Tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại tổng Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ: ... Ebook Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại tổng Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ
90 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại tổng Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta luôn đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng hiện đại, đời sống nhân dân đã từng bước được nâng lên, nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới tạo ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng hoạt động thương mại với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực, ngành nghề vào nước ta. Do vậy, nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên đã và đang đặt ra cho các Ngân hàng thương mại, công ty tài chính nhiều cơ hội và thách thức trong hoạt động cho vay. Họ là những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một lĩnh vực luôn ẩn chứa nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt cho vay đối với các dự án đầu tư có nhu cầu vốn lớn và thời gian vay vốn dài. Vì vậy, cho vay theo dự án là hoạt đông chứa đựng rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Chính vì lẽ vậy, cần thẩm định dự án trước khi ra quyết định cho vay. Hiện nay, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư ở các Ngân hàng thương mại, công ty tài chính còn chưa cao, nhiều dự án không phát huy được hiệu quả khi vào hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Trong suốt quá trình thực tập tại công ty tài chính công nghiệp tàu thủy, em nhận thấy rằng vai trò quan trọng của việc thẩm định tài chính dự án đầu tư trước khi ra quyết định cho vay. Vì vậy, em đã đi vào tìm hiểu và nghiên cứu sâu về đề tài: “Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại tổng công ty tài chính công nghiệp tàu thủy” và lựa chọn làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư
Chương 2: Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty tài chính công nghiệp tàu thủy
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lương thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính công nghiệp tàu thủy
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hồng Minh và toàn thể các cô chú, anh chị cán bộ công ty tài chính công nghiệp tàu thủy đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
CHƯƠNG 1 : NHƯNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐINH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Dự án của doanh nghiệp
1.1.1. Khái quát về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập trong nền kinh tế, chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và vận hành nền kinh tế. Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp: “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện một hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”.
Như vậy, cho dù với một quy mô lớn hay nhỏ, với một số vốn ít hay nhiều, doanh nghiệp dù ở bất cứ trong lĩnh vực nào của nền kinh tế, không phân biệt loại hình cũng đều hoạt động vì một mục tiêu cuối cùng đó là tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp.
Hướng tới mục tiêu đó, trong quá trình kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện hoạt động đầu tư. Có thể nói, đầu tư là một hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Hoạt động đầu tư này được thể hiện tập trung và rõ nét thông qua các dự án. Để có thể đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc tìm kiếm và lựa chọn các dự án. Nếu không có những ý tưởng mới và dự án mới , doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Hướng phát triển cho những sản phẩm mới, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm hay làm tăng khả năng thu lợi của sản phẩm hiện có là những vấn đề các nhà quản lý tài chính luôn tìm kiếm lời giải đáp.
Trong quá trình hình thành mới một doanh nghiệp thì hoạt động đầu tư càng thể hiện rõ vị trí không thể thiếu của nó. Để hình thành, doanh nghiệp có nhiều điều kiện, trong đó điều kiện quan trọng phải kể đến là về vốn đầu tư. Nhờ có vốn đầu tư mà nhà xưởng, trang thiết bi máy móc được hình thành, tạo cơ sở vật chất cho doanh nghiệp hoạt động. Mặt khác, vốn đầu tư còn được sử dụng đề mua sắm nguyên vật liệu đầu vào, trả lương cho người lao động trong chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên thực tế, tuỳ theo từng thời điểm và hoàn cảnh cụ thể cũng như tiềm lực tài chính của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể thực hiện những dự án lớn như xây mới cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, dự án thay mới dây chuyền công nghệ, dự án nghiên cứu triển khai một loại sản phẩm mới hay một dự án nhỏ hơn như trang bị thêm cho các nhân viên của doanh nghiệp những phương tiện làm việc hiện đại v.v…Tuy vậy, cho dù là quyết định đầu tư lớn hay nhỏ, với số vốn nhiều hay ít, ta cũng có thể chia hoạt động đầu tư của doanh nghiệp ra làm những loại sau :
Căn cứ theo cơ cấu tài sản đầu tư có các loại sau :
- Đầu tư tài sản cố định
Đây là các hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Loại đầu tư này bao gồm : đầu tư xây lắp, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư tài sản cố định khác. Các tài sản cố định được đầu tư có thể là tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình.
- Đầu tư tài sản lưu động
Đây là khoản đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Nhu cầu đầu tư tài sản lưu động phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh, vào nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp.
- Đầu tư tài sản tài chính
Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các tài sản tài chính như mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác. Hoạt động đầu tư tài chính ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu đầu tư và mang lại nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp.
Phân loại đầu tư theo cơ cấu tài sản đầu tư có thể giúp các nhà quản lý tài chính xây dựng một kết cấu tài sản thích hợp nhằm đa dạng hoá đầu tư, tận dụng được năng lực sản xuất và năng lực hoạt động, đồng thời nâng cao được hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Căn cứ theo tính chất dự án đầu tư :
-Dự án đầu tư mới: Là họat động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm hình thành các công trình mới. Thực chất trong đầu tư mới, cùng với việc hình thành các công trình mới, đòi hỏi có bộ máy quản lý mới.
-Dự án đầu tư chiều sâu: Là họat động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm cải tạo, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, dịch vụ; trên cơ sở các công trình đã có sẵn. Thực chất trong đầu tư chiều sâu, tiến hành việc cải tạo mở rộng và nâng cấp các công trình đã có sẵn, với bộ máy quản lý đã hình thành từ trước khi đầu tư.
-Dự án đầu tư mở rộng: Là dự án nhằm tăng cường nâng lực sản xuất – dịch vụ hiện có nhằm tiết kiệm và tận dụng có hiệu quả công suất thiết kế của năng lực sản xuất đã có.
Căn cứ theo mục đích đầu tư, có thể phân loại đầu tư thành đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu tư đổi mới sản phẩm, đầu tư đổi mới thiết bị, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm v.v…Việc phân loại này có thể giúp cho các nhà quản lý tài chính xác định hướng đầu tư và kiểm soát được tình hình đầu tư theo những mục tiêu đã định.
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp thực sự quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển của mình, nhưng trước khi ra quyết định đầu tư, doanh nghiệp không thể nào không xem xét đến những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động này. Nếu như không có sự đánh giá một cách kĩ lưỡng và toàn diện, rất có thể hoạt động này sẽ trở nên phản tác dụng.
Tất cả các ý tưởng đầu tư cũng như những nhân tố ảnh hưởng, liên quan tới quyết định đầu tư đều được thực hiện thông qua các dự án.
1.1.2. Dự án của doanh nghiệp
Dự án và đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là mối quan hệ nhân quả. Đầu tư phát triển là nguồn gốc ra đời của dự án. Ngược lại việc xây dựng và thực hiện các dự án sẽ kiểm nghiệm tính đứng đắn của quyết định đầu tư. Dự án được xem xét dưới nhiều giác độ khác nhau. Theo thời gian, quan niệm về dự án ngày càng phát triển, có người coi dự án là cách sử dụng các nguồn lực vào các mục đích sản xuất nhất định; Ngân hàng thế giới (một tổ chức tài chính quốc tế lớn nhất và có vai trò quan trọng trọng việc cung cấp vốn, viện trợ kinh tế – kĩ thuật, thúc đẩy đầu tư vào các nước đang phát triển thông qua các chương trình và dự án) đã xem dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí có liên quan với nhau, được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định. Cũng có người cho rằng : dự án là tập hợp các đối tượng được hình thành và hoạt động theo một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định . Với tư cách là người đầu tư, mối quan tâm hàng đầu và mục đích chủ yếu của đầu tư là kiếm lời, đây là một quá trình tìm kiếm rất khó khăn, vất vả. Để đạt được điều này, nhà đầu tư phải nghiên cứu chi tiết tất cả những vấn đề có liên quan ảnh hưởng đến tính sinh lời của công việc đầu tư đó.
Tóm lại, một cách tổng quát nhất, dự án được hiểu là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý tưởng đã đặt ra với nguồn lực và thời gian xác định.
Dự án được hình thành và phát triển với nhiều giai đoạn riêng biệt nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau, thậm chí đan xen nhau theo một tiến trình lôgíc. Mặc dù vậy, có thể nghiên cứu chúng một cách độc lập tương đối và trên các góc độ khác nhau để hiểu chúng một cách hệ thống hơn và toàn diện hơn. Thông thường một dự án bao gồm các giai đoạn sau: Xác định dự án; phân tích và lập dự án; duyệt dự án; thực hiện dự án; nghiệm thu, tổng kết và giải thể.
Giai đoạn xác định dự án : Đây là giai đoạn hình thành ý tưởng đầu tư. Trên cơ sở nghiên cứu thu thập thông tin về chiến lược phát triển kinh tế của cả nước, của từng ngành hay từng lĩnh vực, đồng thời dựa trên những nghiên cứu về thị trường trong hoặc ngoài nước, các ý tưởng đầu tư sẽ được đề xuất và lựa chọn một cách thận trọng.
Giai đoạn phân tích và lập dự án :Đây là giai đoạn nghiên cứu chi tiết ý tưởng đầu tư đã được đề xuất và lựa chọn trên mọi phương diện : thị trường, kĩ thuật, kinh tế – xã hội, tài chính, tổ chức quản lý. Những nội dung trên được thể hiện trong nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi dự án.
Trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, cần luận giải rõ : Những căn cứ về sự cần thiết phải đầu tư; lựa chọn hình thức đàu tư; chương trình sản xuất và các yếu tố cần thiết; địa điểm cụ thể phù hợp với quy hoạch xây dựng; phương án giải phóng mặt bằng; phương án kỹ thuật, công nghệ; phương án kiến trúc, xây dựng, thiết kế; tổng vốn, các nguồn vốn và nhu cầu theo tiến độ, phương án hoàn trả nợ; phương án quản lý lao động, tổ chức nhân sự vận hành dự án; thời gian khởi công và hoàn thành; các căn cứ pháp lý để tiến hành thực hiện và lập dự án; ảnh hưởng và tác động của dự án tới môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế- xã hội…
Sau khi phân tích dự án và lập dự án, vấn đề quan trọng tiếp theo là khâu thẩm định dự án. Đây là giai đoạn một lần nữa những luận chứng đưa ra trong khi lập dự án được kiểm tra và rà soát lại một cách kỹ lưỡng từ đó làm cơ sở đưa ra những quyết định phê duyệt dự án của các cơ quan có thẩm quyền.
Giai đoạn duyệt dự án : Đây là giai đoạn quyết định dự án có được chấp nhận hay không được chấp nhận. Tham gia duyệt dự án là một hội đồng gồm các thành viên liên quan như các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính và các thành phần khác. Mục đích của giai đoạn này là xác minh lại những kết luận được tổng hợp từ các giai đoạn truớc để đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu dự án được khẳng định là hiệu quả với mức chấp nhận được và khả thi thì hội đồng sẽ thông qua dự án và quyết định đầu tư. Thực chất giai đoạn này cũng mang tính chất thẩm định song ở giai đoạn cơ bản.
Giai đoạn 1
Nghiên cứu cơ hội đầu tư( hình thành ý tưởng đầu tư, bản giới thiệu cơ hội đầu tư, tìm đối tác đầu tư)
Giai đoạn 2
Nghiên cứu tiền khả thi( dự kiến quy mô vốn, thị trường, kỹ thuật, công nghệ, môi trường, tài chính, quản lý, nhân lực...)
Giai đoạn 3
Nghiên cứu khả thi ( hồ sơ thẩm định, hồ sơ phê duyệt)
Giai đoạn thực hiện dự án :Dự án được triển khai thực hiện khi bắt đầu giải ngân. Giai đoạn này bao gồm một số công đoạn : thi công xây dựng công trình, vận hành bước đầu dự án, dự án được sử dụng hết công suất và kết thúc dự án. Mặc dù giai đoạn thực hiện dự án được tiến hành trên cơ sở các giai đoạn chuẩn bị và phân tích, thẩm định thận trọng, song những khó khăn, rủi ro vẫn thường xảy ra. Do vậy, các nhà quản lý dự án phải giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện dự án để xử lý linh hoạt các vấn đề nảy sinh.
Giai đoạn 1
Xây dựng công trình dự án( chuẩn bị xây dựng, thiết kế chi tiết, xây lắp, nghiệm thu đưa vào họat động)
Giai đoạn 2
Dự án họat động( chương trình sản xuất, công suất sử dụng, giá tri còn lại vào năm cuối của dự án)
Giai đoạn nghiệm thu, tổng kết và giải thể : Giai đoạn này được tiến hành sau khi thực hiện dự án. Mục tiêu của giai đoạn nghiệm thu, tổng kết và giải thể là đánh giá một cách toàn diện những thành công và thất bại từ khi xác định, phân tích và lập dự án đến khi kết thúc thực hiện dự án; đặc biệt cần phân tích rõ các nguyên nhân thất bại để có các giải pháp khắc phục hữu hiệu khi quản lý các dự án tương tự khác trong tương lai.
Giai đoạn 1
Đánh giá dự án sau khi thực hiện (thành công, thất bại, nguyên nhân)
Giai đoạn 2
Thanh lý, phát triển dự án mới
Mặc dù, trong một dự án tồn tại rất nhiều giai đoạn cũng như một khối lượng công việc rất lớn và phức tạp nhưng một nội dung quan trọng nhất của dự án là phân tích tài chính dự án.
1.2 Thẩm định tài chính dự án
1.2.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án
Thẩm định tài chính dự án là quá trình tập hợp thông tin từ đó luận giải một cách có khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của dự án cũng như những rủi ro tài chính có thể xảy ra.
Trong công tác lập dự án, phân tích tài chính đóng góp một vai trò quan trọng và có một ý nghĩa nhất định. Thông qua phân tích tài chính dự án, các nhà phân tích có thể :
Cho chủ đầu tư và người đọc dự án có được một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của dự án, không chỉ đơn thuần là một kì sản xuất kinh doanh mà là khoảng thời gian dài từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc dự án.
Phân tích tài chính có thể đưa ra được những phương án tài chính khác nhau làm cơ sở cho chủ đầu tư hay nhà tài trợ lựa chọn phương án thích hợp và tối ưu nhất.
Phân tích tài chính với vai trò rà soát lại tất cả các nguồn lực đầu tư cho dự án từ đó có thể phát hiện ra những chỗ còn chưa hợp lý trong dự án để đề xuất cách khắc phục.
Phân tích tài chính làm nền tảng cơ sở để đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án, từ đó có thể đánh giá chính xác về tính khả thi của dự án.
Một bản phân tích tài chính tốt có thể thuyết phục được các nhà tài trợ bỏ vốn đầu tư vào dự án.
1.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án
Để đảm bảo tính chính xác, thuyết phục và khoa học, trong một dự án cho dù lớn hay nhỏ, phân tích tài chính cũng bao gồm một số nội dung chính sau :
1.2.2.1. Dự toán vốn đầu tư và nguồn tài trợ
Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Trong rất nhiều nhân tố đóng góp vào việc tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, người ta tin rằng một trong những nhân tố quan trọng nhất là các dự án mà doanh nghiệp thực hiện. Những dự án này nếu được triển khai tốt và mang lại hiệu quả cao thì sẽ làm cho giá trị doanh nghiệp không ngừng tăng lên.
Nếu như ta xem xét giá trị doanh nghiệp là một hàm của các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định hoạt động thì giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng cách :
Giá trị DN = Giá trị Vốn chủ sở hữu + Giá trị nợ
Tuy nhiên, muốn cho các dự án được thực hiện thì cần phải có vốn đầu tư (được hình thành từ các nguồn khác nhau).
Vốn đầu tư của dự án là tổng số tiền được chi tiêu để hình thành nên các tài sản cố định và tài sản lưu động cần thiết. Những tài sản này sẽ được sử dụng trong việc tạo ra doanh thu, chi phí, thu nhập suốt vòng đời hữu ích của dự án. Như vậy, trong bước lập dự toán cho dự án người phân tích dự tính được tổng mức đầu tư vào tài sản cố định (thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư) và tài sản lưu động; các nguồn này được hình thành từ nguồn vốn chủ hay nguồn nợ của dự án. Việc xác định chi tiết đơn giá từng hàng mục tài sản sẽ làm cơ sở để dự toán một tổng mức đầu tư chính xác.
Tuy nhiên vốn trong một dự án thường được sử dụng và hoàn trả trong một thời gian dài, hơn nữa, đối với những dự án lớn, cơ cấu vốn và khái toán chi tiêu rất phức tạp. Nếu như không có quá trình phân tích kỹ lưỡng để đưa ra một mức vốn đầu tư tối ưu, rất có thể dự án sẽ không đạt được hiệu quả về mặt tài chính. Vì thế, khi ra quyết định đầu tư, doanh nghiệp hay chủ dự án cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các căn cứ lập dự toán như : chính sách kinh tế; thị trường và cạnh tranh; chi phí tài chính; tiến bộ khoa học kĩ thuật và cuối cùng là khả năng tài chính của doanh nghiệp để có thể dự toán được một tổng mức đầu tư tối ưu.
1.2.2.2. Xác định dòng tiền của dự án
Dòng tiền của dự án được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kì của dự án. Nếu ta lấy toàn bộ khoản tiền thu được trừ đi khoản tiền đã chi ra thì khoảng chênh lệch này đuợc định nghĩa là dòng tiền của dự án tại các mốc thời gian khác nhau (thường là từng năm). Dòng tiền của dự án có thể dương và cũng có thể âm.
Do tiền có giá trị thời gian nên chúng ta không thể đem so sánh dòng tiền phát sinh ở các thời điểm khác nhau với nhau mà phải qui chúng về một mốc thời gian để so sánh bằng cách sử dụng lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, dòng tiền là một khái niệm hoàn toàn khác với lợi nhuận kế toán. Các nhà kế toán xác định thu nhập, chi phí dựa trên cơ sở đã được chấp nhận. Trong khi đó, để đánh giá các dự án, nhà quản trị tài chính chỉ cần xác định khoản thu nhập hay chi tiêu đó là có thật có nghĩa là có sự xuất hiện dòng tiền.
Dòng tiền bao gồm có dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án. Dòng tiền vào (CIF) phản ánh các khoản tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của dự án. Dòng tiền ra (COF) phản ánh các khoản tiền chi ra hằng năm phát sinh từ việc vận hành dự án, hay nói cách khác, nó phản ánh các luồng tiền chi ra để mua sắm tài sản, các khoản chi phí của dự án. Trong dòng tiền ra của dự án, chi phí chìm bị loại bỏ, tuy nhiên chi phí cơ hội vẫn được tính vào dòng tiền.
Dòng tiền vào (CIF) của dự án gồm có
Thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án
Thu từ các hoạt động tài chính
Thu khác
Dòng tiền ra (COF) của dự án gồm có
Các khoản chi cố định : mua sắm máy móc thiết bị, chi phí sửa chữa bảo quản thường xuyên…
Các khoản chi biến đổi : Chi phí nguyên, nhiên liệu, tiền lương nhân công…
Các khoản chi tài chính : Chi phí mua bảo hiểm, lãi vay phải trả…
Các khoản chi khác
Chênh lệch giữa dòng ra và dòng vào của dự án chính là dòng tiền ròng (NCF) của dự án, là cơ sở để tính hiệu quả kinh tế của dự án
NCF = CIF – COF
Trong đó :
NCF là dòng tiền ròng
CIF là dòng tiền vào của dự án
COF là dòng tiền ra của dự án
Theo quan điểm chủ đầu tư có nghĩa là dòng tiền vay được đưa toàn bộ vào dòng tiền của dự án, NCF năm 0 bao giờ cũng là số tiền vốn của chủ sở hữu.
à NCF0 = Số tiền của chủ sở hữu
Đây là một dòng chi ra của chủ đầu tư, vì thế NCF0 có độ lớn bằng số tiền của chủ sở hữu đầu tư vào dự án nhưng mang giá trị âm.
Ta có công thức tính NCFt qua các trường hợp :
+ Trong trường hợp toàn bộ tổng số vốn đầu tư cho dự án được huy động từ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
NCFt = CIFt – COFt = DT – CP (chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, khấu hao) – Thuế TNDN + Khấu hao TSCĐ = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao TSCĐ
+ Trong trường hợp toàn bộ tổng số vốn đầu tư cho dự án là vốn vay :
NCFt = CIFt – COFt = DT – CP (chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, khấu hao, lãi vay đã tính vào giá thành) – thuế TNDN + KHTSCĐ - Trả gốc = Lợi nhuận sau thuế + KHTSCĐ - trả gốc
+ Trong trường hợp cơ cấu vốn đầu tư bao gồm một phần vốn tự có và một phần vốn vay :
NCFt = CIFt – COFt = DT – CP (chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, khấu hao, lãi vay đã tính vào giá thành) – thuế TNDN + KHTSCĐ - Trả gốc = Lợi nhuận sau thuế + KHTSCĐ - trả gốc
+ Trong trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản, doanh nghiệp không phải theo dõi khấu hao tài sản cố định trong dòng tiền và tiền thuê tài sản bao gồm trong chi phí hợp lý nên NCFt được tính như sau :
NCFt = CIFt – COFt = DT – CP – Thuế TNDN = Lợi nhuận sau thuế
Đối với nhiều dự án, năm cuối cùng thường xuất hiện thêm một dòng tiền nữa, đó là dòng thu hồi tài sản (bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động ròng). Dòng tiền này thường được cộng gộp với dòng tiền năm cuối để làm cơ sở tính NPV. Dòng tiền thu hồi tài sản được xác định bằng chênh lệch giữa dòng thu và dòng chi từ hoạt động thanh lý tài sản.
Phân tích dòng tiền của dự án thực sự là một nội dung quan trọng trong phân tích tài chính dự án. Nó là hoạt động chiếm phần lớn thời gian cũng như nội dung công việc của quá trình phân tích. Từ việc đánh giá các nhân tố cấu thành nên doanh thu và chi phí của dự án đến tổng hợp chúng lại thành những dòng thu và chi của dự án, dòng trả nợ, dòng khấu hao tài sản cố định…
1.2.2.3. Lãi suất chiết khấu
Xuất phát của việc cần thiết phải đưa lãi suất chiết khấu vào tính toán trong dự án được bắt nguồn từ nguyên lý giá trị thời gian của tiền. Đồng tiền xuất hiện vào ngày hôm nay sẽ có giá trị cao hơn đồng tiền đó vào một thời điểm trong tương lai, nguyên nhân của sự mất giá này là do :
Do sự mất giá của tiền tệ (lạm phát)
Chi phí cơ hội của tiền
Khả năng rủi ro mất vốn
Lãi suất chiết khấu chính là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với một dự án, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền về một thời điểm trong việc xác định giá trị hiện tại ròng của dự án.
Trong công thức tính NPV, ta có :
NPV = NCF0 + ∑NCFt/(1+i)t
Trong đó :
NPV là giá trị hiện tại ròng
NCF0 là vốn đầu tư ban đầu vào dự án, do là khoản đầu tư luồng tiền ra nên NCF0 mang dấu âm.
i chính là lãi suất chiết khấu của nhà đầu tư.
Như vậy, trong phân tích tài chính dự án, lãi suất chiết khấu của dự án được dùng để chiết khấu các dòng tiền xuất hiện trong các năm về năm 0, làm cơ sở tính NPV và phân tích hiệu quả tài chính cho dự án.
1.2.2.4. Xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án.
a) Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV)
Phân tích tài chính một dự án là phân tích căn cứ trên các dòng tiền của dự án. Sau khi tính đến các yếu tố, chúng ta có thể xây dựng được một dãy các dòng tiền trong các năm của dự án như sau :
Năm
0
1
2
…
t
dòng tiền
NCF0
NCF1
NCF2
…
NCFt
Đối với các dự án thông thường, NCF0 là chi phí đầu tư ban đầu, còn lại là dòng tiền ròng do dự án mang lại trong các năm hoạt động.
Trên cơ sở các dòng tiền được dự tính, các chỉ tiêu về tài chính được tính toán làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư.
Giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền dự tính dự án mang lại trong thời gian kinh tế của dự án và giá trị đầu tư ban đầu. Do vậy, chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng lên (NPV dương) hoặc giảm đi (NPV âm) nếu dự án được chấp nhận.
Công thức tính toán giá trị hiện tại ròng (NPV) như sau :
NPV = NCF0 + NCF1/(1+i) + NCF2/(1+i)2 + NCF3/(1+i)3 +….+ NCFt/(1+i)t
Dự tính dòng tiền đầu tư ban đầu : tức là luồng tiền tại thời điểm 0 của dự án. NCF0 là dòng tiền ra của dự án nên nó luôn mang dấu âm. NCF0 bao gồm các khoản đầu tư vào tài sản, tạo ra tài sản của dự án. Nó có thể dưới dạng tiền sẵn sàng cho dự án hoạt động, tạo ra tồn kho, mua sắm tài sản cố định . Đó là các khoản chi tiêu cho dự án hoạt động . Trong thực tế, nó bao gồm các khoản chi tại các thời điểm khác nhau trong giai đoạn đầu của dự án. Để đơn giản trong tính toán ta coi tất cả các khoản chi đó vào một thời điểm ban đầu của dự án.
Giá trị hiện tại ròng là một chỉ tiêu cơ bản được sử dụng trong phân tích dự án. Một số nhà phân tích tài chính cho đây là chỉ tiêu chính tốt nhất giúp cho việc ra quyết định đầu tư. NPV dương có nghĩa là dự án có lãi. NPV = 0 chứng tỏ dự án chỉ đạt mức hoà vốn. Dự án có NPV âm tức là dự án bị lỗ.
Căn cứ vào ý nghĩa của chỉ tiêu NPV dự án được chấp nhận khi có NPV dương và lớn nhất nếu như có nhiều hơn một phương án có NPV dương.Các nhà thẩm định thường dựa trên con số này để ra quyết định phê duyệt dự án.
Chỉ tiêu NPV có những ưu điểm sau :
Phản ảnh được đầy đủ các khía cạnh của chi phí và kết quả của dự án
Tính đến giá trị thời gian của tiền
Hiệu quả dự án được biểu hiện bằng một đại lượng tuyệt đối, cho phép đánh giá được quy mô lợi ích của dự án. Dự án chỉ được chấp nhận khi NPV >= 0; NPV càng lớn thì dự án càng tốt nếu chỉ xét đơn thuần khả năng sinh lợi, nhất là khi lựa chọn nhiều dự án.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì chỉ tiêu NPV cũng có một số nhược điểm sau :
NPV chỉ là một chỉ tiêu tuyệt đối, nó không phản ánh được mức độ sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Có thể một dự án có NPV nhỏ hơn dự án khác nhưng hiệu quả tương đối của nó (tức là lợi nhuận thu được trên một đồng vốn ) lại cao hơn.
Không tính tới sự khác biệt về thời gian hoạt động dự án. Một dự án có NPV cao hơn tuy nhiên thời gian hoạt động của nó mất rất nhiều năm cũng chưa chắc có tính khả thi bằng một dự án có NPV nhỏ hơn nhưng thời gian hoạt động của nó lại ngắn hơn rất nhiều.
Độ chính xác của NPV phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn lãi suất chiết khấu i. Đây là một chỉ số có tính nhạy cảm và rất khó khăn để xác định chính xác.
Chính vì những nhược điểm này của chỉ tiêu NPV nên khi phân tích tài chính dự án, người ta thường sử dụng thêm chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) nhằm đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả tài chính của dự án.
b) Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0. Đối với khoản đầu tư một kì, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ được tính theo phương trình sau :
NPV = NCF0 + NCF1/(1+ IRR) = 0
Đối với dự án đầu tư có thời gian là t năm, phương trình trên trở thành :
NPV = NCF0 + NCF1/(1 + IRR) + NCF2/(1 + IRR)2 + ….+ NCFt/(1+ IRR)t = 0
IRR phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, nó cho ta biết tỷ lệ sinh lời hàng năm trên một đồng vốn đầu tư, chưa tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Tức là nếu như chiết khấu các luồng tiền theo IRR, PV sẽ bằng đầu tư ban đầu C0. Hay nói cách khác, nếu chi phí vốn bằng IRR, dự án sẽ không tạo thêm được giá trị hay không có lãi.
Từ phân tích trên, ta dễ dàng nhận thấy rằng, nếu IRR lớn hơn chi phí vốn ( tỷ lệ chiết khấu của dự án) thì dự án được coi là có tính khả thi, trường hợp này tương đương với dự án có NPV dương. Ngược lại, nếu như IRR nhỏ hơn chi phí vốn thì dự án sẽ không được chấp nhận. Đối với một tập hợp các dự án phụ thuộc với nhau thì ta sẽ lựa chọn các dự án có IRR lớn hơn chi phí vốn và IRR max. Các nhà thẩm định sẽ căn cứ vào nguyên tắc trên để đánh giá dự án.
Tuy rằng trong quá trình tính IRR, ta không sử dụng tới lãi suất chiết khấu nhưng không vì thế mà ta bỏ qua tỷ lệ này vì khi xem xét quyết định phê duyệt một dự án thì căn cứ để so sánh với IRR chính là tỷ lệ chiết khấu. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ có những ưu nhược điểm sau : về ưu điểm, IRR cho biết tỷ lệ sinh lời trên một đồng vốn đầu tư, có tính tới giá trị thời gian của tiền. Về nhược điểm, một dự án rất dễ dẫn tới IRR đa trị, có nghĩa là cùng tồn tại một lúc nhiều hơn một giá trị của IRR làm cho NPV bằng 0. Điều này gây khó khăn trong quá trình đánh giá hiệu quả của dự án.
Chính vì nhược điểm trên của IRR nên trong quá trình phân tích tài chính dự án người ta thường coi trọng chỉ tiêu NPV hơn bởi nó là cơ sở để các nhà thẩm định phê duyệt dự án.
c) Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP)
Vốn đầu tư được thu hồi như thế nào, trong vòng bao nhiêu năm cũng là mối quan tâm của các nhà đầu tư. Bởi lẽ các nhà đầu tư đều muốn thu hồi vốn nhanh. Cùng với các chỉ tiêu khác như nhau, dự án có thời gian thu hồi vốn nhanh thì càng có mức rủi ro của việc thu hồi vốn càng thấp.
Thời gian thu hồi vốn(PP) là thời gian mà tổng các luồng tiền thu được từ dự án bằng tổng vốn đầu tư ban đầu.
Hiện nay, một số nhà phân tích đầu tư còn còn sử dụng một chỉ tiêu thời gian hoàn vốn sau khi đã tính đến yếu tố thời gian của tiền. Chỉ tiêu này được gọi là thời gian thu hồi vốn có tính đến chiết khấu. Thực chất đây là việc tính toán thời gian thu hồi vốn căn cứ theo giá trị hiện tại của các luồng tiền. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn mắc phải một số nhược điểm cơ bản của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, vì nó không quan tâm đến các luồng tiền sau thời gian thu hồi vốn. Và do vậy có thể bỏ qua các cơ hội đầu tư tốt.
1.2.2.5. Thẩm định rủi ro của dự án
Rủi ro của dự án được hiểu một cách chung nhất là khả năng mà một sự kiện không có lợi nào đó xuất hiện. Đối với dự án, thường có ba loại rủi ro chủ yếu sau đây :
Rủi ro loại 1 : Đây là loại rủi ro riêng của chính bản thân dự án tức là rủi ro của một tài sản khi nó là tài sản duy nhất của doanh nghiệp. Rủi ro này được đo bằng sự biến thiên lợi tức của dự án. Rủi ro này được xác định bằng hệ số biến thiên lợi tức dự kiến của dự án. Ví dụ, một dự án dự kiến đạt được một mức lợi tức là 10%, tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ này có thể biến đổi trong một khoảng từ -10% tới 30%.
Rủi ro loại 2 : Rủi ro này thể hiện ở sự ảnh hưởng của dự án đối với rủi ro của doanh nghiệp. Rủi ro này được đo bằng sự tác động của dự án đối với sự biến thiên thu nhập của doanh nghiệp.
Rủi ro loại 3 : Đây là rủi ro của dự án được đánh giá từ quan điểm của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Đó là phần rủi ro của dự án mà không thể loại bỏ được bằng việc đa dạng hoá đầu tư. Rủi ro này được đo lường thông qua hệ số bêta của dự án. Hệ số bêta của dự án càng lớn thì mức độ rủi ro loại ba càng lớn và khi đó, để làm cho lợi tức của các nhà đầu tư không đổi , lợi tức của dự án mới phải cao tương xứng với hệ số bêta của ._.nó.
Có thể thấy rằng, ba loại rủi ro này có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau bởi chúng ảnh hưởng tới ba cấp độ khác nhau : của bản thân dự án, giữa các dự án với nhau và của cả doanh nghiệp trên thị trường. Vì thế, nếu có sự ảnh hưởng tới cấp độ nào của rủi ro sẽ dễ dàng tạo ra một hiệu ứng lan truyền cho các loại rủi ro còn lại. Ví dụ : một doanh nghiệp gặp phải rủi ro loại ba, giá trị cố phiểu của doanh nghiệp trên thị trường giảm sút, uy tín của doanh nghiệp cũng bị giảm theo, kéo theo những tác động xấu tới các dự án của doanh nghiệp (rủi ro loại 2) và từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới dự án mới của doanh nghiệp (rủi ro loại 1).
Để tiến hành đánh giá rủi ro của dự án, người ta thường sử dụng hai phương pháp sau : phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp phân tích tình huống.
a) Phương pháp phân tích độ nhạy
Phân tích về mặt lý thuyết cũng như trên thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động đến dòng tiền của dự án. Các yếu tố tác động đến dòng tiền được thiết lập trên cơ sở của sự phân bố xác suất và tính kì vọng toán chứ không phải biết chúng một cách chắc chắn. Và như vậy, khi một biến quan trọng như doanh thu thay đổi sẽ dẫn đến dòng tiền thay đổi rất lớn và khi đó giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) sẽ thay đổi. Thực hiện phương pháp phân tích độ nhạy là chỉ ra chính xác các chỉ tiêu tài chính thay đổi như thế nào khi các biến đầu vào thay đổi. Người phân tích thường cho một số yếu tố trong dòng tiền thay đổi và từ đó thấy được kết quả của sự thay đổi ở NPV và IRR. Trong quá trình phân tích độ nhạy, có thể chỉ có một biến đầu vào thay đổi, cũng có thể nhiều biến đầu vào cùng thay đổi một lúc, khi đó quá trình đánh giá độ nhạy của dự án trở nên phức tạp hơn nhiều.
b) Phương pháp phân tích tình huống
Phương pháp phân tích độ nhạy ở trên là một phương pháp phân tích rủi ro phổ biến nhất đối với các nhà phân tích dự án. Tuy nhiên, ta cũng có thể đánh giá rủi ro của dự án qua việc sử dụng nguyên tắc toán xác suất để dự tính độ rủi ro.
Đôí với rủi ro loại 1, ta có thể đánh giá độ rủi ro như sau :
Giả sử sẽ có 3 tình huống xảy ra đối với dự án khi hoạt động, cụ thể :
Tình huống
Xác suất (Pi)
NPV
Phương án xấu nhất
a
NPVa
Phương án chuẩn
b
NPVb
Phương án tốt
c
NPVc
Với điều kiện a+ b+ c = 1
Với số liệu ở trên ta có :
NPVdk (dự kiến) = åPiNPVi
NPV = [å Pi(NPVi – NPVdk)2]1/2
Hệ số biến thiên :
CVNPV = NPV/NPVdk
So sánh hệ số biến thiên này với hệ số biến thiên của dự án trung bình doanh nghiệp để xác định rủi ro tương đối của dự án đang xem xét và hệ số biến thiên càng lớn thì rủi ro của dự án đang xem xét cũng càng lớn. Chủ đầu tư sẽ kì vọng ở một mức hệ số biến thiên nhất định nào đó (thường là =1), nếu vượt quá mức hệ số này, dự án được coi là có mức độ rủi ro quá lớn, gây khó khăn cho việc ra quyết định lựa chọn.
Đối với rủi ro loại 2 ta có thể đánh giá như sau :
Doanh nghiệp có thể dự đoán một mức xác suất khi điều kiện xấu xảy ra là a, NPV trong trường hợp này có giá trị là NPVx từ đó tính ra được tỷ suất lơi tức kì vọng = rx; xác xuất xảy ra điều kiện tốt cho doanh nghiệp cho một mức NPVt từ đó tính ra một mức tỷ suất lợi nhuận kì vọng là rt. ta có mức lợi nhuận kì vọng trung bình là :
rtb =a x rx + (1 – a) x rt
Nếu như rtb > lợi nhuận kì vọng của chủ đầu tư khi chưa có dự án thì dự án sẽ được các cổ đông chấp nhận vì nó đã không làm giảm mức lợi tức dành cho cổ đông của doanh nghiệp.
Trên đây là những nội dung cơ bản nhất trong phân tích tài chính dự án, song phân tích tài chính chỉ có ý nghĩa khi nó được tiến hành với chất lượng tốt. Đây thực sự là một vấn đề còn khá mới mẻ và tương đối trìu tượng trong quá trình tiếp cận.
1.3. Chất lượng phân tích tài chính dự án
1.3.1. Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án
Chất lượng là một khái niệm tương đối trìu tượng, mỗi người có thể hiểu nó theo một cách khác nhau. Theo quan điểm của hệ thống quản lý chất lượng ISO : Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu. Từ định nghiã trên, cã thÓ nhËn thÊy :
Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu.
Do chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.
Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu cụ thể.
- Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng trong quá trình sử dụng.
- Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá như ta vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng còn áp dụng cho mọi thực thể, đó có thể là sản phẩm hay một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con người.
Trªn c¬ së ®Þnh nghÜa chung vÒ chÊt lîng, cã thÓ nªu kh¸i qu¸t kh¸i niÖm vÒ chÊt lîng ph©n tÝch tµi chÝnh dù ¸n nh sau : ChÊt lîng thẩm định tµi chÝnh dù ¸n lµ mét tËp hîp c¸c tiªu chÝ bao gåm c¸c néi dung ph©n tÝch tµi chÝnh, quy tr×nh ph©n tÝch vµ kÜ thuËt ph©n tÝch dù ¸n ®¸p øng ®îc yªu cÇu vµ môc tiªu ®Æt ra. TÊt nhiªn, cho dï rÊt khã cã thÓ x¸c ®Þnh gi¸ trÞ s¶n phÈm dÞch vô vµ ®a ra nh÷ng tiªu chuÈn ®Þnh lîng mét c¸ch chÝnh x¸c nhng vÉn cÇn ph¶i thiÕt lËp nh÷ng tiªu chÝ ®Ó ®¸nh gi¸ chÊt lîng cho nã bëi tÊt c¶ c¸c s¶n phÈm hµng ho¸ hay dÞch vô còng ®Òu híng tíi môc tiªu cuèi cïng lµ sù hµi lßng cña kh¸ch hµng vµ uy tÝn cña s¶n phÈm trªn thÞ trêng.
§èi víi thẩm định tµi chÝnh dù ¸n, mét dù ¸n cã chÊt lîng thẩm định tµi chÝnh tèt cã nghÜa lµ dù ¸n ®ã khi ®îc thùc hiÖn trong t¬ng lai sÏ diÔn biÕn theo ®óng nh÷ng g× mµ nhµ ph©n tÝch ®· nhËn ®Þnh trong phÇn tµi chÝnh, c¶ vÒ vèn ®Çu t, doanh thu, chi phÝ, lîi nhuËn, sè n¨m hoµn vèn thùc tÕ hay x¸c xuÊt rñi ro x¶y ra khi thùc hiÖn dù ¸n…Mét dù ¸n sau khi kÕt thóc, ®îc nh×n nhËn vµ ®¸nh gi¸ l¹i, nÕu nh lîi nhu©n ®em l¹i hay c¸c môc tiªu kh¸c mµ dù ¸n kh«ng ®¹t ®îc nh trong ph©n tÝch lóc ban ®Çu còng cha h¼n lµ ®· cã sù sai lÖch trong ph©n tÝch tµi chÝnh. Nguyªn nh©n cña sù kh«ng thµnh c«ng nµy cã thÓ phÇn nhiÒu do kh¶ n¨ng qu¶n lý vµ vËn hµnh cña dù ¸n. Tuy nhiªn, ®iÓm khëi ®Çu lµ mét ph¬ng ph¸p ph©n tÝch tµi chÝnh cã hiÖu qu¶ sÏ gióp cho dù ¸n vËn hµnh tèt h¬n rÊt nhiÒu.
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng phân tích tài chính dự án
Để đánh giá chất lượng phân tích tài chính dự án, có thể đề cập tới những tiêu chí chủ yếu sau :
1.3.2.1. Thời gian hoàn thành phân tích đúng tiến độ
Tuỳ theo từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, có thể đặt ra một chuẩn mực thời gian cho phân tích. Ví dụ đối với các dự án nhóm A sẽ phải đạt được yêu cầu về thời gian là bao lâu, tương tự đối với nhóm B và nhóm C. Hoặc cũng có thể đặt ra chỉ tiêu thời gian cho các khâu phân tích như thời gian cho việc phân tích cơ cấu vốn, thời gian tập hợp doanh thu chi phí để xác định dòng tiền, thời gian đánh giá rủi ro dự án…
1.2.3.2. Quy trình phân tích tài chính dự án khoa học và chặt chẽ
Chất lượng phân tích tài chính còn được đánh giá thông qua một hệ thống phân tích được sắp xếp lôgíc, khoa học, các nội dung phân tích được xem xét một cách kĩ lưỡng, đầy đủ các yếu tố :
+ Tổng hợp tổng mức đầu tư của dự án
Tổng mức đầu tư phần xây lắp ( đã bao gồm VAT)
Tổng mức đầu tư phần thiết bị ( đã bao gồm VAT)
Nguồn dự phòng
Chi phí tài chính : Chi phí trả lãi vay trong thời gian đầu tư; phí bảo lãnh tín dụng, phí bảo hiểm…
Các chi phí khác như : phí tư vấn; phí khảo sát đầu tư; kinh phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi; báo cáo tiền khả thi; chi phí giám sát thi công ; chi phí kiểm toán…Và các hạng mục chi phí khác được quy định trong Nghị định 52/NĐ-CP.
+ Phân tích cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho dự án
Cơ cấu nguồn tài trợ
Lãi suất
WACC
+ Lập bảng kế hoạch trả nợ cho các nguồn tài trợ
Phương pháp trả nợ cho từng nguồn
So sánh và đánh giá các phương thức trả nợ để có một phương án trả nợ tối ưu.
+ Lên kế hoạch đầu tư và kế hoạch sử dụng vốn theo tiến độ
Lên kế hoạch thực hiện dự án
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho từng giai đoạn thực hiện dự án
+ Tổng hợp doanh thu của dự án
Dự đoán công suất và sản lượng
Tính toán mức giá thành có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường
+ Tập hợp chi phí
Chi phí cố định
Chi phí biến đổi
Lãi vay tính vào giá thành
Khấu hao tài sản cố định
Chi phí khác
+ Bảng tính toán lợi nhuận của dự án qua các năm.
+ Bảng tổng hợp các khoản phải nộp cho nhà nước.
+ Tổng hợp các dòng thu , dòng chi và dòng tiền qua các năm của dự án.
+ Phân tích khả năng trả nợ của chủ đầu tư và khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.
+ Tính toán các chỉ tiêu tài chính của chủ đầu tư và của dự án.
+ Mô hình hoá bằng đồ thị các chỉ tiêu tài chính tính toán được.
+ So sánh sự biến thiên các chỉ tiêu hiệu quả của dự án qua các năm dựa trên cơ sở tính toán so với các dự án khác đã thực hiện của chủ đầu tư hay với các chỉ tiêu của ngành
+ Đánh giá độ nhạy của dự án. Độ nhạy thường được đánh giá dựa trên sự biến đổi của doanh thu dự án khi giá thành sản phẩm biến đổi hoặc hiệu suất sản xuất thay đổi hoặc sự biến đổi chi phí do giá cả nguyên vật liệu đầu vào thay đổi.
+ Kết luận dựa trên các kết quả tính toán.
Dự án có tính khả thi với các chỉ tiêu NPV, IRR, khả năng trả nợ của dự án.
Dự án không có tính khả thi : nguyên nhân và biện pháp khắc phục
1.3.2.3. Tối thiểu hoá chi phí tiến hành phân tích tài chính dự án
Chi phí bỏ ra cho việc phân tích tài chính là một vấn đề hết sức quan trọng. Phân tích tài chính cũng giống như các hoạt động tài chính ngân hàng khác là một hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ, lượng chi phí bỏ ra cho phân tích ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và giá cả của dịch vụ, đồng thời cũng phản ánh chất lượng của dịch vụ đó. Nếu như hai bản phân tích tài chính có chất lượng như nhau nhưng mức giá cả khác nhau, rõ ràng khách hàng sẽ lựa chọn hợp tác với đơn vị phân tích tài chính có mức giá thấp hơn. Tối thiểu hoá chỉ phí có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường, đem lại lợi nhuận cho tổ chức.
Trước mắt, quy trình phân tích tài chính khoa học và chặt chẽ là một nhân tố có thể nói là quan trọng nhất, tuy nhiên, theo thời gian, khi mà các tổ chức tư vấn ngân hàng tài chính đều đạt được một chất lượng phân tích tài chính tốt như nhau thì vần đề chi phí sẽ được đặt lên hàng đầu.
1.3.2.4. Số lượng các dự án hoạt động có hiệu quả
Trong phân tích, người phân tích luôn cố gắng dự tính một cách chính xác những sự kiện xảy ra khi dự án đi vào hoạt động trong tương lai, cả về lợi nhuận của dự án hay những khả năng xảy ra rủi ro. Vì vậy, tiêu chí này trực tiếp phản ánh chất lượng của việc phân tích tài chính dự án. Nó chính là kết quả chính xác nhất phản ánh chất lượng của quá trình phân tích tài chính ban đầu. Số lượng các dự án hoạt động có hiệu quả càng nhiều chứng tỏ chất lượng của phân tích tài chính dự án càng cao. Đây là chỉ tiêu mà các nhà ngân hàng, các nhà quản lý và toàn bộ nền kinh tế thường xuyên quan tâm hơn cả. Nó chính một bản báo cáo sát thực và đầy đủ nhất về chất lượng phân tích tài chính dự án của đơn vị hay doanh nghiệp thực hiện ra bên ngoài.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án
Chất lượng phân tích tài chính dự án được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu tiêu chuẩn đưa ra ở trên. Tuy nhiên, không phải tự nhiên các dự án khi phân tích theo quy trình trên sẽ đạt được chất lượng tốt. Bên cạnh những yêu cầu cần đạt được của dự án và của người phân tích thì chất lượng của phân tích tài chính dự án còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác nhau, ta có thể tạm thời phân các nhân tố này thành 2 loại : nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan
1.3.3.1. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan thuộc về nhóm nhân tố của doanh nghiệp tiến hành phân tích dự án. Nhiều khi, chính những tác nhân ảnh hưởng này đã làm cho chất lượng của việc phân tích không cao được như mong đợi. Các nhân tố đó là :
Trình độ của cán bộ phân tích
Nhân tố này liên quan nhiều tới kĩ thuật tính toán và đánh giá của người phân tích. Cũng cùng cho ra một kết luận chính xác về tính hiệu quả của dự án nhưng có người làm theo cách này, có người làm theo cách khác. Những người có một phương pháp phân tích có trình tự, khoa học, kỹ thuật tính toán tốt sẽ cho một kết quả chính xác với lượng thời gian ngắn hơn nhiều. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình phân tích khoa học, chặt chẽ trong hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng. Nếu như người phân tích có một phương pháp nghiên cứu khoa học thì thời gian phân tích sẽ được rút ngắn, cách thức bố trí và trình bày một bản phân tích chuyên nghiệp và giàu sức thuyết phục, đặc biệt, khi phát hiện ra sai sót trong quá trình phân tích, người phân tích có thể dễ dàng điều chỉnh lại một cách có hệ thống. Ngược lại, người phân tích sẽ rất mất thời gian trong phân tích bởi việc sắp xếp và trình tự phân tích không khoa học, thậm chí phải phân tích và rà soát lại nhiều lần. Hơn nữa, sự không khoa học trong cách phân tích sẽ gây khó khăn trong việc điều chỉnh những sai sót hoặc bổ xung các yếu tố còn thiếu xót.
Chất lượng thông tin thu thập
Người phân tích phải thu thập rất nhiều thông tin liên quan tới dự án, từ đó dựa trên những thông tin này để đưa ra những giả thuyết trong đánh giá hiệu quả dự án. Quá trình thu thập thông tin cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng phân tích tài chính dự án. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới tính cải tiến trong các tiêu chí đánh giá chất lượng. Chất lượng về thông tin được đảm bảo khi người phân tích tìm kiếm số liệu từ những nguồn cung cấp có chất lượng, có được giải trình cho sự xuất hiện của các con số. Sau khi thu thập thông tin, quá trình xử lý dữ liệu của người phân tích cũng sẽ được thể hiện ở kết quả chất lượng phân tích. Nếu như thao tác tốt trong quá trình xử lý thông tin, chất lượng của bản phân tích sẽ được nâng cao hơn bởi các dữ liệu được đưa vào phân tích được xác minh và bảo đảm tính cập nhật, tránh được những sai xót trong phân tích do xử lý dữ liệu đầu vào. Trái lại, một dự án được phân tích kĩ lưỡng tới đâu cũng không tránh khỏi chất lượng kém do bản thân những dữ liệu đầu vào làm nguyên liệu cho quá trình phân tích sai lệch hoặc không có cơ sở. Vì thế, vai trò của việc thu thập và xử lý thông tin có tác động rất lớn tới chất lượng phân tích
- Tổ chức phân tích tài chính
Trong rất nhiều trường hợp, có những dự án với quy mô lớn và vô cùng phức tạp đòi hỏi phải huy động rất nhiều người cùng phối hợp với nhau. Việc bố trí sắp xếp nhân sự và hình thức quản lý không tốt sẽ gây nên sự không thống nhất giữa nhiều người, ảnh hưởng tới chất lượng chung của công việc. Tổ chức phân tích tài chính được sắp xếp và phân công có khoa học sẽ làm cho tiến trình phân tích được tiến hành trôi chảy, thuận lợi và hoàn thành công việc đúng hạn. Nếu như sự sắp xếp nhân lực chồng chéo, vừa gây mất thời gian, vừa làm lãm phí nguồn nhân lực sử dụng trong việc phân tích dự án, thậm chí còn gây ra sự mâu thuẫn về quan điểm cũng như cách tiếp cận trong một dự án.
- Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc
Đây là một nhân tố ảnh hưởng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của lập dự án nói chung và phân tích dự án nói riêng nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, công nghệ thông tin và nền kinh tế số phát triển mạnh . Sự trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất thể hiện một phần mức độ chuyên nghiệp của hoạt động phân tích tài chính dự án. Không những thế, phương tiện làm việc hiện đại đôi lúc còn thay thế con người giải quyết được những vướng mắc trong kĩ thuật tính toán. Sự hạn chế về cơ sở vật chất nhiều khi cản trở tới thời gian hoàn thành dự án. Một số thiết bị xử lý và thu thập thông tin không có khả năng ứng dụng được các phần mềm tiện ích trong phân tích tài chính, thậm chí có những nội dung phải thuê đơn vị khác đảm nhận gây tốn kém về mặt chi phí, một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng phân tích tài chính dự án.
1.3.3.2. Nhân tố khách quan
Bên cạnh những nhân tố chủ quan, ta có thể đưa ra một số những nhân tố khách quan gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính dự án. Những nhân tố này thuộc về phía bên ngoài của đơn vị phân tích tài chính dự án, cụ thể :
- Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô thường xuyên điều tiết và chi phối mọi quan hệ kinh tế. Sự phát triển chung của toàn ngành, sự quan tâm của Nhà nước hoặc cơ quan cấp trên đối với dự án của doanh nghiệp, hay những văn bản pháp luật quy định chung về quy chế đầu tư, luật khuyến khích đầu tư, các chế độ về thuế khoá, chế độ tiền lương cho người làm công … Tất cả những yếu tố đó hầu hết đều có ảnh huởng tới dự án. Tài chính là một bộ phận nằm trong dự án không thể không tránh khỏi ảnh hưởng do những yếu tố trên. Chất lượng phân tích sẽ được nâng cao hơn nếu như dự án được đặt trong một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, ít có sự biến động về giá cả, lãi suất, thuế quan. Ngược lại, dự án sẽ gặp nhiều rủi ro hơn nhiều khi môi trường kinh tế có nhiều sự biến động. Người phân tích cho dù có tuân thủ theo những qui chuẩn về chất lượng cũng không thể nào lường trước được hết tất cả các biến cố bất ngờ xảy ra trong tương lai.
Đặc biệt, đối với những công ty Tài chính thuộc Tổng công ty của Nhà nước, đơn vị chuyên phân tích tài chính cho các dự án của ngành thì sự quan tâm chỉ đạo, định hướng và tổ chức nhân sự của Tổng công ty ảnh hưởng lớn tới hoạt động phân tích tài chính. Sự quan tâm giúp đỡ của Tổng công ty bằng cách đệ trình lên các Bộ ngành hay Chính phủ về quy chế tài chính cho dự án hoặc trực tiếp tiếp xúc với các tổ chức nước ngoài nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho các dự án của ngành cũng như các cán bộ phân tích tài chính dự án.
Đặc điểm riêng của dự án
Mỗi dự án của ngành kinh tế – kĩ thuật khác nhau sẽ có những nội dung khác nhau, thậm chí trong cùng một ngành giữa các dự án cũng có rất nhiều điểm không giống nhau. Nhiều dự án rất đơn giản cho quá trình phân tích nhưng ngược lại cũng có không ít các dự án vô cùng phức tạp. Đặc biệt là các dự án xây dựng có quy mô lớn, có tổng mức đâù tư cao (thường là các dự án nhóm A) và liên quan tới nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Việc phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính cho những dự án này sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Đối với nhiều dự án, người phân tích phải có được một lượng kiến thức nhất định về chuyên môn kĩ thuật bảo đảm yêu cầu để phân tích tài chính cho nó. Trường hợp người phân tích không nắm bắt được rõ ràng những yêu cầu của ngành trong dự án hoặc những kiến thức về quy trình công nghệ có thể dẫn tới những cách tiếp cận sai lầm trong dự án.
Chủ đầu tư
Trong một số trường hợp chủ đầu tư có thể tự đánh giá hiệu quả tài chính cho dự án của mình, nhưng còn lại, hầu hết công việc này đều do một bên khác đảm nhận. Trong thời gian nghiên cứu đánh giá hiệu quả dự án, đơn vị phân tích tài chính và chủ đầu tư phải thường xuyên phối hợp với nhau để hoàn thành dự án. Vì vậy, việc chủ đầu tư đưa ra những yêu cầu phức tạp trong dự án của mình hoặc không có tinh thần hợp tác với người lập dự án sẽ tạo một trở ngại lớn cho người phân tích. Ngược lại, nếu có sự phối hợp tốt giữa các bên, quá trình lập dự án sẽ được tiến hành thông suốt, bảo đảm tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí thời gian.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ
2.1. Tổng quan về công ty tài chính công nghiệp Tàu Thuỷ
2.1.1. Giới thiệu chung
Theo các Quyết định số 90 và 91, Chính phủ đã thí điểm thành lập một số Tổng Công ty Nhà nước trong một số ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân như: Dầu khí, Viễn thông, Dệt may, Công nghiệp Tàu thuỷ, Xây dựng... nhằm tập trung nguồn lực của toàn xã hội, đặc biệt là tiền vốn và kỹ thuật mới để thực hiện chuyên môn hoá và tăng cường sức cạnh tranh cho các ngành then chốt này, từ đó tạo ra động lực thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ đã đưa ra một số chính sách, biện pháp hỗ trợ trong đó có việc thí điểm thành lập một số Công ty tài chính trong Tổng Công ty. Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải, với quyết tâm của Ban lãnh đạo Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đã được Bộ Giao thông Vận tải thành lập theo Quyết định số: 3456/1998/QĐ-BGTVT ngày 19/12/1998; Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động ngày 27/01/2000; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn điều lệ và cấp giấy phép hoạt động số 04/GP-NHNN ngày 16/03/2000 với số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng và chính thức khai trương hoạt động từ ngày 09 tháng 05 năm 2000.
Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thủy là một pháp nhân có con dấu, tài khoản riêng, có vốn điều lệ, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và thực hiện các cam kết của mình.
Công ty tài chính được thực hiện một số hoạt động Ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn thi hành của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản pháp luật khác của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển ngành Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.
Tên tiếng Việt: Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Shipbuilding Finance Company, gọi tắt là Vinashin Finance, viết tắt là VFC.
Trụ sở chính : 120 phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 8.288439
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ được thành lập với chức năng của một định chế trung gian tài chính trong Tập Đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam với vai trò là :
Đơn vị huy động và thu hút các nguồn vốn dưới các hình thức của tổ chức tín dụng.
Đơn vị tư vấn, thu xếp tài chính và cung ứng tín dụng.
Đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn đầu tư lập dự án.
Đơn cung ứng các dịch vụ ngân hàng tài chính.
Với các vai trò nêu trên, Công ty đã triển khai những hoạt động chính như :
Huy động vốn dưới các hình thức như nhận tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá và vay vốn từ các tổ chức, cá nhân, các định chế tài chính trong và ngoài nước nhằm mục đích đầu tư, cho vay vào các dự án đầu tư phát triển và các phương án sản xuất kinh doanh của Tập Đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam và các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật.
Nghiệp vụ tín dụng : Cho vay; chiết khấu; tái chiết khấu; bảo lãnh; cho thuê tài chính và cấp tín dụng dưới hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Nghiệp vụ mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ : Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ có mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và duy trì tại đó số dư bình quân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Công ty còn cung cấp các dịch vụ về ngân quỹ như thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
Các nghiệp vụ khác : Công ty tài chính còn thực hiện chức năng tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính, thu xếp các nguồn vốn cho các dự án và phương án sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; góp vốn mua cổ phần, đầu tư vào các dự án, các tổ chức tín dụng khác; kinh doanh vàng bạc đá quý, thực hiện dịch vụ kiều hối; tham gia thị trường tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, hướng tới xây dựng một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, Công ty còn phát triển thêm một số sản phẩm tài chính ngân hàng khác như : Các dịch vụ ngân quỹ, kiều hối & chuyển trả tiền nhanh quốc tế Western Union; đại lý chuyển đổi ngoại tệ; bảo lãnh trong nước và chiết khấu các giấy tờ có giá; tư vấn lập dự án; tư vấn thu xếp vốn cho các dự án; các dịch vụ tài chính khác.
Mặc dù vậy, với vai trò là một tổ chức tài chính, Công ty đang có kế hoạch
mở rộng hơn nữa các sản phẩm cung cấp cho khách hàng như bao thanh toán, nghiệp vụ cho thuê, tư vấn cổ phần hoá, và các nghiệp vụ tín dụng khác…Đây là những sản phẩm mang tính chất của một tổ chức tài chính hiện đại đang trong quá trình được công ty nghiên cứu và triển khai
Qua bốn năm thành lập và hoạt động, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam với tức cách là một người đảm nhận tài chính cho cả tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ trong nước đã đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh rất khả quan. Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản : Vốn điều lệ khi mới bắt đầu thành lập năm 2000 là 50 tỷ đồng, tới cuối tháng 12 năm 2004 con số này đã lên tới 120 tỷ đồng tăng 240%. Tổng doanh số cho vay và uỷ thác đầu tư tăng từ 256 tỷ đồng năm 2001 lên 1128 tỷ đồng năm 2004. Tổng doanh thu năm 2004 là 70 tỷ đồng tăng 12,72 lần so với năm kinh doanh đầu tiên. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều qua các năm từ 2001 – 2004 là : 92 triệu, 447 triệu, 774 triệu và 1100 triệu. Công ty ngày càng vươn lên khẳng định vị trí không thể thiếu của mình trong Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường tài chính và nâng cao uy tín trong con mắt các tổ chức tín dụng nước ngoài.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được minh hoạ cụ thể qua các biểu đồ sau :
BẢNG 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị: triệu đồng
STT
TÀI SẢN
NĂM 2007
NĂM 2008
TỶ TRỌNG
I
Tiền mặt tại quỹ
1,028
813
79%
II
Tiền gửi tại NHNN
20,920
159
1%
III
Tiền gửi các TCTD trong và NN
383,857
2,000,728
521%
IV
Cho vay các TCTD khác
-
-
V
Cho vay TCKT, cá nhân trong nước
463,048
555,189
120%
VI
Các khoản đầu tư
21,671
14,824
68%
1
Đầu tư vào chứng khoán
18,101
6,124
34%
2
Góp vốn liên doanh, mua cổ phần
3,570
8,700
244%
VII
Tài sản
3,020
3,161
105%
1
Tài sản cố định
3,020
3,159
105%
-
Nguyên giá tài sản cố định
7,807
9,024
116%
-
Hao mòn tài sản cố định
(4,787)
(5,865)
123%
2
Tài sản cố định khác
2
VIII
Tài sản có khác
583,800
787,737
135%
1
Các khoản phải thu
577,098
765,503
133%
2
Các khoản lãi cộng dồn dự thu
10,073
22,854
227%
3
Tài sản có khác
258
443
172%
4
Các khoản dự phòng rủi ro khác
(3,629)
(1,063)
29%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
1,477,344
3,362,611
228%
NGUỒN VỐN
I
Tiền gửi của KBNN và TCTD khác
538,026
1,100,625
205%
1
Tiền gửi của KBNN
2
Tiển gửi của TCTD khác
538,026
1,100,625
205%
II
Vay NHNN, TCTD khác
410,872
874,276
213%
1
Vay NHNN
-
-
2
Vay TCTD trong nước
410,872
874,276
213%
3
Vay TCTD nước ngoài
-
-
4
Nhận vốn vay đồng tài trợ
-
-
III
Tiền gửi của TCKT,dân cư
20,945
10,165
49%
IV
Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư
44,743
88,030
197%
V
Phát hành giấy tờ có giá
100,145
22
0%
VI
Tài sản nợ khác
217,761
778,875
358%
1
Các khoản phải trả
200,035
744,980
372%
2
Các khoản lãi cộng dồn dự trả
17,726
33,518
189%
3
Tài sản nợ khác
-
377
VII
Vốn và các quỹ
144,852
510,618
353%
1
Vốn của TCTD
140,572
500,871
356%
-
Vốn điều lệ
140,000
500,000
357%
-
Vốn đầu tư XDCB
-
-
-
Vốn khác
572
871
152%
2
Quỹ của TCTD
4,280
9,747
228%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
1,477,344
3,362,611
228%
BẢNG 2: KẾT QUẢ KINH DOANH
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Tỷ trọng
Thu từ lãi
104,819
143,032
136%
Chi trả lãi
84,894
129,440
152%
Thu nhập ròng từ lãi
19,925
13,592
68%
Thu ngoài lãi
11,382
14,061
124%
Chi phí ngoài lãi
25,997
21,220
82%
Thu nhập ròng ngoài lãi
(14,615)
(7,159)
49%
Lợi nhuận trước thuế
5,310
6,433
121%
Lợi nhuận sau thuế
3,961
4,843
119%
2.2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án ở công ty tài chính công nghiệp Tàu Thuỷ
Mặc dù phòng tư vấn dự án mới được thành lập vào đầu năm 2004 nhưng từ năm 2003 về trước, Công ty cũng đã đảm nhận lập cho rất nhiều dự án phát triển của ngành. Con số các dự án Công ty tiếp nhận ngày càng tăng lên, cho tới nay, Công ty đã thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho 18 dự án có quy mô lớn như :
Đánh giá chung về hoạt động phân tích tài chính dự án ở Công ty trên các khía cạnh như thời gian hoàn thành phân tích tài chính dự án; quy trình phân tích; chi phí tiến hành phân tích và số các dự án đi vào hoạt động thực tế có hiệu quả.
Hầu hết các dự án này đều được thực hiện theo một quy trình được xây dựng từ trước. Hiện tại, tất cả các dự án của công ty đang đảm nhận được phân tích tài chính theo một trình tự như sau :
Thu thập số liệu đầu vào
Tính toán tổng mức đầu tư cho dự án bằng cách dự tính các khoản chi đầu tư cho dự án,các nguồn hỗ trợ và phân khai các nguồn chi cho từng hạng mục
Xây dựng kế hoạch trả nợ cho chủ đầu tư và xác định lãi suất chiết khấu
Dự tính doanh thu của dự án
Tổng hợp các khoản chi phí của dự án như chi phí nguyên vật liệu; chi phí nhân công trực tiếp, gián tiếp; chi phí sửa chữa; khấu hao; dự phòng phí, các khoản chi khác…
Căn cứ vào các khoản danh thu và chi phí đã xác định, nhà phân tích tiến hành tính toán lợi nhuận của dự án qua các năm, các khoản thuế nộp cho Nhà nước và tính toán dòng tiền cho từng năm của dự án (từ khi bắt đầu đầu tư xây dựng cho tới khi dự án kết thúc).
Trên cơ sở các dòng tiền đã được xác định, người phân tích tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính như : NPV, IRR, PP, B/C. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này chỉ được tính toán đứng trên quan điểm của cả dự án, bỏ qua quan điểm của chủ đầu tư.
Có thể thấy rõ hơn thực tế hoạt động phân tích tài chính dự án ở Công ty thông qua phân tích tài chính một dự án cụ thể “Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Công nghiệp Tàu thuỷ Dung Quất”. Đây là một dự án lớn cấp quốc gia và cũng là dự án lớn nhất mà công ty đảm nhận phân tích tài chính. (Phần phân tích tài chính dự án chủ yếu được trình bày trong hệ thống các bảng tính kèm theo).
a. Tổng mức đầu tư
Mức đầu tư xây dựng công trình Nhà máy Công nghiệp Tàu thuỷ Dung Quất được lập dựa vào các căn cứ sau:
Khối lượng xây dựng và biện pháp thi công các hạng mục công trình;
Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD ngày 25/12/1998 của Bộ xây dựng về việc ban hành tập Định mức xây dựng cơ bản._.hình và các phụ tùng, phụ kiện... phục vụ cho công tác đóng, sửa chữa tàu.
Cơ chế, chính sách ưu đãi: các dự án đóng và sửa chữa tàu trong quy hoạch được hưởng các ưu đãi tại Quyết định số 17/2000/QĐ-TTG ngày 10 tháng 10 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính cho các dự án đóng tàu biển của ngành đóng tàu biển Việt Nam và các văn bản khác có liên quan theo nguyên tắc: “dự án đang hưởng cơ chế nào thì tiếp tục thực hiện theo cơ chế đó”.
Để cụ thể hoá những mục tiêu cơ bản trong định hướng phát triển ngành CNTT Việt Nam trong thời gian tới, Tổng công ty CNTT Việt Nam đã xây dựng đề án phát triển và được Chính phủ phê duyệt tại quyết định 1420/QĐ - TTg ngày 02/11/2001 với những nội dung cơ bản sau :
Xây dựng và phát triển Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam lớn mạnh, có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, trở thành nòng cốt của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Tổng Công ty thực hiện chiến lược sản phẩm trọng điểm, sản phẩm mũi nhọn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ quản lí đáp ứng yêu Cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế;
Đóng mới được các tàu trọng tải dưới 50.000DWT, các tàu khách, tàu công trình, dịch vụ dầu khí, cứu hộ, tàu đánh cá xa bờ, tàu chế biến hải sản, tàu bảo đảm hàng hải, tàu đẩy trên sông và ven biển, tàu tuần tra, quân sự thông dụng...
Sửa chữa đồng bộ tàu có trọng tải tới 50.000DWT
Đến năm 2010 phấn đấu đạt 60% tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm, trong đó chú trọng chế tạo, lắp ráp được các vật tư thiết bị điện, vật liệu trang trí nội thất, xích neo, hộp số, nồi hơi, que hàn, sơn tàu thủy; lắp ráp và sản xuất động cơ diezen 3.000CV; sản xuất thép đóng tàu
Về đầu tư phát triển: Nâng cấp mở rộng và đầu tư chiều sâu các nhà máy hiện có; tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển tại các địa điểm thuận lợi, đồng thời nghiên cứu, xây dựng một số nhà máy vật tư, thiết bị tàu thủy...Hợp tác liên doanh với nước ngoài để đóng mới tàu dầu đến 100.000DWT, sửa chữa tàu 400.000DWT, cải tạo và lắp ráp được động cơ tàu thủy công suất lớn.
3.1.2. Định hướng phát triển Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ
Trong bối cảnh phát triển chung, Công ty tài chính với vai trò vô cùng quan trọng giữ vị trí chủ đạo trong công tác tài chính cho ngành Công nghiệp Tàu thuỷ cũng đã đề ra những phương hướng và mục tiêu sát thực, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong tương lai. Trong một kế hoạch ngắn hạn cho năm 2005, Công ty đã đề ra những mục tiêu sau :
Tăng mức tổng sản luợng 2005 lên 920 tỷ
Tăng tổng Doanh thu lên 55 tỷ
Tăng tổng lợi nhuận: 2 tỷ
Với một hướng đi dài hạn hơn, Công ty đã đặt mục tiêu đạt được tổng mức vốn điều lệ là 500 tỷ VNĐ vào năm 2010, đồng thời, Công ty cũng đã đặt ra những mục tiêu phấn đấu trở thành một tổ chức tín dụng chuyên nghiệp, triển khai mở rộng những sản phẩm mới, đặc biệt chú trọng phát triển các hoạt động tư vấn, trong đó có tư vấn lập dự án.
Đối với riêng hoạt động tư vấn lập dự án trong đó bao gồm cả phân tích tài chính dự án, Công ty đã đưa ra những bước đi cụ thể :
+ Duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại và các khách hàng khác trong Tổng công ty nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tư vấn dự án
+ Từng bước mở rộng hoạt động tư vấn dự án cho một số khách hàng cùng ngành kinh tế – kĩ thuật ngoài Tổng công ty.
+ Tăng số lượng phân tích các dự án có quy mô lớn hơn nữa
+ Xúc tiến thực hiện lập các dự án có sự hợp tác của các tỏ chức nước ngoài
+ Nâng cao hơn nữa chất lượng và tính chuyên nghiệp của hoạt động tư vấn lập dự án nói chung và phân tích tài chính dự án nói riêng để sẵn sàng đón nhận những dự án được nhận tài trợ từ các tổ chức của nước ngoài, do yêu cầu của các nhà tài trợ đối với các dự án này rất cao.
+ Xúc tiến mở rộng sản phẩm mới về tư vấn quản lý dự án, tư vấn đầu thầu, tư vấn thu xếp vốn cho chủ đầu tư.
Trước những kế hoạch phát triển mạnh mẽ của ngành nói chung và của Công ty nói riêng, hoạt động tư vấn dự án trong đó có phân tích tài chính dự án cần phải có những bước phát triển mới, chuẩn bị tinh thần tiếp nhận rất nhiều dự án trong tương lai. Trong những bước phát triển mới này, việc nâng cao chất lượng phân tích tài chính dự án là một trong những nội dung nòng cốt vừa củng cố những hoạt động hiện tại, vừa tạo đà cho những sự phát triển mới. Nhưng việc làm thế nào để nâng cao chất lượng của hoạt động này cũng đang đặt ra nhiều câu hỏi. Sau đây là một số đề xuất về giải pháp và kiến nghị.
3.2.2 Kiến nghị với chính phủ
+ Bổ xung và hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về đầu tư ví dụ như ban hành hoặc cụ thể hơn nữa các công thức chuẩn trong tính toán các chỉ tiêu, định mức trong đầu tư…Các quy định cụ thể cho từng nhòm ngành nghề trong nền kinh tế.
+ Kiến nghị điều chỉnh lại việc phân nhóm các dự án (nhóm A, B, C ) theo từng đặc điểm riêng của từng ngành. Ví dụ : Những dự án nhóm A của ngành xây dựng nên có tổng mức đầu tư khác với nhóm A của các ngành khác do giá trị xây dựng cơ sở vật chất là rất lớn.
+ Kìm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường một số loại hàng hoá chính như : Giá thép, giá ximăng, than, gỗ, vật liệu xây dựng, xăng dầu…Hầu hết các mặt hàng này đều là những nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho quá trình sản xuất. Vậy nên, biện pháp này nhằm làm giảm những biến động lớn trong doanh thu và chi phí của dự án. Từ đó làm cho các kết luận trong phân tích tài chính có tính xác thực cao.
+ Ổn định thị trường tài chính nhằm giảm bớt những biến động về tỷ giả, lãi suất.
+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phân tích tài chính dự án để làm cơ sở tham chiếu cho các nhà phân tích. Đồng thời cũng làm chuẩn cho các nhà thẩm định khi tiến hành đánh giá dự án.
+ Tạo điều kiện hỗ trợ các dự án trong việc xin tài trợ nguồn vốn của các tổ chức nước ngoài. Đặc biệt, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính tạo điều hỗ trợ huy động nguồn vốn để thực hiện các dự án bởi đối với một số khoản tín dụng của ngân hàng nước ngoài có sự yêu cầu bảo lãnh của Bộ Tài chính hoặc các ngân hàng thương mại quốc doanh.
+ Đề nghị chính phủ ,bộ tài chính hỗ trợ ,bảo lãnh trong một số hoạt động tớn dụng với cỏc NH ,tổ chức tài chớnh nứoc ngoài
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án ở công ty tài chính công nghiệp Tàu Thuỷ
Tháo gỡ và giải quyết những hạn chế trên sẽ là cần thiết và quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phân tích tài chính dự án. Mỗi tồn tại và những nguyên nhân gây ra tồn tại không phải là đơn lẻ và độc lập mà có mối liên hệ nhất định trong hoạt động lập dự án. Và do vậy, những giải pháp đưa ra dưới đây được xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan phát sinh từ nội tại của Công ty, cần được thực hiện một cách đồng bộ, và mỗi nhóm giải pháp đều một phần nào đó giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở một khía cạnh và lĩnh vực nhất định, đồng thời nó cũng chính là những công cụ hữu ích nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính dự án ở Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ.
3.3.1 Nâng cao nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án đầu tư. Đây là giải pháp quan trọng và cần phải được ưu tiên hàng đầu.
a. lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp
Phương pháp thẩm dịnh nhì chung là vô cùng đa dang và nhiều phương pháp khác nhau nhưng sự vận dung phương pháp nào cho phù hợp cho từng dự án, từng nội dung cụ thể đòi hỏi trình độ của cán bộ thẩm định phải biêt kết hợp hài hòa giữa phương thức so sánh , đối chiếu, rồi chi tiết hay tổng quát cần phai bám sát vào các quy định của ngân hàng, nhà nước đã đề ra các chỉ tiêu tinh toán. Nếu công việc phức tạp có thể thành lập một nhóm công sự, cộng với sự giúp đỡ , tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vưc thẩm định và lĩnh vực đầu tư.
b. Giải pháp về nội dung thẩm định.
Đảm bảo nội dung thẩm định toàn diện và chính xác.Trong tờ trình thẩm định khách hàng , thẩm định khách hàng, yêu cầu mà ngân hàng đặt ra cho thấy nội dung của báo cáo là hết sức toàn diện và đòi hỏi tính chính xác. Vì vậy, khi cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định một dự án,cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của quy trình. Khi xem xét tờ trình thẩm định trưởng bộ phận tín dụng phải yêu thẩm định và báo cáo lại nếu như chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Tờ trình là kết quả của quá trình thẩm định là căn cứ quan trọng để xét duyệt cho vay.tờ trình đảm bảo về mặt nội dung và tính chính xác có thể làm căn cứ xét duyệt. Do đó việc thống nhất nội dung và hình thức thẩm định là điều bắt buộc.
c. X©y dùng mét quy tr×nh ph©n tÝch tµi chÝnh dù ¸n theo tiªu chuÈn. Bản thân ở công ty từ trước tới nay vẫn chưa có một quy trình áp dụng chung trong phân tích tài chính dự án. Đề xuất xây dựng một quy trình phân tích khoa học, đảm bảo được những yêu cầu cơ bản trong phân tích và phù hợp với đặc điểm các dự án của ngành như sau :
Dự tính tổng mức đầu tư tối ưu
Nhà phân tích phải dự đoán được một cách chính xác nhu cầu vốn của dự án. Phân khai một cách rõ ràng vốn đầu tư cho phần xây lắp, phần thiết bị công nghệ, phần thiết kế nghiên cứu, kiểm tra khảo sát, tư vấn và một số chi phí khác. Đồng thời phải phân định rõ được các kì sử dụng vốn để có kế hoạch huy động một cách tối ưu, tránh tình trạng ứ đọng vốn và sử dụng vốn không hiệu quả. Ví dụ dự án đóng mới một con tàu có trọng tải lớn, dự tính thời gian là 18 tháng, nhà phân tích phải nêu rõ được tiến độ sử dụng vốn của chủ đầu tư được căn cứ trên tiến độ thi công của dự án. Trong 6 tháng đầu, sẽ hoàn thành được những công đoạn nào của con tàu với mức chi phí là bao nhiêu, 6 tháng tiếp theo sẽ sử dụng hết bao nhiêu vốn và 6 tháng cuối cùng chủ đầu tư sẽ phải sử dụng hết bao nhiêu vốn khi con tàu bước vào giai đoạn hoàn thiện. Nhà tài trợ sẽ căn cứ vào tiến độ sử dụng vốn mà tiến hành giải ngân một cách kịp thời.
Phân tích nguồn vốn tài trợ cho dự án
Các nguồn vốn tài trợ cho dự án phải được phân khai một cách rõ ràng. Đặc biệt đối với nhiều dự án lớn, sự tham gia hợp tác của nhiều bên, nguồn tài trợ cho dự án được huy động từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều mức lãi suất khác nhau. Sau khi đã có một tổng mức đầu tư chính xác, nhà phân tích phải phân khai nguồn vốn cho chủ đầu tư. Những nguồn nào là vốn tự có, mức đầu tư là bao nhiêu? Số vốn huy động từ phát hành trái phiếu, số vốn vay thương mại của các ngân hàng thương mại trong nước, các ngân hàng nước ngoài, số vốn do ngân sách nhà nước cấp, số vốn vay ưu đãi của Quỹ hỗ trợ phát triển, có nghĩa là phân tích rõ cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho dự án. Tất nhiên không phải dự án nào cũng sẽ có một cơ cấu vốn phức tạp như trên, có thể có nhiều dự án chỉ sử dụng vốn từ một hoặc hai nguồn khác nhau. Thậm chí đối với một số dự án, đòi hỏi nhà phân tích phải phân định rõ ràng những nguồn tài trợ nào sẽ được sử dụng cho phần công việc nào của dự án, bởi có một số nguồn vốn chỉ được phép tài trợ cho những hạng mục nhất định của dự án. Ví dụ đối với dự án xây dựng một khu công nghiệp thì chi phí cho việc xử lý chất thải, giải phóng mặt bằng và một số chi phí khác liên quan tới việc khắc phục môi trường sẽ được tài trợ bởi vốn ngân sách Nhà nước hoặc nguồn tài trợ từ ODA, phần công nghệ sẽ được tài trợ bởi các nhà đầu tư nước ngoài do các điều khoản trong hợp đồng EPC, phần xây dựng cơ bản, tiền lương nhân công và các chi phí còn lại sẽ được tài trợ bởi vốn vay ngân hàng thương mại trong nước và vốn chủ sở hữu…Việc phân chia rõ ràng các nguồn tài trợ sẽ giúp cho người thẩm định thấy rõ được cơ cấu nguồn của dự án và định hướng cho chủ đầu tư sử dụng các nguồn vốn một cách tối ưu.
Trong tổng nguồn vốn tài trợ cho dự án, nhà phân tích cũng phải phân khai được các nguồn tài trợ cho tài sản cố định và tài sản lưu động ròng. Đây là một cơ sở quan trọng để tiến hành tính khấu hao tài sản và dòng thu hồi tài sản cho các năm sau của dự án.
Một nội dung quan trọng trong phân tích nguồn vốn là xây dựng một dự toán vốn cho dự án, cơ sở để dự báo tổng mức đầu tư cho dự án có thể dựa trên hai phương pháp : phương pháp dự báo theo tỷ phần doanh thu và phương pháp dự toán tổng thể. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta hay sử dụng phương pháp thứ hai hơn vì nó sẽ đưa ra được một cơ cấu vốn và mức dự toán hợp lý, ít sai lệch.
- Tính toán lãi suất và xây dựng kế hoạch trả nợ
Lãi suất là một yếu tố quan trọng của dự án. Nó không những liên quan tới nghĩa vụ hoàn trả của chủ đầu tư, quyền lợi của ngân hàng mà còn là cơ sở quyết định để tính toán NPV của dự án. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần là việc tính toán lãi suất thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng nhà phân tích với tư cách là người tư vấn tài chính cho chủ đầu tư phải lên các phương án trả nợ một cách hợp lý cho khách hàng, tuỳ thuộc vào điều kiện tài chính và hoàn cảnh cụ thể từng dự án. Có thể có nhiều phương án trả nợ như trả nợ gốc đều, lãi trả theo số dư; trả nợ theo niên kim cố định; lãi trả trước, gốc trả sau…Một phương án trả nợ tốt sẽ giúp chủ đầu tư tránh được khó khăn về vốn cũng như sức ép trả nợ trong những năm đầu của dự án.
Song song với việc lựa chọn một phương án trả nợ thích hợp, nhà phân tích phải tính toán chi phí vốn trung bình cho dự án. Nếu như dự án có nhiều phương án tài trợ vốn thì rõ ràng một phương án tối ưu đối với chủ đầu tư sẽ là một phương án có WACC thấp nhất.
Tính toán dòng thu của dự án
Dòng thu hay còn được hiểu là dòng tiền vào của dự án bao gồm các khoản thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án hoặc các hoạt động khác; các khoản thu được từ bán, thanh lý tài sản; các khoản thu hồi tài sản lưu động ròng; các khoản được viện trợ v.v…Trong số những dòng thu vào này thì doanh thu của dự án đóng một vai trò quan trọng hơn cả. Nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu dòng vào của dự án và bản thân nó cũng là dòng tiền quyết định tới lợi nhuận thu được của dự án. Doanh thu thường được tính toán dựa trên số lượng hàng hoá sản xuất ra và đơn giá của chúng. Doanh thu của một dự án được dự tính tốt phải bảo đảm phân tích một cách kĩ lưỡng và chính xác những nhân tố hình thành nên doanh thu. Nhà phân tích đồng thời cũng phải dự tính được tính hiện thực của dự án. Ví dụ một dây chuyền công nghệ sản xuất mỳ tôm trong một vài năm đầu không thể nào vận hành với công suất 100% được, thậm chí trong suốt cả vòng đời của dự án, dây chuyền này chỉ hoạt động tốt nhất với công suất 90%. Nhà phân tích tài chính còn phải lường trước được sự biến động của giá cả và xu hướng thị trường tiêu thụ để có thể đưa ra một mức giá cả phù hợp cho sản phẩm, đặc biệt trong thời kì đầu mới đưa sản phẩm ra thị trường giá cả của sản phẩm không thể nào cao như mức kì vọng của chủ đầu tư được. Trong thực tế chúng ta thường gặp hầu hết các dự án có doanh thu biển đổi khác nhau qua các năm, vì thế không nên gán cho dự án một mức doanh thu trung bình đều đều qua các năm. Nhà phân tích càng tính toán được chính xác mức doanh thu qua các kì của dự án càng tốt. Nói tóm lại, người phân tích phải có được thông tin chính xác về vòng đời của sản phẩm, công suất hoạt động thực tế của dự án, sự biến động của giá và kế hoạch sản xuất kinh doanh của dự án.
Dòng thu của dự án còn phải được tính toán lớn hơn dòng chi ở một mức độ nhất định để đảm bảo khả năng sinh lời và tính khả thi của dự án. Một dự án có chất lượng phân tích tài chính tốt không thể nào là một dự án có dòng thu < dòng chi được bởi nó không đạt được yêu cầu cơ bản của dự án đặt ra.
Tính toán dòng chi của dự án
Nói tới dòng chi hay dòng tiền ra của dự án chúng ta sẽ liên tưởng tới một tập hợp các chi phí phát sinh trong quá trình triển khai dự án. Các khoản chi phí này hoàn toàn khác hẳn với những khoản chi trong tổng mức đầu tư. Các khoản chi tiêu trong tổng mức đầu tư là các khoản chi phí nhằm hình thành nên tài sản cố định cho dự án hay còn gọi là chi đầu tư. Khoản chi này thường được thể hiện trong NCF0 của dự án. Các khoản chi phí là những khoản phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của dự án, hay còn gọi là chi phí vận hành dự án. Người phân tích tài chính phải tách biệt rõ giữa hai khoản chi tiêu này. Đồng thời người phân tích phải có trách nhiệm tổng hợp các khoản chi phí sản xuất kinh doanh. Trong một dự án, cho dù lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp thì tối thiểu các loại chi phí sau cần phải được tính toán trong quá trình phân tích :
Chi phí cố định : Đây chính là những khoản đầu tư vào tài sản cố định của dự án, được khái toán vào trong phần tổng mức đầu tư; hoặc có thể là tiền thuê tài sản cố định, chi phí quảng cáo Marketing…
Chi phí biến đổi : bao gồm có chi phí nguyên vật liệu, chi phí năng lưọng, chi phí quản lý, tiền lương…
Chi phí khác gồm các khoản như dự phòng phí trong trường hợp giá cả nguyên vật liệu biến động, các khoản chi phí khác khó phân loại được vào trong chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí tài chính : bao gồm các khoản chi trả lãi vay đầu tư hàng kì, trả lãi vay vốn lưu động nếu có.
Như vậy trong phần phân tích chi phí, tối thiểu nhà phân tích phải kê khai được đầy đủ các loại chi phí trên. Và cũng tương tự như dòng thu, một dự án có chất lượng phân tích không tốt khi mà các nhà phân tích tính toán dòng chi của dự án > dòng thu của nó. Đó là điều không thể chấp nhận được khi ra quyết định lựa chọn dự án.
Một tiêu chí nữa để đánh giá đó là mức chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh phải dựa trên cơ sở hợp lý hoá với quá trình sản xuất thực tế của dự án. Việc tính toán sai lầm mức tiêu thụ nguyên vật liệu dễ dàng gây ra hiện tượng ứ đọng làm phát sinh chi phí bảo quản lưu kho không đáng có. Đồng thời trong khi phân tích cũng không nên dự tính chi phí cho các năm ở một mức bình quân cho cả vòng đời dự án. Người phân tích phải căn cứ vào chương trình sản xuất kinh doanh cụ thể để tính chính xác mức chi tiêu.
Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định không phải là một khoản chi phí hay doanh thu của dự án nhưng nó là một dòng ra của dự án khi tính toán dòng tiền. Khấu hao thường được cộng vào các khoản chi phí để tính toán giá thành sản phẩm. Nhà phân tích phải xác định được những yếu tố sau :
Các tài sản tính khấu hao
Số năm tính khấu hao tài sản cố định ( có thể khác nhau giữa các tài sản)
Phương pháp tính khấu hao cho mỗi loại
Tính toán dòng khấu hao cho từng năm cho từng loại khác nhau
Thu hồi tài sản cố định sau khi đã hết thời gian khấu hao
Đặc biệt đối với phương pháp tính khấu hao, người phân tích có thể giúp chủ đầu tư lựa chọn một phương pháp khấu hao hợp lý nếu như chủ đầu tư gặp phải sức ép lớn về vốn và trả nợ trong những năm đầu dự án. Tuy nhiên, thông thường thì người ta thường chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng để đơn giản hoá bớt quá trình phân tích.
Tính toán các chỉ tiêu tài chính
Như phần 1.2 đã trình bày về nội dung của các chỉ tiêu phân tích tài chính, để đảm bảo tốt chất lượng phân tích tài chính, nhà phân tích nhất thiết phải tính toán được NPV, IRR và số năm hoàn vốn của dự án. Tuy nhiên, đối với các dự án có nguồn tài trợ từ cả của ngân hàng và của chủ đầu tư thì người phân tích nên tính toán chỉ tiêu NPV và IRR cho cả hai chủ thể : NPV và IRR của chủ đầu tư tương ứng với lãi suất chiết khấu là chi phí vốn của chủ đầu tư và NPV, IRR của cả dự án tương ứng với lãi suất chiết khấu chi phí vốn trung bình của các nguồn tài trợ. Nếu như ở các phần trước, các dòng thu chi và chi phí vốn được tính toán chính xác thì trong phần tính toán chỉ tiêu, nhà phân tích chỉ việc áp dụng đúng công thức vào tính toán và đưa ra kết luận về hiệu quả tài chính của dự án.
Đánh giá rủi ro của dự án
Các hoạt động của dự án sẽ xảy ra trong tương lai và trong một thời gian dài, vì thế nó không thể không tránh khỏi những rủi ro nhất định. Trong khi đánh giá rủi ro của dự án, quan trọng nhất người phân tích phải đánh giá được xu hướng biến động của thị trường và tìm ra được một xác suất chính xác về sự thay đổi của thị trường. Điều này, buộc các nhà phân tích phải có được những con số thống kê trong quá khứ, các con số của ngành…để làm cơ sở đưa ra những giả thuyết của mình. Trong hai phương pháp đánh gí rủi ro của dự án, phương pháp phân tích tình huống và phân tích độ nhạy thì phân tích độ nhạy trên thực tế được sử dụng rộng rãi hơn. Trong quá trình đánh giá độ nhạy của dự án, các phần sau đây sẽ được đưa ra để phân tích :
Sự biến động doanh thu của dự án. Doanh thu được cấu thành bởi hai yếu tố sản lượng và giá thành sản phẩm, vì thế, sự thay đổi về doanh thu so với phương án đã phân tích đưa ra có thể nguyên nhân do sự biến đổi về sản lượng ( tăng hoặc giảm công suất); sự biến động về giá thành sản phẩm; hay do cả hai nhân tố trên.
Sự biến động về chi phí. Chủ yếu do sự biến động trong giá cả nguyên vật liệu đầu vào
Thông thường, phân tích độ nhạy trong khoảng biến động ± 10% doanh thu và chi phí.
Trong nhiều dự án, độ nhạy còn được đánh giá trên cơ sở sự thay đổi của tổng vốn đầu tư. Nhà phân tích có thể phân tích các phương án thay đổi của vốn đầu tư để xem xét sự thay đổi kéo theo của các chỉ tiêu tài chính.
3.3.2 Nâng cao năng lực thẩm định của công ty
- Chiến lược đào tạo, sử dụng và phát triển nhân lực. Thực tế và lý thuyết đều cho thấy rằng, con người là một nguồn lực quan trọng nhất trong một tổ chức. Vì thế, công ty cũng phải có kế hoạch phát triển nhân sự về:
+ Tăng cường đội ngũ nhân sự, bổ xung thêm các chuyên viên tư vấn dự án về các lĩnh vực kĩ thuật.
+ Tổ chức đào tạo những kiến thức cơ bản của ngành cho các cán bộ phân tích tài chính, giúp họ nắm bắt được những kiến thức chung nhất về kĩ thuật ngành để phục vụ nâng cao chất lượng công việc.
+ Tổ chức đào tạo nâng cao về các nghiệp vụ phân tích tài chính, cập nhật những phương pháp mới, những cách tiếp cận hiện đại của thế giới.
+ Tích cực phổ biến, cập nhật kịp thời các văn bản chính sách pháp luật của Nhà nước, các bộ ngành về : đầu tư, đấu thầu, xây dựng, thuế, chính sách lãi suất, tỷ giá, thương mại, đăng kiểm, qui hoạch…
+ Đề xuất chính sách thuyên chuyển cán bộ nhằm nâng cao và trau dồi hơn nữa kiến thức cũng như kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên trong phòng. Cụ thể, sau khi cán bộ phân tích tài chính dự án đã nắm bắt được hết nội dung công việc của phân tích dự án có thể được điều chuyển sang bộ phân tín dụng làm việc một thời gian. Trong thời gian này, trên cương vị là một cán bộ tín dụng thẩm định và đánh giá lại dự án đã được phân tích để đi tới quyết định cho vay, họ có thể phát hiện ra những sơ hở và sai xót trong quá trình phân tích tài chính, để từ đó có những điều chỉnh hợp lý.
+ Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi chuyên môn nghề nghiệp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng có uy tín trong lĩnh vực tài chính dự án.
- Chuyên môn hoá cách thức tổ chức và phân bổ công việc. Mặc dù hiện tại đội ngũ nhân sự vẫn còn mỏng, số lượng công việc chưa nhiều, song Công ty cũng cần phải phân công công việc cho từng người theo hình thức chuyên môn hoá nhằm phục vụ cho sự phát triển lớn mạnh sau này của hoạt động tư vấn lập dự án.Đề xuất chuyên môn hoá công việc có thể được phân theo hai loại sau :
+ Phân loại theo chiều dọc ngành: chuyên môn hoá theo cách giao nhiệm vụ cho mỗi người hoặc nhóm người cùng phụ trách một lĩnh vực sau :
Lĩnh vực xây dựng và nâng cấp các nhà máy đóng mới sửa chữa tàu biển.
Các dự án về đóng mới tàu biển
Các dự án về sửa chữa tàu biển
Các dự án về khai thác tàu biển : Ví dụ dự án đầu tư tàu hàng có trọng tải 6.500 DWT chở hàng đi theo tuyến Hải phòng – Jakatta.
Các dự án phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp thép tấm cán nóng, công nghiệp cơ khí chế tạo máy, công nghiệp khí nén, công nghiệp điện…
Các dự án khác ngoài ngành.
+ Phân loại theo chiều ngang : Mỗi người hoặc một nhóm người sẽ phụ trách phân tích tài chính ứng với từng nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi :
Khái toán phần xây lắp
Khái toán phần thiết bị
Chi phí tiền lương và nhân công
Chi phí khác (trong đó có cả chi phí tài chính, dự phòng phí…)
Phân khai các nguồn vốn
Tính toán các chỉ tiêu tài chính
Đánh giá rủi ro
Tuy nhiên, lựa chọn phương án một với sự phân chia quản lý dự án theo chiều dọc sẽ tốt hơn.
- Tổ chức lưu trữ thông tin một cách khoa học. Bản thân để hoàn thành một quyển báo cáo nghiên cứu khả thi phải huy động kiến thức từ rất nhiều ngành khoa học khác nhau, nghiên cứu các chính sách, quyết định có liên quan…Hơn nữa, để cho các dự án mang tính thuyết phục và khả thi cao, các con số thống kê cần phải được đưa vào phân tích. Vì thế vấn đề lưu trữ thông tin có khoa học sẽ khiến cho công việc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. Hơn thế nữa, việc lưu trữ và tổ chức tìm kiếm thông tin một cách khoa học sẽ giúp giảm chi phí vì phải bỏ nhiều tiền để mua thông tin của các chuyên gia. Đồng thời các kết quả phân tích được từ các dự án cũng phải được tổ chức lưu trữ một cách có khoa để làm tư liệu nghiên cứu cho các dự án sau hoặc các dự án tương tự.
- Nâng cao điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình thu thập và xử lý thông tin hiệu quả. Trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án việc tính toán rất khó khăn và phức tạp mà việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian công sức và nhiều khi không đem lại kết quả như mong muốn, nhưng với việc sử dụng các phần mền chuyên dụng sẽ khắc phục được những khó khăn trên. Cụ thể là hệ thống máy tính cá nhân cấu hình cao có thể xử lý được các phần mềm về kỹ thuật, xây dựng, tài chính, khai thác vận tải biển và khả năng truy cập thông tin trên mạng cao.
3.3.3 Giải pháp khác
- Chiến lược thu hút khách hàng. Đây là một giải pháp mang tính chất bổ trợ, nó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính dự án ở công ty bởi các nguyên nhân sau đây :
+ Tiếp nhận nhiều dự án sẽ làm cho các cán bộ phân tích có nhiều kinh nghiệm hơn.
+ Trong khi đánh giá hiệu quả đối với một số dự án nước ngoài hoặc các dự án được cấp hỗ trợ từ phía nước ngoài giúp cho người phân tích có thể tiếp cận được với những kiến thức mới và phong cách chuyên nghiệp.
+ Số lượng các dự án tăng lên đồng nghĩa với việc thu nhập cho cán bộ phân tích dự án cũng tăng lên, tạo ra được một động lực lớn để họ có thể làm việc hiệu quả hơn nữa.
Sau đây là một số đề xuất cho chiến lược thu hút khách hàng dựa trên quan điểm Marketing :
+ Cạnh tranh về giá : Dựa trên những lợi thế sẵn có và nguồn lực hiện tại, Công ty có thể đưa ra mức phí tư vấn dự án xuống mức có thể cạnh tranh tốt với các công ty tư vấn tài chính khác.
+ Cạnh tranh về sản phẩm : Trên thực tế, các khách hàng ngoài gặp khó khăn về đánh giá phương án kinh doanh, họ còn gặp phải rất nhiều vướng mắc trong quá trình thu xếp vốn, quản lý xây dựng dự án, đấu thầu hay thậm chí là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, một trong những chiến lược nhằm thu hút khách hàng là phải đa dạng hoá sản phẩm. Công việc phân tích tài chính dự án chỉ là một phần trong rất nhièu những công đoạn khác để khách hàng có thể thực hiện được dự án theo đúng ý tưởng của mình. Vì thế tư vấn nguồn vốn, thu xếp vốn, tổ chức đấu thầu, tư vấn quản lý dự án…. Nếu được gói gọn trong một dự án với khách hàng sẽ có thể thu hút được rất nhiều khách hàng đến với Công ty. Đồng thời, Công ty phải dần tiếp cận với những dự án ngoài ngành với mục đích mở rộng thị trường và nhân rộng uy tín.
+ Chiến dịch quảng cáo – PR : Tổ chức các hoạt động với mục đích khuếch trương sản phẩm như các buổi hội thảo và trao đổi kinh nghiệm với khách hàng hoặc ngân hàng; tổ chức triển lãm, giới thiệu về các dự án đã thực hiện do Công ty làm tư vấn…
- Xúc tiến mở rộng thêm nhiều chi nhánh nữa của công ty tại các tỉnh và thành phố khác ngoài Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, Công ty đã triển khai chi nhánh mới tại Hải Phòng.
- Tăng cường các mối quan hệ, xây dựng mối liên kết với Hiệp hội DNVVN, các hiệp hội làng nghề, hiệp hội doanh nghiệp trẻ… nắm bắt thông tin về doanh nghiệp như tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn, dịch vụ; đồng thời chuyển tải thông tin hoạt động của Ngân hàng No tới DNVVN, tạo mối liên hệ qua lại thường xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa công ty với DNVVN.
Thông qua các Hiệp hội, công ty tham gia cung cấp các dịch vụ đào tạo đến các DNVVN, giúp cho việc tiếp cận vốn của các DNVVN thuận lợi với chi phí thấp.
Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức Quốc tế, tranh thủ khai thác các nguồn tài trợ cho DNVVN, giúp cho việc tiếp cận vốn của các DNVVN, tạo ra sự đa dạng hoá nguồn vốn, đặc biệt là trung dài hạn ngoại tệ đầu tư cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.
Mở rộng hợp tác, học tập kinh nghiệm về mô hình quản lý tín dụng, đầu tư cho DNVVN tại các TCTD trong khu vực và trên Thế giới tạo ra các cơ hội nhận tài trợ đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao kỹ năng đầu tư cho DNVVN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thẩm định .trường kinh tế quốc dân.
2. Báo cáo đánh giá về tổ chức hoạt động của loại hình Công ty Tài chính tại Việt Nam. Tài liệu hội thảo Tổng kết Luật các Tổ chức tín dụng – Loại hình Công ty Tài chính, Hà Nội 26/09/2002
3. Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ trong các năm 2001-2008.
4. Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ.
5. Nguyễn Văn Bình, “Một số quy định liên quan đến hoạt động của Tổ chức Tín dụng phi ngân hàng trong Luật các tổ chức tín dụng cần được nghiên cứu, chỉnh sửa”, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề năm 2003
6. ThS Trần Công Diệu: “Hoàn thiện và phát triển mô hình Công ty Tài chính ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 6 năm 2001.
7. Frederic S. Mishkin, bản dịch “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường Tài chính” Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội 2001.
8. Lê Thị Hương, “Về hoạt động của Công ty Tài chính trong Tổng Công ty Nhà nước” , Tạp chí Ngân hàng – số 3 năm 2002.
9. PGS.TS Lưu Thị Hương (chủ biên) “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê 2003.
10. PGS.TS Lưu Thị Hương (chủ biên) “Thẩm định Tài chính dự án”, Nhà xuất bản Tài chính, 2004.
11. ThS Hồ Kỳ Minh, “ Mô hình Công ty Tài chính trong các tập đoàn kinh doanh trên thế giới”, Tạp chí Tài chính số 12/2001.
12. Các luận văn tốt nghiệp các khoá trước.
13. TS Nguyễn Hữu Tài (chủ biên): “ Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ” Nhà xuất bản Thống kê, 2002.
15. Các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính, liên quan đến hoạt động của ngành Công nghiệp Tàu thuỷ…
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Hà nội , ngày …tháng … năm 2009
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21592.doc