Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của Công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA)

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế nước ta – một nền kinh tế nhỏ - đang có nhiều biến chuyển to lớn. Từ nền kinh tế quan liêu bao cấp, trì trệ bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, đến hôm nay, sau những năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được hình thành, nền kinh tế có những bước tiến vững vàng, tạo đà cho thế kỷ phát triển mới của đất nước. Theo sự phát triển đó, các t

doc140 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của Công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông tin kế toán cũng ngày càng được mở rộng, đa dạng, phức tạp và chứa đựng không ít rủi ro. Để cho hoạt động kinh tế có hiệu quả, yêu cầu đặt ra là thông tin kế toán phải trung thực, hợp lý. Muốn vậy các thông tin này phải được thẩm định qua hoạt động kiểm toán. Ở nước ta, hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng tuy mới ra đời, nhưng đã và đang khẳng định vai trò của mình. Kiểm toán đã trở thành một hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành, là trọng tài đo lường uy tín hoạt động của các doanh nghiệp. Thông qua hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng, các thông tin kế toán trở nên minh bạch, tạo sự tin tưởng trong kinh doanh cũng như tạo ra một môi trương kinh doanh tin cậy, lành mạnh và có hiệu quả. Tài sản cố định là một tài sản không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Nó là một bộ phận quan trọng của BCTC, chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó khoản mục này cũng chứa đựng nhiểu rủi ro kiểm toán. Mỗi sai sót đối với TSCĐ có thể gây ra những ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của doanh nghiệp. Vì vậy mà việc đưa ra kết luận kiểm toán về TSCĐ có ảnh hưởng lớn đến kết luận kiểm toán BCTC. Nhận thức được điều này nên trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA), em đã lựa chọn đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA). Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu quy trình kiểm toán TSCĐ trong hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán AVA, trước hết giúp em được thực hành phần lý thuyết đã học về quy trình kiểm toán TSCĐ tại Học Viện Tài Chính , sau nữa giúp em được trực tiếp quan sát, học hỏi cách thức tiến hành kiểm toán TSCĐ do công ty AVA thực hiện. Từ đó phát hiện ra các sai phạm chủ yếu thường gặp trong kiểm toán TSCĐ, học hỏi và rút ra bài học cho bản thân về cách tư vấn cho khách hàng hoàn thiện quy trình quản lý TSCĐ sao cho có hiệu quả cũng như kế toán TSCĐ sao cho phù hợp với các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành. Nội dung đề tài luận văn : Nội dung bài luận văn được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC Chương 2: Thực trạng kiểm toán TSCĐ do công ty TNHH Tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) thực hiện. Chương 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam Em hoàn thành được đề tài này là nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: Thạc sỹ Phạm Tiến Hưng, các thầy cô giáo trong khoa, cùng ban giám đốc, các anh chị phòng NV3 trong công ty kiểm toán AVA . Qua đây em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Phạm Tiến Hưng, các thầy cô trong khoa cùng toàn thể công ty kiểm toán AVA. Do năng lực bản thân còn hạn chế cũng như kinh nghiệm bản thân còn ít nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô quan tâm, góp ý để em hoàn thiện đề tài này. Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Khái quát chung về TSCĐ và ảnh hưởng đặc điểm TSCĐ đến kiểm toán BCTC 1.1.1. Khái quát chung về TSCĐ 1.1.1.1 Khái niệm TSCĐ TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong chu kỳ sản xuất. - Theo chuẩn mực Kế Toán Việt Nam số 03 (Ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). TSCĐ HỮU HÌNH là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ hữu hình. Cụ thể các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Thời gian sử dụng trên một năm. - Có đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. Hiện nay theo thông tư mới nhất của Bộ Tài Chính – Thông tư Số 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 quy định tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình phải có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên ( thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 ). Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. - Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TSCĐ VÔ HÌNH là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh,cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận Tài sản cố định vô hình. - Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trởng Bộ Tài chính). TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH là sự thoả thuận giữa hai bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoản thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hay nhiều lần. 1.1.1.2 Đặc điểm TSCĐ : TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh, các NV phát sinh ít. Khoản mục TSCĐ là một khoản mục chiếm tỷ trọng đáng kể trên bảng cân đối kế toán. TSCĐ là cơ sở vật chất của đơn vị. Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật vào hoạt động của đơn vị. TSCĐ là một trong các yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động, từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm dịch vụ. TSCĐ là những tài sản sử dụng cho mục đích sản suất kinh doanh chứ không phải để bán và trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần. Giá trị của chúng được chuyển dần vào giá trị sản phẩm và sẽ được thu hồi sau khi bán hàng hoá, dịch vụ. Do đó các doanh nghiệp đều phải thực hiện trích khấu hao. Đối với TSCĐ, giá trị TSCĐ vô hình và việc phân biệt tài sản thuê tài chính với tài sản thuê hoạt động thường khó xác định. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý công suất để phát triển sản xuất, phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. 1.1.1.3 Phân loại TSCĐ : Căn cứ vào mục đích sử dụng của TSCĐ, doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản cố định theo các chỉ tiêu sau: 1. Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh : là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. a. Đối với TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau: Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà. Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ. Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải. Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt. Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò… Loại 6: Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật. b. TSCĐ vô hình: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống. 2. TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Các TSCĐ này cũng được phân loại theo quy định tại điểm 1 nêu trên. 3. TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loại chi tiết hơn các tài sản cố định của doanh nghiệp trong từng nhóm cho phù hợp. 1.1.1.4 Công tác quản lý Tài sản cố định Theo Thông tư Số 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành vào ngày 20 tháng 10 năm 2009 : 1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. 2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: Nguyên giá tài sản cố định: Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Hao mòn TSCĐ: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Khấu hao lũy kế của TSCĐ: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo. Giá trị còn lại của TSCĐ: là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình: a. TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). b. TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi. c. TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất). d. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng: Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng. đ. TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp. e. TSCĐ hữu hình được cấp; được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử… g. Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình: a. Tài sản cố định vô hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm). b. TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi. c. TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng.  Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định. d. TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính. Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. đ. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất: - Trường hợp doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất: nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được giao được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. - Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình. Cụ thể: + Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thì được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất. + Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm. e. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. g. Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm: Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. * Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau: a. Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp: - Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn. - Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. b. Đầu tư nâng cấp TSCĐ. c. Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình. Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ: a. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây: - TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất. - TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính). - TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. - TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng). - TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao. - TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. - TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất. b. TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. c. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. d. Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng. e. Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyết định nhưng phải đăng ký với cơ quan thuế trước khi thực hiện. g. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: a. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp: phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm được Phương pháp khấu hao đường thẳng: Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: - Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng); - Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: - Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm; - Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định; - Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế. b. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao. Trường hợp việc lựa chọn của doanh nghiệp không trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế trực tiếp quản lý nhận được đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp (tính theo dấu bưu điện), cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để thay đổi phương pháp khấu hao cho phù hợp. c. Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc khi có thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ và thay đổi về cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp đối với TSCĐ cần thay đổi phương pháp khấu hao và mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi phương pháp trích khấu hao tối đa không quá hai lần trong quá trình sử dụng và phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành. 4. Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường. 1.1.1.5 Tổ chức công tác kế toán Tài sản cố định. a. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán Tài sản cố định bao gồm: - Hợp đồng mua Tài sản cố định. - Hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán. - Biên bản bàn giao Tài sản cố định. - Biên bản thanh lý Tài sản cố định. - Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành. - Biên bản đánh giá lại Tài sản cố định. - Biên bản kiểm kê Tài sản cố định. - Biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng mua tài sản. - Bảng tính và phân bổ khấu hao Tài sản cố định. Để theo dõi kịp thời và đầy đủ các thông tin về TSCĐ, các doanh nghiệp thường sử dụng hệ thống sổ sách như: - Thẻ TSCĐ. - Sổ chi tiết TSCĐ theo từng bộ phận sử dụng và theo loại TSCĐ. - Sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, 214. b. Hệ thống tài khoản kế toán Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, để hạch toán TSCĐ được sử dụng các TK sau: TK 211: “Tài sản cố định hữu hình” TK chi tiết cấp 1: 2111: Nhà cửa,vật kiến trúc. 2112: Máy móc thiết bị. 2113: Phương tiện vận tải, truyền thống. 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý. 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. 2118: TSCĐ khác. TK212: “Tài sản cố định thuê tài chính” TK 213: Tài sản cố định vô hình” TK chi tiết cấp 1: 2131: Quyền sử dụng đất. 2132: Quyền phát hành. 2133: Bản quyền, bằng phát minh sáng chế. 2134: Nhãn hiệu hàng hoá. 2135: Phần mềm máy vi tính. 2136: Giấy phép và giấy nhượng quyền. 2138: TSCĐ vô hình khác. TK214: “Khấu hao TSCĐ” TK chi tiết cấp 1: 2141: Khấu hao TSCĐ hữu hình. 2142: Khấu hao TSCĐ vô hình. 2143: Khấu hao TSCĐ thuê tài chính. 1.1.2. Những ảnh hưởng của đặc điểm TSCĐ đến kiểm toán BCTC TSCĐ là một trong các bộ phận tài sản quan trọng của doanh nghiệp, là tư liệu sản xuất không thể thiếu, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Trong mọi trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình trạng trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Điều này khiến cho khoản mục TSCĐ trở thành một khoản mục quan trọng khi tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính. Với đặc điểm nổi bật của tài sản cố định là thường có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nên mỗi sai sót đối với TSCĐ đều có thể gây ra ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, giá trị TSCĐ bị hao mòn dần và được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm. Doanh nghiệp phải tính hao mòn này vào chi phí SXKD. Muốn vậy doanh nghiệ._.p phải thực hiện trích khấu hao. Việc trích khấu hao theo một chính sánh hợp lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin liên quan đến TSCĐ. Với mỗi sai sót trong việc trích khấu hao đều có thể gây ra những sai phạm không chỉ đối với khoản mục TSCĐ trên BCTC mà còn ảnh hưởng đến các khoản mục liên quan như chi phí, lợi nhuận... Mặt khác trong quá trình sử dụng, TSCĐ được mua sắm thêm hay thanh lý, nhượng bán, nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng... tất cả các hoạt động này đều có thể ảnh hưởng đến các thông tin có liên quan đến TSCĐ trên BCTC, đó là các thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn, các khoản chi phí liên quan đến TSCĐ như chi phí khấu hao từ đó tác động đến các chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như việc không phân biệt đúng chi phí sửa chữa được ghi tăng nguyên giá TSCĐ với chi phí sửa chữa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cũng dẫn đến những sai lệch trong khoản mục TSCĐ, cũng như khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh... Đối với TSCĐ vô hình, do giá trị khó xác định nên DN có thể vô tình hay chủ ý gây ra các sai phạm đối với TSCĐ vô hình. Chẳng hạn như xác định quyền sử dụng đất, giá trị bằng phát minh sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học... thường có những sai sót hoặc gian lận khiến KTV phải chú ý khi tiến hành kiểm toán. Đối với TS thuê tài chính, việc dễ nhầm lẫn với TS thuê hoạt động nên để phản ánh trung thực, khách quan thông tin tài chính về khoản mục TSCĐ, KTV phải chú ý đến việc phân biệt đâu là TS thuê TC với thuê hoạt động của đơn vị được kiểm toán. TSCĐ còn có một đặc điểm ảnh hưởng đến công việc kiểm toán là thời gian sử dụng lâu dài, số NV phát sinh ít cùng với các đặc điểm đã nêu trên, khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV đều thực hiện kiểm toán 100% nghiệp vụ phát sinh, nhằm hạn chế rủi ro kiểm toán và đưa ra được kết luận chính xác về khoản mục TSCĐ. Kiểm toán TSCĐ là việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực trạng tài sản cũng như tình hình tăng giảm trong kỳ của đơn vị. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kiểm toán TSCĐ không chỉ phát hiện các sai sót trong nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSCĐ. 1.2. Lý luận chung về kiểm toán TSCĐ 1.2.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán 1.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán : Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200: “Mục tiêu Kiểm toán BCTC là giúp cho Kiểm toán viên và Công ty Kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?” Để phù hợp với mục tiêu chung ấy, mục tiêu kiểm toán TSCĐ là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính liên quan đến TSCĐ, khi đó các thông tin này phải thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu: sự phát sinh, đánh giá, tính toán, đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ đối với các nghiệp vụ TSCĐ và sự hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, đánh giá, tính toán, đầy đủ, đúng đắn, cộng dồn và công bố đối với số dư TSCĐ. Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác. 1.2.1.2 Căn cứ kiểm toán : Để có thể tiến hành kiểm toán và đưa ra nhận xét chính xác về các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trình bày trên BCTC, KTV có thể dưạ vào các thông tin, tài liệu sau : - Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản lý, sử dụng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ: như hợp đồng mua bán, sửa chữa, quyết định đầu tư… - Các tài liệu và căn cứ pháp lý cho việc tăng, giảm sữa chữa TSCĐ. - Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ như hóa đơn, chứng từ vận chuyển, sửa chữa, phiếu chi, giấy báo nợ… - Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có liên quan : như sổ chi tiết, sổ cái, sổ tổng hợp TSCĐ và các tài khoản có liên quan. - Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết có liên quan như báo cáo tăng giảm TSCĐ, báo cáo sửa chữa, báo cáo thanh lý… 1.2.2 Quy trình và phương pháp kiểm toán 1.2.2.1 Quy trình kiểm toán a. Lập kế hoạch kiểm toán Để đảm bảo cho cuộc kiểm toán có hiệu quả, kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán nhằm giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, giúp giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý và để tránh những bất đồng với khách hàng. Các công việc chính trong giai đoạn này bao gồm : Tìm hiểu khách hàng và đánh giá rủi ro : Tìm hiểu khách hàng : Việc tìm hiểu khách hàng sẽ quan tâm đến tình hình chung của nền kinh tế, môi trường lĩnh vực hoạt động, bộ máy quản lý, tình hình kinh doanh,các bên liên quan, nghĩa vụ pháp lý của đơn vị được kiểm toán. Để có được các thông tin này KTV có thể dựa vào kinh nghiệm bản thân, tìm hiểu tài liệu, internet, trao đổi với ban giám đốc, nhân viên đơn vị được kiểm toán hoặc tìm hiểu qua đồng nghiệp, khảo sát thực tế… Đánh giá trọng yếu và rủi ro - Đánh giá trọng yếu: Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320: “Trọng yếu là khái niệm chỉ tầm cỡ (quy mô) và bản chất của các sai phạm (kể cả bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ, hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kêt luận sai lầm. Thông thường các công ty kiểm toán đã xây dựng một khung trọng yếu nhất định cho khoản muc TSCĐ, khi đó KTV sẽ kết hợp với việc sử dụng các biện pháp kiểm toán (cân đối, đối chiếu, quan sát...) đánh giá mức độ sai sót thực tế của tài sản cố định rồi so sánh với mức độ sai sót có thể chấp nhận được của tài sản cố đinh đã xác đinh trước đó và đưa ra ý kiến chấp nhận, ngoại trừ, bác bỏ, hay từ chối đưa ra ý kiến. Đánh giá rủi ro : Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400: “Rủi ro Kiểm toán (AR) là rủi ro KTV và Công ty Kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được Kiểm toán còn những sai sót trọng yếu”. Việc đánh giá rủi ro Kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR) căn cứ vào mối quan hệ được phản ánh trong mô hình sau: DR= AR/IR*CR Trong đó: AR là rủi ro Kiểm toán. IR là rủi ro tiểm tàng. CR là rủi ro phát hiện. DR là rủi ro kiểm soát Khi đánh giá về rủi ro kiểm toán cần phải hiểu được những sai sót thường xảy ra trong từng phần hành kiểm toán. Trong phần hành TSCĐ, các sai sót có thể xảy ra thường liên quan tới các sai sót tiềm tàng, cụ thể như sau: Rủi ro liên quan đến nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ có thể bị phản ánh sai lệch thực tế. Đối với trường hợp tăng TSCĐ, nguyên giá ghi trên sổ thường cao hơn thực tế. Đối với trường hợp giảm TSCĐ, nguyên giá thường ghi thấp hơn thực tế. Rủi ro liên quan đến khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ có thể sai về cáh tính và phân bổ, do phương pháp tính khấu hao của đơn vị không phù hợp với các quy định hiện hành và không phù hợp với cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của từng TSCĐ. Rủi ro liên quan đến sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: nhiều nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ có thể bị hiểu lầm về bản chất là nâng cấp TSCĐ và ngược lại. Do vậy, có thể dẫn tới các sai sót không ghi tăng nguyên giá TSCĐ đối với trường hợp nâng cấp TSCĐ do đơn vị hạch toán vào chi phí sửa chữa TSCĐ. Rủi ro về hoạt động cho thuê và đi thuê TSCĐ: nhiều nghiệp vụ đi thuê TSCĐ có thể không được phân loại theo đúng hình thức thuê tài sản, Tài sản thuê hoạt động có thể bị phân loại thành Thuê tài chính. Đối với tài sản thuê hoạt động, đơn vị cho thuê có thế hạch toán không đúng doanh thu cho thuê tài sản. Xây dựng kế hoạch kiểm toán : Theo chuẩn mực kiểm toán số 300, kế hoạch kiểm toán gồm ba (3) bộ phận: - Kế hoạch chiến lược - Kế hoạch kiểm toán tổng thể - Chương trình kiểm toán Tuy nhiên với kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV không phải thực hiện lập kế hoạch chiến lược. Ngoài ra KTV còn phải thảo luận với khách hàng và hoàn chỉnh kế hoạch kiểm toán. Lập kế hoạnh kiểm toán tổng thể : Trong chuẩn mực kiểm toán số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán, có nêu “Kế hoạch kiểm toán tổng thể là toàn bộ những dự kiến chi tiết cụ thể về nội dung, phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho một cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tùy theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do kiểm toán viên sử dụng” KTV sẽ tìm hiểu một số thông tin liên quan đến khoản mục TSCĐ như sau: - Thông tin cơ bản về đơn vị được kiểm toán: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Kế toán trưởng; sự thay đổi nhân sự chủ chốt nếu có... - Các chính sách kế toán mà đơn vị khách hàng sử dụng trong hạch toán TSCĐ Việc tổ chức bộ máy quản lý, theo dõi và hạch toán TSCĐ Đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát liên quan đến khoản mục TSCĐ Xác định mức độ trọng yếu cho khoản mục TSCĐ Xác định các nghiệp vụ, quy trình phức tạp, những trọng tâm cần đi sâu kiểm toán Từ kết quả phân tích, đánh giá và xét đoán nói trên, KTV sẽ hoạch định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán đối với các thông tin về khoản mục TSCĐ cũng như các thông tin khác được phản ánh trên BCTC của khách hàng. Kế hoạch kiểm toán tổng thể cũng là cơ sở để soạn thảo chương trình kiểm toán cụ thể cho từng tài khoản, từng thông tin Lập chương trình kiểm toán : Chương trình kiểm toán cũng được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể. Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ thường bao gồm: mục tiêu kiểm toán cụ thể của khoản mục TSCĐ, các thủ tục kiểm toán cần áp dụng, kỹ thuật kiểm toán cụ thể, phạm vi và thời gian thực hiện, việc tham chiếu với các thông tin có liên quan đến khoản mục, những bằng chứng cần thu thập… Trong quá trình thực hiện, chương trình kiểm toán có thể thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp hoặc những tình huống chưa phát hiện được trước đó Thảo luận với khách hàng và hoàn chỉnh kế hoạch kiểm toán KTV và công ty kiểm toán có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán. Để đưa ra kế hoạch kiểm toán cuối cùng, KTV cần trao đổi, thảo luận với KTV nội bộ, ban giám đốc, nhân viên đơn vị được kiểm toán về những vấn đề liên quan đến kế hoạch, thủ tục kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả công việc kiểm toán, tăng hiệu quả phối hợp công việc với các nhân viên của đơn vị được kiểm toán. Cũng thông qua sự trao đổi trên mà KTV phát hiện, có thêm được những bằng chứng để đánh giá sự nhiệt tình và trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán. b. Thực hiện kế hoạch kiểm toán Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ : Chuẩn mực kiểm toán số 400 định nghĩa : “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”. Kiểm soát nội bộ trong hệ thống kế toán nhằm đảm bảo: - Nghiệp vụ TCSĐ được thực hiện sau khi đã có sự chấp thuận của những người có thẩm quyền; có căn cứ hợp lý. - Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh được ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác vào các tài khoản trong kỳ kế toán phù hợp, làm cơ sở lập báo cáo tài chính phù hợp với chế độ kế toán theo qui định hiện hành; - Các TSCĐ ghi trong sổ kế toán được đối chiếu với tài sản theo kết quả kiểm kê thực tế ở những thời điểm nhất định và có biện pháp thích hợp để xử lý nếu có chênh lệch. Trong phạm vi kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên chủ yếu quan tâm đến các chính sách, thủ tục của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan đến các sở dẫn liệu của báo cáo tài chính nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng. Kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trên các phương diện: - Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết kế sao cho có đủ khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu; - Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét. Đối với Kiểm toán phần hành tài sản cố định, các khảo sát chủ yếu được thực hiện như sau: - Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nộ bộ đối với TSCĐ. Khi nghiên cứu cần chú ý đến các khía cạnh về tính đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp của các quy chế KSNB đối với khoản mục TSCĐ. - Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB: các quy chế KSNB phải đảm bảo tính hữu hiệu, thường xuyên, liên tục trong việc vận hành. KTV có thể lập bảng câu hỏi sẵn về hệ thống KSNB, trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị, khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc phân công, phân nhiệm; bất kiêm nhiệm; phê chuẩn, ủy quyền Các thử nghiệm kiểm soát thường được KTV sử dụng: Mục tiêu KSNB Bảng 1: Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ Quá trình KSNB chủ yếu Các thử nghiệm kiểm soát phổ biến 1. Sự phê chuẩn - Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm trích khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các nhà quản lý của doanh nghiệp. - Phỏng vấn những người liên quan. - Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn. 2. Có căn cứ hợp lý - TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do doanh nghiệp quản lý sử dụng, tính độc lập bộ phận quản lý TSCĐ và việc tách biệt bộ phận này với bộ phận ghi sổ. - Sự có thật của công văn xin đề nghị mua TSCĐ, công văn duyệt mua, hợp đồng mua, biên bản giao nhận TSCĐ đưa vào sử dụng và thẻ TSCĐ. - Các chứng từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ được huỷ bỏ, tránh việc sử dụng lại. - Quan sát TSCĐ ở đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa các chức năng quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản TSCĐ. - Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyên chứng từ và dấu hiệu của KSNB. - Kiểm tra dấu hiệu của sự huỷ bỏ. 3.Tính đầy đủ - Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được ghi chép từ khi mua nhận TSCĐ về đơn vị cho tới khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ. - Các TSCĐ phải đảm bảo đều được ghi chép đầy đủ - Kiểm tra tính đầy đủ của các NV hạch toán. 4.Quyền và nghĩa vụ - TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được ghi chép vào khoản mục TSCĐ, được doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì được ghi chép ngoài Bảng cân đối tài sản. - Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất với việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu tài sản. 5.Tính chính xác - Tất cả các chứng từ có liên quan tới việc mua, thanh lý TSCĐ ở đơn vị đều đựơc phòng kế toán tập hợp và tính toán đúng đắn. Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp TSCĐ là chính xác và được kiểm tra đầy đủ. - Xem xét dấu hiệu kiểm tra của HTKSNB. - Cộng lại một số chứng từ phát sinh của TSCĐ. 6.Tính kịp thời - Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thực hiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát sinh và đáp ứng yêu cầu lập Báo cáo kế toán của doanh nghiệp. - Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời của việc ghi chép. 7.Phân loại và trình bày - Doanh nghiệp có quy định về việc phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý. - Các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp. - Phỏng vấn những người có trách nhiệm để tìm hiểu quy định phân loại TSCĐ - Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán. - Xem xét trình bày Thực hiện các thử nghiệm cơ bản Thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích được kiểm toán viên áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán và nó được thực hiện trong tất cả các giai đoạn kiểm toán. Thủ tục phân tích, theo định nghĩa của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520- “Quy trình phân tích”: “là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”. Các thủ tục phân tích KTV có thể sử dụng: - Phân tích ngang: là việc so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu. Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể so sánh số liệu nguyên giá, hao mòn TSCĐ, giá trị còn lại năm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến động bất thường và phải xác định nguyên nhân. Đồng thời KTV có thể so sánh số liệu của khách hàng với số liệu của ngành. - Phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC. Đối với TSCĐ, KTV có thể tính toán một số tỷ suất như tỷ lệ khấu hao bình quân kỳ này với kỳ trước, hệ số hao mòn bình quân kỳ này với kỳ trước, so sánh giữa tổng chi phí sửa chữa TSCĐ với nguyên giá TSCĐ, giữa tổng nguyên giá với giá trị tổng sản lượng, khấu hao trong kỳ với tổng khấu hao lũy kế … Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết Kiểm tra các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ Đối với NV tăng, giảm TSCĐ thường thực hiện các thủ tục khảo sát cơ bản sau: Bảng 2: Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ Mục tiêu kiểm toán Các khảo sát thông thường Ghi chú -Các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong năm đều được phê chuẩn đúng đắn. - So sánh tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với tổng số nguyên giá TSCĐ tăng của năm trước. - Đánh giá các khoản tăng, giảm TSCĐ (đặc biệt là các nghiệp vụ có giá trị lớn) có hợp lý với công việc kinh doanh nghiệp hay không. - Đánh giá tổng các khoản mua vào, đầu tư, tiếp nhận, thanh lý, nhượng bán... Có nhận xét biến động về kinh doanh và các điều kiện kinh tế - Kiểm toán viên phải có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về công việc sản xuất kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. -Các trường hợp tăng, giảm tài sản cố định đều có căn cứ hợp lý. - Kiểm tra các hoá đơn của người bán, các biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản giao nhận vốn, biên bản quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản, biên bản liên doanh liên kết, biên bản thanh lý… - Kiểm kê cụ thể các tài sản cố định hữu hình. - Kiểm tra quá trình mua sắm, chi phí để hình thành tài sản cố định. -Tài sản cố định được đánh giá đúng đắn. - Kiểm tra hoá đơn của người bán và chứng từ gốc liên quan đến tăng tài sản cố định (biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng...) - Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng tài chính liên quan đến xác định nguyên giá tài sản cố định đi thuê. - Kiểm tra chính sách phân loại và sơ đồ hạch toán TSCĐ của doanh nghiệp - Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán của các chính sách xác định nguyên giá TSCĐ mà DN áp dụng. - Chọn mẫu một số NV để kiểm tra sự phân loại - Cần nắm vững các nguyên tắc, quy định hiện hành về đánh gía TSCĐ. - Các cuộc khảo sát này cần cân nhắc tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro kiểm soát của các khoản mục TSCĐ. -Các trường hợp tăng, giảm tài sản cố định đều được ghi chép đầy đủ, đúng kỳ. - Xem xét các hoá đơn của người bán, các chứng từ tăng tài sản cố định, các chi phí sửa chữa tài sản cố định để phát hiện ra các trường hợp quên ghi sổ tài sản cố định hoặc ghi tài sản cố định thành chi phí sản xuất kinh doanh. - Kiểm tra lại các hợp đồng thuê tài sản cố định. - Kiểm tra ngày tháng ghi sổ và kiểm tra các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định vào gần ngày (trước và sau ngày lập Báo cáo) lập BCTC để kiểm tra việc ghi sổ đúng kỳ. - Đây là những mục tiêu quan trọng nhất -Các nghiệp vụ tài sản cố định đều được tính toán đúng - Cộng bảng liệt kê mua sắm, đầu tư, cấp phát... - Đối chiếu số tổng cộng trong sổ cái tổng hợp với các sổ tổng hợp khác, với các sổ chi tiết… - Mức độ, phạm vi kiểm tra phụ thuộc vào tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. -Đảm bảo các NV phát sinh được cộng dồn chính xác - Cộng tổng các bảng kê tăng, giảm TSCĐ - Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, các bảng kê với nhau. Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ Với số dư đầu kỳ, nếu khoản mục TSCĐ đã được kiểm toán năm trước với cùng công ty kiểm toán hoặc do công ty kiểm toán khác thực hiện nhưng đã khẳng định là chính xác thì không phải kiểm tra. Trong các trường hợp khác, KTV phải thực hiện các thủ tục bổ sung như kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, xem xét kết quả kiểm kê, kiểm tra tình hình thế chấp… Với số dư cuối kỳ, dựa trên cơ sở kết quả của số dư đầu kỳ và nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ để xác định, đồng thời cần kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm kê cần chọn mẫu một vài TSCĐ ở các sổ chi tiết để đối chiếu với TSCĐ trên thực tế. Kiểm toán chi phí khấu hao Khác với các chi phí khác, chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính. Mức khấu hao phụ thuộc vào là nguyên giá, phương pháp và thời gian trích khấu hao. Mục tiêu chủ yếu của kiểm toán khấu hao là xem xét việc đánh giá, phân bổ khấu hao của đơn vị đã hợp lý, tính toán chính xác theo đúng quy định của doanh nghiệp và nguyên tắc kế toán không. Các thủ tục kiểm toán thường được KTV sử dụng trong quá trình kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ: - Kiểm tra lại các chính sách, phương pháp khấu hao mà đơn vị đang áp dụng. - Thu thập hay tự xây dựng một bảng phân tích tổng quát về khấu hao trong đó ghi rõ về số dư đầu kỳ, số trích khấu hao trong năm, số khấu hao tăng, giảm, trong năm và số dư cuối kỳ. Sau đó xem việc tính toán khấu hao rùi so sánh, phân tích sự biến động trong năm… Kiểm tra các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu là của TSCĐ là các chi phí sửa chữa, nâng cấp cải tạo đối với TSCĐ. Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản chi phí này là nhằm đảm bảo các khoản chi phí phát sinh thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, các khoản chi phí này phải được hạch toán đầy đủ và đúng trình tự, phương pháp kế toán. KTV phải tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc ghi nhận chi phí thông qua việc xác định xem các khoản chi phí này có chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó hay không? Nếu phát hiện các chi phí phát sinh không thoả mãn điều kiện này thì phải được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ. Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn cần xem xét hai trương hợp: Sửa chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch. KTV thường lập bảng kê chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu rồi đối chiếu với số phát sinh của kỳ trước để đánh giá sự biến động, kiểm tra sự phát sinh thực tế của các khoản chi phí và đánh giá sự hợp lý của các khoản phí tổn này. Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát, KTV sẽ tổng hợp kết quả kiểm toán đối với TSCĐ. Tổng hợp kết quả kiểm toán thường được thể hiện dưới hình thức một bản tổng hợp kết quả kiểm toán hay “ biên bản kiểm toán “. Các nội dung chủ yếu trong biên bản kiểm toán thường gồm : - Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các NV, số dư các tài khoản và đánh giá về mức độ của sai phạm. - Nguyên nhân sai lệch và bút toán điều chỉnh . - Kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa. - Hạn chế của cuộc kiểm toán và ý kiến của KTV - Các vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau - Ý kiến của đơn vị được kiểm toán Tổng hợp kết quả kiểm toán là một căn cứ quan trọng cho KTV tổng hợp lập BCKT. 1.2.2.2 Phương pháp kiểm toán : Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được vận dụng trong công tác kiểm toán nhằm đạt được các mục đích kiểm toán đã được đặt ra. Để kiểm toán TSCĐ, KTV có thể sử dụng cả hai phương pháp kiểm toán : phương pháp kiểm toán cơ bản và phương pháp kiểm toán tuân thủ. Phương pháp kiểm toán cơ bản : là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của KTV đều dựa vào số liệu, thông tin trong BCTC và do hệ thống kế toán cung cấp. Phương pháp này còn được gọi là các bước kiểm nghiệm dựa vào số liệu. Đây là phương pháp được vận dụng cho mọi cuộc kiểm toán, tuy nhiên phạm vi và mức độ vận dụng lại tùy thuộc vào tính hiệu quả của hệ thống KSNB của doanh nghiệp. Khi hệ thống KSNB của doanh nghiệp tốt, để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả thì KTV luôn phải kết hợp chặt chẽ giữa hai phương pháp. Phương pháp kiểm toán cơ bản gồm các kỹ thuật kiểm toán cụ thể sau: Phân tích đánh giá tổng quát : là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mối quan hệ và tỉ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC. - Tác dụng: Giúp KTV khai thác các bằng chứng kiểm toán nhanh chóng thông tin thông qua việc xác định những sai lệch về thông tin, những tính chất bất bình thường trên BCTC, để KTV xác định mục tiêu, phạm vi , qui mô, lượng công việc cần kiểm toán , từ đó đi sâu nghiên cứu, kiểm toán những vấn đề mà kiểm toán viên thấy cần thiết. Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư các tài khoản : là kỹ thuật kiểm tra chi tiết việc ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan , kiểm tra việc tính toán, tổng hợp số dư của từng tài khoản. - Tác dụng: Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ số dư và tài khoản nhằm mục đích thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mức độ tin cậy của các số liệu trên các tài liệu khế toán. Phương pháp này gồm thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và kiểm tra chi tiết số dư tài khoản. Phương pháp kiểm toán tuân thủ: là thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB của doanh nghiệp Đặc trưng của phương pháp này là mọi thử nghiệm phân tích, đánh giá và kiểm tra đều dựa vào quy chế KSNB của doanh nghiệp. Phương pháp này thường được áp dụng với các khách hàng truyền thống và hệ thống KSNB doanh nghiệp phải mạnh, hiệu quả. Phương pháp này gồm kỹ thuật điều tra hệ thống và các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát. Kỹ thuật điều tra hệ thống : là việc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ cùng lọai được theo dõi, ghi chép từ đầu đến cuối của một hệ thống để xem xét, đánh giá các bước kiểm toán áp dụng trong hệ thống đó của đơn vị được kiểm toán, cho phép KTV đánh giá lại mức độ RRKS và thiết kế phương pháp kiểm toán tuân thủ mà cụ thể là các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát và qua đó điều chỉnh cả các thử nghiệm cơ bản. Thử nghiệm chi tiết về kiểm soát : là các thử nghiệm được tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế KSNB và các bước kiểm soát được tiến hành làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản, tức là thử nghiệm cơ bản về số liệu. Việc tiến hành hay không tiến hành các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát phụ thuộc vào việc đánh giá lại rủi ro kiểm soát sau khi đã áp dụng kỹ thuật kiểm tra hệ thống và thấy rằng rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao. Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TSCĐ DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (AVA) THỰC HIỆN 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) 2.1.1 Khái quát về công ty kiểm toán 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA) được thành lập ngày 10/10/2006 theo theo Giấy Đăng ký kinh doanh số 0102028384 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và sửa đổi bổ sung ngày 22/02/2007. - Tên Công ty: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN. - Tên giao dịch: Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.,LTD (AVA). - Tên viết tắt: AVA. - Trụ sở: Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân - Hà Nội. - Số điện thoại: 04.8689566-04.8689588 Fax: : 04.8686248. Website: Email: ava@ava.pro.vn. Ngoài ra, AVA còn có chi nhánh trực thuộc tại: 43 Phan Châu Trinh - T P Vinh - Nghệ An AVA là một trong những loại hình Công ty TNHH có hai thành viên trở lên hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính và thẩm định giá. Với hơn 80 nhân viên và cộng tác viên, giàu kinh nghiệm, có uy tín, trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán, trong đó có 15 kiểm toán viên cấp Nhà nước, 02 kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế ACCA và CPA Australia, 03 Thẩm định viên quốc gia về giá, 03 người có học vị thạc sỹ chuyên ngành tài chính kế toán và kiểm toán. AVA luôn tự hào với đội ngũ kiểm toán viên có bản lĩnh, có tính chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty kiểm toán lớn như: AASC, KPMG, E&Y vì vậy luôn đáp ứng những yêu cầu cao nhất của khách hàng.  Tuy mới ra đời nhưng vị thế của công ty đã nhanh chóng được khẳng định và hiện nay là một những công ty kiểm toán độc lập lớn nhất ở Việt Nam, được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam chấp thuận đủ điều kiện kiểm toán cho các đơn vị niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam theo Quyết định số 701/QĐ-UBCK ngày 18/12/2007. Mục tiêu hoạt động : Mục tiêu hoạt động của công ty là nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cao nhất cho khách hàng, hỗ trợ, tư vấn, cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý kinh tế tài chính và điều hành công việc sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả cao nhất. Với mục tiêu hoạt động đó, chất lượng dịch vụ của công ty luôn có những ưu điểm nổi bật hơn so với các tổ chức chuyên ngành tương tự trong việc phát hiện những điểm yếu, những điểm còn thiếu sót, còn chưa đúng, chưa hợp lý trong công tác quản lý điều hành, trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị để từ đó đưa ra những đề xuất hợp lý và đúng đắn nhất nhằm giúp khách hàng khắc phục những tồn tại nhận thấy trong quá trình kiểm toán. 2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức : Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của AVA CÁC PHÒNG NV HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN GIÁM ĐỐC KHỐI HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH KHỐI NGHIỆP VỤ Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận : Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất trong công ty, các quyết định được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Tại AVA, hội đồng thành viên có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: Quyết định phương hướng phát triển của công t._.h hàng mới + Mở rộng hình thức bán hàng: tăng cường quảng cáo, tiếp thị + ... - Những thay đổi trong năm kiểm toán.: không có gi đáng kể 2 Các điều khoản của hợp đồng cần nhấn mạnh Yêu cầu về thời gian thực hiện.: thực hiện 9/03/2010 Yêu cầu về tiến độ thực hiện: khoảng 10 ngày Yêu cầu về báo cáo kiểm toán, thư quản lý : BCKT phải chính xác, chất lượng, có kèm theo thư quản lý. 3 Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Chế độ kế toán áp dụng : công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Chuẩn mực kế toán áp dụng : chuẩn mực kế toán Việt Nam Chính sách kế toán và những thay đổi chính sách kế toán trong việc lập báo cáo tài chính : không có x Kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy và có hiệu quả: Cao Trung bình Thấp 4 Đánh giá rủi ro + Đánh giá rủi ro tiềm tàng: x Cao Trung bình Thấp x + Đánh giá rủi ro kiểm soát: Cao Trung bình Thấp 5 Xác định mức độ trọng yếu Chỉ tiêu chủ yếu để xác định mức độ trọng yếu là: Năm nay Năm trước Lợi nhuận trước thuế 69.511.900.555 6.923.749.820 Doanh thu 331.245.356.686 74.107.961.619 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 269.019.373.595 231.559.231.384 Nợ ngắn hạn 132.060.830.693 97.982.831.599 Tổng tài sản 304.250.860.874 239.006.456.789 Lý do lựa chọn mức độ trọng yếu: Hạn chế rủi ro kiểm toán Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán 6 Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục Phương pháp chọn mẫu được áp dụng chủ yếu kết hợp với kiểm tra toàn bộ đối với một số khoản mục có chi phí kiểm toán không cao như: Tăng TSCĐ, khấu hao, vốn vay, nguồn vốn chủ sở hữu. 7 Yêu cầu nhân sự - Giám đốc ( Phó Giám đốc) phụ trách : Lưu Quốc Thái - Trưởng phòng phụ trách ........Phạm Thị Hường................................................................. - Trưởng nhóm kiểm toán : Phạm thị Hường - Trợ lý kiểm toán 1........ ..Dương Văn Thưởng......... - Trợ lý kiểm toán 2........ Lê Thị Minh............ - Trợ lý kiểm toán 3........ Phạm Quang Thảo ........... 8 Các vấn đề khác - KTV có tham gia kiểm kê TSCĐ vào thời điểm cuối năm tài chính của khách hàng. - Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị: công ty đảm bảo nguyên tắc nguyên tắc hoạt động liên tục 9 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể TT Yếu tố hoặc khoản mục quan trọng Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Mức trọng yếu PP kiểm toán Thủ tục kiểm toán 1 Tiền TB Thấp Chọn mẫu Thử nghiệm kiểm soát kết hợp thử nghiệm cơ bản 2 Hàng tồn kho Cao Thấp Chọn mẫu Thử nghiệm kiểm soát kết hợp thử nghiệm cơ bản 3 TSCĐ và khấu hao TSCĐ Thấp Thấp 100% Thử nghiệm kiểm soát kết hợp thử nghiệm cơ bản 4 Phải thu TB Thấp Chọn mẫu Thử nghiệm kiểm soát kết hợp thử nghiệm cơ bản 5 Chi phí TB TB Chọn mẫu Thử nghiệm kiểm soát kết hợp thử nghiệm cơ bản 6 Doanh thu TB TB Chọn mẫu Thử nghiệm kiểm soát kết hợp thử nghiệm cơ bản Phân loại chung về khách hàng x Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Khác...... CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.LTD (AVA) Số 160 – Phuơng Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8689566-04.8689588 Fax : 04.8686248 Phụ lục 1.6 AVA Chương trình kiểm toán Tên khách hàng : Công ty cổ phân ABC Niên độ kế toán : Năm 2009 Tham chiếu : D730 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH : Mục tiêu - Tài sản cố định vô hình và hữu hình có tồn tại và thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong khuôn khổ hoạtt động của mình (tính hiện hữu, sở hữu). - Các yếu tố được tính vào TSCĐ phải là TSCĐ; việc bán và xuất, các giá trị lợi nhuận hay thất thu mà các hoạt động này mang lại được hạch toán (tính đầy đủ). - Giá trị được ghi vào TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các yếu tố phải ghi vào chi phí (tính chính xác). - Đánh giá (khấu hao) và cánh trình bày phải chính xác và phù hợp với các chuẩn mực áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán của chúng ta ( đánh giá, cách trình bày). Thủ tục kiểm toán : 1. Thủ tục phân tích So sánh và tìm hiểu sự biến động nguyên giá và chi phí khấu hao kỳ này với kỳ trước và kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản của doanh nghiệp để tìm ra biến động bất thường. 2. Kiểm tra chi tiết 2.1 Chứng kiến kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán 2.1.1. Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê TSCĐ hay không ? 2.1.2. Trong khi xem xét việc kiểm kê của khách hàng, chú ý tập trung vào những khoản mục có giá trị lớn 2.1.3. Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy làm việc các TSCĐ chưa sử dụng, không sử dụng, hư hỏng, chờ thanh lý, nhượng bán, lỗi thời. 2.1.4. Đảm bảo rằng các TSCĐ bị loại ra khỏi danh mục TSCĐ (TS nhận ký cược, TS đem đi ký cược…) đã được loại ra trong quá trình kiểm kê, loại trừ một cách chính xác, mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bị loại ra. 2.1.5. Thực hiện xác nhận đối với TSCĐ do người khác giữ, gửi thư xác nhận bên gửi TSCĐ hoặc giữ TSCĐ về số lượng chất lượng. 2.1.6 Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê. 2.2. Trường hợp không tham gia kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ : 2.2.1 Thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đã thực hiện (báo cáo kiểm kê, cách thức kiểm kê, các chỉ dẫn đối với nhân viên thực hiện ...) 2.2.2 Phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện để đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được. 2.2.3 Thực hiện kiểm kê mẫu một số khoản mục quan trọng tại thời điểm kiểm toán (nếu có thể). 2.2.4 Quan sát hoạt động sản xuất và ghi chép lại các phát hiện về TSCĐ không sử dụng (ngừng sử dụng), trao đổi với khách hàng về vấn đề này. 2.3. Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp theo nhóm các TS về nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ thể hiện: số dư đầu kỳ, các khoản tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ 2.4. So sánh số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết năm trước. Đối chiếu số phát sinh và số dư TSCĐ, KHTSCĐ cuối kỳ giữa sổ kế toán chi tiết với sổ cái kế toán tổng hợp và BCTC. 2.5. Nguyên giá tài sản cố định: Kiểm tra chọn mẫu chi tiết một số tài sản cố định phát sinh tăng giảm trong năm có giá trị ..... trở lên (nêu rõ yêu cầu của mẫu chọn) Thực hiện kiểm tra chi tiết đối với sổ, thẻ, hồ sơ TSCĐ xem có phù hợp với qui định hiện hành không? a. Tài sản cố định hữu hình: TSCĐ tăng: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật, đúng kỳ và thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Đối với những TSCĐ mua sắm mới: kiểm tra hợp đồng, hoá đơn thương mại, thủ tục mua sắm..., kiểm tra các bút toán hạch toán,... Đối với những TSCĐ tăng do chuyển từ XDCB dở dang: kiểm tra hồ sơ và thủ tục kết chuyển tài sản. Đối với những TSCĐ do điều chuyển đến: kiểm tra hồ sơ và thủ tục điều chuyển để ghi tăng. Đối với TSCĐ nhận lại từ việc góp vốn liên doanh : kiểm tra biên bản đánh giá lại giá trị của TSCĐ nhận về của các bên góp vốn hoặc tổ chức xác định giá trị dược bên góp vốn thuê xác định lại giá trị, biên bản bàn giao TSCĐ Đối chiếu ngày ghi tăng TSCĐ trên sổ kế toán với biên bản bàn giao và các chứng từ gốc để đảm bảo rằng thời điểm ghi nhận TSCĐ là hợp lý. TSCĐ giảm: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật của nghiệp vụ giảm TS. Đối với những TSCĐ giảm do điều chuyển: kiểm tra các quyết định điều chuyển của cơ quan có thẩm quyền. Đối với những TSCĐ giảm do thanh lý nhượng bán: kiểm tra thủ tục thanh lý, hợp đồng mua bán Đối với TSCĐ góp vốn liên doanh : thu thập biên bản bàn giao, biên đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn, hợp đồng liên doanh... ... Đối chiếu TSCĐ tăng giảm trong kỳ với nguồn vốn tăng giảm tương ứng (nguồn NS, tự bổ sung, nguồn vay...) b. TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình tăng: kiểm tra các chứng từ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sự tồn tại đối với các TSCĐ vô hình, đối chiếu TSCĐ tăng trong kỳ với nguồn vốn tăng tương ứng. Kiểm tra tăng TSCĐ với nguồn hình thành TSCĐ (quyết định đầu tư mua sắm sử dụng nguồn NS, tự bổ sung, vay ...) TSCĐ vô hình giảm: nhượng bán, đối chiếu số TSCĐ giảm trong kỳ với nguồn vốn giảm tương ứng... Đối chiếu số dư cuối kỳ trên sổ kế toán với Bảng cân đối kế toán và kiểm tra lại trên cơ sở tính toán. c. TSCĐ thuê tài chính: TSCĐ đi thuê tài chính tăng: kiểm tra các tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sự tồn tại. TSCĐ đi thuê tài chính giảm: kiểm tra các tài liệu chứng minh do hết thời gian đi thuê …v.v. Xem xét tính phù hợp giữa hợp đồng thuê tài chính với các quy định hiện hành, tóm tắt các hợp đồng thuê và lưu ý đến thời hạn kết thúc của hợp đồng thuê. Xem xét việc hạch toán TSCĐ đi thuê, tính toán chi phí trả lãi vay. d. Đối chiếu với các phần hành khác để tìm kiếm các khoản thanh lý TSCĐ chưa được vào sổ: Đối chiếu, kiểm tra giữa TSCĐ giảm trong kỳ với các khoản thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ trong kỳ. Kiểm tra các biên bản họp của ban lãnh đạo, giấy xác nhận của ngân hàng, xác nhận vay… và đảm bảo rằng các khoản thanh lý, cầm cố, thế chấp… đã được ghi chép đúng đắn. 2.6. Xem xét các tài liệu liên quan để phát hiện các TSCĐ đã được đem ra thế chấp, cầm cố hoặc TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng vẫn được ghi nhận trên khoản mục TSCĐ. 2.7 Thu thập danh sách chi tiết TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ, kiểm tra để khẳng định rằng những tài sản này đủ điều kiện được ghi nhận là TSCĐ và được phân loại phù hợp. 2.8 Kiểm tra các giao dịch đầu năm sau để xem có TSCĐ nào phải ghi nhận năm nay mà đơn vị ghi nhận vào năm sau hay không ? 2.9 Kiểm tra xử lý chênh lệch kiểm kê TSCĐ của đơn vị, trường hợp chưa xử lý thi trao đổi với khách hàng. 2.10 Khấu hao TSCĐ Thu thập thông tin về phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu, thời gian khấu hao áp dụng cho từng loại TSCĐ Kiểm tra để đảm bảo rằng phương pháp khấu hao TSCĐ được áp dụng nhất quán. Thời gian khấu hao TSCĐ phải theo đúng quy định hiện hành hoặc phù hợp với thời gian khấu hao đăng ký áp dụng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp có sự thay đổi về phương pháp khấu hao, thời gian khấu hao cần trao đổi với khách hàng về lý do của sự thay đổi này và xem xét mức độ hợp lý của sự thay đổi, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi này đến BCTC năm nay. Kiểm tra để đảm bảo rằng số khấu hao TSCĐ của TS tăng, giảm trong năm được tính toán theo nguyên tắc “tròn tháng”. Đối chiếu biên bản bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc ngừng sử dụng để đảm bảo rằng thời điểm bắt đầu tính khấu hao hay thôi tính khấu hao là hợp lý. Kiểm tra cách tính khấu hao TSCĐ tăng, giảm trong kỳ .... (Nêu rõ yêu cầu của mẫu chọn). Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ (phân bổ vào chi phí quản lý chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bất thường khác ) để đảm bảo rằng chi phí khấu hao được tập hợp đúng theo mục đích và bộ phận sử dụng TSCĐ. Đối chiếu với thông tin thu thập được trong quá trình kiểm kê và quan sát hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện kiểm tra để đảm bảo rằng TSCĐ không sử dụng hoặc khấu hao hết thì không được tính khấu hao. Chỉ ra chênh lệch giữa số khấu hao được tính vào chi phí theo kế toán thuế và kế toán tài chính (nếu có) Đối chiếu số khấu hao tăng giảm trong kỳ với số liệu hạch toán trên TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TSCĐ Thu thập các thông tin cần trình bày trên BCTC theo qui định của chuẩn mực kế toán. 3. Kết luận 3.1 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. 3.2 Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện. 3.3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán Tham chiếu Người TH Ngày TH Phụ lục 1.7 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.LTD (AVA) Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8689566-04.8689588 Fax : 04.8686248 Tên khách hàng : Công ty CP ABC Tham chiếu: C500 Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: DVT Khoản mục: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Người thực hiện : 11/03.09 Bước công việc : Kiểm tra hệ thống KSNB Thủ tục kiểm toán Có Không Không áp dụng Các chức danh trong bộ máy kế toán có hợp lý không? X Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán có được quyđịnh bằng văn bản không? X Những thay đổi trong công việc được phân công (nếu có) có được cập nhật thường xuyên không? X Kế toán trưởng có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không? X Kế toán tổng hợp có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không? X Các nhân viên khác thuộc bộ phận kế toán, tài chính có được đào tạo về chuyên ngành mà mình đang làm việc không? X Công ty có quy định khi nghỉ phép, các nhân viên chủ chốt phải báo cáo trước ít nhất 1 ngày cho cấp lãnh đạo không? X Công việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm hay không? X Các nhân viên có được gửi đi đào tạo lại hoặc tham gia các khóa học cập nhật các kiến thức mới về TCKT, thuế hay không? X 10. Mọi thư từ, tài liệu gửi đến Bộ phận kế toán có được Ban lãnh đạo xem xét trước khi chuyển tới các bộ phận thực thi không? X Công ty có quy định khi cung cấp các tài liệu, thông tin tài chính kế toán ra bên ngoài phải được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo không? X NHẬN XÉT : Sau khi thực hiện một số thủ tục và qua bảng phỏng vấn trên nhận thấy Rủi ro kiểm soát là thấp. Người soát xét : PTH Ngày soát xét : 12/03/09 Phụ lục 1.9 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.LTD (AVA) Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8689566-04.8689588 Fax : 04.8686248 Tên khách hàng : Công ty CP ABC Tham chiếu: D740/1 Niên độ kế toán: Năm 2009 Người thực hiện: LTM Khoản mục: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Người thực hiện : 11/03/09 Bước công việc : Kiểm tra chi tiết NỘI DUNG SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM CHÊNH LỆCH SỐ TIỀN % TSCĐ 1.383.766.287 1.342.653.036 -41.113.251 -2,97% I. TSCĐ HỮU HÌNH 1.383.766.287 1.342.653.036 -41.113.251 -2,97% 1. NGUYÊN GIÁ 1.620.117.001 1.881.727.928 261.610.927 16% 2. KHẤU HAO -236.350.714 - 539.074.892 -302.724.178 128% II. TSCĐ THUÊ TC 0 0 0 - 1. NGUYÊN GIÁ 0 0 0 - 2. KHẤU HAO 0 0 0 - III. TSCĐ VÔ HÌNH 0 0 0 - 1. NGUYÊN GIÁ 0 16.744.000 16.744.000 - 2. KHẤU HAO 0 -16.744.000 -16.744.000 - TỔNG TÀI SẢN 239.006.456.798 304.250.860.874 65.244.404.076 27% KH lũy kế TSCĐ -236.350.714 -555.818.892 -319.468.178 135% TỔNG NG TSCĐ 1.620.117.001 1.898.471.928 278.354.927 17% TỶ SUẤT KH lũy kế / TSCĐ 14,58% 41,39% 26,81% TỔNG NG / TỔNG TS 0,68% 0,62% -0,06% NHẬN XÉT : Theo kết quả phân tích trên, ngoại trừ sự biến động của chỉ tiêu khấu hao là khá lớn thì các biến động khác là bình thường. CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.LTD (AVA) Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8689566-04.8689588 Fax : 04.8686248 Tên khách hàng : Công ty CP ABC Tham chiếu: D740/2 Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: LTM Khoản mục: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Người thực hiện : 11/03/010 Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Sổ tổng hợp TK 211 Từ 01/01 đến 31/12/09 Mã TK Tên TK PS Nợ PS Có Ghi chú 111 Tiền mặt 79.359.319 Mua mới 331 Phải trả cho NB 182.191.608 Mua mới Cộng phát sinh 261.550.927 Số dư đầu kỳ 1.620.177.001   PY Số dư cuối kỳ 1.881.727.928   BS Nhận xét : Khớp với bảng bảng CĐKT (BS). Số dư đầu kỳ khớp với BCKT năm trước (PY) Phụ lục 1.10 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.LTD (AVA) Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8689566-04.8689588 Fax : 04.8686248 Tên khách hàng : Công ty CP ABC Tham chiếu: D740/3 Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: LTM Khoản mục: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH Người thực hiện : 12/03/010 Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Sổ tổng hợp TK 213 Từ 01/01 đến 31/12/09 Mã TK Tên TK PS Nợ PS Có Ghi chú 331 Phải trả cho NB 16.744.000 Mua mới Cộng phát sinh 16.744.000 Số dư đầu kỳ 0  PY Số dư cuối kỳ 16.744.000  BS Nhận xét : Khớp với bảng bảng CĐKT (BS). Số dư đầu kỳ khớp với BCKT năm trước (PY) Phụ lục 1.11 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.LTD (AVA) Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8689566-04.8689588 Fax : 04.8686248 Tên khách hàng : Công ty CP ABC Tham chiếu: D740/4 Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: LTM Khoản mục: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Người thực hiện : 13/03/010 Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Sổ chi tiết TK 2111 Từ 01/01/09 đến 31/12/09 Ngày Số CT Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ghi chú Số dư đầu kỳ : 0 LS 17/12/09 PC 01 Mua máy chiếu SONY 111 11.840.909 Chỉ có phiếu chi, không có chứng từ kèm theo Tổng : 11.840.909 Số dư cuối kỳ : 11.840.909 LS Nhận xét : Số phát sinh trung thực. Khớp với số liệu trên bảng tổng hợp (LS). Kiến nghị : Đề nghị đơn vị hoàn thiện chứng từ còn thiếu Phụ lục 1.12 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.LTD (AVA) Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8689566-04.8689588 Fax : 04.8686248 Tên khách hàng : Công ty CP ABC Tham chiếu: D740/5 Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: LTM Khoản mục: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Người thực hiện : 13/03/010 Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Sổ chi tiết TK 2112 Từ 01/01/09 đến 31/12/09 Ngày SCT Diễn giải TKĐƯ Số tiền  Ghi chú Số dư đầu kỳ : LS 19/02/09 PKT 012 Máy phô tô Sharp 331 18.181.818  Không có biên bản bàn giao, chỉ có hóa đơn phô tô 19/12/09 PKT 1313 Máy Toàn đạc 331 135.000.000  Đầy đủ các chứng từ cần thiết 31/07/09 PC 155 Máy điều hòa 111 11.318.410 Đầy đủ các chứng từ cần thiết 1/5/2009 PC 69 Máy phát điện 111 56.200.000 Đầy đủ các chứng từ cần thiết 25/07/09 PKT 500 Máy tính xách tay 331 18.281.700  Có biên bản bàn giao, không kèm theo hóa đơn Tổng : 238.981.928 Số dư cuối kỳ : 238.981.928 LS Nhận xét : số phát sinh trong năm trung thực. Khớp với số liệu trên bảng tổng hợp (LS). Kiến nghị : Đề nghị đơn vị hoàn thiện các chứng từ còn thiếu Phụ lục 1.13 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.LTD (AVA) Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8689566-04.8689588 Fax : 04.8686248 Tên khách hàng : Công ty CP ABC Tham chiếu: D740/6 Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: LTM Khoản mục: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Người thực hiện : 13/03/010 Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Sổ chi tiết TK 2114 Từ 01/01/09 đến 31/12/09 Ngày SCT  Diễn giải  TKĐƯ Số tiền Ghí chú Số dư đầu kỳ : 97.029.518 LS 27/03/09 PKT 403 Máy tính Lenovo 331 10.728.090 Đầy đủ các chứng từ cần thiết Số dư cuối kỳ : 107.757.608 LS Sổ chi tiết TK 2113 Từ 01/01/09 đến 31/12/09 Ngày SCT Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ghí chú Số dư đầu kỳ : 1.523.147.483 LS Phát sinh: 0 Số dư cuối kỳ : 1.523.147.483 LS Nhận xét : Số phát sinh trung thực Khớp với số liệu trên bảng tổng hợp (LS). Phụ lục 1.14 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.LTD (AVA) Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8689566-04.8689588 Fax : 04.8686248 Tên khách hàng : Công ty CP ABC Tham chiếu: D740/7 Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: LTM Khoản mục: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH Người thực hiện : 13/03/010 Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Sổ chi tiết TK 2133 Từ 01/01/09 đến 31/12/09 Ngày SCT  Diển giải  TKĐƯ  Số tiền   Ghi chú   Số dư đầu kỳ : 0  LS 15/03/09 PKT 203 Website 331 16.744.000  Đầy đủ các chứng từ cần thiết Số dư cuối kỳ : 16.744.000  LS Nhận xét : số phát sinh trung thực Khớp với số liệu trên bảng tổng hợp (LS) Phụ lục 1.15 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.LTD (AVA) Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8689566-04.8689588 Fax : 04.8686248 Tên khách hàng : Công ty CP ABC Tham chiếu: D740/8 Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: LTM Khoản mục: KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Người thực hiện : 14/03/010 Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Sổ tổng hợp TK 214 Từ 01/01/09 đến 31/12/09 Mã TK Tên TK PS Nợ PS Có Ghi chú 627 Chi phí SXC 0 153.888.123 641 Chi phí bán hàng 0 200.000.333 642 Chi phí quản lý DN 0 319.468.178 Số dư đầu kỳ : 236.350.714 BS,PY Số dư cuối kỳ : 555.818.892 BS Nhận xét : Khớp với số liệu trên bảng CĐKT (BS). Khớp với số liệu BCTC đã kiểm toán năm trước (PY) Phụ lục 1.16 Phụ lục 1.17 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.LTD (AVA) Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8689566-04.8689588 Fax : 04.8686248 Tên khách hàng : Công ty CP ABC Tham chiếu: D740/9 Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: LTM Khoản mục: KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Người thực hiện : 14/03/010 Bước công việc : Kiểm tra chi tiết BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ Bộ phân : VĂN PHÒNG CÔNG TY Thẻ TS Tên tài sản Tỷ lệ khấu hao năm (%) Giá trị khấu hao năm Quý I Quý II Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 HH TSCĐ hữu hình 17,02 283.900.322 22.716.525 22.716.525 22.716.525 22.716.525 23.653.192 23.653.192 HH3 Máy móc thiết bị 15,17 11.302.022 936.667 936.667 HONDA Máy phát điện hon da 13,33 7.493.336 936.667 936.667 LAPTOP Máy tính xách tay 20,83 3.808.686 HH4 Phương tiện vận tải 16,67 253.857.912 21.154.826 21.154.826 21.154.826 21.154.826 21.154.826 21.154.826 02 Ôtô TOYOTA 16,67 171.928.332 14.327.361 14.327.361 14.327.361 14.327.361 14.327.361 14.327.361 03 Ô tô FORD EVEREST 16,67 81.929.580 6.827.465 6.827.465 6.827.465 6.827.465 6.827.465 6.827.465 HH5 Thiết bị dụng cụ quản lý 26,46 18.740.388 1.561.699 1.561.699 1.561.699 1.561.699 1.561.699 1.561.699 01 Máy photocopy 20 7.304.184 608.682 608.682 608.682 608.682 608.682 608.682 05 Máy vi tính 33,33 3.521.916 293.493 293.493 293.493 293.493 293.493 293.493 04 Máy xách tay 33,33 7.914.288 659.524 659.524 659.524 659.524 659.524 659.524 VH TSCĐ vô hình 100 16.744.000 1.674.400 1.674.400 1.674.400 1.674.400 WEBSITE Website 100 16.744.000 1.674.400 1.674.400 1.674.400 1.674.400 Tổng cộng 17,84 300.644.322 22.716.525 22.716.525 24.390.925 24.390.925 25.327.592 25.327.592 Thẻ TS Tên tài sản Tỷ lệ khấu hao năm (%) Giá trị khấu hao năm Quý III Quý IV Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 HH TSCĐ hữu hình 17,02 283.900.322 23.653.192 24.414.930 24.414.930 24.414.930 24.414.930 24.414.930 HH3 Máy móc thiết bị 15,17 11.302.022 936.667 1.698.404 1.698.404 1.698.404 1.698.404 1.698.404 HONDA Máy phát điện hon da 13,33 7.493.336 936.667 936.667 936.667 936.667 936.667 936.667 LAPTOP Máy tính xách tay 20,83 3.808.686 761.737 761.737 761.737 761.737 761.737 HH4 Phương tiện vận tải 16,67 253.857.912 21.154.826 21.154.826 21.154.826 21.154.826 21.154.826 21.154.826 02 Ôtô TOYOTA 16,67 171.928.332 14.327.361 14.327.361 14.327.361 14.327.361 14.327.361 14.327.361 03 Ô tô FORD EVEREST 16,67 81.929.580 6.827.465 6.827.465 6.827.465 6.827.465 6.827.465 6.827.465 HH5 Thiết bị dụng cụ quản lý 26,46 18.740.388 1.561.699 1.561.699 1.561.699 1.561.699 1.561.699 1.561.699 01 Máy photocopy 20 7.304.184 608.682 608.682 608.682 608.682 608.682 608.682 05 Máy vi tính 33,33 3.521.916 293.493 293.493 293.493 293.493 293.493 293.493 04 Máy xách tay 33,33 7.914.288 659.524 659.524 659.524 659.524 659.524 659.524 VH TSCĐ vô hình 100 16.744.000 1.674.400 1674400 1674400 1674400 1674400 1674400 WEBSITE Website 100 16.744.000 1.674.400 1674400 1674400 1674400 1674400 1674400 Tổng cộng 17,84 300.644.322 25.327.592 26.089.330 26.089.330 26.089.330 26.089.330 26.089.330 Nhận xét : - Công ty đang trích khấu hao theo tròn tháng, chưa tính theo ngày kể từ ngày đưatài sản vào sử dụng. Tuy nhiên sai số nhỏ nên bỏ qua - TSCĐ vô hình website trích khấu hao 10 tháng là không đúng với quyết định 203 ,hơn nữa ngày bắt đầu trích khấu hao là 01/03/09 là không chính xác vì ngày giao nhận tài sản là 15/03/09. Kiến nghị : Đề nghị công ty trích lại khấu hao cho tài sản cố định vô hình trên . Ngoài vấn đề trên thì việc tính khấu hao của công ty là chính xác. CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.LTD (AVA) Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8689566-04.8689588 Fax : 04.8686248 Tên khách hàng : Công ty CP ABC Tham chiếu: D740/10 Niên độ kế toán: Năm 2009 Người thực hiện: LTM Khoản mục: KHẤU HAO TÀI SẢN Người thực hiện : 14/03/0910 BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết, chúng tôi nhận thấy công ty đã trích sai KH cho tài sản cố định vô hình. Bút toán của đơn vị : Nợ TK 642 16.744.000 Có TK 214 16.744.000 Theo ý kiến của chúng tôi, theo thông tư 203/2009/TT- BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/10/09 thì tài sản này phải trích khấu hao trong 3 năm và năm nay công ty trích 9 tháng vì ngày đưa vào sử dụng là 15/03/09. Giá trị trích khấu hao trích trong năm : Nợ TK 642 4.186.000 Có TK 214 4.186.000 Đề nghị công ty điều chỉnh bút toán như sau : bổ sung bút toán sau Nợ TK 642 (12.558.000) Có TK 214 ( 12.588.000) Phụ lục 1.18 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.LTD (AVA) Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8689566-04.8689588 Fax : 04.8686248 Tên khách hàng : Công ty CP ABC Tham chiếu: B410 Niên độ kế toán: 2009 Khoản mục: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KẾT LUẬN KIỂM TOÁN Công việc được tiến hành : TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ 09/03/2010 đến 14/03/2010 Các vấn đề phát sinh : Công ty vẫn còn thiếu một số chứng từ cần thiết liên quan đến TSCĐ (có kèm theo giấy tờ làm việc ) Công ty trích khấu hao tròn tháng là chưa đúng với thông tư 203 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên sai số nhỏ. Công ty còn tính toán khấu hao một số tài sản chưa đúng theo quy định, nguyên tắc kế toán (Tuy nhiên công ty đã điều chỉnh theo ý kiến KTV) Kiến nghị : Đề nghị công ty hoàn chỉnh các chứng từ cần thiết liên quan đến TSCĐ thực hiện tinh toán đúng khấu hao theo quy định kế toán hiện hành. Kết luận : Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi : ngoại trừ các vấn đề nêu trên Cơ sở dẫn liệu cho phần TSCĐ là thích hợp trên trọng yếu. Với tổng số dư : 1.355.211.036 là trung thực và hợp lý theo đúng nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và đựơc lập nhất quán với năm trước. Người thực hịên : Lê Thị Minh Người soát xét : Phạm Thị Hường Ngày thực hiện: 15/03/09 Phụ lục 1.19 Thẻ tài sản Tên tài sản Ngày KH TSCĐ đầu kỳ Nguyên giá ps trong kỳ Gía trị khấu hao trong kỳ TSCĐ cuối kỳ Nguyên giá TSCĐ Hao mòn lũy kế Gía trị còn lại Tăng Giảm Nguyên giá Hao mòn lũy kế Gía trị còn lại HH TSCĐ hữu hình 26,200,000 26,200,000 187,069,227 18,823,856 213,269,227 18,823,856 194,445,371 HH2 Nhà cửa, vật kiến trúc 11,840,909 11,840,909 11,840,909 MAYCHIEU Máy chiếu SONY-VPL 01/1/2010 11,840,909 11,840,909 11,840,909 HH3 Máy móc thiết bị 164,500,228 7,408,501 164,500,228 7,408,501 157,091,727 PHOTOSHA Máy photo sharp AR-5516 01/1/2009 18,181,818 5,050,501 18,181,818 5,050,501 13,131,317 TOANDAC Máy toàn đạc điện tử- TS02 01/1/2010 135,000,000 135,000,000 135,000,000 DIEUHOA Máy điều hòa 01/8/2009 11,318,410 2,358,000 11,318,410 2,358,000 8,960,410 HH5 Thiết bị dụng cụ quản lý 26,200,000 26,200,000 10,728,090 11,415,355 36,928,090 11,415,355 25,512,735 06 Bộ ghế Sofa,bàn kính 01/8/2008 26,200,000 26,200,000 8,733,336 26,200,000 8,733,336 17,466,664 LENOVO Máy tính XT LE Novo 01/4/2009 10,728,090 2,682,019 10,728,090 2,682,019 8,046,071 Tổng cộng: 26,200,000 26,200,000 187,069,227 18,823,856 2,132,269,227 18,823,856 194,445,371 Phụ lục 1.8 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Bộ phận : Ban quản ly dự án La Thành Thẻ TS Tên tài sản Ngày KH TSCĐ đầu kỳ Nguyên giá ps trong kỳ Gía trị khấu hao trong kỳ TSCĐ cuối kỳ Nguyên giá TSCĐ Hao mòn lũy kế Gía trị còn lại Tăng Giảm Nguyên giá Hao mòn lũy kế Gía trị còn lại HH TSCĐ hữu hình 1,593,977,001 236,350,714 1,357,626,287 74,481,700 283,900,322 1,668,458,701 520,251,036 1,148,207,665 HH3 Máy móc thiết bị 74,481,700 11,302,022 74,481,700 11,302,022 63,179,678 HONDA Máy phát điện hon da 01/5/2009 56,200,000 7,493,336 56,200,000 7,493,336 48,706,664 LAPTOP Máy tính xách tay 01/8/2009 18,281,700 3,808,686 18,281,700 3,808,686 14,473,014 HH4 Phương tiện vận tải 1,523,147,483 227,220,484 1,295,926,999 253,857,912 1,523,147,483 481,078,396 1,042,069,087 02 Ôtô TOYOTA 01/7/2007 1,031,570,028 186,255,694 845,314,334 171,928,332 1,031,570,028 358,184,026 673,386,002 03 Ô tô FORD EVEREST 01/4/2008 491,577,455 40,964,790 450,612,665 81,929,580 491,577,455 122,894,370 368,683,085 HH5 Thiết bị dụng cụ quản lý 70,829,518 9,130,230 61,699,288 18,740,388 70,829,518 27,870,618 42,958,900 01 Máy photocopy 01/6/2007 36,520,909 9,130,230 27,390,679 7,304,184 36,520,909 16,434,414 20,086,495 05 Máy vi tính 01/6/2008 10,565,752 10,565,752 3,521,916 10,565,752 3,512,916 7,043,836 04 Máy xách tay 01/11/2008 23,742,857 23,742,857 7,914,288 23,742,857 7,914,288 15,828,569 VH TSCĐ vô hình 16,744,000 16,744,000 16,744,000 16,744,000 WEBSITE Website 01/3/2009 16,744,000 16,744,000 16,744,000 16,744,000 Tổng cộng: 1,593,977,001 236,350,714 1,357,626,287 91,225,700 300,644,322 1,685,202,701 536,995,036 1,148,207,665 TÀI SẢN CỐ ĐINH Bộ phận: Văn phòng công ty ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31534.doc
Tài liệu liên quan