LỜI MỞ ĐẦU
Bước vào thế kỷ 21, nền tài chính nước ta đã và đang được đổi mới một cách toàn diện trong sự chuyển đổi sâu sắc sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 2006, Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Trong cơ chế mới với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế, tính độc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp phải ngày một cao hơn, mỗi doanh nghiệp p
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải năng động sáng tạo trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là phải kinh doanh có lãi. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải nhận thức rõ vị trí của khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, nhất là đối với các doanh nghiệp thương mại, nó quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp tạo ra doanh thu bù đắp các chi phí đã bỏ ra. Bên cạnh đó, mục đích hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận nên việc xác định đúng đắn và chính xác kết quả kinh doanh cũng rất quan trọng. Vấn đề đặt ra là phải quản lý công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Do đó bên cạnh các công cụ quản lý chung, kế toán cũng là một công cụ hữu hiệu, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là rất cần thiết. Trên thực tế, công tác kế toán tiên thụ và xác định kết quả kinh doanh cũng đững trước nhu cầu cần phải được nghiên cứu và hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn, giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, vận dụng lý thuyết đã học tập và nghiên cứu tại trường, kết hợp với thực tế thu nhận được trong quá trình thực tập tại phòng Tài chính - Kế toán Công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái” để nghiên cứu và viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, TS. Phạm Thành Long và sự chỉ bảo nhiệt tình của các cán bộ phòng Tài chính - Kế toán, em đã phần nào nắm bắt được tình hình kinh doanh và công tác kế toán tại công ty cũng như thu được những kiến thức thực tế về quá trình kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
Chuyên đề bao gồm 2 phần:
Phần 1: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái.
Phần 2: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY SƠN TĨNH ĐIỆN VIỆT THÁI
Đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái
Quá trình hình thành và phát triển của công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái
Công ty TNHH Sơn tĩnh điện Việt Thái được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1998 theo giấy phép số 15/ GP – TLDN do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cấp, với:
Tên giao dịch: Vietthai Painting Company.
Địa chỉ: Khu Công nghiệp Dốc Sặt – Từ Sơn – Bắc Ninh.
Điện thoại: 0241 742028.
Fax: 0241 760116.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên.
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty:
- Gia công sơn tĩnh điện trên bề mặt các loại sản phẩm
- Sản xuất các mặt hàng cơ khí và đại lý hàng hóa
- Sản xuất khung – sátxi và phụ tùng xe tải.
Trong lĩnh vực gia công – kinh doanh sản phẩm sơn tĩnh điện hiện nay ở Việt Nam, công ty Sơn tĩnh điện được biết đến như một đơn vị có chất lượng sản phẩm tốt nhất được khách hàng tín nhiệm, từ khi được thành lập đến nay công ty luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng và giá thành mang tính cạnh tranh cao trên thị trường. Với đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề và dây chuyền công nghệ mới được đầu tư đồng bộ công ty sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước.
Ngay từ khi khởi đầu các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã xác định được rằng chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu bởi vì chất lượng sản phẩm cùng với quy trình sơn có ảnh hưởng rất quan trọng và quyết định tới mẫu mã, hình thức, đòi hỏi cả độ bền trên sản phẩm của khách hàng. Vì vậy chính sách chất lượng của công ty luôn thể hiện quyết tâm: “Làm hài lòng khách hàng là mục tiêu hàng đầu của công ty”. Nghiên cứu và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng là trọng điểm công ty hết sức quan tâm khi xây dựng chiến lược; các yêu cầu của khách hàng về mọi phương diện luôn được tìm cách đáp ứng công ty tốt nhất, như:
- Chất lượng đảm bảo không ngừng được nâng cao; phù hợp tâm lý khách hàng ở những thời điểm khác nhau và ở các thị trường khác nhau.
- Sản phẩm đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại phù hợp với từng ngành công nghiệp, từng vùng, từng miền.
- Chính sách giá cả phù hợp dựa trên nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí; đồng thời hài hòa lợi ích của các bên để thu hút khách hàng; giao hàng thuận tiện theo yêu cầu của khách hàng và có bảo hành sản phẩm.
Bằng chính sách chất lượng tốt, tiêu chí của công ty là “Khả năng khuyết tật trên sản phẩm bằng không”. Sản phẩm của công ty đã có mặt và được đón nhận trên nhiều thị trường cả trong và ngoài nước. Thị trường của công ty chủ yếu ở miền Bắc, tập trung nhiều nhất ở các thành phố lớn như : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…; ngoài ra còn có sản phẩm thanh khóa Clemol, bàn ghế của công ty đã có mặt trên thị trường thế giới như: Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Để có thể luôn đưa những sản phẩm chất lượng cao tới tay khách hàng, việc lựa chọn nhà cung cấp cũng có ý nghĩa rất quan trọng, dựa trên cơ sở của sự tin cậy và ổn định. Do yêu cầu của sản phẩm, đòi hỏi các bên cung cấp của công ty phải đáp ứng chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ ở mức cao nhất. Các bên cung cấp của công ty hiện nay bao gồm các nhà cung cấp cả trong và ngoài nước. Hiện tại công ty đang tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2004.
Công ty luôn sẵn sàng đầu tư phát triển, liên doanh liên kết sản xuất kinh doanh với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên cơ sở bình đẳng hợp tác càng có lợi. Trong quá trình sản xuất công ty đã nhận thức đầy đủ trách nhiệm đối với toàn xã hội. Do thị hiếu và nhu cầu thị trường, công ty luôn chú trọng công tác đầu tư nâng cao trình độ sản xuất công nghệ và chất lượng sản phẩm, cải tiến hàng hóa và giảm giá thành sản phẩm. Công ty có chế độ hợp lý cho khách hàng, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất và người tiêu dùng để cạnh tranh thắng lợi. Chính vì điều đó nên sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, đảm bảo chất lượng, có uy tín và tiêu thụ tốt trên thị trường trong nước và từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới.
Sản phẩm của công ty đạt nhiều giải thưởng như:
- Giải thưởng Chất lượng Việt Nam 5 năm liền từ 2002 đến 2006.
- Chứng nhận Cúp vàng ISO 2006.
- Cúp vàng “Thương hiệu – nhãn hiệu 2007”.
- Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
- Chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004.
Mục tiêu phát triển của công ty là “Vươn tới sự hoàn thiện”. Đó là một mục tiêu rất khó khăn, để thực hiện được cần có thời gian và sự nỗ lực của mọi thành viên trong công ty. Công ty cũng đã có những tiền đề như: Toàn bộ thiết bị và công nghệ sơn tĩnh điện cũng nguyên vật liệu của công ty đều được nhập từ nước ngoài, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế; Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề được chuyên gia nước ngoài đào tạo. Đây là một tiềm năng lớn để công ty thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng, vươn lên đáp ứng thị trường trong nước và cả thế giới.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái
Các lĩnh vực kinh doanh của công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái là các mặt hàng: gia công sơn tĩnh điện trên bề mặt các loại sản phẩm, các mặt hàng cơ khí và đại lý hàng hóa, khung – sát xi và phụ tùng xe tải. Với chức năng chính là sản xuất, công ty có các phân xưởng trực tiếp sản xuất các sản phẩm: phân xưởng sơn, phân xưởng cơ khí và phân xưởng ô tô.
Thị trường mục tiêu của công ty tổ chức theo hai lĩnh vực với những đối tượng khách hàng khác nhau:
- Lĩnh vực gia công hàng dân dụng: các sản phẩm sau khi sơn tĩnh điện sẽ được cung cấp đến tận tay người tiêu dùng, như: cửa hoa sắt, bàn ghế, các đồ dùng trang trí nội thất…
- Lĩnh vực hàng công nghiệp: các đơn đặt hàng của khách hàng thường theo các tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm yêu cầu tính chính xác các thông số kỹ thuật và thỏa mãn yêu cầu đặc biệt của ngành, như: khung nhà chờ sân bay Nội Bài, hàng rào sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, khung và phụ tùng xe ô tô tải, xe khách và xe máy…
Ngay từ khi khởi đầu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Giám đốc công ty đã xác định được rằng chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu bởi vì chất lượng sản phẩm cùng quy trình sơn có ảnh hưởng rất quan trọng và quyết định đối với mẫu mã, hình thức, đòi hỏi cả độ bền trên sản phẩm của khách hàng. Nghiên cứu yêu cầu của khách hàng và thỏa mãn yêu cầu đó là trọng điểm mà công ty hết sức quan tâm khi xây dựng chiến lược. Các yêu cầu của khách hàng về mọi phương diện luôn được nghiên cứu và tìm cách đáp ứng tốt nhất.
Thị trường của công ty chủ yếu ở miền Bắc, tập trung nhiều nhất ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Ngoài ra sản phẩm thanh khóa Clemol, bàn ghế của công ty đã có mặt trên thị trường thế giới như: Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Hàng năm công ty ký nhiều hợp đồng với các bạn hàng lớn trong nước cũng như quốc tế. Đó là hợp đồng sơn tĩnh điện và sản xuất phụ tùng xe máy cho các đơn vị:
Công ty khóa Việt Tiệp.
Công ty thương mại Hoàng Huy.
Công ty cổ phần thủy đặc sản.
Công ty cổ phần thiết bị viễn thông.
Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải TMT.
Công ty cơ khí chính xác số 1.
Công ty TNHH Duy Thịnh.
Công ty cổ phần xe máy Phương Đông.
Công ty sản xuất kinh doanh xe máy Transico.
Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam Hanamoto.
Công ty TNHH Sufat.
Với chất lượng sơn tốt, quy trình công nghệ hiện đại, trên 70% đơn vị lắp ráp xe máy ở khu vực phía Bắc đều sơn tĩnh điện và mua phụ tùng tại công ty.
Ngoài ra công ty đã thực hiện nhiều đơn đặt hàng cho những lô sản phẩm xuất sang Đài Loan, Hàn Quốc… và những sản phẩm này được bạn hàng đánh giá cao.
Việc lựa chọn nhà cung cấp có ý nghĩa rất quan trọng, dựa trên cơ sở của sự tin cậy và ổn định. Do yêu cầu của sản phẩm, đòi hỏi các bên cung cấp của công ty phải đáp ứng chất lượng của sản phẩm cũng như dịch vụ ở mức cao nhất. Các bên cung cấp của công ty hiện nay bao gồm:
Sơn bột Jotun của Malayxia, Herberts của Indonexia…
Gas Total ( Pháp ).
Hóa chất của Tổng công ty hóa chất Việt Nam, hãng Parkerizing (Nhật ).
Nguyên vật liệu pha sơn nước được nhập từ Trung Quốc, Đức…
Phôi vai cọc lái xe máy của Trung Quốc, thép của công ty Hòa Phát…
Qua thực tế sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mặt hàng của công ty có khả năng tồn tại và phát triển rất lớn trong thị trường, có thể thay thế dần đồ gỗ (giảm nhẹ nạn phá rừng), đồng thời đáp ứng cho các ngành hàng công nghiệp, các nghề xây dựng và đồ dùng dân sinh. Mặt khác, công nghệ sơn tĩnh điện là công nghệ mới, Công ty sơn Việt Thái là doanh nghiệp duy nhất ở tỉnh Bắc Ninh có công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sơn tĩnh điện, do vậy thị phần của công ty ngày càng được mở rộng, môi trường cạnh tranh thuận lợi. Các đối thủ cạnh tranh của công ty phần lớn là công ty TNHH, các xưởng sản xuất; đồng thời phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập như các linh kiện phụ tùng xe máy từ các nước Trung Quốc, Đài Loan…
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của công ty là đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất, máy móc thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế để có thể cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho thị trường. Trong năm 2006 và 2007, công ty đã đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị để sản xuất khung và phụ tùng xe ô tô tải và xe khách với tổng giá trị 32 tỷ đồng; trong đó nhà xưởng 12 tỷ đồng, máy móc dây chuyền thiết bị là 20 tỷ đồng. Ngoài ra công ty còn đầu tư và mở rộng 2 dây chuyền sơn tĩnh điện của Thụy Sỹ và Đài Loan, nâng cao được chất lượng và giảm được giá thành sản phẩm.
Với nhiều yếu tố thuận lợi trên, trong những năm qua thị phần của công ty ổn định và ngày càng được mở rộng. Công ty đã ký kết hợp đồng cung cấp các loại khung xe ô tô tải cho Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải TMT, công ty cơ khí Thành Công.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái.
1.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được đặt dưới sự quản lý thống nhất của Giám đốc công ty.
Sơ đồ 1.1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Giám đốc công ty
Phó giám đốc công ty
Phòng Kỹ thuật - công nghệ
Phòng Kế toán - Vật tư
Phân xưởng sản xuất
Phòng Marketing
Phòng Tổ chức hành chính
Phân xưởng ô tô
Phân xưởng cơ khí
Phân xưởng sơn
Giám đốc công ty phụ trách chung toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty, trực tiếp phụ trách tổ chức và kế hoạch.
Để việc điều hành sản xuất được sát sao, giám đốc giao việc cho một đồng chí Phó giám đốc thay mặt cho Giám đốc trực tiếp điều hành kỹ thuật, marketing, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, trong công ty còn có các phòng ban ngành giúp việc như phòng Kế toán, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng vật tư… mỗi phòng được giao một mảng công việc không chồng chéo, cùng Giám đốc hoàn thành tốt công việc sản xuất kinh doanh.
Phòng tổ chức – hành chính : Là cơ quan tham mưu đầu mối quản lý thống nhất công tác nghiên cứu, quản lý, chỉ đạo và thực hiện các mặt thuộc lĩnh vực tổ chức quản lý kinh tế, cán bộ lao động và tiền lương, đào tạo, thi đua, khen thưởng, đáp ứng nhu cầu phát triển công ty qua từng thời kỳ. Theo dõi tổng hợp điều hòa chung để phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của giám đốc công ty đối với các phòng ban, phân xưởng. Phụ trách công tác pháp chế, hành chính văn thư lưu trữ, công tác y tế sức khỏe, quản trị chế độ tại nhà máy.
Phòng marketing: Là phòng nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, phân tích và tham mưu giúp giám đốc các chính sách chăm sóc khách hàng, phân đoạn thị trường, chọn lựa thị trường mục tiêu, đưa ra các phương hướng phát triển mở rộng thị trường của công ty.
Phòng kế toán – vật tư : Là phòng tham mưu tổng hợp giúp giám đốc công ty thực hiện các công việc thuộc các lĩnh vực tài chính kế toán, phân phối và điều tiết tài chính, kinh tế, kế hoạch, kinh doanh, vật tư, điều độ sản xuất. Đảm bảo nhu cầu về nguyên liệu, thu nhận và bảo quản vật tư, giao dịch để mua vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
Phòng kỹ thuật - công nghệ : Có nhiệm vụ giải quyết cụ thể các công việc kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và sửa chữa. Đồng thời giải quyết các công việc liên quan đến sản xuất như an toàn, sáng kiến, nâng cấp, nâng bậc… Ngoài ra phòng còn nghiên cứu các thành tựu kỹ thuật mới trong lĩnh vực công nghệ sản xuất để áp dụng các thành tựu đó và thực tế sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng, góp phần vào việc thực hiện kế hoạch của công ty.
Phân xưởng sản xuất: hiện công ty đang có 3 phân xưởng sản xuất trực tiếp sản xuất sản phẩm: phân xưởng sơn, phân xưởng cơ khí, phân xưởng ô tô.
1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty.
Các phòng ban có nhiệm vụ thu thập, chọn lọc và báo cáo ngay lên Ban lãnh đạo công ty để phân tích kịp thời các thông tin đó:
- Phòng Tổ chức hành chính:
+ Quản lý, tổ chức cơ cấu cán bộ chung toàn công ty.
+ Tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ công nhân sản xuất.
+ Thực hiện công tác pháp chế, hành chính văn thư lưu trữ, công tác y tế sức khỏe, quản trị chế độ tại nhà máy.
- Phòng marketing :
+ Theo dõi thị trường mua và bán.
+ Theo dõi sự biến động về giá cả, theo dõi chất lượng và cách thức giao hàng và cách thức thanh toán với khách hàng. Ví dụ: Theo dõi đầu vào sơn bột, sơn nước, gas, hóa chất, sắt thép, tỷ giá ngoại tệ…
+ Ở thị trường bán phải nắm được thông tin về nhu cầu của khách hàng để cải tiến chất lượng yêu cầu kỹ thuật phù hợp với thị hiếu và điều kiện tụ nhiên của từng vùng. Khi nắm bắt được thông tin này Ban lãnh đạo công ty phải tiến hành kiểm tra và tìm biện pháp khắc phục.
Từ các thông tin này, Ban lãnh đạo công ty xác định, đánh giá và điều chỉnh các hướng kinh doanh một cách kịp thời, hiệu quả để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục, luôn thích ứng được các thay đổi của thị trường.
- Phòng kỹ thuật - công nghệ:
+ Cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm cần nắm được các thông tin về các loại vật liệu đưa và sản xuất: chất lượng, chỉ tiêu kỹ thuật…
+ Tiến bộ kỹ thuật, phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Mức độ đảm bảo chất lượng qua các quá trình.
- Phòng kế toán:
+ Thu thập, thống kê chọn lọc và lưu trữ các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất, công nợ…
+ Các thông tin và dữ liệu đều được tập hợp đầy đủ, đảm bảo luôn sẵn có để có thể sử dụng khi cần thiết. Thông qua hoạt động này ban lãnh đạo công ty có thể xác định được: Nguồn vốn kinh doanh của công ty; Nợ phải đòi, nợ phải trả; Các chỉ số tài chính khác…
Mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ riêng nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong phạm vi chức năng và quyền hạn của bộ phận mình.
1.1.4. Khái quát về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty.
Trải qua một thời gian dài hoạt động với nhiều biến đổi của nên kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, công ty vẫn đứng vững, khẳng định được vị trí của mình và ngày một phát triển. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước giao, đóng góp một phần vào sức phát triển của Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Kết quả hoạt động tài chính của công ty được thể hiện như sau:
Bảng 1.1
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị: Đồng.
CHỈ TIÊU
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Doanh thu bán hàng
36.596.371.855
63.125.467.539
80.853.791.145
79.563.801.754
2. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
269.375.615
320.533.964
453.789.155
411.548.232
3. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN
193.682.511
230.125.638
326.169.305
389.543.208
4. Số lao động (người)
269
273
280
280
5. Thu nhập bình quân 1 CNV/tháng
1.600.000
1.650.000
1.800.000
1.732.000
Nguồn: BCKQKD của công ty năm 2005, 2006, 2007, 2008.
Các chỉ tiêu Doanh thu, Lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng đều qua các năm. Nộp Ngân sách Nhà nước tăng từ 1,7 tỷ đồng đến hơn 2 tỷ đồng. Chế độ lương bổng đối với người lao động được thực hiện một cách đầy đủ, thỏa đáng và theo đúng quy định, mức thu nhập bình quân người lao động có tăng qua các năm, đời sống cán bộ công nhân viên được quan tâm cải thiện.
Quy mô đầu tư công ty ngày càng được mở rộng qua các năm, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản mỗi năm tăng từ 97,5% lên 150%. Tốc độ tăng trưởng của Vốn chủ sở hữu năm 2006 là 78%, năm 2007 là 150%. Riêng năm 2008, do tình hình khủng hoảng tài chính trên toàn cầu gây ảnh hưởng không nhỏ đến các DN, quy mô công ty không thay đổi và được giữ với mức tương ứng so với năm 2007.
Bảng 1.2
BẢNG TỔNG HỢP TÀI SẢN – NGUỒN VỐN
Đơn vị: Đồng.
CHỈ TIÊU
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. TSNH
20.438.806.624
58.397.844.173
145.994.610.432
159.734.610.958
2. TSDH
48.106.526.784
77.013.664.156
192.534.160.391
192.534.160.391
Tổng tài sản
68.545.333.408
135.411.508.329
338.528.770.823
352.268.771.349
3. Nợ phải trả
29.257.675.702
65.217.471.539
163.043.678.846
176.783.679.372
4. VCSH
39.287.657.706
70.194.036.791
175.485.091.977
175.485.091.977
Tổng nguồn vốn
68.545.333.408
135.411.508.329
338.528.770.823
352.268.771.349
Nguồn: BCĐKT của công ty năm 2005, 2006, 2007, 2008.
Năm 2007, 2008 công ty đầu tư dây chuyền máy móc công nghệ thiết bị mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng hiệu quả sử dụng lại chưa cao, một phần do khủng hoảng kinh tế dẫn đến khan hiếm các đơn đặt hàng.
Nợ phải trả chiếm khoảng 48% tổng nguồn vốn. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tương đối tốt.
Để đạt được những thành tích trên, tập thể ban lãnh đạo cùng toàn nhân viên đã cố gắng đoàn kết phấn đấu, nỗ lực làm việc hết mình. Với những kết quả thu được, công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái luôn được đánh giá cao và khẳng định vị trí của mình trong nước cũng như trong khu vực.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hạch toán tại công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái
Phòng kế toán công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái đảm nhận vai trò là phòng tham mưu tổng hợp giúp giám đốc công ty thực hiện các công việc thuộc các lĩnh vực tài chính kế toán, phân phối và điều tiết tài chính, kinh tế, kế hoạch, kinh doanh, vật tư, điều độ sản xuất.
Với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của công ty, công tác kế toán được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học theo mô hình tập trung. Phòng Kế toán có chức năng thu thập, xử lý và cung cấp các số liệu, thông tin về công tác tài chính, kế toán, giúp Giám đốc quản lý hiệu quả tài sản, nguồn vốn. Với chức năng và nhiệm vụ quan trọng của một đơn vị, ban giám đốc đã chọn những cán bộ là người có năng lực chuyên môn và không ngừng đổi mới, đào tạo nâng cao trình độ. Đội ngũ cán bộ kế toán công ty luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tổ chức ghi chép, hạch toán kế toán chính xác, đầy đủ và kịp thời, phân công lao động rõ ràng và hiệu quả, thu thập và xử lý tốt các số liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về bộ máy kế toán và phân công lao động tương ứng với từng phần hành cụ thể, ta có sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 1.2.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
CÔNG TY SƠN TĨNH ĐIỆN VIỆT THÁI
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Kế toán Tiền mặt
Kế toán chi phí
Kế toán Tài sản cố định
Kế toán Thanh toán với người mua
Kế toán Thanh toán với người bán
Kế toán Nguyên Vật Liệu
Chức năng, nhiệm vụ của từng người và từng phần hành công tác được quy định cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: công ty hiện có một kế toán trưởng với trình độ cử nhân; là người phụ trách về vấn đề Tài chính kế toán của doanh nghiệp; có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và phân công lao động cho toàn bộ công tác kế toán tài chính, đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp, hoạt động có hiệu quả.
+ Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ bảo về tài sản, vật tư tiền vốn trong doanh nghiệp.
+ Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý, các định mức lao động, tiền lương, phụ cấp, các chính sách với người lao động.
+ Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, chịu trách nhiệm lập, trình bày và nộp báo cáo tài chính, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị để cung cấp thông tin tài chính và tham mưu cho ban quản trị công ty, xét duyệt báo cáo tài chính, báo cáo kế toán trước khi gửi cho các bên chức năng.
+ Kế toán trưởng còn phải luôn cập nhật thông tin, văn bản pháp quy về chế độ kế toán tài chính để hướng dẫn các kế toán viên thực hiện công việc đúng đắn và chính xác.
- Kế toán tổng hợp: một kế toán viên, trình độ trung cấp kế toán.
Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán từ các kế toán phần hành; đối chiếu kiểm tra số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết của từng bộ phận để phát hiện sai sót và có điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với nguyên tắc và chế độ; lập bảng cân đối (BCĐ) phát sinh, BCĐ kế toán; thực hiện quyết toán quý, quyết toán năm; lập báo cáo tình hình sử dụng vốn, lãi, chi phí, các khoản phải nộp ngân sách, sử dụng các loại quỹ; tập hợp tài liệu kế toán để đưa vào lưu trữ hàng năm; lập báo cáo tài chính theo chế độ quy định để kế toán trưởng duyệt.
Kế toán tiền mặt: có nhiệm vụ phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt thông qua sổ quỹ tiền mặt; làm phiếu thu, chi, giao nhận các chứng từ thanh toán, lập báo cáo quỹ, nhật ký và báo cáo tổng hợp tiền mặt; thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách để phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt.
Kế toán tập hợp chi phí: có nhiệm vụ hạch toán tất cả các chi phí liên quan như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí sản xuất phát sinh ở các phân xưởng hàng kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán Tiền mặt và Chi phí do một kế toán viên phụ trách, trình độ trung cấp kế toán.
Kế toán thanh toán với người bán và kế toán thanh toán với người mua: do một kế toán viên phụ trách; có nhiệm vụ hạch toán công nợ mua bán hàng hóa với người mua, người bán. Theo dõi, đối chiếu và xử lý nợ phải thu, phải trả đối với từng đối tượng.
Kế toán tài sản cố định: ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn doanh nghiệp, cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong công ty. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất- kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập hợp chính xác và phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh. Kế toán TSCĐ do một kế toán viên trình độ trung cấp kế toán đảm nhiệm.
Thủ quỹ : đảm nhận mọi việc liên quan đến việc thu chi tiền mặt căn cứ vào các phếu thu - chi hợp lệ, lập báo cáo tồn quỹ hàng ngày đảm bảo khớp đúng số dư với số dư thực còn trong quỹ, có trách nhiệm quản lý, bảo quản tiền mặt, chứng từ liên quan.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
Chính sách kế toán mà công ty áp dụng dựa vào luật kế toán ban hành năm 2003, nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 hướng dẫn thực hiện kế toán, các chuẩn mực kế toán ban hành đến hết ngày 31/12/2005, quyết định 15/2006/ QĐ- BTC của bộ trưởng bộ tài chính, và dựa vào đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của công ty, theo đó:
1.2.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty đều phải lập chứng từ kế toán. Trên chứng từ có đầy đủ các chữ ký của người lập, của kế toán trưởng, của người đại diện hợp pháp của công ty. Tất cả các chứng từ do doanh nghiệp lập hay từ bên ngoài chuyển đến phải tập trung ở phòng kế toán, phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh tính pháp lý để ghi sổ đầy đủ.
Công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái sử dụng hệ thống chứng từ kế toán hiện hành, bao gồm các chứng từ bắt buộc và hướng dẫn sử dụng trong các doanh nghiệp. Theo nội dung kinh tế có 5 loại sau:
- Chứng từ về lao động tiền lương
- Chứng từ về hàng tồn kho
- Chứng từ về bán hàng
- Chứng từ về tiền tệ
- Chứng từ về TSCĐ.
Mọi nghiệp vụ phát sinh đều lập chứng từ kế toán và chỉ lập một lần cho mỗi nghiệp vụ với đủ số liên theo quy định, đủ các chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện hợp pháp của công ty, các nội dung và chỉ tiêu trên các liên đều đảm bảo sự thống nhất.
Công ty cũng có sổ đăng ký mẫu chữ ký của kế toán trưởng, Giám đốc, thủ quỹ…
Tất cả các chứng từ do doanh nghiệp lập hay từ bên ngoài chuyển đến phải tập trung ở phòng kế toán, phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh tính pháp lý để ghi sổ đầy đủ.
Trình từ lập, luân chuyển và kiểm tra chứng từ cũng được công ty tuân thủ áp dụng, bao gồm các bước:
Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
Phân loại, sắp xếp chứng từ, định khoản và ghi sổ kế toán.
Lưu trữ, bảo quản chứng từ.
1.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản do Nhà nước ban hành được quy định sử dụng thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, trong quá tình tổ chức công tác kế toán ngoài việc sử dụng Tài khoản kế toán cấp 1, cấp 2 theo đúng nội dung ghi chép kế toán đã được quy định trong chế độ kế toán hiện hành. Tùy thuộc quy mô, ngành nghề mà mở các Tài khoản cấp 3, cấp 4 cho phù hợp.
Công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006.
- Tài khoản loại 1 và 2 công ty sử dụng bao gồm:
TK 111 “Tiền mặt”, trong đó: TK 1111 – Tiền Việt Nam; TK 1112 – Ngoại tệ.
TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”: TK 1121 – Tiền Việt Nam; TK 1122 – Ngoại tệ.
TK 131 “Phải thu khách hàng”
TK 133 “Thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ”
TK 136 “Phải thu nội bộ”
TK 138 “Phải thu khác”
TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”
TK 141 “Tạm ứng”
TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn”
TK 151 “Hàng mua đang đi đường”
TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: TK 1521 – Nguyên vật liệu chính; TK1522 – Nguyên vật liệu phụ.
TK 153 “Công cụ dụng cụ”
TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
TK 155 “Thành phẩm”
TK156 “Hàng hóa”
TK159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
TK 211 “TSCĐ hữu hình”
TK213 “TSCĐ vô hình”
TK 214 “Hao mòn TSCĐ”
TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang”
TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn”
TK 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
- Các tài khoản loại 3 và loại 4 gồm:
TK 311 “Vay ngắn hạn”
TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả”
TK 331 “Phải trả người bán”
TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”
TK 334 “Phải trả người lao động”
TK 335 “Chi phí phải trả”
TK 336 “Phải trả nội bộ”
TK 338 “Phải trả phải nộp khác”
TK 341 “Vay dài hạn”
TK 342 “Nợ dài hạn”
TK 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
TK 351 “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm”
TK 352 “Dự phòng phải trả”.
TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”
TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại TS”
TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”
TK 414 “Quỹ đầu tư phát triển”
TK 415 “Quỹ dự phòng tài chính”
TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”
TK 431 “Quỹ khen thưởng phúc lợi”
TK 441 “Quỹ đầu tư xây dựng cơ bản”
Các TK còn lại:
TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK 521 “Chiết khấu thương mại”
TK 531 “Hàng bán bị trả lại”
TK 532 “Giảm giá hàng bán”
TK 621 “CP NVL trực tiếp”
TK 622 “CP nhân công trực tiếp”
TK 627 “CP SXC”
TK 632 “Giá vốn hàng bán”
TK 641 “Chi phí bán hàng”
TK 642 “CP QLDN”
TK 711 “Thu nhập khác”
TK 811 “Chi phí khác”
TK 821 “CP thuế thu nhập doanh nghiệp”
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
1.2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
Sổ sách của côn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21469.doc