Lời mở đầu
Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế thông qua chức năng huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Ngày nay các ngân hàng có xu hướng mở rộng phát triển các loại hình dịch vụ của mình. Bảo lãnh ngân hàng là một trong những dịch vụ mới của Ngân hàng ra đời vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, được sử dụng nhằm bảo đảm tính lành mạnh, a
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n toàn cho các quan hệ quốc tế đang diễn biến theo xu hướng ngày một phức tạp. Nghiệp vụ bảo lãnh tuy mới ra đời nhưng đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Bảo lãnh Ngân hàng đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các giao dịch có giá trị lớn, đặc biệt là khi có sự tham gia của bên nước ngoài.
Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng mới chỉ thật sự xuất hiện ở Việt Nam trong ít năm gần đây, đánh dấu bằng việc thống đốc NHNN ra quyết định số 23QĐ - NH 14 ngày 21/2/1994 về việc ban hành quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài, Quyết định số 196/QD - NH ngày 16/9/1994 về việc ban hành quy chế nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng. Tuy mới ra đời nhưng nghiệp vụ Bảo lãnh ngân hàng đã tỏ rõ tầm quan trọng của mình, đặc biệt là khi nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như thiếu vốn thiếu công nghệ thông tin hiện đại, uy tín trên thị trường quốc tế còn thấp…Mặc dù vậy, bảo lãnh ngân hàng vẫn còn là một nghiệp vụ mới mẻ, sự phát triển của nó chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu bức bách của nền kinh tế Việt Nam do việc xây dựng cơ sở lý luận về bảo lãnh còn chưa đồng bộ thống nhất, việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng sẽ là rất có ý nghĩa.
Việc phát triển từ nhận thức tren, kết hợp với thực tiễn ở đơn vị thực tập tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An, Em đã lựa chọn đề tài: "Hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An".
Em xin chân thành cảm ơn GV. Cao Thị ý Nhi, người đã trực tiếp hướn dẫn em làm đề tài này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An đã tạo điều kiện hướng dẫn em tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Chương I
Lý luận chung về nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân Hàng Thương mại
I.1. Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh ngân hàng
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Với tư cách là chủ thể trong xã hội con người luôn phải tham gia vào các mối quan hệ xã hội tạo nên sự phong phú đa dạng và đầy phức tạp cho các mối quan hệ đó. Khi tham gia vào những quan hệ xã hội nhất là những quan hệ kinh tế, việc chủ thể này không đủ khả năng hoặc không đủ tin tưởng, hoặc gặp rủi ro sự cố nào đó khó có thể đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ thể kia. Các bên cũng khong thẻ nào có đủ thời gian và chi phí cũng như kỹ thuật nghiệp vụ để đánh giá một cách toàn diện và chính xác về đối tác mà không gây ra ảnh hưởng gì đến thời cơ kinh doanh của họ. Do đó đòi hỏi cần phải có một bên thứ ba có khả năng đảm bảo bằng tài sản hoặc uy tín của mình về quyền lợi cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của các bên sự bảo đảm này chính là bảo lãnh.
Điều 336 Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có định nghĩa về bảo lãnh như sau:
Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh) nếu đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
Sự phát triển của nền kinh tế cho thấy hệ thống ngân hàng là người thứ ba "hợp lý nhất, do có đủ các điều kiện về uy tín cũng như vị thế tài chính trong nền kinh tế một cách tốt nhất. Do đó bảo lãnh ngân hàng xuất hiện và phát triển ngày càng phổ biến trên toàn thế giới theo quyết định số 283/QĐ - NHNN, 14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh ngân hàng được gọi là: Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính th ay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghãi vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ sẽ hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của Ngân hàng khi khách không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết theo điều 58 luật tổ chức tín dụng thì "tổ chức tín dụng được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh".
Như vậy bảo lãnh ngân hàng là bảo lãnh bằng năng lực chi trả.
1.1.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
Là một trong những hoạt động dịch vụ của ngân hàng bảo lãnh ngân hàng có những đặc điểm cơ bản sau:
* Bảo lãnh là một hình thức tín dụng bằng chữ ký của Ngân hàng. Có rủi ro cao.
Trong hoat động bảo lãnh ngân hàng không phải xuất vốn cho khách hàng vay mà chỉ cung cấp cho khách hàng một chữ ký (ký bảo lãnh) thông qua phát hành thư bảo lãnh hay cam kết bảo lãnh bảo đảm chi trả cho người thụ hưởng nếu người được ngân hàng bảo lãnh không thực hiện được hay vi phạm hợp đồng ký kết với người thụ hưởng.
* Có sự tham gia của nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau không giống như nghiệp vụ tín dụng. Nghiệp vụ bảo lãnh bao gồm nhiều bên tha gia có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ.
Bên bảo lãnh: là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.
Bên được bảo lãnh: Là các khách hàng của tổ chức tín dụng được quy định trong quy chế bảo lãnh ngân hàng. Đây là những chủ thể được bên bảo lãnh sử dụng uy tín của mình để ca áp cho một cam kết bảo lãnh để tham gia vào các quan hệ kinh tế.
Bên nhận bảo lãnh: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng.
Vì vậy trong mỗi một ngh iệp vụ bảo lãnh ngân hàng thường có ba hợp đồng riêng biệt độc lập với nhau.
+ Hợp đồng cơ sở: Là hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Đây có thể là hợp đồng mua bán thi công công trình.
+ Hợp đồng bảo lãnh: Là văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc bảo lãnh và hoàn trả.
+ Cam kết bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng hoặc văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng, khách hàng được bảo lãnh với bên nhân bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
* Bảo lãnh là một hoạt động ngoại bảng
Hoạt động ngoại bảng là những hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản của Ngân hàng thương mại, trong đó ngân hàng không phải sử dụng vốn của mình ngay mà cung cấp dưới hình thức dịch vụ để thu phí. Thường thì cam kết bảo lãnh sẽ tự kết thúc mà không cần ngân hàng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng. Để hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thu nhập từ hoạt động cho vay đầu tư ngày nay các ngân hàng đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các hoạt động ngoại bảng nhằm thu phí trong đó có hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh ngân hàng phát triển và góp p hần tưang thu nhập cho ngân hàng vừa có tác dụng đa dạng hoá hoạt động ngân hàng để hạn chế rủi ro.
1.1.3. Vai trò của Bảo lãnh ngân hàng
* Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh trong các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
Trong các hoạt động kinh tế, rủi ro là một yếu tố tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó, chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh là cung cấp cho người nhận bảo lãnh một sự đảm bảo chắc chắn với quyền lợi của họ. Bên nhận bảo lãnh sẽ nhận một khoản bồi hoàn tài chính cho những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh gây ra. Trên thực tế khi đòi hỏi phải có hoạt động được bảo, người nhận được bảo h oàn toàn không mong đợi bên được được bảo vi phạm hợp đồng để được nhận bồi hoàn từ bên bảo lãnh. Họ chỉ coi đó là một công cụ có tính chất đảm bảo an toàn cho mình khi có biến cố vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh. Vì vậy được bảo là một công cụ bảo đảm chứ không phải là công cụ thanh toán. Bảo lãnh ngân hàng có tác dụng giúp cho các den yên tâm ký kết các hợp đồng với đối tác kinh doanh một cách nhanh chóng mà không cần tốn nhiều thời gian cũng như chi phí để tìm hiểu đối tác kinh doanh của mình. Nắm bắt tốt thời cơ việc tìm hiểu đối tác được ngân hàng, là bên có chuyên môn, có quan hệ từ trước, lâu dài với đối tác sẽ tốn ít thời gian, chi phí và chính xác hơn. Việc Ngân hàng giữ tài sản đảm bảo mỗi bên được bảo lãnh sẽ khuyến khích bên dược bảo lãnh thực hiện tốt nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở.
* Bảo lãnh Ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Nhu cầu về vốn luôn là một vấn đề bức thiết đối với các chủ thể kinh tế. Đặc biệt trong các hợp đồng xây dựng hoặc mua bán có giá trị lớn thời gian thực hiện kéo dài thì vấn đề tìm nguồn tài trợ đối với các nhà thầu xây dựng hoặc các thương nhân càng trở nên bức xúc, nhất là trong trường hợp họ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, và sẽ mất đi cơ hội đầu tư tốt nếu không thực hiện hợp đồng này. Khi đó bảo lãnh ngân hàng sẽ có chức năng như là một công cụ tài trợ. Việc ngân hàng phát hành bảo lãnh tiền ứng trước (bảo lãnh hoàn thanh toán) có thể giúp cho các nhà thầu, cho người mua có được mọt khoản tiền ứng trước từ chủ đầu tư, từ người bán. Nguồn ứng trước này có thể được cung cấp từng phần, kéo dài trong quá trình thực hiện hợp đồng rõ ràng ngân hàng không đưa ra với tư cách người cho vay mà chỉ là một hình thức tài trợ gián tiếp. Ngoài ra, chức năng này cũng có thể thực hiện thông qua việc phát hành các hình thức bảo lãnh khác như bảo lãnh vay vốn…Thông qua chức năng này bảo lãnh Ngân hàng góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể ký kết các hợp đồng nay cả khi chưa đủ uy tín cần thiết với đối tác. Bảo lãnh cũng giúp cho doanh nghiệp có được nguồn tài trợ từ phía đối tác (Bảo lãnh vay vốn) để có đủ khả năng tài chính thực hiện hợp đồng cũng như đổi mới máy móc trang thiết bị nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
* Bả0 lãnh ngân hàng góp phần đôn đốc thúc đẩy việc thực hiện ký hợp đồng.
Việc thanh toán bảo lãnh được thực hiện dựa trên sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh. Trong suốt thời gian có hiệu lực của bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có thể yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thanh toán bất kỳ lúc nào nếu người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Do đó ngân hàng luôn phải theo dõi kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh. Mặt khác, nếu ngân hàng bảo lãnh phải thanh toán tiền bồi hoàn cho bên nhận bảo lãnh bên được bảo lãnh cũng sẽ phả có trách nhiệm nhận nợ và hoàn trả khoản bồi hoàn đó cho Ngân hàng bảo lãnh. Để tránh điều đó xảy ra họ cũng sẽ cố gắng thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất. Với chức năng là công cụ đôn đốc thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thúc đẩy các doanh nghiệp nghiêm túc hơn có trách nhiệm hơn trong các hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp khi được ngân hàng bảo lãnh sẽ phải trả phí bảo lãnh, phát sinh thêm một khoản chi phí đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vố, giảm thiểu các chi phí không hợp lý khác một cách tối đa… từ đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động chung cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
* Bảo lãnh Ngân hàng góp phần đa dạng hoá nghiệp vụ, hạn chế rủi ro và tăng thu nhập cho ngân hàng.
Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ ngoại bảng. Do đó phát triển nghiệp vụ bảo lãnh góp phần đa dạng hoá các hoạt động ngân hàng đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập từ đó hạn chế sự lệ thuộc vào nghiệp vụ tín dụng.
Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các nghiệp vụ khác. Theo quy tác bảo lãnh ngân hàng, một điều kiện để ngân hàng xem xét và quyết định bảo lãnh cho một khách hàng là khách hàng đó phải có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng và thanh toán với ngân hàng. Mặt khác khi khách hàng không đủ điều kiện đóng tiền ký quỹ, khách hàng sẽ lại phải tiến hành vay ngân hàng, hoặc giữa họ có đủ điều kiện để thực hiện việc ký quỹ thì đây cũng là một nguồn tương đối ổn định để ngân hàng sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình. Do đó phát triển nghiệp vụ bảo lãnh sẽ gtóp phần phát triển nghiệp vụ tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác.
Việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh sẽ mở rộng quan hệ của ngân hàng với khách hàng (với các chủ thể nhận bảo lãnh), nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế (bảo lãnh vay vốn nước ngoài) và tăng cường quan hệ đại lý với các ngân hàng khác cán bộ bảo lãnh vay vốn trong nước, tái bảo lãnh, đồng bảo lãnh…).
I.2. Các hình thức bảo lãnh ngân hàng
Cũng giống như nghiệp vụ cho vay, huy động vốn và các nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng thương mại. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mong muốn của khách hàng, hoạt động bảo lãnh của ngân hàng cũng rất đa dạng và phong phú gồm nhiều hình thức khác nhau. Đứng dưới mỗi góc độ khác nhau có những tiêu thức khác nhau để phân loại bảo lãnh ngân hàng.
I.2.1. Phân loại theo mục đích bảo lãnh
* Bảo lãnh vay vốn
Bảo lãnh vay vốn là một bảo lãnh ngân hàng do một tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhân bảo lãnh về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ đúng hạn.
Bảo lãnh vay vốn nhằm đảm bảo an toàn về số vốn cho vay của các bên nhận bảo lãnh (có thể là một tổ chức tín dụng, công ty tài chính) hình thức bảo lãnh này bao gòm bảo lãnh vay vốn trong nước và bảo lãnh vay vốn nước ngoài. Giá trị bảo lãnh có thể bao gồm cả gốc và lãi hoặc chỉ bao gồm phần giá theo thoả thuận của các bên.
* Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh thanh toán là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hanh cho các bên nhận bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.
Bảo lãnh thanh toán không được sử dụng như một phương tiện bảo đảm thanh toán trong các hợp đồng xây dựng hợp đồng thương mại (hợp đồng mua bán máy trang thiết bị, hợp đồng mua bán hàng hoá giá trị lớn…). Mục đích của hình thức bảo lãnh là đảm bảo nghĩa vụ thanh toán. Người phát hành bảo lãnh chi trả thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ của mình.
* Bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh dự thầu là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành do bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng trong trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Mục đích của bảo lãnh dự thầu để đảm bảo cho người dự thầu khi trúng thầu sẽ tiếp tục ký kết hợp đồng xây dựng thiết kế hoạch cung cấp thiết bị. Nếu người dự thầu trung thầu mà không ký kết hợp đồng, người nhận bảo lãnh sẽ được hưởng số tiền bồi hoàn từ bên bảo lãnh để bù đắp chi phí đấu thầu, trang trải cho những thiệt hại do việc chậm trễ tiến độ thi công và chi phí để tiến hành đợt đấu thầu khác. Bảo lãnh dự thầu mặc nhiên sẽ không còn hiệu lực thanh toán khi bên được bảo lãnh không trúng thầu hoặc dã trúng thầu và đã tiếp tục ký kết hợp đồng.
* Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành do bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầu đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
Trong việc ký kết các hợp đồng thương mại (cung cấp máy móc, thiết bị, hàng hoá có giá trị lớn), hợp đồng xây lắp thi công công trình, người mua và các chủ đầu tư thường yêu cầu bên bán, các nhà thầu phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhằm đảm bảo hợp đồng ký kết được thực hiện một cách đầy đủ đúng hạn để tránh những rủi ro có thể xảy ra hoặc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của họ. Giá trị bảo lãnh thường khoảng 5 - 10% giá trị hợp đồng. Đây sẽ là khoản bồi thường cho bên nhận bảo lãnh để bù đắp thiệt ại khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.
* Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm
Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh đảm bảo khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận và chất lượng sản phẩm theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng bị phạt tiền do khong thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
Hình thức bảo lãnh này thường được sử dụng với mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm trong thời hạn bảo hành máy móc thiết bị hoặc công trình xây dựng. Nếu trong thời gian bảo hành này có sự cố xảy ra đối với sản phẩm phát sinh do chất lượng sản phẩm không đảm bảo thì bên nhận bảo lãnh có quỳ yêu cầu được bồi thường từ phía ngân hàng bảo lãnh. Giá trị bảo lãnh thường do bên chủ đầu tư vảo chủ thầu thoả thuận.
* Bảo lãnh hoàn thanh toán
Bảo lãnh hoàn thanh toán là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho bên nhân bảo lãnh thì tổ chức tiín dụng sẽ hoản trả số tiền ứng trước đó cho bên nhận bảo lãnh.
Trong các hợp đồng thương mại hoặc xây dựng có giá trị lớn thời gian thực hiện kéo dài để có vốn thực hiện hợp đồng, người bán hoặc các chủ thầu xây dựng thường phải ký hợp đồng bảo lãnh hoàn thanh toán nhằm được ứng trước một phần giá trị hợp đồng từ bên mua, chủ đầu tư. Hợp đồng bảo lãnh đảm bảo mua, chủ đầu tư có thể nhận lại số tiền đã cho ứng trước trong trường hợp đối tác của họ không hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở. Giá trị bảo lãnh thường bằng số tiền ứng trước (5 - 20% giá trị hợp đồng) cộng t hêm khoản lại trong một thời gian thích hợp loại bảo lãnh này cũng thường có một số điều khoản đi kèm quy định giảm giá trị của hợp đồng bảo lãnh tương ứng với số lượng máy móc, hàng hoá được giaoi theo tiến độ thi công công trình.
Ngoài các loại bảo lãnh trên, bảo lãnh ngân hàng còn bao gồm bảo lãnh hải quan, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh phát hành chứng khoán.
I.2.2. Phân loại theo phương thức phát hành
* Bảo lãnh trực tiếp
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh toán không huỷ ngang trực tiếp với người thụ hưởng mà không thông qua ngân hàng trung gian khi có sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh người được bảo lãnh phải chịu trách nhiệm bồi hoàn lại một cách trực tiếp cho ngân hàng bảo lãnh nếu nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng bị phát sinh.
Bảo lãnh trực tiếp, thường được sử dụng trong các quan hệ kinh tế trong những và chịu sự điều chỉnh của luật hoặc các quy định và bảo lãnh của nước mà ngân hàng bảo lãnh trực thuộc ưu điểm đối với bên được bảo lãnh là không mất chi phí hoa hồng cho bên ngân hàng đại lý.
* Bảo lãnh gián tiếp
Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một phần ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác - bảo lãnh đối ứng. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với gbên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên phát hành bảo lãnh đối ứng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh.
Bảo lãnh gián ntiếp thường được sử dụng trong quan hệ thương mại quốc tế. Ngân hàng phát hành bảo lãnh thường là ngân hàng nước ngoài tại nước của bên thụ hưởng. Ngân hàng bảo lãnh đối ứng cam kết hoàn trả số tiền mà bên hưởng thụ đã yêu cầu thanh toán theo thư bảo lãnh ngay khi nhận được yêu cầu đầu tiên của ngân hàng bảo lãnh. Người thụ hưởng không có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh đố ứng thanh toán cũng như n gân hàng bảo lãnh không có quyền truy đòi số tiền bồi hoàn bảo lãnh từ bên được bảo lãnh. Với bảo lãnh gián tiếp, người được bảo lãnh thường phải chịu chi phí bảo lãnh lớn hơn so với bảo lãnh trực tiếp.
* Đồng bảo lãnh
Trong trường hợp số tiền bảo lãnh lớn hoặc để phân tán rủi ro thì các ngân hàng có thể cùng đứng ra để thực hiện một khoản bảo lãnh. Đó là hình thức đồng bảo lãnh theo nghiệp vụ này, các ngân hàng thành viên sẽ chọn ra một ngân hàng làm đầu mối. Ngân hàng đầu mối sẽ phát hành thư bảo lãnh cho toàn bộ giá trị bảo lãnh và chia lại cho các ngân hàng thành viên theo tỷ lệ tham gia nhất định vào hợp đồng bảo lãnh. Các ngân hàng thành viên sẽ cam kết chịu trách nhiệm theo từng phần bảo lãnh của mình bằng bảo lãnh đối ứng.
Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng đầu mối có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh các tổ chức tín dụng tham gia đồng bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng đầu mối đã trả theo nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh liên đới giữa các tổ c hức tín dụng tham gia đồng bảo lãnh.
Trường hợp tổ chức tín dụng làm đầu mối không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bất cứ tổ chức tín dụng nào trong số các tổ chức tín dụng đồng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Trường hợp nghĩa vụ bảo lãnh của khách hàng có thể chia thành các phần nghĩa vụ riêng biệt, độc lập thì mỗi tổ chứng tín dụng có thể phát hành bảo lãnh cho các phần nghĩa vụ độc lạp của khách hàng, không liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam kết.
Đồng bảo lãnh thường được thực hiện với các dự án liên doanh có vốn đầu tư lớn. Trong việc thi công những công trình có nhiều bên tham gia.
I.2.3. Phân loại theo chế độ bảo lãnh
* Bảo lãnh đối ứng: là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng (bên phát hành bảo lãnh đối ứng) phát hành cho một tổ chức tín dụng khác (bên bảo lãnh) về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh bên bảo lãnh phải thực hiện phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên phát hành bảo lãnh đối ứng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh.
* Bảo lãnh theo hạnh mức là bảo lãnh do ngân hàng phát hành theo hợp đồng bảo lãnh hạn mức đã được ký kết áp dụng cho một thời gian nhất định.
* Bảo lãnh theo món là bảo lãnh do ngân hàng phát hành theo hợp đồng bảo lãnh ký kết từng lần.
I.3. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động bảo hành ngân hàng
Mặc dù ngân hàng bảo lãnh không cần phải xuất quỹ cho khách hàng vay mà chỉ cung cấp cho khách hàng một chữ ký và thu phí bảo lãnh đối với khách hàng. Nhưng nếu khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ của mình, ngân hàng phải xuất tiền ra để thanh toán cho khách hàng khoản chi nà được xếp vào loại tài sản "xấu" trong nội bảng, cấu thành nợ quá hạn. Mặt khác, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp thường gặp phải rất rủi ro nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nếu rủi ro xảy ra bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Việc thu hồi số tiền ngân hàng thanh toán không phải lúc nào cũng thuận tiện dễ dàng. Mặc dù hoạt động bảo lãnh ngân hàng có yêu cầu ký quỹ, đảm bảo bằng tài sản hoặc các biện pháp bảo đảm khác. Do đó việc đánh giá thẩm định một cách toàn diễn ký lưỡng về mọi mặt về khách hàng trước khi thực hiện bảo lãnh là vô cùng quan trọng.
Dù chỉ là một hoạt động ngoại bảng, không càn vốn nhưng vẫn cần thiết phải quản lý để hạn chế rủi ro tăng thu nhập phát huy được vai trò thực sự của bảo lãnh đối với ngân hàng, doanh nghiệp, nền kinh tế.
I.4. Các nhân tố ảnh hươn gr hoạt động bảo lãnh và chất lượng bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng thực chất là hình thức tín dụng bằng chữ ký của ngân hàng. Do vậy biện pháp quản lý bảo lãnh cũng giống như đối với các hoạt động tín dụng khác.
* Sàng lọc, lựa chọn khách hàng bảo lãnh
Do rủi ro bảo lãnh thường nảy sinh khi khách hàng k hông có khả năng thực hiện hợp đồng. Khi đó ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Vì vậy để hạn chế rủi ro ngân hàng phải sàng lọc lựa chọn khách hàng bảo lãnh. Ngân hàng cần phải đánh giá đúng bản chất, cũng như những rủi ro tiềm ẩn đói với từng khách hàng bảo lãnh, phân tích khả năng, năng lực cũng như uy tín của khách hàng. Sàng lọc khách hàng thông qua thẩm định và đánh giá kỹ về khách hàng trước khi bảo lãnh là một biện pháp rất cần thiết nó quyết định đến chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Thông qua thẩm định khách hàng với các nhân tố về tình hình tài chính, khả năng quản lý doanh nghiệp, năng lực người yêu cầu bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở ký kết với người thụ hưởng bảo lãnh…để đánh giá khách hàng kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng bảo lãnh.
* Tăng cường tìm kiếm thông tin về đối tượng bảo lãnh..Ngân hàng phải tìm hiểu rõ những thông tin về hợp đồng cơ sở để có thể thực hiện tư vấn cho khách hàng. Đảm bảo hợp đồng có đầy đủ cơ sở pháp lý các điều khoản của hợp đồng đúng pháp luật cũng như khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng là có cơ sở hoặc những thông tin về hợp đồng do chính khách hàng cung cấp thì ngân hàng cũng cần tìm kiếm các thông tin trên nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo những thông tin trên là khách quan. Tìm hiểu những thông tin liên quan như lãi suất, tỷ giá hối đoái, những thay đổi về chính sách của nhà nước như nhập khẩu thương mại, ngoại giao.
* Theo dõi giám sát việc thực hiện hợp đồng của khách hàng quy định về nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng đã khẳng định bảo lãnh không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh. Như vậy, có thể nó rằng việc bên được bảo lãnh thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình cũng chính là ngân hàng bảo lãnh đã hoàn thành trách nhiệm bảo lãnh của mình. Vì vậy việc theo dõi giám sát và đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng là một biện pháp quan trọng cần thiết để đảm bhảo chất lượng bảo lãnh của ngân hàng - không phải thanh toán bằng tiền vốn của mình thay khách hàng.
Việc theo dõi giám sát thực hiện hợp đồng của khách hàng được làm ngay sau khi hợp đồng bảo lãnh được ký kết cho đến khi hợp đồng bảo lãnh hết hiệu lực. Biện pháp này giúp cho Ngân hàng hạn chế được rủi ro và nắm bắt được các thông tin về khách hàng để có những biện pháp khắc phục giúp đỡ khách hàng của mình có thể hoàn thành hợp đồng tránh trường hợp phải thực hiện thanh toán hộ khách hàng vừa gây thiệt hại cho chính khách hàng, bên nhận bảo lãnh và ngân hàng, đồng thời uy tín của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.
* Thực hiện các biện pháp bảo đảm trong bảo lãnh
Ngoài các biện pháp phòng ngừa rủi ro thông thường thì ngân hàng với vai trò trung gian thực hiện dịch vụ thì cần phải có những biện pháp phòng ngừa rủi ro cụ thể hơn. Căn cứ vào đặc điểm của tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh mà ngân hàng áp dụng có thể là: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba hoặc các biện pháp khách theo quy định của pháp luật.
Các biện pháp bảo đảm này giúp cho ngân hàng hạn chế được một phần rủi ro khi phải thực hiện nghĩa vụ trả thay cho khách hàng. Đồng thời tạo áp dụng khiến khách hàng nâng cao trách nhiệm trong việc nỗ lực thực hiện hợp đồng cơ sở cũng như việc trả nợ ngân hàng khi không thực hiện tốt hơn đồng sơ cấp.
* Một số nhân tố vĩ mô như môi trường pháp luật, chính sách của nhà nước, quy chế bảo lãnh, tín dụng của ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, lý luận về hoạt động bảo lãnh.
I.5. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh và người được bảo lãnh
I.5.1. Quyền của tổ chức tín dụng
Đề nghị tổ chức tín dụng xác nhận việc bảo lãnh của mình đối với khách hàng.
Chấp nhận hoạc từ chối đề nghị bảo lãnh của khách hàng hoặc của tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng trong thời hạn tối đa là 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bảo lãnh.
Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về khả năng tài chính cũng như các tài liệu liên quan đến giao dịch bảo lãnh, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng các nghĩa vụ có liên quan đến giao dịch bảo lãnh.
Yêu cầu khách hàng có bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh.
Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận.
Yêu cầu khách hàng hoặc bên phát hành bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền bảo lãnh mà tổ chức tín dụng đã trả thay.
Hạch toán ghi nợ khách hàng hoặc bên phát hành bảo lãnh đối ứng số tiền mà tổ chức tín dụng đã trả thay để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu sau 15 ngày kể từ ngày tổ chức tín dụng trả thay mà khách hàng hoặc bên phát hành bảo lãnh đối ứng không nhận nợ.
Xử lý tài sảnn bảo đảm của khách hàng theo quy định khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên phát hành bảo lãnh đối ứng vi p hạm hợp đồng bảo lãnh.
Có thể chuyển nhượng quyền nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khách theo quy định.
I.5.2. Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng
Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh.
Đôn đốc khách hàng thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có), các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh.
I.5.3. Quyền của khách hàng
Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh.
Khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu tổ chức tín dụng vi phạm hợp đồng bảo lãnh.
Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho bên khác có đủ điều kiện theo quy định.
I.5.4. Khách hàng có nghĩa vụ
Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực tài liệu và báo cáo có liên quan đến giao dịch được bảo lãnh theo yêu cầu của tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng.
Trả cho tổ chức tín dụng bảo lãnh tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng phí bảo lãnh và các loại phí khác có liên quan theo thoả thuận.
Nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặ._.c tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng.
Tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh số tiền đã trả thay để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hàng bao gồm cả gốc lãi xác các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện bảo lãnh.
Thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng chịu sự kiểm tra, kiểm soát của tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng đối với các hoạt động có liên quan đến giao dịch được bảo lãnh.
Chương II
Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh
ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an
II.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An
II.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Bank for investmentand development of Việt Nam (BIDV) được chính thức thành lập vào ngày 26/4/1957 theo quyết định của thủ tướng chính phủ với tên gọi ban đầu là Ngan hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính.
Ngày 22/6 Ngân hàng đổi tên là Ngânhàng đầu tư và xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng nhà nước. Nhiệm vụ mới của ngân hàng là do vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình thuộc ngân sách nhà nước cấp hoặc vốn tự có không đủ song song với cấp vốn thanh toán với các công trình thuộc ngân sách vốn nhà nước đầu tư.
Ngày 14/11/1990 theo quyết định 401 của Hội đồng bộ trưởng do phó chủ tịch Võ Văn Kiệt ký chuyển thành Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Hoạt động của Ngân hàng được mở rộng để phù hợp với đường lói chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian này, Ngân hàng tổ chức huy động vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước, kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển. Chuyển từ Ngân hàng cấp phát thuần tuý trước đây sang ngân hàng thương mại.
Ngày 28/3/1996 theo quyết định số 186 TTG của thủ tướng chỉnh phủ, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chính thức trở thành một doanh nghiệp nhà nước dạng đặc biệt.
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển với hơn 100 chi nhánh ở các tỉnh thành phố và khu công nghiệp trong cả nước, đội ngũ hơn 4500 cán bộ nhân viên tâm huyết nhiệt tình trong công việc BIDV xứng đáng là một trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất.
Nghệ An là một tỉnh lớn có dân số đông, kinh tế khá phát triển. Hiện nay đang phấn đấu là trung tâm của khu vực kinh tế Bắc trung bộ. Do vậy sự ra đời phát triển của chi nhánh NHĐT & PT Nghệ An gắn liền với sự ra đời phát triển của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam.
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Bank for investmentand development of Việt Nam
Tháp A toà nhà VimCom 191 Bà Triệu Hà Nội.
www. Bidv.com.VN
Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An 216 Đường Lê Duẩn thành phố Vinh.
Các chi nhánh khu vực: Đô Lương, Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Quỳ hợp, Hoàng Mai.
II.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nghệ An
Đứng đầu chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ an là Giám đốc, ba phó giám đốc, phía dưới gồm 13 phòng ban, mỗi phòng ban được quy định thực hiện mỗi chức năng nhiệm vụ khác nhau.
1. Phòng kế hoạch nguồn vốn
2. Phòng thẩm định và quản lý tín dụng.
3. Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.
4. Phòng kiểm tra toán nội bộ.
5. Phòng điện toán.
6. Phòng tín dụng 1
7. Phòng tín dụng 2
8. Phòng tín dụng 3
9. Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân
10. Phòng tiền tệ kho quỹ
11. Phòng tài chính kế toán.
12. Phòng tổ chức hành chính
13. Phòng thanh toán quốc tế.
Phòng là đơn vị thuộc bộ máy tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nghệ an trên cơ sở phê duyệt của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Điều hành mọi hoạt động của phòng là trưởng phòng, là phó trưởng phòng.
II.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nghệ An
Hoà vào xu thế chung trong thời gian qua, thời kỳ phát triển bùng nổ, thịnh vượng của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ngân hàng Đầu tư và phát triển Nghệ An củng cố được kết quả kinh doanh rất tốt đẹp.
Bảng tình hình kinh doanh
Chỉ tiêu
2004
KH 2005
T12/2005
%TT
% KH
- Tổng tài sản
1609310
1973461
22,63
99,02
- Huy động vốn bình quân
1366726
1550000
1534790
12,30
109,57
- Huy động vốn cuối kỳ
1490068
1650000
1807946
- Huy động vốn TCKT
306414
340525
- Huy động vốn dân cư
1183654
1467421
- Dư nợ
1258819
1330000
1329772
5,64
99,98
+ Ngắn hạn
654321
667826
2,08
+ Trung dài hạn
233776
325868
39,39
+ KHNN + Chỉ định
370812
336078
-9,37
- Nợ quá hạn
8351
54000
15656
- Tổng thu
14389
183089
+ Thu dịch vụ
4328
7013
62
+ Thu dịch vụ ròng
4088
ã Tỉ trọng thu phí bảo lãnh
65,7%
68,2%
ã Tỷ trọng thu phí thanh toán
26,5%
31,8%
- Chênh lệch thu chi
12990
22000
23706
82,5%
107,8
- Trích DRR (luỹ kế trong năm)
9500
13000
13000
100
- Lợi nhuận sau thuế bình quân /người
50
81
0,0866
0,1
- Số lao động
193
200
200
3,6%
100
- Số cán bộ tín dụng
40
38
- 5%
Nguồn: KHNV CN NHĐT & PTNA
Kết thúc 2005 với sư nỗ lực của toàn chi nhánh hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đều đạt, vượt 100% cụ thể:
1. Tổng tài sản: 1973 tỷ tăng 22,6% so với đầu năm chủ yếu là do nguồn vốn huy động tăng.
2. Nguồn vốn tự huy động: 1808 tỷ tăng 21,3% so với đầu năm. Nguồn vốn huy động so với kế hoạch đạt 109,57%.
Trong đó: - Tiền gửi TCKT 340,5 tỷ tăng 11,1% so với đầu năm.
- Tiền gửi dân cư 1487,4 tỷ tăng 23,9% so với đầu năm.
- Tiền gửi VND đạt 1511,5 tỷ tăng 24,8% so với đầu năm.
- Tiền gửi ngoại tệ quy đổi tăng 6,16% so với đầu năm.
Trong năm 2005 nguồn vốn huy động tăng cao do chi nhánh đã tích cực áp dụng các hình thức huy động hấp dẫn như: Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm khuyến mãi, thẻ bảo hiểm, kỳ phiếu ngắn hạn tiếp tục huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút dần. Chi nhánh luôn bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường để đưa ra mức lãi suất phù hợp. Riêng tiết kiệm dự thưởng, chi nhánh đã huy động được 143,9 tỷ VND và 3,48 triệu USD (đợt 1 và 2/2005) hiện tại chi nhánh đang tiết kiệm dự thưởng đợt 3 với kết quả đến tháng 12/2005 đạt 59 tỷ VND và 1,06 triệu USD.
3. Tổng dư nợ 1239,7 tỷ tăng 5,6% so với đầu năm đạt 100% kế hoạch
- Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn 49,7% tổng dư nợ. (Tỷ trong Ngân hàng Trung ương đề ra là 55%).
- Chất lượng tín dụng toàn chi nhánh: Nợ quá hạn 15,65 tỷ chưa kể nợ khoanh, nợ chờ xử lý Kinh tế Đầu tư chiếm 1,18% tổng dư nợ.
- Thu nợ tồn đọng hạch toán ngoại bảng 4,83 tỷ đạt 112,3% kế hoạch.
4. Kết quả kinh doanh
Chênh lệch thu chi 23,7 tỷ đạt 107,8% kế hoạch giao. Thực chất chênh lệch thu chi trên sổ sách kế toán chỉ là 20,480 triệu nhưng chi phí cải tạo cửa lò số tiền 3,22 tỷ được trung ương ghi nhận vào kết quả kinh doanh nên chi nhánh để chênh lệch thu chi slà 23,7 tỷ. Trích dự phòng rủi ro 13 tỷ đạt 100% kế hoạch. Thu dịch vụ ròng 6217 triệu đạt 124,3% kế hoạch. Trong đó thu từ dịch vụ bảo lãnh là 4239 triệu tăng trưởng 49% năm trước. Thu dịch vụ khác 1978 triệu tăng trưởng 58% so với năm trước. Nhìn chung các hoạt động dịch vụ có mức tăng trưởng cao phù hợp với xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện nay thu dịch vụ ròng chiếm tỷ trọng 30% trên chênh lệch thu chi sau khi trích DPRR. Từ những kết quả đạt được trong năm 2005, chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An đã đề ra một số chỉ tiêu chung cho kế hoạch 2006 như sau: (Đơn vị: Triệu đồng).
Huy động vốn:
- Bình quân: 1700.000
- Cuối kỳ: 2050.000
Tài chính:
Thu: 193884
Chi: 168452
Chênh lệch: 25432
Dịch vụ ròng: 7600
Tăng trưởng tín dụng:
- Số dư bình quân: 1298400
- Số dư cuối kỳ: 1352900
* Trong 5 năm qua cùng với sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nghệ An cũng có sự phát triển nhanh mạnh, ổn định, thể hiện qua số liệu sau:
Bảng tình hình kinh doanh 2001- 2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
TTso 2001(%)
TTBq (%)
- Tổng tài sản
Tỷ đồng
1339
1288
1496
1609
1820
36
12,2
- Huy động vốn
Tỷ đồng
875
1229
1425
1090
1720
97
20,6
- Huy động vốn Bq
Tỷ đồng
772
1031
1342
1367
1530
98
20,7
- Dư nợ
Tỷ đồng
936
1173
1209
1259
1330
42
12,5
- Dư nợ TDBq
Tỷ đồng
911,3
1103
1226
1237
46
38
15,3
- Nợ quá hạn thông thường
Tỷ đồng
12,12
18,47
23,34
8,350,05
0,32
- Tỷ lệ nợ quá hạn ròng
%
1,18
0,85
0,89
0,66
3,5
Tỷ lệ NQH
%
2,70
2,68
1,96
4,1
6,0
3438
- Thu dịch vụ ròng
Tr. đồng
1,35
2,34
2,9
223
270
- Thu dịch vụ TTQT
Tr. đồng
98,7
221
14,11
18
- Doanh số TTQT
Tr. USD
1,6
9,44
12,99
24
588
- Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
3,2
3,1
6,9
0,050
0,087
533
- Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người
Tỷ đồng
0,013
0,012
5,1
0,68
1
ROA
%
0,19
0,18
0,34
0,68
1
- Thu nợ theo KHNN
Tr. đồng
25,9
14,6
9,6
2,8
45,7
- Thu nợ chỉ định
Tr. USD
20,5
3,8
5,1
5,4
6
- Thu nợ đã hạch toán ngoại bảng
Tỷ đồng
1,2
0,77
1,0
6
- Trích DPRR
Tỷ đồng
3,4
2,3
8,5
9,5
14
- Xử lý nợ xấu từ quỹ DPRR
Tỷ đồng
8,0
10
13
3,0
- Xử lý từ nợ tồn đọng
%
100
100
100
100
100
(Nguồn: Phòng KHNN - CN NHĐT & PTNA)
Đánh giá chung công tác tín dụng: kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh đã thực hiện mục tiêu xuyên suốt công tác tín dụng BIDV năm 2005 là chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng tín dụng, tưang dư nợ có tài sản đảm bảo và dư nợ ngoài quốc doanh. Thực hiện nghiêm túc các giới hạn tín dụng được giao. Kết quả phân loại nợ của chi nhánh đã được ngân hàng nhà nước tỉnh Nghệ An và đoàn kiểm tra của trung ương ghi nhận đã thực hiện nghi êm túc QĐ 493 của Ngân hàng nhà nước về phân loại nợ và trích lập DPRR.
II.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nghệ An
II.2.1.Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An.
Là một hoạt động mang tính rủi ro cao, Nghiệp vụ bảo lãnh phải tuân theo một quy trình cụ thể, chặt chẽ. Tại chi nhanh Ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh được chia thành 3 loại ứngn với 3 loại hình bảo lãnh là bảo lãnh theo món, bảo lãnh theo hạn mức và bảo lãnh đối ứng. Sau đây là quy trình bảo lãnh theo mức. Quy trình bảo lãnh theo hạn mức và quy trình bảo lãnh đối ứng cũng được tương tự chỉ khác một vài chỉ tiêu nhỏ.
Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ:
1. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ bảo lãnh:
CB. THBL hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng quy định đối với mỗi loại bảo lãnh, bao gồm: Hồ sơ áp dụng đối với tất cả các loại bảo lãnh và hò sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh.
1.1. Hồ sơ áp dụng đối với các loại bảo lãnh:
1.1.1. Giấy đề nghị bảo lãnh (BM 10/HD - PC - 08).
1.1.2. Hồ sơ pháp lý về khách hàng.
1.1.3. Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính.
1.1.4. Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh.
- Hồ sơ pháp lý 1.1.2 đến 1.1.4: Tham chiếm hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn, Quy trình cho vay trung dài hạn Mã số QT - TD - 02.
- Nếu khách hàng đã có quan hệ tín dụng, bảo lãnh với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, hồ sơ bảo lãnh áp dụng cho các loại bảo lãnh gồm 1.1.1., 1.1.3, 1.1.4 và 1.1.2 (nếu có điển hình, bổ sung).
1.2. Hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh:
1.2.1. Đối với bảo lãnh vay vốn:
a/ Hồ sơ về tình hình tài chính và SXKD của khách hàng bổ sung thêm:
- Tài liệu xác minh tình công nợ tại thời điểm gần nhất của các TCTD mà khách hàng có dư nợ.
b. Hồ sơ về dự án đầu tư bổ sung thêm:
- Hợp đồng thương mại được cấp có thầm quyền phê duyệt.
- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu có)
- Dự thảo lần cuối Hợp đồng vay vốn nước ngoài (nếu có)
- Văn bản của NHNN cấp hạn mức vay vốn nước ngoài cho khách hàng (đối với trường hợp vay vốn nước ngoài).
- Các tài liệu về biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh, và
- Các văn bản có liên quan khác.
1.2.2. Đối với bảo lãnh thanh toán:
- Hợp đồng mua bán hoặc bản cam kết thanh toán của các bên liên quan ghi rõ điều khoản cam kết thanh toán giữa các bên liên quan.
- Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán theo cam kết được bảo lãnh (nếu có).
1.2.3. Đối với bảo lãnh trong xây dựng:
a. Bảo lãnh dự thầu: Tài liệu mời thầu. Quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủ đầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm quy chế (quy định) đấu thầu và trách nhiệm nghĩa vụ mỗi bên dự thầu.
b. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
+ Hợp đồng thi công (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong xây lắp, trường hợp chưa có hợp đồng chính thức thì phải là hợp đồng dự thảo trước khi ký chính thức) hoặc hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị) quy định vè các điều kiện thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng
+ Thông báo trúng thầu hoặc phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền.
c. Bảo lãnh hoàn thanh toán: Văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian và tiến độ, phương thức hoàn trả nguồnn vốn, xác định rõ các trường hợp vi phạm, nghĩa vụ của bên nhận tiền ứng trước (nếu trong hợp đồng kinh tế chưa quy định rõ).
d. Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm: Hợp đồng kinh tế quy định cụ thể về trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. Nếu hợp đồng kinh tế không quy định rõ thì phải có một Hợp đồng bổ sung (hoặc quy định trong biên bản nghiêm thu) quy định rõ trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên.
1.2.4. Đối với bảo lãnh bằng 100% vốn tự có của khách hàng, hồ sơ gồm: Chứng từ chứng minh tiền đã được chuyển vào tài khoản tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng bảo lãnh bằng 100% giá trị món bảo lãnh, giấy đề nghị bảo lãnh (BM 11/HD - PC - 08) ghi rõ, cam kết dùng tiền ký quỹ đảm bảo cho 100% nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Tiếp nhận kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ:
Sau khi nhận được hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, CB, THBL kiểm tra, kiểm soát các tài liệu của bộ hồ sơ về số lượng, các yếu tố trên tài liệu về tính đầy đủ, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ (nếu thiếu). CB. THBL chịu trách nhiệm.
- Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ bảo lãnh.
- Báo cáo Trưởng P.THBL xin ý kiến chỉ đạo.
+ Nếu đủ hồ sơ thực hiện Bước 2 tiếp theo sau đây:
+ Nếu thiếu yêu cầu bổ sung.
Sau khi nhận hồ sơ CB.THBL lập phiếu nhận hồ sơ của khách hàng và danh mục hồ sơ theo Mẫu số BM 01/QT - BL - 02. Trường hợp bảo lãnh ký quỹ 100% hoặc món bảo lãnh thủ tục đơn gảin không lập phiếu tiếp nhận hồ sơ nhưng phải lập danh mục hồ sơ.
Bước 2. Quyền định bảo lãnh
1. Thẩm đinh hồ sơ bảo lãnh
1.1.Chuyển hồ sơ: Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ từ khách hàng, CB.THBL lập danh mục hồ sơ và chuyển hồ sơ cho các Phòng có liên quan (Thẩm định, Nguồn vốn, TTQT…) để tổ chức việc phối hợp xử lý giữa các đơn vị phù hợp với tính chất, mức độ của món bảo lãnh.
1.2. Thẩm định hồ sơ:
Trong quá trình thẩm định, CB. THBL phải thẩm định rõ các nội dung sau:
- Tính đầu đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh.
- Năng lực pháp lý của Khách hàng xin bảo lãnh.
- Việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ để THBL.
- Tình hình tài chính và năng lực SXKD của khách hàng.
- Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn).
Đối với các dự án bao gồm cả hai phần bảo lãnh, tín dụng và đều được thực hiện qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; CB. THBL thẩm định đồng thời khả năng trả nợ bảo lãnh và khả năng hoàn vốn tín dụng của dự án.
Dự án chỉ được phê duyệt bảo lãnh hoặc cho vay nếu đảm bảo được cả hai khả năng này, trong đó khả năng trả nợ bảo lãnh cần được xem xét trước vì lịch trả nợ nước ngoài thường rất ngắn và đã được xác định trước.
Việc thẩm định khách hàng và dự án bảo lãnh vay vốn tham chiếu hướng dẫn thẩm định của quy trình tín dụng trung dài hạn, Quy trình thẩm định hoặc phân tích đánh giá khách hàng vay vốn của quy trình tín dụng ngắn hạn.
- Đánh giá các rủi ro tiểm ẩn; thẩm định về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh.
- Trong quá trình thẩm định, nếu có vướng mắc, CB. THBL báo cáo Trưởng phòng và Lãnh đạo phối hợp với đơn vị có liên quan (nếu cần) tiến hành kiểm tra thực tế để xác minh tính thức tế và trung thực của hồ sơ bảo lãnh. Kết quả kiểm tra được lập theo mẫu BM 03/QT - BL - 02.
1.3. Lập tờ trình
Sau khi thẩm định các nội dung trên, căn cứ ý kiến các phòng nghiệp vụ liên quan (nếu có), CB.THBL lập tờ trình trưởng phòng kiểm soát và để trình lãnh đạo. Tờ trình phải thể hiện được quan điểm cá nhân của CB.THBL và cán bộ phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin có liên quan đến việc phản quyết bảo lãnh. Có ý kiến đề xuất bảo lãnh hoặc từ chối với các lý do cụ thể.
- Trưởng phòng THBL có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và những nội dung trong tờ trình, bổ sung thêm những thông tin cần thiết về dự án và khách hàng, đề xuất ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất ý kiến với CB. THBL.
- Nội dung tờ trình trên cơ sở mẫu tờ trình và tuỳ tình hình thực tế của khách hàng (ký quỹ 100% hoặc mới có quan hệ với chi nhánh hoặc đã có quan hệ với chi nhánh), chi nhánh lược hoặc thêm nội dung thông tin trong tờ trình, nhưng phải đủ thông tin về tình hình tài chính, năng lực thực hiện các cam kết của khách hàng với ngân hàng và với bên thụ hưởng bảo lãnh), riêng tờ trình hội sở chính theo Mẫu tờ trình số BM 02a/QT - BL - 02.
2. Ra quyết đinh bảo lãnh:
Sau khi xem xét tờ trình của P.THBL, lãnh đạo Chi nhánh quyết định về việc bảo lãnh. Nếu dự án phức tạp, Lãnh đạo quyết định đưa ra họp HĐTD.
CB. THBL chuẩn bị tài liệu và báo cáo tại phiên họp HĐTD theo quy chế hoạt động của HĐTD.
2.1- Trường hợp thuộc thẩm quyền
Nếu các loại bảo lãnh thuộc uỷ quyền thường xuyên và trong mức phán quyết của Chi nhánh (theo các văn bản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định mức uỷ quyền, phán quyết đối với Chi nhánh), lãnh đạo Chi nhánh ra quyết định về việc bảo lãnh.
2.2. Trường hợp vượt thẩm quyền hội sở chính:
- Các loại bảo lãnh không được uỷ quyền thường xuyên.
- Bảo lãnh được uỷ quyền thường xuyên nhưng vượt mức phán quyết của Chi nhánh;
- Bảo lãnh được uỷ quyền thường xuyên, trong mức phán quyết nhưng chủ đầu tư yêu cầu Hội sở chính trực tiếp phát hành thư bảo lãnh.
- Nếu đồng ý bảo lãnh, CB.THBL thảo tờ trì Trưởng phòng kiểm soát Lãnh đạo Chi nhánh ký gửi Hội sở chính xem xét uỷ nhiệm, tờ trình theo mẫu BM 02a/QT - BL - 02. Nếu không đồng ý bảo lãnh, CB. THBL thảo công văn từ chối trình Lãnh đạo ký trả lời cho khách hàng.
Bước 3 - Phát hành bảo lãnh:
1. Hoàn chỉnh lại hồ sơ bảo lãnh (nếu có yêu cầu):
Đối với các dự án trình Hội sở chính uỷ nhiệm, nếu Hội sở chính yêu cầu, CB.THBL bổ sung hồ sơ bảo lãnh hoặc thực hiện các yêu cầu của Hội sở chính.
2. Thực hiện các biện pháp đảm bảo:
Sau khi có quyền quyết định phê duyệt chấp thuận bảo lãnh của Lãnh đạo Chi nhánh hoặc có công văn uỷ nhiệm của Hội sở chính quyết định bảo lãnh. CB. THBL yêu cầu khách hàng thực hiện các biện pháp đảm bảo (trừ bảo lãnh ký quỹ 100% vốn tự có) đã cam kết cho nghĩa vụ được bảo lãnh như: thế chấp, cầm cố, ký quỹ, bảo lãnh của bên thứ 3…và các yêu cầu khác trong uỷ nhiệm của Hội sở chính (nếu có).
3. Ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh:
Sau khi nhận lại hồ sơ của Lãnh đạo chấp thuận phát hành bảo lãnh cho khách hàng, CB.THBL tiến hành soạn thảo hợp đồng, Trưởng P.THBL kiểm soát để trình Lãnh đạo ký phát hành bảo lãnh và gửi cho khách hàng, Chi nhánh phát hành bảo lãnh ký quỹ 100% không phải ký HĐBL với khách hàng.
Trường hợp Hội sở chính uỷ nhiệm Chi nhánh thực hiện bảo lãnh, Chi nhánh gửi 01 bản hợp đồng bảo lãnh để Hội sở chính biết theo dõi.
Mẫu hợp đồng bảo lãnh; Mẫu thư bảo lãnh theo quy định, trường hợp Hợp đồng hoặc mẫu thư khác với quy định, Chi nhánh xem xét (trừ bảo lãnh vay vốn nước ngoài và bảo lãnh thi công ở nước ngoài) trên cơ sở phục vụ khách hàng tốt nhất nhưng phải đảm mbảo an to àn hiệu quả về bảo lãnh, Chi nhánh không được tự phát hành bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng khi chưa xác định đầu đủ, rõ ràng những thông tin cần thiết theo quy định liên quan đến món bảo lãnh sẽ phá hành.
Việc phát hành bảo lãnh cho khách hàng được thực hiện theo Phụ lục 04/QT - BL - 02.
4. Về thời hạn xem xét phát hành bảo lãnh:
Theo yêu cầu của khách hàng, Chi nhánh xem xét, quyết định bảo lãnh. Trường hợp cần phải có đủ thời gian để xem xét (đối với bảo lãnh vay vốn và các bảo lãnh khác cần có ý kiến của Hội sở chính) tối đa cũng không quá 30 ngày kể từ ngày Chi nhánh nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của khách hàng.
Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh:
1. Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
- CB.THBL theo dõi việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng và các cam kết bảo lãnh khác.
- CB.THBL theo dõi giải ngân, thực hiện nhận nợ (đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay vốn):
+ Đối với trường hợp tiền vay, tiền ứng trước được giải ngân qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, CB.THBL phối hợp với các bộ phận có liên quan (Phòng kế toán…) để thực hiện giải ngân cho khách hàng đúng mục đích và tiến độ.
+ Đối với trường hợp tiền vay được sử dụng để nhập thiết bị hàng hoá (hoặc vay bằng hàng hoá, thiết bị), CB.THBL theo dõi việc mở L/C, giao nhậ chứng từ, ký hối phiếu, giấy nhận nợ của khách hàng đảm bảo cho quá tình này được thực hiện đúng tiến độ, đầy đủ và chính xác.
2. Hạch toán số dư và bảo lãnh:
a. Đối với bảo lãnh thanh toán bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay
CB.THBL của Chi nhánh lập lịch giải ngân, thông báo và gửi các chứng từ chứng minh việc giải ngân cho cán bộ phòng kế toán để hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh. Chứng từ gửi cho cán bộ kế toán làm căn cứ hạch toán gồm:
- Hợp đồng bảo lãnh (bản chính).
- Lịch giải ngân (nếu là bảo lãnh vay vốn - bản phô tô)
- Thư bảo lãnh (L/C hoặc hối phiếu nhận nợ - bản phô tô)
b. Đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng và các cam kết bảo lãnh khác:
- CB.THBL cung cấp các chứng từ chứng minh việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh (Hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh…) cho kế toán để hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh gồm hợp đồng bảo lãnh (bản chính), thư bảo lãnh (bản phôtô).
3. Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh:
3.1. Kiểm tra, theo dõi khách hàng (Trừ trường hợp bảo lãnh bằng ký 100% vốn tự có).
CB.THBL của Chi nhánh theo dõi tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng từ khi phát sinh đến khi kết thúc nghĩa vụ bảo lãnh. Hàng quý yêu cầu khách hàng gửi báo cáo đinh kỳ, hết năm tài chính yêu cầu khách hàng gửi báo cáo quyết toán được duyệt chính thức.
Đối với các dự án được Hội sở chính uỷ nhiệm, CB.THBL lập báo cáo và Trưởng phòng kiểm soát trình Lãnh đạo để gửi báo cáo Hội sở chính theo yêu càu nêu trong uỷ nhiệm.
3.2. Thu phí bảo lãnh
CB.THBL theo dõi, phối hợp với phòng kế toán để thực hiện, thu phó bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh đã ký kết:
Về nguyên tắc, cán bộ kế toán theo dõi tài khoản bảo lãnh thực hiện phí căn cứ điều khoản thu phí trên hợp đồng bảo lãnh đã được ký kết.
- Một số trường hợp thu phí đặc biệt, mức thu phí lớn như thu phí bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh khác (nếu cần) CB.THBL thông qua Trưởng phòng và trình Lãnh đạo Chi nhánh gửi thông báo thu p hí bảo lãnh cho khách hàng ít nhất là 5 ngày trước thời hạn thu phí bảo lãnh quy định trong hợp đồng bảo lãnh để khách hàng biết và chủ động thực hiện nghĩa vụ trả phí cho ngân hàng đúng hợp đồng ký kết.
+ Phòng kế toán tự động lập chứng từ trích tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Chi nhánh để thu (nếu đến hạn khách hàng không tự động trả và không được ngân hàng gia hạn). Trường hợp khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng khác, Chi nhánh lập uỷ nhiệm thu gửi đến ngân hàng đó để thu phí bảo lãnh và thông báo cho khách hàng biết.
+ Trường hợp khách hàng không có khả năng trả phí do nguyên nhân khách quan, có công văn đề nghị gia hạn. Lãnh đạo Chi nhánh xem xét gia hạn trả phí bảo lãnh hoặc hạch toán tài khoản phí chưa thu cho khách hàng. Trường hợp không trả phí mà khách hàng không có lý do, Chi phí được chuyên phí chưa thu và áp dụng chế độ phạt quá hạn theo quy định.
3.3. Kiểm tra tài sản đảm bảo cho bảo lãnh:
CB.THBL phải th ường xuyên kiểm tra các tài sản đảm bảo cho bảo lãnh.
- Đối với tài sản đảm bảo là tièn gửi ký quỹ. CB.THBL tiến hành kiểm tra số dư trên tài khoản ký quỹ để đảm bảo khả năng bù đắp rủi ro khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Đối với tài sản đảm bảo (kể cả của bên thứ 3) là máy móc, thiết bị, nhà xưởng…CB.THBL phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ thế chấp và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị…
- Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ 3, CB.THBL phải thường xuyên kiểm tra và t heo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh thứ 2 để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ 3 khi có yêu cầu.
3.4. Đôn đốc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh
3.4.1. Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn
- Căn cứ lịch trả nợ, CB.THBL mở sổ theo dõi việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng đối với bên cho vay.
- Định kỳ hàng tháng,CB.THBL tiến hành kiểm tra để nắm được tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
- CB.THBL thông qua trưởng phòng và báo cáo Lãnh đạo Chi nhánh để gửi thông báo nợ đên shạnh cho khách hàng trước 15 ngày theo lịch trả nợ.
Để đảm bảo việc trả nợ đúng hạn cho Bên vay, Chi nhánh yêu cầu khách hàng nộp đủ tiền (đồng tiền nhận nợ vay) vào tài khoản tại Chi nhánh trước 2 ngày làm việc so với lịch trả nợ để có tiền thanh toán trả nước ngoài theo cam kết.
Trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ mà khách hàng chỉ có nguồng VNĐ, nếu Chi nhánh cân đối được ngoại tệ bán cho khách hàng, Chi nhánh yêu cầu khách hàng nộp đủ VNĐ vào tài khoản và bán ngoại tệ cho khách hàng, nếu chi nhánh khong tự cân đối được ngoại tê, Chi nhánh liên hệ với Hội sở chính hoặc yêu cầu khách hàng tự mua, khách hàng phải đảm bảo có đủ lượng ngoại tệ cần t hiết trên tài khoản để thanh toán nợ nước ngoài đến hạn.
- Sau mỗi kỳ trả nợ (bảo lãnh vay vốn) hoặc sau mỗi đợt thanh toán (bảo lãnh thanh toán) CB.THBL sao gửi kế toán theo dõi tài khoản bảo lãnh tài liệu liên quan của món bảo lãnh để hạch toán (ngoại bảng hoặc nội bảng) tài liệu gồm:
+ Thông báo trả nợ (bản phô tô)
+ Chứng từ báo cáo cho người thụ hưởng báo lãnh (bản lãnh vay vốn)
+ Bảng kê nhập, xuất hàng hoá và thanh toán theo cam kết (nếu có) có liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh (bảo lãnh thanh toán) - bản phô tô.
3.4.2. Đối với bảo lãnh trong xây dựng
CB.THBL thường xuyên bám sát để đôn đốc khách hàng thực hiện nghiệp vụ theo đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
3.5. Gia hạn bảo lãnh
- Căn cứ văn bản đề nghị gia hạn bảo lãnh của khách hàng (BM 07a/QT - BL - 02) và sự đồng ý gia hạn bảo lãnh của người thụ hưởng bảo lãnh (Văn bản của Hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay vốn đối với các loại bảo lãnh káhc).
- CB.THBL xem xét tính hợp lý của việc gia hạn bảo lãnh, nếu đủ điều kiện gia hạn bảo lãnh, lập tờ trình, làm các thủ tục cần thiết theo đề nghị của khách hàng và theo yêu cầu nghiệp vụ bảo lãnh (bổ sung điều khoản về thời hạn bảo lãnh của hợp đồng bảo lãnh, thảo công văn gia hạn thư bảo lãnh: theo BM 07b/QT - BL - 02, thu phí bảo lãnh bổ sung), Trưởng phòng THBL kiểm soát trình Lãn đạo duyệt gửi khách hàng và bên thụ hưởng bảo lãnh.
- CB.THBL gửi một bộ tài liệu gia hạn bảo lãnh cho kế toán để theo dõi.
3.6. Xử lý khí phải tra nợ thay.
Trường hợp đã tìm mọi biện pháp đôn đốc nhưng khách hàng vẫn không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được bảo lãnh, CB.THBL báo cáo trưởng phòng và hàng giải trình nguyên nhân và xử lý theo một trong các hướng sau:
- Trích tiền gửi ký quỹ bảo lãnh thanh toán trả bên thụ hưởng (nếu có).
- Đàm phán với bên cho vay để gia hạn nợ cho khách hàng (đối với bảo lãnh vay vốn).
- Cho khách hàng vay theo kế hoạch tién dụng đầu tư (nếu có) để trả nợ thay (nếu khách hàng được Chính phủ chỉ đạo cho vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư để hỗ trợ trả nợ).
- Cho khách hàng vay tạm thời chờ thanh toán để trả nợ thay (Nếu khách hàng bị chậm thanh toán và có nguồn trả nợ rõ ràng).
- Cho khách hàng vay bắt buộc để trả nợ thay theo quy định hiện hành. Trình tự cho vay bắt buộc thực hiện theo Phụ lục số 05/QT - BL - 02.
3.7. Xử lý các vướng mắc khác (nếu có).
Bước 5: Kết thúc bảo lãnh:
1. Tất toán bảo lãnh:
a- Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài không phát hành thư Bảo lãnh mở L/C hoặc ký trên hối phiếu), trình tự thực hiện như sau:
+ Hoàn thành các nghĩa vụ theo HĐBL:
CB.THBL thông qua trưởng phòng và báo cáo Lãnh đạo ký gửi thông báo yêu cầu khách hàng hoàn thành nốt các nghĩa vụ theo hợp đồng bảo lãnh trước 30 ngày theo thời hạn kết thúc bảo lãnh trong hợp đồng.
+ Thánh lý HĐBL, xuất toán tài khoản ngoại bảng bảo lãnh.
Sau khi khách hàng đã hoàn tất các nghiệp vụ theo hợp đồng bảo lãnh, CB.THBL lập thông báo thanh lý hợp đồng (nếu cần làm việc với khách hàng thì lập biên bản thanh lý hợp đồng bảo lãnh), đồng thời CB.THBL thông báo cho kế toán để xuất toán số dư bảo lãnh, giải toả tài khoản ký quỹ,thực hiện thu phí hoặc thoái thu phí (nếu có).
b. Đối với bảo lãnh phát hành thư tất toán bảo lãnh căn cứ vào:
+ Thư bảo lãnh hết hiệu lực thông báo hết hiệu lực thư bảo lãnh của bên thụ hưởng bảo lãnh, hoặc xác nhận hoàn thành nghãi cụ của bên thụ hưởng bảo lãnh. Nếu trên thư bảo lãnh có ngày hết hiệu lực cụ thể, kế toán tự đồng làm thủ tục tất toán vào ngày làm việc tiếp theo. Nếu trên thư bảo lãnh không ghi rõ ngày cụ thể hết hiệu lực, khi có thông báo hoặc xác nhận của bên thụ hưởng bảo lãnh vè việc hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến bảo lãnh của khách hàng thì CB.THBL có trách nhiệm xem xét và xác nhận về việc khách hàng bảo lãnh đã hoàn thành các nghĩa vụ theo HĐBL, trưởng phòng trình Lãnh đạo tất toán bảo lãnh.
+ Trường hợp đặc biệt nếu thời hạn hết hiệu lực theo thông báo của chủ đầu tư (người thụ hưởng bảo lãnh) phát sinh trước thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành , CB.THBL xác minh, nếu đảm bảo tích hợp pháp hợp lệ, CB.THBL đề nghị khách hàng nộp lại bản chính thư bảo lãnh hoặc gửi NH văn bản của bên thụ hưởng chấp thuận._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29406.doc