Tài liệu Hoàn thiện xây dựng chiến lược sản phẩm cho Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà: ... Ebook Hoàn thiện xây dựng chiến lược sản phẩm cho Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
108 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện xây dựng chiến lược sản phẩm cho Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế mở, Việt Nam đang tích cực gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, AFTA…Vì vậy mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế đều phải tuân thủ các quy luật của thị trường, quy luật cạnh tranh. Để giành được ưu thế trong cạnh tranh doanh nghiệp phải biết phát huy tối đa các lợi thế, phải cân nhắc trong mọi quyết định sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Doanh nghiệp phải hoạch định ra các chiến lược ngắn hạn cũng như trong dài hạn giúp doanh nghiệp đi đúng hướng tiếp tục tồn tại và phát triển.
Trên con đường gia nhập thị trường chung, các doanh nghiệp của Việt Nam phải cạnh tranh với các doanh nghiệp của các nước có nền kinh tế phát triển, có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Các doanh nghiệp của Việt Nam muốn thành công phải lập chiến lược đúng đắn để tận dụng tối đa những lợi thế cạnh tranh của mình. Chiến lược sản phẩm là một phần của chiến lược kinh doanh nói chung, đóng vai trò vô cùng quan trọng, là nhân tố nòng cốt đảm bảo cho các doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay để tồn tại và phát triển.
Đối với Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà thì việc hoạch định chiến lược sản phẩm cũng đóng một vai trò quan trọng vì nếu không có một chiến lược sản phẩm đúng đắn thì sẽ gây ra những tổn thất lớn trong kinh doanh. Mục tiêu của hoạch định chiến lược sản phẩm cho Công ty trong từng giai đoạn nhất định đã được Ban lãnh đạo Công ty nhất trí cao và từng bước hoàn thiện. Điều đó đã mang lại cho Công ty những thành công nhất định, đặc biệt là từ sau khi Công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần. Tuy nhiên trong qua trình hoạch định chiến lược sản phẩm, Công ty không tránh khỏi những hạn chế vì vậy cần có những giải pháp hoàn thiện xây dựng chiến lược sản phẩm. Do đó, em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là : “Hoàn thiện xây dựng chiến lược sản phẩm cho Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà”.
Em hi vọng bằng những sự nỗ lực của bản thân, cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đinh Thị Ngọc Quyên và sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà nói chung và các anh chị phòng Kế hoạch-thị trường nói riêng, đề tài của em sẽ có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của Công ty.
Kết cấu chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, phiếu điều tra nhu cầu sử dụng bánh kẹo, chuyên đề thực tập tốt nghiệp được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Chương II: Thực trạng xây dựng chiến lược sản phẩm tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Chương III: Giải pháp hoàn thiện xây dựng chiến lược sản phẩm tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Ngày 10 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Thanh
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO HẢI HÀ
1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
1.1. Những thông tin chung
Tên công ty : Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Tên viết tắt : HAIHACO
Tên giao dịch bằng tiếng anh : HAIHA CONFECTIONERY JOINT-STOCK COMPANY
Trụ sở chính : Số 25, Trương Định, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04.3863.29.56
Fax : 04.863.16.83
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0103003614 do sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 01 năm 2004.
Mã số thuế : 0101444379
Tài khoản ngân hàng : 102010000054566 tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, 275 Nguyễn Trãi, Hà Nội
Vốn điều lệ : 54,750,000,000 đồng
Email : haihaco@hn.vnn.vn
Website :
Chi nhánh Miền Trung: Lô 27, đường Tân Tạo, khu công nghiệp Tân Tạo, Q.Tân Bình, Tp.HCM. Chi nhánh Miền Nam: 134A, đường Phan Thanh, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được thành lập ngày 25/12/1960, sau 50 năm phấn đấu và trưởng thành, Công ty đã trở thành một trong những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với quy mô lên tới 20.000 tấn sản phẩm/năm.
Giai đoạn 1959-1960 :
Trong công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam, xuất phát từ kế hoạch 3 năm (1958-1960) của Đảng đề ra phát triển nền kinh tế quốc dân, với nhiệm vụ chủ yếu là “Cải tạo và phát triển Nông nghiệp đồng thời hướng Công nghiệp phục vụ Nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất hàng tiêu dùng”.
Ngày 1/1/1959 Tổng công ty Nông thổ sản Miền Bắc (trực thuộc Bộ Nội thương) đã quyết định xây dựng một cở sở thực nghiệm có tên là Xưởng thực nghiệm, làm nhiệm vụ nghiên cứu hạt trân châu (tapioca) với 9 cán bộ công nhân viên được Tổng công ty cử sang do đồng chí Võ Trị làm Giám đốc.
Từ giữa năm 1959 đến tháng 4 năm 1960, thực hiện chủ trương của Tổng công ty Nông thổ sản Miền Bắc, cán bộ công nhân viên trong xưởng thực nghiệm đã bắt tay vào nghiên cứu thử nghiệm và sản xuất mặt hàng miến từ nguyên liệu đậu xanh.
Ngày 25 tháng 12 năm 1960 Xưởng miến Hoàng Mai được thành lập là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của Công ty.
Giai đoạn 1961 – 1967 :
Trong thời kỳ này, xí nghiệp cũng đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất xì dầu (1 loại nước chấm). Bên cạnh đó, xí nghiệp còn chế biến tinh bột ngô cung cấp nguyên liệu cho nhà máy Pin Văn Điển.
Năm 1966, Viện thực vật chọn xí nghiệp làm cơ sở thực nghiệm các đề tài thực phẩm và phổ biến cho các địa phương sản xuất nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ tránh ảnh hưởng do chiến tranh gây ra. Từ đó, theo quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ, nhà máy đổi tên thành “Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà”, trực thuộc Bộ Lương thực thực phẩm quản lý. Nhà máy được trang bị thêm một số thiết bị nhằm nâng cao chất lượng và sản xuất thêm một số sản phẩm mới.
Giai đoạn này nhà máy sản xuất các loại sản phẩm chính như tinh bột ngô, tương, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, bánh mỳ, bột dinh dưỡng, bước đầu nghiên cứu sản xuất mạch nha (nguyên liệu để sản xuất kẹo sau này).
Giai đoạn 1968-1975 :
Tháng 6 năm 1970, thực hiện chỉ thị của Bộ Lương thực thực phẩm, nhà máy chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao với công suất 900 tấn sản phẩm/năm. Giai đoạn này nhà máy co trên 500 cán bộ công nhân viên. Nhiệm vụ sản xuất chính là sản xuất kẹo, mạch nha, tinh bột.
Giai đoạn 1976-1992 :
Giai đoạn này nhà máy được trang bị thêm một số dây chuyền sản xuất từ các nước Trung Quốc, Đức, Ba Lan.
Tháng 12 năm 1976, nhà máy được mở rộng diện tích lên 300.000m² với công suất thiết kế lên tới 6000 tấn sản phẩm/năm.
Năm 1980, thực hiện Nghị quyết TW lần thứ 6 khóa V, nhà máy chính thức thành lập bộ phận sản xuất phụ là rượu và thành lập nhóm thiết kế cơ bản.
Năm 1981, nhà máy chuyển sang Bộ Công nghiệp thực phẩm quản lý với tên gọi mới là “Nhà máy thực phẩm Hải Hà”.
Năm 1987, nhà máy đổi tên thành “Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà”, trực thuộc Bộ Công nghệ và công nghiệp thực phẩm.
Thời kỳ 1986-1990, là thời kỳ đầy khó khăn đối với nhà máy.
Giai đoạn 1992-1999 :
Tháng 7 năm 1992, theo quyết định 216/CNN-LĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ ngày 24 tháng 3 năm 1992, nhà máy đỏi tên thành “Công ty bánh kẹo Hải Hà”. Tên giao dịch là HAIHACO, thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý.
Năm 1993, Công ty liên doanh với Công ty Kotobuki Nhật Bản, thành lập liên doanh HaiHa-Kotobuki với số vốn góp là 12 tỷ đồng tương đương 30% tổng vốn góp.
Năm 1995, Công ty liên doanh với công ty của Hàn Quốc, thành lập liên doanh HaiHa-Miwon tại Việt Trì với số vốn góp là 1 tỷ đồng tương đương 16.5% tổng vốn góp.
Tháng 9 năm 1995, Công ty sáp nhập thêm nhà máy thực phẩm Việt Trì.
Tháng 6 năm 1996, Công ty sáp nhập thêm nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định.
Giai đoạn 2000 đến nay :
Giai đoạn này khi đứng trước những thách thức mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Công ty chủ động đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như bánh dinh dưỡng dành cho học sinh theo chương trình hợp tác với tổ chức quốc tế Gret và Viện dinh dưỡng Bộ Y tế, các sản phẩm bổ sung canxi, vitamin hợp tác sản xuất với hãng Tenamyd Canada, kẹo Chew, bánh Miniwaf…
Năm 2003, theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Bộ Công nghiệp, Công ty thực hiện cổ phần hóa.
Năm 2004, Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Trong đó, Nhà Nước nắm giữ số cổ phần chi phối với tỷ lệ 51% vốn điều lệ.
Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20/01/2004 và thay đổi lần thứ hai ngày 13/08/2007.
Công ty được chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội theo Quyết định số 312/QĐ-TTGDHN ngày 08/11/2007 của Giám đốc trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và đã chính thức giao dịch từ ngày 20/11/2007.
Theo Quyết định số 3295/QĐ-TCCB ngày 9/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển giao quản lý phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà cho Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Ngày 20/12/2004 Bộ Công nghiệp chính thức bàn giao phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà cho Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam.
Hiện nay Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một trong số các nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với sản lượng bình quân hàng năm trên 15.000 tấn. Công ty đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và Hệ thống HACCP theo tiêu chuẩn TCVN 5603:1998 và HACCP CODE:2003. Công ty là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo được cấp chứng nhận hệ thống “Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn” (HACCP) tại Việt Nam. Điều này thể hiện cam kết của Lãnh đạo doanh nghiệp về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ của người tiêu dùng.
1.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu.
Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.
Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác.
Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.
Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các quy định của pháp luật.
Các thành tích của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà được Ðảng và Nhà Nước công nhận :
4 Huân chương Lao động Hạng Ba (năm1960 – 1970)
1 Huân chương Lao động Hạng Nhì (năm 1985)
1 Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 1990)
1 Huân chương Ðộc lập Hạng Ba ( năm 1997)
Sản phẩm của Công ty được tặng nhiều Huy chương Vàng, Bạc trong các cuộc triển lãm Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam, triển lãm Hội chợ thành tựu kinh tế quốc dân, triển lãm kinh tế-kỹ thuật Việt Nam và Thủ đô.
Sản phẩm của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong 13 năm liền từ năm 1997 đến năm 2009 được người tiêu dùng mến mộ và bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
1.4. Cơ cấu sản xuất
Sơ đồ 1 : Cơ cấu sản xuất của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
NM bánh kẹo Hải Hà I
XN Phụ trợ
XN Kẹo
XN
Bánh
XN
Chew
NM bánh kẹo Hải Hà II
Các tổ sx các loại bánh, kẹo
Các tổ sản xuất điện
nước
XN Kẹo
mềm
Các tổ sx các loại kẹo Chew
Các tổ sx các loại bánh, kẹo
XN Kẹo
cứng
Các tổ sx các loại bánh
Nguồn : Văn phòng – Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Với đặc thù là một doanh nghiệp có quy mô lớn nên Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã áp dụng loại hình sản xuất khối lượng lớn. Tại mỗi nơi làm việc chỉ tiến hành thực hiện một công đoạn của sản phẩm, sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng. Ví dụ, tại Xí nghiệp sản xuất kẹo cứng có nhân gồm các công đoạn sản xuất: phối trộn nguyên liệu, nấu tạo vỏ kẹo, nấu nhân, bơm nhân, làm nguội, tạo hình và bao gói. Máy móc thiết bị chuyên dùng: máy trộn nguyên liệu, nồi nấu nguyên liệu, nồi nấu nhân, quạt làm nguội, máy bơm nhân, máy tạo hình, dây chuyền bao gói.
Hình thức tổ chức các bộ phận sản xuất theo đối tượng, mỗi đơn vị sản xuất chỉ sản xuất một chủng loại sản phẩm nhất định như Xí nghiệp kẹo cứng chỉ sản xuất các loại kẹo cứng, Xí nghiệp kẹo Chew chỉ sản xuất các loại kẹo Chew…Với loại hình sản xuất khối lượng lớn đã tạo điều kiện thuận lợi để Công ty áp dụng phương pháp sản xuất dây chuyền, do đó nguyên liệu được vận động theo một hướng nhất định và có đường di chuyển ngắn nhất giúp cho thời gian sản xuất ít bị gián đoạn, đảm bảo sản xuất 3 ca trong một ngày làm việc.
Hiện nay, Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà có 6 Xí nghiệp thành viên
Xí nghiệp Kẹo : bao gồm 2 xí nghiệp là Xí nghiệp Kẹo mềm và Xí nghiệp Kẹo cứng.
+ Xí nghiệp Kẹo mềm tiến hành sản xuất các loại kẹo như kẹo Nougat hạt điều, kẹo Nougat lạc, kẹo xốp khoai môn, kẹo xốp Fruit…
+ Xí nghiệp Kẹo cứng tiến hành sản xuất các loại kẹo như kẹo cứng nhân, kẹo cứng gối.
Xí nghiệp Bánh : tiến hành sản xuất các loại bánh như bánh kem xốp, bánh Cracker, bánh buiscuit, bánh quy, bánh mềm, bánh tươi
Xí nghiệp Kẹo Chew : tiến hành sản xuất các loại kẹo Chew
+ Kẹo Chew nhân ( kẹo Chew nhân Sôcôla, kẹo Chew nhân Nho đen, kẹo Chew nhân Mứt trái cây, kẹo Chew nhân bắp…),
+ Kẹo Chew gối ( kẹo Chew gối Me cay, kẹo Chew gối Cà phê, kẹo Chew gối Chanh dây, kẹo Chew gối Caramel…)
Xí nghiệp Phụ trợ : tự tiến hành sản xuất điện, nước, lò hơi phục vụ cho quá trình sản xuất ; cắt bìa, in hộp, cắt giấy gói kẹo, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I tại số 19, Phố Sông Thao, P.Tiên Cát, Việt Trì, diện tích 29.985 m². Nhà máy tiến hành sản xuất các loại kẹo như kẹo mềm, kẹo dẻo, kẹo Jelly, Glucoza, bao bì in…Hiện nay, nhà máy cung cấp một khối lượng sản phẩm lớn cho thị trường nội địa và để xuất khẩu. Đây cũng là nhà máy được trang bị các dây chuyền, thiết bị hiện đại nhất của Công ty.
Nhà máy bánh kẹo Hải Hà II tại Km 3, Đường Thái Bình, P.Hạ Long, Tp Nam Định, 8.833 m². Nhà máy chuyên sản xuất bột dinh dưỡng và bánh kem xốp.
Mối quan hệ giữa các Xí nghiệp
Trong các Xí nghiệp đóng tại trụ sở chính của Công ty thì Xí nghiệp Phụ trợ có mối liên hệ trực tiếp đến các Xí nghiệp bánh kẹo vì đây là Xí nghiệp cung cấp nguồn điện, nước, bao bì, sửa chữa máy móc thiết bị…Các Xí nghiệp kẹo, Xí nghiệp bánh, Xí nghiệp kẹo Chew tiến hành sản xuất độc lập tương đối do có sự khác nhau về dây chuyền công nghệ. Các Xí nghiệp này đều hạch toán phụ thuộc và do Tổng Giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động. Các Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I và II thì hạch toán và sản xuất độc lập tương đối. Công ty bán nguyên vật liệu cho các Nhà máy và mua lại thành phẩm theo giá đã thỏa thuận trước trên Hợp đồng. Hàng quý, các kế toán viên tại các Xí nghiệp gửi báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất lên Công ty. Dựa trên báo cáo của các Xí nghiệp, ban lãnh đạo Công ty nắm bắt được thực tế sản xuất, kết hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong giai đoạn tới để mở rộng các mặt hàng bánh kẹo có nhu cầu cao.
Các Xí nghiệp sản xuất được bố trí theo quá trình công nghệ đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất, vận chuyển hợp lý, an toàn kỹ thuật. Công ty có một cơ cấu sản xuất hợp lý góp phần nâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý
1.5.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Ban Kiểm Soát
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
Phó TGĐ Kỹ Thuật
Phó TGĐ Tài Chính
Trưởng Chi nhánh Đà Nẵng
Trưởng Phòng kỹ thuật phát triển
Trưởng Phòng kiểm tra chất lượng
Văn phòng
Trưởng Phòng kế hoạch thị trường
Trưởng Phòng vật tư
Trưởng Phòng tài vụ
Trưởng Chi nhánh HCM
Trưởng Phòng Hành chính
Trưởng Bp
Nhà Ăn
Trưởng Bp
Y tế
Trưởng Bp
Bảo vệ
Trưởng Bp
XNK
Trưởng Bp
Marketing
Trưởng Bp vận tải
Trưởng Hệ thống cửa hàng
Giám đốc Nhà Máy bánh kẹo Hải Hà I
Giám đốc Xí nghiệp Phụ trợ
Giám đốc Xí nghiệp Kẹo
Giám đốc Xí nghiệp Bánh
Giám đốc Nhà Máy bánh kẹo Hải Hà II
Giám đốc Xí nghiệp
Chew
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Nguồn : Văn phòng – Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) :
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty; quyết định cơ cấu vốn; quyết định các loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty; quyết định bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty; thông qua các Báo cáo tài chính năm.
Hội đồng quản trị (HĐQT) :
Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định.
HĐQT gồm có 5 thành viên trong đó 3 thành viên đại diện Nhà nước chiếm 51% vốn cổ phần, 2 thành viên đại diện cổ đông có số cổ phần lớn nhất.
HĐQT có các quyền và nhiệm vụ được quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Cụ thể như: Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của ĐHĐCĐ; ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chủ tịch HĐQT : Trình độ văn hóa: Đại học, trình độ chuyên môn: cử nhân kinh tế.
Ban kiểm soát :
Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên độc lập không điều hành. Trong đó, Trưởng Ban Kiểm soát lá cán bộ của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, 1 thành viên là cán bộ Công đoàn của Công ty, 1 thành viên là chuyên viên phòng Tài vụ của Công ty.
Ban điều hành : Do HĐQT bổ nhiệm gồm có một Tổng Giám đốc,
hai Phó Tổng Giám đốc, một Kế toán trưởng.
Tổng Giám đốc : Trình độ văn hóa: Đại học, trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Tổng Giám đốc trực tiếp phụ trách các phòng và điều hành các Xí nghiệp thành viên. Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc.
Phó Tổng Giám đốc Tài chính : Trình độ văn hóa: Đại học, trình độ chuyên môn : Cử nhân kinh tế. Phó Tổng Giám đốc Tài chính là người chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính, quản lý vốn và các nguồn ngân quỹ; chịu trách nhiệm báo cáo với Tổng Giám đốc và HĐQT về hiệu quả sinh lợi của công ty; trực tiếp phụ trách phòng Tài chính-Kế toán.
Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật : Trình độ văn hóa: Đại học, trình độ chuyên môn: Kỹ sư công nghệ thực phẩm. Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật là người chịu trách nhiệm về các hoạt động kỹ thuật, chịu trách nhiệm báo cáo với Tổng Giám đốc và HĐQT về hiệu quả sử dụng tài sản, trang thiết bị của công ty; trực tiếp phụ trách phòng Kỹ thuật-Phát triển.
Kế toán trưởng : Trình độ văn hóa: Đại học, trình độ chuyên môn : Cử nhân kinh tế. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước TGĐ và HĐQT về các công việc thuộc phạm vi và quyền hạn trách nhiệm của Kế toán trưởng. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kế toán trưởng được quy định tại Điều lệ Công ty và Luật Doanh nghiệp.
Các phòng ban chức năng.
Văn phòng : Quản lý nguồn nhân lực, xây dựng chế độ lương, thưởng, bảo hiểm. Quy mô : 10 nhân viên.
Phòng Kế hoạch-Thị trường : bao gồm bộ phận xuất nhập kho, bộ phận vận tải, bộ phận marketing, hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Nhiệm vụ của phòng Kế hoạch-Thị trường : lên kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý giá vốn hàng bán, tiếp cận thị trường, cân đối giữa kế hoạch và thực hiện, quản lý vận chuyển hàng hóa từ công ty dến các cửa hàng, chi nhánh, lập các dự án sản xuất kinh doanh. Quy mô : 62 nhân viên.
Phòng Kỹ thuật-Phát triển : Nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã chất lượng, xác định các định mức kinh tế-kỹ thuật. Quy mô : 16 nhân viên.
Phòng Kiểm soát chất lượng : Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, lập kế hoạch về chất lượng và quản lý chất lượng. Quy mô : 20 nhân viên.
Phòng Vật tư : Lên kế hoạch cung cấp vật tư cho sản xuất, thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu, đặt hàng nguyên vật liệu. Quy mô : 18 nhân viên.
Phòng Tài vụ : Có nhiệm vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán kế toán, tính chi phí đầu vào đầu ra, tính toán mức lãi thô, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, phân tích các báo cáo tài chính… Quy mô : 25 nhân viên.
Các chi nhánh
Miền Trung : 134A, đường Phan Thanh, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng. Diện tích là 110 m², được Công ty mua từ năm 2002.
Miền Nam : Lô 27, đường Tân Tạo, khu công nghiệp Tân Tạo, Q.Tân Bình, Tp.HCM. Diện tích là 2.565 m², được Công ty mua từ năm 2004.
Cơ cấu tổ chức điều hành sản xuất tại các Xí nghiệp
Sơ đồ 3 : Cơ cấu tổ chức điều hành sản xuất tại các Xí nghiệp
Giám đốc Xí nghiệp
Trưởng phòng Kỹ thuật
Trưởng phòng Kế toán
Quản đốc Phân xưởng
Ca trưởng
Tổ trưởng sản xuất
Kế toán
lao động, tiền lương
Kế toán XNK
vật tư
KHTSCĐ
Nguồn : Văn phòng – Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
1.5.2. Đánh giá về công tác tổ chức quản lý
Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2005. Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 24/03/2007 là cơ sở chi phối cho mọi hoạt động của Công ty.
Bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến-chức năng. Theo đó, các công việc hàng ngày ở các Xí nghiệp Bánh, Xí nghiệp Kẹo, Xí nghiệp Chew, Xí nghiệp Phụ trợ, Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I (Việt Trì) và Nhà máy bánh kẹo Hải Hà II (Nam Định) thuộc trách nhiệm của Giám đốc các Xí nghiệp này. Tuy nhiên, các kế hoạch và các chính sách dài hạn phải tuân thủ theo kế hoạch và hướng dẫn thực hiện của công ty nhằm phối hợp nhịp nhàng hoạt động giữa các Xí nghiệp theo mục tiêu chung của toàn công ty.
Ưu điểm của kiểu cơ cấu tổ chức này:
Kiểu cơ cấu tổ chức tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà giúp cho công ty hoạt động hiệu quả ở cả hai cấp Công ty và Xí nghiệp thành viên.
Công tác quản lý tập trung ở Công ty đồng thời các Xí nghiệp thành viên được tăng quyền chủ động, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng Giám đốc lãnh đạo Công ty theo chế độ một thủ trưởng và được sự giúp sức của các phòng ban chức năng (Văn phòng, Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, Phòng kỹ thuật phát triển, Phòng tài vụ, Phòng vật tư, Phòng kế hoạch thị trường) cùng các chuyên gia, Hội đồng Tư vấn trong việc ra quyết định và đưa ra các phương án kinh doanh tối ưu. Đề xuất khi được Tổng Giám đốc thông qua sẽ trở thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo các tuyến đã quy định.
Mô hình tổ chức này cũng giúp các nhà quản trị chức năng làm việc hiệu quả hơn do mỗi nhà quản trị chỉ cần thuần thục một số kỹ năng nhất định và cũng giảm bớt gánh nặng cho nhà quản trị chung.
Với kiểu cơ cấu tổ chức quản lý này sử dụng được các chuyên gia trong các lĩnh vực, do vậy việc giải quyết các vấn đề mang tính chuyên sâu và đạt hiệu quả cao.
Nhược điểm của kiểu cơ cấu tổ chức này :
Khi công ty quyết định mở rộng quy mô, các nhà quản trị chức năng sẽ cần sự giúp đỡ từ phía bộ phận quản lý tập trung. Do đó thời gian ra quyết định có thể kéo dài.
Nếu một vấn đề liên quan đế nhiều lĩnh vực khác nhau thì khó xác định trách nhiệm của các bộ phận quản trị chức năng và có thể nảy sinh tình trạng thiếu trách nhiệm.
2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược sản phẩm
2.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
2.1.1. Cơ sở vật chất
Giá trị tài sản chính của Công ty tính đến thời điểm 30/06/2009 như sau (theo Báo cáo kiểm toán của VACO).
Bảng 1 : Danh mục tài sản chính của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (tính đến thời điểm 30/06/2009)
Đơn vị :tỷ đồng
STT
Danh mục tài sản
Nguyên giá
Khấu hao lũy kế
Giá trị còn lại
A
Tài sản hữu hình
1
Nhà xưởng, vật kiến trúc
29.084
19.38
9.7
2
Máy móc thiết bị
149.01
93.47
55.54
3
Phương tiện vận tải
8.38
6.7
1.68
4
Thiết bị, dụng cụ quản lý
0.68
0.57
0.11
B
Tài sản vô hình
0.18
0.1
0.08
Tổng cộng
187.334
130.22
67.11
Nguồn : Văn phòng - Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Bảng 2 : Thống kê đất đai, nhà xưởng của Công ty
Stt
Đất đai, nhà xưởng
Vị trí
Diện tích
Năm cấp quyền sd đất
1
Văn phòng công ty và các XN tại Hà Nội
Số 25, Trương Định, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
22.349 m²
1960
2
Văn phòng chi nhánh Miền Trung
134A, đường Phan Thanh, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng
110 m²
2002
3
Văn phòng chi nhánh Miền Nam
Lô 27, đường Tân Tạo, khu công nghiệp Tân Tạo, Q.Tân Bình, Tp.HCM
2.565 m²
2004
4
Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I
số 19, Phố Sông Thao, P.Tiên Cát, Việt Trì
29.985 m²
2004
5
Nhà máy bánh kẹo Hải Hà II
Km 3, Đường Thái Bình, P.Hạ Long, Tp Nam Định
8.833 m²
2005
6
Văn phòng tại Tp.HCM
778/13 Đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM
80 m²
Nguồn : Văn phòng - Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
2.2.2. Hệ thống trang thiết bị
Hệ thống máy móc thiết bị cũ từ 1960-1980 :
Bảng 3 : Cơ cấu máy móc thiết bị cũ (từ 1960-1980)
STT
Tên thiết bị
Số lượng(cái)
Nước sản xuất
Năm sản xuất
1
Máy trộn nguyên liệu
1
Trung Quốc
1960
2
Máy dầy bột
1
Trung Quốc
1965
3
Máy cán
1
Trung Quốc
1960
4
Máy cắt
12
Trung Quốc
1960
5
Máy sàng
2
Trung Quốc
1960
6
Máy nâng khay
1
Trung Quốc
1960
7
Máy quấn kẹo
1
Trung Quốc
1960
8
Máy sấy WKA4
1
Ba Lan
1966
9
Nồi hòa đường CK22
1
Ba Lan
1978
11
Nồi nấu kẹo mềm CK20
1
Đài Loan
1978
12
Nồi nấu liên tục
1
Ba Lan
1978
13
Nồi nấu nhân CK22
1
Ba Lan
1978
14
Nồi nấu kẹo chân không
1
Đài Loan
1980
15
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng
1
Ba Lan
1979
16
Dây chuyền sản xuất kẹo mềm
1
Đài Loan
1979
17
Máy trong XN phụ trợ
21
Trung Quốc
Việt Nam
1960
Nguồn : Phòng Kỹ thuật- Phát triển
Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại từ 1992-nay :
Bảng 4 : Cơ cấu máy móc thiết bị hiện đại (từ 1992-nay)
STT
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Năng lực sx (kg/h)
1
Máy gói kẹo cứng
Đức
1993
600
2
Máy gói kẹo cứng
Trung Quốc
1995
500
3
Máy gói kẹo cứng
Italya
1995
500
4
Máy gói kẹo mềm xoắn ốc
Đức
1998
200
5
Máy gói kẹo mềm gối góc
Ba Lan
1996
1000
6
Dây chuyền sản xuất keo Jelly đổ khung
Australya
1997
2000
7
Dây chuyền sản xuất keo Jelly đổ cốc
Indonesia
1998
1000
8
Dây chuyền sản xuất kẹo Caramel béo
Đức
1998
200
9
Dây chuyền sản xuất kẹo Chew
Đức
2000-2004
2000
10
Dây chuyền sản xuất bánh quy bơ
Đan Mạch
1992
300
11
Dây chuyền phủ Socola
Đan Mạch
1992
200
12
Dây chuyền sản xuất bánh cracker
Ý
1996
400
13
Dây chuyền đóng gói bánh
Nhật
1995
200
14
Dây chuyền sản xuất kem xốp
Malaysia
2000
200
15
Dây chuyền sản xuất bánh xốp cuộn
Malaysia
2006
300
16
Dây chuyền sản xuất snack
Trung Quốc
2007
100
Nguồn : Phòng Kỹ thuật- Phát triển
2.2.3. Đánh giá tình hình sử dụng trang thiết bị phục vụ sản xuất
Qua các bảng số liệu trên ta thấy Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà rất chú trọng đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại, phục vụ sản xuất nhiều loại sản phẩm mới có chất lượng cao. Tuy nhiên, máy móc thiết bị của Công ty còn thiếu đồng bộ, bên cạnh các thiết bị sản xuất khá hiện đại thì vẫn còn tồn tại các máy móc lạc hậu từ những năm 1960.
Các dây chuyền sản xuất bánh kẹo nói chung thường rơi vào tình trạng hoạt động không hết công suất vào mùa hè bởi lượng tiêu thụ giảm vào thời kỳ này. Cũng không nằm ngoài quy luật đó, các dây chuyền sản xuất của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà chỉ đạt 60% công suất thiết kế. Trong khoảng thời gian này, Công ty thường thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa định kỹ máy móc thiết bị. Công tác sửa chữa bảo dưỡng do tổ sửa chữa gồm 3 người phòng Kỹ thuật phát triển đảm nhiệm.
Để tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, Công ty cần thực hiện một số biện pháp đẩy mạnh lượng tiêu thụ vào mùa hè như hạ giá thành đến mức tối thiểu có thể chấp nhận được; thực hiện các biện pháp quảng cáo khuyến mại để đẩy nhanh lượng tiêu thụ.
2.2. Đặc điểm nguyên vật liệu
2.2.1. Cơ cấu nguyên vật liệu
Sản phẩm của Công ty là các mặt hàng bánh kẹo nên nguyên vật liệu đưa vào sản xuất thường khó bảo quản, dễ bị hư hỏng, kém phẩm chất. Điều đó đòi hỏi nguyên vật liệu cần phải được bảo quản tốt, kho tàng bến bãi rộng rãi, thoáng mát, nếu không đáp ứng được vật liệu sẽ bị ẩm mốc, mối mọt. Đặc biệt, thời hạn sử dụng vật liệu chỉ trong một thời gian nhất định, do đó nếu để quá hạn sử dụng hoặc bảo quản không tốt sẽ dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, gây thiệt hại cho Công ty và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Bảng 5 : Cơ cấu vật liệu chính
STT
Danh mục vật liệu chính
Tỷ trọng trong
tổng vật liệu chính (%)
1
Đường
20
2
Bơ
15
3
Bột mỳ
20
4
Sữa và váng sữa
15
5
Chất tạo hương, tạo nhũ
3
6
Chất tạo mầu
2
7
Các loại hạt
10
8
Dầu tinh luyện
10
9
Bao bì, nhãn hàng hóa
5
Nguồn : Phòng Vật tư – Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Biểu đồ 1 : Cơ cấu vật liệu chính
Đường : bao gồm đường kính trắng, đường bột, đường vàng, đường nâu, đường hoa mai. Trong kẹo đường chiếm 70%-80%, còn trong bánh thì chiếm từ 50%-60%. Đường vàng là loại đường có màu nâu, ngà ngà. Loại đường này được sử dụng trong một số công thức bánh quy, hay dùng để nấu kẹo, hoặc cho vào nguyên liệu làm bánh mỳ.
Bơ : chủ yếu là bơ động vật (làm từ sữa), nguyên liệu này nhập từ nước ngoài.
Bột mỳ : khối lượng bột mỳ được nhập theo yêu cầu của mỗi dây chuyền sản xuất. Dây chuyền sản xuất bánh Biscust, bánh quy cần nhiều bột mỳ, trong khi dây chuyền sản xuất kẹo cứng, kẹo Chew ít sử dụng loại vật liệu này. Loại bột mỳ thường được sử dụng là Bột mỳ mịn (cake flour) để làm bánh gateau, bánh bông lan. Bột có độ mềm do có thêm một phần tinh bột.
Sữa : bao gồm sữa đặc, sữa bột béo, sữa bột gầy. Nguyên liệu sữa sử dụng trong sản xuất bánh kẹo của Hải Hà được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà chưa bao giờ nhập khẩu và sử dụng các sản phẩm sữa có xuất xứ từ Trung Quốc vào các sản phẩm bánh kẹo. Công ty ký hợp đồng nhập khẩu sữa trực tiếp với các công ty của Mỹ từ năm 2002 đến nay. Nguyên liệu sữa có xuất xứ từ Mỹ đảm bảo chất lượng, an toàn theo tiêu chuẩn kiểm định của Mỹ.
Nguyên liệu váng sữa thì chủ yếu được nhập từ Pháp và Hà Lan.
Chất tạo hương, tạo nhũ : tinh dầu bạc hà, tinh dầu ca cao, tinh dầu dâu tây…hầu hết nhập ngoại.
Chất tạo mầu : được nhập từ Thụy Sĩ.
Các loại hạt : hạt điều, hạt cà phê, vừng, lạc, me…
Dầu tinh luyện : là loại dầu thực vật được sản xuất bởi các công ty trong nước.
Bao bì, nhãn hàng hóa : giấy, nilon, hộp nhôm…được cung cấp bởi các nhà cung cấp lớn và có uy tín tại Việt Nam như Công ty sản xuất & in bao bì, Công ty T._.NHH Kim Sơn.
Hiện nay trong danh mục sản phẩm của Công ty, sản phẩm kẹo Chew là sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm chủ lực mang lại giá trị doanh thu lớn nhất (30–40% tổng doanh thu). Đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm này Công ty luôn chú trọng khâu cung ứng, đảm bảo đúng đủ nguyên vật liệu để qua trình sản xuất liên tục, sản lượng sản xuất ổn định. Sau đây em xin đưa ra một ví dụ về nhu cầu vật liệu để sản xuất sản phẩm kẹo Chew trong kỳ.
Bảng 6 : Nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất kẹo Chew (tháng 3 năm 2009)
Danh mục vật liệu chính
Đơn vị
Nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất 1 tấn sản phẩm kẹo Chew
Nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất 390 tấn sản phẩm kẹo Chew trong kỳ
Đường
Kg
385.27
150255.3
Glucoza
Kg
435.54
169860.6
Sữa bột
Kg
105.3
41067
Shortening
Kg
47.42
18493.8
Gelatin
Kg
20.06
7823.4
Hương liệu tổng hợp
Kg
6.3
2457
Màu thực phẩm
Kg
0.07
27.3
Chất tạo nhũ
Kg
5.45
2125.5
Tinh dầu
Kg
2.58
1006.2
Nhân
Kg
3.7
1443
Túi 350g
Kg
2857.1
1114269
Hộp carton
Cái
142.86
55715.4
Nguồn : Phòng Vật tư -Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
2.3. Đặc điểm lao động
2.3.1. Cơ cấu lao động
Bảng 7 : Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2007-2009
Các chỉ tiêu
Năm
2007
2008
2009
Theo tính chất lao động
1254
1248
1256
1. Lao động quản lý
28
28
32
2. Lao động CMNV
126
116
120
3. Lao động trực tiếp
1100
1104
1104
Theo trình độ học vấn
1254
1248
1256
1. Trên đại học và Đại học
133
143
150
2. Cao đẳng
8
7
5
3. Trung cấp
23
20
15
4. Công nhân kỹ thuật
486
510
590
5. Lao động phổ thông
604
568
496
Theo HĐLĐ
1254
1248
1256
1.HĐ Không xác định thời hạn
389
384
380
2. HĐ xác định thời hạn từ 1-3 năm
663
650
670
3. HĐ thời vụ
202
214
206
Theo độ tuổi
1254
1248
1256
Dưới 30 tuổi
431
424
431
Từ 30-35 tuổi
313
320
324
Từ 36-40 tuổi
158
156
156
Từ 41-45 tuổi
190
187
187
Từ 46-50 tuổi
133
133
132
Từ 51-55 tuổi
25
24
23
Từ 56-60 tuổi
3
3
3
Trên 60 tuổi
3
2
2
Phân theo giới tính
1254
1248
1256
1. Lao động nam
563
562
566
2. Lao động nữ
691
686
690
Nguồn: Văn phòng - Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng lao động và cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà có đặc điểm sau:
Theo tính chất lao động
Theo tính chất lao động tình hình thay đổi cơ cấu lao động không đáng kể. Lao động quản lý chiếm 2.2% trong tổng số lao động, lao động chuyên môn nghiệp vụ chiếm 9.5%, còn lao động trực tiếp chiếm 88.3%.
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo tính chất lao động (2007-2009)
0
200
400
600
800
1000
1200
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Lao động quản lý
Lao động CMNV
Lao động trực tiếp
Số lao động
Theo trình độ học vấn
Công nhân kĩ thuật tăng về mặt số lượng, năm 2006 công nhân kĩ thuật chiếm 37% tổng số lao động, năm 2007 chiếm 39% (tăng 2% so với năm 2006), năm 2008 chiếm 41% (tăng 2% so với năm 2007), năm 2009 chiếm 47% (tăng 6% so với năm 2008).
Lao động phổ thông có xu hướng giảm, năm 2006 lao động phổ thông chiếm 49.18% tổng số lao động, năm 2007 chiếm 48.16% (giảm 1.02% so với năm 2006), năm 2008 chiếm 40.86% (giảm 7.3% so với năm 2007), năm 2009 chiếm 39.5% (giảm 1.03% so với năm 2008).
Lao động trên Đại học và Đại học, cao đẳng, trung cấp thay đổi không đáng kể qua các năm. Lao động trên Đại học và Đại học chiếm 11% trong tổng số lao động, lao động trình độ cao đẳng chiếm 0.6%, trung cấp chiếm 1.2%.
Biểu đồ 3 : Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn (2007-2009)
0
200
400
600
800
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Trên đại học và đại
học
Cao đẳng
Trung cấp
Công nhân kỹ thuật
Lao động phổ thông
Số lao động
Theo thời gian kí kết hợp đồng lao động
Cơ cấu lao động cũng không có sự thay đổi đáng kể giữa hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 1-3 năm và hợp đồng thời vụ.
Theo độ tuổi lao động
Theo độ tuổi lao động thì lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 35% tổng số lao động), lao động từ 30-35 tuổi chiếm khoảng 23%, lao động từ 36-40 tuổi chiếm khoảng 12.5%. Điều này cho thấy cơ cấu lao động của Công ty là cơ cấu lao động trẻ, cán bộ công nhân viên trong công ty luôn làm việc nhiệt tình, say mê công việc và rất tích cực học hỏi.
Theo giới tính
Lao động nữ chiếm trung bình khoảng 55%, lao động nữ chủ yêu tập trung trong các bộ phận bao gói, đóng hộp, nhân viên bán hàng và nhân viên văn phòng.
2.3.2. Năng suất lao động bình quân và mức thu nhập bình quân
Bảng 8 : Thống kê mức thu nhập và thưởng bình quân (2007-2009)
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
Tốc độ tăng (%)
2007
2008
2009
07/06
08/07
09/08
Số lao động
Người
1254
1248
1256
2.78
(0.47)
0.64
NSLĐ BQ theo doanh thu thuần
Triệu đồng/ người/tháng
22.67
27.78
33.43
19.2
22.54
20.33
Quỹ lương thưởng
Tỷ
20.079
22.084
24.126
8.5
9.98
9.25
TNBQ
Triệu đồng/ người/tháng
2.5
3
3.3
18
20
10
Nguồn: Phòng tài vụ Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà
Từ báng số liệu trên cho thấy quỹ lương thưởng thực hiện của Công ty tăng liên tục qua các năm 2007-2009. Trong đó năm 2008, Công ty đạt doanh thu 418 tỷ đồng (tăng 21% so với năm 2007), quỹ lương là 22.084 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động 3 triệu đồng/tháng (tăng 20% so với năm 2007). Năm 2009, Công ty đạt doanh thu 460 tỷ đồng (tăng 10% so với năm 2008), quỹ lương là 24.126 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động 3.3 triệu đồng/tháng (tăng 10% so với năm 2008).
Thu nhập bình quân của người lao động tăng dần qua các năm kết quả này có được là do: Công ty luôn chú trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Ngoài ra theo quy định của Nhà nước thì mức tiền công, tiền lương tối thiểu cũng tăng lên.
Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân cao hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân qua các năm 2007-2009. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân từ năm 2007-2009 là 19.2%; 22.54% và 20.33%; trong khi tốc độ tăng thu nhập bình quân là 18%, 20% và 10%. Chỉ tiêu này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là hiệu quả, Lợi nhuận ròng của Công ty tăng qua các năm nên các khoản tích lũy tăng, theo đó các quỹ lương, thưởng, phúc lợi của Công ty cũng tăng lên.
Ban lãnh đạo Công ty luôn chú trọng quan điểm đảm bảo đời sống cho người lao động với tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh cũng như lương bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên đều trên 10%. Việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với lao động quản lý và hình thức trả lương theo sản phẩm đối với lao động trực tiếp mang lại hiệu quả cao. Vì vừa gắn tinh thần, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động với công việc, vừa tạo sự công bằng trong lao động, làm cho người lao động yên tâm làm việc.
Có được những kết quả khả quan này một phần đáng kể do phương châm hoạt động xuyên suốt của Hải Hà : "Con người là vốn quý nhất, vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển của doanh nghiệp". Quan tâm thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động cũng chính là sự thể hiện quan điểm đầy đủ về sản xuất, đảm bảo sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2.3.3. Công tác phát triển nhân sự phục vụ xây dựng chiến lược sản phẩm
Trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược sản phẩm nói riêng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một hoạt động không thể thiếu. Để thực hiện nhiệm vụ này, ban lãnh đạo Công ty nên tổ chức tuyển chọn để xây dựng một bộ phận chuyên nghiên cứu xây dựng chiến lược. Nhân sự cho bộ phận này tối thiểu phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành, ưu tiên những người có kinh nghiệm và kiến thức về phương thức sản xuất và kinh doanh bánh kẹo.
Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, công tác đào tạo và phát triển nhân viên được ưu tiên hàng đầu tại Công ty. Hiện nay, Công ty đang áp dụng chính sách đào tạo chuyên sâu trong chính nội bộ, nhằm xây dựng một đội ngũ những người luôn muốn vươn lên bằng tài năng, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và lòng say mê công việc.
2.4. Đặc điểm vốn kinh doanh
2.4.1. Cơ cấu vốn kinh doanh
Bảng 9 : Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Chỉ tiêu
Năm
2007
2008
2009
Triệu đồng
Tỷ lệ %
Triệu đồng
Tỷ lệ %
Triệu đồng
Tỷ lệ %
I. Theo tính chất nguồn vốn
Vốn lưu động
72735
36.1
77805
37.9
83350
39
Vốn cố định
124455
63.9
127484
62.1
130370
61
Tổng số
197190
100
205289
100
213720
100
II. Theo nguồn vốn
Chủ sở hữu
99736
50.6
102488
50.1
111134
52.0
Vay ngân hàng
20718
10.5
22872
11.2
25646
12
Vay nguồn khác
76736
38.9
79929
38.8
76939
36
Tổng số
197190
100
205289
100
213720
100
Nguồn : Phòng Tài vụ- Công ty Cổ phàn bánh kẹo Hải Hà
Biểu đồ 4 : Sự biến động vốn lưu động và vốn cố định 2007-2009
Biểu đồ 5 : Sự biến động cơ cấu nguồn vốn 2007-2009
2.4.2. Đánh giá cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty
Trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty, tỷ lệ vốn lưu động có xu hướng gia tăng. Năm 2007 vốn lưu động là 72735 triệu đồng, chiếm 36.1% tổng vốn, năm 2008 là 77805 triệu đồng (tăng 5070 triệu đồng so với năm 2007) và chiếm 37.9% tổng vốn. Năm 2009 vốn lưu động là 83350 triệu đồng (tăng 5500 triệu đồng so với năm 2008) và chiếm 39% tổng vốn (tăng thêm 1.1% so với năm 2008). Sự gia tăng tỷ lệ vốn lưu động trong tổng số vốn là dấu hiệu tích cực trong tình hình tài chính của Công ty.
Trong thời gian qua Công ty đã có nhiều biện pháp sử dụng có hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi, vốn bằng tiền của Công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn (22,37% vốn lưu động). Chính vì vậy, việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Bên cạnh đó, Công ty cũng tổ chức tốt việc quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho và tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Theo nguồn hình thành vốn, vốn chủ sở hữu vẫn chiếm trên 50% tổng số vốn và nguồn vốn này đều tăng qua các năm. Nguồn vốn vay ngân hàng có nhiều biến động do trong hai năm 2008 và 2009 có nhiều thay đổi trong chính sách lãi suất của ngân hàng và lạm phát trên thị trường.
3. Kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty (2007-2009)
3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2007-2009)
Bảng 10 : Các chỉ tiêu kinh doanh (2007-2009)
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2007
2008
2009
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
344.27
418.81
460.37
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3.02
2.80
1.77
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
341.25
416.01
458.60
4. Giá vốn hàng bán
279.83
348.61
383.76
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
61.42
67.4
74.84
6. Doanh thu hoạt động tài chính
1.13
0.70
1.34
7. Chi phí tài chính
2.65
4.63
1.99
- Trong đó : Chi phí lãi vay
2.60
3.08
3.06
8. Chi phí bán hàng
20.42
23.43
26.93
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
16.37
20.16
21.60
10. Lợi nhuận thuần (lỗ) từ HĐKD
23.11
19.88
25.66
11. Thu nhập khác
3.07
4.61
2.20
12. Chi phí khác
1.58
2.39
1.86
13. Lợi nhuận khác
1.49
2.28
2.10
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
26.09
25.38
28.10
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
3.37
3.23
3.93
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
0.67
(0.14)
0.12
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
22.05
22.15
23.96
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
4.634
3.469
3.719
Nguồn : Phòng Tài vụ - Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Bảng 11 : Tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh 2007-2009
Chỉ tiêu
Năm
Tốc độ tăng trưởng (%)
2007
2008
2009
07/06
08/07
09/08
Sản lượng sản xuất (tấn)
16140
17400
18550
5.8%
7.8%
6.5%
Sản lượng tiêu thụ (tấn)
14764
14895
15650
4%
0.9%
0.55%
Doanh thu thuần (tỷ đồng)
341.25
416.01
458.60
5%
22%
10.2%
Lãi gộp
31.41
67.39
74.84
18%
16%
11%
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)
22.05
22.15
23.96
37.6%
4.5%
8.2%
Tổng tài sản (tỷ đồng)
197.19
205.29
212.85
18.1%
4.1%
3.6%
Nguồn: Phòng Tài vụ Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà
3.1.1. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ
Sản lượng sản xuất của Công ty cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2006-2009, để có được mức tăng cao như vậy là do Công ty đã áp dụng các biện pháp hợp lý để phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân làm tăng năng suất lao động và điểm quan trọng là Công ty đã chú trọng đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại.
Sản lượng tiêu thụ của Công ty cũng tăng dần qua các năm và đạt tốc độ cao nhất vào năm 2007 với mức tăng 4%. Sản lượng tiêu thụ có tốc độ giảm vào 2 năm 2008 và 2009 do sự cạnh tranh gay gắt với những đối thủ lớn trên thị trường như Kinh Đô, Hải Châu, Bibica…và các nhà sản xuất kẹo nước ngoài. Bên cạnh đó còn do sự biến động của môi trường kinh tế và sự xuất hiện của nhiều hàng hóa thay thế.
3.1.2. Doanh thu
Doanh thu thuần năm 2007 đạt 341.25 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2006. Nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng doanh thu thuần năm 2007 là vì Công ty đã thực hiện cơ cấu lại danh mục sản phẩm, chú trọng những sản phẩm có lãi như kẹo Chew, kẹo Jelly, bánh kem xốp, kẹo mềm trái cây.
Tổng doanh thu năm 2008 đạt 117,03% so với kế hoạch; so với năm 2007 tổng doanh thu của Công ty tăng 122% (tăng 75,87 tỷ đồng), trong đó chủ yếu tăng từ hoạt động doanh thu bán hàng (tăng 121,91%, tương ứng tăng 74,76 tỷ đồng). Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 116% so với kế hoạch. Trong năm 2008, Công ty đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao năng suất và cải tạo chất lượng sản phẩm như đầu tư vào đường dây cao thế và trạm biến áp 360KV tại Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I, đầu tư dự án cải tạo hệ thống xử lý nước thải tại 25 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội và Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I. Bên cạnh đó, Công ty chủ trương thay đổi tỷ trọng các mặt hàng có lợi nhuận thấp bằng các mặt hàng có lợi nhuận cao hơn.
Năm 2009, Công ty đạt 458,6 tỷ đồng doanh thu, tăng 10,2 tỷ đồng so với năm 2008 (tăng 137%). Lợi nhuận sau thuế cả năm là 20,36 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 21,1 tỷ đồng lợi nhuận đạt được của năm 2008. Trong đó, chỉ tính riêng quý IV công ty đạt 146,75 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 14,8 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả kinh doanh đã đạt được trong năm 2009 Công ty đã hoàn thành 102% kế hoạch doanh thu và 117% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Năm 2010, Công ty phấn đấu đạt mức độ tăng trưởng 10 - 20% so với năm 2009.
3.1.3. Lợi nhuận và tổng tài sản
Biểu đồ 6: Sự thay đổi lợi nhuận và tổng tài sản (2007-2009)
Qua biểu đồ cho thấy được lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản của Công ty liên tục tăng. Năm 2007 đạt 22.05 tỷ đồng (tăng 37.6% so với năm 2006), năm 2008 đạt 22.15 tỷ đồng (tăng 4.5% so với năm 2007), năm 2009 đạt 23.96 tỷ đồng (tăng 8.2% so với năm 2008). Mức lợi nhuận sau thuế của Công ty không ngừng tăng trưởng trong những năm qua thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều thuận lợi và đạt được nhiều thành công trên thương trường.
Bên cạnh đó, tổng tài sản của Công ty luôn ở mức trên 160 tỷ đồng thể hiện vị thế cũng như tiềm lực mạnh của Công ty trên thị trường bánh kẹo.
Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm 2007-2009 đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, vượt kế hoạch đã đề ra. Điều này đánh dấu sự nỗ lực vượt bậc của Ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty. Trong chiến lược kinh doanh từ 2010-2015, Công ty đề ra chủ trương phải nỗ lực hơn nữa để có vị trí ngày càng vững chắc ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế, phấn đấu đưa thương hiệu HAHACO trở thành một thương hiệu mạnh ở Việt Nam và khiến người tiêu dùng gợi nhớ đến ngay khi lựa chọn sản phẩm bánh kẹo.
3.1.4. Chi phí sản xuất
Giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng liên tục trong thời gian qua, sự thay đổi giá vốn hàng bán qua các năm như sau : năm 2007 là 279.83 tỷ đồng tăng 1.95% so với năm 2006, năm 2008 là 348.61 tỷ đồng tăng 24.6% so với năm 2007, năm 2009 giá vốn hàng bán là 383.76 tỷ đồng tăng 10.1% so với năm 2008.
Tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu thuần giai đoạn 2007-2009 như sau: năm 2007 giá vốn hàng bán chiếm 82% (giảm 2.23% so với năm 2006), năm 2008 chiếm 83.79% (tăng 1.79% so với năm 2007), năm 2009 chiếm 83.68%.
Tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu thuần có xu hướng giảm là một tín hiệu tốt cho Công ty trong việc giảm tỷ trọng giá vốn hàng bán và kiểm soát chi phí sản xuất. Điều này có được là do dây chuyền sản xuất của công ty luôn hoạt động 3 ca để đáp ứng nhu cầu thị trường, do vậy mà chi phí trung bình trên mỗi tấn sản phẩm luôn ở mức thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành.
Cùng với sự thay đổi của giá vốn hàng bán là sự thay đổi của các khoản chi phí bao gồm chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, và chi phí khác. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng liên tục trong các năm qua nguyên nhân là do công ty đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và đầu tư vào phát triển kênh phân phối. Năm 2007 chi phí bán hàng là 20.42 tỷ đồng, năm 2008 là 23.43 tỷ đồng (tăng 14.7% so với năm 2007), năm 2009 là 26.93 tỷ đồng ( tăng 15% so với năm 2008). Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 là 16.37 tỷ đồng, năm 2008 là 20.16 tỷ đồng (tăng 23.15% so với năm 2007), năm 2009 là 21.60 tỷ đồng ( tăng 7.1% so với năm 2008).
Chi phí tài chính có xu hướng giảm do trong những năm gần đây chi phí cho các khoản vay giảm, năm 2007 chi phí tài chính là 2.65 tỷ đồng, năm 2008 là 4.63 tỷ đồng (tăng 75% so với năm 2007), năm 2009 là 1.99 tỷ đồng ( giảm 57 % so với năm 2008).
Biểu đồ 7 : Sự thay đổi các khoản chi phí (2007-2009)
0
5
10
15
20
25
30
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chi phí bán hàng
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
Chi phí khác
Tỷ đồng
3.1.5. Thuế và các khoản phải nộp
Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Cùng với hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, các khoản nộp ngân sách cho Nhà nước tăng dần qua các năm. Năm 2006, Công ty nộp 2.45 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, năm 2007 là 3.23 tỷ đồng (tăng 37.5% so với năm 2006) và năm 2009 là 3.93 tỷ đồng. Riêng trong các năm 2004, 2005 Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp do thực hiện cổ phần hóa nhưng trong những năm tiếp theo từ 2006-2009 các khoản nộp ngân sách của Công ty vẫn tăng lên chứng tỏ Công ty làm ăn có lãi.
3.2. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu
Bảng 12 : Các chỉ tiêu tài chính của Công ty (2006-2009)
Stt
Chỉ tiêu
Đvt
Năm
2007
2008
2009
1
Cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn/Tổng số tài sản
%
57,19
61,76
62.13
Tài sản dài hạn/Tổng số tài sản
%
42,81
38.24
37.87
2
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
%
49.4
49,42
47.9
Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
%
50.6
50.58
52.1
3
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành
Lần
2,15
2,1
2.1
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Lần
1,56
1,76
1.8
Khả năng thanh toán nhanh
Lần
0,36
0,32
0.35
4
Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
%
10,72
9,25
10.1
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
%
6,13
4,54
5.23
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
%
46,34
34,7
44.6
Nguồn : Phòng Tài vụ-Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản :
Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng số tài sản. Từ năm 2007-2009 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lần lượt là 57,19%; 61,76%; 62,13%. Điều này cho thấy các khoản tiền mặt, khoản phải thu, hàng trong kho của Công ty khá lớn.
Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn :
Tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn có xu hướng giảm qua các năm. Hệ số này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ/ tổng tài sản của Công ty là hợp lý vì Công ty có khả năng tự tài trợ phần lớn hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009, 47.9% tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán :
Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, nó cho biết tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn của công ty được trả bằng các tài sản tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Khả năng thanh toán hiện hành > 1.5 và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn >1.5 chứng tỏ Công ty luôn có các khoản tiền và tài sản để thanh toán các khoản nợ đến hạn, do đó tình hình tài chính của Công ty rất tốt.
Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận :
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản : ROA có xu hướng tăng dần qua các năm, đây là một đấu hiệu tốt. Năm 2006 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản là 9.01%, năm 2007 là 10.72% (tăng thêm 1.71%), năm 2008 là 9.25%, năm 2009 là 10.1% (tăng thêm 0.85%). Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ví dụ, năm 2009 ROA = 10.1% có nghĩa là bình quân một đồng tài sản sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,101 đồng lợi nhuận.
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu : ROE của Công ty khá cao thể hiện khả năng cạnh tranh của công ty rất mạnh và cổ phiếu của Công ty càng hấp dẫn. Nhìn vào hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của Công ty dều tăng qua các năm, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của Công ty.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
1. Công tác xây dựng chiến lược sản phẩm của công ty hiện nay
1.1. Các quan điểm, mục tiêu chủ yếu xây dựng chiến lược sản phẩm
Quan điểm chủ đạo của Ban lãnh đạo Công ty đều nhất trí cho rằng công tác hoạch định chiến lược sản phẩm là cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc thành công hay thất bại trên thị trường. Trong thực tế công tác xây dựng chiến lược sản phẩm cũng đã mang lại cho Công ty những bước đầu thành công, gây dựng được thương hiệu cũng như tên tuổi của Công ty trong và ngoài nước.
Ban lãnh đạo Công ty cũng đề ra một số yêu cầu cho công tác hoạch định chiến lược sản phẩm, các yêu cầu này cũng như là các phương châm hay các mục tiêu đạt được:
Hoạch định chiến lược sản phẩm để sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Chi phí sản xuất ra sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Sản phẩm của Công ty có nhiều tính chất ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
Sản phẩm đáp ứng các mục tiêu kinh tế mà Công ty đã đặt ra như doanh số, lợi nhuận.
1.2. Quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm
Quá trình quản lý chiến lược được chia ra làm ba giai đoạn chủ yếu là: Hoạch định chiến lược, Tổ chức thực hiện, Kiểm tra đánh giá chiến lược. Trong phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung vào khâu đầu tiên của quản trị chiến lược là xây dựng chiến lược, mà cụ thể ở đây là xây dựng chiến lược sản phẩm.
Chiến lược sản phẩm là cách thức duy trì hoặc tạo ra một cơ cấu sản phẩm hợp lý nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường và của khách hàng, phù hợp với các khả năng và nguồn lực của công ty, chiếm ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh trong từng thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện nay, Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà đang áp dụng quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm như sau :
Sơ đồ 4: Quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm
Kh¼ng ®Þnh ®êng lèi cña doanh nghiÖp
Nghiªn cøu vµ dù b¸o
X¸c ®Þnh môc tiªu chiÕn lîc
X¸c ®Þnh c¸c ph¬ng ¸n chiÕn lîc
Lùa chän ph¬ng ¸n chiÕn lîc
Trong thực tế, quá trình xây dựng chiến lược sản phẩm không thực hiện chặt chẽ như mô hình đã đề ra. Bộ phận nghiên cứu dự báo cung cấp các thông tin thiếu kịp thời và chính xác do đó mục tiêu chiến lược đôi khi quá cao hoặc bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh. Nguyên nhân là do Công ty chưa có phòng Marketing riêng, công việc nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường do các nhân viên phòng kế hoạch thị trường đảm nhiệm và chủ yếu dựa trên tình hình tiêu thụ năm trước để đề ra mục tiêu của năm tiếp theo. Việc xây dựng các phương án chiến lược cũng chỉ mang tính kế hoạch năm, do vậy chưa có một tầm nhìn dài hạn cho các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm chủ lực.
Công tác lựa chọn chiến lược sản phẩm dựa trên yếu tố doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm mang lại, kết hợp quan điểm của ban lãnh đạo. Hiện tại Công ty đang theo đuổi chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhưng chiến lược này chưa đạt hiệu quả cao do chưa khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm khi đưa ra sản phẩm mới hoặc loại bỏ sản phẩm không còn phù hợp.
Quá trình thu thập, xử lý và đánh giá thông tin chưa hiệu quả. Công ty chưa có bộ hồ sơ các thông tin chi tiết về các nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Thông tin về các đối tượng này rất ít và chỉ có trên các đơn hàng. Do vậy việc lưu trữ thông tin còn nghèo nàn và làm giảm tính thực tiễn của các phương án chiến lược đưa ra.
1.3. Các căn cứ chủ yếu xây dựng chiến lược sản phẩm
1.3.1. Định hướng phát triển ngành
Trong những năm gần đây ngành bánh kẹo Việt Nam đã có những bước phát triển khá ổn định. Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng cao và trở thành một trong những thị trường lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương do những nguyên nhân sau:
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng dân số. Hiện nay, tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng 8,0 kg/người/năm (tăng từ 5 kg/người/năm vào năm 2006).
Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời điểm sau tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống như bánh trung thu, kẹo cứng, kẹo mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt…được tiêu thụ mạnh. Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng 70%, bánh kẹo của các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm khoảng 20% và bánh kẹo Châu Âu chiếm khoảng 6 - 7%.
Việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có hiệu lực trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước chịu sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu phải không ngừng đổi mới về công nghệ. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn là thách thức do hàng rào thuế hạ thấp sẽ tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành đi vào các nước ASEAN và xa hơn nữa là thị trường Châu Âu.
Thị trường bánh kẹo Việt Nam phát triển kéo theo ngày càng nhiều nhà sản xuất bánh kẹo trong nước phát triển và sự xâm nhập của các công ty bánh kẹo nước ngoài. Tham gia thị trường hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tên tuổi, Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty như Bibica, Kinh Đô miền Bắc với qui mô tương đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ.
Như vậy, trước cơ hội thị trường và sự cạnh tranh gay gắt, sẽ là rất tốt nếu như Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà hoạch định tốt chiến lược kinh doanh nói chung và xây dựng chiến lược sản phẩm hợp lý nói riêng.
1.3.2. Căn cứ vào tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ và nguồn lực của Công ty
Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ các năm trước. Công ty thường xây dựng kế hoạch vào thời điểm đầu năm và đến cuối năm lấy kết quả thực hiện kế hoạch làm căn cứ để xây dựng kế hoạch cho năm sau.
Căn cứ vào xu hướng tiêu thụ sản phẩm theo tháng, quý : Do tiêu thụ sản phẩm mang tính mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào dịp cuối năm vì vậy khi xây dựng chiến lược sản phẩm Công ty căn cứ vào thời điểm điểm tiêu thụ sẽ góp phần làm giảm lượng hàng tồn kho, quay vòng vốn nhanh.
Căn cứ vào các nguồn lực của Công ty như nguồn nhân lực, hệ thống máy móc thiết bị, tình hình tài chính, môi trường nội bộ Công ty…các nguồn lực này được theo dõi, đánh giá trong các báo cáo từ các phòng ban chức năng gửi tới Giám đốc vào thời điểm cuối năm.
Căn cứ vào hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật của Công ty. Hệ thống này được xây dựng và kiểm tra từ thực tế sản xuất ở các phân xưởng, đồng thời có sự tham khảo so sánh với hệ thống định mức tiêu chuẩn của ngành. Tuy nhiên trong những năm gần đây, hệ thống định mức này ít được Công ty điều chỉnh bổ sung.
1.3.3. Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm bánh kẹo
Khi căn cứ vào nhu cầu thị trường đối với sản phẩm Công ty biết rằng cần phải sản xuất các loại sản phẩm như thế nào? Phục vụ đối tượng nào? Các sản phẩm đó phải có tính chất gì? Ngoài ra khi căn cứ vào nhu cầu thị trường Công ty biết phải sản xuất chủng loại sản phẩm gì với số lượng là bao nhiêu?
Để nghiên cứu nhu cầu thị trường Công ty cử các nhân viên tiếp thị và các cán bộ kỹ thuật đi vào khảo sát các khu vực thị trường, thông qua hệ thống các đại lý để nắm bắt tình hình tiêu thụ từng sản phẩm ở từng khu vực và nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Đối với các kế hoạch ngắn hạn Công ty căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Nhu cầu của khách hàng về bánh kẹo rất đa dạng và phong phú. Khi phân đoạn khách hàng mục tiêu, Công ty phân chia theo mục đích sử dụng bánh kẹo và các đối tượng sử dụng sản phẩm thường xuyên. Theo mục đích sử dụng có thể thấy nhu cầu của người tiêu dùng mua bánh kẹo vào các mục đích sau:
Làm quà biếu trong các dịp lễ tết, trung thu, hỏi thăm…số lượng bánh kẹo cao cấp tiêu thụ trong dịp này rất lớn, thường là các loại bánh kẹo hộp sang trọng giá từ 70-250 nghìn.
Tiêu dùng hàng ngày : chủ yếu là các loại kẹo mềm trái cây, bánh quy, bánh cracker, bánh kem tươi, long-pie
Trong các dịp cưới hỏi : số lượng bánh kẹo trung và cao cấp được tiêu thụ rất lớn, chủ yếu là các loại kẹo mềm, kẹo cứng có nhân, kẹo chew, bánh kem xốp.
Phục vụ cho du lịch, dã ngoại : số lượng tiêu thụ không cao và các sản phẩm được tiêu thụ nhiều là các loại kẹo.
Làm đồ cúng lễ ở đền chùa và trong các gia đình : số lượng bánh kẹo được tiêu thụ rất lớn vào dịp đầu năm và cuối năm. Các sản phẩm phục vụ cho mục đích sử dụng này là các loại bánh mềm, bánh quy, kẹo gói nhỏ…
Theo đối tượng sử dụng, Công ty phân chia các khách hàng của mình thành các phân đoạn sau:
Học sinh tại các khu vực trường học : các loại bánh kẹo._.a nhóm lập mục tiêu.
Có nguồn ngân sách chi cho hoạt động này (trích từ quý phát triển từ 8-13 triệu đồng).
2.1.4 Dự kiến hiệu quả thực hiện
Bảng 31 : Mục tiêu dự kiến
Mục tiêu ngắn hạn(2012)
Mục tiêu dài hạn(2015)
1. Công ty có vị thế cao trên thị trường và đặc biệt là ở các thành phố, thị xã, thị trấn, tăng thị phần của Công ty ở Miền Bắc 10-15%, Miền Trung 5-10%, Miền Nam 3-8%.
1. Mở rộng và củng cố thí trường trong nước, hướng ra các thị trường nước ngoài khó tính.
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi. Phấn đấu khai thác tối ưu năng lực sản xuất, đạt mức sản lượng 3000 tấn sản phẩm/năm.
2. Khẳng định danh tiếng của Công ty trên thị trường.
3. Doanh thu đạt 420 tỷ đồng, doanh thu từ nhóm sản phẩm cao cấp đạt 40%.
3. Trở thành người đứng đầu về doanh thu trong ngành thực phẩm bánh kẹo.
4. Đến năm 2012 đưa ra các sản phẩm mới phục vụ cho việc ăn nhanh với chất lượng cao hơn và các sản phẩm bánh kẹo có hàm lượng đường thấp.
4. Đưa nhiều sản phẩm mới có nhiều chất lượng cao, mẫu mã đẹp.
2.2. Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm.
Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trong quy trình hoạch định chiến lược sản phẩm có các bước :
+ Xác định các sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp
+ Nghiên cứu, dự báo nhu cầu sản phẩm, khả năng của doanh nghiệp
+ Xác định các mục tiêu của chiến lược sản phẩm
+ Hình thành các chiến lược
+ Lựa chọn phương án chiến lược
Tuy nhiên việc thực hiện các bước đó đôi khi chưa được theo trình tự hay tuân thủ các bước một cách đầy đủ. Bởi trong thực tế có thể bỏ qua một số hoặc một số bước nếu thấy không cần thiết hoặc đã có đủ thông tin trong bước đó, cũng có thể thêm vào đó một số công đoạn để công việc xây dựng chiến lược sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn.
Thông thường công việc hoạch định chiến lược sản phẩm nhất thiết là phải trải qua 3 bước là Nghiên cứu, dự báo nhu cầu sản phẩm, khả năng của doanh nghiệp; Thiết lập các mục tiêu chiến lược sản phẩm; Lựa chọn phương án chiến lược sản phẩm. Công ty cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các giai đoạn đó vì đó là các giai đoạn cần thiết và không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược sản phẩm, nếu bỏ qua bất cứ một giai đoạn nào thì công việc xây dựng chiến lược sản phẩm sẽ trở nên vô ích do thiếu các thông tin cần thiết.
Hiện nay quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà chưa đúng, thiếu tính chặt chẽ giữa các bước và làm giảm tính khả thi của phương án chiến lược đưa ra. Có thể thấy khâu yếu nhất trong quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm của Công ty là Nghiên cứu, dự báo nhu cầu. Một phần là do việc thu thập, lưu trữu thông tin còn hạn chế, một phần cũng là do nhân sự cho khâu này còn ít và thiếu chuyên môn, nghiệp vụ, các công cụ thống kê chưa được hiện đại hóa đồng bộ.
Phương thức tiến hành
Sau đây em xin đưa ra một quy trình cải tiến Quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm hiện tại của Công ty. Quy trình này trải qua các bước sau :
Bước 1 : Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh của Công ty.
Bước 2 : Nghiên cứu, dự báo sự biến động của cầu thị trường và khả năng của Công ty, đưa ra các thông tin có giá trị để làm cơ sở xác định mục tiêu chiến lược sản phẩm.
Bước 3 : Xác định mục tiêu chiến lược sản phẩm
Bước 4 : Xác định các phương án chiến lược sản phẩm
Bước 5 : Lựa chọn phương án chiến lược sản phẩm
Sơ đồ 11: Quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm
Mục tiêu chiến lược
kinh doanh
Nghiên cứu, dự báo và cung cấp thông tin
Xác định mục tiêu
chiến lược sản phẩm
Lựa chọn phương án chiến lược sản phẩm
Xác định các phương án chiến lược sản phẩm
Điều kiện thực hiện biện pháp
Phải dành ra một khoản chi phí nhất định cho việc thực hiện công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá thông tin. Khoản chi phí này được trích từ Quỹ đầu tư phát triển và trong tầm khoảng 7-10 triệu đồng.
Bộ phận nghiên cứu, dự báo và cung cấp thông tin phải là những người có trách nhiệm trong công việc, hăng hái, nhiệt tình và kiên trì tìm kiếm thông tin, phục vụ cho công tác phân tích và dự báo.
Cần phải tích cực sử dụng các công cụ dự báo có hiệu quả. Tùy vào tình hình thông tin có trong quá khứ và hiện tại mà Công ty có thể dùng công cụ dự báo định tính hay định lượng nhưng nhất thiết phải áp dụng công nghệ thông tin để thu thập, xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nó giúp sàng lọc ra những thông tin có giá trị, kết nối chúng với nhau, phục vụ cho quá trình lựa chọn chiến lược sản phẩm và điều chỉnh chiến lược phù hợp với sự biến động của thị trường.
Điều quan trọng là phải nhận được sự ủng hộ của Ban lãnh đạo với quy trình này, cùng với sự tham gia của các nhân viên trong công ty.
Hiệu quả của biện pháp
Quy trình này khắc phục được những hạn chế của quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm cũ về những điểm sau:
Giữa các bước trong quy trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Xác định mục tiêu chiến lược sản phẩm dựa trên mục tiêu chiến lược kinh doanh của Công ty kết hợp với thông tin có giá trị từ Bộ phận nghiên cứu dự báo. Do vậy mục tiêu chiến lược sản phẩm đưa ra sẽ có tính khả thi cao.
Khi xác định các phương án chiến lược sản phẩm là kết quả của việc xác định đúng 3 bước trên. Vì thế, trong các phương án chiến lược thay thế đưa ra mỗi phương án đều có phương pháp xác định đúng đắn.
Phương án chiến lược sản phẩm tối ưu được lựa chọn mang tính hiệu quả cao, lường trước được những rủi ro từ môi trường kinh doanh và hoàn toàn phù hợp với chiến lược kinh doanh chung của Công ty.
Hoàn thiện công tác lựa chọn phương án chiến lược sản phẩm.
Cơ sở lý luận và thực tiễn
Công ty thường có rất nhiều phương án chiến lược và từ đó chọn ra được phương án tối ưu nhất, nhằm đạt được các mục tiêu mà Công ty đã đề ra. Có rất nhiều mô hình chiến lược sản phẩm như mô hình đa dạng hóa, chuyên môn hóa. Trong các chiến lược lớn đó lại có các chiến lược ở mức độ nhỏ hơn cho từng loại sản phẩm và trong từng giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm đó. Hơn nữa, còn có một hoặc một vài phương án đối với mỗi sản phẩm, bởi vì thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng luôn luôn biến đổi chúng ta phải biết thích ứng với các thay đổi đó.
Hiện nay, Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà có hai phương án chiến lược là
Phương án 1 : Chiến lược đa dạng hóa chú trọng phát triển các sản phẩm cao cấp và một số sản phẩm bánh kẹo trung cấp.
Phương án 2 : Chiến lược đa dạng hóa chú trọng phát triển các loại bánh kẹo trung và thấp cấp.
Các công cụ phân tích để lựa chọn phương án chiến lược sản phẩm, Công ty đã sử dụng là :
Ma trận điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-nguy cơ : ma trận SWOT
Ma trận của nhóm tư vấn Boston : ma trận BCG
2.3.2. Phương thức tiến hành
Dựa trên những nguyên tắc và tiêu chuẩn đề ra, tiến hành so sánh các chiến lược đã dự kiến với mục đích tìm ra được một chiến lược để thực hiện. Chiến lược được quyết định dựa vào thực hiện phải là chiến lược tối ưu hoặc ít nhất cũng phải vượt trội trong các chiến lược đã xây dựng. Công việc lựa chọn và quyết định gồm các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn chung để so sánh các chiến lược dự kiến
Bước 2: Chọn thang điểm cho các tiêu chuẩn để có mức điểm thể hiện mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đề ra của các chiến lược.
Bước 3: Tiến hành cho điểm từng tiêu chuẩn thông qua sự phân tích.
Bước 4: Tiến hành so sánh và lựa chọn. Về nguyên tắc, chiến lược được chọn là chiến lược có tổng số điểm cao nhất, hoặc chiến lược có mức trung bình điểm cao nhất, thể hiện cao tính khả thi.
Để công tác lựa chọn phương án chiến lược sản phẩm dược hoàn thiện, em xin đưa ra một số công cụ phân tích nhằm bổ sung cho những khuyết điểm của các mô hình ma trận SWOT, BCG để chọn ra phương án tối ưu nhất :
Vận dụng ma trận tiến hóa sản phẩm, thị trường của Hofer để phân tích sản phẩm phục vụ cho việc lựa chọn phương án chiến lược sản phẩm.
Để khắc phục hạn chế về tính chất tĩnh chủa ma trận BCG, Chales W.Hofer đã phát triển một công cụ hữu hiệu gọi là ma trận chu kỳ phát triển ngành, gồm 5 giai đoạn chính là phôi thai, tăng trưởng, dao động, bão hòa, suy thoái.
Biểu đồ 10 : Số lượng tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo
Mô hình 12 : Ma trận Hofer của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Các
giai
đoạn
tiến
hóa
của
sản
phẩm
Phôi thai
6
Tăng trưởng
3
4
Dao động
5
1
Bão hòa
2
Suy giảm
7
Yếu
Trung bình
Mạnh
Vị thế cạnh tranh
(1) Kẹo mềm các loại (5) Kẹo Jelly
(2) Kẹo cứng các loại (6) Kẹo Chew
(3) Bánh quy & craker (7) Các sản phẩm khác
(4) Bánh kem xốp
Ma trận Hofer có trục tung biểu thị các giai đoạn phát triển của sản phẩm tương ứng với các giai đoạn chu kỳ sống sản phẩm (đánh giá qua 2 tiêu thức là thị phần và chất lượng) và được đánh giá theo 3 mức độ : mạnh, trung bình, yếu.
Nhận xét :
Sản phẩm kẹo chew và bánh quy & craker đang ở pha tăng trưởng. Kẹo chew có vị thế cạnh tranh tương đối mạnh, còn bánh quy và cracker có vị thế cạnh tranh trung bình. Đối với các loại kẹo chew Công ty nên tập trung nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng. Sản phẩm bánh quy & craker được người tiêu dùng ưa chuộng, Công ty cần đưa sản phẩm này vào nhóm sản phẩm cao cấp của mình.
Sản phẩm bánh kem xốp và kẹo Jelly đang ở giai đoạn bão hòa. Tuy nhiên lượng tiêu thụ sản phẩm này vẫn tương đối lớn nên cần tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm kẹo mềm các loại đang có xu hướng chuyển sang pha bão hòa. Lượng tiêu thụ sản phẩm này vẫn rất lớn nên cần tiếp tục duy trì.
Sản phẩm kẹo cứng đang có xu hướng chuyển sang pha suy thoái, cần cải tiến mẫu mã sản phẩm.
Sản phẩm kẹo cân có vị thế cạnh tranh yếu, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu không cao nên cần loại bỏ sớm.
Kết luận :
Trong ma trận Hofer, chiến lược sản phẩm của Công ty nên cố gắng làm dịch chuyển sản phẩm về phía trên, bên trái là tốt nhất. Sự dịch chuyển này phù hợp với cả 2 phương án chiến lược sản phẩm, nhằm kéo dài chu kỳ sống và cải thiện vị thế cạnh tranh cảu sản phẩm. Tuy nhiên sản phẩm cấp trung và cấp thấp của Công ty đều nằm ở pha dao động và đang dịch chuyển sang bão hòa, vị thế cạnh tranh ở mức trung bình do vậy việc vực dậy các sản phẩm này là rất khó khăn trong kế hoạch ngắn hạn.
Lựa chọn phương án chiến lược sản phẩm bằng ma trận QSPM
Ma trận QSPM (Quantitative Stragetic Planning Matrix) là một công cụ phân tích hiệu quả giúp các nhà quản trị thấy được chiến lược nào là chiến lược hấp dẫn nhất để doanh nghiệp theo đuổi nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Các dữ liệu của ma trận QSPM được lấy trực tiếp từ các ma trận EFE, IFE, ma trận SWOT, ma trận BCG, ma trận Hofer.
Bảng 32 : Ma trận QSPM của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Các yếu tố quan trọng chủ yếu
Phân loại
Các chiến lược có thể thay thế
Cơ sở của số điểm hấp dẫn
Phương án 1
Phương án 2
A
B
A
B
I. Các yếu tố bên ngoài chủ yếu
1. Kinh tế tăng trưởng (thu nhập dân cư tăng)
3
4
12
2
6
Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao tăng
2. Thị trường chưa khai thác hết
4
3
12
2
8
Xâm nhập, mở rộng thị trường bằng các sản phẩm có chất lượng
2. Xu hướng sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao cấp
2
4
8
1
2
Chú trọng phát triển các sản phẩm cao và trung cấp
3. Khoa học, kỹ thuật công nghệ phát triển
2
4
8
3
6
Có điều kiện thuận lợi đổi mới thiết bị công nghệ
4. Sự điều chỉnh của lãi suất ngân hàng thương mại
2
3
6
2
4
Giảm chi phí lãi vay để tăng nguồn vốn
5. Đối thủ có sản phẩm chất lượng cao
3
3
9
2
6
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chất lượng cao còn lớn.
6. Sản phẩm thay thế phong phú đa dạng
1
3
3
1
1
Cạnh tranh với các sản phẩm thay thế
7. Thuận lợi trong quan hệ hợp tác nước ngoài
2
4
8
3
6
Chuyển giao hoặc mua mới dây chuyền công nghệ
8. Hàng giả, hàng nhái, hàng lậu chưa được xử lý nghiêm
3
4
12
2
6
Ưu tiên phát triển sản phẩm cao cấp cạnh tranh với sản phẩm nhập lậu
9. Năm 2006 Việt Nam bỏ hàng rào thuế quan
2
3
6
2
4
Cạnh tranh với các sản phẩm cao cấp của nước ngoài
10. Chưa tự chủ nguồn nguyên vật liệu
2
1
2
4
8
Phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu nhập ngoại
11. Tính thời vụ trong tiêu thụ bánh kẹo
4
-
-
-
-
Không ảnh hưởng tới sự lựa chọn chiến lược
12. Xu hướng tiêu dùng thích bánh kẹo có độ ngọt vừa phải hoặc không có đường
2
-
-
-
-
Không ảnh hưởng tới sự lựa chọn chiến lược
II. Các yếu tố bên trong chủ yếu
1. Hệ thống kênh phân phối mạnh
3
3
9
4
12
Tận dụng tốt cơ hội ở thị trương ngách
2. Bộ máy tổ chức quản lý mạnh
4
-
-
-
-
Không ảnh hưởng tới sự lựa chọn chiến lược
3. Tình hình tài chính ổn định
3
3
9
3
9
Có thể tài tỵ nghiên cứu phát triển
4. Uy tín lâu năm trên thị trường
3
-
-
-
-
Không ảnh hưởng tới sự lựa chọn chiến lược
5. Đội ngũ công nhân viên lành nghề, năng động.
3
3
9
2
6
Tự nghiên cứu phát triển sản phẩm cao cấp có hiệu quả
6. Chất lượng sản phẩm chưa cao
2
4
8
2
4
Phát triển sản phẩm chất lượng cao
7. Sản phẩm chủ đạo chưa đem lại hiệu quả
2
3
6
2
4
Các chiến lược đều có thể làm tăng lợi nhuận
8. Hoạt động nghiên cứu thị trường còn yếu
2
2
4
3
6
Các sản phẩm cao cấp cần nghiên cứu công phu tốn kém
9. Dây chuyền công nghệ chưa đồng bộ
2
2
4
4
8
Chưa cho phép sản xuất sản phẩm cao cấp
10. Hoạt động quảng cáo hỗ trợ tiêu thụ còn yếu
2
2
4
3
6
Gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm mới
11. Cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý
2
3
6
1
2
Tỷ trọng sản phẩm cao cấp, chất lượng cao của Công ty còn thấp
12. Hình thức mẫu mã, bao bì chưa độc đáo, hấp dẫn
2
4
8
2
4
Ưu tiên phát triển các sản phẩm cấp thấp
Tổng điểm hấp dẫn
153
118
Chú thích:
A : Số điểm hấp dẫn
B : Tổng số điểm hấp dẫn = Số điểm hấp dẫn * Số phân loại
Số điểm hấp dẫn : không hấp dẫn = 1; hấp dẫn vừa phải = 2; khá hấp dẫn = 3; hấp dẫn mạnh = 4.
Phân loại các yếu tố bên ngoài : phản ứng của doanh nghiệp nghèo nàn = 1; phản ứng ở mức trung bình = 2; phản ứng ở mức khá = 3; phản ứng ở mức tốt = 4.
Phân loại các yếu tố bên trong : yếu nhất = 1; yếu = 2; tương đối mạnh = 3; mạnh = 4.
2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh, cán bộ xây dựng chiến lược có kinh nghiệm trong phân tích, phán đoán những cơ hội kinh doanh. Từ đó tìm ra những nhân tố có thể ảnh hưởng trong quá trình theo đuổi và từ đó sẽ xây dựng được cho Công ty những chiến lược đúng đắn.
- Việc hình thành phương án chiến lược sản phẩm có thể theo đuổi phải tính đến vị trí cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Biểu hiện cụ thể này là uy tín của sản phẩm, thị phần sản phẩm này mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.
- Cần phải có sự linh hoạt yếu tố này biểu hiện sự nhạy bén của lãnh đạo doanh nghiệp. Muốn thành công, muốn chiến thắng đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp phải chủ đông dự đoán những biến động của thị trường, đi trước các đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng những thay đổi nhu cầu đó.
- Trong quá trình hình thành chiến lược kinh doanh của Công ty thì Công ty cần phải tính đến các nguồn lực trong Công ty. Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành bại của chiến lược đang theo đuổi.
2.3.4. Hiệu quả của biện pháp
Kết quả từ ma trận QSPM cho thấy phương án chiến lược 1 : Chiến lược đa dạng hóa chú trọng phát triển các sản phẩm cao cấp và một số sản phẩm bánh kẹo trung cấp có tổng số điểm = 153, cao hơn phương án 2 (118 điểm). Công ty nên lựa chọn chiến lược sản phẩm này trong giai đoạn tới.
2.4. Hoàn thiện công tác xác định hướng chiến lược cho sản phẩm trọng điểm
2.4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Bất kể một doanh nghiệp nào không thể có tất cả các thế mạnh hoặc hoàn toàn là những điểm yếu. Sản phẩm của doanh nghiệp đó cũng vậy, có những sản phẩm có hiệu quả rất cao nhưng cũng có những sản phẩm hiệu quả thấp. Trong khi đó, nguồn lực của công ty là có hạn nên không thể đầu tư dàn trải cho mọi sản phẩm cũng như mọi giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm. Công ty phải chọn ra các sản phẩm nào là sản phẩm chủ đạo trong danh mục sản phẩm để tập trung đầu tư mang lại hiệu quả tối đa.
Việc lựa chọn sản phẩm chủ đạo không diễn ra một lần mà công việc này tiến hành khi có những thay đổi từ môi trường kinh doanh bên ngoài hoặc môi trường nôi bộ Công ty ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.4.2. Phương thức tiến hành
Lựa chọn các sản phẩm chủ đạo theo tiêu chí:
Sản phẩm đó có nhiều ưu thế hơn so với sản phẩm tương đương của đối thủ cạnh tranh về chất lượng, giá cả, danh tiếng. Ví dụ: sản phẩm kẹo Chew, kẹo Jelly.
Sản phẩm đó được người tiêu dùng ưa chuộng và mang lại nhiều lợi nhuận (kẹo Chew).
Để sản xuất ra sản phẩm đó công ty bỏ ra chi phí ít hơn hoặc bằng đối thủ cạnh tranh.
Công tác xác định hướng chiến lược cho sản phẩm chủ đạo do phòng kế hoạch thị trường cùng Ban lãnh đạo Công ty thống nhất đưa ra.
2.4.3 Điều kiện thực hiện
Hoạch định phương án chiến lược cho một số sản phẩm chủ chốt là việc rất quan trọng vì sản phẩm đó đóng vai trò sống còn đối với công ty. Để đưa ra một chiến lược cụ thể Công ty phải trải qua rất nhiều công việc thu thập thông tin và xử lý thông tin một cách chính xác nhất. Mỗi sản phẩm lại có những đặc trưng, đặc thù khác nhau do vậy cần hiểu rõ đặc tính của sản phẩm cũng như chu kỳ sống của sản phẩm đó.
Hoạch định chiến lược sản phẩm chủ đạo khi sản phẩm đó còn đang trong giai đoạn tăng trưởng hoặc dao động. Bởi sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái lợi nhuận mang lại cũng không còn cao.
Ngân sách đầu tư cho các sản phẩm này trích từ Quỹ nghiên cứu phát triển và được phân bổ hàng năm.
2.4.4. Dự kiến hiệu quả thực hiện
Phương án 1: Phương án phát triển sản phẩm kẹo Chew
Chỉ tiêu
Đặc điểm hiện nay
Hướng phát triển
Chất lượng
Chất lượng cao
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để tiếp tục duy trì ưu thế này
Bao bì, kiểu dáng
Túi PE, gói giấy bóng.
Hình thức chưa tạo sự khác biệt
Kiểu dáng mới chỉ có 1 loại khuôn
Thiết kế thêm một số loại bao gói khác
Tăng thêm nhiều khuôn tạo hình để có nhiều kiểu dáng khác nhau
Mức độ đa dạng
Có 12 hương vị
Về trọng lượng túi kẹo chỉ có từ 250gr-500gr
Nghiên cứu đưa ra sản phẩm bánh Cookies hương vani, hương táo…
Bổ sung thêm các túi kẹo có trọng lượng 150gr, 200gr, 600gr, 800gr, 1000gr
Giá bán
Cao hơn so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh
Giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá
Doanh thu
Năm 2009 doanh thu là 122tỷ (tăng 13% so với năm 2008), chiếm tỷ trọng % trong tổng doanh thu
Phấn đấu năm 2015 doanh thu đạt 160tỷ đồng, chiếm tỷ trọng % tổng doanh thu
Sản lượng
Năm 2009 sản lượng là 2.3 tấn (tăng % so với năm 2008), chiếm tỷ trọng % trong tổng sản lượng
Phấn đấu năm 2015 sản lượng đạt 5 tấn, chiếm tỷ trọng % tổng sản lượng
Thị trường
Chủ yếu ở Miền Bắc
Củng cố thị trường Miền Bắc, mở rộng thị trường Miền Trung và Miền Nam
Khách hàng mục tiêu
Khách hàng có thu nhập cao
Khách hàng có thu nhập cao, khá.
Phương án 2 : Phương án phát triển kẹo Jelly
Chỉ tiêu
Đặc điểm hiện nay
Hướng phát triển
Chất lượng
Chất lượng khá
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để tiếp tục duy trì ưu thế này
Bao bì, kiểu dáng
Túi PE, hộp nhựa
Hình thức chưa tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
Kiểu dáng đơn điệu mới chỉ có 2 loại khuôn
Thiết kế thêm một số loại túi khác hình con vật ngộ nghĩnh
Tăng thêm nhiều khuôn tạo hình để có nhiều kiểu dáng khác nhau
Mức độ đa dạng
Có 12 loại Jelly
Về trọng lượng túi kẹo chỉ có từ 100gr-500gr
Nghiên cứu đưa ra sản phẩm Jelly hương vani, hương táo…
Bổ sung thêm các loại có trọng lượng 50gr, 70gr, 600gr, 1000gr
Giá bán
Cao hơn so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh
Giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá
Doanh thu
Năm 2009 doanh thu là 70tỷ (tăng 9% so với năm 2008), chiếm tỷ trọng 10% trong tổng doanh thu
Phấn đấu năm 2015 doanh thu đạt 130tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15% tổng doanh thu
Sản lượng
Năm 2009 sản lượng là 1.8tấn (tăng 20% so với năm 2008), chiếm tỷ trọng 12% trong tổng sản lượng
Phấn đấu năm 2015 sản lượng đạt 2.5tấn, chiếm tỷ trọng 15% tổng sản lượng
Thị trường
Chủ yếu ở Miền Bắc
Củng cố thị trường Miền Bắc, mở rộng thị trường Miền Trung và Miền Nam
Khách hàng mục tiêu
Khách hàng có thu nhập cao
Khách hàng có thu nhập cao, khá.
KẾT LUẬN
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng và lựa chọn chiến lược sản phẩm là một vấn đề hết sức có ý nghĩa, bởi vì nó có vị trí và vai trò rất quan trọng, là cơ sở để xây dựng và thực hiện các kế hoạch nhằm phát triển toàn diện doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, được sự giúp đỡ của cán bộ, nhân viên Công ty trong việc đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trước tình hình thị trường bánh kẹo Việt Nam luôn biến động và sự kiện Việt Nam ra nhập WTO. Vấn đề đặt ra đối với Công ty là cần thiết phải hoạch định một chiến lược sản phẩm hữu hiệu giúp Công ty ứng phó linh hoạt với những thay đổi của môi trường kinh doanh, vượt qua thử thách, chiến thắng trong cạnh tranh chủ động hội nhập và đi lên trong thời gian tới.
Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, em đã đưa ra một số giải phapr góp phần hoàn thiện công tác xâp dựng chiến lược tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Những giải pháp này được rút ra từ kinh nghiệm thực tế cũng như lý thuyết cơ bản. Em rất mong những đóng góp này sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của Công ty.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đinh Thị Ngọc Quyên và sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, đặc biệt là các anh chị phòng Kế hoạch-thị trường.
Ngày 10 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Thanh
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
Danh mục các tài liệu tham khảo
PGS.TS.Lê Văn Tâm, Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê-Hà Nội, 2000.
GS.TS.Nguyễn Thành Độ, PGS.TS.Nguyễn Ngọc Huyền- Giáo trình chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục.
PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Diệp-Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê-1988.
Philip Kotler-Những phương thức sáng tạo, chiến thắng và khống chế thị trường.
Quản trị marketing - Philip Kotler
Chủ biên: PTS. Trần Hoàng Kim, NXB Thống kê_ 1994, Chiến lược kinh doanh phương án sản phẩm lựa chọn và quyết địn
Các báo cáo của phòng kinh doanh công ty bánh kẹo Hải Hà
MỤC LỤC
Phiếu điều tra nhu cầu sử dụng sản phẩm bánh kẹo
của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Xin anh/chị cho biết các thông tin sau :
Họ và tên :……………………………………………………………………….
Tuổi : ………………………………..Thu nhập :……………………………….
Tình trạng gia đình :…………………Nghề nghiệp : ……………………………
Địa chỉ liên lạc :…………………………………………………………………..
Điện thoại :……………………………………………………………………….
Phiếu điều tra này nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu sử dụng bánh kẹo, cụ thể ở đây là sản phẩm bánh kẹo của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Mẫu điều tra : 150 người tại khu vực Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Xin anh/chị trả lời các câu hỏi dưới đây :
Mức độ sử dụng sản phẩm.
Thông thường, bao lâu anh/chị sử dụng bao nhiêu sản phẩm kẹo một lần?
200gr/1 lần
300gr/1 lần
500gr/1 lần
600gr/1 lần
Xin vui lòng cho biết anh/chị thường sử dụng sản phẩm bánh kẹo ở đâu?
Gần trường học
Công sở
Tại nhà
Khu vui chơi, giả trí
Xin vui lòng cho biết anh/chị thường sử dụng sản phẩm bánh kẹo khi nào?
Vào buổi sáng
Vào buổi trưa
Vào buổi chiều
Vào buổi tối
Xin vui lòng cho biết lý do anh/chị chọn loại sản phẩm bánh kẹo để sử dụng mà không phải loại sản phẩm nào khác?
Do tiện lợi
Do hợp khẩu vị và sở thích
Do mức độ đa dạng của sản phẩm bánh kẹo
Do giá cả hợp lý
Hiểu biết sản phẩm
Xin vui lòng cho biết anh/chị đã từng nghe qua hoặc biết đến những nhãn hiệu [loại sản phẩm] dưới đây không?
Kẹo chew
Kẹo Jelly
Bánh Long-pie, Hi-pie
Bánh kem Xốp Hải Hà
Xin vui lòng cho biết nhãn hiệu [loại sản phẩm] mà anh/chị thường xuyên sử dụng nhất?
Kinh Đô
Hải Hà
Hải Châu
Bibica
Nhãn hiệu khác
Xin vui lòng cho biết các lợi ích nào dưới đây anh/chị có được khi sử dụng sản phẩm?
Nhanh, tiện lợi
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Hương vị hấp dẫn
Lợi ích khác
Thói quen mua sản phẩm
Xin vui lòng cho biết anh/chị thường mua sản phẩm bánh kẹo ở đâu?
Tại các cửa hàng của Công ty
Tại các siêu thị
Tại các đại lý
Tại các cửa hàng tạp hóa
Anh/chị vui lòng cho biết mức độ thường xuyên mua sản phẩm tại những địa điểm nói trên?
1 tuần/4 lần
1 tuần/3 lần
1 tuần/2 lần
1 tuần/1 lần
Anh/chị hãy chọn các sản phẩm bánh kẹo Hải Hà mà anh chị đã mua?
Kẹo Chew
Bánh kẹo hộp
Bánh quy & craker
Bánh kẹo mềm
Anh/chị hãy chọn sản phẩm/nhãn hiệu mà anh/chị mua gần đây nhất?
Kẹo Chew
Bánh kẹo hộp
Bánh quy & craker
Bánh kẹo mềm
Những thuộc tính nào sau đây là quan trọng đối với anh/chị khi chọn mua sản phẩm?
Giá cả hợp lý
Chất lượng cao
Uy tín thương hiệu
Bao gói bắt mắt
Đánh giá sản phẩm
Đánh giá sản phẩm theo các khía cạnh dưới đây bằng cách sử dụng thang điểm từ 1 đến 5 (1: Hoàn toàn không phù hợp. 2 : Có phù hợp nhưng ít. 3. Phù hợp. 4 : Khá phù hợp. 5: Hoàn toàn phù hợp)
Đánh giá sản phẩm
Thang điểm
1
2
3
4
5
Sản phẩm chất lượng cao
Phù hợp túi tiền
Cho tôi sự an tâm
Nhiều sự lựa chọn
Dễ sử dụng
Đáp ứng sự mong đợi của tôi
Đo lường mức độ hài lòng
Nhìn chung, anh/chị hài lòng với sản phẩm kẹo Chew?
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Anh/chị hài lòng với sản phẩm kẹo Jelly?
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Anh/chị hài lòng với sản phẩm bánh kẹo hộp cao cấp?
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Nếu không hài lòng với sản phẩm nào, anh/chị vui lòng cho biết lý do?
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
Vui lòng cho biết, anh/chị sẽ giới thiệu sản phẩm nào cho người khác?
Anh/chị sẽ tiếp tục mua sản phẩm nào ?
……………………………………………………………………………….
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn anh/chị đã tham gia cuộc điều tra này.
Chúc anh/chị luôn mạnh khỏe!
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Danh mục tài sản chính của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (tính đến thời điểm 30/06/2009) 15
Bảng 2 : Thống kê đất đai, nhà xưởng của Công ty 15
Bảng 3 : Cơ cấu máy móc thiết bị cũ (từ 1960-1980) 16
Bảng 4 : Cơ cấu máy móc thiết bị hiện đại (từ 1992-nay) 16
Bảng 5 : Cơ cấu vật liệu chính 17
Bảng 6 : Nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất kẹo Chew (tháng 3 năm 2009) 19
Bảng 7 : Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2007-2009 20
Bảng 8 : Thống kê mức thu nhập và thưởng bình quân (2007-2009) 22
Bảng 9 : Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 24
Bảng 10 : Các chỉ tiêu kinh doanh (2007-2009) 25
Bảng 11 : Tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh 2007-2009 26
Bảng 12 : Các chỉ tiêu tài chính của Công ty (2006-2009) 30
Bảng 13 : Khối lượng bánh kẹo tiêu thụ phân theo miền. 37
Bảng 14 : Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) 38
Bảng 15 : Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) 39
Bảng 16 : Ma trận SWOT của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 43
Bảng 17 : Tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ trong tổng lượng tiêu thụ 46
Bảng 18 : Tốc độ phát triển doanh số tiêu thụ từng loại sản phẩm 46
Bảng 19 : Lựa chọn phương án chiến lược 48
Bảng 20 : Đa dạng hóa danh mục sản phẩm 50
Bảng 21 : Các nhóm sản phẩm chính của Công ty năm 2009 51
Bảng 22 : Một số sản phẩm mới của Công ty 53
Bảng 23 : Khối lượng tiêu thụ một số loại bánh kẹo trong các dịp lễ (năm 2009) 56
Bảng 24 : Sở thích tiêu dùng bánh kẹo từng vùng 59
Bảng 25 : Thị phần của một số Công ty trên thị trường bánh kẹo Việt Nam 59
Bảng 26 : Danh mục các nhà cung ứng vật liệu 63
Bảng 27 : Biến động giá vật liệu tại thời điểm tháng 08 hàng năm 64
Bảng 28 : Tiêu dùng sản phẩm theo thu nhập và độ tuổi 65
Bảng 29 : Vị thế cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo Hải Hà so với sản phẩm bánh kẹo của Kinh Đô và Hải Châu 67
Bảng 30 : Bản kế hoạch sản xuất kinh doanh (2010-2015) 78
Bảng 31 : Mục tiêu dự kiến 84
Bảng 32 : Ma trận QSPM của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 90
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 : Cơ cấu vật liệu chính 18
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo tính chất lao động (2007-2009) 21
Biểu đồ 3 : Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn (2007-2009) 21
Biểu đồ 4 : Sự biến động vốn lưu động và vốn cố định 2007-2009 24
Biểu đồ 5 : Sự biến động cơ cấu nguồn vốn 2007-2009 24
Biểu đồ 6: Sự thay đổi lợi nhuận và tổng tài sản (2007-2009) 27
Biểu đồ 7 : Sự thay đổi các khoản chi phí (2007-2009) 29
Biểu đồ 8 : Thị phần của một số công ty bánh kẹo 60
Biểu đồ 9 : Biến động giá nguyên vật liệu tại thời điểm tháng 08 hàng năm 65
Biểu đồ 10 : Số lượng tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo 88
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 : Cơ cấu sản xuất của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 7
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 10
Sơ đồ 3 : Cơ cấu tổ chức điều hành sản xuất tại các Xí nghiệp 13
Sơ đồ 4: Quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm 33
Mô hình 5 : Ma trận BCG nhóm sản phẩm 47
Sơ đồ 6: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 57
Sơ đồ 7: Quy trình sản xuất bánh kem xốp 68
Sơ đồ 8 : Quy trình sản xuất bánh Quy 69
Sơ đồ 9 : Quy trình sản xuất kẹo cứng có nhân 70
Quy trình sản xuất kẹo cứng có nhân gồm 3 giai đoạn: 70
Sơ đồ 10 : Quy trình sản xuất kẹo mềm 71
Sơ đồ 11: Quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm 85
Mô hình 12 : Ma trận Hofer của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 88
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25590.doc