Hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa Xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh

Tài liệu Hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa Xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh: Lời mở đầu Ngày 11-1-2008 - tròn 1 năm Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.Ngay trong quá trình đàm phán gia nhập,Việt Nam đã nhận thức rõ những thách thức và thuận lợi khi trở thành thành viên WTO. Tuy vậy, chúng ta đã khẳng định rằng cơ hội sẽ nhiều hơn so với thách thức. Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong các bộ ngành quản lý nhà nước và các tầng lớp nhân dân cũng có không ít những băn khoăn, lo lắng và cả hoài nghi, nhiều đối tác bên ngoài cũ... Ebook Hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa Xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2234 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa Xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chưa thực sự tin tưởng vào khả năng và quyết tâm của Việt Nam thực thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết hội nhập sâu rộng chưa từng có. Những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt được trong phát triển kinh tế một năm qua đã xóa tan mọi lo lắng và hoài nghi đó.Một phần quan trọng không thể không nhắc đến đó chính là những cải cách về quản lý nhà nước mà cụ thể hơn có thể kể đến như các chính sách kinh tế minh bạch hơn và thuận lợi hơn cho phát triển doanh nghiệp, cải cách hành chính trong đăng kí kinh doanh và cấp phép cho doanh nghiệp, quy trình thủ tục xuất nhập khẩu thuận lợi hơn, Chính phủ thực hiện nghiêm túc các cam kết WTO. Cụ thể hơn có thể nhắc đến nhưng thay đổi tích cưc trong ngành Hải quan như: áp dụng khai báo Hải quan điện tử ở nhiều nơi, đã cải thiện việc kiểm tra hàng hóa, phân loại doanh nghiệp, thời gian làm thủ tục hải quan đã giảm. Những thay đổi này đã tạo những điều kiện thuận lợi không nhỏ thúc đẩy quá trinh hội nhập và thưc hiện các cam kết của Viêt Nam khi gia nhập WTO.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần khắc phục nhằm tiến tới hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu nói chung và nghiệp vụ hải quan nói riêng. Là một sinh viên chuyên ngành Thương mại, em rất vinh dự được về thực tập tại Chi cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh. Sau thời gian thực tập tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh, được sự giúp đỡ của Lãnh đạo Chi cục cũng như tập thể cán bộ trong cơ quan, cùng với sự học hỏi của bản thân đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập. Được sự hướng dẫn và đồng ý của thầy giáo PGS-TS Nguyễn Văn Tuấn em đã lựa chọn đề tài :”Hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh”.Để hoàn thành bài viết này em đã có sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo,tuy nhiên do thời gian và tài liệu cũng như năng lực có giới hạn bài viết còn nhiều thiếu sót kính mong các thầy các cô hướng dẫn thêm để bài viết được tốt hơn. Chuyên đề của em bao gồm những phần chính sau: Chương 1:Lý luận cơ bản về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Chương 2:Thực trạng tình hình thực hiện quy trình thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Chương 1 Lý luận cơ bản về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu 1.1. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phân ra làm nhiều loại,có thể kể đến như:hàng hóa xuất nhập khẩu là hàng gia công cho nước ngoài,hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng mua bán,máy móc thiết bị phục vụ cho các dự án đầu tư,hàng tạm nhập tái xuất…Quy trình thủ tục đối với mỗi loại trên có những điểm khác nhau nhưng về cơ bản là không nhiều,đều theo 1 chuẩn nhất định.Do giới hạn về quy mô của chuyên đề nghiên cứu chính vì vậy phần này em chỉ xin được trình bày về quy trình thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập theo hợp đồng mua bán thương mại. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại được quy định ban hành trong “quyết định số 874/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 05 năm 2006” 1.1.1. Quy định chung Quy trình thủ tục hải quan đầy đủ để thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại theo Quyết định này gồm 5 bước cơ bản. Đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể, tuỳ theo hình thức, mức độ kiểm tra do Lãnh đạo Chi cục quyết định mà quy trình thủ tục hải quan có thể trải qua đủ cả 5 bước hoặc chỉ trải qua một số bước. Riêng đối với hàng xuất khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật và mặt hàng được miễn kiểm tra thực tế theo quy định của Luật Hải quan thì thực hiện các bước của quy trình theo chế độ ưu tiên và đơn giản hoá thủ tục hải quan. Nội dung của Quy trình chỉ quy định trình tự các việc chủ yếu phải làm, khi thực hiện công chức hải quan phải đối chiếu và căn cứ vào các quy định của Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Việc phân luồng xanh, vàng, đỏ và Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở các qui định của Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, các văn bản hướng dẫn thi hành, hệ thống thông tin do máy tính xác định và các thông tin khác có được tại thời điểm làm thủ tục hải quan . Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan được hệ thống máy tính cấp số tự động, có mã vạch để kiểm tra và quản lý, được in ra 01 bản để luân chuyển nội bộ và lưu cùng hồ sơ hải quan. Lệnh này được Lãnh đạo Chi cục duyệt, quyết định đối với cả 3 luồng hồ sơ: xanh, vàng, đỏ và/hoặc cho ý kiến chỉ đạo đối với từng trường hợp cụ thể. Việc luân chuyển hồ sơ sau khi lãnh đạo Chi cục quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan được thực hiện như sau: Đối với hồ sơ luồng xanh: Chuyển lại cho công chức bước 1 ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan Đối với hồ sơ luồng vàng: Chuyển hồ sơ cho công chức bước 2 kiểm tra chi tiết hồ sơ, cụ thể: - Trường hợp kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì công chức kiểm tra chi tiết hồ sơ ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan - Trường hợp kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ phát hiện có sai lệch, nghi vấn, vi phạm thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ lại cho Lãnh đạo Chi cục xem xét quyết định. Sau đó hồ sơ được chuyển đến các bước phù hợp để thực hiện theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục. Đối với hồ sơ luồng đỏ: Chuyển hồ sơ cho công chức bước 2 để kiểm tra chi tiết hồ sơ trước khi kiểm tra thực tế hàng hoá, cụ thể: - Trường hợp kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì công chức kiểm tra thực tế hàng hoá ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan - Trường hợp kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá phát hiện có sai lệch, nghi vấn, vi phạm thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ lại cho Lãnh đạo Chi cục xem xét quyết định. Sau đó hồ sơ được chuyển đến các bước phù hợp để thực hiện theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục. Việc thay đổi phân luồng và thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra hải quan chỉ được thực hiện từ xanh sang vàng hoặc đỏ, từ tỷ lệ kiểm tra ít đến tỷ lệ kiểm tra nhiều hoặc kiểm tra toàn bộ; không được thay đổi ngược lại từ đỏ sang vàng, xanh hoặc kiểm tra toàn bộ sang kiểm tra tỷ lệ Riêng những trường hợp có nghi vấn cần phải điều chỉnh phân luồng hoặc hình thức, mức độ kiểm tra hải quan nhưng có chỉ đạo của cấp trên không thay đổi mà cần tiếp tục theo dõi để có phương án xử lý khác thì thực hiện theo ý kiến chỉ đạo đó và lưu ý kiến chỉ đạo cùng bộ hồ sơ hải quan. Việc xác nhận “đã làm thủ tục hải quan” trên Tờ khai hải quan (thông quan hàng hoá) do công chức hải quan thực hiện. Trường hợp có nhiều công chức hải quan cùng thực hiện trong một bước của quy trình thủ tục thì công chức thực hiện khâu cuối cùng ký xác nhận hoặc công chức được Lãnh đạo Chi cục phân công, chỉ định ký xác nhận. Cụ thể: - Đối với hồ sơ luồng xanh: Công chức bước 1 ký xác nhận sau khi Lãnh đạo Chi cục duyệt, quyết định hình thức mức độ kiểm tra hải quan. - Đối với hồ sơ luồng vàng: Công chức kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế ký xác nhận sau khi hoàn tất công việc quy định của bước 2. - Đối với hồ sơ luồng đỏ: Công chức kiểm tra thực tế hàng hoá ký xác nhận sau khi hoàn tất công việc quy định của bước 3 (nếu có nhiều công chức cùng tiến hành kiểm tra thì tất các các công chức này phái ký xác nhận, đóng dấu công chức vào ô ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá, còn việc xác nhận “đã làm thủ tục hải quan” trên Tờ khai hải quan chỉ cần một công chức ký, đóng dấu theo phân công, chỉ định của lãnh đạo Chi cục). Nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi cục trong quy trình thủ tục hải quan: Lãnh đạo Chi cục có trách nhiệm chủ động nắm thông tin, xem xét, kiểm tra để quyết định hoặc thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra ghi trên Lệnh hình thức mức độ kiểm tra hải quan do máy tính xác định hoặc do công chức trong dây chuyền thủ tục đề xuất; ký tên, đóng dấu số hiệu công chức vào lệnh này; Quyết định việc thông quan hàng hoá đối với các trường hợp chưa làm xong thủ tục hải quan được quy định tại Khoản 3, Điều 12, Nghị định 154/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ; Quyết định tham vấn giá, quyết định trưng cầu giám định hàng hoá theo quy định tại điểm III.1.2, mục 1, phần B, Thông tư số 112/2005/TT-BTC; Giải quyết các vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền của công chức trong quá trình làm thủ tục hải quan; Xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng; hoàn tất thủ tục và chuyển hồ sơ các trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cấp trên; Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thùc hiÖn của công chức ở các bước trong quy trình nghiệp vụ hải quan; đảm bảo đúng quy định, nhanh chóng, không gây phiền hà, ách tắc. Việc luân chuyển hồ sơ giữa các bước, bộ phận trong quy trình này thực hiện trong nội bộ hải quan, không giao hồ sơ cho người khai hải quan chuyển. Đối với những Doanh nghiệp thuộc diện được cấp thẻ ưu tiên đặc biệt về thủ tục hải quan thì thực hiện theo Quy định riêng. 1.1.2. Quy định cụ thể Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký Tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra Công việc của bước này gồm: Nhập mã số thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống (có bị cưỡng chế không) và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế; Nếu không được phép đăng ký Tờ khai thì thông báo bằng phiếu yêu cầu nghiệp vụ cho người khai hải quan biết trong đó nêu rõ lý do không được phép đăng ký Tờ khai; Nếu được phép đăng ký tờ khai thì tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan (thực hiện theo quy định tại điểm III, mục I phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC). Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhập thông tin Tờ khai vào hệ thống máy tính: Trường hợp tiếp nhận hồ sơ thủ công (hồ sơ giấy) thì nhập máy các thông tin trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá và các thông tin liên quan khác (nếu có). Trường hợp hồ sơ luồng xanh có thuế thì in “chứng từ ghi số thuế phải thu” theo quy định. Trường hợp tiếp nhận khai hải quan bằng phương tiện điện tử (đĩa mềm, truyền qua mạng...) thì cập nhật dữ liệu vào hệ thống máy tính và các thông tin liên quan khác (nếu có); Sau khi nhập các thông tin vào máy tính, thông tin được tự động xử lý (theo chương trình hệ thống quản lý rủi ro) và đưa ra Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra. Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thể theo mẫu đính kèm, có 3 mức độ khác nhau (mức 1; 2; 3 tương ứng xanh, vàng, đỏ ). - Mức (1): miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng xanh); - Mức (2): kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng vàng); - Mức (3): kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng đỏ). Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra thuộc mức (3) (luồng đỏ) có 3 mức độ kiểm tra thực tế (thực hiện theo quy định tại Thông tư 112/2005/TT-BTC) như sau: + Mức (3).a : Kiểm tra toàn bộ lô hàng; + Mức (3).b: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. + Mức (3).c: Kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. Những trường hợp công chức đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra: Đối với những Chi cục Hải quan, nơi máy tính chưa đáp ứng được việc phân luồng tự động thì công chức tiếp nhận hồ sơ căn cứ các tiêu chí về phân loại doanh nghiệp (doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, doanh nghiệp nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan), chính sách mặt hàng, thông tin khác... đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra và ghi vào ô tương ứng trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra (được in sẵn) và chuyển bộ hồ sơ hải quan cùng Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra cho Lãnh đạo Chi cục để xem xét quyết định. Đối với những trường hợp máy tính đã xác định được hình thức, mức độ kiểm tra trên Lệnh nhưng công chức hải quan nhận thấy việc xác định của máy tính là chưa chính xác do có những thông tin tại thời điểm làm thủ tục hệ thống máy tính chưa được tích hợp đầy đủ (lưu ý các thông tin về chính sách mặt hàng và hàng hoá thuộc diện ưu tiên thủ tục hải quan…), xử lý kịp thời thì đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra khác bằng cách ghi vào ô tương ứng trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra, ghi lý do điều chỉnh vào Lệnh và chuyển bộ hồ sơ hải quan cùng Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra cho Lãnh đạo Chi cục để xem xét quyết định. Kết thúc công việc tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đăng ký Tờ khai công chức bước 1 in Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan, ký tên và đóng dấu số hiệu công chức vào ô dành cho công chức bước 1 ghi trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và ô “cán bộ đăng ký” trên Tờ khai hải quan. Chuyển toàn bộ hồ sơ kèm Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra cho Lãnh đạo Chi cục để xem xét, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và ghi ý kiến chỉ đạo đối với các bước sau (nếu có); Lãnh đạo Chi cục quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan. Sau khi Lãnh đạo Chi cục quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan, hồ sơ được luân chuyển như sau: Đối với hồ sơ luồng xanh: Lãnh đạo Chi cục chuyển trả cho công chức bước 1 để ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan Sau khi ký, đóng dấu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan, công chức bước 1 chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan. Đối với hồ sơ luồng vàng, luồng đỏ: Lãnh đạo Chi cục chuyển hồ sơ cho công chức bước 2 để kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế. Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế: Công việc của bước này gồm: Kiểm tra chi tiết hồ sơ Kiểm tra giá tính thuế, kiểm tra mã số, chế độ, chính sách thuế (thực hiện theo quy định tại điểm III.3.5, mục 1 phần B, Thông tư 112/2005/TT-BTC) và tham vấn giá (nếu có) theo quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành; Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ thấy phù hợp, thì nhập thông tin chấp nhận vào máy tính và in “chứng từ ghi số thuế phải thu” theo quy định của Bộ Tài chính . Kết thúc công việc kiểm tra ở bước 2 nêu trên, Ghi kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ vào Lệnh hình thức mức độ kiểm tra (phần dành cho công chức bước 2) và ghi kết quả kiểm tra việc khai thuế vào tờ khai hải quan (ghi vào ô “phần kiểm tra thuế”), ký tên và đóng dấu số hiệu công chức vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và vào Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều công chức hải quan cùng kiểm tra chi tiết hồ sơ thì tất cả các công chức đã kiểm tra phải ký xác nhận vào phần ghi kết quả kiểm tra trên Tờ khai hải quan và trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan theo hướng dẫn của Lãnh đạo Chi cục. Cụ thể như sau: Đối với hồ sơ luồng vàng có kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì: Ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên Tờ khải hải quan.Trường hợp có nhiều công chức hải quan cùng kiểm tra thì công chức thực hiện kiểm tra cuối cùng hoặc công chức được Lãnh đạo Chi cục phân công, chỉ định ký xác nhận vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên Tờ khải hải quan; Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan. Đối với hồ sơ luồng đỏ có kết quả kiểm tra chi tiết phù hợp với khai báo của người khai hải quan và/ hoặc có vấn đề cần lưu ý thì ghi vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và chuyển cho công chức b ư ớc 3 thực hiện. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ (vàng và đỏ) phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp, cần điều chỉnh, có nghi vấn, có vi phạm thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Chi cục xem xét quyết định: - Quyết định thông quan hoặc tạm giải phóng hàng; và/hoặc - Kiểm tra lại hoặc thay đổi mức kiểm tra thực tế hàng hóa;và/ hoặc - Tham vấn giá;và/ hoặc - Trưng cầu giám định hàng hoá; và/hoặc - Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm hành chính về hải quan. Thực hiện các thủ tục xét miễn thuế, xét giảm thuế (nếu có) theo quy định của Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính và các quy định, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa Bước này do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi, cân điện tử … hoặc kiểm tra thủ công. Việc ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá phải đảm bảo rõ ràng, đủ thông tin cần thiết về hàng hoá để đảm bảo xác định chính xác mã số hàng hoá, giá, thuế hàng hoá. Công việc bước này bao gồm: Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc điều chỉnh khai báo của người khai hải quan trước khi kiểm tra thực tế hàng hoá, đề xuất trình lãnh đạo Chi cục xem xét, quyết định (nếu có). Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá: Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hoá; Kiểm tra thực tế hàng hoá theo hướng dẫn ghi tại Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra (việc kiểm tra thực tế thực hiện theo hướng dẫn tại điểm III.2.2 và điểm III.3, mục 1, phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC); Ghi kết quả kiểm tra thực tế vào Tờ khai hải quan; yêu cầu phải mô tả cụ thể cách thức kiểm tra, mặt hàng thuộc diện kiểm tra, đủ các thông tin cần thiết để xác định mã số phân loại hàng hoá, giá tính thuế và vấn đề liên quan. Ký tên, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “phần ghi kết quả kiểm tra của Hải quan” trên Tờ khai hải quan (tất cả các công chức cùng tiến hành kiểm tra thực tế phải ký tên, đóng dấu số hiệu công chức vào ô này). Nhập kết quả kiểm tra thực tế vào hệ thống máy tính. Xử lý kết quả kiểm tra: Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan. Trường hợp, có nhiều công chức cùng tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá thì việc ký xác nhận vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan chỉ cần một công chức đại diện ký theo phân công, chỉ định của Lãnh đạo Chi cục. Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá có sự sai lệch so với khai báo của người khai hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo Chi cục để xem xét quyết định: - Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định điều chỉnh số thuế phải thu;và/ hoặc - Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm;và/ hoặc - Quyết định thông quan hoặc tạm giải phóng hàng. Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan Nhiệm vụ của bước này gồm: Kiểm tra biên lai thu thuế, bảo lãnh của Ngân hàng/Tổ chức tín dụng về số thuế phải nộp đối với hàng phải nộp thuế ngay; Thu lệ phí hải quan; Đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” vào góc bên phải, phía trên mặt trước của Tờ khai hải quan (đóng đè lên ký hiệu tờ khai HQ/2002-NK hoặc HQ/2002-XK) ; Vào sổ theo dõi và trả Tờ khai hải quan cho người khai hải quan; Bàn giao hồ sơ cho bộ phận phúc tập theo mẫu Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan ban hành kèm theo quy trình này Bước 5: Phúc tập hồ sơ - Nhận hồ sơ hải quan từ bộ phận thu lệ phí hải quan; - Phúc tập hồ sơ theo quy trình phúc tập hồ sơ do Tổng cục Hải quan ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh thì kịp thời báo cáo đề xuất để Tổng cục xem xét, điều chỉnh cho phù hợp. 1.1.3. Quy trình thủ tục hải quan đối với hang hoá xuất nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay Quy trình thủ tục hải quan đối với hang hoá xuất nhập khẩu ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2006 và cho đến nay vẫn được áp dụng đã thể hiện rõ những ưu điểm,tiến bộ.Quy trình bao gồm năm bước cơ bản để thông quan hàng hóa: tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra; kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế; kiểm tra thực tế hàng hóa; thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai; phúc tập hồ sơ. Khác biệt cơ bản về hình thức của quy trình hiện nay so với quy trình cũ là việc đưa thêm phần quy định chung trong quy trình mới nhằm rạch ròi trách nhiệm và quyền hạn của từng công chức hải quan, lãnh đạo Chi cục trong khi thực hiện quy trình thủ tục hải quan; đồng thời đưa các nguyên tắc, các yêu cầu bắt buộc khi triển khai thực hiện quy trình thủ tục hải quan mới. Quy trình hiện nay khắc phục được tình trạng hồ sơ phải quay đi quay lại nhiều lần, giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp, tạo thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu thương mại. Bỏ bước “thông quan hàng hóa” trong quy trình cũ thay vào đó là bước “Thu lệ phí hải quan, đóng dấu” , đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan. Đây là một điểm mới, chưa được đề cập trong quy trình cũ, mặc dù vẫn phải thực hiện. Theo quy trình mới, việc phân luồng hồ sơ (xanh, vàng, đỏ) do máy tính xác định và đề xuất của công chức chỉ là cơ sở để lãnh đạo chi cục xem xét quyết định (hoặc thay đổi quyết định) về áp dụng hình thức, mức độ kiểm tra hải quan. Theo đó sẽ khắc phục được hạn chế việc hồ sơ phải vòng đi vòng lại nhiều lần như quy trình cũ. Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan, thay vì in thành 2 bản và giao cho người khai hải quan một bản để xuất trình và nộp lại cho cơ quan Hải quan khi nhận hàng theo quy trình cũ; trong quy trình mới, được xác định là lệnh có giá trị thi hành sau khi lãnh đạo chi cục duyệt và quyết định và chỉ in ra 1 bản, sử dụng trong nội bộ Hải quan, là căn cứ để công chức thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục và được lưu cùng bộ hồ sơ hải quan. Việc luân chuyển hồ sơ hải quan được thực hiện theo nguyên tắc: + Bình thường: do công chức kiểm tra, hoàn tất thủ tục hải quan và ký thông quan + Quá trình kiểm tra phát hiện có sai lệch, vướng mắc, nghi vấn, vi phạm thì phải báo cáo lãnh đạo Chi cục cho ý kiến rồi mới thực hiện tiếp theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục. Việc ký thông quan sẽ do công chức hải quan thực hiện đối với lô hàng đã làm xong thủ tục hải quan; còn đối với lô hàng chưa làm xong thủ tục hải quan mà được phép thông quan theo quy định của Luật Hải quan thì do Lãnh đạo chi cục quyết định. Như vậy, theo quy trình mới này, các đối tượng liên quan sẽ nắm rõ "đường đi" của tờ khai hải quan; tránh được sự lòng vòng trong việc xác nhận hồ sơ; giải tỏa áp lực trong việc ký quyết định thông quan hàng hóa, việc luân chuyển bộ hồ sơ hải quan khi có quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra hải quan; trách nhiệm của từng bộ phận cũng được quy định rõ ràng... Tất cả nhằm mục đích vừa đảm bảo thực hiện đúng tinh thần của Luật Hải quan đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng liên quan. Về cơ bản, Quy trình thủ tục hải quan hiện nay ngắn gọn, khoa học hơn, minh bạch hóa trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ công chức hải quan. 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu Trong quá trình thực hiện quy trình thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố,sau đây em xin trình bày 1 số yếu tố mà theo ý kiến chủ quan của em là có ảnh hưởng tác động khá rõ rệt tới chất lượng thực hiên quy trình thủ tục hải quan. Chất lượng của cán bộ hải quan Cán bộ hải quan là lực lượng trực tiếp thực hiện quy trình thủ tục hải quan cho nên đây có thể coi là lực lượng có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng thực hiện quy trình thủ tục hải quan.Cụ thể hơn thì chính hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần đạo đức,nhận thức chính trị của mỗi cán bộ có tác động cụ thể tới từng mặt của việc thực hiện quy trình.Nếu như kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ giúp cán bộ hải quan thực hiện quy trình thủ tục 1 cách nhanh chóng thuận tiên chính xác thì bản lĩnh chính trị,đạo đức nghề nghiệp tạo cho cán bộ hải quan 1 tinh thần làm việc không vụ lợi.tránh được một vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp của ngành hải quan đó là tình trạng nhận hối lộ trong ngành hải quan hiện nay. Ngoài 2 yếu tố trên thì cũng phải kể đến sự phối hợp,tinh thần hợp tác giữa các cán bộ hải quan trong công việc.Có thể nói cho dù trong bất cứ công việc nào cũng đều đòi hỏi 1 sự hợp tác nhất định giữa các cá nhân cùng tham gia để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt hơn.Trong công tác hải quan cũng vậy,có những công việc phức tạp cần tiến hành qua nhiều bước đòi hỏi sự hợp tác và hiểu ý lẫn nhau giữa cán bộ hải quan nhằm tạo cho công việc sự chính xác và thuận tiện cần thiết.Bên cạnh đó,nghiệp vụ hải quan là hết sức phức tạp chính vì thế sự giúp đỡ lẫn nhau trong công việc càng trở nên cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt nghiệp vụ hải quan nói chung và quy trình thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng. 1.2.2. Chất lượng của công tác thu thập và xử lý thông tin Thông tin là 1 yếu tố quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của bất kỳ công tác quản lý nhà nước nào nói chung hay công tác nghiệp vụ hải quan nói riêng.Thực hiện tốt quá trình thu thập và xử lý thông tin sẽ giúp đưa đến những thông tin chính xác phục vụ cho các công tác như là quản lý tờ khai,tính thuế,phúc tập,truy thu đòi nợ thuế.Ngoài ra nghiên cứu thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp hay mức độ chấp hành của doanh nghiệp giúp cho quá trình thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện 1 cách dễ dàng và hiệu quả hơn.Thông tin chỉ đạo từ lãnh đạo là một trong những thông tin quan trọng cần được cập nhật thường xuyên.Ngoài ra,thông tin về giá cả các mặt hàng,chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa của nhà nước… cũng là những thông tin cần quan tâm và cập nhật thường xuyên.Việc thu thập và phân tích sai những thông tin này có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc thất thu thuế cho nhà nước. 1.2.3. Sự chấp hành của các doanh nghiệp Để thực hiện có hiệu quả quy trình thủ tục hải quan thì không thể thiếu đi sự phối hợp tốt giữa cán bộ hải quan và các doanh nghiệp.Sự chấp hành của các doanh nghiệp ảnh hưởng tới thời gian thực hiện thủ tục hải quan.Sự phối hợp tốt,cung cấp thông tin chính xác,cụ thể giúp cho quá trinh thu thập và xử lý thông tin của hải quan trở nên đơn giản và chính xác.Một dẫn chứng cụ thể đó là ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ,nếu người khai hải quan chuẩn bị hồ sơ 1 cách đầy đủ thì quá trình làm thủ tục sẽ diễn ra 1 cách nhanh chóng.Ngược lại,nếu khi khai báo hải quan mà người khai hải quan không chuẩn bị tốt các giấy tờ,chứng từ có liên quan dẫn đến thiếu sót thì sẽ gây cản trở cho quá trình khai báo,thậm chí,trong những trường hợp như vậy 1 số người khai hải quan còn lợi dụng các mối quan hệ quen biết nhằm nhờ vả cán bộ hải quan bỏ qua cho những thiếu sót của họ,gây khó khăn và rất mất thời gian cho cán bộ hải quan thực hiện nhiệm vụ.Hoặc khi khai báo về giá cả chủng loại hàng hóa,tinh thần tự giác và sự chính xác trong khai báo giúp cho hải quan thuận tiện hơn trong công tác xử lý số liệu tính thuế cũng như đỡ vất vả hơn trong việc kiểm tra thực tế hàng hóa.Nếu người khai tự giác khai báo chính xác số liệu về giá cả cũng như mặt hàng,chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu thì nhân viên hải quan sẽ không phải mất nhiều thời gian và công sức để kiểm tra đồng thời cũng dễ dàng hơn trong công tác tính thuế.Có những trường hợp người khai hải quan cố tình khai báo sai nhằm gian lận thuế,trốn thuế hoặc để xuất nhập khẩu những mặt hàng trái quy định.Đối với những trường hợp này thì phía hải quan sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian công sức nhân lực nhằm kiểm tra và xử lý và cũng không thể tránh khỏi những trường hợp bỏ sót,để lọt những sai phạm của doanh nghiệp dẫn đến hậu quả gây thiệt hại không nhỏ cho nhà nước. 1.2.4. Cơ sở vật chất làm việc Cơ sở vật chất làm việc có ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ cũng như sự chính xác trong thực hiên công việc.Mặt khác nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần làm việc của cán bộ. Trong công tác hải quan thì việc kiểm tra hàng hóa là 1 khâu phải thường xuyên thực hiện đông thời cung là khâu đòi hỏi đọ chính xác.Việc trang bị các dụng cụ đo đếm hiện đại giúp cho quá trình kiểm hóa diễn ra thuận tiện và chính xác,đông thời làm giảm chi phí trong kiểm tra cung như tối thiểu hóa chi phi khắc phục các sai sót trong kiểm hóa như chi phí kiểm tra lại,thất thu thuế do tính thiếu hàng hóa…Ngoài ra hệ thống kho bãi cũng ảnh hưởng tới quá trình kiểm tra hàng hóa. Đối với các công tác nghiệp vụ như mở tờ khai,tính thuế… thì việc trang bị hệ thống thông tin,máy vi tính,fax,máy in,cơ sở hạ tầng mạng…là không thể thiếu.Nó giúp đơn giản hóa các khâu,đồng thời nâng cao độ chính xác.Hệ thống mạng tốt giúp tạo điều kiện thu thập thông tin cũng như trao đổi thông tin lẫn nhau nhằm hoàn thành tốt các khâu nghiệp vụ Cuối cùng phải kể đến điều kiện văn phòng làm việc cũng như hệ thống công trình phúc lợi như nơi ăn uống nghỉ ngơi cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần và hiệu quả làm việc của cán bộ hải quan.Được làm việc trong 1 môi trường văn phòng rông rãi hiện đại chắc chắn sẽ đem lại tâm lý làm việc tốt hơn cho cán bộ hải quan.Bên cạnh đó,việc có 1 nơi ăn uống cũng như nghỉ trưa thuận tiện cũng giúp cho cán bộ nhân viên nghỉ ngơi tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn. 1.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hiện quy trình thủ tục hải quan 1.3.1.. Tổ chức đào tạo,bồi dưỡng,quản lý tổ chức cán bộ 1 cách hợp lý Xây dựng chương trình đề xuất các kế hoạch thực hiện các văn bản hướng dẫn của các ngành các cấp, của Bộ Tài Chính và của Tổng cục Hải quan.Tổ chức tham gia tập huấn những chuyên đề nghiệp vụ có liên quan đang đảm nhiệm cho cán bộ hải quan, tránh tụt hậu về kiến thức về trình độ. Tiêu c._.huẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức thừa hành theo từng loại công việc. Xác định vị trí và nhu cầu công tác cần tuyển dụng và sử dụng cán bộ đạt hiệu quả lâu dài. Bố trí sắp xếp công việc cho cán bộ theo ngành nghề chuyên môn được đào tạo bồi dưỡng kỹ năng chuyên đề công chức đang đảm nhiệm. Xây dựng quy định bắt buộc học tập ngoại ngữ tin học đối với cán bộ công chức theo từng vị trí công tác đảm nhiệm, đặc biệt là công chức được bố trí trực tiếp trong quy trình nghiệp vụ đối với công tác xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu hàng hoá. Tổ chức đào tạo lại cho cán bộ công chức đã học nghiệp vụ Hải quan, từ năm 1990 trở về trước để trang bị kiến thức mới theo chương trình đào tạo của Tổng Cục. Thực hiện việc quy hoạch và đào tạo theo quy hoạch nhằm tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức theo từng cấp lãnh đạo, từng ngạch, khắc phục sự hụt hẫng về trình độ và năng lực của cán bộ công chức. Tăng cường công tác đào tạo, giáo dục văn hóa, chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cho cán bộ công chức Hải quan, đảm bảo cho lực lượng Hải quan là lực lượng gác cửa kinh tế của đất nước thực sự trung thành, tận tuỵ, cần kiệm liêm chính, vì lợi ích kinh tế, chủ quyền và an ninh quốc gia Bên cạnh đó cần không ngừng quán triệt nghiêm túc mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.Thường xuyên chấn chỉnh tác phong làm việc của cán bộ hải quan, thể hiện sự văn minh giao tiếp giữa cán bộ hq với doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Công tác xây dựng mối đoàn kết nội bộ cũng thường xuyên được coi trọng, giữ gìn phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, gắn liền hoạt động tổ chức đoàn thể với công tác chuyên môn, tất cả đều nhằm mục đích thực hiện tốt nhiệm vụ của chung của toàn Cục. 1.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hải quan Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hải quan là 1 yêu cầu đòi hỏi cấp thiêt trong tình hình hiện nay khi mà Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng về mọi mặt,đặc biệt là kẻ từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Hoạt động Hải quan cần phải đảm bảo rất nhiều yêu cầu: vừa cần phải tạo thuận lợi cho thương mại, vừa phải bảo đảm sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại, góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách quốc gia từ thuế xuất nhập khẩu, góp phần bảo hộ và thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Kinh tế đất nước càng tham gia sâu vào quá trình hợp tác và cạnh tranh của nền kinh tế thế giới thì hoạt động của Hải quan càng phải phục vụ tốt hơn cho tiến trình đó.Và để đáp ứng được những yêu cầu trên thì không thể không đưa vào ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hải quan,nó vừa đem lại sự thuân lợi nhanh chóng vừa đem lại sự chính xác. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hải quan cũng không phải là vấn đề đơn giản 1 sớm 1 chiều đặc biệt là với tình hình mặt bằng công nghệ chung của các cơ quan nhà nước nói chung và của nghành hải quan nói riêng vẫn còn nhiều yếu kém như hiện nay .Để làm được điều này 1 mặt cần trang bị về hệ thống cơ sở vật chất máy móc hiện đại,tuy nhiên còn 1 vấn đề quan trọng hơn đó là trình độ và công nghệ thông tin của cán bộ hải quan cũng cần phải được nâng cao tới mức cần thiết Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hải quan đem lại rất nhiều lợi ích mà có thể kể đến đó là:nâng cao hiệu quả năng suất trong quá trình thực hiện các thủ tục hải quan như mở tờ khai,thông quan,nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát của hải quan,hiệu quả công tác thống kê số liệu hải quan cũng như đảm bảo khả năng thu thập và phân tích thông tin 1 cách chính xác Một ví dụ cụ thể về lợi ích mà công nghệ thông tin đem lại trong công tác hải quan như sau:Đối với công tác quản lý thông tin xuất nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm gia công - Hình thức doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu của nước ngoài, sản xuất theo yêu cầu đối tác, sau đó lại xuất khẩu ngược trở lại sản phẩm hoàn thiện. Đây là hình thức xuất khẩu đang được Nhà nước khuyến khích, song việc quản lý các hợp đồng gia công này lại rất phức tạp. Có thể hình dung ra công việc của các nhân viên Hải quan khi theo dõi một hoạt động xuất khẩu này như sau: Nhân viên Hải quan phải theo dõi hợp đồng kể từ ngày ký, đến khi nhập nguyên liệu. Sau khi doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thành phẩm từ các nguyên liệu đó hay còn gọi là thanh khoản hợp đồng. Hải quan phải đảm bảo hàm lượng nguyên liệu trong sản phẩm xuất khẩu phải tương đương lượng nguyên liệu nhập về. Thời gian nhập nguyên liệu đến khi thanh khoản có khi cách nhau 6 tháng, thậm chí 1 năm, nên rất dễ xảy ra các sai số. Việc theo dõi cũng rất khó khăn và tốn nhiều công sức của các nhân viên Hải quan. Sau khi áp dụng CNTT, thời gian thông quan thủ tục hàng hoá đã được rút ngắn rất nhiều so với cách làm thủ công trước đây. Tại thời điểm bất kỳ, Hải quan có thể biết được lượng nhập, lượng xuất của doanh nghiệp, và doanh nghiệp cũng có thể nắm được lượng nhập, lượng xuất của mình để tránh những sơ suất trong thực hiệp hợp đồng gia công. 1.3.3. Cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất Như đã đề cập đến ở trên cơ sở hạ tầng vật chất có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả năng suất và tinh thần làm việc của cán bộ hải quan,qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện công tác hải quan nói chung và hiệu quả trong thực hiện quy trình thủ tục hải quan nói riêng. Cơ sở hạ tầng vật chất có thể chia ra làm 2 mảng cơ bản:thứ nhất là hệ thống trang bị như máy tính,máy fax,thiết bị đo lường,kiểm tra,giám sát…và thứ 2 là hệ thống văn phòng,kho bãi,các công trình phúc lợi… Nếu như hệ thống trang bị hiện đại giúp tạo điều kiện thuận tiện trong quá trình thực hiên công tác hải quan,đem lại sự chính xác,nhanh chóng…phục vụ tich cực cho nghiệp vụ chuyên môn thì hệ thống công trình văn phòng,phúc lợi lại có tác động ở 1 khía cạnh khác.Được làm việc trong 1 môi trường rông rãi,thoải mái sẽ có tác dụng hỗ trợ nâng cao tinh thần làm việc của cán bộ.Ngoài ra,với đặc thù của nghành là thường xuyên phải kiểm tra các loại hàng hóa của doanh nghiệp đến làm thủ tục xuất nhập khẩu thì cũng cần phải có 1 hệ thống kho bãi đạt tiêu chuẩn.Một hệ thống kho bãi đạt chuẩn không chỉ tạo thuận lợi trong quá trình công tác của hải quan mà còn góp phần thu hút các doanh nghiệp đến làm thủ tục vì các doanh nghiệp cũng không muốn phải bỏ thêm chi phí vận chuyển đi lại mỗi lần kiểm tra giữa doanh nghiệp với chi cục do chi cục không có hệ thống kho bãi. Chương 2 Thực trạng tình hình thực hiện quy trình thủ tục hải quan đồi với hàng hoá xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh 2.1. Đôi nét giới thiệu về Chi cục Hải quan Bắc Ninh 2.1.1. Thông tin chung Tên đơn vị: Chi cục hải quan Bắc Ninh- Thuộc Cục Hải quan Tp Hà Nội Địa chỉ: Số 18-Lý Thái Tổ thị xã Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh Số điên thoại: 0241824462 Số fax: 0241824462 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Chi cục Hải quan Bắc Ninh được thành lập theo quyết định số 469/QĐ-TCCB ngày 10/7/1998 của Tổng cục trưởng tổng cục Hải quan Căn cứ Pháp lệnh Hải quan 20/2/1990 Căn cứ Nghị định 16/CP ngày 07/03/1994 của Chính phủ quy định về chức năng,nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Cứ theo công văn số 117/KTTH-CT ngày 14/2/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc đề nghị thành lập tổ chức Hải quan tại tỉnh Bắc Ninh. Xét nhu cầu công tác và đề nghị của các đồng chí Cục trưởng Cục Hải quan Tp. Hà Nội,Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo. Ban đầu khi thành lập Chi cục chỉ có 7 thanh viên,về cơ cấu tổ chức lúc đó chưa có Chi cụ trưởng,Chi cục phó hay phân thành các đội như hiện nay. Sau 3 năm hình thành và phát triển,chi cục đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác nghiệp vụ về thuế cũng như chống buôn lậu và các nhiệm vụ khác.Cho đến 26/12/2001 cấu tổ chức cán bộ lãnh đạo của Chi cục đã có những thay đổi,cụ thể theo quyết định số 588/HQHN-TCCB của Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hà Nội về bổ nhiệm các vị trí lãnh đậo của chi cục. Đến nay sau 10 năm phát triển chi cục đã có 32 thành viên trong đó có 1 Chi cục trưởng và 3 Chi cục phó trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý 3 đội công tác. Danh sách các khu công nghiệp khu chế xuất trên địa bàn: KCN Tiên Sơn KCN Quế Võ KCN Quế Võ II KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn KCN Yên Phong KCN Yên Phong II KCN Nam Sơn-Hạp Lĩnh KCN Lâm Bình KCN Gia Bình KCN Thuận Thành I KCN Thuận Thành II KCN Thuận Thành III KCN VSIP Bắc Ninh KCN Công Nghệ Cao Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của Chi cục Hải quan Bắc Ninh. Chức năng nhiệm vụ tổng quát Về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Hải quan Bắc Ninh được quy đinh cụ thể theo quyết định số 102/HQHN-TCCB ngày 1/04/2002 của Cục trưởng Cục Hải quan TP Hà Nội.Chi tiết như sau: Chi cục Hải quan Bắc Ninh là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội có chức năng giúp cục trưởng Cục Hải quan TP Hà Nội tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn hoạt động theo quy định của pháp luật Chi cục Hải quan Bắc Ninh có các nhiệm vụ Tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ và thủ tục Hải quan;chế độ kiểm tra,kiểm soát giám sát về Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;áp dụng các biện pháp để đảm bảo thu đúng thu đủ,nộp ngân sách kịp thời theo quy định của pháp luật Tổ chức thực hiện và đề xuất các biện pháp nghiệp vụ phát hiện, ngăn ngừa chống buôn lậu,chống gian lận thương mại;xử lý hành vi vi phạm hành chính,hải quan và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu được làm thủ tục hải quan trong phạm vi quyền hạn được giao Thống kê báo cáo định kỳ theo quy định.Đề xuất,kiến nghị kịp thời biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để cấp trên xem xét,chỉ đạo Thực hiện nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao Chi cục Hải quan Bắc Ninh có quyền hạn trách nhiệm Quyết định các biện pháp kiểm tra giám sát phù hợp với tượng đối tượng đảm bảo đúng nguyên tắc và chế độ quản lý về Hải quan Tuyên truyền phổ biến Luật Hải quan và chế độ chính sách có liên quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Bồi dưỡng,giáo dục đào tạo và đề xuất thực hiện việc bố trí sắp xếp,bổ nhiệm,khen thưởng,kỷ luật cán bộ,công chức trong đơn vị theo quyết định phân cấp quản lý cán bộ.Không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị,năng lực của cán bộ,công chức để hoàn thành các nhiệm vị được giao. Quản lý,sử dụng tài sản,phương tiện phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ đúng mục đích có hiệu quả và tiết kiệm Liên hệ phối hợp với các đơn vị thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội Đựơc sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định 2.1.4.4. Chi Cục Hải quan Bắc Ninh có các mối quan hệ công tác Chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Cục trưởng Cục Hải quan TP Hà Nội về việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao Với các đơn vị thuộc Cục Hải quan là mối quan hệ hợp tác trong phạm vi nhiệm vụ được giao Chấp hành chủ trương,đường lối của Đảng và các chính sách,pháp luật của nhà nước trên địa bàn địa phương quản lý Phối kết hợp với các đơn vị, sở, ban, ngành đoàn thể của tỉnh Bắc Ninh để hoàn thành nhiệm vụ được giao Cơ cấu tổ chức nhân sự tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh Để thực hiện các giai đoạn công tác nêu trên,Chi cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh đã có phương án sắp xếp nhân sự hợp lý,linh động,tùy thuộc tình hình công tác đồng thời dựa vào năng lực bản thân của mỗi cán bộ trong Chi cục mà bố trí công việc phù hợp Lãnh đạo chi cục Lãnh đạo Chi cục bao gồm các đồng chí có trình độ chuyên môn cao,được đào tạo bài bản,và có kinh nghiệm công tác lâu năm. Họ và tên Chức vụ Vị trí Ngô Văn Sử Chi cục trưởng Phụ trách chung đơn vị Trần Tô Linh Phó Chi cục trưởng Phụ trách công tác tin học thống kê,báo cáo,thu đòi nợ thuế,giải quyết vướng mắc.Trực tiếp phụ trách đội quan lý các KCN Đỗ Trọng Vinh Phó Chi cục trưởng Phụ trách công tác phúc tập,thanh khoản,kế toán,giá,tham vấn,xử phạt vi phạm hành chính,quản lý tài sản,văn thư lưu trữ.Trực tiếp phụ trách đội tổng hợp. Nguyễn Duy Kha Phó Chi cục trưởng Phụ trách công tác CBL,thanh tra,tự kiểm tra,công tác chống tham nhũng,thực hành tiết kiệm,cải tổ hành chính,xây dựng.Trực tiếp phụ trách đội nghiệp vụ. Bảng 2.1:Cơ cấu lãnh đạo Chi cục (Nguồn:Phòng tổng hợp Chi cục Hải quan Bắc Ninh) Các tổ đội và nhiệm vụ cụ thể Đội tổng hợp Đội tổng hợp có chức năng thực hiện công tác quản lý về mặt hành chính của đơn vị.Thực hiện các công việc cụ thể sau: Quản trị mạng,hệ thống máy tính Quản lý quỹ Công tác tổ chức và công tác cán bộ Công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật Công tác hành chính văn phòng STT Họ và tên Chức vụ Vị trí 1 Nguyễn Văn Chiến Đội trưởng Phụ trách công tác tổ chức cán bộ,thi đua khen thưởng,thanh khoản,quản lý tài sản,văn thư lưư trữ. 2 Phạm Ngọc Đức Phó đội trưởng Phụ trách công tác kế toán,CBL và xử lý vphc,tự kiểm tra 3 Nguyễn Hải Âu Phó đội trưởng Giúp việc đội trưởng,phụ trách trực tiếp phúc tập hồ sơ,khiếu nại tố cáo 4 Lương Tiến Dũng Quản trị mạng 5 Lê Thị Thùy Giang Kế toán thuế 6 Ngô Mạnh Hùng Phúc tập hồ sơ 7 Ngô Ngọc Toàn Thanh khoản hồ sơ 8 Đinh Cao Cường Văn thư lưu trữ,thủ quỹ 9 Vũ Thị Quỳnh Anh Kế toán thuế 10 Trịnh Bích Toàn Tạp vụ,văn thư,soạn thảo văn bản 11 Nguyễn Tiến Bình Lái xe Bảng 2.2:Cơ cấu nhân sự đội tổng hợp (Nguồn:Phòng tổng hợp Chi cục Hải quan Bắc Ninh) Đội nghiệp vụ Đội nghiệp vụ có chức năng thực hiện các nghiệp vụ thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.Cụ thể: - Tiếp nhận,kiểm tra hồ sơ - Tính thuế - Kiểm hóa STT Họ và tên Chức vụ Vị trí 1 Nguyễn Trung Đình Đội trưởng Phụ trách chung đội,công tác CBL,xử lý vi phạm hành chính 2 Cao Bá Điện Phó đội trưởng Giúp việc đội trưởng,phụ trách tiếp nhận kiểm tra hồ sơ,tính thuế 3 Vũ Tuấn Anh Phó đội trưởng Giúp việc đội trưởng,phụ trách kiểm hóa 4 Phạm Văn Thọ Kiểm tra hồ sơ,tính thuế 5 Đinh Thị Hạnh Tiếp nhận hồ sơ 6 Nguyễn Trung Trịnh Kiểm hóa,quản lý tem 7 Đinh Xuân Huân Viết biên lai lệ phí,trả tờ khai 8 Phạm Mạnh Hùng Kiểm hóa,theo dõi xử lý VPHC Bảng 2.3:Cơ cấu nhân sự đội nghiệp vụ (Nguồn:Phòng tổng hợp Chi cục Hải quan Bắc Ninh) Đội quản lý khu công nghiệp Nhiệm vụ cơ bản giống như đội nghiệp vụ nhưng chuyên trách quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 1 Trần Hùng Đội trưởng Phụ trách chung 2 Hoàng Việt Phó đội trưởng Giúp việc đội trưởng,phụ trách trực tiếp tiếp nhận hồ sơ 3 Đinh Mạnh Hùng Phó đội trưởng Giúp việc đội trưởng,phụ trách trực tiếp kiểm tra hồ sơ,tính thuế 4 Phạm Minh Đức Tiếp nhận hồ sơ 5 Vũ Công Lực Kiểm hóa,quản lý tem,giao hồ sơ 6 Trương Văn Thiệp Kiểm hóa,giám sát kho ngoại quan 7 Trần Văn Thắng Kiểm hóa,theo dõi xử lý VPHC Bảng 2.4:Cơ cấu nhân sự đội quản lý khu công nghiệp (Nguồn:Phòng tổng hợp Chi cục Hải quan Bắc Ninh) Công tác nghiệp vụ chính tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh Trong quá trình hoạt động thực hiện nhiêm vụ được giao chi cục Hải quan Bắc Ninh phải phối hợp rất nhiều hoạt động nghiệp vụ khác nhau.Có những hoạt động nghiệp vụ chính,bên cạnh đó cũng có những hoạt động đi kèm.Là 1 chi cục được xếp loại trung bình cả về quy mô tổ chức,số lượng cán bộ nhân viên và các hoạt động chính hầu như chỉ là thực hiện 2 quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa nên các công tác thường xuyên tại chi cục được chia làm 3 giai đoạn chính là: - Giai đoạn thực hiện công tác tiền kiểm - Giai đoạn thực hiện công tác hỗ trợ công tác tiền kiểm - Giai đoạn thực hiên công tác hậu kiểm Mỗi giai đoạn trên lại bao gồm rất nhiều hoạt động đi kèm,để thực hiện tốt mỗi giai đoạn ta phải hoàn thành tốt các công việc chính của mỗi giai đoạn. 2.2.1. Giai đoạn thực hiện công tác tiền kiểm Giai đoạn này gồm 3 hoạt động chính đó là Hoạt động mở tở khai:Đây là việc đầu tiên đối với bất kỳ 1 doanh nghiệp nào muốn làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.Người đến làm thủ tục cho doanh nghiệp phải có giấy ủy nhiệm của doanh nghiệp,sau đây gọi là người khai hải quan.Người khai hải quan có trách nhiệm đem theo đầy đủ giấy tờ,chứng từ theo quy định của hải quan,đồng thời khai báo đầy đủ các thông tin cần thiết về doanh nghiệp cũng như về hàng hóa vào tờ khai hải quan.Hiện nay việc khai báo này tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh được thực hiện đồng thời cả trên máy tính và trên giấy,Chi cục đã có 1 phòng riêng được trang bị đầy đủ máy tính và cài đặt phần mềm 1 cách hoàn chỉnh nhằm phục vụ cho doanh nghiệp đến khai báo được thuận tiện.Sau đó giữ liệu khai báo trên máy tính sẽ được truyền về cục hải quan TP.Hà Nội. Quy định cụ thể đối về quy trình thủ tục và các giấy tờ cần thiết của khâu này đã được nêu trong chương 1 Kiểm tra hàng hóa: Thực chất là hoạt động phân loại hàng hóa theo quy định của pháp luật.Đây là hoạt động quan trọng mang tính chất quyết định và có ảnh hưởng lớn tới kết quả của các công tác khác như công tác tính và thu thuế,công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại… Để đảm bảo tính khác quan,chính xác,tránh những tiêu cực,hoạt động kiểm tra hàng hóa luôn yêu cầu tối thiểu 2 cán bộ hải quan.Trong hoạt động này hải quan thực hiện kiểm tra hàng hóa cả về số lượng và chủng loại,thậm chí 1 số trường hợp cần kiểm định chất lượng của hàng hóa. Tính thuế:Việc tính thuế dựa trên cơ sở phân loại và áp mã hàng trong quá trình kiểm hóa và dựa vào biểu thuế ban hành của bộ Tài Chính Số thuế xuất /nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa xuất/nhập khẩu x Đơn giá tính thuế x Thuế suất Bảng 2.5:Công thức tính thuế -Nguồn:Bộ tài chính Giai đoạn thực hiện công tác tiền kiểm chiếm 1 khối lượng công việc khá lớn tại Chi cục.Công tác này yêu cầu đòi hỏi phải được thực hiện nhanh chóng chính xác đảm bảo giải phóng nhanh nhất hàng hóa của doanh nghiệp Giai đoạn thực hiên công tác hỗ trợ tiền kiểm Đây là giai đoạn hỗ trợ đóng vai trò nghiên cứu và cung cấp thông tin phục vụ cho giai đoạn thực hiện công tác tiền kiểm,bao gồm các hoạt động: Thu thập thông tin về doanh nghiệp,những thông tin như là tình hình hoạt động,mức độ chấp hành luật của doanh nghiệp,tình hình nộp thuế của doanh nghiệp.Ngoài ra còn thu thập thông tin về giá cả các mặt hàng,chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước đối với từng loại mặt hàng,hạn nghạch với từng loại mặt hàng ,nếu có. Công tác điều tra phòng chống buôn lậu:kết hợp với các lực lượng chức năng như công an,quản lý thị trường nhằm điều tra,phát hiện và xử lý các vụ vi phạm. 2.2.3. Giai đoạn thực hiện công tác hậu kiểm Công tác hậu kiểm bao gồm các công việc: Phúc tập hồ sơ: Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ chứng từ đã làm thủ tục.Xem xét xem phía doanh nghiệp có tuân thủ các quy định của pháp luật hay không,đồng thời xem xét phía hải quan đã thực hiện đúng thẩm quyền,trách nhiệm của mình hay chưa. Kiểm tra sau thông quan: công tác kiểm tra sau thông quan có tầm quan trọng đặc biệt để đảm bảo quản lý hải quan vừa tạo được thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa phải đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan và số thu cho ngân sách nhà nước. Thực hiện việc thẩm định tính chính xác đầy đủ trong nội dung các chứng từ đã xuất trình.Kiểm tra hàng hóa đã được thông quan,kiểm tra việc chấp hành các quy định về thuế của doanh nghiệp… 2.4. Thực trạng th ực hi ện quy tr ình th ủ t ục H ải quan đ ối v ới h àng ho á xu ất nh ập kh ẩu t ại Chi c ục H ải quan B ắc Ninh th ời gian qua 2.4.1. Tình hình tổng quát Năm 2007 Chi cục Hải quan Bắc ninh tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây(Nguồn:Phòng tổng hợp) Triển khai thực hiện Luật Hải qan sửa đổi, bổ sung; Luật thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu sửa đổi và các văn bản hướng dẫn nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2007 Thực Hiện chỉ tiêu thuế được giao năm 2007: 113 tỷ đồng, chỉ tiêu phấn đấu là 120 tỷ đồng. Tăng cường công tác đôn đốc thu đòi nợ thuế. Tiếp tục triển khai thực hiện quyết định 517/2004/TCHQ-TCCB ngày 17/06/2004 và Công văn số 523/TCHQ-TCCB ngày 13/02/2006 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan về việc áp dụng một số giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong cán bộ, công chức Hải quan. Triển khai thực hiện Kế hoạch 1984/HQHN-VP ngày 6/10/2006 của Cục trưởng cục Hải quan Tp Hà Nội về việc thực hiện Chỉ thị 32.2006/CT-TTg ngày 07/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương và hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Thực hiên nghiêm túc công tác điều động luân chuyển các bộ công chức năm 2006 theo công văn số 566/HQHN-TCCB ngày 22/03/2006 và công văn số 1878/HQHN-TCCB ngày 21/09/2006. Tập trung cho công tác xây dựng trụ sở đơn vị. Tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý nhà nước về hải quan. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Chi cục Hải quan Bắc Ninh có những khó khăn và thuận lợi như sau: Khó khăn: Cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp, chưa theo kịp với tình hình biến động xã hội. Hàng hóa tiêu dung nhập kinh doanh không được chuyển cửa khẩu nên dẫn tới không hoàn thành chỉ tiêu thu thuế năm 2007. Kinh phí cho công tác còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thực tế của đơn vị. Chi cục Hải quan Bắc Ninh chưa có trụ sơ làm việc vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nghành Hải quan khi triển khai thực hiện Luật hải quan mới sửa đổi, bổ sung. Trình độ, năng lực cán bộ. công chức còn một số hạn chế nên đôi khi chưa khai thác một cách có hiệu quả công nghệ tinh học trong việc quản lý nhà nước về Hải quan. Thuận lợi: Đơn bị luôn luôn nhận đựơc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy Cục, Lãnh đạo Cục và các Phòng, Ban chức năng trong Cục, cũng như sự lãnh đạo của Tỉnh ủy. HĐND, UBND tỉnh và sự ủng hộ tạo điều kện của các Sở, ban ngành chức năng trong Tỉnh. Cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, sẵn sang nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 2.4.2. S ố li ệu v ề t ình h ình th ực hi ện th ủ t ục đ ối v ới h àng ho á xu ất nh ập kh ẩu làm thủ tục tại Chi cục qua các năm Về công tác tiếp nhận tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu: - Đây là khâu nghiệp vụ đầu tiên để thực hiện thủ tục hải quan đối với việc quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu. Trên cơ sở chủ hàng tự khai báo về hàng hoá xuất nhập khẩu, nộp và xuất trình các chứng từ theo quy định cho cơ quan hải quan, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ rồi sẽ phân luồng theo tiêu chí sau: + “Luồng xanh” là luồng dành cho hàng hóa xuất nhập khẩu có thuế suất bằng 0; đối với loại hàng này thì sẽ được giải quyết nhanh chóng. + “Luồng vàng” là luồng dành cho lô hàng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc lô hàng có hồ sơ có vướng mắc về thủ tục giấy tờ. + “Luồng đỏ” là luồng dành cho hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện. Đối với loại hàng này đòi hỏi phải kiểm tra kỹ và giám sát chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và đăng ký tờ khai đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn nhất định như về ngoại thương, ngoại ngữ, tin học... cũng như phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, xử lý, giải quyết công việc chính xác và hiệu quả. Với phương châm tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm tối đa các khâu thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian thông quan cho một lô hàng mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ, góp phần tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại đầu tư. Chi cục Hải quan Bắc Ninh đã chỉ đạo các Phòng Nghiệp vụ chức năng thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình để hướng dẫn giải quyết, xử lý kịp thời những vướng mắc về thủ tục Hải quan phát sinh, thiết lập và công khai số điện thoại đường dây nóng, danh sách Tổ giải quyết vướng mắc tại các cấp Cục và cấp Chi cục, cải cách chế độ quản lý, cơ chế điều hành hàng hoá xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến làm thủ tục Hải quan. Năm 2006 , Chi cục đã làm thủ tục xuất nhập khẩu cho 11.177 bộ tờ khai hàng hoá XNK trong đó bao gồm 3.526 bộ tờ khai xuất khẩu và 7.651 bộ tờ khai nhập khẩu với tổng kim ngạch XNK đạt: 427.737.413 USD Năm 2007 Chi cục làm thủ tục xuất nhập khẩu cho 23.274 trong đó gồm 7886 bộ tờ khai xuất và 15388 bộ tờ khai nhập với tổng trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ước tính 1.129.372.554 kg Gi á tr ị h àng ho á l àm th ủ t ục xu ất nh ập kh ẩu qua Chi c ục Chi cục Hải quan Bắc Ninh hoạt động trên một địa bàn có rất nhiều các khu công nghiệp nên về chủng loại các mặt hàng làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục là hết sức phong phú và đa dạng.Về giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm cũng khá lớn.Trong số rất nhiều các mặt hàng phải kể đến 2 loại mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất thườn xuyên xuất nhập khẩu qua Chi cục đó là mặt hàng dệt may và hàng điện tử,ngoài ra còn có các loại khác như máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tại các nhà máy công nghiệp,nông sản,giấy,đồ gia dụng… Năm 2004 2005 2006 2007 Tổng giá trị XNK 111,134,165 275.103.983 427.737.413 1.129.372.554 XK 46,142,088 125.235.461 220.058.055 691.136.987 NK 64,992,077 149.868.522 207.679.398 438.235.567 Bảng 2.6:Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục qua các năm(USD) (Nguồn:Phòng tổng hợp Chi cục Hải quan Bắc Ninh) Trong đó năm 2007 nhập khẩu chủ yếu là các loại máy móc phục vụ sản xuất do các khu công nghiệp trên địa bàn có các nhà máy đi vào hoạt động ngày càng nhiều,kế đến là các măt hàng điên tử như điều hòa nhiệt độ,tivi,tủ lạnh…Còn xuất khẩu nhiều bao gồm hàng dệt may chiếm 34,2% tổng giá trị xuất khẩu.Với tình hình hàng hóa xuất nhập khẩu qua Chi cục tăng mạnh so với năm 2006,năm 2007 số thuế mà Chi cục Hải quan Bắc Ninh thu được cũng tăng đáng kể. C ông t ác t ính v à thu thu ế Năm 2006, chỉ tiêu thu nộp ngân sách Chính phủ giao cho Chi cục hải quan tỉnh Bắc Ninh là 105 tỷ VNĐ,. Tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2006, Chi cục hải quan tỉnh Bắc Ninh đã thu được: Tổng: 85,12 tỷ VNĐ,cụ thể: Thuế XNK : 26,86 tỷ VNĐ Thuế Giá trị gia tăng: 40,2 tỷ VNĐ Thuế TTĐB: 12,42 tỷ VNĐ Thu khác: 3,762 tỷ VNĐ Năm 2007, chỉ tiêu thu nộp ngân sách Chính phủ giao cho Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn là 113 tỷ VNĐ, chỉ tiêu phấn đấu thu năm 2007 của đơn vị là 120 tỷ VNĐ. Xác định nhiệm vụ thu ngân sách năm 2007 là hết sức nặng nề, nên ngay từ những ngày đầu năm Chi cục hải quan tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm thu đúng, thu đủ cho NSNN đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế như: thành lập các đoàn kiểm tra công tác nghiệp vụ để hướng dẫn và kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong công tác nghiệp vụ. Tổ chức Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp để đối thoại trực tiếp và kịp thời giải quyết những vướng mắc từ phía doanh nghiệp; Tổ đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế tăng cường công tác tổ chức thu hồi nợ thuế…Tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 Chi cục hải quan tỉnh Bắc Ninh đã thu được 118,288 tỷ VNĐ. Cụ thể như sau: Thuế XNK: 96 tỷ VNĐ Thuế Giá trị gia tăng: 62,39 tỷ VNĐ Thuế Tiêu thụ đặc biệt: 11,1 tỷ VNĐ Thu khác: 0,136 tỷ VNĐ Tình hình thu thuế nộp ngân sách có thể tổng kết qua bảng sau: Kết quả 2004 2005 2006 2007 Thu khác 766.076.590 21.638.282 6.098.976.830 136.895.609 Thuế XK 5.707.705 16645600 51.243.020 50.123.400 Thuế NK 40.585.333.505 6136245804 26.350.231.300 45.895.000 Thuế VAT 27.110.700.247 20710541825 40.205.320.010 62.390.575.804 Thuế TTĐB 588.5138.805 1188638441 12.420.020.500 11.101.088.861 Tổng 74.352.956.85 83.328.712.952 85.125.790.000 118.288.607.055 Bảng 2.7:Thu thuế tại Chi cục hải quan Bắc Ninh qua các năm(VND) (Nguồn:Phòng tổng hợp Chi cục Hải quan Bắc Ninh) Trong đó thu khác bao gồm phạt chậm nộp thuế và lệ phí hải quan Dựa trên số liệu về tình hình thực hiện thuế qua các năm và chỉ tiêu mà cấp trên giao cho,có thể tổng kết như sau Năm 2004 chỉ tiêu 60 tỷ ,thực hiện 74,35 tỷ đạt 123,9% Năm 2005 chỉ tiêu 75 tỷ,thực hiện 83,33 tỷ đạt 111.1% Năm 2006 chỉ tiêu 113 tỷ,thực hiện 85.12 tỷ đạt 75.3% Năm 2007 chỉ tiêu 113 tỷ,thực hiện 118.23 tỷ đạt 104,63% Có thể thấy ngoại trừ năm 2006 còn lại 3 trên 4 năm gần đây Chi cục đều hoàn thành suất xắc và vượt chỉ tiêu được giao.Năm 2006 xảy ra tình trạng như vậy là do: Giảm nhập khẩu 1 số mặt hàng có thuế xuất cao:linh kiện ôtô,xe máy Hàng kinh doanh có thuế và hàng tiêu dung nộp thuế ngay không được phép chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu về các đơn vị hải quan ngoài cửa khẩu Tại KCN Quế Võ số doanh nghiệp tăng nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp chế biến hoặc,gia công. Kết quả công tác đôn đốc thu đòi nợ thuế và thanh khoản thuế tạm thu Số liệu năm 2007 Về thanh khoản thuế tạm thu: Hàng gia công:154 hợp đồng Hàng sản xuất xuất khẩu:xét không thu 20.741.058.041 đồng,xét hoàn thuế 799.035.762 đồng Hàng của các doanh nghiệp chế xuất:5137 bộ tờ khai nhập,1432 bộ tờ khai xuất. Về công tác thu đòi nợ thuế:Số thuế thu đòi được từ 1/1/2007 đến 15/10/2007:4.019.271.918 đồng. Công tác đấu tranh chống buôn lậu,gian lận thương mại,công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan Kết quả Số vụ vi phạm 2006 2007 Số vụ Số tiền (VND) Số vụ Số tiền (VND) Phạt vi phạm hành chính vì chậm làm thủ tục hải quan 06 1.950.000 06 2.300.000 Vi phạm quy định vê hải quan đối với hàng hóa gia công với nước ngoài 04 13.000.000 07 23.000.000 Vi phạm quy định về kho ngoại quan,kho bảo thuế 0 0 01 3.000.000 Vi phạm quy định về kiểm tra HQ 02 12.000.000 08 34.500.000 Bảng 2.8:Tình hình đấu tranh chống gian lận thương mại (Nguồn:Phòng tổng hợp Chi cục Hải quan Bắc Ninh) 2.4.3. Những thành tựu đạt được trong thời gian qua Thực hiên cơ chế thông thoáng tạo điều kiện tốt nhất cá nhân,tổ chức đến làm thủ tục Hiện nay tình hình những nhiễu phiền hà trong thủ tục là 1 trong những vấn đề nhức nhối không chỉ trong nghành hải quan mà còn là tình hình chung của các cơ quan nhà nước.Để giải quyết vấn đề này,Chi cục hải quan Bắc Ninh thời gian qua đã phấn đấu đưa vào thực hiện và thực hiện thành công “cơ chế 1 cửa” trong xử lý hồ sơ của doanh nghiệp Sơ đồ cơ chế 1 cửa tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh Tổ chức cá nhân Đội tổng hợp,bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính Các bộ phận chức năng Lãnh đạo Chi cục (1) (2) (3) (5) (4) (6) Chú thích 1-Nộp hồ sơ 2-Chuyển bộ phận chức năng iải._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11579.doc
Tài liệu liên quan