TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG.
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRƯỜNG SƠN.
Giáo viên hướng dẫn: TS. VŨ THỊ MAI.
Hà Nội – 2008.
KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG.
Giáo viên hướng dẫn: TS. VŨ THỊ MAI.
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN TRƯỜNG
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện tổ chức lao động tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠN.
Chuyên ngành: KINH TẾ LAO ĐỘNG.
Lớp: KINH TẾ LAO ĐỘNG 46B.
Khoá: 46.
Hệ: CHÍNH QUY.
Hà Nội – 2008.
Danh mục các bảng biểu sơ đồ hình vẽ.
Trang
Hình vẽ:
Hình 2.1. Mô hình tổ chức chi nhánh NHCT
Hai Bà Trưng. 16
Hình 2.2. Cơ cấu cán bộ nhân viên theo giới tính
31/12/2006. 28
Hình 2.3. Cơ cấu cán bộ nhân viên theo giới tính
31/12/2007. 29
Hình 2.4. Cơ cấu cán bộ nhân viên theo độ tuổi
31/12/2006 và 31/12/2007. 30
Bảng biểu
Bảng 2.1 Công tác huy động vốn thực hiện 31/12/2004
và thực hiện 31/12/2005. 21
Bảng 2.2. Công tác huy động vốn thực hiện 31/12/2005
và thực hiện 31/12/2006. 22
Bảng 2.3. Công tác hoạt động tín dụng thực hiện 31/12/2004
- 31/12/2005 và thực hiện 31/12/2006 - 31/12/2005. 24
Bảng 2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh thực hiện
năm 2004 và 2005. 25
Bảng 2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh thực hiện
năm 2005 và 2006. 25
Bảng 2.6. Cơ cấu cán bộ nhân viên theo các phòng ban
31/12/2006 và 31/12/2007. 26
Bảng 2.7. Cơ cấu cán bộ nhân viên theo trình độ chuyên môn
31/12/2006 và 31/12/2007. 27
Bảng 2.8. Quy mô, cơ cấu cán bộ nhân viên theo giới tính . 28
Bảng 2.9. Quy mô, cơ cấu cán bộ nhân viên theo độ tuổi. 29
Bảng 2.10. Phân công lao động tại Phòng tổ chức hành chính. 31
Bảng 2.11. Phân công lao động tại Phòng thanh toán
xuất nhập khẩu. 35
Bảng 2.12. Phân công lao động tại Phòng thông tin điện toán. 37
Mục lục.
Trang
A. Mở đầu. 1
B. Nội dung. 3
Chương I. Bản chất tổ chức lao động trong 3
doanh nghiệp.
I.1. Khái niệm và vai trò của tổ chức lao động
khoa học. 3
I.1.1. Khái niệm. 3
I.1.2. Vai trò của tổ chức lao động. 5
I.2. Các nội dung chính của tổ chức lao động trong
doanh nghiệp. 5
I.2.1. Phân công và hiệp tác lao động. 5
I.2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc. 9
I.2.3. Điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi. 10
I.2.4. Kích thích vật chất và tinh thần. 11
I.3. Sự cần thiết hoàn thiện tổ chức lao động trong
doanh nghiệp. 12
Chương II. Thực trạng tổ chức lao động tại chi nhánh
ngân hàng công thương Hai Bà Trưng. 14
II.1. Sơ lược về Chi nhánh ngân hàng công thương
Hai Bà Trưng. 14
II.1. 1. Lịch sử hình thành của Chi nhánh. 14
II.1.2. Sơ đồ tổ chức và mối quan hệ giữa các phòng ban. 15
II.1.2.1. Sơ đồ tổ chức. 16
II.1.2.2. Nhiệm vụ, chức năng và mối liên hệ
giữa các phòng ban. 17
II.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng. 21
II.1.3.1. Công tác huy động vốn. 21
II.1.3.2. Hoạt động tín dụng. 23
II.1.3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh. 25
II.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực của Chi nhánh
ngân hàng công thương Hai Bà Trưng. 26
II.1.4.1. Quy mô, cơ cấu cán bộ nhân viên
theo các phòng ban. 26
II.1.4.2. Quy mô, cơ cấu cán bộ nhân viên theo
trình độ chuyên môn. 27
II.1.4.3. Quy mô, cơ cấu cán bộ nhân viên theo giới tính . 28
II.1.4.4. Quy mô, cơ cấu cán bộ nhân viên theo độ tuổi. 29
II.2. Thực trạng tổ chức lao động tại Chi nhánh. 31
II.2.1. Thực trạng phân công và hiệp tác lao động. 31
II.2.2. Thực trạng tổ chức và phục vụ nơi làm việc. 38
II.2.3. Thực trạng điều kiện lao động và làm việc nghỉ ngơi. 43
II.2.4. Thực trạng kích thích vật chất và tinh thần. 47
Chương III. Hoàn thiện tổ chức lao động tại Chi nhánh
Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng. 53
III.1. Một số bất cật trong công tác tổ chức lao động
của Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng. 53
III.2. Một số giải pháp thực hiện tại Chi nhánh. 54
III.3. Một số giải pháp đề ra từ phía sinh viên. 56
C. Kết luận. 60
Danh mục tài liệu tham khảo. 62
A. Mở đầu.
Lý do chọn đề tài: Quá trình phát triển của xã hội hay của một tổ chức luôn đòi hỏi phải hoàn thiện hơn và nâng cao trình độ tổ chức và quản lý để đảm bảo cho tổ chức ngày càng lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Để đảm bảo cho Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn thì đòi hỏi Chi nhánh luôn phải hoàn thiện tổ chức lao động. Vì lẽ đó mà em có nguyện vọng nghiên cứu đề tài này mong rằng sẽ có thể phần nào đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Mục đích nghiên cứu hoàn thiện tổ chức lao động tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng để từ đó có những ý kiến đóng góp giúp Chi nhánh hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các nội dung của tổ chức lao động như: Phân công và hiệp tác lao động, tổ chức phục vụ nơi làm việc, điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi, kích thích vật chất và tinh thần… Các đối tượng trên chỉ nghiên cứu trong Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng.
Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề này gồm những phương pháp sau: phương pháp khảo sát hiện trường, phương pháp xã hội học, phương pháp toán học và thống kê toán. Phương pháp khảo sát hiện trường là phương pháp người nghiên cứu vận dụng những kiến thức đã học được qua sách vở áp dụng vào thực tế nơi làm việc như: các phương pháp bấm giờ, chụp ảnh, dùng phiếu điều tra… Phương pháp xã hội học, thông qua việc thăm dò phỏng vấn để hiểu về nội dung của công việc, những tâm tư nguyện vọng của người được phỏng vấn để hoàn thiện các vấn đề nảy sinh. Phương pháp toán học và thống kê toán, là phương pháp sử dụng các công cụ toán học như đồ thị bảng biểu … để phân tích xử lý số liệu thu thập được từ đó giúp đưa ra những kết luận cho những số liệu đó.
B. Nội dung.
Chương I. Bản chất tổ chức lao động trong doanh nghiệp.
I.1. Khái niệm và vai trò của tổ chức lao động khoa học.
I.1.1. Khái niệm.
Đầu tiên chúng ta cần nắm rõ những khái niệm liên quan đến đề tài này. Đề tài nghiên cứu hoàn thiện tổ chức lao động tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng vậy ta cần hiểu rõ tổ chức lao động là gì?
Theo giáo trình tổ chức lao động khoa học thì: Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình đó .
Khái niệm trên gồm ba yếu tố đó là người lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động. Trong ba yếu tố trên theo tôi yếu tố người lao động là quan trọng nhất vì một quá trình sản xuất dù là tiên tiến, các công cụ có hiện đại đến mấy nếu không có người lao động thì sẽ không thể tiến hành hoạt động được. Người lao động ở đây đó chính là các nhân viên, các cán bộ quản lý tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng. Họ là các cá nhân đơn lẻ phối hợp với nhau trong quá trình làm việc để hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách thuận lợi. Còn yếu tố đối tượng lao động và yếu tố công cụ lao động có hiện đại, tiên tiến hay không cũng vô cùng cần thiết. Một công cụ lao động tiên tiến hiện đại sẽ giúp cho năng suất lao động được tăng lên, khối lượng sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn, giảm bớt những áp lực công việc giúp hạn chế những căng thẳng trong quá trình làm việc. Trong lĩnh vực kinh doanh đối tượng lao động là những sản phẩm hữu hình đó là nguồn vốn cần huy động được, các doanh số mua bán một số ngoại tệ chủ yếu, các nguồn vốn cho vay … Công cụ lao động ở đây chính là các giấy tờ sổ sách, máy tính, máy in, máy fax, và các trang thiết bị khác …
Hiểu rõ khái niệm về tổ chức lao động được nêu ra bên trên sẽ giúp cho việc nghiên cứu dễ dàng, đơn giản hơn. Từ đó ta sẽ hiểu hoàn thiện tổ chức lao động là gồm những gì, và việc hoàn thiện như thế nào?
Tổ chức lao động khoa học được hiểu là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Để đạt được mục đích nào đó mà người lao động sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động. Hoạt động đó sẽ có hiệu quả nếu như quá trình tổ chức lao động là hợp lý. Chẳng hạn đối với quá trình gửi tiết kiệm của khách hàng, nếu quá nhiều khâu trung gian không cần thiết một mặt sẽ khiến cho khách hàng không hài lòng, mặt khác sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của Chi nhánh vì có nhiều khâu không cần thiết khiến vừa tốn thời gian, vừa tốn sức người … Do đó trong quá trình tổ chức lao động, người tổ chức cần phát hiện ra những mặt, những khâu thừa đó để giúp cho quá trình làm việc diễn ra nhanh gọn. Để làm được điều này, phải thông qua các khảo sát hiện trường tại Chi nhánh, các kinh nghiệm làm việc tiên tiến đang áp dụng tại các cơ sở kinh doanh khác. Bên cạnh đó phải thường có những sáng kiến mới mà các doanh nghiệp khác không có, và thử nghiệm, áp dụng các sáng kiến vào thực tế.
I.1.2. Vai trò của tổ chức lao động.
Trong một doanh nghiệp tổ chức lao động là một khâu vô cũng quan trọng không thể tách rời, đó là điều kiện tất yếu của hoạt động sản xuất. Một doanh nghiệp dù trình độ kỹ thuật và phương tiện sản xuất có hiện đại đến mấy nhưng nếu thiếu một trình độ tổ chức lao động phù hợp thì cũng không đem lại hiệu quả được. Không những thế dù cơ sở vật chất rất bình thường nhưng tổ chức lao động tốt cũng có thể tạo ra hiệu quả cao. Điều này có thể làm được nhờ giảm những tổn thất và hao phí thời gian không cần thiết. Do đó, cần có biện pháp hoàn thiện tổ chức lao động được hợp lý hơn.
Việc tổ chức lao động tốt sẽ dẫn đến quá trình lao động trong tổ chức được nhịp nhàng, mối liên hệ giữa các cá nhân được thông suốt, họ sẽ phối hợp với nhau một cách ăn ý, tránh sự chồng chéo làm lãng phí nguồn lực, giảm những hao phí về thời gian, và công sức. Từ đó nâng cao năng suất lao động của nhân viên, giúp họ hăng say với công việc, giúp cho hoạt động của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn.
Ngoài ra tổ chức lao động tốt còn có tác dụng giảm thiểu các yếu tố độc hại, nâng cao an toàn lao động, đảm bảo sức khoẻ người lao động. Vì tổ chức lao động khoa học nghiên cứu những cách thức làm việc tốt nhất, an toàn nhất và ít mệt mỏi nhất trong quá trình lao động.
Từ những điều trên ta thấy được vai trò rất cần thiết của tổ chức lao động, vậy tổ chức lao động có những nội dung chủ yếu gì. Chúng ta sẽ đi sang những phần tiếp theo để tìm hiểu kỹ hơn.
I.2. Các nội dung chính của tổ chức lao động trong doanh nghiệp.
I.2.1. Phân công và hiệp tác lao động.
Đây là một nội dung vô cùng quan trọng trong tổ chức lao động, sau khi đã tìm được nhân viên trong công ty. Phân công lao động đó là quá trình chia nhỏ các công việc của công ty, doanh nghiệp ra thành từng nhóm nhỏ rồi giao cho từng người hoặc từng nhóm người chịu trách nhiệm hoàn thành. Tuỳ từng khả năng, mỗi người sẽ được giao cho một công việc phù hợp để tiến hành làm việc.
Để tìm được nhân viên cho công ty của mình, nhà tổ chức cần đăng ký tuyển người. Có hai hình thức chủ yếu là tuyển nhân viên ngay trong công ty, và tuyển ngoài công ty. Có thể qua việc thông báo trên tivi, báo đài, qua truyền miệng, qua mạng internet đến những công việc và những đòi hỏi của công ty đang có nhu cầu. Người xin việc sẽ xem xét trình độ của mình có đạt những yêu cầu đòi hỏi không để tiến hành xin việc. Sau khi tuyển được những nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra, việc tiếp theo cần phải làm đó là sắp xếp công việc một cách hợp lý cho những nhân viên đó.
Quá trình tuyển mộ gồm các bước sau:
Bước một là tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ. Các ứng viên sẽ trải qua một vài câu hỏi của người phỏng vấn để xác định xem có tố chất khả năng phù hợp với công việc hay không.
Bước hai là sàng lọc qua đơn xin việc thông qua mẫu đơn xin việc nhà tuyển dụng sẽ phần nào nắm cụ thể các thông tin thiết yếu như họ tên, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu, trình độ của các ứng viên, các công việc đã làm trước đó… Từ đó đưa ra những kết luận để tuyển chọn tiếp các bước tiếp đối với các ứng viên hay không.
Bước ba trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn. Các hình thức trắc nghiệm hay được áp dụng là trắc nghiệm IQ, trắc nghiệm riêng về trình độ, trắc nghiệm phẩm chất cá nhân. Hình thức trắc nghiệm riêng về trình độ là những câu hỏi liên quan về nghiệp vụ mà người tham gia phỏng vấn muốn xin vào công việc đấy, trắc nghiệm phẩm chất cá nhân sẽ tìm ra được những phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, có tinh thần trách nhiệm với công việc, có trung thành với công ty hay không…
Bước bốn phỏng vấn tuyển chọn: quá trình này sẽ giúp cho bên xin việc và công ty hiểu rõ thêm về nhau hơn. Đối với người phỏng vấn: những thông tin thu thập được từ các ứng viên sẽ kỹ càng hơn. Đối với người được phỏng vấn: họ có cơ hội để hiểu thêm về công ty: những đãi ngộ, những kế hoạch đào tạo trong tương lai, những dự định sắp tới của công ty trong tương lai như sáp nhập, cổ phần hoá, mở rộng công ty…
Bước năm khám sức khoẻ và kiểm tra thể lực của ứng viên. Mỗi một nghề, một vị trí công việc sẽ đòi hỏi một tình trạng sức khoẻ khác nhau. Đối với công việc nặng thì không thể để người có sức khoẻ yếu làm việc ở vị trí đó như: khai thác hầm mỏ, công nhân bốc vác,…
Bước sáu phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp. Thông qua bước này sẽ hạn chế sự không logic giữa bộ phận tuyển chọn và nơi sử dụng lao động. Đây là bước người phụ trách trực tiếp sẽ tiến hành phỏng vấn người lao động.
Bước bảy thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn. Bước này nhằm mục đích đánh giá tính xác thực từ các thông tin thu được. Kết quả thu được từ các thông tin thẩm định lại sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có được những quyết định cuối cùng.
Bước tám tham quan công việc. Nhà tuyển dụng sẽ giới thiệu, giải thích cặn kẽ về công việc mà sau khi người được tuyển dụng vào làm việc: họ phải làm những gì, mức độ phức tạp của công việc ra sao, tình hình thu nhập…
Bước chín ra quyết định tuyển chọn. Sau một loạt các bước trên người tuyển dụng sẽ tìm được người thích hợp nhất cho công việc đang cần. Người lao động và người sử dụng lao động sẽ tiến hành ký kết hợp đồng lao động.
Việc phải làm của phân công lao động: đó là người tổ chức cần xác định những yêu cầu đòi hỏi của công việc, từ đó xây dựng một bảng danh mục các công việc của toàn bộ chi nhánh, cuối cùng là bố trí nhân viên vào các công việc phù hợp. Bản danh mục nghề nghiệp thường gồm:
Nội dung nghề nghiệp: trong nghề nghiệp đó có những yêu cầu gì về kỹ thuật, những nguyên nhiên vật liệu phải sử dụng, chất lượng sản phẩm làm ra thế nào…
Sức khoẻ và tâm sinh lý người lao động: đòi hỏi sức khoẻ ra làm sao. Đối với những công việc nặng nhọc đòi hỏi sự dẻo dai, sức chịu đựng tốt…
Khả năng tiếp tục bồi dưỡng trình độ văn hoá.
Khả năng tiếp tục bồi dưỡng trình độ chuyên môn.
Yêu cầu về trình độ văn hoá.
Thời gian đào tạo.
Việc phân công lao động đòi hỏi phải thật chính xác, tránh tình trạng phân công sai trình độ nhân viên với yêu cầu công việc, khiến cho nhân viên không có động lực làm việc vì không thành thạo, năng suất lao động sẽ kém và hiệu quả làm việc không cao.
Hiệp tác lao động là sự phối hợp giữa các nhân viên trong cùng phòng ban hay giữa các phòng ban với nhau trong quá trình làm việc. Sau khi phân công từng công việc giao cho các cá nhân đảm nhiệm, người tổ chức lao động cần tiến hành phối hợp các dạng lao động nhỏ đó với nhau.
I.2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
Trong quá trình làm việc, để công việc tiến hành được và diễn ra một cách thuận lợi đòi hỏi phòng tổ chức cần tổ chức và phục vụ nơi làm việc được đầy đủ, thiết kế bố trí nơi làm việc, sắp xếp các trang thiết bị một cách hợp lý. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị, các máy móc, dụng cụ cần thiết để tiến hành quá trình lao động như hệ thống thoáng khí, hệ thống ánh sáng, các phương tiện phục vụ sinh hoạt như điện nước, trang phục bảo hộ lao động… Đó là những công việc của tổ chức phục vụ nơi làm việc. Việc bố trí trang thiết bị cần gọn gàng, đẹp mắt, tạo kích thích trong quá trình làm việc của người lao động.
Mỗi một công việc, mỗi một nghề có những hình thức phục vụ khác nhau như: phục vụ các trang thiết bị, dụng cụ, phục vụ sinh hoạt, phục vụ bốc dỡ, vận chuyển, phục vụ năng lượng, phục vụ điều chỉnh và sửa chữa thiết bị, phục vụ kiểm tra…
Tổ chức phục vụ đòi hỏi cần nhanh nhẹn, chính xác, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của người lao động, để giúp hạn chế thời gian hao phí trong quá trình chờ đợi phục vụ, hoặc đưa sai thiết bị dụng cụ yêu cầu. Làm tốt được công việc này sẽ đóng góp một phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất lao động cho người lao động.
I.2.3. Điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi.
Điều kiện lao động là những yếu tố có tác động tích cực, hoặc tiêu cực đến quá trình lao động như chiếu sáng trong sản xuất, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, vi khí hậu, màu sắc trong sản xuất… Điều kiện lao động là các yếu tố thuộc môi trường sản xuất có ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động. Đối với tổ chức lao động cần hạn chế, giảm thiểu những yếu tố tiêu cực có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động. Tăng cường các yếu tố tích cực, thuận lợi tác động đến người lao động.
Cải thiện điều kiện lao động có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động. Làm việc trong môi trường thuận lợi tạo tiền đề nâng cao năng suất lao động, yên tâm với công việc, tạo những hứng thú cho người lao động. Không những thế, sẽ tiết kiệm những chi phí phải đền bù cho người lao động sức khoẻ giảm xút do môi trường độc hại mang lại. Bên cạnh đó giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, công ty trên thị trường cũng như toàn xã hội.
Nghỉ ngơi vui chơi, giải trí là một trong những hoạt động không thể thiếu được trong các cơ quan, xí nghiệp. Mỗi một con người có những mức độ chịu đựng nhất định với công việc, khi làm việc vượt quá mức độ đó sẽ khiến người lao động xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, hiệu quả, năng suất làm việc giảm sút. Việc nghỉ ngơi thư giãn đầu óc sau những ngày làm việc căng thẳng sẽ giúp cho người lao động thoải mái hơn để bước vào những ngày làm việc tiếp theo. Ngoài ra việc tổ chức các cuộc dã ngoại sẽ giúp cho các nhân viên hiểu nhau hơn, thắt chặt tình đoàn kết trong công ty.
I.2.4. Kích thích vật chất và tinh thần.
Việc kích thích vật chất và tinh thần có tác dụng níu giữ người tài, điều đó được thể hiện bằng tiền lương, các khuyến khích, và các phúc lợi xã hội.
Tiền công, tiền lương đó chính là phần thu lao lao động mà người lao động nhận được, nó là phần thù lao cơ bản, cố định người lao động nhận được trong tổ chức. Vậy tiền lương là gì, tiền công là gì?
Tiền lương: là số tiền trả cho người lao động một cách cố định thường xuyên theo một đơn vị thời gian ( tuần, tháng, năm ). Tiền lương thường được trả cho các cán bộ quản lý và các nhân viên chuyên môn kỹ thuật.
Tiền công: là số tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số lượng thời gian làm việc thực tế ( giờ, ngày ), hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra, hay tuỳ thuộc vào khối lượng công việc đã hoàn thành. Tiền công thường được trả cho công nhân sản xuất, các nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhân viên văn phòng.
Đối với các doanh nghiệp ngoài việc áp dụng thang bảng lương do Nhà nước quy định có thể tự xây dựng thang bảng lương riêng cho công ty mình, tuy nhiên vẫn phải ràng buộc theo quy định của Pháp luật để tránh tình trạng rối loạn trong công tác trả lương.
Các khuyến khích tài chính như tiền thưởng, tiền hoa hồng, tiền phân chia lợi nhuận … Đó là các khoản tiền được trả cho những thành tích tốt, các cá nhân xuất sắc, cố gắng trong công việc, năng suất cao, đem lại hiệu quả cho công ty.
Đối với phúc lợi xã hội, đó là các khoản thù lao gián tiếp, có tác dụng hỗ trợ cuộc sống người lao động khi họ gặp khó khăn, những tai biến, như bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu, tiền trả cho những ngày nghỉ lễ, Tết, chi trả cho những chuyến nghỉ mát, dã ngoại cho các công nhân viên trong công ty…
Tiền lương, tiền công, các khuyến khích tài chính và các phúc lợi xã hội có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao tinh thần làm việc cho các công nhân viên. Điều này là vô cùng quan trọng có tinh thần hăng hái thi đua cao sẽ giúp cho năng suất làm việc cao hơn, chính xác hơn, tránh những sai lầm do tâm lý không thoải mái mà công việc mang lại. Để làm được công tác này người tổ chức lao động cần phải xác định một cách chính xác, và công bằng trong công tác tính tiền lương, tiền thưởng, và các phúc lợi xã hội, một mặt tránh những chi phí không thích đáng, mặt khác gây nên sự ghen tị giữa các nhân viên trong công ty, mất đoàn kết trong nội bộ sẽ dẫn đến hiệu quả làm việc không cao.
I.3. Sự cần thiết hoàn thiện tổ chức lao động trong doanh nghiệp.
Từ vai trò quan trọng của tổ chức lao động trong doanh nghiệp, việc tổ chức lao động ngày càng hoàn thiện là điều không thể thiếu trong xã hội ngày càng phát triển ngày nay. Vì xã hội ngày càng phát triển do đó để đáp ứng được yêu cầu đó hoàn thiện tổ chức lao động là điều tất yếu.
Việc tổ chức lao động không hợp lý sẽ gây khó khăn trong quá trình làm việc, người lao động sẽ không có động lực làm việc, làm giảm hiệu quả trong quá trình hoạt động. Từ đó khiến cho doanh nghiệp không thể cạnh tranh được trên thị trường. Việc áp dụng các biện pháp hoàn thiện tổ chức lao động có ý nghĩa rất lớn, về mặt kinh tế giúp nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quả sản xuất nhờ tiết kiệm những chi phí, hạn chế thời gian hao phí do quá trình tổ chức làm việc chính xác. Ngoài ra nhờ tổ chức lao động tốt, cũng sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư cơ bản vì vẫn đảm bảo tăng năng suất lao động dựa trên những công nghệ hiện có.
Chương II. Thực trạng tổ chức lao động tại Chi nhánh ngân hàng công thương Hai Bà Trưng.
II.1. Sơ lược về Chi nhánh ngân hàng công thương Hai Bà Trưng.
II.1. 1. Lịch sử hình thành của Chi nhánh.
Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng, địa chỉ 285 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội là một trong chuỗi các Chi nhánh của Ngân hàng công thương Việt Nam như: Chi nhánh Yên Viên, Chi nhánh Thanh Xuân, Chi nhánh Cầu Giấy... Ngày 26/03/1998, Hội đồng Bộ Trưởng ra Nghị Định số 53/HĐBT về việc tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển sang cơ chế Ngân hàng hai cấp. Đó là việc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp quận và một Ngân hàng Kinh tế cấp quận thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội chuyển thành Ngân hàng công thương Thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam. Ngày 01/04/1993, Tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam quyết định số 93/NHCT - TCCB về việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức Ngân hàng công thương trên địa bàn thành phố Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của Ngân hàng công thương Việt Nam, bỏ cấp thành phố, hai chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực I và khu vực II Hai Bà Trưng là những chi nhánh trực thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam, được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các Chi nhánh Ngân hàng công thương cấp tỉnh, thành phố. Kể từ ngày 01/09/1993, theo quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam sáp nhập chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực I và Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực II Hai Bà Trưng và với quyết định số 107/QĐ - HĐQT - NHCT1 của Hội đồng quản trị NHCT1, Chi nhánh ngân hàng công thương khu vực II Hai Bà Trưng được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng.
Như vậy, sau nhiều lần sáp nhập và đổi tên Chi nhánh Ngân hàng công thương đã lấy tên này cho đến nay. Trong hoạt động kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là sự cạnh tranh khá gay gắt của các Ngân hàng khác song cùng với sự nỗ lực của các cán bộ nhân viên cộng với những thay đổi đúng đắn trong chính sách phát triển của ban lãnh đạo đã giúp cho Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng tìm được những hướng đi đúng đắn. Chi nhánh Ngân hàng Hai Bà Trưng ngày càng đứng vững và lấy được niềm tin của nhiều khách hàng, khẳng định được vai trò của mình trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam cũng như trong hệ thống các chi nhánh Ngân hàng công thương Việt Nam. Để làm được điều này, ban lãnh đạo Chi nhánh có nhiều các định hướng cho sự phát triển của Chi nhánh mình như việc chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụ Kinh doanh tiền tệ, mặt khác Ngân hàng còn thường xuyên tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Trong các chính sách phát triển trên thì chính sách đa dạng hoá các dịch vụ Kinh doanh tiền tệ rất được coi trọng, do nền Kinh tế ngày nay hoạt động kinh doanh tiền tệ là khá đa dạng, việc giải quyết được nhiều khía cạnh nhỏ trong nền kinh tế, từ đó sẽ từng bước khẳng định mình trong môi trường Kinh doanh mới mang đầy tính cạnh tranh.
II.1.2. Sơ đồ tổ chức và mối quan hệ giữa các phòng ban.
II.1.2.1. Sơ đồ tổ chức.
Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đứng đầu là Ban giám đốc, bên dưới là Khối kinh doanh, Khối quản lí rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối hỗ trợ.
Hình 2.1. Mô hình tổ chức chi nhánh NHCT Hai Bà TrưngBan giám đốc
Khối KD
Khối quản lí rủi ro
Khối tác nghiệp
Khối hỗ trợ
Phòng giao dịch
Phòng KHDN lớn
Phòng KHDN vừa và nhỏ
P.Khách hàng cá nhân
Quỹ tiết kiệm/Điểm giao dịch
Phòng QL rủi ro
Kế toán giao dịch
P.Tiền tệ kho quỹ
P.Thanh toán XNK
P.Tổng hợp
P.Tổ chức hành chính
P.TTĐT
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính).
Chức năng nhiệm vụ của các Phòng tại Chi nhánh bao gồm 10 phòng, cụ thể như sau: Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn (Phòng KH số 1), Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ ( Phòng KH số 2), Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản lý rủi ro, Phòng thanh toán xuất nhập khẩu, Phòng kế toán giao dịch, Phòng thông tin điện toán, Phòng tổng hợp, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng tổ chức hành chính.
Sau đây là chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
II.1.2.2. Nhiệm vụ, chức năng và mối liên hệ giữa các phòng ban.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn (Phòng KH số 1): Phòng có chức năng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn về khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. Nhiệm vụ của phòng là khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn, tiếp thị, chăm sóc, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng công thương Việt Nam, thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại.
Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ ( Phòng KH số 2): Phòng có chức năng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ về khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiệm vụ của phòng là khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp thị, chăm sóc, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng công thương Việt Nam: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu... thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại.
Phòng khách hàng cá nhân: Phòng có chức năng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân về khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. Nhiệm vụ của phòng là khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân, tiếp thị, chăm sóc, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng công thương Việt Nam: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngọại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu.
Phòng quản lý rủi ro ( bao gồm cả quản lý nợ có vấn đề): Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh, chịu trách nhiệm về quản lý và đề xuất xử lý các khoản nợ có vấn đề ( bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tại các phòng có cho vay, quản lý theo dõi, đề xuất các biện pháp và phối hợp với các phòng có liên quan thu hồi các khoản nợ đã được quản lý rủi ro. Nhiệm vụ đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng, thực hiện thẩm định độc lập ( theo cấp độ quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam 1 theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh, Hội đồng tín dụng chi nhánh ) hoặc tái thẩm định, thực hiện phân loại nợ và tính toán trích dự phòng rủi ro cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, làm đầu mối liên hệ trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn trong việc cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Phòng kế toán giao dịch: Chức năng là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng. Nhiệm vụ của phòng: thứ nhất phối hợp với Phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: Mở đóng các tài khoản, thực hiện các giao dịch gửi rút tiền từ tài khoản, cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác ( bảo quản giấy tờ có giá, cho thuê tủ két… ), quản lý tiền mặt trong ngày ( quỹ tiền mặt của các giao dịch viên ), lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: chức năng là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam. Nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp, hỗ trợ phòng kế toán thực hiện chuyển tiền Nước ngoài, tổng hợp báo cáo, lưu giữ chứng từ tài liệu theo quy định, tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ.
Phòng tiền tệ kho quỹ: chức năng là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam, ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn. Phòng tiền tệ kho quỹ có nhiệm vụ quản lý an toàn kho quỹ ( an toàn về tiền mặt VND và ngoại tệ mạnh, thẻ trắng thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp) theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam, thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm,._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7464.doc