Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Đề tài: Hoàn Thiện Việc Hoạch Định Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Lâm Sản Của Tổng Công Ty Lâm Nghiệp Việt Nam
Sinh Viên : Đặng Vũ Long
Mã Sinh Viên : CQ463536
Lớp : CN46A
Khoa : Quản Trị Kinh Doanh
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Vũ Phán
Mục Lục
Lời mở đầu
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam là một trong những công ty nhà nước, được thành lập theo ủy quyền của thủ tướng chính phủ và hoạt động dưới sự chỉ đạo của thủ tướng chính phủ. Tổng công ty có nhiệm vụ
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện việc hoạch định chiến lược marketing xuất khẩu lâm sản của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
duy trì vị trí nòng cốt trong ngành Lâm nghiêp Việt Nam, từ việc xây dựng và quản lý rừng nguyên liệu công nghiệp, khai thác, chế biến lâm sản, chế tạo sửa chữa máy lâm nghiệp và xây dựng công trình lâm nghiệp.động sản xuất – kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, một nhà sản xuất, kinh doanh muốn đứng vững trong nền kinh tế thị trường, muốn tìm kiếm được lợi nhuận thì không thể không cạnh tranh với các đối thủ của mình mà trong đó có một yếu tố hết sức quan trọng là chiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm của mình. Do vậy, hầu hết các nhà quản lý Marketing đều dành phần lớn thời gian và tiềm lực cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược Marketing của công ty mình.
Quá trình thực tập khảo sát tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và nhận thấy được tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược Marketing trong lĩnh vực xuất khẩu , tôi đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu Lâm sản của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam “.
Để hoàn thành chuyên đề này, tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Phán. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các cán bộ trong Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.
Chương I: Tổng Quan Về Công Ty
Quá trình hình thành và phát triển
1- Lịch sử ra đời
1.1 – Thông tin chung về Tổng công ty
- Tên doanh nghiệp: Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam
- Tên giao dịch: Vietnam forest products coporation
- Tên viết tắt: VINAFOR
- Địa chỉ : Số 127 – Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Điện thoại: 821 9082 - 821 9086
- Fax: 84.4.821.9087
- Địa chỉ website : www.vinafor.com.vn
- Địa chỉ email: vinafor_kt@fpt.vn
- Có tài khoản tại 4 Ngân hàng Thương mại chính của Việt Nam
- Tài khoản chính số: 001.100.0018506 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank ).
1.2 – Quá trình hình thành và phát triền của Vinafor
Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1995 – 1997
Gai đoạn 2: Từ năm 1997 – nay.
Giai đoạn 1: Theo quyết định số 667/TCLĐ ngày 04/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp quyết định thành lập theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổng công ty Lâm sản Việt Nam. Tổng công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập 10 Tổng công ty, liên hiệp trực thuộc Bộ Lâm nghiệp. Tổng công ty có 108 đơn vị thành viên , là những doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, những doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và những đơn vị sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, nghiên cứu khoa học, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất để nâng cao khả năng, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao. Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân và thành phố trực thuộc Trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Luật doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam có:
Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam
Điều lệ cụ thể và tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành.
Vốn và tài sản, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý.
Có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng trong nước và ngoài nước.
Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Mặt khác, Tổng công ty có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật doanh gnhiệp Nhà nưứoc. Tổng công ty thực hiện tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao, mở rộng quy mô theo khả năng của Tổng công y và nhu cầu của thị trường, kinh doanh ngành nghề nếu được cơ quan Nhà nược có thẩm quyền cho phép.
Giai đoạn 2: Cuối năm1997, theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sắp xếp, tổ chực lại các doanh nghiệ lâm nghiệ nhằm đảm bảo gọn nhẹ nhưng có đủ sức mạnh về công nghệ, khoa học kỹ thuật, tài chính.. để đáp ứng yêu cầu xây dựng ngành Lâm nghiệp phát triển bền vững.
Tính đến năm 1997, nước ta đã mở của nền kinh tế được 8 năm nhưng nhìn chung nền kinh tế nước ta còn nghèo, tốc độ phát triển chậm, 80% dân số sống bằng nghề nông – lâm – ngư nghiệp. Do đó chỉ có phát triểncác ngành này một chách toàn diện kết hợp với các nghành kinh tế khách thì mới có thể giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh. Tổng công tý lâm sản Việt Nam là một trong những đơn vị sẽ giúp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện đuợc nhiệm vụ mà mình đã đề ra. Giai đoạn 1, Tổng công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực đó mà còn phải mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình , tức là phải thực hiện từ khâu trồng đến chế biến và tiêu thụ tất cả các sản phẩm lâm sản. Do vậy Tổng công ty đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các tỉnh giao thêm một số diện tích rừng , đất rừng, các cơ sở chế biến lâm sản, nhà máy xí nghiệp. Tổng công tý chính là đơn vị đầu mối thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng và tìm hướng mới chosản xuất hàng lâm sản. Tổng công ty đã rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp hạc toàn phụ thuộc, các doanh nghiệp hạc toán độc lập.. từ 108 doanh nghiệp xuống còn 51 doanh nghiệp. Nhưng tính đến ngày 31/12/1999 thì Tổng công ty có tổng số 54 đơn vị thành viên, trong đó có 47 doanh nghiệp hạch toán độc lập, 7 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạnh Tổng công ty là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt ( Quyết định số 933/1997/QĐ-tập trung ngày 04/11/1997 của Thủ tướng chính phủ ). Ngoài ra theo quyết định số 3308/NN-TCCB/QĐ ngày 18/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép Tổng công ty lâm sản Việt Nam được đổi tên thành Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.. Từ đó nhiệm vụ kinh doanh và sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty đã được thay đổi.
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là:
VIETNAM FOREST PRODUCTS CORPORATION
Tên viết tắt là: VINAFOR
Trụ sở chính của Tổng công ty đặt tại: 127 Lò Đúc - quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội.
Tổng số lao động : 11.163 lao động
Chi nhánh văn phòng đại diện của tổng công tý đặt tại 3 thành phố:
1. Thành phố Đà Nẵng.
2. Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
3. Thành phố Hồ Chí Minh.
Có tài khoản ngân hành tại 4 ngân hành Thương mại chính của Việt Nam.
Tài khoản chính số: 001.100.0018506 tại ngân hàng Thương mại Việt Nam ( Vietcombank ).
- Điện thoại: 821 9082 - 821 9086
- Fax: 84.4.821.9087
- Địa chỉ website : www.vinafor.com.vn
- Địa chỉ email: vinafor_kt@fpt.vn
2- Các ngành nghề kinh doanh
Vinafor tập trung kinh doanh các ngành nghề sau:
Xây dựng, quản lý và kinh doanh rừng nguyên liệu công nghiệp.
Khai thác, vận tải lâm sản.
Chế biến lâm sản và nông sản, thủy sản đã được sản xuất theo phương thức nông, lâm kết hợp.
Kinh doanh và xuất nhập khẩu thiết bị kỹ thuật phục vụ Lâm nghiệp.
Kinh doanh lâm sản, xuất khẩu lâm sản ( kể cả động vật, chim thú, cây cảnh ), nông sản và thủy sản theo quy định của pháp luật.
Chế tạo sửa chữa máy Lâm nghiệp, thiết bị nâng hạ, lắp ráp ôtô, xe máy và thiết bị điện.
Xây dựng công trình Lâm nghiệp, công nghiệp và dân dụng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
Du lịch Lâm nghiệp bao gồm: Khách sạn, lữ hành quốc tế và nội địa, vận chuyển khách du lịch và dịch vụ du lịch.
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật, trên cơ sở bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chính của Tổng công ty là: Xây dựng và quản lý rừng nguyên liệu công nghiệp, khai thách và chế biến lâm sản, chế tạo, sữa chữa máy Lâm nghiệp và xây dựng công trình Lâm nghiệp.
3- Nhiệm vụ của Vinafor
Điều tra nghiên cứu thị trường lâm sản trong nước, nước ngoài và các nguồn nguyên liệu lâm sản đề góp phần xây dựng, quy hoạch các vùng rừng nguyên liệu công nghiệp từ rừng trồng và rừng tự nhiên.
Tham gia quy hoạch các cớ sở chế biến Lâm sản và kế hoạch đầu tư xây dựng mới, cải tạo các nhà máy chế biến lâm sản và các công trình khai thác rừng.
Tham gia xây dựng các kế hoạch dịch vụ, phục vụ phát triển nghề rừng và kinh tế miền núi.
4- Các sản phẩm xuất khẩu
4.1- Đồ mộc từ ván nhân tạo và vật liệu tổng hợp
Do những đặc tính cơ lý ưu việt của ván nhân tạo ( Ván sợi MDF, ván dăm PB, ván ghép thanh ) nên đồ mộc làm từ loại ván này rất thích hợp với nội thất hiện đại. Kiểu dáng, màu sắc phong phú, độ bền cao, dễ lắp đặt là ưu điểm lớn nhất của đồ mộc loại này. Các sản phẩm đồ mộc nội thất của Vinafor: Bàn ghế, giường tủ, tủ bếp, vách ngăn, sàn nhà, ốp phòng, ốp trần… làm từ ván nhân tạo, thích hợp cho nội thất gia đình, công sở, trường học, nhà hàng, khách sạn, nhà văn hóa, cung thể thao.
4.2- Đồ mộc nội và ngoại thất từ gỗ tự nhiên
Nguồn ngỗ được khai thác từ rừng tự nhiên là nguyên liệu quý dùng cho công nghiệp sản xuất đồ mộc. Đồ mộc giả cổ, cửa, khuôn của, đồ mộc nội thất và ngoại thất là những mặt hàng của Vinafor được thì trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Nhờ đầu tư cải thiện công nghệ xử lý gỗ và nâng cao trình độ tay nghề nên các xí nghiệp sản xuất đồ mộc của Vinafor không chỉ sử dụng gỗ tự các nhóm quý hiếm mà còn sử dụng từ các nhóm gỗ thông dụng hơn: Gỗ Điều, gỗ Cao su, gỗ Bạch đàn, gỗ Xà cừ…
4.3- Các sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ, đá, mây, tre
Sản phẩm mỹ nghệ từ các vật liều rừng nhiệt đới: Song, mây, tre, guột là những mặt hàng truyền thống của Vinafor được thị trường châu Âu, Mỹ, Á ưa chuộng.
Trình độ tay nghề khéo léo trong việc kết hợp với các vật liệu truyền thống như: Sơn mài, gỗ, đá, sành, sứ… đã tạo ra những sản phẩm đạt tính thẩm mỹ cao, đa dạng kiểu dáng, phù hợp với mọi loại nội thất.
4.4- Lâm đặc sản
Kết hợp với trồng rừng nguyên liệu, Vinafor cũng chú trọng trồng các loại cây khác tạo nguồn để khai thác các đặc sản rừng: Dầu thông, Cánh kiens, Xa nhân, Quế, Hồi… nhằm mục đích xuất khẩu cho các ngành kinh tế khác như: Hóa mỹ phẩm, hóa dược, công nghệ sơn phủ, vecni, sơn cách điện, công nghệ điện tử viễn thông. Vinafor có tiềm lực tạo nguồn cây cảnh ( Bonsai ) và chăn nuôi chim thù rừng nhiệt đới.
II- Cơ cấu tổ chức
1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy
Chủ tịch hội đồng quản trị
Phòng
Lâm
Nghiệp
Phòng
Kế
Toán
Tài chính
Phòng
Đầu tư
Tài chính
Phòng
Kiểm
Toán
Phòng
Tổ
Chức
Lao động
Phòng
Thanh Tra Pháp Chế
Phòng
Kinh
Doanh
Văn Phòng
Tổng
Công
Ty
Phòng
Kỹ Thuật & Hợp Tác Quốc Tế
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phòng
Đầu tư
Xây dựng
Cơ bản
Phòng
Kế
Hoạch
Thị
Trường
Các đơn vị
Hạch toán độc lập
Phòng
Thanh Tra Pháp Chế
Các công ty liên doanh
Các văn phòng đại diện
Các đơn vị
Hạch toán độc lập
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc
2- Mô tả nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận
Hội đồng quản trị: Thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao cho.
Hội đồng quản trị có 7 thành viên gồm chủ tịch hộ đồng quản trị, một thành viên kiêm Tông giám đốc, một thành viên kiêm trưởng ban kiểm soát và một thành viên kiêm nghiệm là các chuyên gia về ngành kinh tê- kỹ thuậ, kinh tế- tài chính, quản trị kinh doanh có hiểu biết pháp luật.
Ban kiểm soát: Có 5 thành viên trong đó một thành viên Hộng đồng quản trị làm trưởng ban theo sự phân công của Hộng đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệ, khen thưởng, kỹ luật.
Ban kiểm soát được thành lập để giúp Hội đồng quản trị trong công tác quản lý của mình. Thực hiện nhiêm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên của Tổng công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, điều lệ Tổng công ty, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
Tổng giám đôc: Là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước người bổ nhiệm mình, trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất trong Tổng công ty do đó Tổng giám đốc có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp đồng thời Tổng giám đốc cũng là người chị trách nhiệm chính về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Bộ may giúp việc: Trong Tổng công ty gồm có phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, văn phòng Tổng công ty và các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ.
- Giúp việc cho Tổng giám đốc của Tồng công tý có 2 phó giám đốc. Đây là những người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
- Kế toán trưởng của Tổng công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thông kê của Tổng công ty, có các quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu giúp đỡ Hội đồng quản trị và Tổng giám độc trong quản lý, điều hành công việc. Bao gồm các phòng: Phòng Kỹ thuật và hợp tác quốc tế, Phòng tổ chức lao động, Phòng đầu tư và Xây dựng cơ bản, Phòng Kế hoạch, Phòng Kế toán- Tài chính, Phòng Kiểm toán và thanh tra, Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu và Phòng Lâm nghiệp.
Văn phòng Tổng công ty: Cùng một lúc thực hiện hai hoạt động. Văn phòng Tổng công ty là nơi giúp cho Hội đồng quản trị và Tồng giám đốc trong quản lý, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Mặt khác, ngay tại vưn phòng của Tồng công ty cũng tiến hành hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho Tồng công ty như một doanh nghiệp.
Đối với các đơn vị hạch toán độc lập: Đây là những doanh nghiệp nhà nược hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Được quyển tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính và chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tồng công ty. Mọi kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên đêu phải được xây dựng trên nguyên tắc: khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực đã được Tổng công ty giao, tăng cương hợp tác giữa các dơn vị thành viên.
Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc: Có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng công ty, chi sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty. Tổng công ty chị trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh do sự cám kết của các đơn vị này. Đối với các doanh nghiệp này, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh muốn tiến hành đều phải dưới sự phân cấơ của Tồng công ty.
III- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Vinafor
1- Lĩnh vực hoạt động
Vinafor tập trung kinh doanh các ngành nghề sau:
Xây dựng, quản lý và kinh doanh rừng nguyên liệu công nghiệp
Khai thác, vận tải lâm sản
Chế biến lâm sản và nông sản, thuỷ sản đã được sản xuất theo phương thúc nông lâm kết hợp.
Kinh doanh lâm sản, xuất nhập khẩu lâm sản ( kể cả động vật, chim thú, cây cảch ), nông sản và thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh và xuất khẩu thiết bị kỹ thuật, phục vụ sản xuất lâm nghiệp.
Chế tạo sửa chữa máy Lâm nghiệp, thiết bị nâng hạ, lắp ráp ôtô, xe máy và thiết bị điện.
Xây dựng công trình Lâm nghiệp, công nghiệp và dân dụng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
Du lịch Lâm nghiệp bao gồm: Khách sạn, lữ hành quốc tế và nội địa vận chuyển khách du lịch và du lịch.
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật, trên cơ sở bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chính của Tổng công ty là: Xây dựng và quản lý rừng nguyên liệu công nghiêpk, khai tách và chế biến lâm sản, chế tạo, sửa chữa máy Lâm nghiệp và xây dựng công trình Lâm nghiệp
2- Đặc điểm khách hàng
Tổng công ty phân thành 3 loại khách hàng chủ yếu sau:
Thứ nhất: Khách hàng cuối cùng là những cá nhân, tổ chức… trực tiếp sử dụng sản phẩm. Đối với loại khách hàng này thì tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thói quen tiêu dùng, tâm sinh lý, khản năng tài chính,bản sắc văn hoá, tôn giáo,truyền thống…
Thứ hai: Các trung gian phân phối trong nước đây là những đại lý của hàng, siêu thị, trung tâm thương mại… Tổng công ty tiến hành tìm hiểu dạng kênh phân phối hiên tại, khản năng tài chính, khản năng tiêu thụ.
Thứ ba: Các trung gian phân phối ở các nước nhập khẩu. Tiến hành xem xét dạng kênh phân phối hiện đang sử dụng, khản năng tài chính, khản năng kinh doanh, các mối quan hệ làm ăn. Tổng công ty nghiên cứu giá hàng trên thị trường quốc tế và các yếu tố ảnh hưởng đến giá, xu hướng biến động của giá, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, các tiêu chuẩn bắt buộc của sản phẩm (SP) do đơn vị đưa ra, quy định về nhập khẩu hàng hoá.
3- Về thị trường tiêu thụ
Ngày nay thì xu hướng sử dụng SP thân thiện đang ngày càng phổ biến trên thị trường thế giới. Các SP làm từ nguyên liệu thiên nhiên đã và đang được khách hàng ưa chuộng, SP gỗ là một loại SP như vậy. Do đó, cơ hội ngày càng nhiều cho ngành chế biến gỗ mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thị trường trong nước: Ở miền Bắc thì có Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ… Ở Miền Trung thì có, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà…Ở miến Nam thì có: TP HCM, Lâm Đồng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bạc Liêu… Rộng rãi từ Bắc tới Nam đều có các văn phòng đại diện, các đơn vị thành viên, các nhà máy xí nghiệp… để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nội địa.
Thị trường ngoài nước: Gồm có thị trường trong khu vực như Campuchia, Malaysia, Thái Lan,… và ngoài khu vực như Nhật Bản, Đức, Ý, Pháp,… Ngoài các thị trường truyền thống nói trên Tổng công ty đã xâm nhập được các thị trường mới như Ấn Độ, Ailen, Đan Mạch. Hiện tại, EU là một thị trường nhập khẩu (NK) các SP gỗ lớn nhất của VINAFOR. Gồm 25 nước thành viên, mỗi nước lại có đặc điểm tiêu dùng riêng nên nhu cầu rất đa dạng. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên tương đối đồng đều cho nên những người dân thuộc khối EU có những đặc điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Đặc điểm nổi bật của thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ khác hẳn so với thị trường các nước đang phát triển. EU tiến hành kiểm tra các SP ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động nhanh giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các SP tại biên giới.
4- Đặc điểm về công nghệ, kỹ thuật
Theo kết quả điều tra mới đây của hai tổ chức Swiss contact (Thuỵ Sỹ) và GTZ (Đức) tiến hành trên 1.200 doanh nghiệp tại Việt Nam thì chỉ có khoảng 0,1% doanh nghiệp sử dụng tư vấn khi mua sắm thiết bị công nghệ. Và chi phí dành cho đổi mới công nghệ là 2% doanh thu. Vấn đề đổi mới công nghệ đang ngày càng được quan tâm bởi ảnh hưởng tới chất lượng SP, năng suất lao động, các tiêu chuẩn kỹ thuật… Nhưng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
+ Tư duy về công nghệ
+ Năng lực tài chính, năng lực sản xuất, trình độ ngưòi lao động của đơn vị
+ Nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ
Tổng giá trị dây chuyền trang thiết bị máy móc dùng cho SXKD là:
Nguyên giá: 58.781.724.369 đồng
Giá trị hao mòn luỹ kế đến ngày 31/12/2007 là: 28.145.985.376 đồng
Giá trị còn lại đến ngày 31/12/2007 là: 30.635.738.993 đồng
Hằng năm Tổng công ty luôn đầu tư đổi mới trang thiết bị hay tân trang, sủa chữa máy móc, nhà xưởng. Nhưng vốn đầu tư quá lớn Tổng công ty chưa thay thế những dây chuyền thiết bị lạc hậu, không đồng bộ.Hiện nay, VINAFOR lựa chọn công nghệ thiết bị theo quan điểm phù hợp, tiến tiến, hiện đại nhằm sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Đối với ván nhân tạo chọn công nghệ theo phương pháp khô, an toàn, vệ sinh, đáp ứng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Với dây chuyền công nghệ ván nhân tạo quy mô lớn từ 30.000 – 50.000 m3sp/năm thì nên lựa chọn thiết bị chính của các nước Thuỵ Điển, Đức… Với dây chuyền công nghệ ván nhân tạo qui mô nhỏ hơn thì lựa chọn công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… Kết hợp với chế tạo trong nước để giảm giá thành. Công nghệ sản xuất ván ghép thanh công suất 1.000 – 4.000 m3sp/năm cũng có thể lựa chọn thiết bị trong nước kết hợp với nước ngoài bao gồm các thiết bị chính như máy ép, ghép và máy đánh nhẵn. Đầu tư công nghệ thiết bị gỗ sử dụng từ ván nhân tạo VINAFOR lựa chọn thiết bị đồng bộ của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Cũng có thể lựa chọn 70-80% những thiết bị chính trong dây chuyền như: máy phay, bào 2 mặt, 4 mặt, máy khoan, máy cắt hai đầu, máy đánh nhẵn từ nước ngoài, còn lại từ 20-30% các thiết bị phụ thì sản xuất trong nước. Trường hợp không đủ cả dây chuyền thì nên lựa chọn đầu tư theo chiều sâu cho các khâu như: sấy, ngâm tẩm, bảo quản, gia công, tạo dáng chi tiết và sơn phủ bề mặt nhằm nâng cao chất lượng SP. VINAFOR đã tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại. Hai nhà máy sản xuất MDF Gia Lai và ván dăm Thái Nguyên đã được đầu tư dây chuyền sản xuất của Châu Âu có công suất có công suất 54.000 m3sp/năm và 16.500 m3sp/năm với tổng giá trị gần 20 triêu USD.
5- Đặc điểm về quy trình sản xuất, khai thác chế biến lâm sản
Trồng rừng
Khai thác
Chế biến
Sản phẩm
Công tác trồng rừng của VINAFOR luôn hướng tới mục tiêu: KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG, góp phần thực hiện chủ trương định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo cho dân tộc miền núi. Diện tích rừng trồng của VINAFOR ngày càng mở rộng có chất lượng, sản lượng cây trồng cao đang cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất ván nhân tạo, đồ mộc, dăm gỗ XK, gỗ trụ mỏ và các nhu cầu sử dụng gỗ khác của xã hội.
Trồng rừng: Tiến hành công tác chuẩn bị vườn ươm trước khi đưa công nghệ nuôi cấy mô vào sản xuất cây con, tiến hành giâm, hom các loại cây giồng. Khi đưa ra trồng thì tiến hành chăm sóc, bảo vệ.
Khai thác: Khi cây trồng đã đủ tuổi đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thì tiến hành khai thác theo thiết kế khai thác của VINAFOR phê duyệt
Chế biến:Sau khi được khai thác thì tiến hành sơ chế. Sau quá trình này sẽ phân loại gỗ và chuyển tới các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ.
Sản phẩm: Là sản phẩm cuối cùng của nhà máy chế biến gỗ như ván dăm, ván ép,ván sợi, ván ghép, đồ mộc…
Về cơ sở chế biến gỗ: Đã hình thành một số khu vực chế biến gỗ tập trung. Có 7 cơ sở chế biến gỗ ở miền Bắc và 4 cơ sở chế biến gỗ ở Miền Nam. Ngoài ra, còn ở các vùng lân cận Buôn Ma Thuột, Đắc Nông, Quy Nhơn, Khu vực Miền Trung có Vinh, Quảng Trị, Đà Nẵng.
6- Đặc điểm về nguyên liệu
Đối với các SP gỗ thì nguyên liệu là thành phần quan trọng nhất ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại, nguyên liệu của Tổng công ty được cung cấp từ các nguồn sau:
Trồng rừng
Diện tích rừng nguyên liệu qua các năm
Đơn vị: ha
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Trồng rừng nguyên liệu
4.764
4.592
4.181
4.432
(Nguồn: Phòng kế hoạch)
Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích rừng trồng qua các năm biến động không ổn định. Hai năm sau có diện tích rừng giảm đi so với hai năm trước nhưng không nhiều. Trong đó có các đơn vị trồng rừng mới bao gồm:
+ Công ty Lâm nghiệp La Ngà: 892,3 ha
+ Công ty Lâm nghiệp Gia Lai: 1.910 ha
+ Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên: 500 ha
+ Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc: 2.016 ha
+ Lâm trường Ba Tơ: 600 ha
VINAFOR hiện đang quản lý 150.000 ha rừng và đất rừng phân bổ trên nhiều tỉnh khắp cả nước từ Miền Bắc, Miền Duyên hải, Miền Trung, Tây Nguyên tới Miền Nam bao gồm các tình: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quãng Ngãi, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Đồng Nai… Bên cạnh việc trồng rừng tại các Lâm trường trực thuộc, VINAFOR còn hợp tác với 20 đơn vị trồng rừng địa phương và hàng ngàn hộ dân dưới hình thức ký hợp đồng đầu tư vốn trồng rừng và bao tiêu SP
Nguồn nguyên liệu nhập khẩu
Nguồn nguyên liệu chủ yếu cho hàng mộc ngoài trời được NK, còn hàng mộc trong nhà được cung ứng bằng nguồn gỗ rừng trồng trong nước. Ngoài thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, Malaysia. Các đơn vị đã mở rộng thị trường NK nguyên liệu sang các nước xa xôi như: Công gô, Papua, Newguinea… để đảm bảo đủ nguyên liệu cho các mặt hàng XK.
Hiện nay 80% nguyên liệu phục vụ XK là NK từ các nước không ổn định Tổng công ty muốn đạt kim ngạch XK hằng năm 40 triệu USD cần tiêu thụ 30.000 m3 gỗ tròn nguyên liệu. Hằng năm Tổng công ty vẫn phải NK từ 10.000-20.000 m3 gỗ tròn nguyên liệu, giá liên tục tăng từ 10- 13% trong khi giá XK các SP gỗ chế biến vẫn không thay đổi. Điều nay gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như vấn đề dự trữ và cung ứng nguyên liệu.
Nguồn nguyên liệu là rừng tự nhiên
Trên cơ sở chỉ tiêu khai thác gỗ rừng tự nhiên từng khu vực đã được thủ tướng CP phê duyệt hằng năm, Bộ thương mại phối hợp với UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (có chỉ tiêu khai thác) chỉ đạo ngành kiểm lâm, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc khai thác gỗ ngay tại địa phương. Do vậy khai thác gỗ tự nhiên phải theo chỉ tiêu, kế hoạch của NN.
IV – Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Vinafor
1- Các yếu tố bên ngoài
1.1 - Luật pháp, chính sách của nhà nước về xuất khẩu
1.1.1 - Môi trường pháp lý
Trong cạnh tranh môi trường pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu môi trường pháp lý hỗ trợ cho cạnh tranh không thuận lợ, nếu cạnh tranh không công bằng, bình đẳng thì mặc dầu hàng hóa xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, doanh nghiệp xuất khẩu có bề dày kinh nghiệm, kết quả cạnh tranh của doanh nghiệp cũng vẫn bị hạn chế.
Pháp luật kinh doanh nước ta tuy đã có những bước phát triển quan trọng nhưng còn nhược điểm là chưa đầy đủ, có một số quy định chưa thông thoáng. Đặc biệt, chế định cạnh tranh được xác lập tại luật thương mại mới mang tính định hướng, còn luật cạnh tranh và chống độc quyền đang trong quá trình xây dựng.
Sự cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh hàng xuất khẩu diễn ra trên thị trường Châu Âu, do đó cần phải nghiên cứu thị trường xuất khẩu Châu Âu của các sản phẩm Việt Nam. Vì vậy, để tạo lập môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nước ta cần có sự thỏa thuận cam kết giữa Việt Nam và chính phủ các nước EU thông qua các điều ước song phương hoặc đa phương. Việc này thuộc chức năng, trách nhiệm của nhà nước, của Chính phủ.
1.1.2 – Chính sách cơ chế quản lý xuất khẩu
Bao gồm:
- Chính sách thị trường xuất khẩu: Phát triển thị trường, tổ chức xâm nhập thị trường, hỗ trợ về thông tin, về kết nối quan hệ bạn hàng, về đào tạo nhân lực.
- Chính sách mặt hàng xuất khẩu: Bảo đảm nguyên tắc hiệu quả quốc gia trong xuất khâu, thống nhất giữa mực tiêu nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế với sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Cần khuyến khích doanh nghiệp tạo ra những mặt hàng xuất khẩu mới đạt giá trị gia tăng cao và tìm thị trương xuất khẩu cho những mặt hàng đó.
- Chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu EU thông qua sử dụng các công cụ, biện pháp kinh tế: Hỗ trợ và khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu có giá trị gia tăng cao; hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường về tiếp cận thị trường và đào tạo nhân lực; hỗ trợ khuyến khích về tài chính-tín dụng thông qua sử dụng các công cụ biện pháp kinh tế như: thuế xuất khẩu, quỹ hộ trợ xuất khẩu, quỹ bảo hiểm xuất khẩu, quỹ hộ trợ xúc tiến thương mại.
1.1.3 – Quy định cụ thể với xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ
- Bãi bỏ việc phê duyệt và phân bổ hạn mức gỗ rừng tự nhiên để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu. Mọi dạng sản phẩm gỗ đều được phép xuất khẩu trừ gỗ tròn, gỗ xẻ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước.
- Gỗ có nguồn gốc nhập khẩu được phép xuất khẩu dưới mọi dạng sản phẩm, kể cả việc tái xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ. Gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu và sản phẩm lâm sản từ gỗ nhập khẩu khi xuất khẩu không hải chịu thuế xuất khẩu.
- Nhà nước khuyến khích xuất khẩu các loại sản phẩm gỗ có hàm lượng gia công, chế biến cao. Bộ tài chính hoàn thiện chính sách thuế để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ loại này.
- Trên cơ sở chỉ tiêu khai thác gỗ tự nhiên từng khu vực đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt hàng năm, Bộ thương mại phối hợp với UBND các tỉnh thành phố trược thuộc TW ( có chỉ tiêu khai thác ) chỉ đạo ngành kiểm lâm, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác gỗ ngay tại địa phương. Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ đối với sản phẩm gỗ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu phải được thực hiện ngay tại cơ sở sản xuất theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; không kiểm tra nguồn gốc nhập khẩu và gỗ rừng trồng, phải xuất trình tại hải quan cửa khẩu hồ sơ hợp lệ về nguồn gốc gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục hải quan.
- Việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước có chung đường biên phải thực hiện theo quy định của Thủ tướng chính phủ và hướng dẫn của Bộ Thương mại.
( Quy định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của TTg chính phủ về quản lý XK,NK hàng hóa )
1.2 – Môi trường kinh doanh quốc tế
Điểm nổi bật nhất cảu môi trường kinh doanh quốc tế đó là xu thế tự do hóa thương mại, khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế. Đây là một trong những nhân tố tác động tích cực đến việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan… tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và cả Vinafor khi mà EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan …là những thị trường lớn nhất.
Mục tiêu cuối cùng của tự do hoa thương mại là giảm dần và tiến tới xóa bỏ tất cả rào cản thuế quan cũng như phi thuế quan để tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thông tự do giữa các nước, tiến dần tới một thị trường thế giới thông nhất.Do vậy, khi tham gia vào khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế, các nước thành viên phải mở cửa thị trường, thực hiện mục tiêu của tự do hóa thương mại. Việc mở cửa thị trường là tất yếu của nền kinh tế mở, nó đòi hỏi các nước đồng thời phải xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ đắc lực cho việc đẩy mạnh giao lưu hàng hóa quốc tế. Vì vậy, xu thế tự do hóa thương mại, khu vưc hóa và toàn cầu hóa kinh tế có tác động rất lớn đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU, hay Việt Nam và Mỹ. Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế so sánh của mình nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường EU, My... Tuy nhiên, hàng hóa của Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên những thị t._.rường với những hàng hóa của các quốc giá khác cũng ký hiệp định thương mại đặc biệt là Trung Quốc nới có nhiều chủng loại hàng hóa tương tự như Việt Nam.
2- Các nhân tố bên trong
2.1 – Công nghệ và may móc thiết bị
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Vinafor đó là máy móc thiết bị để sản xuất ra chúng. Hiện nay, ở các nước nói chung trong đó có cả Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã hình thành mạng lưới công nghiệp chế biến hàng hóa lâm sản, nhưng đại đa số đó là những công nghệ yếu kém, lạc hậu, các cơ sở sản xuất nhỏ, phân tán đã ảnh hưởng rất lớn đến đến chất lượng sản phẩm. Hiên nay số dây chuyền sản xuất đồng bộ từ khâu sơ chế đến thành phẩm đã ít lại lạc hậu, chỉ có một số đơn vị thành viên có dây chuyền công nghệ hiện đại như nhà máy MDF Gia Lai, hoặc nhà máy Ván Dăm Thái Nguyên do được sự đầu tư của nhà nước, sản phẩm có chất lượng cao, thuận lợi cho xuất khẩu. Tuy nhiên, đại đa số các đơn vị thành viên do thiếu vốn nên sản phẩm chỉ mới ở dạng sơ chế, dạng nguyên liệu xuất khẩu và sản phẩm chất lượng thấp nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của công tác xuất khẩu, đặc biệt khi xuất khẩu sang thị trường khó tính , yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật như EU, Mỹ.
Công nghiệp gỗ ở nhiều nước tiên tiến đã đạt đến trình độ tự động hóa, tuy nhiên trong lĩnh vực hàng gỗ nội thất cao cấ thì có đến 75% sản phẩm gỗ vẫn phải làm bằng thủ công, với trình độ tay nghề cao.
Vì vậy, để đẩy mạnh hiệu quả của xuất khẩu hàng hóa lâm sản thì nhất thiết các cơ sở chế biến của các đơn vị thành viên cần phải đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, hình thành các khu tập trung, với dây chuyền sản xuất đồng bộ để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao.
2.2 – Chất lượng đội ngũ lao động
Chất lượng đội ngũ lao động là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam nói riêng vì con người giữ vai trò trung tâm trong quá trình sản xuất.
Hiện tại, toàn Tổng công ty có hơn 11.000 lao động. Đối với hoạt động sản xuất thì lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực này có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lón đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động xuất khẩu. Hầu hết các công nhân viên chức hoạt động trong lĩnh vực này đều có hiểu biết các nghiệp vụ ngoại thương, có khả năng đàm phán các hợp đồng kinh tế và thông thạo một loại ngoại ngữ như tiếng Anh, Pháp, Đức… đây là những điều kiện cần thiết của một lao động hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhâp khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh đó sự hiểu biết về hoạt động Marketing còn hạn chế, do đó cần có biện pháp khắc phục.
Đội ngũ lao đọng quản trị có những đóng góp không nhỏ trong việc lập ra các bản chiến lược, định hướng cho hoạt động sản xuát, xuất khẩu, lập các kế hoạt dài hạn, trung và ngắn hạn và việc xác định các thị trường trọng điểm để tiến hành hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, tại một số đơn vị thành viên đội ngũ này làm việc không hiệu quả. Một số đơn vị sau khi thay đổi giám đốc, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
Cuối cùng là vai trò đội ngủ lao động sản xuất trực tiếp làm ra sản phẩm cụ thể, do vậy trình độ tay nghề cũng như sự hiểu biết về sản phẩm chính là yếu tố để làm ra một sản phẩm tốt. So với Trung Quốc thì trình độ tay nghề của công nhân Việt Nam cao hơn, khéo léo hơn và sáng tạo hơn, đó là lợi thế cần phát huy. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ sản xuất theo hợp đồng, các mẫu hàng đều do phía đối tác cung cấp do đó cần chủ động sáng tạo ra các sản phẩm của riêng mình để tăng lợi thế cạnh tranh.
2.3 – Đàm phán các hợp đồng kinh tế
Nói đến sự thành công của hoạt động xuất khẩu không thể không nói đến vai trò quan trọng của việc đàm phán các hợp đồng kinh tế mà tại đó mỗi bên luôn mong muốn đạt được mục tiêu mà mình đề ra.
Để đàm phán có hiệu quả thì việc nắm vững kỹ thuật đàm phán cũng như về văn hóa và con người của đối tác là rất cần thiết.
V-Thực trạng sản xuất kinh doanh.
5.1-Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh thu
1387,27
1192,37
1720,89
2211,68
2349,39
2478,98
2695,74
Lợi nhuận
13,774
16,286
18,678
20,48
48,74
38,69
39,52
Nộp ngân sách
193,38
156,77
88,273
77,22
91,79
93,99
95,08
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của VINAFOR có một số điểm đáng chú ý sau
Về doanh thu: Doanh thu năm 2002 giảm so với năm 2001 là 14,1% song đến năm 2003 doanh thu tăng lên cao hơn cả 2 năm trước cụ thể tăng 44,32% so với năm 2002. Năm 2004, tăng 28,53% so với năm 2003. Và ta thấy doanh thu liên tục tăng ở các năm kế tiếp. Cụ thể: 2005 tăng 6,2% so với năm 2006 tăng 5,5% so với năm liền trước. Năm 2007 tăng 8,74% so với năm 2006. Trong giai đoạn từ năm 2002-2006 hằng năm các đơn vị thành viên và Tổng công ty luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra với mức năm sau cao hơn năm trước. Năm 2003 có tỷ lệ % doanh thu tăng cao nhất 44,32% trong hai năm gần đây thì tỷ lệ % tăng thấp hơn và trở nên đồng đều hơn. Điều này phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua có sự phát triển thuận lợi và ổn ở hai năm gần đây.
Về lợi nhuận: Ta thấy tình hình tăng trưởng của lợi nhuận cũng không đồng đều. Cụ thể, năm 2002 lợi nhuận tăng 18,2% so với năm 2001, năm 2003 lợi nhuận đạt 18,678 tỷ đồng tăng 14,7% so với năm 2002, năm 2004 lợi nhuận tăng 9,65% so với năm 2003, năm 2005 lợi nhuận tăng với tỷ lệ rất cao 137,99% so với năm 2004, năm 2006 lợi nhuân giảm 20,62% so với năm 2005. Năm 2007 lợi nhuận tăng 2,14% so với năm 2006.Vậy trong giai đoạn từ 2001-2006 thì lợi nhuân của các năm đều tăng trưởng với tỷ lệ khá cao. Đặc biệt là năm 2005 có tỷ lệ tăng vượt bậc (đạt 48,74 tỷ đồng) tăng 28,21 tỷ đồng. Ngay năm sau thì mức lợi nhuận này không giữ được, năm 2006 giảm 10,05 tỷ đồng.
Vậy có thể nói tình hình doanh thu và lợi nhuận không ổn định. Điều này có thể nguyên nhân do một số đơn vị còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các đơn vị chuyên trồng rừng ở Miền Bắc. Nhưng nhìn chung nhiều đơn vị đã vươn lên, không những duy trì ổn định mà có bước phát triển mạnh mẽ trong SXKD. Hầu hết kết quả SXKD làm ăn có lãi, nộp ngân sách nhà nước ở mức cao và đời sống người lao động đuợc nâng lên.
Về nộp ngân sách: Tổng số nộp ngân sách giảm qua các năm trong giai đoạn 2001-2004. Nộp ngân sách cao nhất là năm 2001 (193,38 tỷ đồng), thấp nhất là năm 2004 (77,22 tỷ đồng). Năm 2004, nộp ngân sách chỉ bằng 40% so với năm 2001 và bằng 87% so với năm 2003. Năm 2005, nộp ngân sách giảm 18,87% so với năm 2004. Năm 2006, nộp ngân sách tăng 2,4% so với năm 2005. Năm 2007, nộp ngân sách tăng 1,16% so với năm 2006. Vậy tỷ lệ nộp ngân sách cũng không ổn định qua các năm.
Nhận xét: Nhìn chung biến động về doanh thu , lợi nhuận và nộp ngân sách NN không ổn định, tăng giảm cũng không theo chu kỳ. Đặc biệt năm 2004 tỷ suất lợi nhuận bình quân toàn VINAFOR là 1,3%, cao hơn mức đề ra ban đầu là 1% doanh thu. Nhưng hai năm gần đây thì các con số của các chỉ tiêu tài chính tăng ổn định. Đây là kết quả đáng khích lệ, phản ánh sự phấn đấu của các đơn vị, thể hiện sự “làm ăn” ngày càng có hiệu quả, đặc biệt các công ty cổ phần luôn là các đơn vị có tỷ suất lợi nhuận cao nhất
5. 2- Tình hình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ
Tạo giống cây trồng
Để đạt hiệu quả kinh tế cao trong trồng rừng, VINAFOR đã áp dụng công nghệ lâm sinh tiên tiến, trọng tâm là công nghệ tạo giống cây. Hiện VINAFOR đã đầu tư xây dựng ba trung tâm nuôi cấy mô tại tỉnh Hoà Bình, Bắc Giang, Gia Lai và hàng chục cơ sở có vườn ươm giâm hom để cung cấp cây giống cho các Lâm trường và các hộ dân trồng rừng
Nhờ áp dụng công nghệ tạo giống bằng nuôi cấy mô, nên cây sinh trưởng tốt, phát triển đồng đều, cho năng suất cao và khản năng thu hồi vốn nhanh
Ván Dăm (Particle board – PB)
Ván Dăm (PB) là ván nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng và có nhiều loại chiều dày khác nhau.
Mặt ván còn có thể được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau như Melamine, gỗ lạng (Veneer)… Ván dăm là nguyên liệu chủ yếu trang trí nội thất, đồ mộc gia đình, công sở, bệnh viện, trường học.
Nhà máy ván dăm Thái Nguyên với công suất 16.500m3sp/năm được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 trang bị công nghệ tiên tiến đã sản xuất ván dăm đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế có kích thước1.220 x 2.440 mm (dày 8-32 mm). Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thoả mãn cho nhiều kích thước và biên dạng của sản phẩm.
Ván Sợi (Medium density fibrebiard – MDF)
Ván Sợi (MDF) là ván nhân tạo có đặc tính cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Nhà máy MDF Gia Lai của VINAFOR có công suất 54.000 m3sp/năm sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đai của Châu Âu và được quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2000. Quy cách 1830 x 2440 mm dầy 6-30mm
Sản phẩm ván MFD được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực: Sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng…
Ván ghép thanh
Nguyên liệu chính của ván ghép thanh là gỗ rừng trồng. Ván được tạo ra bởi các thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý và hấp sấy.
Trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiệ đại, gỗ được cưa bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí.
Ván ghép thanh được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và các sản phẩm khác.
Đồ mộc từ ván nhân tạo và vật liệu tổng hợp
Do đặc tính cơ lý ưu việt của ván nhân tạo (ván sợi MDF, ván dăm PB, ván ghép thanh) nên đồ mộc làm từ loại ván này rất thích hợp với nội thất hiện đại. Kiểu dáng, màu sắc phong phú, độ bền cao, dễ lắp đặt là ưu điểm lớn của đồ mộc loại này.
Các sản phẩm đồ mộc nội thất của VINAFOR: bàn, ghế, giường, tủ, tủ bếp, vách ngăn, sàn nhà, ốp tường, ốp trần… làm từ ván nhân tạo, thích hợp cho nội thất gia đình, công sở, trường học, khách sạn, nhà hàng, nhà văn hoá, cung thể thao…
Đồ mộc nội & ngoại thất từ gỗ tự nhiên
Nguồn gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên là nguyên liệu quý dùng trong công nghiệp sản xuất đồ mộc. Đồ mộc giả cổ, cửa, khuôn cửa, đồ mộc nội và ngoại thất là những mặt hàng của vinafor được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng.
Nhờ đầu tư cải thiện công nghệ xử lý gỗ và nâng cao tay nghề nên các xí nghiệp sản xuất đồ mộc của VINAFOR không chỉ sử dụng gỗ từ các nhóm gỗ quý hiếm mà còn sử dụng từ các nhóm gỗ thông dụng hơn: gỗ điều, gỗ cao su, gỗ bạch đàn, gỗ xà cừ…
Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và tiết kiệm gỗ, VINAFOR đã sản xuất các loại SP kết hợp giữa gỗ tự nhiên với các vật liệu khác như kim loại, chất dẻo, và nhựa tổng hợp.
Mỹ nghệ sản phẩm từ gỗ, đá, mây, tre
Sản phẩm mỹ nghệ từ các vật liệu rừng nhiệt đới: Song, mây, tre, guột, là mặt hàng truyền thống của VINAFOR được thị trường Châu Mỹ, Châu Âu ưa chuộng.
Trình độ tay nghề khéo léo trong việc kết hợp với các chất liệu truyền thống như sơn mài, gỗ, đá, sành, sứ… Đã tạo ra SP đạt tính thẩm mỹ cao, đa dạng kiểu dáng phù hợp cho mọi loại hình nội thất.
Lâm đặc sản
Kết hợp với trồng rừng nguyên liệu, VINAFOR cũng chú trọng trồng các loại cây khác tạo nguồn để khai thác các lâm đặc sản rừng: Dầu thông, cánh kiến, xa nhân, quế, hồi… Nhằm mục đích xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác: Hoá mỹ phẩm, hoá dược, công nghệ điện tử viễn thông… VINAFOR có tiềm lực tạo nguồn cây cảnh (Bonsai) và chăn nuôi chim thú rừng nhiệt đới.
Du lịch khách sạn & dịch vụ
Thông qua các loại hình du lịch, VINAFOR đã phát huy được thế mạnh và ưu việt của rừng. Du lịch Lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của VINAFOR. Du lịch Lâm nghiệp bao gồm:
+ Du lịch sinh thái
+ Du lịch văn hoá dân gian
+ Du lịch mạo hiểm
+ Lữ hành
+ Kinh doanh khách sạn và du lịch.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Đối với thị trường nội địa: VINAFOR luôn xem đây là thị trường truyền thống để đảm bảo sự tồn tại của tổng công ty. Và là bàn đạp để sản phẩm của VINAFOR vươn ra thị trường thế giới. Do đó Tổng công ty luôn chú trọng hình thành khách hàng tiêu thụ trong nước.
Đối với thị trường xuất khẩu: VINAFOR quyết đinh SXKD XK các mặt hàng chính là: gỗ pơmu, hồi, quế, hạt đại từ, mùn hương, hạt tươi… SP luôn đạt các chỉ tiêu về công dụng, chỉ tiêu bảo quản,chỉ tiêu độ bền, chỉ tiêu công nghệ, chỉ tiêu thẩm mỹ, chỉ tiêu kinh tế… Đối với mặt hàng XK còn phải tuân theo 5 tiêu chuẩn bắt buộc thuộc hàng rào kỹ thuật như sau:
+ Tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thực phẩm
+ Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
+ Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng
+ Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
+ Tiêu chuẩn về lao động
Kim ngạch XNK trong giai đoạn 2001-2006
Đơn vị: triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng kim ngạch XNK
82,063
50,095
59,674
75,84
73,46
66,13
XK
29,46
30,074
35,703
49,99
46,9
48,83
NK
52,601
20,021
23,971
25,85
26,56
17,3
(Nguồn: Phòng kế hoạch)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch XK năm 2001 cao nhất (82,063 triệu USD), và thấp nhất là năm 2002 với 50,095 triệu USD. Đặc biệt, ở năm 2001 cán cân XNK nghiêng về NK chiếm tỷ trọng 64,1%. Các năm còn lại thì tổng kim ngạch XK đều lớn hơn NK. Điều nhận thấy rõ rệt là sự biến động tăng hoặc giảm không đồng đều giữa các năm. Nguyên nhân có thể do trong giai đoạn này Việt Nam chưa gia nhập WTO nên còn phụ thuộc vào hạn ngạch (Quota).
5.4- Tình hình quản lý và sử dụng vốn
Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách NN.
Nguồn vốn vay tín dụng: Hiện nay các ngân hàng đã tiếp cận với các doanh nghiệp của Tổng công ty, thực hiện chương trình tăng tốc cho ngành này (đặc biệt có ngân hàng công thương VN cơ sở II). Năm 2005 dành 500 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp XK. Từ chỗ chỉ có 2 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với dư nợ 60 tỷ đồng đến nay đã có nhiều doanh nghiệp gỗ vay vốn với dư nợ hàng trăm tỷ đồng.
Nguồn vốn thông qua liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài : Đặc biệt sự liên doanh của VINAFOR với Nhật Bản. Mặt khác chúng ta còn có các đối tác EU và trong khu vực Đông Nam Á
Nguôn vốn FDI: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực chế biến gỗ là 105 triệu USD đầu tư vào 49 doanh nghiệp
Nguồn vốn cổ phần: Hiện nay đã có 33 công ty cổ phần chuyển đổi từ DNNN của Tổng công ty (bao gồm 10 công ty 51% vốn NN, 20 công ty cổ phần dưới 50% vốn NN, 3 công ty CP không có vốn nhà nước), 4 công ty TNHH một thành viên đã làm tăng vốn điều lệ của công ty
Nguồn vốn tích luỹ của doanh nghiệp
Tình hình liên doanh, liên kết và đầu tư trong và ngoài nước
Công tác liên doanh và hợp tác quốc tế gắn liền với nhiệm vụ tìm kiếm nguyên liệu và phát triển thị trờng, gắn liền với các dự án đầu tu lớn. Các văn phòng đại diện và các chi nhánh của Tổng công ty ở nớc ngoài là những bộ phận thực hiện nhiệm vụ này. Trong năm 2006, hầu hết các văn phòng đại diện và chi nhánh của Tổng công ty ở nuớc ngoài đã phát huy tốt vai trò của mình và thực hiện đợc nhiệm vụ của Tổng công ty giao cho.
Các liên doanh bao gồm:
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Đà Nẵng (Vijachip Đà Nẵng)
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Vũng áng (Vijachip Vũng áng)
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Cái Lân (Vijachip Cái Lân)
Công ty nguyên liệu giấy Quy Nhơn
Công ty TNHH YAMAHA Motor Vietnam
Công ty liên doanh nuôi và phát triển khỉ Việt Nam (Naforvanny)
Năm 2004, các công ty liên doanh nuớc ngoài có vốn góp của Tổng công ty đã hoạt động có hiệu quả đã đóng góp 1.190 tỷ đồng doanh thu; 13,32 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu, nộp ngân sách 165,45 tỷ đồng.
Công tác liên doanh đã góp phần tạo lợi nhuận cho Tổng công ty nhằm đầu tu, tái tạo và phát triển vốn, đồng thời đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo động lực cho phát triển nghề rừng
Công tác liên doanh và hợp tác quốc tế gắn liền với nhiệm vụ tìm kiếm nguyên liệu và phát triển thị trờng, gắn liền với các dự án đầu tu lớn. Các văn phòng đại diện và các chi nhánh của Tổng công ty ở nớc ngoài là những bộ phận thực hiện nhiệm vụ này. Trong năm 2006, hầu hết các văn phòng đại diện và chi nhánh của Tổng công ty ở nuớc ngoài đã phát huy tốt vai trò của mình và thực hiện đợc nhiệm vụ của Tổng công ty giao cho.
Các liên doanh bao gồm:
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Đà Nẵng (Vijachip Đà Nẵng)
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Vũng áng (Vijachip Vũng áng)
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Cái Lân (Vijachip Cái Lân)
Công ty nguyên liệu giấy Quy Nhơn
Công ty TNHH YAMAHA Motor Vietnam
Công ty liên doanh nuôi và phát triển khỉ Việt Nam (Naforvanny)
Năm 2004, các công ty liên doanh nuớc ngoài có vốn góp của Tổng công ty đã hoạt động có hiệu quả đã đóng góp 1.190 tỷ đồng doanh thu; 13,32 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu, nộp ngân sách 165,45 tỷ đồng.
Công tác liên doanh đã góp phần tạo lợi nhuận cho Tổng công ty nhằm đầu tu, tái tạo và phát triển vốn, đồng thời đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo động lực cho phát triển nghề rừng
Công tác liên doanh và hợp tác quốc tế gắn liền với nhiệm vụ tìm kiếm nguyên liệu và phát triển thị trờng, gắn liền với các dự án đầu tu lớn. Các văn phòng đại diện và các chi nhánh của Tổng công ty ở nớc ngoài là những bộ phận thực hiện nhiệm vụ này. Trong năm 2006, hầu hết các văn phòng đại diện và chi nhánh của Tổng công ty ở nuớc ngoài đã phát huy tốt vai trò của mình và thực hiện đợc nhiệm vụ của Tổng công ty giao cho.
Các liên doanh bao gồm:
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Đà Nẵng (Vijachip Đà Nẵng)
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Vũng áng (Vijachip Vũng áng)
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Cái Lân (Vijachip Cái Lân)
Công ty nguyên liệu giấy Quy Nhơn
Công ty TNHH YAMAHA Motor Vietnam
Công ty liên doanh nuôi và phát triển khỉ Việt Nam (Naforvanny)
Năm 2004, các công ty liên doanh nuớc ngoài có vốn góp của Tổng công ty đã hoạt động có hiệu quả đã đóng góp 1.190 tỷ đồng doanh thu; 13,32 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu, nộp ngân sách 165,45 tỷ đồng.
Công tác liên doanh đã góp phần tạo lợi nhuận cho Tổng công ty nhằm đầu tu, tái tạo và phát triển vốn, đồng thời đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo động lực cho phát triển nghề rừng
Công tác liên doanh và hợp tác quốc tế gắn liền với nhiệm vụ tìm kiếm nguyên liệu và phát triển thị trờng, gắn liền với các dự án đầu tu lớn. Các văn phòng đại diện và các chi nhánh của Tổng công ty ở nớc ngoài là những bộ phận thực hiện nhiệm vụ này. Trong năm 2006, hầu hết các văn phòng đại diện và chi nhánh của Tổng công ty ở nuớc ngoài đã phát huy tốt vai trò của mình và thực hiện đợc nhiệm vụ của Tổng công ty giao cho.
Các liên doanh bao gồm:
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Đà Nẵng (Vijachip Đà Nẵng)
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Vũng áng (Vijachip Vũng áng)
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Cái Lân (Vijachip Cái Lân)
Công ty nguyên liệu giấy Quy Nhơn
Công ty TNHH YAMAHA Motor Vietnam
Công ty liên doanh nuôi và phát triển khỉ Việt Nam (Naforvanny)
Năm 2004, các công ty liên doanh nuớc ngoài có vốn góp của Tổng công ty đã hoạt động có hiệu quả đã đóng góp 1.190 tỷ đồng doanh thu; 13,32 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu, nộp ngân sách 165,45 tỷ đồng.
Công tác liên doanh đã góp phần tạo lợi nhuận cho Tổng công ty nhằm đầu tu, tái tạo và phát triển vốn, đồng thời đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo động lực cho phát triển nghề rừng.
Công tác liên doanh và hợp tác quốc tế gắn liền với nhiệm vụ tìm kiếm nguyên liệu và phát triển thị trờng, gắn liền với các dự án đầu tu lớn. Các văn phòng đại diện và các chi nhánh của Tổng công ty ở nớc ngoài là những bộ phận thực hiện nhiệm vụ này. Trong năm 2006, hầu hết các văn phòng đại diện và chi nhánh của Tổng công ty ở nuớc ngoài đã phát huy tốt vai trò của mình và thực hiện đợc nhiệm vụ của Tổng công ty giao cho.
Các liên doanh bao gồm:
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Đà Nẵng (Vijachip Đà Nẵng)
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Vũng áng (Vijachip Vũng áng)
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Cái Lân (Vijachip Cái Lân)
Công ty nguyên liệu giấy Quy Nhơn
Công ty TNHH YAMAHA Motor Vietnam
Công ty liên doanh nuôi và phát triển khỉ Việt Nam (Naforvanny)
Năm 2004, các công ty liên doanh nuớc ngoài có vốn góp của Tổng công ty đã hoạt động có hiệu quả đã đóng góp 1.190 tỷ đồng doanh thu; 13,32 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu, nộp ngân sách 165,45 tỷ đồng.
Công tác liên doanh đã góp phần tạo lợi nhuận cho Tổng công ty nhằm đầu tu, tái tạo và phát triển vốn, đồng thời đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo động lực cho phát triển nghề rừng
Công tác liên doanh và hợp tác quốc tế gắn liền với nhiệm vụ tìm kiếm nguyên liệu và phát triển thị trờng, gắn liền với các dự án đầu tu lớn. Các văn phòng đại diện và các chi nhánh của Tổng công ty ở nớc ngoài là những bộ phận thực hiện nhiệm vụ này. Trong năm 2006, hầu hết các văn phòng đại diện và chi nhánh của Tổng công ty ở nuớc ngoài đã phát huy tốt vai trò của mình và thực hiện đợc nhiệm vụ của Tổng công ty giao cho.
Các liên doanh bao gồm:
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Đà Nẵng (Vijachip Đà Nẵng)
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Vũng áng (Vijachip Vũng áng)
Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật Cái Lân (Vijachip Cái Lân)
Công ty nguyên liệu giấy Quy Nhơn
Công ty TNHH YAMAHA Motor Vietnam
Công ty liên doanh nuôi và phát triển khỉ Việt Nam (Naforvanny)
Năm 2004, các công ty liên doanh nuớc ngoài có vốn góp của Tổng công ty đã hoạt động có hiệu quả đã đóng góp 1.190 tỷ đồng doanh thu; 13,32 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu, nộp ngân sách 165,45 tỷ đồng.
Công tác liên doanh đã góp phần tạo lợi nhuận cho Tổng công ty nhằm đầu tu, tái tạo và phát triển vốn, đồng thời đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo động lực cho phát triển nghề rừng.
Chương II- Phân Tích Tình Hình Hoạch Định Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Lâm Sản Của Tổng Công Ty Lâm Nghiệp Việt Nam Trong Thời Gian Qua
Phân tích những nội dung cơ bản của việc hoạch định chiến luợc Marketing xuất khâu.
1- Phân tích tình hình nghiên cứu Marketing xuất khẩu và khả năng của Tổng công ty.
1.1- Phân tích tình hình nghiên cứu Marketing xuất khẩu.
Với mục tiêu theo đuổi các thời cơ thị trường cũng như tham gia xử lý các vấn đề Marketing, công ty tiến hành nghiên cứu Marketing xuất khẩu với các nhiệm vụ sau:
- Cung cấp những thông tin hữu ích cho Tổng công ty tránh được hoặc giảm bớt các rũi ro trong hoạt động xuất khâu.
- Cung cấp những thông tin cần thiết cho việc tìm kiếm những cơ hội mới, thị trường mới qua đó tăng doanh số và lợi nhuận của Tổng công ty.
- Cung cấp những thông tin cho việc hoạch định chiến lược và kế hoạch Marketing xuất khẩu, tổ chức thực hiện có hiệu quả, kiểm soát được các mặt của kế hoạch Marketing xuất khẩu và đánh giá chính xác việc thực hiện.
- Phát hiện và tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề thiện đang gây ra tình trạng kinh doanh kém hiệu quả của Tổng công ty.
Nội Dung nghiên cứu:
- Nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng xâm nhập và tiềm năng của thị trường để định hướng quyết định lựa chọn thị trường tiềm năng của thị trường để định hướng quyết định lựa chọn thị trường tiềm năng và chiến lược kinh doanh của Tổng công ty. Tổng công ty tiến hành nghiên cứu đặc trưng và đo lường khái quát thị trường với các nội dung sau:
+ Nghiên cứu các yếu tố môi trường Marketing quốc tế bao gồm:
Nghiên cứu môi trường kinh tế quốc tế với các vấn đề chủ yếu: Tổng thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân tính trên đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình độ phát triển công nghiệp, cơ cấu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, khả năng thanh toán quốc tế của quốc gia, mực độ lạm phát và ổn định của đồng tiền, mực độ tham gia các liên kết kinh tế.
Nghiên cứu môi trường chính trị trên các khía cạnh: Thể chế chính trị, mức ổn định của chính trị. Những kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động nhập khẩu các mặt hàng lâm sản thông qua giấy phép nhập khẩu, thuế nhập khẩu, quota, hoạt động điểu tiết hối đoái của chính phủ.
Nghiên cứu môi trường văn hóa- xã hội với các nội dung sau: tôn giáo, tập quán, thói quen, ngôn ngữ, và cả những điều cấm kỵ.
Nghiên cứu môi trường công nghệ: Tổng công ty thu thập thông tin khái quát về quy mô thị trường các mặt hàng lâm sản quốc tế thông qua các tài liệu thống kê về tiêu thụ và bán hàng. Tổng công ty tiến hành nghiên cứu động thái và xu thế vận động của thị trường lâm sản, nhóm hàng, lĩnh vực kinh doanh.
Từ các kết quả phân tích nội dung nghiên cứu trên, Tổng công tý có cách nhìn tổng quát về định hướng chọn cặp sản phẩm- thị trường triển vọng nhất, đánh giá tiềm năng thị trường tổng thể, đo lường thị phần khả hữu và tập khách hàng tiềm năng của Tổng công ty.
- Nghiên cứu thị trường xuất khẩu: Tổng công ty tập trung rất nhiều công sức vào hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu bởi vì kết quả của việc nghiên cứu này có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công hay thất bại của Tổng công ty khi xuất khẩu hàng ra thị trường nước ngoài. Nội dung nghiên cứu thị trường xuất khẩu bao gồm:
- Nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ: Tổng công ty tiến hành nghiên cứu với 3 loại khách hàng chủ yếu sau: Khách hàng cuối cùng là các tổ chức, cá nhân; các trung gian phân phối trong nước; các trung gian phân phối ở các nước nhập khẩu.
- Nghiên cứu giá xuất khẩu: Tổng công ty nghiên cứu giá hàng trên thị trưòng quốc tế và các yếu tố ảnh hưởng đến giá, xu hướng biến động của giá.
- Nghiên cứu cạnh tranh: Tình hình cạnh tranh của thị trường, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, số lượng các công ty có mặt trên thị trường, xác định đối thủ cạnh tranh chính và khả năng của Tổng công ty.
- Nghiên cứu các điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán.
Phương pháp nghiên cứu:
Tổng công ty sử dụng phương pháp nghiên cứu bằng việc thu thập những số liệu thứ cấp về tình hình kinh doanh quốc tế, các thông tin của thị trường mà Tổng công ty đang chú trọng.
1.2- Khả năng của Tổng công ty.
- Nguồn lực lao động: với phần lớn cán bộ dày dạn kinh nghiệm, nhiệt tình, có trình độ. Tổng công ty có khả năng hoạt động với năng suất cao nhất tuỳ theo yêu cầu của thị trường.
- Hàng năm Tổng công ty luôn luôn đầu tư đổi mới trang thiết bị hoặc tân trang, sữa chữa máy móc, nhà xưởng. Nhưng do vốn đầu tư quá lơn, Tổng công ty chưa thể thay thế những dây chuyền thiết bị lạc hâu, không đồng bộ nên năng lực sản xuất của Tổng công ty và chất lượng sản phẩm hạn chế.
- Mặt hàng chủ yếu của Tổng công ty là giống, quế, gỗ Pơmu, Hồi, hàng thủ công mỹ nghệ...
- Cùng với việc tăng trưởng, tình hình thu nhập và đời sống cán bộ công nhân viên cũng được nâng cao rõ rệt. Đây là động cơ thúc đẩy người lao động hăng hái thi đua sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng xuất khẩu.
Lựa chọn thị trường xuất khâu.
Sau khi tiến hành nghiên cứu Marketing xuất khẩu, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã sử dụng phương pháp thu hẹp để lựa chọn thị trường xuất khẩu tốt nhất, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục đạt hiệu quả cao.
- Phương pháp này bắt đầu bằng quá trình phân chia thị trường về mặt địa lý và kết thúc bằng quá trình phân chia thị trường tiêu thụ.
+ Phân chia địa lý.
Tổng công ty thu thập, xử lý, phân tích những chỉ số thị trường tổng quát, hệ chỉ số sản phẩm lâm sản từ đó dự báo những thay đổi và triển vọng, so sánh để tìm ra biện pháp thị trường tốt nhất.
+ Phân chia khách hàng.
Đối với thị trường còn lại sau khi tiến hành bước 1. Tổng công ty sắp xếp lần cuối thị trường tiềm năng trên cơ sở số liệu thị trường tiêu thụ, Tổng công ty sử dụng chủ yếu hai loại chỉ số cung và cầu. Cả hai đều được đánh giá bằng số liệu về số lượng và chất lượng.
- Với phương pháp lựa chọn thị trường xuất khẩu trên, Tổng công ty nhanh chóng thu thập được số liệu khái quát về thị trường, hiều được nhu cầu của khách hàng, tiến tới ký hợp đồng xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chính của Tổng công ty: Đức, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan.
Lựa chọn các hình thức xuất khẩu của Tổng công ty.
Trước kia, hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty chủ yếu theo hình thức xuất khẩu uỷ thác. Xuất khẩu theo hình thức này có ưu điểm và tiện lợi: Tiền được thanh toán ngay trong nươc, không phải tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hoá, rủi ro về tín dụng ít hơn. Tuỳ nhiên, phương pháp này có hạn chế: Tổng công ty có sự kiểm soát rất mong manh với hoạt động Marketing xuất khẩu các sản phẩm của Tổng công ty.
- Trong một số năm gần đây, Tổng công ty đã được phép xuất khẩu trực tiếp cho người nhập khẩu. Với hình thức xuất khẩu này Tổng công ty có thể kiểm soát được thông số Marketing xuất khẩu, kiểm soát được chi phí và lợi nhuận. Tổng công ty sẽ nhận được toàn bộ lợi nhuận từ việc bán hàng xuất khẩu mà không phải phân chia với các tổ chức khách. Tổng công ty không bị lãng quên rong việc thực hiện tích cực chức năng bán, tạo điều kiện cho Tổng công ty hiểu biết thấu đáo hơn thị trường nước ngoài do đó có thể quyết định một cách nhanh chóng xem sản phẩm của mình phải hoàn thiện như thế nào để đáp ứng mong đợi của người mua ở thị trường nước ngoài. Việc xuất khẩu trực tiếp cũng thiết lập được tính ổn định của các kênh bán hàng xuất khẩu và chi phí trên một đơn vị tăng do lượng bán hàng. Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu trực tiếp có những mặt hạn chế: Chi phí ban đầu bỏ ra để gây dựng được một thị trưòng xuất khẩu có thể quá lớn so với lượng bán. Tổng công ty luôn phải đương đầu với những rửi ro về tài chính hoặc những thay đổi bất thường về chế độ ưu đãi. Ngoài ra, sự thành công của Marketing xuất khẩu đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao vì kỹ xảo Marketing và chế độ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33033.doc