ lĩnh vực máy tính sang lĩnh vực thiết bị y tế tuỳ theo nhu cầu thị trường. Nếu như thị trường có những thay đổi mang tính chất bước ngoặt thì sự thích nghi linh hoạt này sẽ giúp cho người cho thuê tránh được những rủi ro do đầu tư vào những loại hình thiết bị đã ở giai đoạn suy thoái của chu kỳ sống với tính thanh khoản rất thấp. Bên cạnh đó sự nhanh nhạy trước những biến đổi của m._.chỉ bao gồm thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn-thách thức, và cơ hôi Không có số liệu, chỉ có các đánh giá ngắn, dạng bullets cho từng phần, giống như em đánh giá ở trang 64 Đánh giá phải đủ dài và nhiều, để làm cơ sở cho giải pháp. Không được có giải pháp nào trong chương 3 lại không có đánh giá trong phần này. Mỗi giải pháp, phải ghi rõ, dùng để hoàn thiện các điểm yếu, khó khăn, khai thác điểm mạnh, cơ hội nào?? Em viết lại toàn bộ phần này Tất cả các phần màu xanh dưới đây, em cần chuyển lên 2.3 hoặc 2.4 chỗ phù hợp, vì không thể liệt kê bảng ở 1 chỗ, sau đó lại phân tích số liệu trong bảng ở chỗ khác Năm 2008 Công ty đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng, dự án và đã giải ngân được 317.8 tỉ đồng và kí kết được 218 hợp đồng (HSC: 111 hợp đồng, chi nhánh 107 hợp đồng). Tuy nhiên, do doanh số thu hồi nợ gốc (440 tỉ đồng) lớn hơn doanh số nợ phát ra nên dư nợ CTTC của cả Công ty vẫn sụt giảm 11.11% so với cuối năm 2007 chỉ đạt 978,743.4 triệu đồng. Bên cạnh những khó khăn về môi trường kinh doanh như đã trình bày ở trên dẫn tới dự nợ cho thuê Công ty sụt giảm, cũng phải kể đến những nguyên nhân chủ quan sau: Mặc dù đã chia tách Phòng Kinh doanh thành 02 phòng: Quan hệ Khách hàng với nhiệm vụ trọng yếu là phát triển dư nợ, và phòng Quản lí Nợ - thực hiện theo dõi thu hồi nợ, đặc biệt là các khoản nợ xấu. Song, trên thực tế, Phòng Quan hệ Khách hàng vẫn phải dành quá nhiều thời gian cho việc thu hồi công nợ. Công ty chưa thực sự có những giải pháp hữu hiệu trong việc tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường, ví dụ như Công ty chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa có chính sách cho thuê (lãi suất, đặt cọc, trả trước, phạt trả trước hạn) được xây dựng theo mức độ rủi ro của khách hàng, dự án; chưa có chương trình marketing, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, trang web của công ty còn sơ sài, thiếu hấp dẫn và chuyên nghiệp… Chất lượng phục vụ khách hàng của Công ty còn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, khách hàng còn phàn nàn nhiều: Đó là thời gian thẩm định và ra quyết định cho thuê, giải ngân còn chậm, thái độ phục vụ còn chưa nhiệt tình; gửi hóa đơn thanh toán, thông báo nhắc nợ cho khách hàng chưa kịp thời, việc liên lạc giữa khách hàng với công ty còn gặp nhiều khó khăn… Đối với các khách hàng có ý thức thanh toán tốt, Công ty chưa có sự quan tâm, chăm sóc, nhằm kịp thời nắm bắt nhu cầu đầu tư của khách hàng. 2.4.2 Về tỉ lệ nợ xấu Năm 2008 với việc áp dụng chuẩn mực mới trong công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 18 của NHNN, vấn đề xử lý nợ xấu được Công ty đặc biệt coi trọng, và tập trung mọi nguồn lực để giải quyết. Kết quả là trong năm 2008 , một số khoản nợ xấu đã được Công ty thu hồi toàn bộ hoặc một phần với tổng số tiền nợ gốc quá hạn thu hồi được khoảng 15 tỉ đồng của các khách hàng như DNTN Tân Tiến, Công ty Tân Thanh Long, Công ty Thụy Trạch, Công ty Đức Thắng, Công ty XD và TM Vạn Xuân, Công ty VT và XD Công trình, Công ty Phương Bắc, Công ty Việt Á, Công ty 495, Công ty Hoàn Cầu, Tổng Công ty Licogi, Công ty Licogi 12, Công ty Tiến Bình... Tuy nhiên, do dư nợ giảm sút, và các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 vẫn còn quá lớn nên tỉ lệ nợ xấu của Công ty vẫn tăng mạnh (chiếm 10.97% tổng dư nợ), cho thấy mức độ rủi ro của Công ty đang ở mức cao, đặc biệt là tại Hội sở chính.Qua tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ nợ xấu tăng cao có thể thấy nổi bật các nguyên nhân sau: Do chính sách: Việc áp dụng chuẩn mực phân loại nợ theo quyết định 18 của NHNN đã làm cho nhiều khoản nợ cơ cấu và đã từng cơ cấu nằm tại nhóm 1 và nhóm 2 phải chuyển sang nhóm nợ xấu – tương ứng với số 56.31 tỷ đồng Do công tác thu nợ: Một số khoản nợ quá hạn, nợ xấu không được xử lí triệt để tiếp tục rơi xuống các nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn tương ứng 97.12 tỷ đồng. Trong đó có các khách hàng có dư nợ rất lớn như Công ty CP Viglacera Hạ Long 15.26 tỷ đồng, Tcty XD&PTHT Licogi 8.72 tỷ đồng, Cty CP Licogi 12 9.79 tỷ đồng, Cty Kính nổi Viglacera Bình Dương 9.26 tỷ đồng, Cty CP Nam Hưng 8.58 tỷ đồng, Cty Đại An 11.1 tỷ đồng, Cty Xi măng Việt Trì 8.91 tỷ đồng. Các biện pháp xử lí nợ xấu của Công ty còn chưa hiệu quả và thiếu chuyên nghiệp. Do công tác kiểm soát, theo dõi sau cho thuê: Công tác sát sao, theo dõi sau cho thuê còn nơi lỏng. Nhiều khách hàng phát sinh rủi ro chưa được phát hiện và có giải pháp xử lí kịp thời. Do hệ thống quy trình quy chế chưa đầy đủ, và chưa đảm bảo các chốt kiểm soát: Trước đây quy trình cho thuê tài chính được thực hiện khép kín trong phòng Kinh doanh, chưa có các chốt kiểm soát nhằm phát hiện rủi ro, chưa có quy định về phân cấp thẩm quyền ra quyết định cho thuê tài chính, việc thực hiện cơ cấu, gia hạn nợ còn chưa làm đúng quy trình. Do hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động chưa hiệu quả: Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ chủ yếu tập trung vào phát hiện các sai sót trong kế toán, chưa phát hiện và cảnh báo về các rủi ro tín dụng phát sinh. Do Công ty chưa có chính sách về quản lí rủi ro thích hợp: Công ty chưa định kì rà soát danh mục đầu tư để kiểm soát rủi ro, từ đó có những định hướng đầu tư phù hợp. Về kết quả kinh doanh: Thu nhập từ hoạt động cho thuê tài chính vẫn là nguồn chủ yếu (chiếm 99.23%). Năm 2008 là năm Công ty có kết quả kinh doanh không hiệu quả nhất kể từ ngày thành lập đến nay. Nếu vẫn áp theo tiêu chí của QĐ 493, mức độ rủi ro trong kinh doanh của công ty không tăng lên nhiều, tuy nhiên, theo các quy định mới của QĐ 18 với các tiêu chí phân loại nợ và trích lập dự phòng ngặt nghèo hơn, chi phí dự phòng của Công ty tăng vọt (tăng 31 tỉ đồng tương đương mức tăng thêm là 466% so với năm 2007), và hậu quả là kết quả kinh doanh thua lỗ. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc nhìn nhận rõ mức độ rủi ro, nguyên nhân và hiệu quả kinh doanh của Công ty là hết sức cần thiết. Kết quả kinh doanh như trên là sự báo động trong hoạt động điều hành, quản lí và nhận thức rủi ro trong hoạt động của Công ty. Công ty cần có các biện pháp kinh doanh phù hợp để vượt qua khó khăn và phát triển bền vững. Hiệu quả nguồn nhân lực: Trong hoạt động cho thuê tài chính, ngoài nguồn vốn, hệ thống công nghệ thông tin, yếu tố con người có vai trò quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhìn nhận một cách thẳng thắn, mặc dù nguồn nhân lực tại Công ty phần lớn là được đào tạo bài bản, tốt nghiệp đại học, trẻ và nhanh nhẹn, song nguồn nhân lực của Công ty đang bị mất cân đối nghiêm trọng, số nhân viên thì nhiều song hiệu quả công việc chưa cao. Cán bộ công ty mất cân đối về nam nữ, số cán bộ nghỉ chế độ trong năm nhiều phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Phần lớn cán bộ đều có tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ, tuy có khả năng học hỏi nhanh, song còn ít kinh nghiệm, chưa chủ động trong tác nghiệp. Tính phối hợp trong công việc giữa các cán bộ các phòng còn nhiều hạn chế. Về nguồn vốn: Nguồn vốn của Công ty phần lớn vẫn từ 3 nguồn: vốn tự có của công ty, vốn vay Trung ương và một phần vốn huy động được từ tiền đặt cọc của khách hàng. Do đến nay, việc vay vốn Trung ương vẫn rất thuận lợi với lãi suất đi vay thấp hơn lãi suất vay bình quân của thị trường, do đó Công ty chưa thực hiện huy động vốn từ các nguồn khác. Hơn nữa, việc Công ty tự huy động vốn vay dài hạn trong dân cư, và từ các tổ chức, doanh nghiệp là không khả thi. Việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu có thể xem xét đến sau khi Công ty thực hiện cổ phần hóa. Biên độ chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào: Biên độ chênh lệch lãi suất vẫn tiếp tục được duy trì. Cụ thể biên độ tiền đồng là 3.54% (năm 2006 là 3%) và biên độ tiền USD là 2.64% (năm 2006 là 2.99%). Đây là một mức phù hợp với thị trường, và khả năng nới rộng hơn nữa biên độ lãi suất là rất khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh cho vay, cho thuê là rất khốc liệt. Song để có lãi, cách duy nhất là công ty phải tăng nguồn thu và giảm chi phí bằng cách tăng trưởng dư nợ an toàn và giảm chi phí dự phòng. Các hệ số an toàn theo quy định của NHNN Các hệ số an toàn theo quy định của NHNN vẫn luôn được Phòng Tổng Hợp theo dõi sát sao, đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN tại mọi thời điểm. Tính đến cuối năm 2008 , các hệ số an toàn của công ty như sau: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 10.68% Tỷ lệ về khả năng chi trả: 151.87% Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đã sử dụng để cho vay trung dài hạn: 7.06% Những hạn chế và nguyên nhân. Đây, những hạn chế viết như thế này là phù hợp, nếu em đê nguyên nhân riêng cũng được. Phần thành tựu, cơ hội, thách thức, khó khăn em cũng làm như vậy, thực chất, em có thể sự dụng lại hầu hết nhừng gì em viết ở trang 64-65 và chuyển về đây Những hạn chế còn tồn tại. Công ty CTTC Ngân hàng ngoại thương trong những năm vừa qua đã không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc chưa làm được hoặc đã làm nhưng không hiệu quả. Cụ thể được biểu hiện ở những điểm sau: Cơ chế về nguồn vốn. Nguồn vốn để thực hiện nghiệp vụ CTTC là nguồn vốn trung và dài hạn. Nhưng thực tế chưa có cơ chế huy động vốn trung và dài hạn vào mục đích CTTC. Với các công ty CTTC như công ty như công ty CTTC Ngân hàng ngoại thương Việt nam, ngoài nguồn vốn vay từ ngân hàng mẹ và Ngân hàng nhà nước thì không còn nguồn huy động nào khác. Vốn trong dân cư là nguồn vốn dồi dào nhưng công ty CTTC không thể có được nguồn này như là các ngân hàng thương mại mặc dù công ty cũng được phép huy động gấp 20 lần vốn tự có như bất cứ một ngân hàng nào khác. Khó khăn về nguồn vốn cũng làm cho công ty mất đi những cơ hội đầu tư vào các dự án có quy mô lớn. Cơ cấu tài sản cho thuê chưa hợp lý. hạn chế này chưa có giải pháp Hiện nay tài sản cho thuê chiếm tỷ trọng lớn nhất của công ty là phương tiện giao thông vận tải chiếm hơn 50%. Trong đó chủ yếu là xe ô tô. Trong khi đó ở nước ta hiện nay các ngành sản xuất công nghiệp là những ngành rất cần đổi mới công nghệ song công ty lại chưa quan tâm. Mặt khác, việc cho thuê của công ty hiện nay còn tập trung quá nhiều vào lĩnh vực ảnh, cho thuê các loại thiết bị phục vụ cho công nghiệp ảnh. Điều này có thể gây ra những rủi ro cho công ty. Tin học viễn thông đang là một ngành phát triển và có tiềm năng rất lớn trong tương lai nhưng thị trường này vẫn còn là một thách thức đối với công ty. Hình thức cho thuê của công ty còn đơn điệu.: ví dụ các hạn chế này chưa có giải pháp Hiện nay, công ty mới chỉ cho thuê ba bên hoặc cho thuê uỷ thác (nhưng mới chỉ có một hợp đồng cho thuê uỷ thác. Điều này làm hạn chế năng lực của công ty, công ty hoàn toàn có thể khai thác các hình thức CTTC khác như bán và cho thuê lại, cho thuê hợp vốn hay các dịch vụ tư vấn cho khách. Sự linh hoạt trong các hình thức cho thuê sẽ tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường đa dạng đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê của công ty. Vấn đề cạnh tranh trên thị trường. hạn chế này chưa có giải pháp Hiện nay, Việt nam có 12 công ty CTTC đã và đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù này trong đó có 7 công ty là thuộc “tứ đại ngân hàng”, 4 công ty liên doanh và 1 công ty 100% vốn nước ngoài. Trong 12 công ty CTTC này, công ty CTTC ngân hàng Ngoại thương có số dư nợ cho thuê thấp nhất. Số khách hàng của công ty hiện nay còn chưa phải là nhiều, mà công ty chủ yếu tiếp thị thông qua nhà cung cấp và các khách hàng quen. Đây là một hạn chế rất đáng bàn, vì nó ảnh hưởng đến chiến dịch tiếp thị của công ty. Chế độ khen thưởng, khuyến khích của công ty. hạn chế này chưa có giải pháp Nhân tố con người là một động lực rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động cho thuê. Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa thực sự chú ý quan tâm đến chế độ khuyến khích, khen thưởng. Thu nhập của các cán bộ chưa xứng đáng với những đóng góp của họ trong công việc. Đặc biệt đối với những cán bộ phòng kinh doanh, họ đang phải đảm nhận hầu như toàn bộ các khâu liên quan đến hoạt động cho thuê từ việc tiếp thị khách hàng, thẩm định khách hàng, thực hiện ký hợp đồng, liên hệ với nhà cung cấp, kiểm tra giám sát với tài sản cho thuê. Quyền lợi cá nhân gắn chặt, khăng khít với quyền lợi của tập thể. Do đó, nếu công ty có chế độ khen thưởng đặc biệt hơn thì các cán bộ trong công ty sẽ làm việc nhiệt tình hơn để đóng góp vào sự phát triển của công ty nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC nói riêng. Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan. Thứ nhất, môi trường pháp lý. Bất cập trong văn bản Luật thuế GTGT, chính sách thuế chưa công bằng đối với CTTC. Một tài sản nếu mua bằng vốn tự có hay vốn vay ngân hàng sẽ được khấu trừ VAT ngay từ đầu nhưng nếu doanh nghiệp đi thuê sẽ phải khấu trừ dần. Như vậy, khách hàng thuê sẽ phải chịu lãi suất trên cả VAT khấu trừ dần, tăng gánh nặng lãi suất cho khách hàng và làm giảm tính cạnh tranh của hoạt động CTTC. Một nghiệp vụ khác của CTTC- leasing back thực chất là việc công ty CTTC cung cấp vốn cho khách hàng thông qua việc họ tái thuê tài sản của chính họ, hoàn toàn không phải là hoạt động mua bán thông thường, theo quy định hiện thời vẫn phải nộp VAT. Những quy định cề thuế như vậy trong thực tế đã tạo ra một sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa hoạt động CTTC với các hoạt động tín dụng thông thường. Về quy định tỷ lệ khấu hao đối với tài sản CTTC. Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của bộ trưởng Bộ tài chính quy định việc trích khấu hao với tài sản CTTC cũng phải tuân theo tỷ lệ trích như với các tài sản cố định thông thường khác, như vậy sẽ làm giảm lợi ích của CTTC trong việc khuyến khích doanh nghiệp khấu hao nhanh thiết bị để đổi mới công nghệ. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Theo quy định hiện hành, tài sản CTTC thuộc về công ty cho thuê, không phải thuộc về khách hàng, do đó không được hưởng lãi suất hỗ trợ sau đầu tư trong mọi trường hợp. Đây là điều bất hợp lý vì bản chất dù vay vốn mua thiết bị hay thuê từ các công ty CTTC đều nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của cùng một khách hàng. Do đó không có lý do gì để phân biệt trường hợp nào được ưu đãi, trường hợp nào không. Việc quy định cứng nhắc như vậy sẽ buộc khách hàng thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất phải chọn giải pháp vay vốn, sắm thiết bị đi thuê để được hưởng ưu đãi này. Đối với tài sản thuê là phương tiện giao thông vận tải, bên thuê chỉ được giữ bản sao chứng nhận đăng ký có công chứng. Nhưng đến nay, chưa có một hướng dẫn hay quy định cụ thể nào từ phía các cơ quan công chứng, cảnh sát giao thông. Trong nhiều trường hợp khi đang lưu hành bản sao đăng ký có công chứng này vẫn không được các cơ quan hữu quan chấp nhận. Ngoài ra, cho đến nay các quy định chi tiết như miễn giảm lãi, thay đổi kỳ hạn thuê... cho các hoạt động CTTC vẫn chưa được ban hành. Các công ty CTTC phải vận dụng các quy định như đối với các khoản vay tín dụng cho những trường hợp chưa được quy định cụ thể, mặc dù các văn bản này được ban hành riêng cho việc cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, khiến cho các công ty CTTC cũng phải hết sức lưỡng lự khi áp dụng. Về phía doanh nghiệp đi thuê. Nguyên nhân này chưa có giải pháp Các khách hàng hiện tại và tiềm năng của công ty CTTC được đắn đo khi lựa chọn đi vay hay đi thuê. Tuy nhiên, cho dù thế nào các doanh nghiệp vẫn coi CTTC là phương thức tài trợ cuối cùng khi họ đưa ra quyết định huy động vốn. Qua nhiều phân tích có thể tóm gọn một số nguyên nhân sau: Một là, các doanh nghiệp hiện nay đa phần đều chưa thật sự hiểu đúng về CTTC. Họ cho rằng tài sản đi thuê chỉ đem lại ích lợi cho họ từ khoảng thời gian khấu hao còn lại. Bên cạnh đó, họ không hiểu được bản chất của vấn đề phí đi thuê tài sản. Trong nhận thức của các doanh nghiệp, phí thuê luôn được so sánh với lãi suất cho vay cùng kỳ hạn của các ngân hàng thương mại. Nhìn về danh nghĩa, phí cho thuê tuy có cao hơn lãi suất cho vay một chút, nhưng thực chất lại thấp hơn việc đầu tư vào tài sản để thế chấp vay vốn kinh doanh. Hai là, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có tâm lý thích sử dụng vốn của ngân hàng. Sở thích trên bắt nguồn từ cơ chế cho vay hiện nay cho phép việc gia hạn nợ, thậm chí đảo nợ, khoanh nợ và xoá nợ đối với các khoản cho vay quá hạn. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong các ngành chủ đạo coi đây như là lợi ích quan trọng khi vay tiền từ các ngân hàng thương mại quốc doanh. Hơn nữa, các doanh nghiệp phần lớn đều thiếu vốn lưu động, do đó họ muốn mua để sở hữu tài sản và dùng tài sản này thế chấp để tiếp tục vay tiền. Chính những hạn chế trên dẫn đến sự khó tính của khách hàng khi tiến hành giao dịch với các công ty CTTC. Kết quả của sự khó tính này phần nào tạo ra sự thiếu sôi động trên thị trường thuê mua. Ngoài những nguyên nhân khách quan trên, những tồn tại của doanh nghiệp còn do các nguyên nhân chủ quan gây nên. Nguyên nhân chủ quan thứ nhất là khó khăn trong khâu thẩm định dự án hạn chế này chưa có giải pháp Khó khăn này không phải chỉ riêng ở công ty CTTC ngân hàng Ngoại thương mà còn là khó khăn chung của nhiều công ty. Trình độ thẩm định dự án về mặt kỹ thuật của công ty còn bị hạn chế bởi chưa có cán bộ kỹ thuật chuyên trách mảng kỹ thuật này. Các cán bộ phòng kinh doanh vừa phải đảm nhiệm thẩm định tài chính, vừa phải xem xét cả mặt kỹ thuật của dự án cho nên hiệu quả công việc bị hạn chế. thứ hai là khó khăn trong ưu thế cạnh tranh Hiện nay ở Việt Nam có 12 công ty CTTC, trong đó có 7 công ty thuộc 4 ngân hàng thương mại Nhà nước, 1 công ty 100% vốn nước ngoài và 4 công ty liên doanh. Bốn công ty liên doanh và một công ty 100% vốn nước ngoài thì họ có nguồn vốn mạnh từ phía ngân hàng mẹ ở chính quốc nhưng chi phí vận hành của họ lại cao nên các công ty CTTC thuộc bảy ngân hàng thương maị Việt Nam vẫn có ưu thế hơn Tuy nhiên, trong bảy công ty này thì công ty CTTC ngân hàng Ngoại thương kém ưu thế hơn. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay có hai công ty CTTC có số dư nợ cao nhất do chiến lược đa dạng khách hàng của họ rất mạnh mẽ, cho thuê linh hoạt. Ngân hàng đầu tư phát triển và ngân hàng Công thưong thì họ tận dụng được ưu thế của ngân hàng mẹ. Hai ngân hàng này về hoạt động tín dụng rất chiếm ưu thế do đó các công ty CTTC tận dụng được khách hàng quen từ ngân hàng mẹ. Riêng công ty CTTC ngân hàng Ngoại thương hoạt động còn ở quy mô nhỏ, số lượng khách hàng còn hạn chế, bên cạnh ngân hàng đó ngân hàng ngoại thương lại là ngân hàng mạnh về thanh toán quốc tế và các dịch vụ còn về hoạt động tín dụng thì không phát triển bằng hai ngân hàng kia. Do đó, công ty CTTC ngân hàng ngoại thương không tận dụng được khách hàng từ ngân hàng mẹ. Đây là điểm hạn chế rất lớn của công ty trong việc thiết lập quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp chưa có giải pháp để tăng tính cạnh tranh CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. Mục tiêu phương hướng cho năm 2009 Năm 2009 được xác định là năm bản lề để công ty cải tổ, chẩn chỉnh lại toàn bộ hoạt động tổ chức, kinh doanh, đưa công ty từ hoạt động kinh doanh thua lỗ sang có lãi, và phát triển một cách bền vững. Trên cơ sở phân tích cơ hội, thách thức, thuận lợi và khó khăn trên, và do xác định năm 2009 là năm củng cố hoạt động kinh doanh, Công ty xác định mục tiêu tăng trưởng dư nợ chỉ ở mức 10% (thấp hơn so với mức bình quân tăng trưởng tín dụng của khối các tổ chức tài chính – ngân hàng, của hệ thống Vietcombank là 30%). Dư nợ cuối năm 2009 dự kiến: 1,076 tỷ đồng (tương ứng với doanh số phát ra là 610 tỷ đồng tương đương 50.8 tỷ đồng/ tháng) Ngăn chặn phát sinh thêm nợ xấu, xử lí dứt điểm các khoản nợ xấu đang tồn đọng, để đưa tỉ lệ nợ xấu xuống dưới mức 5% (<54 tỉ đồng). Công ty dự kiến các chỉ tiêu sinh lời như sau: Tổng thu nhập: 128 tỷ Tổng chi phí: 50.6 tỷ Trong đó: Chi phí lãi vay: 55 tỉ đồng Chi phí dự phòng dự kiến (đã điều chỉnh tương ứng với tỉ lệ nợ xấu giảm 50% so với năm 2008): dự phòng chung là 7.8 tỉ đồng; dự phòng cụ thể:25.2 tỉ đồng. Như vậy chi phí dự phòng được hoàn dự kiến 21.5 tỉ đồng. Chi phí tiền lương, thuê nhà, và chi phí khác: 17.5 tỉ đồng Lợi nhuận trước thuế: 77.1 tỷ Lợi nhuận sau thuế: 58.2 tỷ (thuế suất thuế TNDN: 25%) ROA (sau thuế) đạt: 5.46% ROE (sau thuế) đạt: 15.67% Những thuận lợi cho mục tiêu Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định, các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất - kinh doanh, kết cầu hạ tầng sẽ được Nhà nước hỗ trợ lãi suất 4%/năm. Những điểm mới này nằm trong quyết định 443/QĐ - TTg vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng kí ngày 4/4/2009. Hệ thống văn bản pháp lí điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính ngày càng hoàn chỉnh (Thông tư liên tịch số 08 về xử lí và thu hồi tài sản cho thuê tài chính, QĐ 18 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN), giúp cho hoạt động quản trị, điều hành và tác nghiệp của công ty ngày càng chuẩn mực hơn. Công ty được sự quan tâm, hỗ trợ của Ngân hàng mẹ về nguồn vốn với lãi cho vay thấp hơn lãi cho vay trung dài hạn trên thị trường liên ngân hàng, thời gian nhanh chóng, thủ tục vay vốn nhanh chóng, thuận tiện. Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ (các quy trình, quy chế nội bộ, bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ) đang dần hoàn thiện, và phát huy hiệu quả, đảm bảo các chốt kiểm soát, rà soát phát hiện và hạn chế bớt các rủi ro, sai sót. Nhận thức của cán bộ nhân viên trong toàn công ty về sự cần thiết tuân thủ đầy đủ các quy định của NHNN, Công ty, đảm bảo thực hiện nghiệp vụ cho thuê an toàn và hiệu quả được nâng cao rõ rệt. Khó khăn để thực hiện mục tiêu Hoạt động cho thuê tài chính không có ưu điểm nổi bật để cạnh tranh với các nghiệp vụ tín dụng khác như trả góp, vay vốn thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay… Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới noi chung đang suy giảm cũng làm cho hoạt động CTTC ngày càng khó khăn hơn Công ty chưa nhận được sự hỗ trợ, phối hợp mang tính hệ thống của Vietcombank trong việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm, thu thập thông tin về khách hàng, trong khi sản phẩm cho thuê có tính chất vụ việc, không liên tục, nên việc thường xuyên tiếp xúc, nắm bắt nhu cầu, cập nhật thông tin của khách hàng bị hạn chế rất lớn. Công ty phải tự xây dựng toàn bộ hệ thống văn bản, quy trình trong khi các Chi nhánh của Vietcombank đều chỉ thực hiện tác nghiệp theo các văn bản do Trung Ương quy định. Vốn điều lệ của Công ty hiện nay quá thấp (hiện nay là 200 tỉ), gây khó khăn cho Công ty trong việc cho thuê tài chính những dự án lớn và các khách hàng lớn, có uy tín (do quy định về hạn mức cho thuê đối với 1 dự án không được quá 30% vốn tự có và đối với 1 khách hàng không quá 80% vốn tự có). Giải pháp nâng cao hiệu quả cho thuê tài chính Các giai pháp như dưới đây là quá ngắn và đơn giản, chưa cụ thể. Việc chia nhóm là phù hợp. Cần căn cứ vào các khó khăn, tồn tại trên đây để đưa ra giải pháp. Ví dụ, chỉ nhìn lướt qua trên đây cô đã liệt kê ra 1 loạt các hạn chế, khó khăn, nguyên nhân chưa có giải pháp. Em cần viết lại toàn bộ phần này Để thực hiện được các mục tiêu đề ra cho các năm sắp tới, Công ty cần tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm sau: Phát triển khách hàng, tăng trưởng dư nợ: Nguyên tắc phát triển dư nợ là phải đảm bảo an toàn, hiệu quả. Giải pháp cụ thể như sau: Duy trì, phát triển dư nợ đối với các khách hàng cũ có uy tín. Phòng Quan hệ Khách hàng thường xuyên tiếp xúc, tìm hiểu, nắm bắt, đáp ứng kịp thời, nhanh gọn nhu cầu đầu tư của khách hàng, thái độ phục vụ phải nhiệt tình, niềm nở với khách hàng. Công ty sẽ xây dựng chính sách lãi suất ưu đãi đối với đối tượng khách hàng này. Tích cực tìm kiếm, tiếp cận các khách hàng mới: Đối với khách hàng mới, Công ty phải tiến hành thẩm định kĩ lưỡng, khẩn trương nhằm sang lọc lấy các khách hàng phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của Công ty. Làm thế nào Để công tác marketing, thẩm định khách hàng có chất lượng, việc tăng cường đào tạo tại chỗ, cũng như đào tạo về lý thuyết cho các cán bộ là cần thiết. Do đó, Công ty thực hiện giải pháp tăng cường đào tạo cho cán bộ tín dụng. Đồng thời, các cán bộ nhân viên trong Công ty phải nâng cao ý thức trách nhiệm, hợp tác trong công việc, nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. ví dụ ở đây phải ghi rõ cần có thay đổi gì trong tiêu chuẩn hay quy trình thẩm định khách hàng Xử lí nợ xấu: Tập trung xử lí hiệu quả các khoản nợ xấu, đồng thời phải ngăn chặn nợ xấu phát sinh. Ngăn chặn nợ xấu: Thực hiện nghiêm túc kiểm tra, kiểm soát sau cho thuê đối với khách hàng đặc biệt đối với các khoản nợ có dấu hiệu rủi ro tăng lên. Sau khi thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về mức độ rủi ro của khoản nợ, Phòng Quan hệ khách hàng phải đề xuất các giải pháp xử lí: như cơ cấu lại nợ, hoặc chuyển sang phòng Quản lí nợ để tiến hành các biện pháp xử lí thu hồi nợ xấu. Thực hiện phân loại nợ, rà soát danh mục đầu tư định kì nhằm kịp thời phát hiện các khoản nợ có dấu hiệu rủi ro tăng lên để có phương hướng xử lí nợ hiệu quả, đồng thời điều chỉnh định hướng cho thuê. Xử lí nợ xấu: Nâng cao tính chuyên nghiệp, bài bản trong xử lí nợ xấu, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Các biện pháp xử lí có thể áp dụng như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Thu hồi tài sản để phát mại hoặc cho thuê tiếp; Khởi kiện khách hàng hoặc áp dụng kết hợp các biện pháp trên. Tăng cường nhân lực có hiệu quả cho bộ phận xử lí nợ xấu. Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình quy chế: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy trình, quy chế, đảm bảo các nghiệp vụ được tác nghiệp chuẩn mực, phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân, và đảm bảo kiểm tra chéo nhằm hạn chế sai sót, rủi ro. Trong năm tới Công ty cần hoàn thiện các văn bản quy trình sau: Thống nhất một quy trình cho thuê tài chính đối với khách hàng (không phân biệt làm 2 quy trình như hiện nay, một quy trình cho khách hàng là doanh nghiệp, một quy trình cho khách hàng là cá nhân). Xây dựng quy định về quản lí giá chọn mua, phí phạt thanh toán trước hạn, lãi suất áp dụng, tỉ lệ cho thuê đối với khách hàng. Bổ sung, chỉnh sửa Quy chế miễn giảm lãi tiền thuê tài chính Xây dựng và ban hành quy chế quản lí vốn Xây dựng Quy định về phân loại nợ theo điều 7 của QĐ 493 Xây dựng Quy chế tổ chức hoạt động của Phòng Kiểm tra nội bộ Và một số quy trình, quy chế khác… Ngoài ra, Công ty cần thực hiện một số giải pháp khác như Phân định rạch ròi công tác thu nợ và phát triển dư nợ đối với 02 phòng là Phòng Quản lí nợ và Phòng Quan hệ khách hàng Chấn chỉnh kỉ luật, năng suất, hiệu quả làm việc, thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ nhân viên. Công ty có các hình thức khen thưởng, kỉ luật kịp thời, phù hợp. Tuyển dụng, bố trí người lao động làm việc theo yêu cầu của công việc. Xây dựng trang web của Công ty hấp dẫn, thuận tiện. Tạo môi trường và xây dựng hệ thống thông tin minh bạch trong toàn công ty. Xin tăng vốn điều lệ cho Công ty lên 300 tỉ đồng. Kiến nghị với Ngân hàng ngoại thương Việt nam. Nền kinh tế suy thoái cộng với bối cảnh thị trường có nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro, trước sự cạnh tranh gay gắt cuẩ các ngân hàng thương mại và các công ty CTTC khác, sự giúp đỡ, hỗ trợ của Ngân hàng ngoại thương TW là hết sức quan trọng, cụ thể như: Ngân hàng ngoại thương TW cần có những hỗ trợ về vốn cả về ngoại tệ và nội tệ, có những chính sách ưu đãi về phí, mức ký quỹ... Đề nghị ngân hàng hỗ trợ công ty để công ty có thể phát hành trái phiếu nhằm thu hút vốn đồng thời nâng cao vị thế của công ty CTTC Ngân hàng ngoại thương Việt nam trên thị trường. Trong thời gian tới Ngân hàng ngoại thương TW xem xét cho phép công ty được cho thuê nội ngành trong việc đầu tư, mua sắm tài sản cố định của toàn hệ thống. Đề nghị ngân hàng có sự hỗ trợ về mặt nghiệp vụ, có chính sách đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công ty. Đề nghị các chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Việt nam phối hợp cùng công ty mở rộng hoạt động CTTC tại địa bàn các chi nhánh. Bên cạnh những nội dung trong hợp tác hiện nay, giữa chi nhánh và công ty có thể thực hiện đồng tài trợ đối với một dự án. Đây là hoạt động nhằm đa dạng hoá, mở rộng quy mô tài trợ cuẩ Ngân hàng ngoại thương đồng thời nâng cao hoạt động CTTC của công ty. Ngân hàng có thể hỗ trợ tạo điều kiện để công ty mở rộng khách hàng thông qua việc giới thiệu về công ty qua hội nghị khách hàng của ngân hàng hay giúp đỡ công ty tổ chức hội nghị khách hàng của riêng mình. Kiến nghị với Bộ công an. Theo quy định hiện hành, người sử dụng và lưu hành các phương tiện giao thông vận tải phải có chứng nhận quyền sở hữu. Tuy nhiên, đối với tài sản thuê là phương tiện giao thông vận tải, bên thuê chỉ được giữ bản sao chững nhận đăng ký có công chứng. Trong nhiều trường hợp, khi đang lưu hành, bản sao đăng ký có công chứng này vẫn không được các cơ quan hữu quan chấp thuận. Đề nghị Bộ công an có văn bản hướng dẫn cụ thể việc này để đảm bảo cho bên cho thuê vẫn giữ nguyên quyền sở hữu tài sản và bên thuê vẫn vận hành phương tiện bình thường một cách hợp pháp. KẾT LUẬN Cho thuê tài chính là một hình thức tín dụng mới được áp dụng ở Việt nam hơn chục năm nhưng đã ít nhiều đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn Việt nam, giải quyết những khó khăn về tài trợ máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp mới thành lập. Phương thức tài trợ này đã phần nào làm dịu cơn khát vốn của các doanh nghiệp trong nước, tạo nền tảng cơ sở thúc đẩy sự tăng trưởng sản xuất, thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Cho thuê tài chính hiện nay có thể nói là một kênh dẫn vốn rất cần thiết trong nền kinh tế Việt nam hiện nay. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính luôn là một vấn đề được quan tâm của các công ty cho thuê tài chính nói riêng và của Nhà nước nói chung. Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng ngoại thương Việt nam tuy mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng với những thành tựu khả quan đạt được và những phương hướng hoạt động đúng đắn, trong tương lai công ty sẽ ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong thị trường vốn nói chung và thị trường cho thuê tài chính nói riêng ở Việt nam. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2513.doc