Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài:
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tận dụng mọi cơ hội, huy động và sử dụng tối ưu các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài để đứng vững, chiến thắng trong cạnh tranh và không ngừng phát triển nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận. Mọi doanh nghiệp luôn phải tối ưu hoá hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở chiến lược, sách lược quản trị doanh nghiệp đúng đắn.
Phát triển nền kinh tế thị trường, ch
160 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế không thể khác của nền kinh tế Việt Nam. Việc gia nhập WTO của Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn cho các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi các chủ thể doanh nghiệp Việt Nam phải đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời để tận dụng cơ hội, hạn chế các rủi ro, hướng tới tồn tại và phát triển.
Được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ, Tổng công ty Hàng không Việt Nam được trang bị ngày càng hiện đại và từng bước trưởng thành, phấn đấu trở thành một hãng hàng không có tên tuổi của khu vực. Để đạt được điều đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý, triệt để tiết kiệm, hợp lý hoá sản xuất kinh doanh, nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Kế toán quản trị đã bước đầu trở thành công cụ để cung cấp thông tin, giúp các nhà quản trị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam thực hiện mục tiêu đề ra một cách chắc chắn và hiệu quả.
ở Việt Nam hiện nay nói chung và tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói riêng, kế toán quản trị còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự là công cụ cung cấp thông tin giúp cho nhà quản trị xem xét, phân tích, làm cơ sở ra các quyết định. Điều này có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng và hiệu quả của các quyết định quản trị và là một trong các nguyên nhân làm cho sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế khi tham gia thị trường thế giới.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin có chất lượng cao, chính xác, kịp thời, dễ hiểu, dễ sử dụng cho các nhà quản trị tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, vấn đề Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam thực sự là vấn đề cấp thiết cần đựơc sớm nghiên cứu và đưa vào thực hiện.
Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ những vấn đề thuộc về lý luận của tổ chức kế toán quản trị chi phí loại hình kinh doanh dịch vụ trong việc phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng của tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải Hàng không tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
- Vận dụng lý luận để đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị tăng cường năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề thuộc tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không trong phạm vi Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Bao gồm chi phí dịch vụ vận tải phát sinh tại các đơn vị thành viên phục vụ bay trực tiếp (các chi phí phát sinh trên không, chi phí phục vụ mặt đất); chi phí bán hàng của Văn phòng trong nước và Văn phòng đại diện của Hãng tại nước ngoài.
Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp lý luận cơ bản của khoa học kinh tế làm phương pháp chủ đạo nghiên cứu.
- Sử dụng hệ thống phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, cân đối.
Những đóng góp của đề tài:
* Về lý luận: Hệ thống hoá và hoàn thiện những vấn đề lý luận về tổ chức kế toán quản trị chi phí với việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
* Về thực tiễn: Thông qua việc phân tích thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không tại Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam, đề tài đưa ra các giải pháp hoàn thiện, phù hợp với thực tế cho việc tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không, nhằm mục đích tăng cường hiệu quả công tác quản trị tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Tên và kết cấu của luận văn:
- Tên luận văn: “ Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải Hàng không với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam”.
- Kết cấu của luận văn: Gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất với việc
tăng cường quản trị doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
Chương II : Thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không tại
Tổng công ty Hàng không Việt Nam hiện nay.
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị
chi phí vận tải hàng không nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp tại
Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Chương 1
Lý luận chung về tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp kinh doanh vận tải
Tổng quan về kế toán quản trị và tổ chức kế toán quản trị
Khái niệm về kế toán quản trị và tổ chức kế toán quản trị
Cùng với sự ra đời và phát triển của các phương thức sản xuất khác nhau của xã hội loài người, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các chuyên ngành khoa học, khoa học quản lý cũng phát triển nhanh chóng, trong đó có chuyên ngành về kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra trong hoạt động kinh tế của con người.
Cho tới nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kế toán quản trị, các quan điểm này khác nhau ở các quốc gia khác nhau, các giai đoạn phát triển khác nhau về nhận thức vai trò kế toán quản trị trong quản trị kinh doanh. Có thể tổng kết các quan điểm về kế toán quản trị phát triển qua 04 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Kế toán quản trị là thông tin để kiểm soát và định hướng chi phí sản xuất.
- Giai đoạn 2: Kế toán quản trị là thông tin để hoạch định và kiểm soát tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giai đoạn 3: Kế toán quản trị là thông tin để giảm tổn thất về các nguồn lực kinh tế sử dụng trong qui trình sản xuất kinh doanh.
- Giai đoạn 4: Kế toán quản trị là thông tin để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế tạo ra giá trị.
Tóm lại: Các quan điểm về kế toán quản trị dù có khác nhau qua các giai đoạn, nhưng có điểm chung là thông tin phục vụ quyết định quản lý, đề cao tính hữu ích của thông tin cho công tác quản lý hơn là thiết lập hệ thống thông tin toàn diện cho yêu cầu quản lý. Cho tới nay còn tồn tại hai quan điểm chính về kế toán quản trị:
Quan điểm thứ nhất:
Kế toán quản trị là việc ghi chép nhằm thu thập, xử lý, truyền đạt các thông tin chi tiết, cụ thể về các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, phục vụ cho quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Theo quan điểm này kế toán quản trị đồng nghĩa với kế toán chi tiết, có liên hệ mật thiết với kế toán tài chính, đó là việc ghi chép, phản ánh các số liệu chi tiết bao gồm cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị, nhằm cung cấp thông tin chi tiết hơn cho nhà quản trị mà kế toán tài chính chưa cung cấp được.
Quan điểm thứ hai:
Kế toán quản trị là hệ thống đo lường, thu thập, tổng hợp và xử lý các thông tin phục vụ cho công tác quản lý từ việc lập kế hoạch, điều hành, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.
Theo quan điểm này, kế toán quản trị là bộ phận cấu thành nên hệ thống kế toán, nhưng có phạm vi rất rộng, các thông tin mà nó theo dõi, xử lý không chỉ là thông tin kế toán chi tiết mà còn là thông tin xây dựng kế hoạch, lập dự toán chi phí, định giá sản phẩm, lựa chọn phương án đầu tư, phân tích kết quả hoạt động của từng bộ phận và của cả doanh ngihệp.
Dù có những ý kiến khác nhau nhưng tựu chung lại, các quan điểm đều thống nhất:
Kế toán quản trị là bộ phận của hệ thống kế toán nhằm thu thập, xử lý, truyền đạt các thông tin về tình hình tài sản, tình hình sử dụng các nguồn lực cho hoạt động kinh doanh phục vụ cho công tác quản trị của doanh nghiệp.
ở Việt Nam, quan điểm về kế toán quản trị được thể hiện tại Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 như sau:
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Việc áp dụng kế toán quản trị tại Việt Nam được hướng dẫn tại Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
Tổ chức kế toán nói chung, kế toán quản trị nói riêng là sự kết hợp các nghiệp vụ kỹ thuật để xây dựng mô hình, thiết kế hệ thống và vận hành hệ thống kế toán để đáp ứng yêu cầu là thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán. Đối với kế toán quản trị, các thông tin kế toán được tổ chức phục vụ cho nhà quản trị các cấp ra các quyết định, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện được chức năng của kế toán quản trị, công tác tổ chức kế toán quản trị phải bám sát đặc điểm tình hình , lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý của doanh nghiệp để có thể cung cấp cho nhà quản trị các cấp các thông tin có giá trị và phù hợp nhất.
Tổ chức kế toán quản trị phải thực hiện được các công việc cơ bản sau:
* Tổ chức mô hình, bộ máy kế toán quản trị: Việc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị và lựa chọn, đào tạo nhân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kế toán quản trị là thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, có vai trò mang tính quyết định cho chất lượng của thông tin kế toán quản trị cung cấp cho nhà quản trị. Do vậy rất cần sự quan tâm đúng mức của nhà quản trị, của chuyên gia nghiệp vụ kế toán quản trị và của nhà quản trị nhân lực trong doanh nghiệp.
* Tổ chức các phần việc công tác kế toán quản trị:
- Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu, qui trình thu thập, luân chuyển và lưu trữ chứng từ. Hệ thống chứng từ ban đầu phải đáp ứng yêu cầu kịp thời, chính xác, trung thực, đầy đủ, phản ánh chính xác thực trạng hoạt động kinh doanh trong mọi thời điểm.
- Tổ chức nhận diện và phân loại chi phí theo các tiêu chí phù hợp cho việc xử lý và cung cấp thông tin cho quản trị. Việc nhận diện và phân loại chi phí một cách chính xác sẽ tạo cơ sở cho việc xử lý thông tin đúng hướng, đáp ứng nhu cầu phân tích và sử dụng thông tin cho quản trị doanh nghiệp.
- Tổ chức hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán quản trị: Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp, do vậy, việc tổ chức hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán, trình tự ghi chép ... phải được thiết kế phù hợp với hệ thống tài khoản và sổ kế toán tài chính mà doanh nghiệp đã lựa chọn, để các thông tin có thể tìm kiếm và so sánh được giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.
- Tổ chức xử lý thông tin một cách toàn diện trên cả thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và thông tin cho tương lai bằng các nghiệp vụ kỹ thuật cụ thể. Công việc cần thiết của kế toán quản trị trong doanh nghiệp là lập dự toán ngân sách, dự toán về doanh thu, về lợi nhuận, về hàng tồn kho, công nợ... và thu thập thông tin thực tế đang diễn ra trên tất cả lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó so sánh với dự toán ban đầu nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu, giúp cho nhà quản trị ra các quyết định kịp thời đúng đắn để đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
- Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị: Đây là sản phẩm của kế toán quản trị với hệ thống thông tin chân thực, dễ hiểu, dễ sử dụng có thể so sánh được trên nhiều giác độ, giúp nhà quản trị sử dụng cho việc ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn.
- Tổ chức phân tích số liệu trên báo cáo kế toán quản trị: Các thông tin trên báo cáo kế toán quản trị phải được phân tích bởi các chuyên gia có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, nhằm chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng và dự báo sự biến động của các nhân tố tác động đến hệ thống các chỉ tiêu.
1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị và tổ chức kế toán quản trị
Thông tin kế toán quản trị là một trong các nguồn cung cấp thông tin cho nhà quản trị đưa ra quyết định điều hành sản xuất. Các nhà quản trị điều hành sản xuất kinh doanh thông qua các chức năng quản lý, còn kế toán quản trị sử dụng các phương pháp riêng để thiết kế, tổng hợp, phân tích và truyền đạt thông tin, đặt thông tin trong bối cảnh của các mục tiêu đã được xác định, với các tình huống khác nhau nhằm cung cấp thông tin thực sự hữu ích cho các chức năng quản trị.
1.1.2.1. Cung cấp thông tin cho việc xây dựng kế hoạch
Kế hoạch chi phí sản xuất thường được thể hiện dưới dạng các dự toán. Đó là sự liên kết các mục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đó.
Dự toán là công việc quan trong trong việc lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch là nội dung quan trọng trong chức năng quản trị. Để xây dựng được kế hoạch một cách sát thực, khoa học, có tính khả thi cao thì các thông tin kế toán quản trị là một nguồn thông tin vô cùng quan trọng.
1.1.2.2. Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện
Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các nguồn lực để đạt tới mục tiêu đã định của doanh nghiệp. Trong quá trình điều hành sản xuất, nhà quản trị phải nắm chắc tình hình sử dụng các nguồn lực và có các quyết định điều chỉnh nhằm đạt tới mục tiêu với hiệu quả cao, quá trình này thông tin kế toán toán quản trị là kênh vô cùng quan trọng và là nhu cầu không thể thiếu được của các nhà quản trị.
1.1.2.3. Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là chức năng quan trọng của công tác quản trị. Phương pháp được áp dụng thường là phương pháp so sánh, các thông tin thực hiện sản xuất kinh doanh được so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch, số liệu của dự toán, từ đó nhận diện và tìm ra nguyên nhân sự chênh lệch để có giải pháp điều chỉnh.
Kế toán quản trị cung cấp thông tin dưới dạng có thể so sánh được, các cấp quản trị có thể dễ dàng kiểm tra, đối chiếu để có các quyết định kịp thời, chính xác nhằm đạt đước mục tiêu đã đề ra.
1.1.2.4. Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định
Ra quyết định không phải là chức năng riêng biệt của quản trị, nó là sự kết hợp của cả quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá.
Để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, kế toán quản trị sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp, chọn lọc thông tin cần thiết, rồi trình bầy theo những tiêu thức nhất định, dễ hiểu, tiến hành các kỹ thuật phân tích trong các tình huống khác nhau và cung cấp cho nhà quản trị.
Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị:
Đối tượng của kế toán quản trị:
+ Kế toán quản trị có đối tượng của kế toán nói chung đó là tài sản của doanh nghiệp dưới dạng các số liệu chi tiết theo yêu cầu công tác quản trị. Để đáp ứng nhu cầu cho việc ra các quyết định quản lý, kế toán quản trị phải cung cấp thông tin chi tiết, liên tục, tin cậy về sự vận động của tài sản doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Kế toán quản trị phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới dạng chi tiết nhất, tạo cơ sở dữ liệu cho việc phân tích sự ảnh hưởng, tác động của các nhân tố trong mối quan hệ tổng thể của các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng cho SXKD..
+ Kế toán quản trị phản ánh, mô tả tình trạng hoạt động của doanh nghiệp theo quá trình huy động và sử dụng các nguồn lực vào SXKD. Nó được thiết kế để cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp và chỉ được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, không có ý nghĩa đối với đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
+ Kế toán quản trị không những được áp dụng trong các doanh nghiệp mà còn được áp dụng trong các tổ chức bộ máy Nhà nước, các đoàn thể…nhằm giúp cho các nhà quản lý có các thông tin hệ thống, chân thực về các nguồn lực thuộc quyền quản lý, từ đó có cơ sở ra các quyết định quản lý đúng đắn.
Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị:
+ Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của một thực thể kinh tế. Những thông tin của kế toán quản trị hướng tới tương lai trong quá trình lập kế hoạch, lập dự toán ngân sách, giám sát các hoạt động của thực thể kinh tế thông qua hệ thống thông tin có thể so sánh được giữa thực tế với dự toán, nhằm hướng hoạt động của doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã được lựa chọn.
+ Nhiệm vụ cơ bản của kế toán quản trị là cung cấp thông tin tài chính cho các nhà quản trị. Do vậy, các doanh doanh nghiệp cần thiết phải tổ chức được hệ thống kế toán quản trị để thiết lập dự toán ngân sách, chi phí, dự toán tiêu thụ sản phẩm, dự toán doanh thu và kết quả kinh doanh... cho từng công đoạn sản xuất, từng thời kỳ hoạt động.
Kế toán quản trị với chức năng quản lý:
Quá trình quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, ra các quyết định điều chỉnh để hướng tới các mục tiêu xác định. Xuyên suốt quá trình này kế toán quản trị cung cấp thông tin cần thiết về thực thể quản lý để phục vụ cho quá trình quản lý.
- Giai đoạn lập kế hoạch và dự toán: Kế toán quản trị cung cấp thông tin tin cậy cho các nhà hoạch định kế hoạch bằng hệ thống thông tin từ các định mức kinh tế, kỹ thuật đặc trưng về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và hệ thống các thông tin thu thập được trong quá khứ cùng với các dự báo cho tương lai, từ đó các nhà quản trị có cơ sở để lập kế hoạch, lập dự toán ngân sách và hoạch định các giải pháp để khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh.
- Giai đoạn tổ chức thực hiện: Trong giai đoạn này, kế toán quản trị giám sát sự vận động của các nguồn lực thông qua hệ thống thông tin có thể so sánh với dự toán, phân tích được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu cần quan tâm, giúp nhà quản trị phát hiện vấn đề và ra các quyết định điều chỉnh.
- Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bằng phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu thực tế với số liệu trên dự toán kế hoạch, tính toán và tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành cho từng loại sản phẩm, từng khâu công việc, giải trình các nguyên nhân gây nên chênh lệch.
- Cung cấp các thông tin cho việc ra các quyết định của nhà quản trị: Các thông tin của kế toán quản trị được thiết kế phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu và trình độ của nhà quản trị dưới dạng hệ thống các chỉ tiêu, báo cáo dễ dàng sử dụng cho việc ra các quyết định.
1.1.5 Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính:
Kế toán quản trị và kế toán tài chính là bộ phận trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, chúng có mối quan hệ chặt chẽ khăng khít nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt nhau.
- Giống nhau: Đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán và biểu hiện trách nhiệm của người quản lý. Hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính là cơ sở để lập các báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp. Đối với kế toán quản trị, hệ thống ghi chép ban đầu làm cơ sở để xử lý, cung cấp thông tin một cách hệ thống, thiết thực cho nhà quản trị doanh nghiệp.
Khác nhau: Do nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, nên kế toán tài chính và kế toán quản trị có điểm khác nhau:
Bảng 1.1: Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính
Căn cứ phân biệt
Kế toán quản trị
Kế toán tàI chính
Đối tượng phục vụ
Các nhà quản trị trong doanh nghiệp
Chủ yếu đối tượng ngoài doanh nghiệp
Đặc điểm của thông tin
Hướng về tương lai, linh hoạt, tốc độ, thích hợp
Phản ánh quá khứ, khách quan, chính xác
Phạm vi báo cáo
Từng bộ phận, từng giai đoạn
Toàn doanh nghiệp
Hệ thống phương pháp
Các phương pháp kế toán và các chuyên ngành khác
Các phương pháp tính toán của kế toán
Tính pháp lệnh
Không mang tính pháp lệnh
Mang tính pháp lệnh cao
Kỳ báo cáo
Thường xuyên, theo yêu cầu
Theo định kỳ, quí, năm
1.1.6 Nội dung kế toán quản trị chi phí sản xuất:
Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và nhu cầu sử dụng thông tin kế toán quản trị của nhà quản trị mà kế toán quản trị được thiết lập cho phù hợp từng doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghệp có qui mô khác nhau, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, trình độ quản lý khác nhau sẽ có nội dung và phạm vi kế toán quản trị khác nhau. Để nghiên cứu nội dung của kế toán quản trị, ta xem xét trên các phương diện sau:
1.1.6.1 Xét theo phương diện kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán của doanh nghiệp
- Kế toán quản trị chi phí : Kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin về tình hình hao phí các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh tại từng thời điểm, từng công đoạn của qui trình sản xuất kinh doanh. Phân loại và nhận diện đúng chi phí nhằm thu thập thông tin về chi phí phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh.
- Kế toán quản trị doanh thu: Theo yêu cầu của công tác quản trị, kế toán quản trị doanh thu cung cấp thông tin về doanh thu tiêu thụ trên thị trường và doanh thu tiêu thụ nội bộ, doanh thu theo từng loại hình kinh doanh, từng loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ.
- Kế toán quản trị kết quả kinh doanh: Kế toán quản trị kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại hình kinh doanh theo yêu cầu của quản trị, các thông tin phải được cung cấp đồng bộ từ chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, giá vốn hàng hoá tới việc chi tiết doanh thu, tình hình tiêu thụ từng loại sản phẩm, dịch vụ.
- Kế toán quản trị hàng tồn kho: Căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất hàng hoá, kế toán quản trị hàng tồn kho phân thành nguyên vật liệu chính; nguyên vật liệu phụ; nhiên liệu; phụ tùng thay thế; các vật liệu khác... kế toán quản trị hàng tồn kho cung cấp thông tin để đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực thông qua tình hình tồn kho của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
- Kế toán quản trị công cụ dụng cụ: Căn cứ vào nội dung kinh tế và công dụng của công cụ, dụng cụ, kế toán quản trị phân thành công cụ, dụng cụ; bao bì luân chuyển; đồ dùng cho thuê... kế toán quản trị cung cấp thông tin về tình hình sử dụng công cụ dụng cụ cho SXKD.
- Kế toán quản trị tài sản cố định: Kế toán quản trị cung cấp thông tin một cách có hệ thống về sự hình thành, khai thác sử dụng tài sản cố định cho SXKD, giúp nhà quản trị có cơ sở ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm đầu tư và sử dụng hiệu quả tài sản cố định.
Kế toán quản trị phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật thành tài sản cố định hữu hình; tài sản cố định vô hình.
Kế toán quản trị phân loại tài sản theo quyền sở hữu thành tài sản cố định tự có và tài sản cố định thuê ngoài.
Kế toán quản trị phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng thành tài sản cố định đang dùng và tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý.
1.1.6.2. Xét theo phương diện kế toán quản trị cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định kinh doanh
Kế toán quản trị bao gồm:
- Lập kế hoạch và dự toán ngân sách: Lượng hoá các mục tiêu của doanh nghiệp thành hệ thống các chỉ tiêu kinh tế; lập dự toán chung và dự toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, dịch vụ, từng loại hình kinh doanh.
- Thu thập các thông tin về tình hình thực hiện các dự toán thông qua hệ thống báo cáo hoạt động, phân tích thông tin trên báo cáo để tìm ra nhân tổ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và nêu ý kiến đề xuất cho nhà quản trị.
Như vậy, kế toán quản trị bao trùm toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, nó là công cụ hữu hiệu để giúp nhà quản trị các cấp ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời để hướng hoạt động của doanh nghiệp tới các mục tiêu đã định. Trong hoạt động của doanh nghiệp đều có các mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn, để xác định và thực hiện được các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp đều phải xử lý một lượng thông tin nhất định, cần thiết cho việc xem xét, đánh giá, lượng hóa sự vận động của các nguồn lực mà doanh nghiệp hiện có, cũng như cần phải có để đạt được các mục tiêu đó.
+ Quyết định dài hạn thường là các quyết định cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược đầu tư có liên quan đến việc thay đổi khả năng sản xuất của doanh nghiệp, như quyết định mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, quyết định đầu tư chiều sâu thay đổi công nghệ... đòi hỏi phải huy động nguồn lực lớn về tài chính trong thời gian dài, thường là trên một năm. Kế toán quản trị phải cung cấp thông tin có tính hệ thống cao, liên quan đến việc phản ánh xu hướng vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp, xu hướng phát triển của công nghệ và các dự báo dài hạn về thị trường, về công nghệ, về sản phẩm... giúp nhà quản trị có cơ sở suy xét cho việc ra các quyết định có nên đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ hay không? có nên mua sắm thiết bị máy móc hay là thuê... các quyết định này có ảnh hưởng lớn tới tình hình sản xuất kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn.
+ Quyết định ngắn hạn là những quyết định để giải quyết các vấn đề phát sinh như trục trặc của qui trình công nghệ, tình hình cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiếu hụt lao động... dựa vào các thông tin của kế toán quản trị, căn cứ vào các chỉ tiêu trên dự toán, nhà quản trị các cấp có cơ sở để ra các quyết định điều chỉnh, để huy động và sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực phù hợp cho việc hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch đã vạch ra. Các quyết định ngắn hạn thường có thời hạn là dưới 1 năm, tháng, quí và có thể là hàng ngày. Các thông tin của kế toán quản trị chi phí sản xuất, phục vụ cho các quyết định ngắn hạn phải kịp thời, đầy đủ, tin cậy, dễ hiểu, dễ sử dụng, có thể so sánh, đối chiếu, phân tích phục vụ cho việc đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn nhằm khắc phục các biến cố, đưa việc sản xuất kinh doanh đạt được mục tiêu kế hoạch.
Hoạt động của doanh nghiệp vận tải nói chung, của Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói riêng, do đặc điểm hoạt động vận tải cần phải trang bị phương tiện vận tải có giá trị rất lớn, các chi phí sản xuất phát sinh có giá trị lớn, phức tạp, quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch vụ vận tải xảy ra đồng thời... thông tin kế toán quản trị phục vụ ra quyết định quản trị dài hạn, quyết định quản trị ngắn hạn của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có phạm vi rất rộng.
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả đi sâu vào nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định ngắn hạn của nhà quản trị các cấp.
1.2. Chi phí sản xuất và tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất
1.2.1 Chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ vận tải
Chi phí sản xuất là những hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà người sản xuất hàng hóa đã bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, để bán trên thị trường. Chi phí cho sản xuất được bảo toàn và di chuyển vào giá trị của hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra. Khác với chi tiêu là khoản chi được sử dụng cho việc thỏa mãn cho nhu cầu của cá nhân hoặc của một tổ chức, sau khi được tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ đó hết giá trị.
Cũng như các loại hình kinh doanh vận tải khác, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không cũng là sự kết hợp của các yếu tố đầu vào như sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Dịch vụ vận tải hàng không cung ứng lao vụ, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, bưu kiện ... của con người, sản phẩm dịch vụ vận tải hàng không không mang hình thái vật chất cụ thể, quá trình sản xuất và tiêu thụ thường gắn liền với nhau. Chi phí sản xuất của dịch vụ vận tải hàng không là toàn bộ sự hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí sản xuất của vận tải hàng không thường đa dạng, phức tạp, phát sinh cả trên không và mặt đất với giá trị rất lớn như chi phí nhiên liệu, khấu hao máy bay, lương cho phi hành đoàn và phục vụ mặt đất... các chi phí này phát sinh trên nhiều quốc gia, biểu hiện bằng nhiều đồng tiền khác nhau. Việc tổ chức quản trị chi phí vận tải hàng không là việc làm vô cùng cần thiết cho Hẵng hàng không quốc gia Việt Nam hiện nay, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho dịch vụ vận tải hàng không, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Vấn đề được đặt ra là để tăng cường và hoàn thiện công tác quản trị chi phí vận tải hàng không thì hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng
không là việc làm rất cấp thiết nhằm cung cấp thông tin có hệ thống, kịp thời, đầy đủ phục vụ cho việc ra các quyết định quản trị chi phí. Do vậy, trong phạm vi của luận văn, tác giả nghiên cứu vấn đề hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, nhằm đi sâu vào việc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị, cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định ngắn hạn của nhà quản trị các cấp tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam hiện nay.
1.2.1.1 Chi phí dịch vụ vận tải hàng không
* Chi phí dịch vụ vận tải:
Chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ vận tải là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp vận tải đã bỏ ra để hoàn thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí kinh doanh dịch vụ vận tải bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau về nội dung, tính chất, công dụng và vai trò của các loại chi phí trong quá trình sản xuất. Do đặc điểm sản phẩm dịch vụ vận tải không có hình thái vật chất, việc sản xuất và tiêu thụ đi cùng với nhau, kết quả của dịch vụ là hàng hóa hoặc hành khách được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, nên chi phí dịch vụ vận tải cũng có những đặc thù riêng, quá trình sản xuất không diễn ra ở cố định trong nhà xưởng mà nó phát sinh trên đường vận chuyển hàng hóa, hành khách.
Cũng như các doanh nghiêp sản xuất vật chất, các khoản chi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải không phải được hạch toán toàn bộ vào chi phí dịch vụ vận tải trong kỳ, mà tùy theo nội dung, tính chất và mục đích của các khoản chi mà kế toán và các nhà quản trị chỉ hạch toán các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ vào giá thành sản phẩm dịch vụ vận tải trong kỳ. Các khoản chi không được tính vào chi phí dịch vụ vận tải như chi phí hoạt động tài chính (cho thuê TSCĐ, mua trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, thanh lý TSCĐ...); các khoản chi cho thi đua khen thưởng, trợ cấp khó khăn; các khoản chi đã được Chính phủ hoặc người gây thiệt hại đền bù...
* Chi phí dịch vụ vận tải hàng không:
Chi phí dịch vụ vận tải hàng không là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không đã bỏ ra để._. tạo ra sản phẩm dịch vụ vận tải hàng không trong một thời kỳ nhất định.
Các chi phí cho dịch vụ vận tải hàng không bao gồm chi phí nhiên liệu cho máy bay và cho phương tiện phục vụ mặt đất, chi phí nhân công, chi phí cho dịch vụ thương mại kỹ thuật, chi phí bay qua bầu trời, chi cho sân bay, chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa bảo dưỡng, chi phí đào tạo...
Do đặc điểm của hoạt động vận tải hàng không, nên chi phí vận tải hàng không có những điểm khác biệt so với các loại hình kinh doanh khác:
- Không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
- Máy bay và động cơ là hai bộ phận kỹ thuật được quản lý và sử dụng theo những tiêu chuần khác biệt, các chi phí khấu hao, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa, thay thế có hệ thống tiêu chuẩn khác nhau theo quy định thống nhất của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
- Phạm vi hoạt động của dịch vụ vận tải hàng không rất lớn, hàng ngày hoạt động trên nhiều lãnh thổ quốc gia, phát sinh chi phí tính bằng nhiều đồng tiền của các quốc gia khác nhau, giá cả các dịch vụ phục vụ bay khác nhau, văn hóa, tập quán khác nhau của các quốc gia cũng ảnh hưởng đáng kể đến chi phí của dịch vụ vận tải hàng không.
- Các hoạt động trung chuyển của các hãng hàng không cho nhau trên nhiều chặng bay, đường bay (theo qui định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA) cũng góp phần làm cho chi phí dịch vụ vận tải hàng không đa dạng, phức tạp.
Đối với Hẵng hàng không quốc gia Việt Nam hiện nay, sản phẩm dịch vụ chủ yếu là vận chuyển hành khách, còn vận chuyển hàng hóa chỉ là hoạt động kết hợp, nên các chi phí dịch vụ vận tải hàng không chủ yếu là được tính toán và xem xét trên chỉ tiêu hành khách vận chuyển (số lượng hành khách, số hành khách km vận chuyển). Trong khi đó các Hẵng hàng không lớn khai thác sân bay nước ta như Singapore Airlines, Air France, American Airlines... khai thác mạnh cả hành khách và hàng hóa, các chi phí của các hãng này được xem xét, đánh giá trên nhiều chỉ tiêu liên quan đến hành khách và hàng hóa.
* Giá thành dịch vụ vận tải hàng không:
Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoàn thành.
Giá thành dịch vụ vận tải là giới hạn bù đắp chi phí vận tải, là căn cứ để xác định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, là cơ sở để tính giá cả cước vận chuyển. Giá thành vận tải là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khai thác sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và tính ưu việt của mô hình tổ chức quản lý mà doanh nghiệp đang áp dụng.
Giá thành dịch vụ vận tải hàng không là toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng dịch vụ vận tải.
Cũng như các ngành kinh doanh vận tải khác như đường bộ, đường thủy, ngành vận tải hàng không Việt Nam đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng lớn cùng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam. Muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, ngành hàng không Việt Nam bắt buộc phải nhanh chóng hợp lý hóa sản xuất, cơ cấu lại tổ chức, đầu tư chiều sâu nâng cao trình độ công nghệ và trình độ quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực... để hạ giá thành sản phẩm.
Giá thành dịch vụ vận tải hàng không được chia thành các loại sau:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính toán trước khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch hay dự toán chi phí.
- Giá thành định mức: Là giá thành được tính toán trên cơ sở các định mức chi phí, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành.
- Giá thành thực tế: Là giá thành được tính toán, tập hợp chi phí cho đối tượng tính giá thành trên cơ sở các chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để hoàn thành một khối lượng công việc dịch vụ vận tải trong kỳ.
1.2.1.2 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành dịch vụ vận tải hàng không
Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thường có các khoản chi phí trích trước và chi phí chờ phân bổ rất lớn (chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy bay; chi phí thay thế khí tài, phụ tùng hao mòn...), việc xác định giá thành chính xác cho từng đối tượng (chuyến bay, đường bay, chặng bay...) để xem xét, đánh giá hiệu quả kinh doanh là rất quan trọng. Để tăng cường hiệu quả công tác quản trị kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không cần đặc biệt quan tâm đến tính chính xác các chỉ tiêu chi phí và giá thành cho dịch vụ vận tải hàng không.
Chi phí và giá thành có mối quan hệ nhân quả, mật thiết với nhau, là hai mặt khác nhau của một quá trình sản xuất, chi phí càng thấp thì giá thành càng hạ.
Chi phí sản xuất và giá thành có những điểm khác nhau về phạm vi và hình thái biểu hiện:
- Chi phí sản xuất dịch vụ vận tải hàng không không có chi phí dở dang, chi phí thường phát sinh gắn với sản phẩm dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Các chi phí sản xuất dịch vụ vận tải hàng không được tính trong phạm vi giới hạn của kỳ kinh doanh nhất định, cho một đối tượng nhất định.
- Chi phí sản xuất dịch vụ vận tải hàng không và giá thành có thể khác nhau về lượng, do:
+ Giá thành sản phẩm có thể không bao gồm các chi phí phát sinh trong kỳ này, nhưng đã được hạch toán trích trước cho các đối tượng kỳ trước.
+ Giá thành sản phẩm có thể bao gồm các khoản chi phí chưa phát sinh kỳ này mà được lập kế hoạch trích trước cho kỳ sau.
+ Giá thành có thể bao gồm chi phí phát sinh ở kỳ kinh doanh trước được tính và phân bổ cho kỳ này.
1.2.2. Phân loại chi phí vận tải hàng không
Chi phí vận tải có thể phân chia thành nhiều loại, theo nhiều tiêu thức khác nhau, tùy theo yêu cầu của công tác quản lý để lựa chọn các tiêu thức phân loại khác nhau đáp ứng mục đích, yêu cầu quản trị chi phí. Trong các doanh nghiệp vận tải thường có một số tiêu thức phân loại chủ yếu:
1.2.2.1. Phân loại chi phí theo công dụng chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí vận tải được sắp xếp theo các khoản mục có công dụng kinh tế khác nhau trong quá trình tham gia hoạt động SXKD. Mỗi loại hình vận tải đều có những đặc điểm, do vậy công dụng của các chi phí tham gia quá trình sản xuất cũng có nét đặc trưng riêng khác nhau. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế có ý nghĩa to lớn trong việc quản trị chi phí theo từng khoản mục chi phí, kiểm soát được tình hình biến động và nguyên nhân tăng, giảm của các khoản mục chi phí, từ đó có giải pháp điều chỉnh phù hợp.
* Doanh nghệp kinh doanh vận tải ô tô:
Các chi phí được phân loại theo công dụng kinh tế bao gồm:
Tiền lương và các khoản trích theo lương của lái xe, phụ xe
Nhiên liệu
Vật liệu, phụ tùng thay thế
Chi phí vật tư tiêu hao như săm, lốp, ắc qui
Chi phí khấu hao
Chi phí sửa chữa lớn
Chi phí công cụ, dụng cụ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Các chi phí khác
* Doanh nghiệp vận tải đường thủy:
Các chi phí được phân chia theo công dụng kinh tế gồm:
Tiền lương và các khoản trích theo lương của lái chính, phụ lái và tổ máy
Nhiên liệu và động lực
Vật liệu, phụ tùng thay thế
Chi phí thuê tầu
Chi phí khấu hao
Chi phí sửa chữa lớn
Chi phí công cụ, dụng cụ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Các chi phí khác
* Doanh nghiệp vận tải hàng không
Các chi phí phân loại theo công dụng kinh tế gồm
Chi phí nhiên liệu cho máy bay và phương tiện mặt đất
Chi phí lương và các khoản trích theo lương của phi hành đoàn
Chi phí thuê phương tiện
Chi phí phục vụ bay
Chi phí bảo hiểm
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí bảo dưỡng máy bay
Chi phí phục vụ hành khách
Chi phí phục vụ bán vé
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
1.2.2.2. Phân loại chi phí vận tải hàng không theo cách ứng xử của chi phí
Theo phân loại này, toàn bộ chi phí vận tải hàng không được phân ra thành chi phí biến đổi (biến phí) và chi phí cố định (định phí).
- Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với thuận với mức độ SXKD của doanh nghiệp. Có nghĩa là, khi hoạt động SXKD tăng (hoặc giảm), doanh thu tăng (hoặc giảm) thì chi phí biến đổi cũng tăng (hoặc giảm) một tỷ lệ tương ứng.
Chi phí biến đổi trên đơn vị sản phẩm không thay đổi, tỷ suất chi phí trên doanh thu không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể. Trong kinh doanh vận tải, việc tỷ suất thay đổi nhiều hay ít tùy thuộc vào tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng chi phí biến đổi.
Chi phí biến đổi có thể chia ra làm hai loại: Chi phí biến đổi tỷ lệ và chi phí biến đổi cấp bậc.
+ Chi phí biến đổi tỷ lệ: Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ trực tiếp đến mức độ hoạt động SXKD.
+ Chi phí biến đổi cấp bậc: Là những khoản chi phí không liên quan tỷ lệ trực tiếp đến mức độ hoạt động, khi hoạt động SXKD vượt quá mức độ hoạt động giới hạn bình thường thì chi phí này biến động tăng vọt (chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, lương bộ phận gián tiếp...)
- Chi phí cố định: Là những khoản mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Khi tính chi phí cố định trên đơn vị sản phẩm dịch vụ hoàn thành hoặc tỷ suất chi phí cố định trên doanh thu thì thay đổi. Khi mức độ hoạt động SXKD tăng thì chi phí cố định trên đơn vị sản phẩm giảm và ngược lại.
Chi phí cố định được chia làm hai loại:
+ Chi phí cố định bắt buộc: Là những khoản chi phí cố định không thể thay đổi một cách nhanh chóng như chi phí khấu hao TSCĐ, lương bộ phận quản lý...
+ Chi phí cố định không bắt buộc: Là những khoản chi phí có thể thay đổi nhanh chóng như chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo...
Chi phí cố định có thể tăng đột ngột khi doanh nghiệp mở rộng qui mô đầu tư, mua sắm mới tài sản cố định.
Ta có thể biểu diễn mối quan hệ chi phí biến đổi và chi phí cố định với doanh thu qua đồ thị như sau:
Biểu đồ: 1.2
Mối quan hệ chi phí biến đổi, chi phí cố định với doanh thu
Chi phí
Chi phí
Y = ax + b
Y = a + b/x
Y = a + b
Y = b
Doanh thu
Doanh thu
Đường Y = b là đường chi phí cố định trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động bình thường; đường Y = a + b là đường chi phí cố định trong điều kiện có sự tăng, giảm đột biến về đầu tư.
Đường Y = ax + b biểu thị quan hệ tỷ lệ giữa chi phí biến đổi và doanh thu
Đường Y = a + b/x biểu thị tỷ suất chi phí cố định
Về thực tế, các khái niệm về chi phí cố định và chi phí biến đổi cũng chỉ mang tính tương đối. Việc phân lọai chi phí biến đổi và chi phí cố định có ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị xem xét ra các quyết định chi phí.
Chi phí hỗn hợp:
Là những khoản chi phí mà bản thân nó bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định xen lẫn nhau. ở một mức độ hoạt động nào đó nó biểu hiện đặc tính của chi phí biến đổi, ở một mức độ hoạt động nào đó nó lại biểu hiện đặc tính của chi phí cố định.
Trong hoạt động vận tải hàng không có những chi phí hỗn hợp như chi phí thuê máy bay, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng... các chi phí này,trong một mức độ hoạt động nào đó nó mang tính chất của chi phí cố định, trong một mức độ hoạt động nào đó nó mang tính chất chi phí biến đổi. Ví dụ: Chi phí sửa chữa , bảo dưỡng máy bay, mức độ hoạt động 250 giờ bay một tháng máy bay B 787 chi phí sửa chữã bảo dưỡng là 100.000 USD, nếu mức độ hoạt động 330 giờ bay một tháng, chi phí sửa chữa bảo dưỡng là 150.000 USD.
Việc phân loại chi phí hỗn hợp thành chi phí biến đổi và chi phí cố định khá phức tạp và mang tính tương đối, để thực hiện công việc phân loại chi phí hỗn hợp này, người ta thường dùng hai phương pháp cơ bản sau:
+ Phương pháp cực đại, cực tiểu: Theo phương pháp này người ta xây dựng hàm hồi qui Y = a + bx sau đó giải phương trình, tìm giá trị các tham số.
Trong đó: Y là giá trị của chi phí hỗn hợp (là biến phụ thuộc)
a là chi phí cố định
b là tỷ lệ chi phí biến đổi
x là biến số độc lập
Để giải phương trình này người ta thực hiện các bước
Bước 1: Xác định mức chênh lệch giữa chi phí ở mức độ cao nhất và thấp nhất
Bươc 2: Xác định mức chênh lệch giữa hai mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất
Bước 3: Lấy mức chệnh lệch chi phí chia cho mức chênh lệch mức độ hoạt động
Bước 4: Xác định yếu tố định phí bằng cách lấy tổng chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất hoặc thấp nhất trừ đi biến phí ở mức độ tương ứng.
+ Phương pháp bình phương nhỏ nhất:
Bình phương nhỏ nhất có nghĩa là tổng các bình phương của các độ lệch giữa các điểm so với đường hồi qui là nhỏ nhất.
Từ phương trình Y = a + bx, quan sát giá trị của n phần tử người ta xây dựng hệ phương trình
∑xy = a∑x + b∑x²
∑y = na + b∑x
Trong đó: Y là giá trị của chi phí hỗn hợp (là biến phụ thuộc)
a là tổng chi phí cố định
b là tỷ lệ chi phí biến đổi
x là mức độ hoạt động
Giải hệ phương trình trên, người ta tìm được các yếu tố a, b và lập được phương trình hồi qui thích hợp.
1.2.2.3 Phân loại chi phí vận tải hàng không theo nội dung chi phí
Chi phí vận tải hàng không phân loại theo tiêu thức này có nội dung như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình SXKD vận tải hàng không, các loại chi phí này được xác định rõ ràng, cụ thể cho từng đối tượng và được hạch toán cho từng đối tượng chịu phí.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí nhân công của người trực tiếp tham gia quá trình hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải hàng không. Các chi phí này được hạch toán trực tiếp cho các đối tượng chịu phí.
- Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu phí, khó có thể xác định chính xác cho các đối tượng chịu phí. Các chi phí sản xuất chung bao hàm cả chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí hỗn hợp.
1.2.2.4 Phân loại chi phí theo quan hệ với đối tượng chịu phí, theo khả năng kiểm soát chi phí.
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu phí
- Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu phí, việc xác định đối tượng chịu phí gián tiếp rất khó nhận dạng, người ta thường tập hợp chi phí gián tiếp lại rồi phân bổ cho đối tượng chịu phí theo một tiêu thức nhất định nào đó.
Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
+ Chi phí kiểm soát đựơc là những khoản chi phí nhà quản trị xác định đựơc chính xác và quyết định được sự phát sinh của nó.
+ Chi phí không kiểm soát được là những khoản chi phí mà nhà quản trị không xác định được chính xác và cũng không quyết định được sự phát sinh của nó.
1.2.3 Tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải
Công tác tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải cần phải thực hiện trên các mảng công việc:
* Tổ chức mô hình, bộ máy kế toán quản trị chi phí:
Mô hình, bộ máy kế toán quản trị chi phí phải được xây dựng, lựa chon cho phù hợp với qui mô, đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, theo hướng bám sát thực tế, phát huy tối đa các nguồn lực hiện có để tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả. Tổ chức lựa chọn, đào tạo nhân sự đáp ứng nhu cầu công việc kế toán quản trị chi phí theo mô hình đã lựa chọn.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 03 hình thức tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí:
+ Hình thức tách biệt: Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí tách biệt với bộ máy kế toán tài chính của doanh nghiệp.
+ Hình thức kết hợp: Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí kết hợp với phần hành kế toán chi phí của kế toán tài chính.
+ Hình thức hỗn hợp: Là sự kết hợp của các hình thức tách biệt và hình thức kết hợp.
* Tổ chức các phần việc kế toán quản trị chi phí:
- Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí : Việc xây dựng qui trình thu thập, xử lý, luân chuyển, lưu trữ các thông tin kế toán phải phù hợp với từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Tổ chức kế toán quản trị chi phí phải thiết kế được hệ thống mẫu biểu để thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, lập hệ thống báo cáo... nhằm cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị. Có thể sử dụng các chứng từ ban đầu, chứng từ thống kê trong doanh nghiệp để thu thập và xử lý, cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí.
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán quản trị chi phí: Kế toán quản trị chi phí có thể thiết lập hệ thống tài khoản riêng, qui trình ghi chép phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu của nhà quản trị về cung cấp thông tin. Cũng có thể kế toán quản trị chi phí sử dụng hệ thống tài khoản kế toán tài chính lập chi tiết tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4...
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán quản trị chi phí: Kế toán quản trị chi phí có thể thiết kế hệ thống sổ kế toán riêng, cũng có thể dựa vào hệ thống sổ của kế toán tài chính, bổ sung một số các chỉ tiêu cho phù hợp yêu cầu của nhà quản trị.
- Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí: Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí là sản phẩm của công tác kế toán quản trị chi phí để phục vụ cho công tác quản trị. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí gồm:
+ Báo cáo tình hình thực hiện
+ Báo cáo phân tích
Ngoài ra còn các báo cáo khác theo yêu cầu của các cấp quản trị khác nhau trong doanh nghiệp.
- Tổ chức phân tích báo cáo kế toán quản trị chi phí: Sau khi có sản phẩm của kế toán quản trị chi phí là hệ thống các báo cáo về tình hình chi phí của doanh nghiêp, kế toán quản trị phải tổ chức phân tích sự vận động, các nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trong báo cáo, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục để cung cấp thông tin cho nhà quản trị xem xét, ra các quyết định quản lý.
Trong các nội dung trên, tùy theo đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không mà các doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất cho phù hợp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không tại Việt Nam, quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ vận tải đường không phát sinh nhiều loại chi phí với giá trị lớn, tính chất phức tạp cao, đòi hỏi phải có sự quan tâm và đầu tư thích đáng cho việc xây dựng và hoàn thiện công tác tổ chức kế toán quản trị cùng với việc nhanh chóng nâng cao trình độ quản lý, trình độ của người làm công tác kế toán quản trị để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tế trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng.
1.3. Nội dung kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải
1.3.1 Khái niệm về tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của các yếu tố sản xuất theo một trình tự nhất định của công nghệ sản xuất, quá trình diễn ra liên tục, các yếu tố sản xuất vận động chuyển dời và chu chuyển , kết tinh trong sản phẩm mới được tạo ra. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp là phải kiểm soát được toàn bộ sự vận động của các yếu tố đầu vào một cách liên tục, tại mọi thời điểm của qui trình sản xuất, các thông tin này được hệ thống hóa bằng hệ thống thông tin kế toán quản trị. Để đáp ứng được yêu cầu đó, tổ chức kế toán quản trị phải thực hiện công việc thiết kế và vận hành qui trình thu thập thông tin, xử lý và cung cấp thông tin có chất lượng đáp ứng yêu cầu cho nhà quản trị tại mọi thời điểm.
Trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, quá trình sản xuất không diễn ra ở một nơi như nhà máy, công xưởng mà các chi phí sản xuất chủ yếu diễn ra trên đường cùng với quá trình tiêu thụ sản phẩm dịch vụ vận tải. Các phương tiện vận tải thường có giá trị lớn, đa dạng, có tính năng kỹ thuật khác nhau và định mức chi phí khác nhau tùy thuộc vào tính năng kỹ thuật, tình trạng kỹ thuật và điều kiện hoạt động vận tải như tình trạng đường xá, thời tiết, mật độ giao thông... do vậy việc tổ chức kế toán quản trị các doanh nghiệp kinh doanh vận tải là việc làm phức tạp, không có một mô hình khuôn mẫu nào gọi là hoàn hảo để áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải , công tác tổ chức kế toán quản trị chi phí phải thực hiện được công việc tổ chức mô hình bộ máy kế toán quản trị chi phí, tổ chức lập dự toán chi phí sản xuất, tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu, tổ chức phân loại chi phí, tổ chức hệ thống tài khoản, sổ sách và qui trình ghi chép sổ sách kế toán quản trị, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí và phân tích báo cáo kế toán quản trị chi phí để cung cấp thông tin cho nhà quản trị.
Các công việc tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải vừa mang tính kỹ thuật chuyên ngành vận tải, nghiệp vụ kỹ thuật kế toán quản trị, vừa mang tính nghệ thuật của nhà tổ chức. Công tác tổ chức kế toán quản trị đòi hỏi có sự quan tâm, tham gia của các nhà quản trị, các chuyên gia kỹ thuật và chuyên gia kinh tế.
1.3.2 Yêu cầu và nguyên tắc của tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất dịch vụ vận tải
Tổ chức kế toán quản trị chi phí dịch vụ vận tải phải đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp cho công tác quản trị chi phí, phải bám sát thực tế hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh đúng đắn, trung thực tình hình sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp bằng hệ thống các chỉ tiêu, đảm bảo kênh thông tin liên tục, xuyên suốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác tổ chức kế toán quản trị chi phí phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản như sau:
- Phải phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, qui trình công nghệ và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
- Các nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải phải phù hợp với qui luật thị trường.
- Đảm bảo phù hợp với yêu cầu và trình độ quản trị của từng doanh nghiệp. Đồng thời cũng phải hướng tới sự tiến bộ trong công tác quản trị.
- Phải đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đáp ứng yêu cầu công tác quản trị.
Phải có sự kết hợp hài hòa giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính.
1.3.3 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải
* Yêu cầu của tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí vận tải
Tùy thuộc qui mô, mô hình tổ chức SXKD, tình hình trang bị phương tiện và phạm vi hoạt động của từng doanh nghiệp vận tải mà tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của kế toán quản trị chi phí. Công tác tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp vận tải phải đáp ứng yêu cầu:
- Phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải, qui mô của doanh nghiệp, địa bàn kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
- Bộ máy kế toán quản trị chi phí phải gọn nhẹ, bám sát sản xuất, bảo đảm tính khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.
- Phù hợp với điều kiện, tình hình SXKD và trình độ của cán bộ quản trị và có định hướng tương lai.
* Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí
Căn cứ vào yêu cầu quản trị chi phí và đặc điểm tình hình tổ chức sản xuất của đơn vị mình, các doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức tổ chức kế toán quản trị chi phí cho phù hợp:
- Hình thức kết hợp: Là hình thức tổ chức bộ máy kế toán tài chính kết hợp với bộ máy kế toán quản trị chi phí sản xuất, kết hợp kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm của kế toán tài chính từ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp chi phí ... để thực hiện các công việc của kế toán quản trị chi phí. Để thực hiện công tác thu thập, hệ thống hóa các thông tin phục vụ công tác lập dự toán kinh doanh của kế toán quản trị chi phí, cần bố trí cán bộ chuyên trách làm kế toán quản trị, đối với doanh nghiệp có qui mô nhỏ có thể kế toán trưởng kiêm nhiệm công việc này.
- Hình thức tách biệt: Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí riêng biệt, tách rời với bộ máy kế toán tài chính. Bộ máy kế toán quản trị chi phí tổ chức riêng biệt các nghiệp vụ từ tổ chức thu thập chứng từ ban đầu, xử lý và cung cấp thông tin trên hệ thống báo cáo quản trị chi phí với các nghiệp vụ kỹ thuật của kế toán quản trị. Hình thức tổ chức này phù hợp với các doanh nghiệp có qui mô lớn, phạm vị hoạt động rộng lớn và có trình độ công nghệ cao, phức tạp.
- Hình thức hỗn hợp: Là hình thức kết hợp của hai hình thức kết hợp và hình thức tách biệt. Trong hình thức tổ chức này, bộ máy kế toán tài chính có bộ phận thực hiện các nghiệp vụ của kế toán quản trị chi phí, các thông tin kế toán quản trị chi phí được xử lý bởi các nhân sự chuyên môn, tách khỏi công việc của kế toán tài chính nhưng vẫn thuộc bộ máy kế toán tài chính.
1.3.4 Tổ chức nội dung kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải
1.3.4.1Tổ chức phân loại chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải
Như đã phân tích tại 1.2.2, tùy theo mục đích sử dụng thông tin, người ta phân loại chi phí sản xuất theo nhiều tiêu thức khác nhau. Đối với yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải cho nhà quản trị các cấp, theo tác giả, cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí là phù hợp. Theo cách phân loại này, chi phí vận tải được phân lọai thành chi phí vận tải biến đổi và chi phí vận tải cố định:
- Chi phí vận tải biến đổi: Là những khoản chi phí phục vụ dịch vụ vận tải thay đổi tỷ lệ thuận với hoạt động kinh doanh vận tải. Mức độ hoạt động có thể là số lượng hành khách, hàng hóa đã thực hiện vận tải; số chuyến xe (tầu) thực hiện vận tải trên các tuyến đường; số hành khách.km , số tấn hàng hóa.km; số lượt ghế phục vụ... các chi phí biến đổi của dịch vụ vận tải thường là chi phí nhiên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, các hao mòn hữu hình của phương tiện vận tải như săm, lốp , ác qui...
Chi phí vận tải biến đổi ngoài các chi phí có thể phân loại trực tiếp được còn có các chi phí phải tính toán, phân loại từ chi phí hỗn hợp như chi phí sửa chữa bảo dưỡng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý... bằng các kỹ thuật (như phương pháp cực đại, cực tiểu và phương pháp bình phương nhỏ nhất) để tách chi phí biến đổi và chi phí cố định từ các chi phí hỗn hợp. Trong quá trình áp dụng các biện pháp phân loại chi phí, doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán các phương pháp theo tiêu thức phân loại nhất định.
- Chi phí vận tải cố định: Là những khoản chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Chi phí vận tải cố định thay đổi tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động, khi doanh nghiệp không hoạt động thì chi phí vận tải cố định vẫn tồn tại, khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì mức chi phí vận tải cố định trên một đơn vị mức độ hoạt động giảm. Chi phí vận tải cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp vận tải như chi phí khấu hao, chi phí thuê phương tiện, chi phí nhân công làm công tác quản lý, chi phí quảng cáo... ngoài các chi phí vận tải cố định có thể nhận diện và phân loại trực tiếp, chi phí vận tải cố định còn có các chi phí được phân loại từ chi phí hỗn hợp bằng các nghiêp vụ kỹ thuật của kế toán quản trị.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không, các khoản chi phí phát sinh rất đa dạng, phức tạp do đặc điểm hoạt động kinh doanh ngành hàng không, có nhiều nội dung chi phí hỗn hợp cần phải phân tích ra chi phí biến đổi và chi phí cố định với tính chất khá phức tạp như chi phí thuê máy bay có rất nhiều hình thức thuê, nếu thuê chuyến, thuê khoang thì có thể phân loại thành chi phí biến đổi ngay được, nếu chi phí thuê khô, thuê ướt có ràng buộc điều kiện giá thuê với mức độ hoạt động như trong 1 tháng thuê máy bay Airbus A 320 giá thuê 500.000 USD/tháng và trả cho 1 giờ bay là 2.000 USD/giờ bay – Như vậy, chi phí thuê máy bay cần phải phân loại ra chi phí biến đổi và chi phí cố định để tính cho từng chuyến bay, đường bay, chặng bay và từng loại máy bay... ngoài ra còn rất nhiều nội dung chi phí khác cần phải phân loại từ chi phí hỗn hợp để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí cho từng đối tượng chịu phí với độ tin cậy cao, cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định kịp thời, đúng đắn.
1.3.4.2 Hệ thống định mức chi phí và phương pháp lập dự toán chi phí vận tải
1- Hệ thống định mức chi phí
Hệ thống định mức chi phí sản xuất được doanh nghiệp xây dựng dựa trên các định mức kỹ thuật và số liệu thực tế của các bộ phận trong doanh nghiệp. Đây là tài liệu quan trọng để xây dựng kế hoạch , lập dự toán và hoạch định chiến lược phát triển, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Dự toán chi phí và định mức chi phí vận tải có sự khác nhau về phạm vi, định mức tính cho từng phương tiện vận tải, từng tuyến đường, chặng đường trên cùng điều kiện hoạt động, cho từng trung tâm chi phí... còn dự toán được lập cho toàn bộ hoạt động SXKD trong một thời kỳ. Giữa định mức và dự toán có mối quan hệ khăng khít, ảnh hưởng qua lại nhau, một hệ thống định mức được lập sát với thực tế sẽ xây dựng được dự toán phù hợp, có tính khả thi cao, giúp cho công tác quản trị chi phí đạt hiệu quả.
Khi xây dựng định mức chi phí hoạt động SXKD vận tải cho doanh nghiệp, cần phải có sự kết hợp, so sánh, đối chứng giữa các đặc tính kỹ thuật, tình trạng chất lượng của phương tiện vận tải và tài liệu kế toán chi phí các năm trước liền kề, yếu tố thực nghiệm tổ chức định mức hao phí thực tế trong điều kiện hoạt động nhất định và yếu tố dự báo tình hình biến động trong tương lai.
Trong doanh nghiệp vận tải, do các phương tiện vận tải thường rất đa dạng, gồm nhiều chủng loại, tình trạng kỹ thuật cũng khác nhau, các hãng sản xuất cũng khác nhau, điều kiện hoạt động kinh doanh khác nhau...các doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống định mức chi phí cho mình trên cơ sở khoa học, phù hợp thực tế tình hình của đơn vị.
Hệ thống định mức chi phí vận tải bao gồm:
- Định mức tiêu hao nhiên liệu
- Định mức sửa chữa, bảo dưỡng
- Định mức tiêu hao vật tư
- Định mức nhân công trực tiếp
- Định mức chi phí bán hàng
- Định mức chi phí quản lý
Đối với hoạt động vận tải hàng không, hệ thống định mức cần xây dựng cho từng loại máy bay, từng đường bay (có thể cho từng chiều bay vì có đường bay có chiều thuận hoặc ngược chiều quay của trái đất nên ảnh hưởng tới thời gian bay từng chiều) và trong các điều kiện thời tiết khác nhau cũng ảnh hưởng khá lớn tới sự biến động của chi phí . Các tài liệu cần thiết để lập định mức gồm định mức tiêu hao nhiên liệu của từng loại máy bay, số liệu về tiêu hao thực tế các kỳ trước, các định mức về bảo dưỡng, sửa chữa máy bay, dự báo về biến động giá cả, biến động tỷ giá ngoại tệ, các qui định của Tổ chức hàng khôn._.
376.018.041
396.355.516
18.718.291
105,41
Quảng cáo chiến lược
35.699.944
41.651.994
2.400.000
116,67
Tạp chí máy bay
9.936.697
9.622.178
380.000
96,83
Khuyến mại. quảng cáo chiến thuật
20.700.037
24.125.447
1.663.824
116,55
Bán. thông tin TM (GAB.GDS)
125.426.864
137.258.599
9.804.186
109,43
In ấn chứng từ
15.718.743
14.595.072
700.000
92,85
Hoa hồng bán vé
164.007.231
164.007.231
3.770.281
100,00
Dịch vụ phục vụ bán khác
4.528.525
5.094.995
112,51
4- Dịch vụ phục vụ hành khách
60.855.605
61.610.232
1.000.000
101,24
Báo chí phục vụ hành khách
21.160.164
21.875.717
550.000
103.38
Giải trí trên máybay
7.265.441
5.309.015
450.000
73,07
Thuê sân đỗ
12.960.000
14.256.000
110,00
Phục vụ hành khách khác
19.470.000
20.169.500
103,59
+ Phục vụ hành khách hạng F,C
7.150.000
7.507.500
105,00
+ Phục vụ khách chậm lỡ chuyến
9.900.000
10.000.000
101,01
+Khác
2.420.000
2.662.000
110,00
5- Chi bảo hiểm
116.805.894
133.356.621
9.014.134
114,17
Bảo hiểm máy bay
77.074.895
87.443.975
6.030.619
113,45
Bảo hiểm trách nhiệm
36.325.321
42.506.968
2.931.515
117,02
Bảo hiểm phi hàng không
3.405.678
3.405.678
52.000
100,00
6- Dịch vụ mua ngoài khác
88.742.713
92.961.216
3.650.065
104,75
Thông tin liên lạc
22.746.680
23.100.000
474.000
101,55
Điện nước
16.961.318
17.030.931
125.694
100,41
Thuê tài sản
28.743.115
31.760.353
1.692.100
110,50
Chi phí kiểm toán
1.375.000
1.375.000
100,00
Dịch vụ khác
18.916.600
19.694.932
1.358.271
104,11
VII- Chi phí khác bằng tiền
151.338.121
165.033.848
5.479.569
109,05
Trang phục ngành
5.935.290
6.053.996
102,00
Bảo hộ lao động
9.127.192
9.409.736
103,10
Cung ứng văn phòng
7.466.586
8.090.573
142.000
108,36
+Văn phòng phẩm
4.425.234
4.820.573
112.000
108,93
+Sách, tài liệu chuyên môn
3.041.352
3.270.000
30.00
107,52
Tiếp khách, hội họp
6.543.200
7.500.000
185.500
114,62
Công tác phí
12.788.000
13.700.000
662.069
107,13
+ Công tác phí trong nước
3.988.000
4.100.000
102,81
+ Công tác phí nước ngoài
8.800.000
9.600.000
662.069
109,09
Chi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
74.550.000
78.739.544
3.500.000
105,62
Chi nghiên cứu khoa học
2.340.000
4.940.000
211,11
Chi khác
32.587.853
36.600.000
990.000
112,31
VIII- Thuế, phí, lệ phí
1.179.841
1.194.841
101,27
IX- VAT không được khấu trừ
35.203.601
37.723.962
110,00
Tổng cộng:
5.986.152.358
6.635.659.143
288.959.363
106,34
Tổng giám đốc Ban kế hoạch đầu tư
Phụ lục: 06
Hãng hàng không quốc gia tờ kê chi tiết tiêu hao
Ban kỹ thuật xăng dầu nhiên liệu dùng cho máy bay
Tháng 01 năm 2006 Số: 01
Stt
Ngày tháng
Loại MB
Chặng bay
Nhà cung cấp
Lượng NL nạp
Lượng NL tiêu hao
Đơn giá
(USD)
Thành tiền
Qui đổi VND
1
1/01/2006
B787
HAN-SGN
Vinapco
15
9
198
1.782
29.189.160
2
2/01/2006
B787
SGN-BKK
Vinapco
10
8.5
198
1.683
27.567.000
3
4/01/2006
A320
HAN-SYD
Vinapco
35
28
198
5.544
90.810.720
...
...
...
.....
...
...
Cộng
650
600
118.800
1.945.944.000
Trưởng ban Người lập
Phụ lục: 07
Hãng hàng không quốc gia sổ chi tiết tài khoản 6211
nhiên liệu dùng cho máy bay
Kỳ báo cáo: Từ ngày 01 đến ngày 31/01/2006
Stt
Chứng từ ghi sổ
Diễn
Tài khoản
Số tiền (VND)
Nguyên tệ
Số
Ngày
Giải
đối ứng
Nợ
Có
Loại tiền
Số tiền
1
18
05/01/2006
Mua nhiên liệu của Vinapco – Tở kê 01
3311
1.945.944.000
2
25
10/01/2006
Mua nhiên liệu của AIR.BP-Tờ kê 02
3311
4.586.400.000
USD
280.000
3
30
15/01/2006
Mua nhiên liệu của Shell-Tò kê 03
3311
1.638.000.000
USD
100.000
...
...
...
...
20
89
31/01/2006
KC chi phí nhiên liệu
631
42.456.000.000
Tổng số phát sinh
42.456.000.000
42.456.000.000
Số phát sinh lũy kế
42.456.000.000
42.456.000.000
Số dư cuối kỳ
Trưởng Phòng kế toán Người lập
Phụ lục: 08
Hãng hàng không quốc gia sổ cái tài khoản 6211
nhiên liệu dùng cho máy bay
Kỳ báo cáo: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/01/2006
Stt
Chứng từ ghi sổ
Ngày
Diễn giải
Số tiền (VND)
Số
Ngày
Ghi sổ
Nội dung
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
1
18
05/01/2006
06/01/06
Mua nhiên liệu của Vinapco
1.945.944.000
2
25
10/01/2006
11/01/06
Mua nhiên liệu của AIR.BP
4.586.400.000
....
...
20
89
31/01/2006
31/01/06
KC chi phí nhiên liệu tiêu hao
42.456.000.000
Tổng số phát sinh
42.456.000.000
42.456.000.000
Số phát sinh lũy kế
42.456.000.000
42.456.000.000
Số dư cuối kỳ
Thủ trưởng đơn vị Trưởng Phòng kế toán Người lập
Phụ lục: 09
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam
Báo cáo chi tiết chi phí sản xuất
Quý 1 - Năm 2006 ĐVT: 1.000 VND
Stt
Nội dung chi phí
TK
Kế hoạch
Thực hiện
1
Chi phí nhiên liệu trực tiếp
621
141.101.000
198.280.000
2
Chi phí nhân công trực tiếp
622
14.820.000
16.820.000
3
Chi thuê máy bay
623
258.480.000
260.450.000
4
Chi phục vụ chuyến bay
624
128.160.000
137.147.000
5
Chi bảo hiểm
625
38.510.000
39.150.000
6
Chi khấu hao máy bay
626
35.786.000
38.198.000
7
Chi phí sản xuất chung
627
132.459.000
136.789.000
8
Chi phụ tùng tiêu hao
628
56.460.000
58.520.000
9
Chi phục vụ hành khách
629
18.270.000
20.210.000
10
Chi phí bán
641
72.681.000
75.768.000
11
Chi phí quản lý
642
69.780.000
71.185.000
Tổng cộng
966.507.000
1.052.517.000
Kế toán trưởng Trưởng Phòng kế toán Người lập
Phụ lục: 10
Hãng hàng không quốc gia báo cáo tổng hợp thanh toán
nhiên liệu cho máy bay
Từ thháng 01 đến tháng 03 năm 2006
ĐVT: VND
Stt
Tên nhà cung cấp
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Cộng
1
Công ty Vinapco
1.945.944.000
...
...
...
2
Công ty AIR.BP
4.586.400.000
...
...
...
3
Công ty Shell
1.638.000.000
...
...
...
4
Công ty Chervon
6.850.000.000
...
...
...
5
Công ty Shell (HKG)
8.756.000.000
...
...
...
6
Công ty Pet (KUL)
9.872.000.000
...
...
...
..
...
...
...
...
...
Tổng cộng
42.456.000.000
45.789.000.000
52.765.000.000
141.010.000.000
Trưởng Phòng kế toán Người lập
Phụ lục: 11
Hãng hàng không quốc gia báo cáo tổng hợp chi phí tiêu hao
nhiên liệu máy bay theo đường bay
Từ tháng 01 đến tháng 3 năm 2006
ĐVT: VND
Stt
Tên đường bay
Lượng tiêu hao
Giá trị tiêu hao
1
Hà Nội – Sài Gòn
8.756
28.397.809.440
2
Hà Nội – Bangkoc
5.200
16.864.848.000
3
Sài Gòn - Kualalamper
6.800
22.054.032.000
...
...
...
Cộng:
8.608.000
141.010.000.000
Trưởng Phòng kế toán Người lập
Phụ lục: 12
Tổng công ty Hàng không việt Nam
Báo cáo Chi phí thuê chuyến
Chặng bay: SGN-BKK Chở khách: OW
Máy bay: B767 Ghế cung ứng: 221
Giờ bay: 03 Bay qua FIR: Campuchia
Stt
Khoản mục
S/bay
ĐVT
Số lượng
(Giờ, ch)
Đơn giá
Chi phí
1
C/phí kh/thác trực tiếp
USD/h
14.778
Chi thuê MB
//
03
3.184
9.552
Khấu hao động cơ
//
03
0
0
Chi thuê đ/cơ thiết bị
//
03
296
888
Chi SCL; PTMB; SCTX
//
03
150
450
Trả lãi, phí tiền vay
//
03
0
0
Thuế tiền thuê MB
//
03
51
153
Chi phí tổ bay
//
03
256
768
Nhiên liệu, dầu mỡ
//
03
989
2.967
2
C/phí kh/thac gián tiếp
15.994
Hạ cất cánh
SGN
USD/ch
01
737
737
BKK
USD/ch
01
300
300
Chỉ huy bay
SGN
USD/ch
01
687
687
BKK
USD/ch
01
842
842
Bay qua bầu trời
USD/ch
01
336
336
Phục vụ TM
SGN
USD/ch
01
2.755
2.755
BKK
USD/ch
01
904
904
Suất ăn, đồ uống
USD/ch
01
4.978
4.978
Phục vụ trên MB
USD/h
03
123
369
Chi phí khác
USD/h
03
418
1.254
Bảo hiểm thân vỏ
USD/h
03
58
174
Bảo hiểm trách nhiệm
USD/h
03
55
165
3
Chi phí chung, quản lý
USD/h
03
831
2.493
Tổng chi phí
30.772
Trưởng Phòng kế toán Người lập
Phụ lục: 13 Tổng công ty hàng không việt nam
bảng tổng hợp kết quả hoạt động
kinh doanh vận tải hàng không
Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 3 năm 2006
Stt
Nội dung
PP h/toán tiêu thức ph/bổ
Tổng cộng
A
Doanh thu
1.386.498.654.807
1
Doanh thu hành khách
1.184.109.011.526
Trong nước
398.587.885.561
Ngoài nước
785.521.125.965
2
Doanh thu HH,HL,BK
202.389.643.281
Trong nước
112.698.485.115
Ngoài nước
89..691.158.166
B
Chi phí
1.224.074.406.109
I
Chi phí nguyên liệu
214.876.349.887
1
NVL phục vụ HK
57.505.117.775
Vệ sinh MB
Khách km
720.756.451
Suất ăn. đồ uống
Trực tiếp
56.784.361.324
2
NVL phục vụ m/bay
3.839.404.837
Dầu mỡ phụ
Tiêu hao NL
942.684.126
NVL phụ khác
Ch.bay qui đổi
2.896.720.711
3
Nhiên liệu
143..851.525..000
Nhiên liệu MB
ĐM/giờ bay
141.010.000.000
Nhiên liệu MĐ
Ch.bay qui đổi
2.841.525.000
4
Chi phí dụng cụ sản xuất
9.680.302.275
Dụng cụ PVHK
Khách km
6.667.548.120
Công cụ, dụng cụ
Ch.bay qui đổi
3.012.754.155
II
Chi phí nhân công
82.390.011.564
1
Lương
57.318.645.122
Lương tổ lái, tiếp viên
Giờ người TL TV
14.542.103.000
Lương khác
Doanh thu
42.776.542.122
2
Các khoản phụ cấp
25.071.366.442
Phụ cấp giờ bay
Giờ người TL TV
8.871.328.442
Ăn định lượng tổ lái
Giờ người TL TV
2.308.342.114
Đồng phục
Giờ người TL TV
779.851.254
Phụ cấp c/tác NN tổ lái
Ch/bay QT q/đổi
6.369.775.128
SH phí đại diện, phụ cấp SB
Ch/bay QT q/đổi
1.644.785.442
Phụ cấp khác
Ch/bay qui đổi
1.983.445.335
BHXH; BHYT; KPCĐ
Tiền lương
1.557.664.773
Chi phí nhân công th/ngoài
Tiền lương
1.556.173.954
III
Chi phí khấu hao TSCĐ
97.638.425.776
Máy bay, động cơ
Trực tiếp
69.481.574.521
Tài sản khác
Ch/bay qui đổi
28.156.851.255
IV
Bảo dưỡng SC tài sản
53.860.140.320
1
SC lớn
21.418.517.162
Máy bay, động cơ
Giờ bay
19.876.182.214
Tài sản khác
Giờ bay
1.542.334.948
2
Bảo quản SC thường xuyên
32.441.623.158
Máy bay, động cơ
Giờ bay
26.189.152.015
Tài sản khác
Giờ bay
6.252.471.143
V
Chi phí dịch vụ mua ngoài
709.931.503.858
1
Thuê tài sản
417.611.720.771
a
Thuê phương tiện vận tải
407.053.318.175
Thuê thương lệ
Trực tiếp
401.512.162.017
Thuế thuê MB
Trực tiếp
5.541.156.158
b
Thuê tiếp viên NN
Ch/bay QT q/đổi
501.246.155
c
Thuê TS khác
Ch/bay qui đổi
10.057.156.441
2
Phục vụ chuyến bay
154.299.985.182
-Phục vụ TMMĐ tại NN
Trực tiếp
32.079.851.160
-Phục vụ kỹ thuật NN
Trực tiếp
5.013.561.236
-Phục vụ hàng hóa NN
Trực tiếp
16..351..010..015
+ Trong nước
Trực tiếp
-Điều hành bay, bay qua
49.606.385.436
+ĐHB trong nước
Trực tiếp
14.490.258.122
+ ĐHB nước ngoài
Trực tiếp
9.847.156.158
+ Bay quả cảnh
Trực tiếp
25..268..971.156
- Chi trả sân bay
Trực tiếp
51.249.177.335
Hạ cất cánh
Trực tiếp
24.425.696.150
+Trong nước
Trực tiếp
9.863.684.125
+ Nước ngoài
Trực tiếp
14.562.012.025
Chi trả khác cho sân bay
Ch/bay qui đổi
12..665..358.156
Chi trả DV khác cho ch/bay
Ch/bay qui đổi
14.158.123.029
3
Dịch vụ phục vụ bán
95.902.793.616
Quảng cáo
Doanh thu
10.486.128.954
Khuyến mại
Doanh thu
4.235.156.152
Bán, thông tin TM
Khách
32.398.125.156
In ấn chứng từ
Doanh thu
654.125.156
Hoa hồng bán vé
Daonh thu
48.126.258.198
4
Dịch vụ phục vụ h/khách
11.513.647.855
Báo chí phục vụ khách
Khách km
2.817.256.158
Giải trí trên MB
Khách km
698.125.144
Thuê xe sân đỗ
Ch/bay qui đổi
2.983.251.699
Phục vụ HK khác
Khách km
5.015.014.854
5
Chi bảo hiểm
21.952.680.825
BH thân máybay
Trực tiếp
15.145.258.551
BH trách nhiệm
BH thân thể
6.218.157.115
BH phi hàng không
Ch/bay qui đổi
589.265.159
6
Dịch vụ mua ngoài
8.650.675.609
Thông tin liên lạc
Ch/bay qui đổi
4.693.258.225
Điện nước
Ch/bay qui đổi
3.562.159.216
Dịch vụ khác
Ch/bay qui đổi
395..258.168
VI
Chi khác bằng tiền
65.377.974.704
Trang phục ngành
Khách km
1.563.269.126
Bảo hộ lao động
Khách km
1.251.159.156
Cung ứng văn phòng
Khách km
890.361.581
Hội họp. tiếp khách
Khách km
1.289.016.581
Công tác phí
Khách km
2.963.652.125
+ Trong nước
Khách km
968.163..255
+Ngoài nước
Khách km
1.995.488.870
Chi đ/tạo b/dưỡng nhân viên
Khách km
9.631.582.135
Chi trả lãi, phí tiền vay
Trực tiếp
36.102.650.156
Chi phí khác
Khách km
7.125.158.556
Thuế, phí, lệ phí
Khách km
4.561.125.288
Lãi vận tải HK
162.424.248.698
Lãi/khách km
Kế toán trưởng Trưởng Phòng kế toán Người lập
Phụ lục: 14
Sơ đồ hạch toán chi phí vận tải hàng không
Kết chuyển chi phí NL
334; 338
627
111; 112; 335...
214
Chi phí khác bằng tiền
Chi phí khấu hao
Chi phí nh. viên QL
334; 338
Chi phí nhân công
KC chi phí SXC
KC chi phí khác
Các chi phí khác
KC chi phí N.công
611 621 631 632
Giá thành SP DV vận tải
Chi phí nhiên liệu
334; 338 622
623; 624...
Phụ lục: 15 Bảng phân công, phân cấp quản lý chi phí
Khoản mục chi phí
Phân cấp theo dõi, ghi chép,
lưu trữ chứng từ
I – Chi phí biến đổi
1- Biến phí sản xuất
a- Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu trực tiếp
- Nhiên liệu máy bay
Ban tài chính kế toán
- Dầu mỡ phụ máy bay
Ban tài chính kế toán
- Nhiên liệu phục vụ mặt đất
Ban tài chính kế toán
- Công cụ, đồ dùng của tổ bay
Ban tài chính kế toán
b- Chi phí nhân công trực tiếp
- Lương năng suất tổ bay
Ban tài chính kế toán
- Các khoản phụ cấp tổ bay
Ban tài chính kế toán
- Các khoản trích theo lương năng suất tổ bay
Ban tài chính kế toán
c- Biến phí sản xuất chung
- Lương năng suất cán bộ, nhân viên quản lý
Tại đơn vị thực hiện
- Các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương
Tại đơn vị thực hiện
- Các chi phí thuê ngoài
Tại đơn vị thực hiện
+ Thuê máy bay theo giờ bay, chuyến bay, khoang máy bay...
Ban tài chính kế toán
+ Thuê người lái, chuyên gia
Ban tài chính kế toán
+ Thuê phụ tùng máy bay
Ban tài chính kế toán
- Các chi phí phục vụ bay trực tiếp
+ Chi phí cất hạ cánh
Ban tài chính kế toán
+ Chi phí điều hành bay
Ban tài chính kế toán
+ Chi phí bay qua không phận
Ban tài chính kế toán
+ Chi phục vụ kỹ thuật máy bay
Tại đơn vi thực hiện
+ Chi phục vụ thương mại
Ban tài chính kế toán
+ Chi phí an ninh HK
Ban tài chính kế toán
+ Các chi phí thuê ngoài khác
Ban tài chính kế toán
- Chi phí phục vụ hành khách ăn uống, giải trí
+ Chi phí phục vụ thông thường
Ban tài chính kế toán
+Chi phí phục vụ bất thường
Ban tài chính kế toán
- Chi phí bảo hiểm
+ Bảo hiểm TNDS hành khách
Ban tài chính kế toán
+ Bảo hiểm hàng hóa
Ban tài chính kế toán
2- Chi phí bán hàng
* Biến phí bán hàng
- Chi phí nhân công
+ Lương năng suất và phụ cấp nhận viên bán hàng
Tại các trung tâm chi phí như VP Miền Nam, VP Miền Bắc, Miền Trung, VP đại diện Nước ngoài ...
+ Các khoản trích theo lương
Tại các trung tâm chi phí như VP Miền Nam, VP Miền Bắc, Miền Trung, VP đại diện Nước ngoài ...
- Chi phí thuê ngoài
Tại các trung tâm chi phí như VP Miền Nam, VP Miền Bắc, Miền Trung, VP đại diện Nước ngoài ...
- Chi hoa hồng đại lý
Tại các trung tâm chi phí như VP Miền Nam, VP Miền Bắc, Miên Trung, VP đại diện Nước ngoài ...
II- Chi phí cố định
1- Định phí SXC
a- Chi phí nhân công SXC
- Lương cơ bản và các khoản phụ cấp
Tại đơn vị thực hiện
- Các khoản trích theo lương cơ bản
Tại đơn vị thực hiện
b- Chi phí khấu hao
- Khấu hao máy bay và phụ từng máy bay
Ban tài chính kế toán
- Khấu hao phương tiện mặt đất
Tại đơn vị thực hiện
c- Chi phí thuê ngoài
- Thuê sân bay theo tháng
Ban tài chính kế toán
- Thuê máy bay theo tháng
Ban tài chính kế toán
- Bảo hiểm máy bay
Ban tài chính kế toán
- Bảo hiểm phương tiện mặt đất
Ban tài chính kế toán
- Thuê nhân công nước ngoài theo tháng
Ban tài chính kế toán
- Lãi vay ngân hàng
Ban tài chính kế toán
d- Chi phí bảo dưỡng định kỳ
Tại đơn vị thực hiện
e- Chi phí đào tạo tổ bay và nhân viên kỹ thuật định kỳ
Tại đơn vị thực hiện
f- Chi điện nước và thông tin liên lạc
Tại đơn vị thực hiện
i- Chi trang phục ngành
Tại đơn vị thực hiện
2- Định phí bán hàng
a- Chi phí nhân công bán hàng
- Lương cơ bản và phụ cấp ngoài lương cơ bản
Tại các trung tâm chi phí như VP Miền Nam, VP Miền Bắc, Miền Trung, VP đại diện Nước ngoài ...
- Các khoản trích theo lương cơ bản
Tại các trung tâm chi phí như VP Miền Nam, VP Miền Bắc, Miền Trung, VP đại diện Nước ngoài ...
b-Khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng
Tại các trung tâm chi phí như VP Miền Nam, VP Miền Bắc, Miền Trung, VP đại diện Nước ngoài ...
c- Chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ bán hàng
Tại các trung tâm chi phí như VP Miền Nam, VP Miền Bắc, Miền Trung, VP đại diện Nước ngoài ...
d- Chi phí thuê tài sản phục vụ bán hàng
Tại các trung tâm chi phí như VP Miền Nam, VP Miền Bắc, Miền Trung, VP đại diện Nước ngoài ...
e- Chi phí quảng cáo
Ban tài chính kế toán
f- Chi phí điện nước và thông tin
Tại các trung tâm chi phí như VP Miền Nam, VP Miền Bắc, Miền Trung, VP đại diện Nước ngoài ...
i- Các chi phí khác phục vụ bán hàng
Tại các trung tâm chi phí như VP Miền Nam, VP Miền Bắc, Miên Trung, VP đại diện Nước ngoài ...
3- Định phí quản lý
a- Chi phí nhân công quản lý
- Lương và phụ cấp ngoài lương
Tại các Ban chức năng của Tổng Công ty
- Các khoản trích theo lương cơ bản
Tại các Ban chức năng của Tổng Công ty
b- Khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý
Ban tài chính kế toán
c- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa
Tại các Ban chức năng của Tổng Công ty
d- Chi phí điện nước và thông tin
Ban tài chính kế toán
e- Chi phí thuê ngoài
Ban tài chính kế toán
f- Chi phí khác
Ban tài chính kế toán
Phụ lục: 16 Bảng phân bổ chi phí cho từng chuyến bay
Khoản mục chi phí
Phương pháp Phân bổ
I – Chi phí biến đổi
1- Biến phí sản xuất
a- Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu trực tiếp
- Nhiên liệu máy bay
Phân bổ trực tiếp
- Dầu mỡ phụ máy bay
Phân bổ theo nhiên liệu chính tiêu hao
- Nhiên liệu phục vụ mặt đất
Phân bổ theo giờ bay
- Công cụ, đồ dùng của tổ bay
Phân bổ theo giờ người tổ bay
b- Chi phí nhân công trực tiếp
- Lương năng suất tổ bay
Phân bổ theo giờ người tổ bay
- Các khoản phụ cấp tổ bay
Phân bổ theo giờ người tổ bay
- Các khoản trích theo lương năng suất tổ bay
Phân bổ theo giờ người tổ bay
c- Biến phí sản xuất chung
- Lương năng suất cán bộ, nhân viên quản lý
Phân bổ theo giờ bay
- Các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương
Phân bổ theo giờ bay
- Các chi phí thuê ngoài
+ Thuê máy bay theo giờ bay, chuyến bay, khoang máy bay...
Phân bổ trực tiếp
+ Thuê người lái, chuyên gia
Phân bổ theo giờ bay
+ Thuê phụ tùng máy bay
Phân bổ theo giờ bay
- Các chi phí phục vụ bay trực tiếp
+ Chi phí cất hạ cánh
Phân bổ trực tiếp
+ Chi phí điều hành bay
Phân bổ trực tiếp
+ Chi phí bay qua không phận
Phân bổ trực tiếp
+ Chi phục vụ kỹ thuật máy bay
Phân bổ trực tiếp
+ Chi phục vụ thương mại
Phân bổ trực tiếp
+ Chi phí an ninh HK
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
+ Các chi phí thuê ngoài khác
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
- Chi phí phục vụ hành khách ăn uống, giải trí
+ Chi phí phục vụ thông thường
Phân bổ trực tiếp
+Chi phí phục vụ bất thường
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
- Chi phí bảo hiểm
+ Bảo hiểm TNDS hành khách
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
+ Bảo hiểm hàng hóa
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
2- Chi phí bán hàng
* Biến phí bán hàng
- Chi phí nhân công
+ Lương năng suất và phụ cấp nhận viên bán hàng
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
+ Các khoản trích theo lương
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
- Chi phí thuê ngoài
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
- Chi hoa hồng đại lý
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
II- Chi phí cố định
1- Định phí SXC
a- Chi phí nhân công SXC
- Lương cơ bản và các khoản phụ cấp
Phân bổ theo giờ bay
- Các khoản trích theo lương cơ bản
Phân bổ theo giờ bay
b- Chi phí khấu hao
- Khấu hao máy bay và phụ từng máy bay
Phân bổ theo giờ bay
- Khấu hao phương tiện mặt đất
Phân bổ theo giờ bay
c- Chi phí thuê ngoài
- Thuê sân bay theo tháng
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
- Thuê máy bay theo tháng
Phân bổ theo giờ bay của máy bay thuê
- Bảo hiểm máy bay
Phân bổ theo giờ bay
- Bảo hiểm phương tiện mặt đất
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
- Thuê nhân công nước ngoài theo tháng
Phân bổ theo giờ bay
- Lãi vay ngân hàng
Phân bổ theo giờ bay
d- Chi phí bảo dưỡng định kỳ
Phân bổ theo giờ bay
e- Chi phí đào tạo tổ bay và nhân viên kỹ thuật định kỳ
Phân bổ theo giờ người tổ bay
f- Chi điện nước và thông tin liên lạc
Phân bổ theo giờ bay
i- Chi trang phục ngành
Phân bổ theo giờ người tổ bay
2- Định phí bán hàng
a- Chi phí nhân công bán hàng
- Lương cơ bản và phụ cấp ngoài lương cơ bản
Phân bổ theo doanh thu
- Các khoản trích theo lương cơ bản
Phân bổ theo doanh thu
b-Khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
c- Chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ bán hàng
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
d- Chi phí thuê tài sản phục vụ bán hàng
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
e- Chi phí quảng cáo
Phân bổ theo doanh thu
f- Chi phí điện nước và thông tin
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
i- Các chi phí khác phục vụ bán hàng
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
3- Định phí quản lý
a- Chi phí nhân công quản lý
- Lương và phụ cấp ngoài lương
Phân bổ theo doanh thu
- Các khoản trích theo lương cơ bản
Phân bổ theo doanh thu
b- Khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
c- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
d- Chi phí điện nước và thông tin
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
e- Chi phí thuê ngoài
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
f- Chi phí khác
Phân bổ theo chuyến bay qui đổi
Phụ lục: 17 Báo cáo chi phí bộ phận
Kỳ báo cáo từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm
Trung tâm chi phí số:
Stt
Nội dung
Thực
Kế
Phục vụ
Phục vụ
hiện
Hoạch
nhiệm vụ CT
Chuyên môn
A
Chi phí biến đổi
I
Chi phí nhân viên
1
Lương năm suất
....
B
Chi phí cố định
1
Thuê văn phòng
...
Tổng cộng
Trưởng phòng Người lập
Phụ lục:18 Báo cáo chi tiết
chi phí, doanh thu hoạt động vận tải hàng không
đường bay Hà nội – băng cốc
Kỳ báo cáo: Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm
chỉ tiêu
Kế
Thực
Máy bay
hoạch
hiện
B 787
A 320
ATR-72
...
A- Khói lượng DV thực hiện
Hành khách.km
Tấn hàng.km
Số chuyến bay
Số ghế cung ứng
Hệ số sử dụng ghế
Số giờ bay
B- Doanh thu
1-Vận chuyển hành khách
2- Vận chuyển hàng hóa
C Chi phí
I – Chi phí biến đổi
1- Biến phí sản xuất
a- Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu trực tiếp
- Nhiên liệu máy bay
- Dầu mỡ phụ máy bay
- Nhiên liệu phục vụ mặt đất
- Công cụ, đồ dùng của tổ bay
b- Chi phí nhân công trực tiếp
- Lương năng suất tổ bay
- Các khoản phụ cấp tổ bay
- Các khoản trích theo lương năng suất tổ bay
c- Biến phí sản xuất chung
- Lương năng suất cán bộ, nhân viên quản lý
- Các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương
- Các chi phí thuê ngoài
+ Thuê máy bay theo giờ bay, chuyến bay, khoang máy bay...
+ Thuê người lái, chuyên gia
+ Thuê phụ tùng máy bay
- Các chi phí phục vụ bay trực tiếp
+ Chi phí cất hạ cánh
+ Chi phí điều hành bay
+ Chi phí bay qua không phận
+ Chi phục vụ kỹ thuật máy bay
+ Chi phục vụ thương mại
+ Chi phí an ninh HK
+ Các chi phí thuê ngoài khác
- Chi phí phục vụ hành khách ăn uống, giải trí
+ Chi phí phục vụ thông thường
+Chi phí phục vụ bất thường
- Chi phí bảo hiểm
+ Bảo hiểm TNDS hành khách
+ Bảo hiểm hàng hóa
2- Chi phí bán hàng
* Biến phí bán hàng
- Chi phí nhân công
+ Lương năng suất và phụ cấp nhận viên bán hàng
+ Các khoản trích theo lương
- Chi phí thuê ngoài
- Chi hoa hồng đại lý
* Số dư đảm phí
II- Chi phí cố định
1- Định phí SXC
a- Chi phí nhân công SXC
- Lương cơ bản và các khoản phụ cấp
- Các khoản trích theo lương cơ bản
b- Chi phí khấu hao
- Khấu hao máy bay và phụ tùng máy bay
- Khấu hao phương tiện mặt đất
c- Chi phí thuê ngoài
- Thuê sân bay theo tháng
- Thuê máy bay theo tháng
- Bảo hiểm máy bay
- Bảo hiểm phương tiện mặt đất
- Thuê nhân công nước ngoài theo tháng
- Lãi vay ngân hàng
d- Chi phí bảo dưỡng định kỳ
e- Chi phí đào tạo tổ bay và nhân viên kỹ thuật định kỳ
f- Chi điện nước và thông tin liên lạc
i- Chi trang phục ngành
2- Định phí bán hàng
a- Chi phí nhân công bán hàng
- Lương cơ bản và phụ cấp ngoài lương cơ bản
- Các khoản trích theo lương cơ bản
b-Khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng
c- Chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ bán hàng
d- Chi phí thuê tài sản phục vụ bán hàng
e- Chi phí quảng cáo
f- Chi phí điện nước và thông tin
i- Các chi phí khác phục vụ bán hàng
3- Định phí quản lý
a- Chi phí nhân công quản lý
- Lương và phụ cấp ngoài lương
- Các khoản trích theo lương cơ bản
b- Khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý
c- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa
d- Chi phí điện nước và thông tin
e- Chi phí thuê ngoài
f- Chi phí khác
Phụ lục: 19 Báo cáo tổng hợp chi phí, doanh thu
Kỳ báo cáo từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm
Stt
Nội dung
Tổng
Phục vụ
Phục vụ
Phục vụ bay thương mại
cộng
bên ngoài
nhiệm vụ CT
Tổng
HAN-BKK
HAN-SGN
...
A
Doanh thu
1
Hành khách
2
Hàng hóa
B
Chi phí
I
1- Biến phí
1
Nguyên vật liệu
....
`
II
Định phí
1
Bán hàng
...
Tổng cộng
Trưởng phòng Người lập
Phụ lục: 20
Hệ thống tài khoản kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không
Số hiệu tài khoản
Tên tài khoản
Khoản mục chi phí
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Chi phí biến đổi
621
Chi phí nguyên, nhiên liệu
6211
Chi phí nhiên liệu máy bay
Chi phí tiêu hao nhiên liệu của máy bay
6212
Chi phí nhiên liệu mặt đất
Chi phí tiêu hao nhiên liệu phục vụ mặt đất
622
Chi phí nhân công trực tiếp
6221
Lương tổ bay và tiếp viên
62211
Lương năng suất
Lương tính theo giờ bay
6222
Lương phục vụ mặt đất
62221
Lương năng suất
Lương năng suất phục vụ bay
623
Thuê máy bay
6231
Thuê máy bay khô
62311
Thuê máy bay khô biến đổi
Thuê máy bay theo giờ bay
6232
Thuê máy bay ướt
62321
Thuê máy bay ướt biến đổi
Thuê máy bay theo giờ bay
624
Chi phí phục vụ bay
6241
Chi phí kỹ thuật thương mại
62411
Chi kỹ thuật TM biến đổi
Chi kỹ thuật thương mại theo chuyến bay
6242
Chi phí điều hành bay
62421
Chi điều hành bay biến đổi
Chi phí điều hành bay theo chuyến
6243
Chi trả sân bay
62431
Chi trả sân bay biến đổi
Chi trả sân bay theo chuyến bay
6244
Chi phục vụ hành khách
Chi phục vụ khách ăn uống, giải trí
625
Chi phí bảo hiểm
6253
Chi bảo hiểm biến đổi
Chi phí bảo hiểm cho hành khách
627
Chi phí chung
6271
Chi phí nhân viên
62711
Chi phí nhân viên biến đổi
Chi phí nhân viên theo năng suất
6273
Chi phí công cụ, dụng cụ
62731
Chi công cụ dung cụ biến đổi
Chi phí công cụ, dụng cụ đã phân loại
6276
Chi phí sửa chữa
62761
Chi sửa chữa biến đổi
Chi phí sửa chữa đã phân loại
628
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng
6281
Chi phí sửa chữa máy bay
Chi phí sửa chữa m/bay phát sinh
6282
Chi SC phương tiện mặt đất
Chi phí SC phương tiện mặt đất phát sinh
632
Giá vốn dịch vụ vận chuyển
6321
Giá vốn biến đổi
Các chi phí trực tiếp khả biến
641
Chi phí bán hàng
6411
Chi phí nhân viên
64111
Chi phí nhân viên bán hàng
Lương và các khoản trích theo lương NS
6412
Chi phí bán hàng đại lý
Chi hoa hồng đại lý bán vé
6416
Chi phí sửa chữa biến đổi
Các phí sửa chữa, bảo dưỡng đã phân loại
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
64211
Lương năng suất q/lý DN
Lương và các khoản trích theo lương NS
Chi phí cố định
622
Chi phí nhân công trực tiếp
6221
Lương tổ bay và tiếp viên
62212
Lương tổ bay cố định
Lương cơ bản, BHYT, BHXH, KPCĐ
6222
Lương phục vụ mặt đất
62222
Lương cố định
Lương cơ bản, BHYT, BHXH, KPCĐ
623
Thuê máy bay
6231
Thuê máy bay khô
62312
Thuê khô cố định
Chi phí thuê máy bay khô theo tháng
6232
Thuê máy bay ướt
62322
Thuê ướt cố định
Chi phí thuê máy bay ướt theo tháng
624
Chi phí phục vụ chuyến bay
6241
Chi phí kỹ thuật thương mại
62412
Chi phí kỹ thuật TM cố định
Chi cho dịch vụ kỹ thuật TM theo tháng
6242
Chi phí điều hành bay
62422
Chi điều hành bay cố định
Chi phí điều hành bay theo tháng
6243
Chi trả sân bay
62432
Chi sân bay cố định
Các chi phí sân bay theo tháng
625
Chi phí bảo hiểm
6251
Chi BH máy bay, động cơ
Các chi phí bảo hiểm cho máy bay và động cơ theo hợp đồng bảo hiểm
6252
Chi phí bảo hiểm phương tiện mặt đất
Các chi phí bảo hiểm phương tiện mặt đất theo hợp đồng bảo hiểm
626
Chi phí khấu hao TSCĐ
6261
Khấu hao máy bay, động cơ
Chi phí khấu hao may bay, động cơ
6262
Khấu hao ph/tiện mặt đất
Chi phí khấu hao các ph/tiện đ/bảo mặt đất
627
Chi phí chung
6271
Lương nhân viên quản lý
62712
Lương nhân viên cố định
Lương cơ bản, BHXH, BHYT, KPCĐ
6273
Chi công cụ dụng cụ quản lý
62732
Chi công cụ dụng cụ cố định
Chi phí c/cụ dụng cụ quản lý đã phân loại
6274
Chi khấu hao TSCĐ quản lý
Chi phí khấu hao TSCĐ q/lý bộ phận
6275
Chi thuê tài sản cho quản lý
Chi phí thuê tài sản quản lý bộ phận
6276
Chi sửa chữa, bảo dưỡng
62762
Chi SC bảo dưỡng cố định
Chi phí SC, bảo dưỡng đã phân loại
632
Giá vốn dịch vụ
6322
Giá vốn cố định
Các chi phí trực tiếp cố định
641
Chi phí bán hàng
6411
Chi phí nhân viên
64112
Chi nhân viên BH cố định
Chi lương cơ bản, BHXH, BHYT, KPCĐ
6412
Chi quảng cáo tiếp thị
Các chi phí quảng cáo phát sinh
6413
Chi công cụ dụng cụ BH
Chi phí công cụ dụng cụ cho bán hàng
6414
Chi khấu hao TSCĐ cho BH
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho BH
6415
Chi thuê tài sản cho BH
Chi phí thuê tài sản dùng cho bán hàng
6416
Chi sửa chữa cố định
Chi phí sửa chữa bảo dưỡng đã phân loại
6417
Chi phí đào tạo
Chi cho đào tạo nghiệp vụ bán hàng
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421
Chi phí nhân công quản lý
Lương và BHXH, BHYT, KPCĐ quản lý
6422
Chi văn phòng phẩm quản lý
Chi phí VPP cho quản lý doanh nghiệp
6423
Chi công cụ, dụng cụ quản lý
Chi phí công cụ, dụng cụ trong kỳ
6424
Khấu hao TSCĐ cho quản lý
Chi phí khấu hao TSCĐ cho quản lý DN
6425
Chi thuê tài sản cho quản lý
Chi phí thuê tài sản PS trong kỳ
6426
Chi sửa chữa, bảo dưỡng
Chi phí SC bảo dưỡng PS trong kỳ
6427
Chi đào tạo
Chi phí đào tạo PS trong kỳ
Phụ lục 21: Sơ đồ hạch toán kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không
Chi phí trực tiếp khả biến
TK 6321
6211; 6212
62211; 62221
6281; 6282
62711; 62731; 62761
6253
62411; 62421; 62431; 6244
62311; 62321
Sơ đồ hạch toán kế toán quản trị chi phí vận tải hàng không
Chi phí trực tiếp bất biến
62212; 62222
62312; 62322
6251; 6252
62412; 62422; 62432
6261; 6262
62712; 62732; 62762
TK 6322
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThS-71.doc