Hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu và khoản phải thu của khách hàng trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn -CN HN

Tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu và khoản phải thu của khách hàng trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn -CN HN: ... Ebook Hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu và khoản phải thu của khách hàng trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn -CN HN

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu và khoản phải thu của khách hàng trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn -CN HN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Mục lục…………………………………………………………...…………...……….1 Danh mục bảng biểu……………………………...………………………...………….3 Danh mục sơ đồ……………………………………...………………………..……….4 Lời mở đầu…………………………………..………………………………….……..5 Phần I: Khái quát chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn- Chi nhánh Hà Nội…………………………………………………………..….7 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty và Chi nhánh Công ty………..7 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty………......…....…………7 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty tại Hà Nội .…9 2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty và Chi nhánh Công ty……….………..10 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty………………………….....……...10 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Công ty tại Hà Nội……..……..13 3. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty…………..14 4. Quy trình kiểm toán chung tại Công ty………………………..…………….18 Phần II: Thực trạng kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu của khách hàng trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn- Chi nhánh Hà Nội thực hiện……………………………………..….……...21 1. Thực trạng kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ do Chi nhánh Hà Nội thực hiện………………………………...……….……..21 1.1. Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ……………….…………………...21 1.2. Mục tiêu kiểm toán……………………………………………………..23 1.3. Các tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp…………………………….23 1.4. Thủ tục phân tích…………………………….……………...…………24 1.5. Thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục Doanh thu……………………….29 1.6. Kiểm tra chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu……………….………34 1.7. Kiểm tra thủ tục chia cắt niên độ……………………………….……...35 1.8. Kiểm tra chi tiết việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá cuối kỳ…35 1.9. Các thủ tục bổ sung……………………………….……………………35 1.10. Kết luận………………………………………………………….……36 2. Thực trạng kiểm toán các khoản phải thu khách hàng do Chi nhánh Hà Nội thực hiện…………………………………………………..………..37 2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng………………….37 2.2. Các tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp……………………………..37 2.3. Thủ tục phân tích……………………………………………………….38 2.4. Thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục Phải thu khách hàng…………….40 2.5. Kiểm tra chi tiết việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá cuối kỳ….56 2.6. Các thủ tục bổ sung…………………………………………………….57 2.7. Kết luận…………………………………………………………………57 3. Kết thúc kiểm toán………………………………………………………….58 3.1. Kiểm tra giấy tờ làm việc………………………………………………59 3.2. Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý………………………….……...59 Phần III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu của khách hàng trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn – Chi nhánh Hà Nội thực hiện……….……62 1. Nhận xét chung về công tác Kiểm toán tại Chi nhánh Công ty…………….62 Nhận xét chung về Chi nhánh Công ty và công tác Kiểm toán tại Chi nhánh…………………………………………………………62 1.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu của khách hàng do Chi nhánh Công ty thực hiện…………65 2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu của khách hàng do Chi nhánh Công ty thực hiện………………….67 2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm toán cụ thể…………………………………..67 2.2. Đánh giá mức rủi ro kiểm toán và tính trọng yếu……………………..68 2.3. Chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng……………...68 2.4. Kĩ thuật gửi thư xác nhận……………………………………………...69 2.5. Nâng cao chất lượng của các kiểm toán viên……………….……….70 2.6. Sử dụng các thủ tục kiểm toán…………………………………..……71 Kết luận………………………………………………………………………………72 Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………….…...73 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1: Cơ cấu doanh thu của Công ty ……………..……………………………15 Bảng 2: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty ……………..…………………….16 Bảng 3: Doanh thu phát sinh theo tháng của Công ty xăng dầu PT………………28 Biểu 1: Tài liệu phân tích tổng hợp doanh thu của Công ty xăng dầu PT…...……26 Biểu 2: Tài liệu kiểm tra chi tiết doanh thu theo tháng của Công ty xăng dầu PT..27 Biểu 3: Tài liệu kiểm tra chi tiết giá bán của Công ty xăng dầu PT………………31 Biểu 4: Tài liệu kiểm tra chi tiết giá xuất bán đại lý của Công ty xăng dầu PT..…32 Biểu 5: Tài liệu kiểm tra chi tiết doanh thu và giá bán tháng 3 năm 2005 của Công ty xăng dầu PT..……………………………………………………33 Biểu 6: Tài liệu kiểm tra chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty xăng dầu PT……………………………………………………..34 Biểu 7: Kết luận về mục tiêu kiểm toán doanh thu….……………………………36 Biểu 8: Tài liệu phân tích tổng hợp các khoản phải thu khách hàng của Công ty xăng dầu PT……………………………………………………..39 Biểu 9: Tài liệu thu thập danh sách khách hàng chưa có đối chiếu nợ cuối năm của Công ty xăng dầu PT …………..……………………………………40 Biểu 10: Tài liệu đối chiếu khoản phải thu khách hàng của Công ty xăng dầu PT.41 Biểu 11: Tài liệu kiểm tra chi tiết khách hàng nợ của Công ty xăng dầu PT ……44 Biểu 12: Mẫu thư xác nhận nợ…..………………………………………………..46 Biểu 13: Tài liệu kiểm tra chi tiếtnghiệp vụ ghi nhận nợ và nghiệp vụ thu tiền của Công ty xăng dầu PT …………...…………………………………..51 Biểu 14, Biểu 15: Tài liệu kiểm tra chi tiết cụ thể một khách hàng của Công ty xăng dầu PT…………………………………………………………52, 53 Biểu 16: Ước tính lãi chậm trả của khách hàng của Công ty xăng dầu PT ..……..54 Biểu 17: Tài liệu kiểm tra chi tiết dự phòng nợ phải thu khó đòi của Công ty xăng dầu PT……………………………………………………………..56 Biểu 18: Kết luận về khoản mục phải thu khách hàng của Công ty xăng dầu PT ..58 Biểu 19: Báo cáo kiểm toán…...…………………………………………………..60 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Công ty ………………………………….………11 Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Công ty tại Hà Nội…………………...13 Sơ đồ 3: Các bước thực hiện công việc kiểm toán………………………………18 Sơ đồ 4: Quy trình gửi thư xác nhận…………………………………………….42 LỜI MỞ ĐẦU Hoà nhập với nền kinh tế thế giới mở ra rất nhiều cơ hội cho đất nước ta tiến tới những thành công mới trong lĩnh vực kinh tế. Góp phần vào sự phát triển thịnh vượng đó không thể không kể tới hoạt động kiểm toán. Có thể thấy trong thời gian gần đây lĩnh vực kiểm toán phát triển rất đa dạng về loại hình cũng như chất lượng. Trong số các loại hình dịch vụ kiểm toán đang thực hiện dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính được tiến hành nhiều nhất. Để đảm bảo có đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hết mình trong việc tạo ra uy tín, thị trường, nâng cao năng lực tài chính cũng như tổ chức quản lý. Muốn vậy doanh nghiệp phải tập hợp được nhiều yếu tố để tạo nên sự thành công của mình, trong đó có một báo cáo tài chính lành mạnh là một điều kiện vô cùng cần thiết. Các báo cáo tài chính được kiểm toán để khẳng định tính trung thực, hợp lý và phù hợp với quy định của Nhà nước, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Như vậy, trong điều kiện hiện nay kiểm toán tài chính trở thành một nhu cầu không thể thiếu của tất cả các doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính của một công ty, nhất là với một công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại thì kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu khách hàng là quan trọng nhất vì mức độ phát sinh tương đối lớn và tính phức tạp về nghiệp vụ có ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu quan trọng khác. Mặt khác đó là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng thanh toán, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng là các chỉ tiêu chứa đựng nhiều rủi ro và sai sót. Do đó kiểm toán Doanh thu và Phải thu khách hàng là quy trình kiểm toán quan trọng và chiếm khối lượng lớn trong quá trình kiểm toán. Bên cạnh những bước phát triển nhất định trong hoạt động kiểm toán này thì cũng còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Do đó hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính trong đó có kiểm toán Doanh thu và Phải thu khách là một công việc vô cùng cấp thiết. Từ quá trình học tập ở nhà trường và trong quá trình được thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn - chi nhánh Hà Nội, em đã nghiên cứu và tìm hiểu một trong những quy trình kiểm toán báo cáo tài chính quan trọng đó là kiểm toán Doanh thu và Phải thu khách hàng. Chính bởi vậy em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu của khách hàng trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn – Chi nhánh Hà Nội thực hiện”. Chuyên đề thực tập của em gồm 3 phần: Phần I: Khái quát chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn - Chi nhánh Hà Nội. Phần II: Thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu và các khoản phải thu của khách hàng trong Kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn – Chi nhánh Hà Nội thực hiện. Phần III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu và các khoản phải thu khách hàng trong Kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn – Chi nhánh Hà Nội thực hiện. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Mạnh Dũng (CPA) và các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn chi nhánh Hà Nội đã giúp em lựa chọn đề tài và hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình. PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN -CHI NHÁNH HÀ NỘI 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty và Chi nhánh Công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn được chính thức chuyển đổi ngày 06-02-2007 từ Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn theo Quy định tại Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30-03-2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm toán độc lập. Từ năm 1992 đến 1995, công ty hoạt động với tư cách là chi nhánh của Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) tại thành phố Hồ Chí Minh, do đó hoạt động trên cơ sở chương trình kiểm toán của VACO. Nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế Việt Nam, Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 107 TC/TCCB ngày 13-02-1995 tách Công ty Kiểm toán và Tư vấn ra khỏi Công ty Kiểm toán Việt Nam để thành lập nên một công ty mới với: * Tên giao dịch: Công ty Kiểm toán và Tư vấn * Tên giao dịch Quốc tế: Auditing and Consulting company (A&C) * Trụ sở chính: 229 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó, Công ty có Vốn pháp định: 1.800.000.000 đồng. Vốn kinh doanh: 6.000.000.000 đồng. Từ năm 1996 đến năm 1999, A&C thường xuyên đồng tham gia kiểm toán với Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst&Young, với cam kết của E&Y là sẽ giúp đào tạo nhân viên A&C và chuyển giao công nghệ trong vấn đề quản lý doanh nghiệp, các phần hành kiểm toán. Từ đó, A&C với sự tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm đã dần dần hoàn thiện chương trình kiểm toán, ngày càng nâng cao tính chuyên nghiệp của mình. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực kiểm toán nói riêng, công ty đã được Bộ Tài chính chọn là một trong những công ty đầu tiên của Bộ Tài chính tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo Quyết định số 1962/QĐBTC ngày 30-06-2003. Hình thức cổ phần là toàn bộ Công ty Kiểm toán và Tư vấn. Khi đó, dưới hình thức cổ phần, Công ty có: * Tên giao dịch: Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn * Tên giao dịch quốc tế: Auditing and Consulting Joint Stock Company (viết tắt là A&C Co) * Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103001964 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 09-12-2003. * Tài khoản: 701A-01592 Sở giao dịch 1, Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngoài trụ sở chính của công ty vẫn giữ nguyên, công ty còn có 3 chi nhánh tại Hà Nội, Nha Trang-Khánh Hoà và Cần Thơ. Văn phòng liên lạc tại Thừa Thiên Huế và Hải Phòng. * Vốn điều lệ của công ty: 5.045.000.000 đồng. Trong đó: Tỷ lệ vốn cổ phần nhà nước: 51% Tỷ lệ vốn cổ phần bán cho CBCNV trong Công ty: 49% * Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá (31/12/2002) Giá trị thực tế của doanh nghiệp nhà nước: 17.422.521.000 đồng. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiêp: 5.045.000.000 đồng. Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng Tổng số cổ phần phát hành: 50.450 Trong đó: -Cổ phần nhà nước nắm giữ: 25.730 cổ phần (51%) -Cổ phần bán ra: 24720 cổ phần (49%). Bao gồm: +Cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người lao động trong công ty: 9.950 cổ phần (19,71%) +Cổ phần bán theo giá sàn cho người lao động trong công ty: 10.335 cổ phần (20,49%) +Cổ phần bán đấu giá trong nội bộ công ty: 4.435 cổ phần (8,79%) Theo Quy định của Chính phủ về Kiểm toán độc lập (như đã nêu trên), doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập và hoạt động theo các hình thức: Công ty trách nhiện hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân và Doanh nghiệp theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngày 06-02-2007, Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn đã chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn với: * Tên giao dịch: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn * Tên giao dịch quốc tế: Auditing and Consulting Co.,LTD * Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4102047448 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06-02-2007. * Địa chỉ website: http:// www.ac-audit.com * Điện thoại: 08.8.272.295-08.8.272.296 * Fax : 08.8.272.296-08.8.272.300 * Email : kttv@auditconsult.com.vn Đầu năm 2004, A&C được công nhận là công ty thành viên của tổ chức kế toán, kiểm toán và tư vấn Quốc tế HLB (HLB là Tổ chức Quốc tế về kế toán, kiểm toán và tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp được thành lập năm 1969 và có trụ sở tại London - Anh quốc, với hệ thống các công ty thành viên ở hơn 100 quốc gia và doanh thu hàng năm khoảng 1 tỷ USD). Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn đã là một trong 7 Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO, A&C, AFC, Thuỷ Chung, Tiên Phong, DTL và STT) là thành viên của các hãng kiểm toán Quốc tế. Bên cạnh đó, A&C là một trong ba công ty kiểm toán hàng đầu được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) chấp nhận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết chứng khoán trong năm 2005-2006. Như vậy lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam. Trải qua hơn 14 năm thành lập và hoạt động, công ty ngày càng có uy tín trong và ngoài nước, bằng chứng là công ty ngày càng có thêm nhiều khách hàng mới trong khi vẫn giữ vững mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũ. Mặt khác thu nhập của cán bộ công nhân viên công ty ngày càng được nâng cao, mọi nghĩa vụ với nhà nước đều được công ty thực hiện một cách đầy đủ. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt nhưng nhờ có chính sách đúng đắn, hướng phát triển hợp lý cùng với một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ trung, có nghiệp vụ nên công ty vẫn hoạt động ổn định và ngày càng phát triển. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty tại Hà Nội Nhằm mở rộng phạm vi kiểm toán của Công ty Kiểm toán và Tư vấn, UBND thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 1144/QĐUB ngày 01-03-2001 về việc chuyển văn phòng đại diện của Công ty Kiểm toán và Tư vấn thành Chi nhánh Công ty tại Hà Nội. Trước đó, năm 1999, chi nhánh của công ty đã được thành lập dưới dạng văn phòng đại diện. Chi nhánh đi vào hoạt động chính thức theo Giấy đăng ký kinh doanh số 312448 ngày 16-03-2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Chi nhánh có tư cách pháp nhân, có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, có quyền ký các hợp đồng kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán. Đến ngày 29-12-2003, căn cứ theo Quyết định số 1962/QĐ-BTC ngày 30-06-2003 về việc chuyển Doanh nghiệp nhà nước Công ty Kiểm toán và Tư vấn thành Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn, căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thành lập thông qua ngày 25-11-2003, căn cứ biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 18-12-2003, Hội đồng quản trị công ty đã ra quyết định số 02/QĐ-KTTV-HĐQT về việc thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội để thực hiện kiểm toán và tư vấn tại các tỉnh miền Bắc. Đến ngày 06-02-2007, theo sự chuyển đổi của công ty từ công ty cổ phần sang công ty TNHH, và theo đó, chi nhánh công ty tại Hà Nội cũng thực hiện thủ tục chuyển đổi và đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0112030013 ngày 14-02-2007. Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội kế thừa mọi trách nhiện và quyền lợi của Chi nhánh Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn. Chi nhánh với: * Tên giao dịch quốc tế: Auditing and Consulting Company-Hanoi Branch. * Mã số thuế của Chi nhánh là: 03 0044 9815-002 * Tài khoản giao dịch số 102010 0000 33545 tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam. * Địa chỉ: 877 Hồng Hà-quận Hoàn Kiếm-Thành phố Hà Nội * Điện thoại: 04.9.324.113 * Fax: 04.9.324.113 * Email: kttv.hn@auditconsult.com.vn Chi nhánh do một Phó Giám đốc phụ trách, Giám đốc chi nhánh là bà Nguyễn Thị Hồng Thanh, trực tiếp điều hành hoạt động của Chi nhánh theo uỷ quyền của Giám đốc công ty. 2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty và Chi nhánh Công ty 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng một các khoa học, gọn nhẹ, phân cấp rõ ràng, giúp cho Ban Giám đốc điều hành một cách có hiệu quả hoạt động của công ty. Bộ máy hoạt động của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc I Phó Giám Đốc II Phó Giám Đốc III Phó Giám Đốc IV Phó giám đốc V Đào tạo nhân sự Phòng Kiểm toán XDCB Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Nha Trang Phòng HC-QT Chi nhánh Cần Thơ *Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý như sau: -Hội đồng quản trị: là bộ phận quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. -Giám đốc là ông Võ Hùng Tiến, Chủ tịch Hội đồng thành viên, là người đại diện và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của công ty. Giám đốc có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty và không ngừng phát triển toàn diện toàn công ty. Giám đốc trực tiếp phụ trách về tài chính, đối ngoại của công ty. -Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức, điều hành thực hiện các mục tiêu của công ty. Các Phó Giám đốc phải phụ trách hoạt động, lĩnh vực mà Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực đó. Nhiệm vụ cụ thể của từng Phó Giám đốc như sau: +Phó Giám đốc 1: ông Nguyễn Minh Trí, Phó Chủ tịch HĐTV, phụ trách về kiểm toán báo cáo tài chính và phòng kiểm toán số 1. +Phó giám đốc 2: bà Phùng Thị Quang Thái, phụ trách về kiểm toán các dự án, kiểm toán xây dựng cơ bản và phòng kiểm toán số 2. +Phó giám đốc 3: bà Nguyễn Thị Hồng Thanh kiêm Giám đốc chi nhánh Hà Nội. +Phó giám đốc 4: ông Lê Minh Tài kiêm Giám đốc chi nhánh Nha Trang-Khánh Hoà. -Phòng Hành chính-Quản trị: thực hiện công tác tổ chức hành chính, nhân sự, quản trị tài chính, văn thư, lễ tân…có nhiệm vụ tham mưu giúp cho Ban giám đốc làm việc có hiệu quả. -Các phòng kiểm toán: có chức năng cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho khách hàng trên lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế… Các phòng kiểm toán độc lập một cách tương đối với nhau, song cũng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động của mình nhằm thực hiện một cách tốt nhất chức năng của mình cũng như nhiệm vụ được giao từ Hội đồng thành viên và Ban Giám đốc. -Mối quan hệ giữa công ty và các chi nhánh: các chi nhánh đều có tư cách pháp nhân, tiến hành kinh doanh theo Giấy đăng ký kinh doanh của chi nhánh nhưng hạch toán phụ thuộc. Các chi nhánh tiến hành hoạt động theo điều lệ của công ty và tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thật nghiệp vụ và chương trình kiểm toán đã được công ty xây dựng. Chi nhánh tiến hành ghi chép các Báo cáo kiểm toán theo quy định của công ty, rồi hàng năm gửi chúng cùng các Báo cáo về kết quả hoạt động của chi nhánh để công ty tổng kết và đánh giá tình hình hoạt động của chi nhánh và của toàn công ty trong năm tài chính đó. Các hoạt động của chi nhánh chủ yếu dựa vào khả năng ký kết hợp đồng của chính mình, tuy nhiên cũng có lúc chi nhánh tiến hành làm một số hợp đồng giúp cho công ty khi công ty ký kết với khách hàng. Sau khi thực hiện xong công việc kiểm toán của mình, chi nhánh gửi toàn bộ File kiểm toán đó cho công ty. Công ty sẽ tiến hành tổng hợp công việc và có ý kiến về Báo cáo tài chính của khách hàng. Trong trường hợp này, chi nhánh chỉ tiến hành lập Báo cáo kiểm toán mà không thực hiện thu phí kiểm toán. -Đội ngũ kiểm toán viên và nhân viên: Sau hơn 14 năm hoạt động, công ty đã xây dựng được một đội ngũ gồm 289 kiểm toán viên và nhân viên trong đó có 57 kiểm toán viên có thẻ kiểm toán viên quốc gia do Bộ Tài chính cấp, gần 70% nhân viên có từ 2 bằng cử nhân trở lên (trong đó có 58 người có bằng cử nhân Luật); 15% nhân viên có bằng Thạc sĩ hoặc bằng Kiểm toán viên quốc tế (ACCA) hoặc đang được đào tạo theo chương trình ACCA. Trong quá trình hoạt động, đội ngũ nhân viên liên tục được đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng các kiến thức bổ trợ về Pháp luật, Kinh tế, kỹ thuật, thị trường… để có khả năng đa dạng hoá các các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Ngoài ra, các kiểm toán viên còn được đi tu nghiệp và đào tạo qua các hình thức khảo sát, huấn luyện, thực hành tại các nước Anh, Pháp, Bỉ, Ireland, Singapore, Hongkong…do công ty tổ chức cùng các chương trình hỗ trợ của Bộ tài chính, EURO TAPVIET và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế khác. 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Công ty tại Hà Nội Cũng như tại công ty, bộ máy hoạt động tại chi nhánh A&C Hà Nội cũng được tổ chức một cách linh hoạt, gọn nhẹ, có sự phân cấp rõ ràng, giúp cho Ban Giám đốc điều hành một cách có hiệu quả và khai thác tối ưu tiềm năng của toàn hệ thống. Bộ máy tổ chức của chi nhánh được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh Công ty tại Hà Nội BAN GIÁM ĐỐC Phòng nghiệp vụ 1 Phòng nghiệp vụ 2 Phòng nghiệp vụ 3 Phòng Hành chính-Quản trị *Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại Chi nhánh: -Giám đốc chi nhánh: bà Nguyễn Thị Hồng Thanh, là người đứng đầu chi nhánh, điều hành chỉ đạo mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Hội đồng thành viên của công ty về hoạt động của chi nhánh. -Các Phó Giám đốc gồm: +Ông Nguyễn Anh Đức: phụ trách lĩnh vực kiểm toán Báo cáo tài chính +Bà Lê Thị Tư: phụ trách bộ phận kế toán, hành chính và kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản… Các Phó Giám đốc chi nhánh giúp cho Giám đốc chi nhánh điều hành hoạt động của chi nhánh nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu và nhiệm vụ mà công ty giao phó. -Các phòng kiểm toán: +Phòng nghiệp vụ 1 và phòng nghiệp vụ 2: thực hiện việc kiểm toán Báo cáo tài chính. +Phòng nghiệp vụ 3: thực hiện kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản và thẩm định tài chính. -Phòng Hành chính-Quản trị: thực hiện công tác kế toán, văn thư, hành chính,… -Đội ngũ cán bộ công nhân viên: chi nhánh có 61 kiểm toán viên và nhân viên, trong đó có 15 người có thẻ kiểm toán viên quốc gia. Kiểm toán viên trong chi nhánh luôn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ, phù hợp với từng sự thay đổi của chế độ kế toán và kiểm toán Việt Nam. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Kể từ khi thành lập đến nay, A&C đã không ngừng vươn lên phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ. Số lượng nhân viên, số lượng hợp đồng cũng như doanh thu của công ty đã tăng qua các năm. Công ty đã mở rộng thị trường trong nước thông qua các chi nhánh của mình ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của khách hàng trước sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước hiện nay. * Cơ cấu doanh thu của công ty như sau: Bảng 1: Cơ cấu doanh thu của Công ty Lĩnh vực cho doanh thu Tỷ trọng Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 99,42% Doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính 68,37% Doanh thu kiểm toán xây dựng cơ bản 18,51% Doanh thu các dịch vụ khác 12,54% Doanh thu hoạt động tài chính 0,44% Thu nhập khác 0,14% Một điều tất yếu là doanh thu của A&C chủ yếu thu về từ việc cung cấp dịch vụ, nhất là dịch vụ kiểm toán. Mặc dù cung cấp cả hai dịch vụ kiểm toán là kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán xây dựng cơ bản, nhưng doanh thu chủ yếu của công ty là từ kiểm toán báo cáo tài chính, đây cũng là một điều dễ hiểu vì đây là hoạt động chính của công ty và nhu cầu minh bạch báo cáo tài chính của tất cả các doanh nghiệp hiện nay là rất lớn. * Công ty hoạt động theo một nguyên tắc nhất định dựa trên mục đích đã đề ra. Có thể khái quát các nguyên tắc đó như sau: -Độc lập về nghiệp vụ chuyên môn, tự chủ về tài chính, khách quan, chính trực, chịu sự kiểm tra và kiểm soát của cơ quan chức năng theo pháp luật nhà nước Việt Nam quy định. -Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác, bí mật của những số liệu, tài liệu do công ty kiểm tra xác nhận hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp và đảm bảo được xã hội, được các cơ quan pháp luật nhà nước tín trọng. -Công ty phải chịu trách nhiệm kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn. -Bảo đảm giá cả, lệ phí dịch vụ, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ do công ty cung cấp ra thị trường có uy tín cao, hiệu quả tốt. -Đối với khách hàng: công ty phục vụ tận tình, đáp ứng đầy đủ, có chất lượng mọi yêu cầu đã được thoả thuận và cam kết theo hợp đồng. Công ty đảm bảo giữ bí mật số liệu và bồi thường thiệt hại do công ty gây ra. Sau đây là một vài số liệu thể hiện chung kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn. Bảng 2: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm2002 Năm2003 Năm2004 Năm2005 Doanh thu 20.000 21.000 23.040 26.388 Lợi nhuận sau thuế 6.120 6.276 6.912 7.916,4 Nộp ngân sách nhà nước 4.137,6 4.250,4 4.560 5.222 Thu nhập bình quân 2,1 2,3 2,4 2,7 Kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được là khá cao, đó cũng là điều dễ hiểu khi mà công ty đã không ngừng nỗ lực mở rộng quy mô hoạt động cũng như chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng với đội ngũ nhân viên có trình độ và sự tin tưởng của khách hàng. Công ty A&C luôn lấy tiêu chí hoạt động của mình là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, các thông tin với độ tin cậy cao nhất, đảm bảo quyền lợi cao nhất cho khách hàng, giúp cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đạt được hiệu quả cao nhất. Công việc kiểm toán của công ty luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn để góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, quản lý tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty còn luôn luôn đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu. Vì thế trong hơn 10 năm hoạt động, công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị khách hàng. Cho tới hiện nay, công ty đã và đang phục vụ cho hơn 1000 khách hàng hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm: -Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. -Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, khách sạn, ngân hàng, giao thông vận tải, dầu khí… -Ban quản lý dự án, chương trình đầu tư xây dựng cơ bản. -Các cơ quan và tổ chức của Quốc tế và trong nước, các văn phòng đại diện và cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ. * Các dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng: -Kiểm toán báo cáo tài chính: việc kiểm toán luôn gắn với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn để góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, và lập các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. -Thẩm định giá trị các dự án: công ty tiến hành thẩm định giá trị của các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm: các công trình xây dựng, các công trình ngành điện, công trình giao thông vận tải, đánh giá giá trị tài sản là nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… của doanh nghiệp. -Cung cấp các dịch vụ tư vấn về: +Kế toán: tư vấn và hoàn thiện công tác kế toán, đào tạo và tuyển chọn nhân viên kế toán theo yêu cầu của khách hàng. +Thuế: tư vấn thuế, thực hiện các dịch vụ kê khai thuế, khiếu nại thuế, hoàn thuế… +Ngoài ra còn tư vấn cho khách hàng trên các lĩnh vực pháp luật, quản trị doanh nghiệp, đầu tư tài chính… Hoạt động tư vấn của công ty được thực hiện dưới nhiều hình thức như trao đổi trực tiếp với từng khách hàng, tổ chức sinh hoạt nghiệp vụ thường kỳ và tổ chức chuyên đề hàng năm với khách hàng. Nội dung kiểm toán mà công ty thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Quốc tế, các chuẩn mực và quy chế kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam bao gồm công tác kiểm tra tính đúng đắn của các giao dịch tài chính phát sinh trong năm tài chính, kiểm tra chi tiết các chứng từ phù hợp với số liệu và thuyết minh trong báo cáo tài chính của khách hàng, đánh giá những dự đoán và quyết định quan trọng của ban lãnh đạo khách hàng trong việc lập Báo cáo tài chính và các bước kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, thực hiện các bước kiểm tra cơ bản cần thiết. Sau đó công ty đưa ra ý kiến một cách trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, sự tuân thủ các quy định của nhà nước cũng như các quy chế, chính sách quản lý tài chính của nội bộ khách hàng, đồng thời cũng xem xét các nguyên tắc kế toán có phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của khách hàng và có được áp dụng một cách nhất quán và thuyết minh đầy đủ hay không. Ngoài ra công ty còn xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty nhằm đảm bảo tính phù hợp trong cơ chế hoạt động chung của khách hàng. 4. Quy trình kiểm toán chung tại Công ty Các bước thực hiện công việc kiểm toán có thể được khái quát trong sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Sơ đồ các bước thực hiện công việc kiểm toán Công việc thực hiện trước kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể Thực hiện kế hoạch kiểm toán Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán Các công việc thực hiện sau kiểm toán Cũng giống như mọi công ty kiểm toán khác, Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn cũng có chương trình kiểm toán riêng cho từng chu trình và hoạt động cụ thể. Chương trình kiểm toán chung của công ty thường bao gồm trình tự sau: -Tài liệu yêu cầu khách hàng: các tài liệu, chứng từ có liên quan đến phần hành được kiểm toán. -Mục tiêu kiểm toán: đối với mỗi phần hành được kiểm toán sẽ có những yêu cầu về mục tiêu kiểm toán khác nhau. -Các thủ tục: +Thủ tục phân tích: so sánh các thông tin tài chính (giữa các kỳ, các niên độ, giữa thông tin tài chính của doanh nghiệp với thông tin của toàn ngành…), so sánh các chữ số, các tỷ lệ…để phát hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường. +Thủ tục kiểm tra chi tiết: chọn một số nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, so sánh số liệu trên chứng từ với số liệu trên sổ sách, chú ý tới các nghiệp._. vụ có số phát sinh lớn hoặc bất thường. +Các thủ tục bổ sung: tuỳ theo tính chất của khoản mục hay phần hành được kiểm toán mà thực hiện các thủ tục sổ sung kèm theo nhằm làm rõ các mục tiêu kiểm toán. -Kết luận và kiến nghị: +Kết luận về mục tiêu kiểm toán: với các mục tiêu kiểm toán đã đặt ra, đây là sự khái quát kết quả thực hiện các chức năng kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán. Kết luận kiểm toán phải đảm bảo yêu cầu cả về nội dung cũng như tính pháp lý. +Kiến nghị và các biện pháp xử lý: từ kết quả kiểm toán thu được, công ty đưa ra các biện pháp xử lý cũng như các kiến nghị nhằm giúp công ty khách hàng thực hiện tốt hơn công tác kế toán cũng như công việc kinh doanh của mình. Các kiến nghị có thể được đưa ra dưới hình thức thư quản lý gửi Ban Giám đốc công ty khách hàng. +Các vấn đề rút ra cho lần kiểm toán sau: công ty thường giữ mối quan hệ với khách hàng mà mình kiểm toán nên qua mối lần kiểm toán, công ty cũng như các kiểm toán viên cũng thường rút ra kinh nghiệm cho lần kiểm toán sau hay cho các khách hàng khác. +Giữ mối quan hệ với khách hàng: nhìn chung công ty duy trì khá tốt mối quan hệ với các khách hàng của mình, có thể có các hình thức tư vấn, các chính sách đãi ngộ đối với công ty khách hàng…tất cả vì lợi ích hợp pháp của khách hàng. PHẦN II THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN-CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN 1. Thực trạng kiểm toán Doanh thu Bán hàng và cung cấp dịch vụ do Chi nhánh Hà Nội thực hiện Bước đầu tiên trong quá trình kiểm toán là phải có được những thông tin về công ty khách hàng. Để kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu khách hàng, Kiểm toán viên của Công ty đã thu thập những thông tin chung phục vụ cho quá trình kiểm toán hai khoản mục trên như sau: 1.1. Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.1. Tìm hiểu chung về khách hàng -Hình thức sở hữu vốn: Công ty xăng dầu PT là công ty có 100% vốn nhà nước và kinh doanh trên lĩnh vực thương mại. -Ngành nghề kinh doanh của công ty là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, khí gas hoá lỏng và các dịch vụ khác. Các mặt hàng cụ thể gồm: xăng dầu, dầu mỡ nhờn, gas, bếp gas và các phụ kiện, hàng hoá khác, dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ hàng dự trữ Quốc gia. -Khách hàng của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp, khách vãng lai và các đại lý xăng dầu. -Công ty xăng dầu PT có hình thức kế toán là Nhật ký-Chứng từ và niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến 31/12. -Nguyên tắc ghi nhận doanh thu của Công ty là: doanh thu được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua. 1.1.2.Ghi nhận về hệ thống kế toán và doanh thu của khách hàng Kiểm toán viên của Công ty đã kiểm tra hệ thống kế toán và chu kỳ doanh thu của Công ty xăng dầu PT với các vấn đề như sau: -Nhận đơn đặt hàng -Kiểm tra hàng trong kho có đủ để bán hay không rồi duyệt đơn và quyết định bán chịu rồi lập đơn đặt hàng bán. -Lập lệnh giao hàng và thẻ kho giao hàng cho khách hàng. -Lập hoá đơn, kiểm tra hoá đơn rồi đối chiếu với đơn đặt hàng và lệnh giao hàng. -Các cấp có thẩm quyền của công ty phê duyệt. -Gửi hoá đơn cho khách hàng và ghi sổ kế toán. -Đối chiếu sổ chi tiết và tổng hợp. -Thu tiền, đòi nợ và đối chiếu công nợ. -Xử lý giảm giá, hàng bán bị trả lại và các khoản nợ kéo dài. *Kết luận: hệ thống kế toán và chu kỳ doanh thu của công ty xăng dầu PT là tương đối chặt chẽ và ổn định. 1.1.3. Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ Công việc này được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh để đạt được một số yêu cầu như sau: -Kiểm tra tính liên tục của hoá đơn: các hoá đơn có được đánh số thứ tự trước hay không. -Kiểm tra sự ký duyệt của những người có trách nhiệm này trong công ty: người ký duyệt có đúng thẩm quyền, có đúng hình thức hay không. -Kiểm tra sự chính xác trong thanh toán: số tiền thanh toán có đúng với sổ sách và nghĩa vụ thanh toán không. -Đối chiếu lệnh giao hàng với hoá đơn, đơn đặt hàng. -Đối chiếu số liệu doanh thu với số liệu của phòng kinh doanh hoặc phòng kế hoạch. -Kiểm tra xem một nghiệp vụ bất kỳ có được ghi sổ không và có bị ghi trùng hay không. -Xem xét xem sổ tổng hợp và chi tiết có được đối chiếu đầu kì hay không. Công ty có gửi thư đối chiếu công nợ hay không. -Kiểm tra xem các khoản nợ có được phân tích thường xuyên hay không và các khách hàng chậm thanh toán có được đòi nợ thường xuyên hay không. -Xem xét sự phân chia nhiệm vụ hay cách ly công việc giữa kế toán, thủ quỹ, thủ kho… có bảo đảm hợp lý không. *Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty xăng dầu PT là tương đối chặt chẽ và đảm bảo. Sau đây là các bước công việc tiếp theo trong thực trạng quy trình kiểm toán Doanh thu và các khoản Phải thu khách hàng mà Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn-Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện Tài khoản Phải thu là một tài khoản mà các Kiểm toán viên thường cho là trọng yếu. Nó gồm một vài chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng thanh toán và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, tài khoản Phải thu cũng là một tài khoản chứa đựng nhiều rủi ro, sai sót nên số lượng bằng chứng cần thu thập tương đối lớn. Kiểm toán viên thu thập bằng chứng bằng cách gửi thư xác nhận đến các khách hàng nợ của đơn vị được kiểm toán. Do đó, công việc thu thập bằng chứng tương đối mất thời gian. Kết quả của việc gửi thư xác nhận sẽ là căn cứ để phục vụ bước kiểm toán khoản mục Doanh thu. Chính vì thế, kiểm toán khoản mục Phải thu được tiến hành đầu tiên trong kiểm toán chu trình Bán hàng-Thu tiền. 1.2. Mục tiêu kiểm toán Khoản mục doanh thu của công ty khách hàng phải đạt được những mục tiêu kiểm toán sau: -Sự hợp lý chung: Số dư các tài khoản đều hợp lý. -Tính hiệu lực: Doanh thu được ghi nhận là thực sự tồn tại -Tính trọn vẹn: Doanh thu đã có của công ty phải được ghi nhận đầy đủ. -Tính giá: Các loại và các khoản doanh thu đều được tính giá đúng. -Sự phân loại: Các loại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đều được phân loại đúng. -Sự trình bày: Các loại doanh thu đều được trình bày và thuyết minh rõ. -Tính kịp thời: Các khoản doanh thu đều phải được ghi nhận kịp thời. 1.3. Các tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp -Bảng kê doanh thu theo mặt hàng, loại dịch vụ, theo tháng và theo từng bộ phận. -Bảng kê các khoản điều chỉnh: chiết khấu thanh toán, hàng bán bị trả lại, hàng giảm giá (hư hỏng, sai quy cách…) -Các quy định về giá giao nội bộ, quy định của Tổng công ty và Bộ tài chính về giá bán tại các thời điểm trong năm 2005. -Các sổ chứng từ kế toán: sổ tổng hợp và sổ chi tiết có liên quan. 1.4. Thủ tục phân tích Kiểm toán viên đã phân tích các dữ liệu về khoản mục doanh thu của công ty khách hàng như sau: 1.4.1. Nhận định chung về các vấn đề liên quan đến Doanh thu của công ty khách hàng: Đây là một công ty có doanh thu tương đối lớn. Đây cũng là một đặc điểm kinh doanh của công ty, công ty có các khoản doanh thu từ các loại hình bán hàng và cung cấp dịch vụ khách nhau nhưng chủ yếu là bán hàng qua các đại lý và bán hàng nội bộ. *Doanh thu năm 2005 của Công ty xăng dầu PT được hạch toán như sau: -Doanh thu bán xăng, dầu, gas, bếp gas, hoá dầu: doanh thu được ghi nhận dựa trên cơ sở hàng thực tế xuất bán, được ghi nhận trực tiếp và ngay lập tức trên hoá đơn giá trị gia tăng đầu ra. -Doanh thu từ cung cấp dịch vụ vận chuyển đường bộ: hạch toán theo thực tế phát sinh khi vận chuyển hàng, giao hàng. Số liệu hạch toán căn cứ vào hoá đơn xuất. -Dịch vụ dự trữ quốc gia: hạch toán theo phiếu báo hạch toán của Tổng công ty. *Giá bán hàng: -Bán buôn: giá bán buôn dựa trên cơ sở giá bán lẻ theo quyết định của Tổng công ty và Bộ tài chính trừ đi thù lao đại lý hợp đồng kí. -Bán lẻ: giá bán lẻ là giá quy định thực tế từng thời điểm của Tổng công ty và Bộ tài chính. -Dịch vụ vận chuyển đường bộ: giá bán la giá vận chuyển trong hợp đồng thực tế. *Các vấn đề khác: Trong năm 2005 có 3 đợt tăng giá và 1 đợt giảm giá theo quy định của Tổng công ty và Bộ tài chính. 1.4.2. Thủ tục phân tích khoản mục Doanh thu *Mô tả tài khoản: -TK511: Doanh thu bán hàng, gồm 6 tiểu khoản: + TK 511.11: Doanh thu bán xăng, dầu + TK 511.12: Doanh thu bán dầu mỡ nhờn + TK 511.15: Doanh thu bán gas, bếp gas và phụ kiện + TK 511.18: Doanh thu bán hàng hoá khác + TK 511.31: Doanh thu vận tải nội bộ + TK 511.35: Doanh thu dịch vụ hàng dự trữ -TK512: Doanh thu bán nội bộ, gồm 3 tiểu khoản: + TK 512.11: Doanh thu bán nội bộ xăng, dầu + TK 512.12: Doanh thu bán nội bộ dầu mỡ nhờn + TK 512.15: Doanh thu bán nội bộ gas, bếp gas và phụ kiện *Kiểm tra giá bán trong năm sau các lần biến đổi giá (Tổng hợp giá bán trong năm) ==> giá bán trong năm tương đối được bảo đảm tuân thủ. *Kiểm tra cơ sở ghi nhận doanh thu (Kèm bảng đối chiếu hàng tiêu thụ với hàng xuất kho) ==> Doanh thu được ghi nhận đúng đắn trên cơ sở đã đề ra. *Kiểm tra Cut-off ==> Doanh thu của năm tài chính được ghi nhận đúng và đầy đủ các khoản mục trong năm. Do tính thận trọng nghề nghiệp nên Kiểm toán viên viên thực hiện các thủ tục phân tích các khoản mục doanh thu để tìm ra các điểm bất thường. *So sánh doanh thu của năm 2005 với năm trước và với kế hoạch Kết quả doanh thu tiêu thụ của Công ty xăng dầu PT qua các năm như sau: Biểu 1: Tài liệu phân tích tổng hợp Doanh thu của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : G Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Doanh thu Người thực hiện: NTH Bước công việc : Phân tích tổng hợp Ngày thực hiện : 20/03/2006 Bảng tổng hợp doanh thu Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2004 Tỉ lệ DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 525.069.938.911 391.040.567.110,5 134,28% Các khoản giảm trừ - - - DT thuần về bán hàng và cung cấp dvụ 525.069.938.911 391.040.567.110,5 134,28% Bao gồm: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2004 Tỉ lệ DT bán hàng trực tiếp nội địa 327.392.080.008,5 212.668.794.207,5 153,94% DT bán nội bộ 197.677.858.902,5 178.372.772.953,5 110,82% Tổng cộng 525.069.938.911 391.040.567.111 134,28% Bao gồm: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2004 Tỉ lệ Doanh thu bán xăng dầu 512.163.373.362 378.539.944.478 135,3% Doanh thu bán dầu mỡ nhờn 2.647.084.020 1.807.543.919 146,45% Doanh thu bán gas, bếp gas và phụ kiện 8.658.228.492 8.131.879.978 106,47% Doanh thu bán hàng hoá khác 463.686 845.455 54,84% Doanh thu dịch vụ vận tải đường bộ 1.086.858.970 2.046.275.959 53,11% Doanh thu dịch vụ hàng dự trữ Quốc gia 513.930.433 514.077.323 99,97% Tổng cộng 525.069.938.911 391.040.567.111 134,28% P/L: Khớp số liệu Báo cáo Kết quả Kinh doanh Phân tích: Công ty có một thị trường và khách hàng tương đối ổn định, doanh thu hàng năm không có sự biến động mạnh và tăng dần. Điều này là do nền kinh tế phát triển, nhu cầu về xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu và dịch vụ vận chuyển tăng lên làm doanh thu của Công ty tăng là có cơ sở. *So sánh sự biến động doanh thu giữa các tháng xem có phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị không Biểu 2: Tài liệu kiểm tra chi tiết doanh thu theo tháng của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : G Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Doanh thu Người thực hiện: NTH Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện : 20/03/2006 Tổng hợp Doanh thu phát sinh theo tháng trong năm 2005(Bảng 3) Phân tích: 1)Doanh thu tiêu thụ trong tháng 2 là thấp nhất trong năm. Nguyên nhân là do các nhà máy ngừng hoạt động (tết Nguyên Đán) nên lượng tiêu thụ giảm đáng kể. 2)Doanh thu trong quý IV là lớn nhất trong các quý. Nguyên nhân là do vào thời gian này, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất phục vụ tết Nguyên Đán. 3)Vào các đợt tăng giá (tháng 3, 7, 8) lượng tiêu thụ không tăng đột biến. Cho nên có thể thấy: Không xảy ra hiện tượng đầu cơ chờ tăng giá. 4)Vào đợt giảm giá (tháng 11) lượng tiêu thụ trước đó không giảm. Cho nên có thể thấy: Không có hiện tượng dừng nhập hàng chờ giảm giá. Bảng 3: Doanh thu phát sinh theo tháng trong năm 2005 của Công ty xăng dầu PT Tháng Xăng dầu Tỷ lệ Dầu mỡ nhờn Tỷ lệ Gas & Bếp gas Tỷ lệ HH khác Tỷ lệ Dvụ vận tải Tỷ lệ Hàng dự trữ QG Tỷ lệ Số phát sinh Tỷ lệ 1 37.942.851.489 7,41% 136.455.362 5,15% 687.806.843 7,94% - - 36.545.257 3,36% - - 38.803.658.950 7,39% 2 31.519.601.264 6,15% 127.779.435 4,83% 499.433.363 5,77% - - 174.179.054 16,03% - - 32.320.993.115 6,16% 3 38.698.902.887 7,56% 221.905.784 8,38% 712.557.424 8,23% - - 116.632.471 10,73% 100.000.000 19,46% 39.849.998.566 7,59% 4 38.888.126.006 7,59% 208.324.692 7,87% 641.320.036 7,41% 122727 26,47% 39.333.060 3,62% - - 39.777.226.521 7,58% 5 43.506.830.911 8,49% 236.982.961 8,95% 721.499.689 8,33% - - 117627881 10,82% - - 44.582.941.442 8,49% 6 43.084.128.586 8,41% 186.984.747 7,06% 912.197.361 10,54% - - 213.206.494 19,62% 100.000.000 19,46% 44.496.517.187 8,47% 7 35.757.447.514 6,98% 285.987.089 10,80% 576.688.949 6,66% - - 57.913.627 5,33% - - 36.678.037.178 6,99% 8 46.679.293.123 9,11% 223.796.161 8,45% 839.535.363 9,70% - - 58.493.221 5,38% - - 47.801.117.867 9,1% 9 43.058.433.293 8,41% 178.668.543 6,75% 709.729.503 8,20% - - 57.160.838 5,26% - - 44.003.992.176 8,4% 10 50.471.838.473 9,85% 322.885.683 12,20% 634.146.148 7,32% - - 43.588.121 4,01% 100.000.000 19,46% 51.572.458.424 9,8% 11 49.007.651.271 9,57% 278.232.769 10,51% 649.904.278 7,51% 340909 73,53% 85.528.252 7,87% - - 50021657478 9,53% 12 53.548.268.548 10,46% 239.080.797 9,03% 1.073.189.536 12,4% - - 86.655.198 7,97% - - 54.947.194.078 10,51% Tổng cộng 512.163.373.362 1 2.647.082.020 100 8.658.228.492 100 463636 100 10.868.589.70 100 - - 524.556.006.479 100 *Ước tính doanh thu căn cứ vào: Mức giá bình quân * Số lượng hàng bán. Kiểm toán viên sẽ so sánh số ước tính với số liệu sổ sách để phát hiện bất thường. Ở đây các số liệu là hợp lý, không thấy có hiện tượng bất thường. Các số liệu này được xác định từ Sổ cái các tài khoản: TK 511.11, TK 511.12, TK 511.15, TK 511.18, TK 511.31, TK 511.35, TK 521.11, TK 511.12, TK 512.15 của công ty khách hàng có đính kèm. 1.5. Thủ tục kiểm tra chi tiết Doanh thu 1.5.1. Kiểm tra đối chiếu *Kiểm tra cộng dọc, cộng ngang trên bảng kê xem số liệu có được ghi chép và tính toán đúng hay không. *Xem lướt bảng kê xem có bất thường gì trong các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến doanh thu hay không. Đối chiếu với doanh thu ghi nhận, các khoản điều chỉnh với sổ Nhật kí bán hàng và Tài khoản tổng hợp trên Sổ cái. *Kiểm tra phương pháp ghi nhận doanh thu xem có nhất quán so với năm trước hay không. 1.5.2. Kiểm tra chọn mẫu *Chọn mẫu hoá đơn trong một số tháng (những tháng có biến động nhiều về nghiệp vụ phát sinh) để kiểm tra chi tiết. Ta thấy công ty xăng dầu PT là một công ty có doanh thu tương đối lớn, khách hàng đông đảo và đa dạng, những khách hàng này lại có số dư nợ lớn. Bên cạnh các khách hàng này, công ty còn có các cửa hàng, các đại lý bán lẻ… các nghiệp vụ bán hàng diễn ra thường xuyên với mật độ tương đối dày cho nên việc kiểm tra chi tiết khoản mục doanh thu mất rất nhiều thời gian. Kiểm toán viên không thể kiểm tra chi tiết từng hoá đơn bán hàng được vì như vậy thì khối lượng công việc rất lớn. Do đó Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết thông qua chọn mẫu. Việc chọn mẫu được cân nhắc thận trọng sao cho số mẫu chọn nhỏ nhất mà vẫn mang tính đại diện cao. Do bước kiểm tra khoản mục Doanh thu được thực hiện sau khi đã kiểm tra chi tiết khoản mục Phải thu khách hàng nên Kiểm toán viên đã thu thập được khá nhiều bằng chứng liên quan đến khoản mục Doanh thu và các khoản Doanh thu đã thu tiền ngay như các biên bản đối chiếu công nợ, thư xác nhận trong đó có ghi rõ tổng số tiền về hàng hoá mà người mua được hưởng, tổng số tiền người mua đã thanh toán và tổng số tiền mà người mua còn nợ. Với những khoản doanh thu đã có xác nhận từ bên thứ ba thì Kiểm toán viên không chọn mẫu để kiểm tra chi tiết nữa mà sử dụng luôn các xác nhận đó làm bằng chứng kiểm toán. Với những khoản doanh thu chưa có xác nhận hoặc chưa được đối chiếu với hoá đơn, chứng từ thì kiểm toán viên sẽ tiến hành chọn mấu để kiểm tra chi tiết. Tiêu thức để Kiểm toán viên sử dụng chọn mẫu kiểm tra chi tiết là các nghiệp vụ bán hàng có giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh bất thường, có sự hạch toán, đối ứng không thường xuyên xảy ra… Việc kiểm tra chi tiết các khoản mục doanh thu được kiểm toán viên thực hiện như sau: --Đối chiếu các hoá đơn với bảng kê doanh thu để xem xét sự chính xác về tên người mua hàng, số lượng, giá cả, số tiền, chiết khấu,… --Đối chiếu hoá đơn với đơn đặt hàng, lệnh giao hàng, vận đơn (nếu có) về tất cả các chi tiết. --Kiểm tra tính đúng đắn và đầy đủ của việc tính toán, kiểm tra liên hoá đơn và việc kí duyệt trên hoá đơn. --Đối chiếu hoá đơn với bảng kê khai thuế Giá trị gia tăng đầu ra. Cụ thể, kiểm toán viên đã kiểm tra chi tiết một số hoá đơn như sau: Biểu 3: Tài liệu kiểm tra chi tiết giá bán của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : G Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Doanh thu Người thực hiện: NTH Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện : 20/03/2006 Kiểm tra giá bán trước ngày 17/08/2005 STT Chứng từ Khách hàng Loại hàng Đơn giá Ghi chú Số hiệu Ngày tháng 1 53704 01/08/05 Bảo tàng VN Mogas90 7.700đ/l Cửa hàng 26 tại CK,phù hợp giá bán lẻ tại KV2 8.970đ/l 2 53792 17/08/05 Nội bộ PL Mogas90 7.518,19đ/l Đơn giá áp dụng trước 12h ngày 17/08/05 8.970đ/l 3 53793 17/08/05 Ngân hàng CK Mogas90 7.700đ/l Đơn giá bán lẻ KV2, trước 12h ngày 17/08/05 8.970đ/l … … … … … … … Kết luận: -Đơn giá từ ngày 01/08 đến 17/08/05 được áp dụng theo quy định giá bán lẻ KV2. -Vấn đề bất thường: sau 12h ngày 17/08/05 đơn vị phải áp dụng giá mới cao hơn. Tuy nhiên trong cả ngày 17/08/05 nhận thấy đơn vị áp dụng hoàn toàn đơn giá cũ. Cần đơn vị giải trình: +C1: Sau 12h có phải đơn vị không bán hàng? +C2: Sau 12h có phải đơn vị ghi hoá đơn vào ngày 18/08/05? +C3: Có xảy ra sự gian lận giá trong chiều ngày 17/08/05? Biểu 4: Tài liệu kiểm tra chi tiết giá xuất bán cho đại lý của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : G Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Doanh thu Người thực hiện: NTH Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện : 20/03/2006 Kiểm tra giá xuất bán cho đại lý STT Chứng từ Khách hàng Loại hàng Đơn giá Ghi chú Số hiệu Ngày tháng 1 71227 05/11/05 Đại lý CK 26 Mogas92 8.509,09đ/l Giá bán: 10.000đ/l 9.860đ/l Thù lao : 140đ/l Giá : 9.860đ/l Phù hợp với quy định … … … … … … … Nhận xét: Đơn vị đã tuân thủ các quy định về giá xuất bán cho đại lý Biểu 5: Tài liệu kiểm tra chi tiết doanh thu và giá bán tháng 3 năm 2005 của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : G Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Doanh thu Người thực hiện: NTH Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện : 20/03/2006 Kiểm tra doanh thu và giá bán tháng 3 năm 2005 (Đợt tăng giá lần 1 năm 2005) STT Chứng từ Khách hàng Loại hàng Đơn giá Ghi chú Số hiệu Ngày tháng 1 63409 29/03/05 Công ty Y Mogas92 6.363,64đ/l Đơn giá cũ trước 12h ngày 29/03/05 7.500đ/l 2 63428 29/03/05 Nhà máy B Mogas92 6.818,19đ/l Đơn giá mới sau 12h ngày 29/03/05 8.000đ/l … … … … … … … Nhận xét: -Đơn vị đã tuân thủ giá bán trong các đợt thay đổi giá bán theo đúng quy định của Tổng công ty và Bộ tài chính -Đơn vị ghi nhận doanh thu trong các đợt thay đổi giá là đúng đắn. ==> Các giấy làm việc này có các chứng từ kế toán có liên quan của công ty khách hàng đi kèm. *Đối chiếu giá bán so với quy định các điều chỉnh về chiết khấu thương mại, hoa hồng so với quy định. *Chọn từ bảng kê để đối chiếu ngược lại với hoá đơn với các bước kiểm tra tương tự như trên. 4.6. Kiểm tra chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu *Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: -Chiết khấu thương mại -Hàng bán bị trả lại -Các khoản giảm giá hàng bán *Căn cứ vào đó, Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu như sau: -Tập hợp các tài liệu có liên quan đến việc hàng hoá bị trả lại. Gồm có: Phiếu nhập kho, đơn xin trả lại hàng, Sổ chi tiết về hàng bán bị trả lại, Sổ cái TK531… và các tài liệu khác có liên quan. -Sau đó Kiểm toán viên sẽ tổng hợp chi tiết các khoản hàng bán bị trả lại. Biểu 6: Tài liệu kiểm tra chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : H Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Giảm trừ doanh thu Người thực hiện: NTH Bước công việc : Kiểm tra chi tiết Ngày thực hiện : 20/03/2006 Bảng tổng hợp chi tiết STT Chứng từ Khách hàng Loại hàng Số lượng Đơn giá Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng 1 2 3 … … … … … … … … … -Sau khi tổng hợp chi tiết các khoản hàng bán bị trả lại, Kiểm toán viên đối chiếu với các phiếu nhập kho và các giấy tờ khác có liên quan rối rút ra nhận xét về khoản mục này. *Ở khách hàng này thì giá bán và số lượng tuân theo quy định của Tổng công ty và Bộ tài chính nên các khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu bán hàng là không có. Mặt hàng mà Công ty cung cấp là xăng dầu nên trong năm không có hàng bán bị trả lại Do đó phần này Kiểm toán viên không cần thực hiện. 1.7. Kiểm tra thủ tục chia cắt niên độ Kiểm tra việc phân chia niên độ kết hợp với kiểm tra phân chia niên độ bên khoản mục Hàng tồn kho. *Chọn hoá đơn, lệnh giao hàng 5 hoặc 10 ngày cuối năm tài chính để đảm bảo doanh thu được ghi nhận vào kì kế toán này. *Chọn hoá đơn, lệnh giao hàng 5 hoặc 10 ngày đầu năm tài chính kế tiếp để kiểm tra xem doanh thu có ghi nhận vào kì kế toán sau hay không. *Đối chiếu hàng xuất bán được ghi nhận trên doanh thu với hàng xuất bán được ghi nhận trên giá vốn hàng bán 5 ngày cuối năm 1.8. Kiểm tra chi tiết việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá cuối kỳ Xem xét xem doanh thu có gốc ngoại tệ có phản ánh theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh hoặc tỷ giá bình quân hay không. Ở công ty xăng dầu PT này thì không xảy ra các nghiệp vụ này nên kiểm toán viên không cần phải kiểm tra phần này. 1.9. Các thủ tục bổ sung -Xem xét, đối chiếu các khoản doanh thu để đảm bảo các khoản này được ghi nhận đầy đủ. -Xem xét phần thuyết minh Báo cáo tài chính “thông tin với các bên liên quan” 1.10. Kết luận *Mô tả các bước công việc đã thực hiện: miêu tả lại đúng với những bước mà Kiểm toán viên đã thực hiện trong quá trình kiểm toán khoản mục Doanh thu. *Các vấn đề ghi nhận và kết luận về mục tiêu kiểm toán: Biểu 7: Tài liệu về kết luận trong kiểm toán doanh thu CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : H Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Doanh thu Người thực hiện: NTH Bước công việc : Kết luận Ngày thực hiện : 20/03/2006 Kết luận về mục tiêu kiểm toán khoản mục Doanh thu 1)Ưu điểm: -Mở sổ khoa học, đầy đủ theo quy định của Bộ tài chính, hàng thàng đều có đối chiếu kiểm tra giữa Sổ chi tiết và Sổ tổng hợp. -Hoá đơn, chứng từ được lưu giữ đầy đủ, khoa học, thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát. -Việc ghi sổ Doanh thu được làm tương đối đầy đủ, kịp thời, chính xác. 2)Nhược điểm: -Một số hoá đơn bán hàng không có hợp đồng đi kèm, thiếu các yếu tố pháp lý như không ghi ngày tháng, chữ ký… Trong năm có nhiều biến động về giá bán các mặt hàng của công ty nhưng lượng hàng bán vẫn duy trì ổn định qua các tháng (Có sự biến đổi nhưng không đáng kể và có thể lý giải được). Do đó khoản mục Doanh thu của công ty có thể cho là đạt mục tiêu kiểm toán. *Các bút toán điều chỉnh: khi có các nghiệp vụ cần phải điều chỉnh trong hạch toán phần này ở công ty khách hàng thì Kiểm toán viên sẽ đưa ra các bút toán điều chỉnh cần thiết. Ở khách hàng này thì không cần đưa ra bút toán điều chỉnh. 2.Thực trạng kiểm toán các khoản Phải thu khách hàng do Chi nhánh Hà Nội thực hiện 2.1.Mục tiêu kiểm toán Phải thu khách hàng Khoản mục Phải thu khách hàng của công ty khách hàng phải đạt được những mục tiêu kiểm toán sau: -Sự hợp lý chung: Số dư các tài khoản bán hàng và thu tiền đều hợp lý. -Tính chính xác số học: Các khoản phải thu trong Bảng kê hoặc Bảng cân đối thu tiền theo thời hạn phải khớp đúng với sổ theo dõi thu tiền và số tổng cộng được chuyển đúng vào Sổ cái. -Tính hiệu lực: Các khoản phải thu được ghi trong Bảng kê hoặc Bảng cân đối thu tiền theo thời hạn đều thực sự tồn tại. -Tính trọn vẹn: Các khoản phải thu đã phát sinh trong quá trình bán hàng chưa được xử lý đều được ghi đầy đủ. -Quyền và nghĩa vụ: Các khoản phải thu được ghi trong Bảng kê hoặc Bảng cân đối thu tiền theo thời hạn đều thuộc sở hữu của Công ty (không tính các khoản chiết khấu, hồi khấu…) -Tính giá: Các khoản phải thu được ghi trong Bảng kê hoặc Bảng cân đối thu tiền theo thời hạn đều được tính giá đúng (cả về tổng số và riêng các khoản có thể thu được). -Sự phân loại: Các khoản phải thu được ghi trong Bảng kê hoặc Bảng cân đối thu tiền theo thời hạn đều được phân loại đúng. -Sự trình bày: Các khoản phải thu đều được trình bày và thuyết minh rõ. -Tính kịp thời: Các nghiệp vụ về thu tiền đều được ghi đúng thời hạn trong quan hệ với nghiệp vụ bán hàng. 2.2.Các tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp -Bảng kê chi tiết số dư tài khoản Phải thu đến cuối niên độ kế toán. Bảng kê này cần được phân tích theo tuổi nợ. -Sổ chi tiết theo dõi Nợ phải thu. -Sổ cái tài khoản Phải thu khách hàng. -Các quy định liên quan đến bán hàng trả chậm, chiết khấu của đơn vị trong từng giai đoạn. 2.3.Thủ tục phân tích 2.3.1.Nhận định chung về các vấn đề liên quan đến các khoản Phải thu khách hàng của công ty khách hàng *Tổng số dư nợ của Công ty là tương đối lớn. Công ty cũng chấp nhận bán hàng cho khách nợ và trả chậm. Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp trong điều kiện cơ chế thị trường với điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Ở đây các khách hàng nợ của Công ty đều là khách hàng quen và thường xuyên mua bán với số lượng lớn, nên hàng năm, công ty thường thực hiện đối chiếu công nợ. Công việc này được làm khá nghiêm túc vì cả bên bán và bên mua đều muốn biết các thông tin về công nợ một cách rõ ràng phục vụ cho công tác quản lý tài chính của mình. Chế độ tín dụng của công ty cũng tương đối chặt chẽ. Trong quá trình kinh doanh của bất kỳ một đơn vị nào cũng có các khoản thu khó đòi. Đó là do khách nợ vì một nguyên nhân nào đó mà không có khả năng thanh toán. Sau một thời gian dài, khi nợ đã hết hạn mà khách nợ không trả được thì kế toán viên tiến hành xoá sổ và tiếp tục theo dõi các khoản nợ khó đòi đó trên TK004. Do đó các khoản nợ phải thu khó đòi được coi là một trong những tài khoản trọng yếu vì kế toán viên thường lợi dụng việc xoá sổ các khoản nợ này để biển thủ chúng mà trong thực tế là khoản nợ đó đã đòi được. Công ty xăng dầu PT cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Công ty lập dự phòng phải thu khó đòi theo Thông tư số 107/2001/TT-BTC do Bộ tài chính quy định ngày 31/12/2001. 2.3.2.Thủ tục phân tích Phải thu khách hàng *Mô tả tài khoản: TK131: Phải thu khách hàng Tài khoản này tại đơn vị bao gồm 2 tiểu khoản: -TK131.1: Phải thu của khách hàng -TK131.2: Phải thu của cửa hàng trực thuộc *Đối chiếu kiểm tra số dư đầu năm, số phát sinh trong năm và số dư cuối năm Kiểm toán viên kiểm tra số dư đầu năm và cuối năm và việc chuyển số dư từ năm trước sang năm sau (việc chuyển số dư cuối năm 2004 sang đầu năm 2005). Nguyên tắc của việc đối chiếu này là nguyên tắc đi từ thông tin tổng hợp đến thông tin chi tiết. Kết quả của việc kiểm tra số dư đầu năm, số phát sinh trong năm và số dư cuối năm của tài khoản Phải thu khách hàng như các biểu sau: Biểu 8: Tài liệu phân tích tổng hợp các khoản phải thu khách hàng của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : H Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Phải thu khách hàng Người thực hiện: NTH Bước công việc : Phân tích tổng hợp Ngày thực hiện : 22/03/2006 Số liệu Bảng Cân đối phát sinh Bảng đối chiếu kiểm tra số dư TK131.1 TK131.2 Tổng Phải thu của khách hàng Phải thu của c.hàng t.thuộc cộng Số dư Nợ 5097388009 462503633 5559891641 đầu kỳ Có 439829020 242712 440071732 Số phát Nợ 248565927938 145209414396 393775342334 sinh Có 246326617370 144264222189 390590839559 Số dư Nợ 7141143949 1410278933 8551422881 cuối kỳ Có 244272393 2825805 247098197 Ghi chú: Khối số liệu Bảng cân đối kế toán (Số dư Có) đã được phân loại sang chỉ tiêu “Khách hàng trả trước” *Thu thập danh sách các khách hàng chưa có đối chiếu nợ ngày 31/12/2005 Biểu 9: Tài liệu thu thập danh sách khách hàng chưa có đôid chiếu công nợ cuối năm 2005 của Công ty xăng dầu PT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Tham chiếu : T Tên khách hàng: Công ty xăng dầu PT Niên độ kế toán: 31/12/2005 Khoản mục : Phải thu khách hàng Người thực hiện: NTH Bước công việc : Phân tích tổng hợp Ngày thực hiện : 22/03/2006 Danh sách các khách hàng chưa có đối chiếu nợ ngày 31/12/2005 TK131.1 STT Tên KH Số dư Nợ Số dư Có 1 Công ty X 23.587.563 2 Bảo tàng Y 15.228.223 3 Ngân hàng Z 28.458.365 ... ... ... ... Cộng 2128026448 46504903.5 Số dư công nợ tại các cửa hàng 1410278933 2825804.5 Tổng cộng công nợ chưa có đối chiếu 3538305380 49330708 Tỷ lệ chưa có đối chiếu 41,38% 19,96% Ghi chú: Hiện nay đơn vị đã thực hiện đối chiếu được 58,62% số công nợ tại thời điểm 31/12/2005 2.4.Thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục Phải thu khách hàng 2.4.1.Kiểm tra đối chiếu *Kiểm tra cộng dọc, cộng ngang trên bảng kê xem số liệu có được ghi chép và tính toán đúng hay không. *Xem lướt bảng kê xem có bất thường gì trong các nghiệp vụ phát sinh liên._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36598.doc
Tài liệu liên quan