Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng

1 MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt i Danh mục các bảng, biểu ii Danh mục hình vẽ iii Danh mục các hộp tiêu điểm iv Lời mở đầu v 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài v 2. Mục tiêu nghiên cứu vi 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vii 4. Tính mới của luận văn vii 5. Phương pháp nghiên cứu ix 6. Nội dung x Chương I: Những cơ sở lý luận về môi trường đầu tư 1 1.1 Những vấn đề về đầu tư trực tiếp nước

pdf115 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài 1 1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1 1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 1 1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế hiện nay 3 1.2 Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 1.2.1 Khái niệm 4 2 1.2.2 Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư 7 1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường đầu tư 15 1.4 Các bài học kinh nghiệm về hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn FDI 16 1.4.1 Kinh nghiệm của Bình Dương 16 1.4.2 Kinh nghiệm của Singapore 18 1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư của thành phố Đà Nẵng 20 Kết luận chương 1 21 Chương 2: Phân tích thực trạng môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay 22 2.1 Một số nét khái quát về Thành phố Đà Nẵng 22 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 22 2.1.2 Điều kiện xã hội 23 2.2 Tình hình thu hút vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 – 2005 24 2.2.1 Số lượng vốn FDI thu hút 24 2.2.2 Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác 26 2.2.3 Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư 27 2.2.4 Tình hình thu hút vốn FDI theo lĩnh vực đầu tư 28 2.2.5 Kết quả hoạt động thu hút FDI tại TP. Đà Nẵng từ năm 2001-2005 29 2.3 Phân tích thực trạng môi trường đầu tư trong việc thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua (2001-nay) 32 2.3.1 Môi trường chính trị – xã hội 32 2.3.2 Môi trường pháp lý – hành chính 34 2.3.3 Môi trường cơ sở hạ tầng 38 3 2.3.4 Môi trường kinh tế – tài nguyên 43 2.3.5 Môi trường tài chính – ngân hàng 51 2.3.6 Môi trường lao động 52 Kết luận chương 2 55 Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010 57 3.1 Quan điểm đề xuất giải pháp 57 3.2 Mục tiêu đề xuất giải pháp 57 3.3 Căn cứ đề xuất giải pháp 58 3.4 Ma trận SWOT 59 3.4.1 Những điểm mạnh 59 3.4.2 Những điểm yếu 60 3.4.3 Những cơ hội 61 3.4.4 Những thách thức 62 3.5 Các nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010 64 3.5.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý – thủ tục hành chính 64 3.5.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện môi trường cơ sở hạ tầng 69 3.5.3 Nhóm giải pháp về hoàn thiện môi trường lao động 73 3.5.4 Một số kiến nghị 76 Kết luận chương 3 79 Kết luận xiv Tài liệu tham khảo xvi Phụ lục xxi 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài - CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa - DN : Doanh nghiệp - GDP : Tổng sản phẩm quốc nội - IMF : Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) - KCN : Khu công nghiệp - KCX : Khu chế xuất - TNHH : Trách nhiệm hữu hạn - TP : Thành phố - UBND : Ủy ban nhân dân - WB : Ngân hàng Thế giới (World Bank) 5 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang - Bảng 1.1: Tình hình thu hút vốn FDI vào Bình Dương 16 - Bảng 2.1: Tình hình thu hút vốn FDI vào TP. Đà Nẵng từ năm 2001-2005 25 - Bảng 2.2: Nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh Bình Dương và TP. Đà Nẵng 25 - Bảng 2.3: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quốc gia/ vùng lãnh thổ 26 - Biểu 2.1: Vốn FDI theo hình thức đầu tư 28 - Bảng 2.4: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Đà Nẵng giai đoạn 2001–2005 30 - Bảng 2.5: Tốc độ tăng GDP của các thành phần kinh tế TP. Đà Nẵng 30 - Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu của các thành phần kinh tế TP. Đà Nẵng 31 - Bảng 2.7: Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI 32 - Bảng 2.8: Số lượng các doanh nghiệp trong các KCN tại Đà Nẵng 42 - Bảng 2.9: Các KCN, KCX tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương 42 - Bảng 2.10: Giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố Đà Nẵng 46 - Bảng 2.11: Giá cước thuê tàu tại thị trường Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh 47 - Bảng 2.12: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Đà Nẵng 48 - Bảng 2.13: Trình độ lực lượng lao động của TP. Đà Nẵng 52 DANH MỤC HÌNH VẼ Trang - Hình 1.1: Các điều kiện về môi trường đầu tư của Trung Quốc 7 6 DANH MỤC CÁC HỘP TIÊU ĐIỂM Trang - Hộp 1: Dự án khu nghỉ mát Furama 36 - Hộp 2: Quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài 37 - Hộp 3: Quyết tâm xây dựng cầu Sông Hàn của thành phố Đà Nẵng 39 - Hộp 4: 10 năm xây dựng đô thị Đà Nẵng – "được" gì, "mất" gì? 43 - Hộp 5: Sự yếu kém của các doanh nghiệp hoạt động tại Đà Nẵng 45 - Hộp 6: Báo động ô nhiễm môi trường tại thành phố Đà Nẵng 46 - Hộp 7: Bà Nà – Để chơi hay để nghỉ? 49 - Hộp 8: Đi du lịch tìm thấy cơ hội kinh doanh 50 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH), vốn đầu tư luôn được xem là vấn đề nan giải đối với các nước đang phát triển. Làm thế nào huy động được nguồn vốn (cả nguồn vốn bên trong lẫn nguồn vốn bên ngoài) để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH luôn là thách thức đối với các nước trên con đường thoát ra khỏi đói nghèo. Vì lẽ đó, cuộc cạnh tranh giữa các nước cũng như các địa phương trong một quốc gia nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Kể từ năm 1997, sau khi được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Đà Nẵng đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, được xác định là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên; và đã được Chính phủ chính thức công nhận là đô thị loại 1. Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước đã nêu rõ rằng: " Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ cả nước, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng; là đầu mối giao thông quan trong về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; cửa ngõ chính đi ra biển Đông của các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê-Kông". Do vậy, nếu có một chính sách phát triển đúng đắn với những bước đi thích hợp, Đà Nẵng sẽ phát huy được thế mạnh sẵn có, tạo động lực và làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển, "trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước; là trung tâm kinh tế – xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ" . Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, thành phố Đà Nẵng cần phải có một nguồn vốn rất lớn. Trong khi khả năng tích lũy vốn nội bộ của địa phương còn 8 Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tại "Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng" với mong muốn được nghiên cứu và phân tích các thực trạng về môi trường đầu tư, từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư tại thành phố Đà Nẵng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau: - Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng trong những năm qua (2001-2005) - Thực trạng môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng ở một số khía cạnh sau: • Môi trường chính trị – xã hội • Môi trường pháp lý – hành chính • Môi trường cơ sở hạ tầng • Môi trường kinh tế – tài nguyên 9 • Môi trường tài chính • Môi trường lao động - Phân tích ma trận SWOT thông qua các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của môi trường đầu tư để từ đó thấy được những tác động của môi trường này đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thành phố trong thời gian qua. - Căn cứ vào mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của thành phố nói chung cũng như hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng của thành phố trong những năm tới; và dựa vào ma trận SWOT để đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thành phố Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Môi trường đầu tư là một vấn đề rất rộng; tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: • Không gian: Thành phố Đà Nẵng và một số địa phương khác có liên quan. • Thời gian: Số liệu được cập nhật từ năm 2001 – 2005, vì đây là thời điểm Đà Nẵng bắt đầu thực hiện quá trình quy hoạch phát triển tổng thể thành phố giai đoạn 2001 – 2010. 4. Tính mới của luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài không còn là vấn đề mới mẻ trong giai đoạn hiện nay. Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, vấn đề này đã thu hút được sự 10 - "Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam" của TS. Triệu Hồng Cẩm (2003) - "Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh" của TS. Trần Đăng Long (2002) - "Vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam" của TS. Nguyễn Thị Liên Hoa (2003) - "Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng" của Th.S Phạm Minh Nhựt (2005) … Nhìn chung, các công trình trên đã tập trung vào nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng hay liên quan đến hoạt động đầu tư, và phần nhiều là đứng trên bình diện của cả nước Việt Nam, hoặc một số tỉnh thành đi đầu trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài như Thành phố Hồ Chí Minh hay Bình Dương…( ngoại trừ nghiên cứu của Th.S Phạm Minh Nhựt); tuy nhiên, các tác phẩm trên lại chưa đi sâu vào nghiên cứu môi trường đầu tư của các địa phương cụ thể, một trong những yếu tố rất quan trọng trong hoạt động thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay của các địa phương trên cả nước. Luận văn tập trung vào một mảng của hoạt động đầu tư – đó chính là môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; nghiên cứu các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư, từ đó nêu ra những giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư. Đây là những điểm mới của luận văn phần lớn chưa được đề cập trong các công trình nghiên cứu mà người viết đã tiếp cận. 11 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai các vấn đề đặt ra, luận văn đã sử dụng đan xen các phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: từ những chuyên gia và những cá nhân có kinh nghiệm, thông qua các cuộc gặp gỡ, người viết đã thực hiện phỏng vấn, tiếp cận các tư liệu, số liệu thực tế để có những định hướng giải quyết đề tài. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đối tượng nghiên cứu là môi trường đầu tư phải đặt trong sự liên hoàn của chiến lược kinh tế thành phố; việc so sánh, đối chiếu giữa các địa phương trong lĩnh vực thu hút đầu tư và các khía cạnh của môi trường đầu tư để rút ra được những kiến giải và hướng đi đúng trong việc xây dựng môi trường đầu tư của thành phố Đà Nẵng. - Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp: từ việc thu thập những số liệu, dữ liệu về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các địa phương có liên quan cũng như những thông tin về chính sách – chiến lược của thành phố Đà Nẵng, luận văn tiến hành phân tích nhằm đưa ra những kiến giải. - Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp quan sát thực tế để có cái nhìn cụ thể và định hướng cho những số liệu, chiến lược rồi đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế môi trường đầu tư của thành phố Đà Nẵng. - Trong quá trình tiến hành, luận văn vận dụng kết hợp tất cả các phương pháp nêu trên để có cái nhìn cụ thể và rõ ràng nhất có thể. 12 6. Nội dung Chương 1: Những cơ sở lý luận về môi trường đầu tư Chương này tập trung tìm hiểu khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài, môi trường đầu tư, các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư … để làm nền tảng cơ sở lý luận cho việc phân tích môi trường đầu tư ảnh hưởng như thế nào trong hoạt động thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng. Chương 2: Phân tích thực trạng môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay. - Khái quát đôi nét về thành phố Đà Nẵng. - Điểm qua hoạt động thu hút vốn FDI của Đà Nẵng trong thời gian từ 2001- 2005. Từ đó, rút ra kết luận về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội cũng như thách thức của môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng. - Tìm hiểu những quan điểm, mục tiêu cũng như những căn cứ làm nền tảng cho việc củng cố và hoàn thiện môi trường đầu tư tại thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá về môi trường đầu tư, người viết xây dựng ma trận SWOT làm cơ sở đề ra những giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư trong thời gian đến (2006-2010) cho thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. 13 Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 1.1 Những vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô về hoạt động đầu tư nước ngoài. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo IMF trong báo cáo Cán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: ”Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country), không phải là tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – sourcing country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp". Với Việt Nam, sau nhiều lần sửa đổi bổ sung, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được đổi lại tên gọi mới là Luật Đầu tư có hiệu lực ngày 01/07/2006; mà theo quy định của khoản 2, điều 3, chương I của Luật này thì đầu tư trực tiếp được hiểu là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Như vậy, qua các định nghĩa trên, có thể rút ra một kết luận: đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh có lãi. 1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Hiện nay, tại Việt Nam có 3 hình thức đầu tư chủ yếu sau: a. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết 14 b. Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với các tổ chức, cá nhân trong nước trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận cũng như chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn tương ứng giữa các bên. Loại hình doanh nghiệp này là công ty trách nhiệm hữu hạn; tùy thuộc vào quy mô của vốn đầu tư và lĩnh vực đầu tư mà thời hạn đầu tư cho mỗi liên doanh sẽ khác nhau. c. Hợp đồng hợp tác kinh doanh Là doanh nghiệp hợp doanh theo kiểu hợp đồng hay còn được xem là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không cần thành lập pháp nhân. d. Một số hình thức đầu tư đặc thù - Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) - Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) - Xây dựng – chuyển giao (BT) Nhìn chung, cả ba hình thức trên đều có những đặc điểm chung sau: - Chỉ được ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Đầu tư vào hạ tầng cơ sở của Việt Nam: xây dựng cầu đường, cầu, cảng, sân bay, các công trình điện nước … - Được hưởng nhiều ưu đãi của chính phủ Việt Nam về tiền thuê đất, thuế các loại, thời gian đầu tư dài, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn và có lời hợp lý 15 - Hết thời hạn hoạt động của giấy phép, chủ đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn công trình cho chính phủ Việt Nam trong tình trạng hoạt động bình thường. 1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế hiện nay 1.1.3.1 Đối với nước chủ đầu tư - Giúp thâm nhập vào những thị trường mới mà vẫn có thể đạt được lợi nhuận cao nhờ tận dụng việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, các lợi thế sản xuất sẵn có của nước tiếp nhận đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định. - Phân tán và giảm bớt rủi ro của việc tập trung sản xuất và kinh doanh trong phạm vi một quốc gia. - Hạn chế được các rào cản thương mại, các hàng rào bảo hộ mậu dịch do một số các quốc gia đặt ra; thông qua con đường đầu tư, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tranh thủ được những ưu đãi của nước tiếp nhận đầu tư. 1.1.3.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư - Góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. - Giải quyết công ăn, việc làm, đẩy lùi nạn thất nghiệp, từ đó góp phần nâng cao đời sống của người dân, tăng thu nhập quốc dân. - Giúp các nước nghèo, kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng của nền kinh tế mà nguồn vốn trong nước không đủ khả năng đáp ứng. - Giúp các nước nghèo phần nào tiếp thu và theo kịp với trình độ công nghệ, trình độ quản lý, trình độ nguồn nhân lực … từ các nước tiên tiến thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ. 1.1.3.3 Đối với sự phát triển của thành phố Đà Nẵng 16 - Được xem là nguồn vốn đóng góp và bổ sung quan trọng cho hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội, vốn FDI giải quyết một phần đáng kể nhu cầu vốn đang bị thiếu hụt trầm trọng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của thành phố. - Góp phần tích cực vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng thu cho ngân sách của thành phố. - Tiếp thu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức … đẩy nhanh quá trình phát triển ngang bằng với hai đầu đất nước; thúc đẩy quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực. - Các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động và góp phần nâng cao trình độ của người lao động. - Góp phần đáng kể vào việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đang sẵn có của địa phương. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn được xem là động lực góp phần làm cho môi trường kinh doanh của Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung thêm phần sôi động. 1.2 Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2.1 Khái niệm 1.2.1.1 Môi trường đầu tư Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các yếu tố: cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, cả các lợi thế của một quốc gia có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư trong và ngoài nước tại một quốc gia [47,74]. Theo World Bank, môi trường đầu tư được định nghĩa như sau: “môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đặc thù của địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất” [27,26]. 17 Như vậy, môi trường đầu tư được xem là tổng hòa hoặc tập hợp của nhiều yếu tố có thể làm tăng khả năng sinh lãi (hoặc rủi ro) cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề đặt ra là ta phải tìm hiểu tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường đầu tư để hoàn thiện nó, thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư đến và làm ăn. 1.2.1.2 Môi trường đầu tư bình đẳng và cạnh tranh a. Môi trường đầu tư bình đẳng Đầu tư là một trong những hoạt động chính của quá trình hội nhập kinh tế. Sự hội nhập kinh tế quốc tế trong hoạt động đầu tư được thực hiện thông qua hai nguyên tắc cơ bản là: nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia. Và một môi trường đầu tư bình đẳng sẽ hoạt động dựa trên hai nguyên tắc này. - Nguyên tắc đối xử quốc gia trong hoạt động đầu tư – Nguyên tắc NT (National Treatment): nước tiếp nhận đầu tư FDI cam kết giành các điều kiện đầu tư thuận lợi (ưu đãi) cho các nhà đầu tư các nước khác đến đầu tư ở nước mình, không kém hơn những điều kiện nhà đầu tư nội địa được hưởng. - Nguyên tắc Tối huệ quốc trong hoạt động đầu tư – Nguyên tắc MFN (Most Favoured Nations): một nước sẽ giành các điều kiện thuận lợi (ưu đãi) cho các nhà đầu tư của một nước khác, không kém hơn những ưu đãi mà họ đã giành cho các nhà đầu tư ở nước thứ 3 khác khi họ tiến hành đầu tư trên lãnh thổ quốc gia mình. Về thực chất, hai nguyên tắc này đều hướng đến một mục đích chung là tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, môi trường đầu tư bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Sự bình đẳng này thể hiện ở việc tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều phải được đảm bảo quyền lợi như nhau trước các yêu cầu, quy định của pháp luật, cũng như phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đó chính là tính minh bạch của 18 Như vậy, có thể nói rằng bình đẳng trong hoạt động đầu tư được xem là “môi trường sống” của doanh nghiệp. Một môi trường đầu tư tốt, thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung; ngược lại môi trường đầu tư bị “ô nhiễm”, “đi mắc núi, về mắc sông” sẽ là những trở ngại, hạn chế doanh nghiệp phát triển [48,20]. b. Môi trường đầu tư cạnh tranh Tính cạnh tranh của môi trường đầu tư chính là sự so sánh môi trường đầu tư khác nhau ở những tiêu chí như nhau. Môi trường đầu tư thay đổi không chỉ giữa các nước mà ngay cả trong nội bộ một nước. Điều này xuất hiện chính do sự khác biệt trong cách thức quản lý của các quốc gia nói chung cũng như trong chính sách và hành vi quản lý của từng địa phương nói riêng. Theo Báo cáo về Môi trường kinh doanh toàn cầu của WB, để thành lập một doanh nghiệp mới, nhà đầu tư ở nước cải cách nhất là Canada chỉ mất 3 ngày với việc thực hiện 2 thủ tục; và ở nước ít cải cách nhất là Angola, nhà đầu tư phải mất 146 ngày với 14 thủ tục mới thành lập xong doanh nghiệp của mình; còn ở Việt Nam, con số này là 50 ngày với 11 thủ tục [27,61]. 19 Ngoài ra, còn có sự khác biệt rất lớn trong những điều kiện về môi trường đầu tư đã diễn ra trong phạm vi một quốc gia. Hình 1.1 Các điều kiện về môi trường đầu tư của Trung Quốc 0 5 10 15 20 25 Bắc Kinh Thành Đô Quảng Châu Thượng Hải Thiên Tân Thời gian bắc điện thoại (ngày) Thời gian làm thủ tục HQ nhập khẩu (ngày) (Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới 2005–Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người)[27] 1.2.2 Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư 1.2.2.1 Yếu tố chính trị – xã hội - Sự ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn hàng đầu với các nhà đầu tư. Chính phủ nước sở tại cần có một chính sách hợp lý để ổn định chính trị và giữ cho xã hội ổn định trong một thời gian dài. Đặc biệt là đường lối đối ngoại cởi mở hữu hảo sẽ thu hút được sự quan tâm, tán đồng, ủng hộ của các quốc gia trong vùng, cuốn hút họ cùng tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế của nước mình. Nội chiến sẽ không chỉ thiêu đốt cả vốn lẫn lãi mà hơn nữa còn uy hiếp đến tính mạng của chủ đầu tư. Chiến tranh và các dạng bạo lực tràn lan sẽ đặt dấu chấm hết cho tất cả các khoản đầu tư. Như vậy, ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên đầu tư, định hướng đầu tư, cơ cấu đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư. 20 - Sự ổn định chính trị còn là điều kiện thiết yếu để duy trì sự ổn định về tình hình kinh tế – xã hội. Đây là yếu tố tác động trực tiếp và có tính toàn diện làm tăng hoặc giảm tính rủi ro trong hoạt động đầu tư. Nguyên tắc hàng đầu của các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng là an toàn vốn và sinh lãi. Vì hoạt động trong môi trường xa lạ, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu nên các nhà đầu tư nước ngoài rất lo ngại tài sản của họ bị nước chủ nhà tịch thu, quốc hữu hóa. Hơn nữa, tình hình chính trị không ổn định thường dẫn tới đường lối phát triển của đất nước không nhất quán. Có thể chính phủ đương nhiệm cam kết không quốc hữu hóa tài sản của người nước ngoài, của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài; nhưng sau khi đất nước có bất kỳ một sự thay đổi nào về chế độ chính trị, chính phủ mới chưa chắc đảm bảo những cam kết này hoặc lại đưa ra những sửa đổi, thay đổi làm đe dọa đến sự an toàn đối với tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao dòng vốn đầu tư thường ít vào các nước châu Phi và một số nước đang phát triển khác ở Nam Mỹ trong thời kỳ có nhiều chính biến. Ngược lại, tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết đảm bảo đường lối phát triển nhất quán của nước chủ nhà; nhờ đó, các cam kết đảm bảo độ an toàn đối với tài sản hợp pháp của họ được thực hiện. Điều này được phản ánh rõ nét ở nhiều nước đang phát triển và những nước công nghiệp mới ở châu Á. - Sự ổn định chính trị của một quốc gia còn quyết định môi trường chính trị của các địa phương trong quốc gia đó. Tuy nhiên, cùng trong một quốc gia, cùng dưới một chế độ chính trị như nhau; thế nhưng ở mỗi vùng, tính ổn định lại có xu hướng khác nhau; và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế nói chung và thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng của địa phương đó. Bên cạnh các điều kiện thuận lợi khác, cùng môi trường chính trị ổn định Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương hay Vũng Tàu 21 - Năng lực điều hành của Chính phủ cũng là một trong những yếu tố được xét đến. Chính phủ có thể có ảnh hưởng hạn chế đến những yếu tố như vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, thời tiết … nhưng chính phủ lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo quyền về tài sản, cách điều tiết và đánh thuế (cả trong nội địa lẫn tại cửa khẩu), mức độ thỏa mãn của cơ sở hạ tầng, sự vận hành của thị trường tài chính, hiện tượng tham nhũng và rất nhiều yếu tố khác liên quan [27,70].Tất cả những điều này phụ thuộc phần lớn vào năng lực điều hành và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo đất nước. 1.2.2.2 Môi trường pháp lý – hành chính Hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đóng vai trò quyết định trong việc tạo diện mạo của môi trường đầu tư. Đó là điều kiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng. Hệ thống pháp luật của một quốc gia có thể được biểu hiện qua một số nét sau: - Xây dựng thể chế - Tính đầy đủ và đồng bộ - Tính chuẩn mực và hội nhập - Tính rõ ràng, công bằng, công khai và khả năng thực thi Đây là yêu cầu hàng đầu của một hệ thống luật pháp nói chung của một quốc gia, là mối quan tâm rất lớn của các chủ đầu tư nước ngoài. Do làm ăn ở nơi xa lạ với lượng tài sản lớn nên các nhà đầu tư nước ngoài phải dựa vào pháp luật của nước chủ 22 Bên cạnh đó, thủ tục hành chính là một yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của môi trường đầu tư. Thủ tục hành chính càng đơn giản, gọn nhẹ, rõ ràng thì sức hút của môi trường đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài càng lớn. Thủ tục hành chính bao trùm lên tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Và một trong những lỗ hổng nếu thủ tục hành chính không được quan tâm sát sao đó chính là hiện tượng tham nhũng. Có thể nói, chính sách về môi trường đầu tư là mục tiêu hấp dẫn để các doanh nghiệp, quan chức và các nhóm lợi ích khác nhau trục lợi. Tham nhũng có thể làm tăng chi phí tiến hành kinh doanh và khi nó lan đến bộ máy chính quyền cao cấp thì có thể dẫn đến những méo mó ghê gớm trong chính sách và làm bóp méo quá trình hoạch định chính sách trên quy mô lớn. Lũng đoạn, nâng đỡ và chủ nghĩa thân quen, những hệ lụy tất yếu của thủ tục hành chính yếu kém sẽ gây ra những méo mó trong chính sách nghiêm trọng làm cho chính sách thiên vị một số nhóm người với cái giá phải trả từ nhóm người khác; như vậy sẽ làm mất lòng tin của nhà đầu tư vào chính phủ [27,61]. Tuy nhiên, thủ tục hành chính cũng như cách hành xử của mỗi địa phương là khác nhau, vì vậy mới có những nơi mà nhà đầu tư gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xin cấp giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh…. [38, 42] 23 Tóm lại, quá trình điều hành của chính phủ nước sở tại, sự ổn định của hệ thống pháp luật, sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính, sự tuân thủ các chính sách cũng như các quy định của pháp luật … sẽ tạo dựng được độ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài; ngược lại, sẽ làm gia tăng sự quan ngại của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư về môi trường đầu tư của nước đó. 1.2.2.3 Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như khoảng cách, địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên … Đây là những yếu tố quan trọng tác động đến tính sinh lãi hoặc rũi ro của các hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài, phần lớn phải tiến hành việc chuyên chở hàng hóa và dịch vụ từ nước đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư, từ điểm sản xuất đến điểm tiêu thụ… Vì vậy, nếu vị trí thuận lợi, không cách trở thì chi phí vận chuyển thấp, giảm được giá thành và hạn chế được rủi ro. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng luôn luôn được các nhà đầu tư quan tâm. Hệ thống đường sá, cầu cống, sân bay, cảng biển, dịch vụ viễn thông, khách sạn … được đảm bảo sẽ là lời mời gọi rất tích cực đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vị trí địa lý cũng như cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia là khác nhau và môi trường hạ tầng này lại càng khác nhau giữa các địa phương trong cùng một nước. Mỗi địa phương nằm trên một vùng địa hình khác nhau với những ưu đãi hoặc hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên… Thế nhưng, ngoài sự khác biệt sẵn có do tự nhiên đem lại, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng của mỗi địa phương chính là yếu tố quyết định ._.môi trường cơ sở hạ tầng ở mỗi địa phương sẽ khác nhau. Điều này sẽ tác động lại hoạt động kinh tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoài của từng địa phương. Bình Dương, xuất phát điểm là một vùng đất nông nghiệp – không có cảng sông lẫn cảng biển, không có hệ thống sân bay, đường sắt… thế nhưng Bình Dương lại 24 1.2.2.4 Môi trường kinh tế – tài nguyên - Mỗi quốc gia thường áp dụng một chính sách kinh tế riêng tùy thuộc vào trình độ phát triển và các mục tiêu mà quốc gia đó theo đuổi. Một đất nước muốn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được các nguồn vốn của nước ngoài, trước hết phải thực hiện chính sách kinh tế mở, tức là mọi chính sách kinh tế của họ phải đảm bảo gắn kết nền kinh tế của nước mình vào thị trường chung của thế giới, tham gia thực sự vào phân công lao động quốc tế; lấy mục tiêu cho mọi hoạt động kinh tế của mình không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà cả nhu cầu của thị trường quốc tế. Ngoài ra, trình độ phát triển kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư bao gồm mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và mức độ cạnh tranh của thị trường nước chủ nhà cũng là các yếu tố có sự tác động mạnh hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, môi trường kinh tế – tài nguyên của mỗi địa phương cũng sẽ hình thành phù hợp với tình hình phát triển. Mỗi địa phương sẽ có những chính sách phát 25 1.2.2.5 Môi trường tài chính Khả năng tạo ra một môi trường tài chính lành mạnh và hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả là một yêu cầu đặt ra trong quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư vì không một dự án đầu tư nào lại không liên quan đến việc giải quyết vốn, tín dụng và giám sát điều tiết thông qua hệ thống tiền tệ. Nền tài chính của một quốc gia được đánh giá qua các chỉ tiêu như cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại quốc tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền … Đó là những chỉ số phản ánh sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Sự bất ổn định các yếu tố này làm cho hiệu quả đầu tư trong tương lai trở nên không chắc chắn và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Môi trường tài chính của một địa phương được cụ thể hóa qua hệ thống ngân hàng, các công ty tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ… Hoạt động của 26 1.2.2.6 Môi trường lao động Nguồn lao động và giá cả nhân công tại nước mà nhà đầu tư dự kiến đầu tư vào ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư. Bởi lẽ với lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẽ tương đối sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư do chi phí lao động sẽ giảm hơn so với khi tuyển dụng lao động ở các quốc gia khác đến. Tuy nhiên, hiện nay yếu tố lao động giá rẽ ở các nước đang và kém phát triển không còn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà tư bản nữa; vì cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã cho phép đẩy nhanh quá trình tự động hóa và nâng cao năng suất lao động. Trong điều kiện đó, nước nào có được đội ngũ lao động được đào tạo với trình độ khoa học và chuyên môn cao được xem là một lợi thế; vì thông qua sử dụng lao động, các nhà đầu tư không chỉ muốn thu lại lợi nhuận thông thường, mà còn muốn thu thêm được lợi nhuận siêu ngạch. Theo tài liệu nghiên cứu của UNIDO, giờ đây người ta đang càng ngày phân biệt được là chính trình độ giáo dục và tay nghề của lực lượng lao động quyết định 27 Bên cạnh đó, môi trường lao động ổn định còn thể hiện qua tính cần cù và tinh thần kỷ luật của người lao động của người lao động; và quan trọng hơn nữa là tinh hình đình công, bãi công của người lao động, của các tổ chức công đoàn… Đây là những vấn đề khá nhạy cảm mà không một nhà đầu tư nào muốn gặp rắc rối với nước sở tại. 1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường đầu tư - Nghiên cứu môi trường đầu tư giúp nước sở tại hoàn thiện môi trường kinh tế, đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới từ sau đại chiến thế giới lần thứ II đến nay đã minh chứng rằng các nước đang phát triển có trình độ và điều kiện phát triển kinh tế tương đồng, do lựa chọn chiến lược kinh tế và khả năng tạo ra môi trường thu hút đầu tư khác nhau lại phát triển khác nhau. Nhiều nước thực hiện chiến lược kinh tế mở và biết tạo ra môi trường kinh tế, môi trường đầu tư thuận lợi đã mau chóng trở thành các nước công nghiệp mới (NIEs), một số khác lại không nắm bắt thời cơ, bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển đã đẩy nền kinh tế của quốc gia mình lâm vào cảnh lạc hậu, trì trệ. - Nghiên cứu môi trường đầu tư giúp các nước tiếp nhận đầu tư điều chỉnh nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư của nước mình trong quá trình thu hút đầu tư thực hiện công cuộc tái thiết và phát triển đất nước. Thường thì các nhân tố kích thích và thu hút đầu tư của một quốc gia không có đầy đủ cùng một lúc; mà nó phải được hình thành và hoàn thiện, phải được điều chỉnh liên tục của cả nước nhận đầu tư và sự cố gắng, thiện chí của cả hai bên nhận đầu tư và đầu tư; và mọi cố gắng, thiện chí của hai bên phải xuất phát từ động cơ kinh tế. 28 1.4 Các bài học kinh nghiệm về hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn FDI 1.4.1 Kinh nghiệm của Bình Dương Bình Dương, một tỉnh miền Đông Nam bộ không có cảng, không có sân bay, không có cửa khẩu, lại không phải là một tỉnh trung tâm của đất nước, đã trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút vốn FDI. Bảng 1.1: Tình hình thu hút vốn FDI vào Bình Dương (ĐVT: dự án; triệu USD) Năm Dự án Số vốn (triệu USD) 2001 116 292.37 2002 155 403.34 2003 149 340.2 2004 147 398.21 2005 186 840.48 Tổng 753 2274.6 (Nguồn: Website tỉnh Bình Dương), [52] Nơi đây là một điển hình về phát triển không dựa vào những lợi thế “tĩnh” nêu trên. Bình Dương đã tự xây dựng cho mình những lợi thế “động” rất riêng và rất phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập của địa phương. - Nổi bật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư của Bình Dương đó chính là việc “trải chiếu hoa”, “trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư, đón rước nhân tài [25]. “Chính quyền tỉnh Bình Dương có thái độ thực sự trọng thị trong chính sách thu hút đầu tư. Tôi cảm nhận tỉnh rất khát khao mời gọi các nhà đầu tư” [43,40]. Nhờ có sự nhất trí và ủng hộ xuyên suốt từ trên xuống dưới nên rất nhiều các nhà khoa học, các nhà đầu tư trong và ngoài nước kéo về giúp sức cho Bình Dương. Lãnh đạo tỉnh hàng tháng đều có chương trình cùng cán bộ đầu ngành của tỉnh xuống các 29 - Việc từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng là một bài học đáng được quan tâm của tỉnh. Là một tỉnh nhỏ, năng lực tài chính có hạn nên Bình Dương tính chuyện “ăn chắc mặc bền”, không dùng tiền ngân sách hay vay tiền ngân hàng để làm cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Trọng trách huy động vốn được toàn quyền giao cho chủ đầu tư, vận động các doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư vào các khu công nghiệp bỏ tiền ra lo cơ sở hạ tầng ngay tại nơi mình đầu tư, và làm theo kiểu cuốn chiếu, để các nhà đầu tư “vui lòng tự lo”. Việc đền bù, giải tỏa nhà dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, khu công nghiệp được người dân ủng hộ vì tâm nguyện của nhà lãnh đạo và người dân gặp nhau và cùng muốn Bình Dương phát triển. - Trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, cơ chế “một dấu, một cửa” được Bình Dương quán triệt sâu sắc. Dự án trong khu công nghiệp thì do Ban quản lý Khu công nghiệp, dự án ngoài khu công nghiệp thì do Sở Kế hoạch – Đầu tư đảm trách. Hai cơ quan này là “công bộc” cho đến khi giấy phép được cấp [43,40]. Nếu không may bị “tắc” do không thuộc thẩm quyền của tỉnh thì các nhà lãnh đạo của tỉnh cùng nhà đầu tư đi ra Hà Nội cùng “gõ” cửa các cơ quan chức năng… Hay là việc trong lúc nhiều địa phương khác đua nhau giảm giá thuê đất để thu hút đầu tư thì Bình Dương không giảm mà lại sử dụng phương thức hỗ trợ nhà đầu tư giúp họ yên tâm làm ăn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cần tiếp tục phát huy như trên, vẫn còn nhiều tồn tại mà Bình Dương đang phải đối mặt cần được tháo gỡ dần trong quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư thu hút vốn FDI của mình. 30 - Quá trình đầu tư phát triển do nóng vội, thiếu một quy hoạch mang tính ”tầm nhìn xa” dẫn đến một số những bất cập về sinh thái môi trường, mất cân đối giữa đầu tư phát triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng … nên xử lý hết sức khó khăn, nhất là việc phục hồi môi trường - Sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh, dẫn đến cơ cấu ngành nghề như gốm sứ, sơn mài, chế biến gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ … phát triển quá mức cần thiết, vượt khả năng cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. - Tốc độ phát triển nhanh của sản xuất công nghiệp đã tạo ra “cơn sốt” về lao động kể cả số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là số lao động có tay nghề trình độ cao. Hơn 200 nghìn lao động công nghiệp và gần 100 nghìn lao động các ngành nghề ít được đào tạo, phần lớn là lao động từ các địa phương khác đổ về; lao động địa phương chỉ chiếm khoảng 12% trong tổng số lao động các KCN là một trở ngại lớn cho việc giải quyết nơi ăn, chốn ở, phương tiện đi lại và khó khăn cho việc đào tạo nghề…[26] Do vậy, bên cạnh việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, Bình Dương cần khắc phục một số tồn tại nêu trên, nhanh chóng đổi mới quy hoạch, đảm bảo sự hài hòa trong quá trình công nghiệp hóa của địa phương. 1.4.2 Kinh nghiệm của Singapore Vào những năm đầu thập niên 50 thế kỷ XX, Singapore – một đảo quốc tách ra từ Malaysia – là một nước nghèo về kinh tế, lạc hậu về công nghệ kỹ thuật. Thế nhưng, đến cuối thập niên 80, đảo quốc nhỏ bé này đã trở thành thị trường tài chính tiền tệ lớn thứ 4 trên thế giới, là trung tâm buôn bán dầu lửa hàng đầu châu Á, là nơi thu hút được nhiều kỹ thuật công nghệ cao của thế giới, tốc độ phát triển kinh tế của Singapore đạt ở mức cao trên thế giới… Kinh nghiệm tạo dựng môi trường đầu tư của đảo quốc này đang trở thành một trong những “loại hàng hóa chất xám” quý giá mà 31 - Điểm đầu tiên cần nhắc đến trong việc xây dựng môi trường đầu tư của Singapore là bộ máy quản lý hoàn hảo của chính phủ Singapore. Năm 2003, Singapore được bầu là nước có bộ máy công quyền phi tham nhũng và tạo thuận lợi cho kinh doanh thứ 2 trong sách “Cạnh tranh thế giới” và được Tổ chức môi trường đầu tư toàn cầu bầu là nước có lợi nhuận cao thứ hai cho các nhà đầu tư. Bộ máy quản lý trong sạch giúp các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy thoải mái và an tâm khi đến đất nước này. Các tập đoàn nước ngoài đến tìm hiểu kinh doanh tại Singapore khó có cơ hội gặp gỡ trực tiếp các quan chức cao cấp trong bộ máy công quyền của Singapore [34,8]. - Sự nhạy bén trong hệ thống quản lý cũng như trong các nhà lãnh đạo của Singapore. Các nhà lãnh đạo của Singapore nhận thấy được rất sớm xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế. Là một nước nhỏ bé không có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, Singapore đã áp dụng chiến lược tranh thủ vốn và kỹ thuật nước ngoài nhưng không phụ thuộc vào nước ngoài nặng nề. Để thực hiện chiến lược đó, tất yếu Singapore phải dựa vào vị trí địa lý thuận lợi của mình là cầu nối và là điểm trung chuyển hàng hóa, kỹ thuật, tài chính giữa các nước trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Cải cách thị trường tài chính và hoàn thiện hệ thống ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo dựng một hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư hoàn chỉnh của Singapore. Singapore lập ra các đặc khu kinh tế phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu của các nhà đầu tư nước ngoài. Hoạt động kinh tế của các nhà đầu tư và thương nhân trong đặc khu kinh tế được hưởng nhiều ưu đãi về tài chính, tín dụng, tiền tệ và được hưởng chế độ thuế quan tự do … Ngoài ra, nhằm tạo ra 32 1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư của thành phố Đà Nẵng Hai điển hình về môi trường đầu tư: Bình Dương, Singapore và thực tiễn thu hút đầu tư của các tỉnh thành trong cả nước cũng như các quốc gia lân cận; có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng trong việc xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Phải có chiến lược kinh tế mở, phải xem nền kinh tế của địa phương, của quốc gia là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. - Phải tạo dựng được những nhân tố kích thích, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, phải bảo đảm được lợi ích kinh tế của hai bên – lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận của nước tiếp nhận đầu tư trong quá trình CNH-HĐH. - Trong quá trình kiến tạo các yếu tố hình thành môi trường đầu tư, việc ra đời và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường nội địa hoàn chỉnh bao gồm các loại thị trường khác nhau như: thị trường tài chính tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa … là rất bức thiết. Sự ra đời của các thị trường này sẽ tạo động lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. - Trên phương diện quốc gia cần phải có môi trường pháp lý – cơ sở hạ tầng “mềm” – tốt và vững vàng, các luật lệ, quy định phải rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất và đồng bộ. Trên góc độ địa phương, cần phải thể hiện sự tuân thủ luật pháp một cách nghiêm túc, tránh hiện tượng đi ngược hoặc vượt khung quy định của nhà nước… vì 33 - Tận dụng và tập trung khai thác những lợi thế sẵn có của địa phương về vị trí địa lý (như trường hợp của Singapore) để thu hút đầu tư nước ngoài. * * * * Kết luận chương 1 Trong chương 1, luận văn đã đi vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài; trong đó, tập trung tìm hiểu và phân tích các khía cạnh của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đang có tại Đà Nẵng, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài … - Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài, các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài… và những lý luận này sẽ làm nền tảng cho việc đi sâu vào phân tích môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đà Nẵng trong chương kế tiếp. - Nghiên cứu một số kinh nghiệm thực tiễn của Bình Dương và Singapore, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng trong quá trình kiến tạo và hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 34 Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 2.1 Một số nét khái quát về Thành phố Đà Nẵng 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15o55’ đến 16o14’ vĩ Bắc, 107o18’ đến 108o20’ kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc–Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; cách Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là thành phố nằm trong trung điểm của 4 di sản văn hóa thế giới là cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên, các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông – Tây với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa của Đà Nẵng. Với vị trí nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Vấn đề nằm ở chổ khai thác vị trí này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53km2; gồm 6 quận và 2 huyện. Các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48 km2, trong đó: - Đất nông nghiệp: 117,22 km2 (9,34%) 35 - Đất lâm nghiệp: 514,21 km2 (40,96%) - Đất chuyên dùng: 358,69 km2 (30,72%) - Đất ở: 30,79 km2 (2,42%) - Đất chưa sử dụng: 207,62 km2 (16,54%) Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9oC; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28 - 30oC; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18 - 23oC. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20oC. Như vậy, có thể nói khí hậu của vùng rất thích hợp để phát triển các hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch biển. 2.1.2 Điều kiện xã hội - Thành phố Đà Nẵng được tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng vào năm 1997 và trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Cùng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, Đà Nẵng trở thành thành phố loại 1 vào năm 2000. Hiện nay, thành phố có 6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và Cẩm Lệ; 2 huyện ngoại thành gồm Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Dân số trung bình của Đà Nẵng khoảng 763.297 người [14,61]... Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố tương đối cao, khoảng 1,114%/ năm; dân số chủ yếu tập trung ở thành thị: 79,59%, số còn lại ở vùng nông thôn [13,61]. Lực lượng lao động 36 - Xét về trình độ dân trí, hiện nay tại Đà Nẵng tỷ lệ người lớn tuổi không biết chữ vẫn còn; nhưng tỷ lệ này ngày một giảm đi. Thành phố đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ từ tháng 1/1997. Bên cạnh đó, nếu tính đến chỉ số HDI, Đà Nẵng có những điểm nổi trội hơn các thành phố lớn khác trong cả nước về các mặt như điều kiện sống, mức độ chăm sóc y tế, sức khỏe, phổ cập giáo dục, xóa đói giảm nghèo … Điều này phần nào giúp Đà Nẵng thu được những kết quả đáng kể trong quá trình thu hút vốn FDI, phát triển kinh tế địa phương với những ngành nghề tương xứng. 2.2 Tình hình thu hút vốn FDI vào Thành phố Đà Nẵng từ năm 2001–2005: 2.2.1 Số lượng vốn FDI thu hút Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành từ năm 1987 và qua các lần sửa đổi đến nay; bằng những nỗ lực, cố gắng của thành phố và được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, các bộ – ban – ngành trung ương, thành phố Đà Nẵng đã và đang đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn trước khi tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (1987 – 1997), trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 59 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư vào khoảng 833,2 triệu USD. Vào thời điểm Đà Nẵng chính thức tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, thành phố đã tiếp nhận và quản lý 44 dự án còn đang hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 443,6 triệu USD, trong đó vốn thực hiện chỉ chiếm khoảng 31,5% tương đương 140 triệu USD. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, hoạt động thu hút FDI trên địa bàn thành phố đã có những thay đổi. 37 Bảng 2.1: Tình hình thu hút vốn FDI vào Đà Nẵng từ năm 2001-2005 (ĐVT: dự án; triệu USD) Năm Số dự án được cấp phép Số vốn (triệu USD) 2001 6 13.034 2002 8 51.860 2003 12 75.230 2004 9 62.247 2005 19 142.971 Tổng cộng 54 345.342 (Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư Thành phố Đà Nẵng), [57] Như vậy, hoạt động thu hút FDI của Đà Nẵng chỉ mới bắt đầu sôi động vào năm 2001. Hơn nữa, kể từ năm 1997 – 2000, Đà Nẵng tập trung vốn chuẩn bị cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất … cho quá trình phát triển lâu dài của thành phố, và vấn đề thu hút vốn FDI chỉ bắt đầu có xu hướng tăng mạnh từ năm 2001 trở lại đây. Đặc biệt, sau khi bị giảm xuống vào năm 2004 theo xu hướng chung của cả nước, năm 2005, vốn FDI vào Đà Nẵng đã tăng mạnh trở lại cả về số vốn đầu tư mới lẫn số dự án. Thế nhưng, nếu so sánh với Bình Dương thì lượng vốn FDI mà Đà Nẵng thu hút được vẫn còn rất thấp. Bảng 2.2: Nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh Bình Dương và TP. Đà Nẵng (ĐVT: dự án; triệu USD) Bình Dương Đà NẵngNăm Dự án Số vốn Dự án Số vốn 2001 116 292.37 6 13.034 2002 155 403.34 8 51.860 2003 149 340.2 12 75.230 2004 147 398.21 9 62.247 2005 186 840.48 19 142.971 Tổng 753 2274.6 54 345.342 (Nguồn: - Niên giám thống kê Tỉnh Bình Dương, [52] - Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh,[53] - Trung tâm xúc tiến đầu tư Thành phố Đà Nẵng, [51, 57]) 38 Trong thời gian từ năm 2001 đến 2005, tổng số dự án của Đà Nẵng có tăng nhưng tốc độ tăng rất chậm. Vào thời điểm tách khỏi tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, thành phố có 44 dự án thì sau 8 năm hoạt động, con số này chỉ tăng thêm 10 dự án. Năm 2005 thành phố Đà Nẵng có hoạt động thu hút vốn FDI đạt mức cao nhất từ trước đến nay, thế nhưng nó chỉ bằng khoảng 23,68% vốn đầu tư và 6,15% số dự án đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh, 17,01% vốn đầu tư và 10,22% số dự án đầu tư vào Bình Dương. Như vậy, khả năng cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn FDI của Đà Nẵng vẫn còn khá yếu. 2.2.2 Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác Cũng như Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác, đối tác đầu tư vào Đà Nẵng chủ yếu là châu Á, nhiều nhất là Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản … Các quốc gia châu Âu, châu Mỹ dường như rất hạn chế. Bảng 2.3: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quốc gia / vùng lãnh thổ Quốc gia/ Vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Trung Quốc (Hồng Kông) 10 87,490 Hoa Kỳ 5 59,293 Đài Loan 17 59,899 Malaysia 7 44,842 British Virgin Islands 3 6 Australia 3 52,025 Singapore 3 56,000 Nhật Bản 12 83,131 Hàn Quốc 8 56,808 Bahamas 2 13,500 Pháp 3 4,061 Khác 10 30,035 Tổng 83 547,090 (Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng), [55] Như đã phân tích, số lượng dự án đầu tư vào Đà Nẵng còn rất khiêm tốn. Nếu so sánh với Bình Dương, con số này chỉ đạt khoảng 10.22%. Đây là một trong những vấn đề mà cấp quản lý của Đà Nẵng cần sớm đưa ra phương thức giải quyết 39 Tuy nhiên, kể từ năm 2005 trở lại đây, do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và với những sửa đổi linh hoạt trong cơ chế, chính sách cũng như cách thức quản lý đầu tư, nên hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng cũng có một số những chuyển biến nhất định. Một số các dự án lớn, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực du lịch, đã được ký kết như: dự án khu du lịch giải trí Silver Shores của Mỹ 86 triệu USD, dự án sân golf Hòa Ninh 12 triệu USD, dự án khu du lịch Millenium của Mỹ 35 triệu USD, dự án sản xuất thuốc lá của Anh 40 triệu USD… [55]; thế nhưng tốc độ triển khai của các dự án này còn rất chậm trễ. Bên cạnh đó, nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta thấy phần lớn các nhà đầu tư vào Đà Nẵng chủ yếu là châu Á, những nước này đầu tư chủ yếu vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động; do vậy cơ hội để tiếp thu công nghệ hiện đại, học tập kinh nghiệm quản lý từ các nước châu Âu, châu Mỹ là điều rất khó khăn. 2.2.3 Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư Nguồn vốn FDI đầu tư vào Thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua tập trung chủ yếu vào 3 hình thức như đã đề cập. 40 Biểu 2.1: Vốn FDI theo hình thức đầu tư: Liên doanh (29%) Hợp đồng hợp tác kinh doanh (4%) 100% vốn nước ngoài (67%) (Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng), [55] Nhìn vào tỷ lệ phân bố, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm vị trí chủ yếu và hình thức này đang ngày càng tăng lên; còn hình thức hợp tác kinh doanh ngày càng bị thu hẹp – chỉ có một số dự án về dầu khí. Phần lớn, trong quan hệ đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư khi mới thâm nhập vào nước sở tại thường đầu tư dưới hình thức liên doanh; nhưng ở Đà Nẵng, hình thức đầu tư này thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai hay Thành phố Hồ Chí Minh… Điều này được lý giải là muốn thực hiện một dự án đầu tư dưới hình thức liên doanh, phía tiếp nhận đầu tư phải có một mặt bằng chung ở mức tương đối về nhiều khía cạnh: sở hữu, nhân lực, vốn, … Tuy nhiên, tại thành phố Đà Nẵng, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước vốn không nhiều, trình độ quản lý, trình độ nguồn nhân lực lại hạn chế nên khi đặt vấn đề liên doanh, phía đối ứng Việt Nam gặp phải không ít khó khăn. Do vậy, trong thời gian gần đây, phần lớn phía nước ngoài thường hoạt động theo hình thức 100% vốn khi đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 2.2.4 Tình hình thu hút vốn FDI theo lĩnh vực đầu tư 41 Khi phân tích nguồn vốn FDI đầu tư vào thành phố Đà Nẵng theo lĩnh vực đầu tư, ta thấy khá đơn điệu, tập trung vào 3 lĩnh vực chính: công nghiệp và xây dựng (chiếm 78,27%), dịch vụ (chiếm 18,19%) và nông lâm thủy hải sản (chiếm 3,53%) [55].Trong khi đó, nếu so sánh với Bình Dương, lĩnh vực đầu tư ở địa phương này đa dạng hơn: công nghiệp (chiếm 92,94%), xây dựng (chiếm 0,23%), lĩnh vực lâm nghiệp (chiếm 1,93%), giao thông vận tải (chiếm 0,17%) và 4,73% tổng vốn đầu tư còn lại dành cho một số lĩnh vực khác [51]. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng trong những năm qua vẫn tập trung vào những lĩnh vực đơn giản như: sản xuất đồ uống, du lịch, khách sạn, nhà hàng - những lĩnh vực có khả năng thu lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh, dễ khai thác thị trường nội địa … Những ngành phục vụ cho xuất khẩu còn rất hạn chế, số dự án chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực thâm dụng lao động ít đòi hỏi chất xám … Mặt khác, Đà Nẵng được xem là trung tâm kinh tế – tài chính của miền Trung – Tây Nguyên; nhưng cho đến thời điểm hiện nay, rất ít công ty hoặc chi nhánh nào thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng hoạt động tại Đà Nẵng. Trong khi đó, tại thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, hàng loạt các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm … đã hoạt động khá hiệu quả trong một thời gian dài, là đầu mối cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực tài chính cho các nhà đầu tư, các công ty nước ngoài phục vụ các hoạt động sản xuất của họ tại các vùng lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… Đây cũng là một trong những lý do tại sao các nhà đầu tư tiềm năng chưa muốn đặt chân lên Đà Nẵng. 2.2.5 Kết quả hoạt động thu hút FDI tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2001– 2005 42 Kết quả của hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua sẽ được đánh giá dưới ba tiêu chí: a) Đóng góp vào GDP của thành phố Trong thời gian qua, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp nhất định vào GDP của thành phố. Thế nhưng, những đóng góp này thực sự vẫn còn rất nhỏ và chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn. Bảng 2.4: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Đà Nẵng giai đoạn 2001 – 2005 (ĐVT: triệu đồng) Thành phần kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005 Kinh tế nhà nước 3,255,25 1 3,874,234 4,674,226 5,874,543 6,976,372 Tỷ lệ 57,2% 58,33% 60,17% 61,46% 60,89% Kinh tế ngoài quốc doanh 1,881,10 6 2,181,565 2,398,282 2,939,877 3,652,885 Tỷ lệ 32,9% 32,7% 30,8% 30,7% 31,9% Kinh tế có vốn FDI 565,197 596,462 702,125 749,990 825,148 Tỷ lệ 9,9% 8,97% 9,03% 7,84% 7,21% Tổng 5,703,555 6,654,263 7,776,636 9,566,414 11,456,410 (Nguồn: - Thành phố Đà Nẵng – 30 năm xây dựng và phát triển - Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003, 2004, 2005), [14] Mặc dù mức đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên qua các năm xét về giá trị tuyệt đối; thế nhưng tốc độ gia tăng này nhìn chung vẫn còn rất thấp nếu so sánh với các thành phần kinh tế khác. Bảng 2.5: Tốc độ tăng GDP của các thành phần kinh tế tại TP. Đà Nẵng Thành phần kinh tế 2002/2001 2003/2002 2004/2003 2005/2004 Kinh tế nhà nước 1.19% 1.21% 1.25% 1.18% Kinh tế ngoài quốc doanh 1.16% 1.09% 1.22% 1.24% Kinh tế có vốn FDI 1.05% 1.17% 1.07% 1.1% 43 (Nguồn: - Niên giám Thành phố Đà Nẵng – 30 năm xây dựng và phát triển), [14,61] Có thể hiểu kết quả này một phần là do số lượng các doanh nghiệp FDI trên địa bàn còn khá ít; phần khác, hoạt động của thành phần kinh tế này còn ở mức độ cầm chừng, và phần lớn các doanh nghiệp đều hoạt động với quy mô nhỏ, chưa tạo ra được sản phẩm chủ lực. b) Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Kim ngạch xuất khẩu của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua có tăng, nhưng tốc độ tăng không đáng kể. Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu của các thành phần kinh tế TP. Đà Nẵng (ĐVT: 1.000 USD) Thành phần kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005 Kinh tế trung ương 98.828 90.364 89.209 130.306 146.041 Kinh tế ngoài quốc doanh 91.357 80.265 91.095 99.586 112.577 Kinh tế có vốn ĐTNN 76.335 78.401 80.520 80.539 83.932 (Nguồn: - Niên giám Thành phố Đà Nẵng – 30 năm xây dựng và phát triển - Thống kê Sở Thương mại Thành phố Đà Nẵng 2005) [51] Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố, chưa đến 25%. Hoạt động mạnh ở thành phố Đà Nẵng vẫn là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước, chiếm trên 42,62%. Nếu so sánh với tỷ lệ xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, kim ngạch xuất khẩu của khu vực này ở Đà Nẵng chiếm chưa đến 4%. c) Giải quyết việc làm Lĩnh vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng góp phần vào việc giải quyết việc làm cho lao động của thành phố tuy nhiên vẫn không nhiều, vì số lượng doanh 44 45 Bảng 2.7: Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Lực lượng lao động 338.500 348.997 355.820 380.978 382.002 Lực lượng lao động trong khu vực FDI 17.225 18.150 19.300 20.500 22.500 Tỷ lệ 5,09% 5,2% 5,43% 5,38% 5,89% (Nguồn: - Niên giám Thành phố Đà Nẵng – 30 năm xây dựng và phát triển [14] - Trung tâm xúc tiến đầu tư Thành phố Đà Nẵng [51]) Tuy những đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn, n._.4 c. Chú trọng đến việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường - Đảm bảo môi trường trong sạch cũng là một trong những vấn đề được đề cập nhiều trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư của một quốc gia hay của một địa phương vì hiện nay, "phát triển bền vững" là một yêu cầu đặt ra không chỉ đối với các nước tiếp nhận đầu tư mà còn là nhiệm vụ của các nước đi đầu tư. Trước thực trạng ô nhiễm môi trường từ các KCN đáng báo động như hiện nay, Đà Nẵng cần kiên quyết triển khai: ¾ Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN phải gắn liền và không tách rời khỏi quy hoạch về chống ô nhiễm môi trường. Phải xem việc phòng chống ô nhiễm môi trường là điều kiện bắt buộc của quá trình hình thành và phát triển của từng nhà máy cũng như của cả KCN. ¾ Nâng cao vai trò của các tổ chức có chức năng và nhiệm vụ giám sát ô nhiễm môi trường. Thành lập các lực lượng chuyên trách có chức năng và nhiệm vụ cùng quyền hạn giám sát, xử lý mọi vi phạm của các nhà máy lẫn KCN theo đúng quy định. * * * * 95 Kết luận chương 3 Nhằm mục đích hoàn thiện môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, một hệ thống các giải pháp có cấu trúc hợp lý đã được xây dựng trong chương 3. Hệ thống giải pháp này được xây dựng dựa trên những quan điểm, mục tiêu, căn cứ đề ra kết hợp cùng với ma trận SWOT phân tích những điểm mạnh, điểm yếu cùng những cơ hội và thách thức đã được phân tích trong chương 2. Trên cơ sở ma trận SWOT kết hợp này, tác giả đã đưa ra ba nhóm giải pháp chính có sự liên thông và thống nhất với nhau. - Trước hết, đó là nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý – thủ tục chính sách. Đây là nhân tố mang tính quyết định đối với việc hoàn thiện môi trường đầu tư. - Nhóm giải pháp thứ hai bao gồm các giải pháp cơ cấu nhằm hoàn thiện môi trường cơ sở hạ tầng. Đây chính là yếu tố vật chất trong quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Nhóm giải pháp thứ ba bao gồm các giải pháp nhằm xây dựng và củng cố lực lượng lao động, một trong những yếu tố quyết định làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Đà Nẵng. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đổ nhiều vào châu Á ( khoảng 18% tương đương 165 tỉ USD trong khối lượng FDI toàn cầu) và Việt Nam là một trong những điểm đến lý tưởng ở châu Á của dòng đầu tư này thì các giải pháp nêu trên ở một góc độ nào đó có thể giúp thành phố Đà Nẵng trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư của mình. Bên cạnh đó, một số kiến nghị đối với Chính phủ và lãnh đạo thành phố để góp phần làm hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Đà Nẵng cũng đã được đề ra. 96 KẾT LUẬN Cùng với việc mở rộng và đa dạng hóa các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế và các hoạt động đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Kết hợp với các nguồn vốn và nguồn lực khác, vốn FDI sẽ góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố công nghiệp vào trước năm 2020. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút được ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đến với Đà Nẵng là vấn đề đặt ra không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách của địa phương. Trên cơ sở đó, luận văn " Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng" đã hình thành và đã giải quyết được những nội dung sau: 1. Tập trung vào nghiên cứu được những lý luận khoa học có liên quan đến môi trường đầu tư, những kinh nghiệm của các địa phương trong việc xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng. 2. Khẳng định xu hướng phát triển của hoạt động thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua (2001-2005). 3. Phân tích thực trạng các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng để xác định những mặt mạnh cũng như những cơ hội về tiềm lực của Đà Nẵng song song với việc tìm ra những tồn tại và thách thức đối với môi trường đầu tư của thành phố để xây dựng ma trận SWOT về môi trường đầu tư của Đà Nẵng. 4. Tập trung đưa ra ba nhóm giải pháp về hoàn thiện môi trường hành chính – pháp lý, môi trường cơ sở hạ tầng và môi trường lao động; cùng với những kiến 97 Tuy nhiên, trong quá trình triển khai luận văn, do thời gian và khả năng của người thực hiện còn có hạn, nên một số vấn đề vẫn chưa giải quyết một cách thấu đáo. Thiết nghĩ, nếu có thời gian đầu tư hơn, luận văn sẽ nghiên cứu sâu về những ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến việc tạo dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư như môi trường pháp lý, môi trường tài chính, môi trường kinh tế; đặc biệt tập trung vào môi trường kinh tế du lịch - vốn là một thế mạnh của thành phố, thì luận văn sẽ có những đóng góp nhất định trong quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Minh (2006), Nhộn nhịp dòng chảy đầu tư, Thời báo Kinh tế Sài gòn, số 48/2006, trang 12-13 2. Báo cáo Tình hình xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2006 3. Báo cáo Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ Đà Nẵng 4. Báo Đầu tư (2005), Trả giá vì xé rào 5. Báo Nhân dân (2004), Đi du lịch tìm thấy cơ hội kinh doanh 6. Báo Tuổi trẻ, Đà Nẵng, Đầu tư xây dựng cơ bản – Đuối sức vì thiếu vốn, Số 40/2005, trang 13-14 7. Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết "về việc xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước", Số 33 – NQ/TW 8. Bộ Kế hoạch – Đầu tư (2003), Sáng kiến chung Nhật Bản – Việt Nam nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, 9. Bùi Đức Hùng, Công nghiệp Đà Nẵng với vấn đề nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 9/2005, trang 49 10. Bùi Đức Hùng, Hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp ở Đà Nẵng và giải pháp nâng cao, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 11/2004, trang 22 11. Bảo Anh, Muốn phát triển du lịch, cần những cán bộ tâm huyết và năng lực, Báo Đà Nẵng, ngày 14/6/2006, trang 2 12. Cải thiện môi trường đầu tư: Bắt đầu từ đâu?, Kinh tế dự báo số 3, ngày 07/02/2006 13. Cẩm Tú, Minh bạch chính sách để cải thiện môi trường đầu tư, Báo Vietnamnet ngày 29/9/2004 14. Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Đà Nẵng 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005), trang 61 15. Đà Nẵng – Thế và lực mới trong thế kỷ 21 (2005), NXB Chính trị quốc gia 16. Đăng Nam (2006), Mười năm xây dựng đô thị - Đà Nẵng "được" gì, "mất" gì?, báo Tuổi Trẻ, ngày 5/12/2006, trang 6 17. Để tạo lợi thế trong thu hút đầu tư, Báo Đầu tư ngày 24/3/2006 18. Hải Châu (2006), Phát triển bền vững ngành tài nguyên môi trường, Báo Đà Nẵng, ngày 21/3/2006 19. Hồng Phúc (2006), Cam kết và đòi hỏi giải phóng tiềm năng, Thời báo Kinh tế Sài gòn, số 48/2006, trang 14-16 20. Hồ Đức Hùng (Chủ biên) (2005), Marketing địa phương của thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Sài Gòn 21. Huỳnh Phan, Làm thế nào để mời các "đại gia" Nhật vào Việt Nam?, Báo Vietnamnet ngày 06/02/2006 99 22. Khánh Linh, Nghèo tài nguyên vẫn có thể phát triển tốt, Báo Vietnamnet, ngày 29/9/2006 23. Lê Công Phùng (2004), Thành phố Đà Nẵng – đô thị loại 1 – Trung tâm khu vực miền Trung, Tạp chí Con số và Sự kiện, Số 4/2004, trang 19-21 24. Luật Đầu tư (2006) 25. Mahthir Mohamad (2004), Toàn cầu hóa – Những hiện mới", Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương 26. Mai Thế Trung (2006), Công nghiệp hóa – Nhận thức từ thực tiễn, Trang web Tỉnh Bình Dương 27. Ngân hàng thế giới (2005), Báo cáo phát triển thế giới 2005: Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người, trang 26 28. Nguyễn Thị Liên Hoa (2003), Vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 29. Nguyễn Thị Lan, Đà Nẵng tạo được sự đồng thuận trong quá trình phát triển thành phố, Tạp chí Cộng sản, Số 6/2006, trang 42-46 30. Nguyễn Xuân Thành (2003), Đà Nẵng lựa chọn chính sách đầu tư và phát triển kinh tế 31. Nguyễn Văn Hảo (Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ), Cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Số 12/ 2006 32. Nguyễn Đình Hương (2003), Hoàn thiện môi trường thể chế phát triển đồng bộ các loại thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, NXB Chính trị quốc gia 33. Nguyễn Văn Sơn (2006), Bà Nà – Để chơi hay để nghỉ?, Tuổi trẻ cuối tuần, Số 32/2006, trang 19 34. Nguyễn Minh Vũ (2005), Singapore đang thu hút đầu tư của hơn 6.000 công ty đa quốc gia, Báo Đà Nẵng, ngày 25/5/2005, trang 8 35. Niên giám thống kê Thành phố Đà Nẵng năm 2001, 2002, 2003, 2004 36. Nguyễn Thùy – Việt Phong (2006), Nội công – ngoại kích để thu hút đầu tư nước ngoài 37. Phạm Minh Nhựt (2005), Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng 38. Phan Minh Ngọc (2006), Tác động của gia nhập WTO lên đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Số 48/2006, trang 12-13 39. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - USAID, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2005, trang 25 40. Thu hút đầu tư nước ngoài: Phải biết người biết ta!, Báo Tuổi trẻ, ngày 12/2/2006 100 41. Thành ủy Đà Nẵng (2005), Dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng khóa XVIII tại Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX 42. Tổng cục Hải quan (2005), Tài liệu về thực hiện thí điểm khai báo tàu biển xuất nhập cảnh từ xa tại cảng Đà Nẵng 43. Trần Du Lịch (2005), Thu hút đầu tư Bình Dương, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 47, trang 13 44. Trần Quang Lân, Thực tiễn và việc vận dụng vào kiến tạo môi trường đầu tư thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 45. Trần Đăng Long (2002), Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh 46. Triệu Hồng Cẩm (2003), Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 47. Võ Thanh Thu – Ngô Thị Ngọc Huyền – Nguyễn Cương (2004), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, NXB Thống kê, trang 74 48. Vũ Huy Từ, Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Số 5/2006, trang 20-24 49. Vũ Thành Tự Anh (2006), Xé rào ưu đãi đầu tư – Cuộc chạy đua xuống đáy, Thời báo kinh tế Sài Gòn 50. Võ Văn Giảng (2005), Một số ý kiến đóng góp vào phương hướng phát triển kinh tế Thành phố Đà Nẵng trong những năm tới, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4/2005, trang 50-51 51. Website Thành phố Đà Nẵng: www.danang.gov.vn 52. Website Tỉnh Bình Dương: www.binhduong.gov.vn 53. Website Thành phố Hồ Chí Minh: www.hochiminhcity.gov.vn 54. Website Bộ Kế hoạch – Đầu tư: www.mpi.gov.vn 55. Website Bộ Tài chính: www.mof. gov.vn 56. Website Tổng cục Hải quan: www.customs.org.vn 57. Website Trung tâm Xúc tiến Đầu tư TP. Đà Nẵng: www.ipc.danang.gov.vn 58. Website Bộ Thương mại: www.mot.gov.vn 59. Website Tổng Cục Du lịch: www.vietnamtourism.com 60. Website Tổng Cục Thống kê: www.gso.gov.vn 61. Website Sở Công nghiệp Đà Nẵng: www.industry.danang.gov.vn 62. Website Ban Quản lý KCN-KCX Thành phố Hồ Chí Minh: www.hepza.gov.vn 101 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG STT Loại văn bản Số lượng 1 Quy hoạch đô thị 123 - Xây dựng 27 - Nhà , đất 46 - Giao thông 22 - Môi trường 28 2 Chính sách xã hội 136 - Giáo dục, khoa học - công nghệ 50 - Y tế, văn hóa thông tin 38 - Lao động, việc làm 18 - Thương binh xã hội 21 - Dân số, gia đình, trẻ em 9 3 Bộ máy tổ chức, cải cách hành chính 371 - Thủ tục hành chính 23 - Bộ máy tổ chức nhân sự 288 - Công tác tư pháp 18 - Trật tự an toàn xã hội 42 4 Quy hoạch phát triển 43 5 Chính sách phát triển kinh tế 129 - Thu hút đầu tư 17 - Hỗ trợ doanh nghiệp (Nhà nước) 58 - Công nghiệp 16 - Thủy sản nông lâm 14 - Thương mại du lịch 24 6 Tài chính ngân hàng 177 - Ngân hàng 28 - Thuế 17 - Tài chính 84 - Quỹ , phí 48 Tổng 979 (Nguồn: Website Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng) 102 CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH NĂM 2005 CỦA VIỆT NAM Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI – được xây dựng với mục tiêu giúp lý giải nguyên nhân tại sao trong cùng một nước, một số tỉnh thành có sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân, tạo ra nhiều việc làm và tăng trưởng kinh tế … tốt hơn. Bằng cách thực hiện điều tra đối với doanh nghiệp để tìm hiểu đánh giá của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh ở tỉnh thành kết hợp dữ liệu điều tra với các dữ liệu khác thu thập được từ các nguồn chính thức về các địa phương, chỉ số PCI đánh giá các tỉnh, thành theo thang điểm 100. Chỉ số tổng hợp này bao gồm 9 chỉ số thành phần, do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kết hợp với Quỹ Châu Á dưới sự tài trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). 1. Chi phí gia nhập thị trường Chỉ số thành phần này đo lường thời gian một doanh nghiệp cần để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất và nhận được mọi loại giấy phép hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh. 2. Tiếp cận đất đai Tỉnh nào càng có nhiều nỗ lực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân và pháp nhân đã mua hoặc thừa kế loại tài sản này thì nhà đầu tư càng cảm thấy yên tâm để đầu tư vào cơ sở sản xuất kinh doanh của mình; do đó, càng có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn đề cập đến chất lượng của chính sách phát triển KCN. Nó đo lường các doanh nghiệp đã sử dụng sáng kiến san lấp mặt bằng để xây dựng KCN và cụm KCN của tỉnh tốt đến đâu trong điều kiện đất đai của tỉnh còn khan hiếm. 103 Chất lượng chính sách phát triển KCN = (Số KCN đã có + KCN dự kiến) x Tỷ lệ lấp đầy của KCN/100) x (số % doanh nghiệp đánh giá tốt về KCN) 3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin Tính minh bạch là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phân biệt môi trường kinh doanh nào tạo thuận lợi cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Tính minh bạch trong tiếp cận thông tin phải hội đủ 5 yếu tố sau: tính sẵn có của thông tin (hay khả năng tiếp cận thông tin), tính công bằng, tính ổn định, tính dự đoán trước được và tính cởi mở. 4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước Tỷ lệ thời gian của nhà quản lý doanh nghiệp phải bỏ ra để giải quyết các công việc liên quan đến giấy tờ và thủ tục hành chính. 5. Chi phí không chính thức Chỉ số này đánh giá số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả các khoản phí không chính thức, tiền phạt và các khoản phí bất thường khác trong hoạt động kinh doanh bình thường. 6. Thực hiện chính sách của Trung ương Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua 3 tiêu chí: - % số doanh nghiệp đồng ý rằng sự phối hợp giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương. - Việc triển khai thực hiện của chính quyền cấp dưới. - Việc thực hiện các kế hoạch có chất lượng tốt. 7. Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước 104 Chỉ số này đánh giá sự ưu đãi của chính quyền cấp tỉnh đối với DNNN về cơ chế, chính sách và việc tiếp cận vốn. Ưu đãi dành cho khu vực kinh tế nhà nước không nhất thiết chỉ ở hình thức hỗ trợ trực tiếp để cạnh tranh đối với các sản phẩm và dịch vụ cùng loại, mà gồm những hỗ trợ cạnh tranh về lao động có tay nghề, đất đai hay tín dụng. 8. Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh Thể hiện qua 2 tiêu chí: - Các quan chức cấp tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong khuôn khổ pháp luật. - Các quan chức cấp tỉnh sáng tạo và nhanh nhạy trong khuôn khổ pháp luật để giải quyết các vấn đề mà các doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân – gặp phải. 9. Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân Thể hiện trong 4 yếu tố: - Cung cấp các thông tin thị trường - Làm cầu nối cho các đối tác kinh doanh - Tư vấn về các thay đổi của các quy định pháp luật - Công tác đào tạo nhân lực 105 PHỤ LỤC 3 NGHỊ QUYẾT CỦA BỘ CHÍNH TRỊ "VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC" SỐ 33 – NQ/TW I. Tình hình và kết quả xây dựng thành phố những năm qua 1. Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra Biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê-kông. Đà Nẵng cùng với Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, kiên cường trong kháng chiến chống ngoại xâm. Trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước, Đà Nẵng tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, năng động, sáng tạo, xây dựng thành phố phát triển khá trên nhiều mặt, trở thành một thành phố cảng biển lớn, là đô thị trung tâm cấp quốc gia, là một trong những trọng điểm phát triển của đất nước, góp phần quan trọng thúc đẩy các tỉnh khác trong khu vực phát triển và trở thành trung tâm kinh tế – xã hội của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Xây dựng và phát triển Đà Nẵng có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt đối với Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. 2. Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, nhất là trong gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ Thành phố, Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng đã đoàn kết, nhất 106 Thành phố luôn duy trì được nhịp độ phát triển kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành sản xuất và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, thu ngân sách tăng khá, là một trong những địa phương có nguồn thu ngân sách lớn. II.Phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 1. Đà Nẵng bước vào thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức gay gắt, đặc biệt thành phố phát triển trong xu thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng gia tăng. Trên cơ sở tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về phương phướng phát triển đất nước, Đảng bộ và nhân dân thành phố phải nỗ lực phấn đấu vượt bậc, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy tính năng động, sáng tạo để xây dựng và phát triển thành phố theo hướng: - Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế – xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính – viễn thông và tài chính – ngân hàng; một trong những trung tâm văn hóa – thể thao; 107 - Đà Nẵng phải phấn đấu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. 2. Để thực hiện phương hướng, mục tiêu trên, Đảng bộ thành phố phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: - Làm tốt công tác quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, theo hướng thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại. - Tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển thành phố tương xứng với tầm vóc là trung tâm kinh tế – xã hội của khu vực miền Trung, có tác động lan tỏa đối với sự phát triển của các tỉnh lân cận, Tây Nguyên và với cả hành lang kinh tế Đông – Tây, tiểu vùng Mê-kông. 3. Có kế hoạch và bước đi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nay đến năm 2010 theo hướng cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, sau sau năm 2010 chuyển sang cơ cấu dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Trong đó, chú trọng phát triển công nghiệp có công nghệ cao, dịch vụ có chất lượng cao, xây dựng trung tâm công nghệ cao; khai thác tiềm năng kinh tế biển; phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; quan tâm đến đổi công nghệ, tiếp cận với công nghệ hiện đại. 4. Phát triển nhanh các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh như vận tải đường sắt, đường bộ, cảng biển, sân bay quốc tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, chuyển giao công nghệ. Đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành 108 II. Tổ chức thực hiện 1. Tập trung sức xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng với tốc độ nhanh và bền vững, tạo động lực quan trọng thúc đẩy các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đây chính là trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng, đồng thời là trách nhiệm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương trong cả nước. Các cơ quan Trung ương phải thường xuyên quan tâm, phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để thành phố Đà Nẵng thực hiện tốt phương hướng phát triển mà Bộ Chính trị đã đề ra. Các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh trong khu vực cần tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ liên kết, hợp tác với thành phố, tạo không gian kinh tế thống nhất để cùng phát triển và thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển. 2. Giao ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau: - Khẩn trương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng để Bộ Chính trị cho ý kiến. Trong đó, chú ý đến các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho Đà Nẵng là hạt nhân, đóng vai trò động lực trong phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Mặt khác, thành phố Đà Nẵng phải nhận thức rõ hơn nữa trách nhiệm của mình với sự 109 - Trên cơ sở đó, cần tiếp tục chỉ đạo việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và năm 2020; đồng thời, có giải pháp và bước đi trong việc triển khai cụ thể các quy hoạch chi tiết, phù hợp với yêu cầu xây dựng một thành phố cảng biển, công nghiệp hiện đại theo hướng mở, phát huy mạnh mẽ những lợi thế của thành phố. - Khẩn trương ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành và các địa phương trong vùng nhằm tạo không gian kinh tế thống nhất cho toàn vùng, trong đó Đà Nẵng là một cực phát triển, đóng vai trò trung tâm phối hợp hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác để khai thác tiềm năng, thế mạnh của cả vùng. - Chỉ đạo thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hiện hành, kiểm tra tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo thuân lợi thúc đẩy thành phố phát triển; tiếp tục phân cấp mạnh hơn, toàn diện hơn cho thành phố, nhất là về thẩm quyền quyết định đầu tư tài chính, ngân sách. 110 PHỤ LỤC 4 HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY – MỤC TIÊU VÀ ĐỘNG LỰC 1. Mục tiêu chính Sự ra đời của hành lang kinh tế Đông – Tây tạo điều kiện cho các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS) gồm: Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước, giảm chi phí lưu thông hàng hóa, hành khách trong khu vực hành lang và tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi và hiệu quả, góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát triển du lịch. Thêm vào đó, hành lang kinh tế Đông – Tây cũng sẽ góp phần hỗ trợ phát triển công – nông nghiệp và du lịch. 111 Sự hình thành hành lang kinh tế Đông Tây nhằm đạt được 3 trong số 5 bước đột phát chiến lược của khuôn mẫu chiến lược Khu vực tiểu vùng Mêkông mở rộng là tăng cường liên kết thông qua hội nhập đa ngành, tạo điều kiện cho thương mại xuyên biên giới và đầu tư, tăng cường sự tham gia tư nhân vào việc phát triển và củng cố tính cạnh tranh của thành phần kinh tế tư nhân. Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều kiện phát triển một hệ thống giao thông đạt hiệu quả cao, cho phé hàng hóa và hành khách lưu thông trong khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng mà không gặp trở ngại hay chi phí cao. Với nỗ lực củng cố giao thông khu vực và tối đa hóa các nguồn lợi phát sinh, các nước GMS đã bắt đầu thực hiện một bước tiến thần bí cho sự phát triển, với hình thức xây dựng hành lang kinh tế. Để tăng cường các hành lang tăng trưởng này, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư như cơ sở hạ tầng về giao thông, năng lượng, viễn thông và du lịch sẽ tập trung vào không gian địa lý để tăng cường sự phát triển và giảm chi phí tới mức tối thiểu. Sáng kiến về hành lang cũng sẽ liên quan đến chính sách quản lý và quy hoạch, các điều lệ, sáng kiến hạ tầng trong việc ủng hộ các cơ hội kinh doanh được lựa chọn. Thành phần chính của hành lang là tuyến đường dài 1.450km nối Đà Nẵng ở biên giới phía Đông, Mawlamyine (Myanmar) ở biên giới phía Tây, cắt ngang miền Trung Lào và miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan. Sau khi hoàn thành, hành lang giao thông này sẽ là tuyến đường huyết mạch đi qua miền Trung du khu vực Đông Nam Á trên trục giao thông Đông – Tây và nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. 3. Kết quả đạt được Các công trình hạ tầng nòng cốt cho hành lang đã và đang sắp được hoàn thiện. Tuyến đường dài 1.450 km sẽ hoàn thành vào năm 2006/2007 kể cả cảng biển cuối ở phía Đông Đà Nẵng. Việc hình thành cảng Mawlamyine, xuất phát từ mối quan tâm của một số cảng tư nhân nước ngoài, và cảng Yangon cũng có thể sẽ là cảng 112 Sự mô phỏng rào chắn phi vật thể tới các điểm luân chuyển xuyên biên giới là sáng kiến chính để chuyển hành lang giao thông Đông – Tây thành một hành lang kinh tế. Hiệp định Giao thông Xuyên biên giới của các nước tiểu vùng sông Mêkông cũng như các hiệp định giao thông đường bộ song phương giữa Lào và Thái Lan, Lào và Việt Nam bây giờ vẫn còn hiệu lực, nhưng chưa hoàn thiện đầy đủ. Mọi chuẩn bị cho việc thực hiện kiểm dịch hải quan một cửa đã được hoàn tất, ban đầu tại Dansavanh (Lào) – biên giới Lao Bảo (Việt Nam) và sau đó tại biên giới Savannakhet (Lào) và Mukdahan (Thái Lan). Kế hoạch thành lập vùng công nghiệp và các khu công nghiệp đặc biệt ở các khu vực biên giới và cửa ngõ giao thông để tăng cường đầu tư tư nhân vào sản xuất, thương mại và nông nghiệp cho hành lang đã được đưa ra. Các nguồn du lịch đa dạng ở hành lang, tập trung ở Việt Nam và Myanmar đang được phát huy và có thể sử dụng sự liên kết từ hành lang để tạo điều kiện cho việc phát triển các tour du lịch xuyên quốc gia. Việc cạnh tranh bền vững và hiệu quả của các nước thuộc tiểu vùng sẽ phụ thuộc vào việc phát triển nguồn nhân lực và tăng cường lợi thế của hành lang dựa trên nền tảng khu vực thông qua chương trình riêng biệt. 3. Các phần chính của hành lang Theo kết quả các cuộc hội đàm với các nước và các chính quyến địa phương dọc hành lang được tổ chức vào tháng 2 và 3 năm 2004, tổng cộng 77 dự án chính 113 Về giao thông, tài chính đã được đảm bảo cho toàn hành lang giao thông, ngoại trừ một phần ở Myanmar. Một tuyến đường cao tốc dài 140 km từ hầm Hải Vân mới hoàn thành tại Đà Nẵng tới Cam Lộ ở tỉnh Quảng Trị (song song với đường quốc lộ số 1) đã được đề xuất để tạo điều kiện cho việc lưu thông tới các cảng biển Việt Nam. Các dự án cải tạo đường số 9 từ Savannakhet tới Seno, và xây dựng các tuyến đường nhánh sẽ đảm bảo việc tiếp cận thị trường và các dịch vụ xã hội cho các khu vực nông thôn gần đó. Việc phát triển cảng Savannakhet để cùng sử dụng và khai thác với Thái Lan, nâng cấp sân bay Phú Bài (Huế, Việt Nam) đã được Chính phủ các nước Lào và Việt Nam đề xuất. Cùng với cảng biển Đà Nẵng và Mawlamyine, hai cảng biển khác ở Việt Nam đang được xem xét để đáp ứng nhu cầu trong nước và khu vực. Về năng lượng, giai đoạn 1 của Dự án kết nối điện khu vực tiểu vùng sông Mêkông (Nam Theun 2-Savannakhet-Roi Et) sẽ cung cấp điện cho các khu vực dọc hành lang. việc mở rộng điện khí hóa khu vực nông thôn dọc đường 9 và phân phối điện tới 71 làng ở 6 quận, huyện cũng được khuyến khích. Việt Nam đã đề xuất tham gia vào các dự án dầu mỏ và khí ga từ cảng Chân Mây – Quốc lộ 1 – Đường 9 tới Lào và Thái Lan để có thể cung cấp tài chính cho các ngành tư nhân và cần các nghiên cứu tiền khả thi để quyết định khả năng thực thi. Trong khi tình trạng bổ sung của các nguồn năng lượng đáng tin cậy tại hành lang ở Myanmar cần được 114 Về du lịch, hiện đã có một nghiên cứu toàn diện về các khu vực du lịch dọc hanh lang như các điểm đến du lịch hấp dẫn. Nghiên cứu sẽ đi sâu vào tìm hiểu các dự án cơ sở hạ tầng du lịch tiềm năng ở các địa phương dọc hành lang thuộc biên giới Lào và Việt Nam. Về thông thương, 7 dự án phát triển hành lang hỗ trợ thực hiện kiểm định hải quan một cửa tại các đường biên giới dọc hành lang, bao gồm thay đổi dữ liệu điện tử và chuẩn hóa các tài liệu kinh doanh. Việc thực hiện các khâu cũ của kiểm dịch hải quan một cửa được xem là một sáng kiến ưu tiên hàng đầu cho hành lang. Việt Nam đề xuất ga đường bộ ở Đông Hà và đang được xúc tiến bởi Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản. Về nông nghiệp, đã có các dự án về cung cấp nguyên vật liệu thô từ Lào và Myanmar cung cấp cho việc chế biến ở Thái Lan và dự án chế biến thủy sản ở Mawlamyine, Myanmar. Việc hình thành các cụm công nghiệp và các khu công nghiệp đặc biệt đã được đề xuất để phát triển đầu tư tư nhân ở hành lang, cụ thể là ở Myawaddy (Myanmar), Mae Sot và Mukdahan (Thái Lan) Savan-Sero và Dansavanh (Lào), Lao Bảo, Liên Chiểu, Hòa Khánh và Phú Bài. Một nghiên cứu nhằm làm hài hòa các chính sách quản lý khu công nghiệp và hợp lý hóa các khu công nghiệp cũng cần được đưa ra, và nghiên cứu này được Thái Lan thực hiện vì họ có kinh nghiệm trong việc phát triển các khu công nghiệp. 115 (Theo ADB) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA0941.pdf
Tài liệu liên quan