Lời mở đầu
Trong những năm qua sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi sâu sắc và toàn diện. Cục diện về kinh tế đã thay đổi hẳn cùng với đó là cơ chế quản lý kinh tế tài chính đổi mới cả về chiều rộng và chiều sâu tác động rất lớn đến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phải đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt và chịu sự tác động của các quy luật kinh tế như : quy luật cạnh tranh, quy luật
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp cơ khí 79, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung cầu, quy luật giá trị, … Do đó để đứng vững, tồn tại và phát triển được thì hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả tức là đem lại lợi nhuận.Do đó các thông tin cần được cần được cung cấp một cách chính xác kịp thời và toàn diện về tình hình thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng lao động, vật tư tiền vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh, làm cơ sở để đề ra các chủ chương, chính sách và giải pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Để đạt được mục đích trên, đòi hỏi chủ doanh nghiệp và các cán bộ quản lý doanh nghiệp cần phải nhận thức và áp dụng các phương pháp quản lý hữu hiệu trong đó có phân tích hoạt động kinh tế. Từ đó trực tiếp tiến hành phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng.
Phân tích tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác,toàn diện và khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí, phương pháp và cách hạch toán giá thành sản phẩm để thấy được tác động và ảnh hưởng của nó đến quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh.
Khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn phương án sản xuất, đầu tiên doanh nghiệp phải tính đến là kết quả thu về trên chi phí bỏ ra. Hay nói chung vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm là vấn đề hiệu quả, năng xuất, chất lượng và hiệu quả luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi nền sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Hiên nay, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Nên khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tính đến kết quả đạt được có bù đắp chi phí bỏ ra hay không ? Lúc này yếu tố quyết định lại nằm ở vấn đề quản lý chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm.Vì vậy công tác tích chi phí quản lý sản xuất và giá thành sản phẩm là không thể thiếu được đối với doanh nghiệp sản xuất.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đặt ra cho công tác kế toán phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp cơ khí 79 em đã chọn đề tài: ” Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp cơ khí 79” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
*Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đánh giá phân tích về tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên cơ sở đã học và thực tiễn tại xí nghiệp cơ khí 79 Từ đó đề ra phương hướng hoàn thiện nội dung phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm đồng thời đề ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại xí nghiệp cơ khí 79.
*Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp cơ khí 79 –một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Quốc Phòng –Tổng cục công nghiệp Quốc Phòng.
* Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt trong luận văn của em là vận dụng phương pháp triết học duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp. Kết hợp với lý luận kinh tế học, tiếp cận các tài liệu tài chính kế toán và các văn bản pháp quy về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước hiện hành. Để tăng thêm tính thuyết phục em đưa ra các bảng biểu số liệu thực tế.
*Bố cục của luận văn gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận chung về phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở một doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng về phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp cơ khí 79.
Phần III: Các phương hướng hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp cơ khí 79.
Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Quang Hùng cùng các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán phân tích và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ kế toán và chú kế toán trưởng tại Xí nghiệp cơ khí 79. Qua đây cho phép em gửi tới các thầy cô giáo, các cô chú trong phòng tài vụ cùng toàn thể ban lãnh đạo của Xí nghiệp cơ khí 79 lời cảm ơn chân thành nhất.
Phần I
Những vấn đề lý luận chung
về phân tích chi phí sản xuất và gIá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
I- khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
1. Chi phí sản xuất
1.1. Khái niệm:
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì hoạt động sản xuất được coi là hoạt động chính là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Trong quá trình này các doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để tiến hành sản xuất và chi phí này gọi là chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn –chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
Các chi phí này phát sinh hàng ngày, hàng giờ đa dạng và phức tạp tuỳ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau ở từng doanh nghiệp.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có nội dung, công dụng và tính chất khác nhau. Vì vậy để thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng chi phí sản xuất nhằm đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời để thuận tiện cho công tác hạch toán cần tiến hành phân loại chi phí .
*Chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau:
1.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất có thể chia thành các yếu tố sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ không tính đến giá trị vật liệu hỏng và phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương (tiền công ) và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất,chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ: kinh phí công đoàn,bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số trích khấu hao của tài sản cố định trong kỳ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ chi phí phải chi trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngoài các khoản chi phí đã nêu trên như tiền công tác phí,chi phí về bưu điện
1.2.2 Phân loại chi phí theo khoản mục giá thành
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ chi phí được phân theo các khoản mục như sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về các nguyên vật liệu chính, vật liệu, nhiên liệu phụ khác được sử dụng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ số tiền phải chi trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như: tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế trích theo quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp nói trên.
Chi phí bán hàng: Là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá,lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến công tác quản trị và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào.
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp tính được giá thành của các sản phẩm đồng thời căn cứ vào công dụng chi phí, đặc điểm phát sinh để xác định ảnh hưởng của sự biến động của từng khoản mục chi phí đối với toàn bộ giá thành sản phẩm nhằm đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm.
1.2.3 Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng công việc sản phẩm hoàn thành
Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí đồng thời làm căn cứ đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành theo cách này chi phí sản xuất được chia thành 3 loại:
Chi phí khả biến: (biến phí ) Là những biến phí có sự thay đổi về lượng quan hệ tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm thì có tính cố định. Các chi phí này bao gồm như: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí bất biến: (định phí ) Là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Nhưng khi tính cho một đơn vị sản phẩm thì chi phí này thay đổi . Nó bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ,lương nhân viên quản lý,chi phí thuê mặt bằng …
Chi phí hỗn hợp: Là các chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố định phí và biến phí như: chi phí điện thoại….
*Ngoài 3 cách phân loại trên người ta còn phân loại chi phí theo:
-Phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí gồm:
+Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định.
+Chi phí gián tiếp: Là chi phí có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc.
-Theo nội dung cấu thành của chi phí, chi phí sản phẩm gồm:
+Chi phí đơn nhất: Là những chi phí chỉ do một yếu tố duy nhất cấu thành, như: chi phí nguyên vật liệu chính, lương công nhân sản xuất …
+Chi phí tổng hợp: Là những chi phí do nhiều yếu tố khác tập hợp theo cùng một công dụng, ví như chi phí sản xuất chung.
Như vậy có rất nhiều cách để phân loại chi phí sản xuất. Tuy nhiên tuỳ theo mục đích, nội dung yêu cầu của quản lý chi phí cụ thể mà ta có cách phân loại phù hợp.
2. Giá thành sản phẩm
2.1 Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành.
Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể phân biệt giá thành tiêu thụ sản phẩm và giá thành sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp như sau:
Giá thành sản xuất sản phẩm (còn gọi là giá thành công xưởng ): Bao gồm toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất,chế tạo sản phẩm phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ).
Giá thành tiêu thụ sản phẩm: ( hay còn gọi là giá thành toàn bộ của sản phẩm ) Bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo,sản xuất,và tiêu thụ sản phẩm.
2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá gía thành cần phân biệt các loại giá thành sản phẩm khác nhau:
2.2.1 Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
Giá thành kế hoạch : Là giá thành được xác định trước khi bước vào sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch .
Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức được xác định trước khi bước sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch,giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức, chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành .
Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuât sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Với cách phân loại này giúp các doang nghiệp quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt định mứcchi phí trong kỳ kế hoạch. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.
Giá thành sản xuất: (hay còn gọi là giá thành công xưởng,giá thành thực tế ) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí liên quan đến việc sản xuất,chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
Giá thành tiêu thụ: ( Hay còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành Giá thành Chi phí Chi phí
toàn bộ = sản xuất của + quản lý + bán hàng
của sản phẩm sản phẩm doanh nghiệp
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ)của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.Nhưng cách phân loại này không được sử dụng trong thực tế vì nó có nhiều hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng ,từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật nghiên cứu và ít được áp dụng.
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, có mối quan hệ sản xuất với nhau. Chi phí sản xuất là cơ sở để hình thành nên giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất.
Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vẫn có sự khác nhau về nội dung cấu thành và phạm vi phát sinh những chi phí hình thành nên chúng.
- Chi phí sản xuất chỉ tính đến những chi phí sản xuất phát sinh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến những chi phí có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành hay chưa.
- Giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xúât liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành (thành phẩm )có nghĩa là chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí trong sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
- Chi phí sản xuất tính trong một kỳ,còn giá thành sản xuất liên quan đến chi phí sản xuất kỳ trước.
- Chi phí sản xuất không gắn liền với khối lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành,chi phí sản xuất gắn liền với hoạt động sản xuất, còn giá thành sản phẩm gắn với cả hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu thụ.
Như vậy, có thể nói chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về hai phương diện:
* Mối quan hệ về chất
Nói đến giá thành là nói đến chi phí sản xuất tính cho một đối tượng tính giá thành cụ thể đã hoàn thành, còn chi phí sản xuất chỉ gồm những chi phí đã chỉ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm những sản phẩm này chưa hẳn đã hoàn thành.
* Mối quan hệ về lượng
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không thống nhất với nhau vì giá thành sản phẩm sản xuất ở thời kỳ này bao gồm cả chi phí sản xuất thời kỳ trước hoặc chi phí ở thời kỳ sau phân bổ cho nó, còn chi phí sản xuất ở thời kỳ này có thể tính cho giá thành kỳ trước và kỳ sau.
Tuy vậy, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vẫn có điểm giống nhau: Chúng đều phản ánh chi phí lao động trong quá trình sản xuất. Giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất có thể thống nhất về lượng trong trường hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành thống nhất, sản phẩm được tiến hành sản xuất và hoàn thành trong kỳ tính chi phí, hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Vậy chúng ta có thể thấy rằng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau.
II. sự cần thiết của việc phân tích tình hình thực hiện Chi phí sản xuất và Gía thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều ngành và nhiều yếu tố khác nhau thuộc môi trường kinh doanh .Để có thể tồn tại và phát triển ,làm ăn có lãi trong cơ chế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình các giaỉ pháp cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh của mình so với các doanh nghiệp khác .Mà một trong các yếu tố tạo nên sức cạnh tranh lớn nhất cho các doanh nghiệp là đó chính là yếu tố giá cả. Giá cả của sản phẩm lại được quyết định bởi giá thành sản phẩm. Vì vậy mà doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thì vấn đề quan trọng nhất đối với doanh nghiệp là làm thế nào để tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá, nâng cao lợi nhuận và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được điều đó ta tiến hành phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất, và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất để sử dụng tối ưu chi phí sản xuất và đưa ra mức giá thành sản phẩm hợp lý , nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Qua đây ta thấy vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết của việc phân tích các hoạt động kinh tế nói chung và việc phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất nói riêng.
1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là một trong các mục tiêu trước mắt và lâu dài của bất kỳ doanh nghiệp nào.Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp xử lý và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính gía thành sản phẩm.
Việc tập hợp chi phí sản xuất phải theo đúng đối tượng tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí và từng yếu tố chi phí sản xuất và quy định cho từng ngành.
Xuất phát từ việc xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là việc tính đủ chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm, việc phân tích hoạt động kinh tế này cho thấy mức độ tăng giảm của các nhân tố tác động đến chúng. Từ đó đề ra các giải pháp khắc phục hay phương hướng hoàn thiện trong thời gian tới, tránh dẫn tới tình trạng lãi giả, lỗ thật và ngược lại.
Cụ thể trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành phẩm cần thực hiện tốt các nội dung sau:
+ Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): đây là những chi phí về nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ và các vật liệu khác trực tiếp sử dụng cho việc sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Việc tính toán quản lý chi phí này dựa trên mức tiêu hao vật tư có khoa hoc. Mức tiêu hao vật tư phải được các phòng, ban xét duyệtvà được giám đốc thông qua dựa trên tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Bên cạnh đó việc xuất nhập nguyên vật liệu, hay công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất đều phải có đầy đủ các hoá đơn chứng từ hợp lệ theo quy định của bộ Tài chính, Giám đốc xét duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
+ Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): đây chính là những chi phí lao động trực tiếp trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ, lao vụ trong các doanh nghiệp. chi phí này bao gồm:chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn ….dựa trên cơ sở: có lao động tiền lương, có đơn giá tiền lương và việc lập quỹ lương theo đúng nguyên tắc.,chế độ ban hành.
Đối với những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh có lãi thì doanh doang nghiệp đó được phép trích và chi quỹ tiền lương tương ứng với hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung(SXC): là những khoản chi phí phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp,chi phí nhân viên, chi phí công cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí này để phát hiện ra các chi phí bất hợp lý và có hướng giải quyết kịp thời loại khỏi giá thành sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
+ Đối với giá thành sản phẩm: Doanh nghiệp cần tính toán giá thành một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ giá thành toàn bộ sản phẩm và giá thành đơn vị. Xem xét việc thực hịên mục tiêu hạ giá thành một cách hợp lý hay không ?
2. Vai trò của vịêc phân tích trong quản lý chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Xuất phát từ yêu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nên việc phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm mục đích nhận thức và đánh giá đúng đắn toàn diện, khách quan tình hình quản lý và sử dụng các khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ,qua đó xem xét việc tôn trọng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu và các khoản chi phí trong khâu sản xuất gia công có phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp không ?Có mang lại hiệu quả kinh tế không? Mặt khác qua phân tích các khoản mục chi phí và gía thành sản phẩm để tìm ra những mặt bất hợp lý trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó xác định những nguyên nhân khách quan nguyên nhân chủ quan để tìm ra phương hướng khắc phục hoàn thiện nhằm quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sao cho có hiệu quả.
Hơn nữa việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm cũng giúp cho doanh nghiệp định hướng và lên kế hoạch về quy mô sản xuất, phải bán sản phẩm với mức giá bao nhiêu để đảm bảo bù đắp được chi phí, mức sản lượng là bao nhiêu để đạt được lợi nhuận tối đa,hoà vốn hoặc lỗ vốn thì mức sản lượng nào là lỗ ít nhất. Bên cạnh việc phân tích chi phí và tính giá thành, nhà quản trị cần tìm mọi biện pháp để điều hành chi phí sản xuất theo chiến lược thị trường. Vì vậy việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là công việc không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Ngoài ra với tư cách là kiểm tra, giám sát, đánh giá nên việc phân tích trong quản lý chi phí và giá thành sản phẩm đã góp phần quan trọng giúp cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất thường xuyên,liên tục và có hiệu quả cao.
III. những nội dung cơ bản trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm
Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm hàng hoá là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá thành thấp hay cao sẽ kéo theo lợi nhuận tăng hay giảm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành là xem xét sự biến động của tổng giá thành, giá thành toàn bộ sản phẩm, thực chất là tổng chi phí sản xuất. Qua đó ta sẽ thấy được sự biến động của giá thành đơn vị sản phẩm.
1.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm
Giá thành toàn bộ sản phẩm được tập hợp từ các khoản chi phí trực tiếp sản xuất bao gồm :
+ Chi phí NVLTT.
+ Chi phí NCTT.
+ Chi phí SXC.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh toàn bộ những chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm .Nó là chỉ tiêu liên quan trong việc đánh giá chất lượng quản lý lao động ,vật tư ,tiền vốn quá trình sản xuất của doanh nghiệp .Do đó, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm có tác dụng quan trọng với công tác quản lý của doanh nghiệp .Nó giúp cho doanh nghiệp thấy được những nguyên nhân tăng hoặc giảm giá thành, từ đó đề ra các biện pháp quản lý tốt hơn nhằm không ngừng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
*Để phân tích giá thành toàn bộ sản phẩm ta dựa vào tiêu thức:
1.Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm(R%)
R(%)=
2.Số chênh lệch giá thành toàn bộ:
DZ =
Trong đó:
q1i,qoi : Khối lượng sản phẩm loại i sản xuất trong kỳ thực hiện ,kế hoạch.
Z1i ,Z0i: Giá thành đơn vị sản phẩm loại i kỳ thực hiện ,kỳ kế hoạch .
i=1,n: Số lượng sản phẩm sản xuất ra .
+R<100% điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành. Khi đó DZ<0, đây chính là số chi phí tiết kiệm được do hạ giá thành tính trên số lượng sản phẩm thực tế.
+R>100% điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã lãng phí chi phí, làm tăng giá thành sản phẩm . Khi đó DZ>0, giá thành thực tế cao hơn giá thành kế hoạch. Đây chính là số chi phí lãng phí, do tăng giá thành tính trên số lượng sản phẩm thực tế.
1.2 Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm so sánh được
Sản phẩm so sánh được là sản phẩm đã chính thức sản xuất ở nhiều kỳ và có quá trình sản xuất ổn định ,có tài liệu giá thành thực tế ổn định ,chính xác là căn cứ để so sánh khi sử dụng làm tài liệu phân tích . Ví dụ như các sản phẩm :Bánh răng côn xoắn Ben la,các loại bánh răng Z47, 35,20,39…
Việc phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ sản phẩm so sánh được giúp doanh nghiệp thấy được mức hạ và tỷ lệ hạ của giá thành sản phẩm kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch ,để thấy được tốc độ hạ giá thành nhanh hay chậm và trình độ quản lý của doang nghiệp trong việc phấn đấu hạ giá thành . Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra được mức giá hợp lý cho sản phẩm của đơn vị mình .Việc phân tích được thông qua hai chỉ tiêu là mức hạ và tỷ lệ hạ kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch .
*Mức hạ và tỷ lệ hạ trong kỳ kế hoạch:
- Mức hạ giá thành:Mzk =ồQik (Zik- Zi0)
- Tỷ lệ hạ: Tzk =
Trong đó:
Qik,,Qi1: Khối lượng sản phẩm i kỳ kế hoạch, kỳ thực hiện năm nghiên cứu .
Zi0,Zi1 , Zik: Giá thành đơn vị sản phẩm i kỳ thực hiện năm trước, kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch năm nghiên cứu.
*Mức hạ và tỷ lệ hạ trong kỳ thực hiện :
-Mức hạ giá thành:Mz1 =ồQi1 (Zi1- Zi0)
-Tỷ lệ hạ: Tz1 =.
1.3 Phân tích tình hình biến động giá thành đơn vị
Ta sử dụng phương pháp so sánh để phân tích:
Gọi Z là giá thành sản phẩm đơn vị ta có công thức:
+ DZ = Z1-Z0
+%CL=
*Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành đơn vị:
Công thức:
Z=ồ mi..pi + ồti.xi+
Trong đó:
mi: Định mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm
pi: Đơn giá NVL
ti : Lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm
: Chi phí bất biến phân bổ cho một đơn vị sản phẩm
+ Mức chênh lệch giá thành kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch: DZ=Z1-Z0
+ ảnh hưởng của các nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
DZCPNVLTT =ồmi 1pi 1 -ồmi 0pi 0 =ồ(mi 1-mi 0 )pi 0 +ồmi 1(pi 1-pi 0)
+ ảnh hưởng của các nhân tố nhân công trực tiếp:
DZNCTT = ồti 1xi 1 -ồti 0xi 0 = ồ(ti 1-xi 0 )pi 0 + ồti 1(xi 1-xi 0)
+ ảnh hưởng của chi phí bất biến cho sản xuất một đơn vị sản phẩm:
DZ = .
Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố đến giá thành đơn vị:
DZ =DZCPNVLTT + DZNCTT + DZ.
Từ đó đánh giá sự tác động của các nhân tố và kiến nghị các biện pháp nhằm giảm chi phí trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
2. Những nội dung cơ bản về phân tích chi phí sản xuất
2.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất
Phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất được thực hịên với từng nghiệp vụ sản xuất kinh doanh thông qua việc so sánh giữa các khoản mục chi phí giá thành thực tế so với định mức kế hoạch để tìm ra số chênh lệch,tỷlệ tăng giảm và tỷ trọng của nó. Đồng thời phân tích tình hình chi phí sản xuất cần xem xét trong mối quan hệ so sánh và khối lượng thu hồi (sau khi đã loại trừ những sản phẩm hỏng) mà tăng lên và giá thành một đơn vị sản phẩm bằng hoặc giảm hơn so với định mức kế hoạch trên cơ sở đảm bảo chất lượng thì việc quản lý và sử dụng chi phí là tốt và ngược lại .
Ngoài ra người ta có thể phân tích, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng giá thành sản phẩm theo công thức:
Tổng giá thành sản phẩm
=
Khối lượng sản
phẩm thu hồi
x
Giá thành 1 đơn vị SP
2.2 Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) là một khoản chi phí quan trọng đối với sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, vật liệu khác…Trong đó nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng cao nhất -đây là loại chi phí trực tiếp để chế tạo sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu nhiều hay ít phụ thuộc vào 3 yếu tố: khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra, mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm và giá cả nguyên vật liệu. Trong 3 nhân tố này, doanh nghiệp tìm cách chủ động giảm chi phí nguyên vật liệu,bằng cách giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu.
Ngày nay, khi tiến bộ khoa học đã phát triển nhanh chóng, năng xuất lao động tăng lên không ngừng dẫn đến sự thay đổi cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm . Đó là tỷ trọng lao động sống giảm thấp, tỷ trọng lao động vật hoá tăng lên. Bởi vậy việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục chi phí, các biện pháp giảm chi phí NVLtrong gía thành sản phẩm hàng hoá có ý nghĩa rất lớn đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nội dung phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm hai nội dung:
Phân tích chung chi phí nguyên vật liệu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nguyên vật liệu trực tiếp.
2.2.1 Phân tích chung chi phí nguyên vật liệu
Ta sử dụng phương pháp so sánh để phân tích: So sánh tổng chi phí NVL kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch, tính số chênh lệch:
DồCPNVL =ồCPNVL1 -ồCPNVL0
Để đánh giá chính xác sự biến động của chi phí ta cần phân tích chi ._.phí sản xuất trong mối liên hệ với kết quả sản xuất;
DồCPNVL =CPNVL1 - CPNVL0x.
Trong đó: Q1: là khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực hiện.
Q0: là khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch
ồ CPNVL0
%TH có liên hệ với kết quả sản xuất = x 100
CPNVL0 x .
2.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tổng chi phí NVL
ồCPNVL =ồMij Pi j Qj
Trong đó i: Loại nguyên vật liệu
J: Loại sản phẩm
Chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp là chi phí khả biến do đó khi khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi thì chi phí NVL cũng thay đổi theo.
Chi phí NVL chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố:
- Khối lượng sản phẩm sản xuất ra.
- Mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm.
- Giá cả nguyên vật liệu.
Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chi phí NVL.
Ta có: DồCPNVL =ồCPNVL1 -ồCPNVL0 .
DồCPNVL = Mi j 1Pi 1j 1Qj 1 -Mi j 0Pi 0j 0Qj 0.
+ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm:
DồCPNVL(q) = DQj Pi 0Mj 0 (Trong đó: DQ1=Qj 1- Qj 0)
+ ảnh hưởng của nhân tố tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm:
DồCPNVL = DMi j Qj 1Pi 0 (Trong đó: DMj= Mj 1- Mj 0)
Việc tăng giảm chi phí NVL do nhân tố tiêu hao NVL nói lên mức tiết kiệm hay lãng phí về chi phí NVL.
+ ảnh hưởng của nhân tố giá cả NVL:
CPNVL(p) =Qi j DPi 0Mi j
DPi =Pi j –Pi 0
Đối với những loại sản phẩm chỉ cần một loại NVL thì khi tính tổng chi phí NVL ta tính theo công thức:
DồCPNVL =DồCPNVLi = Qj Pi Mi j.
Để thấy rõ sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chi phí NVL.Ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí NVL cho một đơn vị sản phẩm.
CPNVLj= Mi j x Pi
DCPNVLj =ồMi j 1xPi 1 -ồMi j 0xPi 0
* Chi phí chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:
+ Nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu:
DồCPNVLj(m) =ồDMi j xPi
DMi j =Mi j 1 –M i j 0.
+ Nhân tố giá đơn vị NVL:
DồCPNVLj(p) =ồMi j xDPi
DPi =Pi 1 –P i 0.
2.3 Phân tích chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương theo các loại quỹ BHXH,BHYT,KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và được tính vào giá thành sản phẩm, là một khoản mục của chi phí kinh doanh. Không tính vào khoản mục chi phí này số tiền công và khoản trích bảo hiểm,kinh phí công đoàn của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý phân xưởng.
Cũng giống như phân tích chi phí NVLTT,trong công tác phân tích chi phí NCTT ta cũng tiến hành phân tích:
2.3.1 Phân tích chung tổng chi phí nhân công trực tiếp:
Ta sử dụng phương pháp so sánh để xác định tình hình chi phí tiền lương.
DồCPTL =DồCPT L1 - DồCPTL0
ồCPTL1
%TH = x 100
ồCPTL0
DồCPTL
%CL = x 100
ồCPTL0
Để đánh giá chính xác chi phí tiền lương, các doanh nghiệp thường liên hệ với liên hệ với kết quả sản xuất. Cách xác định tương tự đối với nguyên vật liệu trực tiếp.
Khi phân tích tiền lương của doanh nghiệp nói chung hoặc phân tích về chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất, cần lưu ý những điểm sau:
+Trong sản xuất kinh doanh, mục tiêu của doanh nghiệp là làm sao làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nướcvà nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Do đó việc thực hiện chi phí tiền lương cũng phải phục vụ mục tiêu này của doanh nghiệp.
+ Tăng tổng quỹ lương, tăng mức lương bình quân cho người lao động phải đảm bảo nguyên tắc:Tốc độ tăng tiền lương phải nhỏ hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, của kết quả sản xuất kinh doanh.
+Trong phân tích tiền lương ta phân tích tỷ xuất tiền lương và trên cơ sở biến động của tỷ suất tiền lương để đánh giá tình hình chung của chi phí tiền lương.
Tỷ suất chi phí tiền lương (F’) được tính theo công thức:
F
F’= x 100
M
Trong đó: F: Tổng tiền lương.
M: Doanh thu bán hàng.
Từ công thức trên ta suy ra công thức tính tỷ xuất chi phí NCTT trong sản xuất:
FNCTT
F’ NCTT = x 100
Q
Trong đó: Q:Khối lượng sản phẩm sản xuất ra.
FNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp.
Khi tỷ suất tiền lương giảm mà tiền lương bình quân tăng hoặc không đổi được đánh giá là tốt.
Khi tỷ suất tiền lương tăng do tiền lương bình quân của người lao động tăng mà tiền lương trước đây chưa được đảm bảo đời sống thiết yếu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thì nên chấp nhận.
Khi tỷ suất tiền lương tăng mà ttiền lương bình quân của người lao động giảm,tức là hiệu quả sử dụng lao động thấp, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới đời sống của người lao động.
Khi phân tích chi phí NCTT, ngoài việc phân tích xác định tỷ suất chi phí, chúng ta còn xác định chênh lệch cuả tỷ suất tiền lương có liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh thì kết quả đảm bảo chính xác hơn.
DF =F1- F0 x.
+Nếu DF >0 nói lên mức chênh lệch quỹ lương không hợp lý.
+Nếu DF<0 nói lên mức chênh lệch quỹ lương là hợp lý.
Khi phân tích chi phí tiền lương cần xem xét thu nhập thực tế của người lao động có đảm bảo mức sống tối thiểu hoặc nâng cao đời sống cho người lao động không?
2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí nhân công trực tiếp:
Công thức: FNCTT =T x
Trong đó: T: Là số lượng công nhân
:Tiền lương bình quân/ người trong kỳ.
Ta có thể xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích như sau:
DF =F1- F0 =T1 - T0
+Do ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân sản xuất:
DF(t)=(T1-T0) x
+Do ảnh hưởng của nhân tố tiền lương bình quân của công nhân sản xuất:
DF(x)=( -) x T1
Mặt khác tiền lương bình quân của công nhân chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố:kết cấu công nhân của từng bộ phận sản xuất hoặc từng loại công nhân trong doanh nghiệp kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch.
d1 =.
Trong đó: T1 =ồti 1
d1: Là kết cấu công nhân kỳ thực hiện.
ti 1,ti 0: Là số công nhân sản xuất bộ phận hay loại công nhân i kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch
Xi 1,Xi 0: Là tiền lương của công nhân từng bộ phận hoặc từng loại công nhân trong doanh nghiệp kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch.
Có thể xác định sự ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến tiền lương của từng công nhân sản xuất.
+Do ảnh hưởng của nhân tố kết cấu công nhân:
n n n
DF(di)=ồ T1di 1Xi 0 - ồ T1di 0Xi 0 =ồ Ti 1(di 1-di 0) Xi 0.
i=1 i=1 i=1
+Do ảnh hưởng của nhân tố tiền lương từng bộ phận hoặc từng loại công nhân trong doanh nghiệp:
n n n
DF(Xi)=ồ T1di 1Xi 1 - ồ T1di 1Xi 0 =ồ T 1(Xi 1-Xi 0) di 1.
i=1 i=1 i=1
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố từ đó thấy rõ những nguyên nhân và đưa ra những biện pháp nhằm giảm chi phí tiền lương trong giá thành tiêu thụ sản phẩm,góp phần nâng cao mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.
DFNCTT= DF(T) +DF(d1)+ DF(X1).
2.4 Phân tích chi phí sản xuất chung
Chi phí SXC bao gồm nhiều yếu tố chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như: Chi phí nhân viên phân xưởng,chi phí NVL gián tiếp,chi phí công dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài.chi phí bằng tiền khác.
Phân tích chung khoản mục chi phí này nhằm mục đích đánh giá sự biến động và tổng số các khoản mục này cũng như kết cấu từng loại chi phí trong khoản mục. Xác định mức tiết kiệm hay bội chi chi phí thông qua việc điều chỉnh chi phí khả biến theo khối lượng kinh doanh thực tế.
Viêc phân tích chi phí sản xuất chung tương tự như đối với chi phí NVLTT,chi phí NCTT .
3. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch chi phí sản xuất trên 1000đ doanh thu
Ngày nay trong quá trình hội nhập kinh tế, nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng và phong phú. Song song với nó là sự tăng lên chiếm tỷ trọng đáng kể của các sản phẩm không so sánh được trong tổng số sản phẩm sản xuất ra. Điều đó cho thấy việc phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được trong doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng chưa thấy rõ được sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm. Vì vậy để thấy rõ chi phí đầu tư và kết quả thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh ta cần phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, nghĩa là cần tính chỉ tiêu chi phí cho 1000đ sản lượng tiêu thụ ( 1000đ doanh thu bán hàng )
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
F=x1000
Trong đó:
Qi: Là khối lượng sản phẩm hàng hoá i tiêu thụ trong kỳ.
Zi: Là giá thành sản phẩm hàng hoá i tiêu thụ trong kỳ.
Pi: Là giá bán sản phẩm hàng hoá i tiêu thụ trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1000đ doanh thu bán hàng trong kỳ phân tích thì chi phí về giá thành sản xuất (giá vốn sản xuất ) hết bao nhiêu đồng, chỉ tiêu này càng thấp phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.
3.1 Phân tích chung
Chênh lệch chi phí bình quân trên 1000 doanh thu tiêu thụ hàng hoá kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch (F)
F =F1 –F 0.
F = x1000 - x1000.
Nếu: F >0: chi phí bình quân trên 1000đ doanh thu tăng lên.
Nếu: F <0: chi phí bình quân trên 1000đ doanh thu giảm xuống.
Sự tăng giảm của chi phí bình quân trên 1000đ doanh thu là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: kết cấu khối lượng sản phẩm,giá thành toàn bộ đơn vị và giá bán sản phẩm.
3.2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới chi phí bình quân trên 1000đ doanh thu
Để thấy rõ hơn sự tăng giảm chi phí trên 1000 doanh thu ta đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới các khoản chi phí này.
Trong phần xác định ảnh hưỏng của từng nhân tố ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích.
*Do ảnh hưởng của nhân tố kết cấu khối lượng:
Điều kiện chỉ có kết cấu khối lượng sản phẩm thay đổi, các yếu tố khác không đổi, ta có:
DFKq = x1000 - x1000.
+DFKq >0: Kết cấu sản phẩm thay đổi giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch đã làm cho chi phí bình quân chung trên 1000đ doanh thu tăng.
+DFKq >0: Kết cấu sản phẩm thay đổi giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch đã làm cho chi phí bình quân chung trên 1000đ doanh thu tăng.
*Do ảnh hưởng của nhân tố giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm:
Giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu xác định bằng cách lấy giá thành công xưởng cộng với chi phí và chi phí bán hàng. Nhân tố này phản ánh thành tích hay khuyết điểm của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh.
ảnh hưởng của nhân tố này được xác định trong điều kiện giả định: khối lượng thực tế, kết cấu khối lượng thực tế, giá thành thực tế, và giá bán kế hoạch.
DFZ = x1000 - x1000
+DFZ >0. được đánh giá là không tốt vì chi phí bình quân trên 1000đ doanh thu tăng lên là do tăng giá thành toàn bộ sản phẩm .
+DFZ <0. được đánh giá là tốt vì chi phí bình quân trên 1000đ doanh thu giảm xuống là do giảm giá thành toàn bộ sản phẩm .
Giá thành sản phẩm là nhân tố chủ quan, hạ giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,đòi hỏi sự tư duy trong công tác quản lý và sử dụng tốt chi phí với tất cả các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất để giảm tối thiểu chi phí, tăng lợi nhuận.
*Do ảnh hưởng của giá bán đơn vị các loại sản phẩm:
Để đánh giá ảnh hưởng của nhân tố giá bán tới chi phí bình quân chung trên 1000đ doanh thu, ta xem xét chỉ tiêu:
DFP = x1000 - x1000
+DFP >0: Được đánh giá là không tốt giá bán sản phẩm kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch.
+DFP <0: Được đánh giá là tốt giá bán sản phẩm kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch tăng lên. Giá bán có thể là do doanh nghiệp đã cải tiến được chất lượng sản phẩm sản phẩm, làm tốt công tác Marketing và do cả nhân tố cầu trên thị trường nguyên vật liệu là tăng.
Từ kết quả phân tích ảnh hưởng của 3 nhân tố trên ta có thể thấy được chi phí bình quân trên 1000đ doanh thu chịu ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố nào, từ đó thấy được nguyên nhân của sự tăng giảm và có biện pháp sử lý kịp thời để đảm bảo chi phí bình quân trên 1000đ doanh thu là thấp.
Có phân tích đầy đủ những nội dung trên ta mới thấy được những ưu và nhược điểm trong quá trình quản lý chi phí sản xuất nhằm đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
IV.các phương pháp cơ bản trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong một doanh nghiệp.
Các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế dựa trên cơ sở của triết học duy vật biện chứng. Tức là, ta phải xem xét các sự vật hiện tượng đều ở trạng thái vận động phát triển và trong mối quan hệ với nhau một cách biện chứng.
Các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế được dựa trên cơ sở nghiên cứu vận dụng kiến thức của các môn khoa học chuyên ngành như : kinh tế học, kinh tế thương mại, tài chính tín dụng, thống kê, kế toán.
Việc phân tích có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như:
+Phương pháp so sánh.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích ta có thể sử các phương pháp như :
+Phương pháp thay thế liên hoàn.
+Phương pháp số chênh lệch
+Phương pháp cân đối
Và một số các phương pháp khác như :
+Phương pháp tỷ suất.
+Phương pháp chỉ số.
+Phương pháp biểu mẫu.
Riêng trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ta sử dụng các phương pháp chủ đạo như : phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch.
1. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu, tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
Mục đích của việc so sánh là thấy được sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, thấy được sự biến động và xu thế phát triển của các chỉ tiêu kinh tế .
Phương pháp so sánh được sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh tế gồm nhiều nội dung khác nhau:
+So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch hoặc định mức để tìm thấy mức độ hoàn thành và tỷ lệ % (số tương đối ) hoặc số chênh lệch tăng giảm (số tuyệt đối )
+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với kỳ trước, các kỳ trước hoặc cùng kỳ của các năm trước nhằm mục đích thấy được mức độ biến động và xu thế phát triển của các chỉ tiêu kinh tế .
+ So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác,với đơn vị điển hình tiên tiến hoặc đơn vị có mức trung bình để qua đó thấy được mức độ và khả năng phán đấu của đơn vị mình.
+ So sánh giữa bộ phận với tổng thể để thấy được vai trò và thấy được vị trí trong bộ phận tổng thể.
+ Ngoài ra, người ta có thể so sánh giữa một chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau để hình thành nên một chỉ tiêu mới.
Việc áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích chi phí và giá thành sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng như :
- So sánh tổng chi phí NVLTT, chi phí NCTT,chi phí SXC,tổng giá thành sản phẩm kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch, năm nghiên cứu với năm trước hoặc các năm trước nữa,.Qua đó có những nhận xét, đánh giá, về tình sản xuất của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp,kế hoạch, chỉ tiêu cho các kỳ tiếp theo sau.
- So sánh giữa doanh thu với chi phí để xác định kết quả kinh doanh hoặc so sánh giữa các bộ phận chi phí theo chức năng hoạt động với tổng chi phí kinh doanh, so sánh chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu chung để xác định tỷ trọng của nó trong chỉ tiêu chung.
Để áp dụng phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phân tích thoả mãn các điều kiện sau:
+ Phải thống nhất về nội dung phản ánh
+ Phải thống nhất về phương pháp tính toán.
+ Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải trong cùng một khoảng thời gian.
+ Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một đơn vị đo lường.
2. Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong các nhân tố đó có những nhân tố mang tính khách quan, có những nhân tố mang tính chủ quan. Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau đến cùng một đối tượng, có nhân tố ảnh hưởng làm tăng, có nhân tố ảnh hưởng làm giảm đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng qua đó thấy được mức độ ảnh hưởng và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến các nhân tố nghiên cứu ta phải áp dụng các phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ chặt chẽ được thể hiện bằng công thức toán học mang tính chất hàm số, trong đó có sự thay đổi của các nhân tố thì kèm theo sự thay đổi của các chỉ tiêu phân tích.
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn vào việc phân tích tình hình thực hiện chi phí NVLTT,định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, các nhân tố định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giá đơn vị nguyên vật liệu, khối lượng sản phẩm sản xuất tới các chỉ tiêu này, Ngoài ra sử dụng phương pháp này cho việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thànhvà các nhân tố khối lượng sản phẩm hoàn thành, kết cấu khối lượng sản phẩm giá thành đơn vị sản phẩm, giá bán sản phẩm tới các chỉ tiêu trên
Sử dụng phương pháp số chênh lệch là phương pháp rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn., phương pháp này đơn giản, dễ tính toán và được sử dụng kết hợp cùng với phương pháp thay thế liên hoàn trong việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Ngoài ra,người ta còn sử dụng các phương pháp sau để phân tích như: phương pháp cân đối, phương pháp chi tiết, phương pháp dùng biểu mẫu …
Việc lựa chọn từng phương pháp cụ thể hoặc kết hợp giữa các phương pháp sẽ tạo hiệu quả cao trong phân tích.
V. Nguồn tài liệu dùng trong phân tích
Để phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ta cần sử dụng các nguồn tài liệu sau:
Là những tài liệu do bên trong doanh nghiệp cung cấp liên quan đến việc phản ánh diễn biến kết quả kinh doanh nghiệp
-Tài liệu kế hoạch là những tài liệu liên quan để xác định kế hoạch hay phản ánh các định mức kế kỹ thuật của doanh nghiệp. Bao gồm định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức tiền lương của doanh nghiệp.
-Tài liệu hạch toán : phản ánh kết quả thực hiện các kế hoạch và các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu,chi phí tiền lương, chi phí sản xuất chung. Gồm cả kế toán tổng hợp, kế toán sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản 621,622,627….Bảng tổng hợp chi phí sản xuất, bảng phân bổ và tính giá thành sản phẩm.
- Các văn bản, tài liệu quy định,hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về chế độ bảo hiểm, chế độ tiền lương, hợp đồng lao động, hợp đồng vay vốn và các tài liệu về giá cả nguyên vật liệu.
- Tài liệu bên ngoài hạch toán là các biên bản hội nghị, khách hàng, thư góp ý, biên bản kiểm tra của cơ quan cấp trên về việc sử dụng vốn.
Phần II
Thực trạng về phân tích chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp cơ khí 79
I. đăc điểm chung của xí nghiệp cơ khí 79.
1. Lịch sử hình thành
Xí nghiệp cơ khí Z179 trước đây thường gọi là Nhà Máy Z179 là doanh nghiệp nhà nước được chính thức thành lập 15 tháng 3 năm 1971 theo quyết định số 354QĐ/BQP của Tổng cục CNQP- BQP. Nằm ở phía Nam thành phố, cách trung tâm Hà Nội 12km, bên cạnh quốc lộ 1A, xí nghiệp cơ khí Z179 là đơn vị trực thuộcnhà máy cơ khí chính xác 11 chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí. Có quy mô sản xuất vừa phục vụ cho các ngành công, nông, lâm, ngư nghiệp... trên thị trường kinh tế và các mặt hàng phục vụ cho lĩnh vực an ninh quốc phòng.
Với chức năng chính của mình là chuyên sản xuất phụ tùng thay thế cho xe cơ giới quân sự và sản xuất các mặt hàng cơ kim phục vụ quốc phòng và dân sinh, xí nghiệp đã không ngừng hoàn thiện và phát triển đi lên.
Xí nghiệp ra đời trong giai đoạn cả nước đang ra sức hoàn thành nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước vì thế có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu dài. Tiền thân của Z179 là từ những trạm sửa chữa trong kháng chiến chống Pháp với cái tên Q179 tiến tới thành lập các xưởng sửa chữa trong hoà bình. Ngay sau khi ra đời, để đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ được giao, cơ cấu tổ chức ngày càng được hoàn thiện. Ngay từ đầu những năm 1972, nhà máy đã nghiên cứu chế thử và đi vào sản xuất động cơ xe Trường Sơn, chế tạo máy nén khí, bơm trợ lực tay lái bầu giảm xóc... Quân số cán bộ, chiến sĩ, công nhân và máy móc trang thiết bị ngày một tăng nhanh. Trước nhiệm vụ của ngành xe quân đội càng nặng nề, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, một phương thức sản xuất tiên tiến phục vụ kịp thời cho chiến trường, nhà máy lại đổi tên là A179 với quân số lên tới 650 người.
Ngày 10/9/1974 nhà máy chính thức lấy tên là Z179 để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Quân số lúc này của nhà máy lên đến 1.134 người, biên chế trong 12 bộ phận của các phòng ban, phân xưởng.
Từ năm 1978 đến năm 1980, nhà máy đã sản xuất nhiều mặt hàng đột xuất để phục vụ kịp thời cho chiến đấu như: xích xe tăng, các công trình xa để phục vụ sửa chữa lưu động: 2.000 cần gạt mưa, 10.000 kẹp cáp, 10 triệu đạn bi, 1 triệu con dao tông, 138.468 xẻng, 5.966 cuốc bộ binh, 362 ghế hành quân...
Trong những năm đầu xoá bỏ chế độ bao cấp, chuyển sang chế độ kinh tế thị trường, do chưa thích nghi được với nhịp điệu sản xuất kinh doanh của nền kinh tế mở cho nên nhà máy gặp nhiều khó khăn cả về thiết bị và vốn. Nhiều cán bộ công nhân xin nghỉ việc, đời sống và việc làm gặp nhiều khó khăn. Để tháo gỡ khó khăn năm 1990, xí nghiệp liên hợp với nhà máy Z183 ở Yên Bái và năm 1992, liên doanh với DAEWOO của Hàn Quốc nhưng không mấy hiệu quả.
Trước thực trạng đó trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ năm 2000, được sự quan tâm đúng mức của Bộ Quốc Phòng, nhà máy đã mạnh dạn trẻ hoá đội ngũ cán bộ, bố trí tổ chức lại sản xuất, xác định thị trường và mặt hàng sản xuất. Đặc biệt nhà máy đã nghiên cứu phát triển mở rộng thị trường từ sản xuất các mặt hàng truyền thống phụ tùng xe quân sự, xe cơ giới, phụ tùng máy nông nghiệp... sang sản xuất các phụ tùng phục vụ cho các nhà máy cán thép, nhà máy xi măng, ngành dệt, dầu khí và gần đây nhất là ngành công nghiệp tàu thuỷ. Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề, sản phẩm của xí nghiệp đã đáp ứng cho nhu cầu cuả một số ngành cơ khí trong nền kinh tế quốc dân trên khắp cả nước. Trải qua hơn 30 năm hoạt động, xí nghiệp đang dần lấy lại vị thế và không ngừng củng cố cải thiện mình để ngày càng lớn mạnh.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Xí nghiệp cơ khí 79 là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí cho Quốc Phòng và Kinh Tế.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh cuả xí nghiệp đều tập trung vào sản xuất sản phẩm truyền thống của công ty là sản phẩm bánh răng côn xoắn. Đây là sản phẩm luôn mang lại cho xí nghiệp những cơ hội làm ăn lớn và những thành tích sản xuất đáng tự hào.
Hàng năm, ngoài sản xuất các mặt hàng kinh tế công, lâm ngư nghiệp, xí nghiệp còn phải sản xuất một số mặt hàng quốc phòng do Bộ giao. Khi đó mọi hoạt động sản xuất của xí nghiệp đều phải tập trung vào việc sản xuất đủ số lượng và chất lượng sản phẩm được giao. Những hoạt động sản xuất như thế này điều mà xí nghiệp quan tâm không phải là lợi nhuận hay doanh thu mà là thành tích đạt được sản phẩm có đủ về số lượng hay không, có đúng theo yêu cầu chất lượng không để kịp tiến độ bàn giao theo kế hoạch của Bộ.
Mỗi một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm, đều có quy trình kỹ thuật công nghệ riêng, từ đó ảnh hưởng đến đặc điểm sản xuất và công tác quản lý của doanh nghiệp.
Hiện nay xí nghiệp cơ khí 79 sản xuất rất nhiều mặt hàng khác nhau như:
Phụ tùng ô tô, xe máy, các cơ cấu truyền động như: bánh răng côn xoắn, côn thẳng, bánh răng trụ răng thẳng, răng nghiêng.
Hộp số các loại dùng cho: ô tô, xe xích, máy thuỷ, máy nông nghiệp và phụ tùng khác cho các ngành dệt, nhiệt điện.
Phụ kiện đường dây tải điện, bi nghiền xi măng, nghiền than.
Đĩa xích xe máy dùng cho các loại Honda, Suzuki, Yamaha.
Các loại dụng cụ cắt gọt: dao phay lăn răng, dao sọc, bao hình, dao chuốt...
Trong đó mặt hàng truyền thống của xí nghiệp là bánh răng côn xoắn và các loại bánh răng ôtô khác có nhiều ưu thế cạnh tranh thị trường sản phẩm cơ khí. Trong bài viết này em xin được đi sâu trình bày quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm Bánh răng côn xoắn Benla
Có thể khái quát sản phẩm này như sau: Bộ bánh răng côn xoắn Benla gồm 2 chi tiết: Bánh răng chủ động (gọi là quả dứa) và Bánh răng bị động (gọi là vành chậu),có dạng hình vành khăn, phần thân hình trụ bậc, phần đầu hình dạng xoắn, có chiều cao 432mm.
Nguyên vật liệu chính sử dụng trong sản xuất bánh răng côn xoắn Benla là thép tròn: f100x 639,5 (mm) và thép f200x295,7(mm).
Bánh răng côn xoắn Benla là một trong những mặt hàng chủ đạo của xí nghiệp cơ khí 79, chúng được sử dụng trong các loại xe ô tô Benla do Nga sản xuất, đó là loại xe Benla 15 tấn thường sử dụng trong điều kiện khai thác hầm mỏ, xe có tải trọng lớn vì thế bộ bánh răng côn xoắn ở phần cầu xe thường phải sửa chữa thay thế, chủ yếu là các doanh nghiệp khai thác than ở vùng mỏ Quảng Ninh và đây chính là khách hàng quen thuộc của xí nghiệp cơ khí 79.
3. Sơ đồ tổ chức điều hành của xí nghiệp
Nhìn chung bộ máy cơ cấu tổ chức của xí nghiệp khá gon nhẹ, bao gồm các phòng ban chức năng và một số phân xưởng sản xuất. Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến –chức năng. Cụ thể bộ máy được tổ chức theo mô hình sau:
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành xí nghiệp
Giám đốc
Phó Giám đốc
Chính trị
Phó Giám đốc
KD SX
P. KH vật tư
P.
Kỹ thuật
P.
Cơ điện
P. KCS
P. Tài chính- kế toán
P.
lao động
P. Hành chính
P. Chính trị
PX A1
PX A2
PX A3
PX A4
Chú thích:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Nhìn chung, bộ máy và cơ cấu tổ chức của xí nghiệp khá gọn nhẹ, bao gồm một số phòng ban chức năng và một số phân xưởng sản xuất. Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức trực tuyến- chức năng. Các phòng ban trên đều có chức năng riêng và nhiệm vụ cụ thể. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ,gắn bó với nhau và phối hợp cùng hoạt động. Ban giám đốc luôn phối hợp với các phòng ban chức năng, đề ra những kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình rồi trực tiếp điều hành sản xuất cùng với các quản đốc phân xưởng.Các bộ phận,các phòng ban luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện đúng các kế hoạch đề ra,đảm bảo cho các quá trình được diễn ra liên tục và có hiệu quả.Sau đây,chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát chức năng chính của các bộ phận trong xí nghiệp
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban trong xí nghiệp
Hiện nay số lao động toàn xí nghiệp là 292 người. Đứng đầu là giám đốc và là người chỉ huy điều hành toàn bộ hoạt động của xí nghiệp . Đội ngũ cán bộ công nhân viên của xí nghiệp được đảm bảo cả về sức khoẻ và trình độ học vấn chuyên môn từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp.
Xí nghiệp Z179 được tổ chức theo chế độ một cấp. Đứng đầu là Ban giám đốc. Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng chức năng và các phòng nghiệp vụ.
*Ban giám đốc:gồm giám đốc và hai phó giám đốc có nhiệm vụ như sau:
Giám đốc: Là người điều hành toàn bộ hoạt động hàng ngày của xí nghiệp và chịu trách nhiệm chung về mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp và chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và nhà nước về hoạt động kinh doanh của xí nghiệp
Phó Giám đốc kinh doanh sản xuất Là người giúp việc cho giám đốc tham mưu cho giám đốc xí nghiệp, trực tiếp chỉ đạo quá trình kinh doanh, tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Chịu trách nhiệm trước giám đốc xí nghiệp và pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc Chính trị kiêm Bí thư đảng bộ: Phụ trách công tác Đảng, hậu cần. .. Tham mưu cho giám đốc một số công việc như: xây dựng lực lượng, tuyên truyền chính sách nghị quyết của Đảng...
- Các phòng ban chức năng
Phòng kế hoạch- vật tư: có các chức năng chính như:
Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch kinh doanh, định hình chiến lược sản xuất, tổ chức kí kết các hợp đồng tiêu thụ,
Đảm bảo cung ứng nguồn vật tư cần thiết theo định mức kỹ thuật.
- Phối hợp với các phân xưởng cơ khí điều hành sản xuất theo kế hoạch đã đề ra...
Tổng hợp báo các kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng...
Phòng tài chính- kế toán: có các chức năng chính như:
- Mở sổ sách kế toán ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng
Tổng hợp số liệu báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm theo quy định của xí nghiệp và chế theo quy định của Bộ tài chính.
Tổng hợp thanh quyết toán định kì.
Chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến tiền tệ trong hoạt động kinh doanh.
Phòng lao động: Thực hiện việc quản lý và theo dõi lao động. Cụ thể là tiền lương, tiền thưởng của lao động trực tiếp và gián tiếp trong kì, các khoản bảo hiểm xã hội và đảm bảo các vấn đề liên quan đến an toàn lao động, đào tạo huấn luyện nâng cao tay nghề.
Phòng kĩ thuật: Thực hiện quản lý kĩ thuật chung cho toàn xí nghiệp, lập quy trình sản xuất, xây dựng định mức vật tư, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị phương hướng duy trì, đẩy mạnh và phát triển công tác khoa học và quản lý công nghệ.
Phòng cơ điện: Có nhiệm vụ quản lý thiết bị năng lượng, khai thác tối đa công suất thiết kế của thiết bị và hệ thống năng lượng.
Phòng KCS: Thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm, máy móc thiết bị đo lường.
Phòng hành chính: tổ chức xây dựng cơ bản, mua sắm nhu yếu phẩm phục vụ văn phòng, văn thư lưu trữ và quản lý về hành chính. Ngoài ra còn có nhiệm vụ giữ gìn tình hình an ninh sản xuất ổn định, tránh thất thoát.
Phòng chính trị: có nhiệm vụ tổ chức lực lượng, hính sách xã hội, nghiên cứu đường lối nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
Cơ sở sản xuất: Có bốn phân xưởng sản xuất là PX A1, A2, A3, A4, chúng thực hiện sản xuất dưới sự chỉ đạo của quản đốc và phó quản đốc phân xưởng. Chịu trách nhiệm lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất của phân xưởng theo kế hoạch sản xuất của xí nghiệp, bảo quản mọi tài sản thuộc phạm vi phân xưởng.
Mỗi tổ chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác sản xuất của tổ mình theo sự giám sát của cán bộ kỹ thuật phân xưởng theo đúng thiết kế được giao.
Một quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm chung, một phó quản đốc giúp việc, một đồng chí phụ trách kỹ thuật kiêm kế hoạch phân xưởng. Một đồng chí thống kê chịu trách nhiệm quản lý lao động và thanh toán lương cho phân xưởng và một đồng chí thủ kho.
Nhìn chung có thể thấy rõ là bộ máy hoạt động kinh doanh tương đối gọn nhẹ và ổn định.Với mô hình như trên sẽ tạo được sự quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
4. Hình thức tổ chức công tác kế toán ._.hân tích chi phí sản xuất chung. Qua thực trạng phân tích của xí nghiệp về công tác quản lý và sử dụng chi phí sản xuất chung năm thực hiện so với năm kế hoạch là giảm xuống. Đi vào từng khoản mục chi phí cụ thể ta thấy chi phí công cụ dụng cụ tăng lên làm tổng chi phí sản xuất chung năm thực hiện là tăng lên song mức tăng lên không đáng kể. Bên cạnh đó thì các khoản mục chi phí khác như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác đều giảm xuống làm cho tổng chi phí sản xuất chung năm thực hiện so với năm kế hoạch giảm, tuy nhiên khối lượng sản phẩm sản xuất ra năm thực hiện lại tăng lên. Điều này cho ta thấy sự cố gắng, nghiêm túc trong công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng chi phí sản xuất chung trong toàn xí nghiệp. Như vậy, tình hình sử dụng chi phí sản xuất chung của xí nghiệp là hoàn toàn hợp lý.
Khi tiến hành tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, xí nghiệp tiến hành phân tích các nội dung sau:
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm với nội dung phân tích này xí nghiệp đã sử dụng biểu 10 cột và phân tích cho toàn bộ sản phẩm của xí nghiệp. Kết quả cho thấy xí nghiệp đã thực hiện rất tốt kế hoạch hạ giá thành toàn bộ sản phẩm.
Khi phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm sản xuất xí nghiệp lựa chon toàn bộ 3 bộ phận của sản phẩm bánh răng ben la để tiến hành phân tích. Đây có thể coi như 3 sản phẩm khác nhau tạo nên một sản phẩm.
Khi phân tích xí nghiệp đã thấy được việc hạ giá thành sản phẩm so sánh chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: nhân tố khối lượng sản phẩm, nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm và ảnh hưởng của nhân tố giá thành sản phẩm tới mức hạ và tỷ lệ hạ.Trong đó nhân tố khối lương sản phẩm và nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm có tác động làm giảm mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành. Còn nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm thay đổi làm tăng mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được của xí nghiệp.Từ đây xí nghiệp nên có những thay đổi kết cấu sản phẩm sao cho hợp lý và phù hợp với nhu cầu thị trường.Xí nghiệp đã làm rõ được nguyên nhân ảnh hưởng tăng giảm của từng loại chi phí đến từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.Thông qua biểu 7 cột và phương pháp so sánh để phân tích chung đã cho thấy giá thành đơn vị sản phẩm tăng lên chủ yếu là do nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên.
Khi xét trong mối quan hệ với phần trăm hoàn thành kế hoạch về số lượng thì giá thành toàn bộ sản phẩm bánh răng côn xoắn lại tăng và khi phân tích các khoản mục chi phí: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm bánh răng côn xoắn, xí nghiệp đã tổ chức nội dung phân tích rất chi tiết từng khoản mục chi phí để xác định mức độ ảnh hưởng của nó đến giá thành toàn bộ sản phẩm bánh răng ben la.
Nhìn chung, khi xem xét tình trạng phân tích hoạt động kinh tế nói chung và công tác phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nói riêng xí nghiệp đã đưa ra được những nội dung phân tích cơ bản về việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tìm được nguyên nhân tăng giảm chi phí sản xuất và tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm. Qua thực trạng phân tích trên cho ta thấy xí nghiệp đã đạt được mục đích cũng như yêu cầu của công tác phân tích: Đó là việc lập được hệ thống các bảng biểu phân tích, nhận xét, đánh giá các chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, chỉ ra được các mặt tốt, ưu điểm cũng như mặt tích cực, mặt hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân gây ảnh hưởng để có những biện pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
2. Hạn chế
Trong một doanh nghiệp, bên cạnh những mặt tốt thì cũng luôn có sự tồn tại của những nhược điểm, những tồn tại cần phải hạn chế và khắc phục. Tại xí nghiệp cơ khí 79 trong công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bên cạnh những gì đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế cụ thể như:
Trong nội dung phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp mới chỉ phản ánh đến tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của một số mặt hàng kinh tế của xí nghiệp nên kết quả phân tích chưa cho chúng ta thấy được kết quả sự tăng giảm của tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối của xí nghiệp. Với mẫu biểu phan tích ở bảng 2 xí nghiệp chưa cho người xem thấy được sự tăng giảm về số tiền, tỷ trọng, tỷ lệ của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm,cũng như tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giữa năm thực hiện so với năm kế hoạch
Đối với nội dung phân tích các khoản mục chi phí giá thành sản phẩm bánh răng ben la xí nghịêp sử dụng biểu 7 cột để phân tích, nên chưa phản ánh được sự tăng giảm tỷ trọng của các khoản mục chi phí. Hơn nữa nếu ta muốn biết tỷ lệ phần trăm hoàn thành chi phí cũng như chênh lệch về chi phí có điều chỉnh theo phần trăm hoàn thành kế hoạch về sản lượng thì bảng 7 chưa phản ánh được điều đó.
Trong nội dung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm giàn giáo, bảng 8 của xí nghiệp chưa cho chúng ta biết sự tăng giảm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm thực hiện so với năm kế hoạch cũng như từng loại nguyên vật liệu trực tiếp.
Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường biến đổi, do yêu cầu của công việc sản xuất kinh doanh nên xí nghiệp cơ khí 79 ngoài việc sản xuất những mặt hàng truyền thống, xí nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất những mặt hàng mới . Do đó các sản phẩm không so sánh được ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số sản phẩm sản xuất của xí nghiệp. Vì vậy nếu xí nghiệp chỉ dừng lại ở nội dung phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được thì sẽ chưa thấy hết được chi phí đầu tư và kết quả thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp mình, để từ đó có những phương hướng hành động cụ thể phù hợp với xu thế thị trường hiện nay .
Phần III
Phương hướng hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
tại xí nghiệp cơ khí 79
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện và yêu cầu của sự hoàn thiện
1. Cơ sở lý luận chung
Phân tích hoạt động kinh tế nói chung và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng là việc nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định các nguyên nhân dẫn đến kết quả đó rồi tiến hành phân loại các yếu tố chủ quan và khách quan. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm phát huy các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu để thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ngày càng có hiệu quả cao hơn.
Bởi thế, công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm mục đích phát hiện các khoản chi phí bất hợp lý để loại bỏ ra khỏi giá thành sản phẩm. Từ đó để đề ra các biện pháp hữu hiệu,kịp thời trong công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Có quyết định kịp thời và hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý nên nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý xí nghiệp. Do sự cần thiết phải hoàn thiện phải hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xuất phất từ các điểm sau:
Thứ nhất: Do nhu cầu thị trường này càng phức tạp và đa dạng ngày càng cao hơn,do khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt nên việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhằm đẩy mạnh khối lượng sản phẩm bán ra dẫn đến tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, để nâng cao lợi nhuận cho xí nghiệp.
Thứ hai: Xuất phát từ công tác quản lý và nhiệm vụ của công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nên việc tổ chức tốt công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là điều hết sức cần thiết.
Thứ ba: Xuất phát thực tế, trong năm 2004 hệ thống kế toán có nhiều đổi mới và có sự hoàn thiện hơn rất nhiều so với các năm trước. Bên cạnh đó quy mô sản xuất của xí nghiệp ngày càng mở rộng. Các mặt hàng sản xuất ngày càng đa dạng và phong phú. Việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cần phải được coi trọng hơn. Chính vì vậy công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng. Nắm được vai trò của công tác phân tích nói chung và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng, xí nghiệp đã tiến hành phân tích các nội dung cơ bản của phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Xong để phục vụ tốt hơn và đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của Ban giám đốc thì việc hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là không thể thiếu được.
2. Cơ sở thực tế
Thực tế , Xí nghiệp cơ khí 79 chỉ tiến hành phân tích một số nội dung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đó là việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và phân tích các khoản mục chi phí sản xuất .Sở dĩ ,xí nghiệp chỉ phân tích các nội dung này là do giám đốc cùng kế toán trưởng chưa nhận thấy được sự cần thiết và quan trọng của việc hoàn thiện các nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Đồng thời do những hạn chế nhất định trong công tác hạch toán về chi phí và giá thành sản phẩm ,nên cán bộ quản lý của xí nghiệp khó có thể hoàn thiện các nội dung phân tích về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .
Qua việc phân tích các nội dung này giám đốc cùng kế toán trưởng của xí nghiệp mới chỉ đánh giá tổng quát được tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có hợp lý hay không chứ chưa thể phát hiện hết được các khoản mục chi phí bất hợp lý hoặc lãng phí .Chính vì vậy ,các giải pháp tiết kiệm chi phí không mang tính khả thi cao nên dẫn đến giá thành của một số sản phẩm là chưa hợp lý hoặc chưa được đánh giá đúng mức .
Chỉ khi hoàn thiện các nội dung phân tích tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như : phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng và giá trị tổng sản lượng, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch gía thành sản phẩm, phân tích các khoản mục chi phí sản xuất ,phân tích chất lượng sản phẩm sản xuất và gia công thì xí nghiệp mới có thể dựa vào quá trình phân tích này để tìm ra các khoản mục chi phí bất hợp lý ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả sản xuất của xí nghiệp từ đó đề ra các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm .
Xí nghiệp cơ khí 79 chuyên sản xuất các mặt hàng kinh tế và hàng quốc phòng có giá trị khá lớn, tổng chi phí mà xí nghiệp bỏ ra để sản xuất các mặt hàng này là lớn nó bao gồm rất nhiều các khoản chi phí khác nhau hợp thành như : chi phí nguyên vật liệu ,chi phí nhân công trực tiếp ,chi phí sản xuất chung và các chi phí khác… Nếu không đi sâu phân tích chi tiết sự biến động của các khoản mục chi phí và giá thành sản phẩm thì khó có thể phát hiện được các khỏan mục chi phí bất hợp lý và càng khó khăn hơn cho cán bộ quản lý trong việc đề ra các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm .Ngược lại, nếu xí nghiệp tiến hành phân tích chung và chi tiết từng khoản mục chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì xí nghiệp sẽ nhận thấy rõ hơn những tồn tại,vướng mắc trong việc quản lý và sử dụng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ,để từ đó các nhà lãnh đạo có thể dễ dàng đề ra các phương pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm .
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn ta thấy sự cần thiết phải hoàn thiện các nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp .Chỉ khi đã hoàn thiện nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì xí nghiệp mới có thể đánh giá một cách chính xác về tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất và giá thành,xác định được các khoản chi phí lãng phí hay tiết kiệm để đưa ra được mức giá thành hợp lý cho các sản phẩm của xí nghiệp ,qua việc hoàn thiện nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể đề xuất các giải pháp mang tính khả thi cao để quản lý và sử dụng từng khoản mục chi phí một cách hợp lý để đưa ra các mức giá thành hợp lý cho các sản phẩm khác nhau của xí nghiệp
3. Yêu cầu của việc hoàn thiện
Công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì việc đầu tiên là phải kiểm tra tính chính xác các số liệu, sau đó là việc thiết kế hệ thống bảng biểu, lựa chọn phương pháp phân tích, nội dung phân tích sao cho đầy đủ, hợp lý, chính xác nên việc hoàn thiện công tác phân tích phải đảm bảo:
- Kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, chính xác và toàn diện tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
- Phân tích hoạt động kinh tế phải góp phần vào việc thực hiện tốt các nguyên tắc của hạch toán kinh tế xí nghiệp.
- Việc hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích phải phát hiện và khai thác những khả năng tiềm tàng, nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Phải phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của xí nghiệp.
- Việc hoàn thiện công tác phân tích phải đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và tính hiệu quả cao
II. Phương hướng hoàn thiện
1. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích nói chung và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng
Trong Xí nghiệp cơ khí 79, người trực tiếp chỉ đạo công việc phân tích là Giám đốc Xí nghiệp.Bên cạnh đó Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp Giám đốc tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích chi chí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề lãnh đạo và làm công tác phân tích.Xí nghiệp cơ khí 79 đã làm tốt bước chuẩn bị phân tích và bước phân tích,lập báo cáo phân tích.Tuy nhiên kết quả phân tích mới chỉ được công bố cho ban giám đốc và các cán bộ trong ban lãnh đạo xí nghiệp mà chưa tổ chức công bố kết quả phân tích này đến toàn bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp.Việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là quan trọng,xong việc công bố kết quả phân tích này tới toàn thể cán bộ công nhân viên còn có vai trò quyết định tới mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của xí nghiệp. Việc công bố kết quả phân tích sẽ giúp cho xí nghiệp có thể thu thập và tham khảo được rất nhiều các ý kiến đóng góp khác nhau, của cá nhân và tập thể vào kết quả phân tích, để kết quả phân tích có hiệu quả hơn góp phần nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cá nhân và tập thể trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
2. Hoàn thiện về nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp cơ khí 79
2.1 Hoàn thiện về nội dung phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Ngoài bảng 1 ta có thể thiết kế mẫu bảng 2.1 bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu có mối quan hệ với chỉ tiêu sản lượng như sau:
Bảng2.1: Mối quan hệ giữa CPNVL với khối lượng sản phẩm
Đơn vị :1000đ
Sản phẩm
Khối lượng sản phẩm
Loại nguyên vật liệu
Tổng chi phí
KH
TH
Qi1Mi1Pi1
Qi0Mi0Pi0
Qi1Mi1Pi0
Qi1Mi0Pi0
Để thấy rõ hơn về kết quả phân tích xí nghiệp có thể sử dụng thêm bảng 2.2 ( Bảng phân tích chung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của xí nghiệp ). Mẫu bảng như sau:
Bảng 2.2 Bảng số liệu phân tích chung chi phí NVL
Đơn vị: 1000đ
Nguyên vật liệu
Qi1Mi1Pi1
Qi0Mi0Pi0
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
Tỷ trọng
1.f100 x639,5
.f200 x295,7
.f260x 65
.f200x60
.f120x90
.f205 x35
.f200x40
.f120 x200
.f125 x180
.f300x210
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
Tổng cộng
Qua bảng số liệu tập hợp theo mẫu trên ta có thể tăng (giảm) của tổng chi phí NVLTT cả về số tiền, tỉ lệ trong xí nghiệp.Đồng thời ta cũng thấy được sự biến động chi phí NVL của từng loại sản phẩm xét trên cả số tiền,tỉ lệ,và tỉ trọng kỳ thực hiện so với kế hoạch.
2.2 Hoàn thiện nội dung phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành
Qua bảng 7 số liệu chúng ta chưa biết được sự tăng giảm của tỉ trọng từng loại chi phí. Để thấy được hiệu quả hơn trong phân tích xí nghiệp có thể thiết kế bảng 7 như sau:
Bảng 7. Bảng phân tích tình hình thực hiện chi phí giá thành sản phẩm Bánh răng côn xoắn Ben la.
Đơn vị: 1000đ
Khoản mục phí
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh
CLCP có điều chỉnh
%KHCP có ĐC
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
Tỷ trọng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
I.Chi phí NVLTT
II.Chiphí NCTT
III.Chi phí SXC
1.Chi phí NVPX
2.CP.NVLgián tiếp
3.CP CCD.cụ
4. CP KHTSCĐ
5.Chi phí dịch vụ
6.CP.bằng tiền khác
Tổng chi phí SX
Sốlượng sản phẩm
Giá thành đơn vị
Trong đó cột (10) được tính theo công thức:
Tỷ lệ % THCP điều Chi phí thực tế
Chỉnh theo % HTKH về = x100.
sản lượng Chi phí KH x% HTKH về sản lượng
Trong đó: Cột (9) được tính theo công thức:
Số chênh lệch chi phí NVL =CP thực tế – CP KH x%HTKH sản lượng.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ sự biến động của từng khoản mục chi phí trong tổng giá thành, cả khi chưa điều chỉnh cũng như khi đã điều chỉnh theo phần trăm hoàn thành kế hoạch về sản lượng.
Căn cứ vào số liệu tập hợp theo mẫu của xí nghiệp tiến hành phân tích chung và phân tích nhân tố ảnh hưởng như đã phản ánh ở phần II. Từ đó tìm ra nguyên nhân tăng (giảm ) của từng khoản mục chi phí để xí nghiệp có biện pháp sử lý kịp thời.
2.3 Hoàn thiện nội dung phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm (Bánh răng côn xoắn Ben la).
Để đạt được hiệu quả cao trong phân tích xí nghiệp có thể thiết kế biểu mẫu sau:
Bảng 8.1: Bảng phân tích chung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm Bánh răng côn xoắn Ben la
Đơn vị: 1000đ
Loại NVL
Định mức tiêu hao NVL (kg) Mi
Đơngiá NVL(Pi)
Mi1 Pi1
Mi0 Pi0
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ
MứcTK hoặc LP
Thép tròn
…………
………
Tổng
Bảng 8.2 Bảng phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tổng chi phí nguyên vật liêụ trực tiếp của sản phẩm Bánh răng Ben la
Đơn vị: 1000đ
Loại NVL
Mi0Pi0
Mi1Pi1
Mi1Pi0
ảnh hưởng do M
ảnh hưởng do P
Tổng hợp ảnh hưởng
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
Thép tròn
…………
…………
…………
Tổng cộng
Trong đó cột:
+ảnh hưởng do M
Số tiền = Mi1Pi0 – Mi0Pi0.
Mi1Pi0 – Mi0Pi0
Tỷ lệ = x 100
Mi0Pi0
+ ảnh hưởng do P
Số tiền = Mi1Pi1 – Mi1Pi0
Mi1Pi1 – Mi1Pi0
Tỷ lệ = x 100.
Mi0Pi0
Tổng hợp ảnh hưởng:
Cột (9) = Cột (5) + Cột (7)
Cột (10) = Cột (6) + Cột (8)
Với mẫu biểu và cách phân tích ở trên ta có thể thấy rõ sự biến động chi phí nguyên vật liệu năm 2004 so với năm 2003 của sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la cả về số tuyệt đối và số tương đối. Đồng thời qua bảng 8.2 ta có thể thấy ngay mức độ ảnh hưởng của nhân tố định mức tiêu hao nguyên vật liệu và nhân tố đơn giá từng loại nguyên vật liệu đến tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm phân tích.
2.4 Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch chi phí sản xuất trên 1000đ doanh thu
Nếu chỉ phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được thì sẽ không thấy được chi phí đầu tư và kết quả thu được trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy bên cạnh những sản phẩm so sánh được xí nghiệp còn sản xuất sản xuất sản phẩm không so sánh được có tỷ trọng ngày càng lớn theo đơn đặt hàng của khách hàng. Nên việc phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch trên 1000đ doanh thu sẽ khắc phục hạn chế trên. Để tiến hành ta cần phải phân tích chỉ tiêu chi phí cho 1000đ doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh để có 1000đ doanh thu thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí sản xuất.
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
F= x1000.
Trong đó :
Qi: khối lượng sản phẩm hàng hoá loại i tiêu thụ trong năm.
Zi: giá thành sản phẩm hàng hoá loại i tiêu thụ trong năm.
Pi: giá bán sản phẩm hàng hoá loại i tiêu thụ trong năm.
i=1,n là số loại hàng hoá sản xuất trong năm.
Chỉ tiêu này phản ánh : Cứ 1000đ doanh thu bán hàng trong kỳ phân tích thì chi phí về giá thành sản xuất (giá vốn sản xuất ),hết bao nhiêu đồng.Chỉ tiêu này càng thấp,chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.
Để thấy rõ hơn tình hình nội dung phân tích này,ta giả sử xí nghiệp chỉ tiến hành sản xuất sản phẩm bánh răng Ben la (bao gồm ba sản phẩm tách rời là: quả dứa, vành chậu và đai ốc ) . Các số liệu về số lượng, giá thành, giá bán của các sản phẩm đã tập hợp được và ta tiến hành phân tích như sau:
Bảng 10.1 Bảng số liệu giá thành, giá bán của các loại sản phẩm
Đơn vị: 1000đ
Sản phẩm
Khối lượng sản phẩm
Giá thành sản phẩm
Giá bán sản phẩm
Quả dứa
Đơn vị
KH(Qi0)
TH(Qi1)
KH(Zi0)
TH(Zi1)
KH(Pi0)
TH(Pi1)
Vành chậu
Cái
1200
1500
1.900
1.850
2.600
2.650
Đai ốc
Cái
1200
1500
2.500
2.460
3.700
3.810
Tổng
Cái
1200
1500
100
95
350
375
Bảng 10.2 Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất trên 1000đ doanh thu
Đơn vị: 1000đ
Sản phẩm
Tổng giá thành (GT)
Tổng doanh thu (DT)
DF=(GT/DT)x1000
Qi0 Zi0
Qi1 Zi0
Qi1 Zi1
Qi0 Pi0
Qi1 Pi0
Qi1 Pi1
F0
F1
Quả dứa
2.280.000
2.850.000
2.775.000
3.120.000
3.900.000
3.975.000
730,77
698,11
Vành chậu
3.000.000
3.750.000
3.690.000
4.440.000
5.550.000
5.715.000
540,54
645,67
Đai ốc
120.000
150.000
142.500
420.000
525.000
562.500
285,71
253,3
Tổng
5.400.000
6.750.000
6.607.500
7.980.000
9.975.000
10.252.500
676,69
644,48
2.4.1 Phân tích chung
Chênh lệch chi phí bình quân trên 1000 doanh thu tiêu thụ hàng hoá năm thực hiện so với năm kế hoạch là F ta có: F = F1 – F0
F= x1000 - x1000.
6.607.500 5.400.000
= x1000 - x1000.
10.252.500 7.980.000
=644,48 – 676,69 =-32,21.
Như vậy chênh lệch chi phí bình quân trên 1000 doanh thu giảm xuống là do ảnh hưởng của 3 nhân tố:kết cấu khối lượng sản phẩm,giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm và giá bán sản phẩm.
2.4.2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới chi phí bình quân trên 1000đ doanh thu
Để thấy rõ hơn sự tăng giảm chi phí trên 1000đ doanh thu ta đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khoản chi phí này.
Trong phần xác định các nhân tố ảnh hưởng ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm
Trong điêù kiện chỉ có kết cấu khối lượng sản phẩm thay đổi, các yếu tố khác không đổi, ta có:
DF kq = x1000 - x1000
6.750.000 5.400.000
= x1000 - x1000
9.975.000 7.980.000
=676,7 – 676,69 =0,01.
Kết cấu sản phẩm thay đổi giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch đã làm cho chi phí bình quân chung trên 1000 doanh thu tăng lên 0,01đồng. Điều này cho thấy sự thay đổi kết cấu khối lượng sản phẩm ảnh hưởng không tốt đến kết quả đầu tư.
+ Do ảnh hưởng của nhân tố giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm
Nhân tố giá thành là nhân tố phản ánh rõ nhất thành tích hay khuyết điểm của xí nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng của nhân tố này được xác định trong điều kiện khối lượng thực tế,kết cấu khối lượng thực tế và giá bán kế hoạch.
D Fz = x1000 - x1000
6.607.500 6.750.000
= x1000 - x1000
9.975.000 9.975.000
=662,4 – 676,7 =- 14,3.
Do thay đổi giá thành đơn vị sản phẩm làm cho chi phí bình quân trên 1000 đồng doanh thu giảm đi 14,3 đồng.Điều này giúp ta nhận thấy công tác quản lý chi phí sản xuất của xí nghiệp là rất tốt.Sản phẩm có giá thành thực tế thấp hơn giá thành kế hoạch.
Giá thành là nhân tố chủ quan, hạ giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tích cực trong sản xuất của xí nghiệp đòi hỏi phải có sự quản lý và sử dụng chi phí tốt với tất cả các sản phẩm xí nghiệp sản xuất để giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận.
+Do ảnh hưởng của nhân giá tố giá bán đơn vị sản phẩm
Để đánh giá ảnh hưởng của nhân tố giá bán tới chi phí bình quân chung trên 1000đ doanh thu,ta xét chỉ tiêu sau:
D Fp = x1000 - x1000
6.607.500 6.607.500
= x1000 - x1000
10.252.500 9.975.000
= 644,48 – 662,4 =- 17,92.
Như vậy giá bán kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch của toàn bộ sảnphẩm bánh răng tăng lên làm cho chi phí trên 1000đ doanh thu giảm 17,92 đồng.
Nguyên nhân làm cho giá bán sản phẩm này tăng nhu cầu của thị trường quen thuộc ngày càng tăng, sản phẩm có chất lượng cao và được khách hàng tín nhiệm tiêu dùng. Đây là một dấu hiệu rất tốt thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ngày càng hiệu quả hơn.
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:Kết cấu khối lượng sản phẩm,giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm ,giá bán đơn vị sản phẩm nhận thấy :Chi phí sản xuất bình quân trên 1000đ doanh thu kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch giảm xuống 32,31 đồng, nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí giảm là do giá thành toàn sản phẩm và giá bán đơn vị đã làm giảm rõ rệt chi phí sản xuất trên 1000đ doanh thu. Còn nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm đã góp phần làm tăng chi phí bình quân trên 1000đ doanh thu, tuy sự ảnh hưởng này là ít xong xí nghiệp cần có biện pháp thích hợp để làm cho sự ảnh hưởng của nhân tố này đến chi phí là tốt.
III. điều kiện để thực hiện phương hướng hoàn thiện nội dung, phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1. Về mặt tổ chức công tác phân tích nói chung và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng
Trong công tác tổ chức phân tích Giám đốc giao cho Kế toán trưởng nhịêm vụ kiểm tra số liệu từ các tài khoản 621,622,627… để tính giá thành, đồng thời kiểm tra lại số liệu một cách chính xác và tiến hành phân tích biểu nội dung phân tích sao cho phù hợp với từng nội dung và yêu cầu được phân tích, từ đó lập báo cáo kết quả phân tích. Kết quả này phải được công bố rộng rãi cho các đối tượng có nhu cầu thông tin về việc phân tích. Ngoài việc cung cấp thông tin cho ban giám đốc, các trưởng phòng thì xí nghiệp cần phải tổ chức các cuộc họp toàn xí nghiệp để công bố kết quả phân tích cho toàn thể cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp nắm được từ đó phát động phong trào thực hiện các biện pháp mà các nhà lãnh đạo đưa ra nhằm mục đích tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của xí nghiệp trên thương trường.
2. Về nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1 Nội dung phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí NVLTT
Để có thể thực hiện được nội dung hoàn thiện này,xí nghiệp cần tập hợp được chi phí NVLTT của tất cả các loại sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất trong các kỳ phân tích. Vì vậy đòi hỏi người làm công tác phân tích phải chỉ đạo cho nhân viên tập hợp chi phí NVLTT cho từng sản phẩm, và cho toàn bộ các sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất.
2.2 Nội dung phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành
Khi phân tích nội dung này người làm công tác phân tích cần tập hợp số liệu theo từng khoản mục chi phí như xí nghiệp đã làm , đồng thời có được số liệu về khối lượng sản phẩm hoàn thành của 2 kỳ phân tích.
2.3 Nội dung phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí NVLTT của sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la
Nội dung này không chỉ áp dụng cho phân tích sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la,nó có thể áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào mà xí nghiệp lựa chọn phân tích.Tuy nhiên, đòi hỏi người làm phân tích phải tính toán nhiều, xong viêc tính toán này mang lại hiệu quả cao vì thế xí nghiệp nên tiến hành phân tích.
2.4 Nội dung phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất trên 1000đ doanh thu
Để tiến hành phân tích nội dung này xí nghiệp phải phân công cho bộ phận kế toán trong xí nghiệp theo dõi chính xác số liệu, sản phẩm sản xuất trong năm. Đồng thời tập hợp chi phí sản xuất cụ thể cho từng mặt hàng để tính giá thành sản phẩm và theo dõi giá bán của tất cả các sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất.Tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất, tính đúng và tính đủ giá thành và theo dõi chi tiết giá bán của từng loại sản phẩm. Đây chính là cơ sở để có một kết quả chính xác về phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất trên 1000đ doanh thu.
Kết luận
Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp cơ khí 79 em đã tìm hiểu công tác phân tích nói chung cũng như công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng. Em nhận thấy rằng xí nghiệp đã thực sự chú trọng đến nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản phẩm nhằm mục tiêu quản lý tốt hơn chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.Với nội dung và phân tích hợp lý xí nghiệp đã đề ra những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến động của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm,từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong xí nghiệp.Qua thực trạng phân tích,cùng với kiến thức đã học trong trường Đại Học Thương Mại và với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Quang Hùng.Em đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trong việc hoàn thiện nội dung,phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong xí nghiệp cơ khí 79 thông qua cuốn luận văn tốt nghiệp này.
Tuy nhiên với vai trò là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm,cuốn luận văn của em cũng không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong sự đóng góp ý kiến của toàn thể các bạn đọc và của toàn thể các thầy cô giáo bộ môn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn chú kế toán trưởng và các cô chú trong phòng Kế toán –Tài chính của xí nghiệp cơ khí 79 cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Quang Hùng đã giúp em hoàn thiện cuốn luận văn này.
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2005.
Sinh viên.
Đỗ Thị Minh
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại –dịch vụ –Trường Đại Học Thương Mại –Chủ biên: PGS. TS: Trần Thế Dũng –TS. Nguyễn Quang Hùng –Ths.Lương Thị Trâm- NXB: ĐH Quốc Gia Hà Nội –Năm 2002
2. Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp -Chủ biên: PTS: Nguyễn Năng Phúc –Khoa Kế Toán - ĐHKTQD- NXB Thống kê -Năm 1997.
3. Giáo trình: Kế toán sản xuất.
Chủ biên: TS Đặng Thị Hoà - Khoa Kế Toán Tài chính- Đại Học Thương Mại. NXB: Đại Học Quốc Gia Hà Nội-Năm 2000.
4. Bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,sổ sách kế toán của Xí nghiệp cơ khí 79.
5. Luận văn của các khoá trước.
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34059.doc