TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN - KIỂM TOÁN S&S
THỰC HIỆN
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hải Yến
Lớp : Kiểm toán 45B
Giáo viên hướng dẫn: Th.s. KTV. Trần Mạnh Dũng
HÀ NỘI, THÁNG 4/2007
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................. 3
Danh mục các sơ đồ, bảng, biểu ............
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
....................................................... 4
Lời mở đầu ..................................................................................................... 5
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S .............. 7
Sự hình thành và phát triển của Công ty ............................................... 7
Cơ cấu tổ chức của Công ty .................................................................. 8
2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ................................................. 8
2.2. Tổ chức công tác kế toán của Công ty .............................................. 10
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ............................................. 10
2.2.2. Các chính sách kế toán Công ty áp dụng ....................................... 11
Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Công ty .................................. 12
Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty ..... 13
Khách hàng và những loại dịch vụ Công ty cung cấp ......................... 15
5.1. Các loại hình dịch vụ Công ty cung cấp ............................................ 15
5.2. Các khách hàng của Công ty ............................................................. 16
Quy trình kiểm toán chung tại Công ty ............................................... 16
Phần II: Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán do Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S thực hiện ........................................................................... 19
Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán ...................................................... 19
Gửi thư chào hàng ......................................................................... 20
Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng ........................................................ 21
Ký hợp đồng kiểm toán .................................................................. 22
Lựa chọn nhóm kiểm toán .............................................................. 24
Gửi thư hẹn kiểm toán .................................................................... 25
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể ........................................................ 26
Tìm hiểu hoạt động của khách hàng .............................................. 27
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng ........................... 27
Đánh giá tình hình kinh doanh của khách hàng ....................... 27
Quan sát thực tế ....................................................................... 28
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của đơn vị khách hàng ............................ 30
Tìm hiểu tổ chức hệ thống kế toán ............................................ 30
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát ......................................................................... 31
Nhận diện các bên hữu quan .......................................................... 34
Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài .......................................... 35
Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ ........................................... 35
Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán ......................................... 40
Đánh giá trọng yếu ........................................................................ 40
Đánh giá rủi ro kiểm toán .............................................................. 43
Xác lập kế hoạch kiểm toán tổng thể ............................................. 47
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết .......................................................... 50
Thiết kế chương trình kiểm toán .................................................... 50
Xác định mục tiêu kiểm toán mỗi khoản mục ................................ 51
Thiết kế các thủ tục kiểm toán ........................................................ 51
Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp ....................... 52
Thủ tục kiểm tra chi tiết ............................................................ 52
Họp nhóm kiểm toán ...................................................................... 55
Phần III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty Tư vấn - Kiểm toán S&S ................................ 57
Nhận xét công tác lập kế hoạch kiểm toán do Công ty S&S thực hiện .............................................................................................................. 57
Nội dung lập kế hoạch .................................................................. 57
Phân công lập kế hoạch ................................................................ 58
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng ..................... 59
Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán ......................................... 60
Kiến nghị nhằm hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty S&S thực hiện ........................................................ 60
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên kiểm toán ....................... 60
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng ..................... 61
Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán ......................................... 62
Phân công lập kế hoạch kiểm toán ................................................ 63
Thiết kế chương trình kiểm toán .................................................... 63
Kết luận ........................................................................................................ 65
Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................... 66
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
GTGT : Giá trị gia tăng
XDCB : Xây dựng cơ bản
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
LN : Lợi nhuận
DT : Doanh thu
HĐQT : Hội đồng quản trị
KXĐ : Không xác định
RRMM : Rủi ro kiểm toán mong muốn
RRTT : Rủi ro tiềm tàng
RRKS : Rủi ro kiểm soát
RRPH : Rủi ro phát hiện
NXB : Nhà xuất bản
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Trang
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty S&S ....................................... 8
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty S&S ..................................... 10
Sơ đồ 3: Quy trình kiểm toán chung tại Công ty S&S .................................. 17
Sơ đồ 4: Mô hình tổ chức quản lý Công ty TNHH A ................................... 32
Bảng 1: Một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty S&S ........................................................................................................... 13
Bảng 2: Một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán của Công ty S&S ........... 14
Bảng 3: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu .............................................. 40
Bảng 4: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu ................................. 41
Bảng 5: Đánh giá rủi ro phát hiện từng khoản mục ...................................... 46
Biểu 1: Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ cung cấp của Công ty S&S ............ 16
Biểu 2: Mẫu thư chào hàng của Công ty S&S ............................................... 20
Biểu 3: Mẫu hợp đồng kiểm toán của Công ty S&S ..................................... 23
Biểu 4: Mẫu thư hẹn kiểm toán của Công ty S&S ........................................ 26
Biểu 5: Kiểm kê tài sản cố định của Công ty A ............................................ 29
Biểu 6: Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty A .................................. 29
Biểu 7: Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ quá trình mua hàng ..................... 33
Biểu 8: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của Công ty A ....................... 37
Biểu 9: Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty A ........................................................................................................................ 38
Biểu 10: Các tỷ suất tài chính của Công ty A ................................................ 39
Biểu 11: Mẫu kế hoạch kiểm toán tổng thể của Công ty S&S ...................... 48
Biểu 12: Mẫu chương trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng do Công ty S&S thiết kế ..................................................................................... 54
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc công khai hóa hoạt động của các doanh nghiệp là một việc rất quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với những người quan tâm tới doanh nghiệp. Mà kiểm toán là một trong những dịch vụ cung cấp sự tin cậy về các thông tin trên các báo cáo tài chính, nhờ đó giúp những người liên quan có thể ra các quyết định tài chính đúng đắn. Do vậy, hiện nay hoạt động kiểm toán rất phát triển. Hoạt động kiểm toán có rất nhiều dịch vụ như kiểm toán báo cáo tài chính, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, lập báo cáo kế toán... Trong các dịch vụ của hoạt động kiểm toán thì dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính là một dịch vụ cơ bản. Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng của kiểm toán bởi nó chứa đựng đầy đủ sắc thái kiểm toán ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình phát triển.
Một cuộc kiểm toán có chất lượng sẽ có khả năng cạnh tranh cao và nâng cao uy tín của công ty kiểm toán trên thị trường. Để hoạt động kiểm toán có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường hiện nay thì các công ty kiểm toán và các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán phải không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán. Để làm được điều này, công tác lập kế hoạch kiểm toán đóng vai trò hết sức quan trọng. Mỗi khách hàng có tình hình tài chính khác nhau và đặc thù kinh doanh khác nhau, nên mỗi cuộc kiểm toán được thực hiện theo một cách khác nhau. Kế hoạch kiểm toán là khâu đầu tiên của một cuộc kiểm toán bắt buộc kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thực hiện nhằm tạo ra các tiền đề về vật chất và pháp lý cho cuộc kiểm toán. Trong quá trình thu thập thông tin ban đầu về khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ có những hiểu biết sâu sắc về tổ chức và hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó xác định được mức độ trọng yếu và rủi ro đối với từng khoản mục khi thực hiện kiểm toán. Do đó có thể lựa chọn các thủ tục kiểm toán phù hợp, thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến xác đáng về Báo cáo tài chính của khách hàng. Có kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên có thể phối hợp hiệu quả với nhau, đồng thời cũng có căn cứ để kiểm tra kiểm soát việc thực hiện kiểm toán sao cho đạt được chất lượng kiểm toán tốt nhất.
Tóm lại, kế hoạch kiểm toán rất quan trọng trong cuộc kiểm toán, nó không những giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán có định hướng để thực hiện kiểm toán, kiểm soát cuộc kiểm toán mà còn là căn cứ để đánh giá chất lượng công việc kiểm toán. Từ đó nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán cũng như uy tín của công ty kiểm toán và của kiểm toán viên.
Do nhận thức được vai trò quan trọng của công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính nên trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S, em đã tìm hiểu về hoạt động kiểm toán tài chính của Công ty và chọn đề tài “Hoàn thiện Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S thực hiện” làm đề tài cho Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Từ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế đã tích lũy được, em đã thực hiện Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này với 3 phần, đó là:
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S.
Phần II: Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán do Công ty S&S thực hiện.
Phần III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty S&S thực hiện.
Để hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhân viên trong Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S, cũng như sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Mạnh Dũng.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN - KIỂM TOÁN S&S
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Trong xu thế hội nhập hiện nay, hoạt động kiểm toán ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu đặt ra khi các doanh nghiệp đều muốn công khai hóa báo cáo tài chính với mục đích có lợi cho doanh nghiệp mình và thu hút đầu tư từ bên ngoài, hàng loạt các công ty kiểm toán độc lập đã ra đời. Sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập không những làm lành mạnh hóa thị trường tài chính mà còn đóng góp vào sự lớn mạnh của ngành kiểm toán Việt Nam - một ngành mới phát triển khi mở cửa thị trường.
Trong xu thế phát triển tất yếu đó, Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S đã ra đời. Công ty được Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy phép Đăng ký Kinh doanh lần đầu số 4102013654 vào ngày 16/01/2003, và đăng ký thay đổi lần 3 vào ngày 29/07/2004 với loại hình là Công ty TNHH hai thành viên trở lên với:
Tên gọi chính thức là: Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S;
Tên giao dịch là: S&S Auditing and Consulting Co., Ltd;
Tên viết tắt là: S&S Co., Ltd.
Công ty có trụ sở chính tại Tầng 8, Tòa nhà Yoco, Số 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, để đáp ứng yêu cầu kiểm toán ở khắp các miền, công ty có mở một văn phòng đại diện tại Hà Nội ở địa chỉ Phòng 1506, Nhà 24T2 Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Vốn điều lệ của công ty khi đăng ký kinh doanh là 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng).
Người đại diện của công ty theo pháp luật là Ông: Nguyễn Phú Thạnh với chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Công ty kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật với các ngành nghề đã đăng ký là:
Kiểm toán.
Tư vấn đầu tư, thuế, tài chính kế toán.
Cài đặt phần mềm kế toán, công nghệ thông tin.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Là một công ty trẻ, mới thành lập nên bộ máy của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, khoa học hợp lý theo các chức năng nhiệm vụ cụ thể. Với đội ngũ quản lý giỏi, các nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của một công ty cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng. Căn cứ vào chức năng, đặc điểm hoạt động của mình, công ty đã xây dựng bộ máy quản lý như sau.
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty S&S
CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN KIÊM GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI
PHÒNG
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
VĂN PHÒNG
PHÒNG CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
PHÒNG NGHIỆP VỤ KIỂM TOÁN, TƯ VẤN
TRƯỞNG
PHÒNG
PHÒNG NGHIỆP VỤ 1
PHÒNG NGHIỆP VỤ 2
PHÒNG NGHIỆP VỤ 3
CÁC NHÓM
NGHIỆP VỤ
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
* Hội đồng thành viên: họp thường niên mỗi năm một lần, hội đồng thành viên quyết định các vấn đề chiến lược như cơ cấu tổ chức, thành lập chi nhánh,văn phòng đại diện, chiến lược phát triển kinh tế, kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, quyết định phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm tới của công ty, đồng thời có thể bầu, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên, bổ nhiệm Giám đốc, Trưởng phòng kế toán của công ty.
* Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc công ty được hội đồng thành viên bầu, có quyền chủ trì cuộc họp hội đồng thành viên, tổ chức và giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của công ty.
* Phó giám đốc: Giúp đỡ Giám đốc các công việc liên quan tới hoạt động của công ty.
* Văn phòng: nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức công ty, tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp đội ngũ cán bộ nhân viên, giải quyết các chế độ lao động theo quy định.
* Phòng tài chính kế toán: tập hợp và xử lý các thông tin kế toán, hạch toán kết quả kinh doanh, lập báo cáo theo đúng chuẩn mực.
* Phòng công nghệ phần mềm: thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công nghệ thông tin, cài đặt phần mềm kế toán cho khách hàng.
* Phòng nghiệp vụ kiểm toán tư vấn: thực hiện các nghiệp vụ về kế toán, kiểm toán, tư vấn cung cấp cho khách hàng. Có ba phòng nghiệp vụ, đứng đầu là Trưởng phòng, mỗi phòng có nhiều nhóm nghiệp vụ thực hiện cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
* Văn phòng đại diện tại Hà Nội: đại diện cho công ty ở Hà Nội, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ các chức năng về cung cấp các dịch vụ mà công ty cung cấp cho nhóm khách hàng ở các tỉnh phía Bắc.
* Trưởng phòng: quản lý, điều hành tổ chức và các nhóm nghiệp vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động của văn phòng đại diện.
* Các nhóm nghiệp vụ: thực hiện cung cấp các dịch vụ cho khách hàng nằm trong khu vực các tỉnh phía Bắc.
2.2. Tổ chức công tác kế toán của Công ty
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty S&S là mô hình kế toán tập trung. Vì là một công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn nên nhìn chung công tác kế toán tại công ty hết sức chuyên nghiệp. Việc hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh diễn ra rất nhịp nhàng và hiệu quả. Qua đó, bộ phận kế toán đã báo cáo tình hình tài chính của công ty một cách kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý của ban lãnh đạo.
Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy kế toán cua công ty S&S
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán công ty S&S
TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN TẠI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN THANH TOÁN
Chức năng và nhiệm vụ của từng người trong phòng
* Trưởng phòng kế toán: tổ chức và kiểm tra công tác kế toán, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về công tác kế toán chung của toàn công ty.
* Kế toán tổng hợp: làm kế toán kết quả, tính thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
* Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thu chi, các khoản thanh toán với khách hàng, với nhà cung cấp, với các nhân viên trong công ty.
* Thủ quỹ: quản lý các dòng tiền thu chi tại quỹ.
* Kế toán tại văn phòng đại diện: thực hiện hạch toán trực tiếp các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại chi nhánh. Nhân viên kế toán tại văn phòng có trách nhiệm báo cáo các số liệu về phòng Tài chính kế toán để tổng hợp.
Với một bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng chuyên nghiệp, công tác kế toán của công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là một cánh tay đắc lực cho công tác quản lý của Ban lãnh đạo công ty.
2.2.2. Các chính sách kế toán Công ty áp dụng
* Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Kỳ kế toán: kỳ kế toán năm theo dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam
* Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng
Chuẩn mực kế toán: công ty tuân thủ theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, các Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Chế độ kế toán: công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
* Hình thức kế toán: Công ty áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính.
* Các chính sách kế toán áp dụng
Ghi nhận Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
Giá trị tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá. Nguyên giá tài sản cố định mua sắm là giá thực tế cộng các loại thuế không được hoàn lại, cộng các chi phí liên quan trực tiếp, cộng chi phí lãi vay (nếu mua theo phương thức trả chậm, trả góp).
Giá trị khấu hao tài sản cố định được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng: số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Ghi nhận Doanh thu: Doanh thu được ghi nhận khi dịch vụ đã được cung cấp cho khách hàng, được khách hàng chấp nhận thanh toán bất kể đã thu hay chưa thu được tiền.
Ghi nhận Nợ phải trả: Khoản mục Nợ phải trả được ghi trong Bảng cân đối kế toán khi đã có đủ điều kiện chắc chắn Công ty phải dùng một lượng tiền chi ra hoặc thực hiện dịch vụ trong tương lai để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại của công ty như các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn, phải trả người bán, khách hàng ứng trước, ...
Thuế
Thuế Giá trị gia tăng: Công ty áp dụng việc tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ với thuế suất Thuế Giá trị gia tăng là 10%.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Công ty chịu mức thuế suất là 28%. (Nhưng trong thời điểm hiện tại, công ty mới thành lập nên đang thuộc đối tượng miễn giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003).
MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Công ty S&S là một công ty trẻ mới được thành lập. Tôn chỉ hoạt động của công ty là hướng đến khách hàng, “cố gắng bằng mọi nỗ lực của chúng tôi để đem đến cho khách hàng những dịch vụ có giá trị nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng và để đạt được sự quý mến của khách hàng”.
Với việc cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, cài đặt phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự..., mục tiêu của Công ty trong các năm tiếp theo sẽ là tăng cường mở rộng thị trường tạo thành một hệ thống cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn trong khu vực Châu Á và trên toàn thế giới.
Hoạt động với nguyên tắc trên và để đạt được mục tiêu này, hiện nay Công ty đang cố gắng nỗ lực hết mình để phát triển công ty, nâng cao uy tín trên thị trường, cung cấp các dịch vụ có chất lượng nhất cho nền tài chính của Việt Nam và thế giới.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Là một công ty trẻ, mới thành lập được 3 năm nhưng công ty đã từng bước khẳng định mình, có thêm nhiều khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Công ty S&S
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2006 so với năm 2005
Số tiền
%
Doanh thu
5.136.458.756
6.789.548.657
1.653.089.901
132,18
Các khoản giảm trừ
27.532.146
35.966.135
8.433.989
130,63
Doanh thu thuần
5.108.926.610
6.753.582.522
1.644.655.912
132,19
Giá vốn hàng bán
4.267.528.396
5.589.608.693
1.322.080.297
130,98
Lợi nhuận gộp
841.398.214
1.163.973.829
322.575.615
138,34
Lợi nhuận KT trước thuế
190.166.230
313.871.528
123.705.298
165,05
Thuế TNDN
-
-
-
-
Lợi nhuận sau thuế
190.166.230
313.871.528
123.705.298
165,05
Như vậy, Doanh thu của công ty năm 2006 tăng 1.653.089.901 đồng so với năm 2005, hay đạt 132,18%. Doanh thu thuần năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.644.655.912 đồng hay đạt 132,19%. Có sự tăng trong doanh thu như vậy chứng tỏ công ty đang làm ăn phát triển, có thêm nhiều khách hàng khiến cho doanh thu tăng mạnh. Cũng do tăng thêm nhiều khách hàng nên Giá vốn hàng bán năm 2006 cũng tăng lên 1.322.080.297 đồng so với năm 2005, hay đạt 130,98%. Cả Doanh thu thuần và Giá vốn hàng bán đều tăng nhưng trong đó Doanh thu thuần có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của Giá vốn hàng bán chứng tỏ công ty đang kinh doanh có lãi, doanh thu đủ bù đắp được phần chi phí tạo ra doanh thu đó.
Lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 là 123.705.298 đồng. Từ việc bị thua lỗ trong năm 2004, trong năm 2006 này, công ty không những đã bù lỗ được mà còn đạt được lợi nhuận cao. Điều này phản ánh sức tăng trưởng mạnh mẽ của công ty.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kê toán Công ty S&S
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2006 so với 31/12/2005
Số tiền
%
Tiền
1.030.502.781
1.248.306.333
217.803.552
121,13
Các khoản phải thu
783.645.039
860.355.912
76.710.873
109,79
Tài sản cố định
241.678.897
283.981.050
42.302.153
117,50
Nợ phải trả
2.000.502.781
2.101.654.192
101.151.411
105,05
Nguồn vốn chủ sở hữu
388.877.352
590.989.103
202.111.751
151,97
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
2.389.380.133
2.692.643.295
303.263.162
112,69
Công ty đang trong quá trình phát triển nên tài sản và nguồn vốn tăng lên rất nhiều. Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2006, Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn tăng 303.262.162 đồng so với thời điểm 31/12/2005, hay đạt 112,69%. Vì công ty mở rộng hoạt động kinh doanh nên Tiền tại thời điểm 31/12/2006 tăng 217.803.552 đồng so với thời điểm 31/12/2005, hay đạt 121,13%. Bên cạnh đó khoản phải thu cũng tăng 109,79% chứng tỏ công ty có thêm nhiều khách hàng và bị chiếm dụng vốn. Vì nguồn vốn công ty rất nhỏ nên để mở rộng hoạt động kinh doanh, công ty cần phải vay nợ nhiều, do đó làm cho Nợ phải trả thời điểm 31/12/2006 tăng 101.151.411 đồng so với thời điểm 31/12/2005, hay đạt 105,05%. Trong đó, chủ yếu là sự tăng thêm các khoản vay dài hạn, vay ngân hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 202.111.751 đồng chủ yếu là do tăng Lợi nhuận chưa phân phối. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang phát triển không ngừng khiến tài sản và nguồn vốn của công ty tăng vọt.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh năm 2006 của công ty mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, gặp phải những cạnh tranh gay gắt trên thị trường nhưng với sự chỉ đạo trực tiếp, cụ thể của ban lãnh đạo, Công ty đã từng bước phát triển, từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Đây là kết quả khích lệ toàn công ty tiếp tục nỗ lực cố gắng trong các năm tiếp theo.
KHÁCH HÀNG VÀ NHỮNG LOẠI DỊCH VỤ CÔNG TY CUNG CẤP
5.1. Các loại hình dịch vụ Công ty cung cấp
Công ty S&S đã đăng ký kinh doanh và thực hiện kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, kinh doanh theo đúng pháp luật trên các lĩnh vực:
Kiểm toán
Tư vấn đầu tư, thuế, tài chính kế toán
Cài đặt phần mềm kế toán, công nghệ thông tin
Cũng đúng như tên gọi, Công ty cung cấp hai dịch vụ chính cho khách hàng là dịch vụ kiểm toán và dịch vụ tư vấn. Kiểm toán là dịch vụ được cung cấp nhiều nhất cho khách hàng và đem lại doanh thu cao nhất trong số các dịch vụ mà Công ty cung cấp. Trong lĩnh vực kiểm toán, Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho các loại hình doanh nghiệp, kiểm toán công trình xây dựng cơ bản, kiểm toán vốn đầu tư, ... Trong lĩnh vực tư vấn tài chính, Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn thuế, tư vấn thành lập doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, ... Ngoài hai lĩnh vực chính đó, dịch vụ kế toán là một dịch vụ quan trọng mà Công ty cung cấp, trong đó có dịch vụ ghi chép và giữ sổ kế toán cho các doanh nghiệp, lập báo cáo tài chính, cung cấp tài liệu văn bản cập nhật chế độ kế toán hiện hành.
Bộ phận công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong Công ty, cung cấp các dịch vụ cài đặt phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự. Phần mềm kế toán thuộc bản quyền của Công ty luôn được khách hàng đánh giá cao về tính năng sử dụng, về chất lượng của phần mềm và phù hợp với loại hình quản lý của từng doanh nghiệp.
Ngoài ra, Công ty cũng thực hiện một số dịch vụ như hỗ trợ tuyển dụng Kế toán trưởng, hỗ trợ tuyển dụng nhân viên kế toán cho các doanh nghiệp, ...
Nếu tính theo doanh thu thu được từ các dịch vụ trong năm 2006 thì tỷ lệ doanh thu các dịch vụ chiếm tỷ lệ như sau:
Kiểm toán : 40%
Tư vấn thuế, tư vấn tài chính : 27%
Kế toán : 23%
Cài đặt phần mềm : 10%
Tỷ trọng các dịch vụ đóng góp vào doanh thu của Công ty được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau:
Biểu 1: Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ cung cấp của Công ty S&S
5.2. Các khách hàng của Công ty
Vì công ty S&S có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và có văn phòng đại diện tại Hà Nội, do đó công ty có thể cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng trên khắp mọi miền. Cụ thể, công ty có các khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, thành phố Cần Thơ, Hà Nội, tỉnh Hải Dương, tỉnh Phú Thọ, ... Khách hàng chủ yếu của Công ty là các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, ngoài ra còn có loại hình công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Một số khách hàng của công ty là: Công ty TNHH Jung Mi tại Hà Nội, Công ty TNHH JM Plastic tại Phú Thọ, Công ty TNHH Cap 1 tại Hải Dương, Công ty may TNHH Garnet tại Nam Định, Công ty TNHH thể thao giải trí sân gôn Phượng Hoàng tại Hòa Bình, ...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG TẠI CÔNG TY
Công ty S&S là một công ty trẻ hoạt động trong môi trường có hàng loạt các công ty kiểm toán độc lập mới thành lập, đã và đang hoạt động. Do vậy sự cạnh tranh trên thị trường là vô cùng khắc nghiệt. Để có thể cạnh tranh được công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán. Hiểu được tầm quan trọng này, Công ty S&S đã cố gắng xây dựng một quy trình kiểm toán khoa học, phù hợp với quy định và chuẩn mực.
Sơ đồ 3: Quy trình kiểm toán chung tại Công ty
Chuẩn bị kiểm toán
Thực hành kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng theo ba bước cơ bản là:
Bước 1- Chuẩn bị kiểm toán: Công ty chủ động tìm đến khách hàng bằng cách gửi thư mời kiểm toán. Khi đã cân nhắc xong về khả năng có thể kiểm toán được cho khách hàng đó, Công ty thực hiện ký hợp đồng kiểm toán. Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên thu thập các thông tin về hoạt động, tình hình kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, thực hiện các đánh giá ban đầu về khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Tiếp theo là xây dựng chương trình kiểm toán cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính một cách chi tiết. Chương trình này xác định chi tiết cách thức thực hiện các thủ tục kiểm toán và thu thập các bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ. Đồng thời chuẩn bị các phương tiện, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán phù hợp để triển khai kế hoạch kiểm toán.
Thông thường kế hoạch kiểm toán do các trợ lý kiểm toán và kiểm toán viên chuẩn bị và trưởng nhóm kiểm toán lập, sau đó sẽ được chủ nhiệm kiểm toán soát xét và phê duyệt.
Bước 2- Thực hành kiểm toán: Các công việc kiểm toán được phân công cho những người có trình độ tương xứng. Các thành viên trong nhóm kiểm toán cũng phối hợp chặt chẽ với nhau để kiểm toán có hiệu quả. Kiểm toán viên thu thập các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở để ra ý kiến, thực hiện các thủ tục kiểm toán để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến. Việc thực hiện các trắc nghiệm, các thủ tục kiểm toán và thu thập các bằng chứng kiểm toán được thực hiện dựa theo kế hoạch kiểm toán đã được lập. Quy mô của các trắc nghiệm, trình tự thực hiện và cách kết hợp các trắc nghiệm phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng phán đoán của kiểm toán viên với mục tiêu cung cấp dịch vụ có chất lượng cao nhất cho khách hàng với chi phí thấp nhất.
Thường thì việc lập kế hoạch được thực hiện cẩn thận nên rất ít khi có thay đổi lớn so với kế hoạch khi thực._. hiện kiểm toán. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm toán, nếu có những tình huống bất ngờ ngoài dự đoán làm thay đổi lớn so với kế hoạch kiểm toán thì các thành viên của nhóm kiểm toán phải thảo luận với nhau và thảo luận với khách hàng để có sự thống nhất thực hiện. Khi đó những ghi chú về sự thay đổi đó phải được ghi chép tỉ mỉ trong giấy tờ làm việc và lưu trong hồ sơ kiểm toán.
Bước 3- Kết thúc kiểm toán: Kết quả các trắc nghiệm đã thực hiện phải được xem xét trong quan hệ hợp lý chung. Trưởng nhóm kiểm toán phải tập hợp tất cả các công việc mà các kiểm toán viên đã thực hiện để lập các bút toán điều chỉnh, đồng thời xem xét, đánh giá cùng với các sự việc bất thường và những nghiệp vụ phát sinh sau ngày lập Bảng khai tài chính. Trước khi hoàn thành Báo cáo kiểm toán, Công ty có thảo luận với khách hàng về những điều chỉnh ở từng khoản mục, từ đó kiểm toán viên mới đưa ra ý kiến xác đáng về Bảng khai tài chính và phát hành Báo cáo kiểm toán. Thư quản lý được công ty sử dụng với mục đích giúp khách hàng hoàn thiện các vấn đề liên quan đến tổ chức công tác kế toán vì mục tiêu phát triển của khách hàng.
Sau đó, chủ nhiệm kiểm toán có trách nhiệm soát xét lần cuối các thủ tục kiểm toán và những ý kiến của các kiểm toán viên. Cuối cùng mới có thể đưa ra Báo cáo kiểm toán và gửi Thư quản lý cho khách hàng.
PHẦN II
THỰC TRẠNG LẬP KÊ HOẠCH KIỂM TOÁN DO
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN - KIỂM TOÁN S&S THỰC HIỆN
CHUẨN BỊ CHO KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
Gửi thư chào hàng cho khách hàng
Để có khách hàng kiểm toán, Công ty S&S chủ động thực hiện gửi thư chào hàng cho cả khách hàng cũ và khách hàng mới. Thư chào hàng sẽ giới thiệu với khách hàng về Công ty S&S, về uy tín cũng như các lĩnh vực hoạt động của Công ty, về năng lực và trình độ của các chuyên viên, các kiểm toán viên của S&S. Bên cạnh đó, trong thư chào hàng còn có giá phí của các loại dịch vụ mà công ty cung cấp. Căn cứ vào thư chào hàng, khách hàng sẽ quyết định có chấp nhận S&S là nhà cung cấp dịch vụ cho mình hay không. Chính vì thế Thư chào hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu của Công ty S&S đến khách hàng và khẳng định việc sẽ làm thỏa mãn khách hàng nếu sử dụng dịch vụ do S&S cung cấp. Thư chào hàng sẽ là căn cứ để Công ty S&S và khách hàng tiếp tục những thỏa thuận thống nhất đi tới quyết định chấp nhận hay không chấp nhận thực hiện các dịch vụ.
Để minh họa cho việc gửi Thư chào hàng cũng như các công việc tiếp theo khi chuẩn bị kiểm toán, khi lập kế hoạch kiểm toán, chúng ta sẽ xem xét thực tế việc lập kế hoạch kiểm toán cho một khách hàng của Công ty là Công ty TNHH A (Công ty A). Công ty A là khách hàng cũ của Công ty S&S, đây là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, và hoạt động theo luật đầu tư của Việt Nam. Công ty A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công hàng may mặc để xuất khẩu nước ngoài.
Dưới đây là mẫu thư chào hàng mà công ty S&S gửi cho khách hàng A
Biểu 2: Mẫu Thư chào hàng của Công ty S&S
S&S Auditing and Consulting Co., Ltd
Kính gửi: Công ty TNHH A
Địa chỉ: Phú Thọ
Người nhận: Ông Sun Ho Hong - Tổng Giám đốc
Ông Phạm Kiên Cường - Kế toán trưởng
Ngày 24 tháng 10 năm 2006,
Kính chào Quý ông, Chúng tôi rất hân hạnh gửi đến Quý ông bản đề nghị thực hiện dịch vụ chuyên môn kiểm toán, sau đây là một số thông tin về hoạt động Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S và nội dung dịch vụ, phí thực hiện.
Thông tin Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S
Nghiệp vụ chuyên môn
Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S bắt đầu hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 và được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn trong nước.
Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S là một trong những công ty tư vấn kế toán kiểm toán phát triển đầu tiên trong lĩnh vực nghề nghiệp kiểm toán, kế toán tại Việt Nam.
Đội ngũ lực lượng chuyên nghiệp
Hiện tại công ty chúng tôi có khoảng 30 người làm việc chính thức. Tất cả các nhân viên đều được đào tạo chuyên nghiệp theo chuyên ngành ở bậc đại học và sau đại học, có kinh nghiệm làm việc. Một số nhân sự đã từng được đào tạo chuyên môn tại nước ngoài.
Sự hiểu biết hoạt động công ty khách hàng
Công ty chúng tôi hiểu rằng quý công ty là một đơn vị kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động chủ yếu là sản xuất, gia công và xuất khẩu hàng may mặc. Công ty có nhà máy sản xuất tại Nam Định.
Dịch vụ kiểm toán
Trách nhiệm của Ban Giám đốc và các kiểm toán viên
...
Nội dung kiểm toán
...
Phí dịch vụ
...
Dịch vụ
Phí thực hiện
(USD)
1. Kiểm toán báo cáo tài chính năm 2006
5,000
Tổng cộng
5,000
Trân trọng kính chào,
Sam Han Lee
Phó giám đốc
Trần Thị Ánh
Trưởng văn phòng Hà Nội
Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng
Sau khi nhận được Thư chào hàng, nếu khách hàng lựa chọn S&S làm công ty kiểm toán báo cáo tài chính cho mình, khách hàng sẽ chủ động liên lạc với Công ty. Khi đó, Công ty sẽ tiến hành tìm hiểu sơ bộ về khách hàng để cân nhắc khả năng có thể kiểm toán cho khách hàng hay không. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, để có được khách hàng là một điều không dễ, nhưng dịch vụ kiểm toán chứa đựng rất nhiều rủi ro, vì thế Công ty phải thực hiện tìm hiểu sơ bộ về khách hàng để có thể chấp nhận kiểm toán cho khách hàng. S&S sẽ khảo sát tính độc lập đối với khách hàng, khả năng phục vụ khách hàng và tính liêm chính của Ban quản trị công ty khách hàng. Trong đó tính liêm chính của Ban quản trị khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc S&S có chấp nhận kiểm toán cho khách hàng hay không.
Nếu đó là khách hàng mới, S&S chưa có nhiều hiểu biết về khách hàng thì việc khảo sát này được thực hiện bằng cách điều tra sơ bộ về khách hàng, liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm nếu có, liên lạc với ngân hàng và các doanh nghiệp khác, thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin, và quan trọng là thu thập thông tin từ phía Ban quản trị của khách hàng. Nếu khách hàng là khách hàng cũ của S&S thì công việc khảo sát sẽ dễ dàng hơn vì S&S đã nắm rõ thông tin về khách hàng. Đối với Công ty A, một khách hàng cũ của S&S, để chấp nhận kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2006 - kiểm toán năm thứ hai cho công ty A, việc khảo sát kiểm toán thông qua những thông tin kiểm toán năm trước bằng cách xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước. Điều này chứng minh tính độc lập của S&S đối với khách hàng cũng như khả năng phục vụ khách hàng, do vậy khách hàng tiếp tục lựa chọn S&S là công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán năm nay. Mặt khác, trong năm 2006, Công ty A không có vướng mắc gì với cơ quan pháp luật.
Từ các thông tin thu thập được, S&S tổng hợp lại và thấy lý do kiểm toán là vì Công ty A là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài nên phải nộp Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán thường kỳ lên cơ quan quản lý của Nhà nước. Mặt khác, công ty gặp phải một số khó khăn về quản lý công tác kế toán do việc thay đổi kế toán trưởng vào đầu năm 2006 nên cũng muốn có sự tư vấn của kiểm toán viên về công tác kế toán để hoàn thiện hơn. Tuy có tăng rủi ro kiểm toán nhưng do nhận thấy việc thay kế toán trưởng diễn ra vào đầu năm tài chính 2006, nên S&S vẫn chấp nhận kiểm toán cho khách hàng A.
Ký kết hợp đồng kiểm toán
Sau khi thống nhất về việc S&S chấp nhận kiểm toán cho khách hàng A, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Đây là sự thỏa thuận bằng văn bản của hai bên về việc thực hiện kiểm toán và các vấn đề có liên quan đến dịch vụ cung cấp như mục đích và phạm vi kiểm toán, trách nhiệm của Ban quản trị khách hàng, trách nhiệm của Công ty S&S, về hình thức thông báo kết quả kiểm toán và giá phí kiểm toán, ... Hợp đồng được lập theo luật định và có các điều khoản xác định rõ ràng phạm vi và trách nhiệm thực hiện công việc của các bên.
Dưới đây là mẫu hợp đồng kiểm toán được ký kết giữa Công ty S&S và khách hàng A về việc thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính năm 2006
Biểu 3: Mẫu Hợp đồng kiểm toán của Công ty S&S
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYÊN MÔN
Số C-AUD-21-12-06
Kiểm toán các báo cáo tài chính tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 của Công ty TNHH A
Căn cứ ...
Theo đề nghị của Công ty TNHH A về việc ký kết hợp đồng với Công ty tư vấn kiểm toán S&S thực hiện cuộc kiểm toán các báo cáo tài chính của Công ty A tại ngày 31 tháng 12 năm 2006. Hợp đồng này được lập và ký kết vào ngày 21 tháng 12 năm 2006 giữa Công ty S&S và Công ty A với nội dung cụ thể như sau:
Bên A: Công ty TNHH A
Địa chỉ: Phú Thọ
Đại diện bởi: Ông Peal Seon Park - Phó Tổng Giám đốc
Bên B: Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S
Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà Yoco, 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Đại diện bởi: Ông Sam Han Lee - Phó Giám đốc
Qua trao đổi bàn bạc các điều khoản trong hợp đồng, hai bên đồng ý các điều khoản sau đây:
Điều khoản 1: Dịch vụ
Ký kết hợp đồng: Bên A muốn thuê Bên B thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính của Bên A nhằm mục đích đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính này.
Báo cáo tài chính: gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2006, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ vào ngày 31 tháng 12 năm 2006.
Thời gian: ..
Dịch vụ khác: ...
Điều khoản 2: Nghĩa vụ của Bên A
2.1. Trước khi bắt đầu kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam về việc ghi chép sổ sách kế toán và lập báo cáo trong việc chuẩn bị tất cả các thông tin sẽ được S&S kiểm toán.
2.2. Khóa sổ đúng thời hạn và ...
2.3. Cung cấp kịp thời cho S&S các dữ liệu, thông tin, giải trình, ...
2.4. Hỗ trợ và hợp tác thỏa đáng với S&S trong suốt quá trình kiểm toán...
...
Điều khoản 3: Nghĩa vụ của Bên B
3.1. Thực hiện hợp đồng
3.2. Bảo mật
3.3. Yêu cầu thông tin
...
Điều khoản 4: Thực hiện dịch vụ
- Mục đích của việc kiểm toán là phát hành Báo cáo kiểm toán nhằm đưa ra các ý kiến về Báo cáo tài chính của Bên A.
- Trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, Bên B sẽ xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của Bên A để quyết định các thủ tục kiểm toán cần thiết nhằm mục đích đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính, Bên B sẽ không đưa ra sự đảm bảo về hệ thống kiểm soát nội bộ.
- ...
Điều khoản 5: Sửa đổi và diễn giải mang tính hồi tố
Do luật pháp Việt Nam, kể cả luật thuế chưa được hoàn chỉnh nên có thể cần phải thực hiện một số sửa đổi có tính hồi tố trong các Báo cáo tài chính. S&S sẽ nỗ lực để thông báo cho khách hàng những sửa đổi dự kiến có tính hồi tố khi lập các Báo cáo tài chính nhưng không đảm bảo là xác định được toàn bộ những thay đổi này. ...
Điều khoản 6: Sở hữu hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán được lập trong quá trình kiểm toán của S&S là tài sản của S&S. Các hồ sơ kiểm toán này được thiết lập nên các thông tin mật và thuộc quyền sở hữu của S&S, được lưu trữ theo thủ tục và chính sách của S&S theo từng thời kỳ.
Điều khoản 7: Phí dịch vụ và các điều khoản thanh toán
7.1. Phí cung cấp dịch vụ là 5,000 USD. ...
7.2. Phí dịch vụ chuyên môn cộng thuế Giá trị gia tăng và các khoản thanh toán khác sẽ được S&S phát hành hóa đơn theo từng đợt như sau: ...
7.3. ...
7.4. Khách hàng sẽ chuyển tiền thanh toán phí dịch vụ vào tài khoản của S&S trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được hóa đơn của S&S. S&S có quyền tính lãi phát sinh với lãi suất được tính theo mức lãi suất cơ bản hiện hành của ngân hàng cộng 2% một năm trên khoản nợ quá hạn.
Điều khoản 8: Thời hạn hợp đồng và hiệu lực của các điều khoản
8.1. Thời hạn: Hợp đồng này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày hai bên cùng ký kết ...
8.2. Hiệu lực của các điều khoản: ...
Điều khoản 9: Giới hạn trách nhiệm và bồi thường
9.1. Giới hạn ...
9.2. Bồi thường ...
9.3. Miễn trách nhiệm ...
9.4. Sự tin cậy của bên thứ ba ...
Điều khoản 10: Thông báo
...
Đại diện Bên A
Peal Seon Park
Phó Tổng Giám đốc
Ngày 21 tháng 12 năm 2006
Đại diện Bên B
Sam Han Lee
Phó Giám đốc
Ngày 21 tháng 12 năm 2006
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Từ những thông tin sơ bộ thu thập được từ khách hàng, nhà quản lý sẽ quyết định các nhân viên phù hợp để thực hiện kiểm toán cho khách hàng đó. Các nhân viên này phải có năng lực trình độ tương xứng để có thể đảm đương được công việc. Quan trọng nhất là các nhân viên phải có kinh nghiệm, có điểm mạnh phù hợp với đặc điểm kinh doanh, tình hình kinh doanh của khách hàng. Thường mỗi nhóm kiểm toán có khoảng bốn đến năm người, trong đó có ba kiểm toán viên chuyên nghiệp và một hoặc hai trợ lý kiểm toán.
Do Công ty A là khách hàng kiểm toán cũ của công ty S&S nhưng do có sự thay đổi lớn về nhân sự vào đầu năm tài chính 2006 ảnh hưởng đến công việc kế toán và khách hàng cũng muốn có sự tư vấn về công tác kế toán nên nhà quản lý sẽ quyết định thực hiện kiểm toán cho khách hàng với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, như vậy mới có thể đáp ứng yêu cầu của công việc. Nhóm kiểm toán gồm có bốn người, trong đó có 3 kiểm toán viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm làm kiểm toán trong nhiều năm, và một trợ lý kiểm toán cũng được đào tạo chuyên ngành về nghiệp vụ kiểm toán.
Gửi thư hẹn kiểm toán
Sau khi cân nhắc số lượng khách hàng và thời gian thích hợp có thể tiến hành kiểm toán cho mỗi khách hàng, để bàn bạc và thống nhất lịch kiểm toán cụ thể với khách hàng, Công ty S&S gửi cho khách hàng Thư hẹn kiểm toán. Thư hẹn kiểm toán là một thông báo bằng văn bản của Công ty S&S gửi đến cho khách hàng dự kiến thời gian thích hợp để thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng. Đồng thời, trong Thư hẹn kiểm toán có tên và chức vụ của các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ tiến hành kiểm toán. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện tốt nhất cho cuộc kiểm toán, Công ty S&S có yêu cầu khách hàng chuẩn bị một số điều kiện vật chất để thực hiện kiểm toán như các chứng từ kế toán, các hóa đơn, hợp đồng, biên bản quan trọng trong năm kiểm toán của khách hàng. Do vậy, Thư hẹn kiểm toán như là một sự thông báo khách hàng cần phải hoàn tất các Báo cáo tài chính, các chứng từ liên quan đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, và đảm bảo có thể cung cấp kịp thời các dữ liệu thông tin, giải trình khi được yêu cầu trong quá trình kiểm toán.
Dưới đây là Thư hẹn kiểm toán Công ty S&S gửi cho khách hàng A.
Biểu 4: Mẫu Thư hẹn kiểm toán của Công ty S&S
Từ: Bà Trần Thị Ánh
Chức vụ: Trưởng văn phòng Hà Nội
Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S
Gửi tới: Ông Phạm Kiên Cường
Chức vụ: Kế toán trưởng
Công ty TNHH A
S&S Auditing and Consulting Co., Ltd
Ngày 31 tháng 1 năm 2007,
Công ty Tư vấn - Kiểm toán S&S xin gửi tới Quý công ty danh sách các nhân viên sẽ tham gia thực hiện cuộc kiểm toán diễn ra từ ngày 05/02/2007 đến ngày 07/02/2007.
Tên
Chức vụ
1. Trần Thị Ánh
Trưởng văn phòng Hà Nội
Kiểm toán viên CPA - Trưởng nhóm kiểm toán
2. Nguyễn Thu Hòa
Kiểm toán viên CPA
3. Đỗ Văn Huy
Kiểm toán viên
4. Vũ Quang Lộc
Trợ lý kiểm toán
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kiểm toán, chúng tôi kính nhờ Quý công ty chuẩn bị một số chứng từ như sau trước khi chúng tôi bắt đầu cuộc kiểm toán:
Chứng từ
Thời điểm
chứng từ
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng cân đối số phát sinh
Hệ thống tài khoản kế toán
Sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản
Các tờ khai thuế
Các chứng từ gốc
...
31/12/2006
Năm 2006
31/12/2006
31/12/2006
Trân trọng kính chào,
Trần Thị Ánh
Trưởng văn phòng Hà Nội
LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”, “Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán”. Do vậy, để đạt được một cuộc kiểm toán có hiệu quả, Công ty S&S cũng rất chú trọng đến việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Mặt khác, một kế hoạch kiểm toán tổng thể đầy đủ, chi tiết sẽ là cơ sở tốt để lập chương trình kiểm toán. Đối với mỗi khách hàng kiểm toán khác nhau về quy mô, về tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp kỹ thuật kiểm toán đặc thù do kiểm toán viên sử dụng mà S&S lập các kế hoạch kểm toán khác nhau về nội dung và hình thức. Công ty A là một khách hàng có tình hình kinh doanh lớn mạnh, số lượng các nghiệp vụ tương đối lớn, rủi ro cao. Do vậy khi lập kế hoạch kiểm toán tổng thể cho khách hàng A, trước tiên S&S sẽ tiến hành tìm hiểu hoạt động của khách hàng.
Tìm hiểu hoạt động của khách hàng
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Khi chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, S&S đã tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng A nhưng chỉ là tìm hiểu một cách sơ bộ để chấp nhận kiểm toán. Đến giai đoạn này, sau khi thu thập được một số tài liệu liên quan đến việc thành lập công ty A, các biên bản họp Ban quản trị, các hợp đồng có tính chất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty A, S&S tiến hành đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách chi tiết. Việc tìm hiểu này sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá được rủi ro kiểm toán khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán và đem lại cái nhìn cụ thể về các công việc kiểm toán sẽ thực hiện trong các giai đoạn sau.
Đánh giá tình hình kinh doanh của khách hàng
Công ty A là khách hàng cũ của S&S nên quá trình thành lập cũng như cơ cấu Ban quản trị và tình hình kinh doanh các năm vừa qua của Công ty A đã được S&S nắm khá rõ. Công ty A là một công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Công ty được thành lập năm 2005 tại Phú Thọ và được phê duyệt thành lập bởi Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ. Đây là công ty chuyên sản xuất, gia công và xuất khẩu hàng may mặc. Tuy là một công ty mới thành lập nhưng tình hình kinh doanh của công ty so với toàn ngành là khá phát triển. Trong năm 2006, Công ty A không có sự thay đổi về quyền sở hữu nhưng có sự thay đổi lớn về nhân sự. Đó là việc thay đổi kế toán trưởng tại thời điểm đầu năm 2006, dẫn đến việc thay đổi công tác kế toán năm 2006 khác so với công tác kế toán năm 2005. Việc thay đổi này sẽ được cập nhật trong Hồ sơ kiểm toán năm 2006 này như là một căn cứ để tìm hiểu chi tiết hơn công tác kế toán năm 2006 và giúp kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm toán.
Trong quá trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, S&S cũng tiến hành thu thập các biên bản, các hợp đồng quan trọng có ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh năm nay của khách hàng. Các biên bản họp Ban giám đốc có thể cho kiểm toán viên những cái nhìn chung nhất về những thông tin quan trọng liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Các hợp đồng và cam kết quan trọng như Hợp đồng gia công hàng hóa, hợp đồng tín dụng, khế ước vay vốn, hợp đồng thuê đất, ... giúp kiểm toán viên tiếp cận với các hoạt động chính của khách hàng, hình dung ra những khía cạnh pháp lý có ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng.
Quan sát thực tế
Để hiểu biết tốt hơn hoạt động của khách hàng, kiểm toán viên phải thực tế xuống đơn vị khách hàng tham quan nhà xưởng, trực tiếp tìm hiểu quy trình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, công ty S&S thường kết hợp việc quan sát nhà xưởng của công ty khách hàng với thủ tục kiểm kê cuối năm. Khi thực tế quan sát quy trình sản xuất kinh doanh, việc quản lý nhân sự của khách hàng, kiểm toán viên sẽ có những đánh giá tốt hơn về rủi ro kiểm toán và các thủ tục phân tích sẽ thực hiện. Khi tiến hành kiểm kê tiền, kiểm kê hàng tồn kho, kiểm kê tài sản cố định, các kiểm toán viên sẽ ghi chép đầy đủ trong giấy tờ làm việc tương tự như sau:
Biểu 5: Kiểm kê tài sản cố định Công ty A
S S&S Auditing and Consulting Co., Ltd
Tham chiếu
A311
Người kiểm tra
Huy
Ngày
31/12/2006
Khách hàng: Công ty TNHH A
Kỳ kiểm toán: 01/01/2006 – 31/12/2006
Nội dung: Kiểm kê tài sản cố định phân xưởng 2
Tên vật tư
Số lượng
Chênh lệch
Nguyên nhân
Ghi chú
Theo sổ kế toán
Thực tế kiểm kê
1. Máy may 1 kim (Sunstar)
2. Máy may 2 kim (Sunstar)
3. Máy dập (Đài Loan)
4. .........
60
45
20
60
45
20
-
-
-
Biểu 6: Quy trình sản xuất kinh doanh Công ty A
S&S Auditing and Consulting Co., Ltd
Tham chiếu
A312
Người kiểm tra
Huy
Ngày
31/12/2006
Khách hàng: Công ty TNHH A
Kỳ kiểm toán: 01/01/2006 – 31/12/2006
Nội dung: Quy trình sản xuất kinh doanh
Nguyên vật liệu
Phân xưởng 1: Cắt
Phân xưởng 4: Đóng gói
Phân xưởng 3: Hoàn thiện
Phân xưởng 2: May
Thành phẩm
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của đơn vị khách hàng
Tìm hiểu tổ chức hệ thống kế toán
Do Công ty A là khách hàng kiểm toán cũ của Công ty S&S nhưng vào đầu năm 2006, công ty A có tiến hành thay đổi Kế toán trưởng nên công tác kế toán năm 2006 có nhiều điểm khác so với năm kiểm toán trước. Kế toán trưởng mới của công ty - Ông Phạm Kiên Cường - được đánh giá là một kế toán lành nghề, có nhiều kinh nghiệm, có năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc, do đó công tác kế toán trong năm 2006 được tổ chức một cách hợp lý hơn, khoa học hơn. Cụ thể có sự thay đổi về thủ tục kế toán, quy trình kế toán liên quan đến các nghiệp vụ thu chi tiền, nhập xuất vật tư và việc lưu trữ các chứng từ kế toán, ... Đặc biệt, năm nay Công ty áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán trong hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phần mềm kế toán giúp công tác kế toán được thực hiện nhanh chóng, bài bản, giảm các sai sót trong việc chuyển sổ, sang sổ như thực hiện kế toán thủ công.
Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty A gồm 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán lương, 1 kế toán vật tư và 1 kế toán thanh toán. Bộ máy kế toán được thiết kế gọn nhẹ nhưng đủ đáp ứng yêu cầu công việc. Các nhân viên kế toán của Công ty A đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành và thành thạo về chuyên môn.
Chế độ kế toán Công ty A áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N, sử dụng đơn vị tiền tệ bằng đồng Việt Nam.
Hình thức kế toán áp dụng là hình thức kế toán trên máy vi tính. Sử dụng phầm mềm kế toán trong việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh sẽ giúp công tác kế toán được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Khi cần thiết có thể in Báo cáo kế toán ngay đảm bảo phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, đối chiếu. Các chứng từ kế toán gốc được lưu trữ đầy đủ, được đóng lại thành quyển theo từng tháng.
Từ những hiểu biết về tổ chức hệ thống kế toán của Công ty A, kiểm toán viên đưa ra những đánh giá về sự ảnh hưởng của các thay đổi trong công tác kế toán năm 2006 của khách hàng đến việc kiểm toán năm nay, đồng thời đánh giá sơ bộ rằng công tác kế toán tại công ty A nhìn chung là tốt tuy còn một số sai sót trong cách hạch toán.
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là một phần việc rất quan trọng mà kiểm toán viên phải thực hiện trong cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên của Công ty S&S cũng không nằm ngoài việc này. Trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” cũng quy định “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả”.
Từ những thông tin sơ bộ đã thu thập được, qua những lần tiếp xúc với Ban quản trị khách hàng từ khi ký hợp đồng kiểm toán, tham quan nhà xưởng, kiểm toán viên đã có những cái nhìn về phong cách quản lý của Ban quản trị khách hàng, về việc xử lý các công việc phát sinh, do đó kiểm toán viên bước đầu đã có những đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Là một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, Công ty A có cơ cấu tổ chức như sau:
Ban Giám đốc
Quốc tịch
Chức vụ
1. Ông Sun Ho Hong
Hàn Quốc
Tổng Giám đốc
2. Ông Peal Seon Park
Hàn Quốc
Phó Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Công ty A đều có quốc tịch Hàn Quốc. Dưới sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả của Ban giám đốc, Công ty A đã không ngừng phát triển. Tuy mới thành lập được 2 năm nhưng kết quả kinh doanh của công ty là rất đáng kể nếu so với toàn ngành.
Công ty áp dụng phương pháp quản lý trực tiếp, trong đó Tổng Giám đốc trực tiếp điều hành mọi công việc, Phó Tổng Giám đốc có trách nhiệm giúp đỡ các công việc trong phạm vi quyền hạn của mình. Thường, Ban Giám đốc quyết định các công việc và giao nhiệm vụ cho từng phòng ban. Với cách quản lý như vậy, công ty luôn tự chủ về tài chính và thời gian thực hiện các công việc.
Sơ đồ 4: Mô hình tổ chức quản lý của Công ty A
Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Kế toán trưởng
Phòng
sản xuất
Phòng
kế toán
Phòng
xuất nhập khẩu
Hơn nữa, trong kiểm toán tài chính, kiểm toán viên tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở giúp kiểm toán viên có thể xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản sẽ thực hiện. Bên cạnh việc tiếp xúc với Ban quản trị, quan sát thực tế kho, xưởng của Công ty A, kiểm toán viên còn tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A thông qua Bảng câu hỏi về các quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Mẫu bảng câu hỏi được trình bày như Biểu 7 dưới đây.
Sau khi có được thông tin mô tả về cách thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát bao gồm việc đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa và sửa chữa các sai phạm trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, “sau khi hiểu được hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải thực hiện đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát theo các cơ sở dẫn liệu cho số dư của mỗi tài khoản trọng yếu”.
Biểu 7: Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ quá trình mua hàng
Câu hỏi
Trả lời
Ghi chú
Có
Không
KXĐ
Chung:
Các nghiệp vụ mua hàng đều có đủ căn cứ chứng từ hợp lý, hợp lệ
Về quá trình mua hàng:
Đánh số thứ tự trước các chứng từ mua hàng
Có lập Phiếu yêu cầu mua
Thường xuyên kiểm kê năng lực sản xuất trước khi viết Phiếu yêu cầu mua
Nhà quản lý có phê chuẩn các nghiệp vụ mua hàng
Hàng mua về, chứng từ có được chuyển cho kế toán để ghi sổ đúng thời gian
Có kiểm nhận hàng trước khi nhập kho về số lượng và chất lượng, có Biên bản kiểm nhận vật tư nhập kho
Quy định về việc lập hồ sơ hàng đang đi đường
Mỗi loại hàng mua về có được phân loại, sắp xếp theo quy định trong kho
Khi đã có chứng từ mua hàng, kế toán có định khoản bằng tài khoản chi tiết, hợp lý
Quy định về sổ theo dõi các hàng nhận ký gửi
Phân cách trách nhiệm, đối chiếu thường xuyên giữa người mua hàng, người nhận hàng, kế toán ghi sổ
...
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và ngược lại, nếu kiểm toán viên đánh giá rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có nhiều vấn đề thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao. Công việc này được làm riêng rẽ cho từng loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh. Việc đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên Công ty S&S thực hiện dựa vào xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm và đánh giá theo yếu tố định tính với các mức độ thấp, trung bình, hoặc cao. Đối với khách hàng là Công ty A, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao do hệ thống kiểm soát của Công ty dựa vào sự quản lý quá tập trung của Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc. Những nhân viên quản lý còn lại đều là người Việt Nam, có thể sự trao đổi quản lý sẽ bị hạn chế bởi những bất đồng ngôn ngữ. Do đó, các nhân viên quản lý cấp dưới không hiểu thấu hết cung cách quản lý của cấp trên, công tác kiểm soát của cấp trên cũng không bao quát hết toàn diện các hoạt động của cấp dưới. Do vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ có thể không ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức dưới mức rủi ro tối đa nên kiểm toán viên vẫn sẽ dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A và thực hiện tuần tự thử nghiệm kiểm soát đến thử nghiệm cơ bản trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát, việc đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản, thử nghiệm tuân thủ sẽ được thực hiện dựa trên kết quả của việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát trong giai đoạn thực hành kiểm toán.
2.1.3. Nhận diện các bên hữu quan
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 550 “Các bên liên quan”, “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thực hiện những thủ tục kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho việc xác định và thuyết minh của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về các bên liên quan và về những giao dịch với các bên liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đối với Báo cáo tài chính”.
Đối với Công ty A là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, là một công ty con của công ty mẹ ở Hàn Quốc, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là sản xuất, gia công, xuất khẩu các sản phẩm may mặc. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thông qua việc xem xét các Biên bản họp Ban giám đốc, các Hợp đồng kinh tế, các Hóa đơn mua bán của Công ty A, kiểm toán viên bước đầu đã nhận diện các bên hữu quan của Công ty A đó là Công ty mẹ tại Hàn Quốc, trong đó có quan hệ mua bán nội bộ, có quan hệ nhận và chuyển vốn đầu tư thường niên. Các bên hữu quan là các ngân hàng như Ngân hàng Woori Bank, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó có quan hệ vay vốn, giao dịch chuyển khoản, mở tài khoản, ... Các bên hữu quan còn là các người mua, các nhà cung cấp tại Việt Nam và ngoài nước với các quan hệ mua bán thành phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu. Như vậy, từ sự hiểu biết này, kiểm toán viên dự đoán các vấn đề có thể phát sinh giữa Công ty A và các bên hữu quan để có thể hoạch định một kế hoạch kiểm toán phù hợp.
2.1.4. Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, do những tài liệu đã thu thập từ Công ty A là tương đối rõ ràng, chỉ có một số giấy tờ được thể hiện bằng tiếng Hàn Quốc nên các kiểm toán viên chỉ dự kiến sử dụng chuyên gia dịch tiếng Hàn Quốc. Các chuyên gia được Công ty S&S lựa chọn phải có đủ t._.iên tục của khách hàng
- Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm
- Nội dung và thời hạn lập Báo cáo kiểm toán, gửi thư quản lý, những dự kiến thảo luận với khách hàng
7. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể:
STT
Yếu tố hoặc khoản mục quan trọng
RRTT
RRKS
Mức trọng yếu
Phương pháp kiểm toán
Thủ tục kiểm toán
Tham chiếu
1
Tiền mặt
Cao
Trung bình
Cao
Chọn mẫu, ...
2
Phải thu khách hàng
Cao
Cao
Cao
3
Phải trả người bán
Trung bình
Trung bình
Cao
4
Vay, nợ dài hạn
Trung bình
Trung bình
Cao
..
Phân loại chung về khách hàng: Quan trọng
Ngày 02/02/2007
Phó Giám đốc
Sam Han Lee
Ngày 01/02/2007
Người lập
Trần Thị Ánh
LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN CHI TIẾT
Thiết kế chương trình kiểm toán
Khi xây dựng chương trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét, đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua thử nghiệm cơ bản. Để thiết kế chương trình kiểm toán, trước hết kiểm toán viên phải xác định mục tiêu kiểm toán cho mỗi khoản mục.
Xác định mục tiêu kiểm toán mỗi khoản mục
Kiểm toán mỗi khoản mục đều hướng tới các mục tiêu chung và mục tiêu đặc thù của từng khoản mục. Vì mục tiêu kiểm toán giúp kiểm toán viên có định hướng về các thủ tục kiểm toán sẽ thực hiện đảm bảo hiệu quả cuộc kiểm toán. Việc định ra các mục tiêu kiểm toán cần dựa vào bản chất, hình thức thể hiện của từng khoản mục. Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý. Các mục tiêu chung khác được đặt ra tương ứng với các cam kết của nhà quản lý bap gồm: mục tiêu hiệu lực, mục tiêu trọn vẹn, mục tiêu quyền và nghĩa vụ, mục tiêu định giá, mục tiêu phân loại và trình bày, mục tiêu chính xác số học. Các mục tiêu kiểm toán đặc thù được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của từng khoản mục kiểm toán cùng cách phản ánh theo dõi chúng trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Mỗi mục tiêu chung có ít nhất một mục tiêu đặc thù. Các mục tiêu đặc thù được xác định tùy từng cuộc kiểm toán.
Thiết kế các thủ tục kiểm toán
Chương trình kiểm toán do Công ty S&S thiết kế thường gồm các thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp, thủ tục kiểm tra chi tiết. Để thiết kế được các thủ tục đó phải dựa trên các nội dung về việc xác định thủ tục kiểm toán, xác định quy mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện. Các thủ tục kiểm toán được thiết kế phải đảm bảo hướng dẫn được chi tiết việc thực hiện kiểm toán, thu thập các bằng chứng kiểm toán thích hợp trong khi tiến hành kiểm toán. Do hạn chế về phí kiểm toán, về thời hạn kiểm toán nên không thể kiểm tra hết các khoản mục trên Báo cáo tài chính, mà những người sử dụng thông tin tài chính luôn đòi hỏi kiểm toán viên phải đảm bảo sự chính xác của các thông tin đó. Bên cạnh đó, đối tượng kiểm toán là rất nhiều khoản mục khác nhau về bản chất và các nghiệp vụ phát sinh liên quan đòi hỏi kiểm toán viên phải có phương pháp khoa học để chọn được mẫu có tính đại diện, phản ánh được đặc trưng của tổng thể. Để chương trình kiểm toán có hiệu quả, Công ty S&S thiết kế các thủ tục kiểm toán như sau:
Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
Thủ tục phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khoản đang được kiểm toán. Trên cơ sở kết quả của các việc thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các thủ tục kiểm tra chi tiết. Còn thủ tục đối chiếu các số liệu tổng hợp giúp cụ thể hóa các mục tiêu kiểm soát nội bộ cho khoản mục đang được khảo sát, nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm soát của từng mục tiêu kiểm soát nội bộ.
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Để có thể thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết, trước hết phải đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của khoản mục đang kiểm toán. Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ xác định được mức sai số có thể chấp nhận được cho từng khoản mục. Từ đó xác định số lượng các bằng chứng cần thu thập và các số lượng các thủ tục kiểm tra chi tiết. Với các khoản mục được đánh giá là trọng yếu, kiểm toán viên dự kiến rủi ro kiểm toán cho khoản mục đó thấp, khi đó cần thực hiện tăng số lượng các thủ tục kiểm tra chi tiết để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. Ngoài ra, thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết kế với dự kiến sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp và các thủ tục kiểm tra chi tiết tiếp theo.
Nói tóm lại, chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công thực hiện giữa các kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán cũng như các dự kiến về tư liệu, về thông tin liên quan cần thu thập và sử dụng. Do việc dự kiến các tình huống xảy ra là rất khó khăn nên chương trình kiểm toán có thể thay đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán nếu có điều bất thường xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc kiểm toán. Tại Công ty S&S, chương trình kiểm toán được thiết kế cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính và được đánh tham chiếu từ C đến V. Chương trình kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục gồm các nội dung: xác định mục tiêu kiểm toán, thiết kế các thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp, thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết. Chương trình kiểm toán được thiết kế như sau:
Biểu 12: Mẫu chương trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng do Công ty S&S thiết kế
S&S Auditing and Consulting Co., Ltd
Tham chiếu
A320
Người lập
Ánh
Người kiểm tra
Mr Lee
Ngày
01/02/2007
Khách hàng: Công ty TNHH A
Kỳ kiểm toán: 01/01/2006 – 31/12/2006
Nội dung: Chương trình kiểm toán
KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG
Mục tiêu
- Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản công nợ phải thu khách hàng đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ và đúng niên độ (Tính đầy đủ)
- Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải thu đảm bảo tuân thủ nguyên tắc ghi nhận (Tính có thật)
- Các khoản phải thu phải được phản ánh vào sổ sách kế toán đúng với giá trị thật của nó và phù hợp với các chứng từ gốc đi kèm.
- Số liệu trên các tài khoản phải thu phải được tính toán đúng đắn và có sự phù hợp giữa sổ cái, sổ chi tiết và báo cáo tài chính (Tính chính xác)
- Việc đánh giá các khoản phải thu trên báo cáo tài chính là gần đúng với giá trị có thể thu hồi được, tức là các khoản phải thu phải được công bố theo giá trị có thể thu hồi được thông qua sự phân tích về dự phòng nợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi.
- Đối với các khoản tiền là ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền hạch toán theo tỷ giá quy định (Tính đánh giá)
- Các nghiệp vụ phát sinh phải được hạch toán đúng đối tượng, đúng tài khoản kế toán.
- Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và báo cáo tài chính phải được thực hiện một cách chính xác và phù hợp với các nguyên tắc kế toán (Trình bày và khai báo)
Thủ tục kiểm toán
Tham chiếu
Người thực hiện
Ngày thực hiện
1. Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
1.1. Lập trang số liệu kế toán tổng hợp. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và báo cáo tài chính.
Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước.
Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán.
1.2. Phân tích sự biến động số dư cuối kỳ các khoản phải thu giữa kỳ này và kỳ trước, giải thích biến động (chênh lệch) bất thường (nếu có).
1.3. Thu thập Bảng phân tích tuổi nợ. Phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng số dư các khoản phải thu khách hàng. Đánh giá khả năng thu hồi của các khoản phải thu khách hàng và so sánh với các quy định của Nhà nước về việc lập dự phòng nợ khó đòi.
1.4. So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng doanh thu của năm nay so với năm trước, nếu có biến động lớn thì trao đổi với khách hàng về nguyên nhân của sự biến động này (sự thay đổi trong chính sách bán hàng, khả năng thanh toán của khách hàng, ...)
F210
F211
F212
F213
F214
Ánh, Hòa, Huy, Lộc
5/2/2007
2. Thủ tục kiểm tra chi tiết
2.1. Xem sổ kế toán tổng hợp để tìm ra các giao dịch bất thường (đối ứng bất thường, nội dung bất thường, ...). Kiểm tra chứng từ và giải thích nội dung của các giao dịch này, chỉ ra những điểm bất hợp lý và ảnh hưởng của nó.
2.2. Đánh giá sự hợp lý của số dư các khoản phải thu khách hàng:
- Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản khách hàng đảm bảo không có những điểm bất thường (số dư lớn bất thường, dư Có, phân loại không hợp lý để lẫn các nội dung khác như: phải thu nội bộ, phải thu nhân viên, ...).
- Kiểm tra đối với các khách hàng có số dư Có. Thu thập các hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để kiểm tra tính hợp lý của các số dư này và đảm bảo rằng không có khoản nào đã đủ điều kiên ghi nhận doanh thu mà chưa được ghi nhận.
- Kiểm tra một số số dư lớn, có giá trị, đối chiếu với các hợp đồng, thỏa thuận bán hàng để xác định sự hợp lý của các số dư này.
- Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khóa sổ (nếu có).
- Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tới những người mua hàng thường xuyên hoặc các khách hàng có số dư lớn vượt quá (theo số tiền), có tuổi nợ vượt quá (theo tuổi nợ).
- Tóm tắt các kết quả xác nhận:
+ Tính tổng số các khoản phải thu khách hàng đã được xác nhận và so sánh với tổng phải thu khách hàng.
+ Xem xét các khoản chênh lệch với sổ kế toán chi tiết và tìm lời giải thích.
+ Đối với trường hợp không trả lời thực hiện thủ tục kiểm tra việc thanh toán sau ngày khóa sổ hoặc việc ký nhận mua hàng trên hóa đơn, báo cáo xuất kho hàng bán của bộ phận bán hàng, báo cáo hàng ra của bộ phận bảo vệ (nếu có), ...
2.3. Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng có phát sinh lớn, bất thường, số dư lớn..., kiểm tra các định khoản trên sổ kế toán chi tiết và đối chiếu với các chứng từ kế toán để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận chính xác.
2.4. Kiểm tra việc chia cắt niên độ trong việc hạch toán các khoản phải thu khách hàng: Kiểm tra các giao dịch đến ngày 15 tháng 1 năm 2007 để đảm bảo không có giao dịch nào cần phải ghi nhận trong năm 2006 mà chưa được ghi nhận.
2.5. Đối với các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ:
- Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ giá khi hạch toán các khoản phải thu khách hàng.
- Kiểm tra lại việc đánh giá lại số dư các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ. Xác định chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư.
2.6. Kiểm tra việc lập sự phòng các khoản phải thu khó đòi:
- Đánh giá cơ sở của các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập có phù hợp với quy định hiện hành không. Đảm bảo việc hạch toán chính xác đầy đủ các khoản dự phòng.
- Tìm kiếm các khoản công nợ phải thu đủ điều kiện lập dự phòng (số dư kéo dài, khách hàng mất khả năng thanh toán...) nhưng chưa ghi nhận, trao đổi với khách hàng về biện pháp xử lý.
- Kiểm tra căn cứ để xóa nợ các khoản nợ đã xóa trong năm và đối chiếu với tài khoản 004.
- Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin tới khả năng thanh toán của công nợ.
- Kết luận khả năng thu hồi của các khoản phải thu khách hàng, lưu ý việc chỉ ra chênh lệch giữa số dư tài khoản 139 theo kế toán thuế và kế toán tài chính (nếu có).
F220
F221
F222
F223
F224
F225
F226
3. Kết luận
3.1. Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý.
3.2. Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực hiện.
3.3. Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán.
F230
F231
F232
F233
Họp nhóm kiểm toán
Sau khi hoàn thành kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên có liên quan và các kiểm toán viên trong nhóm kiểm toán sẽ tiến hành họp để thống nhất công việc và thời gian thực hiện. Đồng thời giải quyết những vướng mắc liên quan đến tình hình của khách hàng kiểm toán. Tại đây, các kiểm toán viên sẽ nêu ra các vướng mắc đã tìm hiểu được về tình hình hoạt động kinh doanh, về hoạt động quản lý và các hoạt động có liên quan của Công ty khách hàng. Do đó, cuộc họp này giúp các kiểm toán viên sẽ thực hiện kiểm toán có sự hiểu biết hoàn toàn về khách hàng kiểm toán và các công việc kiểm toán se thực hiện khi thực hành kiểm toán. Tùy năng lực, trình độ, kinh nghiệm, điểm mạnh của từng thành viên nhóm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công người thực hiện từng khoản mục để đảm bảo chất lượng, tiến độ của cuộc kiểm toán.
PHẦN III
KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN - KIỂM TOÁN S&S
NHẬN XÉT CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY S&S THỰC HIỆN
Nội dung lập kế hoạch kiểm toán
Công tác lập kế hoạch kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong cuộc kiểm toán tài chính do Công ty S&S thực hiện. Một kế hoạch kiểm toán chi tiết, cụ thể sẽ giúp cho cuộc kiểm toán được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo hiệu quả, chất lượng kiểm toán, đồng thời nâng cao uy tín của kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Điều này đặc biệt quan trọng đối với một công ty kiểm toán mới thành lập.
Mặc dù là một công ty kiểm toán trẻ mới thành lập, song Công ty S&S đã xây dựng được cho mình một kế hoạch kiểm toán khá hoàn thiện với một chương trình kiểm toán cụ thể và riêng biệt.
Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, việc thu thập các thông tin cơ sở và thông tin pháp lý của khách hàng thường được thực hiện qua các phương tiện thông tin như email, fax, chuyển phát nhanh. Các thông tin thu thập từ phía khách hàng và cả từ bên thứ ba nên các thông tin luôn đảm bảo tính khách quan. Trong quá trình lập kế hoạch, Công ty S&S có thực hiện các buổi gặp gỡ với Ban giám đốc khách hàng để phỏng vấn và tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc hoạt động và vận hành hệ thống kế toán, đến hệ thống kiểm soát nội bộ.
Mỗi công việc như thu thập thông tin, tìm hiểu về khách hàng, phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán được các nhân viên trong công ty chia nhau thực hiện tùy kinh nghiệm và tính chất công việc. Sau đó, các thông tin, các đánh giá, phân tích về khách hàng được tập hợp lại và xác lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, kế hoạch kiểm toán chi tiết. Thông thường, chương trình kiểm toán được thiết kế sẵn, nhưng tùy đặc điểm khách hàng đã được tìm hiểu và đánh giá để thay đổi một số chi tiết trong thủ tục kiểm toán các khoản mục trong chương trình kiểm toán cho phù hợp.
Tuy nhiên do bị hạn chế về thời gian và khối lượng công việc cần hoàn thành nên nhiều khi thời gian việc lập kế hoạch kiểm toán bị rút ngắn lại. Do đó, công ty không có đủ thời gian để thực hiện đầy đủ các quy trình trong việc lập kế hoạch kiểm toán hoặc không thực hiện kỹ lưỡng các công việc trong quy trình lập kế hoạch kiểm toán. Vì vậy, với những thông tin khái quát thu thập được trực tiếp từ khách hàng và từ bên thứ ba liên quan, kiểm toán viên chỉ có thể dựa vào đó để nắm bắt những điểm cốt yếu, quan trọng của khách hàng. Bên cạnh đó, việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là một công việc chủ quan của kiểm toán viên nên với những thông tin khái quát đó, kiểm toán viên không thể đánh giá hết mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán trên Báo cáo tài chính. Trong trường hợp như vậy, kiểm toán viên không lường hết được rủi ro nên kế hoạch kiểm toán được lập ra có thể là không hiệu quả.
Phân công lập kế hoạch kiểm toán
Nhân viên làm việc tại Công ty S&S đều là những người còn rất trẻ và có trình độ chuyên môn cao. Tất cả đều tốt nghiệp đại học hoặc cao học chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Một số đã có Chứng chỉ Kế toán viên công chứng Việt Nam (CPA). Với một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình với công việc chính là cơ sở đảm bảo chất lượng của các cuộc kiểm toán nói chung và kế hoạch kiểm toán nói riêng.
Tuy nhiên, do chỉ là một công ty nhỏ nên số lượng nhân viên của Công ty S&S hạn chế, mà khối lượng công việc lại rất lớn nên áp lực công việc khá cao. Tuy vậy, trước mỗi cuộc kiểm toán, công tác lập kế hoạch kiểm toán vẫn được thực hiện đầy đủ quy trình và đảm bảo hiệu quả. Tùy kinh nghiệm thực hiện mà mỗi công việc như tìm hiểu về khách hàng, thu thập thông tin, phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán được phân công cho từng người. Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệm tổng hợp các thông tin đã thu thập, các phân tích đánh giá đã thực hiện để xác lập kế hoạch kiểm toán cho đầy đủ. Căn cứ những đặc điểm riêng có của khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành thay đổi các chi tiết trong chương trình kiểm toán.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Công ty S&S tiến hành tìm hiểu các thông tin liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bằng cách tiếp xúc trực tiếp với Ban quản trị công ty khách hàng, phát các mẫu Bảng câu hỏi về việc kiểm soát các quá trình, các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị khách hàng. Do đó các thông tin thu thập được hoàn toàn là từ phía khách hàng và mang tính chủ mà không có thông tin thu thập được từ bên thứ ba liên quan, do vậy chất lượng thông tin thu thập có thể không chính xác, làm cho kế hoạch kiểm toán không hiệu quả. Từ sự phỏng vấn trực tiếp Ban quản trị công ty khách hàng, kiểm toán viên chỉ có thể có những đánh giá trực quan, mang nặng tính chủ quan của kiểm toán viên về cung cách quản lý, về phong thái quản lý của Ban quản trị đối với các hoạt động, các quá trình nghiệp vụ phát sinh. Mẫu Bảng câu hỏi về các quá trình kiểm soát thì chỉ là mẫu chung cho tất cả các khách hàng. Tuy nhiên, mỗi khách hàng khác nhau về loại hình doanh nghiệp, có một cách thiết kế và vận hành khác nhau hệ thống kiểm soát nội bộ nên Bảng câu hỏi được sử dụng một mẫu chung là hoàn toàn không hiệu quả. Bên cạnh đó, với các khách hàng kiểm toán năm đầu hay khách hàng kiểm toán cũ đều sử dụng chung mẫu Bảng câu hỏi này. Với khách hàng kiểm toán năm đầu thì cần thu thập nhiều hơn các thông tin liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ để có thể đánh giá rủi ro kiểm soát có hiệu quả. Còn khách hàng là khách hàng kiểm toán cũ thì mức độ thu thập thông tin là ít hơn, chủ yếu là thu thập thông tin về sự thay đổi trong cách thiết kế, vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ năm kiểm toán khác so với năm kiểm toán trước. Do vậy, việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong lập kế hoạch kiểm toán có thể là không hiệu quả.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán không phải là yếu tố định lượng mà là yếu tố định tính và dựa vào sự đánh giá chủ quan của kiểm toán viên. Hiện nay, việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty S&S chưa có một quy trình đánh giá hoàn chỉnh. Do vậy, việc ước lượng tính trọng yếu, phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, đánh giá rủi ro kiểm toán đều dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của kiểm toán viên. Nhưng việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và tác động đến số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập đảm bảo tính phù hợp với ý kiến kiểm toán đưa ra. Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro hiện nay nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên mà không có quy trình đánh giá hỗ trợ thì có thể đánh giá không chính xác và làm cho kế hoạch kiểm toán không hiệu quả. Công ty cần tích cực tìm hiểu, tổng hợp để thiết lập cho công ty mình một phương pháp đánh giá rủi ro và ước lượng tính trọng yếu hiệu quả hơn, từ đó nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch kiểm toán nói riêng và chất lượng cuộc kiểm toán nói chung.
KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY S&S THỰC HIỆN
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên kiểm toán
Mặc dù đội ngũ nhân viên kiểm toán làm việc tại Công ty S&S đều còn rất trẻ và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Nhưng ngành kiểm toán là một ngành việc rất năng động nên cần phải ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực kiểm toán, thường xuyên cập nhật các thông tin mới do các cơ quan Nhà nước ban hành liên quan đến ngành việc để không bị lạc hậu thông tin so với toàn ngành. Do vậy, công ty nên có những chính sách hỗ trợ các nhân viên về học tập, cập nhật các thông tin về ngành việc. Những chính sách hỗ trợ này có thể là tiền trợ cấp học phí, có thể là mời giáo viên và tổ chức đào tạo cho nhân viên trong công ty. Điều này không những giúp cho nhân viên của công ty nâng cao được trình độ chuyên môn mà còn như một chính sách khiến các nhân viên tích cực làm việc và cống hiến lâu dài cho công ty. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên kiểm toán tư vấn còn giúp nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán, tư vấn, tạo được sự tin cậy, quý mến của khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với dịch vụ của công ty, từ đó nâng cao uy tín của công ty. Đây là một điều rất quan trọng đặc biệt là khi công ty còn quá trẻ và phải cạnh tranh trên một thị trường rất khắc nghiệt.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Tại Công ty S&S, việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được thực hiện thông qua Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ. Với Bảng câu hỏi này, kiểm toán viên yêu cầu khách hàng điền các thông tin liên quan đến khách hàng vào Bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Tuy nhiên, mỗi công ty khách hàng có việc thiết kế và vận hành khác nhau do khác nhau về loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các khách hàng kiểm toán năm đầu và khách hàng cũ của công ty đều sử dụng chung Bảng câu hỏi này. Điều này không thích hợp khi khách hàng năm đầu tiên thì công ty cần phải thu thập, tìm hiểu nhiều hơn về việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ. Còn khách hàng cũ của Công ty thì chỉ cần thu thập thêm những thay đổi về nhân sự, cách vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ năm kiểm toán so với năm trước. Nếu sử dụng chung Bảng câu hỏi, sẽ gây nên sự không hiệu quả khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Do đó, công ty nên thiết kế bảng câu hỏi riêng cho từng loại hình khách hàng, cho khách hàng kiểm toán năm đầu, cho khách hàng thường xuyên,... Ngoài ra, để hoàn chỉnh hơn việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, Công ty có thể tham khảo và áp dụng một cách phù hợp với công ty một số phương pháp như Bản tường thuật, sơ đồ... Bản tường thuật là một bản mô tả bằng văn bản về cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng. Bản tường thuật nếu được sử dụng để tìm hiểu có thể đem lại những thông tin về nguồn gốc phát sinh của các chứng từ, các nghiệp vụ phát sinh như thế nào, sự chuyển dịch của các chứng từ trong quá trình phát sinh nghiệp vụ. Bảng tường thuật này thích hợp với các khách hàng có quy mô nhỏ, có hệ thống kiểm soát nội bộ đơn giản và dễ mô tả. Công ty nên áp dụng thêm Bảng tường thuật này đối với các khách hàng có quy mô kinh doanh nhỏ, loại hình đơn giản để có những thông tin chi tiết hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty, về việc kiểm soát chứng từ, về các thủ tục kiểm soát của công ty khách hàng áp dụng. Từ đó có thể nắm bắt rõ hơn hoạt động kiểm soát của khách hàng và có thể đưa ra những tư vấn quản lý nếu cần. Bên cạnh đó, sơ đồ là sự trình bày bằng ký hiệu và biểu đồ các tài liệu và sự vận động của chúng. Sử dụng phương pháp sơ đồ, kiểm toán viên có thể có cái nhìn khái quát về các thủ tục kiểm soát nội bộ của khách hàng. Nhất là đối với những khách hàng có hệ thống kiểm soát lớn, phức tạp thì sơ đồ là một công cụ tốt để khái quát lại những điểm quan trọng, giúp kiểm toán viên dễ dàng phân tích hơn hệ thống đó. Như vậy, tùy loại hình doanh nghiệp, tùy quy mô khách hàng và độ phức tạp của hệ thống kiểm soát nội bộ mà kiểm toán viên có thể sử dụng các phương pháp khác nhau cho phù hợp nhất.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty S&S được thực hiện chỉ dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên. Công ty chưa có một quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và tính trọng yếu. Tính trọng yếu được xác định theo các khoản mục giống nhau giữa các khách hàng. Các rủi ro tiềm tàng trong các khoản mục được gắn với chi tiết các khoản mục do kiểm toán viên đánh giá nhưng không thiết lập các mối quan hệ với các cơ sở dẫn liệu liên quan đến rủi ro tiềm tàng nên những kiểm toán viên khác khi sử dụng thông tin đã đánh giá rủi ro sẽ rất khó xác định các thủ tục cần làm khi kiểm toán. Vì đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán có quan hệ mật thiết với số lượng bằng chứng cần thu thập, với số lượng các thử nghiệm kiểm toán sẽ thực hiện, và do đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán, chi phí kiểm toán. Với rất nhiều các mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán với chất lượng công việc, rất cần thiết để công ty tiến hành xây dựng một chương trình đánh giá trọng yếu và rủi ro cho công ty mình. Như vậy, các kiểm toán viên khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán sẽ có cơ sở để đánh giá chính xác hơn, hiệu quả hơn.
Phân công lập kế hoạch kiểm toán
Công ty S&S lập kế hoạch kiểm toán theo kiểu phân tán giữa các nhân viên. Các nhân viên tiến hành tìm hiểu, thu thập các thông tin, phân tích đánh giá về khách hàng dựa theo những hiểu biết và kinh nghiệm riêng có của kiểm toán viên. Điều này có ưu điểm là nâng cao chất lượng kế hoạch kiểm toán do kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện với nhiều thông tin thu thập được từ khách hàng. Nhưng điểm yếu chính là nhiều kiểm toán viên chưa có kinh nghiệm và có ít thông tin về khách hàng khi được phân công trong nhóm kiểm toán khách hàng chỉ được biết thông tin về khách hàng trong cuộc họp nhóm kiểm toán. Cuộc họp nhóm kiểm toán lại thường diễn ra gần ngày thực hiện kiểm toán cho khách hàng. Khi đó, các kiểm toán viên này mới bắt đầu tìm hiểu và nắm tình hình về khách hàng. Do đó, những tìm hiểu về khách hàng của các kiểm toán viên này là không hiệu quả. Công ty nên có sự phân công hiệu quả hơn đối với các kiểm toán viên tham gia trong nhóm kiểm toán khách hàng. Nên giao cho các kiểm toán viên ít kinh nghiệm thực hiện một số công việc trong khi lập kế hoạch kiểm toán để các kiểm toán viên có thể hiểu biết nhiều hơn về khách hàng, giúp công việc kiểm toán hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, công ty cần tăng cường hơn nữa sự soát xét kế hoạch kiểm toán của Ban giám đốc để nâng cao chất lượng kế hoạch kiểm toán nói riêng và cuộc kiểm toán nói chung.
Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán đối với các khách hàng đã được thiết kế sẵn. Chỉ dựa vào những thay đổi, những đánh giá, những tìm hiểu về khách hàng năm kiểm toán mà công ty tiến hành thay đổi một số thủ tục kiểm toán trong các khoản mục cho phù hợp. Đây là một điểm không hiệu quả, dễ gây sự ỷ lại trong việc thiết kế chương trình kiểm toán. Nếu chỉ có những thay đổi nhỏ giữa các khách hàng thì chương trình kiểm toán sẽ được giữ nguyên. Chỉ những khác biệt lớn giữa các khách hàng thì chương trình kiểm toán mới thay đổi các thủ tục kiểm toán trong các khoản mục. Do vậy, công ty S&S nên cụ thể hóa chương trình kiểm toán cho phù hợp với từng khách hàng. Bên cạnh đó, chương trình kiểm toán của Công ty S&S chỉ nêu ra các mục tiêu kiểm toán cho từng khoản mục nhưng chưa nêu được mục đích của các thủ tục kiểm toán đối với cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng. Trong chương trình kiểm toán nên có một cột ghi cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng khi thực hiện các thủ tục kiểm toán. Đồng thời, việc đối chiếu giữa thủ tục kiểm toán sử dụng và cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng cũng có thể giúp kiểm toán viên thực hiện kiểm toán có thể dễ dàng kiểm tra quá trình kiểm toán và người đọc kế hoạch kiểm toán cũng có thể dễ dàng hiểu và hình dung công việc kiểm toán sẽ phải thực hiện.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S, bước đầu em đã làm quen với môi trường làm việc và công việc của một kiểm toán viên. Em đã tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của công ty, tổ chức bộ máy quản lý, về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Là một công ty kiểm toán mới được thành lập, nhưng công ty đã có sự phát triển mạnh mẽ, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Có thể nói rằng, Công ty đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, sự phát triển của công ty theo cùng với xu thế phát triển của thị trường, của đất nước.
Quan trọng hơn, trong thời gian này, em đã đi sâu tìm hiểu quy trình lập kế hoạch kiểm toán một khách hàng của Công ty, thực tế đã cho thấy vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch kiểm toán đối với cuộc kiểm toán tài chính. Kế hoạch kiểm toán được lập một cách chi tiết, khoa học đã giúp quá trình kiểm toán diễn ra hiệu quả, đáp ứng được chất lượng kiểm toán. Điều này không những nâng cao uy tín của Công ty mà còn tăng thêm sự yêu mến quan tâm của khách hàng đối với Công ty.
Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên nội dung và việc trình bày chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Do vậy em rất mong có được sự góp ý của các thầy cô trong khoa và các nhân viên của Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S để giúp em hoàn thiện hơn.
Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Mạnh Dũng, em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhân viên trong Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S đã giúp em hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam
Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế - NXB Thống kê 2002
Chế độ kế toán Việt Nam - NXB Tài chính 2006
Quyển 1: Sơ đồ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán
Quyển 2: Báo cáo tài chính
Kiểm toán tài chính - Giáo trình Trường Đại học Kinh tế quốc dân - GS.TS. Nguyễn Quang Quynh - NXB Tài chính 2001
Kiểm toán Auditing - Alvin A.Arens, James K.Loebbecke - NXB Thống kê 1996
Lý thuyết Hạch toán kế toán - Giáo trình Trường Đại học Kinh tế quốc dân - PGS.TS. Nguyễn Minh Phương - NXB Tài chính 2004
Tạp chí kiểm toán 2006
Tạp chí kế toán 2006
Tài liệu nội bộ của Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S “Hồ sơ kiểm toán năm 2006 khách hàng A”
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36604.doc