Lời mở đầu
Sau hơn 15 năm thực hiện chính sách mở cửa để hội nhập và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Có được kết quả này chúng ta phải kể đến những đóng góp đáng kể của hoạt động xuất khẩu. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng hoá đã đem về cho nước ta hàng tỷ USD, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ, trang trải một phần nhu cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị tiên tiến phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước ra khỏi
84 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động Xuất khẩu ở Công ty XNK Tổng hợp 1 - Bộ Thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghèo nàn, lạc hậu, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Với sự phát triển không ngừng của hoạt động thương mại quốc tế nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu nói riêng thì yêu cầu thanh toán nhanh, chính xác càng khẳng định là một khâu quan trọng không thể thiếu trong việc thực hiện giao dịch buôn bán. Đối với đơn vị xuất khẩu, việc thanh toán chính là yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chính vì vậy, việc xem xét, phân tích, đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế là hết sức cần thiết.
Mục tiêu “hướng nền kinh tế vào xuất khẩu “ mà Đảng và Nhà nước chủ trương lựa chọn đã được các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hưởng ứng và tích cực tham gia trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - Bộ Thương Mại. Qua thời gian thực tập tại Công ty, em thấy hoạt động thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty là một vấn đề cần quan tâm và tìm hiểu. Được sự giúp đỡ của PGS.TS Hoàng Đức Thân và các cô chú trong phòng nghiệp vụ 6, em đã lựa chọn đề tài : “Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - Bộ Thương Mại” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn bao gồm các nội dung sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế đối với hàng hoá xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng các phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - Bộ Thương Mại
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - Bộ Thương Mại
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy và các cô chú trong Công ty để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Đức Thân và các cán bộ Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế đối với hàng hoá xuất khẩu
1.1. Lợi thế và hạn chế trong xuất khẩu hàng hóa của việt nam
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này.
Xuất khẩu hàng hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu trong ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân.
Đối với nước ta, nền kinh tế chậm phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh nên việc đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ, cải thiện đời sống và phát triển kinh tế là cực kỳ quan trọng. Tuy vậy, đứng trước những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có nhiều lợi thế và cũng không ít những hạn chế. Muốn có hiệu quả cao cho đất nước thì phải phát triển những mặt lợi thế và giảm bớt những mặt hạn chế.
Lợi thế của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá
Thứ nhất, Việt Nam có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi và lịch sử để lại đã hình thành nên các vùng chuyên canh, các làng nghề do vậy chúng ta có thế mạnh về hàng hoá nông, lâm sản nhiệt đới, thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ, hàng tiểu công nghiệp và mỹ nghệ, hàng gia công và một số sản phẩm công nghệ cơ khí. Đây có thể nói là hướng chính cho mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới do nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên, đất đai nông nghiệp lớn, rừng biển khoáng sản phong phú.
Các vùng chuyên canh sản xuất, kinh doanh hàng hoá xuất khẩu được chia thành:
- Đồng bằng Nam Bộ: Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, thịt, thuỷ sản, cây ăn quả.
- Đông Nam Bộ: Cây công nghiệp như cao su, cà phê, hạt tiêu, thịt...
- Duyên hải miền Trung: Thịt, lâm sản, thủy sản...
- Tây Nguyên: Cà phê, cao su, dâu tằm, lâm sản.
- Khu bốn cũ: Thịt, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc), cây công nghiệp dài ngày (cà phê), khoáng sản (quặng sắt, thiếc)
- Đồng bằng sông Hồng: Thịt, cây công nghiệp ngắn ngày, rau , quả...
Thứ hai, tham gia đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện nền kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi, kiểm soát lẫn nhau rất chặt chẽ giữa các đơn vị, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trong việc tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng, giá cả...Chính nhờ vậy, chất lượng hàng hoá xuất khẩu luôn được các đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và nâng cao, áp dụng khoa học kỹ thuật mới một cách thường xuyên và có ý thức, qua đó tạo uy tín cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó là xu thế liên doanh, liên kết giữa các đơn vị, các doanh nghiệp xuất khẩu cùng hỗ trợ nhau, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Có thể nói, xuất khẩu đã và đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận thức và xem đây như là một hoạt động cần được đầu tư. Chính từ những nhận thức này, hoạt động xuất khẩu Việt Nam đang có những lợi thế mới.
Thứ ba, thời đại ngày nay là thời đại hoà bình, mở rộng giao lưu kinh tế trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới đang hướng sự phát triển nền kinh tế của mình từ “đóng cửa” sang “mở cửa”, từ “thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả” sang “hướng mạnh vào xuất khẩu”. Thông qua các kỳ đại hội Đảng, Đảng và Nhà nước luôn luôn thừa nhận xuất khẩu là mục tiêu mũi nhọn để phát triển kinh tế. Chính sách của Chính phủ đối với hoạt động xuất khẩu được mở rộng thông thoáng, nhiều văn bản đã được ban hành tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu hàng hoá, thành lập quỹ tài trợ xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn, thông tin, đơn giản hoá các thủ tục xuất khẩu ... Qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mạnh dạn và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá, tăng cường đầu tư và đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu.
Hạn chế của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Thứ nhất, là một đất nước nông nghiệp, tuy đang từng bước khắc phục những khó khăn do hai cuộc chiến tranh lớn để lại song Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, dân số đông nhưng trình độ dân trí còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, các sản phẩm có chất lượng chưa cao, mới chỉ dừng lại ở hoạt động gia công xuất khẩu, xuất khẩu nguyên liêu, sơ chế, bán thành phẩm. Chính vì vậy , nhiều tiềm năng, tài nguyên chưa được tận dụng nhiều khi dẫn tới sự lãng phí, hiệu quả hoạt động xuất khẩu mang lại cho đất nước không cao.
Thứ hai, hoạt động kiểm soát giám sát quá trình xuất khẩu còn lỏng lẻo, có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho một số đơn vị khai thác, xuất khẩu các mặt hàng quý hiếm của quốc gia, các hàng hoá nằm trong danh mục cấm xuất khẩu.
Thứ ba, Thông tin về thị trường, về giá cả cũng như mặt hàng xuất khẩu đến với các đơn vị, các doanh nghiệp xuất khẩu còn rất chậm thậm chí bị sai lệch ảnh hưởng tới mục tiêu cũng như chiến lược phát triển khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng, không dám đầu tư, phát triển xuất khẩu. Đây là một thiệt thòi lớn cho các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vì không cập nhập được thông tin, không đánh giá, tìm hiểu kỹ được thị trường thì khả năng dẫn đến thất bại là rất lớn.
Thứ tư, các vấn đề liên quan tới thanh toán, các nghiệp vụ cần thiết cho hoạt động xuất khẩu còn hạn chế, lúng túng dẫn tới kéo dài thời gian; hệ thống luật pháp điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động xuất khẩu chưa được đề cập một cách cụ thể do đó những tranh chấp xảy ra thường khó giải quyết và thường các đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam là bên phải chịu thiệt thòi.
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng, chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng phải được coi là một chính sách quan trọng nhằm phục vụ quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại, đặc biệt hướng mạnh vào sản xuất xuất khẩu hàng hoá là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Sở dĩ như vậy là vì xuất khẩu có vai trò thực sự quan trọng, thể hiện:
1.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất, phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
Công nghiệp hoá theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước mắt chúng ta cần phải nhập khẩu một số lượng lớn máy móc thiết bị hiện đại từ bên ngoài, nhằm trang bị cho nền sản xuất. Nguồn vốn để nhập khẩu thường từ các nguồn chủ yếu là : đi vay, viện trợ, đầu tư từ nước ngoài và xuất khẩu. Nguồn vốn đi vay rồi cũng phải trả, còn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữa thường bị phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu chính là xuất khẩu. Thực tế là, nước nào gia tăng được xuất khẩu thì nhập khẩu cũng tăng theo. Ngược lại, nếu nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, làm cho thâm hụt cán cân thương mại quá lớn sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc dân.
Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư, vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ có được khi các chủ đầu tư và các nhà cho vay thấy được khả năng xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực.
1.2.2. Xuất khẩu đóng góp vào dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Ngày nay, đa số các nước đều lấy nhu cầu thị trường thế giới làm cơ sở để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này thể hiện:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên vật liệu như: bông đay, thuốc phiện. Sự phát triển chế biến thực phẩm xuất khẩu (gạo, dầu thực vật, cà phê...) có thể kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó.
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất ổn định và phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
1.2.3. Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động hướng ra thị trường thế giới, một thị trường mà ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Sự tồn tại và phát triển của hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả, do đó phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật, công nghệ sản xuất chúng, điều này thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải luôn luôn đổi mới, luôn luôn tìm tòi sáng tạo để cải tiến , nâng cao chất lượng. Mặt khác, xuất khẩu trong nền kinh tế cạnh tranh còn đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao tay nghề cho người lao động.
1.2.4. Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết, thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân. Xuất khẩu còn tạo nguồn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
1.2.5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên thị trường quốc tế... Xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế... Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo tiền đề để mở rộng xuất khẩu.
Có thể nói xuất khẩu không chỉ đóng vai trò xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế, mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: vốn, kỹ thuật, lao động, nguồn tiêu thụ thị trường...Đối với nước ta, hướng mạnh về xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại, được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước, qua đó tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với thế giới. Kinh nghiệm cho thấy, bất cứ một nước nào và trong một thời kỳ nào đẩy mạnh xuất khẩu thì nền kinh tế nước đó trong thời gian đó có tốc độ phát triển cao.
1.3. Điều kiện và các hình thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Khái niệm thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
* Khái niệm:
Thanh toán quốc tế là việc chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch vụ mua bán hàng hoá hay cung ứng lao vụ... giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Các quan hệ quốc tế được phân chia thành 2 loại: bao gồm thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch.
Thanh toá phi mậu dịch:
Là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hoá cũng như cung ứng lao vụ, nó không mang tính thương mại. Đó là những chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở nước sở tại, các chi phí về vận chuyển và đi lại của các đoàn khách nhà nước, các tổ chức của từng cá nhân...
Thanh toán mậu dịch:
Khác hoàn toàn với thanh toán phi mậu dịch, thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá và các dịch vụ thương mại, theo giá cả quốc tế. Thông thường trong nghiệp vụ thanh toán mậu dịch phải có chứng từ hàng hóa kèm theo. Các bên mua bán bị ràng buộc với nhau bởi hợp đồng thương mại hoặc bằng một hình thức cam kết khác như thư, điện giao dịch... Mỗi hợp đồng chỉ ra một mối quan hệ nhất định, nội dung hợp đồng phải quy định rõ cách thức thanh toán dịch vụ thương mại phát sinh.
Về cơ bản, thanh toán quốc tế phát sinh dựa trên cơ sở hoạt động ngoại thương. Thanh toán là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, vì vậy nếu công tác thanh toán quốc tế được tổ chức tốt thì giá trị của hàng hoá xuất khẩu mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển. Thanh toán quốc tế trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại. Quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng. Hàng năm một khối lượng lớn hàng hoá được giao lưu trên thị trường thế giới, chính vì vậy thanh toán quốc tế yêu cầu phải có những phương thức thanh toán cho phù hợp.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự tác động mạnh mẽ của thành tựu khoa học kỹ thuật, cùng với xu hướng mới của thời đại, quan hệ quốc tế đã và đang chuyển sang một thời kỳ mới. Sự giao lưu hàng hoá không còn bị giới hạn bởi chế độ chính trị của mỗi quốc gia, thị trường quốc tế mở rộng, vì vậy nội dung thanh toán quốc tế của mỗi nước cũng đổi mới, sử dụng các điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán hiện đại...
Thanh toán quốc tế thực sự là phức tạp, nhất là trong điều kiện hiện nay, tỷ giá tiền tệ luôn biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế, yêu cầu đặt ra cho công tác thanh toán là : đảm bảo an toàn cho các hợp đồng nhập khẩu, các khoản doanh thu hàng xuất khẩu thu về một cách kịp thời, an toàn, chính xác.
Quan hệ mua bán và thanh toán giữa các nước rất phức tạp vì thường xuyên xảy ra bất trắc, rủi ro. Người xuất khẩu lẫn người nhập khẩu rất cần những phương tiện thanh toán và những phương thức thanh toán có khả năng giảm thiểu những rủi ro và bất trắc đó.
* Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá
Các hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hoá dịch vụ và thanh toán không bao giờ tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ với nhau hết sức chặt chẽ trong đó thanh toán luôn là khâu quan trọng, nhất là đối với hoạt động xuất khẩu. Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá được thể hiện qua các măt:
Thứ nhất, nó thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia thanh toán. Trong hoạt động xuất khẩu, các bên tham gia bao gồm người xuất khẩu, người nhập khẩu, các ngân hàng đại diện cho người xuất khẩu và người nhập khẩu trong đó người nhập khẩu có trách nhiệm và nghĩa vụ phải thanh toán một cách đầy đủ và đúng hạn cho người xuất khẩu như trong hợp đồng quy định. Việc thanh toán có được tiến hành hay không phụ thuộc rất lớn vào thiện chí và khả năng của ngươì nhập khẩu. Bên cạnh đó, sự tham gia của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng hết sức quan trọng, ngân hàng đại diện cho bên nhập khẩu, có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, tiến hành các nghiệp vụ thanh toán một cách nhanh chóng tạo điều kiện cho người xuất khẩu thu được tiền.
Thứ hai, thanh toán quốc tế góp phần thúc đẩy hoặc cản trở hoạt động buôn bán. Thực vậy, quá trình thanh toán nếu được tiến hành nhanh chóng, người xuất khẩu sớm nhận được tiền thì sẽ tạo cho người xuất khẩu sớm thu hồi vốn, tăng thời gian quay vòng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh, ngược lại nếu quá trình thanh toán chậm chễ sẽ gây khó khăn trong việc đầu tư, sản xuất.
Thứ ba, đối với hoạt động xuất khẩu, thanh toán quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các bên tham gia. Các chủ thể của hoạt động xuất khẩu luôn hướng tới lợi ích của mình đó là: người xuất khẩu mong muốn thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng hạn còn yêu cầu cần đáp ứng của người nhập khẩu là nhận hàng kịp thời, đúng số lượng và chất lượng. Hoạt động thanh toán chính là để làm sao nhằm điều hoà lợi ích các bên một cách tốt nhất.
Thứ tư, thanh toán quốc tế là nghĩa vụ quan trọng và phức tạp của quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Do đó rủi ro thường xuyên xảy ra trong khâu thanh toán. Lo ngại lớn nhất của người xuất khẩu là giao hàng rồi nhưng không thu được tiền đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm quy định. Rủi ro trong thanh toán chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố: sự yếu kém về nghiệp vụ và ý thức thực hiện hợp đồng của phía đối tác.Các phương thức thanh toán nếu được vận dụng một cách hợp lý đối với đặc điểm của từng loại hình xuất khẩu cũng như từng loại khách hàng chắc chắn sẽ tránh được và giảm thiểu những rủi ro không đáng có, hoạt động thanh toán sẽ được thông suốt.
Nói chung, đối với hoạt động xuất khẩu, quá trình thanh toán đảm bảo cho việc trao đổi hàng hóa dịch vụ được tiến hành thông suốt từ đó thu hồi vốn nhanh để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng của nền sản xuất xã hội.
1.3.2. Các phương tiện thanh toán quốc tế:
Phương tiện thanh toán là công cụ mà người ta thực hiện trả tiền cho nhau trong quan hệ buôn bán với nhau. Tiền mặt là phương tiện thanh toán nhưng trong thanh toán quốc tế nó giữ vai trò thứ yếu. Phương tiện thanh toán chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế là hối phiếu (Bill of exchange, Drafts), séc (cheque), thẻ tín dụng...Mỗi công cụ thanh toán đều có công dụng riêng của nó, thích hợp cho từng đối tượng và loại hình giao dịch thanh toán của các chủ thể kinh tế.
* Hối phiếu:
Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
- Người ký phát hối phiếu là người xuất khẩu, người cung ứng các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá.
- Người trả tiền hối phiếu là người nhập khẩu, người sử dụng các cung ứng dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá. Khi dùng hối phiếu làm phương thức đòi tiền của phương thức tín dụng chứng từ, người trả tiền hối phiếu lại là ngân hàng mở thư tín dụng hay ngân hàng xác nhận. Ngân hàng chỉ có trách nhiệm trả tiền hối phiếu khi hối phiếu được xuất trình, cùng với bộ thanh toán phù hợp với L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Nội dung của hối phiếu bao gồm : tiêu đề hối phiếu, địa điểm ký phát hối phiếu, thời gian ký phát, lệnh trả tiền vô điều kiện, số tiền thanh toán, thời hạn trả tiền hối phiếu, địa điểm trả tiền hối phiếu, người hưởng lợi, người trả tiền hối phiếu, người ký phát hối phiếu...
- Hối phiếu có nhiều loại, căn cứ vào các tiêu thức mà có thể chia ra: hối phiếu trả tiền ngay, hối phiếu trả tiền sau, hối phiếu có kì hạn, hối phiếu trơn, hối phiếu kèm chứng từ, hối phiếu đích danh, hối phiếu theo lệnh, hối phiếu thương mại, hối phiếu ngân hàng...
* Séc:
Nếu như hối phiếu hình thành trên cơ sở của lưu thông hàng hoá thì séc hình thành trên cơ sở lưu thông tín dụng ngân hàng.
Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở ở ngân hàng để trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên séc.
- Nội dung của séc bao gồm: tiêu đề, mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, số tiền, ngày tháng và địa điểm lập séc, tên và địa chỉ của người trả tiền, người hưởng lợi, tài khoản trích tiền, chữ ký của người phát séc.
- Séc cũng được chia ra làm nhiều loại: séc vô danh, séc đích danh, séc theo lệnh, séc gạch chéo, séc chuyển khoản, séc xác nhận, séc du lịch
Ngoài hối phiếu và séc là những phương tiện thanh toán thông dụng, còn có các phương tiện khác như: kỳ phiếu, thẻ tín dụng...
1.3.3. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế
Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, nảy sinh các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong vấn đề thanh toán, buộc các bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện. Những vấn đề này được qui kết lại thành những điều kiện gọi là điều kiện thanh toán quốc tế.
Các điều kiện đó là:
* Điều kiện về tiền tệ: Trong hợp đồng thương mại quốc tế, bao giờ cũng phải sử dụng đồng tiền của một nước nào đó để làm đồng tiền tính toán và/hoặc đồng tiền thanh toán. Do đó phải quy định về điều kiện tiền tệ. Tiền tệ được sử dụng có thể là tiền tệ quốc tế, tiền tệ thế giới hay tiền tệ quốc gia, hoặc cũng có thể là tiền mặt hay tiền tín dụng...tuỳ vào từng trường hợp và thoả thuận của các bên mua bán.
* Điều kiện địa điểm thanh toán:
Trong hoạt động thương mại quốc tế, địa điểm thanh toán có thể ở nước nhập khẩu, hoặc ở nước xuất khẩu, hoặc ở nước thứ ba. Nhưng trong thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là do sự so sánh lực lượng ở hai bên quyết định, đồng thời cũng còn thấy rằng dùng đồng tiền thanh toán của nước nào thì địa điểm thanh toán thường là nước ấy.
* Điều kiện thời gian thanh toán:
Điều kiện thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ tới việc luân chuyển vốn, lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về tiền tệ, do đó nó là vấn đề quan trọng, thường xảy ra tranh chấp giữa các bên trong đàm phán ký kết hợp đồng. Trong thương mại quốc tế có ba cách quy định về thời gian thanh toán, đó là: trả tiền trước, trả tiền ngay và trả tiền sau.
* Điều kiện về phương thức thanh toán:
Phương thức thanh toán là cách thức người bán thực hiện để thu tiền về và người mua thực hiện để trả tiền. Trong thương mại quốc tế, người ta thường sử dụng các phương thức: phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức uỷ thác mua, phương thức thư đảm bảo trả tiền.
Đây là nội dung chính của luận văn và sẽ được tìm hiểu sâu trong phần tiếp theo.
1.3.4.Các phương thức thanh toán quốc tế:
Như ta đã biết, phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch, mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu điểm và nhược điểm, thể hiện thành mâu thuẫn quyền lợi giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Vì vậy, việc chọn phương thức thanh toán thích hợp phải được hai bên bàn bạc thống nhất, ghi vào hợp đồng mua bán ngoại thương. Mỗi phương thức là một phương pháp bảo đảm thanh toán; việc chuyển giao “tiền thật sự” hay “chi trả” giữa người mua và người bán được thực hiện bởi các phương thức đó.
* Phương thức chuyển tiền (remittance)
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ...) uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho một người khác (người bán, người xuất khẩu, chủ nợ...) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định.
Cũng giống như hình thức thanh toán séc, thanh toán chuyển khoản là thanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền và người nhận tiền. Ngân hàng khi thực hiện việc chuyển tiền và trả tiền, chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo uỷ nhiệm để được hưởng hoa hồng, và không bị ràng buộc gì cả đối với người mua lẫn người bán.
Việc chuyển tiền xem như hoàn tất khi thanh toán hết số tiền cho người thụ hưởng; trước thời điểm này, số tiền trong tài khoản vẫn thuộc quyền sở hữu của người chuyển tiền và người này có quyền huỷ bỏ lệnh chuyển tiền mà người thụ hưởng không khiếu nại gì với ngân hàng. Như vậy, việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, quyền lợi của người xuất khẩu không đảm bảo.
Trong quan hệ mua bán, thanh toán quốc tế, phương thức chuyển tiền chỉ được chọn làm phương tiện thanh toán đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ có quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, vì khâu thanh toán này dễ làm nảy sinh việc chiếm dụng vốn của người bán, nếu bên mua cố tình dây dưa, kéo dài việc ra lệnh thanh toán, trong khi phương thức chuyển tiền, đặc biệt là chuyển tiền điện, là phương thức thanh toán nhanh nhất hiện nay.
Có hai hình thức chuyển tiền: chuyển tiền băng thư (mail transfer, M/T) và chuyển tiền bằng điện báo (telegraphic transfer, T/T). Hình thức chuyển tiền có lợi cho người xuất khẩu vì nhận tiền nhanh, không có lợi cho người nhập khẩu vì chi phí cao.
* Phương thức ghi sổ (open account):
Phương thức thanh toán này được thực hiện bằng cách người xuất khẩu mở một tài khoản, trên đó ghi các khoản tiền mà người nhập khẩu nợ về tiền mua hàng hoá hay những khoản chi phí khác có liên quan đến việc mua hàng. Người nhập khẩu định kỳ (hàng tháng, quí hay nửa năm một lần) thanh toán khoản nợ của mình trên tài khoản cho người xuất khẩu.
Đặc điểm:
Đây là một phương thức thanh toán chỉ có hai bên tham gia thanh toán là người mua và người bán, ngân hàng không tham gia với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán.
Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người mua mở tài khoản để ghi chép, thì tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên.
Phương thức này chỉ áp dụng trong trường hợp hai bên mua bán thực sự tin cậy lẫn nhau hay trong các giao dịch nhỏ thường xuyên, phổ biến sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng thường xuyên trong một thời kỳ nhất định, hoặc dùng cho thanh toán tiền hàng, hàng gửi bán ở các nước, hay để trả tiền lệ phí dịch vụ sân bay, bến bãi, kho cảng...
Phương thức này thực chất là một hình thức tín dụng thương nghiệp.
Phương thức ghi sổ thường được áp dụng trong buôn bán nội địa, rất ít dùng trong buôn bán quốc tế bởi không đảm bảo đầy đủ cho người xuất khẩu kịp thời thu tiền hàng.
* Phương thức nhờ thu (collection of payment)
Phương thức thanh toán nhờ thu hay còn gọi là uỷ thác thu được thực hiện theo “quy tắc thống nhất về thu chứng từ thương mại” do phòng thương mại quốc tế ban hành năm 1967 và có điều chỉnh lại năm 1978. Đây là phương thức thanh toán mà qua đó tổ chức xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ gửi hàng, giao chứng từ hàng hoá uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra ở người nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người nhập khẩu. Người nhập khẩu khi nhận được giấy báo nhờ thu của ngân hàng, phải tiến hành ngay việc chi trả tiền để nhận lại chứng từ hàng hoá và đi lãnh hàng.
Trong mối quan hệ này, ngân hàng ở cả hai bên nước nhà nhập khẩu lẫn nhà xuất khẩu, chỉ tham gia với tư cách là người trung gian đi thu tiền hộ, có nhận giữ các chứng từ có liên quan đến hàng hoá đã gửi đi, nhưng không bị ràng buộc trách nhiệm, phải kiểm tra các chứng từ gửi nhờ thu, cũng như việc giấy nhờ thu có được nhà nhập khẩu chấp nhận và thanh toán hay không. Phương thức thanh toán này hoàn toàn dựa vào sự tín nhiệm lẫn nhau giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, nó có bảo đảm hơn hai hình thức séc và chuyển tiền ở chỗ, nhà xuất khẩu yêu cầu ngân hàng bên mua không giao chứng từ đi lãnh hàng cho nhà nhập khẩu, khi người này chưa thanh toán tiền. Tuy nhiên, tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên xuất khẩu lớn. Trường hợp nhà nhập khẩu không chịu thanh toán, từ chối nhận hàng vì lý do giá mua sản phẩm đó đang xuống thấp mà người bán không chấp nhận giảm giá, và nhất là vì lô hàng nhập về không còn phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, người bán chỉ còn cách nhờ ngân hàng bên mua lấy hàng cất vào kho, mua bảo hiểm và tìm nguồn tiêu thụ hết số hàng này. Trường hợp ngân hàng không nhận làm công việc này, nhà xuất khẩu sẽ phải xử lý ra sao khi hàng hoá đã cách xa mình hàng vạn kilomét?
* Phương thức tín dụng chứng từ
Một trong những phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến hiện nay đó là phương thức tín dụng chứng từ.
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận._., trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Thư tín dụng (letter of credit - L/C) là một phương tiện rất quan trọng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Không mở được thư tín dụng thì phương thức này không được xác lập và người bán không thể giao hàng cho người mua. Thư tín dụng còn là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người bán trong một thời hạn nhất đinh được quy định trong thư tín dụng.
Các nội dung của một thư tín dụng bao gồm:
- Số hiệu của thư tín dụng
- Địa điểm và ngày mở thư tín dụng
- Loại thư tín dụng: đây là nội dung quan trọng có tác dụng điều khiển tính chất, nghiệp vụ, quyền lợi của các bên tham gia. Có nhiều loại thư tín dụng: thư tín dụng có thể huỷ bỏ (revocable L/C), thư tín dụng không thể huỷ bỏ (irrevocable L/C), thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (confirmed irrevocable L/C), thư tín dụng không thể huỷ bỏ không được truy đòi (irrvocable without recourse L/C), thư tín dụng chuyển nhượng (irrvocable transferable L/C), thư tín dụng tuần hoàn (irrvocable revolving L/C), thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C), thư tín dụng đối ứng (reciprocal L/C), thư tín dụng dự phòng (stand-by L/C), thư tín dụng thanh toán dần dần (deferred L/C).
- Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ: các thương nhân, các ngân hàng...
- Số tiền của thư tín dụng
- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng
- Các nội dung về hàng hoá như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, qui cách phẩm chất, bao bì, kí mã hiệu...
- Các nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa như điều kiện cơ sở giao hàng, nơi gửi, nơi giao nhận hàng, cách vận chuyễn và cách giao hàng...
- Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình như : hoá đơn thương mại (commercial invoice), chứng từ vận tải (bill of transport), các chứng từ bảo hiểm, giấy chứng nhận phẩm chất hàng hoá, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá...
- Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng.
- Chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng
- Các điều kiện khác.
* Phương thức thư uỷ thác mua (Authority to purchase - A/P)
Thư uỷ thác mua là ngân hàng nước người mua theo yêu cầu của người mua viết thư cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài yêu cầu ngân hàng này thay mặt để mua hối phiếu của người bán ký phát cho người mua, ngân hàng đại lý căn cứ điều khoản của thư uỷ thác mua mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ.
* Phương thức thư bảo đảm trả tiền ngay (letter of guarantee - L/G)
Dùng phương thức này tức là ngân hàng bên người mua theo yêu cầu của người mua viết cho người bán một cái thư gọi là “thư bảo đảm trả tiền” bảo đảm sau khi hàng của bên bán đã gửi đến địa điểm của bên mua qui định sẽ trả tiền hàng.
Phương thức thư bảo đảm trả tiền khác với phương thức tín dụng chứng từ và phương thức uỷ thác mua ở chỗ phương thức này căn cứ vào hàng hoá để trả tiền còn hai phương thức kia căn cứ vào chứng từ để trả tiền.
Thanh toán theo phương thức L/G có ba loại: Hàng đến trả tiền, kiểm nghiệm xong trả tiền và hàng đến trả tiền một phần, phần còn lại trả nốt sau khi có kết quả giám định.
1.4. Qui trình thanh toán quốc tế hàng xuất khẩu:
Trong hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng, việc thanh toán là một khâu quyết định, đứng về phía là một doanh nghiệp xuất khẩu việc thanh toán càng nhanh thì càng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi và quay vòng vốn, tiếp tục đầu tư sản xuất. Hiện nay, có ba phương thức thanh toán chủ yếu thường được sử dụng trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá, đó là: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ trong đó thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất về kim ngạch so với các phương thức khác.
Qui trình nghiệp vụ thanh toán của các phương thức chủ yếu được lần lượt xem xét như sau:
1.4.1. Phương thức chuyển tiền:
Trong phương thức thanh toán này , có các bên liên quan:
- Người phát hành lệnh chuyển tiền (người mua, nhập khẩu...)
- Ngân hàng nhận thực hiện việc chuyển tiền (ngân hàng nơi đơn vị chuyển tiền mở tài khoản gửi ngoại tệ)
- Ngân hàng trả chuyển tiền (ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền)
- Người nhận chuyển tiền (người bán, tổ chức xuất khẩu...)
Sơ đồ quy trình thanh toán gồm 5 bước sau:
Sơ đồ 1: quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền
Ngân hàng chuyển tiền
Ngân hàng đại lý
Người hưởng lợi (XK)
Người chuyển tiền (NK)
(4)
(3) (2) (5)
(1)
Bước 1: Sau khi thoả thuận đi đến kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tổ chức xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức nhập khẩu, đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ (vận đơn, hoá đơn, chứng từ về hàng hoá... ) cho tổ chức nhập khẩu.
Bước 2: Tổ chức nhập khẩu sau khi kiểm tra bộ chứng từ, hoá đơn, viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình, trong đó phải ghi rõ ràng, đầy đủ những nội dung theo quy định.
Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ, giấy báo đã thanh toán cho đơn vị nhập khẩu.
Bước 4: ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người nhận tiền.
Bước 5: Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người được hưởng (trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngân hàng khác) và gửi giấy báo Có cho đơn vị.
1.4.2. Phương thức thanh toán nhờ thu:
Trong phương thức thanh toán nhờ thu, có các bên liên quan như sau:
- Tổ chức xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ, người ký phát hối phiếu tức là người ra lệnh.
- Ngân hàng nhờ thu là ngân hàng nhận sự uỷ thác thu tiền, ngân hàng bên xuất khẩu.
- Ngân hàng nhận nhiệm vụ thu tiền: thông thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng bên xuất khẩu tại nước nhập khẩu.
- Tổ chức nhập khẩu là người quyết định thanh toán, là người mà hối phiếu, chứng từ sẽ gửi đến cho họ.
Căn cứ vào nội dung chứng từ thanh toán gửi đến ngân hàng nhờ thu, người ta chia phương thức thanh toán này thành hai loại:
+ Nhờ thu phiếu trơn (clean collection)
Đây là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu sau khi gửi hàng cho tổ chức nhập khẩu, uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua căn cứ vào hối phiếu (bill of exchange) do mình lập ra còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua không thông qua ngân hàng.
Sơ đồ 2: phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn
Ngân hàng uỷ thác
Ngân hàng đại lý
Người nhập khẩu
Người xuất khẩu
(6)
(3)
(7) (2) (4) (5)
(1)
Bước 1: người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu.
Bước 2: Người xuất khẩu gửi hối phiếu cho ngân hàng của mình nhờ thu tiền
Bước 3: Ngân hàng uỷ thác gửi giấy uỷ nhiệm kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý để nhờ thu tiền
Bước 4: Ngân hàng đại lý đòi tiền của người nhập khẩu.
Bước 5: Người nhập khẩu kiểm tra xem hối phiếu có hợp lệ không, nếu có và hối phiếu là hối phiếu trả ngay thì người nhập khẩu trả tiền ngay, nếu hối phiếu có kỳ hạn thì ký chấp nhận hối phiếu hoặc nếu không hợp lệ thì trả lại hối phiếu
Bước 6: Ngân hàng đại lý có thể nhận tiền (nếu hối phiếu trả ngay), nhận hối phiếu có kí chấp nhận (nếu hối phiếu là có kỳ hạn), nhận hối phiếu (nếu hối phiếu không hợp lệ)
Bước 7: Ngân hàng uỷ thác sẽ thanh toán tiền hoặc trả lại hối phiếu không hợp lệ cho người xuất khẩu.
+ Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)
Đây là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu sau khi hoàn thành phương thức giao hàng thì lập một bộ chứng từ thanh toán nhờ thu và nhờ ngân hàng thu hộ tiền của tờ hối phiếu với điều kiện người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao cho bộ chứng từ để đi nhận hàng.
Sơ đồ 3: phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
Ngân hàng uỷ thác
Ngân hàng đại lý
Người nhập khẩu
Người xuất khẩu
(6)
(3)
(7) (2) (4) (5)
(1)
Bước 1: Người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu
Bước 2: Người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá và ký phát hối phiếu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu.
Bước 3: Ngân hàng uỷ thác gửi thư uỷ nhiệm kèm theo hối phiếu và toàn bộ bộ chứng từ cho ngân hàng đại lý nhờ thu hộ tiền của người nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra, giữ lại bộ chứng từ và gửi hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu thanh toán kèm theo bản sao hoá đơn.
Bước 5: Người nhập khẩu tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền tuỳ thuộc vào hai trường hợp:
- Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documentary against payment - D/P): người nhập khẩu phải trả tiền thì mới được ngân hàng trao cho bộ chứng từ để đi nhận hàng và ngược lại nếu không có thì không nhận được hàng.
- Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documentary against acceptance - D/A): Người nhập khẩu phải ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu mới được ngân hàng trao cho bộ chứng từ để đi nhận hàng và ngược lại.
Bước 6: Ngân hàng đại lý chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã ký chấp nhận hoặc hối phiếu bị từ chối cho ngân hàng uỷ thác.
Bước 7: Ngân hàng uỷ thác chuyển trả tiền hoặc sau khi ghi có vào tài khoản của người xuất khẩu, báo cho người xuất khẩu biết hoặc chuyển trả hối phiếu đã được ký chấp nhận hoặc hối phiếu bị từ chối + chứng từ cho người xuất khẩu.
1.4.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Quá trình thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ kéo theo các bên sau đây vào cuộc khi nó được thực hiện:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng (applicant for the credit): còn được gọi là người mua, người nhập khẩu, người mở thư tín dụng (opener), người phải trích tài khoản để thanh toán (accountee), người uỷ thác (principal).
- Ngân hàng phát hành (issuing bank) còn được gọi là ngân hàng mở thư tín dụng (opening bank) phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu.
- Ngân hàng thông báo (Advising bank): có thể là một ngân hàng đại lý (correspondent bank) hoặc là chi nhánh của ngân hàng mở thư tín dụng đặt tại nước người xuất khẩu. Theo thủ tục thông thường, ngân hàng phát hành yêu cầu ngân hàng thông báo, báo tin cho người xuất khẩu về việc đã mở thư tín dụng. Trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, có thể yêu cầu ngân hàng thông báo xác nhận vào thư tín dụng đã mở và thanh toán hộ tiền hàng cho ngân hàng phát hành khi xuất trình giấy tờ, ngân hàng thông báo trở thành ngân hàng xác nhận (confirming bank) vừa là ngân hàng thanh toán (paying bank).
- Người thụ hưởng (beneficiary bank): phần lớn trên các thư tín dụng chứng từ có chỉ định rõ tên một ngân hàng thanh toán để chi trả tiền cho người bán hoặc một ngân hàng chấp nhận trả tiền các hối phiếu (accepting bank) hoặc cho phép chiết khấu hối phiếu trả chậm để lấy tiền ở bất cứ một ngân hàng nào.
Sơ đồ 4: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Người xuất khẩu
Người nhập khẩu
Ngân hàng mở L/C
Ngân hàng thông báo L/C
(6)
(5)
(2)
(8) (7) (1) (3) (5) (6)
(4)
Bước 1: Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở một bức thư tín dụng để cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu.
Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở L/C sẽ lập ra một bức thư tín dụng và qua ngân hàng đại lý của mình sẽ thông báo và chuyển L/C đến cho nhà xuất khẩu.
Bước 3: Nhận được thông báo, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu biết toàn bộ nội dung của thông báo về việc mở L/C và khi nhận được L/C thì chuyển đến cho người xuất khẩu.
Bước 4: Người xuất khẩu tiến hành giao hàng nếu chấp nhận thư tín dụng, ngược lại nếu không chấp nhận thì không giao hàng và yêu cầu bổ sung, sửa đổi L/C.
Bước 5: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập một chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C và qua ngân hàng thông báo xuất trình cho ngân hàng mở L/C yêu cầu thanh toán.
Bước 6: Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không phù hợp thì từ chối trả tiền và gửi lại bộ chứng từ.
Bước 7: Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
Bước 8: Người nhập khẩu tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì trả tiền cho ngân hàng, nếu không phù hợp thì từ chối trả tiền và trả lại bộ chứng từ.
Như vậy ta thấy, đối với người xuất khẩu, các bước thực hiện chính đó là bước 4 và bước 5.
1.4. Những rủi ro thường gặp đối với nhà xuất khẩu khi thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế
Nguồn gốc rủi ro
Nội dung rủi ro
Biện pháp hạn chế rủi ro
1. Phương thức chuyển tiền
Rủi ro do việc giao hàng và thanh toán tách rời nhau
Quyền lợi của người xuất khẩu không được bảo đảm, việc thanh toán phụ thuộc vào khả năng, thiện chí của người nhập khẩu.
Chỉ dùng đối với những nhà kinh doanh XNK, cung ứng dịch vụ có quan hệ thân tín, tin cậy lẫn nhau.
2. Phương thức nhờ thu
* Nhờ thu phiếu trơn:
- Việc giao hàng và thanh toán tách rời nhau.
- Ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian, không có trách nhiệm khi số tiền ghi trên hối phiếu có được thanh toán hay không.
Không đảm bảo việc nhận tiền của người bán
- Xác định rõ điều kiện uỷ thác thu.
- Quy định rõ trong hợp đồng trách nhiệm của các bên, các phương án giải quyết:
+ Trường hợp hàng hoá đến trước chứng từ thì giải quyết như thế nào?
+ Trường hợp nhà nhập khẩu từ chối không trả tiền hoặc không nhận hàng thì giải quyết như thế nào:
Tiến hành giảm giá để khuyến khích người nhập khẩu nhận hàng (thường do giá cả thị trường xuống hay do lỗi của người xuất khẩu)
Tiến hành bán đấu giá trên thị trường (đối với những hàng hoá cồng kềnh, giá trị không lớn)
Tiến hành nhờ ngân hàng bán hộ hoặc chuyển về nước xuất khẩu
* Nhờ thu kèm chứng từ
- Ngân hàng vẫn chỉ là trung gian, không bị ràng buộc trách nhiệm phải kiểm tra các chứng từ gửi nhờ thu cũng như việc giấy nhờ thu có được nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán hay không.
- Tốc độ thanh toán chậm
- Không định đoạt được việc phải trả tiền của người mua
- Người mua có thể từ chối nhận hàng.
- Việc thu hồi và luân chuyển vốn chậm.
3. Phương thức tín dụng chứng từ
- Ngân hàng phát hành L/C không có uy tín thanh toán, không giữ đúng cam kết thanh toán
- Rủi ro khi không thực hiện đúng những điều kiện mà L/C quy định:
+ Thời gian giao hàng chậm
+ Chuyên chở hàng không đúng quy định
+ Cơ cấu mặt hàng không phù hợp.
+ Bộ chứng từ không đúng quy định.
Người xuất khẩu không nhận được tiền thanh toán
- Lựa chọn ngân hàng có uy tín ngay từ khâu kí kết hợp đồng hoặc ngân hàng có bảo lãnh.
- Phải nghiên cứu thời gian có phù hợp với thực tế không: thời gian thu mua và chuẩn bị hàng hóa, thời gian đưa hàng lên tàu..., nếu không thoả mãn thì phải tu chỉnh ngay.
- Điều tra, tìm hiểu về tuyến đường vận tải; lựa chọn việc thuê tàu.
- Trường hợp giao hàng từng phần, cần đọc kỹ L/C: giao hàng mấy lần, thời gian của từng lần giao hàng, khối lượng của từng lần giao hàng...
- Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ.
- Lựa chọn đối tác nhập khẩu thiện chí.
- Đọc, nghiên cứu kỹ qui định của L/C đối với bộ chứng từ, những rủi ro, sai sót và cách khắc phục.
Chương 2: Thực trạng các phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu tại công ty XNK tổng hợp I - Bộ Thương Mại
2.1. Khái quát về công ty XNK Tổng hợp I
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Đầu những năm 80, khi Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu trong đó có quyền xuất nhập khẩu cho các ngành địa phương; quyền được sử dụng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu các mặt hàng vượt quá chỉ tiêu hoặc ngoài chỉ tiêu phải giao nộp thì công tác xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng. Kết quả thu được bên cạnh những mặt tích cực thể hiện trong những nhịp độ tăng kim ngạch thì lại nảy sinh những hiện tượng tranh mua tranh bán ở thị trường trong nước và ngoài nước, cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới phá giá thị trường...Vấn đề đặt ra là làm thế nào vừa khuyến khích xuất nhập khẩu địa phương vừa phải tôn trọng các quy luật kinh tế, vừa phải giữ đúng đường lối xây dựng CNXH, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế quốc dân. Công ty xuất nhập khẩu I ra đời trong hoàn cảnh đó, nhận nhiệm vụ trước Bộ Thương Mại, góp phần đưa công tác xuất nhập khẩu đi đúng hướng.
Theo quyết định số 1365/TCCB của bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại), Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I được chính thức thành lập ngày 15/12/1981. Nhưng đến tháng 3 năm 1982, Công ty mới trực tiếp đi vào hoạt động. Công ty xuất nhập khẩu I là một tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National General Export-Import Corporation (GENERALEXIM).
Trụ sở: 46 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại giao dịch: (84-4)8264009 - Fax: (84-4)8259894
Email: Generalexim@bdvn.vnmail.vdn.net
Các chi nhánh:
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 26B Đường Lê Quốc Hưng, Quận 4.
Tel : (84-8)9400211
Fax: (84-8)940214
Tại Đà Nẵng: 191 Đường Hoàng Diệu
Tel : (84-511)822709
Fax: (84-511)824077
Tại Hải Phòng: 57 Đường Điện Biên Phủ
Tel : (84-31)745835
Fax: (84-31)745927
* Chức năng và phạm vi kinh doanh:
Chức năng của công ty là thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp, nhận xuất nhập khẩu uỷ thác hoặc xuất nhập khẩu tự doanh nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, làm tốt công tác xuất nhập khẩu , góp phần đáp ứng nhu cầu cao về số lượng và chất lượng các mặt hàng do công ty đầu tư sản xuất và kinh doanh sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường, nhất là trên thị trường quốc tế, từ đó tăng doanh thu ngoại tệ cho Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Phạm vi kinh doanh của công ty bao gồm:
+ Trực tiếp xuất khẩu (nhận uỷ thác xuất khẩu) nông lâm hải sản, thủ công mỹ nghệ, các hàng gia công, chế biến tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đời sống cũng như theo yêu cầu của các địa phương, các ngành, các thành phần kinh tế theo quy định hoặc quy chế hiện hành của Nhà nước.
+ Sản xuất và gia công chế biến hàng hoá để xuất khẩu và làm các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu .
+ Cung ứng vật tư hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng sản xuất trong nước phục vụ cho các địa phương, các ngành, các xí nghiệp...
* Quá trình hoạt động và phát triển của công ty:
Giai đoạn 1: Từ ngày thành lập 15/12/1981 cho tới năm 1984
Đây là giai đoạn công ty có biên chế là 50 cán bộ công nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn còn yếu , chưa năng động ; cơ sở vật chất vốn liếng ban đầu chỉ có 139.000 đồng, Nhà nước không cấp vốn vì kinh doanh uỷ thác thì không cần nhiều vốn; hơn nữa giai đoạn này, cơ chế quan liêu bao cấp đang thống trị, đường lối đổi mới đang là tư duy chưa thể hiện bằng văn bản cụ thể, nhất là đổi mới quản lý kinh tế.
Giai đoạn này công ty đang mò mẫm trong bước đi làm sao để cho đúng hướng. Công ty nhận thức vấn đề cốt lõi là ổn định tổ chức, tự bồi dưỡng, tự đào tạo, bên cạnh đó, gửi cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước khi có đủ tiêu chuẩn, chỉnh lại những tư tưởng ỷ lại theo lối mòn kinh doanh bao cấp, đặt ra những yêu cầu cao hơn, chuyên môn cao hơn theo nghiệp vụ, theo mặt hàng xuất nhập khẩu. Mặt khác, công ty cũng kiến nghị chủ động bố trí để lãnh đạo hai cơ quan liên Bộ (Ngân hàng và Ngoại thương) họp để ra được một văn bản nêu được những nguyên tắc riêng của công ty trong các phương thức kinh doanh, mở các tài khoản, vấn đề sử dụng vốn ngoại tệ, lập các quỹ hàng hoá... làm cơ sở thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của công ty sau này. Đồng thời xây dựng cho mình một số vốn khả dĩ bảo đảm hoạt động phát triển hơn từ việc vay vốn nước ngoài và xây dựng một quỹ hàng hoá phong phú và đa dạng vì hàng là tiền, là vốn, có vậy mới đủ sức lực cho công ty phát triển.
Giai đoạn 2: 1984 - 1989
Giai đoạn này công ty có một đội ngũ cán bộ được trang bị ít nhiều kiến thức thực tế và một tổ chức tương đối hợp lý. Công ty tập trung xây dựng một số vấn đề được xem là trọng điểm, công ty quan hệ với 17 tỉnh thành và hơn 40 quận huyện, công ty cũng đã xây dựng được mạng lưới thương nhân nước ngoài tin cậy, đầu tư phát triển sản xuất lâu dài được công ty quan tâm.
Thời kỳ này công ty gặp khó khăn vì vốn Nhà nước nợ đọng vốn của công ty từ năm 1986-1990, đó là tiền công ty ứng trước để nhập nguyên liệu cho sản xuất 2,5 triệu USD, tiền hàng mà công ty giao lạc, cà phê cho Liên Xô và Đông Âu giá 4,5 triệu rúp chênh lệch do điều chỉnh giá gần 1 triệu đồng không được giải quyết.
Trong năm năm giai đoạn này công ty đã được Bộ kinh tế đối ngoại cũng như Bộ nội vụ tặng 5 bằng khen và 2 lá cờ đơn vị thi đua xuất sắc.
Giai đoạn 3: Từ 1989 đến nay
Công ty từ ngày thành lập trong tay vốn lưu động chỉ có 139.000 đồng đến nay đã có trên 50 tỷ đồng do tự làm không phải do Nhà nước cấp. Hàng năm công ty nộp cho Nhà nước cả thuế xuất nhập khẩu lên tới hàng chục tỷ đồng, công ty luôn bảo đảm đời sống cho công nhân viên, tiền lương luôn được tăng lên.
Công ty có quan hệ giao dịch với khoảng 30 thị trường, các thị trường lớn như: Nam Triều Tiên, Đài Loan, Nhật, Hồng Kông, Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Hungary...
Về thương nhân: Hiện có quan hệ giao dịch với 100 thương nhân và tổ chức nước ngoài, 60 đối tác nội địa, với tổng số khoảng 200 hợp đồng.
Về phương thức kinh doanh: Ngoài các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thông qua L/C hoặc TTR, công ty còn mở ra 2 hình thức mới là hàng đổi hàng và tạm nhập tái xuất.
Về đối nội: Công ty ký các hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu uỷ thác, đặt sản xuất gia công với phương thức thanh toán giao hàng hết sức linh hoạt nhưng đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro trong đó tỷ trọng hàng tự doanh chiếm khá cao với xuất khẩu là 50% tự doanh, 50% uỷ thác; với nhập khẩu là 70% tự doanh, 30% uỷ thác. Công ty còn thử nghiệm loại hình kinh doanh mới là thuê mua.
2.1.2. Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
* Nhiệm vụ và quyền hạn chung của công ty:
- Nhiệm vụ:
Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ, kể cả xuất nhập khẩu tự doanh cũng như uỷ thác và các kế hoạch có liên quan.
Tự tạo nguồn vốn, quản lý khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả, nộp ngân sách Nhà nước.
Tuân thủ các chính sách, các chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch quốc tế do Nhà nước ban hành.
Nâng cao chất lượng mặt hàng sản xuất, gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.
Làm tốt các công tác xã hội.
- Quyền hạn:
Đề xuất ý kiến với Bộ Thương Mại về việc xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch có liên quan đến hoạt động của công ty.
Được ký kết các hợp đồng trong và ngoài nước.
Được vay vốn tiền và ngoại tệ.
Được mở rộng kinh doanh các sản phẩm theo quy định của Nhà nước.
Dự các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm của công ty trong và ngoài nước.
Tự hạch toán kinh doanh độc lập.
Đặt đại diện và chi nhánh ở nước ngoài.
Tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, kỷ luật cán bộ công nhân viên.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Xuất phát từ nhiệm vụ và quyền hạn như vậy, trải qua các giai đoạn khác nhau, với các loại hình kết cấu bộ máy quản lý tương ứng, hiện nay tổ chức bộ máy quản lý của công ty được phân định như sau:
Sơ đồ 5: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Phó giám đốc
Tài chính
Giám đốc
Phó giám đốc
Hành chính
Phó giám đốc
Kinh doanh
Phòng hành chính
Phòng kho vận
Các phòng nghiệp vụ
Các liên doanh
Các hệ thống cửa hàng
Hệ thống cơ sở sản xuất
Phòng tổ chức
Phòng tổng hợp
Phòng kế toán tài chính
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trực thuộc công ty
Ban Giám đốc: lãnh đạo tình hình chung của công ty, ra quyết định
duyệt các hợp đồng lớn, quản lý mọi mặt...
Phòng tổ chức:
+ Giúp ban giám đốc của công ty quản lý toàn bộ nhân lực của công ty.
+ Tham mưu cho giám đốc về sắp xếp nhân lực.
+ Quy hoạch cán bộ dài hạn và ngắn hạn.
+ Đưa các chính sách chế độ về lao động, tiền lương.
Phòng tổng hợp:
+Xây dựng kế hoạch kinh doanh từng tháng, quý, năm trình giám đốc.
+ Nắm toàn bộ tình hình của công ty về kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Làm công tác thị trường: nghiên cứu thị trường, marketing, giao dịch đàm phán, lựa chọn khách hàng...
+ Thông tin quảng cáo và tuyên truyền.
Phòng hành chính:
+ Phục vụ nhu cầu văn phòng phẩm của công ty, tiếp khách của công ty.
+ Quản lý toàn bộ tài sản của công ty.
+ Sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ, thường xuyên.
Phòng kế toán:
+ Hạch toán kế toán đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch (tháng, quý, năm).
+ Lập bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính cuối năm trình giám đốc.
+ Giao kế hoạch tài chính cho các phòng ban.
+ Quyết toán năm so với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan về tổ chức hoạt động, thu chi tài chính các khoản lớn nhỏ trong công ty.
Phòng kho vận:
+ Quản lý toàn bộ hàng hoá kinh doanh của công ty.
+ Được phép kinh doanh vận tải, chuyên chở hàng hoá.
+ Quản lý và bảo dưỡng toàn bộ xe của công ty.
Các phòng nghiệp vụ:
+ Phòng nghiệp vụ 1,5,6,7 : kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.
+ Phòng nghiệp vụ 2 : chuyên nhập khẩu xe máy nguyên chiếc.
+ Phòng nghiệp vụ 3 : chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu.
+ Phòng nghiệp vụ 4 : chuyên lắp ráp xe máy.
+ Phòng nghiệp vụ 8 : Kho vận.
Các chi nhánh: Nghiên cứu thị trường khu vực, tìm nguồn hàng, bán
hàng uỷ thác của công ty.
+ Hải Phòng: 30 người
+ Đà Nẵng: 26 người
+ TP Hồ Chí Minh: 40 người
Liên doanh:
+ 53 Quang Trung: giao dịch kinh doanh
+ 7 Triệu Việt Vương: kinh doanh khách sạn
Các đơn vị sản xuất:
+ Xí nghiệp may Đoan Xá, Hải phòng
+ Xưởng sản xuất chế biến sản phẩm gỗ tại Cầu Diễn, Hà Nội
+ Xưởng lắp ráp xe máy Tương Mai
+ Xí nghiệp quế, chế biến quế tại Gia Lâm - Hà Nội
2.1.3. Đặc điểm về nguồn lực của Công ty XNK Tổng hợp I
* Đặc điểm về nguồn vốn:
Tại thời điểm thành lập, Công ty có tổng số vốn là 139.000 đồng. Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty đã luôn phải nỗ lực đấu tranh để nâng cao nguồn vốn kinh doanh. Công ty đã sử dụng các biện pháp như tiết kiệm, huy động vốn nhàn rỗi ở cán bộ công nhân viên, vay thêm vốn ở ngân hàng và các tổ chức tín dụng, liên doanh với nước ngoài để có thêm nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty đã tự mình vươn lên sau 20 năm hoạt động với số vốn pháp định hiện nay là hơn 50 tỉ đồng, một con số lớn, đảm bảo duy trì và phát huy tốt khả năng sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu được giao, đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống công nhân viên trong toàn Công ty.
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Vốn cố định
16.650
15.921
16.250
16.720
Vốn lưu động
37.819
38.569
39.417
37.545
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
* Đặc điểm về nhân công, lao động:
Nhìn vào cơ cấu lao động của Công ty ta thấy số lao động nữ lớn hơn lao động nam. Công ty đã chú trọng công tác trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên. Tỉ lệ lao động trong độ tuổi từ 18- 35 tuổi tăng và tỉ lệ lao động trên 50 giảm qua các năm. Tuy vậy độ tuổi người lao động từ 36- 50 vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong Công ty. Họ là những người mặc dù đã cố gắng nhiều song vẫn chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu, đây chính là một hạn chế lớn của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty
Chỉ tiêu
Năm1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Phân theo giới tính
Nam
219
42,1
272
42
279
41,6
284
41,6
Nữ
301
57,9
375
58
392
58,4
398
58,4
Phân theo độ tuổi
18-35
163
31,3
254
39,3
267
39,8
279
40,9
36-50
257
49,4
296
45,7
301
44,9
307
45
Trên 50
100
19,3
97
15
103
15,4
96
14,1
Trình độ văn hoá
PTTH
0
0
0
0
0
0
0
0
Trung cấp và cao đẳng
53
10,2
67
10,3
75
11,2
77
11,3
Đại học và trên Đại học
467
89,8
580
89,7
596
88,8
605
88,7
Tổng số người
520
647
671
682
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Thời gian qua Công ty không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cụ thể là người có trình độ PTTH và cao đẳng chiếm tỉ lệ nhỏ trong khi người tốt nghiệp đại học tăng mạnh, đặc biệt số người có trình độ sau đại học tuy không nhiều nhưng cũng tăng qua các năm, đây thực sự là nỗ lực lớn của Công ty
* Điều kiện vật chất kỹ thuật của Công ty .
Trụ sở tại 46 Ngô Quyền- Hà Nội với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và cơ sở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty một cách thuận lợi.
Công ty có một văn phòng cho thuê ở số 7 Triệu Việt Vương và toà nhà liên doanh 53 Quang Trung. Mạng lưới cơ sở vật chất của các chi nhánh ở nhiều thành phố từ Bắc vào Nam, các cửa hàng bán lẻ. Hệ thống thông tin gồm các máy điện thoại, telex, fax, computer, đến tất cả các phòng ban và chi nhánh, cửa hàng có thể liên tục liên lạc được với nước ngoài đã góp phần đưa lại các thông tin một cách hợp lý, kịp thời.
Ngoài ra Công ty còn có một số cơ sở sản xuất, gia công, chế biến và những kho hàng sân bãi, phương tiện vận tải. Cần cẩu, xe nâng hàng đáp ứng đầy đủ chi công việc kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
* Cách thức và công nghệ tổ chức quản lý.
Đối với các phòng nghiệp vụ, Công ty tiến hành giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho từng phòng theo kế hoạch để thực hiện và giao nộp đúng tháng, quý, kỳ. Mức lương các phòng được hưởng sẽ phụ thuộc vào mức độ hoàn thành kế hoạch. Điều này khiến các đơn vị luôn phải lỗ lực làm việc hết mình.
Đối với lao động quản lý Công ty tiến hành thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng, khuyến khích phát huy tính năng động của các bộ bằng các hình thức lương kết hợp với thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh.
Đối với các xí nghiệp và chi nhánh sản xuất áp dụng chế độ hạch toán nội bộ că._. đào tạo có trọng điểm theo những tiêu chuẩn nhất định để tạo lập đội ngũ cán bộ nòng cốt cho Công ty.
+ Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của các cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện công tác thanh toán, tích cực lắng nghe những ý kiến của họ, khuyến khích họ trong công việc, rút kinh nghiệm và đưa ra những bài học trong hoạt động thanh toán để tránh những sai sót, rủi ro.
Công ty cũng cần thường xuyên liên kết, phối hợp hoạt động thanh toán với các ngân hàng, đúng đắn trong việc lựa chọn ngân hàng uy tín như Vietcombank, Eximbank , chứng tỏ là một Công ty có trách nhiệm, có trình độ và hiểu biết về hoạt động thanh toán, qua hệ thống ngân hàng để thực hiện hoạt động thanh toán một cách hiệu quả nhất.
3.2.5. Biện pháp đối với ngân hàng
Vai trò của ngân hàng trong hoạt động thanh toán là hết sức quan trọng, Ngân hàng thực hiện thanh toán cho Công ty XNK tổng hợp I thường là Vietcombank, đây là một ngân hàng lớn và có uy tín cao không chỉ trong nước mà còn có uy tín đối với nhiều bạn hàng nước ngoài. Ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu và là một chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh. Để có thể thực hiện thanh toán một cách thông suốt, Vietcombank cũng cần hoàn thiện một số nội dung sau:
* Đẩy mạnh công tác tư vấn cho Công ty
+ Ngân hàng thông qua việc hướng dẫn các quy định, quy chế, thủ tục, hồ so cho Công ty sẽ giúp Công ty nắm bắt nhanh và cụ thể hơn những yêu cầu về mặt thủ tục và pháp lý trong thanh toán L/C, tiết kiệm được cả thời gian, công sức, và chi phí.
+ Ngân hàng với nguồn thông tin đa dạng và chuyên môn nghiệp vụ của mình có thể tư vấn cho Công ty trong việc xem xét tính hiệu quả của dự án, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế của dự án cùng loại, có tính đến các yếu tố thị trường trong nước và ngoài nước.
+ Thực hiện tư vấn trong việc lựa chọn phương thức thanh toán nào có lợi nhất.
Thực vậy, việc sử dụng phương thức thanh toán nào là tuỳ thuộc vào:
Sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau giữa người bán và người mua.
Giá trị của hợp đồng là lớn hay nhỏ
Vị trí trên thương trường của người bán và người mua, có nghĩa là ưu thế đang thuộc về ai.
Ngoài các phương thức chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, ngân hàng có thể tư vấn cho Công ty một phương thức tuy mới đối với Việt Nam nhưng khá phổ biến trên thế giới đó là phương thức giao chứng từ trả tiền ngay CAD (cash agaist document) hay phương thức giao hàng trả tiền ngay COD (cash on delivery) cũng tương tự như CAD. Phương thức này có quy trình thực hiện như sau:
Ngân hàng ở nước nhà xuất khẩu
(2)
(5)
(4) (1) (6)
(3)
Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu
Bước 1: Nhà nhập khẩu đến ngân hàng ở nước nhà xuất khẩu ký một bản ghi nhớ đồng thời thực hiện ký quỹ 100% trị giá của hợp đồng để lập tài khoản ký thác.
Bước 2: Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu rằng nhà nhập khẩu đã ký quỹ , tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động.
Bước 3: Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu dưới sự kiểm soát của đại diện nhà nhập khẩu
Bước 4: Nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu yêu cầu để rút tiền.
Bước 5: Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và trả tiền cho nhà xuất khẩu.
Bước 6: Ngân hàng giao bộ chứng từ cho người đại diện của nhà nhập khẩu.
Sử dụng phương thức thanh toán này, nhà xuất khẩu sẽ đảm bảo thu được tiền hàng và thu được tiền sớm hơn so với các phương thức khác vì nhà xuất khẩu chỉ giao hàng khi biết được thông qua ngân hàng người nhập khẩu đã mở tài khoản để thanh toán tiền hàng. Khi giao hàng xong dưới sự giám sát của người mua, người bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu của người mua sẽ được ngân hàng trả tiền để nhận bộ chứng từ.
Công ty nên xem xét và tìm hiểu về phương thức thanh toán này và áp dụng trong các hoạt động xuất khẩu của mình.
+ Thực hiện tư vấn cho Công ty là người xuất khẩu qua trung gian nên lựa chọn loại thư tín dụng nào để bảo đảm quyền lợi.
Qua thực tế hoạt động xuất khẩu của Công ty, mặt hàng thế mạnh của Công ty là hàng may mặc chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian là các nước Đài Loan, Hàn quốc, Hồng Kông. Sự tồn tại của những người trung gian này là thật sự cần thiết vì nó tạo điều kiện cho cả người bán và người mua khi mà cả hai bên không biết nhau để thực hiện ý định.
Để giúp cho Công ty giảm bớt rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ với các loại tín dụng thư đặc biệt, ngân hàng cần tư vấn trong việc cẩn trọng lựa chọn loại tín dụng thư đặc biệt mà có đảm bảo cho nhà xuất khẩu. Có thể lựa chọn thư tín dụng giáp lưng, khi đó, bên xuất khẩu có lợi thế vì:
người trung gian dựa trên thư tín dụng gốc mở cho mình hưởng sẽ phải mở thư tín dụng giáp lưng cho người xuất khẩu hưởng.
Người xuất khẩu biết rõ nội dung thư tín dụng giáp lưng và chỉ cần làm đúng theo các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng giáp lưng là sẽ được thanh toán tiền cho dù người trung gian có được người mua thanh toán hay không.
+ Tư vấn cho Công ty khi bộ chứng từ có bất hợp lệ:
Sai sót có thể thay thế hoặc sửa chữa được để nghị thay thê hoặc sửa chữa
Sai sót không thể sửa chữa hay thay thế được thì đề nghị Công ty xin tu chỉnh lại L/C hoặc thông báo cho ngân hàng phát hành nêu rõ các sai sót, xin chấp nhận thanh toán
Sai sót không được chấp nhận, đề nghị Công ty chuyển sang hình thức thanh toán nhờ thu hoặc trả lại chứng từ
+ Tư vấn khi sử dụng phương thức nhờ thu
Phương thức nhờ thu dù rẻ tiền, tiện lợi song bản thân nó lại chứa đựng rủi ro lớn cho cả người xuất khẩu và ngân hàng. Ngân hàng nên quy định nghiệp vụ thanh toán ngay đối với bộ chứng từ thu hàng xuất chỉ áp dụng có kèm theo các biện pháp bảo đảm khác như cầm cố , thế chấp, bảo lãnh để bảo đảm an toàn.
* Đảm bảo sự chính xác trong việc kiểm tra
Khi nhận được thư tín dụng nhờ thông báo, cần chú ý kiểm tra tính chân thật của thư tín dụng đó, nội dung thư tín dụng (số L/C, địa điểm mở, ngày mở, tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C, thời hạn hiệu lực của L/C, loại :L/C, giá trị của L/C...), kết hợp với Công ty cùng kiểm tra một cach chính xác nhằm tránh những sai sót đáng tiếc có thể bỏ qua.
* Đổi mới, đẩy mạnh công tác thanh toán trong ngân hàng
Trong những năm vừa qua, không chỉ các ngân hàng thương mại mà toàn bộ hệ thống Ngân hàng đã và đang vươn lên về mọi mặt trong đó nổi bật nhất là áp dụng công nghệ kỹ thuật cao trong kinh doanh đưa mối quan hệ giao dịch của toàn hệ thống đi trước một bước, phục vụ đắc lực mục tiêu sớm hoà nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới. Các ngân hàng đã áp dụng phần mềm SWIFT tiên tiến phù hợp với công nghệ của các ngân hàng đại lý ở nước ngoài.
Với phương châm đổi mới và áp dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng để nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý qua đó tăng sức cạnh tranh, từ nhiều năm nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đầu tư một số vốn rất đáng kể cho việc nâng cấp trang thiết bị máy móc, cải tiến và nâng cấp chương trình tin học chuẩn hoá đáp ứng yêu cầu hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện đại. Những kỹ thuật tiên tiến này đã giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc đầu tư cho công nghệ như vậy vẫn mới ở mức ban đầu so với quốc tế. Do vậy trong những năm tới, các ngân hàng thương mại cần tiếp tục vào việc đầu tư vào việc đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển không ngừng của hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng.
* Xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
Con người luôn là nhân tố quyết định sự thành công trong mọi lĩnh vực, đặc biết trong quá trình đổi mới đầy khó khăn của ngân hàng. Yêu cầu của giao dịch thương mại quốc tế đòi hỏi cán bộ lãnh đạo cũng như cán bộ trực tiếp làm công tác thanh toán không chỉ có trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế, họ phải có kỹ năng phân tích, am hiểu tường tận 49 điều khoản của Bản điều lệ thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ được sửa đổi (UCP500), đồng thời phải am hiểu luật pháp , tập quán và thực tiễn hoạt động ngân hàng của từng nước, từng vùng, từng khu vực để vừa có thể tư vấn cho khách hàng vừa tránh được rủi ro cho ngân hàng. Để đạt được điều này, các ngân hàng thương mại cần xây dựng cho mình một chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao, am hiểu nghề nghiệp và có tư cách đạo đức tốt.
3.3. Điều kiện thực hiện
3.3.1. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện cho các hoạt động thanh toán.
Quá trình thanh toán như ta đã biết, có sự tham gia rất quan trọng của ngân hàng. Các chủ thể của hoạt động xuất khẩu ở các nước khác nhau, việc thanh toán chủ yếu được tiến hành thông qua mạng lưới ngân hàng. Công nghệ thanh toán càng hiện đại, càng thuận tiện thì việc thanh toán càng nhanh chóng, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay. Theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, toàn bộ hệ thống ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã rất tích cực trong việc đổi mới công nghệ Ngân hàng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đang từng bước được tiến hành tuy nhiên nhiều khi còn mang tính chắp vá, sự an toàn, bảo mật kém. Thêm vào đó, còn thiếu sự cập nhật tin tức về công nghệ ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện các công nghệ và dịch vụ ngân hàng mới liên tục ra đời và thay đổi. Quan trọng hơn cả là thiếu vốn đầu tư cho công nghệ nên mặc dù đã có những dự án về đổi mới công nghệ ngân hàng nhưng chưa thể triển khai trên diệc rộng.
Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng cần từng bước thực hiện một số giải pháp công nghệ sau:
- Tận dụng tối đa công suất của hệ thống máy móc, thiết bị sẵn có tiến tới giảm bớt các công việc giấy tờ bằng cách chuyển toàn bộ việc nhận/lập, phân loại, chuyển và quản lý các loại điện/thư sử dụng trong quá trình thanh toán sang thực hiện trên hệ thống máy tính thông qua mạng máy tính.
- Chỉnh sửa và hoàn thiện các chương trình phần mềm phục vụ công tác thanh toán xuất khẩu bằng cách chuyển các chương trình thanh toán được viết bằng ngôn ngữ Foxpro sang các loại ngôn ngữ lập trình mạnh hơn như Visual Basic hay sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access trong Microsoft office. Các chương trình này phải tạo ra được các mẫu điện chuẩn phù hợp với mỗi phương thức thanh toán và với thông lệ quốc tế, phải có tính kết nối lẫn nhau và kết nối với các chi nhánh khác trong nước và các ngân hàng đại lý trên toàn thế giới, trên cơ sở đó cho phép xây dựng, chuyển hoá và phát triển hệ thống thông tin khách hàng tập trung trong toàn bộ hệ thống, hệ thống quản lý mối quan hệ ngân hàng-khách hàng, tạo khả năng giao diện kết nối với các thị trường tài chính trong và ngoài nước.
Đa dạng hoá các kênh phân phối dịch vụ:
+ Bổ sung các nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu trên trang Web như: xuất trình chứng từ, gửi chứng từ, nhờ thu, quản lý tài sản của doanh nghiệp.. tiến tới giao dịch với các doanh nghiệp xuất khẩu trong cả nước thông qua mạng Internet.
+ Tăng cường sử dụng mạng máy tính nội bộ giữa các chi nhánh trong toàn bộ hệ thống ngân hàng trên cả nước để thực hiện thông báo L/C, báo Có cho doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện thanh toán qua Hội sở.
- Xây dựng các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng cho các ứng dụng và dịch vụ ngân hàng trong đó có thanh toán xuất khẩu.
+ Thường xuyên nâng cấp và mua mới các trang thiết bị phục vụ công tác thanh toán (chủ yếu là các máy vi tính hiện đại,, có tốc độ xử lý công việc nhanh).
+ Xây dựng hệ thống mạng diện rộng và mạng cục bộ
+ Phát triển các hình thức và phương tiện an toàn bảo mật cơ sở dữ liệu
+ Xây dựng kho dữ liệu đa chiều nhằm hỗ trợ cho ứng dụng quản lý thông tin và ra các quyết định điều hành kinh doanh một cách nhanh chóng.
3.3.2. Xây dựng những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu được diễn ra thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, là một hoạt động không chỉ đơn thuần là mối quan hệ mang tính nội bộ trong nước mà còn là mối quan hệ mang tính chất quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế luôn diễn ra một cách thường xuyên và liên tục bởi vì nó chính là một mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Với vai trò quan trọng như vậy, yêu cầu đặt ra đối với cơ quan quản lý Nhà nước mà cụ thể là Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống khung pháp lý làm cơ sở cho hoạt động thanh toán quốc tế.Dựa trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có thể hoạt động một cách chặt chẽ, có quy tắc và hiệu quả hơn
Mặt khác một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong giao dịch thanh toán quốc tế là sự thiếu vắng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong quy trình thanh toán.
Cụ thể, ở Việt Nam hiện nay , hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong hoạt động thanh toán quốc tế thường sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì ngoài UCP500 (điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ) và một số thông lệ quốc tế khác , ta không có một văn bản dưới luật nào điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua và người bán với giao dịch tín dụng chứng từ của ngân hàng. Khi có tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra, trọng tài quốc tếcó thể ra phán quyết đối với quan hệ của hai bên mua bán mà không đề cập đến quan hệ thanh toán giữa các ngân hàng. Như vậy, chỉ áp dụng UCP vào giao dịch tín dụng chứng từ là chưa đủ với các ngân hàng Việt Nam khi có tranh chấp phát sinh. Chính phủ cần sớm ban hành những văn bản pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa hợp đồng ngoại thương và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, nêu lên nghĩa vụ, quyền hạn của các bên tham gia vào quan hệ tín dụng chứng từ: nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các ngân hàng trung gian phù hợp với đặc thù kinh tế xã hội, tập quán và môi trường đầu tư của Việt Nam; ban hành các quy định về quy trình thực hiện thanh toán quốc tế áp dụng tại Việt Nam trên cơ sở các thông lệ quốc tế và cách xử lý các tranh chấp trong thanh toán quốc tế, quy định mẫu biểu về các loại chứng từ liên quan đến thanh toán quốc tế thống nhất với quốc tế, ban hành quy chế chiết khấu chứng từ hàng hoá xuất khẩu ...
3.3.3. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty XNK Tổng hợp I
* Xây dựng thị trường chủ lực cho Công ty
Thị trường chủ lực là thị trường có khả năng tiêu thụ hàng hoá với số lượng lớn nhất và ổn định trong thời gian dài. Để tăng tối đa việc xuất khẩu hàng hoá vào thị trường chủ lực, Công ty phải huy động mọi nguồn lực về tài chính, nhân lực, nguồn hàng...cho thị trường này nhằm thiết lập mối liên kết chặt chẽ. Cụ thể là:
+ Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, luôn có nguồn hàng dự trữ hoặc nguồn thu mua ổn định đảm bảo cung cấp hàng hoá cho khách hàng ngay khi họ cần
+ Giữ mối làm ăn lâu dài bằng cách luôn đảm bảo chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng, các chứng từ cần thiết và các yêu cầu khác của bạn hàng.
+ Theo dõi sát sao những thông tin về thị trường, đặc biệt là các xu hướng biến động về nhu cầu đối với hàng hoá của Công ty, vì những thay đổi sẽ có tác động rất lớn đến kinh doanh của Công ty
+ Từng bước làm cho hàng hóa của mình thích nghi theo yêu cầu, thị hiếu của thị trường chủ lực
Là Công ty kinh doanh tổng hợp, kinh doanh rất nhiều mặt hàng, Công ty cần xác định từng thị trường chủ lực đối với mỗi mặt hàng. Đó là: thị trường EU đối với mặt hàng may mặc, thị trường Singapo đối với mặt hàng lạc nhân, thị trường Nhật và Singapo đối với mặt hàng thiếc, thị trường Đức và Thái lan đối với mặt hàng cà phê, thị trường Mỹ đối với mặt hàng quế...
* Giữ vững và mở rộng các thị trường bạn hàng truyền thống
Thị trường truyền thống là thị trường đã có quan hệ lâu năm với Công ty, hai bên có sự hiểu biết nhau khá rõ nên nói chung việc kinh doanh với các bạn hàng trên thị trường này gặp thuận lợi hơn, nó tạo ra nguồn thu ổn định và sự an toàn của đồng vốn được đảm bảo.
Đối với Công ty XNK Tổng hợp I có thể thấy hầu hết các thị trường và bạn hàng đều quen thuộc và đã có sự làm ăn lâu dài với nhau. Công ty cũng rất chú trọng việc duy trì các mối quan hệ này, tuy nhiên gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau, các thị trường truyền thống nhập khẩu hàng của Công ty đã có những biến động mạnh khiến cho Công ty mất hàng loạt các bạn hàng truyền thống. Vì vậy, Công ty cần lưu ý đến các vấn đề:
+ Giữ vững uy tín của hàng hoá cũng như ấn tượng về doanh nghiệp
+ Chú trọng triển khai các dịch vụ hỗ trợ mà đối thủ cạnh tranh không có được để biến thành đặc điểm riêng có của Công ty, tạo mối liên kết vững chắc
+ Tiến hàng một số chiến dịch quảng cáo, một mặt là để củng cố hình ản doanh nghiệp, mặt khác có cơ hội chiếm lĩnh những khu vực thị trường còn bỏ sót.
+ nghiên cứu thông tin kỹ càng, theo dõi những nhu cầu mới, những thay đổi của người tiêu dùng đối với chất lượng, mẫu mã hàng hoá.
* Xúc tiến bán hàng vào các thị trường mới
Trong điều kiện khó khăn về thị trường như hiện nay, Công ty cũng như nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khác cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, triển lãm nắm bắt và tìm hiểu kỹ lưỡng đối tác , tạo thế chủ động và gây ấn tượng tốt với khách hàng qua đó tạo ra những bạn hàng mới cho Công ty
* Tích cực tìm kiếm thông tin phục vụ kinh doanh
Hiện nay, Công ty nhìn chung chỉ lấy thông tin từ các báo chí, từ các cơ quan Nhà nước, các hiệp hội, các ngành hàng, và chủ yếu là lấy từ phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên các cơ quan này chưa mấy phát huy tác dụng cung cấp thông tin và tư vấn cho doanh nghiệp, trong điều kiện ấy, Công ty buộc phải tự tìm kiếm thông tin bằng các biện pháp riêng của mình. Biện pháp nhanh chóng nhất và đa dạng nhất hiện nay là mạng internet. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt được các phương tiện thông tin này. Công ty phải từng bước đào tạo cán bộ làm quen và sử dụng mạng internet, nâng cấp hệ thống máy vi tính, xây dựng một trang Web riêng cho Công ty trong đó giới thiệu đầy đủ về quy mô, các lĩnh vực kinh doanh và các thông tin khác.
Tích cực tham gia hội thảo do Bộ Thương Mại, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và các cơ quan hữu quan khác để cập nhật thông tin về văn bản pháp luật, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và nước ngoài, các kiến thức về bạn hàng và thị trường...đồng thời xin tư vấn về các biến động trong tương lai, kiến nghị các khúc mắc trong hoạt động của Công ty.
3.3.4. Hỗ trợ của Nhà nước để xuất khẩu phát triển và hoạt động thanh toán được hoàn thiện
* Phát triển kinh tế xã hội, hạn chế những ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
Một điều thấy rằng trong thời gian qua tình hình thế giới biến động vô cùng phức tạp, điều đó ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp khiến cho xuất khẩu của Việt Nam bị chững lại. Để khắc phục tác động đó, Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp:
+ Từng bước điều chỉnh và cân bằng chiến lược hướng xuất khẩu vào hai mục tiêu: mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.
Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam bằng cách nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại cho các nghành hàng chế biến xuất khẩu , thành lập các tổ chức kiểm tra chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn quốc tế; giảm bớt tình trạng phụ thuộc quá vào các yếu tố đầu vào phải nhập khẩu.
+ Chấn chỉnh kiểm soát hoạt động của các ngân hàng, sớm phát hiện và đóng cửa các tổ chức tín dụng, ngân hàng có vấn đề tài chính, xúc tiến lại các ngân hàng yếu kém, giảm bớt bảo lãnh của các ngân hàng Nhà nước dành cho các ngân hàng. Có biện pháp ngăn ngừa và dập tắt ngay những biểu hiện hoạt động đầu cơ tiền tệ, rửa tiền, cac hoạt động kinh doanh , đầu tư bất hợp pháp
+ Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế, hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường vững chắc cho nhà đầu tư trong và ngoài nước/
* Cải cách chế độ thuế
Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hay hạn chế hoạt động xuất khẩu. Trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay, Nhà nước cũng đã ban hành luật khuyến khích đầu tư trong nước, được sửa đổi theo hướng ưu đãi cho xuất khẩu : Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thuộc diện khuyến khích đầu tư đã ghi trong luật nay được hưởng ưu đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp (từ 32% xuống 25% hoặc thấp hơn), có thể được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 2-4 năm hoặc 2-7 năm.
Ngoài ra, các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh còn được hưởng thêm một số ưu đãi sau:
+ Giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu của năm đầu tiên thực hiện xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu mặt hàng mới, xuất khẩu ra thị trường một quốc gia mới hoặc lãnh thổ mới.
+ Giảm 50% thuế thu nhập phải nộp cho phần thu nhập thêm do xuất khẩu trong năm sau cao hơn năm trước.
+ Giảm 20% thuế thu nhập phải nộp do phần thu nhập có được do có doanh thu xuất khẩu cao hơn 50% tổng doanh thu, duy trì thị trường xuất khẩu ổn định về giá trị trong 3 năm liên tục.
Các biện pháp này cho thấy rõ định hướng của Nhà nước trong việc sản xuất trong nước gắn liền với thị trường xuất khẩu, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hướng nền kinh tế theo hướng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng thực hiện cải cách chế độ thuế. Mặc dù chính sách thuế VAT mới được đưa vào thực thi không khỏi có những vướng mắc, song có thể thấy sự ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu bằng các quy định cụ thể :
+ Hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp nhập nguyên vật liệu và bán thành phẩm để sản xuất và gia công xuất khẩu.
+ Không thu thuế TNDN bổ sung đối với các đơn vị nếu xuất khẩu trên 50% sản phẩm hoặc có doanh thu từ xuất khẩu lớn hơn 50% tổng doanh thu.
+ áp dụng thuế suất thấp (0%) cho các mặt hàng cao su, than đá, thuỷ sản.
+ Kéo dài thời gian nộp thuế nhập khẩu cho các vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Cho phép hàng tạm nhập tái xuất được miễn giảm thuế giống như hàng chuyển khẩu.
* Xúc tiến thành lập quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
Quỹ tín dụng xuất khẩu có mục tiêu là đẩy mạnh xuất khẩu, không tài trợ nhập khẩu, có nguồn vốn lớn từ ngân sách nhà nước. Mục đích của quỹ được xác định là “ Cung cấp tín dụng ưu đãi và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam”, dự kiến sẽ thành lập với số vốn điều lệ là 400 tỷ đồng.
Tổ chức này có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn do Nhà nước giao, được quyền huy động vốn bên ngoài hoặc vay với lãi suất thấp dưới các hình thức như : hợp đồng tín dụng, phát trái phiếu.
+ Cho vay với đối tượng là các doanh nghiệp SX-KD hàng xuất nhập khẩu khả thi, có hiệu quả kinh tế dưới hình thức cho vay hợp vốn với các ngân hàng đồng tài trợ dựa trên kết quả thẩm trâ của ngân hàng đó.
+ Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp về mặt hàng, thị trường xuất khẩu, thực hiện chiết khấu và tái chiết khấu cho doanh nghiệp và ngân hàng đồng tài trợ.
+ Mở rộng phạm vi của quỹ như ngân hàng xuất nhập khẩu như: hỗ trợ tín dụng hay nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro về cản trở của hàng rào thương mại, rủi ro do thiếu hiểu biết về các phương thức buôn bán, tập quán tiêu dùng của thị trường mới.
+ Thực hiện bảo lãnh vốn lưu động, bảo lãnh cho khoản vay làm vốn lưu động cần đến trước khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, trong đó ngân hàng xuất nhập khẩu sẽ chịu phần rủi ro nếu có. Chi phí trước khi thực hiện hợp đồng , chi phí thu mua hoặc xuất khẩu hàng, cả các chi phí cho chiến lược tiếp thị, chi phí cho các chuyến tham quan, hội chợ, triển lãm.. Đây là hình thức hỗ trợ mà Việt Nam cần sớm xúc tiến bởi nó rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam.
* Dịch vụ cung cấp thông tin
Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng một hệ thống thông tin đa dạng liên quan đến một thị trường mà Công ty quan tâm.
Về cơ bản, hiện nay, Công ty vẫn phải chủ động tự tìm thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, nguồn thông tin từ các đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu của Công ty. Vì vậy Nhà nước nên chủ động thành lập các trung tâm dịch vụ thông tin, hoặc khuyến khích sự ra đời của các công ty loại này, đồng thời quản lý hoạt động cung cấp thông tin một cách chặt chẽ để các thông tin đến được các doanh nghiệp cũng như Công ty đầy đủ chính xác mà vẫn kịp thời, giúp việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu diễn ra an toàn .
Ngoài ra, việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời và chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là rất quan trọng. Để công tác thông tin ngăn ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao, cần tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại đồng thời cũng nên có cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về tình hình thanh toán.
Kết luận
Đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những vấn đề rất cần thiết trong hoạt động kinh tế của nước ta hiện nay. Có thể nói hiệu quả của hoạt động xuất khẩu về mọi mặt là hết sức to lớn, nó không những mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, cho ngân sách Nhà nước mà còn góp phần đáng kể vào ổn định xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Để hoạt động xuất khẩu phát huy được vai trò của mình, đòi hỏi bên cạnh những biện pháp tác động trực tiếp, hoạt động thanh toán quốc tế trong xuất khẩu hàng hoá cũng phải hết sức được coi trọng làm sao cho thật thông suốt, ổn định.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế, của khoa học kỹ thuật, nhiều phương thức thanh toán mới xuất hiện để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn. Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi lựa chọn phải có sự cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng dựa trên hoạt động kinh doanh của mình.
Qua thực tiễn tại Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I, có thể thấy rằng hoạt động thanh toán đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty là một bộ phận không thể thiếu, góp phần tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Trong thời gian tới, trước nhiều khó khăn và thử thách mới, Công ty đang cố gắng tăng trưởng hoạt động xuất khẩu của mình và hoàn thiện hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I, được sự giúp đỡ của các cô chú phòng nghiệp vụ 6, em đã cố gắng tìm hiểu quá trình thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quá trình thanh toán của Công ty. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót, em mong sẽ được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, các cô chú để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động
thanh toán quốc tế đối với hàng hoá xuất khẩu 3
1.1. Lợi thế và hạn chế trong xuất khẩu hàng hoá của việt Nam 3
1.2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế
thị trường ở nước ta 5
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu 6
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế 6
1.2.3. Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị
và công nghệ sản xuất. 7
Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và
cải thiện đời sống của nhân dân. 7
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các
quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 7
Điều kiện và các hình thức thanh toán quốc tế
trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 8
Khái niệm thanh toán quốc tế và vai trò của
thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 8
1.3.2. Các phương tiện thanh toán quốc tế 8
1.3.3. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế 12
1.3.4. Các phương thức thanh toán quốc tế 13
1.4. Qui trình thanh toán quốc tế hàng xuất khẩu 17
1.4.1. Phương thức chuyển tiền 18
1.4.2. Phương thức thanh toán nhờ thu 19
1.4.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 21
1.5. Những rủi ro thường gặp đối với nhà xuất
khẩu khi thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế 23
Chương 2: Thực trạng các phương thức thanh toán
quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu tại
công ty XNK Tổng hợp I - Bộ Thương Mại 26
2.1. Khái quát về công ty XNK Tổng hợp I 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 26
2.1.2. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Công ty 29
2.1.3. Đặc điểm về nguồn lực của Công ty XNK Tổng hợp I 32
2.1.4. Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty 34
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
trong 3 năm gần đây. 36
2.2. Thực trạng áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế
đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty XNK Tổng hợp I 38
2.2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty 38
2.2.2. Phân tích thực trạng các phương thức thanh toán dùng
cho hoạt động xuất khẩu của Công ty 41
2.3. Đánh giá thực trạng các phương thức thanh toán quốc tế
đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty XNK Tổng hợp I 53
2.3.1. Những mặt tích cực 53
2.3.2. Những rủi ro và hạn chế trong việc áp dụng các phương thức
thanh toán của Công ty 54
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện phương thức
thanh toán quốc tế đối với hàng hoá xuất khẩu ở
Công ty XNK Tổng hợp I 57
3.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của
Công ty XNK Tổng hợp I 57
3.1.1. Thuận lợi và khó khăn của Công ty XNK Tổng hợp I 57
3.1.2. Phương hướng sản xuất kinh doanh của
Công ty XNK tổng hợp I 58
3.2. Biện pháp hoàn thiện phương thức thanh toán
đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty 60
3.2.1. Biện pháp sử dụng hợp lý phương thức thanh toán
xuất khẩu của Công ty 60
3.2.2. Biện pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán của Công ty 61
3.2.3. Biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán của Công ty 63
3.2.4. Đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ
thanh toán quốc tế 66
3.2.5. Biện pháp đối với ngân hàng 67
3.3. Điều kiện thực hiện 71
3.3.1. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện
cho các hoạt động thanh toán .71
3.3.2. Xây dựng những văn bản pháp lý cho giao dịch
thanh toán quốc tế 73
3.3.3. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty XNK Tổng hợp I 74
3.3.4. Hỗ trợ của Nhà nước để xuất khẩu phát triển 76
kết luận 80
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0379.doc