Hoàn thiện Kế toán tiêu thụ & xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TM Đoàn Kết

Lời mở đầu Tiêu thụ hàng hóa, phân tích doanh thu và xác định kết quả sản xuất kinh doanh là vấn đề thường xuyên được đặt ra đối với tất cả các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Nếu như trước đây trong cơ chế quản lý kinh tế cũ vấn đề này được nhà nước “lo” cho các đơn vị kinh tế hầu như toàn bộ: sản xuất cái gì? Bán ở đâu với giá cả như thế nào và lỗ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu về thì trong cơ chế quản lý kinh tế mới “ cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần th

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện Kế toán tiêu thụ & xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TM Đoàn Kết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch chính sách và các công cụ quản lý khác” rất nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn và không ít các đơn vị đã đi đến chỗ phải giải thể. Nguyên nhân chính dẫn đến điều đó là sản phẩm sản xuất ra hay hàng hoá mua về không tiêu thụ được xác định không chính xác kết quả sản xuất kinh doanh để dẫn đến tình trạng: lỗ thật, lãi giả. Do đó, điều quan trọng và là sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là làm thế nào để sản phẩm hàng hoá của mình tiêu thụ được trên thị trường và được thị trường chấp nhận đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phi phí đã bỏ ra, doanh nghiệp làm ăn có lãi. Đặc biệt đối với các đơn vị kinh doanh thương mại. Để có quá trình phân tích doanh thu và xác định kết quả kinh doanh thì họ phảI trảI qua một khâu cực kỳ quan trọng đó là khâu tiêu thụ hàng hóa. Quả là không ngoa khi chúng ta nói rằng tiêu thụ hàng hóa mang ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp. Tiêu thụ là một giai đoạn không thể thiếu trong mỗi chu kỳ kinh doanh vì nó có tính chất quyết định tới sự thành công hay thất bại của một chu kỳ kinh doanh và chỉ giải quyết tốt được khâu tiêu thụ thì doanh nghiệp mới thực sự thực hiện được chức năng của mình là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh việc tổ chức kế hoạch tiêu thụ hàng hoá một cách hợp lý. Để biết được doanh nghiệp làm ăn có lãI không thì phảI nhờ đến kế toán phân tích doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Vì thế việc hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng. Kế toán phân tích doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là một trong những thành phần chủ yếu của kế toán doanh nghiệp về những thông tin kinh tế một cách nhanh nhất và có độ tin cậy cao,nhất là khi nền kinh tế đang trong giai đoạn cạnh tranh quyết liệt mỗi doanh nghiệp đều tận dụng hết những năng lực sẫn có nhằm tăng lợi nhuận củng cố mở rộng thị phần của mình trên thị trường. Cũng như các doanh nghiệp khác Công ty Thương mại Đoàn Kết là một Doanh nghiệp thương mại đã sử dụng kế toán để điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó kế toán theo dõi tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh hàng hoá có nhiệm vụ theo dõi quá trình bán hàng số lượng hàng hoá bán ra, chi phí bán hàng để cung cấp đầy đủ thông tin về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh từng kỳ sao cho nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong thời gian thực tập tại công ty, nhận thức được vấn đề tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh đồng thời được sự hướng dẫn của cô giáo và sự giúp đỡ của các cán bộ phòng kế toán công ty em đã thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ & xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Thương mại Đoàn Kết”. Bài viết được kết cấu làm 3 chương chính: Chương I Cơ sở lý luận chung về hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá Chương II Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty thương mại đoàn kết ChươngIII Phương hướng hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở công ty thương mại đoàn kết Chương I Cơ sở lý luận chung về hạch toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá I Những vấn đề chung về tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá. 1-Khái niệm tiêu thụ và ý nghĩa của việc tiêu thụ hàng hoá 1.1-Khái niệm tiêu thụ hàng hoá. Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất .trong giai đoạn này, giá trị sản phẩm, hàng hoá được thực hiện qua việc Doanh nghiệp chuyển giao hàng hoá, sản phẩm hoặc cung cấp các lao vụ dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán Tiêu thụ nói chung bao gồm: -Tiêu thụ ra ngoài đơn vị là việc bán hàng cho các đon vị khác hoặc cho các cá nhân trong và ngoài Doanh nghiệp -Tiêu thụ nội bộ: Là việc bán hàng cho các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty ...hạch toán toàn ngành. Về bản chất ,tiêu thụ chính là quá trình thực các quan hệ trao đổi thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Quá trình tiêu thụ chỉ được hoàn thành khi cả hai đIều kiện dưới đây được đảm bảo: Thứ nhất: Đơn vị xuất giao hàng hoá cho đơn vị mua. Đơn vị bán căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã được ký kết để giao hàng cho khách hàng. Đơn vị bán có thể giao hàng bán trực tiếp hoặc gián tiếp Thứ hai: Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng. Đây là hai giai đoạn có quan hệ mật thiết với nhau. Giai đoạn thứ nhất phản ánh một mặt của quá trình vận động của hàng hoá nhưng chưa đảm bảo phản ánh được kết quả của việc tiêu thụ, chưa có cơ sở để đảm bảo quá trình bán hàng đã được hoàn tất. Chỉ khi kết thúc giai đoạn thứ hai quá trình tiêu thụ mới coi là hoàn thành. Quá trình tiêu thụ hàng hoá có các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu như các nghiệp vụ về xuất hàng hoá, thanh toán với người mua, tính ra các khoản doanh thu bán hàng, tính vào doanh thu bán hàng các khoản chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán chấp nhận cho người mua khoản doanh thu hàng bán bị trả lạI và các loạI thuế phảI nộp nhà nước để xác định chính xác doanh thu thuần từ đó xác định về lỗ, lãI tiêu thụ sản phẩm hàng hoá... 1.2-ý nghĩa của việc tiêu thụ hàng hoá Tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Đối với nền kinh tế quốc dân, tiêu thụ hàng hoá đảm bảo cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, cân đối tiền hàng- trong lưu thông cũng như cân đối giữa các nghành, các khu vực. Thông qua hoạt động tiêu thụ nhu cầu của người tiêu dùng về một giá trị sử dụng nhất định được thỏa mãn và giá trị hàng hoá được thực hiện. Bên cạnh chức năng đIều hoà cung cầu trên thị trường, tiêu thụ còn góp phần quan trọng việc tạo ra luồng tiền- hàng chu chuyển liên tục trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy các quan hệ thanh toán trong phạm vi Doanh nghiệp, nghành kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế. Đối với mỗi doanh nghiệp, tiêu thụ là một quá trình có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tạI và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Hàng hoá mua về không tiêu thụ được sẽ làm cho tiền vốn của doanh nghiệp không được quay vòng sinh lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Và nếu tình trạng đó kéo dàI liên tục thì doanh nghiệp không tránh khỏi sự phá sản. Nếu việc tiêu thụ được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả thì doanh nghiệp có thể sớm đưa vốn trở lạI để tiếp tục đầu tư mua hàng hoá, phát huy được hiệu quả của đồng vốn, tăng khả năng nắm bắt những cơ hội của thị trường từ đó khả năng tối đa hoá lợi nhuận cũng được nâng cao. 2-Các chỉ tiêu hạch toán tiêu thụ hàng hoá. 2.1-Doanh thu bán hàng và thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng. 2.1.1-KháI niệm doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ dịch vụ cho khách hàng Đối với những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là giá bán chưa tính thuế GTGT bao gồm cả phụ thu (nếu có). Đối với những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là giá bán đã tính thuế GTGT. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ chỉ đạo sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác hạch toán. Doanh thu bán hàng nếu được thực hiện đầy đủ, kịp thời sẽ góp phần thúc đẩy và tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn tạo đIều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh sau. 2.1.2-Thời đIểm ghi nhận doanh thu tiêu thụ. Tiêu thụ hàng hoá thực chất là sự kết hợp chặt chẽ của hai mặt. Xuất hàng cho người mua và thực hiện thanh toán với người mua. Trong đó giao hàng và thanh toán không nhất thiết phảI được thực hiện cùng một lúc. Những sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã gửi cho người mua về phương diện pháp lývẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và khi đó kế toán cũng chưa được phép ghi nhận Doanh thu tiêu thụ. Theo chế độ kế toán Việt nam cũng như chuẩn mực kế toán quốc tế sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp chỉ được coi là tiêu thụ khi đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán và lúc đó kế toán mới được phép ghi nhận doanh thu tiêu thụ của số hàng xuất bán. Có thể nói , xác định thời điểm ghi nhận doanh thu tiêu thụ là căn cứ quan trọng cho việc tính toán chính xác kết quả tiêu thụ trong kỳ kế toán của doanh nghiệp và phản ánh trung thực tình hình tàI chính của doanh nghiệp trong các báo cáo kế toán. 2.2-Các khoản giảm trừ doanh thu. 2.2.1-Chiết khấu bán hàng: Là số tiền tính trên tổng doanh thu trả cho khách hàng. Đây là khoản tiền dành cho khách hàng khi khách hàng thanh toán nhanh trước thời hạn quy định. 2.2.2- Giảm giá hàng bán: Là số giảm giá cho người mua về số hàng đã tiêu thụ do những nguyên nhân chủ quan thuộc về số người bán như hàng kém phẩm chất, không đảm bảo số lượng chất lượng, chủng loạI, thời gian địa đIểm giao hàng... như đã quy định. Bớt giá là khoản tiền thưởng dành cho người mua khi người đó mua hàng với số lượng lớn. 2.2.3- Doanh thu hàng bán bị trả lạI: Là doanh thu của lượng hàng thực sự được tiêu thụ nhưng bị người mua trả lạI do hàng giao cho người mua không đúng về chất lượng trong thời gian quy định. Khi khách hàng trả lạI (một phần hay toàn bộ) số hàng đã mua do kém phẩm chất, kế toán ngoàI việc phản ánh các bút toán về hàng bán bị trả lạI, trị giá vốn hàng bị trả lạI nhập kho, tiền hàng trả lạI do khách hàng còn phảI thực hiện việc ghi chép bút phản ánh số tiền trả lạI cho khách hàng về số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại. 2.3-Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là giá gốc của sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ kỳ. Đối với sản phẩm lao vụ dịch vụ giá vốn hàng bán chính là giá thành phẩm hay là giá thành công xưởng của sản phẩm dịch vụ đó Đối với hàng hoá, giá vốn hàng bán bao gồm hai bộ phận: giá mua của hàng bán và chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán.Trong đó, nếu Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua của hàng bán là giá mua không có thuế GTGT đầu vào, còn nếu Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá mua có tính thuế GTGT đầu vào. 3.-Các phương pháp bán hàng Trong nền kinh tế thị trường với mục đích bán được hàng nhiều nhất, đảm bảo thu hồi nhanh nhất và đạt lợi nhuận cao nhất, các doanh nghiệp thương mạI có thể lựa chọn phương thức nhiều bán hàng khác nhau theo từng loạI hàng hoá, từng loạI khách hàng, từng thị trường và từng thời đIểm khác nhau. Trên thực tế có một số phương thức bán hàng sau đây. 3.1 Bán buôn Đơn vị kinh doanh thương mạI bán hàng với số lượng lớn, bán cho sản xuất hoạc xuất khẩu. Hàng hoá trong khâu bán buôn vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông chưa tiêu dùng. Có hai phương thức bán buônlà: -Bán buôn qua kho: Đây là phương thức bán hàng mà hàng mua về được nhập kho. Trong bán buôn qua kho cũng gồm hai hình thức sau + Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Căn cứ vào các đIều khoản ghi trong hợp đồng ký kết, bên bán phảI vận chuyển hàng đến cho bên mua. Bên bán phảI giao cho bên mua hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. + Bán buôn qua kho theo hình thức đến lấy hàng trực tiếp tạI kho của bên bán. Theo hợp đồng kinh tế đã ký bên mua phảI đến kho của bên bán để nhận hàng, bên mua phảI tự tổ chức vận chuyển hàng về. Bên bán giao cho bên mua hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT... -Bán buôn vận chuyển thẳng (không qua kho) đây là phương thức bán hàng, hàng về không nhập kho mà giao ngay cho người mua, bao gồm 2 hình thức: +Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Tức là bên bán buôn không phát sinh nghiệp vụ mua hàng, bán hàng mà chỉ làm nhiêm vụ lưu thông hàng hoá và là người trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng. + Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Đơn vị bán buôn ký hợp đồng với người mua để bán hàng và ký hợp đồng với người bán để mua hàng. Hàng mua về đơn vị không nhập kho mà chuyển thẳng cho người mua sau đó làm thủ tục thanh toán.trả tiền cho người bán và thu tiền ở người mua. Đơn vị bán buôn phảI giao cho bên mua hoá đơn GTGT... 3.2 -Bán lẻ Bán lẻ hàng hoá là việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong phương thức bán này có 3 hình thức sau: 3.2.1-Bán lẻ thu tiền tập trung: Là phương thức bán hàng mà việc giao hàng và thu tiền tách rời nhau giữa người giao hàng và người thu tiền. Người mua chỉ nhận được hàng khi đã giao tiền tạI nơI tập trung thu tiền. Hết ca hết ngày nhân viên bán hàng kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán ra trong ca, trong ngày và lập “Báo cáo bán hàng” làm chứng từ kế toán . 3.2.2- Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Là phương thức bán hàng mà chức năng thu tiền và giao hàng được thực hiện tạI nơI người bán. Hết ca hết ngày nhân viên bán hàng nộp tiền cho thủ quỹ và lấy giấy nộp tiền bán hàng. Sau đó kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng bán ra trong ca, trong ngày và lập “Báo cáo bán hàng”làm chứng từ kế toán. 3.2.3- Bán lẻ tự động: Là phương thức bán hàng mà người mua được tự do lựa chọn hàng hoá mà mình thích. Sau đó tính tiền tập trung. Kế toán căn cứ vào bảng kê bán hàng của người thu tiền để ghi nhận doanh thu và số tiền nộp. 3.3 -Hàng đổi hàng. Theo phương thức này hàng hoá xuất kho đem đi đổi coi như bán.Hàng hoá nhận về coi như mua. Việc trao đổi dựa trên cơ sở tỷ lệ trao đổi là giá trao đổi và thường có lợi cho cả hai bên vì nó tránh được việc thanh toán bằng tiền, tiết kiệm được vốn lưu động đồng thời vẫn tiêu thụ được hàng hoá. 3.4 -Bán hàng trả góp Theo phương thức này khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ. Khách hàng sẽ thanh toán một phần số tiền phảI trả ngay ở thời đIểm mua, số còn lạI sẽ trả dần ở các kỳ sau và chịu lãi. Vì vậy, tiền thu bán hàng phảI được chia làm hai phần: doanh thu bán hàng được coi là doanh thu bán hàng một lần và phần lãI do bán trả góp là thu nhập hoạt động tàI chính. Giá tính thuế GTGT là giá bán thông thường (giá thu 1 lần) không bao gồm phần lãI trả góp và không tính thuế theo số tiền trả góp từng kỳ. 3.5- Gửi đại lý bán Theo phương thức này, DN giao hàng cho cơ sở nhận đại lý. Bên nhận đại lý sẽ trực tiếp bán hàng sau đó phải thanh toán tiền cho DN và được hưởng hoa hồng đại lý bán. Số hàng gửi đại lý vẫn được quyền sở hữu của DN.Gửi đại lý số hàng này được coi là tiêu thụ khi nhận được tiền của bên nhận đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Chứng từ sử dụng trong hình thức này là “ Bảng thanh toán hàng đại lý” do bên nhận đăng ký lập. Ngoài ra các phương thức bán hàng sau cũng được coi là tiêu thụ: -Xuất hàng sử dụng nội bộ. -Xuất hàng trả lương cho công nhân viên. -Xuất hàng để biếu tặng 4-Các phương thức tính giá vốn của khối lượng hàng tiêu thụ Hàng hoá xuất kho tiêu thụ phảI được thể hiện theo giá vốn thực tế. Mỗi hàng hoá mua về nhập kho ở những thời đIểm khách nhau với những giá thực tế khác nhau, nên có thể tính một cách chính xác giá vốn khối lượng hàng hoá xuất kho, các DN áp dụng một trong những phương pháp sau đây: 4.1Phương pháp giá thực tế bình quân 4.1.1 Giá bình quân cả kỳ dự trữ (hay giá bình quân gia quyền) Theo phương pháp này trong tháng hàng hoá xuất kho chưa tính ngay được giá trị nên chưa ghi sổ. Cuối tháng căn cứ vào số tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ kế toán tính được đơn giá bình quân của hàng xất kho theo công thức. Giá thực tế hàng số lượng hàng Hoá xuất kho = hoá xuất kho x Đơn giá bình quân Đơn giá bình quân của hàng hoá được tính căn cứ vào giá mua thực tế. Do đó, tiêu thụ hàng hoá cần phân bổ chi phí thu mua cho hàng hoá tiêu thụ. áp dụng phương pháp này giá hàng hoá xuất kho tiêu thụ được tính tương đối chính xác nhưng không kịp thời vì cuối tháng mới tính được đơn giá bình quân. 4.1.2 Giá bình quân sau mỗi lần nhập kho ( hay giá bình quân liên hoàn) Về bản chất phương pháp này giống phương pháp trên nhưng giá thực tế bình quân được xác định trên cơ sở giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ và giá thực tế của hàng hoá của từng lần nhập trong kỳ. Tức là sau mỗi lần nhập kho phảI tính giá thực tế bình quân làm căn cứ tính giá trị hàng hoá xuất trong lần sau. Phương pháp này có ưu đIểm hơn phương pháp trên là không phảI chờ đến cuối tháng mới xác định được đơn giá bình quân mà xác định được ngay sau mỗi lần nhập. Tuy nhiên công việc tính toán lạI rất phức tạp chỉ thích hợp ở những DN có số lần nhập kho trong tháng ít và số lượng nhập lớn. 4.1.3 Giá bình quân cuối tháng trước Theo phương pháp này khi xuất kho hàng hoá lấy giá bình quân cuối tháng trước để tính ra giá trị bình quân trong tháng này. Phương pháp này đơn giản,dễ làm , giá thực tế của hàng hoá xuất kho có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong niên độ. Tuy nhiên kết quả tính toán không chính xác vì giá trị hàng hoá xuất kho trong tháng không bị tác động của giá hàng hoá mua vào trong tháng. 4.2 -Phương pháp giá thực tế nhập trước xuất trước (FIFO) Phương pháp này giả thiết rằng hàng hoá nào nhập kho đầu tiên thì sẽ xuất kho trước nhất 4.3 -Phương pháp giá thực tế nhập sau xuất trước (LIFO) Phương pháp này giả thiết rằng hàng hoá nào nhập kho sau thì xuất trước Cả hai phương pháp (FIFO) và (LIFO) đều đảm bảo được tính chính xác của giá thực tế hàng hoá xuất kho, nhưng lạI gặp khó khăn trong tổ chức hạch toán chi tiết hàng hoá tồn và tổ chức kho. Do đó chỉ nên áp dụng đối với những DN ít chủng loạI mặt hàng, việc nhập xuất không xảy ra thường xuyên. 4.4 -Phương pháp giá thực tế đích danh Theo phương pháp này hàng hoá nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó mà không quan tâm đến thời gian nhập xuất 4.5 Phưong pháp tính theo trị giá mua thực tế của hàng hoá tồn cuối kỳ dựa vào đơn giá mua lần cuối. Theo phương này đến cuối kỳ hạch toán tiến hành kiểm kê số lượng hàng hoá tồn kho, sau đó tính trị giá mua thực tế của hàng hoá tồn kho cuối kỳ theo đơn giá mua lần cuối cùng của kỳ đó. 4.6 Phương pháp giá hạch toán. Giá hạch toán là giá do DN quy định có tính chất ổn định và chỉ dùng để ghi sổ kế toán hàng ngày chứ không có ý nghĩa trong việc thanh toán hay tính giá các đối tượng tính giá. Phương pháp giá hạch toán được áp dụng đối với các DN có nghiệp vụ nhập xuất hàng hoá nhiều, thường xuyên, giá mua thực tế biến động lớn và thông tin về giá không kịp thời. Tóm lạI DN phảI căn cứ vào đIều kiện cụ thể của mình để lựa chọn một phương pháp thích hợp nhất và khi lựa chọn phảI áp dụng cố định phương pháp đó ít nhất trong một niên độ kế toán. 5-Vai trò và nhiêm vụ của kế toán tiêu thụ hàng hoá. 5.1 Vai trò của kế toán tiêu thụ hàng hoá Kế toán là một công cụ quản lý tích cực và nhất trong mỗi DN. Cũng như mọi khâu khác, việc tổ chức công tác kế toán bán hàng, kế toán xác định kết quả kinh doanh hàng hoá có một vai trò đặc biệt quan trọng. Thật vậy chỉ có thể dựa vào thông tin kế toán cung cấp mới đảm bảo tính chất trung thực, đáng tin cậy của các số liệu phản ánh về tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của Doanh nghiêp.Đồng thời nó phản ánh một đầy đủ kịp thời tình hình nhập xuất tồn kho hàng hoá số hàng hoá gửi bán,số hàng hoá tiêu thụ số hàng hoá bị trả lại do kém phẩm chất, số hao hụt mất mát thông quá trình bảo quản vận chuyển ...Từ đó có biện pháp quản lý cụ thể,đạt hiệu quả cao Đưa hàng hoá vào trong lưu thông, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi khách hàng là mục đích kinh doanh của oanh nghiệp.Tổ chức tốt công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá sẽ tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển,từng bước đưa công tác hoạch toán kế toán vào nề nếp hạn chế các thường hợp thất thoát hàng hoá phát hiện kịp thời loại hàng hoá luân chuyển chậm.Từ đó có ý kiến đề xuất với lãnh đạo Doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn -Tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng, kế toán kết quả kinh doanh một cách khoa học hợp lý với đIều kiện cụ thể của Doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc thu nhận xử lý và cung cấp thông tin cho chủ Doanh nghiệp, giai đoạn điều hành, các cơ quan chủ quản,quản lý tàI chính thuế ...để lựu chọn phương án kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ tàI chính của nhà nước 5.2- Nhiệm vụ cuả kế toán tiêu thụ hàng hoá : Với tư cách là một khâu trọng yếu trong xản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, tiêu thu hàng hoá cần được theo dõi và giám sát chặt chẽ. Bên cạnh các biện pháp về hàng hoá và thị trường kế toán là một công cụ tất yếu và có hiệu quả nhất mà các nhà quản trị cần phảI sử dụng trong quá trình tổ chức tiêu thụ hàng hoá. Để đảm bảo là công cụ sắc bén, có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế và quản lý Doanh nghiệp, kế toán tiêu thụ hàng hoá cần thực hiện những nhiệm vụ sau: -Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hoá dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ tính toán đúng giá trị vốn của hàng hoá đã bán, chi phí bán hàng và các chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết qủa bán hàng -Kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, phân phối lợi nhuận, kỷ luật thanh toán và làm nghĩa vụ đối với nhà nước -Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng xác định kết quả và phân phối kết quả phục vụ cho việc lập báo cáo tàI chínhquản lý Doanh nghiệp II- Hạch toán chi phí tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong các Doanh nghiệp Việc hạch toán chi tiết tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ trong Doanh nghiệp được thực hiện trên các căn cứ sau đây . -Căn cứ vào loại hình ,tính chất kinh doanh của Doanh nghiệp để xác định đối tượng chi tiết. Tuỳ theo tình hình thực tế tại mỗi Doanh nghiệp mà đối tượng hạch toán chi phí có thể là từng loại sản phẩm ,hàng hoá hay kho hàng, quầy hàng -Căn cứ vào tính trọng yếu của mỗi loại hoạt động, mỗi loại hàng hoá đối với vấn đề kinh doanh của Doanh nghiệp -Căn cứ vào khả năng kế toán thực tế của Doanh nghiệp Để tiến hành hạch toán chi tiết quá trình tiêu thụ kế toán căn cứ vào các loạI chứng từ cơ bản sau -Phiếu xuất kho -Hoá đơn bán hàng Hoá đơn kiểm soát xuất nhập khẩu Hoá đơn GTGT Công tác hạch toán chi tiết tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh hàng hoá có nghiệp vụ theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu thụ đối với các đối tượng hạch toán chi tiết đã chọn. Đồng thời còn cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về quá trình tiêu thụ của các đối tượng chi tiết (hàng hoá, kho hàng, quầy hàng ..) nhằm phục vụ cho công tác quản lý cuả Doanh nghiệp tính toán chính xác kết quả tiêu thụ của từng đối tượng chi tiết, đánh giá đúng hiệu quả tiêu thụ đối với từng đối tượng cụ thể, từ đó có thể đIều chỉnh sao cho hợp lý III -Kế toán Tiêu Thụ Hàng Hoá Theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên 1-Phương pháp kê khai thường xuyên Đây là phương pháp theo dõi phản ánh một cách thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập xuất, tồn kho hàng hoá trên sổ kế toán. Vì vậy giá trị vật tư hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời đIểm nào Phương pháp này thường áp dụng cho các đơnvị sản xuất ( công nghiệp,xây lắp ...) các đơn vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc thiết bị .. 2 -Tài khoản sử dụng : Kế toán tiêu thụ sử dụng các TK sau: *TK:156: Hà ng hoá : TK này phản ánh tình hình tăng, giảm hàng hóa trong các Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ và những cơ sở sản xuất có tổ chức hoạt động kinh doanh hàng hoá Kết cấu TK:156 Bên ghi nợ : + Trị giá vốn thực tế của hàng hoá nhập kho + Số điều chỉnh tăng do đánh giá lại + Kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng hoá tồn kho cuối kỳ từ TK 611 sang (phương pháp kiểm kê định kỳ) Bên có ghi + trị giá vốn thực tế của hàng hoá xuất kho + Số đIều chỉnh giảm khi tăng giá + Kết chuyển trị giá vốn thưc tế củahàng hoá tồn kho đầu kỳ sang TK 611 (phương pháp kiểm kê định kỳ) Số dư nợ: phản ánh trị giá vốn thực tế của hàng hoá tồn kho cuối kỳ TK 156 Hàng hoá: Gồm 2 tài khoản cấp hai TK 1561 Trị giá mua hàng hoá TK 1562 Chi phí mua hàng hoá *TK 157 Hàng gửi đi bán. Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến động của trị giá vốn hay giá thành của hàng hoá, thành phẩm gửi bán. Số hàng này chưa được xác định là bán. Kết cấu TK 157 Bên nợ ghi: + Trị giá vốn thực tế của hàng hoá, thành phẩm gửi bán ký gửi + Trị giá lao vụ, dịch vụ đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán + Kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng hoá,thành phẩm gửi bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ (phương pháp KK định kỳ) Bên có ghi: + Trị giá vốn thực tế của hàng hoá, thành phẩm dịch vụ gửi bán đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán + Trị giá hàng hoá, thành phẩm dịch vụ khách hàng trả lại hoặc không chấp nhận thanh toán. + Kết chuyển trị giá thành phẩm hàng hoá đã gửi đi chưa được khách hàng thanh toán đầu kỳ Số dư nợ: phản ánh trị giá thành phẩm, hàng hoá gửi đI bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán. *TK 632: Giá vốn hàng bán. Bên nợ ghi: +Trị giá vốn thực tế của hàng hoá thành phẩm xuất kho đã xác định là bán. + Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (phương pháp KKĐK ở DNSX) + Trị giá vốn thực tế của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành ( phương pháp KKĐK ở DNSX) + Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào GVHB Bên có ghi: + Kết chuển trị giá vốn thực tế của thành phẩm hàng hoá, lao vụ dịch vụ hoàn thành vào bên Nợ TK 911 Xác định kết quả kinh doanh. + Kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 Thành phẩm (phương pháp KKĐK ở DNSX) Sau khi kết chuyển tài khoản này không có số dư 3 -Hạch toán tổng hợp tiêu thụ hàng hoá theo các phương thức tiêu thụ. Phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đối với việc sử dụng các tài khoản kế toán, phản ánh tình hình xuất kho thành phẩm, hàng hoá. Đồng thời có tính quyết định đối với việc xác định thời điểm bán hàng, tình hình doanh thu bán hàng và tiết kiệm chi phí bán hàng để tăng lợi nhuận. Sau đây chúng ta xem xét trình tự hạch toán một số phương thức tiêu thụ cụ thể: 3.1- Phương pháp kế toán phương thức gửi hàng Căn cứ vào phiếu xuất kho gửi thành phẩm, hàng hoá đi bán hoặchoặc gửi các đại lý nhờ bán hộ kế toán ghi: Nợ TK 157 Hàng gửi đi bán Có TK 155 Thành phẩm Có TK 156 Hàng hoá Trường hợp DNTM mua hàng gửi đi bán ngay không nhập kho KT ghi: Nợ TK 157 Hàng gửi đi bán Có TK 331 Phải trả cho người bán Căn cứ vào giấy thông báo chấp nhận thanh toán hoặc các chứng từ thanh toán tiền của khách hàng, của cơ sở đại lý bán hộ và các chứng từ thanh toán khác, kế toán kết chuyển trị giá vốn của số hàng đã bán sang bên Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có TK 157 Hàng gửi đi bán Thành phẩm hàng hoá đã gửi đi hoặc dịch vụ đã thực hiện, khách hàng không chấp nhận kế toán phản ánh nghiệp vụ nhập lại kho Nợ TK 155 Thành phẩm Nợ TK 165 Hàng hoá Có TK 157 Hàng gửi đi bán TK: 155, 156 TK:157 TK: 632 XKTP,hàng hoá gửi Kết chuyển trị giá vốn đI bán Hàng đã bán TK 331 TK: 155,156 Hàng hoá mua bán thẳng Hàng gửi đI không được chấp nhận 3.2- Phương pháp kế toán xuất kho hàng hoá, phành phẩm để bán theo phương thức bán hàng trực tiếp: Căn cứ vào phiếu xuất kho, giao hàng trực tiếp cho khách hàng kế toán ghi Nợ TK 632 giá vốn hàng bán Có TK 155 Thành phẩm Có TK 156 Hàng hoá Trường hợp doanh nghiệp thương mại dịch vụ mua bán hàng giao tay ba kế toán ghi: Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có TK 331 Phải trả cho người bán Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn thành nhưng không nhập kho mà chuyển bán ngay kế toán ghi: Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Cuối kỳ kết chuyển trị giá vốn hàng xuất kho đã bán vào bên Nợ TK 911 Xác định kết quả kinh doanh kế toán ghi: Nợ TK 911 Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 GIá vốn hàng bán Ngoài ra, các trường hợp bán lẻ hàng hoá, bán hàng trả góp cũng sử dụng TK632 Giá vốn hàng bán để phản ánh tình hình giá vốn của hàng xuất kho đã bán IV-kế toán tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ Kiểm kê định kỳ là một phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà giá vốn của hàng xuất kho được xác định vào cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê theo công thức Trị giá hàng Trị giá hàng hoá Trị giá hàng hoá Trị giá hàng hoá Hoá xuất kho = nhập trong kỳ + tồn kho đầu kỳ - tồn kho cuối kỳ Khi áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển sồ dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán phản ánh trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ. Công tác kiểm kê hàng hoá được tiến hành vào cuối kỳ kế toán để xác định giá trị hàng hoá tồn kho thực tế. Từ đó tính được trị giá hàng hoá xuất kho trong kỳ làm căn cứ ghi sổ kế toán của TK 611. Phương pháp này thường được áp dụng ở các đơn vị kinh doanh có nhiều chủng loại hàng hoá với quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, hàng hoá xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên. Quy trình hạch toán tiêu thụ hàng hoá trong các đơn vị kinh doanh thương mại theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán doanh nghiệp giống như phương pháp kê khai thường xuyên và chỉ khác phương pháp kê khai thường xuyên kế toán hàng tồn kho. Kế toán kết chuyển trị giá của hàng hoá tồn đầu kỳ Nợ TK 611(6112) Mua hàng Có TK 151 Hàng mua đang đi đường Có TK 156 Hàng hoá Có TK 157 Hàng gửi đi bán Đối với hàng hoá mua vào trong kỳ Nợ TK 611 (6112) Mua hàng Nợ TK133 Thuế GTGT đầu vào Có TK 111,112 Tiền mặt, TGNH Có TK 331 Phải trả cho người bán Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ Nợ TK 151 Hàng mua đang đi đường Nợ TK 156 Hàng hoá Nợ TK 157 Hàng gửi đi bán Có TK 611(6112) Mua hàng Cuối kỳ, tiến hành kiểm kê để tính ra trị giá hàng hoá xuất bán được xác định là tiêu thụ trong kỳ Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có Tk 611 Mua hàng Kết chuyển hàng tồn kho cuối kỳ TK: 151,156,157, TK:611 TK: 632 TK: 911 TK: 511 TK: 131 ,111 K/c hàng tồn kho đầu kỳ Trị giá hàng K/c giá vốn K/c DT Doanh thu xuất bán Hàng bán thuần bán hàng TK:111,112,331 Trị giá hàng mua trong kỳ TK 133 TK:33311 Thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào đầu ra V-Hạch toán dự._. phòng phải thu khó đòi 1-Khái niệm: Phải thu khó dòi là các khoản phải thu mà vì một lý nào đó khách nợ không có khả năng trả nó (thanh toán)đúng kỳ hạn, đầy đủ(như khách nợ bị phá sản thiên tai...)Trong năm kế hoạch. Lập dự phòng phải thu khó đòi là việc đơn vị tính trước vào chi phí doanh nghiệp một khoản chi để khi có các khoản nợ khó đòi, không đòi được thì tình hình tài chính của đơ vị không bị ảnh hưởng. Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán trược khi lập báo cáo tài chính như các khoản dự phòng khác. Mức lập dự phòng đối với nợ phải thu khó đòi và việc xử lý xoá nợ khó đòi phải theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp. Kế toán sử dụng tài khoản 139-Dự phòng phải thu khó đòi Kết cấu TK 139: Bên nợ ghi:-Các khoản phải thu khó đòi xử lý. Xoá nợ: Hoàn nhập dự phòng cuối niên độ Bên có ghi:Trích lập dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí Số nợ có :Dự phòng phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ Phương pháp kế toán các nhiệp vụ liên quan đến dự phòng phải thu khó đòi: -Vào cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức độ dự phòng phải thu khó đòi kế toán ghi Nợ TK 642 chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 dự phòng phải thu khó đòi -Cuối niên độ tiếp theo phải hoàn nhập kịp toàn bộ số dự phòng năm trước kế toán ghi Nợ TK139:Dự phòng phải thu khó đòi Có TK721 Thu nhập hoạt động bất thường Có TK 138 Phải thu khác -Đồng thời xác định số trích dự phòng cho năm sau kế toán ghi Nợ TK642 Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi VI-Kế toán doanh thu bán hàngvà các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng là số tiền thu được do bán hàng. O các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT còn ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp thì doanh thu bán hàng là trị giá thanh toán của số hàng đã bán.Ngoài gia doanh thu bán hàng còn bao gồm các khoản phụ thu.Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, để đẩy mạnh bán ra thu hồi nhanh chóng tiền bán hàng doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích đối với khách hàng nếu khách hàng mua với khối khối lượng hàng hoá lớn sẽ được doanh nghiệp chiết khấu,còn nếu hàng hoá của doanh nghiệp kém phẩm chất thì khách hàng có thể không chấp nhận thanh toán hoặc yêu cầu doanh nghiệp giảm giá.các khoản trên sẽ phải ghi vào chi phí hoạt động tài chính hoặc giảm trừ trong doanh thu bán hàng ghi trên hoá đơn. Để phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu kế toán sử dụng các TK sau: -TK 511 Doanh thu bán hàng Tk này bao gồm bốn TK cấp 2 +TK5111 Doanh thu bán hàng hoá +TK5112 Doanh thu bán các sản phẩm +TK5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ +TK5114 Doanh thu trợ cáp trợ giá Kết cấu: Bên nợ ghi: +Cuối kỳ kết chuyển các doanh thu bán hàng,giảm giá hàng bị trả lại +Thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập đặc biệt +Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần sang TK911 Bên có ghi:+Doanh thu bán hàng hoá,sản phẩm dịch vụ theo hoá đơn Tài khoản này khôngcó số dư -TK 512 Doanh thu bán hàng nội bộ. TK này được sử dụng để phản ánh tình hình bán hàng trong nội bộ doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập(giữa đơn vị chinh với các đơn vị phụ thuộc và giữa các đơn vị phụ thuộc với nhau). + TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ gồm 3 TK cấp hai + TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá. + TK 5122: Doanh thu bán các sản phẩm + TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ. TK náy kết cấu giống TK 511 - TK 521 chiết khấu bán hàng. TK này phản ánh số tiền chiết khấu cho khách hàng và kết chuyển số tiền chiết khấu đó tính vào chi phí hoạt động tài chính. Kết cấu: Bên nợ: Ghi số tiền chiết khấu bán hàng đã chấp nhận cho khách hàng. Bên có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu bán hàng trong kỳ tính vào chi phí hoạt động tài chính Sau khi kết chuyển TK này không có số dư -TK 531 Hàng bán bị trả lại. Phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại và kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang TK 511, Tk 512 để giảm doanh thu bán hàng Kết cấu: Bên nợ : Ghi trị giá hàng bán bị trả lại theo giá bán chưa có thuế GTGT Bên có: Kết chuyển hàng bán bị trả lại sang TK 511 hoặc 512 Sau khi kết chuyển TK này không có số dư -TK 532 Giảm giá hàng bán.Tk này phản ánh phản ánh số tiền giảm giá cho khách hàng Và kết chuyển số tiền giảm giá sang TK 511 hoặc 512 để giảm doanh thu bán hàng Kết cấu: Bên nợ: Ghi số tiền giảm giá cho khách hàng theo giá bán Bên có: Kết chuyển số tiền giảm giá sang TK 511 hoặc 512 Sau khi kết chuyển TK này không có số dư. -Căn cứ vào báo, phiếu thu hoặc thông báo chấp nhận thanh toán của khách hàng kế toán ghi Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng Nợ TK 111 Tiền mặt Nợ TK131 phải thukhách hàng Có TK 511 Doanh thu bán hàng Có TK 333 Thuế và cá khoản phải nộp nhà nước (3331-Thế GTGT phải nộp ) Trường hợp bán hàng thu bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá mà ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm thu tiền. Nếu DN ghi theo tỷ giá hạch toán thì chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán được ghi vào TK 413 Chênh lệch tỷ giá -Khoản chiết khấu bán hàng giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại phát sinh trong kỳ. Nợ TK 521 chiết khấu bán hàng Nợ TK 531 hàng bán bị trả lại Nợ TK 532 giảm giá hàng bán Có TK 111,112,131 Đối với trường hợp hàng bị trả lại trong kỳ DN phải nhập kho lại số hàng đó theo trị giá vốn, Đồng thời phải ghi giảm số thuế GTGT đầu ra + Ghi nhiệm vụ hàng nhập kho: Nợ TK 155 Thành phẩm Nợ TK 156 Hàng Có TK 632 Giá vốn hàng bán + Ghi số tiền thuế GTGT đầu ra giảm tương ứngvới số hàng bị trả lại Nợ TK 333 (3331) Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Có TK 111,112,131 Trường hợp hàng bán bị trả lại phát sinh vào kỳ hạch toán sau trong năm, kỳ trước đã ghi doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh KT phản ánh + Phản ánh trị giá hàng bị trả lại Nợ TK 531 Hàng bán bị trả lại Nợ TK 333(3331) Thuế và các khoản phải nộp nhà nước CóTK 111,112,131. + Phản ánh số hàng bị trả lại nhập kho theo trị giá vốn. Nợ TK 155, 156 Thành phẩm, hàng hoá Có TK 911 Xác định kết quả kinh doanh -Cuối kỳ kinh doanh toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại được kết chuyển sang bên Nợ TK 511 hoặc TK512 để giảm doanh thu bán hàng đã ghi theo hoá đơn ở bên có của TK này Nợ TK 511 Doanh thu bán hàng (hoặc TK 512) Có TK 531 Hàng bán bị trả lại Có TK 532 Giảm giá hàng bán -Trường hợp bán hàng đại lý DN được hưởng hoa hồng và không kê khai tính thuế GTGT. Doanh thu bán hàng là số tiền hàng hoá được hưởng khi nhận hàng của đơn vị giao đại lý, kế toán ghi vào bên Nợ TK 003 Hàng hoá vật tư nhận bán hộ, ký gửi khi bán hàng thu được tiền hoặc khách hàng đã chấp nhận thanh toán KT ghi Nợ TK 111,112,131. Có TK 511 Doanh thu bán hàng(số tiền hoa hồng) Có TK 331 Phải trả cho người bán (số tiềnBHtrừ hoa hồng) Đồng thời ghi có TK 003 hàng hoá vật tư nhận bán hộ ,ký gửi Bán hàng trả góp, kế toán ghi doanh số bán hàng thông thường ở tài khoản 511 số tiền khách hàng phải trả cao hơn doanh số bán thông thường, khoảmg chênh lệch được ghi vào thu nhập hoạt động tài chính Nợ TK 111, 112 (số tiền thu ngay) Nợ TK131 (số tiền phải thu ) Có TK511 ( giá bán thông thường theo giá chưa có VAT) Có TK 333 Thuế GTGT tính trên giá thông thường Có TK 711 phần chênh lệch cao hơn giá thông thường Bán hàng theo phương pháp đổi hàng, khi DN xuất hàng trao đổi với khách hàng kế toán phải ghi doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra. Kti nhận hàng của khách hàng kế toán ghi hàng nhập khovà tính thuế GTGTđầu vào Khi xuất hàng trao đổi ghi nhận doanh thu Nợ TK 131 Doanh thu của khách hàng Có TK 511 Doanh thu bán hàng Có TK 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331) -Khi nhập hàng của khách hàng ghi Nợ TK 152, 156, 155 Nợ TK 133 Thuế GTGTđược khấu trừ Có TK 131 phải thu của khách hàng ( hoặc TK 331 phải trả cho người bán ) +Nếu ghi vào TK331 Cuối kỳ phải điều chỉnh để bù trừ và ghi Nợ TK 331 phải trả cho người bán Có TK 131 phải thu của khách hàng Trường hợp DN dùng hàng hoá vậy tư sử dụng, nội bộ cho sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT kế toán xác định doanh thu của số hàng này tương ứng với chi phí sản xuất hoặc giá vốn hàng hoá để ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh NợTK 621, 627, 641, 642 Có TK 512 Doanh thu bán hàng nội bộ Đồng thời ghi thuế GTGT Nợ TK 133 thuế GTGT được khấu trừ Có TK 333 thuế và các khoản phải nộp nhà nước Hàng hoá thành phẩm vật tư dùng để biếu tặng được trang trải bằng quỹ khen thưởng phúc lợi Nợ TK431 Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 511 Doanh thu bán hàng CóTK 33 Thuế và các koản phải nộp nhà nước (3331) Đối với hàng hoá dịch vụ có tính chất đặc thù dùng các chứng từ đặc thù như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé bổ xung kiến thiết, trong giá thanh toán đã có thuế GTGT Kế toán phải tính doanh thu chưa có tuế theo công thức Giá chưa có thuế GTGT = Thuế GTGT được tính bằng cách lấy trị giá thanh toán trừ đi trị giá chưa có thuế GTGT Nợ TK 111 Có TK 511 Có TK 333 Hàng hoá thành phẩm bán ra thuộc diện tính thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt kế toán xác định số thuế xuất nhập khấu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ghi Nợ TK 511 Doanh thu bán hàng Có TK 333 (3332,3333) Thuếvà các khoản phải nộp nhà nước Trong quá trình bán háng ở các doanh nghiệp bán lẻ so sánh giữa doanh thubán hàng với số tiền thực nộp, nếu số tiền thực nộp < doanh thu bán hàng KT ghi: Nợ TK 111 Tiền mặt (số tiền thực nộp) Nợ TK 138 Phải thu khác (số tiền thiếu) Có TK 511 Doanh thu bán hàng Nếu số tiền thực nộp > doanh thu bán hàng kế toán ghi Nợ TK 111 Tiền mặt (số tiền thực nộp) Có TK 511 Doanh thu bán hàng Có TK 338 Phải trả phải nộp khác (số tiền thừa) Các doanh nghiêp bán lẻ phải lập bảng kê doanh số bán hàng ngày, cuối tháng tổng hợp số liệu doanh số bán hàng theo từng loại hàng có cùng thuế xuất thuế GTGT để xác định thuế GTGT phải nộp ở khâ u bán -Cuối kỳ xác định doanh thu bán hàng thuần bằng cách lấy doanh thu theo hoá đơn trừ thuế xuất khẩu, thuế TTĐB(nếu có)và các khoản giảm giá, hàng bán bị trảlạIkếtoánghi Nợ TK 511 Doanh thu bán hàng Có TK 911 Xác định kết quả kinh doanh VII- Các phương thức thanh toán Cùng với các phương thức bán hàng, các doanh nghiệp cúngử dụng nhiều phương thức thanh toán.Việc áp dụng phương thức thanh toán nàolà do hai bên mua và bán tự thoả thuận rồi ghi trong hợp đồng.Quản lý các nghiệp vụ thanh toán tiền hàng công tác quan trọng trong kế toán nhằm tránh tổn thất tiền hàng giúp Doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn, tạo điều kiện tăng vòng quay của vốn và giữ uy tín cho khách hàng. Hiện nay có một số phương thức bán hàng sau đây thường được áp dụng trong các Doanh nghiệp thương mại 1-Thanh toán bằng tiền mặt Đây là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người bán và người mua khi nhận được hàng, bên mua sẽ xuất tiền mặt ở quỹ trả cho bên bán. Việc thanh toán này có thể tiến hành bằng tiền Việt Nam ngoại tệ hay vàng bạc kim khí quý đá quý 2-Thanh toán không dùng tiền mặt Đây là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách chuyển từ tài khoản của Doanh nghiệp hoặc bù trừ giữa các Doanh nghiệp thông qua cơ quan trung gian là ngân hàng. Có một số hình thức sau, việc vận chyển dùng hình thức nào là tuỳ thuộc đặc điểm kinh doanh và mức độ tín nhiệm lẫn nhau của các doanh nghiệp 2.1-Thanh toán bằng séc -Séc chuyển khoản : Được dùng để thanh toán về mua bán hàng giữa các đơn vị trong cùng địa phương ngân hàng.Séc naỳ chỉ có tác dụng thanh toán chuyển khoản không có giá trị lĩnh tiền mặt -Séc bảo chi: Đơn vị phát hành séc chuyển khoản đến ngân hàng để đóng dấu bảo chi sau đó chuyển cho đơn vị thụ hưởng 2.2 -Thanh toán bằng uỷ nhỉệm thu Đơn vị bán sau khi xuất hành cho đơn vị mua thì lập uỷ nhiệm thu gửi tới ngân hàng nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng. Ngân hàng bên mua khi nhận được chứng từ và sự đồng ý của bên mua sẽ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của bên mua trả cho bên bán thông qua ngân hàng phục vụ bên bán 2.3-Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi Đây là hình thức thanh toán mà sau khi bên bán giao hàng cho bên mua, bên mua sẽ lập uỷ nhiệm chi yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tàI khoản tiền gửi của đơn vị mình để trả cho bên bán 2.4-Thanh toán bù trừ O đây, đơn vị vừa là người mua đồng thời là người bán. Định kỳ theo kế hoạch các bên chủ động cung ứng hàng cho nhau, cuối kỳ thông báo cho ngân hàng biết ngân hàng sẽ tổ chức bù trừ giữa các bên. Các bên tham gia thanh toán bù trừ sẽ nhận được hoặc phải chi trả số chênh lệch sau khi đã bù trừ. 2.5- Thanh toán bằng thư tín dụng Thư tín dụnglà lệnh của ngân hàng phục vụ bên mua đối với ngân hàng bên bán, yêu cầu ngân hàng bên mua trả tiền cho đơn vị bán về số hàng đã giao của đơn vị bán cho đơn vị mua theo hợp đồng. Thanh toán không dùng tiền mặt rất thuận tiện trong trường hợp bên bán và bên mua ở xa nhau, thúc đẩy việc chấp hành kỷ luật thanh toán.Ngoài các phương thức trên, còn có một số phương thức khác cũng được áp dụng như thanh toán bằng tài khoản đặc biệt,séc cá nhân,tín phiếu... 3-Thanh toán bằng nghiệp vụ ứng trước tiền hàng -Theo phương pháp này, đơn vị bán sẽ nhận được tiền trước khi xuất hàng cho đơn vị mua. Tuy nhiên số tiền ứng trước chỉ bằng 1/3-1/2 trị giá hàng xuất bán.Số tiền còn lại sẽ thanh toán sau khi giao hàng. -Hình thức này thường áp dụng đối với những mặt hàng có giá trị lớn hoặc hiếm hay đơn vị bán gặp khó khăn về tài chính thì đơn vị mua giúp đỡ . VIII- Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 1-Kế toán chi phí bán hàng Khái niệm: Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đên hoạt động tiêu thụ hàng hoá, chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liêu, chi phí công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển, chi phí khấu hao TSCĐ, chí phí dịch vụ mua ngoài và các chi bằng tiền khác Tài khoản sử dụng: TK 641 Chi phí bán hàng-TK này dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng. Kết cấu: Bên nợ: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: các khoản ghi giảm chi phí bán hàng Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh (cho hàng đã bán hoặc để chờ kết chuyển (cho hàng còn lại). TK này không có số dư Trình tự hạch toán Tính tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng Nợ TK 641 (6411) Chi phí bán hàng Có TK 334 Phải trả công nhân viên C ó TK 338 Phải trả phải nộp khác Xuất vật liệu dùng cho hoạt động bán hàng Nợ TK 641 ( 6412) Có TK 152 Theophương pháp KKTX C ó TK 611 Theo phương pháp KKĐK Khi xuất công cụ dụng cụ bao bì luân chuyển phục vụ khâu bán hàng Nợ TK 641 (6413) CóTK 153 Phân bổ một lần CóTK 142 Phân bổ nhiều lần Có TK 611 Theo phương pháp KKĐK Khi mua vật liệu, công cụ dụng cụ không nhập kho mà dùng ngay cho hoạt động bán hàng Nợ TK 641 (6412,6413) Nợ TK 133 CóTK 111, 112 CóTK 331 Đối với chi phí bảo hành hàng hoá kế toán hạch toán... Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng Nợ TK 641 (6414) Có TK 214 Đồng thời ghi bên nợ TK 009 : Nguồn vốn khấu hao cơ bản Khi phát sinh các chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện nước, điện thoại... Kế toán ghi Nợ TK 641 (6417) Nợ TK 133 CóTK 111, 112 CóTK 331 Khi các chi phí bằng tiền khác như chi phí giới thiệu hàng, quảng cáo, chào hàng phát sinh Nợ TK 641(6418) CóTK 111,112 Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí để xác định kết quả Nợ TK 911 Có TK 641 Ơ những DN có chu kỳ kinh doanh dài hoặc trong kỳ doanh thu ít không tương ứng chi chí bán hàng thì chi phí bán hàng không kết chuyển hết sang tài khoản 911 mà kết chuyển sang TK 142 Nợ TK 142 (1422) C ó TK 641 Sang kỳ sau để kết quả kinh doanh ta kết chuyển Nợ TK911 C ó TK 142 (1422) Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng TK:334,338 TK: 641 TK:111,138 Chi phí nhân viên bán hàng Các khoản thu hồi Ghi giảm chi phí TK:152,153,611 Chi phí vật liệu CCDC TK 911 TK:142 K/C chi phí bán hàng TK 1422 Chi phí công cụ dụng cụ phân Bổ nhiều lần CF chờ K C KC chi phí TK 214 CF khấu haoTSCĐ TK 111,112, 331... CF khác bằng tiền TK 133 Thuế GTGT đầu vào 2- Kế toán chi phí quản lý Doanh nghiệp 2.1-Khái niệm : Chi phí quản lý DN là khoản chi phí có liên quan đến toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của DN mà không thể tách riêng cho bất kỳ một hoạt động nào. Ngoàí các mục tương tự như chí phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn bao gồm chi phí về thuế, phí, lệ phí và chi phí dự phòng 2.2 -Tài khoản sử dụng : TK 642 Chi phí quản lý DN dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí quản lý Doanh nghiệp. Kết chuyển TK 642 Bên nợ: Các khoản chi phí quản lý DN thực tế phát sinh trong kỳ Bên có- Các khoản ghi giảm chi phí qản lý DN -Kết chuyển chi phí quản lý DN để xác định kết quả kinh doanh hay đẻ chờ kết chuyển TK 642 không có số dư cuối kỳ Trình tự hạch toán -Chi phí nhân viên quản lý DN Nợ TK 642 (6421) C ó TK 334, 338 -Chi phí vật liệu xuất dùng cho quản lý DN. Nợ TK 642 (6422) Có TK 152 Theo phương pháp kê khai thường xuyên C óTK 611 Theo phương pháp kiểm khai định kỳ Chi phí công cụ dụng cụ đồ dùng văn phòng Nợ TK 642 (6423) C óTK 153 Phân bổ một lần C óTK 142 (1) Phân bổ nhiều lần C óTK 611 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ Nếu mua vật liệu , công cụ dụng cụ không nhập kho mà sử dụng ngay cho hoạt động quản lý Nợ TK 642 (6422, 6423) Có TK 133 Trích khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động quản lý Nợ TK 642 (6424) C óTK 214 Đồng thời ghi cho bên nợ TK009 nguồn vốn khấu hao cơ bản Phản ánh các khoản thuế, phí và lệ phí Nợ TK 642 (6425) CóTK 333 -Khi nộp thuế môn bài thường xuyên thì ghi qua TK 333, còn nếu một năm nộp một lần thì không ghi qua tài khoản 333 mà ghi Nợ TK642 (6425) CóTK 111, 112 -Chi phí dự phònh giảm giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi Nợ TK 642 (6426) CóTK 159 CóTK 139 -Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý DN Nợ TK 642 (6427) CóTK 133 CóTK 111, 112, 331 -Chi phí khác bằng tiền khác như chi phí giao dịch, tiếp khách Nợ TK 642 (6428) C ó TK111, 112 -Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí quản lý DN vào TK 911 Nợ TK 911 C ó TK642 -ở những DN có chu kỳ kinh doanh dài hoặc trong kỳ kinh doanh thu ít không tương ứng vớ chi phí thì một phần chi phí quản lý được kết chuyển sang TK 142 Nợ TK 142 (1422) C ó TK 642 Sang kỳ sau kết chuyển tiếp Nợ TK 911 C ó TK 142 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp TK 334,338 TK 642 TK 111,138 CF nhân viên quản lý DN Các khoản thu hồi Chi phí khác TK 152,153,611 TK 911 CF vật liệu, công cụ dung cụ K/C chi phí quản lý DN TK 142 TK 1422 CF công cụ dụng cụ phân bố CF chờ KC KC chi phí nhiều lần TK 214 CF khấu hao TSCĐ TK 139,159, 333 CF dự phòng, thuế, phí, lệ phí TK 111,112,331... Cf khác bằng tiền TK 133 IX-Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá Kết quả hoạt động kinh doanh hàng hoá là biểu hiện hiêụ quả hoạt động lưu chuyển hàng hoá. Đây là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và tổng chi phí kinh doanh bao gồm : chi phí về giá vốn hàng bán chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN trong một thời kỳ nhất định. Như vậy bản chất của hạch toán xác định kết quả kinh doanh là xác định lãi hay lỗ, đó cũng chính là điều các DN quan tâm nhất. Kết qủa hoạt động kinh doanh trong kỳ được phản ánh bằng một số chỉ tiêu sau. Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán Lợi nhuận thuần trước thuế = Lợi nhuận gộp - Chi phí BH-Chi phí QLDN Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận thuần trước thuế- Thuế thu nhập DN 1- TK sử dụng TK 911Xác định kết quả kinh doanh-được dùng để phản ánh xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Kết cấu và nội dung TK911 Bên nợ:- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. -Chi phí hoạt động tài chínhvà chi phí bất thường -Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp -Kết chuyển số lãi trước thuế trong kỳ Bên có:- Doanh thu bán hàng thuần của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ -Doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu bất thường - Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ TK 911 Không có số dư cuối kỳ 2 -TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối -Được dùng để phản ánh kết quả kinh doanh(lãi, lỗ) và tình hình phân phối kết quả kinh doanh của doanh của doanh nghiệp. Kết cấu: Bên nợ:- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ -Phân phối tiền lãi -Bên có: - Số thực lãi về kinh doanh của doanh trong kỳ -Số lãi cấp dưới nộp lên, số lỗ được cấp trên cấp bù -Xử lý các khoản lỗ về kinh doanh Số dư bên có: Số lãi chưa phân phối sử dụng TK 421 có 2 TK cấp hai TK 421 Lợi nhuận năm trước TK 4211 Lợi nhuận năm trước TK 4212 Lợi nhuận năm nay Phương pháp kế toán các nghiệp chủ yếu Sau khi phản ánh kết chuyển ở cuối kỳ hạch toán đối với các khoản chi phí, doanh thu và các khoản liên quan khác vào TK 911. Xác định kết quả kinh doanh Kết chuyển giá vốn “hàng “ đã bán trong kỳ Nợ TK 911 C ó TK 632 -Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần trong kỳ Nợ TK 511, 512 C ó TK 911 -Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doang nghiệp Nợ TK 911 C ó TK 641, 642 -Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu bất thường trong kỳ Nợ TK 711, 712 C ó TK 911 -Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường trong kỳ Nợ TK 911 C ó TK 811, 821 -Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn lại của kỳ trước (đang kết chuyển)để xác định kết quả kỳ này Nợ TK911 C ó TK 142 (1422) Kết chuyển số lãi kinh doanh trong kỳ Nợ TK911 C ó TK 421 (4212) -Kết chuyển kinh doanh trong kỳ Nợ TK 421 (4212) C ó TK 911 X-Tổ chức hệ thống sổ kế toán cho nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Tuỳ theo quy mô, loại hình kinh doanh và DN nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ kế toán nào mà xác định dạng sổ kế toán tương ứng để hoạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá. Trong khuôn khổ chuyên đề này chỉ xin trình bày mẫu sổ nhật ký chứng từ (NKCT) *Hình thức NKCT gồm có: NKCT, bảng kê, sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết. Trong đó NKCT là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ các nghệp vụ kế toán tài chính phát sinh theo vế có của các TK. Một NKCT có thể mở cho một tài khoản hoặc một số TK có quan hệ đối ứng mật thiết với nhau. Để phục vụ cho yêu cầu phân tích kiểm tra ngoài phần chính dùng để phản ánh số phát sinh có, một số NKCT có bố trí thêm các cột phản ánh phản sinh nợ , số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ. Căn cứ để ghi NKCT là các chứng từ gốc Số liệu của kế toán phục vụ cho việc hạch toán tiêu thụ và xác định kế quả kinh doanh bao gồm *Sổ kế toán chi tiết Tuỳ theo yêu cầu quản lý ngiệp vụ bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở từng doanh nghiệp để tổ chức mở sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng, từng nhóm hàng hay địa điểm bán hàng *Sổ kế toán tổng hợp -Bảng kê số 8: Tập hợp tình hình nhập xuất tồn kho hàng hoá theo giá thị trường và giá hạch toán -Bảng kê số 10: Theo dõi giá trị hàng gửi bán -Bảng kê số 11: Phản ánh tình hình thanh toán tiìen hàng vố người mua và người đặt hàng -Bảng kê số 5: Tập hợp chi phí bán hàng quản lý -NKCT 8: Phản ánh doanh thu chiết khấu ... đây là sổ tổng hợp dùng để phản ánh tổng quát tình hình tiêu thụ hàng hoá từ lúc xuất kho đến lúc tiêu thụ -Sổ cái : Là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho một tài khoản, trong đó phản ánh số phát sinh nợ, số phát sinh có và số dư trong cuối tháng. Số phát sinh của mỗi tài khoản được phản ánh trên sổ cái theo tổng số lấy từ NKCT ghi có của tài khoản đó Sổ cái chỉ ghi một lần vào ngày cuối tháng sau khi khoá sổ và kiểm tra đối chiếu theo số liệu trên các NKCT Căn cứ vào NKCT số 8 các DN thường mở sổ cái TK511, TK911, TK641, 642, TK632, TK131, TK156... Chương II Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty thương mại đoàn kết I/ Giới thiệu tổng quan về công ty: Đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh ở công ty Thương mại Đoàn Kết: 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty Thương Mại Đoàn Kết được thành lập ngày 20/06/1990 theo quyết định số 337/ QĐ - NT của Bộ Thương Mại. Văn phòng công ty đặt tại 81 Bà Triệu thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội. Trong 10 năm hình thành và phát triển, công ty đã mở rộng quan hệ với mọi thành phần kinh tế, mở rộng các hình thức mua bán hàng hoá, ngoài hình thức mua đứt bán đoạn, công ty còn nhận làm đại lý, nhận gửi hàng bán cho các đơn vị khác. Ngoài ra công ty còn không ngừng nghiên cứu thị trường. Đẩy mạnh công tác bán hàng, liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác. Đặc điểm chung của công ty: Nguồn vốn kinh doanh của công ty: 1.000.000.000đ - Hình thức hoạt động: Bán buôn, bán lẻ và dịch vụ. Tổng số nhân viên: 100 người Hiện nay công ty có 3 cửa hàng trực thuộc là: + Cửa hàng 23G Hai Bà Trưng + Cửa hàng 19 Bà Triệu + Cửa hàng 81 Bà Triệu Kho Lạc Trung – Kho Trần Khát Trân 1.2. Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và lĩnh vực hoạt động của công ty: Chức năng chủ yếu của công ty TNHH Thương Mại Đoàn Kết là bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng phục vụ nhân dân thủ đô, khách vãng lai và người nước ngoài. Thông qua đó: Góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển Đảm bảo đời sống cho người lao động Tăng thu nhập cho Ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở chức năng chủ yếu đó, công ty TNHH Thương Mại Đoàn Kết có những nhiệm vụ chính sau: + Tổ chức công tác mua hàng từ các cơ sở sản xuất, + Tổ chức bảo quản tốt hàng hoá đảm bảo cho lưu thông hàng hoá được thường xuyên liên tục và ổn định thị trường. + Tổ chức bán buôn, bán lẻ hàng hoá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và các cá nhân trong nước. + Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc giao nộp ngân sách hàng năm. + Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước. Công ty Thương Mại Đoàn Kết kinh doanh rất nhiều mặt hàng thuộc các ngành hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân như: Ngành Đồ gia dụng Ngành kim khí điện máy Ngành trang trí nội thất Ngành thực phẩm 1.3. Cơ cấu Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty Thương Mại Đoàn Kết là một pháp nhân, hạch toán độc lập và trực thuộc Sở Thương Mại Hà Nội. Bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi của toàn bộ công nhân viên theo luật định. Giám đốc phụ trách chung, là đại diện hợp pháp của công ty. Phó giám đốc công ty giúp giám đốc chỉ đạo giải quyết công việc của công ty. Các phòng ban chức năng thực hiện nhiệm vụ là tham mưu cho ban giám đốc trong hoạt động kinh doanh của công ty, chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của ban giám đốc: * Phòng kế toán của công ty có nhiệm vụ: - Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính có liên quan đến hoạt động chung của công ty. - Tập hợp các số liệu kế toán của các bộ phận để lập báo cáo tài chính - Tham mưu cho ban giám đốc về mặt tài chính. * Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của công ty, từ khâu tìm kiếm nguồn hàng đến khâu tiêu thụ hàng hoá. Các cửa hàng có tổ chức bộ máy tương đối đơn giản gọn nhẹ, mỗi cửa hàng có một cửa hàng trưởng, một cửa hàng phó và một bộ phận kế toán. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Thương Mại Đoàn Kết Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng kế Toán Phòng kinh doanh Các cửa hàng Cửa Hàng 81 bà triệu Cửa Hàng 19 Bà triệu CH23G Hai Bà Trưng Kho Trần Khát trân NV Nghiệp vụ Thủ kho NV Bán Hàng NV Kế Toán NV Bán Hàng NV Kế Toán NV Bán Hàng Hàng NV Kế Toán Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Quan hệ gián tiếp Các cửa hàng tự mình đảm nhiệm kế hoạch đã đặt ra thực hiện kinh doanh với hiệu quả cao nhất và chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty II/. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 1. Bộ máy kế toán của công ty. Hạch toán kế toán là công cụ quan trọng phục vụ điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ý thức được điều này, công ty thương mại Đoàn Kết đã chú trọng tới việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý. Công ty thương mại Đoàn Kết hoạt động trên địa bàn rộng, mỗi cửa hàng trực thuộc đều có một kế toán xử lý các chứng từ ban đầu giúp cho kế toán công ty có được chứng từ chính xác. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty như sau: Kế toán trưởng Kế toán bán hàng Kế toán tại Kho Thủ quỹ Kế toán ngân hàng + tiền mặt Kế toán tổng hợp công ty Kế toán tại 81 Bà Triệu Kế toán tại 23 Hai Bà Trưng Kế toán tại 19 Bà Triệu Bộ máy kế toán của công ty nằm trong phòng kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Hiện nay phòng kế toán của công ty có 5 người: * Kế toán trưởng chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán của công ty với nhiệm vụ: + Chịu trách nhiệm trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế trước giám đốc và pháp luật Nhà nước. + Chỉ đạo, quản lý về hoạt động sử dụng vốn, chỉ đạo giao vốn cho các cửa hàng, hướng dẫn, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn của các cửa hàng. + Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính của công ty (Giao chỉ tiêu kế hoạch cho các cửa hàng, hướng dẫn các cửa hàng xây dựng kế hoạch, chỉ đạo kiểm tra tổ chức thực hiện kế hoạch của các cửa hàng) + Chỉ đạo, xây dựng hệ thống hạch toán kế toán từ công ty đến các cửa hàng, theo dõi các khoản chi phí và đôn đốc các cửa hàng nộp các chỉ tiêu pháp lệnh về công ty. + Quản lý kiểm tra quỹ tiền mặt + Tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế toàn công ty. * Kế toán tổng hợp toàn công ty. + Tổng hợp toàn bộ quyết toán, tổng hợp nhật ký chứng từ, sổ cái, bảng tổng kết tài sản toàn công ty. + Kế toán tài sản cố định, kiểm kê tài sản cố định * Kế toán tiền mặt + kế toán ngân hàng. Có nhiệm vụ kế toán tiề._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0267.doc
Tài liệu liên quan