Lời nói đầu
Cuối năm 2006, Việt Nam chính thức được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO sẽ mở ra khả năng tự do hóa thương mại thế giới và toàn cầu hóa sản xuất, như vậy sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và mở rộng khả năng xuất khẩu cũng như xâm nhập thị trường mới. Tuy nhiên, cùng với việc thay đổi môi trường pháp lý, Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài vào. Có thể thấy việc đứng vững được trên thị trường nội đị
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội (, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a và mở rộng ra thị trường quốc tế chính là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Kinh tế thị trường xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều sản phẩm hàng hóa, quá trình cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là giành được thắng lợi trong cạnh tranh, thu lợi nhuận ở mức cao nhất. Cũng giống như mọi doang nghiệp khác, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu và cũng là điều kiện tồn tại của công ty là lợi nhuận. Để thực hiện tốt được mục tiêu này, công ty đã dùng đến nhiều công cụ quản lý và kế toán là một trong những công cụ quản lý không thể thiếu của các nhà quản trị.
Với việc kiểm tra, giám sát, cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin về sự vận động của tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp, kế toán giúp cho các nhà quản trị đưa ra được những quyết định đúng đắn, phù hợp nhất để có thể điều hành tốt hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.
Bên cạnh việc tổ chức tốt bộ máy quản lý, làm tốt công tác tiêu thụ thành phẩm, giảm thấp các chi phí, doanh còn phải tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt công tác tiền lương và các khoản trích theo lương. Nhận thức được tầm quan trọng của phần hành này, trên cơ sở lý luận kết hợp với thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty, em đã lựa chọn chuyên đề “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo có nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội.
Trong quá trình hoàn thiện bản báo cáo này, em đã tham khảo một số tài liệu và tình hình thực tế tại công ty. Nhưng do nhận thức và trình độ còn hạn chế nên báo cáo này khó tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô cùng các anh chị trong phòng kế toán của công ty để báo cáo thực tập có thể đạt kết quả cao hơn.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI.
1.1.1. Sơ lược về công ty.
Tên đơn vị: Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội.
Trụ sở chính: số 25 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: (04) 8585152
(04) 8589981
Fax: (04) 5580571
Email: thuytinhhanoi@vnn.vn
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thủy tinh, gốm sứ.
Kinh doanh thiết bị vật tư công nghiệp, vật tư xây dựng, máy móc phụ tùng thay thế, vật tư điện công nghiệp, điện dân dụng.
Kinh doanh các loại hóa chất ( trừ các loại hóa chất nhà nước cấm).
Kinh doanh bất động sản.
Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, làm đại lý, ký gửi hàng hóa.
Làm dịch vụ nhà khách phục vụ chuyên gia, kinh doanh khách sạn nhà hàng ăn uống.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội là một đơn vị kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm thủy tinh phục vụ ngành y tế, nghiên cứu khoa học – kĩ thuật, thủy tinh dân dụng, trang thiết bị trường học đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Trước đây, Công ty là xưởng y tế phục cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta tại chiến khu Việt Bắc. Năm 1945 hòa bình lập lại trên miền Bắc, xưởng dời về Thủ đô Hà Nội và trở thành một phân xưởng của xí nghiệp hóa dược – thủy tinh thuộc Bộ Y tế, đóng tại 365 Tây Sơn _ Đống Đa _ Hà Nội. Năm 1966 phân xưởng thủy tinh tách thành Xí nghiệp Thủy tinh Hà Nội, trực thuộc Bộ Y tế. Năm 1974, Xí nghiệp được chuyển về Bộ Công nghiệp nhẹ và năm 1978 được chuyển về Sở Công nghiệp Hà Nội. Năm 1993, Công ty đã chuyển toàn bộ nhà xưởng sản xuất, văn phòng đến địa chỉ hiện nay. Từ ngày 01/05/2005, Công ty đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo quyết định số 1307 QĐVB 18/03/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, lấy tên là Công ty cổ phần Thủy tinh và Thương mại Hà Nội. Và đến 07/2006, đổi tên là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội – nay là tên chính thức của công ty.
Trong những năm trước đây, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội là một doanh nghiệp mạnh của Thành phố. Các chỉ tiêu thực hiện luôn vượt kế hoạch của cấp trên giao. Trong thời kì những năm 1980- 1990, Công ty đã có lực lượng lao động trên 500 người.
Tuy nhiên do chuyển đổi cơ cấu mới với hệ thống máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, đội ngũ công nhân cao tuổi đã ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đứng trước thực trạng trên, ban lãnh đạo công ty đã có những bước đi quan trọng trong công tác đào tạo con người, đưa máy móc công nghệ mới để sản xuất ra những sản phẩm thủy tinh cao cấp đáp ứng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đặc biệt từ năm 1999 trở lại đây, Công ty đã chủ động đầu tư các thiết bị công nghệ sản xuất pha lê màu, pha lê trắng. Sản phẩm của công ty đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và nhiều năm được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Không những thế, sản phẩm của công ty cũng đã đứng vững trên thị trường Quốc tế, đặc biệt là thị trường Nhật Bản với những khách hàng khó tính và khắt khe về chất lượng sản phẩm.
Từ giữa năm 2004 đến những tháng đầu năm 2005, do đang trong quá trình cổ phần hóa nên doanh thu của công ty có giảm hơn so với trước; cùng với đó, giá cả thị trường lại tăng lên làm cho một số loại chi phí cũng tăng theo (ví dụ như chi phí nguyên vật liệu, tiền lương trả cho công nhân viên,…), vì vậy lợi nhuận của công ty cũng bị giảm xuống. Quá trình cổ phần hóa chưa được ổn định, nội bộ bên trong công ty lại có những mâu thuẫn khó giải quyết. Tình trạng này kéo dài cho đến những tháng giữa năm 2006 đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị ngừng trệ một thời gian dài (trong năm 2006 thực tế công nhân chỉ làm việc có 6 tháng), điều đó khiến cho doanh thu và lợi nhuận của công ty có sự giảm sút mạnh.
Song hiện tại Công ty đã trải qua quá trình cổ phần hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh đã ổn định trở lại như trước, mức lương của công nhân viên đã được cải thiện hơn, mọi người đều hăng say làm việc tích cực hơn nên nhìn chung lợi nhuận của công ty cũng đã tăng hơn trước.
1.1.3. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu tài chính qua một số năm.
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng doanh thu
1000đ
6.438.200
4.676.212
2.323.406
7.586.678
2
Tổng tài sản
1000đ
16.565.495
17.533.657
16.252.313
17.270.502
3
LN sau thuế
1000đ
86.020
3.160
(97.126)
75.259
4
Nộp ngân sách
1000đ
772.232
734.022
694.841
873.407
5
Tổng CBCNV
Người
146
101
77
72
6
Thu nhập bình quân (1 người/tháng)
1000đ
1.062
1.264
1.568
1.680
Qua số liệu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh một số năm của công ty ta thấy: năm 2005 và năm 2006: doanh thu của công ty có sự giảm sút khiến cho lợi nhuận của công ty cũng bị giảm mạnh; tuy nhiên, trong năm 2007, doanh thu tăng lên tới 7.586.678 (1000đ), gấp hơn 3 lần so với năm 2006; do đó, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng đã tăng trở lại. Tuy vậy, song thu nhập của người lao động không ngừng được cải thiện, nộp thuế ngân sách nhà nước vẫn được chấp hành đầy đủ. Lợi nhuận của công ty trong vài năm trở lại đây tăng không nhiều, nguyên nhân chính là do Công ty với thiết bị máy móc mới nên phần khấu hao và trả lại ngân hàng lớn.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI.
1.2.1. Những mặt hàng kinh doanh chủ yếu.
- Sản phẩm thủy tinh phục vụ cho tiêu dùng (lọ hoa, cốc, đĩa,…), phục vụ cho khoa học, y tế (ống thủy tinh nhỏ, các vật dụng dùng để đựng,...), bao gồm cả sản phẩm thủy tinh trắng, thủy tinh kiềm, thủy tinh đục, thủy tinh dân dụng và thủy tinh pha lê.
- Cho thuê bất động sản (hoạt động cho thuê đất, cho thuê xưởng,…)
- Đầu tư xây dựng.
1.2.2. Đặc điểm sản phẩm.
Các sản phẩm của công ty thường là thủy tinh thường và pha lê, do đó đặc điểm của các sản phẩm này là giòn và dễ vỡ trong quá trình vận chuyển. Vì vậy khi vận chuyển, Công ty cũng như khách hàng cần hết sức chú ý thực hiện theo các chỉ dẫn ghi trên mác, tránh rơi vỡ trong quá trình tiêu thụ.
Trong quá trình thổi nấu nếu không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu sản xuất, không đảm bảo nhiệt độ lò nấu sẽ dẫn đến tình trạng tạo bọt khí trong sản phẩm. Mặt khác, trong quá trình thổi sản phẩm nếu không chú ý sẽ làm sản phẩm bị méo mó và giảm tính thẩm mỹ.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ.
Quy trình sản xuất thủy tinh của công ty là một quy trình khép kín và liên tục theo dây chuyền nước chảy, cùng một quy trình công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm. Công ty thực hiện nấu thủy tinh theo công nghệ lò nổi trên cơ sở thiết kế cụm lò từ 7-9 nồi, mỗi nồi là 200 kg thủy tinh, thời gian nấu từ khi nhập nguyên liệu cho đến khi chín thủy tinh là 14-16 tiếng. Tùy theo kế hoạch tác nghiệp sản xuất và phương án sản xuất mà nguyên liệu để nấu là khác nhau. Mỗi đơn phối liệu khi trộn đưa vào nấu cho ra sản phẩm có sự khác nhau tùy theo việc nấu thủy tinh màu, trắng hay chủng loại thủy tinh (trung tính, kiềm, hay pha lê).
Chu kỳ sản xuất ra một loại thủy tinh là từ 2-3 ngày, tuy nhiên có sự phối hợp, kết hợp giữa các bộ phận để có chất lượng thủy tinh cao với năng suất cao nhất và tỉ lệ loại trên các công đoạn là thấp nhất để sản xuất đạt hiệu quả tối đa.
Sơ đồ 1.1:
KHÁI QUÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
PX1:
Mài bằng
Đốt miệng
Rửa, đóng gói
Số miệng sản phẩm
Ủ sản phẩm
Phối liệu
Nấu thủy tinh
Thổi sản phẩm
Cắt sản phẩm
Cắt sản phẩm
Thổi sản phẩm
Nấu thủy tinh
Phối liệu
Thành phẩm (PX1)
Mài hoa
Đánh bóng
Rửa, đóng gói
PX2:
1.2.4. Các yếu tố đầu vào và đầu ra của hoạt động kinh doanh tai công ty.
1.2.4.1. Các yếu tố đầu vào.
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội là một công ty vừa sản xuất, vừa kinh doanh nên sử dụng nhà xưởng, kho và các máy móc thiết bị sản xuất là chủ yếu.
Mặt hàng sản xuất kinh doanh chính của công ty là các sản phẩm thủy tinh (gồm cả thủy tinh trắng, thủy tinh phalê, …) nên các loại hóa chất và nguyên liệu chính được sử dụng trong quá trình sản xuất là: cát Vân hải, oxit kẽm, sô đa, dolomi, calycacbonát, calyni cacbonát, … Ngoài ra, Công ty còn dùng các vật liệu phụ như Cát mài M10. viên sửa đá, … và phụ tùng thay thế như gạch chịu lửa MCl, gạch TH4, …
Nguồn nhiên liệu được sử dụng trong sản xuất bao gồm: than cám, dầu diezen, xăng, … dùng để nung, nấu thủy tinh. Mới đây, Công ty đã chuyển sang sử dụng gas, vừa nhanh, rẻ và lại rất tiện ích.
* Yếu tố lao động:
Con người luôn là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của mỗi công việc. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của người lao động, Công ty luôn hết sức chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên và coi đó là một nhiệm vụ cần thiết phải thực hiện.
Vốn là một doanh nghiệp nhà nước, nhưng sau khi thực hiện quá trình cổ phần hóa, số lượng cán bộ công nhân viên của công ty đã giảm xuống, từ 146 người, nay chỉ còn 72 người, trong đó:
- Nam có 54 người, chiếm tỉ lệ 75%
- Nữ có 18 người, chiếm tỉ lệ 25 %
* Yếu tố chi phí:
Nhà xưởng sản xuất: Do tìm và tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ (gas) ở dưới Thái Bình nên bên cạnh phân xưởng sản xuất đặt tại Hà Nội, Công ty mới mở thêm một xưởng sản xuất tại Thái Bình.
Với diện tích nhà xưởng và văn phòng tương đối rộng, dù số lượng công nhân viên không quá lớn, song chi phí cố định hàng tháng của Công ty là tương đối lớn. Chi phí cố định trong một năm của công ty vào khoảng hơn 1,3 tỉ đồng. Với mức chi phí như vậy, nếu doanh thu của công ty không đạt được cao thì việc xảy ra tình trạng lỗ trong kinh doanh là việc khó tránh khỏi.
1.2.4.2. Các yếu tố đầu ra.
Thị trường là nơi diễn ra mọi hoạt động giao dịch buôn bán, là nơi xuất hiện các cuộc cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng, mẫu mã, quy cách, chủng loại… Nhận biết được điều đó, bên cạnh trụ sở chính đặt tại Hà Nội, Công ty cũng đã mở thêm một chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và một xưởng sản xuất tại Thái Bình. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thị trường lớn, có thể thúc đẩy được hoạt động kinh doanh phát triển tốt hơn.
Doanh thu của công ty về các sản phẩm thủy tinh cũng tương đối cao trong năm 2007 (cao hơn nhiều so với mấy năm gần đây). Các mẫu mã của sản phẩm cũng tương đối đa dạng, phục vụ cho nhiều ngành nghế khác nhau (ví dụ: nhận đặt làm Cup cho các giải thi đấu, các sản phẩm tinh hoa bằng thủy tinh cho một số đơn vị dùng để trang trí, …). Và với nhịp độ phát triển như vậy, trong mấy năm tới , lợi nhuận của công ty sẽ còn cao hơn nữa, đóng góp nhiều hơn trong sự phát triển của đất nước.
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI.
1.3.1. Sơ đồ khái quát bộ máy quản lý công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, kết hợp với các phòng ban một cách hài hòa. Đứng đầu là giám đốc chịu trách nhiệm điều hành và quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hai Phó giám đốc cùng các phòng ban chức năng. Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên là 72 người phân bổ trên các đơn vị.
Sơ đồ 1.2:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
Giám đốc
Phó GĐ
kỹ thuật
Phòng tài vụ
kế toán
Phòng hành chính tổng hợp
Phó GĐ kinh doanh
Hội đồng quản trị
Phòng kỹ thuật sản xuất
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
Phòng kinh doanh
Trong đó:
Phân xưởng 1
KCS-Rửa, đóng gói
Phân xưởng 2
Tổ mài hoa
Tổ đánh bóng
Đóng gói, nhập kho thành phẩm
Tổ phối liệu
Tổ nấu
Tổ thổi
Tổ mài
Tổ cắt
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận trong Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội.
Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý của công ty. Ngoài việc ủy quyền trách nhiệm cho hai Phó giám đốc, Giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua trưởng phòng tài vụ và trưởng phòng hành chính tổng hợp.
Phó giám đốc: có trách nhiệm trợ giúp cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận được phân công và được ủy quyền.
Phòng tài vụ kế toán: (có 3 nhân viên, trong đó kế toán trưởng kiêm trưởng phòng), có nhiệm vụ phản ánh các nghiệp vụ, hoạt động kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Định kỳ, lập các bảng biểu, các báo cáo theo quy định của Nhà nước cũng như yêu cầu quản trị của công ty, tham mưu các vấn đề tài chính, giúp cho ban Giám đốc nắm rõ được tình hình của doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp kịp thời, hợp lý, các phương hướng hoạch định phù hợp cho kì tiếp theo.
Phòng hành chính tổng hợp: giữ chức năng tổ chức hành chính, quản lý vật tư và bảo vệ của công ty; chịu trách nhiệm:
Thực hiện các vấn đề hành chính quản trị cho công ty, có trách nhiệm lưư trữ hồ sơ, đảm bảo an ninh trật tự cho công ty, đôn đốc vệ sinh chung, …
Thực hiện công tác cán bộ và lao động: tổ chức ăn ca cho nhân viên toàn công ty, lưu trữ hồ sơ nhân sự, bố trí lao động, tuyển dụng, duyệt và nâng lương cho cán bộ công nhân viên, …
Ngoài ra, bộ phận này còn chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quản lý các kho của công ty.
Phòng kỹ thuật sản xuất: có nhiệm vụ nghiên cứu và thực nghiệm chế thử sản phẩm mới, các loại mẫu mã, men mới, màu mới, máy móc thiết bị mới đưa vào áp dụng trong sản xuất.
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ
Kinh doanh bán buôn bán lẻ các sản phẩm của công ty.
Hoạch định các chính sách giá cả, các phương án tiêu thụ sản phẩm.
Nghiên cứu thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, đi chào hàng, và tìm nguồn bạn hàng mới.
Tham mưu cho ban Giám đốc phương hướng kinh doanh trên thị trường, giúp lập các kế hoạch và các phương án đầu tư thích hợp để hoạt động kinh doanh của công ty phát triển hơn nữa.
Phân xưởng 1: hay còn gọi là phân xưởng chế biến nóng, có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu từ khâu đầu đến khâu tạo ra thành phẩm thô, bao gồm các tổ:
Tổ phối liệu: căn cứ vào phương án sản xuất sản phẩm (loại thủy tinh kiềm, trắng, bạc, …) nhận nguyên vật liệu pha trộn theo đơn và giao cho tổ nấu.
Tổ nấu: nhập phối liệu vào nồi theo quy trình nấu, điều chỉnh nhiệt độ theo quy trình sao cho sau 14-16 tiếng thủy tinh phải chín, không bị hột, bột và đảm bảo đầy nồi, giao cho tổ thổi gia công, đồng thời duy trì nhiệt độ vừa phải trong khi gia công.
Tổ thổi: tùy theo từng loại sản phẩm mà bố trí dây chuyền của tổ, mỗi tổ có từ 8-10 người, thường là 4 thợ thổi và 6 thợ phụ. Khi thổi dùng ống thổi khều thủy tinh thổi tạo phôi và xuống khuôn thổi, tạo thành sản phẩm thô đạt tiêu chuẩn giao cho tổ cắt.
Tổ cắt: thực hiện cắt pháo sản phẩm (phần trên của sản phẩm) bỏ đi.
Tổ mài: dùng cát mài trên bàn mài để mài miệng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã quy định cho loại sản phẩm rồi giao cho bộ phận đốt. Bộ phận này dùng ga hoặc dầu để đốt miệng sản phẩm, tiếp đó đưa sản phẩm vào lò ủ băng chuyền với nhiệt độ 4500C - 5000C. Sau 3 tiếng băng chuyền đưa ra sản phẩm, nhân viên dở sản phẩm và giao cho tổ rửa, đóng gói sản phẩm.
Bộ phận KCS – rửa, đóng gói sản phẩm: rửa sản phẩm bằng nước xà phòng, lau khô, đóng vào hộp cattong và nhập kho thành phẩm; theo dõi việc thực hiện quy trình công nghệ, kiểm kê chất lượng sản phẩm, đồng thời chịu trách nhiệm về nguyên vật liệu trước khi nhập kho của công ty; kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho chế tạo khuôn mẫu; sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, công cụ lao động, theo dõi giám sát an toàn lao động.
Phân xưởng 2: hay còn gọi là phân xưởng chế biến nguội, tiếp tục gia công những sản phẩm đòi hỏi mẫu mã đẹp, chất lượng cao, tùy theo yêu cầu của sản xuất, cho đến khi hoàn thành, nhập kho thành phẩm.
1.4. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI.
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
1.4.1.1. Sơ đồ khái quát bộ máy kế toán
Sơ đồ 1.3:
SƠ ĐỒ PHẦN HÀNH BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Kế toán trưởng
(Kế toán tổng hợp)
Kế toán TSCĐ và đầu tư dài hạn
Kế toán hàng tồn kho
KT lương và các khoản trích theo lương
Kt tập hợp chi phí và tính giá thành SP
Kế toán nguồn vốn và thanh toán
Kế toán tiêu thụ và xác định KQKD
Chức năng, nhiệm vụ:
Cùng với sự sắp xếp lại tổ chức trên cơ sở tinh giảm từ 5 người xuống 3 người, tuy một người kiêm nhiều việc nhưng các nhân viên kế toán vẫn đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán theo quy định của Bộ tài chính.
Kế toán truởng kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tài sản cố định, kế toán thuế, kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình hạch toán kế toán, tình hình tài chính của công ty. Đồng thời làm công tác đối nội, đối ngoại thuộc phạm vi tài chính, đôn đốc và giám sát việc thực hiện các chính sách và chế độ tài chính; làm công tác kế toán tổng hợp, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm.
Kế toán thanh toán kiêm kế toán ngân hàng, kế toán lương và kế toán NVL, CCDC:
Lập phiếu thu - chi.
Theo dõi công nợ của các đơn vị, các cá nhân trong và ngoài công ty.
Giao dịch với ngân hàng, theo dõi các khoản tiền qua ngân hàng.
Theo dõi các hợp đồng mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thu tiền khi tiêu thụ.
Tính lương và các khoản trích theo lương cho công nhân viên toàn công ty.
Theo dõi nhập, xuất nguyên vật liệu, CCDC phục vụ cho sản xuất và quản lý.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm thủ quỹ:
Bảo quản, cất giữ và thu - chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ hợp lệ.
Tập hợp chi phí sản xuất, phân bổ và tính giá thành sản phẩm, cuối tháng tập hợp lên Bảng kê, bảng phân bổ nguyên vật liệu – CCDC.
Thống kê năng suất lao động, cập nhật số liệu để cuối tháng làm báo cáo sơ kết.
Hàng tháng, quý, năm, phòng tài vụ phải lập Báo cáo chính thức về hoạt động sản xuất kinh doanh cho lãnh đạo công ty và các cơ quan quản lý.
1.4.1.2. Đặc điểm bộ máy kế toán.
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung. Bộ máy kê toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo toàn diện công tác kê toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán chung của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty chịu sự điều hàng trực tiếp của Giám đốc.
1.4.2. Chế độ kế toán và một số chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội
Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Theo QĐ 15/2006/QĐBTC ban hành ngày 20/03/2006.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
- Ghi nhận theo nguyên tắc: giá gốc
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền
- Hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao đường thẳng.
Thuế GTGT: tính theo phương pháp khấu trừ.
1.4.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội.
Hình thức kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ kết hợp với việc xử lý số liệu trên máy vi tính.
Sổ chi tiết gồm: sổ chi tiết TSCĐ; sổ chi tiết nguyên vật liệu, CCDC; sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán; sổ chi phí sản xuất, kinh doanh; các bảng phân bổ lương và nguyên vật liệu.
Sổ tổng hợp được sử dụng chủ yếu:
Sổ TSCĐ, Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn.
Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản.
NKCT số 1, số 2, số 5, số 9, số 10.
Bảng kê số 1, số 2, số 11.
Các Sổ cái khác.
Sơ đồ khái quát.
Sơ đồ 1.4:
HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ ĐƯỢC HẠCH TOÁN
Bảng kê
NKCT
Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Chứng từ ghi sổ và Bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ
THEO SƠ ĐỒ SAU:
Ghi chú: : ghi hàng ngày
: ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.5:
HÌNH THỨC GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
Phần mềm
kế toán
Máy vi tính
Ghi chú: : Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trong phần mềm kế toán.
Các chứng từ thu – chi tiền mặt, các phiếu nhập – xuất kho được sử dụng để ghi vào sổ quỹ, sổ kho để theo dõi và là cơ sở để đối chiếu, sau đó được nhập số liệu vào máy vi tính.
Cuối tháng (hoặc thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động. Sau khi đã in ra giấy, người làm kế toán có thể đối chiếu, kiểm tra lại số liệu giữa sổ chi tiết, sổ tổng hợp với tài chính hay báo cáo kế toán quản trị.
1.4.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống chứng từ ban đầu, thông tin đầu vào là dữ liệu của toàn bộ công tác kế toán, công ty đã xây dựng lên một hệ thống chứng từ ban đầu theo quy định của Bộ Tài chính, bao gồm các chúng từ kế toán có tính chất bắt buộc (như: hóa đơn bán hàng, phiếu nhập kho – phiếu xuất kho, phiếu thu – phiếu chi, …) và các chứng từ có tính chất đặc thù của công ty như phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm, … Đồng thời, Công ty cũng tổ chức được một quy trình lập và luân chuyển chứng từ một cách khoa học, hợp lý, bao gồm các bước:
Tiếp nhận chứng từ bên ngoài và lập chứng từ.
Kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ.
Tổ chức luân chuyển chứng từ.
Ghi sổ chứng từ.
Bảo quản và lưu trữ chứng từ.
1.4.5. Hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty áo dụng hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam, bao gồm 9 loại tài khoản. Tài khoản cấp 1, 2 mang tính chất bắt buộc. Ngoài ra, Công ty không xây dựng thêm một tài khoản đặc trưng nào theo ngành nghề kinh doanh của mình.
1.4.6. Hệ thống Báo cáo kế toán.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 dương lịch hàng năm.
Là đơn vị thành viên của Tổng công ty Thương mại Hapro nên Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội có nhiệm vụ tự hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại công ty.
Định kỳ, phòng tài vụ - kế toán phải lập các báo cáo để nộp cho các đơn vị có liên quan.
* Báo cáo tháng:
Tờ khai thuế GTGT
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào
Báo cáo sơ bộ về kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ
* Báo cáo quý, năm:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Tờ khai quyết toán thuế TNDN
Tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập
Cuối mỗi quý, trong Báo cáo thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan Thuế, doanh nghiệp phải nộp thêm: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính.
Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải nộp tờ khai Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính cho niên độ kế toán sau.
* Nơi gửi Báo cáo:
Chi cục thuế TP Hà Nội
Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội
Cục thống kê TP Hà Nội
Hội đồng quản trị của công ty
Tổng công ty Thương mại Hapro
Lưu văn thư
1.4.7. Giới thiệu về phần mềm kế toán Công ty áp dụng.
Để đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của thời đại, tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội hiện nay đang áp dụng phần mềm kế toán CADS 2005 vào quá trình hạch toán tại doanh nghiệp. Chương trình này được thiết kế tương đối phù hợp với đặc điểm kinh doanh tại Công ty.
Nội dung của phần mềm kế toán CADS 2005 gồm:
Chức năng hệ thống.
Thiết lập hệ thống ban đầu.
Phân loại các chứng từ kế toán và các nghiệp vụ kế toán.
Cập nhật số dư ban đầu.
Xử lý số liệu kế toán cuối tháng.
Lên các báo cáo cuối tháng.
Các loại vật tư, hàng hóa, dịch vụ và các tài khoản mà Công ty sử dụng đã được mã hóa nên khi nhập số liệu vào máy tính, kế toán viên chỉ cần đánh mã vật tư, hàng hóa.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán viên nhập dữ liệu vào máy tính, cuối tháng chương trình sẽ in ra các bảng kê, sổ chi tiết và các báo cáo kế toán khác có liên quan.
Phần mềm kế toán CADS 2005 có giao diện chính như sau:
1.4.8. Nhận xét khái quát về hệ thống kế toán tại đơn vị.
1.4.8.1. Ưu điểm.
- Bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ, phòng kế toán với những nhân viên có trình độ chuyên môn cao, làm việc nhiệt tình, trung thực, được bố trí với những công việc cụ thể, phù hợp, đã góp phần giải quyết nhanh chóng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kế toán cập nhật kịp thời, đầy đủ; đồng thời giữa các bộ phận luôn có sự kiểm tra, đối chiếu sổ sách, cung cấp số liệu có liên quan nên các thông tin kế toán luôn được chính xác, nhanh chóng, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý của công ty.
- Sử dụng và tuân thủ đúng chuẩn mực, chế độ kế toán theo quy định của Bộ tài chính, như phiếu thu tiền, chi tiền, … có đầy đủ chữ ký của các bên có liên quan, như vậy số liệu ngoài thực tế và trên sổ sách luôn đúng, công tác kế toán thêm thuận lợi hơn.
- Việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nắm bắt rõ tình hình nhập – xuất – tồn sản phẩm, hàng hóa hay sự biến động về giá cả sẽ giúp cho ban lãnh đạo có được những thông tin kịp thời và chính xác về tình hình biến động của của các loại vật tư, hàng hóa, để từ đó có những hướng giải quyết thích hợp.
- Bên cạnh đó, việc mã hóa các sản phẩm hàng hóa, mỗi đối tượng khách hàng với các khoản thanh toán công nợ giúp cho kế toán tránh được những sai xót, nhầm lẫn có thể xảy ra.
1.4.8.2. Nhược điểm.
- Trong điều kiện công nghệ thông tin như hiện nay thì máy vi tính trở thành một công cụ cần thiết, đắc lực của quá trình quản lý cũng như hạch toán kế toán. Trong khi đó tại công ty, số lượng máy vi tính vẫn chưa được trang bị đầy đủ cho công nhân viên, dẫn đến tình trạng hai người phải sử dụng chung một máy tính.
- Hệ thống sổ sách kế toán còn chưa đồng bộ, nhất quán. Công ty vừa sử dụng hình thức Nhật ký chứng từ, vừa sử dụng hình thức nhật ký chung (các sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 627 và TK 154 và các bảng tổng hợp phát sinh khác).
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
VÀ THỦY TINH HÀ NỘI
2.1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ, đảm bảo có sự chỉ đạo trực tiếp từ trên xuống, có sự liên hệ giữa các phòng ban với nhau nhằm mục đích giám sát và quản lý có hiệu quả công tác kinh doanh.
Công nhân viên của công ty được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản gồm: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp trong các đội, các phân xưởng sản xuất. Lao động gián tiếp trong các phòng ban và công nhân viên thuộc loại lao động như: bảo vệ, lái xe, … Trong từng loại lao động lại chia thành các cấp bậc, ngành nghề, từng tổ chức sản xuất tùy thuộc vào trình độ, khả năng làm việc hay quá trình làm việc tại công ty. Việc phân loại trên giúp cho việc quản lý và sử dụng lao động được hợp lý và đúng mục đích, đúng ngành nghề.
Mỗi phòng ban thuộc khối văn phòng đều có một người chịu trách nhiệm chấm công, theo dõi đầy đủ thời gian làm việc của bộ phận mình. Còn tại phân xưởng, quản đốc có nhiệm vụ chấm công, theo dõi số lao động, theo dõi chất lượng công nhân viên làm việc. Ngoài ra, phận KCS có nhiệm vụ theo dõi chất lượng sản phẩm, từ đó giúp cho việc tính lương sản phẩm của công nhân được chính xác hơn. Việc tính lương đúng với công sức lao động bỏ ra tạo điều kiện kích thích người lao động không ngừng nâng cao tay nghế, tạo cảm giác hứng thú và thoải mái trong khi làm việc, chất lượng của ngày công được tăng lên.
Biểu 1
Thống kê lao động tại công ty
STT
Phân loại
Đầu năm 2008
Số lượng (người)
Tỉ lệ
Tổng số lao động
72
100%
1
Theo giới tính
Na._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6631.doc