Hoàn thiện quản lý tại sản cố định ở Xí nghiệp xây lắp Điện - Công ty Điện lực I

LỜI NÓI ĐẦU Trong bước đường hội nhập và phát triển đất nước thỡ nền kinh tế đóng một vai trũ rất quan trọng. Từ những khó khăn thử thách bước đầu khi chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần, nay nền kinh tế nước ta đang dần đi vào ổn định với tỷ lệ tăng trưởng cao. Những cụng trỡnh, xớ nghiệp, những khu cụng nghiệp lớn nhỏ mọc lờn ở mọi nơi trên đất nước, đưa nước ta thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu. Công nghiệp hóa, hiện đại

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện quản lý tại sản cố định ở Xí nghiệp xây lắp Điện - Công ty Điện lực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa là công việc cần thiết, là đũn bẩy đưa nền kinh tế đất nước ngang tầm trong khu vực và nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Tài sản cố định (TSCĐ ) đặc biệt là TSCĐ hữu hình là yếu tố cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật trong toàn bộ nề kinh tế quốc dân. TSCĐ ở mỗi doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là ở các doanh nghiệp xây lắp, sản xuất.. TSCĐ là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng, là điều kiện tiền đề cho các doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh. Nó là bộ phận cơ bản của vốn kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. TSCĐ gắn liền với doanh nghiệp trong mọi thời kỳ phát triển đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của TSCĐ lại càng quan trọng. Chính vì thế mà việc phát triển và sử dụng có hiệu quả TSCĐ là hết sức quan trọng. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và chống thất thoát tài sản cố định thì đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xây dựng được quy trình quản lý TSCĐ một cách khoa học thông qua hệ thống kế toán thống kê, cụ thể là kế toán TSCĐ. Xí nghiệp Xây lắp Điện– Công ty Điện lực I là một trong những doanh nghiệp thành công trong ngành xây dựng và luôn khẳng định : Làm thế nào để sử dụng hiệu quả hơn nữa TSCĐ. Chính vì lẽ đó trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý TSCĐ ở Xí nghiệp Xây lắp Điện- Công ty Điện lực I” . Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu đề cập đến phương thức quản lý, hiệu quả sử dụng TSCĐ, nâng cao công tác đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp. Chuyên đề có sử dụng phương pháp thống kê, phân tích kinh doanh phục vụ cho công tác phân tích các chỉ tiêu sử dụng TSCĐ. Nội dung chủ yếu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý TSCĐ của doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác quản lý TSCĐ tại Xí nghiệp Xây lắp Điện– Công ty Điện lực I. Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ tại Xí nghiệp Xây lắp Điện- Công ty Điện lực I. Chuyên đề này là một vấn đề khó mà thời gian nghiên cứu lại có hạn, vì vậy không thể chánh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có được sự góp ý của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo Xí nghiệp Xây lắp Điện. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TSCĐ CỦA DOANH NGHIỆP I- KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: 1- Tiêu chuẩn tài sản cố định: Căn cứ vào tính chất và vai trò tham gia vào quá trình sản xuất. Tư liệu sản xuất của doanh nghiệp được chia thành 2 bộ phận là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu mà nó có đặc điểm cơ bản là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi bị sa thải khỏi quá trình sản xuất. Mọi tư liệu lao động là từng tài sản cố định hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là một hế thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng quy định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động. Những tư liệu được coi là TSCĐ khi đồng thời thỏa mãn hai tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn về thời gian: Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. - Tiêu chuẩn giá trị : Ở nước ta hiện nay là tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. - Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận thiết bị riêng lẻ liên kết với nhau trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó thì cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó, nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận thì mỗi bộ phận thiết bị nói trên được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập. Những súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm thì từng con được coi là TSCĐ, từng mảnh vườn cây lâu năm cũng được coi là TSCĐ. Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật như hiện nay, khi mà khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì khái niệm về TSCĐ cũng được mở rộng nó bao gồm cả những TSCĐ không có hình thái vật chất. Loại này là những chi phí doanh nghiệp bỏ ra cũng đồng thời thỏa mãn hai tiêu chuẩn nêu trên và thường bao gồm. - Chi phí thành lập doanh nghiệp. - Chi phí bằng phát minh sáng chế. - Chi phí loại thế kinh doanh Khi nền kinh tế càng phát triển thì tỷ trọng của những TSCĐ vô hình ngày càng lớn. 2- Phân loại tài sản cố định: Để quản lý tốt TSCĐ trong doanh nghiệp, TSCĐ thông thường được phân thành các loại sau: 2.1- Tài sản cố định phục vụ cho mục đích kinh doanh: Đây là những TSCĐ do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh kiếm lời. Loại này bao gồm: - Tài sản cố định vô hình. - Tài sản cố định hữu hình. Loại TSCĐ được chia thành: + Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: Là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu cảng... + Loại 2: Máy móc thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ... + Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn : Là các loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải... + Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ cho quản lý, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi... + Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ...; súc vật làm việc, súc vật cho sản phẩm như đàn ngựa, đàn voi, đàn bò... + Loại 6: Các loại TSCĐ khác: Là toàn bộ các tài sản chưa liệt kê vào các loại nêu trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật... 2.2- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng... Đây là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Các TSCĐ này cũng được phân loại giống như ở mục trên. Ngoài hai loại TSCĐ nêu trên, trong các doanh nghiệp Nhà nước còn có thể có loại TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước theo quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. II- QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: 1- Khấu hao tài sản cố định và quản lý quỹ khấu hao. 1.1- Hao mòn và khấu hao TSCĐ: Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần, đó là sự giảm dần về giá trị của TSCĐ, có hai loại hao mòn TSCĐ là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. - Hao mòn hữu hình: Là loại hao mòn do doanh nghiệp sử dụng và do môi trường. Loại hao mòn này sẽ càng lớn nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều hoặc ở trong môi trường có sự ăn mòn hóa học hay điện hóa học. - Hao mòn vô hình: Là loại hao mòn xảy ra do tiến bộ kỹ thuật, làm cho TSCĐ bị giảm giá hoặc bị lỗi thời. Do TSCĐ bị hao mòn nên trong mỗi chu kỳ sản xuất người ta tính chuyển một lượng giá trị tương đương với phần hao mòn vào giá thành sản phẩm, khi sản phẩm được tiêu thụ thì bộ phận tiền này được trích lại thành một quỹ nhằm để tái sản xuất TSCĐ. Công việc đó gọi là khấu hao TSCĐ. Như vậy đối với nhà quản lý tài chính cần phải xem xét tính toán mức khấu hao sao cho phù hợp với thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2- Trích khấu hao TSCĐ: Khi xác định mức trích khấu hao TSCĐ nhà quản lý cần xét các yếu tố sau: - Tình hình tiêu thụ sản phẩm do TSCĐ chế tạo ra trên thị trường. - Hao mòn vô hình của TSCĐ. - Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ. - Ảnh hưởng của thuế đối với việc trích khấu hao - Quy định của Nhà nước trong việc trích khấu hao TSCĐ. Phương pháp trích khấu hao thông thường được sử dụng ở các doanh nghiệp là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian. Theo phương pháp này số khấu hao hàng năm được tính bằng công thức: Mk = NG T Trong đó: Mk- Số khấu hao hàng năm NG- Nguyên giá TSCĐ T- Thời gian sử dụng định mức của TSCĐ Nguyên giá của TSCĐ được xác định như sau: NG = NGB - D + C1 Trong đó: NGB- Giá mua ghi trên hóa đơn D- Chiết khấu mua hàng C1- Chi phí vận chuyển, lắp đặt và chạy thử lần đầu - Đối với TSCĐ thuê tài chính thì nguyên giá tài sản phản ánh ở đơn vị thuê TSCĐ là giá trị hiện tại của các khoản chi trong tương lai, được xác định như sau: Nếu hợp đồng thuê TSCĐ có quy định tỷ lệ lãi xuất phải trả theo năm thì nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê TSCĐ tính bằng công thức: NG = G x 1 (1+i )t Trong đó : NG- Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính. G- Giá trị các khoản chi bên thuê phải trả mỗi năm theo hợp đồng thuê i- Lãi xuất vay vốn tính theo năm ghi trong hợp đồng thuê n- Thời hạn thuê theo hợp đồng thuê TSCĐ Ở nước ta hiện nay nguyên giá TSCĐ trong trường hợp này được tính bằng công thức: NG = 1 x G (1+i )n Trong hợp đồng không quy định lãi xuất thì tỷ lệ lãi xuất được xác định theo lãi xuất vay vốn trên thị trường nhưng không vượt quá trần lãi xuất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố cho từng kỳ hạn vay vốn tương ứng. Còn trường hợp trong hợp đồng thuê TSCĐ đã xác định tổng số tiền bên đi thuê phải trả cho cả giai đoạn thuê, trong đó có ghi rõ số tiền lãi phải trả cho mỗi năm thì nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính ở đơn vị thuê được xác định là: NG = G - (In ) Trong đó : G – Tổng số nợ phải trả theo hợp đồng thuê. I- Số tiền lãi phải trả mỗi năm n- Số năm thuê tài sản Trong phương pháp tính khấu hao bình quân theo năm thì số khấu hao hàng năm còn được tính bằng số tương đối là tỷ lệ khấu hao. Tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bằng công thức: Tk = Mk x 100% NG hay: Tk = 1 x 100% T Ngoài phương pháp tính khấu hao bình quân theo năm trong các trường hợp cụ thể chẳng hạn như tài sản được đầu tư bằng vốn vay ngân hàng, tài sản có khả năng nhanh chóng bị hao mòn vô hình...thì có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh hay khấu hao lũy thoái. 1.3- Quản lý số khấu hao lũy kế của TSCĐ: Thông thường các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ số khấu hao lũy kế của TSCĐ để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ. Tuy nhiên khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao lũy kế phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của mình. Trong các Tổng công ty Nhà nước, việc huy động số khấu hao lũy kế của TSCĐ của các đơn vị thành viên phải tuân theo đúng các quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Quản lý quá trình mua sắm, sửa chữa, nhượng bán và thanh lý TSCĐ được thực hiện thông qua nghiên cứu dự án đầu tư của doanh nghiệp. 2- Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp: Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ảnh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí. 2.1- Hiệu suất sử dụng vốn, tài sản cố định: * Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ cao. Hiệu suất sử dụng = Doanh thu (hoặc doanh thu thuần ) trong kỳ TSCĐ trong 1 kỳ TSCĐ sử dụng bình quân trong 1 kỳ Tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ là bình quân số học của nguyên giá TSCĐ có ở đầu và cuối kỳ. Với khấu hao lũy kế ở cuối kỳ trước chuyển sang. * Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn càng cao. Hiệu suất sử dụng = Doanh thu (hoặc doanh thu thuần ) trong kỳ VCĐ trong 1 kỳ VCĐ sử dụng bình quân trong 1 kỳ Vốn cố định sử dụng bình quân trong 1 kỳ là bình quân số học của vốn cố định có ở đầu kỳ và cuối kỳ. Vốn cố định đầu ( hoặc cuối kỳ) là hiệu số của nguyên giá TSCĐ ở đầu (hoặc cuối kỳ) Khấu hao lũy kế đầu kỳ là khấu hao lũy kế ở cuối kỳ trước chuyển sang. Khấu hao lũy = Khấu hao lũy + Khấu hao tăng - Khấu hao giảm kế cuối kỳ kế đầu kỳ trong kỳ trong kỳ * Hàm lượng vốn TSCĐ: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đơn vị doanh thu cần sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn, TSCĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn, TSCĐ càng cao. Hàm lượng vốn = Vốn (hoặc TSCĐ ) sử dụng bình quân trong kỳ (TSCĐ ) Doanh thu thuần trong 1 kỳ 2.2- Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế ) Hiệu quả sử dụng = Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế ) VCĐ trong 1 kỳ VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ Lợi nhuận sau thuế tính ở đây là phần lợi nhuận được tạo ra từ việc trực tiếp sử dụng TSCĐ, không tính các khoản lãi do các hoạt động khác tạo ra như: Hoạt động tài chính, góp vốn liên doanh... 2.3- Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ: * Nhân tố bên trong: - Chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chu kỳ sản xuất kinh doanh gắn bó trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Nếu chu kỳ kinh doanh ngắn doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư, nâng cấp TSCĐ để mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu chu kỳ kinh doanh dài doanh nghiệp sẽ phải bổ sung nguồn vốn để duy trì năng lực khai thác của TSCĐ cũng như phải có chính sách sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu hao. - Kỹ thuật sản xuất: Các đặc điểm về kỹ thuật tác động tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ như hệ số thời gian, công suất... Nếu kỹ thuật công nghệ lạc hậu doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, từ đó làm cho việc bảo toàn và phát triển vốn cố định gặp khó khăn. Ngược lại nếu kỹ thuật hiện đại doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm hao phí năng lượng, hao phí sửa chữa...tăng năng suất lao động, khi đó doanh nghiệp sẽ có điều kiện chiếm lĩnh thị trường. - Đặc điểm về sản phẩm: Đặc điểm về sản phẩm ảnh hưởng tới tiêu thụ, từ đó tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp, vòng quay vốn, nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng, nhất là sản phẩm công nghệ nhẹ sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh, thu hồi vốn nhanh. Ngược lại nếu sản phẩm có vòng đời dài- giá trị thu hồi vốn chậm. * Nhân tố bên ngoài: - Các chính sách vĩ mô: Trên cơ sở pháp luật, các chính sách kinh tế tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Bất kỳ một sự thay đổi trong chính sách này đều có tác động đáng kể đến doanh nghiệp. Đối với hiệu quả sử dụng TSCĐ thì các quy định như thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp... đều có thể làm thúc đẩy hoặc giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. - Biến động về thị trường đầu vào, đầu ra. Biến động về thị trường đầu vào là các biến động về tư liệu lao động, là những thay đổi máy móc công nghệ...nó có thể giúp cho doanh nghiệp lựa chọn công nghệ phù hợp, học tập kinh nghiệm sản xuất nhưng ngược lại nó cũng có thể đẩy công nghệ đi đến lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Những biến động về thị trường đầu ra có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Nếu nhu cầu về sản phẩm tăng, doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận qua đó tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ. Ngược lại những biến động bất lợi như giảm đột ngột nhu cầu, khủng hoảng thừa...sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TSCĐ TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN- CÔNG TY ĐIỆN LỰC I I - KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN - CÔNG TY ĐIỆN LỰC I 1- Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Xây lắp Điện- Công ty Điện lực I. Xí nghiệp Xây lắp Điện trực thuộc Công ty Điện lực I được thành lập ngày 23/10/1992 theo quyết định số 523NL/TCCB-LĐ của Bộ Năng Lượng, trên cơ sở sát nhập hai Xí nghiệp: Xí nghiệp Xây lắp Điện và Xí nghiệp lắp đặt Điện hạ thế thuộc Sở Điện lực Hà Nội. Sự ra đời của Xí nghiệp gắn liền với nhiệm vụ chính là: - Xây dựng , cải tạo, sửa chữa và đại tu các công trình đường dây và trạm điện. - Xây dựng , sửa chữa các công trình công nghiệp và dân dụng. Là một doanh nghiệp Nhà nước nhưng Xí nghiệp Xây lắp điện lại là một đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân không đầy đủ, thực hiện việc hạch toán kinh tế phụ thuộc vào Công ty điện lực I. Chịu trách nhiệm trước Công ty, Nhà nước về quản lý, hạch toán, bảo toàn vốn, kinh doanh phải có lãi và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Tuy việc hạch toán kinh tế là phụ thuộc nhưng Xí nghiệp Xây lắp Điện cũng có con dấu riêng để quan hệ, giao dịch, ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị thuộc phạm vi trong và ngoài Công ty nằm trên các tỉnh phía Bắc. Xí nghiệp được phép mở tài khoản tại Ngân hàng và đăng ký kinh doanh theo nhiệm vụ của Bộ Năng Lượng quy định. Xí nghiệp Xây lắp Điện là một đơn vị có qui mô vừa với số vốn kinh doanh hiện có đầu năm 2004 là: 5.386.363.202 đồng. Trong đó: Vốn lưu động: 1.023.173.141 đ Vốn cố định: 4.363.190.061 đ 2- Lĩnh vực kinh doanh và nhiệm vụ của Xí nghiệp Xây lắp Điện - Tham gia thi công các công trình nguồn điện, lưới điện và các công trình dân dụng khác, gia công cột điện các loại. - Xây dựng, cải tạo, sửa chữa, đại tu các công trình đường dây và trạm điện; san nền và làm các công trình đường xá.. - Khoan, gia cố nền móng, đập các công trình điện.. 3 - Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp Điện - Công ty Điện lực I * Đặc điểm tổ chức quản lý: Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nói trên Xí nghiệp Xây lắp Điện đã xây dựng một hệ thống bộ máy tổ chức sản xuất và quản lý như sau: - Đứng đầu Xí nghiệp là Giám đốc: Người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất, ký kết các hợp đồng kinh tế... Giúp Giám đốc là hai Phó Giám đốc: Phụ trách kỹ thuật và theo dõi vật tư - nội chính . - Phó Giám đốc kỹ thuật là người chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất và các vấn đề về kỹ thuật đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thông suốt, liên tục. - Phó Giám đốc vật tư nội chính là người phụ trách về nhân sự và tổ chức cung ứng vật tư cho sản xuất. BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA XN ĐƯỢC KHÁI QUÁT QUA SƠ ĐỒ GIÁM ĐỐC P.GĐ VẬT TƯ - NỘI CHÍNH P.GĐ KỸ THUẬT P. Hành chính TTBV P. Kế hoạch P. Kỹ thuật P.Tổ chức LĐTL P. An Toàn P. TCKT P. Quyết toán P. Vật tư Các Đội Điện Phân xưởng Cơ khí Đội Vận tải Đội Xây dựng Bộ phận sản xuất trực tiếp của Xí nghiệp được phân chia thành nhiều tổ đội khác nhau: * Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu được diễn ra tại các bộ phận sản xuất trực tiếp. Trong đó các đội xây lắp điện đóng vai trò chủ đạo. Xí nghiệp hiện có: - 17 đội xây lắp điện: Thực hiện nhiệm vụ sản xuất chính theo chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp đã được quy định trong quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc các hợp đồng kinh tế giữa Xí nghiệp và đơn vị khác và giấy phép kinh doanh. Do đặc tính của công tác xây lắp các công trình điện, Xí nghiệp thành lập các đội xây lắp điện với qui mô mỗi đội có từ 15 đến 30 công nhân, bao gồm một Đội trưởng phụ trách chung, một kỹ thuật viên phụ trách khâu kỹ thuật thi công và một nhân viên kinh tế chịu trách nhiệm quản lý thu chi và tập hợp chi phí của các công trình. Các đội điện tổ chức thi công công trình theo hợp đồng kinh tế do Xí nghiệp ký kết với các chủ đầu tư và theo thiết kế được duyệt. Những công trình có qui mô lớn thì Xí nghiệp sẽ huy động nhiều đội cùng tham gia thi công. Ngoài ra còn có các tổ đội, phân xưởng phụ trợ như: - Phân xưởng cơ khí: Làm nhiệm vụ gia công sắt thép, hòm công tơ phục vụ cho việc thi công lắp đặt các công trình điện. - Đội vận tải: Thực hiện việc vận chuyển nguyên vật liệu đến chân công trình phục vụ cho sản xuất. - Đội xây dựng: Sản xuất cột phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra đội còn được phép ký kết hợp đồng xây dựng, sửa chữa nhà cửa nội thất trong và ngoài Xí nghiệp. CƠ CẤU TỔ CHỨC Ở CÁC ĐỘI SẢN XUẤT ĐỘI TRƯỞNG Kỹ thuật viên Nhân viên Kinh tế Nhóm trưởng Công nhân 4- Bộ máy quản lý Song song với bộ phận sản xuất là bộ phận nghiệp vụ của Xí nghiệp bao gồm 8 phòng ban chức năng có nhiệm vụ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Các bộ phận này được phân công chuyên môn hoá theo các chức năng quản lý, và phải phối hợp với nhau đảm bảo mọi hoạt động sản xuất của Xí nghiệp được liên tục. - Phòng Hành chính quản trị: Có chức năng hành chính, bảo vệ, pháp chế, tổ chức đời sống khám chữa bệnh. Quản lý bất động sản, phương tiện, thiết bị và tài sản hiện có tại Xí nghiệp, tổ chức công tác văn thư, đánh máy, tổ chức công tác phục vụ khác ... - Phòng tổ chức lao động tiền lương: có chức năng giải quyết các vấn đề về tổ chức, quản lý lao động và tiền lương của Xí nghiệp, tuyển dụng bố trí đào tạo, bồi huấn lao động. + Thực hiện công tác tổ chức việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ bậc thợ cho đội ngũ cán bộ và công nhân trong toàn xí nghiệp hàng năm tổ chức thi tay nghề cho công nhân. + Thực hiện các chế độ, quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động. - Phòng kế hoạch có chức năng lập kế hoạch điều độ sản xuất hàng quí, hàng năm. + Tiến hành giao tiếp và khảo sát sơ bộ hợp đồng kinh tế với các tổ đội sản xuất dựa trên kế hoạch Công ty giao cho. + Lập dự toán định mức và đơn giá về nhân công và vật tư cho từng công trình tại từng thời điểm. + Tiến hành giao tiếp và khảo sát sơ bộ hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác trong và ngoài Công ty. + Lập dự toán và trình với Giám đốc để tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế. + Kết hợp cùng phòng TCKT thanh toán hợp đồng. - Phòng Kỹ thuật: có chức năng quản lý kỹ thuật xây dựng công trình + Giám sát kỹ thuật các công trình xây lắp sửa chữa cũng như đại tu. + Tham gia nghiệm thu và bàn giao các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. - Phòng vật tư có chức năng cung ứng bảo quản, cấp phát và quản lý vật tư trên cơ sở các dự toán về nguyên vật liệu cho các công trình. - Phòng quyết toán có chức năng lập, kiểm tra, giám sát việc nghiệm thu và lập quyết toán các công trình theo đúng qui đinh của ngành cũng như của Nhà nước, đảm bảo quyết toán các công trình đúng, đủ theo thực tế thi công và chế độ hiện hành. Giám sát kiểm tra để quyết toán các công trình nhanh, kịp thời thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. - Phòng Máy tính và công nghệ thông tin có nhiệm vụ quản lý hệ thống mạng máy tính và các phương tiện thông tin liên lạc trong Xí nghiệp, đảm bảo thông tin luôn thông suốt và cập nhật các thông tin kịp thời đáp ứng được yêu cầu của Ban lãnh đạo Xí nghiệp trong điều hành sản xuất. ứng dụng kịp thời các tiến bộ của công nghệ thông tin vào phục vụ sản xuất kinh doanh ... - Phòng An Toàn có chức năng nhiệm vụ theo định kỳ (hoặc đột xuất ) Bồi huấn ATLĐ, VSLĐ cho mọi người sử dụng lao động và người lao động trong Xí nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, giám sát trên công trường, không để xảy ra mất an toàn lao động..., lập kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm cho toàn Xí nghiệp, kiểm tra định kỳ các trang bị bảo hộ và an toàn lao động ... - Phòng Tài chính Kế toán : Là nơi hạch toán các loại hoạt đông sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trên cơ sở quy chế đã đề ra có nhiệm vụ thanh toán mua và bán với khách hàng. Giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp từ khâu đầu đến khâu cuối. Hạch toán hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chủ động tổ chức toàn bộ hoạt động tài chính của đơn vị mở rộng hệ thống sổ sách kế toán theo đúng pháp lệnh và điều lệ kế toán ban hành từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp. Xác định kết quả sản xuất kinh doanh theo từng quý & năm Lập và nộp các báo cáo tài chính đúng thời hạn và chế độ hiện hành, đảm bảo tính trung thực và chính xác. + Làm công tác tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực tài chính, giúp giám đốc quản lý vốn và chi tiêu đúng chế độ về quản lý tài chính của Nhà nước quy định. + Lập kế hoạch thu chi tài chính hằng năm, kế hoạch vay vốn ngân hàng nhằm đảm bảo cân đối tài chính phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. + Kết hợp cùng các phòng ban chức năng tham gia vào việc quản lý vật tư, tài sản của đơn vị tránh tình trạng thất thoát, hư hỏng về vật tư, tài sản. + Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh kiểm tra và phân tích các hoạt động kinh tế phục vụ cho việc lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, thực hiện nghĩa vụ đối với công ty và ngân sách Nhà nước. + Phản ánh được cụ thể từng loại nguồn vốn, từng loại tài sản, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh. + Phản ánh được kết quả lao động của người lao động, giúp cho việc khuyến khích lợi ích vật chất và xác định trách nhiẹm vật chất đối với người lao động một cách rõ ràng, nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. + Lập các biểu mẫu kế toán và các báo cáo kế toán theo định kỳ hàng tháng, hàng quí, hàng năm theo qui của Nhà nước và của riêng ngành điện. Kế toán là công cụ quan trọng để điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của xí nghiệp. Đối với xí nghiệp và những nhà quản lý xí nghiệp, kế toán cung cấp các thông tin cần thiết để ra các quyết định quản lý tối ưu có hiệu quả cao. Qua cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Xây lắp điện cho ta thấy được mối liên hệ giữa Giám đốc, các phòng ban chức năng và các tổ đội sản xuất trong toàn Xí nghiệp. * Lao động của Xí nghiệp: Biểu số 01: Phân tích lao động của Xí nghiệp Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 1 - Tổng số CBCNV 456 460 481 512 2 - Số công nhân sản xuất 383 387 405 448 3 - Số lao động hợp đồng ngắn hạn 135 145 152 186 4 - Phụ nữ 99 104 120 142 5 - Tuổi đời dưới 30 151 156 165 184 Tuổi đời từ 32 - 45 202 194 198 205 Tuổi đời từ 46 - 55 85 89 93 98 Tuổi trên 56 18 21 25 25 6 - Trình độ chuyên môn - Đại học 105 106 110 114 - Trung cấp 55 58 61 25 ( Nguồn số liệu: Báo cáo về lao động và tiền lương các năm 2003, 2004, 2005, 2006 của Xí nghiệp Xây lắp Điện ) Nhìn vào bảng tổng kết về lao động của Xí nghiệp, ta thấy rằng lực lượng lao động của Xí nghiệp ngày càng hùng hậu, lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng, tỉ trọng công nhân trực tiếp tăng dần từ 83% năm 2003 lên 84% năm 2005 và 87% năm 2006. Bên cạnh việc trẻ hoá, thì trình độ chuyên môn của người lao động cũng được nâng lên bằng cách tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, còn kế đó là trung cấp, tuyển dụng mới và cho đi học. Xí nghiệp có những chế độ chính sách ưu đãi đối với những người đi học, do vậy họ yên tâm học tập và hoàn thành công tác được giao. Tuy nhiên việc tăng cường lực lượng lao động có trình độ cũng không hề làm giảm thu nhập của công nhân viên, mà Xí nghiệp vẫn cố gắng để đảm bảo đời sống cho người lao động một cách tốt nhất có thể: Biểu số 02: Thu nhập của người lao động Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 1 - Tổng thu nhập 7.751 8.152 8.396 9.274 a - Quĩ tiền lương 6.680 7.060 7.233 8.215 b - Thu nhập khác 1.071 1.092 1.163 1.059 2 - Lao động bình quân trong năm 449 452 477 504 3 - Thu nhập bình quân 1,72 1,8 1,76 1,84 4 - Tiền lương bình quân 1,48 1,56 1,51 1,63 ( Nguồn số liệu: Báo cáo về thu nhập và tiền lương các năm 2003, 2004, 2005, 2006 của Xí nghiệp Xây lắp Điện ) Nhìn lại những năm qua, thu nhập bình quân của người lao động tại Xí nghiệp đạt ở mức trung bình khá. Tuy nhiên mức thu nhập giữa các đội sản xuất không đồng đều và có sự chênh lệch đáng kể giữa đội có thu nhập thấp với đội có thu nhập cao. Ví dụ phân xưởng cơ khí thu nhập bình quân năm 2006: 2.295 ngàn đồng, trong khi đội điện 6 chỉ đạt 924 ngàn đồng chênh lệch gần 2,5 lần. Những đơn vị thi công có thu nhập bình quân thấp hơn bình quân thu nhập của Xí nghiệp là những đội có sản lượng thi công thấp do chưa ổn định được địa bàn thi công nên không khai thác được việc làm, và những đội này còn có biểu hiện về mặt sử dụng và phân phối thu nhập chưa hợp lý, chưa huy động hết lao động của đơn vị mà sử dụng nguồn tiền nhân công để thuê ngoài quá cao. Vì vậy muốn đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, ngoài việc quản lý chặt chẽ về lao động còn phải cần đội trưởng có trách nhiệm cao với người lao động, bố trí lao động hợp lý động viên công nhân của đội đi làm đều đặn, chấm dứt tình trạng chấm công chung chung để hưởng các chế độ của Công ty và Xí nghiệp. * Đặc điểm tài chính của Xí nghiệp Quản trị tài chính của Xí nghiệp tập trung chủ yếu ở phòng tài chính kế toán có chức năng là đảm bảo huy động đầy đủ vốn tiền tệ cần thiết trên cơ sở xác định đúng đắn các nguồn cung ứng vốn, đảm bảo tính hiệu quả cao, đóng vai trò quan trọng đối với việc giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiềm lực tài chính, ngày càng mở rộng quy mô, giúp doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hiện có với hiệu quả cao nhất, ngoài ra còn dẫn đến việc bảo đảm các quyết định đầu tư đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về Xí nghiệp Xây lắp Điện, chúng ta sẽ xem xét tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh trong 4 năm 2003– 2004– 2005- 2006 của Xí nghiệp. Biểu số 03: Báo cáo tài chính trong 4 năm Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 1 - Tổng Tài sản 91.741 84.778 85.303 54.370 - Tài sản lưu động 87.363 79.598 79.434 49.019 - Tài sản cố đinh 4.377 5.180 5.869 5.351 2 - Tổng nguồn vốn 91.741 84.778 85.303 54.370 - Nợ phải trả 86.281 75.069 77.313 56.342 - Nguồn vốn chủ sở hữu 5.460 9.709 7.990 - 1.972 3 - Tổng doanh thu 77.843 56.884 36.248 84.516 4 - Doanh thu thuần 77.843 56.884 36.248 84.516 5 - Giá vốn hàng bán 73.582 53.748 34.445 81.074 6 - Lãi gộp 4.261 3.136 1.803 3.442 7 - Lãi thuần 324 390 - 2.954 524 8 -._. Phải nộp ngân sách 4.078 4.184 - 5.038 9 - Thu nhập bình quân 1,72 1,8 1,76 1,83 ( Nguồn số liệu: Báo cáo Tài chính các năm 2003, 2004, 2005, 2006 của Xí nghiệp Xây lắp Điện ) Theo bảng trên cho ta thấy trong 4 năm vừa qua đã có sự biến động lớn, đặc biệt là năm 2005 là năm cuối của chặng đường đầu (KH 5 năm ) của thế kỷ XXI, với nhiều khoản chi phí kết chuyển đã làm cho lợi nhuận âm. Còn nhìn chung tình hình kinh doanh của Xí nghiệp là khá tốt, lãi sau thuế luôn là số dương và năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm sau lại thấp hơn năm trước: năm 2004 đạt 0,68%, đến năm 2006 đạt 0,62% (năm 2005 là số âm ) do có nhiều nguyên nhân làm chi phí giá thành cao trong đó không loại trừ nguyên nhân trượt giá của đồng tiền. Báo cáo tài chính cũng thể hiện rõ nghĩa vụ nộp ngân sách của Xí nghiệp ngày càng cao, đóng góp không nhỏ cho nguồn thu ngân sách. Năm 2006 tăng 20,4% so với năm 2004 và 23,5% so với năm 2003. Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Điều này giúp cho Xí nghiệp tạo được niềm tin trong người lao động. Qua nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn tài chính của Xí nghiệp ta thấy vốn tự cung ứng rất nhỏ cùng với vốn từ ngân sách cấp. Đa số là vốn vay ngắn hạn ngân hàng các nguồn vốn trên đầu tư cho ngắn hạn là chủ yếu, phần lớn là ở các công trình đang xây dựng ở dang, khách hàng còn nợ , trả trước cho ngươì cung ứng còn đầu tư cho dài hạn chỉ phần nhỏ như mua máy móc thiết bị, do vậy Xí nghiệp đã đầu tư đúng hướng đó là vay ngắn hạn đầu tư cho ngắn hạn, không phải cho đầu tư dài hạn cho nên Xí nghiệp vẫn đảm bảo được nguồn vốn cho trả nợ ngắn hạn, tránh trường hợp phải nợ quá hạn đến hạn trả mà không có nguồn để trả. Các khoản phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn , khiến cho doanh nghiệp thiếu chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn, các khoản nợ lớn sẽ khiến Xí nghiệp chịu lãi suất và ảnh đến kết quả sản xuất kinh doanh. Là Xí nghiệp xây lắp điện nên hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp do các đội xây lắp điện đóng vai trò chủ đạo. Thể hiện trong báo cáo thực hiện thi công xây lắp 3 năm 2004 – 2006 của Xí nghiệp . Biểu số 04: Sản lượng của Xí nghiệp năm 2004 - 2006 Đơn vị tính: triệu đồng Đơn vị Số tiền Năm 2004 Số tiền Năm 2005 Số tiền Năm 2006 Đội điện 1 Đội điện 2 Đội điện 3 Đội điện 4 Đội điện 5 Đội điện 6 Đội điện 7 Đội điện 8 Đội điện 9 Đội điện 10 Đội điện 11 Đội điện 12 Đội điện 14 Đội điện 15 Đội điện 16 Đội điện 18 Đội điện 19 Các chủ nhiệm CT Đội XD Xưởng Cơ khí Tổng cộng 1.544 2.732 1.803 10.512 2.356 2.335 1.477 1.293 718 7.205 5.298 3.552 498 2.796 773 3.196 524 1.495 4.194 2.583 56.884 984 2.476 1.184 4.625 2.170 1.936 1.502 1.098 135 3.815 3.087 1.604 214 2.180 535 2.918 337 1.146 3.219 1.083 36.248 2.863 3.786 2.969 12.638 3.524 3.472 2.617 1.485 1.063 12.886 9.701 5.815 592 4.932 958 3.396 728 2.481 5.416 3.194 84.516 ( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết công tác SXKD năm 2004 - 2006 của Xí nghiệp Xây lắp Điện ) Qua bảng số liệu trên cho thấy giá trị sản lượng của Xí nghiệp tập trung vào các đội xây lắp điện. Tính riêng phần xây lắp điện thì năm 2004 đạt 50.107 triệu đồng trên tổng số 56.884 triệu đồng bằng 88%. Năm 2006 đạt 75.906 triệu đồng trên tổng số 84.516 triệu đồng bằng 89,8%. Để nghiên cứu rõ hơn về thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp có thể tham khảo qua báo cáo kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm gần đây nhất của Xí nghiệp. Biểu số 05: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD năm 2005- 2006 ĐVT: Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tổng doanh thu 36.248 100% 84.516 100% 48.268 233% Giá vốn 34.445 95,02 81.074 95,92 46.629 235 Lợi nhuận gộp 1.803 4,97 3.442 4,07 1.639 191 Chi phí QLDN 4.088 11,27 2.491 4,54 -1.597 61 Lợi tức -2.954 - 524 6,2 3.478 - Thuế TN phải nộp 116 ( Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2005 - 2006 của Xí nghiệp Xây lắp Điện ) Qua bảng so sánh kết quả hoạt động SXKD của Xí nghiệp cho thấy năm 2006 doanh thu tăng so với 2005 là 48.268 triệu đồng tương đương tăng tỷ trọng 133% (gấp hơn 2 lần ) nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng 46.629 tr.đồng tương đương tăng tỷ trọng 135%. Điều đó cho thấy mục tiêu làm giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận gộp còn là một vấn đề nan giải của Xí nghiệp. Tuy nhiên việc so sánh giữa 2 năm có khác biệt lớn về các chỉ số chưa thể phản ánh một cách thực chất tình hình kinh doanh của XN. Nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế là công việc kinh doanh của các DN nói chung và của Xí nghiệp Xây lắp Điện nói riêng sẽ còn gặp khó khăn khi giá cả các mặt hàng như: điện, nước, nhiên liệu.. tăng và lực lượng lao động gián tiếp của Xí nghiệp cũng tăng dẫn đến chi phí quản lý DN tăng lên làm giảm lợi tức và ảnh hưởng đến nguồn vốn chủ sở hữu.. Trong những năm tới Xí nghiệp cần phải có những biện pháp nhằm làm giảm chi phí quản lý DN để đạt được mức tăng trưởng cao hơn. Biểu số 06: Báo cáo kế toán năm 2005 ĐVT: 1.000 đồng Tài sản Đầu năm Cuối kỳ Nguồn vốn Đầu năm Cuối kỳ A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 79.605.652 79.433.934 A. Nợ phải trả 75.069.336 77.313.632 1- Tiền 955.162 731.406 I- Nợ ngắn hạn 75.069.336 77.313.632 2- Các khoản phải thu 26.876.690 29.054.139 II- Nợ dài hạn 3- Tồn kho 36.425.013 32.396.682 III- Nợ khác 4- TS lưu động khác 15.348.787 17.251.706 B. Vốn chủ sở hữu 9.709.220 7.990.157 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 5.172.904 5.869.856 I- Nguồn vốn quỹ 9.820.599 7.990.157 I- Tài sản cố định 5.172.904 5.869.856 1/ Nguồn vốn kinh doanh 9.385.872 8.425.074 1/ TSCĐ hữu hình - Nguyên giá - Hao mòn lũy kế 5.172.904 10.330.209 5.157.304 5.869.856 10.145.722 4.275.866 2/ Các quỹ 3/ Lợi nhuận chưa phân phối II- Nguồn kinh phí 406.612 28.115 - 111.378 2.509.425 - 2.944.342 Cộng Tài sản 84.778.556 85.303.790 Cộng nguồn vốn 84.778.556 85.303.790 II- PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TSCĐ: 1- Những vấn đề chung về TSCĐ: 1.1- Khái niệm: Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và những tư liệu lao động khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Theo chế độ hiện hành quy định TSCĐ có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm. 1.2- Đặc điểm: Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và không thay đổi hình thái vật chất ban đầu đến khi hư hỏng phải loại bỏ. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn, giá trị của TSCĐ được chuyển dịch dần dần vào chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. 1.3- Khấu hao tài sản cố định: * Khái niệm về khấu hao TSCĐ: Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình một mặt là do sử dụng, mặt khác là do tác động của tự nhiên (như sắt thép bị han rỉ, gỗ bị mục...) hao mòn vô hình xẩy ra là do: Hoặc năng suất lao động nâng cao nên người ta có thể sản xuất lại máy móc có tính năng tác dụng như máy cũ nhưng giá rẻ hơn hoặc do kỹ thuật cải tiến người ta sản xuất được máy mới tuy có giá trị bằng máy cũ nhưng có công suất cao hơn. Trong cả 2 trường hợp trên máy cũ đều bị mất giá. Giá trị của bộ phận TSCĐ bị hao mòn chuyển dịch vào sản phẩm mới hợp thành một yếu tố chi phí của doanh nghiệp và được bù đắp lại khoản tiền tương ứng trích từ tiền thu về bán sản phẩm của doanh nghiệp. Giá trị của bộ phận TSCĐ bị hao mòn chuyển dịch vào sản phẩm này biểu hiện bằng tiền gọi là tiền khấu hao. Số tiền khấu hao tích lũy gọi là quỹ khấu hao. Khấu hao gồm 2 loại là khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn. Khấu hao cơ bản nhằm thu hồi lại giá trị nguyên thủy tài sản cố định dùng để tái tạo TSCĐ. ở Nước ta thông tư số 33/TC-CN ngày 31/7/1990 của Bộ tài chính thì các doanh nghiệp thôi không trích khấu hao sửa chữa lớn mà chỉ tính số chi phí sửa chữa lớn cho từng năm, do đó bây giờ chỉ còn khấu hao cơ bản. Việc tính toán chính xác số tiền khấu hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định lỗ lãi, đồng thời đảm bảo nguồn vốn đầy đủ cho việc tái tạo TSCĐ. 2- Tổng quát về TSCĐ trong Xí nghiệp Xây lắp Điện- Công ty Điện lực I. Tài sản cố định là một phần thiết yếu của Xí nghiệp, giúp Xí nghiệp có một trụ sở làm việc khá tốt cho cán bộ công nhân viên, giúp giảm tải công việc trong quá trình thi công và còn giúp Xí nghiệp rất nhiều trong công tác quản lý. Mục đích của Xí nghiệp là hướng tới lợi nhuận mà lợi nhuận được tạo ra từ quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn có lợi nhuận cao đòi hỏi sự quản lý hiệu quả trên mọi phương diện. Quan tâm, quản lý sử dụng hiệu quả và đầu tư đúng mức TSCĐ sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Không nên lãng phí vào những TSCĐ không phù hợp hay không cấp thiết, nên sử dụng hiệu quả những TSCĐ hiện có đồng thời theo dõi, trang bị thêm TSCĐ mới có kỹ thuật cao, phù hợp với thực tế và loại bỏ những tài sản cũ, lạc hậu không dùng đến hoặc có hiệu quả sử dụng thấp, không đáp ứng được đỏi hỏi nhu cầu thực tế. Tại Xí nghiệp Xây lắp Điện thì tài sản lưu động chiếm phần lớn. Còn TSCĐ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ: Năm 2003 = 4,377 trđ chiếm 4,77%, thì từ năm 2004 đến nay TSCĐ luôn được đầu tư tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn hơn. Năm 2004 TSCĐ tăng 802,6 trđ tương đương với tỷ trọng tăng thêm 1,34% chiếm 6,11%. Năm 2005 tăng gần 697 trđ tương đương tỷ trọng tăng 0,77% chiếm 6,88%. Năm 2006 tuy giảm gần 519 trđ (Nguyên giá tăng hơn 110 trđ ) nhưng tỷ trọng lại tăng hơn 2,96%, chiếm 9,84% tổng tài sản. Như vậy có thể thấy TSCĐ của Xí nghiệp đang ngày càng cũ, tuy nhiên việc trang bị mới nhất là máy móc thiết bị vẫn còn rất hạn chế. Xí nghiệp cần chú trọng đầu tư mua sắm thêm nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, tăng qui mô sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận.. Cụ thể về hiệu quả sử dụng TSCĐ sẽ được phân tích kỹ hơn ở các phần sau 3- Các loại TSCĐ trong Xí nghiệp Xây lắp Điện- Công ty Điện lực I: Theo hình thái biểu hiện thì TSCĐ của Xí nghiệp bao gồm TSCĐ hữu hình và được phân loại theo các đặc trưng kỹ thuật. - Nhà cửa, vật kiến trúc. - Phương tiện vận tải, truyền dẫn. - Máy móc thiết bị. - Dụng cụ quản lý - Tài sản cố định khác Biểu số 07: Bảng tỷ trọng các loại TSCĐ năm 2006 ĐVT: 1.000đ TT Loại TSCĐ Đầu năm Tỷ trọng (% ) Cuối năm Tỷ trọng (% ) I Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 1.176.378 20,04 1.037.179 19,38 II Máy móc thiết bị 468.788 7,98 1.068.165 19,96 III Nhà cửa- Vật kiến trúc 3.940.171 67,13 3.152.115 58,91 IV DC quản lý, TSCĐ #.. 284.518 4,85 93.567 1,75 Tổng cộng 5.869.855 100 5.351.026 100 ( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ năm 2006 của Xí nghiệp Xây lắp Điện ) Nhìn vảo bảng tỷ trọng mỗi loại TSCĐ ta thấy chỉ có máy móc thiết bị có su hướng tăng cao dần chiếm tỷ trọng ngang bằng và lớn hơn phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.. Trong khi đó Nhà cửa- Vật kiến trúc đã giảm nhiều, tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (hơn một nửa ) giá trị TSCĐ toàn Xí nghiệp. Đồng thời TSCĐ dùng trong quản lý cũng giảm mạnh, chỉ còn chiếm 1,75% ở cuối năm 2006. Cụ thể giá trị phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn giảm gần 140 triệu đồng xấp xỉ giảm tỷ trọng 0,66% còn chiếm 19,38%. Nhà cửa, vật kiến trúc giảm từ 3.940 triệu xuống 3.152 triệu (giảm 788 triệu đồng ) tương đương giảm 8,22% chỉ còn chiếm 58,91% tổng TSCĐ. Các TSCĐ dùng trong quản lý cũng giảm từ 284,5 triệu xuống còn 93,5 triệu (giảm 191 triệu đồng ) tương đương giảm 3,1%.. Trong khi đó máy móc thiết bị tăng từ 468,7 triệu lên 1.068 triệu đồng (tăng gần 600 triệu đồng ) tương đương tỷ trọng tăng xấp xỉ 12% và chiếm gần 20% tổng TSCĐ ở cuối năm 2006. Như vậy có thể thấy rằng Xí nghiệp đang quan tâm đến việc kết cấu lại các loại TSCĐ, hướng đầu tư đến các loại TSCĐ tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng qui mô sản xuất, tăng năng suất lao động đặc biệt là máy móc thiết bị phục vụ thi công. Trong khi đó, các loại TSCĐ gián tiếp, TSCĐ dùng cho công tác quản lý giảm rõ rệt cả về giá trị và tỷ trọng. Điều đó chứng tỏ Xí nghiệp đang đặt mục đích kinh doanh lên hàng đầu.. 4- Tăng giảm tài sản cố định: Dựa vào báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2006 (biểu số 09) cho ta thấy rằng trong năm Xí nghiệp đã điều chuyển dây chuyền trạm trộn bê tông từ nhà điều hành sản xuất xây lắp điện sang máy móc thiết bị nguyên giá = 676,338 triệu đồng là khoản tăng đáng chú ý nhất nhằm mục đích hoàn thiện công tác hạch toán kế toán trong quản lý TSCĐ. Trong khi đó việc mua sắm TSCĐ mới là rất hạn chế. Điều này cũng rễ hiểu bởi vì việc mở rộng SXKD đang gặp khó khăn về nguồn vốn cũng như thị trường xây dựng.. Một số nhà cửa, phương tiện vận tải đã hết khấu hao đang dần thanh xử lý hoặc sửa chữa, nâng cấp để tiếp tục đưa vào sử dụng. Điều đó cho thấy TSCĐ của Xí nghiệp đang bị “lão hóa “. Nhóm phương tiện vận tải biến động chủ yếu do đánh giá lại, SCL, cải tạo, nâng cấp và điều chuyển nội bộ trong Xí nghiệp, không có mua mới.. Tài sản cố định dùng cho quản lý cũng ít được trang bị thêm mà chủ yếu là thay thế một số máy tính cũ, hỏng bằng máy mới và mua mới 1 điều hòa nhằm duy trì công tác quản lý hành chính cho các phòng ban. Nhìn chung tất cả các TSCĐ tại Xí nghiệp ngoài một số mới tăng còn lại đều đã được sử dụng quá nửa vòng đời (thể hiện ở giá trị còn lại so với nguyên giá TSCĐ hiện có ). Biểu số 08: BÁO CÁO TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TSCĐ NĂM 2006 ĐVT: 1.000 đồng STT Loại TSCĐ Nhà cửa- Vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện VT, truyền dẫn TSCĐ dùng cho quản lý Tổng cộng I Nguyên giá TSCĐ h.hình 1 Dư đầu năm 4.629.024 555.888 4.216.720 744.089 10.145.722 2 Tăng trong kỳ 2.306.365 728.744 1.942.392 94.193 5.071.695 3 Giảm trong kỳ 2.889.105 52.406 1.918.368 101.593 4.961.473 4 Số dư cuối kỳ 4.046.284 1.232.226 4.240.743 736.689 10.255.944 II Giá trị hao mòn 1 Dư đầu năm 688.854 87.100 3.040.341 459.569 4.275.866 2 Tăng trong kỳ 907.065 122.189 1.794.264 271.734 3.095.253 3 Giảm trong kỳ 701.749 45.229 1.631.042 88.183 2.466.204 4 Số dư cuối kỳ 894.169 164.060 3.203.564 643.120 4.904.915 III Giá trị còn lại 1 Dư đầu năm 3.940.171 468.787 1.176.378 284.518 5.869.855 2 Tăng giảm trong kỳ 3 Số dư cuối kỳ 3.152.115 1.068.165 1.037.179 93.567 5.351.029 Biểu số 09: BÁO CÁO TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TSCĐ NĂM 2006 ĐVT: 1.000 đồng STT Tên TSCĐ NGĐK Tăng TK Giảm TK NGCK Ghi chú I Nhà cửa, vật liệu kiến trúc 4.629.024.647 2.306.365.690 2.889.105.575 4.046.284.762 1 Tầng 3 nhà ăn ca Xí nghiệp 742.354.204 742.354.204 2 Tầng 1,2 nhà ăn ca Xí nghiệp 983.360.509 983.360.509 3 Nhà điều hành sản xuất.. 1.966.291.974 1.954.325.018 2.642.630.000 1.277.986.992 4 Nhà văn phòng đội xây dựng 68.855.000 86.904.000 68.855.000 86.904.000 5 Nhà 2 tầng khu B 87.479.000 196.560.000 87.479.000 196.560.000 6 Khu kho bãi hệ thống điện nước 635.115.972 635.115.972 7 Nhà bảo vệ+ kho 5.644.320 5.644.320 8 Nhà để xe khu A 23.744.364 23.744.364 9 Nhà để xe khu B 17.477.793 17.477.793 10 Nhà làm việc đội 5 29.976.672 29.976.672 29.976.672 29.976.672 11 Tường rào khu A 13.308.768 5.600.000 13.308.768 5.600.000 12 Tường rào khu B 46.856.135 33.000.000 46.856.135 33.000.000 13 Sân khu A 8.559.936 8.559.936 II Máy móc thiết bị 555.888.411 728.744.360 52.406.360 1.232.226.411 1 TBA có dung lượng từ 320 KVA 135.521.347 135.521.347 2 Máy cắt đột liên hợp 12.210.472 29.860.140 29.860.140 12.210.472 3 Máy khoan cần K25 11.109.696 22.546.220 22.546.220 11.109.696 4 Máy ép cốt lèo loại 100T... 170.900.000 170.900.000 5 Máy kéo dây loại 10 tấn 144.000.000 144.000.000 6 Máy tính chủ phục vụ CT.FMIS 82.146.896 82.146.896 7 Máy trạm trộn bê tông 676.338.000 676.338.000 III Phương tiên vận tải, truyền dẫn 4.216.720.069 1.942.392.000 1.918.368.235 4.240.743.834 1 Xe Toyota Camry 29N-1881 524.977.143 453.600.000 524.977.143 453.600.000 2 Xe Mazda 29L-1666 239.949.000 340.200.000 239.949.000 340.200.000 3 Xe Mazda 29K- 4939 233.442.092 396.900.000 233.442.092 396.900.000 4 Xe Mitsubishi Center 268.827.500 268.827.500 5 Xe Mitsubishi PaJeRo 769.403.000 42.942.000 812.345.000 6 Xe Landcruzer 29H- 1666 920.000.000 708.750.000 920.000.000 708.750.000 7 Xe Toyota HiAce 29T- 1247 421.576.667 421.576.667 8 Xe ôtô tải tự cẩu FORD Trader 520.330.667 520.330.667 9 Xe Ôtô TRADER 4 tấn 318.214.000 318.214.000 IV Dụng cụ quản lý, TSCĐ khác 744.088.663 94.193.400 101.593.400 736.688.663 1 Mạng máy tính nội XN XLĐ 401.283.559 80.593.400 80.593.400 401.283.559 2 Mạng WAN Cty Điện lực I 79.349.137 79.349.137 3 Máy tính Computer ADI PIII 500 23.260.000 23.260.000 4 Máy tính IBM 8305IJA và Pkiện 19.934.254 19.934.254 5 Máy tính P IV 2.4GHz/GA 81F.. 11.555.200 11.555.200 6 Máy Foto coppy Ricoh FT- 5840 106.358.181 106.358.181 7 Điều hòa 18.000 BTU 27.142.856 27.142.856 8 Điều hòa 27.800 BTU 30.190.476 30.190.476 9 Điều hòa National 18.000 BTU 21.000.000 13.600.000 21.000.000 13.600.000 10 Bộ loa và Amply chuyên dụng 24.015.000 24.015.000 Tổng cộng 10.145.721.790 5.071.695.450 4.961.473.570 10.255.943.670 5- Hiện trạng tài sản cố định của Xí nghiệp Xây lắp Điện- Công ty Điện lực I: Phân tích, xem xét hiện trạng TSCĐ được thực hiện thông qua việc phân tích vấn đề hao mòn và khấu hao TSCĐ. Tài sản cố định càng mới thì hao mòn càng ít và ngược lại. Việc phân tích này được thực hiện thông qua các chỉ tiêu trong bảng khấu hao TSCĐ như sau: Xí nghiệp xây lắp điện thường xuyên theo dõi TSCĐ trên mọi mặt để có kế hoạch mua sắm, khấu hao, phân bổ ngân một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh qua từng thời gian sử dụng. Tài sản cố định trong quá trình sử dụng luôn bị hao mòn, vì vậy bất cứ Xí nghiệp nào cũng phải theo dõi chặt chẽ vấn đề hao mòn: Hao mòn trên sổ sách và thực tế để có kế hoạch trích khấu hao. Xí nghiệp xây lắp điện đã thực hiện trích khấu hao thường xuyên từng tháng theo phương pháp khấu hao đường thẳng (theo thời gian sử dụng ) để phân bổ vào chi phí sản xuất chung (đối với những TSCĐ phục vụ cho quá trình thi công công trình ), phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp (đối với những TSCĐ phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp) . Công thức tính khấu hao theo phương pháp này: KH = NG T Trong đó: KH- Số tiền khấu hao NG- Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Từ công thức trên ta tính được: - Mức trích khấu hao hàng năm = NG x Tỷ lệ trích khấu hao (t) Mức trích khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm 12 Việc tính khấu hao tháng căn cứ vào số khấu hao trích tháng trước và sự tăng giảm trích khấu hao của tháng này để tính. Theo nguyên tắc TSCĐ tăng tháng này thì tháng sau mới tính khấu hao, TSCĐ giảm tháng này thì tháng sau mới giảm khấu hao. Số hấu hao = Số khấu hao + Số hấu hao tăng - Số khấu hao trích tháng này trích tháng trước trong tháng giảm tháng này Ví dụ cụ thể: * Tháng 8 năm 2005 Xí nghiệp có mua 01 bộ máy Vi tính+ máy in Nguyên giá = 16.830.720 đồng. Dự kiến sẽ được sử dụng trong 5 năm. Xí nghiệp thực hiện trích khấu hao cho 01 bộ máy tính này bắt đầu từ tháng 9 năm 2005. Theo công thức trên, số tiền khấu hao cho TSCĐ này năm 2005 là: Mức trích khấu hao (năm 2005 ) = 16.830.720 x 4 tháng = 1.122.048 (đ ) 05 x 12 * Ngày 30/11/2004, Xí nghiệp bàn giao 1 xe Toyota 29S- 0469 cho Xưởng 110KV. Nguyên giá = 544.214.286đ. Chiếc xe này đã trích khấu hao đến hết năm 2003 là 61.320.863đ. Đến thời điểm bàn giao chiếc xe đã đợc tính khấu hao thêm 11 tháng với tỷ lệ trích được tính trước đó là 10%/ năm. Ta có mức trích khấu hao xe Toyota năm 2004 là: Mức trích khấu hao (năm 2004 ) = 544.214.286 x 10% x 11 T = 49.886.309 (đ ) 12 Như vậy tính đến lúc bàn giao xe, mức khấu hao đã trích = 111.207.172đ, Giá trị còn lại = 501.154.286- 111.207.172 = 433.007.114đ Tháng 12/2005 Xí nghiệp mới tính giảm khấu hao cho chiếc xe trên. Công tác khấu hao TSCĐ luôn luôn được theo dõi, cập nhật một cách chặt chẽ, khoa học. TSCĐ mua sắm về đều có các văn bản liên quan như HĐ mua bán, hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận TSCĐ cho các bộ phận sử dụng trong đó có ghi rõ số tiền khấu hao phải trích từng tháng. Đối với các hạng mục nâng cấp, cải tạo, SCL TSCĐ thì có các quyết định của lãnh đạo XN, dự toán, biên bản nghiệm thu, bản xác định các nội dung liên quan đến TSCĐ mới tăng và các giấy tờ có liên quan khác.. (Phần phụ lục ) Biểu số: 10 Bảng trích khấu hao TSCĐ năm 2006 Đơn vị tính: 1.000 đồng STT Tên TSCĐ Khấu hao đầu kỳ Trích khấu hao trong kỳ Khấu hao giảm trong kỳ Khấu hao cuối kỳ Ghi chú I Nhà cửa, vật liệu kiến trúc 688.854.732 907.065.138 701.750.366 894.169.504 1 Tầng 3 nhà ăn ca Xí nghiệp 41.503.473 49.768.872 91.272.345 2 Tầng 1,2 nhà ăn ca Xí nghiệp 40.730.000 63.548.100 104.278.100 3 Nhà điều hành sản xuất.. 354.532.786 479.436.860 531.204.926 302.764.720 4 Nhà văn phòng đội xây dựng 21.039.000 28.080.677 21.039.000 28.080.677 5 Nhà 2 tầng khu B 62.984.000 154.605.396 87.479.000 130.110.396 6 Khu kho bãi hệ thống điện nước 64.612.139 86.194.308 150.806.447 7 Nhà bảo vệ+ kho 5.644.320 5.644.320 8 Nhà để xe khu A 14.822.638 3.165.912 17.988.550 9 Nhà để xe khu B 12.399.000 842.051 13.241.051 10 Nhà làm việc đội 5 29.976.672 18.910.285 29.976.672 18.910.285 11 Tường rào khu A 13.308.768 4.085.333 13.308.768 4.085.333 12 Tường rào khu B 18.742.000 18.427.344 18.742.000 18.427.344 13 Sân khu A 8.559.936 8.559.936 II Máy móc thiết bị 87.100.026 122.188.941 45.228.960 164.060.007 1 TBA có dung lượng từ 320 KVA 42.132.811 13.552.140 55.684.951 2 Máy cắt đột liên hợp 10.652.584 22.392.613 23.009.568 10.035.629 3 Máy khoan cần K25 11.109.696 20.168.748 22.219.392 9.059.052 4 Máy ép cốt lèo loại 100T... 8.671.336 21.362.496 30.033.832 5 Máy kéo dây loại 10 tấn 7.500.000 18.000.000 25.500.000 6 Máy tính chủ phục vụ CT.FMIS 7.033.599 1.128.144 8.161.743 7 Máy trạm trộn bê tông 25.584.800 25.584.800 III Phương tiên vận tải, truyền dẫn 3.040.342.963 1.794.263.574 1.631.041.832 3.203.564.705 1 Xe Toyota Camry 29N-1881 236.239.793 263.550.502 237.650.832 262.139.463 2 Xe Mazda 29L-1666 239.949.000 291.438.000 239.949.000 291.438.000 3 Xe Mazda 29K- 4939 178.182.706 397.169.747 233.442.000 341.910.453 4 Xe Mitsubishi Center 200.720.488 26.882.748 227.603.236 5 Xe Mitsubishi PaJeRo 638.605.800 84.048.485 722.654.285 6 Xe Landcruzer 29H- 1666 920.000.000 605.161.760 920.000.000 605.161.760 7 Xe Toyota HiAce 29T- 1247 107.736.264 42.157.668 149.893.932 8 Xe ôtô tải tự cẩu FORD Trader 287.142.536 52.033.068 339.175.604 9 Xe Ôtô TRADER 4 tấn 231.766.376 31.821.596 263.587.972 IV Dụng cụ quản lý, TSCĐ khác 459.568.937 271.734.851 88.183.236 643.120.552 1 Mạng máy tính nội XN XLĐ 257.931.618 202.163.528 67.183.236 392.911.910 2 Mạng WAN Cty Điện lực I 79.349.137 79.349.137 3 Máy tính Computer ADI PIII 500 23.260.000 23.260.000 4 Máy tính IBM 8305IJA và Pkiện 7.973.712 3.986.856 11.960.568 5 Máy tính P IV 2.4GHz/GA 81F.. 4.622.088 2.311.044 6.933.132 6 Máy Foto coppy Ricoh FT- 5840 13.266.179 24.080.330 37.346.509 7 Điều hòa 18.000 BTU 16.738.060 10.404.796 27.142.856 8 Điều hòa 27.800 BTU 18.617.475 10.385.249 29.002.724 9 Điều hòa National 18.000 BTU 21.000.000 13.600.000 21.000.000 13.600.000 10 Bộ loa và Amply chuyên dụng 16.810.668 4.803.048 21.613.716 Tổng cộng 4.275.866.658 3.095.252.504 2.466.204.394 4.904.914.768 6- Công tác bảo quản TSCĐ của Xí nghiệp Xây lắp Điện- Công ty Điện lực I: Tài sản cố định trong Xí nghiệp thường xuyên được theo dõi, kiểm kê về số lượng, kiểm tra về chất lượng. Việc bảo quản TSCĐ của Xí nghiệp cũng được theo dõi rất sát sao nhằm tránh hư hỏng, mất mát và tránh mọi tác động không tốt do tự nhiên mang đến. Đối với các thiết bị văn phòng không bị tác động bởi tự nhiên cũng thường xuyên được kiểm tra và có kế hoạch sửa chữa kịp thời. Đối với các thiết bị thi công thì Xí nghiệp giao cho các đội tự bảo quản và có cán bộ giám sát kỹ thuật thường xuyên kiểm tra. Tuy nhiên những thiết bị này do tham gia vào quá trình thi công phân tán... nên việc bảo quản cũng là một vấn đề khó khăn, khó tránh khỏi những thiệt hại ngoài mong muốn. Tài sản cố định là một yếu tố quan trọng để phục vụ việc xây dựng và quản lý. Bất cứ đơn vị, xí nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng có TSCĐ, bảo quản và sử dụng tốt TSCĐ sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc. Tiến độ thi công công trình nhanh hay chậm ngoài nhờ vào sức lực đóng góp của từng cán bộ công nhân viên còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của máy móc hoạt động có hiệu quả hay không. Luôn luôn chú trọng công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế đầu tư đổi mới và thường xuyên đánh giá phân tích TSCĐ trên mọi mặt để TSCĐ có thể hoạt động tốt nhất là mối quan tâm lớn của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Xí nghiệp giao việc lập kế hoạch và theo dõi máy móc thiết bị thi công cho Phòng kế hoạch và Phòng kỹ thuật. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ hạch toán và theo dõi số liệu trên sổ sách, trích lập khấu hao cho mỗi TSCĐ. Xí nghiệp cũng có kế hoạch sửa chữa và sửa chữa lớn cho TSCĐ theo định kỳ. III- PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN- CÔNG TY ĐIỆN LỰC I: Bất cứ một doanh nghiệp nào khi thành lập cũng phải có một lượng vốn nhất định (vốn chủ sở hữu ) để mua sắm TSCĐ, vật tư, chi trả nhân công, một phần tài sản lưu động để đảm bảo hoạt động kinh doanh... Khi quá trình sản xuất kinh doanh được vận hành, doanh nghiệp sẽ huy động thêm nguồn vốn bằng vay nợ và trích một phần lợi nhuận để lại. Đối với Xí nghiệp Xây lắp Điện nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 chiếm 9,36% tương đương 7,990 triệu đồng trong khi đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng 90,64% tương đương 77,313 triệu đồng. Như thế có thể thấy gánh nặng về nợ vay là khá cao- Từ đó thúc đẩy Xí nghiệp phải sử dụng nguồn vốn và tài sản của mình sao cho có hiệu quả nhất. Để có những kế hoạch hay những quyết định cho hướng sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp phải thường xuyên so sánh số liệu qua từng thời kỳ: Năm trước – năm sau, đầu kỳ – cuối kỳ để có những căn cứ xác đáng trong việc đầu tư, điều chỉnh quy mô sản xuất cho phù hợp với thực tế. Tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ đóng một vai trò hết sức quan trọng. TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của Doanh nghiệp, TSCĐ đặc biệt là máy móc, thiết bị sản xuất đều là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm... Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian, công suất của máy móc thiết bị sản xuất và TSCĐ khác là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. 1- Nguồn thông tin để đánh giá, phân tích TSCĐ trong Xí nghiệp Xây lắp Điện – Công ty Điện lực I. Phân tích TSCĐ trong Xí nghiệp được thực hiện trên 2 mảng đó là: Phân tích chung và phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị. Để có thể phân tích một vấn đề phải có những căn cứ và những thông tin để đánh giá, phân tích. Nguồn số liệu để đánh giá, phân tích ở đây được lấy từ Phòng Tài chính kế toán: Bảng tăng giảm TSCĐ, Bảng trích khấu hao TSCĐ, Sổ tài sản cố định, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Số liệu được so sánh trong 2 năm (2005, 2006 ). Cụ thể sẽ đi sâu phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ giúp Xí nghiệp có biện pháp sử dụng, khai thác triệt để số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và TSCĐ khác. 2- Phân tích chung về TSCĐ trong Xí nghiệp. Phân tích chung về TSCĐ là phân tích TSCĐ trên các mặt tăng, giảm, loại bỏ, đổi mới, tình hình trang bị cho một công nhân, hiệu suất sử dụng TSCĐ, hao mòn TSCĐ bằng các con số cụ thể. 2.1. Phân tích tình hình biến động TSCĐ: * Hệ số tăng TSCĐ Hệ số tăng TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ (1 ) Giá trị TSCĐ BQ dùng vào SXKD trong kỳ * Hệ số giảm TSCĐ Hệ số giảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ (2 ) Giá trị TSCĐ BQ dùng vào SXKD trong kỳ * Hệ số đổi mới TSCĐ Hệ số đổi mới TSCĐ = Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ (kể cả chi phí hiện đại hóa ) (3 ) Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ * Hệ số loại bỏ TSCĐ Hệ số loại bỏ TSCĐ = Giá trị TSCĐ cũ, lạc hậu giảm trong kỳ (4 ) Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ * Hệ số hao mòn TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = Tổng mức khấu hao TSCĐ (5 ) Nguyên giá TSCĐ Các hệ số này ngoài việc phản ánh chung mức độ tăng giảm thuần túy về quy mô TSCĐ (chỉ tiêu 1, 2 ) còn phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của Doanh nghiệp (chỉ tiêu 3, 4 ). Chỉ tiêu (5 ) cho biết tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, xem xét TSCĐ của Xí nghiệp ở mức nào. Nếu chỉ tiêu này gần đến 1 chứng tỏ TSCĐ càng cũ, Xí nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hóa. Nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu chứng tỏ TSCĐ của Xí nghiệp đang còn mới... Dựa vào các công thức trên ta tính được các chỉ tiêu phân tích chung tình hình biến động TSCĐ của Xí nghiệp như sau: Biểu số 11: Phân tích chung tình hình biến động TSCĐ TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 1 Hệ số tăng TSCĐ 0,325 0,497 0,172 2 Hệ số giảm TSCĐ 0,362 0,486 0,124 3 Hệ số đổi mới TSCĐ 0,308 0,494 0,186 4 Hệ số loại bỏ TSCĐ 0,344 0,489 0,145 5 Hệ số hao mòn TSCĐ 0,421 0,478 0,057 ( Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2005, 2006 của Xí nghiệp Xây lắp Điện ) Nhận xét: Nhìn vào bảng chỉ tiêu phân tích trên có thể thấy một số vấn đề sau: - Hệ số tăng TSCĐ năm 2006 lớn hơn khá nhiều so với năm 2005, tuy nhiên hệ số giảm TSCĐ cũng tăng đáng kể so với năm 2005. Điều này cho thấy năm 2006 có sự biến động lớn về kết cấu, quy._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3305.doc
Tài liệu liên quan