Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi (nhật ký chứng từ - Ko lý luận)

MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa là một trong những xu thế tất yếu, nó vừa mang lại cơ hội, vừa mang tính thách thức đối với các Quốc gia trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam gia nhập WTO tháng 11/2006 đã đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường hội nhập với kinh tế thế giới và đặc biệt đã mang lại nhiều đổi mới cho ngành Thương mại. Các doanh nghiệp thương mại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội và còn là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Với vai trò là một công

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi (nhật ký chứng từ - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ quản lý, kế toán phải được đổi mới một cách thực sự nhằm phù hợp với các yêu cầu quản lý. Trong doanh nghiệp thương mại, tiêu thụ hàng hóa là một khâu rất quan trọng trong một chu kỳ kinh doanh, có tính chất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Để quản lý tốt được nghiệp vụ bán hàng và ra những quyết định kinh doanh hợp lý, hiệu quả thì kế toán với nhiệm vụ cung cấp các thông tin kế toán phải luôn được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại mang tính đa dạng rất cao như tự kinh doanh, nhận đại lý, ký gửi, cho thuê cửa hàng, kinh doanh siêu thị, hàng tự chọn v.v… Những vấn đề về lý luận cùng với yêu cầu của thực tiễn đang đòi hỏi công tác kế toán, đặc biệt là kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ của các doanh nghiệp thương mại phải được hoàn thiện cho phù hợp hơn. Hơn nữa, qua quá trình thực tập tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi – một doanh nghiệp nhà nước có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, em đã đi sâu tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại đơn vị. Em đã tìm hiểu đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm tổ chức kế toán, thực trạng kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ của Trung tâm, đồng thời đưa ra một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện. Em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi” làm chuyên đề thực tập của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi. Phần 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi. Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi. PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÀNG THI Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi có ảnh hưởng đến kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi (Công ty TMDV Tràng Thi) là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại trên địa bàn thủ đô Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội theo mô hình công ty mẹ - con dưới sự quản lý của Sở Thương mại Hà Nội. Cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, Công ty luôn luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành thương mại, có uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài. Thông tin liên hệ của Công ty như sau: Trụ sở giao dịch: số 12-14 phố Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Website: Email: trangthibhc@haprogroup.vn Điện thoại: (+84-4) 38.286.334 hoặc (+84-4) 38.252.304 Fax: (+84-4) 38.243.160 Công ty TMDV Tràng Thi được thành lập sau khi Thành phố Hà Nội được hoàn toàn giải phóng. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty gắn liền với sự phát triển của Ngành Thương mại Thủ đô suốt nửa thế kỷ qua. Công ty được thành lập ngày 14/2/1955 theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, tiền thân là Công ty Ngũ kim với số lượng cán bộ công nhân viên ban đầu trên 40 người. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm theo tình hình kinh tế xã hội của đất nước, Công ty đã nhiều lần sáp nhập, mang nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kì như Công ty Kim khí - Hóa chất Hà Nội, Công ty Kim khí - Điện máy Hà Nội. Thực hiện việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước của UBND Thành phố Hà Nội, ngày 17/11/1992, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định số 2884/QĐ-UB thành lập Công ty Kim khí - điện máy là doanh nghiệp Nhà nước. Công ty có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp kinh doanh. Đó là các cửa hàng nằm rải rác từ phía bắc đến phía nam thành phố Hà Nội, trong đó có Cửa hàng Kim khí Tràng Thi. Có thể nói từ khi bắt đầu thành lập Công ty, Cửa hàng Kim khí tại số 12 phố Tràng Thi luôn là cửa hàng chính của Công ty. Ngày 29/4/1993 UBND Thành phố Hà Nội có quyết định số 1787/QĐ-UB cho phép Công ty Kim khí - Điện máy được đổi tên thành Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi. Các đơn vị trực thuộc Công ty kinh doanh những hàng hóa mang tính chất đặc thù. Cùng với quyết định đổi tên Công ty, việc thay đổi tên gọi của tất cả các đơn vị trực thuộc Công ty là hoàn toàn phù hợp với thực tế kinh doanh, nhu cầu thị trường, đồng thời thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của ngành Thương mại Hà Nội giao cho. Lúc này, Cửa hàng Kim khí Tràng Thi được đổi tên thành Cửa hàng Thương mại dịch vụ Tràng Thi. Để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành Thương mại, Công ty TMDV Tràng Thi ngày càng mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động trải đều từ phía bắc đến phía nam thành phố với hơn 70 địa điểm kinh doanh. Đứng trước các yêu cầu về mở rộng hoạt động kinh doanh và các yêu cầu về quản lý, các đơn vị trực thuộc Công ty được thành lập. Ngày 30 tháng 01 năm 1997, Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi (Trung tâm TMDV Tràng Thi) được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 03/QĐ-TH. Trụ sở chính của Trung tâm là cửa hàng số 12 phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngoài ra, Trung tâm còn có một chuỗi các cửa hàng khác trên các tuyến phố lớn của Hà Nội là Cửa hàng số 77 Hàng Đào, Cửa hàng số 79 Hàng Đào, Cửa hàng số 116 Hàng Gai, Cửa hàng số 57 Hàng Bông, Cửa hàng số 344 Khâm Thiên. Điện thoại: 04 38 243 359 Fax: 04 38 285 773 Công ty TMDV Tràng Thi giao vốn, tài sản và các nguồn lực khác cho Trung tâm quản lý và sử dụng trên cơ sở phù hợp với chức năng nhiệm vụ kinh doanh của Trung tâm. Trung tâm phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước pháp luật, trước Công ty về hiệu quả sử dụng vốn, tài sản và nguồn lực được giao. Trung tâm có Ban Giám đốc, bộ máy kế toán riêng, thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo Luật Kế toán và các quy định của Nhà nước và chịu sự kiểm tra giám sát của Công ty. Trung tâm có con dấu riêng, tài khoản ngân hàng riêng tại Ngân hàng Công Thương. Trung tâm có các chức năng như sau: Kinh doanh mua, bán buôn và bán lẻ tư liệu sản xuất, hàng hóa tiêu dùng, hóa chất, thiết bị văn phòng và các mặt hàng phục vụ nhu cầu thị trường; Trung tâm được làm đại lý kí gửi, tiêu thụ sản phẩm cho các công ty sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức kinh tế để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trung tâm có các nhiệm vụ như sau: Trung tâm có nhiệm vụ hoạt động kinh doanh một cách tự chủ độc lập trên cơ sở vốn, tài sản và các nguồn lực khác mà công ty giao cho theo đúng qui định của Nhà nước và của công ty, đồng thời quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nhất những nguồn lực đó. Hoàn thành những chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và công ty giao, tự tổ chức kinh doanh đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi; Đẩy mạnh kinh doanh bán lẻ, chú trọng hoạt động bán buôn, mở rộng mạng lưới các cửa hàng bán lẻ để theo kịp tốc độ phát triển của thị trường, lựa chọn và áp dụng theo các mô hình cửa hàng bán lẻ tiên tiến; Tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, sử dụng hiệu quả vốn của Công ty, hoàn thành chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước và tăng vốn dự trữ; Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo thu nhập cũng như chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của Trung tâm. Mặc dù với đội ngũ cán bộ nhân viên khi mới thành lập còn hạn chế và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại - một lĩnh vực có tính cạnh tranh rất cao, đòi hỏi sự năng động, nhạy bén cao nhưng sau hơn 10 năm hoạt động, Trung tâm đã có những bước tiến dài trong tổ chức sản xuất kinh doanh. Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi từ năm 2005 đến năm 2007 Đơn vị tính: VNĐ TT Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng doanh thu 37.162.220.550 38.254.220.055 40.006.796.581 2 Giá vốn hàng bán 35.856.234.002 36.548.838.648 38.182.014.109 4 Chi phí bán hàng và quản lý DN 572.103.689 608.387.323 867.728.472 3 Lợi nhuận trước thuế 656.231.421 705.381.407 824.782.472 5 Thuế nộp ngân sách 155.293.756 225.730.850 461.165.689 (Nguồn tư liệu do phòng kế toán cung cấp) Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh tiến triển tốt. Doanh thu của Trung tâm tăng liên tục trong 3 năm qua, doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 2,94%, doanh thu năm 2007 tăng 4,58% so với năm 2006. Đạt được kết quả như vậy là do Trung tâm đã có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh cụ thể đồng thời thực hiện tốt các chính sách đề ra, tạo ra khả năng cạnh tranh lớn so với đối thủ cạnh tranh là các cửa hàng, trung tâm, siêu thị điện máy trên địa bàn Hà Nội. Kết quả trên đã khẳng định sự thành công của Trung tâm trong những năm gần đây. Mặc dù mức tăng không nhiều nhưng với nỗ lực hết mình của cán bộ công nhân viên trong Trung tâm, sự linh hoạt khai thác hàng hóa và phương thức thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng cũng như nhà cung ứng, Trung tâm không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Ngày 19/9/2008, Công ty TMDV Tràng Thi đã tổ chức lễ công bố nhận diện thương hiệu, đánh dấu một bước ngoặt mới trong quá trình phát triển của Công ty. Theo đó Trung tâm TMDV Tràng Thi cùng các đơn vị khác thuộc Công ty đang triển khai kế hoạch để tạo dựng một hình ảnh nhất quán thông qua các phương tiện truyền thông của toàn thể Công ty từ logo đến các vật phẩm, bảng quảng cáo cũng như trong các văn bản giao dịch. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay khi mà sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, Việt Nam cam kết sẽ từng bước mở cửa thị trường theo lộ trình và bắt đầu từ ngày 1/1/2009, nước ta mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ. Có thể nói đây là một bước chuẩn bị cần thiết của Công ty để khẳng định thương hiệu và hình ảnh của mình trong con mắt người tiêu dùng. Hiện nay, Trung tâm TMDV Tràng Thi đang từng bước đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán lẻ và bán buôn, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ, áp dụng theo các mô hình bán lẻ tiên tiến một cách năng động và linh hoạt. Trung tâm liên tục đạt được những kết quả tốt, góp phần tạo dựng hình ảnh, thương hiệu Tràng Thi, cùng với Công ty xứng đáng là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành thương mại của Thủ đô. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm được xây dựng theo mô hình trực tuyến - chức năng như sau: BAN GIÁM ĐỐC BẢO VỆ KẾ TOÁN KHỐI KINH DOANH TRỰC TIẾP KHỐI VĂN PHÒNG Quầy máy công cụ, kim khí Quầy điện máy gia dụng Quầy xe đạp Quầy máy văn phòng Cửa hàng số 77 Hàng Đào Cửa hàng số 79 Hàng Đào Cửa hàng số 116 Hàng Gai Cửa hàng số 344 Khâm Thiên Cửa hàng số 57 Hàng Bông Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy của Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi Ban Giám đốc Trung tâm: - Giám đốc điều hành: Bà Hoàng Thị Minh Thủy là người tổ chức điều hành cao nhất trong bộ máy quản lý của Trung tâm, đảm nhận nhiệm vụ tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động của Trung tâm TMDV Tràng Thi. - Phó giám đốc: Trung tâm có 3 Phó giám đốc với nhiệm vụ tham mưu tư vấn trực tiếp cho giám đốc về các hoạt động kinh doanh, phụ trách mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng và dịch vụ; thực hiện mạng lưới kinh doanh, được ủy quyền tham gia phụ trách và đưa ra các quyết định, các kế hoạch kinh doanh. Phòng kế toán tài chính: Phòng kế toán tài chính thực hiện nhiệm vụ thu nhận, ghi chép và xử lý các thông tin kế toán, thực hiện hạch toán chi tiết cũng như hạch toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính định kì hay theo yêu cầu của giám đốc. Phòng có trách nhiệm áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành về chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của đơn vị, đảm bảo chính xác, kịp thời, trung thực. Phòng kế toán tài chính có chức năng như sau: - Tham mưu cho Ban Giám đốc và phòng kinh doanh tình hình doanh thu, lợi nhuận của Trung tâm và từng nhóm mặt hàng để đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý và hiệu quả. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tài chính, kế toán của Trung tâm, báo cáo mọi phát sinh thường kỳ hoặc bất thường trong hoạt động của Trung tâm để có biện pháp quản lý và điều chỉnh kịp thời, hợp lý, nhằm giảm thiểu thất thoát và thiệt hại cho Trung tâm. Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, triển khai các kế hoạch kinh doanh mặt hàng, tham mưu cho giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác, lập, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với khách hàng. Thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp cũng như khách hàng để đảm bảo cung ứng kịp thời hàng hóa với giá thành hạ, chất lượng cao và tiêu thụ được nhiều hàng, đảm bảo đạt được các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận trong kì. Phòng cũng có chức năng thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh tháng, quý, năm. Bộ phận kinh doanh của Trung tâm TMDV Tràng Thi bao gồm: 4 quầy hàng khác nhau ở cửa hàng số 12 Tràng Thi: quầy máy công cụ - kim khí, quầy điện máy gia dụng, quầy xe đạp, quầy máy văn phòng. Ngoài ra còn có 1 số cửa hàng trên các tuyến phố kinh doanh các mặt hàng khác nhau như Cửa hàng số 77 Hàng Đào, Cửa hàng số 79 Hàng Đào, Cửa hàng số 116 Hàng Gai, Cửa hàng số 57 Hàng Bông, Cửa hàng số 344 Khâm Thiên. Phòng bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ tài sản nội bộ, tuần tra canh gác ra vào cổng, phòng ngừa tội phạm. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi kinh doanh bán buôn bán lẻ đa dạng các chủng loại hàng hóa với một chuỗi các cửa hàng trên các tuyến phố lớn, các trục đường chính, đầu mối giao thông, nơi tập trung dân cư đông đúc và là trung tâm buôn bán lớn của thành phố. Như chúng ta đã biết, thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị xã hội của cả nước với số dân hiện nay hơn 3 triệu người, có tốc độ phát triển kinh tế cao, thu hút được đầu tư nước ngoài và là trung tâm du lịch của cả nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, kinh tế phát triển mạnh đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ với mức tăng trưởng bình quân 20% mỗi năm. Điều đó khẳng định tiềm năng và sức hấp dẫn ngành cao. Đây là một điều kiện rất thuận lợi, góp phần không nhỏ dẫn tới sự thành công của Trung tâm trong những năm qua. Tuy nhiên, nó cũng dự báo một thị trường bán lẻ cạnh tranh gay gắt khốc liệt với sự tham gia của hàng loạt các tập đoàn bán lẻ trên thế giới. Cuối năm 2007, nước ta đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO, từng bước mở cửa thị trường, đặc biệt mở cửa thị trường bán lẻ bắt đầu từ ngày 01/01/2009 thì cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi với bất kì doanh nghiệp nào muốn khẳng định mình. Cạnh tranh không chỉ giữa hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam với nhau mà còn với hệ thống bán lẻ của nước ngoài. Điều đó buộc Trung tâm phải tự mình kinh doanh có lãi, tự chủ về tài chính. Đây là một thử thách lớn buộc các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói chung cũng như Trung tâm nói riêng phải vượt qua. Mặt hàng kinh doanh của Trung tâm: Trong suốt những năm hoạt động của mình, Công ty cũng như Trung tâm đã tạo nên phong cách phục vụ riêng, mặt hàng riêng. Điều này đã tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Chủng loại mặt hàng phong phú hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng. Có thể chỉ ra một số mặt hàng truyền thống như: kim khí điện máy, xe đạp, xe máy, đồ điện tử, dụng cụ gia đình, máy văn phòng… Các nhà cung cấp của Trung tâm: Các nhà cung cấp của Trung tâm là tất cả các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần. Có thể kể ra các nhà cung ứng quen thuộc như: Công ty Nhựa Rạng Đông, Công ty Khóa Việt Tiệp, Điện cơ Thống Nhất, Cao su Sao Vàng, Xuân Hòa, Kim Khí Thăng Long, Povina, Z83, Liên doanh Honda, Két Thành Lộc, Xích líp Đông Anh,… Khách hàng của Trung tâm: Khách hàng của Trung tâm là người tiêu dùng, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh có nhu cầu về hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất. Ngoài thị trường trọng điểm là thành phố Hà Nội, mục tiêu của Trung tâm là nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút thêm khách hàng tại các tỉnh và thành phố khác trên cả nước mà trước mắt là các tỉnh phía Bắc như: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn,… Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán của Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi gồm 7 người, bao gồm 1 kế toán trưởng, 5 kế toán viên và 1 thủ quỹ. Kế toán trưởng là bà Hoàng Bảo Ngọc, tốt nghiệp Học viện tài chính và đã có nhiều năm kinh nghiệm, có khả năng tổ chức quản lý công tác tài chính kế toán của Trung tâm, đồng thời tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan tới quyết định kinh doanh của Trung tâm. Với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ năng lực tốt, có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc, phòng kế toán tài chính hoàn toàn đảm bảo việc thu thập, ghi chép, xử lý và báo cáo các thông tin kế toán của Trung tâm một cách chính xác, kịp thời đầy đủ nhất. Từ đó tham mưu cho Ban Giám đốc đánh giá được hiệu quả kinh doanh của Trung tâm. Mỗi nhân viên trong phòng được phân công, đảm nhận từng nhiệm vụ cụ thể. Bộ máy kế toán gồm: Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán tài chính tại Trung tâm TMDV Tràng Thi, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ban giám đốc về công tác quản lý tài chính kế toán. Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành công tác chuyên môn, quản lý nhân sự trong phòng, đôn đốc, kiểm tra kiểm soát công việc của các nhân viên trong phòng, lập và triển khai kế hoạch tài chính của Trung tâm, lập và báo cáo tình hình tài chính của Trung tâm cho Ban giám đốc. Do số lượng nhân viên kế toán của Trung tâm còn hạn chế, kế toán trưởng vừa là người chỉ đạo và đồng thời cũng là người trực tiếp thực hiện một khối lượng lớn công việc kế toán, cụ thể như sau: + Tổng hợp chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong Trung tâm. + Trực tiếp đảm nhận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, thanh toán với người lao động. + Quản lý, kiểm tra toàn bộ các dữ liệu mà kế toán quầy đã lập trong máy; tổng hợp số liệu các tài khoản kế toán khác từ các kế toán quầy, lên sổ cái các tài khoản; đối chiếu sổ chi tiết với sổ cái đảm bảo tính phù hợp và chính xác về số liệu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp, phát hiện những nội dung nghiệp vụ không phù hợp của kế toán chi tiết. + Quan hệ giao dịch với Ngân hàng, cơ quan Thuế và các cơ quan chức năng khác để thực hiện tác nghiệp của phòng. + Lập báo cáo thuế, quyết toán thuế, phụ trách kế toán thuế. Kế toán viên (kế toán quầy hàng): gồm 5 người, chịu trách nhiệm về mọi công việc kế toán của quầy hàng, thực hiện thu nhận, lập chứng từ, ghi sổ kế toán; đảm nhận các phần hành kế toán công nợ phải thu phải trả, kế toán doanh thu, hàng tồn kho,… có liên quan đến quầy hàng mà mình phụ trách. Ngoài ra, kế toán quầy có nhiệm vụ tham gia lập báo cáo tài chính cuối kì cùng với kế toán trưởng. Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại quỹ, nhận và chi tiền theo phiếu thu, phiếu chi, cuối ngày nộp tiền vào ngân hàng, đồng thời lập báo cáo quỹ để kiểm tra, đối chiếu với kế toán tiền mặt. Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Trung tâm TMDV Tràng Thi qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng (kế toán tổng hợp) Thủ quỹ Kế toán theo dõi quầy và kế toán phần hành Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Trung tâm TMDV Tràng Thi Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Trung tâm TMDV Tràng Thi áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trung tâm đã tuân thủ nghiêm túc theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành do Bộ Tài chính ban hành. Là một đơn vị kinh doanh hàng hoá có quy mô tương đối lớn, nghiệp vụ kế toán phát sinh nhiều nên Trung tâm chọn hình thức kế toán Nhật ký chứng từ để ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán này hoàn toàn phù hợp với trình độ nhân viên kế toán của trung tâm. Hiện nay, Trung tâm đã áp dụng hệ thống máy vi tính phục vụ cho công tác hạch toán kế toán, sử dụng phần mềm kế toán Bravo. Theo hình thức Nhật kí chứng từ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tập hợp và hệ thống hóa theo bên Có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Hình thức này cho phép kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế, đồng thời kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Trung tâm sử dụng hệ thống sổ sách kế toán bao gồm các nhật kí chứng từ, các bảng kê, các sổ cái và các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Việc hạch toán chi tiết các nghiệp vụ phát sinh và hạch toán tổng hợp được thực hiện đúng theo chế độ kế toán hiện hành. Có thể khái quát trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chứng từ theo sơ đồ sau: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký – chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chứng từ PHẦN 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÀNG THI 2.1. Các phương thức tiêu thụ và tài khoản sử dụng 2.1.1. Các phương thức tiêu thụ Trung tâm TMDV Tràng Thi gồm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, bán lẻ và bán buôn đa dạng các mặt hàng, thực hiện các chức năng cuối cùng của khâu lưu thông là đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng. Mỗi cửa hàng đều có nhân viên bán hàng, nhân viên nhập liệu và nhân viên thu ngân. Nếu như trước đây Trung tâm thực hiện khoán cho các quầy hàng thì nay đã thay đổi sang phương thức bán hàng tập trung, có nghĩa là bộ phận thu ngân thực hiện thu ngân cho toàn bộ cửa hàng. Các quầy hàng có trách nhiệm tự tìm nguồn hàng, nhà cung cấp đảm bảo chất lượng và số lượng mặt hàng phục vụ nhu cầu của khách hàng. Giá cả các mặt hàng được niêm yết và do Phòng Kinh doanh quyết định. Trung tâm áp dụng 2 phương thức bán hàng là phương thức bán hàng trực tiếp và phương thức bán hàng đại lý. Phương thức bán hàng trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, quầy của Trung tâm. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu với số hàng này. Khách hàng trả tiền ngay hoặc trả chậm. Phương thức bán hàng đại lý: Trung tâm nhận làm đại lý cho một số doanh nghiệp, bán hàng hóa chịu thuế GTGT, bán đúng giá quy định hưởng hoa hồng. Trung tâm phải kê khai nộp thuế GTGT của hàng bán đại lý và hoa hồng được hưởng. Ngoài ra, Trung tâm cũng cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo hành sản phẩm, cho thuê tùy theo nhu cầu của khách hàng. Trong việc thanh toán tiền hàng với khách hàng Trung tâm áp dụng 2 hình thức thanh toán sau: Thanh toán ngay bằng tiền mặt, séc hay qua ngân hàng: Hình thức này áp dụng với khách hàng không thường xuyên, mua với khối lượng nhỏ và chưa có tín nhiệm với Trung tâm. Khách hàng thường yêu cầu lấy hàng ngay và thanh toán liền sau đó. Ngoài tiền mặt thu trực tiếp Trung tâm cũng chấp nhận thanh toán với khách hàng thông qua ngân hàng với giá trị lớn. Hình thức này đảm bảo cho Trung tâm thu hồi được vốn nhanh và tiếp tục tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Thanh toán trả chậm Phương thức thanh toán này chỉ được áp dụng đối với những khách hàng có tín nhiệm hoặc bán hàng theo những hợp đồng kinh tế. Thời hạn thanh toán được xét cụ thể theo từng trường hợp hoặc được xác định trên hợp đồng. Thông thường thời hạn thanh toán là trong vòng 30 ngày kể từ ngày mua hàng. 2.1.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản 156 – Hàng hóa: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm các loại hàng hóa của Trung tâm, bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng. Do thực tế khi mua hàng hóa, chi phí vận chuyển, bốc dỡ thường do bên bán chịu nên hiện nay Trung tâm không hạch toán chi phí thu mua hàng hóa. Nếu có chi phí phát sinh, kế toán ghi nhận qua tài khoản 811 – Chi phí khác. Tài khoản 156 có 2 tài khoản chi tiết: Tài khoản 156A: Giá mua hàng hóa thuế suất 10%. Tài khoản 156B: Giá mua hàng hóa thuế suất 5%. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 156: Tài khoản 156 – Hàng hóa Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các loại thuế không được hoàn lại). Trị giá hàng hóa đã bị người mua trả lại. Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê. Trị giá của hàng hóa thuê ngoài gia công. Trị giá của hàng hóa xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho đơn vị phụ thuộc; thuê ngoài gia công, hoặc sử dụng cho sản xuất kinh doanh. Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng. Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán. Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê. Số dư bên Nợ: phản ánh trị giá mua vào và chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho. Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng: dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Tài khoản 131 được mở chi tiết cho từng khách hàng của Trung tâm. Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 131: Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đã bán trong kì. Số tiền thừa trả lại cho khách hàng. Số tiền khách hàng đã trả nợ. Số tiền nhận ứng trước, trả trước của khách hàng. Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại; doanh thu của số hàng bán bị người mua trả lại; số tiền chiết khấu thanh toán cho người mua. Số dư bên Nợ: phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng. Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán: dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán trong kì. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 632: Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán Trị giá vốn của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã bán trong kì. Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. Kết chuyển giá vốn của hàng hóa sản phẩm dịch vụ đã bán trong kì san TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kì kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Do hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Trung tâm TMDV Tràng Thi là kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ nên kế toán của Trung tâm sử dụng các tài khoản chi tiết như sau: Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa: phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa được xác định là đã bán trong một kì kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản 5111A – Doanh thu bán hàng hóa thuế suất 10%. Tài khoản 5111B – Doanh thu bán hàng hóa thuế suất 5%. Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: phản ánh doanh thu và doanh thu thuần về khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kì kế toán. Tài khoản 5113A – Doanh thu cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng. Tài khoản 5113B – Doanh thu cung cấp dịch vụ khác. Tài khoản 5113C – Doanh thu cung cấp dịch vụ cho thuê. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 511: Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kì kế toán. Doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kì. Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kì kế toán. Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại: dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán với người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng). Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521: Tài khoản 521 – Chiêt khấu thương mại Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Cuối kì kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của kì báo cáo. Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại: dùng để phản ánh giá trị của số hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Giá trị của hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kì kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa đã bán ra trong kì báo cáo. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 531: Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số hàng hóa đã bán. Cuối kì kế toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bán bị trả lại vào bên Nợ tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ để xác định doanh thu thuần của kì báo cáo. Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán: dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kì kế toán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 532: Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Cuối ._.kì, kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán vào bên Nợ tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ. Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra: dùng để phản ánh só thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kì. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 33311: Tài khoản 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kì. Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách nhà nước. Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, giảm giá. Số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Số dư bên Có: số thuế GTGT đầu ra còn phải nộp ngân sách nhà nước. Tài khoản 003 – Hàng hóa nhận bán hộ, nhận kí gửi, kí cược: dùng để phản ánh giá trị hàng hóa nhận bán hộ, nhận kí gửi, kí cược của các đơn vị khác. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 003: Tài khoản 003 – Hàng hóa nhận bán hộ, nhận kí gửi, kí cược Giá trị hàng hóa nhận bán hộ, nhận kí gửi, kí cược. Giá trị hàng hóa đã bán hộ hoặc đã trả lại cho người nhờ kí gửi, kí cược. Giá trị tài sản nhận kí cược đã phát mại do đối tác vi phạm hợp đồng. Số dư bên Nợ: Giá trị hàng hóa còn nhận bán hộ, nhận kí gửi, kí cược. 2.2. Thực trạng kế toán tiêu thụ tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi 2.2.1. Kế toán tiêu thụ theo phương thức trực tiếp Trung tâm TMDV Tràng Thi gồm các cửa hàng bán lẻ và bán buôn các mặt hàng, trong đó hoạt động bán lẻ là chủ yếu. Theo quy định của Trung tâm mọi quan hệ thanh toán với khách hàng như tiền hàng, khách hàng ứng tiền hàng đều phải được theo dõi qua tài khoản 131- Phải thu của khách hàng. Vì vậy khi phát sinh doanh thu (kế toán căn cứ theo nội dung của Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác), kế toán thực hiện bút toán: Nợ TK 131: Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán Có TK 511: Doanh thu Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp Đồng thời, kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 156: hàng hóa Thanh toán ngay bằng tiền mặt, séc hay qua ngân hàng: Khi tiếp nhận phiếu thu hay giấy báo Có của ngân hàng, kế toán phản ánh bút toán thu tiền: Nợ TK 111, 112: số tiền khách hàng thanh toán Có TK 131: số tiền khách hàng phải thanh toán Thanh toán trả chậm Khi khách hàng trả tiền, căn cứ phiếu thu hay giấy báo Có của ngân hàng, kế toán phản ánh bút toán thu tiền như trên. Các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thanh toán nếu có được ghi nhận như sau: Nợ TK 521: chiết khấu thương mại cho khách hàng Nợ TK 531: giá bán của hàng hóa bị trả lại chưa có thuế GTGT Nợ TK 532: giảm giá hàng bán cho khách hàng Nợ TK 635: chiết khấu thanh toán Nợ TK 3331: thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112: nếu trả lại khách hàng ngay bằng tiền mặt, hay tiền gửi ngân hàng Có TK 131: nếu giảm trừ vào số tiền khách hàng phải trả Cuối kì, kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại: Nợ TK 511: Doanh thu tiêu thụ Có TK 521, 531, 532: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại TK 131 TK 3331 TK 511 TK 521, 531, 532 TK 111, 112 Doanh thu bán hàng Cuối kì k/c CKTM, CKTM, GGHB, hàng bán bị trả lại phát sinh trong kì hàng thanh toán Số tiền khách DT hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kế toán doanh thu tiêu thụ Có thể khái quát kế toán doanh thu tiêu thụ qua sơ đồ sau: Đối với quá trình tiêu thụ hàng hóa thì công tác tổ chức hạch toán chính là việc tổ chức lập, kiểm tra, phân loại các chứng từ có liên quan đến khâu tiêu thụ, từ đó ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp theo các mẫu biểu do Bộ Tài chính ban hành hoặc do Trung tâm TMDV Tràng Thi quy định. Các chứng từ sử dụng tại Trung tâm TMDV Tràng Thi như sau: Khi hết mỗi ca làm việc (1 ngày có 2 ca làm việc) nhân viên bán hàng nộp hóa đơn, bảng kê bán lẻ hàng hóa, báo cáo bán hàng cho kế toán viên; nhân viên nhập liệu (thủ kho) nộp phiếu xuất kho, phiếu nhập kho cho kế toán viên; và nhân viên thu ngân nộp tiền cùng giấy nộp tiền cho thủ quỹ. Kế toán viên ghi thẻ quầy hàng và lập phiếu thu ghi nhận số tiền bán hàng trong ngày nhận được. * Hóa đơn giá trị gia tăng: Trung tâm TMDV Tràng Thi thực hiện kế toán thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ nên sử dụng hóa đơn GTGT (mẫu số 01GTKT-3LL ban hành theo thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002). Hóa đơn GTGT do nhân viên bán hàng lập khi khách hàng yêu cầu mua hàng. Khi nhận hóa đơn, kế toán kiểm tra các yếu tố của hóa đơn để đảm bảo tính hợp lệ, hợp lý và hợp pháp, bao gồm: ngày tháng, số hóa đơn, thông tin về người mua, tên hàng hóa dịch vụ bán ra, số lượng, đơn giá, tổng số tiền hàng, thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán, chữ kí của những người liên quan. Kế toán kiểm tra tính liên tục của các hóa đơn, số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế GTGT của hóa đơn có đúng không: Thành tiền = Số lượng x Đơn giá Tiền thuế GTGT = Cộng tiền hàng x Thuế suất thuế GTGT Đồng thời, kế toán đối chiếu các hóa đơn với báo cáo bán hàng. Hóa đơn GTGT theo phương thức bán hàng trực tiếp có mẫu như sau: Mẫu số: 01GTKT-3LL HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: PK/2008B Liên 3: Nội bộ Số: 0047896 Ngày 06 tháng 2 năm 2009 Đơn vị bán hàng: Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi Địa chỉ: Số 12, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội Số tài khoản Điện thoại:.................................. Mã số: Họ tên người mua hàng: anh Đặng Văn Hùng Tên đơn vị: Địa chỉ: 374 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Số tài khoản Hình thức thanh toán:Tiền mặt Mã số: STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Ắc quy PIND88 Chiếc 01 1.454.545 1.454.545 Cộng tiền hàng: 1.454.545 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 145.455 Tổng cộng tiền thanh toán: 1.600.000 Số tiền viết bằng chữ: Một triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn ./. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Biểu số 2.1: Mẫu hóa đơn GTGT theo phương thức tiêu thụ trực tiếp * Phiếu xuất kho (mẫu số 02-VT ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ) nhằm theo dõi chặt chẽ số lượng hàng hóa xuất bán, làm căn cứ để ghi lên Bảng kê số 8. * Thẻ quầy hàng do nhân viên bán hàng lập nhằm theo dõi số lượng và giá trị hàng hóa trong quá trình nhập xuất tại quầy hàng, làm căn cứ để kiểm tra quản lý hàng hóa tại quầy hàng trong ngày. Thẻ quầy hàng được lập cho từng quầy hàng, từng mặt hàng khác nhau, với từng giá vốn khác nhau. * Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (mẫu số 06/GTGT, ban hành theo thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007) được lập cho các hàng hóa, dịch vụ bán lẻ không thuộc diện phải lập hóa đơn bán hàng (có giá trị dưới mức quy định, dưới 100.000 đồng). Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ được lập hàng ngày theo từng loại thuế suất và theo từng quầy hàng, làm căn cứ tính và kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng. Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ có mẫu như sau: BẢNG KÊ BÁN LẺ HÀNG HÓA DỊCH VỤ Trong ngày 06/02/2009 Mẫu số: 06-GTGT Trang: 1 Mã Tên hàng Đơn vị SL Trả lại Giá bán Tổng thu Tiền hàng Giá vốn Tổng giá vốn Thuế 10% 0001 Quầy điện máy tổng hợp 100005 Khóa dây Việt Tiệp Cái 1 0 90.000 90.000 81.818 78.000 78.000 8.182 100555 Khóa bấm Việt Tiệp Cái 4 0 45.000 180.000 163.636 42.400 169.600 16.364 Tổng theo nhóm hàng 0001 270.000 245.454 247.600 24.546 Kế toán Phụ trách bộ phận bán hàng (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) Biểu số 2.2: Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tại Trung tâm TMDV Tràng Thi * Báo cáo bán hàng hàng ngày (mẫu số 3/B quyết định Liên bộ TCTKNT số 621-LB) do nhân viên bán hàng lập hàng ngày (theo ca làm việc), theo từng quầy hàng và theo từng loại thuế suất thuế GTGT. Nó giúp cho nhân viên bán hàng theo dõi được chủng loại, số lượng, giá vốn và giá bán của từng hàng hóa đã xuất bán trong ngày, số tiền mặt thu được, tiền thanh toán qua ngân hàng và số tiền phải thu khách hàng là bao nhiêu. Đồng thời, kế toán căn cứ vào báo cáo bán hàng đối chiếu với hóa đơn, bảng kê bán lẻ hàng hóa, thẻ quầy, xác định số lượng hàng hóa, giá vốn và giá bán có khớp nhau không; đối chiếu với giấy nộp tiền xem tính khớp đúng của số tiền mặt thu được. Báo cáo bán hàng hàng ngày có mẫu như sau: Trung tâm TMDV Tràng Thi Mẫu số 3/B Quầy: Đồ điện QĐ Liên bộ TCTKNT số 621-LB BÁO CÁO BÁN HÀNG HÀNG NGÀY Ngày 6 tháng 2 năm 2009 STT Tên hàng và quy cách phẩm chất Đvị tính Số lượng Theo giá bán lẻ nơi bán Theo giá vốn Giá đơn vị Thành tiền Giá đơn vị Thành tiền 1 Ắc quy PIND88 Chiếc 01 1.600.000 1.600.000 1.200.000 1.200.000 Cộng số tiền phải nộp 1.600.000 Số tiền thực nộp 1.600.000 Trong đó số thu bằng séc 0 Chênh lệch: thừa……………. ………… thiếu…….... ………… …………... Biểu số 2.3: Báo cáo bán hàng hàng ngày tại Trung tâm TMDV Tràng Thi * Giấy nộp tiền do nhân viên thu ngân lập hàng ngày khi hết mỗi ca làm việc (nộp cho thủ quỹ). Giấy nộp tiền ghi rõ loại tiền, số tờ, tổng số tiền bằng số và tổng số tiền nộp ấn định bằng chữ. * Phiếu thu: Kế toán viên lập phiếu thu (mẫu số 01-TT ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC) làm căn cứ ghi vào Bảng kê số 1. Phiếu thu có mẫu như sau: PHIẾU THU Quyển số: 02 Ngày 6 tháng 2 năm 2009 Số: 42 Nợ: TK 111 Có: TK 131 Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Mai Hương Địa chỉ: cửa hàng 12 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội Lý do nộp: tiền bán hàng ca sáng ngày 6/2/2009 Số tiền: 12.546.700 đồng Viết bằng chữ: mười hai triệu năm trăm bốn mươi sáu nghìn bảy trăm đồng chẵn ./. Ngày 6 tháng 2 năm 2009 Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ Biểu số 2.4: Phiếu thu Căn cứ vào các chứng từ bán hàng, kế toán thực hiện hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp quá trình tiêu thụ hàng hóa. Hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp quá trình tiêu thụ tại Trung tâm TMDV Tràng Thi được khái quát qua sơ đồ sau: Các chứng từ bán hàng và chứng từ liên quan Bảng kê số 1, 2, 8, 11 Nhật kí chứng từ số 1, 2, 5 Tờ kê chi tiết hàng bán ra 511, sổ chi tiết TK 632, 511 Nhật ký chứng từ số 8 Sổ cái các TK 511, 632, 641, 642, 911, 421 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.2: Trình tự hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết quá trình tiêu thụ tại Trung tâm TMDV Tràng Thi Bảng tổng hợp doanh thu Báo cáo tài chính * Sổ chi tiết giá vốn hàng bán tài khoản 632 của Trung tâm TMDV Tràng Thi có mẫu như sau: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 632 Tháng 2 năm 2009 Quầy: đồ điện Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK 632 Ghi Có TK 632 NT Kí hiệu số hiệu SL ĐG TT 2/2/2009 PK/2008B 0047892 xuất bán ắc quy HDT766 156 1 1,390,909 1,390,909 3/2/2009 PK/2008B 0047893 xuất bán khóa điện SD-997B 156 1 333,209 333,209 3/2/2009 PK/2008B 0047894 xuất bán xe đạp điện VNGT 21 156 1 5,782,700 5,782,700 5/2/2009 PK/2008B 0047895 xuất bán xe đạp điện TEB 02 156 1 900,000 900,000 6/2/2009 PK/2008B 0047896 xuất bán ắc quy PIND88 156 1 1,200,000 1,200,000 7/2/2009 PK/2008B 0047897 xuất bán khóa dây 347 156 1 67,300 67,300 7/2/2009 PK/2008B 0047898 xuất bán xe đạp điện VNGT 21 156 1 5,782,700 5,782,700 8/2/2009 PK/2008B 0047899 xuất bán xe đạp điện VNGT 21 156 1 5,782,700 5,782,700 ……. … … Cộng 83,579,970 83,579,970 Biểu số 2.5: Sổ chi tiết tài khoản 632 * Tờ kê chi tiết hàng hóa bán ra: Kế toán quầy căn cứ vào Báo cáo bán hàng của từng quầy hàng, ghi nhận vào Tờ kê chi tiết hàng hóa bán ra tài khoản 511, bao gồm doanh thu hàng bán ra chịu thuế suất 10% (TK 5111A), doanh thu hàng bán ra chịu thuế suất 5% (TK 5111B) và doanh thu cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, lắp ráp (TK 5113A) Tờ kê chi tiết hàng hóa bán ra có các cột ghi rõ: ngày tháng, giá vốn, giá bán chưa có thuế, lãi, thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán. TRUNG TÂM TMDV TRÀNG THI QUẦY ĐỒ ĐIỆN TỜ KÊ CHI TIẾT HÀNG HÓA BÁN RA TÀI KHOẢN 511 – THÁNG 02/2009 Ngày Giá vốn Lãi Giá bán chưa thuế Thuế 10% Giá thanh toán Chia ra 131 1368 2/2/09 1,390,909 281,817 1,672,726 167,273 1,840,000 1,840,000 3/2/09 6,115,909 606,817 6,722,726 672,273 7,395,000 7,395,000 5/2/09 900,000 190,908 1,090,908 109,091 1,200,000 1,200,000 6/2/09 1,200,000 254,544 1,454,544 145,454 1,600,000 1,600,000 7/2/09 5,850,000 549,999 6,399,999 640,000 7,040,000 7,040,000 8/2/09 5,724,000 594,181 6,318,181 631,818 6,950,000 6,950,000 9/2/09 5,758,091 600,999 6,359,090 635,909 6,995,000 6,995,000 10/2/09 934,091 197,726 1,131,817 113,182 1,245,000 1,245,000 11/2/09 1,800,000 381,816 2,181,816 218,182 2,400,000 2,400,000 12/2/09 14,080,452 1,369,547 15,449,999 1,545,000 16,995,000 16,995,000 13/2/09 5,758,091 600,999 6,359,090 635,909 6,995,000 6,995,000 15/2/09 934,091 197,726 1,131,817 113,182 1,245,000 1,245,000 16/2/09 634,091 134,090 768,181 76,818 845,000 845,000 17/2/09 600,000 127,272 727,272 72,727 800,000 800,000 19/2/09 1,500,000 318,180 1,818,180 181,818 2,000,000 2,000,000 21/2/09 5,914,909 403,272 6,318,181 631,818 6,950,000 6,950,000 22/2/09 5,724,000 594,181 6,318,181 631,818 6,950,000 6,950,000 23/2/09 1,800,000 381,816 2,181,816 218,182 2,400,000 2,400,000 24/2/09 7,440,545 741,272 8,181,817 818,182 9,000,000 9,000,000 28/2/09 9,520,791 1,051,936 10,572,727 1,057,273 11,630,000 11,630,000 Tổng 83,579,970 9,579,098 93,159,068 9,315,907 102,475,000 102,475,000 Dịch vụ sửa chữa 17/2/09 0 809,090 809,090 80,909 890,000 890,000 Tổng 0 809,090 809,090 80,909 890,000 890,000 Thuế suất 5% Tổng 0 0 0 0 0 0 TỔNG 83,579,970 10,388,188 93,968,158 9,396,816 103,365,000 103,365,000 0 0 Biểu số 2.6: Tờ kê chi tiết hàng hóa bán ra tài khoản 511 * Bảng kê số 8 dùng để tổng hợp về mặt giá trị tình hình nhập, xuất, tồn của hàng hóa, chi tiết cho từng quầy hàng. Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho (khi xác định hàng hóa đã được tiêu thụ) để ghi vào Bảng kê số 8. Kế toán cũng có thể đối chiếu Bảng kê số 8 với Tờ kê chi tiết hàng hóa bán ra để đảm bảo tính khớp đúng của số liệu. Số liệu tổng hợp của Bảng kê số 8 sau khi khóa sổ cuối tháng dùng để ghi vào Nhật kí chứng từ số 8. Cuối tháng, Trung tâm thực hiện kiểm kê hàng hóa, lập Biên bản kiểm kê hàng hóa. Kế toán so sánh đối chiếu số lượng và giá trị hàng hóa giữa Bảng kê số 8, Thẻ quầy hàng và Biên bản kiểm kê. Đồng thời, kế toán viên cũng so sánh chỉ tiêu giá vốn ở Bảng kê số 8 và Tờ kê chi tiết hàng hóa bán ra của quầy mình phụ trách. TRUNG TÂM TMDV TRÀNG THI BẢNG KÊ SỐ 8 QUẦY ĐỒ ĐIỆN Tháng 02/2009 NGÀY THÁNG DƯ ĐẦU KÌ GHI NỢ TK 156 - GHI CÓ TK GHI CÓ TK 156 - GHI NỢ TK DƯ CUỐI KÌ NNB 331 CỘNG NỢ 632 XNB CỘNG CÓ 1 116,669,160 116,669,160 2 1,390,909 1,390,909 115,278,251 3 6,115,909 6,115,909 109,162,342 4 109,162,342 5 900,000 900,000 108,262,342 6 3,735,000 3,735,000 1,200,000 1,200,000 110,797,342 7 5,850,000 5,850,000 104,947,342 8 5,724,000 5,724,000 99,223,342 9 5,758,091 5,758,091 93,465,251 10 934,091 934,091 92,531,160 11 25,909,091 25,909,091 1,800,000 1,800,000 116,640,251 12 15,000,000 15,000,000 14,080,452 14,080,452 117,559,799 13 5,758,091 5,758,091 111,801,708 14 111,801,708 15 934,091 934,091 110,867,617 16 634,091 634,091 110,233,526 17 600,000 600,000 109,633,526 18 75,778,182 75,778,182 185,411,708 19 1,500,000 1,500,000 183,911,708 20 183,911,708 21 5,914,909 5,914,909 177,996,799 22 5,724,000 5,724,000 172,272,799 23 12,000,000 12,000,000 1,800,000 1,800,000 182,472,799 24 7,440,545 7,440,545 175,032,254 25 175,032,254 26 175,032,254 27 175,032,254 28 9,520,791 9,520,791 165,511,463 29 165,511,463 30 165,511,463 31 165,511,463 CỘNG 116,669,160 0 132,422,273 132,422,273 83,579,970 0 83,579,970 165,511,463 5% - - - - - - - - - 10% 116,669,160 0 132,422,273 132,422,273 83,579,970 0 83,579,970 165,511,463 Biểu số 2.7: Bảng kê số 8 Hạch toán tổng hợp quá trình tiêu thụ được thực hiện như sau: * Bảng kê số 1: Kế toán căn cứ vào Phiếu thu để ghi vào Bảng kê số 1 – dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 111 - Tiền mặt (phần thu) và đối ứng Có các tài khoản liên quan. Số dư cuối ngày trên bảng kê số 1 phải khớp với số dư tiền mặt hiện có tại quỹ cuối ngày. * Bảng kê số 2: Kế toán căn cứ vào giấy báo Có của Ngân hàng để ghi vào Bảng kê số 2 – dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (phần thu) và đối ứng Có các tài khoản liên quan. * Bảng tổng hợp doanh thu: kế toán trưởng căn cứ vào các Tờ kê chi tiết hàng hóa bán ra của các quầy hàng, ghi nhận vào Bảng tổng hợp doanh thu (TK 511). Bảng tổng hợp doanh thu gồm các cột ghi rõ tên quầy, giá vốn, lãi, giá bán chưa thuế, thuế GTGT, giá thanh toán, đồng thời chi tiết theo doanh thu tiêu thụ hàng hóa chịu thuế suất 10% (TK 5111A), doanh thu tiêu thụ hàng hóa chịu thuế suất 5% (TK 5111B), doanh thu cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa (TK 5113A), doanh thu cung cấp dịch vụ khác (TK 5113B) và doanh thu cung cấp dịch vụ cho thuê (TK 5113C). * Nhật kí chứng từ số 8 được lập vào cuối tháng, căn cứ vào các bảng kê và các nhật kí chứng từ liên quan. Số liệu tổng cộng của nhật kí chứng từ số 8 được ghi lên sổ cái các tài khoản liên quan. TRUNG TÂM TMDV TRÀNG THI BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU – TÀI KHOẢN 511 12 Tràng Thi, Hà Nội Tháng 02/2009 STT TÊN QUẦY GIÁ VỐN LÃI GIÁ BÁN CHƯA THUẾ THUẾ GIÁ THANH TOÁN CHIA RA 131 1368 TÀI KHOẢN 5111A - DOANH THU BÁN HÀNG HÓA THUẾ SUẤT 10% 1 Điện máy tổng hợp 293,606,550 4,504,932 298,111,482 29,811,678 327,923,160 327,923,160 2 Máy công cụ 123,286,519 5,383,893 128,670,412 12,867,048 141,537,460 141,537,460 3 Điện tử âm thanh 3,392,000 8,000 3,400,000 340,000 3,740,000 3,740,000 4 Văn phòng phẩm 41,090,898 697,920 41,788,818 4,178,882 45,967,700 45,967,700 5 Máy văn phòng 14,500,000 350,000 14,850,000 1,485,000 16,335,000 16,335,000 6 Đồ điện 83,579,970 9,579,063 93,159,033 9,315,967 102,475,000 102,475,000 7 Xe đạp 39,555,473 7,312,694 46,868,167 4,686,833 51,555,000 51,555,000 8 Kim khí 22,097,172 5,277,362 27,374,534 2,737,466 30,112,000 30,112,000 9 Đồ gia dụng 62,150,999 6,585,333 68,736,332 6,873,668 75,610,000 75,610,000 10 Khâm Thiên 268,300,000 11,700,000 280,000,000 28,000,000 308,000,000 308,000,000 11 Hàng Gai 92,354,880 25,179,120 117,534,000 11,753,400 129,287,400 129,287,400 12 Hàng Đào 1 118,908,735 27,256,265 146,165,000 14,616,500 160,781,500 160,781,500 13 Hàng Đào 2 43,946,078 19,409,364 63,355,442 6,335,558 69,691,000 69,691,000 14 Hàng Bông 31,973,050 7,886,950 39,860,000 3,986,000 43,846,000 43,846,000 CỘNG 5111A 1,238,742,324 131,130,896 1,369,873,220 136,988,000 1,506,861,220 1,506,861,220 TÀI KHOẢN 5111B - DOANH THU BÁN HÀNG HÓA THUẾ SUẤT 5% 1 Điện máy tổng hợp 23,934,000 294,571 24,228,571 1,211,429 25,440,000 25,440,000 2 Máy công cụ 40,806,667 1,527,903 42,334,570 2,116,830 44,451,400 44,451,400 3 Điện tử âm thanh 4 Văn phòng phẩm 5 Máy văn phòng 6 Đồ điện 7 Xe đạp 8 Kim khí 5,414,105 1,431,032 6,845,137 342,863 7,188,000 7,188,000 9 Đồ gia dụng 10 Khâm Thiên 11 Hàng Gai 2,625,000 2,817,000 5,442,000 272,100 5,714,100 5,714,100 12 Hàng Đào 1 13 Hàng Đào 2 14 Hàng Bông CỘNG 5111B 72,779,772 6,070,506 78,850,278 3,943,222 82,793,500 82,793,500 TỔNG HÀNG KDTN - 5111 1,311,522,096 137,201,402 1,448,723,498 140,931,222 1,589,654,720 1,589,654,720 TÀI KHOẢN 5113A - DOANH THU CUNG CẤP DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA 1 Máy văn phòng 2 Điện tử âm thanh 3 Đồ điện 809,090 809,090 80,909 890,000 890,000 4 Hàng Gai 5 Hàng Đào 1 6 Hàng Đào 2 6,700,000 6,700,000 670,000 7,370,000 7,370,000 7 Khâm Thiên 1,118,177 1,118,177 111,823 1,230,000 1,230,000 8 Hàng Bông CỘNG 5113A 0 8,627,267 8,627,267 862,732 9,490,000 9,490,000 TÀI KHOẢN 5113B - DOANH THU CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÁC 0 0 0 0 0 0 CỘNG 5113B 0 0 0 0 0 0 TÀI KHOẢN 5113C - DOANH THU CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO THUÊ 1 27,727,272 27,727,272 2,772,728 30,500,000 30,500,000 CỘNG 5113C 0 27,727,272 27,727,272 2,772,728 30,500,000 30,500,000 TỔNG DỊCH VỤ - 5113 0 36,354,539 36,354,539 3,635,460 39,990,000 39,990,000 TỔNG CỘNG THÁNG 2/2009 1,311,522,096 173,555,941 1,485,078,037 144,566,682 1,629,644,720 1,629,644,720 Biểu số 2.8: Bảng tổng hợp doanh thu – Tài khoản 511 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 632 – GIÁ VỐN HÀNG BÁN Quý 1 năm 2009 Dư Nợ đầu năm Dư Có đầu năm Dư Nợ đầu kì Dư Có đầu kì TK ghi Có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Lũy kế quý Lũy kế từ đầu năm Dư Nợ Dư Có 156 1,406,025,174 1,311,522,096 2,717,547,270 2,717,547,270 156A 1,404,969,674 1,238,742,324 2,716,491,770 2,716,491,770 156B 1,055,500 72,779,772 1,055,500 1,055,500 PS Nợ 1,406,025,174 1,311,522,096 2,717,547,270 2,717,547,270 PS Có 1,406,025,174 1,311,522,096 2,717,547,270 2,717,547,270 Dư Nợ Dư Có Biểu số 2.9: Sổ cái tài khoản 632 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 511 – DOANH THU TIÊU THỤ Quý 1 năm 2009 Dư Nợ đầu năm Dư Có đầu năm Dư Nợ đầu kì Dư Có đầu kì TK ghi Có Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Lũy kế quý Lũy kế từ đầu năm Dư Nợ Dư Có 911 1,579,478,711 1,485,078,037 3,064,556,748 3,064,556,748 Phát sinh Nợ 1,579,478,711 1,485,078,037 3,064,556,748 3,064,556,748 Phát sinh Có 1,579,478,711 1,485,078,037 3,064,556,748 3,064,556,748 Dư Nợ Dư Có Biểu số 2.10: Sổ cái tài khoản 511 Các trường hợp giảm trừ doanh thu: * Chiết khấu thương mại áp dụng trong trường hợp người mua mua hàng với số lượng lớn. Tỉ lệ hay số tiền chiết khấu phải được ghi rõ trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, để đơn giản hóa công tác kế toán, kế toán xác định doanh thu tiêu thụ chính là giá bán chưa có thuế trừ đi (-) số chiết khấu thương mại. Do vậy, Trung tâm không hạch toán khoản chiết khấu thương mại. * Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Các chứng từ làm căn cứ ghi sổ bao gồm Biên bản xác định hàng hóa không đủ quy cách phẩm chất, Biên bản giảm giá, đồng thời bên bán phải lập hóa đơn GTGT cho số hàng được giảm giá, ghi rõ giảm giá hàng bán, chứng từ phản ánh nghiệp vụ chi tiền của bên bán như phiếu chi, giấy báo Nợ. Tuy nhiên, với nguồn hàng đảm bảo chất lượng được cung cấp bởi các nhà cung cấp truyền thống có uy tín, cùng với phương châm phục vụ khách hàng chu đáo, nghiệp vụ giảm giá hàng bán hầu như không xảy ra. * Hàng bán bị trả lại là hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Các chứng từ làm căn cứ ghi sổ bao gồm Biên bản xác định hàng hóa không đủ quy cách phẩm chất, Biên bản trả lại hàng hóa, đồng thời bên mua lập hóa đơn GTGT trả lại hàng, trên hóa đơn phải ghi rõ hàng trả lại, bên mua lập phiếu xuất kho để trả hàng, chứng từ phản ánh nghiệp vụ chi tiền của bên bán như phiếu chi, giấy báo Nợ. Tuy nhiên, nghiệp vụ này cũng rất ít khi xảy ra tại Trung tâm TMDV Tràng Thi nên trong phạm vi chuyên đề thực tập, em không đề cập đến nội dung này. 2.2.2. Kế toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý Trung tâm nhận làm đại lý cho một số doanh nghiệp, bán hàng hóa chịu thuế GTGT, bán đúng giá quy định hưởng hoa hồng. Trung tâm phải kê khai nộp thuế GTGT của hàng bán đại lý và hoa hồng được hưởng. Theo phương thức này, toàn bộ số hàng nhận đại lý được coi là hàng hóa nhận bán hộ. Toàn bộ số tiền thu được từ bán hàng là khoản phải trả đơn vị giao đại lý. Khoản tiền hoa hồng bán hàng mới được xác định là doanh thu của đơn vị nhận đại lý. Đơn vị nhận đại lý kê khai và nộp thuế GTGT hộ bên giao đại lý và phải nộp thuế GTGT đầu ra của hoa hồng được hưởng. Khi nhận hàng của đơn vị giao đại lý, kế toán căn cứ vào Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi theo giá có thuế GTGT: Nợ TK 003: Hàng hóa nhận bán hộ, nhận kí gửi, kí cược Khi bán hàng cho khách hàng, trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ “hàng bán đại lý”. Kế toán căn cứ hóa đơn GTGT ghi nhận: Nợ TK 131: giá bán theo hợp đồng đại lý Có TK 331-bên giao đại lý: giá bán chưa có thuế GTGT Có TK 33311: thuế GTGT của hàng bán đại lý phải nộp Đồng thời ghi: Có TK 003 Khách hàng trả tiền, căn cứ phiếu thu hay giấy báo Có, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 Cuối mỗi tháng, hay khi bán hết lô hàng nhận đại lý, đơn vị lập bảng kê hóa đơn GTGT của hàng hóa đã tiêu thụ, gửi cho bên giao đại lý. Bên giao đại lý lập hóa đơn GTGT cho số hàng đã tiêu thụ. Khi nhận được hóa đơn của đơn vị giao đại lý chuyển đến, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào: Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 331: phải trả bên giao đại lý Tính ra số hoa hồng được hưởng, kế toán lập hóa đơn GTGT, ghi: Nợ TK 331-bên giao đại lý Có TK 511: hoa hồng được hưởng Có TK 33311: thuế GTGT của hoa hồng được hưởng phải nộp Kế toán chuyển hóa đơn GTGT của hoa hồng được hưởng cho bên giao đại lý. Khi trả tiền cho đơn vị giao đại lý: Nợ TK 331-bên giao đại lý Có TK 111, 112 2.3. Thực trạng kế toán kết quả tiêu thụ tại Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi 2.3.1. Kết quả tiêu thụ và tài khoản sử dụng Kết quả hoạt động sản suất kinh doanh trong đơn vị kinh doanh thương mại là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động lưu chuyển hàng hóa (lưu chuyển hàng hóa bao gồm hai giai đoạn là mua hàng và bán hàng không qua khâu chế biến làm thay đổi hình thái vật chất của hàng). Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ và hoạt động tài chính, được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh. Kết quả đó được tính theo công thức sau: Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu - Giá vốn hàng bán = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán Như vậy, để tính chính xác kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta phải tính toán chính xác doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu), giá vốn hàng tiêu thụ, đồng thời tập hợp các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí, doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kì kế toán một cách chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, trong phạm vi một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, hoạt động tài chính của Trung tâm TMDV Tràng Thi hầu như rất ít nên trong chuyên đề này, em không đề cập tới phần này. Để xác định kết quả tiêu thụ, kế toán sử dụng các Tài khoản sau: Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng: dùng để phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, bảo quản, đóng gói, vận chuyển hàng hóa… Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 641: Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng Các chi phí liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh để tính kết quả kinh doanh trong kì. Tài khoản 641 không có số dư cuối kì. Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 642: Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kì. Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kì này nhỏ hơn số dự phòng đã lập dự phòng kì trước chưa sử dụng hết). Dự phòng trợ cấp mất việc làm. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh để tính kết quả kinh doanh trong kì. Hoàn nhập số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kì này lớn hơn số dự phòng đã lập dự phòng kì trước chưa sử dụng hết). Tài khoản 642 không có số dư cuối kì. Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh: dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kì kế toán. Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 911: Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đã bán. Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Kết chuyển lãi. Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đã bán trong kì. Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kì. Tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lợi nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp. Tài khoản 421 có 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hặc xử lý lỗ thuộc các năm trước. Tài khoản 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hặc xử lý lỗ thuộc nă._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31390.doc
Tài liệu liên quan