Hoàn thiện phương pháp xây dựng & quản lý quỹ tiền lương trong các Doanh nghiệp nhà nước

lời nói đầu Kinh tế thị trường đồng nghĩa với tự do cạnh tranh, đó là quy luật phổ biến nhất trong nền kinh tế. Cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải làm cho hàng hoá của mình có lợi thế hơn so với các hàng hoá khác để tiêu thụ và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Trong đó giảm giá thành là một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định. Trong giá thành sản phẩm có chi phí tiền lương, chiếm một tỷ trọng nhất định và có xu hướng ngày càng tăng. Do vậy việc quản lý tiền lương trong đó có công

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện phương pháp xây dựng & quản lý quỹ tiền lương trong các Doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp ngày càng quan trọng và càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp Nhà nước khi phải giải quyết mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và quản lý tiền lương vẫn còn những tồn tại và vướng mắc cần phải giải quyết. Trong thời gian thực tập ở Vụ tiền lương và tiền công, Bộ lao động, thương binh và xã hội và qua tìm hiểu tổ chức tiền lương ở một số doanh nghiệp. Em đã cố gắng tìm hiểu xung quanh vấn đề xây dựng và quản lý quỹ tiền lương để đánh giá thực trạng và nêu ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác này ở các doanh nghiệp Nhà nước. Bố cục bài viết được chia làm ba phần. Phần I :Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước. Phần II :Thực trạng công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương ở các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Phần III :Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương. phần I Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước I. Lý luận chung về tiền lương và quỹ tiền lương Tiền lương là một phạm trù kinh tế quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác như: tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp đồng thời động chạm đến lợi ích của đông đảo người lao động. Nhưng bên cạnh đó tiền lương cũng chịu tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và lịch sử. Trong đó sự tác động của thể chế chính trị, cơ chế quản lý kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế trong mỗi thời kỳ mang yếu tố quyết định. 1/ Lý luận chung về tiền lương 1.1/ Tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Trong cơ chế quản lý kinh tế cũ tiền lương chịu ảnh hưởng của kế hoạch hoá tập trung cao độ nên tiền lương được định nghĩa: là một phần thu nhập quốc dân được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ do Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch theo số lượng và chất lượng lao động đã hao phí. Đây là khái niệm về tiền lương theo sơ đồ phân phối tổng sản phẩm của Các Mác. trong khái niệm này tiền lương không phải là giá cả của sức lao động vì trong điều kiện đó sức lao động không được coi là hàng hoá. Thứ hai tiền lương là khái niệm thuộc phạm trù phân phối, tuân thủ những nguyên tắc của quy luật phân phối dưới chủ nghĩa xã hội. Thứ ba tiền lương được phân phối công bằng theo số lượng và chất lượng lao động của công nhân viên chức đã hao phí và được kế hoạch hoá từ cấp Trung ương đến cơ sở, được Nhà nước thống nhất quản lý. Như vây tiền lương phản ánh mối quan hệ phân phối sản phẩm giữa toàn thể xã hội do Nhà nước là đại diện và người lao động. Nó là một bộ phận của thu nhập quốc dân nên mức lương lớn hay nhỏ phụ thuộc vào thu nhập quốc dân và phần tiêu dùng để phân phối cho người lao động. Phần này chính là phần còn lại của tổng sản phẩm toàn xã hội sau khi trừ đi một bộ phận để bù đắp chi phí vật chất của thời kỳ trước, bộ phận dự phòng, chi phí quản lý, bộ phận dùng cho công ích toàn xã hội sau đó mới đem phân phối cho người lao động dưới hình thái tiền tệ và hiện vật (dưới dạng tem phiếu có bù giá). Nó được phân phối một cách có kế hoạch cho cán bộ công nhân viên căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động đã hao phí. 1.2/ Tiền lương trong nền kinh tế thị trường Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khái niệm và chính sách tiền lương hiện hành vừa lạc hậu vừa chứa đựng nhiều mâu thuẫn, có ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống và công bằng xã hội. Từ thực tế đó việc xây dựng chính sách tiền lương mới đáp ứng đòi hỏi khách quan củâ công cuộc đổi mới vừa là yêu cầu cần thiết bức xúc trước mắt vừa là yêu cầu cơ bản và lâu dài đối với chúng ta Khi chuyển đổi cơ chế để phù hợp với các quy luật trong nền kinh tế thị trường thì tiền lương được định nghĩ như sau Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của yếu tố sức lao động mà người sử dụng (nhà nước, doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo các nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của nhà nước. Với định nghĩa này thì tiền lương một mặt bảo đảm được nguyên lý cơ bản về tiền lương của Mác đó là, tiền lương là biểu hiện của giá cả sức lao động đồng thời nó cũng đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, phát huy tối đa vai trò điều tiết của cơ chế thị trường góp phần sử dụng có hiệu quả hơn tiềm năng sức lao động, tiềm năng đất nước mà một thời đã bị sử dụng lãng phí. Để có thể có một khái niệm mang tính pháp lý trong Bộ luật về lao động có định nghĩa về tiền lương như sau: Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao đông, chất lượng và hiệu quả công việc . Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Muốn hiểu một cách đầy đủ hơn về tiền lương chúng ta cần biết thêm một số khái niệm có liên quan, đó là Tiền lương danh nghĩa: Là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng sức lao động trả cho người cung ứng sức lao động căn cứ vào hợp đồng thoả thuận giữa hai bên trong việc thuê lao động. Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người lao động nhận được nhưng thực tế cái mà họ quan tâm là số lượng hàng hoá làm thoả mãn các nhu cầu mà số lượng tiền lương danh nghĩa đó mua được. Mà điều này lại phụ thuộc vào giá cả hàng hoá, từ đó xuất hiện khái niệm tiền lương thực tế: Tiền lương thực tế đó là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của mình Mối quan hệ giữa tiền lương thực tế, tiền lương danh nghĩa với giá cả hàng hoá có thể được biểu thị qua công thức sau ITLDN ITLTT = ---------------- IGC Trong đó: ITLDN :Chỉ số tiền lương thực tế ITLTT :Chỉ số tiền lương danh nghĩa IGC :Chỉ số giá cả Do đó khi tiền lương danh nghĩa tăng thì tiền lương thực tế chưa chắc đã tăng, nếu chỉ số giả cả tăng nhanh hơn chỉ số tiền lương danh nghĩa. Điều này có thể thấy rõ qua việc cải cách tiền lương 1985 - 1986. Việc tăng tiền lương danh nghĩa hoàn toàn do ý chí áp đặt chủ quan không dựa vào thực lực và tốc độ tăng trưởng kinh tế mà bằn cách in thêm tiền nên chỉ số giá cả tăng vọt (744%), mức sống của công nhân viên chức thực sự bị giảm sút nghiêm trọng Về tiền lương tối thiểu: Theo Nghị định 197 CP ngày 31/12/1994 của nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì mức lương tối thiểu là mức lương trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất (không qua đào tạo) với điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống tiền lương thống nhất của một nước hoặc hệ thống tiền lương của một ngành nào đó. Làm căn cứ để thực hiện chính sách tiền lương. 2- Quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước 2.1- Quỹ tiền lương và thành phần của quỹ tiền lương 2.1.1- Quỹ tiền lương Là tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong phạm vi doanh nghiệp mình phụ trách 2.1.2- Thành phần của quỹ tiền lương Bao gồm: Tiền lương tháng, lương ngày theo hệ thống thang bảng lương của nhà nước. Tiền lương trả theo sản phẩm Tiền lương công nhật trả cho những người làm theo hợp đồng Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép đi học Các phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, thêm ca kíp Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên và các loại phụ cấp khác được ghi trong quỹ lương Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên Theo công văn số 4320/LDTBXH-TL ngày 29/12/1998 Bộ Lao động thương binh và Xã hội thì nguồn hình thành quỹ tiền lương gồm Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao Quỹ tiền lương bổ xung theo chế độ quy định của nhà nước Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang 2.1.3- Kết cấu quỹ tiền lương của doanh nghiệp Tùy theo các tiêu thức phân loại mà phân chia thành các kết cấu quỹ tiền lương khác nhau Theo tiêu thức 1 thì tiền lương được chia thành hai bộ phận là bộ phận cơ bản và bộ phận biến đổi Bộ phận cơ bản gồm tiền lương cấp bậc có nghĩa là tiền lương cho các thang bảng lương của từng ngành từng xí nghiệp quy định. Hệ thống thang bảng lương này do nhà nước ban hành hoặc do xí nghiệp tham khảo thang bảng lương của nhà nước quy định để xây dựng mới Bộ phận biến đổi bao gồm các loại phụ cấp, các loại tiền thưởng nằm cạnh tiền lương cơ bản (bộ phận này không mang tính chất thường xuyên) Quan hệ giữa hai bộ phận này là từ 70 -75% tiền lương cơ bản và từ 25 - 30% là tiền lương biến đổi Theo tiêu thức 2 thì người ta chia thành tiền lương thời kỳ báo cáo và tiền lương thời kỳ kế hoạch. Tiền lương thời kỳ báo cáo là những hiện tượng phát sinh về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp mà trong xí nghiệp đã chi. Còn quỹ tiền lương kế hoạch là những con số dự kiến dựa vào năm báo cáo và những dự báo trong năm kế hoạch cho nên giữa kế hoạch và thực tế có những sai lệch. Tuy nhiên những con số này vẫn cần thiết để quản lý sản xuất. Việc xây dựng những con số, tính toán nó dựa vào những căn cứ sau + Nhiệm vụ sản xuất kỳ kế hoạch (giá trị tổng sản lượng, chủng loại sản phẩm cần sản xuất + Năng suất lao động của từng loại công nhân + Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch năng suất lao động, số người làm việc ở thời kỳ qua Theo tiêu thức 3: Về các khoản mục thuộc thành phần quỹ tiền lương như + Tiền lương tháng, tiền lương ngày theo hệ thống thang bảng lương + Tiền lương trả theo sản phẩm + Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian ngừng việc do các nguyên nhân khách quan như máy hỏng, mất điện, thiếu nguyên vật liệu... Các thành phần của quỹ tiền lương này có thể thay đổi một số khoản mục tuỳ từng ngành, từng doanh nghiệp, nó không bắt buộc phải giống nhau 2.2/ Phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp 2.2.1/ Một số phương pháp xây dựng quỹ tiền lương trước khi có chế độ tiền lương mới Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương dựa vào tiền lương bình quân và số lao động bình quân kỳ kế hoạch: Phương pháp này dựa vào tiền lương bình quân cấp bậc hay chức vụ thực tế kỳ báo cáo và tiến hành phân tích ảnh hưởng tới tiền lương kỳ kế hoạch sau đó dựa vào số lao động bình quân kỳ kế hoạch để tính ra quỹ tiền lương kỳ kế hoạch QTLKH = TL1 x T1 Trong đó: QTNKH :Quỹ tiền lương kế hoạch T1 :Số lao động bình quân kỳ kế hoạch TL1 :Tiền lương bình quân kỳ kế hoạch. Được tính như sau TL1 = TL0 x ITL1 Trong đó: TL0 :Tiền lương bình quân kỳ báo cáo ITL1 :Chỉ số tiền lương kỳ kế hoạch, nó phụ thuộc vào hệ số cấp bậc kỳ kế hoạch, sự thay đổi cơ cấu lao động Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trước khi đổi mới, các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này để dự tính quỹ tiền lương sau đó trình lên nhà nước, doanh nghiệp muốn tăng giảm quỹ lương là phải do cấp trên xét duyệt, nên nó gắn với cơ chế cho xin, không gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó nó đã khuyến khích doanh nghiệp nhận nhiều người vào làm việc Phương pháp tính quỹ tiền lương dựa vào lượng chi phí lao động: Phương pháp này dựa vào lượng chi phí lao động (tính theo giờ, mức của từng loại sản phẩm trong kỳ kế hoạch) và suất lương giờ bình quân của từng loại sản phẩm để tính quỹ tiền lương cho từng loại. Công thức tính như sau QTNKH = ồ Ti x SGT Trong đó Ti :Tổng số giờ làm ra sản phẩm QTNKH :Quỹ tiền lương kỳ kế hoạch SGT :Suất lương giờ của sản phẩm i Khi tính theo phương pháp này cần chú ý lượng chi phí lao động lấy theo kế hoạch (kế hoạch về biện pháp tổ chức và kế hoạch lập lại mức) Suất lương giờ bình quân được tính căn cứ vào hệ số lương bình quân theo công việc và suất lương giờ bậc một Trong trường hợp có nhiều suất lương bậc một trong cùng một thang lương thì ta cần tính suất lương bậc một bình quân theo phương pháp bình quân gia quyền ồ Yi x S1i S1 = -------------------------- 100 Trong đó: S1 :Suất lương giờ bậc một bình quân S1i :Các suất lương giờ bậc một khác nhau Yi :Tỷ trọng các công việc tương ứng với các suất lương giờ Với phương pháp này ta giả sử rằng số chênh lệch về lượng chi phí lao động của sản phẩm làm dở đã tính gộp trong khi xây dựng kế hoạch Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương theo mức chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm: Phương pháp này dựa vào mức chi phí tiền lương thực tế cho một sản phẩm trong kỳ báo cáo, chỉ số tiền lương và chỉ số năng suất lao động trong năm kế hoạch để xây dựng mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch. Ta có công thức: QTL1 = MTL1 x ồSL1 Trong đó: QTL1 :Quỹ tiền lương kỳ kế hoạch ồSL1 :Tổng sản lượng kỳ kế hoạch MTL1 :Mức chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch MTL0 x ITL1 MTL1 = ----------------------------- Iw1 QTL0 MTL0 = ----------------- ồSL0 MTL0 :Quỹ tiền lương kỳ báo cáo ITL1 :Chỉ số tiền lương kỳ kế hoạch Iw1 :Chỉ số năng suất lao động kỳ kế hoạch QTL0 : Quỹ tiền lương kỳ báo cáo ồSL0 :Tổng sản lượng kỳ báo cáo Phương pháp này có ưu điểm là xác định được chính xác quỹ tiền lương của doanh nghiệp năm kế hoạch vì có tính đến chỉ số năng suất lao động và tiền lương kỳ báo cáo. Tuy nhiên trên thực tế khi cơ cấu sản xuất và điều kiện sản xuất thay đổi sẽ tác động đến năng suất lao động và tiền lương bình quân theo kế hoạch, do đó ảnh hưởng tới mức chi phí tiền lương. Vì vậy muốn sử dụng phương pháp này có hiệu quả đòi hỏi phải phân tích đầy đủ và chính xác ảnh hưởng của các yếu tố làm tăng tiền lương bình quân trong thời kỳ kế hoạch Phương pháp tổng thu trừ tổng chi: Thực chất của phương pháp này là tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí (chưa có lương) phần còn lại chia làm hai phần: quỹ tiền lương và quỹ khác (quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng...) trong đó quỹ tiền lương chiếm tỷ trọng chủ yếu. Công thức tính như sau: QTL + QK = (C + V + M) - [(C1 + C2) + Các khoản nộp] Trong đó: QTL + QK :Quỹ tiền lương và các quỹ khác C + V + M :Tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp C1 :Khấu hao cơ bản C2 :Chi phí vật tư, nguyên liệu, năng lượng Qua công thức tính quỹ tiền lương nêu trên ta thấy phương pháp này có nhiều bất hợp lý vì theo phương pháp này nhà nước chỉ quản lý đầu ra và đã gộp tất cả các thông số như tiền lương tối thiểu, tiền thưởng từ quỹ lương, phụ cấp thêm giờ, bù bậc... và một thông số. Do đó đã dẫn đến việc lập quỹ lương có độ chính xác không cao, không tạo thành động lực trực tiếp, sát sườn cho người lao động phấn đấu. Chính vì lẽ đó mà phương pháp này không được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Nó chỉ được áp dụng ở một số doanh nghiệp vào những năm 1980 - 1990 và hiện nay không có doanh nghiệp nào áp dụng phương pháp này 2.2.2- Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương theo chế độ tiền lương mới Để đáp ứng đòi hỏi của cơ chế quản lý kinh tế mới, chính phủ đã ban hành nghị định 26 CP và 28 CP về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước. Trong đó nhà nước không trực tiếp quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự xây dựng quỹ tiền lương không qua đơn giá được nhà nước giao (trên cơ sở doanh nghiệp đã xác định đơn giá và có sự điều chỉnh của nhà nước sao cho phù hợp với điều kiện của từng ngành, lĩnh vực, tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp) Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở định mức lao động trung bình tiên tiến của doanh nghiệp và các thông số tiền lương do nhà nước quy định Đảm bảo quan hệ tiền lương bình quân hợp lý giữa các danh nghiệp nhà nước, tiền lương thực tế bình quân của doanh nghiệp cao nhất không vượt quá hai lần tiền lương bình quân chung của tất cá các doanh nghiệp được giao đơn giá và phải đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động Theo quy định mới thì có 4 phương pháp xây dựng quỹ tiền lương thực hiện trên cơ sở 4 loại đơn giá khác nhau, đó là Đơn giá xác định trên một đơn vị sản phẩm Đơn giá trên một đơn vị doanh thu Đơn giá trên tổng thu trừ tổng chi Đơn giá trên lợi nhuận 2.2.2.1/ Các bước tiến hành xây dựng đơn giá Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương Căn cứ vào tính chất đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức và chỉ tiêu kinh tế gắn với việc trả lương có hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiệm vụ năm kế hoạch bằng các chỉ tiêu sau để xây dựng đơn giá tiền lương Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) bằng hiện vật Tổng doanh thu hoặc tổng doanh số Tổng thu trừ tổng chi (trong tổng chi không có lương) Lợi nhuận Việc xác định nhiệm vụ năm kế hoạch phải sát với tình hình thực tế và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm trước liền kề Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định theo công thức ồVK = [LĐB x TLmindn x(HCB + HPC) + VVC] x 12 Trong đó: LĐB :Lao động định biên TLmindn:Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định HCB :Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân HPC :Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương VVC :Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp (viên chức quản lý) mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp Các thông số LĐB, TLmindn, HCB, HPC , VVC được xây dựng như sau Lao động định biên (LĐB) Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ hoặc sản phẩm, dịch vụ đã quy đổi Xây dựng mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xác định đơn giá tiền lương (TLmindn) Dựa vào mức lương tối thiểu do nhà nước quy định (hiện nay là 144000) các doanh nghiệp có quyền tự điều chỉnh, tăng thêm trong phạm vi cho phép căn cứ, vào hệ số điều chỉnh vùng (K1) và hệ số điều chỉnh ngành (K2) Ta xác định được (TLmindn) = TLmin x (1 + Kđc) Với Kđc = K1 + K2 Kđc cao nhất không quá 1,5 lần Hệ số cấp bậc công việc bình quân Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (HCB) của tất cả số lao động định mức để xác định đơn giá tiền lương Hệ số các khoản phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá tiền lương gồm: phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp chức vụ lãnh đạo và chế độ thưởng an toàn ngành điện. Việc xác định hệ số các khoản phụ cấp bình quân được tính theo phương pháp bình quân gia quyền Chú ý: làm thêm giờ là chế độ trả lương, không phải là phụ cấp do đó không đưa vào đơn giá tiền lương Quỹ tiền lương của viên chức quản lý chưa tính trong định mức lao động tổng hợp Quỹ tiền lương VVC bao gồm quỹ tiền lương của hội đồng quản trị, của bộ phận giúp việc hội đồng quản trị, bộ máy văn phòng tổng công ty hoặc công ty, cán bộ phụ trách công tác Đảng, Đoàn thể và một số đối tượng khác, mà tất cả các đối tượng kể trên chưa tính trong định mức lao động tổng hợp, hoặc quỹ tiền lương của các đối tượng này không được trích từ các đơn vị thành viên của doanh nghiệp. Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương Sau khi xác định được tổng quỹ tiền lương và các chỉ tiêu nhiệm vụ năm kế hoạch sản xuất kinh doanh, đơn giá tiền lương được xác định theo 4 phương pháp Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi) Phương pháp này tương ứng với các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi), thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh loại sản phẩm, hoặc một số loại sản phẩm có thể quy đổi được như xi măng, vật liệu xây dựng, điện, thép, rượu, bia, xăng dầu, dệt may, thuốc lá, giấy, vận tải... Công thức để tính đơn giá là Vđg = Vgiờ x Tsp Vđg là đơn giá tiền lương (đơn vị tính là đồng/đơn vị hiện vật) Vgiờ là tiền lương giờ được tính trên cơ sở lương cấp bậc công việc bình quân, phụ cấp lương bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp Tsp là mức lao động của đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi (tính bằng số giờ) Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu. Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là doanh thu, thường được áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ tổng hợp Công thức để xác định đơn giá là : ồVkh Vđg = ------------------ ồTkh Trong đó : Vđg :Đơn giá tiền lương ( đơn vị tính đồng / 1000đ) ồVkh :Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch ồT kh :Tổng doanh thu kế hoạch Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ đi chi phí ồVkh Vdg = ------------------------------------------------------------------------------------------- ồT kh - ồCkh (không có tiền lương) Vdg :Đơn giá tiền lương theo tổng doanh thu trừ chi phí ồVkh :Quỹ tiền lương kế hoạch ồT kh :Tổng doanh thu kỳ kế hoạch ồCkh :Tổng chi phí kế hoạch (chưa có tiền lương) Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là lợi nhuận, thường áp dụng với các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và xác định được lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện. Công thức xác định đơn giá là ồKkh Vdg = ----------------- ồPkh Vdg :Đơn giá tiền lương (Đơn vị tính đồng/1000 đồng) ồKkh :Tổng quỹ lương năm kế hoạch ồPkh :Lợi nhuân kế hoạch 2.2.2.2/ Phương pháp xây dựng tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch Tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch không phải để xây dựng đơn giá tiền lương mà để lập kế hoạch tổng chi về tiền lương của doanh nghiệp, được xác định theo công thức sau ồVc = ồVkh + Vpc + Vbs + Vtg ồVc :Tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch ồVkh :Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương Vpc :Quỹ kế hoạch các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác nếu có không được tính trong đơn giá tiền lương theo quy định (ví dụ: phụ cấp thợ lặn, chế độ thưởng an toàn hàng không...). Quỹ lương này tính theo số lao động kế hoạch thuộc đối tượng được hưởng Vbs :Quỹ tiền lương bổ sung theo kế hoạch. Quỹ tiền lương bổ sung trả cho thời gian kế hoạch không tham gia sản xuất nhưng được hưởng theo chế độ quy định của công nhân viên. Như quỹ tiền lương nghỉ phép năm, nghỉ lễ tết, theo chế độ quy định của nữ Vtg :Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo kế hoạch, không được vượt quá số giờ làm thêm theo quy định của Bộ Luật lao động 2.2.2.3/ Phương pháp xác định quỹ tiền lương thực hiện Căn cứ vào đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao và kết quả sản xuất, kinh doanh, quỹ tiền lương thực hiện được xác định như sau . Vth = (Vđg x Csxkd) + Vpc + Vbs + Vtg Vth :Quỹ tiền lương thực hiện Vđg :Đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao Csxkd :Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện, hoặc doanh số thực hiện, hoặc tổng thu trừ tổng chi không có tiền lương, hoặc lợi nhuận thực hiện Vpc, Vbs, Vtg :Tương tự như trên Tuy nhiên doanh nghiệp của nhà nước chỉ được áp dụng cách tính trên nếu đảm bảo các chỉ tiêu lợi nhuận để nộp ngân sách bằng hoặc cao hơn năm trước 2.2.2.4/ Phương pháp tính quỹ tiền lương khi doanh nghiệp không đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện Khi lợi nhuận thực hiện thấp hơn so với năm trước liền kề thì doanh nghiệp phải giảm trừ quỹ tiền lương tương ứng với lợi nhuận giảm so với năm trước liền kề theo một trong hai cách dưới đây Cách 1: Quỹ tiền lương thực hiện được tính theo công thức sau: Vth = Vđg - (Pnt - Pth ) + Vpc + Vbs + Vtg Vth :Quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp Vđg :Quỹ tiền lương được tính theo đơn giá Pnt :Lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề. Pth :Lợi nhuận thực hiện năm báo cáo . Vpc :Là quỹ các khoản phụ cấp lương. Vbs :Là quỹ tiền lương bổ sung. Vtg :Quỹ tiền lương làm thêm giờ Theo cách tính này thì lợi nhuận giảm bao nhiêu so với năm trước liền kề thì sẽ phải trừ bấy nhiêu vào quỹ tiền lương Cách 2: Quỹ tiền lương thực hiện được tính theo nguyên tắc: Cứ giảm 1% lợi nhuận so với năm trước liền kề thì giảm đi 0,5% quỹ tiền lương điều chỉnh tăng thêm nhưng mức giảm trừ không quá 50% quỹ tiền lương điều chỉnh tăng thêm và được tính theo công thức sau Vth = Vcd + Vđc - Vđc[(1 - Pth/Pnt) x 0,5] + Vpc + Vbs + Vtg Trong đó Vth :Quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp Vcd :Quỹ tiền lương chế độ, được xác định theo số lao động định mức nhân với hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (kể cả các khoản phụ cấp lương) và mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định (hiện nay là 144000 đồng/tháng) Vđc :Quỹ tiền lương điều chỉnh tăng thêm, được xác định bằng quỹ tiền lương tính theo đơn giá được giao và kết quả thực hiện năm kế hoạch trừ đi quỹ tiền lương chế độ Pth :Lợi nhuận thực hiện năm báo cáo Pnt :Lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề Vpc, Vbs, Vtg :Xác định như cách 1 ở trên 2.2.2.5/ Khi doanh nghiệp không đảm bảo chỉ tiêu nộp ngân sách Trong quá trình sản xuất , kinh doanh, các doanh nghiệp nhà nước phải có trách nhiệm nộp đúng, nộp đủ các khoản phải nộp thực tế phát sinh vào ngân sách theo luật định. Nếu doanh nghiệp vi phạm dẫn đến không bảo đảm chỉ tiêu thu nộp ngân sách thì xử lý theo luật thuế và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan 2.2.3- Phương pháp xây dựng quỹ lương của các bộ phận trong doanh nghiệp nhà nước Phương pháp xây dựng quỹ lương cho bộ phận gián tiếp Lâu nay người ta vẫn áp dụng trả lương cho bộ phận này theo quy định thống nhất của nhà nước bằng mức lương tối thiểu nhân với cấp bậc bản thân nên tiền lương của nhân viên văn phòng rất thấp, không tạo động lực khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn. Từ khi đổi mới đến nay ở nhiều doanh nghiệp có hình thức trả lương tiên tiến, khoán quỹ tiền lương cho bộ phận gián tiếp và tiến hành khoán quỹ tiền lương tới các phòng ban. Trưởng phòng xác định tiền lương cho từng người phù hợp với trách nhiệm được giao, sự cố gắng và tài năng của họ. Phương pháp giao khoán này có tác dụng kích thích giảm số người xuống, tiền lương của mỗi người sẽ tăng lên do quỹ lương khoán là cố định. Nguyên tắc cơ bản là nhân viên làm việc nào thì được hưởng lương theo việc ấy Đối với khu vực trực tiếp sản xuất ở khu vực này người ta thường áp dụng hai hình thức trả lương là tiền lương trả theo thời gian và tiền lương trả theo sản phẩm Hình thức trả lương theo thời gian là số tiền trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc và tiền lương trong một đơn vị thời gian. Như vậy tiền lương theo thời gian phụ thuộc vào hai yếu tố ràng buộc là: Mức lương trong một đơn vị thời gian và thời gian làm việc Tiền lương thời gian chia làm hai loại chính là: Tiền lương trả theo thời gian giản đơn và thời gian có thưởng. Tuy nhiên hiện nay người ta chủ yếu áp dụng hình thức trả lương thời gian có thưởng gắn với mức độ hoàn thành công việc Tiền lương thời gian chủ yếu áp dụng cho khối văn phòng ngoài ra còn áp dụng cho những công việc không thể định mức được ở các phân xưởng sản xuất như bộ phận KCS, bộ phận quản lý phân xưởng Nhược điểm cơ bản của hình thức trả lương này là không tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động làm việc tốt hơn Hình thức trả lương sản phẩm Về cơ bản có hai hình thức trả lương sản phẩm. Tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp và tiền lương sản phẩm tập thể Tiền lương sản phẩm là số tiền lương người lao động nhận được căn cứ vào đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm hoàn thành LSP = Q x ĐG Trong đó LSP :Tiền lương khoán sản phẩm người lao động nhận được Q :Số lượng sản phẩm làm ra ĐG :Đơn giá tiền lương của sản phẩm Ưu điểm của hình thức trả lương này có tác dụng kích thích mạnh mẽ người lao động làm việc (tiền lương của họ nhiều hay ít do kết quả của họ quyết định) nên người lao động có ý thức làm việc hết mình Khi áp dụng các chế độ trả lương sản phẩm các doanh nghiệp cần chú ý + Xây dựng một hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật phản ánh chính xác hao phí lao động + Phân rõ công đoạn sản xuất, chức năng nhiệm vụ từng người, từng bộ phận + Đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, cải thiện điều kiện làm việc + Nhất thiết phải có bộ phận kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm 2.2.4/ Phương pháp quản lý quỹ tiền lương Về mặt quản lý doanh nghiệp, người ta quan tâm đến các vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất, trong đó có chi phí tiền lương, bằng cách xây dựng phương pháp quản lý quỹ tiền lương một cách hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí tiền lương. Điều này không có nghĩa là cắt giảm tiền lương đối với người lao động mà bằng cách tăng năng suất lao động, giảm chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm với việc xây dựng các đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, nâng cao tay nghề... Mặt khác doanh nghiệp phải tạo nguồn tiền lương hợp lý, tăng thu nhập cho người lao động mà không vi phạm các chế độ chính sách bảo toàn vốn và phát triển doanh nghiệp Để quản lý quỹ tiền lương có thể có nhiều cách thức khác nhau phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên nó phải bảo đảm những nguyên tắc cụ thể sau. Thực hiện phân phối theo lao động, tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người từng bộ phận Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất , kinh doanh của doanh nghiệp thì được trả lương cao có thể cao hơn cả giám đốc Chống phân phối bình quân, hệ số giãn cách giữa người có tiền lương cao nhất và thấp nhất do doanh nghiệp tự chọn, quyết định. Nhưng tiền lương cao nhất không được vượt quá hai lần theo quy định và tiền lương thấp nhất phải bằng mức tiền lương tối thiểu quy định Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp, không sử dụng vào mục đích khác Quỹ tiền lương được phân chia theo các quỹ sau Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm, lương thời gian (ít nhất bằng 76% quỹ t._.iền lương) Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất chất lương cao, có thành tích trong công tác (tối đa không quá 10% tổng quỹ tiền lương) Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi (tối đa không quá 2% tổng quỹ tiền lương) Quỹ dự phòng cho năm sau (tối đa không quá 12% tổng quỹ tiền lương) II/ Sự cần thiết phải hoàn thiện xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước Hoàn hiện phương pháp xây dựng phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước là công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có sự am hiểu tỷ mỷ và mất nhiều công sức của cán bộ lao động tiền lương nhưng nó là công việc cần thiết bởi ý nghĩa nhiều mặt của công tác này. Vai trò của việc hoàn thiện xét dưới góc độ vi mô ở mỗi doanh nghiệp thì tiền lương với tư cách những yếu tố chi phí đầu vào, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành thì nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải tiết kiêm chi phí tiền lương, tính đúng, tính đủ trong giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp hoàn thiện hooàn thiện phương pháp xây dựng và quản lý có nghĩa là xây dựng các hình thức khoán, hình thức chi trả lương cho các tổ, đội và người lao động phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, tạo động lực cho người lao động phấn đấu hoàn thành khối lượng công việc được giao. Cùng với việc hoàn thiện các hình thức chi trả lương, để có thể phản ánh đúng chi phí vào giá thành thì mỗi doanh nghiệp cần phải hoàn thiện công tác định mức lao động, xác định hệ số cấp bậc công việc và hệ phụ cấp phù hợp, mức tiền lương tối thiểu doanh nghiệp được phép điều chỉnh. Làm cơ sở đễ xây đơn giá tiền lương chính xác. Dưới giác vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế thì việc hoàn thiện có vai trò sau: Bảo đảm mối quan hệ hợp lý về thu nhập giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Vì thực tế hiện nay tiền lương bình quân ở một số lĩnh vực rất cao nhưng hiêu quả làm việc không tương xứng bởi một số những lợi thế như không phải cạnh tranh, được nhà nước bao tiêu sản phẩm hoặc nâng đỡ từ đó dẫn đến mất công bằng trong xã hội. Hơn nữa do mỗi ngành có điều kiện sản xuất khác nhau như phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, ở những nơi có điều kiện khó khăn nhưng cần phải khuyên khích phát triển do đó nhà nước cần phải biết để có sự bù đắp khi cần thiết. Bảo đảm sự thống nhất giữa ba lợi ích: nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc quản lý quỹ lương của các cơ quan cấp trên. Thực ra đó là sự khoán quỹ lương sát với hao phí lao động để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm kỳ kế hoạch. Hạn chế việc khai khống quỹ lương so với thực tế Xây dựng được phương pháp tính quỹ lương kế hoạch và thực hiện có hiệu quả để khuyến khích doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo đảm mức thu nhập ổn định cho người lao động Phần II Thực trạng công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương ở các doanh nghiệp nhà nước hiện nay I/ Những đặc điểm ảnh hưởng tới việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương 1/ Đặc điểm của các doanh nghiệp nhà nước Sự phân biệt giữa hai chế độ Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa được nhìn nhận thông qua tiềm lực kinh tế do ai nắm giữ. Trong xã hội tư bản thì những tập đoàn kinh tế tư bản mạnh nắm giữ phần lớn của cải trong nền kinh tế quốc dân và đóng vai trò là kẻ thống trị chi phối Nhà nước do nó tạo ra. Trong xã hội chủ nghĩa, Nhà nước là Nhà nước của dân, do dân và vì dân chứ không phải là Nhà nước chịu sự chi phối của riêng tập đoàn kinh tế tư bản nào.Để đóng vai trò là Nhà nước của dân thì ngoài chức năng quản lý xã hội nói chung, cần và nhất định phải nắm giữ phần lớn tiềm lực kinh tế đủ mạnh để chi phối nền kinh tế quốc dân, vì lợi ích của toàn dân tộc. Mà trong đó các xí nghiệp quốc doanh do Nhà nước nắm giữ chiếm vị trí quan trọng. Trong điều kiện kinh tế hiện nay không chỉ có các xí nghiệp quốc doanh mà còn có các xí nghiệp của các thành phần kinh tế khác cùng tồn tại. Nếu các doanh nghiệp nhà nước bị yếu thế so với các thành phần kinh tế khác thì Nhà nước sẽ khó có thể hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và ý nghĩa một Nhà nước do dân và vì dân khó mà thực hiện được. Để các doanh nghiệp nhà nước giữ được vai trò chủ đạo thì nó phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Doanh nghiệp nhà nước hoạt động thực sự có hiệu quả, góp phần tăng ngân sách Nhà nước, hoặc giảm tối đa phần bù lỗ (đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng và các doanh nghiệp nhà nước đảm bảo trong các lĩnh vực công cộng). - Doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả tropng các lĩnh vực then chố, chi phối nền kinh tế quốc dân (Tài chính, tín dụng, ngâm hàng, bưu chính viễn thông, điện xăng, dầu...) - Doanh nghiệp nhà nước nắm và đóng vai trò then chốt, đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, cao cấp. - Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò liên kết được các thành phần kinh tế trong sự phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nến kinh tế quốc dân, đồng thời làm gương cho sự thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật và các chế độ chính sách của Nhà nước. - Doanh nghiệp nhà nước thực hiện có hiệu quả quan hệ đối ngoại, tạo chỗ dựa vững chắc thực hiện chiến mới. - Góp phần giải quyết công ăn việc làm. Từ những đòi hỏi trên của công cuộc đổi mới Doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư và quản lý với tư cách là chủ sở hữu. Doanh nghiệp nhà nước đồng thời là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Như vậy doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm sau Nguồn vốn ban đầu do nhà nước đầu tư Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo định hướng của nhà nước nhưng tự thực hiện hạch toán kinh tế Doanh nghiệp nhà nước được giao quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Do vậy để xác định mức thực mà các doanh nghiệp nhà nước phải đóng góp thì nhà nước phải quản lý được các chi phí đầu vào và doanh thu đầu ra trong đó có chi phí tiền lương 2/ Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp nhà nước Nhìn chung hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp nhà nước đều đã qua lạc hậu. Theo đánh giá của Bộ khoa học công nghệ và môi trường thì máy móc thiết bị đã lạc hậu so với thế giới khoảng 30 - 50 năm. Năng suất lao động thấp và mức tiêu hao nguyên vật liệu gấp từ 2 đến 3 lần với các doanh nghiệp nước ngoài có máy móc thiết bị hiện đại. Có thể so sánh qua tỷ lệ vốn đầu tư cho cho một lao động của doanh nghiệp nhà nước 20 - 25 triệu đồng. Trong khi tỷ lệ này của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 45.000 - 102.000USD/một chỗ làm việc, cao hơn nhiều so với khu vực nhà nước. Nên doanh nghiệp nhà nước hoạt động với năng suất chất lượng sản phẩm thấp, không có sức cạnh tranh trên thị trường. Làm ăn thua lỗ cầm chừng là khó tránh khỏi, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ được nhà nước giao đồng thời cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Tiền lương thì bị cắt xén chứ chưa nói đến tiền thưởng. Tiền lương chỉ ở mức tối thiểu, đặc biệt có doanh nghiệp chỉ là 104.000 đồng Tuy nhiên hiện nay, một số các doanh nghiệp, các tổng công ty được trang bị những máy móc thiết bị hiện đại. Nhưng phần lớn chủ yếu vẫn là do độc quyền nên kết quả sản xuất kinh doanh tốt, doanh thu cao, lợi nhuận lớn như xăng dầu, hàng không, điện... Thì khi đó các doanh nghiệp lại tìm cách bớt xén, hợp lý hoá các khoản chi để phân chia cho các cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, thu nhập có doanh nghiệp lên tới 4.500.000 đồng, gấp 44 lần thu nhập của các doanh nghiệp có mức lương thấp nhất 3/ Đặc điểm về lao động và bộ máy quản lý Mặc dù không còn là hệ thống doanh nghiệp duy nhất trong nền kinh tế thị trường như trước kia nhưng hiện nay nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nắm giữ được phần lớn lao động kỹ thuật có trình độ bậc cao, nhiều năm thâm niên trong nghề, được đào tạo một cách có hệ thống, có khả năng đảm nhận những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, nếu biết khai thác và sử dụng có hiệu quả thì đó cũng là một lợi thế của các doanh nghiệp nhà nước so với các loại hình doanh nghiệp khác. Nhưng với việc buộc các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, lời ăn, lỗ chịu. Quỹ tiền lương không được cấp phát từ ngân sách bằng số lao động nhân với hệ số cấp bậc công nhân và hệ số phụ cấp bình quân như trước kia mà quỹ tiền lương sẽ phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nên đã khiến cho một bộ phận lớn người lao động phải nghỉ chờ việc hoặc chuyển sang các thành phần kinh tế khác do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp chỉ có ba người là viên chức nhà nước, đó là giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, là cầu nối giữa nhà nước và doanh nghiệp, được nhà nước bổ nhiệm đứng ra giúp nhà nước quản lý doanh nghiệp và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được nhà nước giao, còn các bộ phận khác quan hệ với doanh nghiệp thông qua các hợp đồng lao động. Nhưng với bộ máy gián tiếp thì thường ký kết các hợp đồng dài hạn. Còn người lao động trực tiếp thì tuỳ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà tăng thêm hay giảm bớt cho phù hợp với khối lượng công việc II/ Phân tích tình hình xây dựng quỹ tiền lương của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 1/ Tình hình chung của việc xây dựng và quản lý tiền lương từ khi có nghị định 26/CP về đổi mới quản lý tiền lương. Sau khi Chính phủ ban hành nghị định 26/CP và 28/CP về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Bộ lao động thương và xã hội đã phối hợp với các Bộ ngành có liên quan một mặt ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện mặt khác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ để các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của Chính phủ về xây dựng chế độ tiền lương mới mà trọng tâm là xây dưng quỹ tiền lương, xây dựng lại định mức lao động, xác định đơn giá tiền lương để tính quỹ tiền lương. Đến cuối năm 1998 theo báo cáo của 28 Tổng công ty xếp hạng đặc biệt, 8 bộ ngành và 50 địa phương với 4.816 doanh nghiệp thì trên 68,9% số doanh nghiệp đã được thẩm định đơn giá tiền lương. Trong đó 100% số doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty đặc biệt, 88,38% số doanh nghiệp thuộc các Bộ ngành và 58,58% số doanh nghiệp thuộc các địa phương quản lý đã được thẩm định đơn giá tiền lương. Kết quả kinh doanh đạt được từ khi có nghị định mới thông qua các chỉ tiêu sau: Bảng chỉ tiêu doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận tính bình quân / đầu người Đơn vị tính: 1000đ TT Đơn vị Doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận 1997 1998 1997 1998 1997 1998 1 2 3 4 Chung Bộ, ngành Tổng công ty đặc biệt Địa phương 169.900 206.592 158.374 164.459 158.400 169.554 156.751 152.971 21.183 29.318 22.505 13.613 17.622 20.994 20.828 10.799 8.378 6.712 11.893 3.744 6.753 4.473 10.383 3.197 Bảng so sánh 1 đồng tiền lương tạo ra doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách TT Đơn vị Doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận 1997 1998 1997 1998 1997 1998 1 2 3 4 Chung Bộ, ngành Tổng công ty đặc biệt Địa phương 16.663 21.047 13.284 21.374 16.135 17.985 13.382 20.567 2,07 2.99 1,89 1,77 1,79 2,23 1,78 1,45 0,82 0,68 1 0,49 0,69 0,47 0,89 0,43 Về cơ bản việc xây dựng quỹ tiền lương theo chế độ tiền lương mới, khiến cho tiền lương, thu nhập của người lao động tương đối hợp lý, ổn định và có phần được nâng lên. Đã từng bước gắn tiền lương với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giải quyết hợp lý mối quan hệ tiền lương, tiền thưởng từ lợi nhuận và phúc lợi. Nhiều doanh nghiệp xây dựng và thực hiện quy chế trả lương không chỉ gắn với kết quả công việc hoàn thành mà còn gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn đơn vị. Tiền lương, thu nhập đã thực sự gắn lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể người lao động với các chỉ tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tình trạng chênh lệch quá lớn về thu nhập do độc quyền, do lợi thế ngành hàng, không gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, không từ nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp từng bước được giải quyết. Sự chênh lệch về thu nhập giữa các khu vực, các miền, giữa Trung ương và địa phương được khắc phục. Lợi ích chung và riêng từng bước được giải quyết hài hoà hơn. Những tồn tại vướng mắc trong việc quản lý tiền lương của các cơ quan quản lý Nhà nước Mặc dù cơ chế tiền lương cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, đời sống. Nhưng mối quan hệ giữa tiền lương và các điều kiện để thực hiện còn chứa đựng những yếu tố bất hợp lý, một số nội dung của nghị định 28/CP chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên các doanh nghiệp trong một số ngành rất khó thực hiện. Việc áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu chỉ gắn với điều kiện nộp ngân sách và lợi nhuận thực hiện không thấp hơn năm trước liền kề mà không tính đến yếu tố năng suất lao động hoặc các yếu tố khác như diều kiện sản xuất, kinh doanh chưa ổn định, dùng lợi nhuận để đầu tư chiều sâu, trả nợ các khoản vay để đầu tư chiều sâu.. là chưa hợp lý. Tuy cơ chế tiền lương mới trong doanh nghiệp Nhà nước xét trên bình diện chung thì thấy tác dụng nhưng thực tế năng suất lao động tăng ít, số lượng lao động trong biên chế còn khá lớn, nếu so sánh với cùng loại doanh nghiệp và cùng khối lượng sản phẩm của các thành phần kinh tế khác. Trong quá trình hiện nguyên tắc tiền lương tăng chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động không được thực hiện triệt để. Có thể thấy qua phân tích bảng số liệu sau: TT Các chỉ tiêu Tổng cộng Trong đó 8 Bộ Ngành 28 TCT đặc biệt 50 Tỉnh thành phố I II III Tiền lương BQ 1997 1998 Tỷ lệ % 98/97 Năng suất LĐ (Tr.đ/Ng) 1997 1998 Tỷ lệ % 98/97 Lợi nhuận (tỷ đ) 1997 1998 Tỷ lệ % 98/97 851.181 818.867 96,2% 14,158 13,197 93,2% 11.242,6 10.726,6 95,73% 817.977 785.613 96,04% 17,21 14,3 83,1 1.812 1.573,9 86,84% 993.484 976.137 98,25% 13,14 13,06 99% 7.907,2 7.541,1 95,37% 640.624 619.821 96,75% 13,69 12,74 93% 1.522,9 1.647,6 108,19 Mặc dù tiền lương năm 1998 là 818.867đ/ tháng giảm 3,8% nhưng mức giảm này chưa tương xứng với mức giảm năng xuất lao động là 6,79% và lợi nhuận là 4,37%. Mặt khác tiền lương năm 1998 được tính trên số lao động định biên. Nhưng số lao động thực tế thường nhỏ hơn do đó tiên lương không những giảm ít, thậm chí còn tăng. Tiền lương và thu nhập giữa các doanh nghiệp Nhà nước có sự chênh lệch khá lớn, theo số liệu của 340 doanh nghiệp thì tiên lương bình quân chung là 1.100.000đ/tháng. Doanh nghiệp có mức thu nhập cao nhất là 4.500.000 trong khi đó thấp nhất là 104.000đ, chênh lệch nhau là 44 lần (mặc dù hiệu quả làm việc có tốt hơn nhưng chưa thực sự phản ánh sự chênh lệch đó) 2- Phân tích tình hình xây dựng quỹ lương cho các doanh nghiệp nhà nước Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương theo chế độ tiền lương mới ở các doanh nghiệp đã giúp vai trò quản lý tiền lương và thu nhập được củng cố và tăng cường một bước. Công tác chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty từ chỗ buông lỏng nay được quan tâm thường xuyên và có chất lượng. Trước hết đã chấn chỉnh công tác tổ chức quản lý lao động, tiền lương, hướng dẫn công tác này đi vào chiều sâu và có trọng tâm hơn. Phần lớn các doanh nghiệp đã và đang rà soát hoặc xây dựng định mức lao động, làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền lương bảo đảm chất lượng để quỹ tiền lương sát với thực tế. Đồng thời được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc (được tính toán dựa trên hai yếu tố: độ phức tạp của lao động và mức độ tiêu hao lao động) người công nhân đảm nhận. Tạo điều kiện tính toán đầy đủ chi phí tiền lương vào giá thành sản phẩm. Đồng thời tiền lương phản ánh đúng giá trị sức lao động mà người công nhân đã bỏ ra, bù đắp được hao phí hao phí sức lực đã bỏ ra và các khoản đầu tư cho học nghề trước kia. Khuyến khích người lao động đảm nhận nhận những công việc phức tạp hơn, nên chịu khó học hỏi nâng cao tay nghề hơn. Việc Nhà nước cho phép doanh nghiệp tự điều chỉnh mức lương tối thiểu đã giúp doanh nghiệp Nhà nước trả lương linh hoạt hơn với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, từng bước đưa tiền lương trở thành thu nhập chính của người lao động, hạn chế tình trạng “chân trong chân ngoài”, chảy máu chất xám sang các thành phầm kinh tế khác. Cùng với việc giao quyền tự chủ trong việc xây dựng quỹ tiền lương, Nhà nước cũng tiến hành quản lý các tiêu thức chủ yếu như để xây dựng quỹ lương như: đơn giá tiền lương, lương tối thiểu, hệ số cấp bậc công việc, hệ số phụ cấp, định mức lao động, lao động định biên. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và quản lý quỹ tiền lương của các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn có những tồn tại và không hợp lý cần phải hoàn thiện để quản lý tốt hơn nữa Theo thông tư số 13 hướng dẫn cụ thể nghị định 26 CP của chính phủ về đổi mới tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước thì quỹ lương kế hoạch được xây dựng theo hai cách sau Quỹ lương dựa vào đơn giá sản phẩm và khối lượng sản phẩm quy đổi kỳ kế hoạch Quỹ tiền lương được xây dựng trên cơ sở số lao động định biên, hệ số cấp bậc, hệ số phụ cấp, mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng Bài viết dưới đây em sẽ lần lượt đi vào phân tích từng phương pháp xây dựng 2.1- Tình hình xây dựng quỹ tiền lương theo phương pháp đơn giá sản phẩm nhân với sản lượng kỳ kế hoạch VKH = ĐGSP x QKH Trong đó VKH :Quỹ tiền lương kỳ kế hoạch QKH :Sản lượng kỳ kế hoạch Tuy nhiên trên thực tế do nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan tác động khiến cho tình hình xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch không sát với thực tế Để thấy rõ vấn đề em xin đi vào phân tích tình hình xây dựng quỹ tiền lương trong năm kế hoạch và thực hiện của Công ty giấy Việt Nam Quá trình xây dựng đơn giá tiền lương được trả qua các bước sau 2.1.1- Xây dựng định mức lao động Công ty áp dụng phương pháp xây dựng định mức lao động theo số lao động định biên cần thiết. Tức là trên cơ sở kỹ thuật, yêu cầu của công nghệ để tính ra số lượng lao động cần thiết tối đa hợp lý cho từng bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp sau đó quy đổi ra tổng thời gian định mức Ví dụ định mức lao động cần thiết để cho các bộ phận của Công ty giấy Bãi Bằng là 3.007 người tương ứng với 898.509 ngày công và 7.188.076 giờ công. Trong đó tỷ trọng thời gian của công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 22,2% tương ứng với1.595.753 giờ công, tỷ trọng của bộ phận phục vụ, phụ trợ chiếm 66,67% tương đương với 4.794.446 giờ công, tỷ trọng của bộ phận quản lý chiếm 11,18% tương ứng với 803626 giờ công Về mức sản lượng thì theo công suất thiết kế là 55.000 tấn/năm, nhưng để khuyến khích người lao động tăng năng suất thì nhà nước quy định mức sản lượng là 50.000 tấn, bằng 91% (đó là mức trung bình của các doanh nghiệp hiện nay), do đó, định mức lao động tổng hợp cho một tấn sản phẩm sẽ là TTH = 7.188.076 ---------------------- 50.000 = 143,76 giờ/tấn sản phẩm TCN = 1.595.753 ---------------------- 50.000 = 31,92 giờ/tấn sản phẩm TPV = 4.794.446 ---------------------- 50.000 = 95,84 giờ/tấn sản phẩm TQL = 803.626 ---------------------- 50.000 = 16,08 giờ/tấn sản phẩm Và Tổng Công ty lấy định mức lao động của nhà máy giấy Bãi Bằng làm tiêu chuẩn để giải trình định mức. Vì nó có khối lượng sản phẩm lớn và định mức tiên tiến nhất (nhỏ nhất). Và tất nhiên sản lượng cũng được Công ty quy đổi ra sản lượng tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi (căn cứ vào tỷ lệ định mức của nhà máy quy đổi và Công ty giấy Bãi Bằng) Nhận xét: định mức lao động của các nhà máy (trừ Công ty giấy Đồng Nai) thì đều cao hơn so với mức lao động của nhà máy giấy Bãi Bằng. Đặc biệt mức lao động của nhà máy giấy Viễn Đông cao hơn gấp 3,51 lần 2.1.2- Xây dựng mức lương tối thiểu TLmindn = 144000 x (1+ kđc) kđc = k1 + k2 Trong đó k1 :Hệ số điều chỉnh ngành. Ngành sản xuất giấy thuộc nhóm ngành II nên hệ số k = 1 k2 :Hệ số điều chỉnh cũng được lấy bình quân gia quyền từ 9 nhà máy thành viên Bảng tính hệ số điều chỉnh vùng TT Đơn vị Định biên lao động cần thiết Hệ số điều chỉnh vùng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Công ty giấy Bãi Bằng Nhà máy giấy Việt Trì Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ Nhà máy giấy Vạn Điểm Nhà máy giấy Hoà Bình Công ty giấy Đồng Nai Công ty giấy Tân Mai Nhà máy giấy Bình An Nhà máy giấy Viễn Đông 3264 748 472 373 260 1457 1433 146 186 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2 0,2 0,3 Tổng 8609 1,137 k2 =1,137 Định biên lao động cần thiết bằng định mức lao động cộng với lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động trực tiếp Vậy mức lương tối thiểu doanh nghiệp được phép áp dụng là TLmindn = 144.000 x (1+ 1,137) = 307.728 đồng Tuy nhiên Tổng Công ty áp dụng mức lương min Lmindn = 300.000 đồng tương đương với kđc = 1,08 2.1.3- Xây dựng hệ số lương cấp bậc công việc Hệ số lương được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc để tính, người công nhân làm công việc nào thì hưởng lương cấp bậc của công việc đó (căn cứ vào bảng lương do nhà nước quy định). Hệ số lương trung bình sẽ được tổng hợp từ hệ số lương của tất cả các công việc. ở đây em chỉ lấy ví dụ việc xác định hệ số lương của một số công việc của Công ty giấy Đồng Nai Bảng xây dựng lao động, cấp bậc công việc, hệ số lương TT Công việc Lao động định biên CBCV công ty xây dựng Hệ số lương Tổng hệ số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Phân xưởng điện giải Văn phòng phân xưởng KCS Hoà muối Cơ khí Vận hành Hoà vôi Tổng Phân xưởng thu hồi kiềm Văn phòng phân xưởng Công nhân nồi hơi Công nhân chưng cất Xút hoá Sửa chữa cơ khí điện KCS Nội dịch Tổng Phân xưởng bột Văn phòng phân xưởng Tiếp nhận nguyên liệu KCS Cơ giới Cơ khí Vệ sinh công nghiệp Tẩy rửa Cắt mấu Cắt gỗ Bốc xếp Tổng Phân xưởng xeo Văn phòng phân xưởng Xeo 1 Xeo 2 CLB xeo 1 + 2 Xeo 3 CLB xeo 3 KCS Keo phèn Nội dịch Xếp lựa Tổng Phân xưởng cơ điện, điện lực Phân xưởng lọc nước Phòng KCS Phòng vận tải Phòng đời sống Phòng xây dựng cơ bản Phòng kinh doanh Trạm y tế Phòng hành chính Phòng tổ chức Phòng kế toán tài chính Phòng điều hành sản xuất Phòng kiểm tra công nghệ Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng bảo vệ Ban an toàn Đảng, đoàn thể Ban giám đốc 5 2 3 15 21 18 64 9 18 15 21 22 10 5 100 12 8 14 15 22 12 45 66 9 23 236 12 30 27 30 21 30 12 9 15 20 206 160 41 33 51 17 13 51 7 14 9 15 7 9 12 42 3 3 4 6/7 5/7 6/7 7/7 6/7 6/7 6/7 6/7 6/7 6/7 4/7 5/6 5/6 5/7 6/7 4/6 6/6 6/6 5/6 5/6 6/6 6/6 5/6 6/6 5/6 5/6 5/6 4/6 4/6 6/6 3,23 3,23 2,49 3,46 3,94 3,05 3,43 3,23 3,05 3,23 3,23 3,05 3,23 2,49 3,12 3,23 2,54 2,7 2,7 2,84 2,2 3,28 3,28 2,7 2,7 2,98 3,23 3,28 3,28 2,7 3,28 2,7 2,7 2,54 2,01 2,01 2,83 2,83 2,74 3,07 3,02 3,07 3,23 3,00 3,23 3,23 3,23 3,23 3,23 3,23 3,23 3,0 3,23 4,71 5,78 16,15 6,46 7,47 51,9 82,74 54,9 219,62 29,07 54,9 48,45 67,83 67,1 32,3 12,45 312,10 38,76 20,32 37,8 40,5 62,48 26,4 147,6 216,48 24,3 89,1 703,74 38,76 98,4 88,56 81 68,88 81 32,4 22,86 30,15 40,2 587,21 452,96 112,21 104,31 154,15 52,19 41,99 153 22,61 45,22 29,07 48,45 22,61 29,07 28,76 126 9,69 14,13 23,12 Tổng cộng 1320 294 3884,93 Hệ số lương cơ bản của Công ty giấy Đồng Nai là 2,94 Sau khi tính được lương cấp bậc bình quân của các nhà máy thì tổng Công ty sẽ lấy bình quân để xác định hệ số lương bình quân cho Tổng Công ty Bảng xây dựng hệ số lương cho toàn Tổng Công ty TT Đơn vị Định biên lao động cần thiết Hệ số lương cấp bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Công ty giấy Bãi Bằng Nhà máy giấy Việt Trì Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ Nhà máy giấy Vạn Điểm Nhà máy giấy Hoà Bình Công ty giấy Đồng Nai Công ty giấy Tân Mai Nhà máy giấy Viễn Đông Nhà máy giấy Bình An 3264 748 472 373 260 1457 1433 186 416 2,89 2,27 2,4 2,55 2,07 2,94 2,9 2,7 2,32 Hệ số bình quân 2,74 2.1.4- Xây dựng mức phụ cấp Hiện nay Tổng Công ty đang áp dụng các loại phụ cấp sau để tính đơn giá Hệ số phụ cấp khu vực: Hệ số 0,1 áp dụng cho 4 nhà máy là Bãi Bằng, Việt Trì, Hoàng Văn Thụ và nhà máy giấy Hoà Bình Hệ số phụ cấp ca ba bằng 40% mức lương cơ bản Phụ cấp chức vụ áp dụng cho từng loại đối tượng Phụ cấp độc hại được áp dụng riêng cho từng đối tượng Phương pháp xây dựng hệ số phụ cấp như sau Bước 1: Quy đổi thành tiền của các loại phụ cấp Phụ cấp ca ba tính thành tiền là 6.963.565.000 Phụ cấp khu vực tính thành tiền là 1.417.873.000 Phụ cấp trách nhiệm tính thành tiền là 4.092.15.000 Phụ cấp chức vụ tính thành tiền là 443.627.000 Phụ cấp độc hại tính thành tiền là 40.856.000 Tổng là 9.275.038.000 Bước 2: Xác định quỹ lương tối thiểu Quỹ lương tối thiểu được tổng hợp từ quỹ lương tối thiểu của các nhà máy thành viên QLtối thiểu = 25.334.559.000 Bước 3: Xác định hệ số phụ cấp HPC = Tổng số tiền của các loại phụ cấp ------------------------------------------------------------------------------- Tổng quỹ lương tối thiểu = 9.275.038.000 ------------------------------------- 25.334.559.000 = 0,366 Quỹ lương tối thiểu của các nhà máy thành viên được xây dựng như sau QLtối thiểu = Số ngày công trong năm toàn nhà máy x Lương tối thiểu nhà máy áp dụng ------------------------------------------------------------------------------ 26 Ví dụ quỹ lương tối thiểu của nhà máy giấy Bãi Bằng là 929.947 x 302.400 ------------------- 26 = 10.815.283.610 đồng 2.1.5- Xây dựng đơn giá để tính quỹ lương kế hoạch ĐGKH = TSP x Vgiờ Trong đó ĐGKH :Đơn giá sản phẩm kỳ kế hoạch TSP :Mức hao phí lao động Vgiờ :Suất lương giờ Trong đó Vgiờ = TLmindn x (HCB + HPC) ---------------------------- 8 x 26 = 300.000 (2,74 + 0,366) ------------------------------------------------------- 8 x 26 = 4508,6 đ/giờ/tấn Với TSP = 143,76 ĐGKH = 143,76 x 4508,6 = 648.164 đồng/tấn 2.1.6- Xác định quỹ lương kế hoạch Với sản lượng dự tính là 142.383 tấn sản phẩm VKH = ĐGKH x QKH = 648.164 x 142.383 = 92.287 triệu đồng Trong kỳ kế hoạch sau khi đã thẩm định lại thì các thông số trên lại được tính lại như sau Định mức lao động Định mức lao động tổng hợp: TTH = 126,67 TCN = 55,68 TPV = 56,78 TQL = 14,21 Định mức lao động được cắt giảm 12% vì những lý do sau Do trước kia mức sản lượng giao cho nhà máy là 50.000 tấn/năm chỉ bằng 91% so với công suất thiết kế là 55.000, nhưng khi đi vào sản xuất mức sản lượng thường đạt cao hơn công suất thiết kế là khoảng 60.000 tấn/năm (mức thời gian thực tế là 119,8 giờ/tấn) Như vậy thì đương nhiên định mức ban đầu đã cao hơn so với mức thời gian thực tế là 20% (do lao động mức không thay đổi). Do đó nếu giữ nguyên định mức cũ thì nhà nước sẽ không được lợi gì từ việc tăng năng suất lao động. Do đó để chia lại một phần lợi ích thì nhà nước sẽ nâng mức sản lượng lên là 56.750 tấn và khi đó định mức mới sẽ là TTH = 7.188.076 ------------------------- 56.750 = 126,67 Thứ hai do định mức của các nhà máy khác so với định mức chuẩn (của Công ty Bãi Bằng) là quá cao. Mặc dù mức độ hiện đại có kém hơn nhưng không thể cao gấp hơn 3 lần Thứ ba ngoài việc nâng mức thời gian cho sản phẩm chuẩn là giấy cuộn nội các nhà máy còn lợi dụng hệ số quy đổi của các sản phẩm giấy chất lượng cao sang giấy cuộn nội Ví dụ như vở ô ly học sinh Mức thời gian hao phí thực tế (khi thẩm định lại) là 180,08% giờ/tấn tức hệ số quy đổi so với sản phẩm giấy cuộn nội (mức thời gian 126,67 giờ/tấn) là 180,08/126,67 = 1,42. Bởi vì vở ô ly học sinh từ giấy cuộn nội chỉ cần qua một vài công đoạn nữa như: + Cắt ram + Kẻ + Đóng gáy + KCS + Đóng kiện Trong khi Công ty giấy Bãi Bằng hoặc các nhà máy khác đã đẩy hệ số quy đổi lên 3,98 tương ứng với mức thời gian hao phí là TTH = 504,64 Hệ số lương Qua khảo sát số liệu báo cáo cho thấy rất nhiều công việc được Công ty quy định cao hơn so với mức cần thiết nên hệ số lương sau khi tính toán lại sẽ giảm từ 2,74 xuống 2,7. Ta có thể lấy ví dụ việc xây dựng lại cấp bậc cho một số phân xưởng như sau Bảng xác định lại hệ số cấp bậc công việc và hệ số lương Công việc Lao động định biên CBCV công ty xây dựng Hệ số lương CBCV xây dựng lại Hệ số lương tính lại So sánh Phân xưởng điện giải Văn phòng phân xưởng KCS Hoà muối Cơ khí Vận hành Hoà vôi Tổng Phân xưởng thu hồi kiềm Văn phòng phân xưởng Công nhân nồi hơi Công nhân chưng cất Xút hoá Sửa chữa cơ khí điện KCS Nội dịch Tổng Phân xưởng xeo Văn phòng phân xưởng Xeo 1 Xeo 2 CLB xeo 1 + 2 Xeo 3 CLB xeo 3 KCS Keo phèn Nội dịch Xếp lựa Tổng 5 2 3 15 21 18 64 9 18 15 21 22 10 5 100 12 30 27 30 21 30 12 9 15 20 206 6/7 5/7 6/7 7/7 6/7 6/7 6/7 6/7 6/7 6/7 4/7 6/6 6/6 5/6 6/6 5/6 5/6 5/6 4/6 4/6 3,23 3,23 2,49 3,46 3,94 3,05 3,43 3,23 3,05 3,23 3,23 3,05 3,23 2,49 3,12 3,23 3,28 3,28 2,7 3,28 2,7 2,7 2,54 2,01 2,01 2,83 5/7 4/7 5,5/7 6/7 4/7 5,5/7 5/6 5/6 5,5/7 5/7 4/7 5,5/6 5,5/6 5/6 5,5/6 5/6 5/6 4/6 4/6 4/6 3,23 2,9 2,17 3,05 3,46 2,17 2,9 3,23 2,98 2,9 2,9 2,77 2,65 2,49 2,87 3,23 2,99 2,99 2,7 2,99 2,7 2,7 2,32 2,01 2,01 2,7 100 89,7 87 88 87,8 0,71 84,5 100 97,7 89,8 89,7 90,8 82 100 92 100 92,5 92,5 100 92,5 100 100 91,3 100 100 95,4 Hệ số phụ cấp Nhìn chung ở các doanh nghiệp thì một số loại phụ cấp sau được thực hiện nghiêm chỉnh Phụ cấp khu vực Phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng Phụ cấp chức vụ Nhưng đối với phụ cấp độc hại, đặc biệt là phụ cấp ca ba thường được nâng lên bằng cách khai tăng số người được diện phụ cấp. Ví dụ ở Công ty giấy Đồng Nai có 1.320 lao động nhưng có tới 768 người hưởng phụ cấp ca ba chiếm 58,18%. Mặc dù Công ty giấy Đồng Nai là Công ty có trình độ trang thiết bị tương đối hện đại thì đáng ra số người đi làm ca ba phải ít đi. Qua khảo sát thực tế thì số lao động đi ca ba chỉ khoảng 300 người chiếm 23% tổng số lao động cho nên phụ cấp thực hiện rút xuống còn 0,34 Tiền lương tối thiểu Tiền lương tối thiểu trong năm thực hiện được thực hiện như kế ._.i văn phòng phải cao hơn là xứng đáng. 3- Mối quan hệ giữa quỹ lương thời gian và lương khoán sản phẩm Quỹ lương thời gian Quỹ lương thời gian dùng để trả lương thời gian cho cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên kỹ thuật, nhân viên phục vụ Những ngày cán bộ công nhân viên nghỉ phép, học, họp, công tác... và những ngày nghỉ ốm theo quy định của nhà nước Công nhân làm sản phẩm phải ngừng việc do thiếu vật tư, nguyên nhiên liệu, máy hỏng... và các lý do khách quan khác mà không thuộc lỗi của người lao động Quỹ lương sản phẩm Là quỹ tiền lương trả cho công nhân làm lương sản phẩm, căn cứ vào khối lượng công việc, số sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương. Để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý lao động người ta có thể dựa vào tỷ trọng quỹ lương sản phẩm so với tổng quỹ lương. Nhìn chung quỹ tiền lương hiện nay được các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả. Biểu hiện là quỹ lương sản phẩm chiếm tỷ trọng ngày càng cao, khoảng 80% Bảng so sánh mối quan hệ giữa quỹ lương sản phẩm và quỹ lương thời gian Tên doanh nghiệp Tổng quỹ lương Lương thời gian Lương sản phẩm VSP/Vchung Công ty Dệt Hà Nội Công ty May 10 Công ty May xuất khẩu Thanh Trì Công ty Xăng dầu khu vực I 48.098.702 32.850.168 5.016.523 7.000.041 12.470.026 6.570.033 843.276 1.026.441 35.628.676 26.280.134 4.173.243 5.973.600 74,07% 80% 83,18% 85,34 Tuy vậy để cho bộ máy làm việc có hiệu quả hơn thì các doanh nghiệp nên nhanh chóng hoàn thiện các điều kiện, quy chế để đưa quỹ lương khoán cao hơn nữa Phần III Hoàn thiện phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước I- Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ tiền lương 1- Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch cho toàn doanh nghiệp 1.1- Hoàn thiện mức tiền lương tối thiểu Qua như phần trên đã phân tích hiện nay gần như tất cả các doanh nghiệp nhà nước dù làm ăn có lãi hay thua lỗ, khi xây dựng quỹ tiền lương để trình lên cấp trên đều tìm cách hợp lý hoá các chỉ tiêu nhằm tăng mức lương so với mức lương thực tế nhằm đối phó với quy định mức lương tối thiểu của nhà nước còn bất hợp lý, tạo tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp nhà nước Theo quy định thì mức lương tối thiểu doanh nghiệp được phép áp dụng là quá thấp. Tối đa không quá 144.000 x (1 + 1,5) = 360.000, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, mức lương tối thiểu trả cho công nhân là 40 USD tương đương với 560.000 theo tỷ giá hiện nay. Vì vậy nay nhà nước nên tăng mức lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp nhà nước lên 190.000 đồng (mới bằng mức lương thực tế năm 1993) riêng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 250.000 do mức sinh hoạt và giá cả cao. Đồng thời cho các doanh nghiệp điều chỉnh mức lương tối thiểu cao hơn (hiện nay là 1,5 lần). Nhưng để có thể phát huy tốt hơn hiệu quả của việc điều chỉnh trên đảm bảo công bằng thì nhà nước phải quản lý được chặt chẽ các chỉ tiêu tài chính, thu chi đầu vào, đầu ra, các chỉ tiêu về lao động như số lao động định biên, định mức lao động, tốc độ tăng năng suất lao động, đơn giá tiền lương... Việc tăng hệ số điều chỉnh phải gắn với các vùng, các ngành được ưu đãi, đặc biệt phải gắn với năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên để tránh mâu thuẫn với tăng ngân sách quá lớn do các đối tượng hưởng chính sách cao thì nhà nước nên ban hành một hệ thống tiền lương tối thiểu cho các đối tượng. Theo kinh nghiệm của một số nước như Singapore, Thái Lan, Indonexia... hệ thống tiền lương tối thiểu có các loại sau Lương tối thiểu dùng cho công chức Lương tối thiểu dùng cho doanh nghiệp nhà nước Lương tối thiểu dùng cho khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Lương tối thiểu dùng cho người về hưu mất sức, người hưởng chính sách chế độ Mặt khác việc điều chỉnh mức lương tối thiểu không chỉ căn cứ vào mức lợi nhuận và nộp ngân sách bởi nó chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan mà nên căn cứ cả vào năng suất lao động hiện tại của doanh nghiệp đạt được so với các doanh nghiệp cùng ngành và năm trước 1.2- Hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức lao động Định mức lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tình hình xây dựng quỹ tiền lương có chính xác hay không Như đã phân tích ở trên của Tổng Công ty giấy Việt Nam định mức doanh nghiệp trình lên đã thấp hơn định mức đạt được đến 20% nên mức chi phí tiền lương tăng so với chi phí cần thiết là 20% Ngoài việc nâng mức lao động cao hơn so với sản phẩm chính, các doanh nghiệp còn lợi dụng cơ cấu sản phẩm có mức lao động hao phí khác nhau để tăng hệ số quy đổi. Nhiều sản phẩm chỉ cho thêm một vài công đoạn sản xuất nữa nhưng doanh nghiệp khai tăng mức thời gian lên 2 đến 3 lần Để có thể nắm được một cách chính xác mức hao phí cho từng loại sản phẩm thì nhà nước nên có quy định yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành lại định mức lao động và báo cáo lên cơ quan cấp trên, yêu cầu phải có số liệu cụ thể như thời gian hao phí cho các mức công việc Định mức lao động phải căn cứ vào thông số kỹ thuật quy định cho sản phẩm. Chế độ làm việc của thiết bị kết hợp với các kinh nghiệm thực tế tiên tiến và yêu cầu về chấn chỉnh tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý. Định mức lao động cho các doanh nghiệp nhà nước phải phù hợp với định mức trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Bản giải trình về định mức lao động theo các bước tiến hành như sau Bước 1: Phân chia quá trình lao động thành các bước công việc hợp thành Bước 2: Xây dựng mức thời gian cần thiết để làm ra một sản phẩm của các bước công việc Bước 3: Xây dựng mức thời gian hao phí tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm Sau khi có số liệu trên các cơ quan chủ quản như Vụ tiền công, tiền lương Bộ Lao động Thương bình & Xã hội, các sở, ban, ngành phải xem xét đối chiếu với các thông số kỹ thuật, các doanh nghiệp cùng ngành khác, có khi phải khảo sát thực tế để định mức lại, làm căn cứ xây dựng đơn giá tiền lương chính xác 1.3- Hoàn thiện phương pháp xây dựng hệ số lao động định biên để tính quỹ lương kế hoạch Lao động định biên là chỉ tiêu quan trọng để xây dựng quỹ tiền lương cho doanh nghiệp. Theo quy định thì số lao động định biên được các doanh nghiệp xây dựng trên cơ sở lao động định mức và bằng 95% - 120% lao động định mức. Tuy nhiên hiện nay ở phần lớn các doanh nghiệp (như khối kinh doanh xăng dầu ở trên) thì số lao động thực tế có mặt tại doanh nghiệp không chỉ thấp hơn số lao động định biên mà còn thấp hơn số lao động định mức. Vì Định mức doanh nghiệp giải trình cao hơn so với thực tế đã đạt được của các doanh nghiệp (giải pháp đã trình bày ở trên) Khoảng cách điều chỉnh lên tới 20% là quá cao so với số lao động cần bổ sung để thực hiện chế độ ngày giờ nghỉ theo quy định nên dễ tạo kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng Bởi vậy cần phải có sự quy định chi tiết độ giao động này cho từng loại hình sản xuất kinh doanh. Vì có những xí nghiệp do tính chất sản phẩm phải làm cả ngày lễ và chủ nhật... nhưng cũng có doanh nghiệp không phải làm cả ngày lễ và chủ nhật. Do đó không lên áp dụng chung như hiện nay 1.4- Hoàn thiện phương pháp xây dựng hệ số cấp bậc bình quân Do bị khống chế bởi một số chỉ tiêu nên để có thể khai tăng quỹ lương các doanh nghiệp đã lợi dụng khai tăng cấp bậc công việc để nâng hệ số lương. Qua khảo sát ở Tổng Công ty giấy thì cấp bậc để tính hệ số lương thường khai tăng lên một bậc ở hầu hết các công việc. Nên hệ số lương bình quân không chỉ là 2,7 như đã hạ mà còn thấp hơn nữa Vậy để quản lý tốt hơn chỉ có cách nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp phải giải trình chi tiết hơn cấp bậc của các công việc khi xây dựng hệ số lương bình quân để tính quỹ lương kế hoạch 1.5- Hoàn thiện hệ số phụ cấp Hệ số phụ cấp nhìn chung không có sự thay đổi lớn trong thực tế vì nó chiếm một tỷ lệ nhỏ trong quỹ lương và được quy định tương đối rõ ràng. Mặc dù vậy như đã phân tích ở trên, để xác định được chính xác hệ số phụ cấp bình quân thì nhà nước phải xác định được đúng số người được hưởng, nhất là phụ cấp làm đêm và phụ cấp độc hại 2- Hoàn thiện phương pháp thành toán quỹ lương thực hiện VTH = VĐG x CSXKD + VPC + VBS + VTG Trong đó VTH :Quỹ tiền lương thực hiện VĐG :Đơn giá do xí nghiệp xây dựng và được cơ quan cấp trên thẩm định CSXKD :Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện, tổng doanh thu, lợi nhuận, tổng thu trừ tổng chi VPC :Các khoản phụ cấp chưa tính trong đơn giá VBS :Quỹ lương bổ sung theo kế hoạch theo thời gian không tham gia sản xuất nhưng được hưởng theo chế độ quy định của công nhân viên như nghỉ phép năm, nghỉ lễ tết và các chế độ quy định khác của nhà nước VTG :Quỹ lương làm thêm giờ được tính theo kế hoạch không được vượt quá số giờ làm thêm theo quy định của Bộ Luật lao động 2.1- Hoàn thiện phương pháp thanh toán quỹ lương khi doanh nghiệp không bảo đảm chỉ tiêu nộp lợi nhuận so với năm trước liền kề Trên tinh thần coi công nhân viên trong doanh nghiệp chỉ là người làm công ăn lương, nên không thể bắt họ phải chịu hậu quả của việc giảm sút lợi nhuận có khi dưới cả mức lương cơ bản. Do vậy nhà nước nên áp dụng phương pháp giảm trừ theo nguyên tắc cứ giảm 1% lợi nhuận trong năm trước liền kề thì giảm đi 0,5% quỹ lương điều chỉnh tăng thêm, nhưng mức giảm trừ không quá 50% quỹ tiền lương điều chỉnh tăng thêm và được tính theo công thức VTH = VCĐ + VĐC - VĐC x [(1 - PTH/Pnt) x 0,5] Trong đó VTH :Quỹ lương thực hiện của doanh nghiệp VCĐ :Quỹ tiền lương chế độ căn cứ vào lương tối thiểu lao động định biên và hệ số lương VĐC :Quỹ tiền lương điều chỉnh tăng thêm được xác định bằng quỹ tiền lương theo đơn giá được giao trừ đi quỹ tiền lương chế độ PTH :Lợi nhuận năm thực hiện Pnt :Lợi nhuận năm trước liền kề Phương pháp này có ưu điểm là vẫn gắn quỹ tiền lương với kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng là lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo được mức lương cơ bản cho người lao động. Lấy ví dụ ở phần thực trạng trên ta thấy lợi nhuận trong năm 1997 bằng 55.033/62.176 = 89% so với lợi nhuận trong năm 1996 Quỹ lương theo chế độ là: VCĐ = LĐB x TLmindn x (HCB + HPC) x 12 VCĐ = 8236 x 300000 x (2,74 + 0,34) x 12 = 91.328 triệu đồng Quỹ lương điều chỉnh là: VĐC = 95.529 - 91.328 = 4.201 triệu đồng Vậy quỹ lương khoán cho năm 1997 là VTH = 91.328 + 4.201 - 4.201 x [(1 - 55.033/62.176) x 0,5] = 95.298 tr. đ Tiền lương bình quân của người lao động sẽ bằng TBQ = 95.298 triệu ------------------------------- 8236 x 12 = 964.000 đồng Cao hơn so với áp dụng phương pháp cũ là 70.000 đồng nên người lao động đỡ bị thiệt thòi hơn 2.2- Đối với phương pháp thanh toán quỹ tiền lương theo doanh thu Do tính chất biến động thất thường trên thị trường của giá cả và nhu cầu nên xí nghệp phải có biện pháp xác định kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch sát với thực tế để tính đơn giá tiền lương. Tuy nhiên đây là công việc đơn giản nên cần phải tiến hành theo các bước sau Bước 1: Thống kê sản lượng từng loại mặt hàng cụ thể ít nhất trong 3 năm gần đây, sau đó sử dụng các công cụ toán học như phương pháp hồi quy ước lượng để thấy rõ xu hướng biến đổi, từ đó dự báo được sản lượng kỳ kế hoạch Bước 2: Tiến hành phân tích tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước Đối với các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu hoặc phải cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài thì phải nghiên cứu tình hình thị trường ngoài nước Nghiên cứu các văn bản sắp sửa ban hành, đặc biệt là các chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường Dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá cả các mặt hàng bổ sung và thay thể để dự đoán nhu cầu hàng hoá của mình thông qua các mối quan hệ tương quan được biểu diễn qua các hàm Tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường Cuối cùng doanh nghiệp tổng hợp các yếu tố trên và tiến hành hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia để đưa ra kết luận cuối cùng về sản lượng kế hoạch có thể tiêu thụ được Mặc dù vậy trong kỳ thực hiện do những nguyên nhân khách quan làm giá bán suy giảm nên nhà nước có thể đưa thêm hệ số tăng giảm giá vào công thức xác định quỹ lương nếu giá sản phẩm có sự biến động mạnh Để thấy rõ, ta đi vào việc phân tích tình hình thanh toán quỹ tiền lương cho khối kinh doanh xăng dầu của tổng công ty xăng dầu Việt nam Bảng thanh toán tiền lương cho khối sản xuất kinh doanh xăng dầu năm 1998 Chỉ tiêu SXKD Đơn vị tính Kế hoạch 1998 Thực hiện 1998 So sánh TH/KH Sản lượng bán Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách Quỹ lương Đơn giá m3 Tỷ.đ Tỷ.đ Tỷ.đ Tỷ.đ đ/1000đ 4.350.000 13.200 330 3.994 182.7 13.84 4.506.836 12.295 406,1 5.504,52 170,1628 13,84 103,6 % 93,14 % 123,06 % 137,83 % 93,14 % 100 % Trong kỳ thực hiện 1998 mặc dù sản lượng bán đã tăng 3,6% nhưng do giá bán giảm 10% với đơn giá không đổi nên doanh thu chỉ còn 93,14% (mặc dù lợi nhuận và nộp ngân sách vẫn tăng) Theo kiến nghị của em thì có thể đưa thêm chỉ số giảm giá trong các trường hợp giá giảm nhiều Ví dụ nếu giá giảm bao nhiêu thì chỉ số điều chỉnh sẽ tăng nên bằng 1/2 chỉ số giảm đó (được áp dụng nếu giá giảm quá 5%) Nếu giá giảm 10% thì chỉ số điều chỉnh là 1,05 Nếu giá giảm 20% thì chỉ số điều chỉnh là 1,10 Nếu giá giảm 30% thì chỉ số điều chỉnh là 1,15 Đây chỉ là ví dụ còn để đưa vào áp dụng thì cần phải tính toán cụ thể Quay lại ví dụ ở khối sản xuất kinh doanh thuộc Tổng Công ty Xăng dầu khi doanh thu giảm 10,1% thì chỉ số điều chỉnh sẽ là IĐC = (1 + 10,1%/2) = 1,0505 VTH98 = 13,84 --------------- 1000 x 12.925 tỷ x 1,0505 = 178,756 tỷ Sự bù đắp này nhằm hạn chế những thiệt thòi cho người lao động do yếu tố khách quan, đảm bảo ổn định về tiền lương và thu nhập 3-Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ lương cho các bộ phận 3.1- hoàn thiện quỹ lương cho bộ phận gián tiếp Nhìn chung hiện nay ở nhiều doanh nghiệp đã tiến hành khoán quỹ lương cho bộ phận gián tiếp. Nhưng việc khoán cho toàn bộ khối gián tiếp như Công ty May 10 là không nên vì nó không sát với khối lượng công việc của từng phòng ban Theo em thì Công ty May 10 cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác nên tiến hành khoán tới từng phòng ban theo phương pháp sau QTL = LĐB x NCCĐ x LCBCV --------------- 26 x MĐC Trong đó QTL :Quỹ tiền lương khoán theo lao động định biên của phòng ban LĐB :Lao động định biên của phòng ban NCCĐ :Ngày công chế độ trong tháng LCBCV :Lương cấp bậc công việc bình quân của các phòng ban MĐC :Mức điều chỉnh tiền lương của Công ty (do Công ty ban hành và được điều chỉnh hàng tháng tuỳ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty) Xác định quỹ lương phần cứng của các phòng ban Quỹ lương phần cứng = ồ( NCTT x LCBBT --------------- 26 ) Trong đó NCTT :Số công thực hiện của công nhân i LCBBT :Lương cấp bậc bản thân từng người của tổ Xác định quỹ lương phần mềm Quỹ lương phần mềm = Quỹ lương khoán - Quỹ lương phần cứng Xác định mức chi lương phần mềm ML = Quỹ lương phần mềm ---------------------------------------------------------- ồ(NCTTi x Hi) x LCBCV --------------- 26 Trong đó ML :Mức chi lương của tổ NCTTi :Ngày công thực tế của công nhân i LCBCV :Lương cấp bậc công việc của công nhân viên i Hi :Hạng thành tích của người thứ i xét trên các mặt hoàn thành công việc, ý thức kỷ luật... Hạng thành tích được xếp loại A, B, C tương ứng với các hệ số là 1,1; 1; 0,9 Xác định mức thu nhập hàng tháng của từng người TN = LCBBT --------------- 26 NCTT + LCBCV --------------- 26 x NCTT x Hi x ML + PC TN :Thu nhập tiền lương một người một tháng NCTT :Ngày công thực tế đi là của người đó Hi :Hệ số phân hạng thành tích hoàn thành nhiệm vụ tháng của người đó ML :Mức chi lương của tổ, phòng PC :Phụ cấp lương LCBCV :Lương cấp bậc công việc của người đó LCBBT :Lương cấp bậc bản thân của người đó Ví dụ: Phòng kế hoạch của nhà máy có 5 người sau - Nhân viên A có hệ số cấp bậc bản thân là 2,5 và cấp bậc công việc là 2,8 - Nhân viên B có hệ số cấp bậc bản thân là 2,7 và cấp bậc công việc là 2,7 - Nhân viên C có hệ số cấp bậc bản thân là 2,7 và cấp bậc công việc là 2,78 - Nhân viên D có hệ số cấp bậc bản thân là 3,0 và cấp bậc công việc là 3,2 - Nhân viên E có hệ số cấp bậc bản thân là 2,8 và cấp bậc công việc là 2,6 Trong tháng nhân viên A làm 26 ngày công, nhân viên B làm 25 ngày, nhânviên C làm 25 ngày, nhân viên D làm 24 ngày, nhân viên E làm 26 ngày Hạng thành tích của nhân viên A là B tương ứng với hệ số 1,1 Hạng thành tích của nhân viên B là B tương ứng với hệ số 1 Hạng thành tích của nhân viên C là B tương ứng với hệ số 1 Hạng thành tích của nhân viên D là C tương ứng với hệ số 0,9 Hạng thành tích của nhân viên E là B tương ứng với hệ số 1 Trong tháng mức điều chỉnh của công ty là 1,5 Các bước tiến hành thanh toán tiền lương cho mỗi người LCBCV = 2,8 + 2,7 + 3,2 + 2,78 + 2,6 ------------------------------------------------------------------- 5 = 2,816 Quỹ lương khoán của tổ là QLK = 5 x 26 x (2,816 x 144000) ------------------------------------------- 26 x 1,5 = 3.041.280 đồng Quỹ lương cứng của tổ = 144000 ------------------- 26 (2,5 x 26 + 2,7 x 25 + 3 x 24 + 2,8 x 26) = 1.909.661 đồng Quỹ lương mềm của tổ = 3.041.280 - 1.909.661 = 1.131.619 đồng Mức chi lương của tổ là ML = 1.131.619 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ (2,8 x 26 x 1,1 + 2,7 x 25 x 1 + 2,78 x 25 x 1 + 3,2 x 24 x 0,9 + 2,6 x 26 x 1) 144000 ----------- 26 = 0,578 Mức thu nhập của từng người là Nhân viên A = 2,5 x 144000 ------------------------------- 26 x 26 + 2,8 x 144000 ------------------------------- 26 x 26 x 1,1 x 0,578 = 616.354 đồng Nhân viên B = 2,7 x 144000 ------------------------------- 26 x 25 + 2,7 x 144000 ------------------------------- 26 x 25 x 1 x 0,578 = 589.929 đồng Nhân viên C = 2,5 x 144000 ------------------------------- 26 x 26 + 2,78 x 144000 ------------------------------- 26 x 26 x 1,1 x 0,578 = 596.331 đồng Nhân viên D = 3 x 144000 ------------------------------- 26 x 24 + 3,2 x 144000 ------------------------------- 26 x 24 x 0,9 x 0,578 = 620.038 đồng Nhân viên E = 2,8 x 144000 ------------------------------- 26 x 26 + 2,6 x 144000 ------------------------------- 26 x 26 x 1 x 0,578 = 615.172 đồng Nhận xét Phương pháp khoán này đã gắn tiền lương khoán với khối lượng công việc từng phòng ban Tiền lương của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào cấp bậc bản thân, cấp bậc công việc mà còn phụ thuộc vào hạng thành tích của mỗi người Tuy nhiên cũng gặp phải nhược điểm là việc xếp hạng thành tích do bình bầu hoặc trưởng phòng xếp hạng thì tính khách quan không cao 3.2- Hoàn thiện quỹ lương cho công nhân trực tiếp sản xuất Như đã phân tích quỹ lương này của Công ty May 10 thì mặc dù Công ty đã tiến hành giao khoán tới từng công đoạn, bộ phận trong dây chuyền sản xuất. Nhưng theo em nghĩ việc giao khoán tới từng công đoạn là không cần thiết, mà Công ty chỉ cần giao khoán quỹ lương đến các phân xưởng. Sau đó phân xưởng tiến hành giao khoán trực tiếp ngay cho người lao động Trong mỗi công đoạn của dây chuyền, một bộ phận công nhân cùng thao tác một công việc giống nhau (như cùng cắt, cùng may...) thì đơn giá khoán sẽ được xây dựng từ lương cấp bậc công việc và định mức lao động của bộ phận đó ĐGK = LCBCV --------------- MSL ĐGK :Đơn giá khoán LCBCV:Lương cấp bậc công việc của công đoạn đó MSL :Mức sản lượng trung bình tiên tiến Tuy nhiên để tránh thiệt thòi cho những người có thâm niên tay nghề cao, được khoán cùng loại đơn giá thì từ quỹ lương phân xưởng ta có thể để lại từ 5 - 10% để lập quỹ phụ cấp thâm niên cho công nhân làm việc lâu năm tại doanh nghiệp hoặc có thể cho những người này thao tác trên những máy cũ và xây dựng đơn giá cao hơn Ví dụ: Có thể quy định như sau: Ai có đủ 10 năm làm việc tại doanh nghiệp mà trực tiếp làm lương sản phẩm, sẽ được phụ cấp thêm 5%. Từ năm thứ 11 trở đi, mỗi năm được phụ cấp thêm 2%, tối đa không quá 20% Như vậy đơn giá sản phẩm được xây dựng từ hệ số cấp bậc công việc như trên vẫn khuyến khích người có năng suất cao, chất lượng tốt, không kể thợ bậc nào và chúng ta vẫn có thể quan tâm đầy đủ đến người lâu năm gắn bó với doanh nghiệp. Mặt khác ngoài khối lượng sản phẩm làm ra quỹ tiền lương còn phải gắn với các chỉ tiêu khác để đưa vào tính lương sản phẩm. Ví dụ có thể áp dụng cách tính này ở nhà máy May thuộc Công ty Dệt Hà Nội như sau - Chỉ tiêu sản lượng + Loại I: Đạt từ 100% kế hoạch sản lượng trở lên thì được 5 điểm + Loại II: Đạt từ 95 đến 99% kế hoạch sản lượng thì được 4 điểm - Chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm Căn cứ vào tỷ lệ định mức phẩm cấp cụ thể của từng ngành sản xuất để phân loại sản phẩm + Loại I: Đạt từ 95 - 100% sản lượng loại I được 5 điểm + Loại II: Đạt từ 90 - 94% sản lượng loại I được 4 điểm - Chỉ tiêu về tiết kiệm và an toàn sản xuất + Loại I: Đạt 100% chỉ tiêu an toàn và tiết kiệm trong sản xuất được 5 điểm + Loại II: Có vi phạm nhỏ nhưng chưa đến mức kỷ luật được 4 điểm - Chỉ tiêu về ngày giờ công Sẽ tuỳ vào từng loại đối tượng như nữ có con nhỏ, mới sinh để phân loại + Loại I: Có số ngày công trong tháng thấp hơn kế hoạch 1 công được công 5 điểm + Loại II: Có số ngày công trong tháng thấp hơn 2 công so với kế hoạch thì được 4 điểm Tất nhiên Công ty có thể phân làm nhiều loại hơn nữa Từ số điểm từng chỉ tiêu mà cá nhân đạt được trong tháng, Công ty sẽ phân hạng thành tích hoàn thành nhiệm vụ như sau - Loại A nếu số điểm đạt 20 điểm thì số hạng thành tích là 1,1 - Loại B nếu số điểm đạt 19 điểm thì số hạng thành tích là 1 - Loại C nếu số điểm đạt 17 - 18 điểm thì số hạng thành tích là 0,9 Tại mỗi phân xưởng làm lương khoán ngoài việc hoàn thiện khâu tổ chức, phục vụ nơi làm việc, bố trí hợp lý đội ngũ lao động thì việc kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Nếu không sản phẩm bị hư hỏng nhiều sẽ làm cho biện pháp khoán sản phẩm hạn chế tác dụng Tuy vậy tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ là hình thức bề ngoài, vấn đề cốt lõi là làm sao cho người lao động phải nhập tâm, ý thức giảm thiểu các sản phẩm bị lỗi II- Hoàn thiện phương pháp quản lý quỹ tiền lương 1- Quản lý năng suất lao động khi xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch Như đã phân tích hiện nay nhà nước quy định việc các doanh nghiệp được phép điều chỉnh hệ số lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng chỉ căn cứ vào lợi nhuận và nộp ngân sách liền kề là không đầy đủ. Vì tăng năng suất lao động là cơ sở để giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Nó là chỉ tiêu phản ánh việc sử dụng lao động có hiệu quả hay không. Do đó trong quá trình quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản nhất thiết phải quản lý chỉ tiêu này Đơn cử là quỹ tiền lương là quỹ tiền lương ở Công ty thép Việt Nam Nếu tiền lương bình quân giảm bằng tốc độ giảm của năng suất lao động (đáng nhẽ ra phải giảm nhiều hơn mới phải) thì quỹ tiền lương sẽ không phải là 115.938 triệu mà chỉ là: V98 = LĐB x TLBQ x 12 Trong đó V98 :Quỹ tiền lương năm 98 theo cách tính mới LĐB :Lao động định biên TLBQ :tiền lương bình quân khi tính lại, giảm như tốc độ giảm của năng suất lao động TLBQ = 920.620 x 90% = 828.560 đồng V98 = 17.409 x 828.560 x 12 = 173.093 triệu Khi đó chi phí tiền lương đã giảm được DV = 215.938 - 173.093 = 42.845 triệu, tương ứng với 24,75% 2- Quản lý các chỉ tiêu khác để quản lý tiền lương có hiệu quả Để quản lý mức chi phí tiền lương chính xác, hiệu quả nhưng vẫn tôn trọng quyền chủ động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động tiền lương thì các doanh nghiệp khi xây dưngj mức chi phí tiền lương của mình phải giải trình chi tiết các yêu cầu sau Loại mức lao động (hoặc các tiêu chuẩn về lao động) được sử dụng để tính toán các mức chi phí lao động tổng hợp. Đây là căn cứ quan trọng nhất để xác định đúng mức chi phí tiền lương. Những biện pháp tổ chức kỹ thuật để khai thác các khả năng tiềm tàng, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động Mối quan hệ giữa tốc độ tăng khối lượng sản phẩm sản xuất kinh doanh và tốc độ tăng nhu cầu về lao động Đối với tiền lương bình quân phải căn cứ vào tương quan về tiền lương của các doanh nghiệp trong cùng ngành để bảo đảm sự công bằng và bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống thuế, xác định mức thuế hợp lý để điều tiết giữa doanh thu và chi phí thực cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không tạo sự chênh lệch quá lớn về nghĩa vụ và quyền lợi của các doanh nghiệp 3- Tăng tỷ trọng quỹ lương sản phẩm và giảm quỹ lương thời gian Quỹ lương thời gian càng nhỏ chứng tỏ bộ máy quản lý càng gọn nhẹ, hiệu suất sử dụng lao động càng cao. Để thực hiện doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp sau Trang bị các thiết bị chuyên dùng như máy tính cá nhân cho các phòng ban. Những thiết bị này sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, giúp cho việc quản lý tiến hành có căn cứ khoa học, có hiệu suất cao. Trên cơ sở có sự trợ giúp của các máy móc hiện đại Công ty có thể thực hiện kế hoạch tinh giảm bộ máy gọn nhẹ Giảm bớt lượng thời gian của công nhân làm lương thời gian do máy hỏng, thiếu nguyên vật liệu... + Phòng kế hoạch vật tư phải chuẩn bị lo đầy đủ nguyên nhiên vật liệu, có thể phải dự trữ các nguyên liệu hiếm không có bán sẵn trên thị trường để bảo đảm cho sản xuất diễn ra liên tục + Phòng kỹ thuật, bộ phận cơ khí phải thường xuyên kiểm tra máy móc, nếu có trục trặc phải kịp thời sửa chữa ngay. Trong giờ sản xuất mà máy hỏng thì bộ phận cơ khí sửa chữa cũng phải chịu một phần trách nhiệm. III- Một số biện pháp khác 1- Về công tác tổ chức lao động Một trong những yếu tố tác động đến năng suất lao động tiết kiệm chi phí tiền lương là công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp Tổ chức lao động một cách khoa học sẽ cho phép Tiết kiệm số lượng lao động cần thiết theo nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đã định Tiết kiệm chi phí lao động trong một đon vị kết quả sản xuất kinh doanh do đó tiết kiệm chi phí tiền lương Bảo đảm tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả vật tư thiết bị kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, tiết kiện chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Để thực hiện các doanh nghiệp cần phải Xây dựng các hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của doanh nghiệp và người lao động Đổi mới bộ máy quản lý của doanh nghiệp theo hướng gọn nhẹ, ít biên chế nhưng làm việc có hiệu quả để đáp ứng đòi hỏi của cơ chế thị trường Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho công nhân viên trong đó có bộ phận lao động tiền lương 2- Đầu tư đổi mói thiết bị cho doanh nghiệp nhà nước Theo hiệp định chung về thuế quan của các nước trong khu vực ASEAN thì Việt Nam sẽ chính thức gia nhập hoàn toàn vào thị trường trong khu vực tự do của 10 nước Đông Nam á vào năm 2006. Đó là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát triển nhưng cũng là thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất lạc hậu. Trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi nhưng do độc quyền hiện nay. Với nguồn tài chính hạn chế nhà nước nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn khác trong và ngoài doanh nghiệp. Trong đó nguồn vốn do người lao động trong doanh nghiệp đóng góp là rất quan trọng, nó có tác dụng nhiều mặt. Cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và cho chính bản thân người lao động nói riêng. Quản lý tiền lương chỉ thực sự có hiệu quả khi sản phẩm được tiêu thụ, doanh thu cao và lợi nhuận lớn. Do vậy để doanh nghiệp nhà nước tồn tại và hoạt động thực sự có hiệu quả, không chỉ dựa vào độc quyền thì ngoài đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị, mỗi doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nhằm nâng cao khả năng thích ứng với thị trường, tìm kiếm cơ hội phát triển mới Kết luận Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nên kinh tế hàng nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước. Đã đặt các xí nghiệp quốc doanh buộc phải cạnh tranh bình đẳng với các xí nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Nên các doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới, hoàn thiện từng bước những tồn tại do cơ chế cũ để lại. Trong đó đổi mới cách xây dựng và quản lý quỹ tiền lương là một nội dung quan trọng. Tuy nhiên việc đó không có nghĩa là cắt giảm tiền lương của người lao động mà nội dung chính của đổi mới tiền lương là xoá bỏ bao cấp tiền lương, chống chủ nghĩa phân phối bình quân, buộc các xí nghiệp phải tự hạch toán kinh tế, đưa tiền lương vào chi phí của giá thành sản phẩm. Các xí nghiệp phải tính đúng, tính đủ giá trị của sức lao động mà người công nhân đã hao phí, hạ giá thành của sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đồng thời nghiên cứu đưa vào áp dụng các hình thức khoán sản phẩm, tăng dần tỷ trọng quỹ lương khoán, gắn lợi ích của người lao động với kết quả sản xuất, tăng năng suất lao động từ đó tăng lợi nhuận Mặt khác do đặc điểm riêng có ở các doanh nghiệp nhà nước. Việc hoàn thiện phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương về phía nhà nước còn nhằm mục đích giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, thực hiện công bằng và bình đẳng giữa các ngành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được vốn. Với những yêu cầu bức xúc như trên đòi hỏi doanh nghiệp và nhà nước không thể không hoàn thiện phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương. Và bài viết trên đây đã đi phân tích một số những tồn tại và phương hướng giải quyết. Với mong muốn đưa công tác lao động tiền lương trở về đúng vai trò của nó. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng do trình độ có hạn và thời gian hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô để bài viết được tốt hơn Tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế lao động - Trường đại học Kinh tế Quốc dân Các văn bản về chế độ tiền lương mới, tập 5 Sách chi phí tiền lương của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường Đổi mới cơ chế chính sách quản lý lao động tiền lương trong nền kinh tế thị trường Tạp chí lao động xã hội Tạp chí nghiên cứu kinh tế Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nghị định 26/CP của Chính phủ 9. Quy chế trả lương của công ty may 10, công ty dệt Hà Nội Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0066.doc
Tài liệu liên quan