Mục lục
Trang
Lời mở đầu
Hiện nay với xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới đòi hỏi mỗi quốc gia muốn đảm bảo sự phát triển phồn thịnh của mình, phải đặt trong sự phát triển chung của thời đại, phải hội nhập vào nền kinh tế thế giới, phải tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và tìm được chỗ đứng của mình trong nền kinh tế toàn cầu. Mũi nhọn của toàn cầu hoá và khu vực hoá thế giới chính là thương mại quốc tế.
Tại Việt Nam trong gần 20 năm tiến hành công cu
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại tổng Công ty thương mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước với mục tiêu bắt nhịp với nền kinh tế thế giới và hoà nhập vào xu hướng toàn cầu hoá, hoạt động thương mại xuất nhập khẩu quốc tế đã thực sự đóng một vai trò quan trọng và chủ đạo đối với sự phát triển và cất cánh của đất nước cũng như của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc phát triển sản xuất kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế, các công ty kinh doanh không ngừng duy trì và nâng cao vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu trong tổng cơ cấu hoạt động kinh doanh của mình. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với các doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là việc tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn là một lĩnh vực khá mới mẻ với một số các doanh nghiệp Việt Nam, nên thực tế các doanh nghiệp đã phải gánh chịu các hậu quả khôn lường như sự thiệt hại về tài chính, sự mất uy tín trong quan hệ kinh doanh và nhiều các thua thiệt khác do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng trong đó, chủ yếu vẫn là việc thiếu kinh nghiệm, kiến thức và chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng của quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Bởi vậy, việc nghiên cứu để xây dựng, củng cố và hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu đã và đang trở thành vấn đề có tính cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Đồng thời nó sẽ giúp bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tránh thua thiệt trong quan hệ với bạn hàng và rút ra được nhiều kinh nghiệm làm tăng hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu, củng cố và tăng cường mối quan hệ với bạn bè quốc tế.
Qua tìm hiểu tình hình kinh doanh thực tế tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, trên cơ sở xem xét và phân tích rõ kết quả hoạt động kinh doanh tại Tổng Công ty, tôi xin chọn đề tài: “Hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty thương mại Hà Nội”.
Nội dung của chuyên đề chia làm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hợp đồng Thương mại quốc tế – Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác.
Chương II: Phân tích quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội.
Chương III: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô và bạn đọc thông cảm và đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn. Đề tài này được hoàn thành với sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Doãn Kế Bôn và sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên Trung tâm Nhập khẩu vật tư – thiết bị thuộc Tông công ty Thương mại Hà Nội.
CHƯƠNG 1
NHữNG VấN Đề CƠ BảN Về HợP Đồng thương mại quốc tế – quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác.
1.1. kháI quát chung về hợp đồng thương mại quốc tế (hđtmqt).
1.1.1. Khái niệm - bản chất – vai trò của HĐTMQT.
a. Khái niệm
Hợp đồng Thương mại quốc tế (HĐTMQT) là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên XK) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên NK) một tài sản nhất định gọi là hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
b. Bản chất
HĐTMQT là sự thoả thuận của các bên ký kết hợp đồng. Điều cơ bản là hợp đồng phải thể hiện ý chí thực sự thoả thuận không được cưỡng bức, lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được.
c. Vai trò
HĐTMQT giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh Thương mại quốc tế, hợp đồng xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thoả thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó.
1.1.2. Phân loại HĐTMQT.
a. Xét theo thời gian thực hiện hợp đồng: Có 2 loại
- Ngắn hạn: Ký kết trong một thời gian ngắn.
- Dài hạn: Có thời gian thực hiện tương đối dài, trong thời gian này việc giao hàng được thực hiện làm nhiều lần.
b. Theo nội dung quan hệ kinh doanh:
- Hợp đồng XK: là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngoài, thực hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá sang cho thương nhân nước ngoài và nhận tiền hàng.
- Hợp đồng NK: là hợp đồng mua hàng của thương nhân nước ngoài, thực hiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hoá và thanh toán tiền hàng.
c. Theo hình thức của hợp đồng:
Hình thức văn bản và hình thức miệng.
d. Theo cách thức thành lập hợp đồng:
Hợp đồng một văn bản và hợp đồng nhiều văn bản.
1.1.3. Điều kiện hiệu lực của HĐTMQT.
Theo Luật Thương mại Việt Nam, quy định HĐTMQT có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
- Chủ thể của hợp đồng là bên bán và bên mua phảI có đủ tư cách pháp lý. Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của họ. Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động trực tiếp với nước ngoài.
- Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua ban theo quy điịnh của pháp luật của nước bên mua và bên bán.
- HĐTMQT phải có nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá, dó là: Tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán và thời hạn giao nhận hàng.
- HĐTMQT phải được lập thành văn bản.
1.1.4. Nội dung chủ yếu của HĐTMQT.
a. Cấu trúc của một HĐTMQT
Một HĐTMQT thường co 2 phần chính: Phần trình bày chung và các điều khoản của hợp đồng.
- Phần trình bày chung bao gồm:
+ Số liệu của hợp đồng (Contract No…)
+ Địa điểm và ngày tháng ký kêt hợp đồng.
+ Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
+ Các định nghiã dùng trong hợp đồng.
+ Cở sở pháp lý để ký kết hợp đồng.
- Phần các điều khoản của hợp đồng: Phải ghi rõ nội dung của từng điều khoản.
+ Theo mức độ quan trọng của các điều khoản chia thành:
* Các điều khoản chủ yếu: là các điếu khoản bắt buộc phảI có trong hợp đồng, đó là: tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao hàng.
* Các điều khoản khác: Cần thiết cho một hợp đồng nhưng không có nó hợp đồng vẫn có giá trị.
+ Theo tính chất của các điều khoản chia ra:
* Các điều khoản về hàng hoá: Tên hàng, số lượng, chất lượng, bao bì mã hiệu.
* Các điều khoản về tài chính: Giá cả, thanh toán…
* Các điều khoản về vận tải: Điều kiện giao hàng, thuê tàu…
* Các điều khoản pháp lý: Luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại…
b. Nội dung cơ bản các điều khoản của HĐTMQT.
- Điều khoản về tên hàng (Commodity): Điều khoản này chỉ rõ đối tượng cần giao dịch, cần phải dùng các phương pháp quy định chính xác tên hàng. Nếu gồm nhiều mặt hàng chia thành nhiều loại với các đặc điểm khác nhau thì phải lập bảng kê (bản phụ lục) và phải ghi rõ trong hợp đồng để phụ lục thành một bộ phận của diều khoản tên hàng.
- Điều khoản về chất lượng (Quality): Điều khoản này quy định chất lượng của hàng hoá giao nhận, là cơ sở để giao nhận chất lượng hàng hoá, đặc biệt khi có tranh chấp về chất lượng. Vì vậy phải có phương pháp quy định chất lượng cho chính xác, phù hợp và tối ưu.
- Điều khoản về số lượng (Quantity): Quy định số lượng, đơn vị tính, trọng lượng.
- Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu ( Packing and marking): Quy định loại bao bì, hình dáng, kích thước,số lớp bao bì…. Quy định về nội dung và chất lượng của ký mã hiệu.
- Điều khoản về giá cả (Price): Quy định mức giá cụ thể cùng đồng tiền tính giá.
- Điều khoản về thanh toán ( Payment): Quy định các loại tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán, bộ chứng từ dùng cho thanh toán.Nếu lựa chọn các điều kiện thanh toán thích hợp sẽ giảm được chi phí và rủi ro cho mỗi bên.
- Điều khoản giao hàng (Shipment/Delivery): Quy định số lần giao hang, thời hạn, địa điểm…
- Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force majeure acts of god): Nguyên tắc xác định các trường hợp miễn trách, liệt kê những sự kiện được coi là trường hợp miễn trách và những trường hợp không được coi là trường hợp miễn trách. Quy định trách nhiễm và quyền lợi của mỗi bên khi xảy ra trường hợp miễn trách.
- Điều khoản khiếu nại (Claim): Quy định thời hạn khiếu nại, thể thức khiếu nại và nghĩa vụ của các bên khi khiếu nại.
- Điều khoản bảo hành (Warranty): Quy định thời hạn, địa điểm, nôi dung bảo hành và trách nhiệm của mỗi bên trong mỗi nội dung bảo hành.
- Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty): Quy định các trường hợp phạt và bồi thường, cách thức phạt và bồi thường, trị giá phạt và bồi thường tuỳ theo trường hợp có thể có riêng điều khoản phạt và bồi thường hoặc được kết hợp với các điều khoản giao hàng, thanh toán…
- Điều khoản trọng tài (Arbitration): Quy định các nội dung: Ai là người đứng ra phân xử, luật áp dụng vào việc xét xử địa điểm tiến hành trọng tài cam kết chấp hành tài quyết và phân định chi phí trọng tài.
1.2. quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác.
1.2.1. Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu uỷ thác.
Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác là hợp đồng ký kết giữa bên uỷ thác nhập khẩu và bên nhận uỷ thác nhập khẩu.
Hợp đồng này tuy là hợp đồng nội nhưng bản chất lại có nhiều yêu cầu cần thiết liên quan đến hoạt động nhập khẩu tiếp theo của bên nhận uỷ thác nhập khẩu.Thực chất hợp đồng này sẽ quy định về hầu hết các điều khoản cần có trong hợp đồng ngoại (hợp đồng giữa bên nhận uỷ thác nhập khẩu và nhà cung cấp nước ngoài). Tuân theo các quy định trong hợp đồng uỷ thác nhập khẩu này mà người nhận uỷ thác nhập khẩu sẽ ký kết hợp đồng với bên cung cấp nước ngoài theo đúng những gì quy định trong hợp đồng nhập khảu uỷ thác (hợp đòng nội). Ngoài ra một hợp đồng uỷ thác còn có các điều khoản khác về phí uỷ thác, lộ trình thanh toán giữa hai bên và một loạt các nghĩa vụ khác của cả hai bên, bên cạnh các điều khoản cơ bản của một hộ đồng mua bán thương mại quốc tế.
1.2.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác.
1.2.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu:
Xin giấy phép nhập khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các bước tiếp theo. Nếu hàng hoá có trong nghị định thư thì không cần xin giấy phép.
Đối với hàng hoá thông thường thì Doanh nghiệp không cần xin giấy
phép nhập khẩu mà chỉ cần làm một tờ khai hải quan gửi lên Bộ Thương mại để theo dõi.
Hồ sơ xin phép nhập khẩu gồm có:
- Đơn xin kèm phiếu hạn nghạch.
- Bản sao hợp đồng nhập khẩu.
- Các giấy tờ khác có liên quan.
1.2.2.2. Thuê phương tiện vận tải.
Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ cho chuyên chở hàng hoá Nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng với quy trình thực hiện hợp đồng.Nó ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đến sự an toàn của hàng hoá và liên quan nhiều với nội dung hợp đồng. Thực tế đối với các đơn vị kinh tế tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế đủ điều kiện về tàu vận chuyển và nghiệp vụ thêu tàu biển quốc tế còn hạn chế nên các Doanh nghiệp Việt Nam thường hay nhập khẩu theo điều kiện CIF tức là việc thuê tàu do bên xuất khẩu chịu trách nhiệm. Tuy nhiên trong trường hợp phải thuê tàu, chúng ta cần phải dựa vào căn cứ sau:
- Những điều kiện trong hợp đồng.
- Đặc điểm của hàng hóa.
- Điều kiện vận tải.
Tuỳ theo trường hợp cụ thể người nhập khẩu lựa chọn một trong các phương thức thuê tàu sau:
Phương thức thuê tàu chợ (Liner):
- Xác định số lượng hàng cần chuyên chở, tuyến đường chuyên chở, thời điểm giao hàng và tập trung hàng hoá cho đủ số lượng quy đinh của hợp đồng.
- Nghiên cứu các hãng tàu về: Lịch trình tàu chạy, dự kiến ngày khởi hành, dự kiến tàu đến, cước phí, uy tín của hãng và các quy định khác.
- Lựa chọn hãng tàu vận tải.
- Lập bảng kê khai và ký đơn xin lưu khoang sau khi hãng tàu đồng ý nhận chuyển chở, đồng thời trả trước phí vận chuyển.
- Tập kết hàng để giao cho tàu và nhận vận đơn.
b. Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage charter)
- Xác định nhu cầu vận tảI gồm: hành trình, lịch trình, tảI trọng cần thiết của tàu, chất lượng tàu, đặc điểm tàu.
- Xác định hình thức thuê tàu:
+ Thuê 1 chuyến (Single Voyage)
+ Thuê khứ hồi (Round Voyage)
+ Thuê nhiều chuyến liên tục (Consecurive Voyage)
+ Thuê bao cả tàu (Lumpsum)
- Nghiên cứu các hãng tàu: chất lượng tàu, chất lương và điều kiện phục vụ, giá cước… để lựa chọn hãng tàu tiềm năng.
- Đàm phán và ký hợp đồng thuê tàu với hãng tàu.
1.2.2.3. Mua bảo hiểm cho hàng hoá.
Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về những mất mát hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thoả thuận gây ra, với khoản tiàn gọi là phí bảo hiểm. Hiện nay, thế giới và Việt Nam thường áp dụng 3 điều kiện bảo hiểm chính sau:
- Điều kiện bảo hiểm A (Institue cargo clause A).
- Điều kiện bảo hiểm B (Institue cargo clause B).
- Điều kiện bảo hiểm C (Institue cargo clause C).
Ngoài ra còn có một số điều kiện bảo hiểm phụ, điều kiện bảo hiểm đặc biệt như bảo hiểm chiến tranh (War risk), bảo hiểm đình công (Strike)….
Trong Thương mại quốc tế, hàng hó thường phải vận chuyển đi xa. Trong những điều kiện vận tải phức tạp: hàng hoá dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển. Vì vậy các Doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cho hàng hoá để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra. Khi mua bảo hiểm hàng hoá cần dựa vào các căn cứ sau:
- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp Thương mại quốc tế. Một nguyên tắc có tính cơ bản là rủi ro về hàng hoá trong quá trình vận chuyển thuộc về người XK hay NK thì người đó cần xem xét để mua bảo hiểm cho hàng hoá. Nguyên tắc này do điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng Thương mại quốc tế quy định. Ngoại trừ trường hợp CIP hay CIF người bán phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hàng hoá trong phạm vi tối thiểu (điều kiện C).
- Căn cứ vào hàng hoá vận chuyển: Khi đã phân định được trách nhiệm mua bảo hiểm thì vấn đề đặt ra là có mua bảo hiểm hay không, nếu mua bảo hiểm thì thì mua ở điều kiện nào. Khối lượng, giá trị của hàng hóa và đặc điểm của hàng hóa vận chuyển là các căn cứ quan trọng cho chúng ta lựa chọn các quyết định trên. Nếu lô hàng hóa có giá trị lớn lại dễ chịu tác động quá trình bốc xếp vận chuyển là hư hỏng, hao hụt để tránh rủi ro cần bảo hiểm ở điều kiên A mới đáp ứng được nhu cầu. Những hàng hóa về bản chất vốn rất khó có thể bị hư hỏng, mất mát cho dù có những tác động từ bên ngoài thì có thể bảo hiểm ở điều kiện thấp hơn hoặc không cần bảo hiểm.
- Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Loại phương tiện vận chuyển, chất lượng của phượng tiện vận chuyển, loại bao bì bốc dỡ. Đặc điểm của hành trình vận chuyển: Các yếu tố tác động trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, chuyển tải… là các yếu tố tạo nên rủi ro cho hàng hóa mà chúng ta cần xem xét, phân tích để quyết định lựa chọn loại hình bảo hiểm cho thích hợp.
Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa, Doanh nghiệp tham gia hoạt động Thương mại quốc tế cần thực hiện các bước sau:
- Xác định nhu cầu bảo hiểm: là xác định giá trị bảo hiểm (gồm: giá hàng hoá, cước phí chuyên chở, phí bảo hiểm và phí liên quan khác) và điều kiện bảo hiểm.
- Xác định loại hình bảo hiểm:
+ Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy): là hợp đồng bảo hiểm ký kết cho từng chuyến hàng từ địa điểm này đến địa điẻm khác, được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
+ Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy): là hợp đồng bảo hiểm cho một khối lượng hàng vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau.
- Lựa chọn công ty bảo hiểm.
- Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm, nhận đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
1.2.2.4. Làm thủ tục hải quan.
a. Khai và nộp tờ khai hải quan.
Đối với hàng hoá nhập khẩu được thực hiện trong thời hạn 30, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu.
Có hai hình thức khai: Người khai trực tiếp đến cơ quan hải quan để thực hiện khai hải quan, hoặc sử dụng hình thức khai điện tử. Hồ sơ hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hoá đơn thương mại
- Hợp đồng mua bán hàng hoá
b. Xuất trình hàng hoá.
Xuất trình hàng hoá là đưa hàng hoá tới địa điểm quy định để kiểm tra thực tế hàng hoá. Kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu có 3 hình thức:
- Miễn kiểm tra thức tế đối với hàng hoá nhập khẩu của chủ hàng có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan, với trường hợp mặt hàng nhập khẩu thường xuyên, hàng nông sản…
- Kiểm tra đại diện không quá 100% đối với lô hàng nhập khẩu là hàng cùng chủng loại, hàng đóng gói đồng nhất…
- Kiểm tra toàn bộ lô hàng nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan, lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
Thời gian kiểm tra thực tế lô hàng: Đối với lô hàng kiểm tra đaị diện thời gian không quá 8 giờ làm việc.
c. Nộp thuế và thực hiện các quyết định cảu hải quan.
1.2.2.5. Nhận hàng từ phương tiện vận tải.
a. Nhận hàng từ tàu biển: Bao gồm các bước:
- Chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng.
- Ký hợp đồng uỷ thác cho cơ quan ga cảng về việc nhận hàng từ nước ngoài về.
- Xác nhận với cơ quan ga cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ và bảo quản hàng hoá.
- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng hoá như: vận đơn…
- Tiến hành nhận hàng: Nhận về số lượng, xem xét sự phù hợp tên hàng, chủng loại…
- Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản hàng cho cơ quan ga cảng.
b. Nhận hàng chuyên chở bằng container: Bao gồm các bước:
- Nhận vận đơn và các chứng từ khác.
- Trình vận đơn và các chứng từ khác (hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói…) cho hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng (D/O).
- Nhà nhập khẩu đến trạm hoặc bãi container để nhận hàng.
c. Nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt.
- Hàng đầy toa: Kiểm tra niêm phong…
- Hàng hoá không đầy toa.
d. Nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ.
e. Nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không.
1.2.2.6. Làm thủ tục thanh toán.
a. Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đối với việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Khi hợp đồng NK quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, việc đầu tiên và rất quan trọng đối với người NK để thực hiện hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận là tiến hành mở L/C. Để tiến hành mở L/C, người NK phải dến ngân hàng làm đơn xin mở L/C (đơn theo mẫu in sẵn của từng ngân hàng). Đơn xin mở L/C là cơ sở pháp lý để giả quyết tranh chấp (nếu có) gửi ngân hàng và người xin mở L/C, đồng thời cũng là cơ sở để ngân hàng mở L/C cho bên XK.
Ngoài đơn xin mở L/C cùng với các chứng từ khác người NK phải tiến hành ký quỹ để ngân hàng tiến hành mở L/C cho người XK theo yêu cầu đã ghi trong đơn xin mở L/C của người NK.
Sau khi mở L/C: Người NK phải tiến hành kiểm tra bộ chứng từ rồi trả tiền cho ngân hàng.
b. Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.
Nếu hợp đồng NK quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì sau khi nhận chứng từ ở ngân hàng DN NK phải kiểm tra các chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp theo hợp đồng hai bên đã ký kết thì chấp nhận trả tiền hoặc trả tiền để nhận chứng từ nhận hàng. Nếu không phù hợp thì có thể từ chối thanh toán. Việc vi phạm hợp đồng của người XK sẽ được hai bên trực tiếp giải quyết. Có 2 loại phương thức nhờ thu:
- Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức nhờ thu mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu ở người mua, mà không kèm theo điều kiện gì, ngân hang không nắm được chứng từ.
- Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán (hối phiếu và chứng từ gửi hàng) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu đó với điều kiện là người mua phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng để họ đi nhận hàng. Tuỳ theo thời hạn trả tiền, phương thức nhờ thu kèm chứng từ được chia thành 2 loại:
+ D/P: Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ, gọi tắt là nhờ thu trả tiền ngay.
+ D/A: Nhờ thu chấp nhận trả tiền để đổi chứng từ, gọi tắt là nhờ thu trả chậm.
c. Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền.
Đến kỳ hạn thanh toán người NK đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu thực hiện dịch vụ CAD hoặc COD ký một bản ghi nhớ, đồng thời thực hiện ký quý 100% giá trị của thương vụ để lập tài khảon ký thác. Và sau khi ngân hnàg kiểm tra bộ chứng từ do ngời XK chuyển dến nếu thấy phù hợp ngân hàng chấp nhận chứng từ thanh toán cho bên XK đông thời chuyển chứng từ đó cho bên NK để tiến hành nhận hàng.
d. Phương thức chuyển tiền.
Đối với bên NK khi nhận được bộ chứng từ do bên XK chuyển đến, tiến hành kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng chuyển tiền để trả tiền cho bên XK. Việc chuyển tiền có thể được thực hiện bằng 2 hình thức sau:
- Bằng thư (gọi là thư hối – M/T): Ngân hàng chuyển tiền viết thư (có thể là lệnh trả tiền hoặc giấy báo ghi có) ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho nười nhận.
- Bằng điện báo (gọi là điện hối – T/T): Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận.
1.2.2.7. Bàn giao hàng hoá cho người nhận uỷ thác và nhận phí uỷ thác.
Sau khi hàng hoá đã về đến cảng, tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên trong hợp đồng uỷ thác mà việc nhận hàng tại cảng do người nhận uỷ thác hay người uỷ thác trực tiếp hận. Thông thường người nhận uỷ thác phảI trực tiếp đến cảng nhận hàng và kiểm tra hnàg hoá trước khi bàn giao hnàg hoá lại cho người uỷ thác để tránh rủi ro có thể xảy ra. Căn cứ vào hợp đồng uỷ thác được ký kết, bên nhận uỷ thác có quyền được nhận phí uỷ thác, khoản phí uỷ thác là tỷ lệ % trên tổng giá trị của hợp đồng. Tỷ lệ này lớn hay nho tuỳ thuộc và sự ngoại giao, mối quen biết giữa hai bên và tính chất công việc được uỷ thác. Ngoài phí uỷ thác, nếu hai bên có thoả thuận khác về chi phí có liên quan do bên nào chịu thì bên đó phảI có trách nhiệm với thoả thuận đó. Đồng tiền thanh toán ở đây là nội tệ, người uỷ thác thanh toán trực tiếp cho người nhận uỷ thác hay chuyển vào tài khoản của người nhận uỷ thác ở ngân hàng.
1.2.2.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
a. Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại lại người mua: Người mua có quyền khiếu nại người bán khi người bán vi phạm bất cứ điều khoản quy định về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng.
b. Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm.
Chương 2
Phân tích quy trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu uỷ thác tại tổng công ty thương mại hà nội.
2.1. tổng quan về tổng công ty thương mại hà nội
Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội – tên giao dịch thương mại HAPRO là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con,được thành lập theo quyết định số 125/2004/QĐ-UB do chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký ngày 11/8/2004.
Tổng Công ty Thương Mại Hà Nội – Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Công ty Sản xuất - Dịch vụ & Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (Hapro) và các công ty con là các công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ phần các công ty liên doanh liên kết.
2.1.1. Lịch sử thành lập.
Đặc điểm thành lập:
- 4/1991: Thành lập với tên ban đầu là Haprosimex Sài Gòn.
- 1/1999: Nhập với xí nghiệp phụ tùng xe dạp xe máy Lê Ngọc Hân.
- 1/2000: Sát nhập với công ty dịch vụ ăn uống 4 mùa và đổi tên là Công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội.
- 4/2002: Công ty tiếp nhận xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn để lập dự án xây dựng khu công nghiệp chế biến thực phẩm Hà Nội.
- 11/8/2004: Tổng Công ty Thương mại Hà Nội được thành lập.
b. Đặc điểm vốn:
Tổng vốn đăng ký khi thành lập: 4,5 tỷ.
Tổng vốn đăng ký hiện tại: 23,7 tỷ. Trong đó:
Vốn cố định: 7,2 tỷ
Vốn lưu động: 16,5 tỷ
Ngoài ra vốn xây dựng cơ bản: 12,3 tỷ
2.1.2- Cơ cấu tổ chức
Cơ quan quản lý cao nhất của Tổng Công ty là Hội đồng quản trị.
Cơ quan điều hành Tổng Công ty là Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc.
Cơ quan giám sát hoạt động của Tổng Công ty là Ban kiểm soát.
Hapro có Văn phòng tại Hà Nội và Chi nhánh Tổng Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh với:
- 5 Phòng quản lý: Phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế toán Tài chính, phòng Kế hoạch Tổng hợp, phòng Đầu tư và Văn phòng Tổng Công ty.
- 8 Trung tâm (TT): TT Nghiên cứu phát triển, TT Xuất khẩu phía Bắc, TT Xuất khẩu Thủ công mỹ mghệ phía Nam, TT Xuất khẩu Nông sản thực phẩm phía Nam, TT Nhập khẩu Vật tư-Thiết bị, TT Kinh doanh hàng tiêu dùng, TT Du lịch lữ hành Hapro, TT Thương mại dịch vụ bốn mùa.
- 5 Xí nghiệp Liên hiệp và Xí nghiệp (XN): XN Liên hiệp chế biến thực phẩm Hà nội, XN Toàn Thắng, XN Gốm Chu Đậu, XN Sắt Mỹ nghệ xuất khẩu, XN Dịch vụ kho hàng.
- 1 Ban quản lý khu công nghiệp thực phẩm Hapro.
Các công ty trong hệ thống Tổng Công ty thương mại Hà Nội là những Công ty TNHH một thành viên, các Công ty cổ phần và Công ty liên doanh liên kết hoạt động trong các lịch vực sản xuất gốm sứ, thực phẩm; kinh doanh XNK; bán buôn bán lẻ thức phẩm, các sản phẩm phục vụ tiêu dùng và sinh hoạt; may mặc thời trang; vật liệu xây dựng;dịch vụ khách sạn, nhà hàng và cho thêu văn phòng...
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Công ty mẹ - tổng Công ty thương mại Hà Nội
(Hapro)
các Công ty con
(TNHH một thành viên, cổ phần, liên doanh liên kết)
Văn phòng tổng Công ty
Văn phòng
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng Kế toán Tài chính
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng đầu tư
Trung tâm nghiên cứu phát triển
Trung tâm KD hàng tiêu dùng
Trung tâm TM-DV bốn mùa
Trung tâm du lịch lữ hành Hapro
Trung tâm NK vật tư - thiết bị
Trung tâm xuất khẩu phía bắc
Chi nhành TCT tại TP HCM
Trung tâm XK TCMN phía nam
Trung tâm XK NS -TP phía nam
Ban quản lý khu CNTP Hapro
Xí nghiệp liên hiệp CBTP Hà Nội
Xí nghiệp Toàn thắng
Xí nghiệp Chu đậu
Xí nghiệp dịch vụ kho vận
Xí nghiệp sắt mỹ nghệ XK
Các đơn vị trực thuộc
Chú thích:
Các đơn vị đánh giá hệ thống
Các đơn vị áp dụng
2.2. hoạt động kinh doanh của hapro
2.2.1. Một số kết quả đạt được trong năm 2003-2004.
a. Năm 2003:
* Tổng doanh thu: 595,1 tỷ đồng; đạt 205% kế hoạch năm của ngành, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2002.
* Kim ngạch XNK: 46,244 triệu USD tăng 63% so với năm 2002, trong đó:
** XK: 24,225 triệu USD, tăng 57% so với năm 2002, đạt 144% kế hoạch năm 2002 của ngành.
+ Mặt hàng thủ công mỹ nghệ: 7,23 triệu USD tăng 25% so với năm 2002, trong đó các sản phẩm gốm sứ tăng 45%, mây tre tăng 35%.
+ Kim ngạch của các mặt hàng nông sản đạt 12,62 triệu USD.
** NK: 22,019 triệu USD, tăng 70% so với năm 2002.
Nộp ngân sách : 49,634 tỷ đồng.
Bảng 1: Báo cáo tổng hợp một số chỉ tiêu năm 2003
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện năm 2002
Thực hiện năm 2003
So sánh với cùng kỳ năm 2002(%)
1
Doanh thu
Tr.Đồng
270.332,02
5595.090,00
220
2
Kim ngạch XNK
1000$
28.354,42
46.244,15
163
a
Xuất khẩu
1000$
15.385,08
24.224,77
157
Trực tiếp
14.442,31
23.185,45
161
Uỷ thác
942,77
1.039,32
110
*
Thủ công mỹ nghệ
5.763,47
7.230,29
125
Mây tre lá
3.143,13
4.252,21
135
Gốm sứ
1.298,00
1.883,58
145
Khác
1.322,34
1.094,50
83
*
Nhựa
3.313,22
*
Nông sản
9.621,60
12.620,65
135
Lạc
4.165,30
4.217,19
101
Tiêu đen
3.231,08
2.529,12
78
Chè
986,72
466,42
47
Gạo
865,75
1.865,87
216
Tinh bột
816,34
Sắn lát
880,70
Khác
1.845,01
*
Hàng khác
1.060,61
b
Nhập khẩu
1000$
12.969,34
22.019,38
170
Trực tiếp
1.352,08
11.867,05
178
Uỷ thác
11.617,26
10.152,33
87
3
Nộp ngân sách nhà nước
Tr.Đồng
23.711,29
49.634,00
209
*
NS địa phương
1.121,02
1.288,00
155
*
Thuế NK
22.590,27
48.346,00
214
4
Thu nhập người LĐ
LĐ có kỹ thuật
Đồng
1.600,000
1.700,000
166
LĐ giản đơn
Đồng
850,000
950,000
112
b. Năm 2004:
* Tổng doanh thu: 754,6 tỷ đồng; đạt 113% kế hoạch năm của ngành, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2003.
* Kim ngạch XNK: 54,966 triệu USD tăng 19% so với năm 2003, trong đó:
** XK: 28,504 triệu U SD chiếm 51,8 % tổng kim ngạch XNK, tăng 18% so với năm 2003, đạt 100% kế hoạch năm 2003 của ngành.
+ Đã XK 3.201 Cont’20’ gồm các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến và một số sản phẩm khác sang 53 nước và vùng lãnh thổ.
+ Mặt hàng thủ công mỹ nghệ đạt: 9,134 triệu USD tăng 26% so với năm 2003, trong đó các sảnphẩm gốm sứ đạt 25%, mây tre đạt 17%.
+ Kim ngạch của các mặt hàng nông sảnn đạt 18,435 triệu USD, trong đó:
- Lạc đạt: 2.855 tấn,trị giá kim ngạch 1,852 triệu USD.
- Cà phê đạt: 8.140 tấn, trị giá kim ngạch 5,262 triệu USD.
- Tiêu đạt: 4.335 tấn, trị giá kim ngạch cao 5,728 triệu USD.
Mặt hàng nông sản kim ngạch giảm so với năm 2003 nguyên nhân là do mặt hàng lạc XK giảm và hàng chè XK không tăng.
** NK: Kim ngạch đạt 26,462 triệu USD, chiếm 48,2% tổng kim ngạch XNK, tăng 20% so với năm 2003.
* Nộp ngân sách: 53,2 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2003, trong đó nộp ngân sách địa phương: 8,7 tỷ đồng ( thuế sử dụng đất: 5,9 tỷ đồng).
Bảng 2: Báo cáo tổng hợp một số chỉ tiêu năm 2004.
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện năm 2003
Thực hiện năm 2004
So sánh với cùng kỳ năm 2003(%)
1
Doanh thu
Tr.Đồng
595.090
754.598
127
2
Kim ngạch XNK
1000$
46.244
54.966
119
a
Xuất khẩu
1000$
24.224
28.504
118
Trực tiếp
23.185
27.822
120
Uỷ thác
1.039
682
66
*
Thủ công mỹ nghệ
7.230
9.134
126
Mây tre lá
4.252
4.987
117
Gốm sứ
1.883
2.362
125
Khác
1.094
1.785
163
*
Thực phẩm chế biến
360
*
Nông sản+dược liệu
12.620
18.435
146
Lạc
4.217
1.852
44
Tiêu đen
2.529
5.728
226
Chè
466
454
97
Gạo
1.865
2.358
126
Tinh bột
816
367
45
Sắn lát
880
336
38
Cà phê
5.262
Dược liệu
435
Nông sản khác
1.845
1.643
*
Hàng khác
4.373
574
13
b
Nhập khẩu
1000$
22.019
26.462
120
Trực tiếp
11.867
17.626
149
Uỷ thác
10.152
8.835
87
3
Nộp ngân sách nhà nước
Tr.Đồng
50.020
53.186
106
*
NS địa phương
1.426
8.716
611
*
Thuế NK
48.594
44.470
92
4
Thu nhập người LĐ
LĐ có kỹ thuật
Đồng
1.600
2.250
141
LĐ giản đơn
Đồng
950
950
100
2.2.2. Tình hình nhập khẩu uỷ thác.
Bảng 3: Kim nghạch nhập khẩu các mặt hàng từ năm 2003-2004 của HAPRO.
Đơn vị USD
Các mặt hàng
Năm 2003
Tỷ trọng %
Năm 2004
Tỷ trọng %
Máy điều hoà
460.000
4,2
498.000
4,4
Máy xúc, máy ủi
120.000
1,1
138.000
1,2
Thiết ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36265.doc