LỜI MỞ ĐẦU
Nâng cao chất lượng quản lý cũng như hiệu quả trong các hoạt động để hướng tới mục tiêu phát triển là đích đến của mọi doanh nghiệp. Đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, khi mà Việt Nam đã và đang là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì mỗi doanh nghiệp cần trang bị cho mình những hiểu biết và cơ sở để tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như hợp tác với các đối tác trong nước và trên thế giới. Như vậy, để doanh nghiệp có thể bắt kịp với hoàn cảnh hiện
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay điều kiện đầu tiên là phải tổ chức tốt công tác kế toán, tính đúng, tính đủ chi phí bỏ ra để làm sao đạt được hiệu quả kinh doanh của mình.
Phân tích hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chưa có quy định một cách thống nhất và hoàn chỉnh. Với sự bùng nổ về số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như hiện nay thì những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp theo quy định của chế kế toán hiện hành vẫn còn khiêm tốn, chưa phản ánh được toàn diện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Hơn nữa, một thực tế xảy ra trong thời gian qua là công tác phân tích nói chung cũng như phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nói riêng chưa được chú trọng đúng mức và hầu hết là chưa được thực hiện.
Công ty Cổ phần Tràng An là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa với số vốn của Nhà nước là 51% thì việc phân tích hiệu quả kinh doanh là cần thiết. Tuy nhiên Công ty cũng chưa quan tâm đúng mức đến vai trò của phân tích trong việc đưa ra quyết định quản lý. Nhận thức được vai trò quan trọng của phân tích hiệu quả kinh doanh đối với không chỉ chủ doanh nghiệp mà còn với rất nhiều đối tượng khác trong nền kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tràng An, em nhận thấy rằng công tác phân tích hầu như không chưa được thực hiện. Vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Nội dung chuyên đề ngoài phần “Lời mở đầu” và “Kết luận” gồm 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tràng An
Chương 2: Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An
Chương 3: Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An
Em xin cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Ngoài ra, em cảm ơn các cô chú trong Công ty Cổ phần Tràng An, đặc biệt là các cô trong trong phòng kế toán đã giúp đỡ chỉ bảo em trong quá trình thực tập. Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian hạn chế, cũng như chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp của thầy, cô giáo và các cô chú để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN
Công ty CP Tràng An là doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa với số vốn của Nhà nước là 51%, thuộc Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà, với số vốn điều lệ là 22 tỷ đồng.
Là Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh bánh kẹo có chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam. Sau đây là một số thông tin tổng quát về Công ty:
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tràng An.
Tên giao dịch quốc tế: Trang An joint stock company.
Đơn vị quản lý: Sở Công thương Hà Nội.
Trụ sở chính: Số 1- Phùng Chí Kiên – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội.
Điện thoại tổng đài: 84.4.6267999
Fax: 84.43.7564138
Website: www.trangan.com.vn
Email: bk@trangan.com.vn
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Tràng An.
Đơn vị tiền thân là: “Xí nghiệp công tư hợp danh Bánh kẹo Hà Nội” được thành lập sau giải phóng thủ đô. Năm 1975 được tách thành hai xí nghiệp:
Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội (thuộc Sở Thương Nghiệp) và
Xí nghiệp kẹo Hà Nội (thuộc Sở Công Nghiệp).
Từ đó đến nay Công ty đã trải qua nhiều lần thay đổi phiên hiệu, thay đổi tổ chức, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động.
*Thời kỳ từ 1974 – 1989:
Để phục vụ nhu cầu của nhân dân Thủ đô và các tỉnh lân cận, Công ty CP Tràng An được thành lập ngày 18/04/1975 theo quyết định số 53/CN-UBHCTP ngày 29/03/1974 với tên ban đầu là Xí nghiệp kẹo Hà Nội trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội. Trụ sở đóng tại 204 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội. Ngày 01/09/1975 cơ sở 2 được thành lập tại thị trấn Cầu Giấy, nay thuộc phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Số vốn ban đầu của xí nghiệp là 22 triệu đồng. Nhiệm vụ chính của xí nghiệp trong giai đoạn này là sản xuất kẹo phục vụ nhân dân Thủ đô và nhân dân các tỉnh thành trong cả nước.
Tổng số lao động là 312 người vào năm 1974 và tăng lên 470 người vào năm 1989. Sản lượng sản xuất tăng dần từ 1200 tấn/1 năm lên 2700 tấn/1 năm.
*Thời kỳ 1989 – 1992:
Sau năm 1989 Nhà nước chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Xuất phát từ nhu cầu mở rộng sản xuất cũng như phù hợp với tình hình lúc bấy giờ, ngày 01/08/1989: Xí nghiệp kẹo Hà Nội và Xí nghiệp chế biến bột mỳ Nghĩa Đô được sáp nhập, lấy tên là Nhà máy Bánh kẹo Hà Nội theo quyết định số: 169/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội. Nhà máy này gồm hai cơ sở đóng tại phường Quan Hoa và phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
Nhà máy với tổng số nhân viên là 1068 người, được tổ chức thành 4 phân xưởng chính:
- Phân xưởng kẹo tổng hợp: chuyên SX các loại kẹo cứng và kẹo mềm.
- Phân xưởng kẹo cao giá: chuyên SX các kẹo mềm.
- Phân xưởng SX kẹo bọc đường xuất khẩu.
- Phân xưởng SX rượu, nước giải khát.
*Thời kỳ 1992 – 2004:
Để phù hợp với tình hình sản xuất và quản lý kinh doanh, ngày 08/12/2004: Xí nghiệp kẹo Hà Nội được đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Tràng An theo quyết định số 3128/QĐ-UB của chủ tịch thành phố Hà Nội, đóng tại Phùng Chí Kiên – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội.
Từ năm 1992 đến 2002 doanh nghiệp tiến hành tinh giảm biên chế cho phù hợp với tình hình kinh doanh và yêu cầu quản lý làm cho số lao động ở thời kỳ này giảm xuống còn 560 người.
Nhiệm vụ kinh doanh của công ty thời kỳ này là SX các loại bánh kẹo phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
*Thời kỳ 2004 – nay:
Ngày 01/10/2004: Công ty chính thức Cổ phần hóa theo quyết định số 6238/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội và lấy tên là Công ty Cổ phần Tràng An. Trụ sở chính đóng tại: Số 1 – Phùng Chí Kiên – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội. Đây là doanh nghiệp nhà nước với 51% vốn của nhà nước và 49% do công nhân viên nắm giữ.
Trải qua gần 40 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Tràng An đã không ngừng phát triển lớn mạnh và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là thương hiệu “Tràng An” đã thành thương hiệu uy tín chất lượng được công nhận và đứng vững trên thị trường.
Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty CP Tràng An.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm bánh kẹo là mặt hàng chủ lực của Công ty. Đây là mặt hàng thực phẩm có các đặc điểm sau:
Nguyên liệu chính, chủ yếu là đường và mạch nha.
Là sản phẩm có chủng loại rất phong phú, bị giới hạn bởi thời gian sử dụng.
Thời gian chế biến sản phẩm từ khi cho nguyên liệu vào đến khi đóng gói ngắn, được làm theo dây chuyền công nghệ khép kín nên hầu như không có sản phẩm dở dang.
Sản phẩm có tính thời vụ, thường tăng đột biến vào các dịp lễ tết, trung thu….
1.2.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Công ty CP Tràng An có đặc điểm sản xuất là doanh nghiệp SX đơn giản, SX với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và được sản xuất liên tục, thường xuyên hầu như không có sản phẩm dở dang hoặc không đáng kể. Hơn nữa là doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, sản phẩm SX ra phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, quy trình công nghệ SXSP là quy trình khép kín từ lúc NVL đổ vào sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành.
Công ty có chủng loại sản phẩm rất đa dạng nhưng quy trình công nghệ sản xuất chúng hoàn toàn giống nhau bao gồm 5 giai đoạn: Hòa đường, nấu, làm nguội, tạo hình, đóng gói.
Có thể khái quát quy trình công nghệ theo sơ đồ sau (lấy sản phẩm kẹo làm ví dụ):
Đặc điểm của từng giai đoạn công nghệ
+ Giai đoạn 1: Hòa đường
Trong giai đoạn này đường, nha, nước được hòa tan hoàn toàn thành dung dịch dạng xiro đồng nhất ở nhiệt độ từ 1000C ÷ 1100C theo tỷ lệ quy định. Mỗi loại kẹo có một tỷ lệ đường nha khác nhau, giai đoạn này được tiến hành một cách thủ công nên người công nhân phải có trình độ công nhân kỹ thuật cao, tay nghề vững, nắm chắc tiêu chuẩn định mức kỹ thuật của từng loại kẹo để sản xuất đúng yêu cầu.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ khát quát quy trình công nghệ sản xuất kẹo
Đường
Nước
Phụ gia
Hòa đường
Nấu
Làm nguội
Đóng túi
Nha
Lăn côn
Vuốt thoi
Tạo hình
Gói
+ Giai đoạn 2: Nấu
Đây là giai đoạn thực hiện quá trình cô đặc dung dịch kẹo từ độ ẩm w=20% xuống còn w=1% ÷ 3%. Sau khi được hòa tan, tùy vào trang thiết bị máy móc của từng phân xưởng mà được cho vào các lò nấu khác nhau.
+ Giai đoạn 3: Làm nguội
Khi nấu xong dung dịch kẹo lỏng đã quánh lại được đổ ra bàn làm nguội. Tùy theo đặc điểm của từng loại kẹo mà người ta có thể thêm vào các phụ gia khác nhau nhằm tạo ra hượng vị đặc trưng của mỗi loại và với mục đích làm nguội kẹo.
+ Giai đoạn 4: Tạo hình
Giai đoạn này gồm 3 khâu cơ bản: lăn côn, vuốt thoi và định hình. Cả 3 khâu này đều được làm trên máy.
+ Giai đoạn 5: Đóng gói
Giai đoạn này gồm 3 khâu: gói, đóng gói, đóng thùng. Việc đóng gói có thể được làm thủ công hay bằng máy là tùy vào điều kiện của từng phân xưởng.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý tại Công ty CP Tràng An
Đặc điểm tổ chức sản xuất
Công ty được tổ chức theo mô hình xí nghiệp bao gồm 5 xí nghiệp:
Xí nghiệp kẹo 1: SX kẹo hard candy, lollipop, lạc xốp.
Xí nghiệp kẹo 2: SX kẹo chew và bánh pháp.
Xí nghiệp bánh 1: SX bánh Wafer và Biscuit.
Xí nghiệp bánh 2: SX Snack.
Xí nghiệp bánh 3: SX bánh mỳ Pháp.
Các xí nghiệp được sản xuất theo dây chuyền khép kín từ lúc bắt đầu đổ nguyên vật liệu vào cho đến lúc sản phẩm hoàn thành. Mỗi phân xưởng chịu sản xuất một hoặc một số loại kẹo nhất định.
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất ở Xí nghiệp kẹo 1
Phòng KT- Cơ điện
GĐ Xí nghiệp
PGĐ Xí nghiệp hoănc trưởng ca SX
Tổ sữa chữa cơ điện
Văn phòng xí nghiệp
-Kỹ thuật
-Thống kê
-Kế toán
-Tạp vụ
Dây chuyền SX
Lạc xốp
Dây chuyền SX
Lollipop
Chỉ đạo chuyên môn và kiểm tra chất lượng
Dây chuyền SX
Hard Candy
(Nguồn: Công ty Cổ phần Tràng An - Công tác tổ chức sau cổ phần hóa)
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Hiện nay bộ máy quản lý của Công ty CP Tràng An được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng phù hợp với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo mô hình này, bộ máy quản lý của Công ty được phân thành hai cấp: cấp Công ty và Xí nghiệp sản xuất. Quan hệ giữa các phòng ban và xưởng SX vừa là quan hệ chức năng vừa là quan hệ trực tuyến. Về mặt chuyên môn các phòng ban là cấp trên của xưởng SX, các xưởng SX chịu sự hướng dẫn kiểm tra của các phòng ban về mặt kỹ thuật và quản lý kinh tế. Ban giám đốc và các phòng ban điều hành hoạt động đến từng xưởng sản xuất. Có thể khái quát sơ đồ tổ chức bộ máy như sau: (Sơ đồ 1.3)
Hoạt động và chức năng của bộ máy lãnh đạo:
+ Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, đại hội đồng cổ đông được tổ chức mỗi năm một lần vào đầu năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị để lãnh đạo công ty giữa hai kỳ đại hội, bầu ra ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông và những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến lợi ích, quyền lợi của công ty. Đứng đầu hội đồng quản trị là Chủ tịch hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị chỉ giải quyết những vấn đề lớn như tăng quy mô sản xuất, các khoản đầu tư lớn hơn 2 tỷ.
+ Tổng giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động thường ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
+ Phó tổng giám đốc: Chuyên trách điều hành, giám sát việc hoạt động sản xuất và chương trình nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, điều hành kế hoạch tác nghiệp tại phân xưởng.
+ Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về tài chính kế toán của công ty.
Chức năng của các phòng ban:
+ Văn phòng công ty: có nhiệm vụ tổ chức công tác hành chính tổng hợp, tổ chức nhân sự, văn phòng Hội đồng quản trị - Đảng ủy – Công đoàn – Đoàn thanh niên, quản lý hạ tầng xây dựng, theo dõi các hợp đồng thuê mặt bằng. Ngoài ra còn phụ trách quân sự, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, y tế, nhà ăn, quản lý mạng IT, văn thư, tổng đài….
+ Phòng kế hoạch sản xuất: có nhiệm vụ là xây dựng các dự án đầu tư phát triển; các kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; điều độ sản xuất, tổng hợp tình hình sản xuất, tiêu thụ; định mức và bảo đảm vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất; quản lý theo dõi lao động; làm công tác tiền lương, thu nhập của người lao động.
+ Phòng nghiên cứu, phát triển: thực hiện các công việc như xây dựng hồ sơ kỹ thuật công nghệ, quy trình công nghệ, đăng ký chất lượng, thanh tra chất lượng, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, đào tạo công nghệ, phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty.
+ Phòng Marketing & Bán hàng: có nhiệm vụ triển khai công tác marketing tổng hợp với 4P (Product, Place, Price, Promotion); xúc tiến thương mại; lập kế hoạch bán hàng; giới thiệu và vận chuyển sản phẩm tới các đại lý.
+ Phòng kỹ thuật cơ điện: thực hiện các công việc như vận hành các thiết bị, cung cấp điện nước, hơi nước, khí thải và sữa chữa máy móc thiết bị.
+ Phòng kiểm soát chất lượng: có nhiệm vụ kiểm soát quá trình sản xuất theo văn bản ISO, HACCP; kiểm soát chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành; lưu mẫu và theo dõi kết quả lưu mẫu thành phẩm…
+ Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ thu thập, xử lý số liệu thông tin kế toán theo đối tượng và nội dung chế độ chuẩn mực kế toán; kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa nụ thu nộp, thanh toán công nợ; kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu tài chính của đơn vị.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty CP Tràng An
TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
XN bánh 3
french
bread
XN bánh 2
Snack
XN bánh 1
biscuit
wafer
XN kẹo 2:
Chew, french panca-ke
XN kẹo 1:
Hard candy
Phòng tài chính kế toán
Phòng kiểm soát chất lượng
Phòng kỹ thuật cơ điện
Phòng marke-ting bán hàng
Phòng nghiên cứu phát triển
Phòng kế hoạch sản xuất
Văn phòng tổng Công ty
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Kế toán trưởng
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1.3.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, Công ty kinh doanh những lĩnh vực sau:
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Công nghiệp thực phẩm – vi sinh; Xuất nhập khẩu các loại: vật tư, nguyên liệu, hương liệu, phụ gia, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành công nghiệp thực phẩm – vi sinh.
- Dịch vụ, đầu tư, tư vấn, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu đào tạo, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo, xây, lắp đặt thiết bị và công trình chuyên ngành công nghiệp thực phẩm.
- Kinh doanh khách sạn, chung cư, nhà hàng, đại lý cho thuê văn phòng, du lịch, hội chợ, triễn lãm, thông tin, quảng cáo.
- Tham gia mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
1.3.2. Khái quát tình hình tài chính của Công ty qua một số năm
Công ty CP Tràng An là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo với số vốn nhất định. Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính cụ thể:
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty qua các năm
Đơn vị tính: VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Tổng doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Lợi nhuận khác
140.045.634.374
138.146.574.511
1.792.828.364
106.231.499
201.523.081.111
201.302.061.601
87.135.753
133.890.757
2. Nguồn vốn kinh doanh
27.993.346.916
26.640.248.910
3. Nộp ngân sách Nhà nước
1.141.700.221
1.558.297.457
4. Lãi sau thuế
3.780.182.412
4.192.647.780
5. Thu nhập bình quân theo đầu người/tháng
2.300.000
2.550.000
(Nguồn số liệu: BCTC các năm 2007, 2008)
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng doanh thu của Công ty trong năm 2008 tăng lên một mức đáng kể. Năm 2007 là 140.045.634.374 đồng đến năm 2008 là 201.523.081.111 đồng, tăng 63.155.487.090 đồng so với năm 2007 (tức tăng 45,72%). Trong đó, chủ yếu là sự tăng lên của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch, từ 138.146.574.511 đồng năm 2007 lên 201.302.061.601 đồng năm 2008, tăng gần 1,5 lần. Điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khá khả quan. Cùng với sự tăng lên của Tổng doanh thu thì lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên rõ rệt, tuy mức tăng này không tương xứng với mức tăng của tổng doanh thu. Từ 3.780.182.412 đồng năm 2007 lên 4.192.647.780 đồng năm 2008, tăng 1.11 lần. Tuy nhiên với mức tăng lợi nhuận này cũng cho thấy doanh nghiệp có thể đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh cho kỳ hoạt động tiếp theo. Bởi một phần lợi nhuận sau thuế sẽ được bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, xét đến khoản mục nguồn vốn kinh doanh thì thấy trong năm 2008 có sự giảm sút, nhưng mức giảm này không đáng kể.
Xét đến khoản mục phải nộp ngân sách Nhà nước, ta thấy có sự tăng lên, điều này chứng tỏ được phần nào trong năm hoạt động doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cũng như đánh giá được tình hình thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Như vậy, với số liệu trên ta thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách khái quát nhất và trong năm qua Công ty đã kinh doanh có hiệu quả. Kết quả này sẽ càng có ý nghĩa hơn nếu Công ty đảm bảo được đời sống của đội ngũ công nhân viên, lao động của Công ty. Theo số liệu thống kê của phòng kế hoạch sản xuất của Công ty thì thu nhập bình quân theo đầu người/tháng vào năm 2007 là 2,3 triệu đồng và đến năm 2008 là 2,55 triệu đồng. Điều này cho thấy đời sống của công nhân viên, lao động phần nào được cải thiện, mức thu nhập này phù hợp với điều kiện sống hiện nay và tương đương với các doanh nghiệp cùng ngành. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ Công ty đã đánh giá đúng mức tầm quan trọng của lực lượng lao động trong việc tăng giá trị sản xuất của Công ty.
* Năng lực kinh doanh:
Về cơ sở vật chất: Hiện tại Công ty có 5 dây chuyền thiết bị, sản xuất gần 100 sản phẩm khác nhau bao gồm các loại bánh quy, bánh kem xốp…. Các dây chuyền này đều thuộc loại bán tự động. Có các loại dây chuyền sau:
+ Dây chuyền kẹo sữa
+ Dây chuyền bánh Pháp
+ Dây chuyền bánh quế
+ Dây chuyền Snack
+ Dây chuyền bánh quy
- Công ty CP Tràng An là một trong những doanh nghiệp được công nhận danh hiệu sao vàng đất Việt trong nhiều năm liền và được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Đây là một tiềm lực mà doanh nghiệp làm tiền đề để đứng vững trên thị trường bánh kẹo trong cả nước.
1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Tràng An
1.4.1. Khái quát sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Tràng An
Công ty cổ phần Trang An là một doanh nghiệp có quy mô vừa, tổ chức hoạt động tập trung trên địa bàn. Vì vậy mà bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Theo mô hình này bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành một phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán và nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn và hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ kế toán và gửi về phòng kế toán trung tâm.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán có thể khái quát như sau:
Mô hình kế toán tập trung
Sơ dồ 1.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán thành phẩm tiêu thụ
Kế toán thanh toán và tiền lương
Kế toán CCDC kiêm TSCĐ
Thủ quỹ
Nhân viên thống kê phân xưởng
Báo cáo từ các phân xưởng
Phòng Tài chính – Kế toán của công ty gồm có 6 người: 1 kế toán trưởng và 5 nhân viên, chịu sự điều hành giám sát cảu kế toán trưởng.
Chức năng của các bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp và tính giá thành và TSCĐ):
Là người đứng đầu bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm trước ban GĐ công ty về mọi hoạt động của phòng tài chính kế toán, người trực tiếp giải trình các BCTC cho các cơ quan chức năng, tư vấn cho giám đốc về việc sản xuất kinh doanh và vạch ra kế hoạch, dự án hoạt động trong tương lai. Đồng thời kế toán trưởng chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ. Tập hợp chi phí cho từng đối tượng và tiến hành tính giá nhập kho , mở sổ hạch toán chi tiết và sổ tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Ngoài ra kế toán trưởng còn theo dõi tình hình tăng giảm của TSCĐ, khấu hao TSCĐ.
Kế toán nguyên vật liệu:
Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn các loại nguyên vật liệu, ghi chép và tính toán đúng đắn chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ và phân bổ hợp lý cho các đối tượng tập hợp chi phí, cung cấp số liệu cho kế toán giá thành.
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ:
Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động nhập – xuất – tồn trong kho thành phẩm, giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ, phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản chi phí bán hàng, doanh thu, chiết khấu và đôn đốc việc thu nợ khách hàng, việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Kế toán thanh toán và tiền lương:
Có nhiệm vụ việc thanh toán với ngân hàng, theo dõi tình hình công nợ với khách hàng, lập các ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, mở L/C, theo dõi thu chi tiền mặt. Đồng thời có trách nhiệm ghi chép, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian, kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động.
Kế toán CCDC và XDCB:
Theo dõi tình hình hiện có, sự biến động CCDC và cuối tháng phân bổ cho các đối tượng liên quan. Đồng thời theo dõi các chi phí phát sinh liên quan đến XDCB, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất.
- Thủ quỹ:
Là người quản lý quỹ tiền mặt và đảm nhận các nhiệm vụ thu chi tiền mặt hàng ngày.
1.4.2. Khái quát về chế độ kế toán tại Công ty CP Tràng An
Công ty CP Tràng An là một doanh nghiệp cổ phần hóa với 51% vốn của Nhà nước nên về cơ bản Công ty thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước về hạch toán trong doanh nghiệp SX và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và các tổ chức liên quan.
- Kỳ kế toán: Doanh nghiệp lập BCTC theo quý. Năm tài chính gồm 12 tháng theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Công ty thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Đơn vị tiền tê: Việt Nam đồng.
Việc hạch toán hàng tồn kho được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá xuất vật tư: Giá thực tế bình quân gia quyền.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đều (khấu hao theo đường thẳng).
Phương pháp tính giá thành: giản đơn.
Hình thức kế toán áp dụng: Là hình thức Nhật ký – Chứng từ.
* Tổ chức hệ thống chứng từ
Từ năm 2006 trở về trước Công ty áp dụng danh mục chứng từ theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ra ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Sang năm 2007 Công ty áp dụng danh mục chứng từ theo quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006.
Dựa vào đặc điểm của tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ được lập kế hoạch và luân chuyển theo quy trình:
+ Xác định danh mục chứng từ
+ Tổ chức lập và tiếp nhận chứng từ
+ Tổ chức kiểm tra chứng từ: đầy đủ các yếu tố cơ bản, tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ.
+ Sử dụng chứng từ cho lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán
+ Luân chuyển chứng từ sử dụng cho ghi sổ kế toán.
+ Bảo quản, lưu trữ và huỷ chứng từ.
Ngoài các chứng từ bắt buộc áp dụng theo đúng mẫu của Bộ tài chính thì các chứng từ hướng dẫn cũng được thiết kế theo mẫu chung mà Bộ tài chính đưa ra. Việc lập, luân chuyển và lưu trữ chứng từ cũng được thực hiện đầy đủ và chính xác.
* Tổ chức hệ thống sổ
Do quy mô tổ chức lớn, loại hình kinh doanh phức tạp đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày được nâng cao. Để đáp ứng với quy mô đó Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán EFFECT nên hình thức sổ mà hiện tại Công ty đang áp dụng là hình thức Nhật ký chứng từ. Với hình thức này, bộ sổ kế toán gồm:
+ Sổ kế toán chi tiết.
+ Sổ nhật ký chuyên dùng.
+ Nhật ký chứng từ.
+ Sổ cái.
+ Sổ hạch toán chi tiết (vật liệu, tiền lương, bảo hiểm, công nợ, thu chi quỹ, sổ khách hàng, sổ thu tiền khách hàng tài khoản 131).
Hệ thống sổ kế toán tổng hợp của Công ty được lập, ghi sổ và bảo quản theo đúng quy định của Nhà nước, trình tự và thời gian ghi sổ cũng được tuân thủ chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên với hệ thống sổ chi tiết, do để phù hợp với yêu cầu thực tế của công tác tổ chức hạch toán nên cũng có một số điểm khác biệt.
Trình tự ghi chép kế toán của Công ty:
+ Hàng ngày, nhân viên kế toán phụ trách từng phần việc căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, lập các chứng từ kế toán đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên.
+ Chứng từ gốc sau khi được kiểm tra, được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, định kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, lập các chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ được kiểm tra xong và chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển đến kế toán viên với đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo ghi vào nhật ký chuyên dùng, sau chuyển đến kế toán tổng hợp ghi vào nhật ký chứng từ và vào sổ cái.
+ Cuối tháng cộng các sổ kế toán chi tiết, căn cứ vào kết quả lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái, thông qua các bảng cân đối số phát sinh, các bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng với bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ lập các báo biểu kế toán.
Sơ đồ 1.5. Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty CP Tràng An
Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ
Bảng kê
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
* Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Hiện tại chế độ kế toán của Công ty được áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính vì vậy mà hệ thống danh mục tài khoản cũng được tổ chức theo quyết định này và sử dụng hầu hết các tài khoản đặc trưng phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất như 154, 621, 622, 627, 331, …. Tuy nhiên, Công ty không sử dụng một số tài khoản như: 156, 419, 611, 623,
* Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty tuân theo quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000; thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 và thông tư 105/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính và mới nhất từ năm 2005 là sửa đổi theo thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn 6 chuẩn mực kế toán đợt 3. Và bắt đầu năm 2007 Công ty đã áp dụng theo quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006.
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty lập hàng quý gồm:
+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01_DN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02_DN)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03_DN)
+ Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09_DN)
Ngoài ra, trong hồ sơ quyết toán năm còn kèm theo:
+ Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
+ Bảng thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm, thuế GTGT của hàng bán nội địa.
+ Bảng theo dõi tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu.
+ Bảng theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ.
+ Bảng theo dõi các khoản phải thu, phải trả.
Sau khi lập các báo cáo này được gửi đến Cục thuế Hà Nội, nộp cho cấp trên và gửi tới các cơ quan quản lý, cơ quan thống kê, ngân hàng, cơ quan thuế, các đơn vị liên quan khác.
Hàng năm Công ty còn phải lập báo cáo số liệu tài chính, tóm tắt báo cáo tình hình tài chính đã được quyết toán trong vòng 3 năm gần nhất để báo cáo cấp trên.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CỔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN
2.1. Đặc điểm công tác kế toán và cơ chế tài chính của Công ty ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả kinh doanh
Có thể thấy rằng, nền kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao và là thị trường đầy tiềm năng. Trong xu thế toàn cầu hóa, các sản phẩm của Việt Nam đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường thế giới, trong đó có các sản phẩm thực phẩm và bánh kẹo.
Hiện tại, thị trường bánh kẹo Việt Nam đang là thị trường có tiềm năng phát triển hàng đầu Đông Nam Á và trên thế giới. Với dân số trên 80 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, kinh tế phát triển nhanh, mức sống và thu nhập ngày càng cao khiến nhu cầu về sản xuất bánh kẹo ngày càng tăng. Đặc biệt lượng tiêu thụ bánh kẹo của Việt Nam còn nằm ở mức thấp so với nhiều nước là 1,25 kg/người/năm. Theo lời ông Becker, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất bánh kẹo Cộng hòa Liên bang Đức thì thị trường bánh kẹo Việt Nam mang tính ổn định cao. Thị phần các sản phẩm bánh kẹo sản xuất trong nước đang lớn dần, hiện đang nắm giữ mức 70%. Trong số này có những tên tuổi lâu năm như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị.... Theo ước tính sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng 476.000 tấn, đến năm 2012 sẽ đạt khoảng 706.000 tấn; tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam năm 2008 khoảng 674 triệu USD, năm 2012 sẽ là 1.446 triệu USD.
Tuy nhiên, năm 2008, do tình hình biến động bất thường nền kinh tế trong nước , lạm phát làm cho giá NVL đầu vào tăng cao (giá xăng lên đến 19.000 đồng/lít và lãi suất vay tín dụng lên trên 20 %/năm trong quý 3/2008) và cho đến quý 4/2008 thị trường bắt đầu quay ngược lại, lạm phát giảm nhưng lại có dấu hiệu giảm phát. Chính điều này làm cho sức mua chậm lại ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Tràng An nói riêng, đến điều độ sản xuất và kế hoạch kinh doanh của Công ty. Cụ thể là ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty.
Có thể nói rằng ngành bánh kẹo là một ngành có tính cạnh tranh cao và bánh kẹo là mặt hàng có nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ của các sản phẩm cùng ngành mà còn có các sản phẩm thay thế như trái cây, nước uống trái cây….Tràng An không chỉ cạnh tranh vớ._.i các doanh nghiệp trong nước (như Hải Hà, Bibica, Kinh Đô, Hữu Nghị…) mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Với những yếu tố trên sẽ tác động rất lớn đến các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty như chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, hiệu quả sử dụng vốn trong năm hoạt động, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh cũng như mức độ hoàn thành kế hoạch của Công ty trong năm 2008.
Một yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến ngành bánh kẹo là ngành mang tính chất thời vụ, mùa vụ kinh doanh của ngành bánh kẹo thường là vào thời điểm cuối năm, các dịp lễ, tết, mùa cưới. Vì vậy, doanh thu và lợi nhuận của ngành bánh kẹo nói chung và Công ty CP Tràng An nói riêng chủ yếu tập trung vào các mùa lễ, tết, tức thường tăng mạnh vào quý III, quý IV hàng năm. Đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh khi mà công việc phân tích các chỉ tiêu tổng quát phản ánh hiệu quả kinh doanh của Tràng An tập trung vào thời điểm cuối năm. Khi phân tích, Công ty không chú ý đến vấn đề này thì các chỉ tiêu sẽ phản ánh không chính xác với tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
Một vấn đề nữa mà Tràng An phải quan tâm hiện nay là xu hướng tiêu dùng các sản phẩm cao cấp có dinh dưỡng, chất lượng, uy tín, tiện dụng và có lợi cho sức khỏe ngày càng tăng. Điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Trên đây là các đặc điểm của ngành bánh kẹo nói chung và Công ty CP Tràng An nói riêng có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh. Đây được xem như các yếu tố khách quan tác động đến công tác phân tích, khi phân tích Công ty nên xem xét đến. Ngoài ra, với các đặc điểm của phòng ban kế toán như đã đưa ra trong chương 1 nó cũng có sự ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác phân tích tại Công ty. Đồng thời với cơ chế tài chính của Công ty là sự phân cấp quản lý tập trung về một mối. Do vậy, công tác phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa được tiến hành thường xuyên mà chủ yếu chỉ được thực hiện một lần vào thời điểm cuối năm và thường chỉ phân tích các chỉ tiêu tổng quát nhất về tình hình tài chính cũng như các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An
Phương pháp phân tích HQKD tại Công ty CP Tràng An được thực hiện dựa trên số liệu từ BCTC, kế hoạch phát triển SXKD hàng năm, các sổ kế toán chi tiết và được sử dụng kết hợp với các phương pháp so sánh, loại trừ để đưa ra được kết quả cần thiết cho nhà quản lý. Các phương pháp cụ thể như sau:
* Phương pháp so sánh:
Khi sử dụng phương pháp này Công ty thường vận dụng tổng hợp các kỹ thuật so sánh như: so sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, hay so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến động cả về tuyệt đối lẫn tương đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp nhau. Qua đó, ta có thể xác định được xu hướng thay đổi về tài chính của Công ty cũng như để đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động SXKD của Công ty. Phương pháp này được sử dụng ở hầu hết các bảng phân tích HQKD của công ty, một phần vì kỹ thuật thực hiện đơn giản, nhưng lại tỏ ra hữu hiệu trong việc phân tích biến động của các nhân tố, chỉ tiêu HQKD.
* Phương pháp loại trừ:
Ngoài phương pháp trên, để phân tích HQKD chúng ta còn sử dụng phương pháp loại trừ để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng định lượng cụ thể. Từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, đâu là nhân tố tích cực, đâu là nhân tố tiêu cực, đâu là nhân tố bên trong, đâu là nhân tố bên ngoài, từ đó đưa ra được biện pháp tương ứng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Với các phương pháp phân tích được sử dụng trên thì Công ty thường phân tích các nội dung sau:
- Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua BCKQHĐKD
- Phân tích hiệu quả kinh doanh bộ phân, tức dưới góc độ tài sản , nguồn vốn và chi phí. Các nội dụng được thể hiện cụ thể như sau:
2.3. Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An
2.3.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua BCKQHĐKD
Nội dung phân tích HQKD tại Công ty CP Tràng An, trước hết là hướng vào việc phân tích HQKD tổng hợp sẽ cho chúng ta cái nhìn ban đầu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong kỳ như thế nào. Đây là bước đầu tiên khi đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của bất kỳ doanh nghiệp nào. Để đánh giá chung về HQKD của Công ty căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008. Ta lập bảng đánh giá sau:
Kết quả tính toán ở bảng 2.1 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua đều tăng lên một cách rõ rệt. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 46,79% tương ứng với 65.035.436.069 đồng. Điều này chứng tỏ trong năm 2008 Công ty đã tăng doanh số bán lên rất nhiều và nó kéo theo giá vốn hàng bán cũng tăng lên 45,6% tương ứng với 53.673.465.291 đồng. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng 46,41% tương ứng với 9.482.021.799 đồng. Từ bảng tính toán ta cũng thấy được rằng các chi phí đầu vào mà doanh nghiệp bỏ ra tăng một lượng đáng kể, chí phí bán hàng tăng 48,64%, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 8,35%. Bảng 2.1. Bảng phân tích khái quát kết quả kinh doanh của Công ty CP Tràng An
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
So sánh 2008 với 2007
+/-
Tỷ trọng (%)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
138.988.149.285
204.023.585.354
65.035.436.069
46,79
Các khoản giảm trừ
841.574.774
2.721.523.753
1.879.948.979
223,4
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cáp dịch vụ
138.146.574.511
201.302.061.601
65.155.487.090
45,72
Giá vốn hàng bán
117.714.193.799
171.387.659.090
53.673.465.291
45,6
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20.432.380.712
29.914.402.511
9.482.021.799
46,41
Doanh thu hoạt động tài chính
1.792.828.364
87.135.753
- 1.705.692.611
- 95,14
Chi phí hoạt động tài chính
1.899.306.977
3.694.669.522
1.795.362.545
94,53
Trong đó: Chi phí lãi vay
1.886.098.077
3.368.706.111
1.482.608.034
78,61
Chi phí bán hàng
10.392.218.929
15.447.404.063
5.055.185.134
48,64
Chi phí quản lý doanh nghiệp
5.644.353.725
6.115.506.424
471.152.699
8,35
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
4.289.329.445
4.743.958.255
454.628.810
10,6
Thu nhập khác
164.515.154
133.911.131
- 30.601.023
- 18,6
Chi phí khác
58.283.655
20.374
- 58.263.281
- 99,97
Lợi nhuận khác
106.231.499
133.890.757
27.659.258
26,04
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
4.395.560.944
4.877.849.012
482.288.068
10,97
Chi phí thuế thu nhập hiện hành
615.378.532
685.201.232
69.822.700
11,35
Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
3.780.182.412
4.192.647.780
412.465.368
10,91
(Nguồn BCTC năm 2007, 2008 – Phòng Tài chính – Kế toán)
Tuy nhiên mức tăng này thấp hơn mức tăng của doanh thu nên lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 10,91% tương ứng với 412.465.368 đồng.
Đây là mức tăng khá cao đối với doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong thời kỳ nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, sự sụp đổ của các ngân hàng và lạm phát tăng cao. Nhưng cũng do nền kinh tế khủng hoảng mà doanh thu hoạt động tài chính bị giảm nghiêm trọng, giảm 95,14% (tương ứng 1.705.692.611 đồng) trong khi đó chí phí hoạt động tài chính lại tăng 94,53% trong đó chủ yếu là do sự tăng lên của chi phí lãi vay, tăng so với năm 2007 là 78,61% chiếm 82,58% tổng chi phí hoạt động tài chính.
Ngoài ra, với đánh giá ở trên ta thấy mức tăng của lợi nhuận sau thuế không tương xứng với mức tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Để thấy rõ hơn vấn đề này, ta đi xem xét chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (gọi tắt là doanh thu thuần) Trong toàn bộ bài phân tích này, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ được gọi tắt là doanh thu thuần và được sử dụng để tính các chỉ tiêu hiệu quả.
.
Xem xét chỉ tiêu này qua bảng phân tích sau:
Bảng 2.2. Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
+ / -
%
1. Doanh thu thuần
138.146.574.511
201.302.061.601
65.155.487.090
45,72
2. Lợi nhuận trước thuế
4.395.560.944
4.877.849.012
482.288.068
10,97
3. Lợi nhuận sau thuế
3.780.182.412
4.192.647.780
412.465.368
10,91
4. Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần(2/1)
0,032
0,024
- 0,008
- 25,0
5. Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần (3/1)
0,027
0,021
- 0,006
- 22,2
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2008 giảm so với năm 2007. Cụ thể:
Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế trên doanh thu lần lượt là 0,024 và 0,021 tức giảm so với năm 2007 lần lượt là 0,008 và 0,006. Điều này có nghĩa là một đồng doanh thu thuần trong năm 2008 đem lại 0,024 đồng lợi nhuận trước thuế (giảm 0,008 đồng so với năm 2007) và đem lại 0,021 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 0,006 đồng so với năm 2007). Đây là kết quả sản xuất kinh doanh còn khá khiêm tốn, tỷ suất này chỉ ở mức trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Lý giải cho vấn đề trên, Công ty cho biết, trong năm 2008 Công ty gặp phải một số khó khăn như giá thành đầu vào tăng lên, chi phí nguyên vật liệu vẫn chiếm 65-70% giá thành sản phẩm. Hiện nay, một số nguyên liệu vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu nên khi giá thành thế giới tăng lên sẽ khiến cho chi phí vốn tăng lên trong khi đó tính cạnh tranh cao trên thị trường cũng sẽ khiến cho Công ty khó điều chỉnh tăng giá. Trong thời gian qua, giá sữa nguyên liệu tăng 100% đã gây áp lực giá cho Công ty. Thêm vào đó, giá đường cũng tăng gây áp lực tăng giá bán cho Công ty và đây cũng là tình trạng chung của ngành bánh kẹo trong năm 2008. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp bánh kẹo nói chung và Tràng An nói riêng đều đưa ra được dòng sản phẩm đặc trưng cho công ty của mình. Với Tràng An thì sản phẩm kẹo cốm và bánh Pháp là hai sản sản phẩm chủ lực và đi sâu vào tiếp cận thị trường nội địa và bình dân. Bên cạnh đó, trong năm 2007 và 2008 Công ty có một lượng nguyên vật liệu dữ trữ nhằm đảm bảo cho tiến độ sản xuất kinh doanh trong năm.
Như vậy để hiểu rõ hơn nữa thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2008, chúng ta sẽ đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của Công ty trên các khía cạnh tài sản, nguồn vốn và chi phí như sau:
2.3.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản
Qua phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh thông qua BCKQHĐKD ở trên, ta thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khá khả quan. Có thể thấy rằng, Công ty CP Tràng An là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo. Do vậy, tài sản là một nhân tố cơ bản, quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì thế để đánh giá được khái quát hơn tình hình sử dụng tài sản như thế nào, Công ty đã tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trên hai góc độ chính là: hiệu quả sử dụng tổng tài sản và đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (cụ thể là tài sản cố định), đồng thời phân tích tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho. Cụ thể như sau:
Phân tích hiệu quả sử dụng Tổng tài sản
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản ta có bảng phân tích sau:
(Bảng 2.3)
Bảng 2.3. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
+ / -
%
1. Doanh thu thuần
138.146.574.511
201.302.061.601
65.155.487.090
45,72
2. Lợi nhuận sau thuế
3.780.182.412
4.192.647.780
412.465.368
10,91
3. Tổng tài sản bình quân (*)
68.460.582.556
87.530.964.359
19.070.381.803
27,56
4. Sức SX của tài sản (5=1/3)
2,018
2,3
0,282
13,97
5. Sức sinh lời của tài sản (ROA) (4=2/3)
0,055
0,048
- 0,007
- 12,75
6. Suất hao phí của tài sản (6=3/1)
0,495
0,435
- 0,06
- 12,12
Trong đó:
(*) Tổng tài sản bình quân = (Giá trị TS đầu năm + Giá trị TS cuối năm)/2
Qua số liệu phân tích ở trên ta thấy sức sản xuất của tài sản bình quân (số vòng quay của tài sản bình quân) tăng trong năm qua. Năm 2007, tổng tài sản bình quân quay được 2,018 vòng, sang năm 2008, số vòng quay của tài sản đã tăng lên 2,3 vòng, tăng 0,282 vòng tương đương tăng 13,97%. Hay có thể nói rằng số vòng quay của tài sản bình quân cho biết doanh thu thực hiện được trên mỗi đồng tài sản. Hệ số này cho biết khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong năm 2008, một đồng tài sản mang lại 2,3 đồng doanh thu và tăng so với năm 2007 là 0,282 đồng, tương ứng với 13,97%. Điều này chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp vận động nhanh hơn, khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa nhiều hơn, đó là nhân tố góp phần làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Như vậy, nếu xét chỉ tiêu này trong mối quan hệ với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần hay chỉ tiêu sức sinh lời của doanh thu, ta thấy rằng việc giảm sức sinh lời của doanh thu trong năm 2008 không thể phản ánh được rằng trong kỳ hoạt động Công ty làm ăn không có hiệu quả. Bởi số vòng quay của tài sản với sức sinh lời của doanh thu có mối quan hệ nghịch với nhau và thường thì hai chỉ tiêu này sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty và mục tiêu kinh doanh trong năm hoạt động
Tiếp theo ta xem xét hiệu quả sử dụng tổng tài sản qua chỉ tiêu suất sinh lời của tổng tài sản bình quân. Suất sinh lời của tổng tài sản bình quân năm 2008 đã có sự giảm sút so với năm 2007. Năm 2007, một đồng tài sản bỏ vào kinh doanh thì thu được 0,055 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2008 thì một đồng tài sản chỉ tạo ra được 0,048 đồng lợi nhuận, giảm 0,007 lần tương ứng với 12,75%. Điều này chứng tỏ rằng, trong năm 2008 tốc độ tăng của doanh thu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận. Từ đây có thể khẳng định rằng trong năm 2008, Công ty chú trọng vào việc tăng doanh số bán nhưng đồng thời cũng tăng các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và mức tăng của các chi phí này cao hơn mức tăng của doanh thu nên tốc độ tăng của lợi nhuận bị giảm. Như vậy, doanh nghiệp chưa có biện pháp thích đáng để giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
Để hiểu thêm hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty, ta tìm hiểu thêm về chỉ số suất hao phí của tổng tài sản bình quân. Chỉ số suất hao phí cho ta biết để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng tài sản; chỉ số này càng thấp thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Qua tính toán ở bảng trên ta thấy suất hao phí của tổng tài sản bình quân trong năm 2008 giảm. Năm 2007, để tạo ra một đồng doanh thu thì Công ty phải bỏ ra 0,495 đồng tài sản thì đến năm 2008 để tạo ra một đồng doanh thu Công ty chỉ phải bỏ ra 0,435 đồng tài sản, giảm 0,06 đồng tương ứng với 12,12%. Và ta thấy mức độ giảm của suất hao phí lớn hơn mức độ giảm của suất sinh lời, do vậy đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản.
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng tài sản, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích một số khía cạnh chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng tổng tài sản như sau.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Trong công tác phân tích hiệu quả sử dụng TSDH được Công ty tiến hành vào thời điểm cuối niên độ kế toán trên cơ sở so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước. Tuy nhiên việc phân tích này mới chỉ tập trung vào khoản mục tổng TSDH và tiến hành di sâu vào TSCĐ mà chưa đề cập vào việc phân tích tốc độ luân chuyển của của vốn lưu động để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản. TSDH của Công ty chủ yếu là TSCĐ, trong đó bao gồm các dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại , máy móc thiết bị phụ trợ, nhà xưởng, phương tiện vận tải... Sản phẩm bánh kẹo của Công ty phụ thuộc trực tiếp vào hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Do đó hiệu quả sử dụng TSDH tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ta có bảng phân tích một số chỉ tiêu sau:
Bảng 2.4. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSDH
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
+ / -
%
1. Doanh thu thuần
138.146.574.511
201.302.061.601
65.155.487.090
45,72
2. Lợi nhuận sau thuế
3.780.182.412
4.192.647.780
412.465.368
10,91
3. TSDH bình quân
40.785.031.253
48.292.297.448
7.507.266.195
18,41
4. TSCĐ bình quân
36.576.770.746
45.149.071.640
8.572.300.894
23,44
5. Sức SX của TSDH (5=1/3)
3,387
4,168
0,781
23,06
6. Sức SX của TSCĐ (6=1/4)
3,777
4,459
0,682
18,06
7. Suất sinh lời của TSDH (7=2/3)
0,093
0,087
- 0,006
- 6,45
8. Sức sinh lời của TSCĐ (8=2/4)
0,103
0,093
- 0,01
- 9,71
9. Suất hao phí của TSDH (9= 3/1)
0,295
0,24
- 0,055
- 18,64
10. Suất hao phí của TSCĐ
0,265
0,224
- 0,041
- 15,47
Trong đó: - TSDH, TSCĐ bình quân = (Giá trị đầu kỳ + Cuối kỳ)/2
- TSCĐ được tính theo chỉ tiêu giá trị còn lại.
Qua bảng phân tích trên ta thấy, số vòng luân chuyển TSDH, TSCĐ của Công ty trong hai năm 2007, 2008 là khá cao và đều tăng qua hai năm. Trong năm 2008, số vòng quay của TSDH tăng 23,06 % tương ứng tăng 0,781 vòng so với năm 2007 và ta cũng thấy số vòng quay của TSCĐ tăng 18,06 % tương ứng tăng 0,682 vòng so với năm 2007. Hay nói theo một cách khác 1 đồng TSDH và TSCĐ năm 2008 tạo ra nhiều doanh thu hơn năm 2007 lần lượt là 0,781 và 0,682 đồng.
Theo đó suất hao phí của TSDH và TSCĐ năm 2008 giảm so với năm 2007. Cụ thể năm 2008 để có được một đồng doanh thu thuần phải sử dụng hết 0,24 đồng TSDH (giảm 0,055 đồng, tương ứng giảm 18,64%) và sử dụng hết 0,224 đồng TSCĐ (giảm 0,041 đồng, tương ứng giảm 15,47%) vào sản xuất kinh doanh. Sở dĩ như vây là vì trong năm 2008 Công ty đầu tư nhiều vào TSDH mà đặc biệt là đầu tư vào TSCĐ. Trong năm qua nhiều dây chuyền sản xuất mới được đưa vào hoạt động như dây chuyền sản xuất bánh pháp, dây chuyền sản xuất bánh mỳ Pháp (đây là sản phẩm mới của Công ty). Với việc đầu tư thêm TSCĐ đã thúc đẩy doanh thu tăng nhanh hơn, giảm bớt được lượng chi phí tiêu hao, giúp Công ty thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Tuy nhiên xét đến chỉ tiêu suất sinh lời của TSDH cũng như suất sinh lời của TSCĐ, ta thấy hai chỉ tiêu này đều giảm trong năm 2008. Cụ thể, năm 2007 Công ty đầu tư một đồng TSDH và TSCĐ thu được lần lượt là 0,093 và 0,103 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng đến năm 2008 thì chỉ thu được lần lượt là 0,087 và 0,093 đồng lợi nhuận sau thuế. Tức là chỉ tiêu suất sinh lời của TSDH và TSCĐ năm 2008 giảm so với năm 2007 lần lượt là 6,45 % và 9,71 %. Như vậy nguyên nhân vì sao lại có sự giảm sút chỉ tiêu suất sinh lời trong khi sức sản xuất và suất hao phí lại thể hiện việc sử dụng có hiệu quả. Lý giải cho vấn đề này chỉ có thể là việc đầu từ vào TSDH mà đặc biệt là TSCĐ kéo theo chi phí tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu dẫn đến mức tăng của lợi nhuận thấp hơn mức tăng của doanh thu thuần. Như vậy, Công ty cần chú ý hơn nữa đến việc kiểm soát chi phí kinh doanh trong kỳ nhằm kinh doanh có hiệu quả.
2.3.2.3. Phân tích tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho
Công ty CP Tràng An là một doanh nghiệp sản suất trong ngành bánh kẹo, với đặc điểm là không có sản phẩm dở dang. Giá trị hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thành phẩm sản xuất nhưng chưa tiêu thụ. Đây là một khoản mục khá quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung và Tràng An nói riêng. Tốc độ luân chuyển của HTK là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nếu tốc độ luân chuyển của HTK thấp điều đó chứng tỏ khả năng tiêu thụ hàng hóa của Công ty chậm, tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Đặc biệt đối với sản phẩm bánh kẹo, nếu như luân chuyển chậm sẽ gây tổn thất lớn cho Công ty. Bởi đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo là không để được lâu. Do vậy nếu không tiêu thụ nhanh Công ty sẽ tốn thêm một khoản ngoài chi phí lưu kho là chi phí tiêu hủy do hàng đã quá hạn. Xác định được tầm quan trọng này vào cuối mỗi niên độ kế toán, Công ty tiến hành phân tich tốc độ luân chuyển của HTK để thấy được các nhân tố ảnh hưởng, từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời và hợp lý nhất.
Bảng 2.5. Bảng phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
+ / -
%
1. Doanh thu thuần
138.146.574.511
201.302.061.601
65.155.487.090
45,72
2. Giá vốn hàng bán
117.714.193.799
171.387.659.090
53.673.465.291
45,6
3. Hàng tồn kho bình quân
16.963.911.713
22.874.955.297
5.911.043.584
34,84
4. Hệ số đảm nhiệm HTK (3/1)
0,123
0,114
- 0,009
- 7,32
5. Số vòng luân chuyển HTK (2/3)
6,94
7,49
0,55
7,93
6. Thời gian 1 vòng quay của HTK (360 ngày/(5))
51,87
48,06
- 3,81
7,35
Trong đó: Hàng tồn kho bình quân = (Tồn đầu kỳ + Tồn cuối kỳ)/ 2
Từ bảng phân tích trên ta thấy, hệ số đảm nhiệm của HTK giảm. Năm 2008, Công ty thu được một đồng doanh thu thuần đã đầu tư cho HTK là 0,114 đồng, giảm so với năm 2007 là 0,009 đồng tương đương với 7,32%. Đây là một thành tích của Công ty. Từ chỉ số này, Công ty có xây dựng kế hoạch về dữ trữ, thu mua và sử dụng thành phẩm, hàng hóa một cách hợp lý. Đồng thời, ta thấy được hiệu quả sử dụng HTK qua số vòng quay HTK trong năm 2008. Tốc độ quay của HTK tăng lên từ 6,94 vòng năm 2007 lên 7,49 vòng năm 2008 tăng 0,55 vòng tương ứng với 7,93%. Điều này dẫn đến thời gian quay 1 vòng HTK giảm từ 51,87 ngày năm 2007 xuống còn 48,06 ngày năm 2008, tức giảm 3,81 ngày tương ứng giảm 7,35%. Như vậy tốc độ luân chuyển của HTK là khá cao, việc này có thể được giải thích là trong năm 2008 Công ty có sự tăng mạnh của doanh thu , tăng 45,72% tương ứng với 65.155.487.090 đồng. Để đánh giá rõ hơn sự tác động của các nhân tố đến HTK ta sẽ phân tích các nhân tố tác động đến thời gian 1 vòng quay HTK:
Thời gian 1 vòng quay HTK =
Số ngày của năm phân tích
Số vòng quay HTK
=
Số ngày năm phân tích * HTK bình quân
Doanh thu thuần
Ta sử dụng phương pháp loại trừ để xác định nhân tố ảnh hưởng đến số ngày của 1 vòng quay HTK:
+ Ảnh hưởng của sự thay đổi giá trị HTK bình quân đến số ngày 1 vòng quay HTK:
= 15,4 (ngày)
+ Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến số ngày 1 vòng HTK:
- = (- 18,7) (ngày)
Như vậy, ảnh hưởng của việc tăng doanh thu thuần trong năm 2008 đã làm cho số ngày 1 vòng quay HTK giảm 18,7 ngày. Đây là một sự cố gắng của Công ty, tuy nhiên để đánh giá được số vòng quay của HTK như vây đã hợp lý hay chưa thì cần phải đặt chỉ tiêu trên với các doanh nghiệp cùng ngành:
Bảng 2.6. Bảng so sánh tốc độ luân chuyển HTK năm 2008 của Công ty CP Tràng An với Công ty CP bánh kẹo Hải Hà, Hữu nghị, Bibica
Chỉ tiêu
Hải Hà
Hữu Nghị
Bibica
1. Giá vốn hàng bán
348.614.511.805
231.425.362.453
420.513.522.279
2. HTK bình quân
68.614.801.817
26.314.840.950
86.745.327.980
3. Số vòng quay HTK (1/2)
5,08
8,8
4,85
4. Thời gian 1 vòng quay của HTK
70,87
40,91
93,5
Nhận xét: Từ bảng 2.7 và 2.8 ta thấy tốc độ luân chuyển HTK của Tràng An khá cao, đứng sau Hữu Nghị và trước Hải Hà và Bibica. Số vòng quay HTK của Tràng An thấp hơn Hữu Nghị 1,31 vòng, vì thế mà thời gian 1 vòng quay của HTK lớn hơn là 7,15 ngày. Tuy nhiên, tốc độ luân chuyển HTK của hai Công ty này đều cao hơn Hải Hà và Bibica. Như vậy, trong năm qua Tràng An đã có bước phát triển vượt bậc trong việc sử dụng HTK. Tuy nhiên trong thời gian tới Công ty cần chú trọng hơn nữa tới khâu quảng cáo để nâng cao thị phần của mình trên thị trường bánh kẹo Việt Nam. Bởi tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng gắn bó với những sản phẩm quen thuộc và sản phẩm bánh kẹo cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ nguồn vốn
Một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả phải đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh của mình. Nguồn vốn kinh doanh bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Trong điều kiện hiện nay, các nhà quản lý thường có xu hướng tăng tỷ lệ vốn vay với mục đích tăng khả năng tài chính của công ty mình. Nhưng điều này sẽ đưa doanh nghiệp đứng trước tình trạng khó khăn khi mà lãi suất của nguồn vốn vay có biến động lớn. Tuy nhiên, đối với các Công ty CP thì nguồn vốn chủ sở hữu lại là mối quan tâm hàng đầu. Bởi đây là nguồn tài trợ thường xuyên giúp công ty đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này như thế nào có vai trò quan trọng trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư. Vì mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư là thu được bao nhiêu lợi nhuận trên số vốn bản thân mình đã bỏ ra trong kỳ hoạt động kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, cuối mỗi niên độ kế toán Công ty CP Tràng An thường phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu từ đó xác định được trong năm hoạt động Công ty sử dụng vốn chủ sở hữu như thế nào. Để đánh giá đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ta có bảng phân tích các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.7. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
+ / -
%
1. Doanh thu thuần
138.146.574.511
201.302.061.601
65.155.487.090
45,72
2. Lợi nhuận sau thuế
3.780.182.412
4.192.647.780
412.465.368
10,91
3. VCSH bình quân
26.898.107.873
27.316.797.913
418.690.040
1,56
4. Suất sinh lời của VCSH (4=2/3) - ROE
0,141
0,153
0,012
8,51
5. Hệ số doanh thu trên VSCH (5=1/3)
5.136
7,369
2,233
43,48
6. Suất hao phí của VCSH
0,195
0,136
- 0,059
- 30,26
Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy, VCSH bình quân năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 1,56% tương ứng với 418.690.040 đồng và nhìn vào các chỉ tiêu ở trên thì hiệu quả sử dụng VCSH của Công ty có xu hướng tăng lên. Suất sinh lời của VCSH năm 2008 đạt 15,3% tăng hơn so với năm 2007 là 1,2%. Điều này có nghĩa, cứ một đồng VCSH sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0,153 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty, tăng 0,012 đồng lợi nhuận so với năm 2007 tương ứng tăng 8,51%. Ta có thể thấy rằng suất sinh lời của VCSH (ROE) là một chỉ tiêu được các cổ đông tham gia đầu tư của Công ty đặc biệt quan tâm. Bởi chỉ tiêu này (ROE) phản ánh một cách chính xác khả năng sinh lời từ toàn bộ vốn cổ đông đóng góp, mà số vốn này, ngoài vốn của cổ đông dưới dạng cổ phần, còn bao gồm cả lợi nhuận giành cho các quỹ phát triển kinh doanh.... Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy được rằng, nếu đem so sánh chỉ tiêu này với lãi suất vay của ngân hàng tại thời điểm hiện tại thì đây là một con số quá thấp. Con số này thể hiện rằng tình hình kinh doanh của Công ty trong năm không đạt hiệu quả mà cụ thể là mức sinh lời của VCSH. Ngoài ra, đem so sánh ROE của Tràng An với ROE của ngành thì con số này cũng thấp hơn rất nhiều (ROE của ngành khoảng 17,71%). Tuy nhiên, ROE của Tràng An tăng trong năm 2008 là một thành tích của Công ty khi mà năm 2008 nền kinh tế khủng hoảng toàn cầu.
Hệ số doanh thu trên VCSH hay số vòng quay của VCSH tăng so với năm 2007. Năm 2007, VCSH bình quân quay được 5,136 vòng. Đến năm 2008, con số này là 7,369 vòng, tăng lên 2,233 vòng tương ứng với 43,48%. Như vậy, tốc độ quay vòng của VCSH khá cao, đây là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Suất hao phí của VCSH cho biết để tạo ra được một đồng doanh thu thì Công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng VCSH, chỉ số này càng thấp phản ánh hiệu quả sử dụng VCSH càng cao. Như vậy, ở Công ty tỷ suất này có sự giảm sút, năm 2007 để tạo ra một đồng doanh thu Công ty phải bỏ ra 0,195 đồng VCSH nhưng đến năm 2008 thì Công ty chỉ phải bỏ ra 0,136 đồng, tức là giảm 0,059 đồng tương ứng với 30,26%. Điều này cho thấy trong năm qua Công ty đã có chính sách sử dụng VCSH một cách hiệu quả.
Tóm lại, trong năm 2008 Công ty đã có sự tiến bộ trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình. Đây quả thực là một thành tích đáng khích lệ, mặc dù con số này chưa thực sự cao so với các doanh nghiệp cùng ngành..
2.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí
Khi phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý rất quan tâm đến lượng giá trị yếu tố đầu vào phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Như đã phân tích ở trên thì hệ số sinh lãi của Công ty không cao, trong khi đó doanh thu tạo ra trong năm 2008 rất cao. Có thể giải thích cho hiện tượng này là do Công ty chưa quản lý hiệu quả chi phí kinh doanh. Hơn nữa khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ta thấy chi phí là nguyên nhân làm cho suất sinh lời giảm. Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Tràng An.
Việc phân tích này nhằm xem xét và đánh giá xem chi phí mà Công ty bỏ ra trong kỳ hoạt động kinh doanh như vậy đã hiệu quả hay chưa với việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu chi phí kinh doanh với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế qua các năm. Cụ thể, qua việc phân tích biết được, trong một kỳ hoạt động kinh doanh, Công ty muốn tạo ra một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận sau thuế cần tiêu tốn bao nhiêu chí kinh doanh.
Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta có các chỉ tiêu sau:
(Bảng 2.8)
Bảng 2.8. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
+ / -
%
1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
4.289.329.445
4.743.958.255
454.628.810
10,6
2. Lợi nhuận kế toán trước thuế
4.395.560.944
4.877.849.012
482.288.068
10,97
3. Tổng chi phí (*)
135.708.148.185
196.645.259.473
60.937.111.288
44,9
4. Giá vốn hàng bán
117.714.193.799
171.387.659.090
53.673.465.291
45,6
5. Chi phí bán hàng
10.392.218.929
15.447.404.063
5.055.185.134
48,64
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp
5.644.353.725
6.115.506.424
471.152.699
8,35
7. Tỷ suất LN thuần từ hoạt động KD/Giá vốn hàng bán
0,036
0,028
- 0,008
- 22,22
8. Tỷ suất LN thuần từ hoạt động KD/ Chi phí bán hàng
0,413
0,307
- 0,106
- 3,87
9. Tỷ suất LN thuần từ hoạt động KD/ Chi phí QLDN
0,76
0,776
0,016
2,11
10. Tỷ suất LN kế toán trước thuế/ Tổng chi phí
0,032
0,025
- 0,007
- 21,875
11. Tỷ suất Tổng chi phí / LN kế toán trước thuế
30,874
40,314
9,44
30,6
Ghi chú: (*) Tổng chi phí bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác.
Trước hết xem xét chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất các mặt hàng trong kỳ, cụ thể là tỷ suất lợi nhuận._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31194.doc