LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, xu hướng mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên cấp thiết, là điều kiện thiết yếu nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân. Nhờ có các mối quan hệ hợp tác này mà hàng hoá được phân phối đồng đều giữa các quốc gia. Đối với một đất nước thuần tuý nông nghiệp như Việt Nam, việc mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế góp phần thúc đẩy công nghệ kỹ thuật trong nước, tạo công ăn việc làm
82 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hoá tại Công ty XNK Intimex (nhật ký chung - Ko lý luận - máy), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho một bộ phận lớn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nhờ vào lượng hàng nông thuỷ hải sản và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu hàng năm. Tuy nhiên, đi cùng với mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, thể hiện ở các tranh chấp cục bộ diễn ra thường xuyên trong những năm vừa qua.
Trong nước, việc gia nhập WTO nhìn chung là tích cực, thể hiện ở chỉ số đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt trong năm 2008 vừa qua, khi nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng thì Việt Nam vẫn duy trì con số tăng trưởng, ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, do đó xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn duy trì.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro do thời gian luân chuyển thường dài hơn so với kinh doanh nội địa. Đặc biệt là đối với việc xuất khẩu các mặt hàng nông - thuỷ - hải sản như Việt Nam hiện nay, việc kéo dài thời gian lưu kho lưu bãi là một yếu tố rủi ro rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Do đó các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải có phương thức quản lý sao cho giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí nhất, do đó tạo lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Xuất nhập khẩu Intimex, em nhận thấy việc kinh doanh Xuất khẩu là hoạt động hết sức quan trọng không chỉ mang ý nghĩa kinh tế cho Công ty mà còn mang ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động nông nghiệp, thủ công nghiệp trong nước, góp phần mang văn hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Đây cũng là hoạt động đem lại doanh thu chính cho Công ty trong thời gian qua, do đó công tác kế toán Xuất khẩu cũng hết sức được chú trọng nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác mọi thông tin đến cho quản lý để kịp thời có các quyết định phù hợp. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, với sự đan xen phức tạp giữa các loại hình quản lý, công tác kế toán xuất khẩu nói riêng và công tác kế toán nói chung đã không tránh khỏi những bất cập so với yêu cầu thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Kế toán Xuất khẩu tại Công ty, em chọn đề tài “Hoàn thiện Kế toán Xuất khẩu hàng hoá tại Công ty Xuất nhập khẩu Intimex”.
Chuyên đề được chia làm ba phần chính:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
Chương 2: THỰC TẾ KẾ TOÁN PHẦN HÀNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
Do thời gian thực tập không nhiều và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề này sẽ không tránh khỏi sai sót và hạn chế. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các anh chị Kế toán trong phòng Tài chính - Kế toán Công ty Xuất nhập khẩu Intimex để em hoàn thành chuyên đề này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn Phạm Thị Thuỷ và các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán Công ty Xuất nhập khẩu Intimex đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Xuất nhập khẩu Intimex
Công ty xuất nhập khẩu Intimex tiền thân là công ty Xuất nhập khẩu Nội thương và hợp tác xã được thành lập theo quyết định số 58NT/QĐ ngày 10/08/1979 của Bộ Nội thương nay là Bộ Thương mại. Nhiệm vụ ban đầu của Công ty là trao đổi hàng hoá nội thương với các nước Xã hội chủ nghĩa nhằm bổ sung nguồn hàng trong nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Trải qua quá trình phát triển, sau một số lần thay đổi tổ chức và tên gọi, từ năm 2000 đến nay công ty được đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu Intimex. Qua 30 năm hoạt động, Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách mới xác lập được vị thế trên thị trường và phát triển trên quy mô như ngày hôm nay.
Hiện nay Intimex là một trong những công ty hàng đầu về kinh doanh xuất nhập khẩu. Số lao động tính đến thời điểm tháng 09/2008 là 1.310 người trong đó có gần 70% là lao động mới tuyển dụng, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên chuyên môn, kĩ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.
Trải qua 30 năm trưởng thành và phát triển, Công ty đã thiết lập mối quan hệ với hơn 100 quốc gia trên thế giới, tạo nhiều uy tín trên thương trường quốc tế và là công ty đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su. Ngoài ra công ty còn xuất khẩu mạnh các mặt hàng thuỷ sản và các mặt hàng chế biến khác.
Giai đoạn 1979 - 1985
Đây là giai đoạn đất nước vừa hoà bình, bước đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội, do đó Công ty gặp không ít khó khăn cả về tiềm lực và điều kiện bên ngoài. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, không có phương tiện bến bãi, phương tiện vận tải và thông tin liên lạc còn thiếu thốn. Do mới thành lập nên số lượng đối tác còn rất hạn chế, Công ty gặp không ít trở ngại trong việc tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, nhờ có đội ngũ nhân viên nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm nên trong giai đoạn này Công ty đã mạnh dạn đề xuất với Bộ Nội thương và Nhà nước cho Intimex được thực hiện theo cơ chế tự cân đối. tự trang trải trong kinh doanh và trong thời gian đó, Công ty cũng được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi của thời kì bao cấp nên công việc kinh doanh của Công ty có phần nào diễn ra hết sức thuận lợi.
Giai đoạn 1986 - 1995
Đây là giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ của Công ty xuất nhập khẩu Intimex với cơ sở vật chất và thị trường trải dài từ Bắc vào Nam. Cụ thể đó là các mặt hàng bột giặt, diêm, cà phê là các sản phẩm có chất lượng cao đầu tiên của phía Bắc được khách hàng chấp nhận, Intimex từ chỗ quan hệ với các thị trường truyền thống như : Liên Xô, Ba Lan, nay đã đặt chân vào thị trường mới, xác lập quan hệ đổi hàng với hầu hết các nước Xã hội chủ nghĩa trong khối SEV.
Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô (1991), do đó Công ty cũng bị ảnh hưởng từ sự kiện này. Đến năm 1995, Bộ Thương mại sắp xếp lại doanh nghiệp tách Tổng Công ty Nội thương và hợp tác xã Intimex thành hai đơn vị Intimex Hà Nội và Intimex Thành phố Hồ Chí Minh đo đó gây ra không ít khó khăn cho Công ty.
Giai đoạn 1996 - 2003
Năm 1996, hoạt động kinh doanh của Công ty bắt đầu áp dụng cơ chế khoán gọn góp phần phát huy tính chủ động sáng tạo, năng động trong kinh doanh, phá vỡ cơ chế quan liêu bao cấp, góp phần đưa Công ty theo sát thị trường.
Đây là giai đoạn khôi phục phần nào những mặt hạn chế của giai đoạn trước và cũng là giai đoạn tăng trưởng phát triển. Đi cùng với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, Công ty cũng đồng thời lớn mạnh về quy mô và lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay công ty đã tạo dựng cho mình một nền tảng vững chắc với địa bàn kinh doanh trải dài từ Bắc vào Nam, thêm vào đó là kinh nghiệm đã tích luỹ được qua nhiều năm, Công ty đã có một cơ cấu nguồn hàng xuất nhập khẩu dồi dào, Công ty luôn tìm cách đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thử thách.
Giai đoạn 2004 - nay
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế trong cả nước, trong giai đoạn này công ty cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với việc duy trì và phát triển lĩnh vực kinh doanh nội địa trong đó chủ yếu là hoạt động kinh doanh siêu thị và phân phối bán buôn nhằm phát triển thành một hệ thống thống nhất mang thương hiệu Intimex. Đến nay, Công ty đã khai trương và đưa vào sử dụng một số siêu thị tại Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng và sẽ tiếp tục mở rộng trên phạm vi trên cả nước trong thời gian tới.
Thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới doanh nghiệp của Nhà nước về chuyển đổi công ty Intimex sang hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con, năm 2005, Công ty Xuất nhập khẩu Intimex đã tiến hành Cổ phần hoá 03 công ty con và trong năm 2006, 03 công ty con Cổ phần hoá đã chính thức đi vào hoạt động, đó là:
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội
Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm đầu là khá thuận lợi, tuy nhiên, cho đến cuối năm 2007, sang 2008 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới, do đó trong giai đoạn này cũng gặp không ít khó khăn thể hiện ở bảng số liệu sau:
Biểu số 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
-Hệ số thanh toán ngắn hạn cuối năm
(= TSLĐ/Nợ ngắn hạn)
0.95
1,72
1.92
- Hệ số thanh toán nhanh cuối năm
=( TSLĐ- Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
0.52
1.38
0.95
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số Nợ/ Tổng tài sản cuối năm
59.63 %
57.45%
57.23%
Hệ số Nợ/ Vốn chủ sở hữu cuối năm
79,63%
80,37%
76.55%
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
- Vòng quay hàng tồn kho
6,83
11,62
9,56
- Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
2,54
2,52
2,37
Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
- Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
-0,75%
0,087%
-0,26%
- Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
-1,89%
0,22%
-0,62%
- Hệ số lợi nhuận từ HĐKD/ Doanh thu thuần
-0,78%
0,082%
-0,29%
Nguồn: Báo cáo tài chính 2006,2007,2008
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong những năm vừa qua, tình trạng kinh tế của Công ty đang gặp khó khăn. Đấy cũng là điều dễ hiểu, do trong năm vừa qua nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng đặc biệt trong năm 2008. Tuy nhiên trong thời kì khó khăn như hiện nay, đạt được kết quả như trên (đảm bảo khả năng thanh toán, cân đối cơ cấu vốn) cho thấy Công ty đã rất cố gắng khắc phục được tình trạng khó khăn hiện nay.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
- Kinh doanh xuất khẩu
Duy trì và đảm bảo sự phát triển ổn định lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, thực hiện định hướng chú trọng nâng cao toàn diện chất lượng của hoạt động xuất khẩu. Tiếp tục định hướng chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, đồng thời tập trung xây dựng các mặt hàng chủ lực mới, trước hết đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thuỷ hải sản và tinh bột sắn.
- Kinh doanh nhập khẩu
Duy trì hoạt động nhập khẩu tương ứng với sự phát triển của xuất khẩu, tạo ra lợi nhuận hỗ trợ cho xuất khẩu. Tăng tỷ trọng nhập trong cơ cấu xuất nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo không giảm lượng xuất khẩu.
Gắn việc tăng trưởng nhập khẩu với việc phát triển kinh doanh nội địa nhất là trong hoạt động bán buôn. Chú trọng phát triển kinh doanh trang thiết bị máy móc vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tiêu dùng, phục vụ hoạt động bán buôn bán lẻ của Công ty.
- Kinh doanh nội địa
Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh nội địa, tăng trưởng tỷ trọng doanh thu nội địa trong cơ cấu doanh thu.
Trên cơ sở bán lẻ để phát triển hoạt động bán buôn, coi phát triển bán buôn là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển kinh doanh nội địa.
- Hoạt động sản xuất
Sản xuất nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá qua đó nâng cao giá trị hàng hoá xuất khẩu phục vụ cho kinh doanh nội địa và xuất khẩu.
1.2.2. Đặc điểm nghành nghề kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Công ty Xuất nhập khẩu Intimex là một trong những công ty hàng đầu trên toàn quốc, Công ty phát triển mạnh mẽ chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Đây vốn là mặt hàng xuất khẩu truyền thống và là thế mạnh của Công ty trong thời gian qua. Ngoài ra Công ty còn được phép tổ chức kinh doanh thương mại, bao gồm cả xuất nhập khẩu và bán buôn, bán lẻ hàng hoá trên thị trường nội địa, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản, chế biến nông sản… Bên cạnh đó, Công ty còn được phép tổ chức sản xuất, gia công, lắp ráp,liên doanh, liên kết, hợp tác và đầu tư với các tổ chức trong và ngoài nước để sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Xuất khẩu
Công ty Xuất nhập khẩu Intimex là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản như tiêu đen, cà phê, cao su, hạt điều, lạc, tinh bột sắn, gạo, chè, quế hồi… thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc. bột giặt… Công ty đã thiết lập quan hệ với nhiều đối tác trên thế giới và rất nổi tiếng về các sản phẩm với chủng loại đa dạng, hình thức phong phú và có chất lượng cao.
Nông sản
Ngoài các mặt hàng truyền thống như cà phê, tiêu, cao su, chè… để mở rộng thị trường cũng như đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong những năm gần đây Công ty tiến hành kinh doanh cả các mặt hàng như Cơm dừa với doanh thu đem lại lên tới 1855 tấn đạt hơn 1,8 triệu USD.
Thuỷ hải sản
Các sản phẩm thuỷ sản chủ yếu của Công ty là tôm, cá (tươi sống và đông lạnh), mực, cua, ghẹ… được khai thác tại các biển và một phần nuôi trồng tại ao, hồ, đầm.
Để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thuỷ hải sản, ngoài việc mua từ các nhà cung cấp bên ngoài, tiện cho việc chủ động trong việc cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu, công ty còn trực tiếp thực hiện việc sản xuất chế biến tại các nhà máy chế biến thuỷ hải sản ở Hải Phòng, Thanh Hoá. Đồng thời công ty còn có quan hệ gần gũi với các công ty trong cả nước tạo thành hệ thống khép kín từ khâu đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, làm lạnh tới đóng gói.
Thị trường xuất khẩu thuỷ hải sản chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… Bên cạch đó Intimex còn một hệ thống siêu thị nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thuỷ hải sản nội địa.
Thủ công mỹ nghệ
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà công ty Intimex kinh doanh bao gồm: Gốm sứ, mây tre đan, hàng sơn mài, hàng thêu ren, hoa khô, hoa gỗ và các hàng trang trí thủ công khác với các thị trường chủ yếu như Châu Âu, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…
May mặc, bột giặt
Công ty đã liên kết với công ty VICO Hải Phòng và gia công bột giặt LIX xuất khẩu vào thị trường Trung Đông một khối lượng lớn bột giặt thông qua chương trình đổi đầu lấy lương thực
Nhập khẩu
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, và các mặt hàng khác.
Nguyên vật liệu: Bột giấy, giấy tráng láng, thép, đồng, nhôm, PVC, hạt nhựa, sợi, nguyên vật liệu sản xuất thức ăn gia súc…
Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải: Máy xúc đào, ôtô, xe tải, máy dò, máy chiếu, máy gia công gỗ, máy bơm, phụ tùng ôtô, phụ tùng xe máy, thiết bị thí nghiệm, cáp điện,…
Hàng tiêu dùng: Hàng gia dụng, hàng thực phẩm chế biến…
Các bạn hàng chủ yếu trong kinh doanh nhập khẩu của công ty cũng chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông,…
Sản xuất
Nông sản: Việc sản xuất hàng nông sản của Công ty Xuất nhập khẩu Intimex chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu chủ động trong mặt hàng xuất khẩu như Nhà máy tinh bột sắn ở Thanh Chương - Nghệ An, Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu tại Đông Hưng- Nghệ An, Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu tại khu công nghiệp Bình Chuẩn- Bình Dương, Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Intimex Hồ Chí Minh, Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Intimex Đồng Nai
Thuỷ hải sản: Công ty tiến hành nuôi trồng thuỷ hải sản nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Các nhà máy được xây dựng ở Quảng Ninh, Thanh Hoá, Diễn Kim- Nghệ An… hàng năm cung cấp cho công ty một nguồn hàng vững chắc phục vụ nhu cầu xuất khẩu và phân phối trong nước.
Dịch vụ viễn thông:
Trung tâm dịch vụ viễn thông hiện nay là một trong những đại lý uỷ quyền cấp một đầu tiên của Viettel Mobile về thuê bao, hoà mạng điện thoại di động 098, điện thoại cố định 178.
Intimex cũng đã chính thức kí hợp đồng với Viettel kinh doanh các dịch vụ:
- Truy cập Internet gián tiếp 1278
- Truy cập Internet băng thông rộng ADSL, Internetphone, Internetcard,
- Truy cập Internet trực tiếp Leased Line,
- Dịch vụ viễn thông Internet: PC to phone.
Hiện nay trung tâm đã mở các đại lý uỷ quyền cấp hai tại một số tỉnh thành phố trên cả nước như: Lào Cai, Thái Bình, Bắc Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng,Thành phố Hồ Chí Minh,…
Thương mại
Hiện nay trung tâm đang mở một hệ thống siêu thị trên toàn quốc mang tên Intimex nhằm phân phối các mặt hàng nhập khẩu và nội địa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên toàn quốc.
- Đầu tư: Hạ tầng kĩ thuật khu công nghiệp, nhà ở và các dây chuyền sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng.
Thị trường hoạt động
Thị trường nội địa
Công ty Xuất nhập khẩu Intimex đã xây dựng được một hệ thống các đại lý phân phối trên toàn quốc. Mạng lưới tiêu thụ nội địa được tổ chức khoa học và rộng khắp chủ yếu hướng tới các thị trường như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thanh Hoá… Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu trên thị trường này gồm hàng nông thuỷ hải sản, may mặc, xe gắn máy và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Hiện nay Intimex đã xây dựng cho mình một hệ thống siêu thị rộng khắp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước. Riêng ở Hà Nội đã có tới 7 siêu thị trực thuộc trung tâm thương mại Intimex, Hải Phòng có 2 trung tâm thương mại mang tên Intimex, và các tỉnh thành phố khác…
Thị trường xuất nhập khẩu
Hiện nay Intimex đang có quan hệ giao dịch với hơn 100 quốc gia trên thế giới trong khu vực và trên thế giới. Trong đó các thị trường xuất khẩu chủ yếu bao gồm: các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Hồng Kông, Singapore…
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xuất nhập khẩu Intimex
Công ty Xuất nhập khẩu Intimex là Công ty nhà nước hoạt động theo hình thức Công ty mẹ- Công ty con, được tổ chức theo mô hình sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Công ty Xuất nhập khẩu Intimex
Các phòng quản lý
-Phòng kinh tế tổng hợp,
-Phòng tài chính kế toán,
-Phòng tổ chức cán bộ,lao động tiền lương
-Phòng hành chính quản trị,
-Phòng xây dựng cơ bản.
-Phòng thông tin và tin học
BAN GIÁM ĐỐC
Các phòng kinh doanh
Các chi nhánh và đơn vị trực thuộc
Các công ty cổ phần
-Công ty Cổ phần SX&TM Intimex,
-Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex,
-Công ty Cổ phần XNK Intimex.
-Phòng Nghiệp vụ kinh doanh 1,
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh 2,
-Phòng nghiệp vị kinh doanh 3,
…
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh 6.
-Chi nhánh Intimex Hải Phòng,
-Chi nhánh Intimex Nghệ An,
-Chi nhánh Intimex Đà Nẵng,
-Chi nhánh Intimex Đồng Nai,
-XN TS Thanh Hoá,
-Chi nhánh Intimex Quảng Ninh,
-Trung tâm thương mại Intimex,
-Trung tâm dịch vụ viễn thông,
-Nhà máy TS Hoằng Trường,
-XN KDTH Đồng Nai,
-BĐH dự án Diễn Kim
-Trại nuôi Điệp Vân Đồn.
Trong đó:
- Phòng tổ chức cán bộ tiền lương:
+ Giúp tổ chức sắp xếp và thực hiện các chế độ đối với cán bộ,
+ Liên hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan tổ chức lao động để giả quyết các chính sách về tiền lương, đào tạo cán bộ và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Phòng tài chính kế toán
Giúp giám đốc tổ chức hạch toán kinh doanh các hoạt động của công ty, có trách nhiệm giao vốn và hạch toán các hợp đồng xuất nhập khẩu, thực hiện và chấp hành tốt các quy định về sổ sách, chứng từ bảng biểu theo quy định của Nhà nước.
- Văn phòng:
+ Tổng hợp và dự thảo các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty,
+ Cùng với phòng tài chính kế toán thực hiện các công tác định mức kĩ thuật,
+ Quản lý và đề xuất các biện pháp giải quyết thủ tục cho công ty và giao dịch với các công ty Nhà nước giải quyết các hạn nghạch cho công ty,
+ Quản lý có hiêu quả công tác giao nhận, kinh doanh đối ngoại.
- Phòng quản trị:
Giúp giám đốc trong công tác tổ chức hoạt động kinh doanh quản lý tài sản và phục vụ cơ quan quản lý các loại công văn, giấy tờ, quản lý tài sản, đồ dùng văn phòng, cơ sở vật chất của công ty.
- Phòng thông tin tin học:
+ Có nhiệm vụ quản lý và lưu trữ các dữ liệu nội bộ của cơ quan trong các thiết bị điện tử,
+ Cung cấp kịp thời thông tin khi cần thiết.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh số 1,2,3,6
Bốn phòng kinh doanh 1,2,3,6 có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và dịch vụ tổng hợp theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của công ty.
1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Do hoạt động kinh doanh của công ty Intimex là đa nghành nghề, địa bàn hoạt động kinh doanh rộng với hệ thống chi nhánh khắp nơi nên việc tổ chức hạch toán của công ty là theo hình thức phân tán. Tại mỗi đơn vị thành viên công ty đều có phòng kế toán riêng tương đối hoàn chỉnh theo hoạt động của đơn vị, lên báo cáo quyết toán nộp cho phòng kế toán theo định kì, dưới sự hướng dẫn của kế toán trưởng. Tại văn phòng của công ty có phòng kế toán tập trung thực hiện việc tổng hợp tài kiệu kế toán kế toán từ các phòng kế toán tại các đơn vị trực thuộc gửi lên đồng thời trực tiếp hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Văn phòng công ty từ đó lập báo cáo tổng hợp chung cho toàn công ty.
Để thực hiện tốt công việc của mình, công ty luôn tuyển thêm những cán bộ trẻ, có năng lực để thay thế dần các nhân viên kém năng lực hoặc đã đến tuổi nghỉ hưu, giảm dần số nhân viên có trình độ trung cấp và sơ cấp.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý chung của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức một cách tập trung. Bộ máy kế toán của công ty xuất nhập khẩu Intimex bao gồm 14 thành viên bao gồm một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp và 12 nhân viên kế toán được tổ chức thành các phần hành theo mô hình sau:
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế
Toán xuất khẩu
Kế toán nhập khẩu
Kế toán tiền gửi ngoại tệ
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán tiền gửi VND vay vốn
Kế toán công nợ phải trả
Kế toán tài sản cố định, thuế
Kế toán doanh thu bán hàng, công nợ phải thu
kế toán vật tư, hàng hoá
Thủ quỹ
Kế toán tiền mặt
Kế toán chi phí, giá thành, dự án
Kế toán trưởng: Đứng đầu phòng kế toán là Kế toán trưởng có trách nhiêm điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán đồng thời hướng dẫn, đôn đốc cụ thể hóa kịp thời các chế độ, chính sách, quy định tài chính của Nhà nước và của Bộ Tài chính. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và có trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán tổng hợp và kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp số liệu báo cáo của các chi nhánh gửi lên, báo cáo với Kế toán trưởng và ban Giám đốc, giám sát hoạt động của các kế toán viên khác.
Kế toán xuất khẩu: Có nhiêm vụ theo dõi, ghi sổ bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác. Căn cứ vào bộ chứng từ xuất khẩu hàng hoá kế toán phần hành xuất khẩu tiến hành kiểm tra tính hợp lý hợp lệ, phân loại sắp xếp chứng từ, vào sổ kế toán, theo dõi lên sổ báo cáo hàng xuất khẩu, lưu chứng từ.
Kế toán nhập khẩu: Có nhiệm vụ theo dõi và ghi sổ các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá. Căn cứ vào bộ chứng từ nhập khẩu hàng hoá. Căn cứ vào bộ chứng từ nhập khẩu, kế toán tiến hành kiểm tra, phân loại và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lưu chứng từ theo quy định.
Kế toán tiền và vay vốn ngân hàng: Đây là nghiệp vụ phát sinh với khối lượng lớn nhất trong hầu hết các doanh nghiệp, bao gồm các nghiệp vụ phát sinh bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Đồng thời nghiệp vụ này cũng có mối quan hệ mật thiết với các phần hành khác. Căn cứ vào giấy báo Nợ, báo Có của Ngân hàng, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính theo dõi dòng tiền của doanh nghiệp.
Kế toán doanh thu bán hàng và công nợ phải thu: Với hệ thống mạng lưới phân phối lớn, lĩnh vực kinh doanh tương đối rộng, việc theo dõi doanh thu bán hàng được doanh nghiệp theo dõi theo từng đơn đặt hàng, sau khi có hoá đơn bán hàng, kế toán tiến hành theo dõi công nợ, vào cuối mỗi kì kế toán tiến hành phân loại nợ để xác định tình hình công nợ của công ty.
Kế toán tài sản cố định và lien doanh: Có trách nhiệm phản ánh tình hình biến động về số lượng cũng như chất lượng và giá trị của tài sản cồ định cũng như giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng, thanh lý và sửa chữa tài sản.
Kế toán thuế: Có trách nhiêm cập nhật số thuế phát sinh sau mỗi nghiệp vụ, giao dịch phát sinh thuế, lên báo cáo cuối quý, năm, quyết toán thuế với cơ quan thuế Nhà nước.
Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý tiền mặt, ngoại tệ , ngân phiếu tại quỹ của công ty, có trách nhiệm thu chi theo số tiền ghi trên phiếu thu chi, phát hiện tiền giả do khách hàng trả và bồi thường nếu có mất mát xẩy ra.
Mỗi kế toán đều có nhiệm vụ riêng, tuy nhiên, có các nhiệm vụ sau:
Phản ánh các chứng từ, ghi chép các nghiệp cụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ quy định,
Thu thâp, phân loại và xử lý thông tin về hoạt động nghiên cứu cũng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
Tổng hợp số liệu, lập hệ thống báo cáo tài chính cung cấp cho các đối tượng sử dụng liên quan,
Thực hiện việc kiểm tra, giám sát, chấp hành các chế độ quản lý kinh tế nói chung và chế độ kế toán nói riêng,
Tham gia phân tích thông tin kế toán tài chính, đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán tài chính,
Ngoài ra hệ thống kế toán của công ty còn tiến hành tham gia lưu trữ hồ sơ tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước.
4.1.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hiện nay công ty xuất nhập khẩu Intimex đang sử dụng phần mềm kế toán máy Fast Accouting 2006 với hình thức và chu trình theo hình thức Nhật kí chung. Hàng ngày, từ các chứng từ gốc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và đầy đủ thủ tục phê duyệt, kế toán từng phần hành sẽ nhập chứng từ của mình vào máy tính. Máy tính sẽ tự động đưa các thông tin này vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu đã được máy tính xử lý ở từng phần hành, kế toán tổng hợp sẽ tiến hành tổng hợp trên máy vi tính và chương trình sẽ tự động cho ra các Sổ tổng hợp, Sổ chị tiết, Bảng cân đối phát sinh, các Báo cáo kế toán.
Sơ đồ 1.3: Mô hình phần mềm kế toán
Chứng từ gốc
Kế toán kiểm tra và phân loại chứng từ
Nhập chứng từ vào máy tính
Máy tính đưa ra sản phẩm
Sổ cái, Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ Tài chính về việc áp dụng chế độ kế toán mới, để phục vụ cho yêu cầu quản lý thông tin chi tiết và chính xác của từng phòng kinh doanh và từng hoạt động kinh doanh.
CHƯƠNG 2
THỰC TẾ KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
2.1. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu Intimex
2.1.1. Đặc điểm hàng hoá xuất khẩu
Thu gom hàng hoá trong nước tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là nhiệm vụ đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu. Đối tượng xuất khẩu chủ yếu của công ty Intimex chủ yếu là các mặt hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, Công ty xuất nhập khẩu Intimex xuất khẩu các loại mặt hàng sau:
- Hàng nông sản: Cà phê, cao su, chè, hạt tiêu, lạc nhân, tinh bột sắn, gạo, cơm dừa, …
- Hàng thuỷ sản: tôm, cá (tươi sống và đông lạnh), mực, ngao, cua, ghẹ,… Số thuỷ sản này chủ yếu được cung cấp từ các nguồn cung cấp bên ngoài và hiện nay công ty cũng đã xây dựng cho mình một số nhà máy chế biến thuỷ sản ở Thanh Hoá và Hải Phòng nhằm chủ động trong nguồn cung cấp hàng hoá.
- Hàng thủ công mỹ nghệ: Chủ yếu bao gồm hàng gốm sứ, hàng mây tre đan, hàng sơn mài, túi thêu, túi đính cườm, hàng thêu ren, thảm, hoa khô, hoa gỗ,… Đây đều là các mặt hàng có chất lượng cao mẫu mã phong phú nên rất được sự ưa chuộng của nhiều người tiêu dùng trên toàn thế giới.
- May mặc, bột giặt: Đây cũng là lĩnh vực hoạt động mang lại doanh thu khá cao cho công ty trong thời gian qua với thị trường chủ yếu là EU, Mỹ, LB Nga, Canada,…
Trong số các loại mặt hàng trên, nông sản là mặt hàng chủ lực của công ty. Trong hơn 30 năm qua, công ty Intimex đã xây dựng cho mình một thị trường rộng lớn với mạng lưới kinh doanh phủ rộng trên mọi miền đất nước và hàng trăm đối tác trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Do đặc điểm của nước ta là một nước nông nghiệp, do đó việc xuất khẩu hàng nông sản đã tạo ra công ăn việc là cho hàng nghìn lao động trong nước, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp trong nước.
2.1.2. Đặc điểm thị trường xuất khẩu
Ngay từ ngày đầu thành lập, Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã xác định phương trâm kinh doanh của mình là xuất khẩu hàng hoá nhằm góp phần đẩy mạnh giao lưu hợp tác với các nước tiên tiến trên thế giới, Công ty đã tiến hành khảo sát thị trường của nhiều nước trên thế giới, tham gia nhiều hội chợ quốc tế nhằm quảng bá thương hiệu, tích cực cải thiện công tác chăm sóc khách hàng.
Là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vưc xuất khẩu, Intimex đã tạo cho mình một uy tín lớn trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Công ty đã khẳng định được sự tin cậy của thương hiệu Intimex với các bạn hàng khó tính trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore, … cũng như trong khu vực. Trong những năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 và đầu năm 2009 này nhưng kim nghạch xuất khẩu của Intimex vẫn giữ ở mức cao. Đạt được điều này là nhờ công ty đã xây dựng cho mình được uy tín cao đối với các bạn hàng trên thế giới.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu chủ yếu của công ty là hoạt động xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác mà Intimex là bên nhận uỷ thác. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của công ty thường là theo giá FOB. Việc thanh toán của công ty chủ yếu là phương thức tín dụng chứng từ hoặc phương thức nhờ thu.
Trong những năm qua, công ty đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm thị trường và khách hàng xuất khẩu, các phòng ban nghiệp vụ không ngừng cử nhân viên đi khảo sát thị trường nước ngoài để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của nhà tiêu dùng nước ngoài để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó. Đồng thời các nhân viên này cũng tiến hành tìm kiếm đối tác mới để mở rộng thị trường xuất khẩu. Sau đó công ty ký kết hợp đồng kinh tế với bạn hàng nước ngoài thông qua hình thức đàm phán trực tiếp. Hợp đồng kinh tế phải được kí kết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành dựa trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi. Trong hợp đồng phải ghi rõ ràng, đầy đủ các nội dung theo quy định và nội dung mà hai bên đã thoả thuận, đồng thời phải có chữ kí đại diện hợp pháp của hai bên tham gia giao dịch. Hợp đồng xuất khẩu được lập bằng hai thứ tiếng, thông thường là tiếng Việt và tiếng Anh, mỗi thứ tiếng lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản làm cơ sở pháp lý của sự kí kết cà thực hiện hợp đồng.
Trên cơ sở giấy tờ, số liệu đựoc xác nhận và giấy phép xuất khẩu, nhân viên phòng nghiệp vụ chuyển sang Phòng Kế toán. Nhân viên kế toán đem ra ._.Ngân hàng tiến hành các thủ tục đề nghị đối tác mở thư tín dụng đồng thời kiểm tra thư tín dụng có phù hợp với điều kiện ghi trong hợp đồng đã kí không. Là bên bán nên công ty thường yêu cầu bên mua ứng trước 70% giá trị hợp đồng. Việc thu mua hàng hoá được thực hiện ngay sau khi xác định L/C hoàn toàn phù hợp.
Trong trường hợp hợp đồng với đối tác nước ngoài có quy định rõ việc kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu được thực hiện bởi công ty giám định thì công ty cần làm các thủ tục chứng nhận số lượng, chất lượng, phẩm chất, quy cách của hàng hoá đó. Khi kết thúc kiểm tra, chất lượng hàng hoá đảm bảo quy định, công ty lập hai bản chứng nhận đã kiểm tra chất lượng lô hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn, một bản bằng tiếng Việt và một bản bằng tiếng Anh. Sau đó công ty đưa hàng lên để đóng gói, ghi mã kí hiệu hoặc từ kho của đơn vị thu mua, đóng gói hàng vào container để đưa tới cảng xếp hàng theo quy định trong hợp đồng.
Tuỳ theo hợp đồng kí kết mà công ty có thể thuê phương tiện vận tải cho lô hàng xuất khẩu. Công ty thường mua bảo hiểm cho hàng hoá nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển cũng như lưu kho bãi, bao gồm các bước sau:
Khai và nộp tờ khai hải quan:
Tờ khai hải quan: Đại diện công ty khai báo chi tiết về hàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra thủ tục và giấy tờ. Đồng thời tờ khai hải quan phải được xuất trình cùng với một số giấy tờ như:
Hoá đơn thương mại, Hoá đơn thuế GTGT;
Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng ngoại và bản dịch hợp đồng);
Xuất trình hàng hoá
Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính
Sau khi thực hiện các thủ tục hải quan, công ty đã có đầy đủ các điều kiện pháp lý để xuất khẩu hàng hoá cho đối tác nước ngoài.
2.2. Kế toán giá vốn hàng xuất khẩu
Khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ, kế toán Công ty tiến hành phản ánh giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ. Hàng hóa của công ty mua về có thể nhập kho hoặc có thể xuất khẩu trực tiếp cho đối tác nước ngoài. Thông thường, khi có khách hàng nước ngoài đặt hàng và tiến hành kí kết hợp đồng ngoại thì công ty mới tiến hành thu mua hàng hoá trong nước để tiết kiệm các chi phí kho bãi, và hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của công ty chủ yếu là hàng nông sản do đó việc xuất khẩu trực tiếp sẽ đảm bảo được chất lượng của hàng hoá. Chính vì vậy, số lượng hàng hoá tồn tại kho của công ty thường không lớn. Mặt khác, khi mua hàng hoá để xuất khẩu thì chi phí mua hàng được tính ngay vào lô hàng đó nên cuối mỗi kì kế toán, công ty thường tiến hành phân bổ chi phí thu mua cho hàng hoá cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên trong trường hợp hàng hoá được đem xuất khẩu thẳng không nhập kho, kế toán vẫn lập Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho.
Giá vốn hàng xuất khẩu được tính như sau:
Giá vốn hàng xuất khẩu = Giá mua hàng hoá + Chi phí phát sinh trong
quá trình xuất khẩu
Trong đó chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu bao gồm:
Chi phí quản lý hàng hoá
Lãi Ngân hàng, chi phí Ngân hàng
Phí giao nhận, phí giám định
Phí kiểm dịch
Phí vận tải nội
Phí bảo hiểm cho hàng hoá
Các chi phí phát sinh khác
Các chi phí này được kế toán công ty tính toán trước để tính ra giá vốn hàng bán. Nếu trong quá trình xuất khẩu hàng hoá có phát sinh thêm thì kế toán tiến hành điều chỉnh.
Ví dụ: Ngày 16/01/2009, công ty tiến hành xuất bán 114,829 tấn cà phê R2S13 sang Anh cho công ty ARMJARO TRADING LIMITED, địa chỉ 16 CHARLES STREET, LONDON WIJ 5DS ( theo hợp đồng kinh tế CSP06516-001 ký ngày 07/01/2009).
Việc tính giá vốn của lô hàng cà phê như sau:
Đơn giá mua 26,500,000 đ/ tấn, Thuế VAT 1,325,000 đ/ tấn
Kế toán chỉ cần nhập đơn giá mua và số lượng, giá vốn của lô hàng sẽ được máy tính tự động tính toán:
Giá mua: 29.150 đ/ kg x 114.829kg = 3.195.116.925 đ (giá đã tính thuế GTGT 5%)
Phí quản lý: 3.195.116.925 x 0,2% = 6.390.234 đ
Phí Ngân hàng: 3.195.116.925 x 0,2% = 6.390.234 đ
Phí vận chuyển: 36.800.000 đ
Phí giao nhận, kiểm nghiệm, bốc xếp:
120.000 đ/tấn x 115.2 tấn = 13.824.000 đ
Phí lãi vay:
- Vay lần 1: 2,442,240,000 đ x 1.3% x 17/30 ngày = 17,991,168 đ
- Vay lần 2: 610,560,000 x 1.3% x 03/30 ngày = 793,728 đ
Bảo hiểm: $37.500 x 17.470 x 0,06% x 110% = 432.383 đ
Tổng cộng: 3.277.738.672 đ
Biểu số 2.1: Hóa đơn thuế GTGT hàng hoá dịch vụ mua vào
HOÁ ĐƠN
GÍA TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 15 tháng 01 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Xí nghiệp tư doanh Hoa Trang
Địa chỉ: Thôn 2 – Chưhđông – Pleiku
MST: 5900188329
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Tạo
Tên đơn vị: Công ty Xuất nhập khẩu Intimex
Địa chỉ: 96 – Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Số Tài khoản:
Hình thức thanh toán: CK . MS: 0100108039---1
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
01
Cà phê TPXK R2,5%
HĐKT số 01 - 09
ký ngày 07/01/2009
Kg
114.829
26.500
3.042.968.500
Cộng tiền hàng: 3.042.968.500
Thuế suất GTGT: 05% . Tiền thuế GTGT: 152.148.425
Tổng cộng tiền thanh toán: 3.195.116.925
Số tiền viết bằng chữ: Ba tỷ, một trăm chín lăm triệu, một trăm mười sáu ngàn, chin trăm hai mươi lăm đồng ./.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Biểu số 2.2 : Bản dịch hợp đồng ngoại
Công ty XNK Intimex ARMAJARO
Phòng NVKD2 Ngày 07/01/2009
96 Trần Hưng Đạo Hợp đồng số: CSP06516/001
Hà Nội
Việt Nam
Căn cứ vào tất cả những điều khoản chặt chẽ và cách soạn thảo hợp đồng của hợp đồng Cà phê Châu Âu, hôm nay chúng tôi mua từ quý Công ty hợp đồng như sau:
Số lượng: 115,2 tấn đóng trong bao tải đay trọng lượng tịnh 60Kg/bao
Chất lượng: Cà phê Robusta loại 2, sàng 13 (vụ mùa 2008 – 2009)
Quy cách:
- Độ ẩm: 13% Max
- Đen và vỡ: 5% Max
- Tạp chất: 1% Max
- Cỡ hạt: 90% trên sàng13
- Không có hạt ẩm mốc và lên men, hàng sạch, được đóng trong bao tải đay mới, tuân thủ theo các quy định về chất lượng của Armajaro.
Giá cả: Giá sẽ được người bán fix theo giá LIFE T3/09 trừ 145,9 $/ tấn
Điều kiện giao hàng: Giao hàng tại kho UNICONTROL /STEINWEG / MBN/PACORINI do người mua chỉ định tại TP HCM.
Ngày giao hàng: 01/2009
Thanh toán: Thanh toán sau khi giao hàng
Trọng lượng: Theo trọng lượng giao hàng
Trọng tài: London
Điều khoản đặc biệt: Nếu giá chưa được fix trước khi giao hàng: hoá đơn sẽ tạm tính giá trị là 70% tính theo giá của ngày phát hành hoá đơn, trừ đi phần chênh lệch của hợp đồng, trị giá còn lại sẽ được thanh toán sau khi fix giá. Người mua có quyền chuyển hợp đồng sang điều kiện giao hàng FOB, NSW, NCAD. Cảng đến sẽ được thông báo sau. Đơn vị kiểm hàng là: FCC hoặc CFC, Người mua có quyền chuyển hợp đồng sang giao cont thổi. Người mua giao hàng vào kho của ARMAJARO Việt Nam tại khu công nghiệp Tân Phước
Mong quý Công ty ký xác nhận và gửi lại cho chúng tôi bản sao hợp đồng
ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
(Đã ký và đóng dấu) (Đã ký tên và đóng dấu)
Biểu số 2.3 : Tờ khai hải quan
TỜ KHAI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU
Bản lưu người khai hải quan HQ/2002 - XK
TỔNG CỤC HẢI QUAN: Đồng Nai
Cục hải quan: Đồng Nai
Chi cục hải quan: Long Bình Tân
Tờ khai số: 69 /XK/ KD/ LBT
Ngày đăng kí: 12/01/2009
Số lượng phụ lục tờ khai
Cán bộ đăng kí (Ký, ghi rõ họ tên)
A - PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN KÊ KHAI
1. Người xuất khẩu:
0
1
0
0
1
0
8
0
3
9
-
0
1
5. Loại hình:
Có thuế Không thuế
KD ĐT XTN
GC SXXK TX
6. Giấy phép nếu có
Số:
Ngày:
Ngày hết hạn:
Người nhập khẩu:
ARMAJARO TRADING LIMITED
16 CHARLES STREET, LONDON WIJ 5DS
7. Hợp đồng:
Số:
Ngày:
Ngày hết hạn:
8. Nước nhập khẩu: VIỆT NAM
Người uỷ thác:
9. Cửa khẩu xuất hàng:
ICD BIEN HOA
10. Điều kiện giao hàng:
CPT KHONGOAIQUAN
Đại lý làm thủ tục hải quan:
11. Đồng tiền thanh toán: USD
Tỷ giá tính thuế:
12. Phương thức thanh toán: CAD
13. TÊN HÀNG
QUY CÁCH PHẨM CHẤT
14.MÃ SỐ HÀNG HOÁ
15. LƯỢNG
16. ĐƠN VỊ TÍNH
17. ĐƠN GIÁ NGUYÊN TỆ
18. TRỊ GIÁ NGUYÊN TỆ
CÀ PHÊ ROBUSTA LOẠI 2
1920 Bao
MỖI BAO ĐÓNG GÓI 60Kg
0901111000
115,2
tấn
1.553 USD
178.905,6 USD
Cộng
178.905,6 USD
19.Chứng từ đi kèm: Bản chính Bản sao:
- Hợp đồng thương mại:
- Bản kê chi tiết
Giấy giới thiệu:
Giấy ủy quyền:
20.Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khai báo trên tờ khai này.
Ngày 12 tháng 01 năm 2009
(Người khai báo ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên và chức danh)
B - PHẦN DÀNH CHO KIỂM TRA HẢI QUAN
21. Phần ghi kết quả của Hải quan:
Người quyết định hình thức kiểm tra ( Ghi rõ họ tên):
Hình thức kiểm tra: Miễn kiểm tra: Kiểm tra xác suất. Tỷ lệ: % Kiểm tra toàn bộ:
Địa điểm kiểm tra: Thời gian kiểm tra: giờ, ngày Đến giờ, ngày
Kết quả kiểm tra:
22. Đại diện doanh nghiệp ( Ký, ghi rõ họ tên)
23.Cán bộ kiểm hoá (Ký, ghi rõ họ tên)
24. Lệ phí hải quan: Bằng chữ:
Biên lai thu lệ phí số: Ngày:
25. Ghi chép khác của Hải quan 26. Xác nhận làm thủ tục hải quan: 27. Xác nhận thực xuất (Ký đóng dấu,
Ghi rõ họ tên)
Căn cứ vào hoá đơn mua vào, hoá đơn thuế GTGT của hàng hoá mua vào, hoá đơn thuế GTGT hàng hoá bán ra, tờ kê khai hải quan, hoá đơn vận chuyển, kế toán tiến hành nhập số liệu vào hệ thống máy tính các thông tin về hàng hoá, các chi phí liên quan để tính giá vốn hàng xuất khẩu.
Biểu số 2.4 : Phiếu xuất kho
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX Mẫu số 02/VT
Địa chỉ: 96 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 16 tháng 01 năm 2009
Họ tên người nhận hàng: Công ty ARMAJARO TRADING LIMITED
Địa chỉ: 16 Charles Street, London WIJ 5DS
Lý do xuất kho: Xuất khẩu
Xuất tại kho: Kho trung tâm
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất hàng hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá (USD)
Thành tiền
Yêu cầu
thực xuất
1
Cà phê
tấn
114,829
114,829
27.825.000
3.195.116.925
Cộng thành tiền: 3.195.116.925 đ
Bằng chữ: Ba tỷ một trăm chín mươi lăm triệu một trăm mười sáu nghìn chín trăm hai mươi lăm đồng.
Xuất ngày 16 tháng 01 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
(Ký, đóng dấu, (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
họ tên)
Căn cứ vào số liệu ghi trên phiếu xuất kho kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy tính phân hệ nghiệp vụ “ Kế toán bán hàng và công nợ phải thu” vào phần “Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho”. Sau đó máy tính sẽ tự kết chuyển số liệu vào sổ chi tiết TK 632, sổ cái TK 632
Biểu số 2.5 : Sổ chi tiết tài khoản 6321
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản 6321 – Giá vốn hàng bán
Tên hàng hoá: Cà phê
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/01/2009
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
PS Nợ
PS Có
…
…
………….
…….
………….
…………
20/01
HĐ 36 – 09/NVKD2
Xuất lô hàng cà phê sang Anh
1561
3.195.116.925
20/01
HĐ 41 – 09/NVKD2
Chi phí vận tải biển xuất khẩu 114,829 tấn cà phê
111
36.800.000
…..
………….
……………
…..
……………….
……….
31/01
PKT
K/c sang TK 911
911
12.964.722.057
Tổng số phát sinh Nợ:12.964.722.057
Tổng số phát sinh Có: 12.964.722.057
Số dư Nợ cuối kì: 0
Ngày 31 tháng 01 năm 2009
Kế toán trưởng Người ghi sổ
( ký, họ tên) (ký,họtên)
Biểu số 2.6 : Sổ cái tài khoản 6321
SỔ CÁI
Năm 2009
Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán xuất khẩu
Số hiệu 6321
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
STT dòng
Số hiệu TK ĐƯ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
F
G
H
I
Số dư đầu năm
Số phát sinh trong kì
237.793.157.605
237.793.157.605
Số dư nợ cuối kì
03/01
0031508
03/01
Xuất bán 26,04 tấn hạt tiêu INV 932
15611
1.129.584.000
….
……
…….
……………………………………
…..
……..
…
……..
……………
16/01
0048455
16/01
Chi phí vận tải biển XK 114,829 tấn cà phê
33111
36.800.000
20/03
0083316
20/03
Xuất giá vốn 114,829 tấn cà phê
33111
3.195.116.925
….
……
…….
…………………………………………
…...
…..
…….
………………
……………….
31/01
K/c giá vốn 6321
911
211.120.734.566
2.3. Kế toán doanh thu hàng xuất khẩu
Khi hàng hoá xuất khẩu được xác định là tiêu thụ, đồng thời với việc ghi nhận giá vốn, kế toán phản ánh doanh thu xuất khẩu của lô hàng đó.
Tài khoản sử dụng:
TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”…, trong đó TK 51111 là TK phản ánh “Doanh thu bán hàng xuất khẩu”, cụ thể:
TK 511111: Doanh thu bán hàng xuất khẩu nghiệp vụ kinh doanh 1
TK 511112: Doanh thu bán hàng xuất khẩu nghiệp vụ kinh doanh 2
TK 511116: Doanh thu bán hàng xuất khẩu nghiệp vụ kinh doanh 6
TK 511119: Doanh thu bán hàng xuất khẩu nghiệp vụ kinh doanh 3
Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá, kế toán căn cứ vào chứng từ, hoá đơn thuế GTGT nhập số liệu vào máy, phần mềm sẽ tự động phản ánh các số liệu vào Sổ Nhật ký bán hàng để ghi nhận doanh thu, sau đó được sử dụng để ghi sổ cái TK 51112- Doanh thu bán hàng xuất khẩu nghiệp vụ 2.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK khác
TK131- Theo dõi công nợ với khách hàng
TK111,112- Theo dõi thanh toán tiền hàng
TK 007- Theo dõi nguyên tệ
Để phản ánh quá trình xuất khẩu hàng hoá, kế toán sử dụng bộ chứng từ bao gồm:
Hợp đồng thương mại, Hoá đơn thương mại
Hoá đơn thuế GTGT
Phiếu xuất kho
Vận đơn
Tờ khai hải quan
Biên bản giám định chất lượng hàng hoá
Các bảng kê và biên lai nộp thuế
Giấy báo Có của Ngân Hàng
Các chứng từ có liên quan khác
Trình tự ghi sổ kế toán:
Trị giá hàng hoá bán ra sẽ được kế toán ghi công nợ vào sổ theo dõi công nợ của khách hàng. Khi nhận được thanh toán từ phía khách hàng bằng Séc, tiền mặt, Ngân phiếu kế toán viên tiến hành lập Phiếu thu.
Căn cứ vào chứng từ kế toán ban đầu, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy tính phân hệ nghiệp vụ “Kế toán bán hàng và công nợ phải thu” và nhập dữ liệu để cuối kì in ra bảng chi tiết công nợ TK 131.
Sau khi việc thanh toán hoàn thành thì nghiệp vụ bán hàng kết thúc, hai bên mua và bán sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng đã ký kết.
Hoá đơn mua hàng kiêm phiếu xuất kho là chứng từ xác định số hàng hoá xuất khẩu và cũng là căn cứ xác định doanh thu bán hàng.
Trị giá hàng xuất bán của Công ty căn cứ vào trị giá thực tế hàng nhập trong kì và chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu. Trị giá này được tính hoàn toàn tự động nhờ chương trình máy tính được thiết kế sẵn. Kế toán hàng xuất khẩu vào giá trị hàng xuất thực tế, số lượng hàng bán ra và in ra bảng Nhập - Xuất - Tồn. Bảng chênh lệch này cũng được theo dõi chi tiết tới nghiệp vụ xuất bán cho từng kho hàng. Tình hình theo dõi trên báo cáo công nợ thuộc TK 131 và được chi tiết tới từng phòng nghiệp vụ. Sau đó, phần mềm máy tính sẽ tự động kết chuyển số liệu vừa nhập vào các sổ sau:
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái TK 511
Sổ cái và sổ chi tiết các TK có liên quan
Ví dụ: Việc ghi nhận doanh thu của kế toán công ty xuất nhập khẩu Intimex xuất khẩu 114,829 tấn cà phê sang Anh cho Công ARMAJARO TRADING LIMITED, địa chỉ 16 Charles Street, London WIJ 5DS theo hợp đồng kinh tế CSP06516/001 kí ngày 07/01/2009.
Dựa vào hợp đồng kinh tế đã kí kết giữa Công ty xuất nhập khẩu Intimex cùng với công ty Armajaro Trading Limited, kế toán lập hóa đơn thuế GTGT
Biểu số 2.7: Hóa đơn thuế GTGT hàng hoá dịch vụ bán ra
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số 01 GTKT – 3LL
Liên 2: Giao cho khách hàng QA/2008B
0014204
Ngày 16 tháng 01 năm 2009
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
Địa chỉ: 96 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 04 9.424.287
Fax: 04 9.421.918
Mã số thuế: 0100108039-1
Tên khách hàng: Công ty Armajaro Trading Limited
Địa chỉ: 16 Charles Street, London WIJ 5DS.
Điện thoại: Fax:
Hình thức thanh toán: CK MS:
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đvt
Số lượng
Đơn giá (USD)
Thành tiền (USD)
A
B
C
D
E
F
1
Cà phê
Tấn
114,829
1,544.10
177,307.45
Quy ra tiền Việt Nam theo tỉ giá ngày 16/01/2009 là 1 USD = 17.470VNĐ
3.079.561.151
Cộng tiền hàng: 3.079.561.151 đ
Thuế suất thuế GTGT: 0% Tiền thuế GTGT: 0
Tổng cộng tiền thanh toán: 3.079.561.151 đ
Số tiền viết bằng chữ: Ba tỷ, không trăm bảy mươi chín triệu, năm trăm sáu mươi mốt nghìn, một trăm năm mươi mốt đồng.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ
họ tên)
Biểu số 2.8: Sổ nhật kí chung
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/01/2009
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
STT dòng
Số hiệu TKĐƯ
Số phát sinh
SH
Ngày tháng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
Tổng số phát sinh trong kì
1.736.092.226.895
1.736.192.226.895
…….
….
…….
…………………………
…
…..
……
………………….
…………………
03/01/2009
0903DC1.001
03/01/2009
Xuất bán 26,04 tấn hạt tiêu
1561
1.291.584.000
1331
64.579.200
3311
1.356.163.200
……
………..
……
…………………………..
…….
……
………
………………….
………………….
16/01/2009
CSP0651/001
16/01/2009
Xuất bán 114,829 tấn cà phê R2S13
6321
3.042.968.500
1561
3.0420968.500
………..
…………………
…………
…………………………
……
……
………
…………………
…………….
19/01/2009
GBC06805893242
19/01/2009
Nhận được Giấy báo Có của Ngân hàng về việc thanh toán lô hàng Cà phê xuất khẩu CSP06516/001
112
3.097.561.151
131
3.097.561.151
……
………………
……
………………………..
…….
…….
……..
…………………
………….
31/01/2009
K/c GVHB 6321
911
190.507.140.528
6321
190.507.140.528
……
………………
……
…………………………
…….
…….
……
……………..
……………
31/01/2009
K/c lãi
911
1.618.817.292
4211
1.618.817.292
Cuối kỳ, số liệu được cập nhật vào sổ cái TK 511
Biểu số 2.9: Sổ cái Tài khoản 51111
SỔ CÁI
Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng xuất khẩu
Số hiệu: 51111
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/01/2009
Đơn vị tính: VNĐ
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
STT dòng
Số hiệu TKĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
1
Số dư đầu năm
Số phát sinh trong kì
195.463.036.625
195.463.036.625
03/01/2009
0309DC1.001
03/01/2009
Xuất bán 26,04 tấn hạt tiêu/XNK2
13112
1.307.591.231
…
….
…
……………….
…..
…..
……..
………………….
…………………
16/01/2009
CSP0651/001
16/01/2009
Xuất bán 114,829 tấn cà phê R2S13/XNK2
13112
3.097.561.151
…..
…….
…..
………………….
…..
…….
……….
…………………….
……………………..
21/01/2009
0031435
21/01/2009
Xuất bán khăn bông, Inv 01NCS – 09/PNT
3111
319.027.200
…..
……
…..
……………………...
…..
…….
……….
……………………..
………………….
31/01/2009
KC DTBH xuất khẩu 51111
911
195.463.036.625
2.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Thông thường, tại một đơn vị kinh doanh hàng xuất khẩu, các khoản giảm trừ doanh thu gồm có: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, các sản phẩm xuất khẩu của Công ty luôn đảm bảo chất lượng tốt, và được giám định chất lượng bởi các tổ chức giám định có uy tín nên tại Công ty hầu như không có các khoản: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu của công ty không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Bởi vậy tại, tại Công ty chỉ duy nhất thuế xuất khẩu là khoản giảm trừ doanh thu.
Hiện nay, Công ty tính thuế hàng xuất khẩu theo giá FOB, tức là giá bán tại cửa khẩu không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải ngoại. Thuế xuất khẩu phải nộp được Công ty khai trong tờ khai hải quan điện tử của cơ quan Hải quan.
Công thức tính thuế xuất khẩu như sau:
Thuế xuất khẩu = Giá trị tính thuế + Thuế suất thuế
phải nộp của hàng xuất khẩu xuất khẩu của lô hàng đó
Thông thường, mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty chịu thuế xuất khẩu 5% tổng giá trị lô hàng xuất khẩu
Trình tự hạch toán và ghi sổ:
Mỗi khi có nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá. Công ty sẽ kê khai vào tờ khải hải quan những thông tin cần thiết để xác định số thuế phải nộp cho cơ quan hải quan.
Khi hàng hoá xuất khẩu được xác định là tiêu thụ, căn cứ vào bộ chứng từ hàng xuất khẩu, kế toán ghi nhận doanh thu. Đồng thời căn cứ vào thông báo thuế phải nộp của cơ quan Hải quan, kế toán phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp cho cơ quan thuế vào Phiếu kế toán
Nợ TK 5111- Doanh thu hàng xuất khẩu
Có TK 3333 - Số thuế xuất khẩu phải nộp
Khi Công ty nộp thuế xuất khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 3333 - Số thuế đã nộp
Có TK 111, 112 - Số tiền nộp
Căn cứ vào số liệu kế toán được nhập, máy tính sẽ tự động kết chuyển các thông tin đó vào sổ chi tiết TK 3333 và các sổ chi tiết TK có liên quan.
Ví dụ: về việc hạch toán số tiền thuế xuất khẩu phải nộp của kế toán xuất bán 114,829 tấn Cà phê sang Anh cho Công ty Armajaro Trading Limited, địa chỉ 16 Charles Street , London WIJ 5DS.
Kế toán ghi:
Nợ TK 5111: 154.878.058 đ
Có TK 3333: 154.878.058 đ
Ngày 21/03/2009, khi nộp tiền thuế xuất khẩu bằng chuyển khoản (Giấy nộp tiền vào Ngân sách số 00729657 – Xem biểu 2.9 )
Nợ TK 3333: 154.878.058 đ
Có TK 112: 154.878.058 đ
Biểu số 2.10 : Sổ chi tiết Tài khoản 3333
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản 3333 - Thuế xuất khẩu
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/01/2009
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
PS Nợ
PS Có
01/01
Số dư đầu tháng
475.876.600
Số phát sinh trong tháng
…
…
…………………
……
…………...
…………
21/01
PKT
Tiền thuế xuất khẩu phải nộp cho lô hàng Cà phê
5111
154.878.058
……
…
……………………
……
…………...
………….
Cộng số phát sinh
100.722.568.960
100.960.507.200
Số dư cuối tháng
237.938.300
Ngày 31 tháng 01 năm 2009
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.11 : Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước
GIẤY NỘP TIỀN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
BẰNG CHUYỂN KHOẢN
Liên 1: Lưu tại gốc
Tên đối tượng nộp tiền: Công ty xuất nhập khẩu Intimex. Mã số đối tượng nộp tiền: 0100109279
Địa chỉ: 96 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm- Hà Nội
Đề nghị Ngân hàng (KBNN): Công thương Hà Nội trích tài khoản số 0021.370022829
Để nộp NSNN vào Tài khoản của Kho bạc Nhà nước: 741010200005 tại Ngân hàng KBNN Hải Phòng
Cơ quan thông báo thu: Cục HQTP Hải Phòng Mã số cơ quan thu:
Chi cục HQCK cảng HP KVII Tờ khai hải quan số 69/HQ/2008-TKĐTXK ngày 17/01/2009
Nội dung các khoản nộp ngân sách Nhà nước:
STT
Nội dung khoản nộp
Chương
Loại
Khoản
Mục
Tiểu mục
Số tiền
Mã nguồn
Mã điều tiết
1
Thuế xuất khẩu
154.878.058
Cộng
154.878.058
Tổng số tiền ghi bằng chữ: Một trăm năm mươi ba triệu sáu trăm sáu mươi hai nghìn không trăm năm mươi tám đồng.
ĐỐI TƯỢNG NỘP NGÂN HÀNG PHỤC VỤ ĐỐI TƯỢNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ KBNN KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.5. Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí liên quan tới quá trình tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu tại công ty Xuất nhập khẩu Intimex. Để hạch toán chi phí bán hàng, Công ty sử dụng sử dụng TK 641. Tài khoản này được chi tiết như sau:
Chi phí nhân viên bán hàng (TK 6411): Là các khoản lương phải trả cho nhân viên bán hàng, chi phí nhân viên bảo quản hàng hoá, phụ cấp, trợ cấp thôi việc và các khoản trích theo lương.
Chi phí vật liệu, bao bì (TK 6412): Chi phí vật liệu bao bì tái chế, văn phòng phẩm xuất dùng, chi phí bảo quản hàng hoá;
Chi phí dụng cụ ( TK 6413):bao gồm các chi phí cho khâu bán hàng như chi phí bàn ghế, máy tính xách tay);
Chi phí khấu hao TSCĐ ( TK 6414): bao gồm các chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ quá trình tiêu thụ hàng hoá (cửa hàng, nhà kho, phương tiện vận chuyển bốc dỡ);
Chi phí dịch vụ mua ngoài ( TK 6417): Phản ánh các chi phí như tiền thuê kho, bến bãi, thuê bốc vác vận chuyển, phí hợp đồng, phí điện thoại cho nhận viên bán hàng;
Chi phí bằng tiền khác (TK 6418) như: Phí xúc tiến thương mại, quảng cáo, bảo hành sản phẩm; chi phí trả hộ cho xuất khẩu uỷ thác…
Trình tự hạch toán:
Khi các khoản chi phí bán hàng phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc: Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy thanh toán tạm ứng, Bảng thanh toán tạm ứng, Bảng thanh toán lương, kế toán sẽ nhập số liệu vào máy tính để tập hợp chi phí xác định kết quả xuất khẩu. Phần mềm máy tính sẽ tự động phân bổ và kết chuyển lên sổ chi tiết TK 641 vào Sổ cái TK 641.
Vi dụ: Ngày 05/01/2009, thủ quỹ xuất quỹ tiền mặt 7.000.000VNĐ cho anh Lâm phòng nghiệp vụ kinh doanh số 2 đi tìm hiểu thị trường.
( Phiếu chi số 7263)
Biểu số 2.12: Phiếu chi số 7263
PHIẾU CHI
( Số 7263)
Đơn vị: Công ty Xuất nhập khẩu Intimex Ngày 05/01/2009
Địa chỉ: 96 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nợ 641
Có 111
Họ tên người nhận tiền: Lê Ngọc Lâm
Địa chỉ: Phòng nghiệp vụ kinh doanh số 2
Lý do chi: Đi khảo sát thị trường
Số tiền: 7.000.000 VNĐ
Viết bằng chữ: Bảy triệu đồng chẵn
Kèm theo:
Đã nhận đủ số tiền ( Viết bằng chữ): Bảy triệu động chẵn
Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền
(Ký, đóng (Ký, ghi rõ (Ký, ghi rõ (Ký, ghi rõ (Ký, ghi rõ
dấu, ghi rõ họ tên) họ tên) họ tên) họ tên)
họ tên)
Căn cứ vào phiếu chi số 7263, kế toán nhập số liệu vào máy tính. Phần mềm sẽ tự động kết chuyển sang các sổ sau:
Sổ chi tiết TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác
Sổ cái TK 641
Dưới đây là các bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ; Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương: Bảng phân bổ khấu hao tại Công ty trong tháng 01/2009
Biểu số 2.13: Bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ
BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/01/2009
STT
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
TK 153
Tổng cộng
1
6413 – Chi phí bán hàng
4.256.722
4.256.722
2
6423 – Chi phí QLDN
52.337.625
52.337.625
Tổng cộng
56.594.347
56.594.347
Biểu số 2.14 : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/01/2009
Đơn vị tính: VNĐ
STT
TK Nợ
TK Có
Tài khoản 3341
Tài khoản 3342
Tài khoản 3343
Tài khoản 3346
Tổng cộng
1
64111
320.778.420
320.778.420
2
64112
170.582.104
170.582.104
3
6421
50.671.622
200.593.673
251.265.295
Cộng
320.778.420
170.582.104
50.671.622
200.593.673
742.625.819
Biểu số 2.15:Bảng phân bổ khẩu hao tài sản cố định
BẢNG PHẬN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/01/2009
STT
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
Tài khoản 214
Tổng cộng
1
6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ
20.000.000
20.000.000
2
6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ
52.021.600
52.021.600
Cộng
72.021.600
72.021.600
Biểu số 2.16 : Sổ chi tiết Tài khoán 641
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản 6418- Chi phí bằng tiền khác
Từ ngày 01/01/.2009 đến ngày 31/01/2009
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
PS Nợ
PS Có
02/03
PC 123
Thanh toán phí điện thoại
111
23.272.955
…….
………
…………………………
…….
………….
…………
10/01
PC 7263
Chi tiền tạm ứng cho anh Lâm phòng nghiệp vụ kinh doanh 2
111
7.000.000
10/03
UNC 255
Chi phí marketing
112
92.500.000
……
………
…………………………..
……
………
………….
31/03
PKT
K/c sang TK 911
911
572.652.345
Tổng số phát sinh Nợ: 572.652.345
Tổng phát sinh Có: 572.652.345
Số dư nợ cuối kì: 0
Ngày 31 tháng 01 năm 2009
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Biểu số 2.17: Sổ cái tài khoản 641
SỔ CÁI
Tên tài khoản: Chi phí bán hàng
Số hiệu: 641
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/01/2009
Đơn vị tính: VNĐ
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
STT dòng
Số hiệu TKĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
Số dư đầu năm
Số phát sinh trong kì
665.564.148
665.564.148
Số dư cuối kì
13.465.436
31/01/2009
Tiền lương và các khoản trích theo lương
3341
3382
3383
3384
491.360.524
9.014.165
33.781.988
10.716.946
31/01/2009
Chi phí KHTSCĐ
214
20.000.000
31/01/2009
Chi phí dịch vụ mua ngoài
111
309.671.470
…
…..
…….
………………….
….
……
……..
……………….
…………………
31/01/2009
Kết chuyển CPBH
911
478.460.016
2.6 Kế toán xuất khẩu hàng hoá theo phương thức uỷ thác:
Bên cạnh việc kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, Intimex còn tiến hành xuất khẩu hàng hoá theo phương thức uỷ thác trong đó Intimex là bên nhận uỷ thác. Hoạt động này được diễn ra khi một cơ quan hay tổ chức không có đủ khả năng hay tư cách pháp lý để thực hiện việc xuất khẩu trực tiếp có nhu cầu xuất khẩu một số mặt hàng được phép xuất khẩu trong danh mục hàng hoá được phép xuất khẩu của Nhà nước, sẽ uỷ thác cho Công ty Xuất nhập khẩu Intimex thực hiện việc xuất khẩu hộ. Hai bên sẽ tiến hành gặp gỡ để thoả thuận và kí kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cả bên giao và bên nhận uỷ thác làm căn cứ pháp lý thực hiện hợp đồng xuất khẩu uỷ thác. Bên giao uỷ thác là bên chủ hàng được phép ghi nhận doanh thu của hàng xuất khẩu, chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc xuất khẩu, hoặc có thể nhờ Công ty nhận uỷ thác là Công ty Xuất nhập khẩu Intimex chi hộ và thanh toán lại theo thoả thuận, đồng thời phải chịu một khoản chi phí phát sinh là hoa hồng uỷ thác cho Công ty Xuất nhập khẩu Intimex. Sau đó, Công ty Xuất nhập khẩu Intimex tiến hành kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, trình tự tiến hành thủ tục xuất khẩu cũng được tiến hành tương tự như xuất khẩu trực tiếp, nhưng phương pháp hạch toán thì khác nhau vì xuất khẩu uỷ thác là giao dịch với đối tác nội địa, chịu thuế xuất GTGT 10%. Sau khi hợp đồng kết thúc, Công ty tiến hành thanh toán mọi khoản chi phí phát sinh có liên quan đến quá trình xuất khẩu uỷ thác với bên giao uỷ thác. Khi biên bản thanh lý hợp đồng được cả hai bên thông qua, Công ty tiến hành thanh toán cho bên giao uỷ thác bằng phương thức chuyển khoản.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, do xu hướng ngày càng mở cửa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về thủ tục hành chính và phương thức kinh doanh, các doanh nghiệp, dù quy mô nhỏ cũng có đủ tư cách pháp nhân để tiến hành hoạt động xuất khẩu trực tiếp, do đó mà gần như hoạt động xuất khẩu uỷ thác của Công ty không phát sinh, nên em chỉ xin trình bày qua về hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác tại Công ty XNK Intimex trong năm 2008
Ví dụ: Ngày 17/10/2008, Công ty May Hải Dương ký kết hợp đồng uỷ thác xuất khẩu số 05/TH1với Công ty Xuất nhập khẩu về việc xuất khẩu lô hàng GCMM với tổng trị giá 16.875 USD.
Công ty được hưởng hoa hồng uỷ thác 0,7% tổng giá trị lô hàng (bao gồm cả thuế). Toàn bộ chi phí cước vận chuyển, phí dịch vụ Ngân hàng, phí bốc dỡ lên phương tiện vận chuyển và bảo hiểm đường biển do bên giao uỷ thác – Công ty may Hải Dương chịu trách nhiệm thanh toán bù trừ với số tiền hàng xuất khẩu.
Căn cứ vào hợp đồng xuất khẩu uỷ thác nói trên, ngày 24/10/2008 Công ty đã kí kết hợp đồng ngoại số 15/TH1 với ARK Co, LTD Hong Kong để xuất khẩu lô hàng theo giá CIF HongKong Port.
Ngày 25/10/2008, Công ty làm thủ tục và thanh toán phí làm L/C cho công ty May Hải Dương. Đến ngày 02/11/2008, Công ty n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31438.doc