Tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) Việt Nam: ... Ebook Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) Việt Nam
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Giữa các quốc gia luôn có mối quan hệ về kinh tế và phi kinh tế. Biểu hiện của mối quan hệ kinh tế là giao lưu hàng hoá (thương mại quốc tế), đầu tư. Mối quan hệ phi kinh tế như viện trợ, giao lưu văn hoá, ngoại giao, chính trị. Chủ thể tham gia vào các mối quan hệ này chủ yếu là các nhà kinh tế, ngoài ra còn có chính phủ, cá nhân, tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế là cơ sở hình thành các dòng tiền chuyển dịch giữa các quốc gia. Mối quan hệ phi kinh tế chỉ có dòng dịch chuyển một chiều mà không có dòng dịch chuyển đối ứng. Ở bài viết này chỉ xin đề cập đến mối quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế mà không đề cập đến mối quan hệ phi kinh tế giữa các quốc gia.
Xu thế mở cửa hội nhập trên toàn thế giới nên hoạt động thanh toán quốc tế ngày một trở nên phức tạp hơn. Hoà cùng xu thế ấy, là một nước đang phát triển Việt Nam cần nhập khẩu máy móc thiết bị và những hàng hoá là cơ sở cho phát triển kinh tế trong nước. Vì vậy, cần có hoạt động thanh toán nhập khẩu ở nước ta. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với lịch sử hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế lâu đời và mạnh mẽ nhất tại Việt Nam. Với phương châm phát triển “an toàn, hiệu quả, bền vững” và tôn chỉ “luôn vì sự thành đạt của khách hàng”. Ngân hàng Ngoại thương đã và thực hiện những hoạt động gì làm cho hoạt động thanh toán nhập khẩu phát triển; và trong thời gian tới Vietcombank cần làm những gì để hoạt động này của Ngân hàng không ngừng phát triển.
Thực tế ở Việt Nam đặt ra và qua thời gian tìm hiểu ở Vietcombank cộng với sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Lê Đức Lữ hướng dẫn, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” để tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu.
Đề án gồm ba chương:
Chương 1. Tổng quan về thanh toán nhập khẩu của ngân hàng thương mại
Chương 2. Thực trạng thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của hoạt động thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng thương mại
1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động thanh toán nhập khẩu
a, Khái niệm:
Trong xu hướng phát triển thế giới hiện nay, các quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra hết sức sôi động, kéo theo đó là sự đa dạng phức tạp của chu chuyển hàng hoá quốc tế. Các quốc gia khi có mối quan hệ về kinh tế, phi kinh tế hình thành các dòng tiền chuyển dịch giữa các quốc gia. Thanh toán quốc tế là việc chuyển tiền do các mối quan hệ đó tạo ra.
Thanh toán xuất nhập khẩu là một phần trong thanh toán quốc tế. Đó là việc chi trả cho các nghiệp vụ và yêu cầu tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hoặc bù trừ trên các tài khoản tại ngân hàng.
Thanh toán nhập khẩu là thanh toán xuất nhập khẩu nhưng thanh toán nhập khẩu chỉ thực hiện cho các đối tượng là hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài nhập vào.
Như vậy, trong thanh toán nhập khẩu các chủ thể tham gia thanh toán gồm: người xuất khẩu, người nhập khẩu và các ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
Khác với thanh toán trong nước, thanh toán nhập khẩu thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác.
Hiện nay, thanh toán nhập khẩu thường được chi trả thông qua mạng swift là mạng điện tử có thể thanh toán trên toàn cầu không mất phí chuyển và đảm bảo tuyệt đối an toàn. Ngoài ra, việc chi trả còn có thể được thực hiện thông qua điện tín, bưu điện, hoặc qua uỷ nhiệm chi hộ, thu hộ giữa các ngân hàng với nhau.
Trong thanh toán nhập khẩu các ngân hàng đóng vai trò là người đứng ra thu hộ, chi hộ và thu phí của khách hàng nhờ thanh toán. Và ngân hàng thường cung cấp thêm các dịch vụ đi kèm như phát hành thư tín dụng (L/C); thực hiện bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân trong nước khi nhập khẩu hàng hoá trả tiền sau; cho vay để thanh toán cho đối tác nước ngoài, cung cấp các dịch vụ tư vấn, làm môi giới,…
b, Sự cần thiết có thanh toán nhập khẩu
Một nước có thể tự sản xuất những hàng hoá cần thiết phục vụ cho đất nước mình. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường các nước nhận thấy lợi ích so sánh về sản xuất hàng hoá của từng nước; có nghĩa là mỗi nước có lợi thế về sản xuất một số mặt hàng nhất định vì vậy các nước tập trung sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế. Do đó, sẽ phát sinh những mặt hàng mà trong nước không có do không sản xuất được hoặc sản xuất được trong nước nhưng chi phí cao đòi hỏi phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các tổ chức, cá nhân trong nước khi nhập khẩu hàng hoá và kết thúc bằng việc thanh toán tiền tệ. Do việc vận chuyển nhiều tiền qua lại giữa các nước có thể gặp nhiều rủi ro; mặt khác xu thế phát triển của các nước trên thế giới là các tổ chức, cá nhân đều có tài khoản ở ngân hàng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thực tế và các khách hàng của mình ngân hàng cần có thêm nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu hơn nữa các ngân hàng lại có đủ khả năng thực hiện hoạt động thanh toán.
Các tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài do xa cách về địa lý nên gặp khó khăn khi thanh toán trực tiếp cho nhau. Hơn nữa, sự bất đồng về ngôn ngữ, khác về luật lệ trong thanh toán, chi trả và khác nhau về tiền tệ. Vì vậy, thanh toán nhập khẩu cần được thực hiện qua hệ thống ngân hàng.
Trong khi đó, các ngân hàng lại có đủ điều kiện thực hiện hoạt động thanh toán nhập khẩu cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Ngân hàng có quan hệ trên diện rộng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay không có ngân hàng thương mại nào không có quan hệ với các ngân hàng ở nước ngoài, ngân hàng có mối quan hệ trên diện càng rộng thì càng thuận lợi cho thanh toán. Ngân hàng giữ và quản lý tài sản cho các tổ chức cả đồng bản tệ và ngoại tệ; hơn nữa ngân hàng được phép dự trữ ngoại tệ. Ngân hàng là tổ chức có chuyên môn thanh toán có thể hiểu được luật thanh toán chung để vân dụng cho những trường hợp cụ thể; và ngân hàng luôn đổi mới hoạt động cũng như thiết bị máy móc phục vụ cho thanh toán một cách tốt nhất. Ngân hàng có mối giao tiếp rộng nên có thể có chi nhánh nước ngoài, có uy tín thuận lợi cho thanh toán.
Thanh toán nhập khẩu là cần thiết và trong thời đại hiện nay, chuyên môn hoá các công việc ở mức cao thì thanh toán nhập khẩu cần được thực hiện ở ngân hàng thương mại đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác và an toàn cao.
1.1.2. Những điều kiện liên quan đến thanh toán nhập khẩu
a, Tiền tệ
Mỗi quốc gia có đồng tiền riêng, việc lựa chọn đồng tiền nào làm phương tiện để chi trả cho phía xuất khẩu là tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên có mối giao lưu và thực hiện thanh toán tiền cho nhau. Thường đồng tiền được sử dụng là đồng tiền có tính phổ biến và được thừa nhận rộng rãi, ở Việt Nam chủ yếu lựa chọn đồng USD trong thanh toán. Hơn nữa, sự biến động tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng tiền được lựa chọn làm phương tiện thanh toán cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn đồng tiền thanh toán của các bên. Do mọi chi phí ở trong nước được tính bằng đồng bản tệ còn thanh toán lại dùng đồng tiền khác vì vậy tỷ giá giữa hai đồng tiền ảnh hưởng đến lợi nhuận của các bên. Và các giao dịch có thể diễn ra trước quan hệ thanh toán diễn ra sau, vì vậy sự biến động tỷ giá có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Phương pháp phòng ngừa là sử dụng hợp đồng quyền chọn, dựa vào cơ chế xác định tỷ giá, điều chỉnh tỷ giá.
b, Địa điểm thanh toán
Việc thanh toán bắt đầu từ ngân hàng phục vụ người bán (người thụ hưởng, người xuất khẩu) hay ngân hàng phục vụ người phải trả (người mua, người nhập khẩu) là tuỳ thuộc sự thoả thuận giữa hai bên nhưng thường bên được nhận sự hỗ trợ từ phía đối tác được quyền nêu lên địa điểm ngân hàng thanh toán.
c,Thời điểm thực hiện thanh toán
Có thể chia thời điểm thực hiện thanh toán làm các nhóm: thời điểm hàng xuất tập trung ở cảng, hàng được bốc lên tàu, hàng ra khỏi phao số 0, hàng tới cảng. lựa chọn thời điểm nào là do thoả thuận của mỗi bên và ưu thế trong hợp đồng thương mại của các bên.
d, Lựa chọn phương thức thanh toán
Các bên lựa chọn phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán. Tuy nhiên, lựa chọn hình thức thanh toán nào thì cũng sẽ có một bên có lợi thế hơn và một bên dễ gặp rủi ro hơn. Vì vậy, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể ưu thế trong giao dịch thuộc bên mua hay bên bán mà các bên lựa chọn phương thức này hay phương thức khác.
1.1.3. Cơ sở pháp lý của thanh toán nhập khẩu
Thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với kinh tế đối ngoại nói riêng. Có thể nói nếu không có thanh toán quốc tế thì thì kinh tế đối ngoại không phát triển hay ít nhất chỉ tiến hành với phạm vi hẹp và mức độ nhỏ. Tuy nhiên, do các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế thuộc các quốc gia khác nhau nên có sự khác nhau về luật pháp, văn hoá, phong tục,… Vì vậy, việc thực hiện thanh toán quốc tế phải theo các quy tắc chung do phòng thương mại quốc tế ban hành, đồng thời cũng chịu sự chi phối của luật pháp từng nước có chủ thể tham gia.
Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam mới được hình thành năm 1988, khi Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 53/HĐBT chuyển ngân hàng một cấp sang hai cấp. Sau 16 năm – một khoảng thời gian không dài – NHTM Việt Nam đã tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, thành phần sở hữu và đặc biệt là chất lượng. Các NHTM, đặc biệt là NHTM nhà nước đã triển khai thực hiện nhiều nghiệp vụ ngân hàng quốc tế hiện đại – trong đó có hoạt động thanh toán nhập khẩu góp phần đưa kim nghạch xuất nhập khẩu từ 4 tỷ USD năm 1990 lên trên 55 tỷ USD năm 2004. Một thành quả rất quan trọng là xác lập vị thế và uy tín trên trường quốc tế. So với một số nước có nền kinh tế chuyển đổi khác, trong hoạt động ngân hàng quốc tế nói chung và thanh toán nhập khẩu nói riêng, các NHTM Việt Nam có độ tín nhiệm cao, hầu hết các NHTM trên thế giới đều chấp nhận các phương thức thanh toán nhập khẩu với Việt Nam, tin tưởng các cam kết của NHTM Việt Nam.
Đạt được những thành tựu nêu trên, ngoài sự nỗ lực của các ngân hàng, còn có nguyên nhân quan trọng là nhờ hệ thống văn bản pháp lý đã được xây dựng từng bước khá đồng bộ, tạo thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Xét về góc độ quốc tế, đó là hệ thống luật lệ nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham gia trong hoạt động thanh toán quốc tế. Bao gồm: điều ước quốc tế, luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế. Các quy ước quốc tế về thanh toán nhập khẩu có trong UCP 500, URC 552, URR525, ISP98, SWIFT,… và hệ thống ngôn ngữ thống nhất; trong đó có quy định rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia trong hoạt động thanh toán trong từng trường hợp cụ thể, quy trình thanh toán,… mà các bên phải tuân theo khi thực hiện thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên, những văn bản trên chỉ là các quy tắc thực hành thống nhất về thanh toán quốc tế do Phòng Thương mại quốc tế ban hành, không phải là văn bản luật mà chỉ là tập hợp các tập quán, quy ước và thực tiễn các ngân hàng trong thanh toán quốc tế. Khác với luật quốc gia hoặc công ước quốc tế, các văn bản quy tắc này không được tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế mà mang tính pháp lý tuỳ ý. Nghĩa là các bên tham gia có quyền lựa chọn áp dụng hay không áp dụng. Nhưng khi đã lựa chọn thì các quy tắc sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia.
Ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có quy định riêng về thanh toán nhập khẩu trong một Bộ luật, Pháp lệnh hay Nghị định của Chính phủ. Các quy định của pháp luật về thanh toán nhập khẩu nằm rải rác ở các văn bản chủ yếu như:
Bộ luật Dân sự năm 1995 phần thứ bảy gồm 13 điều từ Điều 826 đến Điều 838 quy định về các giao dịch có yếu tố nước ngoài. Trong đó có quy định ưu tiên áp dụng điều lệ quốc tế trong trường hợp có sự trùng lặp.
Luật thương mại năm 1997 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997 cũng có quy định về ưu tiên áp dụng pháp luật thương mại quốc tế.
Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, tại Điều 3 quy định áp dụng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng với nước ngoài. Tuy nhiên, ưu tiên áp dụng luật nước ngoài, thông lệ, tập quán quốc tế khi nó không trái với pháp luật Việt Nam.
Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định tại Điều 4: áp dụng điều ước quốc tế, tập quán quốc tế trong hoạt động thanh toán với nước ngoài.
Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối. Quy định tại Điều 3: áp dụng điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài trong hoạt động ngoại hối với nước ngoài.
1.2. Các phương thức thanh toán nhập khẩu
1.2.1. Phương thức chuyển tiền
a, Khái niệm
Thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó bên nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho bên xuất khẩu ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do bên nhập khẩu yêu cầu.
Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền gồm có các bên tham gia thanh toán:
- Người yêu cầu chuyển tiền: là người yêu cầu ngân hàng thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Trong nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu thì đây là nhà nhập khẩu trong nước.
- Người thụ hưởng: là người được nhận số tiền chuyển tới thông qua ngân hàng, thường là người xuất khẩu hàng hoá ở nước ngoài hoặc một người khác do người xuất khẩu yêu cầu.
- Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền: là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu ở quốc gia nhập khẩu.
- Ngân hàng trả tiền: là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, thông thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở nước người thụ hưởng
b, Đặc điểm
Phương thức chuyển tiền được sử dụng trong hai trường hợp thanh toán trước tiền hàng và thanh toán sau. Thanh toán trước tiền hàng thuận lợi cho người bán và bất lợi cho người mua - bất lợi cho bên nhập khẩu vì dễ xảy ra trường hợp tiền đã trả nhưng bên xuất khẩu lại giao hàng không đúng mẫu mã, thời gian,… thậm chí là không giao hàng. Thanh toán sau ngược lại có lợi cho người nhập khẩu và bất lợi cho người xuất khẩu. Bên nhập khẩu có thể nhận hàng rồi nhưng thanh toán chậm hoặc từ chối thanh toán. Trong thanh toán nhập khẩu, các ngân hàng thương mại nên tư vấn cho khách hàng của mình ký được hợp đồng thanh toán sau. Tuy nhiên, điều này có phụ thuộc vào lợi thế của các bên trong giao dịch, bên nào có ưu thế hơn trong giao dịch sẽ lựa chọn hình thức thanh toán có lợi cho mình. Phương thức này lợi ích nghiêng về một bên trong giao dịch nên ít được sử dụng đến; chỉ được sử dụng khi các bên có quan hệ lâu dài và tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau hoặc trong mối quan hệ phi hàng hoá và chuyển tiền một chiều.
Thanh toán theo hình thức chuyển tiền có thể thực hiện theo 2 hình thức chủ yếu:
- Chuyển tiền bằng thư : là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện. Thư chuyển tiền là chỉ thị của ngân hàng chuyển tiền đối với ngân hàng thanh toán yêu cầu ngân hàng này chi trả một khoản tiền được ấn định cho người thụ hưởng được chỉ định trong thư.
- Chuyển tiền bằng điện: là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dụng một bức điện, mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông như SWIFT. Trường hợp cả ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng thanh toán đều là thành viên của SWIFT, hoặc có trao đổi dữ liệu điện tử với nhau thì các chỉ thị trao đổi chuyển tiền đều được chuẩn hoá và bảo mật hoàn toàn.
Với hai hình thức chuyển tiền nêu trên phí dịch vụ chuyển tiền bằng thư thấp hơn phí dịch vụ chuyển tiền bằng điện nhưng lại không nhanh và an toàn bằng chuyển tiền bằng điện.
c, Quy trình thanh toán
Người thụ hưởng
Người bán
Người yêu cầu chuyển tiền cho ngưòi mua
1
2 4
Ngân hàng trả tiền
Ngân hàng nhận chuyển tiền
3
Chú thích:
Người xuất khẩu giao hàng hoá và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
Người nhập khẩu kiểm tra hàng hoá - bộ chứng từ. Nếu phù hợp lập thủ tục chuyển tiền.
Ngân hàng nhận chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh) nhận trả tiền.
Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng.
Trên đây là quy trình thanh toán chuyển tiền trả sau nếu là thanh toán trước thì bước 3 thực hiện đầu tiên đến bước 4 rồi mới đến bước 1 và bước 2 cuối cùng – người nhập khẩu kiểm tra hàng hoá và bộ chứng từ.
Về phía ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu khi chuyển tiền đi ngân hàng sẽ hạch toán:
Nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng
Có tài khoản tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài
Có tài khoản thu phí dịch vụ thanh toán
Có tài khoản thuế GTGT phải nộp.
Và báo nợ cho khách hàng.
1.2.2. Phương thức mở tài khoản, ghi sổ
a, Khái niệm
Mở tài khoản ghi sổ là phương thức thanh toán mà người bán xin mở một tài khoản (hoặc sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, định kỳ sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thoả thuận giữa hai bên (tháng, quý, bán niên) người mua trả tiền cho người bán. Phương thức thanh toán này áp dụng để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Trường hợp cụ thể áp dụng là bán hàng qua đại lý, cơ sở sản xuất ở nước ngoài với đại lý ở trong nước. Phía nhập khẩu phải trả khi bán hết hàng. Là hình thức thanh toán đơn giản nhất nhưng có nhiều rủi ro. Có thể xảy ra khi nhà nhập khẩu chấp nhận rủi ro để chiếm lĩnh thị trường; hoặc mở rộng hơn có quan hệ công ty mẹ - công ty con, những đơn vị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất kinh doanh. Tính về doanh số thì cách thức này không chiếm số lớn, nhưng chuyển tiền làm nhiều lần.
a, Đặc điểm
Đây là phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán; các ngân hàng chỉ đơn giản thực hiện chuyển tiền nếu hai bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển tiền qua ngân hàng khi đến hạn trả tiền định kỳ. Các bên tham gia trong thanh toán ở đây chỉ gồm người mua và người bán.
Tài khoản ở phương thức thanh toán này chỉ mở đơn biên không mở song biên tức là chỉ mở tài khoản ở một bên mà không có tài khoản đối ứng ở bên kia.
Nếu người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán.
b, Quy trình thanh toán
Người bán
Người mua
1
2
Ngân hàng bên bán
Ngân hàng bên mua
3
Chú thích:
Người bán giao hàng hoá và dịch vụ cùng với các chứng từ.
Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua.
Người mua dùng hình thức chuyển tiền để trả khi đến hạn.
Phương thức thanh toán mở tài khoản thường được áp dụng thanh toán trong quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau với điều kiện của thương vụ như dùng trong mua bán hàng đổi hàng, thường xuyên, trao làm nhiều lần trong năm; dùng trong thanh toán tiền gửi hàng bán tại nước ngoài; dùng trong thanh toán tiền phi mậu dịch như tiền cước phí vận tải, tiền phí bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới, uỷ thác, tiền lãi cho các khoản vay và đầu tư.
1.2.3. Phương thức nhờ thu
a, Khái niệm
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu tiến hành uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiều hoặc chứng từ do người xuất khẩu lập.
Các bên tham gia trong thanh toán nhờ thu gồm:
- Người bán (người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ): là người có yêu cầu uỷ nhiệm thu.
- Ngân hàng nhận uỷ thác thu: là ngân hàng phục vụ bên bán.
- Ngân hàng xuất trình: là ngân hàng thu hộ, thường là ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng uỷ nhiệm thu (ở nước người mua).
- Người trả tiền: người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng.
b, Phân loại
Nhờ thu có hai loại nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán trong đó bên bán uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do người bán lập. Các chứng từ thương mại có liên quan đến giao dịch bên bán đã chuyển giao trực tiếp cho bên mua, không qua ngân hàng. Phương thức nhờ thu trơn là phương thức thanh toán không bình đẳng, vì trong thanh toán bên mua có lợi thế hơn bên bán, bên mua có thể nhận hàng mà không trả tiền. Để công bằng hơn hạn chế rủi ro cho bên bán người ta bổ sung phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ.
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà hối phiếu do người bán phát hành đòi tiền bên mua kèm bộ chứng từ hàng hoá đã xuất, ngân hàng chỉ chấp nhận giao bộ chứng từ hàng hoá cho bên nhập khẩu để nhận hàng sau khi người nhập khẩu chấp nhận kí trả tiền trên hối phiếu. Đây cũng chưa là phương thức an toàn bởi hàng đã sản xuất và chuyển sang nước nhập khẩu nếu nhà nhập khẩu từ chối mua hàng hoá đó thì nhà xuất khẩu phải tìm biện pháp để xử lý. Những biện pháp xử lý gây lỗ vốn cho nhà xuất khẩu; thất thoát do tiền lưu kho, lưu bãi để tìm đối tác mới, giá hàng giảm đối tác mới chịu mua. Phương thức nhờ thu vẫn được chấp nhận do các đơn vị có mối quan hệ với nhau, có những ràng buộc pháp lý, hoặc hợp đồng không lớn về giá trị.
c, Quy trình thanh toán
Người bán
Người mua
1
4 5 2 7
Ngân hàng xuất trình
Ngân hàng thu hộ
Ngân hàng nhận uỷ thác thu
3
6
Các bước trong thanh toán nhờ thu:
Bên bán chuyển giao hàng hoá, đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ hàng hoá cho bên mua.
Bên bán lập hối phiếu đòi tiền người mua, uỷ nhiệm ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua.
Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển hối phiếu qua ngân hàng phục vụ bên mua nhờ thu tiền từ người mua.
Ngân hàng phục vụ bên mua đòi tiền người mua hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu.
Bên mua thanh toán tiền.
Ngân hàng thu hộ chuyển tiền trả qua ngân hàng phục vụ bên bán.
Ngân hàng phục vụ bên bán thanh toán tiền cho bên bán.
Về phía ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu khi nhận được hối phiếu nước ngoài gửi đến nhờ thu hộ sẽ hạch toán ngoại bảng:
Nhập tài khoản có giá trị ngoại tệ nước ngoài gửi đến đợi thanh toán.
Sau khi trao chứng từ cho nhà nhập khẩu, hạch toán:
Nợ tài khoản tiền gửi khách hàng hoặc tài khoản thích hợp
Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài
Có tài khoản thu dịch vụ thanh toán
Có tài khoản thuế GTGT phải nộp
Đồng thời ghi nhận ngoại bảng:
Xuất tài khoản chứng từ có giá trị ngoại tệ nước ngoài gửi đến đợi thanh toán
Báo nợ cho khách hàng là nhà nhập khẩu.
Về phía ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sau khi nhận được thông báo trả tiền, hạch toán:
Nợ tài khoản tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài
Có tài khoản tiền gửi của khách hàng
Có tài khoản thu phí dịch vụ thanh toán
Có tài khoản thuế GTGT phải nộp
Đồng thời ghi nhận ngoại bảng
Xuất tài khoản chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu
Và báo có cho khách hàng.
1.2.4. Phương thức tín dụng chứng từ
a, Khái niệm
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hay L/C là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, chiếm khoảng 70% tổng giá trị thanh toán quốc tế. Do phương thức này bảo đảm quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán.
Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C.
Được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, song sau khi được thiết lập, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và khi đó phương thức thanh toán này được thiết lập. Tính chất độc lập của thư tín dụng được thể hiện ở chỗ nghĩa vụ của ngân hàng đối với người hưởng lợi L/C (nhà xuất khẩu) không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Ngân hàng mở L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu trình và nội dung của L/C đã được mở để trả tiền cho người bán. Việc thanh toán của Ngân hàng không phụ thuộc vào thực trạng của hàng hoá. Nếu thực trạng của hàng hoá không đúng với chứng từ thì hai bên mua bán phải trực tiếp giải quyết với nhau. Trong trường hợp người mua không thanh toán tiền cho ngân hàng thì ngân hàng vẫn phải trả tiền cho người bán, thực hiện đầy đủ và đúng các điều khoản đã quy định trong L/C, ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong trường hợp này.
b, Đặc điểm
Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng và các bên tham gia liên quan thực hiện thanh toán trên cơ sở chứng từ, không dựa trên thực tế hàng hoá hoặc dịch vụ.
L/C phải chỉ rõ là huỷ ngang hay không huỷ ngang, nếu không nói gì thì được coi như là không huỷ ngang.
Chứng từ được coi như không phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C nếu: chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định của L/C hay các chứng từ mâu thuẫn nhau.
Ngân hàng phát hành có một khoảng thời gian hợp lý không quá 7 ngày làm việc sau khi nhận được chứng từ để kiểm tra chứng từ và xác minh chứng từ phù hợp hay không phù hợp, nếu quá thời gian ngân hàng phát hành không có quyền thông báo sai sót.
Ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra những chứng từ không quy định trong L/C.
Nếu ngân hàng quyết định từ chối chứng từ phải thông báo bằng phương tiện truyền thông trước lúc đóng cửa của ngày làm việc thứ 7 và phải đưa ra lý do từ chối.
Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, về lỗi chính tả phát sinh trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin.
Thực chất của phương thức thanh toán L/C là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu cho ngân hàng của nhà nhập khẩu vay để ngay lập tức thanh toán cho nhà xuất khẩu.
Đối với nhà nhập khẩu để mở được L/C nhà nhập khẩu phải kí quỹ – lấy một phần tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quỹ mở L/C. Mức kí quỹ có thể từ 0% - 100% giá trị thanh toán của thư tín dụng. Những khoản hàng nhập ngân hàng chấp nhận cho vay thì sẽ không phải kí quỹ. Những khoản hàng nhập ngân hàng không chấp nhận cho vay và L/C là loại thanh toán ngay thì phải kí quỹ 100%. Thông thường mức kí quỹ là 25% cao hoặc thấp hơn là tuỳ vào từng trường hợp và tuỳ vào mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng, đây còn là công cụ cạnh tranh của các ngân hàng. Có kí qũy vì thời gian từ lúc nhận hàng đến lúc thanh toán dài. Nhà xuất khẩu chỉ nhận được tiền khi chứng minh được hàng hoá đã xuất phù hợp với những yêu cầu được thể hiện trong L/C. Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu phải có đủ uy tín đối với nhà xuất khẩu mới được nhà xuất khẩu chấp nhận là ngân hàng mở L/C. Trong trường hợp ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu không đủ uy tín thì cần có một ngân hàng khác bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh phải do nhà xuất khẩu chỉ định.
Các bên tham gia trong thanh toán L/C:
- Nhà nhập khẩu: là người mua hàng hoá, dịch vụ, người yêu cầu mở L/C.
- Ngân hàng phát hành: là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và thanh toán khi nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ đòi tiền hoàn hảo.
- Nhà xuất khẩu: người bán, người hưởng lợi trong thanh toán.
- Ngân hàng thông báo: là ngân hàng tiếp nhận bộ chứng từ L/C từ ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tới thông báo cho nhà xuất khẩu biết nhà nhập khẩu đã mở L/C.
- Ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu thường kiêm luôn thông báo, thực hiện chi trả tiền cho nhà xuất khẩu.
- Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng đứng ra xác nhận cho người mở L/C theo yêu cầu của nhà xuất khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu không biết đến hoặc không tin tưởng vào uy tín của ngân hàng mở L/C.Thường ngân hàng xác nhận phải là ngân hàng có uy tín lớn trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. Muốn xác nhận ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí rất cao và đôi khi phải đặt cọc trước.
Ngoài ra, còn có thể có ngân hàng chiết khấu là ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của người mở L/C.
Những quy định, hướng dẫn cụ thể về thanh toán theo phương thức L/C được nêu rõ trong UCP500 – hướng dẫn thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ ấn phẩm số 500. Tuy nhiên, những quy định trong UCP500 không mang tính pháp lý bắt các bên phải thực hiện.
c, Phân loại
Có nhiều loại L/C nhưng cơ bản có hai loại: L/C có thể huỷ ngang và L/C không thể huỷ ngang.
L/C có thể huỷ ngang là L/C đã mở nhưng nhà nhập khẩu có quyền huỷ trước khi thanh toán mà không cần sự chấp thuận của nhà xuất khẩu. Sử dụng L/C huỷ ngang nhà xuất khẩu dễ gặp phải những rủi ro do việc đã giao hàng nhưng nhà nhập khẩu có thể chỉnh sửa các điều khoản hoặc huỷ bỏ L/C. Vì vậy, L/C có thể huỷ ngang chỉ được sử dụng trong những trường hợp người mua và người bán có quan hệ tốt với nhau hoặc việc giao nhận hàng giữa công ty mẹ và công ty con.
L/C không thể huỷ ngang là L/C đã mở hoặc không được điều chỉnh hoặc không được huỷ bỏ nếu không được sự chấp nhận của nhà xuất khẩu. L/C không thể huỷ ngang đảm bảo quyền lợi cho cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu, thể hiện tính ưu việt của phương thức L/C vì vậy nó được áp dụng rất rộng rãi.
Ngoài ra, còn có L/C có điều khoản đỏ, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng, L/C dự phòng, L/C xác nhận, L/C trả chậm.
L/C có huỷ ngang hay không được quy định rõ trong L/C khi mở. Nếu là L/C có huỷ ngang thì bộ chứng từ L/C chuyển sang bên ngân hàng của nhà xuất khẩu phải đóng dấu huỷ ngang. Nếu trong hợp đồng thoả thuận là huỷ ngang nhưng quên đóng dấu sẽ được coi là không huỷ ngang.
L/C trả chậm là L/C mà nhà nhập khẩu được quyền nhận hàng, bán hàng đi sau đó mới thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. Khi bộ chứng từ chuyển đến đòi tiền bên nhập khẩu chỉ cần kí chấp nhận trả tiền để nhận hàng sau đó mới phải trả tiền sau.
d, Quy trình thanh toán
Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C
Sau khi ký hợp đồng thương mại về mua bán hàng hoá, nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C. Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ căn cứ yêu cầu của khách hàng và hợp đồng thương mại để mở một L/C và gửi tới ngân hàng thông báo L/C. Tại ngân hàng phát hành sẽ hạch toán:
Nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng nhập khẩu
Có tài khoản ký quỹ thanh toán L/C.
Ngân hàng thông báo kiểm tra tính hợp lệ của L/C và thông báo cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu kiểm tra xem L/C có tuân thủ các điều khoản thương mại đã thoả thuận trong hợp đồng hay không, các điều kiện đã ghi cụ thể trong L/C có thể được thoả mãn hay không và sau đó tiền hành xuất hàng. Nhà xuất khẩu chuẩn bị bộ chứng từ được đề cập trong L/C, kiểm tra chứng từ xem có khác gì so với L/C không, ký phát hố._.i phiếu và xuất trình hối phiếu cùng bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo.
Ngân hàng thông báo có trách nhiệm đối chiếu hối phiếu và chứng từ theo các điều khoản quy định trong L/C và gửi chúng tới ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành ghi sổ theo dõi ngoại bảng:
Nhập tài khoản chứng từ có giá trị ngoại tệ nước ngoài gửi đến đợi thanh toán
Ngân hàng phát hành kiểm tra nếu bộ chứng từ không hoàn hảo thì sẽ gửi trả lại cho ngân hàng thông báo. Nếu là bộ chứng từ hoàn hảo sẽ tiến hành thanh toán ngay lập tức đối với L/C trả ngay hoặc thanh toán vào một ngày nào đó nếu là L/C trả chậm, khi thanh toán sẽ hạch toán:
Nợ tài khoản ký quỹ thanh toán L/C
Có tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại ngân hàng nước ngoài
Đồng thời xuất tài khoản ngoại bảng: xuất tài khoản chứng từ có giá trị nước ngoài gửi đến đợi thanh toán
Và báo nợ cho khách hàng (nhà nhập khẩu).
Ngân hàng thanh toán thường là ngân hàng thông báo khi nhận được lệnh trả tiền sẽ hạch toán vào tài khoản cho khách hàng và báo có cho khách hàng là nhà xuất khẩu.
Ngân hàng phát hành còn hạch toán việc thu phí mở L/C hoặc phí thanh toán được hạch toán:
Nợ tài khoản tiền gửi khách hàng hoặc tài khoản thích hợp
Có tài khoản thu phí dịch vụ thanh toán
Có tài khoản thuế GTGT phải nộp.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán nhập khẩu
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
Thanh toán quốc tế là một hoạt động của ngân hàng nên nó tất yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc bản thân ngân hàng. Đặc biệt trong thanh toán nhập khẩu thì vai trò của ngân hàng là không thể thiếu vì rất hiếm khi các bên tự thanh toán tiền với nhau. Các ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán đứng ra đòi tiền nhà nhập khẩu để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Do đó muốn việc thanh toán được thực hiện tốt, nhanh chóng, an toán, chính xác, kịp thời các ngân hàng cần thực hiện tốt các yếu tố tiền đề phục vụ đắc lực cho công tác thanh toán nhập khẩu.
Về nguồn vốn của ngân hàng phục vụ cho thanh toán nhập khẩu: trước hết để thực hiện tốt hoạt động thanh toán nhập khẩu ngân hàng cần có nguồn ngoại tệ đủ để có thể đáp ứng nhu cầu về thanh toán cho khách hàng. Hơn nữa so với các hình thức thanh toán khác thì thanh toán nhập khẩu đòi hỏi một chi phí đầu tư cao cho việc mua sắm trang thiết bị và công nghệ hiện đại vì thế vốn là điều kiện đầu tiên và vô cùng quan trọng để bắt kịp với những tiến bộ về công nghệ thanh toán trên thế giới.
Nhân lực: là một phương tiện thanh toán hiện đại, thanh toán nhập khẩu mang tính tiêu chuẩn hoá cao, có quy trình thanh toán thống nhất. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có một trình độ phù hợp với yêu cầu của thanh toán nhập khẩu như trình độ về chuyên môn thanh toán, về ngoại ngữ, về luật pháp,… Hơn nữa, trình độ của nhân viên cũng là một trong các yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Với nhân viên có trình độ cao sẽ thoả mãn nhu cầu khi khách hàng tìm đến, vì vậy khách hàng sẽ có xu thế tiếp tục đến với ngân hàng và giới thiệu với những người quen về dịch vụ thanh toán nhập khẩu ở ngân hàng. Hoặc ngược lại khi khách hàng không được hài lòng.
Vị thế và quan hệ của ngân hàng ở trong nước và trên thị trường thế giới: vị thế của ngân hàng ở trong nước sẽ quyết định số lượng khách hàng đến với ngân hàng. Thanh toán nhập khẩu rất quan trọng đối với một doanh nghiệp do số tài sản lớn của doanh nghiệp nằm ở lô hàng đó; do vậy quyết định của doanh nghiệp khi lựa chọn ngân hàng phục vụ mình là dựa vào lý trí mà không vì tình cảm. Vì vậy, vị thế của ngân hàng rất quan trọng trong quyết định lựa chọn ngân hàng của nhà nhập khẩu. Hơn nữa, nếu ngân hàng không có vị thế trên trường quốc tế thì không đủ tin cậy cho nhà xuất khẩu vì vậy nhà xuất khẩu có thế không đồng ý cho ngân hàng đó bảo lãnh hoặc chấp nhận là ngân hàng phát hành (trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ).
Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về phát triển dịch vụ thanh toán nhập khẩu: quan điểm của lãnh đạo ngân hàng mang tính chất quyết định đến việc có phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu của ngân hàng đó hay không. Nếu ngân hàng đó có tất cả các yếu tố rất thuận lợi cho phát triển dịch vụ thanh toán nhập khẩu nhưng ban lãnh đạo ngân hàng lại nhận thấy ngân hàng mình không thể phát triển nghiệp vụ này được và có những quyết định bất lợi cho thanh toán nhập khẩu. Hoặc chủ trương của lãnh đạo ngân hàng là ưu tiên phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu vì vậy sẽ có những quyết định nhằm thúc đẩy nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu hơn.
Để có thể thực hiện tốt được thanh toán nhập khẩu những yếu tố chủ quan về phía ngân hàng rất quan trọng. Ngân hàng ngoài việc đáp ứng tốt các yếu tố về thanh toán nhập khẩu còn cần có các chủ trương, chính sách thu hút khách hàng.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
Ngoài ra, nghiệp vụ thanh toán nhập còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều các nhân tố chủ quan khác.
Sự phát triển kinh tế của một quốc gia: nếu một quốc gia có nền kinh tế tự cấp tự túc thì hoạt động ngoại thương không phát triển, vì vậy các hoạt động nhập khẩu ở trong nước hầu như không có. Vì vậy, nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu không thể phát triển được cho dù ngân hàng đó có tốt đến đâu đi chăng nữa. Khi một quốc gia có nền kinh tế mở, hoạt động ngoại thương phát triển thúc đẩy nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu phát triển.
Trình độ sản xuất, nguồn tài nguyên của một quốc gia cũng ảnh hưởng tới thanh toán nhập khẩu. Một quốc gia có trình độ sản xuất cao, có nhiều tài nguyên thường là một quốc gia xuất siêu, hoạt động xuất khẩu sẽ phát triển hơn hoạt động nhập khẩu vì vậy mà thanh toán xuất khẩu cũng sẽ phát triển hơn thanh toán nhập khẩu. Là một quốc gia thiếu tài nguyên thì vẫn phải nhập khẩu nhiều cho dù trình độ sản xuất phát triển. Việt Nam là một quốc gia nhập siêu, doanh số thanh toán nhập khẩu lớn hơn so với doanh số thanh toán xuất khẩu.
Ngoài ra, vị trí địa lý của một quốc gia thuận lợi sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí, hạn chế rủi ro vận chuyển trong hoạt động ngoại thương.
Tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương và ảnh hưởng đến thanh toán nhập khẩu. Tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ thay đổi sẽ làm thay đổi hoạt động ngoại thương. Khi tỷ giá giảm làm giảm giá trị của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ khi đó chi phí để mua cùng một loại hàng hoá ở trong nước sẽ rẻ tương đối hơn so với mua ở nước ngoài vì vậy sẽ có xu hướng thúc đẩy nhập khẩu của một nước. Ngược lại khi tỷ giá tăng làm tăng giá đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ sẽ thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Tình hình chính trị xã hội của một quốc gia cũng ảnh hưởng tới thanh toán nhập khẩu. Chính trị ổn định hay không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư vì chính trị bất ổn gắn với rủi ro cao trong vân chuyển, giao nhận hàng hoá, thanh toán… nên tất yếu sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cũng như quyết định xuất nhập khẩu của đơn vị. Khi nền kinh tế có tình hình chính trị xã hội ổn định thì hoạt động kinh tế sẽ có một nền tảng vững chắc để phát triển. Sự bất ổn định của chính trị xã hội sẽ làm trì trệ và tàn phá nền kinh tế. Trong mua bán ngoại thương thì rủi ro do chính trị xã hội bất ổn định là những rủi ro bất khả kháng vì thông thường không có bảo hiểm cho những rủi ro thuộc loại này. Do vậy, trong bất kỳ trường hợp nào thì các nhà kinh doanh đều tránh giao dịch với các tổ chức kinh tế tại các quốc gia có tình hình kinh tế xã hội không ổn định.
Chủ trương chính sách ngoại thương của nhà nước có tác dụng khuyến khích hay hạn chế hoạt động nhập khẩu và nó có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên tỷ giá. Do đó, sự ổn định đúng đắn của các chính sách vĩ mô của nhà nước sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mà thanh toán quốc tế. Một chính sách mà không đúng đắn, hiệu quả, ổn định sẽ dẫn đến khó khăn trong việc thu hút vốn, khách hàng, cân đối ngoại tệ và rủi ro cho doanh nghiệp cũng như cho ngân hàng. Ví dụ với những chính sách thuế, điều khoản thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu bằng cách đánh thuế cao hàng nhập khẩu, quota hạn ngạch,… tất yếu sẽ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu kéo theo tác động đến thanh toán xuất nhập khẩu vì hoạt động xuất nhập khẩu phát triển thì thanh toán xuất nhập khẩu mới có thể phát triển được.
Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung hay hoạt động nhập khẩu nói riêng có liên quan đến nhiều ngành trong nước vì vậy chịu tác động bởi nhiều luật thuộc nhiều ngành.
Tại Việt Nam, thanh toán xuất nhập khẩu mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong hơn 10 năm trở lại đây, hoạt động thanh toán nhập khẩu đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên các ngân hàng cũng gặp không ít những khó khăn trong thanh toán nhập khẩu cả về mặt chủ quan và khách quan. Như trường hợp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam gần đây gặp tranh chấp trong thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ; do việc ngân hàng nông nghiệp đã mở một L/C nhưng sau đó do việc giảm giá hàng hoá nên khách hàng không thanh toán cho ngân hàng và ngân hàng đã không thanh toán cho phía bên nhà xuất khẩu ở nước ngoài; trong vụ việc này ngân hàng nông nghiệp đã làm sai quy định do việc thanh toán L/C chỉ dựa trên bộ chứng từ hoàn hảo phía bên nhà xuất khẩu xuất trình và khi đã ký phát hành L/C thì ngân hàng là người chịu trách nhiệm đầu tiên trong thanh toán chứ không phải là nhà nhập khẩu. Việc này cũng làm giảm uy tín của các ngân hàng Việt Nam trong thanh toán nhập khẩu.
Hoạt động nhập khẩu có liên quan đến phía nước ngoài là nước xuất khẩu, vì vậy mà hoạt động nhập khẩu còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị của nước xuất khẩu; cụ thể trong trường hợp các doanh nghiệp trong nước muốn nhập khẩu một mặt hàng của doanh nghiệp ở nước đang bị cấm vận thì sẽ gặp trở ngại,…. Vì vậy, hoạt động thanh toán nhập khẩu còn chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, chính trị và xu hướng phát triển trên thế giới.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG THANH TOÁN NHẬP KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành
Hoạt động kinh doanh đối ngoại ở một đất nước là không thể thiếu, và do nhu cầu có một ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế là cần thiết. Đáp ứng nhu cầu cấp bách lúc bấy giờ, Ngân hàng Ngoại thương đã ra đời ngày 1/4/1963 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán đối ngoại.
Trước năm 1987, hệ thống ngân hàng nước ta là hệ thống ngân hàng một cấp. Vì vậy các ngân hàng chuyên nghiệp như Ngân hàng Ngoại thương (1963), Ngân hàng kiến thiết (1957)…chỉ có bộ máy tổ chức ở trung ương, không có hệ thống cơ sở, thực hiện chức năng và nhiệm vụ do Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao. Do đó, thực chất các ngân hàng chuyên nghiệp chỉ là một vụ, cục chức năng hay chi nhánh đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà thôi.
Đến năm 1987, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, những hoạt động của hệ thống Ngân hàng cũng được cải cách cho phù hợp với những đổi mới của nền kinh tế thời kỳ đó. Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Nghị định 53/HĐBT về việc tổ chức lại hệ thống ngân hàng. Theo tinh thần Nghị định này hệ thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm hai cấp là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng chuyên doanh gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Từ sau Nghị định này Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực sự là một ngân hàng thương mại quốc doanh, hoạt động kinh doanh một cách độc lập, tách rời chức năng phát hành tiền và là cơ quan hành chính của Nhà nước; từ đây Ngân hàng Ngoại thương chỉ chịu sự quản lý vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
Vốn tự có của Ngân hàng Ngoại thương năm 1991 là 200 tỷ đồng, đến năm 1993 tăng lên 213 tỷ đồng và không ngừng tăng lên qua các năm, đến năm 2001 là 1908 tỷ đồng. Đến 31/12/2004 vốn tự có của Ngân hàng Ngoại thương là 3955 tỷ đồng và cuối năm 2005 lên tới 9000 tỷ đồng, tăng gần 7000 tỷ so với cuối năm 2000 – thời điểm Ngân hàng Ngoại thương xây dựng đề án tái cơ cấu. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) từ 4,5% cuối năm 2000 lên 9,3% cuối năm 2005.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có tên tiếng Anh là bank for foreign trade of Vietnam gọi tắt là vietcombank thành lập ngày 1/4/1963 . Là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 90,91. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam; hiệp hội ngân hàng Châu Á; tổ chức thanh toán toàn cầu Swift và liên tiếp trong 10 năm liền 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004 2005 được công nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế; tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng hoạt động lâu đời nhất trong lĩnh vực phục vụ đối ngoại và là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và cũng là Ngân hàng chiếm tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh lớn nhất tại Việt Nam; đứng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng là ngân hàng đầu tiên quản lý nguồn vốn tập trung và là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Là ngân hàng đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam, hiện nay là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam còn là đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam. Và được lựa chọn làm ngân hàng chính trong việc quản lý và phục vụ cho các khoản vay nợ, viện trợ của Chính phủ và nhiều dự án ODA tại Việt Nam. Là Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “the Banker” một tạp chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh quốc bình chọn là “ngân hàng tốt nhất của Việt Nam liên tục trong 6 năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004 và 2005.
Năm 2005 là năm đánh dấu sự hoàn thành Đề án tái cơ cấu lại ngân hàng của Ngân hàng Ngoại thương. Ngân hàng đã trở thành một trong những ngân hàng hiện đại nhất Việt Nam với hệ thống công nghệ tiên tiến, tích hợp kết nối toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ tạo điều kiện cung cấp cho khách hàng các sản phẩm ngân hàng hiện đại chất lượng cao. Nhờ mạnh dạn áp dụng các công cụ quản trị tiên tiến, Ngân hàng Ngoại thương đang có những bước tiến vững chắc trên con đường phát triển để trở thành tập đoàn tài chính đa năng của khu vực và quốc tế.
Hội sở chính
P. quan hệ khách hàng
Phòng quan hệ
Ngân hàng đại lý
Phòng Quản lý Vốn
Liên doanh Cổ phần
Phòng Đầu tư Dự án
P.Tổng hợp thanh toán
Phòng Quản lý Thẻ
P. Quản lý Ngân quỹ
Phòng Vốn
P. kinh doanh ngoại tệ
Phòng Kế toán Vốn
P. Quản lý tín dụng
Phòng Công nợ
P. thông tin tín dụng
MẠNG LƯỚI TRONG NƯỚC
Sở giao dịch Các chi nhánh Các công ty con
MẠNG LƯỚI NGOÀI NƯỚC
Văn phòng đại diện Công ty tài chính
Paris-Moscow-Singapore Việt Nam ở Hồng Kông
Phòng Quản lý Đề án Công nghệ
Trung tâm tin học
Trung tâm thanh toán
Phòng Kế toán quốc tế
P. Kế toán Tài chính
Phòng Tổng hợp và
Phân tích Kinh tế
Phòng tổ chức
Cán bộ và đào tạo
Văn phòng
Phòng thông tin
tuyên truyền
Phòng Pháp chế
Phòng Quản lý Xây dựng cơ bản
Phòng Quản trị
Các bộ phận hỗ trợ khác
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban kiểm soát
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng Kiểm tra Nội bộ
Trung Ương
Hội đồng tín dụng các ĐCTC
ALCO
Hội đồng Tín dụng TW
Sơ đồ tổ chức
2.1.2. Một số loại dịch vụ chủ yếu
Ngân hàng Ngoại thương cung cấp các dịch vụ chủ yếu như: dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ tài khoản, dịch vụ kỳ phiếu, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thuê mua tài chính, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ cho vay, dịch vụ nhờ thu trơn.
a, Dịch vụ tiết kiệm
Là hình thức gửi tiền cho các cá nhân với thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh, lãi suất hấp dẫn với các kỳ hạn phong phú. Dịch vụ này không thu phí khi khách hàng gửi và rút tiền. Và khách hàng được bảo đảm bí mật đối với việc gửi tiền này và được Ngân hàng mua bảo hiểm tiền gửi, đảm bảo khi có vấn đề xảy ra đối với Ngân hàng thì khách hàng vẫn có thể nhận được số tiền của mình. Đến hạn tất toán tài khoản nếu khách hàng không đến nhận Ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào gốc và tính lãi cho kỳ hạn tiếp theo của khách hàng.
b, Dịch vụ tài khoản
Hiện nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được coi là Trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Với uy tín lâu năm cùng với công nghệ hiện đại và đội ngũ cán bộ lành nghề, nhiệt tình Ngân hàng Ngoại thương có thể đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, với chi phí thấp nhất. Mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương khách hàng còn được hưởng những ưu đãi như: được đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu về vốn, được hưởng ưu đãi về lãi suất khi gửi cũng như khi vay giúp khách hàng kinh doanh có hiệu quả hơn.
c, Dịch vụ mua bán ngoại tệ
Đây là lĩnh vực mạnh nhất của Ngân hàng Ngoại thương với 2 trung tâm giao dịch lớn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được trang bị hệ thống máy tính hiện đại cập nhất thông tin trong nước và thế giới về tình hình kinh tế, đặc biệt là về tình hình tỷ giá; giao dịch nối mạng toàn cầu của các hãng tin lớn như Reuters, Bridge Telerate,… Đội ngũ cán bộ kinh doanh lành nghề được đào tạo chuyên sâu. Ngân hàng Ngoại thương hiện có hàng trăm đối tác nước ngoài là các ngân hàng, các tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới ở khắp các thị trường Tokyo, Singapore, Frankfurt, London, Newyork… với doanh số giao dịch lên đến hàng chục tỷ USD một năm.
d, Dịch vụ nhờ thu trơn
Đối tượng nhờ thu là Sec đích danh do ngân hàng nước ngoài phát hành trả cho người hưởng có tên trên sec; hoặc tiền mặt ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành (rách, bẩn). Khi đến Ngân hàng Ngoại thương nhờ thu khách hàng cần phải có đơn xin nhờ thu theo mẫu do Ngân hàng cung cấp và giấy chứng minh thư hoặc hộ chiếu. Sau 24 giờ sau khi nhận được báo có của ngân hàng nước ngoài khách hàng sẽ nhận được tiền tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương nơi phục vụ khách hàng.
e, Dịch vụ thẻ
Là ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ thẻ, hiện nay Vietcombank vẫn giữ vững vị trí hàng đầu về thị phần thanh toán và cũng là đơn vị duy nhất chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ ngân hàng thông dụng nhất trên thế giới là Visa, MasterCard, JCB, American Express, Dines Club. Không chỉ là ngân hàng đại lý thanh toán lớn nhất cho các tổ chức thẻ quốc tế ở Việt Nam, Vietcombank còn trực tiếp phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Vietcombank MasterCard, Vietcombank Visa và Vietcombank Express. Trong đó, Vietcombank là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express - một trong sản phẩm thẻ có uy tín và dịch vụ tốt nhất trên thế giới tại thị trường Việt Nam. Ngoài thẻ tín dụng quốc tế, tháng 4 năm 2002 Vietcombank lần đầu tiên cho ra đời thẻ ghi nợ nội địa Connect 24. Thẻ này được thực hiện giao dịch trên các máy ATM của Vietcombank trên toàn quốc. Với các sản phẩm thẻ đa dạng, hướng tới phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, Vietcombank không ngừng tăng cường chất lượng dịch vụ thẻ và các điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc và vươn ra nước ngoài. Hiện nay, phòng thẻ của Vietcombank được đánh giá là phòng có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Vietcombank. Mới đây nhất phòng thẻ đang nghiên cứu để cho ra đời một loại thẻ mới là thẻ MTV, mục tiêu là nhằm vào giới trẻ với tính năng hiện đại, năng động, đầy màu sắc, phù hợp với giới trẻ ngày nay - đây cũng là những khách hàng có tỷ lệ dùng thẻ tín dụng nhiều nhất.
f, Dịch vụ thanh toán quốc tế
Luôn là một hoạt động mạnh nhất của Ngân hàng Ngoại thương tại Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương là Ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên tham gia hệ thống thanh toán SWIFT (Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) nhằm tăng cường khả năng hỗ trợ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong việc thanh toán. Trong nhiều năm qua Ngân hàng Ngoại thương luôn được đánh giá là Ngân hàng có quy mô sử dụng mạng SWIFT lớn nhất, 5 năm liền (từ năm 1996 đến 2000) được công nhận là ngân hàng có chất lượng thanh toán SWIFT tốt nhất.
Thực hiện thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí tối đa trong những giao dịch.
g, Dịch vụ cho vay
Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn duy trì được vị trí là Ngân hàng Thương mại có tổng tài sản lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam. Với thế mạnh về vốn của mình, Vietcombank có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng bằng VND hoặc các loại ngoại tệ mạnh với thời hạn vay được chia theo 3 loại chủ yếu sau: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Để hộ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Ngoại thương đã phối hợp với một số tổ chức Quốc tế như quỹ phát triển dự án sông Mêkông, MPDF, SME… theo đó các doanh nghiệp được tổ chức Quốc tế giúp đỡ tư vấn miễn phí trong việc thiết lập, xây dựng dự án kinh doanh khả thi. Phía Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ tiến hành thẩm định và cho vay bằng vốn của mình.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng (là cá nhân, đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác). Thủ tục vay ở Vietcombank diễn ra rất đơn giản, thuận tiện, với lãi suất vay hấp dẫn so với thị trường; và khách hàng được phục vụ tận tình, chu đáo bởi đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao, thái độ phục vụ nhiệt tình.
h, Một số dịch vụ khác
Ngoài các loại dịch vụ kể trên của Vietcombank, còn có các dịch vụ khác cũng là thế mạnh của VCB như : dịch vụ kỳ phiếu, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ cho thuê mua tài chính, dịch vụ chiết khấu chứng từ,… cũng là những dịch vụ có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2005, với sự nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động kinh doanh tiếp tục mang lại cho Ngân hàng Ngoại thương hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận.
Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng hoạt động lâu đời nhất trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, ra đời do yêu cầu về kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mới ra đời. Ngân hàng Ngoại thương ra đời đã làm cho hoạt động đối ngoại của nước ta trở nên dễ dàng hơn. Và hơn nữa trong công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho tổ quốc, Ngân hàng Ngoại thương đã góp công sức không nhỏ vào việc cung cấp sức người, sức của cho cuộc chiến tranh thống nhất đất nước khi cung ứng kịp thời nguồn vốn để mua sắm trang thiết bị, lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược,… phục vụ chiến trường. Trong thời bình, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không ngừng hoạt động kinh doanh vươn lên là ngân hàng dẫn đầu trong số các ngân hàng thương mại Nhà nước, là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế. Thật vậy, năm 2005 trái phiếu của Vietcombank đã lập kỷ lục “trái phiếu bán chạy nhất” trên thị trường tài chính Việt Nam. 8,4 triệu trái phiếu tăng vốn bán ở mức lãi suất được đánh giá là thấp “bất ngờ” chỉ 6%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất trái phiếu Chính phủ 9,1%/năm. Vietcombank đã bán nốt 5,25 triệu trái phiếu cho các nhà đầu tư công chúng chỉ trong vài phút sáng ngày 15/12/2005 khiến hàng chục điểm giao dịch chưa kịp nhập một lệnh mua nào thì đã hết khối lượng phát hành. Tổng số 1365 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 6%/năm, thời hạn 7 năm đã được bán hết trong thời gian cực ngắn. Điều này cho thấy thương hiệu và uy tín của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được công chúng đánh giá rất cao.
Năm 2005, là năm kết thúc 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Ngoại thương (2001-2005) được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Và ngày 21/9/2005 Thủ tướng ra quyết định số 230/2005/QĐ-TTg về việc thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đây là cơ sở để Vietcombank phát hành trái phiếu tăng vốn, thuê tư vấn nước ngoài và định giá Vietcombank chuẩn bị cổ phần năm 2006.
Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng duy nhất được tặng giải Sao Khuê năm 2005. Đây là giải thưởng do hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức dới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính viễn thông. Giải Sao Khuê là giải thưởng về công nghệ uy tín nhất trong năm ở Việt Nam.
Thẻ của Ngân hàng Ngoại thương lập những kỉ lục trên thị trường thẻ Việt Nam. Gần 1 triệu khách hàng tính đến cuối năm 2005 sử dụng thẻ Connect 24. Năm 2005, Vietcombank đã bắt tay với Vietnam Airline và American Express cho ra đời thẻ Tín dụng “bông sen vàng”. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt mức kỉ lục trên 300 triệu USD, tăng 39% so với năm 2004. Giao dịch thực hiện qua ATM đạt 16882 tỷ VND, tăng 122% so với năm 2004. Tổng số máy ATM đã hoạt động là 565 máy.
Trong năm 2005, Ngân hàng Ngoại thương chính thức áp dụng chuẩn mực quốc tế vào hoạt động tín dụng cho toàn hệ thống Vietcombank. Cũng trong năm 2005, Ngân hàng Ngoại thương chính thức gia nhập tổ chức bao thanh toán quốc tế.
Với đội ngũ cán bộ Ngân hàng Ngoại thương ngày càng được nâng cao trình độ nghiệp vụ, với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại,…các hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương ngày một vững mạnh góp phần bình ổn tỷ giá, giữ vững sự phát triển của nền kinh tế khi có biến động mạnh trên thị trường quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước. Ngoài các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương còn không ngừng tham gia vào các hoạt động xã hội - đúng với tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc ta. Cụ thể Ngân hàng Ngoại thương đã góp 200 tỷ đồng cho Ngân hàng phục vụ người nghèo với lãi suất thấp, dành một phần quỹ phúc lợi ủng hộ trường trẻ em mồ côi, khuyết tật. Nhận nuôi dưỡng suốt đời 118 bà mẹ Việt Nam anh hùng với mức 150000đ/mẹ/tháng.Cấp 62 sổ tiết kiệm trị giá 2.000.000đ/sổ cho các trường hợp chính sách khác,…
B¶ng tæng kÕt tµi s¶n Ng©n hµng Ngo¹i th¬ng
(cho n¨m tµi chÝnh kÕt thóc ngµy 31/12 hµng n¨m)
§¬n vÞ tÝnh: triÖu VND
Môc
2002
2003
2004
2005
Tµi s¶n cã:
- TiÒn mÆt vµ t¬ng ®¬ng tiÒn mÆt
-TiÒn göi t¹i Ng©n hµng Nhµ níc
-TiÒn göi t¹i c¸c tæ chøc tÝn dông
-Cho vay c¸c tæ chøc tÝn dông kh¸c
-D nî tÝn dông
-Quü dù phßng rñi ro tÝn dông
-Gãp vèn liªn doanh, mua cæ phÇn
-§Çu t chøng kho¸n
-Tµi s¶n cè ®Þnh
-Tµi s¶n kh¸c
1.042.623
1.866.498
36.227.738
1.811.091
29.295.180
(650.476)
543.362
8.793.663
296.471
2.269.529
1.511.773
4.892.625
28.927.107
1.327.910
39.629.761
(794.699)
583.712
13.256.999
334.498
7.650.818
1.869.330
2.607.245
38.128.223
1.194.197
51.772.554
(1.078.008)
536.890
17.454.139
501.244
8.214.337
2.093.649
2.931.472
42.341.369
1.423.633
65.749.247
(1.341.821)
531.426
18.234.133
772.269
9.432.457
Tæng tµi s¶n cã
81.495.679
97.320.504
121.200.151
142.167.834
Tµi s¶n nî, vèn vµ c¸c quü:
-TiÒn göi cña Ng©n hµng Nhµ níc vµ kho b¹c Nhµ níc
-TiÒn vay Ng©n hµng Nhµ níc
-TiÒn göi cña c¸c tæ chøc tÝn dông kh¸c
-TiÒn vay c¸c tæ chøc tÝn dông
-TiÒn göi cña kh¸ch hµng
-Vèn nhËn tµi trî uû th¸c
-C¸c tµi s¶n nî kh¸c
-Vèn chñ së h÷u
-C¸c quü
-Lîi nhuËn cha ph©n phèi
-L·i (lç) trong n¨m
2.460.115
2.511.097
5.805.213
2.780.637
56.422.051
193.744
6.924.974
2.445.245
565.521
1.058.131
328.951
5.947.664
807.094
4.105.529
3.421.045
71.810.035
151.330
5.342.842
3.030.733
446.324
1.381.093
876.815
7.008.449
3.128.766
6.550.659
5.973.739
85.340.881
118.822
5.246.043
4.843.309
276.362
1.438.404
1.274.717
732.453
1.246.343
6.938.992
5.426.377
110.248.748
138.267
5.643.234
8.426.377
388.422
1.523.263
1.455.358
Tæng tµi s¶n nî, vèn vµ c¸c quü
81.495.679
97.320.504
121.200.151
142.167.834
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank
2.2.1. Các phòng thực hiện nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu
a, Phòng thanh toán nhập khẩu
Phòng thanh toán nhập khẩu thuộc sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương được tách khỏi hội sở chính Ngân hàng Ngoại thương vào cuối năm 2005 đầu năm 2006. Phòng thanh toán nhập khẩu thực hiện thanh toán quốc tế hàng mậu dịch và đối ngoại liên quan đến hàng nhập khẩu. Theo dõi các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ này. Phòng gồm có 8 nhân viên và một trưởng phòng, các nhân viên thuộc phòng thanh toán nhập khẩu quản lý khách hàng theo số thứ tự của tài khoản khách hàng thông thường mỗi nhân viên quản lý khoảng 200 khách hàng có mã số khách hàng liên tục trong bảng mã số khách hàng, các nhân viên có nhiệm vụ thực hiện tất cả các nghiệp vụ thanh toán mà khách hàng mình quản lý yêu cầu. Có nghĩa là mỗi nhân viên đều phải thực hiện tất cả các phương thức thanh toán. Vì vậy, các nhân viên thuộc phòng buộc phải biết tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán nhập khẩu. Phòng thanh toán nhập khẩu chỉ thực hiện thanh toán quốc tế cho các khách hàng là những công ty vừa và nhỏ.
b, Phòng tài trợ thương mại
Phòng tài trợ thương mại thuộc hội sở chính Ngân hàng Ngoại thương, bao gồm 7 nhân viên và một trưởng phòng; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cả nhập khẩu, xuất khẩu và bảo lãnh với đối tượng là các tổng công ty. Hiện nay, phòng tài trợ thương mại đang phục vụ 28 tổng công ty. Mặc dù, phòng tài trợ thương mại thực hiện cả nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu, xuất khẩu và tài trợ thương mại tuy nhiên doanh số thanh toán nhập khẩu chiếm phần lớn trong tổng số thanh toán quốc tế thuộc phòng tài trợ thương mại.
Các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu thực hiện tại phòng thanh toán quốc tế thuộc các chi nhánh của Vietcombank đều được tập trung tại phòng tổng hợp thanh toán thuộc hội sở chính Ngân hàng Ngoại thương.
2.2.2. Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu theo các phương thức tại Vietcombank
Hoạt động thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank thực hiện 3 phương thức thanh toán nhập khẩu là thanh toán theo phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ (L/C). Về nghiệp vụ cả 3 phươ._.ợc những thành tựu hết sức khả quan, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao trong khu vực và đã có những chuyển biến theo hướng hội nhập tích cực vào nền kinh tế thế giới theo đúng các lộ trình đã cam kết như hiệp định thương mại Việt Mỹ, AFTA, lộ trình gia nhập WTO,…
Hoà cùng tiến trình phát triển chung của đất nước, năm 2005 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã hoàn thành Đề án Tái cơ cấu lại Ngân hàng và được Chính phủ chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào mọi hoạt động kinh doanh cho phép Ngân hàng Ngoại thương đa dạng hoá và hiện đại hoá sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng. Ngân hàng Ngoại thương luôn quan tâm áp dụng các mô hình quản lý và tác nghiệp theo chuẩn mực quốc tế, phấn đấu đưa Ngân hàng Ngoại thương trở thành một tập đoàn tài chính hiện đại, đa năng, có vị thế trong và ngoài nước.
Những nỗ lực đổi mới, phát triển của Ngân hàng Ngoại thương trong những năm qua được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các định chế tài chính và bạn hàng trong ngoài nước đánh giá cao. Bước sang năm 2006,Ngân hàng Ngoại thương sẽ nỗ lực hơn nữa để thực thi nhiều nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa. Phát triển và hoàn thiện hệ thống ngân hàng để thực hiện thành công cổ phần hoá theo chỉ đạo của Chính phủ là mục tiêu trước mắt của Ngân hàng Ngoại thương.
Với nền tảng vững chắc đạt được sau khi thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu, cùng quyết tâm đổi mới phát triển và đặc biệt với sự tin tưởng, hợp tác của các đối tác và bạn hàng trong ngoài nước, Ngân hàng Ngoại thương chắc chắn sẽ vững bước vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh và cổ phần hoá thành công. Ngân hàng Ngoại thương sẽ cố gắng vươn lên trong mọi hoạt động để xứng đáng với lòng tin của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của khách hàng; để Ngân hàng Ngoại thương trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho khách hàng trong nước và quốc tế.
Đối với thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán nhập khẩu nói riêng, Ngân hàng Ngoại thương chủ trương tiếp tục hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Luôn giữ vững vị thế là Ngân hàng thanh toán quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, và không ngừng mở rộng thị phần trong thanh toán quốc tế. Là địa chỉ đầu tiên khách hàng trong và ngoài nước nghĩ đến khi có nhu cầu về thanh toán quốc tế.
Ngân hàng Ngoại thương rất cần và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan và bạn hàng trong ngoài nước. Về phần mình, Ngân hàng Ngoại thương cam kết sẽ thực hiện thành công định hướng đổi mới, phát triển “AN TOÀN – HIỆU QUẢ - BỀN VỮNG” và tôn chỉ “LUÔN VÌ SỰ THÀNH ĐẠT CỦA KHÁCH HÀNG”.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank
Để luôn giữ vững được vị thế là Ngân hàng thanh toán quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, và không ngừng mở rộng thị phần trong thanh toán quốc tế. Ngân hàng Ngoại thương cần chú trọng đầu tư để hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu. Vì tuy là một Ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong thanh toán nhập khẩu tại Việt Nam nên có những ưu thế đáng kể như về kinh nghiệm trong thanh toán nhập khẩu; nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại cổ phần và đặc biệt là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài nên nguy cơ mất dần thị phần trong thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, Ngân hàng Ngoại thương cần có những giải pháp khác nhằm giữ thị phần của Ngân hàng trong thanh toán nhập khẩu và có thể mở rộng thị phần trong hoạt động này. Hy vọng trong thời gian tới Vietcombank có thể nhanh chóng hoàn thành chương trình cổ phần hoá Ngân hàng để Ngân hàng thực sự là một Ngân hàng cổ phần hoạt động một cách linh hoạt hơn.
3.2.1. Phát triển đồng đều các phương thức thanh toán
Hiện nay, tại Vietcombank chỉ mới thực hiện ba trong số bốn phương thức thanh toán hàng nhập khẩu. Ngân hàng Ngoại thương cần triển khai nghiệp vụ thanh toán theo phương thức mở tài khoản, ghi sổ nhằm làm phong phú thêm các phương thức thanh toán nhập khẩu của Vietcombank, phục vụ nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng. Thực tế các doanh nghiệp đều mở tài khoản tại ngân hàng và các doanh nghiệp có xu thế ngày một sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhằm đơn giản hoá hoạt động sổ sách của doanh nghiệp. Trong nghiệp vụ mở tài khoản, ghi sổ trước đây là người bán mở một tài khoản hoặc sổ để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ; định kỳ sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thoả thuận giữa hai bên người mua trả tiền cho người bán nhưng hiện nay các doanh nghiệp có xu hướng nhờ Ngân hàng thực hiện hộ hoạt động này. Ngân hàng Ngoại thương có thể ở vị trí là ngân hàng phục vụ bên bán (bên nhập khẩu) để ghi nợ nhà nhập khẩu trong nước; sau đó định kỳ Ngân hàng Ngoại thương sẽ dựa vào sổ (hoặc tài khoản) đã ghi thu hộ tiền cho nhà xuất khẩu từ nhà nhập khẩu. Khi Ngân hàng Ngoại thương với tư cách là Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ mở tài khoản, ghi sổ hàng đã nhập cho nhà nhập khẩu (sổ hoặc tài khoản này chỉ có tác dụng đối chiếu); định kỳ căn cứ vào tài khoản hoặc sổ đã ghi và theo yêu cầu của nhà nhập khẩu Ngân hàng Ngoại thương sẽ chuyển tiền gửi trả cho bên xuất khẩu. Phương thức thanh toán này làm tăng thêm sự trung thành của khách hàng hơn đối với Ngân hàng Ngoại thương vì khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng sẽ có xu hướng dùng nhiều dịch vụ khác tại Ngân hàng. Hơn nữa, nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu theo phương thức mở tài khoản ghi sổ còn thúc đầy khách hàng sử dụng nhiều hơn phương thức thanh toán nhờ thu và thanh toán chuyển tiền theo định kỳ của khách hàng.
Ở Ngân hàng Ngoại thương trong ba hình thức thanh toán nhập khẩu chủ yếu chỉ có phương thức L/C thường xuyên được thực hiện, với doanh số lớn chiếm đa số trong tổng doanh số thanh toán nhập khẩu (tỷ lệ chiếm trên 90%). Hai phương thức còn lại là phương thức nhờ thu và phương thức chuyển tiền thực hiện rất hạn chế. Trong khi đó ở phương thức nhờ thu và phương thức chuyển tiền Ngân hàng hầu như không gặp phải rủi ro; còn ở phương thức L/C Ngân hàng lại có thể gặp nhiều rủi ro trong quá trình thanh toán do phải trực tiếp chịu trách nhiệm trong phương thức thanh toán này. Vậy Vietcombank cần triển khai thực hiện tốt hơn nghiệp vụ thanh toán ở hai phương thức chuyển tiền và nhờ thu, có những biện pháp khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều hơn dịch vụ thanh toán theo hai phương thức này như việc nâng cao năng lực cán bộ, trang thiết bị tốt hơn ở cả hai phương thức này nhằm không gây thiệt hại cho Ngân hàng mặc dù phương thức này không được sự đảm bảo của Ngân hàng. Điều đó sẽ làm khách hàng tự động sử dụng hai phương thức thanh toán này nhiều hơn do quy trình đơn giản hơn, phí sử dụng dịch vụ rẻ hơn và lại thấy được Ngân hàng vẫn thực hiện đảm bảo an toàn. Ngoài ra, phương thức thanh toán L/C là một thế mạnh của Ngân hàng, và đây là phương thức thanh toán an toàn cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu vì vậy được sử dụng nhiều nhất; do đó Ngân hàng cũng cần phát huy hơn nữa thế mạnh này, thực hiện ngày một tốt hơn nữa phương thức thanh toán này và đưa vào thêm nhiều hình thức L/C hơn nữa.
3.2.2. Hoàn thiện quy trình thanh toán nhập khẩu
Trước hết, Ngân hàng Ngoại thương cần có một quy trình thanh toán nhập khẩu hoàn chỉnh nhưng phải đơn giản hoá đối với khách hàng. Thủ tục thanh toán nhập khẩu cần được thực hiện nhanh chóng và đơn giản hơn. Hiện nay, diễn biến về tình hình kinh tế rất phức tạp, giá cả hàng hoá có thể thay đổi trong chốc lát như giá vàng trong thời gian vừa qua là một ví dụ. Vì vậy, thời gian thực hiện thanh toán rất quan trọng, sự chậm trễ trong thanh toán có thể gây bất lợi cho khách hàng do tình hình kinh tế liên quan đến hàng hoá khác đi; do vậy khách hàng có thể từ chối nhận hàng nhập khẩu hoặc từ chối thanh toán tiền hàng mà Ngân hàng đã trả (trong nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ) vì việc nhận hàng gây bất lợi đối với khách hàng.
Xây dựng quy trình thẩm định tài chính khách hàng hoàn hảo, đảm bảo an toàn đối với Ngân hàng khi có được các thông tin cần thiết; nhưng cũng không làm khách hàng cảm thấy khó chịu do sự tìm hiểu của Ngân hàng quá kỹ, làm cho khách hàng cảm thấy như bị thẩm vấn, gây bất tiện và khó chịu cho khách hàng; muốn làm được như vậy Ngân hàng cần mở rộng các kênh tìm hiểu thông tin khách hàng. Ngân hàng cũng nên linh hoạt trong quy trình thẩm vấn, như đối với một số khách hàng là khách hàng quen hoặc khách hàng ký quỹ 100%, hay có tài sản cầm cố thế chấp lớn thì Ngân hàng nên giảm một số khâu trong quy trình thẩm định như không cần thẩm định về tài chính của doanh nghiệp hay hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,…
Hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát hoạt động thanh toán nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu thường liên quan đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế ví dụ như đối với hàng xăng dầu (cũng là mặt hàng có doanh số về nhập khẩu lớn nhất ở nước ta) liên quan đến các ngành dùng xăng dầu làm nhiên liệu, ngoài ra xăng dầu còn liên quan đến chi phí đi lại của mọi người dân. Vì vậy, hoạt động thanh toán nhập khẩu cần được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ để tránh những lầm lẫn gây thiệt hại cho khách hàng và Ngân hàng, ngoài ra còn ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.
3.2.3. Trang bị cơ sở vật chất hiện đại phục vụ công tác thanh toán
Hoạt động thanh toán nhập khẩu là hoạt động vào loại hiện đại nhất trong ngân hàng. Vì vậy tương ứng phải đầu tư và sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại. Hiện nay, công nghệ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương là công nghệ vào loại hiện đại nhất so với các ngân hàng khác tại Việt Nam. Tuy nhiên, thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ hiện nay những công nghệ mới ra đời nhanh chóng bị lỗi thời. Do vậy, Ngân hàng cần liên tục hoàn thiện và nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Và thường xuyên cập nhật trình độ công nghệ mới nhằm trang bị những công nghệ tương thích với các đối tác phía nước ngoài. Tránh những sai sót trong quá trình thanh toán nhập khẩu do nguyên nhân thuộc về máy móc thiết bị.
3.2.4. Xây dựng bộ máy tổ chức thanh toán hợp lý và nâng cao trình độ cán bộ về nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu.
Trong mọi hoạt động, vấn đề tổ chức và con người luôn là chỉ tiêu quyết định đến kết quả đạt được và sự phát triển. Do vậy, vấn đề tổ chức và con người cần được chú trọng trong thanh toán nhập khẩu.
Bộ máy tổ chức thanh toán nhập khẩu cần hợp lý hơn, có sự liên kết giữa phòng thanh toán nhập khẩu với phòng thanh toán xuất khẩu để có thể đánh giá, xem xét hoạt động của các ngân hàng đại lý và các đối tác nước ngoài; ngoài ra cần liên kết xử lý những rắc rối cho khách hàng.Cần có sự phân bổ công việc hợp lý hơn giữa phòng tài trợ thương mại và phòng thanh toán nhập khẩu; trong khi phòng thanh toán nhập khẩu mỗi nhân viên phải quản lý rất nhiều khách hàng và công việc phải thực hiện rất nhiều thì phòng tài trợ thương mại lại khá nhàn rỗi trong công việc thực hiện thanh toán cho các tổng công ty thuộc mình quản lý. Ngoài ra, cần có sự liên kết với các phòng ban khác để có thể tìm hiểu về đối tác và khách hàng của mình đặc biệt là trong tìm hiểu về lịch sử tín dụng của khách hàng trong mở L/C miễn ký quỹ.
Các cán bộ thực hiện nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ các nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu để có thể lập các chứng từ hoàn hảo tránh bị phía đối tác nước ngoài bắt lỗi. Nên có sự liên kết giữa phòng thanh toán nhập khẩu với phòng thanh toán xuất khẩu trong các hợp đồng thanh toán xuất nhập khẩu lớn, để có thể đặt vào vị trí Ngân hàng mình là phía đối tác, tránh được những tranh chấp và bị phía đối tác bắt lỗi. Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu là một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, vì vậy đòi hỏi các cán bộ khi thực hiện nghiệp vụ này đủ trình độ đáp ứng được yêu cầu của nghiêp vụ. Các cán bộ thực hiện nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu ngoài kiến thức chuyên ngành cần có những kiến thức khác như về tin học do việc công nghệ hoá các bước thanh toán nhập khẩu ở Ngân hàng Ngoại thương; hơn nữa thanh toán nhập khẩu là nghiệp vụ thuộc ngành kinh tế đối ngoại vì vậy đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ cần phải biết về luật thương mại quốc tế, các thông lệ quốc tế và luật của nước xuất khẩu để tránh xảy ra những tranh chấp. Để nhân viên có thể thực hiện tốt được các nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu cần giao trách nhiệm rõ ràng, cụ thể; cần gắn trách nhiệm với lợi ích. Khuyến khích cán bộ nhân viên tự giác học hỏi, nâng tầm hiểu biết của mình, Ngân hàng cần có những chính sách đãi ngộ đối với nhân viên; hơn nữa cần tổ chức thi kiểm tra tay nghề của cán bộ định kỳ và có khen thưởng, kỷ luật rõ ràng đối với những nhân viên thực hiện tốt và những nhân viên thực hiện chưa tốt nghiệp vụ cũng như kỳ kiểm tra. Tạo môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhân viên để hoàn thành tốt công việc; ngoài ra còn tạo cho nhân viên cảm giác thoải mái khi đến làm việc cũng tạo hiệu quả cao trong công việc.
3.2.5. Mở rộng quan hệ với các ngân hàng đại lý
Mở rộng quan hệ với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng và rút ngắn thời gian thực hiện thanh toán. Ngân hàng Ngoại thương hiện có quan hệ ngân hàng đại lý với rất nhiều ngân hàng tại nhiều quốc gia khác nhau, tuy nhiên cần phải mở rộng hơn nữa để thuận tiện cho việc thanh toán hàng hoá cho khách hàng. Khi có quan hệ với nhiều ngân hàng đại lý uy tín của Vietcombank cũng được nâng cao và rất thuận tiện cho Vietcombank khi thực hiện thanh toán cho phía đối tác nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng nhập khẩu trong nước. Nếu Ngân hàng Ngoại thương có quan hệ đại lý với phía ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu thì hai bên sẽ tin tưởng lẫn nhau, nếu xảy ra sai sót cũng dễ dàng thương lượng hơn, và không cần bên thứ ba đứng ra xác nhận, bảo lãnh. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn có thể là ngân hàng xác nhận – một nghiệp vụ mà hầu như không gặp phải rủi ro và có thể thu được phí dịch vụ khá cao – khi một ngân hàng trong nước thực hiện thanh toán nhập khẩu mà không có quan hệ và không được phía nước ngoài tin tưởng trong khi Vietcombank lại có quan hệ đại lý với ngân hàng đó. Hơn nữa, khi Vietcombank cần tìm hiểu một khách hàng hoặc đối tác ở nước ngoài có thể nhờ sự giúp đỡ từ phía ngân hàng có quan hệ đại lý ở nước đó.
3.2.6. Tăng cường hoạt động marketing
Ngoài những giải pháp trên, Ngân hàng Ngoại thương cần có một chiến lược marketing cụ thể nhằm thu hút khách hàng. Ngân hàng cần có một phòng marketing chuyên nghiệp nghiên cứu về thị trường và quản lý khách hàng của Vietcombank một cách có hiệu quả. Đặc thù của marketing trong ngân hàng là toàn bộ nhân viên, toàn bộ cơ sở vật chất trong ngân hàng đều làm marketing trong ngân hàng. Cần giúp nhân viên Ngân hàng hiểu rõ được điều này để luôn giữ hình ảnh đẹp của Ngân hàng Ngoại thương trong tâm trí khách hàng.
Cần có những chương trình khuyến mãi đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trong dịch vụ thanh toán nhập khẩu. Ngân hàng cần thực hiện tốt chiến lược chăm sóc khách hàng để có thể hấp dẫn được khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán nhập khẩu của Ngân hàng và có thể giữ được khách hàng truyền thống, không phải tự nhiên mà lại có câu nói “khi mất khách hàng rồi mới lo thực hiện chăm sóc khách hàng”. Do vậy, Vietcombank cần thực hiện tốt chiến lược chăm sóc khách hàng để có thể thu hút khách hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay.
3.2.7. Tăng cường hoạt động tài trợ thương mại
Trong thời đại hiện nay, doanh nghiệp luôn có tình trạng cần vốn để thực hiện đầu tư vào nhiều hạng mục. Hơn nữa, giá trị hàng nhâp khẩu thường chiếm một phần lớn trong số tài sản của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp luôn mong muốn được tài trợ trong thanh toán nhập khẩu. Do đó, Vietcombank cần có định mức kí quỹ (tiền trong tài khoản, thế chấp, cầm cố bằng tài sản bảo đảm) cho từng khách hàng cụ thể; vì khách hàng mong muốn mức kí quỹ của mình thật ít nhưng Ngân hàng thì phải cho kí quỹ ở mức an toàn cho Ngân hàng; vì vậy cần có mức ký quỹ hợp lý cho khách hàng. Giá trị miễn ký quỹ chính là phần tài trợ cho khách hàng trong thanh toán giúp khách hàng tăng cường vốn cho kinh doanh và tạo khả năng cạnh tranh cao hơn. Điều này sẽ thu hút khách hàng đến với Ngân hàng và tăng thêm lòng trung thành của khách hàng đối với Ngân hàng. Khách hàng sẽ có mong muốn quan hệ lâu dài với Ngân hàng để mong có thể được miễn, giảm ký quỹ khi tham gia thanh toán nhập khẩu, được trả chậm một phần hoặc tất cả tiền hàng nhập khẩu mang lại cho doanh nghiệp cơ hội thực hiện các hoạt động kinh doanh khác làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cần có sự ưu đãi hơn đối với các khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ thanh toán nhập khẩu của Ngân hàng, không chỉ là 28 tổng công ty thuộc sự quản lý của phòng tài trợ thương mại.
Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương cần chú trọng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh. Hiện nay, hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng phát triển khá mạnh, tuy nhiên cần đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh hơn nữa.
3.2.8. Các hoạt động hỗ trợ khác
Ngân hàng Ngoại thương cũng cần thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ để hoạt động thanh toán nhập khẩu có thể xảy ra nhanh chóng và thuận tiện, đây cũng có thể coi là dầu bôi trơn cho hoạt động thanh toán nhập khẩu. Các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu cần được chú trọng và đẩy mạnh hơn như cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán nhập khẩu.
Cần đẩy mạnh nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nhằm luôn đáp ứng đủ lượng ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng nhằm thực hiện tốt thanh toán nhập khẩu. Nếu ngoại tệ không đủ phục vụ cho thanh toán nhập khẩu thì hoạt động thanh toán sẽ bị chậm trễ và có thể không thế thực hiện được dẫn đến mất uy tín đối với khách hàng và có thể mất khách hàng; có thể là nguy cơ tiềm ẩn giảm nhiều về doanh số trong tương lai. Là một thế mạnh của Ngân hàng nên cần được ưu tiên về vốn phục vụ cho nghiệp vụ này. Ngoài ra, cần được sự quan tâm hơn nữa của ban lãnh đạo Ngân hàng để ngày một hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ hơn nữa.
Có tỷ giá hấp dẫn, tỷ giá là một trong số những lựa chọn của khách hàng khi quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng này chứ không phải là ngân hàng kia. Vì ngoại tệ phải chi trả trong thanh toán nhập khẩu có giá trị không nhỏ đối với doanh nghiệp vì vậy một sự chênh lệch nhỏ về tỷ giá tạo ra một chênh lệch lớn về chi phí phải trả của doanh nghiệp. Vì vậy, tỷ giá có tính hấp dẫn lớn hơn so với những khuyến khích khác như các dịch vụ khuyến mãi
Thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Vì “không ai bỏ tiền ra để mua sự bực mình”, khách hàng mất tiền để sử dụng dịch vụ của Ngân hàng vì vậy sự không hài lòng về Ngân hàng sẽ làm cho khách hàng có ấn tượng xấu không những về nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu mà có thể là cả hình ảnh của Ngân hàng. Và khách hàng có thể không bao giờ đến Ngân hàng nữa ngoài ra có thể nói lại, khuyên ban bè người thân của mình không sử dụng dịch vụ của Ngân hàng.
Ngoài ra, Ngân hàng cần có một chiến lược Marketing cụ thể để có thể giới thiệu hình ảnh, uy tín của Ngân hàng đến từng khách hàng. Cần xây dựng hình ảnh Ngân hàng “đẹp” trong cảm nhận của mọi khách hàng…
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý về thanh toán nhập khẩu
Mặc dù, trong giai đoạn hiện nay Chính phủ cần khuyến khích hàng hoá xuất khẩu vì vậy cần có những biện pháp nhằm tài trợ cho hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần phải xác định đúng vai trò của hàng hoá nhập khẩu. Theo các nhà kinh tế hiện đại đã xác định giao lưu thương mại hàng hoá giữa hai nước làm cho cả hai nước đều có lợi chứ không lợi cho một bên và thiệt hại phía bên kia. Mặc dù cũng cần xác nhận trong một giao dịch ngoại thương có một bên sẽ có lợi thế hơn so với bên kia nhưng không thể phủ nhận vai trò của hàng hoá nhập khẩu đối với nền kinh tế. Hàng hoá nhập khẩu là những hàng hoá mà trong nước không thể sản xuất được hoặc có thể sản xuất được nhưng với chi phí rất lớn so với nhập khẩu từ nước ngoài. Hàng hoá nhập khẩu của nước ta chiếm phần lớn là máy móc thiết bị, xăng dầu, thép,… những mặt hàng này đều phục vụ rất đắc lực cho sản xuất kinh doanh ở trong nước, vì vậy nó có vai trò không nhỏ đối với nền kinh tế của đất nước có thể nói là không thể thiều. Do đó, Chính phủ cần xác định đúng tầm quan trọng để có những chính sách phù hợp nhằm giúp cho hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra một cách thuận lợi.
Hoàn thiện hệ thống luật pháp về thanh toán nhập khẩu trước hết là phương thức thư tín dụng L/C. Cần có văn bản luật hoặc dưới luật quy định rõ ràng, vụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia cũng như xử lý trong trường hợp có xung đột pháp luật giữa quy tắc quóc tế và luật pháp quốc gia trong thanh toán quốc tế nói chung và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng vì L/C đang và chắc chắn vẫn là phương thức chủ yếu trong thanh toán nhập khẩu. Trong rất nhiều trường hợp, bộ chứng từ đòi tiền được lập hoàn hảo, tuân thủ và phù hợp với L/C nhưng do người mua phát hiện hàng hoá kém, mất phẩm chất trước khi trả tiền hoặc do khi hàng về giá cả thị trường giảm xuống hoặc người mua nhận ra bị ớ khi ký hợp đồng và sẽ lỗ nếu tiếp tục thực hiện, nên người mua trốn tránh trả tiền, huỷ hợp đông hoặc cố tình đau dưa để buộc người bán giảm giá. Trong những trường hợp như vậy nếu ngân hàng vẫn trả tiền sẽ xảy ra xung đột với người nhập khẩu và nếu người nhập khẩu tìm cách có được quyết định của toà án thì hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu không thanh toán thì ngân hàng sẽ bị quy kết là cố ý làm trái gây hậu quả, làm thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, nếu là L/C miễn toàn bộ hoặc một phần ký quỹ thì ngân hàng còn phải chịu rủi ro về mặt tài chính. Ngược lại nếu từ chối trả tiền thì sẽ xảy ra tranh chấp giữa Ngân hàng thương mại Việt Nam với ngân hàng nước ngoài và người xuất khẩu làm giảm uy tín của các ngân hàng Việt Nam. Theo thông lệ quốc tế và cụ thể là được quy định trong UCP500 thì trong trường hợp này phía Việt Nam bị sai nếu từ chối thanh toán khi bộ chứng từ đã hoàn hảo và L/C đã được mở. Vì vậy, các văn bản luật của Chính phủ đưa ra cần có mức độ phù hợp với những thông lệ quốc tế mà các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng trong thanh toán nhập khẩu. Các phương thức như chuyển tiền và nhờ thu đơn giản hơn nhiều so với phương thức thanh toán theo L/C và thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau vì vậy ít xảy ra tranh chấp hơn.
3.3.2. Tạo điều kiện thuận tiện cho chủ hàng có thể nhanh chóng nhận được hàng nhập khẩu.
Chính phủ cần có những điều kiện thông thoáng hơn đối với hàng hoá nhập khẩu, tạo điều kiện cho hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam vì khi hợp đồng thương mại đã được ký kết, nếu gây khó khăn trong việc nhập hàng hoá vào cảng của Việt Nam thì điều này chỉ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam mà không phải là cho phía đối tác nước ngoài. Cụ thể trong phương thức thanh toán L/C khi đã xuất hàng hoá phía nhà nhập khẩu xuất trình giấy tờ đến ngân hàng và đòi tiền, ngân hàng phát hành phải trả tiền mà không liên quan đến thực tế hàng hoá; vì vậy nếu hàng hoá nhập vào chậm do phía hải quan của Việt Nam thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận được hàng hoá chậm và phải chịu phí lưu kho, lưu bãi ngoài ra có thể gặp những thiệt hại khác do việc chậm có hàng hoá để sử dụng. Do vậy, Chính phủ cần có những chính sách đẩy nhanh quá trình nhận hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam vì nếu gây cản trở thì chỉ làm thiệt hại các doanh nghiệp Việt Nam gây trì trệ trong sản xuất và kinh doanh; đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường mở cửa và Việt Nam chính thức gia nhập AFTA, hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, và sắp tới sẽ là WTO.
KẾT LUẬN
Thanh toán nhập khẩu nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung là thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương; ngoài ra hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Trong thời gian tới khi Việt Nam gia nhập vào WTO hàng hoá các nước nhập khẩu vào Việt Nam sẽ nhiều hơn và đặc biệt không có sự can thiệp của hàng rào thuế quan; vì vậy mà sự hỗ trợ của Chính phủ cũng hạn chế. Do đó, cần tìm ra giải pháp hữu hiệu hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương nói riêng – là Ngân hàng đi đầu trong thanh toán quốc tế.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Lê Đức Lữ đã hướng dẫn em hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Phụ lục:
Một số mẫu chứng từ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
LỆNH CHUYỂN TIỀN
PAYMENT ORDER
Số:
Kính gửi: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
To : Bank For Foreign Trade of Vietnam
Với trách nhiệm thuộc về phần mình, chúng tôi đề nghị Quý Ngân hàng ghi nợ tài khoản của
Please, on our behalf, debit our account with your bank to isue the following payment order:
chúng tôi để phát hành lệnh chi sau đây:
By telex by mail by cheque
37a: Ngày giá trị: / / 2006 Ngoại tệ, số tiền bằng số
value date currency, amount in figues
Số tiền bằng chữ:
Amount in words
50: Người ra lệnh tài khoản số:
56a: Ngân hàng trung gian
57: Ngân hàng người hưởng:
Beneficiary’s bank
59: Người hưởng lợi: tài khoản số
Benegiciary account
Tên – name
Địa chỉ – address
70: Nội dung thanh toán:
71a: Phí ở Việt Nam do Chúng tôi chịu Người hưởng chịu
Charges in Vietnam for Ourselves Beneficiary
Phí ngoài Việt Nam do Chúng tôi chịu Người hưởng chịu
Charges outside Vietnam for Ourselves Beneficiary
Chúng tôi cam kết lệnh chuyển tiền này tuân thủ mọi quy định hiện hành về quản lý
We assure that this payment order abides by the prevailing regulations of
Ngoại thương và ngoại hối của nướic cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Foreign Trade and Foreign curreney control of the S.R.V.
Chúng tôi cam kết sẽ xuất trình bổ sung chứng từ vận tải và tờ khai hải quan ngay sau khi hoàn tất giao dịch và chịu mọi trách nhiệm về khiếu nại liên quan đến hoặc phát sinh từ việc tổ chức không xuất trình hoặc chậm xuất trình các giấy tờ nêu trên
We commit that we will present transport documen (s) and customs manifest right after the transaction has been completed and that we take the responsibility of any claim relating to or arising from the non presentation or late presentation of the above – mentioned documents.
Ngày – date tháng – month năm – year 2006
Kế toán trưởng
Chief accoutant Dấu và chữ ký của chủ tài khoả
Stamp and signature of account holder
Operation Center
Vietcombank tower, 198 Tran Quang Khai
Hanoi
Vietnam
Tel: 84.4.9343137 84.4.8269067
SWIFT : BFTVVNVX
Số nhờ thu: Date:
GIẤY BÁO CHỨNG TỪ NHỜ THU HÀNG NHẬP
Kính gửi:
Chúng tôi xin thông báo với Quý đơn vị chúng tôi đã nhận được bộ chứng từ nhờ thu hàng nhập từ:
Số nhờ thu của nước ngoài:
Người đòi tiền :
Tên hàng :
Trị giá nhờ thu :
Loại nhờ thu :
Thời hạn thanh toán :
Đơn vị chúng tôi xin chấp nhận NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
thanh toán số tiền: PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
Thời hạn thanh toán:
Đề nghị ghi nợ T.K. của chúng tôi
số:
………., ngày…….tháng………năm
CHỦ TÀI KHOẢN
(ký + đóng dấu)
Lưu ý:
Nếu Quý đơn vị không chấp nhận thanh toán hoặc chỉ chấp nhận thanh toán một phần số tiền ghi trên giấy báo, đề nghị thông báo bằng văn bản trong vòng 10 ngày làm việc và nêu rõ lý do. Qua thời hạn trên, nếu không nhận được trả lời bằng văn bẳn của Qúy đơn vị, chúng tôi sẽ gửi trả bộ chứng từ cho Ngân hàng nước ngoài và đóng hồ sơ.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
YÊU CẦU MỞ THƯ TÍN DỤNG
APPLICATION FOR DOCUMENTARY CREDIT
Kính gửi: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Số phone, Fax:
Với mọi trách nhiệm thuộc về mình chúng tôi
đề nghị ngân hàng mở thư tín dụng theo loại sau bằng Điện/Thư:
Irrevocable Revocable
Transferable Confirmed
Với nội dung sau đây qua ngân hàng đại lý:
Người yêu cầu mở L/C
50. Applicant: (Full name and address)
Người hưởng lợi
59.Beneficiary (Full name and address)
32B. Currency, amount in tigure and words:
…………………………………………
…………………………………………
39A.Percentage Credit Amount Tolerance (if any)
Terms of shipment:
FOB CFR CIF DAF ….
(31D)Date and place of expiry:
(44A) Shipment from:
(44B) shipment to:
(44C)Latest (43P) Partial shipment (43T) Transhipment
shipment date
Allowed Not allowed Allowed Not allowed
Description goods and/ or services:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Chỉ thị cho Ngân hàng mở L/C:
Uỷ quyền ghi nợ tài khoản của chúng tôi số…….. tại Quý Ngân hàng để ký quỹ phát hành L/C số tiền là………….tương đương ……% trị giá L/C.
Uỷ quyền cho Quý Ngân hàng ghi nợ tài khoản tiền gửi/ký quỹ/ tiền vay- theo hợp đồng vay ngoại tệ đính kèm để trả tiền nước ngoài khi nhận được điện đòi tiền xác nhận chứng từ phù hợp hoặc nhận được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng này.
Thư tín dụng này sử dụng vốn vay nước ngoài thuộc Hiệp định vay nợ số:……ngày………
Chúng tôi đề nghị Quý Ngân hàng ghi nợ tài khoản số……..tại Quý Ngân hàng để thanh toán thủ tục phí, điện phí, bưu phí liên quan đến L/C này.
Thư tín dụng này được mở theo Hợp đồng thương mại số……..ngày………
Đơn vị chúng tôi cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về giấy phép Nhập khẩu của mặt hàng Nhập khẩu theo thư tín dụng này.
………….,ngày …….tháng…….năm……..
Khi cần liên hệ với KẾ TOÁN TRƯỞNG CHỦ TÀI KHOẢN
Ông/ Bà………… (Ký tên) (Ký tên, đóng dấu)
Số điện thoại:…….
Ngân hàng nhận…..giờ, ngày…./…./……
Khi cần liên hệ với…… Điện thoại số…………
Hà nội , ngày tháng năm
Kế toán trưởng Giám đốc
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo - Ngiệp vụ thanh toán quốc tế
NXB Hà Nội – 2004.
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến – Tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở
NXB thống kê - 2004.
3. Báo cáo thường niên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2002, 2003, 2004.
4. Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương
5. Tạp chí ngân hàng
6. Trang web Ngân hàng Ngoại thương:www.vcb.com.vn
7. Luận văn các khoá 41, 42, 43.
MỤC LỤC
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36396.doc