Hoàn thiện khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu của Công ty Da giầy Hà Nội

Mục lục Trang Lời nói đầu 3 Phần I: Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Da Giầy Hà Nội trong thời gian qua 4 I. Khái quát về Công ty Da Giầy Hà Nội 4 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 4 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 6 3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Da giầy Hà Nội 9 II. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty da giầy hà nội trong thời gian qua. 10 1. Tình hình chung về hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty Da giầy Hà Nội 10 2. Thực t

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu của Công ty Da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty 12 2.1. Về chất lượng hàng xuất khẩu 13 2.2. Về thị trường xuất khẩu 14 3. Những vấn đề còn tồn tại 14 4. Nguyên nhân 15 4.1 Nguyên nhân chủ quan 15 4.2 Những nguyên nhân khách quan: 16 Phần II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu của Công ty 18 I. Giải pháp từ phía công ty 18 1. Tăng cường hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu 18 2. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của công ty 19 2.1 Về chất lượng sản phẩm 19 2.2 Về giá cả sản phẩm 20 2.3 Về thời gian giao hàng 21 2.4 Phải thu thập thông tin kịp thời và đa dạng hoá các mặt hàng 21 3. Tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn về vốn 22 4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên 23 II. Giải pháp về phía Nhà nước 23 1. Hỗ trợ đầu tư nghiên cứu phát triển cho ngành giầy 23 2.Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất giầy dép 24 3. Xúc tiến hỗ trợ việc mở rộng thị trường xuất khẩu 24 4. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu 26 4.1. Hoàn thiện hệ thống thuế xuất nhập khẩu 26 4.2. Hoàn thiện các thủ tục hành chính hải quan 27 Kết luận 28 Tài liệu tham khảo 29 Lời nói đầu Thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đồng thời tham gia hội nhập nền kinh tế toàn cầu thì việc phát triển các ngành công nghiệp tận dụng được lợi thế của đất nước là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với các nước đang phát triển như nước ta. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, ngành da giầy là một trong những ngành công nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là một trong 10 ngành xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Trong năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 1,724 tỷ USD, đứng thứ 3 sau ngành dầu khí và ngành dệt may. Hiện nay cả nước có gần 160 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy dép các loại. Để không ngừng phát triển và trụ vững trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, với xu hướng toàn cầu hoá và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế quốc dân, ngành da giầy Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp da giầy nói riêng cần phải có những biện pháp tháo gỡ những khó khăn và phát huy những lợi thế của ngành, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường giầy dép thế giới. Vừa qua trong quá trình thực tập tại Công ty Da giầy Hà Nội, em nhận thấy một vấn đề được Công ty quan tâm hàng đầu là tìm cách nâng cao và hoàn thiện khả năng cạnh tranh, mở rộng xuất khẩu sản phẩm đối với thị trường nước ngoài, từ đó gia tăng khả năng xuất khẩu của Công ty. Với nhận thức trên, cùng sự ham thích tìm hiểu của bản thân, em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu của Công ty Da giầy Hà Nội". Với những kiến thức đã được trang bị tại trường, vận dụng vào thực tế ở cơ sở thực tập, em mong muốn vừa củng cố được kiến thức, vừa mở mang được tầm hiểu biết của mình trong lĩnh vực này. Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, kết cấu đề tài được chia thành các phần sau: Phần I: Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Da giày Hà Nội trong thời gian qua. Phần II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu của Công ty Da giầy Hà Nội trong thời gian tới. Qua đây em cũng xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Nguyễn Mạnh Quân đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Công ty Da giầy Hà Nội, đặc biệt là chú Vũ Ngọc Tĩnh-Phó giám đốc Công ty Da giầy Hà Nội, người đã giúp đỡ và chỉ bảo em rất tận tình trong quá trình thực tập tại Công ty. Phần I Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Da Giầy Hà Nội trong thời gian qua I. Khái quát về Công ty Da Giầy Hà Nội 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Da giầy Hà Nội có một bề dày hơn 90 năm lịch sử từ khi thành lập đến nay và được chia làm 3 giai đoạn chính sau: * Thời kỳ Pháp thuộc(từ năm 1912 đến năm 1954): - Tên gọi của Nhà máy thời kỳ này là: Công ty thuộc da Đông Dương (Societe des Tanneries de L’Indochine) Chủ nhà máy là ông Max Roux sinh ngày 26/3/1089 tại Thanh Hoá nhưng mang quốc tịch Thuỵ Sĩ. - Vốn của Công ty là: 1.800.000 đồng bạc Đông Dương. - Địa điểm Nhà máy: Toạ lạc tại làng Thuỵ Khuê, tổng Trung đại lý Hoàn Long, ngoại thành Hà Nội, đường Thuỵ Khuê, ghi vào sổ điền thổ làng Thuỵ Khuê, Bằng khoán điền thổ số 205. Phía Bắc giáp sông Tô Lịch. Phía Nam giáp đường Hàng tỉnh số 64. Phía Đông và Nam giáp các thửa đất. Tổng diện tích của Nhà máy là: 21.867m2. - Sản phẩm: Chủ yếu là da Kíp-măng dùng để sản xuất dây lưng, bao đạn, bao súng, mặt giầy, yên ngựa, tắc kề và dây cua-roa v.v… - Số lượng công nhân: khoảng 80 người. Năm 1912, một nhà tư sản người Pháp là ông Max Roux đã bỏ vốn thành lập công ty, hồi đó lấy tên là “Công ty thuộc da Đông Dương”. Khi đó nó là nhà máy thuộc da Đông Dương. Mục tiêu chính là khai thác các điều kiện về tài nguyên và lao động của Việt Nam và thu lợi nhuận cao, sản phẩm phục vụ quân đội là chính. Sản lượng khi đó còn thấp: + Da cứng: 10-15 tấn/năm. + Da mềm: 200-300 ngàn bia/năm (bia là đơn vị đo diện tích của da 30cmx30cm) * Thời kỳ công tư hợp doanh (từ năm 1954 đến năm 1962): - Giai đoạn từ năm 1954 đến 1956: Nhà máy hoạt động dưới sự quản lý của các nhà công thương: (Nhà máy được mua lại từ Ông chủ Roux với giá 2.200.000 đồng bạc Đông Dương lúc bấy giờ) và đổi tên thành Công ty thuộc da Việt Nam do một Ban quản trị được các cổ đông bầu ra(năm 1955-1956). Người đại diện để thoả thuận đàm phán mua lại là Công ty và ký bản Chứng thương đoạn mại là ông Nguyễn Hữu Nhâm, sinh năm 1909 tại Đình Bảng(Bắc Ninh) có căn cước số T.14.196 cấp tại Bắc Ninh ngày 17/9/1932. - Giai đoạn từ 1956 đến 1958: Chuyển thành Công ty cổ phần hữu hạn trách nhiệm và đổi tên thành công ty thuộc da thuỵ khuê do một Ban quản trị được các cổ đông bầu ra quản lý Công ty và do ông Bùi Đức Miên, hiệu Tư Trang làm Trưởng ban quản trị Công ty. Vốn của Công ty có tổng trị giá là 300.000.000 đồng ngân hàng và được chia làm 300 cổ phiếu. - Giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1962: Tiến hành công tư hợp doanh và đổi tên gọi là nhà máy CTHD thuộc da thuỵ khuê Các ông Giám đốc trong giai đoạn này: - Từ năm 1958 đến năm 1960: ông Nguyễn Văn Chí - Từ năm 1960 đến năm 1962: ông Nguyễn Gia Lộc Đây là thời kỳ Công ty hoạt động dưới hình thức là “Công- Tư hợp doanh”. Đây là thời kỳ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. * Thời kỳ chuyển doanh nghiệp Nhà nước (từ năm 1962 đến năm 1990): - Đổi tên thành: nhà máy thuộc da thuỵ khuê Tên giao dịch quốc tế: HALEXIM. - Các ông giám đốc trong giai đoạn này: Từ năm 1962 đến năm 1969: Giám đốc Nguyễn Văn Tích Từ năm 1969 đến năm 1975: Giám đốc Lê Thảo Từ năm 1975 đến năm 1976: Giám đốc Nguyễn Văn Tích Từ năm 1976 đến năm 1981: Giám đốc Hồ Thái Mai Từ năm 1981 đến năm 1989: Giám đốc Đinh Văn Tuyển - Giai đoạn này Công ty chuyển hẳn sang thành Nhà máy Quốc doanh Trung ương, thuộc Công ty Tạp phẩm hoạt động dưới sự quản lý Nhà nước của Bộ Công nghiệp nhẹ. Tên chính thức là Nhà máy Da Thuỵ Khuê, tên này được dùng đến năm 1990. Thời kỳ này Nhà máy hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá, sức sản xuất đã phát triển nhanh, đặc biệt sau ngày giải phóng miền Nam, khi cả nước thống nhất, khi đó sản lượng thuộc da đã đạt: + Da mềm: trên 1000.000 bia; + Da cứng: trên 100 tấn; + Keo công nghiệp: 50- 70 tấn. Ngoài ra sản phẩm chế biến đồ da cũng rất phong phú như dây cua- roa, gông dệt, bóng đá, bao súng, găng tay bảo hộ… Số lượng công nhân thời kỳ này đã lên đến 500 người. * Thời kỳ đổi mới và chuyển đổi sản xuất (từ năm 1990 đến năm 2002): - Từ năm 1993 đổi tên thành: công ty da giầy hà nội Tên giao dịch quốc tế: HANSHOES - Các ông giám đốc giai đoạn này: Từ năm 1990 đến năm 1993: Giám đốc Nguyễn Công Giao Từ năm 1993 đến năm 1997: Giám đốc Nguyễn Văn Tỵ Từ năm 1997 đến nay: Giám đốc Vũ Mạnh Cường - Từ năm 1990 – 1998, nhiệm vụ của Công ty vẫn là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm da thuộc. Nhưng vì lý do môi trường nên lãnh đạo Công ty đã quyết định chuyển hướng sản xuất mới là đầu tư vào ngành giầy vải và giầy da. - Từ năm 1998, Công ty đã đầu tư hai dây chuyền giầy vải xuất khẩu công suất từ 1 – 1,2 triệu đôi/ năm. - Cùng với chủ trương đó đến tháng 7/1999, theo quy hoạch mới thì Tổng Công ty Da giầy Việt Nam đã có quyết định chuyển toàn bộ dây chuyền thuộc da vào Nhà máy Da Vinh- Nghệ An. - Đến tháng 8/ 1999, Công ty quyết định tận dụng dây chuyền sản xuất giầy da cũ để đầu tư vào dây chuyền giầy nữ, đến nay dây chuyền này đang được chuẩn bị và củng cố để sản xuất trong thời gian tới. - Cùng với sự thay đổi chung, từ những năm 1990, Bộ Công nghiệp và UBND Thành phố cho Công ty Da giầy Hà Nội chuyển từ 151 Thuỵ Khuê về số 409 đường Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, khu đất 151 Thuỵ Khuê được góp vào liên doanh và lấy tên là Công ty liên doanh “Hà Việt- TungShing”. Đây là liên doanh giữa 3 đơn vị là Công ty Da Giầy Hà Nội chiếm 25% vốn pháp định, Công ty may Việt Tiến là 5% vốn pháp định và Công ty Tung Shing International Hồng Kông là 70% vốn pháp định, nhằm xây dựng khu nhà ở cao cấp, khu văn phòng, khu vui chơi giải trí. 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty: Công ty Da giầy Hà Nội chỉ mới bắt đầu phát triển trong hơn 3 năm trở lại đây, nhưng sản phẩm của Công ty đã được các nước trên thế giới đánh giá cao. Đạt được kết quả này là nhờ Ban lãnh đạo của Công ty đầu tư vào dây chuyền công nghệ để đa dạng hoá mặt hàng, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức vốn cồng kềnh, chồng chéo, làm việc không hiệu quả thành một hệ thống gọn nhẹ, năng động và thành thạo chuyên môn, lực lượng lao động cũng chỉ khoảng 20 - 30 tuổi và đều phải được đào tạo tay nghề thành thạo (do chính những người có trình độ kỹ thuật cao của Công ty giảng dạy) trước khi được nhận vào Công ty. Điều này sẽ đảm bảo cho chất lượng sản phẩm của Công ty. Hiện nay, bộ máy tổ chức của Công ty được thực hiện theo kiểu trực tuyến - chức năng (chế độ một thủ trưởng), Ban Giám đốc trực tiếp điều hành quản lý. Bên cạnh đó Công ty còn thực hiện chế độ khoán đến từng phân xưởng để giải quyết công ăn việc làm cho công nhân, các quản đốc phân xưởng phải tự đôn đốc công nhân trong quá trình sản xuất. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Phó giám đốc kinh tế Trợ lý giám đốc Phòng kế hoạch Văn phòng Phòng tổ chức Phòng tài chính kế toán Phòng XNK Phòng kinh doanh Phòng ISO Trung tâm kỹ thuật mẫu Xưởng cơ điện XN giầy vải XN giầy da Công ty Liên doanh Hà Việt –Tung Shing XN cao su Hệ thống trực tuyến gồm Ban giám đốc Công ty, Ban giám đốc hoặc Chánh phó giám đốc Xí nghiệp, các quản đốc phân xưởng và các phòng chức năng của Công ty, các phòng ban (bộ phận) quản lý các xí nghiệp, phân xưởng. Với 523 lao động, hiện may Công ty có 7 phòng ban và 4 phân xưởng - Xí nghiệp. Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ sau: 1. Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. + Giám đốc điều hành chung cả Công ty đặc biệt là về mặt kinh tế. + Một Phó giám đốc thường trực quản lý về mặt đời sống, đầu tư, xây dựng cơ bản. Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. + Trợ lý giám đốc: Thực hiện 3 chức năng đó là thư ký tổng hợp, văn thư liên lạc và tham mưu. 2. Văn phòng: gồm 4 bộ phận: + Phòng tổ chứcv : có nhiệm vụ tham mưu cho Ban lãnh đạo về cán bộ, tổ chức bộ máy, quản lý lao động, ban hành một số quy chế về công tác tiền lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty. + Phòng hành chính: có chức năng xếp lịch làm việc của Ban giám đốc, đón tiếp khách của Công ty, tham mưu tổng hợp cho bộ phận văn phòng... + Phòng bảo vệ - quân sự: có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của Công ty. + Phòng y tế: có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ duy trì trật tự an ninh trong Công ty, theo dõi việc thực hành nội quy, quy chế đã đề ra. Đời sống công nhân viên khám chữa bệnh cấp thuốc và giải quyết nghỉ ốm của cán bộ công nhân viên trong Công ty. 3. Phòng kế hoạch: có 2 chức năng chính sau: - Xác định kế hoạch tháng, quý, năm điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. - Căn cứ vào nhu cầu các thông tin trên thị trường đưa ra kế hoạch giá thành, kế hoạch sản lượng nhằm thu lợi nhuận cao nhất. 4. Phòng tài chính kế toán: Giúp lãnh đạo Công ty hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Báo cáo tình hình tài chính với các cơ quan chức năng của Nhà nước. Xác định kế hoạch tài chính của Công ty, xác định nhu cầu về vốn, tình hình hiện có và sự biến động của các loại tài sản của Công ty. 5. Phòng kinh doanh: thực hiện hai chức năng sau: - Chức năng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trực tiếp của Công ty. Phòng thực hiện việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện tìm kiếm và bảo đảm yếu tố đầu vào theo phân cấp của Công ty. - Chức năng kinh doanh: phòng kinh doanh được quyền hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi, tập trung kinh doanh nguyên vật liệu phụ liệu cho ngành da giầy và các mặt hàng theo các giấy phép kinh doanh của Công ty. 6.Phòng xuất nhập khẩu: Phòng thực hiện chức năng xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu các yếu tố sản xuất theo quy định của đăng ký kinh doanh ghi trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, phòng còn có chức năng tìm kiếm khách hàng, củng cố và phát triển quan hệ khách hàng quốc tế, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, phòng còn có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong việc lựa chọn khách hàng xuất nhập khẩu tin cậy và các biện pháp để hoàn thiện công tác xuất nhập khẩu của Công ty. 7. Phòng tổ chức: Phòng tổ chức của Công ty trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Công ty và thực hiện các chức năng sau: - Tham mưu cho ban giám đốc trong việc đổi mới kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty. - Thực hiện chức năng bảo vệ nội bộ, bảo đảm an ninh trật tự an toàn cho Công ty. Tổ chức vận động phong trào thi đua trong toàn Công ty, xây dựng văn hoá Công ty. 8. Phòng ISO- Phòng quản lý chất lượng: Phòng ISO chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật của Công ty. Phòng thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn bộ Công ty trên các mặt: hoạch định – thực hiện – kiểm tra hoạt động điều chỉnh và cải tiến. Thông qua việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý chất lượng, phòng ISO góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng hoạt động khả năng cạnh tranh và cải thiện vị thế của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 9. Trung tâm kỹ thuật mẫu và 3 Xí nghiệp - 1 xưởng. Trung tâm kỹ thuật mẫu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí phó giám đốc kỹ thuật thực hiện ba chức năng cơ bản sau: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng , sao chép và chức năng, phối hợp với các xí nghiệp triển khai chế thử mẫu. Ngoài ra, Công ty còn có: - Xí nghiệp giầy vải xuất khẩu. - Xí nghiệp giầy da. - Xí nghiệp cao su. - Xí nghiệp cơ điện. 3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Da giầy Hà Nội: Công ty Da giầy Hà Nội là doanh nghiệp thành viên, hạch toán độc lập, thuộc Tổng Công ty da giầy Việt Nam, Công ty có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn của Công ty quản lý, có dấu riêng để giao dịch, có tài khoản tại ngân hàng thương mại theo quy định của Nhà nước, đồng thời chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính của Tổng Công ty. Hiện nay, Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các lĩnh vực sau: - Sản xuất, gia công giầy dép các loại từ dạ, giả da, cao su, phụ tùng, đồ điện dân dụng và hàng kinh doanh. - Kinh doanh máy móc, dụng cụ kim khí, điện máy, máy động lực, máy công cụ... - Làm đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước về sản phẩm, nguyên liệu phụ, thiết bị ngành giấy... Trên cơ sở những nhiệm vụ chung, Công ty tiến hành phân định từng nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban, trưởng phòng của mỗi phòng phân định nhiệm vụ cho từng nhân viên trong phòng. Mỗi cá nhân sẽ làm việc theo chức năng của mình và đều phải báo cáo kết quả hoạt động cho trưởng phòng, trưởng phòng tiến hành tổng hợp các kết quả và trình lên giám đốc Công ty vào cuối mỗi tháng... II. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty da giầy hà nội trong thời gian qua. 1. Tình hình chung về hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty: Công ty Da giầy Hà Nội được thành lập theo quyết định số 398/CNN-TCLĐ ngày 29/4/1993 của Bộ công nghiệp nhẹ. Khi thành lập số vốn của Công ty là: 2.865.460.000VND, trong đó: * Vốn cố định là: 1.862.100.000 VND * Vốn lưu động là: 79.480.000 VND * Vốn khác là: 204.870.000 VND Trong khoảng 5 năm sau khi thành lập, do ngành nghề kinh doanh hạn hẹp, và các nhân tố khách quan không thuận lợi nên hoạt động của Công ty duy trì ở mức cầm chừng, phát triển chậm, hầu như thua lỗ, nguồn vốn tăng rất ít. Nhưng từ năm 1999 được sự giúp đỡ của Tổng công ty Da giầy Việt Nam và Công ty giầy Hiệp Hưng lãnh đạo công ty bước đầu đã có những chuyển biến tích cực đáng khích lệ. Bước đột phá quan trọng, quyết định sự phục hồi và phát triển của công ty là ban lãnh đạo Công Da giầy Hà Nội quyết tâm chuyển hướng kinh doanh, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, và các loại sản phẩm. Công ty đã mạnh dạn đầu tư 2 dây chuyền sản xuất giầy vải xuất khẩu với công suất 1,2 triệu đôi mỗi năm, 01dây chuyền sản xuất giầy nam, nữ với công suất 500 nghìn đôi mỗi năm và Công ty đã giải quyết thêm được việc làm cho 600 lao động. Với những chuyển biến bước đầu như vậy, trong năm 1999 Công ty đã thu nhận được một số kết quả nhất định và tương đối khả quan, để từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh ở các năm 2000, 2001, 2002 và 6 tháng đầu năm 2003. Bảng 1: Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu (tr.đồng) 12.000 25.410 53.300 60.183 2 Giá trị SX công nghiệp(tr.đồng) 9.000 18.450 23.560 25.535 3 Sản phẩm chủ yếu: (đôi) 405.250 955.000 1.272.400 923.100 + Giầy vải 400.000 800.000 1.000.800 614.750 + Giầy da 5.250 155.000 271.600 308.400 4 Giá trị xuất khẩu (1000USD) 450 1.105 1.501 2.030 5 Số lượng xuất khẩu (đôi) 304.000 630.000 700.000 762.600 6 Giá trị nhập khẩu (1000USD) 269 907 1.740 2.010 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Đối với sản phẩm của ngành thuộc da đạt tỷ lệ thấp là do các năm trước đây chủ trương của Bộ và Tổng Công ty da giầy Việt Nam là quy hoạch di chuyển phần thuộc da của Công ty Da Giầy Hà Nội về Vinh, tuy nhiên trong hai năm trở lại đây, công ty đã xuất khẩu được một lượng khá lớn. - Lĩnh vực giầy vải hoàn toàn mới đối với Công ty, nên phải mất nhiều thời gian để đào tạo công nhân tay nghề, và trong thời kỳ sản xuất thử thì sản lượng và chất lượng rất thấp. Trong hai ba năm trở lại đây, nhờ được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại và nâng cao tay nghề công nhân nên sản lượng đã tăng lên đáng kể. - Công ty đã đầu tư hoàn thiện 02 dây chuyền giầy vải và 01dây chuyền da xuất khẩu. Hiện đã và đang phát huy tác dụng. - Công ty cũng đã xây dựng một trung tâm mẫu đủ mạnh và bước đầu làm chủ được toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu thiết kế, ra quy trình công nghệ, định mức vật tư, hướng dẫn triển khai sản xuất. - Tuy mới bước vào lĩnh vực sản xuất giầy dép, nhưng Công ty đã tạo dựng được mối quan hệ với nhiều bạn hàng, tạo được thị trường tương đối ổn định, vững chắc cho cả giầy vải và giầy da nam, nữ... sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu đi nhiều nước như: Đức, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc, ý, Anh. - Công ty đã sắp xếp lại, cải tiến bộ máy quản lý Công ty đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ, nhưng hiệu quả. Đặc biệt là đã tạo ra được sự đoàn kết thống nhất cao trong toàn bộ công nhân viên trong Công ty nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược của Công ty. - Năm 2002, tình hình tài chính của Công ty đã được cải thiện lành mạnh hơn, tình hình sản xuất kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực và có bước tăng trưởng đáng kể so với năm 2001, đạt được sự tăng trưởng đều đặn như các năm trước đã đạt được. Nhiều lĩnh vực mới đã được triển khai và có xu hướng phát triển tốt. Bên cạnh việc sản xuất Công ty đã triển khai mở rộng thị trường nội địa, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2003, Công ty đã có hơn 30 đại lý bán và giới thiệu sản phẩm từ Nam ra Bắc. - Năm 2001 là một năm đầy khó khăn thử thách, nhưng với sự thống nhất và quyết tâm cao của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty đã vượt qua được khó khăn và thử thách đã tạo ra được một bước ngoặt vô cùng quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của Công ty. Cũng trong năm 2001 với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn yêu cầu của khách hàng, Công ty Da Giầy Hà Nội đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO - 9002. - Bước sang năm 2002, Công ty Da Giầy Hà Nội đã có những thuận lợi do năm 2001 để lại. Nhưng năm 2002 là năm có nhiều sự biến động về thị trường giầy dép thế giới và khu vực, nó có tác động một phần không nhỏ đối với Công ty. Mặc dù vậy, trong năm 2002 Công ty vẫn thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Trong các năm 2001, 2002 Công ty đã cho ra đời hàng trăm mẫu mốt, đáp ứng nhanh chóng và kịp thời các yêu cầu của khách hàng chấp nhận và đặt hàng sản xuất trong những năm qua. Đây là điều kiện quan trọng để Công ty thực hiện phương thức mua đứt bán đoạn (FOB) tới 90% phương thức gia công chỉ chiếm 5 - 10% như hiện nay. Mặt khác để chủ động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thời gian qua Công ty Da Giầy Hà Nội đã chú trọng đầu tư xây dựng trung tâm mẫu mốt khá mạnh, với đội ngũ gần 30 cán bộ công nhân viên thiết kế và chế thử mẫu. - Để nắm bắt nhanh chóng, kịp thời các thông tin về thị trường, Công ty đã xây dựng một đội ngũ cán bộ marketing trẻ được đào tạo cơ bản kể cả đối với thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty liên tục tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế và Việt Nam tổ chức, Công ty đã xây dựng được cho mình một Website riêng trên mạng Internet để quảng bá sản phẩm của mình, đồng thời tham gia tích cực vào hệ thống bao gồm 40 đại lý bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty, trên phạm vi toàn quốc. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Đức, Anh, ý, Hà Lan, Bỉ, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thuỵ Sỹ, Hy Lạp, Thuỵ Điển, Đan Mạch... Năm 2001 được sự ủng hộ của Tổng Công ty da giầy Việt Nam, Công ty đã đầu tư mới mở rộng sản xuất 5,5 tỷ đồng. Trong đó có 1,5 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản và 4 tỷ đồng cho nhà máy móc thiết bị. Đến nay, Công ty đã có một hệ thống nhà xưởng máy móc thiết bị đồng bộ, sạch sẽ khang trang đạt tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm: 01 xí nghiệp sản xuất giầy vải. 01 xí nghiệp sản xuất giầy da 01 xí nghiệp sản xuất cao su và đế giầy. 01 xí nghiệp cơ điện 01 Xí nghiệp Liên doanh Hà Việt - Tung Shing Như vậy, qua phân tích ở trên, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Da giầy Hà Nội có xu hướng phát triển tốt. 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty: Công ty Da Giầy Hà Nội mặc dù mới chuyển sang sản xuất kinh doanh giầy dép trong 4 năm trở lại đây. Nhưng Công ty cũng đã thể hiện là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có tích luỹ, hoạt động đang có chiều hướng đi lên. Trong những năm gần đây, thị trường giầy dép thế giới và khu vực có rất nhiều biến động như: - Sự mất giá của đồng EURO đã làm ảnh hưởng lớn đến giá cả của giầy dép xuất khẩu vào thị trường EU. Và dẫn tới sản lượng giầy xuất khẩu vào thị trường EU năm 2001 giảm, đặc biệt là giầy vải. Thêm vào đó lượng giầy tồn kho trên thị trường thế giới tăng, dẫn đến cầu về thị trường giầy dép giảm. Bên cạnh đó, Trung Quốc một đất nước với hơn 1 tỷ dân, giá nhân công lao động rẻ, một đối thủ cạnh tranh lớn có đầy đủ tiềm năng và ưu thế như ngành da giầy Việt Nam, nhưng lớn hơn và mạnh hơn rất nhiều lần. Hơn thế, với việc đã chính thức gia nhập WTO làm cho hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc cũng có những lợi thế cạnh tranh nhất định. Trước bối cảnh như vậy, để đạt được mục tiêu là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giầy dép của Công ty Da Giầy Hà Nội sang các nước trong khu vực và EU, đòi hỏi Công ty cần phải có một chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Và trong các năm 2000, 2001, 2002 Công ty đã từng bước khẳng định được hướng đi đúng đắn của mình, thông qua kết quả xuất khẩu giầy dép đạt được, có thể đánh giá chính xác và khách quan về hoạt động này thông qua bảng sau: Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu năm 2000, 2001, 2002 Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Sản lượng (đôi) Giá trị (USD) Sản lượng (đôi) Giá trị (USD) Sản lượng (đôi) Giá trị (USD) Tổng giá trị xuất khẩu (FOB) trong đó: 630.000 1.105.000 700.000 1.501.000 762.600 2.030.000 - Giầy vải 623.700 994.500 677.250 1.100.450 701.250 1.400.750 - Giầy da gia công 6.300 110.500 22.750 400.550 61.350 569.250 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh xuất khẩu các năm 2000, 2001, 2002 của phòng xuất nhập khẩu Theo bảng trên có thể thấy sản lượng xuất khẩu mặt hàng giầy da gia công của Công ty tăng rõ rệt trong năm 2002 và tăng gần 10 lần so với năm 2001 và gần 3 lần so với năm 2000. Thị trường tiêu thụ giầy vải gia công nói riêng và da giầy của Công ty nói chung ngày càng tìm được chỗ đứng trên thị trường tiêu dùng quốc tế.Mặt khác hình thức xuất khẩu của Công ty cũng thay đổi, trong năm 2000, Công ty còn thực hiện hình thức gia công xuất khẩu, nhưng sang năm 2001 Công ty chuyển hẳn sang hình thức xuất khẩu trực tiếp. Sở dĩ có được các kết quả như vậy, một phần là do các nguyên nhân sau: + Các quốc gia xuất khẩu giầy dép lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, đang dần mất đi lợi thế của ngành công nghiệp da giầy này, là ngành sử dụng nhiều lao động. Khi giá công nhân ở khu vực này đang trở lên đắt hơn so với khu vực khác. + Việt nam có thế mạnh là nhân lực dồi dào, rẻ, có trình độ kỹ năng tốt, mặt khác giầy dép Việt Nam lại được hưởng chế độ thuế quan của EU. + Do liên minh Châu Âu(EU), một thị trường tiêu thụ giầy dép lớn đã đưa ra chính sách phá giá đối với Trung Quốc, bãi bỏ quy chế ưu đãi thuế với Thái Lan, hạn chế số lượng nhập khẩu bằng hạn ngạch và tăng thuế nhập khẩu giầy vào EU đối với các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, Inđônêxia (tăng từ 16% đến 94%) vì vậy có sự dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam. + Do nắm bắt được tình hình, Công ty đã mở rộng, nâng cao công suất nhằm đáp ứng các đơn đặt hàng, tránh rủi ro cho khách hàng. Chính vì vậy Công ty ngày càng có nhiều đơn đặt hàng hơn. 2.1. Về chất lượng hàng xuất khẩu Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn yêu cầu khách hàng. Năm 2001 Công ty Da Giầy Hà Nội đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO-9002. Ngày 31/7/2000 Công ty ra quyết định thành lập Hội đồng chất lượng ISO - 9002, mở ra các lớp đào tạo chuyên gia đánh giá giá nội bộ, ban hành chính sách chất lượng của Công ty, sổ tay chất lượng ISO-9002, 18 thủ tục ISO-9002 và các biểu mẫu quy trình kiểm tra, bản mô tả công việc của từng cán bộ công nhân viên. Kết quả sau hơn một năm triển khai xây dựng áp dụng thử và hoàn thiện 10/2001 tập đoàn thử và hoàn thiện. Tháng 10/2001 tập đoàn chứng nhận quốc tế - SGS đã giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn hệ thống chất lượng quốc tế ISO-9002 và cấp chứng chỉ ISO-9002 cho Công ty (số 18727 ngày 20/10/2001). Đây là thành quả to lớn của sự phấn đấu liên tục, không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Da Giầy Hà Nội, là điều kiện quan trọng để Công ty đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường và cũng là tờ giấy thông hành để Công ty thâm nhập và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường mới. Mặt khác Công ty cũng xây dựng được một đội ngũ cán bộ, trung tâm mẫu mốt khá mạnh với 30 công nhân viên thiết kế và thử mẫu. Vì thế trong các năm 2001, 2002 Công ty đã cho ra đời hàng trăm mẫu mốt mới, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng. 2.2. Về thị trường xuất khẩu Hiện nay phần lớn sản phẩm của Công ty xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu là chủ yếu, như: Đức, Thuỵ Sỹ, Hy Lạp, Hà Lan, Anh, Pháp, Thuỵ Điển, Đan Mạch. Tuy nhiên sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được thông qua thì thị trường Mỹ là điểm nhắm tới và Công ty sẽ tập trung mở rộng mối quan hệ giao dịch với thị trường đầy tiềm năng này. Ngoài ra, thị trường khu vực cũng là thị trường mà Công ty đang quan tâm, tuy nhiên cũng sẽ khó khăn hơn do giá cả vật tư, nguyên liệu và nhân công chênh lệch không nhiều so với nước ta. Có thể nói, Công ty Da Giầy Hà Nội đã tạo ra được uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước, phần lớn các sản phẩm của Công ty là xuất khẩu, và thị trường xuất khẩu chính của Công ty là các nước EU. Hiện nay Công ty đã và đang mở rộng hàng hoá của mình sang thị trường Mỹ, đây chính là một hướng đi quan trọng, có thể là mũi nhọn tiến công chiến lược, trong sự tăng tốc chung của ngành da giầy và dệt may nước ta trong thời gian sắp tới. 3. Những vấn đề còn tồn tại: Về bạn hàng kinh doanh, do Công ty mới phát triển nên chưa có hệ thống phân phối trực tiếp tại các thị trường tiêu thụ nước ngoài. Do đó, Công ty thường xuyên phải bán sản phẩm của mình cho các đối tác trung gian nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao. Trình độ quản lý kỹ thuật công nghệ, thiết kế và phát triển mẫu mốt, quản lý vận hành sản xuất kinh doanh của cán bộ Công ty còn hạn chế. Mặc dù đã cố gắng đầu tư đổi mới công nghệ kỹ thuật, chủ yếu là thiết kế và triển khai mẫu mốt nhưng phần lớn sản phẩm của Công ty là do đối tác trung gian nước ngoài cung cấp đơn đặt hàng và mẫu mã sản phẩm, điều này khiến Công ty phụ thuộc bị động nhiều và hiệu quả kinh tế không cao. Thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường Châu Âu. Việc tập trung vào một thị trường như vậy, tuy có những ưu điểm, song bên cạnh đó còn có những hạn chế nhất định như: gặp rủi ro trong sự biến động của thị trường, hoạt động xuất khẩu quá lệ thuộc vào một thị trường._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35467.doc
Tài liệu liên quan