Tài liệu Hoàn thiện phương pháp Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở Công ty TNHH An Hưng Phát BT trong điều kiện vận dụng chuẩn mực Kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác (hàng tiêu dùng): ... Ebook Hoàn thiện phương pháp Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở Công ty TNHH An Hưng Phát BT trong điều kiện vận dụng chuẩn mực Kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác (hàng tiêu dùng)
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện phương pháp Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở Công ty TNHH An Hưng Phát BT trong điều kiện vận dụng chuẩn mực Kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác (hàng tiêu dùng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện hiện nay, với xu hướng toàn cầu hoá, quan hệ buôn bán thương mại giữa nước ta với các nước bạn ngày càng được mở rộng về mọi mặt. Do vậy, vai trò của ngành thương mại đã trở nên rất quan trọng, không chỉ là cầu nối giữa sản xuất với kinh doanh trong nước mà còn mở rộng sang các nước trên thế giới. Điều này đã góp phần làm cho sản xuất trong nước phát triển sâu rộng, hàng hoá ngày càng phong phú đa dạng vế chủng loại, mẫu mã, chất lượng hàng hoá ngày càng được đảm bảo.
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại có thể hiểu là việc dự trữ - bán ra các loại hàng hoá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ. Trong đó bán hàng là khâu cuối cùng và có tính quyết định đến hiệu quả của cả quá trình kinh doanh. Bởi vì, chỉ khi bán được hàng thì mới bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống và tinh thần của cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo có lợi nhuận để tích luỹ mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Đó chính là lí do mà các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu hoàn thiện các phương pháp quản lý nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá. Trong đó, kế toán là một công cụ sắc bén và quan trọng không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng, quản ký tài sản, hàng hoá nhằm đảm bảo tính năng động, sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Tính toán và xác định hiệu quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thương mại thì kế toán tiêu thụ hàng hoá là một bộ phận công việc phức tạp và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ công việc kế toán. Việc tổ chức hợp lý quá trình hạch toán kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá là yêu cầu hết sức cần thiết không riêng với bất cứ doanh nghiệp thương mại nào.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, cùng với những kiến thức đã học ở trường, qua thời gian tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh cũng như bộ máy kế toán tại công ty TNHH An Hưng Phát BT, em đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán của công ty với đề tài : Hoàn thiện phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty TNHH An Hưng Phát BT trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”.
Phạm vi của chuyên đề là những kiến thức về lý luận kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng, cùng với những kiến thức đã học về kinh tế thương mại, phân tích các hoạt động kinh tế, …mà em đã được học tại trường Đại học Thương mại. Số liệu minh họa được lấy từ công ty TNHH An Hưng Phát BT.
Kết cấu của chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng ở các DNTM
Chương 2: Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH An Hưng Phát BT
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH An Hưng Phát BT
Trong quá trình thực tập, em được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn kế toán - tài chính doanh nghiệp thương mại mà trực tiếp là thầy giáo TS. Đỗ Minh Thành cùng các anh chị và các cán bộ kế toán phòng kế toán công ty TNHH AnHưng Phát BT. Tuy nhiên, do phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tế và hạn chế của bản thân nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự chỉ bảo của các thầy, các cô, các anh chị, và phòng kế toán công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
I. ĐẶC ĐIỂM NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm và ý nghĩa của bán hàng trong Doanh nghiệp thương mại:
1.1. KHÁI NIỆM BÁN HÀNG:
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là giai đoạn mà tài sản của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hiện vật (hàng hoá) sang hình thái giá trị (tiền tệ). Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện; vốn của doanh nghiệp doanh nghiệp thu hồi vốn bỏ ra, bù đắp được chi phí và có nguồn tích luỹ để mở rộng kinh doanh v.v.
1.2.Ý NGHĨA CỦA BÁN HÀNG:
Bán hàng có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp thương mại, bán hàng là khâu vận động cuối cùng của hàng hoá, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, bán được hàng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo vì có bán được hàng thì mới thu hồi được vốn, mới bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi để tiếp tục quá trình kinh doanh.
2. Đặc điểm
2.1 ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ
Về đối tượng phục vụ của doanh nghiệp thương mại là người tiêu dùng, bao gồm các cá nhân, các đơn vị kinh doanh khác và các cơ quan, tổ chức xã hội.
2.2 CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ HÌNH THỨC BÁN HÀNG
Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại có thể bán hàng theo nhiều phương thức khác nhau như bán buôn, bán lẻ hàng hoá, ký gửi, đại lý. Trong mỗi phương thức bán hàng lại có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp, chuyển hàng, …)
2.2.1 Phương thức bán buôn:
Là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất ,. . . để thực hiện bán ra hoặc để gia công, chế biến bán ra. Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn. Giá bán biến động tuỳ thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn thường bao gồm hai phương thức:
Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: Theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, không đưa hàng về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức :
Hình thức bán giao tay ba: Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kêt với nhà cung cấp và khách hàng, doanh nghiệp cử cán bộ nghiệp vụ cùng khách hàng đến nhận hàng do nhà cung cấp giao. Hành vi mua và bán hàng đồng thời được thực hiện.
Hình thức gửi hàng chuyển bán thẳng: Theo hình thức này doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiệm vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ .
Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho: Là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó, hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Bán buôn hàng hoá qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức:
Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ. Chứng từ bán hàng là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Một liên của chứng từ giao cho người nhận hàng (bên mua), hai liên gửi về phòng kế toán làm thủ tục thanh toán tiền bán hàng. Số hàng đã giao nhận xong được coi là tiêu thụ.
Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, hoặc theo đơn đặt hàng doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại, chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ. Chí phí vận chuyển do doanh nghiệp thương mại chịu hay bên mua chịu là do sự thoả thuận từ trước giữa hai bên. Nếu doanh nghiệp thương mại chịu chi phí vận chuyển, phải thu tiền của bên mua .
2.2.2 Phương thức bán lẻ
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này cóđặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Phương thức bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Là hình thức bán hàng mà trong đó, tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Hết ca bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ.
Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Là hình thức bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách .Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng. Theo hình thức bán hàng này, khách hàng không mất thời gian chờ thanh toán nhưng đòi hỏi nhân viên bán hàng phải có nghiệp vụ vững vàng ,nhanh nhẹn hoạt bát, có trách nhiệm cao để tránh tình trạng nhầm lẫn, mất mát khi đông khách.
Hình thức bán hàng trả góp : Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại, ngoài số tiền thu theo giá bán thường còn thu thêm người mua một khoản lãi do trả chậm. Về thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua, hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ, bên bán ghi nhân doanh thu.
Hình thức bán hàng tự động: Bán hàng tự động là hình thức bán lẻ hàng hoá mà trong đó, các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc nột vài loại hàng hoá nào đó đặt ở các nơi công cộng, sau khi người mua bỏ tiền bào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua.
2.2.3. Phương thức bán hàng đại lý:
Hình thức gửi hàng đại lý bán hay ký gửi hàng hoá: Theo hình thức này doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cở đại lý, ký gửi để cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý ,ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý. Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi doanh nghiệp thương mại được cơ sở đại lý ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng này.
Hình thức bán hàng nhận đại lý: Theo hình thức này doanh nghiệp sẽ nhận bán hàng cho doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp có trách nhiệm về số hàng đã nhận, tổ chức bán hàng và thanh toán kịp thời, đầy đủ tiền hàng cho người giao đại lý khi hàng hoá đã được tiêu thụ. Hình thức bán hàng này có đặc điểm là hàng hoá không thuộc sở hữu bán của doanh nghiệp và khi bán được hàng thì doanh nghiệp được hưởng hoa hồng tính trên giá bán.
2.3 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN :
Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như trị giá lô hàng bán, mức độ thường xuyên trong quan hệ mua bán, mức độ tín nhiệm lẫn nhau, . . . mà doanh nghiệp thương mại và người mua có thể thoả thuận lựa chọn sử dụng các phương thức, hình thức thanh toán khác nhau.
2.3.1 Phương thức thanh toán trực tiếp:
Là quá trình bán hàng và thu tiền phát sinh cùng một thời điểm. Theo phương thức thanh toán này, có các hình thức sau :
Hình thức thanh toán bằng tiền mặt, ngân phiếu: Là hình thức khi bên bán chuyển giao hàng hóa, dịch vụ thì bên mua xuất tiền, ngân phiếu để trả trực tiếp tương ứng với giá cả mà hai bên đã thỏa thuận.
Hình thức trao đổi hàng: Theo hình thức này, khi bên bán chuyển giao hàng hóa cho bên mua thì bên mua xuất giao cho bên bán một lô hàng có giá trị tương ứng với giá trị lô hàng đã nhận được từ bên bán.
2.3.2 Phương thức thanh toán không trực tiếp
Thanh toán không trực tiếp là phương thức thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển ở tài khoản của doang nghiệp hoặc bù trừ giữa hai bên thông qua các tổ chức kinh tế trung gian thường là Ngân hàng. Phương thức này có thể được thực hiện theo một số hình thức sau:
Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
Hình thức thanh toán bằng séc
Hình thức thanh toán trả bằng thư tín dụng
2.3.3 Phương thức thanh toán chậm:
Theo phương thức này, khi người bán giao hàng cho người mua thì người mua không thanh toán ngay mà ký chấp nhận nợ. Hết thời hạn tín dụng, theo thoả thuận bên mua có nghĩa vụ phải thanh toán hết số tiền hàng cho bên bán.
3. Nội dung chuẩn mực kế toán nghiệp vụ bán hàng theo VAS 14
3.1. Các thuật ngữ có liên quan đến bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu: Là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng bán kém phẩm chất, sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế hoặc lạc hậu thị hiếu.
Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán xác định là đã bán bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Chiết khấu thanh toán: Là khoản doanh nghiệp bán hàng giảm giá cho khách hàng do thanh toán sớm.
3.2. Xác định doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu bên ngoài giá bán( nếu có)
Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng VN hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán, hàng bán bị trả lại và doanh nghiệp phải nộp thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ kế toán.
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bá chưa có thuế GTGT.
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo pương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.
Đối với sản phẩm, hàng, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu,..)
Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá thì chỉ phản ánh vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công.
Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.
Trường hợp bán hàng theo pương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay và ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện phần lãI tính trên khoản phảI trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác định.
Những sản phẩm, hàng hoá đựơc xác định là đã bán nhưng vì lý do về chất lượng, về quy cách kỹ thuật,… người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giả giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặc người mua mua hàng với khối lượng lớn dược chiết khấu riêng trên các Tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”, cuối kỳ kết chuyển vào TK511 để tính doanh thu thuần.
3.3. Điều kiện ghi nhận doanh thu:
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải theo nguyên tắc phù hợp. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá khi thoả mãn đồng thời 5 điều khiện sau:
Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá cũng như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
4. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng
4.1. YÊU CẦU QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG:
Trong các doanh ngiệp thương mại , nghiệp vụ bán hàng mang tính thường xuyên liên tục và chiếm tỷ trọng lớn, vì thế công tác quản lý nghiệp vụ bán hàng cũng manh tính thường xuyên liên tục. Quản lý nghiệp vụ bán hàng đòi hỏi phải quản lý về các chỉ tiêu: Doanh thu, giá vốn, công nợ.
Doanh thu: Đây là chỉ tiêu quan trọng mà doanh nghiệp phải quan tâm đến vì nó phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Giá vốn: Phải theo dõi và phân tích giá vốn của hàng bán để có các chính sách phù hợp. Bởi vì nếu doanh thu của công ty mà thấp hơn giá vốn hàng bán thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ, hoạt động kinh doanh không có hiệu quả. Phải xem xét và phân tích giá vốn một cách cẩn then để đưa ra mức giá phù hợp.
Công nợ: Phải quản lý công nợ một cách chặt chẽ và có khoa học. Nếu công nợ của công ty cao thì phải có chính sách để giảm
Nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá liên quan đến từng khách hàng, từng phương thức thanh toán và từng mặt hàng nhất định. Do đó, công tác quản lý nghiệp vụ bán hàng đòi hỏi phải quản lý các chỉ tiêu như: Quản lý doanh thu, tình hình thay đổi trách nhiệm vật chất ở khâu bán, tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ về các khoản phải thu của người mua, quản lý giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ, …Cụ thể quản lý gnhiệp vụ bán hàng cần bám sát các yêu cầu sau:
Quản lý sự vận động của từng loại hàng hóa trong quá trình xuất nhập tồn kho trên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị.
Nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, từng khách hàng và từng loại hàng hóa tiêu thụ.
Đốn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ tiền hàng
Tính toán xác định từng loại hoạt động của doanh nghiệp
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước theo chế độ quy định.
4.2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng:
Đối với các doanh nghiệp thương mại thì kế toán nghiệp vụ bán hàng cung cấp thông tin quan trọng hơn cả. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại có các nghiệp vụ cơ bản sau:
Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng cả về mặt giá trị và hiện vật của từng mặt hàng, nhóm hàng.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình bán hàng. Tính toán chính xác giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ từ đó xác định đúng đắn kết quả hoạt động bán hàng.
Phản ánh và giám đốc tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ với người mua.
Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng, phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
5. GIÁ BÁN VÀ GIÁ VỐN CỦA HÀNG HÓA:
5.1. GIÁ BÁN CỦA HÀNG HOÁ:
Giá bán hàng hoá của doanh nghiệp thương mại được xác định là giá thỏa thuận giữa người mua và người bán, được ghi trên hóa đơn hoặc hợp đồng và có thể được tính theo công thức:
Giá bán = Giá mua thực tế + Thặng số thương mại
Thặng số thương mại = Giá mua thực tế * Tỷ lệ % thặng số thương mại
Vậy: Giá bán = Giá mua thực tế ( 1 + Tỷ lệ % thặng số thương mại)
(Trong đó: Thặng số thương mại là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá nhằm bù đắp chi phí và hình thành thu nhập cho doanh nghiệp).
Trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá mua trong công thức trên là giá bao gồm cả thuế GTGT. Còn nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua trong công thức trên là giá không bao gồm thuế GTGT.
5.2. Giá vốn của hàng bán:
Bên cạnh việc tính toán được mức giá bán hợp lý của hàng hóa bán ra doanh nghiệp còn phải quan tâm đến việc xác định chính xác trị giá vốn của hàng hóa. Căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý và cách đánh giá hàng hoá phản ánh trong tài khoản và sổ kế toán mà vận dụng cách tính trị giá mua của hàng hoá xuất kho.
5.2.1. Phương pháp tính trị giá mua của hàng hoá xuất kho trong trường hợp kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết hàng hoá theo trị giá mua thực tế của hàng hoá:
Theo cách đánh giá này, có thể tính trị giá mua của hàng hoá xuất kho theo các phương pháp sau:
Giá thực tế bình quân gia quyền
Giá thực tế nhập trước, xuất trước
Giá thực tế nhập sau, xuất trước
Giá thực tế từng loại hàng hoá theo từng lần nhập (còn gọi là giá thực tế đích danh).
5.2.1.1. Phương pháp tính trị giá thực tế bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này trước tiên phải tính giá mua bình quân của hàng hoá luân chuyển trong kỳ đối với từng thứ hàng hoá theo công thức:
Giá mua bình quân đơn vị hàng hoá luân chuyển trong kỳ
=
Trị giá mua của hàng
hoá còn đầu kỳ
+
Trị giá mua của hàng hoá nhập trong kỳ
Số lượng hàng hoá còn đầu kỳ
+
Số lượng hàng hoá nhập trong kỳ
Sau đó tính trị giá mua của số hàng hoá xuất kho trong kỳ cho từng thứ hàng hoá:
Trị giá mua của hàng hoá xuất kho
= å(
Số lượng hàng hoá xuất kho trong kỳ
x
Giá mua bình quân đơn vị
)
Cuối kỳ tính trị giá mua của toàn bộ hàng hoá xuất kho trong bằng cách tổng hợp trị giá mua của từng thứ hàng hoá xuất kho.
5.2.1.2. Phương pháp nhập trước, xuất trước:
Phương pháp này dựa trên giả thiết lô hàng (chuyến hàng) nào nhập trước thì tính giá mua vào của nó cho hàng hoá xuất trước, nhập sau thì tính sau.
Công thức tính như sau:
Trị giá mua của hàng hoá xuất kho trong kỳ
=
Giá mua thực tế đơn vị hàng hoá nhập kho theo từng lần nhập kho trước
x
Số lượng hàng hoá xuất kho trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập kho
Theo phương pháp này kế toán phải ghi sổ kế toán chi tiết mở cho từng thứ hàng hoá cả về số lượng, đơn giá và số tiền tong lần nhập, xuất hàng hoá.
5.2.1.3. Phương pháp nhập sau, xuất trước:
Theo cách này giả thiết những lô hàng nào nhập kho sau được tính trị giá mua vào của nó cho lô hàng nào xuất trước, nhập trước thì tính sau.
Công thức tính như sau:
Trị giá mua của hàng hoá xuất kho trong kỳ
=
Giá mua thực tế đơn vị hàng hoá nhập kho theo từng lần nhập kho sau
x
Số lượng hàng hoá xuất kho trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập kho
Theo phương pháp này kế toán phải ghi sổ kế toán chi tiết mở cho từng thứ tự hàng cả về số lượng đơn giá và số tiền của tong lần nhập, xuất hàng hoá.
5.2.1.4. Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh:
Khi ta nhận biết giá thực tế của tong thứ hoặc loại hàng hoá theo tong lần nhập kho thì có thể định giá cho nó theo giá thực tế đích danh.
5.2.2. Phương pháp tính trị giá mua của hàng hoá xuất kho trong trường hợp kế toán tổng hợp hàng hoá theo giá mua thực tế và kế toán chi tiết hàng hoá theo giá hạch toán:
Theo phương pháp này, để tính được trị giá mua thực tế của hàng hoá bán ra trong kỳ, kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết, phản ánh sự biến động của hàng hoá nhập, xuất trong kỳ theo hạch toán và theo giá mua thực tế.
Cuối tháng tính theo trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho trong kỳ theo công thức:
Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế với giá hạch toán
=
Trị giá mua thực tế của hàng
hoá tồn đầu kỳ
+
Trị giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho trong kỳ
Trị giá hạch toán của hàng hoá tồn đầu kỳ
+
Trị giá hạch toán của hàng hoá nhập kho trong kỳ
II - PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1. Hạch toán ban đầu:
Hạch toán ban đầu là quá trình theo dõi, ghi chép, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, các hiện tượng và quá trình kinh tế trên chứng từ làm cơ sở cho hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Hạch toán ban đầu được thực hiện trên các nội dung sau:
Sử dụng mẫu chứng từ
Số lượng chứng từ lập
Tổ chức luân chuyển chứng từ
Kế toán nghiệp vụ bán buôn, bán lẻ sử dụng các mẫu chứng từ sau:
+ Hoá đơn GTGT( Sử dụng đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Hoá đơn GTGT được lập làm 03 liền, một liên giao cho khách hàng, hai liên giữ lại. Trên hoá đơn GTGT ghi rõ giá bán chưa thuế, thuế GTGT, tổng giá thanh toán. Nếu trên hoá đơn chỉ ghi tổng giá thanh toán thì thuế GTGT được tính trên tổng giá thanh toán theo công thức sau:
Thuế GTGT = Tổng giá thanh toán X Thuế suất thuế GTGT
Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT thì chứng từ sử dụng ban đầu là hoá đơn bán hàng. Giá ghi trên hoá đơn bán hàng là giá đã có thuế.
+ Biên bản thừa, thiếu hàng hoá: phản ánh số hàng thiếu hoặc thừa trong các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá
+ Biên bản hàng không đúng hợp đồng: Phản ánh ssố hàng không đúng hợp đồng bị khách hàng trả lại hoặc từ chối thanh toán
+ Các chứng từ gốc phản ánh quá trình thu hồi tiền, thu hồi công nợ. Cụ thể:
Nếu thu bằng tiền mặt, ngân phiếu nhập quỹ thì căn cứ vào các phiếu thu
Nếu thu bằng séc thì căn cứ vào bảng kê nộp séc
Nếu thu qua ngân hàng thì là giấy báo có và bản sao kê của ngân hàng
+ Báo cáo bán hàng, bảng kê bán lẻ hàng hoá
+ Đối với nghiệp vụ tiêu thụ qua đại lý hoặc bán hàng trả góp kế toán sử dụng các chứng từ:
Biên bản giao nhận hàng hoá
Hợp đồng giao nhận đại lý
Các chứng từ thanh toán khác…
2. Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh các khoản liên quan đến giá bán, doanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu về bán hàng cùng với doanh thu thuần về bán hàng kế toán sử dụng các tài khoản sau:
* Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
TK511
Kết cấu tài khoản 511 như sau:
N
C
- Số thuế TTĐB, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế.
- Số thuế GTGT phải nộp
- Doanh thu hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.
- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK911
Phản ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong kỳ
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư
Tài khoản 511 chi tiết làm 4 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5111 “ Doanh thu bán hàng hoá”: Phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Tài khoản 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”: Phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm ( thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã tiêu thụ.
Tài khoản 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”:Phản ánh doanh thu của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp co khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán.
Tài khoản này được sử dụng chủ yếu trong các ngành kinh doanh dịch vụ như du lịch,vận tải, bưu điện, dịch vụ khoa học kỹ thuật, …
Tài khoản 5118 “Doanh thu khác”: Tài khoản này phản ánh về doanh thu cho thuê hoạt động, nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư, các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước...
Nguyên tắc hạch toán:
Kế toán chỉ phản ánh vào tài khoản 511 khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ giao cho khách hàng đã xác định thực sự tiêu thụ.
Không được phản ánh vào tài khoản 511, những khoản sau:
Trị giá hàng hóa, dịch vụ cung cấp trong nội bộ doanh nghiệp.
Trị giá hàng hóa vật tư, bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia công, chế biến.
Số tiền thu được về nhượng bán thanh lý TSCĐ.
Trị giá hàng hóa gửi bán chưa xác định tiêu thụ.
Các khoản thu nhập về cho thuê TSCĐ, thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường khác.
Đối với hàng hóa nhận bán đại lý thì doanh thu chính là hoa hồng được hưởng về số hàng đã bán do bên giao đại lý trả.
Đối với hàng bán trả góp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán thực tế còn phần lãi khách hàng phải trả do trả chậm được hạch toán như một khoản thu nhập hoạt động tài chính.
Trường hợp nhận gia công thì doanh thu là số tiền gia công được hưởng.
Trường hợp doanh nghiệp đã thu được tiền bán hàng mà cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho khách hàng thì số tiền đó không được hạch toán vào doanh thu bán hàng mà hạch toán vào bên có tài khoản 131, chỉ khi nào thực sự giao hàng thì doanh nghiệp mới hạch toán vào tài khoản 511.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngoại tệ thì doanh thu bán hàng chính là khoản chênh lệch giữa trị giá mua và trị giá bán của số ngoại tệ đó.
* Tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”: Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ số tiền giảm trừ cho người mua hàng được tính giảm trừ vào doanh thu hoạt động kinh doanh. Các khoản giảm trừ doanh thu được phản ánh trong Tài khoản 521 bao gồm: Chiết khấu thương mại, Giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản giảm giá cho người mua trong kỳ hạch toán.
TK521
N
C
- Trị giá của hàng bán bị trả lại.
- Các khoản giảm giá hàng bán
Kết chuyển số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang TK511
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:
TK5211- Chiết khấu thương mại: Phản ánh số giảm giá cho người mua hàng với khối lượng hàng lớn được ghi trên hoá đơn bán hàng hoặc các chứng từ khác liên quan đến bán hàng.
TK5212 - Hàng bán bị trả lại: Phản ánh trị giá bán của số sản phẩm, hàng hoá đã bán bị khách hàng trả lại.
TK5213 – Giảm giá hàng bán: Phản ánh các khoản giảm giá hàng bán so với giá bán ghi trong Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng thông thường phát sinh trong kỳ.
* Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá, thành phẩ._.m đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng; Hàng hoá, thành phẩm gửi bán đại lý, ký gửi; Trị giá dịch vụ đã hoàn thành, bàn giao cho người đặt hàng những chưa được chấp nhận thanh toán.
Kết cấu tài khoản 157 như sau:
- Trị giá hàng hóa thành phẩm đã gửi cho khách hàng hoặc gửi bán đại lý, ký gửi.
- Trị giá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán.
- Cuối kỳ kết chuyển trị giá hàng hoá, thành phẩm đã gửi đi bán chưa được xác định là đã bán cuối kỳ.
TK157
N
C
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm gửi bán, dịch vụ cung cấp được xác định là đã bán.
- Trị giá hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại.
- Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng hoá, thành phẩm đã gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp chưa xác định đã bán đầu kỳ.
Dư nơ: Trị giá của hàng hóa thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp chưa xác định là đã bán trong kỳ bán hiện còn cuối kỳ
* Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: Tài khoản này dùng để xác định giá trị vốn của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản 632 không có số dư và có thể được mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng dịch vụ, từng thương vụ, . . .Tuỳ theo yêu cầu cung cấp thông tin và trình độ cán bộ kế toán cũng như phương tiện tính toán của từng doanh nghiệp.
Kết cấu của tài khoản 632 như sau:
- Tập hợp trị giá mua của hàng hóa, giá thành thực tế của dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ
- Phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ
TK632
N
C
- Trị giá mua của hàng hóa đã bán bị người mua trả lại
- Kết chuyển trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ
* Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của khách hàng về tiền bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ.
Nguyên tắc hạch toán: Cuối kỳ, khi tổng hợp số liệu để cân đối bảng, kế toán không được bù trừ giữa các khoản phải thu với các khoản phải trả khách hàng. Phải xác định số dư nợ, các khoản phải thu của khách hàng để ghi bên tài sản và số dư có các khoản phải trả khách hàng để ghi vào bên nguồn vốn.
- Số tiền phải thu của khách hàng tăng trong kỳ
- Số tiền đã thanh toán với khách hàng trong kỳ
TK131
N
C
- Số tiền khách hàng đã thanh toán trong kỳ
- Số tiền khách hàng ứng trước hoặc trả thừa trong kỳ
Dư nơ: số phải thu của khách hàng hiện còn cuối kỳ
Dư có: Số phải trả khách hàng hiện còn cuối kỳ
Kết cấu của tài khoản 131 như sau:
* Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp”: Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Tài khoản 3331 được áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế cho cả phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Nội dung ghi chép của tài khoản 3331 như sau:
Số thuế GTGT đầu ra đã khấu trừ
Số thuế GTGT được miễn giảm
Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại
TK3331
N
C
Số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ hoặc dùng trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ
Dư có: số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra hiện còn cuối kỳ
Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán, kế toán bán hàng còn sử dụng một số các tài khoản khác có liên quan như tài khoản 111, 112, 156, 138, 911, . . .
3.Trình tự hạch toán
3.1 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ÁP DỤNG TÍNH THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ
3.1.1. BÁN BUÔN:
a. Bán buôn qua kho:
a1. Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp:
+ Phản ánh doanh thu bán hàng hoá:
Nợ TK111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511 : Doanh thu tính theo giá bán chưa thuế
Có TK33311: Thuế GTGT đầu ra
+ Phản ánh trị giá mua hàng xuất bán đã xác định tiêu thụ:
Nợ TK 622 Giá vốn hàng xuất bán
Có TK156
a2. Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng:
+ Phản ánh trị giá mua hàng hoá xuất gửi đi bán:
Nợ TK157 Trị giá hàng hoá gửi bán
Có TK156
+ Khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng hoá đã chuyển giao:
Nợ TK11,112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK511 : Doanh thu chưa thuế
Có TK33311: Thuế GTGT đầu ra
Kết chuyển trị giá vốn hàng mua gửi bán đã xác định tiêu thụ:
Nợ TK632 Giá vốn hàng hoá gửi bán
Có TK157
+ Trị giá bao bì xuất gửi đi kèm và tính giá riêng:
Nợ TK 1388
Có TK1532 : Trị giá xuất kho
Có TK 133 : thuế GTGT của bao bì xuất kho
+ Các khoản chi hộ bên mua:
Nợ TK 1388
Có TK 111,112
+ Khi thu được tiền bao bì, tiền chi hộ:
Nợ TK 111,112
Có TK 1388
b. Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng:
b1. Bán giao tay ba:
+ Mua bán thẳng giao nhận trực tiếp tay ba với nhà cung cấp và khách hàng:
Nợ TK 632: Trị giá mua chưa thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
+ Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK11,112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK511 : Doanh thu chưa thuế
Có TK33311: Thuế GTGT đầu ra
b2. Gửi hàng chuyển bán thẳng:
+ Phản ánh trị giá vốn hàng vận chuyển bán hàng đã được tiêu thụ:
Nợ TK632 Giá vốn hàng hoá gửi bán
Có TK157
+ Phản ánh doanh thu:
Nợ TK11,112, 131 Hoa hồng được hưởng
Có TK511
+ Nếu phát sinh chi phí:
Nợ TK 641
Có TK 111, 112, 331
c. Trường hợp phát sinh chiết khấu thanh toán:
Chiết khấu thanh toán là khoản giảm trừ dành cho người mua được hưởng tính theo tỉ lệ % theo số phải thu khi khách hàng thanh toán sớm nằm trong điều kiện cho phép:
Nợ TK 111, 112: Số tiền thực thu
Nợ TK635: Chiết khấu thanh toán
Có TK 131: Công nợ khách hàng
d. Trường hợp phát sinh chiết khấu thương mại:
Nợ TK 521( 5211): Chiết khấu thương mại
Nợ TK 133(1333): Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111,112, 331: Phải trả khách hàng
e. Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán
+ Phản ánh doanh thu hàng bị trả lại:
Nợ TK 521 ( 5212): Doanh số bị trả lại
Nợ TK 521 (5213) : Giảm giá hàng bán
Nợ TK 3331: Giảm VAT đầu ra
Có TK 111, 112, 131: Giá thanh toán hàng trả lại
+ Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả lại ( nếu có ):
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 141
+ Phản ánh trị giá hàng bị trả lại:
Nợ TK 156, 157 Giá vốn thực tế
Có TK632
+ Cuối kỳ, kết chuyển doanh số bị trả lại và giảm giá hàng bán để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511: giảm trừ doanh thu
Có TK 521(5212): Doanh thu hàng bán bị trả lại
Có TK 521( 5213): Giảm giá hàng bán
3.1.2. Bán lẻ
a. Bán lẻ tại quầy và bán hàng trả góp:
a1. Bán lẻ tại quầy:
+ Khi xuất kho giao hàng bán lẻ cho cửa hàng, cho quầy. Kế toán ghi chi tiết tài khoản kho hàng theo địa điểm luân chuyển nội bộ:
Nợ TK 156: Chi tiết kho, quầy nhận bán
Có TK 156: Kho hàng hoá ( kho chính)
+ Cuối ngày khi nhận được báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền bán hàng nhập quỹ
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
+ Trường hợp có phát sinh thừa, thiếu tiền hàng phải tìm ra nguyên nhân, nếu không tìm được nguyên nhân thì lập biên bản chờ xử lý:
Nếu nộp thừa so với doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111: Số tiền thực nộp
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 3381: Số tiền thừa chưa rõ nguyên nhân
Nếu nộp tiền bán hàng thiếu so với doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111: Số tiền thực nộp
Nợ TK 1381: Số tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
a2. Bán hàng trả góp:
+ Khi doanh nghiệp bán hàng, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 111,112: Số tiền trả ngay
Nợ TK 131: Số nợ
Có TK 511: Giá bán chưa thuế
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 3387: Lãi trả góp
+ Kết chuyển giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 156
+ Định kỳ khi thu tiền trả chậm:
Nợ TK 111, 112 Thu tiền định kỳ
Có TK 131
+ Kết chuyển khoản lãi trả chậm. định kỳ:
Nợ TK 3387 Lãi trả chậm định kỳ
Có TK 515
b. Kế toán bán hàng đại lý:
b1. Trường hợp gửi bán đại lý:
- Khi doanh nghiệp gửi hàng cho cơ sở đại lý:
+ Khi xuất kho hàng hoá chuyển giao cho bên nhận đại lý, kế toán ghi:
Nợ TK 157 Trị giá xuất kho
Có TK 156
+ Khi mua hàng chuyển giao thẳng cho bên nhận đại lý:
Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
- Khi cơ sở đại lý thanh toán:
Th1: Nếu cơ sở đại lý thanh toán toàn bộ tiền hàng sau đó nhận hoa hồng:
+ Khi cơ sở đại lý thanh toán:
Nợ TK 111, 112, 131: Giá thanh toán
Có TK 511 : Giá bán chưa thuế
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
+ Trả hoa hồng cho cơ sở đại lý:
Nợ TK 641: Hoa hồng đại lý
Nợ TK 133 : VAT đầu vào
Có TK 111, 112 : Giá thanh toán
Th2: Cơ sở đại lý thanh toán sau khi khấu trừ hoa hồng được hưởng:
Nợ TK 111, 112, 131: Giá thanh toán
Nợ TK 641: Hoa hồng đại lý
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào hoa hồng
Có TK 511 : Giá bán chưa thuế
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
- Kết chuyển giá vốn của hàng đại lý đã bán:
Nợ TK 632
Có TK 157
b2. Trường hợp nhận bán đại lý:
- Khi doanh nghiệp nhận hàng đại lý chuyển đến:
Nợ TK 003: Trị giá hàng nhận đại lý nhập kho
- Khi doanh gnhiệp bán hàng đại lý, căn cứ vào chứng từ chia làm 2 trường hợp:
+ Nếu doanh nghiệp chưa tách hoa hồng đại lý:
Nợ TK 111, 112, 131 Giá bán hàng đại lý
Có TK 331
+ Nếu doanh nghiệp đã tách hoa hồng:
Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán của hàng đại lý
Có Tk 331: Giá thanh toán đã trừ hoa hồng
Có TK 511 : Hoa hồng đại lý
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra của hoa hồng
- Xuất kho hàng đại lý đã bán:
Có TK 003: Trị giá hàng đại lý đã bán
- Khi thanh toán cho cơ sở giao đại lý:
+ Thanh toán toàn bộ tiền hàng sau đó nhận hoa hồng:
Thanh toán: Nợ TK 331
Có TK111, 112
Nhận hoa hồng: Nợ TK 111, 112
Có TK 511 : Hoa hồng đại lý
Có TK 33311:Thuế GTGT đầu ra của hoa hồng
+ Thanh toán tiền cho cơ sở giao đại lý, khấu trừ hoa hồng được hưởng:
Nếu doanh nghiệp đã bóc tách phần hoa hồng được hưởng:
Nợ TK 331 Giá thanh toán đã trừ hoa hồng
Có TK 111, 112
Nếu doanh gnhiệp chưa bóc tách hoa hồng được hưởng:
Nợ TK 331 : Tổng giá thanh toán cho cơ sở giao đại lý
Có TK 111, 112: Giá thanh toán đã trừ hoa hồng
Có TK 511 : Hoa hồng đại lý
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra của hoa hồng
3.2 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ÁP DỤNG TÍNH THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP
Khi doanh nghiệp bán hàng căn cứ vào chứng từ:
Tổng giá thanh toán
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Nợ TK 632 Giá vốn
Có TK 156, 157
Khi phát sinh chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán:
Nợ 521, 532
Có TK 111, 112, 131
Khi phát sinh hàng bán bị trả lại:
Nợ 531
Có TK 111, 112, 131
Phản ánh số hàng bị trả lại thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
Nợ 156, 157
Có TK 111, 112, 131
Cuối kỳ:
+ Khi xác định được VAT phải nộp, căn cứ vào chứng từ:
Nợ TK 511
Có TK 3331
+ Khi doanh nghiệp nộp VAT:
Nợ 3331
Có TK 111, 112
Tính doanh thu bán hàng thuần để kết chuyển vào tài khoản có liên quan:
+ Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ 511
Có TK 531, 532, 521
+ Tính doanh thu thuần và kết chuyển vào TK 511:
Nợ TK 511
Có TK 911
4. Sổ kế toán và hình thức kế toán:
4.1. Sổ kế toán:
Sổ kế toán là loại sổ sách dùng để ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tong thời kỳ kế toán và trong niên độ kế toán. Từ các sổ kế toán, kế toán sẽ lên báo cáo tài chính nhờ đó mà các nhà quản lý có cơ sở để đánh giá nhận xét tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình có hiệu quả hay không.
Sổ kế toán có hai loại:
Sổ kế toán tổng hợp: là sổ các phần kế toán tổng hợp, đó là: Sổ nhật ký, Sổ cái, sổ kế toán tổng hợp.
Sổ chi tiết: Là sổ của phần kế toán chi tiết gồm các sổ, thẻ kế toán chi tiết
4.2. Hình thức kế toán:
Việc lựa chọn hình thức sổ kế toán bao gồm việc xác định số lượng, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ. Trong thực tế có 4 hình thức kế toán, mỗi hình thức có ưu nhược điểm khác nhau do đó từng doanh nghiệp khi tổ chức hệ thống sổ kế toán phải lựa chọn hình thức kế toán cho hợp lý. Để lựa chọn phải dựa trên 4 cơ sở sau:
Căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh ( đơn giản hay phức tạp của mỗi doanh nghiệp)
Căn cứ vào yêu cầu trình độ quản lý của mỗi doanh nghiệp
Căn cứ vào trình độ của đội ngũ kế toán
Căn cứ vào điều kiện trang bị các phương tiện kĩ thuật tính toán
Một doanh nghiệp có thể sử dụng một trong những hình thức kế toán sau:
4.2.1.Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái:
Đặc điểm của hình thức này là sử dụng sổ kế toán chủ yếu của sổ “ Nhật ký sổ cái” để kết hợp ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế theo thứ tự thời gian với ghi theo hệ thống vào tài khoản kế toán, các chứng từ gốc( hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng một loại phát sinh trong ngày hay định kỳ). Sau khi được định khoản chính xác thì được ghi một dòng vào Nhật ký sổ cái.
Ngoài việc hạch toán vào “ Nhật ký sổ cái” các nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn được hạch toán vào sổ chi tiết như: sổ chi tiết vật tư hàng hoá, sổ chi tiết chi phí, sổ chi tiết thu chi tiền mặt, thanh toán thu hồi công nợ, phải thu, phải trả,…
Hình thức “Nhật ký sổ cái” đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ đối chiếu. Sử dụng hình thức này không cần lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản. Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ có số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối ít, sử dụng ít tài khoản kế toán.
SƠ ĐỒ : TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
NHẬT KÝ SỔ CÁI
Chứng từ gốc ( Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho…)
Sổ, thẻ hạch toán chi tiết
TK 632, TK511
Nhật ký sổ cái TK 632, TK511,..
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết theo từng thời kỳ
Sổ quỹ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
4.2.2.Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
Đặc điểm của hình thức này là mọi nghiệp vụ kinh tế phải căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, cùng kỳ để lập chứng từ ghi sổ ghi vào” Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” trước khi ghi vào sổ cái.
Các sổ kế toán sử dụng bao gồm:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là sổ kế toán thực hiện ghi chép theo thứ tự thời gian dùng để đăng ký các chứng từ ghi sổ đảm bảo an toàn cho chứng từ ghi sổ có tác dụng đối chiếu với các số liệu ghi sổ ở sổ cái.
Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp ghi theo hệ thống từng tài khoản kế toán ( mở cho từng tài khoản kế toán)
Các sổ kế toán chi tiết: ghi tương tự như hình thức kế toán nhật ký sổ cái.
Hình thức này đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hoá kế toán, dễ áp dụng điện toán kế toán. Tuy nhiên số lượng chứng từ ghi sổ lập nhiều, số lượng công việc ghi chép nhiều nên dễ trùng lặp, công việc kiểm tra đối chiếu dồn vào cuối kỳ, cuối tháng ảnh hưởng đến thời gian lập báo cáo.
SƠ ĐỒ : TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ quỹ
Chứng từ gốc ( Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho,…)
Sổ kế toán chi tiết TK632, TK511
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
TK 511, TK632
Bảng cân đối tài khoản
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
4.2.3. HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG:
Theo hình thức này kế toán mở sổ nhật ký chung để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Số liệu ở sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái.
Ở doanh nghiệp thương mại thì nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá có thể mở nhật ký chuyên dùng là “Nhật ký bán hàng”. Hàng ngày hoặc định kỳ tổng hợp số liệu ở nhật ký chuyên dùng để ghi vào sổ cái.
Mẫu sổ nhật ký bán hàng như sau:
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Nợ TK 131
Ghi Có các TK
Số tiền
Số
Ngày
TK156
TK511
…
Cộng
SƠ ĐỒ : TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Chứng từ gốc ( Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, …)
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK632, TK511
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
TK511, TK 632, …
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Sổ nhật ký chuyên dùng ( nhật ký bán hàng)
4.2.4. Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
TRÊN MÁY VI TÍNH
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, in báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH AN HƯNG PHÁT BT
I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH AN HƯNG PHÁT BT
1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
Công ty TNHH An Hưng Phát BT được thành lập vào ngày 05 tháng 11 năm 2003 với đăng ký kinh doanh số 0102020412 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 05/11/03. Công ty có trụ sở chính tại 25 Lạc Trung, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội.
Công ty TNHH An Hưng Phát BT là một Công ty TNHH hai thành viên. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là :
Buôn bán, bảo trì, sữa chữa, bảo hành, xuất nhập khẩu hàng điện máy, điện gia dụng, điện lạnh, điện tử, thiết bị tự động hoá, thiết bị máy tính, đồ dùng cho trẻ em (Trừ loại đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ cho trẻ em hoặc gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội);
Dịch vụ giao nhận hàng hoá;
Dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng;
Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách;
Kinh doanh bất động sản (Không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất) ./.
Công ty TNHH An Hưng Phát BT ra đời và hoạt động trong nền kinh tế thị trường nên bước đầu công ty cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, công ty luôn đề ra những biện pháp để thực hiện, đó là: nâng cao tổng mức doanh thu, giảm tối đa tổng chi phí kinh doanh, sửa sang cơ sở vật chất công ty, phục vụ công tác bảo quản dự trữ hàng hoá, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên trong công ty.
Mặt khác công ty cũng đi sâu nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng nhằm đa dạng hoá mặt hàng, cùng với các nhà sản xuất hàng hoá, nghiên cứu thay đổi mẫu mã các mặt hàng kinh doanh sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Công ty TNHH An Hưng Phát BT là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi công ty phải tự chủ trong hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và có lãi.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ theo cơ cấu quản lý 1 cấp. Công tác tổ chức quản lý của công ty được tổ chức như sau:
Ban giám đốc
Phòng
Kế hoạch thị trường
Phòng
Kế toán tài chính
Phòng
Bảo hành
Đội xe vận tải bốc xếp
Đứng đầu công ty là Ban Giám đốc: Ban giám đốc là người có quyền lực cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với nhà nước cũng như với tập thể trong lĩnh vực kinh doanh, giám sát, điều hành các hoạt động của công ty.
Phòng Kế toán tài chính: Tham mưu cho Giám đốc và giúp Giám đốc quản lý về mặt kế toán, thống kê tài chính của công ty.
Phòng Bảo hành: Chịu trách nhiệm kiểm tra các sản phẩm khi nhập hàng vào kho, khi xuất hàng khỏi kho và sữa chữa bảo hành các sản phẩm bị lỗi.
Đội xe vận tải và bốc xếp: Vận chuyển hàng hoá từ nơi mua về kho bảo quản, tới quầy hàng cũng như vận chuyển hàng hoá tới tận tay người tiêu dùng khi cần thiết.
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Kể từ ngày thành lập công ty An Hưng Phát BT đã hoạt động hiệu quả, tuy thời gian đầu mới thành lập công ty vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đến nay dã dần đi vào ổn định. Sau đây là bản phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tong mấy năm gần đây:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty An Hưng Phát BT
TT
CHỈ TIÊU/ NĂM
ĐƠN VỊ
NĂM 2004
NĂM 2005
SO SÁNH
Số tiền
Tỷ lệ
1
Tổng doanh thu
1.000đ
1.579.348
2.268.212
688.864
1,44lần
a.
- DT cung cấp các dịch vụ
-
213.512
291.825
78.313
1,37lần
b.
- DT bán sản phẩm hàng hoá
-
1.365.836
1.976.387
610.551
1,45lần
2.
Chi phí hoạt động kinh doanh
1.512.818
2.099.988
587.170
1,39lần
a.
- Giá vốn cung cấp các SPDV
-
128.115
178.395
50.280
1,39lần
b.
- Giá vốn các SPHH
-
1.021.025
1.482.016
460.991
1,45lần
c.
- Chi phí khác
-
363.678
439.577
75.899
1,21lần
3.
Nộp ngân sách Nhà Nước
-
22.326
52.723
30.397
2,36lần
a.
Thuế môn bài
-
1.500
1.500
0
0
b.
Thuế TNDN
-
17.190
44.917
27.727
2,61lần
c.
Thuế GTGT
-
2.749
4.631
1.882
1,68lần
d.
Thuế, phí, lệ phí khác
-
887
1.675
788
1,89lần
4.
Lợi nhuận
-
a.
Tổng lợi nhuận trước thuế
-
61.394
160.418
99.024
2,61lần
b.
Lợi nhuận sau thuế
-
44.204
115.501
71.297
2,61lần
5
Tiền lương bình quân
-
1.031
1.147
116
1,11lần
(Nguồn tài liệu : Báo cáo tài chính năm 2004, 2005)
Từ bảng chỉ tiêu tài chính trên của công ty ta thấy, công ty làm ăn năm sau có hiệu quả hơn năm trước, tốc độ tăng doanh thu của công ty là khá cao, tăng 688.864 nghìn đồng (gấp 1,44 lần) so với năm trước. Điều đó đã dẫn đến làm tăng lợi nhuận của công ty lên 71.297 nghìn đồng so với năm trước ( gấp 2,61 lần).
Cũng qua bảng trên ta thấy tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 tăng 587.170 nghìn đồng (gấp 1,39 lần) so với năm 2004. Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí này vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu , điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh và tình hình quản lý tài chính của công ty có hiệu quả.
Phần thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của công ty cũng được nâng cao, điển hình là trong năm 2005 tổng số tiền phải nộp cho các cơ quan nhà nước tăng gấp 2,36 lần so với năm 2004, trong đó đặc biệt tăng mạnh là số thuế TNDN phải nộp (gấp 2,61 lần).
Tiền lương bình quân của người lao động trong công ty cũng có nhiều thay đổi. Năm 2005 tiền lương bình quân đầu người trong công ty là 1.031 nghìn đồng/tháng, sang năm 2005 đã tăng lên 1.147 nghìn đồng/tháng (gấp 1,11 lần so với năm trước).
1.4. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng tại công ty:
1.4.1. Các phương thức bán hàng:
Công ty An Hưng Phát BT với chức năng chính là lưu thông hàng hoá nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Vì vậy, nghiệp vụ bán hàng là nghiệp vụ chủ yếu đem lại lợi nhuận cho công ty nên công ty rất chú trọng đến viẹc đưa hàng hoá tới tận tay người tiêu dùng với chi phí thấp nhất và lợi nhuận cao nhất.
Hiện tại công ty đang áp dụng hai phương thức bán hàng:
a. Phương thức bán buôn:
Trong phương thức bán buôn, công ty chỉ áp dụng phương thức bán buôn qua kho vì phương thức này giúp cho công ty tiêu thụ hàng hoá với số lượng lớn và thu hồi vốn nhanh. Quá trình bán buôn qua kho của công ty có thủ tục đơn giản thuận tiện cho khách hàng. Sau khi hai bên đã thoả thuận và đồng ý với các điều khoản, công ty An Hưng Phát BT sẽ đứng ra làm hợp đồng. Căn cứ vào hợp đồng đã kí kết, đến thời điểm giao hàng đã ghi trong đơn hàng công ty sẽ giao hàng cho khách. Khi giao hàng cho khách, nhân viên bán hàng phải lập hoá đơn GTGT. Đối với nghiệp vụ thanh toán chậm kế toán phải mở sổ chi tiết TK131 để theo dõi.
b. Phương thức bán lẻ:
Đối với phương thức này thì công ty áp dụng hình thức kí gửi hàng hoá và chỉ kí gửi tại các siêu thị lớn và các trung tâm điện máy tại Hà Nội. Đối với hình thức này công ty cũng kí hợp đồng, theo hợp đồng công ty sẽ giao hàng tại các địa điểm đã thoả thuận (trong phạm vi Hà Nội), chi phí công ty chịu. Bên nhận ký gửi phải có trách nhiệm bán hàng của công ty, thanh toán số lượng bán được trong tháng cho công ty vào một ngày cố định trong tháng (ghi trong hợp đồng). Bên nhận ký gửi sẽ được hưởng hoa hồng là 15% trên giá bán đề nghị của công ty. Khi giao hàng cho bên nhận ký gửi, công ty chưa xuất hoá đơn GTGT. Hoá đơn GTGT chỉ xuất khi công ty đi thanh toán, số tiền viết hoá đơn chính là doanh thu mà công ty được thanh toán. Chính điều đó sẽ tạo thuận lợi cho công ty trong việc quản lý hàng hoá…
1.4.2 Phương thức thanh toán:
Tuỳ thuộc vào mức độ tín nhiệm trong quan hệ mua bán, sự thoả thuận giữa hai bên và khả năng thanh toán của khách hàng mà việc thanh toán có thể là thanh toán ngay hoặc thanh toán trả chậm, có thể bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, séc chuyển khoản, séc bảo chi, điện chuyển tiền…
Tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong công tác thanh toán, vừa tránh tình trạng chiếm dụng vốn lâu dài, đẩy nhanh vòng quay của vốn, công ty luôn khuyến khích khách hàng khi mua hàng với số lượng đủ lớn, thanh toán trước thời hạn sẽ được trích trừ một khoản phần trăm(%). Trên tổng giá trị đơn hàng.
1.4.3. Phương pháp xác định giá của công ty:
Công ty áp dụng phương pháp tính theo giá thực tế đích danh để xác định giá vốn hàng bán.
Để thu hút khách hàng, công ty sử dụng chính sách giá cả hết sức linh hoạt và mềm dẻo. Giá bán hàng hoá dựa trên giá vốn của hàng bán, dựa trên sự biến động cung-cầu của thị trường, số lượng hàng hoá trong mỗi lần giao dịch, mối quan hệ với khách hàng nhưng cũng phải đảm bảo cho hoạt dộng kinh doanh của công ty có hiệu quả. Nhờ đó công ty đã dần thiết lập được các mối quan hệ bạn hàng lâu dài, giữ vững chữ tín và nâng cao khối lượng hàng bán.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất và trực tiếp của kế toán trưởng bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:
Kế toán trưởng
Kế toán mua hàng
Kế toán thanh toán
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
01 Kế toán trưởng: Đứng đầu phòng kế toán, chịu trách nhiệm chung về việc tổ chức và chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của công ty đồng thời là người giúp Giám đốc trong việc tổ chức thông tin kinh tế và tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy công tác kế toán gọn nhẹ, khoa học, hợp lý, hướng dẫn toàn bộ công việc kế toán trong phòng, đảm bảo cho từng nhân viên phát huy hết khả năng chuyên môn của mình, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán và chế độ quản lý kinh tế theo phát luật nhà nước.
01 Kế toán mua hàng: Theo dõi tình hình mua các mặt hàng nhằm đảm bảo đầy đủ, thường xuyên và kịp thời cho công tác dự trữ, bảo quản và bán ra.
01 Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay ngân hàng, các khoản thanh toán với cán bộ nhân viên trong công ty, các khoản thanh toán với khách hàng, thanh toán với các nhà cung cấp.
01 Kế toán tổng hợp: Theo dõi và tập hợp các chi phí kinh doanh, tính toán và xác định kết quả kinh doanh, số liệu do các thành phần có liên quan cung cấp. Cuối tháng, cuối quý lập báo cáo tháng, báo cáo quí, cuối năm lập báo cáo tài chính và các mẫu biểu báo cáo khác có liên quan theo đúng chế độ tài chính của nhà nước.
01 Thủ quỹ: Thu giữ các loại tiền của công ty.
II - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH AN HƯNG PHÁT BT
1. Kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty
1.1. Tổ chức hạch toán ban đầu
Tổ chức hạch toán ban đầu có ý nghĩa quan trọng đối với việc ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ và trung thực các số liệu kế toán. Dựa trên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty, kế toán tiến hành tổ chức hạch toán ban đầu. Việc hạch toán ban đầu của công ty bao gồm:
Xác định các loại chứng từ cần sử dụng cho từng bộ phận. Các chứng từ cần phải được ghi chép theo đúng qui định của Bộ Tài chính ban hành, có thể xây dựng một số mẫu chứng từ nếu cần thiết.
Quy định người ghi chép chứng từ, việc ghi chép phải đầy đủ cả về nội dung lẫn tính hợp pháp.
Quy định trình tự luân chuyển chứng từ các bộ phạn lên phòng kế toán tài chính.
Từ ngày 01/01/1999, Luật thuế GTGT lần đầu tiên được áp dụng tại nước ta. Theo hướng dẫn của Bộ tài chính quý I năm 1999, công ty đã áp dụng hệ thống sổ sách mới vào công tác hạch toán của đơn vị mình và áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Trong nghiệp vụ bán hàng, các chứng từ sử dụng cho việc hạch toán ban đầu tại công ty bao gồm:
+ Hoá đơn GTGT :
Hoá đơn GTGT sử dụng theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành và được lập thành 3 liên có nội dung hoàn toàn giống nhau, chỉ khác là:
Liên 1: Được lưu tại quyển hoá đơn
Liên 2: Giao cho khách hàng
Liên 3: Dùng để thanh toán
Biểu 1:
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1:Lưu
Mẫu số: 01GTKT - 3LL
HL/2006B
0017478
Đơn vị bán hàng: Công ty An Hưng Phát BT
Địa chỉ: 25-Lạc Trung- P. Vĩnh Tuy- Q.Hai Bà Trưng- HN
Số tài khoản:
Điện thoại: 04.2147368 MS: 0100108529 -1
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Nhất Nam
Địa chỉ: 17 – Tông Đản
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM MS: 0100236312
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1*2
1
2
Bình sữa DB02
Bình sữa DB01
Cái
Cái
12
12
16.227
14.681
194.724
176.182
Cộng tiền hàng: 370.906
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 37.090
Tổng cộng tiền thanh toán: 407.996
Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm linh bảy nghìn chín trăm chín mươi sáu đồng
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên)
+ Phiếu thu :
Khi khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền hàng ngay bằng tiền mặt, ngân phiếu thì chứng từ hạch toán ban đầu là phiếu thu. Phiếu thu do kế toán thanh toán lập và được lập thành 3 liên ( đặt giấy than viết một lần). Sau đó chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sauk hi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ đối chiếu số tiền thu thực tế với số tiền ghi trên phiếu trước khi kí tên.
Một liên ghi tại quyển phiếu thu của công ty
Một liên giao cho khách hàng
Một liên giao cho thủ quỹ
Cuối ngày, toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán.
Biểu 2:
Đơn vị: Công ty TNHH An Hưng Phát BT Địa chỉ: 25-Lạc Trung- Vĩnh Tuy
Tel: 04.2147368 / Fax: 04.5659482
Mẫu số 01-TT
Ban hành theo quyết định mã số số 1141 TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3354.doc