Mục lục
Trang
Lời mở Đầu……………………………………………………………….5
Chương I. Tình hình quản lý sử dụng sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty giầy Thượng đình…………………………...6
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty…………………………..6
Thời kỳ 1957-1965……………………………………………………6
Thời kỳ 1961-1972……………………………………………………6
Thời kỳ 1973-1985……………………………………………………7
4. Thời kỳ 1990 đến nay………………………………………………….8
II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật Công ty……………………………8
1. Đặc điểm về sản phẩm…………………………………………………8
Đ ặc đi
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm về tiêu thụ sản phẩm………………………………………..9
Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm………………..12
4. Đặc điểm về máy móc thiết bị………………………………………..15
5. Đặc điểm về lao động………………………………………………...16
6. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất………………………………..20
Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh………………………………..26
8. Một số khó khăn, thuận lợi và định hướng kinh doanh của Công ty trong thời gian tới………………………………………………………..27
III. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty……………………...31
1. Đặc điểm nguyên vật liệu và nguồn cung ứng nguyên vật liệu……….31
2.Tình hình sử dụng nguyên vật liệu……………………………………..34
IV. Tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty……………..39
Công tác xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu………………………...39
2. Công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu………………………...44
3. Cơ cấu tổ chức quản lý nguyên vật liệu………………………………46
4. Giải pháp đã áp dụng nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty………………………………………………………………..48
V. Đánh giá chung về tình hình về quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty……………………………………………………………………..50
Những kết quả đạt được........................................................................50
2. Những vấn đề còn tồn tại……………………………………………..52
3. Nguyên nhân của những tồn tại trên.....................................................53
Chương II. giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty giầy Thượng đình……….55
I. Đổi mới và hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu……………………………………………………………..55
II. Không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân……………58
III. Tăng cường quản lý hạch toán tiêu dùng nguyên vật liệu…………..60
IV. Tiếp tục đầu tư hơn nữa cho công tác thị trường nguyên vật liệu…..63
V. Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng…………………………..67
Kết luận…………………………………………………………………69
Lời mở đầu
N
guyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu và đến hiệu quả của việc sử dụng vốn.
Xét về mặt tài chính ta còn thấy vốn bỏ ra mua nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong vốn lưu động (khoảng từ 40% đến 60% trong tổng số vốn lưu động). Về mặt kinh doanh, trong cơ cấu giá thành yếu tố nguyên vật liệu cũng chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu giá thành (thường chiếm tỷ trọng từ 60% đến 80% giá thành).
Da - giầy Việt Nam nói chung và Công ty giầy Thượng Đình nói riêng đã và đang có những chuyển biến tích cực, đóng góp ngày càng lớn vào tổng thu nhập quốc dân và thu hút ngày càng nhiều lao động. Sản phẩm của nó là sự kết tinh của rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Việc hoàn thiện quản lý sử dụng nguyên vật liệu luôn là mục tiêu hàng đầu và có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng cuả vấn đề đó và sau một thời gian thực tập tại Công ty giầy Thượng Đình, em đã chọn đề tài :
" Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty giầy Thượng Đình "
Qua bài viết này, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Lê Công Hoa cùng toàn thể các cô, các chú trong Công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Đồng thời rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía bạn đọc.
chương i
Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại công ty giầy thượng đình
I. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Công ty giầy Thượng Đình (tên giao dịch ZIVIHA) là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên kinh doanh, sản xuất các loại giầy dép như : giầy vải, giầy thể thao....Những năm gần đây, Công ty luôn được đánh giá là đơn vị đứng đầu trong ngành da giầy Việt Nam.
Hơn 40 năm trưởng thành và phát triển, Công ty giầy Thượng Đình đã trải qua các thời kỳ :
1. Thời kỳ 1957-1960
Trưởng thành từ quân đội - những chặng đường đầu tiên
Để thực hiện khát vọng thiêng liêng thống nhất đất nước, trước hết miền Bắc phải trở thành thành trì của cách mạng. Xây dựng và bảo vệ miền Bắc là hai nhiệm vụ song song không thể tách rời nhau. Trong đó, lực lượng cách mạng đóng vai trò rất quan trọng. Một trong những yêu cầu của Đảng khi đó là từng bước xây dựng quân đội ta tiến lên chính quy và hiện đại. Đáp ứng nhu cầu đó, tháng 1/1957, Xí nghiệp X30 - tiền thân của công ty giầy Thượng Đình ra đời thuộc sự quản lý của cục quân đội nhân dân Việt Nam.
Sản phẩm chính của xí nghiệp X30 là mũ cứng và giầy vải ngắn cổ phục vụ quân đội.
Năm1960 : Xí nghiệp được chính phủ tặng Huân chương kháng chiến hạng ba và vinh dự đón Tổng chỉ huy quân đội - Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm.
2. Thời kỳ 1961-1972
Sống, lao động, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
Ngày 2/1/1961: Xí nghiệp X30 chính thức được chuyển giao từ cục quân nhu Tổng cục hậu cần - Quân đội nhân dân Việt Nam sang cục Công nghiệp UBHC thành phố Hà Nội.
Tháng 6/1965 : Xí nghiệp X30 đã tiếp nhận thêm một đơn vị công tư hợp danh sản xuất giầy dép là liên xưởng kiến thiết giầy vảỉ ở phố Tống Duy Tân và đổi tên thành nhà máy cao su Thụy Khuê.
Cuối năm 1970, nhà máy cao su Thụy Khuê sát nhập thêm Xí nghiệp giầy vải Hà Nội cũ và đổi tên thành Xí nghiệp giầy vải Hà Nội, thực chất là sản xuất theo kế hoạch định sẵn của Nhà nước.
Chủng loại sản phẩm lúc này đã phong phú hơn. Ngoài mũ cứng, bóng bay, dép Thái Lan, Xí nghiệp đã sản xuất một số loại giầy vải ngắn cổ, giầy vải cao cổ, giầy bata, giầy cao su trẻ em và đặc biệt giầy basket xuất khẩu sang Liên Xô cũ và Đông Âu.
3. Thời kỳ 1973-1985
Tự khẳng định
Hòa trong cao trào tất cả vì miền Nam ruột thịt, toàn thể cán bộ kỹ thuật xí nghiệp ra sức sản xuất, khắc phục mọi khó khăn làm ra những đôi giầy phục vụ chiến đấu, giầy basket, giầy 314, 320, xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu.
Trong hoàn cảnh vừa chiến đấu vừa sản xuất, Xí nghiệp tự khẳng định không ngừng lớn mạnh và phát triển. Từ cái gốc X30 năm ấy đã sản sinh ra nhiều đơn vị, xí nghiệp như :
Ngày 1/4/1973 : Phân xưởng mũ của xí nghiệp được tách ra thành Xí nghiệp mũ Hà Nội ở phố Đội Cấn.
Năm 1976 : giao phân xưởng May ở Khâm Thiên để UBND thành phố Hà Nội thành lập trường cắt may Khâm Thiên ngày nay. Đồng thời, Xí nghiệp còn giao hai cơ sở sản xuất ở Văn Hương và Cát Linh về Xí nghiệp cao su Hà Nội.
Tháng 6/1978 : Xí nghiệp giầy vải Hà Nội hợp nhất với Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình.
Cũng trong thời gian này, UBND thành phố Hà Nội có kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp sản xuất hiện đại, tập trung, điều này dẫn đến sự hợp nhất của Xí nghiệp giầy vải Hà Nội với Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình với tên là Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình.
Theo yêu cầu phát triển của ngành giầy, tháng 4/1989, Xí nghiệp đã tách cơ sở 152 - Thụy Khuê để thành lập xí nghiệp giầy Thụy Khuê.
4. Thời kỳ 1990 đến nay
Thị trường và phát triển
Năm 1991, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Mặt khác, bắt đầu xóa bỏ chế độ bao cấp, Xí nghiệp phải đứng ra hạch toán độc lập nên gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và nguyên vật liệu.
Thị trường và sự cạnh tranh là một lĩnh vực quá xa lạ, đòi hỏi con người phải nhạy bén, năng động, phải có thiết bị công nghệ mới và chất lượng sản phẩm ngang tầm quốc tế và có cả thị trường trong nước và thị trường nội địa.
Tháng 7/1992, Xí nghiệp chính thức nhận chương trình hợp tác sản xuất kinh doanh giầy vải với Công ty Kỳ quốc - Đài Loan. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng là 1,2tr USD. Từ đây, công suất khoảng 4 - 5tr đôi/năm.
Tháng 11/1992, UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước, giấy phép thành lập số 2573 ngày 10/11/1992, Xí nghiệp đổi tên thành Công ty giầy Thượng Đình.
Như vậy, Công ty giầy Thượng Đình hình thành từ khá sớm. Con đường đi của Thượng Đình phản ánh nhịp đi của công nghiệp Hà Nội từ thủ công, cơ khí hóa tới tự động hóa. Cạnh tranh lành mạnh và khách hàng là thượng đế.
II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật Công ty
1. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm chính của Công ty là giầy vải cao cấp như CVO, ALISTA, AVIA, giầy basket, giầy bata, giầy thể thao,...
Đặc điểm của các loại giầy này là để lâu không bị hao hụt,dễ dàng cho việc quản lý, đơn vị tính các sản phẩm này thường là cái, đôi.
- Về số lượng : số lượng sản xuất của Công ty nhiều hay ít phụ thuộc vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết, từ đó Công ty có kế hoạch sản xuất với số lượng phù hợp. Hiện nay, cơ cấu sản phẩm của Công ty giầy Thượng Đình như sau :
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu sản phẩm
Cơ cấu
Sản phẩm mới
Sản phẩm
tương tự
Sản phẩm
mới cải tiến
Sản phẩm
truyền thống
Giầy GTS
Giầy Supega
Giầy Black
Giầy Snweat
Giầy AVIA
Giầy Allstar
Giầy Eagle
Giầy Nike Giầy Arian
Giầy 98-01
Giầy 98-02
Giầy 98-03
Giầy cao cổ
Giầy basket
Giầy bata
Sản phẩm
nhận gia công
Giầy Footech
9709-9716
- Về chất lượng : không ngừng được nâng cao, đặc biệt là giầy liên doanh. Sản phẩm của Công ty đạt danh hiệu TOPTEN năm 96, 97 và mới đây (1/3/1999), Công ty giầy Thượng Đình là doanh nghiệp sản xuất giầy đầu tiên của Việt Nam được hai tổ chức PSB và Quacert cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9002.
2. Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ của Công ty giầy Thượng Đình đang ngày càng được mở rộng. Trong đó :
° Thị trường trong nước : chiếm 30% thị phần, được tổ chức và phân phối phục vụ qua 40 chi nhánh, tổng đại lý các tỉnh thành phố trong cả nước.
Trước đây, thị trường miền Nam không được chú ý thì hiện nay lại là thị trường tiêu thụ trong nước chủ yếu của Công ty. Thông qua đó, sản phẩm được phân phối cho một hệ thống cửa hàng ở khu vực này.
Bảng 1 : Thị phần của Công ty qua những năm gần đây
(Đơn vị : %)
Tên thị phần
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Miền Bắc
54.69
52.10
50.78
Miền Nam
30.04
33.97
36.72
Miền Trung
15.27
13.93
12.50
Tổng
100.00
100.00
100.00
Nguồn : Phòng KT – TC
Thị phần
(%)
Năm
° Thị trường nước ngoài: chiếm70% thị phần, chủ yếu được tiêu thụ ở các nước như: Hà Lan, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, ả rập ...và đang tiến tới thâm nhập thị trường Bắc Mỹ. Cho tới tháng 3/2003 Thượng Đình đã xuất khẩu sang 17 quốc gia khác nhau trên thế giới.
Các sản phẩm này được xuất khẩu dưới hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, tức là : phía nước ngoài đưa mẫu mã, trên cơ sở đó Công ty tự tìm nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu của sản phẩm. Nếu như trong nước nguyên vật liệu không đáp ứng được thì Công ty tiến hành mua nguyên liệu từ nước ngoài. Việc sản xuất những sản phẩm này hoàn toàn do Công ty chịu trách nhiệm. Sau đó, sản phẩm được bán cho bên nước ngoài với giá cả do hai bên thoả thuận.
Việc tiêu thụ của Công ty là rất lớn đòi hỏi phải có kế hoạch tiêu thụ cụ thể. Thực tế, phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ mà Công ty đã áp dụng là dựa trên :
- Căn cứ : kế hoạch tiêu thụ năm sau dựa trên khả năng sản xuất trong năm dựa trên các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng đặt hàng được ký kết trước thời điểm lập kế hoạch
- Thời điểm : thường vào giữa quý 4 tức là vào tháng 11 năm báo cáo. Đây cũng là thời điểm Công ty lập các kế hoạch tiêu thụ sản xuất, tài chính, kỹ thuật khác.
Tình hình tiêu thụ của Công ty trong những năm qua như sau :
- Nội địa :
Bảng 2 : Sản lượng tiêu thụ nội địa qua một số năm gần đây
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
Tiêu thụ nội địa
Triệu đôi
2.319
2.679
2.986
Nguồn : Phòng KT – TC
Sản lượng tiêu thụ .
(triệu đôi)
Năm
- Xuất khẩu : Với chủ trương sản xuất là tăng cường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của Thượng Đình đã không ngừng tăng :
Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
Kim ngạch xuất khẩu
USA
3.604
3.740
3.912
Nguồn : Phòng KT – TC
Kim ngạch XK
(USD)
Năm
3. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Hiện nay, Công ty giầy Thượng Đình có hai quy trình công nghệ sản xuất chính là giầy vải và giầy thể thao.
Cả hai quy trình này đều tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của sản xuất giầy và được xác định là quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục có công đoạn song song. Tuy nhiên, quy trình sản xuất giầy thể thao có phần hiện đại hơn do mới nhập về, Công ty đang tiến tới làm chủ công nghệ này. Sản phẩm sản xuất ra đều được kiểm tra và đánh giá ngay từ khâu thiết kế thẩm định, định mức vật tư cho đến khâu cuối cùng.
Sơ đồ 2 : Quy trình sản xuất giầy vải
Nguyên liệu : vải
Bồi
Cắt
Cao su,hoá chất
Cán, sơ luyện
Hỗn luyện
Bán thành phẩm cao
su, KCS, nhập kho
Gò, lắp ghép giày, kiểm tra, thu hoá giầy sống
Thành phẩm
Nhập kho thành phẩm
Xuất hàng
Lưu hoá giầy
Điện Nước Hơi nước Khí nén
Bán thành phẩm mũ
giày, KCS, nhập kho
May
Ra hình
Sơ đồ 3 : Quy trình sản xuất giầy thể thao
Bồi vải, bồi giả da, mút
Cán luyện cáo su
Cắt
Đóng dấu
Thêu hoặc in
May ghép mũ
Tán ôzê
Thu hóa
Cán luyện tổng hợp
Đánh sờm
ép đế
Thu hoá
Gò giầy
Bôi keo
Sửa giầy
Thu hóa
Lên đôi, xâu dây
Đóng gói
Nguyên liệu
ép
4. Đặc điểm về máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Trình độ trang bị của nó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm...ở Công ty giầy Thượng Đình, phần lớn máy móc thiết bị được nhập từ Đài Loan, bao gồm :
3 dây chuyền sản xuất giầy vải
2 dây chuyền sản xuất giầy thể thao
Bảng 4 : Tình hình máy móc thiết bị của Công ty trong từng phân xưởng
STT
Tên máy móc thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
A
Phân xưởng cắt
Máy cắt thuỷ lực
Chiếc
20
Máy bồi
Chiếc
1
Máy viền
Chiếc
1
B
Phân xưởng cán
Băng chuyền chuẩn bị đế
Băng chuyền
1
Băng chuyền chuẩn bị viền
Băng chuyền
1
Máy ép gọt bằng hơi
Chiếc
2
Máy ép đế bằng hơi
Chiếc
1
Máy ép hai lô
Chiếc
1
Máy mài đế hai đầu
Chiếc
8
Máy đánh bóng đế
Chiếc
3
Máy hút bụi
Chiếc
1
C
Phân xưởng may
Chiếc
Máy cuốn viền
Chiếc
1
Máy cắt viền
Chiếc
1
Máy dán viền
Chiếc
1
Máy chiết gót
Chiếc
2
Máy chải giầy
Chiếc
20
Máy hút bụi
Chiếc
20
Máy may một kim
Chiếc
195
Máy may hai kim
Chiếc
55
Máy may trụ
Chiếc
75
Máy ziczăc
Chiếc
35
Máy đánh bóng da
Chiếc
7
Máy mài ôzê tự động
Chiếc
5
Máy may vi tính
Chiếc
2
Máy dán nhiệt tần số cao
Chiếc
4
Súng bắn
Chiếc
2
D
Phân xưởng gò
Băng chuyền gò
Băng chuyền
2
Máy gò mũi tự động
Chiếc
3
Máy chiết gót tự động
Chiếc
3
Máy đánh sờm đế
Chiếc
2
Máy ép mũi bằng hơi
Chiếc
4
Máy nén khí
Chiếc
2
Nguồn : Phòng KT – TC
Số liệu trên cho thấy : trang thiết bị của Công ty giầy Thượng Đình ở mức trung bình hiện đại. Từ năm 1992 đến nay, Công ty đã nhập hai máy cán ra hình cao su, cải tiến cơ bản công nghệ xuất hình cao su. Ngoài ra, Công ty còn nhập máy mút xốp của Hàn Quốc, một số máy may...Tuy nhiên, sự trang bị đó mới chỉ là cục bộ chứ chưa phải trang bị đồng bộ. Một số thiết bị được lắp đặt từ những năm 70 vẫn được sử dụng trong một số khâu chủ yếu. Vì vậy, việc trang thiết bị là cần thiết đối với Công ty, đặc biệt là phân xưởng Gò.
5. Đặc điểm về lao động
5.1. Cơ cấu lao động
Là một Công ty thuộc loại lớn, hiện nay Thượng Đình có khoảng hơn 2000 lao động. Số lượng lao động này lại không ngừng biến động theo mùa vụ, theo tính chất công việc do đặc điểm sản xuất của Công ty. Vì vậy, quản lý lao động là một vấn đề rất phức tạp. Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà ta có các kiểu cơ cấu lao động khác nhau.
Bảng 5 : Tình hình lao động trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Tổng số lao động
1850
1911
2050
Theo giới tính
Nam
684
686
692
Nữ
1166
1225
1358
Theo sự tác động vào lao động
Lao động trực tiếp
1561
1519
1648
Lao động gián tiếp
289
392
402
Theo trình độ
Trên đại học
1
1
1
Đaị học
81
126
140
Cao đẳng và trung cấp
72
75
82
Nguồn : Phòng TC - HC
Như vậy hiện nay: Tỉ lệ nam là 33,75%
Tỉ lệ nữ là 66,25%
Lao động gián tiếp : 19,61 %
Lao động trực tiếp : 71,39 %
Do tính chất của sản xuất nên lao động nữ chiếm tỉ trọng lớn (66,25%) và phần lớn lao động trong Công ty là lao động trực tiếp. Tuy nhiên trong thời gian tới, Công ty nên giảm tỷ lệ lao động gián tiếp xuống còn khoảng10%, một tỉ lệ được coi là hợp lý trong các doanh nghiệp nói chung, để giảm bớt chi phí quản lý, nâng cao lợi nhuận.
Số liệu trên cho thấy, trong những năm qua Công ty đã không ngừng bổ sung lao động mới đáp ứng yêu cầu của sản xuất cũng như nhu cầu thị trường. Nguồn lao động này là các học sinh, sinh viên được tuyển chọn hàng năm.
Không những về số lượng mà chất lượng lao động cũng không ngừng được nâng cao thông qua việc Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo và cử cán bộ đi học tập.
5.2. Công tác hạch toán lao động
Toàn bộ số lượng, chất lượng lao động cùng những biến động về nhân sự của Công ty được phản ánh trên sổ danh sách lao động. Sổ này được lập theo mẫu quy định, chung cho toàn Công ty và riêng cho các phòng ban, phân xưởng nhằm nắm chắc tình hình phân bố và sử dụng lao động hiện có của Công ty.
Đối với lao động gián tiếp, Công ty sử dụng :
Bảng chấm công (mẫu số 01- LĐTL)
Bảng phân công lao động làm thêm (MB 02/TTL)
để xác định số ngày làm việc thực tế, số giờ làm thêm, số ngày nghỉ hưởng lương, từ đó tính ra thời gian lao động của mỗi nhân viên trong từng phòng ban.
Đối với lao động trực tiếp, Công ty sử dụng :
Biểu ghi năng suất cá nhân
Phiếu xác nhận tiền lương sản phẩm
để tính kết quả lao động của mỗi công nhân.
Trên cơ sở đó, nhân viên tiền lương sẽ tính ra lương thời gian, lương sản phẩm trả cho từng bộ phận.
5.3. Công tác tiền thưởng
Cùng với tiền lương, tiền thưởng cũng góp phần hình thành nên thu nhập của người lao động. Trong những năm gần đây, Công ty không ngừng đổi mới chính sách tiền thưởng với các căn cứ và điều kiện được xây dựng tốt hơn nhằm thúc đẩy người lao động hăng hái sản xuất. Hiện nay, Công ty đang áp dụng các hình thức thưởng sau :
* Thưởng thường xuyên : Đây là hình thức thưởng trong sản xuất kinh doanh của Công ty.Công ty trích một phần quỹ lương để thưởng cho người lao động, khoản này sau đó sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.Hiện nay, Công ty áp dụng hình thức này để thưởng :
Hoàn thành vượt mức kế hoạch :
Căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng sản phẩm, Công ty sẽ có một khoản thưởng để động viên tinh thần và ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Mức thưởng được Công ty giao cho các phòng ban, phân xưởng.
Vào các tháng mùa vụ (tháng 10 đến tháng 3), Công ty thưởng cao hơn để đẩy mạnh tốc độ sản xuất, hoàn thành kế hoạch trước thời hạn.
Tiết kiệm nguyên vật liệu :
Căn cứ vào phiếu nhập kho và xuất kho, kế toán vật tư sẽ xác định số vật tư xuất dùng thực tế cho các phân xưởng. Sau đó, so sánh với định mức vật tư để tính ra tỉ lệ % tiết kiệm vật tư. Mức thưởng phụ thuộc vào giá trị của từng loại vật tư.
* Thưởng không thường xuyên : thực ra là thưởng thi đua được công ty trích ra từ quỹ khen thưởng. Bao gồm :
Thưởng A, B (xếp loại lao động) :
Hàng tháng, các phân xưởng bình bầu lao động giỏi, xếp loại A, B rồi trình lên Giám đốc để có quyết định thưởng. Mức thưởng bình quân là 150.000đ/người/tháng.
Thưởng hàng tháng, quý, ngày lễ, Tết :
Sau một tháng, một quý tiến hành sản xuất kinh doanh, nếu thấy có lãi, Giám đốc sẽ quyết định thưởng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty căn cứ vào ý thức tổ chức kỷ luật và thành tích công tác của từng người.
Vào các dịp lễ, Tết, Công ty đều trích quỹ khen thưởng để thưởng cho cán bộ công nhân viên. Mức thưởng phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian đó.
Thưởng khuyến khích ngoại ngữ :
ở Công ty, ai có trình độ C tiếng Anh thì mỗi tháng sẽ được thưởng một khoản tiền để khuyến khích. Mức thưởng chung là 50.000đ/người/tháng. Riêng phòng xuất nhập khẩu, do yêu cầu phải giao dịch, sử dụng tiếng Anh thường xuyên nên mức thưởng cao hơn:từ 100.000 đến 200.000đ/người/tháng.
Bảng 6 : Thu nhập bình quân đầu người của Công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
Thu nhập bình quân đầu người
Nghìn đồng
790
810
860
Nguồn : Phòng TC - HC
Thu nhập bình quân
đầu người
(Nghìn đồng)
Năm
Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm chứng tỏ tình hình kinh doanh của Công ty là ổn định. Tuy nhiên, tốc độ tăng chưa cao :
Gọi t1 là tốc độ tăng thu nhập năm 2001 so với năm 2000
t2 là tốc độ tăng thu nhập năm 2002 so với năm 2001
Ta có : t1 = = 1.025 hay 102,5%
t2 = = 1,602 hay 106,2%
6. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất
6.1. Tổ chức sản xuất
Dựa trên đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, Công ty giầy Thượng Đình tổ chức sản xuất thành các phân xưởng. Mỗi phân xưởng đảm nhận một hay một số công đoạn của quy trình công nghệ. Toàn Công ty có 5 phân xưởng.
Nhiệm vụ cụ thể của từng phân xưởng như sau :
Phân xưởng Bồi - Cắt :
Khi có lệnh sản xuất phát ra, phân xưởng Bồi - Cắt là phân xưởng đầu tiên thực hiện lệnh này. Nhân viên phân xưởng Bồi - Cắt nhận lệnh sản xuất và lên kho nhận nguyên vật liệu (chủ yếu là vải bạt các màu, vải phin, mút xốp...) tuỳ theo đơn đặt hàng tương ứng với lệnh sản xuất đó. Mỗi đơn đặt hàng có thể có một, hai hoặc nhiều lệnh sản xuất để sản xuất các bộ phận mũ giầy, pho hậu pho mũ, nẹp ôzê...Phân xưởng nhận lệnh sản xuất nào thì nhận nguyên vật liệu theo lệnh đó.
Giai đoạn đầu, nguyên vật liệu được chuyển đến máy bồi, máy bồi có chức năng kết dính các loại nguyên vật liệu này với nhau bằng một lớp keo dính. Các tấm vải sau khi bồi xong thì chuyển cho bộ phận cắt. Tuỳ theo loại kích cỡ, mẫu mã mà các chi tiết của giầy được pha cắt cho phù hợp. Sau khi cắt xong thì sản phẩm của phân xưởng Bồi - Cắt được chuyển sang phân xưởng May để lắp ráp mũ giầy.
Phân xưởng May :
Là phân xưởng đảm nhận công đoạn tiếp theo của phân xưởng Bồi - Cắt để may các chi tiết thành mũ giầy hoàn chỉnh. Quá trình này phải qua nhiều thao tác kỹ thuật liên tiếp như : can dầu góc, kẻ chỉ, may nẹp, vào mũ...
Nguyên vật liệu ở phân xưởng May ngoài các chi tiết nhận từ phân xưởng Bồi - Cắt còn có vải phin, dây xăng, tem...việc tổ chức sản xuất ở phân xưởng May được chia ra làm nhiều tổ, mỗi tổ làm một loại giầy. Trong mỗi tổ, mỗi công nhân đảm nhận một thao tác kỹ thuật.
Phân xưởng Cán :
Nhiệm vụ của phân xưởng này là chế biến hóa chất, sản xuất đế giầy bằng cao su.
Nguyên vật liệu của phân xưởng Cán là cao su các loại, các loại hóa chất. Sản phẩm của phân xưởng Cán là cao su đã được chế biến theo tiêu chuẩn lý hóa và mẫu mã nhất định. Sau đó, cao su được cắt thành đế giầy các loại và chuyển sang phân xưởng Gò để lắp ráp giầy.
Phân xưởng Gò :
Đây là phân xưởng nhân khâu cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuât giầy, sản phẩm của nó là từng đôi giầy thành phẩm.
Nguyên vật liệu của phân xưởng Gò là mũ giầy nhận nhận của phân xưởng May và đế giầy của phân xưởng Cán. Ngoài ra, phân xưởng còn nhận các loại dây giầy, dây gai, dây xăng...
Mũ giầy và đế giầy được công nhân của phân xưởng Gò lắp ráp với nhau để tạo thành chiếc giầy hoàn chỉnh. Việc ghép đế với mũ giầy được thực hiện trên băng chuyền liên tục gồm : gò mũ, gót, quét keo, dán đế, dán viền. Giầy sau khi gói xong sẽ được đưa vào bộ phận lưu hóa để hấp ở nhiệt độ cao đảm bảo cho độ bền của giầy. Cuối cùng giầy được lên đôi, xâu dây và đóng gói vào kho.
6.2 Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty giầy Thượng Đình có cơ cấu bộ máy theo kiểu trực tuyến chức năng. Liên hệ giữa các bộ phận, phòng ban là liên hệ chức năng còn liên hệ giữa các cấp là liên hệ trực tuyến. Hình thức tổ chức cơ cấu quản lý theo kiểu trực tuyến đảm bảo sự thông suốt thông tin kinh doanh trong Công ty, tránh sự chồng chéo không rõ ràng trong phân công trách nhiệm và quyền hạn. Các phòng ban liên hệ theo hình thức chức năng chịu trách nhiệm về công việc. Kết hợp hai hình thức này vừa phát huy được các ưu điểm của nhau vừa hạn chế được nhược điểm của nhau tạo nên một sức mạnh vững chắc trong quản lý.
* Giám đốc :
Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Giám đốc có quyền quyết định điều hành Công ty theo kế hoạch, theo chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của đaị hội CNVC của Công ty. Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng :
- Phòng Hành chính - tổ chức
- Phòng Kế toán tài chính
Dưới Giám đốc có 4 phó Giám đốc tham mưu giúp việc và quản lý các phòng ban còn lại.
* Phó Giám đốc Kỹ thuật - công nghệ :
Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật và quy trình sản xuất sản phẩm; trực tiếp quản lý các phòng :
- Phòng Kỹ thuật công nghệ
- Phòng Chế thử mẫu
* Phó Giám đốc Sản xuất - chất lượng :
Chịu trách nhiệm tiến độ sản xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.Trực tiếp quản lý các phòng :
- Phòng Kế hoạch Vật tư
- Phòng Quản lý chất lượng
- Phòng Tiêu thụ
- Các Phân xưởng
* Phó Giám đốc Kinh doanh - Xuất nhập khẩu :
Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty và trực tiếp phụ trách phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu.
* Các phòng ban :
Trong bộ máy quản Công ty giầy Thượng Đình, dưới Ban giám đốc có mười hai phòng ban tham mưu chức năng. Nhiệm vụ của các phòng như sau :
Phòng Hành chính - tổ chức :
Có nhiệm vụ tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống vật chất của toàn bộ lao động trong Công ty. Tổ chức tiếp khách Công ty, quản lý các giấy tờ hành chính. Lập kế hoạch và kiêm tra trình độ lao động trong Công ty, tuyển chọn lao động, thực hiện mọi chế độ như lương, thưởng, phụ cấp, bảo hộ lao động...giúp Giám đốc quản lý về mặt con người để phân công bố trí cho phù hợp. Kết hợp với các phân xưởng sản xuất để quản lý định mức lao động từ đó hình thành lương, thưởng cho từng người, tính các sổ BHXH cho người lao động và các khoản khác.
Phòng Kế toán - tài chính :
Quản lý toàn bộ số vốn của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chế độ hạch toán kinh tế độc lập. Phòng thường xuyên theo dõi các khoản thu chi, hướng dẫn các phòng ban làm đúng các thủ tục thanh toán với khách hàng, đồng thời báo cáo kết quả kinh doanh trước Giám đốc.
Phòng chế thử mẫu :
Nghiên cứu chế thử các mẫu giầy mới theo yêu cầu của khách hàng và thực tế sản xuất của Công ty. Tổ chức thử các mẫu giầy mới, ban hành các định mức về vải và các chi tiết phần mũ giầy, hướng dẫn thực hiện bước đầu về quá trình gò lắp ráp giầy.
Phòng Kỹ thuật - công nghệ :
Có nhiệm vụ nghiên cứu tạo ra đơn pha chế cao su, hoá chất, rà soát, bổ sung nguyên vật liệu. Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi quy trình công nghệ. Định mức vật tư, hoá chất và theo dõi các chỉ tiêu cơ lý.
Phòng Kế hoạch vật tư :
Làm kế hoạch điều độ sản xuất cho toàn bộ Công ty, khai thác và thu mua vật tư cho sản xuất, xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư cho từng phân xưởng sản xuất theo tình hình thực tế, đồng thời nắm vững lượng vật tư xuất ra cho sản xuất, lượng vật tư tồn kho, lượng thiếu hụt, dự tính theo kế hoạch thời điểm cung ứng vật tư cho sản xuất kịp thời.
Phòng quản lý chất lượng :
Có nhiệm vụ bám sát quá trình sản xuất cùng các phân xưởng để kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng công đoạn sản xuất quản lý chất lượng ở mọi khâu của quá trình sản xuất. Tổ chức kiểm nghiệm hàng hóa, xác nhận chất lượng, ký xác nhận cho từng lô hàng xuất xưởng, chịu trách nhiệm về các khiếu nại của khách hàng.
Phòng tiêu thụ :
Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thường xuyên giao dịch giao dịch với khách hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Đề xuất và xác định giá bán kịp thời để tiêu thụ sản phẩm nhanh.
Xưởng cơ năng :
Bố trí điện, nước, năng lượng cho sản xuất và phục vụ cho các hoạt đông khác của Công ty. Thường xuyên kiểm tra, đảm bảo an toàn, tránh sự cố xảy ra. Mặt khác, tạo điều kiện phục vụ cho nhu cầu kịp thời, không để xảy ra tình trạng gián đoạn trong sản xuất.
Ban vệ sinh công nghiệp - vệ sinh môi trường :
Làm công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo cảnh quan trong Công ty.
Trạm y tế :
Tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để dự phòng chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
7. Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh
Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, điều kiện đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần có là phải có một lượng vốn nhất định. Lượng này phụ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động...của mỗi doanh nghiệp. Cơ cấu vốn tối ưu thể hiện hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn của một doanh nghiêp.
Công ty giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp được đánh giá là làm ăn có hiệu quả, tổng vốn kinh doanh hiện nay của Công ty là 12,784 tỷ đồng, hoạt động theo phương thức mua đứt bán đoạn : mua nguyên liệu giầy và bán theo thoả thuận. Vòng quay vốn từ khi chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất đến thanh toán thường là từ 3 đến 5 tháng.
Bảng 7 : Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn ( bảng tài trợ )
( Đơn vị: tỷ đồng )
Tài sản
31/12/2001
31/12/2002
Sử dụng
vốn
Nguồn vốn
Tiền và chứng khoán dễ bán
48,495
52,978
4,492
Các khoản phải thu
27,771
18,720
8,945
Dự trữ
18,645
22,448
4,803
Tài sản cố định
(theo giá trị còn lại)
24,641
21,521
3,12
Nguồn vốn
Vay ngắn hạn
27,861
26,226
1,645
Các khoản phải thu
17,890
18,284
0,394
Các khoản phải nộp
0,587
0,723
0,136
Vay dài hạn
12,436
11,351
1,085
Lợi nhuận không chia
0,735
0,975
0,24
Tổng cộng
12,784
12,784
Nguồn : Phòng KT – TC
Qua bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn trên đây, ta có thể xác định nguồn cung ứng và sử dụng nguồn của Công ty.
8. Một số khó khăn, thuận lợi và định hướng kinh doanh của Công ty trong thời gian tới
8.1. Khó khăn
Trải qua một qúa trình phát triển với những bước thăng trầm, Công ty giầy Thượng Đình đã khẳng định được vị trí của mình ở thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, Công ty cũng gặp phải một số khó khăn :
- Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho giá bán, đơn giá gia công ngày càng thấp trong khi chất lượng đòi hỏi ngày càng cao. Hiện nay, trong nước có khoảng hơn 160 doanh nghiệp sản xuất giầy dép. Đó là một thị trường rộng lớn và gay gắt mà Công ty phải đối mặt trong thời gian tới.
Với thị trường nước ngoài, Công ty cũng đang gặp phải những thách thức to lớn :
Do._. lượng hàng tồn kho lớn và sự mất giá của đồng EURO nên sức mua của thị trường truyền thống của Công ty (EU) đang giảm mạnh, đặc biệt là hai mặt hàng chủ lực là giầy thể thao và giầy vải.
Thêm vào đó là sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc, một đất nước có thế mạnh giống Việt Nam nhưng lớn hơn ta rất nhiều lần. Mới đây, Trung Quốc lại có lợi thế thương mại hơn ta do hiệp định thương mại Trung - Mỹ đã có hiệu lực và Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế trong một tương lai rất gần. Bên cạnh đó, giá giầy dép Trung Quốc luôn thấp hơn từ 10-30 % do chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc tốt hơn, năng suất lao động của Trung Quốc cao hơn, đặc biệt Trung Quốc đã đầu tư và sản xuất được hầu hết các nguyên liệu phụ kiện cho giầy dép nên có điều kiện hạ giá thành sản phẩm và hoàn toàn chủ động trong sản xuất và đa dạng hoá về mẫu mốt. Có lẽ đây là đối thủ cạnh tranh lớn nhất trên thị trường quốc tế của Công ty.
Thị trường Mỹ và một số nước sẽ mở rộng, đối với ngành da - giầy Việt Nam trong thời gian tới với những ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, nhưng cũng có những đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh công nghiệp, môi trường, luật pháp...mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào, sản phẩm nào cũng có thể vào.
- Việc tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí bị hạn chế bởi các đơn hàng thường có số lượng nhỏ, nhiều chủng loại, mẫu mã mới, đóng gói phức tạp.
- Thị trường nguyên vật liệu trong nước tuy đã phong phú, đa dạng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đặc biệt là yêu cầu của hàng xuất khẩu.
- Các yêu cầu mới phát sinh về kiểm và xuất hàng của khách hàng tại cảng cũng gây khó khăn và tăng chi phí cho Công ty.
- Một số máy móc thiết bị được đưa vào từ những năm 70 đã khấu hao hết giá trị mà vẫn chưa được thay thế...
8.2. Thuận lợi
Thị trường trong nước ngày càng mở rộng, số khách hàng nội địa không ngừng tăng qua các năm. Với sự gia tăng này thì hiện nay Công ty đã giành được thế chủ động trong kinh doanh so với trước đây.
Bảng 8 : Số lượng khách hàng nội địa qua một số năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
Số lượng khách hàng nội địa
Thị trường
30
36
40
Nguồn : Phòng Tiêu thụ
Số lượng khách hàng nội địa
Năm
Đối với thị trường nước ngoài, có thể nói Công ty cũng đang gặp một số thuận lợi nhất định. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết vào tháng 7/2002, việc Việt Nam đang đàm phán để trở thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) trong thời gian tới - điều đó đồng nghĩa với việc xoá bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hoá nước ta vào Mỹ và các nước trong WTO. Đó là thời cơ mở ra cho ngành da - giầy nói chung và Công ty giầy Thượng Đình nói riêng.
- Công ty đã và đang nhận được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, của sở Công nghiệp, của cơ quan ban ngành có liên quan cùng bạn hàng trong và ngoài nước.
- Lợi thế đầu tư mở rộng sản xuất giầy thể thao và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng 9001-2002 tiếp tục được phát huy. Trên cơ sở đó, Công ty nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM.
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên cần cù, nhiệt tình lao động gắn bó với Công ty. Trình độ đội ngũ cán bộ này không ngừng được cải thiện thông qua các khoá hướng dẫn, các chương trình đào tạo của Công ty.
- Thị trường nguyên vật liệu ngày càng đa dạng, Công ty đã tập trung khai thác các nguồn nguyên liệu do các nhà cung ứng cung cấp, giới thiệu. Việc khai thác này có ưu điểm cả về số lượng, giá cả. Hơn nữa, thông qua việc ký kết hợp đồng mua nguyên liệu bán thành phẩm trực tiếp đối với nước ngoài cũng tạo điều kiện cho Công ty chọn nguyên liệu phù hợp, tạo ra sự thuận tiện trong cả tiêu thụ và bảo đảm nguyên vật liệu...
8.3. Phương hướng
Trước hết chúng ta hãy nhìn vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số năm tới :
Bảng 9 : Kế hoạch kinh doanh của Công ty trong 5 năm tới
Chỉ tiêu
Đvt
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Sản lượng sản xuất
Triệu đôi
4.32
4.4
4.5
Giá trị sản xuất CN
Tỷ đồng
122
123.5
126.0
Doanh thu
Tỷ đồng
112.61
115
120
Nộp ngân sách
Triệu đồng
251.85
253.2
255.4
Thu nhập bình quân
Nghìn đồng
890
920
1000
Sản phẩm mới
Loại
20
25
30
Lợi nhuận
Tỷ đồng
1.615
1.8
1.9
Nguồn : Phòng KT - TC
Để đạt được kết quả này, cán bộ Công ty tiếp tục xác định chiến lược con người vừa là động lực vừa là mục tiêu. Duy trì thực hiện chế độ lao động, đồng thời chăm lo đủ việc làm, ổn định thu nhập, bảo đảm đời sống cho cán bộ công nhân viên cả về mặt nghiệp vụ lẫn quan điểm chính trị.
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu để từng bước hiện đại hoá, tự động hoá.
- Xây dựng các phương án tiết kiệm, mạng lưới hỗ trợ sáng kiến kỹ thuật, hoàn thành hệ thống định mức, nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa nhờ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002-2000.
Một số chỉ tiêu cụ thể mà Công ty đề ra trong thời gian tới như sau :
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng năng lực sản xuất lên sản xuất lên 7-8 triệu đôi/năm.
- Đầu tư công nghệ và thiết bị mới để sản xuất giày da và các loại giày cao cấp khác.
- Tăng tỷ trọng sử dụng nguyên vật liệu trong nước lên 70-80%, phấn đấu tăng trưởng sản xuất hàng năm đạt từ 10-15%.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ và châu Mỹ, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 10-12 triệu USD vào năm 2005.
- ứng dụng công nghệ tin học vào các mặt quản lý : xuất nhập khẩu, quản lý nguyên vật liệu, bán hàng trên mạng....
- Tiếp tục cải tạo và nâng cấp hệ thống nhà xưởng và các điều kiện làm việc cho người lao động lên 1,2-1,5 triệu đôi vào năm 2005.
- Về chất lượng : Công ty đã đặt ra mục tiêu riêng cho việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 là :
+ Duy trì hệ thống chất lượng ISO 9002
+ Phấn đấu duy trì giải Vàng giải thưởng chất lượng Việt Nam.
+ Làm chủ công nghệ sản xuất giày thể thao vào sản xuất trong Công ty.
+ Nghiên cứu, sửa đổi các thủ tục của hệ thống quản lý chất lượng nhằm chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu, hiệu quả.
Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu trên đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể. Có như vậy, Công ty mới có thể hoạt động một cách hiệu quả và đứng vững trên thị trường trong thời gian tới.
III. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty
1. Đặc điểm nguyên vật liệu và nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Sản phẩm của Công ty khá đa dạng cả về chủng loại, số lượng, mẫu mã, hình thức nên nguyên vật liệu của Công ty cũng rất phong phú. Tùy theo tiêu chí phân loại mà ta có các loại nguyên vật liệu khác nhau.
- Nếu căn cứ vào vai trò tham gia cấu thành nên thực thể của sản phẩm, nguyên vật liệu được chia thành :
+ Nguyên vật liệu chính :
Nguyên vật liệu mũ giầy :
- Vải các loại : bạt 7, bạt 8, bạt 3419 trắng...
- Phin : phin lót, phin xanh đỏ, phin trắng, phin thưa.
- Mút : mút xốp cao su, mút Êva, mút xương cá
Phụ liệu may :
- Chỉ may
- Mác các loại giầy, mác cạnh
- Nẹp ôzê
+Vật liệu phụ :
Keo : keo Latex, keo Newtex, keo A300, keo P115A
Xúc tiến : xúc tiến D, xúc tiến M, xúc tiến DM, xúc tiến DZ
Xăng công nghiệp
Dầu hoá chất
Nhựa thông
Giấy độn giầy...
- Căn cứ vào nguồn tạo thành, ta thấy toàn bộ nguyên vật liệu của Công ty là nguyên liệu "công nghiệp", nguồn nguyên vật liệu này lại được chia thành hai loại :
+ Nguyên liệu khoáng sản : nhôm, kẽm...
+ Nguyên liệu tổng hợp và nhân tạo : bạt, phin, mút, keo, ...
- Nguồn nguyên liệu cũng còn được phân tích và xem xét ở khía cạnh là nguổn nguyên liệu trong nước và quốc tế. ở Công ty giầy Thượng Đình, phần lớn nguyên liệu là nhập từ trong nước (khoảng 80%) còn nguyên liệu nhập khẩu là phục vụ cho sản xuất giầy thể thao.
Các loại nguyên vật liệu này được cung cấp từ danh sách các nhà cung ứng do được phòng Kế hoạch lập ra và được Giám đốc Công ty phê duyệt :
* Nguyên vật liệu :
+ Đại lý vải bò - 115C Phùng Hưng
+ Công ty dệt 19/5
+ Công ty Tô Châu - Nhuộm vải
+ Công ty hợp tác xã công nghiệp dệt Tân Lập
+ Tổ hợp dệt Nhật Thành
+ Công ty TNHH Tân Phong
+ Công ty dệt vải công nghiệp
+ Công ty dệt vải Phong Phú
+ Tổ hợp tác công nghiệp dệt Tân Sơn
+ Công ty vải sợi Khúc Tân
+ Công ty vải sợi Khúc Tân
+ Công ty Phương Nam
+ Doanh nghiệp tư nhân Tiến Đạt
+ Công ty dệt 8/3
+ Công ty Đông Ba
+ Công ty Anh và em
+ Công ty Dân Cường
+ Công ty nhuộm Trung Thư
* Vật tư :
+ Công ty Tây Hồ
+ Công ty liên doanh Phong Phú
+ Công ty Việt Hoa
+ Công ty sản xuất kinh doanh bao bì và hàng xuất khẩu
+ Hợp tác xă cổ phần Việt Nhật
+ Xí nghiệp văn hoá phẩm
+ Công ty thương mại Nam Hải
Ngoài ra, Công ty còn tiến hành mua các loại hoá chấ t: xăng, keo, bột nghệ...của một số nhà cung ứng :
+ Công ty Bột nghệ Trí Hường
+ Công ty hoá chất Đức Giang
+ Công ty hoá dầu công nghiệp
+ Công ty dầu khí Hải Phòng
Trong quá trình hoạt động, Công ty sẽ tiến hành mua bán với các Công ty nằm trong danh sách này - các Công ty này được lựa chọn trên cơ sở đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, tiến độ cung cấp và với giá cả cạnh tranh nhất.
Bảng 10 : quy cách một số nguyên vật liệu chính
STT
Tên vật tư
Quy cách
Vải bạt
- Bạt 3419 + 2222
Khổ 0.8m, dài 50m / cuộn
- Bạt 3419 + M4mm + 6P
Khổ 0.8m, dài 50m / cuộn
- Bạt 3419 + Eva
Khổ 0.8m, dài 50m / cuộn
Phin
- Phin màu lót + CS
Khổ 0.8m, dài 70m / cuộn
- Phin màu mũ
Khổ 0.8m, dài 70m / cuộn
Dây xăng
Dài 1cm
Nhôm
Dày 20mm
Mút
- Mút 3mm
Khổ 0.8m, dày 3mm
- Mút xốp vát
Khổ 1.1m
- Mút độn cổ
Khổ 1.35m
- Mút lưỡi gà
Khổ 1.35m, dày 10mm
Bìa tẩy
Dài 1.2m x rộng 1m
Nguồn : Phòng KT - CN
Đối với các loại vật tư ngoại nhập (chủ yếu là hàng xuất khẩu) được phân ra thành :
- Giầy thể thao : chủ yếu là gia công, nguyên vật liệu do khách hàng đưa đến
- Giầy vải : có hai hình thức mua :
+ Thượng Đình mở L/C để mua
+ Thanh toán khấu trừ
2. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Do đánh giá được vai trò của nguyên vật liệu cũng như vấn đề sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty giầy Thượng Đình đã không ngừng phát huy mọi sáng kiến để sử dụng tối đa nguyên vật liệu. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, hình thức quản lý cũng có những thay đổi : các doanh nghiệp đã tự chủ trong quá trình sản xuất chứ không còn phải phụ thuộc vào Nhà nước như trước kia, trong đó bao gồm cả lĩnh vực quản lý nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp tự đứng ra tổ chức việc thu mua, dự trữ, cấp phát và sử dụng nguyên vật liệu theo yêu cầu của doanh nghiệp mình. Thị trường nguyên vật liệu được mở rộng và phong phú hơn, doanh nghiệp lựa chọn được nhiều loại nguyên vật liệu đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến độ sản xuất, không còn cảnh các doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu từ phía nhà nước cấp. Tuy nhiên, đối diện với sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng trong nền kinh tế thị trường cũng không phải là dễ. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu vẫn luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm.
Để đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng nguyên vật liệu của Công ty giầy Thượng Đình trong những năm qua :
Gọi Q0, Q1 : Sản lượng kế hoạch và thực hiện năm 2001
q0, q1 : Sản lượng kế hoạch và thực hiện năm 2002
M0,M1 : Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1000 đôi năm 2001
m0, m1 : Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1000 đôi năm 2002
P0, P1 : Đơn giá nguyên liệu đầu năm 2001, 2002.
Tên nguyên liệu
Sản lợng KH 2001(1000đôI)
Sản lượng TH 2001(1000đôi)
Mức KH 2001
Mức TH 2001
Đơn giá 1999(đồng)
Sản lượng KH 2002(1000 đôi)
Sản lượng TH 2002(1000 đôi)
Mức KH 2002
Mức TH 2002
Đơn giá 2002(đồng)
Bạt 7bata người lớn
2.007,449
2.039,449
278,39
276,42
9810
2.357,125
2.500,000
276
275,25
9820
Bạt 7 AVA người lón
198,425
217,184
281,28
280,45
10500
379,560
386,580
278,57
276,12
11000
Mút độn cổ TE
85,600
87,428
7,64
7,34
37600
90,146
92,702
7,3
7,25
38000
Mút độn cổ Nữ các loại
23,120
24,422
7,12
7,06
38200
36,627
25,980
7,00
6,95
38700
Tên nguyên liệu
Q0M0P0
Q1M0P0
Q1M1P0
q0m0P1
q1m0P1
q1m1P1
q1M1P0
q1m1P0
Bạt 7 bata người lớn
5428.355
5569.747
5530.333
6388.563
6775.8
6757.387
6779.2
6750.506
Bạt 7 AVA người lón
586.036
641.44
639.547
1163.074
1184.585
1174.167
1138.371
1120.796
Mút độn cổ TE
24.59
25.115
24.129
25.006
25.715
25.54
25.584
25.27
Mút độn cổ Nữ các loại
6.288
6.642
6.592
9.922
7.038
6.988
7.006
6.897
Bảng 16: Kết quả tính toán các nhân tố ảnh hưởng
(Đơn vị: Triệu đồng)
Trước hết ta phân tích chi phí nguyên vật liệu thực hiện so với kế hoạch của hai thời kỳ :
Nhìn vào bảng trên ta thấy chi phí cho nguyên liệu thực tế năm 2002 so với kế hoạch đật ra giảm 155,332 triệu đồng (Q1M1P0 - Q0M0P0). Ta đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả này :
Nhân tố sản lượng sản xuất (Dq) :
Dq = Q1M0P0 - Q0M0P0 = 6242,944 - 6045,269 =197,675 (triệu đồng)
Do sản lượng thực tế lớn hơn kế hoạch đặt ra nên chi phí cho nguyên vật liệu tăng lên 197,675 triệu đồng. Đây là điều tất yếu xảy ra vì khi tăng sản lượng sản xuất thì ta phải bỏ tiền ra để mua thêm nguyên vật liệu để sản xuất.
Nhân tố định mức tiêu hao nguyên vật liệu (Dm) :
Dm = Q1M1P0 - Q1M0P0 = 6200,601 - 6242,944 = -12,343 (triệu đồng)
Định mức tiêu hao nguyên liệu thực tế giảm so với kế hoạch làm cho chi phí giảm 12,343 triệu đồng.
Coi như giá cả nguyên liệu ổn định trong kỳ, mặc dù sản lượng sản xuất thực tế cao hơn kế hoạch đặt ra nhưng chi phí cho nguyên vật liệu lại giảm, đó là do sự chênh lệch giữa mức thực tế và mức kế hoạch.
Làm phép so sánh tương tự, ta có chi phí nguyên liệu năm 2002 giảm so với kế hoạch là 377,517 triệu đồng, trong đó chi phí tăng do tăng sản lượng là 406,573 triệu đồng và chi phí giảm do hạ mức tiêu dùng nguyên vật liệu là 29,056 triệu đồng.
Tình hình sử dụng nguyên vật liệu còn được thể hiện qua một số chỉ tiêu đánh giá sau đây :
Bảng 13 : Phế phẩm, phế liệu thu hồi nguyên liệu
Tên sản phẩm
Đvt
Tổng số
Phế phẩm
P. phẩm thu hồi
Giầy bata
mét
688.500
68.930
40.050,5
Giầy nam
nt
105.922,9
10.427,5
7.224,8
Giầy TE
nt
25.956,56
2.695,7
1.893,7
Giầy Nữ
nt
6.393,75
6.490,4
4.147,5
Tổng
nt
826.773,21
88.543,6
53.316,2
Nguồn : Phòng KH - VT
Ta có :
Hệ số phế phẩm (Hp) :
Hp =
Hệ số phế liệu dùng lại (Hpl) :
Hpl =
Qua hai hệ số này, chúng ta thấy tỷ lệ vải không đạt yêu cầu còn tương đối cao. Tuy nhiên, Công ty cũng sử dụng lại được phần lớn lượng nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn đảm bảo sử dụng tiết kiệm nhất.
IV. Tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại công ty
1. Công tác xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu
Toàn bộ công tác xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu được giao cho phòng kế hoạch vật tư. Cụ thể :
- Căn cứ vào chỉ lệnh sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của thị trường, trưởng phòng Kế hoạch vật tư lập kế hoạch sản xuất quý, tháng và trình Phó giám đốc phê duyệt
- Sau khi kế hoạch sản xuất được phê duyệt, trưởng phòng Kế hoạch vật tư căn cứ vào kế hoạch sản xuất tháng, định mức vật tư do phòng KT - CN xây dựng và cân đối năng lực sản xuất để lập bảng phân tích vật tư cho từng loại giầy. Chẳng hạn, đối với giầy TE.Quai gài thì nội dung phân tích vật tư như sau :
Bảng 14 : Bảng phân tích vật tư cho sản xuất (TE.Quai gài)
Bảng phân tích vật tư
Khách hàng : MEL Chỉ lệnh SX số MEL- 07/02
Số lượng : 210 đôi
STT
Tên chi tiết
Tên vật tư
Quy
cách
Đvt
Lượng vật tư SX + 2%
Trong nước
Nhập khẩu
1
Mũ, lót, tẩy
Bạt3419 - xanh chàm
0.8
m
53
- đỏ
0.8
m
41
Phin mộc 2222
0.85
m
48
Mút xốp 4mm
0.9
m
24
Gạc xô
1
m
24
1.2
m
6
2
Tăng cường ôdê
Phin mộc pê cô
0.85
m
1.5
3
Viền quai gài
- xanh chàm
0.8
m
8
4
Mút độn cổ
1.2
m
3
5
Mút độn lưỡi gà
1.2
m
3
6
Băng dính
Trắng - bông
10cm
m
11
- gai
10cm
m
9
7
Chỉ may
Trắng
m
5998
đỏ
m
2999
8
Ôdê vuông
Nhôm bạc
bộ
857
9
Bìa tẩy
1.0*1.2
tấm
5
Nguồn : Phòng KH-VT
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất tháng và tiến độ giao hàng, phó phòng Kế hoạch vật tư lập kế hoạch sản xuất tuần và trình Phó giám đốc sản xuất phê duyệt.
- Nhân viên điều độ phòng Kế hoạch vật tư lập chỉ lệnh tác nghiệp và kế hoạch sản xuất ngày cho phân xưởng được phân công phụ trách.
- Nhân viên phân xưởng căn cứ vào kế hoạch sản xuất ngày tiến hành lập phiếu tác nghiệp cho các tổ sản xuất.
- Nhân viên tổng hợp phòng Kế hoạch vật tư lập báo cáo thực hiện sản xuất ngày theo báo cáo của các phân xưởng.
Để xây dựng kế hoạch sản xuất này, cán bộ kế hoạch cũng xuất phát từ các nguyên tắc sau đây :
- Giảm tối thiểu ứ đọng vốn ở khâu dự trữ. Đây là nguyên tắc luôn đặt lên hàng đầu. Như đã nói ở trên, giá trị nguyên vật liệu chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu vốn lưu động, vì vậy, nếu duy trì mức dự trữ không hợp lý sẽ làm ứ đọng vốn lớn.
- Phải luôn đảm bảo lượng dự trữ hợp lý cả về số lượng, chất lượng và quy cách nguyên vật liệu. Theo quy định của Công ty, nguyên liệu phải dự trữ ở mức ổn định là 1 triệu mét vải một tháng để chủ động sản xuất và làm tốt công tác kiểm tra. Trong đó lượng nguyên vật liệu trong nước là chủ yếu, còn đối với nguyên vật liệu nhập ngoại thì lượng dự trữ là không lớn, lượng nhập nguyên vật liệu nhập trong kỳ gần bằng lượng nguyên vật liệu xuất dùng. Chúng bảo đảm tối đa cho một tháng sản xuất của Công ty.
- Phải xây dựng kế hoạch cho từng loại nguyên vật liệu.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, cán bộ xây dựng kế hoạch đã sử dụng phương pháp cân đối và dựa trên các căn cứ sau :
+ Tình hình thực hiện kế hoạch kỳ trước.
+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
+ Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu ...
Sau khi xây dựng kế hoạch và được giám đốc ký duyệt, tổ phái viên của phòng này sẽ trực tiếp đi mua và nhập kho theo tiến độ đã đề ra và theo chỉ đạo hàng ngày của trưởng phòng dựa trên các báo cáo của cán bộ điều độ và của các thủ kho. Kế hoạch này cũng được dùng để đánh giá tình hình thực hiện bằng cách so sánh lượng nguyên vật liệu tiêu dùng thực tế và kế hoạch trong một năm và cùng kỳ năm trước, từ đó đưa ra các điều chỉnh trong thời gian tới.
Trước hết, chúng ta biết rằng chất lượng công tác xây dung kế hoạch tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của kế hoạch nguyên vật liệu. Nếu như kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ không sát với thực tế thì sẽ dẫn đến lượng nguyên vật liệu vượt quá hoặc không đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.
Bảng 15 : Đánh giá công tác lập kế hoạch sản xuất - tiêu thụ
Các chỉ
tiêu
ĐVT
KH2001
KH2002
TH 2001
TH 2002
% So sánh 3/1
% So
sánh4/2
%So sánh 4/3
A
B
1
2
3
4
5
6
7
Sản lượng
sản xuất
1000
đôi
4150
4210
4200
4250
101.2
100.9
101.2
Sản lượng
tiêu thụ
nt
4150
4218
4230
4280
101.9
101.4
101.2
Nguồn : Phòng KH-VT
Như vậy, trong hai năm gần đây, sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ đều vượt kế hoạch. Theo đó, lượng dự trữ nguyên vật liệu tăng.
Để thấy rõ hơn tác động của nhân tố này, chúng ta đi sâu vào phân tích kế hoạch sản xuất quý II năm 2003 mà Công ty giầy Thượng Đình đã đề ra :
Bảng 16 : Dự kiến kế hoạch sản xuất quý II năm 2003
Các chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiệnquý IInăm 2002
Kế hoạch sản xuất quý II/2003
Dự kiếnTH Q I+IINăm 2003
S/SánhQ II/2002%
S/Sánh2002%
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tổng quýII/2003
1. Giá trị SXCN
Tỷ đồng
24.8
11.8
10.5
10.3
32.6
73.1
131.5
131.6
2. Tổng sản phẩm
Đôi
1.115,786
430,000
450,000
450,000
1,310,000
2,532,292
117.4
119.07
2.1 Sản xuất tại Công ty
Đôi
928,069
350,000
370,000
350,000
1,070,000
2,090,174
115.3
117.9
* Giầy xuất khẩu
Đôi
185,596
140,000
100,000
100,000
340,000
1,241,682
183.2
149
- Giầy vải xuất khẩu
Đôi
40,394
70,000
40,000
40,000
150,000
859,064
371.3
153.6
- Giầy thể thao
Đôi
145,202
70,000
60,000
60,000
190,000
382,618
130.9
138.9
* Giầy chất lợng cao
Đôi
201,599
160,000
150,000
150,000
460,000
566,143
228.2
142.7
* Giầy nội địa
Đôi
540,874
50,000
120,000
120,000
270,000
282,349
49.9
58.8
2.2 Gia công giầy TP nội địa
Đôi
187,717
80,000
80,000
80,000
240,000
442,118
127.9
124.7
3. Tiêu thụ nội địa
Đôi
577,595
250,000
200,000
200,000
650,000
1,305,903
112.5
109.6
4. Sản lượng trung bình 1 ngày
Đôi
14,000
14,231
14,000
14,079
5. Số công sản xuất
Công
25
26
25
76
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến chất lượng kế hoạch nguyên vật liệu là định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến lượng nguyên vật liệu cần dùng, cần mua sắm của kỳ kế hoạch.
Bảng 17 : Đánh giá công tác lập định mức
Tên nguyên liệu
Đvt
KH 2001
KH2002
TH2001
TH2002
Giảm
A
B
1
2
3
4
5
6
Bạt 7bata người lớn
mét
278,39
276,42
276,00
275,25
2,39
3,14
Bạt 7 AVA người lớn
mét
281,28
280,45
278,57
276,12
3,71
4,33
Mút độn cổ TE
kg
7,64
7,34
7,30
7,25
0,34
0,09
Mút độn cổ Nữ các loại
kg
7,12
7,06
7,00
6,95
0,12
0,11
Nguồn : Phòng KH-VT
2. Công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu
Nhiệm vụ xây dựng định mức nguyên vật liệu là của phòng Kỹ thuật -công nghệ. Hiện nay, cán bộ xây dựng định mức đang sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để lập mức, dựa trên một số căn cứ sau :
- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm : trên cơ sở thống nhất các thông số kỹ thuật và được giám đốc xét duyệt, phòng Kỹ thuật - công nghệ lập mức tiêu dùng nguyên vật liệu. Chẳng hạn, cùng một kiểu giầy, với các cỡ giầy khác nhau thì mức tiêu dùng nguyên vật liệu là khác nhau :
Bảng 18 : Định mức cho 1000 đôi của một số cỡ giầy
Tên vật tư
ĐVT
Mức cho 1000 đôi
Bạt 7 trắng
mét
- Cho cỡ giầy 34
nt
279,52
- Cho cỡ giầy 35
nt
277,16
- Cho cỡ giầy 36
nt
275,31
Xăng công nghiệp
lít
- Cho cỡ giầy 34
nt
136,1
- Cho cỡ giầy 35
nt
137,23
- Cho cỡ giầy 36
nt
137,8
Nguồn : Phòng KT - CN
- Quyết toán vật tư kỳ báo cáo : Cán bộ định mức đối chiếu giữa lượng nguyên vật liệu tiêu hao và số lượng sản phẩm sản xuất ra của kỳ báo cáo để tính ra mức tiêu hao từng đơn vị sản phẩm. Trên cơ sở đó, xây dựng mức cho kỳ báo cáo. Mức này phải được Giám đốc chuẩn y. Sau đó, mức được đưa vào áp dụng trong sản xuất và theo dõi tình hình thực hiện.
Việc giao mức cho công nhân thường được tiến hành có mặt của thủ trưởng đơn vị giao mức, cán bộ định mức và công nhân thực hiện. Các đơn vị sản xuất và cán bộ định mức tạo điều kiện cho công nhân thực hiện. Trong quá trình thực hiện, cán bộ định mức có nhiệm vụ theo dõi tình hình thực hiện định mức đối với từng công nhân. Sau một thời gian, thường là 6 tháng, phòng Kế hoạch vật tư tiến hành đánh giá công tác thực hiện : sau sự đánh giá này, mức tiêu hao nào không hợp lý sẽ được điều chỉnh cho sát với yêu cầu thực tế hơn.
Cứ như vậy, định mức tiêu dùng nguyên vật liệu của Công ty được đánh giá và sửa đổi.
Với cách thức xây dựng và quản lý định mức nguyên vật liệu như vậy, Công ty đã thu được một số kết quả như sau :
Bảng 19 : Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu một số loại
qua các năm
STT
Tên vật tư
Đvt
2000
2001
2002
1
Bạt 7 trắng
m
278
276,42
275,25
2
Phin trắng
m
336
335,16
334
3
Mút độn cổ
kg
7,41
7,34
7,25
4
Chỉ may
m
44015
44.000
39.972
5
Xăng công nghiệp
lít
139,03
136,48
134,75
Nguồn : Phòng KT - CN
Việc cải tiến định mức sẽ đóng góp chính vào việc hoàn thiện quản lý sử dụng nguyên vật liệu, giảm giá thành sản phẩm.
Nếu lấy giá năm 2002 làm gốc để so sánh chúng ta sẽ thu được kết quả sau :
Bảng 20: Chi phí một số nguyên liệu chính
(Đơn vị: nghìn đồng)
STT
Tên vật tư
Đơn vị
Đơn giá
2000
2001
2002
1
Bạt 7 trắng
mét
9.820
2.729.960
2.714.444.4
2.702.955
2
Phin trắng
mét
5.500
1.848.000
1.843.380
1.830.000
3
Mút độn cổ
kg
38.000
281.580
278.920
275.500
4
Chỉ may
mét
6,1
243.829,2
268.400
268.491,5
5
Xăng CN
lít
6.500
903.695
887.120
876.070
Nguồn : Phòng KH - VT
Như vậy, chỉ tính riêng một loại nguyên vật liệu như vậy mà chi phí cho 1000 đôi đã giảm đáng kể (14.894,4 đồng) .Với số lượng sản xuất mỗi năm hàng nghìn hàng triệu đôi và mỗi đôi giầy sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau thì con số tiết kiệm là không nhỏ. Tuy nhiên, con số này cũng chưa phản ánh hết được trình độ sử dụng nguyên vật liệu của Công ty. Để đánh giá một cach chính xác hơn chúng ta phân tích chi phí nguyên vật liệu ở phần sau.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu của Công ty rất đa dạng. Để tổ chức quản lý chúng, Công ty tổ chức 3 phòng chức năng giúp việc trực tiếp :
- Phòng Kế hoạch vật tư : có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vật tư của Công ty từ khâu mua nguyên liệu, ký kết hợp đồng đến cấp phát vật tư cho từng phân xưởng đồng thời theo dõi toàn bộ tình hình sử dụng nguyên vật liệu của Công ty. Phòng này lại được chia ra làm 4 tổ với nhiệm vụ từng tổ như sau :
+ Tổ dự trù và tính toán vật tư : gồm 14 người, chuyên làm nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, trên cơ sở đó tính toán mức vật tư cần thu mua.
+ Thủ kho : gồm 7 người, có nhiệm vụ quản lý và theo dõi các kho vật tư
+ Tổ điêù độ (tổ phái viên) : gồm 6 người, có nhiệm vụ cấp phát lượng vật tư cho từng phân xưởng theo kế hoạch và tiến độ sản xuất đã lập ra.
+ Tổ thu mua : gồm 5 người, chuyên làm nhiệm vụ tìm hiểu thị trương nguyên vật liệu và thu mua đảm bảo yêu cầu về số lượng, chật lượng và tiến độ sản xuất.
Ngoài ra, phòng còn có 1 lái xe phục vụ cho việc thu mua nguyên vật liệu được nhanh chóng và thuận lợi hơn.
- Phòng Kỹ thuật - công nghệ : đề ra định mức vật tư cho từng kiểu, từng cỡ giầy. Thông qua việc pha chế cao su, hoá chất, phòng này sẽ tiến hành rà soát, bổ sung và kiểm tra nguyên vật liệu.
- Phòng QC (phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm) : có nhiệm vụ kiểm tra mẫu nguyên liệu của các đơn vị cung ứng trước khi nhập kho nguyên vật liệu. Dựa vào việc theo dõi quá trình sản xuất của các phân xưởng, phòng sẽ kiểm tra nguyên vật liệu trên từng công đoạn sản xuất.
Giữa các phòng có sự phối hợp với nhau để nguyên vật liệu của Công ty được sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Khi có chỉ lệnh sản xuất, phòng Kỹ thuật - công nghệ, sẽ đề ra định mức tiêu dùng nguyên vật liệu; phòng Kế hoạch vật tư dựa vào đó để lập kế hoạch nguyên vật liệu. Hai phòng này kết hợp với phòng QC tổ chức lập kế hoạch thu mua và cấp phát nguyên vật liệu cho các phân xưởng theo đúng tiến độ, số lượng, chất lượng...
* Hệ thống các kho :
Hiện nay, Công ty giầy Thượng Đình có hai hệ thống kho :
- Hệ thống kho nguyên liệu mũ giầy, kho phụ liệu may, kho vật tư bao gói, kho cao su hoá chất và kho vật tư (phục vụ sản xuất giầy thể thao) do phòng vật tư quản lý.
- Hệ thống kho thành phẩm do phòng tiêu thụ quản lý.
Hệ thống kho này có chất lượng tương ứng, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn đặt ra cho mỗi chủng loại. Mỗi kho có từ một đến hai thủ kho quản lý, các thủ kho này thuộc các phòng tương ứng, có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi và thông báo kịp thời nếu phát hiện có dấu hiệu lạ xảy ra.
Tất cả các kho này đều trang bị hệ thống quạt thông gió, hệ thống chiếu sáng, bình cứu hoả...và có nội quy, quy chế rõ ràng. Các kho áp dụng hình thức cấp phát theo nhu cầu sản xuất. Hàng ngày, nhân viên chuyên trách của các phân xưởng đến kho đăng ký nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất trong ngày. Bộ phận kho căn cứ vào đó cấp phát theo đúng chủng loại, số lượng. Thủ kho hàng ngày phải làm báo cáo xuất nhập tồn kho trong ngày gửi lên cho cán bộ thống kê thuộc phòng quản lý. Đến cuối tháng, phòng Kế hoạch vật tư đối chiếu giữa nguyên vật liệu ghi sổ trên kho và lượng thành phẩm của các phân xưởng để đánh giá công tác sử dụng nguyên vật liệu. Đây là cách cấp phát nhanh, dễ thực hiện, đáp ứng nhanh cho các nhu cầu các phân xưởng.
* Các phân xưởng : nơi sử dụng trực tiếp nguyên vật liệu của Công ty gồm :
- Phân xưởng Bồi - Cắt : Kết dính các loại nguyên vật liệu (chủ yếu là các loại vải bạt các màu, vải phin, xốp...) bằng một lớp keo dính. Sau đó, bộ phận cắt sẽ pha cắt các tấm vải đã được bồi này tuỳ theo loại, kích thước, mẫu mã của sản phẩm.
- Phân xưởng May : thực hiện công việc may các chi tiết của phân xưởng Cắt chuyển sang thành mũ giầy hoàn chỉnh, gồm một loạt các thao tác kỹ thuật liên tiếp như : can dầu góc, kẻ chỉ, may nẹp,...Ngoài các chi tiết nhận từ phân Bồi - Cắt, nguyên vật liệu ở phân xưởng May còn có các loại vải phin, dây xăng, tem...
- Phân xưởng Cán : chế biến hoá chất và cao su các loại theo tiêu chuẩn lý hoá và mẫu mã nhất định.Phần cao su này lại được phân xưởng Cán cắt thành đế giầy các loại và chuyển sang phân xưởng Gò để lắp ráp giầy.
- Phân xưởng Gò : sử dụng mũ giầy của phân xưởng May, đế giầy của phân xưởng Cán và các loại dây gai, dây xăng,...để lắp ráp thành chiếc giầy hoàn chỉnh.
4. Giải pháp đã áp dụng nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty
4.1. Nâng cấp, sửa chữa và đầu tư vào hệ thống kho tàng
Như đã đề cập, hiện nay Công ty giầy Thượng Đình có 2 hệ thống kho chính và chúng được trang bị đầy đủ bình cứu hoả, quạt thông gió…Trong những năm qua, Công ty đã không ngừng đầu tư vốn vào việc cải tạo, nâng cấp lại. Ví dụ, năm 2001, Công ty đã đầu tư 27 triệu đồng vào xây dựng mới kho hoá chất phân xưởng Cán tạo điều kiện cho việc bảo quản lý nguyên vật liệu được tốt hơn.
Ngoài ra, Công ty đã có những điều chỉnh thay đổi giữa các kho nên đã giảm được chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và hao hụt trên đường vận chuyển…Mỗi kho đều có người quản lý thường xuyên theo dõi điều kiện cần thiết của kho đó. Việc nâng cấp quản lý kho này đã góp phần bảo đảm được cả số lượng và chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất của Công ty.
4.2. Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên
Trình độ lao động ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua Công ty giầy Thượng Đình đã có những hình thức quan tâm đến chất lượng con người, nuôi dưỡng và phát triển con người.
Công ty đã và đang áp dụng các hình thức đào tạo, đào tạo lại, cử đi thăm quan rút kinh nghiệm…Thực hiện đào tạo ngay trong công việc để người lao động quen với công việc nhanh hơn.
Tuy nhiên, do tính chất của lao động cũng như tính chất của sản xuất nên đây vẫn là vấn đề mà Công ty luôn quan ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4617.doc