Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Lĩnh vực xây lắp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, quan trọng và cũng rất phức tạp đòi hỏi phải được cung cấp nhiều thông tin. Trong số những nguồn thông tin đó, thông tin kế toán có vai trò không nhỏ. Tuy nhiên, những thông tin cung cấp qua các báo cáo kế toán, nhất là các báo cáo tài chính muốn đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp và của các đối tượng quan tâm thì cần phải được tiến hành phân tích. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp hoạt

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động trong lĩnh vực xây lắp đều cần tổ chức công tác phân tích để có thể đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình tài chính của doang nghiệp và đưa ra các quyết định hợp lý. Do đó, kế toán ngoài việc theo dõi, thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin thì còn có một hoạt động quan trọng nữa là phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Đây là cơ sở để xây dựng các chính sách và ra quyết định, là nội dung được rất nhiều đối tượng quan tâm không chỉ trong nội bộ doanh nghiệp. Vì thế, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, được các cô chú anh chị Phòng Tài chính kế toán tạo điều kiện giúp đỡ cũng như được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang, em đã chọn đề tài của chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội”. Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Chương 3: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (sau đây gọi tắt là “Công ty”) có bề dày lịch sử và truyền thống. Công ty được thành lập trên cơ sở tiền thân là Công ty Kiến trúc Hà Nội. Ngày 5/8/1958, Bộ Kiến trúc (tức Bộ Xây dựng ngày nay) ra Quyết định 117 chính thức thành lập thêm một doanh nghiệp nhà nước với mục đích góp phần hỗ trợ cho nền kinh tế đất nước. Doanh nghiệp mới được thành lập lấy tên là Công ty Kiến trúc Hà Nội, trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động và theo dòng lịch sử đất nước, Công ty đã có nhiều lần đổi tên gắn với các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1960, Công ty lấy tên là Công ty Kiến trúc Hà Nội. Nhưng từ năm 1960 đến năm 1977, Công ty đổi tên là Công ty Kiến trúc Khu Nam. Đến sau năm 1977, Công ty một lần nữa đổi tên là Công ty xây dựng số 1, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, Bộ Xây dựng. Nhưng trước tình hình biến động của nền kinh tế cũng như theo định hướng chủ trương tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp của Nhà nước nên ngày 23/9/2005, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã kí quyết định chuyển Công ty xây dựng số 1 thành công ty cổ phần. Đến ngày 16/11/2005, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chính thức chuyển đổi Công ty thành công ty cổ phần. Và như vậy, kể từ sau tháng 11/2005, Công ty tham gia các hoạt động kinh tế với tư cách là công ty cổ phần và có tên gọi chính thức là: Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Bộ Xây dựng. Trên cơ sở đó, có thể tóm lược vài nét về Công ty như sau: - Tên công ty: Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội - Tên giao dịch: Hanoi Construction Joint Stock Company No.1 - Tên viết tắt: HACC1 - Địa chỉ trụ sở chính: Số 59, phố Quang Trung, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội - Mã số thuế: 0100105782 - Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần Bảng 1-1 Danh sách cổ đông sáng lập Số TT Tên cổ đông Số cổ phần 1 TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI Người trực tiếp quản lý vốn: BÙI XUÂN DŨNG TRẦN XUÂN LÂN NGUYỄN GIA DŨNG 1.855.670 2 53 CỔ ĐÔNG KHÁC 1.746.500 Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty - Vốn điều lệ: 35.000.000.000 (Ba mươi lăm tỷ đồng VN) Kể từ khi thành lập đến khi chuyển đổi thành công ty cổ phần và cho đến nay, Công ty đã trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và ổn định đất nước trong các giai đoạn. Công ty đã tham gia thi công và thi công thành công nhiều dự án lớn, nhiều công trình trọng điểm có ý nghĩa lịch sử và kinh tế. Có thể kể đến một số công trình như: nhà máy Cao su Sao Vàng, Xà phòng, Thuốc lá Thăng Long, nhà máy dệt 8-3, xây dựng Đại học Bách Khoa, Đại học Thuỷ lợi, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện nhi Thụy Điển, khách sạn Hoà Bình, Cung văn hoá lao động hữu nghị Việt Xô, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Cung thể thao Tổng hợp Quần ngựa… Từ những nỗ lực và kết quả đạt được trong nhiều năm qua, Công ty được Đảng và Nhà nước khen thưởng: Huân chương độc lập hạng Hai, Huân chương độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Hai, Huân chương Lao động hạng Ba. Không những thế, khi xem xét đánh giá về sự phát triển của Công ty trên góc độ tài chính, có thể thấy dù mới chuyển đổi hình thức sở hữu nhưng Công ty vẫn cố gắng duy trì, ổn định và phát huy hiệu quả cũng như lành mạnh hóa tình hình tài chính. Điều đó được thể hiện qua việc xem xét, phân tích một số chỉ tiêu tài chính sau: Bảng 1-2 Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1. Vốn chủ sở hữu 59.546.724.498 60.845.760.397 +1.299.035.899 +2,2 2. Doanh thu 542.751.060.357 581.302.964.260 +38.551.903.903 +7,1 3. Lợi nhuận sau thuế 9.549.678.506 9.806.639.799 +256.961.293 +2,7 4. Thuế nộp ngân sách 26.987.656.274 29.222.770.965 +2.235.114.691 +8,3 5. Thu nhập bình quân đầu người 1.800.000 1.950.000 +150.000 +8,3 Nguồn: Các báo cáo tài chính của Công ty năm 2007, năm 2008 Theo số liệu của bảng chỉ tiêu, điều đầu tiên thấy rõ nhất là các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng, có nghĩa là các chỉ tiêu trong năm 2008 đều lớn hơn so với năm 2007. Trước hết, Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 2,2% chứng tỏ Công ty đang tăng dần khả năng chủ động về tài chính. Hơn nữa, doanh thu năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 là 7,1% dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 2,7%. Tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế không cao như tốc độ tăng của doanh thu. Dầu vậy đây vẫn là dấu hiệu tích cực đối với tình hình tài chính của Công ty, đặc biệt khi liên hệ với tình hình kinh tế thế giới cũng như tình hình kinh tế Việt Nam năm 2008 thì khả năng Công ty vẫn đảm bảo duy trì được mức lợi nhuận như vậy đã cho thấy Công ty có nhiều cố gắng và nỗ lực. Mặt khác, thuế nộp ngân sách của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng lên khá nhiều (+8,3%) cho thấy Công ty không những thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước mà còn gia tăng mức thuế nộp, đóng góp cho Ngân sách. Nhưng mức tăng của chỉ tiêu này khá cao so với mức tăng của lợi nhuận sau thuế và doanh thu nên khi tìm hiểu chi tiết thì thấy nguyên nhân chủ yếu là do Công ty bắt đầu thực hiện thêm nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau hai năm được miễn thuế kể từ khi chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần. Sau nữa, cùng với biến động tăng của doanh thu và lợi nhuận sau thuế, mức thu nhập bình quân đầu người tại Công ty cũng có xu hướng tăng. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.800.000 đồng thì đến năm 2008, chỉ tiêu này đã là 1.950.000 đồng, tăng 150.000 đồng (+8,3%). Điều này chứng tỏ Công ty không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú ý đến chính sách nhân lực, chính sách cải thiện đời sống người lao động. Mặc dù mức tăng của chỉ tiêu này không đáng kể so với tỷ lệ lạm phát kinh tế năm 2008 nhưng phần nào cho thấy được chiến lược phát triển dài hạn của Công ty, đặc biệt là trong vấn đề nâng cao đời sống người lao động, một nguồn lực chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Qua đánh giá một số chỉ tiêu tài chính và xu hướng biến động của các chỉ tiêu này, ta thấy Công ty đã có những tác động tích cực, nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính so với tình trạng lúc mới đầu cổ phần hóa. Chính vì thế, dù tình hình kinh tế trong năm qua có nhiều biến động tiêu cực nhưng Công ty vẫn có thể đứng vững, duy trì và có những bước phát triển nhỏ trong vấn đề tài chính. 1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng. Do đó, bộ máy hoạt động của Công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc, các phòng ban và các đơn vị chi nhánh. Với mục đích quản lý hoạt động hiệu quả nên mỗi bộ phận có nhiêm vụ, chức năng hoạt động khác nhau và hỗ trợ nhau. Đại hội đồng cổ đông: cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, do đó sẽ quyết định những định hướng phát triển Công ty, những vấn đề liên quan đến cổ phần, thông qua các báo cáo tài chính... Bên cạnh đó còn có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát. Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý cao nhất của Công ty. Các thành viên được Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm và chịu sự kiểm soát của Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty. Ban Kiểm soát: Công ty có trên 11 cổ đông nên phải thành lập Ban Kiểm soát. Các thành viên trong Ban Kiểm soát là cổ đông của Công ty và được Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan trong Công ty. Tổng Giám đốc: điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, thực hiện các phương án đầu tư kinh doanh, tổ chức cán bộ phòng ban và cũng là người đại diện về mặt pháp lý của Công ty. Sơ đồ 1-1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ DỰ ÁN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT THI CÔNG - AN TOÀN LAO ĐỘNG PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KỸ THUẬT THI CÔNG BAN AN TOÀN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN XNXD SỐ 108 XNXD SỐ 103 XNXD SỐ 101 CÁC CHI NHÁNH KHÁC CÁC ĐỘI XD TRỰC THUỘC XNXD SỐ 115 Nguồn: Tài liệu từ Phòng Tổ chức lao động hành chính Phó Tổng Giám đốc Tài chính kế toán: tham mưu cho Tổng Giám đốc về vấn đề tài chính kế toán của Công ty, theo dõi giám sát tình hình tài chính cũng như công tác kế toán của Công ty. Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật thi công-An toàn lao động: theo dõi giám sát thi công về kỹ thuật và về an toàn lao động từ đó hỗ trợ tham mưu cho Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc Kinh tế thị trường: theo dõi, nghiên cứu tìm hiểu cũng như tìm kiếm thị trường để tham mưu cho các quyết định của Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược. Phó Tổng Giám đốc Kế hoạch đầu tư dự án: xây dựng, hoạch định các kế hoạch đầu tư, tham mưu giúp Tổng Giám đốc ra quyết định đầu tư, lựa chọn phương án đầu tư đúng đắn… Phòng Tài chính kế toán: chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về những vấn đề liên quan đến tài chính kế toán, phân tích đánh giá tình hình tài chính của Công ty, ghi chép mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để tổng hợp và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác, xây dựng và tổ chức công tác kế toán tại Công ty phù hợp với chế độ hiện hành và thực trạng Công ty. Phòng Kỹ thuật thi công-Ban an toàn: thiết kế, thực hiện và giám sát theo dõi tiến độ thi công về mặt kỹ thuật, an toàn lao động, cập nhật và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng và độ an toàn. Phòng Tổ chức lao động hành chính: xây dựng các phương án, mô hình tổ chức sản xuất, công tác quản lý cán bộ, thiết kế các thủ tục hành chính vận hành trong Công ty cách hợp lý, tham mưu cho Ban Giám đốc về nhân sự và quản lý hành chính. Phòng Kế hoạch đầu tư: tham mưu các vấn đề liên quan đến đầu tư cho Ban Giám đốc đồng thời xây dựng, hoạch định các kế hoạch và tiến trình đầu tư, theo dõi giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch của các bộ phận trong Công ty. Phòng Kinh tế thị trường: có nhiệm vụ theo dõi, tìm kiếm thị trường cũng như tìm hiểu thị trường, nhất là thị trường xây dựng, tiếp thị giới thiệu về Công ty với các nhà đầu tư, trên cơ sở đó hỗ trợ cho các quyết định đầu tư của Ban Giám đốc. Các chi nhánh Công ty: phần lớn là các đơn vị phụ thuộc có cơ cấu tổ chức khá đơn giản gồm: Giám đốc chi nhánh hay chủ nhiệm công trình, cán bộ kinh tế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ kiểm tra chất lượng cùng với tổ đội xây dựng. Các chi nhánh sẽ theo dõi, giám sát việc tổ chức thi công phát sinh tại chi nhánh và báo cáo kịp thời tiến độ thi công (về kỹ thuật và kinh tế) lên các phòng ban Công ty. 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, Công ty hoạt động kinh doanh trên các ngành nghề lĩnh vực sau: - Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông (cầu, đường, sân bay, bến cảng), thuỷ lợi (đe, đập, kênh, mương), bưu điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường day, trạm biến áp; - Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch (Lữ hành nội địa, quốc tế); - Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bê tông, cấu kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép); - Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp; - Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn; - Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao thông, thuỷ điện; - Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp thoát nước và trạm bơm; - Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ điện nước công trình, thiết bị điện dân dụng, công nghiệp, điện máy, điện lạnh và gia nhiệt; - Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, các loại vật tư, xăng dầu, vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, Công ty chủ yếu tham gia hoạt động xây lắp mà phần nhiều là xây dựng các công trình. Do đó lĩnh vực xây lắp đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm sản xuất ra. Bởi lẽ, sản phẩm của hoạt động xây lắp có đặc điểm đặc trưng cho ngành nghề khác biệt với các ngành sản xuất khác là có quy mô và kết cấu phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao nên đòi hỏi khi sản xuất phải chia nhiều giai đoạn công việc. Hơn nữa, sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất và sử dụng lâu dài. Chính vì thế, sản phẩm xây lắp có quy trình công nghệ sản xuất riêng, mang tính đặc thù của ngành nghề. Có thể tóm lược quy trình đó qua một số bước cơ bản sau: Sơ đồ 1-2 Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường Tham gia đấu thầu, ký hợp đồng giao nhận thầu xây lắp Tổ chức thi công công trình nhận thầu Nghiệm thu, bàn giao công trình và thanh lý hợp đồng giao thầu Thực hiện bảo hành công trình (nếu có) Nguồn: Tài liệu Phòng Kế hoạch đầu tư Ban đầu, Công ty xem xét các thông báo hay giấy mời thầu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Từ đó, đánh giá thực trạng của Công ty về pháp lý và tài chính cũng như năng lực kỹ thuật và khả năng trúng thầu để xây dựng hồ sơ dự thầu nếu quyết định tham gia đấu thầu. Nếu như trúng thầu thì Công ty ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp với bên giao thầu (chủ đầu tư). Sau đó, Công ty triển khai thi công công trình, hạn mục công trình hay dự án nhận thầu từ lập kế hoạch và biện pháp thi công trên cơ sở dự toán, hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công đã được duyệt đến khi xúc tiến thi công theo kế hoạch: sử dụng các yếu tố chi phí như vật tư, máy móc, thiết bị, nhân công... Khi công trình, hạn mục công trình hay dự án hoàn thành, tiến hành nghiệm thu và kiểm tra đạt các tiêu chuẩn theo như hợp đồng đã ký thì công trình, hạn mục công trình đó được bàn giao lại cho đơn vị giao thầu và Công ty tiến hành thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, sau khi thanh lý hợp đồng, bàn giao sản phẩm xây lắp cho chủ đầu tư, Công ty vẫn theo dõi công trình, hạn mục công trình… trong thời gian bảo hành để nếu có sự cố xảy ra nằm trong hợp đồng đã thoả thuận thì Công ty sẽ tiến hành bảo hành. Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty khá phức tạp và kéo dài thời gian. 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Hiện nay, bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung để phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức của Công ty. Theo hình thức này, cán bộ kế toán tại các chi nhánh công ty không tổ chức kế toán riêng mà làm nhiệm vụ xử lý chứng từ ban đầu rồi định kỳ chuyển chứng từ, bảng kê, tài liệu và báo cáo liên quan lên Phòng Tài chính kế toán trên Công ty. Sau đó, Phòng Tài chính kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu, xác minh, phân loại, xử lý, ghi sổ, tổng hợp số liệu để hoàn thành các báo cáo theo chế độ hiện hành. Các báo cáo này cung cấp thông tin, đáp ứng cho yêu cầu quản lý của Công ty, của các cơ quan quản lý Nhà nước và của các đối tượng khác. Phòng Tài chính kế toán của Công ty gồm 8 thành viên: 1 Kế toán trưởng, 1 phó Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và 6 kế toán viên đảm nhiệm những phần hành công việc khác nhau. Sơ đồ 1-3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Kế toán trưởng Phó kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán thuế, doanh thu tiêu thụ, tiền mặt Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ Kế toán lương, thanh toán với nhà cung cấp Kế toán tạm ứng, đầu tư, nợ phải trả Kế toán tiền ngân hàng và vay nợ Kế toán thanh toán nội bộ kiêm thủ quỹ Các cán bộ kế toán tại chi nhánh Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Kế toán trưởng: tổ chức điều hành hoạt động của bộ máy kế toán Công ty (bao gồm Phòng Tài chính kế toán và bộ phận kế toán ở các chi nhánh), tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và quá trình vận hành chính sách kế toán tại Công ty, phân tích tình hình tài chính của Công ty. Phó kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: hỗ trợ kế toán trưởng trong việc quản lý, giám sát, theo dõi công tác kế toán, tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng, khoản mục, phân bổ chi phí chính xác, hợp lý và tính giá thành đầy đủ, có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính, báo cáo liên quan đến yêu cầu quản lý. Kế toán thuế, doanh thu tiêu thụ và tiền mặt: theo dõi, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của Công ty đối với Nhà nước, tình hình biến động tiền mặt, doanh thu và tình hình thanh toán với khách hàng, với chủ đầu tư… Kế toán lương và các khoản trích theo lương, thanh toán với nhà cung cấp: theo dõi tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương, tính toán lương theo đúng chế độ, theo dõi tình hình thanh toán với các nhà cung cấp. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và tài sản cố định: theo dõi tình hình biến động tăng giảm tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, theo dõi trích khấu hao tài sản cố định và các vấn đề khác liên quan đến tài sản cố định và vật tư. Kế toán tiền gửi ngân hàng và các khoản vay nợ: kiểm tra, kiểm soát, theo dõi các nghiệp vụ phát sinh thanh toán qua ngân hàng, biến động tiền gửi ngân hàng, tình hình và khả năng trả các khoản vay nợ của Công ty. Kế toán tạm ứng, các khoản đầu tư và nợ phải trả khác: theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến đầu tư, tình hình thanh toán các khoản nợ khác phát sinh, theo dõi khoản tạm ứng gồm tạm ứng và hoàn ứng. Kế toán thanh toán nội bộ kiêm thủ quỹ: theo dõi tình hình thanh toán nội bộ cho một số chi nhánh hạch toán riêng, có trách nhiệm quản lý quỹ tiền của Công ty cách cẩn thận, hằng ngày đều phải kiểm kê đối chiếu số thực tế với số trên sổ quỹ. Cán bộ kế toán tại chi nhánh: có trách nhiệm lập, xử lý chứng từ ban đầu, lập các bảng kê, bảng tổng hợp và các báo cáo cần thiết để chuyển về Phòng Tài chính kế toán Công ty theo quy định. Mỗi thành viên đều có nhiệm vụ, chức năng riêng phù hợp với công việc được phụ trách nhưng để vận hành có hiệu quả đòi hỏi các thành viên phải có sự phối hợp với nhau, liên kết hỗ trợ nhau. 1.4.2. Chế độ kế toán Với quy mô Công ty và cơ cấu tổ chức quản lý cũng như tổ chức bộ máy kế toán như hiện nay, chế độ chính sách kế toán áp dụng tại Công ty không chỉ theo đúng pháp luật mà còn có nét đặc thù riêng và có thể khái quát qua một số nội dung sau: Thứ nhất về chế độ chứng từ kế toán: hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ chứng từ theo Quyết định 15/2006 do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006, đăng ký sử dụng hầu hết các danh mục và mẫu chứng từ theo hướng dẫn kèm theo Quyết định. Công ty tổ chức lập, luân chuyển, kiểm tra, lưu trữ và bảo quản theo đúng quy định của Chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh nên Công ty bổ sung thêm một số chứng từ riêng của ngành nghề như: Bảng phân tích lương, Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành… Bên cạnh đó, có một số chứng từ trong hệ thống chứng từ chế độ đưa ra không được sử dụng tại Công ty như: Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi hay Thẻ quầy hàng do tính chất của sản phẩm xây lắp là hoàn thành bán ngay. Thứ hai về chế độ tài khoản kế toán: Công ty đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo chế độ kế toán hiện hành. Như vậy, hệ thống tài khoản mà Công ty sử dụng bao gồm hầu hết tên, mã, số hiệu các tài khoản trong hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành. Do đặc thù của lĩnh vực xây lắp nên Công ty mở thêm một số tài khoản chi tiết phục vụ cho công tác hạch toán kế toán và phân tích tài chính. Có thể thấy rõ nhất qua việc mở chi tiết thêm cho một số tài khoản như tài khoản tiền gửi ngân hàng, tài khoản khấu hao TSCĐ… Bên cạnh việc mở chi tiết thêm một số tài khoản thì có một số tài khoản thuộc hệ thống tài khoản của Bộ Tài chính nhưng không được đưa vào chế độ tài khoản của Công ty như TK 157, TK 158, TK 631… Thứ ba về chế độ sổ kế toán và hình thức kế toán: chế độ sổ kế toán tại Công ty bao gồm: hệ thống sổ kế toán chi tiết, hệ thống sổ kế toán tổng hợp và bổ sung thêm một số sổ kế toán kết hợp: vừa cung cấp thông tin chi tiết, vừa cung cấp thông tin tổng hợp. Công ty chọn hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chung nên trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức này như sau: Sơ đồ 1-4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Nhật ký chung Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Theo hình thức Nhật ký chung, Công ty mở sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Nhật ký chung, Bảng Tổng hợp chi tiết, Sổ Cái và Bảng cân đối số phát sinh. Còn sổ kế toán chi tiết thì mở theo các mẫu sổ chi tiết quy định. Các sổ kế toán đều tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành. Nhưng do Công ty có quy mô lớn với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên Công ty đã áp dụng máy tính để hỗ trợ công tác kế toán nhằm nâng cao hiệu quả xử lý thông tin. Phần mềm kế toán mà Công ty đang áp dụng là phần mềm kế toán được yêu cầu thiết kế riêng nhưng vẫn đáp ứng và tuân thủ hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Thứ tư về hệ thống báo cáo kế toán: niên độ kế toán áp dụng tại Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm Dương lịch. Khi năm tài chính kết thúc, Công ty lập các báo cáo cung cấp thông tin cách tổng quát và toàn diện về thực trạng tài chính cũng như kết quả hoạt động của Công ty. Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty gồm báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị. Hệ thống báo cáo tài chính gồm 4 báo cáo tuân theo mẫu biểu do Bộ Tài chính quy định gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN), Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN). Các báo cáo tài chính được lập không chỉ vào cuối năm mà còn được lập giữa niên độ kế toán theo quý (trừ quý 4). Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính, công ty còn sử dụng nhiều báo cáo kế toán quản trị nội bộ, phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi và tổng hợp số liệu. Một số báo cáo kế toán quản trị mà Công ty sử dụng: Báo cáo sản lượng, Báo cáo thu hồi vốn, Báo cáo doanh thu theo từng công trình… Bên cạnh các báo cáo về kế toán, Công ty còn có những báo cáo về phân tích tài chính kết hợp thông tin kế toán với các nguồn thông tin kinh tế khác. Thứ năm về phương pháp kế toán: Công ty đang áp dụng các phương pháp kế toán sau: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp Kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: theo phương pháp Bình quân gia quyền Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp Khấu hao đường thẳng Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Phân tích là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh để từ đó cung cấp thông tin cho những đối tượng quan tâm. Do đó, qua phân tích tình hình tài chính, các thông tin về thực trạng tài chính, về hiệu quả kinh doanh, về rủi ro tài chính có thể gặp phải sẽ được cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các đối tượng quan tâm khác. Nhưng với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì lượng thông tin cung cấp và đòi hỏi phân tích cũng khác nhau do chịu tác động của nhiều nhân tố. Chính vì thế, tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có tác động và ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Thứ nhất, Công ty tham gia sản xuất kinh doanh trên khá nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu là lĩnh vực xây lắp với sản phẩm sản xuất chủ yếu là sản phẩm xây lắp. Vì thế, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá phức tạp, liên quan đến nhiều quá trình: sản xuất, thương mại… đồng thời liên quan đến nhiều đối tượng: chủ đầu tư (bên A), ngân hàng, tổ chức tài chính, cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp… Bởi lẽ đó, đặt ra yêu cầu đối với việc phân tích tình hình tài chính của Công ty phải khách quan, bao quát và có sự liên hệ, tổng hợp phân tích các lĩnh vực liên quan cũng như tình hình tài chính của các đối tượng liên quan. Điển hình như khía cạnh nguyên vật liệu xây dựng: đây là yếu tố quan trọng đối với sản phẩm xây lắp nhưng lại thường xuyên biến động nên đòi hỏi phân tích tình hình tài chính tại Công ty cần nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường vật liệu xây dựng. Không những thế, còn cần liên hệ với tình hình tài chính của các nhà cung cấp nguyên vật liệu và từ đó phân tích tác động tổng hợp của các yếu tố đó đối với tình hình tài chính của Công ty. Mặt khác, cũng chính do đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên khi phân tích tình hình tài chính không thể quá cứng nhắc, máy móc, khuôn mẫu mà cần linh hoạt. Bởi lẽ nhiều chỉ tiêu phân tích được xây dựng chuẩn cho doanh nghiệp sản xuất bình thường nhưng khi đem áp dụng phân tích trong doanh nghiệp xây lắp như Công ty thì cần điều chỉnh và biến đổi linh hoạt để hướng tới mục đích chính yếu là phản ánh đúng đắn thực trạng tài chính của Công ty. Thứ hai, đặc điểm của sản phẩm xây lắp có ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Sở dĩ như vậy là do sản phẩm xây lắp có đặc điểm khác biệt hơn các sản phẩm sản xuất khác: kết cấu phức tạp, thời gian thi công và sử dụng lâu dài nên đòi hỏi người phân tích phải có hiểu biết và nắm vững quy trình sản xuất sản phẩm. Từ đó, lựa chọn được phạm vi phân tích cũng như xây dựng chương trình phân tích hợp lý đảm bảo kết quả phân tích xác thực mà lại giảm thiểu được chi phí và thời gian. Hơn nữa do các sản phẩm xây lắp của Công ty chủ yếu là các công trình xây dựng, có ý nghĩa tạo dựng cơ sở vật chất nên khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư không thể chỉ quan tâm đến kết quả kinh doanh lãi, lỗ tại thời điểm trước mắt mà còn cần liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và những dự báo tương lai. Đặc biệt hiệu quả của việc xây dựng hay đầu tư công trình nếu chỉ quan tâm đem về bao nhiêu lợi nhuận khi tham gia thi công thì chưa đầy đủ vì nhiều công trình còn có ý nghĩa lịch sử và mang lại những giá trị phi tài chính nên khi phân tích tình hình tài chính tại Công ty cũng cần được đề cập đến. Thứ ba, chính từ đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh và của sản phẩm sản xuất nên Công ty có kỳ kinh doanh, tức khoảng thời gian để thực hiện hết một chu kỳ kinh doanh bình quân là khá dài. Do vậy công tác theo dõi, tổng hợp tài liệu sẽ gặp khó khăn và ảnh hưởng đến phân tích tài chính. Điều đó đặt ra yêu cầu muốn đạt hiệu quả khi phân tích tình hình tài chính tại Công ty cần phải chọn được phạm vi, đối tượng phân tích cũng như nội dung phân tích phù hợp. Bởi lẽ nếu như theo dõi hết kỳ kinh doanh mới tiến hành phân tích thì sẽ chậm trễ và khối lượng công việc quá lớn. Hơn nữa, thông tin cung cấp không còn kịp thời với yêu cầu quản lý. Song hành với kỳ kinh doanh, Công ty bắt đầu kỳ kế toán từ 01/01 đến 31/12 năm Dương lịch, lập các báo cáo tài chính theo quý và khi kết thúc năm tài chính thì lập báo cáo tài chính năm. Chính vì thế, nếu phân tích theo kỳ kinh doanh gặp khó khăn và hạn chế thì với kỳ kế toán như trên lại là thuận lợi cho phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Bởi lẽ kỳ kế toán có thời gian rõ ràng, cố định, sau mỗi kỳ lại có các báo cáo kế toán, tổng hợp được số liệu nên Công ty tiến hành phân tích tình hình tài chính theo các báo cáo này. Thực tế, trên cơ sở các báo cáo, Công ty đã chọn ra một số báo cáo quan trọng phục vụ cho phân tích để đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty. Thứ tư, Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung nên đã tạo được sự thống nhất trong quản lý. Các thông tin về quản trị, về kinh tế, về tài chính được theo dõi, cập nhật, xử lý ban đầu từ chi nhánh rồi chuyển lên trên Công ty. Chính vì thế, phân tích cũng có những bước phân tích từ phía chi nhánh, đơn vị trực thuộc cho đến tổng hợp phân tích toàn Công ty. Thứ năm, Công ty có hình thức sở hữu là công ty cổ phần với số lượng cổ đông khá nhiều nên họ là những đối tượng hàng đầu quan tâm đến kết quả kinh doanh, đến khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của Công ty nên ảnh hưởng đến việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Ngoài ra, do được cổ phần hoá chưa lâu nê._.n Công ty chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến phân tích tài chính. Bởi lẽ nó thúc đẩy việc phân tích không chỉ cung cấp các thông tin về quản trị, về tài chính mà còn chỉ ra những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến tình hình tài chính của Công ty. Trên cơ sở đó, hỗ trợ cho công tác xây dựng kế hoạch, tiến trình niêm yết cổ phiếu của Công ty trên thị trường chứng khoán. Như vậy, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có những tác động, ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính và cho thấy được nét đặc thù khi phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp xây lắp. Hơn nữa, như đã trình bày, Công ty lựa chọn tài liệu phân tích trên cơ sở là các báo kế toán. Các báo cáo kế toán này được lập thông qua quá trình từ thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để lập chứng từ kế toán đến phân loại ghi sổ kế toán. Chính vì thế, có thể nói các báo cáo kế toán chứa đựng toàn cảnh bức tranh tài chính sinh động của Công ty. Thực tế, số lượng các báo cáo kế toán của Công ty là khá nhiều gồm báo cáo kế toán quản trị và báo cáo tài chính. Các báo cáo này đều là những tài liệu có thể được dùng để phân tích. Tuy nhiên, mục đích của việc phân tích là cung cấp thông tin nhưng không chỉ là thông tin cho một đối tượng mà là cho nhiều đối tượng nên khi phân tích tình hình tài chính, Công ty chú trọng phân tích các báo cáo tài chính gồm bốn mẫu báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Từ đó có thể giới thiệu sơ qua các báo cáo tài chính của Công ty. Thứ nhất là Bảng cân đối kế toán: một báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng quan về tình hình tài chính của Công ty tại một thời điểm. Công ty lập báo cáo này sau mỗi quý (trừ quý 4) và thời điểm khi kết thúc năm tài chính (31/12). Các số liệu trên báo cáo này được tập hợp trên cơ sở theo dõi số dư các tài khoản từ loại 1 đến loại 4 tại thời điểm lập báo cáo. Báo cáo này cho thấy tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như các khoản nợ của Công ty. Từ những thông tin cơ bản đó, hỗ trợ cho việc phân tích đánh giá khái quát và tìm hiểu ban đầu về thực trạng tài chính của Công ty. Có thể minh hoạ Bảng cân đối kế toán của Công ty tại Phụ lục 1-1, trang 67. Thứ hai là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: báo cáo này cung cấp thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua một thời kỳ. Căn cứ để lập báo cáo này là trên cơ sở theo dõi số liệu các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Việc phân tích báo cáo này giúp đánh giá khả năng sinh lời, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn lực… Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà Công ty đang sử dụng được trình bày tại Phụ lục 1-2, trang 69. Thứ ba là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: quá trình hoạt động của Công ty thực chất là quá trình vận động của dòng tiền vào và dòng tiền ra, quá trình lưu chuyển tiền tệ. Vì thế, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính cung cấp thông tin về luồng tiền phát sinh và biến động trong kỳ báo cáo của Công ty theo từng hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Theo quy định hiện hành có hai phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Công ty hiện đang lập báo cáo này theo phương pháp gián tiếp. Như vậy, báo cáo này giúp cho việc phân tích đánh giá khả năng tạo tiền và sử dụng nguồn tiền của Công ty. Thứ tư là Bản thuyết minh báo cáo tài chính: đây là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình một số chỉ tiêu kinh tế tài chính trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để làm rõ cũng như minh chứng chi tiết cho tình hình tài chính của Công ty. Từ đó, Bản thuyết minh báo cáo tài chính sẽ bổ sung và chi tiết thêm thông tin mà các báo cáo tài chính khác khó có thể trình bày được, đồng thời hỗ trợ cho việc phân tích thêm cụ thể và chi tiết hơn. Tuy nhiên bên cạnh nguồn tài liệu phân tích là các báo cáo tài chính, quá trình phân tích còn thu thập, kiểm tra, đối chiếu với một số sổ kế toán liên quan. Đó có thể là các sổ kế toán chi tiết theo dõi tiền, vật tư, tài sản cố định, thanh toán với người mua, người bán… mà cũng có thể là sổ tổng hợp theo hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung. Tóm lại, tài liệu phục vụ cho phân tích tình hình tài chính tại Công ty là các báo cáo tài chính và các sổ kế toán. Dầu vậy trong số những tài liệu đó, Công ty tiến hành phân tích tình hình tài chính chủ yếu trên cơ sở Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kết hợp với các sổ kế toán liên quan. Đây là những báo cáo tài chính cơ bản và được quan tâm nhiều nhất cũng như phản ánh khá trọn vẹn và đầy đủ tình hình tài chính của Công ty. 2.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Bên cạnh việc lựa chọn thu thập tài liệu phân tích còn cần phải xây dựng và lựa chọn phương pháp phân tích cách hợp lý và mang lại hiệu quả. Về mặt lý thuyết có khá nhiều phương pháp được áp dụng để phân tích tình hình tài chính nhưng trên cơ sở những tài liệu phục vụ phân tích thì Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội chọn hai phương pháp phân tích sau: phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ. 2.2.1. Phương pháp so sánh Phương pháp này được xây dựng căn cứ theo yêu cầu có thể so sánh được của các thông tin kế toán, thông tin tài chính nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động cần xác định bao gồm mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối cùng với xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Bên cạnh đó, phân tích tài chính theo phương pháp này có ba hình thức: so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc, so sánh tỷ số xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Mỗi hình thức so sánh đều có cách thức và nội dung so sánh khác nhau nhưng vẫn đảm bảo nghiên cứu được sự biến động của chỉ tiêu. Do đó khi phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2007-2008, Công ty tiến hành so sánh năm 2008 với năm 2007 theo các chỉ tiêu quan tâm, cụ thể như so sánh ngang, so sánh dọc biến động tài sản, nguồn hình thành tài sản, biến động kết quả kinh doanh…, so sánh tỷ số về khả năng thanh toán, về công nợ… 2.2.2. Phương pháp loại trừ Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, tức là khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Phương pháp này có hai cách thực hiện. Thứ nhất là phương pháp số chênh lệch dựa vào ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố. Thứ hai là phương pháp thay thế liên hoàn, thay thế ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố. Cả hai phương pháp đều cho thấy được ảnh hưởng của từng nhân tố nhưng yêu cầu đặt ra là giữa chỉ tiêu phân tích và các chỉ tiêu nhân tố có mối quan hệ với nhau, nhất là mối quan hệ về toán học. Như vậy, trong quá trình phân tích tình hình tài chính, Công ty kết hợp phương pháp này với phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết hơn, cụ thể hơn nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu phân tích, ví như phân tích nhân tố ảnh hưởng đến biến động lợi nhuận của Công ty trong năm 2008, đánh giá mức ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố như chi phí, giá vốn hàng bán… 2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra trên nhiều lĩnh vực nên tình hình tài chính của công ty cũng được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Chính vì thế, trước khi đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh cụ thể và chi tiết cần tìm hiểu tổng quan, nắm bắt sơ bộ thực trạng tài chính của Công ty để có thể hình thành những nhận định ban đầu. Như vậy, ta sẽ tiến hành đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua xem xét cấu trúc tài chính và mức độc lập tài chính của Công ty. 2.3.1.1. Phân tích cấu trúc tài chính Tài sản và nguồn hình thành tài sản (tức nguồn vốn) là những yếu tố không thể thiếu để giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn có được nguồn tài sản dồi dào, phong phú và có nguồn tài trợ, nguồn hình thành tài sản ổn định, hiệu quả. Do đó hình thành nên cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, gồm cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Chính vì thế, qua Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2008 có thể dễ dàng tổng hợp số liệu như bảng số liệu sau: Bảng 2-1 Bảng phân tích cấu trúc tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng 1.TSNH 945.801.894.756 92,49 905.000.850.031 92,02 -40.301.044.725 -4,26 -0,47 2.TSDH 76.794.555.130 7,51 78.499.334.224 7,98 +1.704.779.094 +2,22 +0,47 3.Tổng TS 1.022.596.49.86 100,00 984.000.184.255 100,00 -38.596.265.631 -3,77 0 4.Nợ phải trả 963.049.725.388 94,18 923.154.423.858 93,82 -39.895.301.530 -4,14 -0,36 5.VCSH 59.546.724.498 5,82 60.845.760.397 6,18 +1.299.035.899 +2,18 +0,36 6.Tổng NV 1.022.596.449.886 100,00 984.000.184.255 100,00 -38.596.265.631 -3,77 0 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Qua bảng số liệu ta thấy, Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007 (-3,77%). Trong đó, về tài sản: Tổng tài sản giảm là do cơ cấu tài sản có những biến động. Cơ cấu tài sản gồm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn mà Tài sản ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 (-4,26%) còn Tài sản dài hạn tăng lên (+2,22%) nên tổng hợp ảnh hưởng làm Tổng tài sản của Công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm 3,77%. Không những thế, chính vì Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn có biến động tăng, giảm nên tác động đến tỷ trọng cơ cấu tài sản của Công ty. Khi Tài sản ngắn hạn giảm 4,26% thì tỷ trọng Tài sản ngắn hạn so với Tổng tài sản giảm 0,47% còn tỷ trọng Tài sản dài hạn trên Tổng tài sản tăng tương ứng là 0,47%. Tuy nhiên, tỷ trọng cơ cấu Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn của Công ty chưa hợp lý. Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn trong cả hai năm đều rất cao: năm 2007 đạt 92,49% và năm 2008 đạt 92,02%. Còn tỷ trọng Tài sản dài hạn lại thấp hơn rất nhiều, năm 2007: 7,51% và sang đến năm 2008: 7,89%. Mặc dù xu hướng biến động là tích cực nhằm để điều chỉnh tỷ trọng cơ cấu tài sản nhưng chưa thực sự có tác động mạnh. Khi xem xét nghiên cứu thì thấy: do trong cơ cấu Tài sản ngắn hạn của Công ty, hàng tồn kho và các khoản phải thu đều có giá trị rất cao và chiếm phần lớn nên Tài sản ngắn hạn có giá trị và chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, Tài sản dài hạn mà phần nhiều là Tài sản cố định không thường xuyên có những biến động, khi chuyển đổi cổ phần hóa được đánh giá lại với giá trị không cao nhưng giá trị sử dụng vẫn đáp ứng được đến giờ nên tỷ trọng Tài sản dài hạn chiếm không nhiều như Tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên chỉ tiêu này có xu hướng tăng là vì trong năm qua Công ty bắt đầu có sự đầu tư thêm vào Tài sản cố định và Bất động sản đầu tư để thay thế dần một số thiết bị lạc hậu bằng thiết bị hiện đại hơn, bắt kịp với trình độ xây dựng của nhiều Công ty xây dựng cùng ngành nhưng mức đầu tư này còn khá nhỏ. Về nguồn vốn, Tổng nguồn vốn của Công ty giảm (-3,77%) sở dĩ là do Nợ phải trả của Công ty biến động giảm lớn hơn nhiều so với biến động tăng của Vốn chủ sở hữu. Theo bảng số liệu trên, Nợ phải trả của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007 là 4,14% còn Vốn chủ sở hữu tăng 2,18%. Điều đó đã tác động tích cực đến tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Tỷ trọng Nợ phải trả so với Tổng nguồn vốn giảm từ 94,18% xuống còn 93,82%, tỷ trọng Vốn chủ sở hữu tăng từ 5,82% lên 6,18%, tức là tỷ trọng Nợ phải trả giảm 0,36% còn tỷ trọng Vốn chủ sở hữu tăng 0,36%. Đây là dấu hiệu tích cực đối với tình hình tài chính của Công ty: giảm Nợ phải trả và tăng Vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, tỷ trọng Nợ phải trả của Công ty vẫn ở mức rất cao, trong hai năm đều trên 90%. Do đó Công ty có cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý và có thể thấy Công ty đang bị lệ thuộc nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài, nhất là nguồn vốn vay. Dầu vậy với xu hướng tăng tỷ trọng Vốn chủ sở hữu và giảm tỷ trọng Nợ phải trả cho thấy Công ty đã có những biện pháp tác động để giảm bớt sự phụ thuộc bên ngoài và ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Như vậy có thể thấy cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty trong năm 2008 có biến động và những biến động này đều có xu hướng tích cực nhằm tác động lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên, Công ty chưa xây dựng được một cơ cấu tài sản và nguồn vốn hợp lý, vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài và khả năng chủ động trong tài chính còn hạn chế. Trước tình hình kinh tế toàn cầu, đặc biệt là biến động của kinh tế Việt Nam năm 2008 vừa qua, tuy có tác động làm giảm Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn của Công ty nhưng Công ty vẫn có những cải thiện đối với cấu trúc tài chính như vậy đã góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của Công ty. 2.3.1.2. Phân tích mức độc lập tài chính Chính từ biến động tích cực của cấu trúc tài chính, nhất là biến động của cơ cấu nguồn vốn: tăng tỷ trọng Vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng Nợ phải trả đã chứng tỏ Công ty quan tâm đến khả năng tự chủ tài chính và muốn nâng cao mức độc lập tài chính nội tại của bản thân. Do đó, ta có bảng số liệu sau: Bảng 2-2 Bảng phân tích mức độc lập tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1.Vốn chủ sở hữu 59.546.724.498. 60.845.760.397 +1.299.035.899 2.Tổng nguồn vốn 1.022.596.449.886 984.000.184.255 -38.596.265.631 3.Tài sản dài hạn 76.794.555.130 78.499.334.224 +1.704.779.094 4.Hệ số tài trợ VCSH (1/2) 0,0582 0,0618 + 0,0036 5.Hệ số tự tài trợ TSDH từ VCSH (1/3) 0,7751 0,7754 + 0,0003 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Căn cứ vào kết quả bảng tính, Hệ số tài trợ Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,0036 lần. Có thể giải thích cho sự tăng lên này là do Công ty đã có sự điều chỉnh để tăng Vốn chủ sở hữu và giảm Nợ phải trả. Hơn nữa, do mức giảm của Nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với mức tăng Vốn chủ sở hữu nên tác động làm Tổng nguồn vốn giảm. Chính vì thế khi Vốn chủ sở hữu tăng và Tổng nguồn vốn giảm thì chỉ tiêu này xác định trong năm 2008 lớn hơn so với năm 2007. Tuy nhiên, chỉ tiêu này ở cả hai năm đều thấp cho thấy mức độc lập tài chính của Công ty chưa cao, khả năng tự chủ trong tài chính còn yếu và hạn chế. Dầu vậy, với xu hướng tăng lên của chỉ tiêu này và dù mức độ tăng lên chưa nhiều nhưng chứng tỏ Công ty đang bước đầu giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài, cụ thể là nguồn vốn vay nợ đồng thời tác động tích cực đến việc nâng cao năng lực tài chính, nhất là nâng cao sự độc lập về tài chính của Công ty. Bên cạnh đó, Hệ số tự tài trợ Tài sản dài hạn từ Vốn chủ sở hữu năm 2008 và năm 2007 là gần tương đương nhau, mức độ tăng lên quá nhỏ (+0,0003 lần) cho thấy khả năng tài trợ Tài sản dài hạn từ Vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm 2008 không giảm sút mà ít nhất là vẫn đảm bảo được như năm 2007. Nhưng chỉ tiêu này tại hai năm đều chưa cao chứng tỏ Vốn chủ sở hữu của Công ty chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tài trợ Tài sản dài hạn. Điều đó có nghĩa là ngoài nguồn tài trợ là Vốn chủ sở hữu, Tài sản dài hạn của Công ty còn được hình thành và tài trợ từ nguồn vốn vay nợ phải trả. Chính vì thế mà Công ty chưa có được sự độc lập hoàn toàn trong vấn đề tài chính, tức là khả năng độc lập tài chính còn hạn chế, còn phụ thuộc khá nhiều vào bên ngoài. Điều này có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty. Mặt khác, do chỉ tiêu này trong năm 2008 tăng lên so với năm 2007 cho thấy Công ty đã có những tác động tích cực nhằm tăng mức độc lập tài chính nhưng chưa phát huy hiệu quả rõ rệt. Do đó, Công ty cần nghiên cứu lại những biện pháp đã thực hiện đồng thời tìm kiếm, học hỏi và xây dựng những biện pháp mới có tính khả thi cao hơn. Vậy tóm lại, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2008 so với năm 2007 có thể khái quát như sau: giảm về mặt giá trị Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn, còn về cơ cấu thì có xu hướng tích cực khi tăng cơ cấu Vốn chủ sở hữu, tăng mức độ độc lập tài chính. Tuy nhiên đây mới chỉ là những đánh giá ban đầu về tình hình tài chính của Công ty trên một khía cạnh nên để có được những đánh giá đầy đủ và xác thực hơn cần đi sâu vào phân tích một số góc độ tài chính như vấn đề thanh toán, vấn đề hiệu quả kinh doanh hay khả năng gặp rủi ro tài chính. 2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 2.3.2.1. Phân tích tình hình công nợ Tình hình công nợ là một trong những góc độ tài chính được rất nhiều đối tượng quan tâm bởi lẽ nó cho thấy khả năng chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của Công ty. Các khoản công nợ tồn đọng lớn quá hay nhỏ quá, kéo dài liên tục hay đứt quãng đều có tác động không lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty. Vì thế, trên cơ sở đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn 2007-2008, ta thấy tình hình công nợ của Công ty cần được quan tâm và xem xét cụ thể hơn. Mặt khác, do công nợ gồm nợ phải thu và nợ phải trả nên ta sẽ phân tích tình hình công nợ theo hai nội dung: công nợ phải thu và công nợ phải trả. Trước hết, ta có bảng số liệu sau: Bảng 2-3 Bảng phân tích khái quát nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1. Tổng nợ phải thu 275.564.712.927 241.810.456.681 -33.754.256.246 2. Tổng nợ phải trả 963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530 3. Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả 0,29 0,26 -0,03 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Qua bảng trên, Tổng nợ phải thu và Tổng nợ phải trả của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007. Cụ thể, Tổng nợ phải thu giảm 33.754.256.246 đồng còn Tổng nợ phải trả giảm 39.895.301.530 đồng. Do đó, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả giảm từ 0,29 lần xuống còn 0,26 lần tức là giảm đi 0,03 lần. Hơn nữa, chỉ tiêu này của cả hai năm đều khá thấp cho thấy số nợ phải thu nhỏ hơn rất nhiều so với số nợ phải trả. Điều đó có nghĩa là Công ty để bị chiếm dụng vốn ít hơn số vốn đi chiếm dụng được. Như vậy chứng tỏ Công ty có khả năng đi chiếm dụng vốn và số vốn Công ty đi chiếm dụng là khá lớn. Tuy nhiên chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm nên bước đầu có thể thấy Công ty đang ở trong tình trạng chiếm dụng rất nhiều vốn từ các đối tượng bên ngoài. Điều đó không thực sự là dấu hiệu tích cực bởi song hành với việc chiếm dụng được càng nhiều vốn thì đòi hỏi trách nhiệm với những khoản vốn đi chiếm dụng đó của Công ty càng cao và rất nặng nề, từ đó ảnh hưởng đến uy tín và tình hình tài chính của Công ty. Vì thế, Công ty cần xem xét lại chính sách thanh toán, chính sách vay nợ để có những điều chỉnh hợp lý nhằm tạo sự cân bằng giữa nợ phải thu và nợ phải trả. Bên cạnh đó, nên kết hợp với những biện pháp tác động đến cấu trúc tài chính nhất là cơ cấu nguồn vốn để tạo sự tương hợp giữa tỷ lệ nợ phải trả và nguồn vốn, tỷ lệ nợ phải trả với nợ phải thu. Mặt khác do nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty có biến động giảm nên ta tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của hai năm từ các chỉ tiêu tổng hợp đến các chỉ tiêu chi tiết để xác định các nhân tố tác động đến biến động này. Về tình hình nợ phải thu, ta có bảng số liệu sau: Bảng 2-4 Bảng phân tích tình hình các khoản phải thu Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1. Phải thu ngắn hạn 275.564.712.927 241.810.456.681 -33.754.256.246 -12,25 - Phải thu khách hàng 167.683.401.109 156.603.259.788 -11.080.141.321 -6,61 - Trả trước cho người bán 82.650.394.272 86.051.492.092 +3.401.097.820 +4,12 - Các khoản phải thu ngắn hạn khác 34.415.569.849 9.785.492.384 -24.630.077.465 -71,57 - Dự phòng phải thu khác (9.184.652.303) (10.629.787.583) -1.445.135.280 +15,73 2. Phải thu dài hạn - - - - Tổng nợ phải thu 275.564.712.927 241.810.456.681 -33.754.256.246 -12,25 Nguồn: Tài liệu Phòng tài chính kế toán Qua số liệu của bảng so sánh, Công ty không có các khoản phải thu dài hạn chứng tỏ Công ty không để bị chiếm dụng vốn dài hạn, không để vốn bị các đối tượng chiếm dụng trong thời gian hơn một năm, tránh tình trạng khó thu hồi kịp vốn để đầu tư. Chính vì thế, sự biến động các khoản phải thu ngắn hạn sẽ có tác động mạnh đến biến động các khoản phải thu. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 (-12,25%) nên nợ phải thu của Công ty cũng giảm tương ứng (-12,25%). Khi xem xét cụ thể từng chỉ tiêu chi tiết thì thấy do phải thu khách hàng và các khoản phải trả ngắn hạn khác có mức biến động giảm, tác động làm cho nợ phải thu giảm. Cụ thể: Phải thu khách hàng giảm 6,61% còn phải thu ngắn hạn khác giảm 71,57%. Bên cạnh đó, các khoản trả trước cho người bán của Công ty năm 2008 lại tăng so với năm 2007 (+4,12%) nên đã phần nào giảm bớt ảnh hưởng sụt giảm của nợ phải thu. Nhưng khi xem xét ảnh hưởng tổng hợp thì số nợ phải thu vẫn có xu hướng giảm. Như vậy chứng tỏ Công ty đã giảm sự chiếm dụng vốn của các đối tượng, đặc biệt là những khoản phải thu do các đối tượng phải bồi thường, do mất mát vật chất chờ xử lý. Sở dĩ như vậy là vì trước tình hình vật liệu xây dựng biến động bất thường trong năm 2008 nên Công ty đã có biện pháp quán triệt và quy định nghiêm ngặt hơn đối với việc quản lý vật tư để giảm thiểu sự hư hỏng, mất mát trong lưu trữ, bảo quản vật tư. Công ty có nhiều chi nhánh, đơn vị xây dựng trực thuộc nên chỉ cần các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh quy định quản lý của Công ty thì cũng đã tiết kiệm rất nhiều những khoản chiếm dụng vốn không cần thiết. Hơn nữa, do biến động kinh tế năm 2008 nên đã ảnh hưởng tới một số khách hàng của Công ty làm giảm khoản phải thu khách hàng và một số khoản phải thu khác. Về tình hình nợ phải trả: Các khoản phải trả của Công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm với tốc độ 4,14%, trong đó nợ ngắn hạn giảm hơn 40 tỷ (-4,28%), nợ dài hạn tăng nhưng với tốc độ nhỏ (+ 0,95%). Khi xem xét biến động giảm của nợ ngắn hạn: vay ngắn hạn, phải trả ngắn hạn người bán và khoản người mua ứng trước có mức độ giảm nhiều nhất còn các khoản phải trả ngắn hạn khác lại có tốc độ giảm lớn nhất 58,45%. Bên cạnh đó, các khoản thuế phải nộp, các khoản phải trả lao động hay chi phí phải trả, dự phòng phải trả lại có xu hướng tăng dù mức biến động nhỏ. Bảng 2-5 Bảng phân tích tình hình các khoản phải trả Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1. Nợ ngắn hạn 937.933.217.569 897.799.714.837 -40.133.502.732 -4,28 - Vay nợ ngắn hạn 108.538.665.594 93.722.054.967 -14.816.610.627 -13,65 - Phải trả người bán 424.958.212.209 410.650.545.553 -14.307.666.656 -3,37 - Người mua ứng trước 232.168.038.048 219.946.357.601 -12.221.680.447 -5,26 - Thuế phải nộp 12.070.043.627 13.251.645.559 +1.181.601.932 +9,79 - Phải trả lao động 16.309.763.354 17.872.210.316 +1.562.446.962 +9,58 - Phải trả ngắn hạn khác 2.645.628.830 1.099.130.879 -1.546.497.951 -58,45 - Chi phí phải trả 127.457.313.577 126.242.724.732 -1.214.588.845 -0,95 - Dự phòng phải trả 13.785.552.330 15.015.045.230 +1.229.492.900 +8,92 2. Nợ dài hạn 25.116.507.819 25.354.709.021 +238.201.202 +0,95 - Vay nợ dài hạn 21.931.154.527 21.842.078.273 -89.076.254 -0,41 - Dự phòng trợ cấp mất việc 3.185.353.292 3.512.630.748 +327.277.456 +10,27 Tổng nợ phải trả 963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530 -4,14 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Không những thế, trong nợ dài hạn, các khoản vay dài hạn biến động giảm còn dự phòng trợ cấp mất việc tăng (+10,27%). Từ đó, cho thấy khả năng Công ty đi chiếm dụng vốn từ các khoản vay nợ, các khoản phải trả người bán… trong năm 2008 gặp khó khăn hơn so với năm 2007. Một phần nguyên do là bởi ảnh hưởng của lãi suất vay năm 2008. Trong năm 2008, lãi suất vay ngân hàng biến động bất thường, có những thời điểm vay ngắn hạn có lãi suất còn cao xấp xỉ vay dài hạn nên Công ty có sự thận trọng trong vấn đề vay nợ. Hơn nữa, biến động của giá cả vật liệu xây dựng, những yếu tố đầu vào của sản xuất sản phẩm xây lắp nhất là giá thép, giá cát, giá xi măng… đã tác động đến các nhà cung cấp và người bán. Họ thận trọng hơn khi cho Công ty mua, thanh toán và ứng trước tiền nên khả năng mua chịu vật tư hàng hoá của Công ty không thể như cũ mà gặp khó khăn hơn. Không chỉ vậy mà về phía khách hàng, người mua, họ cũng tìm nhiều lí do để trì hoãn thanh toán cũng như giảm tỉ lệ đặt cọc, ứng trước… Và trước khả năng suy thoái của nền kinh tế, nên dù gặp những vấn đề khó khăn như trên, Công ty vẫn chấp nhận để có được các hợp đồng xây lắp nhằm đảm bảo luôn có sự vận hành sản xuất trong Công ty. Chính vì thế, các khoản chiếm dụng vốn này đều giảm và làm giảm nợ phải trả. Tóm lại, qua phân tích trên, ta thấy tình hình nợ phải thu, nợ phải trả biến động giảm là điều không thể tránh trước tình hình biến động khủng hoảng kinh tế năm 2008. Tuy vậy, mức biến động về công nợ của Công ty không quá lớn cho thấy Công ty đã có sự chuẩn bị, biện pháp ứng phó kịp thời với thị trường. 2.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán Song hành cùng với các khoản công nợ, nhất là công nợ phải trả, Công ty còn phải đối diện với trách nhiệm thanh toán, chi trả các khoản công nợ đó. Chính vì thế, khi phân tích tình hình công nợ Công ty sẽ kết hợp với phân tích tình hình và khả năng thanh toán các khoản nợ. Do vậy, ta có bảng số liệu với một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của Công ty như sau: Bảng 2-6 Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1. Tiền và tương đương tiền 46.077.117.067 46.309.844.224 +232.727.157 2. Tài sản ngắn hạn 945.801.894.756 905.500.850.031 -40.301.044.725 3. Nợ ngắn hạn 937.933.217.569 897.799.714.837 -40.133.502.732 4. Nợ phải trả 963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530 5. Tổng tài sản 1.022.596.449.886 984.000.184.255 -38.596.265.631 6. Hệ số thanh toán tổng quát (5/4) 1,062 1,066 +0,004 7. Hệ số thanh toán nhanh (1/3) 0,049 0,052 +0,003 8. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (2/3) 1,008 1,009 +0,001 9. Vốn hoạt động thuần (2-3) 7.868.677.187 7.701.135.194 -167.541.993 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Qua bảng phân tích, Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty năm 2008 là 1,066 lần còn năm 2007 là 1,062 lần, có nghĩa là chỉ tiêu này đã tăng lên 0,004 lần. Chỉ tiêu này ở cả hai năm đều lớn hơn 1 (>1) cho thấy Công ty có đủ tài sản và có đủ khả năng thanh toán các khoản Nợ phải trả bằng toàn bộ tài sản hiện có. Bên cạnh đó, Hệ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,003 lần cho thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng theo thời gian. Nhưng vì tại thời điểm hai năm chỉ tiêu này đều thấp nên có thể thấy Công ty chưa đủ khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn và nợ quá hạn, nói chung là các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy có nghĩa là nếu các đối tượng cho vay, các chủ nợ ngắn hạn đồng loạt đòi yêu cầu thanh toán, đòi Công ty trả nợ trực tiếp bằng tiền hay các giấy tờ có giá trị tương đương tiền, có khả năng thanh khoản nhanh thì Công ty sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, điều này có thể được giải thích là do Công ty hoạt động trên lĩnh vực xây lắp, phần nhiều tiền đã được vật hoá vào nguyên vật liệu xây dựng, hàng tồn kho, tài sản cố định… và để rồi nhanh chóng chuyển vào giá trị của các công trình, dự án khi tiến hành thi công. Hơn nữa, không như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường có kỳ kinh doanh bình thường, có thể nhanh chóng quay vòng vốn khi bán sản phẩm, nhất là những sản phẩm có chu kì sản xuất ngắn thì Công ty lại có kỳ kinh doanh khá dài, đòi hỏi phải mất một thời gian khá lâu có khi là hàng năm, vài năm… để kết thúc một vòng sản xuất sản phẩm. Và chính vì vậy khả năng thu tiền về của Công ty không thể nhanh chóng nên lượng tiền mặt Công ty để lại không nhiều. Do đó, lượng tiền và tương đương tiền của Công ty thường thấp trong khi đó nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn so với nguồn vốn của Công ty nên theo cách xác định chỉ tiêu này thì chỉ tiêu này thường thấp. Tuy nhiên chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng lên cho thấy Công ty đang có biện pháp tác động tích cực để nâng cao khả năng thanh toán nhanh. Năm 2008, số nợ ngắn hạn của Công ty giảm, lượng tiền và tương đương tiền tăng so với năm 2007 nên chỉ tiêu này tăng lên. Mặt khác do nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nên ngoài việc xem xét khả năng thanh toán nhanh, Công ty còn quan tâm đến khả năng thanh toán chung các khoản nợ ngắn hạn đó thông qua chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này của Công ty năm 2008 so với năm 2007 cũng tăng lên (+0,001 lần) và tại thời điểm hai năm đều lớn hơn 1 (>1) cho thấy Công ty có đủ và thừa tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, Công ty có Vốn hoạt động thuần trong cả hai năm đều đạt giá trị dương (>0) dù năm 2008 Vốn hoạt động thuần có giảm nhưng mức độ giảm không đáng kể. Từ đó, chứng tỏ Công ty vẫn duy trì một mức Vốn hoạt động thuần để đảm bảo khả năng thanh toán. Với mức Vốn hoạt động thuần dương như vậy cho thấy một phần Tài sản ngắn hạn của Công ty được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn. Đây là một cơ cấu tài trợ tài sản rất phổ biến và phù hợp theo qui luật phát triển. Vậy tóm lại, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung. Nhưng riêng với các khoản nợ ngắn hạn nếu yêu cầu phải thanh toán ngay, thanh toán cùng một lúc và nhanh chóng các khoản nợ bằng tiền và tương đương tiền thì sẽ rất khó khăn đối với tình hình hiện tại của Công ty. Điều này kéo dài sẽ có ảnh hưởng không lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty nên Công ty đang có xu hướng tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn này lên dù các bước tiến còn chậm và nhỏ. Ngoài ra, do Công ty có tỷ trọng các khoản vay nợ cao nên ngoài quan tâm thanh toán gốc vay thì vấn đề thanh toán lãi vay các khoản nợ này cũng được Công ty quan tâm phân tích. Bảng 2-7 Bảng phân tích khả năng thanh toán lãi vay của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiê._.tài chính tại Công ty, hoạt động phân tích tài chính vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau: Thứ nhất về tài liệu phân tích: Công ty hiện mới quan tâm và chủ yếu lựa chọn tài liệu phục vụ phân tích là các báo cáo tài chính và sổ kế toán liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, báo cáo trong Công ty có rất đa dạng và phong phú, nhiều báo cáo cũng rất có ý nghĩa trong phân tích nhưng lại chưa được Công ty thu thập, xử lý để làm tài liệu phân tích. Sở dĩ như vậy có thể là do các báo cáo này ít thể hiện số liệu kế toán, số liệu tài chính như các báo cáo kế toán nên dẫn đến hiểu nhầm là các báo cáo này không đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin về tài chính của Công ty. Bên cạnh đó, hầu hết các tài liệu phân tích đều là những tài liệu được lập từ Phòng Tài chính kế toán của Công ty trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các chi nhánh chuyển lên nên khi muốn đánh giá tình hình tài chính từng chi nhánh, từng đơn vị trực thuộc là gặp khó khăn, thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu. Một phần là do trình độ cán bộ kế toán tại chi nhánh khó có thể tiến hành phân tích tình hình tài chính ngay tại chi nhánh vì hoạt động phân tích phức tạp và liên quan đến nhiều nội dung. Thứ hai về phương pháp phân tích: tuy hai phương pháp Công ty đang áp dụng để phân tích tình hình tài chính đều mang lại hiệu quả nhưng vẫn chưa thể hiện rõ được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, các hệ số. Bởi vì nếu có thể liên hệ các chỉ tiêu, hệ số theo mối quan hệ nào đó dưới dạng toán học hay hàm số kinh tế… thì có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động phân tích hơn nữa. Ngoài ra, trong thị trường kinh tế như ngày nay, nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng rất được quan tâm nhưng với phương pháp truyền thống như Công ty vẫn đang chỉ sử dụng thì khả năng nhanh nhạy của thông tin chưa thực sự cao. Sở dĩ như vậy, một phần là do các tài liệu, số liệu báo cáo phải mất một thời gian mới hoàn thành được cho nên thời gian tập hợp tài liệu và tiến hành phân tích khá lâu dẫn đến nhiều vấn đề phân tích và biện pháp đưa ra đã không còn phù hợp với biến động thị trường nữa. Mặt khác, do Công ty chưa có sự cập nhật những phương pháp kết hợp phân tích tài chính với công nghệ thông tin. Những phương pháp này cũng chỉ trên cơ sở các phương pháp truyền thống nhưng có thêm sự hỗ trợ của máy tính nên kết quả có phần chính xác và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên những phương pháp đó đòi hỏi chi phí vận hành khá tốn kém. Thứ ba về nội dung phân tích: bên cạnh những nội dung phân tích đang được Công ty tiến hành phân tích thì có một vài nội dung phù hợp với yêu cầu phân tích nhưng vẫn chưa được đề cập đến. Những nội dung này có thể được phân tích ngay trên cơ sở những tài liệu phân tích mà Công ty hiện đang sử dụng mà không đòi hỏi phải bổ sung thêm tài liệu, không tốn kém thêm thời gian thu thập tài liệu. Không những thế, tuy các chỉ tiêu chọn để phân tích đều là những chỉ tiêu cơ bản nhưng một số chỉ tiêu có nhiều cách xác định, cách tính toán giá trị nên một số chỉ tiêu đó có cách tính chưa hợp lý ảnh hưởng đến kết quả và nhận xét phân tích. Nguyên do là vì giới hạn về nguồn lực, giới hạn về thời gian cũng như chi phí để tiến hành phân tích. Hơn nữa có thể do đánh giá chủ quan của những người tham gia phân tích mà chưa liên hệ với thị trường, tìm hiểu xem thị trường quan tâm nhiều đến khía cạnh nào, chỉ tiêu nào và mục đích khi xác định các chỉ tiêu đó. Bởi vì đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của Công ty là nhiều nhóm đối tượng khác nhau và gắn với các lợi ích khác nhau. Thứ tư về công tác tổ chức phân tích tài chính : Công ty có lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích theo trình tự và các bước để đưa ra được báo cáo phân tích. Tuy nhiên do các tài liệu phân tích mà chủ yếu là các báo cáo tài chính phải kết thúc năm tài chính mới có đủ cơ sở dữ liệu để tổng hợp và lập báo cáo nên khi các tài liệu từ chi nhánh chuyển lên chậm, trễ thời gian thì ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành báo cáo và từ đó ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính. Chính vì thế mà nhiều lúc báo cáo phân tích hoàn thiện, thông tin cung cấp lại chưa mang lại nhiều giá trị và hiệu quả bởi không còn phù hợp với tình hình nữa, nhiều biện pháp, phương án đưa ra đã không kịp với tác động của môi trường bên ngoài. Do đó mà hoạt động phân tích chưa phát huy hết hiệu quả. 3.2. Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty, các ưu điểm và những vấn đề đang tồn tại kết hợp với khả năng nhận thức của bản thân, em có đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện như sau: 3.2.1. Hoàn thiện về tài liệu phân tích Công ty có hệ thống báo cáo phong phú và đa dạng nhưng những tài liệu phục vụ cho phân tích mới chỉ trên cơ sở một số báo cáo tài chính và sổ kế toán. Vì thế, Công ty nên bổ sung thêm một số báo cáo vào hệ thống tài liệu phục vụ phân tích. Đặc biệt, không chỉ là những báo cáo liên quan đến kế toán tài chính mà còn là các báo cáo liên quan đến định hướng chiến lược, chính sách của Công ty. Điều đó có nghĩa là tài liệu phân tích không chỉ dựa vào các tài liệu của Phòng Tài chính kế toán mà nên mở rộng sang tài liệu của các phòng ban khác như Phòng Kế hoạch đầu tư, Phòng Tổ chức lao động hành chính… Hơn nữa, do Công ty gặp khó khăn khi muốn có được thông tin về tình hình tài chính của từng chi nhánh, đánh giá, so sánh hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh nên hoạt động phân tích tài chính cần được mở rộng đến chi nhánh, các đơn vị trực thuộc Công ty để có thêm tài liệu phân tích. Có thể chưa yêu cầu các chi nhánh tiến hành phân tích tình hình tài chính tại đơn vị mình ngay được vì việc đó đòi hỏi phải đáp ứng về nhân lực cũng như tài lực. Tuy nhiên các chi nhánh, đơn vị có thể lập những tài liệu phân tích ban đầu sơ bộ làm nguồn tư liệu hỗ trợ cho Công ty phân tích cụ thể đến từng chi nhánh. Điều đó có nghĩa là các chi nhánh Công ty ngoài việc lập luân chuyển các tài liệu kế toán thì nên lập và luân chuyển thêm tài liệu phân tích, cụ thể là nên có kèm thêm Bản tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính. Nội dung của Bản tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính này sẽ gồm các chỉ tiêu tài chính cơ bản gắn với tình hình tài chính tại chi nhánh liên quan đến doanh thu, giá vốn, tài sản (như hàng tồn kho, tài sản cố định…), các khoản vay nợ, phải trả người bán, phải trả người lao động… Đồng thời cùng với các chỉ tiêu đó sẽ xác định thêm một số hệ số tài chính liên quan đến khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh như tỷ số giữa lợi nhuận thuần so với tài sản, sức sản xuất của tài sản tại chi nhánh… Không những thế các chi nhánh còn nên chi tiết doanh thu, giá vốn theo từng công trình, từng dự án được thi công tại chi nhánh từ đó đánh giá hiệu quả mà từng công trình mang lại, hỗ trợ cho công tác xác định sức sinh lời của từng công trình, dự án. Mặc dù đây chưa phải là báo cáo phân tích hoàn chỉnh nhưng sẽ là tài liệu chi tiết hơn hỗ trợ cho hoạt động phân tích khi muốn đánh giá hiệu quả từng chi nhánh. Vậy Công ty nên bổ sung thêm tài liệu này vào hệ thống tài liệu phục vụ phân tích, và như thế đã gắn kết, phối hợp hoạt động giữa chi nhánh và Công ty. 3.2.2. Hoàn thiện về phương pháp phân tích Trên cơ sở áp dụng hai phương pháp: phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ là chủ yếu, Công ty cũng nên nghiên cứu thêm để có thể phối kết hợp với công nghệ thông tin, cụ thể là với máy tính. Hơn nữa do chỉ áp dụng hai phương pháp trên nên chưa cho thấy sự liên hệ, liên quan giữa các chỉ tiêu tài chính và như vậy chưa mang lại được hiệu quả phân tích. Vì thế, muốn phân tích chi tiết và đi sâu hơn vào mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, Công ty nên vận dụng thêm mô hình Dupont. Mô hình này sẽ phân tích các chỉ tiêu tài chính trên cở sở liên kết một số chỉ tiêu tài chính liên quan theo một trình tự logic chặt chẽ, thường là trên cơ sở liên kết toán học để từ đó kết hợp với phương pháp loại trừ để phân tích ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố. Mô hình này rất có ý nghĩa khi áp dụng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn. Hơn nữa theo cơ sở lý luận của các nhà khoa học hiện nay thì khi phân tích hiệu quả kinh doanh mà dựa vào mô hình tài chính Dupont là đã đánh giá đầy đủ hiệu quả trên mọi phương diện không những thế còn phát hiện được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đi sâu vào bản chất hơn. Ngoài ra, ngày nay toán học và kinh tế cũng có sự kết hợp, đan xen nhiều hơn nên đã ra đời nhiều mô hình toán kinh tế, nhiều hàm kinh tế, kinh tế lượng… mang lại kết quả vừa chính xác hơn theo bản chất toán học, vừa thể hiện được nội dung kinh tế, đặc biệt là với các mô hình liên quan đến dự báo rủi ro tài chính. Vì thế, phương pháp phân tích tình hình tài chính của Công ty nên bổ sung thêm một số hàm toán kinh tế hoặc dùng thêm mô hình kinh tế lượng. Hơn nữa, với thực tế hiện nay, Công ty đều có trang bị thiết bị, hệ thống máy tính cho các chi nhánh và phòng ban nên việc áp dụng thêm các hàm kinh tế, vận dụng thêm kinh tế lượng vào phân tích thực sự rất thuận lợi và hiệu quả. Không những thế, nếu áp dụng đồng thời các phương pháp phân tích trên thì mang lại hiệu quả phân tích cao mà không tốn thêm nhiều chi phí và thời gian. Bởi lẽ từ những số liệu, kết quả của phương pháp so sánh sẽ làm căn cứ, cơ sở tài liệu để áp dụng vào các mô hình toàn kinh tế, mô hình Dupont, áp dụng phương pháp loại trừ. Và kết quả tính toán được từ các phương pháp đó lại hỗ trợ để so sánh, đối chiếu. Như vậy giữa các phương pháp có sự phối hợp chặt chẽ với nhau nên Công ty cần đổi mới phương pháp phân tích bằng cách bổ sung kết hợp với hai phương pháp nêu trên. 3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính Mặc dù các nội dung phân tích tài chính được Công ty chọn để phân tích đều là những nội dung cơ bản và quan trọng. Tuy nhiên với nguồn tài liệu phục vụ phân tích như hiện nay cũng như với phương pháp phân tích áp dụng hiện tại thì vẫn còn có thể khai thác và phân tích thêm một số nội dung cần thiết khác nữa. Thứ nhất, phân tích cấu trúc tài chính của Công ty chi tiết hơn, cụ thể hơn. Tuy trong nội dung đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty có đề cập đến cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản, nhưng đó mới chỉ xem xét tài sản gồm chỉ tiêu TSNH và TSDH, nguồn vốn gồm chỉ tiêu Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu, là những nét khái quát nhất, tổng quan nhất mà chưa đi vào so sánh từng chỉ tiêu chi tiết về giá trị và tỷ trọng. Chính vì như thế nên chưa đáp ứng được đầy đủ thông tin về tình hình phân bố tài sản và nguồn tài trợ tài sản, chưa chỉ ra được đâu là nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến cân đối tài chính của Công ty. Do đó Công ty nên phân tích nội dung này thêm một số chỉ tiêu chi tiết nữa. Cụ thể, khi phân tích, sẽ chi tiết từng chỉ tiêu cấu thành nên tài sản (chi tiết từng chỉ tiêu cấu thành nên TSNH, TSDH), từng chỉ tiêu cấu thành nên nguồn vốn (chi tiết từng chỉ tiêu cấu thành nên Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu) và từ đó tiến hành so sánh về giá trị, về tỷ trọng và tỷ lệ biến động để rồi đi vào đánh giá từng chỉ tiêu. Thứ hai, trong khi phân tích công nợ và khả năng thanh toán có thể bổ sung phân tích khả năng tạo tiền của Công ty. Khả năng tạo tiền được xác định như sau: Tiền tồn đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ. Tuy là nội dung này liên quan nhiều đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty nhưng do Công ty lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp nên có sự liên hệ rất nhiều đến Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bởi lẽ ưu điểm khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp là nhiều chỉ tiêu trên báo cáo này được xác định dựa vào Bảng cân đối kế toán, dựa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như chỉ tiêu tăng giảm các khoản tồn kho, tăng giảm các khoản phải thu, tăng giảm chi phí trả trước, lợi nhuận trước thuế, chi phí lãi vay… Vì thế thấy được mối liên quan giữa báo cáo này với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Và như vậy khi phân tích khả năng tạo tiền sẽ hỗ trợ cho nội dung phân tích khả năng thanh toán, từ đó đánh giá được khả năng luân chuyển tiền của Công ty không chỉ theo sổ sách, mà còn theo thực tế. Bên cạnh đó, khi phân tích khả năng thanh toán Công ty mới chủ yếu phân tích về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và lãi vay là những vấn đề cấp thiết trước mắt. Tuy nhiên để có thể xây dựng những kế hoạch dài hạn, có tầm chiến lược và định hướng lâu dài thì Công ty nên bổ sung phân tích thêm một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn như: Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản, hệ số nợ dài hạn trên nợ phải trả… Đây có thể là những chỉ tiêu không xa lạ và có thể đã được đề cập trong các nội dung phân tích khác nên cách xác định không khó. Do vậy đòi hỏi Công ty nên kết hợp phân tích thêm các chỉ tiêu đó khi phân tích khả năng thanh toán để có thể trình bày đúng đắn hơn thực trạng thanh toán của Công ty. Thứ ba, xét trên một góc độ nào đó thì tất cả các quyết định kinh doanh đều xoay quanh việc làm thế nào để vị thế của Công ty được nâng cao, giá trị của Công ty được đánh giá cao và như vậy liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, nên bổ sung thêm nội dung định giá doanh nghiệp khi phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Đây có thể là nội dung mới trong hoạt động phân tích tài chính nhưng có ý nghĩa đối với việc xây dựng các chính sách kinh doanh của Công ty. Có khá nhiều phương pháp để xác định giá trị của Công ty nhưng trên cơ sở tình hình thực tế tại Công ty, do mới chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần thì có thể định giá Công ty theo Vốn chủ sở hữu. Như vậy, giá trị Công ty được xác định như sau: Giá trị doanh nghiệp = Tổng tài sản – Nợ phải trả (trên Bảng cân đối kế toán) Cách xác định như vậy dựa phần nhiều vào số liệu Bảng cân đối kế toán, tài liệu phân tích chủ yếu của Công ty nên vừa đơn giản, dễ hiểu mà lại khai thác được hiệu quả của tài liệu phân tích. Thứ tư, với những đề xuất hoàn thiện về tài liệu phân tích và phương pháp phân tích thì trong một số nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty có thể bổ sung và điều chỉnh một số chỉ tiêu trong phân tích hiệu quả kinh doanh. Điều đó có nghĩa là ngoài phân tích các chỉ tiêu như nội dung phân tích đã trình bày thì nên áp dụng phân tích theo mô hình tài chính Dupont, tức là sẽ tạo liên hệ giữa các chỉ tiêu. Cụ thể: Lợi nhuận sau thuế Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, ta có thể phân tích chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản như sau: Sức sinh lời của tài sản = Tài sản bình quân Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lời của tài sản Tài sản bình quân x Doanh thu thuần = x Hệ số sinh lời của doanh thu thuần Số vòng quay của tài sản bình quân = Như vậy, ta đã liên hệ được chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản với hệ số sinh lời của doanh thu thuần và số vòng quay của tài sản. Và trên cơ sở mối liên hệ đó ta phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản theo hướng tăng số vòng quay của tài sản hay nâng cao hệ số sinh lời của doanh thu. Do đó, ta có thể chi tiết thêm nhiều nhân tố tác động khác khi phân tích theo từng hướng. Từ đó, đánh giá được hiệu quả sử dụng tổng tài sản trên nhiều khía cạnh và có thể xây dựng được nhiều biện pháp có tính khả thi cao hơn. Cũng như vậy khi phân tích hiệu quả sử dụng TSNH, TSDH, hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu ta cũng có thể tiến hành theo trình tự trên và tạo được nhiều mối liên hệ giữa các chỉ tiêu theo nhiều cách khác nhau. Do đó, Công ty có thể phân tích hiệu quả kinh doanh trên nhiều mặt và thông tin cung cấp sẽ có giá trị hơn rất nhiều. 3.2.4. Các kiến nghị khác Bên cạnh một số nội dung hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty như trên, còn có một số đề xuất trong công tác tổ chức của Công ty. Thứ nhất về công tác kế toán: công tác kế toán có vị trí quan trọng trong Công ty và có ảnh hưởng không nhỏ đến phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Bởi lẽ, các tài liệu phục vụ cho phân tích đều chủ yếu được cung cấp từ bộ phận kế toán nên nếu công tác tổ chức kế toán hiệu quả thì tác động tốt đến công tác phân tích tình hình tài chính còn ngược lại thì sẽ gây ảnh hưởng đáng kể. Chính vì thế, qua quá trình tìm hiểu công tác tổ chức kế toán tại Công ty, có thể đề xuất một vài điểm sau. Trước hết về tổ chức chứng từ kế toán: chứng từ kế toán là những tài liệu kế toán ban đầu nên nếu luân chuyển chậm sẽ ảnh hưởng đến công tác ghi sổ, lập báo cáo và từ đó ảnh hưởng đến phân tích tài chính. Tuy nhiên tình hình thực tế là một số chi nhánh của Công ty vẫn thường để chứng từ bị chậm luân chuyển, trễ thời gian. Do đó, Phòng Tài chính kế toán của Công ty nên quy định thời gian nộp chứng từ cho các chi nhánh, hơn nữa có hình thức khen thưởng đối với các đơn vị thực hiện tốt cũng như xử phạt với những chi nhánh vi phạm. Không những thế cũng cần thống nhất trong cách trình bày các chứng từ để thuận lợi cho việc tổng hợp số liệu và theo dõi số liệu. Sau nữa, do Công ty mới chuyển đổi hình thức kinh doanh nên hệ thống tài khoản còn nhiều bất cập chưa theo kịp với chế độ hiện hành, có sự giao thoa giữa hệ thống tài khoản chung cho các doanh nghiệp với các tài khoản đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp nhà nước. Vì thế cũng có ảnh hưởng đến công tác hạch toán ghi sổ và lập báo cáo, từ đó ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính. Sở dĩ như vậy là vì có thể nhiều khoản mục khi hạch toán chưa thể hiện đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên đưa vào nội dung các báo cáo chưa hợp lý và do đó dẫn đến nhận định, đánh giá thiếu chính xác, chưa đầy đủ. Thứ hai về công tác tổ chức phân tích tình hình tài chính: Công ty tổ chức phân tích tình hình tài chính trên cở sở có kế hoạch thực hiện, các bước thực hiện và tiến hành theo đúng nội dung từng bước. Tuy nhiên do ảnh hưởng của sự chậm trễ của các báo cáo nên kéo theo quá trình xử lý tài liệu phân tích tốn nhiều thời gian và ảnh hưởng đến công tác phân tích. Chính vì thế, Công ty nên có sự phối kết hợp công tác tổ chức phân tích với công tác tổ chức kế toán, cụ thể như đặt ra thêm yêu cầu đối với cán bộ kế toán tại chi nhánh là có thêm tài liệu phục vụ cho phân tích như bản tổng hợp một số chỉ tiêu phân tích đã giới thiệu ở trên để tiết kiệm thời gian xử lý tài liệu. Từ đó, cán bộ phân tích sẽ có thêm thời gian để tiến hành phân tích cụ thể và chi tiết hơn nhiều góc độ tài chính của Công ty. KẾT LUẬN Lĩnh vực xây lắp là lĩnh vực đòi hỏi phải luôn luôn có sự trau dồi tích luỹ kinh nghiệm cũng như cập nhật với những đổi mới. Chính vì thế lượng thông tin mà những doanh nghiệp xây lắp cần được đáp ứng là rất nhiều. Bên cạnh những thông tin về kỹ thuật thì những thông tin về tài chính có vị trí không nhỏ. Do đó ngoài nhiệm vụ tổ chức tốt công tác kế toán, doanh nghiệp xây lắp còn cần tổ chức công tác phân tích tài chính sao cho có hiệu quả và không ngừng được hoàn thiện. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, được sự giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện của các cô chú anh chị trong phòng Tài chính kế toán của Công ty cũng như được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã cố gắng phản ánh thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty qua một số nội dung cơ bản và đưa ra một vài đề xuất để có thể hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty hơn nữa. Nhưng do thời gian thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu chưa nhiều, nhận thức của bản thân còn hạn chế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Chính vì thế, em rất hy vọng nhận được nhiều ý kiến góp ý để chuyên đề sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn. Một lẫn nữa, em xin được chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang và các cô chú anh chị Phòng Tài chính kế toán của Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính. 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp-Quyển 1: Hệ thống tài khoản kế toán. Hà Nội: NXB Tài chính. 2. Bộ Tài chính. 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp-Quyển 2: Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ sách kế toán. Hà Nội: NXB Tài chính. 3. PGS. TS. Đặng Thị Loan và các cộng sự. 2006. Giáo trình “Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp”. Hà Nội: NXB Thống kê. 4. TS. Nguyễn Trọng Cơ và PGS. TS. Nguyễn Đình Đỗ. 2003. Kế toán và phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp xây lắp. Hà Nội: NXB Xây dựng . 5. TS. Nguyễn Văn Công. 2002. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính. 6. PGS. TS. Nguyễn Văn Công. 2005. Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính 7. PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc và các cộng sự. 2008. Giáo trình “Phân tích báo cáo tài chính”. Hà Nội: NXB Đại học kinh tế quốc dân. 8. Một số luận văn tốt nghiệp khóa 44, khóa 45, khóa 46 9. Một số tài liệu quản lý, tài liệu kế toán và tài liệu phân tích của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 1-1 Mẫu Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 ĐVT: VND TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Tại ngày 31/12/2008 Tại ngày 01/01/2008 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 905.500.850.031 945.801.894.756 I. Tiền và tương đương tiền 110 IV.1 46.309.844.224 46.077.117.067 1.Tiền 111 46.309.844.224 46.077.117.067 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1.506.964.690 - 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 1.506.964.690 - III. Các khoản phải thu 130 241.810.456.681 275.564.712.927 1. Phải thu khách hàng 131 IV.2 156.603.259.788 167.683.401.109 2. Trả trước cho người bán 132 IV.2 86.051.492.092 82.650.394.272 5. Các khoản phải thu khác 135 IV.3 9.785.492.384 34.415.569.849 7.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 (10.629.787.583) (9.184.652.303) IV. Hàng tồn kho 140 IV.4 592.090.206.782 601.897.239.945 1. Hàng tồn kho 141 592.090.206.782 601.897.239.945 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 23.783.377.654 22.262.824.817 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 IV.5 1.494.828.004 1.155.615.933 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 IV.6 22.288.549.650 21.107.208.884 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 78.499.334.224 76.794.555.130 II. Tài sản cố định 220 33.392.915.106 32.994.304.006 1. Tài sản cố định hữu hình 221 IV.7 3.990.150.427 4.400.881.112 - Nguyên giá 222 26.837.709.529 27.806.462.097 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (22.847.559.102) (23.405.580.985) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 IV.8 745.665.874 1.085.379.172 - Nguyên giá 225 2.521.028.122 3.585.537.483 - Giá trị hao mòn lũy kế 226 (1.775.362.248) (2.500.158.311) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 IV.9 28.657.098.805 27.508.043.722 III. Bất động sản đầu tư 240 IV.10 37.377.242.137 36.420.401.504 - Nguyên giá 241 41.853.471.139 40.071.611.262 - Giá trị hao mòn lũy kế 242 (4.476.229.002) (3.651.209.758) IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 IV.11 3.341.320.353 3.341.320.353 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3.341.320.353 3.341.320.353 V. Tài sản dài hạn khác 260 4.387.856.628 4.038.529.267 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 IV.12 4.387.856.628 4.038.529.267 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 984.000.184.255 1.022.596.449.886 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 300 923.154.423.858 963.049.725.388 I. Nợ ngắn hạn 310 897.799.714.837 937.933.217.569 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 IV.13 93.722.054.967 108.538.665.594 2. Phải trả người bán 312 IV.14 410.650.545.553 424.958.212.209 3. Người mua trả tiền trước 313 IV.14 219.946.357.601 232.168.038.048 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 IV.15 13.251.645.559 12.070.043.627 5. Phải trả người lao động 315 17.872.210.316 16.309.763.354 6. Chi phí phải trả 316 IV.16 1.099.130.879 2.645.628.830 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 IV.17 126.242.724.732 127.457.313.577 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 IV.18 15.015.045.230 13.785.552.330 II. -Nợ dài hạn 330 25.354.709.021 25.116.507.819 4. Vay và nợ dài hạn 334 IV.19 21.842.078.273 21.931.154.527 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 3.512.630.748 3.185.353.292 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 60.845.760.397 59.546.724.498 I. Vốn chủ sở hữu 410 IV.20 58.837.719.258 56.548.634.645 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 35.000.000.000 35.000.000.000 7. Quỹ đầu tư phát triến 417 12.577.726.078 11.015.551.113 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 1.822.712.842 1.474.043.181 10.Lợi nhuận chưa phân phối 420 9.437.280.338 9.059.040.351 II. Quỹ khác 430 2.008.041.139 2.998.089.853 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 2.008.041.139 2.998.089.853 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 984.000.184.255 1.022.596.449.886 Phụ lục 1-2 Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2008 ĐVT: VND Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm 2008 Năm 2007 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 V.1 581.302.964.260 542.751.060.357 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 V.1 - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 V.1 581.302.964.260 542.751.060.357 4. Giá vốn hàng bán 11 V.2 542.712.025.316 504.519.285.604 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 38.590.938.944 38.231.774.753 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 V.3 4.850.084.119 4.560.444.495 7. Chi phí tài chính 22 V.4 22.315.109.168 25.779.724.349 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 21.949.351.702 25.060.114.889 8. Chi phí bán hàng 14 V.5 2.740.998.011 2.954.362.000 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 V.6 12.936.761.656 13.262.559.817 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 5.448.154.228 795.573.082 11. Thu nhập khác 31 V.7 6.039.951.474 8.757.607.797 12. Chi phí khác 32 V.8 85.036.168 3.502.373 13. Lợi nhuận khác 40 5.954.915.306 8.754.105.424 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 11.403.069.534 9.549.678.506 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 1.596.429.735 - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 9.806.639.799 9.549.678.506 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 2 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 2 1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 6 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 9 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 11 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 11 1.4.2. Chế độ kế toán 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 18 2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 18 2.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 23 2.2.1. Phương pháp so sánh 23 2.2.2. Phương pháp loại trừ 24 2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 24 2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 24 2.3.1.1. Phân tích cấu trúc tài chính 24 2.3.1.2. Phân tích mức độc lập tài chính 27 2.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 29 2.3.2.1. Phân tích tình hình công nợ 29 2.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán 34 2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh 38 2.3.3.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh 38 2.3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 41 2.3.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 45 2.3.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 47 2.3.4. Phân tích rủi ro tài chính 49 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 52 3.1. Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 52 3.1.1. Những ưu điểm 52 3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 54 3.2. Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 57 3.2.1. Hoàn thiện về tài liệu phân tích 57 3.2.2. Hoàn thiện về phương pháp phân tích 58 3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính 59 3.2.4. Các kiến nghị khác 62 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 67 DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT GTGT : Giá trị gia tăng GVHB : Giá vốn hàng bán HĐKD : Hoạt động kinh doanh LNTT : Lợi nhuận trước thuế NV : Nguồn vốn QLDN : Quản lý doanh nghiệp TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TK : Tài khoản TS : Tài sản TSCĐ : Tài sản cố định TSDH : Tài sản dài hạn TSNH : Tài sản ngắn hạn VCSH : Vốn chủ sở hữu VND : Việt Nam Đồng XDCB : Xây dựng cơ bản XNXD : Xí nghiệp xây dựng DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU, BẢNG Bảng 1-1: Danh sách cổ đông sáng lập Bảng 1-2: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008 Sơ đồ 1-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ 1-2: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Sơ đồ 1-4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Bảng 2-1: Bảng phân tích cấu trúc tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008 Bảng 2-2: Bảng phân tích mức độc lập tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008 Bảng 2-3: Bảng phân tích khái quát nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty giai đoạn 2007-2008 Bảng 2-4: Bảng phân tích tình hình các khoản phải thu Bảng 2-5: Bảng phân tích tình hình các khoản phải trả Bảng 2-6: Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2007-2008 Bảng 2-7: Bảng phân tích khả năng thanh toán lãi vay của Công ty giai đoạn 2007-2008 Bảng 2-8: Bảng đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007-2008 Bảng 2-9: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty giai đoạn 2007-2008 Bảng 2-10: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu của Công ty giai đoạn 2007-2008 Bảng 2-11: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty giai đoạn 2007-2008 Bảng 2-12: Bảng phân tích một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31195.doc
Tài liệu liên quan