Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty vận tải biển 3 (VINASHIP)

Mục lục Mục lục 1 lời mở đầu 2 phần I: giới thiệu chung về công ty vận tải biển iii (vinaship) .3 Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vận tải biển III 3 Chương II: Chức năng, nhiệm vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Vận tải biển III 5 Chương III: Cơ cấu tổ chức của công ty Vận tải biển III (VINASHIP) 9 Phần II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty Vận tải biển III 18 Chương I: L‎ý luận chung về kế toán tiền lương và

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty vận tải biển 3 (VINASHIP), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các khoản trích theo lương của Công ty Vận tải biển III (VINASHIP) 18 Chương II: Cách xây dựng kế toán tiền lương thực hiện 6 tháng đầu năm 2006 31 Chương III: Các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên của Công ty Vận tải biển III (VINASHIP) 42 Phần III: Đánh giá thực trạng và phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 47 Chương I: Đánh giá thực trạng của Công ty Vận tải biển III (VINASHIP) 47 Chương II: Một số ‎ kiến nhằm hoàn thiện công tác tiền lương của Công ty Vận tải biển III (VINASHIP) 48 Kết luận 50 Lời mở đầu Xu hướng phát triển kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay là theo mô hình kinh tế mở. Vì vậy giao lưu hàng hoá giữa các quốc gia, các vùng miền ngày càng phát triển. Đòi hỏi vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng phải phát triển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá. Ưu điểm lớn nhất của ngành vận tải biển là giá thành thấp, năng lực chuyên chở không bị hạn chế. Do đó nó đảm nhận trên 80% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu cả nước. Tuy nhiên ngành vận tải biển chỉ phát huy thế mạnh đối với nền kinh tế quốc dân khi nó có một đội tàu biển hùng mạnh. Bởi lẽ một quốc gia có đội tàu biển hùng mạnh sẽ chủ động điều tiết hàng hoá lưu thông xuất nhập khẩu của cả nước tạo điều kiện duy trì sự phát triển nhịp nhàng cho ngành kinh tế. Ngoài ra phát triển đội tàu biển còn làm tăng ngoại tệ mạnh đẩy mạnh cán cân thanh toán. Ngoài việc tập trung phát triển đội tàu biển hùng mạnh thì công tác tổ chức lao động khoa học và tiền lương cũng là một vấn đề cần thiết và quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty vận tải biển. Quan tâm đến người lao động, đến lợi ích kinh tế và đời sống của người lao động sẽ có tác động nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động và tập thể lao động. Nhờ đó nâng cao kết quả thực hiện công việc và hiệu quả hoạt động. Để biết hiệu quả của hoạt động kinh doanh vận tải ra sao, khả năng của người lao động đã được khai thác đến đâu và làm sao để sử dụng lao động có hiệu quả nhất nhằm tạo động lực phát triển doanh nghiệp... Ta tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện và kế hoạch tìên lương trong Công ty vận tải biển III. Nội dung chính của luận văn này là Hoàn thiện kế toán trên lương và các khoản trích theo lương trong Công ty vận tải biển III (VINASHIP) Phần một Giới thiệu chung về công ty vận tải biển III (Vinaship) Chương I QUá trình hình thành và phát triển của công ty Vận tải biển III (Vinaship) Năm 1956: Thành lập Quốc doanh vận tải Sông biển. Năm 1964: Tách bộ phận đường sông thành công ty 102. Bộ phận đường biển thành Công ty Vận tải đường biển Việt Nam (Công ty 101). Năm 1964: Tiếp quản đoàn đánh cá Quảng Bình, loại tàu đánh cá vỏ sắt thành Công ty 103. Ngày 04/10/1966: Cục Hàng Hải quyết định giải thể Công ty Vận tải đường biển Việt Nam để thành lập: + Đội tàu Giải Phóng: Quản lý đội tàu Giải Phóng, VTB.B và các tàu lớn (Các tàu lớn chủ yếu sơ tán sang Trung Quốc, chờ thời cơ địch ngừng bắn Miền Bắc về vận tải tuyến khu 4). + Đội tàu Quyết Thắng: Quản lý đội tàu vận tải tuyến đường sông. Ngày 28/10/1967: Cục đường biển ra quyết định giải thể Công ty 103, thành lập đội tàu Tự Lực đảm bảo vận tải tuyến khu 4. Ngày 01/07/1970: Bộ Giao Thông Vận Tải ra quyết định giải thể 3 đội tàu và thành lập Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO). Ngày 01/04/1975: Bộ Giao Thông Vận Tải ra quyết định thành lập công ty Vận tải ven biển Việt Nam ( VIETCOSHIP), quản lý toàn bộ khối tàu nhỏ của công ty Vận tải biển Việt Nam gồm: VTB.B, tàu DWT dưới 1000 MT, tàu Giải Phóng, khối vận tải xăng dầu đường sông với số người là 3.200 người. VOSCO quản lý 6 tàu lớn và 600 người. Ngày 01/04/1983: Bộ Giao Thông Vận Tải ra quyết định giải thể Công ty Vận tải ven biển Việt Nam, thành lập Xí nghiệp Vận tải nói trên bằng quyết định số 694/QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải. Ngày 19/05/1984: Ngày treo biển khai trương Công ty Vận tải biển III. Ngày 20/11/1991: Công ty Vận tải biển III là Doanh nghiệp Nhà Nước thành lập theo quyết định số 388/HĐBT. Ngày 23/03/1993: Bộ Giao Thông Vận Tải quyết định thành lập lại Công ty VINASHIP theo QĐ số 463/QĐ-TCCB. Ttrụ sở chính của Công ty: Số 1 Hoàng Văn Thụ - quận Hồng Bàng - thành phố Hải Phòng. Công ty có các chi nhánh tại: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hạ Long - Quảng Ninh. Tên giao dịch quốc tế của Công ty là: VIET NAM SHIPPING COMPANY Tên viết tắt (giao dịch) là: VINASHIP Chương Ii chức năng, nhiệm vụ,cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Vận tải biển III (Vinaship) I.chức năng và nhiệm vụ Công ty vận tải biển III (VINASHIP) có các chức năng và nhiệm vụ chính như sau: 1. Kinh doanh về vận tải đường biển. 2. Đại lý hàng hải. 3. Môi giới hàng hải. 4. Đại lý vận tải giao nhận thu gom hàng hoá. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty xin bổ sung thêm một số ngành nghề: 1. Kinh doanh kho bãi. 2. Khai thác cầu cảng, xếp dỡ hàng hoá. II.Cơ sở vật chất kỹ thuật Tài sản cố định của công ty là một đội tàu gồm 15 tàu. Trọng tải toàn bộ của đội tàu là 134.665 DWT. Đây là đội tàu hàng khô tổng hợp, phần lớn là các tàu nhỏ, cũ kỹ, tuổi trung bình khoảng 20 năm (trừ tàu Mỹ Hưng mới đóng năm 2003), có tình trạng kỹ thuật kém. Các thiết bị văn phòng (Máy vi tính, máy in ...), máy móc thiết bị động lực, phương tiện vận tải bộ, nhà cửa kho bãi... Ngoài ra còn có 1 nhà ga, bến khách tại khu Chùa Vẽ cảng Hải Phòng, nguyên giá là 6,8 tỷ VNĐ. Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng phạm vi sản xuất, công ty đã đặt chi nhánh tại 3 thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hạ Long. Ngoài ra còn có các đại lý đặt tại Indonexia, Kobe, Singapore, Japan, Thailan, Hong Kong. Vật tư của công ty: nguyên vật liệu, dầu nhờn, sơn vỏ tàu, dây cáp cẩu, phụ tùng máy, bạt hầm hàng,... III Tình trạng đội tàu 1. Hình thức khai thác Hình thức khai thác đội tàu của công ty là hình thức khai thác tàu chuyến (tramping). Đó là hình thức mà người vận chuyển sẽ vận chuyển hàng hoá theo yêu cầu của người thuê vận chuyển từ một cảng này đến một hay nhiều cảng khác. Hàng hoá chở trên tàu có thể do một người thuê hoặc nhiều người thuê. Mối quan hệ giữa chủ tàu với người thuê tàu được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến. Theo hình thức này người vận chuyển phải thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả theo mức hai bên thoả thuận. Giá cước thuê tàu chuyến chịu sự tác động chủ yếu của quan hệ cung cầu giữa tàu và hàng, đồng thời chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố phức tạp như kinh tế, chính trị, địa lý, thời vụ và nhân tố tâm lý, đầu cơ... 2. Tình trạng đội tàu Đội tàu là tư liệu sản xuất chủ yếu của công ty Vận tải biển III. Muốn đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của đội tàu, phát triển công ty ngày càng lớn mạnh thì cần thiết phải từng bước trẻ hoá đội tàu. Cụ thể là trong năm 2003 công ty đã đóng mới tàu Mỹ Hưng để đưa vào khai thác. Đây là con tàu có tuổi nhỏ nhất, còn các tàu khác thì có tuổi trên dưới 30 năm. Đội tàu của công ty có cấp tàu không hạn chế. Phần lớn các tàu của công ty là tàu già, tình trạng kỹ thuật kém. Tàu trẻ nhất là tàu Mỹ Hưng đóng năm 2003, tàu già nhất là 31 tuổi ( tàu Hà Giang, Hưng Yên, Chương Dương). Vì vậy trong quá trình sản xuất phải luôn tự sửa chữa, bảo dưỡng để tàu có đủ khả năng để đi biển. Mặc dù trong năm 2005 công ty có mua tàu đưa vào sản xuất để nâng cao khả năng chuyên chở cho đội tàu nhưng đó là tàu cũ, đóng từ năm 1974. Trong năm 2006 công ty đã ký hợp đồng đóng mới 01 con tàu chở hàng 12.500 DWT với Nhà máy đóng tàu Hạ Long. Trước tình trạng đội tàu của công ty như trên công ty cần có kế hoạch đóng mới tàu, từng bước trẻ hoá đội tàu để nâng cao khả năng chuyên chở, khả năng cạnh tranh của đội tàu so với các công ty vận tải biển khác. Chương Iii cơ cấu tổ chức của công ty Vận tải biển III (Vinaship) I.chức năng, nhiệm vụ của tổng giám đốc và các cán bộ quản lý doanh nghiệp. Công ty được hoạt động quản lý và điều hành theo mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Nhà nước, gồm có: tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc. Sản xuất kinh doanh vận tải theo cơ chế tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc quản lý và kiểm soát phương hướng, kế hoạch kinh doanh trong toàn bộ công ty. 1. tổng Giám đốc công ty Tổng giám đốc công ty do chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc công ty Hàng Hải Việt Nam. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam và pháp luật về điều hành hoạt động của công ty. Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Nhà nước về sử dụng hiệu quả lao động vốn, các tài sản giao cho công ty. 2. Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc do tổng giám đốc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc công ty Vận tải biển III. Phó tổng giám đốc giúp tổng giám đốc quản lý điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công uỷ nhiệm của tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. Công ty có 2 phó tổng giám đốc: * Phó tổng giám đốc kinh doanh Giúp tổng giám đốc quản lý điều hành sản xuất về khai thác kinh doanh. * Phó giám đốc kỹ thuật Giúp tổng giám đốc điều hành công việc kỹ thuật sửa chữa, công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học sáng kiến và một số dịch vụ khác. 3. Kế toán trưởng Kế toán trưởng được tổng giám đốc tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam quyết định bổ nhịêm, miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc Công ty Vận tải biển III. Kế toán trưởng giúp tổng giám đốc công ty chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán, thống kê của công ty. Kế toán trưởng có các quyền và nhiệm vụ theo quy định trong NĐ 26/HĐBT ( Nay là Chính phủ) và pháp lệnh kế toán thống kê. Ngoài những quy định chung kế toán trưởng của công ty đồng thời là trưởng phòng tài chính kế toán. II. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, chi nhánh trực thuộc công tY. Tổ chức sản xuất bao gồm một số phòng ban, chi nhánh, nhằm thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp theo cơ chế để giúp tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc chỉ huy, điều hành sản xuất chung. Gồm các đơn vị và bộ phận: 1 Phòng kinh doanh (10 người) Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu có hiệu quả, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó tổng giám đốc kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổ chức khai thác kinh doanh đội tàu, khai thác nguồn hàng, chỉ đạo đôn đốc hệ thống đại lý trong và ngoài nước nhằm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của công ty. - Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về pháp lý của hợp đồng đã ký, kết quả kinh doanh khai thác và các hoạt động điều tàu. - Phối kết với phòng tài chính kế toán theo dõi chặt chẽ các khoản thu cước phí trong và ngoài nước cũng như các chi phí khác của đội tàu. - Theo dõi về thông tin liên lạc với đội tàu kể cả với các trung tâm thông tin điện tử về thời tiết khí tượng phục vụ cho đội tàu. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng - hàng quý - hàng năm. Thống kê báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty. 2.Phòng khoa học kỹ thuật (11 người) Là phòng nghiệp vụ giúp tổng giám đốc về quản lý kỹ thuật, định mức nhiên liệu, vật tư của đội tàu. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó tổng giám đốc kỹ thuật, quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phục vụ kinh doanh vận tải đạt hiệu quả. Phòng có nhiệm vụ sau: - Tham mưu cho tổng giám đốc ( hoặc phó tổng giám đốc được uỷ quyền) trong việc tìm, chọn các đối tác để ký kết các hợp đồng kinh tế liên quan đến khoa học kỹ thuật. - Quản lý chất lượng, tính năng kỹ thuật trang thiết bị máy móc trên tàu. Theo dõi, hướng dẫn hoạt động khai thác, sử dụng bảo quản bảo dưỡng trang thiết bị máy móc theo đúng quy trình quy phạm. - Lập kế hoạch sửa chữa định kỳ hàng năm theo yêu cầu của đăng kiểm. Quản lý giám sát quá trình sửa chữa tàu, đảm bảo chất lượng thiết bị phụ tùng vật tư, tiến độ, chi phí. - Theo dõi định mức nhiên liệu, phụ tùng vật tư, thường xuyên điều chỉnh định mức phù hợp với thực tế sử dụng. - Cung cấp số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, nước sản xuất của vật tư phụ tùng thay thế cần thiết mà trong nước không có cho phòng kinh tế đối ngoại - đầu tư đặt mua ở nước ngoài khi có yêu cầu của sản xuất và được lệnh của tổng giám đốc. 3. Phòng Tổ chức cán bộ - lao động (10 người) Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương trong hoạt động kinh doanh khai thác. Quản lý khai thác, sử dụng lực lượng lao động của công ty theo pháp luật (Bộ luật lao động) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của công ty. Phòng có nhiệm vụ sau: - Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty đáp ứng yêu cầu công việc. - Tham mưu cho tổng giám đốc về mặt bố trí lao động trên khối phòng ban, chi nhánh và đội tàu sao cho phù hợp. - Lập kế hoạch lao động tiền lương cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. - Thống kê lao động hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Quản lý sử dụng quỹ lương, áp dụng các chính sách, sử dụng có hiệu quả đòn bẩy kinh tế của tiền lương nhằm kích thích sản xuất. Xây dựng các định mức lao động. - Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, giải quyết yêu cầu nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ, những quy định theo chế độ chính sách Nhà nước, nội quy, quy chế của công ty đối với người lao động. - Có kế hoạch phân loại lao động để quản lý, sử dụng có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác bảo hiểm xã hội đối với người lao động. 4. Phòng Tài chính kế toán (10 người) Là một phòng tham mưu cho tổng giám đốc về quản lý hoạt động tài chính, hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán trong toàn công ty. Quản lý kiểm soát các thủ tục thanh toán việc hạch toán để giúp công ty thực hiện các chỉ tiêu về tài chính. Phòng có nhiệm vụ như sau: - Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tài chính vật tư, tiền vốn, bảo đảm quyền chủ động trong kinh doanh về tự chủ về tài chính. Phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong khai thác đội tàu, tìm ra biện pháp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế. - Đề xuất những biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời những sai lệch trong hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính. 5. Phòng Vật tư (07 người) Là phòng nghiệp vụ giúp tổng giám đốc về quản lý, cấp phát nhiên liệu, vật tư của toàn công ty. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó tổng giám đốc kỹ thuật. Phòng có nhiệm vụ sau: - Chỉ đạo trực tiếp xây dựng nội quy, quy chế quản lý nguyên, nhiên, vật liệu cùng các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan trình tổng giám đốc phê duyệt để áp dụng vào thực tiễn của công ty. - Xây dựng kế hoạch mua sắm, cung ứng vật tư, phụ tùng, nhiên liệu cho đội tàu và phòng ban trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm và dài hạn của công ty. Chỉ đạo triển khai kế hoạch đã được phê duyệt. - Theo dõi định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, phối hợp cùng phòng khoa học kỹ thuật điều chỉnh định mức phù hợp với thực tế sản xuất. - Quản lý và thường xuyên bảo quản, bảo dưỡng các vật tư, phụ tùng hiện có trong kho, vệ sinh kho sạch sẽ, thực hiện tốt công tác phòng cháy nổ trong kho theo quy định hiện hành. 6. Phòng Pháp chế an toàn Hàng Hải (03 người) Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc về công tác pháp chế an toàn Hàng Hải. Có nhiệm vụ sau: - Quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế Hàng Hải, pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế có liên quan trên các tàu của công ty. - Quản lý, theo dõi, hướng dẫn và thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm đối với: tàu biển, ôtô, tai nạn lao động trong toàn công ty. - Kiểm tra sự việc, hồ sơ liên quan đến vụ việc gây ảnh hưởng đến sản xuất, tổn thất tài sản, hàng hoá vận chuyển, phương tiện thiết bị và con người để làm rõ nguyên nhân giúp cho việc xử lý rút kinh nghiệm và giải quyết các công việc có liên quan đến bảo hiểm. 7. Phòng Kinh tế đối ngoại - đầu tư (03 người) Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực quan hệ, giao dịch với các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho việc nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường, liên doanh liên kết, phát triển sản xuất kinh doanh. Giúp tổng giám đốc xây dựng các phương án đầu tư phát triển sản xuất của công ty. - Thường xuyên giao dịch, quan hệ với các cơ quan ngành dọc cấp trên, các cơ quan hữu quan để thu thập nắm bắt thông tin cần thiết phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh. - Nghiêm cứu thị trường trong và ngoài nước về lĩnh vực kinh tế liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty. - Xây dựng các phương án, luận chứng liên doanh, liên kết, mua bán các phương tiện phục vụ cho quá trình đầu tư và phát triển sản xuất của công ty. - Theo dõi tổng kết báo cáo công tác đối ngoại định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp trên. 8. Phòng Hành chính (16 người) Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc công việc hành chính. Có nhiệm vụ: - Quản lý về văn thư lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm, họp lý các trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ yêu cầu quản lý sản xuất. - Quản lý đất đai, nhà cửa, khu vực văn phòng công ty, lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa văn phòng và các chi nhánh. Tổ chức thực hiện việc tự sửa, bảo dưỡng trụ sở chính trang thiết bị nội thất, thiết bị văn phòng, ... - Quản lý và phục vụ đầy đủ cho yêu cầu làm việc hội họp, đi lại lưu trú, đón tiếp khách, đảm bảo vệ sinh nội vụ môi trường cảnh quan văn minh lịch sự. - Thực hiện chế độ khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, cấp phát thuốc cho các tàu đầy đủ đúng chế độ. 9. Phòng Bảo vệ quân sự (18 người) Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc công việc bảo vệ, quân sự. Có nhiệm vụ sau: - Tổ chức triển khai công tác bảo vệ an ninh chính trị, an toàn trong công ty. Đảm bảo phòng cháy chữa cháy trong khuôn viên công ty. - Lên phương án bảo vệ công ty, thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện đầy đủ mọi quy định về công tác bảo vệ cơ quan cũng như phương tiện của công ty khi cần đến sự bảo vệ để phục vụ sản xuất. - Tham mưu giúp tổng giám đốc về tổ chức thực hiện pháp lệnh dân quân tự vệ, quản lý trang thiết bị tự vệ trong công ty. - Tham mưu giúp tổng giám đốc thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quân sự trên giao, chính sách hậu phương quân đội thuộc trách nhiệm của công ty. 10. Ban Quản lý an toàn (04 người) Là bộ phận nghiệp vụ tham mưu cho tổng giam đốc trong lĩnh vực quản lý an toàn. Ban có nhiệm vụ: - Quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác an toàn Hàng Hải, bảo vệ môi trường biển trong toàn công ty. Nghiên cứu để thực hiện Bộ luật quản lý an toàn quốc tế và bảo vệ môi trường biển ISM CODE ( Internationnal safety management code) trong đội tàu công ty. - Phối hợp với phòng ban liên quan bố trí, sắp xếp trong công tác huấn luyện, đào tạo thuyền viên phù hợp với quy trình của hệ thống quản lý an toàn. - Tổng hợp phân tích các đề nghị. báo cáo về công tác an toàn của các phương tiện từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục phù hợp. - Hướng dẫn các đơn vị triển khai và hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn. 11. Ban Cải tạo và nâng cấp mặt bằng ga tàu biển Chùa Vẽ (07 người) Là bộ phận nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực mở rộng và phát triển một số mặt kinh doanh dịch vụ khác. Có nhiệm vụ sau: - Tham mưu cho tổng giám đốc tổ chức chỉ đạo khai thác (cho thuê) bến bãi, kho CFS, nhà điều hành và các công trình phụ trợ. Quản lý, bảo quản các công trình trên. Hàng tháng thu các khoản tiền cho thuê nộp về công ty. - Tổ chức công tác xếp dỡ, đóng rút và giao nhận hàng hoá tại cầu cảng, bến, bãi của cảng TransVina phục vụ kịp thời công tác làm hàng, giải phóng phương tiện tại cảng TransVina. Thực hiện công tác tự trang trải lấy nguồn thu từ công việc giao nhận, bốc xếp để trả lương cho công nhân trong đội giao nhận, bốc xếp. 12. Các Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - Hạ Long (15 người) Hiện nay công ty có 3 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - Hạ Long. Việc mở thêm các chi nhánh sau này tổng giám đốc xét thấy yêu cầu thực tế của sản xuất sẽ trình cơ quan quản lý cấp trên cho phép và ra quyết định. Các chi nhánh là một đơn vị trực thuộc trong mô hình tổ chức của công ty được quyết định thành lập theo yêu cầu quản lý điều hành để phục vụ sản xuất tại những nơi đầu mối kinh tế xa trụ sở chính của công ty. Các chi nhánh có nhiệm vụ sau: - Thay mặt cho công ty quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được công ty giao. - Giải quyết, phục vụ mọi yêu cầu trong quản lý và khai thác kinh doanh của công ty cho các tàu về khu vực xếp dỡ hàng hoá theo hợp đồng vận tải, sửa chữa, nhận vật tư, nhiên liệu và những yêu cầu đột xuất khác theo sự chi đạo chung của công ty. - Được tổng giám đốc uỷ quyền ký kết các hợp đồng vận tải - đại lý trong và ngoài nước cũng như sửa chữa tại các chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và pháp lệnh hợp đồng kinh tế. 13. Bộ phận Thanh tra chuyên trách (04 người) Tham mưu cho tổng giám đốc giám sát thực hiện việc chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nôi quy, quy chế trong phạm vi công ty. - Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra do tổng giám đốc giao (Theo đúng pháp lệnh thanh tra). - Tổ chức tiếp dân và cán bộ công nhân viên trong công ty. Tiếp nhận, xác minh, kiểm tra giải quyết mọi đơn từ khiếu tố, khiếu nại của công dân theo đúng luật định của Nhà nước. - Phối kết hợp với thanh tra nhân dân giải quyết các vấn đề liên quan đến nội bộ công ty. - Tham mưu cho tổng giám đốc trong công tác chống tham ô, trôm cắp tài sản, chống tham nhũng, chống buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác. 14. Bộ phận Thi đua tuyên truyền (04 người) Tham mưu cho tổng giám đốc và lãnh đạo công ty về công tác thi đua lao động sản xuất, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức rộng rãi. - Hướng dẫn, tập hợp, nghiên cứu, tham mưu cho Hội đồng thi đua khen thưởng công ty xét duyệt các danh hiệu thi đua cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất theo định kỳ 6 tháng và hàng năm. - Quản lý các trang thiết bị về công tác tuyên truyền. - Nghiên cứu đề xuất và trực tiếp tổ chức thực hiện các hình thức tuyên truyền quảng cáo nhằm thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất và phục vụ kịp thời cho sản xuất. 15. Đội Sửa chữa phương tiện Được thành lập theo quyết định của tổng giám đốc công ty, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc công ty hoặc người được tổng giám đốc công ty uỷ quyền. Đội có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: - Sửa chữa đột xuất hoặc một phần công việc sửa chữa định kỳ theo hạng mục sửa chữa hoặc phiếu giao việc của phòng kỹ thuật. - Quản lý tài sản của công ty giao cho đội gồm: trụ sở làm việc và các trang thiết bị trong trụ sở, kho và các vật tư, dụng cụ, máy móc thiết bị sửa chữa. - Quan hệ, giao dịch với các cơ quan liên quan để giải quyết công việc của đội như: tạm ứng tiền công, tiền mua vật tư, dụng cụ, lĩnh vật tư phụ tùng, bổ sung lao động... - Lập các hồ sơ thanh toán các công trình sửa chữa. - Trước khi kết thúc phần việc sửa chữa đội trưởng cùng cán bộ kỹ thuật kiểm tra toàn bộ các khâu đã sửa chữa để đạt được độ an toàn, tránh sai sót về mặt kỹ thuật, nếu đội trưởng vắng mặt thì phải uỷ quyền cho đội phó. - Hàng tháng tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của đội báo cáo tổng giám đốc công ty hoặc phó tổng giám đốc kỹ thuật của công ty. Tổng Giám đốc Công ty Vận Tải biển III Phó tổng giám đốc kinh doanh Phó tổng giám đốc kĩ thuật các phương tiện vận tải Phòng kinh doanh Phòng kinh tế đối ngoại đầu tư Phòng Tài chính kế toán Các chi nhánh tại tp H.C.M, đà nẵng, Hạ Long Phòng tổ chức cán bộ lao động Phòng hành chính Phòng Bảo vệ quân sự ban cải tạo và nâng cấp mặt bằng ga Tàu biển chùa vẽ xí nghiệp dịch vụ vận tải Bộ phận thanh tra giám sát kiểm tra Bộ phận thi đua tuyên truyền Phòng khoa học kỹ thuật Phòng vật tư Phòng pháp chế an toàn hàng hải Ban quản lý an toàn Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Vận tải biển III Đội sửa chữa phương tiện Xí nghiệp dịch vụ Phần hai Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty vận tảI biển iii ( vinaship) Chương I lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương I/Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1/Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương: *Khái niệm tiền lương: Để tiến hành sản xuất kinh doanh cần phải có 3 yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Trong đó lao động là yếu tố quyết định. Lao động là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con người nhằm biến đổi vật thể tự nhiên thành những vật phẩm cần thiết để thoả mãn nhu cầu xã hội. Trong một chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất không thể tách rời khỏi lao động, lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển, tính chất quyết định của lao động con người đối với quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội biểu hiện ngày càng rõ rệt. Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. Mặt khác, tiền lương là bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Tuỳ theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể xác định là một bộ phận của chi sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá sản phẩm hay được xác định là một bộ phận của thu nhập-kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản thân tiền lương chịu sự tác động mạnh mẽ của xã hội, tư tưỏng chính trị. -Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của sức lao động. Hay quan niệm rằng tiền lương là giá cả biểu hiện bên ngoài của sức lao động. -Trong XHCN, tiền lương coi là giá trị một phần vật chất trong tổng sản phẩm xã hội dùng để phân phối cho người lao động theo nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Để hiểu sâu hơn nữa, ta xem xét một vài khái niệm tiền lương sau: Tiền lương danh nghĩa: Là khối lượng tiền trả cho nhân viên dưới hình thức tiền tệ. Đây chính là số tiền mà người công nhân nhận được, chưa xem xét trong mối quan hệ với giá cả hàng hoá. Tiền lương thực tế: Được sử dụng để xác định số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ người lao động nhận được thông qua tiền lương danh nghĩa. Tiền lương thực tế phụ thuộc vào hai yếu tố sau: +Tổng số tiền nhận được (tiền lương danh nghĩa). +Chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ. Như vậy, giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Tiền lương thực tế = Tiền lương danh nghĩa Chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ Tuy nhiên trên thực tế, người lao động thường không có được sư quan tâm đến tiền lương thực tế mà họ nhận được. Mà theo thói quen họ chỉ nhìn vào phần lương danh nghĩa nhận được. Xét về phương diện hạch toán, tiền lương công nhân viên còn được chia thành tiền lương chính và tiền lương phụ. -Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho CNV trong thời gian thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực .... -Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho CNV trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khác, ngoài nhiệm vụ chính và thời gian lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ ngừng sản xuất ...được hưởng lương theo chế độ. Tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất gắn liền vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất không gắn với từng loại sản phẩm. Vì vậy, việc phân chia tiền lương thành từng lương chính và lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phân tích kinh tế. *.Chức năng, vai trò của tiền lương: Mục đích của các nhà sản xuất là lợi nhuận, còn mục đích của người cung ứng sức lao động là tiền lương. Như vậy, tiền lương không chỉ mang bản chất là chi phí mà nó còn là phương tiện tạo ra giá trị mới, hay đúng hơn là nguồn cung ứng sự sáng tạo sức sản xuất, năng lực của lao động trong quá trình sản sinh ra các giá trị gia tăng. Đối với người lao động, tiền lương thoả đáng sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động. Hệ quả kéo theo là lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng lên, người lao động do đó cũng được hưởng mức lương cao hơn, nó sẽ tạo nên sự gắn kết cộng đồng những người lao động với mục tiêu và lợi ích của chủ doanh nghiệp, xoá bỏ sự ngăn cách giữa chủ doanh nghiệp với người cung ứng sức lao động, làm cho người lao động có trách nhiệm hơn, tự giác hơn với các hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà kinh tế gọi đó là “phản ứng dây chuyền tích cực’’ của tiền lương. Ngược lại, nếu doanh nghiệp trả lương không hợp lý, hoặc vì mục tiêu lợi nhuận thuần tuý, không chú ý đúng mức đến lợi ích người lao động thì nguồn nhân công có thể bị kiệt quệ về thể lực, giảm sút về chất lượng làm hạn chế các động cơ cung ứng sức lao động. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng cắt xén thời gian làm việc, lãng phí nguyên vật liệu, làm dối, làm ẩu tạo nên mâu thuẫn giữa những người làm công và chủ doanh nghiệp, có thể dẫn đến lãn công hoặc đình công. Một biểu hiện mà sự di chuyển lao động, nhất là những người có trình độ chuyên môn và tay nghề cao sang những doanh nghiệp có mức lương hấp dẫn hơn. Hậu quả gây ra không nhỏ: vừa làm mất đi nguồn nhân lực quan trọng, vừa làm thiếu hụt lao động cục bộ, đình đốn hoặc phá vỡ tiến trình bình thường trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. *Các hình thức lương: Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì sẽ xác định các hình thức lương khác nhau cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình. Nhưng về cơ bản vẫn phải đảm bảo được nguyên tắc ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32019.doc