Tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lí ngân sách Nhà nước ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: ... Ebook Hoàn thiện phân cấp quản lí ngân sách Nhà nước ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
99 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lí ngân sách Nhà nước ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Mở đầu 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3
1.1 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước 3
1.1.1 Khái niệm và bản chất ngân sách nhà nước 3
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 3
1.1.1.2 Bản chất của ngân sách nhà nước 4
1.1.2 Tổ chức hệ thống NSNN ở các nước có nền kinh tế thị trường 6
1.2 Phân cấp quản lý NSNN 7
1.2.1 Khái niệm phân cấp quản lý NSNN 7
1.2.2 Các nguyên tắc về phân cấp quản lý NSNN 9
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN 10
1.2.3.1 Tổ chức hành chính nhà nước 10
1.2.3.2 Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước 10
1.2.3.3 Tính hiệu quả của phân cấp 11
1.2.3.4 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương 11
1.3 Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN ở một số nước trên thế giới 12
1.3.1 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng hòa Pháp 12
1.3.2 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng hòa Liên Bang Đức 18
1.3.3 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 23
Kết luận chương 1 29
Chương2 THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG
TÀU
30
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 30
2.1.1Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 30
2.1.2 Những thành tựu về kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005 31
2.2 Thực trạng phân cấp quản lý NSĐP tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 32
2.2.1 Trước khi có Luật NSNN( năm 1991-1996) 33
2.2.1.1 Cơ sở pháp lý 33
2.2.1.2 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh BR-VT 35
2.2.2 Sau khi có Luật NSNN (từ năm 1997 đến nay) 37
2.2.2.1 Giai đoạn 1997-2003 37
2.2.2.1.1 Cơ sở pháp lý 37
2.2.2.1.2 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh BR-VT 42
2.2.2.2 Giai đoạn 2004 đến nay 45
2.2.2.2.1 Cơ sở pháp lý 45
2.2.2.2.2 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh BR-VT 50
2.2.3 Đánh giá chung về những thành tựu và tồn tại trong phân cấp quản lý
NSNN ở Tỉnh BRVT
54
2.2.3.1 Những thành tựu đạt được trong phân cấp quản lý NSNN 54
2
2.2.3.2 Những tồn tại trong phân cấp quản lý NSNN 55
Kết luận chương 2 57
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
58
3.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu
giai đoạn 2006-2010
58
3.2 Quan điểm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở Tỉnh BRVT 59
3.3 Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở Tỉnh BRVT 61
3.3.1 Những kiến nghị với Trung ương 61
3.3.1.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý 61
3.3.1.2 Thay đổi lại phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản
thu và số bổ sung từ NSTW cho NSĐP
68
3.3.1.3 Về dự phòng ngân sách và dự trữ tài chính 70
3.3.2 Những kiện nghị đối với Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu 71
3.3.2.1 Phương hướng phân cấp nguồn thu,nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân
chia nguồn thu giữa các cấp NS trong thời gian tới ở tỉnh BR-VT
71
3.3.2.2 Về tổ chức hành chính 72
3.3.2.3 Về phân cấp quản lý kinh tế 73
3.3.2.4 Kiện toàn tổ chức và nâng cao vai trò của HĐND 73
Kết luận chương 3 75
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
1. Bảng 2.1 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 1992-1996. ..................................................................................(tr 35)
2. Biểu đồ 2.1 kết quả thu ngân sách các cấp .................................................(tr 36)
3. Biểu đồ 2.2 kết quả chi NSĐP ....................................................................(tr 37)
4. Bảng 2.2 Kết quả thu, chi và cân đối ngân sách ở NSĐP Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu giai đoạn 1997-2003.............................................................................(tr 43)
5. Biểu đồ 2.3 kết quả thu ngân sách các cấp .................................................(tr 44)
6. Biểu đồ 2.4 kết quả chi NSĐP.................................................................... (tr 45)
7. Bảng 2.3 Kết quả thu,chi và cân đối ngân sách các cấp ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu giai đoạn 2004-2006 ............................................................................(tr 50)
8. Biểu đồ 2.5 kết quả thu ngân sách các cấp .................................................(tr 51)
9. Biểu đồ 2.6 kết quả chi NSĐP ....................................................................(tr 52)
4
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ngân sách nhà nước : NSNN
Ngân sách trung ương : NSTW
Ngân sách địa phương : NSĐP
Hội đồng nhân dân : HĐND
Ủy ban nhân dân : UBND
Tổng sản phẩm quốc nội : GDP
Sản xuất kinh doanh : SXKD
Doanh nghiệp nhà nước : DNNN
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài : DN.ĐTNN
Doanh nghiệp có vốn cổ phần nhà nước : DNCP
Tư bản chủ nghĩa : TBCN
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu : Tỉnh BRVT
LỜI MỞ ĐẦU
5
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một vấn đề có vai trò quan trọng
trong quản lý vĩ mô nhưng nó cũng rất phức tạp, liên quan đến việc giải quyết mối
quan hệ giữa các cấp quản lý trong việc tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ NSNN.
Phân cấp quản lý NSNN có mục đích là chuyển giao trách nhiệm về quản lý
NSNN cho chính quyền cấp dưới nhằm đưa chính quyền về gần với dân, phải tạo ra
những dịch vụ công cộng thuận tiện cho dân chúng với những chi phí thấp nhất và
mang lại cho người dân cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết sách, đồng thời nâng
cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho
chính quyền địa phương hoạt động độc lập hơn trong khả năng của mình. Một hệ
thống phân cấp được thiết kế tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc đẩy mạnh tăng
trưởng và ổn định kinh tế, ngược lại việc phân cấp được tiết kế không tốt, hoặc giám
sát kém, lỏng lẻo đối với hoạt động của chính quyền cấp dưới sẽ ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế, quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ.
Công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế tạo ra những tiền đề và đòi
hỏi phải đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa
phương nhằm phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, tăng quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, thực hiện các nhiệm
vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.Trong thực tế những năm vừa qua, nước ta
đã thực hiện tương đối tốt việc phân cấp quản lý NSNN, nhờ đó đã đóng góp phần ổn
định và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, tạo điều kiện ổn định và tăng trưởng
kinh tế, phát triển xã hội, phát triển nội lực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, cơ chế phân cấp hiện hành đã
bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước còn
chồng chéo, một số nguồn thu, nhiệm vụ chi phân cấp còn chưa hợp lý, cơ chế
thưởng, cơ chế xác định số bổ sung cho ngân sách cấp dưới chưa tạo ra động lực
mạnh mẽ thúc đẩy các cấp chính quyền địa phương thực sự làm chủ ngân sách của
mình.
Phân cấp quản lý NSNN không có mô hình chung cho tất cả các nước để áp
dụng. Vì vậy, để phân cấp quản lý NSNN ở nước ta có hiệu quả, khắc phục những
6
yếu kém trong thời gian vừa qua, tập trung nguồn lực, tạo điều kiện để Nhà nước
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc gia
cũng như từng địa phương thì cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn
thiện phân cấp quản lý NSNN.
Xuất phát từ lý do khách quan trên, đề tài “Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được lựa chọn nhằm mục đích đưa ra một
số nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung để góp phần hoàn thiện phân cấp quản lý
NSNN trong thời gian tới.
Về phạm vi, đề tài chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu, giải quyết về phân
cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp ngân sách, không
nghiên cứu phân cấp quản lý về tài sản, tài nguyên, tổ chức bộ máy, cán bộ, công
chức..v.v.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ngân
sách nhà nước, đối chiếu với thực tế tình hình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong thời gian qua nhằm xác
định một số vấn đề còn bất hợp lý, đề xuất biện pháp khả thi nhằm từng bước hoàn
thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của Việt Nam và tại Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về phân cấp quản lý NSNN.
Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chương 3: Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nuớc ở Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước:
1.1.1 Khái niệm và bản chất NSNN.
1.1.1.1 Khái niệm NSNN.
Doanh nghiệp, Hộ gia đình và Chính phủ là ba chủ thể chính cấu thành nên nền
kinh tế - xã hội. Mỗi chủ thể đều có hoạt động thu, chi đặc trưng riêng. Tài chính
doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình gắn chặt và phục vụ trước hết cho hoạt động
của doanh nghiệp và hộ gia đình nên chúng được xem là khâu tài chính không tập
trung, trong hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng đóng vai trò cơ sở. Hoạt
động thu, chi của Chính phủ có tác động đến các hoạt động của kinh tế vĩ mô thông
qua thuế và các khoản chi tiêu công nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chúng được
xem là khâu tài chính tập trung gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước.
Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ vừa hoạt động như một quan toà để xét xử
tranh chấp trong xã hội, như một cảnh sát để duy trì an ninh xã hội theo pháp luật,
như một doanh nhân để gia tăng công sản hay như một chủ gia đình khi chăm lo các
vấn đề xã hội. Do đó hoạt động tài chính của Nhà nước thật đa dạng, phạm vi hoạt
động rộng lớn và có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế của đất nước.
Bộ phận quan trọng của tài chính Nhà nước là NSNN. Trong quá trình phân
phối các nguồn lực tài chính của xã hội, NSNN huy động và sử dụng một bộ phận
thu nhập của xã hội để thực hiện các chức năng của Nhà nước. Trên thực tế, nhìn bề
ngoài hoạt động của NSNN biểu hiện đa dạng dưới hình thức các khoản thu và các
khoản chi tài chính của Nhà nước ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội. Các
khoản thu, chi này được liệt kê, tập hợp trong một bảng dự toán thu, chi tài chính
được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Các khoản thu mang tính chất
bắt buộc của NSNN là một bộ phận các nguồn tài chính được tạo ra chủ yếu trong
8
khu vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Các khoản chi chủ yếu của ngân sách mang
tính chất cấp phát được hướng vào đầu tư và tiêu dùng trong xã hội. Các khoản thu,
chi của NSNN luôn gắn liền với việc sử dụng quyền lực chính trị của Nhà nước bằng
sự thể chế hoá của luật pháp và gắn với nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện
chức năng của Nhà nước.
Vì vậy, NSNN theo khái niệm của Luật NSNN hiện hành thì “Ngân sách nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước.” (điều 1 luật NSNN)
Từ khái niệm này, chúng ta có thể xem xét NSNN ở 3 phương diện: (1) Xét về
nội dung vật chất: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước được sử
dụng để thực hiện các chức năng của Nhà nước. (2) Xét về cơ chế quản lý: NSNN là
một bảng dự toán thu, chi tài chính chủ yếu của một quốc gia trong một thời kỳ,
thường là một năm. Nhà nước đưa ra danh mục các khoản thu mà Chính phủ chỉ
được phép thu và danh mục các khoản chi tiêu trong khuôn khổ NSNN được Quốc
hội phê chuẩn.(3) Xét về mặt pháp lý: NSNN là một bộ luật tài chính, bởi lẽ nó được
xây dựng dựa trên hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan và được cơ quan lập
pháp của Nhà nước quyết định và có giá trị trong năm ngân sách, là một đạo luật cơ
bản ngắn hạn mang tính chất áp đặt và buộc các chủ thể kinh tế - xã hội có liên quan
phải tuân thủ.
1.1.1.2 Bản chất của NSNN:
Hoạt động của NSNN là hoạt động phân phối các nguồn lực tài chính của xã hội
gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ NSNN. Trong quá trình đó xuất hiện
hàng loạt các quan hệ tài chính giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể
trong xã hội và chúng được thể hiện ở phần thu ,chi của NSNN. Hệ thống các quan
9
hệ tài chính này tạo nên bản chất kinh tế của NSNN, thể hiện dưới những hình thức
cụ thể sau:
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các Doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình
hình thành thu của NSNN dưới hình thức là thuế. Trong quá trình sử dụng quỹ
NSNN, nhà nước hỗ trợ vốn, đào tạo, cho vay ưu đãi…vv cho các doanh nghiệp, chi
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế phát triển. Thông qua quan hệ kinh tế, nhà nước kiểm tra được hoạt
động của các doanh nghiệp.
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính, sự nghiệp phát sinh
trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập, thể hiện bằng việc NSNN cấp kinh
phí đảm cho hoạt động bộ máy hành chính của Nhà nước theo dự toán được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Ngoài các đơn vị hành chính thì các đơn vị sự nghiệp thông
qua hoạt động của mình còn có nguồn thu dưới hình thức phí, thu dịch vụ và thu
khác. Nguồn thu này một phần dùng để trang trải các chi phí trong quá trình hoạt
động, một phần làm nghĩa vụ với Nhà nước.
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư, thể hiện thông qua quan
hệ phân phối lại giữa NSNN với dân cư. Một bộ phận dân cư làm nghĩa vụ tài chính
với nhà nước thông qua các khoản thuế, phí và lệ phí..vv.., đồng thời một bộ phận
dân cư nhận từ NSNN các khoản chi trợ cấp xã hội hoặc được hưởng từ các phúc lợi
xã hội công cộng từ nguồn NSNN đầu tư.
- Quan hệ giữa NSNN với thị trường tài chính. Xuất phát từ chính sách tài
chính, tiền tệ, yêu cầu về vốn, Nhà nước có thể tham gia thị trường tài chính bằng
việc phát hành các loại chứng khoán (tín phiếu, trái phiếu..vv) nhằm huy động vốn
trong xã hội để đáp ứng yêu cầu cân đối NSNN hoặc Nhà nước tham gia góp vốn cổ
phần, cho các doanh nghiệp vay dưới hình thức mua lại các chứng khoán của các
doanh nghiệp phát hành. Quan hệ này sẽ phát triển đa dạng, phong phú khi thị trường
10
vốn phát triển. Xét về bản chất, việc huy động vốn của Nhà nước là một hình thức
động viên các nguồn tài chính nhàn rỗi trong xã hội có hoàn trả.
Tóm lại, khi xem xét bản chất của NSNN chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề sau:
+ NSNN là một bảng dự toán tài chính của Nhà nước, được thực hiện trong một
thời kỳ (thường là 1 năm) có 3 đặc trưng cơ bản là : tính dự toán, tính cân đối và tính
thời hạn.
+ Mức độ tập trung các nguồn tài chính vào NSNN tuỳ thuộc tiềm lực kinh tế
quốc dân, nhiệm vụ phải thực hiện, định hướng quản lý và chính sách tích tụ, tập
trung vốn của Nhà nước.
+ NSNN là phạm trù kinh tế khách quan nhưng được sử dụng theo ý định chủ
quan của Nhà nước trong từng thời kỳ, phải đặt trong mối quan hệ lợi ích của các chủ
thể tham gia vào quá trình phân phối các nguồn tài chính mà từ đó hình thành nên
NSNN.
+ Bản chất của NSNN do bản chất kinh tế, chính trị của các chủ thể tài chính và sự
tương tác giữa các chủ thể tài chính quy định. Trong các chế độ chính trị khác nhau, các
chủ thể tài chính mang bản chất khác nhau biểu hiện ở cơ sở kinh tế, nguồn lực tài
chính, phương thức phân phối và sử dụng cũng như cách thức thực hiện lợi ích kinh tế
do việc sử dụng các nguồn lực tài chính đem lại.
Như vậy, Bản chất NSNN trong nền kinh tế thị trường là hệ thống những muối
quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy
động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng
của Nhà nước.
1.1.2 Tổ chức hệ thống NSNN ở các nước có nền kinh tế thị trường.
Hệ thống NSNN là tổng thể cấp ngân sách, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ
với nhau đã được xác định bởi sự thống nhất về cơ sở kinh tế-chính trị, bởi pháp chế
và các nguyên tắc tổ chức của Nhà nước.
11
Ở các nước có nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân sách nhà nước được tổ chức phù
hợp với hệ thống hành chính, có hai hình thức tổ chức hệ thống hành chính, đó là:
- Những nước có hệ thống hành chính liên bang thì hệ thống ngân sách gồm 3
cấp gồm:
+ Ngân sách Liên bang.
+ Ngân sách bang.
+ Ngân sách địa phương.
Đặc điểm nổi bật của hệ thống ngân sách Nhà nước Liên bang là tính độc lập
tương đối của các cấp ngân sách, ngân sách cấp dưới không thể hiện vào ngân sách
cấp trên và ngân sách cấp trên không bao gồm ngân sách cấp dưới. Mỗi cấp chính
quyền nhà nước tự lập, xét duyệt và chấp hành ngân sách của mình. Muốn biết tổng
số thu, chi của Nhà nước phải cộng ngân sách của tất cả các cấp, từ Trung ương đến
Địa phương.
- Những nước có hệ thống hành chính theo thể chế phi Liên bang thì hệ thống
ngân sách gồm 2 cấp là: NSTW và NSĐP. Đặc điểm nổi bật của hệ thống ngân sách
phi Liên bang là ngân sách cấp dưới là một bộ phận không thể tách rời của ngân sách
cấp trên; Quốc hội quyết định ngân sách trong đó có NSĐP.
Tuy nhiên dù là hệ thống ngân sách Nhà nước Liên bang hay Phi liên bang thì
vai trò chủ yếu đều thuộc về NSTW, Chính phủ thâu tóm các nguồn thu quan trọng
và đảm nhận các nhiệm vụ chi chủ yếu nhất.
1.2, Phân cấp quản lý NSNN
1.2.1, Khái niệm phân cấp quản lý NSNN
Phân cấp quản lý ngân sách là việc phân định nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm
của các cấp chính quyền trong quản lý điều hành ngân sách. Nói cách khác, phân cấp
quản lý NSNN chính là việc giải quyết mối quan hệ về tài chính giữa các cấp chính
quyền trong quyết định tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ NSNN.
12
Phân cấp quản lý NSNN thực chất là việc giải quyết các mối quan hệ chủ yếu sau đây:
- Quan hệ về mặt chế độ, chính sách (kể cả chế độ kế toán và quyết toán NSNN).
- Quan hệ về vật chất, tức là quan hệ trong việc phân giao nhiệm vụ chi và
nguồn thu cũng như trong cân đối NSNN của các cấp chính quyền nhà nước.
- Quan hệ về chu trình NSNN, tức là quan hệ về quản lý trong chu trình vận
động của NSNN, từ khâu lập NSNN đến chấp hành và quyết toán NSNN.
Về mặt lý thuyết, trên thế giới hiện nay đang tồn tại 3 quan điểm về phân cấp
quản lý ngân sách :
- Quan điểm thứ nhất, theo quan điểm này thì NSNN được coi là duy nhất và
thống nhất, Nhà nước chỉ có một ngân sách do chính quyền Nhà nước trung ương
quản lý và quyết định sử dụng, không có ngân sách địa phương. Trong một số trường
hợp nhất định, Nhà nước trung ương có thể ủy quyền cho các cấp chính quyền địa
phương thực hiện một số nhiệm vụ.
- Quan điểm thứ hai cho rằng ngoài ngân sách trung ương do Nhà nước trung
ương quản lý và quyết định sử dụng, các cấp chính quyền địa phương có ngân sách
của riêng của mình và độc lập trong hệ thống NSNN.
- Quan điểm thứ ba thừa nhận có ngân sách các cấp chính quyền địa phương nhưng
ngân sách các cấp này tồn tại không độc lập: Ngân sách địa phương tuy được hưởng một số
nguồn thu, đảm nhận một số nhiệm vụ chi nhưng NSNN vẫn do Trung ương quyết định.
Địa phương chỉ quyết định ngân sách của mình sau khi trung ương đã quyết định NSNN
(trong đó có ngân sách địa phương) và giao ngân sách cho địa phương.
Trong ba quan điểm trên, việc phân cấp quản lý NSNN theo quan điểm thứ nhất
sẽ tạo điều kiện tập trung được toàn bộ các nguồn lực vào tay Nhà nước trung ương,
cũng như đảm bảo tính thống nhất, bình đẳng giữa các địa phương và có điều kiện
khắc phục tình trạng cục bộ ở địa phương.
13
Tuy nhiên, hạn chế chủ yếu của việc phân cấp theo quan điểm này là không
phát huy được tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong việc quản lý, khai thác
nguồn thu. Không khuyến khích địa phương chăm lo, khai thác nguồn thu nên nguồn
lực toàn xã hội tăng chậm, tính tiết kiệm, hiệu quả ít được quan tâm; đồng thời tạo ra
tính thụ động, ỷ lại của địa phương đối với trung ương.
Phân cấp theo quan điểm thứ hai bảo đảm tính độc lập của ngân sách địa
phương nhưng vẫn có thể tập trung được nguồn lực cho Nhà nước trung ương để
thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của quốc gia. Vì ngân sách địa phương
độc lập và được phân cấp mạnh mẽ nên đã tạo ra động lực thúc đẩy các cấp chính
quyền địa phương trong khai thác, bồi dưỡng nguồn thu trên địa bàn, từ đó tạo điều
kiện cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương tăng thu; đồng thời khi ngân
sách đã là của mình sẽ có tác dụng khuyến khích các cấp trong việc sử dụng tiết
kiệm, có hiệu quả nguồn lực.
Tuy nhiên, hạn chế chủ yếu của phân cấp theo quan điểm này lại chính là khó
khăn trong việc xác định nội dung và giới hạn phân cấp: phân cấp như thế nào, phân
cấp đến đâu, không phân cấp những nguồn thu, nhiệm vụ chi nào …; mặt khác, phân
cấp theo quan điểm này cũng dễ nãy sinh tình trạng cục bộ do sự phát triển không
đồng đều, mất cân đối giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ nếu như ngân sách
trung ương không có đủ khả năng điều chỉnh vĩ mô để chi phối, định hướng phát
triển cho ngân sách địa phương.
Phân cấp theo quan điểm thứ ba, xét về hình thức là sự dung hoà giữa quan
điểm thứ nhất và quan điểm thứ hai, nhưng về thực chất thì gần giống như quan điểm
thứ nhất vì ngân sách địa phương không độc lập (cấp trên quyết định ngân sách cấp
dưới, cấp dưới quyết định ngân sách cấp mình trên cơ sở quyết định của cấp trên) và
không được phân cấp mạnh mẽ nên không khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của
các cấp chính quyền địa phương.
14
Trong ba quan điểm trên, mỗi quan điểm đều có những ưu điểm và nhược điểm
nhất định, do vậy, cần phải căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể của mỗi quốc gia
song xu thế chung của thế giới hiện nay là thực hiện phân cấp ngân sách mạnh mẽ
cho địa phương.
1.2.2, Các nguyên tắc về phân cấp quản lý NSNN:
Khi tiến hành phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Phân cấp quản lý ngân sách phải thực hiện đồng bộ với phân cấp quản lý kinh
tế - xã hội và tổ chức bộ máy hành chính. Đồng thời phải dựa trên cơ sở các chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và vai trò chủ đạo của NSTW không chia
cắt nguồn thu làm phân tán và suy yếu nguồn lực tài chính quốc gia đồng thời mở
rộng quyền tự chủ cho các cấp ngân sách trong việc tổ chức và khai thác nguồn lực
của địa phương để thúc đầy kinh tế địa phương phát triển, giảm bớt sự can thiệp trực
tiếp của chính quyền trung ương và tăng cương vai trò giám sát, kiểm tra của chính
quyền trung ương đối với chính quyền địa phương.
- Phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo tính công bằng. Nguyên tắc này
nhằm đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công dân
và yêu cầu về thụ hưởng hàng hóa và dịch vụ do các cấp chính quyền cung cấp cũng
như sự công bằng giữa các vùng, miền.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN.
1.2.3.1, Tổ chức hành chính nhà nước:
Tổ chức hành chính nhà nước là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến phân cấp quản
lý NSNN.
Chúng ta biết rằng nếu quốc gia được tổ chức hành chính theo mô hình nhà
nước liên bang thì quyền lực cũng như những nhiệm vụ trọng yếu nhất sẽ được tập
15
trung ở cấp liên bang và bang. Chỉ những nhiệm vụ trực tiếp gắn với người dân mới
được phân cấp cho các cấp chính quyền dưới liên bang.
Thông thường đối với nhiều quốc gia (không phân biệt tổ chức nhà nước theo
mô hình liên bang hay phi liên bang) nếu càng có nhiều cấp hành chính thì việc phân
cấp quản lý ngân sách cho từng cấp chính quyền cũng phải phân định ra nhiều thang
bậc-tức là phải chia xẻ nguồn thu, nhiện vụ chi cũng như thẩm quyền cho mỗi cấp.
Tuy nhiên, cũng không nhất thiết mỗi cấp chính quyền là mỗi cấp ngân sách, vì
việc phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương còn tuỳ thuộc
mức độ phi tập trung quyền lực của nhà nước Trung ương, nên trong một số trường
hợp, tuy vẫn có nhiều cấp chính quyền nhưng không phải cấp chính quyền nào cũng
được nhà nước Trung ương phân cấp quản lý ngân sách. Ngược lại cũng có trường
hợp số cấp chính quyền ít hơn số cấp ngân sách như ở Cộng Hòa Liên Bang Đức,
Cộng Hòa Pháp.
1.2.3.2, Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước:
Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội là cơ sở tiền đề quan trọng để phân cấp quản lý ngân
sách vì mỗi cấp chính quyền đều có chức năng, nhiệm vụ nhất định về quản lý kinh tế - xã
hội và để các cấp chính quyền thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình theo
luật định thì nhất thiết phải có các nguồn lực tương ứng đảm bảo.
NSNN không chỉ là cơ sở vật chất để các cấp chính quyền thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng, tác động trở lại của
hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước (tác động đến thu, chi ngân
sách). Vì vậy, việc phân cấp quản lý ngân sách phù hợp với các nhiệm vụ quản lý
kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho các cấp chính quyền có
nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; mặt khác, cũng có tác
động tích cực trong việc quản lý và khai thác các nguồn lực trên địa bàn.
16
Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội là cơ sở, tiền đề để phân cấp quản lý ngân
sách nhưng phân cấp quản lý NSNN (thông qua việc xác nhận, huy động nguồn lực,
sử dụng nguồn lực) lại có tác động trở lại đến phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, thúc
đẩy phân cấp quản lý kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.3.3,Tính hiệu quả của phân cấp.
Phân cấp quản lý NSNN như thế nào? Phân cấp những nguồn thu và nhiệm vụ
chi gì cho mỗi cấp, ngoài yêu cầu phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội
còn phải đặc biệt lưu ý đến tính hiệu quả trong thu, chi NSNN.
Đến lượt mình, tính hiệu quả thể hiện trước hết ở thẩm quyền quyết định ngân
sách và việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi. Nguồn thu, nhiệm vụ chi giao cho
cấp nào quản lý có hiệu quả thì nên phân cấp cho ngân sách địa phương để tránh bị
động; những nhiệm vụ chi mang tính xã hội rộng rãi và gắn với quyền lợi của người
dân thì phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương.
1.2.3.4, Trình độ phát triển Kinh tế - Xã hội của từng địa phương :
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương có ảnh hưởng rất lớn
đến nội dung và mức độ phân cấp quản lý NSNN. Thông thường, đối với những quốc
gia có sự khác biệt không nhiều về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa
phương, vùng, lãnh thổ thì việc phân cấp quản lý NSNN cho các cấp chính quyền địa
phương là giống nhau (thẩm quyền, nguồn thu, nhiệm vụ chi, cơ chế chính sách …)
còn đối với những quốc gia mà trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa
phương, vùng lãnh thổ có sự chênh lệch lớn thì việc phân cấp quản lý NSNN cho các
cấp chính quyền địa phương lại trở nên phức tạp – phù hợp với địa phương này
nhưng lại không phù hợp với địa phương khác. Chính vì vậy đã có những ý kiến cho
rằng cần có 2 loại phân cấp quản lý ngân sách là đô thị và phi đô thị hoặc về giới hạn
phân cấp, chỉ nên thực hiện phân cấp giữa trung ương và địa phương, còn phân cấp
cụ thể trong nội bộ địa phương, giao cho địa phương quyết định.
17
- Những thách thức cần giải quyết trong phân cấp quản lý NSNN :
Khi thực hiện phân cấp quản lý NSNN, bất kỳ quốc gia nào (không phân biệt
trình độ phát triển, truyền thống văn hoá, hoàn cảnh địa lý …) cũng phải đối mặt với
những thách thức giống nhau hết sức to lớn mà nhiều khi chính những thách thức này
nếu không được giải quyết thỏa đáng có thể dẫn đến sụp đổ cả quốc gia. Có nhiều
thách thức đặt ra cần giải quyết, trong đó không thể không kể đến 2 thách thức lớn.
Thách thức thứ nhất là phân cấp có khả năng làm nảy sinh mất công bằng, bình
đẳng giữa các địa phương hay nói cách khác sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng cũng như
khả năng cung ứng các dịch vụ xã hội, nhất là các dịch vụ y tế, giáo dục… cho nhân
dân giữa các địa phương có nguy cơ ngày càng tăng.
Thách thức thứ hai là phân cấp có khả năng dẫn đến các địa phương vì lợi ích
cục bộ mà bỏ qua lợi ích quốc gia, địa phương phát triển kinh tế - xã hội một cách
“vô chính phủ”, không bám sát, tôn trọng định hướng chung cũng như những cân đối
lớn, những mục tiêu ưu tiên của quốc gia.
1.3 Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN ở một số nước trên thế giới:
1.3.1 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng Hòa Pháp:
►Về tổ chức hành chính:
Nước Cộng hòa Pháp là Quốc gia theo thể chế Nhà nước thống nhất, có 26
vùng, 100tỉnh và 36.500xã. Trong từng cấp hành chính nói trên đều có cơ quan
quyền lực do dân bầu và cơ quan hành chính Nhà nước.
Cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội (Hạ viện), ở các cấp địa phương là
HĐND, các cơ quan này đều do dân bầu và là cấp có thẩm quyền quyết định ngân
sách. Quốc hội quyết định phân bổ NSTW, HĐND quyết định phân bổ ngân sách
trong từng đơn vị hành chính địa phương.
18
Cơ quan hành chính của Quốc gia là Chính phủ, ở các cấp địa phương là UBND
(Tòa thị chính). Về mặt ngân sách, cơ quan hành chính các cấp có nhiệm vụ xây
dựng dự toán và tổ chức thực hiện ngân sách đã được Quốc hội (HĐND) quyết định.
►Về hệ thống ngân sách và phân cấp ngân sách:
Các cấp chính quyền đều có ngân sách để thực hiện một số nhiệm vụ được phân
định theo Pháp luật. Vì vậy, hệ thống ngân sách của Pháp bao gồm:
+ Ngân sách trung ương;
+ Ngân sách vùng;
+ Ngân sách Tỉnh;
+ Ngân sách xã;
Do quy mô xã và ngân xã của Cộng hòa Pháp rất khác nhau, có xã chỉ vài trăm
dân, có xã lên tới hàng trăm triệu dân. Vì vậy, gần đây ở Pháp đã bước đầu hình thành
một tổ chức mới để giải quyết một số nhiệm vụ chung của các xã vừa và nhỏ mà những
nhiệm vụ này thường vượt quá khả năng của các xã như giải quyết nước thải, môi
trường,… Để khuyến khích thành lập các liên xã, Chính phủ Trung ương thường khuyến
khích thông qua việc bổ sung trợ cấp cho Liên xã. Ngoài nguồn bổ sung từ NSTW như
trên, Liên xã còn có nguồn thu từ đóng góp của các xã thành viên.
Ngân sách các cấp của Cộng hòa Pháp độc lập với nhau, không có quan hệ thứ
bậc, trên dưới mà chỉ có quan hệ bổ sung từ NSTW cho ngân sách cấp dưới. Việc
phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc
những nguồn thu lớn (thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng), những nhiệm vụ chi trọng
yếu (Quốc phòng, an ninh,…) thuộc nhiệm vụ của NSTW. Những nguồn thu nhỏ
hơn (thuế nhà ở, thuê đất,…) và những nhiệm vụ chi gắn với dân ._.(giáo dục, vệ sinh
môi trường…) được phân giao cho các cấp địa phương.
Nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp được Pháp luật quy định cụ thể như sau:
► Về nhiệm vụ chi:
19
+ Ngân sách trung ương:
Chi đầu tư các công trình quan trọng: chi trợ giá đối với một số doanh nghiệp
công ích; Chi đảm bảo hoạt động của bộ máy do Trung ương quản lý (bao gồm cả
chi lương giáo viên) và các hoạt động thường xuyên khác; chi quốc phòng; chi trả lãi
tiền vay đầu tư; trợ cấp cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương và trợ cấp
bảo đảm xã hội ( giải quyết việc làm, thất nghiệp).
+ Ngân sách Vùng:
Chi đào tạo ngành nghề, đầu tư xây dựng và bảo dưỡng trường cấp III; trả lãi
tiền vay đầu tư; chi đảm bảo hoạt động của bộ máy do vùng quản lý và các hoạt động
thường xuyên khác; chi giải quyết việc làm; phòng chống các tệ nạn xã hội; quy
hoạch trong phạm vi vùng.
+ Ngân sách Tỉnh:
Các hoạt động xã hội ( trợ giúp trẻ em, nguời có tuổi, người tàn tật, trợ giúp
thuốc men), khai thác cảng biển (cảng thương mại và cảng đánh cá), chở học sinh đi
học, quy hoạch nông thôn, đầu tư xây dựng và bảo dưỡng trường phổ thông trung
học; trả lãi tiền vay đầu tư; Chi đảm bảo hoạt động của bộ máy do tỉnh quản lý và
các hoạt động thường xuyên khác.
+ Ngân sách xã:
Chi đảm bảo các công việc khai sinh, khai tử, hộ khẩu, xử lý rác thải, nước thải,
môi trường, đường xá của xã, vệ sinh dịch tễ, thư viện; trả lãi tiền vay đầu tư; Chi đảm
bảo hoạt động của bộ máy do xã quản lý và các hoạt động thường xuyên khác.
► Về nguồn thu:
Để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ chi trên, nhìn chung từng cấp ngân
sách đều có các khoản thu từ thuế và thu tiền vay để đầu tư. Ngoài ra ngân sách các
cấp chính quyền địa phương còn được bổ sung từ NSTW.
20
* Ngân sách trung ương:
- Các khỏan thuế ( NSTW hưởng 100%)
+ Thuế giá trị gia tăng;
+ Thuế doanh nghiệp;
+ Thuế thu nhập ( thu nhập cá nhân và thu nhập công ty);
- Vay để đầu tư.
* Ngân sách các cấp chính quyền địa phương:
- Thu từ thuế ( chiếm khỏan 60% tổng thu NSĐP)
+ Thuế nhà ở;
+ Thuế đất đai ( gồm thuế đất xây dựng và thuế đất không xây dựng);
+ Thuế nghề nghiệp ( đánh vào giá trị tài sản hữu hình và quỹ lương).
Theo Luật định ngân sách các cấp chính quyền địa phương đều được hưởng một
phần các khoản thuế trên theo từng mức thuế suất khác nhau. ( đối tượng, căn cứ và
chính sách thuế do Trung ương quy định, nhưng HĐND các cấp được quyền quyết định
tăng, giảm thuế suất trong khung nhất định, mỗi loại thuế có khung riêng).
Ngoài các khỏan thuế trên, ngân sách các cấp còn được thu một số loại thuế
nhất định như ngân sách cấp tỉnh có nguồn thu từ thuế sử dụng ô tô, thuế trước bạ,..
và một số khỏan về phí, lệ phí.
- Thu trợ cấp từ NSTW ( chiếm khỏan 30% tổng thu NSĐP): do các cấp chính
quyền địa phương độc lập với nhau nên mỗi cấp đều được nhận trợ cấp trực tiếp từ
NSTW để thực hiện một số nhiệm vụ chi như sau:
+ Trợ cấp cân đối: khoản trợ cấp này được xác định theo nhiều tiêu thức, trong
đó tiêu thức cơ bản nhất là dân số, mức độ giàu nghèo của địa phương… Về nguyên
tắc, khoản trợ cấp này được xác định trong từng năm, nhưng vừa qua các địa phương
đã thảo luận với Chính phủ ổn định mức bổ sung trong 3 năm nhưng Chính phủ phải
giữ ổn định tỷ lệ lạm phát.
21
+ Trợ cấp đầu tư bao gồm:
Trợ cấp mua thiết bị đầu tư: Khi các địa phương thực hiện xây dựng các công
trình, dự án thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách sẽ được Trung ương xem xét, hỗ trợ.
Trợ cấp bằng việc thoái thu một phần thuế giá trị gia tăng để địa phương có
nguồn đầu tư.
+ Trợ cấp để bù đắp thiếu hụt nguồn thu của địa phương khi thực hiện chính
sách miễn thuế cho một số đối tượng trong chính sách thuế Trung ương quy định ( ví
dụ: theo quy định, nguời nghèo được miễn thuế nhà ở, do thực hiện việc miễn này,
địa phương mất nguồn thu, nên Trung ương phải bù đắp nguồn này cho địa phương)
- Ngoài các khoản trợ cấp như trên, trong một số trường hợp, địa phương còn
được bổ sung để thực hiện một số mục tiêu, bổ sung từ Cộng đồng chung Châu Âu.
- Vay để đầu tư:
Trong trường hợp có nhu cầu đầu tư mà các nguồn thu từ thuế và trợ cấp không đủ
đáp ứng, các địa phương được quyền vay từ mọi đối tượng kể cả vay nước ngoài để đầu
tư. Việc vay này không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào, trừ trường hợp phát hành
trái phiếu ra nước ngoài thì phải xin phép Chính Phủ và không được vay khoản này để
trả nợ khoản vay kia. Khi địa phương vay Nhà nước không đứng ra bảo lãnh.
► Cân đối ngân sách địa phương:
Ngân sách các cấp chính quyền địa phương của Cộng hòa Pháp được cân đối
theo nguyên tắc: Tổng số chi phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng số thu ( bao gồm cả thu
tiền vay và bổ sung từ NSTW)
Khi lập và quyết định dự toán NSĐP phải xem xét cân đối giữa chi thường
xuyên và nguồn đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư và nguồn đảm bảo chi đầu tư.
- Nguồn để đảm bảo chi thường xuyên là các khoản thu từ thuế, trợ cấp cân đối.
- Nguồn đảm bảo chi đầu tư là phần hỗ trợ mua thiết bị xây dựng các công trình
của địa phương và nguồn cấp lại 1 phần thuế giá trị gia tăng trên địa bàn địa phương.
22
- Trường hợp tiết kiệm được chi thường xuyên thì nguồn tương ứng sẽ được
chuyển sang chi đầu tư.
Trong quá trình chấp hành ngân sách, nếu có biến động phải thực hiện điều
chỉnh để ngân sách luôn được cân đối.
Nhận xét:
Nhìn chung việc quản lý ngân sách và phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng hòa
Pháp có nhiều ưu điểm:
Về phân cấp ngân sách, các cấp ngân sách hoàn toàn tự chủ về ngân sách của
mình, điều đó tạo động lực quan trọng thúc đẩy tất cả các địa phương có trách nhiệm
quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính của địa phương.
Mặc dù địa phương được tự chủ về ngân sách nhưng Nhà nước Trung ương vẫn
tham gia vào công tác quản lý nhưng vai trò tham gia của Nhà nước cũng có mức độ,
chủ yếu là Luật pháp về ngân sách, không tham gia sâu vào từng nội dung thu,chi cụ
thể của từng địa phương. Đây cũng là một kinh nghiệm có thể xem xét việc đổi mới
phân cấp ngân sách ở Việt nam. Việt nam đã có quyết định ổn định ngân sách địa
phương từ 3 – 5 năm, đây là bước tiến quan trọng trong quá trình tạo quyền tự chủ
cho địa phương. Tuy nhiên, vấn đề cũng cần nghiên cứu là sự tham gia của Chính
phủ hàng năm về ngân sách đối với địa phương như thế nào? Có đi quá sâu vào các
khoản thu, chi không?
Về quản lý ngân sách cũng có một số điểm học tập để từng bước cải tiến:
- Quốc hội Cộng hòa Pháp chỉ quyết định NSTW ( bao gồm cả phần bổ sung
cho các địa phương). Vấn đề này có thể suy nghĩ trong tương lai, ngân sách trình
Quốc hội có thể chia thành 2 phần: phần Trung ương quyết định trực tiếp, phần địa
phương Quốc hội có quyết định riêng trong đó chủ yếu là phần trợ cấp cho địa
phương nhằm tránh một tồn tại khi giao ổn định, tổng hợp NSNN lại không phù hợp
với chi tiết của các địa phương.
23
- Hệ thống kiểm tra của Cộng hòa Pháp tổ chức tương đối chặt chẽ, đảm bảo
việc sử dụng ngân sách đúng mục đích; tiết kiệm, hiệu quả; vấn đề này ở Việt Nam
cần được tiếp tục nghiên cứu cải tiết chất lượng công tác kiểm soát chi của Kho bạc
nhà nước, kiểm toán và các tổ chức thanh tra, kiểm tra khác nhưng thủ tục hành
chính và bộ máy vẫn còn rườm rà và cồng kềnh.
- Một số nhiệm vụ chi của ngân sách có thể chuyển giao cho tư nhân thực hiện
để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Xác định rõ phạm vi ngân sách đảm bảo và
phạm vi xã hội và các thành phần kinh tế phải lo.
1.3.2 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng Hoà Liên Bang Đức:
►Về phân cấp hành chính:
Cộng hòa liên bang Đức là Quốc gia theo thể chế Nhà nước Liên bang, có diện
tích 357.021km2 với dân số khoảng 82,1triệu người, về hành chính được phân thành
3 cấp: Cấp liên bang, cấp bang (16 bang), cấp địa phương (xã, thành phố). Trong đó
cấp Liên bang và Bang là cấp nhà nước (được ban hành Hiến pháp và Luật). Trong
mỗi cấp hành chính đều có cơ quan pháp luật và cơ quan hành pháp.
Cơ quan lập pháp ở Bang và Liên Bang là Quốc hội, ở địa phương là HĐND.
Cơ quan hành pháp ở Bang và Liên Bang là Chính Phủ. Ở địa phương là UBND.
Về thẩm quyền, Quốc hội Liên bang ban hành các Luật có phạm vi điều chỉnh
trên toàn bộ Liên Bang, các Bang ban hành các Luật có phạm vi điều chỉnh trong
Bang (có gắn với sự điều chỉnh các Luật của Liên Bang); HĐND địa phương ban
hành các nghị quyết trong phạm vi địa phương.
Về ngân sách, Quốc hội ( HĐND) là cơ quan quyết định phê chuẩn ngân sách
còn Chính phủ (UBND) là cơ quan lập, trình các phương án ngân sách để Quốc hội
(HĐND) quyết định và tổ chức thực hiện, điều hành ngân sách theo các quyết định
của Quốc Hội (HĐND). Để sử dụng kinh phí tiết kiệm và có hiệu quả, Quốc hội
24
(HĐND) còn quyết định cả những vấn đề về quy hoạch giao thông, đô thị và nhân sự
của từng Bộ, cơ quan.
Ngoài 3 cấp hành chính trên ở Đức còn có cấp liên xã và liên vùng, đây là cấp
trung gian để xử lý các nhiệm vụ vượt quá phạm vi và khả năng của xã (giải quyết
các nhiệm vụ chi của một xã, một liên xã không thể giải quyết được). Hiến pháp Liên
bang có quy định những điều kiện để thành lập liên xã, liên vùng.
Để đại diện quyền lợi cho các địa phương, ở Đức còn có các tổ chức hội như
hội liên xã. Về mặt pháp lý các hội trên hoạt động như một tổ chức tư nhân và giống
như chiếc cầu nối giữa các cơ quan của Chính phủ và địa phương. Kinh phí của hội
do các xã thành viên đóng góp. Trước khi Chính phủ đưa ra những chính sách có liên
quan đến địa phương thì đều có thông báo và tham khảo ý kiến của hội. Hội thảo
luận với các địa phương và thông báo kết quả trở lại cho Chính phủ. Trong một số
trường hợp còn liên minh với các đảng, phái hoặc công luận để đấu tranh với Chính
phủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho địa phương. Đồng thời hội còn giúp địa phương các
vấn đề về kỹ thuật quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản.
► Về phân cấp ngân sách:
Các cấp chính quyền được tự chủ trong việc quản lý ngân sách, được quyền
quyết định dự toán ngân sách trong phạm vi những nguồn thu, nhiệm vụ chi đã được
Luật pháp quy định.
Việc quản lý ngân sách phải tính đến yếu tố cân bằng tổng thể của nền kinh tế,
xu hướng phát triển kinh tế, kế hoạch tài chính dài hạn, trình độ phát triển kinh tế để
đảm bảo việc làm, ổn định giá cả và cân bằng kinh tế đối ngoại. Đảm bảo tính thống
nhất của chính sách kinh tế - tài chính – ngân sách, đảm bảo thực hiện những mục
tiêu quan trọng nhất của nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch ngân sách hàng
năm phải thực hiện đồng thời với kế hoạch tài chính trung hạn.
25
Quy định nguyên tắc cân đối ngân sách: Thu, Chi ngân sách phải cân đối, vay
mới cho ngân sách phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển, các cấp ngân sách đều được
vay đầu tư, việc vay phải được tính toán cụ thể về thời gian vay, mức vay, lãi suất,…
để tránh việc vay về nhưng chưa sử dụng đến hoặc sử dụng không hết gây lãng phí
ngân sách. Trong quá trình điều hành ngân sách trường hợp ngân sách có tồn quỹ cao
thì có thể sử dụng để cho vay.
Toàn bộ các khoản thu đều được tập trung đầy đủ vào NSNN. Toàn bộ các
khoản chi đều được chi từ NSNN, không chỉ định các khoản chi cụ thể từ những
khoản thu nhất định. Không gán thu, bù chi.
Ngân sách các cấp của Cộng hòa liên bang Đức độc lập với nhau. Mỗi cấp đều
được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể và được thể hiện trong Luật.
* Về nhiệm vụ chi:
Được phân định theo nguyên tắc những nhiệm vụ chi trọng yếu của quốc gia do
ngân sách Liên bang đảm nhận. Những nhiệm vụ mang tính chất xã hội rộng rãi gắn với
người dân, tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể do cấp bang và cấp địa phương đảm nhận:
- Liên bang đảm nhận một số nhiệm vụ chi như Quốc phòng, an ninh, ngoại
giao, bộ máy Liên bang,… hỗ trợ cho các Bang.
- Bang đảm nhận các nhiệm vụ hệ thống hạ tầng xã hội, trợ giúp xã hội ( thất
nghiệp), cảnh sát trật tự, đào tạo các trường Đại học, trả lương cho giáo viên, hệ
thống giáo dục, chi bộ máy nhân sự Bang,… hỗ trợ cho các địa phương.
- Địa phương ( xã) thực hiện các nhiệm vụ còn lại gắn với thực tế quyền lợi của
người dân ở địa phương như chăm lo cơ sở vật chất cho giáo dục, các công trình công
cộng thoát nước, công viên, nghĩa trang, chi hoạt động của bộ máy xã.
* Phân định nguồn thu:
Để thực hiện các nhiệm vụ chi được quy định như trên, ngân sách các cấp đều
có nguồn thu như:
26
- Nguồn thu của ngân sách Liên bang: Thu hải quan; thu phí đường cao tốc;
thuế đánh vào các hoạt động chuyển nhượng vốn, bảo hiểm và một số loại thế theo
quy định của Liên minh Châu Âu,..
- Nguồn thu của ngân sách Bang: Thuế tài sản; thuế thừa kế tài sản, thuế bia,
thuế thu từ hoạt động của các cơ sở đánh bạc, thuế phương tiện giao thông,…
Nguồn thu ngân sách địa phương: Thuế môn bài, thuế hành nghề, thuế đất đai,
một số khoản phí, lệ phí,….Ngoài các khoản thu các cấp được hưởng 100% nêu trên,
một số khoản thu được phân chia giữa Liên Bang, Bang và địa phương như: Thuế giá
trị gia tăng, thuế thu nhập,… Việc phân chia khoản thu sẽ được quy định cụ thể trong
Luật. (Việc phân chia thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo tỷ lệ % trên tổng số
thu thuế giá trị gia tăng của toàn Liên bang. Không thực hiện phân chia theo số thu
trên địa bàn của từng địa phương)
Cân đối ngân sách Bang và ngân sách địa phương: Trong trường hợp nguồn thu
100% và thu phân chia theo tỷ lệ % mà không đáp ứng được nhiệm vụ chi thì ngân
sách cấp dưới được ngân sách cấp trên bổ sung để cân đối ngân sách. Ngoài số bổ
sung cân đối ngân sách, các địa phương còn được nhận số bổ sung có mục tiêu từ
ngân sách cấp trên. Đối với số bổ sung có mục tiêu, cấp dưới phải sử dụng khoản bổ
sung đúng với mục tiêu cấp trên đã chỉ định, không được sử dụng cho nhiệm vụ khác
và mức bổ sung theo mục tiêu từ cấp trên chỉ đáp ứng được một phần kinh phí, phần
còn lại địa phương có trách nhiệm bố trí.
► Công tác quyết toán, kiểm toán:
- Hàng năm Bộ Tài Chính lập quyết toán ngân sách năm báo cáo Chính Phủ
trình Quốc Hội xem xét, phê chuẩn. Nội dung quyết toán ngân sách bao gồm các số
liệu về thu, chi, tài sản, các khoản nợ trong năm tài chính trước.
- Quyết toán khi trình ra Quốc hội đều được thông qua công tác kiểm toán (
kiểm toán chỉ thực hiện ở một số cơ quan đơn vị nhất định). Kiểm toán ngân sách ở
27
Đức là cơ quan độc lập - chỉ tuân thủ theo Pháp luật không chịu sự chỉ đạo của bất cứ
một cơ quan nào. Chủ tịch và Phó chủ tịch cơ quan kiểm toán do Quốc hội bầu. Mục
tiêu của công tác kiểm toán là xác định tính hợp pháp và tính hiệu quả trong việc chi
tiêu của các cơ quan Chính phủ.
Những kết luận của cơ quan kiểm toán được chuyển tới Bộ chủ quản, nếu Bộ
chủ quản không đồng ý với kết luận của kiểm toán thì Bộ chủ quản phải có giải trình.
Trường hợp Bộ chủ quản không thực hiện kiến nghị của Kiểm toán hoặc không có
giải trình thích hợp theo đúng thời hạn quy định thì cơ quan kiểm toán sẽ đưa ra công
luận để sử dụng dư luận xã hội yêu cầu các cơ quan thực hiện hoặc tập hợp lại trong
báo cáo công khai thường niên gửi Quốc hội và Chính phủ Liên Bang để Quốc hội và
Chính phủ có biện pháp xử lý (trong Ủy ban ngân sách của Quốc hội có tiểu ban
kiểm tra để xử lý các vấn đề cơ quan kiểm toán nêu ra).
Nhận xét:
- Về phân cấp ngân sách:
Ngân sách các cấp của Cộng hòa liên bang Đức là độc lập với nhau, các cấp
hoàn toàn tự chủ về ngân sách của cấp mình. Điều đó tạo động lực quan trọng
thúc đầy các cấp sử dụng ngân sách có hiệu quả nhất.
- Về mối quan hệ giữa các cấp ngân sách:
Đối với khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp
dưới, trước hết việc sử dụng phải đảm bảo đúng mục tiêu đã được cấp trên chỉ định
đồng thời chỉ thực hiện hỗ trợ một phần. Việc hỗ trợ một phần từ ngân sách cấp trên
buộc cấp dưới phải sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả vì bản thân cấp dưới cũng
phải đóng góp một phần kinh phí và sau khi công trình đưa vào sử dụng, cấp dưới
còn phải sử dụng ngân sách của mình để duy tu bảo dưỡng. Hiện nay ở Việt Nam
cũng đang triển khai nguyên tắc này nhưng việc kiểm tra sử dụng kinh phí đúng mục
28
tiêu hay chưa chưa được thực hiện thường xuyên, nếu cấp dưới sử dụng sai mục tiêu
cấp trên cũng chưa có biện pháp và cơ chế để xử lý cụ thể.
- Việc phân chia thuế giá trị gia tăng:
Không thực hiện phân chia từ nguồn thu phát sinh trên địa bàn, mà được tập
trung vào ngân sách Liên bang sau đó mới thực hiện phân chia cho các cấp. Việc
phân chia như trên sẽ khắc phục được tình trạng thuế giá trị gia tăng thu tại nơi
sản xuất mà thực tế người nộp thuế lại là người tiêu dùng trong cả nước như đang
thực hiện ở Việt Nam.
- Việc quản lý vay nợ để bù đắp bội chi ngân sách:
Việc vay nợ bù đắp bội chi ngân sách thực hiện thông qua việc huy động
vốn. Việc vay nợ thực hiện theo nguyên tắc chỉ vay cho nhu cầu thật sự cần thiết (
cho đầu tư phát triển), không vay khi chưa có nhu cầu. Ngoài việc đi vay trong
khi tồn quỹ ngân sách cao thì có thể sử dụng tồn quỹ để cho vay. Việc đi vay và
đặc biệt là cho vay từ nguồn tồn quỹ ngân sách như trên sẽ đảm bảo được tính
hiệu quả của việc điều hành ngân sách.
1.3.3 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng Nhân Dân Trung Hoa:
► Phân cấp hành chính:
Cộng hoà nhân dân Trung hoa là Quốc gia theo thể chế Nhà nước thống
nhất, có 36 tỉnh, thành phố, vùng tự trị thuộc trung ương, Trung Quốc chia thành
2 vùng kinh tế chính: Miền tây có 12 tỉnh ( kinh tế chưa phát triển) và 42 tỉnh,
thành phố, khu tự trị thuộc Miền đông (khu vực kinh tế phát triển) Chính quyền
phân thành 5 cấp: Trung ương; cấp tỉnh, khu tư trị, thành phố trực thuộc trung
ương; cấp thành phố trực thuộc khu tự trị, châu tự trị; cấp quận,huyện và cấp xã.
Về quản lý NSNN của Trung Quốc: Từ năm 1978 Trung quốc đã tiến hành
cải cách mạnh mẽ các lĩnh vực, trong đó về ngân sách đã tiến hành từng bước
phân cấp cho chính quyền các cấp ở địa phương quản lý, mở rộng quyền cho địa
29
phương tạo dần thuận lợi trong việc chủ động điều hành quản lý ngân sách, phát
huy tính tích cực của địa phương. Cùng với tăng trưởng kinh tế xã hội, cơ chế
quản lý ngân sách của Trung Quốc luôn được nghiên cứu và hoàn thiện. Tại kỳ
họp thứ 2 Quốc hội khoá VIII năm 1994 Luật NSNN đầu tiên được Quốc Hội
Trung Quốc phê chuẩn và thực thi từ năm ngân sách 1995. Một số vấn đề cơ bản
được thể hiện trong Luật NSNN như sau:
- Hệ thống NSNN bao gồm, NSTW và ngân sách các cấp chính quyền địa
phương; trong đó NSTW bao gồm ngân sách của các Bộ, cơ quan của Trung
ương; NSĐP là tổng cộng ngân sách các cấp ở địa phương, ngân sách các cấp
được quy định cụ thể về nguồn thu và nhiệm vụ chi.
- Ngân sách cấp nào do Đại hội đại biểu nhân dân ( Quốc hội, HĐND) cấp
đó quyết định; Chính quyền cấp trên không quyết định ngân sách chính quyền
cấp dưới.
- NSTW được phép bội chi, bội chi chỉ để sử dụng cho đầu tư phát triển.
NSĐP phải đảm bảo cân đối thu, chi theo nguyên tắc “lượm cơm, gắp mắm” cân
bằng thu chi, Chính quyền địa phương không được phát hành trái phiếu.
- NSTW có nhiệm vụ thực hiện bổ sung kinh phí cân đối chi NSĐP và số bổ
sung hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án theo mục tiêu của Trung Ương.
Chính phủ lập dự toán và quyết toán NSTW, đồng thời báo cáo dự thảo dự
toán NSTW và tổng dự toán NSĐP cho Quốc Hội. Báo cáo với Uỷ ban thường vụ
Quốc hội về tổng dự thảo ngân sách của cấp tỉnh, vùng tự trị trực thuộc Trung
ương; Tổ chức thực hiện NSTW quyết định sử dụng dự phòng NSTW ( từ 1-3%),
giám sát tình hình thực hiện ngân sách của các Bộ, ngành thuộc Trung ương và
các địa phương; đồng thời báo cáo tình hình thực hiện ngân sách các Bộ, cơ quan
của Trung ương và tình hình thực hiện ngân sách ở các địa phương cho Quốc hội
và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
30
- Quốc hội thẩm tra dự toán Trung ương và Địa phương, báo cáo tình hình
thực hiện NSTW và NSĐP; phê chuẩn dự toán và quyết toán NSTW. Quyết định
sửa đổi, huỷ bỏ những nghị quyết không thích hợp về dự toán, quyết toán của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội.
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát thực hiện NSTW và NSĐP, có quyền
huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, của HĐND cấp tỉnh khi các văn bản đó không
phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
- Ngân sách các cấp chính quyền (Trung ương và Địa phương) do chính
quyền cấp đó thực thi, công việc cụ thể do cơ quan tài chính cấp đó phụ trách.
- Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát đối với NSTW
và NSĐP.
HĐND và Uỷ ban thường vụ của HĐND các cấp chính quyền địa phương
thực hiện giám sát đối với ngân sách cấp mình và cấp dưới.
Chính quyền các cấp ở Địa phương phải nộp dự toán, quyết toán và báo cáo
tình hình thực hiện lên chính quyền cấp trên để lưu hồ sơ và theo dõi, cơ quan
chính quyền cấp dưới chịu sự giám sát của chính quyền cấp trên.
► Phân cấp ngân sách.
* Phân cấp nguồn thu ngân sách:
Luật NSNN quy định cụ thể phân cấp nguồn thu giữa NSTW và NSĐP; việc
quy định phân cấp nguồn thu giữa các cấp chính quyền địa phương do địa
phương tự quyết định theo nguyên tắc cấp trên quyết định cho ngân sách cấp dưới
trực tiếp. Theo cơ chế phân cấp của Trung quốc, nguồn thu ngân sách được chia
làm 3 loại:
- Các khoản thu NSTW hưởng 100% là các khoản thu do cơ quan thuế
Trung ương quản lý gồm: Thuế Hải quan thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu, Thuế
31
TNDN đơn vị hạch toán toàn ngành, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên biển,
thu bán tài sản và thu khác ngân sách do Trung ương quản lý
- Các khoản thu NSĐP hưởng 100% là các khoản thu do cơ quan thuế địa
phương thu và quản lý thu gồm: thuế nông nghiệp, các loại thuế thu từ đất, thuế
chuyển nhượng tài sản, thuế bảo vệ môi trường, thuế phương tiện giao thông, thu
khác ngân sách do địa phương quản lý.
- Các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP gồm: thuế GTGT ( NSTW
75%; NSĐP 25%), thuế TNDN không kể thuế TNDN của đơn vị hạch toán toàn
ngành ( NSTW 60%, NSĐP 40%), thuế chứng khoán (NSTW 70%, NSĐP 30%),
thuế thu nhập cá nhân (NSTW 60%, NSĐP 40%), thuế tài nguyên không kể thuế
tài nguyên biển ( NSTW 80%, NSĐP 20%).
Việc phân cấp nguồn thu cho NSTW và NSĐP cũng như tỷ lệ điều tiết của
các khoản thu phân chia, được quy định ổn định ngay trong Luật NSNN và ổn
định từ năm 1995 đến nay chưa sửa đổi, bổ sung.
* Phân cấp chi ngân sách:
- NSTW đảm bảo chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao, môi
trường và các hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp Trung ương.
- NSĐP: Cấp chính quyền nào có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chi do
cấp đó quản lý ví dụ: Cấp Trung ương và cấp Thành phố quản lý trường Đại học,
Cao đẳng; cấp Quận, Huyện quản lý trường trung học chuyên nghiệp, trung học
phổ thông; cấp xã quản lý trường tiểu học.
► Về số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:
Cũng thực hiện theo nguyên tắc cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới
trực tiếp; ở Trung quốc cũng có 2 loại bổ sung là bổ sung cân đối và bổ sung có
mục tiêu.
32
- Hỗ trợ một phần tiền cho NSĐP - thực chất là khoản trợ cấp cân đối, căn
cứ vào mức độ “ giàu – nghèo) của từng địa phương để hỗ trợ.
- Hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương. Căn cứ hỗ trợ: Bộ Tài Chính xem xét,
quyết định mức bố trí cho từng mục tiêu cụ thể theo đề xuất của các Bộ chủ quản (
về giao thông, thuỷ lợi,…) đối với các công trình , dự án trên địa bàn địa phương.
► Về huy động vốn ngoài ngân sách:
Chỉ có NSTW mới được phép huy động vốn ngoài ngân sách (phát hành trái
phiếu, vay các tổ chức tín dụng,..v.v..) để đầu tư thêm và được sử dụng ngân sách
để trả nợ khi đến hạn. NSĐP không được phép huy động vốn ngoài ngân sách để
đầu tư. Trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương cho phép các doanh nghiệp
tự huy động vốn để đầu tư, tự tổ chức thu phí để hoàn vốn vay. Khoản chi này
không thuộc phạm vi của ngân sách, vì vậy ngân sách không có nghĩa vụ trả nợ.
► Chính sách đối với doanh nghiệp:
Hiện nay, ở Trung quốc chỉ tồn tại một Luật Công ty để điều chỉnh hoạt
động của tất cả các loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, Doanh nghiệp Nhà nước cũng
phải hoạt động theo Luật này và thực tế không có ưu tiên, ưu đãi lớn hơn ưu tiên,
ưu đãi giữa các loại hình doanh nghiệp ( Doanh nghiệp tự huy động vốn để hoạt
động, ngân sách không cấp bổ sung vốn). Chính phủ Trung quốc đẩy mạnh cổ
phần hoá các DNNN, nhưng các DNNN thực hiện cổ phần hoá không được sử
dụng quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần.
Để giải quyết vấn đề thất nghiệp do cổ phần hoá, sắp xếp lại DNNN: nhà
nước thực hiện hỗ trợ chi phí cho việc học nghề để tạo việc làm mới 1/3, Doanh
nghiệp hỗ trợ 1/3 và người lao động chịu 1/3.
33
Nhận xét:
- Quy định ngân sách từng cấp không lòng ghép tạo thuận lợi cho việc lập, tổng
hợp và thông qua Quốc hội (hoặc HĐND các cấp). Tăng cường trách nhiệm của
từng cấp chính quyền trong việc sử dụng và quyết định ngân sách. Giảm thiểu khối
lượng tổng hợp ngân sách từ cấp dưới của cơ quan tài chính, cơ quan tài chính cấp
trên chỉ lưu hồ sơ của cơ quan tài chính cấp dưới gửi lên (cả dự toán và quyết toán
ngân sách). Quy định này cần được nghiên cứu để áp dụng tại Việt Nam.
- Nguồn thu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa NSTW và
NSĐP được quy định theo mức thống nhất theo từng sắc thuế và áp dụng cho
toàn quốc và được ổn định lâu dài từ năm 1995 đến nay đã giúp cho các tỉnh có
lợi thế tăng nhanh nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, từ
đó tăng nhanh sự đóng góp cho Trung ương để đầu tư cho các vùng khó khăn
cùng phát triển.Vấn đề này cần được nghiên cứu, để thay thế cho quy định thời kỳ
ổn định ngân sách (3 – 5năm) và tính phân bổ ngân sách mang tính bình quân
giữa các tỉnh như Việt Nam hiện nay.
Tóm lại
Về phân cấp nguồn thu
Qua kinh nghiệm ở các nước có thể rút ra một số yêu cầu chung sau:
- Thông thường, chính quyền địa phương không được phân cấp thu các loại
thuế mà mục tiêu của nó có thể dễ dàng thay đổi (ví dụ: Thuế tiêu thụ đặc biệt,...),
vì như vậy sẽ thúc đẩy chính quyền địa phương tăng mức thuế quá mức, ảnh
hưởng xấu tới phát triển kinh tế.
- Ngược lại, không nên giao cho chính quyền Trung ương thu các loại thuế
đòi hỏi nhiều thông tin cụ thể khi hành thu, vì như vậy không thể quản lý tốt
được, dễ bị đối tượng nộp thuế trốn tránh và chi phí thu thuế sẽ rất cao. Các loại
34
thuế liên quan đến bất động sản (như đất đai) thuộc trách nhiệm của các cấp
chính quyền địa phương.
- Các loại thuế mang tính chất phân phối (chẳng hạn như thuế thu nhập cá
nhân) nếu không được phân cấp cho cấp Trung ương thì định hướng công bằng
của thuế sẽ dễ bị vi phạm, hạn chế khả năng của chính quyền Trung ương trong
việc ổn định kinh tế vĩ mô. Các loại thuế đánh vào các yếu tố sản xuất tương đối
ổn định (ví dụ vốn và lao động), có thuế suất luỹ tiến (ví dụ thuế thu nhập cá
nhân), có cơ sở tính thuế nhạy cảm với chu kỳ của nền kinh tế (như thuế thu nhập
công ty và thuế thu nhập cá nhân) thì thường thuộc trách nhiệm của chính quyền
Trung ương.
Về phân cấp nhiệm vụ chi
- Thông thường, các dịch vụ công cộng mà có lợi đối với những người trực
tiếp đang sử dụng và gián tiếp có lợi với cả cộng đồng (như giáo dục, y tế...)
thuộc trách nhiệm của chính quyền Trung ương hoặc là chính quyền địa phương
nhưng phải có trợ cấp của chính quyền Trung ương.
- Những khoản chi tiêu thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu điều chỉnh sự phát
triển khu vực kinh tế tư nhân thường được giao cho chính quyền Trung ương
nhằm tăng khả năng của chính quyền Trung ương trong việc ổn định nền kinh tế
và điều hoà phát triển khu vực tư nhân.
- Chính quyền Trung ương thường không chịu trách nhiệm cung cấp những
dịch vụ mà chi phí quản lý của nó tăng theo quy mô (ví dụ như duy trì bảo dưỡng
các con đường nhỏ ở địa phương) vì sẽ không bảo đảm chất lượng của các dịch
vụ đó. Tương tự như vậy, nếu chính quyền địa phương phải chi các khoản mục
mà lợi ích của nó vượt xa phạm vi địa phương (như giáo dục đại học, tài trợ cho
các đường quốc lộ xuyên quốc gia v.v...) họ cũng sẽ không thể cố gắng cung cấp
các dịch vụ này với chất lượng cao nhất.
35
- Các dịch vụ công cộng dành cho tất cả mọi người (ví dụ quốc phòng, an
ninh) và những dịch vụ nào có đặc điểm giảm được chi phí do quy mô (như điện
năng) thường được cung cấp bởi chính quyền Trung ương.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Trong chương 1 của Luận văn trình bầy những lý luận tổng quan về phân
cấp quản lý NSNN làm nền tảng để phát triển những nội dung tiếp theo của Luận
văn, cụ thể bao gồm những vấn đề sau:
- Khái niệm và bản chất của NSNN.
- Tổ chức hệ thống NSNN ở các nước có nền kinh tế thị trường.
- Khái niệm, nguyên tắc, các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý
NSNN.
- Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN ở một số nước trên thế giới, bao gồm:
Cộng Hòa Pháp, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh BRVT
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía nam, có diện tích tự nhiên là 1.988,65km2, dân số năm 2005 là 931.539
người, mật độ dân số là 468 người/km2
Về mặt hành chính, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có 8 đơn vị hành chính
cấp Huyện (trong đó có một Huyện đảo, một Thành phố và một Thị xã) và 82 đơn
vị hành chính cấp Xã ( 54 Xã; 23 Phường và 5 Thị trấn). Bà Rịa – Vũng Tàu là
tỉnh không lớn so với cả nước, chỉ chiếm 0,6% diện tích và 0,95% dân số.
Bà Rịa – Vũng Tàu có đường địa giới chung dài 16,33 km với thành phố Hồ
Chí Minh ở phía Tây, 116,51 km với Đồng Nai ở phía Bắc, 29,26 km với Bình
Thuận ở phía Đông. Bà Rịa – Vũng Tàu có bờ biển dài 305,4 km và trên 100.000
km2 thềm lục địa. Tỉnh BRVT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu
ảnh hưởng của Đại Dương, nhiệt độ trung bình khoảng 27oC, có số giờ nắng cao
và lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600mm).
Côn Đảo là huyện đ._.ng
ương và đối với Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tuy nhiên, do chưa có điều kiện để đánh giá, khái quát đầy đủ các vấn đề liên
quan đến phân cấp quản lý NSNN nên đề tài chủ yếu mới tập trung vào mối quan hệ về
phân cấp giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương (cấp tỉnh), chưa có điểu
kiện đi sâu vào phân cấp cụ thể trong nội bộ địa phương và cũng không thể tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Phân cấp quản lý NSNN vừa là một vấn đề lớn, phức tạp,
vừa là chủ đề luôn gây tranh luận và thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu lẫn giới quản
lý hoạch định chính sách. Tác giả rất mong muốn sự đóng góp ý kiến và trao đổi của
các bạn và các thầy, cô để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài./.
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng (2006) Quản lý ngân sách nhà nước,Nxb Thống
kê.
2. GS.TS. Dương Thị Bình Minh (2005), Sách Tài Chính Công, Nxb Tài chính.
3. PGS.TS Lê Văn Tề, TS. Nguyễn Văn Hà (2005),Giáo trình lý thuyết tài
chính – tiền tệ, Nxb Thống kê.
4. PGS.TS Trần Bình Trọng (2005), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế,
Nxb Thống kê.
5. Sách Phân cấp ở Đông Á để chính quyền địa phương phát huy tác dụng (2005),
Nxb Văn hóa thông tin, Ngân hàng thế giới.
6. Thái Thị Cam, Phó Vụ Trưởng Vụ NSNN, báo cáo kết quả khảo sát nghiệp vụ
của Đoàn cán bộ Bộ Ngành Tài Chính Việt Nam về phân cấp quản lý tài chính - ngân
sách tại Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa từ ngày 17/2004 đến 29/4/2004.
7.Phạm Đình Cường, Phó Vụ Trưởng Vụ NSNN báo cáo kết quả khảo sát nghiệp
vụ của Đoàn cán bộ Bộ Ngành Tài Chính Việt Nam về phân cấp quản lý tài chính -
ngân sách tại Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa từ ngày 18/6/2005 đến ngày 2/7/2005.
8.Vũ Văn Ninh, Vụ trưởng vụ NSNN, Bộ Tài Chính, Báo cáo kết quả khảo sát
nghiệp vụ của Đoàn cán bộ Bộ Ngành Tài Chính Việt Nam về phân cấp quản lý ngân
sách địa phương tại Công Hòa Pháp
9.Đỗ Hòang Anh Tuấn, Vụ trưởng vụ NSNN, Bộ Tài Chính, Báo cáo kết quả
khảo sát nghiệp vụ của Đoàn cán bộ Bộ Tài Chính về lập kế hoạch ngân sách tại Công
Hòa Liên Bang Đức.
I- Các văn bản Quốc hội ban hành, Ủy ban thường vụ quốc hội:
1. Hiến pháp 1992
2. Luật NSNN số 01/2002/HQ11
78
3. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
4. Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001
5. Pháp lệnh dự trữ Quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004
II. Các văn do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành:
1. Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính Phủ về tiếp tục đẩy
mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Chính quyền cấp Tỉnh, Thành phố
trực thuộc Trung ương.
2. Nghị quyết số 186/HĐBT ngày 27/11/1989 của Hội đồng bộ trưởng về phân
cấp quản lý ngân sách cho địa phương.
3. Nghị quyết số 168-HĐBT ngày 16/5/1992 của Hội đồng bộ trưởng về sửa đổi,
bổ sung Nghị quyết số 186/HĐBT ngày 27/11/1989 của Hội đồng bộ trưởng.
4. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
5. Nghị định 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ về Quy chế xem xét,
thảo luận quyết định dự toán, phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán NSĐP.
6. Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ chính cho đơn vị
sự nghiệp có thu.
7. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy chế quyền tự
chủ,tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
8. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình.
9. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây
dựng
79
10. Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ ban hành quy chế
đấu thầu.
11. Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP
ngày 1/9/1999 của Chính phủ.
12. Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP
ngày 1/9/1999 của Chính phủ và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của
Chính phủ.
13. Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP
ngày 1/9/1999 của Chính phủ và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của
Chính phủ.
14. Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh Phí, lệ phí.
15. Quyết định 139/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ về
việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi NSNN năm 2004.
16. Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính Phủ quy định về
một số cơ chế tài chính – ngân sách đặc thù đối với Thủ Đô Hà Nội.
17. Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính Phủ quy định về
một số cơ chế tài chính – ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Nghị định số 54/2004/NĐ-CP ngày 5/4/2004 của Chính Phủ quy định về một
số cơ chế tài chính – ngân sách ưu đãi đối với Thành phố Hải Phòng.
19. Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính Phủ quy định chức
năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
80
20. Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính Phủ quy định chức
năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Chính.
21. Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với
các cơ quan nhà nước.
22. Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ
về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát
triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
23. Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ
về phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông cữu long giai đoạn 2001-2005.
24. Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ
về phát triển kinh tế xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc thời kỳ 2001-
2005.
25. Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ
về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà nở và nước sinh hoạt cho đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
26. Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ
về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu Quốc gia.
III/ Các văn bản do các liên Bộ phối hợp ban hành:
1.Thông tư liên tịch Bộ Tài Chính - Bộ Quốc Phòng số 23/2004/TTLT/BTC-BQP
ngày 26/3/2004 về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước đối
với một số lĩnh vực Quốc Phòng.
2.Thông tư liên tịch Bộ Tài Chính - Bộ Công An số 54/2004/TTLT/BTC-BCA
ngày 10/6/2004 về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước đối
với một số lĩnh vực An ninh.
81
3. Thông tư liên tịch Bộ Tài Chính – Ban tài chính quản trị Trung ương số
216/2004/TTLT/BTC-BCA ngày 29/3/2004 hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài
chính Đảng.
IV/ Các văn bản do Bộ Tài Chính ban hành:
1. Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
2. Thông tư số 60/TT-BTC ngày 23/6/2003 quy định về quản lý ngân sách xã và
các hoạt động tài chính khác của xã, phương, thị trấn.
3. Quyết định 130/2003/QĐ-BTC ngày 18/8/2003 về việc ban hành chế độ kế
toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
4. Thông tư 51/2004/TT-BTC ngày 9/6/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định
123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ về một số cơ chế tài chính ngân sách
đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
5. Thông tư 52/2004/TT-BTC ngày 9/6/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định
124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ về một số cơ chế tài chính ngân sách
đặc thù đối với Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. Thông tư 53/2004/TT-BTC ngày 9/6/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định
54/2004/NĐ-CP ngày 5/4/2004 của Chính phủ về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu
đãi đối với Thành phố Hải Phòng.
7. Thông tư số 04/2002/TT-BTC ngày 16/1/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
nguồn vốn Đầu tư phát triển từ NSNN mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị để xây
dựng trụ sở cơ quan.
8. Thông tư số 98/2003/TT-BTC ngày 14/10/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
quản lý, sử dụng chi phí dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN.
82
9. Thông tư số 106/2003/TT-BTC ngày 7/11/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc xã, thị trấn.
10. Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
11. Thông tư số 57 TC/NSNN ngày 12/12/1989 Hướng dẫn thi hành Nghị quyết
186/HĐBT ngày 27/11/1989 của Hội đồng bộ trưởng về phân cấp quản lý ngân sách
cho địa phương.
12. Thông tư 15a TC/NSNN ngày 28/5/1992 hướng dẫn thi hành - Quyết định
168-HĐNT ngày 16/5/1992 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 186/HĐBT ngày
27-11-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về phân cấp quản lý NSĐP.
83
PHỤ LỤC 2
NỘI DUNG PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI, TỶ LỆ % PHÂN
CHIA NGUỒN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH THUỘC TÌNH BR-VT
(nguồn theo Quyết định số 9567/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2003 của UBND
Tỉnh BRVT)
1/ Thu ngân sách :
1.1/ Các khoản thu mỗi cấp ngân sách ( Tỉnh, Huyện, Xã ) được hưởng
100% :
Số
TT
Tên các khoản thu
Ngân
sách
cấp
Tỉnh
Ngân
sách
cấp
Huyện
Ngân
sách
các xã,
thị
trấn
Ngân
sách
phường
a.1 Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 100%
a.2
Thuế sử dụng đất nông nghiệp :
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ
gia đình.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ các
đối tượng còn lại (các nông trường , các hợp
tác xã ..v.v..)
100%
100%
100%
a.3 Thu tiền sử dụng đất :
- Trung ương và Tỉnh quyết định giao đất
- Huyện quyết định giao đất
100%
100%
a.4 Thu tiền thuê đất , thuê mặt nước:
không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt
động dầu ,khí :
- Mặt đất,mặt nước Trung ương và Tỉnh
quyết định cho thuê
- Mặt đất , mặt nước cấp Huyện quyết định
cho thuê
- Mặt đất , mặt nước cấp Xã quyết định cho
thuê
100%
100%
100%
100%
a.5 Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước:
- Nhà cấp Tỉnh quản lý
- Nhà cấp Huyện , Xã quản lý
100%
100%
a.6 Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa
84
Số
TT
Tên các khoản thu
Ngân
sách
cấp
Tỉnh
Ngân
sách
cấp
Huyện
Ngân
sách
các xã,
thị
trấn
Ngân
sách
phường
phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa
phương tại các cơ sở kinh tế , thu thanh lý
tài sản và các khoản thu khác của doanh
nghiêp nhà nước do địa phương quản lý ,
phần nộp ngân sách theo quy định của pháp
luật;
100%
a.7 Thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh : 100%
a.8 Caùc khoaûn phí , leä phí phaàn noäp
ngaân saùch theo quy ñònh : (khoâng keå
leä phí xaêng daàu vaø leä phí tröôùc ba)
- Ñôn vò caáp Tænh quaûn lyù vaø toå
chöùc thu
- Ñôn vò caáp Huyeän quaûn lyù vaø toå
chöùc thu
- Ñôn vò caáp Xaõ quaûn lyù vaø toå chöùc
thu
100%
100%
100%
100%
a.9 Thu töø quyõ ñaát coâng ích (thu ñaáu
thaàu, thu khoaùn theo muøa vuï ...) vaø thu
hoa lôïi coâng saûn khaùc:
100%
100%
a.10 Thu söï nghieäp ,phaàn noäp ngaân saùch
theo quy ñònh cuûa phaùp luaät :
- Ñôn vò thuoäc caáp Tænh quaûn lyù
- Ñôn vò thuoäc caáp Huyeän quaûn lyù
- Ñôn vò thuoäc caáp Xaõ quaûn lyù
100%
100%
100%
100%
a.11 Huy ñoäng töø caùc toå chöùc , caù nhaân
ñeå ñaàu tö xaây döïng caùc coâng trình
keát caáu haï taàng theo quy ñònh cuûa
phaùp luaät :
- Caáp Tænh huy ñoäng
- Caáp Huyeän huy ñoäng
- Caáp Xaõ huy ñoäng
100%
100%
100%
100%
a.12 Ñoùng goùp töï nguyeän cuûa caùc toå
chöùc , caù nhaân ôû trong vaø ngoaøi
nöôùc :
- Ñoùng goùp cho caáp Tænh .
- Ñoùng goùp cho caáp Huyeän .
- Ñoùng goùp cho caáp Xaõ .
100%
100%
100%
100%
a.13 Huy ñoäng ñaàu tö xaây döïng caùc coâng
85
Số
TT
Tên các khoản thu
Ngân
sách
cấp
Tỉnh
Ngân
sách
cấp
Huyện
Ngân
sách
các xã,
thị
trấn
Ngân
sách
phường
trình keát caáu haï taàng theo quy ñònh taïi
khoaûn 3 ñieàu 8 Luaät ngaân saùch nhaø
nöôùc :
100%
a.14 Thu töø caùc khoaûn tieàn phaït , tòch thu
theo quy ñònh cuûa phaùp luaät :
- Caáp Tænh ra quyeát ñònh
- Caáp Huyeän ra quyeát ñònh
- Caáp Xaõ ra quyeát ñònh
100%
100%
100%
100%
a.15 Thu keát dö :
- Ngaân saùch caáp Tænh .
- Ngaân saùch caáp Huyeän .
- Ngaân saùch caáp Xaõ .
100%
100%
100%
100%
a.16 Thu boå sung töø ngaân saùch caáp treân:
- Boå sung töø ngaân saùch Trung öông.
- Boå sung ngaân saùch caáp Tænh .
- Boå sung ngaân saùch caáp Huyeän .
100%
100%
100%
100%
a.17 Thu chuyeån nguoàn ngaân saùch töø
ngaân saùch naêm tröôùc sang ngaân saùch
naêm sau:
- Chuyeån nguoàn ngaân saùch caáp Tænh.
- Chuyeån nguoàn ngaân saùch caáp Huyeän
- Chuyeån nguoàn ngaân saùch caáp Xaõ .
100%
100%
100%
100%
a.18 Vieän trôï khoâng hoaøn laïi cuûa caùc toå
chöùc , caù nhaân ôû nöôùc ngoaøi :
- Vieän trôï cho caáp Tænh.
- Vieân trôï cho caáp Huyeän .
- Vieän trôï cho caáp Xaõ .
100%
100%
100%
100%
a.19 Tieàn ñeàn buø thieät haïi ñaát: 100%
a.20 Thu khaùc cuûa ngaân saùch theo quy ñònh
cuûa phaùp luaät:
- Caáp Tænh quaûn lyù.
- Caáp Huyeän quaûn lyù.
- Caáp Xaõ quaûn lyù.
100%
100%
100%
100%
1.2/ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách:
Ghi chú: Khoản thu ngân sách Trung ương điều tiết cho tỉnh được xem là
100% để tính tỷ lệ đều tiết giữa ngân sách cấp Tỉnh-Huyện-Xã.
86
Số
TT
Tên các khoản thu
NSĐP
được
hưởng
( % )
Ngân
sách
cấp
Tỉnh
Ngân
sách
cấp
Huyện
Ngân
sách các
xã,thị
trấn
Ngân
sách
Phường
b.1
Thuế giá trị gia tăng: không
kể thuế giá trị gia tăng hàng
hóa nhập khẩu và thuế giá trị
gia tăng thu từ hoạt động xổ
số kiến thiết :
- Thuế GTGT thu từ các
doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và doanh nghiệp
cổ phần có vốn của nhà nước.
- Thuế GTGT thu từ các
doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và các hợp tác xã.
-Thuế GTGT thu từ cá nhân
và hộ sản xuất , kinh doanh ,
dịch vụ .
100%
phần
NSTW
điều tiết
cho ĐP.
100%
phần
NSTW
điều tiết
cho ĐP.
80% phần
NSTW
điều tiết
cho ĐP.
20%
phần
NSTW
điều tiết
cho ĐP
20%
phần
NSTW
điều tiết
cho ĐP.
b.2
Thuế thu nhập doanh nghiệp:
không kể thuế thu nhập doanh
nghiệp của các đơn vị hạch
toán toàn ngành và thuế thu
nhập doanh nghiệp thu từ hoạt
động xổ số kiến thiết :
- Thuế TNDN thu từ các
doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và doanh nghiệp
cổ phần có vốn của nhà nước.
- Thuế TNDN thu từ các
doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và các hợp tác xã.
- Thuế TNDN thu từ cá nhân
và hộ sản xuất , kinh doanh ,
dịch vụ .
100%
phần
NSTW
điều tiết
cho địa
phương
.
100%
phần
NSTW
điều tiết
cho ĐP.
80% phần
NSTW
điều tiết
20%
phần
NSTW
điều tiết
20%
phần
NSTW
điều tiết
87
Số
TT
Tên các khoản thu
NSĐP
được
hưởng
( % )
Ngân
sách
cấp
Tỉnh
Ngân
sách
cấp
Huyện
Ngân
sách các
xã,thị
trấn
Ngân
sách
Phường
cho ĐP.
cho ĐP. cho ĐP.
b.3
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
thu từ hàng hóa, dịch vụ trong
nước: (không kể thuế tiêu thụ
đặc biệt thu từ hoạt động xổ
số kiến thiết) :
- Thuế TTĐB thu từ các
doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và công ty cổ
phần có vốn góp của nhà
nước.
- Thuế TTĐB thu từ các
doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và các hợp tác xã.
- Thuế TTĐB thu từ cá nhân
và hộ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ .
100%
phần
NSTW
để lại
cho ĐP.
100%
phần
NSTW để
lại cho
ĐP.
50% phần
NSTW
điều tiết
cho ĐP.
50%phần
NSTW
điều tiết
cho ĐP
50%phầ
n
NSTW
điều tiết
cho ĐP.
b.4
Thuế tài nguyên:
(không kể thuế tài nguyên thu
từ các hoạt động dầu ,khí) :
- Thuế tài nguyên thu từ các
doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và doanh nghiệp
cổ phần có vốn góp của nhà
nước.
- Thuế tài nguyên thu từ các
doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và các hợp tác xã.
- Thuế tài nguyên thu từ cá
nhân và hộ gia đình .
100%
100%
100%
50%
50%
50%
b.5
Thuế môn bài :
- Thuế môn bài thu từ các
88
Số
TT
Tên các khoản thu
NSĐP
được
hưởng
( % )
Ngân
sách
cấp
Tỉnh
Ngân
sách
cấp
Huyện
Ngân
sách các
xã,thị
trấn
Ngân
sách
Phường
doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và công ty cổ
phần có vốn của nhà nước.
- Thuế môn bài thu từ các
doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, các hợp tác xã.
- Thuế môn bài thu từ cá nhân
; hộ sản xuất ,kinh doanh,
dịch vụ phát sinh trên địa bàn
phường .
-Thuế môn bài thu từ cá nhân
và hộ sản xuất , kinh doanh ,
dịch vụ phát sinh trên địa bàn
xã , thị trấn .
100%
100%
100%
80%
100%
20%
b.6 Thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao.
100%
b.7
Lệ phí trước bạ :
- Lệ phí trước bạ nhà, đất
phát sinh trên địa bàn xã ,thị
trấn.
- Lệ phí trước bạ nhà, đất
phát sinh trên địa bàn phường.
- Lệ phí trước bạ còn lại
100%
50%
100%
100%
50%
b.8 Phí xăng , dầu. 100%
b.9 Thuế nhà ,đất :
- Thuế nhà, đất phát sinh trên
địa bàn phường
- Thuế nhà, đất phát sinh trên
địa bàn xã , thị trấn .
100%
50%
100%
50%
b.1
0
Thuế chuyển quyền sử dụng
đất (CQSD):
- Thuế CQSD đất phát sinh
trên địa bàn phường.
-Thuế CQSD đất phát sinh
trên địa bàn Xã,TT.
100%
50%
100%
50%
89
2/ Chi ngân sách :
NỘI DUNG CÁC KHOẢN CHI Số
T
T Cấp Tỉnh Huyện, Thị, Thành phố Xã, phường, thị trấn
2.
1
Chi đầu tư phát triển:
a – Đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế- xã hội không có khả
năng thu hồi vốn do cấp tỉnh
quản lý.
b – Đầu tư và hỗ trợ cho các
doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế, các tổ chức tài chính
của nhà nước theo quy định
của pháp luật.
c – Phần chi đầu tư phát triển
trong các chương trình quốc
gia do các cơ quan địa
phương thực hiện.
d– Các khoản chi đầu tư phát
triển khác theo quy định của
pháp luật.
Chi đầu tư phát triển :
a- Đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế – xã hội theo phân
cấp của HĐND Tỉnh .
b- Các khoản chi đầu tư
phát triển khác theo quy
định của pháp luật.
Chi đầu tư phát triển :
a- Đầu tư các công kết cấu hạ
tầng trình kinh tế- xã hội không
có khả năng thu hồi vốn theo
phân cấp của Tỉnh.
b- Chi đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội của xã từ nguồn huy
động đóng góp của các tổ chức,
các nhân cho từng dự án nhất
định theo quy định của pháp
luật, do HĐND xã quyết định
đưa vào ngân sách xã quản lý.
c/ Các khoản chi đầu tư phát
triển khác theo quy định của
pháp luật.
2.
2
Chi thường xuyên:
a – Các hoạt động sự nghiệp
kinh tế :
- Sự nghiệp giao thông: Duy
tu, bảo dưỡng và sửa chữa
cầu đường và các công trình
giao thông khác; lập biển báo
và các biện pháp an toàn giao
thông trên các tuyến đường
do cấp tỉnh quản lý.
- Sự nghiệp nông nghiệp,
thủy lợi, nông nghiệp, diêm
nghiệp và lâm nghiệp: Duy
tu, bảo dưỡng các tuyến đê
do cấp tỉnh quản lý; các công
trình thủy lợi cấp 1; hoạt
động của các trạm trại nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, trung tâm khuyến
Chi thường xuyên :
a – Các hoạt động sự
nghiệp kinh tế :
- Sự nghiệp giao thông :
Duy tu , bảo dưỡng và sửa
chữa cầu , đường và các
công trình giao thông nội
thị , giao thông khác do cấp
huyện quản lý theo phân
cấp của tỉnh.
- Sự nghiệp nông nghiệp
, thuỷ lợi , ngư nghiệp và
lâm nghiệp :
+ Duy tu , bảo dưỡng các
tuyến đê do cấp huyện
quản lý; các công trình
thuỷ lợi cấp 2; hỗ trợ công
tác khuyên nông , khuyến
Chi thường xuyên :
a/ Các hoạt động sự nghiệp
kinh tế:
- Sự nghiệp giao thông : Duy tu
, bảo dưỡng , sửa chữa đường
Giao thông nông thôn , đường
hẻm nội thị và các công trình
thuộc cấp xã quản lý theo phân
cấp của tỉnh.
- Sự nghiệp nông nghiệp , thuỷ
lợi , ngư nghiệp và lâm nghiệp :
+ Duy tu , bảo dưỡng các công
trình thuỷ nông thuộc cấp xã
quản lý .
+ Hỗ trợ công tác khuyến nông
, khuyến ngư , khuyến lâm.
90
NỘI DUNG CÁC KHOẢN CHI Số
T
T Cấp Tỉnh Huyện, Thị, Thành phố Xã, phường, thị trấn
nông, khuyến lâm,khuyến
ngư; chi khoanh nuôi, bảo
vệ, phòng chống cháy rừng,
bảo vệ nguồn lợi thủy sản do
các đơn vị cấp tỉnh quản lý
thực hiện.
- Sự nghiệp thị chính: Duy
tu, sửa chữa vỉa hè theo các
tuyến đường cấp tỉnh quản
lý. hệ thống cấp, thoát nước
do cấp tỉnh quản lý. Các sự
nghiệp thị chính khác do các
đơn vị cấp tỉnh thực hiện.
- Đo đạc, lập bản đồ và lưu
trữ hồ sơ địa chính và các
hoạt động sự nghiệp địa
chính khác do cơ quan cấp
tỉnh thựïc hiện.
- Điều tra cơ bản do đơn vị
cấp tỉnh thực hiện.
- Các hoạt động sự nghiệp
về môi trường do cơ quan
cấp tỉnh thực hiện.
- Các sự nghiệp kinh tế khác
do cấp tỉnh quản lý.
b – Các hoạt động sự nghiệp
giáo dục, đào tạo, dạy nghề,
y tế, xã hội, văn hóa thông
tin, văn học nghệ thuật, thể
dục thể thao, khoa học và
công nghệ, môi trường, các
sự nghiệp khác do địa
phương quản lý:
- Giáo dục phổ thông, bổ túc
văn hóa, phổ thông dân tộc
nội trú và các hoạt động
giáo dục khác do cấp tỉnh
quản lý.
- Đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp, đào tạo
ngư ; bảo vệ , phòng chống
cháy rừng , bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản do các đơn vị
cấp huyện thực hiện.
- Sự nghiệp thị chính : Duy
tu , bảo dưỡng hệ thông
đèn chiếu sáng ; vỉa hè ; hệ
thống thoát nước , công
viên , cây xanh đô thị và
các hoạt động sự nghiệp
thị chính khác do các đơn
vị cấp huyện thực hiện.
- Đo đạc , lập bản đồ và
lưu trữ hồ sơ địa chính và
các hoạt động sự nghiệp
địa chính khác do cơ quan
cấp huyện thực hiện (theo
phân cấp của Tỉnh ).
- Điều tra cơ bản do đơn vị
cấp huyện thực hiện để
phục vụ yêu cầu quản lý ,
quy hoạch phát triển kinh
tế – xã hội.
- Các hoạt động sự nghiệp
về vệ sinh , môi trường,
chăm sóc công viên, lâm
viên, cây xanh đô thị.
- Các sự nghiệp kinh tế
khác thuộc cấp huyện quản
lý.
b-Các hoạt động sự nghiệp
giáo dục – đào tạo ; y tế ,
xã hội , văn hoá , thông tin
, thể dục , thể thao và các
sự nghiệp khác theo phân
cấp của Tỉnh
- Giáo dục phổ thông và bổ
túc văn hoá ở bậc : tiểu học
và trung học phổ thông cơ
sở ; nhà trẻ , mẫu giáo và
- Sự nghiệp thị chính : Duy tu ,
bảo dưỡng trụ sở , điện chiếu
sáng, vỉa hè và thoát nước công
cộng tại trung tâm xã và các
đường hẻm thuộc khu dân cư;
các công trình phúc lợi công
cộng khác do cấp xã quản lý .
b – Các hoạt động sự nghiệp
văn hoá , thông tin , thể dục,
thể thao , truyền thanh ở cấp xã
.
91
NỘI DUNG CÁC KHOẢN CHI Số
T
T Cấp Tỉnh Huyện, Thị, Thành phố Xã, phường, thị trấn
nghề, đào tạo ngắn hạn và
các hình thức đào tạo bồi
dưỡng khác.
- Phòng bệnh, chữa bệnh và
các hoạt động y tế khác do
các đơn vị cấp tỉnh thực hiện.
- Các trại xã hội, cứu tế xã
hội, cứu đói, phòng chống
các tệ nạn xã hội và các hoạt
động xã hội khác do cơ quan
cấp tỉnh thực hiện.
- Bảo tàng, bảo tồn, thư viện,
biểu diễn nghệ thuật và các
hoạt động văn hóa khác.
- Phát thanh truyền hình và
các hoạt động thông tin khác.
- Bồi dưỡng, huấn luyện
huấn luyện viên, vận động
viên các đội tuyển cấp tỉnh;
các giải thi đấu cấp tỉnh;
quản lý các cơ sở thi đấu thể
dục thể thao và các hoạt
động thể dục thể thao khác.
- Nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ.
- Các sự nghiệp khác do cấp
tỉnh quản lý.
c – Các nhiệm vụ về quốc
phòng,an ninh, trật tự an toàn
xã hội do ngân cấp tỉnh thực
hiện:
- Quốc phòng :
+ Công tác giáo dục quốc
phòng toàn dân.
+Xây dựng và huy động lực
lượng động viên.
+ Xây dựng, huấn luyện và
hoạt động của lực lượng dân
quân tự vệ.
+ Xây dựng và hoạt động của
các hoạt động giáo dục
khác do cấp huyện quản lý.
Riêng huyện Côn Đảo kể
cả bậc giáo dục trung học
phổ thông ( cấp 3).
- Chi công tác đào tạo, bồi
dưỡng của các trung tâm
chính trị. Chi bồi dưởng và
đào tạo lại cán bộ, công
chức khối đảng, đoàn thể,
quản lý nhà nước cấp
huyện, xã.
- Chi phòng bệnh, chữa
bệnh và các hoạt động y tế
khác do cấp huyện quản lý
- Chi phòng chống tệ nạn
xã hội và các hoạt động xã
hội khác thuộc cấp huyện
quản lý .
- Các hoạt động thư viện ,
trung tâm văn hoá , biểu
diễn nghệ thuật và các hoạt
động văn hoá khác do cấp
huyện quản lý .
- Phát thanh , truyền thanh ,
tiếp kênh truyền hình và
các hoạt động thông tin
khác
- Các hoạt động thể dục,
thể thao cấp huyện quản lý
- Các sự nghiệp khác do
cấp huyện quản lý.
c – Các nhiệm vụ về quốc
phòng, an ninh, trật tự an
toàn xã hội do ngân sách
cấp huyện thực hiện:
- Quốc phòng :
+ Công tác giáo dục quốc
- Hỗ trợ hoạt động của các
trung tâm văn hóa, các đoàn
biểu diễn nghệ thuật quần
chúng; chi các hoạt động văn
hóa khác do cấp xã quản lý.
- Chi sự nghiệp truyền thanh
và các hoạt động thông tin khác
ở cấp xã.
- Hỗ trợ các hoạt động thể dục
thể thao ở cơ sở.
c – Chi cho công tác dân quân
tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
- Công tác dân quân tự vệ:
+ Công tác đăng ký nghĩa vụ
quân sự, công tác nghĩa vụ
quân sự khác thuộc nhiệm vụ
chi của ngân sách cấp xã theo
quy định của pháp luật.
+ Chi huấn luyện dân quân tự
vệ; các khoản phụ cấp huy
động dân quân tự vệ và các
khoản chi khác về dân quân tự
vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân
92
NỘI DUNG CÁC KHOẢN CHI Số
T
T Cấp Tỉnh Huyện, Thị, Thành phố Xã, phường, thị trấn
Bộ Đội biên phòng theo quy
định của pháp luật.
+ Công tác tuyển quân.
+ Các nhiệm vụ khác về
quốc phòng do ngân sách
cấp tỉnh đảm bảo theo quy
định của Chính Phủ.
- An ninh : Hỗ trợ các chiến
dịch phòng ngừa, phòng
chống các loại tội phạm; hỗ
trợ các chiến dịch giữ gìn an
ninh trật tự và trật tự an toàn
xã hội; hỗ trợ công tác phòng
cháy, chữa cháy; hỗ trợ sửa
chữa nhà tạm giam, tạm giữ;
hỗ trợ sơ kết, tổng kết phong
trào quần chúng bảo vệ an
ninh tổ quốc.
d – Hoạt động của các cơ
quan quản lý nhà nước, cơ
quan Đảng Cộng Sản Việt
Nam ở cấp tỉnh.
đ – Hoạt động của các tổ
chức chính trị – xã hội ở cấp
tỉnh : UBMT Tổ Quốc Việt
Nam, Hội cựu chiến binh
Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam, Hội Nông dân
Việt Nam, Đoàn thanh niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh.
e – Hỗ trợ các tổ chức chính
trị xã hội – nghề nghiệp: tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp ở cấp tỉnh quản
lý theo quy định của pháp
luật.
g – Đảm bảo xã hội : Thực
hiện các chính sách xã hội
với các đối tượng do cấp tỉnh
quản lý.
phòng toàn dân.
+ Xây dựng và huy động
lực lượng động viên.
+ Công tác tuyển quân.
+ Các nhiệm vụ khác về
quốc phòng do ngân sách
cấp huyện đảm bảo theo
quy định của pháp luật.
- An ninh : Tuyên truyền,
giáo dục quần chúng
bảo vệ an ninh trật tự;
hỗ trợ thực hiện chiến
dịch giữ gìn an ninh
trật tự ở cơ sở; hỗ trợ sơ
kết, tổng kết phong trào
quần chúng bảo vệ an
ninh tổ quốc ở cơ sở.
d – Hoạt động của các cơ
quan nhà nước, các cơ quan
Đảng cộng sản việt Nam ở
cấp huyện .
đ – Hoạt động của các tổ
chức chính trị – xã hội ở
cấp huyện: Mặt trận tổ
quốc Việt Nam , Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh , Hội cựu chiến binh
Việt Nam , Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam , Hội
nông dân Việt Nam.
e – Hỗ trợ các tổ chức
chính trị xã hội- nghề
nghiệp: tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội nghề nghiệp ở
cấp huyện theo quy định
của pháp luật .
g – Đảm bảo xã hội : Thực
hiện chính sách xã hội, cứu
tế xã hội, cứu đói và các
hoạt động đảm bảo xã hội
sách cấp xã theo quy định của
pháp lệnh dân quân tự vệ.
- An ninh :
+ Tuyên truyền , vận động
quần chúng bảo vệ an ninh ,
trật tự an toàn , xã hội trên địa
bàncấp xã.
+ Hoạt động bảùo vệ an ninh ,
trật tự trên địa bàn cấp xã
d – Hoạt động của các cơ quan
nhà nước, cơ quan Đảng Cộng
Sản Việt Nam ở cấp xã .
đ – Hoạt động của các tổ chức
chính trị – xã hội ở cấp xã: Mặt
trận tổ quốc Việt Nam , Đoàn
thanh niên Cộng Sản Hồ Chí
Minh , Hội cựu chiến binh Việt
Nam , Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam , Hội nông dân Việt
Nam.
e – Chi công tác xã hội :
- Sinh hoạt phí cán bộ hưu trí
xã theo quyết định số 130/CP
ngày 20/6/1975 và quyết định
số 111/ HĐBT ngày
13/10/1981 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính Phủ ).
- Trợ cấp trẻ mồ côi , người già
neo đơn , người tàn tật không
nơi nương tựa thuộc cấp xã
quản lý .
- Chi thăm hỏi các gia đình
chính sách , cứu tế xã hội và
công tác xã hội khác .
g – Các khoản chi thường
xuyên khác của ngân sách theo
quy định của pháp luật.
93
NỘI DUNG CÁC KHOẢN CHI Số
T
T Cấp Tỉnh Huyện, Thị, Thành phố Xã, phường, thị trấn
h – Phần chi thường xuyên
cho các chương trình quốc
gia.
i – Trợ giá theo chính sách
của nhà nước.
k – Các khoản chi thường
xuyên khác của ngân sách
theo quy định của pháp luật.
khác đối với các đối tượng
thuộc cấp huyện quản lý.
h – Trợ giá, trợ cước vận
tải hành khách và giá điện ,
nước sinh hoạt thuộc huyện
Côn đảo .
i – Các khoản chi thường
xuyên khác của ngân sách
theo quy định của pháp luật
.
2.
3
Chi trả gốc, lãi tiền huy
động cho đầu tư theo quy
định tại khoản 3 điều 8 luật
NSNN.
2.
4
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài
chính
2.
5
Chi bổ sung cho ngân sách
cấp huyện.
Chi bổ sung cho ngân
sách cấp xã.
2.
6
Chi chuyển nguồn ngân
sách cấp tỉnh năm trước
sang ngân sách cấp tỉnh
năn sau.
Chi chuyển nguồn ngân
sách cấp huyện năm
trước sang ngân sách cấp
huyện năm sau.
Chi chuyển nguồn ngân sách
cấp xã năm trước sang ngân
sách cấp xã năm sau.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA0909.pdf