Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (SacomBank) - Chi nhánh Thủ Đô

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHđCĐ Ngân hàng được chỉ định NHTB Ngân hàng thông báo NHXN Ngân hàng xác nhận NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHPH Ngân hàng phát hành SACOMBANK Ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín TTQT Thanh toán quốc tế L/C Thư tín dụng NH Ngân hàng NHNK Ngân hàng nhập khẩu NK Nhập khẩu DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH – BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền 11 Sơ đồ 1.2 : Trình tự nhờ thu phiếu trơn. 15 Sơ đồ 1.3: Trình tự nhờ thu

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2879 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (SacomBank) - Chi nhánh Thủ Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kèm chứng từ 16 Sơ đồ 1.4. Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C 21 Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô 37 Hình 2.2 : Tỷ trọng thanh toán L/C nhập khẩu tại Chi nhánh. 52 Hình 2.1: Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh các năm 2006 - 2008 40 Bảng 2.1 : Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng 2006 - 2008 39 Bảng 2.2 : Doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh Thủ Đô 48 Bảng 2.3: Giá trị L/C được mở qua các năm 2006, 2007, 2008. 50 Bảng 2.4 : Trị giá đòi tiền L/C xuất khẩu qua các năm tại Chi nhánh Thủ Đô 54 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế , hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng phát triền, cùng với sự phát triển đó đòi hỏi hoạt động thanh toán cần phải diễn ra thuận lợi hơn cho các bên tham gia vào thương mại quốc tế. Sau thời gian được thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế của Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô, cùng với việc tham khảo tài liệu, em nhân thấy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được áp dụng phổ biến nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Phương thức thanh toán này phù hợp và rất hiệu quả với bối cảnh hiện nay, nó bảo đảm an toàn trong khâu thanh toán so với các phương thức khác. Trong thời gian qua, Ngân hàng Sacombank nói chung và Chi nhánh Thủ Đô của Ngân hàng Sacombank nói riêng đã tích cực hoàn thiện các hoạt động thanh toán quốc tế để đáp ứng tốt hơn cho khách hàng khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Chính vì lý do này mà em chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là : “Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô.” Qua đề tài này em mong muốn có thể đi sâu vào tìm hiểu hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng, đồng thời tìm ra giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank chi nhanh Thủ Đô. Phạm vi nghiện cứu : Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của chi nhánh từ năm ..... Phương pháp nghiên cứu : Chuyên đề sử dụng tổng hợp những phương pháp nghiên cứu : Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp trên cơ sở các số liệu thống kê của Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô qua các năm. Ngoài lời mở đầu và kết luận, thì chuyên đề của em bao gồm 3 phần : Chương 1 : Khái quát về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank chi nhanh Thủ Đô . Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu Khái niệm : Là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thỏa thuận. Như vậy, phương thức ghi sổ có các đặc điểm : Không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực hiện thanh toán. Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Chỉ mở tài khoản biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người nhập khẩu mởi tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có hiệu lức thanh quyết toán. Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau. Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng cho một loạt các chuyến hàng thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định. Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng hóa trả tiền ngay( chênh lệch là do yếu tố lãi suất và rủi ro tín dụng ). 1.1.2. Phương thức thanh toán chuyển tiền Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng ( người chuyển tiền ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển theo một số tiền nhất định cho một người khác ( người hưởng lơi ) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định. Các bên tham gia - Người yêu cầu chuyển tiền(Remitter): là người yêu cầu ngân hàng thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Họ thường là người nhập khẩu, mắc nợ hoắc có nhu cầu chuyển vốn. - Người thụ hưởng (Beneficicary): là người nhận được số tiền chuyển tới thông qua ngân hàng. Họ thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc nói chung là người yêu cầu chuyển tiền chỉ định. - Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền (Remitting bank): là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền. - Ngân hàng trả tiền (Paying bank):là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng.Thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh ngân hàng chuyển tiền và ở nước người thụ hưởng. Quy trình thực hiện Sơ đồ 1.1: Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền NH Đại lý NH chuyển tiền (3) (2) (4) Người hưởng lợi Người chuyển tiền (1) ( Nguồn : Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê ) (1): Giao dịch thương mại. (2): Người mua sau khi nhận hàng tiến hành viết đơn yêu cầu chuyển tiền ( bằng thư hoặc bằng điện)cùng với uỷ nhiệm chi(nếu có tài khoản mở tại ngân hàng) gửi đến ngân hàng phục vụ mình. (3): Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra chứng từ nếu thấy hợp lệ thì tiến hành chuyển tiền qua ngân hàng dại lý. (4): Ngân hàng đại lý tiến hành chuyển tiền chongười hưởng lợi. Các yêu cầu về chuyển tiền. - Muốn chuyển tiền phải có giấy phép của Bộ chủ quản hoặc Bộ Tài chính, hợp đồng mua bán ngoại thương, giấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu, bộ chứng từ, UNC ngoại tệ và phí chuyển tiền. - Trong đơn chuyển tiền cần ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người hưởng lợi,số tài khoản nếu người hưởng lơi yêu cầu,số ngoại tệ,loại ngoại tệ, lý do chuyển tiền và những yêu cầu khác ,sau đó ký tên và đóng dấu. Có thể thấy rằng, phương thức chuyển tiền là phương thức thành toán đơn giản, trong đó , người chuyển tiền và người nhậnj tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau. Ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng. Tuy nhiên việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Người mua sau khi nhận hàng có thể không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán, dó đó, làm cho quyền lợi của người bán không được bảo đảm. chính vì nhược điểm này mà trong ngoại thương chuyển tiền thường chỉ được áp dụng trong các trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau. 1.1.3. Phương thức thanh toán nhờ thu Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bến bán ( nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua ( nhà nhập khẩu ) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế có ưu điểm cơ bản là đã dung hòa được tính an toàn và rủi ro so với phương thức ứng trước và phương thức ghi sổ nhưng lại giảm được chi phí so với phương thức tín dụng chứng từ. Cụ thể là : Phương thức ghi sổ : An toàn cho nhà nhập khẩu, nhưng rủi ro đối với nhà xuất khẩu.. Phương thức ứng trước: An toàn cho nhà xuất khẩu, nhưng rủi ro đối với nhà nhập khẩu. Trong khi đó, bằng cách sử dụng ngân hàng như một trung gian thu hộ số tiền ở người mua trả cho người bán, phương thức nhờ thu có thể : Giảm đước rủi ro cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu. Hạn chế sự châm trễ trong việc nhận tiền đối với nhà xuất khẩu và nhận hàng đối với nhà nhập khẩu. Giảm được chi phí giao dịch so với tín dụng chứng từ. Các bên tham gia gồm 4 bên: - Người nhờ thu là bên giao chỉ thị nhờ thu cho một ngân hàng, thông thường là người xuất khẩu, cung ứng dịch vụ. - Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng mà người nhờ thu đã giao chỉ thị nhờ thu. - Ngân hàng thu là bất kỳ một ngân hàng nào ngoài ngân hàng chuyển tiền thực hiện quá trình nhờ thu. - Người trả tiền là người mà chứng từ xuất trình đòi tiền anh ta,là người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng( người mua). Các hình thức của phương thức nhờ thu. Theo loại hình người ta có thể chia thành nhờ thu phiếu trơn, và nhờ thu kèm chứng từ. Nhờ thu phiếu trơn: Đây là phương thức thanh toán trong đó người người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho cho người mua không qua Ngân hàng. Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu phải trải qua các bước sau: (1): Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mua, họ sẽ lập một hối phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu. (2): Ngân hàng phục vụ người bán kiểm tra chứng từ, sau đó gửi thư uỷ thác nhờ thu kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua nhờ thu tiền. (3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (nếu trả tiền ngay) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu mua chịu). (4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán thông qua ngân hàng chuyển chứng từ. Nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng giữ hối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng sẽ đòi tiền ở người mua và thực hiện việc chuyển tiền như trên. Sơ đồ 1.2 : Trình tự nhờ thu phiếu trơn. NH Chuyển chứng từ NH thu & xuất trình chứng từ Người bán Người mua (2) (4) (1) (4) (4) (3) Gửi hàng & Chứng từ ( Nguồn : Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê ) Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ áp dụng trong các trường hợp người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau. Hoặc trong trường hợp thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá. Phương thức nhờ thu phiếu trơn không áp dụng thanh toán nhiều trong mậu dịch và nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Đối với người mua, áp dụng phương thức này cũng gặp nhiều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không. Nhờ thu kèm chứng từ: Đây là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ và bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì Ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng. Sơ đồ 1.3: Trình tự nhờ thu kèm chứng từ NH Chuyển chứng từ NH thu & xuất trình chứng từ Người bán Người mua (2) (4) (1) (4) (4) (3) Gửi hàng ( Nguồn : Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê ) (1): Người bán sau khi gửi hàng cho người mua, lập bộ chứng từ nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Bộ chứng từ gồm hối phiếu và các chứng từ gửi hàng kèm theo. (2): Ngân hàng phục vụ người bán uỷ thác cho ngân hàng đai lý của mình ở nước người mua nhờ thu tiền. (3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền. Ngân hàng chỉ trao chứng từ gửi hàng cho người mua nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu. (4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho nguời bán thông qua ngân hàng chuyển chứng từ. Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bán ngoài việc nhờ thu hộ tiền còn có việc nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người mua. Với cách khống chế này thì quyền lợi người bán được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là người bán không khống khế được việc trả tiền của người mua, người mua có thể kéo dài thời gian trả tiền khi thấy tình hình thị trường bất lợi cho họ hay việc trả tiền tiến hành quá chậm chạp.Mặt khác, Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thu tiền hộ, chứ không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua. 1.1.4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Tại Điều 2, UCP 600, tín dụng chứng từ được định nghĩa: Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.Trong phương thức L/C, các ngân hàng thực hiện trả tiền theo cam kết của mình. Trong phương thức L/C, có ba mối quan hệ hợp đồng được hình thành: Hợp đồng 1, bao gồm quan hệ giữa người mua và người bán: Được thể hiện bằng các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán, bao gồm các chi tiết liên quan đến số lượng và chất lượng hàng hóa, cơ sở giá cả, ngày gửi hàng và ngày dự kiến hàng tới đích. Ngoài ra, trong hợp đồng mua bán, còn có điều khoản quy định về phương thức thanh toán. Nếu người mua và người bán đồng ý chọn phương thức L/C thì cũng phải được thể hiện thành điểu khoản trong hợp đồng mua bán. Hợp đồng 2, bao gồm quan hệ giữa nhà nhập khẩu ( người làm đơn mở L/C) và NHPH L/C. Mối quan hệ hợp đồng này được thể hiện bởi tất cả hoặc bất cứ một trong các loại hợp đồng sau đây giữa nhà nhập khẩu và NHPH L/C: Các điều kiện và điều khoản quy định trong bất kỳ thủ tục nào được ký bởi nhà nhập khẩu, trên cơ sở đó , ngân hàng phát hành L/C trên danh nghĩa của người mua . Các điều kiện và điều khoản chung được ký bởi nhà nhập khẩu về biện pháp bảo đảm tín dụng, trong đó có điều khoản thể hiện việc thế chấp số hàng hóa liên quan cho NHPH L/C Các điều kiện và điều khoản thể hiện trong đơn mở L/C được ký bởi người mua gửi NHPH Hợp đồng 3, bao gồm quan hệ hợp đồng giữa NHPH và nhà xuất khẩu. Mối quan hệ này là hệ quả của 2 mối quan hệ trên, nhưng lại là một nghĩa vụ hợp đồng đọc lập của NHPH, thể hiện cam kết của NHPH đối với nhà xuất khẩu, và là cơ sở để thanh toán khi nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp. 1.2. Đặc điểm của giaodịch L/C 1.2.1. L/C là hợp đồng kinh tế hai bên : L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên NHPH và nhà xuất khẩu. Mọi yêu cầu và chỉ thị của nhà nhập khẩu đã do NHPH đại diện, do đó, tiếng nói chính thức của nhà nhập khẩu không được thể hiện trong L/C. 1.2.2. L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa : Về bản chất, L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịch L/C. Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợp đồng này. Như vậy, L/C có tính chất quan trọng, nó được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C được mở và đã được các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không, cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến L/C 1.2.3. L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ: Các ngân hàng, chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không. Như vậy, các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trong đặc biệt, nó là bằng chứng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao, do đó, chúng trở thành căn cứ để ngân hàng trả tiền, là căn cứ để nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho ngân hàng, là chứng từ đi nhận hàng của nhà nhập khẩu....Việc nhà xuất khẩu có thu được tiền hay không, phụ thuộc duy nhất vào xuất trình chứng từ có phù hợp, đồng thời, ngân hàng cũng chỉ trả tiền khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp, nghĩa là ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hóa mà bất kỳ chứng từ nào đại diện. Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể không được giao hoặc được giao không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ. Như vậy, việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hóa, nếu hàng hóa không khớp với chứng từ, thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán , không liên quan đến ngân hàng. Chỉ trong trường hợp chứng từ không phù hợp, mà ngân hàng vẫn thanh toán cho người xuất khẩu, thì ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, bởi vì người nhập khẩu có quyên từ chối thanh toán lại tiền cho ngân hàng. 1.2.4. L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C là phải tuân thủ chặt chẽ bộ chứng từ. Để được thanh toán, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của L/C , bao gồm số loại, số lượng mỗi loại và nội dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu. 1.3. Quy trình nghiệp vụ trong giao dich L/C 1.3.1. Các bên tham gia Người yêu cầu mở L/C : Còn được gọi là người mở hay người xin mở L/C, là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền cho người thụ hưởng L/C. Người thụ hưởng L/C : Còn gọi là người hưởng hay người hưởng lợi, là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C. Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng có thể có những tên gọi khác nhua như : người bán, nhà xuất khẩu, người ký phát hối phiếu, người thắng thầu. NHPH : Là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu cầu , nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho người yêu cầu. NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng. Nếu không có sự thỏa thuận nào trước, thì nhà nhập khẩu được phép chọn NHPH. NHTB : Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu. NHXN: Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH. NHđCĐ : Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu. Đối với L/C có giá trị tự do, thì bất kỳ ngân hàng nào đều có thể trở thành NHđCĐ. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHđCĐ giống như NHPH khi nhận được bộ chứng từ. 1.3.2. Quy trình nghiệp vụ L/C Sơ đồ 1.4. Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C Ngân hàng phát hành (Issing Bank) Ngân hàng thông báo (Advising Bank) (3) (6) (7) (2) (8) (9) (4) (6) (7) Người yêu cầu mở L/C (Applicant) Người thụ hưởng (Benificiary) (1) (5) ( Nguồn : Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê ) Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, nhà NK chủ động viết đơn và gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình (NH NK), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định và theo đúng những điều kiện nêu trong đơn,để trả tiền cho nhà XK. Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà NK, NH NK sau khi đã đồng ý, và nhà NK đã thực hiện ký quỹ,thì sẽ mở một L/C với một số tiền nhất định để trả tiền cho nhà XK rồi gửi bản chính (bản gốc) cho NH phục vụ nhà XK (NHXK) Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NHNK, NHXK phải xác nhận bằng văn bản L/C đã nhận được rồi gửi bản chính L/C cho nhà XK. Bước 4 : Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đã ký trong hợp đồng, nhà XK sẽ tiến hành giao hàng cho nhà NK. Bước 5: Sau khi đã tiến hành giao hàng, nhà XK phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hối phiếu rồi gửi toàn bộ các chứng từ này cho NHXK để xin thanh toán. Bước 6: NHXK nhận được bộ chứng từ từ nhà XK phải kiểm tra thật kỹ, nếu thấy các chứng từ này mà bề ngoài của chúng không có gì mâu thuẫn với nhau thì NH sẽ tiến hành trả tiền cho các chứng từ đó. Bước 7: NHXK chuyển bộ chứng từ cho NHNK và yêu cầu NH này trả tiền cho bộ chứng từ đó. Bước 8: Nhận được bộ chứng từ, NHNK phải kiểm tra kỹ, nếu các chứng từ khớp đúng, không có sự nghi ngờ thì NHNK trích tiền từ tài khoản ký quỹ mở L/C đứng tên nhà NK để chuyển trả cho NHXK. Bước 9: NHNK thông báo việc trả tiền đối với L/C cho nhà NK, đồng thời NH chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà NK để người đó có căn cứ đi nhận hàng. 1.4. Những nội dung chủ yếu của L/C 1.4.1.Những nội dung chủ yếu Số hiệu, địa điểm của ngày mở L/C: Ví dụ: Một L/c có số hiệu 025011599 ILC 0001 3 số đầu là tên thị trường, 2 số tiếp là tên chi nhánh, 2 số tiếp theo là tên phòng: 2 số tiếp theo là làm nghiệp vụ, các chử cái quy định loại hình nghiệp vụ,. 4 số cuối chỉ loại hình nghiệp vụ Địa điểm mở L/C :là nơi Ngân hàng mở L/c viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Nó có ý nghĩa trong việc lựa chọn luật áp dụng khi xảy ra trạnh chấp L/c. Ngày mở L/c là thời điểm tính thời hạn hiệu lực Tên địa chỉ các bên tham gia: Bao gồm các thương nhân, các ngân hàng và các cơ quan tổ chức. Trong đó các thương nhân bao gồm người yêu cầu, người thụ hưởng (hoặc là người thụ hưởng thứ nhất và người thụ hưởng thứ hai nếu là L/C chuyển nhượng). Các ngân hàng bao gồm : NHPH, NHXN, NHTB, NHđCĐ….Các cơ quan, tổ chức : Là những người cấp các chứng từ liên quan như Bộ Công thương, phòng Thương mại và công nghiệp, Cơ quan hải quan, người chuyên chở, công ty bảo hiểm. Số tiền, loại tiền, khối lượng và đơn giá của thư tín dụng :Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chứ và phải thống nhất với nhau. Nếu số tiền bằng số và bằng chữ khác nhau thì người thụ hưởng phải làm thủ tục tiến hành sửa đổi L/C. Gắn liền voiws số tiến thì đơn vị tiền tệ phải rõ rang. Để tránh nhầm lẫn, khi viết đơn vị tiền tệ nên tham chiếu tiêu chuẩn ISO về ký hiệu tiền tệ Vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong thư tín dụng: Thời hạn hiệu lực là thời hạn Ngân hàng mở L/c cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán trongthời hạn đó Thời hạn trả tiền chỉ việc trả tiền ngay hay trả tiền sau. Do vậy thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/c nếu trả tiền ngay hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/c nếu trả tiền có kỳ hạn. Song điều quan trọng là những hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để được chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C. Thời hạn giao hàng do hai bên mua bán thoả thuận khi ký kết hợp đồng thời hạn này phải sau ngày mở L/c một khoảng thời gian hợp lý và phải trước ngày hết hiệu lực của L/c một thời gian hợp lý. Những nội dung về hàng hoá : như tên hàng, số lượng Những nội dung về hàng hoá như tên hàng, số lượng, trọng lượng giá cả quy cách, phẩm chất, ký hiệu ..vv.. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá : như điều kiện giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng. Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình: Các chứng từ là nội dung chính của thư tính dụng, là căn cứ duy nhất quyết định việc chi trả giữa các bên có được thực hiện hay không. Thông thường một bộ chứng từ bao gồm: + Hối phiếu (Bill of exchange) do nhà xuất khẩu lập + Hoá đơn thương mại (Commereial Incoice) + Vận đơn (Bill of Landing) + Hợp đồng bảo hiểm (Insurrence. Poling) + Các chứng từ khác Danh sách đóng gói hàng (Pacbing List) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) Giấy chứng nhận kiểm nghiệm (Inspetion Certifhicate) Giấy chứng nhận kiểm dịch (Certicate of Healh, v…v…) Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng L/c Nó ràng buộc trách nhiệm của Ngân hàng mở L/c đối với thư tính dụng 1.4.2. Văn bản dẫn chiếu Do mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chế chính trị khác nhau, nên đã cản trở hoạt động các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, trong đó có giao dịch bằng L/C, và cuối cùng là cản trở thương mại quốc tế. Chính vì vậy, phải có một quy tắc chung để điều chỉnh phương thức thanh toán L/C nhằm giảm thiểu các tranh chấp, tăng tính hiệu quả của phương thức này. Nội dung các quy tắc chung này bao gồm việc định nghĩa, đơn giản hóa và tập hợp các tập quán, kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong giao dịch L/C. Năm 1993, ICC đã ban hành bản Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ ( Uniform Customs and Practice For Docmentary Credit – UCP). Ngay từ khi ra đời, UCP đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành cơ sở cho thanh toán bằng L/C trong thương mại quốc tế. Khái niệm : UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP. UCP điều chỉnh không những các ngân hàng mà tất cả các bên liên quan đến giao dịch L/C : Các ngân hàng ( NHPH, NHTB, NHXN.....), nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các bên liên quan khác ( nhà chuyên chở, công ty bảo hiểm ....) 1.5. Lợi ích, rủi ro của các bên tham gia giao dịch L/C 1.5.1. Đối với nhà xuất khẩu : 1.5.1.1. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi. 1.5.1.2. Lợi ích đối với nhà xuất khẩu Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán. 1.5.2. Đối với nhà nhập khẩu 1.5.2.1. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu Việc thanh toán của ngân hàng cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho ngân hàng chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NHPH. 1.5.2.2. Lợi ích đối với nhà nhập khẩu Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định. 1.5.3. Đối với Ngân hàng phát hành 1.5.3.1. Rủi ro đối với Ngân hàng phát hành NHPH là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. Ngân hàng này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với NHPH là ở chỗ NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, ngân hàng cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng. 1.5.3.2. Lợi ích đối với Ngân hàng phát hành Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục, ngoài ra, Ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (Khi có ký quỹ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ... Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của Ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng. 1.5.4. Đối với các ngân hàng khác Rủi ro đối với NHTB thư tín dụng (adivising bank) : NHTB là ngân hàng được ngân hàng mở yêu cầu thông báo một L/C do ngân hàng mở phát hành cho người bán. NHTB phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng ( bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khóa mã, mẫu điện …) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NHTB xảy ra khi gặp phải một L/C giả ( hoặc sửa đổi giả ) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NHTB phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan. Rủi ro đối với NHđCĐ: NHđCĐ không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NHPH. Tuy nhiên trong thực tế, các NHđCĐ thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, ngân hàng này thương phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH hoặc nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NHXN (confirming bank ) : NHXN thương là ngân hàng lớn có uy tín hoặc ngân hàng có mối quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng mở, được ngân hàng mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với NHXN, khi tham gia xác nhận là họ đã tự rằng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với NHXN xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của ngân hàng mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở L/C do ngân hàng mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản. Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu ( negotiating bank ) : Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C cho chiết khấu t._.ự do. Cũng như NHPH, ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP600. rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chiết khẩu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng mở và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải là : Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng, rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán, rủi ro trong quá trình vận chuyển, rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ, rủi ro do ngân hàng mở bị phá sản, rủi ro do ngân hàng chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP600. 1.6. Các loại thư tín dụng cơ bản 1.6.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang - Là L/C mà người mở ( nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận thông báo trước của người thụ hưởng ( nhà xuất khẩu ) - Khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bổ hoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị, nghĩa là khi đó NHPH L/C vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết coi như không có việc hủy bỏ xảy ra. Chính vì những lý do này mà L/C hủy ngang không được sử dụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết. 1.6.2. Thư tín dụng không thế hủy ngang - Là L/C mà sau khi đã mở thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và NHXN ( nếu có). - Do quyền lợi của người xuất khẩu được bảo đảm nên loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế. - Một L/C không ghi chữ “ Irrevocable” thì vẫn được coi là không hủy ngang, trừ khi nó nói rõ là có thể hủy ngang. 1.6.3. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận - Đây là loaii L/C không thể hủy bỏ. Theo yêu cầu của NHPH, một nhân hàng xác nhận trả tiền cho L/C này. - Trách nhiệm trả tiền L/C của NHXN là giống như NHPH, do đó NHPH phải trả phí xác nhận và thường là ký quỹ tại NHXN. - Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, nên L/C loại này là đảm bảo nhất cho nhà xuất khẩu. Nhu cầu xác nhận L/C tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của NHPH, vào tình hình kinh tế chính trị của quốc ra nơi NHPH có trụ sở. 1.6.4. Thư tín dụng chuyển nhượng L/C chuyển nhương là L/C không hủy ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đồi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ. Các đặc điểm của L/C chuyển nhượng : - L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. - Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi ban đầu chịu. - Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo L/C gốc - Việc chuyển nhược L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu 1.6.5. Thư tín dụng giáp lưng - Khái niệm : Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu. L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc, L/C sau gọi là L/C giáp lưng hay còn gọi là L/C đối, L/C phụ, còn người xin mở L/C giáp lưng gọi là nhà trung gian. 1.6.6. Thư tín dụng tuần hoàn - Khái niệm : Là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng được thực hiện. 1.6.7. Thư tín dụng đối ứng - L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở. Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi : “ L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng “, và trong L/C đối ứng phải ghi câu : “ L/C này đối ứng với L/C số …..mở ngày…..tại ngân hàng …..” - L/C đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, trong giao dịch, người bán đồng thời là người mua và ngược lại. 1.6.8. Thư tín dụng điều khoản đỏ Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở. Số tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NHTB hay NHPH. NHTB chỉ thực hiện các thủ tục theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc chịu trách nhiệm về số tiền đó. Việc ứng trước tiền được NHPH ủy quyền cho NHTB thực hiện. Sau đó NHPH sẽ (hoặc đã ) trích tài khoản cho người mở chuyển ( hoặc hoàn trả ) cho NHTB. Với “ điều khoản đỏ” NHPH cam kết ứng một số tiền nhất đinh của L/C khi nhận được các chứng từ thông thường là : hối phiếu của số tiền ứng trước, hóa đơn, giấy nợ hoặc cam kết giao hàng…….Hiện nay, L/C điều khoản đỏ đã được sử dụng trong thanh toán xuất khẩu khá rộng rãi. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH THỦ ĐÔ 2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Sacombank Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM. Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt: SACOMBANK Trụ sở chính: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3 TP.HCM Vốn điều lệ: 4.448.814.170.000 đồng. Sau hơn 17 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:     - 5.116 tỷ đồng vốn điều lệ, 6.927 tỷ đồng vốn tự có;     - Gần 250 chi nhánh và phòng giao dịch tại 44/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại Trung Quốc và 01 Chi nhánh tại Lào;    - 10.644 đại lý thuộc 278 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới;     - 6.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo;    - 60.000 cổ đông đại chúng;     Trong 17 năm hoạt động, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giảithưởng có uy tín, điển hình như: "Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn; “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn; “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and Finance bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn; Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007; Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế; Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc thành lập Tập đoàn tài chính Sacombank. Hiện nay, Tập đoàn tài chính Sacombank có sự góp mặt của các thành viên: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn;  Thành viên trực thuộc: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS); Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL); Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR); Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA); Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ);   Thành viên hợp tác chiến lược: Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI); Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal); Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex); Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát; Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM);  Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần: Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001;    International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn năm 2002;    Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005. Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước như: Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, COMECO, Trường Phú, ISUZU Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY)...     Đến ngày 15/09/2005, Sở giao dịch Ngân hàng Sacombank được mở tại Hà Nội tại địa chỉ: 88 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tháng 02/2009 đổi tên thành Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô Ban Giám Đốc Phòng hỗ trợ Phòng tín dụng cá nhân Phòng tín dụng doanh nghiệp Bộ phận thanh toán quốc tế Phòng giao dịch Phòng tài chính – kế toán Bộ phận quản lý tín dụng Bộ phận tiền gửi thanh toán Bộ phận tiếp thị sản phẩm dành cho CN Bộ phận tín dụng dành cho CN Bộ phận tiếp thị sản phẩm dành cho DN Bộ phận tín dụng dành cho DN 5 phòng giao dịch Bộ phận kế toán Bộ phận kho quỹ 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Phòng hỗ trợ : Với bộ phận thanh toán quốc tế thì đây sẽ là đầu mối trong việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng, thực hiện các mối quan hệ quốc tế với các Ngân hàng đại lý cũng như các dịch vụ đối ngoại khác. Ngoài ra, bộ phận thanh toán quốc tế cũng làm nhiệm vụ dịch thuật các tài liệu, chứng từ liên quan đến thanh toán quốc tế cho Ngân hàng và khách hàng. Bộ phận quản lý tín dụng sẽ làm nhiệm vụ tư vấn cho ban gián đốc về các rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng, đồng thời quản lý hồ sơ của khách hàng. Và bộ phần tiền gửi sẽ làm nhiệm vụ nhận tiền gửi từ khách hàng ( là cá nhân hoặc là doanh nghiệp). Phòng tín dụng cá nhân, doanh nghiệp : Đối với bộ phận tiếp thị sản phẩm thì nhiệm vụ chủ yếu là giới thiệu cho người có nhu cầu các sản phẩm, dịch vụ tín dụng của Ngân hàng ( vay ngắn hạn, vay trung, dài han, các nghiệp vụ bảo lãnh, chiết khấu....) thông qua bộ phần này khách hàng sẽ biết rõ hơn về các dịch vụ tín dụng của Ngân hàng qua đó có được dễ đưa ra được lựa chọn hơn. Và bộ phận tín dụng sẽ là nơi cung cấp các nghiệp vụ này cho khách hàng. Phòng giao dịch : Nhiệm vụ của phòng gia dịch đó là trực tiếp giao dịch với khác hàng để huy đông vốn bằng VNĐ và các ngoại tệ khác. Đồng thời phòng cũng làm nhiệm vụ xử lý các nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Sacombank. Phòng tài chính – kế toán:Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngân hàng: - Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,quý, năm). - Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài chính. Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính. Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp. Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định. 2.1.2.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô a.Về huy động vốn Số dư nguồn vốn huy động đến cuối năm 2008 đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 161% so với cuối năm trước và vượt 64 % kế hoạch năm, trong đó có nguồn vốn nhận ủy thác của các định chế tài chính nước ngoài đạt 13 tỷ đồng Về cho vay và đầu tư chứng khoán nợ Tổng dư nợ cho vay năm 2008 đạt 600 tỷ đồng, tăng 46 % so với năm 2007, trong đó cho vay cá thể, hộ gia đình chiếm tỷ trọng 49 %. Ngoài ra, Chi nhánh Thủ Đô cũng đã điều tiết 19,4 % tổng tài sản vào chứng khoán nợ để giảm thiểu rủi ro, tạo lợi nhuận và điều hành linh hoạt thanh khoản của Ngân hàng. Bảng 2.1 : Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng 2006 - 2008 Năm 2006 2007 2008 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 240 410 600 Tốc độ tăng 41% 71% 46% ( Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thủ Đô trong năm 2006, 2007,2008 ) b.Về kết quả kinh doanh Lợi nhuận trước thuế của Chi nhanh liên tục tăng qua các năm, nếu như trong năm đầu thành lập lợi nhuận chỉ là 6 tỷ đồng thì một năm sau đó lợi nhuận đạt 18 tỷ đồng và đạt lợi nhuận 32 tỷ đồng năm 2008 Hình 2.1: Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh các năm 2006 - 2008 Đơn vị : Tỷ đồng ( Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thủ Đô trong năm 2006, 2007,2008 ) Như vậy là trong suốt thời gian kể từ ngày thành lập lợi nhuận trước thuế của chi nhánh liên tục tăng. Năm 2007, lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 200% so với năm 2006. Đến năm 2008, mặc dù nền kinh tế thế giới đang có nhiều khó khăn và có nguy cơ dơi vào khủng hoảng nhưng lợi nhuân trước thuế tại Chi nhánh Thủ Đô vẫn đạt mức 32 tỷ đồng tăng gần 77,8 % so với năm 2007. Năm 2009, mặc dù đứng trước tình hình chung của thế giới, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn nhưng Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô vẫn đề ra mục tiêu là đạt lợi nhuận trước thuế là 40 tỷ đồng. c.Về hoạt động đầu tư Về thanh toán quốc tế năm 2008 đạt 198 triệu đôla Mỹ, tăng 59 % so với năm trước, trong đó thanh toán xuất khẩu đạt 40 triêu đôla Mỹ, tăng 119 % so với năm trước và thanh toán nhập khẩu đạt 69 triệu đôla Mỹ, tăng 59 % so với năm trước. Doanh số thanh toán nội địa đạt 561 tỷ đồng, tăng 36,6 % so với năm trước. 2.1.3. Các sản phẩm - dịch vụ Đối với khách hàng cá nhân: - Sản phẩm thẻ : Để thuận tiện hơn trong công việc thanh toán Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô cho phát hành một số loại thẻ đối với khách hàng là cá nhân nhằm giúp khách hàng có được tiện ích nhiều nhất trong việc thanh toán: Thẻ tín dụng quốc tế Parkson Privilege, thẻ tín dụng quốc tế Os Member, thẻ ghi nợ quốc tế Sacom Visa Debit….. - Sản phẩm tiền gửi: Đối với một Ngân hàng thì khách hàng là cá nhân luôn chiếm đá số trong các giao dịch của Ngân hàng, và các sản phẩm tiền gửi luôn được họ quan tâm. Tại Chi nhánh Thủ Đô có một số các sản phẩm tiền gửi như : Tiền gửi tiết kiệm hoa hồng, tiết kiệm Vạn Lợi, Tiết kệm Bảo An – tích lũy định kỳ…… - Sản phẩm tiền vay : Cùng với sản phẩm tiền gửi thì sản phẩm tiền vay cũng được Chi nhánh cung cấp : cho vay hỗ trọ tiêu dùng, cho vay chứng khoán – CK300, cho vay phố chợ, cho vay nông nghiệp….. - Dịch vụ chuyển tiền : Trong thời đại thông tin thì dịch vụ chuyển tiền là không thể thiếu đối với các NHTM, một số dịch vụ chuyển tiền mà Chi nhánh phục vụ : Chuyển tiền nhanh tận nhà, chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài, chuyển tiền bằng Bankdraft…… Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Cùng như các sản phẩm mà Chi nhánh cung cấp cho khách hàng là các nhân thì Chi nhánh cũng cung cấp cho khách hàng là các doanh nghiệp – đây là các khách hàng mà các giao dịch thương có giá trị lớn. - Sản phẩm tiền gửi : tiền gửi có kỳ hạn doanh nghiệp, tiền gửi thanh toán doanh nghiệp, tiền gửi linh hoạt, tiền gửi bậc thang….. - Sản phẩm tín dụng : cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay ứng trước tiền bàn hàng, bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng, và mốt số các sản phẩm tài trợ thương mại. Ngoài các sản phẩm giống như đối với khách hàng là cá nhân thì đối với doanh nghiệp, Chi nhánh Thủ Đô còn cung cấp một số các sản phẩm dịch vụ dành riêng cho khách hàng là doanh nghiệp như : - Thanh toán quốc tế : Phát hành tín dụng thu L/C, nhờ thu, thong báo tín dụng thư L/C…. - Quản lý tiền mặt : dịch vụ chi hộ, dịch vụ thu hộ…. - Sản phẩm tiền tệ : bao gồm các sản phẩm ngoại hối ( giao dịch kỳ hạn ngoại tệ, vàng, Giao dịch giao ngay ngoại tệ - vàng….), sản phẩm chiết khấu các loại chứng khoán nợ. 2.2. Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 2.2.1. Đối với thư tín dụng xuất khẩu Bước 1 : Nhận, thông báo và xác nhận L/C xuất khẩu. Chi nhánh Thủ Đô nhận, thông báo L/C và các tu chỉnh có liên quan cho khách hàng của mình khi nhận được thông báo L/C từ Ngân hàng Sacombank hoặc khi nhận được L/C thông báo đã được xác thực từ các Ngân hàng khác trong nước. Trước khi thông báo cho khách hàng, L/C và các tu chỉnh có liên quan đến L/C phải đảm bảo tính xác thực thông qua ký hiệu mật đã thoả thuận hoặc chữ ký, mẫu dấu đã đăng ký của Ngân hàng thông báo đầu tiên. Việc xác nhận các L/C chỉ được thực hiện qua Ngân hàng Sacombank Bước 2 : Hoàn thiện, gửi chứng từ đòi tiền. Chi nhánh được phép nhận, kiểm tra và xử lý trong phạm vi 5 ngày làm việc, nhưng phải đảm bảo khi chứng từ gửi đến Ngân hàng nhận chứng từ theo chỉ dẫn trong thời hạn hiệu lực của L/C. Nếu kiểm tra nếu thấy sự khác biệt hoặc sai sót của chứng từ cần phảỉ sử lý: - Sai sót có thể thay thế hoặc sửa chữa, đề nghị khách hàng thay thế hoặc sửa chữa. - Sai sót không thể thay thế hoặc sửa chữa được, đề nghị khách hàng tu chỉnh L/C ( nếu có thể ) hoặc thông báo cho Ngân hàng phát hành nêu rõ các sai sót, xin chấp nhận thanh toán. - Sai sót không được chấp nhận đề nghị khách hàng chuyển sang hình thức thanh toán nhờ thu hoặc trả lại chứng từ cho họ. Nếu chứng từ kiểm tra phù hợp với L/C hoặc có sai sót nhưng đã có sự chấp nhận của Ngân hàng phát hành cần phải được hoàn thiện để Ngân hàng nhận chứng từ theo chỉ dẫn của L/C kèm theo chỉ thị hoàn tiền. Nếu chứng từ gửi đi sau 15 ngày mà không nhận được sự hồi âm, Chi nhánh phải có trách nhiệm tra soát Ngân hàng nước ngoài. 2.2.2. Đối với thư tín dụng nhập khẩu Chi nhánh Thủ Đô được Ngân hàng Sacombank chấp nhận trực tiếp mở L/C, kiểm soát và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tính chính xác của L/C và khả năng thanh toán của khách hàng. Bước 1 : Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Chi nhánh chỉ được phép trực tiếp nhận hồ sơ thanh toán L/C hàng nhập khẩu cho khách hàng khi còn hạn mức sử dụng hoặc phạm vi mức gia tăng (nếu có) theo quy định của Ngân hàng Sacombank trong mối quan hệ điều chuyển vốn ngoại tệ nội bộ, chấp hành mức phán quyết trong cho vay hoặc bảo lãnh theo quy định thực hiện hành của Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank. Khách hàng có nhu cầu nhập khẩu thanh toán bằng phương thức L/C nếu không có ký quỹ hoặc mức ký quỹ dưới 100%, trước khi làm thủ tục mở L/C đều phải làm thủ tục cam kết thanh toán hoặc vay vốn thông qua phòng kinh doanh, cam kết thanh toán hoặc khế ước vay phải được lãnh đạo Chi nhánh phê chuẩn. Để nâng cao trách nhiệm của Ngân hàng, giảm bớt thủ tục phiền hà, Chi nhánh có thể tiến hành phân loại, cấp hạn mức tín dụng mở L/C cho các khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, quan hệ vay trả sòng phẳng, xác định mức ký quỹ tối thiểu cho từng đơn vị có quan hệ giao dịch khi mở L/C thanh toán bằng vốn tự có. Hạn mức tín dụng mở L/C, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C bằng vốn tự có hoặc cam kết thanh toán do giám đốc Chi nhánh quyết định và chịu trách nhiệm trên cơ sở đề xuất của phòng kinh doanh tuỳ theo hạn mức tín nhiệm, khả năng tài chính hoặc tài sản thế chấp và hiệu quả kinh doanh của các hàng hoá nhập khẩu, … Và thông báo cho bộ phận thanh toán quốc tế vào đầu quý khi có nhu cầu bổ xung hoặc thay đổi thải thông báo bằng văn bản. Cán bộ thanh toán L/C khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C của khách hàng phải kiểm tra xác minh và đảm bảo hồ sơ có đủ các điều kiện sau: - Đảm bảo tính pháp lý. - Nội dung của các tài liệu trong hồ sơ không mâu thuẫn nhau. - Có cơ sở đảm bảo thanh toán (mức ký quỹ, vốn vay, hạn mức mở L/C hoặc cam kết thanh toán có sự bảo lãnh của Ngân hàng). Bước 2 :Mở và phát hành L/C. Khi hồ sơ thanh toán của khách hàng đã đủ các điều kiện thanh toán viên tiến hành mở và phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở đơn xin mở thư tín dụng trên máy vi tính trên tập tin MT 700. Sau khi hoàn thiện việc nhập lại dữ liệu, tập tin đựơc kiểm soát lại và được tính ký hiệu mật và chuyển về phòng thanh toán quốc tế sở giao dịch Ngân hàng Sacombank để kiểm tra và chuyển ra Ngân hàng nước ngoài. Bước 3 :Việc tu chỉnh và tra soát. Sau khi L/C được phát hành, khi có nhu cầu tu chỉnh khách hàng phải lập giấy yêu cầu tu chỉnh gửi Chi nhánh, Chi nhánh tiến hành nhập dữ kliệu tu chỉnh trên tập tin MT 707 và mã hoá chuyển về hội sở Ngân hàng Sacombank theo như quy trình mở và phát hành L/C. Các tra soát với Ngân hàng nước ngoài được nhập và chuyển tiếp về hội sở trên tập tin MT N99. Bước 4 : Nhận, kiểm tra chứng từ và thanh toán. Sau khi nhận đựoc L/C và các sửa đổi có liên quan, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán để gửi đến cho Chi nhánh thông qua Ngân hàng của họ. Chi nhánh có trách nhiệm nhận, kiểm tra, thanh toán và giao chứng từ cho khách hàng theo quy định. Trường hợp thanh toán khi nhận chứng từ. Ngay sau khi nhận được bộ chứng từ từ bưu điện, Chi nhánh phải vào sổ theo dõi đồng thời kiểm tra nội dung của bộ chứng từ. Chi nhánh có khoảng thời gian tối đa 5 ngày làm việc để kiểm tra từ khi nhận chứng từ, ngoài khoảng thời gian này mọi khiếu nại liên quan không có giá trị hiệu lực. Trong khoảng thời gian cho phép nếu kiểm tra thấy có sự sai sót về số lượng hoặc nội dung chứng từ phải lập tức thông báo cho Ngân hàng nước ngoài thông qua hội sở Ngân hàng Sacombank, đồng thời thông báo với khách hàng của mình để xin ý kiến về việc chấp nhận thanh toán. Nếu bộ chứng từ hoàn hảo hoặc có sai sót nhưng được khách hàng chấp nhận thanh toán thì Chi nhánh phải: - Thực hiện thanh toán ngay theo chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài nếu là thanh toán ngay. - Thông báo chấp nhận thanh toán và ngày đến hạn thanh toán nếu L/C thanh toán có kỳ hạn hoặc thanh toán chậm, theo dõi trả tiền đúng hạn như đã chấp nhận và chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng gửi chứng từ. - Giao bộ chứng từ cho khách hàng sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết để khách hàng đi nhận hàng. Việc thông báo sai sót và chấp nhận thanh toán được thực hiện trên máy vi tính thông qua tập tin MT N99. Trường hợp thanh toán khi nhận được điện đòi tiền. Khi nhận được điện đòi tiền theo chỉ dẫn của L/C Chi nhánh phải tiến hành kiểm tra nội dung bức điện theo đúng nội dung quy định trong L/C, đồng thời phải xác thực bức điện thông qua hội sở hoặc Ngân hàng có liên quan trong bức điện. Dựa trên nội dung và chỉ dẫn của điện đòi tiền đã đựơc xác thực, lập bảng kê thanh toán cho Ngân hàng gửi điện như trường hợp thanh toán khi nhận được bộ chứng từ. Khi nhận được chừng từ, trứơc khi giao cho khách hàng Chi nhánh cần phảỉ tiến hành kiểm tra, liên hệ với khách hàng, thông báo sai sót cho Ngân hàng gửi chứng từ như trường hợp trên hoặc có thể đòi hoàn tiền trong trường hợp chứng từ bị từ chối thanh toán. Khách hàng từ chối khi bộ chứng từ sai sót trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải gửi lại chứng từ như khi nhận được để thông báo và chờ các chỉ dẫn từ Ngân hàng gửi chứng từ hoặc chỉ dẫn từ hội sở Ngân hàng Sacombank. Ngân hàng chỉ ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh cho khách hàng nhận hàng khi chưa nhận được bộ chứng từ nếu có văn bản chấp nhận thanh toán vô điều kiện của khách hàng, kể từ khi bộ chứng từ có sai sót. 2.2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô Trước tình hình kinh tế thế giới ngày càng khó khăn, Việt Nam đang phải đối phó với vẫn đề lạm phát thì kết quả kinh doanh tại phòng thanh toán quốc tế của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Bảng 2.2 : Doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh Thủ Đô Nội dung Năm2006 Năm 2007 Năm 2008 Số món Doanh số ( 1000 USD) Số món Doanh số ( 1000 USD) Số món Doanh số (1000USD) I. L/Cnhập khẩu 850 165,000 1.200 290,000 750 123,000 II. L/C xuất khẩu 550 35,000 800 75,000 700 47,500 Doanh số Thanh toán quốc tế 550,000 680,000 650,000 Doanh số XNK 360,000 400,000 450,000 ( Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thủ Đô trong năm 2006, 2007,2008 ) Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng doanh số thanh toán tế thu đượng từ phương thức tín dụng chứng từ chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng doanh thu thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Thủ Đô. Nếu như năm 2007, doanh số thu được từ phương thức thanh toán tín dụng chưng từ chiếm khoảng 53,68 % doanh số của cả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh. Đến năm 2008, do tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động cũng gặp nhiều khó khăn, vì thế các hoạt động xuất nhập khẩu cũng diễn ra ít sôi động như năm 2007, kéo theo các giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng giảm đáng kể. Tổng doanh sô từ hoạt động giao dịch này chỉ chiếm khoảng 26,23 % so với tổng doanh số thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế. 2.2.4. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô Năm 2008, mặc dù kinh thế thế giới có nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng. tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,23%. Cùng với sự phát triển nền kinh tế đất nước, trong những năm qua , Chi nhánh Thủ Đô đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán L/C để phục vụ tốt cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hoá XNK qua Chi nhánh Thủ Đô, từ đó ngân hàng đã thu dược nhiều kết quả đáng khích lệ. Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cho hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Thủ Đô không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín của hệ thống Ngân hàng Sacombank. Thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đang là một hoạt động chủ yếu của phòng thanh toán quốc tế Chi nhánh Thủ Đô. Bởi lẽ: - Trước hết, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến và an toàn nhất trong điều kiện thương mại quốc tế hiện nay. - Thứ hai, hầu hết khách hàng có giao dịch thanh toán với Chi nhánh Thủ Đô chỉ chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu. - Thứ ba, do đặc điểm kinh tế – xã hội Việt Nam hiện nay đã có những bước phát triển mới, giao lưu thương mại quốc tế đã tăng lên nhiều lần. Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại Chi nhánh Thủ Đô. Thanh toán hàng nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ được Chi nhánh quan tâm và dần hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Chi nhánh đã thực sự khẳng định được vị trí và chỗ đứng vững chắc của mình trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này. Để có thể thấy được những kết quả mà Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô đã đạt được trong năm qua, chúng ta hãy cùng xem xét tình hình thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng này. Bảng 2.3: Giá trị L/C được mở qua các năm 2006, 2007, 2008. Nội dung Phát sinh tăng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD) L/C nhập khẩu 850 165,000 1,200 290,000 750 123,000 1.Trả ngay 760 85,000 1,120 265,000 700 120,000 2. Trả chậm dưới 1 năm 60 75,000 80 25,000 50 3,000 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thủ Đô trong năm 2006, 2007,2008) Năm 2006 là năm mà hoạt động Thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Thủ Đô đã có những thay đổi đáng kể. Mặc dù mới trong thời gian đầu thành lập Chi nhánh, nhưng Chi nhánh đã cố gắng khắc phục những khó khăn để phát triển và ổn định hoạt đông thanh toán quốc tế tại đây. Vì thế, cùng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ phòng Thanh toán quốc tế mà số lượng L/C dược mở là 850 món với tổng trị giá là 165 triệu USD, trong đó L/C trả ngay là 760 món, trị giá 85 triệu USD chiếm 51.5% tổng số L/C nhập khẩu.Điều này cho thấy rằng ngay trong thời kỳ khó khăn ngân hàng vẫn duy trì được một doanh số giao dịch tương đối ổn định. Bước sang năm 2007, hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu bằng L/C có sự gia tăng đột biến, số món L/C được mở là 1200 món với tổng trị giá là 290 triệu USD, tăng 75.7% so với năm 2006. Trong đó số L/C nhập khẩu trả ngay tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2006, chiếm 91% trong tổng số L/C nhập khẩu. Đây quả là một kết quả rất đáng khích lệ với ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2008 doanh số thanh toán hàng hoá nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ lại có sự giảm sút lớn. Số món L/C được mở giảm xuống còn 750 món, trị giá 123 triệu USD, giảm 167 triệu USD( giảm 57%) so với năm 2007. Phần lớn kết quả của những biến động này xuất phát từ sự thay đổi bất thường trong doanh số giao dịch của khách hàng. Các doanh nghiệp đã co hẹp hoạt động nhập khẩu do có nhiều biến động trên thế giới về chính trị, kinh tế. Mặt khác, trên thực tế, các khách hàng của ngân hàng khi kinh doanh hàng nhập khẩu chỉ có nhu cầu sử dụng các loại L/C không huỷ ngang, L/C không huỷ ngang có xác nhận, còn các loại hìn L/C khác vẫn chưa được sử dụng nhiều. Điều này có thể do đặc điểm kinh doanh chưa cần thiết hoặc chưa phù hợp để sử dụng các hình thức đó. Một tiêu thức nữa giúp chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hình thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô là xem xét doanh số XNK mà sở đã đạt được trong năm qua. Hình 2.2 : Tỷ trọng thanh toán L/C nhập khẩu tại Chi nhánh. Doanh số (nghìn USD) Doanh số XNK XNK 2006 Doanh số Chuyển tiền Nhìn vào biểu đồ ta thấy, hoạt động Thanh toán Quốc tế qua hình th Năm Nhi 2008 2007 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thủ Đô trong năm 2006, 2007,2008 ) Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động tha._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21919.doc
Tài liệu liên quan