Hoàn thiện kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương

Lời nói đầu Mục đích kinh doanh của các DN trong nền kinh tế thị trường quan tâm nhất là kết quả kinh doanh và làm thế nào để kết quả kinh doanh càng cao càng tốt. Điều đó phụ thuộc vào việc tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh, kết hợp với việc kiểm soát các hoạt động của DN và các nhân tố khác. Nhưng làm thế nào để các nhà quản lý, các chủ DN và giám đốc có đầy đủ các thông tin cần thiết ấy để phân tích, đánh giá lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả nhất. Điều đó cũng chỉ có thể

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựa vào thông tin kế toán cung cấp mới đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy. Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả, phân phối kết quả một cách khoa học hợp lý và phù hợp với điều kiện cụ thể của DN có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu không những đối với nội bộ DN, với cơ quan quản lý nhà nước mà còn với cả các đối tượng bên ngoài quan tâm đến DN. Nhận thấy việc hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp là vấn đề đáng quan tâm, bản thân em sau một thời gian tìm hiểu lý luận và thực tế, em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Hoàn thiện kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại Công ty giao nhận kho vận ngoại thương “. Với thời gian và trình độ còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, đề tài gồm ba chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong các DN. Chương 2 : Thực trạng kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans) Chương 3 : Phương hướng hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương. Chương 1 Cơ sở lý luận về Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong các DN 1. Lý luận chung về kết quả kinh doanh và phân phối kết quả. 1.1 Nội dung kết quả kinh doanh trong DN. 1.1.1 Khái niệm kết quả kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng của DN trong một thời kỳ nhất định (tháng, quí, năm), là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với toàn bộ chi phí của các hoạt động đã được thực hiện dưới chỉ tiêu lãi hoặc lỗ. Kết quả hoạt động kinh doanh còn là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động và mức độ tích cực trên các mặt của DN. Ta có công thức xác định kết quả KD như sau : Kết quả KD = Thu nhập - Chi phí Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ tổng hợp kết quả kinh doanh của hoạt động sản xuất kinh doanh chính, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Kết quả hoạt động tài chính là kết quả được hình thành từ các nghiệp vụ đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, kinh doanh bất động sản, cho vay vốn, lãi tiền gửi… Công thức xác định : = - Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác với các khoản chi phí khác. Hoạt động khác là những hoạt động còn lại mà doanh nghiệp tiến hành chưa kể vào hoạt động kinh doanh ở trên, có thể kể đến các hoạt động như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giải quyết các tranh chấp về vi phạm hợp đồng kinh tế, về xử lý tài sản thừa, thiếu chưa rõ nguyên nhân… Công thức xác định : = - * Vai trò của lợi nhuận trong DN. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là quá trình đầu tư chi phí vào các hoạt động và DN tiến hành hoạt động SXKD sau cùng là thu được tiền về, tạo thu nhập cho DN. Đây là bộ phận quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của DN, ngoài phần thu nhập do tiêu thụ sản phẩm, do DN sản xuất kinh doanh ra còn có thể có thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập từ hoạt động khác. Thu nhập của DN có liên quan chặt chẽ với chi phí bỏ ra và lợi nhuận sẽ đạt được. Từ góc độ của DN để xem xét có thể thấy rằng thu nhập của DN là toàn bộ các khoản tiền thu được do các hoạt động sản xuất KD của DN mang lại Thu nhập có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của DN. Trước hết, nó là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí SXKD, đảm bảo cho DN có thể tiếp tục tái sản xuất giản đơn cũng như có thể tái sản xuất mở rộng, là nguồn để DN có thể thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước như nộp các khoản thuế theo qui định, là nguồn để phân chia các quỹ, lợi nhuận cho các cổ đông… Nếu thu nhập ít hoặc thu nhập không đủ để trang trải các khoản chi phí đã bỏ ra sẽ đưa đến tình hình tài chính của DN gặp khó khăn, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho DN không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tất yếu sẽ dẫn tới phá sản. Từ t ầm quan trọng của việc xác định đúng đắn hợp lý kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp ta đi xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định kết quả kinh doanh, vì chỉ khi nào các cấu thành của kết quả kinh doanh được tính đúng, tính đủ và được xem xét một cách khoa học đúng vai trò thì khi đó kết quả kinh doanh mới chính xác được. 1.1.2 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh. Như ta đã biết có rất nhiều hoạt động trong một DN nhưng ta có thể chia chúng ra thành 3 nhóm như sau : - Hoạt động tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ : Là hoạt động chính trong một DN, thực hiện chức năng của doanh nghiệp về tiêu thụ về hàng hoá, lao vụ dịch vụ… - Hoạt động tài chính : là các hoạt động đầu tư tài chính của DN - Hoạt động khác : là các hoạt động không mang tính chất thường xuyên tại DN. Tương ứng với từng hoạt động kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp cũng bao gồm 3 bộ phận cấu thành : - Kết quả hoạt động SXKD chính. - Kết quả hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác. Tổng hợp kết quả 3 hoạt động trên ta được kết quả kinh doanh của DN. 1.1.2.1 Kết quả hoạt động SXKD. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : Là kết quả của hoạt động tiêu thụ về sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ đã thực hiện. Nó là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN của số hàng đã bán Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định theo công thức sau : = - - - = - - - - về bán hàng Trong đó : *Doanh thu trên hoá đơn được chia ra hai trường hợp : Trường hợp 1 : Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu trên hoá đơn là toàn bộ tiền hàng cung cấp dịch vụ (không bao gồm thuế GTGT), ngoài ra doanh thu này còn bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp 2 : Nếu cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá thanh toán được coi là doanh thu trên hoá đơn. *Giảm giá hàng bán : Là số tiền doanh nghiệp giảm trừ cho người mua trên giá thoả thuận do hàng hoá bị kém phẩm chất hoặc không đúng qui cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm đã được qui định trong hợp đồng kinh tế hoặc ưu đãi khách hàng mua sản phẩm hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn. *Trị giá hàng bán bị trả lại : Phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế như : Hàng kém phẩm chất, không đúng qui cách, chủng loại. * Chiết khấu thương mại : là khoản mà người bán thưởng cho người mua do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hoá và khoản giảm trừ trên giá bán niêm yết vì mua khối lượng lớn hàng hoá trong một đợt. Chiết khấu thương mại được ghi trong các hợp đồng mua bán hoặc các cam kết về mua, bán hàng. *Thuế không được hoàn trả ở khâu bán bao gồm : - Thuế tiêu thụ đặc biệt : Là loại thuế gián thu đánh vào các tổ chức sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ thuộc diện nộp thuế TTĐB - Thuế xuất khẩu : là loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá xuất khẩu qua các cửa khẩu và biên giới Việt nam. *Trị giá vốn hàng bán : Phản ánh trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất khẩu bán trong kỳ. *Chi phí bán hàng : Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ như : chi phí vận chuyển, đóng gói, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương, bảo hiểm của nhân viên bán hàng… *Chi phí quản lý DN : Là những chi phí phát sinh liên quan đến toàn bộ hoạt động của DN như : Chi phí nhân viên quản lý, các khoản tiền lương phụ cấp, khoản trích theo lương, chi phí dụng cụ đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý, thuế môn bài, chi phí bằng tiền khác. Các khoản chi phí phát sinh đã được tính phân bổ cho số hàng đã thanh toán trong kỳ 1.1.2.2 Kết quả hoạt động tài chính. Kết quả hoạt động tài chính là phần chênh lệch giữa các khoản doanh thu hoạt động tài chính với các khoản chi phí thuộc hoạt động tài chính. Chi phí hoạt động tài chính - Doanh thu hoạt động tài chính = Kết quả hoạt động tài chính Trong đó : Doanh thu hoạt động tài chính là số tiền thu được từ các hoạt động đầu tư tài chính như : + Lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm; trả góp; lãi đầu tư trái phiếu; lãi về chuyển nhượng chứng khoán; lãi do bán ngoại tệ; chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ; lãi cho thuê tài chính. + Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (Bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính…). + Lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh; cổ tức được hưởng + Thu về khoản chênh lệch bán ngoại tệ, thu về cho thuê tài sản và các hình thức đầu tư dài hạn khác. + Doanh thu nhượng bán bất động sản, giá cho thuê đất. Chi phí hoạt động tài chính : Là các chi phí liên quan đến đầu tư kinh doanh vốn như : + Chi phí về hoạt động tham gia LD (không tính trị giá vốn góp) + Chi phí chứng khoán ngắn và dài hạn, lỗ trong kinh doanh chứng khoán. + Chi liên quan đến hoạt động cho vay vốn, lỗ do ngoại tệ, còn vay vốn phải trả. + Chi phí khấu hao của TSCĐ cho thuê tài chính và giá trị thực tế của bất động sản đã bán. + Trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán 1.1.2.3 Kết quả hoạt động khác. Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác với các khoản chi phí khác. * Công thức xác định : Chi phí khác - Thu nhập khác = Kết quả hoạt động khác Trong đó : Thu nhập khác : Là các khoản thu nhập mà DN không dự tính trước hoặc là khoản thu xảy ra một cách không đều đặn thường xuyên như : + Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ + Khoản thu được phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. + Thu được các khoản nợ khó đòi đã xử lý nay lại đòi được. + Thu từ các khoản nợ mà không tìm được chủ nợ (nợ vắng chủ). + Thu nhập quà biếu, quà tặng + Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót + Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu…. + Xử lý tài sản thừa + Khoản được giảm trừ thuế, miễn thuế. Chi phí khác : Đây là các khoản chi phí hay thiệt hại mang tính không thường xuyên và không thuộc phạm vi hoạt động SXKD và hoạt động tài chính của DN : + Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý nhượng bán. + Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá sổ kế toán. + Khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. + Bị phạt thuế hay truy thu thuế. + Các khoản chi phí bỏ sót chưa ghi + Các chi phí để thu tiền phạt. + Các khoản chi phí bị nhầm, bỏ sót từ các kỳ kế toán trước. + Các khoản chi phí khác. Sau khi xác định kết quả kinh doanh từng hoạt động tiến hành tổng hợp lại ta sẽ được kết quả tổng hợp tất cả các hoạt động. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của DN trong một thời kỳ nhất định và nó được biểu hiện dưới dạng lãi hoặc lỗ. Công thức : Lợi nhuận hoạt động SXKD Tổng lợi nhuận các hoạt động Lợi nhuận hoạt động khác Lợi nhuận hoạt động tài chính + = + 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Như ta đã nêu ở trên kết quả kinh doanh của DN thường bao gồm kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Trong đó kết quả thu được từ hoạt động SXKD chính là chỉ tiêu cơ bản, có tỷ trọng lớn quyết định đến kết quả tổng hợp của DN. Cho nên khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh thì việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính là nội dung cơ bản để trên cơ sở phấn đấu tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kết quả SXKD của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố : Doanh thu tiêu thụ và chi phí kinh doanh. 1.1.3.1 ảnh hưởng của doanh thu tiêu thụ đến kết quả kinh doanh Doanh thu tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của DN. Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì doanh thu tiêu thụ càng lớn cho ta kết quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Như vậy, để cho kết quả kinh doanh của DN được chính xác thì đòi hỏi phải xác định đúng đắn, chặt chẽ doanh thu tiêu thụ. Doanh thu tiêu thụ luôn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, những nhân tố này ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh của DN qua doanh thu. Sau đây là một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới doanh thu : * Các nhân tố định lượng : Khối lượng và giá cả hàng hoá tiêu thụ Trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại, tiêu thụ hàng hoá là khâu quan trọng vì nó kết thúc quá trình lưu chuyển hàng hoá. Đối với doanh nghiệp thương mại việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu có ý nghĩa rất quan trọng. Nó góp phần vào việc đáp ứng thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng xã hội. Trong phạm vi doanh nghiệp, tăng doanh thu là một trong những điều kiện cơ bản để tăng lợi nhuận nhằm tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống cán bộ CNV. Lợi nhuận là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp, chính vì vậy đòi hỏi các cán bộ quản lý lãnh đạo doanh nghiệp phải tìm ra mọi biện pháp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Mở rộng lưu chuyển hàng hoá là biện pháp quan trọng tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Thương Mại, góp phần nâng cao đời sống người lao động. Mở rộng lưu chuyển hàng hoá là điều kiện đảm bảo cạnh tranh có hiệu quả khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Để làm được điều đó thì đòi hỏi DN phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng để lựa chọn phương thức mua hàng, bán hàng… cho phù hợp với điều kiện hoạt động của DN mình ở từng thời kỳ để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Giá cả hàng hoá tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nếu DN đưa ra một mức giá phù hợp thì được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận, DN dễ tiêu thụ hàng hoá của mình, sẽ làm cho doanh thu tăng lên. Mặt khác nếu giá quá cao thì người tiêu dùng sẽ không chấp nhận hàng hoá và hàng hoá của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng. Nếu giá quá thấp sẽ làm doanh thu tụt xuống thậm chí doanh thu không bù đắp đủ những chi phí đã bỏ ra. * Các nhân tố định tính : Chất lượng hàng hoá và kết cấu hàng hoá. Chất lượng hàng hoá tiêu thụ là một yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ hàng hoá. Chất lượng sản phẩm hàng hoá cao không chỉ làm tăng khối lượng tiêu thụ mà còn có thể nâng giá bán tạo điều kiện tăng doanh thu. Việc đảm bảo chất lượng sẽ làm tăng được lòng tin của khách hàng đối với DN, là uy tín của DN trên thị trường. Để đảm bảo hàng hoá có chất lượng cao thì ngay từ khâu lựa chọn nguồn hàng DN đã phải thận trọng tìm những nguồn hàng có uy tín, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng về mọi mặt. Sau đó là công tác lưu trữ bảo quản, đóng gói phải được thực hiện tốt. Đó là trách nhiệm của các cán bộ quản lý trong đó có cả bộ phận kế toán. Kết cấu sản phẩm phù hợp đưa ra tiêu thụ cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN. Trong kinh doanh hiện nay các DN thường đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hàng hoá khác nhau làm đa dạng hàng hoá tiêu thụ, tăng doanh thu cho DN. Công tác tổ chức bán hàng của DN cũng là một nhân tố thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Một DN nếu áp dụng tổng hợp nhiều hình thức bán như : Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý… tất yếu sẽ bán được nhiều hàng hoá hơn. Trong cơ chế kinh doanh hiện nay thì công tác Marketing, quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm, thái độ phục vụ khách hàng cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của DN, vì vậy DN phải tìm mọi biện pháp để thúc đẩy các công tác đó. 1.1.3.2 ảnh hưởng của giá vốn hàng bán đến kết quả kinh doanh của DN. Trong DN giá vốn hàng bán ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, nó tác động ngược chiều đến kết quả kinh doanh. Để tăng kết quả kinh doanh của DN đòi hỏi phải có những biện pháp đối với nhân tố này. Giá vốn hàng bán trong DN là giá mua – giá thoả thuận giữa DN với người bán, nó phụ thuộc vào giá cả thị trường. Vì vậy DN khó có thể đưa ra những giá mua, giá bán theo ý chủ quan của mình. ở đây việc giảm giá vốn hàng bán chủ yếu được thực hiện bằng cách : phải có công tác thu mua hàng tận nơi sản xuất không qua nhiều cầu trung gian, môi giới, phải có quan hệ tốt với người cung cấp tạo được uy tín với họ để họ cung cấp hàng hoá cho DN một cách đều đặn kịp thời và đảm bảo cả về số lượng, chất lượng. 1.1.3.3 ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và chi phí QLDN Thực chất ảnh hưởng của nhân tố này giống với ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán, xét về cả mức độ cũng như tính chất của nó. Tuy nhiên chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN là tác động của nhóm nhân tố chủ quan trong công tác quản lý của DN, vì vậy đòi hỏi các DN phải biết tiết kiệm đến mức tối đa các khoản chi phí trong quá trình hàng hoá được mua vào và tiêu thụ trên thị trường. Đây là yếu tố có thể coi là đặc trưng của mỗi DN để nâng cao lợi nhuận của DN, nó là yếu tố để DN cạnh tranh với các DN khác trên thị trường. 1.1.4 Các biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh. Mục tiêu nâng cao kết quả kinh doanh luôn là hướng phấn đấu của DN. Kết quả kinh doanh là một nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của một DN. Vì vậy để đạt được mức lợi nhuận cao thì đòi hỏi các DN phải thực hiện tốt một số biện pháp sau : 1.1.4.1 Nâng cao doanh thu bán hàng. Nâng cao doanh thu bán hàng là mục tiêu hàng đầu của mọi DN. Để nâng cao được doanh thu tiêu thụ đòi hỏi các DN thực hiện các biện pháp sau : a.Khai thác nguồn hàng và đẩy mạnh bán ra . Để đáp ứng nhu cầu khách hàng và tiêu thụ hàng hoá một cách hiệu quả, DN phải tổ chức thu mua hàng hoá nhanh chóng, giảm chi phí một cách tối đa, giá cả thấp, mua tận gốc và lựa chọn nguồn hàng ổn định. Đối với DNTM nguồn hàng có vai trò quan trọng, muốn khai thác tốt nguồn hàng thì phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng, từ đó mới tổ chức đặt hàng, thu mua, gia công chế biến tiếp nhận những mặt hàng kinh doanh tạo nguồn hàng phong phú, ổn định. Nếu khai thác được nguồn hàng tốt sẽ giảm chi phí thu mua một cách thấp nhất từ đó sẽ làm tăng kết quả kinh doanh của DN. Mặt khác, giá cả cũng là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN. Do đó DN phải lựa chọn kinh doanh những mặt hàng có giá cả phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nhằm mục đích bán được hàng hoá với khối lượng lớn để tăng doanh thu. Ngoài ra DN cũng cần phải có những biện pháp đẩy mạnh tổng mức bán ra tăng cường công tác Marketing, các biện pháp khen thưởng, khuyến khích người bán hàng, người mua hàng, hoàn thiện nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. b.Tăng khối lượng, chất lượng sản phẩm tiêu thụ . Nếu các điều kiện khác không có gì biến động thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của DN. Tuy khối lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ tay nghề công nhân, qui mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thị trường… Để thực hiện tốt phương hướng này thì DNTM kết hợp cùng DNSX đưa ra định hướng : Mở rộng mặt hàng kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm. Thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá. 1.1.4.2 Tiết kiệm chi phí kinh doanh. Hạ thấp chi phí kinh doanh gắn liền với nguyên tắc tiết kiệm nhưng không có nghĩa là cắt xén những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hoá. Vì vậy việc hạ thấp chi phí cần có tính toàn diện, ngoài việc hạ thấp chi phí thương mại thì phải hạ thấp chi phí kinh doanh của xã hội và đảm bảo chất lượng hàng hoá cho người tiêu dùng. Các biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh phải gắn liền với tăng lưu chuyển hàng hóa, phân bổ tiêu thụ, tổ chức lưu chuyển hàng hoá hợp lý… để tăng kết quả kinh doanh của DN. Ngoài ra để tiết kiệm chi phí kinh doanh, DN phải kết hợp giữa việc vận dụng qui luật giá trị, đòn bẩy kinh tế với việc khuyến khích động viên mọi người, mọi bộ phận trong doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và giám sát chi phí. Ngoài việc hạ thấp chi phí việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong DNTM là một yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang cần có vốn. Việc sử dụng vốn có hiệu quả chính là tổ chức tốt quá trình vận động lưu chuyển hàng hoá, vòng quay vốn càng nhanh là cơ sở cho việc mở rộng lưu chuyển, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hoá trong xã hội. Các DN cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách : Bố trí hợp lý cơ cấu tài sản trong DN, tăng năng suất lao động, đánh giá TSCĐ theo giá thị trường, xử lý các tài sản thừa, các tài sản hết thời gian sử dụng để tránh tình trạng vốn cố định bị nhàn rỗi không đưa vào sử dụng trong khi vẫn phải tính khấu hao. Bên cạnh các biện pháp tăng kết quả kinh doanh kể trên còn một số biện pháp khác như : Nắm chắc các nghiệp vụ thanh toán tiền tệ để tránh tình trạng ngừng sản xuất kinh doanh gây ra những khoản thiệt hại làm giảm kết quả kinh doanh của DN. Thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng, và các đối tác trong và ngoài nước. 1.2 Nội dung và nguyên tắc phân phối lợi nhuận. 1.2.1 ý nghĩa, tác dụng của việc phân phối lợi nhuận . Sau một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, DN thu được một khoản lợi nhuận nhất định và phải tiến hành phân phối lợi nhuận đó. Tuỳ thuộc vào chế độ Nhà nước qui định trong từng thời kỳ, qui định quản lý tài chính của từng doanh nghiệp mà lợi nhuận của DN được phân chia theo các nội dung khác nhau. Phân phối lợi nhuận là việc giải quyết hàng loạt các mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa Nhà nước, DN và tập thể người lao động. Việc phân phối lợi ích kinh tế đúng đắn sẽ trở thành động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, sẽ tạo cho DN có điều kiện tiếp tục công việc kinh doanh của mình. Về phía nhà nước : Việc phân phối lợi nhuận một cách thống nhất, khoa học giữa các doanh nghiệp sẽ giúp cho Nhà nước đảm bảo được nguồn thu ngân sách và công bằng cho các DN… Về phía người lao động : Nếu các DN xác định chính xác phần lợi nhuận của mình và thực hiện đúng chính sách nhà nước đã đề ra thì quyền lợi của người lao động được đảm bảo và từ đó khuyến khích được người lao động nhiệt tình tham gia lao động sản xuất góp phần xây dựng DN mình ngày một phát triển. * Cơ sở để phân phối lợi nhuận : Lợi nhuận của DN được xác định hàng tháng, hàng quí nhưng chỉ được xác định duyệt chính thức khi kết thúc niên độ kế toán năm dương lịch. Nhưng để đảm bảo cho việc thực hiện các mục đích trong năm phải căn cứ vào kế hoạch tiến hành tạm phân phối theo tỷ lệ qui định của Nhà nước. 1.2.2 Nội dung, nguyên tắc của việc phân phối. Theo chế độ tài chính hiện hành (thông tư số 64/1999 TT-BTC ngày 07/06/1999 của Bộ Tài Chính) lợi nhuận thực hiện của DNNN sau khi nộp thuế thu nhập DN được phân phối theo trình tự sau : Bù khoản lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế Tiền thu về sử dụng vốn dùng bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Trả tiền phạt vi phạm pháp luật Nhà nước như : Vi phạm luật thuế, luật giao thông, luật môi trường, luật Thương Mại và qui chế hành chính… sau khi đã trừ tiền bồi thường tập thể hoặc cá nhân gây ra (nếu có) Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có) Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các khoản (1,2,3,4,5) được phân phối như sau : 6.1. Trích 10% vào quĩ dự phòng tài chính. Khi số dư của quĩ này bằng 25% vốn điều lệ của DN thì không trích nữa. 6.2. Trích tối thiểu 50% vào quĩ đầu tư phát triển. 6.3. Trích 5% vào quĩ dự phòng trợ cấp mất việc. Khi số dư quĩ này đạt 6 tháng lương thực hiện của DN thì không trích nữa. 6.4. Đối với một số ngành đặc thù (như ngân hàng thương mại, bảo hiểm…) mà pháp luật qui định phải trích lập các quĩ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế thì DN trích lập theo các qui định đó. 6.5. Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu. 6.6. Lợi nhuận còn lại sau khi trích các quĩ (6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5) được trích lập quĩ khen thưởng và quĩ phúc lợi, mức trích tối đa cho cả 2 quĩ bằng: Ba tháng lương thực hiện cho các trường hợp : - DN có tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm nay bằng hoặc cao hơn năm trước. - DN đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng kinh doanh đang trong thời gian được miễn thuế thu nhập DN theo luật khuyến khích đầu tư trong nước nếu có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn năm trước khi đầu tư. b) Hai tháng lương thực hiện, nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn năm trước. Hội đồng quản trị hoặc giám đốc sau khi lấy ý kiến tham gia của ban chấp hành công đoàn quyết định tỷ lệ phân chia số tiền vào mỗi quĩ. Số lợi nhuận sau khi trích các quỹ vẫn còn dư thì chuyển hết vào quỹ đầu tư phát triển. Trên cơ sở báo cáo tài chính hàng quí về số lợi nhuận thực hiện, DN kê khai và nộp thuế thu nhập DN theo luật định, lợi nhuận còn lại tạm được trích vào các quĩ qui định ở trên, nhưng số tạm trích vào các quĩ không vượt quá 70% tổng lợi nhuận sau thuế của quí đó. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định chính xác sau khi quyết toán, báo cáo tài chính năm của DN được công nhận. Nhưng để đảm bảo có thể sử dụng kịp thời kết quả kinh doanh của DN cho các mục đích thì hàng kỳ DN tạm phân phối lợi nhuận tài chính theo nguyên tắc không được phân phối sử dụng quá số kết quả thực tế trong kỳ hạch toán. *Nguyên tắc phân phối lợi nhuận . Lợi nhuận của DN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định hàng tháng, hàng quí nhưng chỉ được xét duyệt công nhận khi quyết toán năm được duyệt. Do đó, để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nguồn thu của các bên tham gia liên doanh và người lao động đồng thời trích lập các quĩ, việc phân phối lợi nhuận được tiến hành theo các bước sau: Bước 1 : Tạm phân phối lợi nhuận theo kế hoạch được tiến hành hàng tháng, quí trong năm. Số tạm phân phối không được vượt quá số lợi nhuận trong kỳ. Bước 2 : Cuối năm kết chuyển lợi nhuận còn lại chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước. Bước 3 : Sang đầu năm sau, khi báo cáo quyết toán năm trước được duyệt, xác định số lợi nhuận được phân phối chính thức kế toán tiến hành điều chỉnh số đã tạm phân phối theo số được duyệt. * Trong quá trình phân phối thu nhập của DN, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như sau : Thuế thu nhập DN : Là một loại thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và động viên một phần thu nhập vào NSNN đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các cá nhân tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ có thu nhập. Căn cứ để tính thuế thu nhập là thu nhập chịu thuế và thuế suất. Thu nhập chịu thuế bao gồm các thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trong và ngoài nước, thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập hoạt động khác. Để xác định thuế thu nhập phải nộp ta xác định tổng thu nhập chịu thuế theo công thức : Tổng thuế Tổng thu để Chi phí Thu nhập thu nhập = tính thu nhập - hợp lý + chịu thuế chịu thuế chịu thuế khác Từ đó xác định số thuế thu nhập phải nộp trong năm : Thuế Tổng Thuế thu nhập = thu nhập x suất phải nộp chịu thuế 2. yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong DNTM. 2.1.Yêu cầu quản lý. 2.1.1.Yêu cầu quản lý kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng trong mỗi DN. Nó liên quan chặt chẽ đến chi phí bỏ ra và lợi nhuận sẽ đạt được. Điều đó cho thấy DN phải quản lý kết quả kinh doanh sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc quản lý tốt kết quả kinh doanh không phải là một công việc đơn giản, đòi hỏi kế toán phải tham gia tổ chức quản lý kết quả kinh doanh một cách thật chặt chẽ và khoa học. Muốn công tác quản lý kết quả kinh doanh đạt kết quả cao trước hết ta phải quản lý tốt doanh thu và chi phí. Quản lý có hiệu quả doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khác đòi hỏi kế toán phải thường xuyên theo dõi và phản ánh một cách kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu bằng cách tổ chức theo dõi hạch toán trên sổ sách một cách hợp lý và khoa học. Kế toán phản ánh trung thực, kịp thời đầy đủ nội dung kinh tế (và số liệu) các nghiệp vụ phát sinh để giúp cho các nhà quản lý có thể nắm được bản chất từng nghiệp vụ kinh tế. Việc sử dụng đúng đắn các chứng từ cũng rất cần thiết, bởi vì chứng từ là cơ sở pháp lý của mọi nghiệp vụ kinh tế và như hiện nay áp dụng luật thuế GTGT thì việc đó càng trở nên cần thiết, việc thực hiện đúng qui định gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp. Chẳng hạn khi xuất bán một lô hàng hoá mà không phản ánh lên hoá đơn thì lô hàng đó coi như không có doanh thu, hoặc hiện nay nếu khi lập hoá đơn mà không ghi một cách chi tiết giá bán chưa thuế, thuế GTGT và tổng số tiền thanh toán thì khi thuế doanh nghiệp chịu tính thuế là giá người mua phải thanh toán. Đồng thời đơn vị mua hàng hoá không được khấu trừ thuế đầu vào. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng các chứng từ hoá đơn vào việc quản lý. Việc quản lý doanh thu có hiệu quả, đầy đủ, chính xác là quản lý tốt được kết quả kinh doanh. Quản lý tốt chi phí kinh doanh phát sinh trong doanh nghiệp cũng là một yêu cầu cần thiết, phải quản lý thật chặt chẽ các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp. Khi chi phải có sự cân nhắc kỹ. Việc hạ thấp chi phí, giảm tỷ suất chi phí để tăng kết quả kinh doanh là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có tỷ suất chi phí thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp đó quản lý tốt chi phí. Trong các loại chi phí thì chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí quan trọng. Nếu chi phí này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Kế toán là một công cụ quan trọng trong việc quản lý chi phí, kế toán luôn phải tìm ra cho doanh nghiệp một tỷ lệ chi phí thấp phù hợp, có như vậy mới ngăn chặn được tình trạng lãng phí chi tiêu bất hợp lý. Các chi phí phát sinh phải được phản ánh đúng đủ, kịp thời vào sổ sách chứng từ kế toán, tránh tình trạng thâm hụt chi tiêu không có cơ sở. Trong việc quả._.n lý kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì việc quản lý tốt kết quả kinh doanh ở các đơn vị bộ phận cũng góp phần không nhỏ vào việc hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.1.2.Yêu cầu quản lý phân phối lợi nhuận . Sau khi xác định và quản lý tốt kết quả kinh doanh thì yêu cầu đặt ra là phải phân phối lợi nhuận đó như thế nào cho hợp lý, phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy yêu cầu quản lý phân phối lợi nhuận là rất cần thiết. Ngoài việc phân phối lợi nhuận theo chế độ kế toán, cùng cán bộ quản lý doanh nghiệp phải biết sử dụng lợi nhuận đó như thế nào để thu được hiệu quả cao nhất tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Như vậy việc quản lý kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Thương Mại nói riêng là rất cần thiết. Nó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. 2.2.Nhiệm vụ kế toán . 2.2.1.yêu cầu đối với kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận. Kế toán nói chung và đặc biệt là kế toán quản trị nói riêng phải lường trước được mức độ ảnh hưởng của doanh thu đến kết quả kinh doanh cũng như sự biến động của doanh thu trong kỳ hạch toán. Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu, kế toán phải xử lý, phản ánh doanh thu trên chứng từ, tài khoản, sổ kế toán một cách kịp thời, khoa học phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN mình với mục tiêu cuối cùng là phản ánh chính xác doanh thu có lợi cho DN mình nhất. Muốn có kết quả chính xác ngoài việc phản ánh doanh thu chính xác, kịp thời, đầy đủ kế toán phải phản ánh tính toán chính xác giá bán của hàng hoá, giá bán được thể hiện trên hoá đơn một cách kịp thời, chính xác, việc khai thác nguồn hàng và đẩy mạnh bán ra. Kế toán phải nắm được tình hình chi phí bán hàng trong DN để xử lý các chi phí bán hàng làm thay đổi lợi nhuận của DN. Còn đối với chi phí quản lý DN thường phát sinh lớn và khó kiểm soát, vì vậy đòi hỏi kế toán phải theo dõi chặt chẽ các chi phí này tránh tình trạng ghi không đúng thực tế, vượt quá giới hạn cho phép. Như vậy với vai trò quan trọng của mình kế toán luôn tìm cách hạn chế đến mức tối đa các khoản chi phí không cần thiết. Kế toán phải biết kết hợp với giám đốc và các phòng ban lập dự toán chi phí ngắn hạn căn cứ vào kế hoạch tài chính quí, năm để lập chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN hàng tháng, hàng quí kế hoạch sau đó thì phân cấp chi phí quản lý kinh doanh thường xuyên hoặc định kỳ tiến hành kiểm tra đối với chi phí kinh doanh đặc biệt là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn. Kế toán khi nắm bắt được các khoản chi phí phát sinh không đúng mục đích, yêu cầu của DN thì phải xử lý loại bỏ, không hạch toán vào chi phí, định khoản hạch toán chi phí vào sổ sách của DN sao cho có lợi cho DN nhất, gia sức hạn chế những khoản chi phí gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN. Có như vậy DN mới có thể hạ thấp được chi phí kinh doanh theo hướng tích cực, hợp lý. Kế toán có vai trò giúp lãnh đạo DN tính toán đưa ra phương hướng biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả nhất giúp cho DN ngày càng phát triển. Vì vậy, hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế ở doanh nghiệp, vai trò đó được xác định từ thực tế hoạt động quản lý và bản chất của hạch toán kế toán. Tất cả các thông tin xuất hiện trong quản lý kinh doanh đều được nhận biết thông qua hệ thống kế toán ở DN. Kế toán có nhiệm vụ xử lý và cung cấp thông tin cho lãnh đạo DN để phục vụ công tác quản lý. Từ đó lãnh đạo DN mới điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất nhằm đem lại hiệu quả cao nhất tăng thu nhập cho DN, giúp cho DN phát triển và đứng vững trên thương trường. 2.2.2.Nhiệm vụ kế toán. Trong doanh nghiệp Thương Mại, bộ phận kế toán có chức năng giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi việc sử dụng và bảo quản sản xuất kinh doanh của DN. Từ đó ta có thể xác định được nhiệm vụ của kế toán: Ghi chép tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình lưu chuyển sử dụng các tài sản vật tư tiền vốn, các quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Thông qua việc ghi chép, phản ánh để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra việc gìn giữ và sử dụng các loại vật tư tiền vốn kinh phí, phát hiện ngăn ngừa kịp thời các hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ kỷ luật kinh tế tài chính của Nhà nước. Cung cấp tài liệu, số liệu phục vụ tiến hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch, công tác thống kê và thông tin kinh tế. Xuất phát từ đặc điểm riêng của hoạt động kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận ta rút ra được nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ này như sau : + Xác định chính xác kịp thời các khoản thu nhập của DN theo qui định của Nhà nước. + Tổ chức hạch toán chi tiết theo từng khoản thu nhập đảm bảo đánh giá đúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN + Tính toán xác định việc phân chia lợi nhuận kinh doanh rõ ràng theo các nguyên tắc của chế độ kế toán, xác định phản ánh đúng, đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và đảm bảo lợi ích của DN và lợi ích của người lao động. + Phản ánh đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ trong quá trình tạm phân phối lợi nhuận của DN. 3.Phương pháp kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận. 3.1.Kế toán kết quả kinh doanh. 3.1.1.Kế toán kết quả hoạt đông SXKD. 3.1.1.1.Chứng từ sử dụng. Chứng từ là cơ sở ban đầu để tổ chức hạch toán chính xác về mặt thông tin và kiểm soát việc chấp hành kỷ luật tài chính trong DN. Chứng từ sử dụng trong trường hợp này bao gồm : Các loại hoá đơn, phiếu thu, phiếu chi tiền. Biên bản giao nhận tài sản . Giấy báo nợ, báo có của ngân hàng. Các chứng từ tự lập Các chứng từ, giấy báo của bên tổ chức liên doanh. Các biên bản xử lý về thu nhập vào chi phí hoạt động bất thường của DN Các chứng từ thu chi do nhượng bán, thanh lý TSCĐ. 3.1.1.2.Tài khoản sử dụng. a.Tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” Tài khoản này dùng để cuối kỳ tập hợp chi phí và thu nhập của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN và tính kết quả đó. Kết cấu của TK 911 : + Bên Nợ : Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động khác. Số lãi trước thuế của các hoạt động sx kinh doanh và các hoạt động khác. + Bên Có : Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, và thu nhập thuần hoạt động tài chính trong kỳ, thu nhập thuần hoạt động khác. Số lỗ của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. TK này cuối kỳ không có số dư. b. Tài khoản 421 “Lãi chưa phân phối “ * Kết cấu TK 421 : + Bên Nợ : - Phản ánh số lỗ và coi như lỗ từ hoạt động SXKD và các hoạt động khác. - Phản ánh tình hình phân phối lợi nhuận + Bên Có : - Phản ánh số lãi và coi như lãi từ các hoạt động kinh doanh - Xử lý các khoản lỗ + Dư Có : Số lợi nhuận chưa phân phối + Dư Nợ (nếu có) : Số lỗ chưa xử lý Tài khoản 421 có 2 tài khoản cấp hai : - Tài khoản 4211 “Lợi nhuận năm trước” - Tài khoản 4212 “Lợi nhuận năm nay” c. Các tài khoản khác liên quan : TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” TK 632 “Giá vốn hàng bán” TK 641, TK 642 “Chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN” 3.1.1.3.Trình tự kế toán kết quả hoạt động kinh doanh. TK 156,157 TK 632 TK 911 TK 521,531,532 TK 511,512 111,112 giá vốn k/c giá vốn k/c các khoản giá không hàng bán giảm DT VAT TK 334,338 TK 641,642 k/c DTT 33311 CP nhân viên K/c chi phí BH, QLDN TK 421 TK 421 K/c lãi K/c lỗ Sơ đồ 1: Trình tự hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh 3.1.2.Kế toán kết quả hoạt động tài chính. 3.1.2.1.Tài khoản sử dụng . Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” Tài khoản 635 “ Chi phí tài chính ” Một số tài khoản liên quan * Kết cấu TK 515 : Bên Nợ : Các khoản ghi giảm doanh thu hoạt động tài chính (giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại và số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có)) K/c doanh thu thuần hoạt động tài chính sang TK 911 Bên Có : Các khoản doanh thu thuộc hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ * Kết cấu TK 635 : Bên Nợ : Các khoản chi phí của hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ Bên Có : Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động tài chính vào tài khoản xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tài khoản này cuối kỳ không có số dư 3.1.2.2.Trình tự hạch toán. TK 111,112 TK 635 TK 911 TK 515 TK 413 Chi phí hoạt động K/c chi phí K/c thu nhập K/c lãi chênh tài chính PS tài chính tài chính lệch tỷ giá TK 121,128,222 Các khoản lỗ do TK 131 hoạt động tài chính TK 129,229 Doanh thu bán bất động sản Lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn TK 413 TK 421 K/c lỗ chênh lệch tỷ giá Lỗ TK 228 Lãi K/c trị giá bán bất động sản Sơ đồ 2: Trình tự hạch toán kết quả hoạt động tài chính 3.1.3.Kế toán kết quả hoạt động khác. 3.1.3.1.Tài khoản sử dụng. TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh ” TK 711 “ Thu nhập khác ” TK 811 “ Chi phí khác ” * Kết cấu TK 711 : + Bên Nợ : Các khoản ghi giảm thu nhập hoạt động khác (giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp thuộc hoạt động khác) Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập thuần khác sang Tài khoản 911 + Bên Có : Các khoản thu nhập khác thực tế phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ. * Kết cấu TK 811 : + Bên Nợ : Tập hợp các khoản chi phí khác thực tế phát sinh trong kỳ. + Bên Có : Kết chuyển chi phí khác vào Tài khoản 911 Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ. 3.1.3.2.Trình tự hạch toán TK liên quan TK 811 TK 911 TK 711 TK 111,112 Chi phí nhượng K/c chi phí K/c thu nhập bán thanh lý khác khác Thu nhập nhượng bán TSCĐ TK 211 TK 3331 TK 331,338 Giá trị còn lại Thuế GTGT của TSCĐ phải nộp Thu được khoản nợ TK 338 không xác định được chủ Bị phạt vi phạm TK 421 HĐ Lỗ Lãi Sơ đồ 3: Trình tự hạch toán kết quả hoạt động khác 3.1.4.Sổ sách phản ánh. * Nếu theo hình thức Nhật Ký Chứng Từ thì sử dụng nhật ký chứng từ số 8 để phản ánh giá vốn hàng hoá, các khoản giảm giá hàng bán, thu nhập chi phí của hoạt động kinh doanh, chi phí của hoạt động tài chính, hoạt động khác. Mở các sổ chi tiết để phản ánh doanh thu, giá vốn, chi phí của từng loại hoạt động. * Nếu theo hình thức Chứng Từ Ghi Sổ : Căn cứ vào các chứng từ gốc để lập các chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ Cái. Đồng thời người ta mở các sổ chi tiết để phản ánh từng hoạt động. 3.2.Phương pháp kế toán phân phối lợi nhuận. 3.2.1.Tài khoản sử dụng. Để phản ánh tình hình phân phối lợi nhuận, kế toán DN sử dụng các tài khoản sau : Tài khoản 421 “ Lợi nhuận chưa phân phối “ ( Kết cấu của tài khoản này đã xét ở phần b ) Tài khoản này có 2 tài khoản cấp II + Tài khoản 4211 : “Lợi nhuận năm trước” Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình phân phối lợi nhuận và lợi nhuận chưa phân phối của năm trước. + Tài khoản 4212 : “Lợi nhuận năm nay” Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình phân phối lợi nhuận và lợi nhuận chưa phân phối của năm nay. Ngoài ra kế toán phân phối lợi nhuận còn sử dụng một số tài khoản liên quan như : Tài khoản 111 : “Tiền mặt” Tài khoản 112 : “Tiền gửi ngân hàng” Tài khoản 3334 : “Thuế thu nhập DN” Tài khoản 411 : “Nguồn vốn kinh doanh” Tài khoản 414 : “Quỹ đầu tư phát triển” Tài khoản 415 : “Quỹ dự phòng tài chính” Tài khoản 416 : “Quỹ trợ cấp mất việc làm” Tài khoản 431 : “Quỹ khen thưởng phúc lợi” 3.2.2.Trình tự hạch toán : * Cuối kỳ kế toán xác định kết quả kinh doanh : Kết chuyển từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác về TK 911 để xác định kết quả : Nếu hoạt động có lãi : Nợ TK 911 : Chi tiết hoạt động Có TK 4212 : Chi tiết hoạt động Nếu hoạt động bị lỗ : Nợ TK 4212 : Chi tiết hoạt động Có TK 911 : Chi tiết hoạt động * Hàng kỳ nếu DN có lãi thì kế toán căn cứ vào số lãi tạm được phân phối kỳ đó để ghi như sau : Hàng tháng (quý), kế toán xác định phần thuế thu nhập DN tạm nộp cho ngân sách Nhà nước : Nợ TK 421 ( 4212) : Số tạm nộp Có TK 333 (3334) : Số tạm nộp + Khi nộp kế toán ghi : Nợ TK 333 (3334) Có TK 111, 112 Khi tạm chia lãi cho các bên tham gia liên doanh, các cổ đông : Nợ TK 421 (4212) Có TK 111, 112, 338 Khi bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận, kế toán ghi : Nợ TK 421 (4212) Có TK 411 Khi tạm trích các quỹ doanh nghiệp từ lợi nhuận, kế toán ghi : Nợ TK 421 (4212) Có TK 414, 415, 416, 431 * Sang đầu năm sau khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, kế toán tiến hành điều chỉnh theo số phân phối chính thức : Xác định số thuế thu nhập DN phải nộp thêm nếu tạm nộp thiếu : Nợ TK 421 : Phần phải nộp thêm Có TK 333 : Phần phải nộp thêm + Khi nộp kế toán ghi : Nợ TK 333 : Phần phải nộp thêm Có TK 111, 112 : Phần phải nộp thêm Trường hợp số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp thực tế, kế toán điều chỉnh bằng bút toán sau : + Chuyển số đã nộp thừa sang TK 1388 Nợ TK 1388 : Số nộp thừa Có TK 333 : Số nộp thừa + Điều chỉnh lợi nhuận chưa phân phối Nợ TK 333 Có TK 421 Xác định các quỹ DN được trích thêm nếu trích thiếu : Nợ TK 421 Có TK 414,415,416,431. Nếu số đã tạm trích lớn hơn số chính thức được phép trích thì kế toán ghi : Nợ TK 414,415,416,431 Có TK 421 3.2.3.Sổ sách phản ánh . * Nếu DN áp dụng hình thức Nhật Ký Chứng Từ : Mở nhật ký chứng từ số 10 để theo dõi lợi nhuận và phân phối lợi nhuận cho từng hoạt động kinh doanh của DN. Đồng thời mở sổ chi tiết để theo dõi tình hình phân phối lãi theo yêu cầu quản lý. * Đối với DN áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ : Phải từ chứng từ gốc sau đó hệ thống hoá thành các chứng từ ghi sổ và lập đăng ký chứng từ ghi sổ. Cuối tháng lập các sổ Cái để theo dõi từng hoạt động phân phối lợi nhuận. 4.nội dung của việc hoàn thiện kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận trong dntm. 4.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện . Hiện nay trong nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận dụng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, vì vậy để khẳng định được vị trí của mình, muốn thắng lợi trong các cuộc cạnh tranh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Từ đó tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Muốn đạt được điều đó doanh nghiệp phải lấy thu bù chi, ngoài thu nhập để bù đắp chi phí còn phải có lợi nhuận. Hạch toán khoa học là nhân tố kích thích sự sáng tạo trong kinh doanh của doanh nghiệp, nó góp phần đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Kế toán là một môn khoa học về quản lý, là một bộ phận của hệ thống lý luận quản lý kinh tế tài chính đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của nó được thể hiện như sau : Thứ nhất : Kế toán với chức năng của mình sẽ cung cấp đầy đủ toàn bộ các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính tại doanh nghiệp giúp cho các nhà quản lý điều hành và giám sát các hoạt động kinh tế tài chính. Thứ hai : Kế toán phản ánh đầy đủ tài sản hiện có cũng như sự vận động của tài sản ở đơn vị qua đó giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản. Thứ ba : Kế toán phản ánh đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm kiểm tra được việc thực hiện bù chi phí, có lãi trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Thứ tư : Kế toán phản ánh được cụ thể từng loại tài sản, nguồn vốn giúp cho việc kiểm tra giám sát tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh. Thứ năm : Kế toán phản ánh được kết quả của từng người lao động giúp cho việc khuyến khích lợi ích vật chất và xác định trách nhiệm vật chất, đôn đốc người lao động nâng cao năng suất lao động. Nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì kế toán ngày càng trở nên quan trọng vì vậy để nâng cao hơn vai trò của mình trong quản lý kinh tế đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện trong từng bộ phận kế toán là tất yếu đặc biệt là kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 1141/TC/QĐ ngày 01/11/1995 và qua một số lần sửa đổi bổ sung hiện tại được áp dụng theo thông tư 100/1998/TT – BTC ra ngày 15/07/1998. Hệ thống kế toán mới được ban hành đã đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên nó cũng gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là trong công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận luôn luôn có sự thay đổi ràng buộc chặt chẽ với chế độ kế toán và cơ chế quản lý Nhà nước. Trên thực tế kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong các doanh nghiệp hiện nay cũng còn nhiều nhược điểm cần khắc phục. Chẳng hạn như việc lập chứng từ kế toán chưa đầy đủ, chưa hợp lý, hợp lệ, ghi chép sổ sách không cập nhật, hiện tượng gian lận để ngoài sổ sách, các phương pháp phân bổ chi phí không rõ ràng, không đúng chế độ, thiếu trung thực, kết quả xác định sai lệch để trốn thuế, phân phối không công bằng… Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận là rất cần thiết và phải được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. 4.2.Nội dung của việc hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận . 4.2.1.Hoàn thiện công tác hạch toán ban đầu . Hạch toán ban đầu là việc theo dõi ghi chép hệ thống các hiện tượng kinh tế trong quá trình kinh doanh của DN trên chứng từ làm cơ sở cho hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Trong tất cả các doanh nghiệp thì vấn đề lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu, đối với các doanh nghiệp Thương Mại thì tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được phản ánh để xác định lãi, lỗ. Việc tổ chức công tác ban đầu ở các bộ phận là rất quan trọng để thu nhận những thông tin cần thiết một cách kịp thời, chính xác cho các giai đoạn hạch toán tiếp theo. Xuất phát từ đó công tác hạch toán ban đầu rất quan trọng nên kế toán phải thực hiện những nội dung sau: Xuất phát từ những thông tin kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp kế toán căn cứ vào hệ thống chứng từ ban đầu qui định của Bộ tài chính để lập danh mục các chứng từ sử dụng trong hạch toán ban đầu đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở từng bộ phận. Chẳng hạn như các thông tin về doanh thu, chi phí, tình hình nộp NSNN… các thông tin này cung cấp số liệu cho xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận. Phân công cụ thể và qui định rõ trách nhiệm của từng người để ghi nhận thông tin của từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào chứng từ ban đầu cho phù hợp. Các bộ phận trong doanh nghiệp phải được hướng dẫn việc ghi chép ban đầu và trách nhiệm xây dựng các chương trình luân chuyển chứng từ thích hợp với từng loại chứng từ ban đầu. Với nội dung của công tác hạch toán ban đầu và những thông tin kinh tế phát sinh trong kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận. Kế toán phải xây dựng hệ thống chứng từ kế toán phản ánh những thông tin đó. Trong quá trình hạch toán kết quả và phân phối lợi nhuận thì chứng từ phải được lập một cách hợp pháp hợp lệ, chứng từ được luân chuyển đúng trình tự, thời gian luân chuyển chứng từ nhanh chóng, số lượng chứng từ phải được tinh giảm một cách tối đa để việc ghi chép vào sổ sách, quản lý lưu trữ được nhanh chóng kịp thời. 4.2.2.Vận dụng hợp lý hệ thống tài khoản kế toán Phương pháp chứng từ kế toán mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu quản lý, trong khi đó công tác kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng đòi hỏi những thông tin mang tính tổng hợp. Với yêu cầu đó kế toán không chỉ dừng lại ở công tác hạch toán ban đầu mà phải tiến hành hạch toán tổng hợp. Hạch toán tổng hợp là việc ghi chép, phản ánh giám đốc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách tổng hợp trên cơ sở các chứng từ cung cấp từ khâu hạch toán ban đầu tạo ra các thông tin tổng hợp trong quá trình quản lý. Tổ chức hợp lý hệ thống tài khoản là khâu không thể thiếu trong quá trình hạch toán. Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương thức tài khoản, được sử dụng để phản ánh, kiểm tra, giám sát từng đối tượng kế toán cụ thể trong doanh nghiệp và được mở chi tiết theo đối tượng kế toán có nội dung riêng biệt. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 1141 – TC/QĐ/CĐKT ra ngày 1/11/1995 qua một số lần sửa đổi bổ sung, hiện nay được áp dụng theo thông tư số 70 – TT/BTC Trên cơ sở các thông tin về doanh thu thuần, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các thông tin về phân phối lợi nhuận như : Nộp thuế thu nhập, trích lập các quĩ xí nghiệp… kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận phải nghiên cứu tổ chức vận dụng tài khoản kế toán để phản ánh các thông tin trên thật khoa học. Việc tổ chức tài khoản kế toán và ghi chép trên tài khoản kế toán của kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận phải luôn được hoàn thiện hơn nữa. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có qui mô lớn và có nhiều chi nhánh, cửa hàng… đòi hỏi kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối kết quả bên cạnh việc vận dụng đúng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán tài chính cần phải lập thêm các tài khoản chi tiết theo từng đối tượng chi tiết, thu nhận kịp thời các thông tin để đáp ứng yêu cầu quản lý về lợi nhuận của doanh nghiệp. 4.2.3.Hoàn thiện về sổ sách kế toán . Trong quá trình hoạt động của đơn vị hoạt động kinh tế tài chính diễn ra rất đa dạng, phong phú và được phản ánh đầy đủ kịp thời trung thực và chính xác vào các bản chứng từ kế toán. Tuy nhiên những thông tin trên các bản chứng từ chỉ là các thông tin riêng biệt về từng hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp, các thông tin này phải được phân loại và phản ánh một cách có hệ thống vào các tài khoản kế toán trong sổ kế toán phù hợp. Sổ kế toán là những tờ sổ được xây dựng theo mẫu nhất định có liên quan chặt chẽ với nhau được sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá các thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính trên cơ sở số liệu của các chứng từ kế toán theo đúng phương pháp kế toán nhằm cung cấp thông tin có hệ thống, phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị. Vì vậy có thể nói rằng tổ chức khoa học, hợp lý hệ thống sổ sách kế toán là công việc quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận. Hiện nay việc áp dụng hệ thống sổ sách còn một số tồn tại cần quan tâm, sổ sách là một hình thức biểu hiện của tài khoản kế toán. Vì vậy đi đôi với việc hoàn thiện tài khoản kế toán là việc hoàn thiện sổ sách kế toán. Việc áp dụng các sổ sách kế toán vào một số đơn vị còn rườm rà phức tạp, mở sổ và ghi chép sổ kế toán chưa đúng với nguyên tắc và phương pháp kế toán qui định, dẫn tới tình trạng số liệu kế toán nhiều khi không đầy đủ chính xác hoặc thiếu trung thực. Do đó yêu cầu hoàn thiện sổ sách kế toán phải đảm bảo mục đích : Phải áp dụng hệ thống sổ đơn giản, gọn nhẹ, tiện lợi cho việc ghi chép, giảm bớt tới mức thấp nhất công việc ghi chép của kế toán nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ về tất cả các mặt, đáp ứng yêu cầu quản lý. Phải tuỳ thuộc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị cũng như yêu cầu theo dõi chi tiết từng tài khoản mà mở thêm các sổ chi tiết để theo dõi chặt chẽ. Ghi chép sổ sách phải kịp thời : Kế toán phải đảm bảo ghi chép vào sổ kế toán toàn bộ các chứng từ phát sinh trong ngày theo đúng nguyên tắc và chế độ đảm bảo cho chất lượng các chỉ tiêu báo cáo kế toán và các số liệu kinh tế khác. Đối với kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận kế toán cần phải mở hệ thống sổ sách theo dõi thật khoa học đảm bảo cung cấp được những thông tin tổng hợp và chi tiết về các chỉ tiêu kinh tế như : Doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý DN, thu nhập và chi phí hoạt động tài chính, thu nhập và chi phí hoạt động khác, lợi nhuận gộp, thuế thu nhập DN. Đây là những thông tin cần thiết trong doanh nghiệp đòi hỏi kế toán phải sử dụng các sổ sách một cách có hiệu quả. Việc vận dụng sổ sách kế toán tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và đội ngũ cán bộ kế toán, tuỳ thuộc vào trang thiết bị kỹ thuật cho công tác quản lý từng đơn vị mà kế toán áp dụng cách ghi sổ theo 1 trong 4 hình thức ghi sổ như sau : - Hình thức nhật ký chung - Hình thức nhật ký chứng từ - Hình thức chứng từ ghi sổ - Hình thức nhật ký sổ cái Trong mỗi hình thức kế toán có những qui định cụ thể về số lượng sổ, kết cấu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Các loại sổ kế toán thường dùng : Sổ kế toán tổng hợp gồm : Sổ nhật ký, sổ Cái và các sổ kế toán tổng hợp khác. Sổ kế toán chi tiết gồm : các sổ thẻ kế toán chi tiết. 4.2.4.Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa trên phương pháp kế toán theo những chỉ tiêu tài chính phát sinh tại thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phải phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản đơn vị tại thời điểm tính kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong thời kỳ nhất định. Đồng thời được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra quyết định thích hợp. Theo chế độ kế toán hiện hành, hệ thống báo cáo gồm có : - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả kinh doanh. - Thuyết minh báo cáo tài chính. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thời hạn lập các báo cáo và gửi là do cơ quan Nhà nước qui định, cụ thể : Đối với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh phải lập vào ngày cuối cùng của quí, năm. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính lập vào thời điểm 31/12. Thời gian công bố công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lập và gửi báo cáo tài chính. Đối với kế toán xác định kết quả kinh doanh thì ngoài việc lập báo cáo tài chính theo chế độ (tức là tổng hợp kết quả kinh doanh toàn công ty của tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp) cần lập báo cáo kết quả kinh doanh theo từng đối tượng chi tiết. Việc lập báo cáo chi tiết về kết quả kinh doanh dựa vào các sổ kế toán liên quan và tuỳ thuộc vào phân cấp quản lý tài chính - kế toán của từng doanh nghiệp để lập cho phù hợp. Báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng cung cấp các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định các phương án tối ưu của doanh nghiệp, vì vậy công tác hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính là rất cần thiết. 4.3.ýnghĩa của việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp TM. Hạch toán kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế đắc lực, là bộ phận không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp. Tổ chức hợp lý và đúng đắn việc hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp thương mại. Tổ chức tốt công tác kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận sẽ giúp cho công tác kế toán được gọn nhẹ, bộ máy kế toán hài hoà chặt chẽ sẽ đảm bảo cho báo cáo kế toán chính xác nhanh chóng. Giúp cho các nhà quản lý nắm được những thông tin chính xác cụ thể về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, giúp cho việc xử lý về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nhanh chóng kịp thời để từ đó đề ra các biện pháp, kế hoạch tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Tạo được lòng tin, uy tín cho bạn hàng và người lao động trong doanh nghiệp. Chương 2 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans) 1. tình hình tổ chức kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty (Vietrans) 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty (Vietrans) Công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương được thành lập từ ngày 13/8/1970 cho đến ngày 31/3/1993 được thành lập lại theo quyết định số 337/TM/TCCB của Bộ Thương Mại. Sự hình thành và phát triển của công ty luôn gắn liền với bước tiến của ngành giao nhận Việt Nam. Công ty giao nhận kho vận ngoại thương có tên tiếng Anh là VIETNAM NATIONAL FOREIGN TRADE FORWARDING AND WAREHOUSING CORPORATION gọi tắt là (Vietrans). Công ty là một tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc Bộ Thương Mại, công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Công ty có trụ sở chính tại 13 Lý Nam Đế – Hoàn Kiếm – Hà Nội, có các chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và TP Hồ Chí Minh. 1.1.1 Chức năng của công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans) Trong nền kinh tế thị trường hiện nay luôn nảy sinh các mối quan hệ sản xuất kinh doanh với nhau. Đó có thể là mối quan hệ buôn bán, trao đổi và cũng có khi là quan hệ liên doanh liên kết. Công ty đóng vai trò cầu nối giữa sản xuất và kinh doanh, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Theo điều lệ của công ty có các chức năng hoạt động sau : - Tổ chức phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nước để tổ chức chuyên chở, giao nhận hàng hoá XNK, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hàng hội chợ triển lãm, hàng công trình, hàng tư nhân, tài liệu chứng từ liên quan, tài liệu chuyển phát nhanh….. - Nhận uỷ thác các dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê và cho thuê kho bãi, lưu cước, thuê các phương tiện vận tải (tàu biển, ô tô, máy bay, xà lan, container…) bằng các hợp đồng trọn gói “từ cửa tới cửa” (door to door) và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá như : thu gom, chia lẻ, bảo quản, bao gói, làm thủ tục XNK, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan và giao hàng chuyên chở tiếp đến nơi quy định - Tư vấn về giao nhận, vận tải, kho hàng… và các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước - Nhận uỷ thác._.inh tế nước ta chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường. Trong quá trình ấy lãnh đao công ty đã luôn xem xét lại mình, nhận ra những yếu kém không phù hợp với cơ chế mới để từ đó tìm ra các giải pháp, biện pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục những khó khăn hoà mình vào với nhịp sống mới của nền kinh tế thị trường. Vietrans trong những năm gần đây nhất là năm 2002 chịu ảnh hưởng nhiều do tình hình không ổn định của thi trường XNK và giao nhận vận tải, bản thân công ty với ngành nghề dịch vụ giao nhận đã gặp nhiều sự cạnh tranh giữa các tổ chức giao nhận ngày càng gay gắt, hiện nay Vietrans không còn các đại lý giao nhận vận tải chính, cơ sở vật chất kho tàng phương tiện vận tải đã có hàng chục năm nay, nhiều chủng loại không còn thích hợp, nhưng Vietrans cũng vẫn tổ chức tốt khâu giao nhận vận tải, chủ động khai thác nguồn hàng, giữ chữ tín với khách hàng và làm thêm các dịch vụ mới như đại lý tàu biển và các dịch vụ khác. Để đạt được những thành công kể trên, trong Công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng Công ty cũng không ngừng củng cố và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Công tác hạch toán kế toán ở Vietrans được tổ chức tốt, có qui củ, kế hoạch được sắp xếp từ trên xuống dưới mặc dù nghiệp vụ phát sinh ở địa bàn rộng nhưng Công ty vẫn điều hành lập quyết toán kịp thời đảm bảo cung cấp đầy đủ số liệu phục vụ ban lãnh đạo Công ty và Bộ Thương Mại. Việc tổ chức kế toán được tập trung ở phòng kế toán nên đảm bảo được sự tập trung thống nhất đối với Công ty, kiểm tra xử lý thông tin kế toán chặt chẽ giúp lãnh đạo kịp thời nắm được các thông tin kế toán ở các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc Công ty để kiểm tra chỉ đạo sát sao đối với các hoạt động của toàn Công ty. Công tác kế toán của công ty được tổ chức phù hợp chuyên môn của mỗi nhân viên. Các cán bộ phòng kế toán - tài vụ của công ty đều có trình độ đại học, năng động và có kinh nghiệm, đã làm kế toán nhiều năm, họ luôn thực hiện các công việc được giao, điều đó góp phần vào việc đem lại hiệu quả cho bộ máy quản lý và hiệu quả kinh tế toàn công ty. Việc tổ chức bộ máy kế toán của công ty theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh ở công ty và phù hợp với tình hình phân cấp quản lý tài chính nội bộ công ty. Đây là cách tổ chức hết sức khoa học và hợp lý, vừa tập trung được thông tin kinh tế phục vụ kịp thời lãnh đạo và quản lý ở đơn vị chính, đồng thời tăng cường việc kiểm tra giám sát tại chỗ của kế toán đối với các hoạt động kinh tế phát sinh ở các đơn vị trực thuộc, đảm bảo việc hạch toán chính xác, chặt chẽ và thống nhất từ trên công ty xuống các chi nhánh. Một số nhận xét : Về hạch toán ban đầu : nhìn chung các chứng từ kế toán của Công ty sử dụng đều theo đúng chế độ chứng từ mà chế độ kế toán của nhà nước qui định, việc sử dụng các chứng từ, trình tự luân chuyển, ghi chép có căn cứ khoa học. Điều này giúp cho việc cung cấp thông tin kinh tế cho từng bộ phận có liên quan được nhanh chóng kịp thời, giúp cho sự điều hành của ban lãnh đạo Công ty nhanh chóng đem lại hiệu quả cao. Với hình thức Chứng từ ghi sổ mà kế toán Công ty áp dụng cộng với quy mô hoạt động rộng, rải rác khắp mọi miền đất nước nên việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban chi nhánh trực thuộc còn chậm, chỉ thực hiện vào cuối tháng cho nên công việc của các kế toán viên tại Công ty rất bận vào cuối tháng, quí, năm và các ngày đầu tháng, quí; năm tiếp theo. Việc vận dụng hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán của Công ty theo đúng qui định của nhà nước phù hợp với đặc điểm của công ty. Ngoài các tài khoản tổng hợp kế toán đã mở các tài khoản chi tiết để tiện cho việc theo dõi cụ thể các nghiệp vụ phát sinh tại công ty. Việc phân chia trách nhiệm và công việc trong bộ máy kế toán ở Vietrans cũng hợp lý, đảm bảo hoàn tất được các công việc kế toán từ giai đoạn hạch toán ban đầu đến giai đoạn lập báo cáo kế toán. Các kế toán đều được phân công chuyên môn hoá và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phần hành, dễ dàng cung cấp các thông tin hữu ích cho quản lý, giúp quản lý đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp. Hiện nay công nghệ thông tin trên thế giới và tại Việt nam đang rất phát triển, các phần mềm kế toán và quản lý rất đa dạng và tiện lợi, với tầm cỡ qui mô và hình thức kế toán của công ty thì việc vận dụng phần mềm kế toán là rất phù hợp nhưng cho đến hiện nay công ty vẫn chưa áp dụng, chỉ áp dụng các phần mềm tin học văn phòng như : Excel, Word chỉ đáp ứng được một nửa công việc và tốc độ chưa nhanh chưa đảm bảo yêu cầu thông tin cho các cơ quan bộ ngành liên quan. 1.2.Nhận xét kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại Vietrans. 1.2.1 Nhận xét kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Vietrans. Qua thực tế cho thấy công ty giao nhận kho vận ngoại thương đã chấp hành đúng chế độ quản lý và kế toán xác định kết quả kinh doanh. Phòng kế toán trên công ty và các bộ phận kế toán ở các chi nhánh đã hoạt động thống nhất với nhau, thường xuyên có kiểm tra đối chiếu số liệu đảm bảo cung cấp những thông tin chính xác cho ban lãnh đạo công ty cũng như các cán bộ, ban ngành liên quan. Tại phòng kế toán công ty gồm 7 người, mới nhìn vào thì tất cả mọi người đều cho rằng số lượng kế toán như trên là quá nhiều cho một công ty trong thời kỳ công nghệ phát triển như hiện nay. Tuy nhiên công việc của các kế toán Vietrans rất bận rộn vì khối lượng công việc quá lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các chi nhánh, địa bàn trong và ngoài nước tập hợp về nhiều, song kế toán kết quả kinh doanh ở công ty vẫn kịp thời, chính xác và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu quản lý. Đây là một thành công của phòng kế toán cần được tiếp tục phát huy. Việc hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường đều đúng so với qui định hiện hành, kế toán công ty đã xác định kết quả kinh doanh cho từng phòng nghiệp vụ, từng chi nhánh trực thuộc còn các chi nhánh hạch toán đầy đủ thì chỉ lấy số liệu sau đó tổng hợp lại tính kết quả cho toàn công ty. Việc xác định lãi các phòng kinh doanh phải chính xác vì tại công ty tính lương cho các cán bộ nhân viên theo doanh thu thực hiện, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cán bộ CNV và các cán bộ quản lý trong công ty. Tuy nhiên trong việc xác định kết quả có một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận toàn công ty đó là chi phí quản lý. Nhìn vào kết quả của các năm cũng như năm 2002, chi phí quản lý chiếm một tỷ trọng khá lớn. Đây là nhân tố chủ quan trong công ty và cũng là vấn đề mà các nhà quản lý Vietrans còn nhiều chăn trở. Để đảm bảo được vị thế của mình trên thương trường cạnh tranh với nhiều đối thủ thì việc tiết kiệm chi phí là điều rất đáng quan tâm và hiện nay công ty cũng đang tìm cách giải quyết vấn đề này. 1.2.2 Nhận xét về kế toán phân phối lợi nhuận. Nhìn chung việc phân phối lợi nhuận trong công ty được thực hiện theo đúng chế độ qui định. Công ty giao nhận kho vận ngoại thương là một DN có qui mô hoạt động rộng, kết quả kinh doanh ở công ty cuối mỗi kỳ là lớn, vì vậy vào cuối mỗi quí kế toán cùng ban Giám đốc công ty nghiên cứu để phân phối lợi nhuận của công ty sao cho đúng qui định và hiệu quả nhất. Việc xác định thuế thu nhập, và phân phối đầy đủ vào các quĩ xí nghiệp theo đúng như nghị định 27/ CP của chính phủ qui định. 1.2.3 Nhận xét về hình thức kế toán của công ty áp dụng : Hiện nay công ty giao nhận kho vận ngoại thương đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Hình thức này có nhiều ưu điểm như dễ ghi chép vào sổ sách cũng như áp dụng máy tính, phù hợp với qui mô địa bàn rộng có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc kiểm tra đối chiếu sổ sách tương đối thuận tiện, cung cấp số liệu cho việc tổng hợp tài liệu để lập báo cáo kế toán. Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm là khối lượng công việc nhiều, nhiều loại sổ sách dẫn đến tốn nhiều công sức của nhân viên kế toán và khó bảo quản. 2. ý kiến đề xuất: Trên cơ sở nhận xét đánh giá tình hình thực tế kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương tôi nhận thấy, về cơ bản công tác kế toán của công ty đã tuân thủ theo đúng chế độ kế toán của nhà nước và bộ tài chính qui định và ban hành, phù hợp với điều kiện thực tế tại công ty. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý, tạo điều kiện cho công tác giám đốc quản lý được tài sản tiền vốn. Kế toán công ty đã xác định tương đối đầy đủ doanh thu từ đó xác định chính xác kết quả kinh doanh ở từng kỳ thực hiện, thực hiện đúng, đủ với ngân sách Nhà nước. Trong thời gian thực tập tại công ty, với trình độ thực tế chưa nhiều tôi đã tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty và mạnh dạn đưa ra một số ý kiến và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty. Phương hướng để hoàn thiện kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận nói riêng muốn có tính khả thi cần phải đáp ứng được yêu cầu sau : - Hoàn thiện phải trên cơ sở tôn trọng chế độ tài chính, tôn trọng chế độ kế toán. Kế toán là công cụ quan trọng để quản lý tài chính. Tuy vậy chế độ kế toán của nhà nước ban hành chỉ mang tính chuẩn mực chung chung, các đơn vị kinh tế được phép vận dụng và cải tiến cho phù hợp với điều kiện cụ thể trong doanh nghiệp mình chứ không nhất thiết phải dập khuôn hoàn toàn, nhưng trong việc cải tiến đó các đơn vị chỉ được thực hiện trong một chừng mực mà chế độ cho phép. - Hoàn thiện phải trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm tổ chức SXKD. - Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng thông tin kịp thời phù hợp với yêu cầu quản lý. - Hoàn thiện phải trên cơ sở tiết kiệm chi phí vì mục đích của các doanh nghiệp là làm ăn có lãi và đem lại hiệu quả cao. Trên cơ sở những yêu cầu của việc hoàn thiện và thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại Công ty giao nhận kho vận ngoại thương, tôi xin đưa ra một số ý kiến nhằm khắc phục những tồn tại trong kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận. 2.1 Một số vấn đề về chế độ tài chính hiện nay. Trong cơ chế thị trường, tiêu thức quan trọng để đánh giá doanh nghiệp là kết quả kinh doanh, tức là doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận là chủ yếu. Để các doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đó thì cơ chế, chính sách tài chính của Nhà nước đóng một vai trò quan trọng và những tồn tại của nó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản lý cũng như hạch toán kinh doanh nói chung và hạch toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận nói riêng. Việc xác định tính toán số thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp nên xác định theo mức khoán. Có ý kiến cho rằng có thể căn cứ vào tình hình lợi nhuận của năm năm vừa qua để xây dựng mức khoán cho năm tới và thu ổn định theo mức đó. Tuy nhiên khi quyết định duyệt về mức khoán thu nhập chịu thuế cho tất cả các doanh nghiệp không chỉ dựa vào các định mức kinh tế kỹ thuật của các cơ quan Nhà nước tập trung và công bố mà phải tính đến sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan bên ngoài tác động đến doanh nghiệp. Có như vậy các DNNN mới chủ động kinh doanh để có được thu nhập và trang trải các khoản chi phí. Còn nếu cứ theo thu nhập thực tế thì các doanh nghiệp nhà nước thường ỷ lại vào mức thu nhập không ổn định từ đó nhà nước cũng thường bị động theo các doanh nghiệp vì thuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Cũng về thuế thu nhập, còn tồn tại nữa là việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn thu nhập của doanh nghiệp mình càng cao càng tốt, nhưng khi các doanh nghiệp kinh doanh nếu thu nhập còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn hơn 12% vốn chủ sở hữu tại thời điểm quyết toán thuế thu nhập DN thì phần thu nhập lớn hơn đó phải nộp thuế thu nhập bổ sung với thuế suất 25%, đó là là một mức thuế quá cao và chưa hiệu quả tại Việt nam. Hơn nữa thực tế áp dụng cho thấy việc thu thuế này chỉ tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước chứ hầu như không thu được của các hộ tư nhân và các DN ngoài quốc doanh. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do đối với các doanh nghiệp đó việc chấp hành chế độ kế toán chưa tốt, khâu kiểm tra, kiểm soát thuế còn thiếu chặt chẽ nên các đối tượng này chỉ hạch toán sao cho có một chút lãi, thậm chí lỗ (lãi thật, lỗ giả ) để có thể trốn thuế thu nhập DN và thuế thu nhập bổ sung. Còn các DNNN có nhiều ràng buộc về mặt pháp lý nên không thể hạch toán như vậy, doanh thu, lãi lỗ phải rõ ràng vì vậy họ trở thành đối tượng chính nộp thuế thu nhập DN và thuế thu nhập bổ sung, chứ không phải các DNNN làm ăn có hiệu quả hơn các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và không kích thích được các DNNN phát triển. Trên đây là những tồn tại về cơ chế tài chính mà các doanh nghiệp đang quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu của nó là sự thiếu tính đồng bộ, nhất quán giữa các văn bản nhà nước ban hành và thiếu chặt chẽ giữa các văn bản, dẫn tới những sơ hở tồn tại, những sơ hở tồn tại đó ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng Nhà nước nên cổ phần hoá các DNNN càng nhanh càng tốt (Trừ một số DNNN hoạt động mang tính chất đặc biệt ) hoặc nếu còn tồn tại càng nhiều DNNN thì tính ỳ của nền kinh tế Việt nam càng lớn. 2.2 ý kiến đề xuất về quá trình kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận tại Công ty giao nhận kho vận ngoại thương. Căn cứ vào chế độ kế toán tài chính hiện hành, căn cứ vào hướng hoàn thiện hạch toán ban đầu, về việc vận dụng hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán phản ánh của quá trình kế toán kết quả và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp, cùng với việc căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của công ty giao nhận kho vận ngoại thương : là đơn vị kinh doanh dịch vụ có địa bàn kinh doanh và qui mô hoạt động rộng. Căn cứ vào yêu cầu quản lý kết quả và phân phối lợi nhuận của công ty là phải chặt chẽ, đúng đắn và hợp lý. Qua thời gian thực tập tại Công ty giao nhận kho vận ngoại thương và đi sâu nghiên cứu tình hình kế toán kết quả và phân phối lợi nhuận ở Công ty, tôi xin được mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quá trình hạch toán này như sau : ý kiến 1: Về tổ chức chứng từ kế toán Mặc dù các loại chứng từ mà kế toán Công ty áp dụng được đánh giá là rất hiệu quả trong công tác hạch toán kế toán của công ty, nhưng số lượng chứng từ còn nhiều và đôi khi quá đơn giản. Đồng thời việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng, các chi nhánh miền Nam, miền Bắc còn chậm. Theo tôi công ty, ngoài việc sử dụng các hoá đơn đã đăng ký mua của cục thuế ra nên in thêm chứng từ đặc thù của công ty để đảm bảo tính hợp lệ, hợp lý, khách quan khi có các nghiệp vụ kinh tế trong công ty phát sinh mà liên quan đến các chứng từ công ty tự lập, tránh tình trạng làm giả chứng từ. ý kiến 2: Về tổ chức sổ sách kế toán Các loại sổ sách cả chi tiết và tổng hợp của công ty sử dụng được coi là rất đầy đủ và rõ ràng nhưng số lượng quá nhiều đôi khi việc ghi chép trùng lặp làm tốn nhiều thời gian và công sức của các cán bộ kế toán hơn nữa việc bảo quản các loại sổ sách này cũng là cả một vấn đề đáng quan tâm. Để tình trạng đó không xảy ra trong các kỳ kế toán tiếp theo ban lãnh đạo công ty cùng với các cán bộ phòng kế toán công ty nên tìm cách rút gọn một số loại sổ sách hoặc chọn cách ghi sao cho không bị trùng lặp nhiều lần các thông tin kế toán. Với hình thức sổ kế toán áp dụng là Chứng từ ghi sổ. Tuy nhiên khi xem xét hệ thống sổ và phương pháp ghi sổ tại Vietrans tôi nhận thấy, hệ thống sổ mà doanh nghiệp đang áp dụng là chưa đầy đủ. Doanh nghiệp không có Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái (Các mẫu sổ mà hình thức Chứng từ ghi sổ yêu cầu). Trong quá trình hạch toán, công ty bỏ qua khâu lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái là chưa đúng chế độ. Do công ty tiến hành kế toán thủ công trong điều kiện các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên với khối lượng lớn nên có thể đã bỏ qua khâu lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để công tác quản lý được gọn nhẹ. Tuy nhiên, với hình thức sổ kế toán áp dụng là “Chứng từ ghi sổ” thì sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là một loại sổ hết sức quan trọng nhưng công ty không sử dụng trong hạch toán tổng hợp. Vì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không được ghi trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mà chỉ được ghi vào Nhật biên của từng tài khoản, nên khi sử dụng các nhật biên để ghi Sổ chữ T, kế toán phải ghi đầy đủ tên nhật biên đã sử dụng vào cột diễn giải. Làm như vậy là không đầy đủ, thiếu khoa học và gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra đối chiếu với sổ chi tiết. Đồng thời thay vì mở Sổ Cái cho từng tài khoản thì kế toán mở sổ chữ T cho tất cả các tài khoản. Trên Sổ chữ T chỉ thể hiện được số phát sinh trong kỳ của các tài khoản mà không phản ánh được số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các tài khoản. Do đó, khi muốn lấy số dư của một tài khoản thì kế toán phải tìm trong sổ kế toán chi tiết của tài khoản đó. Việc làm này sẽ tốn rất nhiều thời gian. Tuy mẫu sổ Nhật biên, Sổ chữ T hiện nay công ty đang áp dụng rất đơn giản, dễ thực hiện song quá trình ghi chép bị trùng lặp, mất nhiều thời gian mà vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các thông tin mà hình thức Chứng từ ghi sổ yêu cầu. Việc sử dụng các loại sổ không theo quy định gây ra sự khó hiểu cho những người sử dụng các thông tin trên sổ kế toán. Như vậy, sổ sách của đơn vị hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu theo dõi cả trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế. Công ty cần hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán. Để đảm bảo tuân thủ theo đúng hình thức chứng từ ghi sổ mà công ty đang áp dụng, Công ty nên mở Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ Cái các tài khoản theo như quy định của Bộ Tài Chính ban hành. Mẫu sổ cụ thể như sau: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm…. Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng 1 2 3 1 2 3 Cộng - Cộng tháng - Luỹ kế từ đầu quý Sổ CáI Năm…. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng TK… SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ … …. …. ……… … … … Số phát sinh …. …. …. Số dư cuối kỳ …. …. Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu) ý kiến 3: Về tổ chức tài khoản kế toán Từ 31/12/2001, Bộ tài chính đã ban hành bốn chuẩn mực kế toán mới và sau đó là các văn bản hướng dẫn thi hành bốn chuẩn mực mới. Theo đó hệ thống tài khoản đã được sửa đổi cho phù hợp với phương pháp hạch toán mới. Tuy vậy, cho đến nay Vietrans vẫn áp dụng hệ thống tài khoản cũ. Để đảm bảo sự thống nhất giữa các doanh nghiệp và sự chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, Vietrans cần có những sửa đổi trong tổ chức hệ thống tài khoản và tổ chức hạch toán cho phù hợp với chuẩn mực mới. Một hạn chế khác trong việc sử dụng tài khoản ở Vietrans là khi hạch toán, kế toán chỉ sử dụng các tài khoản chi tiết mà không hạch toán đồng thời trên tài khoản tổng hợp. Như vậy, khi cần thông tin tổng hợp về đối tượng hạch toán, kế toán phải tiến hành tập hợp số liệu từ các tài khoản con. Do đó, quá trình cung cấp thông tin bị chậm lại, ảnh hưởng đến việc ra quyết định kịp thời. Để có thể cập nhật số liệu trên tài khoản tổng hợp thì ngay trong kỳ kế toán phải tiến hành hạch toán cả trên tài khoản tổng hợp, và trên tài khoản chi tiết. ý kiến 4: Như trong phần nhận xét chung về công ty đã nói việc áp dụng máy tính ở công ty mới chỉ ở mức bán tự động. Mà công việc của các cán bộ phòng kế toán rất nhiều, đặc biệt vào những ngày cuối tháng, quí, năm dẫn đến tình trạng đôi khi kế toán công ty không đáp ứng được các thông tin mà các ban, bộ, ngành liên quan yêu cầu. Để giải quyết vấn đề này công ty nên áp dụng một phần mềm kế toán phù hợp với công ty để giảm bớt được công việc tính toán ghi chép hàng ngày, đồng thời tiết kiệm được thời gian cho các cán bộ kế toán của công ty giúp cho việc bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán cũng đơn giản và thuận tiện nhiều, đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng quan tâm. Kết luận Sau thời gian thực tập tại Công ty giao nhận kho vận ngoại thương, được sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Quang, sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty và các cán bộ phòng KTTV Công ty em đã nhận thức rõ được mối quan hệ mật thiết giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động hạch toán kinh tế tại doanh nghiệp, sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của hạch toán nói chung và kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận nói riêng. Vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật kế toán đã phát huy tác dụng như một công cụ sắc bén có hiệu lực phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế trong điều kiện hạch toán kinh tế độc lập như hiện nay. Thông qua luận văn tốt nghiệp “ Hoàn thiện kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại Công ty giao nhận kho vận ngoại thương “ em muốn đề cập đến cơ sở lý luận của công tác quản lý và hạch toán kế toán cũng như thực tế về công tác xác định kết quả và phân phối lợi nhuận ở Công ty giao nhận kho vận ngoại thương nói riêng. Bên cạnh những mặt ưu điểm cần phát huy, công tác kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận ở Công ty còn một số hạn chế nhất định cần được khắc phục hoàn thiện. Từ những kiến thức mang tính lý luận học tập ở nhà trường và qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty em mạnh dạn đưa ra một số quan điểm của mình với hy vọng để Công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán kết quả và phân phối lợi nhuận tại Công ty, từ đó mong muốn hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao. Vì thời gian thực tập, nghiên cứu cũng như khả năng và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế chắc chắn đề tài luận văn tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo Công ty và độc giả để luận văn tốt nghiệp thực sự có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Cuối cùng một lần nữa Em xin bày tỏ lòng biết ơn thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Quang đã trực tiếp hướng dẫn và các cán bộ phòng KTTV Công ty giao nhận kho vận ngoại thương đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài luận văn. Tài liệu tham khảo Kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán VN (TS. Nghiêm Văn Lợi – NXB Tài chính 2002) Giáo trình tài chính DNTM (Trường ĐH Thương Mại) 3. Kế toán quản trị – NXB Tài chính (Trường ĐH Tài chính kế toán HN) 4. Hệ thống kế toán DN (NXB Tài chính) 5. Luật thuế thu nhập DN 6. Các nghị định, thông tư liên quan đến việc xác định kết quả và phân phối thu nhập DN 7. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – NXB Tài chính (Trường ĐH KTQD) 8. Kế toán doanh nghiệp Thương mại – Dịch vụ (NXB Giáo dục) 9. Chế độ chứng từ kế toán 10. Tạp chí kế toán Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong các DN 2 1. Lý luận chung về kết quả kinh doanh và phân phối kết quả. 2 1.1. Nội dung kết quả kinh doanh trong DN. 2 1.1.1. Khái niệm kết quả kinh doanh 2 1.1.2. Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh 3 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh 8 1.1.4. Các biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh 10 1.2. Nội dung và nguyên tắc phân phối lợi nhuận 12 1.2.1. ý nghĩa, tác dụng của việc phân phối lợi nhuận 12 1.2.2. Nội dung, nguyên tắc của việc phân phối 13 2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong DNTM 16 2.1. Yêu cầu quản lý 16 2.1.1. Yêu cầu quản lý kết quả kinh doanh 16 2.1.2. Yêu cầu quản lý phân phối lợi nhuận 17 2.2. Nhiệm vụ kế toán 18 2.2.1.Yêu cầu đối với kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận 18 2.2.2. Nhiệm vụ kế toán 19 3. Phương pháp kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận 20 3.1. Kế toán kết quả kinh doanh 20 3.1.1. Kế toán kết quả hoạt động SXKD 20 3.1.2. Kế toán kết quả hoạt động tài chính 22 3.1.3. Kế toán kết quả hoạt động khác 23 3.1.4. Sổ sách phản ánh 24 3.2. Phương pháp kế toán phân phối lợi nhuận 25 3.2.1. Tài khoản sử dụng 25 3.2.2. Trình tự hạch toán 26 3.2.3. Sổ sách phản ánh 27 4. Nội dung của việc hoàn thiện kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận trong DNTM 28 4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện 28 4.2. Nội dung của việc hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận 29 4.2.1. Hoàn thiện công tác hạch toán ban đầu 29 4.2.2. Vận dụng hợp lý hệ thống tài khoản kế toán 30 4.2.3. Hoàn thiện về sổ sách kế toán 31 4.2.4. Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính 33 4.3. ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong DNTM 34 Chương 2: Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans) 35 1. Tình hình tổ chức kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty (Vietrans) 35 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (Vietrans) 35 1.1.1. Chức năng của công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans) 35 1.1.2. Nhiệm vụ của Vietrans 36 1.1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh 37 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Vietrans) 39 1.3. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Vietrans 41 2. Tình hình hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty giao nhận kho vận ngoaị thương 48 2.1. Kế toán kết quả kinh doanh 48 2.1.1. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến kế toán kết quả kinh doanh tại công ty 48 2.1.2. Phương pháp kế toán xác định kết quả 51 2.1.3. Kế toán kết quả hoạt động tài chính 55 2.1.4. Trình tự kế toán hoạt động bất thường 55 2.2. Kế toán phân phối lợi nhuận ở công ty (Vietrans) 56 2.2.1. Nguyên tắc phân phối 56 2.2.2. Phương pháp kế toán phân phối lợi nhuận 57 2.3. Tổ chức sổ sách kế toán trong việc hạch toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận tại Vietrans 62 Chương 3: Phương hướng hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương 68 1. Nhận xét đánh giá chung tình hình tổ chức công tác kế toán và quá trình hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận ở Vietrans 68 1.1. Nhận xét đánh giá chung 68 1.2. Nhận xét kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại Vietrans 70 1.2.1. Nhận xét kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Vietrans 70 1.2.2. Nhận xét về kế toán phân phối lợi nhuận 71 1.2.3. Nhận xét về hình thức kế toán của công ty áp dụng 72 2. ý kiến đề xuất 72 2.1. Một số vấn đề về chế độ tài chính hiện nay 73 2.2. ý kiến đề xuất về quá trình kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương 75 Kết luận 79 Tài liệu tham khảo. 80 Sơ đồ 5: Tổ chức bộ máy quản lý tại Vietrans Giám đốc Kho Đội xe Xí nghiệp xây dựng Phòng xuất nhập khẩu Phòng triển lãm Phòng Mar- -ket- -ing Phòng hàng không Phòng đường biển Phòng đường bộ và đường sắt Nha Trang Bến Thuỷ Quy Nhơn Đà nẵng TP Hồ Chí Minh Hải Phòng Phòng kế toán Phòng tổ chức Phòng kế hoạch Trụ sở chính Hà nội Các chi nhánh Phó giám đốc 3 Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 1 Lotus Port TNT Vietrans Các liên doanh Bảng số 11: Kết quả kinh doanh các nghiệp vụ năm 2002 Vietrans Hà nội Đơn vị tính: đồng STT Nghiệp vụ Doanh thu Giá vốn Phí quản lý Kết quả 1 P. xuất nhập khẩu 2.904.292.833 2.797.182.205 131.149.334 (24.038.706) 2 Chi nhánh Bến thuỷ 28.812.077 31.980.442 (3.168.365) 3 Kho Yên Viên 524.365.314 296.213.843 135.105.587 93.045.884 4 Đội xe 516.752.717 403.963.008 137.074.113 (24.284.404) 5 Giao nhận vận tải 416.084.154 405.772.360 102.718.301 (92.406.507) 6 P. Đường sắt và đường bộ 746.217.731 675.634.181 88.923.185 (18.339.635) 7 P. Triển lãm 866.681.330 521.898.653 148.151.487 196.631.190 8 P. Công trình 16.013.446 16.013.446 - 9 P. Marketing 219.132.580 243.256.863 16.642.039 (40.766.322) 10 TNT Hà nội 55.196.231 6.208.729 (48.987.502) 11 P. Hàng không 387.388.244 426.089.631 95.888.053 (134.589.440) 12 Chi nhánh Nha Trang 125.103.316 125.103.316 - 13 Thuê nhà 125.479.664 12.074.314 24.632.478 88.772.872 14 Dôi dư 100.333.379 92.755.131 7.578.248 15 Chi nhánh Sài Gòn 5.275.601.647 5.003.520.696 272.080.951 Cộng 12.307.454.663 11.057.666.818 880.284.577 369.503.268 16 Bàn đổi 29.974 29.974 17 Hoạt động bất thường 602.389.285 657.655.524 (55.266.239) 18 Lãi tiền gửi ngân hàng 42.575.343 42.575.343 Cộng 12.952.449.265 11.715.322.342 880.284.577 356.842.346 19 Lãi liên doanh 7.591.111.577 2.995.895.603 4.595.215.974 Tổng cộng 20.543.560.842 14.711.217.945 880.284.577 4.952.058.320 Bảng 1 : Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans Hà nội Kết quả hoạt động kinh doanh Quý 4 năm 2002 Phần I – Lãi, Lỗ Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Kỳ này Kỳ trước Luỹ kế từ đầu năm _ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 7,062,421,539 1,693,718,441 12,307,454,663 Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 - Chiết khấu thương mại 04 - - Giảm giá hàng bán 05 - Hàng bán bị trả lại 06 - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, 07 - thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 7,062,421,539 1,693,718,441 12,307,454,663 2. Giá vốn hàng bán 11 6,586,628,863 1,308,953,407 11,057,666,818 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 475,972,676 384,765,034 1,249,787,845 (20=10-11) 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 17,245,838 4,756,494,570 7,633,716,894 5. Chi phí tài chính 22 1,033,629,985 1,194,960,918 2,995,895,603 _ Trong đó: Lãi vay phải trả 23 6. Chi phí bán hàng 24 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 333,048,416 128,931,521 880,284,577 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 (873,639,887) 3,817,367,165 5,007,324,559 (30=20+(21-22)-(24+25)) 9. Thu nhập khác 31 221,474,048 198,095,237 602,389,285 10. Chi phí khác 32 362,932,837 27,170,681 657,655,524 11. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 (141,458,789) 170,924,556 (55,266,239) 12. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 3,988,291,721 4,952,058,320 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 114,189,500 14. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 4,837,868,820 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37026.doc
Tài liệu liên quan