Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Vân Long (ko lý luận - Nhật ký chung)

Tài liệu Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Vân Long (ko lý luận - Nhật ký chung): ... Ebook Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Vân Long (ko lý luận - Nhật ký chung)

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Vân Long (ko lý luận - Nhật ký chung), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TẠI CHỨC CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài : Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Vân long Họ tên sinh viên : Trần Thị Thu Mai Lớp : Kế toán K35 Hải Phòng Giáo viên hướng dẫn : PGS-TS Nguyễn Minh Phương Hải Phòng Tháng 04 năm 2007  Lời mở đầu Tất cả mọi sự vận động trên thế giới đều vì mục đích tồn tại cuộc sống, Trong xã hội của loài người, con người là nền tảng của xã hội. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố lao động càng được đề cao. Tiền lương và các chế độ bảo hiểm lao động được quan tâm sâu sắc, không những đảm bảo đời sống cuả người lao động mà còn khuyến khích, ưu đãi người lao động làm việc sáng tạo, năng suất và đạt hiệu quả cao Công tác kế tóan tiền lương là một chức nămg quan trọng trong quản trị các hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay. Công tác tiền lương có quan hệ mật thiết với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất quan trọng, là một bộ phận cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp và là nguồn thu chủ yếu của người lao động. Các đặc điểm trên đòi hỏi khi tổ chức công tác tiền lương, kế toán phải tuân thủ theo những nguyên tắc và những chính sách, chế độ với người lao động. Vì vậy, trong các doanh nghiệp việc xây dựng thang lương, bảng lương, quỹ lương, định mức lương lựa chọn các hình thức trả lương phù hợp đảm bảo sự phân phối cân bằng cho mọi người lao động trong quá trình làm việc, làm cho tiền lương không những là thành quả của người lao động mà còn là động lực của người lao động làm việc ngày một tốt hơn. Chính vì những đặc điểm trên, với một sự quan tâm đặc biệt sâu sắc về người lao động, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Vân Long, em đã chọn đề tài : “ Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Vân Long” là chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề thực tập của em ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba phần sau: Phần I : Tổng quan về Công ty TNHH Vân Long. Phần II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Vân Long. Phần III : Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Vân Long. Để có thể làm được chuyên đề thực tập này, Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự quan tâm, hướng dẫn của cô Nguyễn Minh Phương, PGS-TS - Giảng viên trường Đại học kinh tế quốc dân; Phòng kế toán của công ty TNHH Vân Long đã giúp em trong thời gian thực tập và làm chuyên đề thực tập của mình. Phần I : Tổng quan về công ty TNHH Vân Long I./ Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Vân Long 1/ Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vân Long là công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0202000184 ngày 15/01/2001 của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hải Phòng. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vân Long thay đổi giấy nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 5 ngày 21/03/2005 của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hải Phòng. Công ty là một đơn vị kinh tế hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh theo luật doanh nghiệp, các quy định hiện hành của nhà nước và điều lệ của công ty. Trụ sở đăng ký tại : Khu An Trì, phường Hùng Vương, Quận Hồng Bàng, Thành Phố Hải Phòng. Số điện thoại : 031.3798885 / 031.3798886 V ốn điều l ệ : 6.000.000.000VNĐ ( Sáu tỷ Việt Nam đồng) Sau sáu năm hoạt động, công ty ngày càng lớn mạnh theo thời gian. + Giai đoạn đầu của ngày thành lập công ty với số vốn điều lệ là : 600.000.000đ ( Sáu trăm triệu việt nam đồng. ); Đến nay số vốn điều lệ đã tăng lên là : 6.000.000.000 ( Sáu tỷ việt nam đồng). + Khi mới thành lập công ty chỉ có 10 cán bộ nhân viên với văn phòng phải đi thuê ngoài còn rất chật hẹp. Đến nay công ty có hơn 160 công nhân viên với khu hành chính và nhà xưởng khang trang trên diện tích đất 25.000m2 . + Doanh thu của công ty không ngừng tăng nhanh. Cùng với doanh thu tăng, số tiền thuế nộp ngân sách nhà nước của công ty ngày một tăng. Năm 2001 với doanh thu 400 triệu, năm 2005 với doanh thu 41.000 triệu. Với mô hình kinh doanh, số vốn điều lệ, doanh thu, khoản đóng góp thuế của công ty ngày một tăng, đánh dấu một mức tăng trưởng không ngừng của công ty. Cùng với các Doanh nghiệp khác trong nước, công ty đã góp một phần vào sự phát triển nền kinh tế của Hải Phòng nói riêng, của đất nước nói chung . 2./ Nhiệm vụ kinh doanh của công ty TNHH Vân Long + Buôn bán và đại lý mua, bán vật tư, tư liệu sản xuất, hàng kim khí. hàng tiêu dùng, dịch vụ giao nhận hàng hoá. + Kinh doanh máy móc, thiết bị vật liệu điện, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông lâm sản, thực phẩm, vật tư nông nghiệp và các loại quặng được nhà nước cho phép. + Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa. + Sản xu ất và kinh doanh sản phẩm khí công nghiệp. + Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Trong giai đoạn đầu công ty là một đơn vị thuần tuý chuyên doanh về thương mại, các mặt h àng như hoá chất, kim loại màu... Sau một quá trình kinh doanh và tìm hiểu thị trường công ty quyết định mở rộng cả về lĩnh vực sản xuất ngành nhựa phục vụ cho ngành sản xuất ắc quy ở miền bắc ( Các loại vỏ bình ắc quy được dùng cho ắc quy xe gắn máy). Tiếp theo công ty triển khai thêm lĩnh vực sản xuất ngành nhựa Pet ( các sản phẩm của ngành nhựa này được phục vụ chủ yếu làm bao bì các sản phẩm nước lọc, hoá mỹ phẩm, nước mắm v..v.. Một số chi tiêu hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây: đvt: 1.000.000 CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 Vốn điều lệ 6.000 6.000 Tài sản cố định 12.000 12.000 Số công nhân viên 159 170 Thu nhập bình quân/người 24 30 Doanh thu 41.000 45.000 Chi phí 39.915 44.079 Lợi nhuận 861 921 Nhìn vào số liệu của bảng trên, trong hai năm, với số vốn điều lệ của công ty không đổi, nhưng các chỉ tiêu khác của công ty không ngừng tăng trưởng đây là sự thể hiện sự phát triển của công ty. Trong năm 2005,2006 công ty đã xây dựng thêm 01 nhà xưởng và đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới nhập khẩu từ Trung Quốc, số TSCĐ của công ty tăng lên là 12 tỷ. Doanh thu năm 2006 doanh thu đạt là 45 tỷ VNĐ tăng thêm 7 % so với doanh thu năm 2005 do : Năm 2006 do ảnh hưởng của giá cả thị trường tăng, đơn giá hàng tiêu thụ của công ty tăng, số lượng hàng tiêu thụ của công ty tăng nhẹ. Song chi phí của công ty cũng tăng lên do ảnh hưởng của các nhân tố chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công ...tăng. Với số lượng công nhân tăng nhẹ , thu nhập bình quân 01 đầu người của công ty năm 2006 tăng lên từ 2.000.000đ/1/tháng người năm 2005 đến 2.500.000đ/1người/ tháng năm 2006. Thu nhập của người lao động, trong đó có các khoản phải trích theo lương để tham gia đóng BHXH, BHYT, KPCĐ(19%) trong năm 2006 dao động từ thấp nhất 600.000đ đến 4.400.000đ/ người/ tháng. Việc tăng thu nhập bình quân đầu người của công ty một phần do việc kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt, lợi nhuận tăng, một phần do tiền lương tối thiểu tăng từ 350.000đ lên 450.000đ từ tháng 10/2006, công ty phải trả lương cho người lao động cao hơn, các khoản trích theo lương để tham gia đóng BHXH, BHYT cao hơn. Tổng quan hơn, nhìn vào lợi nhuận của công ty năm 2005 : 861 triệu VNĐ, năm 2006 : 921 triệu VNĐ, tăng 60triệu. Điều này khẳng định trong những năm gần đây việc kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt nhờ vào định hướng kinh doanh, mở rộng sản xuất của công ty phù hợp với thị trường kinh tế. 3./ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 3.1/Phương thức tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty Là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh đòi hỏi Công ty phải rất năng động trong hoạt động thương mại, sản xuất , thực hiện được việc định hướng phát triển kinh doanh, những ngành nghề phù hợp với từng giai đoạn phát triển, với nhu cầu của thị trường, cũng như chuyển đổi kế hoạch sản xuất sản phẩm, mặt hàng kinh doanh theo từng thời kỳ phải chính xác và phù hợp với đăng ký kinh doanh cho phép của Sở Kế hoạch đầu tư và thành phố, điều đó quyết định sự sống còn của công ty. Vì vậy bộ máy tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty cần phải phù hợp với tính chất hoat động của công ty, phải có hiệu quả đáp ứng được những nhu cầu cần thiết trong việc quản lý, thực hiện tốt các chức năng dự đoán, dự báo, lập kế hoạch kinh doanh, sản xuất chính xác. Do đó công ty đã thiết lập bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh gồm có : Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và các phòng ban chức năng ( Phòng Tổ chức hành chính, Phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch,thị trường, quản lý dự án, nghiên cứu và phát triển công ty, Phòng thương mại, Nhà máy nhựa) 3.2/ Chức năng nghiệp vụ bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh - Chức năng nghiệp vụ Hội đồng Quản trị: Công ty TNHH Vân Long là công ty TNHH hai thành viên, hai thành viên trong Hội đồng quản trị là các cá nhân.Các thành viên trong Hội đồng quản trị thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan có quyền quyết định cao nhất với mọi vấn đề quan trọng của công ty như : Xây dựng , sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty, các chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh hàng năm, quyết định tăng, giảm vốn, quyết định đầu tư, quyết định giải pháp phát triển thị trường, chuyển giao công nghệ, Quyết định bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị..... - Chức năng nghiệp vụ của Giám đốc điều hành : Giám đốc điều hành của công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình theo luật Doanh nghiệp và điều lệ của công ty. - Chức năng nghiệp vụ của Phòng Tổ chức hành chính : Dưới sự điều hành của Giám đốc phòng Tổ chức hành chính tiếp nhận, tuyển dụng lao động, giải quyết các chế độ chính sáchvà phúc lợi có liên quan tới người lao động và cán bộ nhân viên trong toàn công ty. Tham mưu với Giám đốc đề bạt cán bộ, xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền lương, tiền thưởng, trả lương, bảo hộ lao động cho cán bộ nhân viên. đề nghị những kế hoạch hoạt động, đưa ra mô hình tổ chức thích hợp, làm nhiệm vụ quản lý hành chính, công việc giáy tờ, con dấu và các thủ tục hành chính. Phòng tổ chức hành chính xây dựng và thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh, chính trị nội bộ, mạng thông tin, internet và an toàn trong sản xuất kinh doanh của công ty. - Chức năng nghiệp vụ của Phòng Kế toán tài vụ: Dưới sự điều hành của Giám đốc Phòng kế toán tài vụ xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn trình Giám đốc công ty, Phòng có trách nhiệm thực hiện, quản lý nghiệp vụ, các chi tiêu tài chính, thanh quyết toán, tạm ứng tiền lương cho cán bộ công nhân viên, thực hiện các công tác chuyên môn nghiệp vụ theo đúng chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp cũng như chế độ báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước, lập các kế hoạch chi tiêu và dự phòng để phục vụ kịp thời, chủ động cho nhiệm vụ kinh doanh, sản xuất. Phối hợp chặt chẽ các phòng ban khác để xác định chi phí sản xuất, kinh doanh để xác định giá thành sản phấm, hàng hóa và làm cơ sở hoạch toán; Thường xuyên theo dõi nguồn vật tư, hàng hóa, hàng tồn kho, nguồn vốn lưu động để đề xuất với Giám đốc những biệt pháp nhằm nâng con hiệu quả sử dụng vốn lưu động; Theo dõi và hoạch toán chặt chẽ các khoản công nợ; Phòng có mối quan hệ chặt chẽ với Cục Thuế Nhà nước Hải Phòng, Cục thống kê, Ngân hàng , Giám sát kiểm tra tính chính xác trung thực của các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán vật tư, tài sản thiết bị phụ tùng và thương mại. Thanh quyết toán các hợp đồng khi đã thực hiện xong - Chức năng nghiệp vụ của Phòng kế hoạch, thị trường,quản lý dự án, nghiên cứu và phát triển công ty: Phòng có nhiệm vụ theo dõi, nghiên cứu các dự án mà giám đốc điều hành chỉ đạo như : Nghiên cứu kỹ thuật thiết bị, nghiên cứu thị trường... Với chức năng của mình phòng thường xuyên tiếp cận với thị trường, nắm bắt kịp thời tình hình cung cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, giá cả...của sản phẩm, hàng hóa, giới thiệu hàng hóa, sản phẩm, lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất kịp thời với giám đốc để lên phương án thương mại kịp thời. Lập các kế hoạch kinh doanh, sản xuất và tham mưu cho Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh, sản xuất. - Chức năng nghiệp vụ của Nhà máy nhựa : Sản xuất các loại sản phẩm theo chỉ tiêu và nhiệm vụ được Giám đốc công ty giao, tổ chức phân công lao động hợp lý theo yêu cầu công việc; Kiểm tra đôn đốc thường xuyên việc chấp hành các quy trình công nghệ và kỷ luật lao động; Động viên khuyến khích kịp thời người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất quản lý và tổ chức sửa chữa thường xuyên, định kỳ những máy móc thiết bị, công cụ lao động, tận dụng công suất thiết bị,tiết kiệm chi phí sản xuất.Trong nhà máy nhựa có hai phân xưởng sản xuất ra sản phẩm để tiêu thụ là phân xưởng nhựa PET và phân xưởng nhựa PE, có ba tổ phụ trợ hai phân xưởng trên là Tổ Thiết kế và quản lý khuôn, Tổ kỹ thuật, KCS, Tổ máy và thiết bị. - Chức năng nghiệp vụ của Phòng Thương mại : Tổ chức và thực hiện công tác kinh doanh, tiêu thụ các mặt hàng hóa chất, dung môi, vật tư ắc quy và các sản phẩm công ty sản xuất.Phòng còn có trách nhiệm khai thác mở rộng các đại lý tiêu thụ sản phẩm hành hóa của công ty, chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, phụ tùng thay thế các thiết bị, công cụ lao động, Quản lý kho hàng và vận chuyển bốc xếp hàng hóa. Phòng thương mại kết phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện nhiệm vụ của mình và các kế hoạch của công ty. 3.3/ Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Phòng kế toán tài vụ Phòng Tổ chức hành chính ự Quản lý nhân sự Phòng Kế hoạch , thị trường,quản lý dự án, nghiên cứu và phát triển công ty Bảo vệ Quản lý Mạng Phòng Thương mại Nhà máy nhựa Bán hàng SX XNK, mua hàng, thương mại T.kế Q.lý khuôn KD Hoá chất Phân xưởng PE Nguyên liệu sản xuất KD dung môi Phân xưởng PET KD vật tư ắc quy Tổ kỹ thuật, KCS Phụ tùng thay thế Tổ máy, thiết bị Kho hàng Bốc xếp, vận tải Chú thích : + chỉ đạo điều hành từ trên xuống : + Quan hệ liên quan : 3.4./ Đặc điểm thị trường và sản phẩm tiêu thụ. Trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa, sự cạnh tranh trong thương mại ngày càng khốc liệt, Thị trường hàng hóa, sản phẩm của công ty TNHH Vân Long có tính chất cạnh tranh mạnh mẽ, mặt hàng mà công ty kinh doanh, sản xuất có rất nhiều nhà kinh doanh trong và ngoài nước. Vì vậy công ty luôn nghiên cứu, sử dụng, thay đổi các chiến lược kinh doanh cũng như tạo mối quan hệ tốt trong thị trường. Thị trường tiêu thụ của công ty cho cả mô hành sản xuất nhỏ và các mô hình sản xuất lớn ( VD: Thiết bị, máy móc cho Công ty gang thép Thái Nguyên; Vỏ bình ắc quy, lá cách điện,chì nguyên liệu cho Nhà máy ắc quy Tia sáng....) Hàng hóa của công ty bán trên thị trường chủ yếu cho các ngành kim khí, Aga, dung môi pha, sản xuất sơn, các loại khí oxy, Argon và một số tư liệu phục vụ các ngành sản xuất nhỏ. Hàng hóa kinh doanh của công ty được nhập từ hàng trong nước và nhập từ rất nhiều nước khác nhau như: Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Thái lan,... Sản phẩm sản xuất của công ty, nhựa PE, PET phục vụ cho ngành sản xuất ắc quy ở miền bắc ( Các loại vỏ bình ắc quy được dùng cho ắc quy xe gắn máy, làm bao bì các sản phẩm nước lọc, hoá mỹ phẩm, nước mắm...).Nguyên vật liệu chính của các sản phẩm này là từ các hạt nhựa nguyên sinh, nhựa màu... 3.5./ Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm công nghệ sản xuất Công ty có hai phân xưởng sản xuất, các thiết bị sản xuất được nhập từ Trung Quốc, Nhật. các chế phẩm được sản xuất theo từng công đoạn và chỉ được xuất xưởng khi xong công đoạn cuối cùng. Sản phẩm nhựa PE là sản phẩm của dây chuyền nhựa phun : Vỏ bình ắc quy có các ngăn chứa nhựa... Sản phẩm của nhựa PET là sản phẩm của dây chuyền nhựa thổi : Chai nhựa, can nhựa... Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Sản phẩm nhựa PE Sản phẩm nhựa PET Cân nguyên liệu Cân nguyên liệu Phối trộn nguyên liệu Phối trộn nguyên liệu Đưa nguyên liệu vào khoang chứa nguyên liệu của máy tạo phôi Đưa nguyên liệu vào khoang chứa nguyên liệu của máy Phôi được chuyển sang máy làm nóng, thổi nhựa vào khuôn sp Máy làm nóng, nạp phun nhựa vào khuôn sản phẩm Sản phẩm tự động tách ra khỏi khuôn khi quá trình phun kết thúc Tách khuôn, lấy sản phẩm ra đưa vào dàn máy làm lạnh Nhặt sản phẩm ra khỏi máy, KCS kiểm tra sản phẩm Nhặt sản phẩm ra khỏi máy, KCS kiểm tra sản phẩm Sản phẩm đạt, được đóng thành phẩm, sản phẩm lỗi được tái chế Sản phẩm đạt, được đóng thành phẩm, sản phẩm lỗi được tái chế 3.6./ Xu hướng phát triển của công ty trong những năm tới. Hiện nay công ty TNHH Vân Long kinh doanh cả về thương mại, cả về sản xuất. Về thương mại, công ty mới chỉ kinh doanh về vật tư, tư liệu sản xuất, hàng kim khí, hàng tiêu dùng, dịch vụ giao nhận hàng hóa. Về sản xuất, hiện nay công ty mới chỉ sản xuất và kinh doanh sản phẩm nhựa. Trong quá trình sản xuất kinh doanh và tìm hiểu thị trường,ngoài việc phát huy những mặt hàng kinh doanh, sản xuất đã có từ trước, công ty có một số dự định phát triển trong những năm tới như sau : Với mặt bằng đất còn 3/5 diện tích chưa xây dựng, công ty có kế hoạch xây dựng thêm phân xưởng chế biến thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Để thực hiện được công việc này, công ty đang tiến hành huy động thêm vốn, tiếp nhận các kỹ thuật viên về ngành này. Việc gia nhập WTO là một cơ hội và cũng là thách thức đối với sự phát triển kinh doanh của công ty, công ty đang mở rộng chiến lược tiến đến kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông lâm sản, thực phẩm. Đây là những mặt hàng không đòi hỏi sức cạnh tranh lớn từ việc gia nhập WTO, Phòng Kế hoạch, thị trường, nghiên cứu và phát triển công ty cùng với Ban Lãnh đạo công ty đang ngày đêm trăn chở với công việc phát triển này của công ty. Cùng với những dự án mở rộng phát triển kinh doanh sản xuất của công ty, công ty đang tiến hành tiếp nhận thêm nhân viên kỹ thuật về các mặt hàng dự định trên với một dự định cạnh tranh về mặt chất lượng, xây dựng thương hiệu trên thị trường Việt Nam và một số nước lân cận. II./ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH VÂN LONG 1./ Bộ máy kế toán của công ty 1.1/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Theo yêu cầu của Công ty, Bộ máy kế toán là tập hợp đồng bộ các cán bộ nhân viên kế toán có đủ trình độ, năng lực làm công tác kế toán, đảm bảo khối lượng công việc kế toán, có đầy đủ các chức năng thông tin, kiểm tra họat động của công ty. Để hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty đạt hiệu quả thì Bộ máy kế toán phải đáp ứng nhu cầu quản lý trên cơ sở điều lệ tổ chức kế toán nhà nước nhưng phù hợp với những đặc điểm kinh doanh, sản xuất của công ty. Bộ máy kế toán của công ty được phân thành từng bộ phận nghiệp vụ do Kế toán viên trực tiếp làm, kế toán trưởng là người tập chung chỉ đạo, điều hành, tổng hợp tất cả các bộ phận kế toán trong công ty. Phòng kế toán gồm có 06 người: 01 kế toán trưởng 01 kế toán thương mại 01 kế toán ngân hàng 01 kế toán sản xuất 01 kế toán lương và các khoản trích theo lương. 01 thủ quỹ 1.2/Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán : Kế toán trưởng Kế toán sản xuất Kế toán thương mại Kế toán Tiền Thủ quỹ Kế toán lương và các khoản trích theo lương - Kế toán trưởng : là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kế toán tài chính. Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc kế toán trưởng có chức năng tổ chức, điều hành, tổng hợp, kiểm tra công tác kế toán tại Công ty. Kế toán trưởng là người phải chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về các hoạt động kế toán tài chính phát sinh tại công ty. - Kế toán sản xuất : Theo dõi xuất nhập, tồn nguyên vật liệu, vật tư, xác định chi phí tính giá thành sản phẩm sản xuất. - Kế toán thương mại : Theo dõi các công nợ liên quan tới vận hành thương mại, các khoản phải thu, phải trả, lập phiếu thu, chi tiền mặt khi có phát sinh, xác định các khoản chi phí bán hàng thương mại, chi phí quản lý, xác định kết quả kinh doanh - Kế toán tiền : thực hiện các nghiệp vụ phát sinh về tiền và số tiền dư trong tài khoản, quỹ tiền mặt của công ty tại ngân hàng - Kế toán lương và các khoản trích theo lương : Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian và kết quả lao động tính lương và các khoản tính theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động. Lập bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội căn cứ vào bậc lương và kết quả lương của từng người. - Thủ quỹ : Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới thu, chi tiền mặt và thực hiện việc bảo quản tiền mặt tại quỹ.Báo cáo, đối chiếu tồn tiền mặt thường xuyên với kế toán quỹ. Nếu có chênh lệch, Kế toán thương mại và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân, kiến nghị biệt pháp xử lý chênh lệch. 2./ Hình thức kế toán và đặc điểm các phần hành kế toán của từng bộ phận 2.1/ Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty TNHH Vân Long - Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định số 1141/QĐ-BTC ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Chế độ báo cáo tài chính áp dụng theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 29/10/2000 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các thông tư sửa đổi, bổ sung hướng dẫn kèm theo. Hệ thống báo cáo tài chính công ty sử dụng gồm có : + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Bản thuyết minh báo cáo tài chính Hàng tháng, các kế toán sản xuất, thương mại tổng hợp và lập bảng cân đối phát sinh, kết quả kinh doanh của từng bộ phận. Hàng Quý, năm tài chính, kế toán trưởng tổng hợp, lập báo cáo tài chính toàn công ty thônh tin về tình hình tài chính, kinh doanh, các luồng tiền của toàn công ty. - Niên độ kế toán : Từ 01/1 đến 31/12 hàng năm. - Tài khoản sử dụng : Từ loại 1 đến loại 9 trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp, công ty không sử dụng tài khoản đặc biệt riêng. - Hình thức sổ sách kế toán sử dụng : Nhật ký chung - Các chính sách kế toán áp dụng: + Hàng tồn kho : được tính theo giá gốc gồm : Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm hiện tại. Với hàng mua ngoài tồn kho, giá gốc được tính gồm : giá mua, các loại thuế không hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho) Với hàng do công ty sản xuất tồn kho, giá gốc được tính gồm : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trong quá trình chế biến nguyên vật liệu thành sản phẩm. + Phương pháp xácđịnh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền. + Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình : khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng. + Công ty thanh toán lương cho người lao động theo hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Lương được trả làm 2 lần / tháng, một lần tạm ứng vào ngày 20-25 cuối tháng, một lần thanh toán vào ngày 5-10 đầu tháng. 2.2/. Quy trình ghi sổ : a. Sơ đồ kế toán hình thức hạch toán “ Nhật ký chung”: Chứng từ gốc Nhật ký đặc biệt Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh Sổ , thẻ kế toán chi tiết Chú thích : - Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ : Đối chiếu : Công ty sử dụng phần mềm kế toán Afsys phiên bản 5.C phục vụ cho công tác kế toán tại công ty. Trong phần mềm kế toán này có đầy đủ sổ kế toán tổng hợp, chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo quy định về chế độ sổ sách kế toán hình thức hạch toán “ Nhật ký chung” . Phần mềm kế toán này thực hiện đúng các quy định về mở sổ , khóa sổ , sửa chữa số liệu kế toán theo đúng quy định của luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành luật kế toán. Toàn bộ hệ thống chứng từ kế toán được cài đặt sẵn theo đúng trình tự kế toán hình thức hạch toán “ Nhật ký chung ” , khi sử dụng phần mềm kế toán này, các kế toán trong công ty chỉ cần cập nhật số liệu, phần mềm kế toán sẽ nhận số liệu và thể hiện trên hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán. Một sự thuận lợi hơn, phần mềm sẽ tránh được một phần sai sót thường gặp khi các kế toán làm bằng tay đôi khi phạm phải như: bỏ sót không ghi khoản tiền , thiếu ngày tháng.v.v ., phần mềm sẽ không cập nhật ghi sổ và sẽ có thông báo lỗi để kế toán kịp thời sửa, bổ sung. Công ty sử dụng hai loại sổ : Sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. + Sổ kế toán chi tiết : Sổ, thẻ kế toán chi tết + Sổ kế toán tổng hợp : Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ tổng hợp Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp hợp lệ, kế toán phản ánh , cập nhật, ghi sổ các nghiệp vụ trên phần mềm kế toán. Phần mềm sẽ chạy trên hệ thống hình thức hạch toán “ Nhật ký chung”. Số liệu được thể hiện trên các sổ chi tiết sẽ cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, doanh thu, nguồn vốn, chi phí và được cập nhật vào sổ nhật ký chung, sổ cái để phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty. Để thuận tiện cho công việc theo dõi các khoản công nợ, theo yêu cầu của công ty, phần mềm đã cài sẵn cả hệ thống sổ chi tiết công nợ của từng khách hàng, từng loại sản phẩm, hàng hóa. Sổ chi tiết công nợ này sẽ cung cấp thông tin nhanh, chính xác chi tiết từng chuyến hàng cho từng khách hàng cũng như số tiền khách hàng đã thanh toán. Từ các sổ chi tiết công nợ này phần mềm tự động tổng hợp vào bảng tổng hợp công nợ phản ánh số tiền dư đầu kỳ , phát sinh trong kỳ, dư cuối kỳ. Không ỷ lại hoàn toàn vào phần mềm máy tính, ngoài việc theo dõi, mở sổ, in ấn định kỳ các sổ sách trong phần mềm, để đảm bảo được tính chính xác, kế toán còn mở sổ tay, ghi chép cụ thể để tránh tình trạng sự cố máy tính xẩy ra. Ngoài ra, theo yêu cầu công việc kế toán của công ty, phần mềm còn có một loạt hệ thống sổ khác được chạy trên hệ thống hình thức hạch toán “ Nhật ký chung” như : sổ theo dõi về chi phí, sổ theo dõi tài sản cố định, Sổ theo dõi tiền vay, số theo dõi tiền gửi ngân hàng.... b. Quy trình luân chuyển chứng từ : Các chứng từ gốc được kế toán xử lý , cập nhật số liệu vào phần mềm kế toán, kế toán trưởng kiểm tra, xét duyệt và trình lên giám đốc ký duyệt. Chứng từ được chuyển lại và lưu tại phòng kế toán, các nơi có liên quan. Cuối tháng kế toán lên bảng tổng hợp từng loại kẹp cùng chứng từ gốc và chuyển kế toán trưởng kiểm tra lần nữa, xác nhận vào bảng tổng hợp chứng từ, sau đó kế toán viên đóng chứng từ và lưu vào kho lưu trữ tài liệu của công ty. 2.3/ Đặc điểm các phần hành kế toán của từng bộ phận. 2.3.1 Kế toán thương mại : Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn mua, bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Hợp đồng mua, bán hàng, kế toán thương mại vào sổ theo dõi chi tiết từng nhà cung cấp, từng khách hàng, giá vốn, giá bán của hàng hóa. Kế toán thương mại cập nhật các số liệu liên quan vào phần mềm kế toán, phần mềm sẽ tự động vào nhật ký chung, nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng, các sổ chi tiết và sổ cái TK 131, TK 331, TK 511, TK 133, TK 333. Cuối tháng, kế toán thương mại tổng hợp các loại chi phí thương mại, doanh thu bán hàng, kết chuyển giá vốn bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Ngày đầu tháng sau, kế toán lập báo cáo bộ phận tháng này lên kế toán trưởng và Giám đốc điều hành. Kế toán thương mại sử dụng tài khoản : TK 111, TK 131 ,TK 155, TK 156, TK 331, TK 333, TK 511, TK 531, TK 532, TK 632, TK 911 2.3. 2 Kế toán sản xuất : Hàng ngày, kế toán sản xuất căn cứ vào phiếu nhập xuất nguyên vật liệu, vật tư sản xuất để vào các sổ theo dõi chi tiết nguyên vật liệu, vật tư sản xuất cho từng bộ phận, từng loại sản phẩm. Sau khi kết thúc một đợt hàng, một loại sản phẩm sản xuất, + kế toán sản xuất lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cho loại sản phẩm đó. + Kiểm kê, đánh giá các sản phẩm dở dang. Cuối tháng, kế toán sản xuất tập hợp các chi phí sản xuất : Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công , chi phí sản xuất chung và các chi phí khác có liên quan để lập bảng phân bổ các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, giá trị các sản phẩm dở dang. Thông qua hệ thống phần mềm, hàng ngày kế toán sản xuất chỉ cần cập nhật số liệu chi phí cho từng loại sản phẩm, phần mềm tự động vào sổ nhật ký chung, các sổ chi tiết, sổ cái TK 152, TK153, TK154, TK155. Ngày đầu tháng sau, kế toán lập báo cáo bộ phận tháng này lên kế toán trưởng và Giám đốc điều hành. Tài khoản kế toán sử dụng : TK 111,TK 152,TK 153,TK 154, TK 155,TK 138, TK 334, TK 338, TK 621, TK 622,TK 627, TK 632, .... 2.3. 3 kế toán tiền Hàng ngày, căn cứ vào các lệnh chi tiền bằng chuyển khoản, giấy báo nợ, có, bản sao kê của ngân hàng ( kèm các chứng từ gốc: Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi...), kế toán ngân hàng làm các thủ tục chuyển tiền, rút tiền, vào sổ tiền gửi ngân hàng. kế toán ngân hàng thường xuyên phải đi lại giao dịch với ngân hàng hàng ngày, thường xuyên phải kiểm tra, đối chiếu số dư trong tài khoản của công ty tại ngân hàng. Căn cứ vào các phiếu thu, chi tiền mặt kế toán vào sổ quỹ tiền mặt. Cuối ngày, kế toán cộng sổ quỹ, đối chiếu khớp đúng với thủ quỹ và có xác nhận của thủ quỹ và kế toán trưởng Thông qua phần mềm kế toán, kế toán ngân hàng chỉ cần nhập số liệu vào sổ tiền gửi ngân hàng, phiếu thu, phiếu chi, phần mềm tự động vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết từng loại tiền gửi ngân hàng, sổ quỹ tiền mặt, sổ cái TK 112, TK 111. Ngày đầu tháng sau, kế toán lập báo cáo bộ phận tháng này lên kế toán trưởng và Giám đốc điều hành. Tài khoản kế toán sử dụng : TK 112, TK 111, TK.... 2.3. 4 kế toán lương và các khoản trích theo lương. Căn cứ vào các hợp đồng lao động giữa công ty và người lao động, kế toán lập bản danh sách người lao động tham gia đóng BHXH, BHYT, KPCĐ theo mức lương chính tham gia đóng góp mà trong hợp đồng lao động đã thống nhất. Bản danh sách này là căn cứ để kế toán đăng ký và đóng, thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ với cơ quan BHXH Quận Hồng Bàng, Công đoàn quận Hồng Bàng. Căn cứ vào bản phân công công việc,bản đơn giá công đoạn sản xuất, phiếu xác nhận công việc hoàn thành, Phiếu báo sản phẩm hỏng, bảng chấm công, bảng danh sách thưởng, giấy nghỉ phép, giấy nghỉ ốm, kế toán lập danh sách lương thanh toán cho người lao động để trả lương cho người lao động. Đầu tháng, kế toán vào bảng hoạch toán lương cho người lao động có mặt trong toàn công._. ty, xác định số lương phải trả, phải nộp theo lương tháng. Cuối tháng, căn cứ vào danh sách thanh toán lương cho người lao động kế tóan hạch toán tiền lương trả cho người lao động, phần này kế toán làm trên phần mềm kế toán, phần mềm sẽ tự động vào các sổ theo dõi chi tiết lương phải trả, phải nộp cho từng người lao động, từng bộ phận, và vào các sổ chi tiết có tài khoản lên quan, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 334, TK338. Ngày đầu tháng sau, kế toán lập báo cáo bộ phận tháng này lên kế toán trưởng và Giám đốc điều hành. Tài khoản kế toán sử dụng : TK 111, TK 334, TK 338, TK... 2.3. 5.Kế toán trưởng. Tất cả các chứng từ, các số liệu cập nhật vào phần mềm kế toán của các phần hành kế toán đều được kế toán trưởng kiểm tra trước khi xác nhận tính hợp pháp của chứng từ. Vì phần mềm tự động chạy trên hệ thống hạch toán “ Nhật ký chung”, kế toán trưởng thường xuyên kiểm tra các sổ tổng hợp, sổ chi tiết để có thường xuyên những thông số về tình hình hoạt động kinh doanh thường xuyên trong công ty. Hàng tháng ngoài việc kế toán trưởng và các kế toán viên in tất cả các sổ, báo cáo theo quy định, hàng ngày kế toán trưởng thường xuyên vào sổ tay những thông số tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh, các công nợ của công ty nhằm tránh những sự cố máy tính xảy ra. Phần II : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty TNHH Vân Long I./ Đặc điểm lao động và hình thức trả lương của công ty 1. Đặc điểm lao động và yêu cầu quản lý lao động của công ty Công ty TNHH Vân Long là một doanh nghiệp vừa kinh doanh thương mại vừa sản xuất, tiêu thụ sản phẩm . Lao động trong trong công ty có trình độ, chuyên môn khác nhau nên việc quản lý lao động trong công ty được phân chia, quản lý theo từng bộ phận công việc. Quý III năm 2006, số lao động trong công ty là 170 người chia ra các phòng ban, xí ngiệp như sau : STT Phòng ban chức năng, nghiệp vụ Tổng số lao động trong bộ phận Số lao động 1 Giám đốc điều hành 1 1 2 Phòng tổ chức hành chính 9 Quản lý nhân sự 2 bảo vệ 6 quản lý mạng 1 3 Phòng kế toán tài vụ 6 6 4 Phòng kế hoạch, dự án 4 4 5 Nhà máy nhựa 77 Phụ trách nhà máy 1 Thiết kế quản lý khuôn 6 phân xưởng PE 25 phân xưởng PET 24 tổ kỹ thuật, KCS 15 tổ máy, thiết bị 6 6 Phòng thương mại 73 Phụ trách Phòng Thương Mại 3 bộ phận bán hàng sản xuất 6 bộ phận kinh doanh 30 bộ phận xuất nhập khẩu 8 bộ phận cung ứng vật tư 6 bộ phận kho hàng, vận tải, bốc xếp 20 Tổng cộng 170 170 Do công ty có nhiều phòng ban nên việc quản lý lao đông theo hình thức trực tuyến. Giám đốc điều hành quản lý chung, trực tiếp chỉ đạo tới các Trưởng, phó phòng ban, phụ trách nhà máy. Các Trưởng phó phòng ban, phụ trách nhà máy trực tiếp quản lý, chỉ đạo tới các tổ trưởng, tổ phó của từng bộ phận lao động .Người lao động trong công ty được quản lý theo từng bộ phận nghiệp vụ công việc, trong mỗi bộ phận đều có phân công tổ trưởng, tổ phó để điều hành công việc và quản lý lao động. Việc tuyển chọn lao động, xét bậc, hệ số lương, nâng lương, kỷ luật do Phòng Tổ chức hành chính tham mưu, Giám đốc điều hành ra quyết định. 2. Hình thức trả lương, thưởng của công ty Công ty TNHH Vân Long trả lương cho người lao động theo hai hình thức : Trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Các phòng ban được áp dụng các hình thức trả lương như sau : STT Phòng ban chức năng, nghiệp vụ Số lượng người hưởng lương theo thời gian Số lượng người hưởng lương theo sản phẩm 1 Giám đốc điều hành 01 2 Phòng tổ chức hành chính 9 3 Phòng kế toán tài vụ 6 4 Phòng kế hoạch, dự án 4 5 Nhà máy nhựa 77 6 Phòng thương mại 73 2.1 lương chính: Hệ số tiền lương cua công ty TNHH Vân Long được chia làm hai loại hệ số: Hệ số H1 là hệ số theo thang, ngạch bậc lương của trình dộ chuyên môn người lao động được ký kết trong hợp đồng lao động giữa công ty và người lao động. Đây là hệ số lương cơ bản của người lao động để làm căn cứ tham gia đóng góp các khoản trích theo lương, hưởng các chế độ theo lương. Hệ số H2 là hệ số theo công việc, là hệ số để người lao động hưởng lương theo thời gian làm căn cứ để tính lương tháng được hưởng. Lao động trong nhà máy nhựa được hưởng lương theo sản phẩm. Công ty khoán tiền công sản phẩm cho nhà máy để chi trả lương. Lương trả cho người lao động hưởng theo sản phẩm được căn cứ qua thông số tính giờ, độ tinh xảo của công đoạn một sản phẩm, trách nhiệm công việc ( Lương của phụ trách nhà máy, tổ kỹ thuật KCS, tổ máy, tổ khuôn.) cũng được quy đổi thành giờ sản xuất do tổ kỹ thuật tham mưu lập. tiền lương của lao động hưởng theo sản phẩm được tính : * Hệ số quy đổi của từng công đoạn sản phẩm = thời gian hoàn thành công đoạn đó * hệ số tinh xảo, trách nhiệm của riêng từng công đoạn.. * Số tiền/1 hệ số quy đổi = Tổng tiền công 1SP : tổng hệ số quy đổi của sản phẩm. * Số tiền /1 công đoạn sản phẩm = Hệ số quy đổi * Số tiền/1 hệ số quy đổi * Tiền lương của lao động hưởng lương theo sản phẩm = Số tiền /1 công đoạn sản phẩm * Số lượng công đoạn hoàn thành 2.2/ phụ cấp lương: - Chế độ hưởng phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp độc hại : Đối với các nhiệm vụ quản lý : Giám đốc điều hành hưởng phụ cấp trách nhiệm : 0,4. Các trưởng phòng ban được hưởng phụ cấp trách nhiệm : 0,3. Các phó phòng ban được hưởng phụ cấp trách nhiệm : 0,2, phụ cấp độc hại :0.2. Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất ( Phân xưởng PET, PE) khi thực hiện khoán giá công sản phẩm không được tính phụ cấp thêm tiền phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp độc hại. Tất cả các khoản phụ cấp này đã được nằm trong giá khoán công của sản phẩm. - Chế độ tiền lương được trả khi người lao động làm thêm ngoài giờ khi công ty có yêu cầu. Đối với lao động hưởng lương theo thời gian thì số giờ lao động làm thêm ngoài giờ được hưởng theo hệ số H2, số giờ làm thêm được tăng thêm 0,5 lần vào ngày thường; tăng thêm 1 lần vào ngày nghỉ, ngày lễ so với giờ làm việc chính. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, ngoài được hưởng lương theo sản phẩm trong thời gian làm thêm, người lao động được hưởng chế độ ăn ca, cứ một tiếng làm thêm được hưởng 5.000đ. 2.3 / Chế độ thưởng, phạt, phúc lợi của công ty Ngoài chế độ tiền lương, công ty còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kích thích người lao động tăng năng suất, sáng tạo, tiết kiệm, tâm huyết với nghề nghiệp với công ty. Tiền thưởng được trích từ quỹ khen thưởng của công ty : Thưởng luỹ tiến ( áp dụng cho người lao động hưởng lương sản phẩm ); Thưởng tiết kiệm vật tư, tiết kiệm chi phí, phát minh sáng chế, vượt doanh thu, vượt kế hoạch. Để nâng cao trách nhiệm với sản phẩm, công việc lao động và sản xuất tại công ty, song song với chế độ thưởng, nếu người lao động làm lãng phí vật tư, làm sai, hỏng sản phẩm, làm sản phẩm kém chất lượng vượt quá sai số cho phép thì sè bị phạt tuỳ theo tứng mức độ. Số tiền phạt này sẽ được trừ vào tiền lương của người lao động. Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng trong quá trình sản xuất kinh doanh, người lao động trong công ty còn được hưởng các khoản trợ cấp ngoài các khoản trợ cấp thuộc quỹ BXXH, BHYT, khoản trợ cấp này được hình thành một phần do người lao động đóng góp, phần còn lại được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. II./ Kế toán chi tiết tiền lương tại công ty 1/ kế toán chi tiết tiền lương theo thời gian :( H2) Tiền lương theo thời gian được áp dụng tại công ty TNHH Vân long là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn. Tiền lương thời gian nhận được do suất lương cấp bậc và thời gian thực tế quyết định. Tiền lương thời gian giản đơn có 3 loại : lương giờ, lương ngày, lương tháng. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức lương ngày. Để tính thời gian cho người lao động hưởng lương thười gian phải xác định được suất lương ngày và số ngày làm việc thực tế của người lao động đó. Suất lương ngày được tính ra từ thanh bảng lương và bảng chấm công, theo chế độ nhà nước quy định tuần có 5 ngày, 40tiếng, tháng có 22 ngày. Do đó tiền công một ngày được tính theo công thức sau : Ln = ( (H2 + Phụ cấp trách nhiệm) * LCB )/22 ngày. Trong đó : Ln: là suất lương ngày của 01 lao động. LCB : mức lương cơ bản Ngày công thực tế của người lao động hưởng lương theo thời gian được tính thông qua bảng chấm công khi thực hiện đúng kỷ luật lao động : Đi làm đúng giờ, có mặt tại đúng nơi làm việc.thực hiện đúng, tốt nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở bảng chấm công của các phòng ban, bộ phận, kế toán chi tiết tiền lương tính lương tháng cho người lao động theo công thức sau : L tháng = (Ln * ngày công thực tế) Ví dụ : Dựa vào bảng chấm công của anh Hoàng Thanh Hải, Trưởng phòng cung ứng vật tư có hệ số H2 : 4.32; phụ cấp trách nhiệm : 0.3 ; số ngày công thực tế trong tháng 9/2006 của anh Hải là 20 ngày, theo yêu cầu của công ty để kịp có nguyên liệu sản xuất anh Hải đã làm thêm ngài giờ vào ngày thường : 05 giờ. Lương của ông Hải được tính như sau: Ln = ((4.32+0,3)*350.000)/22 = 73.500 đồng/ ngày lương giờ = 63.000/8 tiếng = 9.188 đồng/ giờ Ltháng = 73.500 *20 = 1.470.000 đồng/tháng. Lương làm thêm giờ = 9.188 *5*1,5 = 68.906 đồng Tổng tiền lương = 1.538.906 đồng / tháng Hiện nay công ty có 93 lao động được hưởng lương theo thời gian các trưởng, phó phòng ban, bộ phận có trách nhiệm quản lý, chấm công cho người lao động trong bộ phận của mình, cuối tháng nộp về phòng kế toán. Kế toán chi tiết tiền lương tại công ty có trách nhiệm căn cứ vào bảng chấm công để tính lương, lập bảng lương cho người lao động. Ví dụ : Bảng chấm công của Bộ phận kho hàng, vận tải, bốc xếp + Đơn vị :Công ty TNHH Vân Long Bộ phận: Kho hàng, vận tải, bốc xếp BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 10 năm 2006 Mẫu số : 01a-LĐTL Ban hành theo QĐ số : 15/2005/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC TT Họ và tên Chức vụ ngày trong tháng số công hưởng theo lương sản phẩm số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng ...........% lương số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng BHXH số công hưởng theo lương thời gian 1 ...... 31 1 2 3 4 ...... ....... 34 35 36 37 38 1 NGUYỄN ĐỨC TÂM Tbp x x X 22 2 NGUYỄN VĂN CHÂU Tk x x X 22 3 NGUYỄN THỊ ĐÀO Tk x x X 22 4 TRẦN THỊ NGỌC ANH Tk x x X 22 5 BÙI THỊ TUYẾT Tk TS TS TS 22 6 CAO VĂN HÙNG Lx x x X 22 7 HOÀNG THẾ HẢI Lx x x X 20 8 NGÔ MẠNH CƯỜNG Lx x x X 22 9 TRẦN QUỐC TẤN Lx x x X 22 10 NGUYỄN VĂN THẮNG CN x x X 21 Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) Đơn vị :Công ty TNHH Vân Long Bộ phận: Kho hàng, vận tải, bốc xếp BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 10 năm 2006 Mẫu số : 01a-LĐTL Ban hành theo QĐ số : 15/2005/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC TT Họ và tên Chức vụ ngày trong tháng số công hưởng theo lương sản phẩm số công hưởng theo lương thười gian số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng ...........% lương số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng BHXH 1 ...... 31 1 2 3 4 ...... ....... 34 35 36 37 38 11 HOÀNG THẾ HẢI CN x x X 22 12 CAO VĂN THẾ CN x x X 22 13 PHẠM VĂN PHÚC CN x x X 18 14 PHẠM TIẾN BINH CN x x X 20 15 NGUYỄN VĂN HOÀNG CN x x X 21 16 BÙI CHIẾN THẮNG CN x x X 22 17 NGÔ TẤT CƯỜNG CN x x X 20 18 NGUYỄN VĂN MINH CN x x X 22 19 NGUYỄN VĂN MẠNH CN x x X 22 20 TRẦN THẾ TÙNG CN x x X 22 Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) Đơn vị :Công ty TNHH Vân Long BẢNG TÍNH LƯƠNG Bộ phận: Kho hàng, vận tải, bốc xếp Tháng 10 năm 2006 STT Họ và tên hệ số H2 Lương thời gian Nghỉ việc được hưởng ….% lương Phụ cấp tiền lương số công số tiền số công số tiền 1 2 3 6 7 8 9 10 11 1 NGUYỄN ĐỨC TÂM 5,72 22 2.574.000 135.000 2.709.000 2 NGUYỄN VĂN CHÂU 4,32 22 1.944.000 90.000 2.034.000 3 NGUYỄN THỊ ĐÀO 4,32 22 1.944.000 90.000 2.034.000 4 TRẦN THỊ NGỌC ANH 4,32 22 1.944.000 90.000 2.034.000 5 BÙI THỊ TUYẾT 4,32 0 0 6 CAO VĂN HÙNG 4,32 22 1.944.000 1.944.000 7 HOÀNG THẾ HẢI 4,32 20 1.767.273 1.767.273 8 NGÔ MẠNH CƯỜNG 4,32 22 1.944.000 1.944.000 9 TRẦN QUỐC TẤN 4,32 22 1.944.000 1.944.000 10 NGUYỄN VĂN THẮNG 3,33 21 1.430.386 1.430.386 11 HOÀNG THẾ HẢI 2,2 22 990.000 990.000 12 CAO VĂN THẾ 2,2 22 990.000 990.000 13 PHẠM VĂN PHÚC 2,2 18 810.000 810.000 14 PHẠM TIẾN BINH 2,2 20 900.000 900.000 15 NGUYỄN VĂN HOÀNG 2,2 21 945.000 945.000 16 BÙI CHIẾN THẮNG 2,2 22 990.000 990.000 17 NGÔ TẤT CƯỜNG 2,2 20 900.000 900.000 18 NGUYỄN VĂN MINH 2,2 22 990.000 990.000 19 NGUYỄN VĂN MẠNH 2,2 22 990.000 990.000 20 TRẦN THẾ TÙNG 2,2 22 990.000 990.000 cộng 412 26.930.666 405.010 27.335.670 Số tiền bằng chữ : Hai mươi bảy triệu ba trăm ba mươi lăm nghìn sáu trăm bảy mươi đồng chẵn./. Đơn vị :Công ty TNHH Vân Long Bộ phận: Kho hàng, vận tải, bốc xếp B¶ng thanh to¸n TiÒn l­¬ng Th¸ng 10 n¨m 2006 Mẫu số : 02-LĐTL Ban hành theo QĐ số : 15/2005/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC MÉu sè 02 - L§TL 01/11/1995 cña Bé tµi chÝnh STT Hä Vµ Tªn hệ số H1 L¬ng s¶n phÈm L¬ng thêi gian vµ nghØ viÖc ngõng lµm viÖc hëng 100% l¬ng NghØ viÖc ngõng viÖc hëng 75% l¬ng Phô cÊp thu nhËp Tæng sè C¸c kho¶n khÊu trõ được lĩnh ký nhận SC Sè tiÒn Sè c«ng Sè tiÒn SC Sè tiÒn BHXH 5% BHYT 1% Céng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12=(3*450000)*5% 13=(3*450000)*1% 14=12+13 15=11-14 16 1 NGUYỄN ĐỨC TÂM 2,67 22 2.574.000 135.000 2.709.000 60.075 12.015 72.090 2.636.910 2 NGUYỄN VĂN CHÂU 2,34 22 1.944.000 90.000 2.034.000 52.650 10.530 63.180 1.970.820 3 NGUYỄN THỊ ĐÀO 2,34 22 1.944.000 90.000 2.034.000 52.650 10.530 63.180 1.970.820 4 TRẦN THỊ NGỌC ANH 2,34 22 1.944.000 90.000 2.034.000 52.650 10.530 63.180 1.970.820 5 BÙI THỊ TUYẾT 2,34 0 0 0 0 0 0 6 CAO VĂN HÙNG 2,34 22 1.944.000 1.944.000 52.650 10.530 63.180 1.880.820 7 HOÀNG THẾ HẢI 1,86 20 1.767.273 1.767.273 41.850 8.370 50.220 1.717.053 8 NGÔ MẠNH CƯỜNG 1,86 22 1.944.000 1.944.000 41.850 8.370 50.220 1.893.780 9 TRẦN QUỐC TẤN 1,86 22 1.944.000 1.944.000 41.850 8.370 50.220 1.893.780 10 NGUYỄN VĂN THẮNG 1,44 21 1.430.386 1.430.386 32.400 6.480 38.880 1.391.506 11 HOÀNG THẾ HẢI 1,44 22 990.000 990.000 32.400 6.480 38.880 951.120 12 CAO VĂN THẾ 1,44 22 990.000 990.000 32.400 6.480 38.880 951.120 13 PHẠM VĂN PHÚC 1,44 18 810.000 810.000 32.400 6.480 38.880 771.120 14 PHẠM TIẾN BINH 1,44 20 900.000 900.000 32.400 6.480 38.880 861.120 15 NGUYỄN VĂN HOÀNG 1,44 21 945.000 945.000 32.400 6.480 38.880 906.120 16 BÙI CHIẾN THẮNG 1,44 22 990.000 990.000 32.400 6.480 38.880 951.120 17 NGÔ TẤT CƯỜNG 1,44 20 900.000 900.000 32.400 6.480 38.880 861.120 18 NGUYỄN VĂN MINH 1,44 22 990.000 990.000 32.400 6.480 38.880 951.120 19 NGUYỄN VĂN MẠNH 1,44 22 990.000 990.000 32.400 6.480 38.880 951.120 20 TRẦN THẾ TÙNG 1,44 22 990.000 990.000 32.400 6.480 38.880 951.120 Cộng 65,6 0 0 406 26.930.666 405.010 27.335.659 752.625 150.525 903.150 26.432.509 Số tiền bằng chữ : Hai mươi sáu triệu bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm lẻ chín đồng chẵn./. kÕ to¸n tiÒn l­¬ng (Ký, họ tên) kÕ to¸n tr­ëng (Ký, họ tên) Thñ tr­ëng ®¬n vÞ (Ký, họ tên) 2. Trả lương theo sản phẩm Căn cứ vào bảng kỹ thuật quy đổi giờ công để tính giá công trong công đoạn sản phẩm , kế toán chi tiết tiền lương tính lương theo sản phẩm và lập bảng lương tính theo sản phẩm cho người lao động. Hiện nay công ty có 77 lao động được hưởng lương theo lương sản phẩm. ví dụ : Vỏ ắc quy12 V5 được khoán chi phí nhân công là : 400đ/1sản phẩm. - Để sản xuất được sản phẩm này, phải trải qua các công đoạn sau : Phụ trách nhà máy điều hành chung Tổ kỹ thuật lập kỹ thuật về các khâu công đoạn của sản phẩm. Tổ thiết kế khuôn tạo khuôn và quản lý bảo dưỡng khuôn trong quá trình sản xuất. Tổ máy, thiết bị kiểm tra, bảo dưỡng máy Phân xưởng PE tiến hành sản xuất sản phẩm + Phối trộn nguyên liệu + Vận hành máy phun + Vận hành dàn lạnh, đưa sản phẩm ra khỏi máy. Tổ KCS kiểm tra sản phẩm. Phân xưởng PE tiến hành đóng gói sản phẩm đạt yêu cầu. - Phòng kỹ thuật lập bảng tính thời gian, độ khó, trách nhiệm công việc của từng cộng đoạn sản phẩm : BẢNG TÍNH HỆ SỐ CÔNG ĐOẠN SẢN PHẨM Sản phẩm : Vỏ ắc quy12 V5 Tổ sản xuất Công đoạn sản phẩm Thời gian hoàn thành 01 công đoạn sản phẩm (giây) Hệ số tinh xảo Hệ số công đoạn 1 2 3 4=2*3 Phụ trách nhà máy điều hành chung 1 2,5 2,5 Tổ kỹ thuật lập kỹ thuật về các khâu công đoạn của sản phẩm. 7 2 14 Tổ thiết kế khuôn tạo khuôn và quản lý bảo dưỡng khuôn trong quá trình sản xuất. 6 2 12 Tổ máy, thiết bị kiểm tra, bảo dưỡng máy 6 2 12  + Phối trộn nguyên liệu 10 1,5 15  + Vận hành máy phun 14 1,2 16,8  + Vận hành dàn lạnh, đưa sản phẩm ra khỏi máy. 15 1,2 18  + Đóng gói sản phẩm đạt yêu cầu. 10 1,2 12 Tổ KCS kiểm tra sản phẩm. 6 2 12 cộng 75 15,6 114,3 Căn cứ vào những bảng tính hệ số công đoạn của từng loại sản phẩm như trên kế toán chi tiết tiền lương lập bảng tính tiền lương cho từng bộ phận công đoạn : Đơn vị :Công ty TNHH Vân Long Bộ phận: Nhà máy nhựa BẢNG TỔNG HỢP PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG Th¸ng 10 n¨m 2006 Tổ sản xuất Sản phẩm :Vỏ ắc quy12 V5 Sản phẩm: Chái NK 1 lít phôi 38,5 Sản phẩm khác... Tổng cộng (50.020SP; 400đ/1sp) (120.000SP; 300đ/1sp) (200.000SP; 500đ/1sp) Hệ số công đoạn số tiền /công đoạn Tổng số tiền Hệ số công đoạn số tiền /công đoạn Tổng số tiền Hệ số công đoạn số tiền /công đoạn Tổng số tiền Phụ trách nhà máy 2,5 9 437.620 2,5 7 821.918 2,2 10 1.996.370 3.255.908 Tổ kỹ thuật 14 49 2.450.674 13 36 4.273.973 11 50 9.981.851 16.706.497 Tổ thiết kế khuôn 12 42 2.100.577 11 30 3.616.438 5 23 4.537.205 10.254.221 Tổ máy, thiết bị kiểm tra, bảo dưỡng máy 12 42 2.100.577 12 33 3.945.205 12 54 10.889.292 16.935.075 + Phối trộn nguyên liệu 15 52 2.625.722 14 38 4.602.740 15 68 13.611.615 20.840.077 + Vận hành máy phun 16,8 59 2.940.808 15 41 4.931.507 19 86 17.241.379 25.113.695 + Vận hành dàn lạnh, đưa sản phẩm ra khỏi máy. 18 63 3.150.866 16 44 5.260.274 16 73 14.519.056 22.930.196 + Đóng gói sản phẩm đạt yêu cầu. 12 42 2.100.577 15 41 4.931.507 18 82 16.333.938 23.366.023 KCS 12 42 2.100.577 11 30 3.616.438 12 54 10.889.292 16.606.308 cộng 114,3 400 20.008.000 109,5 300 36.000.000 110,2 500 100.000.000 156.008.000 Bằng chữ : Một trăm năm mươi sáu nghìn không trăm lẻ tám nghìn đồng chẵn./. kÕ to¸n tiÒn l­¬ng (Ký, họ tên) kÕ to¸n tr­ëng (Ký, họ tên) Thñ tr­ëng ®¬n vÞ (Ký, họ tên) Căn cứ vào tổng hợp phân phối tiền lương của toàn nhà máy nhựa chia đến từng tổ sản xuất, bộ phận . Kế toán chi tiết tiền lương tính lương cho từng công việc được phân công cho từng người. ví dụ 1: như tổ kỹ thuật, KCS có tổng số lương tháng 10/2006 là 16.706.497+ 16.606.308= 33.312.805VNĐ Tổ kỹ thuật, KCS có tất cả 15 người trong đó : 01 Tổ trưởng kỹ thuật 01 tổ phó kỹ thuật, 01 tổ phó phụ trách KCS 06 nhân viên kỹ thuật 06 nhân viên KCS Tiền lương công việc được tính như sau : Tiền lương công việc trong tháng 10/2006 = tổng số lương tháng 10/2006 (33.312.805VNĐ) : Tổng cộng hệ số (51,34) * hệ số công việc CÔNGTY TNHH VÂN LONG PHÒNG KỸ THUÂT,KCS BẢNG TÍNH LƯƠNG Tháng 10 năm 2006 STT Họ và tên Chức vụ Hệ số Tiền lương công việc hệ số H2 phụ cấp Hệ số công việc Trách nhiệm độc hại A B 1 2 3 4 5=2+3+4 6 1 Phạm Thế Hải Tổ Trưởng 4,32 0,3 0,2 4,82 3.127.537 2 Cao Văn Hùng Tổ phó 3,66 0,2 0,2 4,06 2.634.399 3 Nguyễn thị Nga Tổ phó 3,66 0,2 0,2 4,06 2.634.399 4 Hoàng Thị cúc NVKT 3 0,2 3,2 2.076.372 5 Ngô Văn Mạnh NVKT 3 0,2 3,2 2.076.372 6 Bùi thế hải NVKT 3 0,2 3,2 2.076.372 7 Hoàng mạnh tùng NVKT 3 0,2 3,2 2.076.372 8 Nguyễn văn tuấn NVKT 3 0,2 3,2 2.076.372 9 Quách Tố Trinh NVKT 3 0,2 3,2 2.076.372 10 Tôn thị Ngọc NVKCS 3 0,2 3,2 2.076.372 11 Trần An NVKCS 3 0,2 3,2 2.076.372 12 Hoàng Vân Anh NVKCS 3 0,2 3,2 2.076.372 13 Nguyễn lan Anh NVKCS 3 0,2 3,2 2.076.372 14 Phạm Văn cường NVKCS 3 0,2 3,2 2.076.372 15 Trần Hải NVKCS 3 0,2 3,2 2.076.372 cộng 0 47,64 0,7 3 51,34 33.312.805 Ví dụ 2 : Tại phân xưởng PET, PE, tiền lương được tính cho người lao động được tính theo giá công đoạn sản phẩm * sản lượng công đoạn sản phẩm mà người lao động làm ra. Công ty TNHH Vân Long Đơn vị : Nhà máy nhựa Bộ phận: Phân xưởng PE BẢNG TÍNH LƯƠNG Th¸ng 10 n¨m 2006 STT Họ và tên Tổ sản xuất Sản phẩm :Vỏ ắc quy12 V5 Sản phẩm khác... Tiền lương (50.020SP; 400đ/1sp) (100.000SP; 500đ/1sp) Số lượng số tiền /công đoạn Tổng số tiền Số lượng số tiền /công đoạn Tổng số tiền 1 Nguyễn văn A Trộn nguyên liệu 8.337 52 437.638 20.000 68 1.361.162 1.798.799 2 Nguyễn văn B 8.337 52 437.638 21.000 68 1.429.220 1.866.857 3 Nguyễn văn C 8.337 52 437.638 15.000 68 1.020.871 1.458.509 4 Nguyễn văn D 8.337 52 437.638 11.000 68 748.639 1.186.277 5 Nguyễn văn E 8.336 52 437.585 15.000 68 1.020.871 1.458.456 6 Nguyễn văn G 8.336 52 437.585 18.000 68 1.225.045 1.662.631 7 Nguyễn văn H Máy phun 9.000 59 529.134 12.000 86 1.034.483 1.563.617 8 Nguyễn văn I 5.200 59 305.722 22.000 86 1.896.552 2.202.274 9 Nguyễn văn K 0 59 0 0 86 0 0 10 Nguyễn văn M 8.300 59 487.979 12.000 86 1.034.483 1.522.462 11 Nguyễn văn L 7.200 59 423.307 15.000 86 1.293.103 1.716.411 12 Nguyễn văn O 9.800 59 576.168 20.000 86 1.724.138 2.300.306 13 Nguyễn văn Ô 10.520 59 618.499 19.000 86 1.637.931 2.256.430 14 Nguyễn văn Ơ Dàn lạnh 7.700 63 485.039 12.000 73 871.143 1.356.183 15 Nguyễn văn P 7.700 63 485.039 11.000 73 798.548 1.283.587 16 Nguyễn văn Q 8.000 63 503.937 21.000 73 1.524.501 2.028.438 17 Nguyễn văn R 9.100 63 573.228 20.000 73 1.451.906 2.025.134 18 Nguyễn văn S 9.100 63 573.228 15.000 73 1.088.929 1.662.158 19 Nguyễn văn T 8.420 63 530.394 21.000 73 1.524.501 2.054.895 20 Nguyễn văn U Đóng gói 1.150 42 48.294 25.000 82 2.041.742 2.090.036 21 Nguyễn văn Ư 10.200 42 428.346 20.000 82 1.633.394 2.061.740 22 Nguyễn văn V 12.000 42 503.937 15.000 82 1.225.045 1.728.982 23 Nguyễn văn X 6.200 42 260.367 15.000 82 1.225.045 1.485.413 24 Nguyễn văn Y 10.100 42 424.147 15.000 82 1.225.045 1.649.192 25 Nguyễn văn Z 10.370 42 435.486 10.000 82 816.697 1.252.182 Cộng 10.817.974 30.852.995 41.670.968 Bằng chữ : Bốn mươi mốt triệu sáu trăm bảy mươi nghìn chín trăm sáu mươi tám đồng chẵn./. kÕ to¸n tiÒn l­¬ng (Ký, họ tên) kÕ to¸n tr­ëng (Ký, họ tên) Thñ tr­ëng ®¬n vÞ (Ký, họ tên) Công ty TNHH Vân Long Đơn vị : Nhà máy nhựa Bộ phận: Phân xưởng PE B¶ng thanh to¸n TiÒn l­¬ng Th¸ng 10 n¨m 2006 Mẫu số : 02-LĐTL Ban hành theo QĐ số : 15/2005/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC MÉu sè 02 - L§TL 01/11/1995 cña Bé tµi chÝnh STT Hä Vµ Tªn hệ số H1 L¬ng s¶n phÈm L¬ng thêi gian vµ nghØ viÖc ngõng lµm viÖc hëng 100% l¬ng NghØ viÖc ngõng viÖc hëng 75% l¬ng Phô cÊp thu nhËp Tæng sè C¸c kho¶n khÊu trõ được lĩnh ký nhận SC Sè tiÒn sc Sè tiÒn SC Sè tiÒn BHXH 5% BHYT 1% Céng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12=(3*450000)*5% 13=(3*450000)*1% 14=12+13 15=11-14 16 1 Nguyễn văn A 1,44 1.798.799 1.798.799 32.400 6.480 38.880 1.759.919 2 Nguyễn văn B 1,44 1.866.857 1.866.857 32.400 6.480 38.880 1.827.977 3 Nguyễn văn C 1,44 1.458.509 1.458.509 32.400 6.480 38.880 1.419.629 4 Nguyễn văn D 1,44 1.186.277 1.186.277 32.400 6.480 38.880 1.147.397 5 Nguyễn văn E 1,44 1.458.456 1.458.456 32.400 6.480 38.880 1.419.576 6 Nguyễn văn G 1,44 1.662.631 1.662.631 32.400 6.480 38.880 1.623.751 7 Nguyễn văn H 1,44 1.563.617 1.563.617 32.400 6.480 38.880 1.524.737 8 Nguyễn văn I 1,44 2.202.274 2.202.274 32.400 6.480 38.880 2.163.394 9 Nguyễn văn K 1,44 0 0 32.400 6.480 38.880 -38.880 10 Nguyễn văn M 1,44 1.522.462 1.522.462 32.400 6.480 38.880 1.483.582 11 Nguyễn văn L 1,44 1.716.411 1.716.411 32.400 6.480 38.880 1.677.531 12 Nguyễn văn O 1,44 2.300.306 2.300.306 32.400 6.480 38.880 2.261.426 13 Nguyễn văn Ô 1,44 2.256.430 2.256.430 32.400 6.480 38.880 2.217.550 14 Nguyễn văn Ơ 1,44 1.356.183 1.356.183 32.400 6.480 38.880 1.317.303 15 Nguyễn văn P 1,44 1.283.587 1.283.587 32.400 6.480 38.880 1.244.707 16 Nguyễn văn Q 1,44 2.028.438 2.028.438 32.400 6.480 38.880 1.989.558 17 Nguyễn văn R 1,44 2.025.134 2.025.134 32.400 6.480 38.880 1.986.254 18 Nguyễn văn S 1,44 1.662.158 1.662.158 32.400 6.480 38.880 1.623.278 19 Nguyễn văn T 1,44 2.054.895 2.054.895 32.400 6.480 38.880 2.016.015 20 Nguyễn văn U 1,44 2.090.036 2.090.036 32.400 6.480 38.880 2.051.156 21 Nguyễn văn Ư 1,44 2.061.740 2.061.740 32.400 6.480 38.880 2.022.860 22 Nguyễn văn V 1,44 1.728.982 1.728.982 32.400 6.480 38.880 1.690.102 23 Nguyễn văn X 1,44 1.485.413 1.485.413 32.400 6.480 38.880 1.446.533 24 Nguyễn văn Y 1,44 1.649.192 1.649.192 32.400 6.480 38.880 1.610.312 25 Nguyễn văn Z 1,44 1.252.182 1.252.182 32.400 6.480 38.880 1.213.302 CỘNG 41.670.969 0 0 0 0 0 41.670.969 810.000 162.000 972.000 40.698.969 Bằng chữ : Bốn mươi triệu sáu trăm chín mươi tám nghìn chín trăm sáu mươi chín đồng chẵn./. kÕ to¸n tiÒn l­¬ng (Ký, họ tên) kÕ to¸n tr­ëng (Ký, họ tên) Thñ tr­ëng ®¬n vÞ (Ký, họ tên) từ các bảng thanh toán lương kế toán chi tiết lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Đơn vị : Công ty TNHH Vân Long Mẫu số 01- LĐTL (Ban hành kèm theo QĐ số : 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM Xà HỘI Tháng 10 năm 2006 TTt Ghi có các tài khoản Tµi kho¶n 334 - Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn Tµi kho¶n 338 - Ph¶i tr¶ ph¶i nép kh¸c Tổng cộng Đối tượng sử dụng Ghi nợ các TK Lương C¸c kho¶n phô cÊp kh¸c Céng cã TK 334 TK 3382 2% TK 3383 TK 3384 Céng cã TK 338 15% 2% TK 622- chi phí nhân công trực tiếp 308.569.092 360.000 0 308.929.092 308.929.092 - nhà máy nhựa 152.752.092 0 0 152.752.092 152.752.092 - Phòng Thương mại 122.593.500 90.000 0 122.683.500 122.683.500 - Phòng tổ chức hành chính 15.120.000 90.000 15.210.000 15.210.000 -Phòng kế toán tài vụ 10.921.500 90.000 11.011.500 11.011.500 - phòng kế hoạch dự án 7.182.000 90.000 7.272.000 7.272.000 TK 627- Chi phí sản xuất chung 3.085.830 22.891.005 3.338.550 29.315.385 29.315.385 - Công ty 38.880 38.880 291.600 369.360 369.360 - nhà máy nhựa 1.263.330 9.474.975 1.263.330 12.001.635 12.001.635 - Phòng Thương mại 1.314.630 9.859.725 1.314.630 12.488.985 12.488.985 - Phòng tổ chức hành chính 201.420 1.510.650 201.420 1.913.490 1.913.490 -Phòng kế toán tài vụ 135.270 1.014.525 135.270 1.285.065 1.285.065 - phòng kế hoạch dự án 132.300 992.250 132.300 1.256.850 1.256.850 TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.375.908 315.000 0 9.690.908 9.690.908 - nhà máy nhựa 3.255.908 3.255.908 3.255.908 - Phòng Thương mại 2.880.000 135.000 3.015.000 3.015.000 - Công ty 3.240.000 180.000 3.420.000 3.420.000 Cộng 317.945.000 675.000 0 318.620.000 3.085.830 22.891.005 3.338.550 29.315.385 347.935.385 Ngày… tháng 10 năm 2006 Người lập bảng Kế toán trưởng III./ Kế toán tổng hợp tiền lương tại công ty. 1. Tài khoản sử dụng. Công ty TNHH Vân Long sử dụng tài khoản 334 để hạch toán tiền lương, ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan như : TK111- tiền mặt ; TK 112- tiền gửi ngân hàng ; TK 141 – tạm ứng, TK 622, TK 627, TK 641, TK 642..... 2. Trình tự hạch toán * Giữa tháng, Căn cứ vào danh sách tạm ứng lương, kế toán tiền lương tiến hành cho người lao động trong công ty tạm ứng. Căn cứ vào bảng danh sách tạm ứng lương, kế toán lập phiếu chi tạm ứng cho từng bộ phận, kế toán định khoản trên phiếu chi : Nợ TK 141 Có TK 111 ví dụ : Nợ TK 141 : 100.000.000VNĐ Có TK 111 : 100.000.000VNĐ Đồng thời kế toán tiền lương vào sổ chi tiết tiền lương, theo dõi chi tiết từng đối tượng tạm ứng lương trong tháng.vào sổ sổ tổng hợp tiền lương để theo dói khoản tạm ứng tiền lương của các bộ phận, của toàn công ty. Các bảng tạm ứng tiền lương đã có đầy đủ tính hợp lệ, hợp pháp, có chữ ký của người nhận tiền được lưu trữ tai bộ phận kế toán tiền lương, đây là chứng từ để căn cứ vào sổ theo dõi chi tiết tiền lương và cũng là căn cứ để tính khoản phải trừ khi thanh toán tiền lương. * Cuối tháng căn cứ vào các bảng tính tiền lương cùng với các chứng từ có liên quan khác kế toán tiền lương tổng hợp và lập «  Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ». Căn cứ vào số liệu của bảng này kế toán ghi sổ chi tiết theo dõi tiền lương để theo dõi tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho từng người lao động ở các bộ phận, từng bộ phận, toàn thể công ty. Kế toán lập bản hạch toán tiền lương tháng, kế toán định khoản : Nợ TK 622 : Số tiền phải trả CN trực tiếp Nợ TK 642 : Số tiền phải trả CNV quản lý công ty Có TK 334 : Tổng số tiền lương phải trả công nhân viên Ví dụ : Nợ TK 622 : 308.929.092VNĐ Nợ TK 642 : 9.690.908 VNĐ Có TK 334 : 318.620.000VNĐ Căn cứ vào bảng hạch toán tiền lương này, kế toán vào sổ chi tiết theo dõi tiền lương, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 334 * Cuối tháng hoặc đầu tháng sau, tiến hành trả lương cho người lao động trong công ty, kế toán căn cứ vào bảng tính lương, bảng danh sách tạm ứng lương , bản._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32063.doc
Tài liệu liên quan