Tóm lược
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, việc buôn bán giao lưu với nước ngoài là một vấn đề không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Việc thực hiện quá trình nhập khẩu hàng hóa trong kinh tế đối ngoại là vấn đề phức tạp và khó khăn, do đó mang tính quá trình và gồm nhiều thủ tục, công đoạn đòi hỏi phải nắm vững về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thì mới có thể đứng vững trên thị trường hiện nay.
Với chuyên đề tốt nghiệp này, em mong phần nào được nghiên cứu, đ
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các sản phẩm thép từ thị trường Trung Quốc tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óng góp một số ý kiến nhỏ bé của mình nhằm : “ Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các sản phẩm thép từ thị trường Trung Quốc tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA ”. Đồng thời trong đợt thực tập vừa qua tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILMA, cụ thể là Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp, em đã thu được một số kết quả đáng kể như hoàn thiện thêm các kỹ năng về thu thập dữ liệu thông qua : phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra trắc nghiệm, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích dữ liệu (phương pháp đánh giá tổng hợp), kỹ năng giao tiếp và sẽ là những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu đối với một sinh viên sắp ra trường.
Bên cạnh đó, sau mỗi một cuộc điều tra các kết quả thu được sẽ cho em một cái nhìn toàn diện và rõ nét hơn về các vấn đề cần quan tâm. Từ đó sẽ đưa ra được những giải pháp cho những vấn đề còn đang tồn tại và định hướng phát triển cho tương lai của doanh nghiệp.
Lời cảm ơn
Trong quá trình hoàn thiện chuyên đề này, em xin được chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA cùng các cô chú, anh chị đang công tác tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em sưu tầm số liệu, tài liệu, thông tin trong thời gian thực tập. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Lê Thị Việt Nga- bộ môn Quản trị tác nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Do kiến thức còn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của công ty cũng như của giáo viên hướng dẫn để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Danh mục bảng biểu
Bảng về thị trường và sản phẩm xuất nhập khẩu chủ yếu……………….tr 16
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh……………………………………...tr 25
Danh mục sơ đồ hình vẽ
Sơ đồ tổ chức của LILAMA……………………………………………..tr 14
Danh mục các từ viết tắt
STT
Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
BLDSVN 2005
Bộ luật dân sự Việt Nam 2005
2
LTMVN 2005
Luật thương mại Việt Nam 2005
3
DNVN
Doanh nghiệp Việt Nam
4
L/C
Letter of Credit
Thư tín dụng
5
LILAMA
Tổng công ty lắp máp Việt Nam
6
EPC
Engineering, Procurement, Construction
Thiết kế, cung cấp, xây lắp
7
IT
Information technology
Công nghệ thông tin
8
DHL
Công ty vận tải
9
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tham gia WTO mang lại cho DNVN những cơ hội và điều kiện thuận lợi, nhất là việc mở rộng thị trường quốc tế, Việt Nam sẽ nâng cao vị thế trong các mối quan hệ quốc tế, phát triển sản xuất, tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hóa, nâng dần sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ra nhập WTO sẽ đặt nền kinh tế đất nước cũng như các doanh nghiệp trước những thách thức vô cùng to lớn. Sức cạnh tranh để giành giật thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ ngày càng lớn trên quy mô toàn cầu và ngay chính trên thị trường nội địa của ta.
Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam LILAMA là công ty đầu ngành trong hoạt động lắp và chế tạo máy và nhiều hoạt động khác trong nền kinh tế nước ta. Do vậy công ty có nhu cầu rất lớn về thép các loại và hiện tại công ty nhập khẩu một lượng thép tương đối lớn từ các đối tác khác nhau bên Trung Quốc, Nga, Đài Loan,…chính vì vậy các hợp đồng nhập khẩu với mỗi đối tác lại có sự khác nhau về nhiều mặt như chất lượng sản phẩm, phương tiện vận chuyển, điều kiện giao hàng, đến phương thức thanh toán hay các khiếu nại có thể xảy ra. Điều đó gây ra tốn kém về cả thời gian và tiền bạc của công ty. Bên cạnh đó, các mức độ cạnh tranh của hoạt động thương mại quốc tế ngày càng lớn, các bên càng đòi hỏi cao sự chắc chắn từ phía đối tác.
Tình hình kinh tế thế giới ngày càng có nhiều biến động, nhất là khi nền kinh tế đang lâm vào tình trạng khủng hoảng.
Từ các lý do trên, với sự hướng dẫn của Thạc sỹ Lê Thị Việt Nga, em quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các sản phẩm thép từ thị trường Trung Quốc tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama” và mong rằng nó có thể giúp công ty hoàn thiện hơn quy trình nhập khẩu thép nói riêng và quy trình nhập khẩu các mặt hàng nói chung.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài:
Xuất phát từ tình hình thực tế của Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama là đơn vị nhập khẩu các sản phẩm thép nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Trên cơ sở những kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã được truyền thụ tại nhà trường và một số kinh nghiệm thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp: “ Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các sản phẩm thép từ thị trường Trung Quốc tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama ” và đối tượng nghiên cứu là “ Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các sản phẩm thép từ thị trường Trung Quốc tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama ”.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này nhằm nghiên cứu thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các sản phẩm thép tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama, nghiên cứu những vấn đề phát sinh, những tồn tại vướng mắc khi thực hiện quy trình đó, tìm ra nguyên nhân, đưa ra những đề xuất giải pháp khắc phục và hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các sản phẩm thép từ thị trường Trung Quốc tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Mặt hàng: nhập khẩu sản phẩm thép.
- Thị trường nhập khẩu: Trung Quốc
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2006-2008
- Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu:
- Điền kiện nhập khẩu: theo CIF, CFR
1.5. Khái quát về hợp đồng và quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu:
1.5.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu:
1.5.1.1. Khái niệm:
* Nhập khẩu là sự trao đổi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận giữa các thương nhân có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau.
- Các hình thức nhập khẩu:
+ Nhập khẩu trực tiếp: là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp, trực tiếp nghiên cứu thị trường, tính toán chi phí, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, chịu trách nhiệm về lỗ lãi, đảm bảo đúng phương hướng phù hợp luật pháp quốc gia cũng như luật pháp quốc tế.
+ Nhập khẩu ủy thác: là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một số loại mặt hàng nhưng lại không đủ điều kiện tham gia nhập khẩu trực tiếp đã ủy thác cho một doanh nghiệp khác có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng theo yêu cầu của mình. Bên nhận ủy thác phải tiến hành đàm phán với phía bên nước ngoài để làm thủ tục nhập hàng theo yêu cầu của bên ủy thác và được hưởng một phần thù lao gọi là phí ủy thác.
Đây là những hình thức nhập khẩu khá phổ biến ở nước ta và được các doanh nghiệp vận dụng. Tuy nhiên, để vận dụng một cách có hiệu quả thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải vận dụng một cách linh hoạt, tránh dập khuôn máy móc. Doanh nghiệp phải dựa vào môi trường kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, điều kiện giao dịch để đưa ra hình thức nhập khẩu phù hợp đem lại lợi nhuận cao nhất.
- Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa- tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó và có hiệu lực pháp lý trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trước hết ta cần hiểu khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
+ Theo Điều 428 BLDSVN 2005: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
+ Theo Điều 27- LTMVN 2005: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu.
Từ đó, có thể nói hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng của thương nhân nước ngoài, thực hiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán tiền hàng.
1.5.1.2. Đặc điểm:
Một hợp đồng nhập khẩu bao hàm các đặc điểm của hợp đồng thương mại và có các yếu tố quốc tế:
- Là hợp đồng mua bán đảm bảo 4 yếu tố:
+ Song vụ có nghĩa là cả bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua (bên nhập khẩu) có nghĩa vụ như nhau.
+ Sự tự nguyện thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ.
+ Đền bù, nghĩa là nếu một trong hai bên không thực hiện tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình thì bên đó phải đền bù cho bên kia.
+ Có sự di chuyển về quyền sở hữu: bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua (bên nhập khẩu).
- Có tính quốc tế được đảm bảo 3 yếu tố:
+ Trụ sở kinh kinh doanh của bên mua và bên bán phải ở hai quốc gia khác nhau.
+ Đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ đối với ít nhất một quốc gia.
+ Hàng hóa phải được chuyển qua ít nhất biên giới của một quốc gia.
1.5.1.3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu:
Tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của hàng hóa, hoặc tùy thuộc vào tập quán buôn bán giữa các bên, mà nội dung của hợp đồng có thể khác nhau. Thông thường một hợp đồng xuất nhập khẩu bao gồm hai phần: Nội dung chung và nội dung cơ bản (điều khoản của hợp đồng).
1.5.1.3.1. Phần trình bày chung:
Bao gồm tất cả các yếu tố chung mà hợp đồng nào cũng phải có:
- Tên hợp đồng.
- Số liệu của hợp đồng.
- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng.
- Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
- Số điện thoại, số fax.
- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng…
1.5.1.3.2. Điều khoản của hợp đồng:
- Điều khoản về tên hàng. (Commodity)
- Điều khoản về chất lượng. (Quality)
- Điều khoản vế số lượng. (Quantity)
- Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu. (Packing and marking)
- Điều khoản về giá cả. (Price)
- Điều khoản về thanh toán. (Payment)
- Điều khoản về giao hàng. (Shipment/Delivery)
- Điều khoản về trường hợp miễn trách. (Force majeure acts of god)
- Điều khoản khiếu nại. (Claim)
- Điều khoản bảo hành. (Warranty)
- Phạt và bồi thường thiệt hại. (Penalty)
- Điều khoản về trọng tài. (Arbitration)
1.5.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu:
Sau khi kết thúc quá trình đàm phán, đơn vị kinh doanh nhập khẩu với tư cách là một bên ký hợp đồng phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một chuỗi các công việc phức tạp và mang tính chất tự nguyện cao, nó đòi hỏi người làm công tác này phải đầy đủ kỹ năng nghiệp vụ ngoại thương, là giai đoạn phát sinh những mâu thuẫn và các vấn đề cần giải quyết. Việc thực hiện này đòi hỏi phải tuân thủ các luật quốc gia và quốc tế. Đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Để thực hiện hợp đồng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh tiến hành các công việc sau:
- Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có): Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp hữu hiệu và quan trọng để Nhà nước quản lý hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hơn nữa thủ tục xin giấp phép tại mỗi quốc gia lại khác nhau vì thế sau khi ký hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu. Có hai loại giấy phép nhập khẩu, đó là giấy phép nhập khẩu năm và giấy phép nhập khẩu theo chuyến.
Khi đối tượng thuộc phạm vi xin giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình bộ chứng từ, bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu gồm:
+ Đơn xin phép nhập khẩu
+ Phiếu hạn ngạch (nếu cần)
+ Bản sao hợp đồng hoặc bản sao L/C
+ Hợp đồng ủy thác nhập khẩu ( nếu là trường hợp nhập khẩu ủy thác)
+ Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có)
- Bước 2: Mở L/C: Thanh toán là nội dung quan trọng trong hoạt động kinh doanh quốc tế, chất lượng của công việc này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh. Bởi đặc tính của kinh doanh ngoại thương là luôn tiềm ẩn rủi ro cho các bên nên tìm ra cách thanh toán sao cho mức độ rủi ro thấp nhất là yêu cầu tất yếu và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ phần nào đáp ứng điều đó. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng các phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền… tùy theo từng trường hợp.
Để mở một L/C, công ty cần viết đơn “ Đơn xin mở thư tín dụng nhập khẩu ” gửi đến ngân hàng mà doanh nghiệp muốn mở thư tín dụng tại đó. Đơn xin mở thư tín dụng này có sẵn mẫu ở ngân hàng. Công ty nhập khẩu chỉ cần điền vào mẫu đó và làm theo thủ tục hiện hành mà ngân hàng quy định. Ngoài ra, cũng cần gửi thêm hai ủy nhiệm chi: một để trả phí mở L/C, một ký quỹ mở L/C.
Khi thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, những nội dung của L/C cần kiểm tra là: Số tiền của thư tín dụng, ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng, loại thư tín dụng, thời hạn giao hàng, cách giao hàng, cách vận tải, chứng từ thương mại…
- Bước 3: Thuê phương tiện vận tải: Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào các căn cứ sau:
+ Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng thương mại quốc tế, nếu điều kiện là CFR, CIF, CPT, DES, DEQ, DDU, DDP thì người xuất khẩu phải thuê phương tiện vận tải. Nếu điều kiện giao hàng là EXW, CIP, CPT, FAS, FOB thì người nhập khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải.
+ Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm của hàng hóa để tối ưu hóa trọng tải của tàu và phù hợp với hàng hóa để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển đồng thời tính toán mức chi phí thích hợp nhất.
+ Căn cứ vào điều kiện vận tải, đó là hàng hóa rời hay là hàng hóa đóng trong container, là hàng hóa thông dụng hay hàng hóa đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay tuyến đường đặc biệt, vận tải một chiều hay vận tải nhiều chiều, chuyên chở theo chuyến hay chuyên chở liên tục.
Trên thực tế, có ba phương thức thuê tàu mà các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế có thể sử dụng với ba trường hợp khác nhau:
+ Sử dụng phương thức thuê tàu chợ, tức là chủ hàng thông qua người môi giới thuê tàu hoặc trực tiếp tự mình đứng ra yêu cầu chủ tàu hoặc người chuyên chở giành cho thuê tàu một phần chiếc tàu chợ để chuyên chở một lô hàng từ cảng đến một cảng khác, và chấp nhận thanh toán tiền cước phí cho người chuyên chở theo một biểu cước phí đã định sẵn.
+ Thuê tàu chuyến là chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng và được hưởng tiền cước thuê tàu do hai bên thỏa thuận.
+ Phương thức thuê tàu hạn định, theo đó chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng chiếc tàu thuê cho người thuê và đảm bảo khả năng đi biển của con tàu trong suốt thời gian cho thuê. Còn người thuê tàu có trách nhiệm về việc trả tiền và chịu trách nhiệm về việc kinh doanh khai thác chiếc tàu.
- Bước 4: Mua bảo hiểm: Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa, doanh nghiệp thương mại quốc tế cần tiến hành theo các bước sau:
+ Xác định nhu cầu bảo hiểm: Căn cứ vào đặc điểm của hàng hóa, căn cứ vào điều kiện giao hàng, căn cứ vào loại phương tiện doanh nghiệp phải phân tích để xác định nhu cầu bảo hiểm cho hàng hóa bao gồm xác định giá trị bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm. Có ba loại điều kiện bảo hiểm chính là:
. Điều kiện bảo hiểm A: bảo hiểm mọi rủi ro
. Điều kiện bảo hiểm B: bảo hiểm có tổn thất riêng
. Điều kiện bảo hiểm C: bảo hiểm mọi tổn thất
+ Xác định loại hinh bảo hiểm: Có hai loại hình bảo hiểm chính: Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy) và hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy).
+ Lựa chọn công ty bảo hiểm: Thường các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn các công ty bảo hiểm có uy tín và có quan hệ thường xuyên, tỷ lệ phí bảo hiểm thấp và thuận lợi trong quá trình giao dịch.
+ Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm.
- Bước 5: Làm thủ tục hải quan: Theo nguyên tắc chung về thủ tục hải quan của các nước trên thế giới cũng như Việt Nam, người có hàng hóa xuất nhập cảnh tuân thủ các bước sau:
+ Khai báo với hải quan cửa khẩu về tình hình hàng hóa xuất nhập khẩu và nộp các giấy tờ do hải quan yêu cầu.
+ Xuất trình hàng hóa xuất nhập khẩu đến địa điểm quy định để hải quan kiểm tra.
+ Chấp hành quyết định giải quyết của hải quan cho hàng hóa được hay không được xuất nhập khẩu.
Bộ hồ sơ hải quan mà các doanh nghiệp nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan phải thực hiện khi làm thủ tục nhập khẩu bao gồm:
+ Tờ khai hải quan
+ Hợp đồng thương mại
+ Bản kê chi tiết
+ Hóa đơn thương mại
+ Vận đơn (bản sao)
+ Các giấy tờ khác (đối với hàng hóa có điều kiện hoặc có quy định riêng)
Sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hóa, hải quan sẽ có một trong các quyết định như sau: Cho phép hàng hóa qua biên giới, cho hàng qua biên giới nhưng với điều kiện phải sửa chữa, khắc phục lại, phải nộp thuế xuất nhập khẩu, không được phép xuất nhập khẩu và trách nhiệm của chủ hàng là nghiêm chỉnh thực hiện các quyết định trên.
- Bước 6: Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa:
* Để nhận hàng, bên nhập khẩu phải chuẩn bị các công việc sau: chuẩn bị các chứng từ, lập phương án nhận hàng, chuẩn bị kho bãi, phương tiện, công nhân bốc xếp…, thông báo bằng lệnh giao hàng để các chủ hàng nội địa làm thủ tục giao nhận tay ba (nếu có). Tiếp theo làm thủ tục nhận hàng nhập khẩu theo các bước sau đây: Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu (nếu cần).
Nếu nhận hàng theo đường biển thì thực hiện các bước sau:
+ Chuẩn bị các chứng từ cần thiết.
+ Ký hợp đồng ủy thác cho cơ quan ga, cảng về việc giao nhận hàng.
+ Xác nhận với cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ hàng hóa và bảo quản hàng hóa.
+ Cung cấp các tài liệu cần thiết như vận đơn, lệnh giao hàng.
+ Tiến hành nhận hàng: Nhận về số lượng, xem xét sự phù hợp với tên hàng, chủng loại thông số kỹ thuật, chất lượng bao bì, ký mã hiệu của hàng hóa so với yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Nếu nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không: Người nhập khẩu nhận hàng tại cảng hàng không, tổ chức vận chuyển hàng của mình về kho của mình.
Nếu nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt: Nếu hàng đầy toa xe, người nhập khẩu kiểm tra niêm phong kẹp chì làm thủ tục hải quan, dỡ hàng, kiểm tra hàng hóa tổ chức vận chuyển hàng hóa về kho riêng, nếu hàng hóa không đủ toa xe, người nhập khẩu nhận hàng tại trại giao hàng và tổ chức vận chuyển hàng hóa về kho riêng.
Nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ: Nếu nhận hàng tại cơ sở người nhập khẩu (thường là đầy một kiện hàng), người nhập khẩu phải chịu trách nhiệm dỡ hàng xuống và nhận hàng tại cơ sở người vận tải, người nhập khẩu phải kiểm tra hàng và tổ chức vận chuyển hàng về kho riêng.
* Kiểm tra hàng hóa: Người nhập khẩu phải đôn đốc người giao hàng đúng kỳ hạn, khi hàng về phải tổ chức kiểm tra hàng hóa, việc kiểm tra hàng hóa bao gồm các bước sau:
+ Tạo điều kiện cho hải quan kiểm tra hàng hóa.
+ Mời đại diện bên giám định kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, để làm cơ sở khiếu nại với bên bán nếu xảy ra tranh chấp giữa hai bên. Tại Việt Nam thì có thể mời Vinacontrol kiểm tra.
+ Nếu hàng hóa nhập khẩu là động vật thì phải qua kiểm dịch của cơ quan chức năng.
+ Ký kết hợp đồng với ga, cảng để kiểm tra niêm phong trước khi bốc hàng ra khỏi phương tiện vận tải.
- Bước 7: Thanh toán: Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán khác nhau như tín dụng chứng từ, thanh toán bằng phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền…
Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán bằng L/C: Sau khi phát hành một L/C, người nhập khẩu kiểm tra L/C nếu thấy phù hợp thì fax, điện cho bên xuất khẩu là L/C đã mở. Sau khi L/C được người xuất khẩu chấp nhận và tiến hành giao hàng đồng thời gửi bộ chứng từ cho ngân hàng, ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ, hợp lệ thì người nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng và mang bộ chứng từ đi nhận hàng.
Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán bằng phương thức thanh toán nhờ thu: Sau khi nhận dược bộ chứng từ ở ngân hàng, người nhập khẩu kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định. Nếu trong thời gian này, người nhập khẩu không đưa ra một lý do nào để từ chối trả tiền cho người bán thì coi như yêu cầu đòi tiền hợp lệ. Người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu cầu chuyển tiền để trả cho người xuất khẩu.
Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán bằng phương thức chuyển tiền: Khi nhận được bộ chứng từ do người xuất khẩu chuyển đến, tiến hành kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng chuyển tiền (bằng điện T/T, hoặc bằng thư M/T) để trả tiền cho người xuất khẩu…
- Bước 8: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Trong thực hiện hợp đồng có các trường hợp khiếu nại như sau:
+ Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại người mua: Người mua thường khiếu nại người bán các trường hợp như giao hàng không đúng số lượng, trọng lượng, quy cách hay hàng giao không đúng phẩm chất, giao hàng chậm…, ngược lại người bán lại khiếu nại người mua vi phạm các điều khoản quy định trong hợp đồng như thanh toán chậm, không thanh toán hoặc không chỉ định phương tiện vận tải đến nhận hàng, đơn phương hủy hợp đồng…
+ Trường hợp khiếu nại khác có thể do người mua hoặc người bán khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm: Khiếu nại xảy ra khi người chuyên chở đưa tàu đến cảng bốc dỡ hàng không đúng quy định của hợp đồng chuyên chở.
Sau khi khiếu nại nhưng lại không được giải quyết thỏa đáng thì hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài (nếu có thỏa thuận) hoặc tại tòa án.
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các sản phẩm thép từ thị trường Trung Quốc tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama giai đoạn 2006-2008
2.1. Phương pháp nghiên cứu các vấn đề:
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin từ sự quan sát thực tế phỏng vấn và điều tra:
- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:
+ Quan sát quá trình thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa.
+ Quan sát quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
+ Phỏng vấn nhân viên trong Công ty, nhân viên phòng xuất nhập khẩu.
+ Thu thập qua phiếu điều tra đối với nhân viên phòng xuất nhập khẩu.
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:
+ Tài liệu báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Các tài liệu liên quan trên mạng, báo cáo khoa học…
+ Báo cáo kết quả điều tra, phỏng vấn, trắc nghiệm.
+ Các tài liệu liên quan tới quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của đơn vị.
Thông qua quá trình thu thập. tổng hợp, phân tích, nghiên cứu các thông tin từ đó ta có được những kết quả thành tựu mà doanh nghiệp đạt được cũng như các vấn đề mà doanh nghiệp còn tồn tại, vướng mắc, khó khăn, hạn chế khi thực hiện quy trình nhập khẩu. Trên cơ sở đó, ta đưa ra những đề xuất, giải pháp vi mô, vĩ mô nhằm khắc phục những khó khăn đó.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu:
Áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp các dữ liệu:
- Với các thông tin dữ liệu định lượng, mối quan hệ giữa phân tích dữ liệu và diễn giải dữ liệu bằng việc lập bảng số.
- Với các thông tin dữ liệu định tính, xử lý logics dựa trên những luận cứ khoa học, luận cứ lý thuyết được xem là cơ sở lý thuyết và số liệu, thông tin thu thập quan sát.
- Phân tích dữ liệu dựa trên việc tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, ý kiến đóng góp của phòng xuất nhập khẩu… nhằm giải thích làm sáng rõ vấn đề nảy sinh từ kết quả tổng hợp các số liệu nghiên cứu, viết báo cáo đề xuất ý kiến.
2.2. Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các sản phẩm thép từ thị trường Trung Quốc tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama giai đoạn 2006-2008:
2.2.1.Giới thiệu khái quát về Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama:
2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
- Tên công ty: Tổng công ty lắp máy Việt Nam (tên gọi tắt: LILAMA )
- Tên giao dịch quốc tế: LILAMA Corporation
- Địa chỉ: 124 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng , Hà Nội
- Tel: 84.04.8633067, 8632059
- Fax: 84.048638104
- Email: lilamahq@hn.vnn.vn
Tổng công ty lắp máy Việt Nam (tên gọi tắt: LILAMA ) - là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập năm 1960 cho nhiệm vụ tham gia khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh. LILAMA đã lắp đặt thành công và đưa vào sử dụng hàng nghìn công trình lớn nhỏ trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế như: thủy điện Hòa Bình, Trị An, xi măng Bỉm Sơn, Kiên Lương, các trạm biến áp truyền tải 500kv Bắc- Nam… Cuối năm 1995, chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty, LILAMA đã có một bước đột phá ngoạn mục sang lĩnh vực chế tạo và thiết bị kết cấu thép cho các công trình công nghiệp và đã thực hiện thành công các hợp đồng chế tạo thiết bị cho các nhà máy: xi măng Chinfong, Nghi Sơn, Hoàng Mai… trị giá hàng trăm triệu USD.
Bằng sự lớn mạnh về mọi mặt và những đóng góp xứng đáng 45 năm qua, năm 2000 Nhà nước đã tin tưởng giao cho LILAMA làm Tổng thầu EPC thực hiện các dự án: nhiệt điện Uông Bí 300MW, nhiệt điện Cà Mau( chu trình hỗn hợp ) 720MW, và thắng thầu gói 2 & 3 nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sự kiện này đã đưa LILAMA lên tầm cao mới, trở thành nhà thầu EPC đầu tiên của đất nước giành lại ngôi vị làm chủ từ các nhà thầu nước ngoài.
LILAMA đã vươn tới làm chủ đầu tư và đang thực hiện nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực: nhiệt điện, thủy điện, xi măng, đóng tài, cơ khí. Năm 2007, LILAMA trở thành TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP NẶNG, một đơn vị mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức: (phần phụ lục)
2.2.1.3. Những thành tựu:
45 năm hoạt động, xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty lắp máy Việt Nam lập được nhiều thành tích to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Các nhà máy cơ khí của tổng công ty và công ty thành viên đã nhập khẩu sản phẩm thép về để chế tạo ra hàng chục nghìn tấn thiết bị và kết cấu thép với chất lượng hoàn hảo cho các nhà máy xi măng: Hòn Chông, Cát Lái, Nghi Sơn… Bằng những máy móc chuyên dùng hiện đại, LILAMA đã chế tạo thành công nhiều thiết bị có hình thể đặc biệt, đa dạng về chủng loại như các chỏm cầu có đường kính 6m, băng tôn dày 35-60mm, các ống chịu lực cao bằng thép dày tới 90mm. Chất lượng thiết bị và kết cấu thép do LILAMA chế tạo đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe nhất về kỹ thuật và luôn làm vừa lòng khách hàng.
2.2.1.4. Thị trường và sản phẩm xuất nhập khẩu chủ yếu:
STT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Tên nước
I.
Xuất khẩu
1.
Xuất khẩu lao động
Đài Loan
2.
Xuất khẩu kết cấu lò hơi cho dự án Nhiệt điện TKZ
Ấn Độ
II.
Nhập khẩu
1.
Thép và vật liệu khác cho Uông Bí
Nga, Đài Loan, Trung Quốc
2.
Thép chế tạo xi măng Thăng Long
Nga, Đài Loan, Trung Quốc
3.
Thép và vật tư chế tạo cho dự án TKZ
Nga, Đài Loan, Trung Quốc
4.
Thép và vật tư chế tạo cho dự án Dung Quất
Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Anh
2.2.2. Những yếu tố thuộc môi trường trong doanh nghiệp ảnh hưởng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các sản phẩm thép từ thị trường Trung Quốc tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama giai đoạn 2006-2008:
- Yếu tố con người: Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của Tổng công ty là 19263 người, trong đó văn phòng Tổng công ty là 808 người, số nhân lực có trình độ đại học trở lên là 552 người, tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị kinh doanh là 95 người, trong đó từ Đại học Thương mại là 7 người. Liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, Tổng công ty có một công ty thành viên là Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp, gồm hơn 20 người làm việc về hoạt động logistics, thanh toán, soạn thảo và thực hiện hợp đồng nhập khẩu các loại hàng hóa. Từ năm 2006-2008, nhờ có khả năng lãnh đạo, sự nhạy bén, nhìn xa trông rộng cùng với đội ngũ cán bộ làm việc nhiệt tình, năng động và hăng say mà việc thực hiện quy trình nhập khẩu đã có những thành công đáng kể.
- Nguồn vốn: Tổng công ty lắp máy Việt Nam là tổ chức doanh nghiệp Nhà nước, nên nguồn lực tài chính của LILAMA là khá lớn, khoảng 8 nghìn tỷ VND với 100% vốn Nhà nước. Nhờ nguồn lực tài chính vững mạnh mà công ty đã liên kết, đầu tư với các công ty và ngân hàng, được sự tin cậy, uy tín của các ngân hàng, do đó việc thực hiện thanh toán hợp đồng xuât nhập khẩu của công ty diễn ra nhanh chóng, đảm bảo sự tin cậy, đầy đủ, chính xác, kịp thời với các đối tác. Từ năm 2006, Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã có các khoản đầu tư tài chính dài hạn như: đầu tư vào các công ty con (Công ty TNHH một thành viên chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng, Công ty cổ phần LILAMA 10…), đầu tư vào Công ty liên doanh (Công ty Cơ khí và Xây dựng POS- LILAMA, Công ty TNHH Tư vấn thiết kế CIMAS), đầu tư vào công ty liên kết (Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng LILAMA, Công ty cổ phần bất động sản LILAMA…), đầu tư tài chính dài hạn khác như ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HABUBANK), Trái phiếu Tài chính Dầu khí (PVFC).
- Văn hóa doanh nghiệp: xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp có tác dụng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty trong 3 năm gần đây đã có những thay đổi tích cực, môi trường làm việc nhiệt tình, các cán bộ xuất nhập khẩu có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty.
2.2.3. Những yếu tố thuộc môi trường ngoài doanh nghiệp:
- Yếu tố vi mô tác động đối với hoạt động nhập khẩu:
+ Môi trường ngành: Cạnh tranh mới trong ngành thép, ngành công nghiệp thép đang phải đối mặt với giá nguyên liệu, năng lượng và chi phí vận chuyển tăng cao chưa từng có trong vài năm gần đây. Do đó, chi phí luyện thép tăng trên toàn thế giới trong những năm gần đây đã ảnh hưởng đến quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Tổng công ty. Công ty phải lựa chọn xem các đối tác để nhập khẩu vói chất lượng sản phẩm phải đảm bảo nhưng giá thành nhập khẩu thép phải phù hợp.
+ Môi trường trong doanh nghiệp: Hiện nay, LILAMA đã trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trên thị trường xây dựng trong và ngoài nước, khẳng định vai trò tổng thầu EPC. Để có được thành quả này, không ít thế hệ những người lắp máy đã phải trải qua bao khó khăn, thử thách, trải qua hàng nghìn công trình lớn nhỏ để tạo dựng thương hiệu LILAMA gắn với uy tín và chất lượng. Nhờ uy tín và chất lượng mà hoạt động nhập khẩu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BTM1124.doc